SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỖ THỊ THU TRANG
NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG LOẠI BIỂU MÔ TUYẾN
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỖ THỊ THU TRANG
NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG LOẠI BIỂU MÔ TUYẾN
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA
Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Thái
BSCKII. Lê Viết Nam
Hà Nội – 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới hai người Thầy: TS.BS. Phạm Văn Thái và BSCKII. Lê Viết Nam, Trung
tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp hướng dẫn
vô cùng tận tình, truyền dạy cho em kiến thức và chia sẻ những kinh nghiệm quý
báu trong quá trình học tập, thu thập số liệu và nghiên cứu để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến các Thầy/Cô đang công tác
tại Trường Đại học Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Trần Đình Hà và PGS.TS.
Phạm Cẩm Phương là những người Thầy/Cô đã dành rất nhiều tâm huyết để xây
dựng và phát triển Bộ môn Ung thư.
Em xin dành đến Ông Bà, Bố Mẹ cùng toàn thể gia đình và bạn bè của
mình tình yêu thương và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn những người bạn đã
luôn quan tâm, chia sẻ và cho em những lời khuyên bổ ích. Cảm ơn Bố Mẹ đã
sinh thành và luôn là hậu phương vững chắc cho con trên mọi chặng đường.
Cuối cùng, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận không tránh khỏi sai sót, em rất
mong nhận được sự góp ý và đánh giá để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
ACS
American Cancer Society
(Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ)
AJCC
American Joint Committee on Cancer
(Ủy ban Liên hiệp Ung thư Hoa Kỳ)
CA 19 - 9
Cancer antigen 19 – 9
(Kháng nguyên ung thư 19 -9)
CEA
Carcinoembryonic antigen
(Kháng nguyên kháng ung thư bào thai)
CTLA – 4
Cytotoxic T lymphocyte-associated antigen
(Kháng nguyên liên quan lympho T độc)
ĐT Đại tràng
ĐTT Đại trực tràng
BMI
Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)
EGFR
Epidermal Growth Factor Receptor
(Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì)
FAP
Familial Adenomatous Polyposis
(Hội chứng đa polyp tuyến gia đình)
HNPCC
Hereditary non-polyposis colorectal cancer
(Ung thư đại trực tràng di truyền không polyp)
IARC
International Agency for Research on Cancer
(Trung tâm nghiên cứu quốc tế về ung thư)
MMR
Mismatch repair genes
(Gen sửa chữa ghép cặp AND)
MSI - H
High - Microsatellite Instability
(Bất ổn định vi vệ tinh cao)
NCCN
National Comprehensive Cancer Network
(Mạng lưới Ung thư toàn diện quốc gia)
NST Nhiễm sắc thể
PD – 1 Programmed cell Death 1
PD – L1 Programmed Death – Ligand 1
PET/CT
Positron Emission Tomography/Computed Tomography
(Ghi hình cắt lớp positron/Chụp cắt lớp vi tính)
PIK3 Phosphoinositide 3 – kinase
SEER
Surveillance, Epidemiology and End Results Program
(Chương trình giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng)
TNM
T: Tumor, N: Node, M: Metastasis
(Khối u, hạch, di căn xa)
UT Ung thư
UTBMT Ung thư biểu mô tuyến
UTĐT Ung thư đại tràng
UTĐTT Ung thư đại trực tràng
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..............................................................................3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng ......................................3
1.1.1. Hình thể ngoài và hình thể trong của đại tràng....................................3
1.1.2. Mạch máu của đại tràng.......................................................................4
1.1.3. Các nhóm hạch của đại tràng...............................................................4
1.1.4. Chức năng sinh lý của đại tràng...........................................................4
1.2. Tình hình mắc ung thư đại tràng trên Thế giới và tại Việt Nam ...............4
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ..........................................................5
1.3.1. Yếu tố dinh dưỡng ...............................................................................5
1.3.2. Các tổn thương tiền ung thư.................................................................5
1.3.3. Yếu tố di truyền....................................................................................6
1.3.4. Một số yếu tố khác...............................................................................6
1.4. Đặc điểm ung thư đại tràng........................................................................6
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................6
1.4.2. Cận lâm sàng........................................................................................8
1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng....................................................................11
1.5.1. Chẩn đoán xác định............................................................................11
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn...........................................................................11
1.6. Điều trị .....................................................................................................12
1.6.1. Phẫu thuật...........................................................................................12
1.6.2. Hóa trị.................................................................................................12
1.6.3. Điều trị đích .......................................................................................12
1.6.4. Điều trị miễn dịch ..............................................................................13
1.6.5. Xạ trị...................................................................................................13
1.7. Tình hình nghiên cứu về UTĐT...............................................................13
1.7.1. Trên Thế giới......................................................................................13
1.7.2. Tại Việt Nam......................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............15
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................15
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................15
2.2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................16
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................20
3.1. Tuổi và giới tính.......................................................................................20
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính.............................................................20
3.1.2. Độ tuổi trung bình..............................................................................21
3.2. Đặc điểm lâm sàng...................................................................................21
3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình..............................................................21
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng...................................................................22
3.2.3. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí khối u ................24
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................25
3.3.1. Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh......................................................25
3.3.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u ...............................................................27
3.3.3. Xét nghiệm sinh học phân tử .............................................................28
3.4. Phân loại giai đoạn bệnh và di căn ..........................................................30
3.4.1. Giai đoạn bệnh ...................................................................................30
3.4.2. Di căn .................................................................................................31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...............................................................................32
4.1. Các đặc điểm lâm sàng ............................................................................32
4.1.1. Các đặc điểm chung...........................................................................32
4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình..............................................................34
4.1.3. Các triệu chứng cơ năng ....................................................................34
4.1.4. Các triệu chứng toàn thân ..................................................................36
4.1.5. Các triệu chứng thực thể....................................................................37
4.1.6. Biến chứng và các triệu chứng do di căn xa......................................37
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................38
4.2.1. Đặc điểm u trên nội soi ......................................................................38
4.2.2. Độ biệt hóa khối u..............................................................................39
4.2.3. Đặc điểm về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u...................................40
4.2.4. Đặc điểm xét nghiệm sinh học phân tử..............................................40
4.2.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh....................................................................41
4.2.6. Đặc điểm di căn..................................................................................42
KẾT LUẬN......................................................................................................44
1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTĐT ........................................................44
2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân UTĐT..................................................44
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới ...............................................................21
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình............................................21
Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân .......................................................................23
Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) ................................................23
Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng ...................................................23
Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u......................................24
Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u....................................25
Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u .................................26
Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh...........................................................27
Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị ..............................................................27
Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF...................................................................28
Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS ..................................................................29
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí..............29
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u......................31
Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới......................................................34
Bảng 4.2. Các giai đoạn của ung thư theo các nghiên cứu khác nhau.................42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi..............................20
Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng..................................................................22
Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp ..........................24
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS ................................................................28
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017 ............................................30
Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT .............................................................31
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng............................................3
Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT.....................................5
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng (UTĐT) là khối u ác tính xuất phát từ niêm mạc hoặc
thành của đại tràng, là nhóm ung thư chiếm tỷ lệ cao ở đường tiêu hóa. UTĐT
cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới [9]. Theo thống
kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2020), UTĐT
đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc (6%) và đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong (3,5%) do ung thư
ở cả nam và nữ trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, UTĐT nằm trong số 10 loại ung thư hay gặp nhất. Theo
thống kê năm 2020, có khoảng 6448 trường hợp mắc mới và 3445 trường hợp
tử vong. Tỷ lệ mắc mới này xếp thứ 5 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc ở nam
đứng thứ 4 và ở nữ đứng thứ 3. Điều đáng quan ngại là bệnh đang ngày càng
có xu hướng tăng lên, ước tính đến năm 2030 số ca mắc mới tăng thêm khoảng
37,2% và tử vong tăng thêm khoảng 38,8% [54].
Phần lớn loại mô bệnh học của UTĐT là loại biểu mô tuyến. UTĐT loại
biểu mô tuyến được cho là nhóm có tiên lượng tốt trong các loại ung thư đường
tiêu hóa. Cho đến nay, điều trị UTĐT chủ yếu là phẫu thuật cắt đoạn đại tràng
mang theo khối u kèm hạch và hóa chất bổ trợ [19]. Tuy nhiên, do lâm sàng
UTĐT thường diễn tiến âm thầm nên phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi
bệnh đã vào giai đoạn muộn, ung thư di căn đến cơ quan khác và có nhiều biến
chứng. Vì vậy, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân bị suy giảm nặng nề cả trước và sau điều trị.
Như vậy, đối với mỗi bệnh nhân UTĐT mắc mới, việc đánh giá các yếu
tố nguy cơ, phát hiện sớm các triệu chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong chẩn đoán bệnh, lựa chọn phác đồ phù hợp và xây dựng kế hoạch điều trị
kịp thời.
Trên Thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu về UTĐT vẫn đang được
tiếp tục tiến hành. Với mong muốn góp phần bổ sung các chứng cứ, các dữ liệu
cụ thể về những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho
việc chẩn đoán cũng như điều trị sớm nhất có thể, chúng tôi tiến hành đề tài:
2
“Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung
thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu
như sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng
loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai
2. Nhận xét một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân trên
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng
1.1.1. Hình thể ngoài và hình thể trong của đại tràng
- Hình thể bên ngoài của đại tràng
Đại tràng thuộc phần cuối của ống tiêu hóa, dài từ 1,4m - 1,8m, chiếm
1/5 tổng chiều dài của cả ruột non và ruột già. Đường kính của ĐT lớn nhất ở
manh tràng (6-7cm), giảm dần cho tới đại tràng Sigma [2].
Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng
(Nguồn: Nguyễn Kiến Dụ (2017)) [3]
Đại tràng phải được tính từ manh tràng, qua ĐT lên, ĐT góc gan và tới
2/3 đầu của ĐT ngang. Đại tràng trái được tính từ 1/3 sau của ĐT ngang, qua
ĐT xuống, tới ĐT Sigma và chỗ nối ĐT Sigma và trực tràng [2].
- Cấu tạo bên trong của đại tràng
Cấu tạo thành đại tràng gồm 4 lớp từ ngoài vào trong. Lớp thanh mạc tạo
bởi lá tạng của phúc mạc. Lớp cơ gồm 3 dải. Lớp dưới niêm mạc giàu mạch
máu và thần kinh. Lớp niêm mạc chứa các tổ chức lympho.
4
1.1.2. Mạch máu của đại tràng
Động mạch nuôi dưỡng ĐT là động mạch mạc treo tràng trên và dưới.
Các tĩnh mạch nhận máu từ ĐT và đổ về tĩnh mạch cửa [2].
1.1.3. Các nhóm hạch của đại tràng
Đại tràng có 4 nhóm hạch [13]: trong thành ĐT, hạch cạnh ĐT, hạch
trung gian và nhóm hạch chính
1.1.4. Chức năng sinh lý của đại tràng
Đại tràng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước và điện giải
của cơ thể. Trên 90% lượng dịch được hấp thu xảy ra ở nửa đầu của ĐT. Quá
trình hấp thu ion Na+
kéo theo ion 𝐶𝑙−
và nước. ĐT cũng có chức năng bài tiết
bicarbonat và Kali [4].
Đại tràng có khả năng lên men các sản phẩm trong lòng ruột để tạo phân.
Các vi khuẩn có mặt ở phần đầu ĐT phân hủy hủy protein và carbohydrat để
tạo các acid béo chuỗi ngắn, thúc đẩy quá trình hấp thu nước, natri, clorua.
Ngoài ra, các vi khuẩn trong lòng ĐT còn có tác dụng tổng hợp vitamin K,
vitamin B12, thiamin, riboflavin là những vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể.
1.2. Tình hình mắc ung thư đại tràng trên Thế giới và tại Việt Nam
UTĐT là ung thư nguyên phát từ đại tràng, là một trong những bệnh ung
thư phổ biến trên thế giới. UTĐT hay gặp ở các nước phát triển, trong đó tỷ lệ
mắc cao nhất ở Australia, New Zealand, các nước châu Âu và Bắc Mỹ, thấp
hơn ở các nước Tây Phi và Nam Trung Á. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam cao hơn ở
nữ, con số này là nam/nữ = 1,4/1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp cũng
liên quan đến nguy cơ gia tăng UTĐT, một nghiên cứu đã ước tính nguy cơ
UTĐT tăng khoảng 30% ở các nước có nền kinh tế kém phát triển.
Tại Việt Nam năm 2020 ghi nhận 6448 trường hợp mắc mới và 3445
trường hợp tử vong do UTĐT. Dự kiến đến năm 2030, con số tăng lên khoảng
8850 ca mắc mới và 4780 ca tử vong [54]. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam là 3946
nhiều hơn ở nữ là 2502, tỷ lệ mắc mới ở nam gấp khoảng 1,57 lần so với nữ.
5
Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT
ở cả hai giới tại Việt Nam
(Theo GLOBOCAN năm 2020) [54]
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
1.3.1. Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng liên quan chặt chẽ tới UTĐT. Ăn nhiều mỡ, thịt động
vật thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây biến đổi axít mật thành các chất ảnh
hưởng tới sự sinh sản của các tế bào biểu mô. Những thực phẩm có nhiễm
benzopyren, nitrosamin…cũng có khả năng gây ung thư.
Các nghiên cứu mới gần đây chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D góp phần vào
tỷ lệ mắc, việc sử dụng sữa giúp giảm nguy cơ phát triển UTĐT [20].
1.3.2. Các tổn thương tiền ung thư
Viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn: khoảng 25% có nguy cơ
bị ung thư hóa sau 10 năm [5].
Polyp đại trực tràng: nguy cơ gây ung thư tùy thuộc kích thước và loại
mô học. Những polyp có kích thước > 2cm có nguy cơ ung thư cao. Loại polyp
tăng sản ít ác tính hơn, polyp nhung mao có 25 - 40% nguy cơ ung thư hóa [5].
6
1.3.3. Yếu tố di truyền
Bệnh đa polyp tuyến gia đình là bệnh di truyền do đột biến gen APC gây
nên. Những polyp này đa phần lành tính, nếu không được điều trị sẽ chuyển
thành tổn thương ác tính. Nếu polyp không được loại bỏ trước tuổi 40 thì hầu
hết sẽ chuyển thành UTĐTT, vì vậy phẫu thuật cắt polyp dự phòng trước tuổi
25 được khuyến cáo cho người bị FAP [31].
Hội chứng Lynch là bệnh di truyền do sai lệch quá trình sửa chữa DNA.
Khoảng 90% nam giới và 70% nữ mắc hội chứng Lynch sẽ phát triển thành
UTĐTT trước tuổi 70.
1.3.4. Một số yếu tố khác
Tuổi và giới: UTĐT hay gặp nhất ở tuổi từ 50 đến 70, trong đó nam
thường cao hơn nữ giới [36, 41]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UTĐT
ở người lớn tuổi (>50) đang có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ mắc ở người trẻ
tuổi hơn lại có xu hướng tăng lên [24].
1.4. Đặc điểm ung thư đại tràng
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
1.4.1.1. Triệu chứng toàn thân
UTĐT có thể không có triệu chứng hoặc được báo trước bằng các triệu
chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn.
Gầy sút cân là triệu chứng hay gặp ở giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân có
thể giảm từ 5 - 10kg trong vòng 2 - 4 tháng [5]. Gầy sút cân là một trong các
biểu hiện của suy mòn liên quan đến ung thư, đặc trưng bởi sự mất cơ có hoặc
không kèm theo giảm mỡ. Nguyên nhân dẫn đến suy mòn trong UTĐT được
giải thích không chỉ do bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn mà còn do ảnh hưởng của
bệnh đến quá trình hô hấp ti thể và hàm lượng của ti thể [25].
Thiếu máu: Thiếu máu là triệu chứng không đặc hiệu của bệnh nhân
UTĐT, chủ yếu do quá trình viêm mạn tính, mất máu qua đường ruột, thiếu sắt
và suy tủy do hóa trị trong thời gian dài [50]. Các biểu hiện thường là mệt mỏi,
da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, móng khô và dễ gãy. Bệnh nhân bị UTĐT phải
có nhiều khả năng bị thiếu máu nhẹ và thiếu máu nặng hơn so với UTĐT trái.
7
1.4.1.2. Triệu chứng cơ năng
Đau bụng: là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân UTĐT. Thông thường,
giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ đau bụng mơ hồ, đau âm ỉ không rõ hoặc không
đau. Khi u đã tiến triển và đến giai đoạn muộn thì tình trạng đau bụng ngày
càng khu trú rõ ràng và trở nên trầm trọng. Đau bụng trong UTĐT phải thường
là đau bụng kiểu Koenig: bệnh nhân đau bụng khu trú, có khi đau quặn lên,
trung tiện hoặc đại tiện được thì đỡ đau. Trong UTĐT trái thường là đau bụng
kiểu tắc ruột: đau dai dẳng, dữ dội. Đây là biến chứng chiếm tỷ lệ cao trong
UTĐT tại Việt Nam.
Thay đổi thói quen đại tiện: hay gặp ở u ĐT trái, bệnh nhân có thể có
thay đổi thời điểm đi ngoài so với bình thường hay tăng số lần đi ngoài. Nhiều
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay đổi thói quen đại tiện trong UTĐT hay gặp ở
nhóm bệnh nhân ≤ 40 tuổi hơn [26].
Rối loạn tiêu hóa: trong UTĐT hay gặp táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc táo
bón và tiêu chảy xen kẽ. Táo bón hay gặp ở UTĐT trái do ĐT trái là nơi chứa
phân, tiết nhầy bôi trơn lòng ống. Mặt khác, u ở ĐT trái có xu hướng phát triển
vào lòng ruột theo kiểu hình nhẫn làm bít kín ĐT nên hay gặp đi ngoài phân
nhầy và táo bón và nguy cơ tắc ruột cao hơn. Trong khi ĐT phải có chức năng
chính là hấp thu nước nên khi tổn thương thì dễ gây tình trạng tiêu chảy, ngoài
ra u có xu hướng phát triển ra ngoài thành đại tràng nên có thể gây bán tắc ruột.
Đi ngoài phân lẫn máu: có máu trong phân là do chảy máu từ khối u.
Máu có khi nhìn được bằng mắt thường, hoặc chỉ thấy được khi soi dưới kính
hiển vi. Nếu ung thư ĐT phải thì phân thường có máu màu đỏ sẫm, còn ung thư
ĐT trái thì phân hay gặp kèm máu đỏ tươi và lẫn ít nhầy của niêm mạc ruột.
1.4.1.3. Triệu chứng thực thể
Khám bụng: thường chỉ thấy dấu hiệu khi ở giai đoạn tiến triển, có di
căn hạch ổ bụng hay có biến chứng. Khám thấy khối u qua thành bụng hoặc
người bệnh từ sờ thấy. Nếu ung thư di căn gây tổn thương gan thì khám thấy
gan to, vàng da hay dịch cổ trướng. Nếu ung thư có biến chứng tắc ruột thì
khám thấy dấu hiệu quai ruột nổi, rắn bò. Nếu có biến chứng thủng ruột gây
viêm phúc mạc thì sờ nắn bụng bệnh nhân đau dữ dội, phản ứng thành bụng và
cảm ứng phúc mạc rõ.
8
Hạch di căn: UTĐT có thể di căn hạch cổ, hạch bẹn với đặc điểm chung
của hạch ung thư là tiến triển tăng dần, khởi đầu gần các cơ quan ung thư, sau
theo đường bạch huyết đến hạch lân cận. Hạch có thể mềm hoặc cứng chắc, di
động, khi sờ nắn không thấy đau.
1.4.2. Cận lâm sàng
1.4.2.1. Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng bằng ống mềm: có thể quan sát trực tiếp tổn thương trên
bề mặt niêm mạc (tới tận manh tràng) đồng thời sinh thiết làm chẩn đoán, hoặc
điều trị cắt polyp trong khi soi. Hình ảnh tổn thương qua nội soi có thể thấy:
các khối sùi nhiều múi, hay các ổ loét, các khối u chít hẹp lòng ĐT.
1.4.2.2. Mô bệnh học theo WHO 2017
Tổn thương đại thể:
Thể sùi: khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Mặt u không đều, có thể chia
thùy, múi. Màu sắc loang lổ, trắng lẫn đỏ tím. Mật độ mủn bở, dễ rụng vỡ chảy
máu. Hay gặp ở ĐT phải, ít gây hẹp, ít di căn hạch hơn các thể khác [21]
Thể loét: Khối u thể loét hay gặp ở ĐT trái nhiều hơn, u chủ yếu phát
triển sâu vào các lớp của thành ĐT, xâm lấn các cơ quan khác và có tỷ lệ di căn
hạch bạch huyết cao hơn [21]
Thể thâm nhiễm: tổn thương lan tỏa, không rõ ranh giới. Khối u thường
phát triển theo chiều dọc, chiều dày lẫn theo chu vi, nhiều khi phát triển làm
ruột cứng tròn như một đoạn ống [21]
Thể chít hẹp: thường gặp ở nửa trái ĐT, nhất là ĐT Sigma. Khối u nhỏ,
đoạn ruột hai phía u phình ra tạo tổn thương như vành khăn, di căn hạch sớm.
