SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 1
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC - LÊNIN
Thuật ngữ khoa học Kinh tế chính trị (Political economy) xuất hiện vào đầu
thế kỷ thứ XVII, trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị của nhà kinh tế
người Pháp A.Montchretien, xuất bản năm 1615. Trong tác phẩm này, tác giả
đề xuất môn khoa học mới - khoa học kinh tế chính trị.
Tới thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện lý luận của A.Smith, thì kinh tế chính trị trở
thành một môn học có tính hệ thống với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành.
Kể từ đó, kinh tế chính trị dần trở thành một môn khoa học và được phát triển
cho đến ngày nay.
Chủ nghĩa trọng thương coi trọng vai trò của hoạt động thương mại là hệ thống
lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa trọng nông là hệ thống lý luận kinh tế chính trị nhấn mạnh vai trò
của sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và tự do kinh tế.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh, trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh
tế để rút ra những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường
Từ sau thế kỷ XVIII đến nay, lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại chứng kiến
các con đường phát triển đa dạng với các dòng lý thuyết kinh tế khác nhau. Cụ
thể:
Dòng lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác phân tích một cách khoa học, toàn
diện về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự
hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Dòng lý thuyết kinh tế kế thừa những luận điểm mang tính khái quát tâm lý,
hành vi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Dòng lý thuyết này phát triển từ
thế kỷ XIX cho đến ngày nay.
Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX, còn phải kể thêm dòng
lý thuyết kinh tế của các nhà tư tưởng XHCN không tưởng. Dòng lý thuyết này,
hướng vào phê phán những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, song nhìn chung
các quan điểm dựa trên cơ sở tình cảm cá nhân, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
nhân đạo, không chỉ ra được các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị
trường, do đó không luận chứng được vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
Là cái đạt được
sựchuẩnmực,
điển hình,
đóng vai trò cơ
bản, nền tảng
cho sựphát
triển về sau
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 2
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trong lý luận của chủ nghĩa trọng thương, thì lĩnh vực lưu thông (trọng tâm là
ngoại thương) được coi là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa trọng nông, thì lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp được coi là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Trong lý luận của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, thì đối tượng nghiên cứu
của kinh tế chính trị là bản chất và nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các
quốc gia.
Quan niệm của A.Smith về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp.
Nó hướng tới hai mục tiêu. Thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế
phong phú cho người dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự
tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản thân mình. Thứ hai, tạo ra khả năng có được
nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm
vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở
nên giàu có.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội
giữa người với người trong sản xuất và trao đổi. Các quan hệ này được đặt trong
sự liên hệ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương
ứng (Chủ trương, đường lối, chiến lược, quan điểm của nhà nước).
Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người
trong sản xuất và trao đổi, không nghiên cứu bản thân lực lượng sản xuất.
Nhưng vì các quan hệ ấy chịu sự tác động, quy định bởi trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, cho nên, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ
giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ với sự
phát triển của trình độ lực lượng sản xuất.
Khi nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao
đổi, kinh tế chính trị Mác - Lênin đặt quan hệ ấy trong sự liên hệ với kiến trúc
thượng tầng.
Một số trường phái tiêu biểu của kinh tế chính trị học
TT Trường phái Đóng góp tiêu biểu
1 KTCT cổ điển
Lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường, và lý luận về giá trị,
về phân phối
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 3
2
KTCT Mác -
Lênin
Phát triển đáng kể những lý luận về phân công lđ, và lý luận
về giá trị.
Giới thiệu LL về lđ thặng dư, giá trị thặng dư, quy luật giá trị và
các hình thái giá trị
Lý luận về phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất, LLSX
3
KTCT Tân cổ
điển
Phê phán quan niệm của * KTCT cổ điển về thỏa dụng, **của
KTCT Mác- Lênin về giá trị sử dụng
Giới thiệu khái niệm về thỏa dụng biên
Lý luận về sự lựa chọn trong ràng buộc, hàng hóa công cộng,
độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai
4 KTCT Keynes
Phê phán lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường của trường
phái tân cổ điển,
Phát triển lý luận về tính bất ổn định của tái sản xuất và tăng
trưởng của KT TBCN
5 KTCT hiện đại Lựa chọn công và điều tiết công
2. Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Khám phá các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong
sản xuất và trao đổi, từ đó vận dụng các quy luật ấy để giải quyết hài hòa các
quan hệ lợi ích, tạo động lực cho con người sáng tạo.
Không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có mà còn cung cấp cơ sở khoa
học góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển xã hội.
Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế
Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người,
con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận
dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình.
Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người, được hình thành trên
cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp,
hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.
Thế mạnh của kinh tế chính trị Mác - Lênin là phát hiện ra những nguyên lý
và quy luật trừu tượng chi phối các quan hệ giữa con người với con người trong
sản xuất và trao đổi, có tác động chiều sâu, bản chất, toàn diện, lâu dài. Thế
mạnh của các khoa học kinh tế khác là chỉ ra những hiện tượng và xu hướng
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 4
hoạt động kinh tế cụ thể trên bề mặt xã hội, có tác động trực tiếp, xử lý linh hoạt
các hoạt động kinh tế trên bề mặt xã hội.
Cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác - Lênin là lấy xã hội làm trung tâm,
xuất phát từ lợi ích xã hội để nghĩ về nhà nước. Trong khi đó, lấy quyền lực làm
nền tảng phân tích lại là phương pháp tiếp cận của kinh tế chính trị cổ điển. Do
coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị
nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế. Hoặc, trường phái
kinh tế chính trị tân cổ điển và kinh tế chính trị Keynes lại chọn phương pháp lấy
nhà nước làm chủ đạo, xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về nhà
nước, còn kinh tế hàm ý thị trường. Vì thế, họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên
cứu cân bằng quyền lực giữa thị trường và nhà nước. Nhà nước tìm cách kiểm
soát nền kinh tế để đạt được những mục đích của mình. Kinh tế chính trị hiện đại
xuất phát từ quan điếm rằng, có một hệ thống “quyền” gắn liền với thị trường, mà
quan trọng nhất là quyền sờ hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các
quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị
tác động tới các hệ thống quyền lợi đó.
3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Phương pháp luận duy vật biện chứng. Đây là phương pháp yêu cầu việc
nghiên cứu các khía cạnh thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị, phải
đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng. Áp
dụng phương pháp luận này giúp cho các kết quả nghiên cứu tránh rơi vào tình
trạng chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật kinh tế.
Phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, cho phép khám phá bản chất, các xu
hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình hình thành, phát triển của chúng.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đây là phương pháp nghiên cứu đặc
thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Khi sử dụng phương pháp, này đòi hỏi tạm
thời gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên, kém quan trọng xảy ra trong các hiện
tượng quá trình nghiên cứu, để từ đó tách ra được những hiện tượng bền vững,
mang tính điển hình, ổn định của đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ:
III. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Chức năng nhận thức
Những tri thức của KTCT giúp khám phá và nhận thức một cách đúng đắn lịch
sử phát triển của sản xuất và phát triển của nhân loại nói chung, về nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên CNXH nói riêng. Những tri thức của kinh
tế chính trị, với tư cách là tri thức lý luận nền tảng, sẽ giúp nhận thức sâu sắc về
bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh; phân tích làm rõ những nguyên nhân
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 5
sâu xa của sự giàu có của các quốc gia; khái quát những triển vọng và xu hướng
phát triển kinh tế xã hội.
Với ý nghĩa như vậy, những tri thức của kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ tạo lập
cơ sở khoa học, nền tảng lý luận, phương hướng cho sự hình thành các chính
sách kinh tế, định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế. Trong trường hợp
Việt Nam, nếu các chính sách kinh tế được hoạch định mà không dựa trên cơ sở
tri thức lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ khó có thể mang lại hiệu quả
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
2. Chức năng tư tưởng
Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản cho
những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, hòa bình, củng cố niềm tin
cho những ai phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng thế giới quan
khoa học cho những ai có mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp.
3. Chức năng thực tiễn
Những tri thức của KTCT Mác – Lênin nếu được vận dụng khoa học sẽ giúp
kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.
4. Chức năng phương pháp luận
Để hiểu được một cách sâu sắc bản chất, thấy được sự gắn kết giữa kinh tế
với chính trị và căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh của xã hội thì
cần phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị. Kinh tế
chính trị Mác - Lênin thể hiện chức năng phương pháp luận, nền tảng lý luận
khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành.
Chương 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
THỊ TRƯỜNG
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra
sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường
b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sx tự cung tự cấp …là để đáp
ứng nhucầu của mình
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 6
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản
xuất.
Phân công lao động xã hội
Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, lĩnh vực sản xuất khác
nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những
ngành, nghề khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, giữa những người sản xuất phải
trao đổi sản phẩm với nhau. Phân công lao động xã hội đóng vai trò là cơ sở cho
sự ra đời của sản xuất hàng hóa.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất bắt đầu xuất hiện khi
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời. Sau này, do sự xuất hiện nhiều hình thức
sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất; sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền
sử dụng tư liệu sản xuất; sự xuất hiện của nhiều hình thức kinh tế cụ thể khác
nhau… nên sự tách biệt đó tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất đòi hỏi việc trao đổi sản
phẩm giữa họ với nhau phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ngang giá, hai bên
đều có lợi; tức là trao đổi mang hình thái trao đổi hàng hóa.
2. Hàng hóa
a) Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là (tất cả những gì được) sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của
lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể (các dịch vụ).
Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quy định. Việc phát hiện
và sử dụng những thuộc tính đó tùy thuộc vào năng lực của khoa học kỹ thuật
và lực lượng sản xuất.
Để giá trị sử dụng đi vào tiêu dùng thì hàng hóa phải được trao đổi, mua bán.
Điều này đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng.
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản
xuất ra hàng hóa. Giá trị chỉ được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao
đổi là một quan hệ về số lượng thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng
Việcsx
cái gì,
cho ai,
ntn do
chủ tlsx
quyếtđ
Nganggiá: dựa
trêncơ sở sức lao
động XH đã bỏ ra
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 7
khác nhau. VD: 1 m vải = 1 con gà 1,5 kg (Hao phí slđ để sx ra 1 m vải =
hao phí slđ để nuôi con gà 1,5 kg)
SLĐ  GIÁ TRỊ  GIÁ CẢ (sự biểu hiện = T của giá trị)
b) Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể (gắn với) là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối
tượng, công cụ, phương pháp và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hoá.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá chỉ xét
về mặt hao phí sức lao động của cơ bắp, thần kinh, trí óc. Đó là lao động chung,
đồng nhất của người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của
hàng hoá. Nó cũng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng phản ánh tính chất tư nhân và tính
chất xã hội của một lao động thống nhất. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư
nhân bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào… là việc riêng
của mỗi người. Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội bởi (giá
cả của nó do người tiêu dùng quyết định) lao động của mỗi người là một bộ phận
của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc trao
đổi hàng hóa phải quy về lao động trừu tượng.
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi một số
hàng hóa không bán được hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra,
không đủ bù đắp chi phí. Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa.
c) Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa đó quyết định. Nó được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình trong
những điều kiện bình thường của xã hội. Như vậy, thời gian lao động cá biệt của
người sản xuất phải ≤ thời gian lao động xã hội cần thiết.
Cấu thành lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa (G) được sản xuất ra bao
gồm hao phí lao động quá khứ (c)+ hao phí lao động mới kết tinh thêm (v + m)
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 8
G = c + v + m
G: giá trị hàng hoá
c: giá tị tư liệu sản xuất
v: giá trị sức lao động
m: giá trị thặng dư
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Thứ nhất, năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của
người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Tăng
năng suất lao động là tăng năng lực sản xuất của người lao động.
Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với (G) lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công
cụ, phương tiện lao động, trình độ và kỹ năng người lao động, trình độ tổ chức
quản lý sản xuất…
Cần phân biệt thêm giữa tăng cường độ lao động với G lượng giá trị một đơn
vị hàng hóa
Cường độ lao động nói lên mức độ lao động khẩn trương, tích cực trong quá
trình lao động. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động.
Khi cường độ lao động tăng thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng
đồng thời tăng tương ứng hao phí lao động. Vì vậy, G hao phí lao động để làm
ra một sản phẩm không đổi.
Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý, thể chất,
tinh thần, tay nghề của người lao động.
Thứ hai, tính chất phức tạp của lao động.
Lao động giản đơn là lao động không cần quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu. Người lao động nào cũng có thể thao tác được. Ngược lại là lao
động phức tạp.
Trong cùng một đơn vị thời gian, một lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị
hơn một lao động giản đơn.
3. Tiền tệ
a) Nguồn gốc và bản chất của tiền
Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, mà hình thái phát
triển cao nhất là tiền tệ.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 9
Trong lịch sử, khi sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ
mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H - H). Ví dụ 1
hàng hóa A = 5 hàng hóa B. Đây là hình thái sơ khai, được gọi là hình thái giản
đơn hay ngẫu nhiên của giá trị.
Khi sản xuất phát triển, trao đổi được mở rộng và trở nên thường xuyên hơn,
một hàng hóa có thể được đem trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau, làm xuất
hiện hình thái mở rộng của giá trị. Ví dụ:
Trao đổi được mở rộng song không phải khi nào cũng dễ dàng thực hiện. Có
những người phải trao đổi nhiều lần, thông qua nhiều hàng hóa trung gian khác
nhau mới có được hàng hóa mình cần. Hàng hóa trung gian đó phải là hàng hóa
mà mọi người đều thích, cần và dễ chấp nhận. Từ đó hình thái chung của giá trị
xuất hiện. Ví dụ:
Trong lịch sử, đã có rất nhiều hàng hóa khác nhau “thử nghiệm” đóng vai trò
vật ngang giá chung. Khi vàng độc chiếm vai trò là vật ngang giá chung, hình
thái tiền tệ chính thức ra đời.
Như vậy, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung
cho các hàng hóa; tiền thể hiện lao động xã hội và quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hóa.
b) Chức năng của tiền
Thước đo giá trị. Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng
hóa khác nhau. Lúc này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng
tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.
Phương tiện lưu thông. Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi
hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa không phải tiến hành trực
tiếp hàng lấy hàng (H – H) mà thông qua tiền làm môi giới (H – T – H). Để phục
vụ lưu thông hàng hóa, tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền khác nhau.
Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị, bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà
nước phải in và phát hành số lượng tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lưu thông
tiền tệ.
Phương tiện cất trữ. Tiền được rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới hình
thái vàng, bạc… và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.
= 1 hh X
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 10
Phương tiện thanh toán. Tức là dùng tiền để chi trả sau khi công việc giao dịch
mua bán đã hoàn thành, như trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế… Chức
năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại.
Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới, giữa các
nước thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm phương
tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi (đối với) một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện ngày nay
a) Dịch vụ
Trong các nền kinh tế hiện đại, bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hình
còn có những hàng hóa phi vật thể, vô hình, được trao đổi, mua bán trên thị
trường. Những loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa dịch vụ.
Về cơ bản, dịch vụ là các hoạt động lao động của con người để làm ra các sản
phẩm vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Dịch vụ được coi
là hàng hóa đặc biệt vì hàng hóa vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng thường
diễn ra đồng thời; không thể tích lũy lại hay lưu trữ.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ cũng
ngày càng đa dạng, phong phú và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã
hội hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực dịch vụ và những hàng hóa
khác làm cho quy mô và cơ cấu hàng hóa, dịch vụ tăng lên, nhu cầu của xã hội
và dân cư được thỏa mãn ngày càng tốt hơn.
b) Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện ngày nay
Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất đai
Đất đai trong tự nhiên không phải là sản phẩm của lao động nên không có giá
trị. Sở dĩ đất đai không có giá trị song vẫn là đối tượng trao đổi, mua bán vì nó
có khả năng đem lại thu nhập (hoặc lợi ích) cho người sở hữu chúng. Những
người trao đổi mua bán đất đai thực chất là trao đổi mua bán quyền sử dụng đất.
