SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
Nhóm thực hiện: Nhóm số 18 – Lớp:KTPM2K6
Thành viên trong nhóm:
1. Phạm Văn Tiến
2. Phạm Văn Trường
3. Hoàng Văn Trọng
4. Nguyễn Văn Trường
Đề Tài :Thiết bị lưu trữ từ tính (ổ đĩa cứng)
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Tuấn Tú
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012
1
Mục Lục
Tìm hiểu thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính.
A Ổ cứng
Phần I: Lịch sử phát triển của ổ HD
1.1 HDD 1956- 1973.................................................3
1.2 HDD thập niên 1990............................................5
1.3 HDD ngày nay.....................................................5
Phần II: Phân loại ổ đĩa cứng và cấu tạo
1 Phân loại
2 Cấu tạo :
2.1 Cụm đĩa ..............................................................8
2.2 Cụm đầu đọc .......................................................8
2.3 Cụm mạch điện..................................................... 8
2.4 Vỏ đĩa cứng: ........................................................8
2.5 Đĩa từ................................................................... 9
2.6 Track ...................................................................9
2.7 Sector ..............................................10
2.8 Cylinder ............................................................ 11
2.9 trục quay.............................................................12
2.10 đầu lọc ghi........................................................12
2.11 Cần di chuyển đầu đọc/ghi ..........................12
3 Hoạt động của ổ đĩa cứng
3.1 Giao tiếp với máy tính.......................................13
3.2 Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa ................. 13
3.3 Các công nghệ sử dụng ổ đĩa cứng.............. 14
A. S.M.A.R.T ...........................................................14
2
B.Ổ cứng lai ...........................................................15
4 Thông số và đặc tính
4.1 Dung lượng ......................................................16
4.2 Tốc độ quay của ổ đĩa cứng...........................16
4.3 Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng . 17
4.4 Bộ nhớ đệm ......................................................18
4.5 Chuẩn giao tiếp ................................................19
4.6 Tốc độ truyền dữ liệu ......................................22
4.7 Kích thước .......................................................24
4.8 Sự sử dụng điện năng .....................................24
4.9 Các thông số khác ..........................................25
4.10 Độ ồn ...............................................................26
4.11 Chu trình di chuyển .......................................27
4.12 Chịu đựng sốc ..............................................27
4.13 Nhiệt độ và sự thích nghi ..............................28
4.14 Thời gian thích nghi cần thiết ..........................28
4.15 Các số thông số về sản phẩm ...................... 29
5 Ứng dụng .............................................................30
6. Tìm hiểu thêm về Serial ATA: So sánh với công
nghệ Ultra ATA.......................................31
3
A.ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive : HDD )
HDD là thiết bị chứa chương trình để giúp máy vi tính hoạt động
và lưu dữ liệu của người sử dụng. HDD có nhiều chuẩn, loại, dung
lượng... Một máy vi tính có thể gắn nhiều HDD, số lượng tùy theo
số đầu cắm trên Mainboard cho phép.
I. Lịch sử phát triển
1.1 Năm 1956-1973
Năm 1956, ổ đĩa cứng (HDD) đầu tiên trên thế giới có tên là IBM
350 do Reynold Johnson thiết kế. Ổ này có tới 50 tấm đĩa kích
thước 24 inch với tổng dung lượng là 5 triệu ký tự 7-bit (tương
đương 4,4MB). Do sử dụng duy nhất một đầu từ để truy nhập tất
cả các tấm đĩa, tốc độ truy nhập trung bình khá thấp.
4
Năm 1961, ổ HDD IBM 1301 ra mắt và bắt đầu sử dụng một đầu
từ cho mỗi mặt đĩa. Ổ HDD đầu tiên có bộ phận lưu trữ tháo lắp
được là IBM 1311 ra đời năm 1962. Ổ này sử dụng đĩa IBM 1316
có dung lượng 2 triệu ký tự.
Năm 1973, IBM giới thiệu hệ thống đĩa 3340 Winchester. Đây là ổ
HDD đầu tiên sử dụng kỹ thuật lắp ráp đóng hộp. Ổ HDD này ban
đầu có tên “nội bộ” là “30-30” vì sử dụng 2 module 30MB có thể
tháo được. Sau đó, nó đã được kỹ sư trưởng dự án Kenneth
Haughton đặt tên chính thức theo tên của loại súng trường
Winchester 30-30 nổi tiếng thời đó. Cũng từ đây xuất hiện công
nghệ Winchester mà sau đó trở thành một thiết kế chuẩn cho các
nhà chế tạo HDD. Đây là công nghệ cho phép đầu từ có thể hạ
xuống và nhấc lên khỏi phiến đĩa khi ổ đĩa quay.
Ban đầu, do có kích thước lớn và cồng kềnh cũng như tiêu thụ
lượng điện năng rất lớn nên HDD chỉ thích hợp với môi trường
của các trung tâm dữ liệu, không phù hợp với văn phòng nhỏ hoặc
nhà riêng. Trước thập niên 1980, hầu hết ổ HDD có các tấm đĩa
cỡ 8 inch (20cm) hoặc 14 inch (35cm), cần một
diện tích sàn chứa đáng kể. Trong nhiều trường
hợp, chúng cần tới điện cao áp hoặc thậm chí
điện ba pha cho những môtơ lớn mà chúng
dùng. Mãi đến tận năm 1980, khi Seagate
Technology cho ra đời HDD ST-506 - ổ đĩa 5,25
inch đầu tiên có dung lượng 5MB, HDD mới bắt
đầu được ứng dụng vào máy PC.
1.2 Thập niên 1990
Đa số các ổ đĩa cứng cho máy vi tính đầu thập kỷ 1980 không bán
trực tiếp cho người dùng cuối bởi nhà sản xuất mà bởi các OEM
như một phần của thiết bị lớn hơn (như Corvus Disk System và
Apple ProFile). Chiếc IBM PC/XT được bán ra đã có một ổ đĩa
cứng lắp trong nhưng xu hướng tự cài đặt nâng cấp bắt đầu xuất
hiện. Các công ty chế tạo ổ đĩa cứng bắt đầu tiếp thị với người
dùng cuối bên cạnh OEM và đến giữa thập niên 1990, ổ đĩa cứng
bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ.
5
Ổ đĩa lắp trong ngày càng được sử dụng nhiều trong PC trong khi
các ổ đĩa lắp ngoài tiếp tục phổ biến trên máy Macintosh của hãng
Apple và các nền tảng khác. Mỗi máy Mac sản xuất giữa giữa các
năm 1986 và 1998 đều có một cổng SCSI phía sau khiến cho việc
lắp đặt thêm phần cứng mới trở nên dễ dạng; tương tự như vậy,
"toaster" (máy nướng bánh) Mac không có chỗ cho ổ đĩa cứng
(hay trong Mac Plus không có chỗ lắp ổ đĩa cứng), các đời tiếp
theo cũng vậy thế nên ổ SCSI lắp ngoài là có thể hiểu được. Các
ổ đĩa SCSI lắp ngoài cũng phổ biến trong các máy vi tính cổ như
loạt Apple II và Commodore 64, và cũng được sử dụng rộng rãi
trong máy chủ cho đến tận ngày nay. Sự xuất hiện vào cuối thập
niên 1990 của các chuẩn giao tiếp ngoài như USB và FireWire
khiến cho ổ đĩa cứng lắp ngoài trở nên phổ biến hơn trong người
dùng thông thường đặc biệt đối với những ai cần di chuyển một
khối lượng lớn dữ liệu giữa hai địa điểm. Vì thế, phần lớn các ổ
đĩa cứng sản xuất ra đều có trở thành lõi của các vỏ lắp ngoài.
1.3 Ngày nay
Dung lượng ổ đĩa cứng tăng
trưởng theo hàm mũ với thời
gian. Đối với những máy PC thế
hệ đầu, ổ đĩa dung lượng 20
megabyte được coi là lớn. Cuối
thập niên 1990 đã có những ổ
đĩa cứng với dung lượng trên 1
gigabyte. Vào thời điểm đầu
năm 2005, ổ đĩa cứng có dung
lượng khiêm tốn nhất cho máy
tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng lên tới 40 gigabyte
còn ổ đĩa lắp trong có dung lượng lớn nhất lên tới một nửa
terabyte (500 GB), và những ổ đĩa lắp ngoài đạt xấp xỉ một
terabyte. Cùng với lịch sử phát triển của PC, các họ ổ đĩa cứng
lớn là MFM, RLL, ESDI, SCSI, IDE và EIDE, và mới nhất là SATA.
Ổ đĩa MFM đòi hỏi mạch điều khiển phải tương thích với phần
điện trên ổ đĩa cứng hay nói cách khác là ổ đĩa và mạch điều
khiền phải tương thích. RLL (Run Length Limited) là một phương
pháp mã hóa bit trên các tấm đĩa giúp làm tăng mật độ bit. Phần
lớn các ổ đĩa RLL cần phải tương thích với bộ điều khiển nó làm
việc với. ESDI là một giao diện được phát triển bởi Maxtor làm
tăng tốc trao đổi thông tin giữa PC và đĩa cứng. SCSI (tên cũ là
SASI dành cho Shugart (sic) Associates), viết tắt cho Small
6
Computer System Interface, là đối thủ cạnh tranh ban đầu của
ESDI. Khi giá linh kiện điện tử giảm (do nhu cầu tăng lên) các chi
tiết điện tử trước kia đặt trên cạc điều khiển đã được đặt lên trên
chính ổ đĩa cứng. Cải tiến này được gọi là ổ đĩa cứng tích hợp linh
kiện điện tử (Integrated Drive Electronics hay IDE). Các nhà sản
xuất IDE mong muốn tốc độ của IDE tiếp cận tới tốc độ của SCSI.
Các ổ đĩa IDE chậm hơn do không có bộ nhớ đệm lớn như các ổ
đĩa SCSI và không có khả năng ghi trực tiếp lên RAM. Các công ty
chế tạo IDE đã cố gắng khắc phục khoảng cách tốc độ này bằng
phương pháp đánh địa chỉ logic khối (Logical Block Addressing -
LBA). Các ổ đĩa này được gọi là EIDE. Cùng lúc với sự ra đời của
