SlideShare a Scribd company logo
hát triển tầm ảnh hưởng của bạn từ mọi nơi trong tổ chức.
John Maxwell, Thomas Nelson, 2005.
The big idea.
Câu hỏi số một mà bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo John Maxwell gặp phải
khi thực hiện các cuộc hội thảo về kỹ năng lãnh đạo là gì? Đó là “Làm sao
để thực hành những gì ông đã giảng khi tôi không phải là một nhà lãnh đạo
cấp cao?”
Những người muốn lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức phải đối mặt với
những thử thách nhất định. Và họ thường bị ngăn cản bởi những quan
niệm sai lầm, những quan niệm này ngăn họ phát triển tầm ảnh hưởng của
mình.
Liệu có thể lãnh đạo tốt khi bạn không phải là người đứng đầu? Làm thế
nào khi bạn phải làm việc cho một vị lãnh đạo kém? Cuốn sách này sẽ trả
lời cho bạn.
Tạisao bạn cần cuốn sách này ?
Tiến sĩ Maxwell, một trong những bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo trên thế
giới, sẽ vạch trần những hiểu nhầm thường gặp, chỉ ra cách thức để vượt
qua những thử thách và dạy bạn những kỹ năng cần thiết để trở thành một
nhà lãnh đạo 3600.
Nếu bạn là người đang cố gắng lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức, bạn sẽ
có cơ hội để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo theo mọi hướng: lãnh đạo cấp
trên, lãnh đạo cấp dưới, lãnh đạo đồng cấp.
Điều tuyệt vời là thậm chí nếu bạn không phải là lãnh đạo cấp cao, tầm
ảnh hưởng của bạn mạnh hơn bạn thường nghĩ rất nhiều. Hãy thực hành
những gì được hướng dẫn trong cuốn “nhà lãnh đạo 3600 và cơ hội sẽ là
vô tận đối với tổ chức, công việc và cuộc sống của bạn.
Có nhiều nhà lãnh đạo trong quá khứ như: William Wallace lãnh đạo quân
lính của ông chống lại quân đội đàn áp. Winston Churchill chống lại chủ
nghĩa phát xít khi gần như sụp đổ. Mahatma lãnh đạo một cuộc hành trình
200 dặm tới bờ biển để chống lại đạo luật thuế muối. Mary Kay Ash tự
mình sáng lập một công ty tầm cỡ thế giới. Martin Luther King Jr. đứng
trước đài tưởng niệm Lincoln lôi cuốn cả nước với bài diễn văn “I have a
dream”.
Mỗi người trong số đó đều là nhà lãnh đạo tuyệt vời, đã tác động tới hàng
triệu người. Những hình tượng đó có thể dẫn chúng ta đến những ngộ
nhận về kỹ năng lãnh đạo. Trên thực tế, 99% sự lãnh đạo xảy ra không
phải ở vị trí đứng đầu của tổ chức mà từ những vị trí ở giữa. Thông
thường, mỗi tổ chức đều chỉ có duy nhất một người lãnh đạo đứng đầu. Vì
vậy, bạn sẽ làm gì nếu mình không phải là người đứng đầu?
Bạn có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình từ bất kỳ vị trí nào trong tổ
chức bằng cách trở thành nhà lãnh đạo 360 độ. Bạn có thể lãnh đạo cấp
trên, lãnh đạo đồng cấp, lãnh đạo cấp dưới. Chỉ có nhà lãnh đạo 360 độ
mới ảnh hưởng tới tất cả mọi người ở mọi mức độ trong tổ chức. Bằng
cách giúp đỡ người khác, họ giúp đỡ chính bản thân mình.
Ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo 360 độ, miễn là họ đã có kỹ năng
lãnh đạo ở mức trung bình hoặc cao hơn, có mong muốn và cố gắng để
thực hiện điều đó. Bạn không cần phải là lãnh đạo cấp cảo để có những
tác động tích cực tới tổ chức. Những nhà lãnh đạo giỏi không phải là
những người chỉ lãnh đạo tốt những người đi theo họ mà còn phải lãnh
đạo tốt cấp trên và những người đồng cấp.
Nhà lãnh đạo 360 độ sẽ giúp bạn:
- Vượt qua những ngộ nhận mà những người đứng giữa tổ chức rất hay
gặp phải.
- Giải quyết những vấn đề phổ biến mà những người ở vị trí giữa của tổ
chức phải đối mặt.
- Lãnh đạo cấp dưới, cấp trên và đồng cấp.
- Vượt qua những trở ngại bạn sẽ phải đối mặt trên con đường trở thành
nhà lãnh đạo 360 độ.
- Nhận thức được giá trị của kỹ năng lãnh đạo 360 độ.
Những ngộ nhận khi lãnh đạo từ vị trí giữa:
Ngộ nhận #1: Ngộ nhận về chức vị.
Ngộ nhận lớn nhất mà mọi người hay mắc phải khi nghĩ về những nhà lãnh
đạo là vai trò lãnh đạo do chức vị của họ quyết định. Thực tế là bạn hoàn
toàn không cần chức vị để có thể lãnh đạo tổ chức của mình.
Thước đo vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh hưởng – không hơn không
kém. Kỹ năng lãnh đạo là thứ mà bạn có thể nhận được từ mỗi người bạn
gặp. Bạn đang ở đâu trong “nấc thang lãnh đạo” phụ thuộc vào quan hệ
của bạn với mọi người.
Chức vị ít liên quan đến vai trò lãnh đạo thực sự. Tầm ảnh hưởng phụ
thuộc vào sự suy nghĩ của bạn chứ không phải chức vị. Vai trò lãnh đạo là
do bạn lựa chọn, không phải do chức vị quyết định. Mỗi người đều có thể
lựa chọn trở thành nhà lãnh đạo, bất kể họ là ai. Bạn có thể tạo ra sự khác
biệt, cho dù bạn ở vị trí nào.
Ngộ nhận #2: Ngộ nhận về mục tiêu.
Những người mắc phải ngộ nhận này thường phát biểu: “Khi tôi lên tới
đỉnh , tôi sẽ học để trở thành lãnh đạo”.
Nhưng nếu bạn muốn thành công, bạn phải học càng nhiều càng tốt về kỹ
năng lãnh đạo trước khi bạn có được vị trí lãnh đạo. Những kỹ năng lãnh
đạo tốt thường được học trong những hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn
không thử kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định khi những rủi ro, mạo hiểm
còn thấp thì bạn sẽ gặp khó khăn ở những level cao hơn, khi cái giá phải
trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả rất lớn và số người biết đến thất bại của
bạn cũng rất nhiều. Nhưng sai lầm nhỏ có thể dễ dàng vượt qua. Sai lầm
khi bạn đứng đầu tổ chức sẽ gây tổn thất nặng nề và hủy hoại lòng tin của
mọi người dành cho bạn.
Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, vứt bỏ những ngộ nhận, học những kỹ năng
và phát triển những thói quen của con người lý tưởng mà bạn muốn trở
thành. Hành động hôm nay sẽ chuẩn bị cho bạn vào ngày mai.
Ngộ nhận #3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng.
Những người có ngộ nhận về tầm ảnh hưởng thường nói: “Nếu tôi là lãnh
đạo, mọi người sẽ đi theo tôi”.
Những người không có kinh nghiệm lãnh đạo thường có xu hướng đánh
giá quá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Bạn có thể cho ai đó
chức vị, nhưng bạn không thể ban cho họ vai trò lãnh đạo thực sự, sự ảnh
hưởng phải do họ tự tìm kiếm.
Chức vị chỉ cho bạn cơ hội – cơ hội để bạn thử vai trò lãnh đạo. Nó giúp
bạn có được sự chấp nhận vô điều kiện của mọi người trong một thời gian.
Nhưng ngay sau đó, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tốt hơn hoặc xấu đi.
Những lãnh đạo giỏi sẽ thu được ảnh hưởng vượt ra ngoài chức vị của họ.
Nhớ rằng chức vị không tạo nên một lãnh đạo nhưng ngược lại, lãnh đạo
có thể tạo nên chức vị.
Ngộ nhận #4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm.
Mặc dù có khát vọng phát triển tổ chức và niềm tin bạn có thể làm được
điều đó là đặc trưng của một nhà lãnh đạo, nhưng khi không có kinh
nghiệm trở thành người đứng đầu tổ chức, bạn sẽ đánh giá quá cao quyền
lực mà người đứng đầu có được. Khi càng lên cao và khi tổ chức càng
lớn, bạn càng nhận thức được rằng có nhiều yếu tố điều khiển tổ chức.
Hơn bao giờ hết, khi đứng đầu, bạn cần toàn bộ sự ảnh hưởng mà bạn có
được. Chức vụ không cho bạn quyền lực hay bảo vệ bạn.
Ngộ nhận #5: Ngộ nhận về tự do.
Những người ngộ nhận về tự do có thể nghĩ: “Khi lên tới đỉnh, tôi sẽ không
bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì”.
Nhưng khi càng lên cao, trách nhiệm của bạn càng lớn. Thậm chí trong
nhiều tổ chức, bạn sẽ thấy rằng khi trở thành lãnh đạo, trách nhiệm của
bạn tăng nhanh hơn quyền lực mà bạn nhận được. Khi bạn lên cao, kỳ
vọng của mọi người đặt vào bạn lớn hơn, áp lực nhiều hơn và quyết định
của bạn sẽ tác động mãnh mẽ hơn đến sự thành bại của tổ chức. Do bổn
phận và nghĩa vụ của lãnh đạo lớn hơn nên họ càng bị hạn chế hơn.
Ngộ nhận #6: Ngộ nhận về tiềm năng.
Những người thuộc nhóm người ngộ nhận như vậy lại nói rằng: “Tôi không
thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu tôi không phải là lãnh đạo cao
nhất”.
Mỗi người nên cố gắng đạt tới đỉnh cao sự nghiệp của họ, chứ không phải
là đỉnh cao trong tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát huy tối đa khả
năng của mình, chứ không phải vì một chức vị nào đó trong tổ chức.
Đôi lúc, bạn có thể tạo những tác động lớn nhất đến tổ chức từ một nơi
nào đó hơn là từ vị trí cao nhất của tổ chức.
Ngộ nhận #7: Được ăn cả, ngã về không.
“Nếu tôi không lên được tới đỉnh, tôi sẽ không cố gắng lãnh đạo làm gì cả”.
Nhiều người ở vị trí giữa trong tổ chức thất vọng với vị trí của mình vì theo
họ, thành công phải khi đứng đầu tổ chức. Do vậy họ nghĩ rằng khi họ
không được hư vậy, họ vẫn chưa thành công. Nếu sự thất vọng đó kéo