Giá cả đất đai phụ thuộc vào thu nhập (hoặc lợi ích) mà đất đai đưa lại. Khi
đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, thường có giá
cả thấp hơn so với cũng đất đai đó được sử dụng để phát triển nhà ở hoặc kinh
doanh dịch vụ, thương mại. Giá cả đất đai còn mang tính địa điểm, thời điểm và
tính địa phương rất cao. Trên phạm vi toàn xã hội, không thể có một xã hội giàu
có nếu chỉ mua bán quyền sử dụng đất.
Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 11
Thương hiệu gồm tên, logo, khẩu hiệu, và/hoặc kiểu dáng thiết kế gắn liền với
sản phẩm dịch vụ, phân biệt với đối thủ trong cảm nhận của khách hàng.
Danh tiếng cá nhân là kết quả của sự cộng hưởng của các yếu tố thuộc về
chuyên môn (nổi trội, sức ảnh hưởng), giao tiếp, phong cách, ngoại hình và các
yếu tố khác (Logo, website, sự công nhận, ảnh chụp, nhận diện trực tuyến; kết
quả tìm kiếm, v.v…)
Quan hệ trong trao đổi, mua bán chứng khoán, chứng quyền và một số giấy
tờ có giá
Chứng khoán là các loại giấy tờ có thể xác định giá trị, giá cả được các công
ty, doanh nghiệp cổ phần phát hành. Chứng quyền do các công ty chứng khoán
chứng nhận và một số giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) cũng được trao
đổi mua bán.
Để mua bán được chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá đó phải
dựa trên cơ sở tồn tại của một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực. Bản thân
chứng khoán, chứng quyền có tính chất hàng hóa (vì được trao đổi mua bán)
nhưng không phải là hàng hóa như các hàng hóa thông thường.
II. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
a) Khái niệm và phân loại thị trường
Theo nghĩa hẹp, thị trường là phạm trù phản ánh hành vi trao đổi, mua bán
hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao
đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các
mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị,
giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước…
Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu; người bán; tiền - hàng; dịch vụ
mua bán… Tất các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật
của thị trường.
Có nhiều cách tiếp cận thị trường khác nhau tuỳ theo tiêu thức hoặc mục đích
nghiên cứu.
Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán: thị trường tư liệu
sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước (thị trường dân tộc) và
thị trường thế giới.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 12
Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: thị trường các yếu tố
đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra.
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường: thị trường tự do, thị
trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo.
Để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải hiểu rõ
về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và
các vấn đề liên quan đến thị trường.
b) Vai trò của thị trường
- Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất
phát triển
- Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên, tạo ra cách thức phân bổ nguồn
lực hiệu quả
- Gắn kết các hoạt động kinh tế thành chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia
với nền kinh tế thế giới.
Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo
yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Trong cơ chế thị trường người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động lẫn
nhau qua thị trường để xác định 3 vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai.
Dấu hiệu đặc trưng: Cơ chế hình thành giá cả một cách tự do.
2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường
a) Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các
chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực
thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh (giữ vai
trò chủ đạo) vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát
triển. Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
quan hệ kinh tế.
Bàn tay vô hìnhlà cơ chế thị trường,
các quyluậtKT, các mối hệ KTTT…
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 13
Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường
quốc tế
Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Một là, luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
Hai là, phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền, lợi thế
của mỗi quốc gia.
Ba là, tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu, từ đó thúc đẩy tiến
bộ, văn minh xã hội
Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Một là, luôn tiềm ẩn những rủi ro, khủng hoảng
- Hai là, không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái
tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Ba là, không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa xã hội sâu sắc
Do những khuyết tật của kinh tế thị trường, nên trong thực tế, không tồn tại
một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước
để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường. Khi đó, kinh tế được gọi là kinh
tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp.
b) Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá.
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
Cụ thể:
- Trong sản xuất quy luật giá trị yêu cầu hao phí lao động cá biệt ≤ hao phí lao
động xã hội cần thiết.
Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá (tổng giá cả
= tổng giá trị), lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của
giá cả dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường lên xuống
xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
Thứ nhất, điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 14
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động
Thứ ba, phân hoá người sản xuất thành giàu, nghèo một cách tự nhiên.
Tóm lại,quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích
sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; lựa chọn, đánh giá
người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có những tác
động tiêu cực nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc
đẩy tác động tích cực.
Quy luật cung - cầu
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng
hóa trên thị trường.
Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác
động lẫn nhau theo hướng cầu xác định cung và ngược lại cung thúc đẩy, kích
thích cầu.
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác
động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.
Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm
biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường. Căn cứ
quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả; khi giá cả thay
đổi, cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường...
Quy luật lưu thông tiền tệ
Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ căn cứ trên yêu
cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ, cần phải đưa vào lưu thông một khối
lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hoá được xác định
theo quy luật lưu thông tiền tệ.
M = (PxQ) / V
Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời kỳ nhất định;
P là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng
lưu thông của đồng tiền.
Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả
hàng hóa và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Khi thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết
cho lưu thông được xác định như sau:
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 15
Trong đó
o P.Q là tổng giá cả hàng hóa;
o G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu;
o G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau;
o G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán;
o V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.
Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:
Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá
quyết định. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ thuộc vào
khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường.
Quy luật canh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong
sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,
tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị
trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết
liệt hơn.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa xí nghiệp trong cùng một
ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa nhằm mục đích giành ưu thế trong sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Kết quả cạnh tranh dẫn đến hình thành giá trị thị trường của hàng hóa (hay
giá trị xã hội của hàng hóa), làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành
thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa nâng cao,
chủng loại hàng hóa phong phú.
Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp kinh doanh trong
các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác
Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu
tố sau:
- Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào
- Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 16
- Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
- Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Mặt tích cực
Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Thứ ba, cạnh tranh tạo ra cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các
nguồn lực.
Thứ tư, Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Mặt tiêu cực
Khi cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến các tác động (đòi hỏi nhà nước
phải có biện pháp để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh):
Thứ nhất, gây tổn hại đến môi trường kinh doanh
Thứ hai, gây lãng phí nguồn lực của xã hội
Thứ ba, làm tổn hại phúc lợi xã hội
- là phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường; cạnh tranh bằng
các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân, gây tổn hại lợi
ích tập thể và xã hội.
III. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
1. Người sản xuất
Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để
phục vụ tiêu dùng.
Người sản xuất là những người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất
chủ yếu của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ
của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong
điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc
lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố
nào sao cho có lợi nhất.
Ngoài mục tiêu lợi nhuận, người sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp những
hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng
và xã hội.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 17
2. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Người
tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, nhà nước,
người nước ngoài... Chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Thông qua hành vi mua sắm, người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị
trường của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài việc thỏa mãn chu cầu của mình, người
tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
3. Các chủ thể trung gian
Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa
các chủ thể sản xuất, tiêu dùng. Các chủ thể trung gian tuy không trực tiếp tạo
ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng
hóa lưu thông trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các khu vực và
giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát
triển.
4. Nhà nước
Trên thị trường, nhà nước vừa là người tiêu dùng lớn; vừa là nhà sản xuất và
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ
quốc phòng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt
động của nhà nước là lợi ích chung của toàn xã hội, bao gồm cả lợi ích khác như
chính trị, quốc phòng, an ninh, giáo dục... Vai trò quan trọng nhất của nhà nước
là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, chính sách.
Tại sao Nhà nước phải can thiệp vào thị trường?
Để bảo hộ quyền sở hữu (là quyền con người cơ bản nhất) là nền tảng cần
thiết cho tiến bộ kinh tế và thịnh vượng
Để thúc đẩy dân chủ trong kinh tế. Hạn chế các tổ hợp độc quyền kinh tế lớn
và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để cải thiện công bằng kinh tế - xã hội: Bảo vệ quyền lợi của người lao động,
các doanh nghiệp nhỏ; Tăng cường phúc lợi cho các đối tượng bị thiệt thòi, các
nhóm người nghèo; Giảm khoảng cách thu nhập giữa các vùng; Giảm thiểu tác
động phân cực giàu nghèo và sự ly gián giữa dân cư đô thị và phi đô thị về mặt
cơ hội kinh tế.
Nhằm tối thiểu hóa phần phúc lợi bị mất do thất bại của thị trường
Cung cấp hàng hóa công cộng, có tính chất không cạnh tranh và không loại trừ
(các kiến thức khoa học căn bản được tổng hợp từ nghiên cứu học thuật); Khắc
phục các ngoại ứng tiêu cực: ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, môi trường xuống
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 18
cấp (qua việc đánh thuế chống ô nhiễm đối với xe hơi, phí gây ùn tắc, ...); Khắc
phục tình trạng thông tin không hoàn hảo (bảo vệ người tiêu dùng, giới hạn giấy
phép kinh doanh, cấp chứng nhận cho người bán đạt tiêu chuẩn, ...); Điều tiết
sức mạnh độc quyền: điều tiết giá cả hoặc trực tiếp tham gia sản xuất thông qua
các công ty nhà nước để ngăn ngừa người bán áp đặt mức giá độc quyền các
mặt hàng điện, nước, ...); Tái phân phối thu nhập và của cải thông qua thuế thu
nhập và bảo hiểm.
Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác
động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều
tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính
sách kinh tế.
Đọc thêm: Kinh tế thị trường tự do - tiêu chí đánh giá trên thế giới
Để đánh giá mức độ phát triển kinh tế thị trường, các nhà nghiên cứu về cơ bản sử dụng hai
nhóm yếu tố chủ yếu, đó là chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom - EF) và mức độ can thiệp
của chính phủ.
Hiện nay, để đo lường mức độ tự do thị trường hiện đại, chỉ số EF là thước đo được sử dụng
rộng rãi. Về nguyên tắc, bộ chỉ số này được xây dựng trên cơ sở: Tự do kinh tế là quyền cơ bản
của mỗi con người trong việc kiểm soát sức lao động và tài sản của mình. Trong một xã hội tự
do về kinh tế, các cá nhân được tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo bất kỳ cách
nào họ muốn. Trong xã hội tự do về kinh tế, chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa di
chuyển tự do và không ép buộc hoặc hạn chế quyền tự do vượt quá mức cần thiết để bảo vệ và
duy trì quyền tự do. Điều này cũng bao gồm các hành động can thiệp nhằm bảo vệ tính tự do
kinh tế, ví dụ như các quy chuẩn chất lượng được ban hành, giải quyết vấn đề bất đối xứng,
cung cấp các loại hàng hóa công...
Chỉ số EF do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố và Chỉ số EF của thế giới và của
Bắc Mỹ do Viện Fraser (The Fraser Institute) công bố và đo lường. Các chỉ số này bao gồm các
mục như bảo đảm quyền tài sản, gánh nặng các quy định và độ mở của thị trường tài chính,
cùng nhiều mục khác. Chỉ số này đo lường căn cứ trên 4 trụ cột lớn với 12 tiêu chí quan trọng:
1- Pháp quyền (Rule of Law): Bảo vệ con người và tài sản của họ có được một cách hợp
pháp là yếu tố trung tâm. Đây là chức năng quan trọng nhất của Nhà nước, bao gồm các tiêu
chí: Quyền sở hữu; hiệu quả tư pháp; chính phủ liêm chính.
2- Quy mô của chính phủ: Khi chi tiêu của chính phủ, thuế và quy mô của các doanh nghiệp
do chính phủ kiểm soát tăng lên, việc ra quyết định của chính phủ thay thế cho sự lựa chọn của
cá nhân và tự do kinh tế bị giảm đi. Ngược lại, nếu các thất bại không được can thiệp đúng lúc,
sự tự do trong thị trường chịu những thiệt hại đáng kể. Quy mô của chính phủ gồm các tiêu chí:
Gánh nặng thuế; chi tiêu chính phủ; “Sức khỏe” tài khóa.
3- Hiệu quả của các quy định: Các chính phủ không chỉ sử dụng các công cụ để hạn chế
quyền trao đổi quốc tế, họ còn có thể phát triển các quy định hạn chế quyền trao đổi, nhận tín
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 19
dụng, thuê hoặc tự do điều hành doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trụ cột này gồm các tiêu chí:
Quyền tự do kinh doanh; tự do lao động; tự do tiền tệ.
4- Thị trường mở: Quyền tự do trao đổi - theo nghĩa rộng nhất của nó, mua, bán, lập hợp
đồng,... là điều cần thiết đối với tự do kinh tế, điều này bị giảm bớt khi quyền tự do trao đổi
không bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân ở các quốc gia khác. Trụ cột thị trường mở gồm
các tiêu chí: Tự do thương mại; tự do đầu tư; tự do tài chính.
Nguồn: https:/ /www.tapchicongsan.org.vn/media-story/ -/ asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tieu-chi-ve-nen-kinh-te-thi-
truong-day-du-hien-dai-va-hoi-nhap-quoc-te-nhung-van-de-dat-ra-cho-viet-nam-trong-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-di
****************************************
Chương 3
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
a) Công thức chung của tư bản
Trước khi lĩnh hội định nghĩa của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về Tư bản, chúng
ta tạm sử dụng định nghĩa sau về khái niệm tư bản để giúp hiểu được lý luận giá
trị thặng dư ngay từ đầu. Ta tạm định nghĩa như sau: Tư bản là một số vốn tiền
tệ (T) thuộc sở hữu tư nhân, đầu tư sản xuất kinh doanh để kiếm lời (m).
Trên thị trường, việc trao đổi mua bán thường nhằm hai mục đích. Thứ nhất, khi
việc trao đổi mua bán nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (còn gọi là lưu
thông hàng hóa giản đơn), khi đó, tiền sẽ vận động theo công thức: H – T – H.
Công thức này cho thấy, tiền chỉ đóng vai trò là phương tiện trong lưu thông.
Hàng hóa mới là mục đích của việc lưu thông. Thứ hai, khi việc trao đổi mua bán
nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu kiếm lời, khi đó tiền sẽ vận động theo công
thức: T – H – T. Công thức này cho thấy, hàng hóa chỉ đóng vai trò là phương tiện,
tiền mới là mục đích của việc lưu thông. Vì số tiền thu về phải lớn hơn số tiền đã
ứng ra đầu tư sản xuất kinh doanh, nên công thức T – H – T có hình thức biểu
hiện là: T – H – T’ (T’ = T + m). T – H – T’ gọi là công thức chung của tư bản.
m trong T’ = T + m của công thức chung gọi là giá trị thặng dư hay còn gọi là
tiền lời (theo định nghĩa tạm thời ở trên). Như vậy, khi tư nhân ứng tiền ra cho
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích có được giá trị thặng dư, thì số
tiền đó gọi là tư bản. Chính vì vậy Kinh tế chính trị Mác – Lênin định nghĩa tư bản
là giá trị (T) mang lại giá trị thặng dư (m)
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 20
Lưu ý: công thức T – H – T’ không được hiểu là hoạt động mua đi bán lại hàng
hóa, mà phải hiểu đúng như sau: Nhà tư bản ứng tiền ra (T) để mua hàng hóa,
gồm tư liệu sản xuất (c) và sức lao động (v). Sau đó, nhà tư bản đưa các yếu tố
này vào sản xuất để tạo ra sản phẩm là hàng hóa và đưa hàng hóa lưu thông
trên thị trường để thực hiện giá trị của nó nhằm thu về T và m. Do vậy, trong thực
tế, công thức T – H – T’ có hình thức biểu hiện chi tiết là:
T – H (c + v) …sản xuất… H’ – T’ (T’ = T + m)
Vậy, giá trị thặng dư do đâu mà có?
Như đã biết, lượng giá trị hàng hóa bao gồm hao phí lao động quá khứ và hao
phí lao động mới.
