SlideShare a Scribd company logo
1 of 321
Download to read offline
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


                              LỜI GIỚI THIỆU
      Trong những năm gần đây HDH Linux đang ngày càng trở nên phổ biến trong
   trường học và môi trường công nghiệp. hệ Unix này, với chức năng và tính ổn định
   cho phép nó tồn tại song song với các hệ điều hành thương mại khác. Hơn nữa, sự
   phổ biến của mã nguồn Linux trên Internet đã đóng góp rất nhiều cho sự phổ cập của
   linux. Điều này là lý do cho nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu và phát triển các dịch vụ
   mạng trên môi trường Linux.

      Trên hết nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Nguyễn Huy Phương
   đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
      Chúng em xin gửi đến qúy thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin lòng biết ơn sâu
   sắc và ghi nhận sự chỉ dẫn, giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ, cung cấp những kiến thức
   qúy báu, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và góp ý trong suốt quá trình học tập cho sinh
   viên chúng em thực hiện đề tài tốt nghiệp được thuận lợi.
      Xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè thân hữu đã động viên giúp đỡ
   chúng tôi trong suốt thời gian học tập cũng như làm đề tài tốt nghiệp.



                                 Báo cáo gồm 2 phần:

          Phần 1: Tìm hiểu về hệ điều hành Linux

          Phần 2: Các dịch vụ mạng




                                       TPHCM, Ngày 13 tháng 06 năm 2008
                                        Nhóm sinh viên thực hiện




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                              Trang 1
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


                                     Lời nhận xét của GVHD


      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................

      ..................................................................................................................................


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                                                         Trang 2
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


                                        Lời nhận xét của GVPB


       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................

       ..................................................................................................................................



    Tùy chọn...............................................................................................................................123

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                                                              Trang 3
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................320




                                CÁC TỪ VIẾT TẮT.

       Client: máy khách.


       IP: Internet Address.


       RPM: Redhat Package Manager.
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 4
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


       FQDN: Fully Qualifield Domain Name.


       NFS: Network File System.


       Server: máy chủ.


       SMB= Samba chương trình dùng chia sẻ tài nguyên giữa các Windows PC và
        Linux PC.

       MTA: Mail Transport Agent.


       PC= Personal computer: máy tính cá nhân.


       Point, mount_point: điểm truy cập, thường là thư mục, nơi mount các hệ thống
        tập tin.

       Mount: gắn kết các tập tin vào 1 point nào đó.


       Umount: gỡ bỏ các tập tin đã được mount vào 1 point nào đó.


       Username: tên tài khoản người dùng.


       Password: mật khẩu tương ứng với username.


       SMB: Samba.


       SWAT: Samba Web Administration Tool.


       …




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                         Trang 5
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


 I. Tìm hiểu về hệ điều hành Linux.
    1...............................................................................Tìm hiểu LINUX
      Phần này chủ yếu dành cho các nhà quản lý dự án công nghệ thông tin. Tuy không
   thật cần thiết cho việc cài đặt và sử dụng Linux, nhưng nội dung của nó cũng có thể
   bổ ích cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về những chủ đề sau đây:

      - Linux là gì?
      - Tại sao Linux phát triển?
      - Các bản phát hành Linux
      - Lợi ích của Linux
      - Ai phát triển Linux?
      - Linux cộng sinh với Windows
      - Thương mại hóa Linux
      - UNIX và Linux
      - Tác quyền và bản quyền Linux

   1.1.Linux là gì?

      Linux xuất hiện như một sản phẩm nguồn mở miễn phí và đến nay đã có thể sánh
   vai với các hệ điều hành thương phẩm như MS Windows, Sun Solaris v.v. Linux ra
   đời từ một dự án hồi đầu những năm 1990 có mục đích tạo ra một hệ điều hành kiểu
   UNIX cài đặt trên máy tính cá nhân chạy với bộ vi xử lý Intel, tương hợp họ máy tính
   IBM-PC (còn gọi tắt là PC). Từ lâu, UNIX đã nổi tiếng là một hệ điều hành mạnh, tin
   cậy và linh hoạt, nhưng vì khá đắt nên chủ yếu chỉ dùng cho các trạm tính toán hoặc
   máy chủ cao cấp.

      Ngày nay Linux có thể cài đặt trên nhiều họ máy tính khác nhau, không chỉ riêng
   cho họ PC. Qua Internet, Linux được hàng nghìn nhà lập trình khắp trên thế giới tham
   gia thiết kế, xây dựng và phát triển, với mục tiêu không lệ thuộc vào bất kỳ thương
   phẩm nào và để cho mọi người đều có thể sử dụng thoải mái. Khởi thuỷ, Linux xuất



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                      Trang 6
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   phát từ ý tưởng của Linus Torvalds, khi đó chàng sinh viên Đại học Helsinki ở Phần
   Lan đã muốn thay thế Minix, một hệ điều hành nhỏ kiểu UNIX.

      Về cơ bản, Linux bắt chước UNIX cho nên cũng có nhiều ưu điểm của UNIX.
   Tính đa nhiệm thực sự của Linux cho phép chạy nhiều chương trình cùng lúc. Với
   Linux, bạn có thể đồng thời thực hiện một số thao tác, thí dụ chuyển tệp, in ấn, sao
   tệp, nghe nhạc, chơi game v.v.

      Linux là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể đăng nhập và
   cùng lúc sử dụng một hệ thống. Ưu điểm này có vẻ không phát huy mấy trên máy PC
   ở nhà, song ở trong công ty hoặc trường học thì nó giúp cho việc dùng chung tài
   nguyên, từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư vào máy móc.

      Ngay cả khi ở nhà, bạn cũng có thể đăng nhập vào Linux với nhiều trương khoản
   (account) khác nhau qua các terminal ảo và tổ chức dịch vụ trên mạng riêng cho mình
   bằng cách sử dụng Linux với nhiều modem (xem chương 10).

      Có thể kể tên các hệ điều hành miễn phí khác như FreeBSD, OpenBSD, NetBSD
   v.v. Cũng phải kể đến ảnh hưởng lớn công ty Sun (chủ nhân của ngôn ngữ Java) vì
   Sun muốn cung cấp hệ điều hành Solaris dùng miễn phí trên máy PC. Phiên bản
   Solaris chạy trên chip Intel sẽ trở nên một đối thủ đáng gờm của Linux với mã nguồn
   mở và nhờ danh tiếng là hệ điều hành rất ổn định và tương thích với hệ Solaris chạy
   trên chip Sun SPARC.

      Bản thân việc độc lập với những công ty lớn cũng tiềm tàng một điểm yếu của
   Linux. Khi chưa có một mạng lưới riêng cung cấp dịch vụ bảo trì thì tất nhiên người
   ta sẽ ngại sử dụng Linux. Tuy thế, với sự phát triển của Internet, các tổ chức hỗ trợ
   người dùng Linux đã tạo nên các Website và forum để tháo gỡ cho bạn nhiều vấn đề
   khó khăn.

      Hơn nữa Linux có thể không chạy tốt với một số phần cứng ít phổ biến, thậm chí
   việc hỏng hóc hoặc xoá mất dữ liệu đôi khi cũng xảy ra, bởi vì Linux luôn thay đổi và
   khó được thử nghiệm đầy đủ trước khi đưa lên Internet.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                Trang 7
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Linux không phải là đồ chơi sẵn có, nó được thiết kế nhằm mang đến cho người sử
   dụng cảm giác cùng tham gia vào một dự án mới. Tuy nhiên thực tế cho thấy Linux
   chạy tương đối ổn định và cho bạn một cơ may không tốn kém để học và sử dụng
   UNIX, một họ hệ điều hành chuyên nghiệp hiện nay đang được rất nhiều người dùng
   trên các máy chủ và trạm tính toán cao cấp.

   1.2.Tại sao Linux phát triển?

      Trước hết, Linux phát triển vì là một trong những hệ điều hành miễn phí và có khả
   năng đa nhiệm cho nhiều người sử dụng cùng lúc trên các máy tính tương thích với
   PC. So với những hệ điều hành thương phẩm, Linux giúp bạn ít phải nâng cấp và lại
   không cần trả tiền, cũng như phần lớn các phần mềm ứng dụng cho nó. Hơn nữa,
   Linux và những ứng dụng đó được cung cấp với cả mã nguồn miễn phí mà bạn có thể
   lấy về từ Internet, sau đó chỉnh sửa và mở rộng chức năng của chúng theo nhu cầu
   riêng.

      Linux có khả năng thay thế một số hệ điều hành thuộc họ UNIX đắt tiền. Nếu tại
   nơi làm việc mà bạn sử dụng UNIX thì ở nhà bạn cũng thích sử dụng một hệ nào đó
   giống như thế nhưng rẻ tiền. Linux giúp bạn dễ dàng truy cập, lướt qua các Website
   và gửi nhận thông tin trên mạng Internet. Nếu bạn là một quản trị viên UNIX thì về
   nhà bạn cũng có thể sử dụng Linux để thực hiện mọi công việc quản trị hệ thống.

      Một nguyên nhân khác làm cho Linux dễ đến với người dùng là nó cung cấp mã
   nguồn mở cho mọi người.

      Chính điều này đã khiến một số tổ chức, cá nhân hay quốc gia đầu tư vào Linux
   nhằm mở rộng sự lựa chọn ra ngoài các phần mềm đóng kín mã nguồn. Họ cho rằng,
   mặc dù có dịch vụ hậu mãi nhưng không gì đảm bảo được rằng khi dùng các sản
   phẩm đóng kín này trên Internet, các thông tin cá nhân hay quốc gia của họ có bị gửi
   về một tổ chức hay một quốc gia nào khác hay không. Thí dụ Trung Quốc đã phát
   triển hệ điều hành Hồng Kỳ từ kernel của Linux để không bị lệ thuộc Microsoft



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 8
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   Windows, cũng như họ đang tự nghiên cứu bộ vi xử lý Hồng Tâm để thay thế cho họ
   chip Intel.

      Tại Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng một hệ điều hành từ kernel Linux đã thu
   được một số thành công nhất định. Chắc bạn cũng đã biết đến Vietkey Linux và CMC
   RedHat Linux (phiên bản tiếng Việt của RedHat Linux 6.2).

      Gần đây, các công ty nổi tiếng như IBM, Sun, Intel, Oracle cũng bắt đầu nghiên
   cứu Linux và xây dựng các phần mềm ứng dụng cho nó.

   1.3.Các bản phát hành Linux

      Nhiều người đã biết đến các nhà sản xuất phần mềm RedHat, ManDrake, SuSE,
   Corel và Caldera. Có thể chính bạn cũng đã từng nghe đến tên các phiên bản Linux
   như Slackware, Debian, TurboLinux và VA Linux, v.v. Quả thật, Linux được phát
   hành bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi bản phát hành là một bộ chương trình
   chạy trên nhóm tệp lõi (kernel) của Linus Tordvalds. Mỗi bản như vậy đều dựa trên
   một kernel nào đó, thí dụ bản RedHat Linux 6.2 sử dụng phiên bản kernel 2.2.4.

      Hãng RedHat đã làm ra chương trình quản lý đóng gói RPM (RedHat Package
   Manager), một công cụ miễn phí giúp cho bất cứ ai cũng có thể tự đóng gói và phát
   hành một phiên bản Linux của chính mình. Thí dụ bản OpenLinux của Caldera cũng
   đã được tạo ra như thế.

   1.4.Lợi thế của Linux

      Tại sao có thể chọn Linux thay vì chọn một trong những hệ điều hành khác chạy
   trên PC như DOS, Windows 95/98, Windows NT, hoặc Windows 2000 ?

      Linux cung cấp cho bạn một môi trường học lập trình mà hiện nay chưa có hệ nào
   sánh được. Với Linux, bạn có đầy đủ cả mã nguồn, trong khi đó các sản phẩm mang
   tính thương mại thường không bao giờ tiết lộ mã nguồn.

      Cuối cùng, Linux mang đến cho bạn cơ hội sống lại bầu không khí của cuộc cách
   mạng vi tính trước kia. Cho đến giữa thập niên 1970, máy tính điện tử còn là sân chơi


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 9
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   riêng của các tổ chức lớn, chẳng hạn như chính quyền, tập đoàn doanh nghiệp và
   trường đại học. Người dân thường đã không thể sử dụng những thành tựu kỳ diệu của
   công nghệ thông tin.

      Song với sự xuất hiện của bộ vi xử lý đầu tiên (1971) rồi máy tính cá nhân (1975),
   mọi việc đã thay đổi. Thoạt tiên, đó là đất dụng võ của các tay hacker say mê vi tính.
   Họ thậm chí có thể tự làm ra những máy tính cá nhân và hệ điều hành đơn giản,
   nhưng các hệ này chưa làm gì được nhiều ở góc độ hiệu năng. Với kinh nghiệm tích
   luỹ dần theo năm tháng, một số hacker đã trở thành nhà doanh nghiệp, rồi cùng với
   khả năng tích hợp ngày càng cao của các vi mạch, PC đã trở thành phổ biến (rất tiếc
   hiện nay xã hội thường nghĩ xấu về chữ "hacker", xin mời bạn xem thêm mục "Ai
   phát triển Linux?" ở cuối chương này để phân biệt rõ hơn hacker và cracker là những
   ai).

      Ngày nay Linux đang làm một cuộc cách mạng ở lĩnh vực phần mềm hệ thống.
   Linux là lá cờ tập hợp những con người không muốn bị kiểm sát bởi các hãng khổng
   lồ nhân danh kinh tế thị trường để làm xơ cứng óc sáng tạo và cải tiến.

      Với Linux bạn sẽ khai thác được nhiều thế mạnh của UNIX. Trong số những hệ
   điều hành thông dụng hiện nay, Linux là hệ điều hành miễn phí được nhiều người sử
   dụng rộng rãi nhất. Bản thân Linux đã hỗ trợ sẵn sàng bộ giao thức mạng TCP/IP,
   giúp bạn dễ dàng kết nối Internet và gửi thư điện tử. Linux thường đi kèm XFree86 là
   một giao diện đồ hoạ cho người sử dụng (GUI) và cũng được phát hành miễn phí.
   XFree86 cung cấp cho bạn các chức năng phổ biến ở một số thương phẩm khác,
   chẳng hạn như Windows.

      Tính khả chuyển của một hệ điều hành giúp bạn chuyển nó từ một nền này sang
   nền khác mà vẫn hoạt động tốt. Thí dụ UNIX là một hệ có tính khả chuyển cao. Ban
   đầu UNIX chỉ hoạt động trên một nền duy nhất, đó là máy tính mini DEC PDP-7.

      Hiện nay UNIX và Linux có khả năng chạy trên bất kỳ nền nào, từ máy xách tay
   cho đến máy tính lớn. Nhờ tính khả chuyển, các máy tính chạy UNIX và Linux trên
   nhiều nền khác nhau có thể liên lạc với nhau một cách chính xác và hữu hiệu. Những
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                              Trang 10
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   hệ này có thể hoạt động mà không cần phải bổ sung thêm bất kỳ giao diện liên lạc đắt
   tiền nào, mà thông thường bạn phải mua thêm sau khi mua những hệ điều hành khác.

      Linux đã có hàng ngàn ứng dụng, từ các chương trình bảng tính điện tử, quản trị cơ
   sở dữ liệu, xử lý văn bản đến các chương trình phát triển phần mềm cho nhiều ngôn
   ngữ, chưa kể nhiều phần mềm viễn thông trọn gói. Ngoài ra Linux cũng có hàng loạt
   trò chơi giải trí trên nền ký tự hoặc đồ hoạ. Phần lớn những chương trình tiện ích và
   ứng dụng có sẵn cho Linux lại không mất tiền mua. Các bạn chỉ phải trả chi phí cho
   việc tải chúng từ Internet xuống hoặc trả cước phí bưu điện.

      Đến với Linux, giới lập trình sẽ có một loạt các công cụ phát triển chương trình,
   bao gồm các bộ biên dịch cho nhiều ngôn ngữ lập trình hàng đầu hiện nay, chẳng hạn
   như C, C++. Bạn cũng có thể dùng ngôn ngữ Pascal thông qua trình biên dịch
   FreePascal. Nếu bạn không thích sử dụng những ngôn ngữ vừa kể, Linux có sẵn các
   công cụ như Flex và Bison để bạn xây dựng ngôn ngữ riêng cho mình.

      Hai khái niệm hiện nay được đề cập rất nhiều là hệ thống mở (open system) và tính
   liên tác (interoperability) đều gắn với khả năng của những hệ điều hành có thể liên lạc
   với nhau. Phần lớn các hệ mở đòi hỏi phải thoả mãn tương thích tiêu chuẩn IEEE
   POSIX (giao diện hệ điều hành khả chuyển). Linux đáp ứng những tiêu chuẩn ấy và
   được lưu hành với mã nguồn mở.

   1.5.Ai phát triển Linux ?

      Nói chung, Linux là một hệ thống được xây dựng bởi các hacker và cho các
   hacker. Mặc dù hiện nay trong xã hội từ hacker thường có hàm ý tiêu cực, song nếu
   theo nghĩa ban đầu thì hacker không phải là tội phạm. Hacker tìm hiểu những gì có
   bên trong một hệ thống cho đến từng chi tiết và có khả năng sửa chữa nếu hệ thống ấy
   bị hỏng hóc. Đa số các hacker không xâm nhập hệ thống vì tiền bạc hoặc ác ý, mặc dù
   sau này đã có những người vượt qua giới hạn ấy và bị tập thể các hacker gọi là
   cracker (tin tặc) hay hacker mũ đen. Giới hacker cảm thấy bị xúc phạm khi mọi người
   xem họ như lũ phá hoại và gọi chung là tin tặc.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                              Trang 11
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Thực ra, những hacker chân chính, còn gọi là hacker mũ trắng, rất có công trong
   việc phát hiện kẽ hở của các phần mềm, giúp mọi người và chủ nhân của những phần
   mềm ấy cảnh giác trước sự tấn công của giới tin tặc. Cũng nhờ công cuộc bảo vệ này
   mà Linux và các ứng dụng Linux (nói rộng hơn là các phần mềm nguồn mở) càng
   ngày càng an toàn hơn

      Ngoài đời, phần lớn những người sử dụng UNIX chỉ được cấp cho một số trương
   khoản với quyền hạn thu hẹp, do đó một người bình thường không thể thử nghiệm
   đầy đủ các câu lệnh UNIX. Với Linux bạn có một phiên bản hoạt động tương tự
   UNIX nhưng cho phép quản trị, sử dụng, vào ra thoải mái không giới hạn, một điều
   hiếm gặp trong cuộc sống. Linux cho bạn biết thế nào là làm hacker, song chúng tôi
   hy vọng từ đó bạn sẽ không trở thành cracker.

   1.6.Linux cộng sinh với Windows

      Về nguyên tắc, tất cả các phần mềm đang chạy trên DOS hoặc Windows sẽ không
   chạy trực tiếp với Linux, nhưng 3 hệ điều hành này có thể cộng sinh trên cùng một
   máy PC, dĩ nhiên mỗi lúc chỉ chạy được một hệ điều hành thôi. Bạn cũng có thể cài
   thêm một chương trình đặc biệt tên là "VMWARE" để phỏng tạo một hay nhiều hệ
   điều hành khác nhau chạy đồng thời trên cùng một máy với điều kiện máy của bạn
   phải có một cấu hình thích hợp và đủ mạnh.

      Người ta còn xây dựng những chương trình phỏng tạo môi trường Windows và
   DOS trên nền Linux. Công ty Caldera đã chuyển WABI (Windows Applications
   Binary Interface) của Sun sang Linux., cho phép các ứng dụng Windows 3.1 chạy với
   Linux. Caldera bán sản phẩm vừa kể trên và nhiều ứng dụng Linux song vẫn biếu
   không phiên bản RedHat để chạy các ứng dụng do hãng bán ra. Caldera còn thử
   chuyển một phiên bản DR DOS sang Linux.