Tổn thương vi thể:
- Ung thư biểu mô tuyến chiếm tới 85 – 90%
- Ung thư biểu mô tuyến vảy
- Ung thư biểu mô tế bào hình thoi
- Ung thư biểu mô vảy
- Ung thư biểu mô không biệt hóa
9
Mức độ biệt hóa:
- Biệt hóa cao: > 95% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến
- Biệt hóa vừa: 50 - 95% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến
- Kém biệt hóa: 5 – 50% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến
- Không biệt hóa: < 5% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến
1.4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp Xquang bụng không chuẩn bị: chỉ định trong các trường hợp cấp
cứu để chẩn đoán tắc ruột, thủng ruột hoặc vỡ u. Nếu có tắc ruột thì thấy hình
ảnh mức nước hơi, thủng ruột thì thấy mờ toàn bộ ổ bụng, liềm hơi dưới hoành.
Chụp khung đại tràng có cản quang: được chỉ định cho ung thư thể thâm
nhiễm, mà các phương pháp chẩn đoán như nội soi thất bại vì không đưa được
ống vào. Phương pháp này so với chụp Xquang thông thường cho hình ảnh tốt
hơn, phát hiện được những ung thư sớm và polyp nhỏ trong lòng ĐT. Hình ảnh
khung ĐT thường thấy là một hình khuyết, bờ nham nhở lõi táo hoặc hình cắt
cụt. Hình ảnh tổn thương của ĐT thường là chít hẹp hoặc khối trong lòng ĐT.
Chụp cắt lớp vi tính: là phương pháp hiện đại, cho phép đánh giá vị trí
khối u, đặc biệt là đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn hạch, di căn xa,
đồng thời đánh giá các tạng trong ổ bụng. Hình ảnh UTĐT trên phim chụp có
thể thấy hình ảnh khối u gây hẹp lòng đại tràng, dày thành đại tràng phía ngoài
và hạch vùng. Chụp cắt lớp vi tính được coi là một trong những phương pháp
hữu dụng trong đánh giá trước mổ tình trạng ổ bụng và tiểu khung [19].
Siêu âm bụng: là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, giúp phát hiện
các bất thường của ĐT. Hình ảnh bệnh lý có thể thấy trong UTĐT là mất cấu
trúc các lớp của thành ĐT, hạch ổ bụng, tổn thương nhu mô gan, dịch ổ bụng,
tổn thương tụy, lách… Siêu âm nội soi hiện nay là công cụ chẩn đoán được sử
dụng và mang lại kết quả tích cực trong phát hiện UTĐT di căn hạch.
PET/CT: là phương pháp vừa cung cấp hình ảnh giải phẫu vừa thăm dò
chức năng chuyển hóa của cơ quan. Đây là kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao
hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Phương pháp này
có khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm với kết quả chính xác cao.
Từ đó, giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị.
10
Mặt khác, chụp PET/CT còn giúp đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát
và tiên lượng bệnh. Tuy vậy, chụp PET/CT đòi hỏi trang bị và kỹ thuật cao nên
thường chỉ được chỉ định ở các cơ sở y tế lớn, chuyên khoa sâu.
1.4.2.4. Xét nghiệm máu
Số lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, mức độ tùy thuộc lượng máu
mất, thể hiện tình trạng thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (thiếu máu mạn tính)
1.4.2.5. Xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u
CEA là kháng nguyên ung thư biểu mô phôi, là chất chỉ điểm u không
đặc hiệu vì chúng được tìm thấy trên màng tế bào của nhiều mô. CEA cao nhất
trong huyết thanh ở người bình thường đo được là 5ng/ml. Nồng độ CEA được
cho là tăng nhẹ khi từ 5 - 10ng/ml, tăng nhiều khi > 10ng/ml. Khi UTĐT còn
khu trú tại chỗ, CEA tăng không quá 25% các trường hợp, khi có di căn hạch
vùng 50 - 60% trường hợp có CEA tăng cao, còn nếu có di căn xa là 75% [16].
Sau phẫu thuật triệt để, nồng độ CEA trở về bình thường sau 4 - 6 tuần. Đây là
dấu hiệu có giá trị tiên lượng và theo dõi tái phát [9].
Nồng độ CA 19 – 9 bình thường nhỏ hơn 37 U/ml, tăng cao ở bệnh nhân
có u ác tính. Tuy nhiên, CA 19 – 9 thường được sử dụng như một dấu ấn của
ung thư tụy và đường mật hơn là UTĐT [19].
1.4.2.6. Xét nghiệm gen - sinh học phân tử
Trong UTĐT, có nhiều đột biến gen đã được phát hiện, gồm 3 nhóm
chính là đột biến các gen sinh ung thư, gen ức chế khối u và gen sửa chữa [3].
Các gen sinh ung thư (Oncogenes) điều khiển sự phát triển bình thường
của tế bào. Khi các gen này bị đột biến, quá trình tăng sinh không kiểm soát
xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Các đột biến oncogenes
liên quan đến UTĐT đã được xác định là gen RAS (KRAS, NRAS, HRAS),
BRAF [5, 11, 18, 30] và PIK3CA. Trong đó, gen KRAS nằm trên NST số 12,
gồm 6 exon, mã hóa cho các protein K-ras – chất truyền tín hiệu nội bào xuôi
dòng từ EGFR. Codon 12 và 13 là vị trí hay xuất hiện đột biến gen KRAS. Đột
biến codon 61, codon 146 ít gặp hơn và ảnh hưởng chưa được làm sáng tỏ trên
lâm sàng. Gen BRAF nằm trên NST số 7, là gen mã hóa protein BRAF – chất
truyền tín hiệu nội bào xuôi dòng của con đường RAS - MAPK. Xác định đột
11
biến gen KRAS và BRAF có ý nghĩa quan trọng trước bệnh nhân được chỉ định
điều trị thuốc nhắm đích EGFR, bởi các thuốc này chỉ có hiệu quả khi bệnh
nhân không mang đột biến các gen trên. Đột biến PIK3CA đóng vai trò quan
trọng trong quá trình sinh UTĐT. Dùng aspirin có thể ngăn chặn con đường
PI3K, vì vậy giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Các gen ức chế khối u có tác dụng đối lập với oncogenes. Rối loạn các
gen ức chế khối u cũng có khả năng dẫn đến ung thư ĐT: gen APC trên NST
5q vai trò trong bước đầu UTBMT, gen DCC trên NST 18q liên quan đến giai
đoạn tiến triển của UTBMT và mất gen p53 trên NST 17p xảy ra ở giai đoạn
cuối của UTBMT, liên quan với sự lây lan di căn của khối u [30].
Các gen sửa chữa liên quan đến ung thư đại trực tràng hay gặp là MMR
(MLH1, MSH2, MSH6, PMS2) trong hội chứng Lynch.
Tần suất đột biến MSI, PIK3CA, BRAF tăng dần từ trực tràng đi lên và
ngược lại đối với các gen APC, p53. Vì vậy, tần số đột biến MSI, PIK3CA,
BRAF ở UTĐT phải cao hơn, còn ở UTĐT trái thì hay gặp các đột biến APC,
p53. Tần số đột biến KRAS ổn định tại các vị trí khác nhau của đại tràng.
1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng
1.5.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán ung thư đại tràng dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng điển hình. Trong đó, kết quả mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để xác
định các bệnh ung thư nói chung và UTĐT nói riêng.
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn
Theo xếp loại TNM, UTĐT gồm các giai đoạn tại chỗ (I, II, III) và di
căn xa (IV) (xem phụ lục số 2)
12
1.6. Điều trị
1.6.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của UTĐT khi bệnh ở giai đoạn
sớm, tổn thương khu trú (phẫu thuật triệt căn). Ở giai đoạn muộn, phẫu thuật
vẫn được chỉ định trong một số trường hợp (phẫu thuật tạm thời: làm hậu môn
nhân tạo, nối tắt…) để giải quyết những biến chứng tắc ruột, chảy máu do u.
Tùy vào vị trí u mà có các phẫu thuật khác nhau: phẫu thuật cắt nửa ĐT, cắt
ĐT mở rộng, cắt đoạn ĐT hay cắt u tái phát tại chỗ.
1.6.2. Hóa trị
Hóa trị được chỉ định như một điều trị bổ trợ trong UTĐT, giúp tiêu diệt
các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị bổ trợ có vai trò quan
trọng trong UTĐT giai đoạn III: giúp giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống
thêm. Các phác đồ được ưu tiên là CAPEOX hoặc FOLFOX [16, 20, 24].
Hóa trị cho UTĐT giai đoạn muộn hoặc tái phát thường được chỉ định
với mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Phác đồ thường dùng [5] là FOLFOX, XELOX hay FOLFIRI, ILF…
1.6.3. Điều trị đích
Là liệu pháp sử dụng các thuốc và các chất để ngăn chặn sự phát triển
của tế bào ung thư bằng cách tác động vào các phân tử đặc hiệu (còn được gọi
là các đích) cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khối u. Ứng với mỗi
đích khác nhau sẽ có loại thuốc khác nhau. Hiện nay, có hai nhóm chính trong
điều trị ung thư đại tràng di căn [24] là:
- Kháng thể đơn dòng: là liệu pháp điều trị trúng đích tác động trên các
đích nằm ở phần ngoài màng tế bào. Bao gồm: các thuốc ức chế thụ thể cho
yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular Endothelial Growth Factor:
VEGF) như Bevacizumab,..; thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (Epidermal
Growth Factor Receptor: EGFR) như Cetuximab,…
- Thuốc trọng lượng phân tử nhỏ: Tác động vào các đích nằm bên trong
tế bào như: Regorafenib,…
Ưu điểm của các thuốc điều trị đích: ít ảnh hưởng cho các tế bào lành,
hạn chế nhiều độc tính của hóa trị, xạ trị.
13
1.6.4. Điều trị miễn dịch
Là phương pháp sử dụng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống
lại các tế bào ung thư, trong đó có vai trò quan trọng của tế bào Lympho T
miễn dịch. Dù mới được tìm ra không lâu, nhưng phương pháp đã cho thấy
tác dụng tốt trong điều trị nhiều loại ung thư trong đó có UTĐT giai đoạn di
căn xa [26].
Hiện nay, có 2 nhóm thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch được sử
dụng để điều trị ung thư đại tràng di căn bao gồm: liệu pháp ức chế CTLA – 4
(Ipilimumab) và liệu pháp ức chế PD – 1 (Pembrolizumab, Nivolumab).
1.6.5. Xạ trị
Xạ trị ít được đặt ra trong điều trị UTĐT. Phương pháp này được chỉ
định trong một số trường hợp như tổn thương xâm lấn thành bụng, di căn
xương, di căn não (xạ trị triệu chứng) [26].
1.7. Tình hình nghiên cứu về UTĐT
1.7.1. Trên Thế giới
Theo Monjur Ahmed (2020) [30], tỷ lệ bệnh nhân mắc UTĐT đã giảm
trong những năm gần đây nhờ tiến bộ của nội soi đại tràng. 25% số bệnh nhân
có tiền sử gia đình mắc UTĐT, tỷ lệ này tăng cao hơn ở những bệnh nhân trẻ
tuổi. Nghiên cứu nhấn mạnh khuyến cáo sàng lọc sớm UTĐT của ACS. Các
đột biến gen KRAS, BRAF được ghi nhận ở khoảng 1/3 số bệnh nhân.
Nghiên cứu trên 511 bệnh nhân của Knut Holtedahl (2021) [23] cho tỷ
lệ mắc bệnh nữ/nam = 280/231. Độ tuổi trung bình ở cả hai giới là 71. Đau
bụng và đi ngoài phân máu là hai triệu chứng phổ biến nhất. UTĐT phải hay
gặp thiếu máu và các triệu chứng thay đổi thói quen đi ngoài, còn UTĐT trái
phổ biến nhất là triệu chứng đi ngoài phân máu. Các triệu chứng khác ít gặp
hơn là táo bón, tiêu chảy và bụng chướng.
14
1.7.2. Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hồng Linh (2013), nhóm tuổi trên 50 hay
gặp nhất với tỷ lệ 77,8%. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 0,96. Các triệu
chứng cơ năng chủ yếu bao gồm: đau bụng, đi ngoài phân máu, rối loạn tiêu
hóa. Toàn thân có biểu hiện chính là gầy sút và thiếu máu. Tỷ lệ khám thấy
khối u chiếm 24,4%. Các kết quả về cận lâm sàng bao gồm: khối u gặp chủ
yếu ở đại tràng Sigma, thể sùi là dạng hay gặp nhất. Mức độ biệt hóa vừa
chiếm đa số (80%). Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự tăng CEA trước phẫu
thuật trong 53,5% các trường hợp.
Năm 2020, Đỗ Hồng Anh và cộng sự nghiên cứu trên 53 bệnh nhân
UTĐT tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả: phần lớn bệnh nhân nằm trong
nhóm tuổi 60 – 69 với nam nhiều hơn nữ. Gan là cơ quan di căn chính của
UTĐT (chiếm 20,76%), ngoài ra có phổi, não, phúc mạc, xương và tuyến
giáp. Nghiên cứu cho kết quả 29,3% số bệnh nhân có đột biến gen RAS,
BRAF.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2021) trên 73 bệnh nhân ung thư đại
tràng tại Bệnh viện K cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung
thư đại tràng là 10,9%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng và
tắc ruột. Hình ảnh khối u hay gặp là thể sùi, vị trí u ở ĐT xuống chiếm tỷ lệ
cao nhất. Phân loại mô bệnh học của u có 92,9% ung thư biểu mô biệt hóa
vừa. Hầu hết bệnh nhân nhập viện khi đang ở giai đoạn muộn (III, IV).
Số lượng nghiên cứu tại Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của UTĐT loại biểu mô tuyến trong những năm gần đây còn hạn chế.
Các nghiên cứu đã công bố chủ yếu tập trung vào những đặc điểm liên quan
đến điều trị. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá cụ
thể về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của UTĐT loại biểu mô tuyến.
15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng
kết quả mô bệnh học là UTĐT loại biểu mô tuyến và điều trị tại Trung tâm Y
học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến
tháng 2 năm 2022
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán xác định là ung thư đại tràng
loại biểu mô tuyến bằng xét nghiệm mô bệnh học theo tiêu chuẩn của
WHO 2017
+ Bệnh nhân có đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên
+ Bệnh nhân bị ung thư từ cơ quan khác di căn đến đại tràng
+ Không có đầy đủ thông tin và hồ sơ bệnh án
+ Những bệnh nhân UTĐT tái phát
+ Bệnh nhân có nhiều loại ung thư phối hợp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính
một tỷ lệ trong quần thể
n = 𝑍1−
𝑎
2
2 𝑝(1−𝑝)
𝑑2
Trong đó: α = 0,05 tương đương độ tin cậy 95%
Tra bảng giá trị Z(1-α/2) = 1,96
16
p = tỷ lệ ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến, là 82% lấy theo nghiên
cứu của Phạm Tú Thành [15]
d = 10%, khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể
→ Thay vào công thức ta được: n = 57. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho
nghiên cứu là 57.
Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn được 69 bệnh nhân thỏa mãn tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu: xác định đề tài nghiên cứu, xây dựng kế hoạch
nghiên cứu, tạo bệnh án nghiên cứu và xác định các chỉ số nghiên cứu.
Thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu: thông tin từ các hồ sơ bệnh
án được ghi vào một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (Xem phụ lục số 1).
Thu thập dữ liệu từ tất cả các bệnh án có đủ tiêu chuẩn tại phòng lưu trữ hồ sơ
bệnh án Bệnh viện Bạch Mai. Tiến hành thu thập thông tin từ ngày 20/2/2022
đến ngày 20/3/2022.
Nhập liệu và xử lý thông tin: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
IBM SPSS Statistics version 20. Các thuật toán sử dụng: tính trung bình cộng,
độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ các biến trong nghiên cứu. So sánh kiểm định:
Chi bình phương, kiểm định Fisher, kiểm định Phi – Cramer’V.
17
2.2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
❖ Các đặc điểm lâm sàng
- Tuổi, giới tính
- Tiền sử:
+ Bản thân: Viêm đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng
+ Gia đình: bố mẹ, anh chị em ruột có mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc
ung thư khác
- Triệu chứng toàn thân
+ Gầy sút cân
+ Thiếu máu: bệnh nhân có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, da xanh,
niêm mạc nhợt tùy mức độ thiếu máu.
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương
chiều cao (m²). Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu
Á (IDI & WPRO) BMI được phân làm các mức độ: BMI < 18,5 là gầy,
BMI trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 là bình thường và BMI từ 23 trở lên là
béo phì.
- Triệu chứng cơ năng
+ Đau bụng: mức độ tùy thuộc từng bệnh nhân, có thể chỉ đau nhẹ, lâm râm,
có thể đau quặn, đau liên tục khiến bệnh nhân phải vào viện
+ Mệt mỏi
+ Rối loạn đại tiện: bao gồm các tình trạng: tiêu chảy, táo bón hoặc tăng số
lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày).
+ Đi ngoài phân có lẫn máu: phân có lẫn máu đỏ hoặc nhầy máu
- Triệu chứng thực thể: Sờ thấy u qua thành bụng là triệu chứng chính của
UTĐT
- Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng
+ Tắc ruột: biểu hiện tam chứng: đau bụng – nôn – bí trung đại tiện.
+ Thủng ruột: bệnh nhân thường có biểu hiện viêm phúc mạc
18
❖ Các đặc điểm cận lâm sàng
- Nội soi đại trực tràng và làm sinh thiết mô bệnh học
+ Vị trí: xác định chính xác vị trí dựa vào các mốc giải phẫu. ĐT phải bao
gồm: manh tràng, ĐT lên, ĐT góc gan và phần đầu của ĐT ngang. ĐT trái
được tính là từ phần tiếp theo của ĐT ngang đến hết ĐT Sigma.
+ Kích thước khối u: tính theo cm trên nội soi và hình ảnh đại thể của kết
quả giải phẫu bệnh.
+ Hình ảnh tổn thương đại thể: dạng sùi, loét, loét sùi hay thâm nhiễm
+ Hình ảnh tổn thương vi thể: cho biết mức độ xâm lấn của ung thư
+ Mức độ biệt hóa: các mức độ: biệt hóa cao, biệt hóa vừa, biệt hóa kém và
không biệt hóa.
- Giai đoạn ung thư: có 4 giai đoạn I, II, III và IV
+ Bệnh nhân nếu có di căn xa thì xếp vào giai đoạn IV
+ Bệnh nhân có kết quả mô bệnh học sau mổ (63 bệnh nhân) thì xếp vào
giai đoạn tương ứng theo phân loại của AJCC năm 2017
+ Bệnh nhân không mổ (6 bệnh nhân) thì xác định giai đoạn trước mổ dựa
vào lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
- Lượng hemoglobin: thiếu máu ở nam giới và nữ giới được xác định
+ Ở nam giới: thiếu máu khi Hb < 130 mg/dl
+ Ở nữ giới: thiếu máu khi Hb < 120 mg/dl
- Các xét nghiệm chất chỉ điểm u trước điều trị: CEA: bình thường < 5ng/ml
- Di căn xa: xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả phẫu thuật, nội
soi ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, chụp
PET/CT. Di căn đến các tạng: gan, phổi, xương, phúc mạc…
- Xét nghiệm sinh học phân tử:
• Các xét nghiệm đột biến gen
+ Gen KRAS (codon 12, 13, 146, 64)
+ Gen BRAF
+ Gen NRAS
• Xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh
19
2.2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu,
bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm và Bệnh viện.
Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp do đó không ảnh hưởng đến
tiến trình điều trị của bệnh nhân
Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, không tiết lộ thông tin
bệnh nhân. Tất cả thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
và không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. Số liệu thu thập được đầy đủ,
chính xác và khách quan. Kết quả đảm bảo có tính khoa học và tin cậy.
Nghiên cứu được tiến hành vì mục đích khoa học, không vì bất kỳ lý do
nào khác.
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
Thu thập thông tin
Đặc điểm lâm sàng
Tiền sử
Mục tiêu 1
Triệu
chứng
cơ năng
Triệu
chứng
toàn
thân
Triệu
chứng
thực thể
Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc
điểm nội
soi
Mục tiêu 2
Đặc
điểm
mô bệnh
học
Đặc
điểm đột
biến gen
RAS,
BRAF,
MSI
20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu
mô tuyến đại tràng và được điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, chúng tôi
thu được các kết quả sau:
3.1. Tuổi và giới tính
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Nhận xét:
Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu, nam giới chiếm 62,3% (43/69),
cao hơn ở nữ giới là 37,7% (26/69). Tỷ lệ nam/nữ là 43/26 = 1,65
Tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi từ 50 trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm
tuổi dưới 50.
Ở nam giới nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,5% (14/43).
Ở nữ giới, nhóm tuổi trên 70 có tỷ lệ cao nhất là 34,6% (9/26).
