SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ DUY BÌNH
QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
LÊ DUY BÌNH
QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÁI SƠN
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG................................................... 7
1.1. Quan điểm mácxít về kinh tế, chính trị......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm kinh tế....................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm chính trị................................................................................... 12
1.2. Quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ...................... 18
1.2.1. Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin .................. 18
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh ................................................................... 26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 31
2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, đổi mới
chính trị và quan hệ giữa chúng............................................................... 31
2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, đổi mới
chính trị .................................................................................................... 31
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị...................................................................... 42
2.2. Thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................... 49
2.2.1. Đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước đổi mới hệ thống
chính trị .................................................................................................... 49
2.2.2. Đẩy mạnh đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa............................................................................ 55
2.2.3. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở nước ta hiện nay ..................................................................... 61
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA ĐỔI
MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIÊN NAY ...............70
3.1. Một số nguyên tắc và phương hướng cơ bản.............................................. 70
3.1.1. Một số nguyên tắc cơ bản ........................................................................ 70
3.1.2. Một số phương hướng cơ bản .................................................................. 78
3.2. Một số giải pháp cơ bản .............................................................................. 82
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức .................................................................. 82
3.2.2. Nhóm giải pháp về hành động ................................................................. 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 109
BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHCN : Khoa học công nghê ̣
KHXH : Khoa học xã hô ̣i
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA : Đầu tư gián tiếp nước ngoài
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Uỷ ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài
Thử thách lớn nhất đối với đảng cầm quyền trong xây dựng đất nước là
nhận thức, vận dụng quan hệ giữa kinh tế và chính trị phù hợp với những đặc
điểm dân tộc và bối cảnh thời đại. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn là vấn
đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển. Xử lý quan hệ này như
thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối
ngoại. Lịch sử cho thấy quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách, đổi mới phụ
thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước
và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai
đoạn hiện nay.
Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những quan hệ cơ bản
mà thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra [10, tr.75] và đòi hỏi phải được làm rõ
về lý luận nhằm soi đường tiếp tục đưa thực tiễn đổi mới đi vào chiều sâu. Vì
vậy, nghiên cứu quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay vẫn vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn
cao nhằm đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước.
Nhằm nhận thức sâu sắc và có hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất khoa học trong nhận thức
và hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị, từ đó nêu một số khuyến nghị và định hướng một số giải
pháp thực hiện mối quan hệ đó trong giai đoạn hiện nay là đề tài nghiên cứu
của luận văn Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam
hiện nay.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nếu nhìn vào môn khoa học Lịch sử các học thuyết chính trị, chúng ta
thấy đối tượng nghiên cứu của nó là các tư tưởng và học thuyết chính trị, pháp
luật phát sinh và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Điều này cho thấy các học thuyết chính trị cô đọng lợi ích kinh tế của giai cấp
này hoặc giai cấp khác. Những lợi ích kinh tế ấy của các giai cấp có quyền lực
chính trị bảo vệ đòi hỏi phải có những nghiên cứu xứng tầm để khẳng định tư
tưởng chính trị của mình. Có thể liệt kê các học thuyết như vậy từ thời Hy Lạp
cổ đại, qua La Mã chiếm hữu nô lệ, đến các học thuyết chính trị Tây Âu phong
kiến, trong các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ (XVII), khai sáng (XVII-XVIII)
và của các nhà CNXH không tưởng Pháp như Xanh Ximông, Phuriê…
Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh tế, chính trị và mối quan hệ giữa
chúng luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính thời sự trong các giai
đoạn khác nhau của cách mạng nên đã có không ít những công trình nghiên
cứu. Tiêu biểu là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế,
chính trị và mối quan hệ giữa chúng của các nhà kinh điển như C.Mác và
Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Chống Đuyrinh, Nội
chiến ở Pháp, Phê phán cương lĩnh Gôta, Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước… V.I.Lênin: Bản sơ thảo lần đầu những nhiệm vụ trước
mắt của chính quyền Xô viết; Diễn văn đọc tại Đại hội I toàn Nga các Hội
đồng kinh tế quốc dân ngày 26/5/1918; Những vấn đề trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội; Tổng kết một cuộc tranh luận về quyền tự quyết; Tóm
tắt bài phát biểu về Công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm
của đồng chí Tơrốtxki…
Dựa trên những luận điểm kinh tế, chính trị của các nhà kinh điển và
thực tiễn cách mạng từng thời kỳ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh
tế, chính trị, quan hệ giữa kinh tế và chính trị của các nhà nghiên cứu, như
Bôgônirốp: Chủ nghĩa Lênin và vấn đề quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong thời
3
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liênxô, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1974
(tiếng Nga). Phạm Như Cương (chủ biên): Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế-xã hội trong chặng đường đầu tiên,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987. Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đề tài KX.05.04, Hà
Nội, 1993. Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Viết Thông: Góp phần tìm hiểu sự
phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh
vực chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Trần Phúc Thăng (chủ
biên): Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính trị
trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam,
Nxb. Lao động, Hà Nội, 2000. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên): Một số kinh
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Lý Cảnh Nguyên (Viện Khoa học Xã hội
