SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
1
BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG, TRỊ
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 03 – 2017
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
2
BÖnh E.coli trªn ngan vµ biÖn ph¸p phßng, trÞ
*** Phần I. Mở đầu 3
*** Phần II. Tổng quan nghiên cứu 4
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về bệnh do E.coli (Colibacillosis) ở gia cầm 4
2.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gà tại Việt Nam 4
*** Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Nội dung nghiên cứu 5
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 5
3.4. Phương pháp nghiên cứu 6
*** Phần IV. Kết quả và thảo luận 8
4.1. Đặc điểm cơ bản của ngan nghi mắc Colibacillosis tại một số cơ sở ở Hà Nội, Hà Nam 8
4.2. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn E. coli từ các phủ tạng của những ngan nghi
mắc Colibacillosis 17
4.3. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 19
4.4. Thử nghiệm phòng và điều trị Colibacillosis cho ngan 32
*** Phần V. Kết luận và Đề nghị 38
5.1. Kết luận 38
5.2. Đề nghị 38
*** Tài liệu tham khảo 39
BÖnh E.coli trªn ngan vµ biÖn ph¸p phßng, trÞ
Nguyễn Thị Liên Hương
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: NG¤ THẾ HI£N
ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: NG¤ THẾ HI£N
Biªn tËp: TrÇn Thanh HiÒn
Tr×nh bµy: Lª Ph-¬ng Th¶o – Thanh T©m
Tßa so¹n: Sè 2 Ngäc Hµ - Ba §×nh - Hµ Néi
§iÖn tho¹i: 043.7332160 (309) - 043.8234841 (311)
Email: pthongtin@mard.gov.vn
Fax: (04) 38230381
Website: http://www.mard.gov.vn
GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 31/GP - XBBT ngµy 02 th¸ng 06 n¨m 2006
In t¹i: X-ëng in Trung t©m Tin häc vµ Thèng kª - Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
3
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Chăn nuôi ngan ở nước ta đã có từ lâu và rất gắn bó với người nông dân. Một số vùng
nông thôn, chăn nuôi ngan tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở các địa phương và nguồn nhân lực
dư thừa, đồng thời góp phần đa dạng hóa vật nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm quý cho xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng của người tiêu dùng, các
sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng về số lượng mà phải đảm bảo chất lượng như ngon, có
hàm lượng dinh dưỡng cao, không nhiễm các độc tố, không tồn dư kháng sinh và nhiễm các vi
sinh vật. Muốn có sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, ngoài việc làm tốt công tác giống, thực
hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi, còn phải đặc biệt quan tâm đến quy trình thú y phòng
bệnh, mà trước hết là phải luôn tăng cường công tác vệ sinh thú y và tuân thủ các quy trình
phòng bệnh.
Trong thực tế, nhiều người chăn nuôi còn ít hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi cũng như thú
y phòng bệnh, ngoài ra, do môi trường sống nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng
ngày càng bị ô nhiễm, tình hình dịch tễ ngày càng phức tạp nên dịch bệnh thường xuyên xảy
ra, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng các sản phẩm chăn nuôi. Các bệnh do virus
trên ngan như cúm gia cầm, dịch tả vịt là các bệnh nguy hiểm, làm thiệt hại kinh tế lớn, không
chỉ cho chăn nuôi ngan mà còn cho các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, nếu tiến hành phòng
bệnh bằng vacxin theo đúng quy trình và tăng cường công tác vệ sinh thú y phòng bệnh thì
cũng sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất các thiệt hại do bệnh gây ra. Ngoài các bệnh quan
trọng kể trên, các bệnh do vi khuẩn cũng thường xuyên xảy ra như Pasteurellosis,
Salmonellosis, Colibacillosis, Mycoplasmosis... Đây cũng là các bệnh có tính truyền nhiễm
cao và gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng sản phẩm chăn
nuôi. Trong số các bệnh này, Colibacillosis do vi khuẩn E. coli gây ra (hay còn gọi là bệnh
trực khuẩn E. coli) là phổ biến nhất, gặp ở mọi nơi, mọi giống và mọi lứa tuổi của ngan, đặc
biệt là ở những nơi có điều kiện chăn nuôi kém, chuồng trại không hợp lý, công tác vệ sinh
thú y kém, nuôi với mật độ đông, nền chuồng ẩm thấp hoặc có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng
đến sức khỏe đàn ngan, gây tổn thất đáng kể cho chăn nuôi ngan.
Để có thêm hiểu biết về căn nguyên gây bệnh này nhằm phục vụ công tác phòng và trị
bệnh có hiệu quả, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu:
“Bệnh E.coli trên ngan và biện pháp phòng, trị”
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về
bệnh do E.coli (Colibacillosis) ở gia cầm
Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm gây ra bởi vi
khuẩn E. coli lần đầu tiên được David báo cáo
năm 1938 và Twisselman năm 1939 (Gross,
1994) [36] - là một trong những bệnh thường
gặp nhất và gây nên những thiệt hại đáng kể về
kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói chung
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
5
(Kikuyasu Nakamura, 2000) [41]. Bệnh làm
tăng tỷ lệ chết, giảm năng suất và tăng tỷ lệ loại
thải (Barnes và cs, 2003) [14]. Bệnh có thể xảy
ra ở gia cầm non, gia cầm đang lớn và cả ở đàn
bố mẹ. Đây là bệnh có liên quan đến môi
trường, có thể nguyên phát, có thể kế phát sau
các bệnh nhiễm trùng khác như bệnh do virus
hay công tác quản lý không tốt, gây ảnh hưởng
đến đàn (Alastair Johnston, 2007) [12].
Các báo cáo gần đây ở Tây Âu đã chứng
minh ảnh hưởng của E. coli gây bệnh trên gia
cầm nuôi công nghiệp do mật độ chăn nuôi
đông và môi trường bị ô nhiễm (Vandekerchove
và cs, 2005 [54], Jordan và cs, 2005[40]).
Colibacillosis xảy ra ở tất cả các nước trên thế
giới, chủ yếu gây thiệt hại và gây chết ở gia
cầm, phổ biến nhất là các thể bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp, nhiễm trùng huyết. Bệnh chính là
nguyên nhân gây thiệt hại về kinh tế đáng kể
cho ngành chăn nuôi gia cầm (Ewers và cs,
2003) [30].
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy vi
khuẩn E. coli thường xuyên có mặt trong đường
tiêu hoá gia cầm khoẻ. Ở gà, số lượng vi khuẩn
có thể đạt tới 109
/1g phân, trong đó, 106
là vi
khuẩn E. coli và 10-15% số đó thuộc các nhóm
huyết thanh có khả năng gây bệnh. Phân và bụi
ở trong chuồng nuôi gia cầm cũng là các nguồn
tiềm tàng làm lây nhiễm các chủng vi khuẩn E.
coli gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã xác định
được trong 1 g bụi ở chuồng nuôi gia cầm có thể
chứa tới 106
vi khuẩn, bên cạnh đó còn có sự
liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm huyết thanh của
các chủng tìm thấy trong bụi và các chủng gây
bệnh bại huyết cho gia cầm (Carlson và
Whenham, 1968) [19]. Điều thú vị là những
nhóm huyết thanh của các chủng gây bệnh ở gia
cầm lại không hoàn toàn tương tự với các chủng
tồn tại trong đường tiêu hóa của chúng.
2.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli
gây bệnh cho gà tại Việt Nam
Hiện đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gà, lợn
hoặc bê nghé đã được tiến hành trong nước.
Tô Minh Châu và cs (2002) [2] phân lập và
định typ vi khuẩn E. coli trên gà, trứng gà tại
một số cơ sở chăn nuôi ở Thủ Đức và vùng lân
cận, 3 serotyp được xác định là O1:K1, O2:K1,
O78:K80. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy
63,16% các chủng E. coli mẫn cảm với
Colistin, 55,27% với Gentamicin và 44,74% với
Kanamycin.
Gần đây, tác giả Võ Thành Thìn và cs
(2008a) [7] ứng dụng phương pháp multiplex
PCR để phát hiện khả năng tranh giành sắt của
vi khuẩn E. coli gây bệnh trên gà phân lập được
từ Khánh Hòa và Phú Yên. Nghiên cứu đã thiết
lập được 4 phản ứng multiplex PCR
(fhuA/iutA/iron; fyuA/fepA; chuA/ireA/fecA;
fhuE/cir) dùng để phát hiện gen quy định sinh
tổng hợp iron- receptor của 20 chủng vi khuẩn
E. coli gây bệnh trên gà. Tỷ lệ các chủng vi
khuẩn mang gen fhuA, iutA, iron, fyuA, fepA,
fhuE, cir, ireA, fecA, chuA lần lượt là 50, 90,
75, 25, 100, 95, 95, 55, 45, và 45%. Võ Thành
Thìn và cs (2008b) [8] cũng đã nghiên cứu một
số yếu tố độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli
gây bệnh phân lập được. Trong 96 chủng E. coli
phân lập được, bằng phản ứng ngưng kết với 25
loại kháng huyết thanh chuẩn, các chủng được
xác định là thuộc 15 serotyp, trong đó O8 chiếm
tỷ lệ cao nhất là 10,42% tiếp là O15 chiếm
8,33%; O115 là 4,17%; O2, O5, O17, O83 là
3,13%; O6, O20, O103 là 2,08%; O9, O18,
O88, O102, O132 là 1,04%; không có chủng
nào thuộc O1 và O78. Xác định được 84/96
(85,9%) chủng có khả năng đề kháng mạnh với
huyết thanh gà - là yếu tố quan trọng giúp vi
khuẩn chủng APEC tồn tại và nhân lên trong
máu. Xác định gen quy định yếu tố độc lực bằng
phương pháp PCR: có 90/96 chủng (93,75%)
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
6
mang kháng nguyên bám dính type 1, 10 chủng
(10,42 %) mang kháng nguyên bám dính P, 15
chủng (15,63%) mang gen Tsh.
Một số nghiên cứu về tính kháng kháng
sinh của vi khuẩn E. coli
Phạm Khắc Hiếu và cs (1995) [4], (1999) [5]
tìm thấy chủng E. coli gây bệnh cho lợn kháng
lại 11 loại kháng sinh, chứng minh được khả
năng di truyền tính kháng thuốc giữa vi khuẩn
E. coli và Salmonella qua plasmid.
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106
chủng E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị
tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Đỗ
Ngọc Thuý và cs (2002) [10] thu được kết quả:
Các chủng có xu hướng kháng mạnh với các
loại kháng sinh thông thường vẫn dùng để điều
trị bệnh như: Amoxicillin (76,42%),
Chloramphenicol (79,25%),
Trimethoprim/Sulfamethoxazol (80,19%),
Streptomycin (88,68%), Tetracyclin (97,17%).
Có thể dùng Amikacin, Apramycin hay
Ceftiofur để điều trị cho lợn con bị tiêu chảy,
thay thế các kháng sinh trước đây vẫn dùng.
Tô Liên Thu và cs (2004) [9] nghiên cứu tình
trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và
E. coli phân lập được từ thịt lợn và thịt gà tại vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Các vi khuẩn Salmonella và E.
coli phân lập được từ thịt gà kháng những kháng
sinh thường dùng như Streptomycin, Ampicilin,
Tetracycline, Chloramphenicol với tỷ lệ cao; nhưng
vẫn mẫn cảm với một số kháng sinh như
Gentamicin, Neomycin, Norfloxacin.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu nào về vi khuẩn E. coli gây bệnh
trên ngan được tiến hành tại Việt Nam.
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Colibacillosis ở ngan
- Vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan
mắc bệnh và ngan khỏe.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Xác định một số đặc điểm của
Colibacillosis trên ngan
- Đánh giá tình hình ngan mắc Colibacillosis
- Xác định tỷ lệ ngan mắc Colibacillosis theo
lứa tuổi, mùa vụ.
- Xác định một số triệu chứng và bệnh tích
điển hình của ngan mắc Colibacillosis.
3.2.2. Phân lập và xác định một số đặc tính
sinh học của các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập từ ngan bệnh
2.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị
Colibacillosis cho ngan
- Các biện pháp trị bệnh bằng kháng sinh.
- Các biện pháp phòng bệnh bằng chế phẩm
Lactobac C và Lee mencon.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
+ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
phương - Viện Chăn nuôi.
+ Các cơ sở chăn nuôi ngan tại Sóc Sơn, Ba
Vì, Hà Nam.
+ Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y
- Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2010.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các biểu hiện
triệu chứng, bệnh tích, các biến đổi bệnh lý đại
thể ở các cơ quan, phủ tạng của ngan nghi mắc
Colibacillosis.
- Chẩn đoán phi lâm sàng: Dựa vào các kết
quả phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
6
từ các mẫu bệnh phẩm của ngan nghi mắc
Colibacillosis.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
- Bệnh phẩm là phủ tạng: Tim, khí quản,
phổi, gan, lách, túi khí (tăm bông phết), ruột
của ngan nghi mắc Colibacillosis (nếu ngan
nhỏ để cả con), giữ ở 4o
C và chuyển về phòng
thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất (1-4 giờ).
- Mẫu phân ngan khỏe được lấy trực tiếp từ
lỗ huyệt.
3.4.3. Phương pháp phân lập và giám định
vi khuẩn
Từ các mẫu bệnh phẩm của ngan nghi mắc
Colibacillosis, chúng tôi đã tiến hành phân lập vi
khuẩn theo quy trình thường quy tại Bộ môn Vi
trùng - Viện Thú y. (Xem sơ đồ 3.1).
3.4.4. Phương pháp xác định một số yếu tố
liên quan đến độc lực của vi khuẩn E. coli
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu để xác định
F1 Fimbriae.
- Phương pháp PCR để xác định một số yếu
tố độc lực cơ bản của vi khuẩn APEC.
3.4.5. Phương pháp xác định serotyp
kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn
phân lập được
Được thực hiện theo phương pháp ngưng kết
nhanh trên phiến kính như Sojka và cs mô tả.
Các chủng vi khuẩn được tiến hành xác định
nhóm với các huyết thanh đa giá trước, sau đó
đến các huyết thanh đơn giá trong nhóm.
3.4.6. Phương pháp xác định khả năng
mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn phân lập được kiểm tra bằng
phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh
giá kết quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về
các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm
(NCCLS) (1999) [48].
3.4.7. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi
khuẩn E. coli trên phôi trứng
Kiểm tra độc lực trên phôi trứng theo
phương pháp được mô tả bởi Gibbs và cs
(2003) [34].
3.4.8. Xác định số lượng vi khuẩn trong
canh trùng nuôi cấy
Canh trùng sau khi nuôi cấy được pha loãng
trong dung dịch PBS thành các nồng độ 10-1
,
10-2
, ..., 10-8
. Lấy 0,1 ml dung dịch ở các nồng
độ đã pha loãng 10-6
, 10-7
, 10-8
nhỏ và dàn đều
trên bề mặt thạch máu, bồi dưỡng ở 370
C trong
24 giờ. Mỗi nồng độ pha loãng dùng 3 đĩa
thạch. Đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch,
rồi tính trung bình cho mỗi nồng độ.
3.4.9. Thử nghiệm một số phác đồ phòng,
trị bệnh cho ngan
Thử nghiệm một số phác đồ phòng và trị
Colibacllosis cho ngan theo phương pháp phân
lô so sánh một nhân tố. Mỗi lô dùng một loại
kháng sinh hay chế phẩm sinh học, lô đối chứng
không dùng, còn các yếu tố thí nghiệm khác là
như nhau. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Điều trị thử nghiệm cho các ngan bệnh bằng
kháng sinh.
Phòng bệnh cho ngan bằng việc bổ sung
chế phẩm Lactobac C và Lee mencon.
3.4.10. Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê sinh vật học
bằng chương trình Excell và Minitab 14.
`
Xử lý thích hợp
Mẫu
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
7
37o
C/24 giờ
Sơ đồ 3.1. Quy trình phân lập, giám định và xác định các đặc tính
của vi khuẩn E. coli từ ngan nghi mắc Colibacillosis
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thạch máu
Chọn khuẩn lạc điển hình
Thạch máu
Giám định các đặc tính sinh hóaNhuộm Gram, kiểm tra hình thái
Chủng E. coli thuần khiết. Giữ giống trong môi trường BHI/Glycerin (-20oC)
Xác định các đặc tính độc
lực bằng PCR
Nước thịtThạch MacConkey
Xác định serotype
O
Xác định khả năng mẫn cảm
kháng sinh
Chọn chủng kiểm tra độc lực trên phôi trứng
Thạch MacConkey
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
1
4.1. Đặc điểm cơ bản của ngan nghi mắc
Colibacillosis tại một số cơ sở ở Hà Nội và Hà
Nam
4.1.1. Đánh giá tình hình ngan nghi mắc
Colibacillosis
Qua tiến hành theo dõi những đàn ngan nuôi
tại các cơ sở ở một số địa phương trong nhiều
năm, chúng tôi nhận thấy: ngan thường mắc một
số bệnh do vi khuẩn gây ra như Colibacillosis,
Pasteurellosis, Salmonellosis và bệnh viêm ruột
hoại tử do C. perfringens gây ra, trong đó
Colibacillosis là phổ biến nhất. Dựa vào triệu
chứng, bệnh tích và kết quả phân lập vi khuẩn
gây bệnh ở các đàn ngan, chúng tôi thống kê số
lượng ngan nghi mắc và chết do Colibacillosis ở
một số cơ sở trên bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình ngan nghi mắc Colibacillosis từ năm 2007 – 2009
tại một số cơ sở nuôi ngan
Năm
Số lượng
ngan theo dõi
Ngan nghi mắc Colibacillosis
Ngan chết nghi mắc
Colibacillosis
Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
2007 3.790 378 9,97 121 3,19
2008 5.881 567 9,64 155 2,64
2009 6.578 512 7,78 134 2,04
Tổng hợp 16.249 1.457 8,97 410 2,52
Qua 3 năm theo dõi ở một số cơ sở nuôi
ngan, những đàn ngan mắc bệnh tương đối
nặng, chỉ trong 2 ngày, toàn đàn ủ rũ bỏ ăn,
phân xanh, khó thở, những con chết mang
bệnh tích như gan và mật sưng, viêm ruột,
viêm túi khí, các bệnh tích này tương tự tác
giả Nguyễn Xuân Bình và cs (2006) [1] miêu
tả Colibacillosis trên gà; Gross, 1994 [36]
miêu tả Colibacillosis trên gia cầm. Các kết
quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm sau đó
đều đã phân lập được vi khuẩn E. coli thuần
khiết từ máu tim và gan. Ngoài ra, ở một số
đàn, chỉ lác đác vài con mắc bệnh, thậm chí
không biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng ngan
chết rất nhanh. Những con chết, khi mổ khám,
trong diều còn nhiều thức ăn nhưng đều phân
lập được vi khuẩn E. coli thuần khiết từ máu
tim và gan. Trung bình 3 năm 2007 -2009, tỷ
lệ ngan nghi mắc Colibacillosis là 8,97% và tỷ
lệ chết (số ngan chết do bệnh/số ngan theo
dõi) là 2,52%; năm 2007 là 9,97 và 3,19%;
năm 2008 là 9,64 và 2,64% nhưng đến năm
2009, do một số cơ sở đã áp dụng biện pháp
phòng bệnh bằng axit hữu cơ hoặc chế phẩm
sinh học và thực hiện các quy định về vệ sinh,
sát trùng tốt, nên tỷ lệ ngan mắc bệnh giảm,
chỉ còn 7,78% và việc điều trị bệnh cũng đã
hiệu quả hơn, tỷ lệ ngan chết do bệnh chỉ còn
2,04%.
Như vậy các đàn ngan nghi mắc
Colibacillosis với tỷ lệ tương đối cao và đặc
biệt khi ngan mắc bệnh, dù đã phát hiện sớm
và điều trị kịp thời nhưng ngan mắc bệnh vẫn
bị chết nhiều, 410 con ngan chết trong 16.249
con mắc bệnh, đồng thời sau khi điều trị bệnh,
thường ảnh hưởng đến năng suất, đây là thiệt
hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi ngan.
4.1.2. Kết quả thống kê ngan nghi mắc
Colibacillosis theo mùa
Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thời tiết thay đổi theo bốn mùa rõ rệt. Mùa
xuân là mùa có độ ẩm trung bình cao nhất
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
9
trong năm (80-90%), đồng thời nhiệt độ vẫn
lạnh nên người nuôi ngan thường phải che
chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt, dẫn đến tình
trạng chuồng nuôi thiếu thông thoáng, các khí
độc trong chất thải của ngan như H2S, NH3,
CO2... sẽ tích tụ trong chuồng nuôi nhiều, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của ngan và vô tình
đã tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển.
Chúng tôi đã theo dõi tình trạng sức khỏe
của các đàn ngan trong thời gian từ năm 2007-
2009, thống kê những ngan nghi mắc
Colibacillosis theo từng mùa. Kết quả thống
kê được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ 4.1.
Qua 3 năm theo dõi các đàn ngan nghi mắc
bệnh, chúng tôi thấy tỷ lệ ngan mắc bệnh trong
các mùa rất khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh vào mùa
xuân là cao nhất, chiếm 15,61%, đồng thời tỷ lệ
chết nghi do Colibacillosis cũng cao nhất, chiếm
5,32%.
Sang mùa hạ, những ngày thời tiết thay đổi,
đang nắng to, nhiệt độ cao, trời oi bức sau đó
mưa rào, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
ngan, cũng là thời điểm ngan dễ phát bệnh, tỷ
lệ ngan mắc bệnh và chết cao, tới 14,00% và
4,51%.
Mùa đông, tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do
bệnh trung bình là 6,50% và 2,33%. Mùa thu,
tiết trời hanh khô, mát, biên độ nhiệt trong
ngày tương đối ổn định, do vậy, tỷ lệ mắc bệnh
và chết do bệnh là thấp nhất: 5,74% và 1,67%.
Tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh vào mùa xuân,
hạ cao hơn hẳn các mùa thu và đông với sai
khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo các mùa
15,61
14,00
5,74
6,50
5,32
4,51
1,67
2,33
Xuân Hạ Thu Đông
ốm
Chết
Th«ngtinchuyªn®ÒN«ngnghiÖpvµptnt
10
Bảng4.2.TỷlệnganmắcvàchếtnghidoColibacillosistheocácmùa
Năm
MùaxuânMùahạMùathuMùađông
Sốngan
theodõi
(con)
Sốngan
nghi
mắc
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
chết
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
theodõi
(con)
Sốngan
nghi
mắc
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
chết(con)
(tỷlệ%)
Sốngan
theodõi
(con)
Sốngan
nghi
mắc
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
chết
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
theodõi
(con)
Sốngan
nghi
mắc
(con)(tỷ
lệ%)
Sốngan
chết
(con)(tỷ
lệ%)
2007580
9635
580
9130
580
348
