SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC
TIỂU LUẬN
CẤU TRÚC, LOẠI HÌNH VÀ CÁC QUY
TẮC CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN
MÃ TÀI LIỆU: 80096
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
GVHD: Thầy Đoàn Đức Hiếu
SVTH: MSSV
Nguyễn Hoài Phong 16142178
Trần Viết Phi 16142174
Trần Ngọc Vũ Kha 16142127
Tống Quang Khải 16142130
Lớp thứ 3 – Tiết 10-11
INLO220405 - 01CLC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG
ĐIỂM
NHẬN XÉT
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Ký tên
Thầy Đoàn Đức Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề:............................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................................2
3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng: ..............................................................2
NỘI DUNG ...................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠN LUẬN
ĐƠN................................................................................................................................................3
1.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn: ......................................................3
1.1.1. Định nghĩa: .................................................................................................................3
1.1.2. Cấu trúc của tam đoạn luận đơn: ...........................................................................3
1.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn:.........................................................................5
1.2.1. Hình của tam đoạn luận đơn:..................................................................................5
1.2.2. Kiểu của tam đoạn luận đơn:...................................................................................6
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ VENN VÀ CÁC QUY TẮC TAM ĐOẠN LUẬN........................8
2.1 Phép tam đoạn luận với các tiền đề có dạng A, I, E, O ............................................8
2.2 Biểu diễn phán đoán A, I, E, O bằng sơ đồ Venn ......................................................9
2.3 Khảo sát các phép tam đoạn luận bằng sơ đồ Venn ...............................................11
2.4 Các quy tắc tam đoạn luận ...........................................................................................15
KẾT LUẬN.................................................................................................................................18
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Đặtvấn đề:
Trong cuộc sống thường ngày, mọi hoạt động của conngười từ đơn giản đến phức tạp
đều thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức, con người
càng ngày càng có sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy
đang nhận thức.
Nói về tư duy, phải nhắc đến các hình thức cơ bản của tư duy: khái niệm, phán đoán,
suy luận, chứng minh, bác bỏ, ngụy biện. Trong đó, suy luận chính là một trong những hình
thức quan trọng nhất của tư duy. Nếu như khái niệm hay phán đoán là các hình thức biểu
thị tư tưởng thì suy luận lại được xem là một loại hình thức sản sinh ra tư tưởng mới từ các
tư tưởng đã có, rút ra các tri thức mới từ tri thức đã biết. Suy luận có vai trò vô cùng to lớn
trong nhận thức và trong đời sống. Nghiên cứu suy luận chính là vấn đề trọng tâm của logic
học. Suy luận có hai hình thức chính là suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch, và trong
suy luận diễn dịch, ta có hai dạng suy luận trực tiếp và gián tiếp.
Dạng suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn luận) được nhà triết học cổ đại Hy Lạp
Aristote nghiên cứu kỹ lưỡng từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Ngày nay trong logic
học người ta đã dùng những phương pháp hiện đại để nghiên cứu loại suy luận này, và đưa
ra những hệ thống chuẩn hóa khác nhau về nó. Đặc biệt, đã có nhiều chương trình về tam
đoạn luận đơn được viết cho máy tính. Có thể nói rằng, thái độ hoài nghi hay thậm chí là
phủ nhận đối với tam đoạn luận đơn đã từng có lúc ngự trị trong logic học đã vĩnh viễn lùi
vào dĩ vãng. Trong tư duy hàng ngày, tam đoạn luận đơn vẫn có một giá trị không gì có thể
thay thế.
Nhằm tìm hiểu về tính quan trọng của dạng suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn
luận) trong tư duy, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Cấu trúc, loại hình và các quy tắc của tam
đoạn luận đơn”.
- 2 -
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu làm rõ các vấn đề về:
+ Định nghĩa và các thành phần cấu trúc chính của tam đoạn luận đơn.
+ Các loại hình và kiểu của tam đoạn luận đơn.
+ Tiên đề và các quy tắc của tam đoạn luận đơn.
3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng:
+ Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách tham khảo,
các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: thông qua các tài liệu thu thập được
nhằm hệ thống và sắp xếp các tài liệu khoa học theo chủ đề, theo đơn vị kiến thức để nội
dung của bài tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu.
- 3 -
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM
ĐOẠN LUẬN ĐƠN
1.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn:
1.1.1. Địnhnghĩa:
Tam đoạn luận được hiểu là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch, trong đó kết
luận được rút ra từ hai tiền đề. Tam đoạn luận là hệ thống suy diễn tiền đề cổ xưa nhất do
Aristote xây dựng. Trong tam đoạn luận các tiềnđề và kết luậnđều là những phán đoán đơn,
thuộc các dạng: A, I, E, O, với đúng ba thuật ngữ khác nhau.
Tam đoạn luận là một phát minh lớn của Aristote. Trong học thuyết lôgíc học của
mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “Cần phải nói về tam
đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một cái gì đó chung hơn và
chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng không phải bất kỳ tam đoạn luận nào
cũng là chứng minh”.
1.1.2. Cấu trúccủa tam đoạn luận đơn:
1.1.2.1. Cácloại thuậtngữ:
Như đã nhắc trong phần định nghĩa, ta dễ dàng thấy rằng, một tam đoạn luận đơn có
cấu trúc bao gồm hai tiền đề và một kết luận, và chúng đều là những phán đoán đơn, thuộc
các dạng: A, E, I, O.
Ví dụ 1: (1) Mọi động vật đều sinh sản.
(2) Rùa là động vật.
(3) Rùa sinh sản.
Ta có, hai tiền đề là (1) và (2), kết luận là (3), cả tiền đề và kết luận đều ở dạng các
phán đoán đơn.
- 4 -
