SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------------
NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------------
NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành kế toán
Mã ngành: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Khắc Thường
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu tận tình của các thầy cô của đồng nghiệp
và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu và các thầy cô Khoa sau đại học Trường Đại
học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Võ Khắc Thường, người
thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn đã
cho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Cảm ơn các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình học, làm
việc và hoàn thành luận văn.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Hằng
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy công tác kế toán ở đơn vị sự
nghiệp công lập còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới,
công tác kế toán chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, cần có giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công tác kế toán tại các trường trên địa bàn
huyện Cầu Kè. Luận văn nêu rõ thực trạng về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế
toán, tài khoản kế toán, báo cáo tào chính và nêu lên được tầm quan trọng của hệ
thống công nghệ thông tin trong công tác kế toán hiện nay. Dựa trên kết quả
nghiên cứu và khảo sát còn cho thấy đơn vị chưa quan tâm sâu sắc đến công tác
kiểm tra kế toán,việc kiểm tra không thường xuyên và kịp thời. Vì vậy, cần chú
trọng nhiều hơn đến khâu lập và tiếp nhận chứng từ kế toán.
Qua đó, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý
tài chính nhằm năng cao hiệu quả quản lý tại các trường công lập trên địa bàn
huyện Cầu Kè. Bên cạnh đó các trường cần quan tâm và đầu tư trong việc đào
tạo nguồn nhân lực làm công tác kế toán với trình độ ngang tầm với nhiệm vụ
đặt ra là đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành
và cơ chế tài chính mới. Tổ chức, sắp xếp bộ máy làm công tác kế toán khoa
học, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin
nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trên địa bàn huyện Cầu
Kè.
iii
ABSTRACT
Research is conducted to show that accounting work in public non-business
units still has many shortcomings when converting to a new financial
mechanism, accounting work has not yet met all management needs. Therefore,
there should be a solution to perfecting the accounting work in the accounting
work at schools in Cau Ke district. The thesis clearly states the current status of
the organization of accounting vouchers, accounting books, accounting
accounts, and main reports and highlights theimportance of the information
technology system in accounting work today.Based on the research and survey
results, it also shows that the unit does not pay much attention to the accounting
inspection, the checking is irregular and timely. Therefore, it is necessary to pay
more attention to the preparation and receipt of accounting vouchers.
Thereby, the thesis proposes to improve the efficiency of the financial
management accounting system in order to improve the efficiency of
management in public schools in Cau Ke district. In addition, schools need to
pay attention and invest in the training of human resources for accounting work
with a level on par with the set task of ensuring compliance with the current
administrative and non-business accounting regime and New financial
mechanism. Organize and arrange a scientific accounting system to ensure
effectiveness and efficiency in the process of receiving and processing
information in order to perfect accounting work at public schools in Cau Ke
district
iv
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện công tác kế toán tại các
trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh
Trà Vinh" đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những thông tin, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của các trường công lập trực thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Hằng
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................................i
TRANG CAM KẾT.......................................................................................................ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...........Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................x
TÓM TẮT ......................................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP ...................................................................................................9
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập............................................................... 9
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập...........................................................9
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. ........................................................................11
1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập14
1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập..............14
1.2.2. Nguyên tắc công tác kế toán......................................................................................15
1.3. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................17
1.3.1. Công tác vận dụng những quy định chung ...............................................................17
1.3.2. Công tác vận dụng hệ thống chứng từ và công tác ghi chép ban đầu.....................18
1.3.3. Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.........................................................21
1.3.4. Công tác vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán .................................23
1.3.5. Công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản ...........................................................28
1.3.6. Công tác lập báo cáo kế toán .....................................................................................31
1.3.7. Công tác bảo quản, lưu trữ và hủy tài liệu kế toán...................................................39
vi
1.3.8. Công tác bộ máy kế toán............................................................................................41
1.3.9. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán................................46
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG
CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU
KÈ TỈNH TRÀ VINH. ................................................................................................49
2.1 Tổng quan về công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng giáo dục
và đào tạo huyện cầu kè tỉnh trà vinh....................................................................................49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.....................................................................49
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo với các trường
công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh................51
2.2. Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng giáo dục và
đào tạo huyện cầu kè, tỉnh trà vinh. .......................................................................................55
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng quy định chung. .........................55
2.2.2. Thực trạng hoạt động vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và công tác hạch toán
ban đầu...................................................................................................................................56
2.2.3. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. .....................................67
2.2.4. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống sổ kế toán..................................................71
2.2.5. Thực trạng công tác công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản..........................74
2.2.6. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích thông tin trên
báo cáo kế toán......................................................................................................................78
2.2.7. Thực trạng công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán.........................................85
2.2.8. Thực trạng công tácbộ máy kế toán và người làm kế toán......................................85
2.2.9. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán...........88
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh............................................................91
2.3.1. Đánh giá chung...........................................................................................................91
2.3.2. Ưu điểm.......................................................................................................................92
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................94
vii
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH.......................................................................98
3.1. Yêu cầu, phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán tại các trường
công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh...........98
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện.....................................................................................................98
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh................................................99
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh..........................................................101
3.2.1. Hoàn thiện về việc lập, luân chuyển và lưu trữchứng từ .......................................101
3.2.2. Hoàn thiện lập, lưu trữ hệ thống sổ kế toán ........................................................102
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán..................................................................103
3.2.4. Hoàn thiện về hoạt động bộ máy kế toán................................................................104
3.2.5. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán........................104
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp.....................................................................................105
3.3.3. Về phía các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh.......................................................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU VIỆT NAM.........................113
PHỤ LỤC ...................................................................................................................115
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Bảng danh mục báo cáo tài chính .................................................................34
Bảng 1.3: Bảng danh mục báo cáo quyết toán. .............................................................38
Bảng 2.1: Bảng chứng từ đơn vị đang sử dụng.............................................................57
Bảng 2.2: Thực trạng về các văn bản quy định cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện.58
Bảng 2.3: Thực trạng về định mực các hội thi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện. 60
Bảng 2.4: Thực trạng về kiểm soát chi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện............60
Bảng 2.5: Thực trạng về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho Giáo dục và Đào tạo
trong huyện....................................................................................................................61
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản của đơn vị ......................................................................69
Bảng 2.6: Thực trạng về áp dụng hoạch toán theo TT 107/2017 cho Giáo dục và Đào
tạo trong huyện..............................................................................................................70
Bảng 2.7: Thực trạng số sách kế toán tại các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào
tạo trong huyện..............................................................................................................73
Bảng 2.8: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................75
Bảng 2.9: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................76
Bảng 2.10: Bảng các mẫu Báo cáo tài chính đơn vị đang thực hiện.............................79
Bảng 2.11: Bảng các mẫu Báo cáo quyết toán đơn vị đang thực hiện..........................80
Bảng 2.12: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................81
Bảng 2.13: Thực trạng về công khai thực hiện chi của các đơn vi sự nghiệp trực thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. ...............................................................................84
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN........................21
Sơ đồ 1.2: Tổ chức công tác kế toán tập trung..............................................................42
Sơ đồ 1.3: Tổ chức công tác kế toán phân tán...............................................................43
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức công tác kế toán................................................................44
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị....................................................52
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của các trường....................................................................54
Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán.......................................................62
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị .......................................86
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ Trình tự hạch toán trên máy tính ......................................................89
x
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quyết định giao dự toán của UBND huyện .....................................................63
Hình 2: Dự kiến phân bổ phòng giáo dục......................................................................64
Hình 3: Thẩm định của Phòng Tài chính kế hoạch huyện ............................................64
Hình 4: Quyết định phân bổ của Phòng Giáo dục cho đơn vị trực thuộc......................65
Hình 5: Giấy rút dự toán của đơi vị...............................................................................66
Hình 8 :Sổ nhật ký chung tháng 12/2018 của đơn vị chủ Quản Phòng Giáo dục cà đào
tạo huyện Cầu kè. ..........................................................................................................72
Hình 9: Sổ cái TK008 tháng 12 năm 2020....................................................................72
Hình 10 : Sổ quỹ tiền mặt tháng 12 năm 2020.............................................................73
Hình 11: Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc T12/2020......................................................73
Hinh: Báo cáo kiểm kê ..................................................................................................78
Hình Biên bản kiểm kê..................................................................................................78
Hình 7: Giao diện phần mềm misa đơn vị đang sử dụng ..............................................89
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
NSNN Ngân sách nhà nước
SNCL Sự nghiệp công lập
SXKD Sản xuất kinh doanh
TW Trung ương
HCSN Hành chính sự nghiệp
VND Việt Nam đồng
BCTC Báo cáo tài chính
CQNN Cơ quan nhà nước
TK Tài khoản
BCQT Báo cáo quyết toán
XDCB Xây dựng cơ bản
CLB Câu lạc bộ
THCS Trung học cơ sở
TH Tiểu học
MN, MG Mầm non, Mẫu giáo
TSCĐ Tài sản cố định
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
VD Ví dụ
BCQTNS Báo cáo quyết toán ngân sách
NS Ngân sách
CCDC Công cụ dụng cụ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách
mới đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện xã hội hóa
GD&ĐT, tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung
và các cơ sở giáo dục nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ để phát triển
đơn vị, tăng thu nhập cho công chức, viên chức và giảm dần sự phụ thuộc vào
NSNN.
Để giúp các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý tốt nguồn kinh phí được
NSNN cấp phát, giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc
giám sát đơn vị chấp hành theo luật ngân sách, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng
phí trong điều hành chi ngân sách, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết
kiệm chi phí thì một trong những biện pháp cần phải làm là hoàn thiện hoạt
động công tác kế toán các trường công lập nói riêng và các trường công lập trực
thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo nói chung.
