SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….…. ….….
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Phạm Thị Lan Hương Số hiệu sinh viên: 09370021
Lớp: Công Nghệ môi trường Khoá: 50_QN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Ngành: Công nghệ môi trườnfg
1. Đầu đề thiết kế:
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy Dệt – nhuộm công suất 3000
m3
/ngày đêm
2. Các số liệu ban đầu:
Với các số liệu đầu vào:
+ Lưu lượng : 3000m3
/ngày.
+ COD : 950 mg/l.
+ BOD5 : 500 mg/l.
+ Độ màu : 750 Pt – Co
+ SS : 300 mg/l.
Và yêu cầu đầu ra theo QCVN 13 : 2008/BTNMT (loại B)
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Tổng quan về ngành Dệt - nhuộm và các vấn đề môi trường liên quan.
- Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt – nhuộm công suất 3000m3
/ngày
4. Các bản vẽ đồ thị
Gồm 4 bản vẽ A3 ( 420x 297):
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý , tỷ lệ : 1: 200.
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ trạm xử lý, tỷ lệ : 1: 100.
- Bản vẽ chi tiết bể aeroten, tỷ lệ : 1 : 200.
- Bản vẽ chi tiết bể lắng đứng, tỷ lệ : 1 : 200.
5. Cán bộ hướng dẫn
GS.TS. Đặng Kim Chi
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 12 / 03 / 2010
7. Ngày hoàn thành đồ án:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
1
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
GS.TS Đặng Kim Chi
Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm 2010
Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
2
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.............................................................................................................1
Danh mục các bảng...............................................................................................6
Danh mục các hình................................................................................................7
Danh mục các từ viết tắt........................................................................................9
Lời mở đầu.............................................................................................................10
Phần I: TỔNG QUAN
Chương 1. Tổng quan vể ngành dệt- nhuộm và những vấn đề môi trường của
ngành dệt....................................................................................................12
I.1.Tổng quan về ngành dệt -nhuộm...........................................................12
I.1.1 Sự phát triển ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam...............12
I.1.2. Các loại hình sản xuất.............................................................14
I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.................................................21
I.2.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt Nhuộm và các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm..........................................................................................................28
I.2.1.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt -Nhuộm........................28
I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường........................33
Chương II. Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm, thực
trạng ở Việt Nam và lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt-
Nhuộm.........................................................................................................36
II.1.Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm
....................................................................................................................36
II.2.Một số công nghệ xử lý nước thải Dệt-Nhuộm đã áp dụng ở Việt Nam
....................................................................................................................52
II.3. Đề xuất lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt-
Nhuộm ........................................................................................................55
Phần II.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY DỆT -NHUỘM
CÔNG SUẤT 3000m3
/NGÀY ĐÊM
Chương III. Tính toán cân bằng vật chất cho hệ thống xử lý nước thải.....
....................................................................................................................66
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
3
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chương IV. Tính toán thiết kế các thiết bị chính và phụ trong hệ thống xử lý
nước thải.....................................................................................................79
IV.1. Tính toán các thiết bị chính.....................................................79
IV.2. Tính toán các thiết bị phụ........................................................113
Chương V. Tính toán kinh tế vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải
V.1. Tính toán kinh tế.......................................................................153
V.2 Vận hành hệ thống.....................................................................158
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
4
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG Trang
1 Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt
May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
13
2 Bảng 1.2: Chiến lược phát triển ngành Dệt – may Việt Nam 22
3 Bảng 1.3.Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học 23
4 Bảng 1.4. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật 24
5 Bảng 1.5. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại
nguyên liệu
25
6
Bảng 1.6. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm.
26
7 Bảng 1.7. Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm 27
8 Bảng 1.8. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam 27
9 Bảng 1.9: Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm 28
10 Bảng 1.10. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số
mặt hàng dệt nhuộm
29
11 Bảng 2.1. . Bảng so sánh than hoạt tính dạng hạt GAC và dạng bột
PAC
50
12 Bảng2.2 So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống 55
13 Bảng 2.3. Giá trị đầu vào một số thông số nước thải nhà máy dệt
nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
56
14 Bảng 3.1. Bảng tóm tắt cân bằng vật chất trong hệ thống xử lý
15 Bảng 4.1. Các kích thước cơ bản của mương dẫn 81
16 Bảng 4.2. Các kích thước cơ bản của song chắn 84
18 Bảng4.3. tóm tắt các thông số thiết kế các công trình trong hệ thống
keo tụ
85
19 Bảng 4.4: Tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng sơ cấp 95
20 Bảng4.5 : Bảng tóm tắt các thông số tính toán của Aeroten 96
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
5
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
21 Bảng 4.6: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiêt kế bể aeroten 101
22 Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2 106
23 Bảng 4.8. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế tháp hấp phụ bằng than
hoạt tính
108
24 Bảng 4.9. Thông số chính bể khử trùng 113
25 Bảng 5.1: Bảng khái toán phần xây dựng 153
26 Bảng 5.2: Khái toán chi phí lắp đặt 154
27 Bảng5.3: Khái toán chi phí thiết bị 155
28 Bảng 5.4: Chi phí điện năng 156
29 Bảng 5.5: Chi phí hóa chất (tính cho 1 ngày) 157
30 Bảng 5.6. Thống kê về các sự cố có thể trong hệ thống xử lý, nguyên
nhân và biện pháp khắc phục
159
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT TÊN HÌNH Trang
1 Bảng 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len 15
2 Hình 1.2: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt
thoi.
16
3 Hình 1.3: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES. 17
4 Hình 1.4: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải– lụa tơ tằm 18
5 Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông
kèm theo dòng thải
19
6 Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Dệt –
may Phố Nối B
53
7 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nươc thải Công ty Dệt Choong
Nam Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai
54
8 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT nhà máy Dệt –
nhuộm công suất 3000 m3
/ngày
57
9 Hình 4 .1. Sơ đồ song chắn rác. 81
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
6
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
10 Hình 4.2: Sơ đồ bố trí các công trình chuẩn bị dung dịch phèn 86
11 Hình4.3: Ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải 89
12 Hình 4.4. Bể phản ứng xoáy kết hợp lắng đứng. 91
13 Hình4.5 : Mô hình bể aeroten khuấy trộn có tuần hoàn bùn 96
14 Hình4.6: Cấu tạo bể lắng đứng 102
15 Hình 4.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm 104
16 Hình 4.8: Cách bố trí hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa 114
17 Hình 4.9 : Cách bố trí hệ thống cấp khí trong bể aeroten 123
18 Hình 4.10: Cánh khuấy loại tấm bản 144
19 Hình 4.11: Cánh khuấy chân vịt 3 cánh 147
20 Hình 4.12.: Cánh khuấy mái chèo bản 149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hoá .
COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học.
DO : Dissolved Oxygen – Oxy hoà tan.
SS : Suspendid solids - Chất rắn lơ lửng.
F/M : Food/microoganism.
XLNT : Xử lý nước thải.
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam.
BTNMT : Bộ tài nguyên Môi trường.
PAA : Polyacrilamic
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
7
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
VSV : Vi sinh vật.
STT : Số thứ tự.
LỜI NÓI ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp Dệt - nhuộm với lịch sử ra đời hàng nghìn năm là một
trong những ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm góp phần không nhỏ vào việc
đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người. Bên cạnh các giá trị về kinh tế,
phát triển ngành công nghiệp dệt còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo
công ăn việc làm cho một lượng lao động không nhỏ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
Hiện nay, ngành Dệt - nhuộm ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng
với những quy mô khác nhau là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng có
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
8
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nguy cơ ô nhiễm cao, gây ra các tác động xấu nhất định đối với môi trường xung
quanh và sức khoẻ cộng đồng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn
chất thải có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải sinh ra từ ngành dệt nhuộm thường có
nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ
màu cao. Nếu không được xử lý tốt, nước thải do dệt nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư để thúc đẩy sự phát triển ngành dệt-nhuộm thì
các cơ sở dệt-nhuộm cần có chiến lược phát triển bền vững, để giảm tốc độ gia tăng
ô nhiễm, giảm tác động của nước thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nâng
cao chất lượng môi trường sống. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây ra những khó
khăn đối với các doanh nghiệp khiến cho các hoạt động nhằm bảo vệ và xử lí môi
trường chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mục tiêu củng cố những kiến thức
đã học trên ghế nhà trường, trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết nhất cho
công việc sau này, em được giao đề tài tốt nghiệp : “Thiết kế hệ thống xử lí nước
thải nhà máy dệt - nhuộm với công suất 3000m3
/ngày đêm” .
II. HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Phát triển ngành công nghiệp Dệt – nhuộm không chỉ đòi hỏi ngày càng cao
về chất lượng sản phẩm mà còn chịu sức ép của cộng đồng về vấn đề môi trường
bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện các biện pháp cả về quản lý và kỹ thuật
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó các doanh nghiệp phải có
những hướng giải quyết đúng đắn, vừa đạt yêu cầu môi trường đề ra vừa đảm bảo
sản xuất.
Mặt khác, đồ án tốt nghiệp là sự tổng hợp kiến thức cả về mặt lý thuyết và
thực tế của 5 năm đại học, tạo tiền đề tốt cho công việc của một kỹ sư môi trường
trong tương lai.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xử lý nước thải sản xuất của nhà máy dệt nhuộm công suất 3000m3
/ngày
đêm, giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm, nước thải đầu ra đạt các tiêu chuẩn về xả
thải ngành dệt nhuộm.
Dự toán chi tiết chi phí xây dựng hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy.
IV. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
9
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Sau hơn ba tháng thực hiện đồ án em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế của
mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, em kính mong
có được sự góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Đồ án thiết kế hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy dệt nhuộm công suất
3000m3
/ngày đêm, có thể sử dụng các phương án đã lựa chọn và tính toán trong đồ
án này để áp dụng cho các nhà máy có công nghệ tương tự trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên cần phải chú ý đến yếu tố khí hậu, đặc điểm địa lí của từng vùng để sử
dụng mô hình xử lý này nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
PHẦN I: TỔNG QUAN
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - NHUỘM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỆT
I.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT
I.1.1. Sự phát triển của ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
10
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Dệt nhuộm là một trong những hoạt động có từ xa xưa của con người. Sau thời
kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, con người đã bắt chước thiên
nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo khảo cổ học thì sợi lanh
(flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người, sau đó sợi len xuất hiện ở vùng
Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ).
Sự phát triển của ngành dệt tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và sinh hoạt của
các vùng. Sau cuộc cách mạng trong may mặc, ngành dệt phát triển ngày càng nhanh,
cùng với đà phát triển của kinh tế và thương mại.
Ngày nay, kỹ thuật dệt-nhuộm đã mau chóng đạt mức độ tinh vi tạo ra các sản
phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của ngành dệt không chỉ là quần
áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm,
thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón ... mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh
hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị
bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè, vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao
bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt,
cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.
Ngành công nghiệp dệt có truyền thống lâu đời tại Việt Nam phục vụ phần lớn
nhu cầu của cộng đồng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây ngành Dệt Việt
Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000, giá trị kinh doanh xuất khẩu các
sản phẩm dệt may chỉ đạt gần 1,9 tỉ USD[1] thì năm 2008 đã tăng lên 9,1 tỉ USD tăng
17,5% so với năm 2007 [2] . Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ
USD, trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD,
tăng 3% so cùng kỳ năm 2008 [3] . Hai tháng đầu năm 2010, ngành Dệt May Việt
Nam đã mang về 1 tỷ 510 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,8% so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 ước tính 700 triệu USD. Ðây là
thành tích lớn góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu, tăng kim ngạch xuất khẩu
[4] Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD và năm 2010 ngành dệt may
phấn đấu vào top 5 của những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới, hiệp hội
Dệt may Việt Nam đã tập trung thực hiện các giải pháp: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải,
tăng tính thời trang hóa ngành dệt may; di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố để
thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt nhuộm, cải thiện môi trường.
Hiệp hội và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang xây dựng, tính toán trên quy
hoạch đảm bảo mục tiêu tới năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD và tập trung
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
11
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
vào nhóm giải pháp sản xuất, tiêu thụ, khai thác triệt để công suất máy móc hiện có,
thực hiện tái cơ cấu ngành dệt may, đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định
hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại quyết định số
36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển ngành, phấn đấu đạt mức tăng
trưởng hàng năm từ 16-18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008-2010) và tăng
sản lượng từ 12-14%, xuất khẩu tăng 15% (giai đoạn 2011-2020) với tổng kim ngạch
xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt khoảng 10-12 tỷ USD
và đến năm 2020 con số này sẽ đạt 25 tỷ USD. Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8
tỷ USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:[5]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện
2006
Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000
3. Sử dụng lao
động
nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
4. Tỷ lệ nội địa
hoá
% 32 50 60 70
5. Sản phẩm
chính:
- Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60
- Xơ, Sợi tổng
hợp
1000 tấn - 120 210 300
- Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650
- Vải triệu m2
575 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000
Mặc dù, cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt, công nghệ sản xuất hiện
nay vẫn còn lạc hậu, nhưng Tập đoàn dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đang tích
cực tìm mọi biện pháp nắm bắt tốt thị trường, nâng cấp công nghệ theo xu hướng hiện
đại hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và giảm định mức sử
dụng nguyên vật liệu góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.
I.1.2. Các loại hình sản xuất.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
12
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Một cách tổng quát, ngành công nghiệp dệt nhuộm được chia ra làm các loại như
sau:
* Dệt nhuộm và vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc hoàn
nguyên hoặc trực tiếp, được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt. (Nhà máy dệt Thành
