SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ XUÂN HÙNG
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ XUÂN HÙNG
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Xuân Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA 5
LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 5
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 15
1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế 26
(ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 32
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái 32
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái 34
2.3. Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh 40
nghiệp tại tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động thanh tra
2.4 Nguyên nhân vi phạm pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh 56
nghiệp ở tỉnh Yên Bái
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÁP 61
LUẬT LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI
3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 61
3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 67
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra lao 70
động tại tỉnh Yên Bái
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, các quy định về
lao động - trong đó có pháp luật lao động - có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội.
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý
lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật của quốc gia.
Hệ thống pháp luật lao động nước ta ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, tuy
nhiên để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tra
lao động phải đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn
kết xã hội. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động
sự yếu thế thuộc về người lao động; Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế, luôn
muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động. Một thực tế hiện nay khi quyền và nghĩa vụ của cả hai bên ngày càng được
mở rộng thì những dấu hiệu vi phạm lại có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng
tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có diễn biến phức tạp.
Với nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; với
khoảng 365.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Đề án nâng cao năng lực thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013), năm 2016 toàn
quốc xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm 6.887 người bị nạn, số người chết là 672
người, 1.506 người bị thương nặng, gây thiệt hại về vật chất là hơn 71 tỷ đồng, thiệt
hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658
ngày; năm 2013 toàn quốc cũng để xảy ra gần 2.700 vụ cháy nổ, làm chết trên 100
người, bị thương gần 200 người, thiệt hại tài sản gần 1.700 tỷ đồng là những con số
biết nói làm bất cứ ai trong chúng ta cũng phải xót xa, suy nghĩ.
2
Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh Xã hội tỉnh Yên Bái đã n lực, tích cực tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ
quan c ng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Hàng năm, thanh tra đã
phát hiện, kiến nghị hàng ngàn hành vi sai phạm, xử lý hàng trăm hành vi vi phạm
pháp luật thu về cho ngân sách nhà nước gần trăm tỷ đồng, đề xuất sửa đổi, bổ sung
nhiều quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách đảm bảo ph hợp với
thựctiễn,gópphầnnângcaohiệulực,hiệuquảhoạtđộngquảnlýnhànướccủangành.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song từ hoạt động thực tiễn cho
thấy công tác thanh tra pháp luật lao động của ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội Yên Bái đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế phát triển
nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài, mục đích và kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
trong tình hình hiện nay. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là "Tại sao?" và phải
"Làm gì?"
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế, Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hệ thống cơ quan
Thanh tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động và củng cố tổ chức
làm công tác thanh tra pháp luật lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong
lĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: "Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái" làm luận văn nghiên cứu của mình, đây là
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công
trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: "Hoàn thiện
pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn
3
Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động -
Thương binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Thị Hồng Diệp (2009); "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Đ Thị Thu Hiền (2011); "Các điều kiện và
giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ
trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. B i Sĩ
Lợi chủ nhiệm (2003); "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã
hội (2005); "Vai trò của Thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp", TS B i Sĩ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt
là "Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
đến năm 2020" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013…
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website cũng phản ánh về
vấn đề này…
Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình
đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được
của các công trình trước đó, luận văn này sẽ làm sâu sắc thêm những lý luận cơ bản
nhất về thanh tra, Thanh tra lao động, thương binh, xã hội và thực trạng hoạt động
của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật lao động, hoạt động Thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về lao động trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra
lao động tại tỉnh Yên Bái để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luận
pháp lý về Thanh tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao động
trong các doanh nghiệp.
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của
pháp luật Việt Nam về Thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của Thanh
tra lao động tại tỉnh Yên Bái; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến
4
nghị hoàn thiện hệ thống Thanh tra lao động, về pháp luật lao động và nâng cao hơn
nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và Thanh tra lao động.
Chương 2: Thực trạng thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp
tại tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra pháp luật lao động ở tỉnh
Yên Bái.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động
1.1.1. Khái quát về thanh tra
1.1.1.1. Khái niệm thanh tra
Theo Từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền)
kiểm tra, xem xét tại ch việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩa
này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm "xem xét và phát hiện, ngăn chặn
những gì trái với quy định". Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định:
"Người làm nhiệm vụ thanh tra", "Đoàn thanh tra" và "đặt trong phạm vi quyền
hành của một chủ thể nhất định" [22, tr. 504].
Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện "thanh tra" với mức
độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến pháp và
pháp luật:
Thời kỳ sau 2/9/1945:
Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày
23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra
đặc biệt, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện, quyền thanh tra được xác định và chính
thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ "thanh tra", hoạt động thanh tra,
kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối
với Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện.
Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành
các quyết định quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ "thanh tra" với nội dung là một chức
năng của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại các
điều 112, 115, 116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ: "Tổ
chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra,
kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân".
6
1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, là
một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà
nước; tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh
tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ, chính xác.
- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng của quản
lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền
lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra là một hoạt động luôn
luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan
nhà nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình
tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó.
- Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ
bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan
chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.
-Thanh tra lao động có chức năng: thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật lao động nhằm phục vụ cho quản lý,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
1.1.1.3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Tại Điều 3 Luật thanh tra 2010, quy định:
- Thanh tra nhà nước.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao
gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành.
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra
hành chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh
tra hành chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
7
Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương
đến địa phương, có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý c ng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ
đạo thống nhất của Tổng Thanh tra về tổ chức và hoạt động thanh tra.
1.1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra
Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh
tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của
mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của
thanh tra thể hiện trên những điểm sau:
Thứ nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật.
Hoạt động thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra, nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các thông tin cung cấp cho chủ
thể quản lý qua hoạt động thanh tra càng chính xác, đúng đắn thì các chủ thể quản
lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết điểm trong việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật chính xác và có chất lượng. Chính vì
vậy, thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà nước khép kín, từ hoạt động ban
hành, tổ chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý và phục
vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước.
Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ
luật nhà nước
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quan trọng,
thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là
chế độ hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đều được
mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Việc bảo đảm
pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước không được tuân thủ một cách
nghiêm minh. Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiến nghị xử lý
8
cơ quan hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó tạo ra cơ chế kiểm
soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phục tình trạng
thiếu trật tự, kỷ cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp
luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức.
Thứ ba, thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng quan
trọng của Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân
chủ. Trong sự nghiệp đổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong
quản lý nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện đầy đủ quyền con người,
quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận thông qua hoạt động thanh tra thực hiện
quyền lực nhà nước, trong hệ thống hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức,
viên chức; thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực
hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường với sự b ng nổ về số lượng doanh nghiệp và quy
luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Luật Thanh tra đã quy định nguyên
tắc "không làm cản trở hoạt động bình thường, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật".
1.1.1.5. Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra
- Mục đích thanh tra
Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước
đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý cho nên trong m i giai đoạn cụ thể
mục đích của thanh tra có sự thay đổi nhất định. Nếu như Luật thanh tra năm 2004
đề cao mục đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật thì Luật thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới".
Hơn nữa, với vai trò là công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chủ yếu của hoạt
động thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối
tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, chứ không chỉ là tìm ra vi
phạm để xử lý, cho nên Luật thanh tra năm 2010 đã xác định hoạt động thanh tra
9
ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm; kiến nghị việc khắc phục, hoàn thiện cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục đích là giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh tra trên thế giới hiện nay.
- Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
trong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
nhà nước. Chính vì vậy pháp Luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh
tra là: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không tr ng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh
tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động
1.1.2.1. Khái niệm Thanh tra lao động
Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về lao động.
Với mục đích của Thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp
luật để kiến nghị nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động.
* Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt thì "kiểm
tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét". Có thể nói giữa hoạt động
thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa
nhau. Bởi vì thanh ra và kiểm tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng
chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của "chu trình
quản lý". Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích,
đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là
mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình
đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả
kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm
tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá tài liệu,
chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra… đó là kiểm tra. Chính vì vậy
trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay nhầm
10
lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt động độc
lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra:
Một là, về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao
thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm
tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ
thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là
Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra
của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận,
Đoàn thanh niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp.
Hai là, về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng
hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để
giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động
thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản
ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra
không còn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa.
Ba là, về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi
tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu
hơn, đi vào thực chất đến tận c ng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ,
đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh
tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định
của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý.
Bốn là, về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên tra
phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh
vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và
chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói
chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra.
Năm là, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề
rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần
chúng. Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra.
Sáu là, về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều
vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ,
cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
11
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến
hành một cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực
chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa
chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau
nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta
thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanhtra.
* Phân biệt giữa thanh tra và giám sát
Trong Từ điển Tiếng Việt, "giám sát" được hiểu là "theo dõi và kiểm tra
xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không".
Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung nhất, giám sát và thanh tra
đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thanh tra,
giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm
khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước
hoặc không mang tính quyền lực nhà nước.
+ Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà
nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
+ Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình giám sát được
tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một công trình.
1.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động
Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và
pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận
diện đúng đắn về vị trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để
đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.
12
Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định
về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn vừa phải ph hợp với các quy
định của pháp luật về thanh tra.
Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi
quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước c ng cấp. Đối tượng Thanh tra lao
động cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo
thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy
định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ
luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các
quy định về tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, thời giờ
làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động...).
Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ.
Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực
hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một
cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật
lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc
chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra.
Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố
cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng.
Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là
giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
1.1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau:
Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945 - 2004).
- Giai đoạn 1945 - 1954:
Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý
nhà nước, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Trên
cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động (Nha Thanh tra lao
động), có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn
13
chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách,
luật lệ lao động, việc sử dụng lao động và chính sách người lao động.
Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về thành
lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ luật Lao động, Sắc lệnh số 95-SL
ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, Sắc lệnh
còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động.
- Giai đoạn 1955 - 1975:
Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra, pháp chế, bảo hộ lao
động và phòng lao tư. Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn chính thức được thành
lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh
vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày 18/12/1964.
- Giai đoạn 1976 - 2004:
Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội. Ban Thanh tra lao động và Xã hội được thành lập trên cơ
sở sáp nhập Ban Thanh tra lao động và Ban thanh tra Thương binh và Xã hội của
Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội. Ngày 01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra
đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra nhà
nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là
văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Giai đoạn này
Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là Thanh tra chính sách lao động - xã hội
và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đến năm 2003, khi Nghị định số
29/CP ngày 31/3/2003 được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở
thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại
Quyết định số 1118/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.
Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010.
Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và
hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi
14
pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống
tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình
thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên… đã được ghi nhận, là cơ
sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004,
Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức
hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây
được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số
599/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh
tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh
tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách v ng; Quyết
định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực
hiện pháp luật lao động…
Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay.
Luật thanh tra năm 2004 đã góp một phần rất quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm
như chưa luật hóa chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tổ chức bộ máy
chưa khoa học, còn chồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt
động thanh tra chưa được quy định rõ... Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong
thời kỳ mới, ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật
Thanh tra 2010 trong đó có quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên
ngành" cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này. Hoạt
động thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành (như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra
sở), cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục
thuộc bộ, Chi cục thuộc sở); Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; Nội dung của thanh
tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
15
định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành. Khi xem xét, các cơ quan
tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Trên cơ sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày
22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức
hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành.
Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh
tra về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra
của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động
nhằm phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động
1.2.1. Các quy định cơ bản của pháp luật Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao
động, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích
chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994 dành
một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi
phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động. Một số quy định
về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Lao động năm 2002, các quy định này bao gồm: quy định chức năng của
Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước
về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra viên (Điều 187), những việc Thanh tra
viên không được làm (Điều 188 Bộ luật Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra,…
16
Bộ luật Lao động 2012 cũng dành một chương (Chương XVI) quy định về
nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động); Xử lý vi
phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239 Bộ luật Lao động)
Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những
quyền năng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhằm thực thi pháp luật lao động có
hiệu quả (như: quyền thanh tra không phải báo trước, quy định quyết định của thanh
tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…);
Nghị định 39/2013/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về
Thanh tra lao động, trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực
hiện chức năng Thanh tra lao động; thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác
viên Thanh tra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động Thanh tra lao động.
- Tổ chức của Thanh tra lao động, gồm có các cơ quan thanh tra nhà nước
từ trung ương đến địa phương: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội các tỉnh, tỉnh; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
- Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành về lao động.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó
chánh thanh tra, Thanh tra viện và các công chức khác.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối
với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
17
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn -
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử
lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; phòng, chống tham
nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở Lao
Động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra
viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh và xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của
pháp luật về thanh tra;
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về
công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử
lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của
sở khi cần thiết.
Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng
xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy,
đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ
18
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện sự phối hợp của thanh tra chuyên
ngành về lao động.
Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ,
Thanh tra Sở, Cục Dạy nghề, Cục quản lý lao động ngoài nước và nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các Chánh thanh tra, Tổng cục trưởng (tại các điều từ 8 đến 16).
- Quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác
viên thanh tra:
Về cơ bản, các quy định trong Nghị định này tuân thủ quy định của Luật
thanh tra, tuy vậy cũng có những quy định mang tính chất đặc th của ngành (từ
Điều 16 đến Điều 19);
- Quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động: là việc thực hiện
các quy định pháp luật lao động về báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao
động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện
các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn
tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người
nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác
của pháp luật lao động;
Các hoạt động trên được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương
trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
- Ngoài ra quy định về trang phục, ph hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương
tiện và kinh phí hoạt động: quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-LĐTBXH hướng
dẫn về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu và biển
hiệu của thanh tra viên, cán bộ các cơ quan, đơn vị thanh tra thuộc ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động:
Nghị định số 47/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi vi phạm pháp luật lao động qua nhiều năm đã bộc lộ nhiều hạn chế, ngày
22/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP thay thế nghị định
trên và đã từng bước khắc phục những hạn chế như mức xử phạt, các hành vi vi
phạm trước đây chưa đưa vào nghị định xử phạt…
19
1.2.2. Một số nhận xét pháp luật về Thanh tra lao động
Pháp luật về Thanh tra lao động được xây dựng xuất phát từ yêu cầu quản
lý nhà nước về lao động, đồng thời được xây dựng trên nền tảng cơ bản là pháp luật
về thanh tra nói chung. Nội dung hoạt động của Thanh tra lao động là những nội
dung được quy định trong pháp luật lao động mà đặc trưng là Bộ luật Lao động, vì
thế khi nhìn nhận, đánh giá những ưu, nhược điểm của pháp luật về Thanh tra lao
động phải đặt nó trong mối liên hệ với pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật
lao động. Cũng như thanh tra các ngành, lĩnh vực khác, Thanh tra lao động là thanh
tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các
quy định của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, các văn bản pháp luật có
liên quan, có thể nhận thấy pháp luật về Thanh tra lao động của Việt Nam có những
ưu điểm và hạn chế sau đây.
1.2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay
Một là, quy định của pháp luật về Thanh tra lao động đã điều chỉnh tương
đối toàn diện các lĩnh vực của quản lý nhà nước về lao động.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động là một trong những nội dung của
quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 235 Bộ luật Lao
động năm 2012. Sau khi Luật Thanh tra được ban hành, các văn bản pháp luật quy
định tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội cũng
được ban hành, mặc d với số lượng không nhiều nhưng các văn bản này là sự cụ
thể hóa các quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về lao động và phần nào phản ánh được sự đầy đủ của pháp
luật lao động về Thanh tra lao động, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này.
Hai là, pháp luật lao động đã phân định rõ hoạt động thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành ph hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính hiện
nay là kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
nhằm tăng cường công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp. Pháp luật lao động quy
định rõ chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động; nhiệm vụ chủ yếu của
Thanh tra nhà nước về lao động; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao
20
động - Thương binh và Xã hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra lao động -
Thương binh và Xã hội, quyền, nghĩa vụ của Thanh tra viên, cộng tác viên, quy
định về trang phục, ph hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt
động, nhằm tránh lạm quyền, gây khó khăn, phiền hà và làm cản trở hoạt động bình
thường của đối tượng thanh tra.
Ba là, pháp luật lao động quy định bổ sung các quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, chống tham
nhũng của cơ quan Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo sự
thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
phòng chống tham nhũng.
Bốn là, pháp luật về Thanh tra lao động đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của hội
nhập quốc tế
Việt Nam đã phê chuẩn nhiều Điều ước quốc tế về lao động, trong đó có
Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại và đã phần
nào nội luật hóa các quy định của Công ước trên thông qua các quy định về Thanh
tra nói chung và Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng.
Năm là, đã kịp thời bổ sung các văn bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình
tiến hành một cuộc thanh tra.
1.2.2.2. Hạn chế của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay
Một là, hạn chế trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động.
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã thay thế Nghị định số 47/2010/NĐ-CP
ngày 06/5/2010 quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao
động. Theo đó, mức phạt cao nhất trong Nghị định số 47/NĐ-CP là 30.000.000
đồng nay được quy định là 37.500.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều điều khoản trong Bộ
luật Lao động 2012 không được quy định trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, dẫn đến
việc nếu một bên trong quan hệ lao động vi phạm thì lại không có chế tài xử phạt.
21
Điều 37 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn
Thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản
lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt
cảnh cáo, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng. Nhưng nghị định lại không quy định về việc sử dụng con dấu của
trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; trường hợp quyết định
xử phạt của trưởng đoàn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bị khiếu nại thì cơ
quan nào giải quyết trong khi cuộc thanh tra đã tự giải thể sau khi thanh tra kết thúc.
Hai là, về thẩm quyền ra kết luận thanh tra.
Thanh tra lao động nói riêng và Thanh tra lao động - Thương binh và Xã
hội nói chung tuân thủ các quy định của pháp luật Thanh tra về thẩm quyển ra quyết
định thanh tra. Theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra không được quyền ra bản kết
luật thanh tra, mà việc ra văn bản kết luận thanh tra thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền
hạn của người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan thanh tra (Điều 36,
Điều 43 Luật Thanh tra). Quy định này không ph hợp trên thực tế. Vì, Trưởng
đoàn thanh tra và Thanh tra viên trong đoàn là người trực tiếp tiến hành thanh tra,
trực tiếp tiếp xúc và làm việc với đối tượng thanh tra, là người thu thập tài liệu,
chứng cứ, lập hồ sơ thanh tra, nắm rõ diễn biến vụ việc. Tuy nhiên, Trưởng Đoàn
thanh tra không được ra kết luận thanh tra - một văn bản quan trọng phản ánh diễn
biến, tình tiết của vụ việc, nó đề xuất biện pháp xử lý và đưa ra kiến nghị. Điều đó đồng
nghĩa với việc Trưởng đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh
tra. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tình trạng xử lý nội bộ, kiểm điểm, phê
bình từ phía lãnh đạo cơ quan thanh tra; dẫn đến tình trạng thanh tra hời hợt, thiếu
trách nhiệm từ phía Trưởng đoàn thanh tra và Thanh tra viên. Tuy nhiên, Luật
Thanh tra 2010 vẫn giữ nguyên quy định này, và bổ sung quy định về xử lý hành vi
vi phạm của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên...
Ba là, về thời hạn ban hành quyết định thanh tra (Khoản 1 Điều 43 Luật
Thanh tra).
"Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra,
người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra". Đối với các cuộc
thanh tra chuyên ngành thì đây là quy định khó thực hiện, đặc biệt khi thanh tra ở
22
nhiều địa phương xa về khoảng cách địa lý và đặc biệt trong trường hợp người ra
quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên báo cáo; yêu
cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ
cho việc ra kết luận thanh tra.
Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là một trong các Bộ có
phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành và có đối tượng thanh tra rất rộng. Do
đó, cần phải có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, quy định toàn diện tổ
chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo
cho hoạt động thanh tra được tiến hành đúng pháp luật và có hiệu quả.
1.2.3. Quy trình thanh tra pháp luật lao động
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013
của Chính phủ thì Thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định pháp luật lao
động, bao gồm: Thanh tra việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và
đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc
và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động;
việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật laođộng.
