SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –
TRẦN MINH SANG
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID
VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở
BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –
TRẦN MINH SANG
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID
VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở
BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS BÙI ĐẶNG MINH TRÍ
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm kích tới cố
vấn của tôi, Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Đặng Minh Trí - Người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt
và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin chân
thành cảm ơn những bài giảng của thầy đã giúp cho tôi mở mang thêm nhiều kiến thức
hữu ích về kiến thức bệnh học nói chung và đề tài này nói riêng. Đồng thời, thầy cũng
là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn
cũng như định hướng phát triển sự nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Tây Đô – Khoa Sau
đại học và Ban Giám đốc Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức đã cho phép, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Những giảng viên trực tiếp
và gián tiếp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về y, dược học thực chứng, những
kinh nghiệm lâm sàng và kỹ năng mềm cho nhà nghiên cứu bằng các hội thảo thực sư
hay và ý nghĩa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình của của các thầy cô giáo Bộ môn Dược
lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá
trình làm luận văn đã hỗ trợ tối đa cho tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn
về đề tài và sửa luận văn. Giúp cho quá trình hoàn thành luận văn được nhanh chóng
và hiệu quả nhất.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người
thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong
thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Học viên
Trần Minh Sang
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu: “Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid chức năng bàng quang và
thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức”.
Đối tượng và phương pháp: Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố
Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định
của bác sĩ điều trị ung thư.
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các bệnh nhân thoả
mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Thực tế chúng tôi thu nhận 68 bệnh nhân.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 54,23±8,15, trong
đó bệnh nhân trẻ nhất là 29 và cao nhất là 70 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là 50-60
với 30 bệnh nhân, chiếm 44,1%. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi gặp ít nhất, chỉ chiếm tỷ lệ
2,95%.
- Tỉ lệ ung thư vú ở nữ giới là 92,7%, cao hơn so với tỉ lệ mắc ung thư vú ở nam
giới là 7,3%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh vú lành tính trước đây là 66,18%.
- Bệnh nhân có chế độ ăn nhiều chất béo chiếm 38,24%
- Số bệnh nhân thừa cân, béo phì với BMI ≥25 chiếm 55,88%. Có 33,82% bệnh
nhân có sử dụng thuốc ngừa thai.
- Tác dụng phụ thường gặp trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng
thận và bàng quang đó là đau hạ vị (13,24%), tiểu máu (16,17%). Các biểu hiện ít gặp
hơn là tiểu rắt (10,29%), tiểu buốt (8,82%), tiểu đục (5,88%) và tiểu khó (4,41%).
- Trong nước tiểu trước và sau khi điều trị bằng Cyclophosphamide có sự thay
đổi Microalbumin (từ 5,24±0,64 lên 16,21±2,01mg/dl).
Kết luận: Từ những kết quả thu nhận được từ ảnh hưởng của Cyclophosphamid
đối với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại Bệnh
viện Thành phố Thủ Đức, cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn.
Từ khóa: Cyclophosphamid, ung thư vú, chức năng bàng quang và thận
iii
SUMMARY
Objective: "Study the effects of Cyclophosphamide on bladder and kidney
function in breast cancer patients at Thu Duc City Hospital".
Subjects and methods: Patients with breast cancer at Thu Duc City Hospital
were treated with a regimen containing Cyclophosphamide for 4-6 cycles as
determined by the oncologist. Sampling by the whole sampling method, taking all
patients who meet the selection criteria into the study. We actually enrolled 68
patients.
Results: The mean age of the patients in the study was 54.23±8.15, in which the
youngest patient was 29 years old and the oldest was 70 years old. The age group with
the highest rate was 50-60 with 30 patients, accounting for 44,1%. The age group
under 30 years old met the least, accounting for only 2,95%.
- The rate of breast cancer in women is 92,7%, higher than the rate of breast
cancer in men is 7,3%.
- The rate of patients with previous benign breast disease was 66,18%.
- Patients with a high-fat diet accounted for 38,24%
- The number of overweight and obese patients with BMI ≥25 accounted for
55,88%. There are 33,82% of patients using birth control pills.
- Common clinical side effects of Cyclophosphamide on kidney and bladder
function are hypogastric pain (13,24%), hematuria (16,17%). Less common
manifestations were urinary frequency (10,29%), painful urination (8,82%), cloudy
urine (5,88%) and dysuria (4,41%). In the urine before and after treatment with
Cyclophosphamide, there was a change in Microalbumin (from 5,24±0.64 to
16,21±2.01mg/dl).
Conclusion: From the results obtained from the effect of Cyclophosphamide on
bladder and kidney function in breast cancer patients being treated at Thu Duc City
Hospital, a larger sample size study is needed. longer time.
Keywords: Cyclophosphamide, breast cancer, bladder and kidney function
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Học viên
Trần Minh Sang
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
SUMMARY.................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
1.1 GIẢI PHẪU, MÔ BỆNH HỌC TUYẾN VÚ....................................................3
1.1.1 Giải phẫu tuyến vú.......................................................................................3
1.1.2 Mô bệnh học tuyến vú .................................................................................3
1.2 BỆNH UNG THƯ TUYẾN VÚ .........................................................................4
1.2.1 Định nghĩa....................................................................................................4
1.2.2 Cơ chế ung thư tuyến vú..............................................................................4
1.2.3 Chẩn đoán ....................................................................................................8
1.2.4 Chẩn đoán xác định....................................................................................11
1.2.5 Chẩn đoán phân biệt ..................................................................................11
1.2.6 Chẩn đoán thể mô bệnh học.......................................................................12
1.2.7 Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới và ở Việt Nam ..........................17
1.3 ĐIỀU TRỊ ..........................................................................................................20
1.3.1 Nguyên tắc điều trị.....................................................................................20
1.3.2 Các phương pháp điều trị...........................................................................20
1.4 ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMIDE................................................22
1.4.1 Công thức cấu tạo, phân tử và khối lượng phân tử tương đối ...................22
1.4.2 Cơ chế tác dụng .........................................................................................22
1.4.3 Chỉ định sử dụng Cyclophosphamide trong điều trị ung thư vú................23
1.4.4 Chống chỉ định:..........................................................................................23
1.4.5 Liều dùng ...................................................................................................24
1.4.6 Cơ chế tác dụng trên thận và bàng quang..................................................24
vi
1.4.7 Triệu chứng tác dụng phụ trên thận và bàng quang...................................24
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY ......................................................24
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................24
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................25
1.6 ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ...................................25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................27
2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................27
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................27
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................27
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................27
2.3 NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................28
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT
QUẢ ...................................................................................................................32
2.4.1 Chẩn đoán ung thư vú..................................................................................32
2.4.2 Các thể phân tử ung thư vú..........................................................................33
2.4.3 Phân loại giai đoạn ung thư vú ....................................................................33
2.4.4 Chỉ định điều trị Cyclophosphamid.............................................................34
2.4.5 Phác đồ điều trị hoá trị có cyclophosphamid...............................................35
2.4.6 Đánh giá tác dụng của cyclophosphamide với chức năng thận, bàng quang...43
2.5 KIỂM SOÁT SAI SỐ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................44
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................44
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ...............................................................................................45
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHÓM
NGHIÊN CỨU..................................................................................................45
3.1.1 Đặc điểm chung ...........................................................................................45
3.1.2 Các yếu tố nguy cơ ......................................................................................46
3.1.3 Triệu chứng cơ năng ....................................................................................48
3.1.4 Triệu chứng thực thể....................................................................................49
3.1.5 Triệu chứng cận lâm sàng............................................................................50
vii
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG
QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU ...................53
3.2.1 Đánh giá trên lâm sàng ................................................................................53
3.2.2 Đánh giá dựa vào cận lâm sàng ...................................................................53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................56
4.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ TUYẾN VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMID 56
4.1.1 Tuổi và các yếu tố nguy cơ..........................................................................56
4.1.2 Biểu hiện lâm sàng.......................................................................................61
4.1.3 Triệu chứng cận lâm sàng............................................................................63
4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC
NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ..............65
KẾT LUẬN ..................................................................................................................71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ xiii
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................xiv
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các thể phân tử ung thư vú theo Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015..............13
Bảng 1.2 Phân loại giai đoạn TNM ung thư vú.............................................................14
Bảng 1.3 Xếp giai đoạn TNM ung thư vú.....................................................................17
Bảng 2.1 Phân loại BMI theo WHO và IDI&WPRO....................................................31
Bảng 2.2 Các thể phân tử ung thư vú ............................................................................33
Bảng 2.3 Bảng đánh giá giai đoạn ung thư vú ..............................................................33
Bảng 2.4 Điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học Hội nghị đồng thuận St.
Gallen 2015....................................................................................................................34
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi................................................................45
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân ung thư vú theo giới........................................................45
Bảng 3.3 Tiền sử kinh nguyệt, thai sản .........................................................................47
Bảng 3.4 Tiền sử bệnh vú lành tính trước đây ..............................................................47
Bảng 3.5 Một số đặc điểm về lối sống ..........................................................................48
Bảng 3.6 Triệu chứng cơ năng ......................................................................................48
Bảng 3.7 Triệu chứng thực thể ......................................................................................49
Bảng 3.8 Kích thước khối u...........................................................................................49
Bảng 3.9 Đặc điểm tổn thương trên siêu âm tuyến vú ..................................................50
Bảng 3.10 Đặc điểm tổn thương trên phim X quang chụp hình vú...............................50
Bảng 3.11 Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú.......................................51
Bảng 3.12 Phân độ mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú.........................................52
Bảng 3.13 Đặc điểm về thụ thể nội tiết. ........................................................................52
Bảng 3.14 Đặc điểm giai đoạn TNM.............................................................................52
Bảng 3.15 Ảnh hưởng trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng bàng quang
và thận............................................................................................................................53
Bảng 3.16 Các chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị Cyclophophosphamide .............53
Bảng 3.17 Thông số nước tiểu trước và sau điều trị Cyclophosphamide .....................54
Bảng 3.18 Kết quả nội soi bàng quang bệnh nhân điều trị bằng Cyclophosphamide...........54
Bảng 3.19 Độc tính trên bàng quang.............................................................................54
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa xuất hiện microalbumin nước tiểu với giai đoạn bệnh. 55
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa độc tính trên bàng quang và giai đoạn bệnh.................55
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giải phẫu mô bệnh học tuyến vú......................................................................1
Hình 1.2 Giải phẫu tuyến vú thời kỳ cho con bú.............................................................2
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................34
Hình 3.1. Biểu đồ tiền sử ung thư vú trong gia đình.....................................................46
Hình 3.2. Biểu đồ yếu tố di truyền ................................................................................46
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ .............................................51
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ADQI Acute dialysis quality initiative Nhóm nghiên cứu chất lượng
lọc máu cấp
AKIN Acute kidney injury network
Hệ thống tổn thương thận cấp
tính
ALP Adenosine triphosphate
ALT Alanine aminotransferase
AST Aspartate aminotransferase
BBB Blood-brain barrier Hàng rào máu não
CBA Colistin base activity Colistin dạng hoạt tính
CMS Colistin methanesulfonate Natri colistimethate
Css Steady state concentration Nồng độ ở trạng thái ổn định
FDA Food and Drug Administration
Cục Quản lý Thuốc Thực
phẩm Mỹ
GFR Glomerular filtratio rate Tốc độ lọc cầu thận
HA Huyết áp
HAĐM Huyết áp động mạch
HATB Huyết áp trung bình
HSBA Hồ sơ bệnh án
IL-1 Interleukin-1
IV Intravenous Tiêm tĩnh mạch
LPS Lipopolysaccharid
MIC Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu
MUI Million International Unit Triệu đơn vị quốc tế
NSAIDs Non-steroidal anti-inflamatoy drug
Thuốc chống viêm không
steroid
PAE Post antibiotic effect Tác dụng hậu kháng sinh
PMB Polymyxin B
PME Polymyxin E
RIFLE
Risk - Injury - Failure - Loss -
Endstage renal diseases
Nguy cơ – Tổn thương – Suy
– Mất – Bệnh thận giai đoạn
cuối
SCr Serum creatinine Creatinin huyết thanh
xi
YTNC Yếu tố nguy cơ
IARC
International Agency for Research on
Cancer
Quốc tế cơ quan nghiên cứu
ung thư
HER2
Human Epidermal growth factor
Receptor
Thụ thể nhân tố tăng trưởng
biểu bì da người 2
CLVT Chụp cắt lớp vi tính
MRI Magnetic resonance imaging Chụp cộng hưởng từ
SPECT
Single-photon emission computerized
tomography
Chụp cắt lớp phát xạ đơn
Photon
SPECT/CT
Single photon emission computed
tomography/computed tomography
Chụp CT phát xạ đơn Photon
PET/CT
Positron Emission
Tomography/computed tomography
Chụp cắt lớp phát xạ Positron
PARP Poly ADP ribose polymerase chất ức chế y học
TNF-α Tumor Necrosis Factors Yếu tố hoại tử khối u-alpha
TSH Thyroid-stimulating hormone
hormone kích thích tuyến
giáp.
BetaHCG Hormome
VMAT
Volumetric Modulated Arc Therapy
hay Rapid Arc
Xạ trị điều biến thể tích
G-CSF
Colony- Granulocyte Colony
Stimulating Factor
Yếu tố kích thích bạch cầu hạt
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân chính gây tử
vong do ung thư ở phụ nữ trên khắp thế giới. Khoảng 1,38 triệu ca ung thư vú mới
được chẩn đoán trong năm 2008 với gần 50% tổng số bệnh nhân ung thư vú và khoảng
60% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ
sống sót sau ung thư vú trên toàn thế giới, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính là 80%
ở các nước phát triển và dưới 40% ở các nước đang phát triển [16].
Hiện tại cứ 12 phụ nữ ở Anh thì có một người từ 1 đến 85 tuổi bị ung thư vú. Với
một triệu trường hợp ung thư mới được báo cáo trên Thế giới, ung thư vú phổ biến ở
phụ nữ và chiếm 18% tổng số ung thư phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư vú được dự đoán sẽ
tăng lên 85 trên 100.000 phụ nữ vào năm 2021 [31].
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, khoảng 232.340 nữ được chẩn đoán và
39.620 nữ tử vong do ung thư vú vào năm 2013 [68]. Nguy cơ phát triển ung thư vú
suốt đời ở phụ nữ Mỹ là 12,38% [68].
Thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra rằng vào
tháng 12 năm 2020, ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi để trở thành bệnh ung thư
được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới [77],[78], là một trong ba loại ung thư hàng
đầu có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất trên toàn cầu là ung thư phổi (188 tỷ USD), ung thư
đại trực tràng (99 tỷ USD) và ung thư vú (88 tỷ USD) [41].
Trong số tất cả các căn bệnh ác tính, ung thư vú được coi là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau mãn kinh, chiếm 23% tổng số ca tử
vong do ung thư. Nó là một vấn đề toàn cầu hiện nay, nhưng nó vẫn được chẩn đoán ở
giai đoạn muộn do sự sơ suất của phụ nữ trong việc tự kiểm tra và khám lâm sàng vú.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất
lượng cuộc sống và khả năng sống sót sau ung thư vú thì nền tảng vẫn là việc phát
hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Điều trị ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn
bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học khối u (thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng
thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về
gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng của bệnh, mong muốn của bệnh nhân và các
bệnh kèm theo. Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp,
bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Điều trị hệ thống bao gồm: Hoá trị,
điều trị nội tiết, điều trị đích và điều trị miễn dịch. Trong đó hoá trị được áp dụng cho
2
phần lớn các bệnh nhân ung thư vú vào một thời gian nào đó, đây là phương pháp hiệu
quả cao, mang lại rất nhiều lợi ích về sống thêm cho người bệnh. Hoá trị được chỉ định
với mục đích: Điều trị tân bổ trợ với các trường hợp bệnh có thể mổ được khi mới
chẩn đoán, đủ tiêu chuẩn bảo tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn; điều trị hoá chất
bổ trợ sau khi phẫu thuật và điều trị đối với các trường hợp ung thư vú di căn nhằm
mục đích giảm triệu chứng liên quan đến khối u, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng
như kéo dài thời gian sống thêm [7].
Nhiều phác đồ hóa trị kết hợp có chứa Cyclophosphamid được sử dụng trong
điều trị ung thư vú đã cho thấy tác dụng chống ung thư của nó. Bên cạnh đó, trên thế
giới cũng đã có nhiều báo cáo về tác dụng phụ của Cyclophosphamid đến chức năng
thận và bàng quang như viêm bàng quang, hoại tử ống thận, ung thư biểu mô đường
tiết niệu,… ở những bệnh nhân ung thư và các bệnh nhân bị bệnh khác được điều trị
bằng Cyclophosphamid. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng của
Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú ở
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức là một trong những
bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm có lượt ra vào chữa trị bệnh nhân
lớn, trong đó có không nhỏ số bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng
Cyclophosphamid. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
“Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở
bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú được điều
trị bằng Cyclophosphamid.
2. Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphomid với chức năng bàng quang và
thận ở bệnh nhân ung thư vú.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 GIẢI PHẪU, MÔ BỆNH HỌC TUYẾN VÚ
1.1.1 Giải phẫu tuyến vú
Hai vú nằm ở trước ngực, tương ứng với khoảng liên sườn 2-6, núm vú ở khoảng
liên sườn 4 trên đường thẳng góc 1/3 ngoài xương đòn. Giới hạn ngoài là đường nách
trước, giới hạn trong là bờ ngoài xương ức, nằm trên cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cách cơ
ngực bởi lớp mỡ sau vú. Hình dạng vú đa dạng, kích thước thay đổi giữa các cá thể
khác nhau, giữa vú là quầng vú, núm vú. Núm vú là nơi đổ ra của các ống dẫn sữa và
các tuyến mồ hôi. Quầng vú có các hạt nhỏ gọi là tuyến hạt (Montgomery).
Hình 1.1 Giải phẫu mô bệnh học tuyến vú
1.1.2 Mô bệnh học tuyến vú
- Cấu trúc tuyến vú có 5 lớp từ ngoài vào trong:
+ Da
+ Mỡ dưới da và tổ chức liên kết
+ Dây chằng cooper treo vú là tổ chức liên kết bao quanh thuỳ tuyến, nối các
thuỳ tuyến với nhau, gắn tuyến vú vào cân cơ ngực lớn và cân cơ dưới da và là nơi
bám dưới da tạo thành mào sợi duret
+ Mô tuyến
+ Mỡ sau tuyến
4
Với 3 mô chính là mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Mô tuyến vú gồm 15- 20
thuỳ sắp xếp theo hình nan hoa, mỗi thuỳ gồm 38- 80 tiểu thuỳ, tiểu thuỳ có nhiều
nang sữa, ống dẫn gồm ống của thuỳ, tiểu thuỳ, nang sữa. Lòng nang sữa lót bởi tế bào
biểu mô trụ thấp, ống dẫn sữa đường kính 0.5-2mm lót bởi 1- 2 lớp tế bào biểu mô trụ
cao, ống dẫn sữa trong núm vú được lót bởi tế bào biểu mô sừng hoá, nơi tiếp giáp tế
bào biểu mô trụ lát có thể có tế bào ống chuyển sản. Ống dẫn sữa không có các sợi cơ,
tế bào biểu mô ống nằm trên màng đay là màng phân cách với tổ chức liên kết- mô mỡ
xung quanh. Tế bào biểu mô cơ xung quanh nang sữa và các sợi đàn hồi đáp ứng với
kích thích nội tiết tố và oxytocin sẽ tống sữa ra ngoài. Quầng núm vú bao gồm: sắc tố,
tuyến bã và cơ trơn trong da.
Hình 1.2 Giải phẫu tuyến vú thời kỳ cho con bú
1.2 BỆNH UNG THƯ TUYẾN VÚ
1.2.1 Định nghĩa
Ung thư vú là việc tăng sinh tế bào biểu mô tuyến vú một cách mất kiểm soát và
những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp
vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn).
1.2.2 Cơ chế ung thư tuyến vú
Cơ chế bệnh sinh ung thư vú chưa rõ, một số yếu tố nguy cơ được đề cập đến
như:
a. Tuổi tác:
Tỷ lệ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi tác, cứ sau 10 năm thì tăng gấp đôi cho
đến khi mãn kinh, khi tốc độ gia tăng chậm lại đáng kể. So với ung thư phổi, tỷ lệ mắc
ung thư vú cao hơn ở lứa tuổi trẻ hơn. Ở một số quốc gia, đường cong tỷ lệ mắc tuổi
5
sau khi mãn kinh đã được làm phẳng. Tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn ở phụ nữ trên 50
tuổi và 2 trường hợp trên 1000 người được báo cáo ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ mắc ung
thư vú là 10,04% trong số tất cả các loại ung thư và thường xảy ra nhất ở phụ nữ 40–
50 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh ung thư vú ở phụ nữ Iran là 48 tuổi[33]. Nguy cơ
ung thư vú tăng lên theo tuổi tuy nhiên hiếm khi phát hiện trước 20 tuổi.
b. Tuổi mãn kinh và mãn kinh:
Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn có nguy cơ phát triển
ung thư vú cao hơn. Phụ nữ mãn kinh tự nhiên sau 55 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú
cao gấp đôi so với phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi. Ở một mức độ cực đoan, những phụ
nữ phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên trước 35 tuổi chỉ có 40%. nguy cơ ung thư vú
của phụ nữ mãn kinh tự nhiên [51].
c. Tuổi mang thai lần đầu:
Ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ độc thân so với phụ nữ đã kết hôn [20], [66].