EIDE, các nhà sản xuất SCSI đã tiếp tục cải tiến tốc độ SCSI.
Những cải tiến đó đồng thời khiến cho giá thành của giao tiếp
SCSI cao thêm. Để có thể vừa nâng cao hiệu suất của EIDE vừa
không làm tăng chi phí cho các linh kiện điện tử không có cách
nào khác là phải thay giao diện kiểu "song song" bằng kiểu "nối
tiếp", và kết quả là sự ra đời của giao diện SATA. Tuy nhiên, hiệu
suất làm việc của các ổ đĩa cứng SATA thế hệ đầu và các ổ đĩa
PATA không có sự khác biệt đáng kể.
7
II Phân loại và cấu tạo của ổ đĩa cứng.
1 Phân loại
 ổ đĩa cứng gắn trong máy tính.
 ổ đĩa cứng gắn ngoài máy tính:
HDD Mobil Rack
° Là một hộp chứa đĩa cứng di
dộng. Phần khung được gắn vào thùng
máy như một ổ đĩa CD-ROM thông
thường nhưng phần ruột là một hộp chứa đĩa cứng có
tay cầm phía trước.
External HDD
° Size- Là ổ đĩa cứng được gắn bên
ngoài thùng máy tính. Đĩa
cứng được để trong một hộp
gọi là External HDD box (hộp chứa
đĩa cứng gắn ngoài) - là hộp cho
phép gắn đĩa cứng dạng IDE/SCSI,
có đầu nối dây nguồn AC và có cổng
nối cáp vào cổng LPT (giao diện song song) hoặc SCSI
(giao diện SCSI) của máy tính.
2 Cấu tạo
Ổ đĩa cứng gồm các thành phần,
bộ phận có thể liệt kê cơ bản
và giải thích sơ bộ như sau:
8
2.1 Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ.
• Đĩa từ.
• Trục quay: truyền chuyển động của đĩa từ.
• Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.
2.2 Cụm đầu đọc
• Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu
• Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm).
2.3 Cụm mạch điện
• Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục,
điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm
bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.
• Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của
ổ đĩa cứng.
• Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong
quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi
khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.
• Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.
• Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.
• Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ
làm việc của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa
cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh
trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa
chọn các thông số làm việc khác...
2.4 Vỏ đĩa cứng:
Vỏ ổ đĩa cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện
gắn trên nó, phần nắp đậy lại để bảo vệ các linh kiện bên
trong.
Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện
và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào
bên trong của ổ đĩa cứng.
Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va
chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng.
Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt
vào trong ổ đĩa cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp
từ và hư hỏng từng phần (xuất hiện các khối hư hỏng (bad
block))... Thành phần bên trong của ổ đĩa cứng là không khí
có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi
9
trường bên trong và bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ
thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp suất.
2.5 Đĩa từ
Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh,
trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu.
Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc
cả hai mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ
thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác
nhau.
Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa
từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau
khi hoạt động.
2.6 Track
Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm
thành các track.
Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống
như các đĩa nhựa (ghi âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt
của các rãnh ghi này không có các gờ phân biệt và chúng là các
vòng tròn đồng tâm chứ không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn
10
ốc như đĩa nhựa. Track trên ổ đĩa cứng không cố định từ khi sản
xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa (low
format ).
Khi một ổ đĩa cứng đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi
kết quả kiểm tra bằng các phần mềm cho thấy xuất hiện
nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có nghĩa là phần cơ của
nó đã rơ rão và làm việc không chính xác như khi mới sản
xuất, lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó để
tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ
2.7 Sector
Khu vực
Số
sector/track
Số
byte/track
Tốc độ
truyền dữ liệu
(MBps)
0 720 368.640 44,24
1 704 360.448 43,25
2 696 356.352 42,76
3 672 344.064 41,29
4 640 327.680 39,32
5 614 314.368 37,72
6 592 303.104 36,37
7 556 284.672 34,16
8 528 270.336 32,44
11
9 480 245.760 29,49
10 480 245.760 29,49
11 456 233.472 28,02
12 432 221.184 26,54
13 416 212.992 25,56
14 384 196.608 23,59
15 360 184.320 22,12
Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm
thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra
để chứa dữ liệu. Theo chuẩn thông thường thì một sector chứa
dung lượng 512 byte.
Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng
tâm đĩa, các ổ đĩa cứng đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi
vùng có số sector/track bằng nhau.
Bảng sau cho thấy các khu vực với các thông số khác nhau và sự
ảnh hưởng của chúng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng Các
khu vực ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng Hitachi Travelstar 7K60 2,5".
2.8 Cylinder
Tập hợp các track cùng cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các
mặt đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn
thì: khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp
toàn bộ các track trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn
lại đang làm việc tại đó gọi là cylinder (cách giải thích này chính
xác hơn bởi có thể xảy ra thường hợp các đầu đọc khác nhau có
khoảng cách đến tâm quay của đĩa khác nhau do quá trình chế
tạo).
12
Trên một ổ đĩa cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều track trên mỗi
mặt đĩa từ.
2.9 Trục quay
Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực
tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền
chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.
Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim
nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm
của chúng không được sai lệch - bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có
thể gây lên sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ
cao, dẫn đến quá trình đọc/ghi không chính xác.
2.10 Đầu đọc/ghi
Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt)
và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các công nghệ
mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn
như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề
mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo
các ứng dụng công nghệ mới.
Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ
hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.
Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa
cứng, có nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn
trong trường hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng 3 mặt).
2.11 Cần di chuyển đầu đọc/ghi
Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào
nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các
đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính
xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa
(phía trục quay).
Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do
chúng được gắn chung trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa
rằng khi việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại
hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí
tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại.
13
Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức:
• Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động.
• Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ.
3 Hoạt động của ổ đĩa cứng
3.1 Giao tiếp với máy tính
Toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi máy tính
(hoặc các thiết bị sử dụng ổ đĩa cứng) có yêu cầu truy xuất dữ liệu
hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ đĩa cứng. Việc thực hiện giao tiếp với
máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm.
Ta biết rằng máy tính làm việc khác nhau theo từng phiên làm
việc, từng nhiệm vụ mà không theo một kịch bản nào, do đó quá
trình đọc và ghi dữ liệu luôn luôn xảy ra, do đó các tập tin luôn bị
