SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn đảng trong điều kiện đảng cầm quyền
7:0' 28/5/2011
Để xây dựng Đảng ta thành một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí
tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung
thành của nhân dân như lời dạy của Hồ Chí Minh, đòi hỏi toàn Đảng phải thực hiện triệt để, đồng
bộ các giải pháp...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Là người
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng thật
sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc,
xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nêu
và yêu cầu các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thực hành những quan điểm hết sức sâu sắc,
có tác dụng soi sáng lâu dài trong việc chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta.
Một là, tránh nguy cơ tha hoá, biến chất khi trở thành đảng cầm quyền.
Hồ Chí Minh cho rằng, khi có chính quyền, vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong công tác xây
dựng đảng là phải tránh nguy cơ tha hoá, biến chất trong Đảng, trong đó Người đặc biệt nhấn
mạnh phải chống sự hủ hoá, kiêu ngạo, cửa quyền của cán bộ, đảng viên. Ngay sau khi Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong
“Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (17-9-1945), Người đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “đề
phòng hủ hoá”, “lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh
tư”(1).
Tiếp đó, trong “Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (10-1945), Người đã chỉ rõ:
“Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(2); bởi thế cán
bộ phải tránh thói cậy thế, cửa quyền, ức hiếp dân. Người cảnh báo cán bộ, đảng viên phải tránh
“ngày càng xa xỉ”. Trong bài “Công việc khẩn cấp bây giờ” (5-11-1946), Người tiếp tục chỉ rõ
“cần phải rửa sạch những thói hẹp hòi, phu diễn (phô trương, hình thức - BT), tự đại, ỷ lại, lười
biếng, nhút nhát, hủ hoá”(3). Trong “Thư gửi các đồng chí Bắc bộ” (1947), người tiếp tục nhấn
mạnh: cán bộ, đảng viên phải chống thói ích kỷ, hủ hoá, tự cao tự đại, tính kêu ngạo, tự mãn.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải có thái độ khiêm tốn, “càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải
có lòng cầu tiến bộ”.
Theo Hồ Chí Minh, tư cách một đảng cách mạng chân chính là “Đảng không phải là một tổ chức
để làm quan phát tài. Nó phải làm trọn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
đồng bào sung sướng”(4). Để Đảng trong sạch, vững mạnh, “Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những
phần tử hủ hoá ra ngoài”(5).
Người luôn nhắc cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân. Theo Người, “do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá,
lãng phí, xa hoa... do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém
tinh thần trách nhiệm…, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”(6); đồng thời, cũng
do chủ nghĩa cá nhân mà dẫn đến hàng loạt “bệnh” nguy hiểm đối với sự tồn tại và phát triển của
Đảng, như: bệnh chủ quan, bệnh kiêu ngạo, bệnh hẹp hòi, óc địa phương, bè phái, bệnh phô
trương, hình thức “hữu danh, vô thực”, bệnh sách vở, thói ba hoa, tham lam, lười biếng, tị nạnh,
bệnh xu nịnh, a dua, xa rời quần chúng v.v... Chính vì vậy, Người cảnh báo: “Một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay
và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu
sa vào chủ nghĩa cá nhân”(7).
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là một loại bệnh rất dễ mắc phải, nhất là sau khi đảng đã
giành được chính quyền, nhưng lại là căn bệnh không dễ chữa trị. Để có thể chữa được căn
bệnh này, cán bộ, đảng viên phải tích cực học tập, rèn luyện, nêu cao tính đảng, thấm nhuần và
thực hành đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Hai là, nêu cao tính tiền phong của Đảng và sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc, một mong mỏi lớn của Hồ Chí Minh đối với Đảng và mọi
cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong lãnh
đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Đảng lãnh đạo cách
mạng bằng chủ trương, đường lối, bằng công tác tư tưởng, lý luận, đồng thời qua hành động
tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Người cho rằng, “Nói lãnh đạo mà không gương mẫu thì lãnh đạo làm sao được?”(8). Để xứng
đáng với vai trò tiền phong lãnh đạo, Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng học
tập, rèn luyện, nâng cao trình độ trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức. Đảng phải thật sự tiền
phong cả về tư tưởng, nhận thức, đạo đức và hành động, phải đề ra đường lối đúng đắn, sáng
tạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hăng hái đi trước, nêu gương cho quần chúng noi theo.
Trước hết phải là tiên phong về trí tuệ, tư tưởng lý luận. Trong tác phẩm “Đường cách
mệnh”(1927), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải
mạnh, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới
chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải
theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không
có bàn chỉ nam”(9). Trong cuốn “Thường thức chính trị”(1954), Hồ Chí Minh trích lời của
V.I.Lênin: “Chỉ có lý luận tiên tiến, Đảng mới có thể thực hiện vai trò chiến sĩ tiên tiến”(10); đồng
thời, Người nhấn mạnh: Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng.
Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm. Lý luận làm cho quần chúng giác ngộ, bày cho
quần chúng tổ chức, động viên quần chúng để đấu tranh cho đúng. Nhờ lý luận mà quần chúng
hiểu rõ nguyên nhân vì sao mà cực khổ, thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ
phương pháp đấu tranh. “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới
phát hiện được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình"(11).
Theo Hồ Chí Minh, lý luận tiền phong của Đảng chính là Chủ nghĩa Mác - Lênin. Người tổng kết
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(12). Trong bài “Chủ nghĩa Lênin và công cuộc giải phóng
các dân tộc bị áp bức” (4-1955), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lênin đã để lại cho chúng tôi một
kho tàng quý báu vô ngần: học thuyết của Người về cơ sở tư tưởng, về những nguyên tắc tổ
chức, về lý luận và sách lược của đảng cách mạng. Chủ nghĩa Lênin là lực lượng tư tưởng hùng
mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao
nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng
tôi”(13).
Hồ Chí Minh còn đòi hỏi Đảng phải tiên phong trong hành động thực tiễn. Người yêu cầu “Đảng
kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam. Đảng áp dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp Mác- Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng
Việt Nam… không phải chỉ học thuộc lòng vài bộ sách của Mác-Lênin mà làm được như vậy.
Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội, phải
quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân, phải tin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của
quần chúng, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp
nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng”(14).
Để nâng cao tính tiên phong của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải nêu
cao tính tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, cả nhận thức, trí tuệ, đạo đức và hành
động thực tiễn. Có thể nói đây là một trong những nội dung, yêu cầu đặc biệt quan trọng trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xuất hiện trong rất nhiều bài nói, bài viết của Người.
Theo Hồ Chí Minh, yêu cầu này xuất phát từ chính vị trí, vai trò lãnh đạo và bản chất cách mạng
của Đảng. Người chỉ rõ: Đảng Lao động Việt Nam “gồm những công nhân, nông dân và lao động
trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mệnh nhất. Nó sẽ gồm những người kiên quyết phụng
sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự lao động, những người chí công vô tư, làm gương
mẫu trong công cuộc kháng chiến kiến quốc”(15). Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho
Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng
hiểu rõ và vui lòng thi hành. Muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải
xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo.
Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân
dân. Vì vậy, trách nhiệm, lương tâm và đạo đức của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến
mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho
quần chúng, “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng nói tay làm, phải xung phong gương
mẫu”(16). Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải
ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, đồng thời phải “Ra sức học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ, không
ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công tác của mình”(17).
Hồ Chí Minh còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, dù ở địa vị cao hay thấp và ở đâu cũng phải làm
gương mẫu cho quần chúng. Người nói “các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo
phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn tác phong gian khổ phấn đấu, phải không ngừng nâng
cao chí khí cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”(18).
Để nâng cao tính tiên phong của Đảng, Người còn nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên ta phải là một
chiến sĩ tích cực gương mẫu, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân. Mỗi chi bộ
ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng
nước nhà. Mỗi cấp uỷ Đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy phong trào cách mạng sôi nổi
tiến lên"(19).
Ba là, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