Trong đó, đẻ non và tuổi muộn khi sinh con đầu lòng đều làm tăng tỷ lệ mắc ung thư
vú suốt đời. Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi cao gấp
đôi so với phụ nữ sinh con đầu lòng trước tuổi 20. Nhóm có nguy cơ cao nhất là những
người sinh con đầu lòng sau 35 tuổi; những phụ nữ này dường như có nguy cơ thậm
chí còn cao hơn những phụ nữ không có thai. Sinh con thứ hai sớm hơn nữa làm giảm
nguy cơ ung thư vú. Các cuộc điều tra dịch tễ học cũng cho thấy rằng những phụ nữ
sinh nhiều con có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn những phụ nữ sinh ít con hơn.
Cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú [19].
d. Giới tính:
Ung thư vú ảnh hưởng đến cả nam và nữ; tuy nhiên, tỷ lệ hiện mắc ở nữ nhiều
hơn nam. Nói chung, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 100 lần so với nam
giới [72].
e. Yếu tố di truyền:
Có tới 10% trường hợp ung thư vú ở các nước phương Tây là do gen di
truyền. Người ta vẫn chưa biết có bao nhiêu gen ung thư vú. Hai gen ung thư vú,
BRCA1 và BRCA2, lần lượt nằm trên các nhánh dài của nhiễm sắc thể 17 và 13, đã
được xác định và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các gia đình có nguy cơ rất cao - tức là
những người có bốn hoặc nhiều ung thư vú trong số họ hàng gần của nhau. Cả hai gen
đều rất lớn và đột biến có thể xảy ra ở hầu hết mọi vị trí. Một số đột biến nhất định xảy
6
ra với tần suất cao trong các quần thể xác định. Ví dụ, khoảng 2% phụ nữ Do Thái
Ashkenazi mang BRCA1 185 del AG (xóa hai cặp bazơ ở vị trí 185), BRCA1 5382 in
C (chèn thêm một cặp bazơ ở vị trí 5382) hoặc BRCA 6174 del T (xóa một bazơ duy
nhất cặp ở vị trí 6174), trong khi BRCA2 999 del 5 (loại bỏ năm cặp bazơ ở vị trí 999)
chiếm khoảng một nửa số ca ung thư vú gia đình ở Iceland. Các đột biến di truyền ở
hai gen khác, p53 và PTEN, có liên quan đến các hội chứng gia đình (tương ứng là Li-
Fraumeni và Cowden) bao gồm nguy cơ cao bị ung thư vú nhưng cả hai đều rất
hiếm. Nếu một số cá nhân trong gia đình phụ nữ mắc một loại ung thư cụ thể, phụ nữ
có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn [22]. Nguy hiểm là tối đa nếu thành viên
gia đình bị ảnh hưởng bị ung thư vú ở tuổi vị thành niên, bị ung thư ở cả hai vú hoặc
nếu phụ nữ là một thành viên thân thiết trong gia đình. Các thành viên cấp một trong
gia đình như con gái, chị gái và mẹ chủ yếu có vai trò quan trọng trong việc ước tính
mối đe dọa. Nhiều người thân cấp độ hai như dì và bà bị ung thư vú cũng có thể tăng
cường mối đe dọa. Ung thư vú ở nam giới làm tăng nguy hiểm cho toàn bộ người thân
của nữ giới. Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư biểu mô vú có nguy cơ
phát triển ung thư cao hơn 2-4 lần, đặc biệt là những phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc
BRCA2 có cơ hội phát triển ung thư biểu mô vú đáng kể [44].
f. Bệnh vú lành tính trước đây:
Sự hiện diện của một số loại khối u lành tính ở vú làm tăng nguy cơ ác tính[15].
Phụ nữ bị tăng sản biểu mô không điển hình nghiêm trọng có nguy cơ phát triển ung
thư vú cao gấp 4 đến 5 lần so với những phụ nữ không có bất kỳ thay đổi tăng sinh nào
ở vú. Những phụ nữ có sự thay đổi này và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú (họ
hàng cấp độ một) có nguy cơ tăng gấp 9 lần. Phụ nữ có u nang sờ thấy, u sợi phức tạp,
u nhú ống dẫn, u xơ cứng và tăng sản biểu mô hình bông hoặc trung bình có nguy cơ
ung thư vú cao hơn một chút (1,5-3 lần) so với phụ nữ không có những thay đổi này,
nhưng sự gia tăng này không quan trọng về mặt lâm sàng.
g. Lối sống:
- Chế độ ăn: Ung thư vú có liên quan đến lượng chất béo trong chế độ ăn uống
cao và mức độ thấp của một số chất dinh dưỡng trong nhiều năm [55]. Chất béo động
vật kích thích vi khuẩn trong ruột hình thành estrogen từ cholesterol có trong chế độ ăn
uống, do đó làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể. Chất béo trong cơ thể cũng tham
gia vào quá trình tổng hợp oestrone, một loại estrogen.
7
- Cân nặng: Ung thư vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ béo phì[3]. Buồng trứng ngừng
sản xuất nội tiết tố nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhưng ở phụ nữ béo phì, các mô
mỡ có thể cung cấp estrogen vì nó có khả năng sản xuất ra nó. Sự gia tăng sản xuất
hormone này dường như làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh.
- Uống rượu: Uống rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Mối liên quan này
được cho là thứ yếu với thực tế là uống rượu làm tăng mức độ hormone trong máu
[82].
- Hút thuốc lá: Hút thuốc không có tầm quan trọng trong căn nguyên của ung thư
vú.
h. Thuốc ngừa thai:
Vú là cơ quan nhạy cảm với estrogen. Nhiều phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai
hoặc thay thế estrogen đã nhận thấy rằng thuốc dẫn đến ngực to và thường xuyên bị
mềm. Hoạt động của thuốc này, kết hợp với chế độ ăn ít chất xơ, chất béo tiêu chuẩn
của phương Tây, kích thích quá mức các mô vú, có thể là nguyên nhân dẫn đến ung
thư vú. Phụ nữ bắt đầu sử dụng trước 20 tuổi có nguy cơ tương đối cao hơn so với phụ
nữ bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai ở độ tuổi lớn hơn.
i. Một số yếu tố nguy cơ khác:
- Thiếu vitamin D và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được coi là nguyên
nhân quan trọng của ung thư vú [2].
- Ung thư biểu mô ở một bên vú có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gấp bốn lần ở
một bên vú khác. Trong khi những bệnh nhân có tiền sử ung thư buồng trứng, nội mạc
tử cung hoặc ung thư ruột kết có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô vú tăng gấp 1-2
lần
- Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo tuổi đối với ung thư vú thay
đổi theo hệ số 5 giữa các quốc gia. Sự khác biệt giữa các nước Viễn Đông và phương
Tây đang giảm dần nhưng vẫn còn khoảng gấp năm lần. Các nghiên cứu về người di
cư từ Nhật Bản đến Hawaii cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở người di cư giả định tỷ lệ ở
nước sở tại trong vòng một hoặc hai thế hệ, cho thấy yếu tố môi trường quan trọng hơn
yếu tố di truyền.
8
1.2.3 Chẩn đoán
a. Lâm sàng
- Hỏi bệnh:
+ Quá trình phát hiện u vú, hạch nách, hạch thượng đòn, chảy dịch núm vú, các
phương pháp can thiệp trước đó.
+ Một số bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng: cảm giác đau nhẹ như kiến cắn
trong vú, giai đoạn muộn có thể căng tức khó chịu, đau do u xâm lấn, chảy dịch hôi,
chảy máu…
+ Khai thác tiền sử:
Tiền sử bản thân: bệnh vú trước đây, các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa…, tiền sử
sản, phụ khoa, tình trạng kinh nguyệt hiện tại.
Tiền sử gia đình, đặc biệt tiền sử ung thư vú, buồng trứng.
- Khám thực thể:
+ Khám vú hai bên, hạch vùng (nách, thượng đòn).
+ Khám các cơ quan, bộ phận khác
+ Khám toàn thân, lưu ý các triệu chứng, dấu hiệu di căn xa (đau đầu, đau xương,
khó thở, v.v.).
- Đánh giá toàn trạng (chỉ số hoạt động cơ thể).
b. Cận lâm sàng
Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X-quang tuyến vú (mammography): chụp vú 2 bên, mỗi bên ít nhất 2 tư
thế. Trường hợp mật độ mô vú đậm hoặc khó chẩn đoán, có thể cần chụp tuyến vú số
hóa có tiêm thuốc cản quang (contrast-enhanced digital mammography), chụp 3D
(breast tomosynthesis), chụp ống dẫn sữa cản quang (galactography). Những phụ nữ
đã phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, chụp X-quang vú có thể gây biến dạng, dò, vỡ túi.
Do vậy, cần thay chụp X-quang vú bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú kết hợp
siêu âm vú.
- Siêu âm vú và hạch vùng: siêu âm thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn
hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động (automated volume breast scanner-AVBS) để có
kết quả chính xác hơn.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú: đặc biệt với các trường hợp không phát
hiện được khối u trên chụp X-quang vú, vú đã được phẫu thuật tạo hình, thể tiểu thùy,
9
nghi ngờ đa ổ, hoặc đánh giá trước khi phẫu thuật bảo tồn, trước khi điều trị tân bổ trợ.
Đối với UTBM thể ống tại chỗ, MRI tuyến vú chỉ có ý nghĩa trong một số tình huống
nhất định, đặc biệt khi cần thêm thông tin mà trên chụp Xquang vú cảnh báo có khả
năng u lan rộng.
- Chụp X-quang ngực thẳng, nghiêng.
- Siêu âm ổ bụng.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung, sọ não...
- Chụp MRI sọ não; xương, khớp (đặc biệt cột sống); ổ bụng - tiểu khung...
Y học hạt nhân
- Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn
thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều
trị, đánh giá tái phát và di căn. Xạ hình xương giúp phát hiện di căn xương sớm hơn
CLVT, MRI, mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng.
- Xạ hình khối u bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MIBI để chẩn đoán u
nguyên phát, tổn thương di căn.
- Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để
đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.
- Chụp PET/CT: giúp đánh giá gia đoạn, phát hiện tái phát, di căn, mô phỏng lập
kế hoạch xạ trị.
- Xác định hạch cửa (hạch gác): Sử dụng đồng vị phóng xạ 99mTc- Nanocolloid
cùng đầu dò Gamma hoặc xạ hình hạch cửa với 99mTc-Nanocolloid trên máy Gamma
camera hoặc SPECT.
Giải phẫu bệnh, tế bào
- Tế bào học: Chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration – FNA) khối u,
hạch, các tổn thương nghi ngờ. Đối với các trường hợp khó xác định tổn thương, cần
chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh. Tế bào học có thể làm với
dịch tiết núm vú, dịch các màng.
- Sinh thiết tổn thương (u nguyên phát, hạch, các tổn thương nghi ngờ di căn): để
chẩn đoán mô bệnh học và đánh giá các dấu ấn sinh học. Tùy từng trường hợp mà áp
dụng các biện pháp: sinh thiết kim lõi, sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (vacuum-
assisted breast biopsy -VABB), sinh thiết định vị dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình
10
ảnh, sinh thiết định vị kim dây, sinh thiết mở, sinh thiết tức thì trong mổ. Đối với tổn
thương nghi ngờ bệnh Paget cần sinh thiết kim tổn thương vú (nếu có) và sinh thiết da
phức hợp quầng-núm vú với đủ độ sâu (fullthickness skin biopsy).
- Đánh giá trên mô bệnh học cần bao gồm số lượng u, vị trí u, đường kính lớn
nhất của khối u, đánh giá bờ diện cắt, thể mô bệnh học, độ mô học, xâm lấn mạch, số
lượng hạch di căn trên số lượng hạch lấy được.
- Đối với các trường hợp ung thư vú được điều trị hóa chất tân bổ trợ, cần làm xét
nghiệm mô bệnh học để đánh giá đáp ứng trên bệnh phẩm phẫu thuật.
- Các trường hợp bệnh tái phát, di căn cũng cần sinh thiết các tổn thương di căn
mỗi khi có thể.
- Làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch: đánh giá tình trạng thụ thể estrogen
(estrogen receptor- ER), thụ thể progesteron (progesteron receptor- PR), HER2 và
Ki67. Đối với UTBM thể ống tại chỗ đơn thuần không cần xác định tình trạng HER2
(không thay đổi tiên lượng, can thiệp) nhưng cần xác định tình trạng ER để cân nhắc
điều trị nội tiết bổ trợ. Đánh giá MSI, MMR giúp tiên lượng bệnh.
- Xác định tình trạng gen ErbB2 (quy định HER2): các xét nghiệm lai tại chỗ
(insitu hybridization- ISH)..., đặc biệt cần thiết khi kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
HER2 (++).
- Xét nghiệm đột biến BRCA1/2 với các trường hợp HER2 âm tính có dự định
sử dụng thuốc ức chế PARP, phác đồ hóa trị có platin. Các trường hợp khác cũng có
thể làm xét nghiệm này, đặc biệt những người có tiền sử gia đình bị UTV, ung thư
buồng trứng.
- Xác định tình trạng đột biến PIK3CA (phosphatidylinositol-4,5-bisphosphate
3- kinase catalytic subunit alpha) tại khối u hoặc tế bào u lưu hành trong máu với các
trường hợp thụ thể nội tiết dương tính, HER2 âm tính dự kiến dùng thuốc ức chế PI3K.
- Xác định tình trạng PD-L1 trên các tế bào miễn dịch xâm nhập khối u đối với
các trường hợp bộ ba âm tính có dự định sử dụng thuốc kháng PD-L1. Phân tích bộ
gen đánh giá tiên lượng (bằng RT-PCR hoặc giải trình tự nhiều gen, v.v.) đối với các
trường hợp lòng ống A hoặc lòng ống B, HER2 âm tính khó quyết định có hóa trị bổ
trợ hay không.
11
- Do tính đa dạng của khối u, cần xét nghiệm mô bệnh học và đánh giá các dấu
ấn ER, PR, HER2, Ki67 (cả ISH nếu cần thiết).... trên bệnh phẩm trước và sau phẫu
thuật, trước và sau điều trị tân bổ trợ, tổn thương tái phát, di căn.
Chất chỉ điểm u
- CA15-3, CEA, CA27-29,….
Các xét nghiệm khác
- Bộ xét nghiệm hoàn chỉnh về chuyển hóa: glucose máu, protein toàn phần,
albumin, chức năng gan (AST, ALT, bilirubin), chức năng thận (ure, creatinine),
phosphatase kiềm (ALP), điện giải đồ (can-xi huyết có thể tăng trong di căn xương)
- Nồng độ estradiolvà FSH nếu lâm sàng không rõ tình trạng mãn kinh.
- Beta HCG với bệnh nhân đang độ tuổi sinh đẻ.
- Các xét nghiệm thường quy trước khi phẫu thuật, xạ trị, hoá trị: Công thức máu,
nhóm máu, chức năng đông máu, HIV, viêm gan virút, điện tâm đồ, siêu âm tim…
- Các xét nghiệm khác tùy theo từng trường hợp cụ thể…
1.2.4 Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: khối u và tính chất khối u
- Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú (chụp X- quang tuyến vú, MRI tuyến vú...)
- Mô bệnh học: Chẩn đoán xác định ung thư vú khi có sự hiện diện của các tế bào
biểu mô ác tính (UTBM). Sinh thiết kim lõi hoặc chọc hút kim nhỏ đều có thể sử dụng.
Tuy nhiên, chọc hút kim nhỏ cần có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm và cũng
không phân biệt được ung thư xâm nhập và không xâm nhập. Ở những nơi không có
nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm, nên sinh thiết kim lõi hơn là chọc hút tế bào
kim nhỏ. Ngoài ra, sinh thiết kim còn đánh giá được tình trạng thụ thể nội tiết và
HER2.
1.2.5 Chẩn đoán phân biệt
- U xơ tuyến vú (fibroadenoma)
- Nang vú (cyst)
- Các biến đổi xơ nang (fibrocystic changes)
- Nang sữa (galactocele)
- Viêm tuyến vú, áp xe vú
- Hoại tử mỡ (fat necrosis)
- U phyllode lành
12
- U nhú trong ống dẫn sữa
- Ung thư mô liên kết (sarcoma) vú
- U lym phô tại vú
- Các khối u ác tính từ nơi khác di căn đến vú
1.2.6 Chẩn đoán thể mô bệnh học
Dưới đây là trích lược phân loại hình thái mô bệnh học của UTBM vú theo Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2012:
Các khối u biểu mô (Epithelial tumours)
- UTBM vi xâm nhập (Microinvasive carcinoma)
UTBM vú xâm nhập (Invasive breast carcinoma)
- UTBM xâm nhập không phải loại đặc biệt (Invasive carcinoma of no special
type)
- UTBM tiểu thùy xâm nhập (Invasive lobular carcinoma)
- UTBM ống nhỏ (Tubular carcinoma)
- UTBM thể mặt sàng (Cribriform carcinoma)
- UTBM thể nhầy (Mucinous carcinoma)
- UTBM với đặc điểm tủy (Carcinoma with medullary features)
+ UTBM thể tủy (Medullary carcinoma)
+ UTBM thể tủy không điển hình (Atypical medullary carcinoma)
+ UTBM xâm lấn không phải loại đặc biệt với các đặc điểm tủy (Invasive
carcinoma NST with medullary features)
- UTBM với biệt hóa tiết rụng đầu (Carcinoma with apocrine differentiation)
- UTBM với biệt hóa tế bào nhẫn (Carcinoma with signet-ring-cell
differentiation)
- UTBM thể vi nhú xâm nhập (Invasive micropapillary carcinoma)
- UTBM thể dị sản không phải loại đặc biệt (Metaplastic carcinoma of no special
type)
- Các loại hiếm gặp (Rare types)
Các tổn thương tiền ung thư (Precursor lesions)
- UTBM ống tại chỗ (Ductal carcinoma in situ)
- Tân sản tiểu thùy (Lobular neoplasia)
- UTBM tiểu thùy tại chỗ (Lobular carcinoma in situ)
13
- Quá sản tiểu thùy không điển hình (Atypical lobular hyperplasia)
Các tổn thương thể nhú (Papillary lesions)
- U nhú nội ống (Intraductal papilloma)
- UTBM nhú nội ống (Intraductal papillary carcinoma)
- UTBM nhú trong vỏ (Encapsulated papillary carcinoma)
- UTBM nhú đặc (Solid papillary carcinoma)
+ Tại chỗ (In situ)
+ Xâm nhập (Invasive)
Các khối u vú nam (Tumours of the male breast)
- Phì đại tuyến vú (Gynaecomastia)
- UTBM (Carcinoma)
+ UTBM xâm nhập (Invasive carcinoma)
+ UTBM tại chỗ (In situ carcinoma)
- Phân loại phân tử UTV dựa vào các dữ liệu của hóa mô miễn dịch và ISH
(Bảng 1).
Bảng 1.1 Các thể phân tử ung thư vú theo Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015
Thể bệnh học Đặc điểm phân định
Lòng ống A ER dương tính
HER2 âm tính
Ki-67 thấp*
PR cao**
Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ thấp
Lòng ống B - HER2 âm
tính
ER dương tính
HER2 âm tính
Ki-67 cao hoặc PR thấp
Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ cao
Lòng ống B - HER2
dương tính
ER dương tính
HER2 dương tính
Ki-67 bất kỳ
PR bất kỳ
HER2 dương tính (không
lòng ống)
HER2 dương tính
ER và PR âm tính
Bộ ba âm tính (thể ống-
ductal***)
ER, PR, HER2 âm tính
14
Chú thích:
* Điểm của Ki67 tùy thuộc giá trị của từng phòng xét nghiệm. Ví dụ: nếu một phòng xét nghiệm có
trung vị của điểm Ki67 đối với bệnh có thụ thể nội tiết dương tính là 20% thì giá trị từ 30% trở lên được coi là
cao, 10% trở xuống là thấp.