Trung Quốc): Tiêu chuẩn lực lượng sản xuất - hòn đá tảng của lý luận Đặng
Tiểu Bình, Tạp chí Triết học, số 2 (165) 2005. Lương Xuân Quỳ (chủ biên):
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thanh Tuấn và
những người khác (đồng chủ biên): Quan điểm chính trị trong một số tác
phẩm kinh điển Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Nguyễn
Thái Sơn: Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam
hiện nay, đề tài QTCT.07.01. Lương Đình Hải: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị: Những vấn đề cơ bản của Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Viện
KHXH Việt Nam, 2009. Học viện Báo chí - Tuyên truyền: Hội thảo “Mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị”, 10/2009.
Nguyễn Thái Sơn: Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đề tài TTCT.09.06, 2010…
4
Những công trình trên, ở mức độ này hay mức độ khác đã có những
đóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về kinh tế,
chính trị và quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, một là, do tiếp cận từ các góc độ
khác nhau để làm rõ nội dung các khái niệm và quan hệ giữa chúng; hai là,
các công trình trên thường dừng lại ở cấp độ lý luận chung; ba là, thực tiễn
đời sống kinh tế, chính trị luôn vận động và phát triển làm nảy sinh một số
vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, đề tài hy vọng sẽ góp phần
làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn về kinh tế, chính trị và vấn
đề đổi mới đồng thời giữa chúng, nêu ra một số khuyến nghị định hướng và
giải pháp hiện thực hóa mối quan hệ đó trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng
và giải pháp cho việc tăng cường hơn nữa việc đồng thời đổi mới kinh tế với
đổi mới chính trị trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình đã có, thu
thập, xử lý tư liệu mới; nghiên cứu thực tiễn quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị trong thời gian từ 1986 đến nay nhằm:
- Hệ thống hoá, khái quát hoá những tư liệu đã có, bổ sung thêm những
tư liệu mới, góp phần làm rõ nhận thức về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị.
- Vận dụng quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và
chính trị, xem xét thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
ở Việt Nam.
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình đồng
thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam.
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các khái niệm kinh tế, chính trị và mối quan hệ
biện chứng giữa chúng trong thời kỳ hiện nay ở Việt Nam.
Luận văn tập trung nghiên cứu các quan điểm chính, có tính bản lề
trong nhận thức và hiện thực hoá quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị trong giai đoạn 2006-2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn chỉ đề cập tới những quan điểm mácxít cơ bản về kinh tế và
chính trị, đồng thời vận dụng những quan điểm đó vào nghiên cứu thực tiễn Việt
Nam. Nêu nội dung các quan điểm chính và khuyến nghị một số giải pháp xử lý
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong giai đoạn hiện nay ở
Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm về kinh tế, chính trị
trong một số tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ
Chí Minh; một số quan điểm về kinh tế, chính trị trong Văn kiện Đại hội từ
lần thứ IV đến lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn 25 năm
đổi mới.
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê,
đối chiếu, so sánh... phù hợp với yêu cầu của cấu trúc luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị; giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị.
- Làm sáng tỏ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị ở Việt Nam hiện nay, với cả thành tựu và hạn chế.
6
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở Việt Nam, luận văn khuyến nghị một số phương hướng và giải
pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở Việt Nam thời gian tới.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
hoặc giảng dạy các môn học có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết:
Chƣơng 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế, chính trị
và quan hệ giữa chúng.
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay.
7
Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG
1.1. Quan điểm mácxít về kinh tế, chính trị
1.1.1. Khái niệm kinh tế
Từ điển tiếng Việt định nghĩa kinh tế là một hệ thống những quan hệ
sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, là những hoạt động của
con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất. Kinh tế là tất cả những gì liên
quan tới lợi ích vật chất của con người; có tác dụng mang lại hiệu quả lớn so
với sức người, sức của và thời gian bỏ ra [60, tr.511].
Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm kinh tế phản ánh một trong
những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, gắn liền với việc sản xuất
ra các điều kiện vật chất cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội trong
những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, thể hiện nhiều nhóm quan hệ
nhưng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau.
Có thể hiểu kinh tế “Là phương thức mà con người của một xã hội nhất
định dùng để sản xuất ra những tư liệu để sinh sống và trao đổi sản phẩm với
nhau” phương thức đó trong điều kiện kinh tế cụ thể, thể hiện tổng hoà của
lực lượng sản xuất (các điều kiện của sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất,
người lao động và khoa học) với quan hệ sản xuất (là hình thức xã hội của sản
xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; tổ chức, phân công và quản lý
lao động; phân phối sản phẩm; trong đó “sản xuất (...) là điểm xuất phát, tiêu
dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là điểm trung gian” [34,
tr.270]. “Khái niệm các quan hệ kinh tế cũng bao gồm cả cơ sở địa lý, trên đó
các quan hệ đó phát triển” [31, tr.56]. “Những tàn tích trên thực tế do quá khứ
để lại của trình độ phát triền kinh tế trước đó. Những tàn tích đó vẫn tiếp tục
được duy trì một phần chỉ theo truyền thống hoặc nhờ visinestiae (lực quán
8
tính) và tất nhiên cũng gồm cả môi trường bên ngoài hình thức xã hội đó” [34,
tr.270-271].
Kinh tế chính trị Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất
trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng
tầng trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định nhằm tìm ra các quy luật
kinh tế trong sự vận động của xã hội đó. Môn khoa học này được biên soạn từ
nội dung và kết cấu bộ Tư bản của C.Mác; tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản của V.I.Lênin và một số tác phẩm khác
của các nhà kinh điển mác xít. Đồng thời các quan điểm kinh tế, chính trị của
các nhà lý luận mácxít cũng được kế thừa sáng tạo và phát triển toàn diện để
hoàn thiện và phát triển môn kinh tế chính trị Mác-Lênin, trong bài “Lịch sử
của khoa kinh tế chính trị” của bộ Tư bản, C.Mác viết “Với tư cách là một
khoa học riêng biệt thì khoa kinh tế chính trị chỉ xuất hiện vào thời kỳ công
trường thủ công, nó chỉ đứng trên quan điểm của sự phân công lao động trong
xã hội nói chung. Coi đó là một phương tiện để sản xuất ra nhiều hàng hoá
hơn với số lượng lao động như cũ, do đó là một phương tiện để làm cho hàng
hoá rẻ đi và đẩy nhanh sự tích luỹ của tư bản” [30, tr.529-530]. Về đối tượng
của khoa kinh tế chính trị, ông viết “Nhưng hình thái hàng hoá của sản phẩm
hay hình thái giá trị của hàng hoá lại là hình thái tế bào kinh tế của xã hội tư
sản” [30, tr.16-21]. “Một nước phải học hỏi và có thể học hỏi ở các nước
khác. Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận
động của nó (...) cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự
nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng có thể rút ngắn
và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ” [30, tr.21-23].
Hình thái kinh tế - xã hội là lý luận nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong lĩnh vực xã hội. Trong lý luận đó C.Mác và Ph.Ăngghen không
những đã chỉ ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa
9
cở sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng gồm toàn bộ những
quan hệ xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội ở giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử, còn kiến trúc thượng tầng gồm hệ thống các các quan
điểm chính trị, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,... và các thiết chế
tương ứng. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng là mối
quan hệ biện chứng, chúng có thể phù hợp và cũng có thể không phù hợp với
nhau. Nếu phù hợp, chúng tạo sự ổn định và phát triển của xã hội, nếu không
phù hợp chúng sẽ làm cho xã hội bất ổn định, trì trệ, thậm chí rối loạn. Xét
cho cùng nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi xã hội là do sự tác động qua
lại giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, còn nguyên nhân trực tiếp là
do sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
Trong xã hội còn giai cấp đối kháng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với
kiến trúc thượng tầng biểu hiện tập trung ở quan hệ giữa kinh tế và chính trị;
trong đó kinh tế là cái thứ nhất quy định nội dung kết cấu của chính trị và
chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị tuy là cái thứ hai so
với kinh tế, nhưng có tác động trở lại kinh tế, tạo vai trò định hướng cho sự
phát triển kinh tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định.
Về vị trí của chính trị trong kiến trúc thượng tầng, Từ điển Triết học cho rằng
“Chính trị là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, biểu
hiện của một chế độ kinh tế thống trị trong một xã hội nhất định, lĩnh vực chủ
yếu của chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, việc thực hiện
chính quyền nhà nước. Chính trị thể hiện tập trung quyền lợi của các giai cấp
xã hội. Do chỗ không một giai cấp nào có thể xác lập hay giữ vững được sự
thống trị kinh tế của mình nếu không có quyền lực chính trị, cho nên chính trị
giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế. Sau khi đã vạch ra và thực hiện đường lối
chính trị đúng đắn thì trọng tâm của công cuộc xây dựng xã hội mới chuyển
sang việc tổ chức kinh tế, tổ chức hệ thống kinh tế tổ chức hệ thống quản lý
kinh tế. Nhà nước XHCN có chức năng tổ chức kinh tế và văn hoá giáo dục
10
mới. Cải tiến hệ thống quản lý kinh tế nâng cao trình độ khoa học trong kinh
tế là một trong những mặt quan trong nhất trong đường lối chính trị của Đảng
Cộng sản trong giai đoạn hiện nay” [60, tr.292].
Trong các tài liệu lý luận hiện đang có ít nhất hai cách hiểu về khái
niệm kinh tế khác nhau theo mức độ rộng và hẹp về ngữ nghĩa của từ. Kinh tế
là “1. Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan
đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình
sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. 2. Tổng thể
những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm
các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng. Nền kinh tế
quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các vùng lãnh thổ, các cơ sở và
các loại hình sản xuất và bao trùm các khâu của nền sản xuất xã hội (sản xuất
- phân phối - trao đổi - tiêu dùng) trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Mỗi một
phương thức sản xuất đều có nền kinh tế riêng. Mỗi nền kinh tế đều do các
quan hệ sản xuất cũng như tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy
định” [61, tr.17]. “Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống
của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã
hội” [61, tr.18].
Ở nội dung thứ nhất, "kinh tế", chứa đựng trong nó cả những quan hệ
giữa người với tự nhiên, lẫn những quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất, tức là quan hệ sản xuất. Kinh tế là toàn bộ hoạt động sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải và những quan hệ giữa người với
người, giữa người và tự nhiên, giữa xã hội và tự nhiên.
Trong nội dung thứ hai, "kinh tế" chỉ tổng thể các quan hệ sản xuất của
một xã hội nhất định, tạo nên cơ sở kinh tế của xã hội đó. "Toàn bộ những
quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện
11
thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị,
tương ứng với cơ sở thực tại đó" [61, tr.18].
Cơ sở kinh tế của một xã hội cụ thể là toàn bộ những quan hệ sản xuất
cũng như sự tác động lẫn nhau giữa các quan hệ ấy trong xã hội đó. Nói chung,
trong mỗi phương thức sản xuất, mỗi xã hội xác định thì bên cạnh quan hệ sản
xuất thống trị hay còn gọi là quan hệ sản xuất chủ đạo còn có những quan hệ sản
xuất tàn dư của xã hội cũ và những quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội
tương lai. Hai loại quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống này còn được gọi là
các quan hệ sản xuất quá độ. Cơ sở kinh tế của một xã hội cụ thể được đặc trưng
chủ yếu bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong cho xã hội ấy, đồng thời, cũng
bao gồm những quan hệ sản xuất quá độ trong chừng mực tùy thuộc vào trình độ
phát triển của quan hệ sản xuất chủ đạo. Trong mọi xã hội, quan hệ sản xuất
thống trị luôn giữ địa vị chi phối, có vai trò chủ đạo và có tác dụng quyết định
đối với các quan hệ sản xuất khác. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất luôn là nhân tố quyết định trong các quan
hệ sản xuất và do vậy, trong cả cơ sở kinh tế của xã hội. Vị thế của con người
trong tổ chức quản lý sản xuất và trong phân phối sản phẩm do quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất quyết định.
Tuy không thể đồng nhất “kinh tế” với “hạ tầng cơ sở” theo nghĩa triết
học (nghĩa rộng) bởi ở đây kinh tế rộng hơn hạ tầng cơ sở với nội dung là
tổng hợp các quan hệ sản xuất đang tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội
xác định. Còn theo nghĩa hẹp thì kinh tế lại đồng nghĩa với hạ tầng cơ sở. Đây
là điều cần lưu ý khi sử dụng các cách hiểu về kinh tế để xem xét đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ta
hiện nay.
Nói đổi mới kinh tế, hoặc cải cách kinh tế, cần phải hiểu rằng đó là làm
cho nền kinh tế khác trước, không còn khủng hoảng, trì trệ, lạc hậu như xưa
mà là phát triển năng động, tiến bộ, đáp ứng đựoc đòi hỏi của sự phát triển
12
trong điều kiện và hoàn cảnh mới, nhưng không làm thay đổi bản chất của
nền kinh tế, càng không thể làm thay đổi bản chất của chế độ xã hội. Đó là sự
thay đổi trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở thay đổi quan điểm, đường lối,
chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, thay đổi các hình thức tổ chức và
quản lý sản xuất, phát triển các lực lượng sản xuất, làm tăng trưởng và phát
triển kinh tế, hay nói rộng hơn là thay đổi mô thức phát triển kinh tế.
Tóm lại, từ những quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin, có thể hiểu Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của
con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối,
tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người các
mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy
cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích”.
Như vậy, theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất, kinh tế không chỉ bao gồm
những yếu tố cấu thành của phương thức sản xuất với tư cách là những điều