1- Dân chủ tập trung. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, là một
nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng lại được thể hiện một cách sinh động trong tổ chức và hoạt
động của Đảng. Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung, nghĩa là: Đảng “có đảng
chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng
đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục
tùng Trung ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới,
đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản”(20).
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau, là hai mặt
của một vấn đề. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với tình trạng độc đoán,
chuyên quyền. Tập trung không đối lập với dân chủ, mà chỉ đối lập với tình trạng tản mát, tự do
tùy tiện, vô tổ chức. Dân chủ là “cơ sở của tập trung”, để đi đến tập trung, dưới sự chỉ đạo của
tập trung. Tập trung phải trên “nền tảng dân chủ”, sự tập trung đích thực chỉ có thể đạt được trên
cơ sở phát huy dân chủ thật sự trong Đảng. Để bảo đảm tính dân chủ và tính tập trung đích thực
trong nhận thức và hành động, Hồ Chí Minh yêu cầu tư tưởng phải được tự do. Người cho rằng,
đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một
quyền lợi mà cũng chính là nghĩa vụ của mọi người. “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm
thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”(21). Như vậy,
chân lý, sự đúng đắn, hợp quy luật trong các quyết sách của Đảng chính là sự kết tinh của dân
chủ, đồng thời việc thực hiện thắng lợi những quyết sách đó cũng là biểu hiện cao nhất của tập
trung.
2-Tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt đảng, đồng thời là quy
luật phát triển của Đảng. Người chỉ rõ: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một
Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà
có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa
khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(22).
Bởi vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phải thực hiện tự phê bình
và phê bình nghiêm túc. Tự phê bình và phê bình là thang thuốc quý để chữa các căn bệnh
trong Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Người thường nói, khuyết điểm cũng như chứng bệnh,
phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống
thuốc. Nếu nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc.
Thế thì khác nào cứ thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ. Không dám tự phê bình, để
cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình bỏ thuốc độc cho mình.
Không những chỉ rõ mục đích, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình
trong Đảng mà Hồ Chí Minh còn nêu rõ phương châm, phương pháp phê bình và tự phê bình
sao cho đúng đắn. Người nói: “Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ. Cho nên phê bình phải có
thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình
cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu điểm, phải đề ra cách sửa
chữa”(23). Người cũng yêu cầu: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết,
thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(24).
3- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Hồ Chí Minh cho rằng, “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh
thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”(25). Người khẳng
định, nhờ có kỷ luật mà Đảng ta đoàn kết, nhất trí, mạnh mẽ, lãnh đạo cách mạng thắng lợi. Kỷ
luật trong Đảng là kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác.
Đảng ta gồm những người ưu tú, tiên tiến, tự nguyện, có cùng mục đích. Nhưng Đảng cũng ở
trong xã hội mà ra, vì vậy khó tránh khỏi những tập tục, những thói hư, tật xấu của xã hội bên
ngoài có nguy cơ lây lan vào trong Đảng. Do vậy, trong quá trình giáo dục, rèn luyện Đảng ta,
Người luôn đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải luôn “giữ vững kỷ luật của Đảng, phải phục tùng
sự lãnh đạo và chấp hành những nghị quyết của Đảng”. Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi
chi bộ, mỗi cấp ủy dù ở cấp nào, cũng đều phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của Đảng, biến kỷ
luật thành ý thức và hành động tự giác. Có kỷ luật thống nhất mới có sự thống nhất ý chí, thống
nhất hành động và Đảng ta mới có sức mạnh.
4- Giữ gìn và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đây là một nguyên
tắc đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo và hoạt động xây dựng nội bộ của Đảng. Người
khẳng định: “Với sự đoàn kết nhất trí và lòng cương quyết quật cường của Đảng, của Chính phủ
và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng
lợi”(26). Trong bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương (11-5-1952), Người chỉ rõ “Là
một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng
nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”(27).
Hồ Chí Minh thấm nhuần nguyên lý đoàn kết thống nhất của Đảng cộng sản bằng cả lý trí và tình
cảm. Người đã vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và làm phong phú thêm nội dung của nguyên
lý đoàn kết thống nhất trong Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Trong Di
chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người còn căn dặn: “Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần
phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(28).
Bốn là, chỉnh đốn tác phong lãnh đạo, lề lối làm việc, tăng cường công tác kiểm tra.
Theo Hồ Chí Minh chỉnh đốn tác phong, lề lối làm việc là một yêu cầu có tính cấp bách đối với
hoạt động lãnh đạo của một đảng cầm quyền ra đời ở một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa,
nửa phong kiến như Đảng ta. Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí
Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên các cấp của Đảng, Chính phủ và đoàn thể phải chỉnh đốn
tác phong công tác và lề lối làm việc. Trong bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương,
Người đã nhấn mạnh: “Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan
trọng. Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm
việc của các đồng chí”(29).
Người yêu cầu cán bộ phụ trách ở trung ương "cần phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết
công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tra giúp đỡ ít ..."(30), "Phải
sửa đổi lề lối làm việc cho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh"(31); làm việc gì
cũng phải có tổ chức tốt, lãnh đạo phải sâu sát thực tế; lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải
thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên.
Để sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi việc bất kỳ to, nhỏ, phải có kế hoạch, phải
bàn bạc kỹ, phải giải thích cho dân hiểu rõ, sao cho dân vui vẻ thi đua làm, hết sức tránh bệnh
quan liêu, mệnh lệnh. Người chỉ rõ: “Cần phải gắn chặt công việc với tư tưởng và lề lối làm việc,
vì mỗi công việc thành hay bại đều do tư tưởng và lề lối làm việc đúng hay sai(32).
Để đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: lãnh đạo phải toàn diện, cụ
thể, sâu sát thực tế, cán bộ lãnh đạo các cấp phải khắc phục hiện tượng đại khái, chung chung,
tuỳ tiện, phiến diện, vô nguyên tắc, thiếu dân chủ, tác phong quan liêu mệnh lệnh, chủ quan,
thoả mãn, phải biết nghe ngóng ý kiến của cấp dưới và nhân dân. Các cấp uỷ đảng cần khuyến
khích, thu góp, bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của
quần chúng. Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng phải dùng cách “từ trong quần
chúng ra, trở lại nơi quần chúng”(33), nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng,
rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống, rồi đem nó ra tuyên
truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó trở thành ý kiến của quần chúng, làm cho quần
chúng giữ vững và thực hành những ý kiến đó.
Trong quá trình quần chúng thực hiện thì tổ chức đảng xem xét lại, rút kinh nghiệm, phát huy ưu
điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém. Trong công việc xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, cũng như trong mọi công việc khác, phải thực hành cách liên hợp sự lãnh đạo với quần
chúng và liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng, phá bỏ cách lãnh đạo lờ mờ, quan liêu,
chủ quan, bàn giấy.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh yêu cầu các
cấp uỷ đảng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện. Đảng phải luôn luôn
xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì
những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân
đối với Đảng. Trong bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng (29-7-1964), Người
chỉ rõ, công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. “Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì
toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng.
Và muốn như vậy, thì các cấp uỷ đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác
dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà
nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố đảng về tư
tưởng, về tổ chức”(34).
Người thường nhắc các cấp uỷ đảng phải “có tinh thần phụ trách, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ cán
bộ”, lãnh đạo phải theo dõi thật sát, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm. Người phê bình một số cấp
uỷ đảng chỉ mải mê công việc hành chính, sự vụ, “không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của
cán bộ, đảng viên”; hoặc “Cán bộ chỉ lo viết cho nhiều chỉ thị, thông tư... Nhưng không lo việc
làm phải ăn khớp với lời nói, chỉ thị phải có thể thực hành. Cán bộ nhầm tưởng rằng cứ gửi
nhiều thông tư, chỉ thị, là xong việc; mà không theo dõi, đôn đốc giúp đỡ địa phương, không