+ Hao phí lao động quá khứ chính là giá trị những tư liệu sản xuất được dùng để
sản xuất hàng hóa - ký hiệu c.
+ Hao phí lao động mới chính là giá trị sức lao động (v) và giá trị thặng dư (m)
Quy luật giá trị đã chứng minh giá trị hàng hóa là do hao phí sức lao động của
người sản xuất (còn gọi là lao động trừu tượng) tạo ra. Nó được đo bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết. Vậy, cả 3 bộ phận c, v, m đều là thành quả của sức
lao động.
Nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì G = c + v + m.
Nội dung hàng hóa sức lao động sẽ làm sáng tỏ nhận định giá trị sức lao động
(v) tạo ra giá giá trị thặng dư (m).
b) Hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực tồn tại trong một con người được người
đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
+ Người lao động là người tự do.
+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự tổ chức sản
xuất, nên họ phải bán sức lao động.
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Giá trị của hàng hoá sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động quyết định. Nó được tính bằng giá
trị các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Ví dụ: những chi phí cần thiết cho người lao động A trong một ngày (trong điều
kiện bình thường của xã hội):
Ăn: 65.000 đơn vị Y tế: 10.000 đv
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 21
Mặc: 10.000 đv Nghĩa vụ gia đình: 40.000 đv
Ở: 25.000 đv Nghĩa vụ xã hội: 2.000 đv
Đi lại: 20.000 đv Chi phí khác: 15.000 đv
Học tập: 10.000 đv Tổng cộng 197.000 đv
Như vậy người lao động phải bán sức lao động trong ngày với mức giá ≥197.000
đơn vị. Ta gọi 197.000 là giá trị tối thiểu của sức lao động của một người lao
động trong ngày. Đại lượng đó đặt trong những điều kiện bình thường của thời
gian lao động xã hội cần thiết cũng như giá cả hàng hóa tiêu dùng bằng giá trị
của nó.
Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:
- Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức
lao động.
- Chi phí đào tạo.
- Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi con của người
lao động.
Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay tiền công.
Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua. Công
dụng của nó biểu hiện trong quá trình lao động. Quá trình lao động sản xuất ra
hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị tăng thêm. Câu hỏi và câu trả lời sau
sẽ làm sáng tỏ thêm nhận định trên.
Hỏi: Tại sao chủ doanh nghiệp đồng ý trả công lao động cho A trong 8 giờ lao
động với số tiền 197.000 đơn vị?
Trả lời: Vì chủ doanh nghiệp biết rằng, A sẽ tạo ra một lượng giá trị (thuyết phục
được họ) lớn hơn 197.000 đơn vị.
Giả sử 150.000 đơn vị là lượng giá trị do A tạo ra cho chủ doanh nghiệp. Như
vậy: 197.000 đơn vị gọi là giá trị bản thân (v), 150.000 đơn vị gọi là giá trị tăng
thêm (m).
Như vậy: Hàng hoá sức lao động là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là
cơ sở để trả lời cho câu hỏi giá trị thặng dư từ đâu mà có?
c) Sự sản xuất giá trị thặng dư
Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất phải đạt đến một trình độ nhất định về
năng suất lao động. Ở đó, năng lực của người lao động có khả năng tạo ra sản
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 22
phẩm hàng hóa thặng dư. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất
của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Ví dụ chứng minh giá trị thặng dư
Một nhà tư bản ứng ra số vốn để sản xuất sợi như sau:
- Mua 10 kg bông: 10 đơn vị
- Hao mòn máy để chuyển 10 kg bông thành sợi: 2 đơn vị
- Thuê sức lao động trong 1 ngày (8 giờ): 4 đơn vị.
Tổng cộng: 16 đơn vị
Giả sử, để chuyển 10 kg bông thành sợi mất 4 giờ, và mỗi giờ, lao động trừu
tượng của công nhân làm tăng thêm giá trị là 0,5 đơn vị.
Vậy giá trị của sợi là:
- Giá trị của 10 kg bông: 10 đơn vị
- Giá trị hao mòn của máy: 2 đơn vị
- Giá cả sức lao động trong 4 giờ = 4 đơn vị/8giờ x 4 giờ = 2 đơn vị
- Giá trị tăng thêm của sức lao động trong 4 giờ = 0,5 x 4 = 2 đơn vị.
Tổng cộng: 16 đơn vị
Trong 4 giờ lao động còn lại, nhà tư bản ứng tiếp 10 đơn vị để mua bông và 2
đơn vị hao mòn máy, sẽ thu về lượng sợi tương ứng. Giá trị sợi lần sau cũng bằng
giá trị sợi lần đầu (16 đơn vị).
Tổng số tiền nhà tư bản ứng ra:
- Tiền mua bông: 20 đơn vị
- Hao mòn máy: 4 đơn vị
- Tiền lương công nhân: 4 đơn vị.
Tổng cộng: 28 đơn vị
Giá trị sợi: 16 x 2 = 32 đơn vị. Lượng giá trị tăng thêm 32 – 28 = 4 đơn vị.
4 đơn vị giá trị tăng thêm gọi là giá trị thặng dư (m)
Kết luận
- m là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người lao động làm thuê tạo
ra.
Nhìn theo công thức G = c + v + m, ta có thể diễn đạt như sau: m = (v + m) – v.
Lượng m đó thuộc về sở hữu của nhà tư bản.
- Ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần:
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 23
+ Thời gian lao động tất yếu (ký hiệu là t) là thời gian người công nhân tạo ra (v)
giá trị cho mình, bằng với giá cả sức lao động. Trong ví dụ trên t = (4v x 8 giờ)/ 8
đv = 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư (ký hiệu là t’) là thời gian người công nhân tạo ra
giá trị cho nhà tư bản, bằng với m. Trong ví dụ trên t’ = (4m x 8 giờ)/ 8 đv = 4 giờ
d) Tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất (c) mà
giá trị của nó không thay đổi khi chuyển vào sản phẩm. Tư bản bất biến không
tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện không thể thiếu để quá trình tạo ra giá
trị thặng dư được diễn ra. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học
công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất sẽ làm cho năng suất lao động tăng, nhờ
vậy làm tăng khối lượng giá trị thặng dư thu được.
- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (v), thông qua
lao động trừu tượng mà tăng lên, tức là tăng lên về lượng giá trị. Vì v tạo ra m
nên (v + m) gọi là giá trị mới.
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ vai trò của
mỗi bộ phận tư bản trong giá trị hàng hóa, cũng như chỉ rõ sức lao động mới trực
tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
Đến đây, công thức G = c + v + m đã thể hiện các nội dung:
- Tư bản = c + v
- Tư bản bất biến = Giá trị cũ = Giá trị tư liệu sản xuất = c
- Tư bản khả biến = giá trị sức lao động = v
- Giá trị mới = hao phí lao động mới = (v + m)
đ) Tiền công
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá cả hàng hoá sức lao động. Nó do hao
phí sức lao động của người làm thuê tạo ra để tự trả cho mình, nhưng lại có hình
thức biểu hiện là do người mua sức lao động trả. Nếu nhìn qua khái niệm thời
gian lao động tất yếu, ta sẽ thấy, người lao động phải dùng một phần thời gian
lao động trong ngày để tạo ra giá trị cho mình bằng với giá cả sức lao động. Sau
đó, họ mới dùng phần gian còn lại để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Ví dụ: trong một ngày lao động 8 giờ, công nhân A tạo ra một khối lượng hàng
hóa có giá trị: G = 60c + 40v + 60m = 160.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 24
Ta có, 8 giờ lao động, A tạo ra một lượng giá trị mới = 40v + 60m = 100 đơn vị.
Vậy, phần thời gian lao động để A tạo ra giá trị cho mình bằng với giá cả sức lao
động = (40v x 8 giờ) / 100 = 3,2 giờ.
e) Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
Giá trị hàng hóa nói chung và giá trị thặng dư nói riêng được hình thành trong
sản xuất, nhưng chưa trở thành tiền khi hàng hóa chưa đưa vào thị trường và
chưa thực hiện được giá trị. Để thu về số tiền đã ứng ra và có được giá trị thặng
dư, nhà tư bản phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cả trong giai đoạn sản xuất
và lưu thông. Tổng thể những hoạt động đó được thể hiện trong nội dung tuần
hoàn và chu chuyển của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tiếp của tư bản trải qua 3 giai đoạn, với 3
hình thái, thực hiện 3 chức năng, để trở về hình thái ban đầu nhưng với giá trị
thặng dư.
TLSX (c)
T – H … SX… H’ – T’
SLĐ (v)
Ba giai đoạn: (1) Lưu thông, (2) Sản xuất, (3) Lưu thông.
Ba hình thái: (1) Tư bản tiền tệ, (2) Tư bản sản xuất, (3) Tư bản hàng hóa.
Ba chức năng: (1) Mua, (2) Sản xuất, (3) Bán
Giai đoạn (1) vốn ứng ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Giai đoạn (2) tư liệu sản xuất và sức lao động được kết hợp để sản xuất ra hàng
hoá.
Giai đoạn (3) thực hiện giá trị hàng hoá, thu về vốn ứng ra và có được giá trị
thặng dư.
Chu chuyển của tư bản
Là sự tuần hoàn của tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi
lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Thời gian chu chuyển được tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định
cho đến khi thu về dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển = thời gian của giai đoạn 2 + thời gian của gđoạn 1 và 3.
(1) (2) (3)
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 25
Thực tế chu chuyển, nhà tư bản tìm cách rút ngắn giai đoạn 1 và 3 đồng thời kéo
dài giai đoạn 2. Kéo dài giai đoạn 2 cũng là làm cho quá trình sản xuất diễn ra
liên tục, thời gian gián đoạn của nó ngắn nhất có thể (khác với thời gian để sản
xuất ra một sản phẩm thì phải tìm cách rút ngắn).
Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số tốc
độ chu chuyển không giống nhau.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng chu chuyển được thực hiện trong một
năm.
𝑛 =
CH
ch
Trong đó:
n: tốc độ chu chuyển của tư bản;
CH: thời gian 1 năm (12 tháng);
Ch: thời hạn chu chuyển của 1 loại tư bản.
n cho biết sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước.
Tư bản cố định, tư bản lưu động
Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản để
tạo thành giá trị hàng hóa, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định
và tư bản lưu động.
Tư bản cố định (ký hiệu c1)
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất. Bộ phận này được sử dụng
toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào
giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Dưới hình thái hiện vật, đó là các máy
móc, thiết bị, nhà xưởng… (những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu).
Ví dụ: 1 máy sản xuất trị giá 20.000 đơn vị, sử dụng trong 5 năm. Mỗi năm có 4
chu kỳ sản xuất, mỗi chu kỳ tạo ra 50 sản phẩm. Ta có:
- Giá trị máy trong một năm = 4.000 đơn vị
- Giá trị máy trong một chu kỳ = 1.000 đơn vị
- Giá trị máy trong một sản phẩm = 20 đơn vị
- Tổng số chu kỳ máy hoạt động = 20 vòng
- Tổng số sản phẩm để máy chuyển hết giá trị = 1.000 sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn
là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 26
giá trị sử dụng và giá trị (thu hồi lại) do tác động về mặt vật lý, tự nhiên trong quá
trình sử dụng tạo ra. Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do ảnh hưởng của
tiến bộ khoa học kỹ thuật khi áp dụng vào sản xuất. Điều đó thể hiện, khoa học
công nghệ phát triển, các máy móc thiết bị được sản xuất ra với chi phí thấp hơn,
hiệu suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn giúp tăng năng suất lao động. Vì vậy, các
máy móc thế hệ trước tuy còn giá trị sử dụng, nhưng giá trị đã giảm đi thậm chí
bị đào thải.
Tư bản lưu động (ký hiệu c2 + v)
Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
vật rẻ tiền, mau hỏng (ký hiệu chung là c2) và sức lao động (v). Giá trị của tư bản
lưu động chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hóa trong từng chu kỳ sản xuất.
Ví dụ: trong một chu kỳ sản xuất, để sản xuất ra X đơn vị sản phẩm quần áo,
doanh nghiệp cần 1 đơn vị vải, 2 đơn vị điện, 3 đơn vị nước, 4 đơn vị phụ kiện
như nút, chỉ… và 5 đơn vị tiền công.
G = c1 + (c2 + v) + m (c = c1 + c2)
2. Bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất.
Quá trình đó diễn ra trong quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa sức
lao động.
Xã hội tư bản nhìn từ quan hệ sản xuất thống trị, tồn tại hai giai cấp cơ bản là tư
sản và công nhân. Do giá trị thặng dư được giai cấp công nhân trực tiếp tạo ra,
nên trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư có bản chất
kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp. Dù quan hệ thuê mướn sức lao động không
mang tính chất cưỡng bức, nhưng khi nhà tư bản trả công cho công nhân một
lượng giá trị theo thỏa thuận của đôi bên, thì điều đó cũng có nghĩa là sức lao
động của công nhân phải làm lợi cho nhà tư bản.
Bản chất của giá trị thặng dư được làm rõ hơn qua hai phạm trù tỷ suất giá trị
thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư.
𝑚′
=
𝑚
v
𝑥 100%
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 27
m’ cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư (t’) và
thời gian lao động tất yếu (t).
𝑚′
=
𝑡′
t
𝑥 100%
Tỷ suất giá trị thặng dư cho biết trình độ khai thác sức lao động làm thuê.
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản
thu được. Nó là tích số giữa m’ và tổng tư bản khả biến được sử dụng (V).
M = m’x V
Khối lượng giá trị thặng dư M cho biết quy mô giá trị thặng dư mà chủ tư bản thu
được. Khi cùng tỷ suất giá trị thặng dư, nếu V nhiều hơn sẽ có M cao hơn.
Ví dụ: Tư bản A và B có cùng m’ = 200%, nhưng V của A là 1 triệu và của B là
10 triệu, thì M của A là 2 triệu và của B là 20 triệu.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Trong ví dụ chứng minh giá trị thặng dư, lượng m = 4 đơn vị được xác định là giá
trị thặng dư tuyệt đối. Giả sử nhà tư bản kéo dài thêm 2 giờ lao động, khi đó
lượng giá trị thặng dư tuyệt đối được xác định như sau:
m’ = (t’/ t) x 100% = (4 + 2) / 4 x 100% = 150%.
Lượng m tuyệt đối = 4 x 150% = 6 đơn vị.
Hai biện pháp chủ yếu để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài thời gian
lao động và tăng cường độ lao động.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối (có được nhờ tăng năng suất lao động)
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài
tương ứng thời gian lao động thặng dư.
Khi các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được áp dụng trong các ngành
sản xuất tư liệu tiêu dùng, sẽ làm tăng năng suất lao động các ngành này. Theo
quy luật, giá cả các tư liệu tiêu dùng sẽ giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi để
nhà tư bản giảm giá trị sức lao động, nhưng vẫn không làm giảm đi khối lượng
các tư liệu tiêu dùng mà công nhân sử dụng để tái tạo sức lao động. Khi giá trị
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 28
sức lao động giảm, công nhân cần ít hơn thời gian lao động tất yếu (so với trước)
để tạo ra tiền công cho mình. Nếu độ dài ngày lao động không đổi sẽ làm tăng
thời gian lao động thặng dư.
Trong ví dụ chứng minh giá trị thặng dư, giả sử thời gian lao động tất yếu còn lại
3 giờ, khi đó m’ = (t’/t) x 100% = (4 + 1)/3 x 100% = 167%.
Lượng giá trị thặng dư tương đối trong 1 giờ rút ngắn là 1 đơn vị (điều kiện giá trị
sợi không đổi).
