SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
KHUẤT VĂN TRUNG
PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2022
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
KHUẤT VĂN TRUNG
PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu
Hà Nội – 2022
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ..................................................11
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......................11
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..............................11
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi 13
1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi..............................................................................................16
1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ....20
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi..............................................................................................20
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi ....................................................................................................22
1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi ..................................................................................25
1.3.1. Trên thế giới.....................................................................................25
1.3.2. Ở Việt Nam......................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI..................................................................................35
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc ..............................................35
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ...........................................................35
2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn...............................................................38
2.1.3. Thời giờ làm thêm............................................................................39
2.1.4. Thời giờ làm việc ban đêm ..............................................................43
4
2.1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt..............................................................45
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi.............................................46
2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.........................................................46
2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...................................................54
2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc
có tính chất đặc biệt........................................................................................57
2.3.1. Đối với các đối tượng là những người lao động làm công việc bức
xạ, hạt nhân................................................................................................58
2.3.2. Đối với người lao động làm việc trong các trang trại......................59
2.3.3. Đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia
công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng ....................................................60
2.3.4. Các đối tượng đặc biệt khác.............................................................62
2.4. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi...........................................................................................72
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ........72
2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi 75
2.4.2.1. Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước..................................75
2.4.2.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế .............79
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI..................................................................................86
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.........................................................................................................86
3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội ....................................................................86
3.1.2. Về chính trị ......................................................................................87
3.1.3. Về mặt pháp lý.................................................................................89
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ................................................................................................................92
3.2.1. Tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................92
3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.................................................................93
5
3.2.3. Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................95
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...............................................................................................................97
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi...........................................................................................99
3.3.1. Về các quy định của pháp luật.........................................................99
3.3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện.......................................................104
KẾT LUẬN .....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra
của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá
trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản
phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện
dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu
không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý,
thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao
động.
Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản củangười lao động được
các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập, Đảng
và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều này được
thể hiện trong các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi
hành.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định
quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc
làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này
ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm
thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao
động v.v.Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập
trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc,
thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã
hội nói chung. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ năm
1995 đến năm 2006 trong cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công [42]; trong đó,
khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong nướcxảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ tính riêng năm 2009,
8
cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% [42]. Một trong những lý do chính
dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng
ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi.
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các cuộc đình công của người lao động và
nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, vấn đề đặt ra là phải
nghiên cứu sâu sắc các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt
Nam, từ đó thấy được thực trạng và nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy
định đó. Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận văn thạc sĩ
của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy
định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy
định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và
việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực
này ngày càng nhiều và phổ biến. Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài,
công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi như: Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo
Bộ luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa luật – Đại học Quốc Gia Hà
Nội0; Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị
Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quy định pháp luật và thực
tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Luật Hà Nội; và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý….
Các công trình, bài viết và bài nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối
tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi
9
hoặc chỉ tập trung vào liệt kê một phần nào đó các quy định cơ bản của pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơimà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng; đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với
các quy định của pháp luật nước ngoài để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề: “Pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến
nghị” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn sẽ đi phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy định pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với
các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của một sốnước trong khu vực
và trên thế giới. Nêu ra thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi trên thực tế tại các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốcmà chủ yếu
là các thành phố lớn, tập trung đông các doanh nghiệp và khu công nghiệp như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v và một số hạn chế, tồn tại trong các quy định hiện
hành của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam.
- Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ở Việt Nam.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam.
10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật hiện hành và các
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao động
đang được Quốc hội nước ta xem xét thông qua vàCác quy định cụ thể của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế
giới. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp thực trạng thực hiện các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. Từ đó bước
đầu đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương
pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
duy vật lịch sử, tư tương Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn
giải và quy nạp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ
thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự
điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
11
CHƢƠNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác
nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và
không thể tách rời trong luật lao động. Trên thực tế, không có ai chỉ làm việc mà
không nghỉ ngơi và ngược lại, với những người không làm việc thì vấn đề nghỉ ngơi
cũng không đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của con người càng làm cho người lao động
làm việc với cường độ cao hơn. Do vậy nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi ngày càng
trở nên cấp bách hơn.
Trong khoa học kinh tế - lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động. Theo đó, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất,
chất lượng và hiệu quả lao động với mục tiêu: sử dụng ít nhất thời gian làm việc mà
vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Dưới góc độ này, thời giờ làm việc chính là
khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn thành, thời giờ nghỉ ngơi là
khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí
nhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục.
Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được biểu hiện
dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.
Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này, người lao động phải trực tiếp hoàn thành
nghĩa vụ lao động của mình, phải tuân thủ những quy định nội bộ và có quyền được
hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó. Ngoài thời giờ làm việc là thời
12
giờ nghỉ ngơi, người lao động được tự do sử dụng khoảng thời gian đó theo ý muốn
của bản thân mình.
Như vậy, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
như sau:
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự
thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm
để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của
pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải
thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn
của mình.
Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một trong những nguyên
tắc cần đảm bảo của luật lao động, hoặc một định mức lao động, hoặc một nội dung
của quan hệ pháp luật lao động, một chế định của luật lao động.
Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và
người sử dụng lao động mà các quy phạm pháp luật lao động cần phản ánh rõ tư
tưởng đó.
Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với tư cách là một định mức
lao động thì chúng ta hiểu là một quỹ thời gian cần thiết cho người lao động để
hoàn thành công việc được giao và kịp thời tái tạo sức lao động cho quá trình lao
động.
Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung của quan hệ
pháp luật lao động thì trong thời gian làm việc, người lao động phải có mặt tại địa
điểm làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao như đã thỏa thuận trong hợp đồng
lao động. Ngoài thời gian đó, người lao động được toàn quyền sử dụng thời gian
nghỉ ngơi theo ý muốn của mình.
13
Là một chế định pháp luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm
tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động phảỉ làm việc,
phải thực hiện nhiệm vụ được giao và những khoảng thời gian cần thiết để người
lao động được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao động của mình.
Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới
góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra một
thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao
động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
ngơi
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
Năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam chủ trương chuyển
hướng phát triển kinh tế. Từ đó, quan hệ lao động và vị thế người lao động trong
quan hệ đó bắt đầu có sự thay đổi. Trước đây người lao động chủ yếu tham gia quan
hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Khi phát triển kinh tế thị trường, họ có thể
được sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế. Trong cơ chế quản lý kinh tế tập
trung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung
của luật lao động. Trong cơ chế kinh tế thị trường, pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lý do truyền thống còn có lý do khác do cơ chế thị
trường mang đến.
1.1.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu
cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động
Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật lao động.
ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định động lực và mục tiêu chính của sự phát triển là “Vì con người, phát huy nhân
tố con người, trước hết là người lao động”. Tuy nhiên, trên thực tế người lao động
thường có vị thế bất bình đẳng so với người sử dụng lao động. Như chúng ta đã
biết, quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt hướng tới đối tượng là con người và hoạt
động mua bán hàng hóa sức lao động, trong đó, người lao động luôn là bên yếu thế
hơn so với người sử dụng lao động. Về phương diện kinh tế, người sử dụng lao
động là người bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định
14
về công nghệ, quy mô hoạt động…nên họ hoàn toàn chủ động về kế hoạch việc
làm, phân phối lợi nhuận cũng như sắp xếp, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi
cho người lao động. Do vậy, về mặt pháp lý, người sử dụng lao động “có quyền
tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”
(Điều 8 BLLĐ). Như vậy ở một mức độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào
người sử dụng lao động về phương diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý. Sự phụ
thuộc này vừa là bản chất cố hữu, vừa là đặc điểm riêng của quan hệ lao động,
không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị trong mỗi quốc
gia. Đây không những là lý do chính để pháp luật lao động của các nước không chỉ
điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà còn là căn cứ xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người lao động.
Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động hướng tới tiền
lương, thu nhập, còn người sử dụng lao động hướng tới việc thu được lợi nhuận cao.