Trong mỗi một tam đoạn luận, ta chỉ có ba khái niệm là ba thuật ngữ, ký hiệu là: S, P,
M. Trong đó, S được gọi là tiểu thuật ngữ, M là thuật ngữ giữa hay trung gian và P là đại
thuật ngữ. Thuật ngữ trung gian (M) có mặt trong cả hai tiền đề nhưng lại không có mặt
trong kết luận.
Như ví dụ tam đoạn luận ở trên, ta có “động vật” là thuật ngữ trung gian (M), “sinh
sản” là đại thuật ngữ (P) và “rùa” là tiểu thuật ngữ (S). Tiền đề lớn là: Mọi động vật đều
sinh sản, tiên đề nhỏ: Rùa là động vật, và kết luận: Rùa sinh sản.
Như vậy ta có thể viết tam đoạn luận trên dưới dạng:
1.1.2.2. Cácloại tiền đề:
Ở ví dụ phía trên, ta thấy phán đoán (1) chứa đại thuật ngữ P, nên nó được gọi là đại
tiền đề, còn phán đoán (2) chứa tiểu thuật ngữ S nên là tiểu tiền đề.
Trong tam đoạn luận đơn, ta không nhất thiết phải viết đại tiền đề trước và tiểu tiền
đề sau. Nên để xác định một tiền đề là đại tiền đề hay tiểu tiền đề thì ta không thể dựa vào
vị trí của nó trong tam đoạn luận đơn, mà ta phải xét xem tiền đề đó chứa đại thuật ngữ hay
là tiểu thuật ngữ.
- 5 -
1.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn:
1.2.1. Hìnhcủa tam đoạn luận đơn:
Thuật ngữ trung gian (M) – hay còn gọi là trung từ – có thể chiếm các vị trí khác nhau
trong các tiền đề, trung từ có thể là chủ từ hoặc thuộc từ trong đại tiền đề và tiểu tiền đề.
Mỗi vị trí của trung từ trong các tiền đề sẽ cho ra một hình của tam đoạn luận đơn. Và theo
Aristote, hình 1 được xem là quan trọng nhất. Ở đây, ta có chính xác bốn hình khác nhau
của tam đoạn luận dựa theo đặc điểm trên:
* Hình 1: Trung từ là chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề.
Ví dụ 2: Mọi sinh viên đều phải thi.
Nam là sinh viên.
Vậy Nam phải thi.
* Hình 2: Trung từ là thuộc từ trong cả hai tiền đề.
Ví dụ 3: Tháng 6 rất nóng.
Tháng này không nóng.
Vậy tháng này không phải là tháng 6.
* Hình 3: Trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề.
Ví dụ 4: Con người có thể tư duy.
Con người là động vật.
- 6 -
Vậy động vật có thể tư duy.
* Hình 4: Trung từ là thuộc từ trong đại tiền đề và là chủ từ trong tiểu tiền đề.
Ví dụ 5: Thuốc trừ sâu là chất độc.
Độc là chất nguy hiểm đối với con người.
Vậy có chất nguy hiểm với con người là thuốc trừ sâu.
1.2.2. Kiểu của tam đoạn luậnđơn:
Như đã nói ở phần cấu trúc của tam đoạn luận, các phán đoán tiền đề và kết luận có
thể là các phán đoán đơn dạng A, E, I, hoặc O. “Kiểu của một tam đoạn luận đơn là khái
niệm cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạng nào. Vì có 4 dạng phán
đoán đơn, nên có tất cả 43 kiểu tam đoạn luận đơn. Nếu phân biệt kiểu tam đoạn luận đơn
theo các hình khác nhau thì có thể nói đến 64×4 = 256 kiểu tam đoạn luận đơn tất cả”2.
Nghĩa là chỉ cần với ba khái niệm M, S, P ta có thể xây dựng 256 kiểu tam đoạn luận khác
nhau. Điều này giúp ta hiểu rằng: với một vấn đề được đưa ra ta có thể suy nghĩ ở 256 khía
cạnh khác nhau. Vậy nên mới có câu “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, trước khi
nói gì đó phải “Uốn lưỡi bảy lần”, xem xét sự đúng sai của vấn đề. Ta có 256 kiểu của tam
đoạn luận, nhưng không phải tất cả các kiểu đều đúng, để xác định được các kiểu đúng của
tam đoạn luận, phải dựa vào các quy tắc chung của tam đoạn luận để loại bỏ các kiểu sai.
Một suy luận được xem là đúng đắn khi thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu: hợp logic và
xuất phát từ tiền đề đúng.
Theo nghiên cứu của các nhà logic học, chỉ có 19 trong tổng số 256 kiểu của tam đoạn
luận là đúng. Các kiểu đúng tương ứng với các hình như sau:
+ Hình thứ nhất: AAA, EAE, AII, EIO
+ Hình thứ hai: EAE, AEE, EIO, AOO
+ Hình thứ ba: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO
+ Hình thứ tư: AAI, AEE, IAI, EAO, EIO3
- 7 -
Như vậy, để xác định được các kiểu đúng trên, ta sẽ dựa trên các quy tắc của tam đoạn
luận bao gồm các quy tắc đối với khái niệm và các quy tắc đối với mệnh đề sẽ được trình
bày và làm rõ trong chương 2.
- 8 -
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ VENN VÀ CÁC QUY TẮC
TAM ĐOẠN LUẬN
2.1 Phép tam đoạn luận với các tiền đề có dạng A, I, E, O
Trong logic truyền thống của Aristote, người ta xét kĩ các phép tam đoạn luận (suy
luận ba đoạn) mà hai tiền đề cũng như kết luận đều có dạng A, E, I hoặc O.
Thí dụ: Xét suy luận từ hai tiền đề :
(1) Mọi người yêu nước đều hòa bình.
(2) Mọi người Việt Nam đều yêu nước.
Gọi : M là tập hợp người yêu nước.
P là tập hợp người yêu hòa bình
S là tập hợp người Việt Nam
Các tiền đề có dạng :
(1) Mọi M đều là P (MaP). (Mọi phần tử thuộc M đều thuộc P)
(2) Mọi S đều là M (SaM). (Mọi phần tử thuộc S đều thuộc M)
Theo (1) thì M là bộ phận của P,
Theo (2) thì S là bộ phận của M.
Từ đó suy ra S là bộ phận của P,
Tức là : Mọi S đều là P (SaP). (Mọi phần tử thuộc S đều thuộc P)
(Mọi người Việt Nam đều yêu hòa bình)
Ta có quy tắc suy diễn :
M a P
S a M
- 9 -
———
S a P
Trong mọi phép tam đoạn luận, đều có ba thuật ngữ (khái niệm), ứng với ba tập hợp.
Một thuật ngữ, được gọi là thuật ngữ giữa (trong thí dụ trên là M), có mặt trong cả hai tiền
đề, và không có mặt trong kết luận; kết luận nêu lên quan hệ (nếu có) giữa hai thuật ngữ
kia (S và P).
Có nhiều phương pháp xem xét một phép tam đoạn luận dạng này có hợp logic hay
không. Sau đây là một phương pháp tương đối đơn giản, dùng sơ đồ Venn để biểu diễn các
phán đoán dạng A, E, I, O.
2.2 Biểu diễn phán đoán A, I, E, O bằng sơ đồ Venn
Xét các phán đoán
(1) Mọi sinh viên đều mê bóng đá.
(2) Một số sinh viên mê bóng đá.
(3) Mọi sinh viên đều không mê bóng đá.
(4) Một số sinh viên đều không mê bóng đá
Gọi: S là tập hợp sinh viên
M là tập hợp những người mê bóng đá.
Ta hình dung hai vòng tròn giao nhau như hình. Vòng tròn S chứa tất cả sinh viên và
vòng tròn M chứa tất cả những người mê bóng đá.
- 10 -
Phần bên trong của vòng tròn S và M là gồm ba vùng: vùng 1 thuộc S nhưng ở ngoài
M (chứa tất cả những sinh viên không mê bóng đá), vùng 2 vừa thuộc S vừa thuộc M (chứa
tất cả sinh viên mê bóng đá) và vùng 3 thuộc M nhưng không thuộc S (chứa tất cả những
người mê bóng đá mà không phải sinh viên).
Nếu phán đoán
(1) Mọi sinh viên đều mê bóng đá (SaM)
là đúng thì không thể có sinh viên nào ở trong vùng 1 được, vùng 1 là rỗng (không
chứa phần tử nào), ta gạch chéo vùng này như hình
Mọi S đều là M (SaM) Một số S là M. (SiM)
(Mọi phần tử thuộc S đều thuộc M) (Một số phần tử thuộc S là thuộc M.)
Vùng 1 là rỗng, được gạch chéo. Trong vùng 2 có một dấu x
Nếu phán đoán