kiện gắn liền trực tiếp với quá trình sản xuất, mà còn gồm cả những điều kiện
tự nhiên và xã hội khác có liên quan, có vai trò tạo môi trường cho quá trình
sản xuất. Tuy nhiên trong các yếu tố cấu thành của quan hệ kinh tế, phương
thức sản xuất có vai trò quyết định, quy định tính đặc thù của quan hệ kinh tế
trong từng thời kỳ, lịch sử cụ thể của sự phát triển xã hội. Luận văn này tiếp
cận kinh tế từ góc độ là quan hệ vật chất, kinh tế; là cái thứ nhất trong quan hệ
với cái thứ hai là nhà nước với những quan hệ tư tưởng, chính trị và tính quy
định của kinh tế đối với chính trị trong xã hội Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Khái niệm chính trị
Chính trị có gốc từ tiếng Hy Lạp, với nghĩa là các công việc nhà nước,
công việc xã hội [62], là những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa
các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề
13
giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào
công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung
họat động của nhà nước. Bất cứ vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đến
quyền lợi của các giai cấp và nhà nước [61, tr.478].
Chính trị phản ánh quan hệ về địa vị, lợi ích kinh tế giữa các giai cấp,
các cộng đồng, các tập đoàn xã hội cũng như quan hệ giữa các quốc gia, dân
tộc. Nó bao gồm các yếu tố từ tình cảm, thái độ chính trị thường ngày, mối
quan tâm chính trị cho đến quan điểm, hệ tư tưởng chính trị và các thiết chế
của nó như Nhà nước, đảng phái, phong trào chính trị cũng như sự tác động
qua lại giữa chúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa các
giai cấp trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì Nhà nước,
chính trị ra đời. Và chính trị chỉ tồn tại trong những giai đoạn phát triển nhất
định của lịch sử và sẽ mất đi khi cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Dấu hiệu
đặc trưng và tập trung nhất của chính trị là Nhà nước nên khi Nhà nước còn
tồn tại thì khi đó còn tồn tại chính trị, hoạt động giành, giữ và củng cố Nhà
nước là biểu hiện tập trung nhất của chính trị.
Do là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội có giai cấp; việc tiếp cận chính trị từ những phương diện và
cấp độ khác nhau, những quan điểm giai cấp khác nhau nên có nhiều cách
nhìn khác nhau về chính trị. Từ điển tiếng Việt coi “Chính trị là những vấn đề
tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ về
mặt nhà nước giữa các nước với nhau” (chế độ chính trị, tình hình chính trị
trong nước). Chính trị là hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập
đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước
(đường lối chính trị, hoạt động chính trị). Chính trị là những hiểu biết về mục
đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính Đảng nhằm
giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước (giáo dục ý thức chính
trị, vững vàng về chính trị). Chính trị là hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ
14
chính trị do quần chúng tổ chức, quần chúng thực hiện đường lối nhiệm vụ
chính trị nhất định (công tác chính trị, cán bộ chính trị). Chính trị là sự khéo
léo đối xử để đạt được mục đích mong muốn (thái độ chính trị). Chính trị là
khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội về những vấn
đề chính sách đối nội và đối ngoại” [60, tr.158]
Từ điển Triết học định nghĩa “Chính trị sự là tham gia vào các công việc
của Nhà nước vào việc quy định những hình thức nhiệm vụ với những nội
dung hoạt động của Nhà nước. Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề như chế
độ nhà nước quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp vấn đề đấu tranh đảng
phái... Những lợi ích căn bản những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện
ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện qua quan hệ giữa các dân tộc và
giữa các quốc gia thông qua chính sách đối nội, đối ngoại. Các quan hệ giữa
các giai cấp và do đó cả chính trị của họ nữa, bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ.
Những tư tưởng chính trị và những thiết chế tương ứng với chúng là kiến trúc
thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không
có nghĩa rằng chính trị là hệ quả thụ động của kinh tế. Muốn chính trị trở thành
lực lượng cải tạo thì nó phải phản ánh đúng những nhu cầu phát triển của đời
sống vật chất xã hội” [62, tr.85].
Qua cách hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm chính trị như trên, có thể coi
chính trị là một trong những lĩnh vực của đời sống xã hội kể từ khi xã hội phân
chia thành giai cấp và tổ chức thành nhà nước. Khi chính trị xuất hiện, cùng với
việc sử dụng sức mạnh sẵn có của tự nhiên, trong quá trình tìm kiếm phương
thức tổ chức và sử dụng chính trị, con người đã sáng tạo ra công cụ, sức mạnh
đặc hữu của mình là nhà nước, nhằm thỏa mãn khát vọng cai trị hoặc giải phóng.
Và cũng từ đó, cuộc đấu tranh giành, giữ, sử dụng sức mạnh chính trị, quyền lực
chính trị đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp, một trong những động lực của sự
phát triển xã hội.
15
Những quan điểm cơ bản về giai cấp, chính trị, nhà nước của chủ nghĩa
Mác-Lênin được thể hiện qua các tác phẩm kinh điển. Có thể coi tình cảnh
của giai cấp lao động ở Anh (1844) làm điểm khởi đầu; Vấn đề nông dân ở
Pháp và ở Đức (1894) do Ph.Ăngghen viết làm điểm kết thúc giai đoạn
C.Mác và Ph.Ăng ghen. Trong giai đoạn V.I.Lênin, có thể coi tác phẩm Hai
sách lược của Đảng Dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905) và tác
phẩm Thà ít mà tốt (1923) là những tác phẩm có vị trí khởi đầu và kết thúc
quá trình hình thành, phát triển đó. Những quan điểm chính trị của chủ nghĩa
Mác-Lênin thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn V.I.Lênin, khi đảng cộng sản
đã là đảng cầm quyền và những quan điểm chính trị đó là cơ sở lý luận trang
bị kiến thức khoa học và cách mạng, thể hiện từ nhiều khía cạnh, nhiều góc
độ trong mối liên hệ phức tạp của chính trị với các lĩnh vực, quá trình hoạt
động trong đời sống xã hội.
Khái lược nội dung chính trị trong các tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, chúng ta thấy các nhà kinh điển còn sử dụng khái
niệm chính trị theo nghĩa hẹp. Đó là khi xem xét những yếu tố của chính trị
phản ánh bản chất cơ sở kinh tế của xã hội cụ thể sinh ra nó, hoặc khi xem xét
vai trò của các yếu tố ấy đối với cơ sở kinh tế thì chính trị được coi là bộ phận
quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng. Với nội hàm này, chính trị bao
gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị tương ứng đang tồn tại hiện
thực trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử cụ thể mà yếu tố quan trọng nhất của
nó là nhà nước. Có thể coi Nhà nước và hệ tư tưởng chính trị là biểu hiện tập
trung và cô đọng của chính trị từ hai góc độ thống nhất: Nhà nước là biểu hiện
tập trung nhất của chính trị từ góc độ tổ chức thực tiễn, còn hệ tư tưởng chính
trị là biểu hiện tập trung và cô đọng của chính trị từ góc độ lý luận [14, tr.15].
Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng không đồng nhất
chính trị với kiến trúc thượng tầng; chỉ có một vài yếu tố, bộ phận của chính
trị thuộc về kiến trúc thượng tầng (hệ tư tưởng chính trị, nhà nước) và cũng có
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50464
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinh
Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinhBai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinh
Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THU
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THUCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THU
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THUSoM
 
HẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁHẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁSoM
 
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲXUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲSoM
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANSoM
 
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinh
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinhTu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinh
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
ĐẠI CƯƠNG U NÃO
ĐẠI CƯƠNG U NÃOĐẠI CƯƠNG U NÃO
ĐẠI CƯƠNG U NÃOSoM
 
17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet
17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet
17. Sieu am banh nhau, GS Michel ColletNguyen Lam
 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIMTĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIMSoM
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinhDr NgocSâm
 
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phải
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phảiHẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phải
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phảiVinh Pham Nguyen
 
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinhNgoan Pham
 
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinhHep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 

What's hot (20)

Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinh
Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinhBai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinh
Bai 2-day-nhi-day-that-pham-nguyen-vinh
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THU
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THUCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THU
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGOẠI TÂM THU
 
ECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢNECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢN
 
HẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁHẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁ
 
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲXUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
 
Unao
UnaoUnao
Unao
 
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinh
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinhTu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinh
Tu chung-fallot-2018-pham-nguyen-vinh
 
ĐẠI CƯƠNG U NÃO
ĐẠI CƯƠNG U NÃOĐẠI CƯƠNG U NÃO
ĐẠI CƯƠNG U NÃO
 
17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet
17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet
17. Sieu am banh nhau, GS Michel Collet
 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TẠI 2 QUẬN HUYỆN HÀ...
 
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIMTĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
 
HỘI CHỨNG BRUGADA
HỘI CHỨNG BRUGADAHỘI CHỨNG BRUGADA
HỘI CHỨNG BRUGADA
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
 
Viemcotim
ViemcotimViemcotim
Viemcotim
 
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phải
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phảiHẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phải
Hẹp động mạch phổi - Tắc nghẽn buồng tống thất phải
 
Các chỉ số cận lâm sàng
Các chỉ số cận lâm sàngCác chỉ số cận lâm sàng
Các chỉ số cận lâm sàng
 
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh
13052013 hinh anhphoisosinh_bslinh
 
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinhHep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-2-la-cap-nhat-2018-pham-nguyen-vinh
 

Similar to Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay

Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfxunmaiphmth1
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Lê Duy
 
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdf
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdfgiao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdf
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdfThuNguyen755341
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf4qtk5m4trf
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfVnPhcNg2
 
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfHanaTiti
 
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...nataliej4
 

Similar to Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay (20)

RUT-GON.docx
RUT-GON.docxRUT-GON.docx
RUT-GON.docx
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
 
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdf
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdfgiao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdf
giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-tailieu-vnu.pdf
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
A nhapmon
A  nhapmonA  nhapmon
A nhapmon
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
 