Công,dệt Thắng Lợi, dệt Gia Định...)
* Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polymester): thường sử dụng thuốc nhuộm phân tán (
Nhà máy dệt Thành Công, Thắng Lợi, Sài Gòn….)
* Dệt và nhuộm vải peco: sử dụng thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc phân tán. ( nhà
máy dệt Sài Gòn).
* Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạng chủ yếu làm trong nước, điểm khác biệt đối với
các nhà máy dệt khác là nguyên liệu chủ yếu hầu như là nhập ngoại gần 100% (Xí
nghiệp Chế Biến Tơ Tằm Bảo Lộc, Bình Minh, Rạng Đông, ….).
Với mỗi loại vật liệu dệt, mỗi dạng nguyên liệu, mục đích sử dụng khác nhau lại có
những quy trình sản xuất khác nhau. Trong thực tế tùy theo yêu cầu của mỗi mặt hàng,
có thể linh hoạt bỏ qua một vài công đoạn hay thay đổi thứ tự các công đoạn. Sau đây
là một số quy trình sản xuất cơ bản cho một số vật liệu dệt khác nhau.
Hình 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
13
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
14
Giặt
Cacbon hóa
Định hình ( Wet-setting)
Vải mộc
Nhuộm / in
Cán mịn (milling)
Hoàn tất
Sản phẩm
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 1.2. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt thoi.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
15
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
16
Vải mộc
Đốt lông
Giũ hồ
Nấu
Tẩy
Làm bóng
In / nhuộm
Hoàn tất
Kiếm cuốn
Vải thành phẩm
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 1.3. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
Vải mộc
Giặt
Relaxing (nếu cần)
Tẩy trắng ( nếu cần)
Nhiệt định hình
Xử lí giảm trọng
In / nhuộm
Hoàn tất
Kiếm cuốn
Sản phẩm
Vải PES filament
Vải mộc
Đốt lông
Giũ hồ (cho vải dệt thoi)
Tẩy trắng ( nếu cần)
Nhiệt định hình
Xử lí giảm trọng
In / nhuộm
Hoàn tất
Kiếm cuốn
Sản phẩm
Vải PES stapen (staple)
17
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 1.4. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải – lụa tơ tằm.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
18
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Công nghệ dệt nhuộm như trình bày ở trên rất đa dạng, phức tạp tùy vào nguyên
liệu, mặt hàng, đặc điểm của các cơ sở sản xuất....tuy nhiên một quy trình công nghệ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
Sản phẩm
Tơ sống Dệt
Chuội
Tẩy trắng
In / nhuộm
Hoàn tất
Kiểm tra TP
Chuội tơ
Nhuộm tơ
19
Nguyên liệu đầu
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
dệt nhuộm hoàn chỉnh sẽ bao gồm các công đoạn chính như : kéo sợi, dệt vải, nhuộm,
hoàn tất.
Sau đây là một số quy trình công nghệ dệt hoàn chỉnh kèm theo dòng thải:
Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông kèm theo dòng thải.
[7]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
20
H20,tinh bột, phụ gia
NaOH, hóa chất
Giặt
Chất tẩy giặt
Kéo sợi, chải,
ghép, đánh ống
Hồ sợi
Dệt vải
Gĩu hồ
Nấu
Xử lý axit, giặt
Tẩy trắng
Giặt
Làm bóng
Nhuộm và in hoa
Hoàn tất, văng khô
Hơi nước
Ezym, NaOH
Hơi nước
H2
SO4
H2
O2
, NaOCl,
hóa chất
H2
O
H2
O2
, chất tẩy giặt
H2
SO4
H2
O2
, chất tẩy giặt
NaOH, hóa chất
Dung dịch nhuộm
Hồ, hóa chất
H2
SO4
Nước thải chứa hồ
tinh bột bị thủy
phân NaOH
Hơi nước
Nước thải chứa hồ
tinh bột, hóa chất
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Sản phẩm
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ:
Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu là bông, xơ nhân tạo,len, tơ tằm được đóng
thành kiện chứa các sợi có kích thước khác nhau bị đánh tung, làm sạch và trộn đều
nhằm loại bỏ tuyến xơ, cặn bẩn.
Chải, kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: Các sợi bông được chải song song và tạo thành
các sợi thô và được kéo để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi thành các ống
thích hợp cho việc dệt vải. Các ống sợi sẽ được máy mắc mắc thành những trục sợi và
được rẽ thành những sợi với số lượng sợi và chiều dài theo yêu cầu của từng mặt hàng.
Công đoạn hồ: Sợi được hồ hoá bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo
màng hồ xung quanh sợi nhằm tăng thêm cơ tính cho sợi, đảm bảo cho quy trình dệt
được thuận lợi. Ngoài ra còn dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA,
polyacrylat, keo động vật (casein và zelatin), chất làm mềm, thảo mộc, chất béo, chất
giữ ẩm CaCl2, glyxerin, chất chống mốc (phenol)...Sau khi dệt thành tấm, vải được
đem tẩy tinh bột rồi mới thực hiện các công đoạn khác (như nấu, nhuộm…)
Dệt vải: Các trục dệt đã tẩm hồ sẽ được đem sang các máy dệt để thực hiện công
đoạn dệt nên sản phẩm, dệt vải là qúa trình kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để
hình thành tấm vải mộc .
Giũ hồ: Vải mộc đã kiểm tra được đốt lông và giũ nhằm loại bỏ lông xù và các
thành phần của hồ bám trên vải bằng phương pháp enzim ( 1% enzim, muối và các chất
ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0,5 %).
Nấu vải: Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi
đưa sang nấu tẩy để loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ xợi như
dầu mỡ, sáp… Sau khi nấu, vải có khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hoá chất, thuốc
nhuộm cao hơn, vải mềm mại và trắng đẹp hơn. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần.
Tẩy trắng: Tẩy trắng nhằm mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết
bẩn làm cho vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là natri
cloxit ( NaClO2), natri hypoclorit (NaOCl) hoặc hyđro peroxide (H2O2) cùng các chất
phụ trợ. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
21
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Làm bóng: Vải sau khi tẩy trắng được làm bóng nhằm làm cho sợi cotton trương
nở, làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên
xốp hơn, dễ thấm nước, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Làm bóng vải bông
thường bằng dung dịch kiềm NaOH. Sau đó vải được giặt nhiều lần.( Đối với vải nhân
tạo không cần làm bóng )
In hoa, nhuộm vải: được tiến hành sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị
nhuộm. Trong giai đoạn này ta sử dụng các hóa chất như: NaOH hay Axit (chất tạo
môi trường kiềm hay axit), phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất khử, H2O2, chất
điện ly.
Đối với các mặt hàng vải khác nhau đòi hỏi các phẩm nhuộm và môi trường nhuộm
khác nhau. Để tăng hiệu quả của quá trình nhuộm, sử dụng các hóa chất như: axit
(H2SO4, CH3COOH) , các muối (Na2SO4, muối amon), các chất cầm màu như
Syntephix, tinofix.
Tẩy giặt: Sau nhuộm và in, vải được giặt nóng, giặt lạnh nhiều lần nhằm làm
sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa... quy trình tẩy giặt bao gồm xà
phòng hay hóa chất giặt tẩy tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 80o
C, sau đó xả lạnh với các
chất tẩy giặt thông dụng là: xà phòng 1g/l, xô đa 1g/l... Phần thuốc nhuộm không gắn
vào vải và các hoá chất sẽ đi vào nước thải.
Hoàn tất: là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo đúng yêu
cầu như: chống mốc, chống cháy, mềm, chống nhàu... hoặc trở về trạng thái tự nhiên
sau quá trình căng kéo, co rút ở các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn, sử dụng một
số hoá chất chống nhàu, chất làm mềm và hoá chất như metylic, axit axetic, tomaldehit.
Quy trình công nghệ ở giai đoạn này tùy thuộc vào sản phẩm vải nhuộm cụ thể có thể
bao gồm các bước khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm hai công đoạn sau:
- Xử lý cơ học: chữa sợi ngang, căng bóng, chỉnh khổ, ủi...
- Xử lý hóa học: đưa vào vải một số hóa chất để tăng chất lượng vải hoàn tất.
Nhìn chung công nghệ dệt nhuộm cũng tương đối đa dạng và còn phụ thuộc vào
loại sản phẩm, loại vải nguyên liệu, loại thuốc nhuộm.
I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.
NHU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU HÓA CHẤT.
* Nguyên liệu dệt:
Nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy dệt là các loại sợi. Tuy nhiên nhìn chung
các loại vải được dệt từ các loại sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
22
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Xơ sợi gốc thực vật như cotton, linen, viscose...
- Xơ sợi gốc động vật như len, tơ tằm...
- Xơ sợi tổng hợp.
• Nguyên liệu nhuộm, in hoa, hoàn tất.
Bao gồm các loại thuốc nhuộm, chất trợ, các hóa chất cơ bản được sử dụng
trong các quá trình xử lí hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình giặt
tẩy và làm bóng.
Thuốc nhuộm:
Trước khi thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên xuất hiện vào năm 1885, người ta sử
dụng thuốc nhuộm thiên nhiên được sản xuất từ thực vật. Các màu thiên nhiên có độ
bền màu giặt và độ bền màu với ánh sáng rất thấp vì thế ngày nay hầu hết thuốc
nhuộm thiên nhiên đã được thay thế bằng thuốc nhuộm tổng hợp.
Ta có thể phân loại thuốc nhuộm theo các cách sau:[8-T17]
Bảng 1.2. Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học
STT Loại Cấu tạo
1 Thuốc nhuộm azoic Trong phân tử có một hoặc nhiều
nhóm azoic (-N=N-)
2 Thuốc nhuộm anthraquynone Trong phân tử có một hoặc nhiều nhân
anthraquynone hoặc các dẫn xuất của
nó.
3 Thuốc nhuộm indigoid Tổng hợp từ gốc thuốc nhuộm indigo
có trong lá chàm
4 Thuốc nhuộm arylmethane Là dẫn xuất của methane trong đó
nguyên tử carbon trung tâm sẽ tham gia
vào mạch liên hợp của hệ mang màu
5 Thuốc nhuộm nitro Trong phân tử có từ hai hoặc nhiều
nhân thơm, có ít nhất một nhóm nitro
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
23
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
và một nhóm cho điện tử (NH2, OH)
6 Thuốc nhuộm nitroso Trong phân tử có nhóm nitroso (NO)
7 Thuốc nhuộm polymethyl Công thức tổng quát Ar-(CH=CH)n-
CH-Ar’ (Ar, Ar’: nhóm cho và nhóm
nhận điện tử)
8 Thuốc nhuộm lưu hóa Phân tử có nhiều nguyên tử lưu huỳnh.
Gốc mang màu của thuốc nhuộm là các
nhóm tiazin, tiazol, tiatren...
9 Thuốc nhuộm arylamine Công thức tổng quát Ar-N=Ar’ (Ar,
Ar’: gốc thơm chứa nhóm cho và nhận
điện tử)
10 Thuốc nhuộm azoicmethyl Trong phân tử thuốc nhuộm có chứa hệ
mang màu: Ar-CH=N-Ar’
11 Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng Trong phân tử có hệ mang màu là các
hợp chất đa tụ giữa anthraquynone hoặc
dẫn xuất với các vòng dị thể khác
12 Thuốc nhuộm phthacyanine Đây là thuốc nhuộm mới, hệ thống
mạng N trong phân tử của thuốc nhuộm
là một hệ liên hợp khép kín
Bảng 1.3. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật
STT Loại Tính chất
1 Thuốc nhuộm hoàn nguyên Là những hợp chất màu không tan trong nước,
chứa nhóm C=O
2 Thuốc nhuộm lưu hóa Trong phân tử chứa nhiều nguyên tử lưu huỳnh,
không tan trong nước, khi nhuộm phải khử bằng
Na2S trong môi trường kiềm để chuyển thuốc
nhuộm về dạng leuco base tan được trong nước.
Sau khi nhuộm vải được giặt bằng nước để khử
kiềm và oxy hóa về dạng không tan ban đầu.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
24
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
3 Thuốc nhuộm oxy hóa Thuốc nhuộm chỉ có một màu đen, còn có tên
gọi khác là anilin đen, được tổng hợp trực tiếp
trên vải bằng cách oxy hóa anilin trong môi
trường acid.
4 Thuốc nhuộm trực tiếp Được hòa tan trong nước nhuộm thẳng cho xơ,
không cần qua giai đoạn gia công trung gian.
5 Thuốc nhuộm hoạt tính Tan trong nước, chứa một vài nguyên tử hoạt
tính (khi nhuộm có thể tách ra khỏi thuốc nhuộm
để thuốc nhuộm liên kết với xơ).
6 Thuốc nhuộm azoic Là thuốc nhuộm mono azoic không chứa nhóm
có tính tan nên không được sản xuất ở dạng
thành phẩm mà được tạo màu trực tiếp trên vải
từ azo thành phần và diazo thành phần.
7 Thuốc nhuộm acid Phân tử nhỏ, dễ tan trong nước, màu tươi, dùng
nhuộm len, tơ tằm, polyamid trong môi trường
acid.
8 Thuốc nhuộm cationic-base Chứa các ion mang màu và cation hòa tan trong
nước, ánh màu rất tươi nhưng kém bền màu, một
nhóm thuốc nhuộm base (cationic) dùng để
nhuộm xơ PAN (polyacrylonitrile) cho màu bền
và tươi.
9 Thuốc nhuộm phức kim loại Thuộc nhóm hydroxyl anthraquynone và một số
nhóm khác, tan trong nước nhưng màu không
bền, để bền màu thì sau khi nhuộm phải gia công
với các muối kim loại để tạo thành phức bền
vững.
10 Thuốc nhuộm phân tán Là loại thuốc nhuộm không tan trong nước (do
không chứa các nhóm -SO3Na, -COONa), phân
tử nhỏ, sản xuất ở dạng bột mịn, độ phân tán cao,
dùng nhuộm cho xơ ghet nước như acetate,
polyester...
11 Thuốc nhuộm pigment Là thuốc nhuộm có gốc thuộc nhóm azoic, hoàn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
25
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nguyên đa vòng...và có cả bột màu vô cơ, không
tan trong nước, không có ái lực với xơ sợi, để
gắn thuốc nhuộm lên xơ phải dùng chất gắn màu
là fixer hoặc binder.
Bảng 1.4. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại nguyên liệu
Loại nguyên liệu Loại thuốc nhuộm sử dụng
1 Xơ sợi gốc cellulose Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên,
acid.
2 Xơ sợi gốc protein Acid, phức kim loại, hoạt tính.
3 Xơ sợi cellulose tái sinh (
rayon, viscose rayon...)
Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên.
4 Xơ sợi ester cellulose
( acetate, triacetate...)
Azoic, phân tán, hoàn nguyên
5 Xơ sợi polyacrylic, CD Cationic, phân tán
6 Xơ sợi nylon Acid, azoic, phức kim loại, hoạt tính, hoàn nguyên,
phân tán
7 Xơ sợi polyester Phân tán
Chất trợ:
Trong thực tế quá trình nhuộm và in không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của
thuốc nhuộm và nước, để đạt hiệu ứng màu trên vải cần phải sử dụng thêm các chất
khác gọi là chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt – tẩy
– nhuộm – in... có độ pH, độ oxy hóa theo đúng yêu cầu sử dụng. Hiện nay có rất
nhiều loại chất trợ được sử dụng có thể phân loại theo công dụng trực tiếp của nó lên
sản phẩm nhuộm hoàn tất.
Bảng 1.5. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm.
STT Loại chất trợ Đặc tính
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
26
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1 Chất hoạt động bề mặt Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của
dung môi, phân tử có cấu tạo mạch thẳng lưỡng cực và
bất đối xứng. ( Một số chất hoạt động bề mặt thường
dùng : chất làm ngấm, chất đều màu, chất phân tán,
chất tải, chất tạo nhũ, chất chống bọt)
2 Chất khử và oxy hóa Dùng nhiều trong quá trình tẩy trắng hóa học. Bao
gồm chất khử và chất oxy hóa ( Chất khử: thường
dùng là Na2S2O4, Na2SO4... là các hợp chất hóa học
trong quá trình tẩy sẽ thoát ra hydrogen nguyên tử có
tác dụng phá vỡ cấu trúc màu của hóa chất làm mất
màu. Chất oxy hóa: thường dùng H2O2, K2Cr2O7,
NaClO2, CH3COOH... dùng tác dụng oxy hóa của tác
nhân mà chủ yếu là oxy nguyên tử và hóa chất có chứa
Cl+
để phá hủy chất màu).
3 Chất tăng trắng Dùng làm tăng độ trắng của các sản phẩm nếu như
sau quá trình giặt tẩy hóa học chưa đạt được độ trắng
yêu cầu. Các chất này làm tăng trắng quang học như
thuốc nhuộm nhưng không có màu, có khả năng phát
ra tia huỳnh quang trong miền cực tím, khi ở trên vải
sẽ hấp thụ tia tử ngoại rồi phát ra các tia thấy được,
các tia này kết hợp các phớt màu trên vải tạo nên cảm
giác màu trắng.
4 Chất cầm màu Bao gồm các chất như : naphthol và muối để cầm màu
cho thuốc nhuộm trực tiếp, chất cầm màu tổng hợp
cầm màu cho một số thuốc nhuộm và các chất cầm
màu dùng cho thuốc nhuộm pigment.
5 Chất hồ Các chất làm tăng tính sử dụng của vải hồ dầy, hồ
mềm, hồ chống cháy, chống nhàu...
Các hóa chất cơ bản:
Bảng 1.6 : Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm
STT Loại hóa chất Đặc tính
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
27
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1 Kiềm Thường dùng NaOH, Na2SiO3, NaHCO3... dùng
trong việc tạo môi trường kiềm trong quá trình xử lí
hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá
trình giặt tẩy và làm bóng.
2 Acid Thường dùng acid hữu cơ: formic acid, acetic acid
và acid vô cơ như: HCl, H2SO4...dùng để tạo môi
trường acid cho các quá trình như nhuộm, giũ hồ,
xông hơi acid, trung hòa kiềm...
3 Muối Thường dùng với vai trò là chất điện ly, chất hút ẩm,
dùng nhiều nhất là Na2SO4, ure (NH2CO)2, muối ăn
NaCl...
4 Enzyme Là chất xúc tác có thể tăng nhanh phản ứng tốc độ
các phản ứng sinh hóa.
Theo số liệu thống kê, nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam:
Bảng 1.7. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam Đơn vị: tấn
STT Loại năm 2010 năm 2015 năm 2020
1 Thuốc nhuộm 6,306 12,141 23,377
2 Chất trợ 13,598 26,182 50,412
3 Hoá chất 64,044 123,311 237,426
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
28
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong thực tế, lượng thuốc nhuộm sử dụng có hiệu quả ngấm thẩm thẩu
vào trong vật liệu dệt chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, còn
lại 30 - 10% xả ra ngoài môi trường, lượng hoá chất, chất trợ hiệu dụng chiếm khoảng
5 – 10 % tổng số hoá chất,chất trợ đem dùng, số còn lại từ 90 – 95 %hoá chất, chất trợ
thải ra môi trường. Những loại hoá chất, chất trợ thải ra môi trường cần thiết phải được
xử lý để tránh ô nhiễm.
NHU CẦU VỀ NHIÊN LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC.
- Điện năng: Hầu hết các máy móc hoạt động được là do sử dụng các động cơ điện và
hệ thống điện. Chính vì vậy điện năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng.
- Nhiệt năng: Ngoài điện năng nhiệt năng cũng được sử dụng ở một số bộ phận như
máy hồ, vùng dệt, nhuộm thông qua việc sử dụng lò hơi và hệ thống điều không.
- Nước: Đối với công nghệ dệt nhuộm nước là nguồn nguyên liệu quan trọng, nước
được sử dụng trong các công đoạn như bổ sung vào nồi hơi, công nghệ sản xuất
( nhuộm, tẩy rửa, giặt rũ...). Xử lí hoàn tất mặt hàng dệt nhuộm tiêu thụ khá nhiều
nước. Tiêu chuẩn quốc gia Ấn Độ là 252 lít nước/ kg sản phẩm, còn tiêu chuẩn quốc tế
như Mỹ là 276,9 lít nước/ kg sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam cũng từ 250-300 lít
nước/kg hàng dệt. Trong đó, lượng nước dùng cần thiết cho các quá trình sản xuất
chiếm tới 80% tổng nhu cầu được chia ra như sau: [9]
Bảng 1.8. Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm :[7-T285]
Loại hình sản xuất Nhu cầu ( m3
/tấn sản phẩm )
Khử mỡ len ( lông cừu ) 20-40
Hoàn tất và nhuộm len 70-200
Nhuộm hoàn tất sợi bông và sợi tổng hợp 100
Nhuộm, in hoa vải sợi 70
Mặt khác, trong các nhà máy dệt nhuộm, phần lớn lượng nước đưa vào sử dụng sẽ trở
thành nước thải sau các công đoạn xử lí ướt. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản
phẩm của một số mặt hàng như sau:
Bảng 1.9. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng dệt nhuộm
Mặt hàng Công đoạn Nước thải ( m3