(2) Một số sinh viên mê bóng đá (SiM) là đúng thì có (ít nhất một) sinh viên ở vùng
2, ta ghi điều này bằng một dấu x trong vùng 2
Nếu phán đoán
- 11 -
(3) Mọi sinh viên điều không mê bóng đá (SeM) là đúng thì không thể có sinh viên
nào trong vùng 2 được, vùng 2 là rỗng và ta gạch chéo vùng này như hình
Mọi S không là M (SeM) Một số S không là M. (SoM)
(Mọi phần tử thuộc S không thuộc M) (Một số phần tử thuộc S không thuộc M.)
Vùng 2 là rỗng được gạch chéo Trong vùng 1 có một dấu x
Nếu phán đoán
(4) Một số sinh viên không mê bóng đá (SoM) là đúng thì có (ít nhất một) sinh viên ở
vùng 1, ta ghi điều này bằng một dấu x trong vùng 1
Chú ý: Các hình vẽ trên chính là cách biễu diễn quan hệ giữa hai tập hợp S và M,
khác với cách biểu diễn thường được dùng trong sách giáo khoa về toán ( Xem chẳng hạn
Đại số 10, NXB Giáo dục, 1993). Cách biểu diễn này đặc biệt thuận lợi khi cần xem xét
các quan hệ từng đôi một giữa ba tập hợp, có mặt trong tiền đề có dạng A, E, I, O của một
phép tam đoạn luận, giúp thấy được phép tam đoạn luận đó có hợp logic hay không.
2.3 Khảo sát các phép tam đoạn luận bằng sơ đồ Venn
Thí dụ 1: Trở lại phép tam đoạn luận từ hai tiền đề đã xét
(1) Mọi người yêu nước đều yêu hòa bình (MaP)
(2) Mọi người Việt Nam đều yêu nước (SaM)
- 12 -
Ta vẽ ba vòng tròn, tương ứng với ba tập hợp S,M,P như trong hình . Trong các vòng
tròn này, ta có tất cả 7 vùng đánh số từ 1 đến 7. Theo tiền đề (1) , ta gạch chéo các vùng 1
và 4. Theo tiền đề (2) ta gạch chéo các vùng 6 và 7. Kết luận cho ta quan hệ giữa S và P.
Các vùng 4 và 7 bị gạch chéo, chứng tỏ rằng SaP. Vậy từ hai tiền đề (1) và (2), ta có kết
luận logic là :
Mọi người Việt Nam đều yêu hòa bình (SaP)
Thí dụ 2: Xét xem phép tam đoạn luận sau đây có hợp logic không :
Không một kẻ xu nịnh nào là có lòng tự trọng
Một số người xung quanh ta là kẻ xu nịnh
Một số người xung quanh ta không có lòng tự trọng
Gọi : M là tập hợp những kẻ xu nịnh
P là tập hợp những người có lòng tự trọng
S là tập hợp những người xung quanh ta
Vẽ ba vòng tròn M, P, S ứng với ba tập hợp trên như trong hình. Tiền đề thứ nhất là
MeP, do đó ta gạch chéo các vùng 2 và 5. Tiền đề thứ hai là SiM, do đó ta đánh dấu x trong
vùng 4 (không đánh dấu x trong vùng 5 được vì vùng này đã bị gạch chéo)
- 13 -
Trong vùng 4 có dấu x chứng tỏ rằng giữa S và P có quan hệ SoP (Một số người xung
quanh ta không có lòng tự trọng)
Suy luận là hợp logic , theo quy tắc
M e P
S i M
———
S o P
Thí dụ 3: Xét xem phép tam đoạn luận sau đây có hợp logic không :
Mọi người mê bóng đá đều không thích học logic học
Mọi người mê bóng đá đều ham hoạt động
Một số người ham hoạt động không thích học logic học
Gọi: M là tập hợp tất cả những người mê bóng đá
P là tập hợp tất cả những người thích học logic học
S là tập hợp tất cả những người ham hoạt động
Vẽ ba vòng tròn S,P,M ứng với ba tập hợp trên
Theo tiên đề thứ nhất (MeP), các vùng 2 và 5 bị gạch chéo.
Theo tiên đề thứ hai (MaS), các vùng 1 và 2 bị gạch chéo.
- 14 -
Kết luận có dạng SoP, tức là có dấu x trong vùng 4 hoặc 7. Điều này có thể thực hiện
được, vì từ hai tiên đề đã cho, hai vùng này không bị gạch chéo. Suy luận là hợp logic, quy
tắc suy luận
M s P
M a S
————
S o P
Thí dụ 4: Suy luận sau đây có hợp logic không
(1) Mọi sinh viên đều yêu nước
(2) Một số người yêu nước là người ham học
Một số người ham học là sinh viên
Để dễ nhớ, ta có thể gọi:
Tập hợp những sinh viên là S,
Tập hợp những người yêu nước là Y
Tập hợp những người ham học là H.
- 15 -
Ta vẽ ba vòng tròn S, Y, H ứng với ba tập hợp trên
Tiên đề (1) có dạng SaY, do đó các vùng 1 và 4 bị gạch chéo. Tiên đề (2) có dạng
YiH, ta đánh dấu x vào vùng 5 hoặc 6. Kết luận cho ta quan hệ giữa S và H.
Nếu đặt dấu x ở vùng 5 thì ta có:
a) Một số người ham học là sinh viên
Nếu đặt dấu x ở vùng 6 thì ta có
b) Một số người ham học không phải là sinh viên
Như vậy, khi cả hai tiền đề (1) và (2) đều đúng, thì không nhất thiết (a) đúng. Suy
luận không hợp logic
Qua các ví dụ trên ta thấy rằng:
Để xem xét một phép tam đoạn luận có hợp logic không ta biểu diễn hai tiền đề trên
cùng một sơ đồ Venn với ba vòng tròn. Nếu kết luận biểu diễn được trên sơ đồ này thì suy
luận là hợp logic. Nếu kết luận không biểu diễn được trên sơ đồ này thì không hợp logic.
2.4 Các quy tắc tam đoạn luận
Người ta chứng minh rằng có tất cả 19 quy tắc tam đoạn luận từ các tiền đề có dạng
A, E, I, O
Nếu quy ước gọi ba thuật ngữ trong hai tiền đề luôn là M, P, S thì ta có 4 loại hình tam
đoạn luận:
- 16 -
Loại hình 1: M – P
S – M
———
S – P
Loại hình 2: P – M
S – M
———
S – P
Loại hình 3: M – P
M – S
———
S – P
Loại hình 4: P – M
M – S
———
S – P
Trong mỗi loại hình, có 64 cách đặt các chữ a, e, i, o vào các gạch ngang, vì vậy có tất
cả 256 khả năng, nhưng chỉ có 19 quy tắc suy diễn, các quy tắc này được gọi tên như sau:
Loại hình 1: b A r b A r A
c E t A r E n t
d A r I I
f E r I O
Loại hình 2: c E s A r E
c A m E s t r E s
c E s t I n O
b A r O c O
- 17 -
Loại hình 3: d A t I s I
f E r I s O
d I s A m I s
b O c A d O
d A r I p t I
f E l A p t O n
Loại hình 4: c A b E m E s
f r E s I s O n
d I m A t I s
b A m A t I p
b E s A p O
Thí dụ: Barbara là quy tắc có được bằng cách thay a, a, a vào loại hình 1 và đó là quy
tắc ta gặp ở ví dụ 1 trong mục 3)
M a P
S a M
———
S a P
Ta đã gặp quy tắc ferio ở thí dụ 2 và quy tắc felapton ở thí dụ 3.
- 18 -
KẾT LUẬN
H
JG
H
J
Trong bài tiểu luận này, nhóm đã phân tích những nét cơ bản trong học thuyết của
Arixtốt về tam đoạn luận, đó là các vấn đề liên quan đến “tam đoạn luận”, “tam đoạn luận
hoàn thiện” và chỉ ra rằng, hai tam đoạn luận hoàn thiện nhất là cơ sở cho mọi chứng minh
khoa học, tất cả các tri thức khoa học đều cần phải được chứng minh thông qua tam đoạn
luận mà các tam đoạn luận đều có thể chứng minh là đúng thông qua các “tam đoạn luận
hoàn thiện”, trong đó hai tam đoạn luận chung là hoàn thiện nhất và là cơ sở cho mọi tri
thức khoa học. Nhóm cũng diễn giải một số cách chứng minh các tam đoạn luận của Arixtốt
bằng cách đưa về các tam đoạn luận dạng hình hoàn thiện.
Cảm ơn thầy và các bạn đã đọc bài tiểu luận của nhóm. Mong sẽ nhận được sự góp ý
của thầy và các bạn đề nhóm có thể làm tốt hơn ở các bài sau. Nhóm xin chân thành cảm
ơn!!!
- 19 -
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Logic học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hoàng Chúng, năm 1997
2. Tham khảo các websites, google, bài báo, tạp chí, ….