580
4115
16,556,0315,695,25,861,387,072,59
20081650
26695
1650
24678
1650
9531
1650
11043
16,125,7614,914,735,761,886,672,61
20091850
27587
1850
23976
1850
10529
1850
11437
14,864,712,924,115,681,576,162
Tổng
hợp
4080
637217
4080
571184
4080
24368
4080
26595
15,615,32144,515,741,676,52,33
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
11
4.1.3. Kết quả thống kê ngan nghi mắc Colibacillosis theo lứa tuổi
Ngan nuôi sinh sản được chia làm các giai đoạn: ngan con (1 - 8 tuần), dò (>8 - 16 tuần), hậu bị
(>16 - 24 tuần) và sinh sản (>24 tuần). Kết quả thống kê tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do bệnh theo
lứa tuổi từ năm 2007 - 2009 được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo lứa tuổi
Năm
Tổng số
ngan theo
dõi cùng
lứa tuổi
Ngan nghi mắc Colibacillosis Ngan chết nghi do Colibacillosis
1-8
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>8-16
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>16-24
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>24-bán
(Tuần)
SL (con)
Tỷ lệ
(%)
1-8
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>8-16
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>16-24
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
>24-bán
(Tuần)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
2007 620
110
17,74
46
7,42
27
4,35
36
5,80
35
5,65
15
2,42
9
1,45
13
2,10
2008 1500
251
16,73
102
6,80
63
4,2
84
5,60
82
5,47
36
2,40
18
1,20
36
2,40
2009 1280
208
16,25
82
6,41
52
4,06
71
5,55
69
5,39
48
3,75
16
1,25
31
2,42
Tổng
hợp
3400
569
16,74
230
6,76
167
4,91
191
5,60
186
5,47
99
2,91
43
1,27
80
2,35
Từ 1 - 8 tuần tuổi là giai đoạn ngan con,
trong thời gian này, ngan vẫn còn non, chức
năng của các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn
thiện nhưng lại có tốc độ tăng khối lượng cơ thể
nhanh, đồng thời ngan thay lông, mọc lông ống
mới, riêng đối với ngan nuôi sinh sản, bắt đầu
ăn khẩu phần hạn chế. Ngoài ra, do hệ miễn
dịch của ngan còn chưa phát triển đầy đủ nên
sức đề kháng còn yếu, ngan rất dễ bị cảm nhiễm
với các bệnh, đặc biệt là vi khuẩn E. coli thường
xuyên tồn tại trong môi trường xung quanh
chuồng nuôi.
Tỷ lệ ngan nghi mắc bệnh trong giai đoạn 1 -
8 tuần tuổi là cao nhất (chiếm 16,74%) và ngan
chết nghi do bệnh cũng cao nhất 5,47%. Sự
khác biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của
ngan giai đoạn 1 - 8 tuần với các giai đoạn khác
rất rõ rệt (p < 0,05).
Khi ngan lớn dần lên, tỷ lệ mắc bệnh và chết
do bệnh cũng giảm dần theo tuổi: 6,76% và
2,91% ở giai đoạn >8-16 tuần tuổi. Giai đoạn
>16 - 24 tuần tuổi, tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết
do bệnh là 4,91% và 1,27%, giai đoạn này tỷ lệ
ngan mắc bệnh và chết do bệnh là thấp nhất vì
cơ thể ngan đã hoàn thiện các chức năng, phát
triển đủ về thể vóc, đặc biệt là khẩu phần ăn hạn
chế (đối với ngan nuôi sinh sản) là một trong
các yếu tố stress, yếu tố này tác động thường
xuyên trong suốt giai đoạn, khi ngan đã thích
nghi với khẩu phần ăn hạn chế, do đó các yếu tố
khác ít ảnh hưởng đến đàn ngan hơn. Kết quả
này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của
Gross (1994) [36]: khi nuôi gia cầm đẻ, giới hạn
khẩu phần ăn là yếu tố stress, khi gia cầm đã
thích nghi với yếu tố ảnh hưởng của giới hạn
khẩu phần thì các yếu tố ảnh hưởng khác không
có ý nghĩa nhiều vì vậy gia cầm nuôi thịt dễ
mẫn cảm với bệnh hơn gia cầm nuôi đẻ.
Ngan giai đoạn >24 tuần đến khi bán, tỷ lệ
mắc bệnh và chết do bệnh trung bình là 5,60%
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
12
và 2,35% là do bắt đầu giai đoạn sinh sản, sức
đề kháng của ngan giảm, nhất là khi tỷ lệ đẻ
đang gần lên đỉnh cao và cùng là thời điểm sức
đề kháng của ngan xuống mức thấp nhất, nếu có
thêm yếu tố bất lợi tác động vào thì ngan rất dễ
bị mắc bệnh.
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo lứa tuổi
4.1.4. Triệu chứng của các ngan nghi mắc
Colibacillosis
Chúng tôi đã theo dõi và thống kê các triệu
chứng của 4950 ngan nghi mắc Colibacillosis tại
5 cơ sở theo dõi. Tương tự như các bệnh truyền
nhiễm khác, khi ngan nghi mắc Colibacillosis
thường có các biểu hiện chung như kém ăn hoặc
bỏ ăn, xù lông, sã cánh, ít vận động và thường
nhắm mắt…. Tuy nhiên, vi khuẩn E. coli có tính
chất gây bệnh đặc trưng: sau khi xâm nhập vào
máu, vi khuẩn E. coli theo dòng máu, đi đến các
cơ quan phủ tạng như ruột, túi khí, gan... cư trú
và gây biến đổi bệnh lý tại đó, do đó thể bệnh là
rất đa dạng và có các biểu hiện triệu chứng khác
nhau. Kết quả trình bày trên bảng 4.4.
Triệu chứng điển hình nhất là rối loạn đường
tiêu hoá (tiêu chảy phân xanh, nhày, lẫn máu)
chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,62%. Do vi khuẩn E.
coli gây viêm niêm mạc ruột làm cản trở quá
trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, các thức ăn
không được tiêu hóa sẽ lên men và là nguồn
dinh dưỡng cho vi sinh vật có hại phát triển,
đồng thời, độc tố của vi khuẩn E. coli cũng góp
phần gây rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc ruột,
đôi khi gây xuất huyết, do đó biểu hiện phân
xanh nhày, có thể lẫn máu.
Triệu chứng khó thở chiếm 51,11%, đây
cũng là triệu chứng thường gặp ở ngan bệnh, vi
khuẩn từ máu đến túi khí, gây biến đổi bệnh lý‎,
túi khí viêm dày, có thể có fibrin gây viêm dính
túi khí và các cơ quan phủ tạng, ảnh hưởng đến
hô hấp, ngan có biểu hiện khó thở, phải há mỏ
thở, nhưng khác với triệu chứng CRD, ngoài
biểu hiện khó thở còn có hiện tượng vảy mỏ, thở
khò khè, chảy nước mắt, nước mũi.
Triệu chứng bỏ ăn và ủ rũ chiếm 47,66% một
số đàn ngan con mắc bệnh cấp tính, trong đàn
không biểu hiện rõ triệu chứng nhưng ngan chết
rất nhanh. Các triệu chứng khác (thần kinh,
viêm mắt…) chiếm tỷ lệ 8,44%, do vi khuẩn
gây viêm giác mạc mắt nên sau khi ngan mắc
bệnh, trong đàn còn nhiều con mù mắt. Đối với
16,74
6,76
4,91
5,625,47
2,91
1,26
2,35
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
18,00
1-8 >8-16 >16-24 >24-bán
Ốm
Chết
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
13
các đàn ngan sinh sản mắc bệnh, triệu chứng
không rõ như ở ngan con, thường chỉ thấy triệu
chứng kém ăn, tiêu chảy phân xanh có khi lẫn
máu, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ trứng non, mỏng vỏ,
méo mó tăng, một số có hiện tượng viêm giác
mạc mắt, đặc biệt ngan trống có triệu chứng mắt
sùi bọt (do viêm giác mạc mắt), mào tím. Điều
quan trọng là những ngan có triệu chứng khó
thở hoặc tiêu chảy ra máu thường chết nhanh
với tỷ lệ cao, tỷ lệ chết trung bình của ngan nghi
mắc Colibacillosis ở các cơ sở là 27,47%, đây là
thiệt hại rất đáng được quan tâm.
Bảng 4.4. Một số triệu chứng và tỷ lệ chết của ngan nghi mắc Colibacillosis
Cơ sở theo
dõi
Số ngan
mắc
bệnh
(con)
Các triệu chứng bệnh
Ngan chết
do bệnh
SL (con)
Tỷ lệ (%)
Bỏ ăn, ủ rũ
SL (con)
Tỷ lệ (%)
Phân xanh,
nhày, lẫn máu
SL (con)
Tỷ lệ (%)
Khó thở
SL (con)
Tỷ lệ (%)
Các triệu
chứng khác
SL (con)
Tỷ lệ (%)
1 200
105
52,5
137
68,50
81
40,5
13
6,5
59
29,5
2 500
235
47
351
70,2
215
43
34
6,8
143
28,6
3 950
426
44,84
650
68,42
531
55,89
81
8,53
269
28,32
4 1200
530
44,17
780
65
648
54
107
8,92
328
27,33
5 2100
1063
50,62
1330
63,33
1055
50,24
183
8,71
561
26,71
Tổng hợp 4950
2359
47,7
3248
65,62
2530
51,11
418
8,44
1360
27,47
Hình 4.1. Triệu chứng ngan khó thở Hình 4.2. Triệu chứng ngan tiêu chảy phân nhày
(Ảnh chụp trên các đàn ngan thí nghiệm tại một số cơ sở nuôi ngan trong thời gian thực hiện đề tài)
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
14
4.1.5. Bệnh tích đại thể ở ngan nghi mắc Colibacillosis
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bệnh tích của 293 ngan có triệu chứng điển hình nghi bệnh, bị
bệnh nặng gần chết hoặc mới chết. Kết quả thống kê các bệnh tích của ngan bệnh được trình bày ở
bảng 4.5.
Bảng 4.5. Các bệnh tích đại thể ở ngan nghi mắc Colibacillosis
Đợt
mổ
khá
m
Tổng
số
mổ
khá
m
(con)
Các biểu hiện bệnh tích
Viêm ruột Mật sưng
Gan sưng
(có thể tụ
huyết)
Viêm túi khí
Tích nước
xoang bụng
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
SL
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 25 25 100 23 92,00 12 48,00 8 32,00 6 24,00
2 18 18 100 16 88,89 15 83,33 8 44,00 5 27,78
3 81 45 55,56 42 51,85 36 44,44 29 35,80 12 14,81
4 26 5 19,23 14 53,85 8 30,77 21 80,77 18 69,23
5 35 11 31,43 12 34,29 16 45,71 22 62,86 24 68,57
6 45 17 37,77 12 26,67 18 40,00 34 75,56 21 46,67
7 63 24 38,1 15 23,81 19 30,16 37 58,73 33 52,38
Tổng
hợp
293 145 49,49 134 45,73 124 42,32 159 54,27 119 40,61
Kết hợp với chẩn đoán trong phòng thí
nghiệm (sẽ được trình bày chi tiết ở các phần
sau), chúng tôi đã xác định được 293 ngan có
biểu hiện triệu chứng của bệnh và tiến hành mổ
khám kiểm tra bệnh tích.
Các bệnh tích của ngan bệnh gồm 5 loại
chính: Viêm túi khí, có thể ở các đàn mắc bệnh
kế phát sau CRD: Túi khí đục, thành dày, có
fibrin bao phủ hoặc viêm dính.
Bệnh tích này cũng có thể dễ lẫn với CRD
nhưng khác nhau là khi ngan mắc CRD, hội
chứng viêm đường hô hấp mãn tính, trong
đường hô hấp như khí quản, phế quản chứa
nhiều dịch, phổi nhục hóa, có thể có bã đậu do
chất tiết và các tế bào viêm tạo thành, các bệnh
tích này không có ở ngan mắc Colibacillosis.
Bệnh tích viêm túi khí thường viêm lan sang
phổi, tim, gan, khi bệnh nặng, toàn bộ túi khí,
màng tim và màng gan dầy lên, có thể có lớp
fibrin dầy bao phủ toàn bộ các phủ tạng.
Tích nước xoang bụng: Xoang bụng chứa
nhiều dịch, ban đầu dịch trong, càng lâu, dịch
càng đục, có thể có fibrin gây viêm dính các cơ
quan phủ tạng. Gan sưng (có thể thấy tụ huyết
thành đám) và mật sưng. Ruột viêm, thành ruột
dày lên, có thể xuất huyết thành từng đám, dịch
ruột nhiều, màu vàng hoặc xanh nhày, lẫn máu.
Khi bệnh tiến triển trong thời gian dài, thành
ruột bị bào mòn, rất mỏng do lớp lông nhung
trên niêm mạc đã bị viêm bong ra và theo phân
thải ra ngoài.
Viêm túi khí chiếm tỷ lệ cao nhất (54,27%), tiếp
theo là bệnh tích viêm ruột chiếm 49,49%, hiện
tượng viêm niêm mạc ruột có thể có xuất huyết. Ở
hầu hết các ngan mắc bệnh thể viêm ruột, ngoài
bệnh tích viêm ruột còn có bệnh tích mật sưng, gan
sưng.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
15
Những đàn ngan mắc bệnh thể viêm túi khí,
thường chỉ có bệnh tích trên túi khí là chủ yếu,
như ở đợt mổ khám lần 4, có tới 80,77% ngan
được mổ khám có bệnh tích viêm túi khí, ngoài
ra cũng có một số biểu hiện khác nữa như tích
nước xoang bụng (69,23%), mật sưng (53,85%),
gan sưng (30,77%), viêm ruột (19,23%).
Ngan sinh sản mắc bệnh, ngoài các bệnh tích
chung nêu ở trên, buồng trứng có thể biến dạng,
trứng non vỡ gây viêm dính xoang phúc mạc, bệnh
tích này dễ nhầm với bệnh thương hàn, khi chẩn
đoán lâm sàng không chắc chắn thì cần thiết phải
phân lập, xác định căn nguyên gây bệnh.
Các triệu chứng và bệnh tích của ngan nghi mắc
Colibacillosis nêu trên cũng tương tự triệu chứng,
bệnh tích ở gà mắc Colibacillosis đã được Nguyễn
Xuân Bình và cs (2006) [1] miêu tả và hoàn toàn
phù hợp với các tài liệu đã mô tả về
Colibacillosis trên gia cầm (Gross, 1994 [36],
Dho-Moulin và Fairbrother, 1999 [25],
Kikuyasu Nakamura, 2000 [41]).
Khi ngan mắc Colibacillosis ghép với các
bệnh khác như Samonellosis, Mycoplasmosis...
chúng ta cần thận trọng quan sát các biến đổi
bệnh lý để phân biệt đâu là nguyên phát, đâu là
kế phát để điều trị bệnh có hiệu quả.
Như vậy những ngan nghi mắc Colibacillosis
có biểu hiện điển hình như tiêu chảy phân xanh,
có thể lẫn máu, khó thở, ngan há mỏ thở nhưng
không có âm ran, khi mổ khám thấy viêm ruột,
xuất huyết; viêm túi khí, xoang tim, fibrin phủ
toàn bộ phủ tạng. Việc xác định được các triệu
chứng, bệnh tích của ngan bệnh chính xác cũng
giúp chẩn đoán bệnh nhanh và điều trị được kịp
thời, hạn chế được tổn thất do bệnh gây ra.
Hình 4.3. Bệnh tích viêm túi khí Hình 4.4. Bệnh tích gan sưng, viêm
ruột có xuất huyết
Hình 4.5. Bệnh tích viêm màng tim, màng gan Hình 4.6. Bệnh tích ruột viêm, chứa đầy máu
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
16
(Ảnh chụp trên các đàn ngan thí nghiệm tại một số cơ sở nuôi ngan).
4.2. Kết quả phân lập và giám định vi
khuẩn E. coli từ các phủ tạng của những
ngan nghi mắc Colibacillosis
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ
phủ tạng của ngan bệnh
Đánh giá một mẫu bệnh phẩm là dương
tính với vi khuẩn E. coli trong nghiên cứu
được quy định: sau khi nuôi cấy lần đầu tiên ở
điều kiện hiếu khí (37o
C/18-24 giờ) trên 2 loại
thạch là thạch máu và thạch MacConkey, các
khuẩn lạc nghi của vi khuẩn E. coli với mức
độ thuần nhất trên cả 2 loại môi trường từ 90-
100%. Sau đó, từ mỗi mẫu, chọn một khuẩn
lạc điển hình đại diện, tiếp tục ria cấy lần 2
sang đĩa thạch máu mới để tiến hành giám
định các đặc tính sinh hóa và thực hiện các
nghiên cứu tiếp theo.
Để xác định vai trò của vi khuẩn E. coli từ
ngan có triệu chứng nghi bệnh, chúng tôi tiến
hành phân lập vi khuẩn E. coli từ các phủ tạng
của ngan bệnh (máu tim, khí quản, phổi, túi khí,
gan và lách) được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng của ngan bệnh
Loại bệnh phẩm
Kết quả phân lập
Số mẫu dương tính/Tổng số mẫu kiểm tra Tỷ lệ (%)
Máu tim 37/122 30,33
Khí quản 68/122 55,74
Phổi 102/122 83,61
Túi khí 101/122 82,79
Gan 122/122 100,0
Lách 119/122 97,54
Từ 122 mẫu phủ tạng của các ngan ốm và chết nghi mắc Colibacillosis, tỷ lệ phân lập được vi
khuẩn E. coli từ gan là cao nhất (100%), tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli từ lách là 97,54%.
Tỷ lệ phân lập từ phổi và túi khí là tương đương, 83,61% và 82,79%, thấp nhất từ máu tim, phân
lập được vi khuẩn E. coli là 30,33%.
Hình 4.7. Ngan sinh sản mắc, chết do
Colibacillosis
Hình 4.8. Bệnh tích buồng trứng biến dạng
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
18
Một số hình ảnh về hình thái và khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli:
(Ảnh chụp thí nghiệm tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y)
Hình 4.9. Hình thái vi khuẩn E. coli dưới
kính hiển vi với độ phóng đại x1000 lần
Hình 4.10. Hình thái khuẩn lạc của vi
khuẩn E. coli trên môi trường
MacConkey
Hình 4.11. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E.
coli trên môi trường thạch Congo
Hình 4.12. Hình thái khuẩn lạc của vi
khuẩn E. coli trên môi trường thạch EMB
Hình 4.13. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn
E. coli trên môi trường thạch máu
Hình 4.14. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli
trên môi trường thạch Brilliant Green
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
18
4.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính
sinh hóa của các chủng E. coli phân lập được
Mỗi loại vi khuẩn có một số đặc tính sinh
học riêng biệt như: Tính chất mọc của vi khuẩn
trên các môi trường nuôi cấy thông thường và
môi trường đặc hiệu, đặc tính chuyển hóa các
loại đường và sản sinh các hợp chất sinh hóa
học trung gian trong môi trường nuôi cấy. Giám
định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi
khuẩn phân lập được nhằm phân loại và xác
định đúng loài, trên cơ sở đó làm tiền đề cho
những nghiên cứu tiếp theo.
Chỉ có 6/122 chủng (chiếm 4,9%) có khả
năng gây dung huyết trên môi trường thạch máu
cừu. Các công trình nghiên cứu đã xác định khả
năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli là một
yếu tố gây bệnh quan trọng, song một số nghiên
cứu gần đây lại cho rằng khả năng gây dung
huyết chỉ được xem như là đặc tính sinh hoá của
vi khuẩn E.coli. Vấn đề này cần được tiếp tục
nghiên cứu.
Khi kiểm tra các đặc tính trên môi trường
thạch SIM: 100% các chủng có khả năng di
dộng và sản sinh Indol, nhưng không chủng nào
có khả năng sinh H2S. 100% các chủng có khả
năng tạo khuẩn lạc màu đỏ trên môi trường
thạch Congo.
100% các chủng được kiểm tra cho phản ứng
sinh Indol và MR (Mêthyl Rouge) dương tính.
Các phản ứng VP (Voges Proskauer) và Citrat
thì đều cho kết quả âm tính.
Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli lên men
đường lactose và glucose là 100%, mannitol:
95,1%, sorbitol: 93,4%; maltose: 91,0%; xylose:
79,5%. Riêng với đường Inositol, tất cả các
chủng đều cho kết quả âm tính.
So sánh kết quả giám định đặc tính sinh hoá
của 122 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
với bảng sinh hoá chuẩn của các loại vi khuẩn
E. coli, các chủng vi khuẩn phân lập được từ các
ngan bị bệnh đều có các đặc điểm hoàn toàn phù
hợp với cách phân loại và giám định vi khuẩn E.
coli Edwards & Ewing (1972) đã công bố, mang
đặc tính của chung của APEC (Roriguez và cs,
2005) [53].
( Ảnh chụp thí nghiệm tại bộ môn Vi Trùng – Viện Thú y)
Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli có khả năng
dung huyết trong nghiên cứu của chúng tôi là
4,9%; kết quả nghiên cứu của Da Silveira và cs
(2002) khi kết luận có 2/50 chủng (4%) từ gà
bệnh có khả năng dung huyết, trong khi một số
nghiên cứu khác lại không phát hiện thấy có
chủng nào dung huyết như các nghiên cứu của
Vandekerchove và cs (2005) [54]. Nghiên cứu về
gen hlyE mã hóa cho đặc tính dung huyết của vi
khuẩn E. coli, Janen và cs (2001) [39] đã không
Hình 4.15. Phản ứng sinh Indol của
vi khuẩn E. coli
Hình 4.16. Đặc tính mọc của vi khuẩn
E. coli trên môi trường SIM
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
19
phát hiện thấy gen hlyE trong số 150 chủng được
kiểm tra, trong khi đó McPeake và cs (2005) [45]
thì công bố: có 6,1% số chủng từ gà bệnh và
46,7% từ gà khỏe có mang gen này, tuy nhiên,
khi ria cấy các chủng đó lên môi trường thạch
máu để kiểm tra thì không một chủng nào dung
huyết đối với hồng cầu bò, cừu hay gà.
Một số nghiên cứu cho rằng khả năng kết hợp
với đỏ Congo (Congo red) của vi khuẩn E. coli là
một trong các đặc tính chứng tỏ độc lực của vi
khuẩn (Berkhoff và Vinal, 1986 [15], Corbett và
cs, 1987 [20]). Tuy nhiên, một số tác giả khác
(Ike và cs, 1992 [38], Mellata và cs, 2001 [46])
không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa khả năng
gắn với đỏ Congo và các yếu tố độc lực của vi
khuẩn E. coli.
Như vậy, 100% các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập từ ngan nghi mắc bệnh đều tạo khuẩn lạc đỏ
trên thạch Congo, có thể chúng mang yếu tố độc
lực, là căn nguyên gây Colibacillosis trên ngan.
4.3. Kết quả xác định một số yếu tố gây
bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập
được
4.3.1. Kết quả xác định các yếu tố bám dính
4.3.1.1. Kết quả xác định yếu tố bám dính F1
(F1 fimbirae)
* Kết quả xác định F1 Fimbriae bằng phản
ứng ngưng kết hồng cầu
F1 fimbriae của vi khuẩn E. coli được đặc
trưng bởi khả năng gắn với đường D-Mannose,
nhờ đó có thể gắn vào rất nhiều tế bào có nhân,
bao gồm các tế bào biểu mô ruột, phổi, bàng
quang, thận và rất nhiều tế bào viêm khác (La
Ragione và Woodward, 2002) [42]. Ngoài ra,
chúng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của
rất nhiều loài động vật, nhưng sự ngưng kết này
sẽ có thể bị ức chế do sự có mặt của 2,5% đường
D-Mannose (Duguid và Old, 1994 [28], Delicato
và cs, 2003 [23]).
Kết quả xác định đặc tính có mang F1 fimbirae của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được bằng
phản ứng ngưng kết với hồng cầu bò, cừu và gà được trình bày như sau:
Bảng 4.7. Kết quả xác định F1 fimbriae bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu
Hồng cầu
3%
Chất bổ trợ
Số chủng ngưng kết (ở hiệu giá pha
loãng > 1/4)/Số chủng kiểm tra
Số chủng mẫn cảm với sự có
mặt của D-Mannose
Bò
Nước sinh lý 122/122
78
2,5% D-Mannose 44/122
Cừu
Nước sinh lý 122/122
84
2,5% D-Mannose 38/122
Gà
Nước sinh lý 122/122
79
2,5% D-Mannose 43/122
Trong phản ứng tiến hành có mặt của 2,5%
đường D-Mannose với hiệu giá pha loãng vi
khuẩn là >1/4 cho kết quả là 44 chủng vi khuẩn
E. coli vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu bò, 38 chủng vẫn có khả năng gây ngưng
kết hồng cầu cừu và 43 chủng vẫn có khả năng
gây ngưng kết hồng cầu gà. Đây chính là
những chủng kháng lại đường D-Mannose
(Mannose Resistance).
Như vậy, 78 chủng không gây ngưng kết
hồng cầu bò, 84 chủng không gây ngưng kết
hồng cầu cừu và 79 chủng không gây ngưng
kết hồng cầu gà trong điều kiện phản ứng có
2,5% D-Mannose. Đây là những chủng mẫn
cảm với đường D-Mannose (Mannose
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
20
Sensitive), các chủng này có thể được đánh giá
là các chủng có mang F1 fimbriae. Sự khác
nhau về kiểu gây ngưng kết hoặc không ngưng
kết hồng cầu trong điều kiện có đường D-
mannose của các chủng E. coli được giải thích
là do sự khác nhau của các ngưng kết tố có mặt
