SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức cách mạng
HCM là một trong những nhà tư tưởng, một Lãnh tụ CM đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức
và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức HCM bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc VN,
đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông,
những tinh hoa đạo đức của nhân loại. Với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn VN,
HCM kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, để xuất hiện những tư
tưởng đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của CM việt Nam. Do đó, tư tưởng đạo đức HCM rất sâu
sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn. Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng có vai trò rất quan trọng:
- Đạo đức cách mạng là “cái gốc, cái nguồn, cái căn bản” của người cách mạng: HCM coi đạo đức
là nền tảng của người cách mạng, cũng như “gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối”; người CM phải
có đạo đức CM mới hoàn thành được nhiệm vụ CM. Do đó, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ
hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Häö Chê Minh đặc biệt chú trọng giáo
dục đạo đức cách mạng cho mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên. Người nói: “Cán bộ, đảng viên là cái
dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy, thì dây chuyền động cơ dù có tốt, dù
chạy toàn bộ, máy cũng bị tê liệt”. Muốn vậy, điều căn bản là cán bộ, đảng viên phải có đạo đức và tài
thống nhất làm một, trong đó đức làm gốc của tài, tài là thể hiện cue thể của đức trong hiệu quả hoạt
động. Người cách mạng đầu tirn, trước hết là phải có đạo đức cách mạng, có đạo đức cách mạng thì
mới tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân đi theo cách mạng. Đối với người cách mạng, có
“đức” mà không có “tài” thì làm việc gì cũng khó, có “tài” mà không có “đức” chỉ là người vô dụng.
Đạo đức cách mạng nó là “cái vốn của Đảng” thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng. Mổi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự: cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
- Đạo đức cách mạng là “cái nền” để xây dựng con người VN mới, là tiêu chuẩn đầu tiên của con
người XHCN. HCM cho rằng: “muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN, có
tư tưởng và tác phong XHCN”. Trong cuộc xây dựng CNXH, cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một
nhiệm vụ nặng nề, một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và phức tạp, nếu không có con người mới, con
người XHCN thì không thể xây dựng thành công CNXH. Đạo đức mới nhằm xóa bỏ những chuẩn mực
đạo đức phong kiến luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hũ bại. Nó hoàn toàn
khác với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản.
Những phẩm chất đạo đức cơ bản cần tu dưỡng, định hướng để vươn tới cái chân, cái
thiện, cái mỹ của cuộc sống con người đó là:
1- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là nội dung tiên quyết trong đạo đức HCM. Người khẳng
định: trung với nước phải gắn liền hiếu với dân, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của đất
nước. Nếu như theo quan điểm đạo đức cũ, phong kiến “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ
xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, thì nay tư tưởng đạo đức mới cho người cách mạng là nếu không
hy sinh phấn đấu vì dân, vì nước thì mới là “bất trung, bất hiếu”.
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; là suốt đời phấn
đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chổ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân
hết lòng. Trung với nước, hiếu với dân là phải toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
đó là quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập”, là
“thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Để làm được như
vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Đặc biệt
đối với cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện
dân sinh, nâng cao dân trí.
2- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là phẩm chất cơ bản nhất. Phẩm chất này gắn
liền và là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” và lấy
1
chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công tác,
sinh hoạt.
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, đúng giờ, chu đáo, với tinh thần tự lực cánh sinh để không
ngừng nâng cao năng suất lao động, là đức tính cần có của mỗi người. HCM nghiêm khắc phê
phán: “người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”.
- Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi. Kiệm để
tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất. Cần và kiệm đi đôi với nhau như hai chân con người. Cần mà
không kiệm tay không lại hoàn tay không, như thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không
tăng thêm, không phát triển.
- Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Liêm trở thành thước đo tính cách của
mỗi người. HCM trích dẫn lời Khổng Tử “Người mà không liêm không bằng súc vật” và lời Mạnh Tử “Ai
cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.
- Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình không được tự cao, tự đại, tự phụ,
phải khiêm tốn học hỏi; đối với người không nịnh người trên, khing người dưới, thật thà, không dối
trá; đối với việc phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ
mấy cũng tránh. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn tức là tà. HCM nói: “tự mình phải chính trước
mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà giúp người khác chính là vô lý”. Các đức
tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện. Nếu không thực
hiện đúng dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
- Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, ham làm những việc ích
nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh phú quý. Có chí công vô tư thì lòng dạ mới trong trẻo,
đầu óc mới sáng suốt. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
HCM dạy chúng ta phải có lối sống “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đó là lối sống
giản dị, chan hòa vui vẽ, cởi mở và gắn bó với mọi người, đó là lối sống lành mạnh, không bị lạc
thú thấp hèn về mặt vật chất làm đam mê, cám dỗ; phải tin vào khả năng của chính mình, sống và
hưởng thụ bằng chính những kết quả lao động do mình làm ra, giàu sang không quyến rũ, nghèo
khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục.
3- Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa: Tình thương yêu con người là một trong
những phẩm chất cao đẹp nhất. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi
gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho con người. Quan
niệm về con người của HCM không chỉ bó hẹp trong phạm vi dân tộc và quốc gia, mà cả nhân loại.
HCM là hiện thân của lối sống có tình, có nghĩa, có đức, có nhân, có thủy có chung, có trước, có
sau, “thương người như thể thương thân” và “ở miền Nam VN mỗi người, mỗi gia đình đều có một
nổi đau khổ riêng và gộp cả nổi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nổi đau của
tôi”. Người định ra ngày thương binh liệt sĩ (27/7) để hàng năm đồng bào ta có dịp tổ chức những