More Related Content

What's hot

CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptLê Thưởng
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3hieusy
 
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptCHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptLngNguynHnh
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs svTuan Hoang
 
Logic chuong4
Logic chuong4Logic chuong4
Logic chuong4hieusy
 
Ppnckh chu de1_nhom7
Ppnckh chu de1_nhom7Ppnckh chu de1_nhom7
Ppnckh chu de1_nhom7ImDang
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcHuynh MVT
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcThực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việtyenlyly
 
Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Cẩm Thu Ninh
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 

What's hot (20)

CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptCHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
 
Logic chuong4
Logic chuong4Logic chuong4
Logic chuong4
 
Ppnckh chu de1_nhom7
Ppnckh chu de1_nhom7Ppnckh chu de1_nhom7
Ppnckh chu de1_nhom7
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
 
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Hướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATAHướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATA
 
Tri giác
Tri giácTri giác
Tri giác
 
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
 
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcThực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
 
Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 

Similar to Cấu trúc, loại hình và các quy tắc của tam đoạn luận đơn

Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxPhNguynVit3
 
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdf
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdfDCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdf
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdfDHongAn2
 
Toán Rời Rạc.pdf
Toán Rời Rạc.pdfToán Rời Rạc.pdf
Toán Rời Rạc.pdfBui Loi
 
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxBài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxJungkookBTS16
 
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docx
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docxTriết học - CNTT_2021_mau 2.docx
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docxTrPhm85
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcGiáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcxuancon
 

Similar to Cấu trúc, loại hình và các quy tắc của tam đoạn luận đơn (20)

Giao trinhtrr
Giao trinhtrrGiao trinhtrr
Giao trinhtrr
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docx
 
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdf
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdfDCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdf
DCT119C1_3119411001_Dư-Hoàng-An_TL.pdf
 