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà
nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ
những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở của thông tư
số 02 /2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy
trình tiến hành một cuộc thanh tra và tài liệu Hướng dẫn quy trình Thanh tra lao
động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Dự án h trợ thực hiện pháp luật
lao động và thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa ở Việt Nam (Chính phủ Mỹ) xuất
bản 2012, Thanh tra lao động Yên Bái khi tiến hành thanh tra pháp luật lao động
cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy trình đã định:
Bước 1: Chuẩn bị và ban hành Quyết định thanh tra
Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra là xác định kế hoạch và những
nội dung để tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau:
1. Khảo sát, thu thập thông tin
Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra,
do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mục
đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra;
23
1.1. Thu thập các thông tin liên quan, như: số doanh nghiệp trên địa bàn,
tên, địa chỉ doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, số lao động trong doanh nghiệp,
tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thời gian hoạt động…
1.2. Nguồn thông tin: từ các ban ngành cung cấp, báo cáo, từ phản ánh của
các cơ quan truyền thông, từ việc khảo sát trực tiếp, từ việc phát phiếu tự kiểm tra
việc thực hiện pháp luật lao động…
2. Đánh giá nhận định: từ việc thu thập các nguồn thông tin tiến hành đánh
giá và lập báo cáo khảo sát.
3. Lập kế hoạch thanh tra và đề cương thanh tra
4. Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra
5. Chuẩn bị triển khai thanh tra
Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm:
5.1. Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những
công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra
5.2. Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Bước 2: Tiến hành thanh tra
1. Công bố quyết định thanh tra tại doanh nghiệp
2. Thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp
Thực hiện thanh tra là quá trình sử dụng các phương pháp thanh tra, phát
hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trung thực, khách quan. Đoàn
thanh tra tiến hành theo các bước sau:
2.1. Kiểm tra sổ sách, chứng từ và thực tế khu làm việc
2.2. Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện
những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm,
những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân
và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
2.3. Ký bản xác nhận hoặc biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từng
nội dung, sự việc với đối tượng thanh tra.
2.4. Đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với điều
kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về
sự việc được phát hiện.
2.5. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai
phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
24
2.5.1. Yêu cầu giải trình
2.5.2. Đối thoại, chất vấn
2.5.3. Thẩm tra, xác minh
2.5.4. Làm việc với cán bộ, quần chúng có liên quan
2.6. Trưng cầu giám định (nếu có).
2.7. Hoàn thiện số liệu, chứng cứ.
2.8. Xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
3. Thông qua biên bản làm việc
Trưởng Đoàn thanh tra lập biên bản thanh tra với thủ trưởng cơ quan, tổ
chức có tên trong quyết định thanh tra. Biên bản thanh tra nêu rõ kết quả từng nội
dung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ để kết luận.
Bước 3: Kết thúc thanh tra
1. Thực hiện thời hạn thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn
vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết định gia hạn
(nếu có).
2. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị,
Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh
tra gửi người ra quyết định thanh tra.
3. Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh
tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luận thanh tra.
Việc gửi kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh
tra và Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ.
Sau khi lưu hành kết luận thanh tra, trong thời hạn hai ngày làm việc,
Trưởng Đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ phận,
người được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, lưu c ng hồ sơ
cuộc thanh tra.
4. Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra
Cuộc họp rút kinh nghiệm được thực hiện ngay sau khi lưu hành kết luận
thanh tra và lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra.
25
1.2.4. Nhận xét, đánh giá về thực hiện quy trình thanh tra pháp luật lao
động tại Yên Bái
Trên cơ sở thực hiện quy trình thanh tra đã giúp cho Thanh tra lao động Yên
Bái có được cái nhìn tổng thể khách quan toàn diện, song cũng rất cụ thể, chi tiết về đối
tượng thanh tra. Những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả đạt được cũng như
những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện pháp luật lao động,
từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị một cách chính xác.
Qua việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình thanh tra đã giúp cho
Thanh tra lao động Yên Bái hoàn thiện phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và
nâng cao uy thế của Thanh tra lao động trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật trong các đơn vị, doanh nghiệp.
Từ kết quả của hoạt động Thanh tra lao động đã giúp thủ trưởng cơ quan
c ng cấp có cơ sở để hoạch định chính sách, định hướng chỉ đạo sát, đúng, qua đó
h trợ các doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả.
Quá trình triển khai các hoạt động thanh tra tại các đơn vị, doanh nghiệp đã
làm thay đổi một cách rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao
động của người sử dụng lao động và người lao động.
Tuy nhiên, hoạt động Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hoạt độngThanh
tra lao động cả nước nói chung, vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế, vướng mắc sau:
Công tác khảo sát, nắm tình hình để thu thập thông tin tài liệu ban đầu tuy
đã thực hiện nhưng chưa quy củ, nề nếp; kết quả thu thập tài liệu nhiều khi chưa
đúng trọng tâm, chưa phục vụ được nhiều trong việc lập kế hoạch thanh tra và tiến
hành thanh tra sau này.
Nhiều báo cáo khảo sát còn chung chung, chưa đánh giá được những thuận
lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra, đề xuất thời hạn thanh tra, mô hình, tổ chức,
số lượng, chất lượng cán bộ dự kiến tham gia đoàn thanh tra, những nội dung cần
phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan khi cần thiết.
Sau khi kết luận thanh tra, việc họp đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh
nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên.
Với lĩnh vực Thanh tra lao động, theo quy định thời gian thanh tra tối đa tại
một doanh nghiệp 30 ngày là chưa ph hợp, vì thực tế cho thấy công tác thanh tra pháp
luật lao động thường rất rõ ràng, dễ phát hiện hơn so với lĩnh vực hoạt động khác, nên
thời gian thanh tra tại doanh nghiệp chỉ cần kéo dài tối đa từ 3-5 ngày. Mặt khác với
26
thời gian thanh tra ngắn nhưng theo quy định của Luật thanh tra, trưởng đoàn thanh tra
và thành viên đoàn thanh tra phải triển khai rất nhiều khâu, thiết lập rất nhiều biên
bản nên cũng chưa ph hợp với thực tế công tác Thanh tra lao động hiện nay.
1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Thanh tra lao động theo quan niệm của ILO
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc
mưu cầu thúc đẩy sự công bằng xã hội, quyền lao động và quyền con người được công
nhận trên bình diện quốc tế. Với tư cách là thành viên của tổ chức này, Việt Nam đã
phê chuẩn 16/187 Công ước, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra lao động
trong công nghiệp và thương mại năm 1947 (Việt Nam phê chuẩn năm một 1994).
Công ước 81 quy định về lĩnh vực Thanh tra lao động; chức năng của hệ
thống Thanh tra lao động; quyền của Thanh tra viên lao động, những việc không
được làm đối với Thanh tra viên lao động (Điều 15), về điều kiện tuyển dụng Thanh
tra viên, điều kiện làm việc, về đào tạo… (Điều 7), về cơ chế đảm bảo cho hoạt
động thanh tra (Điều 9), chế tài đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật, cơ
chế phối hợp hoạt động, cơ chế được thông tin, cơ chế báo cáo hàng năm về công
tác thanh tra của cơ quan thanh tra…
Công ước quy định m i nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế mà
tại đó công ước này có hiệu lực, phải duy trì một hệ thống Thanh tra lao động trong
các cơ sở công nghiệp, cơ sở thương mại.
Về chức năng của hệ thống Thanh tra lao động, Công ước quy định:
- Bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và về
người lao động trong khi làm việc, như các quy định về thời giờ làm việc, tiền
lương, an toàn, y tế và phúc lợi, việc sử dụng trẻ em và thiếu niên, và các mặt khác
có liên quan trong giới hạn trách nhiệm mà các Thanh tra viên lao động được giao
về việc áp dụng những quy định đó.
- Cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật cho người sử dụng lao động
và người lao động về cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ các quy định pháp luật.
- Lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết hay những sự lạm
dụng mà các quy định pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể.
Như vậy, theo ILO, Thanh tra lao động không những thanh tra việc thực hiện
pháp luật lao động; phát hiện những khiếm khuyết của pháp luật để kiến nghị khắc
27
phục mà còn có chức năng tư vấn về cách thức tuân thủ pháp luật cho người sử dụng
lao động và người lao động một cách nhìn hiện đại về vai trò của Thanh tra lao động.
Về Thanh tra viên lao động, Công ước quy định:
Các Thanh tra viên lao động mang theo những giấy tờ chứng minh về chức
vụ của mình sẽ được quyền:
- Tự do vào không phải báo trước, bất kể giờ nào, ngày cũng như đêm, bất
cứ cơ sở nào dưới quyền kiểm soát của thanh tra;
- Vào ban ngành tất cả các phòng ban mà họ có thể có lý do hợp lệ để cho
rằng các phòng ban đó thuộc quyền kiểm soát của thanh tra.
- Có quyền đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng phát hiện
thấy trong một thiết bị, một nhà xưởng hoặc những phương pháp làm việc mà
Thanh tra viên có thể có lý do hợp lệ để coi là một mối đe dọa cho sức khỏe hay an
toàn của người lao động.
- Để đảm bảo thực hiện các biện pháp đó, Thanh tra viên có quyền ra lệnh
hay đề nghị ra lệnh về những sửa đổi cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ những quy
định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động; về việc phải có các biện pháp có hiệu
lực tức thời trong các trường hợp có nguy cơ khẩn cấp đối với sức khỏe hay an toàn
của người lao động; có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh hay ban
hành những biện pháp có hiệu lực tức thời.
Như vậy, Công ước đã trao cho Thanh tra viên những quyền năng rất cụ thể
và quy định cơ chế đảm bảo việc thực thi quyền năng đó nhằm mục đích cuối c ng
là bảo vệ người lao động và cân bằng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động.
Là thành viên của Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của
Công ước 81 thể hiện trong hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về
Thanh tra lao động nói riêng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho
người lao động. Các chính sách và các quy định của pháp luật lao động được sửa đổi,
bổ sung cho ph hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu
chuẩn lao động quy định trong các Công ước của ILO mà Việt Nam là thành viên.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Trên thế giới, mô hình thanh tra chuyên ngành lao động được thiết lập khác
nhau ở m i nước; Hệ thống Thanh tra lao động thường được chia thành "thanh tra
28
chung" và "thanh tra chuyên ngành". Các nước theo mô hình "thanh tra chung" như
Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Pháp và tiếng Tây Ban
Nha. Mô hình này, Thanh tra lao động có trách nhiệm rất rộng không chỉ đối với
vấn đề an toàn, vệ sinh lao động mà còn cả về các vấn đề về điều kiện lao động, tiền
lương, lao động di cư, lao động bất hợp pháp,… Các nước theo mô hình Anglo -
Scăngđinavi như Anh, Áo, các nước Bắc Âu, Ai len, Niu Di Lân, Thụy Điển có đặc
điểm chung là các Thanh tra lao động tập trung chủ yếu vào việc bắt buộc tuân thủ
các quy định về sức khỏe và an toàn lao động, phúc lợi và các điều kiện chung trong
những quy định về lao động. Có nước chỉ tập trung vào lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao
động, còn các vấn đề việc thực hiện chính sách lao động có một cơ chế giải quyết
khác như Hòa giải, Trọng tài và Tòa án.