dài, họ sẽ trở nên vỡ mộng, cay đắng và hay chỉ trích. Nếu điều đó xảy ra,
thay vì giúp đỡ chính mình và tổ chức, họ trở thành vật cản.
Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo và bạn có thể tác động đến tổ chức của
mình. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của những người khác. Bạn có thể
trở thành người gia tăng giá trị. Bạn có thể học cách ảnh hưởng đến người
khác từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức – cho dù bạn có thể không bao giờ
đạt được chức vị cao nhất. Bằng cách giúp đỡ người khác, bạn giúp đỡ
chính bản thân mình.
Những thách thức mà nhà lãnh đạo 360 độ phải đối đầu:
Thử thách #1: Sự căng thẳng.
Thử thách này đến từ việc bạn bị mắc kẹt ở giữa. Nếu chỉ đơn thuần nhận
ra lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, bạn cần phải biết làm
sao để giảm bớt sự căng thẳng đó. Đây là 5 lời khuyên dành cho bạn:
1. Cảm thấy thoải mái với vị trí giữa: Vị trí giữa có thể là một vị trí tuyệt vời
– miễn là bạn tin tưởng vào tầm nhìn và lãnh đạo của bạn.
2. Biết rằng bạn phải làm gì và không nên làm gì: Sẽ không có gì là căng
thẳng khi bạn biết rõ trách nhiệm của mình.
3. Nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
4. Không bao giờ vượt quá giới hạn của mình và hủy hoại niềm tin của cấp
trên vào bạn.
5. Tìm những cách thư giãn phù hợp.
Thử thách #2: Sự chán nản.
Thử thách này đến từ người lãnh đạo không hiệu quả của bạn.
Công việc của bạn không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo mà là gia tăng giá trị
cho họ. Điều này không đúng chỉ khi lãnh đạo cấp trên của bạn vô đạo đức
hoặc phạm pháp. Nếu lãnh đạo không thay đổi, bạn nên thay đổi thái độ
hoặc nơi làm việc.
Khi bạn thấy mình đang làm việc cho một lãnh đạo kém hiệu quả, nên làm
như sau:
1. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo của bạn, tìm ra những sở
thích chung và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
2. Tìm ra những điểm mạnh của lãnh đạo.
3. Cam kết sẽ mang lại giá trị cho lãnh đạo.
Thử thách #3: Thử thách nhiều mũ.
Lãnh đạo cấp trung cần phải thực hiện nhiều công việc và có tri thức vượt
ra ngoài kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ
phải giải quyết hàng loạt những ưu tiên.
Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà bạn đảm nhận đều có những mục tiêu và
trách nhiệm riêng. Khi bạn đổi chiếc mũ, hãy nhớ rằng hoàn cảnh đã thay
đổi. Mục tiêu thường xác định vai trò và phương pháp thích ứng. Đừng lẫn
lộn sử dụng chiếc mũ này để hoàn thành công việc khác, chỉ đổi mũ chứ
đừng thay đổi tính cách của bạn và cũng đừng bỏ bê bất kỳ chiếc mũ nào
mà bạn có trách nhiệm phải đội.
Thử thách #4: Cái tôi.
Mọi người đểu muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là
những lãnh đạo cấp trung của tổ chức thường bị bỏ quên, họ không đạt
được sự tín nhiệm mà họ xứng đáng có được – điều đó tác động đến cái
tôi của họ. Thử thách đặt ra là làm sao trở thành một người trong đội và
hài lòng khi đóng góp cho đội. Đây là phương pháp để vượt qua thách
thức cái tôi:
1. Tập trung vào trách nhiệm của bạn hơn là giấc mơ cá nhân.
2. Đánh giá cao chức vị của mình.
3. Hài lòng khi biết lý do thực sự cho thành công của một dự án.
4. Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác.
5. Hiểu sự khác biệt giữa thúc đẩy vì động cơ cá nhân và thúc đẩy không
vì động cơ cá nhân.
Thử thách #5: Sự thỏa mãn.
Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lòng khi bạn đứng ở vị trí giữa.
Thực tế, vai trò lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ
năng đúng đắn, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào
trong tổ chức.Sau đây là 5 cách để bạn tự hình thành thái độ đúng đắn:
1. Phát triển quan hệ tốt đẹp với những người quan trọng.
2. Làm cho cả đội cùng chiến thắng.
3. Không ngừng giao tiếp.
4. Học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành.
5. Đặt cả đội lên trên thành tích cá nhân.
Thử thách #6: Thử thách tầm nhìn.
Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi bạn không phải là người tạo ra nó. Chìa khóa
để vượt qua thách thức tầm nhìn là: bạn càng đầu tư vào tầm nhìn, nó
càng trở thành “của bạn” nhiều hơn. Mặc dù bạn thích thú với tầm nhìn của
riêng mình hơn so với của người khác, hãy tạo ra cơ hội đảm bảo rằng
giấc mơ của bạn sẽ thành hiện thực khi bạn hoàn thành giấc mơ của
người khác.
Thử thách #7: Thử thách tầm ảnh hưởng.
Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của bạn không dễ.
Vai trò lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu bạn không có tầm ảnh hưởng,
không có chức vị thì chẳng ai đi theo bạn cả. Và càng ngoài phạm vi chức
vị của bạn bao nhiêu, bạn càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy
nhiêu. Đó là lý do tại sao “nhà lãnh đạo 360 độ” muốn thay đổi suy nghĩ
của bạn từ “tôi muốn một chức vị mà khiến mọi người đi theo tôi” thành “tôi
muốn trở thành một người mà mọi người muốn đi theo tôi”.
Nếu lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân, mọi người sẽ phản ứng tốt với
họ. Càng quan tâm sâu sắc bao nhiêu, tâm ảnh hưởng của họ càng lớn và
lâu dài bấy nhiêu.
Nguyên tắc lãnh đạo cấp trên.
“Follow me, I’m right behind you”.
Lãnh đạo cấp trên là thử thách lớn nhất đối với nhà lãnh đạo 3600.Ảnh
hưởng đến lãnh đạo không phải là việc bạn có thể làm được trong vài
ngày. Những điều bạn nên làm là hỗ trợ cấp trên, gia tăng giá trị cho tổ
chức, thể hiện bản thân bằng cách hoàn thành thật tốt công việc của mình.
Sau mỗi bước, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ càng có
nhiều cơ hội để lãnh đạo cấp trên.
Nguyên lý #1: Lãnh đạo bản thân thật xuất sắc.
Nếu bạn muốn lãnh đạo cấp trên, trước tiên phải lãnh đạo bản thân trước.
Nếu không, bạn sẽ không có lòng tin của mọi người. Nếu bạn không thể
lãnh đạo bản thân, mọi người sẽ:
1. Không ủng hộ bạn.
2. Không tôn trọng bạn.
3. Không muốn hợp tác với bạn.
Nguyên lý #2: Chia sẻ công việc với lãnh đạo.
Khi bạn chia sẻ công việc với lãnh đạo, dĩ nhiên công việc của bạn sẽ nặng
nề hơn. Tuy nhiên nhờ đó, lãnh đạo sẽ kéo bạn dậy.
Nguyên lý #3: Sẵn sàng làm những việc mà ngườikhác không làm.
“Nếu bạn không sẵn lòng làm những việc vượt quá khả năng của những
người bình thường, bạn sẽ không thể lên được vị trí dẫn đầu” – J.C.Penny.
Những người muốn trở nên hiệu quả luôn sẵn lòng làm những việc mà
người khác không muốn. Và do đó, những người lãnh đạo sẵn sàng hỗ
trợ, động viên và chấp nhận sự ảnh hưởng của họ.
Nguyên lý #4: Làm nhiều hơn quản lý – lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là là quản lý. Kỹ năng lãnh đạo hướng đến:
1. Con người hơn là công việc.
2. Động viên hơn là duy trì.
3. Nghệ thuật hơn là khoa học.
4. Trực giác hơn là công thức.
5. Tầm nhìn hơn là thủ tục.
6. Liều lĩnh hơn là thận trọng.
7. Hành động hơn là phản ứng.
8. Mối quan hệ hơn là luật lệ.
9. Bạn là ai hơn là bạn làm gì.
Nguyên lý #5: Tạo ra những mối quan hệ hữu hảo.
Thành công hay thất bại của mỗi người thường liên quan đến những mối
quan hệ của họ trong cuộc sống. Với kỹ năng lãnh đạo cũng vậy. Chất
lượng của những mối quan hệ với lãnh đạo mà bạn có với lãnh đạo tác
động đến thành công hay thất bại trong việc lãnh đạo cấp trên. Do vậy rất
đáng để bạn đầu tư vào những mối quan hệ hữu hảo với cấp trên.
Nguyên tắc #6: Chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi lần gặp lãnh đạo.
Khi bạn liên tục thể hiện tốt mỗi lần gặp lãnh đạo, họ sẽ cảm thấy hứng thú
với bạn hơn. Không có phần thưởng nào quý giá hơn đối với một người
lãnh đạo khi họ thấy những dấu hiệu phản hồi tích cực từ bạn về những gì
họ đã làm.
Nguyên tắc #7: Biết tiến, lùi đúng lúc.
Biết tiến đã quan trọng nhưng rút lui đúng lúc còn quan trọng hơn. Lãnh
đạo không phải lúc nào cũng biết họ mất một cơ hội khi bạn không đề xuất,
nhưng họ sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn không rút lui đúng lúc.
Nguyên tắc #8: Trở thành quân sư.
Ít thứ có thể làm bạn nổi bật hơn việc trở thành quân sư. Mọi người, không
chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên và lãnh đạo đồng cấp, ngưỡng mộ và
chú ý đến quân sư khi gặp phải những vấn đề khó khăn. Quân sư luôn là
người hiệu quả nhất.
Nguyên tắc #9: Không ngừng tiến bộ.
Dù cái giá bạn phải trả cho sự tiến bộ là bao nhiêu chăng nữa thì cái giá
của việc không làm gì vẫn luôn cao hơn.
Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp.
“Follow me, I’ll walk with you”.