Các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè
là đơn vị sự nghiệp công lập thụ hưởng NSNN, cũng đã sử dụng kế toán như
một công cụ đắc lực trong việc hạch toán và quản lý chi tiêu tại các trường công
lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Thực tế
cho thấy hoạt động kế toán tại các trường đang từng bước hoàn thiện, việc sử
dụng thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính. Do đó
thông tin mang lại chủ yếu là tính chất báo cáo tài chính đang phát huy hết hiệu
quả thiết thực trong việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí Nhà nước. Nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất cũng như sử dụng hợp lý nguồn NSNN
và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi hoạt động kế toán nhà trường phải khoa học
và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các trường. Chính vì vậy, vấn đề hoàn
thiện hoạt động kế toán tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và
Đào tạo có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và
phục vụ sự nghiệp giáo dục.
2
Từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại
các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh
Trà Vinh” để làm nội dung cho luận văn thạc sỹ ngành Kế toán.
Tác giả mong muốn nội dung nghiên cứu này sẽ đóng góp cho ngành Giáo
dục huyện Cầu Kè quản lý chi tiêu ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2. Lược khảo tài liệu.
Công tác kế toán khoa học và hợp lý góp phần cung cấp hệ thống thông
tin kế toán một cách hữu ích và hiệu quả phục vụ cho việc quản lý và điều hành
hiệu quả hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong các đơn vị, tổ chức nói chung
và các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Các nghiên cứu tương tự về hoạt động kế toán
như công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán đã được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp
cận vấn đề trên các khía cạnh khác nhau và giải quyết được những yêu cầu, đòi
hỏi khác nhau trong thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra và đề xuất
một số giải pháp cũng như phương hướng hoạt động kế toán. Tiêu biểu có thể
kể đến như:
Tác giả Trần Thế Lữ (2014), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hoạt
động sự nghiệp có thu tại trường Đại học Công đoàn” Tác giả đề cập đến thực
trạng công tác kế toán và công tác hạch toán kế toán tại đơn vị, tác giả chỉ ra
những hạn chế trong việc vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách...Từ đó,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng và khắc phục tại đơn vị.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Đào ( 2015), “Hoàn thiện tổ chức kế toán
ở trường đại học công lập”. Tác giả đã chỉ ra một số tồn tại của công tác kế toán
ở các trường đại học công lập do tác động của cơ chế bao cấp trong một thời
gian dài nên công tác kế toán ở các trường đại học công lập mới chỉ dừng lại ở
việc phản ánh các khoản mục thu - chi theo hệ thống tài khoản và mục lục ngân
sách Nhà nước. Việc tổ chức vận hành công tác kế toán chưa mang tính hệ thống
và khoa học đã gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều
3
hành kiểm soát các hoạt động trong nhà trường. Tác giả đã đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán ở các trường đại học công lập trong bối cảnh
thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập nói chung mà chưa đi
sâu vào đơn vị cụ thể.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh (2015), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường Đại học Mỹ thuật
công nghiệp”. Tác giả đã khái quát lý luận chung về tổ chức công tác kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu; thực trạng tổ chức công tác kế toán
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại trường Đại học Mỹ thuật công
nghiệp; đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
Tác giả Nguyễn Thị Phương (2017), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại trường Đại học Hạ Long”.Luận văn đã khái quát đơn vị sự nghiệp công
lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó tác giả đi
vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn
vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm và
hạn chế thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Hạ Long và từ đó đưa
ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp.
Tác giả Phạm Quốc Dương (2015),“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại trường Cao đẳng nghề số 2 Bộ Quốc phòng”. Luận văn đã khái quát đơn vị
sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, từ
đó tác giả đi vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế
toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm,
khuyết điểm và hạn chế thực trạng tổ chức công tác kế toán và từ đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện phù hợp.
Mỗi luận văn như đã nêu trên, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào đó
đã phản ánh cơ bản được lĩnh vực và đơn vị cụ thể mình nghiên cứu. Tuy nhiên,
số lượng nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước
đang triển khai thực hiện xã hội hóa và tăng cường tự chủ tại hệ thống các
4
trường công lập thì nhu cầu nghiên cứu thực trạng hoạt động kế toán tại hệ
thống các trường công lập để tìm ra những giải pháp hoàn thiện đặt ra ngày càng
lớn.
Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào trùng tên và nội
dung với đề tài của luân văn này. Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu một cách
chuyên biệt nào về vấn đề hoạt động kế toán tại các trường công lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên tác giả chọn các trường công lập trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, tác giả mạnh
dạngđưa ra những đóng góp mới về lý luận và thực tiển hoạt động kế toán nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói
chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.
3.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng công tác kế toán ở các trường công lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại các trường học trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể về công tác kế toán như:
- Tổng hợp những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong trường học và
làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận ấy vào thực tế tổ chức công tác kế toán tại các
trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh.
- Phản ánh tình hình thực tế công tác kế toán và phân tích sự cần thiết
khách quan phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường công lập trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh Qua đó đề xuất
một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị thực tập.
5
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kế toán tại các
trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinhnhư thế nào?
- Để hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh thì cần nhưng giải pháp gì?
- Những đế xuất, kiến nghị gì đề góp phần nâng cao chất lương công tác
kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Cầu Kè tỉnh Trà Vinh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luân văn là các vấn đề liên quan đến công tác kế toán
tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè
tỉnh Trà Vinh.
4.2. Đối tượng khảo sát.
Để thực hiện nội dung của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát chủ tài
khoản và kế toán các trường học công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Cầu Kè.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu về cơ cấu quản lý, công tác kế toán của các đơn vị
và các biện pháp đề xuất để hoàn thiện những hạn chế còn tồn tại.
- Về không gian: Tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
6
- Về Thời gian: Các số liệu thứ cấp hiện trạng hoạt động của các trường
công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
năm 2018,2019.2020, tài liệu của đơn vị thống kê từ năm 2018-2020
5. Phương Pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứ định tính, cụ thể như sau:
5.1 Phương pháp thống kê mô tả.
Để có phương hướng thực hiện đề tài hoàn thiện công tác kế toán tại các
trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả.
- Phương pháp này tác giả áp dụng một số phương pháp như: Tổng hợp các
báo cáo, tài liệu, sách, bào báo, internet, các nghiên cứu trước đó đã xem xét,
đánh giá về công tác kế toán....
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các báo cáo tài chính và báo cáo
quyết toán từ năm 2018-2020 tại Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cầu Kè (báo
cáo tổng họp của toàn ngành). Các văn bản pháp lý về kế toán như Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, nghị
định, thông tư hướng dẫn quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các chứng từ kế toán, sổ kế toán và tài liệu kế toán của trường trong thời gian
qua, các báo cáo thường niên của trường, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành,
sách, các bài báo, tạp chí có liên quan…
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc phỏng vấn
chuyên gia,khảo sát thu thập thông qua các câu hỏi đã được soạn sẵnkhi phỏng
vấn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối tượng chuyên gia là ban lãnh
đạo phòng,chủ tài khoản và kế toán đang công tác tại các trường công lập trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bằng cáchgửi
phiếu câu hỏi trực tiếp hoặc qua email.
7
- Qua thu thập số liệu, tác giả phân tích, thống kê và áp dụng phương
pháp diễn dịch và qui nạp để diễn giải các nguyên tắc chung, phổ biến đến từng
trường hợp cụ thể nhằm chứng minh tính đúng đắng của vấn đề.
- Từ các thông tin thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu
xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng hợp và phương pháp kỹ thuật cụ thể
như so sánh số liệu giữa các năm liên quan, để đánh giá xu hướng biến động
tăng, giảm và các kỹ thuật thống kê dựa vào phần mềm xử lý, được sử dụng để
phân tích thực trạng công tác kế toán tại các trường.
- Các số liệu qua thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và
xử lý trên máy tính, với chương trình Excel.
5.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn những cán
bộ lãnh đạo, kế toán trưởng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Các phiếu khảo sát sẽ
được phỏng vấn thử và điều chỉnh trước khi đưa vào phỏng vấn chính thức.
Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm và
am hiểu về thực trạng hoạt động kế toán tại các trường công lập trên đại bàn
huyện Cầu Kè, nhân tố ảnh hưởng và đưa ra những định hướng, giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động kế toán.
Mục đích của phương pháp: Là việc trao đổi trực tiếp với các kế toán của
các trường về các vấn đề liên quan đến công tác kế toán như: Tổ chức thông tin
kế toán, bộ máy kế toán, tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác kế toán.
Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi đặt ra gồm các nội dung về công tác kế
toán, những thuận lợi và khó khăn mà kế toán tại các trường gặp phải trong quá
trình hạch toán kế toán và xử lý chứng từ kế toán, làm cơ sở để tìm ra các bất
cập trong công tác kế toán và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
tại các trường.
8
Việc tham khảo ý kiến được thực hiện thông qua việc tiền hành phỏng vấn
các cán bộ lãnh đạo, quản lý và kế toán trưởng của các trường trong địa bàn
huyện Cầu Kè để đánh giá những vấn đề có tính ước định, đặc biệt là tận dụng
những kinh nghiệp và tri thực chuyên sâu của các chuyên gia để làm sáng tỏ các
vấn đề có tính phức tạp và những nhận định làm căn cứ đưa ra nhưng kết luận có
tính khoa học và thực tiển.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận
chung về hoạt động kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu hoạt động kế toán tại các trường
công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh,
luận văn đã khái quát được thực trạng, cũng như nêu ra được những ưu điểm và
nhược điểm của công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lậptrực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2:Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập
trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công
lập (SNCL) là những đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành
lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động thực hiện cung
cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình
thường của ngành kinh tế quốc dân.
Đơn vị SNCL là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập
thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự
hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt
động trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và
du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp
kinh tế và sự nghiệp khác.
- Đặc điểm của đơn vị SNCL:
+ Thứ nhất, đơn vị SNCL là một hoạt động hoạt động theo nguyên tắc phục
vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp
tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho xã hội. Việc cung ứng hàng
hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động
SXKD. Mà trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối
lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng. Nhờ đó, sẽ hỗ trợ
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển
và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống,
sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
10
+ Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích
chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất
và giá trị tinh thần
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị
về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội…Mà đó
là những sản phẩm vô hình, có thể dùng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng
trên phạm vi rộng. Vì vậy, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản
phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hay một lĩnh vực nhất
định mà khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền tiếp.