      Chương trình WINE cũng được sử dụng như một môi trường phỏng tạo Windows
   để có thể chạy các ứng dụng Windows trong Linux. Nói chung, Linux có khả năng
   chạy các ứng dụng Macintosh, DOS và Windows.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                            Trang 12
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Ngược lại, cũng có nhiều người đang soạn thảo những chương trình phỏng tạo
   Linux trên nền Windows như đã từng có chương trình cho phép chạy các phần mềm
   Macintosh trên nền Sun và Windows. Bạn có thể xem các thông tin liên quan mới
   nhất trên các Web site về Linux.

      Muốn cài đặt Linux bạn phải phân vùng lại ổ cứng máy mình, mặc dù không phải
   lúc nào cũng nhất thiết làm như thế. Bạn phải xoá một phần ổ cứng chứa chương trình
   và dữ liệu có sẵn trong đó. Hiện nay, việc cài đặt Linux mà không phân vùng lại ổ
   cứng đã được giải quyết nhưng khi chạy vẫn còn chậm. Do đó khi dự định cài đặt
   Linux bạn nên sao lưu ổ cứng ra vài ba bản.

      Ổ cứng cũng cần phải còn đủ chỗ cho cả Linux và những hệ điều hành khác, bạn
   phải quyết định cái nào giữ lại và cái nào bỏ đi. Bạn có nhiều lựa chọn để phân vùng
   lại ổ cứng. Chẳng hạn bạn có thể dành chỗ riêng cho DOS và Linux, hoặc bạn chạy
   một chương trình phân vùng ổ cứng mà không phải xoá các tệp có sẵn. Tuy nhiên rủi
   ro mất dữ kiện khi cài đặt vẫn còn đó.

      Khi phân vùng lại ổ cứng, bạn sẽ kiểm sát vùng đĩa dành riêng cho Linux hữu hiệu
   hơn, và Linux cũng chạy tốt hơn. Dung lượng đĩa cứng dành cho Linux sẽ tuỳ vào
   việc bạn muốn cài bao nhiêu ứng dụng và đó là phiên bản Linux nào. Bạn cần có ít
   nhất 300 MB trống trên ổ đĩa cứng nếu muốn cài RedHat 7.2, chưa kể đến tất cả các
   chương trình và dữ liệu mà bạn muốn giữ lại từ hệ điều hành trước đó. Nếu ổ cứng
   của bạn còn nhiều hơn thì càng tốt.

      Bạn cần phải học cách quản lý hệ thống Linux để trở thành quản trị viên hệ thống
   (system administrator hoặc sys admin). Công việc của quản trị viên hệ thống bao
   gồm: thêm bớt trương khoản cho những người sử dụng, đều đặn sao lưu dữ liệu, cài
   đặt thêm phần mềm mới, thiết lập cấu hình hệ thống, và giải quyết các hỏng hóc.
   Linux càng ngày càng phổ biến vì thế nguồn tài liệu hiện nay rất phong phú. Phần lớn
   các bản phát hành Linux đều kèm theo hàng ngàn trang tài liệu. Có thể dễ dàng tìm
   thấy những thông tin tương tự tại thư mục /DOCS trên các CD chứa Linux


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                            Trang 13
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   1.7. Thương mại hoá Linux

      Cũng như mọi phần mềm, Linux chưa thể khắc phục hết ngay những bất tiện và sai
   sót. Nhưng rõ ràng càng ngày càng có thêm công ty mới đầu tư cho Linux và đưa ra
   các giải pháp ít nhiều có tính thương mại với giá rất rẻ. Xin nêu tên hai trong số các
   công ty đó là RedHat và Caldera.

      Cả hai công ty này đều trợ giúp kỹ thuật qua e-mail, fax và qua mạng cho những
   người đã mua các phiên bản Linux và sản phẩm của họ mà không dành cho những
   người sao chép các bản miễn phí.

      Vì tính kinh tế, Linux và các chương trình kèm theo thường được chạy trên mạng
   nội bộ của nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn làm các dịch vụ Web, tên miền (DNS),
   định tuyến (routing) và bức tường lửa. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
   cũng dùng Linux làm hệ điều hành chính.

      Ngoài việc phân phối RedHat Linux với RPM, doanh nghiệp RedHat còn có những
   sản phẩm khác, thí dụ bộ ứng dụng văn phòng Applixware, bao gồm một phần mềm
   xử lý văn bản, một phần mềm bảng biểu, một phần mềm trình diễn, một công cụ thư
   điện tử cùng với nhiều công cụ triển khai lập trình và giao diện đồ hoạ XFree86...
   Nhưng chỉ cần trả khoảng một nửa giá bán của riêng Windows XP thôi, bạn sẽ nhận
   được một bản RedHat kèm các phần mềm nói trên mà không cần phải mua thêm MS
   Office, v.v.

      Caldera lúc đầu chỉ phát hành từ mạng Internet các sản phẩm dựa trên RedHat và
   Novell, trước khi có OpenLinux, một hệ điều hành giá rẻ với kernel 2.x. Sản phẩm
   này bao gồm một giao diện đồ hoạ có khả năng quản lý hệ thống và tài nguyên mạng,
   cùng với các ứng dụng mạng chủ yếu. OpenLinux tích hợp một X server thương mại
   của MetroLink và một phiên bản trình duyệt đã đăng ký đầy đủ của Netscape
   Navigator. Hiện nay, Caldera tách riêng OpenLinux thành 2 sản phẩm khác nhau: một
   để dùng cho máy tính cá nhân và một để dùng cho máy chủ. Caldera cũng phát hành
   bản Corel WordPerfect cho Linux, cùng với một bộ ứng dụng văn phòng hướng


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                               Trang 14
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   Internet. Ngoài ra Caldera còn phát triển phần mềm tương thích công nghệ WABI của
   SunSoft, cho phép người dùng cuối chạy các ứng dụng Windows trên nền Linux.

   1.8.UNIX và LINUX

      Lịch sử Linux phát xuất từ UNIX và cụ thể liên quan đến Minix. Minix là một hệ
   điều hành nhỏ kiểu UNIX, minh hoạ bộ sách giáo khoa rất nổi tiếng do Tannebaum
   viết từ giữa những năm 1980. Minix đã từng phổ biến trên nhiều máy tính mini và
   PC. Còn Bell Laboratories thuộc công ty AT&T là nơi hệ điều hành UNIX sinh ra,
   song chính các tập thể và cá nhân khác đã cải thiện UNIX qua nhiều năm. Từ năm
   1969, Thompson và các cộng sự ở Bell Laboratories đã phát triển UNIX, một hệ điều
   hành rất linh động và phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau của giới lập trình. Khởi
   thuỷ, hệ điều hành MULTICS của Viện MIT đã gợi ý cho Thompson viết được sản
   phẩm của mình, nhưng sau này chỉ có UNIX trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp
   cho các hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng.

      Năm 1978, Berkeley Software Distribution (BSD) thuộc Đại học Berkeley tại
   California đã phát triển phiên bản UNIX đầu tiên của mình từ nền phiên bản UNIX
   v.7 của AT&T, với ý đồ sao cho UNIX trở nên thân thiện hơn với người sử dụng.
   Mặc dù không hoàn toàn tương thích với UNIX nguyên thuỷ của AT&T, phiên bản
   BSD UNIX vẫn đạt được mục tiêu đề ra nhờ những tiện ích mới đã làm nhiều người
   hài lòng.

      Sau đó BSD đã phát hành FreeBSD, một phiên bản dành cho họ vi xử lý Intel 386
   và phân phối khá hạn chế qua Internet hoặc CD-ROM, rồi các tác giả đã công bố bản
   này trên tạp chí Dr. Dobb's. Hiện nay bản thương phẩm của FreeBSD đã trở thành
   một hệ điều hành thông dụng tương tự như Linux.

      UNIX System Laboratories (USL) là một công ty ra đời từ AT&T và đã từng triển
   khai UNIX System V từ đầu thập niên 1980. Trước khi được Novell mua lại hồi năm
   1993, USL sở hữu mã nguồn của tất cả các phiên bản xuất xứ từ UNIX System V.
   Tuy nhiên hồi ấy USL chưa bán ra được những bản sẵn sàng cho người tiêu dùng.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                            Trang 15
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   Bản phát hành đáng nhớ nhất của USL là UNIX System V Release 4.2 (SVR4.2).
   Đây là lần đầu tiên mà USL tham gia vào thị trường với qui mô lớn. Lúc ấy Novell và
   USL khai trương một công ty liên doanh mang tên Univel để sản xuất hàng loạt phiên
   bản SVR4.2 gọi là UnixWare. Khi mua lại USL, Novell đã chuyển vai trò trọng tâm
   của USL từ nhà sản xuất mã nguồn thành nhà phát hành UnixWare. Cuối cùng Novell
   lại bán UNIX của mình cho công ty Santa Cruz Operation (SCO). Gần đây SCO phát
   hành bản SCO UNIX một người dùng (single-user), tuy nhiên chi phí lên đến 19
   USD, khó cạnh tranh được với Linux đa người dùng. Hơn nữa SCO không công bố
   mã nguồn hệ điều hành của mình.

      Từ cuối thập niên 1970, Microsoft cũng đã từng phát triển phiên bản UNIX của
   mình, gọi là XENIX. Đến năm 1981, trong thời kỳ cao điểm của cuộc cách mạng vi
   tính, máy tính cá nhân IBM-PC ra đời với hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
   DOS. Khả năng xử lý của PC tăng dần và bắt đầu sánh ngang các máy tính mini vào
   cuối thập niên 1980, khi sự ra đời của bộ vi xử lý Intel 386 cho phép XENIX có thể
   chạy trên PC. Microsoft và AT&T đã đồng ý nhập XENIX và UNIX vào thành một
   phiên bản duy nhất gọi là System V/386 Release 3.2, có khả năng hoạt động hầu như
   trên mọi cấu hình phần cứng của PC 386.

      Sun Microsystems có đóng góp lớn lao vào việc mở rộng thị trường UNIX khi sản
   xuất ra các máy chủ và máy trạm chạy với hệ điều hành SunOS trên nền UNIX BSD.
   Cuối cùng BSD và SVR4 cũng đã hội tụ và tương thích với nhau.

      IBM bước vào thế giới của UNIX bằng sản phẩm mang tên hệ điều hành AIX
   (Advanced Interative Executive). Các công ty HP và Apple cũng phát triển phiên bản
   UNIX của mình, gọi là HP-UX và A/UX. Mặc dù AIX, HP-UX và A/UX không nổi
   tiếng bằng vài phiên bản UNIX khác, song chúng chạy rất tốt và có một thị phần đáng
   kể.

      Các công ty nói trên đều giữ bản quyền phiên bản UNIX của mình, trong khi DOS
   và MS Windows thuộc về Microsoft. Vậy ai là chủ sở hữu của Linux?


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 16
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   1.9.Tác quyền và bản quyền Linux

      Nói chung, Linux không phải là phần mềm công cộng, bởi vì các thành tố của nó
   đã được nhiều người khác đăng ký tác quyền. Linus Torvalds giữ tác quyền về kernel
   Linux. Công ty RedHat là chủ của phiên bản RedHat Linux, và Patrick Voldkerding
   giữ tác quyền bản Slackware Linux v.v.

      Nhưng nhiều tiện ích Linux lại có giấy phép công cộng GPL (GNU General Public
   License). Quả thực, Torvalds cùng nhiều người đóng góp cho Linux đã đặt công trình
   của mình dưới sự bảo vệ của GPL. Bạn có thể xem toàn văn GPL trên Internet hoặc
   trong tệp mang tên "copying" của mọi bản phát hành Linux. Bản quyền ấy đôi khi
   được gọi dí dỏm là Copyleft để đối lập chữ Copyright. GPL áp dụng cho phần mềm
   thuộc phong trào GNU (cũng chơi chữ: GNU's Not UNIX) và FSF (Free Software
   Foundation), cho phép tạo ra phần mềm tự do cho tất cả mọi người. Tự do hiểu là mỗi
   người đều có quyền sử dụng phần mềm GPL và tùy thích chỉnh sửa nó theo nhu cầu
   riêng của mình nhưng phải nhớ rằng không được giữ riêng bản chỉnh sửa ấy mà phải
   phổ biến rộng rãi để cho người khác cùng sử dụng và tiếp tục thay đổi theo ý họ.

      GPL cho phép tác giả chương trình được giữ tác quyền pháp lý; song tác giả phải
   để cho người khác thao tác, thay đổi, và thậm chí bán chương trình mới được viết lại.
   Tuy nhiên một khi đã bán đi rồi thì người bán không được cấm người mua thay đổi
   chương trình đó và phải cung cấp mã nguồn. Đó là lý do tại sao Linux đến với bạn
   cùng toàn bộ mã nguồn đầy đủ và mở.

   1.10.    Các ứng dụng trên Linux
      1.10.1. Các ứng dụng văn phòng

      Cùng với thời gian, hệ điều hành Linux ngày càng được hoàn thiện, nhiều hãng sản
   xuất cùng với các lập trình viên đã xây dựng được một kho thư viện phần mềm khổng
   lồ đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 17
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu như trong Windows có bộ Microsoft Office thì trong Linux có những bộ
   Office khác như KOffice, bộ Start Office hoặc OpenOffice.org của hãng Sun
   Microsystem được phân phối miễn phí .

      1.10.2. Các ứng dụng giải trí

      Ngoài các ứng dụng văn phòng ra, Linux cũng có khá nhiều games phục vụ nhu
   cầu thư giãn và giải trí của người dùng

      1.10.3. Hệ điều hành mạng và các ứng dụng mạng

      Có thể nói các ứng dụng mạng là tập hợp những ứng dụng nổi bật nhất của hệ điều
   hành Linux. Những khả năng mà các ứng dụng mạng trên Linux có thể thực hiện
   được làm cho hệ điều hành này trở nên vượt trội hơn so với Windows.

      Linux cho phép người dùng có thể cấu hình 1 server với đầy đủ các ứng dụng cơ
   bản nhất của Internet

      - Domain Name Service (DNS)

      - Web Server

      - Mail Server

      - FPT Server

      - SMTP Server

      - Pop3 Server

      - Firewall

      1.10.4. Các ứng dụng web

      Với sự bùng nổ các ứng dụng trên Internet, hệ điều hành Linux hỗ trợ một môi
   trường lý tưởng cho các server ứng dụng.

      Các hãng phần mềm nổi tiếng đều nghiên cứu để làm sao có thể cài các ứng dụng
   của họ lên Linux

      1.10.5. Các ngôn ngữ lập trình
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                            Trang 18
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

       Hệ điều hành Linux được viết lại hoàn toàn từ đầu bằng ngôn ngữ C nhằm tránh
   vấn đề bản quyền của Unix. Do đó ngôn ngữ lập trình C được hỗ trợ mạnh mẽ và khá
   đầy đủ cho việc phát triển các ứng dụng mạng.

       Tuy nhiên ngôn ngữ C không phải là sự lựa chọn duy nhất cho việc lập trình trên
   Linux. Có nhiều ngôn ngữ lập trình khác cũng được hỗ trợ bởi Linux được liệt kê
   dưới đây:

       Ada, C, C++, Forth, Fortran, Icon, Java, Lisp, Modular 2, Modular 3,
   Oberon,Objective C, Pascal, Perl , Prolog, Python, Smalltalk, SQL, Tck/Tl, Shell

   1.11.       Linux Kernel
       1.11.1. Giới thiệu

       Linux kernel cung cấp một giao diện giữa các ứng dụng người dùng, hệ thống phần
   cứng và tài nguyên. Một vài chức năng của Linux là:

   • Quản lý bộ nhớ

   • Quản lý hệ thống file

   • Xử lý các lỗi và ngắt

   • Thực hiện các dịch vụ I/O

   •   Cấp phát tài nguyên hệ thống cho các người dùng

       1.11.2. Kernel Modules

       Trong những năm đầu của Linux, kernel Linux là một monolithic kernel.
   Monolithic kernel là tất cả các dịch vụ của Kernel được biên dịch hết vào trong nó và
   không có drivers ngoài nào được gọi. Với monolithic kernel, kernel phải được biên
   dịch lại mỗi khi có một thiết bị mới được gắn vào hệ thống.

       Khi sự hỗ trợ phần cứng của Linux tăng lên thì kích thước của Kernel tăng lên và
   cho thấy sự bất tiện của nó. thế là modular Linux kernel ra đời.



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 19
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Modular Linux kernel bao gồm một kernel tối tiểu và một tập các modules có thể
   được thêm vào khi kernel đang chạy để hỗ trợ các thiết bị và dịch vụ mới

      1.11.3. Các chức năng của Kernel

      Quản lý bộ nhớ.

      Quản lý hệ thống file.

      Xử lý các lỗi và ngắt.

      Thực hiện các dịch vụ I/O.

      Cấp phát tài nguyên hệ thống cho các người dùng

      1.11.4. GNU-GPL project (GNU General Public License)

         1.11.4.1. GNU-GPL là gì ?

      GNU General Public License là một hình thức bản quyền cho phép đảm bảo việc
   trao đổi tự do các phần mềm, đảm bảo các phần mềm là miễn phí đối với tất cả các
   người sử dụng.

      General Public License áp dụng cho hầu hết các sản phẩm của Free Software
   Foundation's. Bạn có thể áp dụng GNU GPL cho phần mềm của bạn.

      Giấy phép phần mềm mã nguồn mở (Open Source – OS) cho phép người dùng
   đọc, truy cập, thay đổi và làm lại mã nguồn của một sản phẩm phần mềm (theo tổ
   chức OSI – Open Source Initiative). Các giấy phép phần mềm được OSI phê chuẩn và
   quản lý tại http://www.opensource.org. Xem thêm chi tiết trong
   http://www.opensource.org/docs/osd-vietnamese.php/

    Open Source mang ý nghĩa “tự do” nhiều hơn là “miễn phí”.

      Mỗi loại giấy phép có những điều khoản quy định riêng. Ví dụ: BSD Licensing chỉ
   dài 1 trang với 3 điều khoản cần phải tuân thủ nhưng trong khi đó thì Mozilla Public
   License 1.1 dài đến 12 trang đề cập mọi thứ từ việc định nghĩa thuật ngữ đến cách
   thức áp dụng giấy phép cho chính phủ.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 20
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Một trong những khoản quan trọng trong OS Licensing là: Nếu ta thay đổi mã
   nguồn thì phải lập lại tài liệu về các thay đổi và đính kèm mã nguồn theo phần mềm.

      Không được thông báo bản quyền của mình (copyright) mặc dù đã thay đổi mã
   nguồn của chương trình.

    Xem thêm thông tin tại http://www.linux.org/info/gnu.html

      Người ta còn nói GNU GPL là “Copyleft” để thay cho khái niệm “Copyright”.

         1.11.4.2. Nội dung chính của GNU

   • Tác giả vẫn giữ bản quyền phần mềm của mình

   • bạn có thể copy và phân phối chương trình dưới bất cứ hình thức nào và giá tùy ý

   • Bạn có thể thay đổi một phần của chương trình và phân phối thay đổi của mình
      cùng toàn bộ chương trình ccho người khác với điều kiện nói rõ phần mình thay
      đổi.

   • Nếu phần bạn thay đổi không thể tách rời tòan bộ chương trình thì GNU GPL sẽ
      mở rộng sang toàn bộ chương trình, kể cả phần bạn viết.

   • Bạn không được thông báo bản quyền của bạn (copyright) mặc dù bạn đã thay đổi
      mã nguồn của chương trình.

   • Bạn phải đảm bảo cung cấp mã nguồn khi bạn bán một sản phẩm theo GNU GPL
      để cho người khác có thể sử dụng và/hoặc bán tiếp sản phẩm (người bạn phân phối
      sản phẩm phải có được các quyền lợi giống của bạn được hưởng khi bạn nhận một
      phần mềm dưới GNU GPL).

