SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 1
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ............................................................................................4
1. Khái niệm chính sách tiền tệ..........................................................................................4
1.1. Chính sách tiền tệlà gì?..........................................................................................4
1.2. Phân loại chính sách tiền tệ ....................................................................................4
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ......................................................................................5
2.1. Mục tiêu cuối cùng.................................................................................................5
2.1.1. Mục tiêu ổn định...................................................................................................5
2.1.1.1. Ổn địn h g iá cả (kiểm soát lạm phát ởmức mong muốn).....................................5
2.1 .1.2. Ổn địn h lã i su ất.............................................................................................5
2.1 .1.3. Ổn địn h th ị trườn g tà i ch ính ........................................................................6
2.1 .1.4. Ổn địn h tỷ giá................................................................................................6
2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng...........................................................................................6
2.1.2 .1 .Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng sản lượng .........................................6
2.1.2 .2 . Tạo cô ng ăn việc làm h ữu h iệu ........................................................................7
2.2. Mục tiêu trung gian.................................................................................................7
2.3. Mục tiêu hoạt động..................................................................................................8
2.3.1. Mục tiêu hoạt động giá cả (LS ngắn hạn).............................................................8
2.3.2. Mục tiêu hoạt động khối lượng(tiền cơbản)........................................................9
Sự xung đột giữa các mục tiêu..............................................................................................9
3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ ..........................................................................9
3.1. Chính sách tín dụng ................................................................................................9
3.2. Chính sách cung ứng và điều tiếtkhối lượng .........................................................10
3.3. Chính sách ngoạihối:là cơ sở pháp lý cho các hoạtđộng liên quan đến ngoại hối, thể
hiện trên 3 phương diện...................................................................................................11
3.3.1. Chính sách hối đoái...........................................................................................11
3.3.2. Dự trữ ngoại hối................................................................................................12
3.3.3. Tỷ giá hối đoái...................................................................................................12
3.4. Chính sách lãi suất................................................................................................13
4. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ.....................................................................13
4.1. Kênh lãi suất truyền thống ...................................................................................13
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 2
4.2. Kênh giá trị tài sản khác.......................................................................................15
4.2.1. Kênh giá cả chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).........................................................15
4.2.2. Kênh giá cả bất động sản...........................................................................................16
4.2.3. Kênh tỷ giá hối đoái.................................................................................................18
4.3. Các kênh tín dụng ................................................................................................19
4.3.1. Kênh tín dụng ngân hàng...................................................................................19
4.3.2. Kênh bảng cân đối tài sản.................................................................................20
5. Các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ....................................................................21
5.1. Các công cụ trực tiếp.............................................................................................21
5.1.1. Quy định lãi suất tiền gửi và cho vay..................................................................21
5.1.2. Hạn mức tín dụng.............................................................................................23
5.2. Các công cụ gián tiếp.............................................................................................25
5.2.1. Tỷ lệ dự trữ bắtbuộc..........................................................................................25
5.2.2. Chính sách chiết khấu(tái cấp vốn)...................................................................29
5.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở....................................................................................32
6. Chính sách tiền tệ Việt Nam và thế giới trongnăm 2011-2012.....................................36
6.1. Điểm lại chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới......................................36
6.2. Chính sách tài chính tiềntệ của ViệtNam năm 2011 – 2012 những điểmsáng và tối.
43
6.2.1. Chính sách tiền tệ của VNnăm 2011-2012........................................................43
6.2.2. Mặt tích cực của chính sách tiền tệ 2012 ............................................................48
6.2.3. Các mặt còn hạn chế..........................................................................................50
6.3. Những bài học cho CSTT.....................................................................................59
6.4. Chính sách tiền tệ năm 2013: Hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô..........................59
6.4.1. Kiềm chế lạm phát............................................................................................60
6.4.2. Phá băng tín dụng ..............................................................................................62
6.4.3. Giải quyết nợ xấu, hàngtồn kho và tăng tổng cầu ...............................................63
PHẦN2: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀCHU KÌ KINH TẾ................................................65
1. CHÍNH SÁCHTÀI KHÓ A..........................................................................................65
1.1. Khái niệm về chính sách tài khóa.........................................................................65
1.2. Phân loại chính sách tài khóa ...............................................................................66
1.2.1. Căn cứ vào tác động điều tiết chu kỳ kinh tế.....................................................66
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 3
1.2.2. Căn cứvào tínhchất điều tiếtnền kinh tế.............................................................67
1.3. Các công cụ của CSTK .........................................................................................69
1.3.1. Thuế..................................................................................................................69
1.3.2. Chi tiêu chính phủ..............................................................................................71
1.3.3. Tín dụng nhà nước..............................................................................................72
1.4. Vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế thị trường..............................73
1.4.1. Hướng dẫn........................................................................................................74
1.4.2. Điều tiết..............................................................................................................74
1.4.3. Kiềm chế...........................................................................................................75
1.4.4. Ổn định.............................................................................................................75
2. CHU KỲ KINH TẾ......................................................................................................77
2.1. Khái quát chu kỳkinh tế......................................................................................77
2.2. Các pha chu kỳ kinh tế.........................................................................................77
2.3. Ảnh hưởng chu kỳ kinh tế, nguyên nhân và biện pháp.........................................78
3. NHẬNXÉT VỀ CSTKVÀ BÀI TO ÁN Ổ N ĐỊNH CHU KỲKINH TẾ TẠI VIỆT NAM
80
3.1. Tác độngCSTK của mộtsố nướctrên thế giới .....................................................80
3.2. Tác độngCSTK đối với nền kinh tế Việt Nam......................................................82
3.3. Khuyến nghị việcthiết kế chínhsách tàikhóa vàgiải bài toán ổn định chu kỳ và
chống suy thoái kinh tế ởViệt Nam .................................................................................87
PHẦN III: PHỐ I HỢP GIỮACHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ......89
1. CSTK tác động đến CSTT ...........................................................................................92
2. CSTTtác độngđến CSTK ...........................................................................................94
3. Phối hợp chính sách tiền tệ vàchính sách tàikhóa ở ViệtNam trongviệc thực hiệnmục
tiêu kinh tế vĩ mô.................................................................................................................95
3.1. Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng..................................102
3.2. Giai đoạn kích cầu năm 2009..............................................................................104
3.3. Giai đoạnthực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn địnhvà duy trì mụctiêu
tăng trưởng năm 2010 ...................................................................................................105
3.4. Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô,kiềm chế lạm phát (2011 - 2012)......................106
4. Những vấn đề nảy sinh chủ yếu trongthực tế phối hợp hai chính sách......................109
5. Một số kiến nghị ........................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................116
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 4
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Khái niệm chính sách tiền tệ
1.1.Chính sách tiền tệ là gì?
Tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Có thể nói bất cứ vật gì
được chấp nhận chung để đổilấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để thanh toán cáckhoảnnợ
đều được gọilà tiền tệ.
Tiền tệ có vai trò quan trọng trongkinh tế thị trường.Để pháthuy được vai trò đó,
nhà nước phải hoạch định CSTT theo những định hướng nhấtđịnh,hình thành
CSTT.
Như vậy,CSTT là một trong những chính sáchkinh tếvĩ mô do NHTW soạn thảovà
tổ chức thựchiện nhằm đạtcác mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trongmột thời
kỳ nhất định.
Trongtác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và TTTC”, F.S. Miskin đã đưa ra quan
điểm về CSTT theo nghĩa rộng:“CSTT làmột trong các chính sách vĩ mô, trong đó
ngân hàng Trung ương thông quacác công cụ của mình thựchiện việc kiểmsoát và
điều tiết khốilượngtiền cungứngnhằmtác động tới các mụctiêu cơbản của nền
kinh tếtrên cơ sở đóđạt được những mục tiêu cuối cùng củamình là côngăn việc
làm cao, tăngtrưởng kinhtế,ổn định giá cả,ổnđịnh lãi suất,ổn định TTTCvà ổn
định tỷgiá hối đoái”.
Bất kỳ nền kinh tế nào,ổnđịnh tiền tệ vànâng cao sứcmua đồng tiền trong
nước luôn được coilà mục tiêu có tính chất dàihạn. NHTW điều hành CSTT phải
kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khốilượng tiền với mức tăng tổng
sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổngcungvà tổngcầu tiền tệ, giữa tiền và hàng,
khônggây thừa hoặc thiếutiền sovới nhu cầu của lưu thông.