/tấn vải )
Hàng vải bông, nhuộm, dệt
thoi ( 80 - 240 m3
/1 tấn vải)
Hồ sợi 0,02
Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120
Nhuộm 50-120
Hàng len nhuộm, dệt thoi Xử lí sơ bộ và nhuộm 100-250
Hàng vải bông nhuộm, dệt - 70-180
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
29
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
kim
Hàng vải bông in hoa, dệt
thoi (65-280 m3
/tấn vải )
Hồ sợi 0,02
Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120
In, sấy 5-20
Giặt 30-140
Chăn len màu từ sợi
polyacrylonitrit ( 40-140
m3
/tấn vải )
Nhuộm sợi 30-80
Giặt sau dệt 10-70
Vải trắng từ
polyacrylonitril
Giặt tẩy 20-60
Dựa vào sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo dòng thải và nhu cầu về nguyên nhiên vật
liệu ngành dệt nhuộm, nhận thấy ngành dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện
pháp để kiểm soát và xử lí ô nhiễm.
I.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
I.2.1. Ô nhiễm môi trường ngành dệt
I.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm
Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn, trong
đó hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm đều phát sinh ra các chất thải với
lượng nhiều ít khác nhau cần phải được xử lí kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số
các công đoạn trong quy trình dệt nhuộm và các chất thải phát sinh trong các công
đoạn đó.
a. Công đoạn kéo sợi
Hầu hết các dây chuyền kéo sợi đều có xử lý bụi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong
buồng máy vẫn phát sinh bụi bông. Gây ô nhiễm môi trường trong xưởng sợi như: bụi
bông (12 ÷ 16 mg/m3
), bông phế liệu, sợi phế liệu, nhiệt độ cao (38 ÷ 410
C), ngoài ra
còn tiếng ồn do thiết bị hoạt động (85 ÷ 95 dB)
b. Các công đoạn dệt ( dệt thoi, dệt kim).
Các chất thải gây ô nhiễm trong nhà máy dệt là: bụi bông (12 – 16 mg/ m3
), sợi rối,
vải vụn, nước thải của công đoạn hồ sợi (BOD: 200 – 300 mg/l; COD: 300 – 400
mg/l ), nhiệt độ công đoạn hồ sợi cao (39 – 400
C), tiếng ồn (90 – 95 dB)
c. Công đoạn in nhuộm, hoàn tất.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
30
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xưởng tẩy nhuộm sử dụng nhiều nước nhất trong các công đoạn và là nơi gây ô
nhiễm môi trường nhiều nhất. Các chất thải gây ô nhiễm có các hoá chất thuốc nhuộm,
khí độc hại. Xưởng pha màu để in hoa có sử dụng các dung môi hữu cơ để pha chế hồ
in. Các dung môi hữu cơ bốc hơi gây độc hại cho sinh vật và con người, nước thải ở
các công đoạn này có BOD5 khoảng 200 – 300 mg/l, COD dao động trong khoảng 350
đến 1200 mg/l.
d. Công đoạn may
Các xí nghiệp may có giặt mài có nước thải chứa hoá chất gây ô nhiễm cho môi
trường, các xí nghiệp may không có giặt mài thì không gây ô nhiễm cho môi trường
nước mà chỉ liên quan đến môi trường không khí. Nước thải giặt mài có COD: 200 –
300 mg/l, BOD5: 150 – 250 mg/l.
Nguồn phát sinh chất thải, hoạt động của Nhà máy Dệt - Nhuộm và tính chất của
chúng được trình bày một cách tổng quát tại bảng sau.
Bảng 1.10. Nguồn gây ô nhiễm của Nhà máy Dệt - Nhuộm
Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm
Nước thải
1. Nước thải công nghiệp:
- Từ công đoạn hồ sợi
- Từ công đoạn nấu
- Từ công đoạn giặt
- Từ công đoạn trung hoà
- Từ công đoạn tẩy
- Từ công đoạn nhuộm
- Từ công đoạn hồ hoàn tất
- Từ công đoạn sấy khô
Nước thải chứa xút (NaOH), Soda
(Na2CO3), axit sulfuric, Clo hoạt
tính, các chất vô cơ (như Na2SO4)
hoặc Na2S2O3, natrisulfua (Na2S),
dung môi hữu cơ clo hoá, Crom VI,
kim loại nặng, các polyme tổng
hợp, sơ sợi, các muối trung tính,
chất hoạt động bề mặt, độ màu, pH,
TS, COD, nhiệt độ cao.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
31
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
2. Nước mưa chảy qua các bãi
vật liệu, rác của nhà máy
Hàm lượng cặn lơ lửng lớn, BOD,
COD rất cao
3. Nước thải sinh hoạt phân ly
cặn và sản phẩm
Chứa nhiều đất cát, BOD, COD
cao.
Khí thải
1. Từ khâu tẩy trắng
2. Từ công đoạn hiện màu, in
3. Lò hơi, máy phát điện
- Khí Clo, Khí NO2, hoá chất hữu
cơ, axit (H2SO4, CH3COOH...).
- SO2, NOx, CO, aldehyde,
hydrocarbon...
Chất thải rắn
1. Chất thải rắn công nghiệp
2. Bùn thải từ xử lý nước
3. Chất thải rắn sinh hoạt
- Vải vụn bụi bông, bao nilon, giấy,
gỗ, thùng nhựa, chai, lọ đựng hoá
chất...
- Kim loại nặng, polyme, chất hoạt
động bề mặt.
- Ðất, cát, mảnh vỡ thuỷ tinh, kim
loại, giấy nhãn, bao bì.
I.2.1.2. Vấn đề ô nhiễm do nước thải ngành dệt.
Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa
chất. Nước thải của Nhà máy Dệt - Nhuộm có mức độ ô nhiễm cao chất hữu cơ, hoá
chất, kim loại nặng và đặc biệt là độ mầu.
- Nước thải của ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm mang các tính chất sau:
+ Lượng nước thải thường lớn chủ yếu từ công đoạn xử lí ướt (dệt nhuộm và nấu tẩy).
+ Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hoá chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động
bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới
dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
32
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá
chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa...), vào tỷ lệ sử
dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên
tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng...
- Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ cao
(COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Ðộ màu của nước thải khá lớn ở những giai
đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000
mg/l.
- Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng, hiệu quả hấp thụ thuốc
nhuộm của vải chỉ đạt khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, các phẩm
nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ
màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các
phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm
nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu.
- Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn
lò không hoà tan, chất vô cơ.
- Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ
lửng (bụi than) rất lớn.
- Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng
thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do
vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm)
và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng.
Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, COD,
BOD5, SS,độ màu tương đối cao, nóng, mùi nồng khó chịu, pH thường kiềm hoặc axit
và có tính độc nhất định.
I.2.1.3. Các tác động.
Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm không chỉ
làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông và nước ngầm trong khu vực mà còn có
thể làm gia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích
tụ... Dưới đây là các khái quát về ảnh hưởng của các thông số đặc trưng cho nước thải
dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
33
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
* Các thông số ngoại quan, vật lý. :[9-T76]
- Nhiệt độ : Nước thải từ xưởng nhuộm thải ra nói chung là nóng, có nhiệt độ tương đối
cao, gây chết các loài động thực vật dưới nước không được phép thải trực tiếp ra môi
trường.
- pH : Nước thải xưởng nhuộm thường không bao giờ trung tính, mà có tính kiềm hay
axit phụ thuộc vào hóa chất, thuốc và nguyên vật liệu gia công xử lý. Độ pH quá cao
hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi tới các loài thủy sinh, và các vi sinh vật có trong
nước.
- Màu sắc : Nước thải dệt nhuộm có màu đậm cản trở bức xạ mặt trời vào nước, làm
giảm quá trình quang hợp, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của vi sinh vật phân giải các
hợp chất hữu cơ trong nước. Mặc dù có thể là không độc hại, nhưng màu nước thải gây
ấn tượng thẩm mĩ xấu, khó chấp nhận với cộng đồng, vì vậy đây cũng là một thông số
đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Ngoài ra, hàm lượng các phẩm màu, màng dầu và
chất hoạt động bề mặt cao trong nước thải là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt oxy hòa
tan trong nước do sự ngăn cản tính hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời của nguồn nước.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao có thể gây tắc nghẽn hệ thống xử lí và làm bẩn dòng
chảy ( sông ) nếu không được loại bỏ mà thải trực tiếp.
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): là những chất rắn hòa tan trong nước, không thể xử lí
bằng hóa học cũng như cơ học bằng lọc thông thường. Ở nồng độ cao, các chất này là
độc với các loài thủy sinh, muối sunfat với nồng độ quá giới hạn cho phép còn ăn mòn
các kết cấu bêtông.
* Các thông số sinh học, sinh thái, hóa học.
- Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) cao làm cho nồng
độ oxy hoà tan (DO) trong nước bị giảm, quá trình hô hấp của các loài tôm cá và thủy
sinh nói chung bị ức chế. Tầng đáy của các thủy vực tiếp nhận nước thải do thiếu hụt
oxy nên xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra mùi hôi và các chất khí như CH4,
CO2, NH3, H2S, ô nhiễm hữu cơ làm cho các loại thủy sinh chết dần, làm biến đổi hệ
sinh thái .
- Nồng độ kim loại nặng cao sẽ gây độc cho các loài tôm cá và vi sinh vật dù
nồng độ của chúng trong nước thải khi phân tích vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Do
tích tụ theo thời gian nên đến một lúc nào đó khi hàm lượng trong cơ thể cao cá có thể
bị chết hàng loạt.
- NaOH : lượng dư nhiều làm cho nước thải có pH>9, gây độc hại với thủy sinh,
gây ăn mòn các công trình thoát nước và xử lý nước thải.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
34
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Muối trung tính: làm cho tổng chất rắn (TS) cao. Lượng thải lớn gây tác hại tới
thủy sinh do chúng làm tăng áp suất thẩm thấu, dẫn tới (gây) ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất của tế bào.
- Các chất trợ: khó phân hủy sinh học, làm cho COD cao. Phần lớn chúng là các
chất hoạt động bề mặt hữu cơ chứa nhân thơm, ảnh hưởng tới sức căng bề mặt của
nước thải, ảnh hưởng tới đời sống thuỷ sinh và có thể gây tác hại đối với nước ngầm.
- Hồ tinh bột biến tính: làm cho COD cao, gây tác hại đối với đời sống thủy
sinh.
- Các tạp chất trong xơ xenlulo bị phân hủy như pecton axit hữu cơ: làm cho
BOD5, COD tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.:[9-T225]
Biện pháp kiểm soát đầu nguồn
a. Giảm tiêu thụ nước.
Để giảm tiêu thụ nước cho 1 kg hàng hay 1 m vải từ kinh nghiệm thế giới và thực tế
sản xuất trong nước có thể nêu lên những giải pháp sau đây:
• Tối ưu hóa quy trình giặt
• Thu hồi, lưu giữ nước làm mát ở hệ thống làm mát bay hơi trong nhà máy kéo sợi,
ở các nhà máy nhuộm nhiệt độ cao, máy đốt lông, máy sấy văng, v.v ...để sử dụng lại
như nước cấp công nghiệp.
• Thu hồi nước ngưng
• Đầu tư máy nhuộm tận trích thế hệ mới nhuộm với dung tỉ thấp, dần dần thay thế
các máy nhuộm dung tỉ cao hiện đang sử dụng phổ biến. Như vậy có ý nghĩa tiết kiệm
cả hóa chất và năng lượng, kéo giá thành xuống thấp.
• Sử dụng lại nước lưu trong các công nghệ giảm trọng, tăng trắng quang học và cả
nhuộm vải sợi ở các máy jet. Điều này có giá trị tiết kiệm cả hóa chất, chất trợ.
• Sử dụng lại nước vệ sinh băng tải in hoa vì nước này chỉ chứa một lượng nhỏ hồ
in.
• Tuần hoàn, sử dụng lại nước thải đã xử lý triệt để cho các công đoạn thích hợp
(chẳng hạn như giặt).
b. Lựa chọn sử dụng, thay thế hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm
Lựa chọn các hóa chất công nghệ, các chất trợ và thuốc nhuộm ảnh hưởng rất lớn
đến giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm... với lượng cần thiết tối ưu, không dư thừa để
an toàn, dự phòng.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
35
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Một cách thức hữu hiệu, khả thi để giảm thải lượng BOD trong nước thải là sử
dụng thay thế các hóa chất có giá trị BOD thấp cho các chất có giá trị BOD cao. Thí dụ
như:
• Thay thế hồ tinh bột như bột sắn (khoai mì) có 50% BOD và gelatin (100%
BOD) bằng hồ tổng hợp, chỉ có 1 – 3 % BOD trong công đoạn hồ sợi dọc bông100%
hay tơ vixco.
• Chất giặt tổng hợp (0 – 22% BOD) thay thế xà phòng (140 % BOD).
• Thay thế amoni sunfat/ clorua hay axit vô cơ (0% BOD) cho axit axetic (33 –
62% BOD).
Tuy nhiên thay thế các hóa chất có BOD cao bằng chất có BOD thấp cũng có
nhược điểm là thường sản phẩm BOD thấp có giá bán cao hơn và khả năng phân giải
sinh học lâu.
c. Thu hồi và sử dụng lại hóa chất và thuốc nhuộm.
- Thu hồi sử dụng lại hồ
- Thu hồi sử dụng lại xút làm bóng
- Sử dụng lại dung dịch nhuộm hay gọi là nhuộm nước lưu.
d. Các công nghệ sạch hơn, tiên tiến và thân thiện với môi trường
Áp dụng các qui trình công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường trên
cơ sở máy móc thiết bị mới, hiện đại có thể đưa ra hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, kỹ
thuật (chất lượng) và môi trường.
Một số công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường như:
 Công nghệ thay thế chất tẩy trắng Natri hypoclorit (NaOCl) bằng axit peaxetic
CH3COOOH, để hạ giá thành thì tẩy trắng bằng permanganat KMnO4 vừa oxi hóa
mạnh vừa thân thiện với môi trường.
 Xử lí trước và nhuộm nhanh xử lí nhanh.
Phương pháp xử lý cuối nguồn
Nước thải dệt nhuộm chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Vì
thế, có thể lựa chọn các phương án xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, phù
hợp với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở cũng như sự phát triển bền vững của môi
trường sinh thái.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
36
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH DỆT NHỘM, THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY
DỆT NHUỘM
II.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XLNT NGÀNH DỆT NHUỘM.
Như đã trình bày ở trên, công nghệ dệt nhuộm tiêu thụ một lượng nước lớn
trong các công đoạn gia công xử lý vật liệu dệt nhất là trong xử lý ướt. Nước thải
ngành dệt nhuộm chứa một lượng lớn các chất lơ lửng và xơ xợi, các hợp chất hữu cơ
hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, thuốc nhuộm, chất trợ và các hóa chất dư
thừa. Vì vậy, để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm cần kết hợp xử lý hóa lý và xử lý
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
37
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
sinh học nhằm tách các chất rắn lơ lửng, khử COD, BOD và độ màu. Sau đây là cơ
sở lý thuyết của các phương pháp điển hình để xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm.
II.1.1. Một số phương pháp tách chất rắn lơ lửng và xơ sợi
II.1.1. Phương pháp lắng trọng lực.
Quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi
nước.
Cơ sở quá trình lắng trọng lực: Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của
trọng lực. Bùn lắng được tách ra khỏi nước ngay sau lắng, có thể bằng phương pháp
thủ công hay cơ giới.
Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, thời gian
lắng (thời gian lưu), khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, sự keo tụ
các hạt rắn, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Có thể phân bể lắng làm 3 loại:
-Bể lắng ngang: trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật, dòng nước chảy vào theo
phương nằm ngang, quá trình lắng được thực hiện theo phương chuyển động ngang của
nước thải . Sử dụng khi Q>15000m3
/ngày, hiệu suất đạt 60%, vận tốc dòng chảy nước
thải trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s, thời gian lưu từ 1-3h [7-T98]
-Bể lắng đứng: có dạng hình hộp hoặc hình trụ với đáy hình chóp, trên mặt bằng
thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình lắng được thực hiện theo phương
thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động của nước thải. Hiệu suất lắng của bể
lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10-20% [7-T100] thời gian lưu nước lại
trong bể 45-120 phút.
-Bể lắng ly tâm trên mặt bằng thường có dạng hình tròn. Quá trình lắng chất lơ
lửng tương tự như bể lắng ngang nhưng khác ở chỗ chất lỏng chuyển động từ tâm ra
xung quanh. Thời gian lưu nước lại trong bể khoảng 85-90 phút. Hiệu suất lắng đạt
60%. Bể lắng li tâm được ứng dụng cho các tram xử lý có lưu lượng từ 20000m3
/ngày
đêm trở lên [7-T100]
Tuy nhiên phương pháp này chỉ tách được sơ bộ các chất rắn có kích thước và trọng
lượng tương đối lớn trong nước thải, đặc biệt đối với nước thải dệt nhuộm thì chất rắn
lơ lửng chủ yếu là các xơ sợi có trọng lượng thấp và kích thước bé nên đây chưa phải là
phương án tối ưu.
II.1.2. Phương pháp đông keo tụ kết hợp lắng
Trong nước thải thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và kích
thước khác nhau. Quá trình lắng chỉ tách được các hạt rắn huyền phù thô, không thể
tách được các hạt rắn có kích thước bé (hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4
mm [11-T17]).
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
38
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Để tách được các hạt rắn đó một cách hiệu quả phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với
hóa học làm tăng kích thước và trọng lượng của chúng nhằm làm tăng vận tốc lắng.
Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích
của chúng, tiếp đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường
được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ
gọi là quá trình keo tụ.
Cơ sở quá trình đông keo tụ: Khi đưa vào nước thải một số chất đông keo tụ
thường là một số muối kim loại hóa trị 3 (còn gọi là phèn), lập tức xảy ra các phản ứng
hóa học hóa lý tạo các ion dương phân tán đều trong nước. Các ion dương này sẽ hút
các hạt rắn lơ lửng mang điện tích trái dấu (ion âm) tạo thành các hạt có kích thước lớn
dần, đến một kích thước nhất định sẽ lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực. Mặt
khác, khi các hạt rắn mang điện tích âm chuyển động qua lớp chất lỏng thì bị giảm điện
tích âm bởi các ion mang điện tích dương ở phía bên trong, nhờ đó mà trạng thái keo
của hạt dần dần bị phá vỡ do trung hòa điện tích.
- Phèn nhôm:
Các chất đông keo tụ thường dùng là muối nhôm, muối sắt hoặc hỗn hợp giữa chúng.
Trong đó sử dụng rộng rãi nhất là Al2(SO4)3, hoà tan tốt trong nước, chi phí thấp, ít ăn
mòn đường ống và hoạt động hiệu quả cao trong khoảng pH = 5-7,5 [7-T121]
.
Các phản ứng xảy ra khi cho phèn nhôm vào nước :
Khi cho phèn nhôm Sunfat vào nước nó phân ly theo các giai đoạn:
Al2(SO4)3 2 Al3+
+ 3 SO4
2-
Al3+
+ H2O = Al(OH)2+
+ H+
Al(OH)2+
+ H2O = Al(OH)2
+
+ H+
Al(OH)2
+
+ H2O = Al(OH)3 + H+