Muốn năng suất lao động tăng phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Thường
thì chỉ có một số xí nghiệp tiên phong thực hiện được, trong khi số đông chưa có
điều kiện để tiến hành. Trong điều kiện đó, xuất hiện giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần m thu được do áp dụng công nghệ mới làm
cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Ví dụ: Giá trị của hàng hóa X = 60c + 40v + 40m = 140 đơn vị, với thời gian lao
động xã hội cần thiết là 8 giờ. Nhà tư bản B có năng suất lao động cá biệt để
sản xuất ra X cao hơn năng suất lao động xã hội, nên có giá trị cá biệt thấp hơn
giá trị trị xã hội, giả sử là 120 đơn vị. Khi bán X với giá cả là 140 đơn vị, B sẽ có
lượng giá trị thặng dư siêu ngạch là 20 đơn vị.
Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay bằng giá trị thặng dư tương đối, khi số
đông các nhà tư bản đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ để sản xuất X.
Trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quan
trọng của việc sản xuất giá trị thặng dư.
II. TÍCH LUỸ TƯ BẢN
Mục đích của việc nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư sẽ được thể hiện trong
phạm trù tích lũy tư bản
1. Bản chất của tích luỹ tư bản
Với số vốn hiện có, muốn mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản phải biến một
bộ phận giá trị thặng dư thành vốn. Hoạt động đó gọi là tích lũy tư bản.
Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư. Bản chất của tích lũy tư bản là quá
trình tái sản xuất mở rộng thông qua việc biến giá trị thặng dư thành vốn.
Ví dụ: G = 60c + 40v + 40m = 140 đơn vị. Tư bản = 100 đơn vị. Nhà tư bản sử
dụng 20/40 đơn vị m để mở rộng quy mô sản xuất. Khi đó tư bản = 100 + 20 =
120 đơn vị.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 29
Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành
thống trị, mà còn không ngừng củng cố và mở rộng sự thống trị đó.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng (M) và tỷ lệ phân chia M
thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Nếu tỷ lệ phân chia đã xác định, thì các nhân
tố quyết định quy mô tích lũy phụ thuộc vào M. Như vậy, những nhân tố ảnh
hưởng đến M cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư
bản. Bao gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động (m’).
Ví dụ: nhà tư bản A và B có giá trị hàng hóa lần lượt như sau:
G(A) = 60c + 40v + 40m = 140. Ta có m’ = 100%
G(B) = 60c + 40v + 60m = 160. Ta có m’ = 150%
Nếu tỷ lệ tích lũy là 50% thì giá trị tích lũy của nhà tư bản B lớn hơn nhà tư bản
A (30 đơn vị so với 20 đơn vị).
Thứ hai, nâng cao năng suất lao động.
Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá trị tư liệu tiêu dùng giảm xuống,
làm giảm giá trị sức lao động và giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư
hơn.
Ví dụ. Trong 8 giờ lao động, công nhân tạo ra một đơn vị hàng hóa X có cơ cấu
như sau: G = 70c + 40v + 40m = 150 đơn vị.
Cơ cấu trên cho thấy m’ = 100%, t’ = t = 4 giờ.
Giả sử năng suất lao động tăng 50% và giá trị của X không đổi, khi đó, trong 8
giờ, công nhân tạo ra 1,5 đơn vị hàng hóa X.
Trước khi năng suất lao động tăng, để tạo ra 40 đơn vị tiền công cần 4 giờ, thì
bây giờ chỉ cần 2,67 giờ. t’ = 8 – 2,67 = 5,33 giờ. Lượng m = (5,33giờ x 40m)/ 4giờ
= 53,3 đơn vị.
Thứ ba, sử dụng máy móc hiệu quả.
Máy móc càng hiện đại, phần giá trị nó chuyển vào sản phẩm càng ít. Do đó, tư
bản càng được lợi khi sử dụng những máy móc như vậy.
Ví dụ: hàng hóa X được sản xuất trong 2 thời kỳ với các thông tin về máy sản
xuất X như sau:
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 30
- Thời kỳ 1: máy sản xuất trị giá 120.000 đơn vị, sử dụng 6 năm, số sản phẩm
sản xuất trong 1 năm là 50 sản phẩm. Ta có, phần giá trị máy chuyển vào 1 sản
phẩm = 400 đơn vị.
- Thời kỳ 2: năng suất lao động tăng. Giá trị của máy sản xuất là 140.000 đơn
vị, sử dụng 5 năm; số sản phẩm sản xuất trong 1 năm là 100. Ta có, phần giá trị
máy chuyển vào 1 sản phẩm = 280 đơn vị.
Tổng sản phẩm thời kỳ 1 và 2 lần lượt là: 300 và 500 sản phẩm.
Như vậy, để sản xuất ra hàng hóa X thì việc đưa vào sử dụng máy sản xuất của
thời kỳ 2 sẽ có lợi hơn so với máy sản xuất của thời kỳ 1.
Thứ tư, đại lượng (quy mô) tư bản ứng trước.
Nếu việc lưu thông hàng hóa càng thuận lợi thì tư bản ứng trước càng lớn sẽ là
tiền đề thuận lợi cho việc tích lũy tư bản.
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu
c
v
)
+ Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và
phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật.
+ Cấu tạo kỹ thuật: tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động
cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.
+ Cấu tạo giá trị: tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động
để tiến hành sản xuất.
Ví dụ. Trộn 1 khối lượng bê tông trị giá 20 triệu đơn vị trong 6 giờ cần 10 người
với tổng tiền công (V) là 2,5 triệu đơn vị. Ta có:
- Cấu tạo kỹ thuật: 1 khối lượng bê tông cần 10 người (trong 6 giờ)
- Cấu tạo giá trị: c/v = 20 triệu /2,5 triệu = 8/1. 8/1 cũng là cấu tạo hữu cơ (1)
Giả sử, nếu sử dụng 1 máy trộn khối lượng bê tông trên, cần 2 giờ với tiền máy
0,6 triệu, tiền công 1 triệu. Ta có: c/v = (20 triệu + 0,6 triệu)/ 1 triệu = 20,6/1 (2)
Như vậy c/v của (2) > (1).
Ví dụ trên cho thấy:
- Cấu tạo hữu cơ do trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất quyết định. Khi kỹ
thuật công nghệ trong sản xuất thay đổi, sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. Cấu
tạo hữu cơ phản ánh mối quan hệ đó giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị.
- Khoa học công nghệ trong sản xuất càng hiện đại thì cấu tạo hữu cơ của tư bản
có xu hướng không ngừng tăng lên.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 31
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thất nghiệp.
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô vốn cá biệt bằng cách tích lũy. Có nhiều
cách để làm tăng quy mô vốn như đi vay, kêu gọi đầu tư vốn, góp vốn, tài trợ
vốn… Cách bền vững nhất để mở rộng quy mô vốn là thực hiện tích lũy. Tích tụ
tư bản là khái niệm dùng để mô tả hành động mở rộng quy mô vốn bằng cách
tích lũy.
Ví dụ. Nhà tư bản A có giá trị vốn 10.000 đơn vị. Năm thứ nhất tích lũy: 1.000
nên quy mô tư bản là 11.000 đơn vị. Năm thứ y tích lũy: 9.000 đơn vị nên quy mô
tư bản là 20.000 đơn vị. Ta nói, nhờ hành động tích lũy mà đến năm y, A đã tích
tụ được 10.000 đơn vị vốn.
Tập trung tư bản là liên kết nhiều tư bản cá biệt nhỏ thành tư bản cá biệt lớn. Ví
dụ:
Nhà tư bản A có giá trị vốn: 4.000 đơn vị,
Nhà tư bản B có giá trị vốn: 7.000 đơn vị tư bản,
Nhà tư bản C có giá trị vốn: 10.000 đơn vị tư bản.
Để thuận lợi hơn cho việc sản xuất kinh doanh nên A, B, C thực hiện việc hợp
nhất vốn. Khi đó, một giá trị vốn cá biệt mới là 21.000 đơn vị hình thành.
Thứ ba, tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu
nhập của người làm thuê.
Việc tăng lên của quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản không làm tăng
tương ứng lực lượng lao động. Số lượng người lao động có xu hướng giảm tương
đối do quá trình tự động hóa sản xuất ngày càng trở nên phổ biến. Dưới góc độ
như vậy, tích lũy tư bản làm tăng sự giàu có của giai cấp tư sản và sự bần cùng
hóa giai cấp công nhân. Bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân thể
hiện ở sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn khi so với giai cấp tư sản. Bần
cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở số công nhân thất nghiệp và bộ phận công nhân
bị sụt giảm thu nhập, do không thích ứng với yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật công
nghệ trong sản xuất. Chất lượng cuộc sống của họ bị sụt giảm nghiêm trọng, họ
trở thành đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 32
Giá trị thặng dư với tư cách là cơ sở tồn tại, phát triển của nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện ra thông qua các hình thức khác nhau, gắn kết
với nhau trong nền kinh tế thị trường như lợi nhuận, lợi tức, địa tô.
1. Lợi nhuận
a) Chí phí sản xuất
Đối với nhà tư bản, quan trọng là phải thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá
trị hàng hóa đã được thực hiện, khái niệm chi phí sản xuất thể hiện điều đó.
Trong công thức giá trị hàng hóa, G = c + v + m thì đối với nhà tư bản, để sản
xuất ra hàng hóa họ cần chi phí để mua c và v. Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k.
k = c + v
k là chi phí về vốn tiền tệ mà nhà tư bản đã ứng ra để sản xuất một đơn vị hàng
hóa.
Lưu ý là bộ phận k = c + v có thể có sự khác nhau tương đối với bộ phận c + v
trong G = c + v + m. Ví dụ:
Hàng hóa X có giá cả = giá trị = 60c + 40v + 60m = 160 đơn vị. Có 3 nhà tư bản
A, B, C sản xuất X có k lần lượt như sau:
k(A) = 50c + 50v = 100, k(B) = 40c + 50v = 90, k(C) = 60c + 60v = 120.
Trên thực tế, khi sản xuất cùng một loại hàng hóa thì k của các nhà tư bản là
không giống nhau. Nhưng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo yêu
cầu của quy luật giá trị, cũng như để khái quát thành cái chung, nên ta giả định
k của A, B, C là bằng nhau.
Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động, nên k là
một bộ phận thuộc tư bản ứng trước và luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước. Ví dụ:
Một tư bản có giá trị: c1= 40.000 đơn vị sử dụng trong 8 năm, (c2 + v) 8.000 đơn
vị. Ta gọi: Tư bản ứng trước = 40.000 + 8.000 = 48.000 đơn vị.
k = (40.000/8) + 8.000 = 13.000 đơn vị.
Khi k xuất hiện thì công thức G = c + v + m có hình thức biểu hiện thành G = k +
m.
k là căn cứ quan trọng để các nhà tư bản như A, B, C cạnh tranh về giá cả của
X.
b) Bản chất của lợi nhuận
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 33
Khi hàng hóa được bán với giá cả bằng giá trị, nhà tư bản thu về k và số chênh
lệch bằng m. Số chênh lệch này gọi là lợi nhuận (ký hiệu p).
Khi đó, G = k + p. Vậy p = G – k. Ta nói, lợi nhuận (p) = doanh thu (G) – chi phí
(k)
p là hình thái biểu hiện của m trên bề mặt nền kinh tế thị trường.
G = c + v + m
G = k + p
Với hình thức biểu hiện như vậy, người ta chỉ quan tâm tới khoản chênh lệch giữa
G bán được với k đã bỏ ra, mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu xa của khoản
chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển thành.
Dưới tác động của quy luật cung cầu và cạnh tranh, thì p có thể bằng, có thể nhỏ
hơn, có thể lớn hơn m. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì vì tổng giá cả bằng
tổng giá trị, nên tổng số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng dư. Để rõ hơn
về p và m, ta có ví dụ sau:
Giá trị của hàng hóa X là 160 đơn vị. Trong đó k chiếm 80%. So sánh p và m
trong các trường hợp: giá cả = giá trị, giá cả > giá trị 20%, giá cả < giá trị 15%
Ta có: k = 160 x 0,8 = 128 đơn vị, m = 32 đơn vị
+ Khi giá cả = giá trị thì p = m = 32 đơn vị
+ Khi giá cả > giá trị 20%  giá cả = 192 đơn vị, p = 64 đơn vị (>m)
+ Khi giá cả < giá trị 15%, giá cả = 136 đơn vị, p = 8 đơn vị (<m)
Ví dụ trên cho thấy:
- Cung = cầu thì giá cả = giá trị, p = m. Cung > cầu thì giá cả < giá trị, p < m.
Cung < cầu thì giá cả > giá trị, p > m.
- m là một đại lượng không đổi vì được xác định trên cơ sở lượng giá trị hàng hóa,
còn p là một đại lượng thay đổi vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và cạnh tranh
trên thị trường.
c) Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư
bản ứng trước.
p′
=
p
c+v
x 100%
Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm. So với p thì p’ hàng năm là thước
đo cụ thể, phản ánh đầy đủ hơn mức hiệu quả kinh doanh.
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 34
Như vậy, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế
của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công các nhà tư bản
phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
- Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư. m’ cao thì p’ cao và ngược lại. Ví dụ:
G = 60c + 40v + 40m = 140 thì m’ = 100%, p’ = 40%
G = 60c + 40v + 60m = 160 thì m’ = 150%, p’ = 60%
- Thứ hai, cấu tạo hữu cơ của tư bản. Khi m’ không đổi, nếu c/v càng cao thì p’
càng giảm và ngược lại. Ví dụ:
+ G = 40c + 60v + 60m = 160 thì c/v = 2/3, p’ = 60%
+ G= 60c + 40v + 40m = 140 thì c/v = 3/2, p’ = 40%
Lưu ý, c/v tăng lên gắn liền với việc tăng năng suất lao động. Điều đó làm cho
lợi nhuận trên một hàng hóa giảm nhưng tổng lợi nhuận tăng lên vì số lượng
hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn trước.
- Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản (n). Nếu n càng lớn thì p’ hàng năm
càng tăng lên. Ví dụ:
G = 60c + 40v + 40m = 140. p’ = 40%.
+ Nếu n = 2 vòng/năm thì p’ = 40% x 2 = 80 %.
+ Nếu n = 4 vòng/ năm thì p’ = 40% x 4 = 160 %.
Vậy p’ tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian
chu chuyển. Nếu số vòng chu chuyển càng lớn thì p’ càng tăng lên.
- Thứ 4, tiết kiệm tư bản bất biến (c). Khi m và tư bản khả biến không đổi, nếu c
càng nhỏ thì p’ càng lớn và ngược lại. Công thức tỷ suất lợi nhuận phản ánh rõ
điều đó.
d) Lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành là cơ sở cho việc hình thành lợi nhuận bình quân. Đó
là cạnh tranh giữa các xí nghiệp kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau,
nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Ngành sx c v m’ (%) m G P GCSX
Cơ khí 80 20 100 20 120 30 130
Dệt 70 30 100 30 130 30 130
Da 60 40 100 40 140 30 130
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 35
Nhìn vào bảng ta thấy, nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển một phần vốn sang
ngành da, làm thay đổi quan hệ cung - cầu và tỷ suất lợi nhuận của hai ngành.
Kết quả, hình thành tỷ suất ngang nhau gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân (P ’)
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận.
P′ =
Σp
Σ (c + v)
𝑥 100%
Khi hình thành P’ thì lợi nhuận bình quân ( P) từng ngành được tính theo công
thức:
P = P’ x K
Trong đó, K là tư bản ứng trước từng ngành.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào
các ngành khác nhau. Theo ví dụ trên thì P = 30% x 100 = 30 đơn vị.
Khi hình thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản
xuất. Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình
quân.
GCSX = k + P
Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân là một trong những căn cứ
quan trọng để các nhà tư bản xác định ngành nghề, đối tượng kinh doanh và giá
cả hàng hóa sao cho hiệu quả nhất.
đ) Lợi nhuận thương nghiệp
Trong tuần hoàn và chu chuyển tư bản, khi chức năng H’ – T’ trở thành một hoạt
động chuyên môn hóa thì thương nghiệp hiện đại xuất hiện. Trong nền kinh tế
thị trường, thương nghiệp là một bộ phận của tư bản sản xuất chuyên đảm nhận
khâu lưu thông hàng hóa.