4,6 4,6
9,3
25,6
32,6
23,3
7,7
0
7,7
23,1
26,9
34,6
0
10
20
30
40
50
60
70
≤ 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥ 70
Tỷ
lệ
(%)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
21
3.1.2. Độ tuổi trung bình
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới
Giới tính Số lượng (n) Độ tuổi trung bình
Nam 43 59,8 ± 13,2
Nữ 26 61,4 ± 15,2
Tổng 69 60,4 ± 13,9
Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân UTĐT trong nghiên cứu là 60,4 ± 13,9.
Trong đó tuổi trung bình ở nam giới là 59,8 ± 13,2. Tuổi trung bình ở nữ giới
là 61,4 ± 15,2. Tuổi nhỏ nhất ghi nhận là 22, tuổi lớn nhất là 83.
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình
Tiền sử Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Viêm đại trực tràng mạn tính 6 8,7
Polyp đại trực tràng 11 15,9
Gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc
các ung thư khác
5 7,2
Không phát hiện 52 75,4
Nhận xét:
Phần lớn bệnh nhân không có tiền sử liên quan đến UTĐT. Polyp đại
trực tràng chiếm 15,9%. 8,7% số bệnh nhân mắc viêm đại trực tràng mạn tính.
Tiền sử gia đình liên quan đến UTĐT thấp hơn với 7,2%.
22
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng
3.2.2.1. Triệu chứng cơ năng
Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng
Nhận xét:
Trong tổng số 69 bệnh nhân UTĐT, 81,2% số bệnh nhân có triệu chứng
đau bụng. Mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao 65,2%. Đi ngoài phân máu và rối loạn đại
tiện (táo bón, tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài) gặp với tỷ lệ tương đương là
40,6%. Có 2 bệnh nhân không biểu hiện cơ năng nào, tương ứng với 2,9%.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất ở cả UTĐT trái và phải. UTĐT
trái gặp tỷ lệ bệnh nhân có đi ngoài phân máu (51,3%) và các rối loạn đại tiện
(53,8%) cao hơn so với UTĐT phải.
81,2
40,6 40,6
65,2
2.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Đau bụng Rối loạn đại
tiện
Đi ngoài phân
máu
Mệt mỏi Không triệu
chứng
Tỷ
lệ
(%)
Triệu chứng
Tỉ lệ UTĐT phải UTĐT trái
23
3.2.2.2. Triệu chứng toàn thân
Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân
Triệu chứng Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%)
Gầy sút cân 44 63,8
Thiếu máu 18 26,1
Không có triệu chứng 11 15,9
Nhận xét:
Bệnh cảnh toàn thân chính trong nghiên cứu là gầy sút cân (63,8%) và
thiếu máu (26,1%).
Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%)
BMI < 18,5 (Gầy) 9 13
18,5 ≤ BMI < 23 (Trung bình) 51 74
BMI ≥ 23 (Béo) 9 13
Trung bình 21,1 ± 2,1
Nhận xét:
Chỉ số BMI trung bình là 21,1 ± 2,1. Phần lớn bệnh nhân có thể trạng
trung bình. Tỷ lệ bệnh nhân gầy hoặc béo thấp hơn, cùng chiếm 13%.
3.2.2.3. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng
Sờ thấy khối u Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%)
Có 4 5,8
Không 65 94,2
Nhận xét:
Thăm khám lâm sàng phát hiện được khối u với tỷ lệ thấp 5,8%.
24
3.2.2.4. Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng
Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp
Nhận xét:
Tắc ruột là biến chứng hay gặp nhất. Các triệu chứng do di căn xa là
bụng chướng (33,3%), gan to vàng da (7,2%) và khó thở (4,3%)
3.2.3. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí khối u
Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u
Dấu hiệu lâm sàng
Đại tràng phải
N (%)
Đại tràng trái
N (%)
p
Đau bụng 25 (44,6%) 31 (55,4%) 0,69
Đi ngoài phân máu 8 (28,6%) 20 (71,4%) 0,04
Rối loạn đại tiện 7 (25%) 19 (75%) 0,01
Thiếu máu 10 (55,6%) 8 (44,4%) 0,23
Gầy sút cân 22 (50%) 22 (50%) 0,15
Tắc ruột 9 (60%) 6 (40%) 0,15
21,7
33,3
7,2
4,3
0
5
10
15
20
25
30
35
Tắc ruột Bụng chướng Gan to, vàng da Khó thở
Tỷ
lệ
(%)
25
Nhận xét:
Sự khác biệt giữa các triệu chứng đau bụng, thiếu máu, gầy sút cân, tắc
ruột so với vị trí u không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện hay gặp ở ung thư đại tràng trái
hơn ung thư đại tràng phải, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
3.3.1. Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh
3.3.1.1. Đặc điểm khối u
Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u
Đặc điểm Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%)
Vị trí khối u
Manh tràng 10 14,4
ĐT lên 2 2,9
ĐT góc gan 18 26,1
ĐT góc lách 3 4,3
ĐT xuống 4 6
ĐT Sigma 32 46,3
Hình ảnh đại thể khối khối u
Sùi 26 37,7
Loét 7 10,1
Loét sùi 26 37,7
Thâm nhiễm 10 14,5
26
Kích thước khối u
Từ 4cm trở xuống 41 59,4
Trên 4cm 28 40,6
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân UTĐT trái là 56,5% cao hơn so với UTĐT phải là
43,5%. Khối u ĐT Sigma hay gặp nhất chiếm 46,3%. Các vị trí ít gặp hơn lần
lượt là: ĐT góc gan (26,1%) manh tràng (14,4%), ĐT xuống (6%), ĐT góc lách
(4,3%) và ĐT lên (2,9%).
Về hình thể khối u: thể sùi và thể loét sùi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,7%.
Thể thâm nhiễm ít gặp hơn với 14,5%. Thể loét chiếm 10,1%.
Về kích thước u: 59,4% bệnh nhân có kích thước khối từ 4cm trở xuống,
còn lại 40,6% có khối u có kích thước trên 4cm.
3.3.1.2. Mức độ biệt hóa khối u và liên quan với vị trí khối u
Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u
Đặc điểm
Vị trí khối u Tổng số
(Tỷ lệ %)
p
UTĐT phải UTĐT trái
Biệt hóa cao 1 (100%) 0 1 (1,4%)
0,47
Biệt hóa vừa 25 (41,7%) 35 (58,3%) 60 (87%)
Biệt hóa kém 4 (50%) 4 (50%) 8 (11,6%)
Không biệt hóa 0 0 0
Nhận xét:
87% khối u biệt hóa vừa và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có mức
độ biệt hóa kém thấp hơn, chiếm 11,6%.
Giữa mức độ biệt hóa khối u và vị trí ung thư bên phải hoặc trái không
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,47).
27
3.3.1.3. Đặc điểm bất ổn vi vệ tinh
Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh
Bất ổn vi vệ tinh cao Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Có 1 6,3
Không 15 93,7
Tổng 16 100
Nhận xét:
Trong tổng số 16 bệnh nhân được làm xét nghiệm bất ổn vi vệ tinh, có 1
bệnh nhân phát hiện MSI – H (bất ổn định vi vệ tinh độ cao) tương ứng với
6,3%.
3.3.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u
Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị
Nồng độ CEA Số lượng (n = 51) Tỷ lệ (%)
< 5ng/ml 13 25,5
≥ 5ng/ml 38 74,5
Giá trị lớn nhất 36123
Giá trị nhỏ nhất 1,5
Trung vị 9,2
Nhận xét:
Trong tổng số 51 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm CEA, 74,5% có nồng
độ CEA ≥ 5ng/ml. Nồng độ CEA cao nhất ghi nhận là 36123, thấp nhất là 1,5.
Trung vị là 9,2.
28
3.3.3. Xét nghiệm sinh học phân tử
3.3.3.1. Đặc điểm đột biến gen KRAS
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS
Nhận xét:
Trong 46 bệnh nhân làm xét nghiệm gen KRAS, có 32,6% số bệnh nhân
phát hiện đột biến. Dạng hay gặp nhất là đột biến codon số 12 và 13, chiếm tỷ
lệ 15,2%.
3.3.3.2. Đặc điểm đột biến gen BRAF
Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF
Đặc điểm Số lượng (n = 45) Tỷ lệ (%)
Có đột biến 0 0
Không có đột biến 45 100
Nhận xét:
Tất cả 45 bệnh nhân được làm xét nghiệm gen BRAF đều không thấy đột
biến.
8,7%
2,2%
15,2%
6,5%
67,4%
Codon 12
Codon 13
Codon 12 và 13
Khác (codon 61, 146)
Không có đột biến
29
3.3.3.4. Đột biến gen NRAS
Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS
Đặc điểm Số lượng (n = 17) Tỷ lệ (%)
Có đột biến 1 5,9
Không có đột biến 16 94,1
Nhận xét:
Tỷ lệ đột biến gen NRAS là 1/17 tương ứng bằng 5,9%
3.3.3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và một số yếu tố
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí
và tình trạng di căn xa
Đặc điểm
Đột biến gen KRAS
p
Có Không
Giới
tính
Nam 7 (23,3%) 23 (76,7%)
0,07
Nữ 8 (50%) 8 (50%)
Di căn
xa
Có 10 (52,6%) 9 (47,4%)
0,01
Không 5 (18,5%) 22 (81,5%)
Vị trí
UTĐT phải 10 (43,5%) 13 (56,5%)
0,12
UTĐT trái 5 (27,8%) 18 (72,2%)
Nhận xét:
Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,07.
Ung thư đại tràng phải có tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn so với ung
thư đại tràng trái. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ở bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao gấp 2,8 lần so
với bệnh nhân không có di căn xa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01)
30
3.4. Phân loại giai đoạn bệnh và di căn
3.4.1. Giai đoạn bệnh
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017
Nhận xét:
Có 63/69 bệnh nhân được xếp giai đoạn dựa vào kết quả mô bệnh học
sau mổ theo AJCC 2017, còn lại là đánh giá trước mổ.
Phần lớn bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn: 30,4% bệnh nhân ở giai
đoạn III, bệnh nhân ở giai đoạn IV chiếm 43,6%.
7,2%
18,8%
30,4%
43,6%
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
31
3.4.2. Di căn
3.4.2.1. Đặc điểm di căn
Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT
Nhận xét:
Trong 30 trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn IV có 28 trường hợp chỉ di
căn một cơ quan, 2 trường hợp có di căn từ 2 cơ quan trở lên. Trong đó, hay
gặp nhất là di căn gan, chiếm 70 % (21/33), sau đó là phúc mạc, phổi, xương
với tỷ lệ lần lượt là: 23,3%, 10% và 6,7%.
3.4.2.2. Mối liên quan giữa di căn với kích thước khối u
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u
Đặc điểm
Kích thước u
p
≤ 4cm > 4cm
Di căn
Có di căn 22 (73,3%) 8 (26,7%)
0,04
Không 19 (48,7%) 20 (51,3%)
Nhận xét:
Bệnh nhân có khối u kích thước từ 4cm trở xuống có tỷ lệ di căn cao
hơn bệnh nhân có khối u trên 4cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04).
70
10
23,3
6,7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Gan Phổi Phúc mạc Xương
Tỷ
lệ
(%)
Cơ quan di căn
32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm lâm sàng
4.1.1. Các đặc điểm chung
4.1.1.1. Tuổi
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ của UTĐT. Tuổi càng cao nguy
cơ mắc bệnh càng tăng [31, 27]. Độ tuổi trung bình của 69 bệnh nhân trong
nghiên cứu là 60,4 ± 13,9 tuổi. Trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 22 tuổi, bệnh
nhân lớn nhất là 83 tuổi. Các nghiên cứu cho kết quả tương tự: nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7] là 58,8 ± 10,2 tuổi, nghiên cứu của Bùi Thị
Phương Thu (2021) với tuổi trung bình là 60,1.
Từ biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng rõ ràng về tỷ lệ mắc
bệnh đối với nhóm bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên so với nhóm bệnh nhân dưới
50 tuổi. Kết quả này đồng thuận với quan điểm hiện tại trên thế giới: có sự khác
biệt đáng kể giữa tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân trên 50 tuổi và
dưới 50 tuổi mắc UTĐT [30, 31].
Một điểm đáng lưu tâm nữa khi so sánh với nhiều nghiên cứu được tiến
hành tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây, chúng tôi nhận
thấy có sự tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc UTĐTT [33,
37, 48, 27]. Định nghĩa chính xác về tuổi trẻ thường dùng khi bàn về UTĐT
còn chưa được thống nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mai (2021) tiến hành nghiên
cứu về UTĐT tại Việt Nam chọn 30 là điểm mốc xác định bệnh nhân trẻ tuổi.
Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân Việt Nam từ 30 tuổi trở xuống được chẩn đoán UTĐT
tăng khoảng 5% mỗi năm [10]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ
bệnh nhân mắc UTĐT dưới 50 tuổi đang ngày càng tăng [27-29]. Vì vậy ACS
đã đưa ra khuyến cáo nên bắt đầu khám sàng lọc ở tuổi 45 và người lớn từ 50
tuổi trở lên nên được tầm soát thường xuyên tới 75 tuổi [27, 29].
33
4.1.1.2. Giới tính
UTĐT có thể gặp ở cả nam và nữ. Ngoại trừ các ung thư đặc trưng cho
giới thì nhìn chung các loại ung thư đều gặp tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so
với nữ. Tương tự đối với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới mắc UTĐT
chiếm 62,3% cao hơn gấp 1,65 lần so với nữ giới. Qua tham khảo một số nghiên
cứu gần đây tại Việt Nam, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc ở đều cao hơn ở nam giới.
Điều này có thể liên quan tới mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nam giới
cao hơn, hormon sinh dục nữ có vai trò bảo vệ chống lại UTĐTT và tương tác
giữa những ảnh hưởng khác [49]. Nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thu (2021)
cho tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,26 [16], nghiên cứu của Nguyễn Nam Khánh
(2020) [8] là tỷ lệ nam cao hơn nữ 1,23 lần. Nghiên cứu của Lucia Mangone
cho tỷ lệ nam/nữ là 1,8 [43]. Sự khác biệt này theo chúng tôi là do các nghiên
cứu mới chỉ được tiến hành trên các phạm vi hẹp, cỡ mẫu chưa đủ lớn và có sự
khác nhau về địa điểm, nên sự khác biệt ít có ý nghĩa.
4.1.1.3. Mối liên quan giữa tuổi và giới tính
Qua nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể
giữa độ tuổi được chẩn đoán bệnh ở nam và nữ. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất ở nữ giới là ≥ 70 tuổi, chiếm 34,6%. Ở nam giới nhóm tuổi
có xu hướng thấp hơn: bệnh nhân từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với
32,6%. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam và
trên thế giới (Bảng 4.1). Giải thích cho điều này, chúng tôi đưa ra giả thuyết là
do tích lũy thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ở nam nhiều hơn nữ giới,
nên độ tuổi mắc bệnh ở nam thường sớm hơn. Một nguyên nhân khác có thể do
người phụ nữ thường khó chấp nhận việc nội soi đại trực tràng hơn là nam giới,
ngoài ra nữ giới thường có khả năng chịu đựng cao hơn nên thường đến khám
và phát hiện bệnh muộn hơn.
34
Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới
Nghiên cứu
Nhóm tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất ở
nữ
Nhóm tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất ở
nam
Farin Amersi (2015) [31] ≥ 75 tuổi 60 – 70 tuổi
Rosa Schmuck (2020)[49] ≥ 80 tuổi 70 – 79 tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi (2022) ≥ 70 tuổi 60 – 69 tuổi
4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình
Những bệnh nhân có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý như:
viêm đại tràng mạn tính, ung thư (UTĐTT hoặc các ung thư khác), các tổn
thương tiền ung thư (polyp) có nguy cơ cao mắc UTĐT. Những người là con
hoặc cháu của bệnh nhân UTĐTT có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần
người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh cũng gia tăng nếu bố mẹ hoặc ông bà
đời trước mắc UTĐTT trước 50 tuổi [10].
Sau khi phân tích những bệnh nhân trong phạm vi nghiên cứu, chúng
tôi ghi nhận 24,6% trường hợp có tiền sử bản thân liên quan tới UTĐT và
7,2% số bệnh nhân có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư. Một nghiên
cứu của Suthat Chottanapund (2021) [38] trên 504 bệnh nhân UTĐT cho kết
quả 95,6% số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTĐTT. Nghiên cứu khác
cho số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư chiếm 82,2% [52].
4.1.3. Các triệu chứng cơ năng
Trong UTĐT, các triệu chứng cơ năng là những gợi ý vô cùng có giá trị
giúp người bác sĩ định hướng chẩn đoán và ra chỉ định làm xét nghiệm cận lâm
sàng. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân UTĐT rất đa dạng, chủ yếu là các
triệu chứng: đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân máu. Các triệu chứng
lâm sàng nổi bật của bệnh nhân có liên quan đến vị trí khối u ở ĐT phải hay
ĐT trái được thể hiện trong Biểu đồ 3.2 .
35
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay
gặp nhất, chiếm 81,2% trong UTĐT không kể vị trí u. Kết quả này tương đương
với kết quả nghiên cứu của Phạm Tú Thành (2020) [15], Nguyễn Văn Thái
(2015) [14], Nguyễn Nam Khánh (2020) [8], Elena De Falco (2021) [39]. Một
số nghiên cứu tương tự cho tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có đau bụng cao hơn như
trong nghiên cứu của Hoàng Thị Phương [12] là 92,6%, nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thu Hường [7] là 94,7%.
Đi ngoài phân máu là triệu chứng phổ biến sau đau bụng, chiếm 40,6%,
thường xảy ra sớm trong UTĐT. Máu theo phân trong UTĐT là máu chảy từ
khối u, có thể là máu đỏ tươi, máu đỏ sẫm hoặc máu đen tùy thuộc mức độ gần
hay xa của khối u. Triệu chứng đi ngoài phân máu gặp ở 51,3% bệnh nhân
UTĐT trái, đối với UTĐT phải gặp với tỷ lệ thấp hơn đáng kể (26,7%). Khi chỉ
xét những bệnh nhân có đi ngoài phân máu, số bệnh nhân UTĐT trái là 71,4%
gấp khoảng 2,5 lần so với UTĐT phải. Với giá trị p = 0,04 (p <0,05) chúng tôi
kết luận UTĐT trái gặp tỷ lệ đi ngoài phân máu nhiều hơn so với UTĐT phải.
Kết luận này đồng thuận với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Phạm Tú
Thành (2020) [15], Lucia Mangome (2021) [43], Nguyễn Kiến Dụ (2017) [3],
Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7].
Rối loạn đại tiện là một trong các triệu chứng gợi ý tới ung thư đại tràng.
Các biểu hiện rối loạn đại tiện hay gặp trong UTĐT bao gồm: táo bón, tiêu chảy
và tăng số lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày)[42]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện chiếm tổng số 40,6%. Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2015) [14] cho tỷ lệ
61,6%. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện gặp tỷ lệ cao
hơn ở UTĐT trái (mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03). Nghiên
cứu khác của Elena De Falco(2021) [39] cũng cho kết quả tương tự.
Mệt mỏi cũng là triệu chứng phổ biến trong UTĐT, nhưng không phải là
biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Triệu chứng này thường biểu hiện từ từ, âm thầm
và được người bệnh nhận thấy rõ ràng khi tới các giai đoạn muộn. Trong nghiên
cứu, 65,2% số bệnh nhân đang ở trong tình trạng mệt nhiều. Ngoài ra, chúng
tôi không ghi nhận có sự khác biệt nào mang ý nghĩa giữa tình trạng mệt mỏi
và vị trí ung thư.
36
Thứ tự về mức độ hay gặp của các triệu chứng trong UTĐT có thể khác
nhau giữa các nghiên cứu. Nhưng thường xuất hiện theo thứ tự giảm dần về tỷ
lệ đau bụng, đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện [23]. Kết quả các nghiên
cứu chưa có sự thống nhất bởi lẽ việc khai thác các triệu chứng cơ năng phụ
thuộc nhiều vào lời khai của bệnh nhân. Vì vậy việc so sánh và đánh giá chính
xác trở nên khó khăn hơn.
4.1.4. Các triệu chứng toàn thân
Gầy sút cân là biểu hiện toàn thân hay gặp nhất của UTĐT. Do thói quen
của người Việt Nam ít ý thức về việc khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc phát
hiện sớm nên tỷ lệ người bệnh tới khám khi đã gầy sút tương đối cao. Một lý
do khác là triệu chứng trên thường không mang tính chất đặc hiệu và diễn biến
âm thầm, từ từ nên bệnh nhân khó phát hiện ra. Trong phạm vi nghiên cứu,
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có gầy sút cân chiếm 63,8%. Tỷ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] cho kết quả 36,7% bệnh nhân
có gầy sút trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, nghiên cứu của Ioannis
(2020) [40] cho tỷ lệ sụt cân là 18,9%.
Thiếu máu là triệu chứng quan trọng cần thăm khám cho bệnh nhân
UTĐT. Giống với các bệnh ung thư khác, thiếu máu trong UTĐT là thiếu máu
mạn tính, thường chỉ có biểu hiện cấp tính khi có biến chứng chảy máu ồ ạt từ
khối u. So với triệu chứng gầy sút cân thì thiếu máu chiếm tỷ lệ thấp hơn với
26,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Ioannis [40] cho 18,9% bệnh
nhân có thiếu máu.