Al3+
+ 3 H2O = Al(OH)3 + 3 H+
Mức độ thuỷ phân Al2(SO4)3 tăng lên khi pha loãng dung dịch, khi tăng nhiệt độ
và giảm pH của dung dịch. Cụ thể phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ pH của nước: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân [11-T17]
pH > 4,5: không xảy ra quá trình thủy phân.
pH > 7,5: Al(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
39
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
pH tối ưu là 6-7,5 [12]
+ Nhiệt độ: Nhiêt độ nước cao, tốc độ keo tụ tăng, hiệu quả keo tụ đạt được càng
cao, giảm lượng phèn cho vào nước. Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm
vào khoảng 20-40o
C, tốt nhất là 35-40o
C. [11-T17]
Ngoài ra, có một số các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như
thành phần các ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy
trộn, môi trường phản ứng...
- Phèn sắt: [7-T121]
Các muối sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 cũng thường
làm chất đông keo tụ. Việc tạo thành bông keo diễn ra theo các phản ứng:
FeCl3 + 3 H2O = Fe(OH)3 + HCl
Fe2(SO4)3 + 6 H2O = 2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4
Trong điều kiện kiềm hoá xảy ra các phản ứng sau:
2FeCl3 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaCl2
FeSO4 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaSO4
+ pH > 10 thì Fe(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế
pH tối ưu là: 5-10 [12]
Các muối sắt được sử dụng làm chất đông tụ có nhiều ưu điểm hơn so với muối nhôm
do:
+ Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
+ Có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn.
+ Các bông keo tạo thành có kích thước và độ bền lớn.
+ Có thể khử được mùi vị khi có H2S.
+ Trọng lượng đơn vị của Al(OH)3 = 2,4 còn của Fe(OH)3 = 3,6 do vậy keo sắt
vẫn lắng được khi trong nước có ít chất huyền phù. [11-T17]
Tuy nhiên các muối sắt cũng có nhược điểm là chúng tạo thành các hợp chất có
màu qua phản ứng của các cation sắt với một số hợp chất hữu cơ [7-T121]
Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử lí,
có thể dùng thêm các chất trợ keo, các chất này có thể là các hợp chất cao phân tử như
poliacrilamit (PAA) hoặc axit silic hoạt hóa (SiO2), hàm lượng PAA lấy bằng 0,1-1,5
mg/l còn nếu dùng axit silic hoạt hóa lấy bằng 2-3 mg/l [11-T20]
Các Polyme cấu tạo mạch dài, phân tử lượng cao, khi phân ly trong nước chúng
hấp phụ các hạt cặn bẩn trong nước thông qua cơ chế hấp phụ vật lí (dính bám) và hấp
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
40
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
phụ hóa học (tương tác). Hệ quả là các hạt cặn bị dính vào mạch, tạo thành các cụm
bông có kích thước lớn và dễ dàng bị tách ra.
- Phương pháp đông keo tụ có những ưu - nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan có kích thước rất nhỏ, các
chất độc hại đối với vi sinh vật
- Khử được độ màu của nước
Nhược điểm:
- Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải.
- Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lí bùn cặn.
II.1.3.Phương pháp tuyển nổi.
Phương pháp tuyển nổi thường dùng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng.
Cơ sở quá trình tuyển nổi: Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các
bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt
và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề
mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao
hơn trong chất lỏng ban đầu.
Lượng không khí tiêu tốn riêng sẽ giảm khi hàm lượng hạt rắn cao, vì khi đó xác
suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn
định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Bọt khí này phải có độ bền nhất định để
không bị phá vỡ trong quá trình tuyển, nếu bọt tan quá sớm thì các hạt sẽ bị chìm
xuống và quá trình tuyển nổi không tiến hành được. Để đạt được mục đích này đôi khi
người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề
mặt phân chia pha như phenol, natri alkylSilicat.... Trong thực tế, một số chất trợ tuyển
nổi đồng thời có hai khả năng vừa là chất ổn định bọt, vừa là chất tập hợp làm tăng tính
kỵ nước của hạt. Poliacrylamid là một trong những chất trợ tuyển như vậy.
* Phương pháp tuyển nổi có những ưu nhược điểm nổi bật sau:
* Ưu điểm:
- Có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ, lắng chậm trong thời gian
ngắn. Khi các hạt nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
- Quá trình được thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
41
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Tốc độ của quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn
cặn có độ ẩm thấp hơn.
- Vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn.
- Thiết bị đơn giản.
*Nhược điểm:
-Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc, khó chọn vật liệu có kích thước mao quản
khác nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thước đồng đều.
- Không giải quyết được vấn đề độ màu cho nước thải.
II.1.2. Các phương pháp khử COD, BOD.
Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải
sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ khác như: H2S, Nitơ,
Amoniac....
Cơ sở của phương pháp: sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để
phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các
chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong
quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh
sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi sinh
vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Nguyên lý chung của quá trình oxy hóa sinh hóa:[7-T181]
Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và
phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 3 giai đoạn:
- Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do
khuếch tán đối lưu và phân tử.
- Di chuyển chất từ bề mặt ngoài của tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán
do sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào.
- Chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng lượng và
quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng lượng.
Các giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ với nhau va quá trình chuyển hóa các chất
đóng vai trò chính trong quá trình sử lý nước thải.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 2 quá trình chính, đó là: quá
trình yếm khí và quá trình hiếu khí.
II.1.2.1. Xử lý nước thải bằng quá trình yếm khí.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
42
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí là quá trình sử dụng các vi
sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí và không có oxy. Quá
trình này thực hiện nhờ các chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc hay không bắt buộc.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải giàu chất hữu cơ,
tuy nhiên quá trình thích hợp cho các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
(BOD = 4000-5000 mg/l) [7-T214]
Đối với nước thải ngành dệt nhuộm với các đặc trưng trên không thích hợp để xử
lý yếm khí do đó, không đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp này.
II.1.2.2. Xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.
a. Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là lợi dụng quá trình sống và hoạt
động của vi sinh vật hiếu khí và tuỳ tiện để phân huỷ chất hữu cơ và một số chất vô cơ
có thể chuyển hoá sinh học được có trong nước thải. Đồng thời các vi sinh vật sử dụng
một phần hữu cơ và năng lượng khai thác được từ quá trình oxy hoá để tổng hợp nên
sinh khối.
b. Các tác nhân sinh học trong xử lý hiếu khí [13].
Tác nhân sinh học được sử dụng trong quá trình xử lý hiếu khí có thể là vi sinh
vật hô hấp hiếu khí hay tuỳ tiện, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chuyển hoá nhanh các hợp chất hữu cơ.
+ Có kích thước tương đối lớn (50 ÷200 µm).
+ Có khả năng tạo nha bào.
+ Không tạo ra các khí độc.
c.Cơ chế của quá trình xử lý hiếu khí.
Oxy hoá các chất hữu cơ.
CxHyOzN + (x + y/4 - z/2 - ¾) O2 vsv x CO2 + (y/2 - 3/2) H2O + NH3
Tổng hợp xây dựng tế bào.
CxHyOzN + NH3 + O2 vsv C5H7NO2 + H2O + CO2 + năng lượng
Với CxHyOzN : công thức tổng quát của chất hữu cơ.
C5H7NO2 : công thức hoá học biểu thị thành phần hoá học của tế bào.
Hô hấp nội bào (giai đoạn oxy hoá chất liệu của tế bào)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
43
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Nếu quá trình oxy hóa diễn ra đủ dài, sau khi sử dụng hết các chất hữu cơ có sẵn
sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bằng việc oxy hoá các chất liệu của
tế bào.
C5H7NO2 vsv NH3 + 5 CO2 + 2 H2O + năng lượng
Ngoài ra, quá trình xử lý hiếu khí còn có những quá trình sau:
+ Quá trình Nitrat hóa :
NH3 + O2
VSV
NO-
2
NO-
2 + O2
VSV
NO3
-
+ Quá trình phản Nitrat hóa ( xảy ra ở vùng thiếu oxy hoặc trong bể lắng thứ cấp)
NO3
- VSV
NO-
2
VSV
N2
+ Quá trình oxy hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh và photpho:
Hợp chất của S,P VSV
SO4
2-
, PO4
3-
+ Oxy hóa các hợp chất chứa sắt và mangan:
Các kim loại nặng Fe2+
, Mn2+ VSV
Fe3+
, Mn4+
d . Các công trình xử lý nước thải hiếu khí.
* Các công trình hiếu khí nhân tạo dựa trên cơ sở dính bám của vi sinh vật (lọc
sinh học) [7- 205].
Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi
sinh vật ở màng sinh học oxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước. Màng sinh học là
tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí và tuỳ tiện. Các vi khuẩn
hiếu khí tập trung ở lớp ngoài của màng sinh học, ở đây chúng phát triển và gắn với giá
mang là các vật liệu lọc.
Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống,
sau đó nước thải được làm sạch và được đưa vào bể lắng 2. Nước thải từ bể này có thể
kéo theo những mãnh vở của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc. Trong thực tế
thì một phần nước đã qua bể lắng được quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại
nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc.
Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá dăm, đá ong, vòng kim loại, vòng gốm, than đá,
than cốc, gỗ mãnh, chất dẻo tấm uốn lượn...
Cơ chế quá trình :
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
44
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khi dòng nước chảy trùm lên lớp màng nhớt này, các chất hữu cơ được vi sinh
vật chiết ra còn sản phẩm của quá trình trao đổi chất là CO2 sẽ được thải ra qua màng
chất lỏng. Oxy hoà tan được bổ sung từ không khí.
Ưu điểm:
Về vận hành thiết bị xử lý.
Ưu điểm quan trọng nhất của quá trình màng vi sinh vật so với quá trình vi sinh vật lơ
lửng là sự dễ dàng trong vận hành hệ thống xử lý. Việc vận hành hệ thống bùn hoạt
tính đòi hỏi duy trì ổn các thông số như nồng độ vào ổn định, khả năng lắng của bùn,
tuần hoàn bùn và loại bỏ bùn dư… Đặc biệt khi sự phát triển quá mức của vi khuẩn
dạng sợi làm giảm khả năng lắng của bùn và gây khó khăn trong việc vận hành hệ
thống. Trong quá trình vi sinh dính bám những điều kiện vận hành như trên hầu như
không cần thiết quan tâm đến.
Trong khi bể lắng sau bể Aeroten còn nhiệm vụ duy trì nồng độ bùn trong bể bùn hoạt
tính thì bể lắng sau thiết bị màng vi sinh vật chỉ có tác dụng loại bỏ chất rắn sinh học
(lớp màng bị bong ra trong nước thải sau khi qua thiết bị xử lý bằng màng) mà không
ảnh hưởng gì tới hoạt động của màng vi sinh vật. Do tác dụng của chuỗi thức ăn tồn tại
trong quá trình màng dài nên lượng bùn dư sinh ra ít, do vậy sẽ làm giảm sự phức tạp
trong quá trình vận hành cũng như làm cho hệ thống xử lý ít công trình đơn vị hơn.
Sự đơn giản trong vận hành dẫn tới khả năng điều chỉnh tình trạng
hoạt động của hệ thống thấp. Với bùn hoạt tính có thể điều chỉnh lượng nồng độ
bùn trong bể bằng cách điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn trong bể lắng, hay muốn
tăng khả năng loại bỏ Nitơ có thể tăng thời gian lưu bùn, nói chung có thể điều khiển
các thông số để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải trong bùn hoạt tính. Trái lại với
màng vi sinh vật không thể điều chỉnh chính xác sinh khối trong hệ thống. Có thể nói
rằng thông số có thể điều khiển hệ thống màng vi sinh vật chỉ có chất lượng nước đầu
vào và cường độ sục khí.
Khởi động nhanh
Trong quá trình bùn hoạt tính, thời gian khởi động tối thiểu một tháng để đạt
được hiệu quả ổn định và thông thường là 2 tháng. So với màng vi sinh vật thì thời
gian khởi động khoảng 2 tuần đối với thiết bị lọc sinh học ngập nước và thiết bị tiếp
xúc quay và cần thời gian dài hơn đối với thiết bị lọc nhỏ giọt.
Nguyên nhân làm cho thời gian khởi động của quá trình màng vi sinh ngắn hơn là do
hầu hết sinh khối sinh ra đều tích lũy lại mà không bị tiêu thụ sớm trong quá trình khởi
động khi màng vi sinh còn mỏng. Nhờ vậy việc khôi phục và vận hành cũng rất nhanh
ngay cả khi một lượng lớn sinh khối bị suy giảm do một lí do nào đó. Quá trình cũng
chịu đựơc sự thay đổi bất thường về tải trọng hữu cơ.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
45
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khả năng loại bỏ những chất cơ chất phân hủy chậm
Màng vi sinh thích hợp để xử lý những loại nước thải có chứa những cơ chất phân hủy
sinh học chậm như: các loại chất hữu cơ như Polyvinyl Alcohol (PCA) , lignin, các hợp
chất hữu cơ có gốc clo… hay các chất vô cơ như nitrate, cyanide
Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm
Tốc độ khuếch tán và phản ứng sinh học đều giảm khi nhiệt độ giảm. Năng lượng hoạt
hoá được dùng để đánh giá mức độ phụ thuộc của phản ứng sinh học vào nhiệt độ,
năng lượng càng lớn sự phụ thuộc càng cao.
Đối với sự thay đổi tải lượng ô nhiễm thì hiệu quả xử lý cũng ổn định. Khi tải lượng
đầu vào tăng lên thì nồng độ cơ chất trên bề mặt của màng tăng tương ứng do vậy bề
dày hiệu quả của màng cũng tăng theo. Ngược lại, khi tải lượng ô nhiễm giảm thì bề
dày màng cũng giảm theo. Kết quả là hiệu quả xử lý được giữ ổn định.
Sự đa dạng về thiết bị xử lý
Trong mỗi thiết bị lọc ngập nước, tiếp xúc quay hay lọc nhỏ giọt thì hình
dạng, kích thước, loại vật liệu, phương pháp bố trí vật liệu đệm làm giá thể cũng rất đa
dạng. Các thiết bị trên có thể áp dụng được cả cho quá trình hiếu khí và kị khí, trừ thiết
bị lọc nhỏ giọt. Vì vậy, quá trình màng vi sinh vật có thể áp dụng để xử lý nhiều loại
nước khác nhau
Hiệu quả cao đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp
Thực nghiệm cho thấy xử lý nước thải có nồng độ BOD thấp hơn bằng quá trình bùn
hoạt tính cho hiệu quả không cao. Tuy nhiên, đối với quá trình màng vi sinh vật chỉ cần
nồng độ cơ chất cao hơn giá trị cần thiết để duy trì sự trao đổi chất. Nước thải với nồng
độ cơ chất thay đổi trong khoảng rộng vẫn đảm bảo được hiệu quả xử lý.
Đối với màng vi sinh vật nước thải có nồng độ cơ chất càng thấp càng dễ xử lý.
Nhược điểm:
Không có khả năng điều khiển sinh khối
Thông thường không dễ dàng điều khiển sinh khối trong màng vi sinh vật. Hơn
nữa, sự tăng bề dày màng vượt quá một giá trị bề dày hiệu quả không đóng góp gì
vào việc xử lý ô nhiễm mà còn làm giảm diện tích hiệu quả của màng vi sinh vật và
thời gian lưu nước trong thiết bị xử lý. aKhông có khả năng kiểm soát được sinh khối
do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài
vi sinh vật có trong màng.
Trong quá trình bùn hoạt tính, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nitơ, nhằm
kìm hãm quá trình nitrate hoá thì thời gian lưu bùn được rút ngắn lại. Ngược lại, để
thúc đẩy quá trình nitrate hoá chỉ cần tăng thời gian lưu bùn bằng cách giảm lượng bùn
dư lấy ra. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được các loài vi sinh có trong
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
46
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3
/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
bùn hoạt tính. Đối với quá trình màng vi sinh vật sự đa dạng sinh học cao dẫn đến
chuỗi thức ăn được kéo dài và làm giảm lượng bùn dư. Quá trình màng dễ vận hành
nhưng khó điều khiển để đạt được hiệu quả xử lý cao.
Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán
Trong quá trình màng vi sinh vật, các yếu tố điều khiển quá trình làm sạch nước là sự
vận chuyển cơ chất và oxy vào màng vi sinh vật. Trong đa số trường hợp, sự vận
chuyển cơ chất bởi quá trình khuếch tán trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng (sự
hạn chế khuếch tán), nồng độ cơ chất trở thành yếu tố điều khiển phản ứng làm sạch.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước thải phải cao, do vậy năng lượng sục khí cũng phải
lớn. Để hạn chế ảnh hưởng của quá trình khuếch tán thì diện tích màng vi sinh vật phải
đủ lớn. Như vậy, cần sử dụng vật liệu làm giá thể có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm
vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn và đều để duy trì bề dày hiệu
quả của màng.
Dễ bị tắc lớp vật liệu lọc.
* Các công trình hiếu khí nhân tạo xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ
lửng của vi sinh vật- bể phản ứng sinh học hiếu khí (Aeroten).
Trong quá trình xử lý hiếu khí, các vi sinh vật sinh trưởng ở trạng thái huyền phù.
Quá trình làm sạch ở Aeroten diễn ra trong dòng chảy của hỗn hợp nước thải và bùn
hoạt tính được sục khí. Việc sục khí nhằm đảm bảo 2 quá trình là làm nước được bão
hoà O2 và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng
hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn
và có thể là một số chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng là nơi vi
khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần hình thành các hạt bông cặn có
khả năng hấp thụ và phân huỷ các chất hữu cơ khi có mặt của O2. Các hạt này dần dần
to và lơ lửng trong nước. Các hạt bông cặn này gọi là bùn hoạt tính.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý [3].
- Ảnh hưởng cơ chất và Oxi hoà tan (DO):
Quan hệ này được biểu thị thông qua hàm Michales-Menten [12]
ax
m
DO S
DO S
DO K S K
µ µ
= × ×
+ +
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
47
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF) XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF)  XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF)  XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF) XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...huuduyen12
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấynhóc Ngố
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hànataliej4
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộmTài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...nataliej4
 

