SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ HIỆP
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƢƠNG
MẠI NỘI NGÀNH CHẾ BIẾN CỦA VIỆT
NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Thái Nguyên - 2022
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
LƠ
̀ I CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan ră
̀ ng : Sô
́ liê
̣ u va
̀ kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u trong lu ận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ mô
̣ t ho
̣ c vị na
̀ o
tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan ră
̀ ng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đa
̃ đươ
̣ c ca
̉ m ơn va
̀ mo
̣ i thông tin trong luâ
̣ n văn đa
̃ đươ
̣ c chỉ ro
̃ nguô
̀ n g.ô
́ c
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 8 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng QLĐT Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh với
cương vị hướng dẫn khoa học đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Thƣơng mại nội ngành (IITijt): Mức độ thương mại nội ngành phân
tích cơ cấu xuất nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định giữa
một quốc gia với các nước trên thế giới có quan hệ thương mại với nước đó.
- Thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang: Thương mại nội ngành
theo chiều ngang xuất hiện khi xuất khẩu và nhập khẩu về một sản phẩm có
chất lượng tương tự như nhau, nhưng lại có đặc điểm khác nhau (khác biệt
hóa sản phẩm theo chiều ngang). Thương mại nội ngành theo chiều ngang
xuất hiện tại thị trường cạnh tranh độc quyền với sự có mặt của lợi thế tăng
dần theo quy mô (mặt cung) và sự đa dạng hóa trong thị hiếu của người tiêu
dung (mặt cầu).
- Thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc: Thương mại nội ngành theo
chiều dọc là thương mại về những sản phẩm có chất lượng khác nhau (khác
biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc). Thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy
ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng không có mặt của lợi thế tăng
dần theo quy mô trong sản xuất.
1.2. Lý thuyết về thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang và theo chiều dọc
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, đã có nhiều lý thuyết mới được xây dựng
để bổ sung cho các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển. Theo lý
thuyết của Heckscher-Ohlin, khác biệt về sự dồi dào các yếu tố sản xuất là
nguồn gốc của lợi thế so sánh. Trong khi đó, lợi thế so sánh là một yếu tố quyết
định đến thương mại quốc tế. Do vậy, thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so
sánh là thương mại liên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình của Heckscher-
Ohlin đã không giải thích được hiện tượng thương mại giữa các quốc gia tương
đồng nhau với sự dồi dào các yếu tố sản xuất như nhau. Đây chính là điểm xuất
phát của lý thuyết thương mại mới, thương mại nội ngành (IIT).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Nghiên cứu của Grubel và Lloy (1975) là một trong những công trình
nghiên cứu đầu tiên về thương mại nội ngành giữa các nước phát triển có mức
độ dồi dào các yếu tố sản xuất tương tự như nhau. Nghiên cứu của họ tập
trung vào giải thích tính đa dạng về thị hiếu là nguồn gốc của thương mại.
Cách lựa chọn này xuất phát từ những quan điểm trước đó của tác giả Linder
(1961). Hai công trình nghiên cứu lý thuyết khác cũng ra đời sau công trình
của Grubel và Lloyd, đó là nghiên cứu của Dixit và Stiglitz vào năm 1977.
Theo đó, họ tập trung vào “tính đa dạng của sản phẩm” (product variety) và
việc sản xuất mang tính độc quyền hơn là “cạnh tranh hoàn hảo”. Lancaster
(1997) cũng có một mô hình “tính đa dạng của sản phẩm”. Trong mô hình
này, sản phẩm có hàng loạt các đặc điểm khác nhau và người tiêu dùng cũng
đề ra hàng loạt đặc tính của sản phẩm họ ưa chuộng nhất. Từ đó, dẫn đến nhu
cầu về sự đa dạng của hàng hóa tăng lên.
Do lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (internal economies of scale),
chỉ một vài người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm lý tưởng (ideal
products), một số khác mua được “sản phẩm khác biệt hóa” tương đương với
hình mẫu sản phẩm được họ ưa chuộng nhất. Phương pháp của Dixit-Stiglitz
và Lancaster về “sự khác biệt hóa sản phẩm” dựa vào “lợi tức tăng dần theo
quy mô” (increasing returns to scale) và “cạnh tranh độc quyền”; như vậy,
phương pháp của các tác giả này không tương thích với mô hình HOS (theo
Kierzkowski, 1984).
Ba nghiên cứu trên của Gruble-Lloyd năm 1975, Dixit và Stiglitz
năm 1977 và Lancaster năm 1979 có một số điểm chung. Thương mại dựa
trên “tính đa dạng của thị hiếu” đã được giải thích trên cơ sở của giả định
„phi cạnh tranh’ và “lợi tức tăng dần theo quy mô”. Tuy nhiên, khái niệm
“tính đa dạng của thị hiếu”, “cạnh tranh không hoàn hảo” và “lợi tức tăng
dần theo quy mô” của các tác giả này không thể giải quyết bằng các lý
thuyết thương mại cổ điển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Có rất nhiều lý thuyết về thương mại nội ngành và có thể chia chúng
thành hai loại là thương mại nội ngành theo chiều dọc (HIIT) và thương mại
nội ngành theo chiều ngang (VIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang
xẩy ra khi có sự trao đổi hai chiều sản phẩm có cùng chất lượng nhưng khác
về đặc tính (attributes). Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết về loại thương
mại nội ngành theo chiều ngang bao gồm Lancaster (1980), Krugman (1981),
Helpman (1981, 1987) và Bergstrand (1990). Theo mô hình này, thương mại
nội ngành xuất hiện trong thị trường cạnh tranh độc quyền với lợi tức tăng
dần theo quy mô về mặt cung và thị hiếu phong phú của người tiêu dùng về
mặt cầu (theo Mora, 2002). Mô hình này cũng cho rằng, các quốc gia càng có
nguồn lực giống nhau thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang
càng lớn. Loại thương mại nội ngành thứ hai là thương mại nội ngành theo
chiều dọc. Thương mại nội ngành theo chiều dọc là việc trao đổi các loại sản
phẩm khác nhau với chất lượng khác nhau (sản phẩm khác biệt hóa theo chiều
dọc). Cơ sở lý thuyết cho loại thương mại nội ngành theo chiều dọc được một
số tác giả như Falvey (1981), Falvey và Kierzkowski (1987) nghiên cứu.
Theo mô hình này, Thương mại nội ngành diễn ra trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo nhưng không có lợi tức tăng dần theo quy mô trong sản xuất (theo
Mora, 2002). Thương mại nội ngành theo chiều dọc cho rằng, các quốc gia
càng khác biệt nhau về nguồn lực thì thị phần của thương mại nội ngành theo
chiều dọc càng lớn.
Dự đoán (prediction) của hai mô hình này hoàn toàn khác nhau.
Thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra giữa các nước có thu nhập
đầu người cao và giống nhau; còn thương mại nội ngành theo chiều dọc
xảy ra giữa các nước có thu nhập đầu người khác nhau (Hellvin, 1996). Sự
khác biệt giữa thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang
rất quan trọng. Mô hình theo chiều dọc có thể giải thích cho thương mại
nội ngành mà không cần đến lợi thế kinh tế nhờ quy mô và do đó, không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
làm vô hiệu hóa mô hình HOS. Trong khi đó, trong mô hình theo chiều
ngang, sự liên quan giữa lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sự khác biệt hóa sản
phẩm (theo chiều ngang) là rất cần thiết (theo Tharakan và Kerstens, 1995).
Dù có sự tồn tại của sự khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc và
theo chiều ngang, điều đó không có nghĩa là thương mại nội ngành không
thể xảy ra với các hàng hóa đồng nhất (homogenous goods). Theo
Williamson và Milner (1991), “trong trường hợp đặc biệt, hai quốc gia có
cùng diện tích, cùng thị hiếu, cùng sử dụng công nghệ như nhau có thể có
hoạt động thương mại với nhau khi thương mại đó hoạt động theo kiểu
(lưỡng độc quyền - duopoly)”. Brander (1981) đã thành công khi giải thích
được hiện tượng thương mại quốc tế có thể diễn ra trong một thế giới mà
hàng hóa đồng nhất được sản xuất với chi phí như nhau ở trong nước và
ngoài nước.
Có người có thể nghĩ mô hình thương mại này, về mặt xã hội, rất phí
phạm vì nó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa một cách vô nghĩa từ
nước này sang nước khác và sử dụng cạn kiệt các nguồn lực để thực hiện
công việc này. Nhưng không hẳn là như vậy. Mặc dù có sự phí phạm nguồn
lực do chi phí vận chuyển gây ra, nhưng xã hội cũng được hưởng lợi từ sự
cạnh tranh lưỡng độc quyền; người tiêu dùng mua hàng với giá thấp hơn (theo
Kierzkowski, 1996).
Do đó, giá trị xã hội của loại hình thương mại này phụ thuộc vào ảnh
hưởng (net effect) của thiệt hại do chi phí vận chuyển gây ra và lợi ích do
cạnh tranh mang lại.
Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu, các mô hình của thương mại
nội ngành đối với hàng hóa đồng nhất không quan trọng bằng các mô hình
của thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang
(thương mại nội ngành theo chiều ngang) hay mô hình Thương mại nội ngành
đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc (thương mại nội ngành theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
chiều dọc). Các phần tiếp sau đây sẽ phân tích riêng về 02 mô hình Thương
mại nội ngành này.
1.2.1. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang
Tharakan và Kerstens cho rằng: “mô hình Thương mại nội ngành
theo chiều ngang đã giới thiệu một cách rõ ràng về lợi thế kinh tế theo quy
mô và cạnh tranh không hoàn hảo trong các phân tích của nó, khác với mô
hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc”. Do đó, một tỷ lệ khá lớn
thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra với thị trường “cạnh tranh
độc quyền”. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang trong „thị
trường cạnh tranh độc quyền” có giả định chung giống nhau về „lợi tức
tăng dần theo quy mô”, ra - vào thị trường (entry-exit) tự do, cũng như
quan điểm rằng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng giúp đảm bảo rằng
một số lượng lớn các công ty sản xuất sản phẩm cùng loại (single product
firm) có thể cùng tồn tại trong thế cân bằng (theo Greenaway, 1987).
Những mô hình này được gọi tên là mô hình “tân Chamberlin” và mô hình
“tân Hotelling”. Cả hai mô hình này đều tồn tại trong điều kiện “cạnh tranh
độc quyền”. Tuy vậy, cách giải quyết vấn đề thị hiếu tiêu dùng của hai mô
hình này lại khác nhau.
Với mô hình tân Chamberlin, người tiêu dùng cố gắng mua càng
nhiều càng tốt các sản phẩm khác nhau và sẽ có ít nhất một công ty sản
xuất cùng một loại sản phẩm. Còn với mô hình tân Hotelling, người tiêu
dùng khác nhau sẽ có thị hiếu khác nhau đối với các sản phẩm thay thế cho
một loại sản phẩm nào đó (Tharakan và Kerstens, 1995)
Mặc dù mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang tồn tại
trong thị trường cạnh tranh độc quyền giả định rằng thâm nhập thị trường
(entry) là tự do và lợi thế kinh tế theo quy mô ở mức độ nhỏ, sự thật
không hoàn toàn như vậy. Việc thâm nhập thị trường có thể bị hạn chế và
/ hoặc mức độ của lợi thế kinh tế theo quy mô có thể lớn tương ứng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
tổng nhu cầu thị trường (total market demand). Với các đặc điểm đó, số
lượng các công ty hoạt động trong thị trường sẽ khá ít, nói cách khác, kết
cấu của thị trường (market structure) sẽ là mô hình độc quyền nhóm
(oligopoly). Eaton và Kierzkowski (1984) là những người đầu tiên khẳng
định sự tồn tại của Thương mại nội ngành theo chiều ngang trong điều
kiện độc quyền nhóm. Do vậy, có thể nói rằng, một thị trường độc quyền
nhóm là một thị trường thay thế mà Thương mại nội ngành theo chiều
ngang tồn tại trong đó.
Vì vậy, mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang có thể chia
thành mô hình tân Chamberlin, mô hình tân Hotelling và mô hình Eaton và
Kierzkowski. Kết cấu thị trường mà 3 mô hình này dựa vào là khác nhau.
Hai mô hình đầu dựa vào thị trường cạnh tranh độc quyền, còn mô hình
cuối cùng lại dựa vào thị trường độc quyền nhóm.
1.2.1.1. Mô hình tân Chamberlin
Về mặt cung, mô hình này xem xét đến cạnh tranh độc quyền và sản
phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang. Về mặt cầu, nó dựa trên phương
pháp “chú trọng tính đa dạng” (love of variety).
Theo phương pháp này, tất cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng một
cách bình đẳng (symmetric); nghĩa là, người tiêu dùng được sử dụng nhiều
sản phẩm hơn, nói cách khác, người tiêu dùng có thể mua nhiều sản phẩm
hơn, chứ không phải là mua sản phẩm mình ưa chuộng (Williamson và
Milner, 1991)
Dixit và Stiglitz (1977) nghiên cứu nhu cầu về sự đa dạng của sản
phẩm, lấy bối cảnh là một nền kinh tế đóng tuân thủ theo nguyên tắc cạnh
tranh không hoàn hảo của mô hình Chamberlin. Theo mô hình của 2 tác giả
này, thương mại xảy ra do tác động của lợi thế kinh tế theo quy mô, chứ
không phải do tác động của khác biệt về nguồn lực. Mô hình của 2 tác giả
này cũng được Krugman (1979, 1980, 1982) áp dụng vào nền kinh tế mở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
ci
trong một loạt các bài báo của ông. Dixit và Norman (1980) cũng áp dụng
mô hình của 2 tác giả trên. Do đó, đặc điểm cơ bản của mô hình tân
Chamberlin có thể rút ra từ nghiên cứu của các tác giả trên.
Kierzkowski (1996), bằng cách trích dẫn ý tưởng của Krugman
(1979) đã minh họa các đặc điểm cơ bản của mô hình tân Chamberlin.
Nghiên cứu năm 1979 của Krugman giả định rằng tất cả người tiêu dùng
giống nhau và như vậy thị hiếu của họ được thể hiện bằng hàm thỏa dụng
(utility function) sau đây:
U=
v(ci )
i
v‟>0,v”<0 ( 2.1)
Trong đó : v’ và v’’ là vốn phái sinh (order derivative) thứ 1 và thứ 2
của v tính theo ci và ci thể hiện mức tiêu thụ hàng hóa i của người tiêu dùng
đại diện. Hàng hóa trong công thức trên được sản xuất theo phương thức khác
biệt hóa sản phẩm; không cần đưa hàng hóa đồng nhất vào giai đoạn này. Ở
đây chỉ bàn luận về nền kinh tế đóng.
Phương trình 2.1 có đặc điểm là mức thỏa dụng tăng lên khi số lượng
hàng hóa do một người mua tăng lên, còn những cái khác không thay đổi. Để
minh họa cho luận điểm này, mô hình còn đưa ra công thức cụ thể hơn của
phương trình 2.1 như sau:
U = 


i
0< < 1 (2.2)
Mô hình giả định rằng:
(1) hàng hóa ban đầu là n đã được mua
(2) giá thành của hàng hóa là bằng nhau
(3) ) thu nhập của người tiêu dùng đại diện là I . Như vậy, người tiêu dùng
chắc chắn đã mua các mặt hàng khác nhau với cùng một số lượng như nhau.
Mỗi loại hàng là c¯ (c¯ = I / n). Mỗi một người tiêu dùng sẽ có mức độ thỏa
dụng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
U(n) = nc
(2.3)
Tiếp theo, mô hình giả định rằng người tiêu dùng giống nhau, có thu
nhập như nhau, và giá tiền như nhau. Người tiêu dùng mua nk hàng hóa, thay
vì mua n hàng hóa. Bằng cách thay trực tiếp, có thể thấy sự khác biệt trong
mức độ thỏa dụng liên quan tới 2 hàng hóa nk và n như sau:
U(nk) - U(n) = nc
(
k1