Trong khi đó, năng suất lao động của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào tiền
lương, thu nhập của họ (đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động tăng
cao). Khi năng suất lao động của người lao động tăng cao thì người sử dụng lao
động cũng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là để tiền lương và
thu nhập cao, người lao động sẽ bất chấp tính mạng, sức khỏe của mình làm thêm
giờ, làm ban đêm…Còn người sử dụng lao động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận,
họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế
để khai thác sức lao động của người lao động trong đó có việc kéo dài thời gian làm
việc của người lao động.
Như vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao
động từ phía người sử dụng lao động.
1.1.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác
động của nền kinh tế thị trường
Khi nhận xét về kinh tế thị trường, người ta thường nói về tính hai mặt của
nó. Đó là những tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế
15
và các tác động tiêu cực không thể không có đến đời sống mỗi quốc gia. Mặt tiêu
cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứa
đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc. Mặt khác, sức lao
động còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, không tách rời với bản thân người
lao động. Khi sức lao động của người lao động bị lạm dụng thì các quy định pháp
luật trở thành các chế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi những tác động tiêu cực
của nền kinh tế thị trường.
Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi để
phát huy các nguồn lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy
năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa
dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu linh hoạt
của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải hay
đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận, người
sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc, giảm thời giờ
nghỉ ngơi. Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất
sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hưởng
đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động. Vì vậy, các quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong
luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ
người lao động trong những trường hợp cần thiết.
1.1.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất
nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng
Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ
trương “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa” [13]. Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) được xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến
lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ cương, xóa
bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”
[15]. Tư tưởng của Nhà nước XHCN coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là
“con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Về phân
16
phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy phân
phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức phân phối khác như
phân phối theo vốn và tài sản”. Đó là cách thức phân phối thúc đẩy tăng cường kinh
tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự nó không
giải quyết các vấn đề xã hội một cách tổng thể, không đương nhiên đạt đến tiến bộ
xã hội trong lĩnh vực lao động mà không có sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp
luật.
Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường.
Hầu hết, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về người lao động trong
chiến lược đầu tư lâu dài. Phần lớn giới người sử dụng lao động ở Việt Nam là
những người làm ăn nhỏ, vốn ít, cần phải tranh thủ những cơ hội trước mặt. Nhiều
đơn vị tồn tại là nhờ những khoảng trống của cơ chế quản lý lợi dụng điều kiện
cung cầu mất cân đối, lợi dụng sự không hiểu biếu của người lao động đang tìm
việc mà giảm tiền lương, tăng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thêm nữa là
nhận thức về trình độ tổ chức tự thân của hai giới chủ, thợ còn thấp. Vì vậy, việc lựa
chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN với những chỉ tiêu trên là hướng phát
triển phù hợp. Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải bằng pháp luật lao động
để bảo vệ người lao động. Có nghĩa là định hướng XHCN phải trên cơ sở luật pháp,
với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền. Các quyền và lợi ích của người
lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được pháp luật hóa, đảm bảo
thực hiện trên các cơ sở của pháp luật
1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của
con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật
can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến
pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi
nhận quyền đó. Pháp luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc
và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động
trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có
một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người
17
sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm
giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là
nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng
vào chiến lược con người.
Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất
quan trọng, cụ thể:
Đối với người lao động
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện
cho người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quanhệ, đồng thời
giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý.
Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian cần
thiết để người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp đồng lao
động. Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại
thời giờ nghỉ ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá
nhân, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời quá trình lao
động cũng giúp người lao động hoàn thiện nhân cách. Do vậy với việc điều tiết thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động một cách hợp lý, pháp luật tạo
điều kiện cho người lao động được đảm bảo thực hiện các quyền khác của mình như
quyền tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đồng thời, người lao động còn có
điều kiện chăm lo hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tay nghề và tham gia các hoạt động xã hội khác.
Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn
cứ để người lao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế
độ trợ cấp…
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý
nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản của
con người trước hết là người lao động trong mối quan hệ lao động. Trong “Tuyên bố
chung về quyền con người” năm 1948 có ghi: “Mỗi người đều có quyền nghỉ ngơi
18
và giải trí, kể cả quyền được có ngày làm việc được giới hạn một các hợp lý và
được nghỉ định kỳ có hưởng lương” (Điều 24). Như vậy, vấn đề thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi là một trong những nội dung thuộc quyền con người. Ở Việt
Nam, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, điều này thể
hiện trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Điều 55 Hiến pháp 1992: “Lao động là
quyền và nghĩa vụ của công dân; Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng
nhiều việc làm cho người lao động”. Xuất phát từ quyền con người, vì mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Bộ luật Lao động đã có hẳn Chương
VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định này đã tạo ra
hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có tính đến lợi ích
hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh,
vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của người lao động.
Suy cho cùng cũng là nhằm bảo vệ việc làm, năng suất, chất lượng, hiệu quả của
người lao động và người sử dụng lao động và hướng vào chiến lược con người.
Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi
tối thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm
bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sự lạm dụng của
người sử dụng lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người
lao động tái sản xuất sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có
tác dụng tăng cường đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử
dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử
dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện
tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian
cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao
động mà người sử dụng lao động định mức lao động, xác định được chi phí nhân
công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ
pháp lý cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám
19
sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương,
thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động.
Đối với Nhà nước
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái
độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất của
quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản
lý của mình. Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước
kiểm tra giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn,
bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát thực
hiện pháp luật lao động, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học cho các nơi
sử dụng lao động và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà nước. Xong, dựa vào
chế độ làm việc và nghỉ ngơi để thực hiện kiểm tra, kiểm soát là việc làm trước tiên
để nhận thấy mặt tốt và mặt chưa tốt trong quản lý lao động, từ đó để tổ chức lao
động khoa học hơn.
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội
dung để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao
động. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức
bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi
chính đáng cho người lao động.
Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
cũng phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt
của chế độ xã hội. Thông thường ở những nước nền kinh tế phát triển, trình độ khoa
học kĩ thuật tiên tiến, thời gian làm việc được rút ngắn hơn so với các nước khác.
20
1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi
1.2.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định
Với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người lao động nên việc quy định thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, hạn chế sự lạm dụng
sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao động.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động –đối
tượng luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Nếu để người sử dụng
lao động toàn quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mục đích
vì lợi nhuận, họ sẽ khai thác tối đa nghĩa vụ của người lao động mà trước tiên là kéo
dài thời gian làm việc của ngườilao động. Nếu để cho hai bên tự do thỏa thuận thì sẽ
dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi dụng vị thế của mình để gây áp lực buộc
người lao động phải chấp nhận mức thời gian do họ đưa ra.
Để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được ghi nhận trong Hiến pháp:
“Nhà nước quy định thời gian lao động…” (Điều 56, Hiến pháp 1992). Trên cơ sở
đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được cụ thể hóa trong
các văn bản pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc được biểu hiện ở chỗ: Nhà nước quy định khung
thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Cụ thể, Nhà nước
đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu chuẩn, số giờ mà người sử
dụng lao động được phép huy động người lao động làm thêm trong một ngày, một
năm. Nhà nước cũng quy định những khoảng thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với thời
giờ làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm…. Bằng cách đưa ra các cụm từ
“không quá”, “ít nhất” đã đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa
thuận và áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện
cụ thể. Riêng với cơ quan Nhà nước, do đặc thù của quan hệ lao động mà việc áp
dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là bắt buộc, không đơn vị
nào có quyền thỏa thuận hay tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã được ấn định.
21
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người lao động, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới đối
tượng lao động này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi cho người lao động.
1.2.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong
quan hệ lao động thỏa thuận
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các công dân, quyền chủ động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quyền tự định đoạt của người
lao động, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định
pháp luật. Trong đó, những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động được Nhà
nước khuyến khích.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ
mô bằng việc quy định giới hạn lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
làm thêm…Việc cụ thể hóa như thế nào sẽ tùy thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia
trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Thông
thường các thỏa thuận này được ghi trong thỏa ước lao động tâp thể, hợp đồng lao
động và nội quy lao động. Khi đã thống nhất ý chí trên cơ sở phù hợp với pháp luật,
những thỏa thuận đó đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quan hệ lao động
và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ.
Mặt khác nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước khuyến khích những
thỏa thuận về thời giờ làm việc có lợi hơn cho người lao động. Trong khả năng của
mình, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể giảm giờ làm mà vẫn đảm bảo
quyền lợi cho người lao động.
Thực hiện nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền tự định đoạt của người lao động,
vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
1.2.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc
làm công việc nặng nhọc, độc hại
22
Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số ngành
nghề quan trọng mà việc bảo hộ một số đối tượng lao động đặc thù như lao động
nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, người cao tuổi và những
người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là vô cùng cần thiết.
Nghiên cứu tâm sinh học cho thấy, với lượng công việc như nhau thì mức hao phí
sức lao động bỏ ra của họ cao hơn so với bình thường và do vậy khả năng phục hồi,
tái tạo sức lao động cũng lâu hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có những quy định phù hợp
với đặc thù riêng của đối tượng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong khai
thác lao động.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số giờ làm việc
tối đa, tăng số giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
bình thường mà người lao động vẫn được đảm bảo quyền lợi. Ngoài ra các đối
tượng này cũng được bảo vệ bởi những quy định chặt chẽ trong các trường hợp làm
thêm giờ, làm đêm. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa việc bảo hộ lao động đối với
các lao động đặc thù, có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, thể chất
cho người lao động yên tâm làm việc.
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những chế định quan trọng
trong pháp luật lao động của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, do phong tục
tập quán, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau nên pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng
của mỗi nước. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các nước đều quy định cụ thể về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với việc giới hạn số giờ làm việc tối đa và số
giờ nghỉ ngơi tối thiểu. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ
làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về
mức tối thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể
23
(trong nội quy của doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện
với những người lao động trong doanh nghiệp. Những quy định đó phải phù hợp với
quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa ước
lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người
