SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình
Giang Tuấn Anh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Luận văn đã nêu lên được những nội dung về dạy nghề cho lao động nông thôn
như: lao động nông thôn, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, tiêu chí đánh giá chất
lượng dạy nghề cho lao động nông thôn; vai trò của quản lý nhà nước đối với dạy nghề cho
lao động nông thôn và kinh nghiệm của một số địa phương trong dạy nghề cho lao động
nông thôn (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về dạy nghề
cho lao động nông thôn ở Ninh Bình.
Với phương pháp nghiên cứu một cách khái quát kết hợp phân tích và minh họa bằng số liệu
cụ thể thực trạng về lao động nông thôn và dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình
trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2012) đã nêu được những thành tựu đạt
được trong công tác dạy nghề của tỉnh. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích rõ những tồn
tại, hạn chế của công tác dạy nghề và những nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, yếu
kém về số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, sử dụng và quản lý đào tạo nghề...
Xuất phát từ chủ trương đổi mới, luận văn đã đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng,
nhiệm vụ và xác định mục tiêu phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
tỉnh.
Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công tác dạy nghề cho lao động
nông thôn, trong đó có những nhóm giải pháp như: nâng cao nhận thức của chính quyền và
người dân về dạy nghề; hoàn thiện mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình; nâng cấp hệ thống cơ
sở vật chất phục vụ cho dạy nghề; nâng cao chất lượng các chương trình dạy nghề; nâng cao
công tác quản lý dạy nghề; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và gắn đào
tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như thị trường lao động.
Ngoài những nội dung chính nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Đảng,
Nhà nước, các bộ, ban ngành trong việc hoàn thiện các chính sách Nhà nước (chính sách đất
đai, chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề dài hạn, chính sách hỗ trợ cho lao động nông
thôn học nghề, chính sách đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề và người dạy nghề, chính
sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn); tăng cường quản lý nhà nước, xây
dựng cơ chế, chính sách của địa phương và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành,
đơn vị trong nhiệm vụ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Keywords. Kinh tế chính trị; Dạy nghề; Lao động nông thôn; Ninh Bình
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dạy nghề cho lao động nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng
cao trình độ đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Nhận thức rõ vị trí, tầm
quan trọng của công tác dạy nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển
nguồn nhân lực lao động nông thôn với sự đầu tư cho các cơ sở đào tạo, các tổ chức khuyến
nông, khuyến công, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ đào tạo, nhân lực. Vì vậy, chất
lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, nhất là trình độ tay nghề của nông dân từng bước
được nâng lên, tạo ra bước phát triển mới trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, do
xuất phát điểm thấp, số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so với yêu cầu
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa, việc phát triển
nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn nội lực
trong nông nghiệp, nông thôn và từ nguồn hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói
chung, dạy nghề nói riêng còn nhiều hạn hẹp, do vậy, công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn của tỉnh Ninh Bình còn nhiều bất cập.
Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và
Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi vì không thể có một nông thôn mới, không thể có
nước công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng.
Chính vì lẽ đó, ngay sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, công tác dạy nghề cho lao động
nông thôn đã được nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền của các tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức triển khai thực hiện.
Ngày 27/11/2009, Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020” (Gọi tắt là đề án 1956). Đề án đã nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta: Dạy
nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và
xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế -
xã hội, lịch sử, văn hóa và cách mạng. Là tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình rất chú trọng
công tác dạy nghề cho người lao động. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy nghề
cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên, tỷ lệ lao động qua dạy nghề còn thấp, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển không đồng
đều, quy mô nhỏ, chất lượng dạy nghề chưa cao, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo
nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông
thôn của tỉnh Ninh Bình nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Dạy nghề cho lao động nông
thôn ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Nội dung của
luận văn liên quan chặt chẽ với vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, tổ chức nâng cao chất
lượng dạy nghề và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề.
2. Tình hình nghiên cứu