- 1) (2.4)
Nếu trong trường hợp thứ 2 này, hàng hóa phong phú hơn, thì k > 1
và công thức 2.4 sẽ có giá trị dương. Nếu mua từng loại hàng hóa với số
lượng ít hơn (I/nk thay thế I/n), nhưng lại mua tăng số lượng hàng, thì
mức độ thỏa dụng sẽ tăng lên dù thu nhập là như nhau và giá tiền không
đổi. Điều này chứng minh tại sao hàng hóa phong phú lại làm chúng ta
thích thú.
Đến bước thứ 2, Kierzkowski (1996) đề cập đến mặt cung trong mô
hình năm 1979 của Krugman. Trong mô hình này, chỉ có một nguồn lực là lao
động (l), và hàm sản xuất cho mọi loại hàng là giống nhau. Số lượng đơn vị
lao động l cần có để sản xuất xi số lượng hàng hóa i được thể hiện như sau:
Li= 

xi
,> 0 (2.5)
Trong đó: l là lao động, α và β lần lượt là chi phí cố định và chi phí
cận biên. Nếu hệ số α > 0, lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ xảy ra. Với lợi
tức tăng dần theo quy mô (li / xi giảm khi xi tăng ) sẽ chỉ có một công ty
sản xuất một loại sản phẩm khác biệt hóa và công ty này sẽ cố gắng tận
dụng vị thế độc quyền của mình trên một phân đoạn thị trường; nói cách
khác, công ty này sẽ tạo ra sự cân bằng giữa doanh thu cận biên với chi
phí cận biên. Nếu tính tất cả các sản phẩm khác biệt hóa, thì số lượng
công ty sản xuất sẽ bằng số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Khi
đó với hàm thỏa dụng trong công thức 2.4, và hàm sản xuất trong công
thức 2.5, ta có công thức như sau:
Pi (xi)(1-1/ei)= 
w ( 2.6 )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Trong đó: ei là độ co giãn của cầu đối với từng công ty và w là mức lương.
Như công thức 2.6 đã chứng minh, nếu một công ty mới ra đời, sẽ
không có lợi nhuận ở mức cân bằng dù các công ty cố gắng hết sức để đạt
được mục tiêu đó. Lợi nhuận bằng không chính là một đặc điểm của mô hình
Chamberlin về cạnh tranh độc quyền.

i = Pixi - (

xi ) w = 0 (2.7)
Từ lợi nhuận bằng 0, có thể kết luận rằng tổng chi phí sản xuất ra hàng
hóa i cân bằng với tổng doanh thu:
Pixi = (

xi ) w (2.8 )
Phương trình 2.8 có thể biểu diễn bằng cách khác khi giá tiền cân bằng
với chi phí trung bình để xác định giá tiền mà mỗi công ty đại diện sẽ đưa ra
Pi =
 
 
x w ( 2.9 )
Vì đáp số cho P, x và c sẽ bằng với giá trị của tất cả i, lợi nhuận bằng 0
trong mô hình Chamberlin có thể được đơn giản hóa bằng cách loại bỏ chỉ số
dưới là i. Cũng có thể đơn giản hóa hơn nữa bằng cách đặt w = 1.0.


P = x


 (2.10)
Vì tất cả các loại hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng một cách bình
đẳng và sự khác biệt hóa không tốn kém một đồng xu nào, nên sẽ không bao
giờ có 2 công ty cùng sản xuất một loại hàng như nhau trong mô hình của
Chamberlin. Do đó, đầu ra của một công ty sẽ là:
Xi = Lci (2.11)
Trong đó L = 
Li
(2.12)
Nói cách khác, việc sản xuất ra mặt hàng xi sẽ tương ứng với mức tiêu
thụ của một người tiêu dùng đại diện ci nhân với đơn vị lao động L bởi vì lúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13

này, người tiêu đồng nhất với công nhân. Với cách định nghĩa này về xi, công
thức 2.10 có thể viết theo cách khác như sau:

P= 

Lc





(2.13)
Kierzkowski (1996) mô tả điều kiện cân bằng (ở công thức 2.6 và
2.13) trong hình minh họa 1 (trang 12) giống Krugman thể hiện năm 1979.
Trong hình này, trục thẳng đứng thể hiện giá tiền và trục nằm ngang thể
hiện tiêu thụ trên đầu người đối với tất cả các loại hàng. Đoạn PP mô tả
phương trình 2.6; nó là đường dốc đi lên với giả định rằng độ co giãn của
cầu đối với một công ty sẽ hẹp lại khi sản lượng đầu ra của công ty tăng
lên. Đường ZZ ở hình 1 minh họa cho phương trình 2.13. Hai đường này
cắt nhau sẽ quyết định giá cân bằng P0 và mức độ tiêu thụ trên đầu người
của tất cả các loại hàng c0. Nhân c0 với L sẽ được x0 (mức sản lượng của tất
cả các công ty). Tuy nhiên vẫn chưa rõ về số lượng các loại hàng trong nền
kinh tế. Tuy vậy, nếu sử dụng toàn bộ nhân lực thì
L= nli = n(

xi ) - (2.14)
Trong công thức trên, ta chưa biết về n (mức độ phong phú của sản
phẩm). Có thể tính n theo công thức sau:
n = 
L
=
li
L


xi
(2.15)
Trong điều kiện cân bằng, n biến thành n*
và được tính như sau:
n*
=
L
=
l0
L
 
x0
(2.16)
Cuối cùng, cần ghi nhớ rằng tính bình đẳng trong mô hình tân
Chamberlin đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được sản xuất với cùng số lượng
và, trong điều kiện cân bằng, có giá thành như nhau.
Các đặc điểm này rất đúng với nền kinh tế đóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Để giải thích về thương mại nội ngành, Krugman (1979) giả định 1
cách đơn giản rằng có một nền kinh tế thứ 2 (second economy) giống hệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
l
nền kinh tế của nước được nghiên cứu (home economy) về mọi phương
diện. Giả định là phí vận tải bằng 0, thương mại 2 chiều đối với sản phẩm
khác biệt hóa sẽ diễn ra nếu một loạt sản phẩm giống hệt nhau được sản
xuất riêng rẽ ở 2 quốc gia trên trước khi được trao đổi. (pre-trade). Bởi vì
không công ty nào có động lực để sản xuất một loại hàng giống hệt loại
hàng của công ty khác, nên điều này sẽ dẫn đến một sự thay thế hoàn hảo
(Greenaway, 1987). Do đó việc khác biệt hóa sản phẩm hơn nữa sẽ diễn ra
một khi thương mại mở cửa: cạnh tranh sẽ thúc đẩy Công ty ở một trong 2
quốc gia rút ra khỏi thị trường hoặc sản xuất 1 mặt hàng mới. Lúc này,
thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa sẽ xảy ra
(Williamson và Milner, 1991).
Theo Williamson và Milner (1991), các đặc điểm của cân bằng hậu
thương mại (post-trade equilibrium) sẽ giống với cân bằng tiền thương mại
(pre-trade equilibrium): giá tiền và đầu ra của các loại hàng hóa giống hệt
nhau. Không quốc gia nào trong số hai quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong
bất kỳ loại sản phẩm nào và lúc đó, cơ sở của thương mại là tính đa dạng
(đã được tăng lên). Tổng số hàng hóa (nT ) sẵn sàng phục vụ tất cả người
tiêu dùng sẽ tăng tới mức:
LH 
LF
Nt =
i
= nh + nf (2.17)
Trong đó: LH là lực lượng lao động của nước được nghiên cứu và LF
là lực lượng lao động tại quốc gia thứ 2. Và nh là số lượng hàng sản xuất tại
nước được nghiên cứu và nf là số hàng sản xuất tại nước thứ 2. Do đó, mặc
dù sự mở cửa thương mại không có tác dụng đối với mức sản lượng, hoặc
số lượng công ty ở 2 quốc gia, người tiêu dùng có gấp đôi lượng hàng hóa.
Họ chỉ mua một số hàng hóa theo thị hiếu. Nếu nT được công dân cả 2 nước
mua, nhưng chỉ có nh = nf được sản xuất ở mỗi quốc gia, chắc chắn phải có
thương mại 2 chiều giữa 2 nước thông qua việc trao đổi hàng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Kết quả thu được từ thương mại trong mô hình Thương mại nội
ngành theo chiều ngang cụ thể trên đây là việc tăng sản phẩm. Đây là kết
quả của một hình thức đặc biệt của hàm thỏa dụng. Nếu chi phí trên một
sản phẩm giảm do quy mô sản xuất tăng thì lợi ích sẽ đồng thời có được từ
số lượng hàng hoá tăng lên và từ giá tiền của các sản phẩm khác biệt hóa
trong nước và ở nước ngoài giảm, sau khi đã mở rộng thị trường. Chính
điều này đã dẫn đến việc trao đổi hàng hoá. (Williamson và Milner, 1991)
Tuy vậy, mô hình này có một số nhược điểm. Mặc dù xác định rõ
được số lượng hàng hóa hậu thương mại, vẫn không chắc chắn về vị trí của
các công ty cũng như loại hình thương mại. Ngoài ra, không rõ loại hàng
nào sẽ được sản xuất trong nước và loại nào sẽ phải nhập khẩu. Helpman
và Krugman (1985) đã giải quyết thiếu sót này bằng cách giải quyết các
khác biệt về nguồn lực ban đầu. Trong trường hợp đó, khi một vài công ty
ở cả 2 nước sản xuất sản phẩm khác biệt hóa, Thương mại nội ngành sẽ
diễn ra do các nhà sản xuất độc quyền sẽ bán hàng ở cả 2 nước.
1.2.1.2.Mô hình tân Hotelling
Giống như mô hình tân Chamberlin, về mặt cung, mô hình tân
Hotelling dựa trên sự cạnh tranh độc quyền và sản phẩm khác biệt hóa theo
chiều ngang. Tuy nhiên, về mặt cầu, thị hiếu tiêu dùng của mô hình tân
Hotelling hoàn toàn khác với thị hiếu trong mô hình tân Chamberlin. Trong
khi mô hình của Dixit-Stiglitz-Krugman dựa vào phương pháp “chú trọng
tính đa dạng” thì mô hình tân Hotelling nghi ngờ phương pháp này và giới
thiệu một phương pháp mới, phương pháp “hàng hóa lý tưởng”.
Theo phương pháp „hàng hóa lý tưởng‟, người tiêu dùng có thị hiếu
khác nhau về hàng hóa họ ưa thích nhất và họ chỉ mua sản phẩm họ ưa
chuộng nhất hoặc sản phẩm sẵn có gần giống nhất với sản phẩm ưa thích
nhất của họ. Theo phương pháp này, người tiêu dùng được thỏa mãn từ
việc có thể mua hàng họ ưa chuộng. Trong khi đó, phương pháp “chú trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
tính đa dạng‟ của Chamberlin lại cho rằng tất cả hàng hóa đều đến tay
người tiêu dùng một cách bình đẳng. Người tiêu dùng được thỏa mãn từ
việc mua được nhiều sản phẩm hơn, chứ không phải là mua được sản phẩm
họ yêu thích như trong phương pháp „hàng hóa lý tưởng‟.( Williamson và
Milner, 1991).
Lancaster (1980) và Helpman (1981) đã mô tả các đặc điểm cơ bản
của mô hình tân Hotelling.
Trong mô hình tân Hotelling ban đầu, mô hình này xuất hiện trong
nền kinh tế đóng, và thị hiếu của người tiêu dùng được phân bố đều xung
quanh một đường tròn (circle). Việc giảm chi phí sản xuất nhằm đảm bảo
rằng số lượng hàng được sản xuất là có giới hạn, và điều này, đến lượt nó,
lại đảm bảo rằng một vài người tiêu dùng mua được hàng hóa lý tưởng đối
với mình, số khác mua hàng hóa không lý tưởng đối với họ hoặc không
mua cái gì. Khi người tiêu dùng càng khó có thể tiếp cận hàng hóa lý
tưởng, số tiền họ sẵn sàng chi trả cũng giảm, tỷ lệ với độ khó tiếp cận hàng
hóa lý tưởng. Xét về phương diện sản xuất, điều kiện cân bằng của nền
kinh tế đóng trong mô hình tân Hotelling rất giống với điều kiện cân bằng
của mô hình tân Chamberlin. Khi doanh thu cận biên cân bằng với chi phí
cận biên (lợi nhuận bằng 0) thì hiện tượng tối đa hóa lợi nhuận xảy ra với
các công ty sản xuất. Việc tối đa hóa lợi nhuận, thâm nhập (thị trường) một
cách tự do và giảm chi phí sẽ quyết định số lượng hàng (n) được sản xuất.
Tất cả các hàng hóa này có thị phần như nhau và do đó có giá như nhau. Sự
cân bằng này với n công ty sản xuất ra n sản phẩm và kiếm được lợi nhuận
bằng 0 được mô tả trong nghiên cứu của Lancaster (1980) như là cạnh
tranh độc quyền hoàn hảo. (Greenaway, 1987).
Kierzkowski (1996), tham khảo bài viết của Lancaster (1980) đã xem
xét các điều kiện thương mại quốc tế trong mô hình tân Hotelling. Dưới
góc độ thương mại, 2 nền kinh tế giống hệt nhau về mọi phương diện sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
được nghiên cứu. Mỗi một nền kinh tế có 2 khu vực: khu vực sản xuất hàng
hóa đồng nhất (homogenous goods) và khu vực sản xuất hàng hóa khác biệt
hóa. Nếu hàng hóa đồng nhất được sản xuất với điều kiện lợi tức cố định
theo quy mô thì lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ xảy ra trong khu vực sản
xuất hàng hóa khác biệt hóa. Không có rào cản nào đối với việc thâm nhập
(thị trường) và do đó, lợi nhuận bị đẩy về con số 0 trong thế cân bằng. Với
điều kiện lợi tức tăng dần theo quy mô công nghệ, chỉ một số lượng giới
hạn các sản phẩm khác biệt hóa được sản xuất cho dù nhu cầu về chúng là
vô hạn. Giả sử hình minh họa 2 diễn tả điều kiện tiền thương mại của nền
kinh tế nước được nghiên cứu. Mỗi một điểm trên đường tròn thể hiện một
mô hình lý tưởng cho một vài cá nhân. Nếu 4 mặt hàng (m1, m2 , m3, m4 )
được sản xuất trong nền kinh tế đóng, người tiêu dùng với các mô hình lý
tưởng c1, c2, c3, c4 thật sự may mắn; họ mua được đúng thứ họ thích nhất;
những người khác trả cùng một số tiền như vậy để mua những thứ không
phù hợp với sở thích của họ. Giả sử thương mại tự do diễn ra giữa nước
được nghiên cứu với 1 nước giống hệt nước này. Cũng có 4 công ty nước
ngoài, nhưng thay vì sản xuất mặt hàng m1, m2 , m3, m4, họ tình cờ sản xuất
4 mặt hàng khác mà một trong các mặt hàng đó nằm ở khoảng giữa m1 và
m2, một mặt hàng lại nằm ở khoảng giữa m3,và m4, và vân vân. Có thể thấy
rằng thương mại tự do mang lại lợi ích cho một vài người tiêu dùng và
không ảnh hưởng xấu đến ai bởi vì một vài người tiêu dùng tiến gần hơn
đến hàng hóa lý tưởng của họ khi số lượng các công ty (mỗi công ty sản
xuất một mặt hàng khác nhau) tăng lên. Trong trường hợp đó, thương mại
hoàn toàn mang tính nội ngành.
Theo Kierzkowski (1996), mặc dù 2 quốc gia giống nhau như một
cặp song sinh, thương mại vẫn diễn ra và khi đó nó hoàn toàn là thương
mại nội ngành. Tuy vậy, trong trường hợp 2 nền kinh tế giống hệt nhau như
vậy, không chắc chắn mặt hàng nào được sản xuất trong nước và mặt hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
nào được nhập về. Đây cũng là yếu điểm lớn nhất của mô hình tân
Chamberlin. Mô hình tân Hotelling giải quyết yếu điểm này bằng cách giải
quyết sự khác biệt trong nguồn lực ban đầu và giả định rằng nguồn lực ban
đầu của 2 nước khác nhau và khu vực sản xuất hàng hóa khác biệt hóa có
thể thâm dụng vốn (sử dụng nhiều vốn) trong khi khu vực sản xuất hàng
hóa đồng nhất lại thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động). Trong
trường hợp đó, như Lancaster (1980) và Helpman (1981) đã chỉ ra, thương
mại nội ngành và thương mại liên ngành (inter-industry trade) cùng tồn tại.
Cả hai nước sẽ xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản phẩm khác biệt
hoá; tuy vậy nước nào có tỷ lệ vốn-lao động tổng thể cao hơn sẽ trở thành
nước xuất khẩu ròng (net exporter) sản phẩm khác biệt hoá; nước kia sẽ
trở thành nước nhập khẩu ròng (net importer). Để cân bằng thương mại,
nước ít vốn hơn sẽ chỉ xuất khẩu hàng hoá đồng nhất. Do vậy, sẽ xuất hiện
thương mại 1 chiều trong khu vực sản xuất hàng hoá đồng nhất và thương
mại 2 chiều trong khu vực sản xuất sản phẩm khác biệt hoá vì mỗi loại
hàng chỉ được sản xuất tại một quốc gia.
Kết quả là thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hoá, thâm
dụng vốn do lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh độc quyền quyết định sẽ
cùng tồn tại với thương mại liên ngành đối với hàng hoá đồng nhất, thâm dụng
lao động vốn được quyết định bởi sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia
(Nilsson, 1999). Với điều kiện các thứ khác cân bằng nhau, sự khác biệt giữa
các nguồn lực ban đầu càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành càng
nhỏ trong bức tranh thương mại tổng thể.
1.2.1.3.Mô hình của Eaton và Kierzkowsk
Eaton và Kierzkowski (1984) đã phát triển một mô hình Thương mại
nội ngành dựa trên thị trường độc quyền nhóm và sản phẩm khác biệt hoá
theo chiều ngang. Mô hình đã chứng minh cho quan điểm rằng một thị trường
độc quyền nhóm là nơi có thể diễn ra thương mại nội ngành theo chiều ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Trước khi đưa vào xem xét thương mại quốc tế dưới điều kiện độc
quyền nhóm, Eaton và Kierzkowski đã xây dựng nên các đặc điểm cơ bản của
mô hình hoạt động theo hình thức tự cung tự cấp. Họ đã sử dụng công thức
của Lancaster (1971) để tìm ra đặc điểm của nhu cầu đối với sản phẩm khác
biệt hoá theo chiều ngang. Trong công thức này, mỗi một người tiêu dùng i có
một loại mặt hàng lý tưởng B (sản phẩm khác biệt hoá) được đặc trưng bởi
tham số θi. Một người tiêu dùng sẽ mua một mặt hàng thay thế, khác với hàng
hoá lý tưởng của họ nếu giá của mặt hàng thay thế thấp. Khi đó hàm thoả
dụng sẽ là:
V(Y, pi, 
, Zi) = max {Y -
pi
i