Luận văn: Dạy học số phức ở trường phổ thông, HAY
Luận văn: Dạy học số phức ở trường phổ thông, HAYLuận văn: Dạy học số phức ở trường phổ thông, HAY
Luận văn: Dạy học số phức ở trường phổ thông, HAY
 
Đề tài: Về môđun giả BUCHSBAUM, HAY
Đề tài: Về môđun giả BUCHSBAUM, HAYĐề tài: Về môđun giả BUCHSBAUM, HAY
Đề tài: Về môđun giả BUCHSBAUM, HAY
 
Toán Rời Rạc.pdf
Toán Rời Rạc.pdfToán Rời Rạc.pdf
Toán Rời Rạc.pdf
 
Luận án: Khái niệm các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả
Luận án: Khái niệm các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tảLuận án: Khái niệm các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả
Luận án: Khái niệm các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả
 
Luận văn: Khái niệm khoảng, đoạn trong phép tính đạo hàm, nguyên hàm và tích ...
Luận văn: Khái niệm khoảng, đoạn trong phép tính đạo hàm, nguyên hàm và tích ...Luận văn: Khái niệm khoảng, đoạn trong phép tính đạo hàm, nguyên hàm và tích ...
Luận văn: Khái niệm khoảng, đoạn trong phép tính đạo hàm, nguyên hàm và tích ...
 
Luận văn: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi, HAY
Luận văn: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi, HAYLuận văn: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi, HAY
Luận văn: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi, HAY
 
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxBài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
 
Trr
TrrTrr
Trr
 
Logic hoc
Logic hocLogic hoc
Logic hoc
 
Cách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm Cao
Cách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm CaoCách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm Cao
Cách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm Cao
 
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...
Luận văn: Tiếp cận khái niệm phương trình và phép biến đổi phương trình bậc n...
 
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docx
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docxTriết học - CNTT_2021_mau 2.docx
Triết học - CNTT_2021_mau 2.docx
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC phần bổ sung của chương trình thí điểm trung họ...
 
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcGiáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
 
Luận văn: Khái niệm lũy thừa trọng dạy học toán ở trường phổ thông
Luận văn: Khái niệm lũy thừa trọng dạy học toán ở trường phổ thôngLuận văn: Khái niệm lũy thừa trọng dạy học toán ở trường phổ thông
Luận văn: Khái niệm lũy thừa trọng dạy học toán ở trường phổ thông
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 