1.2.Phân loại chính sách tiền tệ
Về cơ bản được chia ra: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ
thắt chặt, ngoài ra còn có chính sách tiền tệ cơ cấu và chính sách tiền tệ chức
năng.
- Chính sách mở rộng tiền tệ còn gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ, loại
chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn
thất nghiệp gia tăng. Trong trường hợp này việc nới lỏng làm cho lượng
tiền cungứng cho nền kinh tế tăng sẽtạo được công ăn việc làm cho người
lao động, thúc đây mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính
sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa chính sách tiền tệ chống suy thoái.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ còn gọilà chính sách” đóngbăng”tiền tệ,
loại chínhsách này được áp dụng khi trong nền kinh tế đã có sự phát triển
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 5
thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng.Chính sách thắt chặt tiền
tệ đồng nghĩa vớichínhsách tiền tệ chống lạm phát.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Để đạt được cái đích cuối cùng của CSTT, trong quá trình điều hành CSTT,
NHTW phải theo đuổi những đích trực tiếp và gián tiếp khác. Các đích này có sự
liên kết lẫn nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT, từ đó hình thành “ hệ
thống mục tiêu” của CSTT. Nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, CSTT chỉđạt
được hiệu quả cao khi NHTW lựa chọn được hệ thống mục tiêu CSTT phù hợp với
thực trạng của nền kinh tế và hệ thống tài chính.
2.1. Mục tiêu cuối cùng
Mục tiêu cuối cùng của CSTT là mục tiêu về ổn định và tăng trưởng. Mục
tiêu ổnđịnh bao gồm: ổn định giá cả, ổnđịnh lãi suất,ổn định thị trường tài chính và
ổn định tỷ giá. Về mục tiêu tăng trưởng bao gồm đảm bảo công ăn việc làm và có
tăng trưởng kinh tế.
Việc phân nhỏ các mục tiêu ổn định trong mục tiêu cuối cùng nhằmmong muốn sự
phốihợp hoạt độngcủa các cơ quan, các sở ban ngành các cấp để có thể cùng hoàn
thành các mục tiêu một cách đúng đắn và chính xác nhất.
2.1.1. Mục tiêu ổn định
2.1.1.1. Ổn định giá cả (kiểmsoát lạm phát ở mức mong muốn)
Ổn định giá cả được coi là một mục tiêu của chính sách kinh tế.Ổn định giá cả là
điều ai cũng mong muốn bởi vì mức giá cả tănglên (lạm phát)gây nên tình trạng bấp
bênh trong nền kinh tế, có thể làmtổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Lạm phát làm cho
việc lập kế hoạch cho tương lai trở nên khó khăn. Ngoài ra, lạm phát có thể hủy hoại
cơ cấu xã hội: Nhiều xung đột nảy sinh giữa các giai tầng trong xã hội khi họ cạnh
tranh nhau đểduy trì phầnthu nhập củamình trong điều kiện giá cả liên tục tăng lên.
Ví dụ, thông tin chứa đựng trong giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ khó giảithích hơn
khi mức giá chung của giá cả đềuthay đổi và do vậy những ngườitiêu dùng, các nhà
kinh doanh và Chính phủ trở nên rất khó ra quyết định. Không những vậy siêu lạm
phát còn dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Một ví dụ cực đoan nhất của
giá cả không ổn định là siêu lạm phát mà Đức đã trải qua những năm 1921 – 1923.
Tronghai năm cuốicủa siêu lạm phát, hoạt động kinhtế của Đức (tính bằngtổng sản
phẩm quốc dân) bị giảm sút nghiêm trọng vì phải gánh chịu mức chi phí do mức giá
cả tăng lên. Vì vậy ổn định giá cả ngày càng được coi là mục tiêu quan trọng nhất
của CSTT.
2.1.1.2. Ổn định lãi suất
Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho
nền kinh tế bấp bênh và càng khó lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất
ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 6
khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Một lãi suất ổn định sẽ
giúp các thành phần trong nền kinh tế hoạch định được cụ thể cho tiêu dùng và sản
xuất kinh doanh trong tương lai.
2.1.1.3. Ổn định thị trường tà i chín h
Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Tình
trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong
việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hộiđầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm
quy mô hoạtđộng kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tàichính là nơi giao dịch các nguồn lực
tài chính, mà thực chất là giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện
dưới hình thức tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các
công cụ tài chính hay hàng hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các
quyềnsử dụng các khoản tàichính (các khoản vay nợ:tín dụng, tráiphiếu,tín phiếu)
hoặc chuyểngiao các quyền sở hữu các tài sản tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn
góp vào các công ty,v.v...), và cáchợp đồng tàichính phái sinh (cácquyềnchọn,hợp
đồng tương lai, v.v…). Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh
được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của NHTW.
Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vìsự
biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng
lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay
cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắmgiữ
nó sụp đổ.
2.1.1.4. Ổn định tỷ giá
Với tầm quan trọng của tỷ giá hối đoáitrong thương mại quốc tế, ổn định tỷ
giá trở thành mục tiêu quan trọng của CSTT. Ổn định tỷ giá mang lại cơ hội trao đổi
ngoại thương cho các chủ thể của nền kinh tế, dễ dàng hơn trong việc hoạch định
được hoạt động trao đổi trong tương lai.
2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. CSTT
có thể tác động đồng thờiđến hai mục tiêu này đó là:
2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng sản lượng
Khi cung tiền tệ tănglên, trong ngắn hạn lãi suấttín dụng giảmsẽ khuyến khích
đầu tư, mở rộng sảnxuất kinh doanh,Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung
tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản
xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn,làm cho mức sản
lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Rõ ràng sự phối hợp của hai mục tiêu ổn
định và tăng trưởng là rất quan trọng. Bởi vì, không phải cùng một lúc cả hai mục
tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy,khi
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 7
đặt ra mục tiêu cho CSTT cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phảitùy lúc, tùy thời,
tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, NHTW phải luôn nắmbắt
được thực tếdiễn biến củaquá trình thựchiện các mục tiêu, nhằm điều tiết chúng khi
có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp.
2.1.2.2. Tạo công ăn việc làm hữu hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện
tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, đảm bảo công ăn việc
làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia. Ở chiều ngược lạikhi
thất nghiệp cao,đốivới cá nhân sẽ gặp phải sức ép về tài chính, lòng tự trọng, và kỹ
năng chuyên môn người lao động bị mai một, còn đốivới xã hội sẽ dẫn đến gia tăng
tệ nạn xã hội, tội phạm và các chi phí để giải quyết tệ nạn, tăng chi trợ cấp thất
nghiệp. Đặc biệt là sự lãng phí tài nguyên nhân lực của nền kinh tế do đó sản lượng
cũng giảm xuống.
Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình
hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm
được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm, và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì công
ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi tăng trưởng
kinh tế đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thìviệc làmcó thể không tăng mà
còn giảm. Nhà kinh tế học Arthur Okun đã phát hiện ra một quy luật rằng: Khi tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế giảm 2% so với GDP tiềm năng, thì tỷ lệ thất
nghiệp tăng 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Như vậy, nếu GDP thực tế lúc bắt
đầu là 100% tiềm năng, và sau đó giảm xuống còn 98% GDP tiềm năng tỷ lệ thất
nghiệp tăng từ x% lên (x+1)%. Hay nói một cách tổng quát, hiện tượng suy thoái
kinh tế theo chu kỳ sẽ làm cho tỷ lệ thấtnghiệp tăng. Những phân tích trên cho thấy
vai trò của NHTW khi thựchiện mục tiêu này là phải vận dụng các công cụcủa mình
góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh nhằmmục đích khống
chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng
công ăn việc làm cao.
2.2. Mục tiêu trung gian
Mục tiêu trung gian là nhữngbiến sốtiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có
thể kiểm soát được và phảicó tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. Điều đó có
nghĩa rằng biến số tiền tệ đó có mối liên kết với mục tiêu hoạt động và có thể tác
động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Qua đúc kết kinh nghiệm của các nước, IMF đã chia mục tiêu trung gian thành 3
loại: Mục tiêu trung gian là tổng tiền, thường là lượng chọn M2 và/hoặc là tổng tín
dụng nền kinh tế. Mục tiêu trung gian là tổng tiền, hoặc tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất
thị trường đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục
tiêu được lựa chọn gắn liền với những diễn biến kinh tế và thị trường tài chính trong
từng giai đoạn phát triển, gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 8
mô. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian cụ thể tuân theo ba tiêu chuẩn là nó phải tính
toán được, NHTW phải kiểm soát được nó và tác động của nó tới mục tiêu cuối
cùng phải dự báo được. Như vậy, để lựa chọn được mục tiêu trung gian thích hợp,
đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo
trong tương lai, và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng
như dài hạn.