Zi
, Y - p ) (2.18)
Trong đó: Zi là hàng hoá do một người tiêu dùng i mua; pi là giá của sản
phẩm khác biệt hoá; và Y là thu nhập của người tiêu dùng. Hàm thoả dụng 2.18
sẽ có đặc điểm như sau: Tối đa chỉ có một sản phẩm khác biệt hoá được mua.
Giá tối đa mà một người tiêu dùng i sẵn lòng trả là p với điều kiện là mặt hàng
có sẵn tương ứng với θi , giá tiền này giảm tuyến tính với khoảng là | θi -Zi |. Khi
giá của tất cả các ản phẩm khác biệt hoá lớn hơn p¯ - | θi -Zi |, người tiêu dùng sẽ
dùng toàn bộ thu nhập để mua sản phẩm A (hàng hoá đồng nhất).
Đứng về mặt sản xuất, việc sản xuất mặt hàng B có đặc trưng là lợi tức
tăng dần theo quy mô. Tổng chi phí sản xuất x sản phẩm khác biệt hoá B là:
C = k+ cx (2.19)
Trong đó: c là chi phí cận biên và k là chi phí cố định. Ngược lại với
các nghiên cứu về thị trường cạnh tranh độc quyền, một công ty có chi phí
không đổi khi công ty đó chọn một loại hàng để sản xuất, trước khi công ty
quyết định mức sản lượng và giá sản phẩm. Các quyết định về thâm nhập thị
trường và giá cả diễn ra kế tiếp nhau chứ không phải là đồng thời.
Một điều kiện tiên quyết, thiết yếu để thực hiện giải pháp độc quyền
nhóm là cần có sự giới hạn mà theo Eaton và Kierzkowski (1994) chính là
giới hạn về số lượng hàng hóa người tiêu dùng có nhu cầu. Hãy xem xét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
02 trường hợp. Trường hợp 1 là chỉ có 01 loại người tiêu dùng có nhu cầu
về một mặt hàng cụ thể. Trường hợp 2 là có 2 loại người tiêu dùng, mỗi
loại người tiêu dùng này có nhu cầu về một loại hàng hóa lý tưởng khác
nhau; trong trường hợp này, nhiều nhất chỉ có 2 công ty (mỗi công ty
chuyên sản xuất 1 mặt hàng) ở trạng thái cân bằng. Để đưa được ra kết
luận như vậy, người ta đã cụ thể hóa các nguyên tắc liên quan đến việc
thâm nhập thị trường.
Việc thâm nhập thị trường đối với sản phẩm khác biệt hóa là không
bị giới hạn. Nếu một ai đó tin rằng họ sẽ thu được lợi nhuận thì họ sẽ thâm
nhập vào thị trường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thâm nhập thị trường là
bước kế tiếp chứ không diễn ra đồng thời. Một công ty quyết định thâm
nhập thị trường với 1 sản phẩm cụ thể; công ty tiếp theo sẽ lấy sản phẩm
của công ty trước làm căn cứ để quyết định xem có thâm nhập thị trường
đó hay không. Xét trường hợp có 2 người tiêu dùng, người tiêu dùng n1
muốn có sản phẩm θi, còn người tiêu dùng n2 muốn có sản phẩm θ2. θi và
θ2là hai sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang. Số lượng các công ty
trong thị trường phụ thuộc vào k, c, n1, n2 , giá của các sản phẩm khác nhau
và khoảng cách kinh tế (nói cách khác, là mức độ khác biệt của hàm sản
xuất giữa θi và θ2). Nếu k và c đủ lớn; n1, n2 và p rất nhỏ, thì một công ty
mới thâm nhập thị trường sẽ không thu được lợi nhuận. Nhưng nếu k và c
đủ nhỏ; n1, n2 và p đủ lớn, thì nên thâm nhập thị trường. Nếu cả 2 Công ty
trên sản xuất sản phẩm θi và θ2, việc thâm nhập thị trường của một công ty
thứ 3 sẽ không mang lại lợi nhuận cho công ty này bởi trong ít nhất một
công ty, theo mô hình cạnh tranh giá của Bertrand (Bertrand price
competition), sẽ đẩy giá thành sản phẩm tới mức chi phí cận biên. Kết quả
là, trong điều kiện cân bằng, sẽ chỉ có nhiều nhất là 2 công ty trong thị
trường có 2 người tiêu dùng, theo như mô hình của Eaton và Kierzkowski
(Greenaway, 1987).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Sau khi đưa ra các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế theo kiểu tự cung
tự cấp, Eaton và Kierzkowski (1984) giải thích sự dịch chuyển từ hình thức
tự cung tự cấp (autarky) sang hình thức trao đổi hàng hóa (trade) bằng cách
đưa thêm vào một nền kinh tế thứ 2. Hai tác giả nhận thấy rằng khi thương
mại xuất hiện, số lượng hàng hóa được trao đổi, số lượng Công ty và tầm
quan trọng của ảnh hưởng tổng (net benefits) của thương mại phụ thuộc
vào những giả định ban đầu liên quan đến hình thức tự cung tự cấp trong
nền kinh tế có sự trao đổi hàng hoá hoặc cụ thể hơn nữa là phụ thuộc vào
thị hiếu (distribution of preferences) ở mỗi quốc gia. Một số yếu tố khác
cũng đóng vai trò quan trọng là khoảng cách giữa các sản phẩm tiền thương
mại và sản phẩm hậu thương mại; và câu hỏi về việc liệu có sự chồng chéo
nào không. Nếu, ví dụ, các nền kinh tế là giống hệt nhau, thì việc trao đổi
hàng hóa sẽ dẫn đến việc chỉ có một công ty sản xuất ra một mặt hàng nào
đó và mặt hàng đó sẽ có giá thành thấp hơn. Nếu mỗi một Công ty lại nằm
ở 1 quốc gia thì trong trường hợp này, rõ ràng chúng ta có thương mại nội
ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang hay còn gọi là
thương mại nội ngành theo chiều ngang.
Tuy nhiên, trong mô hình của Eaton và Kierzkowski, điều này không
hẳn đã diễn ra, do có một khu vực sản xuất hàng hóa đồng nhất và trong
một vài trường hợp, một quốc gia có thể chuyên sản xuất cả 2 loại sản
phẩm khác biệt hóa để trao đổi 2 loại sản phẩm đó lấy hàng hóa đồng nhất.
(Greenaway, 1987).
Trong trường hợp này, xu hướng (direction) và loại hình thương mại
quốc tế sẽ không phải là thương mại nội ngành mà là thương mại liên
ngành (inter-industry trade).
1.2.2. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc
Sự khác biệt giữa mô hình theo chiều dọc và theo chiều ngang rất
quan trọng. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang thường được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
dùng để giải thích dòng Thương mại nội ngành giữa các nước phát triển.
Còn thương mại nội ngành giữa nước phát triển với nước đang phát triển,
còn gọi là thương mại nội ngành theo chiều dọc, có những điểm khác biệt
và diễn ra do nhiều tác nhân khác, chứ không phải là do thương mại nội
ngành giữa các nước phát triển với nhau. Vì vậy có thể nói, cách giải thích
về thương mại nội ngành theo chiều dọc cần có sự điều chỉnh, không thể
giống như những cách giải thích thông thường.
Một yếu tố thiết yếu và mang tính sáng tạo trong mô hình thương mại nội
ngành theo chiều dọc chính là việc người ta thừa nhận việc khác biệt hóa sản
phẩm theo chiều dọc bằng chất lượng là yếu tố quyết định cơ bản trong thương
mại nội ngành giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Hơn thế nữa, mô hình theo chiều dọc có thể giải thích thương mại nội
ngành mà không cần đến các yếu tố là lợi thế kinh tế theo quy mô, và cạnh
tranh không hoàn hảo và như vậy, mô hình này cũng không vô hiệu hóa mô
hình HOS. Trường hợp này không giống với mô hình theo chiều ngang,
theo đó, sự tương tác giữa lợi thế kinh tế theo quy mô, khác biệt hóa sản
phẩm (theo chiều ngang) và cạnh tranh không hoàn hảo là những nhân tố
quan trọng. (Tharakan và Kerstens, 1995)
Có thể nói rằng phần lớn thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra
trong thị trường “cạnh tranh hoàn hảo”. Falvey (1981) là người đầu tiên
viết về thương mại nội ngành theo chiều dọc trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo. Falvey chỉ ra rằng thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể
xảy ra khi rất nhiều Công ty sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng khác
nhau mà không có lợi tức tăng dần trong sản xuất (increasing returns in
production). Bằng cách này Falvey mở rộng lý thuyết HOS để xây dựng
nên mô hình tân Hecksher-Ohlin.
Mặc dù không phổ biến như mô hình tân Hecksher-Ohlin, Shaked và
Suttan (1984) đã xây dựng nên mô hình Thương mại nội ngành theo chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
dọc, theo đó, số lượng các Công ty mang tính nội sinh (endogenous). Trong
bài viết năm 1984, 2 tác giả chỉ ra rằng, không giống như mô hình tân
Hecksher-Ohlin, thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể xảy ra trong một
thị trường có ít Công ty và có lợi tức tăng dần theo quy mô.
Có thể phân biệt hai mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc
trên đây dựa vào kết cấu thị trường mà chúng chọn làm cơ sở. Mô hình tân
Hecksher-Ohlin tồn tại trong thị trường „cạnh tranh hoàn hảo‟, còn mô hình
của Shaked và Suttan tồn tại trong “độc quyền nhóm tự nhiên”.
1.2.2.1. Mô hình tân Hecksher-Ohlin
Mô hình này thay thế cho mô hình Thương mại nội ngành nhờ vào kết
quả của lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh độc quyền. Falvey (1981) là
người đầu tiên viết về mô hình này. Trong công thức 2x2x2 của của mô hình
HOS truyền thống, hai nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra 2 loại hàng hóa
ở 2 quốc gia. Mô hình đó giả định rằng các nguồn lực khác nhau (các nguồn
lực khác nhau này dẫn đến sự khác biệt về giá sản xuất giữa các đối tác thương
mại tiềm năng) chính là lý do dẫn đến trao đổi hàng hóa (trade). Mô hình HOS
cũng liên quan đến lợi tức cố định theo quy mô. Falvey giữ nguyên 2 giả định
chính của lý thuyết HOS, nhưng để mở rộng mô hình HOS này, ông chỉnh sửa
2 vấn đề.
Thứ nhất, ông giả định rằng một trong 2 yếu tố đầu vào của mỗi
ngành sản xuất phải mang tính riêng biệt cho ngành đó. Thứ hai, ông cho
rằng mỗi ngành sản xuất không chỉ sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất;
mà ít nhất có một ngành sản xuất ra sản phẩm khác biệt hóa. Sản phẩm ở
đây được khác biệt hóa theo chiều dọc, khác biệt này liên quan đến chất
lượng. (Greenaway, 1987).
Falvey (1981), sau khi đã chỉnh sửa 2 giả định, đã đưa ra các đặc điểm
của nền kinh tế đóng theo mô hình tân Hecksher-Ohlin. Ngành sản xuất có số
vốn là K và có thể thuê lao động L với mức lương là w. Khi sử dụng K và L,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
ngành này có thể sản xuất một loạt sản phẩm với chất lượng khác nhau. Về
mặt cung, chất lượng sản phẩm do tỷ lệ (α) vốn-lao động trong sản xuất quyết
định. Sản phẩm có chất lượng cao hơn đòi hỏi nhiều vốn hơn và do đó giá
thành của nó cũng cao hơn. Ngược lại, về mặt cầu, nhu cầu về mỗi loại chất
lượng là một hàm số của giá thành của tất cả các loại chất lượng và thu nhập
tổng của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thích sản phẩm chất lượng cao hơn sản phẩm chất
lượng thấp. Tuy nhiên, thu nhập buộc một số người tiêu dùng phải mua một
số sản phẩm chất lượng thấp và sẽ hướng tới sản phẩm chất lượng cao hơn khi
thu nhập của họ tăng lên (Greenaway, 1987).
Falvey (1981) một lần nữa lý giải các điều kiện thương mại trong mô
hình tân Hecksher-Ohlin. Theo Falvey, thương mại diễn ra ở 2 nước (nước
được nghiên cứu và nước thứ 2). Ngành sản xuất của 2 nước này lần lượt có
số vốn là K và K*, mức lương là w và w*. Yếu tố vốn có tính chuyên biệt cho
ngành sản xuất và ổn định trên phạm vi toàn cầu nhưng lại tự do di chuyển
trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm chất lượng khác nhau của ngành
trong phạm vi quốc gia. Lợi tức từ vốn (lần lượt là r và r*) phải điều chỉnh để
duy trì được toàn bộ nhân công của 2 nguồn vốn trên. Mỗi ngành sản xuất đều
hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Với lợi tức từ vốn ở 2 quốc
gia, chi phí sản xuất trong nước c và chi phí sản xuất ở nước ngoài c* để tạo
ra chất lượng α1 có thể tính như sau:
c = w + 
i r (2.20)
c*
= w*
+i r*
(2.21)
Giả định là nước được nghiên cứu (nước thứ 1) có điều kiện về vốn
(lao động) từ đó dẫn đến w* < w và r* > r. Mặc dù các giá sản xuất này khác
nhau, nước được nghiên cứu vẫn có lợi thế so sánh ở các mặt hàng chất lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
cao trong khi nước còn lại có lợi thế so sánh ở mặt hàng chất lượng thấp. Để
tìm hiểu vấn đề này, Falvey(1981) xác định “chất lượng tối thiểu” α1 như sau:
c (
1) - c*
(
1) = 0 (2.22)
Hoặc w + 
1 r - (w*
+ 
1 r*
) = 0