kiểm tra công việc thực tế”(35).
Năm là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ là “việc gốc” của Đảng.
Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hồ Chí
Minh dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, ở đâu
và lúc nào, Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Theo Hồ
Chí Minh, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. “Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(36). Để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất,
trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều biện
pháp cụ thể, thiết thực:
1- Tăng cường huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng, “Phải ra sức bồi
dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, cũng như trình độ
chiến thuật và kỹ thuật của cán bộ. Đó là khâu chính trong các thứ công tác”(37).
Người đã nhiều lần nhấn mạnh, huấn luyện cán bộ là việc rất quan trọng, nhưng không phải là
một việc đơn giản, phải thiết thực, chu đáo, muốn làm được thì phải hiểu cho thấu. Nội dung
huấn luyện phải thiết thực, bao gồm những nội dung cơ bản là: Huấn luyện nghề nghiệp, “phải
thực hành khẩu hiệu, làm việc gì, học việc ấy”; Huấn luyện chính trị, cán bộ nào cũng phải học,
nhưng tuỳ theo chuyên môn của cán bộ mà định nhiều hay ít; Huấn luyện văn hoá, trước hết
phải dạy cho cán bộ những thường thức về lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên, xã hội; Huấn luyện
lý luận, có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho
đúng, làm cho đúng. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ cách huấn luyện cán bộ phải thiết thực, chu đáo,
không tham nhiều, “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”; huấn luyện từ dưới lên trên; phải gắn liền lý luận
với công tác thực tế; huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu; huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo
tư tưởng, v.v...
2- Biết dùng cán bộ. Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu những quan điểm rất sâu
sắc về cách dùng cán bộ. Người cho rằng: Phải biết khéo dùng cán bộ, dùng cán bộ cũng như
“dụng mộc”, tuỳ tài, tuỳ việc mà dùng người, tránh ham dùng người bà con, anh em quen biết,
bầu bạn, những kẻ khéo nịnh hót mình, chán ghét những người chính trực.
Theo Hồ Chí Minh, cái tài trong dùng cán bộ là phải khiến cho họ yên tâm, vui thú, hăng say làm
việc. Muốn như thế, phải thực hành những điểm quan trọng là: phải khiến cho cán bộ cả gan nói,
cả gan đề ra ý kiến; có gan phụ trách, có gan làm việc; phải tin cán bộ, không nên tự tôn, tự đại;
phải biết phân phối cán bộ cho đúng, phải dùng người đúng chỗ, đúng việc.
3- Lựa chọn, cất nhắc đúng cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng, lựa chọn cán bộ, dùng cán bộ cho
đúng đó mới là “tinh cán”, hai việc đó phải đi đôi với nhau. Để dùng được đúng cán bộ, thì phải
biết rõ cán bộ. Người cho rằng, nếu Đảng “chưa thực hành cách thường xem xét cán bộ, đó là
một khuyết điểm to. Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy
những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”(38).
Theo Hồ Chí Minh, trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét công
tác của họ, mà còn phải xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói
của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không.
Chẳng những xem xét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác thế nào.
Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không. Phải biết ưu điểm của
họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ, không nên chỉ xem công việc của họ trong một lúc,
mà phải xem cả công việc của họ từ trước đến nay. Biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán
bộ một cách đúng mực(39).
4- Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây là biện pháp có quan hệ mật
thiết đối với nhiều khâu trong công tác cán bộ và có tác dụng lâu dài trong xây dựng đội ngũ cán
bộ của Đảng. Biện pháp này có nhiều nội dung như: phải có gan cất nhắc cán bộ; phải quan
tâm, yêu thương cán bộ; phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi và cán bộ
nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp.
Sáu là, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ trung thành
của nhân dân.
Với Hồ Chí Minh, đây là một nguyên tắc lớn, gắn liền với bản chất của Đảng ta. Nguyên tắc này
được đặt ra với toàn Đảng cũng như đối với từng cán bộ, đảng viên, từ những đảng viên ở
cương vị lãnh đạo cao nhất đến những đảng viên bình thường. Trong Di chúc, Người viết: “Đảng
ta là một đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(40).
Theo cách nói của Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân là nhằm
thực hiện những công việc của chính bản thân quần chúng nhân dân, là “lấy tài dân, sức dân để
làm những công việc có lợi cho dân”, chứ không phải vì lợi ích của người lãnh đạo, Đảng không
có mục đích tự thân. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng chính là vì độc lập và tự do của dân tộc, hạnh
phúc và dân chủ của nhân dân. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo của Đảng đồng nghĩa là “đày tớ”
của nhân dân.
Hồ Chí Minh cho rằng, khi trở thành Đảng cầm quyền, thì Đảng càng phải ý thức đầy đủ, sâu sắc
chức trách xã hội của mình. Nếu không thật sự là đầy tớ của nhân dân, thiếu sự gắn bó mật thiết
với nhân dân, Đảng sẽ mất sáng suốt, trở thành quan liêu, độc đoán chuyên quyền, do đó sẽ
mất đi sức sống và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng là người lãnh đạo nhân dân, nhưng nhân
dân mới là người làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Dựa vào dân, gắn bó
mật thiết với nhân dân là điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng, là cội nguồn sức mạnh của
Đảng. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy sức
mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, đủ khả năng để làm cho nhân dân biết “đem
sức ta mà giải phóng cho ta”, vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong”.
Do đó, Đảng phải xây dựng mình thành một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân dân. “Việc
gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ,ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu
dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”(41). Đảng ta vĩ đại vì Đảng bao trùm cả nước, đồng
thời Đảng cũng gần gụi trong lòng của mỗi đồng bào ta.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền
có nội dung hết sức phong phú, sâu sắc và toàn diện. Những quan điểm, tư tưởng của Người về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có tính thời sự cấp bách.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Tình trạng suy thoái
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình
trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn,
đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào
chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu
cầu”, “Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát
huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế,
phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán
bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương
chưa được khắc phục”, “Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc
kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng...
Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn
kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt. Một số tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể
nhân dân chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Nội dung, phương thức vận động, tập
hợp quần chúng vẫn nặng tính hành chính”(42).
Để xây dựng Đảng ta thành một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho
trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ
trung thành của nhân dân như lời dạy của Hồ Chí Minh, đòi hỏi toàn Đảng phải thực hiện triệt
để, đồng bộ các giải pháp, trong đó có những giải pháp cơ bản mà Hồ Chí Minh đã chỉ rõ.
Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay
Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước
trong điều kiện mới, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao được năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy cơ, nâng cao tầm
trí tuệ. Đối mới mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp uỷ đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo
đức, là văn minh".
Đó cũng chính là chủ đề của đợt học tập trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" trong năm 2010. Để chuẩn bị cho đợt học tập này, Ban Tuyên giáo trung ương
cũng đã đánh giá, tổng hợp về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Theo đó, việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào một số nội
dung, công việc chính.
Đầu tiên đó phải là nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới,
đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Bởi lẽ Đảng ta là Đảng cầm
quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải
quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực
hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xx hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách sao cho phù hợp thì Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ,
nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Trong hoạch định đường lối phải tránh bảo thủ, trì trệ, đồng thời phải trách hấp tấp, vội vàng, làm
tốt công tác sự báo, chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời nghiên cứu, tổng kết, bổ
sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng.
Việc xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới phải quát triệt tư tưởng Hồ Chí Minh "Đảng phải có
chủ nghĩa làm cốt". ddangr phải kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động, cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức
mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc.
Đó còn là quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi việc xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hoá,
biến chất của tổ chức Đảng, lmà cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn đến mất
ổn định chính trị- xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là
điều kiện tối cần thiết và là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển
kinh tế, văn hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thể hiện trong
việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, thu hút và phát huy
tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này thì cần quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đó là xây dựng xã hội mới là công việc "rất to lớn, nặng nề và phức tạp mà
cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra
những cái mới mẻ, tốt tương, Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải
động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân".
Đồng thời, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhất là trong điều kiện cơ
chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức
và tài, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm...
không chỉ là sự quan tâm, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến
thành bại của cả sự nghiệp cách mạng.
Tính chất then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng còn thể hiện thông qua việc kiên quyết đấu
tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng
phí, quan liêu và các tiêu cực khác ở trong Đảng và ngoài xã hội. Những tiêu cực trong xã hội đã
xâm nhập vào cơ thể Đảng, vào bộ máy Nhà nước, thách thức nghiêm trọng uy tín của Đảng, Nhà
nước trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc cầm quyền của Đảng, sự tồn vong của chế độ và con
đường phát triển của đất nước. Do vậy, toàn Đảng và mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần
có nhận thức đúng đắn tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng Đảng, để tham
gia đấu tranh khắc phục tình trạn trên, xây dựng Đảng ta thực sự "là đạo đức, là văn minh".
Ban Tuyên giáo trung ương đã xây dựng và đưa ra nội dung thứ 3 học tập và làm theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức,
là văn minh" trong giai đoạn hiện nay là phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọngd dể đưa đừng lối, chủ trương của Đảng vào
thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong tác phẩm
"Sửa đổi lối làm việc". Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước
hết là đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đường lối xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam xác định Hiến pháp và pháp luật là
quyền lực tối tượng, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Trong điều kiện đó, việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực cầm quyền của
Đảng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ngày nay, vai trò của các tỏo chức
chính trị - xã hội ngày càng mở rộng. ddangr tiếp thu những ý kiến của các tổ chứ đoàn thể để bổ
sung, phảttiển,d diều chỉnh đường lối, chủ trương; để đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ
thống chính trị và toàn xã hội.
Để thực hiện nội dung này thì cần quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Đảng không
thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhân quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành
nhất, hoạt động nhất và trung thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần
chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đung đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành
được địa vị lãnh đạo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh
Thứ Hai, 20/09/2010 - 08:37
LSO-Là người sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng. Để xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, “Là
đạo đức, là văn minh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những nội dung mà Đảng cần phải làm
cho thật tốt là:
Một, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác –Lênin “làm cốt”, tức làm cơ sở lý luận, làm nền tảng tư tưởng, làm kim
chỉ nam cho hành động của Đảng. Hồ Chí Minh nhẫn mạnh: “Đảng muốn vững mạnh thì phải có chủ nghĩa
làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng
như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Lấy chủ nghĩa đó “làm cốt”, suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn kiên định lập trường xây
dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và Người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn
cảnh cụ thể của Đảng ta, của cách mạng nước ta.
Hai, Đảng phải theo, phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng là tập trung dân chủ; tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm, tự giác; đoàn kết, thống nhất
trong Đảng.
Hồ Chủ tịch đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (5-9-1960) - Ảnh:
Tư liệu
Về tập trung dân chủ, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong học thuyết về Đảng
cộng sản. Trong nguyên tắc này, tập trung và dân chủ thống nhất biện chứng với nhau “Tập trung trên nền
tảng dân chủ”, “dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện tập trung trong Đảng là
thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng
viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng. Về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo độc đoán, chủ
quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính
phủ. Kết quả cũng là hỏng việc”. Về tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh coi đó là quy luật phát triển của
Đảng, là vũ khí sắc bén làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một đảng mà giấu
diếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ
những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiểm mọi
cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Về kỷ
luật nghiêm, tự giác, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc làm cho Đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu
chặt chẽ, có sức mạnh và Người đòi hỏi “mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng
những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách
mạng”. Về đoàn kết thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc xây dựng Đảng, là
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và Người chỉ ra cơ sở của Đoàn kết thống nhất trong Đảng là
đường lối, quan điểm và Điều lệ Đảng, xa rời cơ sở này thì chỉ có thể là sự đoàn kết thống nhất hình thức,
giả hiệu, tạm thời, chứa đựng nguy cơ phá hoại đoàn kết từ trong. Nhấn mạnh nguyên tắc này, Hồ Chí
Minh căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Ba, Đảng phải quan tâm xây dựng về mặt đạo đức, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tư cách đạo
đức cho cán bộ, đảng viên xây dựng Đảng về mặt đạo đức cách mạng là một nội dung đặc sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản việt Nam, là bước phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với học
thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”,
Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng phải rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Người yêu cầu cán
bộ, đảng viên: Về phẩm chất, tư cách phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng; tuyệt đối
trung thành với Đảng, với sự nghiệp của Đảng; đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết, lên trước
hết; có đời tư trong sáng, là một tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo. Về năng lực
phải có trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, có năng lực lãnh đạo, tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; phải có
mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải luôn luôn học tập với động cơ “học để làm việc, làm người, làm cán
bộ”, “học để phụng sự đoàn thể, giải cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, phải có phong cách tốt, sâu
sát, tỉ mỉ, trước hết phải có tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ.
Bốn, Đảng phải tăng cường mối quan hệ với dân. Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thường xuyên lắng nghe
ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu
trong tổ chức Đảng và trong đảng viên; Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân; Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; Đảng phải tổ chức và vận động
nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Năm, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Chỉ rõ thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản
thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong
điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tam công tác xây dựng Đảng, việc “cần
phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Hồ Chí Minh chỉ ra Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn trên
những nội dung: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh
đạo, đạo đức, lối sống; luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến
chất; thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục
vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; vươn lên kịp thời đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự
biến đổi của tình hình trong nước và tình hình quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” là di sản
cực kỳ quý báu và quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng ta. Theo tư tưởng Hồ CHí Minh,
ngày nay trong công cuộc đổi mới, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng ta càng quan tâm công tác xây
dựng Đảng, đang tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng
đáng “là đạo đức, là văn minh”.