Cũng như các hàng hóa khác, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có giá
trị và giá trị sử dụng nhưng điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội cao. Vì vậy sản
phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu là “hàng hóa công cộng”, với hai đặc
điểm là “không loại trừ” và “không tranh giành”. Nói cách khác, đó là những
hàng hóa mà không ai có thể loại trừ những người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử
dụng nó, và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người
khác.
Việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” này làm cho quá trình sản xuất
của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng hiêu quả. Hoạt động sự nghiệp giáo
dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao… đem lại tri thức và sức khỏe cho lực lượng
lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động
sự nghiệp khoa học, văn học, văn hóa thông tin mang lại hiểu biết cho con người
về tự nhiên, xã hội tạo ra những công việc mới phục vụ sản xuất và đời sống…
Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá
trình tái sản xuất xã hội.
+ Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị
chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hôi của Nhà nước.
Với chức năng của mình, Chính phủ luôn hoạt động, duy trì và đảm bảo
hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để
11
thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ hoạt động các
chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ, Chương trình
xóa đói giảm nghèo… Mà những chương trình này chỉ có Nhà nước, với vai trò
của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và hiệu quả; nếu để tư nhân
thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn át mục tiêu xã hội, dẫn đến hạn chế việc tiêu
dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà
nước và các tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại các đơn vị SNCL theo các
cách khác nhau.
 Theo mức độ tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công, bao gồm:
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, phần còn lại được
NSNN cấp (Gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động).
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không
có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên).
Việc xác định đơn vị SNCL tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động dựa
vào chỉ tiêu sau:
Mức tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường
xuyên của đơn vị
SNCL (%)
= X 100%
12
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có mức tự
bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn100%, nhà nước
không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có
mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%.
Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động làđơn vị
SNCL có mức tự bảođảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống.
Nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
- Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP
Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo
đó, đơn vị SNCL được chia thành 4 loại:
Cách xác định để phân loạiđơn vị SNCL:
Mức tự đảm bảo chi
hoạt động thường
xuyên của đơn vị
SNCL (%)
= X 100%
Mức tự đảm bảo chi
hoạt động thường
xuyên và chi đầu tư
của đơn vị SNCL (%)
= X 100%
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:
Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và chi
đầu tư (xác định theo công thức trên) bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên:
13
Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định
theo công thức trên) bằng hoặc lớn hơn 100% và có mức tự đảm bảo chi hoạt
động thường xuyên và chi đầu tư (xác định theo công thức trên) nhỏ hơn 100%.
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:
Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định
theo công thức trên) từ 10% đến dưới 100%.
+ Đơn vị SNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định
theo công thức trên) dưới 10%.
 Căn cứ theo cấp ngân sách
Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị HCSN được hoạt động theo hệ
thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp
hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN chia thành bốn cấp:
- Đơn vị sự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành HCSN trực thuộc
TW và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sở, ban…Đơn vị dự toán cấp I trực
tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí
cấp phát. Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm:
+ Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách
nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới.
+ Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới.
+ Hoạt động việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành.
+ Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, hoạt động kiểm tra kế
toán và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới.
- Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự
lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I.
Đơn vị dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao
gồm phần kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III
14
trực thuộc. Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn
vị dự toán cấp III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng
cấp.
- Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II. Chịu sự lãnh đạo
trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II. Đơn vị
dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (Đơn vị sử dụng NSNN),
được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách.
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực
hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết
toán theo quy định (Đơn vị sử dụng NSNN).
1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc về công tác kế toán tại đơn vị sự
nghiệp công lập
1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công
lập.
1.2.1.1. Khái niệm của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Công tác kế toán được hiểu là một hệ thống các phương pháp cách thức
phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế
toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán đó là: Phản ánh, đo lường,
giám sát và thông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời đối
tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác.
Công tác kế toán là việc thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng và phương
pháp kế toán để thực hiện chế độ kế toán trong thực tế đơn vị kế toán cơ sở.
Công tác kế toán là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin thông qua
việc ghi chép của kế toán trên chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán cho
mục đích quản lý.
15
1.2.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
- Công tác hướng dẫn mọi người quán triệt và tuân thủ các chế độ về quản
lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng.
- Công tác thực hiện chế độ lưu trữ và bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán.
- Công tác thực hiện các nguyên tắc, phương pháp kế toán, hình thức kế
toán, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật tính toán ghi chép và thực hiện các chế
độ kế toán tài chính liên quan nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng và hiệu quả
thông tin kinh tế.
- Công tác cung cấp thông tin đúng đối tượng, đúng yêu cầu, có chất lượng
nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý kế toán tài chính của đơn vị.
- Công tác hợp lý bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài
chính trong đơn vị trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm nghiệp vụ và quản
lý cho từng bộ phận, từng thành phần và từng kế toán viên trong bộ máy.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận chức năng
khác trong đơn vị về công việc liên quan đến công tác kế toán.
1.2.2. Nguyên tắc công tác kế toán
Kế toán là công cụ quản lý, mà mục đích của quản lý là hiệu quả và tiết
kiệm, đồng thời kế toán là công việc, là hoạt động của một hoạt động, bộ phận
của đơn vị cũng chi phí rất nhiều cho công việc này. Do vậy, khi công tác kế
toán ở đơn vị cũng quan tâm đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí hạch
toán, cần phải tính toán, xem xét đến tính hợp lý giữa chi phí hạch toán với kết
quả hiệu quả tính kinh tế của công tác kế toán mang lại.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, để công tác kế toán khoa học, cần phải tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, công tác trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán
16
Nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho công tác kế toán, mỗi quốc gia sẽ ban
hành một hệ thống các quy định pháp luật cho công tác kế toán. Vì vậy, để bảo
đảm tuân thủ luật pháp công tác kế toán phải đảm bảo tuân thủ các quy định về
pháp luật kế toán của từng quốc gia mà đơn vị đang hoạt động.
Tại Việt Nam, phần lớn các quy định về kế toán đều được thực hiện bằng
các quy định pháp luật, vì vậy việc công tác phải tuân thủ Luật Kế toán, chế độ
kế toán và các quy định pháp luật liên quan khác
Hai là, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất
- Cơ cấu công tác kế toán phải là một bộ phận thống nhất về mặt quản lý
đơn vị và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác.
- Triển khai các nội dung của công tác kế toán phải thống nhất với các chế
độ kế toán hiện hành.
- Các chỉ tiêu kế toán phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch để đảm
bảo sự so sánh đánh giá hoạt động SXKD.
- Bảo đảm tính thống nhất về các nghiệp vụ sử dụng trong kế toán.
Thứ ba, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù
củađơn vị SNCL.
- Phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động hoạt động của đơn vị.
- Phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước, bộ, ngành.
- Phù hợp với khả năng, trình độ của bộ máy kế toán.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tư, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
- Đảm bảo thu nhận, hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin hiệu
quả về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
- Tính toán sao cho chi phí ít nhất vẫn đảm bảo được công việc kế toán
đạt hiệu quả cao nhất.
17
1.3. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1. Công tác vận dụng những quy định chung
Hiện nay, tại đơn vị SNCL áp dụng nguyên tắc giá gốc và công tác kế toán
theo các chính sách kế toán như:
- Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015.
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện luật
kế toán 2015
- Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn Chế độ kế toán HCSN
* Quy định chung:
• Đơn vị tính trong kế toán
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia
là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và
quy đổi ra đồng Việt Nam theo t giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy
định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định t giá
khác của CQNN có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.
- Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của Nhà nước
(tấn, tạ, yến, kilogam, mét vuông, mét khối và các đơn vị đo lường khác theo
quy định của pháp luật về đo lường). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng
không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01
VND cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp cần thiết được sử dụng
thêm các đơn vị đo lường khác phù hợp với các quy định cụ thể trong công tác
quản lý.
- Khi lập BCTC hoặc công khai BCTC sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn
vị kế toán được làm tròn số theo quy định.
- Trường hợp quy đổi t giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam
đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định.
• Chữ viết, chữ số sử dụng trong trong kế toán nhà nước
18
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng
nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng
nước ngoài.
- Tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài không phải
dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của CQNN có thẩm quyền.
- Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
sau chữ số hàng nghìn, triệu, t , nghìn t , triệu t , t t phải đặt dấu chấm (.);
khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng
đơn vị.
• Kỳ kế toán
+ Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày
cuối cùng của tháng (dương lịch).
+ Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày
01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).
1.3.2. Công tác vận dụng hệ thống chứng từ và công tác ghi chép ban
đầu.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu, chi
ngân sách của mọi đơn vị kế toán HCSN đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ,
kịp thời, chính xác. Kế toán phải căn cứ vào chế độ chứng từ do nhà nước ban
hành trong chế độ chứng từ kế toán HCSN và nội dung hoạt động kinh tế tài
chính cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó để qui định cụ thể việc sử
dụng các mẫu chứng từ phù hợp, qui định người chịu trách nhiệm ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ cụ thể và xác định trình tự
luân chuyển cho từng loại chứng từ một cách khoa học, hợp lý, phục vụ cho việc
ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý của
đơn vị. Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế toán trưởng đơn vị
qui định.
19
Trong quá trình vận dụng chế độ chứng từ kế toán HCSN, các đơn vị
không được sửa đổi biểu mẫu đã qui định. Mọi hành vi vi phạm chế độ chứng từ
tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, được xử lý theo đúng qui định của Luật
Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015và các văn bản pháp qui
khác của Nhà nước.