sử dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người lao động. Những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định chung của Nhà
nước, với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu thực tế của các
bên trong quan hệ lao động.
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1.2.2.1. Quy định về thời giờ làm việc
Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối
đa mà không được phép vượt qua hoặc phải đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao
động. Trên cơ sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
Đây là loại thời giờ làm việc theo định mức của người lao động, theo thỏa thuận
trong hợp đồng lao động dựa trên quy định pháp luật. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số giờ
làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số ngày làm việc trong một tháng,
một năm. Trong đó việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc, tuần làm việc là quan trọng
nhất, là cơ sở để dễ dàng trả công lao động và xác định tính hợp pháp của các thỏa
thuận về thời giờ làm việc. Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việc quy định độ dài
thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm việc
tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày. Thời giờ làm việc
tiêu chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc rút ngắn.
Theo đó, với các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động chưa thành
niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc, độc hại thì
thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hoặc hai giờ so với lao động bình thường.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc không
tiêu chuẩn. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy định
24
cho một số lao động nhất định, do tính chất công việc mà không thể xác định được
số giờ làm việc cụ thể. Loại thời giờ này khó kiểm soát, sẽ gây khó khăn cho các cơ
quan chức năng trong việc quản lý về thời giờ làm việc của người lao động.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời
giờ làm việc linh hoạt cho người lao động. Với việc giới hạn tối đa số giờ làm thêm,
làm ban đêm, các quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền
lợi cho người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao
động. Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao động và
người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban đêm…phù
hợp với quy định pháp luật. Tùy theo thời giờ làm việc của người lao động mà
người lao động được hưởng các chế độ: lương, tiền thưởng, phụ cấp v.v.
1.2.2.2. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
Song song với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao động
còn được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được pháp luật quy
định. Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít nhất 45
phút), nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (Điều 71,72 BLLĐ).
Khi được quy định, những nội dung này trở thành quyền chính đáng của người lao
động, giúp họ đỡ căng thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm
việc, có thể dưỡng sức lao động, dành thời gian cho các nhu cầu vật chất và tinh
thần khác…nên cần được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình
làm việc như nghỉ theo ca, nghỉ hàng tuần…, người lao động còn được nghỉ hàng
năm, nghỉ lễ (9 ngày/ năm), nghỉ việc riênghoặc nghỉ không hưởng lương (từ Điều
74 đến Điều 79 BLLĐ).
Có thể nói, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo thành
một chế định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động. Xuất phát từ
đặc điểm của thị trường lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều
khoản cơ bản trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể. Mặt
khác, các chế định trong bộ luật lao động chẳng hạn như: Quy định chế độ bồi
thường, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra v.v muốn thể hiện rõ cũng phải căn cứ
vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
25
1.3. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.3.1. Trên thế giới
Đầu thế kỷ XIX, khi năng suất lao động còn thấp, để thu được lợi nhuận tối
đa giai cấp tư sản thường bắt nô lệ, người làm thuê phải lao động quần quật mà
không tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm từ 14 – 16 tiếng thậm chí 18 tiếng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giai cấp công nhân ngày càng
đông đảo và lớn mạnh, công nhân đã không ngừng đấu tranh đòi cải thiện điều kiện
lao động mà trước hết là cải thiện chế độ thời giờ làm việc.
Năm 1833, Vương quốc Anh công bố Luật công xưởng mà nội dung của nó
là các quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao
động từ 13 – 18 tuổi và 8 giờ đối với lao động từ 9 – 12 tuổi đồng thời cấm sử dụng
lao động dưới 18 tuổi làm đêm.
Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Giơnevơ, lần đầu tiên
C. Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp đó năm 1884, ở Mỹ và Canada, 8
tổ chức quyết định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 và bắt đầu làm
việc 8 giờ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới áp lực của phong trào công
nhân quốc tế, giai cấp tư sản phải nhượng bộ và ở các nước đã lần lượt thực hiện chế
độ ngày làm việc 8 giờ. Cùng thời gian này, tại hội nghị toàn thể của hội nghị hòa
bình, họp tại Paris ngày 25 tháng 1 năm 1919 theo để nghị của Anh, một Ủy ban pháp
luật quốc tế về lao động đã được thành lập để chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành
lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ngày 11 tháng 4 năm 1919 tại phiên họp toàn
thể của hội nghị hòa bình Paris đã chính thức tuyên bố thành lập ILO và thông qua
điều lệ của tổ chức này. Với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn chương cai thiện
điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của người lao động bằng các biện pháp quốc
tế, ILO đã góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động nhất
là trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Vào khoảng những năm đầu thế kỉ XIX, người lao động phải làm việc từ 14
giờ đến 16 giờ có khi phải làm 18 giờ/ngày. Tại thời điểm đó, chưa có một văn bản
pháp luật nào bảo vệ quyền lợi cho người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
26
nghỉ ngơi. người lao động bị bóc lột sức lao động cả về thể xác lẫn tinh thần. Điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mang, sức khỏe cũng như hiệu quả công việc.
Chỉ mãi đến năm 1866, khi Đại hội đại biểu đệ nhất quốc tế họp tại Giơ-ne-vơ, lần
đầu tiên C.Mác đã đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Dưới áp lực của phong
trào công nhân quốc tế đặc biệt là cuộc đình công lớn ngày 1/5/1986 ở Chicago, giai
cấp tư sản đã phải nhượng bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chế độ làm việc
8giờ/ngày được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đây là viên gạch đầu tiên đặt
nền móng cho việc bảo đảm thời giờ làm việc của người lao động.
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp
ước Vécxây, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ
là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới
trong đó có quy định số giờ làm việc cho người lao động.
ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi:
Quy định về thời giờ làm việc của ILO
Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ
và công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các
cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần;
Công ước số 41 (1934) quy định về thời gian làm đêm bao gồm ít nhất 11
giờ liên tục trong đó bao gồm một khoảng thời gian nằm giữa 22 giờ và 5 giờ sáng;
Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần;
Công ước số 46 (1948) giới hạn về thời giờ làm việc trong mỏ than của một
công nhân không được vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công
nhân bước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên;
Công ước số 89 (1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp
quy định không sử dụng phụ nữ làm việc vào ban đêm dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trừ
trong những cơ sở chỉ sử dụng những thành viên trong gia đình (Điều 3) và trường
hợp bất khả kháng, trường hợp dùng nguyên vật liệu đang tinh luyện có thể chóng
biến chất nên phải làm việc ban đêm;
27
Công ước số 90 (1948) về làm việc ban đêm của thiếu niên trong công
nghiệp quy định không sử dụng thiếu niên dưới 18 tuổi làm việc vào ban đêm trong
mọi cơ sở công nghiệp, trừ trường hợp vì mục đích học việc và đào tạo nghề nghiệp
đòi hỏi phải thực hiện liên tục (tuy nhiên vẫn phải đủ 16 tuổi trở lên).
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO
Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135 (1970) quy
định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không
dược dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc;
Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp;
Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, văn
phòng. Theo đó, người lao động phải được làm tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày
Có thế nói, đây là những văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận về quyền làm
việc nghỉ ngơi cho người lao động. Văn bản đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
pháp luật quốc tế về việc bảo đảm thời giờ làm việc , nghỉ ngơi, đồng thời thể hiện
sự quan tâm đối với người lao động.
Nhìn chung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình
thành từ rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công
nghiệp sản xuất phát triển sớm. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các văn
bản pháp luật không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà làm luật mà thực sự
xuất phát từ những cơ sở kinh tế - xã hội, sinh học và pháp lý quan trọng. Việc quy
định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không chỉ có ý nghĩa bảo hộ người lao
động, tăng năng suất lao động đem lại lợi ích cho người sử dụng lao động mà nó
còn là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý
và điều chỉnh quan hệ pháp luật lao động cho phù hợp với luật pháp. Xuất phát từ
tầm quan trọng của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các nước trên thế giới căn
cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của nước mình và các Công ước quốc tế quan trọng của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh
vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở
28
một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn
có phạm vi rộng kể từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 (CMT8) thành công đến những
năm đổi mới sau này. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm nhưng nhìn
chung các văn bản đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội ở tùng thời
kỳ đặc biệt là việc bảo vệ có hiệu quả lợi ích chính đáng của người lao động.
1.3.2.Ở Việt Nam
Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi cuãng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện
ở một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá
lớn có phạm vi rộng kể từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm
đổi mới sau này. Lịch sử phát triển pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói
riêng gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8
do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Vì thế, có thể chia lịch sử phát triển của chế định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kỳ chủ yếu sau:
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: Đây là thời kỳ đầu của nước Việt Nam
non trẻ, Chính phủ do Chủ tich Hồ Chí Minh lãnh đạo phải đương đầu với nhiều
khó khăn, trong đó có sự thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong
xã hội mới. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 ngày
10/10/1945 cho tạm giữ các luật lệ cũ cho tới khi ban hành luật lệ mới với điều kiện
không trái với chính thể cộng hòa. Bằng các cố gắng và nỗ lực của các cấp, các
ngành nhiều văn bản pháp quy đã ra đời, trong số đó có các văn bản về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trước tiên là Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính
phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày 1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày
lễ tôn giáo. Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
công hòa ra đời trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động là
một trong những vấn đề được Hiến pháp ghi nhận. Để cụ thể hóa những quy định
của Hiến pháp 1946 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động,
Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947. Sắc lệnh 29/SL là một
văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về quan hệ lao động của Nhà nước Việt Nam
29
dân chủ cộng hòa, nó được coi là một văn bản pháp luật đầy đủ và tiến bộ nhất lúc
bấy giờ.
Sắc lệnh 29/SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định
sau này phải ghi nhận. Cụ thể như việc quy định thời giờ làm việc “thời giờ làm
việc của công nhân đàn ông hay đàn bà, bất kỳ tuổi nào không được quá 48 giờ 1
tuần lễ” (Khoản 3, Điều 101). Ngoài việc quy định thời giờ làm việc đối với những
công việc bình thường là 48 giờ 1 tuần thì Sắc lệnh 29/SL cũng đã quy định thời giờ
làm việc trong những cơ sở có nhiều độc hại hoặc những công việc nặng nhọc “về
những công việc làm việc dưới hầm mỏ hoặc trong những xưởng mỹ nghệ có hại
cho sức khỏe thì giờ công nhân có mặt ở nơi làm việc thì không quá 45 giờ trong
một tuần lễ” (Điều 102). Một điểm tiến bộ nữa của Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy
định thời gian làm thêm giờ của người lao động trong những điều kiện, hoàn cảnh
cần thiết là không quá 100 giờ mỗi năm và được trả lương phụ cấp (Điều 103).
Để khắc phục những tàn dư của chế độ cũ và quan tâm hơn nữa đến quyền
lợi của lao động nữ và lao động chưa thành niên, Sắc lệnh 29/SL đã có một số quy
định cấm sử dụng lao động nữ, lao động là người chưa thành niên làm đêm, trừ
những trường hợp khẩn cấp mà pháp luật cho phép: “Con trai chưa đến 18 tuổi, đàn
bà con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi làm tại các xưởng kỹ nghệ, thương điếm đều không
được làm đêm” (Điều 106). “Gặp những công việc khẩn cấp phải làm ngay để ngăn
ngừa tai nạn sắp đến hoặc để tổ chức việc cứu vãn hay sửa chữa các khí cụ, vật liệu
nhà cửa bị tai nạn làm hư hỏng thì hạn làm việc của công nhân con trai dưới 18
tuổi và đàn bà con gái bất kỳở lứa tuổi nào có thể tăng quá giới hạn” (Điều 109).
Một điều nữa mà ta thấy rằng Nhà nước ta rất quan tâm đến sức khỏe của
người lao động thông qua Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy định chế độ nghỉ hàng tuần,
những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm và nghỉ ốm, đối với người lao động sau
những ngày làm việc vất vả. “Mỗi tuần lễ, công nhân phải được nghỉ 24 giờ liền”
(Điều 112). Còn theo Điều 117 Sắc lệnh 29/SL thì người lao động được nghỉ 9 ngày
lễ, tết trong đó có 4 ngày tết nguyên đán, một ngày lễ lao động (1-5 dương lịch), một
ngày lễ độc lập (2-9 dương lịch), một ngày tết dương lịch và hai ngày lễ tôn giáo, đó
là ngày phật đản (8-4 âm lịch) và ngày thiên chúa giáo giáng sinh. Công nhân hay thợ
30
học nghề làm được một năm thì được nghỉ hàng năm ít nhất 10 ngày liên tục được trả
lương và phụ cấp, trong 10 ngày thì 8 ngày không phải là chủ nhật hay ngày lễ chính
thức. Công nhân làm được 6 tháng nghỉ ít nhất 5 ngày lĩnh cả lương và phụ cấp mà 4
ngày không phải là chủ nhật hay ngày lễ chính thức (Điều 124).
Tóm lại, tuy Sắc lệnh 29/SL chỉ gồm 187 Điều, nhưng nó đã đề cập đến gần
như toàn bộ những chế định thiết yếu của một Bộ luật Lao động. Nhiều luật gia hiện
nay coi sắc lệnh 29/SL như là một Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta điều chỉnh
mối quan hệ chủ nợ, mối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng
lao động. Có thể nói Sắc lệnh 29/SL là một văn bản pháp luật đầu tiên đề cập tới sự
tự do, thỏa thuận lao động giữa chủ và thợ như sự thỏa thuận về mức lương, thời
giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi nưng không trái với quy định của pháp luật.
Trên cơ sở Sắc lệnh 29/SL và với điều kiện đất nước có chiến tranh trong
những năm tiếp sau đó, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh bổ sung cho Sắc
lệnh 29/SL để phù hợp với tình hình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong số các sắc lệnh trên phải kể đến Sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950
ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy
định chế độ cho công nhân giúp việc Chính phủ trong thời chiến. Các sắc lệnh này
khác với Sắc lệnh 29/SL ở chỗ đã bắt đầu chuyển sang điều chỉnh quan hệ lao động
mới đó là quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Song, do hoàn cảnh chiến
tranh nên các văn bản trên không áp dụng được, hoặc có áp dụng thì cũng chỉ được
một phần. Tuy nhiên, chúng cũng đã cắm một mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật lao động
Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm
hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn miền Nam phải chịu ách đô hộ của Đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Bắc từ sau khi hòa bình đã căn bản hoàn thành và
bắt đầu chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc đã bắt đầu có
những biến đổi sâu sắc trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trên tinh thần
là muốn biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại khoa học kỹ thuật tiên tiến và với mục đích là dần
xóa bỏ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, biến một nền kinh tế nhiều thành
31
phần trở thành một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể. Pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao
động trong khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà
nước dưới dạng các Nghị định, Quyết định, Thông tư như Thông tư số 05/LĐTT
ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc
doanh và công trường. Tiếp theo là Thông tư số 16/LĐTT ngày 1 tháng 9 năm 1957
về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955. Thông tư
895/LĐTT ngày 10 tháng 7 năm 1959 giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ
về việc riêng. Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 quy định những ngày
lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép. Tiếp
đó, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 8/LĐTT ngày 4 tháng 3 năm 1961 hướng
dẫn thi hành Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 của Thủ tướng Chính
phủ. Tiếp sau đó Hội đồng chính phủ cũng ban hành hai Quyết định quan trọng liên
quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đó là Quyết định số 118/TTg ngày
17 tháng 1 năm 1963 quy định việc hội họp học tập của cán bộ công nhân viên chức
nhà nước và Quyết định số 119/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 về một số biện pháp
đảm bảo thời gian lao động của công nhân viên chức nhà nước. Ngoài ra, các Bộ
cũng ban hành các Thông tư liên bộ giải thích, hướng dẫn hoặc quy định chi tiết các
chế độ đãi ngộ công nhân viên chức như Thông tư số 05/TTLB ngày 1 tháng 6 năm
1968 của liên Bộ Lao động và Bộ Y tế.
Có thể nói, các văn bản trên đã bao quát được nhiều lĩnh vực của chế định
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và quy định chi tiết hơn trước. Tuy nhiên, do ra
đời trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên các văn bản đó chỉ điều
chỉnh mối quan hệ lao động của công nhân viên chức nhà nước, nên đã dần bộc lộ
nhiều nhược điểm, tác dụng ngày càng hạn chế và lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành hai văn bản mới đó là Thông tư số
05/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi của cán bộ công
nhân viên chức và Thông tư số 06/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về
thời giờ làm việc của công nhân viên chức (Thông tư 06). Hai văn bản này đã hệ
thống hóa có sửa đổi những quy định mà các văn bản pháp luật trước đã đề cập để
32
phù hợp với tình hình mới. Nội dung của hai Thông tư này bao quát toàn bộ chế độ
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
Về thời giờ làm việc theo Thông tư 06 ngày 06/5/1971 là thời gian do Nhà
nước quy định trong đó công nhân viên chức phải có mặt tại địa điểm sản xuất,
công tác và thực hiện những nhiệm vụ được gia phù hợp với nội quy của xí nghiệp,
cơ quan. Thời giờ làm việc bình thường được áp dụng chung cho đại bộ phân công
nhân viên chức tức là 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Trong trường hợp phải
sản xuất theo ca hoặc do tính chất sản xuất, công tác, điều kiện thời tiết, thời vụ
khẩn trương hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác phải phân bố lại số ngày hoặc số
giờ làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì tính chung phải làm việc bình
quân đủ 8 giờ trong 1 ngày.
Thông tư 06 cũng quy định về thời giờ làm việc không tiêu chuẩn áp dụng
cho một số đối tượng như người làm công tác y tế, gác cổng, gác xưởng, thủ kho,
thợ điện, những người này được ăn, ở trong phạm vi xí nghiệp. Thông tư 06 quy
định thời giờ làm việc được rút ngắn đối với những công nhân làm những nghề
nặng nhọc, nguy hiểm như thợ lặn thì thời gian làm việc một ngày không quá 6
tiếng. Đối với cán bộ nhân viên chuyên trách làm công tác điện quang thì thời giờ
làm việc hàng ngày là 7 giờ, đối với công nhân lắp cột vượt sông Hồng thì thời giờ
làm việc là 7 giờ trong những ngày phải làm việc ở độ cao 80m so với mặt đất.
Thời giờ làm thêm được quy định trong Thông tư 06 đối với mỗi người là
không quá 4 giờ/ ngày hoặc 150 giờ/ năm, không được làm thêm quá 2 ngày nghỉ
trong tháng, quá 4 giờ trong một ngày trừ trường hợp tối khẩn cấp và chỉ được làm
thêm trong các trường hợp mà Thông tư 06 quy định. Thông tư 06 cũng quy định
những đối tượng được miễn làm thêm giờ gồm phụ nữ mang thai từ tháng thứ 5
hoặc có con nhỏ đang bú dưới 6 tháng và những người dưới 18 tuổi và công nhân
làm việc theo chế độ ngày làm việc rút ngắn.
Về thời gian nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức được Thông tư
05/LĐTT ngày 06 tháng 5 năm 1971 quy định khá chi tiết và đầy đủ. Theo Thông
tư 05, cứ 6 ngày làm việc thì công nhân viên chức được nghỉ 1 ngày, thông thường
ngày nghỉ đó trùng vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đối với những xí nghiệp, cơ quan
do tính chất sản xuất, công tác đòi hỏi phải làm việc liên tục thì công nhân viên
33
chức trong xí nghiệp, cơ quan đó thay phiên nhau nghỉ vào một ngày khác trong
tuần và vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mỗi tuần lễ có 1 ngày nghỉ.Về nghỉ lễ tết, theo
Thông tư 05 thì công nhân viên chức được nghỉ 7 ngày rưỡi bao gồm 3 ngày tết
nguyên đán, 1 ngày tết dương lịch, 1 ngày rưỡi (chiều 30/4 và ngày 1/5); 2 ngày
quốc khánh (2/9 và 3/9). Như vậy so với quy định tại Sắc lệnh 29/SL thì không có 2
ngày lễ tôn giáo nhưng được nghỉ thêm chiều 30/4 và ngày 3/9. Tuy nhiên, quy định
ngày lễ trùng với ngày chủ nhật thì không được nghỉ bù và không được hưởng thêm
lương theo Thông tư 05 là không hợp lý.Về nghỉ hàng năm, Thông tư 05 cũng có
quy định về điều kiện để nghỉ hàng năm là công nhân viên chức phải làm việc liên
tục trong một năm. Nghỉ hàng năm theo Thông tư 05 có hai mức là 10 ngày và 12
ngày lao động có hưởng lương và được thanh toán tiền tàu xe, được ứng trước tiền
tàu xe và tiền lương nếu chưa đến kỳ lĩnh.
Thời kỳ từ 1976 đến nay: sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,
Đảng và Nhà nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trong
thời gian này, Nhà nước ta cũng ban hành một số văn bản về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của công nhân viên chức. Tuy nhiên, về cơ bản trong thời gian đầu
của giai đoạn này chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vẫn được thực hiện
theo Thông tư 05 và Thông tư 06 năm 1971. Hai Thông tư này đã quy định khá cụ
thể thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Song, do dự thay đổi của
hoàn cảnh lịch sự, hai Thông tư trên đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất là từ khi
nền kinh tế nhiều thành phần ra đời. Như vậy các thành phần kinh tế trong xã hội
đều được khuyến khích phát triển. Chính phủ đã có nhiều văn bản pháp luật điều
chỉnh những sự thay đổi này, nhất là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu biểu
như Nghị định 233 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt
động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản trên đã tạo tiền
đề pháp lý nhất định cho sự phát triển của quan hệ lao động theo hướng mới. Tuy
nhiên, so với yêu cầu thì pháp luật lao động vẫn còn nhiều nhược điểm mà trước hết
là thiếu tính đồng bộ, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Một
thực tế là các văn bản pháp luật lao động thì nhiều nhưng chỉ áp dụng trong khu vực
Nhà nước, nhiều văn bản không còn tính khả thi. Hơn nữa, do chuyển đổi nền kinh
tế nên có biến chuyển đổi trong cơ cấu, số lượng trong đội ngũ lao động, sức lao
động trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Tất cả vấn đề trên đặt ra một yêu cầu cấp
34
bách là Nhà nước phải nhanh chóng ban hành một văn bản pháp luật mới về lao
động phù hợp với tình hình mới. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩ Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ V đã chính thức thông qua Bộ luật Lao
động và có hiệu lực áp dụng toàn quốc từ ngày 01/01/1995. Đây là văn bản pháp
luật có hiệu lực pháp lý cao, có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao
động. Trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của
BLLĐ được quy định tai chương VII. Sau các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm
2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã càng khẳng định được vai trò của mình
trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong việc bảo đảm giờ làm,
nghỉ ngơi cho ngườilao động. Trên cơ sở BLLĐ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật quan trọng như: Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định 109/NĐ-CP ngày 27-12-2002 sửa đổi, bổ sung một số
điều nghị định 195/CP ngày 31-12-1994; Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày
09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về hợp
đồng lao động; Nghị định số 23/CP ngày 18-04-1996 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nữ; Quyết định 188/1999/QĐ-TTg
ngày 17/09/1999 về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ; Thông tư số
15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03-/06/2003 về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm
giờ theo quy định của nghị định số 109/2002/NĐ-CP v.v. Các văn bản này là hành
lang pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ người lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
Tóm lại, Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các
quy định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển. Các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát
triển chung của đất nước trong từng thời kỳ. Chế định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định khá hoàn thiện, nó không chỉ bảo
vệ có hiệu quả quyền lợi của người lao động mà còn góp phần không nhỏ trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã và
đang thực hiện.
35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ
phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động
bình thường.
Khái niệm thời giờ làm việc trong luật lao động không chỉ là khoảng thời
gian mà người lao động bỏ công sức ra mà theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP
ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Nghị định số 195/CP) thì thời giờ
sau được tính vào thời giờ làm việc:
- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định
mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới
12 tháng tuổi;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian
hành kinh;
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc
được người sử dụng lao động cho phép.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8
giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý
36
vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động,
ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử
dụng lao động. Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong
hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời
gian định. Cách quy định như trên khuyến khích cả hai bên có những thỏa thuận có
lợi cho người lao động, khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động cạnh tranh giảm
giờ làm cho người lao động. Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính,
sự nghiệp (Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ)
đã góp phần vào xu hướng khuyến khích giảm giờ làm cho người lao động đảm bảo
tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho người lao động. Quy định
như vậy càng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất cũng như nhu cầu nghỉ
ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại.
Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của
các bên thì “người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày
hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết” (Khoản 1 Điều 68
BLLĐ), người lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung kỷ luật lao
động, sau ngày làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc. Trong một số trường hợp
do tính chất sản xuất, công tác, do thời vụ hoặc sản xuất theo ca kíp mà phải phân
bố lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao
động phải thống nhất với công đoàn cơ sở trên cơ sở ký thỏa ước lao động tập thể
và nguyên tắc chung về thời giờ làm việc theo quy định pháp luật.
Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi (Dự thảo BLLĐ) cũng tiếp nối các quy định
của BLLĐ hiện hành bằng việc quy định “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong
một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định
thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần; trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm
việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày. Nhà nước khuyến khích người sử
dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ” (Điều 109). Việc quy định cụ thể số
giờ làm việc như trong Dự thảo BLLĐ là phù hợp chung với thông lệ quốc tế.
Theo ILO, thời giờ làm việc bình thường là “số giờ mà mỗi nước ấn định
bằng hoặc theo luật, pháp quy, thỏa ước tâp thể hay phán quyết trọng tài, hoặc là,
37
ở những nước không ấn định như vậy, thì là số giờ mà nếu bất kỳ thời gian làm việc
nào quá số giờ đó sẽ được trả công làm thêm giờ hoặc sẽ là một ngoại lệ so với
những quy tắc hay tập quán đã được thừa nhận trong cơ sở” (Khuyến nghị số 126
năm 1962 về giảm bớt thời giờ làm việc, đoạn 11).Công ước số 47 của ILO về giảm
thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần (có hiệu lực từ ngày 23/6/1957) “mỗi nước
thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này phải thừa nhận
nguyên tắc tuần lễ 40 giờ được áp dụng sao cho không gây ra hậu quả là mức sống
bị giảm sút”. Chính vì thế, các nước như Philippine“thời giờ làm việc không quá 8
giờ mỗi ngày” [68], Singaporequy định “không được đòi hỏi người làm công làm
việc quá 8 giờ một ngày hoặc quá 44 giờ một tuần” [65], Campuchia quy định “Số
giờ làm việc của người lao động kể cả nam và nữ không được vượt quá 8 tiếng mỗi
ngày, hoặc 48 tiếng mỗi tuần” [74], Indonesia quy định “Người lao động không
được phép làm quá 7 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tuần”[72], Thái Lan quy định
“giờ làm việc bình thường là không quá 48 giờ/ tuần trong các doanh nghiệp công
nghiệp; không quá 8 giờ/ ngày trong các doanh nghiệp vận tải” [77], Lào quy định
thời giờ làm việc của người lao động là 6 ngày/ tuần, giờ làm việc tối đa là 8 giờ/
ngày hoặc 48 giờ/ tuần[73], Nhật Bảnquy định “Nhà tuyển dụng không được quy
định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần”[79].
Như vậy, pháp luật lao động các nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á
thường không quy định độ dài thời giờ làm việc cụ thể mà quy định bằng giới hạn
tối đa thường là “không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần”.
Quy định này nhằm vừa khống chế độ dài tối đa, vừa khuyến khích các bên thương
lượng, thỏa thuận độ dài thời gian làm việc, có lợi hơn cho người lao động.
Mặc dù hiện tại, Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước số 47 của ILO về giảm
thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần nhưng quy định về thời giờ làm việc tiêu
chuẩn của Việt Nam cũng không nằm trong dòng chảy chung của pháp luật lao
động quốc tế về quy định mức tối đa về thời giờ làm việc và xu hướng giảm dần số
giờ làm việc tiêu chuẩn.
Trên thực tế, việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình
trạng diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp, đặc biệt các nhóm các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động trong lĩnh vực dệt may, gia công v.v. Theo thống kê mới nhất
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi

More Related Content

What's hot

Islam dan keluarga berencana
Islam dan keluarga berencanaIslam dan keluarga berencana
Islam dan keluarga berencanaBambang Setiawan
 
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik pjj_kemenkes
 
Konsep Dasar Etika
Konsep Dasar Etika Konsep Dasar Etika
Konsep Dasar Etika pjj_kemenkes
 
Sap nutrisi pada ibu hamil
Sap nutrisi pada ibu hamilSap nutrisi pada ibu hamil
Sap nutrisi pada ibu hamilWarung Bidan
 
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...Warnet Raha
 
Standarisasi mutu pelayanan kebidanan
Standarisasi mutu pelayanan kebidananStandarisasi mutu pelayanan kebidanan
Standarisasi mutu pelayanan kebidananBayu Fijrie
 
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & K
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & KBahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & K
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & KAmphie Yuurisman
 

What's hot (11)

Islam dan keluarga berencana
Islam dan keluarga berencanaIslam dan keluarga berencana
Islam dan keluarga berencana
 
Peranan sterilisasi dalam bidan
Peranan sterilisasi dalam bidanPeranan sterilisasi dalam bidan
Peranan sterilisasi dalam bidan
 
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik
Asuhan Kebidanan Keluarga Berencana Suntik
 
Organisasi kebidanan
Organisasi kebidananOrganisasi kebidanan
Organisasi kebidanan
 
Konsep Dasar Etika
Konsep Dasar Etika Konsep Dasar Etika
Konsep Dasar Etika
 
Sap nutrisi pada ibu hamil
Sap nutrisi pada ibu hamilSap nutrisi pada ibu hamil
Sap nutrisi pada ibu hamil
 
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...
GAMBARAN PENGETAHUAN IBU TENTANG PEMBERIAN IMUNISASI DASAR PADA BAYI 0-11 BUL...
 
Standarisasi mutu pelayanan kebidanan
Standarisasi mutu pelayanan kebidananStandarisasi mutu pelayanan kebidanan
Standarisasi mutu pelayanan kebidanan
 
ASKEB BERSALIN DENGAN PREEKLAMSI RINGAN
ASKEB BERSALIN DENGAN PREEKLAMSI RINGANASKEB BERSALIN DENGAN PREEKLAMSI RINGAN
ASKEB BERSALIN DENGAN PREEKLAMSI RINGAN
 
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & K
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & KBahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & K
Bahasa Indonesia Kelas VII SMP MTs 2016 P & K
 
Pranata Sosial
Pranata SosialPranata Sosial
Pranata Sosial
 

Similar to Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...Man_Ebook
 
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt NamPháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Namhieu anh
 
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty Aa
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty AaBáo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty Aa
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty AaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
 
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và...
 
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt NamPháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty Aa
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty AaBáo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty Aa
Báo Cáo Thực Tập Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Tại Công Ty Aa
 
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
 
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệpQuyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
 
Báo Cáo Thực Tập Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động.docxBáo Cáo Thực Tập Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động.docx
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOTĐề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đLuận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
 
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAYBài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docxLuận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo luật lao động Việt Nam, HAY
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo luật lao động Việt Nam, HAYLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo luật lao động Việt Nam, HAY
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo luật lao động Việt Nam, HAY
 