2.3. Mục tiêu hoạt động
Để đạt được các mục tiêu trên, mục tiêu trung gian lại tiếp tục được chi tiết hóa
bằng những mục tiêu hoạt động. Mục tiêu hoạt động của CSTT là mục tiêu do
NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thờivới
nhữngthay đổitrong sử dụng công cụ của CSTT. Tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu hoạt
động: có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian, NHTW có thể đo lường
được, chịu sự tác động của công cụ gián tiếp. Các chỉtiêu thường được lựa chọn:về
lượng là lượng tiền cơ sở MB, dự trữ của các ngân hành trung gian R (Việt Nam
chọn dự trữ của các Ngân hàng thương mại (NHTM); về giá là lãi suất liên ngân
hàng,lãi suấtchiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tín
phiếu kho bạc.
Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm
soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằmthay đổi mục tiêu trung gian,
qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Mục tiêu hoạt động có vai trò
quan trọng đối với việc điều hành CSTT, đây là điểmkhởi đầu trong cơ chế truyền
tải tiền tệ, là biến số chủ yếu để NHTW thực thi CSTT.
2.3.1. Mục tiêu hoạt động giá cả (LS ngắn hạn)
Gắn với mục tiêu hoạtđộng làgiá cả nghĩalà NHTW kiểm soátlãi suất ngắn hạn
trên thị trường liên ngân hàng. Thông thường NHTW quy định lãi suất trần và lãi
suất sàn của NHTW trên thị trường liên ngân hàng nhằm tạo ra hành lang dao động
cho lãi suất ngắn hạn trên thịtrường theo mức mong muốn của NHTW, thông quasự
tác động củacông cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường mở v.v.Trong trường hợp việc
chỉ đạo CSTT hầu hết thông qua sự can thiệp của NHTW trên thịtrường ngoạihối
hơn là việc điều chỉnh lãi suất thìtỷ giá được xem như là mục tiêu hoạt động.
Đối với mục tiêu giá cả tiền tệ, việc kiểm soát lãisuất sẽ có hiệu quả trong điều
kiện thị trường tiền tệ phát triển-thị trường liên ngân hàng có tính thanh khoản cao
và hiệu quả,hệ thống NHTM tồn tại sự cạnh tranh, NHTW phải có sự tín nhiệmvới
thành viên thị trường. Sở dĩ phảicó điều kiện như vậy là do lãi suất chỉ có tính nhạy
cảm cao trong môi trường như vậy,khi đó bất cứ sự thay đổinhỏ trong cung tiền của
NHTW sẽ tác động đến sự biến động của lãi suất. Đối với mục tiêu là khối lượng
điều kiện áp dụng có phầnngượclại, tứclà có thể áp dụng trong điều kiện thị trường
tiền tệ chưa phát triển, kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng là
thấp,nhất là trong điều kiện môi trường lạm phát cao. Tuy nhiên trong tình hình như
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 9
vậy,một điềukiện tiên quyết là giữa hệ số tạo tiền và hàm cầu tiền phải có sự liên hệ
chặt chẽ với nhauii, và gắn với nó là mục tiêu trung gian là tổng tiền (tổng phương
tiện thanh toán hoặc tổng tín dụng nền kinh tế). Sở dĩ mục tiêu khối lượng có hiệu
quả trong điều kiện như vậy là do, khi đó chỉ có sự thay đổikhối lượng tiền mớitạo
ra sức đẩy tiền tệ trong cơ chế truyền tải tiền tệ trong môi trường thị trường tiền tệ
kém phát triển.
2.3.2. Mục tiêu hoạt động khối lượng (tiền cơ bản)
Gắn với mục tiêu hoạt động là khốilượng tiền tệ nghĩa là NHTW kiểmsoát tiền
cơ bản(MB), hoặc các cấuthànhcủa nó, chẳng hạn như Dự trữ quốc tế ròng, Dự trữ
của các NHTM, hoặc tài sản có trong nước ròng trên bảng cân đốicủa NHTW.
Sự xung độtgiữa các mục tiêu
Trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả mục tiêu ổn định và tăng
trưởng. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài
hạn của CSTT, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ
yếu để khắc phục tình trạngthất nghiệp cao độtngột hoặc các ảnh hưởng của các cú
sốc cung đốivới sản lượng. NHTW được coi là có quyền lực làm việc này vì NHTW
nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng.Có thể nói NHTW theo
đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. Các mục tiêu có mối
quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời nhưng xem xét trong thờigian ngắn
hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn vớinhau thậm chítriệt tiêu lẫn nhau. Vậy
để đạtđược các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khithực hiện CSTT
cần phải có sự phốihợp với các chính sách kinh tế vĩmô khác.
Ví dụ: Khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm,cả lạmphát và lãi suất đều bắt
đầu có thể tăng. NếuNHTW tìm cách ngăn cảnđà gia tăng của lãi suất thìchính sách
này có thể làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng và kích thích lạm phát. Nhưng nếu
NHTW tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát thì trong ngắn hạn thất nghiệp có thể
tăng. Bởi vậy, sự xung đột giữa các mục tiêu có thể đặt NHTW trước những sự lựa
chọn khó khăn.
3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ
3.1.Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng cho nền kinh tế bao gồm việc ngân hàng trung ương cấp tín
dụng cho cácngân hàng thương mại và kiểm soát hoạtđộng tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Mục đích cơ bảncủa việc cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mạicủa ngân
hàng trung ương là việc thực hiện cung ứng tiền. Ngân hàng trung ương đóng vaitrò
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 10
là chủ nợ của các ngân hàng thương mại và kiểm soát hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại, kiểm soátđược nhu cầuvà khả năng thanh toán củacác ngân
hàng này.
Bên cạnhnguồnvốn nhận được từ ngân hàng trung ương,hoạt độngcho vay của
các ngân hàng thương mạichủ yếu dựa vào nguồn vốnhuy động từ nền kinh tế. Việc
khai thác cácnguồnvốn này có ýnghĩa quan trọng không chỉđối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng mà nó còn góp phần làmcho các luồng tiền tệ tạmthời nhàn
rỗi trong xã hội, vận động mang lại hiệu quả thực sự cho xã hội.
Ngoài ra, trong khi thực hiện nghiệp vụ cho vay của mình, ngân hàng thương
mại còn thực hiện việc tạo vốn cho nền kinh tế.
Chính sách tín dụng phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Thúc đẩy việc thuhút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để biến thành nguồn
vốn cho vay đốivới nền kinh tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thể thực hiện cho vay
một cách an toàn và hiệu quả cao.
- Kiểm soátđược ngay từđầu nhu cầu,chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán
của các ngân hàng thương mạitrước khi phát vay cho họ.
Việc kiểm soát khối lượng tín dụng trước đây chủ yếu dùng hạn mức tín dụng
nhưng biện pháp này ngày càng bộc lộ những hạn chế của nó nên ngày nay ở các
nước phát đã dần dần thay thế nó bằng các công cụ như lãisuất chiết khấu, tỉ lệ dự
trữ bắt buộc.
3.2.Chính sách cung ứng và điều tiết khối lượng
Nhiệm vụ của CSTT là đảm bảo cho tỷ lệ tăng lượng tiền cung ứng trong nước
phải phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng, lạmphát và cán cân thanh toán.
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 11
- Nếu nềnkinh tế có tăng trưởng thì khối lượng tiền tệ phảităng lên tương ứng và
chỉ số được sử dụng ở đây là GDP.
- Khi cung tiền tăng lên, lạm phát xảy ra phản ánh nhu cầuvề tiền cungứng đểbù
đấp sự tăng giá.
- Những thay đổi trongkhối lượng tiền tệ còn phảiphản ánh những biến động tài
sản ngoại hối ròng.