** Giá trị cut-off gợi ý là 20%.
*** Bộ ba âm tính cũng bao gồm các thể mô học đặc biệt như ung thư biểu mô thể tủy (điển hình) và
ung thư biểu mô dạng tuyến nang (adenoid cystic carcinoma) với nguy cơ thấp bị tái phát di căn xa.
Chẩn đoán giai đoạn
Theo phân loại TNM lần thứ 8 của UICC (Union International Contre le Cancer)
[18] và AJCC (American Joint Committee on Cancer) năm 2017[28]. Trong đó, cTNM
(xếp giai đoạn lâm sàng ban đầu) và pTNM (sau khi có mô bệnh học) có chung đặc
điểm của T và M, chỉ khác về đặc điểm giữa cN và pN.
Sử dụng tiền tố yc để xếp giai đoạn khi kết thúc điều trị tân bổ trợ và tiền tố yp
sau khi có mô bệnh học ở các bệnh nhân này.
Bảng 1.2 Phân loại giai đoạn TNM ung thư vú
U nguyên phát (T)
Tx Không đánh giá được u nguyên phát.
T0 Không có bằng chứng u nguyên phát.
Tis (DCIS)* Ung thư biểu mô thể ống tại chỗ
Tis (Paget) Bệnh paget của núm vú nhưng không kèm theo ung thư xâm lấn
và/hoặc DCIS ở nhu mô phía dưới.
T1 U có đường kính lớn nhất <= 20mm.
T1mi U có đường kính lớn nhất <=1mm.
T1a U có đường kính lớn nhất >1mm nhưng <=5mm.
T1b U có đường kính lớn nhất >5mm nhưng <=10mm.
T1c U có đường kính lớn nhất >10mm nhưng <=20mm.
T2 U có đường kính lớn nhất >20mm nhưng <=50mm.
T3 U có đường kính lớn nhất >50mm.
T4 U với mội kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực và/hoặc
da (loét hoặc nốt trên da), xâm lấn vào nốt hạ bì đơn thuần không đủ
điều kiện xếp vào T4.
T4a U xâm lấn tới thành ngực, không tính tới trường hợp chỉ dính, xâm
lấn tới cơ ngực
T4b Loét và/hoặc có nốt vệ tinh trên da vú cùng bên và/hoặc phù da (bao
gồm đỏ da cam), mà không đủ tiêu chuẩn của ung thư biểu mô thể
viêm
T4c Bao gồm cả T4a và T4b
T4d Ung thư biểu mô thể viêm
15
Hạch vùng (N)
cN
cNx Hạch vùng không đánh giá được (ví dụ: hạch đã được lấy bỏ trước
đó)
cN0 Không di căn hạch vùng ( xác định trên chẩn đoán hình ảnh hoặc
khám lâm sàng)
cN1
cN1mi**
Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên, di động
Vi di căn (xấp xỉ 200 tế bào, >0.2mm, nhưng <=2,0mm)
cN2 Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên nhưng trên lâm sàng hạch dính
nhau hoặc dính vào tổ chức khác, hoặc chỉ di căn hạch vú trong cùng
bên nhưng không có bằng chứng trên lâm sàng di căn hạch nách
cN2a Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên nhưng trên lâm sàng hạch dính
vào nhau hoặc dính vào tổ chức khác.
cN2b Chỉ di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không di căn hạch nách
cN3 Di căn hạch hạ đòn cùng bên (hạch nách chặng III) có hoặc không
kèm theo di căn hạch nách chặng I, II; hoặc di căn hạch vú trong cùng
bên có kèm theo di căn hạch nách chặng I, II; hooawck di căn hạch
thượng đòn cùng bên có hoặc không kèm di căn hạch nách hoặc hạch
vú trong.
cN3a Di căn hạch hạ đòn cùng bên.
cN3b Di căn hạch vú trong cùng bên kèm theo di căn hạch nách.
cN3c Di căn hạch thượng đòn cùng bên.
pN
pNx Hạch vùng không đánh giá được (hạch đã được lấy bỏ trước đó hoặc
đã lấy để làm mô bệnh học).
pN0 Không di căn hạch vùng trên mô bệnh học.
pN0 (i+) Các tế bào ác tính trong hạch vùng không quá 0.2 mm (phát hiện qua
nhuộm HE hoặc IHC) bao gồm cả các tế bào u biệt lập (isolated
tumor cells-ITCs)
pN0 (mol+) Xét nghiệm phân tử dương tính, không phát hiện di căn hạch vùng
trên mô bệnh học (cả HE và IHC)
pN1 Vi di căn; hoặc di căn 1-3 hạch nách, và hoặc không di căn hạch vú
trong trên lâm sàng kèm theo có di căn đại thể hoặc vi thể phát hiện
bởi sinh thiết hạch cửa.
pN1mi Vi di căn (200 tế bào, >0.2mm, nhưng không quá 2mm)
pN1a Di căn 1-3 hạch nách, ít nhất 1 hạch có di căn >2mm.
pN1b Di căn hạch gác vú trong cùng bên không bao gồm cả tế bào u biệt
lập (ITCs)
pN1c Kết hợp cả pN1a và pN1b
16
pN2 Di căn 4-9 hạch nách, hoặc di căn hạch vú trong cùng bên phát hiện
được trên chẩn đoán hình ảnh mà không di căn hạch nách.
pN2a Di căn 4-9 hạch nách (ít nhất 1 vùng có hạch di căn >2mm)
pN2b Di căn hạch vú trong phát hiện được trên lâm sàng có hoặc không
khẳng định trên vi thể , với hạch nách âm tính trên mô bệnh học.
pN3 Di căn >=10 hạch nách, hoặc di căn hạch hạ đòn (hạch chặng III);
hoặc di căn hạch vú trong cùng bên phát hiện được trên chẩn đoán
hình ảnh kèm theo >=1 hạch nách chặng I, II dương tính; hoặc di căn
>=3 hạch nách kèm theo di căn hạch vú trong trên vi thể hoặc đại thể
phát hiện qua sinh thiết hạch cửa nhưng không phát hiện được trên
lâm sàng; hoặc di căn hạch thượng đòn cùng bên.
pN3a Di căn >=10 hạch nách (ít nhất 1 hạch có vùng di căn >2mm); hoặc di
căn hạch hạ đòn (hạch nách chặng III).
pN3b pN1a hoặc pN2a kèm theo cN2b (hạch vú trong dương tính trên chẩn
đoán hình ảnh) hoặc pN2a kèm theo pN1b.
pN3c Di căn hạch thượng đòn cùng bên.
Di căn xa (M)
M0 Không có bằng chứng lâm sàng hoăc hình ảnh của di căn xa
cM0(i+) Không có bằng chứng lâm sàng hoặc hình ảnh của di căn xa, nhưng
phát hiện qua vi thể kí thuật phân tử có các tế bào u hoặc cụm tế bào
u (deposis) có kích thước <=0.2mm trong máu, trong tuỷ xương hoặc
trong các mô khác ngoài hạch vùng ở bệnh nhân không có triệu
chứng hoặc dấu hiệu di căn.
cM1 Di căn xa phát hiện được bằng lâm sàng và các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh
pM1 Di căn tới bất kể cơ quan xa nào được chứng minh bằng mô học, hoặc
trong trường hợp chưa di căn hạch vùng mà có di căn kích thước
>0.2mm.
*Chú thích
* Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) đã được loại ra khỏi hệ thống xếp giai đoạn TNM của AJCC
lần thứ 8 do tính chất lành tính [28].
** cN1mi hiếm được sử dụng nhưng có thể phù hợp trong trường hợp có làm sinh thiết hạch cửa trước
khi lấy bỏ khối u, thường xuất hiện trong trường hợp điều trị tân bổ trợ [28].
17
Bảng 1.3 Xếp giai đoạn TNM ung thư vú
Giai đoạn T N M
0
IA
IB
IIA
Tis
T1
T0
T1
T0
T1
T2
N0
N0
N1mi
N1mi
N1
N1
N0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
IIB T2
T3
N1
N0
M0
M0
IIIA T0
T1
T2
T3
T3
N2
N2
N2
N1
N2
M0
M0
M0
M0
M0
IIIB
IIIC
T4
T4
T4
Bất kỳ
T
N0
N1
N2
N3
M0
M0
M0
M0
IV Bất kỳ
T
Bất kỳ N M1
1.2.7 Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới và ở Việt Nam
a. Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới
Ung thư vú là một vấn đề nan giải về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và
hiện là khối u phổ biến nhất trên toàn cầu. Trong số tất cả các căn bệnh ác tính, ung
thư vú được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau
mãn kinh, chiếm 23% tổng số ca tử vong do ung thư [1]. Ngoài gánh nặng về sức khỏe
và xã hội của căn bệnh này, ung thư vú (UNG THƯ VÚ) có tác động kinh tế quan
trọng đối với người bệnh, hệ thống y tế và toàn bộ nền kinh tế.
WHO đã chỉ ra rằng, năm 2020, có 2,3 triệu phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư vú và 685 000 ca tử vong trên toàn cầu. Tính đến cuối năm 2020, có 7,8 triệu
18
phụ nữ còn sống được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong 5 năm qua, khiến nó trở
thành bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Số năm sống được điều chỉnh theo tỷ lệ
khuyết tật (DALYs) của phụ nữ bị ung thư vú trên toàn cầu nhiều hơn bất kỳ loại ung
thư nào khác [77], [78].
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, khoảng 232.340 phụ nữ sẽ được chẩn đoán và
39.620 phụ nữ sẽ tử vong do ung thư vú vào năm 2013 [68]. Hiện tại, cứ 12 phụ nữ ở
Anh thì có một người từ 1 đến 85 tuổi mắc bệnh ung thư vú. Với một triệu trường hợp
ung thư mới được báo cáo trên Thế giới, ung thư vú phổ biến ở phụ nữ và chiếm 18%
tổng số ung thư phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư vú được dự đoán sẽ tăng lên 85 trên
100.000 phụ nữ vào năm 2021 [31]. Năm 2012, 1,67 triệu ca ung thư vú mới được
chẩn đoán, chiếm 25% tổng số ca ung thư ở phụ nữ. Ferlay và cộng sự [23] cho biết
883.000 trường hợp ở các nước kém phát triển và 794.000 ở hầu hết các nước phát
triển. Theo dữ liệu, 145,2 phụ nữ ở Bỉ và 66,3 ở Ba Lan trong khoảng 100.000 người
bị ung thư vú [13]. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở Hoa Kỳ là 1/8 phụ nữ và ở Châu Á thì có 1
phụ nữ bị ung thư vú trên tổng số 35. Ở Iran, có 10 trường hợp trong 100.000 dân và
7000 trường hợp mới đã được báo cáo hàng năm [29]. Tỷ lệ ung thư vú đang gia tăng
ở Pakistan [12], [45]. Ung thư vú được phát hiện chủ yếu ở các khu vực đông dân cư
của các nước đang phát triển ở Nam Á [8], [58; tr. 67-80]. Ung thư vú ở nam giới đã
được phát hiện ở các khu vực phía Bắc của Pakistan [39]. Yang và cộng sự [80] cho
biết rằng các trường hợp ung thư vú mới ở Trung Quốc là 168.013 vào năm 2005 và
121.269 vào năm 2000.
Ở Hàn Quốc, ung thư vú có tỷ lệ mắc cao thứ hai trong số các loại ung thư, 38,3
trên 100.000 người vào năm 2009. Năm 2011, chi phí cho bệnh ung thư ở Hàn Quốc
chiếm 15% -20% tổng chi phí y tế và 1% tổng ngân sách bảo hiểm y tế [67]. Tổng chi
phí kinh tế cho bệnh ung thư vú ở Hàn Quốc là 668,49 triệu đô la Mỹ năm 2007, tăng
190,49 triệu đô la Mỹ kể từ năm 2002. Chi phí năm 2007 giảm 137,5 triệu đô la Mỹ so
với năm 2005. Năm 2010, tăng 163,5 triệu đô la Mỹ so với năm 2009 [46], [47].
Tương tự như hầu hết các nước phát triển, ung thư vú (UNG THƯ VÚ) là một
trong những vấn đề sức khỏe lớn ở Ba Lan. Đây là bệnh ung thư được chẩn đoán
thường xuyên nhất ở phụ nữ Ba Lan; với 17.379 trường hợp trong năm 2014, nó chiếm
22% các chẩn đoán ung thư ở phụ nữ [79].
19
Như vậy, ung thư vú là khối u phổ biền nhất toàn cầu, tỉ lệ mắc cao cả ở các nước
đang phát triển và phát triển, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
người bị bệnh mà còn gây thiệt hại lớn về nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải có các
biện pháp dự phòng và điều trị hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân.
Tình hình ung thư tuyến vú ở Việt Nam
Gánh nặng của bệnh ung thư vú ở Việt Nam chưa được ghi nhận. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Dũng nhằm ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở Thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam, từ năm 1996 đến năm 2015,
đây là một nghiên cứu dựa trên dân số, sử dụng Cơ quan Đăng ký Ung thư Thành phố
Hồ Chí Minh làm nguồn dữ liệu (phạm vi giai đoạn: 1996–2015). Cơ quan đăng ký đã
thông qua Bảng phân loại quốc tế về bệnh ung thư, ấn bản thứ 3 để phân loại các vị trí
và hình thái chính, và các hướng dẫn từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế và Hiệp
hội Đăng ký Ung thư Quốc tế. Sử dụng số liệu thống kê dân số từ số liệu điều tra dân
số của Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính tỷ lệ mắc ung thư vú trong giai đoạn 5
năm. Dựa trên dân số quốc gia, đã tính toán tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (ASR) của ung
thư vú từ năm 1996 đến năm 2015. Nhìn chung có 14.222 trường hợp ung thư vú mới
(13.948 phụ nữ, hay 98%) đã được đăng ký trong giai đoạn 1996-2015; trong số đó,
chỉ hơn một nửa (52%) ở giai đoạn 2 và 26% ở giai đoạn 3 và 4. Ở phụ nữ, độ tuổi
trung bình khi được chẩn đoán là 50 tuổi và có sự gia tăng nhẹ theo thời gian. Tỷ lệ
ASR của ung thư vú trong giai đoạn 2011-2015 là 107,4 trường hợp trên 100.000 phụ
nữ, tăng 70% so với tỷ lệ trong giai đoạn 1996-2000. Ở nam giới, ASR cũng tăng đáng
kể: từ 1,13 trong giai đoạn 1996-2001 lên 2,32 trên 100.000 nam trong giai đoạn 2011-
2015. Những số liệu đầu tiên từ Việt Nam cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú
ở Việt Nam tương đối thấp nhưng đã tăng lên theo thời gian [21].
Theo Nguyễn Thị Mai Lan, tổng số ca mắc mới ung thư vú ở Hà Nội giai đoạn
2014-2016 là 3.502 ca, trong đó nhóm tuổi mắc cao nhất là 50-59 tuổi, chiếm tỉ lệ
30,1%; tỉ suất mắc thô chung đặc trưng cho tuổi là 31/100000 dân (nữ giới), tỉ suất
mắc mới chuẩn theo tuổi là 29,4/100.000 dân số (nữ giới); thời gian sống thêm toàn bộ
trung bình là 52,7 tháng, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 2 năm, 3 năm và ước tính cho 5 năm
lần lượt là 92,3%, 90,9% và 86,2% [53].
20
1.3 ĐIỀU TRỊ
1.3.1 Nguyên tắc điều trị
Điều trị ung thư vú phụ thuộc giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học khối u
(thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng sinh khối u,
các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng của
bệnh, mong muốn của bệnh nhân và các bệnh kèm theo. Đối với hầu hết các trường
hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ
thống. Việc sử dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể
hóa theo từng người bệnh. Các phương pháp được lựa chọn sao cho kết quả điều trị
cao nhất mà độc tính, tác dụng không mong muốn cấp và mãn là thấp nhất, đảm bảo
chất lượng sống tốt nhất. Đồng thời, cần quan tâm đến các vấn đề khác: thẩm mỹ, tâm
lý, khả năng quay lại công việc, đời sống tình dục, sinh đẻ,…
1.3.2 Các phương pháp điều trị
Phẫu thuật
- Đối với khối u nguyên phát: có các hình thái phẫu thuật như cắt tuyến vú vét
hạch nách, cắt tuyến vú tiết kiệm da, cắt tuyến vú bảo tồn quầng núm, phẫu thuật bảo
tồn kết hợp với các kỹ thuật tái tạo.
- Đối với hạch vùng: có các hình thái phẫu thuật như nạo vét hạch nách hoặc sinh
thiết hạch cửa.
- Tạo hình và tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân ung thư vú: đây là nhu cầu cấp thiết
và chính đáng của người bệnh trong những năm gần đây. Có nhiều biện pháp tạo hình,
tái tạo tuyến vú như sử dụng chất liệu độn (implant), sử dụng các vạt da cơ có cuống
hay vạt da cơ tự do với kỹ thuật vi phẫu. Việc chỉ định loại phẫu thuật này cần được
đưa ra bởi bác sỹ chuyên ngành ung bướu sau khi đã có đánh giá tổng thể toàn diện
các vấn đề liên quan đến tiên lượng bệnh ung thư và chất lượng sống của người bệnh.
- Phẫu thuật sạch sẽ, phẫu thuật triệu chứng: đối với giai đoạn muộn.
21
Xạ trị
a. Xạ trị chiếu ngoài:
- Xạ trị tại diện u: áp dụng với các trường hợp có khối u lớn (>5cm) hoặc u ở vị
trí ngoại biên, khả năng cắt rộng bị giới hạn
- Xạ trị tại hạch vùng: áp dụng cho các trƣờng hợp có 4 hạch di căn hoặc có hạch
di căn kết hợp với yếu tố nguy cơ cao
- Xạ trị trong điều trị bảo tồn: đây là lựa chọn bắt buộc trong điều trị bảo tồn ung
thư vú. Xạ trị trong ung thư vú có nhiều hình thức đa dạng: xạ trị bằng máy Cobalt
thông thường đến xạ trị bằng máy gia tốc với các kỹ thuật hiện đại như lập kế hoạch và
xạ trị 3D, 14 xạ trị điều biến liều, xạ trị với suất liều thấp, xạ trị điều biến thể tích
VMAT, xạ trị proton… Mô phỏng xạ trị: Chụp mô phỏng bằng CLVT, MRI hoặc
PET/CT, PET/MRI.
b. Xạ trị áp sát:
- Cấy hạt phóng xạ vào khối u hoặc diện u trong các trường hợp không phẫu
thuật triệt căn được hoặc bệnh lý kèm theo không thể phẫu thuật hay bệnh nhân nhất
định từ chối phẫu thuật.
c. Xạ trị trong mổ (Intraoperative Radiation Therapy: IORT)
- IORT là một kỹ thuật đặc biệt có thể cung cấp một liều xạ trị duy nhất, tập
trung cao liều bức xạ tại nền khối u sau phẫu thuật hoặc phần còn lại của khối u không
thể phẫu thuật đƣợc, các khối u tái phát, di căn.
- Các chỉ định cho xạ trị trong mổ với ung thư vú thường là các khối u vú mổ tiếp
cận, mổ bảo tồn (kích thước u là dưới 3cm và không có hạch trên lâm sàng), hoặc các
trường hợp tái phát.
- Có thể sử dụng IORT với liều duy nhất hoặc tăng cƣờng xạ trị toàn bộ vú, đặc
biệt những trường hợp ung thư vú tái phát.
c. Điều trị hệ thống
- Hóa trị: được áp dụng cho phần lớn các bệnh nhân ung thư vú vào một thời gian
nào đó. Đây là phương pháp hiệu quả cao, mang lại rất nhiều lợi ích về sống thêm cho
người bệnh.
- Điều trị nội tiết: được áp dụng cho các trường hợp ung thư vú có thụ thể nội tiết
dương tính.
22
- Điều trị đích: là phương pháp điều trị sử dụng các thuốc là kháng thể đơn dòng
nhắm vào các đích đặc hiệu của tế bào ung thư vú.
- Điều trị miễn dịch: là phương pháp dùng các thuốc tác động vào các đích là các
cơ chế miễn dịch xác định, giúp cơ thể loại trừ tế bào ung thư.
Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp điều trị nêu trên căn cứ vào giai đoạn
và các yếu tố bệnh học trên từng bệnh nhân cụ thể
1.4 ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMIDE
1.4.1 Công thức cấu tạo, phân tử và khối lượng phân tử tương đối
C7H15Cl2N2O2P
Khối lượng phân tử tương đối: 261,1
1.4.2 Cơ chế tác dụng
Cyclophosphamide là một loại thuốc mù tạt nitơ có tác dụng thông qua quá trình
alkyl hóa DNA. Thuốc không đặc hiệu theo pha chu kỳ tế bào và chuyển hóa thành
dạng hoạt động có khả năng ức chế tổng hợp protein thông qua liên kết chéo DNA và
RNA [49], [57].
