SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGHIÊM THỊ LAN OANH
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGHIÊM THỊ LAN OANH
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đăng Tri
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
từ năm 2000 đến năm 2013” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Đăng Tri.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là hoàn toàn
trung thực.
Hà Nội ngày 21/10/2013
Tác giả luận văn
Nghiêm Thị Lan Oanh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo hết sức nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè
trong khoa Lịch sử, đặc biệt là PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Nhân đây, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô và các bạn. Đồng thời xin trân trọng
gửi lời cảm ơn đến Trung tâm lữu trữ UBND tỉnh Hà Nam, Trung tâm lữu trữ
Tỉnh ủy Hà Nam, văn phòng tư liệu khoa Lịch sử, Trung tâm Thư viện Quốc
gia – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi sưu tầm tài liệu trong
quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có sự đầu tư nghiên cứu và làm việc trên
cơ sở tư liệu có độ tin cậy cao, nhưng đây là một đề tài hết sức rộng lớn và
phức tạp nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 21/10/2013
Tác giả luận văn
Nghiêm Thị Lan Oanh
QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban Chấp hành
BTV Ban Thường vụ
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
Đ/c Đồng chí
GDP Tổng thu nhập quốc dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
Nxb Nhà xuất bản
TCCS Tổ chức cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TSVM Trong sạch, vững mạnh
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
UBKT Ủy ban kiểm tra
VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005................................. 7
1.1. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000)
và chủ trƣơng xây dựng Đảng .................................................................... 7
1.1.1. Vài nét về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
trước năm 2000........................................................................................... 7
1.1.2. Chủ trương xây dựng Đảng của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) ...............................................................14
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2000 đến năm 2005............................................................................18
1.2.1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị và tư tưởng....18
1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức .....................28
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM ĐẨY MẠNH NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013...............................38
2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Nam đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2005 đến năm 2010............................................................................38
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về công tác xây dựng Đảng...38
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện............................................................40
2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng
đảng từ năm 2010 đến năm 2013..............................................................62
2.2.1. Chủ trương đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ
tỉnh Hà Nam .............................................................................................62
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện............................................................64
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM...........................79
3.1. Nhận xét...............................................................................................79
3.1.1. Về ưu điểm.....................................................................................79
3.1.2. Về hạn chế......................................................................................87
3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra ...............................................91
KẾT LUẬN..................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................104
PHỤ LỤC.....................................................................................................111
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn tám thập kỷ qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn giữ vai trò là lực
lượng lãnh đạo duy nhất sự nghiệp cách mạng của dân tộc, do đó sự lãnh đạo,
quá trình phát triển của Đảng đều có ý nghĩa quyết định đối với thành quả
cách mạng qua các thời kỳ lịch sử. Sự lãnh đạo của Đảng là toàn diện đối với
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đối với mọi tổ chức trong hệ thống chính
trị. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã
khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những
ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” [2, 137].
Nhận thức rõ được vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự
nghiệp đổi mới, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã hết sức quan tâm và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này. Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng những năm vừa
qua còn không ít hạn chế và tiêu cực: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về CNXH
và con đường đi lên CNXH ở nước ta.Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu
quả của công tác tư tưởng còn hạn chế,... Tình trạng suy thoái về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và
tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” [4, 173].
Những tiêu cực nảy sinh ngay trong nội bộ Đảng càng trở nên nguy kịch hơn
khi các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng từ mọi phía bằng chiến
lược “diễn biến hòa bình” mà mục tiêu chính là: phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN
ở nước ta hiện nay. Do đó xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một
Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức là nhiệm vụ sống còn, then
chốt trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay.
2
Hà Nam, mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, có bề dày
lịch sử trên 120 năm, với diện tích 859,5 km2
, dân số 846.653 người (theo
thống kê năm 2013). Hà Nam nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, vào
khoảng 20,41 độ vĩ bắc; 105,31 độ kinh đông. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Tây,
phía Nam giáp Nam Định, phía Đông giáp Thái Bình và Hưng Yên, phía Tây
Nam giáp Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Từ lâu Hà Nam đã được mệnh
danh là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ, nằm trên huyết mạch giao thông Bắc – Nam với hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường thủy hết sức thuận lợi, cùng với cầu Yên Lệnh nối đôi bờ
sông Hồng, tạo cho Hà Nam lợi thế mới để mở rộng giao lưu hợp tác với các
tỉnh Đông Bắc và ra cảng biển Hải Phòng. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố
Phủ Lý - thành phố anh hùng, nơi hội tụ của ba con sông: sông Đáy, sông
Châu, sông Nhuệ. Hà Nam được coi là mảnh đất trung tâm - địa - kinh tế -
văn hoá của khu vực đồng bằng sông Hồng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Hà Nam đã đoàn kết một
lòng, hăng say xây dựng đời sống mới, đẩy mạnh CNH – HĐH, phấn đấu đưa
Hà Nam trở thành một tỉnh giàu mạnh, góp phần xây dựng đất nước ngày
càng to đẹp hơn. Sau hơn mười năm tái lập (1997), Hà Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những
thành công trên là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không
thể không kể đến những tác động tích cực từ việc Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư
tưởng, tổ chức và coi đây là nhiệm vụ then chốt trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên,
trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh vẫn còn
tồn tại một số vấn đề nổi cộm như: tệ quan liêu, tham nhũng, một số đảng
viên giảm sút ý chí, kém tổ chức kỷ luật; tổ chức cơ sở Đảng nhiều nơi yếu
kém, phương thức lãnh đạo còn chậm đổi mới,…
Những việc đã làm được và chưa làm được của nhân dân Hà Nam trong
việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội những năm đầu của thế kỷ XXI
3
cũng gắn liền với kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa
phương. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng từ năm 2000 đến năm 2013 trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức
sẽ rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh
trong công tác xây dựng Đảng trong thời gian sắp tới. Đó chính là những lý
do chúng tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013” làm đề tài luận văn chuyên ngành
Lịch sử Đảng của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu
Xây dựng Đảng là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và có ý nghĩa then
chốt trong công cuộc xây dựng CNXH của nước ta. Chính vì vậy, đã có
không ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong phạm vi, giới hạn
nghiên cứu của đề tài, xin nêu ra một vài công trình tiêu biểu sau:
Về sách: Tác giả Lê Đức Thọ với tác phẩm: Những nhiệm vụ cấp bách
của công tác xây dựng Đảng; Hoàng Tùng: Đổi mới tư duy lý luận về công
tác xây dựng Đảng; Lê Quang Thưởng: Một số vấn đề xây dựng Đảng về tổ
chức trong giai đoạn hiện nay; Nguyễn Văn Vinh – Nguyễn Đức Thịnh: Xây
dựng Đảng vững mạnh trong thời kỳ đổi mới đất nước,…
Các bài viết trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản như: bài
“Đảng cầm quyền và đạo đức, phong cách của cán bộ, đảng viên” của tác giả
Nguyễn Xuân Tảo; “Tự phê bình và phê bình ở các tổ chức cơ sở Đảng hiện
nay” của tác giả Trần Thông; GS. Trần Nhâm với tác phẩm “Phòng chống
tham nhũng – nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”,…
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ có cùng đề tài để
làm phong phú, sâu sắc cho bài viết. Tiêu biểu là luận văn “Đảng bộ Hà Tây
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 1991-2000” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Huyền; “Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Khánh
(Ninh Bình) từ năm 1996 đến năm 2010” của học viên Nguyễn Thị Hoa, Ngô
4
Thị Lan Hương với luận văn “Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010”…
Những cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Nghị quyết, báo cáo tổng
kết về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua
các kỳ Đại hội là nguồn tư liệu cơ sở khi nghiên cứu đề tài này.
Các Nghị quyết, văn kiện Đại hội, các báo cáo cuối năm của Đảng bộ
tỉnh Hà Nam đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2013 và 2 cuốn “Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Nam Hà” tập 1 (1930-1954), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam” tập 2
(1975-2005) là nguồn tư liệu chủ yếu để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Tất cả những công trình nói trên đều đề cập đến các vấn đề chính yếu,
cốt lõi của công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, tiếp cận ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau, nên mỗi tác giả có những ý kiến riêng của mình. Đây chính
là những tư liệu mang tính chất nền tảng, cơ sở để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Tính đến thời điểm thực hiện luận văn, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách hệ thống và toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mong muốn sẽ đưa ra một
cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Xa hơn nữa,
chúng tôi hi vọng với việc thực hiện đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm một góc
nhỏ cho bức tranh toàn cảnh của Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình xây dựng và trưởng thành từ năm 2000 đến năm 2013.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu sự nhận thức, các chủ trương,
biện pháp, kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ
tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013 từ đó làm rõ lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà
Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đặc biệt là trong lĩnh vực xây
dựng Đảng.
5
Luận văn có 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thu thập và xử lý nguồn tư liệu về đề tài để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
- Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013
- Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm
trong quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2000 đến năm 2013.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là quá trình nhận thức, các chủ
trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2013, những thành tựu và
hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên
cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nguyên nhân của những thành tựu
cũng như các hạn chế, đó là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn
đối với công tác xây dựng Đảng ở Hà Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc
thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của công tác xây dựng Đảng ở địa phương từ
năm 2000 đến năm 2013 là phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Những chủ trương, đường lối
của Đảng về công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay là
cơ sở chính, cung cấp quan điểm chỉ đạo cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu
6
khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam nói riêng. Cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các nhóm
phương pháp khác.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần bổ sung những tư liệu cụ thể để làm rõ hơn lịch sử
phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013
Những bài học kinh nghiệm mà luận văn rút ra từ việc Đảng bộ tỉnh Hà
Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013 sẽ có ý
nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xây dựng
Đảng ở Hà Nam trong thời gian tới, và cũng có thể là những bài học kinh
nghiệm có tính chất tham khảo cho các địa phương khác khi thực hiện nhiệm
vụ này.
Luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Nam đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng
từ năm 2005 đến năm 2013
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm
7
Chƣơng 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000)
và chủ trƣơng xây dựng Đảng
1.1.1. Vài nét về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
trước năm 2000
Tỉnh Hà Nam được tái lập
Ngày 20/10/1890, tỉnh Hà Nam chính thức được thành lập. Đất đai tỉnh
Hà Nam gồm đất phủ Liêm Bình, 17 xã của huyện Vụ Bản, Thượng Nguyên
(thuộc tỉnh Nam Định), 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú
Xuyên, tỉnh Hà Nội (cho nhập vào huyện Duy Tiên) và 2 huyện cũ là Duy
Tiên, Kim Bảng của phủ Lý Nhân.
Trải qua hơn một trăm năm (kể từ ngày thành lập), địa danh và địa giới
hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, tỉnh thuộc liên khu III. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chỉ đạo kháng chiến của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, tháng 5/1953, Trung
ương quyết định cắt các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định gồm Ý Yên, Vụ Bản,
Mỹ Lộc và 7 xã phía Bắc Nghĩa Hưng nhập vào tỉnh Hà Nam; chuyển châu
Lạc Thuỷ về tỉnh Hoà Bình. Tháng 4/1956, sau giảm tô và cải cách ruộng đất,
3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã của Nghĩa Hưng sát nhập trở lại tỉnh
Nam Định. Năm 1956, tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập thành tỉnh Nam
Hà. Đầu năm 1976, Nam Hà sát nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam
Ninh. Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Ngày
06/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết chia tỉnh
Nam Hà thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Ngày 01/01/1997, tỉnh Hà
Nam được tái lập, gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy
Tiên, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý.
8
Ngay sau khi tái lập, phát huy truyền thống lịch sử của cha ông, trong
những năm qua Đảng bộ, quân và dân Hà Nam luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực
khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản
xuất, phát triển kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân Hà Nam luôn thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ, đóng góp vào thành công của hai cuộc kháng chiến
và trong thời kỳ đổi mới thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Với những đóng góp đó, Đảng bộ quân và dân Hà Nam cùng 6/6
huyện, thành phố vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định và Ninh Bình, tỉnh Hà Nam
được tái lập là sự kiện chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, quân và dân
trong tỉnh, mở ra thời kỳ phát triển mới của tỉnh Hà Nam.
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trước
năm 2000
Bước vào xây dựng tỉnh mới tái lập, Hà Nam có một số thuận lợi cơ
bản. Về vị trí địa lý, Hà Nam nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, có trục đường
giao thông Bắc – Nam chạy qua, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở
rộng giao lưu, hợp tác với các vùng, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Sau mười năm đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh đã được nâng lên, tình hình an ninh chính trị được giữ vững là
những thuận lợi để Hà Nam cùng với cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH – HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất
là khi tách tỉnh, lực lượng cán bộ từ tỉnh Nam Hà chuyển về vừa thiếu về số
lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu. So với tổng số cán bộ từng khu vực ở tỉnh
Nam Hà cũ, số cán bộ chuyển về Hà Nam chiếm tỷ lệ rất thấp: cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ và khoa học kĩ thuật ở khu vực quản lý nhà nước ở các sở,
ngành có 180 người, chiếm 17,81%; khu vực sự nghiệp có 330 người, chiếm
9
23,12%; khu vực hành chính sự nghiệp có 510 người. Nhiều cơ quan, ban
ngành, đoàn thể không đủ người làm việc, không có cán bộ chủ chốt, đội ngũ
cán bộ không có tính kế thừa. Các cơ quan của tỉnh chưa có công sở, phải đi
thuê mượn địa điểm làm việc. Đời sống, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công
nhân, viên chức mới chuyển về gặp nhiều khó khăn, chưa có nhà ở.
Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn của tỉnh mới tái lập, kế thừa và
phát huy thành quả 32 năm hợp nhất với Nam Định và Ninh Bình, trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh chú trọng khơi dậy truyền
thống cách mạng, niềm tự hào quê hương, ý thức trách nhiệm trước yêu cầu
phát triển, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, phấn
đấu xây dựng tỉnh phát triển, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân.
Đảng bộ đã tập trung khắc phục một số khó khăn chủ yếu của tỉnh mới
chia tách, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy cán bộ Đảng, chính quyền,
đoàn thể trong tỉnh sớm đi vào hoạt động bình thường. Ngày 12/01/1997, Ban
Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về Những
nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Nghị quyết đã chỉ ra những thuận lợi và khó
khăn khi chia tách tỉnh và nhấn mạnh: “Trong giai đoạn lịch sử này, BCH lâm
thời Đảng bộ tỉnh không được chủ quan, nóng vội đồng thời cũng không bi
quan, ngại khó, phải đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp sức, sáng tạo trong tư
duy, mạnh dạn trong tổ chức thực hiện để làm tốt những nhiệm vụ mà Đảng
bộ và nhân dân giao phó” [60, 297]. Nghị quyết đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm
bao gồm các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
và chuẩn bị điều kiện cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh. Trong đó có 2
nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu: “Thứ nhất: Đẩy mạnh các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như tu bổ đê kè, làm thủy lợi nội đồng, …phấn đấu giành
vụ chiêm xuân thắng lợi với năng suất và tổng sản lượng cao nhất. Thứ hai:
Phải giải quyết cơ bản nhu cầu về trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh và nơi
ăn ở cho cán bộ công chức mới chuyển về, nhằm ổn định đời sống, tạo điều
kiện cho cán bộ, công chức yên tâm công tác” [60, 297].
10
Sau một thời gian chuẩn bị, thực hiện sự chỉ đạo của TW Đảng, từ ngày
02 đến ngày 05/7/1998, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV đã
được tiến hành tại nhà Văn hóa trung tâm tỉnh. Dự đại hội có 258 đại biểu
chính thức đại diện cho 33.988 đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội đã đề ra các
chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương xây dựng Đảng của tỉnh.
Đại hội nhấn mạnh: “Công tác xây dựng Đảng phải được thực sự coi trọng là
nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của tỉnh trong
những năm tới” [61, 77]. Trọng tâm của công tác xây dựng Đảng trong thời
kỳ này đó là: “Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết TW 6 lần 2 (khoá
VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay. Đây là Nghị quyết quan trọng gắn liền với cuộc vận động xây dựng
và chỉnh đốn Đảng, nhằm xây dựng Đảng mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Thực hiện Nghị quyết phải đảm bảo phương châm đoàn kết, tự phê bình
và phê bình có hiệu quả, thấu tình đạt lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng bộ, tạo niềm tin trong nhân dân với Đảng. Trong đó đặc
biệt chú trọng đến việc sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết, thống
nhất, tạo ra những chuyển biến tích cực, cụ thể, thiết thực trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ chính trị” [60, 358]; “Vấn đề giữ nguyên tắc, kỷ cương của
Đảng và đoàn kết nội bộ phải được đặc biệt coi trọng” [61, 77].
Trên cơ sở quán triệt nội dung văn kiện, các chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1996-2000) đề ra và dựa
trên việc phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh
Hà Nam lần thứ XV (7/1998) và các Hội nghị tiếp theo đã cho ra đời những
Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư… về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm
1998-2000. Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VII) về Đổi mới quản lý trong
các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, các ngành, các cấp của tỉnh đã nghiên
cứu đánh giá thực trạng 156 hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh. Trên cơ
sở đó, BCH Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 14/11/1998 về
Chuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật
11
Hợp tác xã. Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1988 của Bộ Chính
trị (khóa VIII), về việc Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày
16/10/1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị 03-CT/TU và tổ chức hội
nghị cán bộ chủ chốt trong tỉnh để quán triệt các văn bản của TW và của Tỉnh
ủy về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết, chủ trương của Đại hội đảng bộ tỉnh,
công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này đã có sự chuyển biến rõ rệt trên tất
cả các mặt.
Trong phát triển kinh tế, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò sản xuất
nông nghiệp của tỉnh thuần nông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra sự ổn định trong đời sống nhân dân. Giá
trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 1.067,6 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm
1996 [61, 27].
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại,
dịch vụ, điện lực, bưu điện bước đầu đạt được một số kết quả, tạo tiền đề phát
triển trong những năm tiếp theo. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 đạt
315,8 tỷ đồng, tăng 9,2 % so với năm 1996 [61, 29].
Hoạt động văn hóa – xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống của
nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, các
ngành trong khối nội chính có nhiều hoạt động tích cực.
Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, các cấp ủy Đảng luôn coi
trọng việc quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy truyền thống
cách mạng của đảng bộ, của quê hương, để nâng cao nhận thức trách nhiệm,
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt làm tốt đợt
tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa X và bầu bổ sung đại biểu HĐND tỉnh
nhiệm kỳ 1994-1999. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nhằm cung cấp
những thông tin có định hướng cho cán bộ và nhân dân. Bản tin Thông báo
nội bộ được phát hành ngay trong tháng đầu khi tỉnh mới đi vào hoạt động,
duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ cho sinh hoạt chi bộ hàng
12
tháng. Số lượng phát hành hàng tháng tăng từ 2.200 cuốn năm 1997, lên
2.650 cuốn năm 2000 [60, 361]. Hoàn thành biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Hà Nam giai đoạn 1927-1975. Tính đến hết tháng 8/1999, các huyện, thị
ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức học tập, nghiên cứu
Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt và toàn thể đảng viên cơ sở. Kết quả nổi bật
của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã góp phần củng cố tổ chức
cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Trong 3 năm (1998-2000), đã bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ cho gần 39.000 lượt cán bộ, đảng viên, tuyên truyền viên, duy trì
theo quy chế của cấp ủy. Do làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nên
đại đa số cán bộ, đảng viên trong đảng bộ có lập trường chính trị vững vàng,
kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
không có biểu hiện hoài nghi, mơ hồ về chính trị, không có tư tưởng đa
nguyên, đa đảng.
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ, Tỉnh
ủy rất coi trọng củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính
trị. Ngay khi tỉnh được tái lập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời đã ra Chỉ thị
số 01 –CT/TU, ngày 06/01/1997 về việc ổn định tổ chức cán bộ đảm bảo hoạt
động của các cơ quan Đảng, đoàn thể trong thời gian trước mắt nhằm khắc
phục tình trạng tổ chức cán bộ khi chia tách vừa yếu vừa thiếu. Chỉ thị số 01
được triển khai hết sức khẩn trương, đến tháng 9/1997, toàn tỉnh đã nhanh
chóng bố trí sắp xếp ổn định 56 đầu mối các cơ quan trực thuộc. Đề bạt bổ
nhiệm 91 đ/c lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; điều động 39 đ/c huyện
ủy viên các huyện tăng cường cho tỉnh.Tỉnh ủy đã thực hiện nghiêm túc việc
tinh giản bộ máy các cơ quan Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7
(khóa VIII).
Các cấp ủy đã quan tâm hơn đến công tác quy hoạch cán bộ, gắn với
công tác rà soát chính trị nội bộ. Làm tốt công tác nhân sự bầu HĐND các cấp
tháng 11/1999 và công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội
13
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị
quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Đến năm 2000, tình hình cán bộ và bộ
máy đã được kiện toàn. Hầu hết tổ chức Đảng cấp trên cơ sở và 90% số tổ
chức đảng cơ sở đã xây dựng, bổ sung quy chế làm việc, đảm bảo đúng
nguyên tắc và Điều lệ Đảng.
Công tác kết nạp Đảng viên mới được quan tâm, từ năm 1997 đến
năm 2000, toàn Đảng bộ mở gần 100 lớp cho 6.500 quần chúng ưu tú học
tập, tìm hiểu về Đảng. Đã kết nạp được trên 3000 đảng viên; trong đó 47%
là đoàn viên, 51,6% có trình độ trung cấp và đại học. Năm 2000, thực hiện
Chỉ thị số 51 CT/TW của Bộ Chính trị Về phát triển đảng viên nhân dịp kỷ
niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, đã kết nạp được 994 đảng viên, cao nhất
so với những năm trước đó, nâng số đảng viên trong toàn đảng bộ lên 35.858
đồng chí [60, 363].
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên. Số tổ chức
cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh ngày càng tăng, từ 77% năm 1998 lên
82,28% năm 2000, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra. Chỉ còn 5 tổ chức cơ sở đảng
yếu kém, chiếm 1,26%. Bình quân trong 3 năm (1998-2000), số đảng viên đủ
tư cách đạt 78,7%, số đủ tư cách nhưng còn hạn chế từng mặt là 19,9%, số
đảng viên vi phạm và không đủ tư cách còn 1,4% [60, 363].
Hoạt động của Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả
tốt. Ủy ban kiểm tra các cấp đã phối hợp kiểm tra 164 tổ chức Đảng và 1.761
đảng viên về việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt và thực hiện nghị
quyết, chỉ thị của Đảng. Đã xử lý kỷ luật 11 tổ chức đảng và 857 đảng viên,
có 37% là cấp ủy viên các cấp, khai trừ khỏi đảng 119 trường hợp [60, 364].
Trong năm 1997, Ủy ban kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 859 đảng viên,
83 tổ chức cơ sở đảng có dấu hiệu vi phạm, phát hiện 248 đảng viên, chiếm
28,8% và 28 tổ chức cơ sở đảng, chiếm 33,7% vi phạm kỷ luật đảng. Đã xử lý
kỷ luật 206 đảng viên, trong đó bị kỷ luật, khiển trách 57, cảnh cáo 91, cách
chức 28, khai trừ 30, đưa ra khỏi đảng bằng các hình thức cho rút, xóa tên 99.
14
Xử lý khiển trách 02 Ban Thường vụ Đảng ủy xã, 01 Ban Thường vụ Đảng ủy
phường, 01 chi ủy chi bộ cơ sở [61, 41].
Sau khi tái lập tỉnh (1997), Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ xây dựng đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng ở một số
nơi, nhất là cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo kinh tế
còn hạn chế; tình trạng phát tán đơn, thư mạo danh, nặc danh với động cơ xấu
có lúc diễn ra nghiêm trọng nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời; đặc biệt
nghiêm trọng là có cán bộ, đảng viên ở cương vị lãnh đạo cố ý làm trái
nguyên tắc, để cho chủ nghĩa cá nhân chi phối, gây chia rẽ bè phái, tham
nhũng, quan liêu, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
1.1.2. Chủ trương xây dựng Đảng của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Nam lần thứ XVI (12/2000)
Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của sự hội nhập quốc tế và xu thế toàn
cầu hóa; khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra không ít thời cơ
và cả những thách thức to lớn. Nhưng với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo
của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam quyết tâm tranh thủ thời cơ và vận
hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững bước trên con đường xây dựng
CNXH của cả nước. Nắm vững tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện để
xây dựng nước ta thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”, đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, Đảng bộ đã chủ trương phát huy nội lực, tiếp tục đổi mới, đẩy
mạnh CNH – HĐH, xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ nhấn mạnh trong các kỳ họp Đại hội “củng
cố và đổi mới công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt trong mọi thời kỳ”.
Đại hội đại biểu tỉnh Hà Nam lần thứ XVI được tiến hành vào tháng 12
năm 2000 - thời điểm đất nước ta giành được những thành tựu hết sức to lớn
15
trong công cuộc đổi mới. Cuộc vận động, xây dựng chỉnh đốn Đảng đã thu
được những kết quả bước đầu quan trọng. Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã đi
qua chặng đường 4 năm kể từ khi tái lập tỉnh. Đại hội được diễn ra trong
không khí phấn khởi khi nhân dân tỉnh vừa tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110
năm ngày thành lập tỉnh và 70 năm tiếng trống Bồ Đề. Những sự kiện trọng
đại và đầy ý nghĩa đó chính là động lực tinh thần quan trọng giúp Đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh thêm quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đặt ra.
Đại hội đã đề ra các chủ trương phát triển kinh tế xã hội, chủ trương xây
dựng Đảng. Nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên được
Đảng bộ đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng ở địa phương thời kỳ
này: “Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ
đảng viên về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi
mới của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Nâng cao chất lượng giảng dạy của trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi
dưỡng chính trị các huyện, thị, thực hiện nghiêm túc Quy định 54 của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Kịp thời
nắm bắt dư luận xã hội và làm tốt công tác thông tin có định hướng, đảm bảo
quyền được thông báo tin cho cán bộ đảng viên và nhân dân” [62, 73].
Trong nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức, Đảng bộ chủ trương:
“Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), khắc
phục sự chồng chéo, bao biện trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành” [62, 74].
Đảng bộ đặc biệt nhấn mạnh vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức
cơ sở đảng nhất là những cơ sở yếu kém, để từ đó cần khảo sát tình hình, thực
trạng cơ sở đảng, làm rõ nguyên nhân yếu kém để có chủ trương, biện pháp
giải quyết có hiệu quả. Đảng bộ chủ trương: “Nâng cao chất lượng lãnh đạo
toàn diện của cấp ủy và tổ chức đảng. Đổi mới phong cách lãnh đạo, nghiêm
túc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo
tập thể, cá nhân phụ trách. Gắn chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể với công
16
tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật…Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo hạt nhân của tổ chức đảng
và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Củng cố, tăng cường đoàn kết
thống nhất trong đảng, kiên quyết không để tái diễn khuyết điểm mất đoàn
kết. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh” [62, 75].
Cùng với chủ trương nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng, Đảng bộ Hà Nam coi việc nâng cao chất lượng, làm trong sạch đội ngũ
cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng từ năm
2000 đến năm 2005: “Nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ,
đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương, chính sách
của Đảng; pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm
sai trái; chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực
dụng, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết, vi phạm phẩm chất, đạo đức của cán
bộ đảng viên. Thực hiện nói và làm theo Nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân”. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải ra
sức thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là một đảng
cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân” ;“Duy trì nề nếp sinh hoạt, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng
viên gắn với việc kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực
hiện tốt việc phân công đảng viên phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối quan
hệ với chi bộ, chi ủy cơ sở và nhân dân nơi cư trú” [62, 75].
Đối với công tác bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, Đảng bộ chủ
trương: “Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở
xã, phường, thị trấn”; “Thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nâng
cao năng lực lãnh đạo toàn diện”. Về công tác phát triển đảng viên mới, Đảng
bộ nhấn mạnh: “làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên”;
“Cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh
17
hoạt Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy định 55 của Bộ chính trị (khóa VIII) về
những điều đảng viên không được làm” [62, 74].
Về nguyên tắc lãnh đạo cán bộ phải thực hiện tốt nguyên tắc: “Đảng
lãnh đạo công tác cán bộ, thực hiện việc phân công, quản lý cán bộ theo
đúng quy định của Bộ Chính trị. Công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng,
đánh giá, nhận xét cán bộ thực hiện nghiêm túc theo quy chế, quy định, quy
trình thống nhất, chặt chẽ”. Về việc bố trí, sử dụng cán bộ: “đúng người,
đúng việc, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị
nội bộ” [62, 74].
Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm đầu tiên
của thế kỷ XXI, Đảng bộ Hà Nam đặc biệt nhấn mạnh công tác kiểm tra:
“Các cấp ủy, tổ chức đảng phải chủ động kiểm tra và phân công các ban tham
mưu tổ chức tốt việc kiểm tra theo Điều lệ đảng, kiểm tra việc thực hiện các
Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình.
Đề cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới và người
đứng đầu, đảm bảo tính chủ động, kịp thời, chính xác. Chú trọng sơ kết, tổng
kết các chuyên đề để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả công tác kiểm
tra, thanh tra. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với giám sát,
thanh tra của Nhà nước, của nhân dân, của các cơ quan thông tin đại chúng và
dư luận xã hội. Kịp thời động viên các đơn vị giải quyết tốt những vấn đề bức
xúc, quần chúng đang quan tâm,…” [62, 76]. Để thực hiện công tác kiểm tra
một cách có hiệu quả, Đảng bộ chủ trương: “Mở rộng dân chủ, thực hiện
nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, thường xuyên và định kỳ lấy ý
kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên”.
Đó là những chủ trương lớn và chủ yếu nhất của Đảng bộ Hà Nam
trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005.
Đây được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động của các cấp ủy, các ban
ngành và toàn thể nhân dân Hà Nam.
18
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2000 đến năm 2005
1.2.1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị và tư tưởng
Về mặt chính trị
Với chức năng của một Đảng bộ địa phương thì nhiệm vụ xây dựng
Đảng về mặt chính trị chủ yếu của Đảng bộ Hà Nam là nghiên cứu các chủ
trương, đường lối kinh tế, chính trị, xã hội của Trung ương và cụ thể hóa
thành những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội sao cho phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Từ đó lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân
dân trong tỉnh thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.
Trên cơ sở quán triệt nội dung Văn kiện mà Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đề ra và dựa trên việc phân tích thực trạng kinh tế xã hội toàn tỉnh
(1997-2000), Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) và các Hội
nghị tiếp theo đã cho ra đời những Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh những năm 2000-2005. Về kinh tế, nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ này
là: “Ra sức phát huy nội lực, đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các
nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. [62, 55].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra các chỉ tiêu từ
năm 2000 đến năm 2005 cơ bản như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
tăng bình quân 9%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,5-5
triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 là một cơ cấu kinh tế hợp lý trong
đó: nông nghiệp chiếm 32%, công nghiệp – xây dựng chiếm 34%, dịch vụ
chiếm 34%; giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông lâm nghiệp, thủy
sản) tăng bình quân 3,5 %/năm; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2005
đạt 1,1%-1,2%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn dưới 7%,… [62, 57].
Về nông nghiệp, quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998
về Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ Chính trị (khóa
VIII); Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về Đẩy mạnh CNH – HĐH nông
19
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010, ngày 21/05/2001 Ban Thường vụ
Tỉnh ủy đã cho ra đời Nghị quyết số 03-NQ/TU Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Tiếp đó ngày
29/09/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 19-CT/TU Về tăng cường
sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với phong trào xây dựng cánh đồng đạt
50 triệu đồng/ha/năm, hộ nông dân đạt 50 triệu đồng/năm. Chỉ thị nêu rõ: xây
dựng cánh đồng, hộ nông dân đạt 50 triệu/năm là chủ trương lớn, vừa cấp
bách, vừa lâu dài, trực tiếp xóa đói giảm nghèo, là nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo
phát triển nông nghiệp.
Về công nghiệp, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, gắn phát
triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, ngày 02/05/2003, BCH Đảng
bộ tỉnh ra Nghị quyết số 08-NQ/TU về Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Nghị quyết đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu là: Tạo
điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư, phát triển tiềm năng, thế
mạnh và các nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp. Tập trung phát triển mạnh những ngành có nhiều lợi thế, ngành nghề
thu hút được nhiều lao động và những cơ sở sản xuất làm vệ tinh cho các
trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm.
Về thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế đối ngoại: Đầu tư khai thác du
lịch theo quy hoạch, phát triển các loại hình du lịch gắn với dịch vụ, du lịch lễ
hội và sinh thái, gắn với khu vực Hương Sơn (Hà Nội), Hòa Bình, ven sông
Hồng, sông Châu,… Đảng bộ cũng rất coi trọng việc huy động nguồn vốn
nước ngoài “phấn đấu đến năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
chiếm khoảng 10% tổng số vốn đầu tư” [62, 62].
Đối với các vấn đề xã hội, trong Đại hội Đảng lần thứ XVI, Đảng bộ
tập trung vào những vấn đề chủ yếu: Giảm tỷ lệ người lao động thiếu và
không có việc làm; tích cực tạo công ăn việc làm, thực hiện có hiệu quả chiến
lược dân số; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo
20
dục đào tạo, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn, lĩnh vực, đề cao ý thức cảnh
giác cách mạng, kiên quyết làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ đe dọa chiến tranh của các thế lực thù địch.
Đó chính là những chủ trương lớn, những chiến lược quan trọng của
tỉnh trong công tác xây dựng Đảng về mặt chính trị nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến năm 2005. Những chủ trương này nhanh
chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và đã thu được những kết quả
đáng mừng.
Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Đảng bộ Hà Nam đã chú
trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh
tích cực củng cố và hoạt động thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đề
ra. Trong nhiệm kỳ 2000-2005, hoạt động của bộ máy chính quyền đã thu
được nhiều thành tựu quan trọng.
Tỉnh uỷ và các cấp uỷ Đảng đã đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động của HĐND và UBND các cấp, tăng cường công tác quản lý Nhà
nước của các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt chức năng giám
sát của HĐND đối với UBND cùng cấp và UBND cấp dưới; nâng cao chất
lượng các kỳ họp HĐND. Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử
HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009, bầu cử các chức danh HĐND và UBND
các cấp, đảm bảo dân chủ, đúng luật. UBND tỉnh và chính quyền các cấp đã
bám sát Nghị quyết, Chỉ thị của cấp uỷ, HĐND, cụ thể hoá thành Chương
trình, Kế hoạch, Đề án để triển khai thực hiện, đồng thời coi trọng công tác
kiểm tra, sơ, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, tổ
chức thực hiện.
21
Kết quả nổi bật là: UBND tỉnh đã tập trung xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách, quy định, quy chế khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội, thu hút nhân tài, thực hiện cải cách hành chính; chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, từng
bước nâng cao đời sống nhân dân.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc Hà Nam đã thực hiện tốt
nhiệm vụ và chức năng của mình đặc biệt là trong việc xây dựng và mở rộng
khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham
gia xây dựng Đảng, giám sát và bảo vệ chính quyền. “Các cấp Mặt trận trong
tỉnh luôn xác định công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống
chính trị vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của công tác mặt trận” [70, 9].
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã đổi mới
phương thức hoạt động hướng về cơ sở, kịp thời giải quyết những bức xúc của
nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình,
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Mặt
trận đã phối hợp với các tổ chức thành viên để tuyên truyền, vận động các tầng
lớp nhân dân và các chức sắc tôn giáo tích cực nghiên cứu và đóng góp ý kiến
vào các chủ trương, chính sách của Đảng như: đóng góp ý kiến vào văn kiện
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Hà Nam
lần thứ XVII. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, các tầng lớp nhân dân
càng hiểu sâu hơn về đường lối, chính sách của Đảng, chân thành bày tỏ những
tâm tư, nguyện vọng, niềm tin của mình đối với Đảng.
Hệ thống dân vận của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, tập hợp đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong tầng
22
lớp nhân dân như: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; lao động giỏi,
lao động sáng tạo; giỏi việc nước, đảm việc nhà; thi đua tình nguyện xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Hội viên hội Cựu
chiến binh gương mẫu”; Hội phụ nữ thi đua “phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm
nghèo vươn lên làm giàu chính đáng”,… đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết
của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của
nhân dân, tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Công tác xóa đói giảm nghèo được được các cấp ủy, chính quyền trong
tỉnh tích cực chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng. Ngày 31/10/2003 Ban thường
vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về Công tác xóa đói giảm nghèo.
Mục tiêu đến năm 2005 là không để tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
dưới 10%, xóa nhà tranh tre, dột nát cho trên 10.000 hộ nghèo; cấp thẻ y tế và
giấy khám chữa bệnh miễn phí cho 100% hộ nghèo [57, 435]. Trong năm
2004, hội viên và gia đình hội Cựu chiến binh trong tỉnh ủng hộ quỹ “Vì
người nghèo”, nạn nhân chất độc da cam, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và quỹ
“Khuyến học” được 136.700.000 đồng.
Nhờ những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp của Đảng bộ tỉnh
Hà Nam cùng với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của nhân dân, tình hình
kinh tế xã hội trong 5 năm qua (2000-2005), đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 9,05%/năm; bình quân thu
nhập đầu người năm 2005 đạt 5,1 triệu đồng; cơ cấu kinh tế có bước chuyển
dịch tích cực năm 2005: Công nghiệp – xây dựng chiếm 39,66%, nông – lâm
– thủy sản chiếm 28,41%, dịch vụ chiếm 31,93%. Nổi bật là việc thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, Nghị quyết 08 của Tỉnh
ủy Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [63, 20].
Những thành tựu đó được khẳng định rất rõ trong văn kiện Đại hội đại
biểu lần thứ XVII (12/2005) của Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Về nông nghiệp, lâm
23
nghiệp và thủy sản: Bình quân 5 năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
4,1%/năm, vượt chỉ tiểu Đại hội 0,6%; sản lượng lương thực đạt 419.000
tấn/năm, tăng 5,9% so với thời kỳ 1997-2000, sản lượng thủy sản năm 2005
đạt 11,5 nghìn tấn, gấp 2,36 lần năm 2000. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông
nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản từ
23,2% (năm 2000), lên 31,3% (năm 2005), giảm tỷ trọng trồng trọt từ 72,6%
(năm 2000) xuống 66,2% (năm 2005). Chăn nuôi thủy sản đang từng bước trở
thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp [63, 21].
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng trung bình 20%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2.871 tỷ
đồng, tăng 19,7% so với năm 2004 [25, 6]. Công nghiệp vật liệu xây dựng
phát triển nhanh đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với sản phẩm
chủ yếu như: Xi măng tăng bình quân 17,8%/năm; đá các loại tăng
19,6%/năm; bột nhẹ tăng 39,7%/năm. Đã quy hoạch mới được 5 khu công
nghiệp, 7 cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp, 10 cụm tiểu, thủ công
nghiệp – làng nghề với 1.160ha,…
Hệ thống thương mại, dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển. Giá trị
hàng xuất khẩu bình quân 5 năm tăng 11,7%/năm, vượt chỉ tiêu Đại hội đề
ra 1,7%. Số lượng khách du lịch thu hút vào tỉnh tăng từ 12.000 lượt người
(năm 2001) lên 42.566 lượt người (năm 2005). Dịch vụ bưu chính viễn
thông, vận tải, điện, nước phát triển và mở rộng theo hướng đa dạng. Năm
2005 đạt 8,2 máy điện thoại/100 dân; 98/110 xã, thị trấn có nhà bưu điện
văn hóa xã,… [63, 23].
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Hà
Nam là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và là một trong những tỉnh đi đầu trong cả
nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh
có 134 trường đạt chuẩn quốc gia [60, 409]. Hoạt động khoa học và công
nghệ tiếp tục được tăng cường. Năm 2005 đã nghiệm thu 10 và phê duyệt 19
24
nhiệm vụ khoa học, triển khai 25 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, 100%
huyện thị đã thành lập Hội đồng Khoa học công nghệ [26, 8].
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm. Ngày
15/12/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị số 01-CT/TU Về tăng cường
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện chiến lược quốc gia về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010. Năm 2005,
tuyến tỉnh đã khám cho 121.927 lượt bệnh nhân, đạt 107,9% kế hoạch; tuyến
huyện có 1.173.700 lượt bệnh nhân, đạt 106,7% kế hoạch năm [60, 415].
Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư cả về đào tạo đội ngũ và xây dựng
cơ sở vật chất.
Công tác dân số - gia đình – trẻ em có chuyển biến rõ rệt, chất lượng
dân số được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 đạt
0,945%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22% [63, 29]. Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng. Toàn
tỉnh có 475 làng, 397 đơn vị và gần 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Công tác quốc phòng, an ninh: “Thường xuyên coi trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân” [63,
33]. Năm 2005, Đảng bộ đã chỉ đạo và tiến hành tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ
thị 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Về một số vấn đề cấp bách trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Toàn tỉnh đã giải quyết được
345/428 vụ, đạt 80,6%, trong đó cấp tỉnh giải quyết 7/15 vụ việc, đạt 47%,
cấp huyện 105/117 vụ, đạt 90%, cấp xã 233/296 vụ việc, đạt 79% [26, 9].
Dưới sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và sát sao của BCH Trung
ương Đảng nói chung, của Đảng bộ tỉnh Hà Nam nói riêng, việc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị từ năm 2000 đến năm 2005 của
Đảng bộ Hà Nam đã thu được những kết quả tốt đẹp. Việc đề ra những Nghị
quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lãnh đạo
chính quyền, các đoàn thể thực hiện các chủ trương đó trong những năm
25
2000-2005 đã thể hiện rõ sự sáng tạo và linh hoạt trong đường lối lãnh đạo,
hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và phù hợp với tâm tư,
nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số những hạn chế, tồn tại cần khắc
phục: “Xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách còn chậm, chưa kịp
thời. Công tác quản ký nhà nước về đô thị, đất đai, quy hoạch xây dựng, khai
thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ hành lang an toàn giao thông, trật tự an
ninh xã hội trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Thực hiện cải cách hành chính
còn chậm, chưa rõ nét. Ở một số nơi, nhất là cơ sở xã, phường, thị trấn chưa
phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân” [63, 45]. Công tác tổ chức thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở một số cơ quan, đơn vị còn yếu; chỉ đạo, điều hành,
quản lý của chính quyền có nơi chưa tập trung, kiên quyết, còn tư tưởng trông
chờ, ỷ lại, đùn đẩy lên cấp trên. Sự phối kết hợp giữa cấp và ngành, giữa
ngành với ngành chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phân công, phân cấp chưa rõ
ràng, nên chưa phát huy hiệu quả. Công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, trách nhiệm của một số sở, ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế, có
nơi còn biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chất
lượng và hiệu quả cải cách hành chính chưa rõ nét, triển khai cơ chế hành
chính “một cửa” còn chậm.
Về mặt tư tưởng
Các cấp ủy thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập
lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tổ chức triển
khai học tập và chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của
Trung ương được tiến hành nghiêm túc như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
BCH Trung ương Đảng khóa IX về nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận trong
tình hình mới, về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã,
phường, thị trấn, về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ (2000-2010), về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
26
hiệu quả kinh tế tập thể, về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích
tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH
Trung ương khóa IX Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ
thị số 23-CT/TW, ngày 27/03/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết hội nghị lần thứ 9; Kết luận Hội nghị
lần thứ 10 BCH TW Đảng khóa IX…
Trong việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các
cấp ủy Đảng đã đổi mới phương pháp và hình thức tuyên truyền như mở các
lớp chuyên đề công tác tôn giáo cho cán bộ cơ sở; tổ chức thi tìm hiểu 75 năm
lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, 60 năm nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 115 năm thành lập tỉnh Hà Nam; tổ chức Hội thi cán bộ
làm công tác dân vận khéo; giảng viên lý luận giỏi; bí thư chi bộ giỏi; báo cáo
viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh; mở các chuyên mục về “Tư tưởng Hồ Chí
Minh”, “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” trên báo và Đài phát thanh
truyền hình Hà Nam. Báo Hà Nam duy trì định kỳ 2 số/tuần trong đó có 5 số
đặc biệt nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng.
Đài phát thanh truyền hình Hà Nam luôn phát sóng chương trình thời
sự hàng ngày của Đài truyền hình Trung ương, duy trì chương trình phát
thanh hàng ngày, chương trình truyền hình địa phương 3 chương trình/tuần.
Nội dung chương trình phát thanh truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị,
tuyên truyền toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
của địa phương.
Về công tác dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên tổ
chức nghe, phản ánh và tổng hợp tình hình dư luận xã hội hàng tháng. Công
tác dư luận xã hội nói chung đã kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn
biến tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, tổng hợp báo
cáo Trung tâm Dư luận xã hội, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và
Thường trực Tỉnh ủy…Những hoạt động tích cực trên đã góp phần nâng cao
trình độ lý luận chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu
27
độc lập và chủ nghĩa xã hội, khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng
của quê hương.
Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, của tỉnh được triển khai sâu, rộng theo tinh thần
hướng về cơ sở, gắn công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với giải quyết
những vấn đề bức xúc đặt ra ở cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa
IX Về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới và Quy định số 54-
QĐ/TW của Bộ chính trị khóa IX Về chế độ học tập lý luận trong Đảng, trong
5 năm qua (2001-2005), toàn tỉnh đã mở 206 lớp bồi dưỡng chuyên đề, 109
lớp bồi dưỡng cấp ủy, 217 lớp bồi dưỡng tìm hiều về Đảng cho hơn 50.000
lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú. Trình độ lý luận chính trị, nhận
thức về Đảng của cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt [60, 440].
Nếu như năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 1.935 cán bộ, đảng viên tham gia
vào lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, 977 học viên vào lớp bồi dưỡng
đảng viên mới; 1757 học viên với 25 lớp bồi dưỡng cấp ủy; 10 lớp bồi dưỡng
trưởng thôn, cán bộ các đoàn thể thu hút được 1.232 học viên; 3 lớp trung cấp
lý luận tại chức với 194 học viên [17, 4] thì đến năm 2005 những con số này
có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2005, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị
xã và các Đảng bộ trực thuộc tỉnh đã mở được 80 lớp bồi dưỡng lý luận chính
trị và chuyên đề cho đội ngũ cán bộ cơ sở với tổng số 6.398 lượt học viên.
Trong đó 28 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng với 2.087 học viên; 15 lớp
đảng viên mới với 1.062 học viên; 5 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 262 học
viên; 18 lớp bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư Chi bộ và cấp ủy cơ sở với
1.627 lượt học viên; 14 lớp bồi dưỡng chuyên đề với 1.360 học viên [28, 5].
Công tác biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng bộ đạt kết quả tích cực,
góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ. Ban tuyên giáo tỉnh đã ban hành
Công văn số 561-CV/TG, ngày 12/10/2005 đôn đốc đẩy mạnh công tác biên
28
soạn lịch sử Đảng bộ theo tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương và
Thông tri 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hoàn thành biên soạn nội dung tóm
tắt lịch sử Đảng bộ Hà Nam phục vụ trang Wesite của Tỉnh ủy, hoàn thành
xây dựng biên soạn cuốn sách “Bác Hồ với Hà Nam”. Các Đảng bộ huyện Lý
Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm; ngành Công an đã xuất bản sách lịch sử nhân
dịp Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010.
Nhờ sự đoàn kết, sự cố gắng về mọi mặt của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân Hà Nam, công tác tư tưởng của Đảng bộ Hà Nam đã đạt được kết
quả có ý nghĩa: “Góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong
Đảng bộ và nhân dân; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo và công cuộc đổi mới của Đảng” [63, 36]. Tuy nhiên, công tác tư tưởng
vẫn còn một số hạn chế và khuyết điểm: “Một số cấp ủy chưa thường xuyên
coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động cán bộ
đảng viên và nhân dân” [63, 44].
1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức
Củng cố tổ chức cơ sở đảng
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được
tăng cường. Tiếp tục triển khai thực hiện hướng dẫn số 18 và 20 của Ban Tổ
chức Trung ương Về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Các huyện, thị ủy và đảng trực thuộc đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chặt
chẽ việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với đánh giá chất lượng tổ
chức cơ sở đảng và đảng viên. Các cấp ủy Đảng vừa coi trọng nâng cao chất
lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh vừa coi trọng việc củng cố,
khắc phục cơ sở đảng yếu kém, chăm lo, giáo dục, rèn luyện, đội ngũ đảng
viên, xử lý nghiêm minh các vi phạm, góp phần nâng cao năng lực, sức chiến
đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
Chất lượng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được nâng lên bình quân
hàng năm, số tổ chức cơ sở đảng vững mạnh đạt 83,19%, vượt chỉ tiêu Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Các cấp ủy đảng đã có nhiều
29
hình thức, biện pháp tăng cường công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh đi đôi với củng cố, khắc phục tổ chức cơ sở đảng yếu kém,
như tổ chức thi báo cáo viên giỏi, Bí thư chi bộ giỏi, xây dựng mô hình chi bộ
điểm về các mặt công tác xây dựng Đảng của Huyện ủy Kim Bảng, Duy Tiên,
Đảng ủy Công an, Quân sự; xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác xây
dựng Đảng của Thị xã Phủ Lý, Huyện ủy Bình Lục, Lý Nhân. Do làm tốt
công tác xây dựng Đảng gắn với Cuộc vận động xây dựng, chính đốn Đảng
nên tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt 83,13%, tăng 0,95%; tổ
chức cơ sở đảng yếu kém còn 4,63% (năm 2001) [18, 3]. Năm 2002, số tổ
chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt 77,3%; số tổ chức cơ sở đảng yếu
kém còn 3,9%.
Năm 2003, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng gắn với củng cố, kiện toàn xây dựng hệ thống chính trị từ
tỉnh đến cơ sở và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững
mạnh. Đã lãnh đạo tổ chức tốt đại hội 365/365 đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm
kỳ 2003-2005, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kế hoạch đề ra; chất lượng
cấp ủy mới được nâng lên. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch
vững mạnh được tăng cường gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa IX) Về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu lực quản
lý của chính quyền, vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân được nâng
lên rõ rệt. Đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình giữa nhiệm kỳ đối
với cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; đánh giá,
xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên gắn với tổng kết công tác xây dựng
Đảng năm 2003.
Năm 2005, số tổ chức cơ sở đảng được đánh giá chất lượng 490/494
đạt 99,19%, trong đó đạt trong sạch, vững mạnh 420 cơ sở đạt 85,71% tăng
7,96% so với 2003; hoàn thành nhiệm vụ 67 cơ sở đạt 12,85% giảm 23,8% so
với năm 2003; yếu kém 07 cơ sở, chiếm 1,44% giảm 4 cơ sở chiếm 0,74% so
30
với năm 2003 (còn 05 đơn vị có từ 1 đến 2 cơ sở yếu kém) [27, 5]. Đối với
những cơ sở còn yếu kém, cấp ủy đã tập trung xây dựng và củng cố kiện toàn
tổ chức, kiện toàn đội ngũ cấp ủy, tập trung giải quyết những mặt yếu, nâng
độ đồng đều về chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ, nên nhiều đảng
bộ huyện và cấp trên cơ sở không còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Năm 2005
(trước Đại hội các chi, Đảng bộ cơ sở) để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ, các Đảng bộ cơ sở bổ sung Ban Chấp hành: 51 đồng chí, Ban
Thường vụ: 16 đồng chí, Bí thư: 10 đồng chí, Phó Bí thư: 05 đồng chí, Chủ
tịch HĐND, UBND: 04 đồng chí, Phó Chủ tịch HĐND, UBND: 07 đồng chí.
Các đồng chí cấp ủy được kiện toàn đã ổn định tiếp tục lãnh đạo đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ.
Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên
Công tác kiểm tra được kết hợp chặt chẽ ở cơ sở với công tác thanh tra
của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, tập trung rà soát, giải quyết
các đầu yếu, kiên quyết xử lý tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm. Đặc biệt,
một số vụ vi phạm tồn đọng phức tạp đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực
tiếp chỉ đạo, các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết dứt điểm. Thực hiện
Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 17/10/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về
việc đổi thẻ đảng viên, Hướng dẫn số 25, 27-HD/TCTW của Ban Tổ chức
Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 38-KH/TU ngày
29/12/2003 để thực hiện. Sau 3 đợt phát và đổi thẻ ngày 19/5; 2/9; 7/11, toàn
Đảng bộ tỉnh đã đổi, phát thẻ cho 37.876 đảng viên, đạt 99,3% tổng số đảng
viên chính thức.
Năm 2001, số lượng đảng viên đủ tư cách phát huy tác dụng tốt chiếm
79,9%; số đảng viên không đủ tư cách chiếm 0,23%. UBKT các cấp đã kiểm
tra 223 đảng viên và 1 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 148 tổ
chức đảng thi hành kỷ luật đảng, 795 tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, 951 tổ chức đảng quản lý, sử dụng đảng phí; giải quyết kết luận 125/134
trường hợp đảng viên và bị tố cáo. Đã xử lý kỷ luật 261 đảng viên, giảm
31
16,3% so với năm 2000, có 49 cấp ủy viên các cấp, trong đó có 19 đảng ủy
viên; khiển trách 102, cảnh cáo 113, cách chức 12, khai trừ 34 trường hợp.
Đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác 69 trường hợp. Kịp thời ngăn ngừa
vi phạm của cán bộ, đảng viên, góp phần giữ nghiêm kỷ luật Đảng, kỷ cương
xã hội, ngăn ngừa việc khiếu kiện phức tạp phát sinh ở cơ sở. Năm 2001 số
đảng viên bị kỷ luật giảm nhiều so với năm 2000 [18, 4]. Triển khai tốt công
tác bảo vệ chính trị nội bộ theo Chỉ thị 24, 39 của Bộ Chính trị, đã kết nạp
1.158 đảng viên, tăng 19,21% so với năm 2000, là năm kết nạp đảng viên cao
nhất từ trước đến nay. Có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên
đến nay đã kết nạp được đảng viên mới.
Năm 2002, Uỷ ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 9 tổ chức đảng và 161
đảng viên có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 124 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật
của đảng; kiểm tra 934 tổ chức đảng về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; giải
quyết 2 tổ chức đảng và 89 đảng viên bị tố cáo; kiểm tra tài chính đảng của
1.112 tổ chức đảng và 28.995 đảng viên. Đã xử lý kỷ luật 5 tổ chức đảng
(cảnh cáo 3, khiển trách 2); xử lý kỷ luật 226 đảng viên (khiển trách 99, cảnh
cáo 101, cách chức 9, khai trừ 17), giảm 14% so với năm 2001 (có 56 đồng
chí cấp uỷ viên). Nội dung vi phạm chủ yếu là thiếu tinh thần trách nhiệm, cố
ý làm trái chế độ chính sách, chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng không
nghiêm, vi phạm phẩm chất lối sống, mất đoàn kết nội bộ [20, 3]. Năm 2002,
toàn tỉnh đã kết nạp 1.141 đảng viên, chất lượng được nâng lên.
Năm 2003, toàn tỉnh đã kết nạp được 1.065 đảng viên mới (giảm 6,5%
so với năm 2002), trong đó đoàn viên thanh niên chiếm 63,2%. Các cấp ủy và
UBKT các cấp đã kiểm tra, phúc tra 320 tổ chức đảng cấp dưới về chấp hành
Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; kiểm tra 10 tổ chức đảng và 103 đảng viên (có
53 đồng chí là cấp ủy viên) có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 760 tổ chức đảng
cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, 116 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật
trong Đảng, giải quyết 35/40 đảng viên bị tố cáo. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ
luật 5 tổ chức đảng (cảnh cáo 2, kiển trách 3), xử lý kỷ luật 173 đảng viên (có
32
55 đồng chí là cấp ủy viên) bằng các hình thức: kiển trách 64, cảnh cáo 80,
cách chức 7, khai trừ 22 đảng viên [22, 4].
Năm 2004, các cấp uỷ và UBKT các cấp đã tổ chức kiểm tra 645 tổ
chức đảng cấp dưới về chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng (tăng 83% so
với năm 2003), kiểm tra 15 tổ chức đảng, 127 đảng viên có dấu hiệu vi phạm
(trong đó có 02 đồng chí Tỉnh uỷ viên), kiểm tra 1.221 tổ chức đảng cấp dưới
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết 101/108 đảng viên bị tố cáo, 14/14
đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng, kiểm tra 1.327 tổ chức Đảng với 32.431
đảng viên về thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí, tài chính Đảng. Qua kiểm
tra đã thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng bằng hình thức cảnh cáo (giảm 6 tổ
chức đảng so với năm 2003), kỷ luật 218 đảng viên (giảm 2,3%), bằng các
hình thức khiển trách 89, cảnh cáo 93, cách chức 16, khai trừ 20 đảng viên
(trong đó có 06 trường hợp xử lý bằng pháp luật và 08 xử lý hành chính) [24,
4]. Tổ chức đổi thẻ đảng viên theo Chỉ thị 29 của Ban Bí thư cho 35.608 đảng
viên, chiếm 94,2% tổng số đảng viên chính thức. Năm 2004, toàn Đảng bộ kết
nạp 1.210 đảng viên mới, tăng 13,69% so với năm 2003.
Năm 2005, đã mở 31 lớp cho 2.115 quần chúng tham gia tìm hiểu về
Đảng và giới thiệu kết nạp 1.088 đảng viên đạt 88,38% so với năm 2004,
trong đó là đoàn viên thanh niên chiếm 61,76%. Trình độ đảng viên mới kết
nạp cũng tăng rõ rệt: đại học, cao đẳng chiếm 35,38%, trung cấp chiếm
24,9%; số tổ chức cơ sở đảng có kết nạp đảng viên: 56,85% tăng 26,85% so
với năm 2004 [26, 7]. Năm 2005 đã xử lý kỷ luật 168 đ/c, trong đó cấp ủy
viên huyện 01 đ/c, cấp ủy cơ sở 02 đ/c bằng các hình thức sau: khiển trách: 62
đ/c, cảnh cáo: 87 đ/c, cách chức: 04 đ/c, khai trừ: 15đ/c [26, 6].
Công tác kiểm tra được tăng cường không chỉ thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, mà còn góp phần đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
33
Nhiệm kỳ 2000-2005, công tác làm trong sạch đội ngũ đảng viên đã thu
được những kết quả thiết thực. Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ tăng liên tục qua các năm. Công tác phát triển đảng
viên mới luôn luôn được quan tâm, bồi dưỡng. Trong 5 năm Đảng bộ đã kết
nạp được gần 6.000 đảng viên, đưa số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên gần
40.000 [63, 442]. Chất lượng đảng viên của Đảng bộ Hà Nam từ năm 2000
đến năm 2005 được nâng lên rõ rệt so với nhiệm kỳ trước: Số đảng viên đủ tư
cách hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt
91,54%, số đảng viên vi phạm tư cách còn 0,46%, giảm 0,94% [60, 441].
Đảng bộ cũng rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc đến việc chỉ đạo mở
lớp tìm hiểu về đảng cho quần chúng ưu tú. Các cấp ủy đã xác định việc thực
hiện công tác quản lý đảng viên là một nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức
đảng, tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, quản
lý tốt đội ngũ đảng viên; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tổ chức quán
triệt nghiêm túc Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về xây dựng đội ngũ đảng viên.
Bên cạnh đó, tình trạng đảng viên vi phạm kỷ luật vẫn còn nhiều, trình
độ chuyên môn còn ở mức độ giới hạn. Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra
4.747 tổ chức Đảng và 742 đảng viên (có 230 cấp ủy viên) có dấu hiệu vi
phạm. Việc giải quyết đảng viên khiếu nại kỷ luật, đảng viên bị tố cáo đạt tỷ
lệ cao. Đã thi hành kỷ luật 17 tổ chức Đảng, 1.013 đảng viên, trong đó khai
trừ 109 đảng viên, tăng 8,2% so với nhiệm kỳ trước. Nội dung vi phạm chủ
yếu là do thiếu tinh thần trách nhiệm; chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
không nghiêm; cố ý làm trái chế độ, chính sách, vi phạm pháp luật, vi phạm
phẩm chất, đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ [60, 445]. Số đảng viên có
trình độ đại học, cao đẳng chưa nhiều,…
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng (khóa
VIII) Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
34
và Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH TW (khóa IX) Về công tác tổ chức và
cán bộ, Đảng bộ đã triển khai từng bước công tác này có hiệu quả. Công tác
cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, từ
khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, luân
chuyển cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ được thực hiện nề nếp, chặt
chẽ. Công tác quy hoạch cán bộ được xây dựng đồng bộ ở 3 cấp: tỉnh, huyện
và cơ sở. Qua đó nhằm đào tạo nguồn, sớm phát hiện và đào tạo cán bộ trẻ, có
triển vọng trưởng thành từ hoạt động thực tiễn; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, số lượng, cơ cấu hợp lý cho
nhu cầu trước mắt và lâu dài. Từ công tác quy hoạch cán bộ, Đảng bộ đã chỉ
đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng đối với từng loại hình cán bộ phù hợp với tình hình địa phương, đơn
vị. Các cấp ủy đảng có kế hoạch chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, bồi dưỡng lý luận
chính trị ở Trung ương và địa phương. Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ lãnh
đạo, quản lý trong tỉnh có trình độ chuyên môn tăng gấp 3,5 lần, có trình độ
cử nhân, cao cấp chính trị tăng gấp 3,5 lần so với năm 1997.
Năm 2002, đã lãnh đạo làm tốt công tác nhân sự giới thiệu ứng cử viên
đại biểu Quốc hội Khoá XI. Củng cố, kiện toàn, bổ sung 2 đồng chí Uỷ viên
BCH Đảng bộ tỉnh, 1 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, 19 đồng chí
lãnh đạo huyện, thị xã và trưởng, phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; ra quyết
định chấm dứt hoạt động 26 Ban Cán sự đảng và 2 Đảng đoàn; phối hợp với
Tạp chí Cộng sản tổ chức Cuộc hội thảo về xây dựng hệ thống chính trị và đội
ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn đạt kết quả tốt nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở [20, 4].
Năm 2003, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ gắn
với đào tạo và luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Đã xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
35
các cấp và quy hoạch nguồn cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy quản lý gồm 331 đồng chí. Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, toàn
tỉnh luân chuyển và điều động 158 cán bộ. Trong đó có 24 đồng chí luân
chuyển điều động từ cấp trên xuống cấp dưới, 23 đồng chí từ cấp dưới lên,
luân chuyển giữa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể 111 đồng chí.
Trong số đó có 15 đồng chí lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý (8
đồng chí cấp trưởng, 7 đồng chí cấp phó). Bổ nhiệm lại 18 đồng chí, miễn
nhiệm 1 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý [22, 4].
Năm 2004, Đảng bộ tập trung lãnh đạo tốt công tác nhân sự đại biểu
HĐND và các chức danh của HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009
gắn với nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010. Đã thành lập cơ
quan Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND tỉnh. Đề bạt bổ
nhiệm 19 cán bộ, bổ nhiệm lại 12, miễn nhiệm 02 cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ
quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn và quy định 178 của BTV Tỉnh uỷ. Tổ chức thi,
xét tuyển công chức cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh, tuyển dụng được 63 đồng
chí. Tổ chức đổi thẻ đảng viên theo Chỉ thị 29 của Ban Bí thư cho 35.608
đảng viên, chiếm 94,2% tổng số đảng viên chính thức [24, 3]. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng, đã mở 56 lớp đào tạo, đào
tạo lại và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 6.750 lượt cán bộ, trong
đó có 3.283 đại biểu HĐND các cấp.
Năm 2005, luân chuyển cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý là 04 đ/c; các
huyện và thị đã luân chuyển 113 đ/c (trong đó từ huyện về cơ sở 24 đ/c, giữa
các phòng, ban 43 đ/c). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng
thường xuyên: ngành đã giúp cấp ủy chọn cử 01 đ/c lãnh đạo tỉnh đi dự lớp
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng do TW tổ chức. Chọn cử các đ/c cán bộ
trong diện quy hoạch nguồn để đào tạo, bồi dưỡng gồm: 06 đ/c cán bộ đi
tham gia thi tuyển để đào tạo trên đại học thuộc các lĩnh vực, 20 đ/c đi học
lớp cao cấp lý luận chính trị và 07 đ/c đi học cử nhân chính trị hệ tập trung
và 03 đ/c đi bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức. Bế giảng lớp cao cấp lý
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf

More Related Content

Similar to Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf

Similar to Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf (20)

Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docxBáo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
 
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA THÀNH ỦY HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA THÀNH ỦY HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA THÀNH ỦY HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA THÀNH ỦY HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng YênLuận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận đoàn bình thạnh với hoạt động tuyên...
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận đoàn bình thạnh với hoạt động tuyên...Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận đoàn bình thạnh với hoạt động tuyên...
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận đoàn bình thạnh với hoạt động tuyên...
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba VìLuận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị huyện Lập Thạch
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị huyện Lập ThạchPhát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị huyện Lập Thạch
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị huyện Lập Thạch
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên QuangLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGHIÊM THỊ LAN OANH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGHIÊM THỊ LAN OANH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đăng Tri Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Hà Nội ngày 21/10/2013 Tác giả luận văn Nghiêm Thị Lan Oanh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo hết sức nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Lịch sử, đặc biệt là PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô và các bạn. Đồng thời xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Trung tâm lữu trữ UBND tỉnh Hà Nam, Trung tâm lữu trữ Tỉnh ủy Hà Nam, văn phòng tư liệu khoa Lịch sử, Trung tâm Thư viện Quốc gia – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi sưu tầm tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có sự đầu tư nghiên cứu và làm việc trên cơ sở tư liệu có độ tin cậy cao, nhưng đây là một đề tài hết sức rộng lớn và phức tạp nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 21/10/2013 Tác giả luận văn Nghiêm Thị Lan Oanh
  • 5. QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành BTV Ban Thường vụ CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội Đ/c Đồng chí GDP Tổng thu nhập quốc dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc Nxb Nhà xuất bản TCCS Tổ chức cơ sở THPT Trung học phổ thông TSVM Trong sạch, vững mạnh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UBKT Ủy ban kiểm tra VKSND Viện Kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005................................. 7 1.1. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) và chủ trƣơng xây dựng Đảng .................................................................... 7 1.1.1. Vài nét về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trước năm 2000........................................................................................... 7 1.1.2. Chủ trương xây dựng Đảng của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) ...............................................................14 1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005............................................................................18 1.2.1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị và tư tưởng....18 1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức .....................28 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM ĐẨY MẠNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013...............................38 2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Nam đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2005 đến năm 2010............................................................................38 2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về công tác xây dựng Đảng...38 2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện............................................................40 2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 2010 đến năm 2013..............................................................62 2.2.1. Chủ trương đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam .............................................................................................62 2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện............................................................64
  • 7. Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM...........................79 3.1. Nhận xét...............................................................................................79 3.1.1. Về ưu điểm.....................................................................................79 3.1.2. Về hạn chế......................................................................................87 3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra ...............................................91 KẾT LUẬN..................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................104 PHỤ LỤC.....................................................................................................111
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn tám thập kỷ qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo duy nhất sự nghiệp cách mạng của dân tộc, do đó sự lãnh đạo, quá trình phát triển của Đảng đều có ý nghĩa quyết định đối với thành quả cách mạng qua các thời kỳ lịch sử. Sự lãnh đạo của Đảng là toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đối với mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” [2, 137]. Nhận thức rõ được vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng những năm vừa qua còn không ít hạn chế và tiêu cực: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế,... Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” [4, 173]. Những tiêu cực nảy sinh ngay trong nội bộ Đảng càng trở nên nguy kịch hơn khi các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng từ mọi phía bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” mà mục tiêu chính là: phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Do đó xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức là nhiệm vụ sống còn, then chốt trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay.
  • 9. 2 Hà Nam, mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, có bề dày lịch sử trên 120 năm, với diện tích 859,5 km2 , dân số 846.653 người (theo thống kê năm 2013). Hà Nam nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, vào khoảng 20,41 độ vĩ bắc; 105,31 độ kinh đông. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Tây, phía Nam giáp Nam Định, phía Đông giáp Thái Bình và Hưng Yên, phía Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Từ lâu Hà Nam đã được mệnh danh là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm trên huyết mạch giao thông Bắc – Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy hết sức thuận lợi, cùng với cầu Yên Lệnh nối đôi bờ sông Hồng, tạo cho Hà Nam lợi thế mới để mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Đông Bắc và ra cảng biển Hải Phòng. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Phủ Lý - thành phố anh hùng, nơi hội tụ của ba con sông: sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ. Hà Nam được coi là mảnh đất trung tâm - địa - kinh tế - văn hoá của khu vực đồng bằng sông Hồng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Hà Nam đã đoàn kết một lòng, hăng say xây dựng đời sống mới, đẩy mạnh CNH – HĐH, phấn đấu đưa Hà Nam trở thành một tỉnh giàu mạnh, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn. Sau hơn mười năm tái lập (1997), Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những thành công trên là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến những tác động tích cực từ việc Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và coi đây là nhiệm vụ then chốt trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề nổi cộm như: tệ quan liêu, tham nhũng, một số đảng viên giảm sút ý chí, kém tổ chức kỷ luật; tổ chức cơ sở Đảng nhiều nơi yếu kém, phương thức lãnh đạo còn chậm đổi mới,… Những việc đã làm được và chưa làm được của nhân dân Hà Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội những năm đầu của thế kỷ XXI
  • 10. 3 cũng gắn liền với kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013 trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức sẽ rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh trong công tác xây dựng Đảng trong thời gian sắp tới. Đó chính là những lý do chúng tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013” làm đề tài luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu Xây dựng Đảng là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và có ý nghĩa then chốt trong công cuộc xây dựng CNXH của nước ta. Chính vì vậy, đã có không ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài, xin nêu ra một vài công trình tiêu biểu sau: Về sách: Tác giả Lê Đức Thọ với tác phẩm: Những nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng Đảng; Hoàng Tùng: Đổi mới tư duy lý luận về công tác xây dựng Đảng; Lê Quang Thưởng: Một số vấn đề xây dựng Đảng về tổ chức trong giai đoạn hiện nay; Nguyễn Văn Vinh – Nguyễn Đức Thịnh: Xây dựng Đảng vững mạnh trong thời kỳ đổi mới đất nước,… Các bài viết trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản như: bài “Đảng cầm quyền và đạo đức, phong cách của cán bộ, đảng viên” của tác giả Nguyễn Xuân Tảo; “Tự phê bình và phê bình ở các tổ chức cơ sở Đảng hiện nay” của tác giả Trần Thông; GS. Trần Nhâm với tác phẩm “Phòng chống tham nhũng – nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”,… Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ có cùng đề tài để làm phong phú, sâu sắc cho bài viết. Tiêu biểu là luận văn “Đảng bộ Hà Tây thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 1991-2000” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Khánh (Ninh Bình) từ năm 1996 đến năm 2010” của học viên Nguyễn Thị Hoa, Ngô
  • 11. 4 Thị Lan Hương với luận văn “Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010”… Những cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Nghị quyết, báo cáo tổng kết về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội là nguồn tư liệu cơ sở khi nghiên cứu đề tài này. Các Nghị quyết, văn kiện Đại hội, các báo cáo cuối năm của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2013 và 2 cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Hà” tập 1 (1930-1954), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam” tập 2 (1975-2005) là nguồn tư liệu chủ yếu để chúng tôi nghiên cứu đề tài này. Tất cả những công trình nói trên đều đề cập đến các vấn đề chính yếu, cốt lõi của công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, tiếp cận ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, nên mỗi tác giả có những ý kiến riêng của mình. Đây chính là những tư liệu mang tính chất nền tảng, cơ sở để phục vụ đề tài nghiên cứu. Tính đến thời điểm thực hiện luận văn, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mong muốn sẽ đưa ra một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Xa hơn nữa, chúng tôi hi vọng với việc thực hiện đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm một góc nhỏ cho bức tranh toàn cảnh của Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và trưởng thành từ năm 2000 đến năm 2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu sự nhận thức, các chủ trương, biện pháp, kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013 từ đó làm rõ lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng Đảng.
  • 12. 5 Luận văn có 3 nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thu thập và xử lý nguồn tư liệu về đề tài để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013 - Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là quá trình nhận thức, các chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2013, những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nguyên nhân của những thành tựu cũng như các hạn chế, đó là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng Đảng ở Hà Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của công tác xây dựng Đảng ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2013 là phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Những chủ trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay là cơ sở chính, cung cấp quan điểm chỉ đạo cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu
  • 13. 6 khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các nhóm phương pháp khác. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần bổ sung những tư liệu cụ thể để làm rõ hơn lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2013 Những bài học kinh nghiệm mà luận văn rút ra từ việc Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013 sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xây dựng Đảng ở Hà Nam trong thời gian tới, và cũng có thể là những bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo cho các địa phương khác khi thực hiện nhiệm vụ này. Luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Nam đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2005 đến năm 2013 Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm
  • 14. 7 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) và chủ trƣơng xây dựng Đảng 1.1.1. Vài nét về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trước năm 2000 Tỉnh Hà Nam được tái lập Ngày 20/10/1890, tỉnh Hà Nam chính thức được thành lập. Đất đai tỉnh Hà Nam gồm đất phủ Liêm Bình, 17 xã của huyện Vụ Bản, Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam Định), 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội (cho nhập vào huyện Duy Tiên) và 2 huyện cũ là Duy Tiên, Kim Bảng của phủ Lý Nhân. Trải qua hơn một trăm năm (kể từ ngày thành lập), địa danh và địa giới hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tỉnh thuộc liên khu III. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, tháng 5/1953, Trung ương quyết định cắt các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định gồm Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã phía Bắc Nghĩa Hưng nhập vào tỉnh Hà Nam; chuyển châu Lạc Thuỷ về tỉnh Hoà Bình. Tháng 4/1956, sau giảm tô và cải cách ruộng đất, 3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã của Nghĩa Hưng sát nhập trở lại tỉnh Nam Định. Năm 1956, tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu năm 1976, Nam Hà sát nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Ngày 06/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết chia tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Ngày 01/01/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý.
  • 15. 8 Ngay sau khi tái lập, phát huy truyền thống lịch sử của cha ông, trong những năm qua Đảng bộ, quân và dân Hà Nam luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân Hà Nam luôn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, đóng góp vào thành công của hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những đóng góp đó, Đảng bộ quân và dân Hà Nam cùng 6/6 huyện, thành phố vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác. Sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định và Ninh Bình, tỉnh Hà Nam được tái lập là sự kiện chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, mở ra thời kỳ phát triển mới của tỉnh Hà Nam. Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trước năm 2000 Bước vào xây dựng tỉnh mới tái lập, Hà Nam có một số thuận lợi cơ bản. Về vị trí địa lý, Hà Nam nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, có trục đường giao thông Bắc – Nam chạy qua, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu, hợp tác với các vùng, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Sau mười năm đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã được nâng lên, tình hình an ninh chính trị được giữ vững là những thuận lợi để Hà Nam cùng với cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là khi tách tỉnh, lực lượng cán bộ từ tỉnh Nam Hà chuyển về vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu. So với tổng số cán bộ từng khu vực ở tỉnh Nam Hà cũ, số cán bộ chuyển về Hà Nam chiếm tỷ lệ rất thấp: cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kĩ thuật ở khu vực quản lý nhà nước ở các sở, ngành có 180 người, chiếm 17,81%; khu vực sự nghiệp có 330 người, chiếm
  • 16. 9 23,12%; khu vực hành chính sự nghiệp có 510 người. Nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể không đủ người làm việc, không có cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ không có tính kế thừa. Các cơ quan của tỉnh chưa có công sở, phải đi thuê mượn địa điểm làm việc. Đời sống, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức mới chuyển về gặp nhiều khó khăn, chưa có nhà ở. Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn của tỉnh mới tái lập, kế thừa và phát huy thành quả 32 năm hợp nhất với Nam Định và Ninh Bình, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh chú trọng khơi dậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào quê hương, ý thức trách nhiệm trước yêu cầu phát triển, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân. Đảng bộ đã tập trung khắc phục một số khó khăn chủ yếu của tỉnh mới chia tách, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh sớm đi vào hoạt động bình thường. Ngày 12/01/1997, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Nghị quyết đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi chia tách tỉnh và nhấn mạnh: “Trong giai đoạn lịch sử này, BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh không được chủ quan, nóng vội đồng thời cũng không bi quan, ngại khó, phải đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp sức, sáng tạo trong tư duy, mạnh dạn trong tổ chức thực hiện để làm tốt những nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân giao phó” [60, 297]. Nghị quyết đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và chuẩn bị điều kiện cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh. Trong đó có 2 nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu: “Thứ nhất: Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp như tu bổ đê kè, làm thủy lợi nội đồng, …phấn đấu giành vụ chiêm xuân thắng lợi với năng suất và tổng sản lượng cao nhất. Thứ hai: Phải giải quyết cơ bản nhu cầu về trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh và nơi ăn ở cho cán bộ công chức mới chuyển về, nhằm ổn định đời sống, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức yên tâm công tác” [60, 297].
  • 17. 10 Sau một thời gian chuẩn bị, thực hiện sự chỉ đạo của TW Đảng, từ ngày 02 đến ngày 05/7/1998, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV đã được tiến hành tại nhà Văn hóa trung tâm tỉnh. Dự đại hội có 258 đại biểu chính thức đại diện cho 33.988 đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội đã đề ra các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương xây dựng Đảng của tỉnh. Đại hội nhấn mạnh: “Công tác xây dựng Đảng phải được thực sự coi trọng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới” [61, 77]. Trọng tâm của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này đó là: “Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết TW 6 lần 2 (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đây là Nghị quyết quan trọng gắn liền với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhằm xây dựng Đảng mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực hiện Nghị quyết phải đảm bảo phương châm đoàn kết, tự phê bình và phê bình có hiệu quả, thấu tình đạt lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tạo niềm tin trong nhân dân với Đảng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết, thống nhất, tạo ra những chuyển biến tích cực, cụ thể, thiết thực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị” [60, 358]; “Vấn đề giữ nguyên tắc, kỷ cương của Đảng và đoàn kết nội bộ phải được đặc biệt coi trọng” [61, 77]. Trên cơ sở quán triệt nội dung văn kiện, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1996-2000) đề ra và dựa trên việc phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV (7/1998) và các Hội nghị tiếp theo đã cho ra đời những Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư… về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1998-2000. Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VII) về Đổi mới quản lý trong các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, các ngành, các cấp của tỉnh đã nghiên cứu đánh giá thực trạng 156 hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, BCH Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 14/11/1998 về Chuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật
  • 18. 11 Hợp tác xã. Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1988 của Bộ Chính trị (khóa VIII), về việc Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày 16/10/1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị 03-CT/TU và tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt trong tỉnh để quán triệt các văn bản của TW và của Tỉnh ủy về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Quán triệt tinh thần Nghị quyết, chủ trương của Đại hội đảng bộ tỉnh, công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này đã có sự chuyển biến rõ rệt trên tất cả các mặt. Trong phát triển kinh tế, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò sản xuất nông nghiệp của tỉnh thuần nông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra sự ổn định trong đời sống nhân dân. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 1.067,6 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 1996 [61, 27]. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, điện lực, bưu điện bước đầu đạt được một số kết quả, tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 đạt 315,8 tỷ đồng, tăng 9,2 % so với năm 1996 [61, 29]. Hoạt động văn hóa – xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, các ngành trong khối nội chính có nhiều hoạt động tích cực. Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, các cấp ủy Đảng luôn coi trọng việc quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy truyền thống cách mạng của đảng bộ, của quê hương, để nâng cao nhận thức trách nhiệm, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt làm tốt đợt tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa X và bầu bổ sung đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1994-1999. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nhằm cung cấp những thông tin có định hướng cho cán bộ và nhân dân. Bản tin Thông báo nội bộ được phát hành ngay trong tháng đầu khi tỉnh mới đi vào hoạt động, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ cho sinh hoạt chi bộ hàng
  • 19. 12 tháng. Số lượng phát hành hàng tháng tăng từ 2.200 cuốn năm 1997, lên 2.650 cuốn năm 2000 [60, 361]. Hoàn thành biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam giai đoạn 1927-1975. Tính đến hết tháng 8/1999, các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức học tập, nghiên cứu Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt và toàn thể đảng viên cơ sở. Kết quả nổi bật của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã góp phần củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Trong 3 năm (1998-2000), đã bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 39.000 lượt cán bộ, đảng viên, tuyên truyền viên, duy trì theo quy chế của cấp ủy. Do làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nên đại đa số cán bộ, đảng viên trong đảng bộ có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không có biểu hiện hoài nghi, mơ hồ về chính trị, không có tư tưởng đa nguyên, đa đảng. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ, Tỉnh ủy rất coi trọng củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị. Ngay khi tỉnh được tái lập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời đã ra Chỉ thị số 01 –CT/TU, ngày 06/01/1997 về việc ổn định tổ chức cán bộ đảm bảo hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể trong thời gian trước mắt nhằm khắc phục tình trạng tổ chức cán bộ khi chia tách vừa yếu vừa thiếu. Chỉ thị số 01 được triển khai hết sức khẩn trương, đến tháng 9/1997, toàn tỉnh đã nhanh chóng bố trí sắp xếp ổn định 56 đầu mối các cơ quan trực thuộc. Đề bạt bổ nhiệm 91 đ/c lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; điều động 39 đ/c huyện ủy viên các huyện tăng cường cho tỉnh.Tỉnh ủy đã thực hiện nghiêm túc việc tinh giản bộ máy các cơ quan Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII). Các cấp ủy đã quan tâm hơn đến công tác quy hoạch cán bộ, gắn với công tác rà soát chính trị nội bộ. Làm tốt công tác nhân sự bầu HĐND các cấp tháng 11/1999 và công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội
  • 20. 13 Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Đến năm 2000, tình hình cán bộ và bộ máy đã được kiện toàn. Hầu hết tổ chức Đảng cấp trên cơ sở và 90% số tổ chức đảng cơ sở đã xây dựng, bổ sung quy chế làm việc, đảm bảo đúng nguyên tắc và Điều lệ Đảng. Công tác kết nạp Đảng viên mới được quan tâm, từ năm 1997 đến năm 2000, toàn Đảng bộ mở gần 100 lớp cho 6.500 quần chúng ưu tú học tập, tìm hiểu về Đảng. Đã kết nạp được trên 3000 đảng viên; trong đó 47% là đoàn viên, 51,6% có trình độ trung cấp và đại học. Năm 2000, thực hiện Chỉ thị số 51 CT/TW của Bộ Chính trị Về phát triển đảng viên nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, đã kết nạp được 994 đảng viên, cao nhất so với những năm trước đó, nâng số đảng viên trong toàn đảng bộ lên 35.858 đồng chí [60, 363]. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên. Số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh ngày càng tăng, từ 77% năm 1998 lên 82,28% năm 2000, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra. Chỉ còn 5 tổ chức cơ sở đảng yếu kém, chiếm 1,26%. Bình quân trong 3 năm (1998-2000), số đảng viên đủ tư cách đạt 78,7%, số đủ tư cách nhưng còn hạn chế từng mặt là 19,9%, số đảng viên vi phạm và không đủ tư cách còn 1,4% [60, 363]. Hoạt động của Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả tốt. Ủy ban kiểm tra các cấp đã phối hợp kiểm tra 164 tổ chức Đảng và 1.761 đảng viên về việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đã xử lý kỷ luật 11 tổ chức đảng và 857 đảng viên, có 37% là cấp ủy viên các cấp, khai trừ khỏi đảng 119 trường hợp [60, 364]. Trong năm 1997, Ủy ban kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 859 đảng viên, 83 tổ chức cơ sở đảng có dấu hiệu vi phạm, phát hiện 248 đảng viên, chiếm 28,8% và 28 tổ chức cơ sở đảng, chiếm 33,7% vi phạm kỷ luật đảng. Đã xử lý kỷ luật 206 đảng viên, trong đó bị kỷ luật, khiển trách 57, cảnh cáo 91, cách chức 28, khai trừ 30, đưa ra khỏi đảng bằng các hình thức cho rút, xóa tên 99.
  • 21. 14 Xử lý khiển trách 02 Ban Thường vụ Đảng ủy xã, 01 Ban Thường vụ Đảng ủy phường, 01 chi ủy chi bộ cơ sở [61, 41]. Sau khi tái lập tỉnh (1997), Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng ở một số nơi, nhất là cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo kinh tế còn hạn chế; tình trạng phát tán đơn, thư mạo danh, nặc danh với động cơ xấu có lúc diễn ra nghiêm trọng nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời; đặc biệt nghiêm trọng là có cán bộ, đảng viên ở cương vị lãnh đạo cố ý làm trái nguyên tắc, để cho chủ nghĩa cá nhân chi phối, gây chia rẽ bè phái, tham nhũng, quan liêu, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. 1.1.2. Chủ trương xây dựng Đảng của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của sự hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa; khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra không ít thời cơ và cả những thách thức to lớn. Nhưng với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam quyết tâm tranh thủ thời cơ và vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững bước trên con đường xây dựng CNXH của cả nước. Nắm vững tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện để xây dựng nước ta thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng bộ đã chủ trương phát huy nội lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH – HĐH, xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh. Nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ nhấn mạnh trong các kỳ họp Đại hội “củng cố và đổi mới công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mọi thời kỳ”. Đại hội đại biểu tỉnh Hà Nam lần thứ XVI được tiến hành vào tháng 12 năm 2000 - thời điểm đất nước ta giành được những thành tựu hết sức to lớn
  • 22. 15 trong công cuộc đổi mới. Cuộc vận động, xây dựng chỉnh đốn Đảng đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã đi qua chặng đường 4 năm kể từ khi tái lập tỉnh. Đại hội được diễn ra trong không khí phấn khởi khi nhân dân tỉnh vừa tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh và 70 năm tiếng trống Bồ Đề. Những sự kiện trọng đại và đầy ý nghĩa đó chính là động lực tinh thần quan trọng giúp Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thêm quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đặt ra. Đại hội đã đề ra các chủ trương phát triển kinh tế xã hội, chủ trương xây dựng Đảng. Nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên được Đảng bộ đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng ở địa phương thời kỳ này: “Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ đảng viên về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng giảng dạy của trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thực hiện nghiêm túc Quy định 54 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Kịp thời nắm bắt dư luận xã hội và làm tốt công tác thông tin có định hướng, đảm bảo quyền được thông báo tin cho cán bộ đảng viên và nhân dân” [62, 73]. Trong nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức, Đảng bộ chủ trương: “Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), khắc phục sự chồng chéo, bao biện trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành” [62, 74]. Đảng bộ đặc biệt nhấn mạnh vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nhất là những cơ sở yếu kém, để từ đó cần khảo sát tình hình, thực trạng cơ sở đảng, làm rõ nguyên nhân yếu kém để có chủ trương, biện pháp giải quyết có hiệu quả. Đảng bộ chủ trương: “Nâng cao chất lượng lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và tổ chức đảng. Đổi mới phong cách lãnh đạo, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Gắn chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể với công
  • 23. 16 tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật…Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo hạt nhân của tổ chức đảng và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong đảng, kiên quyết không để tái diễn khuyết điểm mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh” [62, 75]. Cùng với chủ trương nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, Đảng bộ Hà Nam coi việc nâng cao chất lượng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005: “Nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái; chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực dụng, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết, vi phạm phẩm chất, đạo đức của cán bộ đảng viên. Thực hiện nói và làm theo Nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân”. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải ra sức thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” ;“Duy trì nề nếp sinh hoạt, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với việc kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc phân công đảng viên phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối quan hệ với chi bộ, chi ủy cơ sở và nhân dân nơi cư trú” [62, 75]. Đối với công tác bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, Đảng bộ chủ trương: “Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn”; “Thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện”. Về công tác phát triển đảng viên mới, Đảng bộ nhấn mạnh: “làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên”; “Cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh
  • 24. 17 hoạt Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy định 55 của Bộ chính trị (khóa VIII) về những điều đảng viên không được làm” [62, 74]. Về nguyên tắc lãnh đạo cán bộ phải thực hiện tốt nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, thực hiện việc phân công, quản lý cán bộ theo đúng quy định của Bộ Chính trị. Công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, đánh giá, nhận xét cán bộ thực hiện nghiêm túc theo quy chế, quy định, quy trình thống nhất, chặt chẽ”. Về việc bố trí, sử dụng cán bộ: “đúng người, đúng việc, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ” [62, 74]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng bộ Hà Nam đặc biệt nhấn mạnh công tác kiểm tra: “Các cấp ủy, tổ chức đảng phải chủ động kiểm tra và phân công các ban tham mưu tổ chức tốt việc kiểm tra theo Điều lệ đảng, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình. Đề cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới và người đứng đầu, đảm bảo tính chủ động, kịp thời, chính xác. Chú trọng sơ kết, tổng kết các chuyên đề để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với giám sát, thanh tra của Nhà nước, của nhân dân, của các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận xã hội. Kịp thời động viên các đơn vị giải quyết tốt những vấn đề bức xúc, quần chúng đang quan tâm,…” [62, 76]. Để thực hiện công tác kiểm tra một cách có hiệu quả, Đảng bộ chủ trương: “Mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, thường xuyên và định kỳ lấy ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên”. Đó là những chủ trương lớn và chủ yếu nhất của Đảng bộ Hà Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005. Đây được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động của các cấp ủy, các ban ngành và toàn thể nhân dân Hà Nam.
  • 25. 18 1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2005 1.2.1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị và tư tưởng Về mặt chính trị Với chức năng của một Đảng bộ địa phương thì nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị chủ yếu của Đảng bộ Hà Nam là nghiên cứu các chủ trương, đường lối kinh tế, chính trị, xã hội của Trung ương và cụ thể hóa thành những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Từ đó lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân dân trong tỉnh thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở quán triệt nội dung Văn kiện mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra và dựa trên việc phân tích thực trạng kinh tế xã hội toàn tỉnh (1997-2000), Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) và các Hội nghị tiếp theo đã cho ra đời những Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm 2000-2005. Về kinh tế, nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ này là: “Ra sức phát huy nội lực, đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. [62, 55]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra các chỉ tiêu từ năm 2000 đến năm 2005 cơ bản như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,5-5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 là một cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó: nông nghiệp chiếm 32%, công nghiệp – xây dựng chiếm 34%, dịch vụ chiếm 34%; giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông lâm nghiệp, thủy sản) tăng bình quân 3,5 %/năm; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2005 đạt 1,1%-1,2%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn dưới 7%,… [62, 57]. Về nông nghiệp, quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 về Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ Chính trị (khóa VIII); Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về Đẩy mạnh CNH – HĐH nông
  • 26. 19 nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010, ngày 21/05/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ra đời Nghị quyết số 03-NQ/TU Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Tiếp đó ngày 29/09/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 19-CT/TU Về tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với phong trào xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, hộ nông dân đạt 50 triệu đồng/năm. Chỉ thị nêu rõ: xây dựng cánh đồng, hộ nông dân đạt 50 triệu/năm là chủ trương lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài, trực tiếp xóa đói giảm nghèo, là nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo phát triển nông nghiệp. Về công nghiệp, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, ngày 02/05/2003, BCH Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 08-NQ/TU về Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nghị quyết đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu là: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư, phát triển tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tập trung phát triển mạnh những ngành có nhiều lợi thế, ngành nghề thu hút được nhiều lao động và những cơ sở sản xuất làm vệ tinh cho các trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm. Về thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế đối ngoại: Đầu tư khai thác du lịch theo quy hoạch, phát triển các loại hình du lịch gắn với dịch vụ, du lịch lễ hội và sinh thái, gắn với khu vực Hương Sơn (Hà Nội), Hòa Bình, ven sông Hồng, sông Châu,… Đảng bộ cũng rất coi trọng việc huy động nguồn vốn nước ngoài “phấn đấu đến năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 10% tổng số vốn đầu tư” [62, 62]. Đối với các vấn đề xã hội, trong Đại hội Đảng lần thứ XVI, Đảng bộ tập trung vào những vấn đề chủ yếu: Giảm tỷ lệ người lao động thiếu và không có việc làm; tích cực tạo công ăn việc làm, thực hiện có hiệu quả chiến lược dân số; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo
  • 27. 20 dục đào tạo, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn, lĩnh vực, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, kiên quyết làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đe dọa chiến tranh của các thế lực thù địch. Đó chính là những chủ trương lớn, những chiến lược quan trọng của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng về mặt chính trị nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến năm 2005. Những chủ trương này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và đã thu được những kết quả đáng mừng. Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Đảng bộ Hà Nam đã chú trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh tích cực củng cố và hoạt động thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Trong nhiệm kỳ 2000-2005, hoạt động của bộ máy chính quyền đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Tỉnh uỷ và các cấp uỷ Đảng đã đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND và UBND các cấp, tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp và UBND cấp dưới; nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND. Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009, bầu cử các chức danh HĐND và UBND các cấp, đảm bảo dân chủ, đúng luật. UBND tỉnh và chính quyền các cấp đã bám sát Nghị quyết, Chỉ thị của cấp uỷ, HĐND, cụ thể hoá thành Chương trình, Kế hoạch, Đề án để triển khai thực hiện, đồng thời coi trọng công tác kiểm tra, sơ, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện.
  • 28. 21 Kết quả nổi bật là: UBND tỉnh đã tập trung xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, quy chế khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhân tài, thực hiện cải cách hành chính; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc Hà Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình đặc biệt là trong việc xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, giám sát và bảo vệ chính quyền. “Các cấp Mặt trận trong tỉnh luôn xác định công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của công tác mặt trận” [70, 9]. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã đổi mới phương thức hoạt động hướng về cơ sở, kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Mặt trận đã phối hợp với các tổ chức thành viên để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và các chức sắc tôn giáo tích cực nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Đảng như: đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Hà Nam lần thứ XVII. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, các tầng lớp nhân dân càng hiểu sâu hơn về đường lối, chính sách của Đảng, chân thành bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, niềm tin của mình đối với Đảng. Hệ thống dân vận của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong tầng
  • 29. 22 lớp nhân dân như: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; lao động giỏi, lao động sáng tạo; giỏi việc nước, đảm việc nhà; thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Hội viên hội Cựu chiến binh gương mẫu”; Hội phụ nữ thi đua “phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng”,… đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Công tác xóa đói giảm nghèo được được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh tích cực chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng. Ngày 31/10/2003 Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về Công tác xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu đến năm 2005 là không để tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%, xóa nhà tranh tre, dột nát cho trên 10.000 hộ nghèo; cấp thẻ y tế và giấy khám chữa bệnh miễn phí cho 100% hộ nghèo [57, 435]. Trong năm 2004, hội viên và gia đình hội Cựu chiến binh trong tỉnh ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, nạn nhân chất độc da cam, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và quỹ “Khuyến học” được 136.700.000 đồng. Nhờ những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam cùng với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của nhân dân, tình hình kinh tế xã hội trong 5 năm qua (2000-2005), đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 9,05%/năm; bình quân thu nhập đầu người năm 2005 đạt 5,1 triệu đồng; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực năm 2005: Công nghiệp – xây dựng chiếm 39,66%, nông – lâm – thủy sản chiếm 28,41%, dịch vụ chiếm 31,93%. Nổi bật là việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [63, 20]. Những thành tựu đó được khẳng định rất rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII (12/2005) của Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Về nông nghiệp, lâm
  • 30. 23 nghiệp và thủy sản: Bình quân 5 năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,1%/năm, vượt chỉ tiểu Đại hội 0,6%; sản lượng lương thực đạt 419.000 tấn/năm, tăng 5,9% so với thời kỳ 1997-2000, sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 11,5 nghìn tấn, gấp 2,36 lần năm 2000. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản từ 23,2% (năm 2000), lên 31,3% (năm 2005), giảm tỷ trọng trồng trọt từ 72,6% (năm 2000) xuống 66,2% (năm 2005). Chăn nuôi thủy sản đang từng bước trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp [63, 21]. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 20%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2.871 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm 2004 [25, 6]. Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển nhanh đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với sản phẩm chủ yếu như: Xi măng tăng bình quân 17,8%/năm; đá các loại tăng 19,6%/năm; bột nhẹ tăng 39,7%/năm. Đã quy hoạch mới được 5 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp, 10 cụm tiểu, thủ công nghiệp – làng nghề với 1.160ha,… Hệ thống thương mại, dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển. Giá trị hàng xuất khẩu bình quân 5 năm tăng 11,7%/năm, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra 1,7%. Số lượng khách du lịch thu hút vào tỉnh tăng từ 12.000 lượt người (năm 2001) lên 42.566 lượt người (năm 2005). Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải, điện, nước phát triển và mở rộng theo hướng đa dạng. Năm 2005 đạt 8,2 máy điện thoại/100 dân; 98/110 xã, thị trấn có nhà bưu điện văn hóa xã,… [63, 23]. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Hà Nam là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 134 trường đạt chuẩn quốc gia [60, 409]. Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được tăng cường. Năm 2005 đã nghiệm thu 10 và phê duyệt 19
  • 31. 24 nhiệm vụ khoa học, triển khai 25 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, 100% huyện thị đã thành lập Hội đồng Khoa học công nghệ [26, 8]. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm. Ngày 15/12/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị số 01-CT/TU Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện chiến lược quốc gia về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010. Năm 2005, tuyến tỉnh đã khám cho 121.927 lượt bệnh nhân, đạt 107,9% kế hoạch; tuyến huyện có 1.173.700 lượt bệnh nhân, đạt 106,7% kế hoạch năm [60, 415]. Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư cả về đào tạo đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất. Công tác dân số - gia đình – trẻ em có chuyển biến rõ rệt, chất lượng dân số được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 đạt 0,945%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22% [63, 29]. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng. Toàn tỉnh có 475 làng, 397 đơn vị và gần 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Công tác quốc phòng, an ninh: “Thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân” [63, 33]. Năm 2005, Đảng bộ đã chỉ đạo và tiến hành tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Về một số vấn đề cấp bách trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Toàn tỉnh đã giải quyết được 345/428 vụ, đạt 80,6%, trong đó cấp tỉnh giải quyết 7/15 vụ việc, đạt 47%, cấp huyện 105/117 vụ, đạt 90%, cấp xã 233/296 vụ việc, đạt 79% [26, 9]. Dưới sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và sát sao của BCH Trung ương Đảng nói chung, của Đảng bộ tỉnh Hà Nam nói riêng, việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị từ năm 2000 đến năm 2005 của Đảng bộ Hà Nam đã thu được những kết quả tốt đẹp. Việc đề ra những Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể thực hiện các chủ trương đó trong những năm
  • 32. 25 2000-2005 đã thể hiện rõ sự sáng tạo và linh hoạt trong đường lối lãnh đạo, hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số những hạn chế, tồn tại cần khắc phục: “Xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách còn chậm, chưa kịp thời. Công tác quản ký nhà nước về đô thị, đất đai, quy hoạch xây dựng, khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ hành lang an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Thực hiện cải cách hành chính còn chậm, chưa rõ nét. Ở một số nơi, nhất là cơ sở xã, phường, thị trấn chưa phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân” [63, 45]. Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở một số cơ quan, đơn vị còn yếu; chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền có nơi chưa tập trung, kiên quyết, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy lên cấp trên. Sự phối kết hợp giữa cấp và ngành, giữa ngành với ngành chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phân công, phân cấp chưa rõ ràng, nên chưa phát huy hiệu quả. Công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, trách nhiệm của một số sở, ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế, có nơi còn biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chất lượng và hiệu quả cải cách hành chính chưa rõ nét, triển khai cơ chế hành chính “một cửa” còn chậm. Về mặt tư tưởng Các cấp ủy thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tổ chức triển khai học tập và chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương được tiến hành nghiêm túc như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX về nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ (2000-2010), về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
  • 33. 26 hiệu quả kinh tế tập thể, về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa IX Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/03/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết hội nghị lần thứ 9; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khóa IX… Trong việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các cấp ủy Đảng đã đổi mới phương pháp và hình thức tuyên truyền như mở các lớp chuyên đề công tác tôn giáo cho cán bộ cơ sở; tổ chức thi tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, 60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 115 năm thành lập tỉnh Hà Nam; tổ chức Hội thi cán bộ làm công tác dân vận khéo; giảng viên lý luận giỏi; bí thư chi bộ giỏi; báo cáo viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh; mở các chuyên mục về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” trên báo và Đài phát thanh truyền hình Hà Nam. Báo Hà Nam duy trì định kỳ 2 số/tuần trong đó có 5 số đặc biệt nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng. Đài phát thanh truyền hình Hà Nam luôn phát sóng chương trình thời sự hàng ngày của Đài truyền hình Trung ương, duy trì chương trình phát thanh hàng ngày, chương trình truyền hình địa phương 3 chương trình/tuần. Nội dung chương trình phát thanh truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Về công tác dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức nghe, phản ánh và tổng hợp tình hình dư luận xã hội hàng tháng. Công tác dư luận xã hội nói chung đã kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, tổng hợp báo cáo Trung tâm Dư luận xã hội, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy…Những hoạt động tích cực trên đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu
  • 34. 27 độc lập và chủ nghĩa xã hội, khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh được triển khai sâu, rộng theo tinh thần hướng về cơ sở, gắn công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra ở cơ sở. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX Về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới và Quy định số 54- QĐ/TW của Bộ chính trị khóa IX Về chế độ học tập lý luận trong Đảng, trong 5 năm qua (2001-2005), toàn tỉnh đã mở 206 lớp bồi dưỡng chuyên đề, 109 lớp bồi dưỡng cấp ủy, 217 lớp bồi dưỡng tìm hiều về Đảng cho hơn 50.000 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú. Trình độ lý luận chính trị, nhận thức về Đảng của cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt [60, 440]. Nếu như năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 1.935 cán bộ, đảng viên tham gia vào lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, 977 học viên vào lớp bồi dưỡng đảng viên mới; 1757 học viên với 25 lớp bồi dưỡng cấp ủy; 10 lớp bồi dưỡng trưởng thôn, cán bộ các đoàn thể thu hút được 1.232 học viên; 3 lớp trung cấp lý luận tại chức với 194 học viên [17, 4] thì đến năm 2005 những con số này có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2005, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã và các Đảng bộ trực thuộc tỉnh đã mở được 80 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên đề cho đội ngũ cán bộ cơ sở với tổng số 6.398 lượt học viên. Trong đó 28 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng với 2.087 học viên; 15 lớp đảng viên mới với 1.062 học viên; 5 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 262 học viên; 18 lớp bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư Chi bộ và cấp ủy cơ sở với 1.627 lượt học viên; 14 lớp bồi dưỡng chuyên đề với 1.360 học viên [28, 5]. Công tác biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng bộ đạt kết quả tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ. Ban tuyên giáo tỉnh đã ban hành Công văn số 561-CV/TG, ngày 12/10/2005 đôn đốc đẩy mạnh công tác biên
  • 35. 28 soạn lịch sử Đảng bộ theo tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương và Thông tri 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hoàn thành biên soạn nội dung tóm tắt lịch sử Đảng bộ Hà Nam phục vụ trang Wesite của Tỉnh ủy, hoàn thành xây dựng biên soạn cuốn sách “Bác Hồ với Hà Nam”. Các Đảng bộ huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm; ngành Công an đã xuất bản sách lịch sử nhân dịp Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010. Nhờ sự đoàn kết, sự cố gắng về mọi mặt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Hà Nam, công tác tư tưởng của Đảng bộ Hà Nam đã đạt được kết quả có ý nghĩa: “Góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng bộ và nhân dân; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo và công cuộc đổi mới của Đảng” [63, 36]. Tuy nhiên, công tác tư tưởng vẫn còn một số hạn chế và khuyết điểm: “Một số cấp ủy chưa thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động cán bộ đảng viên và nhân dân” [63, 44]. 1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức Củng cố tổ chức cơ sở đảng Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được tăng cường. Tiếp tục triển khai thực hiện hướng dẫn số 18 và 20 của Ban Tổ chức Trung ương Về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Các huyện, thị ủy và đảng trực thuộc đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Các cấp ủy Đảng vừa coi trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh vừa coi trọng việc củng cố, khắc phục cơ sở đảng yếu kém, chăm lo, giáo dục, rèn luyện, đội ngũ đảng viên, xử lý nghiêm minh các vi phạm, góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Chất lượng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được nâng lên bình quân hàng năm, số tổ chức cơ sở đảng vững mạnh đạt 83,19%, vượt chỉ tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Các cấp ủy đảng đã có nhiều
  • 36. 29 hình thức, biện pháp tăng cường công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đi đôi với củng cố, khắc phục tổ chức cơ sở đảng yếu kém, như tổ chức thi báo cáo viên giỏi, Bí thư chi bộ giỏi, xây dựng mô hình chi bộ điểm về các mặt công tác xây dựng Đảng của Huyện ủy Kim Bảng, Duy Tiên, Đảng ủy Công an, Quân sự; xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng của Thị xã Phủ Lý, Huyện ủy Bình Lục, Lý Nhân. Do làm tốt công tác xây dựng Đảng gắn với Cuộc vận động xây dựng, chính đốn Đảng nên tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt 83,13%, tăng 0,95%; tổ chức cơ sở đảng yếu kém còn 4,63% (năm 2001) [18, 3]. Năm 2002, số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt 77,3%; số tổ chức cơ sở đảng yếu kém còn 3,9%. Năm 2003, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với củng cố, kiện toàn xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Đã lãnh đạo tổ chức tốt đại hội 365/365 đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm kỳ 2003-2005, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kế hoạch đề ra; chất lượng cấp ủy mới được nâng lên. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh được tăng cường gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) Về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình giữa nhiệm kỳ đối với cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên gắn với tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2003. Năm 2005, số tổ chức cơ sở đảng được đánh giá chất lượng 490/494 đạt 99,19%, trong đó đạt trong sạch, vững mạnh 420 cơ sở đạt 85,71% tăng 7,96% so với 2003; hoàn thành nhiệm vụ 67 cơ sở đạt 12,85% giảm 23,8% so với năm 2003; yếu kém 07 cơ sở, chiếm 1,44% giảm 4 cơ sở chiếm 0,74% so
  • 37. 30 với năm 2003 (còn 05 đơn vị có từ 1 đến 2 cơ sở yếu kém) [27, 5]. Đối với những cơ sở còn yếu kém, cấp ủy đã tập trung xây dựng và củng cố kiện toàn tổ chức, kiện toàn đội ngũ cấp ủy, tập trung giải quyết những mặt yếu, nâng độ đồng đều về chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ, nên nhiều đảng bộ huyện và cấp trên cơ sở không còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Năm 2005 (trước Đại hội các chi, Đảng bộ cơ sở) để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, các Đảng bộ cơ sở bổ sung Ban Chấp hành: 51 đồng chí, Ban Thường vụ: 16 đồng chí, Bí thư: 10 đồng chí, Phó Bí thư: 05 đồng chí, Chủ tịch HĐND, UBND: 04 đồng chí, Phó Chủ tịch HĐND, UBND: 07 đồng chí. Các đồng chí cấp ủy được kiện toàn đã ổn định tiếp tục lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên Công tác kiểm tra được kết hợp chặt chẽ ở cơ sở với công tác thanh tra của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, tập trung rà soát, giải quyết các đầu yếu, kiên quyết xử lý tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm. Đặc biệt, một số vụ vi phạm tồn đọng phức tạp đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết dứt điểm. Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 17/10/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về việc đổi thẻ đảng viên, Hướng dẫn số 25, 27-HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 29/12/2003 để thực hiện. Sau 3 đợt phát và đổi thẻ ngày 19/5; 2/9; 7/11, toàn Đảng bộ tỉnh đã đổi, phát thẻ cho 37.876 đảng viên, đạt 99,3% tổng số đảng viên chính thức. Năm 2001, số lượng đảng viên đủ tư cách phát huy tác dụng tốt chiếm 79,9%; số đảng viên không đủ tư cách chiếm 0,23%. UBKT các cấp đã kiểm tra 223 đảng viên và 1 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 148 tổ chức đảng thi hành kỷ luật đảng, 795 tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, 951 tổ chức đảng quản lý, sử dụng đảng phí; giải quyết kết luận 125/134 trường hợp đảng viên và bị tố cáo. Đã xử lý kỷ luật 261 đảng viên, giảm
  • 38. 31 16,3% so với năm 2000, có 49 cấp ủy viên các cấp, trong đó có 19 đảng ủy viên; khiển trách 102, cảnh cáo 113, cách chức 12, khai trừ 34 trường hợp. Đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác 69 trường hợp. Kịp thời ngăn ngừa vi phạm của cán bộ, đảng viên, góp phần giữ nghiêm kỷ luật Đảng, kỷ cương xã hội, ngăn ngừa việc khiếu kiện phức tạp phát sinh ở cơ sở. Năm 2001 số đảng viên bị kỷ luật giảm nhiều so với năm 2000 [18, 4]. Triển khai tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo Chỉ thị 24, 39 của Bộ Chính trị, đã kết nạp 1.158 đảng viên, tăng 19,21% so với năm 2000, là năm kết nạp đảng viên cao nhất từ trước đến nay. Có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên đến nay đã kết nạp được đảng viên mới. Năm 2002, Uỷ ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 9 tổ chức đảng và 161 đảng viên có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 124 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật của đảng; kiểm tra 934 tổ chức đảng về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; giải quyết 2 tổ chức đảng và 89 đảng viên bị tố cáo; kiểm tra tài chính đảng của 1.112 tổ chức đảng và 28.995 đảng viên. Đã xử lý kỷ luật 5 tổ chức đảng (cảnh cáo 3, khiển trách 2); xử lý kỷ luật 226 đảng viên (khiển trách 99, cảnh cáo 101, cách chức 9, khai trừ 17), giảm 14% so với năm 2001 (có 56 đồng chí cấp uỷ viên). Nội dung vi phạm chủ yếu là thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái chế độ chính sách, chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng không nghiêm, vi phạm phẩm chất lối sống, mất đoàn kết nội bộ [20, 3]. Năm 2002, toàn tỉnh đã kết nạp 1.141 đảng viên, chất lượng được nâng lên. Năm 2003, toàn tỉnh đã kết nạp được 1.065 đảng viên mới (giảm 6,5% so với năm 2002), trong đó đoàn viên thanh niên chiếm 63,2%. Các cấp ủy và UBKT các cấp đã kiểm tra, phúc tra 320 tổ chức đảng cấp dưới về chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; kiểm tra 10 tổ chức đảng và 103 đảng viên (có 53 đồng chí là cấp ủy viên) có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 760 tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, 116 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật trong Đảng, giải quyết 35/40 đảng viên bị tố cáo. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật 5 tổ chức đảng (cảnh cáo 2, kiển trách 3), xử lý kỷ luật 173 đảng viên (có
  • 39. 32 55 đồng chí là cấp ủy viên) bằng các hình thức: kiển trách 64, cảnh cáo 80, cách chức 7, khai trừ 22 đảng viên [22, 4]. Năm 2004, các cấp uỷ và UBKT các cấp đã tổ chức kiểm tra 645 tổ chức đảng cấp dưới về chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng (tăng 83% so với năm 2003), kiểm tra 15 tổ chức đảng, 127 đảng viên có dấu hiệu vi phạm (trong đó có 02 đồng chí Tỉnh uỷ viên), kiểm tra 1.221 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết 101/108 đảng viên bị tố cáo, 14/14 đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng, kiểm tra 1.327 tổ chức Đảng với 32.431 đảng viên về thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí, tài chính Đảng. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng bằng hình thức cảnh cáo (giảm 6 tổ chức đảng so với năm 2003), kỷ luật 218 đảng viên (giảm 2,3%), bằng các hình thức khiển trách 89, cảnh cáo 93, cách chức 16, khai trừ 20 đảng viên (trong đó có 06 trường hợp xử lý bằng pháp luật và 08 xử lý hành chính) [24, 4]. Tổ chức đổi thẻ đảng viên theo Chỉ thị 29 của Ban Bí thư cho 35.608 đảng viên, chiếm 94,2% tổng số đảng viên chính thức. Năm 2004, toàn Đảng bộ kết nạp 1.210 đảng viên mới, tăng 13,69% so với năm 2003. Năm 2005, đã mở 31 lớp cho 2.115 quần chúng tham gia tìm hiểu về Đảng và giới thiệu kết nạp 1.088 đảng viên đạt 88,38% so với năm 2004, trong đó là đoàn viên thanh niên chiếm 61,76%. Trình độ đảng viên mới kết nạp cũng tăng rõ rệt: đại học, cao đẳng chiếm 35,38%, trung cấp chiếm 24,9%; số tổ chức cơ sở đảng có kết nạp đảng viên: 56,85% tăng 26,85% so với năm 2004 [26, 7]. Năm 2005 đã xử lý kỷ luật 168 đ/c, trong đó cấp ủy viên huyện 01 đ/c, cấp ủy cơ sở 02 đ/c bằng các hình thức sau: khiển trách: 62 đ/c, cảnh cáo: 87 đ/c, cách chức: 04 đ/c, khai trừ: 15đ/c [26, 6]. Công tác kiểm tra được tăng cường không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, mà còn góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
  • 40. 33 Nhiệm kỳ 2000-2005, công tác làm trong sạch đội ngũ đảng viên đã thu được những kết quả thiết thực. Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng liên tục qua các năm. Công tác phát triển đảng viên mới luôn luôn được quan tâm, bồi dưỡng. Trong 5 năm Đảng bộ đã kết nạp được gần 6.000 đảng viên, đưa số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên gần 40.000 [63, 442]. Chất lượng đảng viên của Đảng bộ Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2005 được nâng lên rõ rệt so với nhiệm kỳ trước: Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt 91,54%, số đảng viên vi phạm tư cách còn 0,46%, giảm 0,94% [60, 441]. Đảng bộ cũng rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc đến việc chỉ đạo mở lớp tìm hiểu về đảng cho quần chúng ưu tú. Các cấp ủy đã xác định việc thực hiện công tác quản lý đảng viên là một nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức đảng, tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, quản lý tốt đội ngũ đảng viên; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tổ chức quán triệt nghiêm túc Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về xây dựng đội ngũ đảng viên. Bên cạnh đó, tình trạng đảng viên vi phạm kỷ luật vẫn còn nhiều, trình độ chuyên môn còn ở mức độ giới hạn. Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 4.747 tổ chức Đảng và 742 đảng viên (có 230 cấp ủy viên) có dấu hiệu vi phạm. Việc giải quyết đảng viên khiếu nại kỷ luật, đảng viên bị tố cáo đạt tỷ lệ cao. Đã thi hành kỷ luật 17 tổ chức Đảng, 1.013 đảng viên, trong đó khai trừ 109 đảng viên, tăng 8,2% so với nhiệm kỳ trước. Nội dung vi phạm chủ yếu là do thiếu tinh thần trách nhiệm; chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng không nghiêm; cố ý làm trái chế độ, chính sách, vi phạm pháp luật, vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ [60, 445]. Số đảng viên có trình độ đại học, cao đẳng chưa nhiều,… Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng (khóa VIII) Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • 41. 34 và Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH TW (khóa IX) Về công tác tổ chức và cán bộ, Đảng bộ đã triển khai từng bước công tác này có hiệu quả. Công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, từ khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ được thực hiện nề nếp, chặt chẽ. Công tác quy hoạch cán bộ được xây dựng đồng bộ ở 3 cấp: tỉnh, huyện và cơ sở. Qua đó nhằm đào tạo nguồn, sớm phát hiện và đào tạo cán bộ trẻ, có triển vọng trưởng thành từ hoạt động thực tiễn; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, số lượng, cơ cấu hợp lý cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Từ công tác quy hoạch cán bộ, Đảng bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại hình cán bộ phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị. Các cấp ủy đảng có kế hoạch chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Trung ương và địa phương. Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tỉnh có trình độ chuyên môn tăng gấp 3,5 lần, có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị tăng gấp 3,5 lần so với năm 1997. Năm 2002, đã lãnh đạo làm tốt công tác nhân sự giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khoá XI. Củng cố, kiện toàn, bổ sung 2 đồng chí Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, 1 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, 19 đồng chí lãnh đạo huyện, thị xã và trưởng, phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; ra quyết định chấm dứt hoạt động 26 Ban Cán sự đảng và 2 Đảng đoàn; phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Cuộc hội thảo về xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn đạt kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở [20, 4]. Năm 2003, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với đào tạo và luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Đã xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
  • 42. 35 các cấp và quy hoạch nguồn cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý gồm 331 đồng chí. Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, toàn tỉnh luân chuyển và điều động 158 cán bộ. Trong đó có 24 đồng chí luân chuyển điều động từ cấp trên xuống cấp dưới, 23 đồng chí từ cấp dưới lên, luân chuyển giữa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể 111 đồng chí. Trong số đó có 15 đồng chí lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý (8 đồng chí cấp trưởng, 7 đồng chí cấp phó). Bổ nhiệm lại 18 đồng chí, miễn nhiệm 1 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý [22, 4]. Năm 2004, Đảng bộ tập trung lãnh đạo tốt công tác nhân sự đại biểu HĐND và các chức danh của HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 gắn với nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010. Đã thành lập cơ quan Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND tỉnh. Đề bạt bổ nhiệm 19 cán bộ, bổ nhiệm lại 12, miễn nhiệm 02 cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn và quy định 178 của BTV Tỉnh uỷ. Tổ chức thi, xét tuyển công chức cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh, tuyển dụng được 63 đồng chí. Tổ chức đổi thẻ đảng viên theo Chỉ thị 29 của Ban Bí thư cho 35.608 đảng viên, chiếm 94,2% tổng số đảng viên chính thức [24, 3]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng, đã mở 56 lớp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 6.750 lượt cán bộ, trong đó có 3.283 đại biểu HĐND các cấp. Năm 2005, luân chuyển cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý là 04 đ/c; các huyện và thị đã luân chuyển 113 đ/c (trong đó từ huyện về cơ sở 24 đ/c, giữa các phòng, ban 43 đ/c). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng thường xuyên: ngành đã giúp cấp ủy chọn cử 01 đ/c lãnh đạo tỉnh đi dự lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng do TW tổ chức. Chọn cử các đ/c cán bộ trong diện quy hoạch nguồn để đào tạo, bồi dưỡng gồm: 06 đ/c cán bộ đi tham gia thi tuyển để đào tạo trên đại học thuộc các lĩnh vực, 20 đ/c đi học lớp cao cấp lý luận chính trị và 07 đ/c đi học cử nhân chính trị hệ tập trung và 03 đ/c đi bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức. Bế giảng lớp cao cấp lý