trên bề mặt tế bào vi khuẩn, mà từ đó chúng sẽ
nhận biết ra các điểm cảm thụ khác nhau có
trong loại hồng cầu dùng cho phản ứng. Ngoài
ra, một số kiểu ngưng kết chỉ có thể quan sát
được trong các điều kiện nuôi cấy nhất định, do
ngưng kết tố cần các điều kiện môi trường khác
nhau để phát triển và tạo ngưng kết (De
Campos và cs, 2005) [22] .
* Kết quả xác định gen sản sinh F1 fimbriae
bằng phản ứng PCR
Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên
cứu đã chứng minh các chủng E. coli có độc
lực mang F1 fimbriae, có khả năng bám dính
tốt hơn vào lớp tế bào biểu mô khí quản của gà,
ít bị rửa trôi hơn so với các chủng có độc lực
kém hơn và không có fimbriae (Arp và Jensen,
1980 [13]. Đặc tính bám dính của F1 fimbriae
vào hầu và khí quản của gà đã được chứng
minh cả trong điều kiện in vivo và in vitro. Dho
M và Lafont, 1984 [24] đã làm thí nghiệm bất
hoạt khả năng bám dính của các chủng APEC
vào khí quản của gà.
F1 fimbriae có cấu trúc là các sợi protein
dài, gồm một protein chính (FimA) và một số
thành phần phụ được sắp xếp bao xung quanh
trục chính, bao gồm FimF, FimG và FimH
(Orndoff, 1994) [50].
Bảng 4.8. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh F1 fimbriae bằng phản ứng PCR
Yếu tố độc
lực
Gen xác
định
Mã hóa protein
Kết quả
Số chủng dương tính/Số
chủng kiểm tra
Tỷ lệ %
F1 fimbriae
FimA Protein chính của F1 Fimbriae 109/122 89,34
FimH Tiểu phần bám dính của F1 Fimbriae 30/122 24,59
Kết quả xác định các gen FimA và FimH
mã hóa cho sự sản sinh F1 fimbriae trong số
các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
được trình bày ở bảng 4.8. Các gen FimF và
FimG, do không có đủ điều kiện nghiên cứu
nên chưa được xác định trong nghiên cứu này.
Trong tổng số 122 chủng được kiểm tra,
xác định được 109/122 chủng (chiếm tỷ lệ
89,34%) mang gen FimA, quy định khả năng
sản sinh một loại protein chính của vi khuẩn
E. coli; và 30/122 chủng (chiếm 24,59%)
mang gen FimH quy định sinh một tiểu phần
bám dính của F1 fimbriae.
Tổng hợp các kết quả xác định F1 fimbriae
về kiểu hình (bằng phản ứng ngưng kết hồng
cầu) và bằng kiểu gen (phản ứng PCR), kết
quả cho thấy: chỉ có 78-84 chủng (chiếm tỷ lệ
63,9-68,9%) có bộc lộ F1 firmbiae trong điều
kiện in vitro, nhưng có tới 109 chủng (chiếm
89,34%) có mang gen FimA quy định khả
năng sản sinh F1 fimbirae. Trong số này, chỉ
có 30/122 chủng (24,59%) mang cả 2 gen
FimA và FimH, số còn lại có thể mang các
gen khác (FimF hoặc FimG) mà trong nghiên
cứu này chưa có điều kiện nghiên cứu.
Về lý thuyết, hầu hết các chủng vi khuẩn E.
coli đều có khả năng sản sinh F1 fimbriae.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
trong điều kiện in vivo, chỉ các chủng vi
khuẩn E. coli cư trú trong đường hô hấp, phổi
và túi khí của gia cầm bị bệnh mới mang F1
fimbriae, còn các chủng lưu hành trong các
phủ tạng khác hoặc trong máu thì không mang
F1 fimbirae, chứng tỏ vai trò nhất định của
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
21
chúng trong giai đoạn đầu của quá trình gây
bệnh (Dozois và Chateloup, 1994 [28],
Poubakhsh và cs, 1997a [52]). F1 fimbriae
giúp vi khuẩn kháng lại sự thực bào của bạch
cầu, do đó vượt qua được lớp hàng rào bảo vệ
(màng nhày khí quản) và lưu trú được ở khí
quản (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999) [25].
Số chủng mang gen fimH trong kết quả
nghiên cứu trên thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu mới công bố gần đây của Võ
Thành Thìn và cs (2008a) [23] đã xác định
được 93,75% số chủng vi khuẩn E. coli phân
lập từ gà mắc bệnh tại Khánh Hòa và Phú Yên
mang gen FimH bằng phản ứng PCR. Tác giả
Delicato và cs (2003) [23] cũng đã công bố
kết quả 96,5% số chủng mang gen FimH từ gà
bệnh tại Brazil, trong khi đó, nghiên cứu của
Vanderkechove và cs (2005) [54] với 100% số
chủng từ gà bệnh tại Bỉ mang gen FimH. Điều
này có thể được lý giải là trong điều kiện nuôi
cấy nhân tạo (in vitro), khả năng bộc lộ F1
fimbirae của vi khuẩn có thể bị ức chế hoặc
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác mà các điều
kiện nuôi cấy như trong nghiên cứu chưa hoàn
toàn tối ưu cho sự bộc lộ của loại protein này,
do vậy, một số chủng mặc dù có mang gen,
nhưng không thể hiện ra thành kiểu hình.
4.3.1.2. Kết quả xác định yếu tố bám dính P
fimbriae và yếu tố xâm nhập (Intimin)
P fimbriae không có ý nghĩa nhiều trong
quá trình bám dính ban đầu của vi khuẩn vào
đường hô hấp trên, nhưng có vai trò quan
trọng trong quá trình gây nhiễm sau đó. P
fimbriae được mã hóa bởi các nhóm gen Pap
nằm trên nhiễm sắc thể và bao gồm 11 gen mà
cấu trúc và chức năng của chúng đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu (Hacker, 1992)
[37].
Bảng 4.9. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh P fimbriae và Intimin
của vi khuẩn E. coli
Yếu tố độc lực
Gen xác
định
Mã hóa protein
Kết quả
Số chủng dương tính/Số
chủng kiểm tra
Tỷ lệ %
P Fimbriae PapC P Fimbriae 65/122 53,28
Intimin eae
Protein Intimin (bám
dính và xâm nhập)
6/122 4,92
Kết quả xác định gen PapC - mã hóa cho khả
năng sản sinh một loại protein màng ngoài của P
fimbriae và eae - mã hóa cho khả năng sản sinh
protein Intimin (yếu tố bám dính và xâm nhập)
trong số 122 chủng vi khuẩn E. coli bằng
phương pháp PCR, được trình bày ở bảng 4.9.
Kết quả cho thấy: có 65/122 chủng mang gen
PapC (chiếm tỷ lệ 53,28%) và chỉ có 6/122
chủng mang gen eae (chiếm tỷ lệ 4,92%). Kết
quả này là cao hơn nhiều so với một số nghiên
cứu đã được công bố trước đây. Janen và cs
(2001) [39] đã kết luận 30% trong 150 chủng E.
coli phân lập từ gà mắc Colibacillosis tại Đức có
mang gen PapC, không một chủng nào mang gen
eae. Delicato và cs (2003) [23] khi nghiên cứu 50
chủng E. coli từ gia cầm bệnh tại Brazil đã xác
định được tỷ lệ mang gen PapC chỉ chiếm 18,5%.
Trong khi đó, với 40 chủng E. coli phân lập từ
gia cầm bệnh tại Bỉ, Vandekerchove và cs (2004)
[54] đã xác định được 20% số chủng mang gen
PapC, không phát hiện được một chủng nào
mang gen eae. De Campos (2005) [22] nghiên
cứu các chủng E. coli phân lập được từ gà bị bại
huyết do E. coli tại Brazil đã xác định được số
chủng mang gen PapC là 25%. Tuy nhiên, kết
quả của nghiên cứu trên thấp hơn so với số liệu
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
22
đã được công bố bởi Stordeur và cs (2002) khi
phát hiện thấy chuỗi gen pap có mặt trong 91,3%
của 289 chủng E. coli phân lập từ gia cầm mắc
bệnh tại Bỉ.
Nghiên cứu về khả năng mang P fimbirae của
vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gia cầm, Janen và
cs, 2001 [39]; Ewers và Janen, 2005 [30], De
Campos, 2005 [22]; McPeakle và cs, 2005 [45]
chỉ xác định gen papC, trong khi đó, Delicato và
cs, 2003 [23]; Vandekerchove và cs (2005) [54]
xác định cả gen papC và papG. Ngoài ra, Janen
và cs, 2001 [39], Vandekerchove và cs, 2004
[54] đã tiến hành đánh giá sự có mặt của cả gen
eae của vi khuẩn E. coli.
Mối liên hệ mật thiết giữa đặc tính mang P
fimbiriae trong số các chủng APEC phân lập từ
gia cầm bệnh so với gia cầm khỏe, cũng như trong
cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli ở gia cầm
được nhiều nghiên cứu đề cập tới Van den Bosch
và cs, 1993 [55]). Kết quả tỷ lệ các chủng mang
gen PapC (53,28%) trong nghiên cứu, cùng với
một số các nghiên cứu khác ở trên và các nghiên
cứu của Ngeleka và cs (1996) [49], một lần nữa
khẳng định thêm vai trò của P fimbirae trong cơ
chế gây bệnh của các chủng APEC.
4.3.4. Kết quả xác định một số loại độc tố
Cho đến nay, loại độc tố nào có liên quan
trực tiếp và có vai trò quan trọng đối với độc lực
và khả năng gây bệnh của vi khuẩn APEC vẫn
còn là một bài toán chưa có lời giải đối với các
nhà khoa học. Nhiều nghiên cứu được tiến hành
và nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng hiện
mới chỉ có một số rất ít các báo cáo chứng minh
rằng các vi khuẩn thuộc nhóm APEC có khả
năng sản sinh độc tố (Dho-Moulin và
Fairbrother, 1999) [25].
Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo
sát các chủng E. coli phân lập được với 4 loại
gen quy định khả năng sản sinh độc tố được
thông báo là có khả năng xuất hiện trong số các
chủng APEC: yếu tố gây độc và hoại tử tế bào
loại 1, 2, độc tố Shiga 1, 2.
Bảng 4.10. Kết quả xác định một số gen liên quan đến độc tố của các chủng E. coli phân lập
được bằng phương pháp PCR
Yếu tố
độc lực
Gen xác
định
Mã hóa protein
Kết quả
Số chủng dương tính/Số
chủng kiểm tra
Tỷ lệ
%
Độc tố
Cnf1 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1 0/122 0
Cnf2 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 2 30/122 24,59
Stx1 Độc tố Shiga 1 6/122 4,92
Stx2 Độc tố Shiga 2 0/122 0
4.3.5. Tổng hợp các yếu tố độc lực có trong
các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh và
ngan khỏe
Chính do sự phức tạp trong yếu tố gây bệnh
của các chủng APEC và cơ chế gây bệnh ở gia
cầm nên nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát
các đặc tính của quần thể các vi khuẩn từ gia
cầm bệnh và gia cầm khỏe, để từ đó rút ra
những nhận xét và đánh giá khách quan nhất.
Ngoài 122 chủng E. coli phân lập từ các
ngan bị bệnh, chúng tôi cũng đã phân lập được
12 chủng từ các mẫu phân lấy từ lỗ huyệt của
các ngan khỏe để tiến hành khảo sát sự có mặt
của một số gen cần thiết, đồng thời phân tích
thống kê để so sánh giá trị P giữa hai quần thể
này. Kết quả trình bày ở bảng 3.15: Trong 13
loại gen được kiểm tra (FimA, FimH, PapC,
eae, IutA, IucA, Iss, Tsh, CvaC, Cnf1, Cnf2,
Stx1, Stx2) thì:
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
23
Bảng 4.11. Tỷ lệ các gen quy định một số yếu tố độc lực có trong các chủng E. coli
phân lập từ ngan bệnh và ngan khỏe
TT Tên yếu tố độc lực
Ký
hiệu
Ngan bệnh
(n=122)
Ngan khỏe
(n=12)
Giá trị PSố mẫu
dương
tính
Tỷ lệ
%
Số mẫu
dương
tính
Tỷ lệ
%
1
Các
yếu tố
bám
dính
F1 Fimbriae (protein
chính)
FimA 109 89,34 3 25,0 9,39
2
F1 Fimbriae (tiểu phần
bám dính)
FimH 30 24,59 0
3 P Fimbriae PapC 65 53,28 0
4
Protein Intimin (bám
dính và xâm nhập)
eae 6 4,92 0
5
Hệ
thống
thu
nhận
sắt
Yếu tố cảm thụ
aerobactin
IutA 112 91,80 3 25,0
2,4
6
Tổng hợp aerobactin IucA 98 80,33 3 25,0
2,19
7
Khả
năng
kháng
bổ thể
trong
huyết
thanh
Tăng khả năng sống
trong huyết thanh
Iss 84 68,85 2 16,67 0,000321
8
Ngưng kết hồng cầu tố
mẫn cảm nhiệt độ
Tsh 73 59,84 1 8,33 0,000618
9
Colicin V CvaC 87 71,31 2 16,67
0,000131
10
Độc tố
Yếu tố gây độc và hoại
tử tế bào loại 1
Cnf1 0 0 0
11
Yếu tố gây độc và hoại
tử tế bào loại 2
Cnf2 30 24,59 0
12 Độc tố Shiga 1 Stx1 6 4,92 0
13 Độc tố Shiga 2 Stx2 0 0 0
+ Có 11/13 loại gen được phát hiện thấy
trong số các chủng E. coli từ ngan bệnh. Hai
loại gen không được phát hiện thấy trong bất
cứ chủng nào trong số 122 chủng từ ngan bệnh
được kiểm tra là Cnf1 và Stx2.
+ Trong khi đó, chỉ 6/13 loại gen được phát
hiện thấy trong số các chủng E. coli phân lập từ
ngan khỏe, là các gen FimA, IutA, IucA, Iss,
Tsh và CvaC. Có 7 loại gen không được phát
hiện thấy là FimH, PapC, eae, Cnf1, Cnf2, Stx1
và Stx2.
+ Đối với ba loại gen là FimA, IutA và IucA
thì không có sự khác biệt rõ rệt giữa các chủng
từ ngan bệnh và ngan khỏe (P>0,05), trong khi
đó, cả 3 gen có liên quan tới khả năng kháng
bổ thể trong huyết thanh là Iss, Tsh và CvaC ở
các chủng từ ngan bệnh cao hơn nhiều so với
từ ngan khỏe (P<0,05).
Như vậy, 8 loại gen có sự khác biệt rõ rệt giữa
ngan bệnh và ngan khỏe, đó là 5 gen chỉ phát
hiện thấy ở các chủng từ ngan bệnh, mà không có
mặt trong các chủng từ ngan khỏe (FimH, PapC,
eae, Cnf2 và Stx1) và 3 gen (Iss, Tsh và CvaC)
với tỷ lệ cao hơn hẳn từ các ngan bệnh.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
24
Kết quả trên tương đương với kết quả
nghiên cứu của Rodriguez-Siek và cs (2005)
[53] khi xác định được tỷ lệ gen IutA trên E.
coli từ gà bệnh là 81,2%, nhưng ở gà khỏe là
25,9%; tỷ lệ các gen CvaC, Tsh và Iss ở E. coli
từ gà bệnh là 67,4%; 62,5% và 82,7%, có sự
khác biệt với các gen này từ gà khỏe là 9,6%;
41,3% và 18,3% (P<0,05).
Tương tự, kết quả nghiên cứu của McPeake
và cs (2005) [45] về các gen Iss và CvaC của 114
chủng E. coli phân lập từ gà bệnh và gà khỏe là
72,8%; 99,1% so với 17,8% và 82,2% (P<0,05),
nhưng khác ở kết quả nghiên cứu về gen Tsh
giữa gà bệnh và gà khỏe là 93,9% và 93,3%
(P>0,05). Vandekechove và cs (2005) [54] cũng
nhận xét tương tự với các gen Iss, Tsh và CvaC
từ gà bệnh và gà khỏe với các giá trị P<0,001.
4.3.6. Kết quả xác định serotyp của các chủng
vi khuẩn E. coli phân lập được
Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O
của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ
ngan bệnh, xác định được serotyp của 106
chủng thuộc về 13 loại kháng nguyên O, trong
đó số chủng thuộc O8 chiếm tỷ lệ cao nhất
(21,3%), tiếp đến là O169 (16,4%), O115
(14,8%), O143 (11,5%), O1 (4,1%), O15
(3,3%), O63, O119, O125, O144, O157, O167
(2,5%) và O152 (0,8%). Có 16 chủng (13,1%)
không thể xác định được serotyp với 9 nhóm
huyết thanh đa giá đã sử dụng. Một điều đáng
lưu ý là không có chủng nào được phát hiện là
thuộc serotyp O2 hay O78.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên các
chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh tương
đương với nghiên cứu của Võ Thành Thìn và
cs (2008b) [8] đã công bố: số chủng E. coli
phân lập từ gà thuộc nhóm O8 chiếm tỷ lệ cao
nhất (10,42%), tiếp đến là O15 (8,33%), O115
(4,17%), riêng serotyp O2 chỉ chiếm 3,13%,
không có chủng nào thuộc O1 hoặc O78.
Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định serotyp O của các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được từ ngan bệnh
Gross (1994) [36] tổng kết: các chủng APEC
thường thuộc về một số nhóm serotyp nhất định
trong đó hay gặp nhất là O1, O2, O8, O15, O18,
O35, O78, O88, O109 và O115. Trong đó 3
serotyp O1, O2 và O78 thường xuyên phát hiện
nhất từ các chủng E. coli ở gia cầm bệnh tại hầu
khắp các nước trên thế giới, có thể chiếm tới 15-
61% tổng số chủng phân lập (Glantz và cs, 1962
[35], Dozois và cs, 1992 [26], Brenda và cs
(1993) [17], Blanco và cs, 1998 [16], Mellata và
4.1
21.3
3.3
2.5
14.8
2.52.5
11.5
2.5
0.8
2.5
2.5
16.4
13.1
O1
O8
O15
O63
O115
O119
O125
O143
O144
O152
O157
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
27
cs, 2003 [47], Masanori và cs, 2006 [44],
Francis Dziva và cs, 2008 [33]).
Kết hợp các kết quả nghiên cứu trên và của
Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] được tiến hành
tại Việt Nam cho thấy: các chủng vi khuẩn cũng
thuộc về nhóm các serotyp thường gặp, tuy
nhiên, O1, O2 và O78 đã từng được thông báo
với các tỷ lệ cao ở nhiều nước trên thế giới lại
không phải là các nhóm phổ biến nhất gây bệnh
cho ngan và gà nuôi tại Việt Nam. Kết quả của
nghiên cứu này, một lần nữa đã bổ sung thêm
các thông tin hữu ích về đặc điểm dịch tễ của vi
khuẩn E. coli đang lưu hành, gây bệnh cho ngan
và gà tại Việt Nam.
4.3.7. Mối liên quan giữa serotyp O và tổ
hợp của các yếu tố gây bệnh
Có 29 loại tổ hợp gen đã được xác định trong
số 122 chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh. Mỗi
chủng có thể mang từ 2 đến 9 loại gen, trong đó
3 loại tổ hợp gen là
FimA/PapC/IutA/IucA/CvaC/Tsh/Iss (số thứ tự
11); FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh (số thứ tự 19);
và FimA/IutA/IucA/CvaC/Iss (số thứ tự 20)
chiếm tỷ lệ cao nhất (8/122 chủng, chiếm 6,6%).
Tổ hợp FimH/IucA chiếm tỷ lệ thấp nhất (1
chủng, chiếm 0,8%).
Ngoài ra, khi xem xét tới mối tương quan của
chúng với các serotyp kháng nguyên O thì thấy
có tới 43 loại tổ hợp khác nhau, trong đó phổ
biến nhất là các chủng thuộc serotyp O8 mang
gen FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh và
FimA/IutA/IucA (5 chủng, chiếm 4,1%).
Điều này chứng tỏ một thực tế rằng ngay bản
thân trong cơ thể ngan khỏe hoặc môi trường
xung quanh chuồng nuôi vẫn thường xuyên có
thể tồn tại các chủng E. coli có độc lực, nhưng
có thể chỉ ở số lượng ít hoặc do ngan có sức đề
kháng tốt nên bệnh không phát ra, nhưng một
khi có sự tác động của các yếu tố bất lợi cho
ngan như thay đổi thời tiết, vận chuyển, sau khi
tiêm vắc - xin, ngan mắc bệnh khác…, làm giảm
sức đề kháng của ngan, cân bằng sinh học giữa
cơ thể và môi sinh bị mất đi, khi đó các chủng
E. coli độc sẽ tăng nhanh về số lượng và độc lực
để gây bệnh.
Nghiên cứu về sự đa dạng của kiểu hình và
kiểu gen của các chủng vi khuẩn E. coli từ gia
cầm bệnh và khỏe, rất nhiều nghiên cứu đã
khẳng định về sự phong phú của chúng trong
các nghiên cứu khác nhau, cũng như có tính
chất thay đổi tùy theo vùng địa lý (Janen và cs,
2001 [39], Delicato và cs, 2003 [23], Ewers và
cs, 2004 [31], Vandekerchove và cs, 2005 [54]).
Những kết quả của nghiên cứu này trên các
chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh ở Việt
Nam, một lần nữa đã khẳng định vai trò vi
khuẩn E. coli gây Colibacillosis trên ngan.
Ngoài ra, những thông tin thu được từ nghiên
cứu này là những dữ liệu dịch tễ quan trọng, làm
cơ sở cho các biện pháp phòng và chống bệnh ở
gia cầm.
3.3.8. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên
phôi trứng
Trong số 12 chủng vi khuẩn dùng gây bệnh
thực nghiệm:
+ 10 chủng vi khuẩn (E-N12, E-N17, E-N21,
E-N27, E-N35, E-N36, E-N47, E-N62, E-N63,
E-NK2) có mang tổ hợp các yếu tố gây bệnh
khác nhau (từ 5 đến 9 yếu tố gây bệnh), được
phân lập từ các ngan mắc bệnh và thuộc về một
số serotyp gây bệnh nhất định (O1, O8, O15,
O115 và O143).
+ Chủng E-G163 có mang 8 yếu tố gây bệnh
(chưa xác định được serotyp), được phân lập từ
gà mắc bệnh.
+ Chủng E-R được phân lập từ phân của
ngan khỏe, không chứa gen liên quan đến yếu tố
độc lực và không xác định được serotyp.
Kết quả cho thấy sau khi gây nhiễm với liều
0,2 ml canh trùng pha loãng ở nồng độ 10-6
/phôi
(~400-450 VK/phôi) vào xoang niệu mô của các
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
28
phôi trứng thì thấy toàn bộ (100%) các phôi
trứng ngan, vịt và gà được gây nhiễm đều bị
chết ở các thời điểm khác nhau.
Đối với phôi ngan và vịt: cả 10 chủng có
nguồn gốc từ ngan bệnh và 1 chủng E-G163 có
nguồn gốc từ gà bệnh đều gây chết phôi trong
thời gian rất ngắn, sớm nhất là 1 ngày (20-24
giờ) và muộn nhất là 5 ngày sau khi gây nhiễm.
Phôi ngan sau khi tiêm, có 3 chủng gây chết
phôi 100 % sớm từ 1 – 3 ngày, gồm chủng E-
N35, E-N47, E-N62; ngày thứ I, II, III, IV, V
tổng số phôi chết lần lượt là 6 (10,91%), 12
(21,82%), 19 (34,55%), 10 (18,18%) và 8
(14,55%).
Phôi vịt chỉ có 2 chủng gây chết phôi 100%
sớm từ 1-3 ngày, là E-N27 và E-N35; các chủng
còn lại gây chết phôi từ 1-5 ngày; tổng số phôi
chết theo từng ngày thứ I, II, III, IV, V là 3
(5,45%), 19 (34,55%), 21 (38,18%), 8 (14,55%)
và 4 (7,27%).
Như vậy phôi vịt chết cao nhất vào ngày thứ
2, 3 sau khi tiêm.
Đối với phôi gà: các chủng phân lập được từ
ngan có thời gian gây chết phôi chậm hơn, rải
rác từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9 sau khi gây
nhiễm.
Số lượng phôi chết tập trung chủ yếu ở ngày
thứ 1 (27,27%) và thứ 2 (16,36%) sau khi tiêm;
các ngày sau chết rải rác: ngày thứ 3 là 3 phôi
(5,45%); ngày thứ 4 là 5 phôi (9,1%); ngày thứ
5, 6, 7, 8, 9 lần lượt là 2 (3,63%), 7 (12,73%), 6
(10,91%), 2 (3,63%), 2 (3,63%). Riêng 2 chủng
(E-N36, E-N63) còn gây chết phôi ở ngày thứ
10 sau khi tiêm, tức là ngày gà con sắp nở (19
ngày ấp), các gà con đã mổ vỏ nhưng vẫn chết
tắc. Chủng E-G163 cũng gây chết phôi nhanh,
tại ngày thứ 1 (60%), ngày thứ 7 và 8 (20%) sau
khi gây nhiễm. Có 3 chủng E-N35, E-N47 và E-
N62 gây chết phôi 100% ngay từ ngày 1-2 sau
khi tiêm.
Đối với cả 3 lô thí nghiệm (phôi trứng ngan,
vịt và gà) thì chủng E-R đều không gây chết bất
kỳ một phôi nào được tiêm. Các trứng ngan, vịt
và gà được tiêm vẫn nở thành con, lần lượt ở
các ngày thứ 33 - 34, 27 - 28 và 20 -21.
Các phôi chết, khi mổ ra đều thấy toàn bộ bề
mặt da ngoài bị xuất huyết thành từng đám rất
nặng. Thời gian phôi chết càng chậm thì xuất
huyết (thể hiện bằng diện tích xuất huyết trên bề
mặt da) càng giảm dần. Khi mổ khám và kiểm
tra bệnh tích các phôi thấy toàn bộ các cơ quan
phủ tạng bên trong (tim, phổi, gan, dạ dày, ruột)
cũng bị xuất huyết thành từng đám.
Khi phân tích thống kê cho kết quả: không có
sự khác biệt giữa các chủng có nguồn gốc từ
ngan hay từ gà (P>0,05) về số lượng các phôi bị
chết, có sự khác biệt rõ ràng giữa các chủng từ
ngan, gà bệnh với chủng từ ngan khỏe về số
lượng các phôi bị chết (P<0,05).
Khả năng gây chết phôi của các chủng vi
khuẩn được kiểm tra, thể hiện bằng khả năng
gây chết cả 3 loại phôi là ngan, vịt và gà, so với
khả năng không gây chết phôi của chủng vi
khuẩn E-R trong nghiên cứu này, đã chứng