Điều 16, Luật Kế toán 2015 quy định chứng từ kế toán phải có những nội
dung chủ yếu sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số,
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên
quan đến chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán phải lập đủ số liên qui định cho mỗi chứng từ. Trường
hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì
nội dung các liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để giao dịch với hoạt động,
cá nhân gửi ra bên ngoài trường thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn
vị
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Theo TT107/2017/TT-BTC có 4 chứng từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi,
biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
20
Bảng 1.1:Bảng chứng từ bắt buộc sử dụng trong đơn vị HCSN
TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU
1 Phiếu thu C40- BB
2 Phiếu chi C41- BB
3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43- BB
4 Biên lai thu tiền C45- BB
Các chứng từ khác đơn vị tự thiết kế nhưng phải thỏa mãn 7 nội dung quy
định tại điều 16, Luật Kế toán 2015
• Lập chứng từ kế toán
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị
HCSN đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh;
- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng
từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các
liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải
giống nhau.
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung
quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm
căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.
• Ký chứng từ kế toán
21
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng
từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai.
Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc
sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên
chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính
phủ.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người
được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung
chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế
toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên
chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
- Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Chữ
ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
• Quy trình luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN
Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN
1.3.3. Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, các đơn vị SNCL đang áp dụng hệ thống tài khoản đơn vị HCSN
do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Lập, tiếp
nhận, xử
lý chứng
từ kế
toán
Kế toán
đơn vị
kiểm tra
và ký
chứng từ
kế toán
Lưu trữ,
bảo
quản
chứng
từ kế
toán
Phân loại,
sắp xếp
chứng từ
kế toán,
định khoản
và ghi sổ
kê toán
22
- Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình
về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do NSNN cấp và các nguồn kinh
phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở
các đơn vịHCSN.
- Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:
+ Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được
hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong
bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng
cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
Phản ánh đối tượng kế toán
Loại 1: Phản ánh đối tượng kế toán là tài sản ngắn hạn
Loại 2: Phản ánh đối tượng kế toán là tài sản cố định
Loại 3: Phản ánh đối tượng kế toán là thanh toán
Loại 4: Phản ánh đối tượng kế toán là nguồn kinh phí
Loại 5: Phản ánh đối tượng kế toán là các khoản thu
Loại 6: Phản ánh đối tượng kế toán là các khoản chi
Loại 7: Phản ánh đối tượng kế toán là thu nhập
Loại 8: Phản ánh đối tượng kế toán là chi phí
Loại 9: Phản ánh đối tượng kế toán là xác định kết quả
+ Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn
(không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng
liên quan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012,
013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lụcNSNN, theo niên độ (năm
trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu cầu quản lý khác củaNSNN.
23
+ Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp
nhận, sử dụng: nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí
được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản
trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục
NSNN và niên độ phù hợp.
- Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản:
+ Các đơn vị HCSN căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại
Thông tư 107/2017/TT-BTC để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị.
- Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp quy định.
+ Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh
mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theoThông tư 107/2017/TT-BTC để phục
vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
+ Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định
trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theoThôngtư 107/2017/TT-BTC
thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
1.3.4. Công tác vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán
1.3.4.1. Công tác vận dụng hình thức kế toán
Theo chế độ kế toán HCSN, các hình thức kế toán được áp dụng cho các
đơn vị HCSN gồm:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
- Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái.
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Tuỳ thuộc vào qui mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý,
điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, mỗi đơn vị kế toán được phép lựa chọn một
hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế toán có thể
24
thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác
tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý
các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
1.3.4.2. Công tác vận dụng hệ thống sổ kế toán
Đơn vị HCSN phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế
toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC.
Đơn vị HCSN có tiếp nhận, sử dụng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi
riêng theo Mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho việc lập báo
cáo quyết toán với NSNN và các cơ quan có thẩm quyền.
• Các loại sổ kế toán
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ
kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ chi tiết theo
dõi số liệu quyết toán.
+ Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết sẽ lên BCTC
+ Sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán sẽ lên Báo cáo quyết toán
Sổ kế toán ngân sách, phí được khấu trừ, để lại phản ánh chi tiết theo mục
lục NSNN để theo dõi việc sử dụng nguồnNSNN, nguồn phí được khấu trừ để
lại.
Sổ kế toán theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài phản ánh chi tiết theo mục lục NSNN làm cơ sở lập báo cáo quyết
toán theo quy định của Thông tư 107/2017/TT – BTC và theo yêu cầu của nhà
tài trợ.
- Mẫu sổ kế toán tổng hợp:
25
+ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
theo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo
trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ảnh tổng
số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.
+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo
nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi
chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế,
tài chính. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh
phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
• Mở sổ kế toán
- Nguyên tắc mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có
quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán. Sổ kế toán được
mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ
chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm
mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.
Số liệu trên các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn NSNN sau
ngày 31/12 được chuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước để tiếp
tục theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập
báo cáo quyết toán NSNN theo quy định.
Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn
vị.
• Khóa sổ kế toán
Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có
và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập,
xuất, tồn kho.
26
- Kỳ khóa sổ
+ Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa
sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ
và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng
phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.
+ Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu
số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc
(có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho
bạc hàng tháng.
+ Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm,
trước khi lập BCTC.
+ Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm
kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự khóa sổ kế toán
- Đối với ghi sổ thủ công:
Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán
+ Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh
trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán
(nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với
nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã
ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái
và các sổ kế toán chi tiết.
+ Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài
khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ.
+ Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số
27
phát sinh. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ
kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu
của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ kế
toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh
lệch cho đến khi khớp đúng.
Bước 2: Khóa sổ
- Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng
của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã
kẻ;
- Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm);
- Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý;
- Ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;
Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau:
Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ +
Số phát sinh
Nợ trong kỳ
-
Số phát sinh
Có trong kỳ
Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ +
Số phát sinh
Có trong kỳ
-
Số phát sinh
Nợ trong kỳ
Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào
cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có.
- Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ.
- Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và
cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột
số dư (còn lại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột
“Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”.
Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán
trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ
28
ký xác nhận. Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận
tính pháp lý của số liệu khóa sổ kế toán.
- Đối với ghi sổ trên máy vi tính:
Việc thiết lập quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần đảm
bảo và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán thủ
công.
• Sửa chữa sổ kế toán
- Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu
vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp
sau đây:
+ Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số
hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
+ Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong
dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên
cạnh;
+ Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số
chênh lệch cho đúng.
+ Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi BCTC năm được
nộp cho CQNN có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
+ Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi BCTC năm đã nộp
cho CQNN có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát
hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
1.3.5. Công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản
• Mục đích của kiểm tra kế toán
- Kiểm tra kế toán nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán
phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương
pháp kế toán được áp dụng.
29
- Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành chế độ thể lệ kế toán,
phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động,
kinh phí, đôn đốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kế toán, tài chính, thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
• Nhiệm vụ của kiểm toán kế toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh
- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của chế độ kế toán về các mặt:
chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành các chế
độ, thể lệ kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán - kiểm tra về mặt hoạt
động, lê lối làm việc, kết quả công tác của bộ máy kế toán.
- Thông qua việc kiểm tra kế toán và kiểm tra tình hình chấp hành ngân
sách, kế hoạch thu chi tài chính, k luật thu nộp thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn
và sử dụng các vật tư và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi
phạm chính sách chế độ k luật kế toán, tài chính.
- Từ kết quả điều tra kế toán đề suất biện pháp khắc phục những tồn tại
trong công tác kế toán trong công tác quản lý của đơn vị.
• Nội dung kiểm tra kế toán
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán như kiểm tra việc chấp
hành chế độ chứng từ kế toán
+ Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi
+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ kế toán
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ BCTC
+ Kiểm tra việc hoạt động bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán
+ Kiểm tra thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán
+ Kiểm tra việc hoạt động bộ máy kế toán, người làm kế toán
30
+ Kiểm tra biên chế, hoạt động bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong
bộ máy kế toán của đơn vị. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện quy định đối với cán
bộ kế toán, thực hiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán
+ Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong hoạt động kế toán và quan
hệ giữa hoạt động kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung
và kế toán trưởng nói riêng
Kiểm tra kế toán là một biện pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, qui định về
kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán chính xác, trung thực
khách quan.
Các đơn vị SNCL không những chịu sự kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán
cấp trên và cơ quan tài chính mà bản thân đơn vị phải tự hoạt động kiểm tra
công tác kế toán của mình.
Công việc kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Đơn vị kế toán cấp trên và cơ quan tài nhính, ít nhất mỗi năm một lần phải thực
hiện kiểm tra kế toán khi xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải chấp
hành lệnh kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán được thuận lợi.
Kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá
chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm
tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Các trường hợp phải kiểm kê tài sản
Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
- Cuối kỳ kế toán năm trước khi lập BCTC;
- Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản;
31
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của CQNN có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Xử lý số liệu sau khi kiểm kê tài sản
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi
trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số
chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập BCTC.
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản.
Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết
quả kiểm kê.
1.3.6. Công tác lập báo cáo kế toán
1.3.6.1. Báo cáo tài chính
 Đối tượng lập báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải
khóa sổ và lập BCTC để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan
theo quy định.
 Mục đích của báo cáo tài chính
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động
tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người
có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính,
ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải
trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của
pháp luật.
32
Thông tin BCTC của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để
hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên.
 Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính
- Nguyên tắc:
Việc lập BCTC phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế
toán. BCTC phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy
định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp BCTC trình
bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
BCTC phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn
vị kế toán. Người ký BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
- Yêu cầu:
BCTC phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và
giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về
tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.
BCTC phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại
hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này
phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
 Kỳ lập báo cáo
Đơn vị phải lập BCTC vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế
toán.
 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính
- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập BCTC năm theo mẫu biểu ban
hành tại Thông tư 107/2017/TT – BTC; trường hợp đơn vị hành chính, sự
nghiệp có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ
Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận.
33
- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập BCTC theo biểu mẫu đầy đủ, trừ
các đơn vị kế toán dưới đây có thể lựa chọn để lập BCTC đơn giản:
* Đối với thỏa mãn các điều kiện:
+Đơn vị SNCL được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị SNCL do
NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp
có thẩm quyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp);
+ Không được bố trí dự toán chi NSNN chi đầu tư phát triển, chi từ vốn
ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;
+ Không có đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế
toán phải lập BCTC tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông
tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh
từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn
vị cấp dưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ này là
các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập BCTC gửi cho cơ quan cấp trên để
tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi BCTC cho các cơ quan bên ngoài).