1 =
w
w*
r*r
Đối với các loại chất lượng khác,
( 2.23 )
c (i) - c*
(
i) =
w 
w*
( 
1 - i) (2.24)
1
Ởcôngthức2.24cóthểthấynướcđượcnghiêncứucólợithếsosánhkhi
Vì:
Do đó:
Khi và chỉ khi:
Từ công thức 2.24 có thể thấy rõ ràng là nước được nghiên cứu có
lợi thế so sánh về sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn và bất lợi về chi phí đối với
sản phẩm chất lượng thấp. Do đó, mức lương ở quốc gia này sẽ cao hơn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Quốc gia này sẽ xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao hơn chất lượng tối
thiểu (αi > α1) và nhập khẩu sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng
tối thiểu. (αi < α1).
Vì chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn hơn trong sản xuất, nên quốc gia
dư thừa vốn sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao còn quốc gia dư thừa lao
động sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng thấp và Thương mại nội ngành xảy ra
như là kết quả tất yếu của hoạt động chuyên môn hoá trong sản xuất các sản
phẩm khác nhau ở các quốc gia. (Torstensson, 1996).
Falvey và Kierzkowski (1987) đã mở rộng nghiên cứu trên đây.
Thương mại nội ngành cũng được nghiên cứu theo cách thức như trên. Có
một vấn đề được mở rộng, đó là nước có dư nguồn vốn sẽ có lợi thế so
sánh về hàng chất lượng cao và lợi thế này càng lớn hơn khi chất lượng
được nâng lên nữa. Ngoài ra, mô hình này còn ngụ ý rằng có thể phân biệt
sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc dựa vào tiêu chí chất lượng và giá
thành. Mô hình của Falvey và Kierzkowski rất quan trọng vì nhiều thị
trường quốc tế có đặc trưng của thương mại nội ngành đối với sản phẩm
khác biệt hóa theo chiều dọc.
1.2.2.2. Mô hình của Shaked và Suttan
Trong một loạt bài viết (Shaked và Suttan 1982; 1983; 1984), Shaked
và Suttan đã nghiên cứu trường hợp “độc quyền nhóm tự nhiên” và thương
mại đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc. 2 tác giả tập trung vào
trường hợp số lượng các Công ty có thể gia nhập thị trường với một sản
phẩm mới, có chất lượng cao hơn nhưng bị giới hạn bởi cung và cầu của thị
trường. Theo Shaked và Suttan (1984), sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng có chất
lượng nếu thu nhập (của người tiêu dùng) tăng, chi phí (nghiên cứu và triển
khai) cố định liên quan đến việc tăng chất lượng thấp xuống và chi phí khả
biến trung bình tăng cao do việc cải thiện chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
Ngược lại, nếu chi phí biến đổi trên một đơn vị (unit variable cost)
không tăng cùng với chất lượng, - trường hợp này có thể xảy ra khi nguyên
nhân chính gây cản trở cho việc cải thiện chất lượng là do chi phí cố định,
hơn là do tăng lao động và nguyên liệu đầu vào - thì chỉ có một số lượng giới
hạn các công ty có thể tồn tại với thị phần khả quan và giá thành sản phẩm
lớn hơn chi phí biến đổi trên một đơn vị, ở thế cân bằng Nash về giá cả. Tình
huống này được gọi là „độc quyền nhóm tự nhiên” (natural oligopoly)
(Shaked và Suttan, 1984).
Với việc tham khảo các bài viết của Shaked và Suttan các năm 1982,
1983, 1984, Williamson và Milner (1991) đã giải thích các đặc điểm tự
cung tự cấp và trao đổi hàng hóa của mô hình Shaked và Suttan. Trong mô
hình của Shaked và Suttan trong điều kiện tự cung tự cấp, chỉ có 2 công ty
ở nước được nghiên cứu sản xuất ra mặt hàng chất lượng khác nhau là có
thể tồn tại bất kể sự phân bố thu nhập của quốc gia đó ra sao. Nguyên nhân
của hiện tượng này là cạnh tranh về chất lượng đã thúc đẩy tất cả các công
ty phải cố gắng sản xuất ra hàng có chất lượng cao nhất có thể, nhưng cạnh
tranh giá cả (theo mô hình của Bertrand) giữa các mặt hàng có cùng chất
lượng làm cho giá thành về đến mức chi phí cận biện, dẫn đến việc các
công ty phải rời bỏ thị trường.
Theo Williamson và Milner (1991), mô hình Shaked và Suttan phân
tích ảnh hưởng của việc trao đổi hàng hóa theo 2 phương pháp: phương
pháp nền kinh tế giống hệt nhau (identical economies) và phương pháp nền
kinh tế khác biệt (different economies). Nếu 2 nền kinh tế giống hệt nhau
về mọi phương diện thì thị trường của cả 2 nền kinh tế này khi kết hợp lại
vẫn chỉ phục vụ cho 2 công ty. Mặc dù có sự cạnh tranh về chất lượng và
giá cả như đã nói ở trên, số lượng các công ty được hỗ trợ không liên quan
đến quy mô thị trường. Do đó khi việc trao đổi hàng hoá diễn ra, chỉ có 2
trong số các công ty tồn tại và tiếp tục tham gia vào thị trường chung. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
nhiên, vẫn không thể dự đoán được xu hướng (direction) và loại hình
thương mại trong trường hợp này. Tuy vậy, nếu mỗi nước có 1 công ty tồn
tại được thì sẽ tồn tại Thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt
hoá theo chiều dọc. Nhưng, nếu 2 nền kinh tế khác nhau, sự khác biệt về
phân phối thu nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty hơn tồn tại
trong điều kiện cân bằng hậu thương mại, trong đó, nước có thu nhập (bình
quân) cao hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng cao và nước có thu
nhập (bình quân) thấp hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng thấp.
Nhìn chung, do việc trao đổi hàng hoá đẩy giá thành thấp xuống và người
tiêu dùng lại thích hàng chất lượng cao, nên công ty có sản phẩm chất
lượng thấp nhất có xu hướng bị đẩy ra khỏi thị trường. Do vậy, nếu các yếu
tố khác là như nhau, Thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng có khả
năng xảy ra nếu thị hiếu ở 2 quốc gia này càng gần giống nhau. Trong cả 2
trường hợp trên, thương mại 2 chiều sẽ giúp tăng cường phúc lợi vì cạnh
tranh làm giảm giá thành sản phẩm trong khi việc mở rộng thị trường sẽ
làm chất lượng tổng thể được cải thiện.
Kết quả là, theo mô hình của Shaked và Suttan, các nền kinh tế
càng khác nhau thì số lượng các nhà sản xuất càng lớn; và sự phân phối
thu nhập càng giống nhau thì số lượng nhà sản xuất càng ít trong thị
trường chung của 2 quốc gia. Kết quả này cũng tương tự với khái niệm
“thương mại mở cùng một lúc/ thương mại mở đồng thời” (trade overlap)
theo giả thiết của Linder (1961).
1.2.3. Kết luận về các lý thuyết Thương mại nội ngành theo chiều dọc và
Thương mại nội ngành theo chiều ngang
Ở mục 1.2.1 và 1.2.2, rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để giải
thích việc trao đổi 2 chiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc và theo
chiều ngang trên phạm vi toàn thế giới. Các mô hình đó có thể giải thích được
các nhân tố quyết định và nguồn gốc khác nhau của thương mại nội ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
cũng như giải thích được kết cấu thị trường khác nhau (các kết cấu thị trường
này thúc đẩy sự phát triển của Thương mại nội ngành). Tuy vậy, rất khó để
gộp các dự đoán của các mô hình đó lại với nhau về một nhóm vì các giả định
của chúng khác nhau về thị hiếu của người tiêu dùng, lợi tức theo quy mô,
điều kiện để thâm nhập thị trường, sự khác biệt hoá sản phẩm và chi phí.
Bảng 1 sau đây tóm tắt các mô hình lý thuyết đã được đề cập ở các phần trên
đây (Memis, 2001).
Sơ đồ 1.1: Tóm tắt người sáng lập và các nhân tố quyết định mô hình
Thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang
1.3. Các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thƣơng mại nội ngành
theo chiều dọc và theo chiều ngang
Các nghiên cứu theo chủ nghĩa kinh nghiệm có thể chia một cách đơn
giản thành 2 nhóm: nhóm 1 mang tính chất tư liệu (documentary) và nhóm 2
mang tính giải thích (explanatory). Nhóm 1 có xu hướng báo cáo các kết quả
tính toán thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang tại một
điểm cụ thể hoặc tại các thời điểm ở một/nhiều quốc gia. Còn nhóm 2 cố gắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực sản xuất trong
Thương mại nội ngành theo chiều dọc và chiều ngang và ngày càng có xu
hướng áp dụng phương pháp toán kinh tế.
1.3.1. Các nghiên cứu mang tính tư liệu
Các nghiên cứu dạng này tương đối dễ hiểu so với các nghiên cứu sử
dụng phương pháp toán kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này đã đề cập đến: nền kinh tế
của các nước phát triển (ví dụ như Aquino, 1978; Caves, 1981; Greenaway,
1983; Balassa, 1986; Jordan, 1993), nền kinh tế của các nước kém phát triển
(ví dụ như Balassa, 1979; Lundberg, 1988; Schuller, 1995) và nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung (Lee và Lee, 1993; Greenaway, 1984; Hellvin, 1996).
Bên cạnh việc cung cấp một ngân hàng dữ liệu to lớn về các bằng chứng về
thương mại nội ngành, các nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin tổng hợp
đầy đủ về đặc điểm của thương mại nội ngành. Ví dụ, mức độ tăng trưởng của
các cấp độ thương mại nội ngành dường như liên quan trực tiếp đến mức độ
tăng trưởng của thu nhập trên đầu người; các cấp độ thương mại nội ngành ở
các nước phát triển có vẻ cao hơn ở các nước kém phát triển và các nước có
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Thương mại nội ngành dường như cao
hơn ở các nước tham gia vào một vài mô hình hợp tác, ví dụ như Liên minh
Châu Âu; các cấp độ thương mại nội ngành ở khu vực mang tính sản xuất cao
hơn rất nhiều so với ở khu vực phi sản xuất. Những điều trên đây có thể được
gọi là đúng chuẩn bởi vì người ta thường xuyên nhận ra sự hiện diện của
chúng. Trong tất cả các trường hợp, các hiện tượng trên được giải thích dễ
dàng. Những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm không chính thống có thể cho
rằng, ví dụ như, Thương mại nội ngành phổ biến trong khu vực sản xuất hơn
là trong khu vực phi sản xuất bởi vì rất hợp lý khi giải thích rằng khác biệt
hoá sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô thường phổ biến hơn trong các
hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, vượt qua khỏi những suy nghĩ đơn thuần của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
chủ nghĩa kinh nghiệm và kiểm tra các giả thiết liên quan đến mức độ tăng
trưởng Thương mại nội ngành hoặc loại hình Thương mại nội ngành là điều
cần thiết để đi đến các kết luận chuẩn mực hơn. (Greenaway và Milner, 1987)
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế đã phát triển để
hoàn thành mục tiêu này.
1.3.2. Các nghiên cứu theo phương pháp toán kinh tế
Không giống như các nghiên cứu mang tính tư liệu ở trên, các phân
tích theo phương pháp toán kinh tế gặp một số khó khăn về phương pháp
và kiểm chứng. Ví dụ, đích thực có khó khăn trong các mô hình kiểm
chứng cụ thể, các mô hình vốn chỉ khác nhau về mặt giả định. Ngay cả khi
đã cụ thể hoá một mô hình để tiến hành kiểm chứng, trong mô hình đó vẫn
có rất nhiều biến rất khó giải quyết, ví dụ như khác biệt hoá sản phẩm và
lợi thế kinh tế theo quy mô. Mặc dù gặp phải những khó khăn trên, có
khoảng 1 tá các phân tích theo phương pháp toán kinh tế kiểm chứng giả
thiết liên quan đến các đặc điểm của quốc gia và của ngành đã được công
bố. Các nghiên cứu này khác nhau về quốc gia và ngành được nghiên cứu,
khoảng thời gian, các đặc điểm của mô hình, các mẫu sử dụng và cả cách
đo thương mại nội ngành.
Các phân tích theo phương pháp toán kinh tế khẳng định rằng các biến
đặc trưng cho quốc gia và cho ngành có ảnh hưởng khác nhau đến thương mại
nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Người
ta cũng đã thực hiện các phân tích riêng rẽ nhằm kiểm chứng các giả thiết liên
quan đến các đặc điểm quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương
mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Với
mục đích đó, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đã xây dựng các mô hình
theo phương pháp toán kinh tế cho thương mại nội ngành theo chiều dọc và
thương mại nội ngành theo chiều ngang, trong đó, các đặc điểm về quốc gia
và về ngành được coi là các biến giải thích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Yj
Nj
Yj 
Yk
2
Trong mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang của mình, 3
tác giả trên hy vọng kiểm tra được mô hình Chamberlin-Heckscher-Ohlin
bằng cách sử dụng thương mại nội ngành theo chiều ngang, chứ không phải là
thương mại nội ngành nói chung, làm biến độc lập. Sau đây là mô hình
Thương mại nội ngành theo chiều ngang mà họ kiểm chứng:
HBjk = α0 + α1 
Y
k
Nk
+α2 + α3 Yj 
Yk
+ α4 PDj + α5 MSj
+ α6 SEj + α7 MNEj + ej (2.25)
Trong đó:
HBjk = Tỷ trọng của thương mại nội ngành theo chiều ngang trong thương
mại 2 chiều của một quốc gia trong ngành sản xuất j với quốc gia k
Y = Thu nhập quốc gia (i = nước sở tại, k = đối tác thương mại)
N = Quy mô dân số
PDj = Mẫu (đại diện) cho sự khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang trong
ngành sản xuất j
MSj = Ước số kết cấu thị trường trong ngành sản xuất j
SEj = Mẫu (đại diện) cho quy mô (hiệu quả tối thiểu) trong ngành sản xuất j
MNEj = Ước số tầm quan trọng của công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất j
Trong phương trình hồi quy trên, α1 < 0, α2 > 0, α3 < 0, α4 > 0, α5 > 0, α6 <
0, α7 > 0. Với các giả thiết này, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đưa ra
các đặc điểm của quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội
ngành theo chiều ngang như sau:
Các đặc điểm của quốc gia:
1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân (một mẫu cho thu nhập trên
đầu người) giữa 2 quốc gia càng nhỏ thì thị phần của thương mại nội
ngành theo chiều ngang càng lớn.(α1 < 0)
2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của
thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α2 > 0)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
3. Sự khác biệt về thu nhập tuyệt đối giữa 2 nước càng nhỏ thì thị phần
của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α3 < 0)
Các đặc điểm của ngành:
1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng lớn thì thị phần
của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α4 > 0 )
2. Càng có nhiều Công ty trong một ngành thì thị phần của thương mại
nội ngành theo chiều ngang trong ngành đó càng lớn (α5 > 0 )
3. Quy mô hiệu quả tối thiểu càng nhỏ, càng có nhiều Công ty, càng có
nhiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều ngang, và như vậy thị phần
của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α6 < 0)
4. Các Công ty đa quốc gia càng tham gia nhiều (vào thị trường) thì thị
phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α7 > 0)
Các mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc ít hơn mô hình
thương mại nội ngành theo chiều ngang vì nó khó điều chỉnh hơn về mặt lý
thuyết. Các mô hình này xuất xứ từ những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng
của Falvey (1981) và Shaked và Suttan (1984). Mô hình Falvey dự đoán rằng
thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng lớn ở cả 2 quốc gia
nếu sự khác biệt về vốn/lao động hoặc thu nhập trên đầu người càng lớn. Ngoài
ra, Falvey cho rằng, số lượng thương mại nội ngành theo chiều dọc rõ ràng có
liên quan đến quy mô trung bình của thị trường của 2 quốc gia. Các nguồn lực
riêng biệt cho từng ngành sản xuất không được định nghĩa một cách thật sự
chính xác. Không có động lực cho việc chuyên môn hoá dựa vào lợi thế kinh tế
theo quy mô nhưng lại có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường. Shaked và
Suttan lại có quan điểm tương đối khác. Mô hình của họ cho thấy vai trò rõ nét
của kết cấu thị trường, trong đó thương mại nội ngành bị thúc đẩy bởi lợi thế
kinh tế theo quy mô (lợi thế này lại liên quan nhiều đến thị trường chung).
(Greenaway, Milner và Elliott, 1999).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Yj 
Yk
2
Bằng cách xem xét lý thuyết của mô hình Thương mại nội
ngành theo chiều dọc, Greenaway, Milner và Elliott (1999) đã đưa
ra mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc theo phương
pháp toán kinh tế như sau:
VBjk = 
0 +