minh mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố độc
lực có mang trong các chủng vi khuẩn này và
đặc tính gây chết phôi, không những đối với vật
chủ chính (ngan), mà còn với các vật chủ khác
có khả năng cảm thụ (vịt và gà).
Mặc dù chưa có điều kiện để gây bệnh thực
nghiệm trên gia cầm sống, nhưng các kết quả
của nghiên cứu này cũng đã cho phép khẳng
định chính các chủng vi khuẩn E. coli và độc tố
của chúng là nguyên nhân chính gây ra
Colibacillosis và làm chết những ngan mắc bệnh
và các triệu chứng, bệnh tích đã miêu tả ở trên
là cơ sở cho chẩn đoán bệnh. Các nghiên cứu
tiếp theo là cần thiết nhằm tìm ra các biện pháp
cần thiết cho việc phòng và trị Colibacillosis
cho ngan.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
29
Sau đây là một số hình ảnh tiêm trứng và bệnh tích của các phôi chết:
Hình 4.20. Phôi gà chết sau khi tiêm 4 ngàyHình 4.19. Phôi gà chết sau khi tiêm 2 ngày
Hình 4.17. Tiêm canh trùng của vi khuẩn
E. coli vào phôi trứng
Hình 4.18. Tiếp tục ấp trứng sau khi tiêm
Hình 4.21. Phôi gà chết sau khi tiêm 7 ngày
Hình 4.22. Phôi gà chết sau khi tiêm 10 ngày
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
32
(Ảnh chụp tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y)
Hình 4.23. Phôi vịt chết sau khi tiêm
1 ngày
Hình 4.24. Phôi vịt chết sau khi tiêm 2 ngày
Hình ảnh 4.25. Phôi ngan chết sau khi
tiêm 1 ngày
Hình 4.26. Phôi ngan chết sau khi tiêm
2 ngày
Hình 4.27. Phôi ngan chết sau khi tiêm
4 ngày
Hình 4.29. Phôi ngan chết sau khi tiêm
5 ngày
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
29
4.3.9. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn
phân lập được
Để lựa chọn các loại thuốc kháng sinh phù hợp, giúp cho công tác điều trị bệnh được hiệu quả,
trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát khả năng mẫn cảm và kháng
kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được với 14 loại kháng sinh. Kết quả trình bày
ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn E. coli phân lập được
TT Loại kháng sinh
Kết quả (n=122)
Mẫn cảm Kháng
Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ %
1 Amikacin (30 g) 50 40,98 72 59,12
2 Amoxycillin (25 g) 40 32,79 82 67,21
3 Ampicillin (10 g) 0 0 122 100,0
4 Apramycin (15 g) 4 3,28 118 96,72
5 Ceftriaxon (5 g) 122 100,0 0 0
6 Colistin (10 g) 35 28,69 87 71,31
7 Doxycyclin (30g) 29 23,77 93 76,23
8 Enrofloxacin (5 g) 25 20,49 97 79,51
9 Gentamicine (10 g) 54 44,26 68 55,74
10 Neomycin (30 g) 14 11,48 108 88,52
11 Nofloxacin (10 g) 15 12,29 107 87,71
12 Ceftiofur (30 g) 0 0 122 100,0
13 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim (25 g) 20 16,39 102 83,61
14 Tetracycline (30 g) 0 0 122 100,0
Bảng 4.12 cho thấy: Nhìn chung, tỷ lệ mẫn
cảm của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập
được với 14 loại kháng sinh là khá thấp. Ngoại
trừ, Ceftriaxon – một loại kháng sinh thế hệ 3
thuộc nhóm Cephalosporin cho tỷ lệ mẫn cảm
cao là 100%, các loại kháng sinh còn lại đều đã
kháng với tỷ lệ từ 60-100%.
+ Các chủng vi khuẩn E. coli đã kháng lại
hoàn toàn (100%) với ba loại kháng sinh là
Ampicillin, Ceftiofur và Tetracycline.
+ Hầu hết các loại kháng sinh thuộc nhóm
β-Lactam (Amoxycillin, Ampicillin) và
Aminoglycosides (Amikacin, Apramycin,
Gentamicin, Neomycin) hiện đang được sử
dụng khá phổ biến trong thú y thì đều đã có từ
55,74 - 96,72% số chủng kháng.
+ Đặc biệt hai loại kháng sinh thuộc nhóm
Quinolon là Enrofloxacin và Norfloxacin mới
được đưa vào sử dụng điều trị các bệnh cho
động vật trong thời gian gần đây cũng đã có tới
79,51% và 87,71% số chủng kháng lại.
Những số liệu thu được là sự báo động về
tình trạng sử dụng kháng sinh không có sự
kiểm soát hiện nay trong chăn nuôi gia cầm,
đồng thời cũng thống nhất với các nghiên cứu
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
32
mới được công bố gần đây với các công trình
nghiên cứu trong nước.
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các
chủng E. coli phân lập từ bệnh phân trắng lợn
con, tác giả Lê Văn Tạo (1993) [6] đã kết luận:
Vi khuẩn E. coli nhận được bằng di truyền dọc
và ngang qua plasmid. Do vậy, việc nghiên cứu
khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn không
còn đơn thuần là việc lựa chọn kháng sinh mẫn
cảm để điều trị bệnh do E. coli gây ra mà là
nghiên cứu một yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
này.
Trong nhiều năm nghiên cứu, Phạm Khắc
Hiếu và cs (1999) [5] đã tìm thấy chủng E. coli
kháng lại 11 kháng sinh, đồng thời chứng minh
khả năng truyền tính kháng thuốc giữa E. coli
và Salmonella là di truyền plasmid.
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106
chủng E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị
tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Đỗ
Ngọc Thuý và cs (2002) [10] thu được kết quả:
Các chủng có xu hướng kháng mạnh với các
loại kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh:
Amoxicillin (76,42%), Chloramphenicol
(79,25%), Trimethroprim/Sulfamethoxazol
(80,19%), Streptomycin (88,68%), Tetracyclin
(97,17%).
Tô Liên Thu và cs (2004) [9] công bố: Các
vi khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được
từ thịt gà kháng lại các loại kháng sinh thông
thường như Streptomycin, Ampicilin,
Tetracycline, Chloramphenicol với tỷ lệ cao.
Một số kháng sinh như Getamicin, Neomycin,
Norfloxacin vẫn còn mẫn cảm mạnh với các
chủng Salmonella và E. coli phân lập được.
Lei Dai và cs (2008) [43] nghiên cứu 536
chủng E. coli về nồng độ ức chế tối thiểu
(MICs) đối với 8 loại kháng sinh. Kết quả cho
thấy: các loại kháng sinh có tỷ lệ kháng cao
như Ampicillin (80,2%), Doxycycline (75,0%)
và Enrofloxacin (67,5%), còn các thuốc có tỷ
lệ kháng thấp là Cephalothin (32,8%),
Cefazolin (17,0%) và Amikacin (6,5%).
Van den Bogaard và cs (2001) [55] công bố
sự lưu hành và mức độ kháng cao với hầu hết
tất cả các kháng sinh đã kiểm tra có tỷ lệ cao ở
gà nuôi thịt và gà tây, hơn ở gà đẻ. Điều đó cho
thấy việc dùng kháng sinh nhiều cho gà nuôi
thịt và gà tây rõ ràng là có ảnh hưởng đến sự
lưu hành và tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn.
Elisabete Machado và cs (2008) [29] tiến
hành khám phá tính đa dạng của integron và
các β-lactam quang phổ rộng (ESBLs) có trong
Enterobacteriaceae có nguồn gốc từ gà và lợn
tại Bồ Đào Nha và phân tích sự liên quan giữa
những mẫu sinh ESBLs nguồn gốc từ người và
vật nuôi. Những nghiên cứu gần đây cũng cảnh
báo sự có mặt rộng rãi của integron và ESBLs
trong vi khuẩn được phát hiện từ thức ăn có
nguồn gốc động vật ở các nước khác nhau. Số
lượng các ESBLs ngày càng tăng được nhận
dạng ở các vi khuẩn trên người có liên quan
đến bệnh viện và cộng đồng châu Âu cũng
được phát hiện ở gia súc (Brinas và cs, 2003
[18]; Costa D và cs, 2006 [21]).
Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn E. coli, các tác giả đều thống nhất: Sự
quen thuốc của vi khuẩn E. coli có chiều hướng
tăng theo thời gian sử dụng. Nguyên nhân của
hiện tượng kháng thuốc là do cách sử dụng
không đúng kỹ thuật của con người và vì gen
sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong
plasmid R (Resistance). Plasmid này có thể di
truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả quần
thể vi khuẩn thích hợp. Vì vậy cần phải có một
chiến lược sử dụng thuốc kháng sinh trong
chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời
hiện tượng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới
con người và môi sinh.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
32
Hình 4. 29, 30, 31, 32. Khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh
của vi khuẩn E. coli phân lập được từ các ngan bệnh
(Ảnh chụp các thí nghiệm tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y)
4.4. Thử nghiệm phòng và điều trị
Colibacillosis cho ngan
4.4.1. Thử nghiệm điều trị Colibacillosis
cho ngan
Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị
bệnh cần thiết phải có giải pháp cụ thể để hạn
chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây
bệnh. Điều kiện thực tế hiện nay, trên thị
trường thuốc thú y vẫn chưa có các loại chế
phẩm chứa một số loại kháng sinh mới như:
Ceftriaxon, Amikacin, Apramycin dùng cho
vật nuôi, còn Ceftiaxone, mặc dù các chủng vi
khuẩn được kiểm tra mẫn cảm mạnh (100%),
nhưng là kháng sinh chỉ dùng điều trị trong
nhân y, nên không thể sử dụng các loại kháng
sinh đã nêu ở trên để điều trị thực nghiệm.
Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tế sản
xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính
chất thông dụng, giá thành hợp lý và có hiệu
quả, do đó chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3
loại thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường
để dùng cho 3 phác đồ là: Gentadox, Octamix
và Gentacostrim. Các loại thuốc tăng cường
sức đề kháng, vitamin tổng hợp, các chất điện
giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở
cả 3 phác đồ là: Bột điện giải, ADE B-
Complex, Glucose 30% Plus vitamin C.
Các ngan nuôi thịt hoặc ngan nuôi sinh sản
có biểu hiện nghi Colibacillosis được chia
thành 4 lô. Kết quả điều trị qua 3 đợt với 100
ngan nuôi thịt ở 4 – 6 tuần tuổi có các triệu
chứng điển hình của Colibacillosis được trình
bày ở bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh cho
ngan nuôi thịt nghi mắc Colibacillosis như
sau:
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
29
Bảng 4.13. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi thịt mắc Colibacillosis
Đợt
TN
Lô
TN
Tên thuốc dùng
Số
lượng
ngan
Số ngan khỏi
bệnh
(Tỷ lệ %)
Số ngan chết,
loại do bệnh
(Tỷ lệ %)
Khối lượng trung
bình khi xuất bán
(X ± mx) (kg/con)
1
1 Gentadox 30 25 (83,33) 5 (16,67) 2,655 ± 0,051
2 Gentacostrim 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,580 ± 0,063
3 Octamix 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,585 ± 0,045
4 Không dùng 30 12 (40,00) 18 (60,00) 2,370 ± 0,077
2
1 Gentadox 20 16 (80,00) 4 (20,00) 2,580 ± 0,087
2 Gentacostrim 20 13 (65,00) 7 (35,00) 2,575 ± 0,082
3 Octamix 20 12 (60,00) 8 (40,00) 2,580 ± 0,095
4 Không dùng 20 8 (40,00) 12 (60,00) 2,455 ± 0,165
3
1 Gentadox 50 42 (84,00) 8 (16,00) 2,615 ± 0,038
2 Gentacostrim 50 40 (80,00) 10 (20,00) 2,565 ± 0,052
3 Octamix 50 39 (78,00) 11 (22,00) 2,570 ± 0,053
4 Không dùng 50 23 (46,00) 27 (54,00) 2,475 ± 0,072
Tổng
hợp
1 Gentadox 100 83 (83,00) 17 (17,00) 2,620 ± 0,029
2 Gentacostrim 100 76 (76,00) 24 (24,00) 2,570 ± 0,035
3 Octamix 100 74 (74,00) 26 (26,00) 2,580 ± 0,037
4 Không dùng 100 43 (43,00) 57 (57,00) 2,442 ± 0,056
+ Với 3 phác đồ điều trị bệnh, tỷ lệ khỏi
bệnh của các lô thí nghiệm từ 74-83%, tỷ lệ
ngan chết do bệnh từ 17 – 26% và có sự khác
biệt rõ rệt với lô đối chứng (chỉ có 43% được
nuôi sống) (P<0,05).
+ Nhìn chung, lô dùng Gentadox có tỷ lệ
điều trị khỏi bệnh cao nhất (80-84%), tăng khối
lượng tốt nhất và sai số của khối lượng trung
bình cũng thấp nhất, tiếp theo là các lô dùng
Gentacostrim (65-80%) và Octamix (60-78%).
+ Tuy nhiên, sau quá trình điều trị ở cả lô
điều trị và lô không điều trị đều có những con
còi cọc, yếu chân, và đều ảnh hưởng đến khả
năng tăng khối lượng. Khi phân tích thống kê,
kết quả sai số trung bình ở lô đối chứng là cao
nhất (0,056). Trong thực tế, các đàn ngan nuôi
thịt mắc Colibacillosis nuôi trong điều kiện vệ
sinh kém, khi điều trị bệnh không cải thiện
được môi trường, không tăng cường chăm sóc
nuôi dưỡng và bổ sung điện giải, vitamin,
glucoza, thì tỷ lệ chết có thể trên 70 %.
Kết quả điều trị bệnh cho ngan nuôi sinh sản
mắc Colibacillosis như sau:
Sau 3 đợt điều trị bệnh, lô dùng Gentadox
có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (85-90%),
tiếp theo là các lô dùng Gentacostrim (80,00-
83,33%), Octamix (80,00-82,50%) và có sự
khác biệt rõ rệt với tỷ lệ khỏi bệnh ở lô đối
chứng (55,00-62,50%) (P<0,05).
Trong các đàn ngan nuôi sinh sản, một số
đàn mắc bệnh ở giai đoạn 30 - 32 tuần tuổi
(thời điểm ngan có tỷ lệ đẻ đang tăng), khi mắc
bệnh, tỷ lệ đẻ giảm ở tất cả các lô thí nghiệm
và lô đối chứng, sau khi ngan khỏi bệnh 10 –
15 ngày, tỷ lệ đẻ tăng dần trở lại, các lô có tỷ lệ
đẻ tương tự nhau.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
29
Bảng 4.14. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi sinh sản mắc Colibacillosis
Đợt TN Lô TN Tên thuốc dùng
Số lượng
ngan
Số ngan chết và loại
do bệnh (Tỷ Lệ %)
Số ngan khỏi bệnh
(Tỷ lệ %)
1
1 Gentadox 40 5 (12,5) 35 (87,50)
2 Gentacostrim 40 7 (17,5) 33 (82,50)
3 Octamix 40 7 (17,5) 33 (82,50)
4 Không dùng 40 15 (37,5) 25 (62,50)
2
1 Gentadox 30 3 (10,0) 27 (90,00)
2 Gentacostrim 30 5 (16,67) 25 (83,33)
3 Octamix 30 6 (20,0) 24 (80,00)
4 Không dùng 30 13 (43,37) 17 (56,67)
3
1 Gentadox 20 3 (15,0) 17 (85,00)
2 Gentacostrim 20 4 (20) 16 (80,00)
3 Octamix 20 4 (20) 16 (80,00)
4 Không dùng 20 9 (45) 11 (55,00)
Tổng hợp
1 Gentadox 90 11 (12,22) 79 (87,78)
2 Gentacostrim 90 19 (21,11) 74 (82,22)
3 Octamix 90 18 (20,00) 73 (81,11)
4 Không dùng 90 47 (41,11) 53 (58,89)
Như vậy, để điều trị Colibacillosis cho ngan,
có thể dùng một trong ba loại thuốc nói trên,
phác đồ dùng Gentadox có hiệu quả điều trị cao
nhất. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại
thuốc như: chất điện giải cho uống để bù nước
và lượng ion Cl-, Na+, HCO3- bị mất đi do tiêu
chảy; ADE B-Complex là thuốc tổng hợp các
loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng
cường sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình
tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu trương làm
tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích
đông máu, điều hoà nước trong cơ thể, tăng
cường chức năng gan, kích thích quá trình trao
đổi chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng,
chống nhiễm độc, tự nhiễm độc. Việc phối hợp
kháng sinh với vitamin để nâng cao sức đề kháng
và giảm một số tác dụng phụ của kháng sinh.
4.4.2. Thử nghiệm phòng bệnh cho ngan
bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon
Trong thực tế chăn nuôi ngan hiện nay, bên
cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, việc chủ
động phòng bệnh bằng các axit hữu cơ hoặc chế
phẩm sinh học là rất cần thiết nhằm tăng sức đề
kháng không đặc hiệu cho ngan, giảm khả năng
mẫn cảm với mầm bệnh, ngoài ra còn có tác
dụng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm
ảnh hưởng của các tác động stress do đó tăng
năng suất chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành thử
nghiệm phòng bệnh cho ngan bằng chế phẩm
Lactobac C và Lee mencon.
Bảng 4.15 tổng kết các kết quả thu được sau
3 lần lặp lại trên các đàn ngan nuôi lấy thịt. Kết
quả cho thấy: Trong cả 3 đợt thí nghiệm:
+ Đợt 1: cả 3 lô đều không con ngan nào có
biểu hiện Colibacillosis, tuy nhiên tỷ lệ nuôi
sống đến cuối kỳ ở lô 1 và lô 3 chỉ là 94%, có
6% ngan chết do nguyên nhân khác như: bị kẹp
bởi máng ăn hoặc bị chuột cắn. Khi phân tích
thống kê, sai số trung bình của lô 3 là cao nhất
(0,040).
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt
29
Bảng 4.15. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi thịt bằng chế phẩm
Lactobac C và Lee mencon
Đợt TN
Lô
TN
Tên chế phẩm
Số lượng
ngan (con)
Tỷ lệ chết
do bệnh
(%)
Tỷ lệ nuôi
sống (%)
Khối lượng trung
bình khi xuất bán
(X ± mx) (kg/con)
1 Lactobac C 50 0 94 2,775 ± 0,028
1 2 Lee mencon 50 0 100 2,853 ± 0,017
3 Không dùng 50 0 94 2,697 ± 0,040
1 Lactobac C 50 0 94 2,707 ± 0,030
2 2 Lee mencon 50 0 98 2,753 ± 0,028
3 Không dùng 50 16 82 2,541 ± 0,045
1 Lactobac C 50 0 96 2,715 ± 0,029
3 2 Lee mencon 50 0 98 2,810 ± 0,031
3 Không dùng 50 20 76 2,515 ± 0,050
Tổng
hợp
1 Lactobac C 150 0 94,67 2,732 ± 0,017
2 Lee mencon 150 0 98,67 2,802 ± 0,015
3 Không dùng 150 12 84 2,584 ± 0,028
+ Đợt 2: Mặc dù tỷ lệ nuôi sống ở lô 1 là
94%, lô 2 là 98%, nhưng cũng không có ngan
nào có biểu hiện của Colibacillosis, trong khi
đó, ở lô đối chứng có tới 6,5% có biểu hiện
thể bệnh đường tiêu hóa của Colibacillosis,
nhưng do được điều trị ngay nên chỉ có 16%
ngan bị chết (tổng số chết là 18%, trong đó
2% chết do cơ học), số còn lại sau khi khỏi
bệnh cũng chậm lớn hơn, khối lượng trung
bình khi xuất bán là 2,541 kg/con, sai số trung
bình là cao nhất (0,045).
+ Đợt 3: Các ngan ở lô đối chứng cũng bị
mắc bệnh ở thể đường tiêu hóa (7,1%), mặc
dù cũng phát hiện sớm và điều trị kịp thời
nhưng tỷ lệ chết vẫn lên đến 20% (còn 4%
chết do nguyên nhân khác) và những con khỏi
bệnh khi xuất bán chỉ đạt trung bình 2,515
kg/con, sai số trung bình cao nhất (0,050). Các
ngan ở lô 1 và lô 2 có tỷ lệ nuôi sống cao, từ
96-98%, sai số trung bình là 0,029 và 0,031.
Như vậy, có thể thấy, lô đối chứng (không
dùng Lactobac C hoặc Lee mencon) có tỷ lệ
nuôi sống và khả năng tăng khối lượng thấp
hơn hẳn so với các lô thí nghiệm (P<0,05).
Đặc biệt, trong thành phần của Lee mencon có
chứa vi khuẩn Streptococcus và Bacillus (có
khả năng sản sinh axit lactic), đó là các vi
khuẩn sống nên có thể tồn tại và phát triển
trong đường tiêu hóa của ngan, làm kìm hãm
sự phát triển của các vi khuẩn có hại, làm tăng
khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ngoài ra
còn có tác dụng khử khí độc chuồng nuôi, do
đó các lô thí nghiệm dùng Lee mencon có tỷ
lệ nuôi sống và khả năng tăng khối lượng là
cao nhất (P< 0,05).
Kết quả theo dõi trên các đàn ngan nuôi
sinh sản thí nghiệm từ lúc mới nở cho đến hết
7 tháng đẻ (28 tuần đẻ) trình bày ở bảng 4.16.
+ Nhìn chung, tỷ lệ ngan ở lô 2 (dùng Lee
mencon) cho tỷ lệ đẻ là cao nhất 61,86%,
đồng thời chất lượng trứng giống tốt nên tỷ lệ
nở cũng cao nhất (82,99%). Ở lô đối chứng có
tỷ lệ đẻ và tỷ lệ nở thấp nhất (57,65 và
79,46%), đặc biệt là tỷ lệ chết do
Colibacillosis là 5% trong khi ở 2 lô thí
nghiệm là 0%.
Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 
32
+ Ngoài ra, các ngan ở lô đối chứng có tỷ lệ
biểu hiện triệu chứng của Colibacillosis (giảm
đẻ, trứng kỳ hình) là 4-7% (trung bình là
5,67%) trong khi đó ngan ở các lô thí nghiệm
không có các triệu chứng trên.
Bảng 4.16. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi sinh sản
bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon
Đợt
TN
Lô
TN
Tên chế
phẩm
Số lượng ngan
(con)
Tỷ lệ ngan chết
do bệnh
Tỷ lệ đẻ
(%)
Tỷ lệ nở/tổng
trứng (%)
1 Lactobac C 100 0 60,83 82,15
1 2 Lee mencon 100 0 61,45 83,14
3 Không dùng 100 5 57,24 80,12
1 Lactobac C 100 0 61,12 81,75
2 2 Lee mencon 100 0 62,37 82,88
3 Không dùng 100 4 58,16 79,12
1 Lactobac C 100 0 60,95 81,56
3 2 Lee mencon 100 0 61,77 82,95
3 Không dùng 100 6 57,55 79,15
Tổng
hợp
1 Lactobac C 300 0 60,97 81,82
2 Lee mencon 300 0 61,86 82,99
3 Không dùng 300 5 57,65 79,46
Tác dụng của các loại axit hữu cơ hoặc chế
phẩm sinh học với hiệu quả chăn nuôi (tăng tỷ
lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ bệnh, tăng khối lượng
cơ thể, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, ....) là do: Các
axit hữu cơ tác động lên vi khuẩn E. coli theo
một số cơ chế sau đây: ức chế sự phát triển
của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn
đường ruột (eubiosis/dysbiosis), diệt vi khuẩn
gây bệnh, hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu các chất
dinh dưỡng; hoạt hóa pepsinogen, hỗ trợ tiêu
hóa protein, tăng độ hòa tan và hỗ trợ hấp thu
chất khoáng, đặc biệt vi khoáng, kích thích
ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều
bicarbonate và axit mật, giúp lipit trong thức
ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn, tăng tái tạo lớp tế
bào vi lông nhung (Vũ Duy Giảng, 2007) [3].
Còn các chế phẩm sinh học (probiotic) có
cơ chế tác dụng: vi khuẩn probiotic sản sinh
một số chất như bacteriocins, nicin, lysozyme,
lactoperoxidase, axit lactic, axit béo chuỗi
ngắn… có tác dụng tiêu diệt hay ức chế vi
khuẩn có hại, duy trì eubiosis (Trần Quốc
Việt, 2008) [11]. Các vi khuẩn probiotics có
khả năng tổng hợp vitamin (axit folic, niacin,
riboflavin, vitamin B6 & B12), làm cải thiện
tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng như protein và
lipid, nâng cao đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và
không đặc hiệu bằng cách hoạt hóa đại thực
bào (macrophages), tăng mức cytokines, tăng
hoạt tính tế bào killer tự nhiên, tăng mức
immunoglobins, giảm nhẹ triệu chứng không
dung nạp lactose do vi khuẩn probiotics có
khả năng sản sinh enzyme lactase; giảm nhẹ
triệu chứng dị ứng; giảm tiêu chảy do sử dụng
kháng sinh trong thời gian dài (Patterson,
2003) [51].
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMai Hữu Phương
 