More Related Content

What's hot

tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Bai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcmBai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcmHao Phan
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó MinhTiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minhking2vein
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minhguest3c41775
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...Phan Minh Trí
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịOctieu Iumautrang
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhNam Xuyen
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhVũ Ngọc Hưng
 
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019thuanhus
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpYuPhim1
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhDat Namikaze
 

What's hot (20)

tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Tt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moiTt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moi
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Bai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcmBai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcm
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó MinhTiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minh
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trị
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tập
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 

Similar to Tư tưởng HCM

CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.pptThnhTrungNguyn93
 
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]heolovelyymy
 
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdf
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdfChương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdf
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdfTrucQuynhNguyen6
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxThuTrang908914
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptVITCNGUYN16
 
bản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxbản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxdiephoangthingoc
 
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...nataliej4
 
Tieuluan1
Tieuluan1Tieuluan1
Tieuluan1SunPtHp
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixHương Nguyễn
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfHeulwenGo
 

Similar to Tư tưởng HCM (20)

CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
[123doc] - bai-thuyet-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-ppt.ppt
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Bài th đảng
Bài th đảngBài th đảng
Bài th đảng
 
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]
2. tt hcm ve dao duc cach mang[1]
 
4 trang cuối
4 trang cuối4 trang cuối
4 trang cuối
 
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdf
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdfChương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdf
Chương 4 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ.pptx Nhung bien dong.pdf
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức.doc
 
13 dinhduchien
13 dinhduchien13 dinhduchien
13 dinhduchien
 
tntomo
tntomotntomo
tntomo
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
 
bản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docxbản thân càn làm j.docx
bản thân càn làm j.docx
 
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
 
Tieuluan1
Tieuluan1Tieuluan1
Tieuluan1
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt namNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
 