hành động tập trung “tõ lòng hiếu nghĩa, bác ái”, tỏ lòng “thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ
quốc, vì dân tộc”. Nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng
không thể nói đến CNXH và CNCS.
4- Tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà HCM đã nêu lên
bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức, với nhân dân lao động các nước mà HCM đã dày công vun đắp; Đó là tinh thần đoàn kết của
nhân dân Việt nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã
hội. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước,
các dân tộc.
* Thực trạng về đạo đức trong xã hội ta hiện nay:
Trong những năm qua, Đảng ta luôn khẳng định: Con người là vốn quí nhất, phát triển con
người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chính vì vậy, Đảng, nhà nước thường xuyên quan tâm việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cách
2
mạng; xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với con người và xã hội. Vì vậy, trải qua hơn 25
năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đạt được những kết quả nhất định:
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp. Tính
chủ động, sáng tạo, tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy. Đa số cán bộ, đảng viên
vẫn giữ được vai trò tiên phong, gương mẫu, tận tụy với công việc, trình độ các mặt được nâng lên..
- Đảng đã xác định vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong
tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vảo Đảng,
vào chế độ, nhưng Đảng ta vẫn vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và
khoa học, đấu tranh làm thất bại mọi quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
dân chủ cực đoan… Khắc phục 1 phần những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, dân
chủ không đi đôi với kỷ luật, kỷ cương… để lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên.
- Công tác tổ chức và cán bộ đã có những bước đổi mới đảng kể, phục vụ tích cực cho nhiệm
vụ đổi mới, thực hiện nghiêm tập trung dân chủ.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được chúng ta thấy vẫn còn một số tồn tại cần khắc
phục đó là:
+ Công tác xây dựng Đảng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng.
+ Công tác tư tưởng chưa chuẩn bị đầy đủ và có biện pháp tích cực. Đội ngũ cán bộ thiếu và
yếu cả về phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực chuyên môn; 1 số thiếu gương mẫu về đạo
đức, lối sống dẫn đến một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
mất cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, công tác tổ
chức chậm giải quyết, thiếu biện pháp chỉ đạo để khắc phục có hiệu quả.
* Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu rèn luyện phẩm chất
đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là: “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
HCM là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương
về đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân
dân”. Vì vậy, Để xây dựng một nền đạo đức mới nhằm nâng cao vai trò và phẩm chất đạo đức
cách mạng, để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người,
chúng ta cần vận dụng những nguyên tắc cơ bản về xây dựng đạo đức cách mạng như sau:
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây
dựng một nền đạo đức mới. “Nói mà không làm” là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời
nói phải đi đôi với việc làm và thực hành làm gương là đạo đức cách mạng nói chung. Hồ Chí
minh từng căn dặn cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ
“cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết
kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”, “lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn
nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây
dựng con người mới, cuộc sống mới”. Vì vậy, gương của Hồ Chí minh là lời nói đi đôi với việc
làm, thực sự có một sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội
đều tin tưởng đi theo tiếng gọi của Người.
- Xây đi đôi với chống: Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa
xây và chồng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do
khác nhau, không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. Trong đời sống hàng ngày,
mọi hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau, đối
chọi nhau. Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. “Đạo
đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ
địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi
đầu”. Đối với từng người: “trước hết phải đánh lòng tà – là kẻ thù trong mình”.Với việc, với
người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư
3
đạo đức cũ. Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải tiêu diệt, vì đó là cản trở
lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhưng phải thấy rằng: chống là nhằm xây,
chống đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo
dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách
mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
3. Phải bền bỉ rèn luyện, tu dưỡng, đạo đức suốt đời thông qua hoạt động thực tiễn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói rằng: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”. Người cũng đã từng nói: “hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần
nhiều do giáo dục mà nên” và “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của
mỗi người và của dư luận quần chúng. Người cách mạng phải ý thức được đạo đức cách mạng là
nhằm giải phòng con người và đạo đức của những con người được giải phóng. Đã hoạt động cách
mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm. Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm, khuyết
điểm. Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn liền với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh,
như vậy mới phân biệt được với cách tu dưỡng của các nhà nho. Hồ Chí Minh viết “tư tưởng cộng
sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được.
Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng công sản phải rèn luyện gian khổ mới
có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”. Vì vậy, gột rửa chủ
nghĩa cá nhân “ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”.
Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản nêu trên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau một cách chặt
chẽ. Đó là các nguyên tắc rèn luyện của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Trong
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người cách mạng phải trung với nước, hiếu với dân, cần kiện liêm
chính, chí công vô tư và phải thể hiện qua các hành động cụ thể để phục vụ nhân dân “ham làm
những công việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị công danh phú quý” và “việc gì lợi cho dân ta
phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh”, nói phải đi đôi với làm, nói ít, làm
nhiều, có hiệu quả là người có đạo đức cách mạng. Bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa
đậm đà truyền thống nhân ái, thương người da diết, vừa mang tính chiến đấu triệt để, mạnh mẽ kiên
cường để chống mọi kẻ thù: đế quốc, phong kiến, truyền thống lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân, cái xấu,
cái ác, cái sai nhằm hướng con người tới chân – thiện – mỹ./.
4

