SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

       ĐƯỜNG LỐI "ĐỨC TRỊ" CỦA NHO GIÁO
       - TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN MẠNH TỬ
       "ĐỨC TRỊ” (‘GOVERNING BY VIRTUES’ POLITICAL LINE ) OF
       CONFUCIANISM – FROM CONFUCIUS’ TO MENCIUS’ TIMES

                                          NGUYỄN THỊ KIM BÌNH
                                          Đại học Đà Nẵng


       TÓM TẮT
       Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo với hạt nhân là đường lối “Đức trị”. Tuy nhiên,
       phải đến Mạnh Tử đường lối “Đức trị” mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh và trở
       thành đường lối nhân chính (chính trị nhân nghĩa). Tìm hiểu quá trình phát triển đó sẽ
       giúp chúng ta hiểu sâu thêm sức sống lâu bền của tư tưởng “Đức trị” trong các nước Á
       Đông
       SUMMARY
       Confucius is the founder of Confucianism – the key thoughts base for planning &
       implementing – " Đức trị” („governing by virtues‟ political line). However, it was not until
       Mencius‟ time, “Đức trị” („governing by virtues‟ political line) was fully developed and this
       political line became “the humane policy”. The study of this development course helps
       us better understand the long-lasting vitality of “Đức trị” („governing by virtues‟political
       line) in Oriental countries.


1. Đặt vấn đề
        Nho học về thực chất là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện tập trung
ở đường lối "Đức trị". Đối với các xã hội phong kiến Á Đông, đường lối "Đức trị" luôn
luôn là đường lối trị nước duy nhất trong hơn hai nghìn năm lịch sử. Một đường lối trị
nước được độc tôn lâu dài như vậy trong lịch sử rất cần được đi sâu nghiên cứu. Hơn
nữa, đối với các xã hội Á Đông đương đại, Nho học trong đó có tư tưởng "Đức trị"
không phải là vấn đề cổ xưa, càng không phải là vấn đề đã hoàn toàn thuộc về lịch sử.
Trên thực tế sự hiện diện của Nho học với những mức độ khác nhau, vẫn luôn luôn
mang tính thời sự mới mẻ. Không nghi ngờ gì nữa ý nghĩa hiện đại của nhiều yếu tố
trong Nho học trong đó có tư tưởng "Đức trị" đang ngày càng nổi lên. Một sự khảo cứu
có hệ thống đường lối "Đức trị" của Nho học do đó lại càng cần thiết.
2. Tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử
2.1. Quan niệm về "Đức" và đường lối Đức trị: Nhân, Lễ, Chính danh
        Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói
đến đạo đức: "Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thích
xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc
gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân..."(1). Đức với
Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: "Người xưa thận trọng lời
nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được"(2).

                                                                                                 79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

        Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối "Đức trị" - đường lối
trị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm: "Làm
chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các
ngôi sao khác hướng về cả (tức thiên hạ về theo)" (3).
        Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: "dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình
phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo
đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại
theo đường chính" (4).
        Trong đời mình, dù là luận thuyết việc trị nước cứu đời hay dạy học, đào tạo
nhiều lớp môn sinh tài đức, thì trước sau Khổng Tử đều nói nhiều đến đức nhân. Khổng
Tử coi "nhân" là đức căn bản nhất của con người cả về xử thế lẫn tu thân, và bao gồm
gần đủ các đức khác. Thật vậy "Nhân" vừa là tu thân, vừa là ái nhân, lại vừa là xử kỷ
vừa là tiếp vật.
        Nhân còn là Trung (yêu người, hết lòng với người) và thứ (làm cho người những
cái mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn).
        Nhưng đối với Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về "nhân" là biểu
hiện về mặt chính trị của nó. Có lẽ với Khổng Tử thái độ đối với dân là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để đánh giá đức nhân của người cầm quyền: "Sai khiến dân thì phải thận
trọng như trong một cuộc tế lớn, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người".
Trong nước không ai oán mình, trong "nhà" một đại phu không ai oán mình" (5). Ông
từng nói "Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết dùng
đức nhân để giữ dân, thì sẽ mất dân..." (6).
        Sau Nhân, Khổng tử quan tâm nhiều đến "Lễ", bởi “Lễ” cần thiết để duy trì trật
tự xã hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trị. Mặt khác, lễ có
nội dung luân lý của nó, trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với nhân. Khổng Tử
xem điều lễ là hình thức của nhân, là chính đạo mà mọi người nên thi hành, còn nếu con
người chạy theo dục vọng của mình mà trái ngược với chính đạo tức là trái ngược với
điều nhân. Vì vậy, người cầm quyền phải giữ lễ: "Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi
thờ vua phải trung (hết lòng)" (7). Đáng chú ý là, trong quan niệm của Khổng Tử lễ chỉ
quan trọng khi gắn bó với điều nhân, là biểu hiện của nhân. Nếu tách rời nhân thì lễ chỉ
là vô nghĩa. "Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?" (8). Thật vậy không có lòng
nhân thì lễ mà làm gì? Nhà cầm quyền không có đức nhân thì lễ chỉ càng làm thủ cựu,
càng làm nghiệt ngã và tàn khốc.
        Khổng Tử đề xướng "Lễ trị" nhằm ổn định xã hội. Thực hành đúng Lễ vừa là
biểu hiện của Nhân, đồng thời cũng thể hiện con người phải làm đúng bổn phẩn, thân
phận của mình, tức là phải Chính danh.
        Trong công việc chính trị, theo Khổng Tử Chính danh phải đặt lên trước nhất,
bởi "Nếu danh (hiệu) không chính (xác) thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không
hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ
nhạc chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt
không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết

80
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

làm thế nào cho phải)"(9).
2.2. Chính sách trị dân và mẫu người cầm quyền quân tử
         Tư tưởng “Đức trị” của Khổng tử còn thể hiện ở quan niệm coi nhẹ chính hình
và giảm bớt sưu thuế cho dân, đề cao vai trò của dân. Khổng Tử quan niệm: "Không
giáo hoá dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược" (10). Khổng Tử chủ trương
giảm hình, coi nhẹ hình còn vì ông thật sự không bao giờ tin vào bá đạo: "có thể (dùng
sức mạnh) bắt được một vị nguyên soái, chứ chí hướng của một thường dân thì không
(dùng sức mạnh mà) đoạt nổi (11). Khổng Tử cho việc thi ân rộng rãi cứu giúp dân
chúng là sự nghiệp của thánh vương mà Nghiêu, Thuấn chưa chắc đã làm được như vậy.
Dưỡng dân, theo Khổng Tử trước hết phải làm cho dân no đủ, giàu. Ông coi trọng việc
dưỡng dân hơn việc bảo vệ xã tắc và hơn cả việc giáo hoá dân nữa. Dưỡng dân còn phải
biết "sử dân dĩ thời" nghĩa là khiến dân làm việc phải hợp thời cụ thể là vào lúc dân
rảnh việc nhà nông. Như vậy "sử dân dĩ thời" vừa thể hiện sự nhân đạo trong chính sách
trị dân, vừa là bổn phận của người cầm quyền, người được tôn là cha mẹ dân.
         Để thực thi đường lối đức trị, đương nhiên cần phải có một mẫu người cầm
quyền thích hợp. Đó là mẫu người quân tử với những tiêu chuẩn về tài đức nhất xứng
đáng được nắm quyền trị dân. Đức của người quân tử là "lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà
làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc" (12), "sửa mình để cho trăm họ
yên trị".
         Tư cách người quân tử là "lo không đạt đạo chứ không lo nghèo", "hòa hợp
nhưng không a dua", "thư thái mà không kiêu căng".
         Tài năng kiến thức của người quân tử "không phải như một đồ dùng", tức là phải
hiểu rộng, biết nhiều làm được nhiều việc và nhất là phải có "tài trí đủ để trị dân".
Người quân tử còn phải là "thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm", thờ vua phải
trung nhưng là trung một cách sáng suốt "không nên lừa gạt vua, nhưng không ngại xúc
phạm vua (mà phải dám can gián)" (13).
         Có thể khẳng định đường lối đức trị của Khổng Tử "lấy đạo nhân làm gốc, lấy
hiếu - đễ, lễ - nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá, lấy việc thực hiện chính sách "thân dân"
làm cơ sở; lấy tư cách phẩm chất mẫu mực của người cầm quyền làm gương để thực
hiện "Đức trị", "Lễ trị", "Nhân trị" nhằm tạo lập một xã hội phong kiến theo điển chế có
trật tự, tôn ti.
3. Mạnh Tử và đường lối nhân chính
       Thời đại của Mạnh Tử là thời đại Chiến quốc, một thời đại mà mọi tư tưởng
được giải phóng mạnh mẽ, cho nên, ông phải đảm đương sứ mệnh người thừa kế, bảo
vệ và phát triển tư tưởng của Khổng Tử trong thời đại mới. Có thể khẳng định với Mạnh
Tử, học thuyết của Nho gia do Khổng Tử sáng lập đã được phát triển nâng lên một tầm
mức mới trở thành Nho giáo Khổng Mạnh. Đó là đường lối "Nhân chính" của Mạnh Tử
với những nội dung chủ yếu sẽ lần lượt được trình bày dưới đây.
3.1. Đề cao sức mạnh nhân nghĩa
       Mạnh Tử cũng đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Khổng Tử về "tính tương