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
 
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  LÊ DUY BÌNH QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2010
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - LÊ DUY BÌNH QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÁI SƠN HÀ NỘI - 2010
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG................................................... 7 1.1. Quan điểm mácxít về kinh tế, chính trị......................................................... 7 1.1.1. Khái niệm kinh tế....................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm chính trị................................................................................... 12 1.2. Quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ...................... 18 1.2.1. Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin .................. 18 1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh ................................................................... 26 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 31 2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và quan hệ giữa chúng............................................................... 31 2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị .................................................................................................... 31 2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị...................................................................... 42 2.2. Thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 49 2.2.1. Đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước đổi mới hệ thống chính trị .................................................................................................... 49 2.2.2. Đẩy mạnh đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa............................................................................ 55
  • 4. 2.2.3. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay ..................................................................... 61 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIÊN NAY ...............70 3.1. Một số nguyên tắc và phương hướng cơ bản.............................................. 70 3.1.1. Một số nguyên tắc cơ bản ........................................................................ 70 3.1.2. Một số phương hướng cơ bản .................................................................. 78 3.2. Một số giải pháp cơ bản .............................................................................. 82 3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức .................................................................. 82 3.2.2. Nhóm giải pháp về hành động ................................................................. 91 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 109
  • 5. BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân KHCN : Khoa học công nghê ̣ KHXH : Khoa học xã hô ̣i IMF : Quỹ tiền tệ thế giới FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA : Đầu tư gián tiếp nước ngoài MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 6. 1 MỞ ĐẦ U 1. Lý do chọn đề tài Thử thách lớn nhất đối với đảng cầm quyền trong xây dựng đất nước là nhận thức, vận dụng quan hệ giữa kinh tế và chính trị phù hợp với những đặc điểm dân tộc và bối cảnh thời đại. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển. Xử lý quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối ngoại. Lịch sử cho thấy quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách, đổi mới phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay. Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những quan hệ cơ bản mà thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra [10, tr.75] và đòi hỏi phải được làm rõ về lý luận nhằm soi đường tiếp tục đưa thực tiễn đổi mới đi vào chiều sâu. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhằm nhận thức sâu sắc và có hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất khoa học trong nhận thức và hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, từ đó nêu một số khuyến nghị và định hướng một số giải pháp thực hiện mối quan hệ đó trong giai đoạn hiện nay là đề tài nghiên cứu của luận văn Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay.
  • 7. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nếu nhìn vào môn khoa học Lịch sử các học thuyết chính trị, chúng ta thấy đối tượng nghiên cứu của nó là các tư tưởng và học thuyết chính trị, pháp luật phát sinh và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Điều này cho thấy các học thuyết chính trị cô đọng lợi ích kinh tế của giai cấp này hoặc giai cấp khác. Những lợi ích kinh tế ấy của các giai cấp có quyền lực chính trị bảo vệ đòi hỏi phải có những nghiên cứu xứng tầm để khẳng định tư tưởng chính trị của mình. Có thể liệt kê các học thuyết như vậy từ thời Hy Lạp cổ đại, qua La Mã chiếm hữu nô lệ, đến các học thuyết chính trị Tây Âu phong kiến, trong các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ (XVII), khai sáng (XVII-XVIII) và của các nhà CNXH không tưởng Pháp như Xanh Ximông, Phuriê… Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh tế, chính trị và mối quan hệ giữa chúng luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính thời sự trong các giai đoạn khác nhau của cách mạng nên đã có không ít những công trình nghiên cứu. Tiêu biểu là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế, chính trị và mối quan hệ giữa chúng của các nhà kinh điển như C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Chống Đuyrinh, Nội chiến ở Pháp, Phê phán cương lĩnh Gôta, Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước… V.I.Lênin: Bản sơ thảo lần đầu những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết; Diễn văn đọc tại Đại hội I toàn Nga các Hội đồng kinh tế quốc dân ngày 26/5/1918; Những vấn đề trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; Tổng kết một cuộc tranh luận về quyền tự quyết; Tóm tắt bài phát biểu về Công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của đồng chí Tơrốtxki… Dựa trên những luận điểm kinh tế, chính trị của các nhà kinh điển và thực tiễn cách mạng từng thời kỳ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa kinh tế và chính trị của các nhà nghiên cứu, như Bôgônirốp: Chủ nghĩa Lênin và vấn đề quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong thời
  • 8. 3 kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liênxô, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1974 (tiếng Nga). Phạm Như Cương (chủ biên): Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế-xã hội trong chặng đường đầu tiên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987. Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đề tài KX.05.04, Hà Nội, 1993. Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Viết Thông: Góp phần tìm hiểu sự phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Trần Phúc Thăng (chủ biên): Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính trị trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2000. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên): Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Lý Cảnh Nguyên (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc): Tiêu chuẩn lực lượng sản xuất - hòn đá tảng của lý luận Đặng Tiểu Bình, Tạp chí Triết học, số 2 (165) 2005. Lương Xuân Quỳ (chủ biên): Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thanh Tuấn và những người khác (đồng chủ biên): Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Nguyễn Thái Sơn: Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, đề tài QTCT.07.01. Lương Đình Hải: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: Những vấn đề cơ bản của Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Viện KHXH Việt Nam, 2009. Học viện Báo chí - Tuyên truyền: Hội thảo “Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị”, 10/2009. Nguyễn Thái Sơn: Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đề tài TTCT.09.06, 2010…
  • 9. 4 Những công trình trên, ở mức độ này hay mức độ khác đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về kinh tế, chính trị và quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, một là, do tiếp cận từ các góc độ khác nhau để làm rõ nội dung các khái niệm và quan hệ giữa chúng; hai là, các công trình trên thường dừng lại ở cấp độ lý luận chung; ba là, thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị luôn vận động và phát triển làm nảy sinh một số vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, đề tài hy vọng sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn về kinh tế, chính trị và vấn đề đổi mới đồng thời giữa chúng, nêu ra một số khuyến nghị định hướng và giải pháp hiện thực hóa mối quan hệ đó trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cho việc tăng cường hơn nữa việc đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình đã có, thu thập, xử lý tư liệu mới; nghiên cứu thực tiễn quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong thời gian từ 1986 đến nay nhằm: - Hệ thống hoá, khái quát hoá những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư liệu mới, góp phần làm rõ nhận thức về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. - Vận dụng quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và chính trị, xem xét thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. - Khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình đồng thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam.