1
Yj

Yk
Nj Nk
+
 2
+ 
3PDj+ 
4MSj+ 
5SEj+ 
6MNEj +
ej
(2.26)
Trong đó:
VBjk = Thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc trong tổng
thương mại song phương (gross bilateral trade) của một nước trong ngành sản
xuất j với quốc gia k
Trong phương trình hồi quy này, Thương mại nội ngành theo chiều dọc
là biến kiểm soát (control variable)
Và:
Với điều kiện đó, 3 tác giả đã đưa ra đặc điểm của quốc gia và ngành
của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều dọc như sau:
Các đặc điểm của quốc gia:
1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân giữa 2 quốc gia càng lớn thì
thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn.(β1 > 0).
2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của
thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β2 > 0).
Các đặc điểm của ngành:
1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng nhỏ thì thị phần
của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β3 < 0 ).
2. Càng có nhiều công ty đa quốc gia thì thị phần của thương mại nội
ngành theo chiều dọc càng lớn (β6 > 0).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Theo Greenaway, Milner và Elliott (1999), tính mập mờ, không rõ ràng
của β4 và β5 xảy ra do sự khác biệt trong các giả định của Falvey (1981),
Shaked và Suttan (1984) liên quan đến lợi thế kinh tế theo quy mô và kết cấu
thị trường.
Kết quả là, mặc dù sự khác biệt trong các mô hình lý thuyết gây ra một
số khó khăn, việc phân chia thành 2 loại khác biệt hoá theo chiều ngang và
chiều dọc lại thúc đẩy các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm và tạo điều
kiện cho việc tìm hiểu tính vững chắc của các mô hình thay thế.
1.3.3. Kết luận về phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thương mại nội
ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang
Có căn cứ để khẳng định rằng có một bộ phận không nhỏ các công
trình nghiên cứu vừa mang tính tư liệu vừa mang tính toán kinh tế. Chúng ta
cũng hiểu rõ hơn về các yếu tố giải thích về thương mại nội ngành trong hơn
một thập kỷ vừa qua.
Chương này vừa tóm tắt các mô hình lý thuyết và mô hình theo chủ
nghĩa kinh nghiệm ẩn sau thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương
mại nội ngành theo chiều ngang. Chương sau sẽ đề cập đến việc đo lường
thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại
nội ngành theo chiều ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
CHƢƠNG2:PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sẽ chọn 10 quốc gia là đối tác thương mại lớn
của Việt Nam, đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, HongKong,
Canada, Denmark, Bulgaria, Campuchia và Malaysia.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thu thập từ cơ
sở dữ liệu UNSD (United Nations Statistics Division).
Số liệu về GDP và dân số được thu thập từ nguồn số liệu IMF và Global
Insight. Khoảng cách về mặt địa lý giữa Việt Nam và các đối tác thương mại
của Việt Nam được trích từ Indo.com (http://indo.com/distance/). Số liệu về
tiếp giáp với biển được trích từ nguồn số liệu the Economist Intelligence Unit.
2.1.3. Phương pháp xủ lý số liệu
Trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính
và định lượng. Phương pháp định tính được áp dụng để phân tích cơ cấu và xu
hướng thương mại nội ngành, phương pháp định lượng được áp dụng để phân
tích các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam và mười
nước bạn hàng của Việt Nam trên thế giới.
2.2. Mô hình
Dựa trên nghiên cứu của Stone và Lee (1995), đề tài này ước tính chuyển
dạng logit (logit transformation) như sau:

ln
IITijt


Z

u
ijt

1
IITijt 

Trong đó: Z là vector của các biến giải thích, bao gồm cả hệ số chặn, β là
vector của các hệ số tương ứng, và uijt là phần sai số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38

X
Giá trị thương mại nội ngành sẽ được tính toán cho giai đoạn 2001 -
2010 trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Biến phụ thuộc
trong mô hình (IIT, HIIT và VIIT) được tính toán ở cấp 2 và 4 chữ số.
2.2.1. Mô tả mô hình
Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây,
mô hình phân tích được trình bày dưới dạng sau đây:
IITijt = f(PCIit, PCIjt, DGDPijt, DPCIijt, DISTij, TIMBijt, TIijt, OPENjt, LOCKj)
2.2.1.1. Biến phụ thuộc
Trong đề tài này, biến phụ thuộc bao gồm: mức độ thương mại nội ngành
(IIT), thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội
ngành theo chiều dọc (VIIT).
- Mức độ thương mại nội ngành (IITijt): Để đánh giá mức độ thương
mại nội ngành giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới, tác giả sử dụng
chỉ số G-L (Grubel và Lloyd, 1975). Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất
và được coi là phương pháp thích hợp nhất để phân tích cơ cấu xuất nhập
khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định. Chỉ số G-L sử dụng để
tính toán tỷ trọng của thương mại nội ngành (IIT) theo công thức sau:
Trong đó:
IITij
X ijk

1
ijk
 M ijk
 Mijk 
 Xijk là giá trị xuất khẩu hàng hóa i từ quốc gia j sang quốc gia k.
 Mijk là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của quốc gia j từ quốc gia k.
Chỉ số IITij nhận giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao thì càng chứng
tỏ mức độ thương mại nội ngành càng cao. Chỉ số IITij=0 cho thấy thương
mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại liên ngành. Ngược lại, chỉ
số IITij=1 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại
nội ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39




Chỉ số IITij ở phương trình trên có thể được điều chỉnh để đo lường mức
độ thương mại nội ngành đối với tất cả các sản phẩm của một quốc gia theo
phương pháp bình quân gia quyền:
IITij
n


wijk

1


| X ijk
X
 M
ijk |
M



trong đó


wijk 


(Xijk
n

 Mijk



i1

 ( ijk

ijk )



( X
i1
ijk
 Mijk )

- Thương mại nội ngành theo chiều ngang và theo chiều dọc: Thương
mại nội ngành (IIT) bao gồm hai hợp phần. Hợp phần thứ nhất là thương mại
nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang
xảy ra khi xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời hàng hóa tương tự như nhau do
sự khác biệt hóa sản phẩm (sự khác biệt hóa theo chiều ngang). Hợp phần thứ
hai của thương mại nội ngành là thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT).
Theo Grubel và Lloyd (1975), thương mại nội ngành theo chiều dọc là việc
xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời hàng hóa trong cùng một ngành nhưng ở
các giai đoạn sản xuất khác nhau (sự khác biệt hóa theo chiều dọc).
Trên phương diện nghiên cứu thực nghiệm, có hai cách tiếp cận nhằm
phân tách thương mại nội ngành thành thương mại nội ngành theo chiều dọc
và theo chiều ngang. Cách tiếp cận thứ nhất dựa trên tỷ lệ giá trị đơn vị xuất
khẩu và nhập khẩu (Faustino và Leitao, 2007; Greenaway và cộng sự, 1995;
Sharma, 2004). Cách tiếp cận thứ hai dựa trên phân cấp hàng hóa (Kandogan,
2003). Theo cách tiếp cận này, hàng hóa được phân loại theo danh mục tiêu
chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3). Cấp 2 chữ số được sử dụng để xác
định ngành công nghiệp, còn cấp 4 chữ số được sử dụng để xác định từng mặt
hàng trong cùng một ngành. Tại cấp 2 chữ số, tổng thương mại nội ngành
(IIT) trong từng ngành có thể được tính toán thông qua việc xác định giá trị
xuất khẩu ứng với giá trị nhập khẩu. Sau đó, tại cấp 4 chữ số, phần giá trị xuất
khẩu ứng với giá trị nhập khẩu thể hiện thương mại về sản phẩm tương tự như
nhau. Đây chính là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Như vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
phần còn lại chính là thương mại về hàng hóa trong cùng một ngành nhưng lại
ở các giai đoạn sản xuất khác nhau (VIIT). Phương pháp của Kandogan có thể
được tóm tắt như sau:
IITi 
TTi 
| Xi 
Mi |
ITi 
TTi 
IITi
HIITi 
( Xig 
Mig 
| Xig 
Mig |
VIITi 
IITi 
HIITi
Trong đó: i là ngành công nghiệp (i = 1,…,n), còn g là mặt hàng trong
ngành i (g = 1,…, g).
2.2.1.2. Biến độc lập
- Mức thu nhập bình quân đầu người (PCIit, PCIjt): Theo Barker
(1977), các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao thì cơ cấu về
cầu sẽ phức tạp và có sự khác biệt nhiều hơn, bao gồm cả nhu cầu về các sản
phẩm có sự khác biệt về chất lượng (theo chiều dọc). Nhu cầu của khách hàng
có mức thu nhập bình quân đầu người thấp thường không lớn và tương đối
chuẩn hóa đối với các đặc điểm của sản phẩm. Balassa and Bauwens (1998)
đã đưa ra được minh chứng về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa IIT và mức thu
nhập bình quân đầu người. IIT, HIIT và VIIT có quan hệ tỷ lệ thuận với mức
thu nhập bình quân đầu người (PCIijt)1
. Trong đề tài này, mức thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam và đối tác thương mại (USD) được sử dụng để
đại diện cho biến này.
- Sự khác biệt về quy mô của nền kinh tế giữa hai quốc gia (DGDPijt):
Nếu nền kinh tế của hai quốc gia có sự tương đồng thì thương mại nội ngành
sẽ lớn hơn so với trường hợp hai nền kinh tế có sự khác biệt về quy mô. Hai
quốc gia càng có sự khác biệt về nguồn lực sẵn có thì khả năng về thương mại
nội ngành và thương mại nội ngành theo chiều ngang càng thấp, nhưng
thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa hai quốc gia này càng cao. Dựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
trên nghiên cứu của Balassa và Bouwens cá(1987), sự khác biệt về quy mô
nền kinh tế giữa Việt Nam và c nước còn lại trên thế giới (DGDPijt) được tính
toán theo công thức sau:
Trong đó:
DGDPijt 
1
[wln(w)
(1
w)ln(1
w)]
ln2
w = GDP của Việt Nam/(GDP của Việt Nam + GDP của đối tác thương mại)
- Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia
(DPCIijt): Balassa và Bauwens (1987) cho rằng sự khác biệt về mức thu nhập
bình quân đầu người (DPIijt) thể hiện sự khác biệt về cơ cấu cầu. Điều đó có
nghĩa là khi mức thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia như nhau thì
cơ cấu cầu của hai quốc gia này sẽ trở nên tương đồng với nhau hơn. Sự
tương đồng trong cơ cấu cầu sẽ kích thích xuất khẩu những sản phẩm trong
nước có sự khác biệt và nhập khẩu sản phẩm nước ngoài có sự khác biệt. Điều
này sẽ tạo cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, do đó thúc đẩy thương mại
nội ngành (IIT) và thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Dựa trên
cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Balassa và Bauwens,
1987) IIT và HIIT có quan hệ tỷ lệ nghịch với sự khác biệt về thu nhập bình
quân đầu người, còn VIIT có quan hệ tỷ lệ thuận với mức thu nhập bình quân
đầu người. Sự khác biệt về thu nhập giữa Việt Nam và đối tác thương mại
được tính toán như sau:
DPCIijt 
1
[wln(w)
(1
w)ln(1
w)]
ln2
w
Vietnam' sPCI
Trong đó: 
Vietnam'sPCI
Countryj
Vietnam: Việt Nam
' sPCI
PCI: Mức thu nhập bình quân đầu người
Country j: Là quốc gia j.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42

- Khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia: Khoảng cách giữa các
quốc gia được coi là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ thương mại nội
ngành . Theo nghiên cứu của Krugman (1979, 1980) chi phí vận tải càng lớn sẽ
càng làm giảm khối lượng thương mại, bao gồm thương mại nội ngành và
thương mại liên ngành. Lý do là khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa nhau thì
chi phí về thông tin và chi phí giao dịch càng cao. Ngoài ra, trong rất nhiều
trường hợp, cơ cấu sản xuất và cơ cấu cầu của các quốc gia láng giềng thường
giống nhau hơn là các quốc gia có khoảng cách về mặt địa lý xa nhau.
Trong đề tài này, biến “Khoảng cách” (DISTij) được đưa vào mô hình và
dự kiến có quan hệ tỷ lệ nghịch với IIT, HIIT, và VIIT. Dựa trên nghiên cứu
của Matthews (1998), biến DISTij được xác định tính toán như sau:
DISTij
GDISTij *GDPj
n
GDP
j 1
Trong đó: GDISTij là khoảng cách về mặt địa lý tính theo đường chim
bay từ Hà Nội đến thủ đô của nước đối tác (quốc gia j), GDPj là GDP của
nước j.
- Mất cân bằng trong thương mại giữa các quốc gia (TIMBijt): Thông
thường các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giống nhập khẩu thì mức độ
thương mại nội ngành cũng lớn hơn, và ngược lại.
- Mức độ tập trung thương mại (TIjt): Xét về mặt lý thuyết, hai quốc gia
có mức độ tập trung thương mại lớn thì điều đó cũng có nghĩa là tổng mức
lưu chuyển ngoại thương cũng lớn. Do đó, nếu các yếu tố khác không đổi thì
mức độ thương mại nội ngành của các quốc gia này cũng thường lớn hơn so
với các quốc gia có mức độ tập trung thương mại thấp.
- Độ mở của nền kinh tế (OPENjt): Trên phương diện lý thuyết mức độ
thương mại nội ngành có quan hệ tỷ lệ thuận với độ mở của nền kinh tế. Gray
và Martin (1980), đã chứng minh rằng các quốc gia có rào cản thương mại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43

thấp thường có mức độ thương mại nội ngành cao. Độ mở của nền kinh tế
được tính bằng tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP.
- Đất liền (LOCKj): Quốc gia không tiếp giáp với biển (đó là quốc gia có
đất liền bao quanh)
LANLOCKj = 1 nếu quốc gia j không tiếp giáp với
biển
0 nếu quốc gia j tiếp giáp với biển
2.2.2. Phương pháp ước tính
Trong đề tài này, số liệu phục vụ cho mô hình là số liệu hỗn hợp, có kết
hợp yếu tố chéo và yếu tố chuỗi. Do đó, tác giả có thể sử dụng mô hình hiệu
ứng cố định hoặc mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Tuy nhiên, mô hình hiệu ứng
ngẫu nhiên có một nhược điểm cơ bản là các biến không thay đổi theo thời
gian sẽ bị loại ra khỏi mô hình một cách mặc định (trong khi đó đề tài này có
nhiều biến không thay đổi theo thời gian). Chính vì lý do đó, đề tài này sẽ sử
dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Mô hình này cho phép chúng ta phối hợp
sự khác nhau giữa các quan sát chéo bằng cách cho phép hệ số chặn thay đổi
nhưng mức độ thay đổi này lại là ngẫu nhiên. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
cho rằng sự khác nhau giữa các hệ số chặn là do sự chọn mẫu ngẫu nhiên. Mô
hình này được thể hiện dưới dạng sau đây:

ln
IITijt


0
 
Z

w
ijt

1
IITijt 

Trong phương trình trên 
0 là hệ số chặn bình quân, còn wit là sai số
đa
phức (wijt = μij + uijt). μi là hiệu ứng ngẫu nhiên, và uijt là phần sai số còn lại
(bao gồm sai số chuỗi và sai số chéo). Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên đòi hỏi μi
~ (0, 
2
),
uit
~ (0, 
2
),
μi
hoàn toàn độc lập với uit, và các biến giải thích phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44