      Open Source:

       Một sản phẩm là Open Source phải thỏa mãn các điều kiện:

   • Free Redistribution: có thể phân phối tới bất cứ đội tượng nào.

   • Source Code: Luôn kèm theo source code.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 21
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   • Integrity of The Author’s Source Code: Có thể có hạn chế chỉ cho phép thay đổi
      mã nguồnt hông qua các patch (chứ không được tự ý thay đổi), hoặc nếu thay đổi
      phải đổi qua tên khác. Đây là điểm khác với GNU GPL.

   • No Discrimination Against Fields of Endeavor: Không được phân biệt đối xử với
      cá nhân hay nhóm người nào trong quá trình phân phối phần mềm mã nguồn mở.

   • Distribution of License: quyền đối với phần mềm được tiếp tục chuyển đến những
      người nhận phần mềm.

   • License Must Not Be Specific to a Product: Các quyền đối với phần mềm được
      tiếp tục thực hiện không phụ thuộc vào các phân phối (distribution) chứa phần
      mềm.

   • License Must Not Restrict Other Software: Các sản phẩm khác đi cùng Open
      Source không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu của Open Source.

   • License Must Be Technology-Neutral: License không được bắt buộc gắn kết với
      bất kỳ công nghệ hay kiểu kết nối nào.

   Chú ý: Bruce Perens Đã viết các quy định trên cho "The Debian Free Software
   Guidelines".

      Sau đó ông đã bỏ đi các phần đặc trưng cho Debian-specific và xây dựng thành
   "Open Source Definition.“

      Open Source và GNU GPL thường kết hợp với nhau:

      Ethereal is Open Source software released under the GNU General Public License

    2................................................................Cài đặt và cấu hình Linux
   2.1.Thao tác chuẩn bị

      Bạn sẽ tìm thấy sau đây các thông tin cần thiết trước khi cài đặt bất cứ bản phát
   hành Linux nào trên PC. Xin nhớ rằng Linux không phải là một thương phẩm, do đó
   cần phải chuẩn bị đối phó các trục trặc nếu có.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                 Trang 22
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Lưu ý: Cài đặt hệ điều hành có nghĩa là thay đổi cả hệ thống quản lý máy tính, vì
   vậy hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn giấy bút đề ghi chép các thông tin cần thiết.

          Điều kiện cài đặt Linux thành công là có các phần cứng phù hợp. Muốn chọn cấu
   hình cho tương xứng, bạn phải biết trước bao nhiêu người sẽ sử dụng hệ thống và sẽ
   chạy những ứng dụng nào. Từ đó bạn tính ra các yêu cầu về bộ nhớ, dung lượng ổ đĩa
   cứng, chủng loại thiết bị đầu cuối, v.v.

          Ngày nay, đa số các máy tính có cài đặt Linux đều là PC và thường cũng chỉ cài
   đặt phiên bản cho một người sử dụng, mặc dù các máy ấy có thể liên kết với nhiều hệ
   thống Linux và UNIX lớn hơn.

          Nếu bạn cài đặt phiên bản Linux cho một người dùng (trường hợp hay gặp nhất)
   thì bạn cũng là quản trị viên của hệ thống. Bạn có trách nhiệm hiểu rõ hệ thống để
   thực hiện chức năng quản trị, sao cho hệ thống chạy tối ưu. Bạn phải bảo đảm dung
   lượng tối thiểu trên ổ đĩa cứng, sao lưu đều đặn, các thiết bị kết nối với hệ đều có
   trình điều khiển (driver) và các phần mềm cài đặt thích hợp, v.v..

          Bạn nên chọn lựa các loại phần cứng mà chính đa số những người tạo ra Linux
   đã sử dụng. Các công ty phát triển phần mềm thương phẩm thường chạy thử sản
   phẩm của họ trên nhiều phần cứng khác nhau, còn cộng đồng tình nguyện triển khai
   Linux chỉ có máy tính của chính mình.

          Cũng may là cộng đồng Linux khá đông đảo cho nên hầu hết những phần cứng
   tiêu chuẩn của PC đều được Linux chấp nhận.

           Lưu ý: Linux là một hệ thống tiến hoá và thỉnh thoảng lại có thông tin cập nhật.
   Bản phát hành RedHat sử dụng trong tài liệu này chạy khá ổn định, tuy nhiên thực tế
   có những phần cứng thay đổi mà chưa được Linux biết đến. Mặc dù nhiều phần cứng
   có thể đã thay đổi bằng các linh kiện “nhái” hoặc tương thích Intel, song không phải
   tất cả những phần cứng ấy đều chạy được với Linux.

      Mục tiêu: Nắm được một số yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ tốt trong quá trình cài
   đặt.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                 Trang 23
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Yêu cầu phần cứng: (Tối thiểu)

   - CPU 386 hoặc mới hơn.

   - Dung lượng bộ nhớ: 16MB

   - Dung lượng ổ cứng:

   ~ 100MB nếu chỉ sử dụng Console Mode (~1000MB nếu cài RedHat 9.0)

   ~ 500MB nếu sử dụng Graphic Mode (~1500MB nếu cài RedHat 9.0)

   - Ổ CD-ROM

   - Ổ đĩa mềm 1.44MB

      Yêu cầu phần mềm:

      Bộ cài đặt RED HAT Linux 9.0 (6 disks: CD1-CD6)

     Đĩa mềm khởi động Linux

   2.2.Tạo đĩa mềm khởi động

      Mục tiêu: Tạo đĩa mềm khởi động Linux trong trường hợp không thể khởi động từ
   đĩa CD-ROM hoặc ROM-BIOS không hỗ trợ khởi động từ CD-ROM.

    Các bước tiến hành:

     Kiểm tra có tập tin “boot.img” trong thư mục Images của CD1 không?

     Thực thi “rawrite.exe” để ghi “boot.img” này ra đĩa mềm.

     Tiến hành khởi động từ đĩa mềm vừa tạo.

      Để có những thông tin hướng dẫn chi tiết hơn ◊ tham khảo Readme trong CD1
   hoặc vào trang chủ của RedHat tại địa chỉ: http://www.redhat.com/ để có những chỉ
   dẫn cụ thể hơn trong quá trình tại ảnh đĩa (Disk Image

   2.3.Các bước cài đặt
      2.3.1. Các cách cài đặt


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 24
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Có đến 4 cách cài đặt Linux, đó là từ CD, NFS, FTP, hoặc từ ổ đĩa cứng.

      • Cách phổ biến nhất là cài đặt Linux từ đĩa CD. Muốn cài đặt trực tiếp từ CD,
           bạn phải khởi đầu bằng DOS. Ở dấu nhắc DOS, bạn gõ lệnh:

      [ổ CD]:dosutilsautoboot

      Trong đó [ổ CD] là tên ổ CD trên máy của bạn.

          Có thể bắt đầu bằng việc đặt lại cấu hình cho BIOS để có thể khởi động bằng đĩa
   CD. Đa số các BIOS sản xuất sau 1997 đều hỗ trợ việc này. Khi đó, bạn chỉ cần tắt
   nguồn điện và khởi động lại với đĩa CD Linux đặt sẵn trong ổ.

          Nếu ổ đĩa cứng có sẵn một phân vùng trống, bạn có thể cài đặt Linux vào đó bên
   cạnh hệ thống hiện hành để khỏi xoá mất những thông tin trước đó. Như vậy những gì
   bạn cần là một ổ CD, một phân vùng trống và một đĩa mồi.

      •    Cách cài đặt Linux từ mạng máy tính nhờ một máy chủ NFS (Network hệ
      thống tệp) yêu cầu bạn trước hết phải lắp ráp logic (mount) ổ CD vào một máy
      tính chấp nhận hệ thống tệp ISO-9660 với phần mở rộng RockRidge, rồi bạn công
      bố hệ thống tệp qua NFS. Bạn phải biết đường dẫn của hệ thống tệp này, cũng như
      địa chỉ IP của máy, hoặc tên của máy nếu có DNS.

      • FTP (File Transfer Protocol) là một giao thức truyền tệp qua mạng LAN hoặc
      WAN. Việc cài đặt qua FTP yêu cầu phải có đĩa mồi và đĩa phụ trợ.

      • Cài đặt Linux từ ổ đĩa cứng cũng cần đĩa mồi và các đĩa phụ trợ nói trên. Trước
      tiên phải tạo ra thư mục mang tên Linux, sau đó sao chép thư mục tương ứng từ
      CD cùng với tất cả các thư mục thứ cấp (subdirectory) vào thư mục Linux.

      Bạn có thể sử dụng các lệnh DOS sau đây để thi hành việc cài đặt:

              cdLinux

              xcopy/s e:Linux




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                              Trang 25
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

       Lệnh cd chọn thư mục làm việc là thư mục Linux trên ổ đĩa cứng; lệnh xcopy sao
   chép thư mục tương ứng từ đĩa CD đặt ở ổ E.

       Cho dù bạn sử dụng phương pháp cài đặt nào, bạn luôn cần có đĩa mồi. Nhưng
   trước hết bạn phải tìm một số thông tin cần thiết.

      2.3.2. Các bước cài đặt chung

         2.3.2.1. Cài đặt bằng dòng lệnh

      Cũng giống như cài đặt với giao diện, bước chuẩn bị cũng giống như cài đặt bằng
   giao diện.

      Đầu tiên bạn bỏ đĩa CD vào ổ đĩa (và tất nhiên là phải có ổ cứng còn trống).

      Khi bạn cho boot từ đĩa CD, bạn nhập vào dòng linux text.




                                  Hình 2.1 Kiểm tra đĩa CD

       Bạn có thể bỏ qua bước này bắng cách nhấn vào Skip. Còn nếu bạn muốn test đĩa
      CD thì bạn nhấn vào OK.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 26
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                              Hình 2.2 Giao diện chào mừng

      Bấm OK để tiếp tục.




                             Hình 2.3 Chọn ngôn ngữ cài đặt

      Ở đây nhóm chọn ngôn ngữ là English.

      Nhấn OK.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 27
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                           Hình 2.4 Chọn ngôn ngữ cho bàn phím

      Bấm Ok để chuyển qua bước kế tiếp.




                           Hình 2.5 Chọn loại chuột đang sử dụng

      Sau khi chọn xong loại chuột của mình thì nhấn OK.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 28
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.6 : Chọn loại màn hình đang sử dụng

      Bấm OK chuyển qua bước kế tiếp.




                                 Hình 2.7 Cấu hình monitor

      Nên chọn Default cho hệ thống tự cấu hình.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 29
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                         Hình 2.8 Chọn loại cấu hình HDH cài vào máy

      Sau khi chọn xong thì bấm OK.




                            Hình 2.9 : Chọn cách phân vùng ổ cứng

      Disk Partitioning Setup: Nếu chọn Autopartition: hệ thống sẽ tự động chia tìm
   phân vùng còn trống và chia phân vùng cần thiết cho bạn.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 30
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Disk Druid: Bạn chọn chế độ tự chia phân vùng bằng tay.

      Back: Trở lại bước trước.




                            Hình 2.10 cảnh báo sẽ xóa hết dữ liệu

   Bấm Yes để chuyển qua bước kế tiếp.




                              Hình 2.11 Phân vùng còn trống.

      Ở đây vùng còn trống 8192Mb. Bấm New để tạo phân vùng Root.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 31
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                              Hình 2.12 Tạo phân vùng root

      Sau khi tạo xong phân vùng Root dùng để lưu trữ hệ điều hành. Bạn tiến hành tạo
   phân vùng Swap.




                             Hình 2.13 Tạo phân vùng swap

   Sau khi phân vùng xong bạn nhấn OK.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 32
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.14 Sau khi tạo phân vùng xong

      Sau khi phân vùng xong. Nhấn OK để chuyển sang bước kế tiếp.




                           Hình 2.15 : Chọn cấu hình boot loader

      Chọn loại Boot Loader:

      Use GRUB Boot Loader: Có sử dụng Boot Loader GRUB.

      No Boot Loader: Không sử dụng Boot Loader.

      Nếu bạn cài 2 hệ điều hành trở lên thì nên sử dụng GRUB Boot loader.

      Bấm Ok để chuyển qua bước kế tiếp.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 33
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                             Hình 2.16 : Cấu hình boot loader

      Bấm OK để qua bước kế tiếp.




                         Hình 2.16 : Đặt password cho boot loader

      Nếu bạn không cần đặt Password cho Boot Loader thì có thể nhấn OK để tiếp tục.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                         Trang 34
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                         Hình 2.17 Hoàn thành cấu hình boot loader

      Quá trình cấu hình Boot Loader hoàn thành. Nếu bạn muốn sửa lại file Boot
   Loader thì có thề nhấn Edit. Nếu không thì nhấn Ok để chuyển qua bước kế tiếp.




                            Hình 2.18 Chọn nơi cài boot loader

      Bạn nên chọn nơi lưu trữ Boot loader tại Master Boot Record.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 35
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   Bấm Ok để qua bước kế tiếp.




                             Hình 2.19 Cấu hình network

      Sau khi đặt xong địa chỉ IP và Netmask (Mask Address). Bấm OK để chuyển qua
   bước kế tiếp.




                              Hình 2.20 Đặt địa chỉ DNS

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                       Trang 36
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu bạn không kết nối Internet có thể bỏ qua bước này.

      Bấm OK để chuyển qua bước kế tiếp.




                                    Hình 2.21 Đặt tên máy

      Bước này cho phép bạn đặt tên cho máy hoặc có thể bỏ qua bằng cách chọn
   automatically via DHCP.

      Bấm Ok để qua bước kế tiếp.




                               Hình 2.22 Cấu hình firewall

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                         Trang 37
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bạn có thể cấu hình cho hệ thống tránh sự xâm phạm từ bên ngoài.

      Hoặc cũng có thề không cần firewall nếu như bạn không nối mạng internet.

      Nếu chọn Enable firewall thì bạn có thể cấu hình cho firewall bằng cách nhấn vào
   Customize.




                               Hình 2.23 Cấu hình firewall

      Sau khi cấu hình xong nhấn OK.

      Còn nếu bạn chọn no firewall thì hệ thống sẽ cảnh báo bạn.




                            Hình 2.24 Cảnh báo không firewall



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 38
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu chấp nhận nhấn Proceed.

      Chuyển qua bước tiếp theo.




                             Hình 2.25 Chọn ngôn ngữ hệ thống

      Bước này cho phép bạn chọn ngôn ngữ cho hệ diều hành Linux. Mặc định là
   English (USA).

      Nhấn Ok để tiếp tục.

      Bước này cho phép bạn chọn múi giờ cho máy. Mặc định là America/New_York.

      Bấm Ok chuyển qua kế tiếp.




                                Hình 2.26 Đặt pass cho root

      Khi đặt password thì 2 ô password phải giống nhau.

      Bấm OK để chuyển qua bước kế tiếp.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                        Trang 39
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.27 Chọn gói phần mềm cài đặt

       Bạn có thể chọn các gói phần mềm để cài đặt. nếu muốn sử dụng gioa diện đồ họa
   gói X Window System.

      Sau khi đã chọn xong nhấn OK để chuyển qua bước kế tiếp.




                               Hình 2.28 Bắt đầu cài đặt

      Nhấn Ok chuyển qua bước cài đặt.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                         Trang 40
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                                  Hình 2.29 Số đĩa cài đặt

      Bấm Continue để chuyển qua bước kế tiếp.




                                Hình 2.30 Qúa trình cài đặt

      Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 41
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                            Hình 2.31 Tạo đĩa boot khởi động

      Nếu muốn tạo đĩa boot thì nhấn Yes (dùng để boot vào hệ điều hành bằng đĩa này).

      Nếu không thì nhấn No.




                               Hình 2.32 Khởi động lại máy

      Nhấn Enter để Reboot lại hệ thống.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 42
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                         Hình 2.33 Giao diện chào mừng của linux

      Bấm Next để chuyển qua bước kế tiếp.




                               Hình 2.34 Licens của linux

      Chọn Yes và bấm Next để tiếp tục.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 43
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                               Hình2.35 Chỉnh giờ hệ thống

      Sau khi tinh chỉnh xong lại ngày giờ hệ thống. Nhấn Next để tiếp tục.




                             Hình 2.36 Tạo username hệ thống

      Sau khi đặt xong user name và password, nhấn Next để tiếp tục.




                              Hình 2.37 Cấu hình card sound

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 44
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu như bạn có nghe âm thanh phát ra thì nhấn Next.




                             Hình 2.38 Cài thêm phần mềm

      Nếu bạn muốn cài thêm bất cứ một gói phần mềm nào từ CD thì nhấn vào Install.

      Bấm Next để qua bước kế tiếp.




                              Hình 2.39 Cài đặt hoàn thành


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                         Trang 45
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bấm Next để hoàn thành.




                           Hình 2.40 Đăng nhập vào hệ thống

      Sau khi nhập xong user name nhấn Enter.




                                Hình 2.41 : Nhập password



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 46
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Sau khi nhập xong username và password. Hệ thống sẽ được đăng nhập với giao
   diện.




                             Hinh 2.42 Đăng nhập thành công

           2.3.2.2. Cài đặt bằng giao diện (phiên bản Fedora Core 4)

      Đầu tiên khi Boot từ CD và bạn cho đĩa CD 1 vào .

      Giao diện xuất hiện.




                             Hình 2.43 Giao diện linux khi boot


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                        Trang 47
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bạn sẽ có những tùy chọn sau:

      • Cài đặt (Intall) hoặc nâng cấp (Upgrade) với giao diện đồ họa (graphical mode).

      • Cài đặt (Intall) hoặc nâng cấp (Upgrade) với giao diện sử dụng dòng lệnh (text
         mode).

      Và sẽ có những chế độ sau:

      • F1: để vào giao diện chính. ( như hình trên)

      • F2: sử dụng những tùy chọn của Linux.

            •   Để tắt (disable) thiết bị phần cứng: gõ lệnh linux noprobe -> nhấn
                Enter.

            •   Để kiểm tra các thiết bị đang sử dụng : gõ lệnh linux mediecheck ->
                Enter.

            •   Để sửa lỗi cho linux (rescuse mode) : gõ lệnh linux rescuse -> Enter.
                (Nhấn F5 để đọc thêm hướng dẫn về chế độ rescuse).

            •   Nếu bạn có 1 đĩa driver : gõ lệnh linuxdd ->Enter

            •   Để nhắc nhở cho phương thức cài đặt sử dụng trên CD-ROM : gõ lệnh
                linux askmethod -> Enter.

            •   Nếu bạn có đĩa để cập nhật hệ điều hành (update) : gõ lệnh linux
                updates -> Enter.

            •   Để kiểm tra bộ nhớ trong hệ thống : gõ lệnh memtest86 ->Enter.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 48
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                        Hình 2.44 Một vài chức năng khi cài đặt

      • F3: Hướng dẫn chung.




                               Hình 2.45 Giới thiệu chung

      • F4: Giúp đỡ chung cho chế độ Boot.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 49
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                            Hình 2.46 Chỉ dẩn một số dòng lệnh

      • F5: Hướng dẩn chế độ rescuse.




                                Hình 2.47 Cứu chữa HDH

      Thông thường để cài mới thì tốt nhất là bạn sử dụng giao diện đồ họa.

      Ở màn hình chính bạn nhấn Enter.
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 50
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                           Hình 2.48 Quá trình kiểm tra phần cứng

      Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra một số phần cứng của máy tính.

      Sau khi kiểm tra xong thì giao diện cài đặt như sau:




                                  Hình 2.49 Kiểm tra CD

      Cho phép bạn nhấn Ok kiểm tra lại đĩa CD dùng để cài đặt hoặc để bỏ qua bước
      này nhấn Skip.