Ctd
CtdCtd
Ctd
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
 

Tư tưởng HCM

  • 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn đảng trong điều kiện đảng cầm quyền 7:0' 28/5/2011 Để xây dựng Đảng ta thành một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân như lời dạy của Hồ Chí Minh, đòi hỏi toàn Đảng phải thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháp... Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nêu và yêu cầu các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thực hành những quan điểm hết sức sâu sắc, có tác dụng soi sáng lâu dài trong việc chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta. Một là, tránh nguy cơ tha hoá, biến chất khi trở thành đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh cho rằng, khi có chính quyền, vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong công tác xây dựng đảng là phải tránh nguy cơ tha hoá, biến chất trong Đảng, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh phải chống sự hủ hoá, kiêu ngạo, cửa quyền của cán bộ, đảng viên. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (17-9-1945), Người đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “đề phòng hủ hoá”, “lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư”(1). Tiếp đó, trong “Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (10-1945), Người đã chỉ rõ: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(2); bởi thế cán bộ phải tránh thói cậy thế, cửa quyền, ức hiếp dân. Người cảnh báo cán bộ, đảng viên phải tránh “ngày càng xa xỉ”. Trong bài “Công việc khẩn cấp bây giờ” (5-11-1946), Người tiếp tục chỉ rõ “cần phải rửa sạch những thói hẹp hòi, phu diễn (phô trương, hình thức - BT), tự đại, ỷ lại, lười biếng, nhút nhát, hủ hoá”(3). Trong “Thư gửi các đồng chí Bắc bộ” (1947), người tiếp tục nhấn mạnh: cán bộ, đảng viên phải chống thói ích kỷ, hủ hoá, tự cao tự đại, tính kêu ngạo, tự mãn. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có thái độ khiêm tốn, “càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ”. Theo Hồ Chí Minh, tư cách một đảng cách mạng chân chính là “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trọn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
  • 2. đồng bào sung sướng”(4). Để Đảng trong sạch, vững mạnh, “Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài”(5). Người luôn nhắc cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, “do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa... do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm…, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”(6); đồng thời, cũng do chủ nghĩa cá nhân mà dẫn đến hàng loạt “bệnh” nguy hiểm đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng, như: bệnh chủ quan, bệnh kiêu ngạo, bệnh hẹp hòi, óc địa phương, bè phái, bệnh phô trương, hình thức “hữu danh, vô thực”, bệnh sách vở, thói ba hoa, tham lam, lười biếng, tị nạnh, bệnh xu nịnh, a dua, xa rời quần chúng v.v... Chính vì vậy, Người cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(7). Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là một loại bệnh rất dễ mắc phải, nhất là sau khi đảng đã giành được chính quyền, nhưng lại là căn bệnh không dễ chữa trị. Để có thể chữa được căn bệnh này, cán bộ, đảng viên phải tích cực học tập, rèn luyện, nêu cao tính đảng, thấm nhuần và thực hành đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hai là, nêu cao tính tiền phong của Đảng và sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc, một mong mỏi lớn của Hồ Chí Minh đối với Đảng và mọi cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Đảng lãnh đạo cách mạng bằng chủ trương, đường lối, bằng công tác tư tưởng, lý luận, đồng thời qua hành động tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người cho rằng, “Nói lãnh đạo mà không gương mẫu thì lãnh đạo làm sao được?”(8). Để xứng đáng với vai trò tiền phong lãnh đạo, Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức. Đảng phải thật sự tiền phong cả về tư tưởng, nhận thức, đạo đức và hành động, phải đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hăng hái đi trước, nêu gương cho quần chúng noi theo. Trước hết phải là tiên phong về trí tuệ, tư tưởng lý luận. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”(1927), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”(9). Trong cuốn “Thường thức chính trị”(1954), Hồ Chí Minh trích lời của V.I.Lênin: “Chỉ có lý luận tiên tiến, Đảng mới có thể thực hiện vai trò chiến sĩ tiên tiến”(10); đồng thời, Người nhấn mạnh: Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm. Lý luận làm cho quần chúng giác ngộ, bày cho quần chúng tổ chức, động viên quần chúng để đấu tranh cho đúng. Nhờ lý luận mà quần chúng hiểu rõ nguyên nhân vì sao mà cực khổ, thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ phương pháp đấu tranh. “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát hiện được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình"(11). Theo Hồ Chí Minh, lý luận tiền phong của Đảng chính là Chủ nghĩa Mác - Lênin. Người tổng kết “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(12). Trong bài “Chủ nghĩa Lênin và công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức” (4-1955), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lênin đã để lại cho chúng tôi một
  • 3. kho tàng quý báu vô ngần: học thuyết của Người về cơ sở tư tưởng, về những nguyên tắc tổ chức, về lý luận và sách lược của đảng cách mạng. Chủ nghĩa Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(13). Hồ Chí Minh còn đòi hỏi Đảng phải tiên phong trong hành động thực tiễn. Người yêu cầu “Đảng kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam. Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác- Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam… không phải chỉ học thuộc lòng vài bộ sách của Mác-Lênin mà làm được như vậy. Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội, phải quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân, phải tin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của quần chúng, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng”(14). Để nâng cao tính tiên phong của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tính tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, cả nhận thức, trí tuệ, đạo đức và hành động thực tiễn. Có thể nói đây là một trong những nội dung, yêu cầu đặc biệt quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xuất hiện trong rất nhiều bài nói, bài viết của Người. Theo Hồ Chí Minh, yêu cầu này xuất phát từ chính vị trí, vai trò lãnh đạo và bản chất cách mạng của Đảng. Người chỉ rõ: Đảng Lao động Việt Nam “gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mệnh nhất. Nó sẽ gồm những người kiên quyết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự lao động, những người chí công vô tư, làm gương mẫu trong công cuộc kháng chiến kiến quốc”(15). Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo. Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, trách nhiệm, lương tâm và đạo đức của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng, “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng nói tay làm, phải xung phong gương mẫu”(16). Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, đồng thời phải “Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công tác của mình”(17). Hồ Chí Minh còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, dù ở địa vị cao hay thấp và ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng. Người nói “các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn tác phong gian khổ phấn đấu, phải không ngừng nâng cao chí khí cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”(18). Để nâng cao tính tiên phong của Đảng, Người còn nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên ta phải là một chiến sĩ tích cực gương mẫu, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân. Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà. Mỗi cấp uỷ Đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy phong trào cách mạng sôi nổi tiến lên"(19). Ba là, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
  • 4. 1- Dân chủ tập trung. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, là một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng lại được thể hiện một cách sinh động trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung, nghĩa là: Đảng “có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới, đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản”(20). Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với tình trạng độc đoán, chuyên quyền. Tập trung không đối lập với dân chủ, mà chỉ đối lập với tình trạng tản mát, tự do tùy tiện, vô tổ chức. Dân chủ là “cơ sở của tập trung”, để đi đến tập trung, dưới sự chỉ đạo của tập trung. Tập trung phải trên “nền tảng dân chủ”, sự tập trung đích thực chỉ có thể đạt được trên cơ sở phát huy dân chủ thật sự trong Đảng. Để bảo đảm tính dân chủ và tính tập trung đích thực trong nhận thức và hành động, Hồ Chí Minh yêu cầu tư tưởng phải được tự do. Người cho rằng, đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng chính là nghĩa vụ của mọi người. “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”(21). Như vậy, chân lý, sự đúng đắn, hợp quy luật trong các quyết sách của Đảng chính là sự kết tinh của dân chủ, đồng thời việc thực hiện thắng lợi những quyết sách đó cũng là biểu hiện cao nhất của tập trung. 2-Tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt đảng, đồng thời là quy luật phát triển của Đảng. Người chỉ rõ: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(22). Bởi vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phải thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Tự phê bình và phê bình là thang thuốc quý để chữa các căn bệnh trong Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Người thường nói, khuyết điểm cũng như chứng bệnh, phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Nếu nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào cứ thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ. Không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình bỏ thuốc độc cho mình. Không những chỉ rõ mục đích, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong Đảng mà Hồ Chí Minh còn nêu rõ phương châm, phương pháp phê bình và tự phê bình sao cho đúng đắn. Người nói: “Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ. Cho nên phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu điểm, phải đề ra cách sửa chữa”(23). Người cũng yêu cầu: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(24). 3- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Hồ Chí Minh cho rằng, “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”(25). Người khẳng định, nhờ có kỷ luật mà Đảng ta đoàn kết, nhất trí, mạnh mẽ, lãnh đạo cách mạng thắng lợi. Kỷ luật trong Đảng là kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Đảng ta gồm những người ưu tú, tiên tiến, tự nguyện, có cùng mục đích. Nhưng Đảng cũng ở trong xã hội mà ra, vì vậy khó tránh khỏi những tập tục, những thói hư, tật xấu của xã hội bên