thay đổi, xáo trộn vị trí. Từ đó dữ liệu trên bề mặt đĩa cứng không
được chứa một cách liên tục mà chúng nằm rải rác khắp nơi trên
bề mặt vật lý. Một mặt khác máy tính có thể xử lý đa nhiệm (thực
hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời điểm) nên cần phải truy
cập đến các tập tin khác nhau ở các thư mục khác nhau.
Như vậy cơ chế đọc và ghi dữ liệu ở ổ đĩa cứng không đơn thuần
thực hiện từ theo tuần tự mà chúng có thể truy cập và ghi dữ liệu
ngẫu nhiên tại bất kỳ điểm nào trên bề mặt đĩa từ, đó là đặc điểm
khác biệt nổi bật của ổ đĩa cứng so với các hình thức lưu trữ truy
cập tuần tự (như băng từ).
Thông qua giao tiếp với máy tính, khi giải quyết một tác vụ, CPU
sẽ đòi hỏi dữ liệu (nó sẽ hỏi tuần tự các bộ nhớ khác trước khi đến
đĩa cứng mà thứ tự thường là cache L1-> cache L2 ->RAM) và đĩa
cứng cần truy cập đến các dữ liệu chứa trên nó. Không đơn thuần
như vậy CPU có thể đòi hỏi nhiều hơn một tập tin dữ liệu tại một
thời điểm, khi đó sẽ xảy ra các trường hợp:
1. Ổ đĩa cứng chỉ đáp ứng một yêu cầu truy cập dữ liệu trong
một thời điểm, các yêu cầu được đáp ứng tuần tự.
2. Ổ đĩa cứng đồng thời đáp ứng các yêu cầu cung cấp dữ liệu
theo phương thức riêng của nó.
Trước đây đa số các ổ đĩa cứng đều thực hiện theo phương thức
1, có nghĩa là chúng chỉ truy cập từng tập tin cho CPU. Ngày nay
các ổ đĩa cứng đã được tích hợp các bộ nhớ đệm (cache) cùng
14
các công nghệ riêng của chúng (TCQ, NCQ) giúp tối ưu cho hành
động truy cập dữ liệu trên bề mặt đĩa nên ổ đĩa cứng sẽ thực hiện
theo phương thức thứ 2 nhằm tăng tốc độ chung cho toàn hệ
thống.
3.2 Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa
Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển
động: Chuyển động quay của các đĩa và chuyển động của các đầu
đọc.
Sự quay của các đĩa từ được thực hiện nhờ các động cơ gắn
cùng trục (với tốc độ rất lớn: từ 3600 rpm cho đến 15.000 rpm)
chúng thường được quay ổn định tại một tốc độ nhất định theo
mỗi loại ổ đĩa cứng.
Khi đĩa cứng quay đều, cần di chuyển đầu đọc sẽ di chuyển đến
các vị trí trên các bề mặt chứa phủ vật liệu từ theo phương bán
kính của đĩa. Chuyển động này kết hợp với chuyển động quay của
đĩa có thể làm đầu đọc/ghi tới bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa.
Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện
trường để đọc dữ liệu (và tương ứng: phát ra một điện trường để
xoay hướng các hạt từ khi ghi dữ liệu).
Dữ liệu được ghi/đọc đồng thời trên mọi đĩa. Việc thực hiện phân
bổ dữ liệu trên các đĩa được thực hiện nhờ các mạch điều khiển
trên bo mạch của ổ đĩa cứng.
3.3 Các công nghệ sử dụng ổ đĩa cứng
A, S.M.A.R.T
S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology)
là công nghệ tự động giám sát, chuẩn đoán và báo cáo các hư
hỏng có thể xuất hiện của ổ đĩa cứng để thông qua BIOS, các
phần mềm thông báo cho người sử dụng biết trước sự hư hỏng
để có các hành động chuẩn bị đối phó (như sao chép dữ liệu dự
phòng hoặc có các kế hoạch thay thế ổ đĩa cứng mới).
Trong thời gian gần đây S.M.AR.T được coi là một tiêu chuẩn
quan trọng trong ổ đĩa cứng. S.M.A.R.T chỉ thực sự giám sát
những sự thay đổi, ảnh hưởng của phần cứng đến quá trình lỗi
xảy ra của ổ đĩa cứng (mà theo hãng Seagate thì sự hư hỏng
trong đĩa cứng chiếm tới 60% xuất phát từ các vấn đề liên quan
đến cơ khí): Chúng có thể bao gồm những sự hư hỏng theo thời
gian của phần cứng: đầu đọc/ghi (mất kết nối, khoảng cách làm
việc với bề mặt đĩa thay đổi), động cơ (xuống cấp, rơ rão), bo
mạch của ổ đĩa (hư hỏng linh kiện hoặc làm việc sai).
15
S.M.A.R.T không nên được hiểu là từ "smart" bởi chúng
không làm cải thiện đến tốc độ làm việc và truyền dữ liệu
của ổ đĩa cứng. Người sử dụng có thể bật (enable) hoặc tắt
(disable) chức năng này trong BIOS (tuy nhiên không phải
BIOS của hãng nào cũng hỗ trợ việc can thiệp này).
B, Ổ cứng lai
Ổ cứng lai (hybrid hard disk drive) là các ổ đĩa cứng thông thường
được gắn thêm các phần bộ nhớ flash trên bo mạch của ổ đĩa
cứng. Cụm bộ nhớ này hoạt động khác với cơ chế làm việc của bộ
nhớ đệm (cache) của ổ đĩa cứng: Dữ liệu chứa trên chúng không
bị mất đi khi mất điện.
Trong quá trình làm việc của ổ cứng lai, vai trò của phần bộ nhớ
flash như sau:
• Lưu trữ trung gian dữ liệu trước khi ghi vào đĩa cứng, chỉ khi
máy tính đã đưa các dữ liệu đến một mức nhất định (tuỳ
từng loại ổ cứng lai) thì ổ đĩa cứng mới tiến hành ghi dữ liệu
vào các đĩa từ, điều này giúp sự vận hành của ổ đĩa cứng tối
hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn nhờ việc không phải
thường xuyên hoạt động.
• Giúp tăng tốc độ giao tiếp với máy tính: Việc đọc dữ liệu từ
bộ nhớ flash nhanh hơn so với việc đọc dữ liệu tại các đĩa
từ.
• Giúp hệ điều hành khởi động nhanh hơn nhờ việc lưu các
tập tin khởi động của hệ thống lên vùng bộ nhớ flash.
• Kết hợp với bộ nhớ đệm của ổ đĩa cứng tạo thành một hệ
thống hoạt động hiệu quả.
Những ổ cứng lai được sản xuất hiện nay thường sử dụng bộ nhớ
flash với dung lượng khiêm tốn ở 256 MB bởi chịu áp lực của vấn
đề giá thành sản xuất. Do sử dụng dung lượng nhỏ như vậy nên
chưa cải thiện nhiều đến việc giảm thời gian khởi động hệ điều
hành, dẫn đến nhiều người sử dụng chưa cảm thấy hài lòng với
chúng. Tuy nhiên người sử dụng thường khó nhận ra sự hiệu quả
của chúng khi thực hiện các tác vụ thông thường hoặc việc tiết
kiệm năng lượng của chúng.
Hiện tại (2007) ổ cứng lai có giá thành khá đắt (khoảng 300 USD
cho dung lượng 32 GB) nên chúng mới được sử dụng trong một
số loại máy tính xách tay cao cấp. Trong tương lai, các ổ cứng lai
có thể tích hợp đến vài GB dung lượng bộ nhớ flash sẽ khiến sự
16
so sánh giữa chúng với các ổ cứng truyền thống sẽ trở lên khác
biệt hơn.
4 Thông số và đặc tính
4.1 Dung lượng
Dung lượng ổ đĩa cứng (Disk capacity) là một thông số thường
được người sử dụng nghĩ đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh,
đầu tư và nâng cấp. Người sử dụng luôn mong muốn sở hữu các
ổ đĩa cứng có dung lượng lớn nhất có thể theo tầm chi phí của họ
mà có thể không tính đến các thông số khác.
Dung lượng ổ đĩa cứng được tính bằng: (số byte/sector) × (số
sector/track) × (số cylinder) × (số đầu đọc/ghi).
Dung lượng của ổ đĩa cứng tính theo các đơn vị dung lượng cơ
bản thông thường: byte, kB MB, GB, TB.
Theo thói quen trong từng thời kỳ mà người ta có thể sử dụng đơn
vị nào, trong thời điểm năm 2007 người người ta thường sử dụng
GB. Ngày nay dung lượng ổ đĩa cứng đã đạt tầm đơn vị TB nên
rất có thể trong tương lai – theo thói quen, người ta sẽ tính theo
TB.
Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có
lợi (theo cách tính 1 GB = 1000 MB mà thực ra phải là 1 GB
= 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các
phần mềm kiểm tra) nhận ra của ổ đĩa cứng thường thấp
hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng
40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).
4.2 Tốc độ quay của ổ đĩa cứng
Tốc độ quay của đĩa cứng thường được ký hiệu bằng rpm (viết tắt
của từ tiếng Anh: revolutions per minute) số vòng quay trong một
phút.
Tốc độ quay càng cao thì ổ càng làm việc nhanh do chúng thực
hiện đọc/ghi nhanh hơn, thời giam tìm kiếm thấp.
Các tốc độ quay thông dụng thường là:
17
• 3.600 rpm: Tốc độ của các ổ đĩa cứng đĩa thế hệ trước.
• 4.200 rpm: Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức
giá trung bình và thấp trong thời điểm 2007.
• 5.400 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5” sản xuất
cách đây 2-3 năm; với các ổ đĩa cứng 2,5” cho các máy tính
xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ 5400 rpm để đáp
ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
• 7.200 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong
thời gian hiện tại (2007)
• 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa
cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các
máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI
4.3 Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng
Thời gian tìm kiếm trung bình
Thời gian tìm kiếm trung bình (Average Seek Time) là khoảng thời
gian trung bình (theo mili giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ
một cylinder này đến một cylinder khác ngẫu nhiên (ở vị trí xa
chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi nhà sản
xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị
trí khác nhau rồi chia cho số lần thực hiện để có kết quả thông số
cuối cùng.
Thông số này càng thấp càng tốt.
Thời gian tìm kiếm trung bình không kiểm tra bằng các phần mềm
bởi các phần mềm không can thiệp được sâu đến các hoạt động
của ổ đĩa cứng.