What's hot (20)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF) XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF)  XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF)  XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI (DAF) XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PH...
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấy
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
 
De an moi truong cty det may
De an moi truong cty det mayDe an moi truong cty det may
De an moi truong cty det may
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộmTài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
 
Bảng Cân đối kế toán tại Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, 9đ
Bảng Cân đối kế toán tại Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, 9đBảng Cân đối kế toán tại Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, 9đ
Bảng Cân đối kế toán tại Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 

Similar to Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO nataliej4
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonẢnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìtuanpro102
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.ssuser499fca
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpPhanVuBao
 
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpLâm Nguyễn Hoàng
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbkBáo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbkJung Brian
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNThuỷ Trần
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007biencovn
 
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu  nrr2006 webBáo cáo nghiệm thu  nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 webbiencovn
 
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdfThiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdfMan_Ebook
 
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khi
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khiBai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khi
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khipdmsguy
 

Similar to Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm (20)

Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
 
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT BIOGAS VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
 
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonẢnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
 
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
 
Báo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbkBáo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbk
 
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đLuận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượn...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượn...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượn...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượn...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
 
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC GÒ CÁT NĂM 2007
 
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu  nrr2006 webBáo cáo nghiệm thu  nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
 
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdfThiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
 
He thong xu ly nuoc thai may mac
He thong xu ly nuoc thai may macHe thong xu ly nuoc thai may mac
He thong xu ly nuoc thai may mac
 
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thuKy thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
 
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khi
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khiBai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khi
Bai giang cong_nghe_khai_thac_dau_khi
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Dệt Nhuộm Công Suất 3000m3 ngày Đêm