  • 5. ngoài có nguy cơ lây lan vào trong Đảng. Do vậy, trong quá trình giáo dục, rèn luyện Đảng ta, Người luôn đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải luôn “giữ vững kỷ luật của Đảng, phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành những nghị quyết của Đảng”. Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi chi bộ, mỗi cấp ủy dù ở cấp nào, cũng đều phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của Đảng, biến kỷ luật thành ý thức và hành động tự giác. Có kỷ luật thống nhất mới có sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động và Đảng ta mới có sức mạnh. 4- Giữ gìn và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đây là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo và hoạt động xây dựng nội bộ của Đảng. Người khẳng định: “Với sự đoàn kết nhất trí và lòng cương quyết quật cường của Đảng, của Chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng lợi”(26). Trong bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương (11-5-1952), Người chỉ rõ “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”(27). Hồ Chí Minh thấm nhuần nguyên lý đoàn kết thống nhất của Đảng cộng sản bằng cả lý trí và tình cảm. Người đã vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và làm phong phú thêm nội dung của nguyên lý đoàn kết thống nhất trong Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người còn căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(28). Bốn là, chỉnh đốn tác phong lãnh đạo, lề lối làm việc, tăng cường công tác kiểm tra. Theo Hồ Chí Minh chỉnh đốn tác phong, lề lối làm việc là một yêu cầu có tính cấp bách đối với hoạt động lãnh đạo của một đảng cầm quyền ra đời ở một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa, nửa phong kiến như Đảng ta. Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên các cấp của Đảng, Chính phủ và đoàn thể phải chỉnh đốn tác phong công tác và lề lối làm việc. Trong bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, Người đã nhấn mạnh: “Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”(29). Người yêu cầu cán bộ phụ trách ở trung ương "cần phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tra giúp đỡ ít ..."(30), "Phải sửa đổi lề lối làm việc cho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh"(31); làm việc gì cũng phải có tổ chức tốt, lãnh đạo phải sâu sát thực tế; lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên. Để sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi việc bất kỳ to, nhỏ, phải có kế hoạch, phải bàn bạc kỹ, phải giải thích cho dân hiểu rõ, sao cho dân vui vẻ thi đua làm, hết sức tránh bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Người chỉ rõ: “Cần phải gắn chặt công việc với tư tưởng và lề lối làm việc, vì mỗi công việc thành hay bại đều do tư tưởng và lề lối làm việc đúng hay sai(32). Để đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: lãnh đạo phải toàn diện, cụ thể, sâu sát thực tế, cán bộ lãnh đạo các cấp phải khắc phục hiện tượng đại khái, chung chung, tuỳ tiện, phiến diện, vô nguyên tắc, thiếu dân chủ, tác phong quan liêu mệnh lệnh, chủ quan, thoả mãn, phải biết nghe ngóng ý kiến của cấp dưới và nhân dân. Các cấp uỷ đảng cần khuyến khích, thu góp, bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng. Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng phải dùng cách “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”(33), nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống, rồi đem nó ra tuyên
  • 6. truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó trở thành ý kiến của quần chúng, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành những ý kiến đó. Trong quá trình quần chúng thực hiện thì tổ chức đảng xem xét lại, rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém. Trong công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cũng như trong mọi công việc khác, phải thực hành cách liên hợp sự lãnh đạo với quần chúng và liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng, phá bỏ cách lãnh đạo lờ mờ, quan liêu, chủ quan, bàn giấy. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh yêu cầu các cấp uỷ đảng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện. Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng. Trong bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng (29-7-1964), Người chỉ rõ, công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. “Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp uỷ đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố đảng về tư tưởng, về tổ chức”(34). Người thường nhắc các cấp uỷ đảng phải “có tinh thần phụ trách, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ cán bộ”, lãnh đạo phải theo dõi thật sát, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm. Người phê bình một số cấp uỷ đảng chỉ mải mê công việc hành chính, sự vụ, “không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của cán bộ, đảng viên”; hoặc “Cán bộ chỉ lo viết cho nhiều chỉ thị, thông tư... Nhưng không lo việc làm phải ăn khớp với lời nói, chỉ thị phải có thể thực hành. Cán bộ nhầm tưởng rằng cứ gửi nhiều thông tư, chỉ thị, là xong việc; mà không theo dõi, đôn đốc giúp đỡ địa phương, không kiểm tra công việc thực tế”(35). Năm là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ là “việc gốc” của Đảng. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, ở đâu và lúc nào, Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. “Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(36). Để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực: 1- Tăng cường huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng, “Phải ra sức bồi dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, cũng như trình độ chiến thuật và kỹ thuật của cán bộ. Đó là khâu chính trong các thứ công tác”(37). Người đã nhiều lần nhấn mạnh, huấn luyện cán bộ là việc rất quan trọng, nhưng không phải là một việc đơn giản, phải thiết thực, chu đáo, muốn làm được thì phải hiểu cho thấu. Nội dung huấn luyện phải thiết thực, bao gồm những nội dung cơ bản là: Huấn luyện nghề nghiệp, “phải thực hành khẩu hiệu, làm việc gì, học việc ấy”; Huấn luyện chính trị, cán bộ nào cũng phải học, nhưng tuỳ theo chuyên môn của cán bộ mà định nhiều hay ít; Huấn luyện văn hoá, trước hết phải dạy cho cán bộ những thường thức về lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên, xã hội; Huấn luyện lý luận, có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho
  • 7. đúng, làm cho đúng. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ cách huấn luyện cán bộ phải thiết thực, chu đáo, không tham nhiều, “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”; huấn luyện từ dưới lên trên; phải gắn liền lý luận với công tác thực tế; huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu; huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng, v.v... 2- Biết dùng cán bộ. Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu những quan điểm rất sâu sắc về cách dùng cán bộ. Người cho rằng: Phải biết khéo dùng cán bộ, dùng cán bộ cũng như “dụng mộc”, tuỳ tài, tuỳ việc mà dùng người, tránh ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, những kẻ khéo nịnh hót mình, chán ghét những người chính trực. Theo Hồ Chí Minh, cái tài trong dùng cán bộ là phải khiến cho họ yên tâm, vui thú, hăng say làm việc. Muốn như thế, phải thực hành những điểm quan trọng là: phải khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến; có gan phụ trách, có gan làm việc; phải tin cán bộ, không nên tự tôn, tự đại; phải biết phân phối cán bộ cho đúng, phải dùng người đúng chỗ, đúng việc. 3- Lựa chọn, cất nhắc đúng cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng, lựa chọn cán bộ, dùng cán bộ cho đúng đó mới là “tinh cán”, hai việc đó phải đi đôi với nhau. Để dùng được đúng cán bộ, thì phải biết rõ cán bộ. Người cho rằng, nếu Đảng “chưa thực hành cách thường xem xét cán bộ, đó là một khuyết điểm to. Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”(38). Theo Hồ Chí Minh, trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không. Chẳng những xem xét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không. Phải biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ, không nên chỉ xem công việc của họ trong một lúc, mà phải xem cả công việc của họ từ trước đến nay. Biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực(39). 4- Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây là biện pháp có quan hệ mật thiết đối với nhiều khâu trong công tác cán bộ và có tác dụng lâu dài trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Biện pháp này có nhiều nội dung như: phải có gan cất nhắc cán bộ; phải quan tâm, yêu thương cán bộ; phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi và cán bộ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp. Sáu là, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ trung thành của nhân dân. Với Hồ Chí Minh, đây là một nguyên tắc lớn, gắn liền với bản chất của Đảng ta. Nguyên tắc này được đặt ra với toàn Đảng cũng như đối với từng cán bộ, đảng viên, từ những đảng viên ở cương vị lãnh đạo cao nhất đến những đảng viên bình thường. Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(40). Theo cách nói của Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân là nhằm thực hiện những công việc của chính bản thân quần chúng nhân dân, là “lấy tài dân, sức dân để làm những công việc có lợi cho dân”, chứ không phải vì lợi ích của người lãnh đạo, Đảng không có mục đích tự thân. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng chính là vì độc lập và tự do của dân tộc, hạnh phúc và dân chủ của nhân dân. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo của Đảng đồng nghĩa là “đày tớ” của nhân dân.