Muốn thành công trong việc lãnh đạo đồng cấp, phải có lý do để đồng
nghiệp kính trọng và ủng hộ bạn. Làm sao để có được điều đó? Chính
bằng cách giúp những đồng nghiệp của bạn chiến thắng. Nếu bạn có thể
giúp họ chiến thắng, bạn không chỉ giúp tổ chức mà còn giúp chính bản
thân mình.
Nguyên tắc #1: An hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo.
Một chu trình luôn bắt đầu từ quan tâm và kết thúc ở thành công.
Nguyên lý #2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với
họ.
Sự thành công của cả đội quan trọng hơn sự chiến thắng của mỗi cá nhân.
Các tổ chức cần cả đối thủ lẫn.
Nguyên lý #3: Hãy là một ngườibạn.
Khi gặp phải công việc thực sự khó hay không thoải mái, thứ duy nhất bạn
cần là một người bạn. Và khi công việc trôi trảy, có một người bạn là một
“icing on the cake :D” (having a friend is icing on a cake).
Nguyên lý #4: Tránh đấu đá chính trị.
Nếu bạn không ích kỷ, khéo léo với mọi người, bạn sẽ chiếm được lòng tin
và cải thiện hiệu quả làm việc của mình và cả đội.
Nguyên lý #5: Mở rộng vòng tròn quan hệ.
Thật dễ dàng khi ở trong môi trường mà chúng ta đã cảm thấy thoải mái và
an toàn. Đó chính là lý do mọi người né tránh sự thay đổi. Nhưng bạn
không thể vừa phát triển vừa né tránh sự thay đổi được. Nếu bạn muốn
mở rộng tầm ảnh hưởng thì bạn phải mở rộng vòng tròn quan hệ của
mình.
Nguyên lý #6: Sẵn sàng công nhận những ý tưởng xuất sắc nhất.
Nếu bạn khao khát trở thành nhà lãnh đạo 3600 thì bạn phải cưỡng lại
ham muốn đấu tranh bảo vệ ý tưởng của mình khi nó không phải là ý
tưởng hay nhất. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi bạn làm cho những ý tưởng
xuất sắc nhất được công nhận, bạn sẽ có những người bạn và tầm ảnh
hưởng lớn hơn.
Nguyên lý #7: Đừng tỏ vẻ hoàn hảo.
Nếu bạn muốn ảnh hưởng người khác, đừng cố gắng để gây ấn tượng với
họ. Sự kiêu hãnh không là gì ngoài tính ích kỉ và giả vờ chỉ càng làm mọi
người xa cách bạn, họ không biết thực sự bạn là ai. Thay vì gây ấn tượng
với họ, bạn hãy để họ gây ấn tượng với mình.
Nguyên lý lãnh đạo cấp dưới.
“Follow me, I’ll add value to you”.
Khi lãnh đạo cấp dưới, bạn không chỉ khiến mọi người làm những việc bạn
muốn. Bạn đang tìm kiếm mình là ai. Bạn đang giúp nhân vien khai phá
tiềm năng của họ. Bạn giúp họ làm được những việc mà họ không thể tự
làm. Và bạn khen ngợi họ khi họ đóng góp cho cả đội. Tóm lại, bạn đang
cố gắng gia tăng giá trị cho họ.
Nguyên lý #1: Bước chậm rãiqua khu vực làm việc của nhân viên.
Hãy dành thời gian bước thật chậm qua khu làm việc của nhân viên, tiếp
xúc với họ và giành cho họ cơ hội tiếp xúc với bạn nhiều hơn. Khi nhìn
thấy người khác đang rảnh rỗi, hãy nói chuyện với họ. Trong các buổi họp,
hãy đến sớm vài phút để có cơ hội trọ chuyện với họ.
Nguyên lý #2: Coi mỗi ngườilà một điểm 10.
Nếu bạn mong muốn coi mỗi người như một điểm 10, hãy giúp họ tìm ra
những việc họ làm đúng. Và đây sẽ là điều khác biệt của bạn so với người
khác, bởi vì người ta thường dễ dàng nhận ra lỗi lầm hơn là công lao của
người khác.
Nguyên lý #3: Pháttriển mỗi thành viên với tư cách là một con người.
Việc phát triển nhân viên, nâng họ lên tầm cao mới sẽ khẳng định bạn là
một nhà lãnh đạo đẳng cấp. Khi phát triển nhân viên, họ sẽ làm việc hiệu
quả hơn, cả bạn và tổ chức đều đạt được những kết quả tốt hơn, mọi
người đều có lợi. Kết quả là bạn trở thành người lãnh đạo luôn thu hút
được những nhân tài xung quanh mình nhờ việc nâng tầm họ lên.
Nguyên lý #4: Sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ.
Khi bạn sử dụng nhân viên đúng sở trường, sẽ có 2 ích lợi sau:
1. Bạn làm cuộc sống của họ tốt hơn.
2. Họ thấy công việc thật thú vị và coi nó nhưng một phần thưởng trong
cuộc sống.
Luôn luôn có sự khác biệt giữa những người ghét công việc và những
người yêu thích công việc của mình.
Nguyên lý #5: Làm gương cho ngườikhác.
Kỹ năng lãnh đạo của bạn nếu không ngừng phát triển thì sẽ là rào cản đối
với tiềm năng của nhân viên của bạn. Tại sao? Vì bạn chỉ có thể dạy
những gì bạn biết, bạn không thể cho đi những thứ mà mình không có.
Nếu bạn muốn phát triển tiềm năng đội của bạn, bạn phải không ngừng
phát triển bản thân.
Nguyên lý #6: Truyền đạttầm nhìn.
Mọi người nói con tàu càng lớn thì càng khó chuyển hướng. Điều này có
thể đúng với một con tàu, nhưng nó hoàn toàn sai đối với một tổ chức. Tổ
chức là một thực thể lớn với nhiều thành phần nhỏ trong nó. Nếu mỗi nhà
lãnh đạo cấp trung trong tổ chức là một nhà lãnh đạo 3600 xuất sắc trong
việc truyền tải tầm nhìn đến các nhân viên của họ thì dù tổ chức có lớn đến
đâu, việc chuyển hướng cũng rất dễ dàng. Vấn đề không phải ở kích
thước của tổ chức mà là tài năng của những nhà lãnh đạo trong đó.
Nguyên lý #7: Khen ngợithành tích.
Mọi hành động được lãnh đạo khen thưởng sẽ được lặp lại. Do vậy khi
nhân viên của bạn làm tốt, hãy khen thưởng họ. Mặt khác khi được khen
thưởng, bạn không chỉ truyền cảm hứng để họ làm việc tốt hơn mà còn
khiên họ chăm chỉ, yêu thích công việc hơn.
12 bài tập hàng ngày của lãnh đạo.
Nếu bạn muốn hoàn thiện tổ chức của mình, mỗi sáng thức dậy hãy cam
kết thực hiện những việc sau đây.
1. Đặt niềm tin vào con người.
Sự thay đổi đầu tiên để biến tổ chức của bạn thành một môi trường lãnh
đạo thân thiện phải xảy ra ngay bên trong bạn. Hãy cam kết thực hiện
những điều bạn trân trọng. Về cơ bản, nếu bạn không trân trọng mọi
người, bạn sẽ không thể tạo ra một văn hóa phát triển các lãnh đạo.
2. Dành nguồn lực để phát triển con người.
Dù phải trả bất cứ giá nào để phát triển con người, cái giá phải trả khi bạn
không phát triển họ vẫn cao hơn.
3. Đánh giá cao vai trò lãnh đạo.
Nếu bạn coi trọng kỹ năng lãnh đạo, những nhà lãnh đạo sẽ xuất hiện để
gia tăng giá trị cho tổ chức của bạn.
4. Tìm kiếm những nhà lãnh đạo tiềm năng.
Nếu vai trò lãnh đạo đã lọt vào rada của bạn và bạn trân trọng nó, bạn sẽ
liên tục để mắt dò tìm những lãnh đạo triển vọng.
5. Hiểu và tôn trọng nhân viên.
Khi bạn chọn lựa nhân viên để phát triển, hãy tìm hiểu để dung hòa giữa
những khát khao chung tổ chức và nhu cầu cá nhân của từng người. Hãy
cố gắng làm quá trình phát triển phù hợp nhất với từng cá nhân. Để làm
được như vậy hãy liên tục hỏi: “tôi đã hiểu nhân viên của tôi chưa?”.
6. Cung cấp kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên của bạn.
Cần phải có sự thay đổi. Nếu không để họ lãnh đạo thì họ sẽ không bao
giờ có đủ kinh nghiệm để lãnh đạo tôt.
7. Khen thưởng sự chủ động lãnh đạo.
Chủ động là một phẩn rất quan trọng của năng lực lãnh đạo. Các nhà lãnh
đạo tài ba nhất là những người hành động trước, họ khiến mọi việc xảy ra.
Phần lớn các lãnh đạo đứng đầu đều là người khởi xướng, nhưng không
có nghĩa là tất cả các lãnh đạo đứng đầu đều thấy thoải mái khi người
khác sử dụng sáng kiến riêng của họ.
8. Tạo ra môi trường lý tưởng để nhân viên chia sẻ ý tưởng,đặt câu
hỏi và mạo hiểm.
Nếu bạn vững vàng và để nhân viên tìm kiếm những phương thức làm việc
mới, những phương thức làm việc tốt hơn của bạn, thì tổ chức của bạn sẽ
tiến rất nhanh.
9. Cùng pháttriển.
Khi mọi người thấy những người lãnh đạo cấp cao đang thay đổi, văn hóa
của tổ chức cũng thay đổi. Mọi người sẽ cùng nhận được một thông điệp:
ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển.
10. Thu hút các lãnh đạo triển vọng về với bạn.
Cách tốt nhất để phát triển một người thành nhà lãnh đạo xuất sắc là để họ
được hướng dẫn bởi những nhà lãnh đạo xuất sắc. Vì vậy bạn phải chia
sẻ những điều tốt nhất của bạn với những lãnh đạo tiềm năng.
11. Phát triển một nhóm lãnh đạo.
Nếu bạn muốn tổ chức của bạn phát triển hết tiềm năng của nó, phát triển
từ tốt đến tuyệt vời, bạn cần phải phát triển một nhóm những nhà lãnh đạo.
Ở đó mọi người có thể bổ sung điểm yếu của nhau, có thể thách thức nhau
để cùng phát triển. Nếu bạn cố gắng thực hiện công việc một mình thì công
việc sẽ không thể hoàn thành vượt mức giới hạn của bạn.
12. Giải phóng nhữngnhà lãnh đạo để họ cùng lãnh đạo.
Nếu bạn sẵn sàng phát triển và giải phóng cho những nhà lãnh đạo 3600
thì tổ chức và cuộc sống của bạn cũng đổi thay.
Một triết gia trung quốc đã nói:
“Mộtlãnh đạo tuyệt với khi không ai biết đến sự tồn tại của anh ta”.
Người lãnh đạo tuyệt vời làm gì?– chính là giúp người khác thành công.
Họ lãnh đạo, trao quyền rồi rút lui lặng lẽ.
Nếu bạn tạo dựng mộtmôi trường phát triển những nhà lãnh đạo 3600,
mộtngày nào đó bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Little Eagle (The360 Degree Leader)