Thời gian truy cập ngẫu nhiên
Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng
thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên.
Tính bằng mili giây (ms).
Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng
làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên quan tâm đến
chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số này càng thấp
càng tốt.
Tham số: Các ổ đĩa cứng sản xuất gần đây (2007) có thời gian
truy cập ngẫu nhiên trong khoảng: 5 đến 15 ms.
Thời gian làm việc tin cậy
18
Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures)
được tính theo giờ (hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ
của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất dự tính
ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng có
thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy).
Một số nhà sản xuất công bố ổ đĩa cứng của họ hoạt động với tốc
độ 10.000 rpm với tham số: MTBF lên tới 1 triệu giờ, hoặc với ổ
đĩa cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có giá trị MTBF đến 1,4
triệu giờ thì những thông số này chỉ là kết quả của các tính toán
trên lý thuyết. Hãy hình dung số năm mà nó hoạt động tin cậy (khi
chia thông số MTBF cho (24 giờ/ngày × 365 ngày/năm) sẽ thấy
rằng nó có thể dài hơn lịch sử của bất kỳ hãng sản xuất ổ đĩa
cứng nào, do đó người sử dụng có thể không cần quan tâm đến
thông số này.
4.4 Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ đĩa cứng cũng giống như
RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá
trình làm việc của ổ đĩa cứng.
Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt
động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do
phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền
tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm.
Đơn vị thường bính bằng kB hoặc MB.
Trong thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2
hoặc 8 MB cho các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến khoảng 160
GB, với các ổ đĩa cứng dụng lượng lớn hơn chúng thường sử
dụng bộ nhớ đệm đến 16 MB hoặc cao hơn. Bộ nhớ đệm càng lớn
thì càng tốt, nhưng hiệu năng chung của ổ đĩa cứng sẽ chững lại
ở một giá trị bộ nhớ đệm nhất định mà từ đó bộ nhớ đệm có thể
tăng lên nhưng hiệu năng không tăng đáng kể.
Hệ điều hành cũng có thể lấy một phần bộ nhớ của hệ thống
(RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy từ
ổ đĩa cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường
xuyên phải truy cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ
điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến cách hoạt động
19
hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ đĩa cứng. Có rất nhiều
phần mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều
hành tuỳ thuộc vào sự dư thừa RAM trên hệ thống.
4.5 Chuẩn giao tiếp
Các chuẩn giao tiếp của ổ đĩa cứng
Giao tiếp
(viết tắt)
Tên tiếng Anh đầy đủ
Tốc độ
truyền dữ liệu
SCSI
Small Computer
System Interface
Nhiều loại, xem thêm
Ultra160 SCSI 160 MBps
Ultra320
SCSI
320 MBps
ATA
Advanced
Technology Attachment
Max = 133 MBps
SATA 150 Serial ATA 150 150 MBps
SATA 300 Serial ATA 300 300 MBps
SATA 600 Serial ATA 600 600 MBps
Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng với hệ thống
phần cứng, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ
đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ thống máy tính, phần còn
lại các ổ giao tiếp nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với các
chuẩn thông dụng.
20
Trước đây, các chuẩn ATA và SATA thế hệ đầu tiên được sử
dụng phổ biến trong máy tính cá nhân thông thường trong khi
chuẩn SCSI và Fibre Channel có tốc độ cao hơn được sử chủ yếu
nhiều trong máy chủ và máy trạm. Gần đây, các chuẩn SATA thế
hệ tiếp theo với tốc độ giao tiếp cao hơn đang được sử dụng rộng
rãi trong các máy tính cá nhân sử dụng các thế hệ chipset mới.
Bảng dưới đây so sánh các chuẩn ATA thường sử dụng nhiều với
ổ đĩa cứng trong thời gian gần đây.
Chuẩn
Standa
rd
Phát
triển
(năm
)
Côn
g bố
(năm
)
Loại
bỏ
(năm
)
PIO
Mode
s
DMA
Mode
s
UDM
A
Mode
s
Parall
el
Spee
d
(MBp
s)
Serial
Spee
d
(MBp
s)
Đặc tính
ATA-1 1988 1994 1999 02 0 8,33
Hộ trợ lên
tới
136.9GB;
BIOS
issues not
addressed
ATA-2 1993 1996 2001 04 02 16,67 Faster PIO
modes;
CHS/LBA
BIOS
translation
defined up
21
to 8.4GB;
PC-Card
ATA-3 1995 1997 2002 04 02 16,67
SMART;
improved
signal
integrity;
LBA
support
mandatory;
eliminated
single-
word DMA
modes
ATA-4 1996 1998 04 02 02 33,33
Ultra-DMA
modes;
ATAPI
Packet
Interface;
BIOS hỗ
trợ tới
136.9GB
ATA-5 1998 2000 04 02 04 66,67
Faster
UDMA
modes; 80-
pin cable
with
autodetecti
on
ATA-6 2000 2002 04 02 05 100 100MBps
UDMA
mode;
extended
drive and
BIOS
22
Tải bản FULL (file word 46 trang): bit.ly/2Ywib4t
support up
to 144PB
ATA-7 2001 2004 04 02 06 133 150
133MBps
UDMA
mode;
Serial ATA
ATA-8 2004 04 02 06 133 150
Phiên bản
phụ
SMART = Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology
ATAPI = AT Attachment Packet Interface
MB = Megabyte; million bytes
GB = Gigabyte; billion bytes
PB = Petabyte; quadrillion bytes
CHS = Cylinder, Head, Sector
LBA = Logical block address
PIO = Programmed I/O
DMA = direct memory access
UDMA = Ultra DMA
4.6 Tốc độ truyền dữ liệu
Tốc độ của các chuẩn giao tiếp không có nghĩa là ổ đĩa cứng có
thể đáp ứng đúng theo tốc độ của nó, đa phần tốc độ truyền dữ
liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi
chúng gặp các rào cản trong vấn đề công nghệ chế tạo.
Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa
cứng:
• Tốc độ quay của đĩa từ.
• Số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng: bởi càng nhiều đĩa từ thì
số lượng đầu đọc càng lớn, khả năng đọc/ghi của đồng thời
của các đầu từ tại các mặt đĩa càng nhiều thì lượng dữ liệu
đọc/ghi càng lớn hơn.
23
• Công nghệ chế tạo: Mật độ sít chặt của các track và công
nghệ ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa (phương từ song song hoặc
vuông góc với bề mặt đĩa): dẫn đến tốc độ đọc/ghi cao hơn.
• Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ
liệu tức thời trong một thời điểm.
Bảng so sánh sau tốc độ giữa các vùng ở các ổ cứng khác nhau
dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận ra một số yếu tố ảnh hưởng đến
tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng.
Ổ đĩa cứng Ultra-ATA/100 Hitachi (IBM) Deskstar 120GXP
Vùng Sectors/Track
Tốc độ quay
(vòng/phút)
Tốc độ
truyền dữ
liệu (MB/giây)
Vùng ngoài 928 7.200 57,02
Vùng trong 448 7.200 27,53
Trung bình 688 7.200 42,27
Ổ đĩa cứng Maxtor DiamondMax D540X-4G120J6 120GB ATA
Vùng ngoài 896 5.400 41,29
Vùng trong 448 5.400 20,64
Trung bình 672 5.400 30,97
Như vậy ta thấy rằng tốc độ truyền dữ liệu thực sự ở mức trung
bình 42,27 MBps ở ổ đĩa có giao tiếp Ultra-ATA/100 (với tốc độ
thiết kế truyền dữ liệu 100 MBps) chỉ gần bằng 1/2 so với tốc độ
giao tiếp.
24
Tải bản FULL (file word 46 trang): bit.ly/2Ywib4t
4.7 Kích thước
Kích thước của ổ đĩa cứng được chuẩn hoá tại một số kích thước
để đảm bảo thay thế lắp ráp vừa với các máy tính. Kích thước ổ
đĩa cứng thường được tính theo inch (")
Kích thước vỏ ngoài các loại ổ đĩa cứng: xem bảng.
4.8 Sự sử dụng điện năng
Đa số các ổ đĩa cứng của máy tính cá nhân sử dụng hai loại điện
áp nguồn: 5 Vdc và 12 Vdc (DC hoặc dc: Loại điện áp một chiều).
Các ổ đĩa cứng cho máy tính xách tay có thể sử dụng chỉ một loại
điện áp nguồn 5 Vdc. Các ổ đĩa cứng gắn trong các thiết bị số cầm
tay khác có thể sử dụng các nguồn có mức điện áp thấp hơn với
công suất thấp.
Điện năng cung cấp cho các ổ đĩa cứng phần lớn phục vụ cho
động cơ quay các ổ đĩa, phần còn lại nhỏ hơn cung cấp cho bo
mạch của ổ đĩa cứng. Tuỳ từng loại động cơ mà chúng sử dụng
điện áp 12V hoặc 5 Vdc hơn (thông qua định mức tiêu thụ dòng
điện của nó tại các mức điện áp này). Trên mỗi ổ đĩa cứng đều ghi
rõ các thông số về dòng điện tiêu thụ của mỗi loại điện áp sử dụng
để đảm bảo cho người sử dụng tính toán công suất chung.
Ổ đĩa cứng thường tiêu thụ điện năng lớn nhất tại thời điểm khởi
động của hệ thống (hoặc thời điểm đĩa cứng bắt đầu hoạt động trở
lại sau khi tạm nghỉ để tiết kiệm điện năng) bởi sự khởi động của
động cơ đồng trục quay các đĩa từ, cũng giống như động cơ điện
thông thường, dòng điện tiêu thụ đỉnh cực đại của giai đoạn này
có thể gấp 3 lần công suất tiêu thụ bình thường.
Ổ cứng thông thường lấy điện trực tiếp từ nguồn máy tính, với các
ổ đĩa cứng ngoài có thể sử dụng các bộ cung cấp điện riêng kèm
theo hoặc chúng có thể dùng nguồn điện cung cấp qua các cổng
giao tiếp USB.
4.9 Các thông số khác
KÍCH THƯỚC VỎ CÁC LOẠI Ổ CỨNG
CAO RỘNG DÀI THỂ TÍCH
25
2579996