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂN
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂNBỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂN
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂNSoM
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfMan_Ebook
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cdkimqui91
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptEBOOKBKMT
 
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Dang Hoang Lam
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)Man_Ebook
 
lên men
lên menlên men
lên mentrietav
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfMan_Ebook
 
Gt cong nghe len men
Gt cong nghe len menGt cong nghe len men
Gt cong nghe len men01644356353
 

What's hot (20)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
 
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
 
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂN
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂNBỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂN
BỆNH GÂY RA BỞI THỨC ĂN
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
 
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
 
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
 
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩmVi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
 
Giáo trình giảng dạy môn Tin sinh học
Giáo trình giảng dạy môn Tin sinh họcGiáo trình giảng dạy môn Tin sinh học
Giáo trình giảng dạy môn Tin sinh học
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
 
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Tài liệu dùng cho đào tạo tiến sĩ)
 
lên men
lên menlên men
lên men
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
 
Dinh luong vsv
Dinh luong vsvDinh luong vsv
Dinh luong vsv
 
Gt cong nghe len men
Gt cong nghe len menGt cong nghe len men
Gt cong nghe len men
 

Similar to BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ_10192412052019

51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere
51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere
51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryherekimqui91
 
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...tcoco3199
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvanluom2
 
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libre
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-librevi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libre
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libreNguyễn Tới
 
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...jackjohn45
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.pptSuongSuong16
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ_10192412052019 (20)

Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
 Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
 
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợnĐặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
 
51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere
51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere
51587367 phan-tich-vi-sinh-thuc-pham-pgs-ts-le-thanh-mai-vinaebookchemistryhere
 
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
Luận Văn Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Ở L...
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdf
 
Sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người
Sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và ngườiSự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người
Sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người
 
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libre
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-librevi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libre
vi-sinh-vật-gay-bệnh-trong-thực-phẩm-libre
 
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...
Nghiên cứu đặc điểm bệnh học và cơ chế đa kháng thuốc của hai loài vi khuẩn e...
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
 
Điều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng bằng phác đồ XELOX
Điều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng bằng phác đồ XELOXĐiều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng bằng phác đồ XELOX
Điều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng bằng phác đồ XELOX
 
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...
Đề tài: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong ...
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
 
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
 
Luận án: Hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T trên bệnh nhân ung thư vú
Luận án: Hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T trên bệnh nhân ung thư vúLuận án: Hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T trên bệnh nhân ung thư vú
Luận án: Hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T trên bệnh nhân ung thư vú
 
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...
Đề tài: Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh n...
 
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...
đáNh giá mức độ ảnh hưởng của tảo haematococcus pluvialis lên sức đề kháng củ...
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ_10192412052019