  • 1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….…. ….…. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên: Phạm Thị Lan Hương Số hiệu sinh viên: 09370021 Lớp: Công Nghệ môi trường Khoá: 50_QN Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Ngành: Công nghệ môi trườnfg 1. Đầu đề thiết kế: Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy Dệt – nhuộm công suất 3000 m3 /ngày đêm 2. Các số liệu ban đầu: Với các số liệu đầu vào: + Lưu lượng : 3000m3 /ngày. + COD : 950 mg/l. + BOD5 : 500 mg/l. + Độ màu : 750 Pt – Co + SS : 300 mg/l. Và yêu cầu đầu ra theo QCVN 13 : 2008/BTNMT (loại B) 3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán - Tổng quan về ngành Dệt - nhuộm và các vấn đề môi trường liên quan. - Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt – nhuộm công suất 3000m3 /ngày 4. Các bản vẽ đồ thị Gồm 4 bản vẽ A3 ( 420x 297): - Bản vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý , tỷ lệ : 1: 200. - Bản vẽ sơ đồ công nghệ trạm xử lý, tỷ lệ : 1: 100. - Bản vẽ chi tiết bể aeroten, tỷ lệ : 1 : 200. - Bản vẽ chi tiết bể lắng đứng, tỷ lệ : 1 : 200. 5. Cán bộ hướng dẫn GS.TS. Đặng Kim Chi 6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 12 / 03 / 2010 7. Ngày hoàn thành đồ án: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 1
  • 2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) GS.TS Đặng Kim Chi Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm 2010 Người duyệt (ký, ghi rõ họ tên) Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 2
  • 3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.............................................................................................................1 Danh mục các bảng...............................................................................................6 Danh mục các hình................................................................................................7 Danh mục các từ viết tắt........................................................................................9 Lời mở đầu.............................................................................................................10 Phần I: TỔNG QUAN Chương 1. Tổng quan vể ngành dệt- nhuộm và những vấn đề môi trường của ngành dệt....................................................................................................12 I.1.Tổng quan về ngành dệt -nhuộm...........................................................12 I.1.1 Sự phát triển ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam...............12 I.1.2. Các loại hình sản xuất.............................................................14 I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.................................................21 I.2.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt Nhuộm và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm..........................................................................................................28 I.2.1.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt -Nhuộm........................28 I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường........................33 Chương II. Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm, thực trạng ở Việt Nam và lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt- Nhuộm.........................................................................................................36 II.1.Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm ....................................................................................................................36 II.2.Một số công nghệ xử lý nước thải Dệt-Nhuộm đã áp dụng ở Việt Nam ....................................................................................................................52 II.3. Đề xuất lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt- Nhuộm ........................................................................................................55 Phần II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY DỆT -NHUỘM CÔNG SUẤT 3000m3 /NGÀY ĐÊM Chương III. Tính toán cân bằng vật chất cho hệ thống xử lý nước thải..... ....................................................................................................................66 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 3
  • 4. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Chương IV. Tính toán thiết kế các thiết bị chính và phụ trong hệ thống xử lý nước thải.....................................................................................................79 IV.1. Tính toán các thiết bị chính.....................................................79 IV.2. Tính toán các thiết bị phụ........................................................113 Chương V. Tính toán kinh tế vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải V.1. Tính toán kinh tế.......................................................................153 V.2 Vận hành hệ thống.....................................................................158 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 4
  • 5. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 13 2 Bảng 1.2: Chiến lược phát triển ngành Dệt – may Việt Nam 22 3 Bảng 1.3.Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học 23 4 Bảng 1.4. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật 24 5 Bảng 1.5. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại nguyên liệu 25 6 Bảng 1.6. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm. 26 7 Bảng 1.7. Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm 27 8 Bảng 1.8. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam 27 9 Bảng 1.9: Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm 28 10 Bảng 1.10. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng dệt nhuộm 29 11 Bảng 2.1. . Bảng so sánh than hoạt tính dạng hạt GAC và dạng bột PAC 50 12 Bảng2.2 So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống 55 13 Bảng 2.3. Giá trị đầu vào một số thông số nước thải nhà máy dệt nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm 56 14 Bảng 3.1. Bảng tóm tắt cân bằng vật chất trong hệ thống xử lý 15 Bảng 4.1. Các kích thước cơ bản của mương dẫn 81 16 Bảng 4.2. Các kích thước cơ bản của song chắn 84 18 Bảng4.3. tóm tắt các thông số thiết kế các công trình trong hệ thống keo tụ 85 19 Bảng 4.4: Tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng sơ cấp 95 20 Bảng4.5 : Bảng tóm tắt các thông số tính toán của Aeroten 96 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 5
  • 6. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 21 Bảng 4.6: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiêt kế bể aeroten 101 22 Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2 106 23 Bảng 4.8. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế tháp hấp phụ bằng than hoạt tính 108 24 Bảng 4.9. Thông số chính bể khử trùng 113 25 Bảng 5.1: Bảng khái toán phần xây dựng 153 26 Bảng 5.2: Khái toán chi phí lắp đặt 154 27 Bảng5.3: Khái toán chi phí thiết bị 155 28 Bảng 5.4: Chi phí điện năng 156 29 Bảng 5.5: Chi phí hóa chất (tính cho 1 ngày) 157 30 Bảng 5.6. Thống kê về các sự cố có thể trong hệ thống xử lý, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 159 DANH MỤC CÁC HÌNH STT TÊN HÌNH Trang 1 Bảng 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len 15 2 Hình 1.2: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt thoi. 16 3 Hình 1.3: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES. 17 4 Hình 1.4: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải– lụa tơ tằm 18 5 Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông kèm theo dòng thải 19 6 Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Dệt – may Phố Nối B 53 7 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nươc thải Công ty Dệt Choong Nam Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai 54 8 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT nhà máy Dệt – nhuộm công suất 3000 m3 /ngày 57 9 Hình 4 .1. Sơ đồ song chắn rác. 81 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 6
  • 7. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 10 Hình 4.2: Sơ đồ bố trí các công trình chuẩn bị dung dịch phèn 86 11 Hình4.3: Ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải 89 12 Hình 4.4. Bể phản ứng xoáy kết hợp lắng đứng. 91 13 Hình4.5 : Mô hình bể aeroten khuấy trộn có tuần hoàn bùn 96 14 Hình4.6: Cấu tạo bể lắng đứng 102 15 Hình 4.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm 104 16 Hình 4.8: Cách bố trí hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa 114 17 Hình 4.9 : Cách bố trí hệ thống cấp khí trong bể aeroten 123 18 Hình 4.10: Cánh khuấy loại tấm bản 144 19 Hình 4.11: Cánh khuấy chân vịt 3 cánh 147 20 Hình 4.12.: Cánh khuấy mái chèo bản 149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hoá . COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học. DO : Dissolved Oxygen – Oxy hoà tan. SS : Suspendid solids - Chất rắn lơ lửng. F/M : Food/microoganism. XLNT : Xử lý nước thải. QCVN : Qui chuẩn Việt Nam. BTNMT : Bộ tài nguyên Môi trường. PAA : Polyacrilamic Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 7
  • 8. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN VSV : Vi sinh vật. STT : Số thứ tự. LỜI NÓI ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp Dệt - nhuộm với lịch sử ra đời hàng nghìn năm là một trong những ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người. Bên cạnh các giá trị về kinh tế, phát triển ngành công nghiệp dệt còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động không nhỏ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Hiện nay, ngành Dệt - nhuộm ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng với những quy mô khác nhau là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng có Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 8
  • 9. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN nguy cơ ô nhiễm cao, gây ra các tác động xấu nhất định đối với môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn chất thải có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải sinh ra từ ngành dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu cao. Nếu không được xử lý tốt, nước thải do dệt nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư để thúc đẩy sự phát triển ngành dệt-nhuộm thì các cơ sở dệt-nhuộm cần có chiến lược phát triển bền vững, để giảm tốc độ gia tăng ô nhiễm, giảm tác động của nước thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng môi trường sống. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây ra những khó khăn đối với các doanh nghiệp khiến cho các hoạt động nhằm bảo vệ và xử lí môi trường chưa đạt được kết quả như mong đợi. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mục tiêu củng cố những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết nhất cho công việc sau này, em được giao đề tài tốt nghiệp : “Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy dệt - nhuộm với công suất 3000m3 /ngày đêm” . II. HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Phát triển ngành công nghiệp Dệt – nhuộm không chỉ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm mà còn chịu sức ép của cộng đồng về vấn đề môi trường bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện các biện pháp cả về quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó các doanh nghiệp phải có những hướng giải quyết đúng đắn, vừa đạt yêu cầu môi trường đề ra vừa đảm bảo sản xuất. Mặt khác, đồ án tốt nghiệp là sự tổng hợp kiến thức cả về mặt lý thuyết và thực tế của 5 năm đại học, tạo tiền đề tốt cho công việc của một kỹ sư môi trường trong tương lai. III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xử lý nước thải sản xuất của nhà máy dệt nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm, giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm, nước thải đầu ra đạt các tiêu chuẩn về xả thải ngành dệt nhuộm. Dự toán chi tiết chi phí xây dựng hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy. IV. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 9
  • 10. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Sau hơn ba tháng thực hiện đồ án em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, em kính mong có được sự góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để đồ án này được hoàn thiện hơn. Đồ án thiết kế hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy dệt nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm, có thể sử dụng các phương án đã lựa chọn và tính toán trong đồ án này để áp dụng cho các nhà máy có công nghệ tương tự trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên cần phải chú ý đến yếu tố khí hậu, đặc điểm địa lí của từng vùng để sử dụng mô hình xử lý này nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. PHẦN I: TỔNG QUAN Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - NHUỘM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỆT I.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT I.1.1. Sự phát triển của ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 10
  • 11. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Dệt nhuộm là một trong những hoạt động có từ xa xưa của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, con người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo khảo cổ học thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người, sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ). Sự phát triển của ngành dệt tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và sinh hoạt của các vùng. Sau cuộc cách mạng trong may mặc, ngành dệt phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà phát triển của kinh tế và thương mại. Ngày nay, kỹ thuật dệt-nhuộm đã mau chóng đạt mức độ tinh vi tạo ra các sản phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của ngành dệt không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón ... mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè, vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng. Ngành công nghiệp dệt có truyền thống lâu đời tại Việt Nam phục vụ phần lớn nhu cầu của cộng đồng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây ngành Dệt Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000, giá trị kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt gần 1,9 tỉ USD[1] thì năm 2008 đã tăng lên 9,1 tỉ USD tăng 17,5% so với năm 2007 [2] . Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ USD, trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD, tăng 3% so cùng kỳ năm 2008 [3] . Hai tháng đầu năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã mang về 1 tỷ 510 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 ước tính 700 triệu USD. Ðây là thành tích lớn góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu, tăng kim ngạch xuất khẩu [4] Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD và năm 2010 ngành dệt may phấn đấu vào top 5 của những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới, hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tập trung thực hiện các giải pháp: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải, tăng tính thời trang hóa ngành dệt may; di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố để thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt nhuộm, cải thiện môi trường. Hiệp hội và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang xây dựng, tính toán trên quy hoạch đảm bảo mục tiêu tới năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD và tập trung Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 11
  • 12. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN vào nhóm giải pháp sản xuất, tiêu thụ, khai thác triệt để công suất máy móc hiện có, thực hiện tái cơ cấu ngành dệt may, đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại quyết định số 36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển ngành, phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008-2010) và tăng sản lượng từ 12-14%, xuất khẩu tăng 15% (giai đoạn 2011-2020) với tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt khoảng 10-12 tỷ USD và đến năm 2020 con số này sẽ đạt 25 tỷ USD. Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8 tỷ USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020. Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:[5] Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: - Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60 - Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650 - Vải triệu m2 575 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000 Mặc dù, cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt, công nghệ sản xuất hiện nay vẫn còn lạc hậu, nhưng Tập đoàn dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đang tích cực tìm mọi biện pháp nắm bắt tốt thị trường, nâng cấp công nghệ theo xu hướng hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và giảm định mức sử dụng nguyên vật liệu góp phần vào công tác bảo vệ môi trường. I.1.2. Các loại hình sản xuất. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 12
  • 13. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Một cách tổng quát, ngành công nghiệp dệt nhuộm được chia ra làm các loại như sau: * Dệt nhuộm và vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc hoàn nguyên hoặc trực tiếp, được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt. (Nhà máy dệt Thành Công,dệt Thắng Lợi, dệt Gia Định...) * Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polymester): thường sử dụng thuốc nhuộm phân tán ( Nhà máy dệt Thành Công, Thắng Lợi, Sài Gòn….) * Dệt và nhuộm vải peco: sử dụng thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc phân tán. ( nhà máy dệt Sài Gòn). * Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạng chủ yếu làm trong nước, điểm khác biệt đối với các nhà máy dệt khác là nguyên liệu chủ yếu hầu như là nhập ngoại gần 100% (Xí nghiệp Chế Biến Tơ Tằm Bảo Lộc, Bình Minh, Rạng Đông, ….). Với mỗi loại vật liệu dệt, mỗi dạng nguyên liệu, mục đích sử dụng khác nhau lại có những quy trình sản xuất khác nhau. Trong thực tế tùy theo yêu cầu của mỗi mặt hàng, có thể linh hoạt bỏ qua một vài công đoạn hay thay đổi thứ tự các công đoạn. Sau đây là một số quy trình sản xuất cơ bản cho một số vật liệu dệt khác nhau. Hình 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len.[6] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 13
  • 14. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 14 Giặt Cacbon hóa Định hình ( Wet-setting) Vải mộc Nhuộm / in Cán mịn (milling) Hoàn tất Sản phẩm
  • 15. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Hình 1.2. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt thoi.[6] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 15
  • 16. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 16 Vải mộc Đốt lông Giũ hồ Nấu Tẩy Làm bóng In / nhuộm Hoàn tất Kiếm cuốn Vải thành phẩm
  • 17. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Hình 1.3. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES.[6] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. Vải mộc Giặt Relaxing (nếu cần) Tẩy trắng ( nếu cần) Nhiệt định hình Xử lí giảm trọng In / nhuộm Hoàn tất Kiếm cuốn Sản phẩm Vải PES filament Vải mộc Đốt lông Giũ hồ (cho vải dệt thoi) Tẩy trắng ( nếu cần) Nhiệt định hình Xử lí giảm trọng In / nhuộm Hoàn tất Kiếm cuốn Sản phẩm Vải PES stapen (staple) 17
  • 18. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Hình 1.4. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải – lụa tơ tằm.[6] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 18
  • 19. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Công nghệ dệt nhuộm như trình bày ở trên rất đa dạng, phức tạp tùy vào nguyên liệu, mặt hàng, đặc điểm của các cơ sở sản xuất....tuy nhiên một quy trình công nghệ Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. Sản phẩm Tơ sống Dệt Chuội Tẩy trắng In / nhuộm Hoàn tất Kiểm tra TP Chuội tơ Nhuộm tơ 19
  • 20. Nguyên liệu đầu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN dệt nhuộm hoàn chỉnh sẽ bao gồm các công đoạn chính như : kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất. Sau đây là một số quy trình công nghệ dệt hoàn chỉnh kèm theo dòng thải: Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông kèm theo dòng thải. [7] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 20 H20,tinh bột, phụ gia NaOH, hóa chất Giặt Chất tẩy giặt Kéo sợi, chải, ghép, đánh ống Hồ sợi Dệt vải Gĩu hồ Nấu Xử lý axit, giặt Tẩy trắng Giặt Làm bóng Nhuộm và in hoa Hoàn tất, văng khô Hơi nước Ezym, NaOH Hơi nước H2 SO4 H2 O2 , NaOCl, hóa chất H2 O H2 O2 , chất tẩy giặt H2 SO4 H2 O2 , chất tẩy giặt NaOH, hóa chất Dung dịch nhuộm Hồ, hóa chất H2 SO4 Nước thải chứa hồ tinh bột bị thủy phân NaOH Hơi nước Nước thải chứa hồ tinh bột, hóa chất Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Sản phẩm
  • 21. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ: Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu là bông, xơ nhân tạo,len, tơ tằm được đóng thành kiện chứa các sợi có kích thước khác nhau bị đánh tung, làm sạch và trộn đều nhằm loại bỏ tuyến xơ, cặn bẩn. Chải, kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: Các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô và được kéo để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi thành các ống thích hợp cho việc dệt vải. Các ống sợi sẽ được máy mắc mắc thành những trục sợi và được rẽ thành những sợi với số lượng sợi và chiều dài theo yêu cầu của từng mặt hàng. Công đoạn hồ: Sợi được hồ hoá bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ xung quanh sợi nhằm tăng thêm cơ tính cho sợi, đảm bảo cho quy trình dệt được thuận lợi. Ngoài ra còn dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat, keo động vật (casein và zelatin), chất làm mềm, thảo mộc, chất béo, chất giữ ẩm CaCl2, glyxerin, chất chống mốc (phenol)...Sau khi dệt thành tấm, vải được đem tẩy tinh bột rồi mới thực hiện các công đoạn khác (như nấu, nhuộm…) Dệt vải: Các trục dệt đã tẩm hồ sẽ được đem sang các máy dệt để thực hiện công đoạn dệt nên sản phẩm, dệt vải là qúa trình kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để hình thành tấm vải mộc . Giũ hồ: Vải mộc đã kiểm tra được đốt lông và giũ nhằm loại bỏ lông xù và các thành phần của hồ bám trên vải bằng phương pháp enzim ( 1% enzim, muối và các chất ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0,5 %). Nấu vải: Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy để loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ xợi như dầu mỡ, sáp… Sau khi nấu, vải có khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hoá chất, thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và trắng đẹp hơn. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần. Tẩy trắng: Tẩy trắng nhằm mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn làm cho vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là natri cloxit ( NaClO2), natri hypoclorit (NaOCl) hoặc hyđro peroxide (H2O2) cùng các chất phụ trợ. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 21