                                                                                      81
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

cận, tập tương viễn" và đi đến luận điểm nổi tiếng: "Nhân tính chi thiện giã" (cái bản
tính của người ta vốn thiện). Từ đó ông khẳng định sức mạnh vô địch của nhân nghĩa:
"Đối với người nhân dẫu kẻ địch có đông cũng chẳng làm gì được mình. Này, nếu một
vị quốc quân thích làm nhân chính, trong thiên hạ chẳng ai địch nổi" (14). Không ai
địch nổi người nhân đức là ý niệm chính trị mà Mạnh Tử suốt đời tin tưởng theo đuổi.
Quả thật là Mạnh Tử rất nhất quán trong quan niệm lấy nhân đức làm nguyên tắc chỉ
đạo chính trị của mình. Trước sau như một ông luôn luôn chỉ nói đến nhân nghĩa, chỉ đề
cao nhân nghĩa. Quan điểm của ông thật rõ ràng: "Người ưa điều thiện thì dư sức cai trị
thiên hạ... nếu nhà cầm quyền ưa điều thiện, ắt người trong bốn biển sẽ khinh thường
đường xa muôn dặm mà đến với mình, để mách bảo điều thiện với mình" (15). Người
nhân là người vô địch trong thiên hạ, bởi vì "điều nhân thắng điều bất nhân, cũng như
nước thắng lửa".
3.2. Coi trọng dân
        Nếu Khổng Tử hết sức coi trọng "dân tín", coi đó là điều quan trọng nhất không
thể bỏ được trong phép trị nước, thì Mạnh Tử nhận thức một cách sâu sắc rằng: "Kiệt và
Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử ấy vì mất dân chúng... hễ được dân chúng tự
nhiên sẽ được thiên hạ... hễ được lòng dân tự nhiên sẽ được dân chúng" (16). Ông nói:
"Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng
nhất, thứ đến mới là quốc gia (xã tắc) vua là thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi dân vốn là gốc
nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua, ý dân là ý trời. Từ đó Mạnh Tử chủ
trương thi hành một chế độ "báo dân" và khuyến cáo các bậc vua chúa: "Nếu người bực
trên mà vui với sự vui của dân thì dân cũng vui với sự vui của mình; nếu mình buồn với
sự buồn của dân, thì dân cũng buồn với sự buồn của mình. Bực quốc trưởng mà chia vui
với thiên hạ, chia buồn với thiên hạ thì thế nào nền cai trị của mình cũng có bề hưng
vượng đó" (17). Với các nhà cầm quyền, theo Mạnh Tử chỉ có một phương pháp nên
theo: "Dân muốn việc chi, nhà cầm quyền nên cung cấp cho họ. Dân ghét việc chi nhà
cầm quyền đừng thi thố cho họ"(18).
        Phân chia ruộng đất hợp lý và khuyến khích làm giàu cho dân.
        Nếu Khổng Tử coi trọng việc dưỡng dân hơn cả việc bảo vệ xã tắc, nhưng mới
dừng lại ở những nguyên tắc có tính đường lối, thì Mạnh Tử quan tâm nhiều hơn đến
các biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tạo ra cho dân số một sản nghiệp no đủ. Mạnh Tử đòi
hỏi bậc minh quân phải "chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ
trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi sống vợ con, nhằm năm trúng mùa thì mãi
mãi no đủ, phải năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói" (19), và "Thánh nhân cai trị thiên
hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đậu thóc nhiều như nước lửa
thì dân chẳng còn ai bất nghĩa nữa" (20).
        Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng "sử dân dĩ thời" của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề xuất
một đường hướng kinh tế khá hoàn chỉnh nhằm hướng đến cải thiện đời sống của dân,
"nếu bậc quốc trưởng làm cho việc ruộng nương được dễ dàng (đừng bắt họ làm xâu lúc
cày cấy gặt hái) và bớt thuế má cho dân, thì dân trở nên phú túc... bực thánh nhân cai trị
thiên hạ, khiến ai nấy đều có đủ ruộng và lúa, cũng như họ có đủ nước và lửa vậy. Nếu