  • 1. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  1 BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 03 – 2017
  • 2. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 2 BÖnh E.coli trªn ngan vµ biÖn ph¸p phßng, trÞ *** Phần I. Mở đầu 3 *** Phần II. Tổng quan nghiên cứu 4 2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về bệnh do E.coli (Colibacillosis) ở gia cầm 4 2.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gà tại Việt Nam 4 *** Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Nội dung nghiên cứu 5 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 5 3.4. Phương pháp nghiên cứu 6 *** Phần IV. Kết quả và thảo luận 8 4.1. Đặc điểm cơ bản của ngan nghi mắc Colibacillosis tại một số cơ sở ở Hà Nội, Hà Nam 8 4.2. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn E. coli từ các phủ tạng của những ngan nghi mắc Colibacillosis 17 4.3. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 19 4.4. Thử nghiệm phòng và điều trị Colibacillosis cho ngan 32 *** Phần V. Kết luận và Đề nghị 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Đề nghị 38 *** Tài liệu tham khảo 39 BÖnh E.coli trªn ngan vµ biÖn ph¸p phßng, trÞ Nguyễn Thị Liên Hương Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: NG¤ THẾ HI£N ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: NG¤ THẾ HI£N Biªn tËp: TrÇn Thanh HiÒn Tr×nh bµy: Lª Ph-¬ng Th¶o – Thanh T©m Tßa so¹n: Sè 2 Ngäc Hµ - Ba §×nh - Hµ Néi §iÖn tho¹i: 043.7332160 (309) - 043.8234841 (311) Email: pthongtin@mard.gov.vn Fax: (04) 38230381 Website: http://www.mard.gov.vn GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 31/GP - XBBT ngµy 02 th¸ng 06 n¨m 2006 In t¹i: X-ëng in Trung t©m Tin häc vµ Thèng kª - Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT
  • 3. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  3 PHẦN I. MỞ ĐẦU Chăn nuôi ngan ở nước ta đã có từ lâu và rất gắn bó với người nông dân. Một số vùng nông thôn, chăn nuôi ngan tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở các địa phương và nguồn nhân lực dư thừa, đồng thời góp phần đa dạng hóa vật nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm quý cho xã hội. Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng của người tiêu dùng, các sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng về số lượng mà phải đảm bảo chất lượng như ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, không nhiễm các độc tố, không tồn dư kháng sinh và nhiễm các vi sinh vật. Muốn có sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, ngoài việc làm tốt công tác giống, thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi, còn phải đặc biệt quan tâm đến quy trình thú y phòng bệnh, mà trước hết là phải luôn tăng cường công tác vệ sinh thú y và tuân thủ các quy trình phòng bệnh. Trong thực tế, nhiều người chăn nuôi còn ít hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi cũng như thú y phòng bệnh, ngoài ra, do môi trường sống nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng ngày càng bị ô nhiễm, tình hình dịch tễ ngày càng phức tạp nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng các sản phẩm chăn nuôi. Các bệnh do virus trên ngan như cúm gia cầm, dịch tả vịt là các bệnh nguy hiểm, làm thiệt hại kinh tế lớn, không chỉ cho chăn nuôi ngan mà còn cho các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, nếu tiến hành phòng bệnh bằng vacxin theo đúng quy trình và tăng cường công tác vệ sinh thú y phòng bệnh thì cũng sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất các thiệt hại do bệnh gây ra. Ngoài các bệnh quan trọng kể trên, các bệnh do vi khuẩn cũng thường xuyên xảy ra như Pasteurellosis, Salmonellosis, Colibacillosis, Mycoplasmosis... Đây cũng là các bệnh có tính truyền nhiễm cao và gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Trong số các bệnh này, Colibacillosis do vi khuẩn E. coli gây ra (hay còn gọi là bệnh trực khuẩn E. coli) là phổ biến nhất, gặp ở mọi nơi, mọi giống và mọi lứa tuổi của ngan, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện chăn nuôi kém, chuồng trại không hợp lý, công tác vệ sinh thú y kém, nuôi với mật độ đông, nền chuồng ẩm thấp hoặc có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe đàn ngan, gây tổn thất đáng kể cho chăn nuôi ngan. Để có thêm hiểu biết về căn nguyên gây bệnh này nhằm phục vụ công tác phòng và trị bệnh có hiệu quả, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu: “Bệnh E.coli trên ngan và biện pháp phòng, trị” PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về bệnh do E.coli (Colibacillosis) ở gia cầm Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm gây ra bởi vi khuẩn E. coli lần đầu tiên được David báo cáo năm 1938 và Twisselman năm 1939 (Gross, 1994) [36] - là một trong những bệnh thường gặp nhất và gây nên những thiệt hại đáng kể về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói chung
  • 4. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  5 (Kikuyasu Nakamura, 2000) [41]. Bệnh làm tăng tỷ lệ chết, giảm năng suất và tăng tỷ lệ loại thải (Barnes và cs, 2003) [14]. Bệnh có thể xảy ra ở gia cầm non, gia cầm đang lớn và cả ở đàn bố mẹ. Đây là bệnh có liên quan đến môi trường, có thể nguyên phát, có thể kế phát sau các bệnh nhiễm trùng khác như bệnh do virus hay công tác quản lý không tốt, gây ảnh hưởng đến đàn (Alastair Johnston, 2007) [12]. Các báo cáo gần đây ở Tây Âu đã chứng minh ảnh hưởng của E. coli gây bệnh trên gia cầm nuôi công nghiệp do mật độ chăn nuôi đông và môi trường bị ô nhiễm (Vandekerchove và cs, 2005 [54], Jordan và cs, 2005[40]). Colibacillosis xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, chủ yếu gây thiệt hại và gây chết ở gia cầm, phổ biến nhất là các thể bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết. Bệnh chính là nguyên nhân gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm (Ewers và cs, 2003) [30]. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn E. coli thường xuyên có mặt trong đường tiêu hoá gia cầm khoẻ. Ở gà, số lượng vi khuẩn có thể đạt tới 109 /1g phân, trong đó, 106 là vi khuẩn E. coli và 10-15% số đó thuộc các nhóm huyết thanh có khả năng gây bệnh. Phân và bụi ở trong chuồng nuôi gia cầm cũng là các nguồn tiềm tàng làm lây nhiễm các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã xác định được trong 1 g bụi ở chuồng nuôi gia cầm có thể chứa tới 106 vi khuẩn, bên cạnh đó còn có sự liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm huyết thanh của các chủng tìm thấy trong bụi và các chủng gây bệnh bại huyết cho gia cầm (Carlson và Whenham, 1968) [19]. Điều thú vị là những nhóm huyết thanh của các chủng gây bệnh ở gia cầm lại không hoàn toàn tương tự với các chủng tồn tại trong đường tiêu hóa của chúng. 2.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gà tại Việt Nam Hiện đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gà, lợn hoặc bê nghé đã được tiến hành trong nước. Tô Minh Châu và cs (2002) [2] phân lập và định typ vi khuẩn E. coli trên gà, trứng gà tại một số cơ sở chăn nuôi ở Thủ Đức và vùng lân cận, 3 serotyp được xác định là O1:K1, O2:K1, O78:K80. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy 63,16% các chủng E. coli mẫn cảm với Colistin, 55,27% với Gentamicin và 44,74% với Kanamycin. Gần đây, tác giả Võ Thành Thìn và cs (2008a) [7] ứng dụng phương pháp multiplex PCR để phát hiện khả năng tranh giành sắt của vi khuẩn E. coli gây bệnh trên gà phân lập được từ Khánh Hòa và Phú Yên. Nghiên cứu đã thiết lập được 4 phản ứng multiplex PCR (fhuA/iutA/iron; fyuA/fepA; chuA/ireA/fecA; fhuE/cir) dùng để phát hiện gen quy định sinh tổng hợp iron- receptor của 20 chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh trên gà. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn mang gen fhuA, iutA, iron, fyuA, fepA, fhuE, cir, ireA, fecA, chuA lần lượt là 50, 90, 75, 25, 100, 95, 95, 55, 45, và 45%. Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] cũng đã nghiên cứu một số yếu tố độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phân lập được. Trong 96 chủng E. coli phân lập được, bằng phản ứng ngưng kết với 25 loại kháng huyết thanh chuẩn, các chủng được xác định là thuộc 15 serotyp, trong đó O8 chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,42% tiếp là O15 chiếm 8,33%; O115 là 4,17%; O2, O5, O17, O83 là 3,13%; O6, O20, O103 là 2,08%; O9, O18, O88, O102, O132 là 1,04%; không có chủng nào thuộc O1 và O78. Xác định được 84/96 (85,9%) chủng có khả năng đề kháng mạnh với huyết thanh gà - là yếu tố quan trọng giúp vi khuẩn chủng APEC tồn tại và nhân lên trong máu. Xác định gen quy định yếu tố độc lực bằng phương pháp PCR: có 90/96 chủng (93,75%)
  • 5. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 6 mang kháng nguyên bám dính type 1, 10 chủng (10,42 %) mang kháng nguyên bám dính P, 15 chủng (15,63%) mang gen Tsh. Một số nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli Phạm Khắc Hiếu và cs (1995) [4], (1999) [5] tìm thấy chủng E. coli gây bệnh cho lợn kháng lại 11 loại kháng sinh, chứng minh được khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa vi khuẩn E. coli và Salmonella qua plasmid. Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Đỗ Ngọc Thuý và cs (2002) [10] thu được kết quả: Các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thông thường vẫn dùng để điều trị bệnh như: Amoxicillin (76,42%), Chloramphenicol (79,25%), Trimethoprim/Sulfamethoxazol (80,19%), Streptomycin (88,68%), Tetracyclin (97,17%). Có thể dùng Amikacin, Apramycin hay Ceftiofur để điều trị cho lợn con bị tiêu chảy, thay thế các kháng sinh trước đây vẫn dùng. Tô Liên Thu và cs (2004) [9] nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt lợn và thịt gà tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các vi khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt gà kháng những kháng sinh thường dùng như Streptomycin, Ampicilin, Tetracycline, Chloramphenicol với tỷ lệ cao; nhưng vẫn mẫn cảm với một số kháng sinh như Gentamicin, Neomycin, Norfloxacin. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vi khuẩn E. coli gây bệnh trên ngan được tiến hành tại Việt Nam. PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Colibacillosis ở ngan - Vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan mắc bệnh và ngan khỏe. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Xác định một số đặc điểm của Colibacillosis trên ngan - Đánh giá tình hình ngan mắc Colibacillosis - Xác định tỷ lệ ngan mắc Colibacillosis theo lứa tuổi, mùa vụ. - Xác định một số triệu chứng và bệnh tích điển hình của ngan mắc Colibacillosis. 3.2.2. Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ ngan bệnh 2.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị Colibacillosis cho ngan - Các biện pháp trị bệnh bằng kháng sinh. - Các biện pháp phòng bệnh bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon. 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: + Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy phương - Viện Chăn nuôi. + Các cơ sở chăn nuôi ngan tại Sóc Sơn, Ba Vì, Hà Nam. + Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y - Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2010. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh - Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích, các biến đổi bệnh lý đại thể ở các cơ quan, phủ tạng của ngan nghi mắc Colibacillosis. - Chẩn đoán phi lâm sàng: Dựa vào các kết quả phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm
  • 6. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 6 từ các mẫu bệnh phẩm của ngan nghi mắc Colibacillosis. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu - Bệnh phẩm là phủ tạng: Tim, khí quản, phổi, gan, lách, túi khí (tăm bông phết), ruột của ngan nghi mắc Colibacillosis (nếu ngan nhỏ để cả con), giữ ở 4o C và chuyển về phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất (1-4 giờ). - Mẫu phân ngan khỏe được lấy trực tiếp từ lỗ huyệt. 3.4.3. Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn Từ các mẫu bệnh phẩm của ngan nghi mắc Colibacillosis, chúng tôi đã tiến hành phân lập vi khuẩn theo quy trình thường quy tại Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y. (Xem sơ đồ 3.1). 3.4.4. Phương pháp xác định một số yếu tố liên quan đến độc lực của vi khuẩn E. coli - Phản ứng ngưng kết hồng cầu để xác định F1 Fimbriae. - Phương pháp PCR để xác định một số yếu tố độc lực cơ bản của vi khuẩn APEC. 3.4.5. Phương pháp xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn phân lập được Được thực hiện theo phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính như Sojka và cs mô tả. Các chủng vi khuẩn được tiến hành xác định nhóm với các huyết thanh đa giá trước, sau đó đến các huyết thanh đơn giá trong nhóm. 3.4.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được kiểm tra bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm (NCCLS) (1999) [48]. 3.4.7. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn E. coli trên phôi trứng Kiểm tra độc lực trên phôi trứng theo phương pháp được mô tả bởi Gibbs và cs (2003) [34]. 3.4.8. Xác định số lượng vi khuẩn trong canh trùng nuôi cấy Canh trùng sau khi nuôi cấy được pha loãng trong dung dịch PBS thành các nồng độ 10-1 , 10-2 , ..., 10-8 . Lấy 0,1 ml dung dịch ở các nồng độ đã pha loãng 10-6 , 10-7 , 10-8 nhỏ và dàn đều trên bề mặt thạch máu, bồi dưỡng ở 370 C trong 24 giờ. Mỗi nồng độ pha loãng dùng 3 đĩa thạch. Đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch, rồi tính trung bình cho mỗi nồng độ. 3.4.9. Thử nghiệm một số phác đồ phòng, trị bệnh cho ngan Thử nghiệm một số phác đồ phòng và trị Colibacllosis cho ngan theo phương pháp phân lô so sánh một nhân tố. Mỗi lô dùng một loại kháng sinh hay chế phẩm sinh học, lô đối chứng không dùng, còn các yếu tố thí nghiệm khác là như nhau. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Điều trị thử nghiệm cho các ngan bệnh bằng kháng sinh. Phòng bệnh cho ngan bằng việc bổ sung chế phẩm Lactobac C và Lee mencon. 3.4.10. Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng chương trình Excell và Minitab 14. ` Xử lý thích hợp Mẫu
  • 7. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  7 37o C/24 giờ Sơ đồ 3.1. Quy trình phân lập, giám định và xác định các đặc tính của vi khuẩn E. coli từ ngan nghi mắc Colibacillosis PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thạch máu Chọn khuẩn lạc điển hình Thạch máu Giám định các đặc tính sinh hóaNhuộm Gram, kiểm tra hình thái Chủng E. coli thuần khiết. Giữ giống trong môi trường BHI/Glycerin (-20oC) Xác định các đặc tính độc lực bằng PCR Nước thịtThạch MacConkey Xác định serotype O Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh Chọn chủng kiểm tra độc lực trên phôi trứng Thạch MacConkey
  • 8.
  • 9. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  1 4.1. Đặc điểm cơ bản của ngan nghi mắc Colibacillosis tại một số cơ sở ở Hà Nội và Hà Nam 4.1.1. Đánh giá tình hình ngan nghi mắc Colibacillosis Qua tiến hành theo dõi những đàn ngan nuôi tại các cơ sở ở một số địa phương trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy: ngan thường mắc một số bệnh do vi khuẩn gây ra như Colibacillosis, Pasteurellosis, Salmonellosis và bệnh viêm ruột hoại tử do C. perfringens gây ra, trong đó Colibacillosis là phổ biến nhất. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích và kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh ở các đàn ngan, chúng tôi thống kê số lượng ngan nghi mắc và chết do Colibacillosis ở một số cơ sở trên bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình ngan nghi mắc Colibacillosis từ năm 2007 – 2009 tại một số cơ sở nuôi ngan Năm Số lượng ngan theo dõi Ngan nghi mắc Colibacillosis Ngan chết nghi mắc Colibacillosis Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2007 3.790 378 9,97 121 3,19 2008 5.881 567 9,64 155 2,64 2009 6.578 512 7,78 134 2,04 Tổng hợp 16.249 1.457 8,97 410 2,52 Qua 3 năm theo dõi ở một số cơ sở nuôi ngan, những đàn ngan mắc bệnh tương đối nặng, chỉ trong 2 ngày, toàn đàn ủ rũ bỏ ăn, phân xanh, khó thở, những con chết mang bệnh tích như gan và mật sưng, viêm ruột, viêm túi khí, các bệnh tích này tương tự tác giả Nguyễn Xuân Bình và cs (2006) [1] miêu tả Colibacillosis trên gà; Gross, 1994 [36] miêu tả Colibacillosis trên gia cầm. Các kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm sau đó đều đã phân lập được vi khuẩn E. coli thuần khiết từ máu tim và gan. Ngoài ra, ở một số đàn, chỉ lác đác vài con mắc bệnh, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng ngan chết rất nhanh. Những con chết, khi mổ khám, trong diều còn nhiều thức ăn nhưng đều phân lập được vi khuẩn E. coli thuần khiết từ máu tim và gan. Trung bình 3 năm 2007 -2009, tỷ lệ ngan nghi mắc Colibacillosis là 8,97% và tỷ lệ chết (số ngan chết do bệnh/số ngan theo dõi) là 2,52%; năm 2007 là 9,97 và 3,19%; năm 2008 là 9,64 và 2,64% nhưng đến năm 2009, do một số cơ sở đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng axit hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học và thực hiện các quy định về vệ sinh, sát trùng tốt, nên tỷ lệ ngan mắc bệnh giảm, chỉ còn 7,78% và việc điều trị bệnh cũng đã hiệu quả hơn, tỷ lệ ngan chết do bệnh chỉ còn 2,04%. Như vậy các đàn ngan nghi mắc Colibacillosis với tỷ lệ tương đối cao và đặc biệt khi ngan mắc bệnh, dù đã phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhưng ngan mắc bệnh vẫn bị chết nhiều, 410 con ngan chết trong 16.249 con mắc bệnh, đồng thời sau khi điều trị bệnh, thường ảnh hưởng đến năng suất, đây là thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi ngan. 4.1.2. Kết quả thống kê ngan nghi mắc Colibacillosis theo mùa Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi theo bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân là mùa có độ ẩm trung bình cao nhất
  • 10. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  9 trong năm (80-90%), đồng thời nhiệt độ vẫn lạnh nên người nuôi ngan thường phải che chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt, dẫn đến tình trạng chuồng nuôi thiếu thông thoáng, các khí độc trong chất thải của ngan như H2S, NH3, CO2... sẽ tích tụ trong chuồng nuôi nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ngan và vô tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Chúng tôi đã theo dõi tình trạng sức khỏe của các đàn ngan trong thời gian từ năm 2007- 2009, thống kê những ngan nghi mắc Colibacillosis theo từng mùa. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ 4.1. Qua 3 năm theo dõi các đàn ngan nghi mắc bệnh, chúng tôi thấy tỷ lệ ngan mắc bệnh trong các mùa rất khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh vào mùa xuân là cao nhất, chiếm 15,61%, đồng thời tỷ lệ chết nghi do Colibacillosis cũng cao nhất, chiếm 5,32%. Sang mùa hạ, những ngày thời tiết thay đổi, đang nắng to, nhiệt độ cao, trời oi bức sau đó mưa rào, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ngan, cũng là thời điểm ngan dễ phát bệnh, tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết cao, tới 14,00% và 4,51%. Mùa đông, tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do bệnh trung bình là 6,50% và 2,33%. Mùa thu, tiết trời hanh khô, mát, biên độ nhiệt trong ngày tương đối ổn định, do vậy, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh là thấp nhất: 5,74% và 1,67%. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh vào mùa xuân, hạ cao hơn hẳn các mùa thu và đông với sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo các mùa 15,61 14,00 5,74 6,50 5,32 4,51 1,67 2,33 Xuân Hạ Thu Đông ốm Chết
  • 11.
  • 12. Th«ngtinchuyªn®ÒN«ngnghiÖpvµptnt 10 Bảng4.2.TỷlệnganmắcvàchếtnghidoColibacillosistheocácmùa Năm MùaxuânMùahạMùathuMùađông Sốngan theodõi (con) Sốngan nghi mắc (con)(tỷ lệ%) Sốngan chết (con)(tỷ lệ%) Sốngan theodõi (con) Sốngan nghi mắc (con)(tỷ lệ%) Sốngan chết(con) (tỷlệ%) Sốngan theodõi (con) Sốngan nghi mắc (con)(tỷ lệ%) Sốngan chết (con)(tỷ lệ%) Sốngan theodõi (con) Sốngan nghi mắc (con)(tỷ lệ%) Sốngan chết (con)(tỷ lệ%) 2007580 9635 580 9130 580 348 580 4115 16,556,0315,695,25,861,387,072,59 20081650 26695 1650 24678 1650 9531 1650 11043 16,125,7614,914,735,761,886,672,61 20091850 27587 1850 23976 1850 10529 1850 11437 14,864,712,924,115,681,576,162 Tổng hợp 4080 637217 4080 571184 4080 24368 4080 26595 15,615,32144,515,741,676,52,33
  • 13. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  11 4.1.3. Kết quả thống kê ngan nghi mắc Colibacillosis theo lứa tuổi Ngan nuôi sinh sản được chia làm các giai đoạn: ngan con (1 - 8 tuần), dò (>8 - 16 tuần), hậu bị (>16 - 24 tuần) và sinh sản (>24 tuần). Kết quả thống kê tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do bệnh theo lứa tuổi từ năm 2007 - 2009 được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo lứa tuổi Năm Tổng số ngan theo dõi cùng lứa tuổi Ngan nghi mắc Colibacillosis Ngan chết nghi do Colibacillosis 1-8 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >8-16 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >16-24 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >24-bán (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) 1-8 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >8-16 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >16-24 (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) >24-bán (Tuần) SL (con) Tỷ lệ (%) 2007 620 110 17,74 46 7,42 27 4,35 36 5,80 35 5,65 15 2,42 9 1,45 13 2,10 2008 1500 251 16,73 102 6,80 63 4,2 84 5,60 82 5,47 36 2,40 18 1,20 36 2,40 2009 1280 208 16,25 82 6,41 52 4,06 71 5,55 69 5,39 48 3,75 16 1,25 31 2,42 Tổng hợp 3400 569 16,74 230 6,76 167 4,91 191 5,60 186 5,47 99 2,91 43 1,27 80 2,35 Từ 1 - 8 tuần tuổi là giai đoạn ngan con, trong thời gian này, ngan vẫn còn non, chức năng của các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn thiện nhưng lại có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh, đồng thời ngan thay lông, mọc lông ống mới, riêng đối với ngan nuôi sinh sản, bắt đầu ăn khẩu phần hạn chế. Ngoài ra, do hệ miễn dịch của ngan còn chưa phát triển đầy đủ nên sức đề kháng còn yếu, ngan rất dễ bị cảm nhiễm với các bệnh, đặc biệt là vi khuẩn E. coli thường xuyên tồn tại trong môi trường xung quanh chuồng nuôi. Tỷ lệ ngan nghi mắc bệnh trong giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi là cao nhất (chiếm 16,74%) và ngan chết nghi do bệnh cũng cao nhất 5,47%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của ngan giai đoạn 1 - 8 tuần với các giai đoạn khác rất rõ rệt (p < 0,05). Khi ngan lớn dần lên, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh cũng giảm dần theo tuổi: 6,76% và 2,91% ở giai đoạn >8-16 tuần tuổi. Giai đoạn >16 - 24 tuần tuổi, tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do bệnh là 4,91% và 1,27%, giai đoạn này tỷ lệ ngan mắc bệnh và chết do bệnh là thấp nhất vì cơ thể ngan đã hoàn thiện các chức năng, phát triển đủ về thể vóc, đặc biệt là khẩu phần ăn hạn chế (đối với ngan nuôi sinh sản) là một trong các yếu tố stress, yếu tố này tác động thường xuyên trong suốt giai đoạn, khi ngan đã thích nghi với khẩu phần ăn hạn chế, do đó các yếu tố khác ít ảnh hưởng đến đàn ngan hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Gross (1994) [36]: khi nuôi gia cầm đẻ, giới hạn khẩu phần ăn là yếu tố stress, khi gia cầm đã thích nghi với yếu tố ảnh hưởng của giới hạn khẩu phần thì các yếu tố ảnh hưởng khác không có ý nghĩa nhiều vì vậy gia cầm nuôi thịt dễ mẫn cảm với bệnh hơn gia cầm nuôi đẻ. Ngan giai đoạn >24 tuần đến khi bán, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh trung bình là 5,60%
  • 14. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 12 và 2,35% là do bắt đầu giai đoạn sinh sản, sức đề kháng của ngan giảm, nhất là khi tỷ lệ đẻ đang gần lên đỉnh cao và cùng là thời điểm sức đề kháng của ngan xuống mức thấp nhất, nếu có thêm yếu tố bất lợi tác động vào thì ngan rất dễ bị mắc bệnh. Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ ngan mắc và chết nghi do Colibacillosis theo lứa tuổi 4.1.4. Triệu chứng của các ngan nghi mắc Colibacillosis Chúng tôi đã theo dõi và thống kê các triệu chứng của 4950 ngan nghi mắc Colibacillosis tại 5 cơ sở theo dõi. Tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác, khi ngan nghi mắc Colibacillosis thường có các biểu hiện chung như kém ăn hoặc bỏ ăn, xù lông, sã cánh, ít vận động và thường nhắm mắt…. Tuy nhiên, vi khuẩn E. coli có tính chất gây bệnh đặc trưng: sau khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn E. coli theo dòng máu, đi đến các cơ quan phủ tạng như ruột, túi khí, gan... cư trú và gây biến đổi bệnh lý tại đó, do đó thể bệnh là rất đa dạng và có các biểu hiện triệu chứng khác nhau. Kết quả trình bày trên bảng 4.4. Triệu chứng điển hình nhất là rối loạn đường tiêu hoá (tiêu chảy phân xanh, nhày, lẫn máu) chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,62%. Do vi khuẩn E. coli gây viêm niêm mạc ruột làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, các thức ăn không được tiêu hóa sẽ lên men và là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật có hại phát triển, đồng thời, độc tố của vi khuẩn E. coli cũng góp phần gây rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc ruột, đôi khi gây xuất huyết, do đó biểu hiện phân xanh nhày, có thể lẫn máu. Triệu chứng khó thở chiếm 51,11%, đây cũng là triệu chứng thường gặp ở ngan bệnh, vi khuẩn từ máu đến túi khí, gây biến đổi bệnh lý‎, túi khí viêm dày, có thể có fibrin gây viêm dính túi khí và các cơ quan phủ tạng, ảnh hưởng đến hô hấp, ngan có biểu hiện khó thở, phải há mỏ thở, nhưng khác với triệu chứng CRD, ngoài biểu hiện khó thở còn có hiện tượng vảy mỏ, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Triệu chứng bỏ ăn và ủ rũ chiếm 47,66% một số đàn ngan con mắc bệnh cấp tính, trong đàn không biểu hiện rõ triệu chứng nhưng ngan chết rất nhanh. Các triệu chứng khác (thần kinh, viêm mắt…) chiếm tỷ lệ 8,44%, do vi khuẩn gây viêm giác mạc mắt nên sau khi ngan mắc bệnh, trong đàn còn nhiều con mù mắt. Đối với 16,74 6,76 4,91 5,625,47 2,91 1,26 2,35 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 1-8 >8-16 >16-24 >24-bán Ốm Chết
  • 15. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  13 các đàn ngan sinh sản mắc bệnh, triệu chứng không rõ như ở ngan con, thường chỉ thấy triệu chứng kém ăn, tiêu chảy phân xanh có khi lẫn máu, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ trứng non, mỏng vỏ, méo mó tăng, một số có hiện tượng viêm giác mạc mắt, đặc biệt ngan trống có triệu chứng mắt sùi bọt (do viêm giác mạc mắt), mào tím. Điều quan trọng là những ngan có triệu chứng khó thở hoặc tiêu chảy ra máu thường chết nhanh với tỷ lệ cao, tỷ lệ chết trung bình của ngan nghi mắc Colibacillosis ở các cơ sở là 27,47%, đây là thiệt hại rất đáng được quan tâm. Bảng 4.4. Một số triệu chứng và tỷ lệ chết của ngan nghi mắc Colibacillosis Cơ sở theo dõi Số ngan mắc bệnh (con) Các triệu chứng bệnh Ngan chết do bệnh SL (con) Tỷ lệ (%) Bỏ ăn, ủ rũ SL (con) Tỷ lệ (%) Phân xanh, nhày, lẫn máu SL (con) Tỷ lệ (%) Khó thở SL (con) Tỷ lệ (%) Các triệu chứng khác SL (con) Tỷ lệ (%) 1 200 105 52,5 137 68,50 81 40,5 13 6,5 59 29,5 2 500 235 47 351 70,2 215 43 34 6,8 143 28,6 3 950 426 44,84 650 68,42 531 55,89 81 8,53 269 28,32 4 1200 530 44,17 780 65 648 54 107 8,92 328 27,33 5 2100 1063 50,62 1330 63,33 1055 50,24 183 8,71 561 26,71 Tổng hợp 4950 2359 47,7 3248 65,62 2530 51,11 418 8,44 1360 27,47 Hình 4.1. Triệu chứng ngan khó thở Hình 4.2. Triệu chứng ngan tiêu chảy phân nhày (Ảnh chụp trên các đàn ngan thí nghiệm tại một số cơ sở nuôi ngan trong thời gian thực hiện đề tài)