độc lập với μi và uit đối với tất cả các quan sát chuỗi và quan sát chéo. Lợi thế
của mô hình này là cả thay đổi giữa quan sát theo chuỗi và giữa các quan sát
chéo đều được sử dụng trong mô hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH
HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Vị trí địa lý: Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông
dương có tổng diện tích là 331.114 km2
, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía
tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và
nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao
thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đường bờ biển
của Việt Nam dài khoảng 3.260 km.
Khí hậu và tài nguyên: Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa,
có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh
tuyến và vĩ tuyến. Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở
miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm.
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Nằm sâu trong lòng
đất là những loại đá quý hiếm, than và nhiều loại khoáng sản có giá trị như
thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi
đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
Con ngƣời và ngôn ngữ: Việt Nam có trên 80 triệu dân với 54 dân tộc
khác nhau. Người Việt (hay Kinh) chiếm 80% dân số. Tiếng Việt là ngôn ngữ
chính thống ở Việt Nam đồng thời là phương tiện để gắn kết cho một cộng
đồng vững mạnh. Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế.
Tính đến tháng 4/2009, dân số nước ta là 85.789.573 triệu người,
đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số: 260
người/km2 (2008), phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi: Đồng
bằng chiếm 1/4 diện tích - chiếm 3/4 dân số, giữa nông thôn và thành thị:
dân số thành thị chiếm 29,6%, dân số nông thôn chiếm 70,4% (năm 2009).
Khu vực Đông Nam Bộ có dân số thành thị chiếm 57,1%. Tại đồng bằng
Sông Hồng, dân số thành thị chiến 29,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Kinh tế: Công cuộc đổi mới khởi xướng từ năm 1986 đã đưa đến nhiều
thắng lợi to lớn và thành tựu đáng kể trong nền kinh tế của Việt Nam. Kinh tế
tăng trưởng, đời sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao một cách
đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Châu á (ASEAN). Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế và hội nhập vào khu vực và thế giới.
Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu
cho đến thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế. Sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và đi dần vào
thế ổn định. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam năm 2010 đạt 6,67 %, năm 2011 đạt 5,89 %.
* Kinh tế nông nghiệp: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, do đó
kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu như: hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh, xói mòn đất. Tuy nhiên phù hợp với việc phát triển
kinh tế nông nghiệp theo mùa vụ, các cây trồng và vật nuôi được phân bố phù
hợp với các vùng sinh thái. Tính mùa vụ được khai thác tốt và được áp dụng
khoa học công nghệ tiên tiến - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền
nông nghiệp nhiệt đới. Các mặt hang xuất khẩu chính là: Chè, cà phê, điều,
trái cây, gạo, hải sản đông lạnh…
* Kinh tế công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp gồm 29 ngành thuộc 3 nhóm:
Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối
điện, nước, khí đốt. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tốt: Tăng tỷ trọng nhóm
ngành công nghiệp chế biến; Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác
và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước...Các sản phẩm chủ yếu
của ngành công nghiệp là: Dệt may, giày da, thép, điện tử, dầu thô...
Hệ thống hành chính: Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoà bình và ổn định. Quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất, có quyền lựa chọn ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.

ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Cậu Buồn Vì Ai
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nộiluanvantrust
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nộiluanvantrust
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ nataliej4
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam. (20)

ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
 
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...
Đề tài: Sự tác động và ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị...
 
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
 
Pháp Luật Về Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Ở Việt Nam.doc
Pháp Luật Về Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Ở Việt Nam.docPháp Luật Về Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Ở Việt Nam.doc
Pháp Luật Về Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Ở Việt Nam.doc
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bài giảng TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công TyLuận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
 
Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương m...
Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương m...Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương m...
Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương m...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Các Yếu Tố Tác Động Đến Thƣơng Mại Nội Ngành Chế Biến Của Việt Nam.