82
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

dân chúng có bề phú túc về đậu và lúa cũng như họ có đủ về nước và lửa thì họ còn ăn ở
bất nhân làm chi" (21). Với Mạnh Tử giảm bớt tô thuế không chỉ là việc làm có ý nghĩa
đối với dân chúng mà còn là một trong những tiêu chuẩn của người trị dân theo đường
lối nhân chính.
3.3. Nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá dân
        Trong đường lối nhân chính ngoài việc lấy nhân nghĩa làm gốc, coi "dân là
quý”, thi hành chế độ điền địa và thuế khoá công bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải
giảm nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá dân. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử trước
sau tôn sùng "Vương đạo" phản đối "Bá đạo". Mạnh Tử coi việc giảm hình phạt phải là
một chính sách của đức trị. Ông nói: Vua cần phải thi hành phép cai trị nhân - đức đối
với dân: Giảm hình phạt, bớt thuế - liễm, khiến dân siêng lo việc cày sâu cuốc bẫm, làm
vườn làm tược". Theo Mạnh Tử cần phải nhẹ hình phạt bởi nếu "dân khờ khạo mà phạm
luật nước, đó không phải là tội của họ, mà chính là tội của nhà cầm quyền chẳng biết
giữ gìn, giáo hoá họ" (22). Có một điều nhất quán giữa Khổng - Mạnh trong chủ trương
nhẹ hình là cả hai ông đều xem chính hình và thưởng phạt khéo có thể giúp cho sự giáo
hoá dân chúng. Mạnh Tử, cũng xem trọng giáo hoá như Khổng Tử, nhưng cái mới ở
ông là rất quan tâm đến việc quảng bá giáo dục, thông qua việc xây dựng hệ thống
trường học rộng khắp. Ông chủ trương hình thành một mạng lưới trường học đa dạng từ
làng xã đến kinh đô, từ trường hương học đến trường quốc học; đó là những tường, tự,
học, hiệu, để giáo hoá dân chúng. Như vậy, so với Khổng Tử chủ trương giáo hoá của
Mạnh Tử có tính quảng bá và phổ cập hơn. Ngoài việc chú ý đề cao giáo dục đạo đức
nhân luân như Khổng Tử, Mạnh Tử còn thấy được trách nhiệm của người trị dân là phải
dạy dân cấy gặt, chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải nhằm tạo ra nhiều của cải vật
chất hơn. Ông chỉ rõ: "Vua Thuấn đã cho ông hậu tắc việc dạy dân cấy gặt và gieo trồng
năm giống lúa chín, nhân dân nhờ đó mà sống" (23). Có thể thấy rõ quan điểm giáo dục
và giáo hóa dân của Mạnh Tử thể hiện một bước tiến mới so với Khổng Tử trước đó và
là một nội dung quan trọng hợp thành đường lối chính trị nhân nghĩa mà Mạnh Tử đã
suốt đời cổ vũ.
4. Kết luận
        Đường lối đức trị của Nho giáo từ Khổng Tử tới Mạnh Tử lấy nhân nghĩa làm
gốc, coi trọng vai trò của dân tuy đã thể hiện được những quan điểm nhân bản khá sâu
sắc. Đường lối đó nặng "đức" "nhẹ hình", khuyến khích người đời từ thường dân đến
bậc vua chúa đều phải tu thân rèn đức theo mẫu người quân tử. Học thuyết “Đức trị”
của Khổng, Mạnh chứa đựng hầu hết các giá trị tinh hoa của Nho giáo tiên Tần và ngày
nay vẫn rất cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nữa và chắc chắn sẽ còn tìm
được trong đó nhiều bài học bổ ích.




                                                                                    83
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008



                            TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu), Luận ngữ, NXB Văn học 1995, tr.26.
[2] Sđd... tr. 81.
[3] Sđd... tr. 37.
[4] Sđd... tr. 39.
[5] Sđd... tr.196.
[6] Sđd... tr.266.
[7] Sđd... tr.65.
[8] Sđd... tr.56.
[9] Sđd ... tr. 213.
[10] Sđd ... tr. 325.
[11] Sđd ... tr. 164.
[12] Sđd ... tr. 260.
[13] Sđd ... tr. 24.
[14] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức
     Tòng Thơ, SG 1950, tr.17.
[15] Sđd ... tr. 209
[16] Sđd ... tr. 19
[17] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng
     Thơ, SG 1950. tr.51.
[18] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức
     Tòng Thơ, SG 1950, tr.19
[19] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng
     Thơ, SG 1950. tr51, tr.38.
[20] Doãn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB chính trị quốc gia
     Hà Nội 1997, tr. 246
[21] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức
     Tòng Thơ, SG 1950, tr.235.
[22] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng
     Thơ, SG 1950, tr.179.
[23] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ,Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức
     Tòng Thơ, SG 1950, tr.169.




84

More Related Content

Viewers also liked

Các dạng bài tập về kim loại
Các dạng bài tập về kim loạiCác dạng bài tập về kim loại
Các dạng bài tập về kim loạiQuyen Le
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Linh Nguyen
 
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayBai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayTran Phat
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinLê Trâm
 
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1schoolantoreecom
 
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaNguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaHang Bui
 
Sinh vienit.net --co2 -naoh
Sinh vienit.net --co2 -naohSinh vienit.net --co2 -naoh
Sinh vienit.net --co2 -naohHeoCon Luoi
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngMai Hương Hương
 
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phân
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phânChuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phân
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phântieuthien2013
 
Bai Glucozơ
Bai GlucozơBai Glucozơ
Bai Glucozơphthanh29
 
Bài tập kim loại kiềm 1
Bài tập kim loại kiềm 1Bài tập kim loại kiềm 1
Bài tập kim loại kiềm 1Thai Nguyen Hoang
 
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcPhản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcSEO by MOZ
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013hvty2010
 