Đánh giá mối liên quan giữa vị trí khối u và tình trạng thiếu máu, chúng
tôi nhận thấy UTĐT phải hay gặp thiếu máu hơn là UTĐT trái. Kết quả này
được đồng thuận bởi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Juha P.Vayrynen
[55], Ioannis Kalantzis [40], Elena De Falco [39]. Nguyên nhân vì UTĐT phải
thường phát triển ra ngoài thành nên dễ xâm lấn vào mạch máu và gây chảy
máu vi thể. Mặc dù đi ngoài phân máu hay gặp ở UTĐT bên trái hơn bên phải,
nhưng trong UTĐT trái bệnh nhân dễ phát hiện và đi khám kịp thời hơn so với
lượng máu mất liên tục, âm thầm trong UTĐT phải.
37
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là yếu tố giúp đánh giá tổng quan về thể trạng
chung của bệnh nhân. Ở người châu Á, khi BMI thấp hơn 18,5 hoặc cao hơn
23 được coi là bất thường. Nghiên cứu này cho kết quả bệnh nhân có thể trạng
trung bình (18,5 ≤ BMI < 23) chiếm tỷ lệ cao nhất. Mức BMI trung bình là 21,1
± 2,1. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng BMI làm tăng nguy cơ UTĐT [38, 52].
4.1.5. Các triệu chứng thực thể
Khi thăm khám bệnh nhân UTĐT, nhất là trong các giai đoạn sớm của
ung thư, thường ít thấy các dấu hiệu trực tiếp như sờ thấy khối u qua thành
bụng. Triệu chứng thường gặp chủ yếu là biến chứng mà khối u gây ra: tắc ruột,
bán tắc ruột khi khối u to chiếm hết lòng đại tràng hoặc triệu chứng của cơ quan
di căn: di căn phúc mạc gây bụng chướng dịch, di căn gan gây gan to vàng da,
di căn phổi gây khó thở, đau ngực. Vì vậy cần thăm khám tỉ mỉ, kỹ lưỡng để
tìm ra các triệu chứng của bệnh nhân.
Sờ thấy khối u qua thành bụng thường chỉ gặp ở giai đoạn tương đối
muộn hay khối u quá to. U bụng hay gặp ở u ĐT phải do khối u có xu hướng
phát triển ra ngoài thành ruột. Trong khi u ĐT trái lại có xu hướng phát triển
vào trong lòng đại tràng gây ra biến chứng tắc ruột. Nghiên cứu của chúng tôi
gặp triệu chứng sờ thấy khối u bụng với tỷ lệ 5,8%, thấp hơn đáng kể so với
nghiên cứu của các tác giả Phạm Trung Vỹ [19] với tỷ lệ sờ thấy u qua thăm
khám là 31%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] với 26,7% sờ thấy u. Kết
quả có sự khác biệt lớn với các nghiên cứu trên có thể do tỷ lệ bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng tắc ruột và bụng chướng cao. Vì vậy
quá trình thăm khám lâm sàng tìm khối u bụng gặp nhiều khó khăn.
4.1.6. Biến chứng và các triệu chứng do di căn xa
Ngoài dấu hiệu sờ thấy khối u bụng là triệu chứng của UTĐT, chúng tôi
nhận thấy phần lớn các triệu chứng thăm khám được trên lâm sàng là biến
chứng và triệu chứng của di căn xa. Theo Biểu đồ 3.3, bụng chướng là triệu
chứng hay gặp nhất với 33,3%. Các bệnh nhân có bụng chướng chủ yếu là
những trường hợp có di căn phúc mạc, gây tràn dịch màng bụng. Ngoài ra
chúng tôi còn thấy biểu hiện bụng chướng ở những bệnh nhân có biến chứng
tắc ruột với biểu hiện bụng chướng hơi.
38
Tắc ruột hoặc bán tắc ruột là biến chứng hay gặp của UTĐT, chiếm tỷ lệ
10 – 29% các trường hợp [6]. Tắc ruột thường do khối u kích thước quá to, khi
u phát triển chiếm hết chu vi lòng đại tràng sẽ gây cản trở lưu thông và tắc ruột.
Trên lâm sàng, bệnh nhân tắc ruột thường biểu hiện tam chứng: đau bụng - nôn
- bí trung đại tiện. Thăm khám có thể thấy các dấu hiệu rắn bò hay quai ruột
nổi. Theo Biểu đồ 3.3, tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có triệu chứng tắc ruột là 21,7%
tương đồng với các nghiên cứu trên.
Các triệu chứng do di căn gan (gan to, vàng da) và di căn phổi (khó thở)
chiếm tỷ lệ thấp hơn. Mặc dù gan là cơ quan di căn hay gặp của UTĐT nhưng
tỷ lệ các triệu chứng do khối u gan còn thấp. Có thể vì bệnh nhân đã được tìm
ra những tổn thương thứ phát sớm hơn nhờ các phương pháp cận lâm sàng. Mặt
khác các triệu chứng của cơ quan di căn có thể bị chồng lấp với các biểu hiện
khác của bệnh.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
4.2.1. Đặc điểm u trên nội soi
4.2.1.1. Về vị trí khối u:
UTĐT có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên khung đại tràng. Sự phân chia
thành ĐT phải và ĐT trái là căn cứ để tiên lượng và điều trị. Trong phạm vi
nghiên cứu của chúng tôi, UTĐT phải gặp với tỷ lệ 43,5%, thấp hơn so với
UTĐT trái là 56,5%. Đối với UTĐT phải, vị trí u hay gặp nhất là ở đại tràng
góc gan, còn UTĐT trái gặp nhiều nhất ở vị trí đại tràng Sigma. Các nghiên
cứu tại Việt Nam cũng cho kết quả về tỉ lệ UTĐT trái và UTĐT phải không
khác biệt quá lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường (2018), tỷ lệ UTĐT
phải là 51% lớn hơn UTĐT trái là 49%. Báo cáo của Bùi Thị Phương Thu
(2021) [16] với 27,9% số bệnh nhân mắc UTĐT phải và 72,1% mắc UTĐT trái.
Các nghiên cứu trên đều cho tỷ lệ UTĐT Sigma là hay gặp nhất [17, 39].
Một số nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa vị trí u và giới tính, trong
đó ung thư đại tràng bên phải gặp ở phụ nữ với tỷ lệ cao hơn so với nam giới
[49, 27], tuy nhiên do nghiên cứu của chúng tôi cỡ mẫu còn nhỏ và chưa đại
diện nên không tìm thấy mối liên quan này.
39
4.2.1.2. Về hình ảnh đại thể của khối u:
Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thể sùi và loét sùi
là hai thể hay gặp nhất, chiếm 37,7%. Các thể loét và thâm nhiễm ít gặp hơn.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] cho tỷ lệ thể
sùi và loét sùi cùng chiếm 43,3%, ít gặp hơn là thể loét và thâm nhiễm.
4.2.1.3. Về kích thước khối u:
Hiện nay, mối liên quan giữa kích thước khối u với tiên lượng UTĐT
vẫn chưa được xem xét rõ ràng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào mang
tính chất tổng thể để làm rõ mối quan quan trên. Theo nhóm tác giả đứng đầu
bởi Huolun Feng [22] phân tích trên cơ sở dữ liệu của SEER, tỷ lệ nguy hiểm
của UTĐT tăng nhanh với kích thước khối u từ 4cm trở xuống và tăng chậm
với kích thước khối u lớn hơn 4cm. Vì vậy trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn
mốc > 4cm và ≤ 4cm làm căn cứ để phân định kích thước khối u. Theo bảng,
tỷ lệ bệnh nhân có khối u lớn hơn 4cm là 40,6% nhỏ hơn so với tỷ lệ bệnh nhân
có khối u trên 4cm.
Theo bảng 3.14, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa kích thước
khối u và đặc điểm di căn. Trong đó, những bệnh nhân mang khối u kích thước
từ 4cm trở xuống có tỷ lệ di căn là 73,3%, cao hơn so với bệnh nhân có khối u
kích thước lớn hơn 4cm. Kết quả này là do các bệnh nhân mang khối u nhỏ hơn
nhưng thường kèm theo đột biến gen KRAS nên tỷ lệ di căn cao hơn. Mặt khác
các khối u này hay là thể thâm nhiễm nên khó đo được kích thước chính xác.
4.2.2. Độ biệt hóa khối u
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân có độ biệt
hóa vừa chiếm đa số với 87%. Tỷ lệ bệnh nhân có khối u biệt hóa kém nhiều
hơn so với bệnh nhân có khối u biệt hóa tốt. Không có mối liên quan giữa mức
độ biệt hóa và giai đoạn bệnh. Thứ tự về tỷ lệ này này tương đồng với nghiên
cứu của Yaolin Song [53] với 81,3% biệt hóa vừa hoặc tốt và 18,7% là kém
biệt hóa. Theo nghiên cứu của Elahe [28], tỷ lệ ung thư biệt hóa vừa cũng chiếm
cao nhất (57%) nhưng thấp hơn đáng kể so với kết quả của chúng tôi.
40
4.2.3. Đặc điểm về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ CEA huyết thanh là giai đoạn
ung thư, vị trí khối u, mức độ biệt hóa... Trong đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những khối u với mức độ biệt hóa cao cho nồng độ CEA cao hơn đối với những
khối u biệt hóa kém [51]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy
được mối liên quan giữa mức độ biệt hóa khối u và nồng độ CEA huyết thanh.
Có thể do trong nghiên cứu có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ giữa các mức độ
biệt hóa của khối u. Ngoài ra nồng độ CEA còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác
như tình trạng chức năng gan, hút thuốc lá…nên kết quả nghiên cứu của chúng
tôi có sự sai lệch so với các nghiên cứu trước đó.
4.2.4. Đặc điểm xét nghiệm sinh học phân tử
Con đường truyền tín hiệu của thụ thể tăng trưởng biểu bì EGFR đóng
một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của UTĐTT. Vì vậy, việc sử
dụng các kháng thể đơn dòng nhắm mục tiêu EGFR (Panitumumab và
Cetuximab) là một bước tiến quan trọng trong điều trị UTĐTT. Hai gen chính
hay gặp hơn cả trong con đường tín hiệu EGFR ở bệnh nhân UTĐT là gen
KRAS và BRAF. Sự hiện diện đột biến các gen này đã được công nhận là giúp
tiên lượng đáp ứng với điều trị liệu pháp kháng EGFR.
Đột biến gen KRAS và di căn: theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh
nhân mang đột biến gen KRAS là 32,6% (15/46). Kết quả này trùng khớp với
nghiên cứu của Maria Arcila và cộng sự [32]: 121/332 (tương ứng 36%) cho
kết quả đột biến. Một nghiên cứu khác của Sonja Marinovic cũng cho kết quả
tương tự với 40% đột biến gen KRAS [45]. Trong số bệnh nhân có đột biến gen
KRAS thì phần lớn các đột biến xảy ra ở codon 12 và 13, còn lại chủ yếu ở
codon 61 và 146 [32, 39]. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các đột biến gen
KRAS cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và liên quan đến các
khối u biệt hóa mức độ trung bình hoặc kém biệt hóa còn đột biến gen BRAF
xảy ra thường xuyên hơn ở các khối u bên phải và khối u biệt hóa cao [34, 53].
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với các mối liên quan trên.
41
Từ các kết quả thống kê của mình, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan
giữa đột biến gen KRAS và tình trạng di căn của UTĐT. Cụ thể, ở những bệnh
nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn 2,8 lần so với nhóm bệnh
nhân không có di căn. Một vài nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới [39]
được công bố cũng ủng hộ kết quả của chúng tôi.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, có khoảng 30 - 50% bệnh nhân ung
thư biểu mô đại trực tràng mang đột biến gen KRAS, tỷ lệ đột biến gen BRAF
thấp hơn (khoảng 5-10%) [46]. Giải thích cho kết quả này có thể do bệnh nhân
thường được xét nghiệm đồng thời 2 gen BRAF và KRAS, trong khi chúng
thường có mối quan hệ loại trừ lẫn nhau [32, 35, 46]. NRAS là một gen thuộc
họ gen RAS cùng với KRAS nhưng tần suất gặp đột biến thấp hơn. Trên lâm
sàng, gen NRAS thường được chỉ định khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm
tìm đột biến gen KRAS và BRAF đều âm tính. Trong tổng số 69 bệnh nhân
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận kết quả của 17 bệnh nhân có xét nghiệm gen
NRAS và 5,9% trong số đó (tương ứng 1/17 bệnh nhân) cho kết quả đột biến.
Bất ổn vi vệ tinh cao MSI – H là một thông tin quan trọng khi xem xét
điều trị bằng kháng thể đơn dòng Pembrolizumab [20, 44, 47]. Theo nghiên
cứu của Yaolin Song (2020) [53] tần suất xuất hiện MSI – H là 6,31%, cao hơn
ở bệnh nhân nữ trẻ dưới 50 tuổi và liên quan chặt chẽ với di căn, biệt hóa kém
hay vị trí UTĐT bên phải. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh
nhân có MSI – H đạt 6,3% (tương tự với nghiên cứu trên). Tuy nhiên do cỡ
mẫu của nghiên cứu nhỏ nên các kết quả không cho thấy mối liên quan nào có
ý nghĩa giữa MSI – H và các yếu tố liên quan.
4.2.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh
Việc phân loại giai đoạn bệnh đối với ung thư nói chung và UTĐT nói
riêng là vô cùng quan trọng. Xếp loại giai đoạn vừa làm căn cứ để tiến hành lựa
chọn phác đồ điều trị phù hợp, vừa là yếu tố giúp người bác sĩ tiên lượng tình
trạng bệnh nhân. Để thuận tiện cho thực hành lâm sàng điều trị, UTĐT được
thống nhất phân chia thành 4 giai đoạn là I, II, III và IV.
42
Theo kết quả phân tích từ nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân
được chẩn đoán xác định khi đang ở giai đoạn muộn (43,6% bệnh nhân ở giai
đoạn IV). Kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu khác trong và
ngoài nước. Chúng tôi cũng nhận thấy trong các nghiên cứu gần đây có sự giảm
tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn muộn và tăng tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn I và II
(Bảng 4.2). Từ các kết quả có thể thấy bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai
đoạn muộn còn cao nhưng có xu hướng giảm. Điều này có thể là kết quả của
việc người bệnh ngày càng ý thức bảo vệ và quan tâm đến tình hình sức khỏe
của bản thân hơn.
Bảng 4.2. Các giai đoạn của ung thư theo các nghiên cứu khác nhau
Nghiên cứu
Giai
đoạn I
Giai
đoạn II
Giai
đoạn III
Giai
đoạn IV
Đỗ Hồng Anh (2020) [1] 0% 7,6% 37,7% 54,7%
Ioannis Kalantzis (2020) [40] 7% 12,4% 27,1% 53,5%
Yaolin Song (2020) [53] 13,3% 41,5% 42,9% 2,3%
Lucia Mangone (2021) [43] 21,6% 26,5% 24,6% 18,2%
Nghiên cứu của chúng tôi (2022) 7,2% 18,8% 30,4% 43,5%
4.2.6. Đặc điểm di căn
UTĐT di căn theo 3 con đường chính: đường máu, đường bạch huyết và
đường kế cận. Trong nghiên cứu này, có phần lớn bệnh nhân chỉ di căn 1 cơ
quan, còn lại số ít có di căn từ 2 cơ quan trở lên. Các cơ quan hay gặp di căn
trong UTĐT là gan, phổi, phúc mạc và di căn xương. Các tạng này hay gặp di
căn vì chúng là các cơ quan giàu mạch máu và bạch huyết.
Gan là cơ quan di căn hay gặp nhất của UTĐT do tất cả các tĩnh mạch
của khung đại tràng đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng và đổ về tĩnh mạch cửa.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 30 bệnh nhân có di căn xa thì di
căn gan chiếm 70%. Sau đó là các cơ quan phúc mạc chiếm 23,3%, tỷ lệ di căn
phổi là 10% và di căn xương ít gặp nhất với 6,7%. Kết quả này tương tự với
nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trước đó. Nghiên cứu UTĐTT cho kết quả
43
di căn gan chiếm 68% [32]. Nghiên cứu của Ioannis Kalantzis cho tỷ lệ di căn
tới các cơ quan có sự khác biệt với kết quả của chúng tôi. Cụ thể, di căn gan
dẫn đầu với 67%, phổi là cơ quan gặp di căn nhiều sau gan với 31,3% và di căn
tới phúc mạc ít hơn di căn phổi, chiếm 11,6% [40]. Các kết quả đều cho thấy
khả năng di căn xa và xâm lấn của khối u đại tràng rất đa dạng, đặc biệt hay tới
các tạng quan trọng của cơ thể. Vì vậy, việc khảo sát cần được tiến hành kỹ
lưỡng để tránh bỏ sót tổn thương.
44
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân UTĐT được điều trị tại Trung tâm Y học
hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2
năm 2022, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTĐT
- Độ tuổi trung bình là 60,4 ± 13,9, nhóm tuổi hay gặp nhất từ 50 – 70.
- Bệnh gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ nam/nữ = 1,65. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất ở nữ giới (≥ 70 tuổi) già hơn so với nam giới (60 - 69 tuổi).
- 24,6% số bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình liên quan đến UTĐT
- Những triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: đau bụng (81,2%), mệt mỏi
(65,2%), đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện (40,6%).
- Gầy sút cân (63,8%) và thiếu máu (26,1%) là hai biểu hiện toàn thân chính
trong UTĐT.
- Thăm khám lâm sàng chủ yếu phát hiện biến chứng và biểu hiện của cơ
quan di căn: bụng chướng, tắc ruột. Tỉ lệ sờ thấy u thấp (5,8%).
- Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện hay gặp hơn ở UTĐT trái (p < 0,05).
2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân UTĐT
- Khối u có thể gặp ở mọi vị trí trên khung đại tràng, tỷ lệ UTĐT phải là
43,5% thấp hơn so với UTĐT trái là 56,5%.
- Thể sùi và loét sùi là hai hình thái chính của khối u, cùng chiếm tỷ lệ 37,7%.
- 40,6% bệnh nhân có khối u đại tràng lớn hơn 4cm.
- Mô bệnh học chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến loại biệt hóa vừa (87%)
- 74,5% số bệnh nhân có tăng nồng độ CEA huyết thanh từ 5ng/ml trở lên.
- Tỷ lệ đột biến gen KRAS là 32,6%. Không bệnh nhân nào phát hiện đột
biến gen BRAF. 6,3% số bệnh nhân có bất ổn vi vệ tinh cao (1/16).
- Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn IV cao nhất với 43.6%.
- 70% số trường hợp UTĐT di căn gan. 23,3% di căn phúc mạc. Di căn phổi
chiếm 10% và di căn xương là hiếm gặp nhất.
- Ở bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn 2,8 lần so với
nhóm bệnh nhân không có di căn xa (p = 0,01).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Đỗ Hồng Anh (2020), Khảo sát tình hình sử dụng oxaliplatin trong bệnh
ung thư đại tràng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Dược - Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
2. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2016), Giải phẫu người, Nhà xuất
bản Y học.
3. Nguyễn Kiến Dụ (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại tràng, Luận án
tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Thị Minh Đức (2021), Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học.
5. Nguyễn Văn Hiếu (2015), Ung thư học, Nhà xuất bản Y học.
6. Trần Mạnh Hùng (2022), "Kết quả sớm điều trị phẫu thuật tắc ruột do
ung thư biểu mô đại tràng phải tại bệnh viện Bạch Mai ", Tạp chí Y học
Việt Nam, 512(1), 171 - 175.
7. Nguyễn Thị Thu Hường (2018), "Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa
ung thư đại tràng phải và ung thư đại tràng trái", Tạp chí nghiên cứu y
học, 113(4), 31 - 37.
8. Nguyễn Nam Khánh (2020), Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng
phải điều trị ung thư biểu mô đại tràng, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học
Y Hà Nội.
9. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản Y học.
10. Nguyễn Thị Mai (2021), "Kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến đại
tràng ở bệnh nhân trẻ tuổi tại bệnh viện K giai đoạn 2016 - 2020", Tạp
chí Y học Việt Nam, 508(2), 277 - 280.
11. Vũ Thị Nhung (2018), Nhận xét tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS,
BRAF trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai,
Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
12. Hoàng Thị Phương (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng nội soi - mô
bệnh học của ung thư biểu mô đại tràng, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa
khoa, Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Quyền (2017), Bài giảng Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y
học.
14. Nguyễn Văn Thái (2015), Đánh giá mức độ xâm lấn, di căn hạch ung
thư đại tràng qua lâm sàng và cắt lớp vi tính 64 dãy, Luận văn Thạc sĩ
Y học, Đại học Y Hà Nội.
15. Phạm Tú Thành (2020), Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 256 dãy
trong chẩn đoán ung thư đại tràng, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y
Hà Nội.