Ngoài ra, khi xác định khối lượng tiền cung ứng còn phải tính đến tốc dộ lưu
thôngtiền tệvì nó phản ánh khả năng thay thế cho một số lượng tiền nhất định trong
một khoảng thời gian nhất định.Tốc độ lưu thông của tiền tăng sẽ làm cho nhu cầu
về tiền trong lưu thông giảm và ngược lại.
Trên cơ sở khối lượng tiền cung ứngdự kiến, NHTW có thể thực hiện việc cung
ứng tiền qua các kênh sau:
- Nhu cầu vay vốn của chính phủ cần được NHTW đáp ứng.kEN
- Tái cấp vốn cho các NHTM
- Kết quả của các giao dịch ngoại tệ của NHTW
- Hoạt động của NHTW trên thị trường mở
NHTW phải theo dõibiến động của các hoạt động kinh tế, biến động giá cả và
cán cân thanh toán để lên kế hoạch bơmhay rút ra cácphương tiệ thanh toán cho nền
kinh tế
3.3. Chính sách ngoại hối: là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến
ngoại hối, thể hiện trên 3 phương diện.
3.3.1. Chính sách hối đoái
Chính sách hốiđoáithườnghướng vào việc ngăn chặntích trữ ngoạihối trong
các pháp nhân và thế nhân, quản lý việc mua bán ngoại tệ , thu hút ngoại tệ vào
NHTW.
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 12
3.3.2. Dự trữ ngoại hối
Mỗi nước đềucó dự trũ ngoại hốitùy thuộc vào khả năng của nền kinh tế đó.
Dự trữ ngoaih hốiphục vụcho nhu cầu thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng
tiền trong nước đó.Khi NHTW mua ngoạitệ sẽlàm gia tăngdự trữ ngoại tệ,gia tăng
khối lượng tiền tệ và ngược lại. Qua đó việc mua bán ngoại hối, NHTW can thiệp
vào thị trường, chủ động tác động vào tỷ gí hối đoái theo ý muốn nhất định.
3.3.3. Tỷ giá hối đoái
Khi việc mua bán giữa các đồng tiền diễn ra thì kháiniệm tỉgiá xuất hiện.Tỷ
giá là một yếu tố quan trọng, việc lựa chọn đúng tỉ giá sẽ giúp cho chính phủ thực
hiện tốt mục tiêu ổnđịnh kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả trong nước cũng như sự phân
bổ có hiệu quả nguồn tài chính và sản phẩm vật chất trong nền kinh tế.
Hiện nay cơ chế tỷ giá có thể phân chia ra các nhóm sau:
- Cơ chế tỉ giá “ cố định”: là tỉ giá mà trong đó đồng bản tệ có mối liên hệ với
một đồng tiền của một quốc gia khác hoặc là vớimột rỗ các đồng tiền hỗn hợp.
- Tỷ giá “linh hoạt có giới hạn”: là tỷ giá mà đồng bản tệ có mối lien hệ với một
đồng tiền của quốc gia khác nhưng cho phép nó biến động linh hoạt ở mức độ
rộng hơn.
- Tỷ giá “linh hoạt hơn”: là tỷ giá thả nổi có quản lý và việc điều chỉnh giá trị
đồng tiền căn cứ theo một loại chỉ số nào đó.
- Tỷ giá “thả nổi tự do” cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết
định tỷ giá đồng tiền của mình
Can thiệp của NHTW để diều chỉnh tỉ giá:
- Khi chính phủ áp dụng cơ chế tỷ giá cố định: cần biện pháp can thiệp tránh để
đồng nội tệ lên giá hoặc mất giá.
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 13
- Khi chính phủ thả nổi đồng tiền: NHTW can thiệp bằng cách mua hoặc bán
ngoại tệ. Tỷ giá biến động dẫn đến rủi ro nghiêmtrọng trong kinh doanh ngoại
thương.Ngoàicác biện pháp để bảo vệ giá trị đồng tiền, chính phủ các nước có
thể đưa ra các quy chế kiểm soát ngoại hối.
3.4.Chính sách lãi suất
Lãi suấtlà giá thuê quyên sử dụng vốn trong 1 khoảng thời gian nhất định, nó là
giá cả của tín dụng.
Lãi suất là một đòn bẫy kinh tế quan trọng vì thế các NHTW luôn quan tâm đến
việc xây dựng một chính sách lãisuất hợp lý.
Có hai cách quản lý lãi suất: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
- Lãi suất cốđịnh: NHTW đã lập sẵn lãi suất công bố cho các NHTM và dựa
vào đócác NHTM thông báo chocác nhà có nhu cầu vay. Người đi vay chỉbiết chấp
nhận mức lãi suất đó nếu muốn vay. Việc cố định lãi suất giúp các NHTM xác định
lợi nhuận từ mỗi khoảng cho vay song nó không phản ánh mức độ rủi ro có thể xảy
ra.
- Lãi suất thả nổi: đang được áp dụng phổ biến. Việc tính lãi phụ thuộc vào
kết quả thương lượng giữa ngân hàng vàkhách hàng.Nó giúp ngân hàng có nhiều cơ
hội để lựa chọn khách hàng cho mình.
4. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ tác động tớinền kinh tế thông qua “kênh truyền dẫn”. Cơ chế
truyền dẫn CSTT được xây dựng dựa trên cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu tiền tệ thông qua hệ thống ba “kênh truyền dẫn” bao gồm: Kênh lãi suất truyền
thống, kênh giá trị tài sản và kênh tín dụng.
4.1. Kênh lãi suất truyền thống
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 14
Kênh lãi suất (công cụ nợ) này nhấn mạnh vào lãi suất thực hơn lãi suất danh
nghĩa.Thêm vào đó, cơ chế này cho rằng lãi suất thực tế dàihạn chứ không phảilãi
suất thực tế ngắn hạn tác động mạnh đến chi tiêu.
NHTW có thể sử dụng CSTT mở rộng: Tăng cung tiền và giảmlãi suất khi nền
kinh tế suy thoái và CSTT thu hẹp: giảmcung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế quá
nóng.
- Đối với tiêu dùng và đầu tư:
Xét trường hợp CSTT mở rộng: khi nền kinh tế rơivào suy thoái
M↑→ ir↓→ I↑→ Y↑
NHTW tăng cung tiền (M0→M1) làm giảm lãi suất (ir0 → ir1)→ tăng đầu tư I →
dịch chuyển AD sang bên phải → sản lượng cân bằng tăng (Y0→Y1).
Như vậy,mức lãi suất thực (ir) thấp hơn này sẽ làm tăng đầu tư tài sản cố định và
đầu tư hàng tồn kho của doanh nghiệp; đồng thời,tăngđầu tư nhà ở và chitiêu hàng
lâu bền, kết quả là làm gia tăng tổng sản lượng (Y).
Nhìn vào thực tế trong những năm qua, khilãi suất thực (ir) thấp hơn có nghĩa là
giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp giảm, có nghĩa là giá vốn giảm hay
chi phí sản xuất giảm. Điều này làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh
nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất; do đó tác động tích cực tới tổng cầu. Mặt
khác, mở rộng sản xuất còn làm tăng thu nhập của người lao động. Điều này khiến
họ tăng tiêu dùng,dẫn đếnsản lượng cânbằng tăng vàtác động tích cực tớitổng cầu
ir0
Y1Y0
AD1
AD0
AS
Y
P
MDr
Lượngtiền
ir1
r M0/P M1/P
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 15
Phân tích tương tự đối với CSTT thu hẹp.
- Hiệu ứng của lạm phát dự tính trong tương lai: M↑→ Pe↑→ Πe↑→ ir↓→ I↑→
Y↑
Cung tiền tăng (M↑) có thể làm tăng mức giá dự kiến (Pe↑) khiến lạm phát dự
kiến tăng (Πe↑), từ đó làm giảmlãi suất thực (ir↓), kết quả là đầu tư tăng (I↑) và sản
lượng tăng (Y↑).
4.2. Kênh giá trị tài sản khác
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp thông qua kênh giá trị tài sản tác động
đến tình hình lạm phát và đầu tư trong nền kinh tế được minh họa qua sơ đồ dưới
đây:
4.2.1. Kênh giá cảchứng khoán(cổ phiếu, trái phiếu)
- Tác động đến đầu tư:
Mô hình q - Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và chi
đầu tư. Nếu q - Tobin cao, thìgiá cả thị trường của công ty cao so vớichi phí thay
thế vốn.Khi đó công ty phát hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn so với
giá cả các loại tài sản vốnmà họmua. Vì vậy, chi tiêu vốnđầu tư gia tăng,bởivì các
côngty có thể mua nhiềutài sảnvốn chỉvới một lượng nhỏchứngkhoán phát hành.