Viewers also liked (16)

Các dạng bài tập về kim loại
Các dạng bài tập về kim loạiCác dạng bài tập về kim loại
Các dạng bài tập về kim loại
 
Sx ruou vang
Sx ruou vangSx ruou vang
Sx ruou vang
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2
 
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayBai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - Protein
 
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
 
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaNguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
 
Sinh vienit.net --co2 -naoh
Sinh vienit.net --co2 -naohSinh vienit.net --co2 -naoh
Sinh vienit.net --co2 -naoh
 
Bài 5 protein
Bài 5 proteinBài 5 protein
Bài 5 protein
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
 
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phân
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phânChuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phân
Chuyên đề 01 lý thuyết và pp giải bài tập điện phân
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
 
Bai Glucozơ
Bai GlucozơBai Glucozơ
Bai Glucozơ
 
Bài tập kim loại kiềm 1
Bài tập kim loại kiềm 1Bài tập kim loại kiềm 1
Bài tập kim loại kiềm 1
 
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcPhản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
 

Similar to 90 b01d01

BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...nataliej4
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhLuận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhjackjohn45
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019thuanhus
 
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh Tử
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh TửTư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh Tử
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh TửHinPhanThi
 
Nguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáoNguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáoAya Lê
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 

Similar to 90 b01d01 (20)

Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
7771
77717771
7771
 
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DOAN...
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhLuận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
tntomo
tntomotntomo
tntomo
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Của Mạnh Tử, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Của Mạnh Tử, 9 Điểm.docxTiểu Luận Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Của Mạnh Tử, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Của Mạnh Tử, 9 Điểm.docx
 
Tư Tưởng Triết Học Phương Đông Thời Cổ Đại 9 Điểm.doc
Tư Tưởng Triết Học Phương Đông Thời Cổ Đại 9 Điểm.docTư Tưởng Triết Học Phương Đông Thời Cổ Đại 9 Điểm.doc
Tư Tưởng Triết Học Phương Đông Thời Cổ Đại 9 Điểm.doc
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
Chuyen de hoc va lam theo bac 2019
 
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh Tử
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh TửTư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh Tử
Tư tưởng dân bản trong học học thuyết Mạnh Tử
 
Nguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáoNguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáo
 
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
 
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn DuLuận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
 
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docxTẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
 