  • 16. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 14 4.1.5. Bệnh tích đại thể ở ngan nghi mắc Colibacillosis Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bệnh tích của 293 ngan có triệu chứng điển hình nghi bệnh, bị bệnh nặng gần chết hoặc mới chết. Kết quả thống kê các bệnh tích của ngan bệnh được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Các bệnh tích đại thể ở ngan nghi mắc Colibacillosis Đợt mổ khá m Tổng số mổ khá m (con) Các biểu hiện bệnh tích Viêm ruột Mật sưng Gan sưng (có thể tụ huyết) Viêm túi khí Tích nước xoang bụng SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) 1 25 25 100 23 92,00 12 48,00 8 32,00 6 24,00 2 18 18 100 16 88,89 15 83,33 8 44,00 5 27,78 3 81 45 55,56 42 51,85 36 44,44 29 35,80 12 14,81 4 26 5 19,23 14 53,85 8 30,77 21 80,77 18 69,23 5 35 11 31,43 12 34,29 16 45,71 22 62,86 24 68,57 6 45 17 37,77 12 26,67 18 40,00 34 75,56 21 46,67 7 63 24 38,1 15 23,81 19 30,16 37 58,73 33 52,38 Tổng hợp 293 145 49,49 134 45,73 124 42,32 159 54,27 119 40,61 Kết hợp với chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (sẽ được trình bày chi tiết ở các phần sau), chúng tôi đã xác định được 293 ngan có biểu hiện triệu chứng của bệnh và tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích. Các bệnh tích của ngan bệnh gồm 5 loại chính: Viêm túi khí, có thể ở các đàn mắc bệnh kế phát sau CRD: Túi khí đục, thành dày, có fibrin bao phủ hoặc viêm dính. Bệnh tích này cũng có thể dễ lẫn với CRD nhưng khác nhau là khi ngan mắc CRD, hội chứng viêm đường hô hấp mãn tính, trong đường hô hấp như khí quản, phế quản chứa nhiều dịch, phổi nhục hóa, có thể có bã đậu do chất tiết và các tế bào viêm tạo thành, các bệnh tích này không có ở ngan mắc Colibacillosis. Bệnh tích viêm túi khí thường viêm lan sang phổi, tim, gan, khi bệnh nặng, toàn bộ túi khí, màng tim và màng gan dầy lên, có thể có lớp fibrin dầy bao phủ toàn bộ các phủ tạng. Tích nước xoang bụng: Xoang bụng chứa nhiều dịch, ban đầu dịch trong, càng lâu, dịch càng đục, có thể có fibrin gây viêm dính các cơ quan phủ tạng. Gan sưng (có thể thấy tụ huyết thành đám) và mật sưng. Ruột viêm, thành ruột dày lên, có thể xuất huyết thành từng đám, dịch ruột nhiều, màu vàng hoặc xanh nhày, lẫn máu. Khi bệnh tiến triển trong thời gian dài, thành ruột bị bào mòn, rất mỏng do lớp lông nhung trên niêm mạc đã bị viêm bong ra và theo phân thải ra ngoài. Viêm túi khí chiếm tỷ lệ cao nhất (54,27%), tiếp theo là bệnh tích viêm ruột chiếm 49,49%, hiện tượng viêm niêm mạc ruột có thể có xuất huyết. Ở hầu hết các ngan mắc bệnh thể viêm ruột, ngoài bệnh tích viêm ruột còn có bệnh tích mật sưng, gan sưng.
  • 17. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  15 Những đàn ngan mắc bệnh thể viêm túi khí, thường chỉ có bệnh tích trên túi khí là chủ yếu, như ở đợt mổ khám lần 4, có tới 80,77% ngan được mổ khám có bệnh tích viêm túi khí, ngoài ra cũng có một số biểu hiện khác nữa như tích nước xoang bụng (69,23%), mật sưng (53,85%), gan sưng (30,77%), viêm ruột (19,23%). Ngan sinh sản mắc bệnh, ngoài các bệnh tích chung nêu ở trên, buồng trứng có thể biến dạng, trứng non vỡ gây viêm dính xoang phúc mạc, bệnh tích này dễ nhầm với bệnh thương hàn, khi chẩn đoán lâm sàng không chắc chắn thì cần thiết phải phân lập, xác định căn nguyên gây bệnh. Các triệu chứng và bệnh tích của ngan nghi mắc Colibacillosis nêu trên cũng tương tự triệu chứng, bệnh tích ở gà mắc Colibacillosis đã được Nguyễn Xuân Bình và cs (2006) [1] miêu tả và hoàn toàn phù hợp với các tài liệu đã mô tả về Colibacillosis trên gia cầm (Gross, 1994 [36], Dho-Moulin và Fairbrother, 1999 [25], Kikuyasu Nakamura, 2000 [41]). Khi ngan mắc Colibacillosis ghép với các bệnh khác như Samonellosis, Mycoplasmosis... chúng ta cần thận trọng quan sát các biến đổi bệnh lý để phân biệt đâu là nguyên phát, đâu là kế phát để điều trị bệnh có hiệu quả. Như vậy những ngan nghi mắc Colibacillosis có biểu hiện điển hình như tiêu chảy phân xanh, có thể lẫn máu, khó thở, ngan há mỏ thở nhưng không có âm ran, khi mổ khám thấy viêm ruột, xuất huyết; viêm túi khí, xoang tim, fibrin phủ toàn bộ phủ tạng. Việc xác định được các triệu chứng, bệnh tích của ngan bệnh chính xác cũng giúp chẩn đoán bệnh nhanh và điều trị được kịp thời, hạn chế được tổn thất do bệnh gây ra. Hình 4.3. Bệnh tích viêm túi khí Hình 4.4. Bệnh tích gan sưng, viêm ruột có xuất huyết Hình 4.5. Bệnh tích viêm màng tim, màng gan Hình 4.6. Bệnh tích ruột viêm, chứa đầy máu
  • 18. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 16 (Ảnh chụp trên các đàn ngan thí nghiệm tại một số cơ sở nuôi ngan). 4.2. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn E. coli từ các phủ tạng của những ngan nghi mắc Colibacillosis 4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng của ngan bệnh Đánh giá một mẫu bệnh phẩm là dương tính với vi khuẩn E. coli trong nghiên cứu được quy định: sau khi nuôi cấy lần đầu tiên ở điều kiện hiếu khí (37o C/18-24 giờ) trên 2 loại thạch là thạch máu và thạch MacConkey, các khuẩn lạc nghi của vi khuẩn E. coli với mức độ thuần nhất trên cả 2 loại môi trường từ 90- 100%. Sau đó, từ mỗi mẫu, chọn một khuẩn lạc điển hình đại diện, tiếp tục ria cấy lần 2 sang đĩa thạch máu mới để tiến hành giám định các đặc tính sinh hóa và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Để xác định vai trò của vi khuẩn E. coli từ ngan có triệu chứng nghi bệnh, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli từ các phủ tạng của ngan bệnh (máu tim, khí quản, phổi, túi khí, gan và lách) được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng của ngan bệnh Loại bệnh phẩm Kết quả phân lập Số mẫu dương tính/Tổng số mẫu kiểm tra Tỷ lệ (%) Máu tim 37/122 30,33 Khí quản 68/122 55,74 Phổi 102/122 83,61 Túi khí 101/122 82,79 Gan 122/122 100,0 Lách 119/122 97,54 Từ 122 mẫu phủ tạng của các ngan ốm và chết nghi mắc Colibacillosis, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli từ gan là cao nhất (100%), tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli từ lách là 97,54%. Tỷ lệ phân lập từ phổi và túi khí là tương đương, 83,61% và 82,79%, thấp nhất từ máu tim, phân lập được vi khuẩn E. coli là 30,33%. Hình 4.7. Ngan sinh sản mắc, chết do Colibacillosis Hình 4.8. Bệnh tích buồng trứng biến dạng
  • 19. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 18 Một số hình ảnh về hình thái và khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli: (Ảnh chụp thí nghiệm tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y) Hình 4.9. Hình thái vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi với độ phóng đại x1000 lần Hình 4.10. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường MacConkey Hình 4.11. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường thạch Congo Hình 4.12. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường thạch EMB Hình 4.13. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường thạch máu Hình 4.14. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường thạch Brilliant Green
  • 20. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 18 4.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của các chủng E. coli phân lập được Mỗi loại vi khuẩn có một số đặc tính sinh học riêng biệt như: Tính chất mọc của vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy thông thường và môi trường đặc hiệu, đặc tính chuyển hóa các loại đường và sản sinh các hợp chất sinh hóa học trung gian trong môi trường nuôi cấy. Giám định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được nhằm phân loại và xác định đúng loài, trên cơ sở đó làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Chỉ có 6/122 chủng (chiếm 4,9%) có khả năng gây dung huyết trên môi trường thạch máu cừu. Các công trình nghiên cứu đã xác định khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli là một yếu tố gây bệnh quan trọng, song một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng khả năng gây dung huyết chỉ được xem như là đặc tính sinh hoá của vi khuẩn E.coli. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu. Khi kiểm tra các đặc tính trên môi trường thạch SIM: 100% các chủng có khả năng di dộng và sản sinh Indol, nhưng không chủng nào có khả năng sinh H2S. 100% các chủng có khả năng tạo khuẩn lạc màu đỏ trên môi trường thạch Congo. 100% các chủng được kiểm tra cho phản ứng sinh Indol và MR (Mêthyl Rouge) dương tính. Các phản ứng VP (Voges Proskauer) và Citrat thì đều cho kết quả âm tính. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli lên men đường lactose và glucose là 100%, mannitol: 95,1%, sorbitol: 93,4%; maltose: 91,0%; xylose: 79,5%. Riêng với đường Inositol, tất cả các chủng đều cho kết quả âm tính. So sánh kết quả giám định đặc tính sinh hoá của 122 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được với bảng sinh hoá chuẩn của các loại vi khuẩn E. coli, các chủng vi khuẩn phân lập được từ các ngan bị bệnh đều có các đặc điểm hoàn toàn phù hợp với cách phân loại và giám định vi khuẩn E. coli Edwards & Ewing (1972) đã công bố, mang đặc tính của chung của APEC (Roriguez và cs, 2005) [53]. ( Ảnh chụp thí nghiệm tại bộ môn Vi Trùng – Viện Thú y) Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli có khả năng dung huyết trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,9%; kết quả nghiên cứu của Da Silveira và cs (2002) khi kết luận có 2/50 chủng (4%) từ gà bệnh có khả năng dung huyết, trong khi một số nghiên cứu khác lại không phát hiện thấy có chủng nào dung huyết như các nghiên cứu của Vandekerchove và cs (2005) [54]. Nghiên cứu về gen hlyE mã hóa cho đặc tính dung huyết của vi khuẩn E. coli, Janen và cs (2001) [39] đã không Hình 4.15. Phản ứng sinh Indol của vi khuẩn E. coli Hình 4.16. Đặc tính mọc của vi khuẩn E. coli trên môi trường SIM
  • 21. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  19 phát hiện thấy gen hlyE trong số 150 chủng được kiểm tra, trong khi đó McPeake và cs (2005) [45] thì công bố: có 6,1% số chủng từ gà bệnh và 46,7% từ gà khỏe có mang gen này, tuy nhiên, khi ria cấy các chủng đó lên môi trường thạch máu để kiểm tra thì không một chủng nào dung huyết đối với hồng cầu bò, cừu hay gà. Một số nghiên cứu cho rằng khả năng kết hợp với đỏ Congo (Congo red) của vi khuẩn E. coli là một trong các đặc tính chứng tỏ độc lực của vi khuẩn (Berkhoff và Vinal, 1986 [15], Corbett và cs, 1987 [20]). Tuy nhiên, một số tác giả khác (Ike và cs, 1992 [38], Mellata và cs, 2001 [46]) không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa khả năng gắn với đỏ Congo và các yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli. Như vậy, 100% các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ ngan nghi mắc bệnh đều tạo khuẩn lạc đỏ trên thạch Congo, có thể chúng mang yếu tố độc lực, là căn nguyên gây Colibacillosis trên ngan. 4.3. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 4.3.1. Kết quả xác định các yếu tố bám dính 4.3.1.1. Kết quả xác định yếu tố bám dính F1 (F1 fimbirae) * Kết quả xác định F1 Fimbriae bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu F1 fimbriae của vi khuẩn E. coli được đặc trưng bởi khả năng gắn với đường D-Mannose, nhờ đó có thể gắn vào rất nhiều tế bào có nhân, bao gồm các tế bào biểu mô ruột, phổi, bàng quang, thận và rất nhiều tế bào viêm khác (La Ragione và Woodward, 2002) [42]. Ngoài ra, chúng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của rất nhiều loài động vật, nhưng sự ngưng kết này sẽ có thể bị ức chế do sự có mặt của 2,5% đường D-Mannose (Duguid và Old, 1994 [28], Delicato và cs, 2003 [23]). Kết quả xác định đặc tính có mang F1 fimbirae của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được bằng phản ứng ngưng kết với hồng cầu bò, cừu và gà được trình bày như sau: Bảng 4.7. Kết quả xác định F1 fimbriae bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu Hồng cầu 3% Chất bổ trợ Số chủng ngưng kết (ở hiệu giá pha loãng > 1/4)/Số chủng kiểm tra Số chủng mẫn cảm với sự có mặt của D-Mannose Bò Nước sinh lý 122/122 78 2,5% D-Mannose 44/122 Cừu Nước sinh lý 122/122 84 2,5% D-Mannose 38/122 Gà Nước sinh lý 122/122 79 2,5% D-Mannose 43/122 Trong phản ứng tiến hành có mặt của 2,5% đường D-Mannose với hiệu giá pha loãng vi khuẩn là >1/4 cho kết quả là 44 chủng vi khuẩn E. coli vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu bò, 38 chủng vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu cừu và 43 chủng vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà. Đây chính là những chủng kháng lại đường D-Mannose (Mannose Resistance). Như vậy, 78 chủng không gây ngưng kết hồng cầu bò, 84 chủng không gây ngưng kết hồng cầu cừu và 79 chủng không gây ngưng kết hồng cầu gà trong điều kiện phản ứng có 2,5% D-Mannose. Đây là những chủng mẫn cảm với đường D-Mannose (Mannose
  • 22. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 20 Sensitive), các chủng này có thể được đánh giá là các chủng có mang F1 fimbriae. Sự khác nhau về kiểu gây ngưng kết hoặc không ngưng kết hồng cầu trong điều kiện có đường D- mannose của các chủng E. coli được giải thích là do sự khác nhau của các ngưng kết tố có mặt trên bề mặt tế bào vi khuẩn, mà từ đó chúng sẽ nhận biết ra các điểm cảm thụ khác nhau có trong loại hồng cầu dùng cho phản ứng. Ngoài ra, một số kiểu ngưng kết chỉ có thể quan sát được trong các điều kiện nuôi cấy nhất định, do ngưng kết tố cần các điều kiện môi trường khác nhau để phát triển và tạo ngưng kết (De Campos và cs, 2005) [22] . * Kết quả xác định gen sản sinh F1 fimbriae bằng phản ứng PCR Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh các chủng E. coli có độc lực mang F1 fimbriae, có khả năng bám dính tốt hơn vào lớp tế bào biểu mô khí quản của gà, ít bị rửa trôi hơn so với các chủng có độc lực kém hơn và không có fimbriae (Arp và Jensen, 1980 [13]. Đặc tính bám dính của F1 fimbriae vào hầu và khí quản của gà đã được chứng minh cả trong điều kiện in vivo và in vitro. Dho M và Lafont, 1984 [24] đã làm thí nghiệm bất hoạt khả năng bám dính của các chủng APEC vào khí quản của gà. F1 fimbriae có cấu trúc là các sợi protein dài, gồm một protein chính (FimA) và một số thành phần phụ được sắp xếp bao xung quanh trục chính, bao gồm FimF, FimG và FimH (Orndoff, 1994) [50]. Bảng 4.8. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh F1 fimbriae bằng phản ứng PCR Yếu tố độc lực Gen xác định Mã hóa protein Kết quả Số chủng dương tính/Số chủng kiểm tra Tỷ lệ % F1 fimbriae FimA Protein chính của F1 Fimbriae 109/122 89,34 FimH Tiểu phần bám dính của F1 Fimbriae 30/122 24,59 Kết quả xác định các gen FimA và FimH mã hóa cho sự sản sinh F1 fimbriae trong số các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được được trình bày ở bảng 4.8. Các gen FimF và FimG, do không có đủ điều kiện nghiên cứu nên chưa được xác định trong nghiên cứu này. Trong tổng số 122 chủng được kiểm tra, xác định được 109/122 chủng (chiếm tỷ lệ 89,34%) mang gen FimA, quy định khả năng sản sinh một loại protein chính của vi khuẩn E. coli; và 30/122 chủng (chiếm 24,59%) mang gen FimH quy định sinh một tiểu phần bám dính của F1 fimbriae. Tổng hợp các kết quả xác định F1 fimbriae về kiểu hình (bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu) và bằng kiểu gen (phản ứng PCR), kết quả cho thấy: chỉ có 78-84 chủng (chiếm tỷ lệ 63,9-68,9%) có bộc lộ F1 firmbiae trong điều kiện in vitro, nhưng có tới 109 chủng (chiếm 89,34%) có mang gen FimA quy định khả năng sản sinh F1 fimbirae. Trong số này, chỉ có 30/122 chủng (24,59%) mang cả 2 gen FimA và FimH, số còn lại có thể mang các gen khác (FimF hoặc FimG) mà trong nghiên cứu này chưa có điều kiện nghiên cứu. Về lý thuyết, hầu hết các chủng vi khuẩn E. coli đều có khả năng sản sinh F1 fimbriae. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong điều kiện in vivo, chỉ các chủng vi khuẩn E. coli cư trú trong đường hô hấp, phổi và túi khí của gia cầm bị bệnh mới mang F1 fimbriae, còn các chủng lưu hành trong các phủ tạng khác hoặc trong máu thì không mang F1 fimbirae, chứng tỏ vai trò nhất định của
  • 23. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  21 chúng trong giai đoạn đầu của quá trình gây bệnh (Dozois và Chateloup, 1994 [28], Poubakhsh và cs, 1997a [52]). F1 fimbriae giúp vi khuẩn kháng lại sự thực bào của bạch cầu, do đó vượt qua được lớp hàng rào bảo vệ (màng nhày khí quản) và lưu trú được ở khí quản (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999) [25]. Số chủng mang gen fimH trong kết quả nghiên cứu trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu mới công bố gần đây của Võ Thành Thìn và cs (2008a) [23] đã xác định được 93,75% số chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ gà mắc bệnh tại Khánh Hòa và Phú Yên mang gen FimH bằng phản ứng PCR. Tác giả Delicato và cs (2003) [23] cũng đã công bố kết quả 96,5% số chủng mang gen FimH từ gà bệnh tại Brazil, trong khi đó, nghiên cứu của Vanderkechove và cs (2005) [54] với 100% số chủng từ gà bệnh tại Bỉ mang gen FimH. Điều này có thể được lý giải là trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo (in vitro), khả năng bộc lộ F1 fimbirae của vi khuẩn có thể bị ức chế hoặc ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác mà các điều kiện nuôi cấy như trong nghiên cứu chưa hoàn toàn tối ưu cho sự bộc lộ của loại protein này, do vậy, một số chủng mặc dù có mang gen, nhưng không thể hiện ra thành kiểu hình. 4.3.1.2. Kết quả xác định yếu tố bám dính P fimbriae và yếu tố xâm nhập (Intimin) P fimbriae không có ý nghĩa nhiều trong quá trình bám dính ban đầu của vi khuẩn vào đường hô hấp trên, nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình gây nhiễm sau đó. P fimbriae được mã hóa bởi các nhóm gen Pap nằm trên nhiễm sắc thể và bao gồm 11 gen mà cấu trúc và chức năng của chúng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu (Hacker, 1992) [37]. Bảng 4.9. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh P fimbriae và Intimin của vi khuẩn E. coli Yếu tố độc lực Gen xác định Mã hóa protein Kết quả Số chủng dương tính/Số chủng kiểm tra Tỷ lệ % P Fimbriae PapC P Fimbriae 65/122 53,28 Intimin eae Protein Intimin (bám dính và xâm nhập) 6/122 4,92 Kết quả xác định gen PapC - mã hóa cho khả năng sản sinh một loại protein màng ngoài của P fimbriae và eae - mã hóa cho khả năng sản sinh protein Intimin (yếu tố bám dính và xâm nhập) trong số 122 chủng vi khuẩn E. coli bằng phương pháp PCR, được trình bày ở bảng 4.9. Kết quả cho thấy: có 65/122 chủng mang gen PapC (chiếm tỷ lệ 53,28%) và chỉ có 6/122 chủng mang gen eae (chiếm tỷ lệ 4,92%). Kết quả này là cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu đã được công bố trước đây. Janen và cs (2001) [39] đã kết luận 30% trong 150 chủng E. coli phân lập từ gà mắc Colibacillosis tại Đức có mang gen PapC, không một chủng nào mang gen eae. Delicato và cs (2003) [23] khi nghiên cứu 50 chủng E. coli từ gia cầm bệnh tại Brazil đã xác định được tỷ lệ mang gen PapC chỉ chiếm 18,5%. Trong khi đó, với 40 chủng E. coli phân lập từ gia cầm bệnh tại Bỉ, Vandekerchove và cs (2004) [54] đã xác định được 20% số chủng mang gen PapC, không phát hiện được một chủng nào mang gen eae. De Campos (2005) [22] nghiên cứu các chủng E. coli phân lập được từ gà bị bại huyết do E. coli tại Brazil đã xác định được số chủng mang gen PapC là 25%. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu trên thấp hơn so với số liệu
  • 24. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 22 đã được công bố bởi Stordeur và cs (2002) khi phát hiện thấy chuỗi gen pap có mặt trong 91,3% của 289 chủng E. coli phân lập từ gia cầm mắc bệnh tại Bỉ. Nghiên cứu về khả năng mang P fimbirae của vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gia cầm, Janen và cs, 2001 [39]; Ewers và Janen, 2005 [30], De Campos, 2005 [22]; McPeakle và cs, 2005 [45] chỉ xác định gen papC, trong khi đó, Delicato và cs, 2003 [23]; Vandekerchove và cs (2005) [54] xác định cả gen papC và papG. Ngoài ra, Janen và cs, 2001 [39], Vandekerchove và cs, 2004 [54] đã tiến hành đánh giá sự có mặt của cả gen eae của vi khuẩn E. coli. Mối liên hệ mật thiết giữa đặc tính mang P fimbiriae trong số các chủng APEC phân lập từ gia cầm bệnh so với gia cầm khỏe, cũng như trong cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli ở gia cầm được nhiều nghiên cứu đề cập tới Van den Bosch và cs, 1993 [55]). Kết quả tỷ lệ các chủng mang gen PapC (53,28%) trong nghiên cứu, cùng với một số các nghiên cứu khác ở trên và các nghiên cứu của Ngeleka và cs (1996) [49], một lần nữa khẳng định thêm vai trò của P fimbirae trong cơ chế gây bệnh của các chủng APEC. 4.3.4. Kết quả xác định một số loại độc tố Cho đến nay, loại độc tố nào có liên quan trực tiếp và có vai trò quan trọng đối với độc lực và khả năng gây bệnh của vi khuẩn APEC vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải đối với các nhà khoa học. Nhiều nghiên cứu được tiến hành và nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng hiện mới chỉ có một số rất ít các báo cáo chứng minh rằng các vi khuẩn thuộc nhóm APEC có khả năng sản sinh độc tố (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999) [25]. Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát các chủng E. coli phân lập được với 4 loại gen quy định khả năng sản sinh độc tố được thông báo là có khả năng xuất hiện trong số các chủng APEC: yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1, 2, độc tố Shiga 1, 2. Bảng 4.10. Kết quả xác định một số gen liên quan đến độc tố của các chủng E. coli phân lập được bằng phương pháp PCR Yếu tố độc lực Gen xác định Mã hóa protein Kết quả Số chủng dương tính/Số chủng kiểm tra Tỷ lệ % Độc tố Cnf1 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1 0/122 0 Cnf2 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 2 30/122 24,59 Stx1 Độc tố Shiga 1 6/122 4,92 Stx2 Độc tố Shiga 2 0/122 0 4.3.5. Tổng hợp các yếu tố độc lực có trong các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh và ngan khỏe Chính do sự phức tạp trong yếu tố gây bệnh của các chủng APEC và cơ chế gây bệnh ở gia cầm nên nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát các đặc tính của quần thể các vi khuẩn từ gia cầm bệnh và gia cầm khỏe, để từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá khách quan nhất. Ngoài 122 chủng E. coli phân lập từ các ngan bị bệnh, chúng tôi cũng đã phân lập được 12 chủng từ các mẫu phân lấy từ lỗ huyệt của các ngan khỏe để tiến hành khảo sát sự có mặt của một số gen cần thiết, đồng thời phân tích thống kê để so sánh giá trị P giữa hai quần thể này. Kết quả trình bày ở bảng 3.15: Trong 13 loại gen được kiểm tra (FimA, FimH, PapC, eae, IutA, IucA, Iss, Tsh, CvaC, Cnf1, Cnf2, Stx1, Stx2) thì:
  • 25. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  23 Bảng 4.11. Tỷ lệ các gen quy định một số yếu tố độc lực có trong các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh và ngan khỏe TT Tên yếu tố độc lực Ký hiệu Ngan bệnh (n=122) Ngan khỏe (n=12) Giá trị PSố mẫu dương tính Tỷ lệ % Số mẫu dương tính Tỷ lệ % 1 Các yếu tố bám dính F1 Fimbriae (protein chính) FimA 109 89,34 3 25,0 9,39 2 F1 Fimbriae (tiểu phần bám dính) FimH 30 24,59 0 3 P Fimbriae PapC 65 53,28 0 4 Protein Intimin (bám dính và xâm nhập) eae 6 4,92 0 5 Hệ thống thu nhận sắt Yếu tố cảm thụ aerobactin IutA 112 91,80 3 25,0 2,4 6 Tổng hợp aerobactin IucA 98 80,33 3 25,0 2,19 7 Khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh Tăng khả năng sống trong huyết thanh Iss 84 68,85 2 16,67 0,000321 8 Ngưng kết hồng cầu tố mẫn cảm nhiệt độ Tsh 73 59,84 1 8,33 0,000618 9 Colicin V CvaC 87 71,31 2 16,67 0,000131 10 Độc tố Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1 Cnf1 0 0 0 11 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 2 Cnf2 30 24,59 0 12 Độc tố Shiga 1 Stx1 6 4,92 0 13 Độc tố Shiga 2 Stx2 0 0 0 + Có 11/13 loại gen được phát hiện thấy trong số các chủng E. coli từ ngan bệnh. Hai loại gen không được phát hiện thấy trong bất cứ chủng nào trong số 122 chủng từ ngan bệnh được kiểm tra là Cnf1 và Stx2. + Trong khi đó, chỉ 6/13 loại gen được phát hiện thấy trong số các chủng E. coli phân lập từ ngan khỏe, là các gen FimA, IutA, IucA, Iss, Tsh và CvaC. Có 7 loại gen không được phát hiện thấy là FimH, PapC, eae, Cnf1, Cnf2, Stx1 và Stx2. + Đối với ba loại gen là FimA, IutA và IucA thì không có sự khác biệt rõ rệt giữa các chủng từ ngan bệnh và ngan khỏe (P>0,05), trong khi đó, cả 3 gen có liên quan tới khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh là Iss, Tsh và CvaC ở các chủng từ ngan bệnh cao hơn nhiều so với từ ngan khỏe (P<0,05). Như vậy, 8 loại gen có sự khác biệt rõ rệt giữa ngan bệnh và ngan khỏe, đó là 5 gen chỉ phát hiện thấy ở các chủng từ ngan bệnh, mà không có mặt trong các chủng từ ngan khỏe (FimH, PapC, eae, Cnf2 và Stx1) và 3 gen (Iss, Tsh và CvaC) với tỷ lệ cao hơn hẳn từ các ngan bệnh.
  • 26. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 24 Kết quả trên tương đương với kết quả nghiên cứu của Rodriguez-Siek và cs (2005) [53] khi xác định được tỷ lệ gen IutA trên E. coli từ gà bệnh là 81,2%, nhưng ở gà khỏe là 25,9%; tỷ lệ các gen CvaC, Tsh và Iss ở E. coli từ gà bệnh là 67,4%; 62,5% và 82,7%, có sự khác biệt với các gen này từ gà khỏe là 9,6%; 41,3% và 18,3% (P<0,05). Tương tự, kết quả nghiên cứu của McPeake và cs (2005) [45] về các gen Iss và CvaC của 114 chủng E. coli phân lập từ gà bệnh và gà khỏe là 72,8%; 99,1% so với 17,8% và 82,2% (P<0,05), nhưng khác ở kết quả nghiên cứu về gen Tsh giữa gà bệnh và gà khỏe là 93,9% và 93,3% (P>0,05). Vandekechove và cs (2005) [54] cũng nhận xét tương tự với các gen Iss, Tsh và CvaC từ gà bệnh và gà khỏe với các giá trị P<0,001. 4.3.6. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan bệnh, xác định được serotyp của 106 chủng thuộc về 13 loại kháng nguyên O, trong đó số chủng thuộc O8 chiếm tỷ lệ cao nhất (21,3%), tiếp đến là O169 (16,4%), O115 (14,8%), O143 (11,5%), O1 (4,1%), O15 (3,3%), O63, O119, O125, O144, O157, O167 (2,5%) và O152 (0,8%). Có 16 chủng (13,1%) không thể xác định được serotyp với 9 nhóm huyết thanh đa giá đã sử dụng. Một điều đáng lưu ý là không có chủng nào được phát hiện là thuộc serotyp O2 hay O78. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh tương đương với nghiên cứu của Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] đã công bố: số chủng E. coli phân lập từ gà thuộc nhóm O8 chiếm tỷ lệ cao nhất (10,42%), tiếp đến là O15 (8,33%), O115 (4,17%), riêng serotyp O2 chỉ chiếm 3,13%, không có chủng nào thuộc O1 hoặc O78. Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định serotyp O của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan bệnh Gross (1994) [36] tổng kết: các chủng APEC thường thuộc về một số nhóm serotyp nhất định trong đó hay gặp nhất là O1, O2, O8, O15, O18, O35, O78, O88, O109 và O115. Trong đó 3 serotyp O1, O2 và O78 thường xuyên phát hiện nhất từ các chủng E. coli ở gia cầm bệnh tại hầu khắp các nước trên thế giới, có thể chiếm tới 15- 61% tổng số chủng phân lập (Glantz và cs, 1962 [35], Dozois và cs, 1992 [26], Brenda và cs (1993) [17], Blanco và cs, 1998 [16], Mellata và 4.1 21.3 3.3 2.5 14.8 2.52.5 11.5 2.5 0.8 2.5 2.5 16.4 13.1 O1 O8 O15 O63 O115 O119 O125 O143 O144 O152 O157