 Nội dung và thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Nội dung:
Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc
CQNN có thẩm quyền các BCTC năm theo quy định tại Thông tư107/2017/TT –
BTC
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
BCTC năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho CQNN có
thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ
kế toán năm theo quy định của pháp luật.
34
 Công khai báo cáo tài chính
BCTC được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn
bản có liên quan.
Danh mục báo cáo tài chính
Bảng 1.2: Bảng danh mục báo cáo tài chính
STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo
Kỳ hạn lập báo
cáo
1 2 3 4
I. Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ
1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm
2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm
3 B03a/BCTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương
pháp trực tiếp)
Năm
4 B03b/BCTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương
pháp gián tiếp)
Năm
5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Năm
II Mẫu báo cáo tài chính đơn giản
6 B05/BCTC Báo cáo tài chính Năm
1.3.6.2. Báo cáo quyết toán
 Đối tượng lập báo cáo quyết toán
Đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng NSNN phải lập báo cáo quyết
toán ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp.
Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ
nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan
có thẩm quyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.
35
 Mục đích của báo cáo quyết toán
Báo cáo quyết toán NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng
nguồn kinh phí NSNN của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết
theo mục lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ
quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán NSNN phục vụ
cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về
NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn
cứ quan trọng giúpCQNN, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá,
giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác
(ngoài nguồnNSNN) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp
luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan
có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho
việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ
quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền
khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng
cho đơn vị.
 Nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán
* Nguyên tắc:
- Việc lập báo cáo quyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế
toán.
- Đối với báo cáo quyết toánNSNN:
+ Số quyết toán NSNN bao gồm số kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ
nguồn NSNN cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh
lý quyết toán theo quy định của pháp luật vềNSNN.
+ Số liệu quyết toán NSNN của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận
của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
36
+ Số quyết toán chi NSNN là số đã thực chi, có đầy đủ hồ sơ chứng từ,
riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu ghi chi NSNN thì chỉ quyết toán khi đã
có thủ tục xác nhận ghi thu - ghi chi vào NSNN của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với báo cáo quyết toán nguồn khác: Số liệu quyết toán bao gồm số
thu, chi từ nguồn khác không thuộc NSNN mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm
đến hết ngày 31/12 hàng năm.
* Yêu cầu:
Việc lập báo cáo quyết toán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy
đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của
đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Báo cáo quyết toán phải được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy
định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu của báo
cáo quyết toán NSNN phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được
cơ quan có thẩm quyền giao và mục lụcNSNN, đảm bảo có thể so sánh được
giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.
Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương
pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế
toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán
năm.
 Kỳ lập báo cáo
Báo cáo quyết toánNSNN, báo cáo quyết toán nguồn khác được lập báo
cáo theo kỳ kế toán năm.
Số liệu lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm là số liệu thu, chi thuộc
năm ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến hết thời gian
chỉnh lý quyết toán NSNN (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật
vềNSNN.
37
Số liệu lập báo cáo quyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vị
hành chính, sự nghiệp, được tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày
31/12).
Trường hợp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế
toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ
kế toán đó.
 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo quyết toán
- Trách nhiệm của đơn vị:
Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập và nộp báo cáo quyết toánNSNN,
ngoài các mẫu biểu báo cáo quyết toán NSNN quy định tại Thông tư này, còn
phải lập các mẫu báo cáo phục vụ công tác quyết toánNSNN, các yêu cầu khác
về quản lý NSNN theo quy định của pháp luật vềNSNN.
Đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không
thuộc NSNN theo quy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài
chính và cơ quan có thẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết
toán kinh phí nguồn khác theo quy định tại Thông tư này.
Đơn vị hành chính, sự nghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo
quyết toán năm của các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo quy định hiện hành.
- Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước:
Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan,
có trách nhiệm thực hiện và phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh,
cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử
dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi NSNN và
các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính, sự nghiệp.
 Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm
* Nội dung:
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf

More Related Content

What's hot

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTommie Harber
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhTổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhLinh Nguyễn
 

What's hot (20)

Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
 
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệpĐề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
 
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh samNâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
 
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lựcBÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
BÀI MẪU Khóa luận đánh giá chu trình doanh thu tại công ty Điện lực
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên ThịnhHoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
 
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhTổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
 
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOTLuận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf

Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...hieu anh
 
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Man_Ebook
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐánh giá sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
2021010057_THNN1.docx
2021010057_THNN1.docx2021010057_THNN1.docx
2021010057_THNN1.docx
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO -TẢI FREE...
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chi nhánh bưu...
 
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần  (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết qu...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết qu...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết qu...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết qu...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tếLuận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC K...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢ...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -------------------- NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -------------------- NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành kế toán Mã ngành: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Võ Khắc Thường CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu tận tình của các thầy cô của đồng nghiệp và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu và các thầy cô Khoa sau đại học Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Võ Khắc Thường, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình học, làm việc và hoàn thành luận văn. Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Hằng
  • 4. ii TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, công tác kế toán chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, cần có giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công tác kế toán tại các trường trên địa bàn huyện Cầu Kè. Luận văn nêu rõ thực trạng về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tào chính và nêu lên được tầm quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong công tác kế toán hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát còn cho thấy đơn vị chưa quan tâm sâu sắc đến công tác kiểm tra kế toán,việc kiểm tra không thường xuyên và kịp thời. Vì vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến khâu lập và tiếp nhận chứng từ kế toán. Qua đó, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý tài chính nhằm năng cao hiệu quả quản lý tại các trường công lập trên địa bàn huyện Cầu Kè. Bên cạnh đó các trường cần quan tâm và đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kế toán với trình độ ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra là đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành và cơ chế tài chính mới. Tổ chức, sắp xếp bộ máy làm công tác kế toán khoa học, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trên địa bàn huyện Cầu Kè.
  • 5. iii ABSTRACT Research is conducted to show that accounting work in public non-business units still has many shortcomings when converting to a new financial mechanism, accounting work has not yet met all management needs. Therefore, there should be a solution to perfecting the accounting work in the accounting work at schools in Cau Ke district. The thesis clearly states the current status of the organization of accounting vouchers, accounting books, accounting accounts, and main reports and highlights theimportance of the information technology system in accounting work today.Based on the research and survey results, it also shows that the unit does not pay much attention to the accounting inspection, the checking is irregular and timely. Therefore, it is necessary to pay more attention to the preparation and receipt of accounting vouchers. Thereby, the thesis proposes to improve the efficiency of the financial management accounting system in order to improve the efficiency of management in public schools in Cau Ke district. In addition, schools need to pay attention and invest in the training of human resources for accounting work with a level on par with the set task of ensuring compliance with the current administrative and non-business accounting regime and New financial mechanism. Organize and arrange a scientific accounting system to ensure effectiveness and efficiency in the process of receiving and processing information in order to perfect accounting work at public schools in Cau Ke district
  • 6. iv TRANG CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh" đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của các trường công lập trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Hằng
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ..................................................................................................................i TRANG CAM KẾT.......................................................................................................ii XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...........Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................x TÓM TẮT ......................................................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ...................................................................................................9 1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập............................................................... 9 1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập...........................................................9 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. ........................................................................11 1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập14 1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập..............14 1.2.2. Nguyên tắc công tác kế toán......................................................................................15 1.3. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................17 1.3.1. Công tác vận dụng những quy định chung ...............................................................17 1.3.2. Công tác vận dụng hệ thống chứng từ và công tác ghi chép ban đầu.....................18 1.3.3. Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.........................................................21 1.3.4. Công tác vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán .................................23 1.3.5. Công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản ...........................................................28 1.3.6. Công tác lập báo cáo kế toán .....................................................................................31 1.3.7. Công tác bảo quản, lưu trữ và hủy tài liệu kế toán...................................................39
  • 8. vi 1.3.8. Công tác bộ máy kế toán............................................................................................41 1.3.9. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán................................46 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH. ................................................................................................49 2.1 Tổng quan về công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo huyện cầu kè tỉnh trà vinh....................................................................................49 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.....................................................................49 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo với các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh................51 2.2. Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo huyện cầu kè, tỉnh trà vinh. .......................................................................................55 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng quy định chung. .........................55 2.2.2. Thực trạng hoạt động vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và công tác hạch toán ban đầu...................................................................................................................................56 2.2.3. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. .....................................67 2.2.4. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống sổ kế toán..................................................71 2.2.5. Thực trạng công tác công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản..........................74 2.2.6. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích thông tin trên báo cáo kế toán......................................................................................................................78 2.2.7. Thực trạng công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán.........................................85 2.2.8. Thực trạng công tácbộ máy kế toán và người làm kế toán......................................85 2.2.9. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán...........88 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh............................................................91 2.3.1. Đánh giá chung...........................................................................................................91 2.3.2. Ưu điểm.......................................................................................................................92 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................94