      Nếu nhấn Ok thì chương trình bắt đầu quá trình kiểm tra đĩa.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                       Trang 51
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Ở đây tôi chọn Skip để bỏ qua quá trình kiểm tra đĩa.

      Nhấn test để kiểm tra đĩa hiện tại đang có trong ổ đĩa hoặc lấy đĩa ra.




                                  Hình 2.50 : Xác nhận CD

      Nhấn test thì quá trình kiểm tra bắt đầu.




                              Hình 2.51 Quá trình kiểm tra đĩa

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 52
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.52 : Quá trình kiểm tra đĩa hoàn tất

      Quá trình kiểm tra đĩa 1 hoàn thành và nhấn ok để tiến hành để tiến hành kiểm tra
   các đĩa còn lại.




                               Hình 2.53 : Kiểm tra đĩa kế tiếp

      Sau khi kiểm tra xong 4 CD thì chương trình bắt đầu cài đặt.

      Giao diện cài đặt như sau.
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 53
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                         Hình 2.54 Giao diện chào mừng của linux

      Bấm next để qua bước kế tiếp.




                             Hình 2.55 Chọn ngôn ngữ cài đặt

      Chọn ngôn ngữ để sử dụng trong suốt quá trinh cài đặt.

      Ở đây mặc định là English.

      Bấm Next.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 54
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                           Hình 2.56 : Chọn ngôn ngữ bàn phím

      Chọn ngôn ngữ của keybroad.

      Mặc định là U.S, English.

      Bấm Next




                            Hình 2.57 : Chọn cấu hình cho hệ thống

      Cho phép bạn chọn các chế độ cài đặt.

      Personal : chế độ này dùng cho các máy tính các nhân hoặc laptops.

      Workstation : chế độ này cài đặt thêm môi trường để phát triễn thêm các ứng
   dụng và system administrator.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 55
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Server : chế độ này cho phép bạn sử dụng để cài đặt file sharing, print sharing và
   dịch vụ web.

      Custom : cho phép bạn tùy chọn các package hoặc các phần mềm đi kèm theo.

      Ở đây tôi chọn Custom và nhấn next.




                               Hình 2.58 : Chọn chế độ phân vùng



      Automaticcally partition : chương trình sẽ tự động dò tìm phân vùng còn trống và
   chia đĩa theo yêu cầu của hệ thống. Khi chọn chế độ này, ổ cứng của bạn sẽ được hỏi
   là có muốn xóa hết không nếu như ổ cứng không còn chỗ trống.

      Manually partition with Disk Druid : cho phép bạn tự chia đĩa với công cụ Disk
   Druid có sẵn trong linux.

      Chế độ Manually partition with Disk Druid.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                              Trang 56
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.59 : Có muốn xóa phân vùng không

      Ở bước này chương trình sẽ hỏi bạn có muốn xóa hểt dữ liệu có trong ổ cứng
   không.

      Nếu có : bấm Yes.

      Nếu không : bấm No.




                              Hình 2.60 : Lỗi thiết bị khi cài đặt



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 57
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu như ổ cứng của bạn không có phân vùng còn trống thì sẽ báo lỗi không thể
   tìm thấy thiết bị nào để tạo file hệ thống.

      Ngược lại nếu như đã có phân vùng trống thì sẽ qua bước kế tiếp.




                                 Hình 2.61 : Phân vùng trống

      Ở bước này, nếu như phân vùng của bạn chưa định dạng thì bấm chọn phân vùng
   còn trống, bấm New .




                               Hình 2.62 : Chọn phân vùng swap


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 58
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Ở khung File System Type, bấm sổ xuống và chọn Swap.

      Ở khung Size, mặc định là 100Mb, nhưng tốt nhất là bạn chọn 510 Mb (theo kinh
      nghiệm cài đặt của cả nhóm).

      Rồi bấm OK.




                           Hình 2.63 : Chia phân vùng để cài đặt

      Ở phân vùng còn lại, bạn click chuột vào và chọn Edit.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                       Trang 59
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.64 : Quá trình chia phân vùng

      Ở khung Mount Point, bấm sổ xuống và chọn dấu / để làm thư mục gốc và cài đặt
   lên đó.

      Bấm OK.




                            Hình 2.65 : Cấu hình boot loader



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                       Trang 60
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bạn có thể check vào ô Configure advance boot loader options để boot từ 2 hệ
      điều hành trở lên (nếu máy của bạn cài thêm hệ điều hành khác).

      Bấm Next.




                               Hình 2.66 : Cấu hình DHCP

      Cho phép bạn cấu hình DHCP.

      Bấm Next.




                               Hình 2.67 : Cấu hình firewall

      Cho phép bạn bật chế độ Firewall hay không. Bấm Next.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 61
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu bạn không chọn chức năng Firewall thì chương trình sẽ hỏi bạn có chắc chắn
   không. Hoặc là muốn cấu hình lại.




                           Hình 2.68 : Cảnh báo không firewall

      Nếu chắc chắn, bấm Proceed.




                           Hình 2.69 : Chọn vùng cho ngày giờ

      Bước này cho phép bạn chọn múi giờ của mình.

      Bấm Next.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                          Trang 62
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                                Hình 2.70 : Đặt pass cho root

      Bước này yêu cầu bạn đặt Password cho Root (tương đương với Adminitrator
   trong Windows). Và đây là bước bắt buộc.

      Sau khi đặt xong, bấm Next.




                     Hinh 2.71 : Chọn các gói phần mềm nguồn để cài đặt

        Bước này cho phép bạn chọn lựa các gói phần mềm cài đặt kèm theo. Những ô
      đã check mặt định thì nên giữ lại.


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                        Trang 63
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bạn cũng có thể bấm vào Details ở cuối để chọn lựa chi tiết hơn.




                                   Hình 2.72 : Chi tiết cài đặt

      Hoặc bạn cũng có thể chọn cài Everything hoặc Minimal.




                        Hình 2.73 : Dung lượng đĩa sau khi chọn gói cài đặt




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 64
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

       Và nhớ là phải xem dung lượng sau khi chọn có phù hợp với dung lương ổ cứng
   của mình hay không.

      Bấm Next.




                                 Hình 2.74 : Chuẩn bị cài

      Bây giờ bạn có thể click Next để thực hiện quá trình cài đặt.




                                 Hình 2.75: Xác nhận cài

      Hệ thồng sẽ yêu cầu bạn xác nhận một lần nữa là đã có đủ 4CD để cài chưa (vì ở
   đây là cài Fedora Core 4).

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                           Trang 65
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Nếu đã đầy đủ thì bấm Continue.

      Quá trình cài đặt bắt đầu.




                             Hình 2.76: Quá trình cài đặt bắt đầu




                              Hình 2.77: Quá trình còn 20 phút

      Sau khi đĩa 1 cài xong, chương trình sẽ yêu cầu đĩa thứ 2, 3 và đĩa thứ 4.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                Trang 66
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Sau khi cài đặt thành công hệ thống sẽ yêu cầu bạn reboot lại để thay đổi các cấu
   hình.




                               Hình 2.78 Cài đặt hoàn thành

      Hệ thống yêu cầu khởi động lại.

      Bấm Reboot.

      Quá trình khởi động.




                              Hình 2.79: Đăng nhập hệ thống

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                             Trang 67
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Đang khởi động vào hệ thống.

      Đây là lần đầu tiên bạn khởi động vào hệ điều hành Linux.

      Giao diện chào mừng.




                              Hình 2.80: Giao diện chào mừng

      Bấm Next.




                             Hình 2.81 License của chương trình

      Đây là Lisence của hệ điều hành mã nguồn mở Linux.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 68
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Chọn Yes, I agre to the License Agreement.

      Bấm Next.




                             Hình 2.82 Điều chỉnh giờ hệ thống

      Bước này cho phép bạn điều chỉnh lại ngày giờ hê thống.

      Bấm Next.




                       Hình 2.83 Điều chỉnh độ phân giải của hệ thống

      Bước này cho phép bạn chọn độ phân giải của màn hình. Mặc định là 800x600.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                        Trang 69
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Bấm Next.




                                  Hình 2.84: TXạo User mới

      Bước này cho phép bạn tạo 1 User mới không có quyền Adminitrative (Root).

      Nếu bạn không muốn tạo thêm bất kỳ User nào và chỉ sử dụng User Root thì bấm
   next.

      Hệ thống sẽ cảnh báo bạn.




                                  Hình 2.85: Cảnh bXáo tạo User


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                       Trang 70
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Và nếu bạn đồng ý thì bấm Cotinue ngược lại bấm Create account.




                              Hình 2.86: Kiểm traX sound card

      Bước này để kiểm tra lại Sound card của bạn.

      Để kiểm tra bấm Play test sound.




                               Hình 2.87 Xác nhận âm thanh

      Nếu có nghe âm thanh thì bấm Yes (dĩ nhiên là bạn phải có gắn thiết bị để nghe
   như Loa hoặc Headphone).

      Bấm Next.
Khoa CNTT – 05CDTH2                                                            Trang 71
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                        Hình 2.88: Cài đặt thêm gói phần mềm từ CD

      Bước này cho phép bạn cài đặt thêm một số phần mềm từ CD.

      Nếu không cần thiết bấm Next.




                         Hình 2.89: Quá trình cấu hình hoàn thành

      Hệ thống của bạn đã được cài đặt xong. Bấm Next để tiếp tục.




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 72
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                          Hình 2.90: Nhập User và pass để đăng nhập

      Yêu cầu nhập tên User để đang nhập hệ thống.

      Ở đây user của tôi là Root và password là 123456.




                               Hình 2.91 Đăng nhập vào Linux

      Đây là quá trình nhận các thiết bị.

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                      Trang 73
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux




                                Hình 2.92 Giao diện chính của Linux

      Quá trình cài đặt đã hoàn thành. Đây là giao diện chính của hệ điều hành Linux.

   2.4.Phân vùng đĩa cứng
      2.4.1. Giới thiệu

      Với sự hình thành và phát triển của hệ điều hành Linux, giờ đây chúng ta có rất
   nhiều cách trong việc chọn lựa các hệ thống file (file system) cho từng loại ứng dụng.
   Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu các hệ thống file tiên tiến được sử dụng trong
   Linux như EXT2, EXT3, VFAT Reiserfs, XFS, và JFS có tính tin cậy cao và có khả
   năng ghi nhớ quá trình thao tác trên dữ liệu (journaling).

      Chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về cách làm việc của các hệ thống file

      2.4.2. Định dạng file hệ thống EXT2

          2.4.2.1. Giới thiệu

      Giới thiệu hệ thống file ext2 được giới thiệu vào đầu năm 1993 và được thiết kế
   riêng cho Linux. Nó có nhiều tính năng tăng cường để khắc phục các hạn chế của các
   hệ thống file khác.

                 Tính năng                     Minix         EXT          EXT 2


Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                           Trang 74
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux


               Kích thước hệ thống 64 MB              2 GB       4 TB
               file lớn nhất

               Kích thước file lớn 64 MB              2 GB       2 GB
               nhất

               Chiều dài tối đa tên 30 ký tự          255 ký 255        ký
               file                                   tự         tự

               Kích thước block tuỳ Không             Không      Có
               biến



         2.4.2.2. Quản trị hệ thống file EXT2

      Filesystem caching : Nhằm tăng hiệu suất của toàn hệ thống file ext2, cache được
   dùng để lưu giữ các dữ liệu được dùng thường xuyên. Thông tin của filesystem được
   cache trong bộ nhớ, đôi khi được tham khảo tới như là một bộ đệm đĩa, bởi vì việc
   truy cập vào bộ nhớ thì nhanh hơn nhiều so với các đĩa vật lý. Cả hai quá trình đọc và
   ghi đều được cache dữ liệu trên RAM. Hệ thống buffers đĩa càng lớn thì filesystem
   đáp ứng càng nhanh cho các thao tác đọc ghi. Do RAM là bộ nhớ tạm thời, buffer sẽ
   được ghi vào đĩa khi máy hoạt động, hay khi filesystem được unmount.

      Lệnh sync có thể dùng để ép kernel ghi tất cả các buffers vào các file trên đĩa.
   Lệnh này có thể sử dụng không cần tham số.

      Ví dụ: Với lý do này có thể giải thích vì sao khi chép file vào đĩa mềm ta thấy hệ
   thống chạy rất nhanh tuy nhiên lúc này thực sự file chưa được ghi vào đĩa mềm. nếu
   để ý thì bạn sẽ thấy khoảng 5 giây sau đèn ổ mềm mới bắt đầu sáng. Nếu trước đó ta
   cứ tưởng là đã chép xong file mà rút đĩa mềm ra thì sẽ không có file nào được ghi vào
   đĩa cả.

         2.4.2.3. Sự phân mảnh của hệ thống file




Khoa CNTT – 05CDTH2                                                               Trang 75
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

      Hệ thống ext2 được thiết kế nhằm hạn chế tối thiểu sự phân mảnh nên ta không cần
   phải defragment hệ thống file ext2.

      Nguyên nhân gây ra sự phân mảnh của file system là việc ghi file nhiều lần trên ổ
    đĩa. Trong đó các file làm bộ nhớ mở rộng của hệ thống trên đĩa là có nguy cơ bị
    phân mảnh nhiều nhất.

      Đối với các hệ điều hành và MS Windows, hệ thống bộ nhớ mở rộng này nằm trên
   cùng một partition chính của hệ thống thông qua file pagefile.sys còn trong Linux thì
   hệ thống bộ nhớ mở rộng này được cho ra một partition riêng nên hạn chế rất nhiều
   sự phân mảnh.

          2.4.2.4. Định dạng file hệ thống EXT3

      Được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ thống file chuẩn ext2 mà Linux đang sử
   dụng, ext3 đưa vào thêm chức năng mới vô cùng quan trọng, journaling file system,
   giúp thao tác dữ liệu an toàn hơn. Ext3 còn sử dụng cơ chế JBD (Journaling Block
   Device) để bảo vệ thông tin thao tác trên dữ liệu, được đánh giá là tin cậy hơn so với
   các hệ thống chỉ thực hiện journaling trên chỉ mục dữ liệu (journaling of meta-data
   only) như Reiserfs, XFS hay JFS. Với cách bảo vệ hai lần như vậy thì hiệu suất ghi
   dữ liệu có phần nào chậm hơn ext2; nhưng trong một vài trường hợp, nhờ thông tin
   trong journal log mà đầu từ ổ cứng di chuyển hợp lý hơn, nên tốc độ thao tác dữ liệu
   nhanh hơn.

      Đối với những ứng dụng ưu tiên cho độ tin cậy của dữ liệu hơn là tốc độ ghi đơn
   thuần thì ext3 là lựa chọn thích hợp. Ngoài ra, ext3 còn cho phép cải thiện tốc độ thao
   tác trên dữ liệu bằng cách thiết lập thông số cho hệ thống chỉ thực hiện journaling đối
   với thao tác trên dữ liệu (mode: data=writeback và data = ordered).

      Với mode data=writeback, quá trình khởi động nhanh, dữ liệu được ghi vào đĩa
   ngay sau khi đã ghi xong thông tin trong journal log (write back), với mode này đôi
   khi cũng xảy ra tình trạng hư dữ liệu nếu sự cố xảy ra ngay sau khi ghi journal log mà



Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                           Trang 76
Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux

   chưa kịp ghi vào đĩa, nhưng bù lại tốc độ thao tác file nhanh hơn trong một vài trường
   hợp.

      Với mode data=ordered, dữ liệu được ghi lên đĩa trước rồi mới đến journal log, cho
   phép luôn luôn bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trong mọi tình huống và đây cũng
   chính là mode mặc định của ext3. Với mode data=journal thì việc bảo vệ được thực
   hiện trên cả hai: dữ liệu và journal log; thông tin được ghi chi tiết và nhiều hơn giúp
   cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu nhờ tối ưu việc di chuyển của đầu từ, hoạt động rất
   tốt đối với kiểu dữ liệu là database hoặc dữ liệu dùng chung trên mạng (NFS), tuy
   nhiên do phải đọc lại nhiều loại thông tin trên journal log nên thời gian khởi động lại
   máy hơi chậm hơn so với hai mode trên một chút.

      Vì bản chất cấu trúc của ext3 được xây dựng hoàn toàn dựa trên cơ sở của ext2 nên
   ta có thể chuyển đổi dễ dàng các dữ liệu đang tồn tại trên các hệ thống ext2 sang ext3
   mà dữ liệu không hề bị ảnh hưởng và thực hiện tương đối dễ dàng, đơn giản. Với
   kernel Linux từ 2.4.15 trở lên thì ext3 đã có sẵn mà không cần phải đưa thêm vào
   (patch) như các version cũ. Hiện tại hãng Linux RedHat đã đưa sẵn module ext3 vào
   kernel 2.4.7-10 trong bản RedHat 7.2.

      Từ phiên bản Red Hat 7.2, hệ thống tập tin mặc định là ext3.

      Hệ thống file ext3 thực chất là phiên bản nâng cao của ext2. Ext3 có những ưu
   điểm sau:

      •                  Tính khả dụng:

      • Khi bộ nguồn bị hỏng hay hệ thống đổ vỡ bất chợt, mỗi phân vùng định dạng
           theo ext2 trên máy tính phải được kiểm tra việc đồng nhất của chúng bằng
           chương trình e2fsck. Việc này cần khoảng thời gian để tiến hành làm thời gian
           khởi động hệ thống bị trễ đáng kể, đặc biệt là với phân vùng lớn.Trong suốt
           thời gian này dữ liệu trên phân vùng không được dùng đến.