Phần lớn tác dụng chống ung thư của cyclophosphamide là do mù tạt
phosphoramide được hình thành từ quá trình chuyển hóa thuốc bởi các enzym gan như
cytochrom P-450. Các enzym gan đầu tiên chuyển cyclophosphamide thành
hydroxycyclophosphamide và sau đó chuyển hóa thành
aldophosphamide. Aldophosphamide được phân tách thành tác nhân alkyl hóa hoạt
động là phosphoramide mù tạt và acrolein. Chất chuyển hóa phosphoramide hình
thành các liên kết chéo bên trong và giữa các sợi DNA liền kề ở vị trí guanine N-
7. Những sửa đổi này là vĩnh viễn và cuối cùng dẫn đến chết tế bào theo chương trình
[17].
23
1.4.3 Chỉ định sử dụng Cyclophosphamide trong điều trị ung thư vú
FDA chấp nhận Cyclophosphamide được sử dụng trong điều trị ung thư vú.
Cyclophosphamide được sử dụng một mình và cả trong liệu pháp kết hợp để điều trị
ung thư vú.
Hóa trị kết hợp với cyclophosphamide được sử dụng như một phương pháp hỗ
trợ phẫu thuật ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn sớm (TNM
Giai đoạn I hoặc II) có nút âm tính hoặc dương tính. Hóa trị kết hợp bổ trợ bao gồm
cyclophosphamide, methotrexate và fluorouracil đã được sử dụng rộng rãi.
Hóa trị kết hợp bổ trợ (ví dụ: cyclophosphamide, methotrexate và fluorouracil;
cyclophosphamide, adriamycin và fluorouracil; cyclophosphamide và adriamycin có
hoặc không có tamoxifen) được sử dụng cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu
dương tính (Giai đoạn II) ở cả bệnh nhân tiền mãn kinh và sau mãn kinh. để kiểm soát
bệnh tại chỗ (phẫu thuật, có hoặc không có xạ trị) đã được thực hiện.
Trong ung thư vú Giai đoạn III (tiến triển cục bộ), hóa trị kết hợp (có hoặc không
điều trị nội tiết tố) được sử dụng tuần tự sau phẫu thuật và xạ trị cho bệnh có thể phẫu
thuật hoặc sau sinh thiết và xạ trị cho bệnh không thể phẫu thuật; các phác đồ hiệu quả
thường được sử dụng bao gồm cyclophosphamide, methotrexate, và
fluorouracil; cyclophosphamide, doxorubicin và fluorouracil; và cyclophosphamide,
methotrexate, fluorouracil và prednisone. Các phác đồ này và các phác đồ khác cũng
đã được sử dụng trong điều trị bệnh ở giai đoạn nặng hơn (Giai đoạn IV) và bệnh tái
phát.
1.4.4 Chống chỉ định:
- Như với bất kỳ loại thuốc nào, việc sử dụng cyclophosphamide không được
khuyến cáo ở những bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thuốc hoặc bất
kỳ chất chuyển hóa nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng cyclophosphamide vì việc sử
dụng thuốc có liên quan đến độc tính với phôi thai. Cyclophosphamide có trong sữa
mẹ và việc tiếp xúc có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh, chậm phát triển và tử vong cho
thai nhi. Khuyến cáo mạnh mẽ rằng bệnh nhân nữ đang điều trị bằng
cyclophosphamide tránh mang thai trong thời gian điều trị và sử dụng các biện pháp
tránh thai trong thời gian điều trị và cho đến một năm sau khi hoàn thành điều trị.
24
1.4.5 Liều dùng
Nhiều phác đồ hóa trị kết hợp có chứa cyclophosphamide đã được sử dụng trong điều trị
ung thư vú. Một phác đồ thường được sử dụng để điều trị ung thư vú giai đoạn đầu bao
gồm liều cyclophosphamide 600 mg/m2
ngày thứ 1. Chu kì 21 ngày x 4-6 tuần.
1.4.6 Cơ chế tác dụng trên thận và bàng quang
- Acrolein là tác nhân chính liên quan đến sự kết tủa của viêm bàng quang xuất
huyết. Chất chuyển hóa gây ra sự mỏng manh và giãn nở mạch máu, kích thích niêm
mạc bàng quang, giải phóng các chất trung gian gây viêm như yếu tố hoại tử khối u-
alpha, IL-1 beta, và oxit nitric nội sinh dẫn đến xuất huyết. Tiếp xúc kéo dài với
acrolein có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm bàng quang xuất huyết.
- Nhiễm độc đường tiết niệu
- Hoại tử ống thận
- Ung thư thận, ung thư bàng quang thứ phát
1.4.7 Triệu chứng tác dụng phụ trên thận và bàng quang
-Viêm bàng quang xuất huyết có thể thay đổi từ xuất huyết hồng nhạt đến xuất
huyết. Các triệu chứng khác về đường tiết niệu bao gồm tăng số lần đi tiểu và tiểu gấp
do bí tiểu, tiểu đêm và tiểu khó.
- Tiểu máu
- Protein niệu
- Nhiễm trùng do vi khuẩn
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nghiều báo cáo về ảnh hưởng tới chức năng thận, bàng quang
ở những bệnh nhân ung thư và các bệnh khác được điều trị bằng Cyclophosphamide.
Viêm bàng quang xuất huyết, nhiễm độc thận và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp
có thể trực tiếp do việc sử dụng các tác nhân này và có khả năng gây tử vong. Độc tính
bàng quang đã được báo cáo ở 4-36% bệnh nhân dùng thuốc này [61]. Viêm bàng
quang cấp tính - dạng nhiễm độc bàng quang phổ biến nhất, được đặc trưng bởi khó
tiểu, tần suất và tiểu ra máu, không có vi khuẩn niệu. Viêm bàng quang thường phát
triển trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc và kéo dài trong 5 - 7 ngày
[25]. Các trường hợp nghiêm trọng biểu hiện bằng chứng đái ra máu, đi qua các cục
máu đông có thể dẫn đến bệnh lý niệu quản tắc nghẽn. PP Varma đã báo cáo trường
25
hợp cậu bé 15 tuổi biểu hiện khó tiểu và tiểu ra máu sau 10 ngày dùng liều thứ 2 của
Cyclophosphomide, soi bàng quang cho thấy niêm mạc bàng quang tăng tiết lan toả
với nhiều vùng tổn thương ban xuất huyết có kích thước từ 1 đến 5 mm đang chảy máu
tích cực [75].
Cũng đã có hai nghiên cứu bệnh chứng về ung thư bàng quang liên quan đến
cyclophosphamide. Kaldor và cộng sự (1995) đã điều tra 63 trường hợp ung thư bàng
quang sau ung thư buồng trứng, và phát hiện ra rằng so với phẫu thuật đơn thuần, nguy
cơ tương đối liên quan đến hóa trị liệu có chứa cyclophosphamide là tác nhân duy nhất
gây ung thư bàng quang là 4,2 (P = 0,025) nếu không của xạ trị, và 3,2 (P= 0,08) với
xạ trị [42]. Travis và cộng sự (1995) đã nghiên cứu 31 trường hợp ung thư bàng quang
và 17 trường hợp ung thư thận cũng như các đối chứng phù hợp trong một nhóm thuần
tập gồm những người sống sót sau 2 năm mắc bệnh ung thư hạch không
Hodgkin. Nguy cơ tương đối liên quan đến điều trị bằng cyclophosphamide là 4,5
(P <0,05) đối với ung thư bàng quang và 1,3 đối với ung thư thận [74].
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của
cyclophosphomide ở bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vú nói riêng.
1.6 ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Bệnh viện được xây dựng và thành lập bởi ban lãnh đạo có tầm nhìn và được
đảm nhận bởi các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đa số
được đào tạo ở nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp chăm sóc
sức khỏe và kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại, với phương châm “lấy người bệnh làm
trung tâm của hoạt động chăm sóc, dự phòng và điều trị”.
Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ: 29 Phú Châu, Tam Phú, thành phố Thủ Đức,
Tp.HCM, có đầy đủ các chuyên khoa như nội tổng quát, cơ xương khớp, sản phụ khoa,
nhi khoa, tai mũi họng, da liễu, mắt, răng hàm mặt. Để hỗ trợ cho các chuyên khoa nói
trên, Bệnh viện có các đơn vị thực hiện cận lâm sàng: xét nghiệm và chẩn đoán hình
ảnh với máy móc hiện đại tiên tiến nhất. Ngoài ra, Bênh viện còn có Trung Tâm đào
tạo chẩn đoán hình ảnh từ xa, có thể hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành của Việt
Nam và các chuyên gia quốc tế khi cần thiết.
Bệnh viện Thành phố Thủ Đức ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, mỗi cá
nhân sẽ được lập một bệnh án điện tử lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến bệnh tật
26
từ lúc bắt đầu được theo dõi đến khi cuối đời, nhờ đó bác sĩ có thể chăm sóc liên tục
cho cá nhân bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình.
Đồng hành với bệnh nhân, luôn luôn có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên
môn cao là các Tiến Sĩ, BSCKII, Bác Sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh
nghiệm trực tiếp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, điều trị. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ
được sự hỗ trợ điều trị từ các Giáo Sư, BS chuyên khoa đầu ngành từ các trường đại
học ĐHYKPNT, ĐHYDTPHCM khi có nhu cầu khám và điều trị chuyên khoa sâu.
Với các điều kiện trên, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cung cấp đa dạng các dịch
vụ lồng ghép, có chức năng khám và điều trị cho nhân dân trên địa bàn và khu vực lân
cận với nhiều chuyên khoa khác nhau. Đến nay, bệnh viện Thành phố Thủ Đức là đơn
cị sự nghiệp y tế hạng I có quy mô 800 giường với 10 phòng khám chức năng, 40 khoa
và 5 phòng khám đa khoa, tổng số viên chức, người lao động hiện có là 1.903 người.
Giống như các cơ sở điều trị khác, lượng bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng
Cyclophosphamide lớn. Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, ảnh hưởng của
nó tới chức năng thận đã được báo cáo nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamide với chức năng bàng quang
và thận ở bệnh nhân ung thư vú tại khu vực cũng như ở Bệnh viện Thành phố Thủ
Đức.
27
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng
phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định của bác sĩ điều trị ung thư.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú và được điều trị bằng Cyclophosphamid
+ Bệnh nhân đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân ung thư vú nhưng không điều trị bằng Cyclophosphamid
+ Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng bị rối loạn chức
năng thận, bàng quang trước đó
+ Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng đang sử dụng các
thuốc ảnh hường đến chức năng thận, bàng quang
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Bệnh nhân không đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 /2021 đến tháng 11 /2021
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, 29 Phú Châu, Phường
Tam Phú, Tp Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thuần tập tiến cứu mô tả, theo dõi dọc. Lựa chọn bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn lựa chọn, không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ đưa vào nghiên cứu. Thu thập
thông tin thông qua hồ sơ bệnh án, phỏng vấn bệnh nhân. Sau đó, cho điều trị 4 – 6
chu kỳ Cyclophosphamide rồi đánh giá chức năng thận, bàng quang sau mỗi chu kỳ.
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các bệnh nhân thoả
mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Thực tế chúng tôi thu nhận 68 bệnh nhân.
28
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
2.3 NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
* Nội dung 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư
vú được điều trị bằng Cyclophosphamid
Đặc điểm chung của đối tượng nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi tính theo năm
+ Xác định độ tuổi trung bình
+ Tỷ lệ các nhóm tuổi:
Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành
phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có
Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định
của bác sĩ điều trị ung thư.
Phần mềm quản lý trung tâm
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú và được
điều trị bằng Cyclophosphamid
- Bệnh nhân đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân ung thư vú nhưng
không điều trị bằng
Cyclophosphamid
- Bệnh nhân ung thư vú điều trị
bằng Cyclophosphamid nhưng bị
rối loạn chức năng thận, bàng
quang trước đó
- Bệnh nhân ung thư vú điều trị
bằng Cyclophosphamid nhưng
đang sử dụng các thuốc ảnh
hường đến chức năng thận, bàng
quang
- Bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu
- Bệnh nhân không đủ sức khoẻ
tham gia nghiên cứu
Nhập số liệu trên file Excel 365 và
phân tích trên phần mềm SPSS 26
Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu theo công thức là 68
Thu thập số đơn thuốc và Thu
thập số liệu theo phụ lục
29
Nhóm tuổi dưới 30
Nhóm tuổi từ 30 – 39
Nhóm tuổi từ 40 – 49
Nhóm tuổi từ 50 – 59
Nhóm tuổi từ 60 trở lên
- Đặc điểm về giới tính đối tượng nghiên cứu
+ Giới tính: Nam, nữ
+ Tính tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới
Biểu hiện lâm sàng
- Cơ năng:
+ Cảm giác đau nhẹ như kiến cắn trong vú
Có
Không
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trêm
+ Căng tức khó chịu
Có
Không
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trên
+ Chảy dịch hôi/ Chảy máu
Có
Không
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc diểm trên
- Thực thể:
+ Khối u vú
Vị trí
Số lượng
Kích thước
Mật độ
Ranh giới
Da bề mặt
Di động
+ Hạch
30
Hạch nách
Hạch thượng đòn
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trên
- Đặc điểm yếu tố nguy cơ ung thư vú:
+ Tuổi có kinh
< 12 tuổi
≥ 12 tuổi
+ Tuổi mãn kinh
< 55 tuổi
≥55 tuổi
+ Tuổi mang thai lần đầu
< 35 tuổi
≥ 35 tuổi
+ Số con
0 con
1 con
2 con
≥ 3 con
+ Cho con bú
Có
Không
+ Yếu tố di truyền
Có gen BRCA1, BRCA2
Không có gen BRCA1, BRCA2
+ Bệnh vú lành trước đây
Có
Không
Thể bệnh lành tính
+ Lối sống
Chế độ ăn: Nhiều chất béo. Ít chất béo
Cân nặng: Béo phì. Không béo phì
31
Bảng 2.1 Phân loại BMI theo WHO và IDI&WPRO
Uống rượu: Có. Không
Hút thuốc lá: Có. Không
Thuốc ngừa thai: Có. Không
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng yếu tố nguy cơ
- Các triệu chứng di căn ở các cơ quan
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo đặc điểm trên
Cận lâm sàng:
- Chẩn đoán hình ảnh
+ X-q tuyến vú
+ Siêu âm vú và hạch vùng
+ MRI tuyến vú
+X-q ngực thẳng nghiêng
+ Siêu âm ổ bụng
+ CLVT lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung, sọ não
+ Chụp MRI sọ não, ổ bụng, tiểu khung,…
+ Xạ hình xương
Có hình ảnh bệnh lý
Không có hình ảnh bệnh lý
Tính tỉ lệ theo các đặc điểm tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh
- Xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2: Có. Không
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng loại
32
- Mô bệnh học tuyến vú:
+ Typ mô bệnh học
+ Phân độ ác tính
+ Kích thước u sau phẫu thuật
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng đặc điểm
* Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng
quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thủ Đức
- Số lần đổi phác đồ, số đợt điều trị
Tính tỉ lệ bệnh nhân theo số lần đổi phác đồ, số đợt điều trị
-Tác dụng phụ đến chức năng thận do điều trị Cyclophosphamid: Có hay không
Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ đến chức năng thận khi điều trị
-Tác dụng phụ đến chức năng bàng quang do điều trị Cyclophosphamid: Có hay
không
Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ đến chức năng bàng quang khi điều trị
-Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ theo tuổi, giới, typ, giai đoạn, số đợt điều
trị
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT
QUẢ
2.4.1 Chẩn đoán ung thư vú
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú Bộ Y tế năm 2020 [7]
- Lâm sàng: khối u và tính chất khối u
- Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú (chụp X- quang tuyến vú, MRI tuyến vú...)
- Mô bệnh học: Chẩn đoán xác định ung thư vú khi có sự hiện diện của các tế bào
biểu mô ác tính (UTBM). Sinh thiết kim lõi hoặc chọc hút kim nhỏ đều có thể sử dụng.
Tuy nhiên, chọc hút kim nhỏ cần có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm và cũng
không phân biệt được ung thư xâm nhập và không xâm nhập. Ở những nơi không có
nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm, nên sinh thiết kim lõi hơn là chọc hút tế bào
kim nhỏ. Ngoài ra, sinh thiết kim còn đánh giá được tình trạng thụ thể nội tiết và
HER2.
33
2.4.2 Các thể phân tử ung thư vú [7]
Bảng 2.2 Các thể phân tử ung thư vú
Thể bệnh học Đặc điểm phân định
Lòng ống A ER dương tính
HER2 âm tính
Ki-67 thấp*
PR cao**
Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ thấp
Lòng ống B - HER2 âm
tính
ER dương tính
HER2 âm tính
Ki-67 cao hoặc PR thấp
Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ cao
Lòng ống B - HER2
dương tính
ER dương tính
HER2 dương tính
Ki-67 bất kỳ
PR bất kỳ
HER2 dương tính (không
lòng ống)
HER2 dương tính
ER và PR âm tính
Bộ ba âm tính (thể ống-
ductal***)
ER, PR, HER2 âm tính
2.4.3 Phân loại giai đoạn ung thư vú [7]
Bảng 2.3 Bảng đánh giá giai đoạn ung thư vú
Giai đoạn T N M
0
IA
IB
IIA
Tis
T1
T0
T1
T0
T1
T2
N0
N0
N1mi
N1mi
N1
N1
N0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
IIB T2
T3
N1
N0
M0
M0
IIIA T0
T1
N2
N2
M0
M0
34
T2
T3
T3
N2
N1
N2
M0
M0
M0
IIIB
IIIC
T4
T4
T4
Bất kỳ T
N0
N1
N2
N3
M0
M0
M0
M0
IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1
2.4.4 Chỉ định điều trị Cyclophosphamid [7]
- Điều trị tân bổ trợ:
+ Với các trường hợp bệnh có thể mổ được khi mới chẩn đoán, đủ tiêu chuẩn bảo
tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn, ngoại trừ vấn đề u lớn cần điều trị toàn thân
trước mổ với các phác đồ hoá trị như điều trị bổ trợ.
+ Nếu khối u đáp ứng với hoá trị, xem xét điều trị bảo tồn khi đủ tiêu chuẩn
+ Nếu sau hoá trị khối u không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển cần phẫu thuật cắt
bỏ tuyến vú, vét hạch nách.
- Điều trợ hoá chất bổ trợ:
+ Sau khi phẫu thuật, điều trị bổ trợ toàn thân cần được xem xét. Quyết định điều
trị dựa trên cân nhắc giữa lợi ích giảm được nguy cơ tái phát, di căn vơi nguy cơ về
độc tính của từng phương pháp điều trị. Hội nghị đồng thuận St, Gallen 2015 đã đề
xuất điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học một cách khái quát (Bảng 3), Bên
cạnh thể bệnh học, việc cân nhắc điều trị phải dựa vào giai đoạn u, hạch sau mổ cùng
các yếu tố nguy cơ, thể trạng chung, bệnh kèm theo và sự lựa chọn của bệnh nhân.
Bảng 2.4 Điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học Hội nghị đồng thuận St.
Gallen 2015
Thể bệnh học Điều trị được đề nghị Chú thích bổ sung
Lòng ống A Điều trị nôi tiết đơn thuần ở
phần lớn trường hợp
Cân nhắc hoá trị nếu gánh
nặng khối u lớn (>= 4 hạch
dương tính, >=T3), độ mô
học 3
Lòng ống B – HER2 âm tính Điều trị nội tiết + hoá trị
trong phần lớn trường hợp
35
Lòng ống B – HER 2 dương
tính
Hoá trị + kháng HER + điều
trị nội tiết ở gần như tất cả
bệnh nhân
Nếu chống chỉ định điều trị
hoá trị, cân nhắc điều trị nội
tiết + kháng HER2
HER2 dương tính không lòng
ống
Hoá trị + kháng HER2
Bộ ba âm tính (Thể ống-
ductal)
Hoá trị
+ Có nhiều phác đồ hoá trị khác nhau có thể áp dụng điều trị bổ trợ. Với mục
đích điều trị triệt căn, các thuốc nê được sử dụng đủ liều. Các trường hợp chống chỉ
định sử dụng anthracycline có thể sử dụng các phác đồ không có anthracycline. Các
trường hợp nguy cơ tái phát thấp có thể sử dụng các phác đồ AC hoặc TC với 4 chu kì.
- Điều trị hoá chất đối với ung thư vú di căn (giai đoạn IV)< được coi là một
bệnh không thể chữa khỏi. Điều trị nhằm mục đích giảm triệu chứng liên quan khối u,
nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống. Vì vậy, cần áp dụng các biện
pháp vừa có hiệu quả vừa có độc tính thấp.