  • 27. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  27 cs, 2003 [47], Masanori và cs, 2006 [44], Francis Dziva và cs, 2008 [33]). Kết hợp các kết quả nghiên cứu trên và của Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] được tiến hành tại Việt Nam cho thấy: các chủng vi khuẩn cũng thuộc về nhóm các serotyp thường gặp, tuy nhiên, O1, O2 và O78 đã từng được thông báo với các tỷ lệ cao ở nhiều nước trên thế giới lại không phải là các nhóm phổ biến nhất gây bệnh cho ngan và gà nuôi tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này, một lần nữa đã bổ sung thêm các thông tin hữu ích về đặc điểm dịch tễ của vi khuẩn E. coli đang lưu hành, gây bệnh cho ngan và gà tại Việt Nam. 4.3.7. Mối liên quan giữa serotyp O và tổ hợp của các yếu tố gây bệnh Có 29 loại tổ hợp gen đã được xác định trong số 122 chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh. Mỗi chủng có thể mang từ 2 đến 9 loại gen, trong đó 3 loại tổ hợp gen là FimA/PapC/IutA/IucA/CvaC/Tsh/Iss (số thứ tự 11); FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh (số thứ tự 19); và FimA/IutA/IucA/CvaC/Iss (số thứ tự 20) chiếm tỷ lệ cao nhất (8/122 chủng, chiếm 6,6%). Tổ hợp FimH/IucA chiếm tỷ lệ thấp nhất (1 chủng, chiếm 0,8%). Ngoài ra, khi xem xét tới mối tương quan của chúng với các serotyp kháng nguyên O thì thấy có tới 43 loại tổ hợp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các chủng thuộc serotyp O8 mang gen FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh và FimA/IutA/IucA (5 chủng, chiếm 4,1%). Điều này chứng tỏ một thực tế rằng ngay bản thân trong cơ thể ngan khỏe hoặc môi trường xung quanh chuồng nuôi vẫn thường xuyên có thể tồn tại các chủng E. coli có độc lực, nhưng có thể chỉ ở số lượng ít hoặc do ngan có sức đề kháng tốt nên bệnh không phát ra, nhưng một khi có sự tác động của các yếu tố bất lợi cho ngan như thay đổi thời tiết, vận chuyển, sau khi tiêm vắc - xin, ngan mắc bệnh khác…, làm giảm sức đề kháng của ngan, cân bằng sinh học giữa cơ thể và môi sinh bị mất đi, khi đó các chủng E. coli độc sẽ tăng nhanh về số lượng và độc lực để gây bệnh. Nghiên cứu về sự đa dạng của kiểu hình và kiểu gen của các chủng vi khuẩn E. coli từ gia cầm bệnh và khỏe, rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định về sự phong phú của chúng trong các nghiên cứu khác nhau, cũng như có tính chất thay đổi tùy theo vùng địa lý (Janen và cs, 2001 [39], Delicato và cs, 2003 [23], Ewers và cs, 2004 [31], Vandekerchove và cs, 2005 [54]). Những kết quả của nghiên cứu này trên các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh ở Việt Nam, một lần nữa đã khẳng định vai trò vi khuẩn E. coli gây Colibacillosis trên ngan. Ngoài ra, những thông tin thu được từ nghiên cứu này là những dữ liệu dịch tễ quan trọng, làm cơ sở cho các biện pháp phòng và chống bệnh ở gia cầm. 3.3.8. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên phôi trứng Trong số 12 chủng vi khuẩn dùng gây bệnh thực nghiệm: + 10 chủng vi khuẩn (E-N12, E-N17, E-N21, E-N27, E-N35, E-N36, E-N47, E-N62, E-N63, E-NK2) có mang tổ hợp các yếu tố gây bệnh khác nhau (từ 5 đến 9 yếu tố gây bệnh), được phân lập từ các ngan mắc bệnh và thuộc về một số serotyp gây bệnh nhất định (O1, O8, O15, O115 và O143). + Chủng E-G163 có mang 8 yếu tố gây bệnh (chưa xác định được serotyp), được phân lập từ gà mắc bệnh. + Chủng E-R được phân lập từ phân của ngan khỏe, không chứa gen liên quan đến yếu tố độc lực và không xác định được serotyp. Kết quả cho thấy sau khi gây nhiễm với liều 0,2 ml canh trùng pha loãng ở nồng độ 10-6 /phôi (~400-450 VK/phôi) vào xoang niệu mô của các
  • 28. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 28 phôi trứng thì thấy toàn bộ (100%) các phôi trứng ngan, vịt và gà được gây nhiễm đều bị chết ở các thời điểm khác nhau. Đối với phôi ngan và vịt: cả 10 chủng có nguồn gốc từ ngan bệnh và 1 chủng E-G163 có nguồn gốc từ gà bệnh đều gây chết phôi trong thời gian rất ngắn, sớm nhất là 1 ngày (20-24 giờ) và muộn nhất là 5 ngày sau khi gây nhiễm. Phôi ngan sau khi tiêm, có 3 chủng gây chết phôi 100 % sớm từ 1 – 3 ngày, gồm chủng E- N35, E-N47, E-N62; ngày thứ I, II, III, IV, V tổng số phôi chết lần lượt là 6 (10,91%), 12 (21,82%), 19 (34,55%), 10 (18,18%) và 8 (14,55%). Phôi vịt chỉ có 2 chủng gây chết phôi 100% sớm từ 1-3 ngày, là E-N27 và E-N35; các chủng còn lại gây chết phôi từ 1-5 ngày; tổng số phôi chết theo từng ngày thứ I, II, III, IV, V là 3 (5,45%), 19 (34,55%), 21 (38,18%), 8 (14,55%) và 4 (7,27%). Như vậy phôi vịt chết cao nhất vào ngày thứ 2, 3 sau khi tiêm. Đối với phôi gà: các chủng phân lập được từ ngan có thời gian gây chết phôi chậm hơn, rải rác từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9 sau khi gây nhiễm. Số lượng phôi chết tập trung chủ yếu ở ngày thứ 1 (27,27%) và thứ 2 (16,36%) sau khi tiêm; các ngày sau chết rải rác: ngày thứ 3 là 3 phôi (5,45%); ngày thứ 4 là 5 phôi (9,1%); ngày thứ 5, 6, 7, 8, 9 lần lượt là 2 (3,63%), 7 (12,73%), 6 (10,91%), 2 (3,63%), 2 (3,63%). Riêng 2 chủng (E-N36, E-N63) còn gây chết phôi ở ngày thứ 10 sau khi tiêm, tức là ngày gà con sắp nở (19 ngày ấp), các gà con đã mổ vỏ nhưng vẫn chết tắc. Chủng E-G163 cũng gây chết phôi nhanh, tại ngày thứ 1 (60%), ngày thứ 7 và 8 (20%) sau khi gây nhiễm. Có 3 chủng E-N35, E-N47 và E- N62 gây chết phôi 100% ngay từ ngày 1-2 sau khi tiêm. Đối với cả 3 lô thí nghiệm (phôi trứng ngan, vịt và gà) thì chủng E-R đều không gây chết bất kỳ một phôi nào được tiêm. Các trứng ngan, vịt và gà được tiêm vẫn nở thành con, lần lượt ở các ngày thứ 33 - 34, 27 - 28 và 20 -21. Các phôi chết, khi mổ ra đều thấy toàn bộ bề mặt da ngoài bị xuất huyết thành từng đám rất nặng. Thời gian phôi chết càng chậm thì xuất huyết (thể hiện bằng diện tích xuất huyết trên bề mặt da) càng giảm dần. Khi mổ khám và kiểm tra bệnh tích các phôi thấy toàn bộ các cơ quan phủ tạng bên trong (tim, phổi, gan, dạ dày, ruột) cũng bị xuất huyết thành từng đám. Khi phân tích thống kê cho kết quả: không có sự khác biệt giữa các chủng có nguồn gốc từ ngan hay từ gà (P>0,05) về số lượng các phôi bị chết, có sự khác biệt rõ ràng giữa các chủng từ ngan, gà bệnh với chủng từ ngan khỏe về số lượng các phôi bị chết (P<0,05). Khả năng gây chết phôi của các chủng vi khuẩn được kiểm tra, thể hiện bằng khả năng gây chết cả 3 loại phôi là ngan, vịt và gà, so với khả năng không gây chết phôi của chủng vi khuẩn E-R trong nghiên cứu này, đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố độc lực có mang trong các chủng vi khuẩn này và đặc tính gây chết phôi, không những đối với vật chủ chính (ngan), mà còn với các vật chủ khác có khả năng cảm thụ (vịt và gà). Mặc dù chưa có điều kiện để gây bệnh thực nghiệm trên gia cầm sống, nhưng các kết quả của nghiên cứu này cũng đã cho phép khẳng định chính các chủng vi khuẩn E. coli và độc tố của chúng là nguyên nhân chính gây ra Colibacillosis và làm chết những ngan mắc bệnh và các triệu chứng, bệnh tích đã miêu tả ở trên là cơ sở cho chẩn đoán bệnh. Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết nhằm tìm ra các biện pháp cần thiết cho việc phòng và trị Colibacillosis cho ngan.
  • 29. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 29 Sau đây là một số hình ảnh tiêm trứng và bệnh tích của các phôi chết: Hình 4.20. Phôi gà chết sau khi tiêm 4 ngàyHình 4.19. Phôi gà chết sau khi tiêm 2 ngày Hình 4.17. Tiêm canh trùng của vi khuẩn E. coli vào phôi trứng Hình 4.18. Tiếp tục ấp trứng sau khi tiêm Hình 4.21. Phôi gà chết sau khi tiêm 7 ngày Hình 4.22. Phôi gà chết sau khi tiêm 10 ngày
  • 30. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  32 (Ảnh chụp tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y) Hình 4.23. Phôi vịt chết sau khi tiêm 1 ngày Hình 4.24. Phôi vịt chết sau khi tiêm 2 ngày Hình ảnh 4.25. Phôi ngan chết sau khi tiêm 1 ngày Hình 4.26. Phôi ngan chết sau khi tiêm 2 ngày Hình 4.27. Phôi ngan chết sau khi tiêm 4 ngày Hình 4.29. Phôi ngan chết sau khi tiêm 5 ngày
  • 31. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 29 4.3.9. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được Để lựa chọn các loại thuốc kháng sinh phù hợp, giúp cho công tác điều trị bệnh được hiệu quả, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được với 14 loại kháng sinh. Kết quả trình bày ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được TT Loại kháng sinh Kết quả (n=122) Mẫn cảm Kháng Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ % 1 Amikacin (30 g) 50 40,98 72 59,12 2 Amoxycillin (25 g) 40 32,79 82 67,21 3 Ampicillin (10 g) 0 0 122 100,0 4 Apramycin (15 g) 4 3,28 118 96,72 5 Ceftriaxon (5 g) 122 100,0 0 0 6 Colistin (10 g) 35 28,69 87 71,31 7 Doxycyclin (30g) 29 23,77 93 76,23 8 Enrofloxacin (5 g) 25 20,49 97 79,51 9 Gentamicine (10 g) 54 44,26 68 55,74 10 Neomycin (30 g) 14 11,48 108 88,52 11 Nofloxacin (10 g) 15 12,29 107 87,71 12 Ceftiofur (30 g) 0 0 122 100,0 13 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim (25 g) 20 16,39 102 83,61 14 Tetracycline (30 g) 0 0 122 100,0 Bảng 4.12 cho thấy: Nhìn chung, tỷ lệ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được với 14 loại kháng sinh là khá thấp. Ngoại trừ, Ceftriaxon – một loại kháng sinh thế hệ 3 thuộc nhóm Cephalosporin cho tỷ lệ mẫn cảm cao là 100%, các loại kháng sinh còn lại đều đã kháng với tỷ lệ từ 60-100%. + Các chủng vi khuẩn E. coli đã kháng lại hoàn toàn (100%) với ba loại kháng sinh là Ampicillin, Ceftiofur và Tetracycline. + Hầu hết các loại kháng sinh thuộc nhóm β-Lactam (Amoxycillin, Ampicillin) và Aminoglycosides (Amikacin, Apramycin, Gentamicin, Neomycin) hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong thú y thì đều đã có từ 55,74 - 96,72% số chủng kháng. + Đặc biệt hai loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon là Enrofloxacin và Norfloxacin mới được đưa vào sử dụng điều trị các bệnh cho động vật trong thời gian gần đây cũng đã có tới 79,51% và 87,71% số chủng kháng lại. Những số liệu thu được là sự báo động về tình trạng sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát hiện nay trong chăn nuôi gia cầm, đồng thời cũng thống nhất với các nghiên cứu
  • 32. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  32 mới được công bố gần đây với các công trình nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập từ bệnh phân trắng lợn con, tác giả Lê Văn Tạo (1993) [6] đã kết luận: Vi khuẩn E. coli nhận được bằng di truyền dọc và ngang qua plasmid. Do vậy, việc nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn không còn đơn thuần là việc lựa chọn kháng sinh mẫn cảm để điều trị bệnh do E. coli gây ra mà là nghiên cứu một yếu tố gây bệnh của vi khuẩn này. Trong nhiều năm nghiên cứu, Phạm Khắc Hiếu và cs (1999) [5] đã tìm thấy chủng E. coli kháng lại 11 kháng sinh, đồng thời chứng minh khả năng truyền tính kháng thuốc giữa E. coli và Salmonella là di truyền plasmid. Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Đỗ Ngọc Thuý và cs (2002) [10] thu được kết quả: Các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh: Amoxicillin (76,42%), Chloramphenicol (79,25%), Trimethroprim/Sulfamethoxazol (80,19%), Streptomycin (88,68%), Tetracyclin (97,17%). Tô Liên Thu và cs (2004) [9] công bố: Các vi khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt gà kháng lại các loại kháng sinh thông thường như Streptomycin, Ampicilin, Tetracycline, Chloramphenicol với tỷ lệ cao. Một số kháng sinh như Getamicin, Neomycin, Norfloxacin vẫn còn mẫn cảm mạnh với các chủng Salmonella và E. coli phân lập được. Lei Dai và cs (2008) [43] nghiên cứu 536 chủng E. coli về nồng độ ức chế tối thiểu (MICs) đối với 8 loại kháng sinh. Kết quả cho thấy: các loại kháng sinh có tỷ lệ kháng cao như Ampicillin (80,2%), Doxycycline (75,0%) và Enrofloxacin (67,5%), còn các thuốc có tỷ lệ kháng thấp là Cephalothin (32,8%), Cefazolin (17,0%) và Amikacin (6,5%). Van den Bogaard và cs (2001) [55] công bố sự lưu hành và mức độ kháng cao với hầu hết tất cả các kháng sinh đã kiểm tra có tỷ lệ cao ở gà nuôi thịt và gà tây, hơn ở gà đẻ. Điều đó cho thấy việc dùng kháng sinh nhiều cho gà nuôi thịt và gà tây rõ ràng là có ảnh hưởng đến sự lưu hành và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn. Elisabete Machado và cs (2008) [29] tiến hành khám phá tính đa dạng của integron và các β-lactam quang phổ rộng (ESBLs) có trong Enterobacteriaceae có nguồn gốc từ gà và lợn tại Bồ Đào Nha và phân tích sự liên quan giữa những mẫu sinh ESBLs nguồn gốc từ người và vật nuôi. Những nghiên cứu gần đây cũng cảnh báo sự có mặt rộng rãi của integron và ESBLs trong vi khuẩn được phát hiện từ thức ăn có nguồn gốc động vật ở các nước khác nhau. Số lượng các ESBLs ngày càng tăng được nhận dạng ở các vi khuẩn trên người có liên quan đến bệnh viện và cộng đồng châu Âu cũng được phát hiện ở gia súc (Brinas và cs, 2003 [18]; Costa D và cs, 2006 [21]). Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli, các tác giả đều thống nhất: Sự quen thuốc của vi khuẩn E. coli có chiều hướng tăng theo thời gian sử dụng. Nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc là do cách sử dụng không đúng kỹ thuật của con người và vì gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmid R (Resistance). Plasmid này có thể di truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp. Vì vậy cần phải có một chiến lược sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời hiện tượng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi sinh.
  • 33. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  32 Hình 4. 29, 30, 31, 32. Khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được từ các ngan bệnh (Ảnh chụp các thí nghiệm tại bộ môn Vi trùng – Viện Thú y) 4.4. Thử nghiệm phòng và điều trị Colibacillosis cho ngan 4.4.1. Thử nghiệm điều trị Colibacillosis cho ngan Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh cần thiết phải có giải pháp cụ thể để hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Điều kiện thực tế hiện nay, trên thị trường thuốc thú y vẫn chưa có các loại chế phẩm chứa một số loại kháng sinh mới như: Ceftriaxon, Amikacin, Apramycin dùng cho vật nuôi, còn Ceftiaxone, mặc dù các chủng vi khuẩn được kiểm tra mẫn cảm mạnh (100%), nhưng là kháng sinh chỉ dùng điều trị trong nhân y, nên không thể sử dụng các loại kháng sinh đã nêu ở trên để điều trị thực nghiệm. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính chất thông dụng, giá thành hợp lý và có hiệu quả, do đó chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3 loại thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường để dùng cho 3 phác đồ là: Gentadox, Octamix và Gentacostrim. Các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, vitamin tổng hợp, các chất điện giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ là: Bột điện giải, ADE B- Complex, Glucose 30% Plus vitamin C. Các ngan nuôi thịt hoặc ngan nuôi sinh sản có biểu hiện nghi Colibacillosis được chia thành 4 lô. Kết quả điều trị qua 3 đợt với 100 ngan nuôi thịt ở 4 – 6 tuần tuổi có các triệu chứng điển hình của Colibacillosis được trình bày ở bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh cho ngan nuôi thịt nghi mắc Colibacillosis như sau:
  • 34.
  • 35. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 29 Bảng 4.13. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi thịt mắc Colibacillosis Đợt TN Lô TN Tên thuốc dùng Số lượng ngan Số ngan khỏi bệnh (Tỷ lệ %) Số ngan chết, loại do bệnh (Tỷ lệ %) Khối lượng trung bình khi xuất bán (X ± mx) (kg/con) 1 1 Gentadox 30 25 (83,33) 5 (16,67) 2,655 ± 0,051 2 Gentacostrim 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,580 ± 0,063 3 Octamix 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,585 ± 0,045 4 Không dùng 30 12 (40,00) 18 (60,00) 2,370 ± 0,077 2 1 Gentadox 20 16 (80,00) 4 (20,00) 2,580 ± 0,087 2 Gentacostrim 20 13 (65,00) 7 (35,00) 2,575 ± 0,082 3 Octamix 20 12 (60,00) 8 (40,00) 2,580 ± 0,095 4 Không dùng 20 8 (40,00) 12 (60,00) 2,455 ± 0,165 3 1 Gentadox 50 42 (84,00) 8 (16,00) 2,615 ± 0,038 2 Gentacostrim 50 40 (80,00) 10 (20,00) 2,565 ± 0,052 3 Octamix 50 39 (78,00) 11 (22,00) 2,570 ± 0,053 4 Không dùng 50 23 (46,00) 27 (54,00) 2,475 ± 0,072 Tổng hợp 1 Gentadox 100 83 (83,00) 17 (17,00) 2,620 ± 0,029 2 Gentacostrim 100 76 (76,00) 24 (24,00) 2,570 ± 0,035 3 Octamix 100 74 (74,00) 26 (26,00) 2,580 ± 0,037 4 Không dùng 100 43 (43,00) 57 (57,00) 2,442 ± 0,056 + Với 3 phác đồ điều trị bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh của các lô thí nghiệm từ 74-83%, tỷ lệ ngan chết do bệnh từ 17 – 26% và có sự khác biệt rõ rệt với lô đối chứng (chỉ có 43% được nuôi sống) (P<0,05). + Nhìn chung, lô dùng Gentadox có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (80-84%), tăng khối lượng tốt nhất và sai số của khối lượng trung bình cũng thấp nhất, tiếp theo là các lô dùng Gentacostrim (65-80%) và Octamix (60-78%). + Tuy nhiên, sau quá trình điều trị ở cả lô điều trị và lô không điều trị đều có những con còi cọc, yếu chân, và đều ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng. Khi phân tích thống kê, kết quả sai số trung bình ở lô đối chứng là cao nhất (0,056). Trong thực tế, các đàn ngan nuôi thịt mắc Colibacillosis nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, khi điều trị bệnh không cải thiện được môi trường, không tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và bổ sung điện giải, vitamin, glucoza, thì tỷ lệ chết có thể trên 70 %. Kết quả điều trị bệnh cho ngan nuôi sinh sản mắc Colibacillosis như sau: Sau 3 đợt điều trị bệnh, lô dùng Gentadox có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (85-90%), tiếp theo là các lô dùng Gentacostrim (80,00- 83,33%), Octamix (80,00-82,50%) và có sự khác biệt rõ rệt với tỷ lệ khỏi bệnh ở lô đối chứng (55,00-62,50%) (P<0,05). Trong các đàn ngan nuôi sinh sản, một số đàn mắc bệnh ở giai đoạn 30 - 32 tuần tuổi (thời điểm ngan có tỷ lệ đẻ đang tăng), khi mắc bệnh, tỷ lệ đẻ giảm ở tất cả các lô thí nghiệm và lô đối chứng, sau khi ngan khỏi bệnh 10 – 15 ngày, tỷ lệ đẻ tăng dần trở lại, các lô có tỷ lệ đẻ tương tự nhau.
  • 36.
  • 37. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 29 Bảng 4.14. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi sinh sản mắc Colibacillosis Đợt TN Lô TN Tên thuốc dùng Số lượng ngan Số ngan chết và loại do bệnh (Tỷ Lệ %) Số ngan khỏi bệnh (Tỷ lệ %) 1 1 Gentadox 40 5 (12,5) 35 (87,50) 2 Gentacostrim 40 7 (17,5) 33 (82,50) 3 Octamix 40 7 (17,5) 33 (82,50) 4 Không dùng 40 15 (37,5) 25 (62,50) 2 1 Gentadox 30 3 (10,0) 27 (90,00) 2 Gentacostrim 30 5 (16,67) 25 (83,33) 3 Octamix 30 6 (20,0) 24 (80,00) 4 Không dùng 30 13 (43,37) 17 (56,67) 3 1 Gentadox 20 3 (15,0) 17 (85,00) 2 Gentacostrim 20 4 (20) 16 (80,00) 3 Octamix 20 4 (20) 16 (80,00) 4 Không dùng 20 9 (45) 11 (55,00) Tổng hợp 1 Gentadox 90 11 (12,22) 79 (87,78) 2 Gentacostrim 90 19 (21,11) 74 (82,22) 3 Octamix 90 18 (20,00) 73 (81,11) 4 Không dùng 90 47 (41,11) 53 (58,89) Như vậy, để điều trị Colibacillosis cho ngan, có thể dùng một trong ba loại thuốc nói trên, phác đồ dùng Gentadox có hiệu quả điều trị cao nhất. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc như: chất điện giải cho uống để bù nước và lượng ion Cl-, Na+, HCO3- bị mất đi do tiêu chảy; ADE B-Complex là thuốc tổng hợp các loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu trương làm tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích đông máu, điều hoà nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, kích thích quá trình trao đổi chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng, chống nhiễm độc, tự nhiễm độc. Việc phối hợp kháng sinh với vitamin để nâng cao sức đề kháng và giảm một số tác dụng phụ của kháng sinh. 4.4.2. Thử nghiệm phòng bệnh cho ngan bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon Trong thực tế chăn nuôi ngan hiện nay, bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, việc chủ động phòng bệnh bằng các axit hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học là rất cần thiết nhằm tăng sức đề kháng không đặc hiệu cho ngan, giảm khả năng mẫn cảm với mầm bệnh, ngoài ra còn có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm ảnh hưởng của các tác động stress do đó tăng năng suất chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm phòng bệnh cho ngan bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon. Bảng 4.15 tổng kết các kết quả thu được sau 3 lần lặp lại trên các đàn ngan nuôi lấy thịt. Kết quả cho thấy: Trong cả 3 đợt thí nghiệm: + Đợt 1: cả 3 lô đều không con ngan nào có biểu hiện Colibacillosis, tuy nhiên tỷ lệ nuôi sống đến cuối kỳ ở lô 1 và lô 3 chỉ là 94%, có 6% ngan chết do nguyên nhân khác như: bị kẹp bởi máng ăn hoặc bị chuột cắn. Khi phân tích thống kê, sai số trung bình của lô 3 là cao nhất (0,040).
  • 38.
  • 39. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt 29 Bảng 4.15. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi thịt bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon Đợt TN Lô TN Tên chế phẩm Số lượng ngan (con) Tỷ lệ chết do bệnh (%) Tỷ lệ nuôi sống (%) Khối lượng trung bình khi xuất bán (X ± mx) (kg/con) 1 Lactobac C 50 0 94 2,775 ± 0,028 1 2 Lee mencon 50 0 100 2,853 ± 0,017 3 Không dùng 50 0 94 2,697 ± 0,040 1 Lactobac C 50 0 94 2,707 ± 0,030 2 2 Lee mencon 50 0 98 2,753 ± 0,028 3 Không dùng 50 16 82 2,541 ± 0,045 1 Lactobac C 50 0 96 2,715 ± 0,029 3 2 Lee mencon 50 0 98 2,810 ± 0,031 3 Không dùng 50 20 76 2,515 ± 0,050 Tổng hợp 1 Lactobac C 150 0 94,67 2,732 ± 0,017 2 Lee mencon 150 0 98,67 2,802 ± 0,015 3 Không dùng 150 12 84 2,584 ± 0,028 + Đợt 2: Mặc dù tỷ lệ nuôi sống ở lô 1 là 94%, lô 2 là 98%, nhưng cũng không có ngan nào có biểu hiện của Colibacillosis, trong khi đó, ở lô đối chứng có tới 6,5% có biểu hiện thể bệnh đường tiêu hóa của Colibacillosis, nhưng do được điều trị ngay nên chỉ có 16% ngan bị chết (tổng số chết là 18%, trong đó 2% chết do cơ học), số còn lại sau khi khỏi bệnh cũng chậm lớn hơn, khối lượng trung bình khi xuất bán là 2,541 kg/con, sai số trung bình là cao nhất (0,045). + Đợt 3: Các ngan ở lô đối chứng cũng bị mắc bệnh ở thể đường tiêu hóa (7,1%), mặc dù cũng phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhưng tỷ lệ chết vẫn lên đến 20% (còn 4% chết do nguyên nhân khác) và những con khỏi bệnh khi xuất bán chỉ đạt trung bình 2,515 kg/con, sai số trung bình cao nhất (0,050). Các ngan ở lô 1 và lô 2 có tỷ lệ nuôi sống cao, từ 96-98%, sai số trung bình là 0,029 và 0,031. Như vậy, có thể thấy, lô đối chứng (không dùng Lactobac C hoặc Lee mencon) có tỷ lệ nuôi sống và khả năng tăng khối lượng thấp hơn hẳn so với các lô thí nghiệm (P<0,05). Đặc biệt, trong thành phần của Lee mencon có chứa vi khuẩn Streptococcus và Bacillus (có khả năng sản sinh axit lactic), đó là các vi khuẩn sống nên có thể tồn tại và phát triển trong đường tiêu hóa của ngan, làm kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại, làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ngoài ra còn có tác dụng khử khí độc chuồng nuôi, do đó các lô thí nghiệm dùng Lee mencon có tỷ lệ nuôi sống và khả năng tăng khối lượng là cao nhất (P< 0,05). Kết quả theo dõi trên các đàn ngan nuôi sinh sản thí nghiệm từ lúc mới nở cho đến hết 7 tháng đẻ (28 tuần đẻ) trình bày ở bảng 4.16. + Nhìn chung, tỷ lệ ngan ở lô 2 (dùng Lee mencon) cho tỷ lệ đẻ là cao nhất 61,86%, đồng thời chất lượng trứng giống tốt nên tỷ lệ nở cũng cao nhất (82,99%). Ở lô đối chứng có tỷ lệ đẻ và tỷ lệ nở thấp nhất (57,65 và 79,46%), đặc biệt là tỷ lệ chết do Colibacillosis là 5% trong khi ở 2 lô thí nghiệm là 0%.
  • 40. Th«ng tin chuyªn ®Ò N«ng nghiÖp vµ ptnt  32 + Ngoài ra, các ngan ở lô đối chứng có tỷ lệ biểu hiện triệu chứng của Colibacillosis (giảm đẻ, trứng kỳ hình) là 4-7% (trung bình là 5,67%) trong khi đó ngan ở các lô thí nghiệm không có các triệu chứng trên. Bảng 4.16. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi sinh sản bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon Đợt TN Lô TN Tên chế phẩm Số lượng ngan (con) Tỷ lệ ngan chết do bệnh Tỷ lệ đẻ (%) Tỷ lệ nở/tổng trứng (%) 1 Lactobac C 100 0 60,83 82,15 1 2 Lee mencon 100 0 61,45 83,14 3 Không dùng 100 5 57,24 80,12 1 Lactobac C 100 0 61,12 81,75 2 2 Lee mencon 100 0 62,37 82,88 3 Không dùng 100 4 58,16 79,12 1 Lactobac C 100 0 60,95 81,56 3 2 Lee mencon 100 0 61,77 82,95 3 Không dùng 100 6 57,55 79,15 Tổng hợp 1 Lactobac C 300 0 60,97 81,82 2 Lee mencon 300 0 61,86 82,99 3 Không dùng 300 5 57,65 79,46 Tác dụng của các loại axit hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học với hiệu quả chăn nuôi (tăng tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ bệnh, tăng khối lượng cơ thể, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, ....) là do: Các axit hữu cơ tác động lên vi khuẩn E. coli theo một số cơ chế sau đây: ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột (eubiosis/dysbiosis), diệt vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng; hoạt hóa pepsinogen, hỗ trợ tiêu hóa protein, tăng độ hòa tan và hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc biệt vi khoáng, kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và axit mật, giúp lipit trong thức ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn, tăng tái tạo lớp tế bào vi lông nhung (Vũ Duy Giảng, 2007) [3]. Còn các chế phẩm sinh học (probiotic) có cơ chế tác dụng: vi khuẩn probiotic sản sinh một số chất như bacteriocins, nicin, lysozyme, lactoperoxidase, axit lactic, axit béo chuỗi ngắn… có tác dụng tiêu diệt hay ức chế vi khuẩn có hại, duy trì eubiosis (Trần Quốc Việt, 2008) [11]. Các vi khuẩn probiotics có khả năng tổng hợp vitamin (axit folic, niacin, riboflavin, vitamin B6 & B12), làm cải thiện tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng như protein và lipid, nâng cao đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu bằng cách hoạt hóa đại thực bào (macrophages), tăng mức cytokines, tăng hoạt tính tế bào killer tự nhiên, tăng mức immunoglobins, giảm nhẹ triệu chứng không dung nạp lactose do vi khuẩn probiotics có khả năng sản sinh enzyme lactase; giảm nhẹ triệu chứng dị ứng; giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài (Patterson, 2003) [51].