M↑→i↓→ Ps↑→Chỉ số q-Tobin↑→I↑→Y↑
(q của Tobin đượcxác định nhưlà giá trị thị trường của công ty chia chochi phí thay
thế vốn (chiphí mua sắmcác công cụ, tài sản,…)
Chính sách tiền tệ mở rộng (M) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50277
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019hanhha12
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Le thi men
Le thi menLe thi men
Le thi menhotiet
 
Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Nhanam Bach
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcletuananh1368
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 

What's hot (19)

Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Le thi men
Le thi menLe thi men
Le thi men
 
Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
3190
31903190
3190
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 

Similar to Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY

Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-sanAn Thuy
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Co so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao matCo so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao matapofisvn
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELVisla Team
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangkynguyenxam
 
Word marketing chính
Word marketing chínhWord marketing chính
Word marketing chínhThảo Bambi
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Jame Quintina
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệNOT
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệNOT
 
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhGiao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhHung Nguyen
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY (20)

Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
Luận văn: Giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứn...
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
 
Co so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao matCo so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao mat
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
 
Word marketing chính
Word marketing chínhWord marketing chính
Word marketing chính
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệHoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Hoàn thiện chiến lược marketing cho ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
 
Giao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhGiao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranh
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY

  • 1. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 1 PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ............................................................................................4 1. Khái niệm chính sách tiền tệ..........................................................................................4 1.1. Chính sách tiền tệlà gì?..........................................................................................4 1.2. Phân loại chính sách tiền tệ ....................................................................................4 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ......................................................................................5 2.1. Mục tiêu cuối cùng.................................................................................................5 2.1.1. Mục tiêu ổn định...................................................................................................5 2.1.1.1. Ổn địn h g iá cả (kiểm soát lạm phát ởmức mong muốn).....................................5 2.1 .1.2. Ổn địn h lã i su ất.............................................................................................5 2.1 .1.3. Ổn địn h th ị trườn g tà i ch ính ........................................................................6 2.1 .1.4. Ổn địn h tỷ giá................................................................................................6 2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng...........................................................................................6 2.1.2 .1 .Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng sản lượng .........................................6 2.1.2 .2 . Tạo cô ng ăn việc làm h ữu h iệu ........................................................................7 2.2. Mục tiêu trung gian.................................................................................................7 2.3. Mục tiêu hoạt động..................................................................................................8 2.3.1. Mục tiêu hoạt động giá cả (LS ngắn hạn).............................................................8 2.3.2. Mục tiêu hoạt động khối lượng(tiền cơbản)........................................................9 Sự xung đột giữa các mục tiêu..............................................................................................9 3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ ..........................................................................9 3.1. Chính sách tín dụng ................................................................................................9 3.2. Chính sách cung ứng và điều tiếtkhối lượng .........................................................10 3.3. Chính sách ngoạihối:là cơ sở pháp lý cho các hoạtđộng liên quan đến ngoại hối, thể hiện trên 3 phương diện...................................................................................................11 3.3.1. Chính sách hối đoái...........................................................................................11 3.3.2. Dự trữ ngoại hối................................................................................................12 3.3.3. Tỷ giá hối đoái...................................................................................................12 3.4. Chính sách lãi suất................................................................................................13 4. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ.....................................................................13 4.1. Kênh lãi suất truyền thống ...................................................................................13
  • 2. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 2 4.2. Kênh giá trị tài sản khác.......................................................................................15 4.2.1. Kênh giá cả chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).........................................................15 4.2.2. Kênh giá cả bất động sản...........................................................................................16 4.2.3. Kênh tỷ giá hối đoái.................................................................................................18 4.3. Các kênh tín dụng ................................................................................................19 4.3.1. Kênh tín dụng ngân hàng...................................................................................19 4.3.2. Kênh bảng cân đối tài sản.................................................................................20 5. Các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ....................................................................21 5.1. Các công cụ trực tiếp.............................................................................................21 5.1.1. Quy định lãi suất tiền gửi và cho vay..................................................................21 5.1.2. Hạn mức tín dụng.............................................................................................23 5.2. Các công cụ gián tiếp.............................................................................................25 5.2.1. Tỷ lệ dự trữ bắtbuộc..........................................................................................25 5.2.2. Chính sách chiết khấu(tái cấp vốn)...................................................................29 5.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở....................................................................................32 6. Chính sách tiền tệ Việt Nam và thế giới trongnăm 2011-2012.....................................36 6.1. Điểm lại chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới......................................36 6.2. Chính sách tài chính tiềntệ của ViệtNam năm 2011 – 2012 những điểmsáng và tối. 43 6.2.1. Chính sách tiền tệ của VNnăm 2011-2012........................................................43 6.2.2. Mặt tích cực của chính sách tiền tệ 2012 ............................................................48 6.2.3. Các mặt còn hạn chế..........................................................................................50 6.3. Những bài học cho CSTT.....................................................................................59 6.4. Chính sách tiền tệ năm 2013: Hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô..........................59 6.4.1. Kiềm chế lạm phát............................................................................................60 6.4.2. Phá băng tín dụng ..............................................................................................62 6.4.3. Giải quyết nợ xấu, hàngtồn kho và tăng tổng cầu ...............................................63 PHẦN2: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀCHU KÌ KINH TẾ................................................65 1. CHÍNH SÁCHTÀI KHÓ A..........................................................................................65 1.1. Khái niệm về chính sách tài khóa.........................................................................65 1.2. Phân loại chính sách tài khóa ...............................................................................66 1.2.1. Căn cứ vào tác động điều tiết chu kỳ kinh tế.....................................................66