      • Ext3 được đưa ra để không cần phải thực hiện việc kiểm tra đó khi hệ thống
           máy tính bị tắt đột ngột, việc kiểm tra chỉ xảy ra khi phần cứng bị hư hỏng,

Khoa CNTT – 05CDTH2                                                                              Trang 77
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux
bao cao linux

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập chuyên đề wordpress
Báo cáo thực tập chuyên đề wordpressBáo cáo thực tập chuyên đề wordpress
Báo cáo thực tập chuyên đề wordpressvngnhuhaiyen236
 
3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộKun Din
 
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt ĐứcGiải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức3c telecom
 
Extreme programming
Extreme programmingExtreme programming
Extreme programmingNguyen Tran
 
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tuDo an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tuThiênĐàng CôngDân
 
Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1laducqb
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịThanh Hoa
 
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái Hate To Love
 
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmBáo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmThuyet Nguyen
 
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minhBáo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minhnataliej4
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonjackjohn45
 
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPress
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPressBáo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPress
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPressTranVanVuong
 
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhJojo Kim
 
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 Fithou
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 FithouTài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 Fithou
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 FithouTú Cao
 
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...nataliej4
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập chuyên đề wordpress
Báo cáo thực tập chuyên đề wordpressBáo cáo thực tập chuyên đề wordpress
Báo cáo thực tập chuyên đề wordpress
 
3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ
 
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt ĐứcGiải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
 
Extreme programming
Extreme programmingExtreme programming
Extreme programming
 
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tuDo an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
 
Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp, HAYĐề tài: Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp, HAY
 
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
 
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmBáo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
 
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minhBáo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
 
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPress
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPressBáo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPress
Báo cáo thực tập Athena - Xây dựng web tin tức bằng WordPress
 
KIỂM THỬ WEB BẰNG CÔNG CỤ SELENIUM.doc
KIỂM THỬ WEB BẰNG CÔNG CỤ SELENIUM.docKIỂM THỬ WEB BẰNG CÔNG CỤ SELENIUM.doc
KIỂM THỬ WEB BẰNG CÔNG CỤ SELENIUM.doc
 
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
 
Thiết kế mạng
Thiết kế mạngThiết kế mạng
Thiết kế mạng
 
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAYĐề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
 
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 Fithou
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 FithouTài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 Fithou
Tài liệu hướng dẫn quản lý user, phân quyền trong Ubuntu (linux) - 10B4 Fithou
 
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
 

Viewers also liked

Tự học sử dụng Linux
Tự học sử dụng LinuxTự học sử dụng Linux
Tự học sử dụng LinuxVu Hung Nguyen
 
Buoi3 tools-vietseo
Buoi3 tools-vietseoBuoi3 tools-vietseo
Buoi3 tools-vietseoviet nghiem
 
Lab linux phan iv
Lab linux phan ivLab linux phan iv
Lab linux phan ivchiensy
 
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)Vu Hung Nguyen
 
Tìm hiểu về Linux
Tìm hiểu về LinuxTìm hiểu về Linux
Tìm hiểu về LinuxNhan Nguyen
 
Lab linux phần iv- Internet Services
Lab linux phần iv- Internet ServicesLab linux phần iv- Internet Services
Lab linux phần iv- Internet Servicesxeroxk
 
Lab linux phan iii
Lab linux phan iiiLab linux phan iii
Lab linux phan iiixeroxk
 
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server Online
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server OnlineBao cao do an Phát triển hệ thống game server Online
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server OnlineHoàng Phạm
 
XSS & SQL injection
XSS & SQL injectionXSS & SQL injection
XSS & SQL injectionThieu Mao
 
Lab linux phan i, ii.doc
Lab linux phan i, ii.docLab linux phan i, ii.doc
Lab linux phan i, ii.docxeroxk
 
Báo cáo SQL injecttion
Báo cáo SQL injecttionBáo cáo SQL injecttion
Báo cáo SQL injecttionDuy Nguyenduc
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳtramn79
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTVu Tran
 
Hướng dẫn tự học Linux
Hướng dẫn tự học LinuxHướng dẫn tự học Linux
Hướng dẫn tự học LinuxNguyễn Duy Nhân
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpĐình Linh
 

Viewers also liked (17)

Tự học sử dụng Linux
Tự học sử dụng LinuxTự học sử dụng Linux
Tự học sử dụng Linux
 
Buoi3 tools-vietseo
Buoi3 tools-vietseoBuoi3 tools-vietseo
Buoi3 tools-vietseo
 
Lab linux phan iv
Lab linux phan ivLab linux phan iv
Lab linux phan iv
 
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
 
Tìm hiểu về Linux
Tìm hiểu về LinuxTìm hiểu về Linux
Tìm hiểu về Linux
 
Lab linux phần iv- Internet Services
Lab linux phần iv- Internet ServicesLab linux phần iv- Internet Services
Lab linux phần iv- Internet Services
 
Lab linux phan iii
Lab linux phan iiiLab linux phan iii
Lab linux phan iii
 
Su khac nhau giua TSR va DSR
Su khac nhau giua TSR va DSRSu khac nhau giua TSR va DSR
Su khac nhau giua TSR va DSR
 
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server Online
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server OnlineBao cao do an Phát triển hệ thống game server Online
Bao cao do an Phát triển hệ thống game server Online
 
XSS & SQL injection
XSS & SQL injectionXSS & SQL injection
XSS & SQL injection
 
Lab linux phan i, ii.doc
Lab linux phan i, ii.docLab linux phan i, ii.doc
Lab linux phan i, ii.doc
 
Báo cáo SQL injecttion
Báo cáo SQL injecttionBáo cáo SQL injecttion
Báo cáo SQL injecttion
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
 
Hướng dẫn tự học Linux
Hướng dẫn tự học LinuxHướng dẫn tự học Linux
Hướng dẫn tự học Linux
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Linux LPI Bacis
Linux LPI BacisLinux LPI Bacis
Linux LPI Bacis
 

Similar to bao cao linux

Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracerTieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracerDuc Nguyen
 
DATN-Blockchain in VoD-2019
DATN-Blockchain in VoD-2019DATN-Blockchain in VoD-2019
DATN-Blockchain in VoD-2019Nam Nguyen
 
Introducing calc vi-draft1
Introducing calc vi-draft1Introducing calc vi-draft1
Introducing calc vi-draft1Vu Hung Nguyen
 
Sharing fileswithmso users_vi-draft1
Sharing fileswithmso users_vi-draft1Sharing fileswithmso users_vi-draft1
Sharing fileswithmso users_vi-draft1Vu Hung Nguyen
 
Lab tran ngoc thi
Lab tran ngoc thiLab tran ngoc thi
Lab tran ngoc thiThi Trần
 
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lab mcsa 2016 tieng viet new star
Lab mcsa 2016 tieng viet   new starLab mcsa 2016 tieng viet   new star
Lab mcsa 2016 tieng viet new starNinhnd Nguyen
 
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàngỨng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàngnataliej4
 
Embedded linux edited
Embedded linux editedEmbedded linux edited
Embedded linux editedNguyễn Anh
 
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdfHanaTiti
 

Similar to bao cao linux (20)

Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracerTieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
 
DATN-Blockchain in VoD-2019
DATN-Blockchain in VoD-2019DATN-Blockchain in VoD-2019
DATN-Blockchain in VoD-2019
 
Baigiang ltm
Baigiang ltmBaigiang ltm
Baigiang ltm
 
Introducing calc vi-draft1
Introducing calc vi-draft1Introducing calc vi-draft1
Introducing calc vi-draft1
 
Luận văn: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker và ứng dụng, HOT
Luận văn: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker và ứng dụng, HOTLuận văn: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker và ứng dụng, HOT
Luận văn: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker và ứng dụng, HOT
 
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker, HAY, 9đĐề tài: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp ảo hóa docker, HAY, 9đ
 
Sharing fileswithmso users_vi-draft1
Sharing fileswithmso users_vi-draft1Sharing fileswithmso users_vi-draft1
Sharing fileswithmso users_vi-draft1
 
Lab tran ngoc thi
Lab tran ngoc thiLab tran ngoc thi
Lab tran ngoc thi
 
Bc do an
Bc do anBc do an
Bc do an
 
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
 
Lab mcsa 2016 tieng viet new star
Lab mcsa 2016 tieng viet   new starLab mcsa 2016 tieng viet   new star
Lab mcsa 2016 tieng viet new star
 
Xoa mu linux
Xoa mu linuxXoa mu linux
Xoa mu linux
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng android nghe nhạc trên internet.doc
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng android nghe nhạc trên internet.docĐồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng android nghe nhạc trên internet.doc
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng android nghe nhạc trên internet.doc
 
Đề tài: Xây dựng Website cho công ty cổ phần tin học, HOT
Đề tài: Xây dựng Website cho công ty cổ phần tin học, HOTĐề tài: Xây dựng Website cho công ty cổ phần tin học, HOT
Đề tài: Xây dựng Website cho công ty cổ phần tin học, HOT
 
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàngỨng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
 
Embedded linux edited
Embedded linux editedEmbedded linux edited
Embedded linux edited
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOTĐề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
 
Luận văn: Công nghệ ảo hóa Docker và ứng dụng tại ĐH Hải Phòng
Luận văn: Công nghệ ảo hóa Docker và ứng dụng tại ĐH Hải PhòngLuận văn: Công nghệ ảo hóa Docker và ứng dụng tại ĐH Hải Phòng
Luận văn: Công nghệ ảo hóa Docker và ứng dụng tại ĐH Hải Phòng
 
Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN dựa trên phần mềm nguồn mở
Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN dựa trên phần mềm nguồn mởPhát hiện lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN dựa trên phần mềm nguồn mở
Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN dựa trên phần mềm nguồn mở
 
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf
[123doc] - ip-multicast-va-ung-dung.pdf
 