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

90 b01d01

  • 1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 ĐƯỜNG LỐI "ĐỨC TRỊ" CỦA NHO GIÁO - TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN MẠNH TỬ "ĐỨC TRỊ” (‘GOVERNING BY VIRTUES’ POLITICAL LINE ) OF CONFUCIANISM – FROM CONFUCIUS’ TO MENCIUS’ TIMES NGUYỄN THỊ KIM BÌNH Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo với hạt nhân là đường lối “Đức trị”. Tuy nhiên, phải đến Mạnh Tử đường lối “Đức trị” mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh và trở thành đường lối nhân chính (chính trị nhân nghĩa). Tìm hiểu quá trình phát triển đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm sức sống lâu bền của tư tưởng “Đức trị” trong các nước Á Đông SUMMARY Confucius is the founder of Confucianism – the key thoughts base for planning & implementing – " Đức trị” („governing by virtues‟ political line). However, it was not until Mencius‟ time, “Đức trị” („governing by virtues‟ political line) was fully developed and this political line became “the humane policy”. The study of this development course helps us better understand the long-lasting vitality of “Đức trị” („governing by virtues‟political line) in Oriental countries. 1. Đặt vấn đề Nho học về thực chất là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện tập trung ở đường lối "Đức trị". Đối với các xã hội phong kiến Á Đông, đường lối "Đức trị" luôn luôn là đường lối trị nước duy nhất trong hơn hai nghìn năm lịch sử. Một đường lối trị nước được độc tôn lâu dài như vậy trong lịch sử rất cần được đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa, đối với các xã hội Á Đông đương đại, Nho học trong đó có tư tưởng "Đức trị" không phải là vấn đề cổ xưa, càng không phải là vấn đề đã hoàn toàn thuộc về lịch sử. Trên thực tế sự hiện diện của Nho học với những mức độ khác nhau, vẫn luôn luôn mang tính thời sự mới mẻ. Không nghi ngờ gì nữa ý nghĩa hiện đại của nhiều yếu tố trong Nho học trong đó có tư tưởng "Đức trị" đang ngày càng nổi lên. Một sự khảo cứu có hệ thống đường lối "Đức trị" của Nho học do đó lại càng cần thiết. 2. Tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử 2.1. Quan niệm về "Đức" và đường lối Đức trị: Nhân, Lễ, Chính danh Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói đến đạo đức: "Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân..."(1). Đức với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: "Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được"(2). 79
  • 2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối "Đức trị" - đường lối trị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm: "Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức thiên hạ về theo)" (3). Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: "dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính" (4). Trong đời mình, dù là luận thuyết việc trị nước cứu đời hay dạy học, đào tạo nhiều lớp môn sinh tài đức, thì trước sau Khổng Tử đều nói nhiều đến đức nhân. Khổng Tử coi "nhân" là đức căn bản nhất của con người cả về xử thế lẫn tu thân, và bao gồm gần đủ các đức khác. Thật vậy "Nhân" vừa là tu thân, vừa là ái nhân, lại vừa là xử kỷ vừa là tiếp vật. Nhân còn là Trung (yêu người, hết lòng với người) và thứ (làm cho người những cái mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn). Nhưng đối với Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về "nhân" là biểu hiện về mặt chính trị của nó. Có lẽ với Khổng Tử thái độ đối với dân là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức nhân của người cầm quyền: "Sai khiến dân thì phải thận trọng như trong một cuộc tế lớn, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người". Trong nước không ai oán mình, trong "nhà" một đại phu không ai oán mình" (5). Ông từng nói "Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết dùng đức nhân để giữ dân, thì sẽ mất dân..." (6). Sau Nhân, Khổng tử quan tâm nhiều đến "Lễ", bởi “Lễ” cần thiết để duy trì trật tự xã hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trị. Mặt khác, lễ có nội dung luân lý của nó, trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với nhân. Khổng Tử xem điều lễ là hình thức của nhân, là chính đạo mà mọi người nên thi hành, còn nếu con người chạy theo dục vọng của mình mà trái ngược với chính đạo tức là trái ngược với điều nhân. Vì vậy, người cầm quyền phải giữ lễ: "Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)" (7). Đáng chú ý là, trong quan niệm của Khổng Tử lễ chỉ quan trọng khi gắn bó với điều nhân, là biểu hiện của nhân. Nếu tách rời nhân thì lễ chỉ là vô nghĩa. "Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?" (8). Thật vậy không có lòng nhân thì lễ mà làm gì? Nhà cầm quyền không có đức nhân thì lễ chỉ càng làm thủ cựu, càng làm nghiệt ngã và tàn khốc. Khổng Tử đề xướng "Lễ trị" nhằm ổn định xã hội. Thực hành đúng Lễ vừa là biểu hiện của Nhân, đồng thời cũng thể hiện con người phải làm đúng bổn phẩn, thân phận của mình, tức là phải Chính danh. Trong công việc chính trị, theo Khổng Tử Chính danh phải đặt lên trước nhất, bởi "Nếu danh (hiệu) không chính (xác) thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết 80