16. Bùi Thị Phương Thu (2021), Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ
FOLFOX4 trong điều trị ung thư đại tràng tại bệnh viện Thanh Nhàn,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
17. Đỗ Khắc Trường (2021), Nghiên cứu tỷ lệ polyp đại tràng bị ung thư hóa
theo kích thước, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
18. Hoàng Anh Vũ, Hứa Thị Ngọc Hà (2013), "Phát hiện đột biến gen KRAS
trong ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật COLD - PCR và giải trình tự
DNA", Nghiên cứu Y học, 17(1), 50 - 54
19. Phạm Trung Vỹ (2020), Nghiên cứu một số ứng dụng phẫu thuật nội soi
một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải, Luận án tiến sĩ y học, Đại
học Y Dược Huế.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
20. AI B. Benson, Alan P. Venook, Mahmoud M. AI-Hawary, et al (2022),
"NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Colon cancer",
National Comprehensive Cancer Network.
21. Fred T Bosman, Fátima Carneiro, Ralph H Hruban, et al (2017), WHO
Classification of Tumours of the Digestive System, International Agency
for Research on Cancer.
22. Huolun Feng, Zejian Lyu, Jaiabin Zheng, et al (2021), "Association of
tumor size with prognosis in colon cancer: A Surveillance,
Epidemiology, and End Results (SEER) database analysis", Surgery,
169(5), 1116-1123.
23. Knut Holtedahl, Lars Borgquist, Gé A. Donker, et al (2021), "Symptoms
and signs of colorectal cancer, with differences between proximal and
distal colon cancer: a prospective cohort study of diagnostic accuracy in
primary care", BMC Family Practice, 22(1), 148.
24. Al B Benson III, Alan P Venook, Mahmoud M Al-Hawary, et al (2018),
"NCCN Guidelines Insights: Colon cancer, Version 2.2018", J Natl
Compr Canc Netw, 16(4), 1123-1256.
25. Daria Neyroud, Rachel L. NosackaAndrew R. Judge (2019), "Colon 26
Adenocarcinoma (C26)-Induced Cancer Cachexia Impairs Skeletal
Muscle Mitochondrial Function and Content", Journal of Muscle
Research and cell Motility, 40(2), 59-65.
26. NS Poudyal, S Chaudhary, BK Basnet, et al (2017), "Colorectal Cancer
in Different Age Groups in a Tertiary Hospital in Nepal", JNMA,
56(206), 203-206.
27. Rebecca L Siegel, Kimberrly D MillerAnn Goding Sauer (2020),
"Colorectal cancer statistics, 2020", ACS Journals, 70(3), 145 - 164.
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

More Related Content

Similar to DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 

Similar to DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (20)

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phảiLuận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
 
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổiĐề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
 
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniaeĐề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
 
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniaeLuận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
 
Tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận...
Tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận...Tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận...
Tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận...
 
Đề tại: Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở ...
Đề tại: Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở ...Đề tại: Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở ...
Đề tại: Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở ...
 
Đề tài: Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà N...
Đề tài: Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà N...Đề tài: Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà N...
Đề tài: Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà N...
 
Luận án: Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư
Luận án: Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cưLuận án: Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư
Luận án: Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
 
Chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa phẫu thuật lồng ngực
Chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa phẫu thuật lồng ngựcChương trình kháng sinh dự phòng tại khoa phẫu thuật lồng ngực
Chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa phẫu thuật lồng ngực
 
Đề tài: Triển khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng, 9đ
Đề tài: Triển khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng, 9đĐề tài: Triển khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng, 9đ
Đề tài: Triển khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng, 9đ
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràngLuận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

DOWNLOAD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỖ THỊ THU TRANG NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG LOẠI BIỂU MÔ TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỖ THỊ THU TRANG NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG LOẠI BIỂU MÔ TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Thái BSCKII. Lê Viết Nam Hà Nội – 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai người Thầy: TS.BS. Phạm Văn Thái và BSCKII. Lê Viết Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp hướng dẫn vô cùng tận tình, truyền dạy cho em kiến thức và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, thu thập số liệu và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến các Thầy/Cô đang công tác tại Trường Đại học Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Trần Đình Hà và PGS.TS. Phạm Cẩm Phương là những người Thầy/Cô đã dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng và phát triển Bộ môn Ung thư. Em xin dành đến Ông Bà, Bố Mẹ cùng toàn thể gia đình và bạn bè của mình tình yêu thương và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn những người bạn đã luôn quan tâm, chia sẻ và cho em những lời khuyên bổ ích. Cảm ơn Bố Mẹ đã sinh thành và luôn là hậu phương vững chắc cho con trên mọi chặng đường. Cuối cùng, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022 Sinh viên Đỗ Thị Thu Trang
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ACS American Cancer Society (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) AJCC American Joint Committee on Cancer (Ủy ban Liên hiệp Ung thư Hoa Kỳ) CA 19 - 9 Cancer antigen 19 – 9 (Kháng nguyên ung thư 19 -9) CEA Carcinoembryonic antigen (Kháng nguyên kháng ung thư bào thai) CTLA – 4 Cytotoxic T lymphocyte-associated antigen (Kháng nguyên liên quan lympho T độc) ĐT Đại tràng ĐTT Đại trực tràng BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) EGFR Epidermal Growth Factor Receptor (Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) FAP Familial Adenomatous Polyposis (Hội chứng đa polyp tuyến gia đình) HNPCC Hereditary non-polyposis colorectal cancer (Ung thư đại trực tràng di truyền không polyp) IARC International Agency for Research on Cancer (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về ung thư) MMR Mismatch repair genes (Gen sửa chữa ghép cặp AND)
  • 5. MSI - H High - Microsatellite Instability (Bất ổn định vi vệ tinh cao) NCCN National Comprehensive Cancer Network (Mạng lưới Ung thư toàn diện quốc gia) NST Nhiễm sắc thể PD – 1 Programmed cell Death 1 PD – L1 Programmed Death – Ligand 1 PET/CT Positron Emission Tomography/Computed Tomography (Ghi hình cắt lớp positron/Chụp cắt lớp vi tính) PIK3 Phosphoinositide 3 – kinase SEER Surveillance, Epidemiology and End Results Program (Chương trình giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng) TNM T: Tumor, N: Node, M: Metastasis (Khối u, hạch, di căn xa) UT Ung thư UTBMT Ung thư biểu mô tuyến UTĐT Ung thư đại tràng UTĐTT Ung thư đại trực tràng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..............................................................................3 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng ......................................3 1.1.1. Hình thể ngoài và hình thể trong của đại tràng....................................3 1.1.2. Mạch máu của đại tràng.......................................................................4 1.1.3. Các nhóm hạch của đại tràng...............................................................4 1.1.4. Chức năng sinh lý của đại tràng...........................................................4 1.2. Tình hình mắc ung thư đại tràng trên Thế giới và tại Việt Nam ...............4 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ..........................................................5 1.3.1. Yếu tố dinh dưỡng ...............................................................................5 1.3.2. Các tổn thương tiền ung thư.................................................................5 1.3.3. Yếu tố di truyền....................................................................................6 1.3.4. Một số yếu tố khác...............................................................................6 1.4. Đặc điểm ung thư đại tràng........................................................................6 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................6 1.4.2. Cận lâm sàng........................................................................................8 1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng....................................................................11 1.5.1. Chẩn đoán xác định............................................................................11 1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn...........................................................................11 1.6. Điều trị .....................................................................................................12 1.6.1. Phẫu thuật...........................................................................................12 1.6.2. Hóa trị.................................................................................................12 1.6.3. Điều trị đích .......................................................................................12
  • 7. 1.6.4. Điều trị miễn dịch ..............................................................................13 1.6.5. Xạ trị...................................................................................................13 1.7. Tình hình nghiên cứu về UTĐT...............................................................13 1.7.1. Trên Thế giới......................................................................................13 1.7.2. Tại Việt Nam......................................................................................14 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............15 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................15 2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................15 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................15 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................15 2.2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................16 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................20 3.1. Tuổi và giới tính.......................................................................................20 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính.............................................................20 3.1.2. Độ tuổi trung bình..............................................................................21 3.2. Đặc điểm lâm sàng...................................................................................21 3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình..............................................................21 3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng...................................................................22 3.2.3. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí khối u ................24 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................25 3.3.1. Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh......................................................25 3.3.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u ...............................................................27 3.3.3. Xét nghiệm sinh học phân tử .............................................................28 3.4. Phân loại giai đoạn bệnh và di căn ..........................................................30
  • 8. 3.4.1. Giai đoạn bệnh ...................................................................................30 3.4.2. Di căn .................................................................................................31 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...............................................................................32 4.1. Các đặc điểm lâm sàng ............................................................................32 4.1.1. Các đặc điểm chung...........................................................................32 4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình..............................................................34 4.1.3. Các triệu chứng cơ năng ....................................................................34 4.1.4. Các triệu chứng toàn thân ..................................................................36 4.1.5. Các triệu chứng thực thể....................................................................37 4.1.6. Biến chứng và các triệu chứng do di căn xa......................................37 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................38 4.2.1. Đặc điểm u trên nội soi ......................................................................38 4.2.2. Độ biệt hóa khối u..............................................................................39 4.2.3. Đặc điểm về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u...................................40 4.2.4. Đặc điểm xét nghiệm sinh học phân tử..............................................40 4.2.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh....................................................................41 4.2.6. Đặc điểm di căn..................................................................................42 KẾT LUẬN......................................................................................................44 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTĐT ........................................................44 2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân UTĐT..................................................44
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới ...............................................................21 Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình............................................21 Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân .......................................................................23 Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) ................................................23 Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng ...................................................23 Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u......................................24 Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u....................................25 Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u .................................26 Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh...........................................................27 Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị ..............................................................27 Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF...................................................................28 Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS ..................................................................29 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí..............29 Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u......................31 Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới......................................................34 Bảng 4.2. Các giai đoạn của ung thư theo các nghiên cứu khác nhau.................42
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi..............................20 Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng..................................................................22 Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp ..........................24 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS ................................................................28 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017 ............................................30 Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT .............................................................31 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng............................................3 Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT.....................................5
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại tràng (UTĐT) là khối u ác tính xuất phát từ niêm mạc hoặc thành của đại tràng, là nhóm ung thư chiếm tỷ lệ cao ở đường tiêu hóa. UTĐT cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới [9]. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2020), UTĐT đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc (6%) và đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong (3,5%) do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, UTĐT nằm trong số 10 loại ung thư hay gặp nhất. Theo thống kê năm 2020, có khoảng 6448 trường hợp mắc mới và 3445 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc mới này xếp thứ 5 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc ở nam đứng thứ 4 và ở nữ đứng thứ 3. Điều đáng quan ngại là bệnh đang ngày càng có xu hướng tăng lên, ước tính đến năm 2030 số ca mắc mới tăng thêm khoảng 37,2% và tử vong tăng thêm khoảng 38,8% [54]. Phần lớn loại mô bệnh học của UTĐT là loại biểu mô tuyến. UTĐT loại biểu mô tuyến được cho là nhóm có tiên lượng tốt trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Cho đến nay, điều trị UTĐT chủ yếu là phẫu thuật cắt đoạn đại tràng mang theo khối u kèm hạch và hóa chất bổ trợ [19]. Tuy nhiên, do lâm sàng UTĐT thường diễn tiến âm thầm nên phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, ung thư di căn đến cơ quan khác và có nhiều biến chứng. Vì vậy, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nặng nề cả trước và sau điều trị. Như vậy, đối với mỗi bệnh nhân UTĐT mắc mới, việc đánh giá các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các triệu chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh, lựa chọn phác đồ phù hợp và xây dựng kế hoạch điều trị kịp thời. Trên Thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu về UTĐT vẫn đang được tiếp tục tiến hành. Với mong muốn góp phần bổ sung các chứng cứ, các dữ liệu cụ thể về những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán cũng như điều trị sớm nhất có thể, chúng tôi tiến hành đề tài:
  • 12. 2 “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu như sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai 2. Nhận xét một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân trên
  • 13. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng 1.1.1. Hình thể ngoài và hình thể trong của đại tràng - Hình thể bên ngoài của đại tràng Đại tràng thuộc phần cuối của ống tiêu hóa, dài từ 1,4m - 1,8m, chiếm 1/5 tổng chiều dài của cả ruột non và ruột già. Đường kính của ĐT lớn nhất ở manh tràng (6-7cm), giảm dần cho tới đại tràng Sigma [2]. Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng (Nguồn: Nguyễn Kiến Dụ (2017)) [3] Đại tràng phải được tính từ manh tràng, qua ĐT lên, ĐT góc gan và tới 2/3 đầu của ĐT ngang. Đại tràng trái được tính từ 1/3 sau của ĐT ngang, qua ĐT xuống, tới ĐT Sigma và chỗ nối ĐT Sigma và trực tràng [2]. - Cấu tạo bên trong của đại tràng Cấu tạo thành đại tràng gồm 4 lớp từ ngoài vào trong. Lớp thanh mạc tạo bởi lá tạng của phúc mạc. Lớp cơ gồm 3 dải. Lớp dưới niêm mạc giàu mạch máu và thần kinh. Lớp niêm mạc chứa các tổ chức lympho.
  • 14. 4 1.1.2. Mạch máu của đại tràng Động mạch nuôi dưỡng ĐT là động mạch mạc treo tràng trên và dưới. Các tĩnh mạch nhận máu từ ĐT và đổ về tĩnh mạch cửa [2]. 1.1.3. Các nhóm hạch của đại tràng Đại tràng có 4 nhóm hạch [13]: trong thành ĐT, hạch cạnh ĐT, hạch trung gian và nhóm hạch chính 1.1.4. Chức năng sinh lý của đại tràng Đại tràng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước và điện giải của cơ thể. Trên 90% lượng dịch được hấp thu xảy ra ở nửa đầu của ĐT. Quá trình hấp thu ion Na+ kéo theo ion 𝐶𝑙− và nước. ĐT cũng có chức năng bài tiết bicarbonat và Kali [4]. Đại tràng có khả năng lên men các sản phẩm trong lòng ruột để tạo phân. Các vi khuẩn có mặt ở phần đầu ĐT phân hủy hủy protein và carbohydrat để tạo các acid béo chuỗi ngắn, thúc đẩy quá trình hấp thu nước, natri, clorua. Ngoài ra, các vi khuẩn trong lòng ĐT còn có tác dụng tổng hợp vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin là những vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể. 1.2. Tình hình mắc ung thư đại tràng trên Thế giới và tại Việt Nam UTĐT là ung thư nguyên phát từ đại tràng, là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. UTĐT hay gặp ở các nước phát triển, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Australia, New Zealand, các nước châu Âu và Bắc Mỹ, thấp hơn ở các nước Tây Phi và Nam Trung Á. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam cao hơn ở nữ, con số này là nam/nữ = 1,4/1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp cũng liên quan đến nguy cơ gia tăng UTĐT, một nghiên cứu đã ước tính nguy cơ UTĐT tăng khoảng 30% ở các nước có nền kinh tế kém phát triển. Tại Việt Nam năm 2020 ghi nhận 6448 trường hợp mắc mới và 3445 trường hợp tử vong do UTĐT. Dự kiến đến năm 2030, con số tăng lên khoảng 8850 ca mắc mới và 4780 ca tử vong [54]. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam là 3946 nhiều hơn ở nữ là 2502, tỷ lệ mắc mới ở nam gấp khoảng 1,57 lần so với nữ.
  • 15. 5 Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT ở cả hai giới tại Việt Nam (Theo GLOBOCAN năm 2020) [54] 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 1.3.1. Yếu tố dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng liên quan chặt chẽ tới UTĐT. Ăn nhiều mỡ, thịt động vật thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây biến đổi axít mật thành các chất ảnh hưởng tới sự sinh sản của các tế bào biểu mô. Những thực phẩm có nhiễm benzopyren, nitrosamin…cũng có khả năng gây ung thư. Các nghiên cứu mới gần đây chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D góp phần vào tỷ lệ mắc, việc sử dụng sữa giúp giảm nguy cơ phát triển UTĐT [20]. 1.3.2. Các tổn thương tiền ung thư Viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn: khoảng 25% có nguy cơ bị ung thư hóa sau 10 năm [5]. Polyp đại trực tràng: nguy cơ gây ung thư tùy thuộc kích thước và loại mô học. Những polyp có kích thước > 2cm có nguy cơ ung thư cao. Loại polyp tăng sản ít ác tính hơn, polyp nhung mao có 25 - 40% nguy cơ ung thư hóa [5].
  • 16. 6 1.3.3. Yếu tố di truyền Bệnh đa polyp tuyến gia đình là bệnh di truyền do đột biến gen APC gây nên. Những polyp này đa phần lành tính, nếu không được điều trị sẽ chuyển thành tổn thương ác tính. Nếu polyp không được loại bỏ trước tuổi 40 thì hầu hết sẽ chuyển thành UTĐTT, vì vậy phẫu thuật cắt polyp dự phòng trước tuổi 25 được khuyến cáo cho người bị FAP [31]. Hội chứng Lynch là bệnh di truyền do sai lệch quá trình sửa chữa DNA. Khoảng 90% nam giới và 70% nữ mắc hội chứng Lynch sẽ phát triển thành UTĐTT trước tuổi 70. 1.3.4. Một số yếu tố khác Tuổi và giới: UTĐT hay gặp nhất ở tuổi từ 50 đến 70, trong đó nam thường cao hơn nữ giới [36, 41]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UTĐT ở người lớn tuổi (>50) đang có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ mắc ở người trẻ tuổi hơn lại có xu hướng tăng lên [24]. 1.4. Đặc điểm ung thư đại tràng 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 1.4.1.1. Triệu chứng toàn thân UTĐT có thể không có triệu chứng hoặc được báo trước bằng các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn. Gầy sút cân là triệu chứng hay gặp ở giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân có thể giảm từ 5 - 10kg trong vòng 2 - 4 tháng [5]. Gầy sút cân là một trong các biểu hiện của suy mòn liên quan đến ung thư, đặc trưng bởi sự mất cơ có hoặc không kèm theo giảm mỡ. Nguyên nhân dẫn đến suy mòn trong UTĐT được giải thích không chỉ do bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn mà còn do ảnh hưởng của bệnh đến quá trình hô hấp ti thể và hàm lượng của ti thể [25]. Thiếu máu: Thiếu máu là triệu chứng không đặc hiệu của bệnh nhân UTĐT, chủ yếu do quá trình viêm mạn tính, mất máu qua đường ruột, thiếu sắt và suy tủy do hóa trị trong thời gian dài [50]. Các biểu hiện thường là mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, móng khô và dễ gãy. Bệnh nhân bị UTĐT phải có nhiều khả năng bị thiếu máu nhẹ và thiếu máu nặng hơn so với UTĐT trái.
  • 17. 7 1.4.1.2. Triệu chứng cơ năng Đau bụng: là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân UTĐT. Thông thường, giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ đau bụng mơ hồ, đau âm ỉ không rõ hoặc không đau. Khi u đã tiến triển và đến giai đoạn muộn thì tình trạng đau bụng ngày càng khu trú rõ ràng và trở nên trầm trọng. Đau bụng trong UTĐT phải thường là đau bụng kiểu Koenig: bệnh nhân đau bụng khu trú, có khi đau quặn lên, trung tiện hoặc đại tiện được thì đỡ đau. Trong UTĐT trái thường là đau bụng kiểu tắc ruột: đau dai dẳng, dữ dội. Đây là biến chứng chiếm tỷ lệ cao trong UTĐT tại Việt Nam. Thay đổi thói quen đại tiện: hay gặp ở u ĐT trái, bệnh nhân có thể có thay đổi thời điểm đi ngoài so với bình thường hay tăng số lần đi ngoài. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay đổi thói quen đại tiện trong UTĐT hay gặp ở nhóm bệnh nhân ≤ 40 tuổi hơn [26]. Rối loạn tiêu hóa: trong UTĐT hay gặp táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Táo bón hay gặp ở UTĐT trái do ĐT trái là nơi chứa phân, tiết nhầy bôi trơn lòng ống. Mặt khác, u ở ĐT trái có xu hướng phát triển vào lòng ruột theo kiểu hình nhẫn làm bít kín ĐT nên hay gặp đi ngoài phân nhầy và táo bón và nguy cơ tắc ruột cao hơn. Trong khi ĐT phải có chức năng chính là hấp thu nước nên khi tổn thương thì dễ gây tình trạng tiêu chảy, ngoài ra u có xu hướng phát triển ra ngoài thành đại tràng nên có thể gây bán tắc ruột. Đi ngoài phân lẫn máu: có máu trong phân là do chảy máu từ khối u. Máu có khi nhìn được bằng mắt thường, hoặc chỉ thấy được khi soi dưới kính hiển vi. Nếu ung thư ĐT phải thì phân thường có máu màu đỏ sẫm, còn ung thư ĐT trái thì phân hay gặp kèm máu đỏ tươi và lẫn ít nhầy của niêm mạc ruột. 1.4.1.3. Triệu chứng thực thể Khám bụng: thường chỉ thấy dấu hiệu khi ở giai đoạn tiến triển, có di căn hạch ổ bụng hay có biến chứng. Khám thấy khối u qua thành bụng hoặc người bệnh từ sờ thấy. Nếu ung thư di căn gây tổn thương gan thì khám thấy gan to, vàng da hay dịch cổ trướng. Nếu ung thư có biến chứng tắc ruột thì khám thấy dấu hiệu quai ruột nổi, rắn bò. Nếu có biến chứng thủng ruột gây viêm phúc mạc thì sờ nắn bụng bệnh nhân đau dữ dội, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc rõ.