Một là, mô hình Thanh tra lao động Liên bang Nga.
Thanh tra lao động là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ
được quy định chi tiết tại Bộ luật Lao động. Thanh tra viên được giải quyết mọi vấn
đề pháp lý về lao động. Cả nước có khoảng 4.000 Thanh tra viên.
Bộ luật Lao động quy định thẩm quyền của Thanh tra lao động như sau:
- Các quyền hạn được xác định trong Công ước số 81 của ILO và Hiệp ước
năm 1995;
- Quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế bằng pháp luật như ban hành
văn bản để phòng chống các vi phạm pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp pháp luật nhằm chấm dứt hoạt động của doanh
nghiệp trong trường hợp phát hiện nhiều vi phạm;
- Buộc chấp hành pháp luật hoặc phạt tiền trong trường hợp có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng.
Những quy định liên quan đến hoạt động thanh tra:
- Thanh tra lao động phải báo cáo thường xuyên về hoạt động và liệt kê
những thông số như số lượng các cuộc thanh tra và kết quả thanh tra, kết quả đánh
giá những cuộc thanh tra;
- Thanh tra lao động phải tập hợp những người quản lý doanh nghiệp và tổ
chức công đoàn nhằm thảo luận và phân tích những phát hiện trong cuộc thanh tra
và quyết định biện pháp nào sẽ được áp dụng.
- Cứ hai tuần có 50 Thanh tra viên được huấn luyện;
29
- Báo cáo hàng quý bao gồm cả những thông tin về tất cả các cuộc Thanh
tra lao động phải được gửi đến các doanh nghiệp, hiệp hội và người sử dụng lao
động, công đoàn;
- Các dữ liệu được thu thập và các ấn phẩm được phát hành.
Hai là, mô hình Thanh tra lao động ở Pháp.
Cơ quan Thanh tra lao động từ trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm
thực hiện những chính sách do Ủy ban quan hệ lao động hoạt động dưới sự quản lý
của Bộ trưởng soạn thảo, bao gồm:
- Tăng cường hệ thống phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
- Củng cố đối thoại xã hội và đẩy mạnh thương lượng tập thể;
- Sự tiếp cận mới đối với các chính sách tiền lương;
- Đổi mới các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp;
Các lĩnh vực hoạt động chính của Thanh tra lao động Pháp là:
- H trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện pháp luật lao động;
- Hiểu và phòng ngừa kịp thời các hành động gây nguy hiểm trong lao động;
- Nâng cao kỹ năng các hoạt động phức tạp và bảo vệ các quan hệ lao động;
- Ngăn chặn các hình thức đối xử và phân biệt tại nơi làm việc.
Nhiệm vụ của Thanh tra lao động Pháp là:
- Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc liên quan đến điều kiện
làm việc và bảo hộ lao động;
- Cung cấp thông tin, tư vấn kỹ thuật tới người lao động và người sử dụng
lao động về các biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện các quy định có liênquan;
- Đối mặt với những yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Ngăn ngừa các sự kiện có thể xảy ra như tai nạn lao động, tranh chấp tập thể…
Hiện nay, cả nước có khoảng 700 Thanh tra viên.
Ba là, mô hình Thanh tra lao động ở Áo.
Về tổ chức Thanh tra lao động: gồm Thanh tra lao động ở Trung ương và
Thanh tra lao động tiểu bang.
M i tiểu bang có ít nhất một cơ quan Thanh tra lao động. M i cơ quan
Thanh tra lao động có một bộ phận thanh tra về vệ sinh lao động.
Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương là một bộ phận của Bộ kinh tế và
lao động liên bang. Cơ quan Thanh tra lao động này có 06 bộ phận được trao quyền
thực hiện các hoạt động hợp tác và tổ chức tối cao gồm:
30
- Bộ phận xây dựng và mỏ, hành chính;
- Bộ phận các vấn đề kỹ thuật về an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc;
- Bộ phận các vấn đề pháp lý;
- Bộ phận sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh nghề nghiệp;
- Bộ phận đổi mới Thanh tra lao động;
- Bộ phận các vấn đề quốc tế về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Một khối lượng lớn các hoạt động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về
kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp. Các Thanh tra viên, trong hai năm đầu
tiên, phải tham gia khóa học về pháp luật, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp
và giao tiếp và phải đi thực tế sau kỳ thi cuối c ng.
Những kinh nghiệm có thể được áp dụng ở Việt Nam:
Tham khảo mô hình Thanh tra lao động ở một số nước kể trên có thể thấy
rằng thanh tra chuyên ngành thực sự cần thiết và tồn tại không chỉ vì mục đích quản
lý mà còn vì những vấn đề gắn liền với con người và đời sống của người dân trong
xã hội, ph hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, do các nước này có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội cao hơn
Việt Nam nên Thanh tra lao động đã đạt đến trình độ phát triển nhất định cả về tổ
chức và hoạt động. Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất từ cơ quan Trung
ương nằm trong Chính phủ chỉ đảm nhiệm chức năng thanh tra chuyên ngành về an
toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Số lượng
Thanh tra viên cũng được tuyển dụng ph hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam có thể tham khảo những nội dung sau để áp dụng vào tổ chức và
hoạt động của Thanh tra lao động:
- Thanh tra lao động được tổ chức từ trung ương đến địa phương dưới sự
quản lý thống nhất của một cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương. Ở địa
phương có thể tổ chức theo v ng hoặc theo địa giới hành chính t y thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nhất định (mô hình ở Áo). Ưu điểm của mô hình
này là Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất, việc chỉ đạo và báo cáo công tác
có hệ thống, không bị chồng chéo chức năng, nhiệm vụ hoạt động giữa cơ quan
thanh tra địa phương, v ng, trung ương. Cơ quan thanh tra Trung ương làm đầu mối
thực hiện việc tổng kết các kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật và cơ
quan này có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có
thẩm quyền giải quyết cao nhất.
31
- Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương chỉ thực hiện chức năng quản
lý, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, kỹ thuật, tổng hợp báo cáo và nghiên
cứu các vấn đề chuyên sâu về Thanh tra lao động nhằm nâng cao kỹ năng, hoạt động
cho cả hệ thống thanh tra. Việc thanh tra cụ thể tới các doanh nghiệp và xử phạt vi
phạm trao quyền cho thanh tra địa phương (hoặc v ng) thực hiện (mô hình ở Áo).
- Hoạt động thanh tra không phải tổ chức theo đoàn hay bằng một quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, thay vào đó, Thanh tra viên lao động được vào bất
kỳ đâu, bất kỳ nơi nào không phụ thuộc vào ngày hay đêm, miễn là trình thẻ Thanh
tra viên theo quy định của Công ước số 81 (mô hình ở Nga).
- Thanh tra lao động Việt Nam đang được tổ chức theo "mô hình chung" là
thực hiện những vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ
em hoặc lao động di cư hoặc tổ chức theo những lĩnh vực nhất định như Thanh tra
lao động ngành xây dựng, ngành than, ngành khai thác mỏ... (mô hình Pháp).
Tóm lại, từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh, từ các văn
kiện của Đảng đến pháp luật của Nhà nước đều khẳng định vị trí, vai trò của thanh
tra trong hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra không những có mục đích
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy nhân tố tích cực,
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nằm trong hệ thống tổ chức thanh tra của ngành lao động, thương binh và
xã hội, Thanh tra lao động đã thực sự là chiếc cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà
nước với doanh nghiệp và người dân, xứng đáng "là tai mắt của trên, là người bạn
của dưới" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị. Với vị thế của mình, Thanh tra
lao động là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của
ngành lao động, thương binh và xã hội; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng
cường pháp chế và củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
Thanh tra lao động đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính
sách và đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành trong lĩnh
vực lao động, thương binh và xã hội được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, góp
phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh thuộc v ng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam,
cách thủ đô Hà Nội 116 km, phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà
Giang, phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La và phía Tây
giáp hai tỉnh Lai Châu và Lao Cai. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về, đường sắt,
đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các tỉnh, trong khu vực Tây Bắc.
Với diện tích tự nhiên là 6.886 km2
, tỉnh Yên Bái bao gồm 01 tỉnh, một thị
xã và 07 huyện, trong đó có 180 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 thị trấn, 13
phường và 157 xã.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đặc biệt từ khi có
đường cao tốc Hà Nội - Lao Cai đã tạo cho Yên Bái nhiều điều kiện thuận lợi trong
lưu thông phát triển kinh tế. Với hàng loạt các dự án thu hút đầu tư và phát triển
doanh nghiệp tập trung vào tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút
đầu tư; tổ chức làm việc với các nhà đầu tư như: Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Xây dựng - DIC GROUP (dự án xây dựng tổ hợp thể thao - du lịch, nghỉ
dưỡng tại đầm Vân Hội), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội -
GELEXIMCO (đầu tư, khai thác nguyên liệu sản xuất giấy), Công ty Trách nhiệm
hữu hạn SOLKISS (dự án điện năng lượng mặt trời tại hồ Thác Bà); liên doanh
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng H ng Vương và Công ty DELTA
ELECTRONIC GERMANY (dự án điện khí động học Kinetic tại huyện Yên
Bình)... Đặc biệt, Tỉnh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Yên Bái tại Xơ-
un, Hàn Quốc với 150 doanh nghiệp nước bạn tham dự, tạo ấn tượng tốt đẹp (đã ký
kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 03 doanh nghiệp ngay tại Hội nghị). Ngoài ra, sự
kiện khởi công Nhà máy Vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
trong tháng 3/2017cũng tạo nhiều dấu ấn tích cực trong thu hút đầu tư.
Tính đến tháng 6/2017, dân số Yên Bái là 792.710 người, trong đó nam
395.330 người, nữ 397.380 người, dân cư thành thị 161 chiếm 20,39%. Khu vực
nông thôn 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh, số người trong độ tuổi lao
33
động chiếm 65% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72% trong đó tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề là 50,5%. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.585 doanh nghiệp
đang hoạt động trong đó:
- Về loại hình: có 834 công ty trách nhiệm hữu hạn, 363 công ty cổ phần,
353 doanh nghiệp tư nhân, 20 doanh nghiệp FDI và 15 doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước.