Lao Động Của Người Cao Tuổi Theo Pháp Luật Ở Nước Ta Hiện Nay.
Lao Động Của Người Cao Tuổi Theo Pháp Luật Ở Nước Ta Hiện Nay.Lao Động Của Người Cao Tuổi Theo Pháp Luật Ở Nước Ta Hiện Nay.
Lao Động Của Người Cao Tuổi Theo Pháp Luật Ở Nước Ta Hiện Nay.
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KHUẤT VĂN TRUNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2022
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KHUẤT VĂN TRUNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Hà Nội – 2022
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................7 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ..................................................11 1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......................11 1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..............................11 1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 13 1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..............................................................................................16 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ....20 1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..............................................................................................20 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ....................................................................................................22 1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ..................................................................................25 1.3.1. Trên thế giới.....................................................................................25 1.3.2. Ở Việt Nam......................................................................................28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI..................................................................................35 2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc ..............................................35 2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ...........................................................35 2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn...............................................................38 2.1.3. Thời giờ làm thêm............................................................................39 2.1.4. Thời giờ làm việc ban đêm ..............................................................43
  • 4. 4 2.1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt..............................................................45 2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi.............................................46 2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.........................................................46 2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...................................................54 2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc có tính chất đặc biệt........................................................................................57 2.3.1. Đối với các đối tượng là những người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân................................................................................................58 2.3.2. Đối với người lao động làm việc trong các trang trại......................59 2.3.3. Đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng ....................................................60 2.3.4. Các đối tượng đặc biệt khác.............................................................62 2.4. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...........................................................................................72 2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ........72 2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 75 2.4.2.1. Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước..................................75 2.4.2.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế .............79 CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI..................................................................................86 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.........................................................................................................86 3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội ....................................................................86 3.1.2. Về chính trị ......................................................................................87 3.1.3. Về mặt pháp lý.................................................................................89 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ................................................................................................................92 3.2.1. Tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................92 3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.................................................................93
  • 5. 5 3.2.3. Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................95 3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ...............................................................................................................97 3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...........................................................................................99 3.3.1. Về các quy định của pháp luật.........................................................99 3.3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện.......................................................104 KẾT LUẬN .....................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. 6
  • 7. 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động. Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản củangười lao động được các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều này được thể hiện trong các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v.Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ năm 1995 đến năm 2006 trong cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công [42]; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nướcxảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ tính riêng năm 2009,
  • 8. 8 cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% [42]. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi. Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các cuộc đình công của người lao động và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu sắc các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam, từ đó thấy được thực trạng và nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định đó. Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến. Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như: Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội0; Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý…. Các công trình, bài viết và bài nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi
  • 9. 9 hoặc chỉ tập trung vào liệt kê một phần nào đó các quy định cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơimà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng; đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngoài để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề: “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn sẽ đi phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của một sốnước trong khu vực và trên thế giới. Nêu ra thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế tại các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốcmà chủ yếu là các thành phố lớn, tập trung đông các doanh nghiệp và khu công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v và một số hạn chế, tồn tại trong các quy định hiện hành của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. - Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam.
  • 10. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao động đang được Quốc hội nước ta xem xét thông qua vàCác quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. Từ đó bước đầu đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tương Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và quy nạp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • 11. 11 CHƢƠNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động. Trên thực tế, không có ai chỉ làm việc mà không nghỉ ngơi và ngược lại, với những người không làm việc thì vấn đề nghỉ ngơi cũng không đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của con người càng làm cho người lao động làm việc với cường độ cao hơn. Do vậy nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi ngày càng trở nên cấp bách hơn. Trong khoa học kinh tế - lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động. Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động với mục tiêu: sử dụng ít nhất thời gian làm việc mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Dưới góc độ này, thời giờ làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn thành, thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục. Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này, người lao động phải trực tiếp hoàn thành nghĩa vụ lao động của mình, phải tuân thủ những quy định nội bộ và có quyền được hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó. Ngoài thời giờ làm việc là thời
  • 12. 12 giờ nghỉ ngơi, người lao động được tự do sử dụng khoảng thời gian đó theo ý muốn của bản thân mình. Như vậy, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau: Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình. Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một trong những nguyên tắc cần đảm bảo của luật lao động, hoặc một định mức lao động, hoặc một nội dung của quan hệ pháp luật lao động, một chế định của luật lao động. Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động mà các quy phạm pháp luật lao động cần phản ánh rõ tư tưởng đó. Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với tư cách là một định mức lao động thì chúng ta hiểu là một quỹ thời gian cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc được giao và kịp thời tái tạo sức lao động cho quá trình lao động. Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung của quan hệ pháp luật lao động thì trong thời gian làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Ngoài thời gian đó, người lao động được toàn quyền sử dụng thời gian nghỉ ngơi theo ý muốn của mình.
  • 13. 13 Là một chế định pháp luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động phảỉ làm việc, phải thực hiện nhiệm vụ được giao và những khoảng thời gian cần thiết để người lao động được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao động của mình. Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động. ngơi 1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ Năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam chủ trương chuyển hướng phát triển kinh tế. Từ đó, quan hệ lao động và vị thế người lao động trong quan hệ đó bắt đầu có sự thay đổi. Trước đây người lao động chủ yếu tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Khi phát triển kinh tế thị trường, họ có thể được sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế. Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động. Trong cơ chế kinh tế thị trường, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lý do truyền thống còn có lý do khác do cơ chế thị trường mang đến. 1.1.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật lao động. ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác định động lực và mục tiêu chính của sự phát triển là “Vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Tuy nhiên, trên thực tế người lao động thường có vị thế bất bình đẳng so với người sử dụng lao động. Như chúng ta đã biết, quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt hướng tới đối tượng là con người và hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động, trong đó, người lao động luôn là bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Về phương diện kinh tế, người sử dụng lao động là người bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định
  • 14. 14 về công nghệ, quy mô hoạt động…nên họ hoàn toàn chủ động về kế hoạch việc làm, phân phối lợi nhuận cũng như sắp xếp, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động. Do vậy, về mặt pháp lý, người sử dụng lao động “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 8 BLLĐ). Như vậy ở một mức độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về phương diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý. Sự phụ thuộc này vừa là bản chất cố hữu, vừa là đặc điểm riêng của quan hệ lao động, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị trong mỗi quốc gia. Đây không những là lý do chính để pháp luật lao động của các nước không chỉ điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà còn là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động hướng tới tiền lương, thu nhập, còn người sử dụng lao động hướng tới việc thu được lợi nhuận cao. Trong khi đó, năng suất lao động của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào tiền lương, thu nhập của họ (đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động tăng cao). Khi năng suất lao động của người lao động tăng cao thì người sử dụng lao động cũng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là để tiền lương và thu nhập cao, người lao động sẽ bất chấp tính mạng, sức khỏe của mình làm thêm giờ, làm ban đêm…Còn người sử dụng lao động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của người lao động trong đó có việc kéo dài thời gian làm việc của người lao động. Như vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động. 1.1.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế thị trường Khi nhận xét về kinh tế thị trường, người ta thường nói về tính hai mặt của nó. Đó là những tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế
  • 15. 15 và các tác động tiêu cực không thể không có đến đời sống mỗi quốc gia. Mặt tiêu cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứa đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc. Mặt khác, sức lao động còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, không tách rời với bản thân người lao động. Khi sức lao động của người lao động bị lạm dụng thì các quy định pháp luật trở thành các chế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải hay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc, giảm thời giờ nghỉ ngơi. Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động. Vì vậy, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ người lao động trong những trường hợp cần thiết. 1.1.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [13]. Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” [15]. Tư tưởng của Nhà nước XHCN coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là “con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Về phân
  • 16. 16 phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức phân phối khác như phân phối theo vốn và tài sản”. Đó là cách thức phân phối thúc đẩy tăng cường kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự nó không giải quyết các vấn đề xã hội một cách tổng thể, không đương nhiên đạt đến tiến bộ xã hội trong lĩnh vực lao động mà không có sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật. Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường. Hầu hết, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về người lao động trong chiến lược đầu tư lâu dài. Phần lớn giới người sử dụng lao động ở Việt Nam là những người làm ăn nhỏ, vốn ít, cần phải tranh thủ những cơ hội trước mặt. Nhiều đơn vị tồn tại là nhờ những khoảng trống của cơ chế quản lý lợi dụng điều kiện cung cầu mất cân đối, lợi dụng sự không hiểu biếu của người lao động đang tìm việc mà giảm tiền lương, tăng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thêm nữa là nhận thức về trình độ tổ chức tự thân của hai giới chủ, thợ còn thấp. Vì vậy, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN với những chỉ tiêu trên là hướng phát triển phù hợp. Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải bằng pháp luật lao động để bảo vệ người lao động. Có nghĩa là định hướng XHCN phải trên cơ sở luật pháp, với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền. Các quyền và lợi ích của người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được pháp luật hóa, đảm bảo thực hiện trên các cơ sở của pháp luật 1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó. Pháp luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người
  • 17. 17 sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người. Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể: Đối với người lao động Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quanhệ, đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý. Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian cần thiết để người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp đồng lao động. Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại thời giờ nghỉ ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời quá trình lao động cũng giúp người lao động hoàn thiện nhân cách. Do vậy với việc điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động một cách hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động được đảm bảo thực hiện các quyền khác của mình như quyền tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đồng thời, người lao động còn có điều kiện chăm lo hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và tham gia các hoạt động xã hội khác. Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người lao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp… Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản của con người trước hết là người lao động trong mối quan hệ lao động. Trong “Tuyên bố chung về quyền con người” năm 1948 có ghi: “Mỗi người đều có quyền nghỉ ngơi