More Related Content

What's hot

Good Manager, True Leader
Good Manager, True LeaderGood Manager, True Leader
Good Manager, True Leader
Pawel Brodzinski
 
A leader with no title
A leader with no titleA leader with no title
A leader with no title
Naveed Naushad
 
The 48 Laws of Power English PPT.pptx
The 48 Laws of Power English PPT.pptxThe 48 Laws of Power English PPT.pptx
The 48 Laws of Power English PPT.pptx
Pankaj Kumar Jadwani
 
The 360º Leader (Section 1 of 6)
The 360º Leader (Section 1 of 6)The 360º Leader (Section 1 of 6)
The 360º Leader (Section 1 of 6)
Greg Makowski
 
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạtSlide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
Hai Nguyen
 
Lead Yourself First
Lead Yourself FirstLead Yourself First
Lead Yourself First
Christopher Avery
 
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớnSpin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
SlimCRM - bộ giải pháp tăng năng lực quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
How To Motivate Yourseft
How To Motivate YourseftHow To Motivate Yourseft
How To Motivate YourseftNghi Huynh
 
FROM GOOD TO GREAT
FROM GOOD TO GREATFROM GOOD TO GREAT
FROM GOOD TO GREAT
ace boado
 
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạoPhương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Vũ Minh
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Huynh Huu Tai
 
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết địnhTrương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
Nghĩa Trương Trung
 
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
Sơn Bùi
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Chuong Nguyen
 
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp0226 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02Vishal Suppan
 
6 Keys to Effective Leadership
6 Keys to Effective Leadership6 Keys to Effective Leadership
6 Keys to Effective Leadership
LinkedIn
 
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership PptThe 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
Omar Caceres
 

What's hot (20)

Good Manager, True Leader
Good Manager, True LeaderGood Manager, True Leader
Good Manager, True Leader
 
A leader with no title
A leader with no titleA leader with no title
A leader with no title
 
The 48 Laws of Power English PPT.pptx
The 48 Laws of Power English PPT.pptxThe 48 Laws of Power English PPT.pptx
The 48 Laws of Power English PPT.pptx
 
The 360º Leader (Section 1 of 6)
The 360º Leader (Section 1 of 6)The 360º Leader (Section 1 of 6)
The 360º Leader (Section 1 of 6)
 
Bernardinho
Bernardinho Bernardinho
Bernardinho
 
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạtSlide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
Slide giới thiệu 7 thói quen thành đạt
 
No pain no gain
No pain no gainNo pain no gain
No pain no gain
 
Lead Yourself First
Lead Yourself FirstLead Yourself First
Lead Yourself First
 
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớnSpin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
Spin Selling - Chiến thuật bán hàng thông minh quy mô lớn
 
How To Motivate Yourseft
How To Motivate YourseftHow To Motivate Yourseft
How To Motivate Yourseft
 
FROM GOOD TO GREAT
FROM GOOD TO GREATFROM GOOD TO GREAT
FROM GOOD TO GREAT
 
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạoPhương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết địnhTrương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
Trương Trung Nghĩa Mô hình ra quyết định
 
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
 
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp0226 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02
26 time-management-hacks-i-wish-id-known-at-20-130328142451-phpapp02
 
6 Keys to Effective Leadership
6 Keys to Effective Leadership6 Keys to Effective Leadership
6 Keys to Effective Leadership
 
Palestra "Chefe, Gestor ou Líder?"
Palestra "Chefe, Gestor ou Líder?"Palestra "Chefe, Gestor ou Líder?"
Palestra "Chefe, Gestor ou Líder?"
 