- Về quy mô doanh nghiệp: có 45 doanh nghiệp lớn, 139 doanh nghiệp vừa
và 1.401 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tỉnh Yên Bái có 04 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu công nghiệp được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào hệ thống khu công nghiệp quốc gia (bao gồm:
Khu công nghiệp phía nam - xã Văn Tiến, tỉnh Yên Bái; Khu công nghiệp Minh
Quân- huyện Trấn Yên; Khu công nghiệp Âu Lâu - tỉnh Yên Bái); 01 khu công
nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đó là Khu công nghiệp Mông Sơn -
huyện Yên Bình; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên - huyện Văn Yên. Với tổng diện
tích đất quy hoạch các khu công nghiệp được phê duyệt là 1.641,15ha, thu hút được
37 doanh nghiệp với 41 dự án, tổng vốn đầu tư là 10.189 tỷ đồng, trong đó có 21
doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh. Về lao động, việc làm, thu nhập:có
28.300 lao động làm việc ổn định, thu nhập bình quân của người lao động là gần 4
triệu đồng/người/ tháng. Nhìn chung các doanh nghiệp trong tỉnh đã thích ứng với
cơ chế thị trường, có khả năng huy động vốn và tập trung vốn nhanh cho sản xuất,
kinh doanh trên mọi lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, có điều kiện để khai thác các tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh như đất đai, tài nguyên, lao động; góp phần tạo việc làm,
đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, mặc d ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu, lạm phát kéo dài, giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn
định, khó khăn về vốn đầu tư, song số thực nộp ngân sách của các doanh nghiệp
hàng năm đều tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, nhiều doanh nghiệp công nghệ thiết bị còn
lạc hậu, năng suất lao động thấp, thị phần và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, thiếu
đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, công nhân lành nghề. Các doanh nghiệp
chưa tạo được thói quen sử dụng các dịch vụ phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của
34
Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời, lực lượng lao động đa phần là lao
động phổ thông; việc tư vấn, h trợ bảo vệ quyền lợi cho người lao động hiệu quả
chưa cao, cá biệt có doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Lao động.
Theo báo cáo tổng kết của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
Yên Bái Năm 2016, toàn tỉnh đã tuyển mới dạy nghề cho 11.380/11.000 người, đạt
103,4% kế hoạch, trong đó:
+ Trình độ cao đẳng nghề: 435 người;
+ Trình độ trung cấp nghề: 750 người;
+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 10.195 người.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,6%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 24,7%.
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái
Luật Thanh tra năm 2010, Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành đánh
dấu một bước tiến mới trong công cuộc cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan
thanh tra. Trên cơ sở đó, ngày 24/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số
39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm cụ thể
hóa các hoạt động của thanh tra phát sinh trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Thanh tra lao động là một lĩnh vực của Thanh tra Lao động - Thương binh
và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Ở tỉnh Yên Bái, Thanh tra
lao động, Thanh tra người có công, Thanh tra xã hội c ng nằm trong một tổ chức đó
là Thanh tra Sở. Do đó khi nghiên cứu thanh tra pháp luật lao động tại tỉnh Yên Bái,
chúng ta nhìn nhận nó như một nhiệm vụ trong tổng thể các nhiệm vụ của Thanh tra
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2.1. Thực trạng về tổ chức
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái được tổ chức trên
cơ sở Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
Lao động - Thương binh và Xã hội, theo đó Thanh tra Sở chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ
chức nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra cấp tỉnh và hướng dẫn về công
tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động

ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngLuận Văn 1800
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019hanhha12
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động (20)

Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOTLuận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nướcĐề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
 
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt NamLuận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAYLuận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chứcLuận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
 
Luận văn: Cải cách hành chính cấp xã huyện Chư Sê, Gia Lai
Luận văn: Cải cách hành chính cấp xã huyện Chư Sê, Gia LaiLuận văn: Cải cách hành chính cấp xã huyện Chư Sê, Gia Lai
Luận văn: Cải cách hành chính cấp xã huyện Chư Sê, Gia Lai
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ XUÂN HÙNG THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ XUÂN HÙNG THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí HÀ NỘI - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Xuân Hùng
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA 5 LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 5 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 15 1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế 26 (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 32 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái 32 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái 34 2.3. Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh 40 nghiệp tại tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động thanh tra 2.4 Nguyên nhân vi phạm pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh 56 nghiệp ở tỉnh Yên Bái Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÁP 61 LUẬT LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI 3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 61 3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 67 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra lao 70 động tại tỉnh Yên Bái KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, các quy định về lao động - trong đó có pháp luật lao động - có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Hệ thống pháp luật lao động nước ta ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, tuy nhiên để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tra lao động phải đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn kết xã hội. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sự yếu thế thuộc về người lao động; Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế, luôn muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Một thực tế hiện nay khi quyền và nghĩa vụ của cả hai bên ngày càng được mở rộng thì những dấu hiệu vi phạm lại có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có diễn biến phức tạp. Với nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; với khoảng 365.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013), năm 2016 toàn quốc xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm 6.887 người bị nạn, số người chết là 672 người, 1.506 người bị thương nặng, gây thiệt hại về vật chất là hơn 71 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658 ngày; năm 2013 toàn quốc cũng để xảy ra gần 2.700 vụ cháy nổ, làm chết trên 100 người, bị thương gần 200 người, thiệt hại tài sản gần 1.700 tỷ đồng là những con số biết nói làm bất cứ ai trong chúng ta cũng phải xót xa, suy nghĩ.
  • 6. 2 Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh Xã hội tỉnh Yên Bái đã n lực, tích cực tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan c ng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Hàng năm, thanh tra đã phát hiện, kiến nghị hàng ngàn hành vi sai phạm, xử lý hàng trăm hành vi vi phạm pháp luật thu về cho ngân sách nhà nước gần trăm tỷ đồng, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách đảm bảo ph hợp với thựctiễn,gópphầnnângcaohiệulực,hiệuquảhoạtđộngquảnlýnhànướccủangành. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song từ hoạt động thực tiễn cho thấy công tác thanh tra pháp luật lao động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, mục đích và kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là "Tại sao?" và phải "Làm gì?" Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hệ thống cơ quan Thanh tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động và củng cố tổ chức làm công tác thanh tra pháp luật lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: "Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái" làm luận văn nghiên cứu của mình, đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: "Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn
  • 7. 3 Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hồng Diệp (2009); "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Đ Thị Thu Hiền (2011); "Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. B i Sĩ Lợi chủ nhiệm (2003); "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (2005); "Vai trò của Thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", TS B i Sĩ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt là "Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013… Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website cũng phản ánh về vấn đề này… Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó, luận văn này sẽ làm sâu sắc thêm những lý luận cơ bản nhất về thanh tra, Thanh tra lao động, thương binh, xã hội và thực trạng hoạt động của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động, hoạt động Thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luận pháp lý về Thanh tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp. Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của pháp luật Việt Nam về Thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến
  • 8. 4 nghị hoàn thiện hệ thống Thanh tra lao động, về pháp luật lao động và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và Thanh tra lao động. Chương 2: Thực trạng thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra pháp luật lao động ở tỉnh Yên Bái.
  • 9. 5 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 1.1.1. Khái quát về thanh tra 1.1.1.1. Khái niệm thanh tra Theo Từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại ch việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm "xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định". Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: "Người làm nhiệm vụ thanh tra", "Đoàn thanh tra" và "đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định" [22, tr. 504]. Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện "thanh tra" với mức độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến pháp và pháp luật: Thời kỳ sau 2/9/1945: Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ. Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ "thanh tra", hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối với Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện. Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý nhà nước. Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ "thanh tra" với nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại các điều 112, 115, 116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ: "Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân".
  • 10. 6 1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra - Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước; tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ, chính xác. - Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó. - Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước. -Thanh tra lao động có chức năng: thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật lao động nhằm phục vụ cho quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác. 1.1.1.3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tại Điều 3 Luật thanh tra 2010, quy định: - Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh tra hành chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
  • 11. 7 Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương, có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý c ng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Tổng Thanh tra về tổ chức và hoạt động thanh tra. 1.1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thứ nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các thông tin cung cấp cho chủ thể quản lý qua hoạt động thanh tra càng chính xác, đúng đắn thì các chủ thể quản lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết điểm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật chính xác và có chất lượng. Chính vì vậy, thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà nước khép kín, từ hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quan trọng, thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là chế độ hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đều được mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Việc bảo đảm pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước không được tuân thủ một cách nghiêm minh. Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiến nghị xử lý
  • 12. 8 cơ quan hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó tạo ra cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phục tình trạng thiếu trật tự, kỷ cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức. Thứ ba, thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng quan trọng của Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ. Trong sự nghiệp đổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện đầy đủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận thông qua hoạt động thanh tra thực hiện quyền lực nhà nước, trong hệ thống hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức; thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự b ng nổ về số lượng doanh nghiệp và quy luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Luật Thanh tra đã quy định nguyên tắc "không làm cản trở hoạt động bình thường, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật". 1.1.1.5. Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra - Mục đích thanh tra Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý cho nên trong m i giai đoạn cụ thể mục đích của thanh tra có sự thay đổi nhất định. Nếu như Luật thanh tra năm 2004 đề cao mục đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì Luật thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới". Hơn nữa, với vai trò là công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, chứ không chỉ là tìm ra vi phạm để xử lý, cho nên Luật thanh tra năm 2010 đã xác định hoạt động thanh tra
  • 13. 9 ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm; kiến nghị việc khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục đích là giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh tra trên thế giới hiện nay. - Nguyên tắc hoạt động thanh tra Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước. Chính vì vậy pháp Luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra là: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không tr ng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động 1.1.2.1. Khái niệm Thanh tra lao động Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về lao động. Với mục đích của Thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động. * Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt thì "kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét". Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau. Bởi vì thanh ra và kiểm tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của "chu trình quản lý". Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích, đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra… đó là kiểm tra. Chính vì vậy trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay nhầm
  • 14. 10 lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt động độc lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra: Một là, về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp. Hai là, về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra không còn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa. Ba là, về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận c ng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý. Bốn là, về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên tra phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra. Năm là, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng. Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Sáu là, về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
  • 15. 11 Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành một cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanhtra. * Phân biệt giữa thanh tra và giám sát Trong Từ điển Tiếng Việt, "giám sát" được hiểu là "theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không". Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung nhất, giám sát và thanh tra đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thanh tra, giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang tính quyền lực nhà nước. + Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương. + Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình giám sát được tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một công trình. 1.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện đúng đắn về vị trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.