More Related Content

What's hot

Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1hoanglhsb01621
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cm
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cmôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cm
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cmthonght
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Topica Artificial Intelligence Lab
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaQuang Thinh Le
 
Bài Thảo Luận TT HCM
Bài Thảo Luận TT HCMBài Thảo Luận TT HCM
Bài Thảo Luận TT HCMGiáp Nam
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tieuluan1
Tieuluan1Tieuluan1
Tieuluan1SunPtHp
 
Trò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmTrò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmCat Tuong
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịOctieu Iumautrang
 

What's hot (20)

Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1Giáo dục chính trị nhóm 1
Giáo dục chính trị nhóm 1
 
Đạo đức HCM
Đạo đức HCMĐạo đức HCM
Đạo đức HCM
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cm
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cmôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cm
ôN tập tư tưởng hồ chí minh, đường lối cm
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
tntomo
tntomotntomo
tntomo
 
Bài Thảo Luận TT HCM
Bài Thảo Luận TT HCMBài Thảo Luận TT HCM
Bài Thảo Luận TT HCM
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tieuluan1
Tieuluan1Tieuluan1
Tieuluan1
 
Trò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmTrò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcm
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trị
 

Viewers also liked

Seguridad informática - Rubén Jurado
Seguridad informática - Rubén JuradoSeguridad informática - Rubén Jurado
Seguridad informática - Rubén Juradocarmelacaballero
 
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1DiFilippo, Marco - Resume 2015.1
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1Marco DiFilippo
 
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015xxxxx
 
Zabir Hossain Resume
Zabir Hossain ResumeZabir Hossain Resume
Zabir Hossain ResumeZabir Hossain
 