Lợi nhuận thương nghiệp được thể hiện ở số chênh lệch giữa giá bán của nhà tư
bản sản xuất và giá mua hàng hóa của thương nhân. Cách thức thực hiện:
- Tư bản sản xuất bán hàng hóa cho thương nhân với giá: k < giá bán < G
- Thương nhân bán hàng hóa với giá: giá mua < Giá bán >= G
Vì sao nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho thương nhân theo quy luật k < giá
bán < G?
Lý do quan trọng là vì thương nhân hiện diện trên thị trường thường xuyên mới
làm cho hàng hóa thích ứng cao nhất nhu cầu của thị trường. Với sự chuyên môn
hóa của mình, thương nhân nắm rõ các thông tin về đối thủ cạnh tranh, những
GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 36
biến động của thị trường, các quy định của chính phủ, những yêu cầu của khách
hàng… Thương nhân tìm các cách thức tốt nhất để bán được hàng hóa nhanh
nhất với giá tốt nhất. Chính vì vậy, rút ngắn thời gian của gia đoạn H’ – T’, giúp
cho tuần hoàn tư bản nhanh hơn, chu kỳ sản suất tăng lên, làm tăng khối lượng
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2. Lợi tức
Trong nền kinh tế thị trường, luôn có những chủ thể có lượng tiền nhàn rỗi và có
những chủ thể khác cần tiền để kinh doanh. Từ thực tế đó, xuất hiện quan hệ
vay mượn lẫn nhau. Vốn cho vay là vốn tiền tệ mà người chủ của nó trao quyền
cho người đi vay sử dụng để có được lợi tức từ người người đi vay. Vậy, lợi tức từ
đâu mà có?
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho
vay về quyền sử dụng tiền tệ của người cho vay. Lợi tức phản ánh quan hệ lợi
ích giữa người đi vay và cho vay, song về thực chất, lợi tức là một phần giá trị
thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua việc sử dụng tiền vay đó đầu
tư sản xuất kinh doanh.
Tư bản cho vay có đặc điểm:
Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.
Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có người
mua – người bán, có giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung
cầu, cạnh tranh. Điểm đặc biệt của nó là người bán không mất quyền sở hữu,
người mua khi sử dụng thì làm tăng giá trị sử dụng và giá trị.
Thứ ba, là hình thái tư bản được sùng bái nhất. Tư bản cho vay vận động theo
công thức T – T’, tạo ra hình thức dường như tiền đẻ ra tiền. Hình thức đó không
thể hiện rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay.
Để biết được kết quả của hoạt động cho vay, cần phải so sánh số lợi tức thu
được với số vốn cho vay. Khái niệm tỷ suất lợi tức đáp ứng yêu cầu đó.
Tỷ suất lợi tức (z’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tư bản cho
vay (TBCV):
z′ =
Z
TBCV
x 100%
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức là tỷ suất lợi nhuận bình quân
và quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay.
Giới hạn vận động của lợi tức trong khuôn khổ: 0 < z < P
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx
RUT-GON.docx

More Related Content

Similar to RUT-GON.docx

5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptxVnTrn742279
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxCHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxBình Thanh
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt namThư viện luận văn đại hoc
 
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdf
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdfChuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdf
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdfQuy LE VIET
 
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docxThngNguyn222920
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộiVuJonny
 
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfpthnhung23
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Lê Duy
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINTín Nguyễn-Trương
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnMyLan2014
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfxunmaiphmth1
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac leninvanadinh2019
 

Similar to RUT-GON.docx (20)

5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
 
CHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxCHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptx
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
A nhapmon
A  nhapmonA  nhapmon
A nhapmon
 
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdf
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdfChuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdf
Chuong 1 Doi tuong, phuong phap nghien cuu va chuc nang cua KTCT Mac-Lenin.pdf
 
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx
1_Tai lieu Chinh tri_CD.docx
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
 

RUT-GON.docx

  • 1. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 1 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Thuật ngữ khoa học Kinh tế chính trị (Political economy) xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XVII, trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị của nhà kinh tế người Pháp A.Montchretien, xuất bản năm 1615. Trong tác phẩm này, tác giả đề xuất môn khoa học mới - khoa học kinh tế chính trị. Tới thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện lý luận của A.Smith, thì kinh tế chính trị trở thành một môn học có tính hệ thống với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Kể từ đó, kinh tế chính trị dần trở thành một môn khoa học và được phát triển cho đến ngày nay. Chủ nghĩa trọng thương coi trọng vai trò của hoạt động thương mại là hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng nông là hệ thống lý luận kinh tế chính trị nhấn mạnh vai trò của sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và tự do kinh tế. Kinh tế chính trị cổ điển Anh, trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế để rút ra những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường Từ sau thế kỷ XVIII đến nay, lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại chứng kiến các con đường phát triển đa dạng với các dòng lý thuyết kinh tế khác nhau. Cụ thể: Dòng lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác phân tích một cách khoa học, toàn diện về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Dòng lý thuyết kinh tế kế thừa những luận điểm mang tính khái quát tâm lý, hành vi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Dòng lý thuyết này phát triển từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay. Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX, còn phải kể thêm dòng lý thuyết kinh tế của các nhà tư tưởng XHCN không tưởng. Dòng lý thuyết này, hướng vào phê phán những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, song nhìn chung các quan điểm dựa trên cơ sở tình cảm cá nhân, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân đạo, không chỉ ra được các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường, do đó không luận chứng được vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Là cái đạt được sựchuẩnmực, điển hình, đóng vai trò cơ bản, nền tảng cho sựphát triển về sau
  • 2. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN 1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin Trong lý luận của chủ nghĩa trọng thương, thì lĩnh vực lưu thông (trọng tâm là ngoại thương) được coi là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa trọng nông, thì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được coi là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Trong lý luận của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, thì đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là bản chất và nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các quốc gia. Quan niệm của A.Smith về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp. Nó hướng tới hai mục tiêu. Thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản thân mình. Thứ hai, tạo ra khả năng có được nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất và trao đổi. Các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng (Chủ trương, đường lối, chiến lược, quan điểm của nhà nước). Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi, không nghiên cứu bản thân lực lượng sản xuất. Nhưng vì các quan hệ ấy chịu sự tác động, quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cho nên, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ với sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất. Khi nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi, kinh tế chính trị Mác - Lênin đặt quan hệ ấy trong sự liên hệ với kiến trúc thượng tầng. Một số trường phái tiêu biểu của kinh tế chính trị học TT Trường phái Đóng góp tiêu biểu 1 KTCT cổ điển Lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường, và lý luận về giá trị, về phân phối
  • 3. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 3 2 KTCT Mác - Lênin Phát triển đáng kể những lý luận về phân công lđ, và lý luận về giá trị. Giới thiệu LL về lđ thặng dư, giá trị thặng dư, quy luật giá trị và các hình thái giá trị Lý luận về phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất, LLSX 3 KTCT Tân cổ điển Phê phán quan niệm của * KTCT cổ điển về thỏa dụng, **của KTCT Mác- Lênin về giá trị sử dụng Giới thiệu khái niệm về thỏa dụng biên Lý luận về sự lựa chọn trong ràng buộc, hàng hóa công cộng, độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai 4 KTCT Keynes Phê phán lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường của trường phái tân cổ điển, Phát triển lý luận về tính bất ổn định của tái sản xuất và tăng trưởng của KT TBCN 5 KTCT hiện đại Lựa chọn công và điều tiết công 2. Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin Khám phá các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, từ đó vận dụng các quy luật ấy để giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích, tạo động lực cho con người sáng tạo. Không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có mà còn cung cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển xã hội. Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người, được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Thế mạnh của kinh tế chính trị Mác - Lênin là phát hiện ra những nguyên lý và quy luật trừu tượng chi phối các quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi, có tác động chiều sâu, bản chất, toàn diện, lâu dài. Thế mạnh của các khoa học kinh tế khác là chỉ ra những hiện tượng và xu hướng
  • 4. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 4 hoạt động kinh tế cụ thể trên bề mặt xã hội, có tác động trực tiếp, xử lý linh hoạt các hoạt động kinh tế trên bề mặt xã hội. Cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác - Lênin là lấy xã hội làm trung tâm, xuất phát từ lợi ích xã hội để nghĩ về nhà nước. Trong khi đó, lấy quyền lực làm nền tảng phân tích lại là phương pháp tiếp cận của kinh tế chính trị cổ điển. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế. Hoặc, trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển và kinh tế chính trị Keynes lại chọn phương pháp lấy nhà nước làm chủ đạo, xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về nhà nước, còn kinh tế hàm ý thị trường. Vì thế, họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cân bằng quyền lực giữa thị trường và nhà nước. Nhà nước tìm cách kiểm soát nền kinh tế để đạt được những mục đích của mình. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điếm rằng, có một hệ thống “quyền” gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sờ hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó. 3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin Phương pháp luận duy vật biện chứng. Đây là phương pháp yêu cầu việc nghiên cứu các khía cạnh thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị, phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng. Áp dụng phương pháp luận này giúp cho các kết quả nghiên cứu tránh rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật kinh tế. Phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, cho phép khám phá bản chất, các xu hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình hình thành, phát triển của chúng. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Khi sử dụng phương pháp, này đòi hỏi tạm thời gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên, kém quan trọng xảy ra trong các hiện tượng quá trình nghiên cứu, để từ đó tách ra được những hiện tượng bền vững, mang tính điển hình, ổn định của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: III. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN 1. Chức năng nhận thức Những tri thức của KTCT giúp khám phá và nhận thức một cách đúng đắn lịch sử phát triển của sản xuất và phát triển của nhân loại nói chung, về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên CNXH nói riêng. Những tri thức của kinh tế chính trị, với tư cách là tri thức lý luận nền tảng, sẽ giúp nhận thức sâu sắc về bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh; phân tích làm rõ những nguyên nhân
  • 5. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 5 sâu xa của sự giàu có của các quốc gia; khái quát những triển vọng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Với ý nghĩa như vậy, những tri thức của kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ tạo lập cơ sở khoa học, nền tảng lý luận, phương hướng cho sự hình thành các chính sách kinh tế, định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế. Trong trường hợp Việt Nam, nếu các chính sách kinh tế được hoạch định mà không dựa trên cơ sở tri thức lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ khó có thể mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. 2. Chức năng tư tưởng Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, hòa bình, củng cố niềm tin cho những ai phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho những ai có mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp. 3. Chức năng thực tiễn Những tri thức của KTCT Mác – Lênin nếu được vận dụng khoa học sẽ giúp kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. 4. Chức năng phương pháp luận Để hiểu được một cách sâu sắc bản chất, thấy được sự gắn kết giữa kinh tế với chính trị và căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh của xã hội thì cần phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện chức năng phương pháp luận, nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành. Chương 2 HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA 1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA a) Khái niệm sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Sx tự cung tự cấp …là để đáp ứng nhucầu của mình
  • 6. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 6 Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất. Phân công lao động xã hội Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, giữa những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau. Phân công lao động xã hội đóng vai trò là cơ sở cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất bắt đầu xuất hiện khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời. Sau này, do sự xuất hiện nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất; sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất; sự xuất hiện của nhiều hình thức kinh tế cụ thể khác nhau… nên sự tách biệt đó tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất đòi hỏi việc trao đổi sản phẩm giữa họ với nhau phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ngang giá, hai bên đều có lợi; tức là trao đổi mang hình thái trao đổi hàng hóa. 2. Hàng hóa a) Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa Hàng hóa là (tất cả những gì được) sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể (các dịch vụ). Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quy định. Việc phát hiện và sử dụng những thuộc tính đó tùy thuộc vào năng lực của khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất. Để giá trị sử dụng đi vào tiêu dùng thì hàng hóa phải được trao đổi, mua bán. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Giá trị chỉ được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng Việcsx cái gì, cho ai, ntn do chủ tlsx quyếtđ Nganggiá: dựa trêncơ sở sức lao động XH đã bỏ ra
  • 7. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 7 khác nhau. VD: 1 m vải = 1 con gà 1,5 kg (Hao phí slđ để sx ra 1 m vải = hao phí slđ để nuôi con gà 1,5 kg) SLĐ  GIÁ TRỊ  GIÁ CẢ (sự biểu hiện = T của giá trị) b) Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể (gắn với) là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, công cụ, phương pháp và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá chỉ xét về mặt hao phí sức lao động của cơ bắp, thần kinh, trí óc. Đó là lao động chung, đồng nhất của người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Nó cũng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của một lao động thống nhất. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào… là việc riêng của mỗi người. Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội bởi (giá cả của nó do người tiêu dùng quyết định) lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc trao đổi hàng hóa phải quy về lao động trừu tượng. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi một số hàng hóa không bán được hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra, không đủ bù đắp chi phí. Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa. c) Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Nó được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình trong những điều kiện bình thường của xã hội. Như vậy, thời gian lao động cá biệt của người sản xuất phải ≤ thời gian lao động xã hội cần thiết. Cấu thành lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa (G) được sản xuất ra bao gồm hao phí lao động quá khứ (c)+ hao phí lao động mới kết tinh thêm (v + m)
  • 8. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 8 G = c + v + m G: giá trị hàng hoá c: giá tị tư liệu sản xuất v: giá trị sức lao động m: giá trị thặng dư Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Thứ nhất, năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Tăng năng suất lao động là tăng năng lực sản xuất của người lao động. Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với (G) lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công cụ, phương tiện lao động, trình độ và kỹ năng người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất… Cần phân biệt thêm giữa tăng cường độ lao động với G lượng giá trị một đơn vị hàng hóa Cường độ lao động nói lên mức độ lao động khẩn trương, tích cực trong quá trình lao động. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động. Khi cường độ lao động tăng thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng đồng thời tăng tương ứng hao phí lao động. Vì vậy, G hao phí lao động để làm ra một sản phẩm không đổi. Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý, thể chất, tinh thần, tay nghề của người lao động. Thứ hai, tính chất phức tạp của lao động. Lao động giản đơn là lao động không cần quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu. Người lao động nào cũng có thể thao tác được. Ngược lại là lao động phức tạp. Trong cùng một đơn vị thời gian, một lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn một lao động giản đơn. 3. Tiền tệ a) Nguồn gốc và bản chất của tiền Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, mà hình thái phát triển cao nhất là tiền tệ.