  • 9. vii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH.......................................................................98 3.1. Yêu cầu, phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh...........98 3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện.....................................................................................................98 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh................................................99 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh..........................................................101 3.2.1. Hoàn thiện về việc lập, luân chuyển và lưu trữchứng từ .......................................101 3.2.2. Hoàn thiện lập, lưu trữ hệ thống sổ kế toán ........................................................102 3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán..................................................................103 3.2.4. Hoàn thiện về hoạt động bộ máy kế toán................................................................104 3.2.5. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán........................104 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp.....................................................................................105 3.3.3. Về phía các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.......................................................................................................................106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU VIỆT NAM.........................113 PHỤ LỤC ...................................................................................................................115
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Bảng danh mục báo cáo tài chính .................................................................34 Bảng 1.3: Bảng danh mục báo cáo quyết toán. .............................................................38 Bảng 2.1: Bảng chứng từ đơn vị đang sử dụng.............................................................57 Bảng 2.2: Thực trạng về các văn bản quy định cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện.58 Bảng 2.3: Thực trạng về định mực các hội thi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện. 60 Bảng 2.4: Thực trạng về kiểm soát chi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện............60 Bảng 2.5: Thực trạng về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện....................................................................................................................61 Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản của đơn vị ......................................................................69 Bảng 2.6: Thực trạng về áp dụng hoạch toán theo TT 107/2017 cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện..............................................................................................................70 Bảng 2.7: Thực trạng số sách kế toán tại các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo trong huyện..............................................................................................................73 Bảng 2.8: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................75 Bảng 2.9: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................76 Bảng 2.10: Bảng các mẫu Báo cáo tài chính đơn vị đang thực hiện.............................79 Bảng 2.11: Bảng các mẫu Báo cáo quyết toán đơn vị đang thực hiện..........................80 Bảng 2.12: Thông tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng GD&ĐT huyện Cầu Kè.................................................................................................81 Bảng 2.13: Thực trạng về công khai thực hiện chi của các đơn vi sự nghiệp trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. ...............................................................................84
  • 11. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN........................21 Sơ đồ 1.2: Tổ chức công tác kế toán tập trung..............................................................42 Sơ đồ 1.3: Tổ chức công tác kế toán phân tán...............................................................43 Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức công tác kế toán................................................................44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị....................................................52 Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của các trường....................................................................54 Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán.......................................................62 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị .......................................86 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ Trình tự hạch toán trên máy tính ......................................................89
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Quyết định giao dự toán của UBND huyện .....................................................63 Hình 2: Dự kiến phân bổ phòng giáo dục......................................................................64 Hình 3: Thẩm định của Phòng Tài chính kế hoạch huyện ............................................64 Hình 4: Quyết định phân bổ của Phòng Giáo dục cho đơn vị trực thuộc......................65 Hình 5: Giấy rút dự toán của đơi vị...............................................................................66 Hình 8 :Sổ nhật ký chung tháng 12/2018 của đơn vị chủ Quản Phòng Giáo dục cà đào tạo huyện Cầu kè. ..........................................................................................................72 Hình 9: Sổ cái TK008 tháng 12 năm 2020....................................................................72 Hình 10 : Sổ quỹ tiền mặt tháng 12 năm 2020.............................................................73 Hình 11: Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc T12/2020......................................................73 Hinh: Báo cáo kiểm kê ..................................................................................................78 Hình Biên bản kiểm kê..................................................................................................78 Hình 7: Giao diện phần mềm misa đơn vị đang sử dụng ..............................................89
  • 13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo NSNN Ngân sách nhà nước SNCL Sự nghiệp công lập SXKD Sản xuất kinh doanh TW Trung ương HCSN Hành chính sự nghiệp VND Việt Nam đồng BCTC Báo cáo tài chính CQNN Cơ quan nhà nước TK Tài khoản BCQT Báo cáo quyết toán XDCB Xây dựng cơ bản CLB Câu lạc bộ THCS Trung học cơ sở TH Tiểu học MN, MG Mầm non, Mẫu giáo TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn VD Ví dụ BCQTNS Báo cáo quyết toán ngân sách NS Ngân sách CCDC Công cụ dụng cụ
  • 14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện xã hội hóa GD&ĐT, tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho công chức, viên chức và giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN. Để giúp các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý tốt nguồn kinh phí được NSNN cấp phát, giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc giám sát đơn vị chấp hành theo luật ngân sách, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong điều hành chi ngân sách, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm chi phí thì một trong những biện pháp cần phải làm là hoàn thiện hoạt động công tác kế toán các trường công lập nói riêng và các trường công lập trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo nói chung. Các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè là đơn vị sự nghiệp công lập thụ hưởng NSNN, cũng đã sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực trong việc hạch toán và quản lý chi tiêu tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Thực tế cho thấy hoạt động kế toán tại các trường đang từng bước hoàn thiện, việc sử dụng thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính. Do đó thông tin mang lại chủ yếu là tính chất báo cáo tài chính đang phát huy hết hiệu quả thiết thực trong việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí Nhà nước. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất cũng như sử dụng hợp lý nguồn NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi hoạt động kế toán nhà trường phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các trường. Chính vì vậy, vấn đề hoàn thiện hoạt động kế toán tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục.
  • 15. 2 Từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” để làm nội dung cho luận văn thạc sỹ ngành Kế toán. Tác giả mong muốn nội dung nghiên cứu này sẽ đóng góp cho ngành Giáo dục huyện Cầu Kè quản lý chi tiêu ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2. Lược khảo tài liệu. Công tác kế toán khoa học và hợp lý góp phần cung cấp hệ thống thông tin kế toán một cách hữu ích và hiệu quả phục vụ cho việc quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong các đơn vị, tổ chức nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Các nghiên cứu tương tự về hoạt động kế toán như công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên các khía cạnh khác nhau và giải quyết được những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau trong thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra và đề xuất một số giải pháp cũng như phương hướng hoạt động kế toán. Tiêu biểu có thể kể đến như: Tác giả Trần Thế Lữ (2014), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hoạt động sự nghiệp có thu tại trường Đại học Công đoàn” Tác giả đề cập đến thực trạng công tác kế toán và công tác hạch toán kế toán tại đơn vị, tác giả chỉ ra những hạn chế trong việc vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách...Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng và khắc phục tại đơn vị. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Đào ( 2015), “Hoàn thiện tổ chức kế toán ở trường đại học công lập”. Tác giả đã chỉ ra một số tồn tại của công tác kế toán ở các trường đại học công lập do tác động của cơ chế bao cấp trong một thời gian dài nên công tác kế toán ở các trường đại học công lập mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh các khoản mục thu - chi theo hệ thống tài khoản và mục lục ngân sách Nhà nước. Việc tổ chức vận hành công tác kế toán chưa mang tính hệ thống và khoa học đã gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều
  • 16. 3 hành kiểm soát các hoạt động trong nhà trường. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ở các trường đại học công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập nói chung mà chưa đi sâu vào đơn vị cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh (2015), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp”. Tác giả đã khái quát lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu; thực trạng tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp; đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị. Tác giả Nguyễn Thị Phương (2017), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Hạ Long”.Luận văn đã khái quát đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó tác giả đi vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Hạ Long và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp. Tác giả Phạm Quốc Dương (2015),“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Cao đẳng nghề số 2 Bộ Quốc phòng”. Luận văn đã khái quát đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó tác giả đi vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế thực trạng tổ chức công tác kế toán và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp. Mỗi luận văn như đã nêu trên, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào đó đã phản ánh cơ bản được lĩnh vực và đơn vị cụ thể mình nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang triển khai thực hiện xã hội hóa và tăng cường tự chủ tại hệ thống các
  • 17. 4 trường công lập thì nhu cầu nghiên cứu thực trạng hoạt động kế toán tại hệ thống các trường công lập để tìm ra những giải pháp hoàn thiện đặt ra ngày càng lớn. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào trùng tên và nội dung với đề tài của luân văn này. Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu một cách chuyên biệt nào về vấn đề hoạt động kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên tác giả chọn các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, tác giả mạnh dạngđưa ra những đóng góp mới về lý luận và thực tiển hoạt động kế toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn. 3.1 Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng công tác kế toán ở các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại các trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo. 3.2 Mục tiêu cụ thể: Đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể về công tác kế toán như: - Tổng hợp những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong trường học và làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận ấy vào thực tế tổ chức công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. - Phản ánh tình hình thực tế công tác kế toán và phân tích sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh Qua đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị thực tập.
  • 18. 5 - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kế toán tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinhnhư thế nào? - Để hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh thì cần nhưng giải pháp gì? - Những đế xuất, kiến nghị gì đề góp phần nâng cao chất lương công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luân văn là các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. 4.2. Đối tượng khảo sát. Để thực hiện nội dung của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát chủ tài khoản và kế toán các trường học công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Nghiên cứu về cơ cấu quản lý, công tác kế toán của các đơn vị và các biện pháp đề xuất để hoàn thiện những hạn chế còn tồn tại. - Về không gian: Tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
  • 19. 6 - Về Thời gian: Các số liệu thứ cấp hiện trạng hoạt động của các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2018,2019.2020, tài liệu của đơn vị thống kê từ năm 2018-2020 5. Phương Pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứ định tính, cụ thể như sau: 5.1 Phương pháp thống kê mô tả. Để có phương hướng thực hiện đề tài hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả. - Phương pháp này tác giả áp dụng một số phương pháp như: Tổng hợp các báo cáo, tài liệu, sách, bào báo, internet, các nghiên cứu trước đó đã xem xét, đánh giá về công tác kế toán.... - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán từ năm 2018-2020 tại Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cầu Kè (báo cáo tổng họp của toàn ngành). Các văn bản pháp lý về kế toán như Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, nghị định, thông tư hướng dẫn quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các chứng từ kế toán, sổ kế toán và tài liệu kế toán của trường trong thời gian qua, các báo cáo thường niên của trường, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành, sách, các bài báo, tạp chí có liên quan… - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc phỏng vấn chuyên gia,khảo sát thu thập thông qua các câu hỏi đã được soạn sẵnkhi phỏng vấn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối tượng chuyên gia là ban lãnh đạo phòng,chủ tài khoản và kế toán đang công tác tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bằng cáchgửi phiếu câu hỏi trực tiếp hoặc qua email.
  • 20. 7 - Qua thu thập số liệu, tác giả phân tích, thống kê và áp dụng phương pháp diễn dịch và qui nạp để diễn giải các nguyên tắc chung, phổ biến đến từng trường hợp cụ thể nhằm chứng minh tính đúng đắng của vấn đề. - Từ các thông tin thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng hợp và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh số liệu giữa các năm liên quan, để đánh giá xu hướng biến động tăng, giảm và các kỹ thuật thống kê dựa vào phần mềm xử lý, được sử dụng để phân tích thực trạng công tác kế toán tại các trường. - Các số liệu qua thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và xử lý trên máy tính, với chương trình Excel. 5.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn những cán bộ lãnh đạo, kế toán trưởng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Các phiếu khảo sát sẽ được phỏng vấn thử và điều chỉnh trước khi đưa vào phỏng vấn chính thức. Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu về thực trạng hoạt động kế toán tại các trường công lập trên đại bàn huyện Cầu Kè, nhân tố ảnh hưởng và đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kế toán. Mục đích của phương pháp: Là việc trao đổi trực tiếp với các kế toán của các trường về các vấn đề liên quan đến công tác kế toán như: Tổ chức thông tin kế toán, bộ máy kế toán, tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi đặt ra gồm các nội dung về công tác kế toán, những thuận lợi và khó khăn mà kế toán tại các trường gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán và xử lý chứng từ kế toán, làm cơ sở để tìm ra các bất cập trong công tác kế toán và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại các trường.