  • 8. Hồ Chí Minh cho rằng, khi trở thành Đảng cầm quyền, thì Đảng càng phải ý thức đầy đủ, sâu sắc chức trách xã hội của mình. Nếu không thật sự là đầy tớ của nhân dân, thiếu sự gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng sẽ mất sáng suốt, trở thành quan liêu, độc đoán chuyên quyền, do đó sẽ mất đi sức sống và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng là người lãnh đạo nhân dân, nhưng nhân dân mới là người làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Dựa vào dân, gắn bó mật thiết với nhân dân là điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng, là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, đủ khả năng để làm cho nhân dân biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Do đó, Đảng phải xây dựng mình thành một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân dân. “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ,ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”(41). Đảng ta vĩ đại vì Đảng bao trùm cả nước, đồng thời Đảng cũng gần gụi trong lòng của mỗi đồng bào ta. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền có nội dung hết sức phong phú, sâu sắc và toàn diện. Những quan điểm, tư tưởng của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có tính thời sự cấp bách. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu”, “Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”, “Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng... Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt. Một số tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể nhân dân chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng vẫn nặng tính hành chính”(42). Để xây dựng Đảng ta thành một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân như lời dạy của Hồ Chí Minh, đòi hỏi toàn Đảng phải thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháp, trong đó có những giải pháp cơ bản mà Hồ Chí Minh đã chỉ rõ.
  • 9. Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy cơ, nâng cao tầm trí tuệ. Đối mới mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp uỷ đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Đó cũng chính là chủ đề của đợt học tập trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2010. Để chuẩn bị cho đợt học tập này, Ban Tuyên giáo trung ương cũng đã đánh giá, tổng hợp về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Theo đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào một số nội dung, công việc chính. Đầu tiên đó phải là nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Bởi lẽ Đảng ta là Đảng cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xx hội công bằng, dân chủ, văn minh". Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách sao cho phù hợp thì Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong hoạch định đường lối phải tránh bảo thủ, trì trệ, đồng thời phải trách hấp tấp, vội vàng, làm tốt công tác sự báo, chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Việc xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới phải quát triệt tư tưởng Hồ Chí Minh "Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt". ddangr phải kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động, cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc. Đó còn là quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi việc xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hoá,
  • 10. biến chất của tổ chức Đảng, lmà cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn đến mất ổn định chính trị- xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tối cần thiết và là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thể hiện trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, thu hút và phát huy tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này thì cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là xây dựng xã hội mới là công việc "rất to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tương, Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Đồng thời, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức và tài, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm... không chỉ là sự quan tâm, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến thành bại của cả sự nghiệp cách mạng. Tính chất then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng còn thể hiện thông qua việc kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác ở trong Đảng và ngoài xã hội. Những tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào cơ thể Đảng, vào bộ máy Nhà nước, thách thức nghiêm trọng uy tín của Đảng, Nhà nước trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc cầm quyền của Đảng, sự tồn vong của chế độ và con đường phát triển của đất nước. Do vậy, toàn Đảng và mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần có nhận thức đúng đắn tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng Đảng, để tham gia đấu tranh khắc phục tình trạn trên, xây dựng Đảng ta thực sự "là đạo đức, là văn minh". Ban Tuyên giáo trung ương đã xây dựng và đưa ra nội dung thứ 3 học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay là phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọngd dể đưa đừng lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đường lối xây
  • 11. dựng Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam xác định Hiến pháp và pháp luật là quyền lực tối tượng, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Trong điều kiện đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực cầm quyền của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ngày nay, vai trò của các tỏo chức chính trị - xã hội ngày càng mở rộng. ddangr tiếp thu những ý kiến của các tổ chứ đoàn thể để bổ sung, phảttiển,d diều chỉnh đường lối, chủ trương; để đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện nội dung này thì cần quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhân quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và trung thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đung đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh Thứ Hai, 20/09/2010 - 08:37 LSO-Là người sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng. Để xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, “Là đạo đức, là văn minh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những nội dung mà Đảng cần phải làm cho thật tốt là: Một, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác –Lênin “làm cốt”, tức làm cơ sở lý luận, làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Hồ Chí Minh nhẫn mạnh: “Đảng muốn vững mạnh thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Lấy chủ nghĩa đó “làm cốt”, suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn kiên định lập trường xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và Người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Đảng ta, của cách mạng nước ta. Hai, Đảng phải theo, phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng là tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm, tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
  • 12. Hồ Chủ tịch đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (5-9-1960) - Ảnh: Tư liệu Về tập trung dân chủ, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong học thuyết về Đảng cộng sản. Trong nguyên tắc này, tập trung và dân chủ thống nhất biện chứng với nhau “Tập trung trên nền tảng dân chủ”, “dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện tập trung trong Đảng là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng. Về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc”. Về tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh coi đó là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiểm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Về kỷ luật nghiêm, tự giác, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc làm cho Đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, có sức mạnh và Người đòi hỏi “mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng”. Về đoàn kết thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc xây dựng Đảng, là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và Người chỉ ra cơ sở của Đoàn kết thống nhất trong Đảng là đường lối, quan điểm và Điều lệ Đảng, xa rời cơ sở này thì chỉ có thể là sự đoàn kết thống nhất hình thức, giả hiệu, tạm thời, chứa đựng nguy cơ phá hoại đoàn kết từ trong. Nhấn mạnh nguyên tắc này, Hồ Chí Minh căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Ba, Đảng phải quan tâm xây dựng về mặt đạo đức, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức cho cán bộ, đảng viên xây dựng Đảng về mặt đạo đức cách mạng là một nội dung đặc sắc trong tư
  • 13. tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản việt Nam, là bước phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”, Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng phải rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: Về phẩm chất, tư cách phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp của Đảng; đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết, lên trước hết; có đời tư trong sáng, là một tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo. Về năng lực phải có trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải luôn luôn học tập với động cơ “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, “học để phụng sự đoàn thể, giải cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, phải có phong cách tốt, sâu sát, tỉ mỉ, trước hết phải có tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ. Bốn, Đảng phải tăng cường mối quan hệ với dân. Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu trong tổ chức Đảng và trong đảng viên; Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; Đảng phải tổ chức và vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Năm, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Chỉ rõ thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tam công tác xây dựng Đảng, việc “cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Hồ Chí Minh chỉ ra Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn trên những nội dung: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, đạo đức, lối sống; luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất; thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; vươn lên kịp thời đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự biến đổi của tình hình trong nước và tình hình quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” là di sản cực kỳ quý báu và quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng ta. Theo tư tưởng Hồ CHí Minh, ngày nay trong công cuộc đổi mới, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng ta càng quan tâm công tác xây dựng Đảng, đang tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”.