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership PptThe 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
The 21 Irrefutable Laws Of Leadership Ppt
 

Similar to 1. nha lanh dao 360 do

18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548
18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_54818 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548
18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548Hanh Huynh
 
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh daoNhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Huyen Tran
 
Khoa học quản lý.docx
Khoa học quản lý.docxKhoa học quản lý.docx
Khoa học quản lý.docx
THUTRANTHIANH4
 
Khoa học quản lý.pdf
Khoa học quản lý.pdfKhoa học quản lý.pdf
Khoa học quản lý.pdf
THUTRANTHIANH4
 
Chủ đề 20 k23 lop dem t6 e101
Chủ đề 20   k23 lop dem t6 e101Chủ đề 20   k23 lop dem t6 e101
Chủ đề 20 k23 lop dem t6 e101
Huyen Tran
 
\\Lãnh đạo - Warren Bennis
\\Lãnh đạo - Warren Bennis\\Lãnh đạo - Warren Bennis
\\Lãnh đạo - Warren BennisVu Trang
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Nguyễn Quốc Chiến
 
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)Leadership workshop hà nội (20.12.2008)
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)Cuong Nguyen
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]Trieu Nguyen
 
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trịTứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Le Thi
 
Leadership blook.pptx p3
Leadership blook.pptx p3Leadership blook.pptx p3
Leadership blook.pptx p3CMT SOLUTION
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Trong Hoang
 
Leadership Ch6 Daoduc
Leadership Ch6  DaoducLeadership Ch6  Daoduc
Leadership Ch6 DaoducChuong Nguyen
 
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhânChuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
Lê Thanh Trông
 
Leadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungLeadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungChuong Nguyen
 
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạoFinal nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
VinhPhm86
 

Similar to 1. nha lanh dao 360 do (20)

18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548
18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_54818 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548
18 yeu to_can_co_cua_mot_nha_lanh_dao_548
 
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh daoNhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
 
Khoa học quản lý.docx
Khoa học quản lý.docxKhoa học quản lý.docx
Khoa học quản lý.docx
 
Khoa học quản lý.pdf
Khoa học quản lý.pdfKhoa học quản lý.pdf
Khoa học quản lý.pdf
 
Chủ đề 20 k23 lop dem t6 e101
Chủ đề 20   k23 lop dem t6 e101Chủ đề 20   k23 lop dem t6 e101
Chủ đề 20 k23 lop dem t6 e101
 
Tinh hoa lanh dao
Tinh hoa lanh daoTinh hoa lanh dao
Tinh hoa lanh dao
 
\\Lãnh đạo - Warren Bennis
\\Lãnh đạo - Warren Bennis\\Lãnh đạo - Warren Bennis
\\Lãnh đạo - Warren Bennis
 
Knlvn
KnlvnKnlvn
Knlvn
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
 
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)Leadership workshop hà nội (20.12.2008)
Leadership workshop hà nội (20.12.2008)
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
 
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trịTứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
 
Leadership blook.pptx p3
Leadership blook.pptx p3Leadership blook.pptx p3
Leadership blook.pptx p3
 
Lanh dao doanh nghiep
Lanh dao doanh nghiepLanh dao doanh nghiep
Lanh dao doanh nghiep
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
 
Leadership Ch6 Daoduc
Leadership Ch6  DaoducLeadership Ch6  Daoduc
Leadership Ch6 Daoduc
 
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhânChuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
Chuyên đề Xây dựng thương hiệu cá nhân
 
Leadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungLeadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 Phuctung
 
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạoFinal nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
Final nhóm 6 lãnh đạo Môn quản trị lãnh đạo
 