Cấu trúc, loại hình và các quy tắc của tam đoạn luận đơn

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC TIỂU LUẬN CẤU TRÚC, LOẠI HÌNH VÀ CÁC QUY TẮC CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN MÃ TÀI LIỆU: 80096 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com GVHD: Thầy Đoàn Đức Hiếu SVTH: MSSV Nguyễn Hoài Phong 16142178 Trần Viết Phi 16142174 Trần Ngọc Vũ Kha 16142127 Tống Quang Khải 16142130 Lớp thứ 3 – Tiết 10-11 INLO220405 - 01CLC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
  • 2. ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Ký tên Thầy Đoàn Đức Hiếu
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề:............................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................................2 3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng: ..............................................................2 NỘI DUNG ...................................................................................................................................3 CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN................................................................................................................................................3 1.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn: ......................................................3 1.1.1. Định nghĩa: .................................................................................................................3 1.1.2. Cấu trúc của tam đoạn luận đơn: ...........................................................................3 1.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn:.........................................................................5 1.2.1. Hình của tam đoạn luận đơn:..................................................................................5 1.2.2. Kiểu của tam đoạn luận đơn:...................................................................................6 CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ VENN VÀ CÁC QUY TẮC TAM ĐOẠN LUẬN........................8 2.1 Phép tam đoạn luận với các tiền đề có dạng A, I, E, O ............................................8 2.2 Biểu diễn phán đoán A, I, E, O bằng sơ đồ Venn ......................................................9 2.3 Khảo sát các phép tam đoạn luận bằng sơ đồ Venn ...............................................11 2.4 Các quy tắc tam đoạn luận ...........................................................................................15 KẾT LUẬN.................................................................................................................................18 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19
  • 4. - 1 - MỞ ĐẦU 1. Đặtvấn đề: Trong cuộc sống thường ngày, mọi hoạt động của conngười từ đơn giản đến phức tạp đều thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức, con người càng ngày càng có sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy đang nhận thức. Nói về tư duy, phải nhắc đến các hình thức cơ bản của tư duy: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ, ngụy biện. Trong đó, suy luận chính là một trong những hình thức quan trọng nhất của tư duy. Nếu như khái niệm hay phán đoán là các hình thức biểu thị tư tưởng thì suy luận lại được xem là một loại hình thức sản sinh ra tư tưởng mới từ các tư tưởng đã có, rút ra các tri thức mới từ tri thức đã biết. Suy luận có vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong đời sống. Nghiên cứu suy luận chính là vấn đề trọng tâm của logic học. Suy luận có hai hình thức chính là suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch, và trong suy luận diễn dịch, ta có hai dạng suy luận trực tiếp và gián tiếp. Dạng suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn luận) được nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote nghiên cứu kỹ lưỡng từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Ngày nay trong logic học người ta đã dùng những phương pháp hiện đại để nghiên cứu loại suy luận này, và đưa ra những hệ thống chuẩn hóa khác nhau về nó. Đặc biệt, đã có nhiều chương trình về tam đoạn luận đơn được viết cho máy tính. Có thể nói rằng, thái độ hoài nghi hay thậm chí là phủ nhận đối với tam đoạn luận đơn đã từng có lúc ngự trị trong logic học đã vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng. Trong tư duy hàng ngày, tam đoạn luận đơn vẫn có một giá trị không gì có thể thay thế. Nhằm tìm hiểu về tính quan trọng của dạng suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn luận) trong tư duy, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Cấu trúc, loại hình và các quy tắc của tam đoạn luận đơn”.
  • 5. - 2 - 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu làm rõ các vấn đề về: + Định nghĩa và các thành phần cấu trúc chính của tam đoạn luận đơn. + Các loại hình và kiểu của tam đoạn luận đơn. + Tiên đề và các quy tắc của tam đoạn luận đơn. 3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng: + Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu. + Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: thông qua các tài liệu thu thập được nhằm hệ thống và sắp xếp các tài liệu khoa học theo chủ đề, theo đơn vị kiến thức để nội dung của bài tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu.
  • 6. - 3 - NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN 1.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn: 1.1.1. Địnhnghĩa: Tam đoạn luận được hiểu là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch, trong đó kết luận được rút ra từ hai tiền đề. Tam đoạn luận là hệ thống suy diễn tiền đề cổ xưa nhất do Aristote xây dựng. Trong tam đoạn luận các tiềnđề và kết luậnđều là những phán đoán đơn, thuộc các dạng: A, I, E, O, với đúng ba thuật ngữ khác nhau. Tam đoạn luận là một phát minh lớn của Aristote. Trong học thuyết lôgíc học của mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “Cần phải nói về tam đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một cái gì đó chung hơn và chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng không phải bất kỳ tam đoạn luận nào cũng là chứng minh”. 1.1.2. Cấu trúccủa tam đoạn luận đơn: 1.1.2.1. Cácloại thuậtngữ: Như đã nhắc trong phần định nghĩa, ta dễ dàng thấy rằng, một tam đoạn luận đơn có cấu trúc bao gồm hai tiền đề và một kết luận, và chúng đều là những phán đoán đơn, thuộc các dạng: A, E, I, O. Ví dụ 1: (1) Mọi động vật đều sinh sản. (2) Rùa là động vật. (3) Rùa sinh sản. Ta có, hai tiền đề là (1) và (2), kết luận là (3), cả tiền đề và kết luận đều ở dạng các phán đoán đơn.