bao cao linux

  • 1. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây HDH Linux đang ngày càng trở nên phổ biến trong trường học và môi trường công nghiệp. hệ Unix này, với chức năng và tính ổn định cho phép nó tồn tại song song với các hệ điều hành thương mại khác. Hơn nữa, sự phổ biến của mã nguồn Linux trên Internet đã đóng góp rất nhiều cho sự phổ cập của linux. Điều này là lý do cho nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux. Trên hết nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Nguyễn Huy Phương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Chúng em xin gửi đến qúy thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin lòng biết ơn sâu sắc và ghi nhận sự chỉ dẫn, giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ, cung cấp những kiến thức qúy báu, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và góp ý trong suốt quá trình học tập cho sinh viên chúng em thực hiện đề tài tốt nghiệp được thuận lợi. Xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè thân hữu đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập cũng như làm đề tài tốt nghiệp. Báo cáo gồm 2 phần:  Phần 1: Tìm hiểu về hệ điều hành Linux  Phần 2: Các dịch vụ mạng TPHCM, Ngày 13 tháng 06 năm 2008 Nhóm sinh viên thực hiện Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 1
  • 2. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Lời nhận xét của GVHD .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 2
  • 3. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Lời nhận xét của GVPB .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Tùy chọn...............................................................................................................................123 Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 3
  • 4. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................320 CÁC TỪ VIẾT TẮT.  Client: máy khách.  IP: Internet Address.  RPM: Redhat Package Manager. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 4
  • 5. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux  FQDN: Fully Qualifield Domain Name.  NFS: Network File System.  Server: máy chủ.  SMB= Samba chương trình dùng chia sẻ tài nguyên giữa các Windows PC và Linux PC.  MTA: Mail Transport Agent.  PC= Personal computer: máy tính cá nhân.  Point, mount_point: điểm truy cập, thường là thư mục, nơi mount các hệ thống tập tin.  Mount: gắn kết các tập tin vào 1 point nào đó.  Umount: gỡ bỏ các tập tin đã được mount vào 1 point nào đó.  Username: tên tài khoản người dùng.  Password: mật khẩu tương ứng với username.  SMB: Samba.  SWAT: Samba Web Administration Tool.  … Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 5
  • 6. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux I. Tìm hiểu về hệ điều hành Linux. 1...............................................................................Tìm hiểu LINUX Phần này chủ yếu dành cho các nhà quản lý dự án công nghệ thông tin. Tuy không thật cần thiết cho việc cài đặt và sử dụng Linux, nhưng nội dung của nó cũng có thể bổ ích cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về những chủ đề sau đây: - Linux là gì? - Tại sao Linux phát triển? - Các bản phát hành Linux - Lợi ích của Linux - Ai phát triển Linux? - Linux cộng sinh với Windows - Thương mại hóa Linux - UNIX và Linux - Tác quyền và bản quyền Linux 1.1.Linux là gì? Linux xuất hiện như một sản phẩm nguồn mở miễn phí và đến nay đã có thể sánh vai với các hệ điều hành thương phẩm như MS Windows, Sun Solaris v.v. Linux ra đời từ một dự án hồi đầu những năm 1990 có mục đích tạo ra một hệ điều hành kiểu UNIX cài đặt trên máy tính cá nhân chạy với bộ vi xử lý Intel, tương hợp họ máy tính IBM-PC (còn gọi tắt là PC). Từ lâu, UNIX đã nổi tiếng là một hệ điều hành mạnh, tin cậy và linh hoạt, nhưng vì khá đắt nên chủ yếu chỉ dùng cho các trạm tính toán hoặc máy chủ cao cấp. Ngày nay Linux có thể cài đặt trên nhiều họ máy tính khác nhau, không chỉ riêng cho họ PC. Qua Internet, Linux được hàng nghìn nhà lập trình khắp trên thế giới tham gia thiết kế, xây dựng và phát triển, với mục tiêu không lệ thuộc vào bất kỳ thương phẩm nào và để cho mọi người đều có thể sử dụng thoải mái. Khởi thuỷ, Linux xuất Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 6
  • 7. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux phát từ ý tưởng của Linus Torvalds, khi đó chàng sinh viên Đại học Helsinki ở Phần Lan đã muốn thay thế Minix, một hệ điều hành nhỏ kiểu UNIX. Về cơ bản, Linux bắt chước UNIX cho nên cũng có nhiều ưu điểm của UNIX. Tính đa nhiệm thực sự của Linux cho phép chạy nhiều chương trình cùng lúc. Với Linux, bạn có thể đồng thời thực hiện một số thao tác, thí dụ chuyển tệp, in ấn, sao tệp, nghe nhạc, chơi game v.v. Linux là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể đăng nhập và cùng lúc sử dụng một hệ thống. Ưu điểm này có vẻ không phát huy mấy trên máy PC ở nhà, song ở trong công ty hoặc trường học thì nó giúp cho việc dùng chung tài nguyên, từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư vào máy móc. Ngay cả khi ở nhà, bạn cũng có thể đăng nhập vào Linux với nhiều trương khoản (account) khác nhau qua các terminal ảo và tổ chức dịch vụ trên mạng riêng cho mình bằng cách sử dụng Linux với nhiều modem (xem chương 10). Có thể kể tên các hệ điều hành miễn phí khác như FreeBSD, OpenBSD, NetBSD v.v. Cũng phải kể đến ảnh hưởng lớn công ty Sun (chủ nhân của ngôn ngữ Java) vì Sun muốn cung cấp hệ điều hành Solaris dùng miễn phí trên máy PC. Phiên bản Solaris chạy trên chip Intel sẽ trở nên một đối thủ đáng gờm của Linux với mã nguồn mở và nhờ danh tiếng là hệ điều hành rất ổn định và tương thích với hệ Solaris chạy trên chip Sun SPARC. Bản thân việc độc lập với những công ty lớn cũng tiềm tàng một điểm yếu của Linux. Khi chưa có một mạng lưới riêng cung cấp dịch vụ bảo trì thì tất nhiên người ta sẽ ngại sử dụng Linux. Tuy thế, với sự phát triển của Internet, các tổ chức hỗ trợ người dùng Linux đã tạo nên các Website và forum để tháo gỡ cho bạn nhiều vấn đề khó khăn. Hơn nữa Linux có thể không chạy tốt với một số phần cứng ít phổ biến, thậm chí việc hỏng hóc hoặc xoá mất dữ liệu đôi khi cũng xảy ra, bởi vì Linux luôn thay đổi và khó được thử nghiệm đầy đủ trước khi đưa lên Internet. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 7
  • 8. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Linux không phải là đồ chơi sẵn có, nó được thiết kế nhằm mang đến cho người sử dụng cảm giác cùng tham gia vào một dự án mới. Tuy nhiên thực tế cho thấy Linux chạy tương đối ổn định và cho bạn một cơ may không tốn kém để học và sử dụng UNIX, một họ hệ điều hành chuyên nghiệp hiện nay đang được rất nhiều người dùng trên các máy chủ và trạm tính toán cao cấp. 1.2.Tại sao Linux phát triển? Trước hết, Linux phát triển vì là một trong những hệ điều hành miễn phí và có khả năng đa nhiệm cho nhiều người sử dụng cùng lúc trên các máy tính tương thích với PC. So với những hệ điều hành thương phẩm, Linux giúp bạn ít phải nâng cấp và lại không cần trả tiền, cũng như phần lớn các phần mềm ứng dụng cho nó. Hơn nữa, Linux và những ứng dụng đó được cung cấp với cả mã nguồn miễn phí mà bạn có thể lấy về từ Internet, sau đó chỉnh sửa và mở rộng chức năng của chúng theo nhu cầu riêng. Linux có khả năng thay thế một số hệ điều hành thuộc họ UNIX đắt tiền. Nếu tại nơi làm việc mà bạn sử dụng UNIX thì ở nhà bạn cũng thích sử dụng một hệ nào đó giống như thế nhưng rẻ tiền. Linux giúp bạn dễ dàng truy cập, lướt qua các Website và gửi nhận thông tin trên mạng Internet. Nếu bạn là một quản trị viên UNIX thì về nhà bạn cũng có thể sử dụng Linux để thực hiện mọi công việc quản trị hệ thống. Một nguyên nhân khác làm cho Linux dễ đến với người dùng là nó cung cấp mã nguồn mở cho mọi người. Chính điều này đã khiến một số tổ chức, cá nhân hay quốc gia đầu tư vào Linux nhằm mở rộng sự lựa chọn ra ngoài các phần mềm đóng kín mã nguồn. Họ cho rằng, mặc dù có dịch vụ hậu mãi nhưng không gì đảm bảo được rằng khi dùng các sản phẩm đóng kín này trên Internet, các thông tin cá nhân hay quốc gia của họ có bị gửi về một tổ chức hay một quốc gia nào khác hay không. Thí dụ Trung Quốc đã phát triển hệ điều hành Hồng Kỳ từ kernel của Linux để không bị lệ thuộc Microsoft Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 8
  • 9. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Windows, cũng như họ đang tự nghiên cứu bộ vi xử lý Hồng Tâm để thay thế cho họ chip Intel. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng một hệ điều hành từ kernel Linux đã thu được một số thành công nhất định. Chắc bạn cũng đã biết đến Vietkey Linux và CMC RedHat Linux (phiên bản tiếng Việt của RedHat Linux 6.2). Gần đây, các công ty nổi tiếng như IBM, Sun, Intel, Oracle cũng bắt đầu nghiên cứu Linux và xây dựng các phần mềm ứng dụng cho nó. 1.3.Các bản phát hành Linux Nhiều người đã biết đến các nhà sản xuất phần mềm RedHat, ManDrake, SuSE, Corel và Caldera. Có thể chính bạn cũng đã từng nghe đến tên các phiên bản Linux như Slackware, Debian, TurboLinux và VA Linux, v.v. Quả thật, Linux được phát hành bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi bản phát hành là một bộ chương trình chạy trên nhóm tệp lõi (kernel) của Linus Tordvalds. Mỗi bản như vậy đều dựa trên một kernel nào đó, thí dụ bản RedHat Linux 6.2 sử dụng phiên bản kernel 2.2.4. Hãng RedHat đã làm ra chương trình quản lý đóng gói RPM (RedHat Package Manager), một công cụ miễn phí giúp cho bất cứ ai cũng có thể tự đóng gói và phát hành một phiên bản Linux của chính mình. Thí dụ bản OpenLinux của Caldera cũng đã được tạo ra như thế. 1.4.Lợi thế của Linux Tại sao có thể chọn Linux thay vì chọn một trong những hệ điều hành khác chạy trên PC như DOS, Windows 95/98, Windows NT, hoặc Windows 2000 ? Linux cung cấp cho bạn một môi trường học lập trình mà hiện nay chưa có hệ nào sánh được. Với Linux, bạn có đầy đủ cả mã nguồn, trong khi đó các sản phẩm mang tính thương mại thường không bao giờ tiết lộ mã nguồn. Cuối cùng, Linux mang đến cho bạn cơ hội sống lại bầu không khí của cuộc cách mạng vi tính trước kia. Cho đến giữa thập niên 1970, máy tính điện tử còn là sân chơi Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 9
  • 10. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux riêng của các tổ chức lớn, chẳng hạn như chính quyền, tập đoàn doanh nghiệp và trường đại học. Người dân thường đã không thể sử dụng những thành tựu kỳ diệu của công nghệ thông tin. Song với sự xuất hiện của bộ vi xử lý đầu tiên (1971) rồi máy tính cá nhân (1975), mọi việc đã thay đổi. Thoạt tiên, đó là đất dụng võ của các tay hacker say mê vi tính. Họ thậm chí có thể tự làm ra những máy tính cá nhân và hệ điều hành đơn giản, nhưng các hệ này chưa làm gì được nhiều ở góc độ hiệu năng. Với kinh nghiệm tích luỹ dần theo năm tháng, một số hacker đã trở thành nhà doanh nghiệp, rồi cùng với khả năng tích hợp ngày càng cao của các vi mạch, PC đã trở thành phổ biến (rất tiếc hiện nay xã hội thường nghĩ xấu về chữ "hacker", xin mời bạn xem thêm mục "Ai phát triển Linux?" ở cuối chương này để phân biệt rõ hơn hacker và cracker là những ai). Ngày nay Linux đang làm một cuộc cách mạng ở lĩnh vực phần mềm hệ thống. Linux là lá cờ tập hợp những con người không muốn bị kiểm sát bởi các hãng khổng lồ nhân danh kinh tế thị trường để làm xơ cứng óc sáng tạo và cải tiến. Với Linux bạn sẽ khai thác được nhiều thế mạnh của UNIX. Trong số những hệ điều hành thông dụng hiện nay, Linux là hệ điều hành miễn phí được nhiều người sử dụng rộng rãi nhất. Bản thân Linux đã hỗ trợ sẵn sàng bộ giao thức mạng TCP/IP, giúp bạn dễ dàng kết nối Internet và gửi thư điện tử. Linux thường đi kèm XFree86 là một giao diện đồ hoạ cho người sử dụng (GUI) và cũng được phát hành miễn phí. XFree86 cung cấp cho bạn các chức năng phổ biến ở một số thương phẩm khác, chẳng hạn như Windows. Tính khả chuyển của một hệ điều hành giúp bạn chuyển nó từ một nền này sang nền khác mà vẫn hoạt động tốt. Thí dụ UNIX là một hệ có tính khả chuyển cao. Ban đầu UNIX chỉ hoạt động trên một nền duy nhất, đó là máy tính mini DEC PDP-7. Hiện nay UNIX và Linux có khả năng chạy trên bất kỳ nền nào, từ máy xách tay cho đến máy tính lớn. Nhờ tính khả chuyển, các máy tính chạy UNIX và Linux trên nhiều nền khác nhau có thể liên lạc với nhau một cách chính xác và hữu hiệu. Những Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 10
  • 11. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux hệ này có thể hoạt động mà không cần phải bổ sung thêm bất kỳ giao diện liên lạc đắt tiền nào, mà thông thường bạn phải mua thêm sau khi mua những hệ điều hành khác. Linux đã có hàng ngàn ứng dụng, từ các chương trình bảng tính điện tử, quản trị cơ sở dữ liệu, xử lý văn bản đến các chương trình phát triển phần mềm cho nhiều ngôn ngữ, chưa kể nhiều phần mềm viễn thông trọn gói. Ngoài ra Linux cũng có hàng loạt trò chơi giải trí trên nền ký tự hoặc đồ hoạ. Phần lớn những chương trình tiện ích và ứng dụng có sẵn cho Linux lại không mất tiền mua. Các bạn chỉ phải trả chi phí cho việc tải chúng từ Internet xuống hoặc trả cước phí bưu điện. Đến với Linux, giới lập trình sẽ có một loạt các công cụ phát triển chương trình, bao gồm các bộ biên dịch cho nhiều ngôn ngữ lập trình hàng đầu hiện nay, chẳng hạn như C, C++. Bạn cũng có thể dùng ngôn ngữ Pascal thông qua trình biên dịch FreePascal. Nếu bạn không thích sử dụng những ngôn ngữ vừa kể, Linux có sẵn các công cụ như Flex và Bison để bạn xây dựng ngôn ngữ riêng cho mình. Hai khái niệm hiện nay được đề cập rất nhiều là hệ thống mở (open system) và tính liên tác (interoperability) đều gắn với khả năng của những hệ điều hành có thể liên lạc với nhau. Phần lớn các hệ mở đòi hỏi phải thoả mãn tương thích tiêu chuẩn IEEE POSIX (giao diện hệ điều hành khả chuyển). Linux đáp ứng những tiêu chuẩn ấy và được lưu hành với mã nguồn mở. 1.5.Ai phát triển Linux ? Nói chung, Linux là một hệ thống được xây dựng bởi các hacker và cho các hacker. Mặc dù hiện nay trong xã hội từ hacker thường có hàm ý tiêu cực, song nếu theo nghĩa ban đầu thì hacker không phải là tội phạm. Hacker tìm hiểu những gì có bên trong một hệ thống cho đến từng chi tiết và có khả năng sửa chữa nếu hệ thống ấy bị hỏng hóc. Đa số các hacker không xâm nhập hệ thống vì tiền bạc hoặc ác ý, mặc dù sau này đã có những người vượt qua giới hạn ấy và bị tập thể các hacker gọi là cracker (tin tặc) hay hacker mũ đen. Giới hacker cảm thấy bị xúc phạm khi mọi người xem họ như lũ phá hoại và gọi chung là tin tặc. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 11
  • 12. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Thực ra, những hacker chân chính, còn gọi là hacker mũ trắng, rất có công trong việc phát hiện kẽ hở của các phần mềm, giúp mọi người và chủ nhân của những phần mềm ấy cảnh giác trước sự tấn công của giới tin tặc. Cũng nhờ công cuộc bảo vệ này mà Linux và các ứng dụng Linux (nói rộng hơn là các phần mềm nguồn mở) càng ngày càng an toàn hơn Ngoài đời, phần lớn những người sử dụng UNIX chỉ được cấp cho một số trương khoản với quyền hạn thu hẹp, do đó một người bình thường không thể thử nghiệm đầy đủ các câu lệnh UNIX. Với Linux bạn có một phiên bản hoạt động tương tự UNIX nhưng cho phép quản trị, sử dụng, vào ra thoải mái không giới hạn, một điều hiếm gặp trong cuộc sống. Linux cho bạn biết thế nào là làm hacker, song chúng tôi hy vọng từ đó bạn sẽ không trở thành cracker. 1.6.Linux cộng sinh với Windows Về nguyên tắc, tất cả các phần mềm đang chạy trên DOS hoặc Windows sẽ không chạy trực tiếp với Linux, nhưng 3 hệ điều hành này có thể cộng sinh trên cùng một máy PC, dĩ nhiên mỗi lúc chỉ chạy được một hệ điều hành thôi. Bạn cũng có thể cài thêm một chương trình đặc biệt tên là "VMWARE" để phỏng tạo một hay nhiều hệ điều hành khác nhau chạy đồng thời trên cùng một máy với điều kiện máy của bạn phải có một cấu hình thích hợp và đủ mạnh. Người ta còn xây dựng những chương trình phỏng tạo môi trường Windows và DOS trên nền Linux. Công ty Caldera đã chuyển WABI (Windows Applications Binary Interface) của Sun sang Linux., cho phép các ứng dụng Windows 3.1 chạy với Linux. Caldera bán sản phẩm vừa kể trên và nhiều ứng dụng Linux song vẫn biếu không phiên bản RedHat để chạy các ứng dụng do hãng bán ra. Caldera còn thử chuyển một phiên bản DR DOS sang Linux. Chương trình WINE cũng được sử dụng như một môi trường phỏng tạo Windows để có thể chạy các ứng dụng Windows trong Linux. Nói chung, Linux có khả năng chạy các ứng dụng Macintosh, DOS và Windows. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 12
  • 13. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Ngược lại, cũng có nhiều người đang soạn thảo những chương trình phỏng tạo Linux trên nền Windows như đã từng có chương trình cho phép chạy các phần mềm Macintosh trên nền Sun và Windows. Bạn có thể xem các thông tin liên quan mới nhất trên các Web site về Linux. Muốn cài đặt Linux bạn phải phân vùng lại ổ cứng máy mình, mặc dù không phải lúc nào cũng nhất thiết làm như thế. Bạn phải xoá một phần ổ cứng chứa chương trình và dữ liệu có sẵn trong đó. Hiện nay, việc cài đặt Linux mà không phân vùng lại ổ cứng đã được giải quyết nhưng khi chạy vẫn còn chậm. Do đó khi dự định cài đặt Linux bạn nên sao lưu ổ cứng ra vài ba bản. Ổ cứng cũng cần phải còn đủ chỗ cho cả Linux và những hệ điều hành khác, bạn phải quyết định cái nào giữ lại và cái nào bỏ đi. Bạn có nhiều lựa chọn để phân vùng lại ổ cứng. Chẳng hạn bạn có thể dành chỗ riêng cho DOS và Linux, hoặc bạn chạy một chương trình phân vùng ổ cứng mà không phải xoá các tệp có sẵn. Tuy nhiên rủi ro mất dữ kiện khi cài đặt vẫn còn đó. Khi phân vùng lại ổ cứng, bạn sẽ kiểm sát vùng đĩa dành riêng cho Linux hữu hiệu hơn, và Linux cũng chạy tốt hơn. Dung lượng đĩa cứng dành cho Linux sẽ tuỳ vào việc bạn muốn cài bao nhiêu ứng dụng và đó là phiên bản Linux nào. Bạn cần có ít nhất 300 MB trống trên ổ đĩa cứng nếu muốn cài RedHat 7.2, chưa kể đến tất cả các chương trình và dữ liệu mà bạn muốn giữ lại từ hệ điều hành trước đó. Nếu ổ cứng của bạn còn nhiều hơn thì càng tốt. Bạn cần phải học cách quản lý hệ thống Linux để trở thành quản trị viên hệ thống (system administrator hoặc sys admin). Công việc của quản trị viên hệ thống bao gồm: thêm bớt trương khoản cho những người sử dụng, đều đặn sao lưu dữ liệu, cài đặt thêm phần mềm mới, thiết lập cấu hình hệ thống, và giải quyết các hỏng hóc. Linux càng ngày càng phổ biến vì thế nguồn tài liệu hiện nay rất phong phú. Phần lớn các bản phát hành Linux đều kèm theo hàng ngàn trang tài liệu. Có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin tương tự tại thư mục /DOCS trên các CD chứa Linux Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 13
  • 14. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux 1.7. Thương mại hoá Linux Cũng như mọi phần mềm, Linux chưa thể khắc phục hết ngay những bất tiện và sai sót. Nhưng rõ ràng càng ngày càng có thêm công ty mới đầu tư cho Linux và đưa ra các giải pháp ít nhiều có tính thương mại với giá rất rẻ. Xin nêu tên hai trong số các công ty đó là RedHat và Caldera. Cả hai công ty này đều trợ giúp kỹ thuật qua e-mail, fax và qua mạng cho những người đã mua các phiên bản Linux và sản phẩm của họ mà không dành cho những người sao chép các bản miễn phí. Vì tính kinh tế, Linux và các chương trình kèm theo thường được chạy trên mạng nội bộ của nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn làm các dịch vụ Web, tên miền (DNS), định tuyến (routing) và bức tường lửa. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cũng dùng Linux làm hệ điều hành chính. Ngoài việc phân phối RedHat Linux với RPM, doanh nghiệp RedHat còn có những sản phẩm khác, thí dụ bộ ứng dụng văn phòng Applixware, bao gồm một phần mềm xử lý văn bản, một phần mềm bảng biểu, một phần mềm trình diễn, một công cụ thư điện tử cùng với nhiều công cụ triển khai lập trình và giao diện đồ hoạ XFree86... Nhưng chỉ cần trả khoảng một nửa giá bán của riêng Windows XP thôi, bạn sẽ nhận được một bản RedHat kèm các phần mềm nói trên mà không cần phải mua thêm MS Office, v.v. Caldera lúc đầu chỉ phát hành từ mạng Internet các sản phẩm dựa trên RedHat và Novell, trước khi có OpenLinux, một hệ điều hành giá rẻ với kernel 2.x. Sản phẩm này bao gồm một giao diện đồ hoạ có khả năng quản lý hệ thống và tài nguyên mạng, cùng với các ứng dụng mạng chủ yếu. OpenLinux tích hợp một X server thương mại của MetroLink và một phiên bản trình duyệt đã đăng ký đầy đủ của Netscape Navigator. Hiện nay, Caldera tách riêng OpenLinux thành 2 sản phẩm khác nhau: một để dùng cho máy tính cá nhân và một để dùng cho máy chủ. Caldera cũng phát hành bản Corel WordPerfect cho Linux, cùng với một bộ ứng dụng văn phòng hướng Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 14