  • 18. 18 và giải trí, kể cả quyền được có ngày làm việc được giới hạn một các hợp lý và được nghỉ định kỳ có hưởng lương” (Điều 24). Như vậy, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những nội dung thuộc quyền con người. Ở Việt Nam, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, điều này thể hiện trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Điều 55 Hiến pháp 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân; Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. Xuất phát từ quyền con người, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Bộ luật Lao động đã có hẳn Chương VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của người lao động. Suy cho cùng cũng là nhằm bảo vệ việc làm, năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động và người sử dụng lao động và hướng vào chiến lược con người. Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sự lạm dụng của người sử dụng lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đối với người sử dụng lao động Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất. Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám
  • 19. 19 sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động. Đối với Nhà nước Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát thực hiện pháp luật lao động, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học cho các nơi sử dụng lao động và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà nước. Xong, dựa vào chế độ làm việc và nghỉ ngơi để thực hiện kiểm tra, kiểm soát là việc làm trước tiên để nhận thấy mặt tốt và mặt chưa tốt trong quản lý lao động, từ đó để tổ chức lao động khoa học hơn. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội dung để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động. Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội. Thông thường ở những nước nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, thời gian làm việc được rút ngắn hơn so với các nước khác.
  • 20. 20 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.2.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định Với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người lao động nên việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, hạn chế sự lạm dụng sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao động. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động –đối tượng luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Nếu để người sử dụng lao động toàn quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mục đích vì lợi nhuận, họ sẽ khai thác tối đa nghĩa vụ của người lao động mà trước tiên là kéo dài thời gian làm việc của ngườilao động. Nếu để cho hai bên tự do thỏa thuận thì sẽ dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi dụng vị thế của mình để gây áp lực buộc người lao động phải chấp nhận mức thời gian do họ đưa ra. Để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được ghi nhận trong Hiến pháp: “Nhà nước quy định thời gian lao động…” (Điều 56, Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Nội dung của nguyên tắc được biểu hiện ở chỗ: Nhà nước quy định khung thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Cụ thể, Nhà nước đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu chuẩn, số giờ mà người sử dụng lao động được phép huy động người lao động làm thêm trong một ngày, một năm. Nhà nước cũng quy định những khoảng thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với thời giờ làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm…. Bằng cách đưa ra các cụm từ “không quá”, “ít nhất” đã đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa thuận và áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện cụ thể. Riêng với cơ quan Nhà nước, do đặc thù của quan hệ lao động mà việc áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là bắt buộc, không đơn vị nào có quyền thỏa thuận hay tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã được ấn định.
  • 21. 21 Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới đối tượng lao động này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động. 1.2.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các công dân, quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quyền tự định đoạt của người lao động, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động được Nhà nước khuyến khích. Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô bằng việc quy định giới hạn lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm…Việc cụ thể hóa như thế nào sẽ tùy thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Thông thường các thỏa thuận này được ghi trong thỏa ước lao động tâp thể, hợp đồng lao động và nội quy lao động. Khi đã thống nhất ý chí trên cơ sở phù hợp với pháp luật, những thỏa thuận đó đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Mặt khác nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận về thời giờ làm việc có lợi hơn cho người lao động. Trong khả năng của mình, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể giảm giờ làm mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Thực hiện nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền tự định đoạt của người lao động, vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động. 1.2.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại
  • 22. 22 Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số ngành nghề quan trọng mà việc bảo hộ một số đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, người cao tuổi và những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu tâm sinh học cho thấy, với lượng công việc như nhau thì mức hao phí sức lao động bỏ ra của họ cao hơn so với bình thường và do vậy khả năng phục hồi, tái tạo sức lao động cũng lâu hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có những quy định phù hợp với đặc thù riêng của đối tượng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong khai thác lao động. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số giờ làm việc tối đa, tăng số giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường mà người lao động vẫn được đảm bảo quyền lợi. Ngoài ra các đối tượng này cũng được bảo vệ bởi những quy định chặt chẽ trong các trường hợp làm thêm giờ, làm đêm. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa việc bảo hộ lao động đối với các lao động đặc thù, có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, thể chất cho người lao động yên tâm làm việc. 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật lao động của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, do phong tục tập quán, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau nên pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng của mỗi nước. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các nước đều quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với việc giới hạn số giờ làm việc tối đa và số giờ nghỉ ngơi tối thiểu. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định: - Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể. - Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể
  • 23. 23 (trong nội quy của doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những người lao động trong doanh nghiệp. Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp. - Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định chung của Nhà nước, với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu thực tế của các bên trong quan hệ lao động. Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 1.2.2.1. Quy định về thời giờ làm việc Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối đa mà không được phép vượt qua hoặc phải đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Đây là loại thời giờ làm việc theo định mức của người lao động, theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa trên quy định pháp luật. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số ngày làm việc trong một tháng, một năm. Trong đó việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc, tuần làm việc là quan trọng nhất, là cơ sở để dễ dàng trả công lao động và xác định tính hợp pháp của các thỏa thuận về thời giờ làm việc. Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việc quy định độ dài thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm việc tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc rút ngắn. Theo đó, với các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc, độc hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hoặc hai giờ so với lao động bình thường. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc không tiêu chuẩn. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy định
  • 24. 24 cho một số lao động nhất định, do tính chất công việc mà không thể xác định được số giờ làm việc cụ thể. Loại thời giờ này khó kiểm soát, sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý về thời giờ làm việc của người lao động. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt cho người lao động. Với việc giới hạn tối đa số giờ làm thêm, làm ban đêm, các quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động. Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban đêm…phù hợp với quy định pháp luật. Tùy theo thời giờ làm việc của người lao động mà người lao động được hưởng các chế độ: lương, tiền thưởng, phụ cấp v.v. 1.2.2.2. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi Song song với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao động còn được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được pháp luật quy định. Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (Điều 71,72 BLLĐ). Khi được quy định, những nội dung này trở thành quyền chính đáng của người lao động, giúp họ đỡ căng thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc, có thể dưỡng sức lao động, dành thời gian cho các nhu cầu vật chất và tinh thần khác…nên cần được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình làm việc như nghỉ theo ca, nghỉ hàng tuần…, người lao động còn được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ (9 ngày/ năm), nghỉ việc riênghoặc nghỉ không hưởng lương (từ Điều 74 đến Điều 79 BLLĐ). Có thể nói, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo thành một chế định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động. Xuất phát từ đặc điểm của thị trường lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể. Mặt khác, các chế định trong bộ luật lao động chẳng hạn như: Quy định chế độ bồi thường, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra v.v muốn thể hiện rõ cũng phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
  • 25. 25 1.3. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.3.1. Trên thế giới Đầu thế kỷ XIX, khi năng suất lao động còn thấp, để thu được lợi nhuận tối đa giai cấp tư sản thường bắt nô lệ, người làm thuê phải lao động quần quật mà không tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm từ 14 – 16 tiếng thậm chí 18 tiếng. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và lớn mạnh, công nhân đã không ngừng đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động mà trước hết là cải thiện chế độ thời giờ làm việc. Năm 1833, Vương quốc Anh công bố Luật công xưởng mà nội dung của nó là các quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao động từ 13 – 18 tuổi và 8 giờ đối với lao động từ 9 – 12 tuổi đồng thời cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm đêm. Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Giơnevơ, lần đầu tiên C. Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp đó năm 1884, ở Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới áp lực của phong trào công nhân quốc tế, giai cấp tư sản phải nhượng bộ và ở các nước đã lần lượt thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ. Cùng thời gian này, tại hội nghị toàn thể của hội nghị hòa bình, họp tại Paris ngày 25 tháng 1 năm 1919 theo để nghị của Anh, một Ủy ban pháp luật quốc tế về lao động đã được thành lập để chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ngày 11 tháng 4 năm 1919 tại phiên họp toàn thể của hội nghị hòa bình Paris đã chính thức tuyên bố thành lập ILO và thông qua điều lệ của tổ chức này. Với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn chương cai thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của người lao động bằng các biện pháp quốc tế, ILO đã góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động nhất là trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Vào khoảng những năm đầu thế kỉ XIX, người lao động phải làm việc từ 14 giờ đến 16 giờ có khi phải làm 18 giờ/ngày. Tại thời điểm đó, chưa có một văn bản pháp luật nào bảo vệ quyền lợi cho người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
  • 26. 26 nghỉ ngơi. người lao động bị bóc lột sức lao động cả về thể xác lẫn tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mang, sức khỏe cũng như hiệu quả công việc. Chỉ mãi đến năm 1866, khi Đại hội đại biểu đệ nhất quốc tế họp tại Giơ-ne-vơ, lần đầu tiên C.Mác đã đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Dưới áp lực của phong trào công nhân quốc tế đặc biệt là cuộc đình công lớn ngày 1/5/1986 ở Chicago, giai cấp tư sản đã phải nhượng bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chế độ làm việc 8giờ/ngày được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đây là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc bảo đảm thời giờ làm việc của người lao động. Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ước Vécxây, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới trong đó có quy định số giờ làm việc cho người lao động. ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định về thời giờ làm việc của ILO Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ và công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần; Công ước số 41 (1934) quy định về thời gian làm đêm bao gồm ít nhất 11 giờ liên tục trong đó bao gồm một khoảng thời gian nằm giữa 22 giờ và 5 giờ sáng; Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần; Công ước số 46 (1948) giới hạn về thời giờ làm việc trong mỏ than của một công nhân không được vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công nhân bước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên; Công ước số 89 (1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp quy định không sử dụng phụ nữ làm việc vào ban đêm dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trừ trong những cơ sở chỉ sử dụng những thành viên trong gia đình (Điều 3) và trường hợp bất khả kháng, trường hợp dùng nguyên vật liệu đang tinh luyện có thể chóng biến chất nên phải làm việc ban đêm;
  • 27. 27 Công ước số 90 (1948) về làm việc ban đêm của thiếu niên trong công nghiệp quy định không sử dụng thiếu niên dưới 18 tuổi làm việc vào ban đêm trong mọi cơ sở công nghiệp, trừ trường hợp vì mục đích học việc và đào tạo nghề nghiệp đòi hỏi phải thực hiện liên tục (tuy nhiên vẫn phải đủ 16 tuổi trở lên). Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135 (1970) quy định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không dược dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc; Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp; Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, văn phòng. Theo đó, người lao động phải được làm tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày Có thế nói, đây là những văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận về quyền làm việc nghỉ ngơi cho người lao động. Văn bản đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho pháp luật quốc tế về việc bảo đảm thời giờ làm việc , nghỉ ngơi, đồng thời thể hiện sự quan tâm đối với người lao động. Nhìn chung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các văn bản pháp luật không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà làm luật mà thực sự xuất phát từ những cơ sở kinh tế - xã hội, sinh học và pháp lý quan trọng. Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không chỉ có ý nghĩa bảo hộ người lao động, tăng năng suất lao động đem lại lợi ích cho người sử dụng lao động mà nó còn là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và điều chỉnh quan hệ pháp luật lao động cho phù hợp với luật pháp. Xuất phát từ tầm quan trọng của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các nước trên thế giới căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của nước mình và các Công ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở
  • 28. 28 một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 (CMT8) thành công đến những năm đổi mới sau này. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm nhưng nhìn chung các văn bản đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội ở tùng thời kỳ đặc biệt là việc bảo vệ có hiệu quả lợi ích chính đáng của người lao động. 1.3.2.Ở Việt Nam Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cuãng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm đổi mới sau này. Lịch sử phát triển pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8 do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Vì thế, có thể chia lịch sử phát triển của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kỳ chủ yếu sau: Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: Đây là thời kỳ đầu của nước Việt Nam non trẻ, Chính phủ do Chủ tich Hồ Chí Minh lãnh đạo phải đương đầu với nhiều khó khăn, trong đó có sự thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội mới. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho tạm giữ các luật lệ cũ cho tới khi ban hành luật lệ mới với điều kiện không trái với chính thể cộng hòa. Bằng các cố gắng và nỗ lực của các cấp, các ngành nhiều văn bản pháp quy đã ra đời, trong số đó có các văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trước tiên là Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày 1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo. Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động là một trong những vấn đề được Hiến pháp ghi nhận. Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 1946 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947. Sắc lệnh 29/SL là một văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về quan hệ lao động của Nhà nước Việt Nam