  • 3. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 3 1.2.2. Căn cứvào tínhchất điều tiếtnền kinh tế.............................................................67 1.3. Các công cụ của CSTK .........................................................................................69 1.3.1. Thuế..................................................................................................................69 1.3.2. Chi tiêu chính phủ..............................................................................................71 1.3.3. Tín dụng nhà nước..............................................................................................72 1.4. Vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế thị trường..............................73 1.4.1. Hướng dẫn........................................................................................................74 1.4.2. Điều tiết..............................................................................................................74 1.4.3. Kiềm chế...........................................................................................................75 1.4.4. Ổn định.............................................................................................................75 2. CHU KỲ KINH TẾ......................................................................................................77 2.1. Khái quát chu kỳkinh tế......................................................................................77 2.2. Các pha chu kỳ kinh tế.........................................................................................77 2.3. Ảnh hưởng chu kỳ kinh tế, nguyên nhân và biện pháp.........................................78 3. NHẬNXÉT VỀ CSTKVÀ BÀI TO ÁN Ổ N ĐỊNH CHU KỲKINH TẾ TẠI VIỆT NAM 80 3.1. Tác độngCSTK của mộtsố nướctrên thế giới .....................................................80 3.2. Tác độngCSTK đối với nền kinh tế Việt Nam......................................................82 3.3. Khuyến nghị việcthiết kế chínhsách tàikhóa vàgiải bài toán ổn định chu kỳ và chống suy thoái kinh tế ởViệt Nam .................................................................................87 PHẦN III: PHỐ I HỢP GIỮACHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ......89 1. CSTK tác động đến CSTT ...........................................................................................92 2. CSTTtác độngđến CSTK ...........................................................................................94 3. Phối hợp chính sách tiền tệ vàchính sách tàikhóa ở ViệtNam trongviệc thực hiệnmục tiêu kinh tế vĩ mô.................................................................................................................95 3.1. Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng..................................102 3.2. Giai đoạn kích cầu năm 2009..............................................................................104 3.3. Giai đoạnthực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn địnhvà duy trì mụctiêu tăng trưởng năm 2010 ...................................................................................................105 3.4. Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô,kiềm chế lạm phát (2011 - 2012)......................106 4. Những vấn đề nảy sinh chủ yếu trongthực tế phối hợp hai chính sách......................109 5. Một số kiến nghị ........................................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................116
  • 4. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 4 PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Khái niệm chính sách tiền tệ 1.1.Chính sách tiền tệ là gì? Tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Có thể nói bất cứ vật gì được chấp nhận chung để đổilấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để thanh toán cáckhoảnnợ đều được gọilà tiền tệ. Tiền tệ có vai trò quan trọng trongkinh tế thị trường.Để pháthuy được vai trò đó, nhà nước phải hoạch định CSTT theo những định hướng nhấtđịnh,hình thành CSTT. Như vậy,CSTT là một trong những chính sáchkinh tếvĩ mô do NHTW soạn thảovà tổ chức thựchiện nhằm đạtcác mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trongmột thời kỳ nhất định. Trongtác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và TTTC”, F.S. Miskin đã đưa ra quan điểm về CSTT theo nghĩa rộng:“CSTT làmột trong các chính sách vĩ mô, trong đó ngân hàng Trung ương thông quacác công cụ của mình thựchiện việc kiểmsoát và điều tiết khốilượngtiền cungứngnhằmtác động tới các mụctiêu cơbản của nền kinh tếtrên cơ sở đóđạt được những mục tiêu cuối cùng củamình là côngăn việc làm cao, tăngtrưởng kinhtế,ổn định giá cả,ổnđịnh lãi suất,ổn định TTTCvà ổn định tỷgiá hối đoái”. Bất kỳ nền kinh tế nào,ổnđịnh tiền tệ vànâng cao sứcmua đồng tiền trong nước luôn được coilà mục tiêu có tính chất dàihạn. NHTW điều hành CSTT phải kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khốilượng tiền với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổngcungvà tổngcầu tiền tệ, giữa tiền và hàng, khônggây thừa hoặc thiếutiền sovới nhu cầu của lưu thông. 1.2.Phân loại chính sách tiền tệ Về cơ bản được chia ra: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngoài ra còn có chính sách tiền tệ cơ cấu và chính sách tiền tệ chức năng. - Chính sách mở rộng tiền tệ còn gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ, loại chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong trường hợp này việc nới lỏng làm cho lượng tiền cungứng cho nền kinh tế tăng sẽtạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đây mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa chính sách tiền tệ chống suy thoái. - Chính sách thắt chặt tiền tệ còn gọilà chính sách” đóngbăng”tiền tệ, loại chínhsách này được áp dụng khi trong nền kinh tế đã có sự phát triển
  • 5. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 5 thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng.Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa vớichínhsách tiền tệ chống lạm phát. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Để đạt được cái đích cuối cùng của CSTT, trong quá trình điều hành CSTT, NHTW phải theo đuổi những đích trực tiếp và gián tiếp khác. Các đích này có sự liên kết lẫn nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT, từ đó hình thành “ hệ thống mục tiêu” của CSTT. Nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, CSTT chỉđạt được hiệu quả cao khi NHTW lựa chọn được hệ thống mục tiêu CSTT phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và hệ thống tài chính. 2.1. Mục tiêu cuối cùng Mục tiêu cuối cùng của CSTT là mục tiêu về ổn định và tăng trưởng. Mục tiêu ổnđịnh bao gồm: ổn định giá cả, ổnđịnh lãi suất,ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá. Về mục tiêu tăng trưởng bao gồm đảm bảo công ăn việc làm và có tăng trưởng kinh tế. Việc phân nhỏ các mục tiêu ổn định trong mục tiêu cuối cùng nhằmmong muốn sự phốihợp hoạt độngcủa các cơ quan, các sở ban ngành các cấp để có thể cùng hoàn thành các mục tiêu một cách đúng đắn và chính xác nhất. 2.1.1. Mục tiêu ổn định 2.1.1.1. Ổn định giá cả (kiểmsoát lạm phát ở mức mong muốn) Ổn định giá cả được coi là một mục tiêu của chính sách kinh tế.Ổn định giá cả là điều ai cũng mong muốn bởi vì mức giá cả tănglên (lạm phát)gây nên tình trạng bấp bênh trong nền kinh tế, có thể làmtổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Lạm phát làm cho việc lập kế hoạch cho tương lai trở nên khó khăn. Ngoài ra, lạm phát có thể hủy hoại cơ cấu xã hội: Nhiều xung đột nảy sinh giữa các giai tầng trong xã hội khi họ cạnh tranh nhau đểduy trì phầnthu nhập củamình trong điều kiện giá cả liên tục tăng lên. Ví dụ, thông tin chứa đựng trong giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ khó giảithích hơn khi mức giá chung của giá cả đềuthay đổi và do vậy những ngườitiêu dùng, các nhà kinh doanh và Chính phủ trở nên rất khó ra quyết định. Không những vậy siêu lạm phát còn dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Một ví dụ cực đoan nhất của giá cả không ổn định là siêu lạm phát mà Đức đã trải qua những năm 1921 – 1923. Tronghai năm cuốicủa siêu lạm phát, hoạt động kinhtế của Đức (tính bằngtổng sản phẩm quốc dân) bị giảm sút nghiêm trọng vì phải gánh chịu mức chi phí do mức giá cả tăng lên. Vì vậy ổn định giá cả ngày càng được coi là mục tiêu quan trọng nhất của CSTT. 2.1.1.2. Ổn định lãi suất Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và càng khó lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới
  • 6. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 6 khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Một lãi suất ổn định sẽ giúp các thành phần trong nền kinh tế hoạch định được cụ thể cho tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong tương lai. 2.1.1.3. Ổn định thị trường tà i chín h Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hộiđầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm quy mô hoạtđộng kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tàichính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, mà thực chất là giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay hàng hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các quyềnsử dụng các khoản tàichính (các khoản vay nợ:tín dụng, tráiphiếu,tín phiếu) hoặc chuyểngiao các quyền sở hữu các tài sản tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn góp vào các công ty,v.v...), và cáchợp đồng tàichính phái sinh (cácquyềnchọn,hợp đồng tương lai, v.v…). Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của NHTW. Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vìsự biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắmgiữ nó sụp đổ. 2.1.1.4. Ổn định tỷ giá Với tầm quan trọng của tỷ giá hối đoáitrong thương mại quốc tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu quan trọng của CSTT. Ổn định tỷ giá mang lại cơ hội trao đổi ngoại thương cho các chủ thể của nền kinh tế, dễ dàng hơn trong việc hoạch định được hoạt động trao đổi trong tương lai. 2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. CSTT có thể tác động đồng thờiđến hai mục tiêu này đó là: 2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng sản lượng Khi cung tiền tệ tănglên, trong ngắn hạn lãi suấttín dụng giảmsẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sảnxuất kinh doanh,Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn,làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Rõ ràng sự phối hợp của hai mục tiêu ổn định và tăng trưởng là rất quan trọng. Bởi vì, không phải cùng một lúc cả hai mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy,khi