  • 7. - 4 - Trong mỗi một tam đoạn luận, ta chỉ có ba khái niệm là ba thuật ngữ, ký hiệu là: S, P, M. Trong đó, S được gọi là tiểu thuật ngữ, M là thuật ngữ giữa hay trung gian và P là đại thuật ngữ. Thuật ngữ trung gian (M) có mặt trong cả hai tiền đề nhưng lại không có mặt trong kết luận. Như ví dụ tam đoạn luận ở trên, ta có “động vật” là thuật ngữ trung gian (M), “sinh sản” là đại thuật ngữ (P) và “rùa” là tiểu thuật ngữ (S). Tiền đề lớn là: Mọi động vật đều sinh sản, tiên đề nhỏ: Rùa là động vật, và kết luận: Rùa sinh sản. Như vậy ta có thể viết tam đoạn luận trên dưới dạng: 1.1.2.2. Cácloại tiền đề: Ở ví dụ phía trên, ta thấy phán đoán (1) chứa đại thuật ngữ P, nên nó được gọi là đại tiền đề, còn phán đoán (2) chứa tiểu thuật ngữ S nên là tiểu tiền đề. Trong tam đoạn luận đơn, ta không nhất thiết phải viết đại tiền đề trước và tiểu tiền đề sau. Nên để xác định một tiền đề là đại tiền đề hay tiểu tiền đề thì ta không thể dựa vào vị trí của nó trong tam đoạn luận đơn, mà ta phải xét xem tiền đề đó chứa đại thuật ngữ hay là tiểu thuật ngữ.
  • 8. - 5 - 1.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn: 1.2.1. Hìnhcủa tam đoạn luận đơn: Thuật ngữ trung gian (M) – hay còn gọi là trung từ – có thể chiếm các vị trí khác nhau trong các tiền đề, trung từ có thể là chủ từ hoặc thuộc từ trong đại tiền đề và tiểu tiền đề. Mỗi vị trí của trung từ trong các tiền đề sẽ cho ra một hình của tam đoạn luận đơn. Và theo Aristote, hình 1 được xem là quan trọng nhất. Ở đây, ta có chính xác bốn hình khác nhau của tam đoạn luận dựa theo đặc điểm trên: * Hình 1: Trung từ là chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề. Ví dụ 2: Mọi sinh viên đều phải thi. Nam là sinh viên. Vậy Nam phải thi. * Hình 2: Trung từ là thuộc từ trong cả hai tiền đề. Ví dụ 3: Tháng 6 rất nóng. Tháng này không nóng. Vậy tháng này không phải là tháng 6. * Hình 3: Trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề. Ví dụ 4: Con người có thể tư duy. Con người là động vật.
  • 9. - 6 - Vậy động vật có thể tư duy. * Hình 4: Trung từ là thuộc từ trong đại tiền đề và là chủ từ trong tiểu tiền đề. Ví dụ 5: Thuốc trừ sâu là chất độc. Độc là chất nguy hiểm đối với con người. Vậy có chất nguy hiểm với con người là thuốc trừ sâu. 1.2.2. Kiểu của tam đoạn luậnđơn: Như đã nói ở phần cấu trúc của tam đoạn luận, các phán đoán tiền đề và kết luận có thể là các phán đoán đơn dạng A, E, I, hoặc O. “Kiểu của một tam đoạn luận đơn là khái niệm cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạng nào. Vì có 4 dạng phán đoán đơn, nên có tất cả 43 kiểu tam đoạn luận đơn. Nếu phân biệt kiểu tam đoạn luận đơn theo các hình khác nhau thì có thể nói đến 64×4 = 256 kiểu tam đoạn luận đơn tất cả”2. Nghĩa là chỉ cần với ba khái niệm M, S, P ta có thể xây dựng 256 kiểu tam đoạn luận khác nhau. Điều này giúp ta hiểu rằng: với một vấn đề được đưa ra ta có thể suy nghĩ ở 256 khía cạnh khác nhau. Vậy nên mới có câu “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, trước khi nói gì đó phải “Uốn lưỡi bảy lần”, xem xét sự đúng sai của vấn đề. Ta có 256 kiểu của tam đoạn luận, nhưng không phải tất cả các kiểu đều đúng, để xác định được các kiểu đúng của tam đoạn luận, phải dựa vào các quy tắc chung của tam đoạn luận để loại bỏ các kiểu sai. Một suy luận được xem là đúng đắn khi thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu: hợp logic và xuất phát từ tiền đề đúng. Theo nghiên cứu của các nhà logic học, chỉ có 19 trong tổng số 256 kiểu của tam đoạn luận là đúng. Các kiểu đúng tương ứng với các hình như sau: + Hình thứ nhất: AAA, EAE, AII, EIO + Hình thứ hai: EAE, AEE, EIO, AOO + Hình thứ ba: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO + Hình thứ tư: AAI, AEE, IAI, EAO, EIO3
  • 10. - 7 - Như vậy, để xác định được các kiểu đúng trên, ta sẽ dựa trên các quy tắc của tam đoạn luận bao gồm các quy tắc đối với khái niệm và các quy tắc đối với mệnh đề sẽ được trình bày và làm rõ trong chương 2.
  • 11. - 8 - CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ VENN VÀ CÁC QUY TẮC TAM ĐOẠN LUẬN 2.1 Phép tam đoạn luận với các tiền đề có dạng A, I, E, O Trong logic truyền thống của Aristote, người ta xét kĩ các phép tam đoạn luận (suy luận ba đoạn) mà hai tiền đề cũng như kết luận đều có dạng A, E, I hoặc O. Thí dụ: Xét suy luận từ hai tiền đề : (1) Mọi người yêu nước đều hòa bình. (2) Mọi người Việt Nam đều yêu nước. Gọi : M là tập hợp người yêu nước. P là tập hợp người yêu hòa bình S là tập hợp người Việt Nam Các tiền đề có dạng : (1) Mọi M đều là P (MaP). (Mọi phần tử thuộc M đều thuộc P) (2) Mọi S đều là M (SaM). (Mọi phần tử thuộc S đều thuộc M) Theo (1) thì M là bộ phận của P, Theo (2) thì S là bộ phận của M. Từ đó suy ra S là bộ phận của P, Tức là : Mọi S đều là P (SaP). (Mọi phần tử thuộc S đều thuộc P) (Mọi người Việt Nam đều yêu hòa bình) Ta có quy tắc suy diễn : M a P S a M
  • 12. - 9 - ——— S a P Trong mọi phép tam đoạn luận, đều có ba thuật ngữ (khái niệm), ứng với ba tập hợp. Một thuật ngữ, được gọi là thuật ngữ giữa (trong thí dụ trên là M), có mặt trong cả hai tiền đề, và không có mặt trong kết luận; kết luận nêu lên quan hệ (nếu có) giữa hai thuật ngữ kia (S và P). Có nhiều phương pháp xem xét một phép tam đoạn luận dạng này có hợp logic hay không. Sau đây là một phương pháp tương đối đơn giản, dùng sơ đồ Venn để biểu diễn các phán đoán dạng A, E, I, O. 2.2 Biểu diễn phán đoán A, I, E, O bằng sơ đồ Venn Xét các phán đoán (1) Mọi sinh viên đều mê bóng đá. (2) Một số sinh viên mê bóng đá. (3) Mọi sinh viên đều không mê bóng đá. (4) Một số sinh viên đều không mê bóng đá Gọi: S là tập hợp sinh viên M là tập hợp những người mê bóng đá. Ta hình dung hai vòng tròn giao nhau như hình. Vòng tròn S chứa tất cả sinh viên và vòng tròn M chứa tất cả những người mê bóng đá.
  • 13. - 10 - Phần bên trong của vòng tròn S và M là gồm ba vùng: vùng 1 thuộc S nhưng ở ngoài M (chứa tất cả những sinh viên không mê bóng đá), vùng 2 vừa thuộc S vừa thuộc M (chứa tất cả sinh viên mê bóng đá) và vùng 3 thuộc M nhưng không thuộc S (chứa tất cả những người mê bóng đá mà không phải sinh viên). Nếu phán đoán (1) Mọi sinh viên đều mê bóng đá (SaM) là đúng thì không thể có sinh viên nào ở trong vùng 1 được, vùng 1 là rỗng (không chứa phần tử nào), ta gạch chéo vùng này như hình Mọi S đều là M (SaM) Một số S là M. (SiM) (Mọi phần tử thuộc S đều thuộc M) (Một số phần tử thuộc S là thuộc M.) Vùng 1 là rỗng, được gạch chéo. Trong vùng 2 có một dấu x Nếu phán đoán (2) Một số sinh viên mê bóng đá (SiM) là đúng thì có (ít nhất một) sinh viên ở vùng 2, ta ghi điều này bằng một dấu x trong vùng 2 Nếu phán đoán