Questionnaire results analysis
Questionnaire results analysisQuestionnaire results analysis
Questionnaire results analysismillieoconnor12
 
OK-hanke - Mistä on kyse?
OK-hanke - Mistä on kyse?OK-hanke - Mistä on kyse?
OK-hanke - Mistä on kyse?THL
 
Lab sensores linealización
Lab sensores linealizaciónLab sensores linealización
Lab sensores linealizaciónFernanda Ardila
 

Viewers also liked (15)

Seguridad informática - Rubén Jurado
Seguridad informática - Rubén JuradoSeguridad informática - Rubén Jurado
Seguridad informática - Rubén Jurado
 
porject summary
porject summaryporject summary
porject summary
 
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1DiFilippo, Marco - Resume 2015.1
DiFilippo, Marco - Resume 2015.1
 
памятки
памяткипамятки
памятки
 
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015
Guia de-precios-compugreiff-15-de-diciembre-de-2015
 
Test
TestTest
Test
 
Zabir Hossain Resume
Zabir Hossain ResumeZabir Hossain Resume
Zabir Hossain Resume
 
essay2L
essay2Lessay2L
essay2L
 
Questionnaire results analysis
Questionnaire results analysisQuestionnaire results analysis
Questionnaire results analysis
 
RSME9282015
RSME9282015RSME9282015
RSME9282015
 
инт урок фскн 09.16
инт урок фскн 09.16инт урок фскн 09.16
инт урок фскн 09.16
 
Storyboard
StoryboardStoryboard
Storyboard
 
OK-hanke - Mistä on kyse?
OK-hanke - Mistä on kyse?OK-hanke - Mistä on kyse?
OK-hanke - Mistä on kyse?
 
Lab sensores linealización
Lab sensores linealizaciónLab sensores linealización
Lab sensores linealización
 
700-1
700-1700-1
700-1
 

Similar to 2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]

[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.pptThnhTrungNguyn93
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Hiệp Bùi Trung
 
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptx
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptxTư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptx
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptxdamvanlamsocial
 
bản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxbản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxdiephoangthingoc
 
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptx
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptxPhong cách - cán bộ Đoàn.pptx
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptxnghiafff
 
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxCHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxlaikaa88
 
Noi dung-tu-tuong2
Noi dung-tu-tuong2Noi dung-tu-tuong2
Noi dung-tu-tuong2SunPtHp
 
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...nataliej4
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
PPT NHÓM 12.pptx
PPT NHÓM 12.pptxPPT NHÓM 12.pptx
PPT NHÓM 12.pptxcPhL1
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minhsjuxinh
 
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptx
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptxWriting History Thesis _ by Slidesgo.pptx
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptxdaothaothptnf
 
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ nataliej4
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmnhoxmom2410
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptVITCNGUYN16
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmLinh Duong
 

Similar to 2. tt hcm ve dao duc cach mang[1] (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
 
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptx
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptxTư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptx
Tư tưởng HCM về Đạo Đức và lối sống.pptx
 
bản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxbản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docx
 
TTHCM 3.docx
TTHCM 3.docxTTHCM 3.docx
TTHCM 3.docx
 
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptx
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptxPhong cách - cán bộ Đoàn.pptx
Phong cách - cán bộ Đoàn.pptx
 
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxCHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
 
Noi dung-tu-tuong2
Noi dung-tu-tuong2Noi dung-tu-tuong2
Noi dung-tu-tuong2
 
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
PPT NHÓM 12.pptx
PPT NHÓM 12.pptxPPT NHÓM 12.pptx
PPT NHÓM 12.pptx
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptx
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptxWriting History Thesis _ by Slidesgo.pptx
Writing History Thesis _ by Slidesgo.pptx
 
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcm
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcm
 

2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]