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HIỆP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh Thái Nguyên - 2022
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM LƠ ̀ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan ră ̀ ng : Sô ́ liê ̣ u va ̀ kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u trong lu ận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ mô ̣ t ho ̣ c vị na ̀ o tại Việt Nam. Tôi xin cam đoan ră ̀ ng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đa ̃ đươ ̣ c ca ̉ m ơn va ̀ mo ̣ i thông tin trong luâ ̣ n văn đa ̃ đươ ̣ c chỉ ro ̃ nguô ̀ n g.ô ́ c Thái Nguyên, ngày 11 tháng 8 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hiệp
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng QLĐT Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh với cương vị hướng dẫn khoa học đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hiệp
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản - Thƣơng mại nội ngành (IITijt): Mức độ thương mại nội ngành phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định giữa một quốc gia với các nước trên thế giới có quan hệ thương mại với nước đó. - Thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang: Thương mại nội ngành theo chiều ngang xuất hiện khi xuất khẩu và nhập khẩu về một sản phẩm có chất lượng tương tự như nhau, nhưng lại có đặc điểm khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang). Thương mại nội ngành theo chiều ngang xuất hiện tại thị trường cạnh tranh độc quyền với sự có mặt của lợi thế tăng dần theo quy mô (mặt cung) và sự đa dạng hóa trong thị hiếu của người tiêu dung (mặt cầu). - Thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc: Thương mại nội ngành theo chiều dọc là thương mại về những sản phẩm có chất lượng khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc). Thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng không có mặt của lợi thế tăng dần theo quy mô trong sản xuất. 1.2. Lý thuyết về thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang và theo chiều dọc Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, đã có nhiều lý thuyết mới được xây dựng để bổ sung cho các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển. Theo lý thuyết của Heckscher-Ohlin, khác biệt về sự dồi dào các yếu tố sản xuất là nguồn gốc của lợi thế so sánh. Trong khi đó, lợi thế so sánh là một yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế. Do vậy, thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh là thương mại liên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình của Heckscher- Ohlin đã không giải thích được hiện tượng thương mại giữa các quốc gia tương đồng nhau với sự dồi dào các yếu tố sản xuất như nhau. Đây chính là điểm xuất phát của lý thuyết thương mại mới, thương mại nội ngành (IIT).
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Nghiên cứu của Grubel và Lloy (1975) là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về thương mại nội ngành giữa các nước phát triển có mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất tương tự như nhau. Nghiên cứu của họ tập trung vào giải thích tính đa dạng về thị hiếu là nguồn gốc của thương mại. Cách lựa chọn này xuất phát từ những quan điểm trước đó của tác giả Linder (1961). Hai công trình nghiên cứu lý thuyết khác cũng ra đời sau công trình của Grubel và Lloyd, đó là nghiên cứu của Dixit và Stiglitz vào năm 1977. Theo đó, họ tập trung vào “tính đa dạng của sản phẩm” (product variety) và việc sản xuất mang tính độc quyền hơn là “cạnh tranh hoàn hảo”. Lancaster (1997) cũng có một mô hình “tính đa dạng của sản phẩm”. Trong mô hình này, sản phẩm có hàng loạt các đặc điểm khác nhau và người tiêu dùng cũng đề ra hàng loạt đặc tính của sản phẩm họ ưa chuộng nhất. Từ đó, dẫn đến nhu cầu về sự đa dạng của hàng hóa tăng lên. Do lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (internal economies of scale), chỉ một vài người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm lý tưởng (ideal products), một số khác mua được “sản phẩm khác biệt hóa” tương đương với hình mẫu sản phẩm được họ ưa chuộng nhất. Phương pháp của Dixit-Stiglitz và Lancaster về “sự khác biệt hóa sản phẩm” dựa vào “lợi tức tăng dần theo quy mô” (increasing returns to scale) và “cạnh tranh độc quyền”; như vậy, phương pháp của các tác giả này không tương thích với mô hình HOS (theo Kierzkowski, 1984). Ba nghiên cứu trên của Gruble-Lloyd năm 1975, Dixit và Stiglitz năm 1977 và Lancaster năm 1979 có một số điểm chung. Thương mại dựa trên “tính đa dạng của thị hiếu” đã được giải thích trên cơ sở của giả định „phi cạnh tranh’ và “lợi tức tăng dần theo quy mô”. Tuy nhiên, khái niệm “tính đa dạng của thị hiếu”, “cạnh tranh không hoàn hảo” và “lợi tức tăng dần theo quy mô” của các tác giả này không thể giải quyết bằng các lý thuyết thương mại cổ điển.
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Có rất nhiều lý thuyết về thương mại nội ngành và có thể chia chúng thành hai loại là thương mại nội ngành theo chiều dọc (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều ngang (VIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang xẩy ra khi có sự trao đổi hai chiều sản phẩm có cùng chất lượng nhưng khác về đặc tính (attributes). Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết về loại thương mại nội ngành theo chiều ngang bao gồm Lancaster (1980), Krugman (1981), Helpman (1981, 1987) và Bergstrand (1990). Theo mô hình này, thương mại nội ngành xuất hiện trong thị trường cạnh tranh độc quyền với lợi tức tăng dần theo quy mô về mặt cung và thị hiếu phong phú của người tiêu dùng về mặt cầu (theo Mora, 2002). Mô hình này cũng cho rằng, các quốc gia càng có nguồn lực giống nhau thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn. Loại thương mại nội ngành thứ hai là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Thương mại nội ngành theo chiều dọc là việc trao đổi các loại sản phẩm khác nhau với chất lượng khác nhau (sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc). Cơ sở lý thuyết cho loại thương mại nội ngành theo chiều dọc được một số tác giả như Falvey (1981), Falvey và Kierzkowski (1987) nghiên cứu. Theo mô hình này, Thương mại nội ngành diễn ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng không có lợi tức tăng dần theo quy mô trong sản xuất (theo Mora, 2002). Thương mại nội ngành theo chiều dọc cho rằng, các quốc gia càng khác biệt nhau về nguồn lực thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn. Dự đoán (prediction) của hai mô hình này hoàn toàn khác nhau. Thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra giữa các nước có thu nhập đầu người cao và giống nhau; còn thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra giữa các nước có thu nhập đầu người khác nhau (Hellvin, 1996). Sự khác biệt giữa thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang rất quan trọng. Mô hình theo chiều dọc có thể giải thích cho thương mại nội ngành mà không cần đến lợi thế kinh tế nhờ quy mô và do đó, không
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 làm vô hiệu hóa mô hình HOS. Trong khi đó, trong mô hình theo chiều ngang, sự liên quan giữa lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sự khác biệt hóa sản phẩm (theo chiều ngang) là rất cần thiết (theo Tharakan và Kerstens, 1995). Dù có sự tồn tại của sự khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc và theo chiều ngang, điều đó không có nghĩa là thương mại nội ngành không thể xảy ra với các hàng hóa đồng nhất (homogenous goods). Theo Williamson và Milner (1991), “trong trường hợp đặc biệt, hai quốc gia có cùng diện tích, cùng thị hiếu, cùng sử dụng công nghệ như nhau có thể có hoạt động thương mại với nhau khi thương mại đó hoạt động theo kiểu (lưỡng độc quyền - duopoly)”. Brander (1981) đã thành công khi giải thích được hiện tượng thương mại quốc tế có thể diễn ra trong một thế giới mà hàng hóa đồng nhất được sản xuất với chi phí như nhau ở trong nước và ngoài nước. Có người có thể nghĩ mô hình thương mại này, về mặt xã hội, rất phí phạm vì nó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa một cách vô nghĩa từ nước này sang nước khác và sử dụng cạn kiệt các nguồn lực để thực hiện công việc này. Nhưng không hẳn là như vậy. Mặc dù có sự phí phạm nguồn lực do chi phí vận chuyển gây ra, nhưng xã hội cũng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lưỡng độc quyền; người tiêu dùng mua hàng với giá thấp hơn (theo Kierzkowski, 1996). Do đó, giá trị xã hội của loại hình thương mại này phụ thuộc vào ảnh hưởng (net effect) của thiệt hại do chi phí vận chuyển gây ra và lợi ích do cạnh tranh mang lại. Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu, các mô hình của thương mại nội ngành đối với hàng hóa đồng nhất không quan trọng bằng các mô hình của thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang (thương mại nội ngành theo chiều ngang) hay mô hình Thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc (thương mại nội ngành theo
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 chiều dọc). Các phần tiếp sau đây sẽ phân tích riêng về 02 mô hình Thương mại nội ngành này. 1.2.1. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang Tharakan và Kerstens cho rằng: “mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang đã giới thiệu một cách rõ ràng về lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh không hoàn hảo trong các phân tích của nó, khác với mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc”. Do đó, một tỷ lệ khá lớn thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra với thị trường “cạnh tranh độc quyền”. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang trong „thị trường cạnh tranh độc quyền” có giả định chung giống nhau về „lợi tức tăng dần theo quy mô”, ra - vào thị trường (entry-exit) tự do, cũng như quan điểm rằng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng giúp đảm bảo rằng một số lượng lớn các công ty sản xuất sản phẩm cùng loại (single product firm) có thể cùng tồn tại trong thế cân bằng (theo Greenaway, 1987). Những mô hình này được gọi tên là mô hình “tân Chamberlin” và mô hình “tân Hotelling”. Cả hai mô hình này đều tồn tại trong điều kiện “cạnh tranh độc quyền”. Tuy vậy, cách giải quyết vấn đề thị hiếu tiêu dùng của hai mô hình này lại khác nhau. Với mô hình tân Chamberlin, người tiêu dùng cố gắng mua càng nhiều càng tốt các sản phẩm khác nhau và sẽ có ít nhất một công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm. Còn với mô hình tân Hotelling, người tiêu dùng khác nhau sẽ có thị hiếu khác nhau đối với các sản phẩm thay thế cho một loại sản phẩm nào đó (Tharakan và Kerstens, 1995) Mặc dù mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang tồn tại trong thị trường cạnh tranh độc quyền giả định rằng thâm nhập thị trường (entry) là tự do và lợi thế kinh tế theo quy mô ở mức độ nhỏ, sự thật không hoàn toàn như vậy. Việc thâm nhập thị trường có thể bị hạn chế và / hoặc mức độ của lợi thế kinh tế theo quy mô có thể lớn tương ứng với
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 tổng nhu cầu thị trường (total market demand). Với các đặc điểm đó, số lượng các công ty hoạt động trong thị trường sẽ khá ít, nói cách khác, kết cấu của thị trường (market structure) sẽ là mô hình độc quyền nhóm (oligopoly). Eaton và Kierzkowski (1984) là những người đầu tiên khẳng định sự tồn tại của Thương mại nội ngành theo chiều ngang trong điều kiện độc quyền nhóm. Do vậy, có thể nói rằng, một thị trường độc quyền nhóm là một thị trường thay thế mà Thương mại nội ngành theo chiều ngang tồn tại trong đó. Vì vậy, mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang có thể chia thành mô hình tân Chamberlin, mô hình tân Hotelling và mô hình Eaton và Kierzkowski. Kết cấu thị trường mà 3 mô hình này dựa vào là khác nhau. Hai mô hình đầu dựa vào thị trường cạnh tranh độc quyền, còn mô hình cuối cùng lại dựa vào thị trường độc quyền nhóm. 1.2.1.1. Mô hình tân Chamberlin Về mặt cung, mô hình này xem xét đến cạnh tranh độc quyền và sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang. Về mặt cầu, nó dựa trên phương pháp “chú trọng tính đa dạng” (love of variety). Theo phương pháp này, tất cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách bình đẳng (symmetric); nghĩa là, người tiêu dùng được sử dụng nhiều sản phẩm hơn, nói cách khác, người tiêu dùng có thể mua nhiều sản phẩm hơn, chứ không phải là mua sản phẩm mình ưa chuộng (Williamson và Milner, 1991) Dixit và Stiglitz (1977) nghiên cứu nhu cầu về sự đa dạng của sản phẩm, lấy bối cảnh là một nền kinh tế đóng tuân thủ theo nguyên tắc cạnh tranh không hoàn hảo của mô hình Chamberlin. Theo mô hình của 2 tác giả này, thương mại xảy ra do tác động của lợi thế kinh tế theo quy mô, chứ không phải do tác động của khác biệt về nguồn lực. Mô hình của 2 tác giả này cũng được Krugman (1979, 1980, 1982) áp dụng vào nền kinh tế mở
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 ci trong một loạt các bài báo của ông. Dixit và Norman (1980) cũng áp dụng mô hình của 2 tác giả trên. Do đó, đặc điểm cơ bản của mô hình tân Chamberlin có thể rút ra từ nghiên cứu của các tác giả trên. Kierzkowski (1996), bằng cách trích dẫn ý tưởng của Krugman (1979) đã minh họa các đặc điểm cơ bản của mô hình tân Chamberlin. Nghiên cứu năm 1979 của Krugman giả định rằng tất cả người tiêu dùng giống nhau và như vậy thị hiếu của họ được thể hiện bằng hàm thỏa dụng (utility function) sau đây: U= v(ci ) i v‟>0,v”<0 ( 2.1) Trong đó : v’ và v’’ là vốn phái sinh (order derivative) thứ 1 và thứ 2 của v tính theo ci và ci thể hiện mức tiêu thụ hàng hóa i của người tiêu dùng đại diện. Hàng hóa trong công thức trên được sản xuất theo phương thức khác biệt hóa sản phẩm; không cần đưa hàng hóa đồng nhất vào giai đoạn này. Ở đây chỉ bàn luận về nền kinh tế đóng. Phương trình 2.1 có đặc điểm là mức thỏa dụng tăng lên khi số lượng hàng hóa do một người mua tăng lên, còn những cái khác không thay đổi. Để minh họa cho luận điểm này, mô hình còn đưa ra công thức cụ thể hơn của phương trình 2.1 như sau: U =    i 0< < 1 (2.2) Mô hình giả định rằng: (1) hàng hóa ban đầu là n đã được mua (2) giá thành của hàng hóa là bằng nhau (3) ) thu nhập của người tiêu dùng đại diện là I . Như vậy, người tiêu dùng chắc chắn đã mua các mặt hàng khác nhau với cùng một số lượng như nhau. Mỗi loại hàng là c¯ (c¯ = I / n). Mỗi một người tiêu dùng sẽ có mức độ thỏa dụng như sau:
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 U(n) = nc (2.3) Tiếp theo, mô hình giả định rằng người tiêu dùng giống nhau, có thu nhập như nhau, và giá tiền như nhau. Người tiêu dùng mua nk hàng hóa, thay vì mua n hàng hóa. Bằng cách thay trực tiếp, có thể thấy sự khác biệt trong mức độ thỏa dụng liên quan tới 2 hàng hóa nk và n như sau: U(nk) - U(n) = nc ( k1  - 1) (2.4) Nếu trong trường hợp thứ 2 này, hàng hóa phong phú hơn, thì k > 1 và công thức 2.4 sẽ có giá trị dương. Nếu mua từng loại hàng hóa với số lượng ít hơn (I/nk thay thế I/n), nhưng lại mua tăng số lượng hàng, thì mức độ thỏa dụng sẽ tăng lên dù thu nhập là như nhau và giá tiền không đổi. Điều này chứng minh tại sao hàng hóa phong phú lại làm chúng ta thích thú. Đến bước thứ 2, Kierzkowski (1996) đề cập đến mặt cung trong mô hình năm 1979 của Krugman. Trong mô hình này, chỉ có một nguồn lực là lao động (l), và hàm sản xuất cho mọi loại hàng là giống nhau. Số lượng đơn vị lao động l cần có để sản xuất xi số lượng hàng hóa i được thể hiện như sau: Li=   xi ,> 0 (2.5) Trong đó: l là lao động, α và β lần lượt là chi phí cố định và chi phí cận biên. Nếu hệ số α > 0, lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ xảy ra. Với lợi tức tăng dần theo quy mô (li / xi giảm khi xi tăng ) sẽ chỉ có một công ty sản xuất một loại sản phẩm khác biệt hóa và công ty này sẽ cố gắng tận dụng vị thế độc quyền của mình trên một phân đoạn thị trường; nói cách khác, công ty này sẽ tạo ra sự cân bằng giữa doanh thu cận biên với chi phí cận biên. Nếu tính tất cả các sản phẩm khác biệt hóa, thì số lượng công ty sản xuất sẽ bằng số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Khi đó với hàm thỏa dụng trong công thức 2.4, và hàm sản xuất trong công thức 2.5, ta có công thức như sau: Pi (xi)(1-1/ei)=  w ( 2.6 )
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Trong đó: ei là độ co giãn của cầu đối với từng công ty và w là mức lương. Như công thức 2.6 đã chứng minh, nếu một công ty mới ra đời, sẽ không có lợi nhuận ở mức cân bằng dù các công ty cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó. Lợi nhuận bằng không chính là một đặc điểm của mô hình Chamberlin về cạnh tranh độc quyền.  i = Pixi - (  xi ) w = 0 (2.7) Từ lợi nhuận bằng 0, có thể kết luận rằng tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa i cân bằng với tổng doanh thu: Pixi = (  xi ) w (2.8 ) Phương trình 2.8 có thể biểu diễn bằng cách khác khi giá tiền cân bằng với chi phí trung bình để xác định giá tiền mà mỗi công ty đại diện sẽ đưa ra Pi =     x w ( 2.9 ) Vì đáp số cho P, x và c sẽ bằng với giá trị của tất cả i, lợi nhuận bằng 0 trong mô hình Chamberlin có thể được đơn giản hóa bằng cách loại bỏ chỉ số dưới là i. Cũng có thể đơn giản hóa hơn nữa bằng cách đặt w = 1.0.   P = x    (2.10) Vì tất cả các loại hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng một cách bình đẳng và sự khác biệt hóa không tốn kém một đồng xu nào, nên sẽ không bao giờ có 2 công ty cùng sản xuất một loại hàng như nhau trong mô hình của Chamberlin. Do đó, đầu ra của một công ty sẽ là: Xi = Lci (2.11) Trong đó L =  Li (2.12) Nói cách khác, việc sản xuất ra mặt hàng xi sẽ tương ứng với mức tiêu thụ của một người tiêu dùng đại diện ci nhân với đơn vị lao động L bởi vì lúc
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13  này, người tiêu đồng nhất với công nhân. Với cách định nghĩa này về xi, công thức 2.10 có thể viết theo cách khác như sau:  P=   Lc      (2.13) Kierzkowski (1996) mô tả điều kiện cân bằng (ở công thức 2.6 và 2.13) trong hình minh họa 1 (trang 12) giống Krugman thể hiện năm 1979. Trong hình này, trục thẳng đứng thể hiện giá tiền và trục nằm ngang thể hiện tiêu thụ trên đầu người đối với tất cả các loại hàng. Đoạn PP mô tả phương trình 2.6; nó là đường dốc đi lên với giả định rằng độ co giãn của cầu đối với một công ty sẽ hẹp lại khi sản lượng đầu ra của công ty tăng lên. Đường ZZ ở hình 1 minh họa cho phương trình 2.13. Hai đường này cắt nhau sẽ quyết định giá cân bằng P0 và mức độ tiêu thụ trên đầu người của tất cả các loại hàng c0. Nhân c0 với L sẽ được x0 (mức sản lượng của tất cả các công ty). Tuy nhiên vẫn chưa rõ về số lượng các loại hàng trong nền kinh tế. Tuy vậy, nếu sử dụng toàn bộ nhân lực thì L= nli = n(  xi ) - (2.14) Trong công thức trên, ta chưa biết về n (mức độ phong phú của sản phẩm). Có thể tính n theo công thức sau: n =  L = li L   xi (2.15) Trong điều kiện cân bằng, n biến thành n* và được tính như sau: n* = L = l0 L   x0 (2.16) Cuối cùng, cần ghi nhớ rằng tính bình đẳng trong mô hình tân Chamberlin đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được sản xuất với cùng số lượng và, trong điều kiện cân bằng, có giá thành như nhau. Các đặc điểm này rất đúng với nền kinh tế đóng.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Để giải thích về thương mại nội ngành, Krugman (1979) giả định 1 cách đơn giản rằng có một nền kinh tế thứ 2 (second economy) giống hệt