1. nha lanh dao 360 do

  • 1. hát triển tầm ảnh hưởng của bạn từ mọi nơi trong tổ chức. John Maxwell, Thomas Nelson, 2005. The big idea. Câu hỏi số một mà bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo John Maxwell gặp phải khi thực hiện các cuộc hội thảo về kỹ năng lãnh đạo là gì? Đó là “Làm sao để thực hành những gì ông đã giảng khi tôi không phải là một nhà lãnh đạo cấp cao?” Những người muốn lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức phải đối mặt với những thử thách nhất định. Và họ thường bị ngăn cản bởi những quan niệm sai lầm, những quan niệm này ngăn họ phát triển tầm ảnh hưởng của mình. Liệu có thể lãnh đạo tốt khi bạn không phải là người đứng đầu? Làm thế nào khi bạn phải làm việc cho một vị lãnh đạo kém? Cuốn sách này sẽ trả lời cho bạn. Tạisao bạn cần cuốn sách này ?
  • 2. Tiến sĩ Maxwell, một trong những bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo trên thế giới, sẽ vạch trần những hiểu nhầm thường gặp, chỉ ra cách thức để vượt qua những thử thách và dạy bạn những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo 3600. Nếu bạn là người đang cố gắng lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức, bạn sẽ có cơ hội để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo theo mọi hướng: lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo cấp dưới, lãnh đạo đồng cấp. Điều tuyệt vời là thậm chí nếu bạn không phải là lãnh đạo cấp cao, tầm ảnh hưởng của bạn mạnh hơn bạn thường nghĩ rất nhiều. Hãy thực hành những gì được hướng dẫn trong cuốn “nhà lãnh đạo 3600 và cơ hội sẽ là vô tận đối với tổ chức, công việc và cuộc sống của bạn. Có nhiều nhà lãnh đạo trong quá khứ như: William Wallace lãnh đạo quân lính của ông chống lại quân đội đàn áp. Winston Churchill chống lại chủ nghĩa phát xít khi gần như sụp đổ. Mahatma lãnh đạo một cuộc hành trình 200 dặm tới bờ biển để chống lại đạo luật thuế muối. Mary Kay Ash tự mình sáng lập một công ty tầm cỡ thế giới. Martin Luther King Jr. đứng trước đài tưởng niệm Lincoln lôi cuốn cả nước với bài diễn văn “I have a
  • 3. dream”. Mỗi người trong số đó đều là nhà lãnh đạo tuyệt vời, đã tác động tới hàng triệu người. Những hình tượng đó có thể dẫn chúng ta đến những ngộ nhận về kỹ năng lãnh đạo. Trên thực tế, 99% sự lãnh đạo xảy ra không phải ở vị trí đứng đầu của tổ chức mà từ những vị trí ở giữa. Thông thường, mỗi tổ chức đều chỉ có duy nhất một người lãnh đạo đứng đầu. Vì vậy, bạn sẽ làm gì nếu mình không phải là người đứng đầu? Bạn có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức bằng cách trở thành nhà lãnh đạo 360 độ. Bạn có thể lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo đồng cấp, lãnh đạo cấp dưới. Chỉ có nhà lãnh đạo 360 độ mới ảnh hưởng tới tất cả mọi người ở mọi mức độ trong tổ chức. Bằng cách giúp đỡ người khác, họ giúp đỡ chính bản thân mình. Ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo 360 độ, miễn là họ đã có kỹ năng lãnh đạo ở mức trung bình hoặc cao hơn, có mong muốn và cố gắng để thực hiện điều đó. Bạn không cần phải là lãnh đạo cấp cảo để có những tác động tích cực tới tổ chức. Những nhà lãnh đạo giỏi không phải là những người chỉ lãnh đạo tốt những người đi theo họ mà còn phải lãnh đạo tốt cấp trên và những người đồng cấp.
  • 4. Nhà lãnh đạo 360 độ sẽ giúp bạn: - Vượt qua những ngộ nhận mà những người đứng giữa tổ chức rất hay gặp phải. - Giải quyết những vấn đề phổ biến mà những người ở vị trí giữa của tổ chức phải đối mặt. - Lãnh đạo cấp dưới, cấp trên và đồng cấp. - Vượt qua những trở ngại bạn sẽ phải đối mặt trên con đường trở thành nhà lãnh đạo 360 độ. - Nhận thức được giá trị của kỹ năng lãnh đạo 360 độ. Những ngộ nhận khi lãnh đạo từ vị trí giữa: Ngộ nhận #1: Ngộ nhận về chức vị. Ngộ nhận lớn nhất mà mọi người hay mắc phải khi nghĩ về những nhà lãnh đạo là vai trò lãnh đạo do chức vị của họ quyết định. Thực tế là bạn hoàn toàn không cần chức vị để có thể lãnh đạo tổ chức của mình. Thước đo vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh hưởng – không hơn không kém. Kỹ năng lãnh đạo là thứ mà bạn có thể nhận được từ mỗi người bạn gặp. Bạn đang ở đâu trong “nấc thang lãnh đạo” phụ thuộc vào quan hệ
  • 5. của bạn với mọi người. Chức vị ít liên quan đến vai trò lãnh đạo thực sự. Tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào sự suy nghĩ của bạn chứ không phải chức vị. Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, không phải do chức vị quyết định. Mỗi người đều có thể lựa chọn trở thành nhà lãnh đạo, bất kể họ là ai. Bạn có thể tạo ra sự khác biệt, cho dù bạn ở vị trí nào. Ngộ nhận #2: Ngộ nhận về mục tiêu. Những người mắc phải ngộ nhận này thường phát biểu: “Khi tôi lên tới đỉnh , tôi sẽ học để trở thành lãnh đạo”. Nhưng nếu bạn muốn thành công, bạn phải học càng nhiều càng tốt về kỹ năng lãnh đạo trước khi bạn có được vị trí lãnh đạo. Những kỹ năng lãnh đạo tốt thường được học trong những hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn không thử kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định khi những rủi ro, mạo hiểm còn thấp thì bạn sẽ gặp khó khăn ở những level cao hơn, khi cái giá phải trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả rất lớn và số người biết đến thất bại của bạn cũng rất nhiều. Nhưng sai lầm nhỏ có thể dễ dàng vượt qua. Sai lầm khi bạn đứng đầu tổ chức sẽ gây tổn thất nặng nề và hủy hoại lòng tin của mọi người dành cho bạn. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, vứt bỏ những ngộ nhận, học những kỹ năng
  • 6. và phát triển những thói quen của con người lý tưởng mà bạn muốn trở thành. Hành động hôm nay sẽ chuẩn bị cho bạn vào ngày mai. Ngộ nhận #3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng. Những người có ngộ nhận về tầm ảnh hưởng thường nói: “Nếu tôi là lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo tôi”. Những người không có kinh nghiệm lãnh đạo thường có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Bạn có thể cho ai đó chức vị, nhưng bạn không thể ban cho họ vai trò lãnh đạo thực sự, sự ảnh hưởng phải do họ tự tìm kiếm. Chức vị chỉ cho bạn cơ hội – cơ hội để bạn thử vai trò lãnh đạo. Nó giúp bạn có được sự chấp nhận vô điều kiện của mọi người trong một thời gian. Nhưng ngay sau đó, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tốt hơn hoặc xấu đi. Những lãnh đạo giỏi sẽ thu được ảnh hưởng vượt ra ngoài chức vị của họ. Nhớ rằng chức vị không tạo nên một lãnh đạo nhưng ngược lại, lãnh đạo có thể tạo nên chức vị. Ngộ nhận #4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm. Mặc dù có khát vọng phát triển tổ chức và niềm tin bạn có thể làm được
  • 7. điều đó là đặc trưng của một nhà lãnh đạo, nhưng khi không có kinh nghiệm trở thành người đứng đầu tổ chức, bạn sẽ đánh giá quá cao quyền lực mà người đứng đầu có được. Khi càng lên cao và khi tổ chức càng lớn, bạn càng nhận thức được rằng có nhiều yếu tố điều khiển tổ chức. Hơn bao giờ hết, khi đứng đầu, bạn cần toàn bộ sự ảnh hưởng mà bạn có được. Chức vụ không cho bạn quyền lực hay bảo vệ bạn. Ngộ nhận #5: Ngộ nhận về tự do. Những người ngộ nhận về tự do có thể nghĩ: “Khi lên tới đỉnh, tôi sẽ không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì”. Nhưng khi càng lên cao, trách nhiệm của bạn càng lớn. Thậm chí trong nhiều tổ chức, bạn sẽ thấy rằng khi trở thành lãnh đạo, trách nhiệm của bạn tăng nhanh hơn quyền lực mà bạn nhận được. Khi bạn lên cao, kỳ vọng của mọi người đặt vào bạn lớn hơn, áp lực nhiều hơn và quyết định của bạn sẽ tác động mãnh mẽ hơn đến sự thành bại của tổ chức. Do bổn phận và nghĩa vụ của lãnh đạo lớn hơn nên họ càng bị hạn chế hơn. Ngộ nhận #6: Ngộ nhận về tiềm năng. Những người thuộc nhóm người ngộ nhận như vậy lại nói rằng: “Tôi không
  • 8. thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu tôi không phải là lãnh đạo cao nhất”. Mỗi người nên cố gắng đạt tới đỉnh cao sự nghiệp của họ, chứ không phải là đỉnh cao trong tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát huy tối đa khả năng của mình, chứ không phải vì một chức vị nào đó trong tổ chức. Đôi lúc, bạn có thể tạo những tác động lớn nhất đến tổ chức từ một nơi nào đó hơn là từ vị trí cao nhất của tổ chức. Ngộ nhận #7: Được ăn cả, ngã về không. “Nếu tôi không lên được tới đỉnh, tôi sẽ không cố gắng lãnh đạo làm gì cả”. Nhiều người ở vị trí giữa trong tổ chức thất vọng với vị trí của mình vì theo họ, thành công phải khi đứng đầu tổ chức. Do vậy họ nghĩ rằng khi họ không được hư vậy, họ vẫn chưa thành công. Nếu sự thất vọng đó kéo dài, họ sẽ trở nên vỡ mộng, cay đắng và hay chỉ trích. Nếu điều đó xảy ra, thay vì giúp đỡ chính mình và tổ chức, họ trở thành vật cản. Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo và bạn có thể tác động đến tổ chức của mình. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của những người khác. Bạn có thể trở thành người gia tăng giá trị. Bạn có thể học cách ảnh hưởng đến người khác từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức – cho dù bạn có thể không bao giờ đạt được chức vị cao nhất. Bằng cách giúp đỡ người khác, bạn giúp đỡ