Dạy nghề cho lao động nông thôn là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các
ngành, các địa phương quan tâm. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Tổng cục Dạy nghề (2000), Một số luận cứ khoa học để xây dựng chiến lược dạy nghề
giai đoạn 2001 -2010, Đề tài cấp Bộ, mã số CB-19-2000. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về
dạy nghề, đi sâu khảo sát kết quả dạy nghề ở nước ta, đề ra chiến lược dạy nghề 2001 -2010;
Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nhà xuất bản lao
động – Xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về thị trường lao
động, thông tin thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh
niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đi sâu tìm hiểu công tác dạy nghề và tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn, thanh niên xuất ngũ và các đối tượng thanh niên Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường;
Lương Anh Trâm, Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy
nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2000. Đề tài
tập trung nghiên cứu vai trò của Công đoàn - tổ chức chính trị - xã hội trong việc góp phần
nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.
Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện
nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên
cứu một cách khái quát hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện
phương thức quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta;
Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài báo khoa học của
tác giả về cơ sở lý luận và phương pháp luận phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và
phát triển nguồn nhân lực;
Phan Chính Thức, Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2003. Luận án đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về dạy
nghề, về lịch sử dạy nghề và giải pháp phát triển dạy nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta;
Nguyễn Hữu Chí, Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Luận văn đi sâu nghiên cứu
các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề trong phạm vi thành phố Hà Nội;
Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết đã đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội
thảo, đề tài nghiên cứu khoa học về lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trong và ngoài nước về
công tác giáo dục, dạy nghề;
“Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH và đô
thị hoá”, Đề tài độc lập cấp nhà nước mã số KX.01 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân
thực hiện năm 2005. Đề tài đã lý giải tính tất yếu của việc thu hồi đất (THĐ) trong quá trình
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH-HĐH) và Đô thị hóa (ĐTH), cho rằng đây vừa là cơ
hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển. Cơ hội đó là: tạo điều kiện
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Thách thức là: người
dân mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống của họ tiềm ẩn sự bất ổn bên trong. Đề
tài này cũng đưa ra các dự báo nhu cầu THĐ và đưa ra khung chính sách đồng bộ bao gồm:
Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư;
Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các
mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan để
đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất.
“Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các
Khu công nghiệp (KCN), Khu đô thị (KĐT), xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước, tháng 12/2005. Sau khi phân tích
đánh, giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi ở 7 tỉnh/TP: Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương. Đề tài đề xuất
các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc
làm của người có đất bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị , xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới.
Sách: “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các
KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích
quốc gia” do GS.TSKH Lê Du Phong chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm
2007. Trong công trình này, các tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu
nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích quốc gia trong
thời gian qua ở nước ta, đồng thời cho thấy những khó khăn tồn tại. Qua đó, các tác giả đã
đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm (GQVL), đảm bảo
thu nhập và đời sống của người dân bị THĐ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các
công trình công cộng phục vụ cho lợi ích quốc gia trong thời gian tới.
“ Giải quyết việc làm cho lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”,
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thủy trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, thực hiện
năm 2007. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết của việc làm và tạo việc làm trong
quá trình ĐTH. Luận văn đề cập đến kinh nghiệm GQVL cho lao động nông nghiệp ở một số
quốc gia trên thế giới. Phân tích tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH đến thực trạng thu hồi
ĐNN tạo ra những biến động về kinh tế, lao động ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Luận văn
phân tích thực trạng việc làm và GQVL cho nông dân bị THĐ ở các huyện ngoại thành Hà
Nội. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp GQVL cho lao động nông nghiệp bị THĐ ở ngoại
thành Hà Nội.
“Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn ngoại
thành Hà Nội trong quá trình ĐTH gắn với CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đề
tài khoa học và công nghệ cấp Thành phố - 2005. Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của