  • 1. Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức cách mạng HCM là một trong những nhà tư tưởng, một Lãnh tụ CM đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức HCM bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc VN, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại. Với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn VN, HCM kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, để xuất hiện những tư tưởng đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của CM việt Nam. Do đó, tư tưởng đạo đức HCM rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn. Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có vai trò rất quan trọng: - Đạo đức cách mạng là “cái gốc, cái nguồn, cái căn bản” của người cách mạng: HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng như “gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối”; người CM phải có đạo đức CM mới hoàn thành được nhiệm vụ CM. Do đó, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Häö Chê Minh đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên. Người nói: “Cán bộ, đảng viên là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy, thì dây chuyền động cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ, máy cũng bị tê liệt”. Muốn vậy, điều căn bản là cán bộ, đảng viên phải có đạo đức và tài thống nhất làm một, trong đó đức làm gốc của tài, tài là thể hiện cue thể của đức trong hiệu quả hoạt động. Người cách mạng đầu tirn, trước hết là phải có đạo đức cách mạng, có đạo đức cách mạng thì mới tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân đi theo cách mạng. Đối với người cách mạng, có “đức” mà không có “tài” thì làm việc gì cũng khó, có “tài” mà không có “đức” chỉ là người vô dụng. Đạo đức cách mạng nó là “cái vốn của Đảng” thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Mổi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. - Đạo đức cách mạng là “cái nền” để xây dựng con người VN mới, là tiêu chuẩn đầu tiên của con người XHCN. HCM cho rằng: “muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN, có tư tưởng và tác phong XHCN”. Trong cuộc xây dựng CNXH, cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một nhiệm vụ nặng nề, một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và phức tạp, nếu không có con người mới, con người XHCN thì không thể xây dựng thành công CNXH. Đạo đức mới nhằm xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hũ bại. Nó hoàn toàn khác với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản. Những phẩm chất đạo đức cơ bản cần tu dưỡng, định hướng để vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc sống con người đó là: 1- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là nội dung tiên quyết trong đạo đức HCM. Người khẳng định: trung với nước phải gắn liền hiếu với dân, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của đất nước. Nếu như theo quan điểm đạo đức cũ, phong kiến “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, thì nay tư tưởng đạo đức mới cho người cách mạng là nếu không hy sinh phấn đấu vì dân, vì nước thì mới là “bất trung, bất hiếu”. Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chổ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Trung với nước, hiếu với dân là phải toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đó là quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập”, là “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. 2- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là phẩm chất cơ bản nhất. Phẩm chất này gắn liền và là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” và lấy 1
  • 2. chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt. - Cần là siêng năng, chăm chỉ, đúng giờ, chu đáo, với tinh thần tự lực cánh sinh để không ngừng nâng cao năng suất lao động, là đức tính cần có của mỗi người. HCM nghiêm khắc phê phán: “người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”. - Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi. Kiệm để tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất. Cần và kiệm đi đôi với nhau như hai chân con người. Cần mà không kiệm tay không lại hoàn tay không, như thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển. - Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Liêm trở thành thước đo tính cách của mỗi người. HCM trích dẫn lời Khổng Tử “Người mà không liêm không bằng súc vật” và lời Mạnh Tử “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. - Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình không được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi; đối với người không nịnh người trên, khing người dưới, thật thà, không dối trá; đối với việc phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn tức là tà. HCM nói: “tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà giúp người khác chính là vô lý”. Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện. Nếu không thực hiện đúng dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. - Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh phú quý. Có chí công vô tư thì lòng dạ mới trong trẻo, đầu óc mới sáng suốt. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân. HCM dạy chúng ta phải có lối sống “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đó là lối sống giản dị, chan hòa vui vẽ, cởi mở và gắn bó với mọi người, đó là lối sống lành mạnh, không bị lạc thú thấp hèn về mặt vật chất làm đam mê, cám dỗ; phải tin vào khả năng của chính mình, sống và hưởng thụ bằng chính những kết quả lao động do mình làm ra, giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục. 3- Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa: Tình thương yêu con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho con người. Quan niệm về con người của HCM không chỉ bó hẹp trong phạm vi dân tộc và quốc gia, mà cả nhân loại. HCM là hiện thân của lối sống có tình, có nghĩa, có đức, có nhân, có thủy có chung, có trước, có sau, “thương người như thể thương thân” và “ở miền Nam VN mỗi người, mỗi gia đình đều có một nổi đau khổ riêng và gộp cả nổi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nổi đau của tôi”. Người định ra ngày thương binh liệt sĩ (27/7) để hàng năm đồng bào ta có dịp tổ chức những hành động tập trung “tõ lòng hiếu nghĩa, bác ái”, tỏ lòng “thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc”. Nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến CNXH và CNCS. 4- Tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà HCM đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà HCM đã dày công vun đắp; Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. * Thực trạng về đạo đức trong xã hội ta hiện nay: Trong những năm qua, Đảng ta luôn khẳng định: Con người là vốn quí nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng, nhà nước thường xuyên quan tâm việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cách 2