  • 9. chính bản thân mình. Những thách thức mà nhà lãnh đạo 360 độ phải đối đầu: Thử thách #1: Sự căng thẳng. Thử thách này đến từ việc bạn bị mắc kẹt ở giữa. Nếu chỉ đơn thuần nhận ra lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, bạn cần phải biết làm sao để giảm bớt sự căng thẳng đó. Đây là 5 lời khuyên dành cho bạn: 1. Cảm thấy thoải mái với vị trí giữa: Vị trí giữa có thể là một vị trí tuyệt vời – miễn là bạn tin tưởng vào tầm nhìn và lãnh đạo của bạn. 2. Biết rằng bạn phải làm gì và không nên làm gì: Sẽ không có gì là căng thẳng khi bạn biết rõ trách nhiệm của mình. 3. Nhanh chóng tìm ra câu trả lời. 4. Không bao giờ vượt quá giới hạn của mình và hủy hoại niềm tin của cấp trên vào bạn. 5. Tìm những cách thư giãn phù hợp. Thử thách #2: Sự chán nản. Thử thách này đến từ người lãnh đạo không hiệu quả của bạn. Công việc của bạn không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo mà là gia tăng giá trị
  • 10. cho họ. Điều này không đúng chỉ khi lãnh đạo cấp trên của bạn vô đạo đức hoặc phạm pháp. Nếu lãnh đạo không thay đổi, bạn nên thay đổi thái độ hoặc nơi làm việc. Khi bạn thấy mình đang làm việc cho một lãnh đạo kém hiệu quả, nên làm như sau: 1. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo của bạn, tìm ra những sở thích chung và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. 2. Tìm ra những điểm mạnh của lãnh đạo. 3. Cam kết sẽ mang lại giá trị cho lãnh đạo. Thử thách #3: Thử thách nhiều mũ. Lãnh đạo cấp trung cần phải thực hiện nhiều công việc và có tri thức vượt ra ngoài kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ phải giải quyết hàng loạt những ưu tiên. Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà bạn đảm nhận đều có những mục tiêu và trách nhiệm riêng. Khi bạn đổi chiếc mũ, hãy nhớ rằng hoàn cảnh đã thay đổi. Mục tiêu thường xác định vai trò và phương pháp thích ứng. Đừng lẫn lộn sử dụng chiếc mũ này để hoàn thành công việc khác, chỉ đổi mũ chứ đừng thay đổi tính cách của bạn và cũng đừng bỏ bê bất kỳ chiếc mũ nào mà bạn có trách nhiệm phải đội.
  • 11. Thử thách #4: Cái tôi. Mọi người đểu muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là những lãnh đạo cấp trung của tổ chức thường bị bỏ quên, họ không đạt được sự tín nhiệm mà họ xứng đáng có được – điều đó tác động đến cái tôi của họ. Thử thách đặt ra là làm sao trở thành một người trong đội và hài lòng khi đóng góp cho đội. Đây là phương pháp để vượt qua thách thức cái tôi: 1. Tập trung vào trách nhiệm của bạn hơn là giấc mơ cá nhân. 2. Đánh giá cao chức vị của mình. 3. Hài lòng khi biết lý do thực sự cho thành công của một dự án. 4. Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác. 5. Hiểu sự khác biệt giữa thúc đẩy vì động cơ cá nhân và thúc đẩy không vì động cơ cá nhân. Thử thách #5: Sự thỏa mãn. Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lòng khi bạn đứng ở vị trí giữa. Thực tế, vai trò lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ năng đúng đắn, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào
  • 12. trong tổ chức.Sau đây là 5 cách để bạn tự hình thành thái độ đúng đắn: 1. Phát triển quan hệ tốt đẹp với những người quan trọng. 2. Làm cho cả đội cùng chiến thắng. 3. Không ngừng giao tiếp. 4. Học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành. 5. Đặt cả đội lên trên thành tích cá nhân. Thử thách #6: Thử thách tầm nhìn. Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi bạn không phải là người tạo ra nó. Chìa khóa để vượt qua thách thức tầm nhìn là: bạn càng đầu tư vào tầm nhìn, nó càng trở thành “của bạn” nhiều hơn. Mặc dù bạn thích thú với tầm nhìn của riêng mình hơn so với của người khác, hãy tạo ra cơ hội đảm bảo rằng giấc mơ của bạn sẽ thành hiện thực khi bạn hoàn thành giấc mơ của người khác. Thử thách #7: Thử thách tầm ảnh hưởng. Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của bạn không dễ. Vai trò lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu bạn không có tầm ảnh hưởng, không có chức vị thì chẳng ai đi theo bạn cả. Và càng ngoài phạm vi chức
  • 13. vị của bạn bao nhiêu, bạn càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy nhiêu. Đó là lý do tại sao “nhà lãnh đạo 360 độ” muốn thay đổi suy nghĩ của bạn từ “tôi muốn một chức vị mà khiến mọi người đi theo tôi” thành “tôi muốn trở thành một người mà mọi người muốn đi theo tôi”. Nếu lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân, mọi người sẽ phản ứng tốt với họ. Càng quan tâm sâu sắc bao nhiêu, tâm ảnh hưởng của họ càng lớn và lâu dài bấy nhiêu. Nguyên tắc lãnh đạo cấp trên. “Follow me, I’m right behind you”. Lãnh đạo cấp trên là thử thách lớn nhất đối với nhà lãnh đạo 3600.Ảnh hưởng đến lãnh đạo không phải là việc bạn có thể làm được trong vài ngày. Những điều bạn nên làm là hỗ trợ cấp trên, gia tăng giá trị cho tổ chức, thể hiện bản thân bằng cách hoàn thành thật tốt công việc của mình. Sau mỗi bước, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để lãnh đạo cấp trên. Nguyên lý #1: Lãnh đạo bản thân thật xuất sắc.
  • 14. Nếu bạn muốn lãnh đạo cấp trên, trước tiên phải lãnh đạo bản thân trước. Nếu không, bạn sẽ không có lòng tin của mọi người. Nếu bạn không thể lãnh đạo bản thân, mọi người sẽ: 1. Không ủng hộ bạn. 2. Không tôn trọng bạn. 3. Không muốn hợp tác với bạn. Nguyên lý #2: Chia sẻ công việc với lãnh đạo. Khi bạn chia sẻ công việc với lãnh đạo, dĩ nhiên công việc của bạn sẽ nặng nề hơn. Tuy nhiên nhờ đó, lãnh đạo sẽ kéo bạn dậy. Nguyên lý #3: Sẵn sàng làm những việc mà ngườikhác không làm. “Nếu bạn không sẵn lòng làm những việc vượt quá khả năng của những người bình thường, bạn sẽ không thể lên được vị trí dẫn đầu” – J.C.Penny. Những người muốn trở nên hiệu quả luôn sẵn lòng làm những việc mà người khác không muốn. Và do đó, những người lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ, động viên và chấp nhận sự ảnh hưởng của họ.
  • 15. Nguyên lý #4: Làm nhiều hơn quản lý – lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là là quản lý. Kỹ năng lãnh đạo hướng đến: 1. Con người hơn là công việc. 2. Động viên hơn là duy trì. 3. Nghệ thuật hơn là khoa học. 4. Trực giác hơn là công thức. 5. Tầm nhìn hơn là thủ tục. 6. Liều lĩnh hơn là thận trọng. 7. Hành động hơn là phản ứng. 8. Mối quan hệ hơn là luật lệ. 9. Bạn là ai hơn là bạn làm gì. Nguyên lý #5: Tạo ra những mối quan hệ hữu hảo. Thành công hay thất bại của mỗi người thường liên quan đến những mối quan hệ của họ trong cuộc sống. Với kỹ năng lãnh đạo cũng vậy. Chất lượng của những mối quan hệ với lãnh đạo mà bạn có với lãnh đạo tác động đến thành công hay thất bại trong việc lãnh đạo cấp trên. Do vậy rất đáng để bạn đầu tư vào những mối quan hệ hữu hảo với cấp trên.
  • 16. Nguyên tắc #6: Chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi lần gặp lãnh đạo. Khi bạn liên tục thể hiện tốt mỗi lần gặp lãnh đạo, họ sẽ cảm thấy hứng thú với bạn hơn. Không có phần thưởng nào quý giá hơn đối với một người lãnh đạo khi họ thấy những dấu hiệu phản hồi tích cực từ bạn về những gì họ đã làm. Nguyên tắc #7: Biết tiến, lùi đúng lúc. Biết tiến đã quan trọng nhưng rút lui đúng lúc còn quan trọng hơn. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết họ mất một cơ hội khi bạn không đề xuất, nhưng họ sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn không rút lui đúng lúc. Nguyên tắc #8: Trở thành quân sư. Ít thứ có thể làm bạn nổi bật hơn việc trở thành quân sư. Mọi người, không chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên và lãnh đạo đồng cấp, ngưỡng mộ và chú ý đến quân sư khi gặp phải những vấn đề khó khăn. Quân sư luôn là người hiệu quả nhất. Nguyên tắc #9: Không ngừng tiến bộ.