  • 3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 làm thế nào cho phải)"(9). 2.2. Chính sách trị dân và mẫu người cầm quyền quân tử Tư tưởng “Đức trị” của Khổng tử còn thể hiện ở quan niệm coi nhẹ chính hình và giảm bớt sưu thuế cho dân, đề cao vai trò của dân. Khổng Tử quan niệm: "Không giáo hoá dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược" (10). Khổng Tử chủ trương giảm hình, coi nhẹ hình còn vì ông thật sự không bao giờ tin vào bá đạo: "có thể (dùng sức mạnh) bắt được một vị nguyên soái, chứ chí hướng của một thường dân thì không (dùng sức mạnh mà) đoạt nổi (11). Khổng Tử cho việc thi ân rộng rãi cứu giúp dân chúng là sự nghiệp của thánh vương mà Nghiêu, Thuấn chưa chắc đã làm được như vậy. Dưỡng dân, theo Khổng Tử trước hết phải làm cho dân no đủ, giàu. Ông coi trọng việc dưỡng dân hơn việc bảo vệ xã tắc và hơn cả việc giáo hoá dân nữa. Dưỡng dân còn phải biết "sử dân dĩ thời" nghĩa là khiến dân làm việc phải hợp thời cụ thể là vào lúc dân rảnh việc nhà nông. Như vậy "sử dân dĩ thời" vừa thể hiện sự nhân đạo trong chính sách trị dân, vừa là bổn phận của người cầm quyền, người được tôn là cha mẹ dân. Để thực thi đường lối đức trị, đương nhiên cần phải có một mẫu người cầm quyền thích hợp. Đó là mẫu người quân tử với những tiêu chuẩn về tài đức nhất xứng đáng được nắm quyền trị dân. Đức của người quân tử là "lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc" (12), "sửa mình để cho trăm họ yên trị". Tư cách người quân tử là "lo không đạt đạo chứ không lo nghèo", "hòa hợp nhưng không a dua", "thư thái mà không kiêu căng". Tài năng kiến thức của người quân tử "không phải như một đồ dùng", tức là phải hiểu rộng, biết nhiều làm được nhiều việc và nhất là phải có "tài trí đủ để trị dân". Người quân tử còn phải là "thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm", thờ vua phải trung nhưng là trung một cách sáng suốt "không nên lừa gạt vua, nhưng không ngại xúc phạm vua (mà phải dám can gián)" (13). Có thể khẳng định đường lối đức trị của Khổng Tử "lấy đạo nhân làm gốc, lấy hiếu - đễ, lễ - nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá, lấy việc thực hiện chính sách "thân dân" làm cơ sở; lấy tư cách phẩm chất mẫu mực của người cầm quyền làm gương để thực hiện "Đức trị", "Lễ trị", "Nhân trị" nhằm tạo lập một xã hội phong kiến theo điển chế có trật tự, tôn ti. 3. Mạnh Tử và đường lối nhân chính Thời đại của Mạnh Tử là thời đại Chiến quốc, một thời đại mà mọi tư tưởng được giải phóng mạnh mẽ, cho nên, ông phải đảm đương sứ mệnh người thừa kế, bảo vệ và phát triển tư tưởng của Khổng Tử trong thời đại mới. Có thể khẳng định với Mạnh Tử, học thuyết của Nho gia do Khổng Tử sáng lập đã được phát triển nâng lên một tầm mức mới trở thành Nho giáo Khổng Mạnh. Đó là đường lối "Nhân chính" của Mạnh Tử với những nội dung chủ yếu sẽ lần lượt được trình bày dưới đây. 3.1. Đề cao sức mạnh nhân nghĩa Mạnh Tử cũng đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Khổng Tử về "tính tương 81
  • 4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 cận, tập tương viễn" và đi đến luận điểm nổi tiếng: "Nhân tính chi thiện giã" (cái bản tính của người ta vốn thiện). Từ đó ông khẳng định sức mạnh vô địch của nhân nghĩa: "Đối với người nhân dẫu kẻ địch có đông cũng chẳng làm gì được mình. Này, nếu một vị quốc quân thích làm nhân chính, trong thiên hạ chẳng ai địch nổi" (14). Không ai địch nổi người nhân đức là ý niệm chính trị mà Mạnh Tử suốt đời tin tưởng theo đuổi. Quả thật là Mạnh Tử rất nhất quán trong quan niệm lấy nhân đức làm nguyên tắc chỉ đạo chính trị của mình. Trước sau như một ông luôn luôn chỉ nói đến nhân nghĩa, chỉ đề cao nhân nghĩa. Quan điểm của ông thật rõ ràng: "Người ưa điều thiện thì dư sức cai trị thiên hạ... nếu nhà cầm quyền ưa điều thiện, ắt người trong bốn biển sẽ khinh thường đường xa muôn dặm mà đến với mình, để mách bảo điều thiện với mình" (15). Người nhân là người vô địch trong thiên hạ, bởi vì "điều nhân thắng điều bất nhân, cũng như nước thắng lửa". 3.2. Coi trọng dân Nếu Khổng Tử hết sức coi trọng "dân tín", coi đó là điều quan trọng nhất không thể bỏ được trong phép trị nước, thì Mạnh Tử nhận thức một cách sâu sắc rằng: "Kiệt và Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử ấy vì mất dân chúng... hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được thiên hạ... hễ được lòng dân tự nhiên sẽ được dân chúng" (16). Ông nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng nhất, thứ đến mới là quốc gia (xã tắc) vua là thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi dân vốn là gốc nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua, ý dân là ý trời. Từ đó Mạnh Tử chủ trương thi hành một chế độ "báo dân" và khuyến cáo các bậc vua chúa: "Nếu người bực trên mà vui với sự vui của dân thì dân cũng vui với sự vui của mình; nếu mình buồn với sự buồn của dân, thì dân cũng buồn với sự buồn của mình. Bực quốc trưởng mà chia vui với thiên hạ, chia buồn với thiên hạ thì thế nào nền cai trị của mình cũng có bề hưng vượng đó" (17). Với các nhà cầm quyền, theo Mạnh Tử chỉ có một phương pháp nên theo: "Dân muốn việc chi, nhà cầm quyền nên cung cấp cho họ. Dân ghét việc chi nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ"(18). Phân chia ruộng đất hợp lý và khuyến khích làm giàu cho dân. Nếu Khổng Tử coi trọng việc dưỡng dân hơn cả việc bảo vệ xã tắc, nhưng mới dừng lại ở những nguyên tắc có tính đường lối, thì Mạnh Tử quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tạo ra cho dân số một sản nghiệp no đủ. Mạnh Tử đòi hỏi bậc minh quân phải "chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi sống vợ con, nhằm năm trúng mùa thì mãi mãi no đủ, phải năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói" (19), và "Thánh nhân cai trị thiên hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đậu thóc nhiều như nước lửa thì dân chẳng còn ai bất nghĩa nữa" (20). Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng "sử dân dĩ thời" của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề xuất một đường hướng kinh tế khá hoàn chỉnh nhằm hướng đến cải thiện đời sống của dân, "nếu bậc quốc trưởng làm cho việc ruộng nương được dễ dàng (đừng bắt họ làm xâu lúc cày cấy gặt hái) và bớt thuế má cho dân, thì dân trở nên phú túc... bực thánh nhân cai trị thiên hạ, khiến ai nấy đều có đủ ruộng và lúa, cũng như họ có đủ nước và lửa vậy. Nếu 82
  • 5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 dân chúng có bề phú túc về đậu và lúa cũng như họ có đủ về nước và lửa thì họ còn ăn ở bất nhân làm chi" (21). Với Mạnh Tử giảm bớt tô thuế không chỉ là việc làm có ý nghĩa đối với dân chúng mà còn là một trong những tiêu chuẩn của người trị dân theo đường lối nhân chính. 3.3. Nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá dân Trong đường lối nhân chính ngoài việc lấy nhân nghĩa làm gốc, coi "dân là quý”, thi hành chế độ điền địa và thuế khoá công bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải giảm nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá dân. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử trước sau tôn sùng "Vương đạo" phản đối "Bá đạo". Mạnh Tử coi việc giảm hình phạt phải là một chính sách của đức trị. Ông nói: Vua cần phải thi hành phép cai trị nhân - đức đối với dân: Giảm hình phạt, bớt thuế - liễm, khiến dân siêng lo việc cày sâu cuốc bẫm, làm vườn làm tược". Theo Mạnh Tử cần phải nhẹ hình phạt bởi nếu "dân khờ khạo mà phạm luật nước, đó không phải là tội của họ, mà chính là tội của nhà cầm quyền chẳng biết giữ gìn, giáo hoá họ" (22). Có một điều nhất quán giữa Khổng - Mạnh trong chủ trương nhẹ hình là cả hai ông đều xem chính hình và thưởng phạt khéo có thể giúp cho sự giáo hoá dân chúng. Mạnh Tử, cũng xem trọng giáo hoá như Khổng Tử, nhưng cái mới ở ông là rất quan tâm đến việc quảng bá giáo dục, thông qua việc xây dựng hệ thống trường học rộng khắp. Ông chủ trương hình thành một mạng lưới trường học đa dạng từ làng xã đến kinh đô, từ trường hương học đến trường quốc học; đó là những tường, tự, học, hiệu, để giáo hoá dân chúng. Như vậy, so với Khổng Tử chủ trương giáo hoá của Mạnh Tử có tính quảng bá và phổ cập hơn. Ngoài việc chú ý đề cao giáo dục đạo đức nhân luân như Khổng Tử, Mạnh Tử còn thấy được trách nhiệm của người trị dân là phải dạy dân cấy gặt, chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Ông chỉ rõ: "Vua Thuấn đã cho ông hậu tắc việc dạy dân cấy gặt và gieo trồng năm giống lúa chín, nhân dân nhờ đó mà sống" (23). Có thể thấy rõ quan điểm giáo dục và giáo hóa dân của Mạnh Tử thể hiện một bước tiến mới so với Khổng Tử trước đó và là một nội dung quan trọng hợp thành đường lối chính trị nhân nghĩa mà Mạnh Tử đã suốt đời cổ vũ. 4. Kết luận Đường lối đức trị của Nho giáo từ Khổng Tử tới Mạnh Tử lấy nhân nghĩa làm gốc, coi trọng vai trò của dân tuy đã thể hiện được những quan điểm nhân bản khá sâu sắc. Đường lối đó nặng "đức" "nhẹ hình", khuyến khích người đời từ thường dân đến bậc vua chúa đều phải tu thân rèn đức theo mẫu người quân tử. Học thuyết “Đức trị” của Khổng, Mạnh chứa đựng hầu hết các giá trị tinh hoa của Nho giáo tiên Tần và ngày nay vẫn rất cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nữa và chắc chắn sẽ còn tìm được trong đó nhiều bài học bổ ích. 83
  • 6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu), Luận ngữ, NXB Văn học 1995, tr.26. [2] Sđd... tr. 81. [3] Sđd... tr. 37. [4] Sđd... tr. 39. [5] Sđd... tr.196. [6] Sđd... tr.266. [7] Sđd... tr.65. [8] Sđd... tr.56. [9] Sđd ... tr. 213. [10] Sđd ... tr. 325. [11] Sđd ... tr. 164. [12] Sđd ... tr. 260. [13] Sđd ... tr. 24. [14] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950, tr.17. [15] Sđd ... tr. 209 [16] Sđd ... tr. 19 [17] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950. tr.51. [18] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950, tr.19 [19] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950. tr51, tr.38. [20] Doãn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1997, tr. 246 [21] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950, tr.235. [22] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950, tr.179. [23] Đoàn Trung Còn (dịch giả), Tứ Thơ,Thượng Mạnh Tử, in tại nhà in riêng Trí Đức Tòng Thơ, SG 1950, tr.169. 84