  • 18. 8 Hạch di căn: UTĐT có thể di căn hạch cổ, hạch bẹn với đặc điểm chung của hạch ung thư là tiến triển tăng dần, khởi đầu gần các cơ quan ung thư, sau theo đường bạch huyết đến hạch lân cận. Hạch có thể mềm hoặc cứng chắc, di động, khi sờ nắn không thấy đau. 1.4.2. Cận lâm sàng 1.4.2.1. Nội soi đại tràng Nội soi đại tràng bằng ống mềm: có thể quan sát trực tiếp tổn thương trên bề mặt niêm mạc (tới tận manh tràng) đồng thời sinh thiết làm chẩn đoán, hoặc điều trị cắt polyp trong khi soi. Hình ảnh tổn thương qua nội soi có thể thấy: các khối sùi nhiều múi, hay các ổ loét, các khối u chít hẹp lòng ĐT. 1.4.2.2. Mô bệnh học theo WHO 2017 Tổn thương đại thể: Thể sùi: khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Mặt u không đều, có thể chia thùy, múi. Màu sắc loang lổ, trắng lẫn đỏ tím. Mật độ mủn bở, dễ rụng vỡ chảy máu. Hay gặp ở ĐT phải, ít gây hẹp, ít di căn hạch hơn các thể khác [21] Thể loét: Khối u thể loét hay gặp ở ĐT trái nhiều hơn, u chủ yếu phát triển sâu vào các lớp của thành ĐT, xâm lấn các cơ quan khác và có tỷ lệ di căn hạch bạch huyết cao hơn [21] Thể thâm nhiễm: tổn thương lan tỏa, không rõ ranh giới. Khối u thường phát triển theo chiều dọc, chiều dày lẫn theo chu vi, nhiều khi phát triển làm ruột cứng tròn như một đoạn ống [21] Thể chít hẹp: thường gặp ở nửa trái ĐT, nhất là ĐT Sigma. Khối u nhỏ, đoạn ruột hai phía u phình ra tạo tổn thương như vành khăn, di căn hạch sớm. Tổn thương vi thể: - Ung thư biểu mô tuyến chiếm tới 85 – 90% - Ung thư biểu mô tuyến vảy - Ung thư biểu mô tế bào hình thoi - Ung thư biểu mô vảy - Ung thư biểu mô không biệt hóa
  • 19. 9 Mức độ biệt hóa: - Biệt hóa cao: > 95% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến - Biệt hóa vừa: 50 - 95% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến - Kém biệt hóa: 5 – 50% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến - Không biệt hóa: < 5% tế bào tạo cấu trúc ống tuyến 1.4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh Chụp Xquang bụng không chuẩn bị: chỉ định trong các trường hợp cấp cứu để chẩn đoán tắc ruột, thủng ruột hoặc vỡ u. Nếu có tắc ruột thì thấy hình ảnh mức nước hơi, thủng ruột thì thấy mờ toàn bộ ổ bụng, liềm hơi dưới hoành. Chụp khung đại tràng có cản quang: được chỉ định cho ung thư thể thâm nhiễm, mà các phương pháp chẩn đoán như nội soi thất bại vì không đưa được ống vào. Phương pháp này so với chụp Xquang thông thường cho hình ảnh tốt hơn, phát hiện được những ung thư sớm và polyp nhỏ trong lòng ĐT. Hình ảnh khung ĐT thường thấy là một hình khuyết, bờ nham nhở lõi táo hoặc hình cắt cụt. Hình ảnh tổn thương của ĐT thường là chít hẹp hoặc khối trong lòng ĐT. Chụp cắt lớp vi tính: là phương pháp hiện đại, cho phép đánh giá vị trí khối u, đặc biệt là đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn hạch, di căn xa, đồng thời đánh giá các tạng trong ổ bụng. Hình ảnh UTĐT trên phim chụp có thể thấy hình ảnh khối u gây hẹp lòng đại tràng, dày thành đại tràng phía ngoài và hạch vùng. Chụp cắt lớp vi tính được coi là một trong những phương pháp hữu dụng trong đánh giá trước mổ tình trạng ổ bụng và tiểu khung [19]. Siêu âm bụng: là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường của ĐT. Hình ảnh bệnh lý có thể thấy trong UTĐT là mất cấu trúc các lớp của thành ĐT, hạch ổ bụng, tổn thương nhu mô gan, dịch ổ bụng, tổn thương tụy, lách… Siêu âm nội soi hiện nay là công cụ chẩn đoán được sử dụng và mang lại kết quả tích cực trong phát hiện UTĐT di căn hạch. PET/CT: là phương pháp vừa cung cấp hình ảnh giải phẫu vừa thăm dò chức năng chuyển hóa của cơ quan. Đây là kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Phương pháp này có khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm với kết quả chính xác cao. Từ đó, giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị.
  • 20. 10 Mặt khác, chụp PET/CT còn giúp đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát và tiên lượng bệnh. Tuy vậy, chụp PET/CT đòi hỏi trang bị và kỹ thuật cao nên thường chỉ được chỉ định ở các cơ sở y tế lớn, chuyên khoa sâu. 1.4.2.4. Xét nghiệm máu Số lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, mức độ tùy thuộc lượng máu mất, thể hiện tình trạng thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (thiếu máu mạn tính) 1.4.2.5. Xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u CEA là kháng nguyên ung thư biểu mô phôi, là chất chỉ điểm u không đặc hiệu vì chúng được tìm thấy trên màng tế bào của nhiều mô. CEA cao nhất trong huyết thanh ở người bình thường đo được là 5ng/ml. Nồng độ CEA được cho là tăng nhẹ khi từ 5 - 10ng/ml, tăng nhiều khi > 10ng/ml. Khi UTĐT còn khu trú tại chỗ, CEA tăng không quá 25% các trường hợp, khi có di căn hạch vùng 50 - 60% trường hợp có CEA tăng cao, còn nếu có di căn xa là 75% [16]. Sau phẫu thuật triệt để, nồng độ CEA trở về bình thường sau 4 - 6 tuần. Đây là dấu hiệu có giá trị tiên lượng và theo dõi tái phát [9]. Nồng độ CA 19 – 9 bình thường nhỏ hơn 37 U/ml, tăng cao ở bệnh nhân có u ác tính. Tuy nhiên, CA 19 – 9 thường được sử dụng như một dấu ấn của ung thư tụy và đường mật hơn là UTĐT [19]. 1.4.2.6. Xét nghiệm gen - sinh học phân tử Trong UTĐT, có nhiều đột biến gen đã được phát hiện, gồm 3 nhóm chính là đột biến các gen sinh ung thư, gen ức chế khối u và gen sửa chữa [3]. Các gen sinh ung thư (Oncogenes) điều khiển sự phát triển bình thường của tế bào. Khi các gen này bị đột biến, quá trình tăng sinh không kiểm soát xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Các đột biến oncogenes liên quan đến UTĐT đã được xác định là gen RAS (KRAS, NRAS, HRAS), BRAF [5, 11, 18, 30] và PIK3CA. Trong đó, gen KRAS nằm trên NST số 12, gồm 6 exon, mã hóa cho các protein K-ras – chất truyền tín hiệu nội bào xuôi dòng từ EGFR. Codon 12 và 13 là vị trí hay xuất hiện đột biến gen KRAS. Đột biến codon 61, codon 146 ít gặp hơn và ảnh hưởng chưa được làm sáng tỏ trên lâm sàng. Gen BRAF nằm trên NST số 7, là gen mã hóa protein BRAF – chất truyền tín hiệu nội bào xuôi dòng của con đường RAS - MAPK. Xác định đột
  • 21. 11 biến gen KRAS và BRAF có ý nghĩa quan trọng trước bệnh nhân được chỉ định điều trị thuốc nhắm đích EGFR, bởi các thuốc này chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân không mang đột biến các gen trên. Đột biến PIK3CA đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh UTĐT. Dùng aspirin có thể ngăn chặn con đường PI3K, vì vậy giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Các gen ức chế khối u có tác dụng đối lập với oncogenes. Rối loạn các gen ức chế khối u cũng có khả năng dẫn đến ung thư ĐT: gen APC trên NST 5q vai trò trong bước đầu UTBMT, gen DCC trên NST 18q liên quan đến giai đoạn tiến triển của UTBMT và mất gen p53 trên NST 17p xảy ra ở giai đoạn cuối của UTBMT, liên quan với sự lây lan di căn của khối u [30]. Các gen sửa chữa liên quan đến ung thư đại trực tràng hay gặp là MMR (MLH1, MSH2, MSH6, PMS2) trong hội chứng Lynch. Tần suất đột biến MSI, PIK3CA, BRAF tăng dần từ trực tràng đi lên và ngược lại đối với các gen APC, p53. Vì vậy, tần số đột biến MSI, PIK3CA, BRAF ở UTĐT phải cao hơn, còn ở UTĐT trái thì hay gặp các đột biến APC, p53. Tần số đột biến KRAS ổn định tại các vị trí khác nhau của đại tràng. 1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng 1.5.1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán ung thư đại tràng dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng điển hình. Trong đó, kết quả mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để xác định các bệnh ung thư nói chung và UTĐT nói riêng. 1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn Theo xếp loại TNM, UTĐT gồm các giai đoạn tại chỗ (I, II, III) và di căn xa (IV) (xem phụ lục số 2)
  • 22. 12 1.6. Điều trị 1.6.1. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của UTĐT khi bệnh ở giai đoạn sớm, tổn thương khu trú (phẫu thuật triệt căn). Ở giai đoạn muộn, phẫu thuật vẫn được chỉ định trong một số trường hợp (phẫu thuật tạm thời: làm hậu môn nhân tạo, nối tắt…) để giải quyết những biến chứng tắc ruột, chảy máu do u. Tùy vào vị trí u mà có các phẫu thuật khác nhau: phẫu thuật cắt nửa ĐT, cắt ĐT mở rộng, cắt đoạn ĐT hay cắt u tái phát tại chỗ. 1.6.2. Hóa trị Hóa trị được chỉ định như một điều trị bổ trợ trong UTĐT, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị bổ trợ có vai trò quan trọng trong UTĐT giai đoạn III: giúp giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm. Các phác đồ được ưu tiên là CAPEOX hoặc FOLFOX [16, 20, 24]. Hóa trị cho UTĐT giai đoạn muộn hoặc tái phát thường được chỉ định với mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Phác đồ thường dùng [5] là FOLFOX, XELOX hay FOLFIRI, ILF… 1.6.3. Điều trị đích Là liệu pháp sử dụng các thuốc và các chất để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách tác động vào các phân tử đặc hiệu (còn được gọi là các đích) cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khối u. Ứng với mỗi đích khác nhau sẽ có loại thuốc khác nhau. Hiện nay, có hai nhóm chính trong điều trị ung thư đại tràng di căn [24] là: - Kháng thể đơn dòng: là liệu pháp điều trị trúng đích tác động trên các đích nằm ở phần ngoài màng tế bào. Bao gồm: các thuốc ức chế thụ thể cho yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular Endothelial Growth Factor: VEGF) như Bevacizumab,..; thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (Epidermal Growth Factor Receptor: EGFR) như Cetuximab,… - Thuốc trọng lượng phân tử nhỏ: Tác động vào các đích nằm bên trong tế bào như: Regorafenib,… Ưu điểm của các thuốc điều trị đích: ít ảnh hưởng cho các tế bào lành, hạn chế nhiều độc tính của hóa trị, xạ trị.
  • 23. 13 1.6.4. Điều trị miễn dịch Là phương pháp sử dụng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư, trong đó có vai trò quan trọng của tế bào Lympho T miễn dịch. Dù mới được tìm ra không lâu, nhưng phương pháp đã cho thấy tác dụng tốt trong điều trị nhiều loại ung thư trong đó có UTĐT giai đoạn di căn xa [26]. Hiện nay, có 2 nhóm thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng di căn bao gồm: liệu pháp ức chế CTLA – 4 (Ipilimumab) và liệu pháp ức chế PD – 1 (Pembrolizumab, Nivolumab). 1.6.5. Xạ trị Xạ trị ít được đặt ra trong điều trị UTĐT. Phương pháp này được chỉ định trong một số trường hợp như tổn thương xâm lấn thành bụng, di căn xương, di căn não (xạ trị triệu chứng) [26]. 1.7. Tình hình nghiên cứu về UTĐT 1.7.1. Trên Thế giới Theo Monjur Ahmed (2020) [30], tỷ lệ bệnh nhân mắc UTĐT đã giảm trong những năm gần đây nhờ tiến bộ của nội soi đại tràng. 25% số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTĐT, tỷ lệ này tăng cao hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Nghiên cứu nhấn mạnh khuyến cáo sàng lọc sớm UTĐT của ACS. Các đột biến gen KRAS, BRAF được ghi nhận ở khoảng 1/3 số bệnh nhân. Nghiên cứu trên 511 bệnh nhân của Knut Holtedahl (2021) [23] cho tỷ lệ mắc bệnh nữ/nam = 280/231. Độ tuổi trung bình ở cả hai giới là 71. Đau bụng và đi ngoài phân máu là hai triệu chứng phổ biến nhất. UTĐT phải hay gặp thiếu máu và các triệu chứng thay đổi thói quen đi ngoài, còn UTĐT trái phổ biến nhất là triệu chứng đi ngoài phân máu. Các triệu chứng khác ít gặp hơn là táo bón, tiêu chảy và bụng chướng.
  • 24. 14 1.7.2. Tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Lê Thị Hồng Linh (2013), nhóm tuổi trên 50 hay gặp nhất với tỷ lệ 77,8%. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 0,96. Các triệu chứng cơ năng chủ yếu bao gồm: đau bụng, đi ngoài phân máu, rối loạn tiêu hóa. Toàn thân có biểu hiện chính là gầy sút và thiếu máu. Tỷ lệ khám thấy khối u chiếm 24,4%. Các kết quả về cận lâm sàng bao gồm: khối u gặp chủ yếu ở đại tràng Sigma, thể sùi là dạng hay gặp nhất. Mức độ biệt hóa vừa chiếm đa số (80%). Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự tăng CEA trước phẫu thuật trong 53,5% các trường hợp. Năm 2020, Đỗ Hồng Anh và cộng sự nghiên cứu trên 53 bệnh nhân UTĐT tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả: phần lớn bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi 60 – 69 với nam nhiều hơn nữ. Gan là cơ quan di căn chính của UTĐT (chiếm 20,76%), ngoài ra có phổi, não, phúc mạc, xương và tuyến giáp. Nghiên cứu cho kết quả 29,3% số bệnh nhân có đột biến gen RAS, BRAF. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2021) trên 73 bệnh nhân ung thư đại tràng tại Bệnh viện K cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng là 10,9%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng và tắc ruột. Hình ảnh khối u hay gặp là thể sùi, vị trí u ở ĐT xuống chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân loại mô bệnh học của u có 92,9% ung thư biểu mô biệt hóa vừa. Hầu hết bệnh nhân nhập viện khi đang ở giai đoạn muộn (III, IV). Số lượng nghiên cứu tại Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của UTĐT loại biểu mô tuyến trong những năm gần đây còn hạn chế. Các nghiên cứu đã công bố chủ yếu tập trung vào những đặc điểm liên quan đến điều trị. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá cụ thể về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của UTĐT loại biểu mô tuyến.
  • 25. 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học là UTĐT loại biểu mô tuyến và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022 - Tiêu chuẩn lựa chọn: + Bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán xác định là ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến bằng xét nghiệm mô bệnh học theo tiêu chuẩn của WHO 2017 + Bệnh nhân có đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án - Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên + Bệnh nhân bị ung thư từ cơ quan khác di căn đến đại tràng + Không có đầy đủ thông tin và hồ sơ bệnh án + Những bệnh nhân UTĐT tái phát + Bệnh nhân có nhiều loại ung thư phối hợp 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính một tỷ lệ trong quần thể n = 𝑍1− 𝑎 2 2 𝑝(1−𝑝) 𝑑2 Trong đó: α = 0,05 tương đương độ tin cậy 95% Tra bảng giá trị Z(1-α/2) = 1,96
  • 26. 16 p = tỷ lệ ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến, là 82% lấy theo nghiên cứu của Phạm Tú Thành [15] d = 10%, khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể → Thay vào công thức ta được: n = 57. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 57. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn được 69 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 2.2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu Lập kế hoạch nghiên cứu: xác định đề tài nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tạo bệnh án nghiên cứu và xác định các chỉ số nghiên cứu. Thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu: thông tin từ các hồ sơ bệnh án được ghi vào một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (Xem phụ lục số 1). Thu thập dữ liệu từ tất cả các bệnh án có đủ tiêu chuẩn tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án Bệnh viện Bạch Mai. Tiến hành thu thập thông tin từ ngày 20/2/2022 đến ngày 20/3/2022. Nhập liệu và xử lý thông tin: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics version 20. Các thuật toán sử dụng: tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ các biến trong nghiên cứu. So sánh kiểm định: Chi bình phương, kiểm định Fisher, kiểm định Phi – Cramer’V.
  • 27. 17 2.2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ❖ Các đặc điểm lâm sàng - Tuổi, giới tính - Tiền sử: + Bản thân: Viêm đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng + Gia đình: bố mẹ, anh chị em ruột có mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc ung thư khác - Triệu chứng toàn thân + Gầy sút cân + Thiếu máu: bệnh nhân có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt tùy mức độ thiếu máu. + Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m²). Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) BMI được phân làm các mức độ: BMI < 18,5 là gầy, BMI trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 là bình thường và BMI từ 23 trở lên là béo phì. - Triệu chứng cơ năng + Đau bụng: mức độ tùy thuộc từng bệnh nhân, có thể chỉ đau nhẹ, lâm râm, có thể đau quặn, đau liên tục khiến bệnh nhân phải vào viện + Mệt mỏi + Rối loạn đại tiện: bao gồm các tình trạng: tiêu chảy, táo bón hoặc tăng số lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày). + Đi ngoài phân có lẫn máu: phân có lẫn máu đỏ hoặc nhầy máu - Triệu chứng thực thể: Sờ thấy u qua thành bụng là triệu chứng chính của UTĐT - Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng + Tắc ruột: biểu hiện tam chứng: đau bụng – nôn – bí trung đại tiện. + Thủng ruột: bệnh nhân thường có biểu hiện viêm phúc mạc
  • 28. 18 ❖ Các đặc điểm cận lâm sàng - Nội soi đại trực tràng và làm sinh thiết mô bệnh học + Vị trí: xác định chính xác vị trí dựa vào các mốc giải phẫu. ĐT phải bao gồm: manh tràng, ĐT lên, ĐT góc gan và phần đầu của ĐT ngang. ĐT trái được tính là từ phần tiếp theo của ĐT ngang đến hết ĐT Sigma. + Kích thước khối u: tính theo cm trên nội soi và hình ảnh đại thể của kết quả giải phẫu bệnh. + Hình ảnh tổn thương đại thể: dạng sùi, loét, loét sùi hay thâm nhiễm + Hình ảnh tổn thương vi thể: cho biết mức độ xâm lấn của ung thư + Mức độ biệt hóa: các mức độ: biệt hóa cao, biệt hóa vừa, biệt hóa kém và không biệt hóa. - Giai đoạn ung thư: có 4 giai đoạn I, II, III và IV + Bệnh nhân nếu có di căn xa thì xếp vào giai đoạn IV + Bệnh nhân có kết quả mô bệnh học sau mổ (63 bệnh nhân) thì xếp vào giai đoạn tương ứng theo phân loại của AJCC năm 2017 + Bệnh nhân không mổ (6 bệnh nhân) thì xác định giai đoạn trước mổ dựa vào lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ - Lượng hemoglobin: thiếu máu ở nam giới và nữ giới được xác định + Ở nam giới: thiếu máu khi Hb < 130 mg/dl + Ở nữ giới: thiếu máu khi Hb < 120 mg/dl - Các xét nghiệm chất chỉ điểm u trước điều trị: CEA: bình thường < 5ng/ml - Di căn xa: xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả phẫu thuật, nội soi ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, chụp PET/CT. Di căn đến các tạng: gan, phổi, xương, phúc mạc… - Xét nghiệm sinh học phân tử: • Các xét nghiệm đột biến gen + Gen KRAS (codon 12, 13, 146, 64) + Gen BRAF + Gen NRAS • Xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh
  • 29. 19 2.2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm và Bệnh viện. Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp do đó không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị của bệnh nhân Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, không tiết lộ thông tin bệnh nhân. Tất cả thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. Số liệu thu thập được đầy đủ, chính xác và khách quan. Kết quả đảm bảo có tính khoa học và tin cậy. Nghiên cứu được tiến hành vì mục đích khoa học, không vì bất kỳ lý do nào khác. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn Thu thập thông tin Đặc điểm lâm sàng Tiền sử Mục tiêu 1 Triệu chứng cơ năng Triệu chứng toàn thân Triệu chứng thực thể Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm nội soi Mục tiêu 2 Đặc điểm mô bệnh học Đặc điểm đột biến gen RAS, BRAF, MSI
  • 30. 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tuyến đại tràng và được điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, chúng tôi thu được các kết quả sau: 3.1. Tuổi và giới tính 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi Nhận xét: Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu, nam giới chiếm 62,3% (43/69), cao hơn ở nữ giới là 37,7% (26/69). Tỷ lệ nam/nữ là 43/26 = 1,65 Tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi từ 50 trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm tuổi dưới 50. Ở nam giới nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,5% (14/43). Ở nữ giới, nhóm tuổi trên 70 có tỷ lệ cao nhất là 34,6% (9/26). 4,6 4,6 9,3 25,6 32,6 23,3 7,7 0 7,7 23,1 26,9 34,6 0 10 20 30 40 50 60 70 ≤ 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥ 70 Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Nam Nữ
  • 31. 21 3.1.2. Độ tuổi trung bình Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới Giới tính Số lượng (n) Độ tuổi trung bình Nam 43 59,8 ± 13,2 Nữ 26 61,4 ± 15,2 Tổng 69 60,4 ± 13,9 Nhận xét: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân UTĐT trong nghiên cứu là 60,4 ± 13,9. Trong đó tuổi trung bình ở nam giới là 59,8 ± 13,2. Tuổi trung bình ở nữ giới là 61,4 ± 15,2. Tuổi nhỏ nhất ghi nhận là 22, tuổi lớn nhất là 83. 3.2. Đặc điểm lâm sàng 3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình Tiền sử Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Viêm đại trực tràng mạn tính 6 8,7 Polyp đại trực tràng 11 15,9 Gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc các ung thư khác 5 7,2 Không phát hiện 52 75,4 Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân không có tiền sử liên quan đến UTĐT. Polyp đại trực tràng chiếm 15,9%. 8,7% số bệnh nhân mắc viêm đại trực tràng mạn tính. Tiền sử gia đình liên quan đến UTĐT thấp hơn với 7,2%.