  • 17. Dù cái giá bạn phải trả cho sự tiến bộ là bao nhiêu chăng nữa thì cái giá của việc không làm gì vẫn luôn cao hơn. Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp. “Follow me, I’ll walk with you”. Muốn thành công trong việc lãnh đạo đồng cấp, phải có lý do để đồng nghiệp kính trọng và ủng hộ bạn. Làm sao để có được điều đó? Chính bằng cách giúp những đồng nghiệp của bạn chiến thắng. Nếu bạn có thể giúp họ chiến thắng, bạn không chỉ giúp tổ chức mà còn giúp chính bản thân mình. Nguyên tắc #1: An hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo. Một chu trình luôn bắt đầu từ quan tâm và kết thúc ở thành công. Nguyên lý #2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ.
  • 18. Sự thành công của cả đội quan trọng hơn sự chiến thắng của mỗi cá nhân. Các tổ chức cần cả đối thủ lẫn. Nguyên lý #3: Hãy là một ngườibạn. Khi gặp phải công việc thực sự khó hay không thoải mái, thứ duy nhất bạn cần là một người bạn. Và khi công việc trôi trảy, có một người bạn là một “icing on the cake :D” (having a friend is icing on a cake). Nguyên lý #4: Tránh đấu đá chính trị. Nếu bạn không ích kỷ, khéo léo với mọi người, bạn sẽ chiếm được lòng tin và cải thiện hiệu quả làm việc của mình và cả đội. Nguyên lý #5: Mở rộng vòng tròn quan hệ. Thật dễ dàng khi ở trong môi trường mà chúng ta đã cảm thấy thoải mái và an toàn. Đó chính là lý do mọi người né tránh sự thay đổi. Nhưng bạn không thể vừa phát triển vừa né tránh sự thay đổi được. Nếu bạn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng thì bạn phải mở rộng vòng tròn quan hệ của mình.
  • 19. Nguyên lý #6: Sẵn sàng công nhận những ý tưởng xuất sắc nhất. Nếu bạn khao khát trở thành nhà lãnh đạo 3600 thì bạn phải cưỡng lại ham muốn đấu tranh bảo vệ ý tưởng của mình khi nó không phải là ý tưởng hay nhất. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi bạn làm cho những ý tưởng xuất sắc nhất được công nhận, bạn sẽ có những người bạn và tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nguyên lý #7: Đừng tỏ vẻ hoàn hảo. Nếu bạn muốn ảnh hưởng người khác, đừng cố gắng để gây ấn tượng với họ. Sự kiêu hãnh không là gì ngoài tính ích kỉ và giả vờ chỉ càng làm mọi người xa cách bạn, họ không biết thực sự bạn là ai. Thay vì gây ấn tượng với họ, bạn hãy để họ gây ấn tượng với mình. Nguyên lý lãnh đạo cấp dưới. “Follow me, I’ll add value to you”. Khi lãnh đạo cấp dưới, bạn không chỉ khiến mọi người làm những việc bạn
  • 20. muốn. Bạn đang tìm kiếm mình là ai. Bạn đang giúp nhân vien khai phá tiềm năng của họ. Bạn giúp họ làm được những việc mà họ không thể tự làm. Và bạn khen ngợi họ khi họ đóng góp cho cả đội. Tóm lại, bạn đang cố gắng gia tăng giá trị cho họ. Nguyên lý #1: Bước chậm rãiqua khu vực làm việc của nhân viên. Hãy dành thời gian bước thật chậm qua khu làm việc của nhân viên, tiếp xúc với họ và giành cho họ cơ hội tiếp xúc với bạn nhiều hơn. Khi nhìn thấy người khác đang rảnh rỗi, hãy nói chuyện với họ. Trong các buổi họp, hãy đến sớm vài phút để có cơ hội trọ chuyện với họ. Nguyên lý #2: Coi mỗi ngườilà một điểm 10. Nếu bạn mong muốn coi mỗi người như một điểm 10, hãy giúp họ tìm ra những việc họ làm đúng. Và đây sẽ là điều khác biệt của bạn so với người khác, bởi vì người ta thường dễ dàng nhận ra lỗi lầm hơn là công lao của người khác. Nguyên lý #3: Pháttriển mỗi thành viên với tư cách là một con người.
  • 21. Việc phát triển nhân viên, nâng họ lên tầm cao mới sẽ khẳng định bạn là một nhà lãnh đạo đẳng cấp. Khi phát triển nhân viên, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, cả bạn và tổ chức đều đạt được những kết quả tốt hơn, mọi người đều có lợi. Kết quả là bạn trở thành người lãnh đạo luôn thu hút được những nhân tài xung quanh mình nhờ việc nâng tầm họ lên. Nguyên lý #4: Sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ. Khi bạn sử dụng nhân viên đúng sở trường, sẽ có 2 ích lợi sau: 1. Bạn làm cuộc sống của họ tốt hơn. 2. Họ thấy công việc thật thú vị và coi nó nhưng một phần thưởng trong cuộc sống. Luôn luôn có sự khác biệt giữa những người ghét công việc và những người yêu thích công việc của mình. Nguyên lý #5: Làm gương cho ngườikhác. Kỹ năng lãnh đạo của bạn nếu không ngừng phát triển thì sẽ là rào cản đối
  • 22. với tiềm năng của nhân viên của bạn. Tại sao? Vì bạn chỉ có thể dạy những gì bạn biết, bạn không thể cho đi những thứ mà mình không có. Nếu bạn muốn phát triển tiềm năng đội của bạn, bạn phải không ngừng phát triển bản thân. Nguyên lý #6: Truyền đạttầm nhìn. Mọi người nói con tàu càng lớn thì càng khó chuyển hướng. Điều này có thể đúng với một con tàu, nhưng nó hoàn toàn sai đối với một tổ chức. Tổ chức là một thực thể lớn với nhiều thành phần nhỏ trong nó. Nếu mỗi nhà lãnh đạo cấp trung trong tổ chức là một nhà lãnh đạo 3600 xuất sắc trong việc truyền tải tầm nhìn đến các nhân viên của họ thì dù tổ chức có lớn đến đâu, việc chuyển hướng cũng rất dễ dàng. Vấn đề không phải ở kích thước của tổ chức mà là tài năng của những nhà lãnh đạo trong đó. Nguyên lý #7: Khen ngợithành tích. Mọi hành động được lãnh đạo khen thưởng sẽ được lặp lại. Do vậy khi nhân viên của bạn làm tốt, hãy khen thưởng họ. Mặt khác khi được khen thưởng, bạn không chỉ truyền cảm hứng để họ làm việc tốt hơn mà còn
  • 23. khiên họ chăm chỉ, yêu thích công việc hơn. 12 bài tập hàng ngày của lãnh đạo. Nếu bạn muốn hoàn thiện tổ chức của mình, mỗi sáng thức dậy hãy cam kết thực hiện những việc sau đây. 1. Đặt niềm tin vào con người. Sự thay đổi đầu tiên để biến tổ chức của bạn thành một môi trường lãnh đạo thân thiện phải xảy ra ngay bên trong bạn. Hãy cam kết thực hiện những điều bạn trân trọng. Về cơ bản, nếu bạn không trân trọng mọi
  • 24. người, bạn sẽ không thể tạo ra một văn hóa phát triển các lãnh đạo. 2. Dành nguồn lực để phát triển con người. Dù phải trả bất cứ giá nào để phát triển con người, cái giá phải trả khi bạn không phát triển họ vẫn cao hơn. 3. Đánh giá cao vai trò lãnh đạo. Nếu bạn coi trọng kỹ năng lãnh đạo, những nhà lãnh đạo sẽ xuất hiện để gia tăng giá trị cho tổ chức của bạn. 4. Tìm kiếm những nhà lãnh đạo tiềm năng. Nếu vai trò lãnh đạo đã lọt vào rada của bạn và bạn trân trọng nó, bạn sẽ liên tục để mắt dò tìm những lãnh đạo triển vọng. 5. Hiểu và tôn trọng nhân viên. Khi bạn chọn lựa nhân viên để phát triển, hãy tìm hiểu để dung hòa giữa những khát khao chung tổ chức và nhu cầu cá nhân của từng người. Hãy
  • 25. cố gắng làm quá trình phát triển phù hợp nhất với từng cá nhân. Để làm được như vậy hãy liên tục hỏi: “tôi đã hiểu nhân viên của tôi chưa?”. 6. Cung cấp kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên của bạn. Cần phải có sự thay đổi. Nếu không để họ lãnh đạo thì họ sẽ không bao giờ có đủ kinh nghiệm để lãnh đạo tôt. 7. Khen thưởng sự chủ động lãnh đạo. Chủ động là một phẩn rất quan trọng của năng lực lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo tài ba nhất là những người hành động trước, họ khiến mọi việc xảy ra. Phần lớn các lãnh đạo đứng đầu đều là người khởi xướng, nhưng không có nghĩa là tất cả các lãnh đạo đứng đầu đều thấy thoải mái khi người khác sử dụng sáng kiến riêng của họ. 8. Tạo ra môi trường lý tưởng để nhân viên chia sẻ ý tưởng,đặt câu hỏi và mạo hiểm. Nếu bạn vững vàng và để nhân viên tìm kiếm những phương thức làm việc mới, những phương thức làm việc tốt hơn của bạn, thì tổ chức của bạn sẽ
  • 26. tiến rất nhanh. 9. Cùng pháttriển. Khi mọi người thấy những người lãnh đạo cấp cao đang thay đổi, văn hóa của tổ chức cũng thay đổi. Mọi người sẽ cùng nhận được một thông điệp: ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển. 10. Thu hút các lãnh đạo triển vọng về với bạn. Cách tốt nhất để phát triển một người thành nhà lãnh đạo xuất sắc là để họ được hướng dẫn bởi những nhà lãnh đạo xuất sắc. Vì vậy bạn phải chia sẻ những điều tốt nhất của bạn với những lãnh đạo tiềm năng. 11. Phát triển một nhóm lãnh đạo. Nếu bạn muốn tổ chức của bạn phát triển hết tiềm năng của nó, phát triển từ tốt đến tuyệt vời, bạn cần phải phát triển một nhóm những nhà lãnh đạo. Ở đó mọi người có thể bổ sung điểm yếu của nhau, có thể thách thức nhau để cùng phát triển. Nếu bạn cố gắng thực hiện công việc một mình thì công việc sẽ không thể hoàn thành vượt mức giới hạn của bạn.
  • 27. 12. Giải phóng nhữngnhà lãnh đạo để họ cùng lãnh đạo. Nếu bạn sẵn sàng phát triển và giải phóng cho những nhà lãnh đạo 3600 thì tổ chức và cuộc sống của bạn cũng đổi thay. Một triết gia trung quốc đã nói: “Mộtlãnh đạo tuyệt với khi không ai biết đến sự tồn tại của anh ta”. Người lãnh đạo tuyệt vời làm gì?– chính là giúp người khác thành công. Họ lãnh đạo, trao quyền rồi rút lui lặng lẽ. Nếu bạn tạo dựng mộtmôi trường phát triển những nhà lãnh đạo 3600, mộtngày nào đó bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Little Eagle (The360 Degree Leader)