  • 3. mạng; xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với con người và xã hội. Vì vậy, trải qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đạt được những kết quả nhất định: - Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp. Tính chủ động, sáng tạo, tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy. Đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ được vai trò tiên phong, gương mẫu, tận tụy với công việc, trình độ các mặt được nâng lên.. - Đảng đã xác định vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vảo Đảng, vào chế độ, nhưng Đảng ta vẫn vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, đấu tranh làm thất bại mọi quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan… Khắc phục 1 phần những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, dân chủ không đi đôi với kỷ luật, kỷ cương… để lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên. - Công tác tổ chức và cán bộ đã có những bước đổi mới đảng kể, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đổi mới, thực hiện nghiêm tập trung dân chủ. - Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được chúng ta thấy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là: + Công tác xây dựng Đảng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. + Công tác tư tưởng chưa chuẩn bị đầy đủ và có biện pháp tích cực. Đội ngũ cán bộ thiếu và yếu cả về phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực chuyên môn; 1 số thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống dẫn đến một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mất cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, công tác tổ chức chậm giải quyết, thiếu biện pháp chỉ đạo để khắc phục có hiệu quả. * Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là: “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân”. Vì vậy, Để xây dựng một nền đạo đức mới nhằm nâng cao vai trò và phẩm chất đạo đức cách mạng, để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người, chúng ta cần vận dụng những nguyên tắc cơ bản về xây dựng đạo đức cách mạng như sau: - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. “Nói mà không làm” là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời nói phải đi đôi với việc làm và thực hành làm gương là đạo đức cách mạng nói chung. Hồ Chí minh từng căn dặn cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”, “lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Vì vậy, gương của Hồ Chí minh là lời nói đi đôi với việc làm, thực sự có một sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều tin tưởng đi theo tiếng gọi của Người. - Xây đi đôi với chống: Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chồng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. Trong đời sống hàng ngày, mọi hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau, đối chọi nhau. Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu”. Đối với từng người: “trước hết phải đánh lòng tà – là kẻ thù trong mình”.Với việc, với người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư 3
  • 4. đạo đức cũ. Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải tiêu diệt, vì đó là cản trở lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhưng phải thấy rằng: chống là nhằm xây, chống đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. 3. Phải bền bỉ rèn luyện, tu dưỡng, đạo đức suốt đời thông qua hoạt động thực tiễn: Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói rằng: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Người cũng đã từng nói: “hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” và “gian nan rèn luyện mới thành công”. Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và của dư luận quần chúng. Người cách mạng phải ý thức được đạo đức cách mạng là nhằm giải phòng con người và đạo đức của những con người được giải phóng. Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm. Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn liền với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, như vậy mới phân biệt được với cách tu dưỡng của các nhà nho. Hồ Chí Minh viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng công sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”. Vì vậy, gột rửa chủ nghĩa cá nhân “ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”. Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản nêu trên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ. Đó là các nguyên tắc rèn luyện của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người cách mạng phải trung với nước, hiếu với dân, cần kiện liêm chính, chí công vô tư và phải thể hiện qua các hành động cụ thể để phục vụ nhân dân “ham làm những công việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị công danh phú quý” và “việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh”, nói phải đi đôi với làm, nói ít, làm nhiều, có hiệu quả là người có đạo đức cách mạng. Bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa đậm đà truyền thống nhân ái, thương người da diết, vừa mang tính chiến đấu triệt để, mạnh mẽ kiên cường để chống mọi kẻ thù: đế quốc, phong kiến, truyền thống lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân, cái xấu, cái ác, cái sai nhằm hướng con người tới chân – thiện – mỹ./. 4