  • 22. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Làm bóng: Vải sau khi tẩy trắng được làm bóng nhằm làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Làm bóng vải bông thường bằng dung dịch kiềm NaOH. Sau đó vải được giặt nhiều lần.( Đối với vải nhân tạo không cần làm bóng ) In hoa, nhuộm vải: được tiến hành sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị nhuộm. Trong giai đoạn này ta sử dụng các hóa chất như: NaOH hay Axit (chất tạo môi trường kiềm hay axit), phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất khử, H2O2, chất điện ly. Đối với các mặt hàng vải khác nhau đòi hỏi các phẩm nhuộm và môi trường nhuộm khác nhau. Để tăng hiệu quả của quá trình nhuộm, sử dụng các hóa chất như: axit (H2SO4, CH3COOH) , các muối (Na2SO4, muối amon), các chất cầm màu như Syntephix, tinofix. Tẩy giặt: Sau nhuộm và in, vải được giặt nóng, giặt lạnh nhiều lần nhằm làm sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa... quy trình tẩy giặt bao gồm xà phòng hay hóa chất giặt tẩy tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 80o C, sau đó xả lạnh với các chất tẩy giặt thông dụng là: xà phòng 1g/l, xô đa 1g/l... Phần thuốc nhuộm không gắn vào vải và các hoá chất sẽ đi vào nước thải. Hoàn tất: là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo đúng yêu cầu như: chống mốc, chống cháy, mềm, chống nhàu... hoặc trở về trạng thái tự nhiên sau quá trình căng kéo, co rút ở các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn, sử dụng một số hoá chất chống nhàu, chất làm mềm và hoá chất như metylic, axit axetic, tomaldehit. Quy trình công nghệ ở giai đoạn này tùy thuộc vào sản phẩm vải nhuộm cụ thể có thể bao gồm các bước khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm hai công đoạn sau: - Xử lý cơ học: chữa sợi ngang, căng bóng, chỉnh khổ, ủi... - Xử lý hóa học: đưa vào vải một số hóa chất để tăng chất lượng vải hoàn tất. Nhìn chung công nghệ dệt nhuộm cũng tương đối đa dạng và còn phụ thuộc vào loại sản phẩm, loại vải nguyên liệu, loại thuốc nhuộm. I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu. NHU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU HÓA CHẤT. * Nguyên liệu dệt: Nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy dệt là các loại sợi. Tuy nhiên nhìn chung các loại vải được dệt từ các loại sau: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 22
  • 23. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN - Xơ sợi gốc thực vật như cotton, linen, viscose... - Xơ sợi gốc động vật như len, tơ tằm... - Xơ sợi tổng hợp. • Nguyên liệu nhuộm, in hoa, hoàn tất. Bao gồm các loại thuốc nhuộm, chất trợ, các hóa chất cơ bản được sử dụng trong các quá trình xử lí hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình giặt tẩy và làm bóng. Thuốc nhuộm: Trước khi thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên xuất hiện vào năm 1885, người ta sử dụng thuốc nhuộm thiên nhiên được sản xuất từ thực vật. Các màu thiên nhiên có độ bền màu giặt và độ bền màu với ánh sáng rất thấp vì thế ngày nay hầu hết thuốc nhuộm thiên nhiên đã được thay thế bằng thuốc nhuộm tổng hợp. Ta có thể phân loại thuốc nhuộm theo các cách sau:[8-T17] Bảng 1.2. Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học STT Loại Cấu tạo 1 Thuốc nhuộm azoic Trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm azoic (-N=N-) 2 Thuốc nhuộm anthraquynone Trong phân tử có một hoặc nhiều nhân anthraquynone hoặc các dẫn xuất của nó. 3 Thuốc nhuộm indigoid Tổng hợp từ gốc thuốc nhuộm indigo có trong lá chàm 4 Thuốc nhuộm arylmethane Là dẫn xuất của methane trong đó nguyên tử carbon trung tâm sẽ tham gia vào mạch liên hợp của hệ mang màu 5 Thuốc nhuộm nitro Trong phân tử có từ hai hoặc nhiều nhân thơm, có ít nhất một nhóm nitro Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 23
  • 24. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN và một nhóm cho điện tử (NH2, OH) 6 Thuốc nhuộm nitroso Trong phân tử có nhóm nitroso (NO) 7 Thuốc nhuộm polymethyl Công thức tổng quát Ar-(CH=CH)n- CH-Ar’ (Ar, Ar’: nhóm cho và nhóm nhận điện tử) 8 Thuốc nhuộm lưu hóa Phân tử có nhiều nguyên tử lưu huỳnh. Gốc mang màu của thuốc nhuộm là các nhóm tiazin, tiazol, tiatren... 9 Thuốc nhuộm arylamine Công thức tổng quát Ar-N=Ar’ (Ar, Ar’: gốc thơm chứa nhóm cho và nhận điện tử) 10 Thuốc nhuộm azoicmethyl Trong phân tử thuốc nhuộm có chứa hệ mang màu: Ar-CH=N-Ar’ 11 Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng Trong phân tử có hệ mang màu là các hợp chất đa tụ giữa anthraquynone hoặc dẫn xuất với các vòng dị thể khác 12 Thuốc nhuộm phthacyanine Đây là thuốc nhuộm mới, hệ thống mạng N trong phân tử của thuốc nhuộm là một hệ liên hợp khép kín Bảng 1.3. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật STT Loại Tính chất 1 Thuốc nhuộm hoàn nguyên Là những hợp chất màu không tan trong nước, chứa nhóm C=O 2 Thuốc nhuộm lưu hóa Trong phân tử chứa nhiều nguyên tử lưu huỳnh, không tan trong nước, khi nhuộm phải khử bằng Na2S trong môi trường kiềm để chuyển thuốc nhuộm về dạng leuco base tan được trong nước. Sau khi nhuộm vải được giặt bằng nước để khử kiềm và oxy hóa về dạng không tan ban đầu. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 24
  • 25. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 3 Thuốc nhuộm oxy hóa Thuốc nhuộm chỉ có một màu đen, còn có tên gọi khác là anilin đen, được tổng hợp trực tiếp trên vải bằng cách oxy hóa anilin trong môi trường acid. 4 Thuốc nhuộm trực tiếp Được hòa tan trong nước nhuộm thẳng cho xơ, không cần qua giai đoạn gia công trung gian. 5 Thuốc nhuộm hoạt tính Tan trong nước, chứa một vài nguyên tử hoạt tính (khi nhuộm có thể tách ra khỏi thuốc nhuộm để thuốc nhuộm liên kết với xơ). 6 Thuốc nhuộm azoic Là thuốc nhuộm mono azoic không chứa nhóm có tính tan nên không được sản xuất ở dạng thành phẩm mà được tạo màu trực tiếp trên vải từ azo thành phần và diazo thành phần. 7 Thuốc nhuộm acid Phân tử nhỏ, dễ tan trong nước, màu tươi, dùng nhuộm len, tơ tằm, polyamid trong môi trường acid. 8 Thuốc nhuộm cationic-base Chứa các ion mang màu và cation hòa tan trong nước, ánh màu rất tươi nhưng kém bền màu, một nhóm thuốc nhuộm base (cationic) dùng để nhuộm xơ PAN (polyacrylonitrile) cho màu bền và tươi. 9 Thuốc nhuộm phức kim loại Thuộc nhóm hydroxyl anthraquynone và một số nhóm khác, tan trong nước nhưng màu không bền, để bền màu thì sau khi nhuộm phải gia công với các muối kim loại để tạo thành phức bền vững. 10 Thuốc nhuộm phân tán Là loại thuốc nhuộm không tan trong nước (do không chứa các nhóm -SO3Na, -COONa), phân tử nhỏ, sản xuất ở dạng bột mịn, độ phân tán cao, dùng nhuộm cho xơ ghet nước như acetate, polyester... 11 Thuốc nhuộm pigment Là thuốc nhuộm có gốc thuộc nhóm azoic, hoàn Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 25
  • 26. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN nguyên đa vòng...và có cả bột màu vô cơ, không tan trong nước, không có ái lực với xơ sợi, để gắn thuốc nhuộm lên xơ phải dùng chất gắn màu là fixer hoặc binder. Bảng 1.4. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại nguyên liệu Loại nguyên liệu Loại thuốc nhuộm sử dụng 1 Xơ sợi gốc cellulose Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên, acid. 2 Xơ sợi gốc protein Acid, phức kim loại, hoạt tính. 3 Xơ sợi cellulose tái sinh ( rayon, viscose rayon...) Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên. 4 Xơ sợi ester cellulose ( acetate, triacetate...) Azoic, phân tán, hoàn nguyên 5 Xơ sợi polyacrylic, CD Cationic, phân tán 6 Xơ sợi nylon Acid, azoic, phức kim loại, hoạt tính, hoàn nguyên, phân tán 7 Xơ sợi polyester Phân tán Chất trợ: Trong thực tế quá trình nhuộm và in không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của thuốc nhuộm và nước, để đạt hiệu ứng màu trên vải cần phải sử dụng thêm các chất khác gọi là chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt – tẩy – nhuộm – in... có độ pH, độ oxy hóa theo đúng yêu cầu sử dụng. Hiện nay có rất nhiều loại chất trợ được sử dụng có thể phân loại theo công dụng trực tiếp của nó lên sản phẩm nhuộm hoàn tất. Bảng 1.5. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm. STT Loại chất trợ Đặc tính Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 26
  • 27. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 1 Chất hoạt động bề mặt Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của dung môi, phân tử có cấu tạo mạch thẳng lưỡng cực và bất đối xứng. ( Một số chất hoạt động bề mặt thường dùng : chất làm ngấm, chất đều màu, chất phân tán, chất tải, chất tạo nhũ, chất chống bọt) 2 Chất khử và oxy hóa Dùng nhiều trong quá trình tẩy trắng hóa học. Bao gồm chất khử và chất oxy hóa ( Chất khử: thường dùng là Na2S2O4, Na2SO4... là các hợp chất hóa học trong quá trình tẩy sẽ thoát ra hydrogen nguyên tử có tác dụng phá vỡ cấu trúc màu của hóa chất làm mất màu. Chất oxy hóa: thường dùng H2O2, K2Cr2O7, NaClO2, CH3COOH... dùng tác dụng oxy hóa của tác nhân mà chủ yếu là oxy nguyên tử và hóa chất có chứa Cl+ để phá hủy chất màu). 3 Chất tăng trắng Dùng làm tăng độ trắng của các sản phẩm nếu như sau quá trình giặt tẩy hóa học chưa đạt được độ trắng yêu cầu. Các chất này làm tăng trắng quang học như thuốc nhuộm nhưng không có màu, có khả năng phát ra tia huỳnh quang trong miền cực tím, khi ở trên vải sẽ hấp thụ tia tử ngoại rồi phát ra các tia thấy được, các tia này kết hợp các phớt màu trên vải tạo nên cảm giác màu trắng. 4 Chất cầm màu Bao gồm các chất như : naphthol và muối để cầm màu cho thuốc nhuộm trực tiếp, chất cầm màu tổng hợp cầm màu cho một số thuốc nhuộm và các chất cầm màu dùng cho thuốc nhuộm pigment. 5 Chất hồ Các chất làm tăng tính sử dụng của vải hồ dầy, hồ mềm, hồ chống cháy, chống nhàu... Các hóa chất cơ bản: Bảng 1.6 : Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm STT Loại hóa chất Đặc tính Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 27
  • 28. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 1 Kiềm Thường dùng NaOH, Na2SiO3, NaHCO3... dùng trong việc tạo môi trường kiềm trong quá trình xử lí hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình giặt tẩy và làm bóng. 2 Acid Thường dùng acid hữu cơ: formic acid, acetic acid và acid vô cơ như: HCl, H2SO4...dùng để tạo môi trường acid cho các quá trình như nhuộm, giũ hồ, xông hơi acid, trung hòa kiềm... 3 Muối Thường dùng với vai trò là chất điện ly, chất hút ẩm, dùng nhiều nhất là Na2SO4, ure (NH2CO)2, muối ăn NaCl... 4 Enzyme Là chất xúc tác có thể tăng nhanh phản ứng tốc độ các phản ứng sinh hóa. Theo số liệu thống kê, nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam: Bảng 1.7. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam Đơn vị: tấn STT Loại năm 2010 năm 2015 năm 2020 1 Thuốc nhuộm 6,306 12,141 23,377 2 Chất trợ 13,598 26,182 50,412 3 Hoá chất 64,044 123,311 237,426 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 28
  • 29. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Trong thực tế, lượng thuốc nhuộm sử dụng có hiệu quả ngấm thẩm thẩu vào trong vật liệu dệt chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, còn lại 30 - 10% xả ra ngoài môi trường, lượng hoá chất, chất trợ hiệu dụng chiếm khoảng 5 – 10 % tổng số hoá chất,chất trợ đem dùng, số còn lại từ 90 – 95 %hoá chất, chất trợ thải ra môi trường. Những loại hoá chất, chất trợ thải ra môi trường cần thiết phải được xử lý để tránh ô nhiễm. NHU CẦU VỀ NHIÊN LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC. - Điện năng: Hầu hết các máy móc hoạt động được là do sử dụng các động cơ điện và hệ thống điện. Chính vì vậy điện năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng. - Nhiệt năng: Ngoài điện năng nhiệt năng cũng được sử dụng ở một số bộ phận như máy hồ, vùng dệt, nhuộm thông qua việc sử dụng lò hơi và hệ thống điều không. - Nước: Đối với công nghệ dệt nhuộm nước là nguồn nguyên liệu quan trọng, nước được sử dụng trong các công đoạn như bổ sung vào nồi hơi, công nghệ sản xuất ( nhuộm, tẩy rửa, giặt rũ...). Xử lí hoàn tất mặt hàng dệt nhuộm tiêu thụ khá nhiều nước. Tiêu chuẩn quốc gia Ấn Độ là 252 lít nước/ kg sản phẩm, còn tiêu chuẩn quốc tế như Mỹ là 276,9 lít nước/ kg sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam cũng từ 250-300 lít nước/kg hàng dệt. Trong đó, lượng nước dùng cần thiết cho các quá trình sản xuất chiếm tới 80% tổng nhu cầu được chia ra như sau: [9] Bảng 1.8. Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm :[7-T285] Loại hình sản xuất Nhu cầu ( m3 /tấn sản phẩm ) Khử mỡ len ( lông cừu ) 20-40 Hoàn tất và nhuộm len 70-200 Nhuộm hoàn tất sợi bông và sợi tổng hợp 100 Nhuộm, in hoa vải sợi 70 Mặt khác, trong các nhà máy dệt nhuộm, phần lớn lượng nước đưa vào sử dụng sẽ trở thành nước thải sau các công đoạn xử lí ướt. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng như sau: Bảng 1.9. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng dệt nhuộm Mặt hàng Công đoạn Nước thải ( m3 /tấn vải ) Hàng vải bông, nhuộm, dệt thoi ( 80 - 240 m3 /1 tấn vải) Hồ sợi 0,02 Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120 Nhuộm 50-120 Hàng len nhuộm, dệt thoi Xử lí sơ bộ và nhuộm 100-250 Hàng vải bông nhuộm, dệt - 70-180 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 29
  • 30. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN kim Hàng vải bông in hoa, dệt thoi (65-280 m3 /tấn vải ) Hồ sợi 0,02 Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120 In, sấy 5-20 Giặt 30-140 Chăn len màu từ sợi polyacrylonitrit ( 40-140 m3 /tấn vải ) Nhuộm sợi 30-80 Giặt sau dệt 10-70 Vải trắng từ polyacrylonitril Giặt tẩy 20-60 Dựa vào sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo dòng thải và nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu ngành dệt nhuộm, nhận thấy ngành dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện pháp để kiểm soát và xử lí ô nhiễm. I.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM I.2.1. Ô nhiễm môi trường ngành dệt I.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn, trong đó hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm đều phát sinh ra các chất thải với lượng nhiều ít khác nhau cần phải được xử lí kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số các công đoạn trong quy trình dệt nhuộm và các chất thải phát sinh trong các công đoạn đó. a. Công đoạn kéo sợi Hầu hết các dây chuyền kéo sợi đều có xử lý bụi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong buồng máy vẫn phát sinh bụi bông. Gây ô nhiễm môi trường trong xưởng sợi như: bụi bông (12 ÷ 16 mg/m3 ), bông phế liệu, sợi phế liệu, nhiệt độ cao (38 ÷ 410 C), ngoài ra còn tiếng ồn do thiết bị hoạt động (85 ÷ 95 dB) b. Các công đoạn dệt ( dệt thoi, dệt kim). Các chất thải gây ô nhiễm trong nhà máy dệt là: bụi bông (12 – 16 mg/ m3 ), sợi rối, vải vụn, nước thải của công đoạn hồ sợi (BOD: 200 – 300 mg/l; COD: 300 – 400 mg/l ), nhiệt độ công đoạn hồ sợi cao (39 – 400 C), tiếng ồn (90 – 95 dB) c. Công đoạn in nhuộm, hoàn tất. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 30
  • 31. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Xưởng tẩy nhuộm sử dụng nhiều nước nhất trong các công đoạn và là nơi gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Các chất thải gây ô nhiễm có các hoá chất thuốc nhuộm, khí độc hại. Xưởng pha màu để in hoa có sử dụng các dung môi hữu cơ để pha chế hồ in. Các dung môi hữu cơ bốc hơi gây độc hại cho sinh vật và con người, nước thải ở các công đoạn này có BOD5 khoảng 200 – 300 mg/l, COD dao động trong khoảng 350 đến 1200 mg/l. d. Công đoạn may Các xí nghiệp may có giặt mài có nước thải chứa hoá chất gây ô nhiễm cho môi trường, các xí nghiệp may không có giặt mài thì không gây ô nhiễm cho môi trường nước mà chỉ liên quan đến môi trường không khí. Nước thải giặt mài có COD: 200 – 300 mg/l, BOD5: 150 – 250 mg/l. Nguồn phát sinh chất thải, hoạt động của Nhà máy Dệt - Nhuộm và tính chất của chúng được trình bày một cách tổng quát tại bảng sau. Bảng 1.10. Nguồn gây ô nhiễm của Nhà máy Dệt - Nhuộm Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm Nước thải 1. Nước thải công nghiệp: - Từ công đoạn hồ sợi - Từ công đoạn nấu - Từ công đoạn giặt - Từ công đoạn trung hoà - Từ công đoạn tẩy - Từ công đoạn nhuộm - Từ công đoạn hồ hoàn tất - Từ công đoạn sấy khô Nước thải chứa xút (NaOH), Soda (Na2CO3), axit sulfuric, Clo hoạt tính, các chất vô cơ (như Na2SO4) hoặc Na2S2O3, natrisulfua (Na2S), dung môi hữu cơ clo hoá, Crom VI, kim loại nặng, các polyme tổng hợp, sơ sợi, các muối trung tính, chất hoạt động bề mặt, độ màu, pH, TS, COD, nhiệt độ cao. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 31
  • 32. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN 2. Nước mưa chảy qua các bãi vật liệu, rác của nhà máy Hàm lượng cặn lơ lửng lớn, BOD, COD rất cao 3. Nước thải sinh hoạt phân ly cặn và sản phẩm Chứa nhiều đất cát, BOD, COD cao. Khí thải 1. Từ khâu tẩy trắng 2. Từ công đoạn hiện màu, in 3. Lò hơi, máy phát điện - Khí Clo, Khí NO2, hoá chất hữu cơ, axit (H2SO4, CH3COOH...). - SO2, NOx, CO, aldehyde, hydrocarbon... Chất thải rắn 1. Chất thải rắn công nghiệp 2. Bùn thải từ xử lý nước 3. Chất thải rắn sinh hoạt - Vải vụn bụi bông, bao nilon, giấy, gỗ, thùng nhựa, chai, lọ đựng hoá chất... - Kim loại nặng, polyme, chất hoạt động bề mặt. - Ðất, cát, mảnh vỡ thuỷ tinh, kim loại, giấy nhãn, bao bì. I.2.1.2. Vấn đề ô nhiễm do nước thải ngành dệt. Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa chất. Nước thải của Nhà máy Dệt - Nhuộm có mức độ ô nhiễm cao chất hữu cơ, hoá chất, kim loại nặng và đặc biệt là độ mầu. - Nước thải của ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm mang các tính chất sau: + Lượng nước thải thường lớn chủ yếu từ công đoạn xử lí ướt (dệt nhuộm và nấu tẩy). + Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hoá chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 32
  • 33. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN + Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa...), vào tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng... - Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Ðộ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000 mg/l. - Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng, hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, các phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu. - Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. - Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. - Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm) và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng. Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, COD, BOD5, SS,độ màu tương đối cao, nóng, mùi nồng khó chịu, pH thường kiềm hoặc axit và có tính độc nhất định. I.2.1.3. Các tác động. Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm không chỉ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông và nước ngầm trong khu vực mà còn có thể làm gia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích tụ... Dưới đây là các khái quát về ảnh hưởng của các thông số đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 33
  • 34. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN * Các thông số ngoại quan, vật lý. :[9-T76] - Nhiệt độ : Nước thải từ xưởng nhuộm thải ra nói chung là nóng, có nhiệt độ tương đối cao, gây chết các loài động thực vật dưới nước không được phép thải trực tiếp ra môi trường. - pH : Nước thải xưởng nhuộm thường không bao giờ trung tính, mà có tính kiềm hay axit phụ thuộc vào hóa chất, thuốc và nguyên vật liệu gia công xử lý. Độ pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi tới các loài thủy sinh, và các vi sinh vật có trong nước. - Màu sắc : Nước thải dệt nhuộm có màu đậm cản trở bức xạ mặt trời vào nước, làm giảm quá trình quang hợp, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ trong nước. Mặc dù có thể là không độc hại, nhưng màu nước thải gây ấn tượng thẩm mĩ xấu, khó chấp nhận với cộng đồng, vì vậy đây cũng là một thông số đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Ngoài ra, hàm lượng các phẩm màu, màng dầu và chất hoạt động bề mặt cao trong nước thải là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước do sự ngăn cản tính hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời của nguồn nước. - Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao có thể gây tắc nghẽn hệ thống xử lí và làm bẩn dòng chảy ( sông ) nếu không được loại bỏ mà thải trực tiếp. - Tổng chất rắn hòa tan (TDS): là những chất rắn hòa tan trong nước, không thể xử lí bằng hóa học cũng như cơ học bằng lọc thông thường. Ở nồng độ cao, các chất này là độc với các loài thủy sinh, muối sunfat với nồng độ quá giới hạn cho phép còn ăn mòn các kết cấu bêtông. * Các thông số sinh học, sinh thái, hóa học. - Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) cao làm cho nồng độ oxy hoà tan (DO) trong nước bị giảm, quá trình hô hấp của các loài tôm cá và thủy sinh nói chung bị ức chế. Tầng đáy của các thủy vực tiếp nhận nước thải do thiếu hụt oxy nên xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra mùi hôi và các chất khí như CH4, CO2, NH3, H2S, ô nhiễm hữu cơ làm cho các loại thủy sinh chết dần, làm biến đổi hệ sinh thái . - Nồng độ kim loại nặng cao sẽ gây độc cho các loài tôm cá và vi sinh vật dù nồng độ của chúng trong nước thải khi phân tích vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Do tích tụ theo thời gian nên đến một lúc nào đó khi hàm lượng trong cơ thể cao cá có thể bị chết hàng loạt. - NaOH : lượng dư nhiều làm cho nước thải có pH>9, gây độc hại với thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và xử lý nước thải. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 34
  • 35. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN - Muối trung tính: làm cho tổng chất rắn (TS) cao. Lượng thải lớn gây tác hại tới thủy sinh do chúng làm tăng áp suất thẩm thấu, dẫn tới (gây) ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. - Các chất trợ: khó phân hủy sinh học, làm cho COD cao. Phần lớn chúng là các chất hoạt động bề mặt hữu cơ chứa nhân thơm, ảnh hưởng tới sức căng bề mặt của nước thải, ảnh hưởng tới đời sống thuỷ sinh và có thể gây tác hại đối với nước ngầm. - Hồ tinh bột biến tính: làm cho COD cao, gây tác hại đối với đời sống thủy sinh. - Các tạp chất trong xơ xenlulo bị phân hủy như pecton axit hữu cơ: làm cho BOD5, COD tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.:[9-T225] Biện pháp kiểm soát đầu nguồn a. Giảm tiêu thụ nước. Để giảm tiêu thụ nước cho 1 kg hàng hay 1 m vải từ kinh nghiệm thế giới và thực tế sản xuất trong nước có thể nêu lên những giải pháp sau đây: • Tối ưu hóa quy trình giặt • Thu hồi, lưu giữ nước làm mát ở hệ thống làm mát bay hơi trong nhà máy kéo sợi, ở các nhà máy nhuộm nhiệt độ cao, máy đốt lông, máy sấy văng, v.v ...để sử dụng lại như nước cấp công nghiệp. • Thu hồi nước ngưng • Đầu tư máy nhuộm tận trích thế hệ mới nhuộm với dung tỉ thấp, dần dần thay thế các máy nhuộm dung tỉ cao hiện đang sử dụng phổ biến. Như vậy có ý nghĩa tiết kiệm cả hóa chất và năng lượng, kéo giá thành xuống thấp. • Sử dụng lại nước lưu trong các công nghệ giảm trọng, tăng trắng quang học và cả nhuộm vải sợi ở các máy jet. Điều này có giá trị tiết kiệm cả hóa chất, chất trợ. • Sử dụng lại nước vệ sinh băng tải in hoa vì nước này chỉ chứa một lượng nhỏ hồ in. • Tuần hoàn, sử dụng lại nước thải đã xử lý triệt để cho các công đoạn thích hợp (chẳng hạn như giặt). b. Lựa chọn sử dụng, thay thế hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm Lựa chọn các hóa chất công nghệ, các chất trợ và thuốc nhuộm ảnh hưởng rất lớn đến giảm thiểu tác động đến môi trường. - Sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm... với lượng cần thiết tối ưu, không dư thừa để an toàn, dự phòng. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 35
