SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
CHƯƠNG 1
                            GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:
      Ngày nay phân tích tài chính là việc làm không thể thiếu đối với các nhà
quản trị doanh nghiệp. Phải tìm hiểu, phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá
các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và trong tương
lai. Ngoài ra phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận
dạng được những biểu hiện không l ành mạnh trong vấn đề tài chính có thể ảnh
hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp.
      Từ đó, nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời nên đầu tư vào lĩnh vực
nào, cũng như kịp thời khắc phục những khó khăn trong t ài chính của doanh
nghiệp mình làm cho hệ thống tài chính ngày một vững mạnh hơn. Đấy là yếu tố
mang tính chất quyết định sự tồn vong của doa nh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu
nắm bắt tình hình tài chính của một doanh nghiệp mà các nhà quản trị doanh
nghiệp, của nhà đầu tư, của chủ nợ, của cơ quan chức năng… cùng tiến hành
phân tích hệ thống báo các tài chính, để thấy được những điểm mạnh và điểm
yếu của doanh nghiệp nhằm đ ưa ra quyết định của mình.
      Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng nh ư được tìm hiểu
và tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thiết Kế -Xây
Dựng Phú Tân. Trong thời gian ba tháng thực tập đã giúp em biết được một công
ty trên thực tế hoạt động là như nào, đặc biệt là những thành quả mà Công ty đạt
được nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần
Thiết Kế-Xây Dựng Phú Tân” để làm luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế
cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi
những sai sót rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị và các
bạn để đề tài được hoàn thành tốt.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
      Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua việc phân tích đánh giá
hệ thống báo cáo tài chính và một số tỷ số tài chính khác. Qua đó làm cơ s ở để
đánh giá những mặt tích cực và kịp khắc phục những mặt hạn chế của công ty.


                                                                                 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
        - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn
2006-2008, thông qua các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, và bảng lưu chuyển tiền tệ.
        - Phân tích sự biến động của các tỷ số tài chính, từ đó tìm hiểu nguyên
nhân ảnh hưởng và rút ra kết luận thích hợp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian
        Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Thiết kế -Xây dựng Phú
Tân.
1.3.2. Thời gian
        - Luận văn được thực hiện từ ngày 04/02/2009 đến ngày 24/04/2009.
        - Việc phân tích được lấy từ số liệu của năm 2006-2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
        Phân tích các tỷ số tài chính của công ty là rất rộng nhưng do thời gian
thực tập có giới hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu:
         - Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến việc phân tích chênh lệch
các tỷ số.
         - Phân tích tỷ số tài chính, các bảng báo cáo tài chính nhằm đánh giá thực
trạng tài chính của công ty.
         - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
        Trong quá trình thực tập tại Công ty nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của
Công ty, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong ba
năm 2006, 2007 và 2008 như các s ố liệu từ các bảng báo cáo t ài chính của Công
ty.
1.4.2. Các chỉ tiêu cần tính toán:
       1. Tỷ số về kết cấu tài chính:


                          Tỷ số nợ trên tổng tài sản:



                                                                                  2
Tổng nợ
     Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
                                      Tổng tài sản

     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết mức độ tài trợ của tài sản bằng nợ vay.


                          Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

                                 Tổng nợ
              Tỷ số nợ =         Vốn chủ sở hữu


      Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư của chủ nợ và chủ sở hữu.


                          Tỷ số đầu tư TSCĐ:


                                  Gía trị ròng của TSCĐ
    Tỷ số đầu tư TSCĐ        =    Tổng tài sản


      Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết quy mô đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp.


                          Tỷ số tài trợ TSCĐ:


                              Vốn chủ sở hữu
Tỷ số tự tài trợ TSCĐ =       Gía trị ròng của TSCĐ

Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho thấy vốn chủ sở hữu dụng để trang bị cho TSCĐ.


 2. Các tỷ số về công nợ và khả năng thanh toán:
      Việc tính toán các tỷ số này sẽ giúp cho nhà đầu tư và nhà quản trị biết
được tình hình công nợ hiện tại của công ty nh ư thế nào, cũng như khả năng
thanh toán có đảm bảo không. Từ đó sẽ đ ưa ra những chính sách hoặc quyết định
phù hợp và đúng.


                          Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả:


                                                                               3
Khoản phải thu
     Tỷ lệ khoản phải thu so =
                                   Khoản phải trả
       với khoản phải trả


     Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.


                        Vòng luân chuyển khoản phải thu:

                                  Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
                                  Khoản phải thu bình quân



     Doanh thu thuần = Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu
hoạt động tài chính + Doanh thu khác.
     Số dư bình quân các khoản phải thu = ( số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2.


     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu.


                        Kỳ thu tiền bình quân:

                                        Thời gian kỳ phân tích
     Kỳ thu tiền bình quân    =
                                        Số vòng xoay khoản phải thu


     Tổng thời gian của kỳ phân tích: Nếu 1 tháng l à 30 ngày, 1 quý là 90 ngày,
1 năm là 360 ngày.
     Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi nợ phải thu.


                        Vòng luân chuyển các khoản phải trả:

                                         Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải trả =
                                    Khoản phải trả bình quân




                                                                               4
Số dư bình quân các khoản phải trả = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2.


     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ thanh toán các khoản phải trả.


                         Tỷ số thanh toán hiện hành:

                                          Tài sản ngắn hạn
      Tỷ số thanh toán hiện hành =        Nợ ngắn hạn


      Ý nghĩa: Tỷ số này cho thấy có bao nhiêu tài sản ngắn hạn để thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn.


                         Tỷ số thanh toán nhanh:

                                  Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
 Tỷ số thanh toán nhanh =
                                  Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán t hực sự của doanh nghiệp.


                         Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt:

                                       Vốn bằng tiền
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt =
                                       Nợ ngắn hạn

     Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ.


                         Tỷ lệ đảm bảo nợ dài hạn:



                                       Tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ đảm bảo nợ dài hạn      =
                                       Nợ dài hạn

     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết mức độ đảm bảo các khoản nợ d ài hạn.


                         Tỷ số thanh toán lãi vay:



                                                                                 5
Thu nhập trước thuế + lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay      =            Lãi vay


      Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán chi phí l ãi vay và nợ gốc.


  3. Các tỷ số quản trị tài sản:
      Từng tỷ số quản trị tài sản sẽ nói lên được Công ty quản trị tài sản như thế
nào? Hiệu quả không, lợi nhuận đạt đ ược trên tổng tài sản như thế nào, cao hay
thấp. Từ đó sẽ đánh giá được cách mà các nhà quản trị Công ty là tốt hay xấu.
                           Số vòng quay hàng tồn kho:



                                       Gía vốn hàng bán
 Số vòng quay hàng tồn kho =
                                       Hàng tồn kho bình quân

     Hàng tồn kho bình quân = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2


     Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ lúc còn
lưu kho đến lúc bán ra,được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng h àng tồn kho.


                           Vòng quay TSCĐ:



                                   Doanh thu thuần
Vòng quay TSCĐ        =
                                   TSCĐ bình quân



     Ý nghĩa: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.


                           Vòng quay tổng tài sản:




                                                                                6
Tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =
                                      Doanh thu thuần




     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tổng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu doanh thu.


                          Vòng quay vốn chủ sở hữu:


                                          Doanh thu thuần
Vòng quay vốn chủ sở hữu =             Vốn chủ sở hữu bình quân



     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
 4. Các tỷ số khả năng sinh lời
         Đây là nhóm tỷ số quan trọng không thể thiếu, qua việc ph ân tích các tỷ số
này sẽ làm rõ được tình hình tài chính Công ty có th ực sự mạnh hay yếu, từ đó
nhà đầu tư quyết định nên đầu tư vào Công ty hay không. Và nhà qu ản trị phải
tìm các giải pháp để nâng nhóm tỷ số này lên càng cao thì càng tốt.
                          Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

                                           Lợi nhuận sau thuế
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
                                             Doanh thu thuần



     Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhi êu đồng lợi
nhuận.


                          Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)




                                                                                  7
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
                                              Tổng tài sản



     Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.


                           Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)




                                                 Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =          Vốn chủ sở hữu


     Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
1.4.3. Phương pháp phân tích s ố liệu:
       Phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là phương pháp so
sánh. Khi tiến hành so sánh có 2 vấn đề:
       - Điều kiện so sánh:
        +Về mặt thời gian: các chỉ ti êu kinh tế được hình thành trong cùng một
khoảng thời gian như nhau, phải thống nhất về nội dung v à phương pháp tính
toán, phải cùng đơn vị đo lường.
          +Về mặt không gian: các chỉ ti êu phải được quy đổi cùng đơn vị.
       - Tiêu chuẩn so sánh: kỳ gốc được chọn là số liệu của kỳ trước.
             1.4.3.1. Thiết lập báo cáo tài chính dạng so sánh:
       Phân tích theo chiều ngang: là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một
dòng nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ ti êu qua các kỳ so sánh.
       Phân tích theo chiều dọc: là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một cột
nhằm phản ánh quan hệ giữa các chỉ ti êu so với chỉ tiêu của tổng thể.
             1.4.3.2. Phân tích tỷ lệ:
       Quan hệ tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ th ương số giữa một đại lượng này so
với một đại lượng khác hình thành nên một quan hệ có nghĩa, tỷ lệ n ày được so
sánh với tỷ lệ thực tế trước đây, các tỷ lệ bình quân ngành.


                                                                                  8
1.5. Kế hoạch nghiên cứu:
        - Ngày 4-2 đến công ty thực tập.
        - Ngày 3-3 nộp đề cương sơ bộ.
        - Ngày 9-3 nộp đề cương chi tiết.
        - Ngày 15-4 nộp bản nháp.
        - Ngày 24-4 kết thúc thực tập
         - Ngày 27-4 nộp bản chính.




                                            9
CHƯƠNG 2
      ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ -XÂY DỰNG
                                   PHÚ TÂN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
      Công ty cổ phần Thiết kế-xây dựng Phú Tân gồm 3 thành viên chính, viết
tắt là PHU TAN CORP được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
cấp giấy chứng nhận lần đầu ngày 14 tháng 06 năm 2004, s ố đăng ký kinh doanh
4103002406.
      Quy mô: tổng vốn kinh doanh 6.000.000.000 đồng.
      Địa điểm: Tân Kỳ Tân Quý, ph ường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú.
      Điện thoại: 083.4445180            Fax: 4087405
2.2. Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn v à cơ cấu tổ chức của công ty:
2.2.1. Nhiệm vụ, chức năng:
      Công ty Phú Tân có các chức năng sau:
      - Thiết kế công trình giao thông ( cầu, đường bộ)
       - Giám sát thi công
       - Thi công các công trình dân d ụng, công nghiệp, cầu đương, thủy lợi.
       - Tư vấn xây dựng
       - Thiết kế kiến trúc dân dụng và công nghiệp.
2.2.2. Quyền hạn:
      Công ty có tư cách pháp nhân, có quy ền tự chủ trong mọi quan hệ v à
quyết định kinh doanh.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức:
      Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Ban giám
đốc có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty.




                                                                                10
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
                                        QUẢN TRỊ



                                      GIÁM ĐỐC



                                    PHÓ GIÁM ĐỐC




P.XÂY DỰNG                  P.KẾ TOÁN                     P.KỸ               P.KẾ HOẠCH
 CƠ BẢN                                                 THUẬT                   VẬT TƯ

                        Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong Công ty
              - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ
    và thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặ t.
              - Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về quản lý về t ài
    sản, vốn và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
              - Phòng tổ chức hành chánh: có nhiệm vụ quản lý nhân sự,thực hiệ n chính
    sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật.
              - Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung ứng
    vật tư.
              - Phòng xây dựng cơ bản: tổ chức giám sát thi công, nghiệm thu, b àn giao
    và hoàn tất hồ sơ sau khi hoàn thành công tr ình
              - Phòng kỹ thuật : thiết kế bản vẽ thi công, tính toán l ượng vật tư, nhân
    công.
              - Phòng kế toán tài chính: tổ chức quản lý, giám sát sự biến động của vốn
    và tài sản trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ t ư vấn cho ban lãnh đạo các mặt hoạt
    động tài chính, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định bộ t ài chính.




                                                                                           11
2.2.4. Hình thức hạch toán kế toán:
      - Hình thức kế toán đơn vị đang áp dụng là chứng từ ghi sổ.
      - Chương trình kế toán là chương trình quản lý trên máy tính. Cụ thể quy
trình hạch toán như sau:


                                 Chứng từ gốc




     Sổ quỹ                      Cập nhập trên               Số thẻ, kế toán
                                   máy tính                         chi tiết



                                      Sổ cái




                                Bảng cân đối số
                                   phát sinh




                                  Báo cáo tài
                                      chính



- Cập nhật hàng ngày

- Tổng hợp cuối quý, năm

- Quan hệ đối chiếu



                      Sơ đồ 2: Quy trình hạch toán kế toán




                                                                               12
2.4. Phương hướng hoạt động của công ty:
       Trong những năm tới, công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế trên
25% và đạt mức doanh thu từ 9 tỷ đến 12 tỷ đồng. Mục tiêu chủ yếu trước mắt
của công ty là tiếp tục phát huy khai thác tiềm năng tận dụng lợi thế ho àn thành
kế hoạch năm 2008 như sau:
       - Sản phẩm xây lắp: tiếp tục đổi mới v à tăng cường công tác tiếp thị, nắm
       bắt thông tin nhu cầu xây lắp, để từ đó có đ ược nhiều hợp đồng xây dựng,
       góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn.
       - Dịch vụ sửa chữa: tiếp tục đầu tư về năng lực thiết bị và nhân lực hướng
       từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu sửa chữa các loại ph ương tiện có tải
       trọng từ nhỏ đến lớn từ đơn gỉan đến phức tạp.
          Để đạt được mục tiêu trên, công ty đã có nhiều biện pháp cụ thể thiết
   thực như sau:
       - Mở rộng đầu tư thiết bị nâng quy mô thi công đ ường.
       - Mở rộng hợp tác cùng các công ty khác để đấu thầu những công tr ình
       lớn.
       -Từng bước nâng cao tay nghề đội ngũ nhân công.




                                                                                  13
CHƯƠNG 3
 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH C ỦA CÔNG TY
                CỔ PHẦN THIẾT KẾ-XÂY DỰNG PHÚ TÂN


3.1. Đánh giá tài chính của công ty:
        Bước thứ nhất của phân tích t ình hình tài chính là giải thích các báo cáo
tài chính, thiết lập một hệ thống thông tin nhằm l àm cơ sở cho việc ra quyết định
hợp lý về quản lý tài chính. Các quyết định về đầu tư, quyết định về tài trợ vốn,
quyết định về cơ cấu vốn hay quyết định về phân chia lợi nhuận…
        Bước thứ hai của phân tích tình hình tài chính là tính toán các t ỷ số tài
chính dựa trên các dữ liệu cơ sở về tài chính của doanh nghiệp ( các báo cáo t ài
chính căn bản). Kết quả của các tỷ số t ài chính được sử dụng để trả lời các câu
hỏi khác nhau xung quanh vấn đề t ài chính của doanh nghiệp có bình thường hay
không?
3.1.1. Dựa vào bảng số 1 đánh giá của các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán:
        Phân tích sự biến động của bảng cân đối kế toán l à để có những nhận định
sơ bộ về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Dựa trên số liệu của bảng cân
đối kế toán của công ty Cổ phần thiết kế -xây dựng Phú Tân trong 3 năm :
        Nhìn chung kết cấu tài chính của công ty có sự mở rộng qua 3 năm, cụ thể
năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 773.973.000 đồng, tỷ lệ là 10%. Đến năm
2008 kết cấu tài chính được mở rộng hơn với mức tăng so với năm 2007 l à
4.669.107.000 đồng, với tỷ lệ tăng là 54,9%. Về sự phân chia thì tương đối ổn
định, nhưng trong đó phần tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ h ơn so với tài sản
ngắn hạn. Để biết được ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn ta tiến hành phân tích
từng khoản mục ở phần tài sản trong bảng cân đối kế toán.




                                                                               14
Bảng 1: PHÂN T ÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Phần nguồn vốn)
                                                                                                               ĐVT: 1000 đồng
                                                                                          CHÊNH       LỆCH     CHÊNH       LỆCH
CHỈ TIÊU                     NĂM 2006             NĂM 2007             NĂM 2008           07/06                08/07
                             Số tiền      TT      Số tiền      TT      Số tiền     TT     Mức        %         Mức        %
(1)                          (2)                  (3)                  (4)                (5=3-2)    (6=5/2)   (7=4-3)    (8=7/3)
A. NỢ PHẢI TRẢ               7.001.091     90,6   3.226.054     38,0     8.242.162   62,6 -3.775.037   -53,9   5.016.108    155,5
I. Nợ ngắn hạn               7.001.091    100,0   3.226.054    100,0     8.242.162 100,0 -3.775.037    -53,9   5.016.108    155,5
1. Vay và nợ ngắn hạn        1.864.849     26,6     985.550     30,5     3.445.000   41,8   -879.299   -47,2   2.459.450    249,6
2. Phải trả cho người bán    1.537.301     22,0     255.746      7,9       513.233    6,2 -1.281.555   -83,4      257.487   100,7
3. Người mua trả trước       3.687.254     52,7   1.433.030     44,4     4.257.517   51,7 -2.254.224   -61,1   2.824.487    197,1
4. Thuế, các khoản nộp          -88.313    -1,3            -       -         3.052    0,0          -       -            -       -
9. Các khoản phải trả khác            -       -        6.521                23.360    0,3          -       -       16.839   258,3
II. Nợ dài hạn                        -       -            -       -             -      -          -       -            -       -
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU              723.153      9,4   5.272.164     62,0     4.925.163   37,4 4.549.010    629,1     -347.001    -6,6
I. Vốn chủ sở hữu              723.153    100,0   5.272.164    100,0     4.925.163 100,0 4.549.010     629,1     -347.001    -6,6

TỔNG NGUỒN VỐN               7.724.244 100,0      8.498.217 100,0      13.167.324   100,0   773.973     10,0   4.669.107     54,9


Chú thích: TT: Tỷ trọng (%) từng khoản mục trong từng tổng thể.




                                                                                                                             15
Bảng 1: PHÂN T ÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Phần tài sản)
                                                                                                                 ĐVT: 1000 đồng
                                                                                             CHÊNH LỆCH          CHÊNH        LỆCH
CHỈ TIÊU                           NĂM 2006         NĂM 2007                NĂM 2008         07/06               08/07
                                   Số tiền     TT   Số tiền   TT            Số tiền    TT    Mức       %         Mức        %
(1)                                (2)              (3)                     (4)              (5=3-2)   (6=5/2)   (7=4-3)    (8=7/3)
A. TSNH                              7.708.687 99,8 8.486.538  99,9         13.089.089  99,4   777.850    10,1    4.602.551     54,2
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền                                  385.526     5,0    682.224      8,0  4.207.503    32,1    296.698    77,0 3.525.279    516,7
1. Tiền                               385.526   100,0    682.224    100,0  4.207.503   100,0    296.698    77,0 3.525.279    516,7
Tiền mặt tại quỹ                      196.618    51,0     95.511     14,0    294.525     7,0   -101.107   -51,4    199.014   208,4
Tiền gửi ngân hàng                    188.908    49,0    586.713     86,0  3.912.978    93,0    397.805   210,6 3.326.265    566,9
II. Các khoản ĐTTCNH                        -       -                   -  1.750.000    13,4          -       - 1.750.000
1. Đầu tư ngắn hạn                          -       -                   -  1.750.000   100,0          -       - 1.750.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn    1.085.163    14,1     506.647     6,0  2.547.902    19,5   -578.516   -53,3 2.041.255    402,9
1. Phải thu khách hàng                935.163    86,2     381.716    75,3    548.745    21,5   -553.447   -59,2    167.029    43,8
2. Trả trước người bán                150.000    13,8       5.000     1,0  1.933.277    75,9   -145.000   -96,7 1.928.277 38.565,5
5. Các khoản phải thu khác                  -       -     119.931    23,7     65.881     2,6    119.931       -    -54.050   -45,1
IV. Hàng tồn kho                    6.237.998    80,9   7.214.989    85,0  4.578.676    35,0    976.992    15,7 -2.636.313   -36,5
1. Hàng tồn kho                     6.237.998   100,0   7.214.989   100,0  4.578.676   100,0    976.992    15,7 -2.636.313
V. Tài sản ngắn hạn khác                    -       -      82.677     1,0      5.008     0,0     82.677            -77.669   -93,9
B. TÀI SẢN DÀI HẠN                     15.557     0,2      11.680     0,1     78.235     0,6     -3.877   -24,9     66.555   569,8
II. TSCĐ                               11.464    73,7       7.733    66,2     72.804    93,1     -3.732   -32,6     65.071   841,5
1. TSCĐ hữu hình                       11.464   100,0       7.733   100,0     72.804   100,0     -3.732   -32,6     65.071   841,5
Nguyên giá                             39.537              23.699             79.954            -15.838   -40,1     56.254   237,4
Giá trị hao mòn                       -28.073             -15.073             -7.150             13.000   -46,3      7.923   -52,6
V. Tài sản dài hạn khác                 4.093    26,3       3.947    33,8      5.431     6,9       -146    -3,6      1.484    37,6
1. Chi phí trả trước dài hạn            4.093   100,0       3.947   100,0      5.431   100,0       -146    -3,6      1.484    37,6
TỔNG CỘNG TÀI SẢN                   7.724.244   100,0   8.498.217   100,0 13.167.324   100,0    773.973    10,0 4.669.107     54,9



                                                                                                                              16
3.1.1.1. Phần tài sản:
       Tài sản là một trong những chỉ tiêu biểu hiện mức độ hoạt động v à quy
mô của một doanh nghiệp. Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy tổng t ài sản biến động
theo hướng tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể từng loại t ài sản như
sau:
       Tài sản ngắn hạn: (TSNH)
       Thông thường đối với một doanh nghiệp kinh doanh ng ành xây dựng, do
phải đầu tư vào trang thiết bị nên tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng t ài
sản. Nhưng vì ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty l à Thiết kế các công
trình và xây dựng dân dụng, các công tr ình giao thông nhà nước nên tỷ trọng
TSNH chiếm rất lớn trong tổng tài sản, cụ thể năm 2006 chiếm 99,8%, năm 2007
tăng lên 99,9%, năm 2008 là 99,4%. Ta thấy mức biến động tỷ trọng qua các năm
khá nhỏ chỉ biến động từ 0,1-0,5%. Nhưng xét về mức chênh lệch giữa các năm
là khá lớn, trong đó mức chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 là 10,1%, đến
năm 2008 mức chênh lệch này tăng lên khá cao so v ới năm 2007 là 54,2%. Để
biết được sự thay đổi này là tốt hay xấu ta cần phải xem xét mối tương quan từng
khoản mục cấu thành nên TSNH, trước hết là khoản mục tiền.
              * Tiền: luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSNH, nh ưng mức độ
ảnh hưởng của nó đến tổng TSNH l à rất đáng kể, nó vừa là chỉ tiêu phản ánh khả
năng thanh toán vừa thể hiện chính sách dự trữ tiền của công ty. Qua bảng số liệu
ta thấy khoản mục tiền của công ty tăng dần qua các năm : năm 2007 tăng lên
77% so với năm 2006, và năm 2008 tăng mạnh lên 516,7% so với năm 2007.
Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng chiếm trên 80% tổng tiền.
Việc tăng lượng tiền nhưng dưới hình thức tiền gửi ngân hàng là nhằm đáp ứng
cho xu hướng thanh toán không bằng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế hiện
nay, đồng thời nó góp phần khắc phục những hạn chế của việc nắm giữ tiền mặt
như tăng tính an toàn, ti ết kiệm thời gian chi phí cho mỗi lần giao dịch, dễ d àng
cho việc kiểm kê, kiểm soát…
              * Các khoản phải thu: năm 2007 giảm so với năm 2006 là 53,3%
do khoản trả trước người bán năm 2007 giảm mạnh với mức 96,7%. Nh ưng đến
năm 2008 các khoản phải thu tăng đột biến so với năm tr ước lên đến 402,9%.
Nguyên nhân chủ yếu là do khoản trả trước người bán tăng mạnh 38.565,5%, v à

                                                                                  17
trong năm 2008 số lượng công trình sửa chữa nhận được nhiều hơn so với năm
trước.
              * Hàng tồn kho : thông thường ở các doanh nghiệp có nguồn t ài
chính mạnh thì việc tồn trữ nhiều hàng tồn kho là để đáp ứng cho chiến lược kinh
doanh, còn ngược lại với một nguồn tài chính hạn hẹp thì việc gia tăng hàng tồn
sẽ tạo nên một áp lực nặng nề trong việc quay v òng vốn. Qua bảng số liệu ta thấy
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn từ 80% đến 85% trong năm 2006 và năm 2007.
Nguyên nhân là do trong hai năm ho ạt động kinh doanh không đ ược thuận lợi
nên tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn. Tuy nhiên trong năm 2008 t ỷ trọng hàng tồn
kho chỉ chiếm 35% có hai nguy ên nhân dẫn đến sự thay đổi trên, một là do ảnh
hưởng của sự gia tăng giá cả đầu vào, chỉ số giá năm 2008 là 16,38%, trong đó
vật liệu xây dựng tăng 17,01% làm hạn chế việc thu mua vì mục đích dự trữ. Hai
là số lượng các hợp đồng xây dựng tăng đ ã làm cho lượng hàng trong kho giảm
xuống. Như vậy sự giảm xuống của hàng tồn kho là phù hợp với tình hình sản
xuất trong năm.
               * Ngoài các khoản mục trọng yếu ở trên thì tài sản ngắn hạn khác
chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong TSNH. Đó l à do các khoản mục chi phí trả trước
ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng đ ược khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà
nước phát sinh không liên tục nên không có cơ sở nhận xét về sự biến động.
         Như vậy hầu hết các khoản mục của TSNH đều biến động tăng mạnh
trong năm 2008. Kết quả làm cho tổng TSNH trong năm 2008 tăng khá cao so
với năm 2007 với mức tăng l à 4.602.551.000 đồng, tỷ lệ tăng 54,2%.
         Tài sản dài hạn (TSDH)
         Trong năm 2007 TSDH giảm so với năm 2006 là 24,9%, nhưng đến năm
2008 TSDH tăng mạnh so với năm 2007 với mức tỷ lệ tăng l à 569,8%. Để biết
được nguyên nhân tăng giảm ta phân tích từng khoản mục như sau:
              *Tài sản cố định: (TSCĐ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn tr ên 72% trong
TSDH. Tuy nhiên nhìn tổng quan thì giá trị của TSCĐ của công ty khá thấp, trái
với đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vào máy móc trang thiết bị cụ thể ở đây là thiết
bị dùng trong xây dựng và các phương tiện vận chuyển trong hoạt động xây lắp .
Nhìn vào dãy số liệu ta thấy, TSCĐ tăng giảm không đều, cụ thể năm 2007 giảm
32,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 841,5% so với năm 2007 vì năm 2008

                                                                               18
công ty mua sắm nhiều TSCĐ mới phục vụ cho hoạt động xây dự ng như xe máy,
thiết bị. Ngoài ra ta thấy giá trị hao mòn giảm dần vì năm 2007 công ty chủ yếu
tập trung các công trình dân dụng và thiết kế.
       Như vậy nhìn chung TSDH và TSNH đều có xu hướng tăng lên và tăng
mạnh trong năm 2008, tuy nhi ên để biết nguồn gốc của sự thay đổi này là do yếu
tố nào tác động thì cần phải phân tích cụ thể nguồn tạo ra t ài sản ( nguồn vốn) ở
phần tiếp theo đây.
3.1.1.2. Phần nguồn vốn:
       Cũng như phần tài sản, nguồn vốn biến động tăng theo một chiều. Xét về
quy mô thì có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu không đều qua 3
năm.
       Nợ phải trả:
       Nợ phải trả tăng giảm không theo một chiều, năm 2007 giảm 53,9% so
với năm 2006, đến năm 2008 tăng 155,5% so với năm 2007, nh ưng nhìn chung
thì số tiền nợ có xu hướng tăng qua các năm. Tr ong đó nợ ngắn hạn chiếm trọng
yếu vì công ty không phát sinh các kho ản vay dài hạn.
          * Nợ ngắn hạn: cả 3 năm nợ ngắn hạn đều chiếm 100% tỷ trọng trong
nợ phải trả, cho thấy đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
         Đầu tiên là khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Trong năm 2007 vì hoạt
động sản xuất xây dựng cầu cốn g và các công trình xây dựng của công ty giảm
mạnh nên các khoản vay nợ cũng giảm theo l à 47,2%. Vì vậy đến năm 2008 khi
nhu cầu tăng lên thì việc vay nợ cũng tăng lên 249,6% để bù đắp cho sụ thiếu hụt
khả năng tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
       Điều này cũng được thể hiện qua sự biến động của các khoản phải trả
người bán, năm 2007 giảm xuống 83,4% so với năm 2006 v à năm 2008 tăng lên
100,7% so với năm 2007. Các khoản này sẽ được thanh toán một hay nhiều lần
tùy theo giá trị hợp đồng.
          * Các khoản người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp, các
khoản phải trả khác nhìn chung sự biến động các khoản n ày là tương ứng với
điều kiện hoạt động của công ty.



                                                                               19
Vốn chủ sở hữu (VCSH): có sự tăng giảm không đều qua các năm và
mức chiếm tỷ trọng cũng ch ênh lệch khá lớn trong tổng nguồn vốn của từng năm.
Cụ thể năm 2006 VCSH chỉ chiếm 9,4% tổng nguồn vốn, nh ưng đến năm 2007
VCSH chiếm 62% tổng nguồn vốn, v à tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm này là
629,1%. Nhưng đến năm 2008 vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 37,4% tổng nguồn vốn,
với mức chênh lệch so với năm 2007 là 6,6%. Nguyên nhân của vấn đề này là do
năm 2006 vốn chủ sở hữu của công ty còn khá ít chỉ có 723.153.000 đồng chính
vì vậy để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh tốt năm 2007 các chủ sở hữu phải
đầu tư một lượng tiền khá lớn để hỗ trợ cho việc kinh doanh , tuy nhiên sự hỗ trợ
vốn dường như không được sử dụng tốt nên đến năm 2008 phần VCSH đ ã giảm
xuống 6,6% so với 2007.
       Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng kết cấu tài chính hay đòn cân nợ bị
lệch về phía nợ nhưng mức lệch này cũng không quá lớn. Chứn g tỏ rằng mức độ
rủi ro đối với công ty là không lớn.
       Tóm lại sự biến động trong bảng CĐKT cho ta thấy đ ược diễn biến hoạt
động qua 3 năm qua. Có thể xem năm 2006 là năm đầu tư chuẩn bị cơ sở vật chất
cho sự hoạt động ở những năm sau, nhưng năm 2007 nhìn tổng quan các hoạt
động của công ty đều giảm, đến năm 2008 các hoạt động kinh doanh của công ty
diễn ra mạnh hơn và cũng có sự đầu tư vào cơ sở máy móc hơn những năm trước
nên các khoản nợ và khoản phải thu đều tăng.
       Tuy nhiên để có cách nhìn cụ thể hơn, phần tiếp theo sẽ đi sâu vào việc
phân tích sự biến động quy mô hay mức độ tăng tr ưởng của công ty thông qua sự
thay đổi của doanh thu, chi phí và các nhân tố có liên quan.
3.1.2. Đánh giá hoạt dộng kinh doanh :
       Mục đích của sự phân tích n ày là để thấy được khả năng hoạt động của
một doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của doanh thu v à chi phí, trước hết là
sự biến động của doanh thu .Dựa vào bảng 2 chúng ta tiến hành phân tích từng
khoản mục nhỏ:
3.1.2.1. Doanh thu:
       Qua số liệu ở bảng 2 ta thấy doan h thu biến động khá thất thường, có năm
tăng có năm giảm giảm qua các năm. Năm 2007 giảm so với mức năm 2006 là
20,6% , nhưng đến năm 2008 doanh thu lại tăng khá cao là 67,3% so với năm

                                                                              20
2007 ( trên 7 tỷ đồng) . Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của
doanh thu, ta tiến hành xem xét sự biến động của từng hoạt động cụ thể. Hiện
nay nguồn thu nhập của công ty đ ược tạo ra từ 2 loại hoạt động sau:
       - Thiết kế và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp.
       - Hoạt động thi công sửa chữa các công tr ình giao thông, cầu đường, thủy
lợi, hệ thống cấp thoát nước.
3.1.2.2. Giá vốn hàng bán:
       Chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu qua 3 năm tr ên 82%, và cũng là yếu tố
ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận. Ta nhận thấy rằng năm 2007 v ì giá vốn hàng bán
quá lớn do giá cả thị trường lạm phát cao ( 15%) đ ã làm cho giá vốn chiếm 97%
doanh thu, dẫn đến tình trạng lợi nhuận giảm 82% so với 2006. Điều n ày cho
thầy Công ty đã không thể ứng phó được với thị trường biến động. Nhưng đến
năm 2008 tình hình có vẻ ổn định hơn khi mà lạm phát vẫn còn ở mức cao 16%
nhưng Công ty đã kiểm soát tốt giá vốn hàng bán của mình nên làm lợi nhuận
tăng 627% so với 2007, đây là một điểm tích cực.




                                                                             21
Bảng 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH
                                                                                                           ĐVT: 1000đồng

                                                                     CHÊNH LỆCH 07/06         CHÊNH LỆCH 08/07
   CHỈ TIÊU                 NĂM 2006    NĂM 2007     NĂM 2008
                                                                     Mức           %          Mức           %
   (1)                      (2)         (3)          (4)             (5=3-2)       (6=5/2)    (7=4-3)       (8=7/3)
   1. DT BH&CCDV              5.596.229   4.425.602      7.405.525     -1.170.627       -20,9    2.979.923           67,3
   2. Các khoản giảm trừ              -            -             -               -          -             -             -
   3. DT thuần về BH          5.596.229   4.425.602      7.405.525     -1.170.627       -20,9    2.979.923           67,3
   4. Giá vốn hàng bán        4.644.325   4.256.300      6.174.060       -388.025        -8,4    1.917.760           45,1
   5. LN gộp về BH              951.904      169.302     1.231.465       -782.602       -82,2    1.062.163          627,4
   6. DT HĐTC                     2.393            5         8.975         -2.388       -99,8         8.969    172.330,8
   7. CP tài chính              489.672      218.469       650.100       -271.203       -55,4      431.631          197,6
   - CP lãi vay                 489.672      218.469       650.100       -271.203       -55,4      431.631          197,6
   8. CP bán hàng                     -            -             -                                        -             -
   9. CP quản lý                365.977      369.022       672.791           3.045        0,8    2.548.292           60,6
   10.LNT từ HĐKD                98.649     -412.984       -82.451       -511.633     -518,6       330.533          -80,0
   11.Thu nhập khác                   -          277        16.742               -          -       16.465        5.942,8
   12.CP khác                         -       15.291        26.380               -          -       11.089           72,5
   13.Lợi nhuận khác                  -      -15.014        -9.638               -          -         5.376         -35,8
   14.Tổng LN trước thuế         98.649     -427.998       -92.089       -526.647     -533,9       335.910          -78,5
   15.Thuế TNDN                  27.622            -             -               -          -             -             -
   16.LNST                       71.027     -427.998       -92.089       -499.025     -702,6       335.910           78,5


                                             ( Nguồn : tài liệu phòng kế toán)
Chú thích: DT BH&CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HĐTC: hoạt động tài chính, HĐKD: hoạt động kinh
doanh, LNT: lợi nhuận thuần, LNTT: lợi nhuận trước thuế, TNDN: thu nhập doanh nghiệp, LNST: lợi nhuận sau thuế.



                                                                                                                            22
3.1.2.3. Lợi nhuận gộp:
      Do chi phí sản xuất hàng năm chiếm trên 80% doanh thu nên lợi nhuận
gộp chỉ còn lại dưới 20%. Đặc biệt trong năm 2007 do doanh thu giảm mạnh
đồng thời chi phí gia tăng cao l àm cho lợi nhuận gộp của công ty giảm so với
năm 2006 , đến năm 2008 mặc dù chi phí vẫn tăng cao nhưng do kiểm soát chi
phí khá tốt nên lợi nhuận gộp lại cao hơn so với các năm khác, năm 2006 l à
462.232.000 đồng, năm 2008 là 581.365.000 đ ồng.
3.1.2.4. Chi phí:
      Bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí t ài chính và chi phí khác.
Các khoản này chỉ chiếm 4-9% doanh thu. Trong đó cho phí qu ản lý doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi tiết từng khoản mục nh ư sau:
               Chi phí quản lý doanh nghiệp: đây là khoản chi ổn định. Tuy
doanh thu diễn ra bất thường nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn diễn ra
tăng qua các năm và chiếm 6-9%. Vì đây là khoản chi phí cố định nên khi doanh
số thay đổi thì các khoản định phí này vẫn duy trì ở mức cũ, nhưng do năm 2008
tình hình lạm phát tăng quá cao nên bắt buộc công ty phải tăng mức quản lý
doanh nghiệp lên 60,6% so với năm 2007, nhưng vẫn chỉ chiếm 9% doanh thu,
điều này là hoàn toàn phù hợp và phù hợp với mức tăng của thị tr ường. Ngoài ra
sự ổn định này thể hiện tính bền vững của bộ máy tổ chức của công ty.
               Chi phí tài chính : bao gồm các khoản lãi trả cho ngân hàng, lãi
mua hàng trả chậm… trong đó chủ yếu l à khoản lãi trả cho ngân hàng. Nhận thấy
rằng trong năm 2008 khoản l ãi này tăng khá mạnh lên 197,6% so với năm 2007,
đó là do sự gia tăng vay nợ trong năm, m à chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Do số nợ vay ở mức trung bình nên phần lãi phát sinh hàng năm từ 218.469
triệu đến 650.100 triệu. Tuy nhiên để biết xem việc gánh nợ nh ư vậy có ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh hay không ta cần phân tích cụ thể ở phần sau.
               Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí thanh lý nhượng bán tài
sản, chi do vi phạm hợp đồng, chi khác… Chỉ có trong năm 2008 công ty mới
phát sinh khoản chi phí khã là do bổ sung chi phí khấu hao thiết bị sản xuất sản
phẩm cơ khí.
               Các khoản thu nhập khác: bao gồm doanh thu từ hoạt động t ài
chín, doanh thu khác chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng thu nhập v à chỉ phát sinh vào

                                                                              23
năm 2007 và 2008. Năm 2008 do như ợng bán một số phương tiện vận chuyển
làm cho thu nhập khác tăng mạnh 5.942,8%.
              Lợi nhuận sau thuế: với sự phân tích ở trên ta thấy rằng ảnh
hưởng đến lợi nhuận chủ yếu l à doanh thu và giá vốn hàng bán. Vì vậy trong năm
2007 do giá vốn tăng mạnh hơn mà doanh thu lại giảm nên lợi nhuận giảm
702,6% so với 2006, năm 2008 do khả năng kiểm soát chi phí tốt chỉ chiếm 83%
trong tổng doanh thu nên lợi nhuận của công ty chỉ giảm 78,5%.


          Tóm lại phân tích kết quả HĐKD ta có thể rút ra 3 vấn đề lớn :
          - Có dấu hiệu của sự suy thoái
          - Hoạt động kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 năm 2007, 2008. Doanh thu
   không đủ bù đắp chi phí.
          - Sự biến động chi phí tăng mạnh t rong năm 2008.


3.1.3. Đánh giá sự luân chuyển tiền tệ của công ty :
          Trên thực tế để có thể đánh giá khả năng tạo ra thu nhập thật sự của 1
doanh nghiệp người ta tiến hành xem xét sự thay đổi trong bảng lưu chuyển tiền
tệ, bởi vì 1 nguyên tắc rất cơ bản : “ lợi nhuận không đồng nhất với d òng tiền
mặt”, phân tích các dòng tiền thực thu, thực chi sẽ chứng minh nguồn lực t ài
chính thực sự của công ty, mà trước hết là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
chính, một dòng tiền luôn chiếm vị trí quan trọng nhất của một đơn vị sản xuất
kinh doanh. Để chính xác chúng ta sẽ tính toán các khoản mục trong bảng l ưu
chuyển tiền tệ của Công ty trong 3 năm, cụ thể l à bảng số 3:
3.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
       Dòng lưu chuyển thuần từ HĐKD không theo mộ t chiều giữa các năm. Cụ
thể năm 2007 HĐKD đã chi ra 4.708.507.000 đồng, mức chi này tăng khá cao
làm mức lỗ của HĐKD tăng tới 1145,8% so với mức lỗ năm 2006 nhưng đến
năm 2008 HĐKD của công ty đã tạo ra 3.547.718.000 đồng tăng 24,7% so với
mức lỗ năm 2007.
       Sở dĩ có sự thay đổi lớn nh ư vậy là do năm 2008 số công trình đã phát
sinh trước năm 2007 đã quyết toán, bàn giao cho các đơn vị, các đơn vị này đã
thanh toán dứt điểm, làm cho dòng tiền thu vào từ hoạt động khác tăng cao đến

                                                                              24
192,9% so với năm 2007. Đây là một điểm tốt trong hoạt động của doanh
nghiệp.
 3.1.3.2. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu t ư
       Dòng lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu t ư phát sinh không liên t ục và
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng d òng tiền, điều này cho thấy công ty chưa thật sự
quan tâm đến công tác đổi mới máy móc, thiết bị, hay t ìm kiếm các khoản sinh
lợi từ hoạt động đầu tư.




                                                                             25
Bảng 3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
                                                                                                                             ĐVT: 1000 đồng
                                                                                                  CHÊNH LỆCH 07/06       CHÊNH LỆCH 08/07
                  CHỈ TIÊU                     NĂM 2006         NĂM 2007          NĂM 2008
                                                                                                  Mức      %             Mức      %
(1)                                            (2)              (3)               (4)             (5=3-2)  (6=5/2)       (7=4-3)  (8=7/3)
I.LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HĐKD
1.Tiền thu từ BH,CCDC và DT khác                  6.073.463        3.974.366       10.413.725     -2.099.097     -34,6    6.439.359      162,0
2.Tiền chi trả cho người CCHH&DV                 -4.657.308      -10.425.464       -6.169.259     -5.768.156    -123,9    4.256.205      -40,8
3.Tiền chi trả cho người lao động                -1.492.469         -876.531         -662.964        615.938      41,3      213.567      -24,4
4.Tiền chi trả lãi vay                             -234.689         -200.621         -342.126         34.068      14,5     -141.505       70,5
5.Tiền chi nộp thuế TNDN                            -26.959           -5.008                          21.951      81,4        5.008      100,0
6.Tiền thu khác từ HĐKD                                            2.959.973        8.670.823      2.959.973              5.710.850      192,9
7.Tiền chi khác cho HĐKD                                             -13.522       -8.362.480        -13.522             -8.348.958   -61742,5
Lưu chuyển thuần từ HĐKD                             -377.962     -4.708.507        3.547.718     -4.330.545   -1145,8   -1.160.789       24,7
II.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐĐT
1.Tiền chi phi mua sắm TSCĐ& TS dai han khác                                            -31.414                             -31.414
2.Tiền thu thanh lý TSCĐ&t TSdài hạn khác
3.Tiền chi cho vay,mua các công cụ nợ
4.Tiền thu hồi cho vay ,bán lại công cụ nợ
7.Tiền thu lãi cho vay ,cổ tức và LN đchia                               5.205            8.975       5.205                   3.770
Lưu chuyển thuần từ HĐĐT                                                 5.205          -22.439       5.205                 -27.644
III.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐTC                                                                                                               72,4
1.Tiền thu từ CP, nhận vốn góp của CSH                                5.000.000                    5.000.000                      -          -
2Ttiền chi trả vốn csh mua lai cổ phần và dn
3.Tiền vay ngắn hạn,dài hạn nhận được
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
6.Cổ tức,LN đã trả cho CSH
Lưu chuyển thuần từ HĐTC                                              5.000.000                    5.000.000                      -
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ                       -337.962           296.698     3.525.279        634.660    187,8     3.228.581    1088,2
Tiền và tương đương tiền                              732.489           385.526       682.224       -346.962    -47,4       296.698      77,0
Ảnh hưởng của thay đổi tg quy đổi ngoại tệ                                                                 0                      0         -
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ                     385.526           682.224      4.207.503        296.698    187,8     3.525.279    1088,2




                                                                                                                                           26
3.2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty Cổ Phần Thiết Kế - Xây Dựng
Phú Tân:
3.2.1 Phân tích kết cấu tài chính:
        Phân tích kết cấu tài chính là sự chi tiết hơn phần phân tích theo chiều dọc
của bảng CĐKT, phân tích kết cấu l à sự phân tích về sự thay đổi của tỷ trọng các
loại vốn, bởi bất kỳ sự tăng l ên hay giảm xuống bất thường của một tỷ số nào sẽ
cho ta những nhận định về kế hoạch đầu t ư, một chiến lược kin doanh, và cũng
có thể là dấu hiệu dự báo sự phát triển hay suy thoái trong t ương lai của một
doanh nghiệp.


                     BẢNG 4: CÁC TỶ SỐ KẾT CẤU T ÀI CHÍNH
                                                                    ĐVT: 1000 đồng
                                                                             CHÊNH LỆCH
                                                                    05/06
        CHỈ TIÊU             NĂM 2006     NĂM 2007     NĂM 2008                   08/07
                                                                     %         Mức         %
A. Nợ phải trả                7.001.091    3.226.054    8.242.162    -53,9   5.016.108    155,5
B. Tổng tài sản               7.724.244    8.498.217   13.167.324    10,0    4.669.107     54,9
C. Vốn chủ sở hữu              723.153     5.272.164    4.925.163   629,1    -347.001      -6,6
D. Tài sản cố định              11.464        7.733       72.804     -32,5     65.071     841,5
1. Tỷ số nợ/ TTS (A:B)              0,9          0,4          0,6   -58,1            0     64,9
3. Tỷ số nợ/VCSH (A:C)              9,7          0,6          1,7   -93,7            1    173,5
3. Tỷ số đầu tư TSCĐ
(D:B)                           0,0014       0,0009          0,01   -38,7            0    507,6
4. Tỷ suất tài trợ TSCĐ            63,1       681,8          67,6   980,8        -614     -90,1
(C:D)



3.2.1.1.Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản:
        Tỷ lệ này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhi êu % giá
trị hình thành từ vốn vay.
        Qua bảng số liệu ở bảng 4 ta thấy tỷ lệ nợ tăng giảm không ổn định. Cụ
thể năm 2006 có đến 90% giá trị t ài sản được đầu tư bằng vốn vay, năm 2007
giảm xuống chỉ còn 40%, năm 2008 tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2007 đạt ở
mức 60%.



                                                                                     27
Với tỷ lệ ở trên ta thấy mức độ đảm bảo cho chủ nợ l à ở mức khá đối với
công ty tư nhân, có thể chấp nhận được, vì tài sản không phải hoàn toàn phụ
thuộc từ vốn vay. Công ty có thể duy tr ì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản này nhưng phải
phù hợp với năng lực hoạt động hiện có. Tuy nhi ên để có thể biết được chính xác
kết cấu giữa vốn chủ sở hữu v à nợ ta tiến hành phân tích một tỷ số tiếp theo, đó
là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn cân tài chính.
3.2.1.2.Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu:
       Với ý nghĩa cho biết mức độ gánh chịu rủi ro giữa chủ sở hữu và chủ nợ,
tỷ số này được tính đơn giản bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu.
Qua số liệu ở bảng ta thấy giống nh ư tỷ lệ nợ, tỷ lệ này cũng tăng giảm không
đều. Cụ thể năm 2006 với 1 đồng vốn bỏ ra Công ty đ ã có thể vay được đến 9,7
đồng nợ hay đòn cân nợ là 1:9, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1: 0,6 và đến năm
2008 là 1: 1,7.
       Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động quá khả năng,
nên phải dùng nợ để tài trợ, mà chủ yếu là nợ ngắn hạn ( chiếm 100% trong tổng
nợ). Ngoài ra năm 2007 các c ổ đông của công ty đã nâng phần vốn chủ sở hữu
lên rất nhiều so với năm 2006 l à 629,1% để phù hợp với tình hình hoạt động của
công ty, chính vì có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn như vậy nên đã làm tỷ số nợ
giảm đi rất nhiều so với năm 2006 cụ thể là 93,6%. Nhưng đến năm 2008 do nợ
phải trả tăng vì công ty cần vay nợ để hỗ trợ cho các công tr ình xây dựng đã làm
cho tỷ lệ nợ của năm này tăng 173,5% so với năm 2007.
       Có thể nói tỷ số nợ của công ty ở mức t ương đối, điều này sẽ tào điều kiện
rất tốt trong môi trường kinh doanh khi công ty t ìm đối tác để kinh doanh hoặc
trong công tác đấu thầu.
3.2.1.3. Tỷ số đầu tư tài sản cố định:
       Tỷ số này cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của
doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy TSCĐ ròng chia cho tổng tài sản.
       Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày rất nhỏ qua các năm, cụ thể năm 2006
cứ 100 đồng tài sản thì dành 0,14 đồng để đầu tư TSCĐ, năm 2007 tỷ số này
giảm 38,7% so với năm 2006 nh ưng đến năm 2008 tỷ số đầu tư TSCĐ có phần
tăng mạnh so với năm 2007 là 507,6% nhưng cũng chỉ ở mức 1%, cho thấy việc
đầu tư mở rộng bị giới hạn về vốn v à khả năng cạnh tranh. Đây cũng là chính


                                                                                28
sách bảo toàn vốn của công ty khi mà khả năng hoạt động không c òn được thuận
lợi như trước. Tuy nhiên ta thấy mức đầu tư như vậy chưa phù hợp, bởi vì một
trong những yếu tố quan trọng ảnh h ưởng đến yếu tố hoạt dộng kinh doanh l à
yếu tố công nghệ, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá th ành sản
phẩm... Và đó cũng là điều kiện thu hút nhà đầu tư, là nền tảng cho sự phát triển.
3.2.1.4. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định:
        Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày tăng đột biến vào năm 2007 với mức
tăng 980,8% so với năm 2006. Sở dĩ có mức tăng mạnh như vậy là do công ty đã
không đầu tư vào TSCĐ và nguồn tài trợ cho nó được bổ sung mạnh. Từ đó cho
thấy công ty vẫn chưa thực sự chú trọng cho việc đầu t ư TSCĐ.


           Nh                : kết hợp với sự phân tích quy mô ở phần đánh giá
khái quát về kêt cấu tài chính ta có nhận xét như sau:
   -    Về kết cấu tài sản : đây là một công ty thiết kế xây dựng nhưng phần
        TSCĐ chiếm tỷ trọng quá nhỏ như vậy là không phù hợp. Tuy nhiên vì
        công ty có nhận được nhiều các công trình nhà nước và dân dụng nên
        công ty thường có nhu cầu vốn lưu động (tài sản ngắn hạn) lớn, vì vậy có
        thể chấp nhận bán chịu trong thời gian khá d ài và khối lượng hàng tồn kho
        lớn.
   -    Về kết cấu phần nguồn vốn: sử dụng không phụ thuộc quá nhiều phần nợ
        vay nên khả năng tự tài trợ của công ty ở mức có thể chấp nhận đ ược.
        Công ty có thể duy trì ở mức này nhưng để hiệu quả hoạt động có lợi h ơn
        nữa công ty nên sử dụng tốt phần vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm
        đem lại lợi nhuận.
        Với một kết cấu tài chính có phần tương đối công ty sẽ có thể thuận lợi
tìm nguồn tài trợ. Tuy nhiên để biết được chính xác hơn thì phải qua quá trình
phân tích thật cụ thể, trước hết là sự phân tích về khả năng thanh toán ở phần tiếp
theo.




                                                                                 29
3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán và tình hình công nợ:
       Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu đánh giá hàng đầu mức độ hoạt động
an toàn tối thiểu phải có của một doanh nghiệp, đó l à khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn cũng như công tác thu hồi công nợ phải thu. Các chỉ tiêu này
càng tốt bao nhiêu thì tình hình tài chính càng t ốt bấy nhiêu. Nhưng trước hết
phải biết được thực trạng các khoản nợ nần của công ty thông qua việc phân tích
tình hình công nợ dưới đây.
3.2.2.1.Phân tích tình hình công n ợ. (xem bảng 5)
       Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán,
khi nguồn bù đắp cho tài sản thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ng ược lại
khi nguồn này dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn
hay không phản ánh tình hình tài chính lành mạnh hay không lành mạnh của một
doanh nghiệp.
         Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả:
       Tính toán tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả để thấy đ ược mức độ
doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hay ng ược lại bị người khác chiếm dụng.
       Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, mức độ Công ty bị chiếm dụng vốn có chiều
hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2006 để chiếm dụng đ ược 1 đồng của Công ty chỉ
cần cho nợ 0,1 đồng, tỷ lệ 0,1 lần, năm 2007 l à 0,2 lần, năm 2008 là 0,3 lần.
       Như vậy doanh số bán chịu có xu h ướng tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Điều
này đặt ra giả thiết hoặc Công ty đ ã nhận được sự ưu đãi trong hoạt động thanh
toán hoặc do bị động về vốn. Qua sự phân tích ở tr ên ta thấy rằng tài trợ cho hoạt
động của công ty không phải chủ yếu l à nợ ngắn hạn, cho thấy Công ty không bị
động về vốn quay vòng. Mặc dù khoản phải trả luôn lớn hơn phải thu, hay Công
ty đang hoạt động ở tình trạng chiếm dụng vốn. Tuy vậy xét ở góc độ đ ơn giản
thì việc chiếm dụng vốn của ng ười khác vẫn tốt hơn là bị chiếm dụng. Bởi vì việc
kéo dài thời hạn thanh toán sẽ giúp Công ty tận dụng được nguồn vốn tạm thời,
đáp ứng được nhu cầu vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Điều cần quan
tâm là tính toán giữa lợi ích mang lại so với lợi ích bỏ ra ( l ãi suất ngân hàng, lãi
suất thanh toán).
       Vì vậy để xem việc chiếm dụng vốn này có thực sự mang lại hiệu quả hay
không cần phải tính toán kỹ lưỡng qua tốc độ thu hồi nợ phải thu sau đây:

                                                                                   30
Bảng 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ
                                                                                                                ĐVT: 1000 đồng


                                        ĐƠN       NĂM         NĂM         NĂM         CHÊNH LỆCH
             CHỈ TIÊU                                                                                     CHÊNH LỆCH 08/07
                                         VỊ       2006        2007        2008           07/06
                                    1                    2           3           4   (5=3-2)   (6=5/2)      (7=4-3)     (8=7/3)
                                                                                       Mức        %          Mức          %
a. Các khoản phải thu đầu kỳ            1.000đ     217.285 1.085.163   506.647         867.878   399,4     -578.516,1      -53,3
b. Các khoản phải thu cuối kỳ           1.000đ   1.085.163   506.647 2.547.902        -578.516   -53,3    2.041.254,8      402,9
A. Số dư BQ các khoản phải
thu(a+b)/2                              1.000đ     651.224     795.905   1.527.274      144.681    22,2    731.369,3     91,9
c. Các khoản phải trả đầu kỳ            1.000đ   4.609.947   7.001.091   3.226.054    2.391.144    51,9 -3.775.037,2    -53,9
d. Các khoản phải trả cuối kỳ           1.000đ   7.001.091   3.226.054   8.242.162   -3.775.037   -53,9 5.016.108,0     155,5
B. Số dư BQ các khoản phải trả(c+d)/2   1.000đ   5.805.519   5.113.572   5.734.108     -691.947   -11,9    620.535,4     12,1
C. Doanh thu thuần(e+f+g)               1.000đ   5.598.622   4.425.884   7.431.242   -1.172.738   -20,9 3.005.358,0      67,9
e. DT BH& CCDV                          1.000đ   5.596.229   4.425.602   7.405.525   -1.170.627   -20,9 2.979.923,0      67,3
f. DT HĐTC                              1.000đ       2.393           5       8.975       -2.388   -99,8      8.970,0 179400,0
g. DT khác                              1.000đ           -         277      16.742            -       -     16.465,0   5944,0
1. Tỷ lệ khoản Pthu/khoản P trả
(A:B)                                    lần          0,1         0,2         0,3            0     38,8           0,1       71,1
2. Vòng quay các khoản Pthu (C:A)        lần          8,6         5,6         4,9           -3    -35,3          -0,7      -12,5
3. Vòng quay các khoản P trả (C:B)       lần          1,0         0,9         1,3            0    -10,2           0,4       49,7
4. Kỳ thu tiền (360:(2))                ngày           42          65          74           23     54,6           9,2       14,3
5. Kỳ trả tiền (360:(3))                ngày          373         416         278           43     11,4        -138,2      -33,2




                                                                                                                               31
Vòng quay các khoản phải thu:
      Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng cách lấy doanh thu thuần
chia cho các khoản phải thu, với ý nghĩa cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải
thu là bao nhiêu lần trong một năm. Một cách tổng quát, s ố vòng quay càng lớn
thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao.
      Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy tốc độ biến đổi khoản phải thu th ành tiền mặt
của Công ty giảm dần, năm sau thấp h ơn năm trước. Cụ thể năm 2006 là 8,6 lần,
năm 2007 giảm còn 5,6 lần, đến năm 2008 chỉ còn 4,9 lần.
      Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các khoản trả trước người bán tăng
mạnh năm 2008 lên đến 38.565% so với 2007.
        Kỳ thu tiền bình quân:
      Kỳ thu tiền bình quân hay thời gian từ lúc phát sinh doanh số bán chịu cho
đến lúc được thanh toán, được tính 1 cách đơn giản là lấy thời gian của 1 chu kỳ
kinh doanh, ở đây là 360 chia cho số vòng quay.
      Qua số liệu ở bảng 5 ta nhận thấy rằng, kì thu tiền quan hệ nghịch với
vòng quay khoản phải thu, vòng quay càng nhỏ thì kì thu tiền càng dài . Cụ thể
năm 2006 là 42 ngày, năm 2007 tăng lên hơn 2 tháng, năm 2008 tăng lên 77
ngày. Với diễn biến thời gian thu tiền ng ày càng tăng nhưng mức tăng tương đối
nhỏ nên không gây bất lợi cho việc luân chuyển vốn.
      Xem xét ở mức độ bị đơn vị khác chiếm dụng vốn là quan trọng nhưng
tính toán xem việc chiếm dụng vốn của ng ười khác có mang lại hiệu quả g ì hay
không thông qua sự phân tích về vòng quay khoản phải trả ở phần tiếp theo đây.
        Vòng luân chuyển các khoản phải trả:
      Giống như vòng luân chuyển các khoản phải thu, chỉ t iêu này phản ánh
thời gian cần để thanh toán các khoản nợ.
      Qua bảng 5 ta thấy tốc độ luân chuyển giảm đều nh ưng đến năm 2008 lại
tăng với mức 1,3 lần. Nhận thấy rằng do số phải thu luôn ít h ơn số phải thu nên
tốc độ thanh toán nợ phải trả luôn chậm h ơn tốc độ thanh toán nợ phải thu.
      Nguyên nhân làm cho việc thanh toán năm 2008 nhanh l ên là do Công ty
mở rộng vốn lưu động nhất thời, đồng thời việc kinh doanh xây dựng năm 2008
có phần khởi sắc hơn do nhận được nhiều hợp đồng đã làm cho doanh thu tăng
lên 69,7% so với năm 2007 tạo điều kiện để Công ty thanh toán các khoản nợ

                                                                              32
ngắn hạn kịp thời cho ngân h àng. Tuy nhiên công ty cần xem xét cụ thể việc
thanh toán các khoản nợ trong năm và nhu cầu ngân quỹ thật sự, tránh t ình trạng
vay nợ mới để trả nợ cũ sẽ không m ang lại bất kỳ lợi ích kinh tế n ào.
       Khi tính kỳ thu tiền thì cũng nên tính xem kỳ trả tiền là bao nhiêu ngày,
để có các nhìn cụ thể hơn về công tác thanh toán công nợ của 1 đ ơn vị.
         Kỳ trả tiền bình quân:
       Với tốc độ luân chuyển khoản phải trả chậm như trên tất nhiên thời gian
trả tiền cũng kéo dài ra như số liệu tính toán ở bảng 5.
       Năm 2006 là 373 ngày, năm 2007 là 416 ngày, năm 2008 th ời gian trả tiền
rút ngắn xuống còn 278 ngày. Đó là về mặt lý thuyết, thực tế th ì việc thanh toán
luôn đúng thời hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn ngân h àng bình quân là 6
tháng, đối với nhà cung ứng thì việc thanh toán được chia thành nhiều kỳ, tối
thiểu là 3 tháng đối với những hợp đồng có giá trị tr ên 500 triệu đồng và kỳ hạn
tối đa không quá một năm.
       Nhưng số liệu trên lại chỉ ra cho người vay thấy rằng doanh nghiệp không
có khả năng chi trả, trung bình là 1 năm cho một khoản nợ.


              → Qua phân tích sự biến động của các khoản phải thu v à phải trả ta
thấy rằng, Công ty chưa thực sự kiểm soát tốt các khoản n ày, số phát sinh hàng
năm biến động có phần bất thường, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu khả quan sau:
          -    Đối với các khoản nợ phải trả: biến thi ên tương ứng với doanh thu,
nhưng do đây là các hợp đồng dài hạn nên tốc độ giảm có chậm hơn cũng là điều
phù hợp. Điều lưu ý là về các khoản nợ đến hạn nhất là các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng có chi phí s ử dụng thấp và với tốc độ sử dụng doanh thu có phần tốt
như hiện nay thì công ty có thể làm chủ được trong kinh doanh.


       Nhận xét chung: qua sự phân tích công nợ cho ta thấy đ ược 3 vấn đề lớn:
          -    Công ty đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác
          -    Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu chậm, nh ưng các khoản
phải trả có phần tăng nhanh h ơn năm trước.
          -    Tình hình tài chính được cải thiện dần.Tình hình công nợ là vậy
nhưng để có thể chắc chắn về khả n ăng thanh toán thì cần phải tính xem các yếu

                                                                               33
tố tài trợ cho các khoản nợ có ở mức độ an to àn hay không, đó chính là vi ệc tính
toán các tỷ số thanh toán nợ ở nộ dung tiếp theo .
3.2.2.2.Phân tích khả năng thanh toán:
         Đánh giá năng lực thanh toán là công việc đầu tiên của một nhà tài chính
để xem tình hình tài chính có lành m ạnh hay không, trước hết đó là khả năng
thanh toán trong ngắn hạn.
          Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn: (Xem bảng 6)
         Sự phân tích này được tiến hành với giả định bán các khoản TSNH để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trên cơ sở tính toán các tỷ số thanh toán nh ư
tỷ số hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời. Các tỷ số n ày
càng cao thì mức độ an toàn càng lớn.
          * Tỷ lệ thanh toán hiện hành:
         Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, được tính
bằng các lấy toàn bộ TSNH chia cho nợ ngắn hạn.
         Qua số liệu ở bảng 6 ta thấy, tỷ lệ này nhìn chung là khá tốt cả 3 năm tỷ lệ
này đều lớn hơn 1. Cụ thể năm 2006 là 1,1 lần, năm 2007 là 2,6 lần, năm 2008 là
1,6 lần. Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2007 đánh giá là không t ốt ở phần khái
quát nhưng tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty năm 2007 là tốt bởi vì TSNH
tăng 10,1% so với năm 2006 và nợ ngắn hạn lại giảm tới 53,9%, nhưng việc giảm
sút này lại do hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2007 kém h ơn so với
năm trước như đã được đánh giá ở phần khái quát . Tuy nhiên đến năm 2008 do
nợ ngắn hạn tăng mạnh lên đến 155,5% so với năm 2007 n ên làm cho tỷ số thanh
toán hiện hành giảm xuống so với năm 2007 c òn 1,6 lần. Nhưng nhìn chung tỷ lệ
này vẫn chấp nhận được đối với một doanh nghiệp thiết kế và xây dựng.
         Nếu công ty có thể duy tr ì được mức tỷ lệ này và hoạt động kinh doanh tốt
hơn nữa thì sẽ đảm bảo cho công tác đầu t ư và tìm nguồn tài trợ. Bởi vì không
một chủ nợ hay nhà đầu tư nào có thể chấp nhận bỏ tiền ra mà không có một chút
gì có thể đảm bảo thu hồi lại vốn.
         Để biết được tỷ số thanh toán hiện h ành của công ty có thực sự là tốt hay
không cần phải tính toán cụ thể h ơn bằng việc phân tích các tỷ số thanh to án
nhanh.



                                                                                  34
Bảng 6: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN
                                                                                                                ĐVT: 1000 đồng


                                            NĂM          NĂM          NĂM          CHÊNH LỆCH             CHÊNH LỆCH
             CHỈ TIÊU                       2006         2007         2008              07/06                  08/07
                                                                                    Mức          %         Mức         %
                                      1            2            3            4    (5=3-2)     (6=5/2)    (7=4-3)     (8=7/3)
A. Tài sản ngắn hạn                       7.708.687    8.486.538    13.089.089      777.851      10,1    4.602.551      54,2
B. Vốn bằng tiền                          385.526      682.224      4.207.503       296.698      77,0    3.525.279     516,7
C. Hàng tồn kho                           6.237.998    7.214.989    4.578.676       976.991      15,7   -2.636.313     -36,5
D. Nợ ngắn hạn                            7.001.091    3.226.054    8.242.162    -3.775.037     -53,9    5.016.108     155,5
1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (A:D)              1,1          2,6          1,6          1,5     138,9          -1,0    -39,6
2. Tỷ lệ thanh toán nhanh (A-C): D)              0,2          0,4          1,0          0,2      87,6           0,6    162,0
3. Tỷ lệ thanh toán tức thời (B:D)               0,1          0,2          0,5          0,2     284,0           0,3    141,4
4. Nguồn vốn lưu động thuần (A-D)            707.596    5.260.484    4.846.927    4.552.888     643,4     -413.557      -7,9




                                                                                                                               35
* Tỷ lệ thanh toán nhanh:
      Với ý nghĩa là khả năng thanh toán nợ đáo hạn m à không phải bán tháo
hàng tồn kho, chỉ tiêu này được đánh giá là phản ánh trung thực nhất khả năng tài
chính của doanh nghiệp.
      Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày được cải thiện dần theo chiều h ướng
tăng qua các năm. Nhất là năm 2008 tỷ số này tăng mạnh tới 162% so với năm
2007, đó là vì năm 2008 HTK giảm 36,5% trong khi nợ ngắn hạn tăng 155,5%
cho nên 1 đồng TSLĐ có thể đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
      Nguyên nhân HTK giảm mạnh như vậy là do các khoản chi phí sản xuất
kinh doanh của các công trình đang trong tiến trình xây dựng đã giảm chỉ còn
chiếm 45% tổng giá trị hàng tồn kho, được biết đây là các công trình sửa chữa
cầu đường phát sinh ở quý 3 năm 2008, ngo ài ra còn có một số công trình đã
được quyết toán đầu năm.
          * Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt :
      Tỷ số này chứng minh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn.
Nếu tỷ số này quá lớn thì hiệu quả sử dụng vốn không cao vì doanh nghiệp đang
giữ quá nhiều tiền, còn ngược lại quá nhỏ thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về
tiền mặt để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
      Theo như số liệu bảng 6, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, năm 2006
là 0,1 lần, năm 2007 là 0,2 lần, năm 2008 tăng lên là 0,5 lần. Điều này chứng tỏ
công ty đang nắm giữ tiền mặt nhiều h ơn so với các năm khác ( tiền mặt 2008
tăng 516,7% so với năm 2007).
      Nếu công tác nghiên cứu thị trường được chuẩn bị tốt thì việc sử dụng
lượng tiền này vào việc đầu tư dự trữ vật tư nhân lúc giảm giá sẽ đem lại lợi ích
không nhỏ.
          * Nguồn vốn lưu động thuần :
       Nguồn vốn lưu động thuần là phần chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng
vốn lưu động, được tính bằng cách lấy TSNH ( nhu cầu vốn l ưu động) trừ đi nợ
phải trả ( vốn lưu động). Nếu TSNH thấp hơn nợ ngắn hạn, vốn lưu động sẽ có
giá trị âm, điều này là thường gặp với một doanh nghiệp t hương mại, nơi có tốc
độ quay vòng HTK rất nhanh và sức mua chịu của những nh à cung cấp tăng,
nhưng đây là điều đáng lo ngại cho một doanh nghiệp xây dựng.


                                                                              36
Qua số liệu ở bảng ta thấy nguồn vốn l ưu động thuần cả 3 năm đều có giá
trị dương và ở mức tương đối lớn, chứng tỏ doanh nghiệp l àm chủ được vốn của
mình và có khả năng để trả nợ.
3.2.3. Phân tích tình hình luân chuy ển vốn:
      Nói đến vốn là nói đến tư liệu lao động và đối tượng lao động, nó tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá tr ình sản xuất. Ở khâu dự trữ vốn là
nhũng nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ… khấu hao sản xuất vốn l à
những sản phẩm đang chế tạo, những khoản khấu hao , chi phí… ở khâu l ưu
thông vốn là những sản phẩm hoàn thành, là các khoản phải thu, là tiền tệ…. Dù
ở khâu nào đi nữa thì việc tăng nhanh tốc độ lưu chuyển là vấn đề hàng đầu để
nâng cao hiệu quả kinh doanh, bởi vì : “một khi công nghệ sản xuất là tương tự
như nhau giữa các công ty cạnh tranh th ì việc quản lý tài sản thường là công cụ
có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại”.
      Quản trị tài sản bao gồm tất cả các loại t ài sản ngắn hạn và dài hạn, trước
hết là xem xét tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động.
3.2.3.1. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian dự trữ: (Xem bảng 8)
      Vì là một công ty chuyên ngành xây dựng nên tỷ trọng hàng tồn kho
chiếm phần lớn trong tài sản ngắn hạn, tuy nhiên việc tồn trữ có mang lại hiệu
quả hay không cần đánh giá cụ thể qua chỉ ti êu số vòng quay hàng tồn kho, được
tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình quân.
      Thật vậy qua 3 năm hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 35% -85% và
tốc độ quay vòng có thay đổi, năm 2007 giảm xuống 0,6 nhưng đến năm 2008
tăng lên 1 vòng.
      Tốc độ tỷ lệ nghịch với thời gian, tốc độ luân chuyển c àng thấp thì thời
gian dự trữ kéo dài, cụ thể năm 2006 là 406 ngày, năm 2007 là 569 ngày, năm
2008 là 344 ngày.
      Nguyên nhân năm 2007 t ốc độ luân chuyển của hàng tồn kho giảm là do
số lượng vật tư mua vào tăng để chuẩn bị khởi công xây dựng cho các công tr ình
nhà nước vào đầu năm 2008. Đến năm 2008 tốc độ luân chuyển h àng tồn kho cao
hơn mọi mọi năm là do số công trình phát trước năm 2007 đã được nghiệm thu
bàn giao năm trong năm, đ ồng thời Công ty sử dụng nguy ên vật liệu cho các
công trình xây dựng thi công trong năm nay nhiều.


                                                                               37
Bảng 8: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO
                                                                                                             ĐVT: 1000 đồng


        CHỈ TIÊU
                              ĐƠN VỊ    NĂM 2006     NĂM 2007     NĂM 2008      CHÊNH LỆCH 07/06           CHÊNH LỆCH 08/07
                                                                                 Mức            %             Mức         %
                          1                      2            3            4   (5=3-2)        (6=5/2)       (7=4-3)     (8=7/3)
A.HTK đầu kỳ                  1.000 đ    4.250.336    6.237.998    7.214.989   1.987.662    46,76482048       976.991        15,7
B. HTK cuối kỳ                1.000 đ    6.237.998    7.214.989    4.578.676     976.991    15,66193192    -2.636.313       -36,5
C.HTK bình quân (A+B)/2       1.000 đ    5.244.167    6.726.494    5.896.833   1.482.327    28,26619557      -829.661       -12,3
D. Giá vốn hàng bán           1.000 đ    4.644.325    4.256.300    6.174.060    -388.025    -8,35482013     1.917.760        45,1
1. Vòng quay HTK (D:C)        vòng             0,9          0,6          1,0         -0,3          -28,6          0,4        65,5
2. Số ngày của 1 vòng
(360:(1))                     ngày            406          569          344          162           40,0         -225        -39,6




                                                                                                                           38
Vì là một doanh nghiệp thi công xây dựng n ên thời gian dự trữ dài, tồn
kho nhiều và giá trị hàng tồn kho lớn. Nếu tình hình tài chính đủ mạnh thì việc
tồn kho nhiều đôi khi lại có lợi do giá cả vật liệu xây dựng ngày càng tăng.
Nhung qua số liệu trên ta thấy vòng quay HTK qua các năm là rất nhỏ và chậm,
điều đó sẽ dẫn đến lãng phí không tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có.
3.2.3.2. Vòng quay TSNH: ( Xem b ảng 9)
      Vòng quay TSNH cho biết hiệu suất sử dụng tài sản, được tính bằng cách
lấy doanh thu chia cho tài sản ngắn hạn.
      Qua bảng 9 ta thấy, vòng quay TSNH trong 3 n ăm đều thấp hay hiệu quả
sử dung không cao, 2 năm li ên tiếp năm 2007 và 2008 1 đồng tài sản bỏ ra chưa
được 1 đồng doanh thu. Cụ thể: năm 2006 là 1,04 lần, năm 2005 là 0,73 lần và
năm 2008 là 0,93 lần.
      Với mục đích là TSNH được chuyển thành tiền mặt khi cần thiết, bằng
cách thu hồi nợ phải thu, sử dụng h àng trong kho. Vì vậy một công ty có sự quản
lý tốt TSNH thường thay đổi với tình trạng doanh thu, khi doanh thu giảm th ì tài
sản phải giảm tương ứng. Nhận thấy rằng năm 2007 khi doanh thu giảm 20,9%
thì TSNH bình quân lại tăng 12,3%, nhưng tình hình này được cải thiện trong
năm 2008 khi doanh thu tăng 67,9% th ì tài sản bình quân tăng 31,2%. Điều này
cho thấy Công ty đã có sự thay đổi tích cực trong công tác quản lý t ài sản. Nhìn
chung ta thấy rằng tốc độ luân chuyển khoản phải thu chậm, hiệu suất sử dụng
hàng tồn kho không được tốt, doanh thu lúc tăng lúc giảm nên hiệu quả sử dụng
TSNH chưa thực sự có hiệu quả tốt, hay công tác quản trị t ài sản chưa được
chuẩn bị đúng.
3.2.3.3. Vòng quay TSCĐ. (Xem bảng 9)
       Qua bảng số liệu bảng 9 ta thấy, số v òng quay TSCĐ ở mức tương đối
khá. Cụ thể năm 2006, 1 đồng TSCĐ tham gia v ào hoạt động 1,04 đồng doanh
thu, năm 2007 tăng 0,2 đồng và năm 2008 lại giảm chỉ còn 0,19 đồng.




                                                                              39
Bảng 9: VÒNG QUAY TSNH & TSCĐ
                                                                                                               ĐVT: 1000 đồng


            CHỈ TIÊU                      ĐƠN       NĂM         NĂM        NĂM         CHÊNH LỆCH            CHÊNH LỆCH
                                           VỊ       2006        2007       2008             07/06                 08/07
                                                                                        Mức         %        Mức         %
                                     1                     2           3          4    (5=3-2)    (6=5/2)   (7=4-3)    (8=7/3)
       VÒNG QUAY TSNH
A. Doanh thu thuần                       1.000 đ   5.598.622   4.425.884 7.431.242    -1.172.738    -20,9 3.005.358       67,9
B. TSNH đầu kỳ                           1.000 đ   5.208.550   7.708.687 8.486.538     2.500.137     48,0   777.851       10,1
C. TSNH cuối kỳ                          1.000 đ   7.708.687   8.486.538 13.089.089      777.851     10,1 4.602.551       54,2
D. TSNH bình quân ((B+C)/2)              1.000 đ   5.403.586   6.067.286 7.958.890       663.700     12,3 1.891.605       31,2
1. Vòng quay TSNH ( A:D)                 vòng          1,04        0,73        0,93         -0,3   -29,6         0,2      28,0
2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1))       ngày           347         494        386          146     42,0        -108     -21,9
VÒNG QUAY TSCĐ                           1.000 đ
A. TSCĐ đầu kỳ                           1.000 đ       12505      11.464      7.733       -1.041     -8,3    -3.731      -32,5
B. TSCĐ cuối kỳ                          1.000 đ      11.464       7.733    72.804        -3.731    -32,5    65.071      841,5
C. TSCĐ bình quân ((A+B)/2)              1.000 đ    11.984,5     9.598,5   40.268,5       -2.386    -19,9    30.670      319,5
1. Vòng quay TSCĐ ( A:C)                 vòng          1,04        1,19        0,19         0,2     14,5        -1,0     -83,9
2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1))       ngày           345         301       1875          -44     -12,6      1.573     521,9




                                                                                                                                 40
3.2.3.4. Vòng quay tổng tài sản: (Xem bảng 10)
       Hệ số này cho biết số doanh thu thực hiện được trên 1 đồng tài sản. Đây
là tổng hợp của 2 chỉ tiêu vòng quay TSNH và TSC Đ. Chính vì vậy năm 2007
mặc dù TSNH giảm nhưng do TSCĐ tăng làm cho vòng quay tổng tài sản tăng
nhẹ 0,1 so với 2006, đến năm 2008 do TSCĐ giảm 19,9% n ên TSNH bình quân
có tăng 12,3% so với 2007 nhưng tổng tài sản vẫn giảm xuống 0,2 so với 2007.
Cả 3 năm hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản ở mức thấp, vẫn còn hạn chế
chưa phát huy được hết khả năng. Nếu tiếp tục sử dụng không hiệu quả nguồn
năng lực này sẽ làm lãng phí gây ra những hậu quả không tốt, v ì vậy Công ty cần
có biện pháp quản trị tài sản thích hợp hơn, đặc biệt là tài sản cố định.
       Qua sự phân tích 4 tỷ số trên ta thấy tính kinh tế của việc sử dụng vẫn còn
nhiều vấn đề chưa tốt, chưa có biểu hiện rõ rệt xu hướng vận động, tăng lên và
giảm xuống không theo một chiều. Tuy nhi ên đó chỉ là phần bên trái của bảng
tổng kết tài sản, vì vậy để biết được khả năng tạo ra thu nhập thật sự cho chủ
doanh nghệp thì phải tính đến 1 tỷ số tiếp theo về hiệu quả sử dụng v ốn chủ sở
hữu.
3.2.3.5. Vòng quay vốn chủ sở hữu: (Xem bảng 10)
       Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu t ư rất thấp, 1 đồng vốn
bỏ ra thu được 0,95 đồng doanh thu năm 2006, năm 2007 giảm xuống c òn 0,24
đồng và năm 2008 có phần tăng nhưng chỉ đạt 1,03 đồng.
       Nhìn chung tỷ số này rất xấu nhưng xem lại nguồn vốn ta thấy rằng chỉ có
năm 2006 nợ ngắn hạn chiếm 90% nguồn t ài trợ, đến năm 2007 nợ ngắn hạn đ ã
giảm mạnh chỉ còn chiếm 38%, năm 2008 dù có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm 62%.
Điều này phù hợp với việc tăng giảm tỷ số ở trên, và cũng cho thấy công ty
không phải phụ thuộc hoàn toàn quá lớn vào nguồn tài trợ là vay. Tuy nhiên nếu
công ty sử dụng tốt hơn nữa phần vốn thì hoạt động kinh tế có thể đạt hiệu quả
hơn.




                                                                               41
Bảng 10: VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
                                                                                                             ĐVT: 1000 đồng



                                           ĐƠN       NĂM         NĂM         NĂM         CHÊNH LỆCH           CHÊNH LỆCH
               CHỈ TIÊU                     VỊ       2006        2007        2008            07/06                 08/07
                                                                                          Mức        %        Mức         %
                                      1                     2           3           4   (5=3-2)    (6=5/2)   (7=4-3)    (8=7/3)
VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU
A. Tổng tài sản đầu kỳ                    1.000 đ   5.261.410   7.724.244 8.498.217     2.462.834     46,8   773.973       10,0
B. Tổng tài sản cuối kỳ                   1.000 đ   7.724.244   8.498.217 13.167.324      773.973     10,0 4.669.107       54,9
C.Tổng tài sản bình quân ((A+B)/2)        1.000 đ   6.492.827   8.111.231 10.832.771    1.618.404     24,9 2.721.540       33,6
1. Vòng quay tổng tài sản ( A:C)          vòng           0,81        0,95       0,78          0,1     17,5       -0,2     -17,6
2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1))        ngày            444         378        459          -66    -14,9         81      21,4
          VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU        1.000 đ
A. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ                  1.000 đ    651.464      723.153   5.272.164      71.689    11,0 4.549.011       629,1
B. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ                 1.000 đ    723.153    5.272.164   4.925.163   4.549.011   629,1 -347.001         -6,6
C. Vốn chủ sở hữu bình quân ((A+B)/2)     1.000 đ    687.309    2.997.659   5.098.664   2.310.350   336,1 2.101.005        70,1
1. Vòng quay VCSH ( A:C)                  vòng          0,95         0,24        1,03          -1   -74,5         1       328,6
2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1))        ngày           380         1492         348       1.112   292,9    -1.144       -76,7




                                                                                                                            42
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)
Lv (35)

More Related Content

What's hot

Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Alynk Chan
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Nlkt tài khoản và ghi sổ kép
Nlkt   tài khoản và ghi sổ képNlkt   tài khoản và ghi sổ kép
Nlkt tài khoản và ghi sổ képHọc Huỳnh Bá
 
Cost of capital, chi phí sử dụng vốn
Cost of capital, chi phí sử dụng vốnCost of capital, chi phí sử dụng vốn
Cost of capital, chi phí sử dụng vốnChuc Cao
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyLAa LA
 
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhCác bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhTới Nguyễn
 
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhHe thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhTuấn Chương Anh
 
1. ke toan tai san ngan han ke toan von bang tien
1. ke toan tai san ngan han   ke toan von bang tien1. ke toan tai san ngan han   ke toan von bang tien
1. ke toan tai san ngan han ke toan von bang tienwebtbi
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342LiVnYn
 
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpChương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpDzung Phan Tran Trung
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Nam Cengroup
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnDzung Phan Tran Trung
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 

What's hot (19)

Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chính
 
Nlkt tài khoản và ghi sổ kép
Nlkt   tài khoản và ghi sổ képNlkt   tài khoản và ghi sổ kép
Nlkt tài khoản và ghi sổ kép
 
Cost of capital, chi phí sử dụng vốn
Cost of capital, chi phí sử dụng vốnCost of capital, chi phí sử dụng vốn
Cost of capital, chi phí sử dụng vốn
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhCác bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
 
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhHe thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
 
1. ke toan tai san ngan han ke toan von bang tien
1. ke toan tai san ngan han   ke toan von bang tien1. ke toan tai san ngan han   ke toan von bang tien
1. ke toan tai san ngan han ke toan von bang tien
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpChương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chính
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 

Viewers also liked (6)

Lv (32)
Lv (32)Lv (32)
Lv (32)
 
Lv (14)
Lv (14)Lv (14)
Lv (14)
 
Lv (10)
Lv (10)Lv (10)
Lv (10)
 
Lv (25)
Lv (25)Lv (25)
Lv (25)
 
Lv (34)
Lv (34)Lv (34)
Lv (34)
 
Lv (30)
Lv (30)Lv (30)
Lv (30)
 

Similar to Lv (35)

Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhChitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhDâu Tây Quả
 
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfCHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfNguynNgcnh919307
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyxuanduong92
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyPe'heo Stubborn
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinhNgoc Tu
 
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfNuioKila
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...NuioKila
 

Similar to Lv (35) (20)

Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Chitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhChitieuphantichbaocaotaichinh
Chitieuphantichbaocaotaichinh
 
Bài tổng hợp
Bài tổng hợpBài tổng hợp
Bài tổng hợp
 
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầuCác tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
 
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfCHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
 
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo MayĐề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Slide_TCDN_Hà Thị Thủy
Slide_TCDN_Hà Thị ThủySlide_TCDN_Hà Thị Thủy
Slide_TCDN_Hà Thị Thủy
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhPhương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinh
 
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docxPhân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
 
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
 
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
 
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Tổng hợp 6 tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn
Tổng hợp 6 tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốnTổng hợp 6 tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn
Tổng hợp 6 tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Lv (35)

  • 1. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu: Ngày nay phân tích tài chính là việc làm không thể thiếu đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Phải tìm hiểu, phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận dạng được những biểu hiện không l ành mạnh trong vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời nên đầu tư vào lĩnh vực nào, cũng như kịp thời khắc phục những khó khăn trong t ài chính của doanh nghiệp mình làm cho hệ thống tài chính ngày một vững mạnh hơn. Đấy là yếu tố mang tính chất quyết định sự tồn vong của doa nh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu nắm bắt tình hình tài chính của một doanh nghiệp mà các nhà quản trị doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của chủ nợ, của cơ quan chức năng… cùng tiến hành phân tích hệ thống báo các tài chính, để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhằm đ ưa ra quyết định của mình. Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng nh ư được tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thiết Kế -Xây Dựng Phú Tân. Trong thời gian ba tháng thực tập đã giúp em biết được một công ty trên thực tế hoạt động là như nào, đặc biệt là những thành quả mà Công ty đạt được nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết Kế-Xây Dựng Phú Tân” để làm luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thành tốt. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua việc phân tích đánh giá hệ thống báo cáo tài chính và một số tỷ số tài chính khác. Qua đó làm cơ s ở để đánh giá những mặt tích cực và kịp khắc phục những mặt hạn chế của công ty. 1
  • 2. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2006-2008, thông qua các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và bảng lưu chuyển tiền tệ. - Phân tích sự biến động của các tỷ số tài chính, từ đó tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng và rút ra kết luận thích hợp. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Thiết kế -Xây dựng Phú Tân. 1.3.2. Thời gian - Luận văn được thực hiện từ ngày 04/02/2009 đến ngày 24/04/2009. - Việc phân tích được lấy từ số liệu của năm 2006-2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các tỷ số tài chính của công ty là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có giới hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu: - Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến việc phân tích chênh lệch các tỷ số. - Phân tích tỷ số tài chính, các bảng báo cáo tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của công ty. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Trong quá trình thực tập tại Công ty nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của Công ty, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong ba năm 2006, 2007 và 2008 như các s ố liệu từ các bảng báo cáo t ài chính của Công ty. 1.4.2. Các chỉ tiêu cần tính toán: 1. Tỷ số về kết cấu tài chính: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: 2
  • 3. Tổng nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết mức độ tài trợ của tài sản bằng nợ vay. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ Tỷ số nợ = Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư của chủ nợ và chủ sở hữu. Tỷ số đầu tư TSCĐ: Gía trị ròng của TSCĐ Tỷ số đầu tư TSCĐ = Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết quy mô đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp. Tỷ số tài trợ TSCĐ: Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = Gía trị ròng của TSCĐ Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho thấy vốn chủ sở hữu dụng để trang bị cho TSCĐ. 2. Các tỷ số về công nợ và khả năng thanh toán: Việc tính toán các tỷ số này sẽ giúp cho nhà đầu tư và nhà quản trị biết được tình hình công nợ hiện tại của công ty nh ư thế nào, cũng như khả năng thanh toán có đảm bảo không. Từ đó sẽ đ ưa ra những chính sách hoặc quyết định phù hợp và đúng. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: 3
  • 4. Khoản phải thu Tỷ lệ khoản phải thu so = Khoản phải trả với khoản phải trả Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Vòng luân chuyển khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần = Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Doanh thu khác. Số dư bình quân các khoản phải thu = ( số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2. Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân: Thời gian kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng xoay khoản phải thu Tổng thời gian của kỳ phân tích: Nếu 1 tháng l à 30 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 năm là 360 ngày. Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi nợ phải thu. Vòng luân chuyển các khoản phải trả: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải trả = Khoản phải trả bình quân 4
  • 5. Số dư bình quân các khoản phải trả = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2. Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ thanh toán các khoản phải trả. Tỷ số thanh toán hiện hành: Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số này cho thấy có bao nhiêu tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh: Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán t hực sự của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt: Vốn bằng tiền Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ. Tỷ lệ đảm bảo nợ dài hạn: Tài sản ngắn hạn Tỷ lệ đảm bảo nợ dài hạn = Nợ dài hạn Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết mức độ đảm bảo các khoản nợ d ài hạn. Tỷ số thanh toán lãi vay: 5
  • 6. Thu nhập trước thuế + lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay = Lãi vay Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán chi phí l ãi vay và nợ gốc. 3. Các tỷ số quản trị tài sản: Từng tỷ số quản trị tài sản sẽ nói lên được Công ty quản trị tài sản như thế nào? Hiệu quả không, lợi nhuận đạt đ ược trên tổng tài sản như thế nào, cao hay thấp. Từ đó sẽ đánh giá được cách mà các nhà quản trị Công ty là tốt hay xấu. Số vòng quay hàng tồn kho: Gía vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ lúc còn lưu kho đến lúc bán ra,được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng h àng tồn kho. Vòng quay TSCĐ: Doanh thu thuần Vòng quay TSCĐ = TSCĐ bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản: 6
  • 7. Tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tổng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu doanh thu. Vòng quay vốn chủ sở hữu: Doanh thu thuần Vòng quay vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 4. Các tỷ số khả năng sinh lời Đây là nhóm tỷ số quan trọng không thể thiếu, qua việc ph ân tích các tỷ số này sẽ làm rõ được tình hình tài chính Công ty có th ực sự mạnh hay yếu, từ đó nhà đầu tư quyết định nên đầu tư vào Công ty hay không. Và nhà qu ản trị phải tìm các giải pháp để nâng nhóm tỷ số này lên càng cao thì càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhi êu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 7
  • 8. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.4.3. Phương pháp phân tích s ố liệu: Phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là phương pháp so sánh. Khi tiến hành so sánh có 2 vấn đề: - Điều kiện so sánh: +Về mặt thời gian: các chỉ ti êu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau, phải thống nhất về nội dung v à phương pháp tính toán, phải cùng đơn vị đo lường. +Về mặt không gian: các chỉ ti êu phải được quy đổi cùng đơn vị. - Tiêu chuẩn so sánh: kỳ gốc được chọn là số liệu của kỳ trước. 1.4.3.1. Thiết lập báo cáo tài chính dạng so sánh: Phân tích theo chiều ngang: là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ ti êu qua các kỳ so sánh. Phân tích theo chiều dọc: là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một cột nhằm phản ánh quan hệ giữa các chỉ ti êu so với chỉ tiêu của tổng thể. 1.4.3.2. Phân tích tỷ lệ: Quan hệ tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ th ương số giữa một đại lượng này so với một đại lượng khác hình thành nên một quan hệ có nghĩa, tỷ lệ n ày được so sánh với tỷ lệ thực tế trước đây, các tỷ lệ bình quân ngành. 8
  • 9. 1.5. Kế hoạch nghiên cứu: - Ngày 4-2 đến công ty thực tập. - Ngày 3-3 nộp đề cương sơ bộ. - Ngày 9-3 nộp đề cương chi tiết. - Ngày 15-4 nộp bản nháp. - Ngày 24-4 kết thúc thực tập - Ngày 27-4 nộp bản chính. 9
  • 10. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ -XÂY DỰNG PHÚ TÂN 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Thiết kế-xây dựng Phú Tân gồm 3 thành viên chính, viết tắt là PHU TAN CORP được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận lần đầu ngày 14 tháng 06 năm 2004, s ố đăng ký kinh doanh 4103002406. Quy mô: tổng vốn kinh doanh 6.000.000.000 đồng. Địa điểm: Tân Kỳ Tân Quý, ph ường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú. Điện thoại: 083.4445180 Fax: 4087405 2.2. Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn v à cơ cấu tổ chức của công ty: 2.2.1. Nhiệm vụ, chức năng: Công ty Phú Tân có các chức năng sau: - Thiết kế công trình giao thông ( cầu, đường bộ) - Giám sát thi công - Thi công các công trình dân d ụng, công nghiệp, cầu đương, thủy lợi. - Tư vấn xây dựng - Thiết kế kiến trúc dân dụng và công nghiệp. 2.2.2. Quyền hạn: Công ty có tư cách pháp nhân, có quy ền tự chủ trong mọi quan hệ v à quyết định kinh doanh. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức: Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Ban giám đốc có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. 10
  • 11. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.XÂY DỰNG P.KẾ TOÁN P.KỸ P.KẾ HOẠCH CƠ BẢN THUẬT VẬT TƯ Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong Công ty - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ và thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặ t. - Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về quản lý về t ài sản, vốn và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức hành chánh: có nhiệm vụ quản lý nhân sự,thực hiệ n chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật. - Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung ứng vật tư. - Phòng xây dựng cơ bản: tổ chức giám sát thi công, nghiệm thu, b àn giao và hoàn tất hồ sơ sau khi hoàn thành công tr ình - Phòng kỹ thuật : thiết kế bản vẽ thi công, tính toán l ượng vật tư, nhân công. - Phòng kế toán tài chính: tổ chức quản lý, giám sát sự biến động của vốn và tài sản trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ t ư vấn cho ban lãnh đạo các mặt hoạt động tài chính, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định bộ t ài chính. 11
  • 12. 2.2.4. Hình thức hạch toán kế toán: - Hình thức kế toán đơn vị đang áp dụng là chứng từ ghi sổ. - Chương trình kế toán là chương trình quản lý trên máy tính. Cụ thể quy trình hạch toán như sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Cập nhập trên Số thẻ, kế toán máy tính chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính - Cập nhật hàng ngày - Tổng hợp cuối quý, năm - Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 2: Quy trình hạch toán kế toán 12
  • 13. 2.4. Phương hướng hoạt động của công ty: Trong những năm tới, công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 25% và đạt mức doanh thu từ 9 tỷ đến 12 tỷ đồng. Mục tiêu chủ yếu trước mắt của công ty là tiếp tục phát huy khai thác tiềm năng tận dụng lợi thế ho àn thành kế hoạch năm 2008 như sau: - Sản phẩm xây lắp: tiếp tục đổi mới v à tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin nhu cầu xây lắp, để từ đó có đ ược nhiều hợp đồng xây dựng, góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn. - Dịch vụ sửa chữa: tiếp tục đầu tư về năng lực thiết bị và nhân lực hướng từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu sửa chữa các loại ph ương tiện có tải trọng từ nhỏ đến lớn từ đơn gỉan đến phức tạp. Để đạt được mục tiêu trên, công ty đã có nhiều biện pháp cụ thể thiết thực như sau: - Mở rộng đầu tư thiết bị nâng quy mô thi công đ ường. - Mở rộng hợp tác cùng các công ty khác để đấu thầu những công tr ình lớn. -Từng bước nâng cao tay nghề đội ngũ nhân công. 13
  • 14. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH C ỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ-XÂY DỰNG PHÚ TÂN 3.1. Đánh giá tài chính của công ty: Bước thứ nhất của phân tích t ình hình tài chính là giải thích các báo cáo tài chính, thiết lập một hệ thống thông tin nhằm l àm cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý về quản lý tài chính. Các quyết định về đầu tư, quyết định về tài trợ vốn, quyết định về cơ cấu vốn hay quyết định về phân chia lợi nhuận… Bước thứ hai của phân tích tình hình tài chính là tính toán các t ỷ số tài chính dựa trên các dữ liệu cơ sở về tài chính của doanh nghiệp ( các báo cáo t ài chính căn bản). Kết quả của các tỷ số t ài chính được sử dụng để trả lời các câu hỏi khác nhau xung quanh vấn đề t ài chính của doanh nghiệp có bình thường hay không? 3.1.1. Dựa vào bảng số 1 đánh giá của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán: Phân tích sự biến động của bảng cân đối kế toán l à để có những nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần thiết kế -xây dựng Phú Tân trong 3 năm : Nhìn chung kết cấu tài chính của công ty có sự mở rộng qua 3 năm, cụ thể năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 773.973.000 đồng, tỷ lệ là 10%. Đến năm 2008 kết cấu tài chính được mở rộng hơn với mức tăng so với năm 2007 l à 4.669.107.000 đồng, với tỷ lệ tăng là 54,9%. Về sự phân chia thì tương đối ổn định, nhưng trong đó phần tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ h ơn so với tài sản ngắn hạn. Để biết được ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn ta tiến hành phân tích từng khoản mục ở phần tài sản trong bảng cân đối kế toán. 14
  • 15. Bảng 1: PHÂN T ÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Phần nguồn vốn) ĐVT: 1000 đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 07/06 08/07 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Mức % Mức % (1) (2) (3) (4) (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) A. NỢ PHẢI TRẢ 7.001.091 90,6 3.226.054 38,0 8.242.162 62,6 -3.775.037 -53,9 5.016.108 155,5 I. Nợ ngắn hạn 7.001.091 100,0 3.226.054 100,0 8.242.162 100,0 -3.775.037 -53,9 5.016.108 155,5 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.864.849 26,6 985.550 30,5 3.445.000 41,8 -879.299 -47,2 2.459.450 249,6 2. Phải trả cho người bán 1.537.301 22,0 255.746 7,9 513.233 6,2 -1.281.555 -83,4 257.487 100,7 3. Người mua trả trước 3.687.254 52,7 1.433.030 44,4 4.257.517 51,7 -2.254.224 -61,1 2.824.487 197,1 4. Thuế, các khoản nộp -88.313 -1,3 - - 3.052 0,0 - - - - 9. Các khoản phải trả khác - - 6.521 23.360 0,3 - - 16.839 258,3 II. Nợ dài hạn - - - - - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 723.153 9,4 5.272.164 62,0 4.925.163 37,4 4.549.010 629,1 -347.001 -6,6 I. Vốn chủ sở hữu 723.153 100,0 5.272.164 100,0 4.925.163 100,0 4.549.010 629,1 -347.001 -6,6 TỔNG NGUỒN VỐN 7.724.244 100,0 8.498.217 100,0 13.167.324 100,0 773.973 10,0 4.669.107 54,9 Chú thích: TT: Tỷ trọng (%) từng khoản mục trong từng tổng thể. 15
  • 16. Bảng 1: PHÂN T ÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Phần tài sản) ĐVT: 1000 đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 07/06 08/07 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Mức % Mức % (1) (2) (3) (4) (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) A. TSNH 7.708.687 99,8 8.486.538 99,9 13.089.089 99,4 777.850 10,1 4.602.551 54,2 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 385.526 5,0 682.224 8,0 4.207.503 32,1 296.698 77,0 3.525.279 516,7 1. Tiền 385.526 100,0 682.224 100,0 4.207.503 100,0 296.698 77,0 3.525.279 516,7 Tiền mặt tại quỹ 196.618 51,0 95.511 14,0 294.525 7,0 -101.107 -51,4 199.014 208,4 Tiền gửi ngân hàng 188.908 49,0 586.713 86,0 3.912.978 93,0 397.805 210,6 3.326.265 566,9 II. Các khoản ĐTTCNH - - - 1.750.000 13,4 - - 1.750.000 1. Đầu tư ngắn hạn - - - 1.750.000 100,0 - - 1.750.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.085.163 14,1 506.647 6,0 2.547.902 19,5 -578.516 -53,3 2.041.255 402,9 1. Phải thu khách hàng 935.163 86,2 381.716 75,3 548.745 21,5 -553.447 -59,2 167.029 43,8 2. Trả trước người bán 150.000 13,8 5.000 1,0 1.933.277 75,9 -145.000 -96,7 1.928.277 38.565,5 5. Các khoản phải thu khác - - 119.931 23,7 65.881 2,6 119.931 - -54.050 -45,1 IV. Hàng tồn kho 6.237.998 80,9 7.214.989 85,0 4.578.676 35,0 976.992 15,7 -2.636.313 -36,5 1. Hàng tồn kho 6.237.998 100,0 7.214.989 100,0 4.578.676 100,0 976.992 15,7 -2.636.313 V. Tài sản ngắn hạn khác - - 82.677 1,0 5.008 0,0 82.677 -77.669 -93,9 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 15.557 0,2 11.680 0,1 78.235 0,6 -3.877 -24,9 66.555 569,8 II. TSCĐ 11.464 73,7 7.733 66,2 72.804 93,1 -3.732 -32,6 65.071 841,5 1. TSCĐ hữu hình 11.464 100,0 7.733 100,0 72.804 100,0 -3.732 -32,6 65.071 841,5 Nguyên giá 39.537 23.699 79.954 -15.838 -40,1 56.254 237,4 Giá trị hao mòn -28.073 -15.073 -7.150 13.000 -46,3 7.923 -52,6 V. Tài sản dài hạn khác 4.093 26,3 3.947 33,8 5.431 6,9 -146 -3,6 1.484 37,6 1. Chi phí trả trước dài hạn 4.093 100,0 3.947 100,0 5.431 100,0 -146 -3,6 1.484 37,6 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7.724.244 100,0 8.498.217 100,0 13.167.324 100,0 773.973 10,0 4.669.107 54,9 16
  • 17. 3.1.1.1. Phần tài sản: Tài sản là một trong những chỉ tiêu biểu hiện mức độ hoạt động v à quy mô của một doanh nghiệp. Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy tổng t ài sản biến động theo hướng tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể từng loại t ài sản như sau: Tài sản ngắn hạn: (TSNH) Thông thường đối với một doanh nghiệp kinh doanh ng ành xây dựng, do phải đầu tư vào trang thiết bị nên tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng t ài sản. Nhưng vì ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty l à Thiết kế các công trình và xây dựng dân dụng, các công tr ình giao thông nhà nước nên tỷ trọng TSNH chiếm rất lớn trong tổng tài sản, cụ thể năm 2006 chiếm 99,8%, năm 2007 tăng lên 99,9%, năm 2008 là 99,4%. Ta thấy mức biến động tỷ trọng qua các năm khá nhỏ chỉ biến động từ 0,1-0,5%. Nhưng xét về mức chênh lệch giữa các năm là khá lớn, trong đó mức chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 là 10,1%, đến năm 2008 mức chênh lệch này tăng lên khá cao so v ới năm 2007 là 54,2%. Để biết được sự thay đổi này là tốt hay xấu ta cần phải xem xét mối tương quan từng khoản mục cấu thành nên TSNH, trước hết là khoản mục tiền. * Tiền: luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSNH, nh ưng mức độ ảnh hưởng của nó đến tổng TSNH l à rất đáng kể, nó vừa là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán vừa thể hiện chính sách dự trữ tiền của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục tiền của công ty tăng dần qua các năm : năm 2007 tăng lên 77% so với năm 2006, và năm 2008 tăng mạnh lên 516,7% so với năm 2007. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng chiếm trên 80% tổng tiền. Việc tăng lượng tiền nhưng dưới hình thức tiền gửi ngân hàng là nhằm đáp ứng cho xu hướng thanh toán không bằng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế hiện nay, đồng thời nó góp phần khắc phục những hạn chế của việc nắm giữ tiền mặt như tăng tính an toàn, ti ết kiệm thời gian chi phí cho mỗi lần giao dịch, dễ d àng cho việc kiểm kê, kiểm soát… * Các khoản phải thu: năm 2007 giảm so với năm 2006 là 53,3% do khoản trả trước người bán năm 2007 giảm mạnh với mức 96,7%. Nh ưng đến năm 2008 các khoản phải thu tăng đột biến so với năm tr ước lên đến 402,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản trả trước người bán tăng mạnh 38.565,5%, v à 17
  • 18. trong năm 2008 số lượng công trình sửa chữa nhận được nhiều hơn so với năm trước. * Hàng tồn kho : thông thường ở các doanh nghiệp có nguồn t ài chính mạnh thì việc tồn trữ nhiều hàng tồn kho là để đáp ứng cho chiến lược kinh doanh, còn ngược lại với một nguồn tài chính hạn hẹp thì việc gia tăng hàng tồn sẽ tạo nên một áp lực nặng nề trong việc quay v òng vốn. Qua bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn từ 80% đến 85% trong năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân là do trong hai năm ho ạt động kinh doanh không đ ược thuận lợi nên tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn. Tuy nhiên trong năm 2008 t ỷ trọng hàng tồn kho chỉ chiếm 35% có hai nguy ên nhân dẫn đến sự thay đổi trên, một là do ảnh hưởng của sự gia tăng giá cả đầu vào, chỉ số giá năm 2008 là 16,38%, trong đó vật liệu xây dựng tăng 17,01% làm hạn chế việc thu mua vì mục đích dự trữ. Hai là số lượng các hợp đồng xây dựng tăng đ ã làm cho lượng hàng trong kho giảm xuống. Như vậy sự giảm xuống của hàng tồn kho là phù hợp với tình hình sản xuất trong năm. * Ngoài các khoản mục trọng yếu ở trên thì tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong TSNH. Đó l à do các khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng đ ược khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước phát sinh không liên tục nên không có cơ sở nhận xét về sự biến động. Như vậy hầu hết các khoản mục của TSNH đều biến động tăng mạnh trong năm 2008. Kết quả làm cho tổng TSNH trong năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 với mức tăng l à 4.602.551.000 đồng, tỷ lệ tăng 54,2%. Tài sản dài hạn (TSDH) Trong năm 2007 TSDH giảm so với năm 2006 là 24,9%, nhưng đến năm 2008 TSDH tăng mạnh so với năm 2007 với mức tỷ lệ tăng l à 569,8%. Để biết được nguyên nhân tăng giảm ta phân tích từng khoản mục như sau: *Tài sản cố định: (TSCĐ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn tr ên 72% trong TSDH. Tuy nhiên nhìn tổng quan thì giá trị của TSCĐ của công ty khá thấp, trái với đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vào máy móc trang thiết bị cụ thể ở đây là thiết bị dùng trong xây dựng và các phương tiện vận chuyển trong hoạt động xây lắp . Nhìn vào dãy số liệu ta thấy, TSCĐ tăng giảm không đều, cụ thể năm 2007 giảm 32,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 841,5% so với năm 2007 vì năm 2008 18
  • 19. công ty mua sắm nhiều TSCĐ mới phục vụ cho hoạt động xây dự ng như xe máy, thiết bị. Ngoài ra ta thấy giá trị hao mòn giảm dần vì năm 2007 công ty chủ yếu tập trung các công trình dân dụng và thiết kế. Như vậy nhìn chung TSDH và TSNH đều có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong năm 2008, tuy nhi ên để biết nguồn gốc của sự thay đổi này là do yếu tố nào tác động thì cần phải phân tích cụ thể nguồn tạo ra t ài sản ( nguồn vốn) ở phần tiếp theo đây. 3.1.1.2. Phần nguồn vốn: Cũng như phần tài sản, nguồn vốn biến động tăng theo một chiều. Xét về quy mô thì có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu không đều qua 3 năm. Nợ phải trả: Nợ phải trả tăng giảm không theo một chiều, năm 2007 giảm 53,9% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 155,5% so với năm 2007, nh ưng nhìn chung thì số tiền nợ có xu hướng tăng qua các năm. Tr ong đó nợ ngắn hạn chiếm trọng yếu vì công ty không phát sinh các kho ản vay dài hạn. * Nợ ngắn hạn: cả 3 năm nợ ngắn hạn đều chiếm 100% tỷ trọng trong nợ phải trả, cho thấy đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên là khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Trong năm 2007 vì hoạt động sản xuất xây dựng cầu cốn g và các công trình xây dựng của công ty giảm mạnh nên các khoản vay nợ cũng giảm theo l à 47,2%. Vì vậy đến năm 2008 khi nhu cầu tăng lên thì việc vay nợ cũng tăng lên 249,6% để bù đắp cho sụ thiếu hụt khả năng tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này cũng được thể hiện qua sự biến động của các khoản phải trả người bán, năm 2007 giảm xuống 83,4% so với năm 2006 v à năm 2008 tăng lên 100,7% so với năm 2007. Các khoản này sẽ được thanh toán một hay nhiều lần tùy theo giá trị hợp đồng. * Các khoản người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp, các khoản phải trả khác nhìn chung sự biến động các khoản n ày là tương ứng với điều kiện hoạt động của công ty. 19
  • 20. Vốn chủ sở hữu (VCSH): có sự tăng giảm không đều qua các năm và mức chiếm tỷ trọng cũng ch ênh lệch khá lớn trong tổng nguồn vốn của từng năm. Cụ thể năm 2006 VCSH chỉ chiếm 9,4% tổng nguồn vốn, nh ưng đến năm 2007 VCSH chiếm 62% tổng nguồn vốn, v à tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm này là 629,1%. Nhưng đến năm 2008 vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 37,4% tổng nguồn vốn, với mức chênh lệch so với năm 2007 là 6,6%. Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2006 vốn chủ sở hữu của công ty còn khá ít chỉ có 723.153.000 đồng chính vì vậy để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh tốt năm 2007 các chủ sở hữu phải đầu tư một lượng tiền khá lớn để hỗ trợ cho việc kinh doanh , tuy nhiên sự hỗ trợ vốn dường như không được sử dụng tốt nên đến năm 2008 phần VCSH đ ã giảm xuống 6,6% so với 2007. Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng kết cấu tài chính hay đòn cân nợ bị lệch về phía nợ nhưng mức lệch này cũng không quá lớn. Chứn g tỏ rằng mức độ rủi ro đối với công ty là không lớn. Tóm lại sự biến động trong bảng CĐKT cho ta thấy đ ược diễn biến hoạt động qua 3 năm qua. Có thể xem năm 2006 là năm đầu tư chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự hoạt động ở những năm sau, nhưng năm 2007 nhìn tổng quan các hoạt động của công ty đều giảm, đến năm 2008 các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra mạnh hơn và cũng có sự đầu tư vào cơ sở máy móc hơn những năm trước nên các khoản nợ và khoản phải thu đều tăng. Tuy nhiên để có cách nhìn cụ thể hơn, phần tiếp theo sẽ đi sâu vào việc phân tích sự biến động quy mô hay mức độ tăng tr ưởng của công ty thông qua sự thay đổi của doanh thu, chi phí và các nhân tố có liên quan. 3.1.2. Đánh giá hoạt dộng kinh doanh : Mục đích của sự phân tích n ày là để thấy được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của doanh thu v à chi phí, trước hết là sự biến động của doanh thu .Dựa vào bảng 2 chúng ta tiến hành phân tích từng khoản mục nhỏ: 3.1.2.1. Doanh thu: Qua số liệu ở bảng 2 ta thấy doan h thu biến động khá thất thường, có năm tăng có năm giảm giảm qua các năm. Năm 2007 giảm so với mức năm 2006 là 20,6% , nhưng đến năm 2008 doanh thu lại tăng khá cao là 67,3% so với năm 20
  • 21. 2007 ( trên 7 tỷ đồng) . Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh thu, ta tiến hành xem xét sự biến động của từng hoạt động cụ thể. Hiện nay nguồn thu nhập của công ty đ ược tạo ra từ 2 loại hoạt động sau: - Thiết kế và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. - Hoạt động thi công sửa chữa các công tr ình giao thông, cầu đường, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước. 3.1.2.2. Giá vốn hàng bán: Chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu qua 3 năm tr ên 82%, và cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận. Ta nhận thấy rằng năm 2007 v ì giá vốn hàng bán quá lớn do giá cả thị trường lạm phát cao ( 15%) đ ã làm cho giá vốn chiếm 97% doanh thu, dẫn đến tình trạng lợi nhuận giảm 82% so với 2006. Điều n ày cho thầy Công ty đã không thể ứng phó được với thị trường biến động. Nhưng đến năm 2008 tình hình có vẻ ổn định hơn khi mà lạm phát vẫn còn ở mức cao 16% nhưng Công ty đã kiểm soát tốt giá vốn hàng bán của mình nên làm lợi nhuận tăng 627% so với 2007, đây là một điểm tích cực. 21
  • 22. Bảng 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH ĐVT: 1000đồng CHÊNH LỆCH 07/06 CHÊNH LỆCH 08/07 CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Mức % Mức % (1) (2) (3) (4) (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) 1. DT BH&CCDV 5.596.229 4.425.602 7.405.525 -1.170.627 -20,9 2.979.923 67,3 2. Các khoản giảm trừ - - - - - - - 3. DT thuần về BH 5.596.229 4.425.602 7.405.525 -1.170.627 -20,9 2.979.923 67,3 4. Giá vốn hàng bán 4.644.325 4.256.300 6.174.060 -388.025 -8,4 1.917.760 45,1 5. LN gộp về BH 951.904 169.302 1.231.465 -782.602 -82,2 1.062.163 627,4 6. DT HĐTC 2.393 5 8.975 -2.388 -99,8 8.969 172.330,8 7. CP tài chính 489.672 218.469 650.100 -271.203 -55,4 431.631 197,6 - CP lãi vay 489.672 218.469 650.100 -271.203 -55,4 431.631 197,6 8. CP bán hàng - - - - - 9. CP quản lý 365.977 369.022 672.791 3.045 0,8 2.548.292 60,6 10.LNT từ HĐKD 98.649 -412.984 -82.451 -511.633 -518,6 330.533 -80,0 11.Thu nhập khác - 277 16.742 - - 16.465 5.942,8 12.CP khác - 15.291 26.380 - - 11.089 72,5 13.Lợi nhuận khác - -15.014 -9.638 - - 5.376 -35,8 14.Tổng LN trước thuế 98.649 -427.998 -92.089 -526.647 -533,9 335.910 -78,5 15.Thuế TNDN 27.622 - - - - - - 16.LNST 71.027 -427.998 -92.089 -499.025 -702,6 335.910 78,5 ( Nguồn : tài liệu phòng kế toán) Chú thích: DT BH&CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HĐTC: hoạt động tài chính, HĐKD: hoạt động kinh doanh, LNT: lợi nhuận thuần, LNTT: lợi nhuận trước thuế, TNDN: thu nhập doanh nghiệp, LNST: lợi nhuận sau thuế. 22
  • 23. 3.1.2.3. Lợi nhuận gộp: Do chi phí sản xuất hàng năm chiếm trên 80% doanh thu nên lợi nhuận gộp chỉ còn lại dưới 20%. Đặc biệt trong năm 2007 do doanh thu giảm mạnh đồng thời chi phí gia tăng cao l àm cho lợi nhuận gộp của công ty giảm so với năm 2006 , đến năm 2008 mặc dù chi phí vẫn tăng cao nhưng do kiểm soát chi phí khá tốt nên lợi nhuận gộp lại cao hơn so với các năm khác, năm 2006 l à 462.232.000 đồng, năm 2008 là 581.365.000 đ ồng. 3.1.2.4. Chi phí: Bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí t ài chính và chi phí khác. Các khoản này chỉ chiếm 4-9% doanh thu. Trong đó cho phí qu ản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi tiết từng khoản mục nh ư sau: Chi phí quản lý doanh nghiệp: đây là khoản chi ổn định. Tuy doanh thu diễn ra bất thường nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn diễn ra tăng qua các năm và chiếm 6-9%. Vì đây là khoản chi phí cố định nên khi doanh số thay đổi thì các khoản định phí này vẫn duy trì ở mức cũ, nhưng do năm 2008 tình hình lạm phát tăng quá cao nên bắt buộc công ty phải tăng mức quản lý doanh nghiệp lên 60,6% so với năm 2007, nhưng vẫn chỉ chiếm 9% doanh thu, điều này là hoàn toàn phù hợp và phù hợp với mức tăng của thị tr ường. Ngoài ra sự ổn định này thể hiện tính bền vững của bộ máy tổ chức của công ty. Chi phí tài chính : bao gồm các khoản lãi trả cho ngân hàng, lãi mua hàng trả chậm… trong đó chủ yếu l à khoản lãi trả cho ngân hàng. Nhận thấy rằng trong năm 2008 khoản l ãi này tăng khá mạnh lên 197,6% so với năm 2007, đó là do sự gia tăng vay nợ trong năm, m à chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Do số nợ vay ở mức trung bình nên phần lãi phát sinh hàng năm từ 218.469 triệu đến 650.100 triệu. Tuy nhiên để biết xem việc gánh nợ nh ư vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hay không ta cần phân tích cụ thể ở phần sau. Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí thanh lý nhượng bán tài sản, chi do vi phạm hợp đồng, chi khác… Chỉ có trong năm 2008 công ty mới phát sinh khoản chi phí khã là do bổ sung chi phí khấu hao thiết bị sản xuất sản phẩm cơ khí. Các khoản thu nhập khác: bao gồm doanh thu từ hoạt động t ài chín, doanh thu khác chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng thu nhập v à chỉ phát sinh vào 23
  • 24. năm 2007 và 2008. Năm 2008 do như ợng bán một số phương tiện vận chuyển làm cho thu nhập khác tăng mạnh 5.942,8%. Lợi nhuận sau thuế: với sự phân tích ở trên ta thấy rằng ảnh hưởng đến lợi nhuận chủ yếu l à doanh thu và giá vốn hàng bán. Vì vậy trong năm 2007 do giá vốn tăng mạnh hơn mà doanh thu lại giảm nên lợi nhuận giảm 702,6% so với 2006, năm 2008 do khả năng kiểm soát chi phí tốt chỉ chiếm 83% trong tổng doanh thu nên lợi nhuận của công ty chỉ giảm 78,5%. Tóm lại phân tích kết quả HĐKD ta có thể rút ra 3 vấn đề lớn : - Có dấu hiệu của sự suy thoái - Hoạt động kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 năm 2007, 2008. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí. - Sự biến động chi phí tăng mạnh t rong năm 2008. 3.1.3. Đánh giá sự luân chuyển tiền tệ của công ty : Trên thực tế để có thể đánh giá khả năng tạo ra thu nhập thật sự của 1 doanh nghiệp người ta tiến hành xem xét sự thay đổi trong bảng lưu chuyển tiền tệ, bởi vì 1 nguyên tắc rất cơ bản : “ lợi nhuận không đồng nhất với d òng tiền mặt”, phân tích các dòng tiền thực thu, thực chi sẽ chứng minh nguồn lực t ài chính thực sự của công ty, mà trước hết là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính, một dòng tiền luôn chiếm vị trí quan trọng nhất của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Để chính xác chúng ta sẽ tính toán các khoản mục trong bảng l ưu chuyển tiền tệ của Công ty trong 3 năm, cụ thể l à bảng số 3: 3.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Dòng lưu chuyển thuần từ HĐKD không theo mộ t chiều giữa các năm. Cụ thể năm 2007 HĐKD đã chi ra 4.708.507.000 đồng, mức chi này tăng khá cao làm mức lỗ của HĐKD tăng tới 1145,8% so với mức lỗ năm 2006 nhưng đến năm 2008 HĐKD của công ty đã tạo ra 3.547.718.000 đồng tăng 24,7% so với mức lỗ năm 2007. Sở dĩ có sự thay đổi lớn nh ư vậy là do năm 2008 số công trình đã phát sinh trước năm 2007 đã quyết toán, bàn giao cho các đơn vị, các đơn vị này đã thanh toán dứt điểm, làm cho dòng tiền thu vào từ hoạt động khác tăng cao đến 24
  • 25. 192,9% so với năm 2007. Đây là một điểm tốt trong hoạt động của doanh nghiệp. 3.1.3.2. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu t ư Dòng lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu t ư phát sinh không liên t ục và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng d òng tiền, điều này cho thấy công ty chưa thật sự quan tâm đến công tác đổi mới máy móc, thiết bị, hay t ìm kiếm các khoản sinh lợi từ hoạt động đầu tư. 25
  • 26. Bảng 3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ĐVT: 1000 đồng CHÊNH LỆCH 07/06 CHÊNH LỆCH 08/07 CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Mức % Mức % (1) (2) (3) (4) (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) I.LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HĐKD 1.Tiền thu từ BH,CCDC và DT khác 6.073.463 3.974.366 10.413.725 -2.099.097 -34,6 6.439.359 162,0 2.Tiền chi trả cho người CCHH&DV -4.657.308 -10.425.464 -6.169.259 -5.768.156 -123,9 4.256.205 -40,8 3.Tiền chi trả cho người lao động -1.492.469 -876.531 -662.964 615.938 41,3 213.567 -24,4 4.Tiền chi trả lãi vay -234.689 -200.621 -342.126 34.068 14,5 -141.505 70,5 5.Tiền chi nộp thuế TNDN -26.959 -5.008 21.951 81,4 5.008 100,0 6.Tiền thu khác từ HĐKD 2.959.973 8.670.823 2.959.973 5.710.850 192,9 7.Tiền chi khác cho HĐKD -13.522 -8.362.480 -13.522 -8.348.958 -61742,5 Lưu chuyển thuần từ HĐKD -377.962 -4.708.507 3.547.718 -4.330.545 -1145,8 -1.160.789 24,7 II.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐĐT 1.Tiền chi phi mua sắm TSCĐ& TS dai han khác -31.414 -31.414 2.Tiền thu thanh lý TSCĐ&t TSdài hạn khác 3.Tiền chi cho vay,mua các công cụ nợ 4.Tiền thu hồi cho vay ,bán lại công cụ nợ 7.Tiền thu lãi cho vay ,cổ tức và LN đchia 5.205 8.975 5.205 3.770 Lưu chuyển thuần từ HĐĐT 5.205 -22.439 5.205 -27.644 III.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐTC 72,4 1.Tiền thu từ CP, nhận vốn góp của CSH 5.000.000 5.000.000 - - 2Ttiền chi trả vốn csh mua lai cổ phần và dn 3.Tiền vay ngắn hạn,dài hạn nhận được 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 6.Cổ tức,LN đã trả cho CSH Lưu chuyển thuần từ HĐTC 5.000.000 5.000.000 - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -337.962 296.698 3.525.279 634.660 187,8 3.228.581 1088,2 Tiền và tương đương tiền 732.489 385.526 682.224 -346.962 -47,4 296.698 77,0 Ảnh hưởng của thay đổi tg quy đổi ngoại tệ 0 0 - Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 385.526 682.224 4.207.503 296.698 187,8 3.525.279 1088,2 26
  • 27. 3.2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty Cổ Phần Thiết Kế - Xây Dựng Phú Tân: 3.2.1 Phân tích kết cấu tài chính: Phân tích kết cấu tài chính là sự chi tiết hơn phần phân tích theo chiều dọc của bảng CĐKT, phân tích kết cấu l à sự phân tích về sự thay đổi của tỷ trọng các loại vốn, bởi bất kỳ sự tăng l ên hay giảm xuống bất thường của một tỷ số nào sẽ cho ta những nhận định về kế hoạch đầu t ư, một chiến lược kin doanh, và cũng có thể là dấu hiệu dự báo sự phát triển hay suy thoái trong t ương lai của một doanh nghiệp. BẢNG 4: CÁC TỶ SỐ KẾT CẤU T ÀI CHÍNH ĐVT: 1000 đồng CHÊNH LỆCH 05/06 CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 08/07 % Mức % A. Nợ phải trả 7.001.091 3.226.054 8.242.162 -53,9 5.016.108 155,5 B. Tổng tài sản 7.724.244 8.498.217 13.167.324 10,0 4.669.107 54,9 C. Vốn chủ sở hữu 723.153 5.272.164 4.925.163 629,1 -347.001 -6,6 D. Tài sản cố định 11.464 7.733 72.804 -32,5 65.071 841,5 1. Tỷ số nợ/ TTS (A:B) 0,9 0,4 0,6 -58,1 0 64,9 3. Tỷ số nợ/VCSH (A:C) 9,7 0,6 1,7 -93,7 1 173,5 3. Tỷ số đầu tư TSCĐ (D:B) 0,0014 0,0009 0,01 -38,7 0 507,6 4. Tỷ suất tài trợ TSCĐ 63,1 681,8 67,6 980,8 -614 -90,1 (C:D) 3.2.1.1.Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: Tỷ lệ này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhi êu % giá trị hình thành từ vốn vay. Qua bảng số liệu ở bảng 4 ta thấy tỷ lệ nợ tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2006 có đến 90% giá trị t ài sản được đầu tư bằng vốn vay, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 40%, năm 2008 tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2007 đạt ở mức 60%. 27
  • 28. Với tỷ lệ ở trên ta thấy mức độ đảm bảo cho chủ nợ l à ở mức khá đối với công ty tư nhân, có thể chấp nhận được, vì tài sản không phải hoàn toàn phụ thuộc từ vốn vay. Công ty có thể duy tr ì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản này nhưng phải phù hợp với năng lực hoạt động hiện có. Tuy nhi ên để có thể biết được chính xác kết cấu giữa vốn chủ sở hữu v à nợ ta tiến hành phân tích một tỷ số tiếp theo, đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn cân tài chính. 3.2.1.2.Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Với ý nghĩa cho biết mức độ gánh chịu rủi ro giữa chủ sở hữu và chủ nợ, tỷ số này được tính đơn giản bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu. Qua số liệu ở bảng ta thấy giống nh ư tỷ lệ nợ, tỷ lệ này cũng tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2006 với 1 đồng vốn bỏ ra Công ty đ ã có thể vay được đến 9,7 đồng nợ hay đòn cân nợ là 1:9, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1: 0,6 và đến năm 2008 là 1: 1,7. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động quá khả năng, nên phải dùng nợ để tài trợ, mà chủ yếu là nợ ngắn hạn ( chiếm 100% trong tổng nợ). Ngoài ra năm 2007 các c ổ đông của công ty đã nâng phần vốn chủ sở hữu lên rất nhiều so với năm 2006 l à 629,1% để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty, chính vì có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn như vậy nên đã làm tỷ số nợ giảm đi rất nhiều so với năm 2006 cụ thể là 93,6%. Nhưng đến năm 2008 do nợ phải trả tăng vì công ty cần vay nợ để hỗ trợ cho các công tr ình xây dựng đã làm cho tỷ lệ nợ của năm này tăng 173,5% so với năm 2007. Có thể nói tỷ số nợ của công ty ở mức t ương đối, điều này sẽ tào điều kiện rất tốt trong môi trường kinh doanh khi công ty t ìm đối tác để kinh doanh hoặc trong công tác đấu thầu. 3.2.1.3. Tỷ số đầu tư tài sản cố định: Tỷ số này cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy TSCĐ ròng chia cho tổng tài sản. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày rất nhỏ qua các năm, cụ thể năm 2006 cứ 100 đồng tài sản thì dành 0,14 đồng để đầu tư TSCĐ, năm 2007 tỷ số này giảm 38,7% so với năm 2006 nh ưng đến năm 2008 tỷ số đầu tư TSCĐ có phần tăng mạnh so với năm 2007 là 507,6% nhưng cũng chỉ ở mức 1%, cho thấy việc đầu tư mở rộng bị giới hạn về vốn v à khả năng cạnh tranh. Đây cũng là chính 28
  • 29. sách bảo toàn vốn của công ty khi mà khả năng hoạt động không c òn được thuận lợi như trước. Tuy nhiên ta thấy mức đầu tư như vậy chưa phù hợp, bởi vì một trong những yếu tố quan trọng ảnh h ưởng đến yếu tố hoạt dộng kinh doanh l à yếu tố công nghệ, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá th ành sản phẩm... Và đó cũng là điều kiện thu hút nhà đầu tư, là nền tảng cho sự phát triển. 3.2.1.4. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày tăng đột biến vào năm 2007 với mức tăng 980,8% so với năm 2006. Sở dĩ có mức tăng mạnh như vậy là do công ty đã không đầu tư vào TSCĐ và nguồn tài trợ cho nó được bổ sung mạnh. Từ đó cho thấy công ty vẫn chưa thực sự chú trọng cho việc đầu t ư TSCĐ. Nh : kết hợp với sự phân tích quy mô ở phần đánh giá khái quát về kêt cấu tài chính ta có nhận xét như sau: - Về kết cấu tài sản : đây là một công ty thiết kế xây dựng nhưng phần TSCĐ chiếm tỷ trọng quá nhỏ như vậy là không phù hợp. Tuy nhiên vì công ty có nhận được nhiều các công trình nhà nước và dân dụng nên công ty thường có nhu cầu vốn lưu động (tài sản ngắn hạn) lớn, vì vậy có thể chấp nhận bán chịu trong thời gian khá d ài và khối lượng hàng tồn kho lớn. - Về kết cấu phần nguồn vốn: sử dụng không phụ thuộc quá nhiều phần nợ vay nên khả năng tự tài trợ của công ty ở mức có thể chấp nhận đ ược. Công ty có thể duy trì ở mức này nhưng để hiệu quả hoạt động có lợi h ơn nữa công ty nên sử dụng tốt phần vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận. Với một kết cấu tài chính có phần tương đối công ty sẽ có thể thuận lợi tìm nguồn tài trợ. Tuy nhiên để biết được chính xác hơn thì phải qua quá trình phân tích thật cụ thể, trước hết là sự phân tích về khả năng thanh toán ở phần tiếp theo. 29
  • 30. 3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán và tình hình công nợ: Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu đánh giá hàng đầu mức độ hoạt động an toàn tối thiểu phải có của một doanh nghiệp, đó l à khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như công tác thu hồi công nợ phải thu. Các chỉ tiêu này càng tốt bao nhiêu thì tình hình tài chính càng t ốt bấy nhiêu. Nhưng trước hết phải biết được thực trạng các khoản nợ nần của công ty thông qua việc phân tích tình hình công nợ dưới đây. 3.2.2.1.Phân tích tình hình công n ợ. (xem bảng 5) Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ng ược lại khi nguồn này dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn hay không phản ánh tình hình tài chính lành mạnh hay không lành mạnh của một doanh nghiệp. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Tính toán tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả để thấy đ ược mức độ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hay ng ược lại bị người khác chiếm dụng. Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, mức độ Công ty bị chiếm dụng vốn có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2006 để chiếm dụng đ ược 1 đồng của Công ty chỉ cần cho nợ 0,1 đồng, tỷ lệ 0,1 lần, năm 2007 l à 0,2 lần, năm 2008 là 0,3 lần. Như vậy doanh số bán chịu có xu h ướng tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Điều này đặt ra giả thiết hoặc Công ty đ ã nhận được sự ưu đãi trong hoạt động thanh toán hoặc do bị động về vốn. Qua sự phân tích ở tr ên ta thấy rằng tài trợ cho hoạt động của công ty không phải chủ yếu l à nợ ngắn hạn, cho thấy Công ty không bị động về vốn quay vòng. Mặc dù khoản phải trả luôn lớn hơn phải thu, hay Công ty đang hoạt động ở tình trạng chiếm dụng vốn. Tuy vậy xét ở góc độ đ ơn giản thì việc chiếm dụng vốn của ng ười khác vẫn tốt hơn là bị chiếm dụng. Bởi vì việc kéo dài thời hạn thanh toán sẽ giúp Công ty tận dụng được nguồn vốn tạm thời, đáp ứng được nhu cầu vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Điều cần quan tâm là tính toán giữa lợi ích mang lại so với lợi ích bỏ ra ( l ãi suất ngân hàng, lãi suất thanh toán). Vì vậy để xem việc chiếm dụng vốn này có thực sự mang lại hiệu quả hay không cần phải tính toán kỹ lưỡng qua tốc độ thu hồi nợ phải thu sau đây: 30
  • 31. Bảng 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ ĐVT: 1000 đồng ĐƠN NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH 08/07 VỊ 2006 2007 2008 07/06 1 2 3 4 (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) Mức % Mức % a. Các khoản phải thu đầu kỳ 1.000đ 217.285 1.085.163 506.647 867.878 399,4 -578.516,1 -53,3 b. Các khoản phải thu cuối kỳ 1.000đ 1.085.163 506.647 2.547.902 -578.516 -53,3 2.041.254,8 402,9 A. Số dư BQ các khoản phải thu(a+b)/2 1.000đ 651.224 795.905 1.527.274 144.681 22,2 731.369,3 91,9 c. Các khoản phải trả đầu kỳ 1.000đ 4.609.947 7.001.091 3.226.054 2.391.144 51,9 -3.775.037,2 -53,9 d. Các khoản phải trả cuối kỳ 1.000đ 7.001.091 3.226.054 8.242.162 -3.775.037 -53,9 5.016.108,0 155,5 B. Số dư BQ các khoản phải trả(c+d)/2 1.000đ 5.805.519 5.113.572 5.734.108 -691.947 -11,9 620.535,4 12,1 C. Doanh thu thuần(e+f+g) 1.000đ 5.598.622 4.425.884 7.431.242 -1.172.738 -20,9 3.005.358,0 67,9 e. DT BH& CCDV 1.000đ 5.596.229 4.425.602 7.405.525 -1.170.627 -20,9 2.979.923,0 67,3 f. DT HĐTC 1.000đ 2.393 5 8.975 -2.388 -99,8 8.970,0 179400,0 g. DT khác 1.000đ - 277 16.742 - - 16.465,0 5944,0 1. Tỷ lệ khoản Pthu/khoản P trả (A:B) lần 0,1 0,2 0,3 0 38,8 0,1 71,1 2. Vòng quay các khoản Pthu (C:A) lần 8,6 5,6 4,9 -3 -35,3 -0,7 -12,5 3. Vòng quay các khoản P trả (C:B) lần 1,0 0,9 1,3 0 -10,2 0,4 49,7 4. Kỳ thu tiền (360:(2)) ngày 42 65 74 23 54,6 9,2 14,3 5. Kỳ trả tiền (360:(3)) ngày 373 416 278 43 11,4 -138,2 -33,2 31
  • 32. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho các khoản phải thu, với ý nghĩa cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu là bao nhiêu lần trong một năm. Một cách tổng quát, s ố vòng quay càng lớn thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao. Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy tốc độ biến đổi khoản phải thu th ành tiền mặt của Công ty giảm dần, năm sau thấp h ơn năm trước. Cụ thể năm 2006 là 8,6 lần, năm 2007 giảm còn 5,6 lần, đến năm 2008 chỉ còn 4,9 lần. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các khoản trả trước người bán tăng mạnh năm 2008 lên đến 38.565% so với 2007. Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân hay thời gian từ lúc phát sinh doanh số bán chịu cho đến lúc được thanh toán, được tính 1 cách đơn giản là lấy thời gian của 1 chu kỳ kinh doanh, ở đây là 360 chia cho số vòng quay. Qua số liệu ở bảng 5 ta nhận thấy rằng, kì thu tiền quan hệ nghịch với vòng quay khoản phải thu, vòng quay càng nhỏ thì kì thu tiền càng dài . Cụ thể năm 2006 là 42 ngày, năm 2007 tăng lên hơn 2 tháng, năm 2008 tăng lên 77 ngày. Với diễn biến thời gian thu tiền ng ày càng tăng nhưng mức tăng tương đối nhỏ nên không gây bất lợi cho việc luân chuyển vốn. Xem xét ở mức độ bị đơn vị khác chiếm dụng vốn là quan trọng nhưng tính toán xem việc chiếm dụng vốn của ng ười khác có mang lại hiệu quả g ì hay không thông qua sự phân tích về vòng quay khoản phải trả ở phần tiếp theo đây. Vòng luân chuyển các khoản phải trả: Giống như vòng luân chuyển các khoản phải thu, chỉ t iêu này phản ánh thời gian cần để thanh toán các khoản nợ. Qua bảng 5 ta thấy tốc độ luân chuyển giảm đều nh ưng đến năm 2008 lại tăng với mức 1,3 lần. Nhận thấy rằng do số phải thu luôn ít h ơn số phải thu nên tốc độ thanh toán nợ phải trả luôn chậm h ơn tốc độ thanh toán nợ phải thu. Nguyên nhân làm cho việc thanh toán năm 2008 nhanh l ên là do Công ty mở rộng vốn lưu động nhất thời, đồng thời việc kinh doanh xây dựng năm 2008 có phần khởi sắc hơn do nhận được nhiều hợp đồng đã làm cho doanh thu tăng lên 69,7% so với năm 2007 tạo điều kiện để Công ty thanh toán các khoản nợ 32
  • 33. ngắn hạn kịp thời cho ngân h àng. Tuy nhiên công ty cần xem xét cụ thể việc thanh toán các khoản nợ trong năm và nhu cầu ngân quỹ thật sự, tránh t ình trạng vay nợ mới để trả nợ cũ sẽ không m ang lại bất kỳ lợi ích kinh tế n ào. Khi tính kỳ thu tiền thì cũng nên tính xem kỳ trả tiền là bao nhiêu ngày, để có các nhìn cụ thể hơn về công tác thanh toán công nợ của 1 đ ơn vị. Kỳ trả tiền bình quân: Với tốc độ luân chuyển khoản phải trả chậm như trên tất nhiên thời gian trả tiền cũng kéo dài ra như số liệu tính toán ở bảng 5. Năm 2006 là 373 ngày, năm 2007 là 416 ngày, năm 2008 th ời gian trả tiền rút ngắn xuống còn 278 ngày. Đó là về mặt lý thuyết, thực tế th ì việc thanh toán luôn đúng thời hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn ngân h àng bình quân là 6 tháng, đối với nhà cung ứng thì việc thanh toán được chia thành nhiều kỳ, tối thiểu là 3 tháng đối với những hợp đồng có giá trị tr ên 500 triệu đồng và kỳ hạn tối đa không quá một năm. Nhưng số liệu trên lại chỉ ra cho người vay thấy rằng doanh nghiệp không có khả năng chi trả, trung bình là 1 năm cho một khoản nợ. → Qua phân tích sự biến động của các khoản phải thu v à phải trả ta thấy rằng, Công ty chưa thực sự kiểm soát tốt các khoản n ày, số phát sinh hàng năm biến động có phần bất thường, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu khả quan sau: - Đối với các khoản nợ phải trả: biến thi ên tương ứng với doanh thu, nhưng do đây là các hợp đồng dài hạn nên tốc độ giảm có chậm hơn cũng là điều phù hợp. Điều lưu ý là về các khoản nợ đến hạn nhất là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng có chi phí s ử dụng thấp và với tốc độ sử dụng doanh thu có phần tốt như hiện nay thì công ty có thể làm chủ được trong kinh doanh. Nhận xét chung: qua sự phân tích công nợ cho ta thấy đ ược 3 vấn đề lớn: - Công ty đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác - Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu chậm, nh ưng các khoản phải trả có phần tăng nhanh h ơn năm trước. - Tình hình tài chính được cải thiện dần.Tình hình công nợ là vậy nhưng để có thể chắc chắn về khả n ăng thanh toán thì cần phải tính xem các yếu 33
  • 34. tố tài trợ cho các khoản nợ có ở mức độ an to àn hay không, đó chính là vi ệc tính toán các tỷ số thanh toán nợ ở nộ dung tiếp theo . 3.2.2.2.Phân tích khả năng thanh toán: Đánh giá năng lực thanh toán là công việc đầu tiên của một nhà tài chính để xem tình hình tài chính có lành m ạnh hay không, trước hết đó là khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn: (Xem bảng 6) Sự phân tích này được tiến hành với giả định bán các khoản TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trên cơ sở tính toán các tỷ số thanh toán nh ư tỷ số hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời. Các tỷ số n ày càng cao thì mức độ an toàn càng lớn. * Tỷ lệ thanh toán hiện hành: Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, được tính bằng các lấy toàn bộ TSNH chia cho nợ ngắn hạn. Qua số liệu ở bảng 6 ta thấy, tỷ lệ này nhìn chung là khá tốt cả 3 năm tỷ lệ này đều lớn hơn 1. Cụ thể năm 2006 là 1,1 lần, năm 2007 là 2,6 lần, năm 2008 là 1,6 lần. Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2007 đánh giá là không t ốt ở phần khái quát nhưng tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty năm 2007 là tốt bởi vì TSNH tăng 10,1% so với năm 2006 và nợ ngắn hạn lại giảm tới 53,9%, nhưng việc giảm sút này lại do hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2007 kém h ơn so với năm trước như đã được đánh giá ở phần khái quát . Tuy nhiên đến năm 2008 do nợ ngắn hạn tăng mạnh lên đến 155,5% so với năm 2007 n ên làm cho tỷ số thanh toán hiện hành giảm xuống so với năm 2007 c òn 1,6 lần. Nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn chấp nhận được đối với một doanh nghiệp thiết kế và xây dựng. Nếu công ty có thể duy tr ì được mức tỷ lệ này và hoạt động kinh doanh tốt hơn nữa thì sẽ đảm bảo cho công tác đầu t ư và tìm nguồn tài trợ. Bởi vì không một chủ nợ hay nhà đầu tư nào có thể chấp nhận bỏ tiền ra mà không có một chút gì có thể đảm bảo thu hồi lại vốn. Để biết được tỷ số thanh toán hiện h ành của công ty có thực sự là tốt hay không cần phải tính toán cụ thể h ơn bằng việc phân tích các tỷ số thanh to án nhanh. 34
  • 35. Bảng 6: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN ĐVT: 1000 đồng NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 07/06 08/07 Mức % Mức % 1 2 3 4 (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) A. Tài sản ngắn hạn 7.708.687 8.486.538 13.089.089 777.851 10,1 4.602.551 54,2 B. Vốn bằng tiền 385.526 682.224 4.207.503 296.698 77,0 3.525.279 516,7 C. Hàng tồn kho 6.237.998 7.214.989 4.578.676 976.991 15,7 -2.636.313 -36,5 D. Nợ ngắn hạn 7.001.091 3.226.054 8.242.162 -3.775.037 -53,9 5.016.108 155,5 1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (A:D) 1,1 2,6 1,6 1,5 138,9 -1,0 -39,6 2. Tỷ lệ thanh toán nhanh (A-C): D) 0,2 0,4 1,0 0,2 87,6 0,6 162,0 3. Tỷ lệ thanh toán tức thời (B:D) 0,1 0,2 0,5 0,2 284,0 0,3 141,4 4. Nguồn vốn lưu động thuần (A-D) 707.596 5.260.484 4.846.927 4.552.888 643,4 -413.557 -7,9 35
  • 36. * Tỷ lệ thanh toán nhanh: Với ý nghĩa là khả năng thanh toán nợ đáo hạn m à không phải bán tháo hàng tồn kho, chỉ tiêu này được đánh giá là phản ánh trung thực nhất khả năng tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số n ày được cải thiện dần theo chiều h ướng tăng qua các năm. Nhất là năm 2008 tỷ số này tăng mạnh tới 162% so với năm 2007, đó là vì năm 2008 HTK giảm 36,5% trong khi nợ ngắn hạn tăng 155,5% cho nên 1 đồng TSLĐ có thể đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân HTK giảm mạnh như vậy là do các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của các công trình đang trong tiến trình xây dựng đã giảm chỉ còn chiếm 45% tổng giá trị hàng tồn kho, được biết đây là các công trình sửa chữa cầu đường phát sinh ở quý 3 năm 2008, ngo ài ra còn có một số công trình đã được quyết toán đầu năm. * Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt : Tỷ số này chứng minh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn. Nếu tỷ số này quá lớn thì hiệu quả sử dụng vốn không cao vì doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, còn ngược lại quá nhỏ thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền mặt để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Theo như số liệu bảng 6, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, năm 2006 là 0,1 lần, năm 2007 là 0,2 lần, năm 2008 tăng lên là 0,5 lần. Điều này chứng tỏ công ty đang nắm giữ tiền mặt nhiều h ơn so với các năm khác ( tiền mặt 2008 tăng 516,7% so với năm 2007). Nếu công tác nghiên cứu thị trường được chuẩn bị tốt thì việc sử dụng lượng tiền này vào việc đầu tư dự trữ vật tư nhân lúc giảm giá sẽ đem lại lợi ích không nhỏ. * Nguồn vốn lưu động thuần : Nguồn vốn lưu động thuần là phần chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng vốn lưu động, được tính bằng cách lấy TSNH ( nhu cầu vốn l ưu động) trừ đi nợ phải trả ( vốn lưu động). Nếu TSNH thấp hơn nợ ngắn hạn, vốn lưu động sẽ có giá trị âm, điều này là thường gặp với một doanh nghiệp t hương mại, nơi có tốc độ quay vòng HTK rất nhanh và sức mua chịu của những nh à cung cấp tăng, nhưng đây là điều đáng lo ngại cho một doanh nghiệp xây dựng. 36
  • 37. Qua số liệu ở bảng ta thấy nguồn vốn l ưu động thuần cả 3 năm đều có giá trị dương và ở mức tương đối lớn, chứng tỏ doanh nghiệp l àm chủ được vốn của mình và có khả năng để trả nợ. 3.2.3. Phân tích tình hình luân chuy ển vốn: Nói đến vốn là nói đến tư liệu lao động và đối tượng lao động, nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá tr ình sản xuất. Ở khâu dự trữ vốn là nhũng nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ… khấu hao sản xuất vốn l à những sản phẩm đang chế tạo, những khoản khấu hao , chi phí… ở khâu l ưu thông vốn là những sản phẩm hoàn thành, là các khoản phải thu, là tiền tệ…. Dù ở khâu nào đi nữa thì việc tăng nhanh tốc độ lưu chuyển là vấn đề hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bởi vì : “một khi công nghệ sản xuất là tương tự như nhau giữa các công ty cạnh tranh th ì việc quản lý tài sản thường là công cụ có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại”. Quản trị tài sản bao gồm tất cả các loại t ài sản ngắn hạn và dài hạn, trước hết là xem xét tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động. 3.2.3.1. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian dự trữ: (Xem bảng 8) Vì là một công ty chuyên ngành xây dựng nên tỷ trọng hàng tồn kho chiếm phần lớn trong tài sản ngắn hạn, tuy nhiên việc tồn trữ có mang lại hiệu quả hay không cần đánh giá cụ thể qua chỉ ti êu số vòng quay hàng tồn kho, được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình quân. Thật vậy qua 3 năm hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 35% -85% và tốc độ quay vòng có thay đổi, năm 2007 giảm xuống 0,6 nhưng đến năm 2008 tăng lên 1 vòng. Tốc độ tỷ lệ nghịch với thời gian, tốc độ luân chuyển c àng thấp thì thời gian dự trữ kéo dài, cụ thể năm 2006 là 406 ngày, năm 2007 là 569 ngày, năm 2008 là 344 ngày. Nguyên nhân năm 2007 t ốc độ luân chuyển của hàng tồn kho giảm là do số lượng vật tư mua vào tăng để chuẩn bị khởi công xây dựng cho các công tr ình nhà nước vào đầu năm 2008. Đến năm 2008 tốc độ luân chuyển h àng tồn kho cao hơn mọi mọi năm là do số công trình phát trước năm 2007 đã được nghiệm thu bàn giao năm trong năm, đ ồng thời Công ty sử dụng nguy ên vật liệu cho các công trình xây dựng thi công trong năm nay nhiều. 37
  • 38. Bảng 8: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH 07/06 CHÊNH LỆCH 08/07 Mức % Mức % 1 2 3 4 (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) A.HTK đầu kỳ 1.000 đ 4.250.336 6.237.998 7.214.989 1.987.662 46,76482048 976.991 15,7 B. HTK cuối kỳ 1.000 đ 6.237.998 7.214.989 4.578.676 976.991 15,66193192 -2.636.313 -36,5 C.HTK bình quân (A+B)/2 1.000 đ 5.244.167 6.726.494 5.896.833 1.482.327 28,26619557 -829.661 -12,3 D. Giá vốn hàng bán 1.000 đ 4.644.325 4.256.300 6.174.060 -388.025 -8,35482013 1.917.760 45,1 1. Vòng quay HTK (D:C) vòng 0,9 0,6 1,0 -0,3 -28,6 0,4 65,5 2. Số ngày của 1 vòng (360:(1)) ngày 406 569 344 162 40,0 -225 -39,6 38
  • 39. Vì là một doanh nghiệp thi công xây dựng n ên thời gian dự trữ dài, tồn kho nhiều và giá trị hàng tồn kho lớn. Nếu tình hình tài chính đủ mạnh thì việc tồn kho nhiều đôi khi lại có lợi do giá cả vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Nhung qua số liệu trên ta thấy vòng quay HTK qua các năm là rất nhỏ và chậm, điều đó sẽ dẫn đến lãng phí không tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có. 3.2.3.2. Vòng quay TSNH: ( Xem b ảng 9) Vòng quay TSNH cho biết hiệu suất sử dụng tài sản, được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho tài sản ngắn hạn. Qua bảng 9 ta thấy, vòng quay TSNH trong 3 n ăm đều thấp hay hiệu quả sử dung không cao, 2 năm li ên tiếp năm 2007 và 2008 1 đồng tài sản bỏ ra chưa được 1 đồng doanh thu. Cụ thể: năm 2006 là 1,04 lần, năm 2005 là 0,73 lần và năm 2008 là 0,93 lần. Với mục đích là TSNH được chuyển thành tiền mặt khi cần thiết, bằng cách thu hồi nợ phải thu, sử dụng h àng trong kho. Vì vậy một công ty có sự quản lý tốt TSNH thường thay đổi với tình trạng doanh thu, khi doanh thu giảm th ì tài sản phải giảm tương ứng. Nhận thấy rằng năm 2007 khi doanh thu giảm 20,9% thì TSNH bình quân lại tăng 12,3%, nhưng tình hình này được cải thiện trong năm 2008 khi doanh thu tăng 67,9% th ì tài sản bình quân tăng 31,2%. Điều này cho thấy Công ty đã có sự thay đổi tích cực trong công tác quản lý t ài sản. Nhìn chung ta thấy rằng tốc độ luân chuyển khoản phải thu chậm, hiệu suất sử dụng hàng tồn kho không được tốt, doanh thu lúc tăng lúc giảm nên hiệu quả sử dụng TSNH chưa thực sự có hiệu quả tốt, hay công tác quản trị t ài sản chưa được chuẩn bị đúng. 3.2.3.3. Vòng quay TSCĐ. (Xem bảng 9) Qua bảng số liệu bảng 9 ta thấy, số v òng quay TSCĐ ở mức tương đối khá. Cụ thể năm 2006, 1 đồng TSCĐ tham gia v ào hoạt động 1,04 đồng doanh thu, năm 2007 tăng 0,2 đồng và năm 2008 lại giảm chỉ còn 0,19 đồng. 39
  • 40. Bảng 9: VÒNG QUAY TSNH & TSCĐ ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU ĐƠN NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH VỊ 2006 2007 2008 07/06 08/07 Mức % Mức % 1 2 3 4 (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) VÒNG QUAY TSNH A. Doanh thu thuần 1.000 đ 5.598.622 4.425.884 7.431.242 -1.172.738 -20,9 3.005.358 67,9 B. TSNH đầu kỳ 1.000 đ 5.208.550 7.708.687 8.486.538 2.500.137 48,0 777.851 10,1 C. TSNH cuối kỳ 1.000 đ 7.708.687 8.486.538 13.089.089 777.851 10,1 4.602.551 54,2 D. TSNH bình quân ((B+C)/2) 1.000 đ 5.403.586 6.067.286 7.958.890 663.700 12,3 1.891.605 31,2 1. Vòng quay TSNH ( A:D) vòng 1,04 0,73 0,93 -0,3 -29,6 0,2 28,0 2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1)) ngày 347 494 386 146 42,0 -108 -21,9 VÒNG QUAY TSCĐ 1.000 đ A. TSCĐ đầu kỳ 1.000 đ 12505 11.464 7.733 -1.041 -8,3 -3.731 -32,5 B. TSCĐ cuối kỳ 1.000 đ 11.464 7.733 72.804 -3.731 -32,5 65.071 841,5 C. TSCĐ bình quân ((A+B)/2) 1.000 đ 11.984,5 9.598,5 40.268,5 -2.386 -19,9 30.670 319,5 1. Vòng quay TSCĐ ( A:C) vòng 1,04 1,19 0,19 0,2 14,5 -1,0 -83,9 2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1)) ngày 345 301 1875 -44 -12,6 1.573 521,9 40
  • 41. 3.2.3.4. Vòng quay tổng tài sản: (Xem bảng 10) Hệ số này cho biết số doanh thu thực hiện được trên 1 đồng tài sản. Đây là tổng hợp của 2 chỉ tiêu vòng quay TSNH và TSC Đ. Chính vì vậy năm 2007 mặc dù TSNH giảm nhưng do TSCĐ tăng làm cho vòng quay tổng tài sản tăng nhẹ 0,1 so với 2006, đến năm 2008 do TSCĐ giảm 19,9% n ên TSNH bình quân có tăng 12,3% so với 2007 nhưng tổng tài sản vẫn giảm xuống 0,2 so với 2007. Cả 3 năm hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản ở mức thấp, vẫn còn hạn chế chưa phát huy được hết khả năng. Nếu tiếp tục sử dụng không hiệu quả nguồn năng lực này sẽ làm lãng phí gây ra những hậu quả không tốt, v ì vậy Công ty cần có biện pháp quản trị tài sản thích hợp hơn, đặc biệt là tài sản cố định. Qua sự phân tích 4 tỷ số trên ta thấy tính kinh tế của việc sử dụng vẫn còn nhiều vấn đề chưa tốt, chưa có biểu hiện rõ rệt xu hướng vận động, tăng lên và giảm xuống không theo một chiều. Tuy nhi ên đó chỉ là phần bên trái của bảng tổng kết tài sản, vì vậy để biết được khả năng tạo ra thu nhập thật sự cho chủ doanh nghệp thì phải tính đến 1 tỷ số tiếp theo về hiệu quả sử dụng v ốn chủ sở hữu. 3.2.3.5. Vòng quay vốn chủ sở hữu: (Xem bảng 10) Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu t ư rất thấp, 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,95 đồng doanh thu năm 2006, năm 2007 giảm xuống c òn 0,24 đồng và năm 2008 có phần tăng nhưng chỉ đạt 1,03 đồng. Nhìn chung tỷ số này rất xấu nhưng xem lại nguồn vốn ta thấy rằng chỉ có năm 2006 nợ ngắn hạn chiếm 90% nguồn t ài trợ, đến năm 2007 nợ ngắn hạn đ ã giảm mạnh chỉ còn chiếm 38%, năm 2008 dù có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm 62%. Điều này phù hợp với việc tăng giảm tỷ số ở trên, và cũng cho thấy công ty không phải phụ thuộc hoàn toàn quá lớn vào nguồn tài trợ là vay. Tuy nhiên nếu công ty sử dụng tốt hơn nữa phần vốn thì hoạt động kinh tế có thể đạt hiệu quả hơn. 41
  • 42. Bảng 10: VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐVT: 1000 đồng ĐƠN NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU VỊ 2006 2007 2008 07/06 08/07 Mức % Mức % 1 2 3 4 (5=3-2) (6=5/2) (7=4-3) (8=7/3) VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU A. Tổng tài sản đầu kỳ 1.000 đ 5.261.410 7.724.244 8.498.217 2.462.834 46,8 773.973 10,0 B. Tổng tài sản cuối kỳ 1.000 đ 7.724.244 8.498.217 13.167.324 773.973 10,0 4.669.107 54,9 C.Tổng tài sản bình quân ((A+B)/2) 1.000 đ 6.492.827 8.111.231 10.832.771 1.618.404 24,9 2.721.540 33,6 1. Vòng quay tổng tài sản ( A:C) vòng 0,81 0,95 0,78 0,1 17,5 -0,2 -17,6 2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1)) ngày 444 378 459 -66 -14,9 81 21,4 VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.000 đ A. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 1.000 đ 651.464 723.153 5.272.164 71.689 11,0 4.549.011 629,1 B. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 1.000 đ 723.153 5.272.164 4.925.163 4.549.011 629,1 -347.001 -6,6 C. Vốn chủ sở hữu bình quân ((A+B)/2) 1.000 đ 687.309 2.997.659 5.098.664 2.310.350 336,1 2.101.005 70,1 1. Vòng quay VCSH ( A:C) vòng 0,95 0,24 1,03 -1 -74,5 1 328,6 2. Thời gian 1 vòng quay (360:(1)) ngày 380 1492 348 1.112 292,9 -1.144 -76,7 42