More Related Content

Similar to Nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính (ổ cứng, đĩa mềm, băng từ) (2)

How to build a pc e book
How to build a pc e bookHow to build a pc e book
How to build a pc e bookanhtu820
 
Lap rap may tinh
Lap rap may tinhLap rap may tinh
Lap rap may tinhQuoc Nguyen
 
Quan ly bo nho ngoai trong linux
Quan ly bo nho ngoai trong linuxQuan ly bo nho ngoai trong linux
Quan ly bo nho ngoai trong linuxThu Lam
 
2. Phan cung may tinh.ppt
2. Phan cung may tinh.ppt2. Phan cung may tinh.ppt
2. Phan cung may tinh.ppthangdong15
 
Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Ly hai
 
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405Nhok Ly
 
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnPdfbài 7 máy tính xác tay và máy in   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnMasterCode.vn
 
Phancungcomputer
PhancungcomputerPhancungcomputer
PhancungcomputerHai Nguyen
 
BTL-NMDT_GROUP4
BTL-NMDT_GROUP4BTL-NMDT_GROUP4
BTL-NMDT_GROUP4Nhok Ly
 
hdd
hddhdd
hddVNG
 
Thietke ic baigiang.v1.0
Thietke ic baigiang.v1.0Thietke ic baigiang.v1.0
Thietke ic baigiang.v1.0ba191992
 
Chuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquanChuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquanVNG
 
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main) bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main)   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnPdfbài 2 bo mạch chủ (main)   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main) bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnMasterCode.vn
 
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdf
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdfỔ cứng tiếng anh là gì.pdf
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdfViTinhQuangChinh
 
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở  02 sudungtài liệu Mã nguồn mở  02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudungThuyet Nguyen
 

Similar to Nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính (ổ cứng, đĩa mềm, băng từ) (2) (20)

How to build a pc e book
How to build a pc e bookHow to build a pc e book
How to build a pc e book
 
Chuong 6 hdd
Chuong 6 hddChuong 6 hdd
Chuong 6 hdd
 
Bai 06 thiet bi luu tru
Bai 06  thiet bi luu truBai 06  thiet bi luu tru
Bai 06 thiet bi luu tru
 
Lap rap may tinh
Lap rap may tinhLap rap may tinh
Lap rap may tinh
 
Quan ly bo nho ngoai trong linux
Quan ly bo nho ngoai trong linuxQuan ly bo nho ngoai trong linux
Quan ly bo nho ngoai trong linux
 
2. Phan cung may tinh.ppt
2. Phan cung may tinh.ppt2. Phan cung may tinh.ppt
2. Phan cung may tinh.ppt
 
Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung
 
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405
BTL - NMĐT - Nhóm 4 - MT1405
 
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnPdfbài 7 máy tính xác tay và máy in   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 7 máy tính xác tay và máy in bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
 
Xoa mu linux
Xoa mu linuxXoa mu linux
Xoa mu linux
 
Phancungcomputer
PhancungcomputerPhancungcomputer
Phancungcomputer
 
BTL-NMDT_GROUP4
BTL-NMDT_GROUP4BTL-NMDT_GROUP4
BTL-NMDT_GROUP4
 
hdd
hddhdd
hdd
 
Chuong 6 hdd
Chuong 6 hddChuong 6 hdd
Chuong 6 hdd
 
Thietke ic baigiang.v1.0
Thietke ic baigiang.v1.0Thietke ic baigiang.v1.0
Thietke ic baigiang.v1.0
 
Chuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquanChuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquan
 
Chuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquanChuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquan
 
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main) bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main)   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vnPdfbài 2 bo mạch chủ (main)   bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
Pdfbài 2 bo mạch chủ (main) bảo trì sự cố máy tính-mastercode.vn
 
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdf
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdfỔ cứng tiếng anh là gì.pdf
Ổ cứng tiếng anh là gì.pdf
 