  • 7. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 7 đặt ra mục tiêu cho CSTT cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phảitùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, NHTW phải luôn nắmbắt được thực tếdiễn biến củaquá trình thựchiện các mục tiêu, nhằm điều tiết chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp. 2.1.2.2. Tạo công ăn việc làm hữu hiệu Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, đảm bảo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia. Ở chiều ngược lạikhi thất nghiệp cao,đốivới cá nhân sẽ gặp phải sức ép về tài chính, lòng tự trọng, và kỹ năng chuyên môn người lao động bị mai một, còn đốivới xã hội sẽ dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội, tội phạm và các chi phí để giải quyết tệ nạn, tăng chi trợ cấp thất nghiệp. Đặc biệt là sự lãng phí tài nguyên nhân lực của nền kinh tế do đó sản lượng cũng giảm xuống. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm, và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thìviệc làmcó thể không tăng mà còn giảm. Nhà kinh tế học Arthur Okun đã phát hiện ra một quy luật rằng: Khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế giảm 2% so với GDP tiềm năng, thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Như vậy, nếu GDP thực tế lúc bắt đầu là 100% tiềm năng, và sau đó giảm xuống còn 98% GDP tiềm năng tỷ lệ thất nghiệp tăng từ x% lên (x+1)%. Hay nói một cách tổng quát, hiện tượng suy thoái kinh tế theo chu kỳ sẽ làm cho tỷ lệ thấtnghiệp tăng. Những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW khi thựchiện mục tiêu này là phải vận dụng các công cụcủa mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh nhằmmục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng công ăn việc làm cao. 2.2. Mục tiêu trung gian Mục tiêu trung gian là nhữngbiến sốtiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có thể kiểm soát được và phảicó tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. Điều đó có nghĩa rằng biến số tiền tệ đó có mối liên kết với mục tiêu hoạt động và có thể tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Qua đúc kết kinh nghiệm của các nước, IMF đã chia mục tiêu trung gian thành 3 loại: Mục tiêu trung gian là tổng tiền, thường là lượng chọn M2 và/hoặc là tổng tín dụng nền kinh tế. Mục tiêu trung gian là tổng tiền, hoặc tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất thị trường đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục tiêu được lựa chọn gắn liền với những diễn biến kinh tế và thị trường tài chính trong từng giai đoạn phát triển, gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ
  • 8. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 8 mô. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian cụ thể tuân theo ba tiêu chuẩn là nó phải tính toán được, NHTW phải kiểm soát được nó và tác động của nó tới mục tiêu cuối cùng phải dự báo được. Như vậy, để lựa chọn được mục tiêu trung gian thích hợp, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai, và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn. 2.3. Mục tiêu hoạt động Để đạt được các mục tiêu trên, mục tiêu trung gian lại tiếp tục được chi tiết hóa bằng những mục tiêu hoạt động. Mục tiêu hoạt động của CSTT là mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thờivới nhữngthay đổitrong sử dụng công cụ của CSTT. Tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu hoạt động: có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian, NHTW có thể đo lường được, chịu sự tác động của công cụ gián tiếp. Các chỉtiêu thường được lựa chọn:về lượng là lượng tiền cơ sở MB, dự trữ của các ngân hành trung gian R (Việt Nam chọn dự trữ của các Ngân hàng thương mại (NHTM); về giá là lãi suất liên ngân hàng,lãi suấtchiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tín phiếu kho bạc. Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằmthay đổi mục tiêu trung gian, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Mục tiêu hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc điều hành CSTT, đây là điểmkhởi đầu trong cơ chế truyền tải tiền tệ, là biến số chủ yếu để NHTW thực thi CSTT. 2.3.1. Mục tiêu hoạt động giá cả (LS ngắn hạn) Gắn với mục tiêu hoạtđộng làgiá cả nghĩalà NHTW kiểm soátlãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Thông thường NHTW quy định lãi suất trần và lãi suất sàn của NHTW trên thị trường liên ngân hàng nhằm tạo ra hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thịtrường theo mức mong muốn của NHTW, thông quasự tác động củacông cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường mở v.v.Trong trường hợp việc chỉ đạo CSTT hầu hết thông qua sự can thiệp của NHTW trên thịtrường ngoạihối hơn là việc điều chỉnh lãi suất thìtỷ giá được xem như là mục tiêu hoạt động. Đối với mục tiêu giá cả tiền tệ, việc kiểm soát lãisuất sẽ có hiệu quả trong điều kiện thị trường tiền tệ phát triển-thị trường liên ngân hàng có tính thanh khoản cao và hiệu quả,hệ thống NHTM tồn tại sự cạnh tranh, NHTW phải có sự tín nhiệmvới thành viên thị trường. Sở dĩ phảicó điều kiện như vậy là do lãi suất chỉ có tính nhạy cảm cao trong môi trường như vậy,khi đó bất cứ sự thay đổinhỏ trong cung tiền của NHTW sẽ tác động đến sự biến động của lãi suất. Đối với mục tiêu là khối lượng điều kiện áp dụng có phầnngượclại, tứclà có thể áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng là thấp,nhất là trong điều kiện môi trường lạm phát cao. Tuy nhiên trong tình hình như
  • 9. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 9 vậy,một điềukiện tiên quyết là giữa hệ số tạo tiền và hàm cầu tiền phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhauii, và gắn với nó là mục tiêu trung gian là tổng tiền (tổng phương tiện thanh toán hoặc tổng tín dụng nền kinh tế). Sở dĩ mục tiêu khối lượng có hiệu quả trong điều kiện như vậy là do, khi đó chỉ có sự thay đổikhối lượng tiền mớitạo ra sức đẩy tiền tệ trong cơ chế truyền tải tiền tệ trong môi trường thị trường tiền tệ kém phát triển. 2.3.2. Mục tiêu hoạt động khối lượng (tiền cơ bản) Gắn với mục tiêu hoạt động là khốilượng tiền tệ nghĩa là NHTW kiểmsoát tiền cơ bản(MB), hoặc các cấuthànhcủa nó, chẳng hạn như Dự trữ quốc tế ròng, Dự trữ của các NHTM, hoặc tài sản có trong nước ròng trên bảng cân đốicủa NHTW. Sự xung độtgiữa các mục tiêu Trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả mục tiêu ổn định và tăng trưởng. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạngthất nghiệp cao độtngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đốivới sản lượng. NHTW được coi là có quyền lực làm việc này vì NHTW nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng.Có thể nói NHTW theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. Các mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời nhưng xem xét trong thờigian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn vớinhau thậm chítriệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạtđược các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khithực hiện CSTT cần phải có sự phốihợp với các chính sách kinh tế vĩmô khác. Ví dụ: Khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm,cả lạmphát và lãi suất đều bắt đầu có thể tăng. NếuNHTW tìm cách ngăn cảnđà gia tăng của lãi suất thìchính sách này có thể làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng và kích thích lạm phát. Nhưng nếu NHTW tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát thì trong ngắn hạn thất nghiệp có thể tăng. Bởi vậy, sự xung đột giữa các mục tiêu có thể đặt NHTW trước những sự lựa chọn khó khăn. 3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ 3.1.Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng cho nền kinh tế bao gồm việc ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho cácngân hàng thương mại và kiểm soát hoạtđộng tín dụng của ngân hàng thương mại. Mục đích cơ bảncủa việc cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mạicủa ngân hàng trung ương là việc thực hiện cung ứng tiền. Ngân hàng trung ương đóng vaitrò
  • 10. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 10 là chủ nợ của các ngân hàng thương mại và kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soátđược nhu cầuvà khả năng thanh toán củacác ngân hàng này. Bên cạnhnguồnvốn nhận được từ ngân hàng trung ương,hoạt độngcho vay của các ngân hàng thương mạichủ yếu dựa vào nguồn vốnhuy động từ nền kinh tế. Việc khai thác cácnguồnvốn này có ýnghĩa quan trọng không chỉđối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà nó còn góp phần làmcho các luồng tiền tệ tạmthời nhàn rỗi trong xã hội, vận động mang lại hiệu quả thực sự cho xã hội. Ngoài ra, trong khi thực hiện nghiệp vụ cho vay của mình, ngân hàng thương mại còn thực hiện việc tạo vốn cho nền kinh tế. Chính sách tín dụng phải thực hiện các yêu cầu sau: - Thúc đẩy việc thuhút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để biến thành nguồn vốn cho vay đốivới nền kinh tế. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thể thực hiện cho vay một cách an toàn và hiệu quả cao. - Kiểm soátđược ngay từđầu nhu cầu,chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mạitrước khi phát vay cho họ. Việc kiểm soát khối lượng tín dụng trước đây chủ yếu dùng hạn mức tín dụng nhưng biện pháp này ngày càng bộc lộ những hạn chế của nó nên ngày nay ở các nước phát đã dần dần thay thế nó bằng các công cụ như lãisuất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc. 3.2.Chính sách cung ứng và điều tiết khối lượng Nhiệm vụ của CSTT là đảm bảo cho tỷ lệ tăng lượng tiền cung ứng trong nước phải phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng, lạmphát và cán cân thanh toán.