  • 10. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các khái niệm kinh tế, chính trị và mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong thời kỳ hiện nay ở Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu các quan điểm chính, có tính bản lề trong nhận thức và hiện thực hoá quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong giai đoạn 2006-2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn chỉ đề cập tới những quan điểm mácxít cơ bản về kinh tế và chính trị, đồng thời vận dụng những quan điểm đó vào nghiên cứu thực tiễn Việt Nam. Nêu nội dung các quan điểm chính và khuyến nghị một số giải pháp xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm về kinh tế, chính trị trong một số tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh; một số quan điểm về kinh tế, chính trị trong Văn kiện Đại hội từ lần thứ IV đến lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn 25 năm đổi mới. Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh... phù hợp với yêu cầu của cấu trúc luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. - Làm sáng tỏ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, với cả thành tựu và hạn chế.
  • 11. 6 - Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, luận văn khuyến nghị một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam thời gian tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu hoặc giảng dạy các môn học có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết: Chƣơng 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế, chính trị và quan hệ giữa chúng. Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 7 Chƣơng 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 1.1. Quan điểm mácxít về kinh tế, chính trị 1.1.1. Khái niệm kinh tế Từ điển tiếng Việt định nghĩa kinh tế là một hệ thống những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, là những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất. Kinh tế là tất cả những gì liên quan tới lợi ích vật chất của con người; có tác dụng mang lại hiệu quả lớn so với sức người, sức của và thời gian bỏ ra [60, tr.511]. Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm kinh tế phản ánh một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, gắn liền với việc sản xuất ra các điều kiện vật chất cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, thể hiện nhiều nhóm quan hệ nhưng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau. Có thể hiểu kinh tế “Là phương thức mà con người của một xã hội nhất định dùng để sản xuất ra những tư liệu để sinh sống và trao đổi sản phẩm với nhau” phương thức đó trong điều kiện kinh tế cụ thể, thể hiện tổng hoà của lực lượng sản xuất (các điều kiện của sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất, người lao động và khoa học) với quan hệ sản xuất (là hình thức xã hội của sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; tổ chức, phân công và quản lý lao động; phân phối sản phẩm; trong đó “sản xuất (...) là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là điểm trung gian” [34, tr.270]. “Khái niệm các quan hệ kinh tế cũng bao gồm cả cơ sở địa lý, trên đó các quan hệ đó phát triển” [31, tr.56]. “Những tàn tích trên thực tế do quá khứ để lại của trình độ phát triền kinh tế trước đó. Những tàn tích đó vẫn tiếp tục được duy trì một phần chỉ theo truyền thống hoặc nhờ visinestiae (lực quán
  • 13. 8 tính) và tất nhiên cũng gồm cả môi trường bên ngoài hình thức xã hội đó” [34, tr.270-271]. Kinh tế chính trị Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định nhằm tìm ra các quy luật kinh tế trong sự vận động của xã hội đó. Môn khoa học này được biên soạn từ nội dung và kết cấu bộ Tư bản của C.Mác; tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản của V.I.Lênin và một số tác phẩm khác của các nhà kinh điển mác xít. Đồng thời các quan điểm kinh tế, chính trị của các nhà lý luận mácxít cũng được kế thừa sáng tạo và phát triển toàn diện để hoàn thiện và phát triển môn kinh tế chính trị Mác-Lênin, trong bài “Lịch sử của khoa kinh tế chính trị” của bộ Tư bản, C.Mác viết “Với tư cách là một khoa học riêng biệt thì khoa kinh tế chính trị chỉ xuất hiện vào thời kỳ công trường thủ công, nó chỉ đứng trên quan điểm của sự phân công lao động trong xã hội nói chung. Coi đó là một phương tiện để sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn với số lượng lao động như cũ, do đó là một phương tiện để làm cho hàng hoá rẻ đi và đẩy nhanh sự tích luỹ của tư bản” [30, tr.529-530]. Về đối tượng của khoa kinh tế chính trị, ông viết “Nhưng hình thái hàng hoá của sản phẩm hay hình thái giá trị của hàng hoá lại là hình thái tế bào kinh tế của xã hội tư sản” [30, tr.16-21]. “Một nước phải học hỏi và có thể học hỏi ở các nước khác. Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó (...) cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ” [30, tr.21-23]. Hình thái kinh tế - xã hội là lý luận nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội. Trong lý luận đó C.Mác và Ph.Ăngghen không những đã chỉ ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa
  • 14. 9 cở sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng gồm toàn bộ những quan hệ xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội ở giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử, còn kiến trúc thượng tầng gồm hệ thống các các quan điểm chính trị, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,... và các thiết chế tương ứng. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ biện chứng, chúng có thể phù hợp và cũng có thể không phù hợp với nhau. Nếu phù hợp, chúng tạo sự ổn định và phát triển của xã hội, nếu không phù hợp chúng sẽ làm cho xã hội bất ổn định, trì trệ, thậm chí rối loạn. Xét cho cùng nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi xã hội là do sự tác động qua lại giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, còn nguyên nhân trực tiếp là do sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội còn giai cấp đối kháng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng biểu hiện tập trung ở quan hệ giữa kinh tế và chính trị; trong đó kinh tế là cái thứ nhất quy định nội dung kết cấu của chính trị và chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị tuy là cái thứ hai so với kinh tế, nhưng có tác động trở lại kinh tế, tạo vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định. Về vị trí của chính trị trong kiến trúc thượng tầng, Từ điển Triết học cho rằng “Chính trị là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, biểu hiện của một chế độ kinh tế thống trị trong một xã hội nhất định, lĩnh vực chủ yếu của chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, việc thực hiện chính quyền nhà nước. Chính trị thể hiện tập trung quyền lợi của các giai cấp xã hội. Do chỗ không một giai cấp nào có thể xác lập hay giữ vững được sự thống trị kinh tế của mình nếu không có quyền lực chính trị, cho nên chính trị giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế. Sau khi đã vạch ra và thực hiện đường lối chính trị đúng đắn thì trọng tâm của công cuộc xây dựng xã hội mới chuyển sang việc tổ chức kinh tế, tổ chức hệ thống kinh tế tổ chức hệ thống quản lý kinh tế. Nhà nước XHCN có chức năng tổ chức kinh tế và văn hoá giáo dục
  • 15. 10 mới. Cải tiến hệ thống quản lý kinh tế nâng cao trình độ khoa học trong kinh tế là một trong những mặt quan trong nhất trong đường lối chính trị của Đảng Cộng sản trong giai đoạn hiện nay” [60, tr.292]. Trong các tài liệu lý luận hiện đang có ít nhất hai cách hiểu về khái niệm kinh tế khác nhau theo mức độ rộng và hẹp về ngữ nghĩa của từ. Kinh tế là “1. Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. 2. Tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng. Nền kinh tế quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các vùng lãnh thổ, các cơ sở và các loại hình sản xuất và bao trùm các khâu của nền sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Mỗi một phương thức sản xuất đều có nền kinh tế riêng. Mỗi nền kinh tế đều do các quan hệ sản xuất cũng như tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định” [61, tr.17]. “Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội” [61, tr.18]. Ở nội dung thứ nhất, "kinh tế", chứa đựng trong nó cả những quan hệ giữa người với tự nhiên, lẫn những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là quan hệ sản xuất. Kinh tế là toàn bộ hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải và những quan hệ giữa người với người, giữa người và tự nhiên, giữa xã hội và tự nhiên. Trong nội dung thứ hai, "kinh tế" chỉ tổng thể các quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, tạo nên cơ sở kinh tế của xã hội đó. "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện
  • 16. 11 thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, tương ứng với cơ sở thực tại đó" [61, tr.18]. Cơ sở kinh tế của một xã hội cụ thể là toàn bộ những quan hệ sản xuất cũng như sự tác động lẫn nhau giữa các quan hệ ấy trong xã hội đó. Nói chung, trong mỗi phương thức sản xuất, mỗi xã hội xác định thì bên cạnh quan hệ sản xuất thống trị hay còn gọi là quan hệ sản xuất chủ đạo còn có những quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và những quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Hai loại quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống này còn được gọi là các quan hệ sản xuất quá độ. Cơ sở kinh tế của một xã hội cụ thể được đặc trưng chủ yếu bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong cho xã hội ấy, đồng thời, cũng bao gồm những quan hệ sản xuất quá độ trong chừng mực tùy thuộc vào trình độ phát triển của quan hệ sản xuất chủ đạo. Trong mọi xã hội, quan hệ sản xuất thống trị luôn giữ địa vị chi phối, có vai trò chủ đạo và có tác dụng quyết định đối với các quan hệ sản xuất khác. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất luôn là nhân tố quyết định trong các quan hệ sản xuất và do vậy, trong cả cơ sở kinh tế của xã hội. Vị thế của con người trong tổ chức quản lý sản xuất và trong phân phối sản phẩm do quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quyết định. Tuy không thể đồng nhất “kinh tế” với “hạ tầng cơ sở” theo nghĩa triết học (nghĩa rộng) bởi ở đây kinh tế rộng hơn hạ tầng cơ sở với nội dung là tổng hợp các quan hệ sản xuất đang tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội xác định. Còn theo nghĩa hẹp thì kinh tế lại đồng nghĩa với hạ tầng cơ sở. Đây là điều cần lưu ý khi sử dụng các cách hiểu về kinh tế để xem xét đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Nói đổi mới kinh tế, hoặc cải cách kinh tế, cần phải hiểu rằng đó là làm cho nền kinh tế khác trước, không còn khủng hoảng, trì trệ, lạc hậu như xưa mà là phát triển năng động, tiến bộ, đáp ứng đựoc đòi hỏi của sự phát triển
  • 17. 12 trong điều kiện và hoàn cảnh mới, nhưng không làm thay đổi bản chất của nền kinh tế, càng không thể làm thay đổi bản chất của chế độ xã hội. Đó là sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở thay đổi quan điểm, đường lối, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, thay đổi các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất, phát triển các lực lượng sản xuất, làm tăng trưởng và phát triển kinh tế, hay nói rộng hơn là thay đổi mô thức phát triển kinh tế. Tóm lại, từ những quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, có thể hiểu Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích”. Như vậy, theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất, kinh tế không chỉ bao gồm những yếu tố cấu thành của phương thức sản xuất với tư cách là những điều kiện gắn liền trực tiếp với quá trình sản xuất, mà còn gồm cả những điều kiện tự nhiên và xã hội khác có liên quan, có vai trò tạo môi trường cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên trong các yếu tố cấu thành của quan hệ kinh tế, phương thức sản xuất có vai trò quyết định, quy định tính đặc thù của quan hệ kinh tế trong từng thời kỳ, lịch sử cụ thể của sự phát triển xã hội. Luận văn này tiếp cận kinh tế từ góc độ là quan hệ vật chất, kinh tế; là cái thứ nhất trong quan hệ với cái thứ hai là nhà nước với những quan hệ tư tưởng, chính trị và tính quy định của kinh tế đối với chính trị trong xã hội Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Khái niệm chính trị Chính trị có gốc từ tiếng Hy Lạp, với nghĩa là các công việc nhà nước, công việc xã hội [62], là những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề
  • 18. 13 giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung họat động của nhà nước. Bất cứ vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước [61, tr.478]. Chính trị phản ánh quan hệ về địa vị, lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các cộng đồng, các tập đoàn xã hội cũng như quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Nó bao gồm các yếu tố từ tình cảm, thái độ chính trị thường ngày, mối quan tâm chính trị cho đến quan điểm, hệ tư tưởng chính trị và các thiết chế của nó như Nhà nước, đảng phái, phong trào chính trị cũng như sự tác động qua lại giữa chúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì Nhà nước, chính trị ra đời. Và chính trị chỉ tồn tại trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử và sẽ mất đi khi cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Dấu hiệu đặc trưng và tập trung nhất của chính trị là Nhà nước nên khi Nhà nước còn tồn tại thì khi đó còn tồn tại chính trị, hoạt động giành, giữ và củng cố Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của chính trị. Do là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất trong các lĩnh vực của đời sống xã hội có giai cấp; việc tiếp cận chính trị từ những phương diện và cấp độ khác nhau, những quan điểm giai cấp khác nhau nên có nhiều cách nhìn khác nhau về chính trị. Từ điển tiếng Việt coi “Chính trị là những vấn đề tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước giữa các nước với nhau” (chế độ chính trị, tình hình chính trị trong nước). Chính trị là hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước (đường lối chính trị, hoạt động chính trị). Chính trị là những hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính Đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước (giáo dục ý thức chính trị, vững vàng về chính trị). Chính trị là hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ
  • 19. 14 chính trị do quần chúng tổ chức, quần chúng thực hiện đường lối nhiệm vụ chính trị nhất định (công tác chính trị, cán bộ chính trị). Chính trị là sự khéo léo đối xử để đạt được mục đích mong muốn (thái độ chính trị). Chính trị là khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội về những vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại” [60, tr.158] Từ điển Triết học định nghĩa “Chính trị sự là tham gia vào các công việc của Nhà nước vào việc quy định những hình thức nhiệm vụ với những nội dung hoạt động của Nhà nước. Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề như chế độ nhà nước quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp vấn đề đấu tranh đảng phái... Những lợi ích căn bản những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện qua quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia thông qua chính sách đối nội, đối ngoại. Các quan hệ giữa các giai cấp và do đó cả chính trị của họ nữa, bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Những tư tưởng chính trị và những thiết chế tương ứng với chúng là kiến trúc thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng chính trị là hệ quả thụ động của kinh tế. Muốn chính trị trở thành lực lượng cải tạo thì nó phải phản ánh đúng những nhu cầu phát triển của đời sống vật chất xã hội” [62, tr.85]. Qua cách hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm chính trị như trên, có thể coi chính trị là một trong những lĩnh vực của đời sống xã hội kể từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và tổ chức thành nhà nước. Khi chính trị xuất hiện, cùng với việc sử dụng sức mạnh sẵn có của tự nhiên, trong quá trình tìm kiếm phương thức tổ chức và sử dụng chính trị, con người đã sáng tạo ra công cụ, sức mạnh đặc hữu của mình là nhà nước, nhằm thỏa mãn khát vọng cai trị hoặc giải phóng. Và cũng từ đó, cuộc đấu tranh giành, giữ, sử dụng sức mạnh chính trị, quyền lực chính trị đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp, một trong những động lực của sự phát triển xã hội.
  • 20. 15 Những quan điểm cơ bản về giai cấp, chính trị, nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện qua các tác phẩm kinh điển. Có thể coi tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (1844) làm điểm khởi đầu; Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức (1894) do Ph.Ăngghen viết làm điểm kết thúc giai đoạn C.Mác và Ph.Ăng ghen. Trong giai đoạn V.I.Lênin, có thể coi tác phẩm Hai sách lược của Đảng Dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905) và tác phẩm Thà ít mà tốt (1923) là những tác phẩm có vị trí khởi đầu và kết thúc quá trình hình thành, phát triển đó. Những quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn V.I.Lênin, khi đảng cộng sản đã là đảng cầm quyền và những quan điểm chính trị đó là cơ sở lý luận trang bị kiến thức khoa học và cách mạng, thể hiện từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ trong mối liên hệ phức tạp của chính trị với các lĩnh vực, quá trình hoạt động trong đời sống xã hội. Khái lược nội dung chính trị trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, chúng ta thấy các nhà kinh điển còn sử dụng khái niệm chính trị theo nghĩa hẹp. Đó là khi xem xét những yếu tố của chính trị phản ánh bản chất cơ sở kinh tế của xã hội cụ thể sinh ra nó, hoặc khi xem xét vai trò của các yếu tố ấy đối với cơ sở kinh tế thì chính trị được coi là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng. Với nội hàm này, chính trị bao gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị tương ứng đang tồn tại hiện thực trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử cụ thể mà yếu tố quan trọng nhất của nó là nhà nước. Có thể coi Nhà nước và hệ tư tưởng chính trị là biểu hiện tập trung và cô đọng của chính trị từ hai góc độ thống nhất: Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của chính trị từ góc độ tổ chức thực tiễn, còn hệ tư tưởng chính trị là biểu hiện tập trung và cô đọng của chính trị từ góc độ lý luận [14, tr.15]. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng không đồng nhất chính trị với kiến trúc thượng tầng; chỉ có một vài yếu tố, bộ phận của chính trị thuộc về kiến trúc thượng tầng (hệ tư tưởng chính trị, nhà nước) và cũng có
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50464 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562