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở  02 sudungtài liệu Mã nguồn mở  02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudung
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính (ổ cứng, đĩa mềm, băng từ) (2)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Nhóm thực hiện: Nhóm số 18 – Lớp:KTPM2K6 Thành viên trong nhóm: 1. Phạm Văn Tiến 2. Phạm Văn Trường 3. Hoàng Văn Trọng 4. Nguyễn Văn Trường Đề Tài :Thiết bị lưu trữ từ tính (ổ đĩa cứng) Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Tuấn Tú Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012 1
  • 2. Mục Lục Tìm hiểu thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính. A Ổ cứng Phần I: Lịch sử phát triển của ổ HD 1.1 HDD 1956- 1973.................................................3 1.2 HDD thập niên 1990............................................5 1.3 HDD ngày nay.....................................................5 Phần II: Phân loại ổ đĩa cứng và cấu tạo 1 Phân loại 2 Cấu tạo : 2.1 Cụm đĩa ..............................................................8 2.2 Cụm đầu đọc .......................................................8 2.3 Cụm mạch điện..................................................... 8 2.4 Vỏ đĩa cứng: ........................................................8 2.5 Đĩa từ................................................................... 9 2.6 Track ...................................................................9 2.7 Sector ..............................................10 2.8 Cylinder ............................................................ 11 2.9 trục quay.............................................................12 2.10 đầu lọc ghi........................................................12 2.11 Cần di chuyển đầu đọc/ghi ..........................12 3 Hoạt động của ổ đĩa cứng 3.1 Giao tiếp với máy tính.......................................13 3.2 Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa ................. 13 3.3 Các công nghệ sử dụng ổ đĩa cứng.............. 14 A. S.M.A.R.T ...........................................................14 2
  • 3. B.Ổ cứng lai ...........................................................15 4 Thông số và đặc tính 4.1 Dung lượng ......................................................16 4.2 Tốc độ quay của ổ đĩa cứng...........................16 4.3 Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng . 17 4.4 Bộ nhớ đệm ......................................................18 4.5 Chuẩn giao tiếp ................................................19 4.6 Tốc độ truyền dữ liệu ......................................22 4.7 Kích thước .......................................................24 4.8 Sự sử dụng điện năng .....................................24 4.9 Các thông số khác ..........................................25 4.10 Độ ồn ...............................................................26 4.11 Chu trình di chuyển .......................................27 4.12 Chịu đựng sốc ..............................................27 4.13 Nhiệt độ và sự thích nghi ..............................28 4.14 Thời gian thích nghi cần thiết ..........................28 4.15 Các số thông số về sản phẩm ...................... 29 5 Ứng dụng .............................................................30 6. Tìm hiểu thêm về Serial ATA: So sánh với công nghệ Ultra ATA.......................................31 3
  • 4. A.ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive : HDD ) HDD là thiết bị chứa chương trình để giúp máy vi tính hoạt động và lưu dữ liệu của người sử dụng. HDD có nhiều chuẩn, loại, dung lượng... Một máy vi tính có thể gắn nhiều HDD, số lượng tùy theo số đầu cắm trên Mainboard cho phép. I. Lịch sử phát triển 1.1 Năm 1956-1973 Năm 1956, ổ đĩa cứng (HDD) đầu tiên trên thế giới có tên là IBM 350 do Reynold Johnson thiết kế. Ổ này có tới 50 tấm đĩa kích thước 24 inch với tổng dung lượng là 5 triệu ký tự 7-bit (tương đương 4,4MB). Do sử dụng duy nhất một đầu từ để truy nhập tất cả các tấm đĩa, tốc độ truy nhập trung bình khá thấp. 4
  • 5. Năm 1961, ổ HDD IBM 1301 ra mắt và bắt đầu sử dụng một đầu từ cho mỗi mặt đĩa. Ổ HDD đầu tiên có bộ phận lưu trữ tháo lắp được là IBM 1311 ra đời năm 1962. Ổ này sử dụng đĩa IBM 1316 có dung lượng 2 triệu ký tự. Năm 1973, IBM giới thiệu hệ thống đĩa 3340 Winchester. Đây là ổ HDD đầu tiên sử dụng kỹ thuật lắp ráp đóng hộp. Ổ HDD này ban đầu có tên “nội bộ” là “30-30” vì sử dụng 2 module 30MB có thể tháo được. Sau đó, nó đã được kỹ sư trưởng dự án Kenneth Haughton đặt tên chính thức theo tên của loại súng trường Winchester 30-30 nổi tiếng thời đó. Cũng từ đây xuất hiện công nghệ Winchester mà sau đó trở thành một thiết kế chuẩn cho các nhà chế tạo HDD. Đây là công nghệ cho phép đầu từ có thể hạ xuống và nhấc lên khỏi phiến đĩa khi ổ đĩa quay. Ban đầu, do có kích thước lớn và cồng kềnh cũng như tiêu thụ lượng điện năng rất lớn nên HDD chỉ thích hợp với môi trường của các trung tâm dữ liệu, không phù hợp với văn phòng nhỏ hoặc nhà riêng. Trước thập niên 1980, hầu hết ổ HDD có các tấm đĩa cỡ 8 inch (20cm) hoặc 14 inch (35cm), cần một diện tích sàn chứa đáng kể. Trong nhiều trường hợp, chúng cần tới điện cao áp hoặc thậm chí điện ba pha cho những môtơ lớn mà chúng dùng. Mãi đến tận năm 1980, khi Seagate Technology cho ra đời HDD ST-506 - ổ đĩa 5,25 inch đầu tiên có dung lượng 5MB, HDD mới bắt đầu được ứng dụng vào máy PC. 1.2 Thập niên 1990 Đa số các ổ đĩa cứng cho máy vi tính đầu thập kỷ 1980 không bán trực tiếp cho người dùng cuối bởi nhà sản xuất mà bởi các OEM như một phần của thiết bị lớn hơn (như Corvus Disk System và Apple ProFile). Chiếc IBM PC/XT được bán ra đã có một ổ đĩa cứng lắp trong nhưng xu hướng tự cài đặt nâng cấp bắt đầu xuất hiện. Các công ty chế tạo ổ đĩa cứng bắt đầu tiếp thị với người dùng cuối bên cạnh OEM và đến giữa thập niên 1990, ổ đĩa cứng bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ. 5
  • 6. Ổ đĩa lắp trong ngày càng được sử dụng nhiều trong PC trong khi các ổ đĩa lắp ngoài tiếp tục phổ biến trên máy Macintosh của hãng Apple và các nền tảng khác. Mỗi máy Mac sản xuất giữa giữa các năm 1986 và 1998 đều có một cổng SCSI phía sau khiến cho việc lắp đặt thêm phần cứng mới trở nên dễ dạng; tương tự như vậy, "toaster" (máy nướng bánh) Mac không có chỗ cho ổ đĩa cứng (hay trong Mac Plus không có chỗ lắp ổ đĩa cứng), các đời tiếp theo cũng vậy thế nên ổ SCSI lắp ngoài là có thể hiểu được. Các ổ đĩa SCSI lắp ngoài cũng phổ biến trong các máy vi tính cổ như loạt Apple II và Commodore 64, và cũng được sử dụng rộng rãi trong máy chủ cho đến tận ngày nay. Sự xuất hiện vào cuối thập niên 1990 của các chuẩn giao tiếp ngoài như USB và FireWire khiến cho ổ đĩa cứng lắp ngoài trở nên phổ biến hơn trong người dùng thông thường đặc biệt đối với những ai cần di chuyển một khối lượng lớn dữ liệu giữa hai địa điểm. Vì thế, phần lớn các ổ đĩa cứng sản xuất ra đều có trở thành lõi của các vỏ lắp ngoài. 1.3 Ngày nay Dung lượng ổ đĩa cứng tăng trưởng theo hàm mũ với thời gian. Đối với những máy PC thế hệ đầu, ổ đĩa dung lượng 20 megabyte được coi là lớn. Cuối thập niên 1990 đã có những ổ đĩa cứng với dung lượng trên 1 gigabyte. Vào thời điểm đầu năm 2005, ổ đĩa cứng có dung lượng khiêm tốn nhất cho máy tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng lên tới 40 gigabyte còn ổ đĩa lắp trong có dung lượng lớn nhất lên tới một nửa terabyte (500 GB), và những ổ đĩa lắp ngoài đạt xấp xỉ một terabyte. Cùng với lịch sử phát triển của PC, các họ ổ đĩa cứng lớn là MFM, RLL, ESDI, SCSI, IDE và EIDE, và mới nhất là SATA. Ổ đĩa MFM đòi hỏi mạch điều khiển phải tương thích với phần điện trên ổ đĩa cứng hay nói cách khác là ổ đĩa và mạch điều khiền phải tương thích. RLL (Run Length Limited) là một phương pháp mã hóa bit trên các tấm đĩa giúp làm tăng mật độ bit. Phần lớn các ổ đĩa RLL cần phải tương thích với bộ điều khiển nó làm việc với. ESDI là một giao diện được phát triển bởi Maxtor làm tăng tốc trao đổi thông tin giữa PC và đĩa cứng. SCSI (tên cũ là SASI dành cho Shugart (sic) Associates), viết tắt cho Small 6
  • 7. Computer System Interface, là đối thủ cạnh tranh ban đầu của ESDI. Khi giá linh kiện điện tử giảm (do nhu cầu tăng lên) các chi tiết điện tử trước kia đặt trên cạc điều khiển đã được đặt lên trên chính ổ đĩa cứng. Cải tiến này được gọi là ổ đĩa cứng tích hợp linh kiện điện tử (Integrated Drive Electronics hay IDE). Các nhà sản xuất IDE mong muốn tốc độ của IDE tiếp cận tới tốc độ của SCSI. Các ổ đĩa IDE chậm hơn do không có bộ nhớ đệm lớn như các ổ đĩa SCSI và không có khả năng ghi trực tiếp lên RAM. Các công ty chế tạo IDE đã cố gắng khắc phục khoảng cách tốc độ này bằng phương pháp đánh địa chỉ logic khối (Logical Block Addressing - LBA). Các ổ đĩa này được gọi là EIDE. Cùng lúc với sự ra đời của EIDE, các nhà sản xuất SCSI đã tiếp tục cải tiến tốc độ SCSI. Những cải tiến đó đồng thời khiến cho giá thành của giao tiếp SCSI cao thêm. Để có thể vừa nâng cao hiệu suất của EIDE vừa không làm tăng chi phí cho các linh kiện điện tử không có cách nào khác là phải thay giao diện kiểu "song song" bằng kiểu "nối tiếp", và kết quả là sự ra đời của giao diện SATA. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của các ổ đĩa cứng SATA thế hệ đầu và các ổ đĩa PATA không có sự khác biệt đáng kể. 7
  • 8. II Phân loại và cấu tạo của ổ đĩa cứng. 1 Phân loại  ổ đĩa cứng gắn trong máy tính.  ổ đĩa cứng gắn ngoài máy tính: HDD Mobil Rack ° Là một hộp chứa đĩa cứng di dộng. Phần khung được gắn vào thùng máy như một ổ đĩa CD-ROM thông thường nhưng phần ruột là một hộp chứa đĩa cứng có tay cầm phía trước. External HDD ° Size- Là ổ đĩa cứng được gắn bên ngoài thùng máy tính. Đĩa cứng được để trong một hộp gọi là External HDD box (hộp chứa đĩa cứng gắn ngoài) - là hộp cho phép gắn đĩa cứng dạng IDE/SCSI, có đầu nối dây nguồn AC và có cổng nối cáp vào cổng LPT (giao diện song song) hoặc SCSI (giao diện SCSI) của máy tính. 2 Cấu tạo Ổ đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản và giải thích sơ bộ như sau: 8