  • 15. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Internet. Ngoài ra Caldera còn phát triển phần mềm tương thích công nghệ WABI của SunSoft, cho phép người dùng cuối chạy các ứng dụng Windows trên nền Linux. 1.8.UNIX và LINUX Lịch sử Linux phát xuất từ UNIX và cụ thể liên quan đến Minix. Minix là một hệ điều hành nhỏ kiểu UNIX, minh hoạ bộ sách giáo khoa rất nổi tiếng do Tannebaum viết từ giữa những năm 1980. Minix đã từng phổ biến trên nhiều máy tính mini và PC. Còn Bell Laboratories thuộc công ty AT&T là nơi hệ điều hành UNIX sinh ra, song chính các tập thể và cá nhân khác đã cải thiện UNIX qua nhiều năm. Từ năm 1969, Thompson và các cộng sự ở Bell Laboratories đã phát triển UNIX, một hệ điều hành rất linh động và phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau của giới lập trình. Khởi thuỷ, hệ điều hành MULTICS của Viện MIT đã gợi ý cho Thompson viết được sản phẩm của mình, nhưng sau này chỉ có UNIX trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp cho các hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng. Năm 1978, Berkeley Software Distribution (BSD) thuộc Đại học Berkeley tại California đã phát triển phiên bản UNIX đầu tiên của mình từ nền phiên bản UNIX v.7 của AT&T, với ý đồ sao cho UNIX trở nên thân thiện hơn với người sử dụng. Mặc dù không hoàn toàn tương thích với UNIX nguyên thuỷ của AT&T, phiên bản BSD UNIX vẫn đạt được mục tiêu đề ra nhờ những tiện ích mới đã làm nhiều người hài lòng. Sau đó BSD đã phát hành FreeBSD, một phiên bản dành cho họ vi xử lý Intel 386 và phân phối khá hạn chế qua Internet hoặc CD-ROM, rồi các tác giả đã công bố bản này trên tạp chí Dr. Dobb's. Hiện nay bản thương phẩm của FreeBSD đã trở thành một hệ điều hành thông dụng tương tự như Linux. UNIX System Laboratories (USL) là một công ty ra đời từ AT&T và đã từng triển khai UNIX System V từ đầu thập niên 1980. Trước khi được Novell mua lại hồi năm 1993, USL sở hữu mã nguồn của tất cả các phiên bản xuất xứ từ UNIX System V. Tuy nhiên hồi ấy USL chưa bán ra được những bản sẵn sàng cho người tiêu dùng. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 15
  • 16. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bản phát hành đáng nhớ nhất của USL là UNIX System V Release 4.2 (SVR4.2). Đây là lần đầu tiên mà USL tham gia vào thị trường với qui mô lớn. Lúc ấy Novell và USL khai trương một công ty liên doanh mang tên Univel để sản xuất hàng loạt phiên bản SVR4.2 gọi là UnixWare. Khi mua lại USL, Novell đã chuyển vai trò trọng tâm của USL từ nhà sản xuất mã nguồn thành nhà phát hành UnixWare. Cuối cùng Novell lại bán UNIX của mình cho công ty Santa Cruz Operation (SCO). Gần đây SCO phát hành bản SCO UNIX một người dùng (single-user), tuy nhiên chi phí lên đến 19 USD, khó cạnh tranh được với Linux đa người dùng. Hơn nữa SCO không công bố mã nguồn hệ điều hành của mình. Từ cuối thập niên 1970, Microsoft cũng đã từng phát triển phiên bản UNIX của mình, gọi là XENIX. Đến năm 1981, trong thời kỳ cao điểm của cuộc cách mạng vi tính, máy tính cá nhân IBM-PC ra đời với hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng DOS. Khả năng xử lý của PC tăng dần và bắt đầu sánh ngang các máy tính mini vào cuối thập niên 1980, khi sự ra đời của bộ vi xử lý Intel 386 cho phép XENIX có thể chạy trên PC. Microsoft và AT&T đã đồng ý nhập XENIX và UNIX vào thành một phiên bản duy nhất gọi là System V/386 Release 3.2, có khả năng hoạt động hầu như trên mọi cấu hình phần cứng của PC 386. Sun Microsystems có đóng góp lớn lao vào việc mở rộng thị trường UNIX khi sản xuất ra các máy chủ và máy trạm chạy với hệ điều hành SunOS trên nền UNIX BSD. Cuối cùng BSD và SVR4 cũng đã hội tụ và tương thích với nhau. IBM bước vào thế giới của UNIX bằng sản phẩm mang tên hệ điều hành AIX (Advanced Interative Executive). Các công ty HP và Apple cũng phát triển phiên bản UNIX của mình, gọi là HP-UX và A/UX. Mặc dù AIX, HP-UX và A/UX không nổi tiếng bằng vài phiên bản UNIX khác, song chúng chạy rất tốt và có một thị phần đáng kể. Các công ty nói trên đều giữ bản quyền phiên bản UNIX của mình, trong khi DOS và MS Windows thuộc về Microsoft. Vậy ai là chủ sở hữu của Linux? Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 16
  • 17. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux 1.9.Tác quyền và bản quyền Linux Nói chung, Linux không phải là phần mềm công cộng, bởi vì các thành tố của nó đã được nhiều người khác đăng ký tác quyền. Linus Torvalds giữ tác quyền về kernel Linux. Công ty RedHat là chủ của phiên bản RedHat Linux, và Patrick Voldkerding giữ tác quyền bản Slackware Linux v.v. Nhưng nhiều tiện ích Linux lại có giấy phép công cộng GPL (GNU General Public License). Quả thực, Torvalds cùng nhiều người đóng góp cho Linux đã đặt công trình của mình dưới sự bảo vệ của GPL. Bạn có thể xem toàn văn GPL trên Internet hoặc trong tệp mang tên "copying" của mọi bản phát hành Linux. Bản quyền ấy đôi khi được gọi dí dỏm là Copyleft để đối lập chữ Copyright. GPL áp dụng cho phần mềm thuộc phong trào GNU (cũng chơi chữ: GNU's Not UNIX) và FSF (Free Software Foundation), cho phép tạo ra phần mềm tự do cho tất cả mọi người. Tự do hiểu là mỗi người đều có quyền sử dụng phần mềm GPL và tùy thích chỉnh sửa nó theo nhu cầu riêng của mình nhưng phải nhớ rằng không được giữ riêng bản chỉnh sửa ấy mà phải phổ biến rộng rãi để cho người khác cùng sử dụng và tiếp tục thay đổi theo ý họ. GPL cho phép tác giả chương trình được giữ tác quyền pháp lý; song tác giả phải để cho người khác thao tác, thay đổi, và thậm chí bán chương trình mới được viết lại. Tuy nhiên một khi đã bán đi rồi thì người bán không được cấm người mua thay đổi chương trình đó và phải cung cấp mã nguồn. Đó là lý do tại sao Linux đến với bạn cùng toàn bộ mã nguồn đầy đủ và mở. 1.10. Các ứng dụng trên Linux 1.10.1. Các ứng dụng văn phòng Cùng với thời gian, hệ điều hành Linux ngày càng được hoàn thiện, nhiều hãng sản xuất cùng với các lập trình viên đã xây dựng được một kho thư viện phần mềm khổng lồ đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 17
  • 18. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu như trong Windows có bộ Microsoft Office thì trong Linux có những bộ Office khác như KOffice, bộ Start Office hoặc OpenOffice.org của hãng Sun Microsystem được phân phối miễn phí . 1.10.2. Các ứng dụng giải trí Ngoài các ứng dụng văn phòng ra, Linux cũng có khá nhiều games phục vụ nhu cầu thư giãn và giải trí của người dùng 1.10.3. Hệ điều hành mạng và các ứng dụng mạng Có thể nói các ứng dụng mạng là tập hợp những ứng dụng nổi bật nhất của hệ điều hành Linux. Những khả năng mà các ứng dụng mạng trên Linux có thể thực hiện được làm cho hệ điều hành này trở nên vượt trội hơn so với Windows. Linux cho phép người dùng có thể cấu hình 1 server với đầy đủ các ứng dụng cơ bản nhất của Internet - Domain Name Service (DNS) - Web Server - Mail Server - FPT Server - SMTP Server - Pop3 Server - Firewall 1.10.4. Các ứng dụng web Với sự bùng nổ các ứng dụng trên Internet, hệ điều hành Linux hỗ trợ một môi trường lý tưởng cho các server ứng dụng. Các hãng phần mềm nổi tiếng đều nghiên cứu để làm sao có thể cài các ứng dụng của họ lên Linux 1.10.5. Các ngôn ngữ lập trình Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 18
  • 19. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hệ điều hành Linux được viết lại hoàn toàn từ đầu bằng ngôn ngữ C nhằm tránh vấn đề bản quyền của Unix. Do đó ngôn ngữ lập trình C được hỗ trợ mạnh mẽ và khá đầy đủ cho việc phát triển các ứng dụng mạng. Tuy nhiên ngôn ngữ C không phải là sự lựa chọn duy nhất cho việc lập trình trên Linux. Có nhiều ngôn ngữ lập trình khác cũng được hỗ trợ bởi Linux được liệt kê dưới đây: Ada, C, C++, Forth, Fortran, Icon, Java, Lisp, Modular 2, Modular 3, Oberon,Objective C, Pascal, Perl , Prolog, Python, Smalltalk, SQL, Tck/Tl, Shell 1.11. Linux Kernel 1.11.1. Giới thiệu Linux kernel cung cấp một giao diện giữa các ứng dụng người dùng, hệ thống phần cứng và tài nguyên. Một vài chức năng của Linux là: • Quản lý bộ nhớ • Quản lý hệ thống file • Xử lý các lỗi và ngắt • Thực hiện các dịch vụ I/O • Cấp phát tài nguyên hệ thống cho các người dùng 1.11.2. Kernel Modules Trong những năm đầu của Linux, kernel Linux là một monolithic kernel. Monolithic kernel là tất cả các dịch vụ của Kernel được biên dịch hết vào trong nó và không có drivers ngoài nào được gọi. Với monolithic kernel, kernel phải được biên dịch lại mỗi khi có một thiết bị mới được gắn vào hệ thống. Khi sự hỗ trợ phần cứng của Linux tăng lên thì kích thước của Kernel tăng lên và cho thấy sự bất tiện của nó. thế là modular Linux kernel ra đời. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 19
  • 20. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Modular Linux kernel bao gồm một kernel tối tiểu và một tập các modules có thể được thêm vào khi kernel đang chạy để hỗ trợ các thiết bị và dịch vụ mới 1.11.3. Các chức năng của Kernel Quản lý bộ nhớ. Quản lý hệ thống file. Xử lý các lỗi và ngắt. Thực hiện các dịch vụ I/O. Cấp phát tài nguyên hệ thống cho các người dùng 1.11.4. GNU-GPL project (GNU General Public License) 1.11.4.1. GNU-GPL là gì ? GNU General Public License là một hình thức bản quyền cho phép đảm bảo việc trao đổi tự do các phần mềm, đảm bảo các phần mềm là miễn phí đối với tất cả các người sử dụng. General Public License áp dụng cho hầu hết các sản phẩm của Free Software Foundation's. Bạn có thể áp dụng GNU GPL cho phần mềm của bạn. Giấy phép phần mềm mã nguồn mở (Open Source – OS) cho phép người dùng đọc, truy cập, thay đổi và làm lại mã nguồn của một sản phẩm phần mềm (theo tổ chức OSI – Open Source Initiative). Các giấy phép phần mềm được OSI phê chuẩn và quản lý tại http://www.opensource.org. Xem thêm chi tiết trong http://www.opensource.org/docs/osd-vietnamese.php/ Open Source mang ý nghĩa “tự do” nhiều hơn là “miễn phí”. Mỗi loại giấy phép có những điều khoản quy định riêng. Ví dụ: BSD Licensing chỉ dài 1 trang với 3 điều khoản cần phải tuân thủ nhưng trong khi đó thì Mozilla Public License 1.1 dài đến 12 trang đề cập mọi thứ từ việc định nghĩa thuật ngữ đến cách thức áp dụng giấy phép cho chính phủ. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 20
  • 21. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Một trong những khoản quan trọng trong OS Licensing là: Nếu ta thay đổi mã nguồn thì phải lập lại tài liệu về các thay đổi và đính kèm mã nguồn theo phần mềm. Không được thông báo bản quyền của mình (copyright) mặc dù đã thay đổi mã nguồn của chương trình. Xem thêm thông tin tại http://www.linux.org/info/gnu.html Người ta còn nói GNU GPL là “Copyleft” để thay cho khái niệm “Copyright”. 1.11.4.2. Nội dung chính của GNU • Tác giả vẫn giữ bản quyền phần mềm của mình • bạn có thể copy và phân phối chương trình dưới bất cứ hình thức nào và giá tùy ý • Bạn có thể thay đổi một phần của chương trình và phân phối thay đổi của mình cùng toàn bộ chương trình ccho người khác với điều kiện nói rõ phần mình thay đổi. • Nếu phần bạn thay đổi không thể tách rời tòan bộ chương trình thì GNU GPL sẽ mở rộng sang toàn bộ chương trình, kể cả phần bạn viết. • Bạn không được thông báo bản quyền của bạn (copyright) mặc dù bạn đã thay đổi mã nguồn của chương trình. • Bạn phải đảm bảo cung cấp mã nguồn khi bạn bán một sản phẩm theo GNU GPL để cho người khác có thể sử dụng và/hoặc bán tiếp sản phẩm (người bạn phân phối sản phẩm phải có được các quyền lợi giống của bạn được hưởng khi bạn nhận một phần mềm dưới GNU GPL). Open Source:  Một sản phẩm là Open Source phải thỏa mãn các điều kiện: • Free Redistribution: có thể phân phối tới bất cứ đội tượng nào. • Source Code: Luôn kèm theo source code. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 21
  • 22. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux • Integrity of The Author’s Source Code: Có thể có hạn chế chỉ cho phép thay đổi mã nguồnt hông qua các patch (chứ không được tự ý thay đổi), hoặc nếu thay đổi phải đổi qua tên khác. Đây là điểm khác với GNU GPL. • No Discrimination Against Fields of Endeavor: Không được phân biệt đối xử với cá nhân hay nhóm người nào trong quá trình phân phối phần mềm mã nguồn mở. • Distribution of License: quyền đối với phần mềm được tiếp tục chuyển đến những người nhận phần mềm. • License Must Not Be Specific to a Product: Các quyền đối với phần mềm được tiếp tục thực hiện không phụ thuộc vào các phân phối (distribution) chứa phần mềm. • License Must Not Restrict Other Software: Các sản phẩm khác đi cùng Open Source không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu của Open Source. • License Must Be Technology-Neutral: License không được bắt buộc gắn kết với bất kỳ công nghệ hay kiểu kết nối nào. Chú ý: Bruce Perens Đã viết các quy định trên cho "The Debian Free Software Guidelines". Sau đó ông đã bỏ đi các phần đặc trưng cho Debian-specific và xây dựng thành "Open Source Definition.“ Open Source và GNU GPL thường kết hợp với nhau: Ethereal is Open Source software released under the GNU General Public License 2................................................................Cài đặt và cấu hình Linux 2.1.Thao tác chuẩn bị Bạn sẽ tìm thấy sau đây các thông tin cần thiết trước khi cài đặt bất cứ bản phát hành Linux nào trên PC. Xin nhớ rằng Linux không phải là một thương phẩm, do đó cần phải chuẩn bị đối phó các trục trặc nếu có. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 22
  • 23. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Lưu ý: Cài đặt hệ điều hành có nghĩa là thay đổi cả hệ thống quản lý máy tính, vì vậy hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn giấy bút đề ghi chép các thông tin cần thiết. Điều kiện cài đặt Linux thành công là có các phần cứng phù hợp. Muốn chọn cấu hình cho tương xứng, bạn phải biết trước bao nhiêu người sẽ sử dụng hệ thống và sẽ chạy những ứng dụng nào. Từ đó bạn tính ra các yêu cầu về bộ nhớ, dung lượng ổ đĩa cứng, chủng loại thiết bị đầu cuối, v.v. Ngày nay, đa số các máy tính có cài đặt Linux đều là PC và thường cũng chỉ cài đặt phiên bản cho một người sử dụng, mặc dù các máy ấy có thể liên kết với nhiều hệ thống Linux và UNIX lớn hơn. Nếu bạn cài đặt phiên bản Linux cho một người dùng (trường hợp hay gặp nhất) thì bạn cũng là quản trị viên của hệ thống. Bạn có trách nhiệm hiểu rõ hệ thống để thực hiện chức năng quản trị, sao cho hệ thống chạy tối ưu. Bạn phải bảo đảm dung lượng tối thiểu trên ổ đĩa cứng, sao lưu đều đặn, các thiết bị kết nối với hệ đều có trình điều khiển (driver) và các phần mềm cài đặt thích hợp, v.v.. Bạn nên chọn lựa các loại phần cứng mà chính đa số những người tạo ra Linux đã sử dụng. Các công ty phát triển phần mềm thương phẩm thường chạy thử sản phẩm của họ trên nhiều phần cứng khác nhau, còn cộng đồng tình nguyện triển khai Linux chỉ có máy tính của chính mình. Cũng may là cộng đồng Linux khá đông đảo cho nên hầu hết những phần cứng tiêu chuẩn của PC đều được Linux chấp nhận. Lưu ý: Linux là một hệ thống tiến hoá và thỉnh thoảng lại có thông tin cập nhật. Bản phát hành RedHat sử dụng trong tài liệu này chạy khá ổn định, tuy nhiên thực tế có những phần cứng thay đổi mà chưa được Linux biết đến. Mặc dù nhiều phần cứng có thể đã thay đổi bằng các linh kiện “nhái” hoặc tương thích Intel, song không phải tất cả những phần cứng ấy đều chạy được với Linux. Mục tiêu: Nắm được một số yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ tốt trong quá trình cài đặt. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 23
  • 24. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Yêu cầu phần cứng: (Tối thiểu) - CPU 386 hoặc mới hơn. - Dung lượng bộ nhớ: 16MB - Dung lượng ổ cứng: ~ 100MB nếu chỉ sử dụng Console Mode (~1000MB nếu cài RedHat 9.0) ~ 500MB nếu sử dụng Graphic Mode (~1500MB nếu cài RedHat 9.0) - Ổ CD-ROM - Ổ đĩa mềm 1.44MB Yêu cầu phần mềm: Bộ cài đặt RED HAT Linux 9.0 (6 disks: CD1-CD6) Đĩa mềm khởi động Linux 2.2.Tạo đĩa mềm khởi động Mục tiêu: Tạo đĩa mềm khởi động Linux trong trường hợp không thể khởi động từ đĩa CD-ROM hoặc ROM-BIOS không hỗ trợ khởi động từ CD-ROM. Các bước tiến hành: Kiểm tra có tập tin “boot.img” trong thư mục Images của CD1 không? Thực thi “rawrite.exe” để ghi “boot.img” này ra đĩa mềm. Tiến hành khởi động từ đĩa mềm vừa tạo. Để có những thông tin hướng dẫn chi tiết hơn ◊ tham khảo Readme trong CD1 hoặc vào trang chủ của RedHat tại địa chỉ: http://www.redhat.com/ để có những chỉ dẫn cụ thể hơn trong quá trình tại ảnh đĩa (Disk Image 2.3.Các bước cài đặt 2.3.1. Các cách cài đặt Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 24
  • 25. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Có đến 4 cách cài đặt Linux, đó là từ CD, NFS, FTP, hoặc từ ổ đĩa cứng. • Cách phổ biến nhất là cài đặt Linux từ đĩa CD. Muốn cài đặt trực tiếp từ CD, bạn phải khởi đầu bằng DOS. Ở dấu nhắc DOS, bạn gõ lệnh: [ổ CD]:dosutilsautoboot Trong đó [ổ CD] là tên ổ CD trên máy của bạn. Có thể bắt đầu bằng việc đặt lại cấu hình cho BIOS để có thể khởi động bằng đĩa CD. Đa số các BIOS sản xuất sau 1997 đều hỗ trợ việc này. Khi đó, bạn chỉ cần tắt nguồn điện và khởi động lại với đĩa CD Linux đặt sẵn trong ổ. Nếu ổ đĩa cứng có sẵn một phân vùng trống, bạn có thể cài đặt Linux vào đó bên cạnh hệ thống hiện hành để khỏi xoá mất những thông tin trước đó. Như vậy những gì bạn cần là một ổ CD, một phân vùng trống và một đĩa mồi. • Cách cài đặt Linux từ mạng máy tính nhờ một máy chủ NFS (Network hệ thống tệp) yêu cầu bạn trước hết phải lắp ráp logic (mount) ổ CD vào một máy tính chấp nhận hệ thống tệp ISO-9660 với phần mở rộng RockRidge, rồi bạn công bố hệ thống tệp qua NFS. Bạn phải biết đường dẫn của hệ thống tệp này, cũng như địa chỉ IP của máy, hoặc tên của máy nếu có DNS. • FTP (File Transfer Protocol) là một giao thức truyền tệp qua mạng LAN hoặc WAN. Việc cài đặt qua FTP yêu cầu phải có đĩa mồi và đĩa phụ trợ. • Cài đặt Linux từ ổ đĩa cứng cũng cần đĩa mồi và các đĩa phụ trợ nói trên. Trước tiên phải tạo ra thư mục mang tên Linux, sau đó sao chép thư mục tương ứng từ CD cùng với tất cả các thư mục thứ cấp (subdirectory) vào thư mục Linux. Bạn có thể sử dụng các lệnh DOS sau đây để thi hành việc cài đặt: cdLinux xcopy/s e:Linux Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 25
  • 26. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Lệnh cd chọn thư mục làm việc là thư mục Linux trên ổ đĩa cứng; lệnh xcopy sao chép thư mục tương ứng từ đĩa CD đặt ở ổ E. Cho dù bạn sử dụng phương pháp cài đặt nào, bạn luôn cần có đĩa mồi. Nhưng trước hết bạn phải tìm một số thông tin cần thiết. 2.3.2. Các bước cài đặt chung 2.3.2.1. Cài đặt bằng dòng lệnh Cũng giống như cài đặt với giao diện, bước chuẩn bị cũng giống như cài đặt bằng giao diện. Đầu tiên bạn bỏ đĩa CD vào ổ đĩa (và tất nhiên là phải có ổ cứng còn trống). Khi bạn cho boot từ đĩa CD, bạn nhập vào dòng linux text. Hình 2.1 Kiểm tra đĩa CD Bạn có thể bỏ qua bước này bắng cách nhấn vào Skip. Còn nếu bạn muốn test đĩa CD thì bạn nhấn vào OK. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 26
  • 27. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.2 Giao diện chào mừng Bấm OK để tiếp tục. Hình 2.3 Chọn ngôn ngữ cài đặt Ở đây nhóm chọn ngôn ngữ là English. Nhấn OK. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 27
  • 28. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.4 Chọn ngôn ngữ cho bàn phím Bấm Ok để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.5 Chọn loại chuột đang sử dụng Sau khi chọn xong loại chuột của mình thì nhấn OK. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 28
  • 29. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.6 : Chọn loại màn hình đang sử dụng Bấm OK chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.7 Cấu hình monitor Nên chọn Default cho hệ thống tự cấu hình. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 29
  • 30. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.8 Chọn loại cấu hình HDH cài vào máy Sau khi chọn xong thì bấm OK. Hình 2.9 : Chọn cách phân vùng ổ cứng Disk Partitioning Setup: Nếu chọn Autopartition: hệ thống sẽ tự động chia tìm phân vùng còn trống và chia phân vùng cần thiết cho bạn. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 30
  • 31. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Disk Druid: Bạn chọn chế độ tự chia phân vùng bằng tay. Back: Trở lại bước trước. Hình 2.10 cảnh báo sẽ xóa hết dữ liệu Bấm Yes để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.11 Phân vùng còn trống. Ở đây vùng còn trống 8192Mb. Bấm New để tạo phân vùng Root. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 31
  • 32. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.12 Tạo phân vùng root Sau khi tạo xong phân vùng Root dùng để lưu trữ hệ điều hành. Bạn tiến hành tạo phân vùng Swap. Hình 2.13 Tạo phân vùng swap Sau khi phân vùng xong bạn nhấn OK. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 32
  • 33. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.14 Sau khi tạo phân vùng xong Sau khi phân vùng xong. Nhấn OK để chuyển sang bước kế tiếp. Hình 2.15 : Chọn cấu hình boot loader Chọn loại Boot Loader: Use GRUB Boot Loader: Có sử dụng Boot Loader GRUB. No Boot Loader: Không sử dụng Boot Loader. Nếu bạn cài 2 hệ điều hành trở lên thì nên sử dụng GRUB Boot loader. Bấm Ok để chuyển qua bước kế tiếp. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 33
  • 34. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.16 : Cấu hình boot loader Bấm OK để qua bước kế tiếp. Hình 2.16 : Đặt password cho boot loader Nếu bạn không cần đặt Password cho Boot Loader thì có thể nhấn OK để tiếp tục. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 34
  • 35. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.17 Hoàn thành cấu hình boot loader Quá trình cấu hình Boot Loader hoàn thành. Nếu bạn muốn sửa lại file Boot Loader thì có thề nhấn Edit. Nếu không thì nhấn Ok để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.18 Chọn nơi cài boot loader Bạn nên chọn nơi lưu trữ Boot loader tại Master Boot Record. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 35