  • 29. 29 dân chủ cộng hòa, nó được coi là một văn bản pháp luật đầy đủ và tiến bộ nhất lúc bấy giờ. Sắc lệnh 29/SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận. Cụ thể như việc quy định thời giờ làm việc “thời giờ làm việc của công nhân đàn ông hay đàn bà, bất kỳ tuổi nào không được quá 48 giờ 1 tuần lễ” (Khoản 3, Điều 101). Ngoài việc quy định thời giờ làm việc đối với những công việc bình thường là 48 giờ 1 tuần thì Sắc lệnh 29/SL cũng đã quy định thời giờ làm việc trong những cơ sở có nhiều độc hại hoặc những công việc nặng nhọc “về những công việc làm việc dưới hầm mỏ hoặc trong những xưởng mỹ nghệ có hại cho sức khỏe thì giờ công nhân có mặt ở nơi làm việc thì không quá 45 giờ trong một tuần lễ” (Điều 102). Một điểm tiến bộ nữa của Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy định thời gian làm thêm giờ của người lao động trong những điều kiện, hoàn cảnh cần thiết là không quá 100 giờ mỗi năm và được trả lương phụ cấp (Điều 103). Để khắc phục những tàn dư của chế độ cũ và quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của lao động nữ và lao động chưa thành niên, Sắc lệnh 29/SL đã có một số quy định cấm sử dụng lao động nữ, lao động là người chưa thành niên làm đêm, trừ những trường hợp khẩn cấp mà pháp luật cho phép: “Con trai chưa đến 18 tuổi, đàn bà con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi làm tại các xưởng kỹ nghệ, thương điếm đều không được làm đêm” (Điều 106). “Gặp những công việc khẩn cấp phải làm ngay để ngăn ngừa tai nạn sắp đến hoặc để tổ chức việc cứu vãn hay sửa chữa các khí cụ, vật liệu nhà cửa bị tai nạn làm hư hỏng thì hạn làm việc của công nhân con trai dưới 18 tuổi và đàn bà con gái bất kỳở lứa tuổi nào có thể tăng quá giới hạn” (Điều 109). Một điều nữa mà ta thấy rằng Nhà nước ta rất quan tâm đến sức khỏe của người lao động thông qua Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy định chế độ nghỉ hàng tuần, những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm và nghỉ ốm, đối với người lao động sau những ngày làm việc vất vả. “Mỗi tuần lễ, công nhân phải được nghỉ 24 giờ liền” (Điều 112). Còn theo Điều 117 Sắc lệnh 29/SL thì người lao động được nghỉ 9 ngày lễ, tết trong đó có 4 ngày tết nguyên đán, một ngày lễ lao động (1-5 dương lịch), một ngày lễ độc lập (2-9 dương lịch), một ngày tết dương lịch và hai ngày lễ tôn giáo, đó là ngày phật đản (8-4 âm lịch) và ngày thiên chúa giáo giáng sinh. Công nhân hay thợ
  • 30. 30 học nghề làm được một năm thì được nghỉ hàng năm ít nhất 10 ngày liên tục được trả lương và phụ cấp, trong 10 ngày thì 8 ngày không phải là chủ nhật hay ngày lễ chính thức. Công nhân làm được 6 tháng nghỉ ít nhất 5 ngày lĩnh cả lương và phụ cấp mà 4 ngày không phải là chủ nhật hay ngày lễ chính thức (Điều 124). Tóm lại, tuy Sắc lệnh 29/SL chỉ gồm 187 Điều, nhưng nó đã đề cập đến gần như toàn bộ những chế định thiết yếu của một Bộ luật Lao động. Nhiều luật gia hiện nay coi sắc lệnh 29/SL như là một Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta điều chỉnh mối quan hệ chủ nợ, mối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Có thể nói Sắc lệnh 29/SL là một văn bản pháp luật đầu tiên đề cập tới sự tự do, thỏa thuận lao động giữa chủ và thợ như sự thỏa thuận về mức lương, thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi nưng không trái với quy định của pháp luật. Trên cơ sở Sắc lệnh 29/SL và với điều kiện đất nước có chiến tranh trong những năm tiếp sau đó, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh bổ sung cho Sắc lệnh 29/SL để phù hợp với tình hình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong số các sắc lệnh trên phải kể đến Sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định chế độ cho công nhân giúp việc Chính phủ trong thời chiến. Các sắc lệnh này khác với Sắc lệnh 29/SL ở chỗ đã bắt đầu chuyển sang điều chỉnh quan hệ lao động mới đó là quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Song, do hoàn cảnh chiến tranh nên các văn bản trên không áp dụng được, hoặc có áp dụng thì cũng chỉ được một phần. Tuy nhiên, chúng cũng đã cắm một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật lao động Việt Nam. Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn miền Nam phải chịu ách đô hộ của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Bắc từ sau khi hòa bình đã căn bản hoàn thành và bắt đầu chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc đã bắt đầu có những biến đổi sâu sắc trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trên tinh thần là muốn biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại khoa học kỹ thuật tiên tiến và với mục đích là dần xóa bỏ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, biến một nền kinh tế nhiều thành
  • 31. 31 phần trở thành một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước dưới dạng các Nghị định, Quyết định, Thông tư như Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc doanh và công trường. Tiếp theo là Thông tư số 16/LĐTT ngày 1 tháng 9 năm 1957 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955. Thông tư 895/LĐTT ngày 10 tháng 7 năm 1959 giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ về việc riêng. Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 quy định những ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép. Tiếp đó, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 8/LĐTT ngày 4 tháng 3 năm 1961 hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp sau đó Hội đồng chính phủ cũng ban hành hai Quyết định quan trọng liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đó là Quyết định số 118/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 quy định việc hội họp học tập của cán bộ công nhân viên chức nhà nước và Quyết định số 119/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 về một số biện pháp đảm bảo thời gian lao động của công nhân viên chức nhà nước. Ngoài ra, các Bộ cũng ban hành các Thông tư liên bộ giải thích, hướng dẫn hoặc quy định chi tiết các chế độ đãi ngộ công nhân viên chức như Thông tư số 05/TTLB ngày 1 tháng 6 năm 1968 của liên Bộ Lao động và Bộ Y tế. Có thể nói, các văn bản trên đã bao quát được nhiều lĩnh vực của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và quy định chi tiết hơn trước. Tuy nhiên, do ra đời trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên các văn bản đó chỉ điều chỉnh mối quan hệ lao động của công nhân viên chức nhà nước, nên đã dần bộc lộ nhiều nhược điểm, tác dụng ngày càng hạn chế và lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành hai văn bản mới đó là Thông tư số 05/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức và Thông tư số 06/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về thời giờ làm việc của công nhân viên chức (Thông tư 06). Hai văn bản này đã hệ thống hóa có sửa đổi những quy định mà các văn bản pháp luật trước đã đề cập để
  • 32. 32 phù hợp với tình hình mới. Nội dung của hai Thông tư này bao quát toàn bộ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Về thời giờ làm việc theo Thông tư 06 ngày 06/5/1971 là thời gian do Nhà nước quy định trong đó công nhân viên chức phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được gia phù hợp với nội quy của xí nghiệp, cơ quan. Thời giờ làm việc bình thường được áp dụng chung cho đại bộ phân công nhân viên chức tức là 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Trong trường hợp phải sản xuất theo ca hoặc do tính chất sản xuất, công tác, điều kiện thời tiết, thời vụ khẩn trương hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác phải phân bố lại số ngày hoặc số giờ làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì tính chung phải làm việc bình quân đủ 8 giờ trong 1 ngày. Thông tư 06 cũng quy định về thời giờ làm việc không tiêu chuẩn áp dụng cho một số đối tượng như người làm công tác y tế, gác cổng, gác xưởng, thủ kho, thợ điện, những người này được ăn, ở trong phạm vi xí nghiệp. Thông tư 06 quy định thời giờ làm việc được rút ngắn đối với những công nhân làm những nghề nặng nhọc, nguy hiểm như thợ lặn thì thời gian làm việc một ngày không quá 6 tiếng. Đối với cán bộ nhân viên chuyên trách làm công tác điện quang thì thời giờ làm việc hàng ngày là 7 giờ, đối với công nhân lắp cột vượt sông Hồng thì thời giờ làm việc là 7 giờ trong những ngày phải làm việc ở độ cao 80m so với mặt đất. Thời giờ làm thêm được quy định trong Thông tư 06 đối với mỗi người là không quá 4 giờ/ ngày hoặc 150 giờ/ năm, không được làm thêm quá 2 ngày nghỉ trong tháng, quá 4 giờ trong một ngày trừ trường hợp tối khẩn cấp và chỉ được làm thêm trong các trường hợp mà Thông tư 06 quy định. Thông tư 06 cũng quy định những đối tượng được miễn làm thêm giờ gồm phụ nữ mang thai từ tháng thứ 5 hoặc có con nhỏ đang bú dưới 6 tháng và những người dưới 18 tuổi và công nhân làm việc theo chế độ ngày làm việc rút ngắn. Về thời gian nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức được Thông tư 05/LĐTT ngày 06 tháng 5 năm 1971 quy định khá chi tiết và đầy đủ. Theo Thông tư 05, cứ 6 ngày làm việc thì công nhân viên chức được nghỉ 1 ngày, thông thường ngày nghỉ đó trùng vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đối với những xí nghiệp, cơ quan do tính chất sản xuất, công tác đòi hỏi phải làm việc liên tục thì công nhân viên
  • 33. 33 chức trong xí nghiệp, cơ quan đó thay phiên nhau nghỉ vào một ngày khác trong tuần và vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mỗi tuần lễ có 1 ngày nghỉ.Về nghỉ lễ tết, theo Thông tư 05 thì công nhân viên chức được nghỉ 7 ngày rưỡi bao gồm 3 ngày tết nguyên đán, 1 ngày tết dương lịch, 1 ngày rưỡi (chiều 30/4 và ngày 1/5); 2 ngày quốc khánh (2/9 và 3/9). Như vậy so với quy định tại Sắc lệnh 29/SL thì không có 2 ngày lễ tôn giáo nhưng được nghỉ thêm chiều 30/4 và ngày 3/9. Tuy nhiên, quy định ngày lễ trùng với ngày chủ nhật thì không được nghỉ bù và không được hưởng thêm lương theo Thông tư 05 là không hợp lý.Về nghỉ hàng năm, Thông tư 05 cũng có quy định về điều kiện để nghỉ hàng năm là công nhân viên chức phải làm việc liên tục trong một năm. Nghỉ hàng năm theo Thông tư 05 có hai mức là 10 ngày và 12 ngày lao động có hưởng lương và được thanh toán tiền tàu xe, được ứng trước tiền tàu xe và tiền lương nếu chưa đến kỳ lĩnh. Thời kỳ từ 1976 đến nay: sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trong thời gian này, Nhà nước ta cũng ban hành một số văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân viên chức. Tuy nhiên, về cơ bản trong thời gian đầu của giai đoạn này chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vẫn được thực hiện theo Thông tư 05 và Thông tư 06 năm 1971. Hai Thông tư này đã quy định khá cụ thể thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Song, do dự thay đổi của hoàn cảnh lịch sự, hai Thông tư trên đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất là từ khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời. Như vậy các thành phần kinh tế trong xã hội đều được khuyến khích phát triển. Chính phủ đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh những sự thay đổi này, nhất là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu biểu như Nghị định 233 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản trên đã tạo tiền đề pháp lý nhất định cho sự phát triển của quan hệ lao động theo hướng mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì pháp luật lao động vẫn còn nhiều nhược điểm mà trước hết là thiếu tính đồng bộ, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Một thực tế là các văn bản pháp luật lao động thì nhiều nhưng chỉ áp dụng trong khu vực Nhà nước, nhiều văn bản không còn tính khả thi. Hơn nữa, do chuyển đổi nền kinh tế nên có biến chuyển đổi trong cơ cấu, số lượng trong đội ngũ lao động, sức lao động trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Tất cả vấn đề trên đặt ra một yêu cầu cấp
  • 34. 34 bách là Nhà nước phải nhanh chóng ban hành một văn bản pháp luật mới về lao động phù hợp với tình hình mới. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ V đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động và có hiệu lực áp dụng toàn quốc từ ngày 01/01/1995. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao động. Trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tai chương VII. Sau các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã càng khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong việc bảo đảm giờ làm, nghỉ ngơi cho ngườilao động. Trên cơ sở BLLĐ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như: Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định 109/NĐ-CP ngày 27-12-2002 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 195/CP ngày 31-12-1994; Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 23/CP ngày 18-04-1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nữ; Quyết định 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/09/1999 về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ; Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03-/06/2003 về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của nghị định số 109/2002/NĐ-CP v.v. Các văn bản này là hành lang pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tóm lại, Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đất nước trong từng thời kỳ. Chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định khá hoàn thiện, nó không chỉ bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của người lao động mà còn góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện.
  • 35. 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc 2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. Khái niệm thời giờ làm việc trong luật lao động không chỉ là khoảng thời gian mà người lao động bỏ công sức ra mà theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Nghị định số 195/CP) thì thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc: - Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; - Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; - Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh; - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; - Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý
  • 36. 36 vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định. Cách quy định như trên khuyến khích cả hai bên có những thỏa thuận có lợi cho người lao động, khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động cạnh tranh giảm giờ làm cho người lao động. Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp (Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ) đã góp phần vào xu hướng khuyến khích giảm giờ làm cho người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho người lao động. Quy định như vậy càng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất cũng như nhu cầu nghỉ ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại. Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của các bên thì “người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết” (Khoản 1 Điều 68 BLLĐ), người lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung kỷ luật lao động, sau ngày làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc. Trong một số trường hợp do tính chất sản xuất, công tác, do thời vụ hoặc sản xuất theo ca kíp mà phải phân bố lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với công đoàn cơ sở trên cơ sở ký thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung về thời giờ làm việc theo quy định pháp luật. Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi (Dự thảo BLLĐ) cũng tiếp nối các quy định của BLLĐ hiện hành bằng việc quy định “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần; trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ” (Điều 109). Việc quy định cụ thể số giờ làm việc như trong Dự thảo BLLĐ là phù hợp chung với thông lệ quốc tế. Theo ILO, thời giờ làm việc bình thường là “số giờ mà mỗi nước ấn định bằng hoặc theo luật, pháp quy, thỏa ước tâp thể hay phán quyết trọng tài, hoặc là,
  • 37. 37 ở những nước không ấn định như vậy, thì là số giờ mà nếu bất kỳ thời gian làm việc nào quá số giờ đó sẽ được trả công làm thêm giờ hoặc sẽ là một ngoại lệ so với những quy tắc hay tập quán đã được thừa nhận trong cơ sở” (Khuyến nghị số 126 năm 1962 về giảm bớt thời giờ làm việc, đoạn 11).Công ước số 47 của ILO về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần (có hiệu lực từ ngày 23/6/1957) “mỗi nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này phải thừa nhận nguyên tắc tuần lễ 40 giờ được áp dụng sao cho không gây ra hậu quả là mức sống bị giảm sút”. Chính vì thế, các nước như Philippine“thời giờ làm việc không quá 8 giờ mỗi ngày” [68], Singaporequy định “không được đòi hỏi người làm công làm việc quá 8 giờ một ngày hoặc quá 44 giờ một tuần” [65], Campuchia quy định “Số giờ làm việc của người lao động kể cả nam và nữ không được vượt quá 8 tiếng mỗi ngày, hoặc 48 tiếng mỗi tuần” [74], Indonesia quy định “Người lao động không được phép làm quá 7 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tuần”[72], Thái Lan quy định “giờ làm việc bình thường là không quá 48 giờ/ tuần trong các doanh nghiệp công nghiệp; không quá 8 giờ/ ngày trong các doanh nghiệp vận tải” [77], Lào quy định thời giờ làm việc của người lao động là 6 ngày/ tuần, giờ làm việc tối đa là 8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/ tuần[73], Nhật Bảnquy định “Nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần”[79]. Như vậy, pháp luật lao động các nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á thường không quy định độ dài thời giờ làm việc cụ thể mà quy định bằng giới hạn tối đa thường là “không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần”. Quy định này nhằm vừa khống chế độ dài tối đa, vừa khuyến khích các bên thương lượng, thỏa thuận độ dài thời gian làm việc, có lợi hơn cho người lao động. Mặc dù hiện tại, Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước số 47 của ILO về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần nhưng quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam cũng không nằm trong dòng chảy chung của pháp luật lao động quốc tế về quy định mức tối đa về thời giờ làm việc và xu hướng giảm dần số giờ làm việc tiêu chuẩn. Trên thực tế, việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp, đặc biệt các nhóm các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực dệt may, gia công v.v. Theo thống kê mới nhất