  • 9. 2.1 Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ. • Đĩa từ. • Trục quay: truyền chuyển động của đĩa từ. • Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa. 2.2 Cụm đầu đọc • Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu • Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm). 2.3 Cụm mạch điện • Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa. • Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng. • Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện. • Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng. • Đầu kết nối giao tiếp với máy tính. • Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác... 2.4 Vỏ đĩa cứng: Vỏ ổ đĩa cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại để bảo vệ các linh kiện bên trong. Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng. Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng. Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt vào trong ổ đĩa cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp từ và hư hỏng từng phần (xuất hiện các khối hư hỏng (bad block))... Thành phần bên trong của ổ đĩa cứng là không khí có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi 9
  • 10. trường bên trong và bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp suất. 2.5 Đĩa từ Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau. Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động. 2.6 Track Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track. Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống như các đĩa nhựa (ghi âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt của các rãnh ghi này không có các gờ phân biệt và chúng là các vòng tròn đồng tâm chứ không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn 10
  • 11. ốc như đĩa nhựa. Track trên ổ đĩa cứng không cố định từ khi sản xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa (low format ). Khi một ổ đĩa cứng đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi kết quả kiểm tra bằng các phần mềm cho thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có nghĩa là phần cơ của nó đã rơ rão và làm việc không chính xác như khi mới sản xuất, lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó để tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ 2.7 Sector Khu vực Số sector/track Số byte/track Tốc độ truyền dữ liệu (MBps) 0 720 368.640 44,24 1 704 360.448 43,25 2 696 356.352 42,76 3 672 344.064 41,29 4 640 327.680 39,32 5 614 314.368 37,72 6 592 303.104 36,37 7 556 284.672 34,16 8 528 270.336 32,44 11
  • 12. 9 480 245.760 29,49 10 480 245.760 29,49 11 456 233.472 28,02 12 432 221.184 26,54 13 416 212.992 25,56 14 384 196.608 23,59 15 360 184.320 22,12 Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu. Theo chuẩn thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte. Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng tâm đĩa, các ổ đĩa cứng đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi vùng có số sector/track bằng nhau. Bảng sau cho thấy các khu vực với các thông số khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng Các khu vực ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng Hitachi Travelstar 7K60 2,5". 2.8 Cylinder Tập hợp các track cùng cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn thì: khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp toàn bộ các track trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại đó gọi là cylinder (cách giải thích này chính xác hơn bởi có thể xảy ra thường hợp các đầu đọc khác nhau có khoảng cách đến tâm quay của đĩa khác nhau do quá trình chế tạo). 12
  • 13. Trên một ổ đĩa cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều track trên mỗi mặt đĩa từ. 2.9 Trục quay Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ. Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch - bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có thể gây lên sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc/ghi không chính xác. 2.10 Đầu đọc/ghi Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các công nghệ mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới. Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu. Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn trong trường hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng 3 mặt). 2.11 Cần di chuyển đầu đọc/ghi Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay). Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do chúng được gắn chung trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khi việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại. 13
  • 14. Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức: • Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động. • Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ. 3 Hoạt động của ổ đĩa cứng 3.1 Giao tiếp với máy tính Toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi máy tính (hoặc các thiết bị sử dụng ổ đĩa cứng) có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ đĩa cứng. Việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm. Ta biết rằng máy tính làm việc khác nhau theo từng phiên làm việc, từng nhiệm vụ mà không theo một kịch bản nào, do đó quá trình đọc và ghi dữ liệu luôn luôn xảy ra, do đó các tập tin luôn bị thay đổi, xáo trộn vị trí. Từ đó dữ liệu trên bề mặt đĩa cứng không được chứa một cách liên tục mà chúng nằm rải rác khắp nơi trên bề mặt vật lý. Một mặt khác máy tính có thể xử lý đa nhiệm (thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời điểm) nên cần phải truy cập đến các tập tin khác nhau ở các thư mục khác nhau. Như vậy cơ chế đọc và ghi dữ liệu ở ổ đĩa cứng không đơn thuần thực hiện từ theo tuần tự mà chúng có thể truy cập và ghi dữ liệu ngẫu nhiên tại bất kỳ điểm nào trên bề mặt đĩa từ, đó là đặc điểm khác biệt nổi bật của ổ đĩa cứng so với các hình thức lưu trữ truy cập tuần tự (như băng từ). Thông qua giao tiếp với máy tính, khi giải quyết một tác vụ, CPU sẽ đòi hỏi dữ liệu (nó sẽ hỏi tuần tự các bộ nhớ khác trước khi đến đĩa cứng mà thứ tự thường là cache L1-> cache L2 ->RAM) và đĩa cứng cần truy cập đến các dữ liệu chứa trên nó. Không đơn thuần như vậy CPU có thể đòi hỏi nhiều hơn một tập tin dữ liệu tại một thời điểm, khi đó sẽ xảy ra các trường hợp: 1. Ổ đĩa cứng chỉ đáp ứng một yêu cầu truy cập dữ liệu trong một thời điểm, các yêu cầu được đáp ứng tuần tự. 2. Ổ đĩa cứng đồng thời đáp ứng các yêu cầu cung cấp dữ liệu theo phương thức riêng của nó. Trước đây đa số các ổ đĩa cứng đều thực hiện theo phương thức 1, có nghĩa là chúng chỉ truy cập từng tập tin cho CPU. Ngày nay các ổ đĩa cứng đã được tích hợp các bộ nhớ đệm (cache) cùng 14
  • 15. các công nghệ riêng của chúng (TCQ, NCQ) giúp tối ưu cho hành động truy cập dữ liệu trên bề mặt đĩa nên ổ đĩa cứng sẽ thực hiện theo phương thức thứ 2 nhằm tăng tốc độ chung cho toàn hệ thống. 3.2 Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay của các đĩa và chuyển động của các đầu đọc. Sự quay của các đĩa từ được thực hiện nhờ các động cơ gắn cùng trục (với tốc độ rất lớn: từ 3600 rpm cho đến 15.000 rpm) chúng thường được quay ổn định tại một tốc độ nhất định theo mỗi loại ổ đĩa cứng. Khi đĩa cứng quay đều, cần di chuyển đầu đọc sẽ di chuyển đến các vị trí trên các bề mặt chứa phủ vật liệu từ theo phương bán kính của đĩa. Chuyển động này kết hợp với chuyển động quay của đĩa có thể làm đầu đọc/ghi tới bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa. Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện trường để đọc dữ liệu (và tương ứng: phát ra một điện trường để xoay hướng các hạt từ khi ghi dữ liệu). Dữ liệu được ghi/đọc đồng thời trên mọi đĩa. Việc thực hiện phân bổ dữ liệu trên các đĩa được thực hiện nhờ các mạch điều khiển trên bo mạch của ổ đĩa cứng. 3.3 Các công nghệ sử dụng ổ đĩa cứng A, S.M.A.R.T S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) là công nghệ tự động giám sát, chuẩn đoán và báo cáo các hư hỏng có thể xuất hiện của ổ đĩa cứng để thông qua BIOS, các phần mềm thông báo cho người sử dụng biết trước sự hư hỏng để có các hành động chuẩn bị đối phó (như sao chép dữ liệu dự phòng hoặc có các kế hoạch thay thế ổ đĩa cứng mới). Trong thời gian gần đây S.M.AR.T được coi là một tiêu chuẩn quan trọng trong ổ đĩa cứng. S.M.A.R.T chỉ thực sự giám sát những sự thay đổi, ảnh hưởng của phần cứng đến quá trình lỗi xảy ra của ổ đĩa cứng (mà theo hãng Seagate thì sự hư hỏng trong đĩa cứng chiếm tới 60% xuất phát từ các vấn đề liên quan đến cơ khí): Chúng có thể bao gồm những sự hư hỏng theo thời gian của phần cứng: đầu đọc/ghi (mất kết nối, khoảng cách làm việc với bề mặt đĩa thay đổi), động cơ (xuống cấp, rơ rão), bo mạch của ổ đĩa (hư hỏng linh kiện hoặc làm việc sai). 15
  • 16. S.M.A.R.T không nên được hiểu là từ "smart" bởi chúng không làm cải thiện đến tốc độ làm việc và truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng. Người sử dụng có thể bật (enable) hoặc tắt (disable) chức năng này trong BIOS (tuy nhiên không phải BIOS của hãng nào cũng hỗ trợ việc can thiệp này). B, Ổ cứng lai Ổ cứng lai (hybrid hard disk drive) là các ổ đĩa cứng thông thường được gắn thêm các phần bộ nhớ flash trên bo mạch của ổ đĩa cứng. Cụm bộ nhớ này hoạt động khác với cơ chế làm việc của bộ nhớ đệm (cache) của ổ đĩa cứng: Dữ liệu chứa trên chúng không bị mất đi khi mất điện. Trong quá trình làm việc của ổ cứng lai, vai trò của phần bộ nhớ flash như sau: • Lưu trữ trung gian dữ liệu trước khi ghi vào đĩa cứng, chỉ khi máy tính đã đưa các dữ liệu đến một mức nhất định (tuỳ từng loại ổ cứng lai) thì ổ đĩa cứng mới tiến hành ghi dữ liệu vào các đĩa từ, điều này giúp sự vận hành của ổ đĩa cứng tối hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn nhờ việc không phải thường xuyên hoạt động. • Giúp tăng tốc độ giao tiếp với máy tính: Việc đọc dữ liệu từ bộ nhớ flash nhanh hơn so với việc đọc dữ liệu tại các đĩa từ. • Giúp hệ điều hành khởi động nhanh hơn nhờ việc lưu các tập tin khởi động của hệ thống lên vùng bộ nhớ flash. • Kết hợp với bộ nhớ đệm của ổ đĩa cứng tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả. Những ổ cứng lai được sản xuất hiện nay thường sử dụng bộ nhớ flash với dung lượng khiêm tốn ở 256 MB bởi chịu áp lực của vấn đề giá thành sản xuất. Do sử dụng dung lượng nhỏ như vậy nên chưa cải thiện nhiều đến việc giảm thời gian khởi động hệ điều hành, dẫn đến nhiều người sử dụng chưa cảm thấy hài lòng với chúng. Tuy nhiên người sử dụng thường khó nhận ra sự hiệu quả của chúng khi thực hiện các tác vụ thông thường hoặc việc tiết kiệm năng lượng của chúng. Hiện tại (2007) ổ cứng lai có giá thành khá đắt (khoảng 300 USD cho dung lượng 32 GB) nên chúng mới được sử dụng trong một số loại máy tính xách tay cao cấp. Trong tương lai, các ổ cứng lai có thể tích hợp đến vài GB dung lượng bộ nhớ flash sẽ khiến sự 16