- Thông thường, một phác đồ hoá trị được sử dụng liên tục đến khi bệnh tiến
triển hoặc khi độc tính không chấp nhận được.
2.4.5 Phác đồ điều trị hoá trị có cyclophosphamid
a. Hoá trị tân bổ trợ, bổ trợ:
* HER 2 âm tính
Các phác đồ ưu tiên
- 4AC (doxorubicin/cyclophosphamid) liều dày => 4P (paclitaxel) liều dày (chu
kỳ 2 tuần). Kèm theo thuốc kích thích dòng bạch cầu hạt (G-CSF) dự phòng nguyên
phát.
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau:
+ Paclitaxel 175 mg/m2
/tuần, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, chu kỳ 14 ngày x 4
chu kỳ
- 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) liều dày => 12 tuần paclitaxel. Kèm
theo G-CSF dự phòng nguyên phát khi dùng AC liều dày.
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
36
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau:
+ Paclitaxel 80mg/m2
/tuần, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, chu kỳ mỗi tuần x 12
tuần
- 4AC (doxorubicin/cyclophosphamide) => 4P (paclitaxel), chu kì 3 tuần
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau:
+ Pacltaxel 175 mg/m2
/tuần, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, chu kỳ 21 ngày x 4
chu kỳ
- TC (docetaxel/cyclophosphamide). Kèm theo G-CSF dự phòng nguyên phát.
+Doxetacel 75mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ.
Các phác đồ khác
- AC (doxorubicin/cycloophosphamide) chu kỳ 3 tuần
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 21 ngày, điều trị 4-6 chu kỳ.
- AC (doxorubicin/cyclophosphamide) chu kỳ 2 tuần. Kèm theo G-CSF dự phòng
nguyên phát
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+Cyclophosphamide 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 14 ngày, điều trị 4-6 chu kỳ.
- 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) chu kỳ 2-3 tuần =>4D (docetaxel) chu
kỳ 3 tuần.
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
+ Cyclophosphamide 600mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Chu kỳ 14 hoặc 21 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau:
+ Docetaxel 100mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ.
- 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) chu kỳ 3 tuần => 12 tuần paclitaxel
+ Doxorubicin 60mg/m2
, truyền tĩnh mạch ngày 1
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf

More Related Content

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...nataliej4
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...jackjohn45
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đKiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
 
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAYĐề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, ...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, ...Đề tài: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, ...
Đề tài: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, ...
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tươngLuận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
 
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAYNhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Tiên Lượng Của Chúng Tr...
 
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...
Nghien cuu ung dung phuong phap cat khoi ta tuy kem nao hach triet de trong d...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ – – –– – – TRẦN MINH SANG KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ – – –– – – TRẦN MINH SANG KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS BÙI ĐẶNG MINH TRÍ CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm kích tới cố vấn của tôi, Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Đặng Minh Trí - Người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn những bài giảng của thầy đã giúp cho tôi mở mang thêm nhiều kiến thức hữu ích về kiến thức bệnh học nói chung và đề tài này nói riêng. Đồng thời, thầy cũng là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn cũng như định hướng phát triển sự nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Tây Đô – Khoa Sau đại học và Ban Giám đốc Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Những giảng viên trực tiếp và gián tiếp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về y, dược học thực chứng, những kinh nghiệm lâm sàng và kỹ năng mềm cho nhà nghiên cứu bằng các hội thảo thực sư hay và ý nghĩa. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình của của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn đã hỗ trợ tối đa cho tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về đề tài và sửa luận văn. Giúp cho quá trình hoàn thành luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Học viên Trần Minh Sang
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu: “Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức”. Đối tượng và phương pháp: Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định của bác sĩ điều trị ung thư. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Thực tế chúng tôi thu nhận 68 bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 54,23±8,15, trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 29 và cao nhất là 70 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là 50-60 với 30 bệnh nhân, chiếm 44,1%. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi gặp ít nhất, chỉ chiếm tỷ lệ 2,95%. - Tỉ lệ ung thư vú ở nữ giới là 92,7%, cao hơn so với tỉ lệ mắc ung thư vú ở nam giới là 7,3%. - Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh vú lành tính trước đây là 66,18%. - Bệnh nhân có chế độ ăn nhiều chất béo chiếm 38,24% - Số bệnh nhân thừa cân, béo phì với BMI ≥25 chiếm 55,88%. Có 33,82% bệnh nhân có sử dụng thuốc ngừa thai. - Tác dụng phụ thường gặp trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng thận và bàng quang đó là đau hạ vị (13,24%), tiểu máu (16,17%). Các biểu hiện ít gặp hơn là tiểu rắt (10,29%), tiểu buốt (8,82%), tiểu đục (5,88%) và tiểu khó (4,41%). - Trong nước tiểu trước và sau khi điều trị bằng Cyclophosphamide có sự thay đổi Microalbumin (từ 5,24±0,64 lên 16,21±2,01mg/dl). Kết luận: Từ những kết quả thu nhận được từ ảnh hưởng của Cyclophosphamid đối với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn. Từ khóa: Cyclophosphamid, ung thư vú, chức năng bàng quang và thận
  • 5. iii SUMMARY Objective: "Study the effects of Cyclophosphamide on bladder and kidney function in breast cancer patients at Thu Duc City Hospital". Subjects and methods: Patients with breast cancer at Thu Duc City Hospital were treated with a regimen containing Cyclophosphamide for 4-6 cycles as determined by the oncologist. Sampling by the whole sampling method, taking all patients who meet the selection criteria into the study. We actually enrolled 68 patients. Results: The mean age of the patients in the study was 54.23±8.15, in which the youngest patient was 29 years old and the oldest was 70 years old. The age group with the highest rate was 50-60 with 30 patients, accounting for 44,1%. The age group under 30 years old met the least, accounting for only 2,95%. - The rate of breast cancer in women is 92,7%, higher than the rate of breast cancer in men is 7,3%. - The rate of patients with previous benign breast disease was 66,18%. - Patients with a high-fat diet accounted for 38,24% - The number of overweight and obese patients with BMI ≥25 accounted for 55,88%. There are 33,82% of patients using birth control pills. - Common clinical side effects of Cyclophosphamide on kidney and bladder function are hypogastric pain (13,24%), hematuria (16,17%). Less common manifestations were urinary frequency (10,29%), painful urination (8,82%), cloudy urine (5,88%) and dysuria (4,41%). In the urine before and after treatment with Cyclophosphamide, there was a change in Microalbumin (from 5,24±0.64 to 16,21±2.01mg/dl). Conclusion: From the results obtained from the effect of Cyclophosphamide on bladder and kidney function in breast cancer patients being treated at Thu Duc City Hospital, a larger sample size study is needed. longer time. Keywords: Cyclophosphamide, breast cancer, bladder and kidney function
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Học viên Trần Minh Sang
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT ......................................................................................................................ii SUMMARY.................................................................................................................. iii LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 1.1 GIẢI PHẪU, MÔ BỆNH HỌC TUYẾN VÚ....................................................3 1.1.1 Giải phẫu tuyến vú.......................................................................................3 1.1.2 Mô bệnh học tuyến vú .................................................................................3 1.2 BỆNH UNG THƯ TUYẾN VÚ .........................................................................4 1.2.1 Định nghĩa....................................................................................................4 1.2.2 Cơ chế ung thư tuyến vú..............................................................................4 1.2.3 Chẩn đoán ....................................................................................................8 1.2.4 Chẩn đoán xác định....................................................................................11 1.2.5 Chẩn đoán phân biệt ..................................................................................11 1.2.6 Chẩn đoán thể mô bệnh học.......................................................................12 1.2.7 Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới và ở Việt Nam ..........................17 1.3 ĐIỀU TRỊ ..........................................................................................................20 1.3.1 Nguyên tắc điều trị.....................................................................................20 1.3.2 Các phương pháp điều trị...........................................................................20 1.4 ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMIDE................................................22 1.4.1 Công thức cấu tạo, phân tử và khối lượng phân tử tương đối ...................22 1.4.2 Cơ chế tác dụng .........................................................................................22 1.4.3 Chỉ định sử dụng Cyclophosphamide trong điều trị ung thư vú................23 1.4.4 Chống chỉ định:..........................................................................................23 1.4.5 Liều dùng ...................................................................................................24 1.4.6 Cơ chế tác dụng trên thận và bàng quang..................................................24
  • 8. vi 1.4.7 Triệu chứng tác dụng phụ trên thận và bàng quang...................................24 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY ......................................................24 1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................24 1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................25 1.6 ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ...................................25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................27 2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................27 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................27 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................27 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................27 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................27 2.3 NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................28 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ ...................................................................................................................32 2.4.1 Chẩn đoán ung thư vú..................................................................................32 2.4.2 Các thể phân tử ung thư vú..........................................................................33 2.4.3 Phân loại giai đoạn ung thư vú ....................................................................33 2.4.4 Chỉ định điều trị Cyclophosphamid.............................................................34 2.4.5 Phác đồ điều trị hoá trị có cyclophosphamid...............................................35 2.4.6 Đánh giá tác dụng của cyclophosphamide với chức năng thận, bàng quang...43 2.5 KIỂM SOÁT SAI SỐ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................44 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................44 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ...............................................................................................45 3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU..................................................................................................45 3.1.1 Đặc điểm chung ...........................................................................................45 3.1.2 Các yếu tố nguy cơ ......................................................................................46 3.1.3 Triệu chứng cơ năng ....................................................................................48 3.1.4 Triệu chứng thực thể....................................................................................49 3.1.5 Triệu chứng cận lâm sàng............................................................................50
  • 9. vii 3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU ...................53 3.2.1 Đánh giá trên lâm sàng ................................................................................53 3.2.2 Đánh giá dựa vào cận lâm sàng ...................................................................53 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................56 4.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMID 56 4.1.1 Tuổi và các yếu tố nguy cơ..........................................................................56 4.1.2 Biểu hiện lâm sàng.......................................................................................61 4.1.3 Triệu chứng cận lâm sàng............................................................................63 4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ..............65 KẾT LUẬN ..................................................................................................................71 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ xiii PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................xiv
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các thể phân tử ung thư vú theo Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015..............13 Bảng 1.2 Phân loại giai đoạn TNM ung thư vú.............................................................14 Bảng 1.3 Xếp giai đoạn TNM ung thư vú.....................................................................17 Bảng 2.1 Phân loại BMI theo WHO và IDI&WPRO....................................................31 Bảng 2.2 Các thể phân tử ung thư vú ............................................................................33 Bảng 2.3 Bảng đánh giá giai đoạn ung thư vú ..............................................................33 Bảng 2.4 Điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015....................................................................................................................34 Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi................................................................45 Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân ung thư vú theo giới........................................................45 Bảng 3.3 Tiền sử kinh nguyệt, thai sản .........................................................................47 Bảng 3.4 Tiền sử bệnh vú lành tính trước đây ..............................................................47 Bảng 3.5 Một số đặc điểm về lối sống ..........................................................................48 Bảng 3.6 Triệu chứng cơ năng ......................................................................................48 Bảng 3.7 Triệu chứng thực thể ......................................................................................49 Bảng 3.8 Kích thước khối u...........................................................................................49 Bảng 3.9 Đặc điểm tổn thương trên siêu âm tuyến vú ..................................................50 Bảng 3.10 Đặc điểm tổn thương trên phim X quang chụp hình vú...............................50 Bảng 3.11 Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú.......................................51 Bảng 3.12 Phân độ mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú.........................................52 Bảng 3.13 Đặc điểm về thụ thể nội tiết. ........................................................................52 Bảng 3.14 Đặc điểm giai đoạn TNM.............................................................................52 Bảng 3.15 Ảnh hưởng trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng bàng quang và thận............................................................................................................................53 Bảng 3.16 Các chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị Cyclophophosphamide .............53 Bảng 3.17 Thông số nước tiểu trước và sau điều trị Cyclophosphamide .....................54 Bảng 3.18 Kết quả nội soi bàng quang bệnh nhân điều trị bằng Cyclophosphamide...........54 Bảng 3.19 Độc tính trên bàng quang.............................................................................54 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa xuất hiện microalbumin nước tiểu với giai đoạn bệnh. 55 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa độc tính trên bàng quang và giai đoạn bệnh.................55
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giải phẫu mô bệnh học tuyến vú......................................................................1 Hình 1.2 Giải phẫu tuyến vú thời kỳ cho con bú.............................................................2 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................34 Hình 3.1. Biểu đồ tiền sử ung thư vú trong gia đình.....................................................46 Hình 3.2. Biểu đồ yếu tố di truyền ................................................................................46 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ .............................................51
  • 12. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ADQI Acute dialysis quality initiative Nhóm nghiên cứu chất lượng lọc máu cấp AKIN Acute kidney injury network Hệ thống tổn thương thận cấp tính ALP Adenosine triphosphate ALT Alanine aminotransferase AST Aspartate aminotransferase BBB Blood-brain barrier Hàng rào máu não CBA Colistin base activity Colistin dạng hoạt tính CMS Colistin methanesulfonate Natri colistimethate Css Steady state concentration Nồng độ ở trạng thái ổn định FDA Food and Drug Administration Cục Quản lý Thuốc Thực phẩm Mỹ GFR Glomerular filtratio rate Tốc độ lọc cầu thận HA Huyết áp HAĐM Huyết áp động mạch HATB Huyết áp trung bình HSBA Hồ sơ bệnh án IL-1 Interleukin-1 IV Intravenous Tiêm tĩnh mạch LPS Lipopolysaccharid MIC Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu MUI Million International Unit Triệu đơn vị quốc tế NSAIDs Non-steroidal anti-inflamatoy drug Thuốc chống viêm không steroid PAE Post antibiotic effect Tác dụng hậu kháng sinh PMB Polymyxin B PME Polymyxin E RIFLE Risk - Injury - Failure - Loss - Endstage renal diseases Nguy cơ – Tổn thương – Suy – Mất – Bệnh thận giai đoạn cuối SCr Serum creatinine Creatinin huyết thanh