  • 21. 8 Việc tham khảo ý kiến được thực hiện thông qua việc tiền hành phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, quản lý và kế toán trưởng của các trường trong địa bàn huyện Cầu Kè để đánh giá những vấn đề có tính ước định, đặc biệt là tận dụng những kinh nghiệp và tri thực chuyên sâu của các chuyên gia để làm sáng tỏ các vấn đề có tính phức tạp và những nhận định làm căn cứ đưa ra nhưng kết luận có tính khoa học và thực tiển. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận chung về hoạt động kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập. - Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu hoạt động kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, luận văn đã khái quát được thực trạng, cũng như nêu ra được những ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2:Thực trạng công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
  • 22. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của ngành kinh tế quốc dân. Đơn vị SNCL là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. - Đặc điểm của đơn vị SNCL: + Thứ nhất, đơn vị SNCL là một hoạt động hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho xã hội. Việc cung ứng hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động SXKD. Mà trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng. Nhờ đó, sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
  • 23. 10 + Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội…Mà đó là những sản phẩm vô hình, có thể dùng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Vì vậy, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định mà khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền tiếp. Cũng như các hàng hóa khác, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có giá trị và giá trị sử dụng nhưng điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội cao. Vì vậy sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu là “hàng hóa công cộng”, với hai đặc điểm là “không loại trừ” và “không tranh giành”. Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà không ai có thể loại trừ những người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó, và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác. Việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” này làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng hiêu quả. Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao… đem lại tri thức và sức khỏe cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn học, văn hóa thông tin mang lại hiểu biết cho con người về tự nhiên, xã hội tạo ra những công việc mới phục vụ sản xuất và đời sống… Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. + Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hôi của Nhà nước. Với chức năng của mình, Chính phủ luôn hoạt động, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để
  • 24. 11 thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ hoạt động các chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ, Chương trình xóa đói giảm nghèo… Mà những chương trình này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và hiệu quả; nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn át mục tiêu xã hội, dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước và các tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại các đơn vị SNCL theo các cách khác nhau.  Theo mức độ tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công, bao gồm: - Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư - Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên - Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (Gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động). - Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên). Việc xác định đơn vị SNCL tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động dựa vào chỉ tiêu sau: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị SNCL (%) = X 100%
  • 25. 12 + Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn100%, nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. + Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%. Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. + Đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động làđơn vị SNCL có mức tự bảođảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống. Nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. - Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo đó, đơn vị SNCL được chia thành 4 loại: Cách xác định để phân loạiđơn vị SNCL: Mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của đơn vị SNCL (%) = X 100% Mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của đơn vị SNCL (%) = X 100% + Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư (xác định theo công thức trên) bằng hoặc lớn hơn 100%. + Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên:
  • 26. 13 Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định theo công thức trên) bằng hoặc lớn hơn 100% và có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư (xác định theo công thức trên) nhỏ hơn 100%. + Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định theo công thức trên) từ 10% đến dưới 100%. + Đơn vị SNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (xác định theo công thức trên) dưới 10%.  Căn cứ theo cấp ngân sách Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị HCSN được hoạt động theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN chia thành bốn cấp: - Đơn vị sự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành HCSN trực thuộc TW và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sở, ban…Đơn vị dự toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp phát. Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm: + Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới. + Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới. + Hoạt động việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành. + Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, hoạt động kiểm tra kế toán và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới. - Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III
  • 27. 14 trực thuộc. Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp. - Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (Đơn vị sử dụng NSNN), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách. - Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định (Đơn vị sử dụng NSNN). 1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. 1.2.1.1. Khái niệm của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. Công tác kế toán được hiểu là một hệ thống các phương pháp cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán đó là: Phản ánh, đo lường, giám sát và thông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời đối tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác. Công tác kế toán là việc thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng và phương pháp kế toán để thực hiện chế độ kế toán trong thực tế đơn vị kế toán cơ sở. Công tác kế toán là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin thông qua việc ghi chép của kế toán trên chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán cho mục đích quản lý.
  • 28. 15 1.2.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Công tác hướng dẫn mọi người quán triệt và tuân thủ các chế độ về quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng. - Công tác thực hiện chế độ lưu trữ và bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán. - Công tác thực hiện các nguyên tắc, phương pháp kế toán, hình thức kế toán, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật tính toán ghi chép và thực hiện các chế độ kế toán tài chính liên quan nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng và hiệu quả thông tin kinh tế. - Công tác cung cấp thông tin đúng đối tượng, đúng yêu cầu, có chất lượng nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý kế toán tài chính của đơn vị. - Công tác hợp lý bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính trong đơn vị trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm nghiệp vụ và quản lý cho từng bộ phận, từng thành phần và từng kế toán viên trong bộ máy. - Xác định rõ mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị về công việc liên quan đến công tác kế toán. 1.2.2. Nguyên tắc công tác kế toán Kế toán là công cụ quản lý, mà mục đích của quản lý là hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời kế toán là công việc, là hoạt động của một hoạt động, bộ phận của đơn vị cũng chi phí rất nhiều cho công việc này. Do vậy, khi công tác kế toán ở đơn vị cũng quan tâm đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí hạch toán, cần phải tính toán, xem xét đến tính hợp lý giữa chi phí hạch toán với kết quả hiệu quả tính kinh tế của công tác kế toán mang lại. Xuất phát từ các yêu cầu trên, để công tác kế toán khoa học, cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, công tác trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán
  • 29. 16 Nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho công tác kế toán, mỗi quốc gia sẽ ban hành một hệ thống các quy định pháp luật cho công tác kế toán. Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ luật pháp công tác kế toán phải đảm bảo tuân thủ các quy định về pháp luật kế toán của từng quốc gia mà đơn vị đang hoạt động. Tại Việt Nam, phần lớn các quy định về kế toán đều được thực hiện bằng các quy định pháp luật, vì vậy việc công tác phải tuân thủ Luật Kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp luật liên quan khác Hai là, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất - Cơ cấu công tác kế toán phải là một bộ phận thống nhất về mặt quản lý đơn vị và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác. - Triển khai các nội dung của công tác kế toán phải thống nhất với các chế độ kế toán hiện hành. - Các chỉ tiêu kế toán phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch để đảm bảo sự so sánh đánh giá hoạt động SXKD. - Bảo đảm tính thống nhất về các nghiệp vụ sử dụng trong kế toán. Thứ ba, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù củađơn vị SNCL. - Phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động hoạt động của đơn vị. - Phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước, bộ, ngành. - Phù hợp với khả năng, trình độ của bộ máy kế toán. - Phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ tư, công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả - Đảm bảo thu nhận, hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin hiệu quả về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. - Tính toán sao cho chi phí ít nhất vẫn đảm bảo được công việc kế toán đạt hiệu quả cao nhất.
  • 30. 17 1.3. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1. Công tác vận dụng những quy định chung Hiện nay, tại đơn vị SNCL áp dụng nguyên tắc giá gốc và công tác kế toán theo các chính sách kế toán như: - Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015. - Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện luật kế toán 2015 - Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán HCSN * Quy định chung: • Đơn vị tính trong kế toán - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo t giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định t giá khác của CQNN có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó. - Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của Nhà nước (tấn, tạ, yến, kilogam, mét vuông, mét khối và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp cần thiết được sử dụng thêm các đơn vị đo lường khác phù hợp với các quy định cụ thể trong công tác quản lý. - Khi lập BCTC hoặc công khai BCTC sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số theo quy định. - Trường hợp quy đổi t giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định. • Chữ viết, chữ số sử dụng trong trong kế toán nhà nước
  • 31. 18 - Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. - Tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài không phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của CQNN có thẩm quyền. - Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, t , nghìn t , triệu t , t t phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. • Kỳ kế toán + Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch). + Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch). 1.3.2. Công tác vận dụng hệ thống chứng từ và công tác ghi chép ban đầu. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu, chi ngân sách của mọi đơn vị kế toán HCSN đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác. Kế toán phải căn cứ vào chế độ chứng từ do nhà nước ban hành trong chế độ chứng từ kế toán HCSN và nội dung hoạt động kinh tế tài chính cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó để qui định cụ thể việc sử dụng các mẫu chứng từ phù hợp, qui định người chịu trách nhiệm ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ cụ thể và xác định trình tự luân chuyển cho từng loại chứng từ một cách khoa học, hợp lý, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị. Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế toán trưởng đơn vị qui định.