  • 11. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 11 - Nếu nềnkinh tế có tăng trưởng thì khối lượng tiền tệ phảităng lên tương ứng và chỉ số được sử dụng ở đây là GDP. - Khi cung tiền tăng lên, lạm phát xảy ra phản ánh nhu cầuvề tiền cungứng đểbù đấp sự tăng giá. - Những thay đổi trongkhối lượng tiền tệ còn phảiphản ánh những biến động tài sản ngoại hối ròng. Ngoài ra, khi xác định khối lượng tiền cung ứng còn phải tính đến tốc dộ lưu thôngtiền tệvì nó phản ánh khả năng thay thế cho một số lượng tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.Tốc độ lưu thông của tiền tăng sẽ làm cho nhu cầu về tiền trong lưu thông giảm và ngược lại. Trên cơ sở khối lượng tiền cung ứngdự kiến, NHTW có thể thực hiện việc cung ứng tiền qua các kênh sau: - Nhu cầu vay vốn của chính phủ cần được NHTW đáp ứng.kEN - Tái cấp vốn cho các NHTM - Kết quả của các giao dịch ngoại tệ của NHTW - Hoạt động của NHTW trên thị trường mở NHTW phải theo dõibiến động của các hoạt động kinh tế, biến động giá cả và cán cân thanh toán để lên kế hoạch bơmhay rút ra cácphương tiệ thanh toán cho nền kinh tế 3.3. Chính sách ngoại hối: là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến ngoại hối, thể hiện trên 3 phương diện. 3.3.1. Chính sách hối đoái Chính sách hốiđoáithườnghướng vào việc ngăn chặntích trữ ngoạihối trong các pháp nhân và thế nhân, quản lý việc mua bán ngoại tệ , thu hút ngoại tệ vào NHTW.
  • 12. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 12 3.3.2. Dự trữ ngoại hối Mỗi nước đềucó dự trũ ngoại hốitùy thuộc vào khả năng của nền kinh tế đó. Dự trữ ngoaih hốiphục vụcho nhu cầu thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước đó.Khi NHTW mua ngoạitệ sẽlàm gia tăngdự trữ ngoại tệ,gia tăng khối lượng tiền tệ và ngược lại. Qua đó việc mua bán ngoại hối, NHTW can thiệp vào thị trường, chủ động tác động vào tỷ gí hối đoái theo ý muốn nhất định. 3.3.3. Tỷ giá hối đoái Khi việc mua bán giữa các đồng tiền diễn ra thì kháiniệm tỉgiá xuất hiện.Tỷ giá là một yếu tố quan trọng, việc lựa chọn đúng tỉ giá sẽ giúp cho chính phủ thực hiện tốt mục tiêu ổnđịnh kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả trong nước cũng như sự phân bổ có hiệu quả nguồn tài chính và sản phẩm vật chất trong nền kinh tế. Hiện nay cơ chế tỷ giá có thể phân chia ra các nhóm sau: - Cơ chế tỉ giá “ cố định”: là tỉ giá mà trong đó đồng bản tệ có mối liên hệ với một đồng tiền của một quốc gia khác hoặc là vớimột rỗ các đồng tiền hỗn hợp. - Tỷ giá “linh hoạt có giới hạn”: là tỷ giá mà đồng bản tệ có mối lien hệ với một đồng tiền của quốc gia khác nhưng cho phép nó biến động linh hoạt ở mức độ rộng hơn. - Tỷ giá “linh hoạt hơn”: là tỷ giá thả nổi có quản lý và việc điều chỉnh giá trị đồng tiền căn cứ theo một loại chỉ số nào đó. - Tỷ giá “thả nổi tự do” cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền của mình Can thiệp của NHTW để diều chỉnh tỉ giá: - Khi chính phủ áp dụng cơ chế tỷ giá cố định: cần biện pháp can thiệp tránh để đồng nội tệ lên giá hoặc mất giá.
  • 13. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 13 - Khi chính phủ thả nổi đồng tiền: NHTW can thiệp bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá biến động dẫn đến rủi ro nghiêmtrọng trong kinh doanh ngoại thương.Ngoàicác biện pháp để bảo vệ giá trị đồng tiền, chính phủ các nước có thể đưa ra các quy chế kiểm soát ngoại hối. 3.4.Chính sách lãi suất Lãi suấtlà giá thuê quyên sử dụng vốn trong 1 khoảng thời gian nhất định, nó là giá cả của tín dụng. Lãi suất là một đòn bẫy kinh tế quan trọng vì thế các NHTW luôn quan tâm đến việc xây dựng một chính sách lãisuất hợp lý. Có hai cách quản lý lãi suất: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. - Lãi suất cốđịnh: NHTW đã lập sẵn lãi suất công bố cho các NHTM và dựa vào đócác NHTM thông báo chocác nhà có nhu cầu vay. Người đi vay chỉbiết chấp nhận mức lãi suất đó nếu muốn vay. Việc cố định lãi suất giúp các NHTM xác định lợi nhuận từ mỗi khoảng cho vay song nó không phản ánh mức độ rủi ro có thể xảy ra. - Lãi suất thả nổi: đang được áp dụng phổ biến. Việc tính lãi phụ thuộc vào kết quả thương lượng giữa ngân hàng vàkhách hàng.Nó giúp ngân hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn khách hàng cho mình. 4. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ tác động tớinền kinh tế thông qua “kênh truyền dẫn”. Cơ chế truyền dẫn CSTT được xây dựng dựa trên cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ thông qua hệ thống ba “kênh truyền dẫn” bao gồm: Kênh lãi suất truyền thống, kênh giá trị tài sản và kênh tín dụng. 4.1. Kênh lãi suất truyền thống
  • 14. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 14 Kênh lãi suất (công cụ nợ) này nhấn mạnh vào lãi suất thực hơn lãi suất danh nghĩa.Thêm vào đó, cơ chế này cho rằng lãi suất thực tế dàihạn chứ không phảilãi suất thực tế ngắn hạn tác động mạnh đến chi tiêu. NHTW có thể sử dụng CSTT mở rộng: Tăng cung tiền và giảmlãi suất khi nền kinh tế suy thoái và CSTT thu hẹp: giảmcung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế quá nóng. - Đối với tiêu dùng và đầu tư: Xét trường hợp CSTT mở rộng: khi nền kinh tế rơivào suy thoái M↑→ ir↓→ I↑→ Y↑ NHTW tăng cung tiền (M0→M1) làm giảm lãi suất (ir0 → ir1)→ tăng đầu tư I → dịch chuyển AD sang bên phải → sản lượng cân bằng tăng (Y0→Y1). Như vậy,mức lãi suất thực (ir) thấp hơn này sẽ làm tăng đầu tư tài sản cố định và đầu tư hàng tồn kho của doanh nghiệp; đồng thời,tăngđầu tư nhà ở và chitiêu hàng lâu bền, kết quả là làm gia tăng tổng sản lượng (Y). Nhìn vào thực tế trong những năm qua, khilãi suất thực (ir) thấp hơn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp giảm, có nghĩa là giá vốn giảm hay chi phí sản xuất giảm. Điều này làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất; do đó tác động tích cực tới tổng cầu. Mặt khác, mở rộng sản xuất còn làm tăng thu nhập của người lao động. Điều này khiến họ tăng tiêu dùng,dẫn đếnsản lượng cânbằng tăng vàtác động tích cực tớitổng cầu ir0 Y1Y0 AD1 AD0 AS Y P MDr Lượngtiền ir1 r M0/P M1/P
  • 15. Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa NHÓM 3 – ĐỀTÀI 4 Page 15 Phân tích tương tự đối với CSTT thu hẹp. - Hiệu ứng của lạm phát dự tính trong tương lai: M↑→ Pe↑→ Πe↑→ ir↓→ I↑→ Y↑ Cung tiền tăng (M↑) có thể làm tăng mức giá dự kiến (Pe↑) khiến lạm phát dự kiến tăng (Πe↑), từ đó làm giảmlãi suất thực (ir↓), kết quả là đầu tư tăng (I↑) và sản lượng tăng (Y↑). 4.2. Kênh giá trị tài sản khác Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp thông qua kênh giá trị tài sản tác động đến tình hình lạm phát và đầu tư trong nền kinh tế được minh họa qua sơ đồ dưới đây: 4.2.1. Kênh giá cảchứng khoán(cổ phiếu, trái phiếu) - Tác động đến đầu tư: Mô hình q - Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và chi đầu tư. Nếu q - Tobin cao, thìgiá cả thị trường của công ty cao so vớichi phí thay thế vốn.Khi đó công ty phát hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn so với giá cả các loại tài sản vốnmà họmua. Vì vậy, chi tiêu vốnđầu tư gia tăng,bởivì các côngty có thể mua nhiềutài sảnvốn chỉvới một lượng nhỏchứngkhoán phát hành. M↑→i↓→ Ps↑→Chỉ số q-Tobin↑→I↑→Y↑ (q của Tobin đượcxác định nhưlà giá trị thị trường của công ty chia chochi phí thay thế vốn (chiphí mua sắmcác công cụ, tài sản,…) Chính sách tiền tệ mở rộng (M) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái
  • 16. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50277 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562