  • 14. - 11 - (3) Mọi sinh viên điều không mê bóng đá (SeM) là đúng thì không thể có sinh viên nào trong vùng 2 được, vùng 2 là rỗng và ta gạch chéo vùng này như hình Mọi S không là M (SeM) Một số S không là M. (SoM) (Mọi phần tử thuộc S không thuộc M) (Một số phần tử thuộc S không thuộc M.) Vùng 2 là rỗng được gạch chéo Trong vùng 1 có một dấu x Nếu phán đoán (4) Một số sinh viên không mê bóng đá (SoM) là đúng thì có (ít nhất một) sinh viên ở vùng 1, ta ghi điều này bằng một dấu x trong vùng 1 Chú ý: Các hình vẽ trên chính là cách biễu diễn quan hệ giữa hai tập hợp S và M, khác với cách biểu diễn thường được dùng trong sách giáo khoa về toán ( Xem chẳng hạn Đại số 10, NXB Giáo dục, 1993). Cách biểu diễn này đặc biệt thuận lợi khi cần xem xét các quan hệ từng đôi một giữa ba tập hợp, có mặt trong tiền đề có dạng A, E, I, O của một phép tam đoạn luận, giúp thấy được phép tam đoạn luận đó có hợp logic hay không. 2.3 Khảo sát các phép tam đoạn luận bằng sơ đồ Venn Thí dụ 1: Trở lại phép tam đoạn luận từ hai tiền đề đã xét (1) Mọi người yêu nước đều yêu hòa bình (MaP) (2) Mọi người Việt Nam đều yêu nước (SaM)
  • 15. - 12 - Ta vẽ ba vòng tròn, tương ứng với ba tập hợp S,M,P như trong hình . Trong các vòng tròn này, ta có tất cả 7 vùng đánh số từ 1 đến 7. Theo tiền đề (1) , ta gạch chéo các vùng 1 và 4. Theo tiền đề (2) ta gạch chéo các vùng 6 và 7. Kết luận cho ta quan hệ giữa S và P. Các vùng 4 và 7 bị gạch chéo, chứng tỏ rằng SaP. Vậy từ hai tiền đề (1) và (2), ta có kết luận logic là : Mọi người Việt Nam đều yêu hòa bình (SaP) Thí dụ 2: Xét xem phép tam đoạn luận sau đây có hợp logic không : Không một kẻ xu nịnh nào là có lòng tự trọng Một số người xung quanh ta là kẻ xu nịnh Một số người xung quanh ta không có lòng tự trọng Gọi : M là tập hợp những kẻ xu nịnh P là tập hợp những người có lòng tự trọng S là tập hợp những người xung quanh ta Vẽ ba vòng tròn M, P, S ứng với ba tập hợp trên như trong hình. Tiền đề thứ nhất là MeP, do đó ta gạch chéo các vùng 2 và 5. Tiền đề thứ hai là SiM, do đó ta đánh dấu x trong vùng 4 (không đánh dấu x trong vùng 5 được vì vùng này đã bị gạch chéo)
  • 16. - 13 - Trong vùng 4 có dấu x chứng tỏ rằng giữa S và P có quan hệ SoP (Một số người xung quanh ta không có lòng tự trọng) Suy luận là hợp logic , theo quy tắc M e P S i M ——— S o P Thí dụ 3: Xét xem phép tam đoạn luận sau đây có hợp logic không : Mọi người mê bóng đá đều không thích học logic học Mọi người mê bóng đá đều ham hoạt động Một số người ham hoạt động không thích học logic học Gọi: M là tập hợp tất cả những người mê bóng đá P là tập hợp tất cả những người thích học logic học S là tập hợp tất cả những người ham hoạt động Vẽ ba vòng tròn S,P,M ứng với ba tập hợp trên Theo tiên đề thứ nhất (MeP), các vùng 2 và 5 bị gạch chéo. Theo tiên đề thứ hai (MaS), các vùng 1 và 2 bị gạch chéo.
  • 17. - 14 - Kết luận có dạng SoP, tức là có dấu x trong vùng 4 hoặc 7. Điều này có thể thực hiện được, vì từ hai tiên đề đã cho, hai vùng này không bị gạch chéo. Suy luận là hợp logic, quy tắc suy luận M s P M a S ———— S o P Thí dụ 4: Suy luận sau đây có hợp logic không (1) Mọi sinh viên đều yêu nước (2) Một số người yêu nước là người ham học Một số người ham học là sinh viên Để dễ nhớ, ta có thể gọi: Tập hợp những sinh viên là S, Tập hợp những người yêu nước là Y Tập hợp những người ham học là H.
  • 18. - 15 - Ta vẽ ba vòng tròn S, Y, H ứng với ba tập hợp trên Tiên đề (1) có dạng SaY, do đó các vùng 1 và 4 bị gạch chéo. Tiên đề (2) có dạng YiH, ta đánh dấu x vào vùng 5 hoặc 6. Kết luận cho ta quan hệ giữa S và H. Nếu đặt dấu x ở vùng 5 thì ta có: a) Một số người ham học là sinh viên Nếu đặt dấu x ở vùng 6 thì ta có b) Một số người ham học không phải là sinh viên Như vậy, khi cả hai tiền đề (1) và (2) đều đúng, thì không nhất thiết (a) đúng. Suy luận không hợp logic Qua các ví dụ trên ta thấy rằng: Để xem xét một phép tam đoạn luận có hợp logic không ta biểu diễn hai tiền đề trên cùng một sơ đồ Venn với ba vòng tròn. Nếu kết luận biểu diễn được trên sơ đồ này thì suy luận là hợp logic. Nếu kết luận không biểu diễn được trên sơ đồ này thì không hợp logic. 2.4 Các quy tắc tam đoạn luận Người ta chứng minh rằng có tất cả 19 quy tắc tam đoạn luận từ các tiền đề có dạng A, E, I, O Nếu quy ước gọi ba thuật ngữ trong hai tiền đề luôn là M, P, S thì ta có 4 loại hình tam đoạn luận:
  • 19. - 16 - Loại hình 1: M – P S – M ——— S – P Loại hình 2: P – M S – M ——— S – P Loại hình 3: M – P M – S ——— S – P Loại hình 4: P – M M – S ——— S – P Trong mỗi loại hình, có 64 cách đặt các chữ a, e, i, o vào các gạch ngang, vì vậy có tất cả 256 khả năng, nhưng chỉ có 19 quy tắc suy diễn, các quy tắc này được gọi tên như sau: Loại hình 1: b A r b A r A c E t A r E n t d A r I I f E r I O Loại hình 2: c E s A r E c A m E s t r E s c E s t I n O b A r O c O
  • 20. - 17 - Loại hình 3: d A t I s I f E r I s O d I s A m I s b O c A d O d A r I p t I f E l A p t O n Loại hình 4: c A b E m E s f r E s I s O n d I m A t I s b A m A t I p b E s A p O Thí dụ: Barbara là quy tắc có được bằng cách thay a, a, a vào loại hình 1 và đó là quy tắc ta gặp ở ví dụ 1 trong mục 3) M a P S a M ——— S a P Ta đã gặp quy tắc ferio ở thí dụ 2 và quy tắc felapton ở thí dụ 3.
  • 21. - 18 - KẾT LUẬN H JG H J Trong bài tiểu luận này, nhóm đã phân tích những nét cơ bản trong học thuyết của Arixtốt về tam đoạn luận, đó là các vấn đề liên quan đến “tam đoạn luận”, “tam đoạn luận hoàn thiện” và chỉ ra rằng, hai tam đoạn luận hoàn thiện nhất là cơ sở cho mọi chứng minh khoa học, tất cả các tri thức khoa học đều cần phải được chứng minh thông qua tam đoạn luận mà các tam đoạn luận đều có thể chứng minh là đúng thông qua các “tam đoạn luận hoàn thiện”, trong đó hai tam đoạn luận chung là hoàn thiện nhất và là cơ sở cho mọi tri thức khoa học. Nhóm cũng diễn giải một số cách chứng minh các tam đoạn luận của Arixtốt bằng cách đưa về các tam đoạn luận dạng hình hoàn thiện. Cảm ơn thầy và các bạn đã đọc bài tiểu luận của nhóm. Mong sẽ nhận được sự góp ý của thầy và các bạn đề nhóm có thể làm tốt hơn ở các bài sau. Nhóm xin chân thành cảm ơn!!!
  • 22. - 19 - CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Logic học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hoàng Chúng, năm 1997 2. Tham khảo các websites, google, bài báo, tạp chí, ….