  • 36. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN - Một cách thức hữu hiệu, khả thi để giảm thải lượng BOD trong nước thải là sử dụng thay thế các hóa chất có giá trị BOD thấp cho các chất có giá trị BOD cao. Thí dụ như: • Thay thế hồ tinh bột như bột sắn (khoai mì) có 50% BOD và gelatin (100% BOD) bằng hồ tổng hợp, chỉ có 1 – 3 % BOD trong công đoạn hồ sợi dọc bông100% hay tơ vixco. • Chất giặt tổng hợp (0 – 22% BOD) thay thế xà phòng (140 % BOD). • Thay thế amoni sunfat/ clorua hay axit vô cơ (0% BOD) cho axit axetic (33 – 62% BOD). Tuy nhiên thay thế các hóa chất có BOD cao bằng chất có BOD thấp cũng có nhược điểm là thường sản phẩm BOD thấp có giá bán cao hơn và khả năng phân giải sinh học lâu. c. Thu hồi và sử dụng lại hóa chất và thuốc nhuộm. - Thu hồi sử dụng lại hồ - Thu hồi sử dụng lại xút làm bóng - Sử dụng lại dung dịch nhuộm hay gọi là nhuộm nước lưu. d. Các công nghệ sạch hơn, tiên tiến và thân thiện với môi trường Áp dụng các qui trình công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường trên cơ sở máy móc thiết bị mới, hiện đại có thể đưa ra hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, kỹ thuật (chất lượng) và môi trường. Một số công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường như:  Công nghệ thay thế chất tẩy trắng Natri hypoclorit (NaOCl) bằng axit peaxetic CH3COOOH, để hạ giá thành thì tẩy trắng bằng permanganat KMnO4 vừa oxi hóa mạnh vừa thân thiện với môi trường.  Xử lí trước và nhuộm nhanh xử lí nhanh. Phương pháp xử lý cuối nguồn Nước thải dệt nhuộm chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Vì thế, có thể lựa chọn các phương án xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, phù hợp với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở cũng như sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 36
  • 37. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHỘM, THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY DỆT NHUỘM II.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XLNT NGÀNH DỆT NHUỘM. Như đã trình bày ở trên, công nghệ dệt nhuộm tiêu thụ một lượng nước lớn trong các công đoạn gia công xử lý vật liệu dệt nhất là trong xử lý ướt. Nước thải ngành dệt nhuộm chứa một lượng lớn các chất lơ lửng và xơ xợi, các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, thuốc nhuộm, chất trợ và các hóa chất dư thừa. Vì vậy, để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm cần kết hợp xử lý hóa lý và xử lý Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 37
  • 38. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN sinh học nhằm tách các chất rắn lơ lửng, khử COD, BOD và độ màu. Sau đây là cơ sở lý thuyết của các phương pháp điển hình để xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm. II.1.1. Một số phương pháp tách chất rắn lơ lửng và xơ sợi II.1.1. Phương pháp lắng trọng lực. Quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước. Cơ sở quá trình lắng trọng lực: Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. Bùn lắng được tách ra khỏi nước ngay sau lắng, có thể bằng phương pháp thủ công hay cơ giới. Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, thời gian lắng (thời gian lưu), khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, sự keo tụ các hạt rắn, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Có thể phân bể lắng làm 3 loại: -Bể lắng ngang: trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật, dòng nước chảy vào theo phương nằm ngang, quá trình lắng được thực hiện theo phương chuyển động ngang của nước thải . Sử dụng khi Q>15000m3 /ngày, hiệu suất đạt 60%, vận tốc dòng chảy nước thải trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s, thời gian lưu từ 1-3h [7-T98] -Bể lắng đứng: có dạng hình hộp hoặc hình trụ với đáy hình chóp, trên mặt bằng thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình lắng được thực hiện theo phương thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động của nước thải. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10-20% [7-T100] thời gian lưu nước lại trong bể 45-120 phút. -Bể lắng ly tâm trên mặt bằng thường có dạng hình tròn. Quá trình lắng chất lơ lửng tương tự như bể lắng ngang nhưng khác ở chỗ chất lỏng chuyển động từ tâm ra xung quanh. Thời gian lưu nước lại trong bể khoảng 85-90 phút. Hiệu suất lắng đạt 60%. Bể lắng li tâm được ứng dụng cho các tram xử lý có lưu lượng từ 20000m3 /ngày đêm trở lên [7-T100] Tuy nhiên phương pháp này chỉ tách được sơ bộ các chất rắn có kích thước và trọng lượng tương đối lớn trong nước thải, đặc biệt đối với nước thải dệt nhuộm thì chất rắn lơ lửng chủ yếu là các xơ sợi có trọng lượng thấp và kích thước bé nên đây chưa phải là phương án tối ưu. II.1.2. Phương pháp đông keo tụ kết hợp lắng Trong nước thải thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và kích thước khác nhau. Quá trình lắng chỉ tách được các hạt rắn huyền phù thô, không thể tách được các hạt rắn có kích thước bé (hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm [11-T17]). Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 38
  • 39. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Để tách được các hạt rắn đó một cách hiệu quả phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với hóa học làm tăng kích thước và trọng lượng của chúng nhằm làm tăng vận tốc lắng. Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích của chúng, tiếp đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ. Cơ sở quá trình đông keo tụ: Khi đưa vào nước thải một số chất đông keo tụ thường là một số muối kim loại hóa trị 3 (còn gọi là phèn), lập tức xảy ra các phản ứng hóa học hóa lý tạo các ion dương phân tán đều trong nước. Các ion dương này sẽ hút các hạt rắn lơ lửng mang điện tích trái dấu (ion âm) tạo thành các hạt có kích thước lớn dần, đến một kích thước nhất định sẽ lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực. Mặt khác, khi các hạt rắn mang điện tích âm chuyển động qua lớp chất lỏng thì bị giảm điện tích âm bởi các ion mang điện tích dương ở phía bên trong, nhờ đó mà trạng thái keo của hạt dần dần bị phá vỡ do trung hòa điện tích. - Phèn nhôm: Các chất đông keo tụ thường dùng là muối nhôm, muối sắt hoặc hỗn hợp giữa chúng. Trong đó sử dụng rộng rãi nhất là Al2(SO4)3, hoà tan tốt trong nước, chi phí thấp, ít ăn mòn đường ống và hoạt động hiệu quả cao trong khoảng pH = 5-7,5 [7-T121] . Các phản ứng xảy ra khi cho phèn nhôm vào nước : Khi cho phèn nhôm Sunfat vào nước nó phân ly theo các giai đoạn: Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO4 2- Al3+ + H2O = Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)2 + + H+ Al(OH)2 + + H2O = Al(OH)3 + H+ Al3+ + 3 H2O = Al(OH)3 + 3 H+ Mức độ thuỷ phân Al2(SO4)3 tăng lên khi pha loãng dung dịch, khi tăng nhiệt độ và giảm pH của dung dịch. Cụ thể phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + pH của nước: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân [11-T17] pH > 4,5: không xảy ra quá trình thủy phân. pH > 7,5: Al(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 39
  • 40. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN pH tối ưu là 6-7,5 [12] + Nhiệt độ: Nhiêt độ nước cao, tốc độ keo tụ tăng, hiệu quả keo tụ đạt được càng cao, giảm lượng phèn cho vào nước. Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm vào khoảng 20-40o C, tốt nhất là 35-40o C. [11-T17] Ngoài ra, có một số các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như thành phần các ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng... - Phèn sắt: [7-T121] Các muối sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 cũng thường làm chất đông keo tụ. Việc tạo thành bông keo diễn ra theo các phản ứng: FeCl3 + 3 H2O = Fe(OH)3 + HCl Fe2(SO4)3 + 6 H2O = 2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4 Trong điều kiện kiềm hoá xảy ra các phản ứng sau: 2FeCl3 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaCl2 FeSO4 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaSO4 + pH > 10 thì Fe(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế pH tối ưu là: 5-10 [12] Các muối sắt được sử dụng làm chất đông tụ có nhiều ưu điểm hơn so với muối nhôm do: + Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp. + Có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn. + Các bông keo tạo thành có kích thước và độ bền lớn. + Có thể khử được mùi vị khi có H2S. + Trọng lượng đơn vị của Al(OH)3 = 2,4 còn của Fe(OH)3 = 3,6 do vậy keo sắt vẫn lắng được khi trong nước có ít chất huyền phù. [11-T17] Tuy nhiên các muối sắt cũng có nhược điểm là chúng tạo thành các hợp chất có màu qua phản ứng của các cation sắt với một số hợp chất hữu cơ [7-T121] Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử lí, có thể dùng thêm các chất trợ keo, các chất này có thể là các hợp chất cao phân tử như poliacrilamit (PAA) hoặc axit silic hoạt hóa (SiO2), hàm lượng PAA lấy bằng 0,1-1,5 mg/l còn nếu dùng axit silic hoạt hóa lấy bằng 2-3 mg/l [11-T20] Các Polyme cấu tạo mạch dài, phân tử lượng cao, khi phân ly trong nước chúng hấp phụ các hạt cặn bẩn trong nước thông qua cơ chế hấp phụ vật lí (dính bám) và hấp Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 40
  • 41. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN phụ hóa học (tương tác). Hệ quả là các hạt cặn bị dính vào mạch, tạo thành các cụm bông có kích thước lớn và dễ dàng bị tách ra. - Phương pháp đông keo tụ có những ưu - nhược điểm sau: Ưu điểm: - Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan có kích thước rất nhỏ, các chất độc hại đối với vi sinh vật - Khử được độ màu của nước Nhược điểm: - Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải. - Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lí bùn cặn. II.1.3.Phương pháp tuyển nổi. Phương pháp tuyển nổi thường dùng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Cơ sở quá trình tuyển nổi: Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu. Lượng không khí tiêu tốn riêng sẽ giảm khi hàm lượng hạt rắn cao, vì khi đó xác suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Bọt khí này phải có độ bền nhất định để không bị phá vỡ trong quá trình tuyển, nếu bọt tan quá sớm thì các hạt sẽ bị chìm xuống và quá trình tuyển nổi không tiến hành được. Để đạt được mục đích này đôi khi người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân chia pha như phenol, natri alkylSilicat.... Trong thực tế, một số chất trợ tuyển nổi đồng thời có hai khả năng vừa là chất ổn định bọt, vừa là chất tập hợp làm tăng tính kỵ nước của hạt. Poliacrylamid là một trong những chất trợ tuyển như vậy. * Phương pháp tuyển nổi có những ưu nhược điểm nổi bật sau: * Ưu điểm: - Có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Khi các hạt nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt. - Quá trình được thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 41
  • 42. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN - Tốc độ của quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn cặn có độ ẩm thấp hơn. - Vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn. - Thiết bị đơn giản. *Nhược điểm: -Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc, khó chọn vật liệu có kích thước mao quản khác nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thước đồng đều. - Không giải quyết được vấn đề độ màu cho nước thải. II.1.2. Các phương pháp khử COD, BOD. Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ khác như: H2S, Nitơ, Amoniac.... Cơ sở của phương pháp: sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá. Nguyên lý chung của quá trình oxy hóa sinh hóa:[7-T181] Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 3 giai đoạn: - Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do khuếch tán đối lưu và phân tử. - Di chuyển chất từ bề mặt ngoài của tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán do sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào. - Chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng lượng và quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng lượng. Các giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ với nhau va quá trình chuyển hóa các chất đóng vai trò chính trong quá trình sử lý nước thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 2 quá trình chính, đó là: quá trình yếm khí và quá trình hiếu khí. II.1.2.1. Xử lý nước thải bằng quá trình yếm khí. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 42
  • 43. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí là quá trình sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí và không có oxy. Quá trình này thực hiện nhờ các chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc hay không bắt buộc. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải giàu chất hữu cơ, tuy nhiên quá trình thích hợp cho các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao (BOD = 4000-5000 mg/l) [7-T214] Đối với nước thải ngành dệt nhuộm với các đặc trưng trên không thích hợp để xử lý yếm khí do đó, không đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp này. II.1.2.2. Xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí. a. Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là lợi dụng quá trình sống và hoạt động của vi sinh vật hiếu khí và tuỳ tiện để phân huỷ chất hữu cơ và một số chất vô cơ có thể chuyển hoá sinh học được có trong nước thải. Đồng thời các vi sinh vật sử dụng một phần hữu cơ và năng lượng khai thác được từ quá trình oxy hoá để tổng hợp nên sinh khối. b. Các tác nhân sinh học trong xử lý hiếu khí [13]. Tác nhân sinh học được sử dụng trong quá trình xử lý hiếu khí có thể là vi sinh vật hô hấp hiếu khí hay tuỳ tiện, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Chuyển hoá nhanh các hợp chất hữu cơ. + Có kích thước tương đối lớn (50 ÷200 µm). + Có khả năng tạo nha bào. + Không tạo ra các khí độc. c.Cơ chế của quá trình xử lý hiếu khí. Oxy hoá các chất hữu cơ. CxHyOzN + (x + y/4 - z/2 - ¾) O2 vsv x CO2 + (y/2 - 3/2) H2O + NH3 Tổng hợp xây dựng tế bào. CxHyOzN + NH3 + O2 vsv C5H7NO2 + H2O + CO2 + năng lượng Với CxHyOzN : công thức tổng quát của chất hữu cơ. C5H7NO2 : công thức hoá học biểu thị thành phần hoá học của tế bào. Hô hấp nội bào (giai đoạn oxy hoá chất liệu của tế bào) Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 43
  • 44. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Nếu quá trình oxy hóa diễn ra đủ dài, sau khi sử dụng hết các chất hữu cơ có sẵn sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bằng việc oxy hoá các chất liệu của tế bào. C5H7NO2 vsv NH3 + 5 CO2 + 2 H2O + năng lượng Ngoài ra, quá trình xử lý hiếu khí còn có những quá trình sau: + Quá trình Nitrat hóa : NH3 + O2 VSV NO- 2 NO- 2 + O2 VSV NO3 - + Quá trình phản Nitrat hóa ( xảy ra ở vùng thiếu oxy hoặc trong bể lắng thứ cấp) NO3 - VSV NO- 2 VSV N2 + Quá trình oxy hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh và photpho: Hợp chất của S,P VSV SO4 2- , PO4 3- + Oxy hóa các hợp chất chứa sắt và mangan: Các kim loại nặng Fe2+ , Mn2+ VSV Fe3+ , Mn4+ d . Các công trình xử lý nước thải hiếu khí. * Các công trình hiếu khí nhân tạo dựa trên cơ sở dính bám của vi sinh vật (lọc sinh học) [7- 205]. Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học oxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước. Màng sinh học là tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí và tuỳ tiện. Các vi khuẩn hiếu khí tập trung ở lớp ngoài của màng sinh học, ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc. Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống, sau đó nước thải được làm sạch và được đưa vào bể lắng 2. Nước thải từ bể này có thể kéo theo những mãnh vở của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc. Trong thực tế thì một phần nước đã qua bể lắng được quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc. Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá dăm, đá ong, vòng kim loại, vòng gốm, than đá, than cốc, gỗ mãnh, chất dẻo tấm uốn lượn... Cơ chế quá trình : Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 44
  • 45. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Khi dòng nước chảy trùm lên lớp màng nhớt này, các chất hữu cơ được vi sinh vật chiết ra còn sản phẩm của quá trình trao đổi chất là CO2 sẽ được thải ra qua màng chất lỏng. Oxy hoà tan được bổ sung từ không khí. Ưu điểm: Về vận hành thiết bị xử lý. Ưu điểm quan trọng nhất của quá trình màng vi sinh vật so với quá trình vi sinh vật lơ lửng là sự dễ dàng trong vận hành hệ thống xử lý. Việc vận hành hệ thống bùn hoạt tính đòi hỏi duy trì ổn các thông số như nồng độ vào ổn định, khả năng lắng của bùn, tuần hoàn bùn và loại bỏ bùn dư… Đặc biệt khi sự phát triển quá mức của vi khuẩn dạng sợi làm giảm khả năng lắng của bùn và gây khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Trong quá trình vi sinh dính bám những điều kiện vận hành như trên hầu như không cần thiết quan tâm đến. Trong khi bể lắng sau bể Aeroten còn nhiệm vụ duy trì nồng độ bùn trong bể bùn hoạt tính thì bể lắng sau thiết bị màng vi sinh vật chỉ có tác dụng loại bỏ chất rắn sinh học (lớp màng bị bong ra trong nước thải sau khi qua thiết bị xử lý bằng màng) mà không ảnh hưởng gì tới hoạt động của màng vi sinh vật. Do tác dụng của chuỗi thức ăn tồn tại trong quá trình màng dài nên lượng bùn dư sinh ra ít, do vậy sẽ làm giảm sự phức tạp trong quá trình vận hành cũng như làm cho hệ thống xử lý ít công trình đơn vị hơn. Sự đơn giản trong vận hành dẫn tới khả năng điều chỉnh tình trạng hoạt động của hệ thống thấp. Với bùn hoạt tính có thể điều chỉnh lượng nồng độ bùn trong bể bằng cách điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn trong bể lắng, hay muốn tăng khả năng loại bỏ Nitơ có thể tăng thời gian lưu bùn, nói chung có thể điều khiển các thông số để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải trong bùn hoạt tính. Trái lại với màng vi sinh vật không thể điều chỉnh chính xác sinh khối trong hệ thống. Có thể nói rằng thông số có thể điều khiển hệ thống màng vi sinh vật chỉ có chất lượng nước đầu vào và cường độ sục khí. Khởi động nhanh Trong quá trình bùn hoạt tính, thời gian khởi động tối thiểu một tháng để đạt được hiệu quả ổn định và thông thường là 2 tháng. So với màng vi sinh vật thì thời gian khởi động khoảng 2 tuần đối với thiết bị lọc sinh học ngập nước và thiết bị tiếp xúc quay và cần thời gian dài hơn đối với thiết bị lọc nhỏ giọt. Nguyên nhân làm cho thời gian khởi động của quá trình màng vi sinh ngắn hơn là do hầu hết sinh khối sinh ra đều tích lũy lại mà không bị tiêu thụ sớm trong quá trình khởi động khi màng vi sinh còn mỏng. Nhờ vậy việc khôi phục và vận hành cũng rất nhanh ngay cả khi một lượng lớn sinh khối bị suy giảm do một lí do nào đó. Quá trình cũng chịu đựơc sự thay đổi bất thường về tải trọng hữu cơ. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 45
  • 46. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN Khả năng loại bỏ những chất cơ chất phân hủy chậm Màng vi sinh thích hợp để xử lý những loại nước thải có chứa những cơ chất phân hủy sinh học chậm như: các loại chất hữu cơ như Polyvinyl Alcohol (PCA) , lignin, các hợp chất hữu cơ có gốc clo… hay các chất vô cơ như nitrate, cyanide Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm Tốc độ khuếch tán và phản ứng sinh học đều giảm khi nhiệt độ giảm. Năng lượng hoạt hoá được dùng để đánh giá mức độ phụ thuộc của phản ứng sinh học vào nhiệt độ, năng lượng càng lớn sự phụ thuộc càng cao. Đối với sự thay đổi tải lượng ô nhiễm thì hiệu quả xử lý cũng ổn định. Khi tải lượng đầu vào tăng lên thì nồng độ cơ chất trên bề mặt của màng tăng tương ứng do vậy bề dày hiệu quả của màng cũng tăng theo. Ngược lại, khi tải lượng ô nhiễm giảm thì bề dày màng cũng giảm theo. Kết quả là hiệu quả xử lý được giữ ổn định. Sự đa dạng về thiết bị xử lý Trong mỗi thiết bị lọc ngập nước, tiếp xúc quay hay lọc nhỏ giọt thì hình dạng, kích thước, loại vật liệu, phương pháp bố trí vật liệu đệm làm giá thể cũng rất đa dạng. Các thiết bị trên có thể áp dụng được cả cho quá trình hiếu khí và kị khí, trừ thiết bị lọc nhỏ giọt. Vì vậy, quá trình màng vi sinh vật có thể áp dụng để xử lý nhiều loại nước khác nhau Hiệu quả cao đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp Thực nghiệm cho thấy xử lý nước thải có nồng độ BOD thấp hơn bằng quá trình bùn hoạt tính cho hiệu quả không cao. Tuy nhiên, đối với quá trình màng vi sinh vật chỉ cần nồng độ cơ chất cao hơn giá trị cần thiết để duy trì sự trao đổi chất. Nước thải với nồng độ cơ chất thay đổi trong khoảng rộng vẫn đảm bảo được hiệu quả xử lý. Đối với màng vi sinh vật nước thải có nồng độ cơ chất càng thấp càng dễ xử lý. Nhược điểm: Không có khả năng điều khiển sinh khối Thông thường không dễ dàng điều khiển sinh khối trong màng vi sinh vật. Hơn nữa, sự tăng bề dày màng vượt quá một giá trị bề dày hiệu quả không đóng góp gì vào việc xử lý ô nhiễm mà còn làm giảm diện tích hiệu quả của màng vi sinh vật và thời gian lưu nước trong thiết bị xử lý. aKhông có khả năng kiểm soát được sinh khối do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài vi sinh vật có trong màng. Trong quá trình bùn hoạt tính, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nitơ, nhằm kìm hãm quá trình nitrate hoá thì thời gian lưu bùn được rút ngắn lại. Ngược lại, để thúc đẩy quá trình nitrate hoá chỉ cần tăng thời gian lưu bùn bằng cách giảm lượng bùn dư lấy ra. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được các loài vi sinh có trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 46
  • 47. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3 /ngày đêm Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN bùn hoạt tính. Đối với quá trình màng vi sinh vật sự đa dạng sinh học cao dẫn đến chuỗi thức ăn được kéo dài và làm giảm lượng bùn dư. Quá trình màng dễ vận hành nhưng khó điều khiển để đạt được hiệu quả xử lý cao. Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán Trong quá trình màng vi sinh vật, các yếu tố điều khiển quá trình làm sạch nước là sự vận chuyển cơ chất và oxy vào màng vi sinh vật. Trong đa số trường hợp, sự vận chuyển cơ chất bởi quá trình khuếch tán trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng (sự hạn chế khuếch tán), nồng độ cơ chất trở thành yếu tố điều khiển phản ứng làm sạch. Nồng độ oxy hoà tan trong nước thải phải cao, do vậy năng lượng sục khí cũng phải lớn. Để hạn chế ảnh hưởng của quá trình khuếch tán thì diện tích màng vi sinh vật phải đủ lớn. Như vậy, cần sử dụng vật liệu làm giá thể có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn và đều để duy trì bề dày hiệu quả của màng. Dễ bị tắc lớp vật liệu lọc. * Các công trình hiếu khí nhân tạo xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật- bể phản ứng sinh học hiếu khí (Aeroten). Trong quá trình xử lý hiếu khí, các vi sinh vật sinh trưởng ở trạng thái huyền phù. Quá trình làm sạch ở Aeroten diễn ra trong dòng chảy của hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính được sục khí. Việc sục khí nhằm đảm bảo 2 quá trình là làm nước được bão hoà O2 và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là một số chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng là nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần hình thành các hạt bông cặn có khả năng hấp thụ và phân huỷ các chất hữu cơ khi có mặt của O2. Các hạt này dần dần to và lơ lửng trong nước. Các hạt bông cặn này gọi là bùn hoạt tính. * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý [3]. - Ảnh hưởng cơ chất và Oxi hoà tan (DO): Quan hệ này được biểu thị thông qua hàm Michales-Menten [12] ax m DO S DO S DO K S K µ µ = × × + + Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551. 47