  • 13. xi YTNC Yếu tố nguy cơ IARC International Agency for Research on Cancer Quốc tế cơ quan nghiên cứu ung thư HER2 Human Epidermal growth factor Receptor Thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu bì da người 2 CLVT Chụp cắt lớp vi tính MRI Magnetic resonance imaging Chụp cộng hưởng từ SPECT Single-photon emission computerized tomography Chụp cắt lớp phát xạ đơn Photon SPECT/CT Single photon emission computed tomography/computed tomography Chụp CT phát xạ đơn Photon PET/CT Positron Emission Tomography/computed tomography Chụp cắt lớp phát xạ Positron PARP Poly ADP ribose polymerase chất ức chế y học TNF-α Tumor Necrosis Factors Yếu tố hoại tử khối u-alpha TSH Thyroid-stimulating hormone hormone kích thích tuyến giáp. BetaHCG Hormome VMAT Volumetric Modulated Arc Therapy hay Rapid Arc Xạ trị điều biến thể tích G-CSF Colony- Granulocyte Colony Stimulating Factor Yếu tố kích thích bạch cầu hạt
  • 14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư ở phụ nữ trên khắp thế giới. Khoảng 1,38 triệu ca ung thư vú mới được chẩn đoán trong năm 2008 với gần 50% tổng số bệnh nhân ung thư vú và khoảng 60% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ sống sót sau ung thư vú trên toàn thế giới, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính là 80% ở các nước phát triển và dưới 40% ở các nước đang phát triển [16]. Hiện tại cứ 12 phụ nữ ở Anh thì có một người từ 1 đến 85 tuổi bị ung thư vú. Với một triệu trường hợp ung thư mới được báo cáo trên Thế giới, ung thư vú phổ biến ở phụ nữ và chiếm 18% tổng số ung thư phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư vú được dự đoán sẽ tăng lên 85 trên 100.000 phụ nữ vào năm 2021 [31]. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, khoảng 232.340 nữ được chẩn đoán và 39.620 nữ tử vong do ung thư vú vào năm 2013 [68]. Nguy cơ phát triển ung thư vú suốt đời ở phụ nữ Mỹ là 12,38% [68]. Thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra rằng vào tháng 12 năm 2020, ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi để trở thành bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới [77],[78], là một trong ba loại ung thư hàng đầu có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất trên toàn cầu là ung thư phổi (188 tỷ USD), ung thư đại trực tràng (99 tỷ USD) và ung thư vú (88 tỷ USD) [41]. Trong số tất cả các căn bệnh ác tính, ung thư vú được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau mãn kinh, chiếm 23% tổng số ca tử vong do ung thư. Nó là một vấn đề toàn cầu hiện nay, nhưng nó vẫn được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do sự sơ suất của phụ nữ trong việc tự kiểm tra và khám lâm sàng vú. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống và khả năng sống sót sau ung thư vú thì nền tảng vẫn là việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Điều trị ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học khối u (thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng của bệnh, mong muốn của bệnh nhân và các bệnh kèm theo. Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Điều trị hệ thống bao gồm: Hoá trị, điều trị nội tiết, điều trị đích và điều trị miễn dịch. Trong đó hoá trị được áp dụng cho
  • 15. 2 phần lớn các bệnh nhân ung thư vú vào một thời gian nào đó, đây là phương pháp hiệu quả cao, mang lại rất nhiều lợi ích về sống thêm cho người bệnh. Hoá trị được chỉ định với mục đích: Điều trị tân bổ trợ với các trường hợp bệnh có thể mổ được khi mới chẩn đoán, đủ tiêu chuẩn bảo tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn; điều trị hoá chất bổ trợ sau khi phẫu thuật và điều trị đối với các trường hợp ung thư vú di căn nhằm mục đích giảm triệu chứng liên quan đến khối u, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm [7]. Nhiều phác đồ hóa trị kết hợp có chứa Cyclophosphamid được sử dụng trong điều trị ung thư vú đã cho thấy tác dụng chống ung thư của nó. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng đã có nhiều báo cáo về tác dụng phụ của Cyclophosphamid đến chức năng thận và bàng quang như viêm bàng quang, hoại tử ống thận, ung thư biểu mô đường tiết niệu,… ở những bệnh nhân ung thư và các bệnh nhân bị bệnh khác được điều trị bằng Cyclophosphamid. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức là một trong những bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm có lượt ra vào chữa trị bệnh nhân lớn, trong đó có không nhỏ số bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng Cyclophosphamid. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng Cyclophosphamid. 2. Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphomid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 GIẢI PHẪU, MÔ BỆNH HỌC TUYẾN VÚ 1.1.1 Giải phẫu tuyến vú Hai vú nằm ở trước ngực, tương ứng với khoảng liên sườn 2-6, núm vú ở khoảng liên sườn 4 trên đường thẳng góc 1/3 ngoài xương đòn. Giới hạn ngoài là đường nách trước, giới hạn trong là bờ ngoài xương ức, nằm trên cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cách cơ ngực bởi lớp mỡ sau vú. Hình dạng vú đa dạng, kích thước thay đổi giữa các cá thể khác nhau, giữa vú là quầng vú, núm vú. Núm vú là nơi đổ ra của các ống dẫn sữa và các tuyến mồ hôi. Quầng vú có các hạt nhỏ gọi là tuyến hạt (Montgomery). Hình 1.1 Giải phẫu mô bệnh học tuyến vú 1.1.2 Mô bệnh học tuyến vú - Cấu trúc tuyến vú có 5 lớp từ ngoài vào trong: + Da + Mỡ dưới da và tổ chức liên kết + Dây chằng cooper treo vú là tổ chức liên kết bao quanh thuỳ tuyến, nối các thuỳ tuyến với nhau, gắn tuyến vú vào cân cơ ngực lớn và cân cơ dưới da và là nơi bám dưới da tạo thành mào sợi duret + Mô tuyến + Mỡ sau tuyến
  • 17. 4 Với 3 mô chính là mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Mô tuyến vú gồm 15- 20 thuỳ sắp xếp theo hình nan hoa, mỗi thuỳ gồm 38- 80 tiểu thuỳ, tiểu thuỳ có nhiều nang sữa, ống dẫn gồm ống của thuỳ, tiểu thuỳ, nang sữa. Lòng nang sữa lót bởi tế bào biểu mô trụ thấp, ống dẫn sữa đường kính 0.5-2mm lót bởi 1- 2 lớp tế bào biểu mô trụ cao, ống dẫn sữa trong núm vú được lót bởi tế bào biểu mô sừng hoá, nơi tiếp giáp tế bào biểu mô trụ lát có thể có tế bào ống chuyển sản. Ống dẫn sữa không có các sợi cơ, tế bào biểu mô ống nằm trên màng đay là màng phân cách với tổ chức liên kết- mô mỡ xung quanh. Tế bào biểu mô cơ xung quanh nang sữa và các sợi đàn hồi đáp ứng với kích thích nội tiết tố và oxytocin sẽ tống sữa ra ngoài. Quầng núm vú bao gồm: sắc tố, tuyến bã và cơ trơn trong da. Hình 1.2 Giải phẫu tuyến vú thời kỳ cho con bú 1.2 BỆNH UNG THƯ TUYẾN VÚ 1.2.1 Định nghĩa Ung thư vú là việc tăng sinh tế bào biểu mô tuyến vú một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn). 1.2.2 Cơ chế ung thư tuyến vú Cơ chế bệnh sinh ung thư vú chưa rõ, một số yếu tố nguy cơ được đề cập đến như: a. Tuổi tác: Tỷ lệ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi tác, cứ sau 10 năm thì tăng gấp đôi cho đến khi mãn kinh, khi tốc độ gia tăng chậm lại đáng kể. So với ung thư phổi, tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn ở lứa tuổi trẻ hơn. Ở một số quốc gia, đường cong tỷ lệ mắc tuổi
  • 18. 5 sau khi mãn kinh đã được làm phẳng. Tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn ở phụ nữ trên 50 tuổi và 2 trường hợp trên 1000 người được báo cáo ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ mắc ung thư vú là 10,04% trong số tất cả các loại ung thư và thường xảy ra nhất ở phụ nữ 40– 50 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh ung thư vú ở phụ nữ Iran là 48 tuổi[33]. Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi tuy nhiên hiếm khi phát hiện trước 20 tuổi. b. Tuổi mãn kinh và mãn kinh: Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn. Phụ nữ mãn kinh tự nhiên sau 55 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi so với phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi. Ở một mức độ cực đoan, những phụ nữ phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên trước 35 tuổi chỉ có 40%. nguy cơ ung thư vú của phụ nữ mãn kinh tự nhiên [51]. c. Tuổi mang thai lần đầu: Ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ độc thân so với phụ nữ đã kết hôn [20], [66]. Trong đó, đẻ non và tuổi muộn khi sinh con đầu lòng đều làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú suốt đời. Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi cao gấp đôi so với phụ nữ sinh con đầu lòng trước tuổi 20. Nhóm có nguy cơ cao nhất là những người sinh con đầu lòng sau 35 tuổi; những phụ nữ này dường như có nguy cơ thậm chí còn cao hơn những phụ nữ không có thai. Sinh con thứ hai sớm hơn nữa làm giảm nguy cơ ung thư vú. Các cuộc điều tra dịch tễ học cũng cho thấy rằng những phụ nữ sinh nhiều con có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn những phụ nữ sinh ít con hơn. Cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú [19]. d. Giới tính: Ung thư vú ảnh hưởng đến cả nam và nữ; tuy nhiên, tỷ lệ hiện mắc ở nữ nhiều hơn nam. Nói chung, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 100 lần so với nam giới [72]. e. Yếu tố di truyền: Có tới 10% trường hợp ung thư vú ở các nước phương Tây là do gen di truyền. Người ta vẫn chưa biết có bao nhiêu gen ung thư vú. Hai gen ung thư vú, BRCA1 và BRCA2, lần lượt nằm trên các nhánh dài của nhiễm sắc thể 17 và 13, đã được xác định và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các gia đình có nguy cơ rất cao - tức là những người có bốn hoặc nhiều ung thư vú trong số họ hàng gần của nhau. Cả hai gen đều rất lớn và đột biến có thể xảy ra ở hầu hết mọi vị trí. Một số đột biến nhất định xảy
  • 19. 6 ra với tần suất cao trong các quần thể xác định. Ví dụ, khoảng 2% phụ nữ Do Thái Ashkenazi mang BRCA1 185 del AG (xóa hai cặp bazơ ở vị trí 185), BRCA1 5382 in C (chèn thêm một cặp bazơ ở vị trí 5382) hoặc BRCA 6174 del T (xóa một bazơ duy nhất cặp ở vị trí 6174), trong khi BRCA2 999 del 5 (loại bỏ năm cặp bazơ ở vị trí 999) chiếm khoảng một nửa số ca ung thư vú gia đình ở Iceland. Các đột biến di truyền ở hai gen khác, p53 và PTEN, có liên quan đến các hội chứng gia đình (tương ứng là Li- Fraumeni và Cowden) bao gồm nguy cơ cao bị ung thư vú nhưng cả hai đều rất hiếm. Nếu một số cá nhân trong gia đình phụ nữ mắc một loại ung thư cụ thể, phụ nữ có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn [22]. Nguy hiểm là tối đa nếu thành viên gia đình bị ảnh hưởng bị ung thư vú ở tuổi vị thành niên, bị ung thư ở cả hai vú hoặc nếu phụ nữ là một thành viên thân thiết trong gia đình. Các thành viên cấp một trong gia đình như con gái, chị gái và mẹ chủ yếu có vai trò quan trọng trong việc ước tính mối đe dọa. Nhiều người thân cấp độ hai như dì và bà bị ung thư vú cũng có thể tăng cường mối đe dọa. Ung thư vú ở nam giới làm tăng nguy hiểm cho toàn bộ người thân của nữ giới. Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư biểu mô vú có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn 2-4 lần, đặc biệt là những phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc BRCA2 có cơ hội phát triển ung thư biểu mô vú đáng kể [44]. f. Bệnh vú lành tính trước đây: Sự hiện diện của một số loại khối u lành tính ở vú làm tăng nguy cơ ác tính[15]. Phụ nữ bị tăng sản biểu mô không điển hình nghiêm trọng có nguy cơ phát triển ung thư vú cao gấp 4 đến 5 lần so với những phụ nữ không có bất kỳ thay đổi tăng sinh nào ở vú. Những phụ nữ có sự thay đổi này và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú (họ hàng cấp độ một) có nguy cơ tăng gấp 9 lần. Phụ nữ có u nang sờ thấy, u sợi phức tạp, u nhú ống dẫn, u xơ cứng và tăng sản biểu mô hình bông hoặc trung bình có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút (1,5-3 lần) so với phụ nữ không có những thay đổi này, nhưng sự gia tăng này không quan trọng về mặt lâm sàng. g. Lối sống: - Chế độ ăn: Ung thư vú có liên quan đến lượng chất béo trong chế độ ăn uống cao và mức độ thấp của một số chất dinh dưỡng trong nhiều năm [55]. Chất béo động vật kích thích vi khuẩn trong ruột hình thành estrogen từ cholesterol có trong chế độ ăn uống, do đó làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể. Chất béo trong cơ thể cũng tham gia vào quá trình tổng hợp oestrone, một loại estrogen.
  • 20. 7 - Cân nặng: Ung thư vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ béo phì[3]. Buồng trứng ngừng sản xuất nội tiết tố nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhưng ở phụ nữ béo phì, các mô mỡ có thể cung cấp estrogen vì nó có khả năng sản xuất ra nó. Sự gia tăng sản xuất hormone này dường như làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh. - Uống rượu: Uống rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Mối liên quan này được cho là thứ yếu với thực tế là uống rượu làm tăng mức độ hormone trong máu [82]. - Hút thuốc lá: Hút thuốc không có tầm quan trọng trong căn nguyên của ung thư vú. h. Thuốc ngừa thai: Vú là cơ quan nhạy cảm với estrogen. Nhiều phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai hoặc thay thế estrogen đã nhận thấy rằng thuốc dẫn đến ngực to và thường xuyên bị mềm. Hoạt động của thuốc này, kết hợp với chế độ ăn ít chất xơ, chất béo tiêu chuẩn của phương Tây, kích thích quá mức các mô vú, có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Phụ nữ bắt đầu sử dụng trước 20 tuổi có nguy cơ tương đối cao hơn so với phụ nữ bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai ở độ tuổi lớn hơn. i. Một số yếu tố nguy cơ khác: - Thiếu vitamin D và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được coi là nguyên nhân quan trọng của ung thư vú [2]. - Ung thư biểu mô ở một bên vú có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gấp bốn lần ở một bên vú khác. Trong khi những bệnh nhân có tiền sử ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung hoặc ung thư ruột kết có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô vú tăng gấp 1-2 lần - Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo tuổi đối với ung thư vú thay đổi theo hệ số 5 giữa các quốc gia. Sự khác biệt giữa các nước Viễn Đông và phương Tây đang giảm dần nhưng vẫn còn khoảng gấp năm lần. Các nghiên cứu về người di cư từ Nhật Bản đến Hawaii cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở người di cư giả định tỷ lệ ở nước sở tại trong vòng một hoặc hai thế hệ, cho thấy yếu tố môi trường quan trọng hơn yếu tố di truyền.
  • 21. 8 1.2.3 Chẩn đoán a. Lâm sàng - Hỏi bệnh: + Quá trình phát hiện u vú, hạch nách, hạch thượng đòn, chảy dịch núm vú, các phương pháp can thiệp trước đó. + Một số bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng: cảm giác đau nhẹ như kiến cắn trong vú, giai đoạn muộn có thể căng tức khó chịu, đau do u xâm lấn, chảy dịch hôi, chảy máu… + Khai thác tiền sử: Tiền sử bản thân: bệnh vú trước đây, các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa…, tiền sử sản, phụ khoa, tình trạng kinh nguyệt hiện tại. Tiền sử gia đình, đặc biệt tiền sử ung thư vú, buồng trứng. - Khám thực thể: + Khám vú hai bên, hạch vùng (nách, thượng đòn). + Khám các cơ quan, bộ phận khác + Khám toàn thân, lưu ý các triệu chứng, dấu hiệu di căn xa (đau đầu, đau xương, khó thở, v.v.). - Đánh giá toàn trạng (chỉ số hoạt động cơ thể). b. Cận lâm sàng Chẩn đoán hình ảnh: - Chụp X-quang tuyến vú (mammography): chụp vú 2 bên, mỗi bên ít nhất 2 tư thế. Trường hợp mật độ mô vú đậm hoặc khó chẩn đoán, có thể cần chụp tuyến vú số hóa có tiêm thuốc cản quang (contrast-enhanced digital mammography), chụp 3D (breast tomosynthesis), chụp ống dẫn sữa cản quang (galactography). Những phụ nữ đã phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, chụp X-quang vú có thể gây biến dạng, dò, vỡ túi. Do vậy, cần thay chụp X-quang vú bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú kết hợp siêu âm vú. - Siêu âm vú và hạch vùng: siêu âm thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động (automated volume breast scanner-AVBS) để có kết quả chính xác hơn. - Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú: đặc biệt với các trường hợp không phát hiện được khối u trên chụp X-quang vú, vú đã được phẫu thuật tạo hình, thể tiểu thùy,
  • 22. 9 nghi ngờ đa ổ, hoặc đánh giá trước khi phẫu thuật bảo tồn, trước khi điều trị tân bổ trợ. Đối với UTBM thể ống tại chỗ, MRI tuyến vú chỉ có ý nghĩa trong một số tình huống nhất định, đặc biệt khi cần thêm thông tin mà trên chụp Xquang vú cảnh báo có khả năng u lan rộng. - Chụp X-quang ngực thẳng, nghiêng. - Siêu âm ổ bụng. - Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung, sọ não... - Chụp MRI sọ não; xương, khớp (đặc biệt cột sống); ổ bụng - tiểu khung... Y học hạt nhân - Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn. Xạ hình xương giúp phát hiện di căn xương sớm hơn CLVT, MRI, mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng. - Xạ hình khối u bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MIBI để chẩn đoán u nguyên phát, tổn thương di căn. - Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị. - Chụp PET/CT: giúp đánh giá gia đoạn, phát hiện tái phát, di căn, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị. - Xác định hạch cửa (hạch gác): Sử dụng đồng vị phóng xạ 99mTc- Nanocolloid cùng đầu dò Gamma hoặc xạ hình hạch cửa với 99mTc-Nanocolloid trên máy Gamma camera hoặc SPECT. Giải phẫu bệnh, tế bào - Tế bào học: Chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration – FNA) khối u, hạch, các tổn thương nghi ngờ. Đối với các trường hợp khó xác định tổn thương, cần chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh. Tế bào học có thể làm với dịch tiết núm vú, dịch các màng. - Sinh thiết tổn thương (u nguyên phát, hạch, các tổn thương nghi ngờ di căn): để chẩn đoán mô bệnh học và đánh giá các dấu ấn sinh học. Tùy từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp: sinh thiết kim lõi, sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (vacuum- assisted breast biopsy -VABB), sinh thiết định vị dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình
  • 23. 10 ảnh, sinh thiết định vị kim dây, sinh thiết mở, sinh thiết tức thì trong mổ. Đối với tổn thương nghi ngờ bệnh Paget cần sinh thiết kim tổn thương vú (nếu có) và sinh thiết da phức hợp quầng-núm vú với đủ độ sâu (fullthickness skin biopsy). - Đánh giá trên mô bệnh học cần bao gồm số lượng u, vị trí u, đường kính lớn nhất của khối u, đánh giá bờ diện cắt, thể mô bệnh học, độ mô học, xâm lấn mạch, số lượng hạch di căn trên số lượng hạch lấy được. - Đối với các trường hợp ung thư vú được điều trị hóa chất tân bổ trợ, cần làm xét nghiệm mô bệnh học để đánh giá đáp ứng trên bệnh phẩm phẫu thuật. - Các trường hợp bệnh tái phát, di căn cũng cần sinh thiết các tổn thương di căn mỗi khi có thể. - Làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch: đánh giá tình trạng thụ thể estrogen (estrogen receptor- ER), thụ thể progesteron (progesteron receptor- PR), HER2 và Ki67. Đối với UTBM thể ống tại chỗ đơn thuần không cần xác định tình trạng HER2 (không thay đổi tiên lượng, can thiệp) nhưng cần xác định tình trạng ER để cân nhắc điều trị nội tiết bổ trợ. Đánh giá MSI, MMR giúp tiên lượng bệnh. - Xác định tình trạng gen ErbB2 (quy định HER2): các xét nghiệm lai tại chỗ (insitu hybridization- ISH)..., đặc biệt cần thiết khi kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch HER2 (++). - Xét nghiệm đột biến BRCA1/2 với các trường hợp HER2 âm tính có dự định sử dụng thuốc ức chế PARP, phác đồ hóa trị có platin. Các trường hợp khác cũng có thể làm xét nghiệm này, đặc biệt những người có tiền sử gia đình bị UTV, ung thư buồng trứng. - Xác định tình trạng đột biến PIK3CA (phosphatidylinositol-4,5-bisphosphate 3- kinase catalytic subunit alpha) tại khối u hoặc tế bào u lưu hành trong máu với các trường hợp thụ thể nội tiết dương tính, HER2 âm tính dự kiến dùng thuốc ức chế PI3K. - Xác định tình trạng PD-L1 trên các tế bào miễn dịch xâm nhập khối u đối với các trường hợp bộ ba âm tính có dự định sử dụng thuốc kháng PD-L1. Phân tích bộ gen đánh giá tiên lượng (bằng RT-PCR hoặc giải trình tự nhiều gen, v.v.) đối với các trường hợp lòng ống A hoặc lòng ống B, HER2 âm tính khó quyết định có hóa trị bổ trợ hay không.