  • 32. 22 3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 3.2.2.1. Triệu chứng cơ năng Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng Nhận xét: Trong tổng số 69 bệnh nhân UTĐT, 81,2% số bệnh nhân có triệu chứng đau bụng. Mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao 65,2%. Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài) gặp với tỷ lệ tương đương là 40,6%. Có 2 bệnh nhân không biểu hiện cơ năng nào, tương ứng với 2,9%. Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất ở cả UTĐT trái và phải. UTĐT trái gặp tỷ lệ bệnh nhân có đi ngoài phân máu (51,3%) và các rối loạn đại tiện (53,8%) cao hơn so với UTĐT phải. 81,2 40,6 40,6 65,2 2.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đau bụng Rối loạn đại tiện Đi ngoài phân máu Mệt mỏi Không triệu chứng Tỷ lệ (%) Triệu chứng Tỉ lệ UTĐT phải UTĐT trái
  • 33. 23 3.2.2.2. Triệu chứng toàn thân Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân Triệu chứng Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%) Gầy sút cân 44 63,8 Thiếu máu 18 26,1 Không có triệu chứng 11 15,9 Nhận xét: Bệnh cảnh toàn thân chính trong nghiên cứu là gầy sút cân (63,8%) và thiếu máu (26,1%). Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) BMI Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%) BMI < 18,5 (Gầy) 9 13 18,5 ≤ BMI < 23 (Trung bình) 51 74 BMI ≥ 23 (Béo) 9 13 Trung bình 21,1 ± 2,1 Nhận xét: Chỉ số BMI trung bình là 21,1 ± 2,1. Phần lớn bệnh nhân có thể trạng trung bình. Tỷ lệ bệnh nhân gầy hoặc béo thấp hơn, cùng chiếm 13%. 3.2.2.3. Triệu chứng thực thể Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng Sờ thấy khối u Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%) Có 4 5,8 Không 65 94,2 Nhận xét: Thăm khám lâm sàng phát hiện được khối u với tỷ lệ thấp 5,8%.
  • 34. 24 3.2.2.4. Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp Nhận xét: Tắc ruột là biến chứng hay gặp nhất. Các triệu chứng do di căn xa là bụng chướng (33,3%), gan to vàng da (7,2%) và khó thở (4,3%) 3.2.3. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí khối u Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u Dấu hiệu lâm sàng Đại tràng phải N (%) Đại tràng trái N (%) p Đau bụng 25 (44,6%) 31 (55,4%) 0,69 Đi ngoài phân máu 8 (28,6%) 20 (71,4%) 0,04 Rối loạn đại tiện 7 (25%) 19 (75%) 0,01 Thiếu máu 10 (55,6%) 8 (44,4%) 0,23 Gầy sút cân 22 (50%) 22 (50%) 0,15 Tắc ruột 9 (60%) 6 (40%) 0,15 21,7 33,3 7,2 4,3 0 5 10 15 20 25 30 35 Tắc ruột Bụng chướng Gan to, vàng da Khó thở Tỷ lệ (%)
  • 35. 25 Nhận xét: Sự khác biệt giữa các triệu chứng đau bụng, thiếu máu, gầy sút cân, tắc ruột so với vị trí u không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện hay gặp ở ung thư đại tràng trái hơn ung thư đại tràng phải, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 3.3.1. Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh 3.3.1.1. Đặc điểm khối u Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u Đặc điểm Số lượng (n = 69) Tỷ lệ (%) Vị trí khối u Manh tràng 10 14,4 ĐT lên 2 2,9 ĐT góc gan 18 26,1 ĐT góc lách 3 4,3 ĐT xuống 4 6 ĐT Sigma 32 46,3 Hình ảnh đại thể khối khối u Sùi 26 37,7 Loét 7 10,1 Loét sùi 26 37,7 Thâm nhiễm 10 14,5
  • 36. 26 Kích thước khối u Từ 4cm trở xuống 41 59,4 Trên 4cm 28 40,6 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân UTĐT trái là 56,5% cao hơn so với UTĐT phải là 43,5%. Khối u ĐT Sigma hay gặp nhất chiếm 46,3%. Các vị trí ít gặp hơn lần lượt là: ĐT góc gan (26,1%) manh tràng (14,4%), ĐT xuống (6%), ĐT góc lách (4,3%) và ĐT lên (2,9%). Về hình thể khối u: thể sùi và thể loét sùi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,7%. Thể thâm nhiễm ít gặp hơn với 14,5%. Thể loét chiếm 10,1%. Về kích thước u: 59,4% bệnh nhân có kích thước khối từ 4cm trở xuống, còn lại 40,6% có khối u có kích thước trên 4cm. 3.3.1.2. Mức độ biệt hóa khối u và liên quan với vị trí khối u Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u Đặc điểm Vị trí khối u Tổng số (Tỷ lệ %) p UTĐT phải UTĐT trái Biệt hóa cao 1 (100%) 0 1 (1,4%) 0,47 Biệt hóa vừa 25 (41,7%) 35 (58,3%) 60 (87%) Biệt hóa kém 4 (50%) 4 (50%) 8 (11,6%) Không biệt hóa 0 0 0 Nhận xét: 87% khối u biệt hóa vừa và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ biệt hóa kém thấp hơn, chiếm 11,6%. Giữa mức độ biệt hóa khối u và vị trí ung thư bên phải hoặc trái không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,47).
  • 37. 27 3.3.1.3. Đặc điểm bất ổn vi vệ tinh Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh Bất ổn vi vệ tinh cao Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Có 1 6,3 Không 15 93,7 Tổng 16 100 Nhận xét: Trong tổng số 16 bệnh nhân được làm xét nghiệm bất ổn vi vệ tinh, có 1 bệnh nhân phát hiện MSI – H (bất ổn định vi vệ tinh độ cao) tương ứng với 6,3%. 3.3.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị Nồng độ CEA Số lượng (n = 51) Tỷ lệ (%) < 5ng/ml 13 25,5 ≥ 5ng/ml 38 74,5 Giá trị lớn nhất 36123 Giá trị nhỏ nhất 1,5 Trung vị 9,2 Nhận xét: Trong tổng số 51 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm CEA, 74,5% có nồng độ CEA ≥ 5ng/ml. Nồng độ CEA cao nhất ghi nhận là 36123, thấp nhất là 1,5. Trung vị là 9,2.
  • 38. 28 3.3.3. Xét nghiệm sinh học phân tử 3.3.3.1. Đặc điểm đột biến gen KRAS Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS Nhận xét: Trong 46 bệnh nhân làm xét nghiệm gen KRAS, có 32,6% số bệnh nhân phát hiện đột biến. Dạng hay gặp nhất là đột biến codon số 12 và 13, chiếm tỷ lệ 15,2%. 3.3.3.2. Đặc điểm đột biến gen BRAF Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF Đặc điểm Số lượng (n = 45) Tỷ lệ (%) Có đột biến 0 0 Không có đột biến 45 100 Nhận xét: Tất cả 45 bệnh nhân được làm xét nghiệm gen BRAF đều không thấy đột biến. 8,7% 2,2% 15,2% 6,5% 67,4% Codon 12 Codon 13 Codon 12 và 13 Khác (codon 61, 146) Không có đột biến
  • 39. 29 3.3.3.4. Đột biến gen NRAS Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS Đặc điểm Số lượng (n = 17) Tỷ lệ (%) Có đột biến 1 5,9 Không có đột biến 16 94,1 Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen NRAS là 1/17 tương ứng bằng 5,9% 3.3.3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và một số yếu tố Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí và tình trạng di căn xa Đặc điểm Đột biến gen KRAS p Có Không Giới tính Nam 7 (23,3%) 23 (76,7%) 0,07 Nữ 8 (50%) 8 (50%) Di căn xa Có 10 (52,6%) 9 (47,4%) 0,01 Không 5 (18,5%) 22 (81,5%) Vị trí UTĐT phải 10 (43,5%) 13 (56,5%) 0,12 UTĐT trái 5 (27,8%) 18 (72,2%) Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,07. Ung thư đại tràng phải có tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn so với ung thư đại tràng trái. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao gấp 2,8 lần so với bệnh nhân không có di căn xa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01)
  • 40. 30 3.4. Phân loại giai đoạn bệnh và di căn 3.4.1. Giai đoạn bệnh Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017 Nhận xét: Có 63/69 bệnh nhân được xếp giai đoạn dựa vào kết quả mô bệnh học sau mổ theo AJCC 2017, còn lại là đánh giá trước mổ. Phần lớn bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn: 30,4% bệnh nhân ở giai đoạn III, bệnh nhân ở giai đoạn IV chiếm 43,6%. 7,2% 18,8% 30,4% 43,6% Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV
  • 41. 31 3.4.2. Di căn 3.4.2.1. Đặc điểm di căn Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT Nhận xét: Trong 30 trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn IV có 28 trường hợp chỉ di căn một cơ quan, 2 trường hợp có di căn từ 2 cơ quan trở lên. Trong đó, hay gặp nhất là di căn gan, chiếm 70 % (21/33), sau đó là phúc mạc, phổi, xương với tỷ lệ lần lượt là: 23,3%, 10% và 6,7%. 3.4.2.2. Mối liên quan giữa di căn với kích thước khối u Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u Đặc điểm Kích thước u p ≤ 4cm > 4cm Di căn Có di căn 22 (73,3%) 8 (26,7%) 0,04 Không 19 (48,7%) 20 (51,3%) Nhận xét: Bệnh nhân có khối u kích thước từ 4cm trở xuống có tỷ lệ di căn cao hơn bệnh nhân có khối u trên 4cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04). 70 10 23,3 6,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Gan Phổi Phúc mạc Xương Tỷ lệ (%) Cơ quan di căn
  • 42. 32 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Các đặc điểm lâm sàng 4.1.1. Các đặc điểm chung 4.1.1.1. Tuổi Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ của UTĐT. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng [31, 27]. Độ tuổi trung bình của 69 bệnh nhân trong nghiên cứu là 60,4 ± 13,9 tuổi. Trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 22 tuổi, bệnh nhân lớn nhất là 83 tuổi. Các nghiên cứu cho kết quả tương tự: nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7] là 58,8 ± 10,2 tuổi, nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thu (2021) với tuổi trung bình là 60,1. Từ biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh đối với nhóm bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên so với nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi. Kết quả này đồng thuận với quan điểm hiện tại trên thế giới: có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân trên 50 tuổi và dưới 50 tuổi mắc UTĐT [30, 31]. Một điểm đáng lưu tâm nữa khi so sánh với nhiều nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy có sự tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc UTĐTT [33, 37, 48, 27]. Định nghĩa chính xác về tuổi trẻ thường dùng khi bàn về UTĐT còn chưa được thống nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mai (2021) tiến hành nghiên cứu về UTĐT tại Việt Nam chọn 30 là điểm mốc xác định bệnh nhân trẻ tuổi. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân Việt Nam từ 30 tuổi trở xuống được chẩn đoán UTĐT tăng khoảng 5% mỗi năm [10]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân mắc UTĐT dưới 50 tuổi đang ngày càng tăng [27-29]. Vì vậy ACS đã đưa ra khuyến cáo nên bắt đầu khám sàng lọc ở tuổi 45 và người lớn từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát thường xuyên tới 75 tuổi [27, 29].
  • 43. 33 4.1.1.2. Giới tính UTĐT có thể gặp ở cả nam và nữ. Ngoại trừ các ung thư đặc trưng cho giới thì nhìn chung các loại ung thư đều gặp tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ. Tương tự đối với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới mắc UTĐT chiếm 62,3% cao hơn gấp 1,65 lần so với nữ giới. Qua tham khảo một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc ở đều cao hơn ở nam giới. Điều này có thể liên quan tới mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nam giới cao hơn, hormon sinh dục nữ có vai trò bảo vệ chống lại UTĐTT và tương tác giữa những ảnh hưởng khác [49]. Nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thu (2021) cho tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,26 [16], nghiên cứu của Nguyễn Nam Khánh (2020) [8] là tỷ lệ nam cao hơn nữ 1,23 lần. Nghiên cứu của Lucia Mangone cho tỷ lệ nam/nữ là 1,8 [43]. Sự khác biệt này theo chúng tôi là do các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên các phạm vi hẹp, cỡ mẫu chưa đủ lớn và có sự khác nhau về địa điểm, nên sự khác biệt ít có ý nghĩa. 4.1.1.3. Mối liên quan giữa tuổi và giới tính Qua nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể giữa độ tuổi được chẩn đoán bệnh ở nam và nữ. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nữ giới là ≥ 70 tuổi, chiếm 34,6%. Ở nam giới nhóm tuổi có xu hướng thấp hơn: bệnh nhân từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,6%. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên thế giới (Bảng 4.1). Giải thích cho điều này, chúng tôi đưa ra giả thuyết là do tích lũy thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ở nam nhiều hơn nữ giới, nên độ tuổi mắc bệnh ở nam thường sớm hơn. Một nguyên nhân khác có thể do người phụ nữ thường khó chấp nhận việc nội soi đại trực tràng hơn là nam giới, ngoài ra nữ giới thường có khả năng chịu đựng cao hơn nên thường đến khám và phát hiện bệnh muộn hơn.
  • 44. 34 Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới Nghiên cứu Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam Farin Amersi (2015) [31] ≥ 75 tuổi 60 – 70 tuổi Rosa Schmuck (2020)[49] ≥ 80 tuổi 70 – 79 tuổi Nghiên cứu của chúng tôi (2022) ≥ 70 tuổi 60 – 69 tuổi 4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình Những bệnh nhân có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý như: viêm đại tràng mạn tính, ung thư (UTĐTT hoặc các ung thư khác), các tổn thương tiền ung thư (polyp) có nguy cơ cao mắc UTĐT. Những người là con hoặc cháu của bệnh nhân UTĐTT có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh cũng gia tăng nếu bố mẹ hoặc ông bà đời trước mắc UTĐTT trước 50 tuổi [10]. Sau khi phân tích những bệnh nhân trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 24,6% trường hợp có tiền sử bản thân liên quan tới UTĐT và 7,2% số bệnh nhân có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư. Một nghiên cứu của Suthat Chottanapund (2021) [38] trên 504 bệnh nhân UTĐT cho kết quả 95,6% số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTĐTT. Nghiên cứu khác cho số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư chiếm 82,2% [52]. 4.1.3. Các triệu chứng cơ năng Trong UTĐT, các triệu chứng cơ năng là những gợi ý vô cùng có giá trị giúp người bác sĩ định hướng chẩn đoán và ra chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân UTĐT rất đa dạng, chủ yếu là các triệu chứng: đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân máu. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật của bệnh nhân có liên quan đến vị trí khối u ở ĐT phải hay ĐT trái được thể hiện trong Biểu đồ 3.2 .
  • 45. 35 Theo nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất, chiếm 81,2% trong UTĐT không kể vị trí u. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Tú Thành (2020) [15], Nguyễn Văn Thái (2015) [14], Nguyễn Nam Khánh (2020) [8], Elena De Falco (2021) [39]. Một số nghiên cứu tương tự cho tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có đau bụng cao hơn như trong nghiên cứu của Hoàng Thị Phương [12] là 92,6%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường [7] là 94,7%. Đi ngoài phân máu là triệu chứng phổ biến sau đau bụng, chiếm 40,6%, thường xảy ra sớm trong UTĐT. Máu theo phân trong UTĐT là máu chảy từ khối u, có thể là máu đỏ tươi, máu đỏ sẫm hoặc máu đen tùy thuộc mức độ gần hay xa của khối u. Triệu chứng đi ngoài phân máu gặp ở 51,3% bệnh nhân UTĐT trái, đối với UTĐT phải gặp với tỷ lệ thấp hơn đáng kể (26,7%). Khi chỉ xét những bệnh nhân có đi ngoài phân máu, số bệnh nhân UTĐT trái là 71,4% gấp khoảng 2,5 lần so với UTĐT phải. Với giá trị p = 0,04 (p <0,05) chúng tôi kết luận UTĐT trái gặp tỷ lệ đi ngoài phân máu nhiều hơn so với UTĐT phải. Kết luận này đồng thuận với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Phạm Tú Thành (2020) [15], Lucia Mangome (2021) [43], Nguyễn Kiến Dụ (2017) [3], Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7]. Rối loạn đại tiện là một trong các triệu chứng gợi ý tới ung thư đại tràng. Các biểu hiện rối loạn đại tiện hay gặp trong UTĐT bao gồm: táo bón, tiêu chảy và tăng số lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày)[42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện chiếm tổng số 40,6%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2015) [14] cho tỷ lệ 61,6%. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện gặp tỷ lệ cao hơn ở UTĐT trái (mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03). Nghiên cứu khác của Elena De Falco(2021) [39] cũng cho kết quả tương tự. Mệt mỏi cũng là triệu chứng phổ biến trong UTĐT, nhưng không phải là biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Triệu chứng này thường biểu hiện từ từ, âm thầm và được người bệnh nhận thấy rõ ràng khi tới các giai đoạn muộn. Trong nghiên cứu, 65,2% số bệnh nhân đang ở trong tình trạng mệt nhiều. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt nào mang ý nghĩa giữa tình trạng mệt mỏi và vị trí ung thư.
  • 46. 36 Thứ tự về mức độ hay gặp của các triệu chứng trong UTĐT có thể khác nhau giữa các nghiên cứu. Nhưng thường xuất hiện theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ đau bụng, đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện [23]. Kết quả các nghiên cứu chưa có sự thống nhất bởi lẽ việc khai thác các triệu chứng cơ năng phụ thuộc nhiều vào lời khai của bệnh nhân. Vì vậy việc so sánh và đánh giá chính xác trở nên khó khăn hơn. 4.1.4. Các triệu chứng toàn thân Gầy sút cân là biểu hiện toàn thân hay gặp nhất của UTĐT. Do thói quen của người Việt Nam ít ý thức về việc khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc phát hiện sớm nên tỷ lệ người bệnh tới khám khi đã gầy sút tương đối cao. Một lý do khác là triệu chứng trên thường không mang tính chất đặc hiệu và diễn biến âm thầm, từ từ nên bệnh nhân khó phát hiện ra. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có gầy sút cân chiếm 63,8%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] cho kết quả 36,7% bệnh nhân có gầy sút trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, nghiên cứu của Ioannis (2020) [40] cho tỷ lệ sụt cân là 18,9%. Thiếu máu là triệu chứng quan trọng cần thăm khám cho bệnh nhân UTĐT. Giống với các bệnh ung thư khác, thiếu máu trong UTĐT là thiếu máu mạn tính, thường chỉ có biểu hiện cấp tính khi có biến chứng chảy máu ồ ạt từ khối u. So với triệu chứng gầy sút cân thì thiếu máu chiếm tỷ lệ thấp hơn với 26,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Ioannis [40] cho 18,9% bệnh nhân có thiếu máu. Đánh giá mối liên quan giữa vị trí khối u và tình trạng thiếu máu, chúng tôi nhận thấy UTĐT phải hay gặp thiếu máu hơn là UTĐT trái. Kết quả này được đồng thuận bởi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Juha P.Vayrynen [55], Ioannis Kalantzis [40], Elena De Falco [39]. Nguyên nhân vì UTĐT phải thường phát triển ra ngoài thành nên dễ xâm lấn vào mạch máu và gây chảy máu vi thể. Mặc dù đi ngoài phân máu hay gặp ở UTĐT bên trái hơn bên phải, nhưng trong UTĐT trái bệnh nhân dễ phát hiện và đi khám kịp thời hơn so với lượng máu mất liên tục, âm thầm trong UTĐT phải.