ĐTH là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị THĐ sản xuất nông
nghiệp, trong đó vấn đề GQVL cho người lao động thuần nông gặp phải những trở ngại lớn
khi họ buộc phải chuyển đổi nghề mà không có chuyên môn kĩ thuật.
Luận văn thạc sỹ: “Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại
Hà Tĩnh” (năm 2008) của tác giả Phan Thành Biển, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực
tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực
trạng hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án phát triển nông thôn tại Hà
Tĩnh, trong đó có đề cập đối tượng thanh niên nông thôn.
Các luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình”
(2008) của tác giả Phí Thị Nguyệt và luận văn “Việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc” (2009) của tác giả Phạm Thanh Tâm đã đi sâu phân tích thực trạng, làm rõ vấn
đề việc làm của người lao động nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu
giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Bình,Vĩnh Phúc.
Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh
Khánh Hòa” (năm 2008) - tác giả Nguyễn Huyền Lê đã làm rõ những vấn đề lý luận về giải
quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất, thực trạng của mộ số địa phương, đề xuất một
số giải pháp về: công tác đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ việc làm, thị trường lao động, tạo
việc làm mới cho người lao động.
“Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị mất đất ở bốn huyện phía tây Hà
Nội”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Cam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thực
hiện năm 2009. Luận văn lý giải tầm quan trọng của việc làm đối với mỗi cá nhân và xã hội
từ đó làm rõ ý nghĩa GQVL đối với sự phát triển xã hội. Tác giả phân tích những biến động
kinh tế, thực trạng THĐ nông nghiệp, việc làm và GQVL cho nông dân bị THĐ ở bốn quận,
huyện phía tây Hà Nội, làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Qua đó, tác giả
đưa ra các giải pháp GQVL cho người nông dân bị THĐ ở bốn huyện phía tây Hà Nội đến
năm 2020.
Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại Thành
phố Đà Nẵng” (2011) của tác giả Phan Thị Thúy Linh, đã phân tích rõ một số cơ sở lý luận
và thực tiễn về đào tạo nghề và tạo việc làm, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm hiệu quả cho thanh niên thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
Các công trình, đề tài trên đã đề cập đến một số lĩnh vực về dạy nghề như: Đổi mới,
sắp xếp hệ thống các cơ sở dạy nghề; nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp,
giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; quản lý về dạy nghề. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nào làm rõ thực trạng công tác dạy nghề, đề xuất các giải pháp khắc phục
những khó khăn, bất cập của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình.
Vì vậy, đề tài: “Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình” là một đề tài mới,
chuyên biệt, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, độc lập. Trong quá trình thực hiện đề
tài, với việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các công trình
nghiên cứu về dạy nghề, tôi chú trọng tham khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh
trong thực tiễn, đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn từ năm 2008 đến năm 2012.
Qua đó, đánh giá khẳng định kết quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh
Ninh Bình, đồng thời làm rõ những khó khăn, hạn chế, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm
chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khắc phục
khó khăn trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
Tính tất yếu và đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn? Ninh Bình cần phải làm gì
và làm như thế nào để hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về dạy nghề cho lao động nông
thôn, luận văn phân tích thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện
nay trên cơ sở đánh giá vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này tại Ninh Bình từ đó
đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để công tác này ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn, đáp ứng
yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về dạy nghề và dạy nghề cho lao động
nông thôn.
- Phân tích kết quả, tồn tại, hạn chế, những vấn đề đang đặt ra trong công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này ở tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác
dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới
và hội nhập.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng của luận văn
Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình
dưới góc độ Kinh tế chính trị. Hoạt động này được nghiên cứu không đơn thuần là một loại
hình dịch vụ trong nền kinh tế thị trường, mà gắn liền với vai trò nhà nước trong phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy nghề ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 -
2012.
Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu các hoạt động dạy nghề cho lao động nông
thôn do chính quyền các cấp của Tỉnh tiến hành, không nghiên cứu các hoạt động dạy nghề
do các chủ thể khác thực hiện (người dân truyền nghề cho con em họ, người lao động dạy
nghề cho nhau…).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp của kinh tế học
hiện đại để nghiên cứu. Phương pháp luận này đòi hỏi phải xem xét vấn đề dạy nghề cho lao
động nông thôn một cách khách quan, theo các quy luật; chịu sự tác động của nhiều nhân tố:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... và không ngừng vận động, biến đổi.
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được cụ thể bằng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: trừu tượng hoá khoa học; phân tích và tổng hợp; lô
gích và lịch sử; thống kê…
- Phương pháp lô gích được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về dạy nghề cho
lao động nông thôn. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một
số quốc gia và địa phương trong tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Sử dụng kết hợp
phương pháp lô gích và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất ở chương 1.
- Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ đề tài.
Ở chương 2, để làm rõ thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong những
năm qua, một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng: thống kê, phân tích định
lượng... Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ
yếu. Đồng thời một số phương pháp khác được sử dụng: lô gich, so sánh, khái quát hóa.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia về thực trạng hoạt động dạy
nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: lấy ý kiến các đối tượng thụ hưởng và các đối tượng có
liên quan trong tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: lựa chọn 1 - 2 mô hình điển hình đã thành công
trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình để rút ta bài học kinh nghiệm.
5.2 Nguồn tư liệu
 Thu thập Số liệu/ thông tin thứ cấp
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng
- Các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, XX;
- Số liệu thống kê của các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê về lao động và hệ thống
dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng, dân số, quy hoạch.
- Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
- Các công trình nghiên cứu khoa học; các sách, báo, tạp chí.
- Số liệu về dạy nghề ở Ninh Bình và cả nước, giai đoạn 2008 - 2012.
- Số liệu về phát triển kinh tế xã hội của Ninh Bình, giai đoạn 2008 - 2012.
 Kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu và chuyên gia để lấy ý kiến, thông tin định tính
về thực tiễn vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
tại Ninh Bình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dạy nghề nói chung và dạy nghề cho
lao động nông thôn nói riêng, vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh
Bình và thực trạng của quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
- Làm rõ những hạn chế và nguyên nhân, từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục
khó khăn trong công tác dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy nghề tại Ninh
Bình.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số sở,
ban, ngành của tỉnh để tăng cường quản lý nhà nước đối với dạy nghề cho lao động nông thôn.
Các giải pháp đề xuất sẽ có giá trị tham khảo tốt cho Lãnh đạo tỉnh trong việc hoạch định
chiến lược dạy nghề cho lao động nông thôn, để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác
dạy nghề tại Ninh Bình, góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Dạy nghề cho lao động nông thôn: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số
địa phương.
Chương 2: Tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông
thôn ở Ninh Bình trong thời gian tới.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1995), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam –
Lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Chí (2003), Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3.Nguyễn Văn Đại (2012), Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông
Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.
4.Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5.Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến
– Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8.Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng
nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Hà Nội.
9.Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh
niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.
10. Lưu Đình Mạc (1990), Một số kiến nghị về kiểu cách đầu tư cho các loại hình đào
tạo, loại hình trường theo cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề mới, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VNN.02.06, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo
dục chuyên nghiệp.
11. Phạm Văn Quyết (1989), Một số kiến nghị và phương pháp xây dựng định mức
chi phí thường xuyên trong đào tạo một học sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VN.04.01, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục
chuyên nghiệp.
12. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
13. Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta
hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
16. Lương Anh Trâm (2000), Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất
lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
17. Báo cáo thực trạng lao động tỉnh Ninh Bình.
18. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
19. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ninh Bình.
20. Điều tra dân số năm 2009.
21. Đề án đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015.
22. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm2020.
23. Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và xã
hội.
24. Tổng hợp chỉ tiêu dạy nghề theo chính sách QĐ 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2010 –
2012
25. Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020”.

More Related Content

What's hot

luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (17)

luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdf
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
La0032
La0032La0032
La0032
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOTLuận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
 
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đLuận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
 

Viewers also liked

Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Dung Tri
 
Gizi buruk
Gizi burukGizi buruk
Gizi burukridki24
 
Resume - Hana I Shabaneh (1)
Resume - Hana I Shabaneh (1)Resume - Hana I Shabaneh (1)
Resume - Hana I Shabaneh (1)Hana I. Shabaneh
 
In love with boxes
In love with boxesIn love with boxes
In love with boxesBigInDreams
 
Investment Plan for Europe
Investment Plan for EuropeInvestment Plan for Europe
Investment Plan for EuropeIvana Lazarević
 
Computer Science Education From Startup perspective
Computer Science Education From Startup perspectiveComputer Science Education From Startup perspective
Computer Science Education From Startup perspectiveArvind Jha
 
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER civej
 
Skd 131311059-laporan akhir
Skd 131311059-laporan akhirSkd 131311059-laporan akhir
Skd 131311059-laporan akhirRudi Perdana
 
recommandation-PACA
recommandation-PACArecommandation-PACA
recommandation-PACANawal Nashed
 
A deeper-understanding-of-spark-internals
A deeper-understanding-of-spark-internalsA deeper-understanding-of-spark-internals
A deeper-understanding-of-spark-internalsCheng Min Chi
 
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου."Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.Theodora Chandrinou
 

Viewers also liked (17)

Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
 
Gizi buruk
Gizi burukGizi buruk
Gizi buruk
 
Nemg352 emht444
Nemg352 emht444Nemg352 emht444
Nemg352 emht444
 
Resume - Hana I Shabaneh (1)
Resume - Hana I Shabaneh (1)Resume - Hana I Shabaneh (1)
Resume - Hana I Shabaneh (1)
 
Vinod Profile -15@
Vinod Profile -15@Vinod Profile -15@
Vinod Profile -15@
 
In love with boxes
In love with boxesIn love with boxes
In love with boxes
 
Investment Plan for Europe
Investment Plan for EuropeInvestment Plan for Europe
Investment Plan for Europe
 
Computer Science Education From Startup perspective
Computer Science Education From Startup perspectiveComputer Science Education From Startup perspective
Computer Science Education From Startup perspective
 
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER
MODIFICATION OF RAIN WATER HARVESTING PIT TO NEUTRALIZE ACIDIC pH OF RAIN WATER
 
The quiet faces1
The quiet faces1The quiet faces1
The quiet faces1
 
ORPHEUS
ORPHEUSORPHEUS
ORPHEUS
 
Skd 131311059-laporan akhir
Skd 131311059-laporan akhirSkd 131311059-laporan akhir
Skd 131311059-laporan akhir
 
GC - CV June
GC - CV JuneGC - CV June
GC - CV June
 
recommandation-PACA
recommandation-PACArecommandation-PACA
recommandation-PACA
 
Odi12c step
Odi12c stepOdi12c step
Odi12c step
 
A deeper-understanding-of-spark-internals
A deeper-understanding-of-spark-internalsA deeper-understanding-of-spark-internals
A deeper-understanding-of-spark-internals
 
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου."Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.
"Τ' όνειρο του παιδιού είναι η Ειρήνη"- 11 δημοτικό Σχολείο Ιλίου.
 

Similar to 00050003151

Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...sividocz
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...sividocz
 

Similar to 00050003151 (20)

Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường Quân đội
Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường Quân độiĐào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường Quân đội
Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường Quân đội
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
 
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghềĐề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà NộiNguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
 

00050003151

  • 1. Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Giang Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn đã nêu lên được những nội dung về dạy nghề cho lao động nông thôn như: lao động nông thôn, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn; vai trò của quản lý nhà nước đối với dạy nghề cho lao động nông thôn và kinh nghiệm của một số địa phương trong dạy nghề cho lao động nông thôn (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình. Với phương pháp nghiên cứu một cách khái quát kết hợp phân tích và minh họa bằng số liệu cụ thể thực trạng về lao động nông thôn và dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2012) đã nêu được những thành tựu đạt được trong công tác dạy nghề của tỉnh. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích rõ những tồn tại, hạn chế của công tác dạy nghề và những nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, yếu kém về số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, sử dụng và quản lý đào tạo nghề... Xuất phát từ chủ trương đổi mới, luận văn đã đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng, nhiệm vụ và xác định mục tiêu phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có những nhóm giải pháp như: nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về dạy nghề; hoàn thiện mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình; nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề; nâng cao chất lượng các chương trình dạy nghề; nâng cao công tác quản lý dạy nghề; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như thị trường lao động. Ngoài những nội dung chính nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành trong việc hoàn thiện các chính sách Nhà nước (chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề dài hạn, chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề, chính sách đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề và người dạy nghề, chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn); tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đơn vị trong nhiệm vụ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Keywords. Kinh tế chính trị; Dạy nghề; Lao động nông thôn; Ninh Bình Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Dạy nghề cho lao động nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Nhận thức rõ vị trí, tầm
  • 2. quan trọng của công tác dạy nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực lao động nông thôn với sự đầu tư cho các cơ sở đào tạo, các tổ chức khuyến nông, khuyến công, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ đào tạo, nhân lực. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, nhất là trình độ tay nghề của nông dân từng bước được nâng lên, tạo ra bước phát triển mới trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so với yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa, việc phát triển nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn và từ nguồn hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, dạy nghề nói riêng còn nhiều hạn hẹp, do vậy, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình còn nhiều bất cập. Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi vì không thể có một nông thôn mới, không thể có nước công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng. Chính vì lẽ đó, ngay sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền của các tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Ngày 27/11/2009, Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Gọi tắt là đề án 1956). Đề án đã nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta: Dạy nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa và cách mạng. Là tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình rất chú trọng công tác dạy nghề cho người lao động. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua dạy nghề còn thấp, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển không đồng đều, quy mô nhỏ, chất lượng dạy nghề chưa cao, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Nội dung của luận văn liên quan chặt chẽ với vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, tổ chức nâng cao chất lượng dạy nghề và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề. 2. Tình hình nghiên cứu Dạy nghề cho lao động nông thôn là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Tổng cục Dạy nghề (2000), Một số luận cứ khoa học để xây dựng chiến lược dạy nghề
  • 3. giai đoạn 2001 -2010, Đề tài cấp Bộ, mã số CB-19-2000. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy nghề, đi sâu khảo sát kết quả dạy nghề ở nước ta, đề ra chiến lược dạy nghề 2001 -2010; Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nhà xuất bản lao động – Xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đi sâu tìm hiểu công tác dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên xuất ngũ và các đối tượng thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường; Lương Anh Trâm, Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2000. Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của Công đoàn - tổ chức chính trị - xã hội trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu một cách khái quát hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta; Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài báo khoa học của tác giả về cơ sở lý luận và phương pháp luận phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực; Phan Chính Thức, Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. Luận án đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về dạy nghề, về lịch sử dạy nghề và giải pháp phát triển dạy nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; Nguyễn Hữu Chí, Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Luận văn đi sâu nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề trong phạm vi thành phố Hà Nội; Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết đã đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học về lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác giáo dục, dạy nghề; “Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá”, Đề tài độc lập cấp nhà nước mã số KX.01 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện năm 2005. Đề tài đã lý giải tính tất yếu của việc thu hồi đất (THĐ) trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH-HĐH) và Đô thị hóa (ĐTH), cho rằng đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển. Cơ hội đó là: tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Thách thức là: người
  • 4. dân mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống của họ tiềm ẩn sự bất ổn bên trong. Đề tài này cũng đưa ra các dự báo nhu cầu THĐ và đưa ra khung chính sách đồng bộ bao gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan để đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất. “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các Khu công nghiệp (KCN), Khu đô thị (KĐT), xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước, tháng 12/2005. Sau khi phân tích đánh, giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi ở 7 tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương. Đề tài đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị , xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới. Sách: “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích quốc gia” do GS.TSKH Lê Du Phong chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2007. Trong công trình này, các tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nước ta, đồng thời cho thấy những khó khăn tồn tại. Qua đó, các tác giả đã đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm (GQVL), đảm bảo thu nhập và đời sống của người dân bị THĐ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích quốc gia trong thời gian tới. “ Giải quyết việc làm cho lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thủy trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, thực hiện năm 2007. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết của việc làm và tạo việc làm trong quá trình ĐTH. Luận văn đề cập đến kinh nghiệm GQVL cho lao động nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. Phân tích tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH đến thực trạng thu hồi ĐNN tạo ra những biến động về kinh tế, lao động ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Luận văn phân tích thực trạng việc làm và GQVL cho nông dân bị THĐ ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp GQVL cho lao động nông nghiệp bị THĐ ở ngoại thành Hà Nội. “Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH gắn với CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Thành phố - 2005. Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của ĐTH là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị THĐ sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề GQVL cho người lao động thuần nông gặp phải những trở ngại lớn khi họ buộc phải chuyển đổi nghề mà không có chuyên môn kĩ thuật. Luận văn thạc sỹ: “Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh” (năm 2008) của tác giả Phan Thành Biển, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực
  • 5. trạng hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh, trong đó có đề cập đối tượng thanh niên nông thôn. Các luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình” (2008) của tác giả Phí Thị Nguyệt và luận văn “Việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc” (2009) của tác giả Phạm Thanh Tâm đã đi sâu phân tích thực trạng, làm rõ vấn đề việc làm của người lao động nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Bình,Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa” (năm 2008) - tác giả Nguyễn Huyền Lê đã làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất, thực trạng của mộ số địa phương, đề xuất một số giải pháp về: công tác đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ việc làm, thị trường lao động, tạo việc làm mới cho người lao động. “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị mất đất ở bốn huyện phía tây Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Cam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thực hiện năm 2009. Luận văn lý giải tầm quan trọng của việc làm đối với mỗi cá nhân và xã hội từ đó làm rõ ý nghĩa GQVL đối với sự phát triển xã hội. Tác giả phân tích những biến động kinh tế, thực trạng THĐ nông nghiệp, việc làm và GQVL cho nông dân bị THĐ ở bốn quận, huyện phía tây Hà Nội, làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp GQVL cho người nông dân bị THĐ ở bốn huyện phía tây Hà Nội đến năm 2020. Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Đà Nẵng” (2011) của tác giả Phan Thị Thúy Linh, đã phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề và tạo việc làm, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm hiệu quả cho thanh niên thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Các công trình, đề tài trên đã đề cập đến một số lĩnh vực về dạy nghề như: Đổi mới, sắp xếp hệ thống các cơ sở dạy nghề; nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; quản lý về dạy nghề. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào làm rõ thực trạng công tác dạy nghề, đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, đề tài: “Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình” là một đề tài mới, chuyên biệt, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, độc lập. Trong quá trình thực hiện đề tài, với việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các công trình nghiên cứu về dạy nghề, tôi chú trọng tham khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn từ năm 2008 đến năm 2012. Qua đó, đánh giá khẳng định kết quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình, đồng thời làm rõ những khó khăn, hạn chế, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Tính tất yếu và đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn? Ninh Bình cần phải làm gì
  • 6. và làm như thế nào để hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích của luận văn Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về dạy nghề cho lao động nông thôn, luận văn phân tích thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay trên cơ sở đánh giá vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này tại Ninh Bình từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để công tác này ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập. 3.2 Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn. - Phân tích kết quả, tồn tại, hạn chế, những vấn đề đang đặt ra trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng của luận văn Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình dưới góc độ Kinh tế chính trị. Hoạt động này được nghiên cứu không đơn thuần là một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế thị trường, mà gắn liền với vai trò nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy nghề ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 - 2012. Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn do chính quyền các cấp của Tỉnh tiến hành, không nghiên cứu các hoạt động dạy nghề do các chủ thể khác thực hiện (người dân truyền nghề cho con em họ, người lao động dạy nghề cho nhau…). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp của kinh tế học hiện đại để nghiên cứu. Phương pháp luận này đòi hỏi phải xem xét vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn một cách khách quan, theo các quy luật; chịu sự tác động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... và không ngừng vận động, biến đổi. - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được cụ thể bằng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: trừu tượng hoá khoa học; phân tích và tổng hợp; lô gích và lịch sử; thống kê… - Phương pháp lô gích được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về dạy nghề cho
  • 7. lao động nông thôn. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Sử dụng kết hợp phương pháp lô gích và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất ở chương 1. - Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ đề tài. Ở chương 2, để làm rõ thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong những năm qua, một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng: thống kê, phân tích định lượng... Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu. Đồng thời một số phương pháp khác được sử dụng: lô gich, so sánh, khái quát hóa. - Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia về thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình. - Phương pháp phỏng vấn sâu: lấy ý kiến các đối tượng thụ hưởng và các đối tượng có liên quan trong tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: lựa chọn 1 - 2 mô hình điển hình đã thành công trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình để rút ta bài học kinh nghiệm. 5.2 Nguồn tư liệu  Thu thập Số liệu/ thông tin thứ cấp - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng - Các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, XX; - Số liệu thống kê của các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê về lao động và hệ thống dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng, dân số, quy hoạch. - Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước. - Các công trình nghiên cứu khoa học; các sách, báo, tạp chí. - Số liệu về dạy nghề ở Ninh Bình và cả nước, giai đoạn 2008 - 2012. - Số liệu về phát triển kinh tế xã hội của Ninh Bình, giai đoạn 2008 - 2012.  Kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu và chuyên gia để lấy ý kiến, thông tin định tính về thực tiễn vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại Ninh Bình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng, vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động này. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình và thực trạng của quản lý nhà nước đối với hoạt động này. - Làm rõ những hạn chế và nguyên nhân, từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy nghề tại Ninh Bình. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số sở, ban, ngành của tỉnh để tăng cường quản lý nhà nước đối với dạy nghề cho lao động nông thôn. Các giải pháp đề xuất sẽ có giá trị tham khảo tốt cho Lãnh đạo tỉnh trong việc hoạch định chiến lược dạy nghề cho lao động nông thôn, để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác dạy nghề tại Ninh Bình, góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn
  • 8. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Dạy nghề cho lao động nông thôn: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương. Chương 2: Tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong thời gian tới. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1995), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Hữu Chí (2003), Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 3.Nguyễn Văn Đại (2012), Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế. 4.Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5.Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8.Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 9.Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 10. Lưu Đình Mạc (1990), Một số kiến nghị về kiểu cách đầu tư cho các loại hình đào tạo, loại hình trường theo cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VNN.02.06, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 11. Phạm Văn Quyết (1989), Một số kiến nghị và phương pháp xây dựng định mức chi phí thường xuyên trong đào tạo một học sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VN.04.01, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 12. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nxb Lao
  • 9. động – Xã hội, Hà Nội. 14. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Lương Anh Trâm (2000), Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 17. Báo cáo thực trạng lao động tỉnh Ninh Bình. 18. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 19. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ninh Bình. 20. Điều tra dân số năm 2009. 21. Đề án đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. 22. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm2020. 23. Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và xã hội. 24. Tổng hợp chỉ tiêu dạy nghề theo chính sách QĐ 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2010 – 2012 25. Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020”.