  • 9. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 9 Trong lịch sử, khi sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H - H). Ví dụ 1 hàng hóa A = 5 hàng hóa B. Đây là hình thái sơ khai, được gọi là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị. Khi sản xuất phát triển, trao đổi được mở rộng và trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đem trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau, làm xuất hiện hình thái mở rộng của giá trị. Ví dụ: Trao đổi được mở rộng song không phải khi nào cũng dễ dàng thực hiện. Có những người phải trao đổi nhiều lần, thông qua nhiều hàng hóa trung gian khác nhau mới có được hàng hóa mình cần. Hàng hóa trung gian đó phải là hàng hóa mà mọi người đều thích, cần và dễ chấp nhận. Từ đó hình thái chung của giá trị xuất hiện. Ví dụ: Trong lịch sử, đã có rất nhiều hàng hóa khác nhau “thử nghiệm” đóng vai trò vật ngang giá chung. Khi vàng độc chiếm vai trò là vật ngang giá chung, hình thái tiền tệ chính thức ra đời. Như vậy, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung cho các hàng hóa; tiền thể hiện lao động xã hội và quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. b) Chức năng của tiền Thước đo giá trị. Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau. Lúc này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Phương tiện lưu thông. Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa không phải tiến hành trực tiếp hàng lấy hàng (H – H) mà thông qua tiền làm môi giới (H – T – H). Để phục vụ lưu thông hàng hóa, tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền khác nhau. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị, bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà nước phải in và phát hành số lượng tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Phương tiện cất trữ. Tiền được rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới hình thái vàng, bạc… và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết. = 1 hh X
  • 10. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 10 Phương tiện thanh toán. Tức là dùng tiền để chi trả sau khi công việc giao dịch mua bán đã hoàn thành, như trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế… Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại. Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới, giữa các nước thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. 4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi (đối với) một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay a) Dịch vụ Trong các nền kinh tế hiện đại, bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hình còn có những hàng hóa phi vật thể, vô hình, được trao đổi, mua bán trên thị trường. Những loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa dịch vụ. Về cơ bản, dịch vụ là các hoạt động lao động của con người để làm ra các sản phẩm vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Dịch vụ được coi là hàng hóa đặc biệt vì hàng hóa vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng thường diễn ra đồng thời; không thể tích lũy lại hay lưu trữ. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ cũng ngày càng đa dạng, phong phú và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực dịch vụ và những hàng hóa khác làm cho quy mô và cơ cấu hàng hóa, dịch vụ tăng lên, nhu cầu của xã hội và dân cư được thỏa mãn ngày càng tốt hơn. b) Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất đai Đất đai trong tự nhiên không phải là sản phẩm của lao động nên không có giá trị. Sở dĩ đất đai không có giá trị song vẫn là đối tượng trao đổi, mua bán vì nó có khả năng đem lại thu nhập (hoặc lợi ích) cho người sở hữu chúng. Những người trao đổi mua bán đất đai thực chất là trao đổi mua bán quyền sử dụng đất. Giá cả đất đai phụ thuộc vào thu nhập (hoặc lợi ích) mà đất đai đưa lại. Khi đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, thường có giá cả thấp hơn so với cũng đất đai đó được sử dụng để phát triển nhà ở hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Giá cả đất đai còn mang tính địa điểm, thời điểm và tính địa phương rất cao. Trên phạm vi toàn xã hội, không thể có một xã hội giàu có nếu chỉ mua bán quyền sử dụng đất. Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)
  • 11. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 11 Thương hiệu gồm tên, logo, khẩu hiệu, và/hoặc kiểu dáng thiết kế gắn liền với sản phẩm dịch vụ, phân biệt với đối thủ trong cảm nhận của khách hàng. Danh tiếng cá nhân là kết quả của sự cộng hưởng của các yếu tố thuộc về chuyên môn (nổi trội, sức ảnh hưởng), giao tiếp, phong cách, ngoại hình và các yếu tố khác (Logo, website, sự công nhận, ảnh chụp, nhận diện trực tuyến; kết quả tìm kiếm, v.v…) Quan hệ trong trao đổi, mua bán chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá Chứng khoán là các loại giấy tờ có thể xác định giá trị, giá cả được các công ty, doanh nghiệp cổ phần phát hành. Chứng quyền do các công ty chứng khoán chứng nhận và một số giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) cũng được trao đổi mua bán. Để mua bán được chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá đó phải dựa trên cơ sở tồn tại của một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực. Bản thân chứng khoán, chứng quyền có tính chất hàng hóa (vì được trao đổi mua bán) nhưng không phải là hàng hóa như các hàng hóa thông thường. II. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường a) Khái niệm và phân loại thị trường Theo nghĩa hẹp, thị trường là phạm trù phản ánh hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước… Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu; người bán; tiền - hàng; dịch vụ mua bán… Tất các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường. Có nhiều cách tiếp cận thị trường khác nhau tuỳ theo tiêu thức hoặc mục đích nghiên cứu. Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán: thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng. Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước (thị trường dân tộc) và thị trường thế giới.
  • 12. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 12 Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường: thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải hiểu rõ về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và các vấn đề liên quan đến thị trường. b) Vai trò của thị trường - Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển - Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả - Gắn kết các hoạt động kinh tế thành chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế. Trong cơ chế thị trường người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định 3 vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai. Dấu hiệu đặc trưng: Cơ chế hình thành giá cả một cách tự do. 2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường a) Nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường Thứ nhất, sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận. Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh (giữ vai trò chủ đạo) vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế. Bàn tay vô hìnhlà cơ chế thị trường, các quyluậtKT, các mối hệ KTTT…
  • 13. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 13 Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế Ưu thế của nền kinh tế thị trường Một là, luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế. Hai là, phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền, lợi thế của mỗi quốc gia. Ba là, tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội Khuyết tật của nền kinh tế thị trường - Một là, luôn tiềm ẩn những rủi ro, khủng hoảng - Hai là, không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. - Ba là, không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa xã hội sâu sắc Do những khuyết tật của kinh tế thị trường, nên trong thực tế, không tồn tại một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường. Khi đó, kinh tế được gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp. b) Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Cụ thể: - Trong sản xuất quy luật giá trị yêu cầu hao phí lao động cá biệt ≤ hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá (tổng giá cả = tổng giá trị), lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau: Thứ nhất, điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  • 14. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 14 Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động Thứ ba, phân hoá người sản xuất thành giàu, nghèo một cách tự nhiên. Tóm lại,quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có những tác động tiêu cực nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động tích cực. Quy luật cung - cầu Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường. Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau theo hướng cầu xác định cung và ngược lại cung thúc đẩy, kích thích cầu. Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau. Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường. Căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả; khi giá cả thay đổi, cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường... Quy luật lưu thông tiền tệ Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ, cần phải đưa vào lưu thông một khối lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hoá được xác định theo quy luật lưu thông tiền tệ. M = (PxQ) / V Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời kỳ nhất định; P là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưu thông của đồng tiền. Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ. Khi thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
  • 15. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 15 Trong đó o P.Q là tổng giá cả hàng hóa; o G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; o G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; o G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán; o V là số vòng quay trung bình của tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau: Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường. Quy luật canh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Cạnh tranh trong nội bộ ngành Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Kết quả cạnh tranh dẫn đến hình thành giá trị thị trường của hàng hóa (hay giá trị xã hội của hàng hóa), làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú. Cạnh tranh giữa các ngành Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu tố sau: - Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào - Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp
  • 16. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 16 - Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ - Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Mặt tích cực Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất. Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Thứ ba, cạnh tranh tạo ra cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực. Thứ tư, Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội Mặt tiêu cực Khi cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến các tác động (đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh): Thứ nhất, gây tổn hại đến môi trường kinh doanh Thứ hai, gây lãng phí nguồn lực của xã hội Thứ ba, làm tổn hại phúc lợi xã hội - là phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường; cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. III. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG 1. Người sản xuất Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng. Người sản xuất là những người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất chủ yếu của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, người sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
  • 17. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 17 2. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, nhà nước, người nước ngoài... Chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thông qua hành vi mua sắm, người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài việc thỏa mãn chu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. 3. Các chủ thể trung gian Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng. Các chủ thể trung gian tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển. 4. Nhà nước Trên thị trường, nhà nước vừa là người tiêu dùng lớn; vừa là nhà sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ quốc phòng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt động của nhà nước là lợi ích chung của toàn xã hội, bao gồm cả lợi ích khác như chính trị, quốc phòng, an ninh, giáo dục... Vai trò quan trọng nhất của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, chính sách. Tại sao Nhà nước phải can thiệp vào thị trường? Để bảo hộ quyền sở hữu (là quyền con người cơ bản nhất) là nền tảng cần thiết cho tiến bộ kinh tế và thịnh vượng Để thúc đẩy dân chủ trong kinh tế. Hạn chế các tổ hợp độc quyền kinh tế lớn và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để cải thiện công bằng kinh tế - xã hội: Bảo vệ quyền lợi của người lao động, các doanh nghiệp nhỏ; Tăng cường phúc lợi cho các đối tượng bị thiệt thòi, các nhóm người nghèo; Giảm khoảng cách thu nhập giữa các vùng; Giảm thiểu tác động phân cực giàu nghèo và sự ly gián giữa dân cư đô thị và phi đô thị về mặt cơ hội kinh tế. Nhằm tối thiểu hóa phần phúc lợi bị mất do thất bại của thị trường Cung cấp hàng hóa công cộng, có tính chất không cạnh tranh và không loại trừ (các kiến thức khoa học căn bản được tổng hợp từ nghiên cứu học thuật); Khắc phục các ngoại ứng tiêu cực: ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, môi trường xuống
  • 18. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 18 cấp (qua việc đánh thuế chống ô nhiễm đối với xe hơi, phí gây ùn tắc, ...); Khắc phục tình trạng thông tin không hoàn hảo (bảo vệ người tiêu dùng, giới hạn giấy phép kinh doanh, cấp chứng nhận cho người bán đạt tiêu chuẩn, ...); Điều tiết sức mạnh độc quyền: điều tiết giá cả hoặc trực tiếp tham gia sản xuất thông qua các công ty nhà nước để ngăn ngừa người bán áp đặt mức giá độc quyền các mặt hàng điện, nước, ...); Tái phân phối thu nhập và của cải thông qua thuế thu nhập và bảo hiểm. Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Đọc thêm: Kinh tế thị trường tự do - tiêu chí đánh giá trên thế giới Để đánh giá mức độ phát triển kinh tế thị trường, các nhà nghiên cứu về cơ bản sử dụng hai nhóm yếu tố chủ yếu, đó là chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom - EF) và mức độ can thiệp của chính phủ. Hiện nay, để đo lường mức độ tự do thị trường hiện đại, chỉ số EF là thước đo được sử dụng rộng rãi. Về nguyên tắc, bộ chỉ số này được xây dựng trên cơ sở: Tự do kinh tế là quyền cơ bản của mỗi con người trong việc kiểm soát sức lao động và tài sản của mình. Trong một xã hội tự do về kinh tế, các cá nhân được tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo bất kỳ cách nào họ muốn. Trong xã hội tự do về kinh tế, chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa di chuyển tự do và không ép buộc hoặc hạn chế quyền tự do vượt quá mức cần thiết để bảo vệ và duy trì quyền tự do. Điều này cũng bao gồm các hành động can thiệp nhằm bảo vệ tính tự do kinh tế, ví dụ như các quy chuẩn chất lượng được ban hành, giải quyết vấn đề bất đối xứng, cung cấp các loại hàng hóa công... Chỉ số EF do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố và Chỉ số EF của thế giới và của Bắc Mỹ do Viện Fraser (The Fraser Institute) công bố và đo lường. Các chỉ số này bao gồm các mục như bảo đảm quyền tài sản, gánh nặng các quy định và độ mở của thị trường tài chính, cùng nhiều mục khác. Chỉ số này đo lường căn cứ trên 4 trụ cột lớn với 12 tiêu chí quan trọng: 1- Pháp quyền (Rule of Law): Bảo vệ con người và tài sản của họ có được một cách hợp pháp là yếu tố trung tâm. Đây là chức năng quan trọng nhất của Nhà nước, bao gồm các tiêu chí: Quyền sở hữu; hiệu quả tư pháp; chính phủ liêm chính. 2- Quy mô của chính phủ: Khi chi tiêu của chính phủ, thuế và quy mô của các doanh nghiệp do chính phủ kiểm soát tăng lên, việc ra quyết định của chính phủ thay thế cho sự lựa chọn của cá nhân và tự do kinh tế bị giảm đi. Ngược lại, nếu các thất bại không được can thiệp đúng lúc, sự tự do trong thị trường chịu những thiệt hại đáng kể. Quy mô của chính phủ gồm các tiêu chí: Gánh nặng thuế; chi tiêu chính phủ; “Sức khỏe” tài khóa. 3- Hiệu quả của các quy định: Các chính phủ không chỉ sử dụng các công cụ để hạn chế quyền trao đổi quốc tế, họ còn có thể phát triển các quy định hạn chế quyền trao đổi, nhận tín