  • 47. 37 Chỉ số khối cơ thể (BMI) là yếu tố giúp đánh giá tổng quan về thể trạng chung của bệnh nhân. Ở người châu Á, khi BMI thấp hơn 18,5 hoặc cao hơn 23 được coi là bất thường. Nghiên cứu này cho kết quả bệnh nhân có thể trạng trung bình (18,5 ≤ BMI < 23) chiếm tỷ lệ cao nhất. Mức BMI trung bình là 21,1 ± 2,1. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng BMI làm tăng nguy cơ UTĐT [38, 52]. 4.1.5. Các triệu chứng thực thể Khi thăm khám bệnh nhân UTĐT, nhất là trong các giai đoạn sớm của ung thư, thường ít thấy các dấu hiệu trực tiếp như sờ thấy khối u qua thành bụng. Triệu chứng thường gặp chủ yếu là biến chứng mà khối u gây ra: tắc ruột, bán tắc ruột khi khối u to chiếm hết lòng đại tràng hoặc triệu chứng của cơ quan di căn: di căn phúc mạc gây bụng chướng dịch, di căn gan gây gan to vàng da, di căn phổi gây khó thở, đau ngực. Vì vậy cần thăm khám tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tìm ra các triệu chứng của bệnh nhân. Sờ thấy khối u qua thành bụng thường chỉ gặp ở giai đoạn tương đối muộn hay khối u quá to. U bụng hay gặp ở u ĐT phải do khối u có xu hướng phát triển ra ngoài thành ruột. Trong khi u ĐT trái lại có xu hướng phát triển vào trong lòng đại tràng gây ra biến chứng tắc ruột. Nghiên cứu của chúng tôi gặp triệu chứng sờ thấy khối u bụng với tỷ lệ 5,8%, thấp hơn đáng kể so với nghiên cứu của các tác giả Phạm Trung Vỹ [19] với tỷ lệ sờ thấy u qua thăm khám là 31%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] với 26,7% sờ thấy u. Kết quả có sự khác biệt lớn với các nghiên cứu trên có thể do tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng tắc ruột và bụng chướng cao. Vì vậy quá trình thăm khám lâm sàng tìm khối u bụng gặp nhiều khó khăn. 4.1.6. Biến chứng và các triệu chứng do di căn xa Ngoài dấu hiệu sờ thấy khối u bụng là triệu chứng của UTĐT, chúng tôi nhận thấy phần lớn các triệu chứng thăm khám được trên lâm sàng là biến chứng và triệu chứng của di căn xa. Theo Biểu đồ 3.3, bụng chướng là triệu chứng hay gặp nhất với 33,3%. Các bệnh nhân có bụng chướng chủ yếu là những trường hợp có di căn phúc mạc, gây tràn dịch màng bụng. Ngoài ra chúng tôi còn thấy biểu hiện bụng chướng ở những bệnh nhân có biến chứng tắc ruột với biểu hiện bụng chướng hơi.
  • 48. 38 Tắc ruột hoặc bán tắc ruột là biến chứng hay gặp của UTĐT, chiếm tỷ lệ 10 – 29% các trường hợp [6]. Tắc ruột thường do khối u kích thước quá to, khi u phát triển chiếm hết chu vi lòng đại tràng sẽ gây cản trở lưu thông và tắc ruột. Trên lâm sàng, bệnh nhân tắc ruột thường biểu hiện tam chứng: đau bụng - nôn - bí trung đại tiện. Thăm khám có thể thấy các dấu hiệu rắn bò hay quai ruột nổi. Theo Biểu đồ 3.3, tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có triệu chứng tắc ruột là 21,7% tương đồng với các nghiên cứu trên. Các triệu chứng do di căn gan (gan to, vàng da) và di căn phổi (khó thở) chiếm tỷ lệ thấp hơn. Mặc dù gan là cơ quan di căn hay gặp của UTĐT nhưng tỷ lệ các triệu chứng do khối u gan còn thấp. Có thể vì bệnh nhân đã được tìm ra những tổn thương thứ phát sớm hơn nhờ các phương pháp cận lâm sàng. Mặt khác các triệu chứng của cơ quan di căn có thể bị chồng lấp với các biểu hiện khác của bệnh. 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 4.2.1. Đặc điểm u trên nội soi 4.2.1.1. Về vị trí khối u: UTĐT có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên khung đại tràng. Sự phân chia thành ĐT phải và ĐT trái là căn cứ để tiên lượng và điều trị. Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, UTĐT phải gặp với tỷ lệ 43,5%, thấp hơn so với UTĐT trái là 56,5%. Đối với UTĐT phải, vị trí u hay gặp nhất là ở đại tràng góc gan, còn UTĐT trái gặp nhiều nhất ở vị trí đại tràng Sigma. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho kết quả về tỉ lệ UTĐT trái và UTĐT phải không khác biệt quá lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường (2018), tỷ lệ UTĐT phải là 51% lớn hơn UTĐT trái là 49%. Báo cáo của Bùi Thị Phương Thu (2021) [16] với 27,9% số bệnh nhân mắc UTĐT phải và 72,1% mắc UTĐT trái. Các nghiên cứu trên đều cho tỷ lệ UTĐT Sigma là hay gặp nhất [17, 39]. Một số nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa vị trí u và giới tính, trong đó ung thư đại tràng bên phải gặp ở phụ nữ với tỷ lệ cao hơn so với nam giới [49, 27], tuy nhiên do nghiên cứu của chúng tôi cỡ mẫu còn nhỏ và chưa đại diện nên không tìm thấy mối liên quan này.
  • 49. 39 4.2.1.2. Về hình ảnh đại thể của khối u: Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thể sùi và loét sùi là hai thể hay gặp nhất, chiếm 37,7%. Các thể loét và thâm nhiễm ít gặp hơn. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] cho tỷ lệ thể sùi và loét sùi cùng chiếm 43,3%, ít gặp hơn là thể loét và thâm nhiễm. 4.2.1.3. Về kích thước khối u: Hiện nay, mối liên quan giữa kích thước khối u với tiên lượng UTĐT vẫn chưa được xem xét rõ ràng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào mang tính chất tổng thể để làm rõ mối quan quan trên. Theo nhóm tác giả đứng đầu bởi Huolun Feng [22] phân tích trên cơ sở dữ liệu của SEER, tỷ lệ nguy hiểm của UTĐT tăng nhanh với kích thước khối u từ 4cm trở xuống và tăng chậm với kích thước khối u lớn hơn 4cm. Vì vậy trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn mốc > 4cm và ≤ 4cm làm căn cứ để phân định kích thước khối u. Theo bảng, tỷ lệ bệnh nhân có khối u lớn hơn 4cm là 40,6% nhỏ hơn so với tỷ lệ bệnh nhân có khối u trên 4cm. Theo bảng 3.14, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa kích thước khối u và đặc điểm di căn. Trong đó, những bệnh nhân mang khối u kích thước từ 4cm trở xuống có tỷ lệ di căn là 73,3%, cao hơn so với bệnh nhân có khối u kích thước lớn hơn 4cm. Kết quả này là do các bệnh nhân mang khối u nhỏ hơn nhưng thường kèm theo đột biến gen KRAS nên tỷ lệ di căn cao hơn. Mặt khác các khối u này hay là thể thâm nhiễm nên khó đo được kích thước chính xác. 4.2.2. Độ biệt hóa khối u Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân có độ biệt hóa vừa chiếm đa số với 87%. Tỷ lệ bệnh nhân có khối u biệt hóa kém nhiều hơn so với bệnh nhân có khối u biệt hóa tốt. Không có mối liên quan giữa mức độ biệt hóa và giai đoạn bệnh. Thứ tự về tỷ lệ này này tương đồng với nghiên cứu của Yaolin Song [53] với 81,3% biệt hóa vừa hoặc tốt và 18,7% là kém biệt hóa. Theo nghiên cứu của Elahe [28], tỷ lệ ung thư biệt hóa vừa cũng chiếm cao nhất (57%) nhưng thấp hơn đáng kể so với kết quả của chúng tôi.
  • 50. 40 4.2.3. Đặc điểm về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ CEA huyết thanh là giai đoạn ung thư, vị trí khối u, mức độ biệt hóa... Trong đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khối u với mức độ biệt hóa cao cho nồng độ CEA cao hơn đối với những khối u biệt hóa kém [51]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy được mối liên quan giữa mức độ biệt hóa khối u và nồng độ CEA huyết thanh. Có thể do trong nghiên cứu có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ giữa các mức độ biệt hóa của khối u. Ngoài ra nồng độ CEA còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như tình trạng chức năng gan, hút thuốc lá…nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự sai lệch so với các nghiên cứu trước đó. 4.2.4. Đặc điểm xét nghiệm sinh học phân tử Con đường truyền tín hiệu của thụ thể tăng trưởng biểu bì EGFR đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của UTĐTT. Vì vậy, việc sử dụng các kháng thể đơn dòng nhắm mục tiêu EGFR (Panitumumab và Cetuximab) là một bước tiến quan trọng trong điều trị UTĐTT. Hai gen chính hay gặp hơn cả trong con đường tín hiệu EGFR ở bệnh nhân UTĐT là gen KRAS và BRAF. Sự hiện diện đột biến các gen này đã được công nhận là giúp tiên lượng đáp ứng với điều trị liệu pháp kháng EGFR. Đột biến gen KRAS và di căn: theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân mang đột biến gen KRAS là 32,6% (15/46). Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu của Maria Arcila và cộng sự [32]: 121/332 (tương ứng 36%) cho kết quả đột biến. Một nghiên cứu khác của Sonja Marinovic cũng cho kết quả tương tự với 40% đột biến gen KRAS [45]. Trong số bệnh nhân có đột biến gen KRAS thì phần lớn các đột biến xảy ra ở codon 12 và 13, còn lại chủ yếu ở codon 61 và 146 [32, 39]. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các đột biến gen KRAS cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và liên quan đến các khối u biệt hóa mức độ trung bình hoặc kém biệt hóa còn đột biến gen BRAF xảy ra thường xuyên hơn ở các khối u bên phải và khối u biệt hóa cao [34, 53]. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các mối liên quan trên.
  • 51. 41 Từ các kết quả thống kê của mình, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và tình trạng di căn của UTĐT. Cụ thể, ở những bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn 2,8 lần so với nhóm bệnh nhân không có di căn. Một vài nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới [39] được công bố cũng ủng hộ kết quả của chúng tôi. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, có khoảng 30 - 50% bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng mang đột biến gen KRAS, tỷ lệ đột biến gen BRAF thấp hơn (khoảng 5-10%) [46]. Giải thích cho kết quả này có thể do bệnh nhân thường được xét nghiệm đồng thời 2 gen BRAF và KRAS, trong khi chúng thường có mối quan hệ loại trừ lẫn nhau [32, 35, 46]. NRAS là một gen thuộc họ gen RAS cùng với KRAS nhưng tần suất gặp đột biến thấp hơn. Trên lâm sàng, gen NRAS thường được chỉ định khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tìm đột biến gen KRAS và BRAF đều âm tính. Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận kết quả của 17 bệnh nhân có xét nghiệm gen NRAS và 5,9% trong số đó (tương ứng 1/17 bệnh nhân) cho kết quả đột biến. Bất ổn vi vệ tinh cao MSI – H là một thông tin quan trọng khi xem xét điều trị bằng kháng thể đơn dòng Pembrolizumab [20, 44, 47]. Theo nghiên cứu của Yaolin Song (2020) [53] tần suất xuất hiện MSI – H là 6,31%, cao hơn ở bệnh nhân nữ trẻ dưới 50 tuổi và liên quan chặt chẽ với di căn, biệt hóa kém hay vị trí UTĐT bên phải. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có MSI – H đạt 6,3% (tương tự với nghiên cứu trên). Tuy nhiên do cỡ mẫu của nghiên cứu nhỏ nên các kết quả không cho thấy mối liên quan nào có ý nghĩa giữa MSI – H và các yếu tố liên quan. 4.2.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh Việc phân loại giai đoạn bệnh đối với ung thư nói chung và UTĐT nói riêng là vô cùng quan trọng. Xếp loại giai đoạn vừa làm căn cứ để tiến hành lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, vừa là yếu tố giúp người bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhân. Để thuận tiện cho thực hành lâm sàng điều trị, UTĐT được thống nhất phân chia thành 4 giai đoạn là I, II, III và IV.
  • 52. 42 Theo kết quả phân tích từ nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán xác định khi đang ở giai đoạn muộn (43,6% bệnh nhân ở giai đoạn IV). Kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng nhận thấy trong các nghiên cứu gần đây có sự giảm tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn muộn và tăng tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn I và II (Bảng 4.2). Từ các kết quả có thể thấy bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn còn cao nhưng có xu hướng giảm. Điều này có thể là kết quả của việc người bệnh ngày càng ý thức bảo vệ và quan tâm đến tình hình sức khỏe của bản thân hơn. Bảng 4.2. Các giai đoạn của ung thư theo các nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV Đỗ Hồng Anh (2020) [1] 0% 7,6% 37,7% 54,7% Ioannis Kalantzis (2020) [40] 7% 12,4% 27,1% 53,5% Yaolin Song (2020) [53] 13,3% 41,5% 42,9% 2,3% Lucia Mangone (2021) [43] 21,6% 26,5% 24,6% 18,2% Nghiên cứu của chúng tôi (2022) 7,2% 18,8% 30,4% 43,5% 4.2.6. Đặc điểm di căn UTĐT di căn theo 3 con đường chính: đường máu, đường bạch huyết và đường kế cận. Trong nghiên cứu này, có phần lớn bệnh nhân chỉ di căn 1 cơ quan, còn lại số ít có di căn từ 2 cơ quan trở lên. Các cơ quan hay gặp di căn trong UTĐT là gan, phổi, phúc mạc và di căn xương. Các tạng này hay gặp di căn vì chúng là các cơ quan giàu mạch máu và bạch huyết. Gan là cơ quan di căn hay gặp nhất của UTĐT do tất cả các tĩnh mạch của khung đại tràng đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng và đổ về tĩnh mạch cửa. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 30 bệnh nhân có di căn xa thì di căn gan chiếm 70%. Sau đó là các cơ quan phúc mạc chiếm 23,3%, tỷ lệ di căn phổi là 10% và di căn xương ít gặp nhất với 6,7%. Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trước đó. Nghiên cứu UTĐTT cho kết quả
  • 53. 43 di căn gan chiếm 68% [32]. Nghiên cứu của Ioannis Kalantzis cho tỷ lệ di căn tới các cơ quan có sự khác biệt với kết quả của chúng tôi. Cụ thể, di căn gan dẫn đầu với 67%, phổi là cơ quan gặp di căn nhiều sau gan với 31,3% và di căn tới phúc mạc ít hơn di căn phổi, chiếm 11,6% [40]. Các kết quả đều cho thấy khả năng di căn xa và xâm lấn của khối u đại tràng rất đa dạng, đặc biệt hay tới các tạng quan trọng của cơ thể. Vì vậy, việc khảo sát cần được tiến hành kỹ lưỡng để tránh bỏ sót tổn thương.
  • 54. 44 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân UTĐT được điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTĐT - Độ tuổi trung bình là 60,4 ± 13,9, nhóm tuổi hay gặp nhất từ 50 – 70. - Bệnh gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ nam/nữ = 1,65. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ giới (≥ 70 tuổi) già hơn so với nam giới (60 - 69 tuổi). - 24,6% số bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình liên quan đến UTĐT - Những triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: đau bụng (81,2%), mệt mỏi (65,2%), đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện (40,6%). - Gầy sút cân (63,8%) và thiếu máu (26,1%) là hai biểu hiện toàn thân chính trong UTĐT. - Thăm khám lâm sàng chủ yếu phát hiện biến chứng và biểu hiện của cơ quan di căn: bụng chướng, tắc ruột. Tỉ lệ sờ thấy u thấp (5,8%). - Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện hay gặp hơn ở UTĐT trái (p < 0,05). 2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân UTĐT - Khối u có thể gặp ở mọi vị trí trên khung đại tràng, tỷ lệ UTĐT phải là 43,5% thấp hơn so với UTĐT trái là 56,5%. - Thể sùi và loét sùi là hai hình thái chính của khối u, cùng chiếm tỷ lệ 37,7%. - 40,6% bệnh nhân có khối u đại tràng lớn hơn 4cm. - Mô bệnh học chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến loại biệt hóa vừa (87%) - 74,5% số bệnh nhân có tăng nồng độ CEA huyết thanh từ 5ng/ml trở lên. - Tỷ lệ đột biến gen KRAS là 32,6%. Không bệnh nhân nào phát hiện đột biến gen BRAF. 6,3% số bệnh nhân có bất ổn vi vệ tinh cao (1/16). - Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn IV cao nhất với 43.6%. - 70% số trường hợp UTĐT di căn gan. 23,3% di căn phúc mạc. Di căn phổi chiếm 10% và di căn xương là hiếm gặp nhất. - Ở bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn 2,8 lần so với nhóm bệnh nhân không có di căn xa (p = 0,01).
  • 55. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Đỗ Hồng Anh (2020), Khảo sát tình hình sử dụng oxaliplatin trong bệnh ung thư đại tràng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2016), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học. 3. Nguyễn Kiến Dụ (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại tràng, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội. 4. Phạm Thị Minh Đức (2021), Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học. 5. Nguyễn Văn Hiếu (2015), Ung thư học, Nhà xuất bản Y học. 6. Trần Mạnh Hùng (2022), "Kết quả sớm điều trị phẫu thuật tắc ruột do ung thư biểu mô đại tràng phải tại bệnh viện Bạch Mai ", Tạp chí Y học Việt Nam, 512(1), 171 - 175. 7. Nguyễn Thị Thu Hường (2018), "Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa ung thư đại tràng phải và ung thư đại tràng trái", Tạp chí nghiên cứu y học, 113(4), 31 - 37. 8. Nguyễn Nam Khánh (2020), Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải điều trị ung thư biểu mô đại tràng, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 9. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản Y học. 10. Nguyễn Thị Mai (2021), "Kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng ở bệnh nhân trẻ tuổi tại bệnh viện K giai đoạn 2016 - 2020", Tạp chí Y học Việt Nam, 508(2), 277 - 280.
  • 56. 11. Vũ Thị Nhung (2018), Nhận xét tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS, BRAF trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. 12. Hoàng Thị Phương (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng nội soi - mô bệnh học của ung thư biểu mô đại tràng, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. 13. Nguyễn Quang Quyền (2017), Bài giảng Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học. 14. Nguyễn Văn Thái (2015), Đánh giá mức độ xâm lấn, di căn hạch ung thư đại tràng qua lâm sàng và cắt lớp vi tính 64 dãy, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 15. Phạm Tú Thành (2020), Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán ung thư đại tràng, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 16. Bùi Thị Phương Thu (2021), Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ FOLFOX4 trong điều trị ung thư đại tràng tại bệnh viện Thanh Nhàn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội. 17. Đỗ Khắc Trường (2021), Nghiên cứu tỷ lệ polyp đại tràng bị ung thư hóa theo kích thước, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 18. Hoàng Anh Vũ, Hứa Thị Ngọc Hà (2013), "Phát hiện đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật COLD - PCR và giải trình tự DNA", Nghiên cứu Y học, 17(1), 50 - 54 19. Phạm Trung Vỹ (2020), Nghiên cứu một số ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.
  • 57. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 20. AI B. Benson, Alan P. Venook, Mahmoud M. AI-Hawary, et al (2022), "NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Colon cancer", National Comprehensive Cancer Network. 21. Fred T Bosman, Fátima Carneiro, Ralph H Hruban, et al (2017), WHO Classification of Tumours of the Digestive System, International Agency for Research on Cancer. 22. Huolun Feng, Zejian Lyu, Jaiabin Zheng, et al (2021), "Association of tumor size with prognosis in colon cancer: A Surveillance, Epidemiology, and End Results (SEER) database analysis", Surgery, 169(5), 1116-1123. 23. Knut Holtedahl, Lars Borgquist, Gé A. Donker, et al (2021), "Symptoms and signs of colorectal cancer, with differences between proximal and distal colon cancer: a prospective cohort study of diagnostic accuracy in primary care", BMC Family Practice, 22(1), 148. 24. Al B Benson III, Alan P Venook, Mahmoud M Al-Hawary, et al (2018), "NCCN Guidelines Insights: Colon cancer, Version 2.2018", J Natl Compr Canc Netw, 16(4), 1123-1256. 25. Daria Neyroud, Rachel L. NosackaAndrew R. Judge (2019), "Colon 26 Adenocarcinoma (C26)-Induced Cancer Cachexia Impairs Skeletal Muscle Mitochondrial Function and Content", Journal of Muscle Research and cell Motility, 40(2), 59-65. 26. NS Poudyal, S Chaudhary, BK Basnet, et al (2017), "Colorectal Cancer in Different Age Groups in a Tertiary Hospital in Nepal", JNMA, 56(206), 203-206. 27. Rebecca L Siegel, Kimberrly D MillerAnn Goding Sauer (2020), "Colorectal cancer statistics, 2020", ACS Journals, 70(3), 145 - 164.