  • 24. 11 - Do tính đa dạng của khối u, cần xét nghiệm mô bệnh học và đánh giá các dấu ấn ER, PR, HER2, Ki67 (cả ISH nếu cần thiết).... trên bệnh phẩm trước và sau phẫu thuật, trước và sau điều trị tân bổ trợ, tổn thương tái phát, di căn. Chất chỉ điểm u - CA15-3, CEA, CA27-29,…. Các xét nghiệm khác - Bộ xét nghiệm hoàn chỉnh về chuyển hóa: glucose máu, protein toàn phần, albumin, chức năng gan (AST, ALT, bilirubin), chức năng thận (ure, creatinine), phosphatase kiềm (ALP), điện giải đồ (can-xi huyết có thể tăng trong di căn xương) - Nồng độ estradiolvà FSH nếu lâm sàng không rõ tình trạng mãn kinh. - Beta HCG với bệnh nhân đang độ tuổi sinh đẻ. - Các xét nghiệm thường quy trước khi phẫu thuật, xạ trị, hoá trị: Công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu, HIV, viêm gan virút, điện tâm đồ, siêu âm tim… - Các xét nghiệm khác tùy theo từng trường hợp cụ thể… 1.2.4 Chẩn đoán xác định - Lâm sàng: khối u và tính chất khối u - Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú (chụp X- quang tuyến vú, MRI tuyến vú...) - Mô bệnh học: Chẩn đoán xác định ung thư vú khi có sự hiện diện của các tế bào biểu mô ác tính (UTBM). Sinh thiết kim lõi hoặc chọc hút kim nhỏ đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, chọc hút kim nhỏ cần có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm và cũng không phân biệt được ung thư xâm nhập và không xâm nhập. Ở những nơi không có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm, nên sinh thiết kim lõi hơn là chọc hút tế bào kim nhỏ. Ngoài ra, sinh thiết kim còn đánh giá được tình trạng thụ thể nội tiết và HER2. 1.2.5 Chẩn đoán phân biệt - U xơ tuyến vú (fibroadenoma) - Nang vú (cyst) - Các biến đổi xơ nang (fibrocystic changes) - Nang sữa (galactocele) - Viêm tuyến vú, áp xe vú - Hoại tử mỡ (fat necrosis) - U phyllode lành
  • 25. 12 - U nhú trong ống dẫn sữa - Ung thư mô liên kết (sarcoma) vú - U lym phô tại vú - Các khối u ác tính từ nơi khác di căn đến vú 1.2.6 Chẩn đoán thể mô bệnh học Dưới đây là trích lược phân loại hình thái mô bệnh học của UTBM vú theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012: Các khối u biểu mô (Epithelial tumours) - UTBM vi xâm nhập (Microinvasive carcinoma) UTBM vú xâm nhập (Invasive breast carcinoma) - UTBM xâm nhập không phải loại đặc biệt (Invasive carcinoma of no special type) - UTBM tiểu thùy xâm nhập (Invasive lobular carcinoma) - UTBM ống nhỏ (Tubular carcinoma) - UTBM thể mặt sàng (Cribriform carcinoma) - UTBM thể nhầy (Mucinous carcinoma) - UTBM với đặc điểm tủy (Carcinoma with medullary features) + UTBM thể tủy (Medullary carcinoma) + UTBM thể tủy không điển hình (Atypical medullary carcinoma) + UTBM xâm lấn không phải loại đặc biệt với các đặc điểm tủy (Invasive carcinoma NST with medullary features) - UTBM với biệt hóa tiết rụng đầu (Carcinoma with apocrine differentiation) - UTBM với biệt hóa tế bào nhẫn (Carcinoma with signet-ring-cell differentiation) - UTBM thể vi nhú xâm nhập (Invasive micropapillary carcinoma) - UTBM thể dị sản không phải loại đặc biệt (Metaplastic carcinoma of no special type) - Các loại hiếm gặp (Rare types) Các tổn thương tiền ung thư (Precursor lesions) - UTBM ống tại chỗ (Ductal carcinoma in situ) - Tân sản tiểu thùy (Lobular neoplasia) - UTBM tiểu thùy tại chỗ (Lobular carcinoma in situ)
  • 26. 13 - Quá sản tiểu thùy không điển hình (Atypical lobular hyperplasia) Các tổn thương thể nhú (Papillary lesions) - U nhú nội ống (Intraductal papilloma) - UTBM nhú nội ống (Intraductal papillary carcinoma) - UTBM nhú trong vỏ (Encapsulated papillary carcinoma) - UTBM nhú đặc (Solid papillary carcinoma) + Tại chỗ (In situ) + Xâm nhập (Invasive) Các khối u vú nam (Tumours of the male breast) - Phì đại tuyến vú (Gynaecomastia) - UTBM (Carcinoma) + UTBM xâm nhập (Invasive carcinoma) + UTBM tại chỗ (In situ carcinoma) - Phân loại phân tử UTV dựa vào các dữ liệu của hóa mô miễn dịch và ISH (Bảng 1). Bảng 1.1 Các thể phân tử ung thư vú theo Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015 Thể bệnh học Đặc điểm phân định Lòng ống A ER dương tính HER2 âm tính Ki-67 thấp* PR cao** Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ thấp Lòng ống B - HER2 âm tính ER dương tính HER2 âm tính Ki-67 cao hoặc PR thấp Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ cao Lòng ống B - HER2 dương tính ER dương tính HER2 dương tính Ki-67 bất kỳ PR bất kỳ HER2 dương tính (không lòng ống) HER2 dương tính ER và PR âm tính Bộ ba âm tính (thể ống- ductal***) ER, PR, HER2 âm tính
  • 27. 14 Chú thích: * Điểm của Ki67 tùy thuộc giá trị của từng phòng xét nghiệm. Ví dụ: nếu một phòng xét nghiệm có trung vị của điểm Ki67 đối với bệnh có thụ thể nội tiết dương tính là 20% thì giá trị từ 30% trở lên được coi là cao, 10% trở xuống là thấp. ** Giá trị cut-off gợi ý là 20%. *** Bộ ba âm tính cũng bao gồm các thể mô học đặc biệt như ung thư biểu mô thể tủy (điển hình) và ung thư biểu mô dạng tuyến nang (adenoid cystic carcinoma) với nguy cơ thấp bị tái phát di căn xa. Chẩn đoán giai đoạn Theo phân loại TNM lần thứ 8 của UICC (Union International Contre le Cancer) [18] và AJCC (American Joint Committee on Cancer) năm 2017[28]. Trong đó, cTNM (xếp giai đoạn lâm sàng ban đầu) và pTNM (sau khi có mô bệnh học) có chung đặc điểm của T và M, chỉ khác về đặc điểm giữa cN và pN. Sử dụng tiền tố yc để xếp giai đoạn khi kết thúc điều trị tân bổ trợ và tiền tố yp sau khi có mô bệnh học ở các bệnh nhân này. Bảng 1.2 Phân loại giai đoạn TNM ung thư vú U nguyên phát (T) Tx Không đánh giá được u nguyên phát. T0 Không có bằng chứng u nguyên phát. Tis (DCIS)* Ung thư biểu mô thể ống tại chỗ Tis (Paget) Bệnh paget của núm vú nhưng không kèm theo ung thư xâm lấn và/hoặc DCIS ở nhu mô phía dưới. T1 U có đường kính lớn nhất <= 20mm. T1mi U có đường kính lớn nhất <=1mm. T1a U có đường kính lớn nhất >1mm nhưng <=5mm. T1b U có đường kính lớn nhất >5mm nhưng <=10mm. T1c U có đường kính lớn nhất >10mm nhưng <=20mm. T2 U có đường kính lớn nhất >20mm nhưng <=50mm. T3 U có đường kính lớn nhất >50mm. T4 U với mội kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực và/hoặc da (loét hoặc nốt trên da), xâm lấn vào nốt hạ bì đơn thuần không đủ điều kiện xếp vào T4. T4a U xâm lấn tới thành ngực, không tính tới trường hợp chỉ dính, xâm lấn tới cơ ngực T4b Loét và/hoặc có nốt vệ tinh trên da vú cùng bên và/hoặc phù da (bao gồm đỏ da cam), mà không đủ tiêu chuẩn của ung thư biểu mô thể viêm T4c Bao gồm cả T4a và T4b T4d Ung thư biểu mô thể viêm
  • 28. 15 Hạch vùng (N) cN cNx Hạch vùng không đánh giá được (ví dụ: hạch đã được lấy bỏ trước đó) cN0 Không di căn hạch vùng ( xác định trên chẩn đoán hình ảnh hoặc khám lâm sàng) cN1 cN1mi** Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên, di động Vi di căn (xấp xỉ 200 tế bào, >0.2mm, nhưng <=2,0mm) cN2 Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên nhưng trên lâm sàng hạch dính nhau hoặc dính vào tổ chức khác, hoặc chỉ di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có bằng chứng trên lâm sàng di căn hạch nách cN2a Di căn hạch nách chặng I, II cùng bên nhưng trên lâm sàng hạch dính vào nhau hoặc dính vào tổ chức khác. cN2b Chỉ di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không di căn hạch nách cN3 Di căn hạch hạ đòn cùng bên (hạch nách chặng III) có hoặc không kèm theo di căn hạch nách chặng I, II; hoặc di căn hạch vú trong cùng bên có kèm theo di căn hạch nách chặng I, II; hooawck di căn hạch thượng đòn cùng bên có hoặc không kèm di căn hạch nách hoặc hạch vú trong. cN3a Di căn hạch hạ đòn cùng bên. cN3b Di căn hạch vú trong cùng bên kèm theo di căn hạch nách. cN3c Di căn hạch thượng đòn cùng bên. pN pNx Hạch vùng không đánh giá được (hạch đã được lấy bỏ trước đó hoặc đã lấy để làm mô bệnh học). pN0 Không di căn hạch vùng trên mô bệnh học. pN0 (i+) Các tế bào ác tính trong hạch vùng không quá 0.2 mm (phát hiện qua nhuộm HE hoặc IHC) bao gồm cả các tế bào u biệt lập (isolated tumor cells-ITCs) pN0 (mol+) Xét nghiệm phân tử dương tính, không phát hiện di căn hạch vùng trên mô bệnh học (cả HE và IHC) pN1 Vi di căn; hoặc di căn 1-3 hạch nách, và hoặc không di căn hạch vú trong trên lâm sàng kèm theo có di căn đại thể hoặc vi thể phát hiện bởi sinh thiết hạch cửa. pN1mi Vi di căn (200 tế bào, >0.2mm, nhưng không quá 2mm) pN1a Di căn 1-3 hạch nách, ít nhất 1 hạch có di căn >2mm. pN1b Di căn hạch gác vú trong cùng bên không bao gồm cả tế bào u biệt lập (ITCs) pN1c Kết hợp cả pN1a và pN1b
  • 29. 16 pN2 Di căn 4-9 hạch nách, hoặc di căn hạch vú trong cùng bên phát hiện được trên chẩn đoán hình ảnh mà không di căn hạch nách. pN2a Di căn 4-9 hạch nách (ít nhất 1 vùng có hạch di căn >2mm) pN2b Di căn hạch vú trong phát hiện được trên lâm sàng có hoặc không khẳng định trên vi thể , với hạch nách âm tính trên mô bệnh học. pN3 Di căn >=10 hạch nách, hoặc di căn hạch hạ đòn (hạch chặng III); hoặc di căn hạch vú trong cùng bên phát hiện được trên chẩn đoán hình ảnh kèm theo >=1 hạch nách chặng I, II dương tính; hoặc di căn >=3 hạch nách kèm theo di căn hạch vú trong trên vi thể hoặc đại thể phát hiện qua sinh thiết hạch cửa nhưng không phát hiện được trên lâm sàng; hoặc di căn hạch thượng đòn cùng bên. pN3a Di căn >=10 hạch nách (ít nhất 1 hạch có vùng di căn >2mm); hoặc di căn hạch hạ đòn (hạch nách chặng III). pN3b pN1a hoặc pN2a kèm theo cN2b (hạch vú trong dương tính trên chẩn đoán hình ảnh) hoặc pN2a kèm theo pN1b. pN3c Di căn hạch thượng đòn cùng bên. Di căn xa (M) M0 Không có bằng chứng lâm sàng hoăc hình ảnh của di căn xa cM0(i+) Không có bằng chứng lâm sàng hoặc hình ảnh của di căn xa, nhưng phát hiện qua vi thể kí thuật phân tử có các tế bào u hoặc cụm tế bào u (deposis) có kích thước <=0.2mm trong máu, trong tuỷ xương hoặc trong các mô khác ngoài hạch vùng ở bệnh nhân không có triệu chứng hoặc dấu hiệu di căn. cM1 Di căn xa phát hiện được bằng lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh pM1 Di căn tới bất kể cơ quan xa nào được chứng minh bằng mô học, hoặc trong trường hợp chưa di căn hạch vùng mà có di căn kích thước >0.2mm. *Chú thích * Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) đã được loại ra khỏi hệ thống xếp giai đoạn TNM của AJCC lần thứ 8 do tính chất lành tính [28]. ** cN1mi hiếm được sử dụng nhưng có thể phù hợp trong trường hợp có làm sinh thiết hạch cửa trước khi lấy bỏ khối u, thường xuất hiện trong trường hợp điều trị tân bổ trợ [28].
  • 30. 17 Bảng 1.3 Xếp giai đoạn TNM ung thư vú Giai đoạn T N M 0 IA IB IIA Tis T1 T0 T1 T0 T1 T2 N0 N0 N1mi N1mi N1 N1 N0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 IIB T2 T3 N1 N0 M0 M0 IIIA T0 T1 T2 T3 T3 N2 N2 N2 N1 N2 M0 M0 M0 M0 M0 IIIB IIIC T4 T4 T4 Bất kỳ T N0 N1 N2 N3 M0 M0 M0 M0 IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1 1.2.7 Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới và ở Việt Nam a. Tình hình ung thư tuyến vú trên thế giới Ung thư vú là một vấn đề nan giải về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và hiện là khối u phổ biến nhất trên toàn cầu. Trong số tất cả các căn bệnh ác tính, ung thư vú được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau mãn kinh, chiếm 23% tổng số ca tử vong do ung thư [1]. Ngoài gánh nặng về sức khỏe và xã hội của căn bệnh này, ung thư vú (UNG THƯ VÚ) có tác động kinh tế quan trọng đối với người bệnh, hệ thống y tế và toàn bộ nền kinh tế. WHO đã chỉ ra rằng, năm 2020, có 2,3 triệu phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và 685 000 ca tử vong trên toàn cầu. Tính đến cuối năm 2020, có 7,8 triệu
  • 31. 18 phụ nữ còn sống được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong 5 năm qua, khiến nó trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Số năm sống được điều chỉnh theo tỷ lệ khuyết tật (DALYs) của phụ nữ bị ung thư vú trên toàn cầu nhiều hơn bất kỳ loại ung thư nào khác [77], [78]. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, khoảng 232.340 phụ nữ sẽ được chẩn đoán và 39.620 phụ nữ sẽ tử vong do ung thư vú vào năm 2013 [68]. Hiện tại, cứ 12 phụ nữ ở Anh thì có một người từ 1 đến 85 tuổi mắc bệnh ung thư vú. Với một triệu trường hợp ung thư mới được báo cáo trên Thế giới, ung thư vú phổ biến ở phụ nữ và chiếm 18% tổng số ung thư phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư vú được dự đoán sẽ tăng lên 85 trên 100.000 phụ nữ vào năm 2021 [31]. Năm 2012, 1,67 triệu ca ung thư vú mới được chẩn đoán, chiếm 25% tổng số ca ung thư ở phụ nữ. Ferlay và cộng sự [23] cho biết 883.000 trường hợp ở các nước kém phát triển và 794.000 ở hầu hết các nước phát triển. Theo dữ liệu, 145,2 phụ nữ ở Bỉ và 66,3 ở Ba Lan trong khoảng 100.000 người bị ung thư vú [13]. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở Hoa Kỳ là 1/8 phụ nữ và ở Châu Á thì có 1 phụ nữ bị ung thư vú trên tổng số 35. Ở Iran, có 10 trường hợp trong 100.000 dân và 7000 trường hợp mới đã được báo cáo hàng năm [29]. Tỷ lệ ung thư vú đang gia tăng ở Pakistan [12], [45]. Ung thư vú được phát hiện chủ yếu ở các khu vực đông dân cư của các nước đang phát triển ở Nam Á [8], [58; tr. 67-80]. Ung thư vú ở nam giới đã được phát hiện ở các khu vực phía Bắc của Pakistan [39]. Yang và cộng sự [80] cho biết rằng các trường hợp ung thư vú mới ở Trung Quốc là 168.013 vào năm 2005 và 121.269 vào năm 2000. Ở Hàn Quốc, ung thư vú có tỷ lệ mắc cao thứ hai trong số các loại ung thư, 38,3 trên 100.000 người vào năm 2009. Năm 2011, chi phí cho bệnh ung thư ở Hàn Quốc chiếm 15% -20% tổng chi phí y tế và 1% tổng ngân sách bảo hiểm y tế [67]. Tổng chi phí kinh tế cho bệnh ung thư vú ở Hàn Quốc là 668,49 triệu đô la Mỹ năm 2007, tăng 190,49 triệu đô la Mỹ kể từ năm 2002. Chi phí năm 2007 giảm 137,5 triệu đô la Mỹ so với năm 2005. Năm 2010, tăng 163,5 triệu đô la Mỹ so với năm 2009 [46], [47]. Tương tự như hầu hết các nước phát triển, ung thư vú (UNG THƯ VÚ) là một trong những vấn đề sức khỏe lớn ở Ba Lan. Đây là bệnh ung thư được chẩn đoán thường xuyên nhất ở phụ nữ Ba Lan; với 17.379 trường hợp trong năm 2014, nó chiếm 22% các chẩn đoán ung thư ở phụ nữ [79].
  • 32. 19 Như vậy, ung thư vú là khối u phổ biền nhất toàn cầu, tỉ lệ mắc cao cả ở các nước đang phát triển và phát triển, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh mà còn gây thiệt hại lớn về nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải có các biện pháp dự phòng và điều trị hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tình hình ung thư tuyến vú ở Việt Nam Gánh nặng của bệnh ung thư vú ở Việt Nam chưa được ghi nhận. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dũng nhằm ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam, từ năm 1996 đến năm 2015, đây là một nghiên cứu dựa trên dân số, sử dụng Cơ quan Đăng ký Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh làm nguồn dữ liệu (phạm vi giai đoạn: 1996–2015). Cơ quan đăng ký đã thông qua Bảng phân loại quốc tế về bệnh ung thư, ấn bản thứ 3 để phân loại các vị trí và hình thái chính, và các hướng dẫn từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế và Hiệp hội Đăng ký Ung thư Quốc tế. Sử dụng số liệu thống kê dân số từ số liệu điều tra dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính tỷ lệ mắc ung thư vú trong giai đoạn 5 năm. Dựa trên dân số quốc gia, đã tính toán tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (ASR) của ung thư vú từ năm 1996 đến năm 2015. Nhìn chung có 14.222 trường hợp ung thư vú mới (13.948 phụ nữ, hay 98%) đã được đăng ký trong giai đoạn 1996-2015; trong số đó, chỉ hơn một nửa (52%) ở giai đoạn 2 và 26% ở giai đoạn 3 và 4. Ở phụ nữ, độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 50 tuổi và có sự gia tăng nhẹ theo thời gian. Tỷ lệ ASR của ung thư vú trong giai đoạn 2011-2015 là 107,4 trường hợp trên 100.000 phụ nữ, tăng 70% so với tỷ lệ trong giai đoạn 1996-2000. Ở nam giới, ASR cũng tăng đáng kể: từ 1,13 trong giai đoạn 1996-2001 lên 2,32 trên 100.000 nam trong giai đoạn 2011- 2015. Những số liệu đầu tiên từ Việt Nam cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú ở Việt Nam tương đối thấp nhưng đã tăng lên theo thời gian [21]. Theo Nguyễn Thị Mai Lan, tổng số ca mắc mới ung thư vú ở Hà Nội giai đoạn 2014-2016 là 3.502 ca, trong đó nhóm tuổi mắc cao nhất là 50-59 tuổi, chiếm tỉ lệ 30,1%; tỉ suất mắc thô chung đặc trưng cho tuổi là 31/100000 dân (nữ giới), tỉ suất mắc mới chuẩn theo tuổi là 29,4/100.000 dân số (nữ giới); thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 52,7 tháng, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 2 năm, 3 năm và ước tính cho 5 năm lần lượt là 92,3%, 90,9% và 86,2% [53].
  • 33. 20 1.3 ĐIỀU TRỊ 1.3.1 Nguyên tắc điều trị Điều trị ung thư vú phụ thuộc giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học khối u (thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng của bệnh, mong muốn của bệnh nhân và các bệnh kèm theo. Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Việc sử dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo từng người bệnh. Các phương pháp được lựa chọn sao cho kết quả điều trị cao nhất mà độc tính, tác dụng không mong muốn cấp và mãn là thấp nhất, đảm bảo chất lượng sống tốt nhất. Đồng thời, cần quan tâm đến các vấn đề khác: thẩm mỹ, tâm lý, khả năng quay lại công việc, đời sống tình dục, sinh đẻ,… 1.3.2 Các phương pháp điều trị Phẫu thuật - Đối với khối u nguyên phát: có các hình thái phẫu thuật như cắt tuyến vú vét hạch nách, cắt tuyến vú tiết kiệm da, cắt tuyến vú bảo tồn quầng núm, phẫu thuật bảo tồn kết hợp với các kỹ thuật tái tạo. - Đối với hạch vùng: có các hình thái phẫu thuật như nạo vét hạch nách hoặc sinh thiết hạch cửa. - Tạo hình và tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân ung thư vú: đây là nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người bệnh trong những năm gần đây. Có nhiều biện pháp tạo hình, tái tạo tuyến vú như sử dụng chất liệu độn (implant), sử dụng các vạt da cơ có cuống hay vạt da cơ tự do với kỹ thuật vi phẫu. Việc chỉ định loại phẫu thuật này cần được đưa ra bởi bác sỹ chuyên ngành ung bướu sau khi đã có đánh giá tổng thể toàn diện các vấn đề liên quan đến tiên lượng bệnh ung thư và chất lượng sống của người bệnh. - Phẫu thuật sạch sẽ, phẫu thuật triệu chứng: đối với giai đoạn muộn.
  • 34. 21 Xạ trị a. Xạ trị chiếu ngoài: - Xạ trị tại diện u: áp dụng với các trường hợp có khối u lớn (>5cm) hoặc u ở vị trí ngoại biên, khả năng cắt rộng bị giới hạn - Xạ trị tại hạch vùng: áp dụng cho các trƣờng hợp có 4 hạch di căn hoặc có hạch di căn kết hợp với yếu tố nguy cơ cao - Xạ trị trong điều trị bảo tồn: đây là lựa chọn bắt buộc trong điều trị bảo tồn ung thư vú. Xạ trị trong ung thư vú có nhiều hình thức đa dạng: xạ trị bằng máy Cobalt thông thường đến xạ trị bằng máy gia tốc với các kỹ thuật hiện đại như lập kế hoạch và xạ trị 3D, 14 xạ trị điều biến liều, xạ trị với suất liều thấp, xạ trị điều biến thể tích VMAT, xạ trị proton… Mô phỏng xạ trị: Chụp mô phỏng bằng CLVT, MRI hoặc PET/CT, PET/MRI. b. Xạ trị áp sát: - Cấy hạt phóng xạ vào khối u hoặc diện u trong các trường hợp không phẫu thuật triệt căn được hoặc bệnh lý kèm theo không thể phẫu thuật hay bệnh nhân nhất định từ chối phẫu thuật. c. Xạ trị trong mổ (Intraoperative Radiation Therapy: IORT) - IORT là một kỹ thuật đặc biệt có thể cung cấp một liều xạ trị duy nhất, tập trung cao liều bức xạ tại nền khối u sau phẫu thuật hoặc phần còn lại của khối u không thể phẫu thuật đƣợc, các khối u tái phát, di căn. - Các chỉ định cho xạ trị trong mổ với ung thư vú thường là các khối u vú mổ tiếp cận, mổ bảo tồn (kích thước u là dưới 3cm và không có hạch trên lâm sàng), hoặc các trường hợp tái phát. - Có thể sử dụng IORT với liều duy nhất hoặc tăng cƣờng xạ trị toàn bộ vú, đặc biệt những trường hợp ung thư vú tái phát. c. Điều trị hệ thống - Hóa trị: được áp dụng cho phần lớn các bệnh nhân ung thư vú vào một thời gian nào đó. Đây là phương pháp hiệu quả cao, mang lại rất nhiều lợi ích về sống thêm cho người bệnh. - Điều trị nội tiết: được áp dụng cho các trường hợp ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính.
  • 35. 22 - Điều trị đích: là phương pháp điều trị sử dụng các thuốc là kháng thể đơn dòng nhắm vào các đích đặc hiệu của tế bào ung thư vú. - Điều trị miễn dịch: là phương pháp dùng các thuốc tác động vào các đích là các cơ chế miễn dịch xác định, giúp cơ thể loại trừ tế bào ung thư. Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp điều trị nêu trên căn cứ vào giai đoạn và các yếu tố bệnh học trên từng bệnh nhân cụ thể 1.4 ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMIDE 1.4.1 Công thức cấu tạo, phân tử và khối lượng phân tử tương đối C7H15Cl2N2O2P Khối lượng phân tử tương đối: 261,1 1.4.2 Cơ chế tác dụng Cyclophosphamide là một loại thuốc mù tạt nitơ có tác dụng thông qua quá trình alkyl hóa DNA. Thuốc không đặc hiệu theo pha chu kỳ tế bào và chuyển hóa thành dạng hoạt động có khả năng ức chế tổng hợp protein thông qua liên kết chéo DNA và RNA [49], [57]. Phần lớn tác dụng chống ung thư của cyclophosphamide là do mù tạt phosphoramide được hình thành từ quá trình chuyển hóa thuốc bởi các enzym gan như cytochrom P-450. Các enzym gan đầu tiên chuyển cyclophosphamide thành hydroxycyclophosphamide và sau đó chuyển hóa thành aldophosphamide. Aldophosphamide được phân tách thành tác nhân alkyl hóa hoạt động là phosphoramide mù tạt và acrolein. Chất chuyển hóa phosphoramide hình thành các liên kết chéo bên trong và giữa các sợi DNA liền kề ở vị trí guanine N- 7. Những sửa đổi này là vĩnh viễn và cuối cùng dẫn đến chết tế bào theo chương trình [17].