  • 16. 12 Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn vừa phải ph hợp với các quy định của pháp luật về thanh tra. Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước c ng cấp. Đối tượng Thanh tra lao động cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành. Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các quy định về tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, thời giờ làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động...). Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ. Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra. Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng. Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động. 1.1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau: Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945 - 2004). - Giai đoạn 1945 - 1954: Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động (Nha Thanh tra lao động), có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn
  • 17. 13 chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ lao động, việc sử dụng lao động và chính sách người lao động. Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về thành lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ luật Lao động, Sắc lệnh số 95-SL ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, Sắc lệnh còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động. - Giai đoạn 1955 - 1975: Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra, pháp chế, bảo hộ lao động và phòng lao tư. Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn chính thức được thành lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày 18/12/1964. - Giai đoạn 1976 - 2004: Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Thanh tra lao động và Xã hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Thanh tra lao động và Ban thanh tra Thương binh và Xã hội của Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội. Ngày 01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra nhà nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Giai đoạn này Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là Thanh tra chính sách lao động - xã hội và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đến năm 2003, khi Nghị định số 29/CP ngày 31/3/2003 được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 1118/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ. Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010. Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi
  • 18. 14 pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên… đã được ghi nhận, là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004, Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số 599/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách v ng; Quyết định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động… Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay. Luật thanh tra năm 2004 đã góp một phần rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm như chưa luật hóa chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra chưa được quy định rõ... Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong thời kỳ mới, ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thanh tra 2010 trong đó có quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên ngành" cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này. Hoạt động thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành (như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở), cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở); Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; Nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
  • 19. 15 định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh tra về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động nhằm phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 1.2.1. Các quy định cơ bản của pháp luật Thanh tra lao động Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật. Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994 dành một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động. Một số quy định về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, các quy định này bao gồm: quy định chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra viên (Điều 187), những việc Thanh tra viên không được làm (Điều 188 Bộ luật Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra,…
  • 20. 16 Bộ luật Lao động 2012 cũng dành một chương (Chương XVI) quy định về nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động); Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239 Bộ luật Lao động) Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những quyền năng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhằm thực thi pháp luật lao động có hiệu quả (như: quyền thanh tra không phải báo trước, quy định quyết định của thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…); Nghị định 39/2013/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về Thanh tra lao động, trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra lao động; thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên Thanh tra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Thanh tra lao động. - Tổ chức của Thanh tra lao động, gồm có các cơ quan thanh tra nhà nước từ trung ương đến địa phương: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, tỉnh; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước. - Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước. - Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viện và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn: + Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
  • 21. 17 + Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách; + Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao; + Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết. - Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao; + Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra; + Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở; + Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở; + Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ
  • 22. 18 quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động. Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Cục Dạy nghề, Cục quản lý lao động ngoài nước và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Chánh thanh tra, Tổng cục trưởng (tại các điều từ 8 đến 16). - Quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra: Về cơ bản, các quy định trong Nghị định này tuân thủ quy định của Luật thanh tra, tuy vậy cũng có những quy định mang tính chất đặc th của ngành (từ Điều 16 đến Điều 19); - Quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động: là việc thực hiện các quy định pháp luật lao động về báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động; Các hoạt động trên được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. - Ngoài ra quy định về trang phục, ph hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt động: quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-LĐTBXH hướng dẫn về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu và biển hiệu của thanh tra viên, cán bộ các cơ quan, đơn vị thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. - Quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động: Nghị định số 47/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động qua nhiều năm đã bộc lộ nhiều hạn chế, ngày 22/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP thay thế nghị định trên và đã từng bước khắc phục những hạn chế như mức xử phạt, các hành vi vi phạm trước đây chưa đưa vào nghị định xử phạt…
  • 23. 19 1.2.2. Một số nhận xét pháp luật về Thanh tra lao động Pháp luật về Thanh tra lao động được xây dựng xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, đồng thời được xây dựng trên nền tảng cơ bản là pháp luật về thanh tra nói chung. Nội dung hoạt động của Thanh tra lao động là những nội dung được quy định trong pháp luật lao động mà đặc trưng là Bộ luật Lao động, vì thế khi nhìn nhận, đánh giá những ưu, nhược điểm của pháp luật về Thanh tra lao động phải đặt nó trong mối liên hệ với pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật lao động. Cũng như thanh tra các ngành, lĩnh vực khác, Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, các văn bản pháp luật có liên quan, có thể nhận thấy pháp luật về Thanh tra lao động của Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế sau đây. 1.2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay Một là, quy định của pháp luật về Thanh tra lao động đã điều chỉnh tương đối toàn diện các lĩnh vực của quản lý nhà nước về lao động. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 235 Bộ luật Lao động năm 2012. Sau khi Luật Thanh tra được ban hành, các văn bản pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội cũng được ban hành, mặc d với số lượng không nhiều nhưng các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động và phần nào phản ánh được sự đầy đủ của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Hai là, pháp luật lao động đã phân định rõ hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ph hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính hiện nay là kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm tăng cường công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp. Pháp luật lao động quy định rõ chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động; nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao
  • 24. 20 động - Thương binh và Xã hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội, quyền, nghĩa vụ của Thanh tra viên, cộng tác viên, quy định về trang phục, ph hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt động, nhằm tránh lạm quyền, gây khó khăn, phiền hà và làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Ba là, pháp luật lao động quy định bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, chống tham nhũng của cơ quan Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Bốn là, pháp luật về Thanh tra lao động đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của hội nhập quốc tế Việt Nam đã phê chuẩn nhiều Điều ước quốc tế về lao động, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại và đã phần nào nội luật hóa các quy định của Công ước trên thông qua các quy định về Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng. Năm là, đã kịp thời bổ sung các văn bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra. 1.2.2.2. Hạn chế của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay Một là, hạn chế trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã thay thế Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo đó, mức phạt cao nhất trong Nghị định số 47/NĐ-CP là 30.000.000 đồng nay được quy định là 37.500.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều điều khoản trong Bộ luật Lao động 2012 không được quy định trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, dẫn đến việc nếu một bên trong quan hệ lao động vi phạm thì lại không có chế tài xử phạt.
  • 25. 21 Điều 37 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nhưng nghị định lại không quy định về việc sử dụng con dấu của trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; trường hợp quyết định xử phạt của trưởng đoàn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bị khiếu nại thì cơ quan nào giải quyết trong khi cuộc thanh tra đã tự giải thể sau khi thanh tra kết thúc. Hai là, về thẩm quyền ra kết luận thanh tra. Thanh tra lao động nói riêng và Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nói chung tuân thủ các quy định của pháp luật Thanh tra về thẩm quyển ra quyết định thanh tra. Theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra không được quyền ra bản kết luật thanh tra, mà việc ra văn bản kết luận thanh tra thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan thanh tra (Điều 36, Điều 43 Luật Thanh tra). Quy định này không ph hợp trên thực tế. Vì, Trưởng đoàn thanh tra và Thanh tra viên trong đoàn là người trực tiếp tiến hành thanh tra, trực tiếp tiếp xúc và làm việc với đối tượng thanh tra, là người thu thập tài liệu, chứng cứ, lập hồ sơ thanh tra, nắm rõ diễn biến vụ việc. Tuy nhiên, Trưởng Đoàn thanh tra không được ra kết luận thanh tra - một văn bản quan trọng phản ánh diễn biến, tình tiết của vụ việc, nó đề xuất biện pháp xử lý và đưa ra kiến nghị. Điều đó đồng nghĩa với việc Trưởng đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tình trạng xử lý nội bộ, kiểm điểm, phê bình từ phía lãnh đạo cơ quan thanh tra; dẫn đến tình trạng thanh tra hời hợt, thiếu trách nhiệm từ phía Trưởng đoàn thanh tra và Thanh tra viên. Tuy nhiên, Luật Thanh tra 2010 vẫn giữ nguyên quy định này, và bổ sung quy định về xử lý hành vi vi phạm của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên... Ba là, về thời hạn ban hành quyết định thanh tra (Khoản 1 Điều 43 Luật Thanh tra). "Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra". Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành thì đây là quy định khó thực hiện, đặc biệt khi thanh tra ở
  • 26. 22 nhiều địa phương xa về khoảng cách địa lý và đặc biệt trong trường hợp người ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là một trong các Bộ có phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành và có đối tượng thanh tra rất rộng. Do đó, cần phải có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, quy định toàn diện tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra được tiến hành đúng pháp luật và có hiệu quả. 1.2.3. Quy trình thanh tra pháp luật lao động Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ thì Thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định pháp luật lao động, bao gồm: Thanh tra việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật laođộng. Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở của thông tư số 02 /2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra và tài liệu Hướng dẫn quy trình Thanh tra lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Dự án h trợ thực hiện pháp luật lao động và thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa ở Việt Nam (Chính phủ Mỹ) xuất bản 2012, Thanh tra lao động Yên Bái khi tiến hành thanh tra pháp luật lao động cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy trình đã định: Bước 1: Chuẩn bị và ban hành Quyết định thanh tra Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra là xác định kế hoạch và những nội dung để tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau: 1. Khảo sát, thu thập thông tin Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra;
  • 27. 23 1.1. Thu thập các thông tin liên quan, như: số doanh nghiệp trên địa bàn, tên, địa chỉ doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, số lao động trong doanh nghiệp, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thời gian hoạt động… 1.2. Nguồn thông tin: từ các ban ngành cung cấp, báo cáo, từ phản ánh của các cơ quan truyền thông, từ việc khảo sát trực tiếp, từ việc phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động… 2. Đánh giá nhận định: từ việc thu thập các nguồn thông tin tiến hành đánh giá và lập báo cáo khảo sát. 3. Lập kế hoạch thanh tra và đề cương thanh tra 4. Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra 5. Chuẩn bị triển khai thanh tra Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm: 5.1. Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra 5.2. Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Bước 2: Tiến hành thanh tra 1. Công bố quyết định thanh tra tại doanh nghiệp 2. Thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp Thực hiện thanh tra là quá trình sử dụng các phương pháp thanh tra, phát hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trung thực, khách quan. Đoàn thanh tra tiến hành theo các bước sau: 2.1. Kiểm tra sổ sách, chứng từ và thực tế khu làm việc 2.2. Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm. 2.3. Ký bản xác nhận hoặc biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từng nội dung, sự việc với đối tượng thanh tra. 2.4. Đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với điều kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về sự việc được phát hiện. 2.5. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
  • 28. 24 2.5.1. Yêu cầu giải trình 2.5.2. Đối thoại, chất vấn 2.5.3. Thẩm tra, xác minh 2.5.4. Làm việc với cán bộ, quần chúng có liên quan 2.6. Trưng cầu giám định (nếu có). 2.7. Hoàn thiện số liệu, chứng cứ. 2.8. Xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). 3. Thông qua biên bản làm việc Trưởng Đoàn thanh tra lập biên bản thanh tra với thủ trưởng cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định thanh tra. Biên bản thanh tra nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ để kết luận. Bước 3: Kết thúc thanh tra 1. Thực hiện thời hạn thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có). 2. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra. 3. Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luận thanh tra. Việc gửi kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra và Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ. Sau khi lưu hành kết luận thanh tra, trong thời hạn hai ngày làm việc, Trưởng Đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ phận, người được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, lưu c ng hồ sơ cuộc thanh tra. 4. Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra Cuộc họp rút kinh nghiệm được thực hiện ngay sau khi lưu hành kết luận thanh tra và lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra.