  • 19. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 19 dụng, thuê hoặc tự do điều hành doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trụ cột này gồm các tiêu chí: Quyền tự do kinh doanh; tự do lao động; tự do tiền tệ. 4- Thị trường mở: Quyền tự do trao đổi - theo nghĩa rộng nhất của nó, mua, bán, lập hợp đồng,... là điều cần thiết đối với tự do kinh tế, điều này bị giảm bớt khi quyền tự do trao đổi không bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân ở các quốc gia khác. Trụ cột thị trường mở gồm các tiêu chí: Tự do thương mại; tự do đầu tư; tự do tài chính. Nguồn: https:/ /www.tapchicongsan.org.vn/media-story/ -/ asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tieu-chi-ve-nen-kinh-te-thi- truong-day-du-hien-dai-va-hoi-nhap-quoc-te-nhung-van-de-dat-ra-cho-viet-nam-trong-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-di **************************************** Chương 3 GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư a) Công thức chung của tư bản Trước khi lĩnh hội định nghĩa của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về Tư bản, chúng ta tạm sử dụng định nghĩa sau về khái niệm tư bản để giúp hiểu được lý luận giá trị thặng dư ngay từ đầu. Ta tạm định nghĩa như sau: Tư bản là một số vốn tiền tệ (T) thuộc sở hữu tư nhân, đầu tư sản xuất kinh doanh để kiếm lời (m). Trên thị trường, việc trao đổi mua bán thường nhằm hai mục đích. Thứ nhất, khi việc trao đổi mua bán nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (còn gọi là lưu thông hàng hóa giản đơn), khi đó, tiền sẽ vận động theo công thức: H – T – H. Công thức này cho thấy, tiền chỉ đóng vai trò là phương tiện trong lưu thông. Hàng hóa mới là mục đích của việc lưu thông. Thứ hai, khi việc trao đổi mua bán nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu kiếm lời, khi đó tiền sẽ vận động theo công thức: T – H – T. Công thức này cho thấy, hàng hóa chỉ đóng vai trò là phương tiện, tiền mới là mục đích của việc lưu thông. Vì số tiền thu về phải lớn hơn số tiền đã ứng ra đầu tư sản xuất kinh doanh, nên công thức T – H – T có hình thức biểu hiện là: T – H – T’ (T’ = T + m). T – H – T’ gọi là công thức chung của tư bản. m trong T’ = T + m của công thức chung gọi là giá trị thặng dư hay còn gọi là tiền lời (theo định nghĩa tạm thời ở trên). Như vậy, khi tư nhân ứng tiền ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích có được giá trị thặng dư, thì số tiền đó gọi là tư bản. Chính vì vậy Kinh tế chính trị Mác – Lênin định nghĩa tư bản là giá trị (T) mang lại giá trị thặng dư (m)
  • 20. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 20 Lưu ý: công thức T – H – T’ không được hiểu là hoạt động mua đi bán lại hàng hóa, mà phải hiểu đúng như sau: Nhà tư bản ứng tiền ra (T) để mua hàng hóa, gồm tư liệu sản xuất (c) và sức lao động (v). Sau đó, nhà tư bản đưa các yếu tố này vào sản xuất để tạo ra sản phẩm là hàng hóa và đưa hàng hóa lưu thông trên thị trường để thực hiện giá trị của nó nhằm thu về T và m. Do vậy, trong thực tế, công thức T – H – T’ có hình thức biểu hiện chi tiết là: T – H (c + v) …sản xuất… H’ – T’ (T’ = T + m) Vậy, giá trị thặng dư do đâu mà có? Như đã biết, lượng giá trị hàng hóa bao gồm hao phí lao động quá khứ và hao phí lao động mới. + Hao phí lao động quá khứ chính là giá trị những tư liệu sản xuất được dùng để sản xuất hàng hóa - ký hiệu c. + Hao phí lao động mới chính là giá trị sức lao động (v) và giá trị thặng dư (m) Quy luật giá trị đã chứng minh giá trị hàng hóa là do hao phí sức lao động của người sản xuất (còn gọi là lao động trừu tượng) tạo ra. Nó được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Vậy, cả 3 bộ phận c, v, m đều là thành quả của sức lao động. Nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì G = c + v + m. Nội dung hàng hóa sức lao động sẽ làm sáng tỏ nhận định giá trị sức lao động (v) tạo ra giá giá trị thặng dư (m). b) Hàng hóa sức lao động Sức lao động là toàn bộ những năng lực tồn tại trong một con người được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện: + Người lao động là người tự do. + Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự tổ chức sản xuất, nên họ phải bán sức lao động. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động Giá trị của hàng hoá sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động quyết định. Nó được tính bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Ví dụ: những chi phí cần thiết cho người lao động A trong một ngày (trong điều kiện bình thường của xã hội): Ăn: 65.000 đơn vị Y tế: 10.000 đv
  • 21. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 21 Mặc: 10.000 đv Nghĩa vụ gia đình: 40.000 đv Ở: 25.000 đv Nghĩa vụ xã hội: 2.000 đv Đi lại: 20.000 đv Chi phí khác: 15.000 đv Học tập: 10.000 đv Tổng cộng 197.000 đv Như vậy người lao động phải bán sức lao động trong ngày với mức giá ≥197.000 đơn vị. Ta gọi 197.000 là giá trị tối thiểu của sức lao động của một người lao động trong ngày. Đại lượng đó đặt trong những điều kiện bình thường của thời gian lao động xã hội cần thiết cũng như giá cả hàng hóa tiêu dùng bằng giá trị của nó. Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm: - Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động. - Chi phí đào tạo. - Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi con của người lao động. Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay tiền công. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua. Công dụng của nó biểu hiện trong quá trình lao động. Quá trình lao động sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị tăng thêm. Câu hỏi và câu trả lời sau sẽ làm sáng tỏ thêm nhận định trên. Hỏi: Tại sao chủ doanh nghiệp đồng ý trả công lao động cho A trong 8 giờ lao động với số tiền 197.000 đơn vị? Trả lời: Vì chủ doanh nghiệp biết rằng, A sẽ tạo ra một lượng giá trị (thuyết phục được họ) lớn hơn 197.000 đơn vị. Giả sử 150.000 đơn vị là lượng giá trị do A tạo ra cho chủ doanh nghiệp. Như vậy: 197.000 đơn vị gọi là giá trị bản thân (v), 150.000 đơn vị gọi là giá trị tăng thêm (m). Như vậy: Hàng hoá sức lao động là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là cơ sở để trả lời cho câu hỏi giá trị thặng dư từ đâu mà có? c) Sự sản xuất giá trị thặng dư Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất phải đạt đến một trình độ nhất định về năng suất lao động. Ở đó, năng lực của người lao động có khả năng tạo ra sản
  • 22. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 22 phẩm hàng hóa thặng dư. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Ví dụ chứng minh giá trị thặng dư Một nhà tư bản ứng ra số vốn để sản xuất sợi như sau: - Mua 10 kg bông: 10 đơn vị - Hao mòn máy để chuyển 10 kg bông thành sợi: 2 đơn vị - Thuê sức lao động trong 1 ngày (8 giờ): 4 đơn vị. Tổng cộng: 16 đơn vị Giả sử, để chuyển 10 kg bông thành sợi mất 4 giờ, và mỗi giờ, lao động trừu tượng của công nhân làm tăng thêm giá trị là 0,5 đơn vị. Vậy giá trị của sợi là: - Giá trị của 10 kg bông: 10 đơn vị - Giá trị hao mòn của máy: 2 đơn vị - Giá cả sức lao động trong 4 giờ = 4 đơn vị/8giờ x 4 giờ = 2 đơn vị - Giá trị tăng thêm của sức lao động trong 4 giờ = 0,5 x 4 = 2 đơn vị. Tổng cộng: 16 đơn vị Trong 4 giờ lao động còn lại, nhà tư bản ứng tiếp 10 đơn vị để mua bông và 2 đơn vị hao mòn máy, sẽ thu về lượng sợi tương ứng. Giá trị sợi lần sau cũng bằng giá trị sợi lần đầu (16 đơn vị). Tổng số tiền nhà tư bản ứng ra: - Tiền mua bông: 20 đơn vị - Hao mòn máy: 4 đơn vị - Tiền lương công nhân: 4 đơn vị. Tổng cộng: 28 đơn vị Giá trị sợi: 16 x 2 = 32 đơn vị. Lượng giá trị tăng thêm 32 – 28 = 4 đơn vị. 4 đơn vị giá trị tăng thêm gọi là giá trị thặng dư (m) Kết luận - m là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người lao động làm thuê tạo ra. Nhìn theo công thức G = c + v + m, ta có thể diễn đạt như sau: m = (v + m) – v. Lượng m đó thuộc về sở hữu của nhà tư bản. - Ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần:
  • 23. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 23 + Thời gian lao động tất yếu (ký hiệu là t) là thời gian người công nhân tạo ra (v) giá trị cho mình, bằng với giá cả sức lao động. Trong ví dụ trên t = (4v x 8 giờ)/ 8 đv = 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư (ký hiệu là t’) là thời gian người công nhân tạo ra giá trị cho nhà tư bản, bằng với m. Trong ví dụ trên t’ = (4m x 8 giờ)/ 8 đv = 4 giờ d) Tư bản bất biến và tư bản khả biến - Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất (c) mà giá trị của nó không thay đổi khi chuyển vào sản phẩm. Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện không thể thiếu để quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất sẽ làm cho năng suất lao động tăng, nhờ vậy làm tăng khối lượng giá trị thặng dư thu được. - Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (v), thông qua lao động trừu tượng mà tăng lên, tức là tăng lên về lượng giá trị. Vì v tạo ra m nên (v + m) gọi là giá trị mới. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong giá trị hàng hóa, cũng như chỉ rõ sức lao động mới trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. Đến đây, công thức G = c + v + m đã thể hiện các nội dung: - Tư bản = c + v - Tư bản bất biến = Giá trị cũ = Giá trị tư liệu sản xuất = c - Tư bản khả biến = giá trị sức lao động = v - Giá trị mới = hao phí lao động mới = (v + m) đ) Tiền công Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá cả hàng hoá sức lao động. Nó do hao phí sức lao động của người làm thuê tạo ra để tự trả cho mình, nhưng lại có hình thức biểu hiện là do người mua sức lao động trả. Nếu nhìn qua khái niệm thời gian lao động tất yếu, ta sẽ thấy, người lao động phải dùng một phần thời gian lao động trong ngày để tạo ra giá trị cho mình bằng với giá cả sức lao động. Sau đó, họ mới dùng phần gian còn lại để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ví dụ: trong một ngày lao động 8 giờ, công nhân A tạo ra một khối lượng hàng hóa có giá trị: G = 60c + 40v + 60m = 160.
  • 24. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 24 Ta có, 8 giờ lao động, A tạo ra một lượng giá trị mới = 40v + 60m = 100 đơn vị. Vậy, phần thời gian lao động để A tạo ra giá trị cho mình bằng với giá cả sức lao động = (40v x 8 giờ) / 100 = 3,2 giờ. e) Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản Giá trị hàng hóa nói chung và giá trị thặng dư nói riêng được hình thành trong sản xuất, nhưng chưa trở thành tiền khi hàng hóa chưa đưa vào thị trường và chưa thực hiện được giá trị. Để thu về số tiền đã ứng ra và có được giá trị thặng dư, nhà tư bản phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cả trong giai đoạn sản xuất và lưu thông. Tổng thể những hoạt động đó được thể hiện trong nội dung tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Tuần hoàn của tư bản Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tiếp của tư bản trải qua 3 giai đoạn, với 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng, để trở về hình thái ban đầu nhưng với giá trị thặng dư. TLSX (c) T – H … SX… H’ – T’ SLĐ (v) Ba giai đoạn: (1) Lưu thông, (2) Sản xuất, (3) Lưu thông. Ba hình thái: (1) Tư bản tiền tệ, (2) Tư bản sản xuất, (3) Tư bản hàng hóa. Ba chức năng: (1) Mua, (2) Sản xuất, (3) Bán Giai đoạn (1) vốn ứng ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Giai đoạn (2) tư liệu sản xuất và sức lao động được kết hợp để sản xuất ra hàng hoá. Giai đoạn (3) thực hiện giá trị hàng hoá, thu về vốn ứng ra và có được giá trị thặng dư. Chu chuyển của tư bản Là sự tuần hoàn của tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Thời gian chu chuyển được tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển = thời gian của giai đoạn 2 + thời gian của gđoạn 1 và 3. (1) (2) (3)
  • 25. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 25 Thực tế chu chuyển, nhà tư bản tìm cách rút ngắn giai đoạn 1 và 3 đồng thời kéo dài giai đoạn 2. Kéo dài giai đoạn 2 cũng là làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thời gian gián đoạn của nó ngắn nhất có thể (khác với thời gian để sản xuất ra một sản phẩm thì phải tìm cách rút ngắn). Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số tốc độ chu chuyển không giống nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng chu chuyển được thực hiện trong một năm. 𝑛 = CH ch Trong đó: n: tốc độ chu chuyển của tư bản; CH: thời gian 1 năm (12 tháng); Ch: thời hạn chu chuyển của 1 loại tư bản. n cho biết sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước. Tư bản cố định, tư bản lưu động Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản để tạo thành giá trị hàng hóa, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định (ký hiệu c1) Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất. Bộ phận này được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Dưới hình thái hiện vật, đó là các máy móc, thiết bị, nhà xưởng… (những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu). Ví dụ: 1 máy sản xuất trị giá 20.000 đơn vị, sử dụng trong 5 năm. Mỗi năm có 4 chu kỳ sản xuất, mỗi chu kỳ tạo ra 50 sản phẩm. Ta có: - Giá trị máy trong một năm = 4.000 đơn vị - Giá trị máy trong một chu kỳ = 1.000 đơn vị - Giá trị máy trong một sản phẩm = 20 đơn vị - Tổng số chu kỳ máy hoạt động = 20 vòng - Tổng số sản phẩm để máy chuyển hết giá trị = 1.000 sản phẩm. Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt
  • 26. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 26 giá trị sử dụng và giá trị (thu hồi lại) do tác động về mặt vật lý, tự nhiên trong quá trình sử dụng tạo ra. Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật khi áp dụng vào sản xuất. Điều đó thể hiện, khoa học công nghệ phát triển, các máy móc thiết bị được sản xuất ra với chi phí thấp hơn, hiệu suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn giúp tăng năng suất lao động. Vì vậy, các máy móc thế hệ trước tuy còn giá trị sử dụng, nhưng giá trị đã giảm đi thậm chí bị đào thải. Tư bản lưu động (ký hiệu c2 + v) Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật rẻ tiền, mau hỏng (ký hiệu chung là c2) và sức lao động (v). Giá trị của tư bản lưu động chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hóa trong từng chu kỳ sản xuất. Ví dụ: trong một chu kỳ sản xuất, để sản xuất ra X đơn vị sản phẩm quần áo, doanh nghiệp cần 1 đơn vị vải, 2 đơn vị điện, 3 đơn vị nước, 4 đơn vị phụ kiện như nút, chỉ… và 5 đơn vị tiền công. G = c1 + (c2 + v) + m (c = c1 + c2) 2. Bản chất của giá trị thặng dư Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất. Quá trình đó diễn ra trong quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa sức lao động. Xã hội tư bản nhìn từ quan hệ sản xuất thống trị, tồn tại hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân. Do giá trị thặng dư được giai cấp công nhân trực tiếp tạo ra, nên trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư có bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp. Dù quan hệ thuê mướn sức lao động không mang tính chất cưỡng bức, nhưng khi nhà tư bản trả công cho công nhân một lượng giá trị theo thỏa thuận của đôi bên, thì điều đó cũng có nghĩa là sức lao động của công nhân phải làm lợi cho nhà tư bản. Bản chất của giá trị thặng dư được làm rõ hơn qua hai phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư. 𝑚′ = 𝑚 v 𝑥 100%
  • 27. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 27 m’ cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư (t’) và thời gian lao động tất yếu (t). 𝑚′ = 𝑡′ t 𝑥 100% Tỷ suất giá trị thặng dư cho biết trình độ khai thác sức lao động làm thuê. Khối lượng giá trị thặng dư (M) là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được. Nó là tích số giữa m’ và tổng tư bản khả biến được sử dụng (V). M = m’x V Khối lượng giá trị thặng dư M cho biết quy mô giá trị thặng dư mà chủ tư bản thu được. Khi cùng tỷ suất giá trị thặng dư, nếu V nhiều hơn sẽ có M cao hơn. Ví dụ: Tư bản A và B có cùng m’ = 200%, nhưng V của A là 1 triệu và của B là 10 triệu, thì M của A là 2 triệu và của B là 20 triệu. 3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Trong ví dụ chứng minh giá trị thặng dư, lượng m = 4 đơn vị được xác định là giá trị thặng dư tuyệt đối. Giả sử nhà tư bản kéo dài thêm 2 giờ lao động, khi đó lượng giá trị thặng dư tuyệt đối được xác định như sau: m’ = (t’/ t) x 100% = (4 + 2) / 4 x 100% = 150%. Lượng m tuyệt đối = 4 x 150% = 6 đơn vị. Hai biện pháp chủ yếu để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối (có được nhờ tăng năng suất lao động) Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư. Khi các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được áp dụng trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng, sẽ làm tăng năng suất lao động các ngành này. Theo quy luật, giá cả các tư liệu tiêu dùng sẽ giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi để nhà tư bản giảm giá trị sức lao động, nhưng vẫn không làm giảm đi khối lượng các tư liệu tiêu dùng mà công nhân sử dụng để tái tạo sức lao động. Khi giá trị
  • 28. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 28 sức lao động giảm, công nhân cần ít hơn thời gian lao động tất yếu (so với trước) để tạo ra tiền công cho mình. Nếu độ dài ngày lao động không đổi sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư. Trong ví dụ chứng minh giá trị thặng dư, giả sử thời gian lao động tất yếu còn lại 3 giờ, khi đó m’ = (t’/t) x 100% = (4 + 1)/3 x 100% = 167%. Lượng giá trị thặng dư tương đối trong 1 giờ rút ngắn là 1 đơn vị (điều kiện giá trị sợi không đổi). Muốn năng suất lao động tăng phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Thường thì chỉ có một số xí nghiệp tiên phong thực hiện được, trong khi số đông chưa có điều kiện để tiến hành. Trong điều kiện đó, xuất hiện giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần m thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Ví dụ: Giá trị của hàng hóa X = 60c + 40v + 40m = 140 đơn vị, với thời gian lao động xã hội cần thiết là 8 giờ. Nhà tư bản B có năng suất lao động cá biệt để sản xuất ra X cao hơn năng suất lao động xã hội, nên có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị trị xã hội, giả sử là 120 đơn vị. Khi bán X với giá cả là 140 đơn vị, B sẽ có lượng giá trị thặng dư siêu ngạch là 20 đơn vị. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay bằng giá trị thặng dư tương đối, khi số đông các nhà tư bản đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ để sản xuất X. Trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của việc sản xuất giá trị thặng dư. II. TÍCH LUỸ TƯ BẢN Mục đích của việc nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư sẽ được thể hiện trong phạm trù tích lũy tư bản 1. Bản chất của tích luỹ tư bản Với số vốn hiện có, muốn mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành vốn. Hoạt động đó gọi là tích lũy tư bản. Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng thông qua việc biến giá trị thặng dư thành vốn. Ví dụ: G = 60c + 40v + 40m = 140 đơn vị. Tư bản = 100 đơn vị. Nhà tư bản sử dụng 20/40 đơn vị m để mở rộng quy mô sản xuất. Khi đó tư bản = 100 + 20 = 120 đơn vị.