  • 36. 23 1.4.3 Chỉ định sử dụng Cyclophosphamide trong điều trị ung thư vú FDA chấp nhận Cyclophosphamide được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Cyclophosphamide được sử dụng một mình và cả trong liệu pháp kết hợp để điều trị ung thư vú. Hóa trị kết hợp với cyclophosphamide được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ phẫu thuật ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn sớm (TNM Giai đoạn I hoặc II) có nút âm tính hoặc dương tính. Hóa trị kết hợp bổ trợ bao gồm cyclophosphamide, methotrexate và fluorouracil đã được sử dụng rộng rãi. Hóa trị kết hợp bổ trợ (ví dụ: cyclophosphamide, methotrexate và fluorouracil; cyclophosphamide, adriamycin và fluorouracil; cyclophosphamide và adriamycin có hoặc không có tamoxifen) được sử dụng cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu dương tính (Giai đoạn II) ở cả bệnh nhân tiền mãn kinh và sau mãn kinh. để kiểm soát bệnh tại chỗ (phẫu thuật, có hoặc không có xạ trị) đã được thực hiện. Trong ung thư vú Giai đoạn III (tiến triển cục bộ), hóa trị kết hợp (có hoặc không điều trị nội tiết tố) được sử dụng tuần tự sau phẫu thuật và xạ trị cho bệnh có thể phẫu thuật hoặc sau sinh thiết và xạ trị cho bệnh không thể phẫu thuật; các phác đồ hiệu quả thường được sử dụng bao gồm cyclophosphamide, methotrexate, và fluorouracil; cyclophosphamide, doxorubicin và fluorouracil; và cyclophosphamide, methotrexate, fluorouracil và prednisone. Các phác đồ này và các phác đồ khác cũng đã được sử dụng trong điều trị bệnh ở giai đoạn nặng hơn (Giai đoạn IV) và bệnh tái phát. 1.4.4 Chống chỉ định: - Như với bất kỳ loại thuốc nào, việc sử dụng cyclophosphamide không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thuốc hoặc bất kỳ chất chuyển hóa nào của thuốc. - Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng cyclophosphamide vì việc sử dụng thuốc có liên quan đến độc tính với phôi thai. Cyclophosphamide có trong sữa mẹ và việc tiếp xúc có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh, chậm phát triển và tử vong cho thai nhi. Khuyến cáo mạnh mẽ rằng bệnh nhân nữ đang điều trị bằng cyclophosphamide tránh mang thai trong thời gian điều trị và sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị và cho đến một năm sau khi hoàn thành điều trị.
  • 37. 24 1.4.5 Liều dùng Nhiều phác đồ hóa trị kết hợp có chứa cyclophosphamide đã được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Một phác đồ thường được sử dụng để điều trị ung thư vú giai đoạn đầu bao gồm liều cyclophosphamide 600 mg/m2 ngày thứ 1. Chu kì 21 ngày x 4-6 tuần. 1.4.6 Cơ chế tác dụng trên thận và bàng quang - Acrolein là tác nhân chính liên quan đến sự kết tủa của viêm bàng quang xuất huyết. Chất chuyển hóa gây ra sự mỏng manh và giãn nở mạch máu, kích thích niêm mạc bàng quang, giải phóng các chất trung gian gây viêm như yếu tố hoại tử khối u- alpha, IL-1 beta, và oxit nitric nội sinh dẫn đến xuất huyết. Tiếp xúc kéo dài với acrolein có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm bàng quang xuất huyết. - Nhiễm độc đường tiết niệu - Hoại tử ống thận - Ung thư thận, ung thư bàng quang thứ phát 1.4.7 Triệu chứng tác dụng phụ trên thận và bàng quang -Viêm bàng quang xuất huyết có thể thay đổi từ xuất huyết hồng nhạt đến xuất huyết. Các triệu chứng khác về đường tiết niệu bao gồm tăng số lần đi tiểu và tiểu gấp do bí tiểu, tiểu đêm và tiểu khó. - Tiểu máu - Protein niệu - Nhiễm trùng do vi khuẩn 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY 1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nghiều báo cáo về ảnh hưởng tới chức năng thận, bàng quang ở những bệnh nhân ung thư và các bệnh khác được điều trị bằng Cyclophosphamide. Viêm bàng quang xuất huyết, nhiễm độc thận và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp có thể trực tiếp do việc sử dụng các tác nhân này và có khả năng gây tử vong. Độc tính bàng quang đã được báo cáo ở 4-36% bệnh nhân dùng thuốc này [61]. Viêm bàng quang cấp tính - dạng nhiễm độc bàng quang phổ biến nhất, được đặc trưng bởi khó tiểu, tần suất và tiểu ra máu, không có vi khuẩn niệu. Viêm bàng quang thường phát triển trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc và kéo dài trong 5 - 7 ngày [25]. Các trường hợp nghiêm trọng biểu hiện bằng chứng đái ra máu, đi qua các cục máu đông có thể dẫn đến bệnh lý niệu quản tắc nghẽn. PP Varma đã báo cáo trường
  • 38. 25 hợp cậu bé 15 tuổi biểu hiện khó tiểu và tiểu ra máu sau 10 ngày dùng liều thứ 2 của Cyclophosphomide, soi bàng quang cho thấy niêm mạc bàng quang tăng tiết lan toả với nhiều vùng tổn thương ban xuất huyết có kích thước từ 1 đến 5 mm đang chảy máu tích cực [75]. Cũng đã có hai nghiên cứu bệnh chứng về ung thư bàng quang liên quan đến cyclophosphamide. Kaldor và cộng sự (1995) đã điều tra 63 trường hợp ung thư bàng quang sau ung thư buồng trứng, và phát hiện ra rằng so với phẫu thuật đơn thuần, nguy cơ tương đối liên quan đến hóa trị liệu có chứa cyclophosphamide là tác nhân duy nhất gây ung thư bàng quang là 4,2 (P = 0,025) nếu không của xạ trị, và 3,2 (P= 0,08) với xạ trị [42]. Travis và cộng sự (1995) đã nghiên cứu 31 trường hợp ung thư bàng quang và 17 trường hợp ung thư thận cũng như các đối chứng phù hợp trong một nhóm thuần tập gồm những người sống sót sau 2 năm mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Nguy cơ tương đối liên quan đến điều trị bằng cyclophosphamide là 4,5 (P <0,05) đối với ung thư bàng quang và 1,3 đối với ung thư thận [74]. 1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của cyclophosphomide ở bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vú nói riêng. 1.6 ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Bệnh viện được xây dựng và thành lập bởi ban lãnh đạo có tầm nhìn và được đảm nhận bởi các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đa số được đào tạo ở nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại, với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc, dự phòng và điều trị”. Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ: 29 Phú Châu, Tam Phú, thành phố Thủ Đức, Tp.HCM, có đầy đủ các chuyên khoa như nội tổng quát, cơ xương khớp, sản phụ khoa, nhi khoa, tai mũi họng, da liễu, mắt, răng hàm mặt. Để hỗ trợ cho các chuyên khoa nói trên, Bệnh viện có các đơn vị thực hiện cận lâm sàng: xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh với máy móc hiện đại tiên tiến nhất. Ngoài ra, Bênh viện còn có Trung Tâm đào tạo chẩn đoán hình ảnh từ xa, có thể hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và các chuyên gia quốc tế khi cần thiết. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, mỗi cá nhân sẽ được lập một bệnh án điện tử lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến bệnh tật
  • 39. 26 từ lúc bắt đầu được theo dõi đến khi cuối đời, nhờ đó bác sĩ có thể chăm sóc liên tục cho cá nhân bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình. Đồng hành với bệnh nhân, luôn luôn có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao là các Tiến Sĩ, BSCKII, Bác Sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, điều trị. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được sự hỗ trợ điều trị từ các Giáo Sư, BS chuyên khoa đầu ngành từ các trường đại học ĐHYKPNT, ĐHYDTPHCM khi có nhu cầu khám và điều trị chuyên khoa sâu. Với các điều kiện trên, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cung cấp đa dạng các dịch vụ lồng ghép, có chức năng khám và điều trị cho nhân dân trên địa bàn và khu vực lân cận với nhiều chuyên khoa khác nhau. Đến nay, bệnh viện Thành phố Thủ Đức là đơn cị sự nghiệp y tế hạng I có quy mô 800 giường với 10 phòng khám chức năng, 40 khoa và 5 phòng khám đa khoa, tổng số viên chức, người lao động hiện có là 1.903 người. Giống như các cơ sở điều trị khác, lượng bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng Cyclophosphamide lớn. Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, ảnh hưởng của nó tới chức năng thận đã được báo cáo nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamide với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú tại khu vực cũng như ở Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.
  • 40. 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định của bác sĩ điều trị ung thư. * Tiêu chuẩn lựa chọn: + Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú và được điều trị bằng Cyclophosphamid + Bệnh nhân đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu + Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân ung thư vú nhưng không điều trị bằng Cyclophosphamid + Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng bị rối loạn chức năng thận, bàng quang trước đó + Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng đang sử dụng các thuốc ảnh hường đến chức năng thận, bàng quang + Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu + Bệnh nhân không đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 /2021 đến tháng 11 /2021 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, 29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Tp Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu thuần tập tiến cứu mô tả, theo dõi dọc. Lựa chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn, không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ đưa vào nghiên cứu. Thu thập thông tin thông qua hồ sơ bệnh án, phỏng vấn bệnh nhân. Sau đó, cho điều trị 4 – 6 chu kỳ Cyclophosphamide rồi đánh giá chức năng thận, bàng quang sau mỗi chu kỳ. 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Thực tế chúng tôi thu nhận 68 bệnh nhân.
  • 41. 28 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 2.3 NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU * Nội dung 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng Cyclophosphamid Đặc điểm chung của đối tượng nhóm nghiên cứu - Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu: + Tuổi tính theo năm + Xác định độ tuổi trung bình + Tỷ lệ các nhóm tuổi: Người bệnh bị ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ theo xác định của bác sĩ điều trị ung thư. Phần mềm quản lý trung tâm Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú và được điều trị bằng Cyclophosphamid - Bệnh nhân đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân ung thư vú nhưng không điều trị bằng Cyclophosphamid - Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng bị rối loạn chức năng thận, bàng quang trước đó - Bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng Cyclophosphamid nhưng đang sử dụng các thuốc ảnh hường đến chức năng thận, bàng quang - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân không đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm SPSS 26 Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu theo công thức là 68 Thu thập số đơn thuốc và Thu thập số liệu theo phụ lục
  • 42. 29 Nhóm tuổi dưới 30 Nhóm tuổi từ 30 – 39 Nhóm tuổi từ 40 – 49 Nhóm tuổi từ 50 – 59 Nhóm tuổi từ 60 trở lên - Đặc điểm về giới tính đối tượng nghiên cứu + Giới tính: Nam, nữ + Tính tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới Biểu hiện lâm sàng - Cơ năng: + Cảm giác đau nhẹ như kiến cắn trong vú Có Không Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trêm + Căng tức khó chịu Có Không Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trên + Chảy dịch hôi/ Chảy máu Có Không Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc diểm trên - Thực thể: + Khối u vú Vị trí Số lượng Kích thước Mật độ Ranh giới Da bề mặt Di động + Hạch
  • 43. 30 Hạch nách Hạch thượng đòn Tính tỉ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm trên - Đặc điểm yếu tố nguy cơ ung thư vú: + Tuổi có kinh < 12 tuổi ≥ 12 tuổi + Tuổi mãn kinh < 55 tuổi ≥55 tuổi + Tuổi mang thai lần đầu < 35 tuổi ≥ 35 tuổi + Số con 0 con 1 con 2 con ≥ 3 con + Cho con bú Có Không + Yếu tố di truyền Có gen BRCA1, BRCA2 Không có gen BRCA1, BRCA2 + Bệnh vú lành trước đây Có Không Thể bệnh lành tính + Lối sống Chế độ ăn: Nhiều chất béo. Ít chất béo Cân nặng: Béo phì. Không béo phì
  • 44. 31 Bảng 2.1 Phân loại BMI theo WHO và IDI&WPRO Uống rượu: Có. Không Hút thuốc lá: Có. Không Thuốc ngừa thai: Có. Không Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng yếu tố nguy cơ - Các triệu chứng di căn ở các cơ quan Tính tỉ lệ bệnh nhân theo đặc điểm trên Cận lâm sàng: - Chẩn đoán hình ảnh + X-q tuyến vú + Siêu âm vú và hạch vùng + MRI tuyến vú +X-q ngực thẳng nghiêng + Siêu âm ổ bụng + CLVT lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung, sọ não + Chụp MRI sọ não, ổ bụng, tiểu khung,… + Xạ hình xương Có hình ảnh bệnh lý Không có hình ảnh bệnh lý Tính tỉ lệ theo các đặc điểm tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh - Xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2: Có. Không Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng loại
  • 45. 32 - Mô bệnh học tuyến vú: + Typ mô bệnh học + Phân độ ác tính + Kích thước u sau phẫu thuật Tính tỉ lệ bệnh nhân theo từng đặc điểm * Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphamid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thủ Đức - Số lần đổi phác đồ, số đợt điều trị Tính tỉ lệ bệnh nhân theo số lần đổi phác đồ, số đợt điều trị -Tác dụng phụ đến chức năng thận do điều trị Cyclophosphamid: Có hay không Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ đến chức năng thận khi điều trị -Tác dụng phụ đến chức năng bàng quang do điều trị Cyclophosphamid: Có hay không Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ đến chức năng bàng quang khi điều trị -Tính tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ theo tuổi, giới, typ, giai đoạn, số đợt điều trị 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ 2.4.1 Chẩn đoán ung thư vú Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú Bộ Y tế năm 2020 [7] - Lâm sàng: khối u và tính chất khối u - Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú (chụp X- quang tuyến vú, MRI tuyến vú...) - Mô bệnh học: Chẩn đoán xác định ung thư vú khi có sự hiện diện của các tế bào biểu mô ác tính (UTBM). Sinh thiết kim lõi hoặc chọc hút kim nhỏ đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, chọc hút kim nhỏ cần có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm và cũng không phân biệt được ung thư xâm nhập và không xâm nhập. Ở những nơi không có nhà giải phẫu bệnh-tế bào có kinh nghiệm, nên sinh thiết kim lõi hơn là chọc hút tế bào kim nhỏ. Ngoài ra, sinh thiết kim còn đánh giá được tình trạng thụ thể nội tiết và HER2.
  • 46. 33 2.4.2 Các thể phân tử ung thư vú [7] Bảng 2.2 Các thể phân tử ung thư vú Thể bệnh học Đặc điểm phân định Lòng ống A ER dương tính HER2 âm tính Ki-67 thấp* PR cao** Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ thấp Lòng ống B - HER2 âm tính ER dương tính HER2 âm tính Ki-67 cao hoặc PR thấp Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ cao Lòng ống B - HER2 dương tính ER dương tính HER2 dương tính Ki-67 bất kỳ PR bất kỳ HER2 dương tính (không lòng ống) HER2 dương tính ER và PR âm tính Bộ ba âm tính (thể ống- ductal***) ER, PR, HER2 âm tính 2.4.3 Phân loại giai đoạn ung thư vú [7] Bảng 2.3 Bảng đánh giá giai đoạn ung thư vú Giai đoạn T N M 0 IA IB IIA Tis T1 T0 T1 T0 T1 T2 N0 N0 N1mi N1mi N1 N1 N0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 IIB T2 T3 N1 N0 M0 M0 IIIA T0 T1 N2 N2 M0 M0
  • 47. 34 T2 T3 T3 N2 N1 N2 M0 M0 M0 IIIB IIIC T4 T4 T4 Bất kỳ T N0 N1 N2 N3 M0 M0 M0 M0 IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1 2.4.4 Chỉ định điều trị Cyclophosphamid [7] - Điều trị tân bổ trợ: + Với các trường hợp bệnh có thể mổ được khi mới chẩn đoán, đủ tiêu chuẩn bảo tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn, ngoại trừ vấn đề u lớn cần điều trị toàn thân trước mổ với các phác đồ hoá trị như điều trị bổ trợ. + Nếu khối u đáp ứng với hoá trị, xem xét điều trị bảo tồn khi đủ tiêu chuẩn + Nếu sau hoá trị khối u không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, vét hạch nách. - Điều trợ hoá chất bổ trợ: + Sau khi phẫu thuật, điều trị bổ trợ toàn thân cần được xem xét. Quyết định điều trị dựa trên cân nhắc giữa lợi ích giảm được nguy cơ tái phát, di căn vơi nguy cơ về độc tính của từng phương pháp điều trị. Hội nghị đồng thuận St, Gallen 2015 đã đề xuất điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học một cách khái quát (Bảng 3), Bên cạnh thể bệnh học, việc cân nhắc điều trị phải dựa vào giai đoạn u, hạch sau mổ cùng các yếu tố nguy cơ, thể trạng chung, bệnh kèm theo và sự lựa chọn của bệnh nhân. Bảng 2.4 Điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015 Thể bệnh học Điều trị được đề nghị Chú thích bổ sung Lòng ống A Điều trị nôi tiết đơn thuần ở phần lớn trường hợp Cân nhắc hoá trị nếu gánh nặng khối u lớn (>= 4 hạch dương tính, >=T3), độ mô học 3 Lòng ống B – HER2 âm tính Điều trị nội tiết + hoá trị trong phần lớn trường hợp
  • 48. 35 Lòng ống B – HER 2 dương tính Hoá trị + kháng HER + điều trị nội tiết ở gần như tất cả bệnh nhân Nếu chống chỉ định điều trị hoá trị, cân nhắc điều trị nội tiết + kháng HER2 HER2 dương tính không lòng ống Hoá trị + kháng HER2 Bộ ba âm tính (Thể ống- ductal) Hoá trị + Có nhiều phác đồ hoá trị khác nhau có thể áp dụng điều trị bổ trợ. Với mục đích điều trị triệt căn, các thuốc nê được sử dụng đủ liều. Các trường hợp chống chỉ định sử dụng anthracycline có thể sử dụng các phác đồ không có anthracycline. Các trường hợp nguy cơ tái phát thấp có thể sử dụng các phác đồ AC hoặc TC với 4 chu kì. - Điều trị hoá chất đối với ung thư vú di căn (giai đoạn IV)< được coi là một bệnh không thể chữa khỏi. Điều trị nhằm mục đích giảm triệu chứng liên quan khối u, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp vừa có hiệu quả vừa có độc tính thấp. - Thông thường, một phác đồ hoá trị được sử dụng liên tục đến khi bệnh tiến triển hoặc khi độc tính không chấp nhận được. 2.4.5 Phác đồ điều trị hoá trị có cyclophosphamid a. Hoá trị tân bổ trợ, bổ trợ: * HER 2 âm tính Các phác đồ ưu tiên - 4AC (doxorubicin/cyclophosphamid) liều dày => 4P (paclitaxel) liều dày (chu kỳ 2 tuần). Kèm theo thuốc kích thích dòng bạch cầu hạt (G-CSF) dự phòng nguyên phát. + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau: + Paclitaxel 175 mg/m2 /tuần, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ - 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) liều dày => 12 tuần paclitaxel. Kèm theo G-CSF dự phòng nguyên phát khi dùng AC liều dày. + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1
  • 49. 36 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 14 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau: + Paclitaxel 80mg/m2 /tuần, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, chu kỳ mỗi tuần x 12 tuần - 4AC (doxorubicin/cyclophosphamide) => 4P (paclitaxel), chu kì 3 tuần + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau: + Pacltaxel 175 mg/m2 /tuần, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ - TC (docetaxel/cyclophosphamide). Kèm theo G-CSF dự phòng nguyên phát. +Doxetacel 75mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ. Các phác đồ khác - AC (doxorubicin/cycloophosphamide) chu kỳ 3 tuần + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 21 ngày, điều trị 4-6 chu kỳ. - AC (doxorubicin/cyclophosphamide) chu kỳ 2 tuần. Kèm theo G-CSF dự phòng nguyên phát + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 +Cyclophosphamide 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 14 ngày, điều trị 4-6 chu kỳ. - 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) chu kỳ 2-3 tuần =>4D (docetaxel) chu kỳ 3 tuần. + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 + Cyclophosphamide 600mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1 Chu kỳ 14 hoặc 21 ngày x 4 chu kỳ. Theo sau: + Docetaxel 100mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 4 chu kỳ. - 4AC (doxorubicin/ cyclophosphamide) chu kỳ 3 tuần => 12 tuần paclitaxel + Doxorubicin 60mg/m2 , truyền tĩnh mạch ngày 1