  • 36. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bấm Ok để qua bước kế tiếp. Hình 2.19 Cấu hình network Sau khi đặt xong địa chỉ IP và Netmask (Mask Address). Bấm OK để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.20 Đặt địa chỉ DNS Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 36
  • 37. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu bạn không kết nối Internet có thể bỏ qua bước này. Bấm OK để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.21 Đặt tên máy Bước này cho phép bạn đặt tên cho máy hoặc có thể bỏ qua bằng cách chọn automatically via DHCP. Bấm Ok để qua bước kế tiếp. Hình 2.22 Cấu hình firewall Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 37
  • 38. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bạn có thể cấu hình cho hệ thống tránh sự xâm phạm từ bên ngoài. Hoặc cũng có thề không cần firewall nếu như bạn không nối mạng internet. Nếu chọn Enable firewall thì bạn có thể cấu hình cho firewall bằng cách nhấn vào Customize. Hình 2.23 Cấu hình firewall Sau khi cấu hình xong nhấn OK. Còn nếu bạn chọn no firewall thì hệ thống sẽ cảnh báo bạn. Hình 2.24 Cảnh báo không firewall Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 38
  • 39. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu chấp nhận nhấn Proceed. Chuyển qua bước tiếp theo. Hình 2.25 Chọn ngôn ngữ hệ thống Bước này cho phép bạn chọn ngôn ngữ cho hệ diều hành Linux. Mặc định là English (USA). Nhấn Ok để tiếp tục. Bước này cho phép bạn chọn múi giờ cho máy. Mặc định là America/New_York. Bấm Ok chuyển qua kế tiếp. Hình 2.26 Đặt pass cho root Khi đặt password thì 2 ô password phải giống nhau. Bấm OK để chuyển qua bước kế tiếp. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 39
  • 40. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.27 Chọn gói phần mềm cài đặt Bạn có thể chọn các gói phần mềm để cài đặt. nếu muốn sử dụng gioa diện đồ họa gói X Window System. Sau khi đã chọn xong nhấn OK để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.28 Bắt đầu cài đặt Nhấn Ok chuyển qua bước cài đặt. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 40
  • 41. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.29 Số đĩa cài đặt Bấm Continue để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.30 Qúa trình cài đặt Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 41
  • 42. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.31 Tạo đĩa boot khởi động Nếu muốn tạo đĩa boot thì nhấn Yes (dùng để boot vào hệ điều hành bằng đĩa này). Nếu không thì nhấn No. Hình 2.32 Khởi động lại máy Nhấn Enter để Reboot lại hệ thống. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 42
  • 43. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.33 Giao diện chào mừng của linux Bấm Next để chuyển qua bước kế tiếp. Hình 2.34 Licens của linux Chọn Yes và bấm Next để tiếp tục. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 43
  • 44. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình2.35 Chỉnh giờ hệ thống Sau khi tinh chỉnh xong lại ngày giờ hệ thống. Nhấn Next để tiếp tục. Hình 2.36 Tạo username hệ thống Sau khi đặt xong user name và password, nhấn Next để tiếp tục. Hình 2.37 Cấu hình card sound Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 44
  • 45. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu như bạn có nghe âm thanh phát ra thì nhấn Next. Hình 2.38 Cài thêm phần mềm Nếu bạn muốn cài thêm bất cứ một gói phần mềm nào từ CD thì nhấn vào Install. Bấm Next để qua bước kế tiếp. Hình 2.39 Cài đặt hoàn thành Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 45
  • 46. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bấm Next để hoàn thành. Hình 2.40 Đăng nhập vào hệ thống Sau khi nhập xong user name nhấn Enter. Hình 2.41 : Nhập password Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 46
  • 47. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Sau khi nhập xong username và password. Hệ thống sẽ được đăng nhập với giao diện. Hinh 2.42 Đăng nhập thành công 2.3.2.2. Cài đặt bằng giao diện (phiên bản Fedora Core 4) Đầu tiên khi Boot từ CD và bạn cho đĩa CD 1 vào . Giao diện xuất hiện. Hình 2.43 Giao diện linux khi boot Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 47
  • 48. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bạn sẽ có những tùy chọn sau: • Cài đặt (Intall) hoặc nâng cấp (Upgrade) với giao diện đồ họa (graphical mode). • Cài đặt (Intall) hoặc nâng cấp (Upgrade) với giao diện sử dụng dòng lệnh (text mode). Và sẽ có những chế độ sau: • F1: để vào giao diện chính. ( như hình trên) • F2: sử dụng những tùy chọn của Linux. • Để tắt (disable) thiết bị phần cứng: gõ lệnh linux noprobe -> nhấn Enter. • Để kiểm tra các thiết bị đang sử dụng : gõ lệnh linux mediecheck -> Enter. • Để sửa lỗi cho linux (rescuse mode) : gõ lệnh linux rescuse -> Enter. (Nhấn F5 để đọc thêm hướng dẫn về chế độ rescuse). • Nếu bạn có 1 đĩa driver : gõ lệnh linuxdd ->Enter • Để nhắc nhở cho phương thức cài đặt sử dụng trên CD-ROM : gõ lệnh linux askmethod -> Enter. • Nếu bạn có đĩa để cập nhật hệ điều hành (update) : gõ lệnh linux updates -> Enter. • Để kiểm tra bộ nhớ trong hệ thống : gõ lệnh memtest86 ->Enter. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 48
  • 49. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.44 Một vài chức năng khi cài đặt • F3: Hướng dẫn chung. Hình 2.45 Giới thiệu chung • F4: Giúp đỡ chung cho chế độ Boot. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 49
  • 50. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.46 Chỉ dẩn một số dòng lệnh • F5: Hướng dẩn chế độ rescuse. Hình 2.47 Cứu chữa HDH Thông thường để cài mới thì tốt nhất là bạn sử dụng giao diện đồ họa. Ở màn hình chính bạn nhấn Enter. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 50
  • 51. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.48 Quá trình kiểm tra phần cứng Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra một số phần cứng của máy tính. Sau khi kiểm tra xong thì giao diện cài đặt như sau: Hình 2.49 Kiểm tra CD Cho phép bạn nhấn Ok kiểm tra lại đĩa CD dùng để cài đặt hoặc để bỏ qua bước này nhấn Skip. Nếu nhấn Ok thì chương trình bắt đầu quá trình kiểm tra đĩa. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 51
  • 52. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Ở đây tôi chọn Skip để bỏ qua quá trình kiểm tra đĩa. Nhấn test để kiểm tra đĩa hiện tại đang có trong ổ đĩa hoặc lấy đĩa ra. Hình 2.50 : Xác nhận CD Nhấn test thì quá trình kiểm tra bắt đầu. Hình 2.51 Quá trình kiểm tra đĩa Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 52
  • 53. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.52 : Quá trình kiểm tra đĩa hoàn tất Quá trình kiểm tra đĩa 1 hoàn thành và nhấn ok để tiến hành để tiến hành kiểm tra các đĩa còn lại. Hình 2.53 : Kiểm tra đĩa kế tiếp Sau khi kiểm tra xong 4 CD thì chương trình bắt đầu cài đặt. Giao diện cài đặt như sau. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 53
  • 54. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.54 Giao diện chào mừng của linux Bấm next để qua bước kế tiếp. Hình 2.55 Chọn ngôn ngữ cài đặt Chọn ngôn ngữ để sử dụng trong suốt quá trinh cài đặt. Ở đây mặc định là English. Bấm Next. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 54
  • 55. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.56 : Chọn ngôn ngữ bàn phím Chọn ngôn ngữ của keybroad. Mặc định là U.S, English. Bấm Next Hình 2.57 : Chọn cấu hình cho hệ thống Cho phép bạn chọn các chế độ cài đặt. Personal : chế độ này dùng cho các máy tính các nhân hoặc laptops. Workstation : chế độ này cài đặt thêm môi trường để phát triễn thêm các ứng dụng và system administrator. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 55
  • 56. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Server : chế độ này cho phép bạn sử dụng để cài đặt file sharing, print sharing và dịch vụ web. Custom : cho phép bạn tùy chọn các package hoặc các phần mềm đi kèm theo. Ở đây tôi chọn Custom và nhấn next. Hình 2.58 : Chọn chế độ phân vùng Automaticcally partition : chương trình sẽ tự động dò tìm phân vùng còn trống và chia đĩa theo yêu cầu của hệ thống. Khi chọn chế độ này, ổ cứng của bạn sẽ được hỏi là có muốn xóa hết không nếu như ổ cứng không còn chỗ trống. Manually partition with Disk Druid : cho phép bạn tự chia đĩa với công cụ Disk Druid có sẵn trong linux. Chế độ Manually partition with Disk Druid. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 56
  • 57. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.59 : Có muốn xóa phân vùng không Ở bước này chương trình sẽ hỏi bạn có muốn xóa hểt dữ liệu có trong ổ cứng không. Nếu có : bấm Yes. Nếu không : bấm No. Hình 2.60 : Lỗi thiết bị khi cài đặt Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 57
  • 58. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu như ổ cứng của bạn không có phân vùng còn trống thì sẽ báo lỗi không thể tìm thấy thiết bị nào để tạo file hệ thống. Ngược lại nếu như đã có phân vùng trống thì sẽ qua bước kế tiếp. Hình 2.61 : Phân vùng trống Ở bước này, nếu như phân vùng của bạn chưa định dạng thì bấm chọn phân vùng còn trống, bấm New . Hình 2.62 : Chọn phân vùng swap Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 58
  • 59. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Ở khung File System Type, bấm sổ xuống và chọn Swap. Ở khung Size, mặc định là 100Mb, nhưng tốt nhất là bạn chọn 510 Mb (theo kinh nghiệm cài đặt của cả nhóm). Rồi bấm OK. Hình 2.63 : Chia phân vùng để cài đặt Ở phân vùng còn lại, bạn click chuột vào và chọn Edit. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 59
  • 60. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.64 : Quá trình chia phân vùng Ở khung Mount Point, bấm sổ xuống và chọn dấu / để làm thư mục gốc và cài đặt lên đó. Bấm OK. Hình 2.65 : Cấu hình boot loader Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 60
  • 61. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bạn có thể check vào ô Configure advance boot loader options để boot từ 2 hệ điều hành trở lên (nếu máy của bạn cài thêm hệ điều hành khác). Bấm Next. Hình 2.66 : Cấu hình DHCP Cho phép bạn cấu hình DHCP. Bấm Next. Hình 2.67 : Cấu hình firewall Cho phép bạn bật chế độ Firewall hay không. Bấm Next. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 61
  • 62. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu bạn không chọn chức năng Firewall thì chương trình sẽ hỏi bạn có chắc chắn không. Hoặc là muốn cấu hình lại. Hình 2.68 : Cảnh báo không firewall Nếu chắc chắn, bấm Proceed. Hình 2.69 : Chọn vùng cho ngày giờ Bước này cho phép bạn chọn múi giờ của mình. Bấm Next. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 62
  • 63. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.70 : Đặt pass cho root Bước này yêu cầu bạn đặt Password cho Root (tương đương với Adminitrator trong Windows). Và đây là bước bắt buộc. Sau khi đặt xong, bấm Next. Hinh 2.71 : Chọn các gói phần mềm nguồn để cài đặt Bước này cho phép bạn chọn lựa các gói phần mềm cài đặt kèm theo. Những ô đã check mặt định thì nên giữ lại. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 63
  • 64. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bạn cũng có thể bấm vào Details ở cuối để chọn lựa chi tiết hơn. Hình 2.72 : Chi tiết cài đặt Hoặc bạn cũng có thể chọn cài Everything hoặc Minimal. Hình 2.73 : Dung lượng đĩa sau khi chọn gói cài đặt Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 64
  • 65. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Và nhớ là phải xem dung lượng sau khi chọn có phù hợp với dung lương ổ cứng của mình hay không. Bấm Next. Hình 2.74 : Chuẩn bị cài Bây giờ bạn có thể click Next để thực hiện quá trình cài đặt. Hình 2.75: Xác nhận cài Hệ thồng sẽ yêu cầu bạn xác nhận một lần nữa là đã có đủ 4CD để cài chưa (vì ở đây là cài Fedora Core 4). Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 65
  • 66. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Nếu đã đầy đủ thì bấm Continue. Quá trình cài đặt bắt đầu. Hình 2.76: Quá trình cài đặt bắt đầu Hình 2.77: Quá trình còn 20 phút Sau khi đĩa 1 cài xong, chương trình sẽ yêu cầu đĩa thứ 2, 3 và đĩa thứ 4. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 66
  • 67. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Sau khi cài đặt thành công hệ thống sẽ yêu cầu bạn reboot lại để thay đổi các cấu hình. Hình 2.78 Cài đặt hoàn thành Hệ thống yêu cầu khởi động lại. Bấm Reboot. Quá trình khởi động. Hình 2.79: Đăng nhập hệ thống Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 67
  • 68. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Đang khởi động vào hệ thống. Đây là lần đầu tiên bạn khởi động vào hệ điều hành Linux. Giao diện chào mừng. Hình 2.80: Giao diện chào mừng Bấm Next. Hình 2.81 License của chương trình Đây là Lisence của hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 68
  • 69. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Chọn Yes, I agre to the License Agreement. Bấm Next. Hình 2.82 Điều chỉnh giờ hệ thống Bước này cho phép bạn điều chỉnh lại ngày giờ hê thống. Bấm Next. Hình 2.83 Điều chỉnh độ phân giải của hệ thống Bước này cho phép bạn chọn độ phân giải của màn hình. Mặc định là 800x600. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 69
  • 70. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Bấm Next. Hình 2.84: TXạo User mới Bước này cho phép bạn tạo 1 User mới không có quyền Adminitrative (Root). Nếu bạn không muốn tạo thêm bất kỳ User nào và chỉ sử dụng User Root thì bấm next. Hệ thống sẽ cảnh báo bạn. Hình 2.85: Cảnh bXáo tạo User Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 70
  • 71. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Và nếu bạn đồng ý thì bấm Cotinue ngược lại bấm Create account. Hình 2.86: Kiểm traX sound card Bước này để kiểm tra lại Sound card của bạn. Để kiểm tra bấm Play test sound. Hình 2.87 Xác nhận âm thanh Nếu có nghe âm thanh thì bấm Yes (dĩ nhiên là bạn phải có gắn thiết bị để nghe như Loa hoặc Headphone). Bấm Next. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 71
  • 72. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.88: Cài đặt thêm gói phần mềm từ CD Bước này cho phép bạn cài đặt thêm một số phần mềm từ CD. Nếu không cần thiết bấm Next. Hình 2.89: Quá trình cấu hình hoàn thành Hệ thống của bạn đã được cài đặt xong. Bấm Next để tiếp tục. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 72
  • 73. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.90: Nhập User và pass để đăng nhập Yêu cầu nhập tên User để đang nhập hệ thống. Ở đây user của tôi là Root và password là 123456. Hình 2.91 Đăng nhập vào Linux Đây là quá trình nhận các thiết bị. Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 73
  • 74. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hình 2.92 Giao diện chính của Linux Quá trình cài đặt đã hoàn thành. Đây là giao diện chính của hệ điều hành Linux. 2.4.Phân vùng đĩa cứng 2.4.1. Giới thiệu Với sự hình thành và phát triển của hệ điều hành Linux, giờ đây chúng ta có rất nhiều cách trong việc chọn lựa các hệ thống file (file system) cho từng loại ứng dụng. Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu các hệ thống file tiên tiến được sử dụng trong Linux như EXT2, EXT3, VFAT Reiserfs, XFS, và JFS có tính tin cậy cao và có khả năng ghi nhớ quá trình thao tác trên dữ liệu (journaling). Chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về cách làm việc của các hệ thống file 2.4.2. Định dạng file hệ thống EXT2 2.4.2.1. Giới thiệu Giới thiệu hệ thống file ext2 được giới thiệu vào đầu năm 1993 và được thiết kế riêng cho Linux. Nó có nhiều tính năng tăng cường để khắc phục các hạn chế của các hệ thống file khác. Tính năng Minix EXT EXT 2 Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 74
  • 75. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Kích thước hệ thống 64 MB 2 GB 4 TB file lớn nhất Kích thước file lớn 64 MB 2 GB 2 GB nhất Chiều dài tối đa tên 30 ký tự 255 ký 255 ký file tự tự Kích thước block tuỳ Không Không Có biến 2.4.2.2. Quản trị hệ thống file EXT2 Filesystem caching : Nhằm tăng hiệu suất của toàn hệ thống file ext2, cache được dùng để lưu giữ các dữ liệu được dùng thường xuyên. Thông tin của filesystem được cache trong bộ nhớ, đôi khi được tham khảo tới như là một bộ đệm đĩa, bởi vì việc truy cập vào bộ nhớ thì nhanh hơn nhiều so với các đĩa vật lý. Cả hai quá trình đọc và ghi đều được cache dữ liệu trên RAM. Hệ thống buffers đĩa càng lớn thì filesystem đáp ứng càng nhanh cho các thao tác đọc ghi. Do RAM là bộ nhớ tạm thời, buffer sẽ được ghi vào đĩa khi máy hoạt động, hay khi filesystem được unmount. Lệnh sync có thể dùng để ép kernel ghi tất cả các buffers vào các file trên đĩa. Lệnh này có thể sử dụng không cần tham số. Ví dụ: Với lý do này có thể giải thích vì sao khi chép file vào đĩa mềm ta thấy hệ thống chạy rất nhanh tuy nhiên lúc này thực sự file chưa được ghi vào đĩa mềm. nếu để ý thì bạn sẽ thấy khoảng 5 giây sau đèn ổ mềm mới bắt đầu sáng. Nếu trước đó ta cứ tưởng là đã chép xong file mà rút đĩa mềm ra thì sẽ không có file nào được ghi vào đĩa cả. 2.4.2.3. Sự phân mảnh của hệ thống file Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 75
  • 76. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux Hệ thống ext2 được thiết kế nhằm hạn chế tối thiểu sự phân mảnh nên ta không cần phải defragment hệ thống file ext2. Nguyên nhân gây ra sự phân mảnh của file system là việc ghi file nhiều lần trên ổ đĩa. Trong đó các file làm bộ nhớ mở rộng của hệ thống trên đĩa là có nguy cơ bị phân mảnh nhiều nhất. Đối với các hệ điều hành và MS Windows, hệ thống bộ nhớ mở rộng này nằm trên cùng một partition chính của hệ thống thông qua file pagefile.sys còn trong Linux thì hệ thống bộ nhớ mở rộng này được cho ra một partition riêng nên hạn chế rất nhiều sự phân mảnh. 2.4.2.4. Định dạng file hệ thống EXT3 Được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ thống file chuẩn ext2 mà Linux đang sử dụng, ext3 đưa vào thêm chức năng mới vô cùng quan trọng, journaling file system, giúp thao tác dữ liệu an toàn hơn. Ext3 còn sử dụng cơ chế JBD (Journaling Block Device) để bảo vệ thông tin thao tác trên dữ liệu, được đánh giá là tin cậy hơn so với các hệ thống chỉ thực hiện journaling trên chỉ mục dữ liệu (journaling of meta-data only) như Reiserfs, XFS hay JFS. Với cách bảo vệ hai lần như vậy thì hiệu suất ghi dữ liệu có phần nào chậm hơn ext2; nhưng trong một vài trường hợp, nhờ thông tin trong journal log mà đầu từ ổ cứng di chuyển hợp lý hơn, nên tốc độ thao tác dữ liệu nhanh hơn. Đối với những ứng dụng ưu tiên cho độ tin cậy của dữ liệu hơn là tốc độ ghi đơn thuần thì ext3 là lựa chọn thích hợp. Ngoài ra, ext3 còn cho phép cải thiện tốc độ thao tác trên dữ liệu bằng cách thiết lập thông số cho hệ thống chỉ thực hiện journaling đối với thao tác trên dữ liệu (mode: data=writeback và data = ordered). Với mode data=writeback, quá trình khởi động nhanh, dữ liệu được ghi vào đĩa ngay sau khi đã ghi xong thông tin trong journal log (write back), với mode này đôi khi cũng xảy ra tình trạng hư dữ liệu nếu sự cố xảy ra ngay sau khi ghi journal log mà Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 76
  • 77. Đề tài: Nghiên cứu & phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux chưa kịp ghi vào đĩa, nhưng bù lại tốc độ thao tác file nhanh hơn trong một vài trường hợp. Với mode data=ordered, dữ liệu được ghi lên đĩa trước rồi mới đến journal log, cho phép luôn luôn bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trong mọi tình huống và đây cũng chính là mode mặc định của ext3. Với mode data=journal thì việc bảo vệ được thực hiện trên cả hai: dữ liệu và journal log; thông tin được ghi chi tiết và nhiều hơn giúp cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu nhờ tối ưu việc di chuyển của đầu từ, hoạt động rất tốt đối với kiểu dữ liệu là database hoặc dữ liệu dùng chung trên mạng (NFS), tuy nhiên do phải đọc lại nhiều loại thông tin trên journal log nên thời gian khởi động lại máy hơi chậm hơn so với hai mode trên một chút. Vì bản chất cấu trúc của ext3 được xây dựng hoàn toàn dựa trên cơ sở của ext2 nên ta có thể chuyển đổi dễ dàng các dữ liệu đang tồn tại trên các hệ thống ext2 sang ext3 mà dữ liệu không hề bị ảnh hưởng và thực hiện tương đối dễ dàng, đơn giản. Với kernel Linux từ 2.4.15 trở lên thì ext3 đã có sẵn mà không cần phải đưa thêm vào (patch) như các version cũ. Hiện tại hãng Linux RedHat đã đưa sẵn module ext3 vào kernel 2.4.7-10 trong bản RedHat 7.2. Từ phiên bản Red Hat 7.2, hệ thống tập tin mặc định là ext3. Hệ thống file ext3 thực chất là phiên bản nâng cao của ext2. Ext3 có những ưu điểm sau: • Tính khả dụng: • Khi bộ nguồn bị hỏng hay hệ thống đổ vỡ bất chợt, mỗi phân vùng định dạng theo ext2 trên máy tính phải được kiểm tra việc đồng nhất của chúng bằng chương trình e2fsck. Việc này cần khoảng thời gian để tiến hành làm thời gian khởi động hệ thống bị trễ đáng kể, đặc biệt là với phân vùng lớn.Trong suốt thời gian này dữ liệu trên phân vùng không được dùng đến. • Ext3 được đưa ra để không cần phải thực hiện việc kiểm tra đó khi hệ thống máy tính bị tắt đột ngột, việc kiểm tra chỉ xảy ra khi phần cứng bị hư hỏng, Khoa CNTT – 05CDTH2 Trang 77