  • 29. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 29 Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng củng cố và mở rộng sự thống trị đó. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng (M) và tỷ lệ phân chia M thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Nếu tỷ lệ phân chia đã xác định, thì các nhân tố quyết định quy mô tích lũy phụ thuộc vào M. Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến M cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản. Bao gồm: Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động (m’). Ví dụ: nhà tư bản A và B có giá trị hàng hóa lần lượt như sau: G(A) = 60c + 40v + 40m = 140. Ta có m’ = 100% G(B) = 60c + 40v + 60m = 160. Ta có m’ = 150% Nếu tỷ lệ tích lũy là 50% thì giá trị tích lũy của nhà tư bản B lớn hơn nhà tư bản A (30 đơn vị so với 20 đơn vị). Thứ hai, nâng cao năng suất lao động. Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá trị tư liệu tiêu dùng giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động và giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Ví dụ. Trong 8 giờ lao động, công nhân tạo ra một đơn vị hàng hóa X có cơ cấu như sau: G = 70c + 40v + 40m = 150 đơn vị. Cơ cấu trên cho thấy m’ = 100%, t’ = t = 4 giờ. Giả sử năng suất lao động tăng 50% và giá trị của X không đổi, khi đó, trong 8 giờ, công nhân tạo ra 1,5 đơn vị hàng hóa X. Trước khi năng suất lao động tăng, để tạo ra 40 đơn vị tiền công cần 4 giờ, thì bây giờ chỉ cần 2,67 giờ. t’ = 8 – 2,67 = 5,33 giờ. Lượng m = (5,33giờ x 40m)/ 4giờ = 53,3 đơn vị. Thứ ba, sử dụng máy móc hiệu quả. Máy móc càng hiện đại, phần giá trị nó chuyển vào sản phẩm càng ít. Do đó, tư bản càng được lợi khi sử dụng những máy móc như vậy. Ví dụ: hàng hóa X được sản xuất trong 2 thời kỳ với các thông tin về máy sản xuất X như sau:
  • 30. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 30 - Thời kỳ 1: máy sản xuất trị giá 120.000 đơn vị, sử dụng 6 năm, số sản phẩm sản xuất trong 1 năm là 50 sản phẩm. Ta có, phần giá trị máy chuyển vào 1 sản phẩm = 400 đơn vị. - Thời kỳ 2: năng suất lao động tăng. Giá trị của máy sản xuất là 140.000 đơn vị, sử dụng 5 năm; số sản phẩm sản xuất trong 1 năm là 100. Ta có, phần giá trị máy chuyển vào 1 sản phẩm = 280 đơn vị. Tổng sản phẩm thời kỳ 1 và 2 lần lượt là: 300 và 500 sản phẩm. Như vậy, để sản xuất ra hàng hóa X thì việc đưa vào sử dụng máy sản xuất của thời kỳ 2 sẽ có lợi hơn so với máy sản xuất của thời kỳ 1. Thứ tư, đại lượng (quy mô) tư bản ứng trước. Nếu việc lưu thông hàng hóa càng thuận lợi thì tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tích lũy tư bản. 3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c v ) + Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. + Cấu tạo kỹ thuật: tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. + Cấu tạo giá trị: tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất. Ví dụ. Trộn 1 khối lượng bê tông trị giá 20 triệu đơn vị trong 6 giờ cần 10 người với tổng tiền công (V) là 2,5 triệu đơn vị. Ta có: - Cấu tạo kỹ thuật: 1 khối lượng bê tông cần 10 người (trong 6 giờ) - Cấu tạo giá trị: c/v = 20 triệu /2,5 triệu = 8/1. 8/1 cũng là cấu tạo hữu cơ (1) Giả sử, nếu sử dụng 1 máy trộn khối lượng bê tông trên, cần 2 giờ với tiền máy 0,6 triệu, tiền công 1 triệu. Ta có: c/v = (20 triệu + 0,6 triệu)/ 1 triệu = 20,6/1 (2) Như vậy c/v của (2) > (1). Ví dụ trên cho thấy: - Cấu tạo hữu cơ do trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất quyết định. Khi kỹ thuật công nghệ trong sản xuất thay đổi, sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. Cấu tạo hữu cơ phản ánh mối quan hệ đó giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. - Khoa học công nghệ trong sản xuất càng hiện đại thì cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng không ngừng tăng lên.
  • 31. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 31 - Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thất nghiệp. Thứ hai, tích lũy tư bản làm tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô vốn cá biệt bằng cách tích lũy. Có nhiều cách để làm tăng quy mô vốn như đi vay, kêu gọi đầu tư vốn, góp vốn, tài trợ vốn… Cách bền vững nhất để mở rộng quy mô vốn là thực hiện tích lũy. Tích tụ tư bản là khái niệm dùng để mô tả hành động mở rộng quy mô vốn bằng cách tích lũy. Ví dụ. Nhà tư bản A có giá trị vốn 10.000 đơn vị. Năm thứ nhất tích lũy: 1.000 nên quy mô tư bản là 11.000 đơn vị. Năm thứ y tích lũy: 9.000 đơn vị nên quy mô tư bản là 20.000 đơn vị. Ta nói, nhờ hành động tích lũy mà đến năm y, A đã tích tụ được 10.000 đơn vị vốn. Tập trung tư bản là liên kết nhiều tư bản cá biệt nhỏ thành tư bản cá biệt lớn. Ví dụ: Nhà tư bản A có giá trị vốn: 4.000 đơn vị, Nhà tư bản B có giá trị vốn: 7.000 đơn vị tư bản, Nhà tư bản C có giá trị vốn: 10.000 đơn vị tư bản. Để thuận lợi hơn cho việc sản xuất kinh doanh nên A, B, C thực hiện việc hợp nhất vốn. Khi đó, một giá trị vốn cá biệt mới là 21.000 đơn vị hình thành. Thứ ba, tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người làm thuê. Việc tăng lên của quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản không làm tăng tương ứng lực lượng lao động. Số lượng người lao động có xu hướng giảm tương đối do quá trình tự động hóa sản xuất ngày càng trở nên phổ biến. Dưới góc độ như vậy, tích lũy tư bản làm tăng sự giàu có của giai cấp tư sản và sự bần cùng hóa giai cấp công nhân. Bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn khi so với giai cấp tư sản. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở số công nhân thất nghiệp và bộ phận công nhân bị sụt giảm thu nhập, do không thích ứng với yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. Chất lượng cuộc sống của họ bị sụt giảm nghiêm trọng, họ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
  • 32. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 32 Giá trị thặng dư với tư cách là cơ sở tồn tại, phát triển của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện ra thông qua các hình thức khác nhau, gắn kết với nhau trong nền kinh tế thị trường như lợi nhuận, lợi tức, địa tô. 1. Lợi nhuận a) Chí phí sản xuất Đối với nhà tư bản, quan trọng là phải thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã được thực hiện, khái niệm chi phí sản xuất thể hiện điều đó. Trong công thức giá trị hàng hóa, G = c + v + m thì đối với nhà tư bản, để sản xuất ra hàng hóa họ cần chi phí để mua c và v. Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k. k = c + v k là chi phí về vốn tiền tệ mà nhà tư bản đã ứng ra để sản xuất một đơn vị hàng hóa. Lưu ý là bộ phận k = c + v có thể có sự khác nhau tương đối với bộ phận c + v trong G = c + v + m. Ví dụ: Hàng hóa X có giá cả = giá trị = 60c + 40v + 60m = 160 đơn vị. Có 3 nhà tư bản A, B, C sản xuất X có k lần lượt như sau: k(A) = 50c + 50v = 100, k(B) = 40c + 50v = 90, k(C) = 60c + 60v = 120. Trên thực tế, khi sản xuất cùng một loại hàng hóa thì k của các nhà tư bản là không giống nhau. Nhưng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị, cũng như để khái quát thành cái chung, nên ta giả định k của A, B, C là bằng nhau. Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động, nên k là một bộ phận thuộc tư bản ứng trước và luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước. Ví dụ: Một tư bản có giá trị: c1= 40.000 đơn vị sử dụng trong 8 năm, (c2 + v) 8.000 đơn vị. Ta gọi: Tư bản ứng trước = 40.000 + 8.000 = 48.000 đơn vị. k = (40.000/8) + 8.000 = 13.000 đơn vị. Khi k xuất hiện thì công thức G = c + v + m có hình thức biểu hiện thành G = k + m. k là căn cứ quan trọng để các nhà tư bản như A, B, C cạnh tranh về giá cả của X. b) Bản chất của lợi nhuận
  • 33. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 33 Khi hàng hóa được bán với giá cả bằng giá trị, nhà tư bản thu về k và số chênh lệch bằng m. Số chênh lệch này gọi là lợi nhuận (ký hiệu p). Khi đó, G = k + p. Vậy p = G – k. Ta nói, lợi nhuận (p) = doanh thu (G) – chi phí (k) p là hình thái biểu hiện của m trên bề mặt nền kinh tế thị trường. G = c + v + m G = k + p Với hình thức biểu hiện như vậy, người ta chỉ quan tâm tới khoản chênh lệch giữa G bán được với k đã bỏ ra, mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển thành. Dưới tác động của quy luật cung cầu và cạnh tranh, thì p có thể bằng, có thể nhỏ hơn, có thể lớn hơn m. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì vì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng dư. Để rõ hơn về p và m, ta có ví dụ sau: Giá trị của hàng hóa X là 160 đơn vị. Trong đó k chiếm 80%. So sánh p và m trong các trường hợp: giá cả = giá trị, giá cả > giá trị 20%, giá cả < giá trị 15% Ta có: k = 160 x 0,8 = 128 đơn vị, m = 32 đơn vị + Khi giá cả = giá trị thì p = m = 32 đơn vị + Khi giá cả > giá trị 20%  giá cả = 192 đơn vị, p = 64 đơn vị (>m) + Khi giá cả < giá trị 15%, giá cả = 136 đơn vị, p = 8 đơn vị (<m) Ví dụ trên cho thấy: - Cung = cầu thì giá cả = giá trị, p = m. Cung > cầu thì giá cả < giá trị, p < m. Cung < cầu thì giá cả > giá trị, p > m. - m là một đại lượng không đổi vì được xác định trên cơ sở lượng giá trị hàng hóa, còn p là một đại lượng thay đổi vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường. c) Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. p′ = p c+v x 100% Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm. So với p thì p’ hàng năm là thước đo cụ thể, phản ánh đầy đủ hơn mức hiệu quả kinh doanh.
  • 34. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 34 Như vậy, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công các nhà tư bản phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. * Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận - Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư. m’ cao thì p’ cao và ngược lại. Ví dụ: G = 60c + 40v + 40m = 140 thì m’ = 100%, p’ = 40% G = 60c + 40v + 60m = 160 thì m’ = 150%, p’ = 60% - Thứ hai, cấu tạo hữu cơ của tư bản. Khi m’ không đổi, nếu c/v càng cao thì p’ càng giảm và ngược lại. Ví dụ: + G = 40c + 60v + 60m = 160 thì c/v = 2/3, p’ = 60% + G= 60c + 40v + 40m = 140 thì c/v = 3/2, p’ = 40% Lưu ý, c/v tăng lên gắn liền với việc tăng năng suất lao động. Điều đó làm cho lợi nhuận trên một hàng hóa giảm nhưng tổng lợi nhuận tăng lên vì số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn trước. - Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản (n). Nếu n càng lớn thì p’ hàng năm càng tăng lên. Ví dụ: G = 60c + 40v + 40m = 140. p’ = 40%. + Nếu n = 2 vòng/năm thì p’ = 40% x 2 = 80 %. + Nếu n = 4 vòng/ năm thì p’ = 40% x 4 = 160 %. Vậy p’ tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển. Nếu số vòng chu chuyển càng lớn thì p’ càng tăng lên. - Thứ 4, tiết kiệm tư bản bất biến (c). Khi m và tư bản khả biến không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn và ngược lại. Công thức tỷ suất lợi nhuận phản ánh rõ điều đó. d) Lợi nhuận bình quân Cạnh tranh giữa các ngành là cơ sở cho việc hình thành lợi nhuận bình quân. Đó là cạnh tranh giữa các xí nghiệp kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Ngành sx c v m’ (%) m G P GCSX Cơ khí 80 20 100 20 120 30 130 Dệt 70 30 100 30 130 30 130 Da 60 40 100 40 140 30 130
  • 35. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 35 Nhìn vào bảng ta thấy, nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển một phần vốn sang ngành da, làm thay đổi quan hệ cung - cầu và tỷ suất lợi nhuận của hai ngành. Kết quả, hình thành tỷ suất ngang nhau gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân (P ’) Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận. P′ = Σp Σ (c + v) 𝑥 100% Khi hình thành P’ thì lợi nhuận bình quân ( P) từng ngành được tính theo công thức: P = P’ x K Trong đó, K là tư bản ứng trước từng ngành. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau. Theo ví dụ trên thì P = 30% x 100 = 30 đơn vị. Khi hình thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. GCSX = k + P Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà tư bản xác định ngành nghề, đối tượng kinh doanh và giá cả hàng hóa sao cho hiệu quả nhất. đ) Lợi nhuận thương nghiệp Trong tuần hoàn và chu chuyển tư bản, khi chức năng H’ – T’ trở thành một hoạt động chuyên môn hóa thì thương nghiệp hiện đại xuất hiện. Trong nền kinh tế thị trường, thương nghiệp là một bộ phận của tư bản sản xuất chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. Lợi nhuận thương nghiệp được thể hiện ở số chênh lệch giữa giá bán của nhà tư bản sản xuất và giá mua hàng hóa của thương nhân. Cách thức thực hiện: - Tư bản sản xuất bán hàng hóa cho thương nhân với giá: k < giá bán < G - Thương nhân bán hàng hóa với giá: giá mua < Giá bán >= G Vì sao nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho thương nhân theo quy luật k < giá bán < G? Lý do quan trọng là vì thương nhân hiện diện trên thị trường thường xuyên mới làm cho hàng hóa thích ứng cao nhất nhu cầu của thị trường. Với sự chuyên môn hóa của mình, thương nhân nắm rõ các thông tin về đối thủ cạnh tranh, những
  • 36. GV. Nguyễn Minh Hiền_Khoa LLCT_UFM 36 biến động của thị trường, các quy định của chính phủ, những yêu cầu của khách hàng… Thương nhân tìm các cách thức tốt nhất để bán được hàng hóa nhanh nhất với giá tốt nhất. Chính vì vậy, rút ngắn thời gian của gia đoạn H’ – T’, giúp cho tuần hoàn tư bản nhanh hơn, chu kỳ sản suất tăng lên, làm tăng khối lượng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. 2. Lợi tức Trong nền kinh tế thị trường, luôn có những chủ thể có lượng tiền nhàn rỗi và có những chủ thể khác cần tiền để kinh doanh. Từ thực tế đó, xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau. Vốn cho vay là vốn tiền tệ mà người chủ của nó trao quyền cho người đi vay sử dụng để có được lợi tức từ người người đi vay. Vậy, lợi tức từ đâu mà có? Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho vay về quyền sử dụng tiền tệ của người cho vay. Lợi tức phản ánh quan hệ lợi ích giữa người đi vay và cho vay, song về thực chất, lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua việc sử dụng tiền vay đó đầu tư sản xuất kinh doanh. Tư bản cho vay có đặc điểm: Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu. Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có người mua – người bán, có giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu, cạnh tranh. Điểm đặc biệt của nó là người bán không mất quyền sở hữu, người mua khi sử dụng thì làm tăng giá trị sử dụng và giá trị. Thứ ba, là hình thái tư bản được sùng bái nhất. Tư bản cho vay vận động theo công thức T – T’, tạo ra hình thức dường như tiền đẻ ra tiền. Hình thức đó không thể hiện rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay. Để biết được kết quả của hoạt động cho vay, cần phải so sánh số lợi tức thu được với số vốn cho vay. Khái niệm tỷ suất lợi tức đáp ứng yêu cầu đó. Tỷ suất lợi tức (z’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tư bản cho vay (TBCV): z′ = Z TBCV x 100% Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức là tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay. Giới hạn vận động của lợi tức trong khuôn khổ: 0 < z < P