  • 17. so sánh giữa chúng với các ổ cứng truyền thống sẽ trở lên khác biệt hơn. 4 Thông số và đặc tính 4.1 Dung lượng Dung lượng ổ đĩa cứng (Disk capacity) là một thông số thường được người sử dụng nghĩ đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp. Người sử dụng luôn mong muốn sở hữu các ổ đĩa cứng có dung lượng lớn nhất có thể theo tầm chi phí của họ mà có thể không tính đến các thông số khác. Dung lượng ổ đĩa cứng được tính bằng: (số byte/sector) × (số sector/track) × (số cylinder) × (số đầu đọc/ghi). Dung lượng của ổ đĩa cứng tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường: byte, kB MB, GB, TB. Theo thói quen trong từng thời kỳ mà người ta có thể sử dụng đơn vị nào, trong thời điểm năm 2007 người người ta thường sử dụng GB. Ngày nay dung lượng ổ đĩa cứng đã đạt tầm đơn vị TB nên rất có thể trong tương lai – theo thói quen, người ta sẽ tính theo TB. Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1 GB = 1000 MB mà thực ra phải là 1 GB = 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra) nhận ra của ổ đĩa cứng thường thấp hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB). 4.2 Tốc độ quay của ổ đĩa cứng Tốc độ quay của đĩa cứng thường được ký hiệu bằng rpm (viết tắt của từ tiếng Anh: revolutions per minute) số vòng quay trong một phút. Tốc độ quay càng cao thì ổ càng làm việc nhanh do chúng thực hiện đọc/ghi nhanh hơn, thời giam tìm kiếm thấp. Các tốc độ quay thông dụng thường là: 17
  • 18. • 3.600 rpm: Tốc độ của các ổ đĩa cứng đĩa thế hệ trước. • 4.200 rpm: Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung bình và thấp trong thời điểm 2007. • 5.400 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm; với các ổ đĩa cứng 2,5” cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ 5400 rpm để đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn. • 7.200 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007) • 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI 4.3 Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng Thời gian tìm kiếm trung bình Thời gian tìm kiếm trung bình (Average Seek Time) là khoảng thời gian trung bình (theo mili giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ một cylinder này đến một cylinder khác ngẫu nhiên (ở vị trí xa chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi nhà sản xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị trí khác nhau rồi chia cho số lần thực hiện để có kết quả thông số cuối cùng. Thông số này càng thấp càng tốt. Thời gian tìm kiếm trung bình không kiểm tra bằng các phần mềm bởi các phần mềm không can thiệp được sâu đến các hoạt động của ổ đĩa cứng. Thời gian truy cập ngẫu nhiên Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms). Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số này càng thấp càng tốt. Tham số: Các ổ đĩa cứng sản xuất gần đây (2007) có thời gian truy cập ngẫu nhiên trong khoảng: 5 đến 15 ms. Thời gian làm việc tin cậy 18
  • 19. Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ (hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất dự tính ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng có thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy). Một số nhà sản xuất công bố ổ đĩa cứng của họ hoạt động với tốc độ 10.000 rpm với tham số: MTBF lên tới 1 triệu giờ, hoặc với ổ đĩa cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có giá trị MTBF đến 1,4 triệu giờ thì những thông số này chỉ là kết quả của các tính toán trên lý thuyết. Hãy hình dung số năm mà nó hoạt động tin cậy (khi chia thông số MTBF cho (24 giờ/ngày × 365 ngày/năm) sẽ thấy rằng nó có thể dài hơn lịch sử của bất kỳ hãng sản xuất ổ đĩa cứng nào, do đó người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này. 4.4 Bộ nhớ đệm Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ đĩa cứng cũng giống như RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng. Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Đơn vị thường bính bằng kB hoặc MB. Trong thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB cho các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến khoảng 160 GB, với các ổ đĩa cứng dụng lượng lớn hơn chúng thường sử dụng bộ nhớ đệm đến 16 MB hoặc cao hơn. Bộ nhớ đệm càng lớn thì càng tốt, nhưng hiệu năng chung của ổ đĩa cứng sẽ chững lại ở một giá trị bộ nhớ đệm nhất định mà từ đó bộ nhớ đệm có thể tăng lên nhưng hiệu năng không tăng đáng kể. Hệ điều hành cũng có thể lấy một phần bộ nhớ của hệ thống (RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy từ ổ đĩa cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường xuyên phải truy cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến cách hoạt động 19
  • 20. hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ đĩa cứng. Có rất nhiều phần mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều hành tuỳ thuộc vào sự dư thừa RAM trên hệ thống. 4.5 Chuẩn giao tiếp Các chuẩn giao tiếp của ổ đĩa cứng Giao tiếp (viết tắt) Tên tiếng Anh đầy đủ Tốc độ truyền dữ liệu SCSI Small Computer System Interface Nhiều loại, xem thêm Ultra160 SCSI 160 MBps Ultra320 SCSI 320 MBps ATA Advanced Technology Attachment Max = 133 MBps SATA 150 Serial ATA 150 150 MBps SATA 300 Serial ATA 300 300 MBps SATA 600 Serial ATA 600 600 MBps Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng với hệ thống phần cứng, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ thống máy tính, phần còn lại các ổ giao tiếp nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng. 20
  • 21. Trước đây, các chuẩn ATA và SATA thế hệ đầu tiên được sử dụng phổ biến trong máy tính cá nhân thông thường trong khi chuẩn SCSI và Fibre Channel có tốc độ cao hơn được sử chủ yếu nhiều trong máy chủ và máy trạm. Gần đây, các chuẩn SATA thế hệ tiếp theo với tốc độ giao tiếp cao hơn đang được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân sử dụng các thế hệ chipset mới. Bảng dưới đây so sánh các chuẩn ATA thường sử dụng nhiều với ổ đĩa cứng trong thời gian gần đây. Chuẩn Standa rd Phát triển (năm ) Côn g bố (năm ) Loại bỏ (năm ) PIO Mode s DMA Mode s UDM A Mode s Parall el Spee d (MBp s) Serial Spee d (MBp s) Đặc tính ATA-1 1988 1994 1999 02 0 8,33 Hộ trợ lên tới 136.9GB; BIOS issues not addressed ATA-2 1993 1996 2001 04 02 16,67 Faster PIO modes; CHS/LBA BIOS translation defined up 21
  • 22. to 8.4GB; PC-Card ATA-3 1995 1997 2002 04 02 16,67 SMART; improved signal integrity; LBA support mandatory; eliminated single- word DMA modes ATA-4 1996 1998 04 02 02 33,33 Ultra-DMA modes; ATAPI Packet Interface; BIOS hỗ trợ tới 136.9GB ATA-5 1998 2000 04 02 04 66,67 Faster UDMA modes; 80- pin cable with autodetecti on ATA-6 2000 2002 04 02 05 100 100MBps UDMA mode; extended drive and BIOS 22 Tải bản FULL (file word 46 trang): bit.ly/2Ywib4t
  • 23. support up to 144PB ATA-7 2001 2004 04 02 06 133 150 133MBps UDMA mode; Serial ATA ATA-8 2004 04 02 06 133 150 Phiên bản phụ SMART = Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology ATAPI = AT Attachment Packet Interface MB = Megabyte; million bytes GB = Gigabyte; billion bytes PB = Petabyte; quadrillion bytes CHS = Cylinder, Head, Sector LBA = Logical block address PIO = Programmed I/O DMA = direct memory access UDMA = Ultra DMA 4.6 Tốc độ truyền dữ liệu Tốc độ của các chuẩn giao tiếp không có nghĩa là ổ đĩa cứng có thể đáp ứng đúng theo tốc độ của nó, đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi chúng gặp các rào cản trong vấn đề công nghệ chế tạo. Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng: • Tốc độ quay của đĩa từ. • Số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng: bởi càng nhiều đĩa từ thì số lượng đầu đọc càng lớn, khả năng đọc/ghi của đồng thời của các đầu từ tại các mặt đĩa càng nhiều thì lượng dữ liệu đọc/ghi càng lớn hơn. 23
  • 24. • Công nghệ chế tạo: Mật độ sít chặt của các track và công nghệ ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa (phương từ song song hoặc vuông góc với bề mặt đĩa): dẫn đến tốc độ đọc/ghi cao hơn. • Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu tức thời trong một thời điểm. Bảng so sánh sau tốc độ giữa các vùng ở các ổ cứng khác nhau dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng. Ổ đĩa cứng Ultra-ATA/100 Hitachi (IBM) Deskstar 120GXP Vùng Sectors/Track Tốc độ quay (vòng/phút) Tốc độ truyền dữ liệu (MB/giây) Vùng ngoài 928 7.200 57,02 Vùng trong 448 7.200 27,53 Trung bình 688 7.200 42,27 Ổ đĩa cứng Maxtor DiamondMax D540X-4G120J6 120GB ATA Vùng ngoài 896 5.400 41,29 Vùng trong 448 5.400 20,64 Trung bình 672 5.400 30,97 Như vậy ta thấy rằng tốc độ truyền dữ liệu thực sự ở mức trung bình 42,27 MBps ở ổ đĩa có giao tiếp Ultra-ATA/100 (với tốc độ thiết kế truyền dữ liệu 100 MBps) chỉ gần bằng 1/2 so với tốc độ giao tiếp. 24 Tải bản FULL (file word 46 trang): bit.ly/2Ywib4t
  • 25. 4.7 Kích thước Kích thước của ổ đĩa cứng được chuẩn hoá tại một số kích thước để đảm bảo thay thế lắp ráp vừa với các máy tính. Kích thước ổ đĩa cứng thường được tính theo inch (") Kích thước vỏ ngoài các loại ổ đĩa cứng: xem bảng. 4.8 Sự sử dụng điện năng Đa số các ổ đĩa cứng của máy tính cá nhân sử dụng hai loại điện áp nguồn: 5 Vdc và 12 Vdc (DC hoặc dc: Loại điện áp một chiều). Các ổ đĩa cứng cho máy tính xách tay có thể sử dụng chỉ một loại điện áp nguồn 5 Vdc. Các ổ đĩa cứng gắn trong các thiết bị số cầm tay khác có thể sử dụng các nguồn có mức điện áp thấp hơn với công suất thấp. Điện năng cung cấp cho các ổ đĩa cứng phần lớn phục vụ cho động cơ quay các ổ đĩa, phần còn lại nhỏ hơn cung cấp cho bo mạch của ổ đĩa cứng. Tuỳ từng loại động cơ mà chúng sử dụng điện áp 12V hoặc 5 Vdc hơn (thông qua định mức tiêu thụ dòng điện của nó tại các mức điện áp này). Trên mỗi ổ đĩa cứng đều ghi rõ các thông số về dòng điện tiêu thụ của mỗi loại điện áp sử dụng để đảm bảo cho người sử dụng tính toán công suất chung. Ổ đĩa cứng thường tiêu thụ điện năng lớn nhất tại thời điểm khởi động của hệ thống (hoặc thời điểm đĩa cứng bắt đầu hoạt động trở lại sau khi tạm nghỉ để tiết kiệm điện năng) bởi sự khởi động của động cơ đồng trục quay các đĩa từ, cũng giống như động cơ điện thông thường, dòng điện tiêu thụ đỉnh cực đại của giai đoạn này có thể gấp 3 lần công suất tiêu thụ bình thường. Ổ cứng thông thường lấy điện trực tiếp từ nguồn máy tính, với các ổ đĩa cứng ngoài có thể sử dụng các bộ cung cấp điện riêng kèm theo hoặc chúng có thể dùng nguồn điện cung cấp qua các cổng giao tiếp USB. 4.9 Các thông số khác KÍCH THƯỚC VỎ CÁC LOẠI Ổ CỨNG CAO RỘNG DÀI THỂ TÍCH 25 2579996