  • 29. 25 1.2.4. Nhận xét, đánh giá về thực hiện quy trình thanh tra pháp luật lao động tại Yên Bái Trên cơ sở thực hiện quy trình thanh tra đã giúp cho Thanh tra lao động Yên Bái có được cái nhìn tổng thể khách quan toàn diện, song cũng rất cụ thể, chi tiết về đối tượng thanh tra. Những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện pháp luật lao động, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị một cách chính xác. Qua việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình thanh tra đã giúp cho Thanh tra lao động Yên Bái hoàn thiện phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và nâng cao uy thế của Thanh tra lao động trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong các đơn vị, doanh nghiệp. Từ kết quả của hoạt động Thanh tra lao động đã giúp thủ trưởng cơ quan c ng cấp có cơ sở để hoạch định chính sách, định hướng chỉ đạo sát, đúng, qua đó h trợ các doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả. Quá trình triển khai các hoạt động thanh tra tại các đơn vị, doanh nghiệp đã làm thay đổi một cách rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, hoạt động Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hoạt độngThanh tra lao động cả nước nói chung, vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế, vướng mắc sau: Công tác khảo sát, nắm tình hình để thu thập thông tin tài liệu ban đầu tuy đã thực hiện nhưng chưa quy củ, nề nếp; kết quả thu thập tài liệu nhiều khi chưa đúng trọng tâm, chưa phục vụ được nhiều trong việc lập kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra sau này. Nhiều báo cáo khảo sát còn chung chung, chưa đánh giá được những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra, đề xuất thời hạn thanh tra, mô hình, tổ chức, số lượng, chất lượng cán bộ dự kiến tham gia đoàn thanh tra, những nội dung cần phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan khi cần thiết. Sau khi kết luận thanh tra, việc họp đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên. Với lĩnh vực Thanh tra lao động, theo quy định thời gian thanh tra tối đa tại một doanh nghiệp 30 ngày là chưa ph hợp, vì thực tế cho thấy công tác thanh tra pháp luật lao động thường rất rõ ràng, dễ phát hiện hơn so với lĩnh vực hoạt động khác, nên thời gian thanh tra tại doanh nghiệp chỉ cần kéo dài tối đa từ 3-5 ngày. Mặt khác với
  • 30. 26 thời gian thanh tra ngắn nhưng theo quy định của Luật thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra phải triển khai rất nhiều khâu, thiết lập rất nhiều biên bản nên cũng chưa ph hợp với thực tế công tác Thanh tra lao động hiện nay. 1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 1.3.1. Thanh tra lao động theo quan niệm của ILO Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc mưu cầu thúc đẩy sự công bằng xã hội, quyền lao động và quyền con người được công nhận trên bình diện quốc tế. Với tư cách là thành viên của tổ chức này, Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại năm 1947 (Việt Nam phê chuẩn năm một 1994). Công ước 81 quy định về lĩnh vực Thanh tra lao động; chức năng của hệ thống Thanh tra lao động; quyền của Thanh tra viên lao động, những việc không được làm đối với Thanh tra viên lao động (Điều 15), về điều kiện tuyển dụng Thanh tra viên, điều kiện làm việc, về đào tạo… (Điều 7), về cơ chế đảm bảo cho hoạt động thanh tra (Điều 9), chế tài đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế được thông tin, cơ chế báo cáo hàng năm về công tác thanh tra của cơ quan thanh tra… Công ước quy định m i nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế mà tại đó công ước này có hiệu lực, phải duy trì một hệ thống Thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp, cơ sở thương mại. Về chức năng của hệ thống Thanh tra lao động, Công ước quy định: - Bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và về người lao động trong khi làm việc, như các quy định về thời giờ làm việc, tiền lương, an toàn, y tế và phúc lợi, việc sử dụng trẻ em và thiếu niên, và các mặt khác có liên quan trong giới hạn trách nhiệm mà các Thanh tra viên lao động được giao về việc áp dụng những quy định đó. - Cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật cho người sử dụng lao động và người lao động về cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ các quy định pháp luật. - Lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết hay những sự lạm dụng mà các quy định pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể. Như vậy, theo ILO, Thanh tra lao động không những thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động; phát hiện những khiếm khuyết của pháp luật để kiến nghị khắc
  • 31. 27 phục mà còn có chức năng tư vấn về cách thức tuân thủ pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động một cách nhìn hiện đại về vai trò của Thanh tra lao động. Về Thanh tra viên lao động, Công ước quy định: Các Thanh tra viên lao động mang theo những giấy tờ chứng minh về chức vụ của mình sẽ được quyền: - Tự do vào không phải báo trước, bất kể giờ nào, ngày cũng như đêm, bất cứ cơ sở nào dưới quyền kiểm soát của thanh tra; - Vào ban ngành tất cả các phòng ban mà họ có thể có lý do hợp lệ để cho rằng các phòng ban đó thuộc quyền kiểm soát của thanh tra. - Có quyền đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng phát hiện thấy trong một thiết bị, một nhà xưởng hoặc những phương pháp làm việc mà Thanh tra viên có thể có lý do hợp lệ để coi là một mối đe dọa cho sức khỏe hay an toàn của người lao động. - Để đảm bảo thực hiện các biện pháp đó, Thanh tra viên có quyền ra lệnh hay đề nghị ra lệnh về những sửa đổi cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ những quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động; về việc phải có các biện pháp có hiệu lực tức thời trong các trường hợp có nguy cơ khẩn cấp đối với sức khỏe hay an toàn của người lao động; có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh hay ban hành những biện pháp có hiệu lực tức thời. Như vậy, Công ước đã trao cho Thanh tra viên những quyền năng rất cụ thể và quy định cơ chế đảm bảo việc thực thi quyền năng đó nhằm mục đích cuối c ng là bảo vệ người lao động và cân bằng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Là thành viên của Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Công ước 81 thể hiện trong hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các chính sách và các quy định của pháp luật lao động được sửa đổi, bổ sung cho ph hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu chuẩn lao động quy định trong các Công ước của ILO mà Việt Nam là thành viên. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Trên thế giới, mô hình thanh tra chuyên ngành lao động được thiết lập khác nhau ở m i nước; Hệ thống Thanh tra lao động thường được chia thành "thanh tra
  • 32. 28 chung" và "thanh tra chuyên ngành". Các nước theo mô hình "thanh tra chung" như Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Mô hình này, Thanh tra lao động có trách nhiệm rất rộng không chỉ đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động mà còn cả về các vấn đề về điều kiện lao động, tiền lương, lao động di cư, lao động bất hợp pháp,… Các nước theo mô hình Anglo - Scăngđinavi như Anh, Áo, các nước Bắc Âu, Ai len, Niu Di Lân, Thụy Điển có đặc điểm chung là các Thanh tra lao động tập trung chủ yếu vào việc bắt buộc tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn lao động, phúc lợi và các điều kiện chung trong những quy định về lao động. Có nước chỉ tập trung vào lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, còn các vấn đề việc thực hiện chính sách lao động có một cơ chế giải quyết khác như Hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Một là, mô hình Thanh tra lao động Liên bang Nga. Thanh tra lao động là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Lao động. Thanh tra viên được giải quyết mọi vấn đề pháp lý về lao động. Cả nước có khoảng 4.000 Thanh tra viên. Bộ luật Lao động quy định thẩm quyền của Thanh tra lao động như sau: - Các quyền hạn được xác định trong Công ước số 81 của ILO và Hiệp ước năm 1995; - Quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế bằng pháp luật như ban hành văn bản để phòng chống các vi phạm pháp luật; - Áp dụng các biện pháp pháp luật nhằm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp phát hiện nhiều vi phạm; - Buộc chấp hành pháp luật hoặc phạt tiền trong trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Những quy định liên quan đến hoạt động thanh tra: - Thanh tra lao động phải báo cáo thường xuyên về hoạt động và liệt kê những thông số như số lượng các cuộc thanh tra và kết quả thanh tra, kết quả đánh giá những cuộc thanh tra; - Thanh tra lao động phải tập hợp những người quản lý doanh nghiệp và tổ chức công đoàn nhằm thảo luận và phân tích những phát hiện trong cuộc thanh tra và quyết định biện pháp nào sẽ được áp dụng. - Cứ hai tuần có 50 Thanh tra viên được huấn luyện;
  • 33. 29 - Báo cáo hàng quý bao gồm cả những thông tin về tất cả các cuộc Thanh tra lao động phải được gửi đến các doanh nghiệp, hiệp hội và người sử dụng lao động, công đoàn; - Các dữ liệu được thu thập và các ấn phẩm được phát hành. Hai là, mô hình Thanh tra lao động ở Pháp. Cơ quan Thanh tra lao động từ trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm thực hiện những chính sách do Ủy ban quan hệ lao động hoạt động dưới sự quản lý của Bộ trưởng soạn thảo, bao gồm: - Tăng cường hệ thống phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp; - Củng cố đối thoại xã hội và đẩy mạnh thương lượng tập thể; - Sự tiếp cận mới đối với các chính sách tiền lương; - Đổi mới các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp; Các lĩnh vực hoạt động chính của Thanh tra lao động Pháp là: - H trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện pháp luật lao động; - Hiểu và phòng ngừa kịp thời các hành động gây nguy hiểm trong lao động; - Nâng cao kỹ năng các hoạt động phức tạp và bảo vệ các quan hệ lao động; - Ngăn chặn các hình thức đối xử và phân biệt tại nơi làm việc. Nhiệm vụ của Thanh tra lao động Pháp là: - Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc liên quan đến điều kiện làm việc và bảo hộ lao động; - Cung cấp thông tin, tư vấn kỹ thuật tới người lao động và người sử dụng lao động về các biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện các quy định có liênquan; - Đối mặt với những yêu cầu của người sử dụng lao động; - Ngăn ngừa các sự kiện có thể xảy ra như tai nạn lao động, tranh chấp tập thể… Hiện nay, cả nước có khoảng 700 Thanh tra viên. Ba là, mô hình Thanh tra lao động ở Áo. Về tổ chức Thanh tra lao động: gồm Thanh tra lao động ở Trung ương và Thanh tra lao động tiểu bang. M i tiểu bang có ít nhất một cơ quan Thanh tra lao động. M i cơ quan Thanh tra lao động có một bộ phận thanh tra về vệ sinh lao động. Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương là một bộ phận của Bộ kinh tế và lao động liên bang. Cơ quan Thanh tra lao động này có 06 bộ phận được trao quyền thực hiện các hoạt động hợp tác và tổ chức tối cao gồm:
  • 34. 30 - Bộ phận xây dựng và mỏ, hành chính; - Bộ phận các vấn đề kỹ thuật về an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc; - Bộ phận các vấn đề pháp lý; - Bộ phận sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh nghề nghiệp; - Bộ phận đổi mới Thanh tra lao động; - Bộ phận các vấn đề quốc tế về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Một khối lượng lớn các hoạt động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp. Các Thanh tra viên, trong hai năm đầu tiên, phải tham gia khóa học về pháp luật, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và giao tiếp và phải đi thực tế sau kỳ thi cuối c ng. Những kinh nghiệm có thể được áp dụng ở Việt Nam: Tham khảo mô hình Thanh tra lao động ở một số nước kể trên có thể thấy rằng thanh tra chuyên ngành thực sự cần thiết và tồn tại không chỉ vì mục đích quản lý mà còn vì những vấn đề gắn liền với con người và đời sống của người dân trong xã hội, ph hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do các nước này có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội cao hơn Việt Nam nên Thanh tra lao động đã đạt đến trình độ phát triển nhất định cả về tổ chức và hoạt động. Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất từ cơ quan Trung ương nằm trong Chính phủ chỉ đảm nhiệm chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Số lượng Thanh tra viên cũng được tuyển dụng ph hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam có thể tham khảo những nội dung sau để áp dụng vào tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động: - Thanh tra lao động được tổ chức từ trung ương đến địa phương dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương. Ở địa phương có thể tổ chức theo v ng hoặc theo địa giới hành chính t y thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nhất định (mô hình ở Áo). Ưu điểm của mô hình này là Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất, việc chỉ đạo và báo cáo công tác có hệ thống, không bị chồng chéo chức năng, nhiệm vụ hoạt động giữa cơ quan thanh tra địa phương, v ng, trung ương. Cơ quan thanh tra Trung ương làm đầu mối thực hiện việc tổng kết các kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật và cơ quan này có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền giải quyết cao nhất.
  • 35. 31 - Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương chỉ thực hiện chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, kỹ thuật, tổng hợp báo cáo và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về Thanh tra lao động nhằm nâng cao kỹ năng, hoạt động cho cả hệ thống thanh tra. Việc thanh tra cụ thể tới các doanh nghiệp và xử phạt vi phạm trao quyền cho thanh tra địa phương (hoặc v ng) thực hiện (mô hình ở Áo). - Hoạt động thanh tra không phải tổ chức theo đoàn hay bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thay vào đó, Thanh tra viên lao động được vào bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào không phụ thuộc vào ngày hay đêm, miễn là trình thẻ Thanh tra viên theo quy định của Công ước số 81 (mô hình ở Nga). - Thanh tra lao động Việt Nam đang được tổ chức theo "mô hình chung" là thực hiện những vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ em hoặc lao động di cư hoặc tổ chức theo những lĩnh vực nhất định như Thanh tra lao động ngành xây dựng, ngành than, ngành khai thác mỏ... (mô hình Pháp). Tóm lại, từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh, từ các văn kiện của Đảng đến pháp luật của Nhà nước đều khẳng định vị trí, vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra không những có mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy nhân tố tích cực, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nằm trong hệ thống tổ chức thanh tra của ngành lao động, thương binh và xã hội, Thanh tra lao động đã thực sự là chiếc cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người dân, xứng đáng "là tai mắt của trên, là người bạn của dưới" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị. Với vị thế của mình, Thanh tra lao động là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành lao động, thương binh và xã hội; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế và củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Thanh tra lao động đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính sách và đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành.
  • 36. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái Yên Bái là một tỉnh thuộc v ng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 116 km, phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La và phía Tây giáp hai tỉnh Lai Châu và Lao Cai. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về, đường sắt, đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các tỉnh, trong khu vực Tây Bắc. Với diện tích tự nhiên là 6.886 km2 , tỉnh Yên Bái bao gồm 01 tỉnh, một thị xã và 07 huyện, trong đó có 180 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 thị trấn, 13 phường và 157 xã. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đặc biệt từ khi có đường cao tốc Hà Nội - Lao Cai đã tạo cho Yên Bái nhiều điều kiện thuận lợi trong lưu thông phát triển kinh tế. Với hàng loạt các dự án thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp tập trung vào tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư; tổ chức làm việc với các nhà đầu tư như: Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC GROUP (dự án xây dựng tổ hợp thể thao - du lịch, nghỉ dưỡng tại đầm Vân Hội), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - GELEXIMCO (đầu tư, khai thác nguyên liệu sản xuất giấy), Công ty Trách nhiệm hữu hạn SOLKISS (dự án điện năng lượng mặt trời tại hồ Thác Bà); liên doanh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng H ng Vương và Công ty DELTA ELECTRONIC GERMANY (dự án điện khí động học Kinetic tại huyện Yên Bình)... Đặc biệt, Tỉnh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Yên Bái tại Xơ- un, Hàn Quốc với 150 doanh nghiệp nước bạn tham dự, tạo ấn tượng tốt đẹp (đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 03 doanh nghiệp ngay tại Hội nghị). Ngoài ra, sự kiện khởi công Nhà máy Vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen trong tháng 3/2017cũng tạo nhiều dấu ấn tích cực trong thu hút đầu tư. Tính đến tháng 6/2017, dân số Yên Bái là 792.710 người, trong đó nam 395.330 người, nữ 397.380 người, dân cư thành thị 161 chiếm 20,39%. Khu vực nông thôn 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh, số người trong độ tuổi lao
  • 37. 33 động chiếm 65% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 50,5%. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.585 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó: - Về loại hình: có 834 công ty trách nhiệm hữu hạn, 363 công ty cổ phần, 353 doanh nghiệp tư nhân, 20 doanh nghiệp FDI và 15 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. - Về quy mô doanh nghiệp: có 45 doanh nghiệp lớn, 139 doanh nghiệp vừa và 1.401 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tỉnh Yên Bái có 04 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào hệ thống khu công nghiệp quốc gia (bao gồm: Khu công nghiệp phía nam - xã Văn Tiến, tỉnh Yên Bái; Khu công nghiệp Minh Quân- huyện Trấn Yên; Khu công nghiệp Âu Lâu - tỉnh Yên Bái); 01 khu công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đó là Khu công nghiệp Mông Sơn - huyện Yên Bình; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên - huyện Văn Yên. Với tổng diện tích đất quy hoạch các khu công nghiệp được phê duyệt là 1.641,15ha, thu hút được 37 doanh nghiệp với 41 dự án, tổng vốn đầu tư là 10.189 tỷ đồng, trong đó có 21 doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh. Về lao động, việc làm, thu nhập:có 28.300 lao động làm việc ổn định, thu nhập bình quân của người lao động là gần 4 triệu đồng/người/ tháng. Nhìn chung các doanh nghiệp trong tỉnh đã thích ứng với cơ chế thị trường, có khả năng huy động vốn và tập trung vốn nhanh cho sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, có điều kiện để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như đất đai, tài nguyên, lao động; góp phần tạo việc làm, đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, mặc d ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát kéo dài, giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, khó khăn về vốn đầu tư, song số thực nộp ngân sách của các doanh nghiệp hàng năm đều tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, nhiều doanh nghiệp công nghệ thiết bị còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, thị phần và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, công nhân lành nghề. Các doanh nghiệp chưa tạo được thói quen sử dụng các dịch vụ phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của
  • 38. 34 Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời, lực lượng lao động đa phần là lao động phổ thông; việc tư vấn, h trợ bảo vệ quyền lợi cho người lao động hiệu quả chưa cao, cá biệt có doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Lao động. Theo báo cáo tổng kết của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái Năm 2016, toàn tỉnh đã tuyển mới dạy nghề cho 11.380/11.000 người, đạt 103,4% kế hoạch, trong đó: + Trình độ cao đẳng nghề: 435 người; + Trình độ trung cấp nghề: 750 người; + Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 10.195 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,6%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 24,7%. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái Luật Thanh tra năm 2010, Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Trên cơ sở đó, ngày 24/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa các hoạt động của thanh tra phát sinh trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội. Thanh tra lao động là một lĩnh vực của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Ở tỉnh Yên Bái, Thanh tra lao động, Thanh tra người có công, Thanh tra xã hội c ng nằm trong một tổ chức đó là Thanh tra Sở. Do đó khi nghiên cứu thanh tra pháp luật lao động tại tỉnh Yên Bái, chúng ta nhìn nhận nó như một nhiệm vụ trong tổng thể các nhiệm vụ của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. 2.2.1. Thực trạng về tổ chức Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái được tổ chức trên cơ sở Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, theo đó Thanh tra Sở chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra cấp tỉnh và hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.