  • 32. 19 Trong quá trình vận dụng chế độ chứng từ kế toán HCSN, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu đã qui định. Mọi hành vi vi phạm chế độ chứng từ tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, được xử lý theo đúng qui định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015và các văn bản pháp qui khác của Nhà nước. Điều 16, Luật Kế toán 2015 quy định chứng từ kế toán phải có những nội dung chủ yếu sau: - Tên và số hiệu của chứng từ; - Ngày, tháng, năm lập chứng từ; - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán phải lập đủ số liên qui định cho mỗi chứng từ. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để giao dịch với hoạt động, cá nhân gửi ra bên ngoài trường thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. Theo TT107/2017/TT-BTC có 4 chứng từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
  • 33. 20 Bảng 1.1:Bảng chứng từ bắt buộc sử dụng trong đơn vị HCSN TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU 1 Phiếu thu C40- BB 2 Phiếu chi C41- BB 3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43- BB 4 Biên lai thu tiền C45- BB Các chứng từ khác đơn vị tự thiết kế nhưng phải thỏa mãn 7 nội dung quy định tại điều 16, Luật Kế toán 2015 • Lập chứng từ kế toán - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị HCSN đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt; - Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số; - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán. • Ký chứng từ kế toán
  • 34. 21 - Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. - Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. - Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. • Quy trình luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN 1.3.3. Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay, các đơn vị SNCL đang áp dụng hệ thống tài khoản đơn vị HCSN do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán Kế toán đơn vị kiểm tra và ký chứng từ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kê toán
  • 35. 22 - Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do NSNN cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vịHCSN. - Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: + Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. Phản ánh đối tượng kế toán Loại 1: Phản ánh đối tượng kế toán là tài sản ngắn hạn Loại 2: Phản ánh đối tượng kế toán là tài sản cố định Loại 3: Phản ánh đối tượng kế toán là thanh toán Loại 4: Phản ánh đối tượng kế toán là nguồn kinh phí Loại 5: Phản ánh đối tượng kế toán là các khoản thu Loại 6: Phản ánh đối tượng kế toán là các khoản chi Loại 7: Phản ánh đối tượng kế toán là thu nhập Loại 8: Phản ánh đối tượng kế toán là chi phí Loại 9: Phản ánh đối tượng kế toán là xác định kết quả + Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lụcNSNN, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu cầu quản lý khác củaNSNN.
  • 36. 23 + Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục NSNN và niên độ phù hợp. - Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản: + Các đơn vị HCSN căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. - Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp quy định. + Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theoThông tư 107/2017/TT-BTC để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. + Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theoThôngtư 107/2017/TT-BTC thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. 1.3.4. Công tác vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán 1.3.4.1. Công tác vận dụng hình thức kế toán Theo chế độ kế toán HCSN, các hình thức kế toán được áp dụng cho các đơn vị HCSN gồm: - Hình thức kế toán Nhật ký chung. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái. - Hình thức kế toán trên máy vi tính Tuỳ thuộc vào qui mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, mỗi đơn vị kế toán được phép lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế toán có thể
  • 37. 24 thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị. 1.3.4.2. Công tác vận dụng hệ thống sổ kế toán Đơn vị HCSN phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC. Đơn vị HCSN có tiếp nhận, sử dụng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng theo Mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với NSNN và các cơ quan có thẩm quyền. • Các loại sổ kế toán - Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán. + Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết sẽ lên BCTC + Sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán sẽ lên Báo cáo quyết toán Sổ kế toán ngân sách, phí được khấu trừ, để lại phản ánh chi tiết theo mục lục NSNN để theo dõi việc sử dụng nguồnNSNN, nguồn phí được khấu trừ để lại. Sổ kế toán theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phản ánh chi tiết theo mục lục NSNN làm cơ sở lập báo cáo quyết toán theo quy định của Thông tư 107/2017/TT – BTC và theo yêu cầu của nhà tài trợ. - Mẫu sổ kế toán tổng hợp:
  • 38. 25 + Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán. + Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. • Mở sổ kế toán - Nguyên tắc mở sổ kế toán Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới. Số liệu trên các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn NSNN sau ngày 31/12 được chuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước để tiếp tục theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập báo cáo quyết toán NSNN theo quy định. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. • Khóa sổ kế toán Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
  • 39. 26 - Kỳ khóa sổ + Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng. + Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng. + Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập BCTC. + Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trình tự khóa sổ kế toán - Đối với ghi sổ thủ công: Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán + Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. + Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ. + Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số
  • 40. 27 phát sinh. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng. Bước 2: Khóa sổ - Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ; - Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm); - Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý; - Ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”; Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau: Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Số phát sinh Nợ trong kỳ - Số phát sinh Có trong kỳ Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Số phát sinh Có trong kỳ - Số phát sinh Nợ trong kỳ Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có. - Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ. - Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột số dư (còn lại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”. Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ
  • 41. 28 ký xác nhận. Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khóa sổ kế toán. - Đối với ghi sổ trên máy vi tính: Việc thiết lập quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần đảm bảo và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán thủ công. • Sửa chữa sổ kế toán - Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây: + Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; + Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; + Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng. + Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi BCTC năm được nộp cho CQNN có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó. + Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi BCTC năm đã nộp cho CQNN có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này. 1.3.5. Công tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản • Mục đích của kiểm tra kế toán - Kiểm tra kế toán nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.
  • 42. 29 - Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành chế độ thể lệ kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, kinh phí, đôn đốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kế toán, tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ. • Nhiệm vụ của kiểm toán kế toán - Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh - Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của chế độ kế toán về các mặt: chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán - kiểm tra về mặt hoạt động, lê lối làm việc, kết quả công tác của bộ máy kế toán. - Thông qua việc kiểm tra kế toán và kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, kế hoạch thu chi tài chính, k luật thu nộp thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các vật tư và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ k luật kế toán, tài chính. - Từ kết quả điều tra kế toán đề suất biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán trong công tác quản lý của đơn vị. • Nội dung kiểm tra kế toán - Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán như kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán + Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi + Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ kế toán + Kiểm tra việc thực hiện chế độ BCTC + Kiểm tra việc hoạt động bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán + Kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán + Kiểm tra thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán + Kiểm tra việc hoạt động bộ máy kế toán, người làm kế toán
  • 43. 30 + Kiểm tra biên chế, hoạt động bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán của đơn vị. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện quy định đối với cán bộ kế toán, thực hiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán + Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong hoạt động kế toán và quan hệ giữa hoạt động kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và kế toán trưởng nói riêng Kiểm tra kế toán là một biện pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, qui định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán chính xác, trung thực khách quan. Các đơn vị SNCL không những chịu sự kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và cơ quan tài chính mà bản thân đơn vị phải tự hoạt động kiểm tra công tác kế toán của mình. Công việc kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đơn vị kế toán cấp trên và cơ quan tài nhính, ít nhất mỗi năm một lần phải thực hiện kiểm tra kế toán khi xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị. Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán được thuận lợi. Kiểm kê tài sản Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Các trường hợp phải kiểm kê tài sản Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: - Cuối kỳ kế toán năm trước khi lập BCTC; - Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản;
  • 44. 31 - Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; - Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác; - Đánh giá lại tài sản theo quyết định của CQNN có thẩm quyền; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Xử lý số liệu sau khi kiểm kê tài sản Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập BCTC. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê. 1.3.6. Công tác lập báo cáo kế toán 1.3.6.1. Báo cáo tài chính  Đối tượng lập báo cáo tài chính Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập BCTC để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định.  Mục đích của báo cáo tài chính BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
  • 45. 32 Thông tin BCTC của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên.  Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính - Nguyên tắc: Việc lập BCTC phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. BCTC phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp BCTC trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do. BCTC phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. - Yêu cầu: BCTC phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị. BCTC phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán. Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.  Kỳ lập báo cáo Đơn vị phải lập BCTC vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.  Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính - Các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập BCTC năm theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư 107/2017/TT – BTC; trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận.
  • 46. 33 - Các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập BCTC theo biểu mẫu đầy đủ, trừ các đơn vị kế toán dưới đây có thể lựa chọn để lập BCTC đơn giản: * Đối với thỏa mãn các điều kiện: +Đơn vị SNCL được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị SNCL do NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp); + Không được bố trí dự toán chi NSNN chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí; + Không có đơn vị trực thuộc. - Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán phải lập BCTC tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ này là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập BCTC gửi cho cơ quan cấp trên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi BCTC cho các cơ quan bên ngoài).  Nội dung và thời hạn nộp báo cáo tài chính - Nội dung: Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc CQNN có thẩm quyền các BCTC năm theo quy định tại Thông tư107/2017/TT – BTC - Thời hạn nộp báo cáo tài chính: BCTC năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho CQNN có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
  • 47. 34  Công khai báo cáo tài chính BCTC được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan. Danh mục báo cáo tài chính Bảng 1.2: Bảng danh mục báo cáo tài chính STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo Kỳ hạn lập báo cáo 1 2 3 4 I. Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ 1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm 3 B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) Năm 4 B03b/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp) Năm 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Năm II Mẫu báo cáo tài chính đơn giản 6 B05/BCTC Báo cáo tài chính Năm 1.3.6.2. Báo cáo quyết toán  Đối tượng lập báo cáo quyết toán Đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng NSNN phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp. Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.
  • 48. 35  Mục đích của báo cáo quyết toán Báo cáo quyết toán NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán NSNN phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúpCQNN, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồnNSNN) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.  Nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán * Nguyên tắc: - Việc lập báo cáo quyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. - Đối với báo cáo quyết toánNSNN: + Số quyết toán NSNN bao gồm số kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn NSNN cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật vềNSNN. + Số liệu quyết toán NSNN của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
  • 49. 36 + Số quyết toán chi NSNN là số đã thực chi, có đầy đủ hồ sơ chứng từ, riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu ghi chi NSNN thì chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu - ghi chi vào NSNN của cơ quan có thẩm quyền. - Đối với báo cáo quyết toán nguồn khác: Số liệu quyết toán bao gồm số thu, chi từ nguồn khác không thuộc NSNN mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31/12 hàng năm. * Yêu cầu: Việc lập báo cáo quyết toán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp. Báo cáo quyết toán phải được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán NSNN phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lụcNSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.  Kỳ lập báo cáo Báo cáo quyết toánNSNN, báo cáo quyết toán nguồn khác được lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Số liệu lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm là số liệu thu, chi thuộc năm ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật vềNSNN.
  • 50. 37 Số liệu lập báo cáo quyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 31/12). Trường hợp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.  Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo quyết toán - Trách nhiệm của đơn vị: Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập và nộp báo cáo quyết toánNSNN, ngoài các mẫu biểu báo cáo quyết toán NSNN quy định tại Thông tư này, còn phải lập các mẫu báo cáo phục vụ công tác quyết toánNSNN, các yêu cầu khác về quản lý NSNN theo quy định của pháp luật vềNSNN. Đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không thuộc NSNN theo quy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác theo quy định tại Thông tư này. Đơn vị hành chính, sự nghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo quy định hiện hành. - Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước: Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính, sự nghiệp.  Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm * Nội dung: