SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 151
Nội dung
 Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp
 Phân tích các tác động của lạm phát và thất
nghiệp đến nền kinh tế
 Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức
lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
 Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm
dịch chuyển và di chuyển đường Phillips)
Mục tiêu Hướng dẫn học
 Hiểu được các tác động (tích cực và tiêu
cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền
kinh tế
 Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp
 Định hướng và chỉ ra được các giải pháp
nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp ở các nước nói chung và ở
Việt Nam nói riêng
Thời lượng học
 7 tiết học
 Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham
khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo
hữu ích nhất
 Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu
được cung cấp cho môn học này để biết
được trình tự học tập
BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
152 ECO102_Bai7_v2.0013107216
7.1.1. Thất nghiệp (Unemployment)
7.1.2. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp
7.1.2.1. Các khái niệm liên quan
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái
niệm sau đây:
 Những người trong độ tuổi lao động: Là những người
ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy
định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ
tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là
khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống
hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ
tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ
là từ 16 – 55 tuổi.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi
lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế
kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể, phần lớn do sự tăng lên của số phụ
nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng từ khoảng
59% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó
từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào trong đó giảm từ 78% xuống 73%.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng
kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả trong sản xuất.
 Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn
hoá, xã hội, v.v.
 Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm
kiếm việc làm.
Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động
được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội
trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật, v.v… và một
bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
Bảng 7.1: Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động
Dân số
Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động
Lực lượng lao động
Không tham gia lao động (ốm đau, nội
trợ, không muốn tìm việc)
Ngoài độ tuổi lao động
Có việc làm Thất nghiệp
Không tham gia lao động ( ốm đau,
nội trợ, không muốn tìm việc)
Ngoài độ tuổi lao động
Thất nghiệp
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 153
Các Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo ra thêm công ăn việc làm
cho xã hội ngang qua việc xây dựng và triển khai hệ thống luật và các văn bản pháp qui
dưới luật, cũng như phải nghiên cứu để xác định và duy trì cho được tỉ lệ lao động “chờ” và
có chính sách đào tạo, cũng như tái đào tạo, lực lượng lao động này. Giải quyết hợp lý tình
trạng thất nghiệp như vừa nói sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã
hội phát triển thực sự.
Khi có công ăn việc làm ổn định, tức có thu nhập ổn
định, con người sẽ tham gia làm cho quá trình lưu thông
tiền tệ trong xã hội tăng tốc nhờ vào việc họ mua sắm,
tiêu thụ. Đây là một điều kiện quan trọng thúc đẩy phát
triển về kinh tế của một vùng, một quốc gia. Phát triển về
kinh tế sẽ kéo theo hệ quả là xã hội, văn hóa, giáo
dục,.v.v. cũng phát triển. Vậy, việc cụ thể cần thực hiện
là giải quyết vấn đề tìm việc làm cho những người trong
độ tuổi lao động trong xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa % số người thất nghiệp
so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế
còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả
năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển.
Các khái niệm trên chỉ có tính quy ước và có thể khác nhau giữa các quốc gia.
7.1.2.2. Phân loại thất nghiệp
Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:
 Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn
tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.
 Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ
tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi.
 Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ
thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát
triển.
 Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn,
từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp
đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.
 Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về
chủng tộc, sắc tộc của một số quốc gia.
Phân loại theo lý do thất nghiệp:
 Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không
hợp nghề, hợp vùng,…
 Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.
 Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…).
Khuyến khích đầu tư
Phân loại thất nghiệp
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
154 ECO102_Bai7_v2.0013107216
 Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm.
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
 Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang
trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng
(lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước
vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi
làm,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại
thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và thời
gian thất nghiệp.
 Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một
phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc
chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng, v.v...
 Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các
loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ
cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao
động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là
mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển
sang thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc
kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu
cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Ví dụ kinh điển là sự
dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông
nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.
o Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có:
Các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có
sự suy giảm. Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng
khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới – chúng ta chỉ cần suy
nghĩ về những người ngư dân ở Newfoundland (Canada) với trình độ giáo dục lớp 8.
Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn
những lập trình viên ở cả nước. Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố
gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. Điều này có thể
khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc
đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.
o Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:
 Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế
tự do hơn.
 Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ
như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng
và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính,
nhân viên nhập dữ liệu,.v.v.).
 Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Thất nghiệp mùa vụ
Thất nghiệp cơ cấu
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 155
 Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã
hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những
công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.
 Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc là
cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm
hiệu quả hơn.
 Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc
mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế này có nghĩa là một chi
phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp
do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này
chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội
thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.
 Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này
xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống.
Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại
này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các
nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy
thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự
xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy
ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
 Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao
động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của
mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc,
do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Bao gồm những
người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ việc, do chuyển vùng (chuyển công tác,
chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc, do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu
ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế.
Thất nghiệp do thiếu cầu
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
156 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Nghiên cứu điển hình
Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến"
Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai
có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa
vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để
đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ.
Lùi một bước …
Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng
hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người
"thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ
muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang
hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối
diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ... tự nguyện
không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập.
Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính
họ, hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền
lựa chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm
bằng thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên
trở thành đích ngắm của các công ty cả trong lẫn ngoài nước đang trong một cuộc
chiến tranh giành nhân sự cao cấp. Với mức lương không dưới 1500 USD/ tháng, Tùng
nhận lời làm cho một công ty sau khi đã có suy tính kĩ càng. Thời gian đầu, Tùng làm
việc rất nhiệt tình, có khó khăn nhưng lúc ấy anh chỉ nghĩ đơn giản là do khác biệt về
môi trường làm việc và anh có thể thích nghi dần qua thời gian. Thế nhưng Tùng
nhanh chóng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính
phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các sếp và đồng nghiệp trong
công ty, anh xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Mọi chuyện vẫn
không như mong muốn. Qua mấy lần như vậy, Tùng rơi vào tình trạng thất nghiệp lúc
nào không hay.
Nhiều người vẫn không thể hiểu nổi một người như anh Quang lại đang nằm trong
cảnh thất nghiệp dù anh đã nhiều năm làm việc cho các công ty nước ngoài trong
cương vị của nhà quản lý. Từ bỏ mức lương hàng ngàn đô, từ bỏ vị trí trưởng phòng
đang nắm giữ, anh lui về lo cho gia đình, con cái và tối tối lại đi học thêm tại trung tâm
ngoại ngữ, ôn thi cao học để xây dựng cho mình một con đường mới với nhiều dự tính
hoài bão.
Với những du học sinh mới trở về nước như Tuấn Anh, chịu thất nghiệp cũng bởi vì
mức lương không bao giờ được dưới 500 USD/tháng. Chi phí học hành ngốn hết hàng
ngàn đô suốt những năm tháng bên xứ người là lí do chính khiến họ cân nhắc sẽ đầu
quân cho công ty nào có thu nhập cao hơn để bù "vốn".
Để tiến mấy bước
Không vừa ý vì mức lương chưa làm thỏa mãn, vì chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với
công sức họ bỏ ra, chấp nhận ra đi vì môi trường làm việc không phù hợp để phát triển
năng lực và thăng tiến, có những người đã chịu "thất nghiệp" để chờ đợi những cơ hội
và một tương lai như mình mong muốn. Đó là những cách không giống nhau để
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 157
người ta thực hiện những khát vọng của bản thân.
Với những người thất nghiệp kiểu này, công việc và sự săn đón của các công ty đôi khi
trở nên quá thừa vì bản thân họ biết rằng họ có sự chọn lựa cho riêng bản thân. Họ biết
nói không khi cảm thấy không phù hợp và "chưa phải lúc" để lao đầu vào công việc.
Tùng dù thất nghiệp nhưng anh vẫn vừa nghiên cứu chuyên môn, tham gia những dự
án của một công ty hay một tổ chức phi Chính phủ nào đó, vừa chờ đợi những cơ hội
việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. Tùng muốn ứng dụng
những gì đã học được bên xứ người vào công việc, "không thì thật là lãng phí",
Tùng nói, không quên đề cập đến những tính toán mà bản thân đang theo đuổi.
Còn anh Quang sau những khóa học tiếng anh và ôn thi cao học ngành quan hệ quốc tế
đang dọn sẵn đường cho một kế hoạch công việc đúng với mơ ước mà anh đã từng
nung nấu: Ngành ngoại giao. Theo như anh Quang nói thì lương cao, môi trường làm
việc tốt với anh chưa phải là tất cả mà với anh bây giờ, đam mê công việc, lĩnh vực
ngành nghề nào mới là quan trọng.
Bỏ qua những lời mời chào có thể hấp dẫn với người khác, Tuấn Anh vẫn tự tin đưa ra
điều kiện để các công ty "chi đẹp" thì Tuấn Anh mới đồng ý về làm. Với mức lương
trên 500 USD/ tháng, Tuấn Anh mới mong mình hoàn được số vốn không hề nhỏ đã
bỏ ra khi du học. Bằng cấp quốc tế, năng lực và có sẵn kinh nghiệm dắt lưng, Tuấn
Anh không cảm thấy lo lắng gì khi mình đang trong cảnh "ăn không ngồi rồi". Sáng
sáng đi cà phê, lên mạng, thỉnh thoảng cùng hội bạn theo xu hướng làm việc tự do
nhận vài dự án cho chân tay đỡ rảnh rang quá, Tuấn Anh tiếp tục sàng lọc những lời
mời từ phía các nhà tuyển dụng.
Tự tin với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, những người thất nghiệp kiểu này đang tự
tìm lời giải cho bài toán lùi tiến của mình. Thất nghiệp để đón chờ những cơ hội mới,
thất nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn, và họ đang tạo cho mình những
"khoảng lặng" cần thiết cho những dự tính lớn lao trong sự nghiệp.
(Cập nhật lúc 14h00 ngày 5/7/2008 trên báo Kinh tế và Đô thị tại địa chỉ
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=26358&CatId=58)
 Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn
gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
 Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao
động đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao
động không chấp nhận làm việc ở mức tiền công khi thị trường lao động cân bằng. Số
lượng người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có
những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động.
Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do
việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là
cơ sở để xây dựng đường cung: Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực
lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, một đường
cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị
trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
158 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong
lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1,
đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện.
Trên đồ thị hình 7.1 dưới đây, đường DL là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của
các doanh nghiệp quyết định. Đường SL là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường
SL' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức
lương của thị trường lao động.
Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong
lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1,
đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện.
Nếu Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu, giả
sử W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao
động W0. Ở mức tiền lương W2, cung lao động sẵn sàng
chấp nhận việc làm SL' sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn
AB trên đồ thị biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là
số người thất nghiệp mà theo “Lý thuyết cổ điển” là bộ
phận thất nghiệp tự nguyện bởi xã hội chỉ chấp nhận
làm việc tại mức lương cao hơn W2. Tổng số thất nghiệp
tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC (bao
gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển).
Hình 7.1. Thất nghiệp tự nhiên
7.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp
 Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không
hợp nghề, hợp vùng,.v.v.
 Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.
 Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,.v.v.)
 Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm.
Thất nghiệp tự nhiên
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 159
Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất
việc,.v.v.) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số
người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện
bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc
hay có thể còn vì một nguyên nhân khác.
7.1.3.1. Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển
Hình 7.2. Mức tiền công tối thiểu cao hơn
Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao
động luôn đạt trạng thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn
mức tiền công cân bằng.
Nhìn vào đồ thị hình 7.2 trên đây ta thấy, thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại E
với mức tiền công cân bằng là W0. Một bộ phận lớn lao động đạt mức tiền công W1 cao hơn
mức tiền công cân bằng W0 trên thị trường lao động.
Tại mức tiền công W1 cầu lao động là L1, cung lao động là L2. Vì L1 > L2 cho nên xảy ra
hiện tượng dư thừa lao động là đoạn AB, hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công
xuống trạng thái cân bằng là rất khó.
7.1.3.2. Thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes
Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công thường cứng nhắc, không
linh hoạt, do đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp.
,
DL
W1
W0
Hình 7.3. Thất nghiệp do thiếu cầu
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
160 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Giả sử trong nền kinh tế tổng cầu AD suy giảm, cầu lao động giảm từ DL đến DL’, do giá cả
và tiền công không linh hoạt nên tại mức tiền công W1 ta có cầu lao động là L1 cung lao
động là L2, nhìn vào đồ thị ta thấy L1 < L2, dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Lượng người thất nghiệp là: 2 0 2 1E E L L  . Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do
thiếu cầu. Nguồn gốc chính là do ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất
nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ
kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn
lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
7.1.4. Tác động của thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Khi tình trạng này lan rộng đến
nhiều người trong xã hội, người ta gọi là “nạn thất nghiệp”. Nó là một vấn đề lớn của mọi
xã hội và mọi nền kinh tế, phát triển hay đang phát triển, cần phải tìm cách khắc phục.
Chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp thông qua các nội dung sau:
 Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không
đúng nghề khiến họ không thể đóng góp hết khả năng cho xã hội. Điều này ngăn cản
họ phát triển toàn diện và thực sự.
 Thất nghiệp khiến cá nhân người đó rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý, do những
thay đổi lớn so với các thói quen làm việc trước đó. Tình trạng tâm lý bất ổn này có thể
lây lan sang hoặc tác động đến những người sống chung quanh. Đó là chưa kể tới việc
người bị thất nghiệp có thể trở nên sa sút về mặt đạo đức khi ở trong tình trạng không có
chuyện gì chính thức để làm.
 Mất việc làm ổn định có thể đẩy một người vào tình thế tìm cách bù trừ qua việc nhận
đại một công việc mà đôi khi không trong sáng hoặc phạm pháp, không xứng với
nhân phẩm của họ. Các tay trùm xã hội đen rất
biết tâm lý này và cũng biết cách lôi kéo để có
thêm người “cộng sự”.
 Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình
trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất
việc, không chỉ trong mức độ giảm thu nhập cho
gia đình mà, hơn thế nữa, còn có nguy cơ tạo ra
hoặc làm bộc phát những xung đột gia đình.
Đôi khi điều này dẫn đến tình trạng tan vỡ gia
đình, nếu cộng hưởng với nhiều mối mâu thuẫn
khác.
Nhìn trong mức độ tác hại thì thấy như vậy, tuy nhiên, xét theo góc độ toàn nền kinh tế xã
hội, thì tình trạng mất việc làm tạm thời trên một tỉ lệ cho phép trong số những người trong
độ tuổi lao động sẽ là điều kiện để thị trường lao động tự cơ cấu hóa lại hoặc để xã hội có
thể tổ chức đào tạo lại hay đào tạo bổ túc tay nghề cho những người đang không trực tiếp
tham gia lao động vào thời kỳ đó. Một tỉ lệ thất nghiệp hợp lý cho phép xã hội có được một
lực lượng lao động dự phòng cần thiết và nhất là có điều kiện đào tạo lực lượng lao động
“dôi ra” đó theo hướng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề hơn nữa. Đây là
điểm tích cực.
Tìm việc
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 161
Để cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp đối với từng đối tượng
trong xã hội:
7.1.4.1. Đối với bản thân và gia đình
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu
tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật
dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho
người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ
ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất
lượng sức khỏe.
Một số quan điểm cho rằng người lao động nhiều khi phải
chọn công việc có thu nhập thấp (trong khi đi tìm cho mình
công việc phù hợp) bởi vì các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ
cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về
phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất
nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình
(như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất
cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,.v.v.).
Cái giá khác của thất nghiệp còn thể hiện ở chỗ khi thiếu các
nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, các cá nhân buộc phải làm
những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực của
mình. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới
khả năng.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công
nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc
làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di
dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm
phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi
ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
7.1.4.2. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng,
bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp
có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất
theo quy mô.
Đối với xã hội:
 Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội do người thất
nghiệp gây ra.
 Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ phía thất nghiệp
như y tế, trật tự an ninh trong xã hội,.v.v.
 Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch
vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất
lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu
tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
Tác động của thất nghiệp với
bản thân và gia đinh
Tác động của thất nghiệp tới
xã hội
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
162 ECO102_Bai7_v2.0013107216
7.1.5. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay đổi công
việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng như người tìm
việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân.
7.1.5.1. Tạo ra công ăn việc làm mới
Có công ăn việc làm là một nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội, nhất là đối với
những người trong độ tuổi lao động. Do đó, tạo ra công ăn việc làm đáp ứng “đủ” nhu cầu
tham gia lao động của các thành viên trong xã hội là
cần thiết để có thể có được một xã hội ổn định và phát
triển. Đây trước hết là trách nhiệm của Chính phủ các
quốc gia, xét về phương diện quản lý vĩ mô, thực hiện
thông qua việc hoạch định các chính sách và hệ thống
luật pháp có liên quan.
Thứ đến, cũng cần đến tinh thần trách nhiệm của các
thành viên trong xã hội, cụ thể là các nhà đầu tư và
các doanh nghiệp, xét trên bình diện tham gia sản xuất
kinh doanh. Thật vậy, chính việc mạnh dạn đầu tư sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công cũng như tư, mà xã hội có thêm một số việc
làm tương ứng. Đóng góp này, nếu nhìn riêng lẻ thì không thấy quan trọng mấy, vì mỗi
doanh nghiệp chỉ tạo ra được một số việc làm, tùy theo ngành nghề và qui mô đầu tư của
doanh nghiệp, nhưng nếu cộng tất cả lại trong phạm vi toàn nền kinh tế thì thật đáng kể. Nói
theo cách đảo ngược thì nếu trừ đi các đóng góp loại này của từng doanh nghiệp, cho dù các
doanh nghiệp với qui mô nhỏ và rất nhỏ, xã hội sẽ mất
đi một số việc làm tương ứng và con số thất nghiệp dôi
ra từ đây đáng phải kể đến. Và, nếu điều này xảy ra
đồng loạt ở nhiều doanh nghiệp – như trong trường hợp
hàng loạt công ty, xí nghiệp ở Nhật phá sản do biến
động tiền tệ vào những năm đầu thập niên 1990, với
hàng ngày có đến khoảng 6.000 doanh nghiệp tuyên bố
phá sản (theo các bản tin thời sự vào thời kỳ đó) thì con
số người thất nghiệp sẽ tăng vọt gây ảnh hưởng đáng kể
tới nền kinh tế nói chung, nếu tình trạng này kéo dài.
Nếu mỗi công việc làm thường đòi hỏi một trình độ tay nghề hoặc trình độ văn hóa tương
ứng, một vấn đề khác đặt ra là liệu những người muốn tham gia lao động có đáp ứng được
yêu cầu này không? Nói cách khác, cần phải có một hệ thống đào tạo phù hợp và một tinh
thần tự đào tạo tốt.
7.1.5.2. Đào tạo và tự đào tạo nghề nghiệp
Đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những
tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm
chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập
và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Để có một nghề, người ta, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ, cần phải trải qua thời kỳ
đào tạo cần thiết. Đặc biệt ngày nay, trong bối cảnh những thành tựu khoa học kỹ thuật
được phát minh và ứng dụng hầu như tức thì vào sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh
Tạo công ăn việc làm
Đào tạo nghề
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 163
được tổ chức theo những qui trình chặt chẽ và khoa học, thì việc học cho thành thạo một
nghề và, hơn nữa, nắm vững được mối liên hệ giữa các ngành nghề cũng như giữa các khâu
khác nhau trong các qui trình sản xuất là điều thật sự cần thiết để một con người hội đủ khả
năng tham gia lao động góp phần xây dựng xã hội. Ngoài ra, trong khi đang tham gia hoạt
động sản xuất, mỗi người lao động cũng cần phải tự trau dồi và nâng cao tay nghề sao cho
phù hợp và đáp ứng được với trình độ sản xuất luôn được nâng cao trong xã hội. Điều này
sẽ đảm bảo cho người đó không bị tụt hậu hoặc bị thải loại vì lý do trình độ nghề nghiệp. Ví
dụ, trong lĩnh vực tin học, một lĩnh vực mới nhưng cũng thay đổi rất nhanh trong việc phát
minh và ứng dụng những kiến thức mới, chỉ cần “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian
ngắn, không lo tự học hỏi thêm, tự cập nhật hóa kiến thức của mình, thì một kỹ thuật viên
hoặc lập trình viên, cho dù có chuyên môn khá cao, cũng sẽ trở thành người tụt hậu không
theo kịp các đồng nghiệp và bị đào thải bởi thị trường.
Đào tạo và tự đào tạo có vai trò quan trọng và cần thiết, nhưng phải đào tạo nghề nào, đào
tạo cho ai? Đấy lại là một vấn đề khác cũng cần quan tâm, vấn đề hướng nghiệp.
7.1.5.3. Vấn đề hướng nghiệp
Chọn đúng nghề, làm việc đúng khả năng là điều quan trọng cần phải lưu ý ngay từ trong
chương trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Thật vậy, một người khó có thể trở thành
chuyên nghiệp hay tinh thông một nghề nếu nghề đó không phù hợp với cá tính, tâm lý, thể
lý và sở thích của mình. Trong trường hợp đó, việc hành nghề không đem lại cho bản thân
người đó sự phấn khởi và niềm hạnh phúc, có chăng
chỉ là khả năng thích ứng hoặc nỗ lực làm việc của
bản thân để hoàn thành công việc được giao. Điều này
làm cho hiệu quả do việc hành nghề của người đó
mang lại không thể đạt tới mức tối đa. Ví dụ một
người có cá tính trầm lặng sẽ không thể nào thích hợp
được với một nghề đòi hỏi sự bao quát và tính hoạt
bát, như nghề quản trị chẳng hạn. Với tính cách ít nói
và thích lặng lẽ làm việc, người loại này sẽ thích hợp
hơn nhiều cho một công việc của phòng thí nghiệm
(dĩ nhiên, còn phải tính đến nhiều yếu tố chuyên môn
khác nữa), vốn là loại công việc đòi sự kiên trì tự giam mình lâu giờ trong phòng nghiên cứu
với những thí nghiệm lặp đi lặp lại để theo dõi quan sát. Với cá tính như vậy, người loại này
mới cảm thấy niềm vui trong loại công việc mà những người hiếu động khó có thể hoàn
thành cách xuất sắc.
Ngày nay, ta thường nghe nói nhiều đến các loại chuyên nghiệp trong thể thao như cầu thủ
chuyên nghiệp, cây vợt chuyên nghiệp, tay đua chuyên nghiệp,... Những người theo các loại
“nghiệp” này là những người vốn say mê và cảm thấy hạnh phúc khi làm những công việc
đó, đến nỗi những hoạt động ấy trở thành “lẽ sống” của họ (đương nhiên, từ chuyên nghiệp
ở đây còn diễn tả rằng những người này làm công việc đó vì tiền, để kiếm sống). Chính nhờ
sự chuyên nghiệp và với năng khiếu trời phú đặc biệt, họ mới thực hiện được những thao tác
thật nhuần nhuyễn và điêu luyện mà những người khác không thể làm được cho dù có tập
luyện nhiều đi nữa.
Việc định hướng nghề nghiệp cho con người nói chung, và nhất là người trẻ sắp vào đời nói
riêng, là điều cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Nếu thực hiện tốt khâu này,
Vấn đề hướng nghiệp
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
164 ECO102_Bai7_v2.0013107216
người ta có thể tận dụng được hết khả năng và năng khiếu trời cho của từng thành viên trong
xã hội phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung.
Có việc làm, có người lành nghề được đào tạo hoàn chỉnh và biết tự đào tạo tốt là một trong
những điều kiện nền tảng cho xã hội phát triển. Nhưng trên góc độ luân lý xã hội, người ta
còn được kêu gọi và yêu cầu hành nghề có đạo đức và theo lương tâm nghề nghiệp nữa.
7.1.6. Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam
Ngày nay, ở Việt Nam và nhất là tại các thành phố lớn, nhu cầu tìm việc làm rất lớn. Nhìn
vào bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị phân theo
vùng giai đoạn 1996 – 2005 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và
khu vực Đông Nam Bộ thường chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và
Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hàng năm.
Bảng 7.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sơ bộ
2007
Cả nước 5.88 6.01 6.85 6.74 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64
Đồng bằng
sông Hồng 7.57 7.56 8.25 8.00 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74
Đông Bắc 6.34 6.60 6.95 6.49 6.73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32 3.97
Tây Bắc
6.42
4.73 5.92 5.87 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4.91 3.89 3.42
Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7.26 7.15 6.87 6.72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50 4.92
Duyên hải Nam
Trung Bộ 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5.52 5.36 4.99
Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11
Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83
Đồng bằng
sông Cửu Long 4.73 4.72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03
Hà Nội 7.71 8.56 9.09 8.96 7.95 7.39 7.08 6.84
Đà Nẵng 5.53 5.42 6.35 6.04 5.95 5.54 5.30 5.16
TP. Hồ Chí Minh 5.68 6.13 6.76 6.88 6.48 6.04 6.73 6.58
Đồng Nai 4.61 4.03 5.52 5.65 4.75 5.14 5.27 4.86
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tỷ lệ thất nghiệp thường tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Tính đến năm 2000 số người trong
độ tuổi thất nghiệp là 1,45 triệu người, trong đó khu vực thành thị 692 nghìn người, khu vực
nông thôn là 755 nghìn người, chủ yếu là trong độ tuổi thanh niên và con số này còn cao
hơn trong năm 2003. Tuy nhiên chưa bao giờ sức ép về việc làm trong xã hội ta, đặc biệt là
việc làm cho giới trẻ lại thu hút sự quan tâm của nhiều cấp nhiều ngành và Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh như hiện nay. Thanh niên chiếm 30% dân số cả nước, tương đương với 55,5%
lực lượng lao động toàn quốc, hàng năm có hàng triệu thanh niên đến tuổi lao động cần có
việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhưng số người thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Tỷ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 165
lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn ở mức 8,2% và đang có xu hướng tăng lên. Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội cho rằng vấn đề cấp thiết đặt ra là
đến năm 2005 phải tạo việc làm mới và ổn định việc làm cho
7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/năm; Tăng tỷ
trọng lao động trong sản xuất công nghiệp và xây dựng lên
20 – 21%, lao động trong các ngành dịch vụ lên 22 – 23%/năm,
giảm lao động nông nghiệp xuống còn 56 – 57%. Để giải
quyết vấn đề việc làm cho thanh niên, nên xem xét một số
giải pháp sau đây:
 Thứ nhất, tạo việc làm cho thanh niên từ khu vực nông
nghiệp. Thường thì khi nói đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên người ta hay
đặt nhiều hy vọng vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nhưng ở đây xuất phát từ đặc thù
của một nước nông nghiệp thì khu vực nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Chiến
lược thanh niên đưa ra chỉ tiêu "tăng tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên
khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010”. Điều này tưởng chừng như mâu thuẫn vì
chúng ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Nhưng giảm tỷ lệ lao động
nông nghiệp không có nghĩa là thoát ly nông nghiệp. Như chúng ta đã biết, gần 80% dân
số nước ta sống bằng nông nghiệp. Vì vậy tìm việc làm từ nông nghiệp là một việc làm
hết sức tự nhiên và cần thiết.Tuy nhiên giải quyết việc làm ở đây phải đi theo hướng
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất. Cả
nước ta hiện có trên 9,3 triệu ha đất nông nghiệp. Giá trị sản lượng nông nghiệp của
chúng ta khoảng 9 tỷ USD/năm, bình quân 1000 USD/ha. Trong khi đó Đài Loan chỉ có
hơn 900 ngàn ha đất nông nghiệp mà giá trị sản lượng tới 14 tỷ USD/năm, giá trị tạo ra từ
1 ha đất nông nghiệp của bạn gấp 15 lần ở nước ta. Vì vậy,
điều cần thiết ở khu vực nông nghiệp hiện nay là phải tạo
ra được một lực lượng lao động có kiến thức, có tri thức
khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học mà
theo chúng tôi, không ai khác ngoài lực lượng lao động trẻ
phải đảm đương trọng trách. Muốn giải quyết việc làm ở
khu vực này, cần hướng nghiệp cho thanh niên học sinh đi
vào các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, chế biến, sinh
hoá thực phẩm và có kế hoạch trở về phục vụ nông nghiệp,
thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Như vậy vừa giãn được
sức ép về việc làm ở khu vực thành thị, khắc phục tình
trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp dồn về các thành phố lớn làm việc, vừa tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho khu vực nông nghiệp nông thôn đang cần tri thức khoa học công
nghệ trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất đai nông nghiệp cũng là nơi có
thể giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên bằng cách khuyến khích những người trẻ
mở mang các trang trại, lâm trại, ngư trại, tạo các ngành nghề như nuôi trồng thuỷ hải
sản, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, nấm, và các loại cây trồng khác.
 Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ hợp hợp tác xã tư nhân phát triển, tạo
thêm nhiều việc làm cho lao động trẻ. Mười năm qua, kinh tế tư nhân tăng cả về số
lượng, vốn kinh doanh và lao động, tạo ra 40% GDP cho cả nước. Hộ kinh doanh cá thể
có số lượng lớn, phát triển rộng rãi từ nhiều năm nay.
Năm 2000 cả nước có gần 10.000.000 hộ kinh doanh cá thể, hàng ngàn hợp tác xã, v.v...
với việc đa dạng ngành nghề sản xuất cũng tạo được hàng triệu việc làm cho nhân dân,
Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam
Đất đai nông nghiệp
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
166 ECO102_Bai7_v2.0013107216
trong đó đối tượng thanh niên chiếm số đông, những mô hình này cần nhân rộng hơn nữa
trong tương lai. Do đó, bên cạnh các hoạt động xã hội Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp
thanh niên cũng nên tổ chức các hợp tác xã thanh niên như HTX nuôi bò giống ở tỉnh
Đồng Tháp mới đây góp phần nhân giống cây con có chất lượng cao và tạo ra việc làm
tại chỗ cho lực lượng thanh niên.
 Thứ ba, giải quyết việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề mũi
nhọn. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 thu hút thêm 4,8 – 5 triệu lao động trẻ vào
khu vực công nghiệp, xây dựng; 2,8 – 3 triệu lao động trẻ vào khu vực dịch vụ như chiến
lược thanh niên đã đề ra thì Nhà nước phải tìm mọi cách thu hút đầu tư nước ngoài vào
khu vực công nghiệp. Chú trọng mở mang các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch và
thương mại là 2 ngành luôn có thế mạnh và ít kén chọn nhân công. Còn đối với khu vực
công nghiệp thì ngành Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề phải có đối sách cung ứng đầy đủ
số lao động có tay nghề, được dạy nghề để đáp ứng yêu cầu, khuyến khích thanh niên
học nghề để tìm việc làm tại các khu công nghiệp tập trung. Tránh tình trạng có việc làm
nhưng thiếu nhân công có tay nghề cao như ở Bình Dương, Đồng Nai, Dung Quất, v.v...
thời gian qua.
 Thứ tư, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Để đạt mục tiêu xuất khẩu
0,8 đến 1 triệu lao động và chuyên gia trẻ, Nhà nước phải có kế hoạch mở rộng thị
trường xuất khẩu lao động và chuyên gia, tạo ra nhiều công ty, trung tâm giới thiệu cung
ứng xuất khẩu lao động có tín nhiệm, tránh xảy ra tình trạng lừa đảo, nâng giá dịch vụ lao
động và thiếu thông tin về thị trường lao động cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên khu
vực nông thôn. Và cũng cần có kế hoạch hướng dẫn những kiến thức cần thiết cho người
đi lao động nước ngoài để họ có thể nhanh chóng được nhập cuộc, tự tin khi đến lao động
tại nước bạn, tạo nên chất lượng nhân công cao, bình đẳng với các nước có lao động xuất
khẩu trong khu vực. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có các cam kết với các nước nhập
khẩu lao động những quy ước về quyền và trách nhiệm của người lao động, về các chính
sách bảo vệ nhân phẩm của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, không để xảy ra tình
trạng mang con bỏ chợ như Samoa, Malaysia và một số nơi mà báo chí đã đưa.
 Thứ năm, giải quyết việc làm qua việc phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền
thống. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia,... nhờ phục hồi và
đầu tư cho các nghề truyền thống mà tạo được việc làm cho nhiều người, sản xuất được
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị mang lại nguồn lợi đáng kể cho đất nước. Việt Nam
là một nước có nhiều làng nghề truyền thống như chạm khảm, dệt, thêu ren, mây tre
đan,... Ví dụ, riêng phía Nam Hà Nội mới đã có 1.116 làng nghề, trong đó có 411 làng có
20% số hộ làm nghề, 120 làng được cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 50% số dân
sống bằng nghề truyền thống, giúp hàng ngàn lao động nông thôn, trong đó chủ yếu là
thanh niên có việc làm. Nếu có sự quan tâm đầu tư thoả đáng trên khắp cả nước sẽ có
hàng vạn làng nghề, không những giải quyết việc làm được cho nhiều thanh niên mà còn
bảo tồn được ngành nghề truyền thống, mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, dân tộc.
Đối với một quốc gia có số dân phát triển nhanh như nước ta, giải quyết việc làm luôn là
một vấn đề không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên nếu Đảng và Nhà nước ta có chủ
trương, chính sách định hướng đúng và ngành giáo dục đào tạo, tổ chức Đoàn thanh niên,
Hội Liên hiệp thanh niên biết cách tuyên truyền vận động và mỗi gia đình có ý thức trong
việc lựa chọn ngành nghề cho con em thì vấn đề cũng sẽ đơn giản hơn nhiều.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 167
7.2. Lạm phát (Inflation)
7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát
7.2.1.1. Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian.
Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá
chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được
gọi là giảm phát.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là
chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản
phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế, phải đến cuối
năm mới có thể xác định được chỉ số điều chỉnh GNP, cho nên người ta thường thay thế chỉ
số này bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số
giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất).
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho
nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó:
t 0
i it
0 0
i i
p q
CPI ( ).100
p q



Trong đó: CPIt
là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t. Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho
năm cơ sở (qt
) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t năm hay thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm
cơ sở, và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở.
Thường người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số cá thể và tỷ
trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hoá. Thời kỳ gốc để tính chỉ số cá thể và thời kỳ gốc
để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) và cũng có thể lựa chọn
khác nhau (năm gốc cho giá khác với năm gốc cho cơ cấu tiêu dùng).
Khác với chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động
giá cả của đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá
chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng giá cả hàng hoá trên thị trường. Hiện nay ở Việt
Nam, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính hàng tháng,
hàng quý, hàng năm).
7.2.1.2. Công thức tính tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động
của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát. Thước đo chủ yếu của lạm phát trong một
thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát
của thời kỳ đang nghiên cứu và được xác định bằng công thức:
t t 1
t
t 1
CPI CPI
100%
CPI



  
Trong đó: t
là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt
là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1
là chỉ
số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
168 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Nghiên cứu điển hình
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠM PHÁT CƠ BẢN
Nguyễn Minh Huệ
Tổng cục Thống kê
Những năm gần đây lạm phát trở thành vấn đề thời sự được đề cập thường xuyên trên
phương tiện truyền thông. Lạm phát thường được hiểu là lạm phát giá mua hàng của
người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số giá người tiêu dùng, gọi ngắn gọn là chỉ số
giá tiêu dùng (CPI).
CPI được tính dựa trên một giỏ hàng cố định giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc. Cơ cấu giá trị
của giỏ được sử dụng làm quyền số. Giỏ gồm các mặt hàng giống nhau cả về lượng và
phẩm cấp. Vì vậy, CPI phản ánh sự biến động chi phí để mua cùng một giỏ hàng giữa hai
kỳ. CPI được xây dựng để tính biến động sức mua của đồng tiền, chi phí sinh hoạt, chứ
không phải để tính lạm phát. Thế nhưng, không thể quan niệm sức mua, chi phí sinh hoạt
chỉ thể hiện qua CPI. Các yếu tố thuế thu nhập, lãi suất tiền gửi, tiền vay và nhiều khoản
chi khác không thể hiện qua CPI. Thêm vào đó, khi giá cả hàng hoá nào đó tăng lên
người tiêu dùng có khuynh hướng mua mặt hàng thay thế với mức giá thấp hơn, trong khi
CPI coi giỏ hàng là không đổi.
Mặt khác lạm phát còn biểu hiện cả chi mua tài sản của doanh nghiệp, chi mua cho tiêu
dùng Chính phủ, chi phí tiền lương. Các loại lạm phát này biểu hiện qua các chỉ số giá
đầu vào, đầu ra của người sản xuất, xuất khẩu, chỉ số tiền lương. Một số nước công bố cả
lạm phát chung cho các phần của GDP (GDP deflator). Tuy vậy chỉ số này trễ nên ít được
sử dụng.
CPI do Tổng cục Thống kê công bố hoàn toàn theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên CPI
được xây dựng dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô về chi phí sinh hoạt, chứ không phải là lý
thuyết về chi phí lạm phát. Khi lý giải lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, nghĩa là với tốc
độ lưu thông tiền tệ không đổi (V), lạm phát (P) không xảy ra nếu cung tiền (M) không
tăng (M = PQ/V). Trong khi đó CPI lại không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách
tiền tệ mà cả chính sách tài chính, tỷ giá, thời vụ, tác động bất thường, tâm lý, thói quen,
niềm tin người tiêu dùng, tăng dân số, cách tính lạm phát.
Chính sách tài chính: Để tác động đến tổng cầu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp
nới lỏng hay thắt chặt chi tiêu công cộng, tiền lương, tăng giảm thuế gián thu, tăng giảm
giá của khu vực kinh tế công (giá điện, sách giáo khoa, cước điện thoại), trợ giá, phụ thu,
bảo hiểm thất nghiệp, phát hành tín, trái phiếu hay dùng ngân sách mua dự trữ để nâng đỡ
giá cả. Các biện pháp này tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến CPI.
Chính sách tiền tệ: Để đạt được mục tiêu ổn định giá, kích thích tăng trưởng, Ngân hàng
Trung Ương sử dụng hai công cụ là lãi suất và mức cung tiền bằng cách tăng, giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, mua bán tín phiếu, trái phiếu ở thị trường mở. Hai
công cụ này tác động trực tiếp đến cầu tiền và tài sản tài chính khác, từ đó tác động gián
tiếp đến tổng cầu, đến CPI.
Tác động thời vụ: CPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố thời vụ. Vào ngày Tết âm
lịch CPI thường gia tăng, giá gạo thời kỳ giáp hạt, lúc thu hoạch, giá hoa quả vào đầu vụ,
cuối vụ. Theo thông lệ dãy thời gian thì CPI, GDP thường được chỉnh mùa theo phương
pháp X-11,12.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 169
Yếu tố bất thường: CPI cũng chịu tác động của hạn hán, lũ lụt, mưa nắng, hàng nhạy
cảm dễ biến động giá như hàng tươi sống, nhiên liệu. Ví dụ: Gần đến tết Tân Tỵ trời nắng
ấm nên người tiêu dùng quay sang dùng bia, làm cho giá bia nhích lên; nắng nóng làm
giá đá cây tăng; tắc nghẽn giao thông đường sắt làm giá hoa quả Nam Bộ bán ở Hà nội
tăng nhưng đây nhưng đây chỉ là mất "cân đối cung cầu nhất thời" hay sốc về "cung".
Cách tính lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tháng, quý có thể so sánh với các kỳ gốc khác nhau.
Gọi k 1
it i,t i,t k i,t kk (p p ) / p-
- - = - là tốc độ biến
động giá hàng i so với kỳ so sánh k.
Khi đó tỷ lệ lạm phát CPI là:
n
k 1
t i i,t i,t k i,t k
i 1
k . w (p p ) / p )
 

   (1)
k thường nhận các giá trị 1,3,6,12,24,36. Tỷ lệ lạm phát
ở đây chính là số bình quân giản đơn của các tỷ lệ lạm
phát tháng của k tháng.
Giả sử rằng chúng ta có thể phân tách tỷ lệ lạm phát
của nhóm hay mặt hàng i thành tỷ lệ lạm phát trung bình (chung) và các sốc đối với giá
mặt hàng i, ta có CPI
ti,t i,tv    .
Khi đó tỷ lệ lạm phát mặt hàng i ở kỳ t so với kỳ k là:
k
k k,CPI
ti,t
j 1
1
k 
    
Từ (2) có thể thấy k càng lớn thì độ biến thiên của tỷ lệ lạm phát càng bé, do các phần
nhiễu sẽ khử trừ lẫn nhau. Vì vậy việc công bố phân tích lạm phát tháng bình quân quý
(k=3), bình quân năm (k=12) sẽ cho thấy rõ xu thế lạm phát và ít bị nhiễu hơn với (k=1).
Cách tính này tương đương với tỷ lệ lạm phát so với tháng cùng kỳ chia cho 12 hoặc 3.
Một cách tính lạm phát khác là tỷ lệ (%) giữa bình quân CPI trong 12 tháng liên tục đến
tháng hiện tại và bình quân CPI các tháng cùng kỳ trừ đi 100. Các chỉ số này phải là chỉ
số định gốc hay chung gốc so sánh (1995=100). Cách tính này có ý nghĩa về thống kê.
Tỷ lệ lạm phát CPI
có thể phân tách thành 2 cấu phần: Tác động xu thế lâu dài hay
thường trực, thường xuyên, ổn định ( p
t ) và tác động nhiễu nhất thời, tức thời
 T
t CPI P T
t t t     P
t thể hiện xu thế lâu
dài, thường trực do áp lực cầu được gọi là lạm phát
xu thế dài hạn hay lạm phát cơ bản.
Khi lạm phát CPI bị nhiễu cần chọn cách tách lọc
khử nhiễu để lấy ra cấu phần xu thế dài hạn p
t .
Nếu nhiễu p
t của biến động giá các nhóm hàng
thuộc cấu phần CPI có chung phân bố chuẩn
N( 2
) thì lạm phát CPI có thể coi là lạm phát cơ
bản. Số bình quân là ước lượng không chệch với phương sai bé nhất.
Khi CPI bị nhiễu nhất thời đến chừng mực mà Pit / Pit-k không tuân theo phân bố chuẩn thì
đồ thị phân bố tần suất thường lệch phải, đỉnh nhọn hơn phân bố chuẩn. Khi đó CPI sẽ
(2)
Tỷ lệ lạm phát
Chính sách tài chính
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
170 ECO102_Bai7_v2.0013107216
không còn là ước lượng tốt nhất và sẽ phản ánh sai lệch xu thế lâu dài của lạm phát.
Để hoạch định chính sách tiền tệ, NHNN cần một thước đo phản ánh xu thế lâu dài của
lạm phát. Chỉ tiêu này được gọi là lạm phát cơ bản hay lạm phát tiền tệ. Lạm phát cơ bản
là chỉ tiêu phản ánh tác động của chính sách tiền tệ, đo lường được các tác động hay áp
lực lâu dài ổn định của cầu đến sự biến động giá cả. Vì vậy chỉ tiêu này cần được tính
toán sao cho loại trừ được tác động của các sốc "cung" nhất thời, điều chỉnh giá không
đều, thuế gián thu, việc gán giá chờ (giá không đổi) khi hàng hoá vắng tạm thời.
Phương pháp xây dựng: Để tính lạm phát cơ bản, ở một số nước người ta sử dụng một
số phương pháp khác nhau như:
 Loại trừ chủ quan: Đầu thập kỷ 70, nhiều nước bắt đầu áp dụng tính lạm phát cơ bản
theo "phương pháp loại trừ" một số nhóm/mặt hàng dễ bị sốc "cung" như hàng
LT-TP(F), nhiên liệu, điện năng (E), thuế (T). Cách tính này chỉ cần loại bỏ FET, tính
lại quyền số rồi tính bình quân gia quyền. Tuy vậy việc xác định mặt hàng loại trừ khá
máy móc và không có tính kiểm định. Hiện nay phương pháp này (CPIxFET) vẫn
được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
 Trung vị gia quyền (WM  CPI): Là ước lượng thô nhất khi trung bình gia quyền
không còn là ước lượng tốt nhất cho xu thế trọng tâm. Trung vị là ước lượng tốt hơn
trung bình do nó không chịu ảnh hưởng của các sốc tăng giá tạm thời. Đây cũng là
ước lượng khoa học không tuỳ tiện như CPIxFET.
 Trung bình lược bỏ (TM  CPI trimmed mean): Cuối thập kỷ 80 trở lại đây
phương pháp tính giá trị trung bình lược bỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi
phân bố xác suất của phần nhiễu của biến động giá của nhóm ngành hàng có chung kỳ
vọng  nhưng lại có phương sai khác nhau ( 2 2
i j   ) thì trung bình mẫu (CPI) là ước
lượng không chệch với phương sai không bé nhất. Khi đó cần loại trừ các nhóm hàng
rơi lệch hẳn về hai phía của đồ thị phân bố tần suất của biến động giá của các nhóm
hàng. Tỷ lệ (%) số nhóm lược bỏ () chia đều cả hai phía. Khi loại trừ xong trung
bình mẫu được tính cho các quan sát còn lại. TM  CPI có thể là bình quân giản đơn
hay gia quyền. Chúng tôi không nêu kỹ cách tính toán ở đây. Nếu loại mỗi phía 50%
thì quan sát còn lại là trung vị và chính là WM  CPI.
Tiêu chí so sánh: Căn cứ để chọn phương pháp tối ưu là trung bình trượt cân giữa 1,
trượt lùi và tiến 6,9,18 quan sát liền kề quan sát hiện tại còn quan sát này là điểm giữa.
Khi đó  tối ưu là TM  CPI có căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (RMSE)2
giữa các dãy kết quả TM – CPI với từng  và dãy bình quân trượt tương ứng nhỏ nhất.
Trung bình trượt cân giữa là số trung bình hai phía quá khứ, tương lai nên phản ánh xu
thế lâu dài, lọc được nhiễu nhất thời tốt nhất.
Việc tính TM – CPI có thể tiến hành theo 2 trình tự ngược nhau. Có thể lấy tỷ lệ bình
quân 3 hoặc 6 tháng của biến động giá hay chỉ số giá rồi mới tính TM – CPI. Ngược lại
có thể tính TM – CPI ngay từ số liệu thô rồi mới tính lạm phát bình quân 3 – 6 tháng
(công thức 1, k=3).
Ngoài 3 phương pháp trên còn có phương pháp "bình quân quyền nghịch đảo độ lệch
chuẩn (SDI) hoặc phương sai (chỉ số Neo-edgeworth). Phương sai ở đây được tính riêng
cho từng nhóm hàng theo thời gian. Mô hình kinh tế lượng: Tự hồi quy véc tơ VAR hay
mô hình tính lạm phát Quah  Vahey cũng đã được tính thử tại một số nước. Mô hình này
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 171
có ưu thế là dựa trên lý thuyết tiền tệ nhưng các giả thiết xây dựng mô hình lại không sát
thực tế.
Lượng hoá mục tiêu: Tại nhiều nước Ngân hàng TW đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát
ở mức ổn định 2 – 3% /năm. Việc tính được lạm phát phản ánh chính sách tiền tệ và dự
báo được lạm phát là nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng TW. Vì vậy cần xúc tiến phối
hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và TCTK để tính lạm phát cơ bản nhằm bảo đảm tính
khách quan trong tính toán. Nên tính thử, kiểm nghiệm bằng dự báo ngắn và trung hạn
cho 4 phương pháp CPI,TM  CPI, CPIxFET & WM  CPI. Nếu có thể cũng nên áp
dụng thử mô hình "lạm phát Quah-Vahey". "Lạm phát tháng bình quân năm" nên được
dùng làm chỉ tiêu lạm phát mục tiêu (xem công thức 1).
Khi lạm phát cơ bản được tính toán và dự báo được thì Ngân hàng Nhà nước có thể lượng
hoá mục tiêu hạ giảm lạm phát gắn với chính sách tiền tệ. Kiểm nghiệm kết quả trước khi
công bố lạm phát cơ bản cũng là bước đi cần thiết. Xu thế trái ngược giữa sự tăng nhanh
mức cung tiền và lạm phát CPI thấp hay âm trong 2 năm gần đây cho thấy tính cấp thiết
của việc tính lạm phát cơ bản. Xem xét nhân tố tác động đến CPI cho thấy cần thận trọng
hơn khi lý giải biến động CPI ngắn hạn một vài tháng. CPI có tăng hay giảm vài tháng
chưa thể nói lên gì nhiều. Lạm phát xu thế lâu dài do áp lực thực sự của cầu mới có ý
nghĩa đáng kể.
Chú giải:
1. TB trượt:
m
1
t t j
m
ˆ (2m 1)


   
2.
2
j jˆRM SE ( * ) / n  
7.2.1.3. Quy mô của lạm phát
Với những lần lạm phát xảy ra trong lịch sử, ta nhận thấy chúng thường xuất hiện với tỷ lệ
lạm phát là khác nhau và hình dạng khác nhau. Xét về quy mô, lạm phát sẽ xuất hiện với 3
mức quy mô như sau: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát:
 Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây tác động đáng kể đến nền kinh tế. Trong
điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định thì giá cả không khác nhiều so với mức giá bình
thường, do đó đồng tiền vẫn giữ được phần lớn giá trị của nó trong thời gian tương đối
dài, việc kinh doanh tương đối ổn định, thị trường
không có những cơn sốt hay sự đảo lộn lớn.
 Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm
phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số
trong năm. Ví dụ: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm
2008 là 12,63%.
 Siêu lạm phát là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm
phát từ 3 con số trở lên. Ví dụ: Năm 2008, Zimbabwe
hiện là quốc gia có tình trạng siêu lạm phát tồi tệ nhất
trong lịch sử của thế giới. Với tỷ lệ lạm phát vượt mức
40 triệu %, người dân Zimbabwe lâm vào cuộc đấu tranh sinh tồn thực sự. Dòng người
dài xếp hàng trước cửa ngân hàng để chờ rút tiền đã trở thành cảnh tượng quen thuộc ở
Lạm phát phi mã
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
172 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Zimbabwe thời gian này. Muốn rút được tiền, người ta phải dậy từ rất sớm để “xí” chỗ.
Tất cả những người đến đây đều mang hy vọng rút một khoản tiền Zimbabwe tương
đương với 1 – 2 USD. Đây là hạn mức rút tiền tối đa mà Chính phủ Zimbabwe mới công
bố hồi tháng trước. Dù ít ỏi như vậy nhưng không phải ai cũng có thể rút tiền, không ít
người đã phải ra về trong tuyệt vọng. Hạn mức rút tiền đã tăng lên vào ngày 28/9/2008,
nhưng với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu %, giá trị của khoản tiền được rút cũng chỉ là
một con số rất nhỏ. Các chuyên gia kinh tế đều nói rằng, sự sụp đổ kinh tế của Zimbabwe
đang tăng tốc. Khi Chính phủ Zimbabwe in thêm nhiều tiền hơn bao giờ hết, tỷ lệ lạm
phát như con ngựa bất kham, tăng từ 1.000% vào năm 2006 lên đến 12.000% vào năm
2007. Đây là một con số quá cao đến nỗi chính phủ phải bỏ đi 10 chữ số 0 trên tờ tiền
Zimbabwe vào tháng 8/2008 để đảm bảo máy tính có thể tính được. Nếu không có động
thái này, 1 USD có thể tương đương với 10.000 tỷ USD Zimbabwe.
Một khi lạm phát quá cao sẽ gây ra biến động lớn đối với một nền kinh tế như: Các hợp
đồng kinh tế đã được ký kết theo chỉ số giá cũ hoặc theo hợp đồng với đồng tiền chi trả là
đồng ngoại tệ mạnh nào đó, do vậy đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của hoạt
động kinh doanh, lãi suất thực tế giảm tới mức âm dẫn đến thị trường tài chính khủng
hoảng. Giá trị của đồng bản tệ mất giá nghiêm trọng, dân cư giữ tiền ở mức tối thiểu cần
thiết và tích lũy nhiều hàng hóa gây ra tình trạng khan hàng giả tạo càng đẩy mức lạm
phát tăng cao.
7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến
tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau, tuỳ
thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì
vậy, phần này sẽ đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân
gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát.
7.2.2.1. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá
tiềm năng. Điều này được minh hoạ đồ thị dưới. Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo
người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể
và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về
hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 173
Hình 7.4. Lạm phát cầu kéo
Hình 7.4 cho thấy, khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá
chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra.
Tổng cầu tăng làm tăng mức giá và GDP thực tế tăng. Tiền công tăng, đường ASS dịch
chuyển sang trái , mức giá tăng cao hơn, trong khi đó GDP thực tế giảm.
GDP thực tế(tỷ USD)
Hình 7.5. Lạm phát cầu kéo
Hình 7.5 cho thấy, khi cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên (AD1), mức giá
chung tăng lên từ 100 đến 103. Giả sử tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái,
mức giá chung tăng cao hơn từ 100 đến 110, trong khi GDP thực tế giảm xuống, mức giá
chung ngày càng tăng cao, lạm phát càng tăng nhanh.
7.2.2.2. Lạm phát chi phí đẩy
Khi sản lượng chưa đạt tiềm năng vẫn có khả năng xảy ra lạm phát và trên thực tế đã xảy ra
lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là đặc điểm của lạm phát hiện
đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng,
tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
174 ECO102_Bai7_v2.0013107216
Hình 7.6. Lạm phát chi phí đẩy
Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,…) là
nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao. Theo hình 7.6, giá đầu vào tăng, tổng cung suy
giảm, đường ASS dịch chuyển sang trái từ ASS0  ASS1 làm cho sản lượng giảm từ mức
Y0  Y1, giá cả tăng lên từ mức P0  P1 gây nên tình trạng lạm phát. Tổng cầu không thay
đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.
Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: Thiên tai,
chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế,… Đặc biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC
trong những năm 1970 hoặc giai đoạn 2007 – 2008, đã gây ra lạm phát đình trệ trầm trọng
trên quy mô thế giới.
7.2.2.3. Lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp
tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương
đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, và vì mọi người đã có thể dự
tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến. Mọi hoạt động kinh tế sẽ
trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền
lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách,…).
Hình 7.7. Lạm phát được dự đoán trước
Sự gia tăng tổng cầu được dự đoán trước làm tăng lạm phát nhưng không làm thay đổi GDP
thực tế.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 175
Hình 7.7. ở trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Khi giá đầu vào tăng, đường
tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển từ ASS0  ASS1  ASS2, dịch chuyển lên trên cùng
một tốc độ. Khi đó Chính phủ sẽ dùng các biện pháp điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD
cùng từ AD0  AD1  AD2, chỉ số giá tăng từ 110  121  133. Vì lạm phát đã được dự
kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho
phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng đều
đặn theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời
gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy
lạm phát khỏi tình trạng ì.
7.2.2.4. Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ
Khi nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ chúng ta đã biết đẳng thức MS/P = MD(r, Y) khi
thị trường tiền tệ cân bằng, không gây lạm phát.
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (r)
và (Y) là ổn định (Y đạt mức tiềm năng), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng
sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá
cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền.
Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế
gặp phải một cơn sốc (ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm
xuống. Chính phủ cần phải tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế.
Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, lãi suất thực tế cũng không đổi, chỉ có mức cung
tiền danh nghĩa, giá cả cũng như tiền lương danh nghĩa tăng lên. Lý thuyết này dựa trên giả
định mức cầu tiền thực tế không đổi, một giả định chưa có cơ sở chắc chắn và chưa phù hợp
với thực tế. Tuy nhiên, lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, không có cuộc lạm phát cao nào
mà không có sự tăng trưởng mạnh về tiền tệ. Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng
cao, và bất kỳ một chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ
lạm phát và điều này đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn.
Khi ngân sách thâm hụt lớn, các Chính phủ có thể in thêm
tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một
nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một
khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi
phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt.
Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu
lạm phát. Tuy nhiên, các Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt
bằng cách vay dân qua bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa
không tăng thêm lên nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng
nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc
lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả
năng có lạm phát là một điều chắc chắn. Lý thuyết số lượng tiền tệ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
176 ECO102_Bai7_v2.0013107216
7.2.2.5. Lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho
vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ
tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về mức
ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm
phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi
theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định.
Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi
phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt.
Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ
gửi tiền vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi hàng hoá
có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá
lên cao.
7.2.3. Tác động của lạm phát
Nếu giá cả của các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì
loại lạm phát này thường được gọi là lạm phát thuần tuý, loại
lạm phát này hầu như không xảy ra. Trong thực tế các cuộc
lạm phát thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:
 Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại
hàng hoá.
 Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra một cách không
đồng thời.
Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã
thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả
tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là:
 Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên
giữa các cá nhân, tập đoàn, v.v. đặc biệt đối với những ai
giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền
mặt) và những người làm công ăn lương. Tác động chính
của lạm phát về mặt phân phối sinh ra từ những sự khác
nhau về quyền sở hữu và sử dụng các loại tài sản. Khi các
tác nhân trong nền kinh tế có những khoản nợ dài hạn với
lãi suất cố định thì việc tăng giá cả là một cái lợi tự nhiên
đối với họ. Ngoài ra tác động của lạm phát về mặt phân
phối còn nảy sinh từ những tác động không được dự đoán trước đối với giá trị thực tế của
cải của các tác nhân trong nền kinh tế. Nói chung thì lạm phát có xu hướng phân phối lại
của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có
những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. Sự giảm lạm phát không được dự đoán
trước sẽ có tác động ngược lại. Tóm lại, lạm phát chỉ làm xáo trộn thu nhập và tài sản, phân
phối lại một cách ngẫu nhiên của cải trong nhân dân mà không có tác động riêng lẻ nào đối
với một tác nhân trong nền kinh tế.
Sản lượng và công ăn
việc làm
Phân phối thu nhập
Tốc độ tăng giá
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
ECO102_Bai7_v2.0013107216 177
 Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm: Có những biến dạng về cơ cấu sản
xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi
mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và
trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng
sản xuất kinh doanh. Tác động đối với mức sản lượng nói chung là trong thời kỳ lạm
phát tăng lên bất ngờ thường là những thời kỳ công ăn việc làm nhiều và sản lượng cao,
lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh
cùng sự thay đổi mạnh của giá cả tương đối, có
những hãng sản xuất – kinh doanh có thể phát
triển và ngược lại có những hãng cũng bị phá sản
hoặc đổi hướng kinh doanh. Thế nhưng, trong thời
gian dài không có mối quan hệ tất yếu giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế, không có mối quan hệ
trực tiếp giữa lạm phát với mức sản lượng và công
ăn việc làm.
 Tác động đối với phân bố tài nguyên: Lạm phát
làm biến dạng giá cả tương đối, tỷ lệ lạm phát
càng cao thì sự biến dạng giá cả tương đối càng
lớn. Một mặt hàng mà giá trị biến dạng một cách
trầm trọng do lạm phát là tiền tệ (tiền kim loại và tiền giấy). Giá cả của đầu vào hoặc
hàng hoá đã được định giá theo những quy tắc lâu dài cũng có xu hướng tách xa hơn khỏi
mức giá chung trong những thời kỳ lạm phát.
7.2.4. Một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát
Lạm phát là một trong những căn bệnh kinh niên của
nền kinh tế. Lạm phát cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng
tiêu cực cho nền kinh tế, do đó vấn đề đưa ra giải
pháp để kiềm chế lạm phát là một trong những mục
tiêu quan trọng của mỗi quốc gia có lạm phát xảy ra
ở tốc độ cao. Chính phủ có thể sử dụng chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ thặt chặt để kiềm chế
lạm phát. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
 Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt
 Cắt giảm cầu tiêu dùng.
 Giảm chi tiêu của Chính phủ.
 Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu có thể
của xã hội.
 Tăng cung các loại hàng hóa và dịch vụ.
 Giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
 Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay,
tăng chi tiêu cho đầu tư.
 Giảm cung tiền, hạ lãi suất (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán trái phiếu trên thị trường
mở, hoặc tăng lãi suất chiết khấu,...)
Giải pháp kiềm chế lạm phát
Giảm thâm hụt ngân sách
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
178 ECO102_Bai7_v2.0013107216
7.2.5. Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008
Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2007 – 2008 có nhiều biến động phức tạp và khó
lường. Giá dầu và hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị
trường thế giới tăng cao; sự suy giảm của kinh tế Mỹ đã tác động mạnh và kéo theo sự suy
giảm của nhiều nền kinh tế. Trong nước, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và
Bắc Trung Bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống nhân dân. Trong điều kiện kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới
bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới thì những hệ quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi của nền
kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước.
Trước tình hình này, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
2007 – 2008 của Việt Nam là: Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định Kinh tế Vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu được ưu tiên
hàng đầu. Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo
thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
7.2.5.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và
tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của
các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm
dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường
kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc
tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện,
xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
7.2.5.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước,
nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân
sách.
Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu
Chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp
Nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công
trình chưa thực sự cần thiết.
Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong
tất cả các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm
trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào cuộc vận động: "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết kiệm bình quân 10%
chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi cho con người theo chế độ
quy định) của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản chi
Chính sách tiết kiệm
đồng bộ
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216

More Related Content

What's hot

Mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếMô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếvietlod.com
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếvietlod.com
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisDigiword Ha Noi
 
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix modarkqueen0802
 
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hoc
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hocChuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hoc
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hocmkquoc
 
Bai 3 tang truong trong dai han
Bai 3   tang truong trong dai hanBai 3   tang truong trong dai han
Bai 3 tang truong trong dai hantuyenngon95
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Kien Thuc
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếAnh Hà
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môViệt Long Plaza
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalĐinh Thị Vân
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDDung Nguyen
 

What's hot (20)

Bài 11
Bài 11Bài 11
Bài 11
 
Kinhtevimo
KinhtevimoKinhtevimo
Kinhtevimo
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếMô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế
 
Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
Chg1
Chg1Chg1
Chg1
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
 
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
 
Chương 1.
Chương 1.Chương 1.
Chương 1.
 
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hoc
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hocChuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hoc
Chuong 1 muoi nguyen ly cua kinh te hoc
 
Bai 3 tang truong trong dai han
Bai 3   tang truong trong dai hanBai 3   tang truong trong dai han
Bai 3 tang truong trong dai han
 
Các câu hỏi kinh tế vi mô
Các câu hỏi kinh tế vi môCác câu hỏi kinh tế vi mô
Các câu hỏi kinh tế vi mô
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAYĐề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.final
 
Noel
NoelNoel
Noel
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
 

Similar to 09 eco102 bai7_v2.0013107216

Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21trantuan202
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Luanvan84
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010hieu anh
 
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt Nam
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt NamKiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt Nam
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt NamLuanvan84
 
ChươNg 4 Va Ba Po
ChươNg 4 Va Ba PoChươNg 4 Va Ba Po
ChươNg 4 Va Ba Poguest800532
 
6_unemployment.ppt
6_unemployment.ppt6_unemployment.ppt
6_unemployment.pptMinhTh878803
 

Similar to 09 eco102 bai7_v2.0013107216 (20)

T017 6697
T017 6697T017 6697
T017 6697
 
Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
 
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
 
Bài mẫu tiểu luận môn kinh tế vĩ mô, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận môn kinh tế vĩ mô, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận môn kinh tế vĩ mô, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận môn kinh tế vĩ mô, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn, 9 ĐIỂM!
 
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt Nam
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt NamKiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt Nam
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt Nam
 
C4 thatnghiep.pdf
C4 thatnghiep.pdfC4 thatnghiep.pdf
C4 thatnghiep.pdf
 
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.docTiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
 
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.docPhân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
 
ChươNg 4 Va Ba Po
ChươNg 4 Va Ba PoChươNg 4 Va Ba Po
ChươNg 4 Va Ba Po
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình DươngCơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
 
6_unemployment.ppt
6_unemployment.ppt6_unemployment.ppt
6_unemployment.ppt
 
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
 

More from Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0Yen Dang
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0Yen Dang
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 

More from Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

09 eco102 bai7_v2.0013107216

  • 1. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 151 Nội dung  Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp  Phân tích các tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế  Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay  Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm dịch chuyển và di chuyển đường Phillips) Mục tiêu Hướng dẫn học  Hiểu được các tác động (tích cực và tiêu cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế  Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp  Định hướng và chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng Thời lượng học  7 tiết học  Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất  Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
  • 2. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 152 ECO102_Bai7_v2.0013107216 7.1.1. Thất nghiệp (Unemployment) 7.1.2. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp 7.1.2.1. Các khái niệm liên quan Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:  Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ là từ 16 – 55 tuổi. Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể, phần lớn do sự tăng lên của số phụ nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng từ khoảng 59% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào trong đó giảm từ 78% xuống 73%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả trong sản xuất.  Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, v.v.  Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật, v.v… và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. Bảng 7.1: Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động Dân số Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Lực lượng lao động Không tham gia lao động (ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động Có việc làm Thất nghiệp Không tham gia lao động ( ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động Thất nghiệp
  • 3. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 153 Các Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo ra thêm công ăn việc làm cho xã hội ngang qua việc xây dựng và triển khai hệ thống luật và các văn bản pháp qui dưới luật, cũng như phải nghiên cứu để xác định và duy trì cho được tỉ lệ lao động “chờ” và có chính sách đào tạo, cũng như tái đào tạo, lực lượng lao động này. Giải quyết hợp lý tình trạng thất nghiệp như vừa nói sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển thực sự. Khi có công ăn việc làm ổn định, tức có thu nhập ổn định, con người sẽ tham gia làm cho quá trình lưu thông tiền tệ trong xã hội tăng tốc nhờ vào việc họ mua sắm, tiêu thụ. Đây là một điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển về kinh tế của một vùng, một quốc gia. Phát triển về kinh tế sẽ kéo theo hệ quả là xã hội, văn hóa, giáo dục,.v.v. cũng phát triển. Vậy, việc cụ thể cần thực hiện là giải quyết vấn đề tìm việc làm cho những người trong độ tuổi lao động trong xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các khái niệm trên chỉ có tính quy ước và có thể khác nhau giữa các quốc gia. 7.1.2.2. Phân loại thất nghiệp Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:  Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.  Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi.  Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát triển.  Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.  Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về chủng tộc, sắc tộc của một số quốc gia. Phân loại theo lý do thất nghiệp:  Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,…  Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.  Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…). Khuyến khích đầu tư Phân loại thất nghiệp
  • 4. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 154 ECO102_Bai7_v2.0013107216  Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:  Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp.  Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng, v.v...  Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%. o Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có: Các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự suy giảm. Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới – chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những người ngư dân ở Newfoundland (Canada) với trình độ giáo dục lớp 8. Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn những lập trình viên ở cả nước. Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn. o Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:  Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn.  Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,.v.v.).  Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp. Thất nghiệp mùa vụ Thất nghiệp cơ cấu
  • 5. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 155  Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.  Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn. Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc là cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.  Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.  Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:  Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc, do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế. Thất nghiệp do thiếu cầu
  • 6. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 156 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Nghiên cứu điển hình Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến" Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ. Lùi một bước … Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người "thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ... tự nguyện không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập. Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính họ, hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền lựa chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm bằng thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên trở thành đích ngắm của các công ty cả trong lẫn ngoài nước đang trong một cuộc chiến tranh giành nhân sự cao cấp. Với mức lương không dưới 1500 USD/ tháng, Tùng nhận lời làm cho một công ty sau khi đã có suy tính kĩ càng. Thời gian đầu, Tùng làm việc rất nhiệt tình, có khó khăn nhưng lúc ấy anh chỉ nghĩ đơn giản là do khác biệt về môi trường làm việc và anh có thể thích nghi dần qua thời gian. Thế nhưng Tùng nhanh chóng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các sếp và đồng nghiệp trong công ty, anh xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Mọi chuyện vẫn không như mong muốn. Qua mấy lần như vậy, Tùng rơi vào tình trạng thất nghiệp lúc nào không hay. Nhiều người vẫn không thể hiểu nổi một người như anh Quang lại đang nằm trong cảnh thất nghiệp dù anh đã nhiều năm làm việc cho các công ty nước ngoài trong cương vị của nhà quản lý. Từ bỏ mức lương hàng ngàn đô, từ bỏ vị trí trưởng phòng đang nắm giữ, anh lui về lo cho gia đình, con cái và tối tối lại đi học thêm tại trung tâm ngoại ngữ, ôn thi cao học để xây dựng cho mình một con đường mới với nhiều dự tính hoài bão. Với những du học sinh mới trở về nước như Tuấn Anh, chịu thất nghiệp cũng bởi vì mức lương không bao giờ được dưới 500 USD/tháng. Chi phí học hành ngốn hết hàng ngàn đô suốt những năm tháng bên xứ người là lí do chính khiến họ cân nhắc sẽ đầu quân cho công ty nào có thu nhập cao hơn để bù "vốn". Để tiến mấy bước Không vừa ý vì mức lương chưa làm thỏa mãn, vì chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với công sức họ bỏ ra, chấp nhận ra đi vì môi trường làm việc không phù hợp để phát triển năng lực và thăng tiến, có những người đã chịu "thất nghiệp" để chờ đợi những cơ hội và một tương lai như mình mong muốn. Đó là những cách không giống nhau để
  • 7. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 157 người ta thực hiện những khát vọng của bản thân. Với những người thất nghiệp kiểu này, công việc và sự săn đón của các công ty đôi khi trở nên quá thừa vì bản thân họ biết rằng họ có sự chọn lựa cho riêng bản thân. Họ biết nói không khi cảm thấy không phù hợp và "chưa phải lúc" để lao đầu vào công việc. Tùng dù thất nghiệp nhưng anh vẫn vừa nghiên cứu chuyên môn, tham gia những dự án của một công ty hay một tổ chức phi Chính phủ nào đó, vừa chờ đợi những cơ hội việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. Tùng muốn ứng dụng những gì đã học được bên xứ người vào công việc, "không thì thật là lãng phí", Tùng nói, không quên đề cập đến những tính toán mà bản thân đang theo đuổi. Còn anh Quang sau những khóa học tiếng anh và ôn thi cao học ngành quan hệ quốc tế đang dọn sẵn đường cho một kế hoạch công việc đúng với mơ ước mà anh đã từng nung nấu: Ngành ngoại giao. Theo như anh Quang nói thì lương cao, môi trường làm việc tốt với anh chưa phải là tất cả mà với anh bây giờ, đam mê công việc, lĩnh vực ngành nghề nào mới là quan trọng. Bỏ qua những lời mời chào có thể hấp dẫn với người khác, Tuấn Anh vẫn tự tin đưa ra điều kiện để các công ty "chi đẹp" thì Tuấn Anh mới đồng ý về làm. Với mức lương trên 500 USD/ tháng, Tuấn Anh mới mong mình hoàn được số vốn không hề nhỏ đã bỏ ra khi du học. Bằng cấp quốc tế, năng lực và có sẵn kinh nghiệm dắt lưng, Tuấn Anh không cảm thấy lo lắng gì khi mình đang trong cảnh "ăn không ngồi rồi". Sáng sáng đi cà phê, lên mạng, thỉnh thoảng cùng hội bạn theo xu hướng làm việc tự do nhận vài dự án cho chân tay đỡ rảnh rang quá, Tuấn Anh tiếp tục sàng lọc những lời mời từ phía các nhà tuyển dụng. Tự tin với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, những người thất nghiệp kiểu này đang tự tìm lời giải cho bài toán lùi tiến của mình. Thất nghiệp để đón chờ những cơ hội mới, thất nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn, và họ đang tạo cho mình những "khoảng lặng" cần thiết cho những dự tính lớn lao trong sự nghiệp. (Cập nhật lúc 14h00 ngày 5/7/2008 trên báo Kinh tế và Đô thị tại địa chỉ http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=26358&CatId=58)  Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).  Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức tiền công khi thị trường lao động cân bằng. Số lượng người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ sở để xây dựng đường cung: Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp.
  • 8. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 158 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1, đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. Trên đồ thị hình 7.1 dưới đây, đường DL là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. Đường SL là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường SL' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động. Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1, đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. Nếu Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu, giả sử W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động W0. Ở mức tiền lương W2, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm SL' sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên đồ thị biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là số người thất nghiệp mà theo “Lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp tự nguyện bởi xã hội chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn W2. Tổng số thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC (bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển). Hình 7.1. Thất nghiệp tự nhiên 7.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp  Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,.v.v.  Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.  Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,.v.v.)  Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Thất nghiệp tự nhiên
  • 9. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 159 Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc,.v.v.) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc hay có thể còn vì một nguyên nhân khác. 7.1.3.1. Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển Hình 7.2. Mức tiền công tối thiểu cao hơn Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trạng thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn mức tiền công cân bằng. Nhìn vào đồ thị hình 7.2 trên đây ta thấy, thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại E với mức tiền công cân bằng là W0. Một bộ phận lớn lao động đạt mức tiền công W1 cao hơn mức tiền công cân bằng W0 trên thị trường lao động. Tại mức tiền công W1 cầu lao động là L1, cung lao động là L2. Vì L1 > L2 cho nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn AB, hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công xuống trạng thái cân bằng là rất khó. 7.1.3.2. Thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công thường cứng nhắc, không linh hoạt, do đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp. , DL W1 W0 Hình 7.3. Thất nghiệp do thiếu cầu
  • 10. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 160 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Giả sử trong nền kinh tế tổng cầu AD suy giảm, cầu lao động giảm từ DL đến DL’, do giá cả và tiền công không linh hoạt nên tại mức tiền công W1 ta có cầu lao động là L1 cung lao động là L2, nhìn vào đồ thị ta thấy L1 < L2, dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Lượng người thất nghiệp là: 2 0 2 1E E L L  . Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu. Nguồn gốc chính là do ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. 7.1.4. Tác động của thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Khi tình trạng này lan rộng đến nhiều người trong xã hội, người ta gọi là “nạn thất nghiệp”. Nó là một vấn đề lớn của mọi xã hội và mọi nền kinh tế, phát triển hay đang phát triển, cần phải tìm cách khắc phục. Chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp thông qua các nội dung sau:  Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không đúng nghề khiến họ không thể đóng góp hết khả năng cho xã hội. Điều này ngăn cản họ phát triển toàn diện và thực sự.  Thất nghiệp khiến cá nhân người đó rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý, do những thay đổi lớn so với các thói quen làm việc trước đó. Tình trạng tâm lý bất ổn này có thể lây lan sang hoặc tác động đến những người sống chung quanh. Đó là chưa kể tới việc người bị thất nghiệp có thể trở nên sa sút về mặt đạo đức khi ở trong tình trạng không có chuyện gì chính thức để làm.  Mất việc làm ổn định có thể đẩy một người vào tình thế tìm cách bù trừ qua việc nhận đại một công việc mà đôi khi không trong sáng hoặc phạm pháp, không xứng với nhân phẩm của họ. Các tay trùm xã hội đen rất biết tâm lý này và cũng biết cách lôi kéo để có thêm người “cộng sự”.  Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất việc, không chỉ trong mức độ giảm thu nhập cho gia đình mà, hơn thế nữa, còn có nguy cơ tạo ra hoặc làm bộc phát những xung đột gia đình. Đôi khi điều này dẫn đến tình trạng tan vỡ gia đình, nếu cộng hưởng với nhiều mối mâu thuẫn khác. Nhìn trong mức độ tác hại thì thấy như vậy, tuy nhiên, xét theo góc độ toàn nền kinh tế xã hội, thì tình trạng mất việc làm tạm thời trên một tỉ lệ cho phép trong số những người trong độ tuổi lao động sẽ là điều kiện để thị trường lao động tự cơ cấu hóa lại hoặc để xã hội có thể tổ chức đào tạo lại hay đào tạo bổ túc tay nghề cho những người đang không trực tiếp tham gia lao động vào thời kỳ đó. Một tỉ lệ thất nghiệp hợp lý cho phép xã hội có được một lực lượng lao động dự phòng cần thiết và nhất là có điều kiện đào tạo lực lượng lao động “dôi ra” đó theo hướng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề hơn nữa. Đây là điểm tích cực. Tìm việc
  • 11. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 161 Để cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp đối với từng đối tượng trong xã hội: 7.1.4.1. Đối với bản thân và gia đình Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Một số quan điểm cho rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc có thu nhập thấp (trong khi đi tìm cho mình công việc phù hợp) bởi vì các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,.v.v.). Cái giá khác của thất nghiệp còn thể hiện ở chỗ khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, các cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực của mình. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác. 7.1.4.2. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Đối với xã hội:  Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội do người thất nghiệp gây ra.  Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ phía thất nghiệp như y tế, trật tự an ninh trong xã hội,.v.v.  Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tác động của thất nghiệp với bản thân và gia đinh Tác động của thất nghiệp tới xã hội
  • 12. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 162 ECO102_Bai7_v2.0013107216 7.1.5. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay đổi công việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng như người tìm việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân. 7.1.5.1. Tạo ra công ăn việc làm mới Có công ăn việc làm là một nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội, nhất là đối với những người trong độ tuổi lao động. Do đó, tạo ra công ăn việc làm đáp ứng “đủ” nhu cầu tham gia lao động của các thành viên trong xã hội là cần thiết để có thể có được một xã hội ổn định và phát triển. Đây trước hết là trách nhiệm của Chính phủ các quốc gia, xét về phương diện quản lý vĩ mô, thực hiện thông qua việc hoạch định các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan. Thứ đến, cũng cần đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong xã hội, cụ thể là các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, xét trên bình diện tham gia sản xuất kinh doanh. Thật vậy, chính việc mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công cũng như tư, mà xã hội có thêm một số việc làm tương ứng. Đóng góp này, nếu nhìn riêng lẻ thì không thấy quan trọng mấy, vì mỗi doanh nghiệp chỉ tạo ra được một số việc làm, tùy theo ngành nghề và qui mô đầu tư của doanh nghiệp, nhưng nếu cộng tất cả lại trong phạm vi toàn nền kinh tế thì thật đáng kể. Nói theo cách đảo ngược thì nếu trừ đi các đóng góp loại này của từng doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp với qui mô nhỏ và rất nhỏ, xã hội sẽ mất đi một số việc làm tương ứng và con số thất nghiệp dôi ra từ đây đáng phải kể đến. Và, nếu điều này xảy ra đồng loạt ở nhiều doanh nghiệp – như trong trường hợp hàng loạt công ty, xí nghiệp ở Nhật phá sản do biến động tiền tệ vào những năm đầu thập niên 1990, với hàng ngày có đến khoảng 6.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản (theo các bản tin thời sự vào thời kỳ đó) thì con số người thất nghiệp sẽ tăng vọt gây ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế nói chung, nếu tình trạng này kéo dài. Nếu mỗi công việc làm thường đòi hỏi một trình độ tay nghề hoặc trình độ văn hóa tương ứng, một vấn đề khác đặt ra là liệu những người muốn tham gia lao động có đáp ứng được yêu cầu này không? Nói cách khác, cần phải có một hệ thống đào tạo phù hợp và một tinh thần tự đào tạo tốt. 7.1.5.2. Đào tạo và tự đào tạo nghề nghiệp Đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước”. Để có một nghề, người ta, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ, cần phải trải qua thời kỳ đào tạo cần thiết. Đặc biệt ngày nay, trong bối cảnh những thành tựu khoa học kỹ thuật được phát minh và ứng dụng hầu như tức thì vào sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh Tạo công ăn việc làm Đào tạo nghề
  • 13. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 163 được tổ chức theo những qui trình chặt chẽ và khoa học, thì việc học cho thành thạo một nghề và, hơn nữa, nắm vững được mối liên hệ giữa các ngành nghề cũng như giữa các khâu khác nhau trong các qui trình sản xuất là điều thật sự cần thiết để một con người hội đủ khả năng tham gia lao động góp phần xây dựng xã hội. Ngoài ra, trong khi đang tham gia hoạt động sản xuất, mỗi người lao động cũng cần phải tự trau dồi và nâng cao tay nghề sao cho phù hợp và đáp ứng được với trình độ sản xuất luôn được nâng cao trong xã hội. Điều này sẽ đảm bảo cho người đó không bị tụt hậu hoặc bị thải loại vì lý do trình độ nghề nghiệp. Ví dụ, trong lĩnh vực tin học, một lĩnh vực mới nhưng cũng thay đổi rất nhanh trong việc phát minh và ứng dụng những kiến thức mới, chỉ cần “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian ngắn, không lo tự học hỏi thêm, tự cập nhật hóa kiến thức của mình, thì một kỹ thuật viên hoặc lập trình viên, cho dù có chuyên môn khá cao, cũng sẽ trở thành người tụt hậu không theo kịp các đồng nghiệp và bị đào thải bởi thị trường. Đào tạo và tự đào tạo có vai trò quan trọng và cần thiết, nhưng phải đào tạo nghề nào, đào tạo cho ai? Đấy lại là một vấn đề khác cũng cần quan tâm, vấn đề hướng nghiệp. 7.1.5.3. Vấn đề hướng nghiệp Chọn đúng nghề, làm việc đúng khả năng là điều quan trọng cần phải lưu ý ngay từ trong chương trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Thật vậy, một người khó có thể trở thành chuyên nghiệp hay tinh thông một nghề nếu nghề đó không phù hợp với cá tính, tâm lý, thể lý và sở thích của mình. Trong trường hợp đó, việc hành nghề không đem lại cho bản thân người đó sự phấn khởi và niềm hạnh phúc, có chăng chỉ là khả năng thích ứng hoặc nỗ lực làm việc của bản thân để hoàn thành công việc được giao. Điều này làm cho hiệu quả do việc hành nghề của người đó mang lại không thể đạt tới mức tối đa. Ví dụ một người có cá tính trầm lặng sẽ không thể nào thích hợp được với một nghề đòi hỏi sự bao quát và tính hoạt bát, như nghề quản trị chẳng hạn. Với tính cách ít nói và thích lặng lẽ làm việc, người loại này sẽ thích hợp hơn nhiều cho một công việc của phòng thí nghiệm (dĩ nhiên, còn phải tính đến nhiều yếu tố chuyên môn khác nữa), vốn là loại công việc đòi sự kiên trì tự giam mình lâu giờ trong phòng nghiên cứu với những thí nghiệm lặp đi lặp lại để theo dõi quan sát. Với cá tính như vậy, người loại này mới cảm thấy niềm vui trong loại công việc mà những người hiếu động khó có thể hoàn thành cách xuất sắc. Ngày nay, ta thường nghe nói nhiều đến các loại chuyên nghiệp trong thể thao như cầu thủ chuyên nghiệp, cây vợt chuyên nghiệp, tay đua chuyên nghiệp,... Những người theo các loại “nghiệp” này là những người vốn say mê và cảm thấy hạnh phúc khi làm những công việc đó, đến nỗi những hoạt động ấy trở thành “lẽ sống” của họ (đương nhiên, từ chuyên nghiệp ở đây còn diễn tả rằng những người này làm công việc đó vì tiền, để kiếm sống). Chính nhờ sự chuyên nghiệp và với năng khiếu trời phú đặc biệt, họ mới thực hiện được những thao tác thật nhuần nhuyễn và điêu luyện mà những người khác không thể làm được cho dù có tập luyện nhiều đi nữa. Việc định hướng nghề nghiệp cho con người nói chung, và nhất là người trẻ sắp vào đời nói riêng, là điều cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Nếu thực hiện tốt khâu này, Vấn đề hướng nghiệp
  • 14. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 164 ECO102_Bai7_v2.0013107216 người ta có thể tận dụng được hết khả năng và năng khiếu trời cho của từng thành viên trong xã hội phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung. Có việc làm, có người lành nghề được đào tạo hoàn chỉnh và biết tự đào tạo tốt là một trong những điều kiện nền tảng cho xã hội phát triển. Nhưng trên góc độ luân lý xã hội, người ta còn được kêu gọi và yêu cầu hành nghề có đạo đức và theo lương tâm nghề nghiệp nữa. 7.1.6. Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam Ngày nay, ở Việt Nam và nhất là tại các thành phố lớn, nhu cầu tìm việc làm rất lớn. Nhìn vào bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị phân theo vùng giai đoạn 1996 – 2005 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ thường chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hàng năm. Bảng 7.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 Cả nước 5.88 6.01 6.85 6.74 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64 Đồng bằng sông Hồng 7.57 7.56 8.25 8.00 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74 Đông Bắc 6.34 6.60 6.95 6.49 6.73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32 3.97 Tây Bắc 6.42 4.73 5.92 5.87 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4.91 3.89 3.42 Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7.26 7.15 6.87 6.72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50 4.92 Duyên hải Nam Trung Bộ 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5.52 5.36 4.99 Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83 Đồng bằng sông Cửu Long 4.73 4.72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03 Hà Nội 7.71 8.56 9.09 8.96 7.95 7.39 7.08 6.84 Đà Nẵng 5.53 5.42 6.35 6.04 5.95 5.54 5.30 5.16 TP. Hồ Chí Minh 5.68 6.13 6.76 6.88 6.48 6.04 6.73 6.58 Đồng Nai 4.61 4.03 5.52 5.65 4.75 5.14 5.27 4.86 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ thất nghiệp thường tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Tính đến năm 2000 số người trong độ tuổi thất nghiệp là 1,45 triệu người, trong đó khu vực thành thị 692 nghìn người, khu vực nông thôn là 755 nghìn người, chủ yếu là trong độ tuổi thanh niên và con số này còn cao hơn trong năm 2003. Tuy nhiên chưa bao giờ sức ép về việc làm trong xã hội ta, đặc biệt là việc làm cho giới trẻ lại thu hút sự quan tâm của nhiều cấp nhiều ngành và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như hiện nay. Thanh niên chiếm 30% dân số cả nước, tương đương với 55,5% lực lượng lao động toàn quốc, hàng năm có hàng triệu thanh niên đến tuổi lao động cần có việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhưng số người thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Tỷ
  • 15. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 165 lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn ở mức 8,2% và đang có xu hướng tăng lên. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng vấn đề cấp thiết đặt ra là đến năm 2005 phải tạo việc làm mới và ổn định việc làm cho 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/năm; Tăng tỷ trọng lao động trong sản xuất công nghiệp và xây dựng lên 20 – 21%, lao động trong các ngành dịch vụ lên 22 – 23%/năm, giảm lao động nông nghiệp xuống còn 56 – 57%. Để giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên, nên xem xét một số giải pháp sau đây:  Thứ nhất, tạo việc làm cho thanh niên từ khu vực nông nghiệp. Thường thì khi nói đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên người ta hay đặt nhiều hy vọng vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nhưng ở đây xuất phát từ đặc thù của một nước nông nghiệp thì khu vực nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Chiến lược thanh niên đưa ra chỉ tiêu "tăng tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010”. Điều này tưởng chừng như mâu thuẫn vì chúng ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Nhưng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp không có nghĩa là thoát ly nông nghiệp. Như chúng ta đã biết, gần 80% dân số nước ta sống bằng nông nghiệp. Vì vậy tìm việc làm từ nông nghiệp là một việc làm hết sức tự nhiên và cần thiết.Tuy nhiên giải quyết việc làm ở đây phải đi theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất. Cả nước ta hiện có trên 9,3 triệu ha đất nông nghiệp. Giá trị sản lượng nông nghiệp của chúng ta khoảng 9 tỷ USD/năm, bình quân 1000 USD/ha. Trong khi đó Đài Loan chỉ có hơn 900 ngàn ha đất nông nghiệp mà giá trị sản lượng tới 14 tỷ USD/năm, giá trị tạo ra từ 1 ha đất nông nghiệp của bạn gấp 15 lần ở nước ta. Vì vậy, điều cần thiết ở khu vực nông nghiệp hiện nay là phải tạo ra được một lực lượng lao động có kiến thức, có tri thức khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học mà theo chúng tôi, không ai khác ngoài lực lượng lao động trẻ phải đảm đương trọng trách. Muốn giải quyết việc làm ở khu vực này, cần hướng nghiệp cho thanh niên học sinh đi vào các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, chế biến, sinh hoá thực phẩm và có kế hoạch trở về phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Như vậy vừa giãn được sức ép về việc làm ở khu vực thành thị, khắc phục tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp dồn về các thành phố lớn làm việc, vừa tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực nông nghiệp nông thôn đang cần tri thức khoa học công nghệ trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất đai nông nghiệp cũng là nơi có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên bằng cách khuyến khích những người trẻ mở mang các trang trại, lâm trại, ngư trại, tạo các ngành nghề như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, nấm, và các loại cây trồng khác.  Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ hợp hợp tác xã tư nhân phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trẻ. Mười năm qua, kinh tế tư nhân tăng cả về số lượng, vốn kinh doanh và lao động, tạo ra 40% GDP cho cả nước. Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn, phát triển rộng rãi từ nhiều năm nay. Năm 2000 cả nước có gần 10.000.000 hộ kinh doanh cá thể, hàng ngàn hợp tác xã, v.v... với việc đa dạng ngành nghề sản xuất cũng tạo được hàng triệu việc làm cho nhân dân, Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam Đất đai nông nghiệp
  • 16. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 166 ECO102_Bai7_v2.0013107216 trong đó đối tượng thanh niên chiếm số đông, những mô hình này cần nhân rộng hơn nữa trong tương lai. Do đó, bên cạnh các hoạt động xã hội Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên cũng nên tổ chức các hợp tác xã thanh niên như HTX nuôi bò giống ở tỉnh Đồng Tháp mới đây góp phần nhân giống cây con có chất lượng cao và tạo ra việc làm tại chỗ cho lực lượng thanh niên.  Thứ ba, giải quyết việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề mũi nhọn. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 thu hút thêm 4,8 – 5 triệu lao động trẻ vào khu vực công nghiệp, xây dựng; 2,8 – 3 triệu lao động trẻ vào khu vực dịch vụ như chiến lược thanh niên đã đề ra thì Nhà nước phải tìm mọi cách thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp. Chú trọng mở mang các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch và thương mại là 2 ngành luôn có thế mạnh và ít kén chọn nhân công. Còn đối với khu vực công nghiệp thì ngành Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề phải có đối sách cung ứng đầy đủ số lao động có tay nghề, được dạy nghề để đáp ứng yêu cầu, khuyến khích thanh niên học nghề để tìm việc làm tại các khu công nghiệp tập trung. Tránh tình trạng có việc làm nhưng thiếu nhân công có tay nghề cao như ở Bình Dương, Đồng Nai, Dung Quất, v.v... thời gian qua.  Thứ tư, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 0,8 đến 1 triệu lao động và chuyên gia trẻ, Nhà nước phải có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia, tạo ra nhiều công ty, trung tâm giới thiệu cung ứng xuất khẩu lao động có tín nhiệm, tránh xảy ra tình trạng lừa đảo, nâng giá dịch vụ lao động và thiếu thông tin về thị trường lao động cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. Và cũng cần có kế hoạch hướng dẫn những kiến thức cần thiết cho người đi lao động nước ngoài để họ có thể nhanh chóng được nhập cuộc, tự tin khi đến lao động tại nước bạn, tạo nên chất lượng nhân công cao, bình đẳng với các nước có lao động xuất khẩu trong khu vực. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có các cam kết với các nước nhập khẩu lao động những quy ước về quyền và trách nhiệm của người lao động, về các chính sách bảo vệ nhân phẩm của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, không để xảy ra tình trạng mang con bỏ chợ như Samoa, Malaysia và một số nơi mà báo chí đã đưa.  Thứ năm, giải quyết việc làm qua việc phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền thống. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia,... nhờ phục hồi và đầu tư cho các nghề truyền thống mà tạo được việc làm cho nhiều người, sản xuất được những mặt hàng xuất khẩu có giá trị mang lại nguồn lợi đáng kể cho đất nước. Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống như chạm khảm, dệt, thêu ren, mây tre đan,... Ví dụ, riêng phía Nam Hà Nội mới đã có 1.116 làng nghề, trong đó có 411 làng có 20% số hộ làm nghề, 120 làng được cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 50% số dân sống bằng nghề truyền thống, giúp hàng ngàn lao động nông thôn, trong đó chủ yếu là thanh niên có việc làm. Nếu có sự quan tâm đầu tư thoả đáng trên khắp cả nước sẽ có hàng vạn làng nghề, không những giải quyết việc làm được cho nhiều thanh niên mà còn bảo tồn được ngành nghề truyền thống, mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Đối với một quốc gia có số dân phát triển nhanh như nước ta, giải quyết việc làm luôn là một vấn đề không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên nếu Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách định hướng đúng và ngành giáo dục đào tạo, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên biết cách tuyên truyền vận động và mỗi gia đình có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề cho con em thì vấn đề cũng sẽ đơn giản hơn nhiều.
  • 17. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 167 7.2. Lạm phát (Inflation) 7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát 7.2.1.1. Khái niệm Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian. Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế, phải đến cuối năm mới có thể xác định được chỉ số điều chỉnh GNP, cho nên người ta thường thay thế chỉ số này bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất). Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó: t 0 i it 0 0 i i p q CPI ( ).100 p q    Trong đó: CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t. Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở (qt ) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t năm hay thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm cơ sở, và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở. Thường người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số cá thể và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hoá. Thời kỳ gốc để tính chỉ số cá thể và thời kỳ gốc để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) và cũng có thể lựa chọn khác nhau (năm gốc cho giá khác với năm gốc cho cơ cấu tiêu dùng). Khác với chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng giá cả hàng hoá trên thị trường. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính hàng tháng, hàng quý, hàng năm). 7.2.1.2. Công thức tính tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát. Thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát của thời kỳ đang nghiên cứu và được xác định bằng công thức: t t 1 t t 1 CPI CPI 100% CPI       Trong đó: t là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.
  • 18. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 168 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Nghiên cứu điển hình NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠM PHÁT CƠ BẢN Nguyễn Minh Huệ Tổng cục Thống kê Những năm gần đây lạm phát trở thành vấn đề thời sự được đề cập thường xuyên trên phương tiện truyền thông. Lạm phát thường được hiểu là lạm phát giá mua hàng của người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số giá người tiêu dùng, gọi ngắn gọn là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI được tính dựa trên một giỏ hàng cố định giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc. Cơ cấu giá trị của giỏ được sử dụng làm quyền số. Giỏ gồm các mặt hàng giống nhau cả về lượng và phẩm cấp. Vì vậy, CPI phản ánh sự biến động chi phí để mua cùng một giỏ hàng giữa hai kỳ. CPI được xây dựng để tính biến động sức mua của đồng tiền, chi phí sinh hoạt, chứ không phải để tính lạm phát. Thế nhưng, không thể quan niệm sức mua, chi phí sinh hoạt chỉ thể hiện qua CPI. Các yếu tố thuế thu nhập, lãi suất tiền gửi, tiền vay và nhiều khoản chi khác không thể hiện qua CPI. Thêm vào đó, khi giá cả hàng hoá nào đó tăng lên người tiêu dùng có khuynh hướng mua mặt hàng thay thế với mức giá thấp hơn, trong khi CPI coi giỏ hàng là không đổi. Mặt khác lạm phát còn biểu hiện cả chi mua tài sản của doanh nghiệp, chi mua cho tiêu dùng Chính phủ, chi phí tiền lương. Các loại lạm phát này biểu hiện qua các chỉ số giá đầu vào, đầu ra của người sản xuất, xuất khẩu, chỉ số tiền lương. Một số nước công bố cả lạm phát chung cho các phần của GDP (GDP deflator). Tuy vậy chỉ số này trễ nên ít được sử dụng. CPI do Tổng cục Thống kê công bố hoàn toàn theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên CPI được xây dựng dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô về chi phí sinh hoạt, chứ không phải là lý thuyết về chi phí lạm phát. Khi lý giải lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, nghĩa là với tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi (V), lạm phát (P) không xảy ra nếu cung tiền (M) không tăng (M = PQ/V). Trong khi đó CPI lại không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách tiền tệ mà cả chính sách tài chính, tỷ giá, thời vụ, tác động bất thường, tâm lý, thói quen, niềm tin người tiêu dùng, tăng dân số, cách tính lạm phát. Chính sách tài chính: Để tác động đến tổng cầu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng hay thắt chặt chi tiêu công cộng, tiền lương, tăng giảm thuế gián thu, tăng giảm giá của khu vực kinh tế công (giá điện, sách giáo khoa, cước điện thoại), trợ giá, phụ thu, bảo hiểm thất nghiệp, phát hành tín, trái phiếu hay dùng ngân sách mua dự trữ để nâng đỡ giá cả. Các biện pháp này tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến CPI. Chính sách tiền tệ: Để đạt được mục tiêu ổn định giá, kích thích tăng trưởng, Ngân hàng Trung Ương sử dụng hai công cụ là lãi suất và mức cung tiền bằng cách tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, mua bán tín phiếu, trái phiếu ở thị trường mở. Hai công cụ này tác động trực tiếp đến cầu tiền và tài sản tài chính khác, từ đó tác động gián tiếp đến tổng cầu, đến CPI. Tác động thời vụ: CPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố thời vụ. Vào ngày Tết âm lịch CPI thường gia tăng, giá gạo thời kỳ giáp hạt, lúc thu hoạch, giá hoa quả vào đầu vụ, cuối vụ. Theo thông lệ dãy thời gian thì CPI, GDP thường được chỉnh mùa theo phương pháp X-11,12.
  • 19. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 169 Yếu tố bất thường: CPI cũng chịu tác động của hạn hán, lũ lụt, mưa nắng, hàng nhạy cảm dễ biến động giá như hàng tươi sống, nhiên liệu. Ví dụ: Gần đến tết Tân Tỵ trời nắng ấm nên người tiêu dùng quay sang dùng bia, làm cho giá bia nhích lên; nắng nóng làm giá đá cây tăng; tắc nghẽn giao thông đường sắt làm giá hoa quả Nam Bộ bán ở Hà nội tăng nhưng đây nhưng đây chỉ là mất "cân đối cung cầu nhất thời" hay sốc về "cung". Cách tính lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tháng, quý có thể so sánh với các kỳ gốc khác nhau. Gọi k 1 it i,t i,t k i,t kk (p p ) / p- - - = - là tốc độ biến động giá hàng i so với kỳ so sánh k. Khi đó tỷ lệ lạm phát CPI là: n k 1 t i i,t i,t k i,t k i 1 k . w (p p ) / p )       (1) k thường nhận các giá trị 1,3,6,12,24,36. Tỷ lệ lạm phát ở đây chính là số bình quân giản đơn của các tỷ lệ lạm phát tháng của k tháng. Giả sử rằng chúng ta có thể phân tách tỷ lệ lạm phát của nhóm hay mặt hàng i thành tỷ lệ lạm phát trung bình (chung) và các sốc đối với giá mặt hàng i, ta có CPI ti,t i,tv    . Khi đó tỷ lệ lạm phát mặt hàng i ở kỳ t so với kỳ k là: k k k,CPI ti,t j 1 1 k       Từ (2) có thể thấy k càng lớn thì độ biến thiên của tỷ lệ lạm phát càng bé, do các phần nhiễu sẽ khử trừ lẫn nhau. Vì vậy việc công bố phân tích lạm phát tháng bình quân quý (k=3), bình quân năm (k=12) sẽ cho thấy rõ xu thế lạm phát và ít bị nhiễu hơn với (k=1). Cách tính này tương đương với tỷ lệ lạm phát so với tháng cùng kỳ chia cho 12 hoặc 3. Một cách tính lạm phát khác là tỷ lệ (%) giữa bình quân CPI trong 12 tháng liên tục đến tháng hiện tại và bình quân CPI các tháng cùng kỳ trừ đi 100. Các chỉ số này phải là chỉ số định gốc hay chung gốc so sánh (1995=100). Cách tính này có ý nghĩa về thống kê. Tỷ lệ lạm phát CPI có thể phân tách thành 2 cấu phần: Tác động xu thế lâu dài hay thường trực, thường xuyên, ổn định ( p t ) và tác động nhiễu nhất thời, tức thời  T t CPI P T t t t     P t thể hiện xu thế lâu dài, thường trực do áp lực cầu được gọi là lạm phát xu thế dài hạn hay lạm phát cơ bản. Khi lạm phát CPI bị nhiễu cần chọn cách tách lọc khử nhiễu để lấy ra cấu phần xu thế dài hạn p t . Nếu nhiễu p t của biến động giá các nhóm hàng thuộc cấu phần CPI có chung phân bố chuẩn N( 2 ) thì lạm phát CPI có thể coi là lạm phát cơ bản. Số bình quân là ước lượng không chệch với phương sai bé nhất. Khi CPI bị nhiễu nhất thời đến chừng mực mà Pit / Pit-k không tuân theo phân bố chuẩn thì đồ thị phân bố tần suất thường lệch phải, đỉnh nhọn hơn phân bố chuẩn. Khi đó CPI sẽ (2) Tỷ lệ lạm phát Chính sách tài chính
  • 20. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 170 ECO102_Bai7_v2.0013107216 không còn là ước lượng tốt nhất và sẽ phản ánh sai lệch xu thế lâu dài của lạm phát. Để hoạch định chính sách tiền tệ, NHNN cần một thước đo phản ánh xu thế lâu dài của lạm phát. Chỉ tiêu này được gọi là lạm phát cơ bản hay lạm phát tiền tệ. Lạm phát cơ bản là chỉ tiêu phản ánh tác động của chính sách tiền tệ, đo lường được các tác động hay áp lực lâu dài ổn định của cầu đến sự biến động giá cả. Vì vậy chỉ tiêu này cần được tính toán sao cho loại trừ được tác động của các sốc "cung" nhất thời, điều chỉnh giá không đều, thuế gián thu, việc gán giá chờ (giá không đổi) khi hàng hoá vắng tạm thời. Phương pháp xây dựng: Để tính lạm phát cơ bản, ở một số nước người ta sử dụng một số phương pháp khác nhau như:  Loại trừ chủ quan: Đầu thập kỷ 70, nhiều nước bắt đầu áp dụng tính lạm phát cơ bản theo "phương pháp loại trừ" một số nhóm/mặt hàng dễ bị sốc "cung" như hàng LT-TP(F), nhiên liệu, điện năng (E), thuế (T). Cách tính này chỉ cần loại bỏ FET, tính lại quyền số rồi tính bình quân gia quyền. Tuy vậy việc xác định mặt hàng loại trừ khá máy móc và không có tính kiểm định. Hiện nay phương pháp này (CPIxFET) vẫn được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.  Trung vị gia quyền (WM  CPI): Là ước lượng thô nhất khi trung bình gia quyền không còn là ước lượng tốt nhất cho xu thế trọng tâm. Trung vị là ước lượng tốt hơn trung bình do nó không chịu ảnh hưởng của các sốc tăng giá tạm thời. Đây cũng là ước lượng khoa học không tuỳ tiện như CPIxFET.  Trung bình lược bỏ (TM  CPI trimmed mean): Cuối thập kỷ 80 trở lại đây phương pháp tính giá trị trung bình lược bỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi phân bố xác suất của phần nhiễu của biến động giá của nhóm ngành hàng có chung kỳ vọng  nhưng lại có phương sai khác nhau ( 2 2 i j   ) thì trung bình mẫu (CPI) là ước lượng không chệch với phương sai không bé nhất. Khi đó cần loại trừ các nhóm hàng rơi lệch hẳn về hai phía của đồ thị phân bố tần suất của biến động giá của các nhóm hàng. Tỷ lệ (%) số nhóm lược bỏ () chia đều cả hai phía. Khi loại trừ xong trung bình mẫu được tính cho các quan sát còn lại. TM  CPI có thể là bình quân giản đơn hay gia quyền. Chúng tôi không nêu kỹ cách tính toán ở đây. Nếu loại mỗi phía 50% thì quan sát còn lại là trung vị và chính là WM  CPI. Tiêu chí so sánh: Căn cứ để chọn phương pháp tối ưu là trung bình trượt cân giữa 1, trượt lùi và tiến 6,9,18 quan sát liền kề quan sát hiện tại còn quan sát này là điểm giữa. Khi đó  tối ưu là TM  CPI có căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (RMSE)2 giữa các dãy kết quả TM – CPI với từng  và dãy bình quân trượt tương ứng nhỏ nhất. Trung bình trượt cân giữa là số trung bình hai phía quá khứ, tương lai nên phản ánh xu thế lâu dài, lọc được nhiễu nhất thời tốt nhất. Việc tính TM – CPI có thể tiến hành theo 2 trình tự ngược nhau. Có thể lấy tỷ lệ bình quân 3 hoặc 6 tháng của biến động giá hay chỉ số giá rồi mới tính TM – CPI. Ngược lại có thể tính TM – CPI ngay từ số liệu thô rồi mới tính lạm phát bình quân 3 – 6 tháng (công thức 1, k=3). Ngoài 3 phương pháp trên còn có phương pháp "bình quân quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn (SDI) hoặc phương sai (chỉ số Neo-edgeworth). Phương sai ở đây được tính riêng cho từng nhóm hàng theo thời gian. Mô hình kinh tế lượng: Tự hồi quy véc tơ VAR hay mô hình tính lạm phát Quah  Vahey cũng đã được tính thử tại một số nước. Mô hình này
  • 21. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 171 có ưu thế là dựa trên lý thuyết tiền tệ nhưng các giả thiết xây dựng mô hình lại không sát thực tế. Lượng hoá mục tiêu: Tại nhiều nước Ngân hàng TW đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức ổn định 2 – 3% /năm. Việc tính được lạm phát phản ánh chính sách tiền tệ và dự báo được lạm phát là nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng TW. Vì vậy cần xúc tiến phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và TCTK để tính lạm phát cơ bản nhằm bảo đảm tính khách quan trong tính toán. Nên tính thử, kiểm nghiệm bằng dự báo ngắn và trung hạn cho 4 phương pháp CPI,TM  CPI, CPIxFET & WM  CPI. Nếu có thể cũng nên áp dụng thử mô hình "lạm phát Quah-Vahey". "Lạm phát tháng bình quân năm" nên được dùng làm chỉ tiêu lạm phát mục tiêu (xem công thức 1). Khi lạm phát cơ bản được tính toán và dự báo được thì Ngân hàng Nhà nước có thể lượng hoá mục tiêu hạ giảm lạm phát gắn với chính sách tiền tệ. Kiểm nghiệm kết quả trước khi công bố lạm phát cơ bản cũng là bước đi cần thiết. Xu thế trái ngược giữa sự tăng nhanh mức cung tiền và lạm phát CPI thấp hay âm trong 2 năm gần đây cho thấy tính cấp thiết của việc tính lạm phát cơ bản. Xem xét nhân tố tác động đến CPI cho thấy cần thận trọng hơn khi lý giải biến động CPI ngắn hạn một vài tháng. CPI có tăng hay giảm vài tháng chưa thể nói lên gì nhiều. Lạm phát xu thế lâu dài do áp lực thực sự của cầu mới có ý nghĩa đáng kể. Chú giải: 1. TB trượt: m 1 t t j m ˆ (2m 1)       2. 2 j jˆRM SE ( * ) / n   7.2.1.3. Quy mô của lạm phát Với những lần lạm phát xảy ra trong lịch sử, ta nhận thấy chúng thường xuất hiện với tỷ lệ lạm phát là khác nhau và hình dạng khác nhau. Xét về quy mô, lạm phát sẽ xuất hiện với 3 mức quy mô như sau: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát:  Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây tác động đáng kể đến nền kinh tế. Trong điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định thì giá cả không khác nhiều so với mức giá bình thường, do đó đồng tiền vẫn giữ được phần lớn giá trị của nó trong thời gian tương đối dài, việc kinh doanh tương đối ổn định, thị trường không có những cơn sốt hay sự đảo lộn lớn.  Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong năm. Ví dụ: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 12,63%.  Siêu lạm phát là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát từ 3 con số trở lên. Ví dụ: Năm 2008, Zimbabwe hiện là quốc gia có tình trạng siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử của thế giới. Với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu %, người dân Zimbabwe lâm vào cuộc đấu tranh sinh tồn thực sự. Dòng người dài xếp hàng trước cửa ngân hàng để chờ rút tiền đã trở thành cảnh tượng quen thuộc ở Lạm phát phi mã
  • 22. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 172 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Zimbabwe thời gian này. Muốn rút được tiền, người ta phải dậy từ rất sớm để “xí” chỗ. Tất cả những người đến đây đều mang hy vọng rút một khoản tiền Zimbabwe tương đương với 1 – 2 USD. Đây là hạn mức rút tiền tối đa mà Chính phủ Zimbabwe mới công bố hồi tháng trước. Dù ít ỏi như vậy nhưng không phải ai cũng có thể rút tiền, không ít người đã phải ra về trong tuyệt vọng. Hạn mức rút tiền đã tăng lên vào ngày 28/9/2008, nhưng với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu %, giá trị của khoản tiền được rút cũng chỉ là một con số rất nhỏ. Các chuyên gia kinh tế đều nói rằng, sự sụp đổ kinh tế của Zimbabwe đang tăng tốc. Khi Chính phủ Zimbabwe in thêm nhiều tiền hơn bao giờ hết, tỷ lệ lạm phát như con ngựa bất kham, tăng từ 1.000% vào năm 2006 lên đến 12.000% vào năm 2007. Đây là một con số quá cao đến nỗi chính phủ phải bỏ đi 10 chữ số 0 trên tờ tiền Zimbabwe vào tháng 8/2008 để đảm bảo máy tính có thể tính được. Nếu không có động thái này, 1 USD có thể tương đương với 10.000 tỷ USD Zimbabwe. Một khi lạm phát quá cao sẽ gây ra biến động lớn đối với một nền kinh tế như: Các hợp đồng kinh tế đã được ký kết theo chỉ số giá cũ hoặc theo hợp đồng với đồng tiền chi trả là đồng ngoại tệ mạnh nào đó, do vậy đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của hoạt động kinh doanh, lãi suất thực tế giảm tới mức âm dẫn đến thị trường tài chính khủng hoảng. Giá trị của đồng bản tệ mất giá nghiêm trọng, dân cư giữ tiền ở mức tối thiểu cần thiết và tích lũy nhiều hàng hóa gây ra tình trạng khan hàng giả tạo càng đẩy mức lạm phát tăng cao. 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì vậy, phần này sẽ đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát. 7.2.2.1. Lạm phát cầu kéo Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Điều này được minh hoạ đồ thị dưới. Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
  • 23. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 173 Hình 7.4. Lạm phát cầu kéo Hình 7.4 cho thấy, khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra. Tổng cầu tăng làm tăng mức giá và GDP thực tế tăng. Tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái , mức giá tăng cao hơn, trong khi đó GDP thực tế giảm. GDP thực tế(tỷ USD) Hình 7.5. Lạm phát cầu kéo Hình 7.5 cho thấy, khi cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên (AD1), mức giá chung tăng lên từ 100 đến 103. Giả sử tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái, mức giá chung tăng cao hơn từ 100 đến 110, trong khi GDP thực tế giảm xuống, mức giá chung ngày càng tăng cao, lạm phát càng tăng nhanh. 7.2.2.2. Lạm phát chi phí đẩy Khi sản lượng chưa đạt tiềm năng vẫn có khả năng xảy ra lạm phát và trên thực tế đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.
  • 24. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 174 ECO102_Bai7_v2.0013107216 Hình 7.6. Lạm phát chi phí đẩy Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao. Theo hình 7.6, giá đầu vào tăng, tổng cung suy giảm, đường ASS dịch chuyển sang trái từ ASS0  ASS1 làm cho sản lượng giảm từ mức Y0  Y1, giá cả tăng lên từ mức P0  P1 gây nên tình trạng lạm phát. Tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: Thiên tai, chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế,… Đặc biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC trong những năm 1970 hoặc giai đoạn 2007 – 2008, đã gây ra lạm phát đình trệ trầm trọng trên quy mô thế giới. 7.2.2.3. Lạm phát dự kiến Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến. Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách,…). Hình 7.7. Lạm phát được dự đoán trước Sự gia tăng tổng cầu được dự đoán trước làm tăng lạm phát nhưng không làm thay đổi GDP thực tế.
  • 25. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 175 Hình 7.7. ở trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Khi giá đầu vào tăng, đường tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển từ ASS0  ASS1  ASS2, dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Khi đó Chính phủ sẽ dùng các biện pháp điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD cùng từ AD0  AD1  AD2, chỉ số giá tăng từ 110  121  133. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng đều đặn theo dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi tình trạng ì. 7.2.2.4. Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ Khi nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ chúng ta đã biết đẳng thức MS/P = MD(r, Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng, không gây lạm phát. Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (r) và (Y) là ổn định (Y đạt mức tiềm năng), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải một cơn sốc (ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Chính phủ cần phải tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, lãi suất thực tế cũng không đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa, giá cả cũng như tiền lương danh nghĩa tăng lên. Lý thuyết này dựa trên giả định mức cầu tiền thực tế không đổi, một giả định chưa có cơ sở chắc chắn và chưa phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, không có cuộc lạm phát cao nào mà không có sự tăng trưởng mạnh về tiền tệ. Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao, và bất kỳ một chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và điều này đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn. Khi ngân sách thâm hụt lớn, các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, các Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm lên nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát là một điều chắc chắn. Lý thuyết số lượng tiền tệ
  • 26. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 176 ECO102_Bai7_v2.0013107216 7.2.2.5. Lạm phát và lãi suất Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về mức ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định. Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi hàng hoá có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao. 7.2.3. Tác động của lạm phát Nếu giá cả của các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường được gọi là lạm phát thuần tuý, loại lạm phát này hầu như không xảy ra. Trong thực tế các cuộc lạm phát thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:  Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng hoá.  Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra một cách không đồng thời. Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là:  Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn, v.v. đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền mặt) và những người làm công ăn lương. Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối sinh ra từ những sự khác nhau về quyền sở hữu và sử dụng các loại tài sản. Khi các tác nhân trong nền kinh tế có những khoản nợ dài hạn với lãi suất cố định thì việc tăng giá cả là một cái lợi tự nhiên đối với họ. Ngoài ra tác động của lạm phát về mặt phân phối còn nảy sinh từ những tác động không được dự đoán trước đối với giá trị thực tế của cải của các tác nhân trong nền kinh tế. Nói chung thì lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. Sự giảm lạm phát không được dự đoán trước sẽ có tác động ngược lại. Tóm lại, lạm phát chỉ làm xáo trộn thu nhập và tài sản, phân phối lại một cách ngẫu nhiên của cải trong nhân dân mà không có tác động riêng lẻ nào đối với một tác nhân trong nền kinh tế. Sản lượng và công ăn việc làm Phân phối thu nhập Tốc độ tăng giá
  • 27. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát ECO102_Bai7_v2.0013107216 177  Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm: Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Tác động đối với mức sản lượng nói chung là trong thời kỳ lạm phát tăng lên bất ngờ thường là những thời kỳ công ăn việc làm nhiều và sản lượng cao, lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng sự thay đổi mạnh của giá cả tương đối, có những hãng sản xuất – kinh doanh có thể phát triển và ngược lại có những hãng cũng bị phá sản hoặc đổi hướng kinh doanh. Thế nhưng, trong thời gian dài không có mối quan hệ tất yếu giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát với mức sản lượng và công ăn việc làm.  Tác động đối với phân bố tài nguyên: Lạm phát làm biến dạng giá cả tương đối, tỷ lệ lạm phát càng cao thì sự biến dạng giá cả tương đối càng lớn. Một mặt hàng mà giá trị biến dạng một cách trầm trọng do lạm phát là tiền tệ (tiền kim loại và tiền giấy). Giá cả của đầu vào hoặc hàng hoá đã được định giá theo những quy tắc lâu dài cũng có xu hướng tách xa hơn khỏi mức giá chung trong những thời kỳ lạm phát. 7.2.4. Một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát Lạm phát là một trong những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, do đó vấn đề đưa ra giải pháp để kiềm chế lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia có lạm phát xảy ra ở tốc độ cao. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thặt chặt để kiềm chế lạm phát. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:  Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt  Cắt giảm cầu tiêu dùng.  Giảm chi tiêu của Chính phủ.  Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu có thể của xã hội.  Tăng cung các loại hàng hóa và dịch vụ.  Giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.  Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay, tăng chi tiêu cho đầu tư.  Giảm cung tiền, hạ lãi suất (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở, hoặc tăng lãi suất chiết khấu,...) Giải pháp kiềm chế lạm phát Giảm thâm hụt ngân sách
  • 28. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 178 ECO102_Bai7_v2.0013107216 7.2.5. Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008 Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2007 – 2008 có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Giá dầu và hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao; sự suy giảm của kinh tế Mỹ đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế. Trong nước, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Trong điều kiện kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thì những hệ quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi của nền kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước. Trước tình hình này, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2007 – 2008 của Việt Nam là: Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định Kinh tế Vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây: 7.2.5.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 7.2.5.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết. Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết kiệm bình quân 10% chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản chi Chính sách tiết kiệm đồng bộ