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 l nền kinh tế của nước được nghiên cứu (home economy) về mọi phương diện. Giả định là phí vận tải bằng 0, thương mại 2 chiều đối với sản phẩm khác biệt hóa sẽ diễn ra nếu một loạt sản phẩm giống hệt nhau được sản xuất riêng rẽ ở 2 quốc gia trên trước khi được trao đổi. (pre-trade). Bởi vì không công ty nào có động lực để sản xuất một loại hàng giống hệt loại hàng của công ty khác, nên điều này sẽ dẫn đến một sự thay thế hoàn hảo (Greenaway, 1987). Do đó việc khác biệt hóa sản phẩm hơn nữa sẽ diễn ra một khi thương mại mở cửa: cạnh tranh sẽ thúc đẩy Công ty ở một trong 2 quốc gia rút ra khỏi thị trường hoặc sản xuất 1 mặt hàng mới. Lúc này, thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa sẽ xảy ra (Williamson và Milner, 1991). Theo Williamson và Milner (1991), các đặc điểm của cân bằng hậu thương mại (post-trade equilibrium) sẽ giống với cân bằng tiền thương mại (pre-trade equilibrium): giá tiền và đầu ra của các loại hàng hóa giống hệt nhau. Không quốc gia nào trong số hai quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong bất kỳ loại sản phẩm nào và lúc đó, cơ sở của thương mại là tính đa dạng (đã được tăng lên). Tổng số hàng hóa (nT ) sẵn sàng phục vụ tất cả người tiêu dùng sẽ tăng tới mức: LH  LF Nt = i = nh + nf (2.17) Trong đó: LH là lực lượng lao động của nước được nghiên cứu và LF là lực lượng lao động tại quốc gia thứ 2. Và nh là số lượng hàng sản xuất tại nước được nghiên cứu và nf là số hàng sản xuất tại nước thứ 2. Do đó, mặc dù sự mở cửa thương mại không có tác dụng đối với mức sản lượng, hoặc số lượng công ty ở 2 quốc gia, người tiêu dùng có gấp đôi lượng hàng hóa. Họ chỉ mua một số hàng hóa theo thị hiếu. Nếu nT được công dân cả 2 nước mua, nhưng chỉ có nh = nf được sản xuất ở mỗi quốc gia, chắc chắn phải có thương mại 2 chiều giữa 2 nước thông qua việc trao đổi hàng hóa.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Kết quả thu được từ thương mại trong mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang cụ thể trên đây là việc tăng sản phẩm. Đây là kết quả của một hình thức đặc biệt của hàm thỏa dụng. Nếu chi phí trên một sản phẩm giảm do quy mô sản xuất tăng thì lợi ích sẽ đồng thời có được từ số lượng hàng hoá tăng lên và từ giá tiền của các sản phẩm khác biệt hóa trong nước và ở nước ngoài giảm, sau khi đã mở rộng thị trường. Chính điều này đã dẫn đến việc trao đổi hàng hoá. (Williamson và Milner, 1991) Tuy vậy, mô hình này có một số nhược điểm. Mặc dù xác định rõ được số lượng hàng hóa hậu thương mại, vẫn không chắc chắn về vị trí của các công ty cũng như loại hình thương mại. Ngoài ra, không rõ loại hàng nào sẽ được sản xuất trong nước và loại nào sẽ phải nhập khẩu. Helpman và Krugman (1985) đã giải quyết thiếu sót này bằng cách giải quyết các khác biệt về nguồn lực ban đầu. Trong trường hợp đó, khi một vài công ty ở cả 2 nước sản xuất sản phẩm khác biệt hóa, Thương mại nội ngành sẽ diễn ra do các nhà sản xuất độc quyền sẽ bán hàng ở cả 2 nước. 1.2.1.2.Mô hình tân Hotelling Giống như mô hình tân Chamberlin, về mặt cung, mô hình tân Hotelling dựa trên sự cạnh tranh độc quyền và sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang. Tuy nhiên, về mặt cầu, thị hiếu tiêu dùng của mô hình tân Hotelling hoàn toàn khác với thị hiếu trong mô hình tân Chamberlin. Trong khi mô hình của Dixit-Stiglitz-Krugman dựa vào phương pháp “chú trọng tính đa dạng” thì mô hình tân Hotelling nghi ngờ phương pháp này và giới thiệu một phương pháp mới, phương pháp “hàng hóa lý tưởng”. Theo phương pháp „hàng hóa lý tưởng‟, người tiêu dùng có thị hiếu khác nhau về hàng hóa họ ưa thích nhất và họ chỉ mua sản phẩm họ ưa chuộng nhất hoặc sản phẩm sẵn có gần giống nhất với sản phẩm ưa thích nhất của họ. Theo phương pháp này, người tiêu dùng được thỏa mãn từ việc có thể mua hàng họ ưa chuộng. Trong khi đó, phương pháp “chú trọng
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 tính đa dạng‟ của Chamberlin lại cho rằng tất cả hàng hóa đều đến tay người tiêu dùng một cách bình đẳng. Người tiêu dùng được thỏa mãn từ việc mua được nhiều sản phẩm hơn, chứ không phải là mua được sản phẩm họ yêu thích như trong phương pháp „hàng hóa lý tưởng‟.( Williamson và Milner, 1991). Lancaster (1980) và Helpman (1981) đã mô tả các đặc điểm cơ bản của mô hình tân Hotelling. Trong mô hình tân Hotelling ban đầu, mô hình này xuất hiện trong nền kinh tế đóng, và thị hiếu của người tiêu dùng được phân bố đều xung quanh một đường tròn (circle). Việc giảm chi phí sản xuất nhằm đảm bảo rằng số lượng hàng được sản xuất là có giới hạn, và điều này, đến lượt nó, lại đảm bảo rằng một vài người tiêu dùng mua được hàng hóa lý tưởng đối với mình, số khác mua hàng hóa không lý tưởng đối với họ hoặc không mua cái gì. Khi người tiêu dùng càng khó có thể tiếp cận hàng hóa lý tưởng, số tiền họ sẵn sàng chi trả cũng giảm, tỷ lệ với độ khó tiếp cận hàng hóa lý tưởng. Xét về phương diện sản xuất, điều kiện cân bằng của nền kinh tế đóng trong mô hình tân Hotelling rất giống với điều kiện cân bằng của mô hình tân Chamberlin. Khi doanh thu cận biên cân bằng với chi phí cận biên (lợi nhuận bằng 0) thì hiện tượng tối đa hóa lợi nhuận xảy ra với các công ty sản xuất. Việc tối đa hóa lợi nhuận, thâm nhập (thị trường) một cách tự do và giảm chi phí sẽ quyết định số lượng hàng (n) được sản xuất. Tất cả các hàng hóa này có thị phần như nhau và do đó có giá như nhau. Sự cân bằng này với n công ty sản xuất ra n sản phẩm và kiếm được lợi nhuận bằng 0 được mô tả trong nghiên cứu của Lancaster (1980) như là cạnh tranh độc quyền hoàn hảo. (Greenaway, 1987). Kierzkowski (1996), tham khảo bài viết của Lancaster (1980) đã xem xét các điều kiện thương mại quốc tế trong mô hình tân Hotelling. Dưới góc độ thương mại, 2 nền kinh tế giống hệt nhau về mọi phương diện sẽ
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 được nghiên cứu. Mỗi một nền kinh tế có 2 khu vực: khu vực sản xuất hàng hóa đồng nhất (homogenous goods) và khu vực sản xuất hàng hóa khác biệt hóa. Nếu hàng hóa đồng nhất được sản xuất với điều kiện lợi tức cố định theo quy mô thì lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ xảy ra trong khu vực sản xuất hàng hóa khác biệt hóa. Không có rào cản nào đối với việc thâm nhập (thị trường) và do đó, lợi nhuận bị đẩy về con số 0 trong thế cân bằng. Với điều kiện lợi tức tăng dần theo quy mô công nghệ, chỉ một số lượng giới hạn các sản phẩm khác biệt hóa được sản xuất cho dù nhu cầu về chúng là vô hạn. Giả sử hình minh họa 2 diễn tả điều kiện tiền thương mại của nền kinh tế nước được nghiên cứu. Mỗi một điểm trên đường tròn thể hiện một mô hình lý tưởng cho một vài cá nhân. Nếu 4 mặt hàng (m1, m2 , m3, m4 ) được sản xuất trong nền kinh tế đóng, người tiêu dùng với các mô hình lý tưởng c1, c2, c3, c4 thật sự may mắn; họ mua được đúng thứ họ thích nhất; những người khác trả cùng một số tiền như vậy để mua những thứ không phù hợp với sở thích của họ. Giả sử thương mại tự do diễn ra giữa nước được nghiên cứu với 1 nước giống hệt nước này. Cũng có 4 công ty nước ngoài, nhưng thay vì sản xuất mặt hàng m1, m2 , m3, m4, họ tình cờ sản xuất 4 mặt hàng khác mà một trong các mặt hàng đó nằm ở khoảng giữa m1 và m2, một mặt hàng lại nằm ở khoảng giữa m3,và m4, và vân vân. Có thể thấy rằng thương mại tự do mang lại lợi ích cho một vài người tiêu dùng và không ảnh hưởng xấu đến ai bởi vì một vài người tiêu dùng tiến gần hơn đến hàng hóa lý tưởng của họ khi số lượng các công ty (mỗi công ty sản xuất một mặt hàng khác nhau) tăng lên. Trong trường hợp đó, thương mại hoàn toàn mang tính nội ngành. Theo Kierzkowski (1996), mặc dù 2 quốc gia giống nhau như một cặp song sinh, thương mại vẫn diễn ra và khi đó nó hoàn toàn là thương mại nội ngành. Tuy vậy, trong trường hợp 2 nền kinh tế giống hệt nhau như vậy, không chắc chắn mặt hàng nào được sản xuất trong nước và mặt hàng
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 nào được nhập về. Đây cũng là yếu điểm lớn nhất của mô hình tân Chamberlin. Mô hình tân Hotelling giải quyết yếu điểm này bằng cách giải quyết sự khác biệt trong nguồn lực ban đầu và giả định rằng nguồn lực ban đầu của 2 nước khác nhau và khu vực sản xuất hàng hóa khác biệt hóa có thể thâm dụng vốn (sử dụng nhiều vốn) trong khi khu vực sản xuất hàng hóa đồng nhất lại thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động). Trong trường hợp đó, như Lancaster (1980) và Helpman (1981) đã chỉ ra, thương mại nội ngành và thương mại liên ngành (inter-industry trade) cùng tồn tại. Cả hai nước sẽ xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản phẩm khác biệt hoá; tuy vậy nước nào có tỷ lệ vốn-lao động tổng thể cao hơn sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng (net exporter) sản phẩm khác biệt hoá; nước kia sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng (net importer). Để cân bằng thương mại, nước ít vốn hơn sẽ chỉ xuất khẩu hàng hoá đồng nhất. Do vậy, sẽ xuất hiện thương mại 1 chiều trong khu vực sản xuất hàng hoá đồng nhất và thương mại 2 chiều trong khu vực sản xuất sản phẩm khác biệt hoá vì mỗi loại hàng chỉ được sản xuất tại một quốc gia. Kết quả là thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hoá, thâm dụng vốn do lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh độc quyền quyết định sẽ cùng tồn tại với thương mại liên ngành đối với hàng hoá đồng nhất, thâm dụng lao động vốn được quyết định bởi sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia (Nilsson, 1999). Với điều kiện các thứ khác cân bằng nhau, sự khác biệt giữa các nguồn lực ban đầu càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành càng nhỏ trong bức tranh thương mại tổng thể. 1.2.1.3.Mô hình của Eaton và Kierzkowsk Eaton và Kierzkowski (1984) đã phát triển một mô hình Thương mại nội ngành dựa trên thị trường độc quyền nhóm và sản phẩm khác biệt hoá theo chiều ngang. Mô hình đã chứng minh cho quan điểm rằng một thị trường độc quyền nhóm là nơi có thể diễn ra thương mại nội ngành theo chiều ngang.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Trước khi đưa vào xem xét thương mại quốc tế dưới điều kiện độc quyền nhóm, Eaton và Kierzkowski đã xây dựng nên các đặc điểm cơ bản của mô hình hoạt động theo hình thức tự cung tự cấp. Họ đã sử dụng công thức của Lancaster (1971) để tìm ra đặc điểm của nhu cầu đối với sản phẩm khác biệt hoá theo chiều ngang. Trong công thức này, mỗi một người tiêu dùng i có một loại mặt hàng lý tưởng B (sản phẩm khác biệt hoá) được đặc trưng bởi tham số θi. Một người tiêu dùng sẽ mua một mặt hàng thay thế, khác với hàng hoá lý tưởng của họ nếu giá của mặt hàng thay thế thấp. Khi đó hàm thoả dụng sẽ là: V(Y, pi,  , Zi) = max {Y - pi i  Zi , Y - p ) (2.18) Trong đó: Zi là hàng hoá do một người tiêu dùng i mua; pi là giá của sản phẩm khác biệt hoá; và Y là thu nhập của người tiêu dùng. Hàm thoả dụng 2.18 sẽ có đặc điểm như sau: Tối đa chỉ có một sản phẩm khác biệt hoá được mua. Giá tối đa mà một người tiêu dùng i sẵn lòng trả là p với điều kiện là mặt hàng có sẵn tương ứng với θi , giá tiền này giảm tuyến tính với khoảng là | θi -Zi |. Khi giá của tất cả các ản phẩm khác biệt hoá lớn hơn p¯ - | θi -Zi |, người tiêu dùng sẽ dùng toàn bộ thu nhập để mua sản phẩm A (hàng hoá đồng nhất). Đứng về mặt sản xuất, việc sản xuất mặt hàng B có đặc trưng là lợi tức tăng dần theo quy mô. Tổng chi phí sản xuất x sản phẩm khác biệt hoá B là: C = k+ cx (2.19) Trong đó: c là chi phí cận biên và k là chi phí cố định. Ngược lại với các nghiên cứu về thị trường cạnh tranh độc quyền, một công ty có chi phí không đổi khi công ty đó chọn một loại hàng để sản xuất, trước khi công ty quyết định mức sản lượng và giá sản phẩm. Các quyết định về thâm nhập thị trường và giá cả diễn ra kế tiếp nhau chứ không phải là đồng thời. Một điều kiện tiên quyết, thiết yếu để thực hiện giải pháp độc quyền nhóm là cần có sự giới hạn mà theo Eaton và Kierzkowski (1994) chính là giới hạn về số lượng hàng hóa người tiêu dùng có nhu cầu. Hãy xem xét
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 02 trường hợp. Trường hợp 1 là chỉ có 01 loại người tiêu dùng có nhu cầu về một mặt hàng cụ thể. Trường hợp 2 là có 2 loại người tiêu dùng, mỗi loại người tiêu dùng này có nhu cầu về một loại hàng hóa lý tưởng khác nhau; trong trường hợp này, nhiều nhất chỉ có 2 công ty (mỗi công ty chuyên sản xuất 1 mặt hàng) ở trạng thái cân bằng. Để đưa được ra kết luận như vậy, người ta đã cụ thể hóa các nguyên tắc liên quan đến việc thâm nhập thị trường. Việc thâm nhập thị trường đối với sản phẩm khác biệt hóa là không bị giới hạn. Nếu một ai đó tin rằng họ sẽ thu được lợi nhuận thì họ sẽ thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thâm nhập thị trường là bước kế tiếp chứ không diễn ra đồng thời. Một công ty quyết định thâm nhập thị trường với 1 sản phẩm cụ thể; công ty tiếp theo sẽ lấy sản phẩm của công ty trước làm căn cứ để quyết định xem có thâm nhập thị trường đó hay không. Xét trường hợp có 2 người tiêu dùng, người tiêu dùng n1 muốn có sản phẩm θi, còn người tiêu dùng n2 muốn có sản phẩm θ2. θi và θ2là hai sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang. Số lượng các công ty trong thị trường phụ thuộc vào k, c, n1, n2 , giá của các sản phẩm khác nhau và khoảng cách kinh tế (nói cách khác, là mức độ khác biệt của hàm sản xuất giữa θi và θ2). Nếu k và c đủ lớn; n1, n2 và p rất nhỏ, thì một công ty mới thâm nhập thị trường sẽ không thu được lợi nhuận. Nhưng nếu k và c đủ nhỏ; n1, n2 và p đủ lớn, thì nên thâm nhập thị trường. Nếu cả 2 Công ty trên sản xuất sản phẩm θi và θ2, việc thâm nhập thị trường của một công ty thứ 3 sẽ không mang lại lợi nhuận cho công ty này bởi trong ít nhất một công ty, theo mô hình cạnh tranh giá của Bertrand (Bertrand price competition), sẽ đẩy giá thành sản phẩm tới mức chi phí cận biên. Kết quả là, trong điều kiện cân bằng, sẽ chỉ có nhiều nhất là 2 công ty trong thị trường có 2 người tiêu dùng, theo như mô hình của Eaton và Kierzkowski (Greenaway, 1987).
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Sau khi đưa ra các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế theo kiểu tự cung tự cấp, Eaton và Kierzkowski (1984) giải thích sự dịch chuyển từ hình thức tự cung tự cấp (autarky) sang hình thức trao đổi hàng hóa (trade) bằng cách đưa thêm vào một nền kinh tế thứ 2. Hai tác giả nhận thấy rằng khi thương mại xuất hiện, số lượng hàng hóa được trao đổi, số lượng Công ty và tầm quan trọng của ảnh hưởng tổng (net benefits) của thương mại phụ thuộc vào những giả định ban đầu liên quan đến hình thức tự cung tự cấp trong nền kinh tế có sự trao đổi hàng hoá hoặc cụ thể hơn nữa là phụ thuộc vào thị hiếu (distribution of preferences) ở mỗi quốc gia. Một số yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng là khoảng cách giữa các sản phẩm tiền thương mại và sản phẩm hậu thương mại; và câu hỏi về việc liệu có sự chồng chéo nào không. Nếu, ví dụ, các nền kinh tế là giống hệt nhau, thì việc trao đổi hàng hóa sẽ dẫn đến việc chỉ có một công ty sản xuất ra một mặt hàng nào đó và mặt hàng đó sẽ có giá thành thấp hơn. Nếu mỗi một Công ty lại nằm ở 1 quốc gia thì trong trường hợp này, rõ ràng chúng ta có thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều ngang hay còn gọi là thương mại nội ngành theo chiều ngang. Tuy nhiên, trong mô hình của Eaton và Kierzkowski, điều này không hẳn đã diễn ra, do có một khu vực sản xuất hàng hóa đồng nhất và trong một vài trường hợp, một quốc gia có thể chuyên sản xuất cả 2 loại sản phẩm khác biệt hóa để trao đổi 2 loại sản phẩm đó lấy hàng hóa đồng nhất. (Greenaway, 1987). Trong trường hợp này, xu hướng (direction) và loại hình thương mại quốc tế sẽ không phải là thương mại nội ngành mà là thương mại liên ngành (inter-industry trade). 1.2.2. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc Sự khác biệt giữa mô hình theo chiều dọc và theo chiều ngang rất quan trọng. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang thường được
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 dùng để giải thích dòng Thương mại nội ngành giữa các nước phát triển. Còn thương mại nội ngành giữa nước phát triển với nước đang phát triển, còn gọi là thương mại nội ngành theo chiều dọc, có những điểm khác biệt và diễn ra do nhiều tác nhân khác, chứ không phải là do thương mại nội ngành giữa các nước phát triển với nhau. Vì vậy có thể nói, cách giải thích về thương mại nội ngành theo chiều dọc cần có sự điều chỉnh, không thể giống như những cách giải thích thông thường. Một yếu tố thiết yếu và mang tính sáng tạo trong mô hình thương mại nội ngành theo chiều dọc chính là việc người ta thừa nhận việc khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc bằng chất lượng là yếu tố quyết định cơ bản trong thương mại nội ngành giữa các nước phát triển và đang phát triển. Hơn thế nữa, mô hình theo chiều dọc có thể giải thích thương mại nội ngành mà không cần đến các yếu tố là lợi thế kinh tế theo quy mô, và cạnh tranh không hoàn hảo và như vậy, mô hình này cũng không vô hiệu hóa mô hình HOS. Trường hợp này không giống với mô hình theo chiều ngang, theo đó, sự tương tác giữa lợi thế kinh tế theo quy mô, khác biệt hóa sản phẩm (theo chiều ngang) và cạnh tranh không hoàn hảo là những nhân tố quan trọng. (Tharakan và Kerstens, 1995) Có thể nói rằng phần lớn thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra trong thị trường “cạnh tranh hoàn hảo”. Falvey (1981) là người đầu tiên viết về thương mại nội ngành theo chiều dọc trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Falvey chỉ ra rằng thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể xảy ra khi rất nhiều Công ty sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng khác nhau mà không có lợi tức tăng dần trong sản xuất (increasing returns in production). Bằng cách này Falvey mở rộng lý thuyết HOS để xây dựng nên mô hình tân Hecksher-Ohlin. Mặc dù không phổ biến như mô hình tân Hecksher-Ohlin, Shaked và Suttan (1984) đã xây dựng nên mô hình Thương mại nội ngành theo chiều
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 dọc, theo đó, số lượng các Công ty mang tính nội sinh (endogenous). Trong bài viết năm 1984, 2 tác giả chỉ ra rằng, không giống như mô hình tân Hecksher-Ohlin, thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể xảy ra trong một thị trường có ít Công ty và có lợi tức tăng dần theo quy mô. Có thể phân biệt hai mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc trên đây dựa vào kết cấu thị trường mà chúng chọn làm cơ sở. Mô hình tân Hecksher-Ohlin tồn tại trong thị trường „cạnh tranh hoàn hảo‟, còn mô hình của Shaked và Suttan tồn tại trong “độc quyền nhóm tự nhiên”. 1.2.2.1. Mô hình tân Hecksher-Ohlin Mô hình này thay thế cho mô hình Thương mại nội ngành nhờ vào kết quả của lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh độc quyền. Falvey (1981) là người đầu tiên viết về mô hình này. Trong công thức 2x2x2 của của mô hình HOS truyền thống, hai nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra 2 loại hàng hóa ở 2 quốc gia. Mô hình đó giả định rằng các nguồn lực khác nhau (các nguồn lực khác nhau này dẫn đến sự khác biệt về giá sản xuất giữa các đối tác thương mại tiềm năng) chính là lý do dẫn đến trao đổi hàng hóa (trade). Mô hình HOS cũng liên quan đến lợi tức cố định theo quy mô. Falvey giữ nguyên 2 giả định chính của lý thuyết HOS, nhưng để mở rộng mô hình HOS này, ông chỉnh sửa 2 vấn đề. Thứ nhất, ông giả định rằng một trong 2 yếu tố đầu vào của mỗi ngành sản xuất phải mang tính riêng biệt cho ngành đó. Thứ hai, ông cho rằng mỗi ngành sản xuất không chỉ sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất; mà ít nhất có một ngành sản xuất ra sản phẩm khác biệt hóa. Sản phẩm ở đây được khác biệt hóa theo chiều dọc, khác biệt này liên quan đến chất lượng. (Greenaway, 1987). Falvey (1981), sau khi đã chỉnh sửa 2 giả định, đã đưa ra các đặc điểm của nền kinh tế đóng theo mô hình tân Hecksher-Ohlin. Ngành sản xuất có số vốn là K và có thể thuê lao động L với mức lương là w. Khi sử dụng K và L,
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 ngành này có thể sản xuất một loạt sản phẩm với chất lượng khác nhau. Về mặt cung, chất lượng sản phẩm do tỷ lệ (α) vốn-lao động trong sản xuất quyết định. Sản phẩm có chất lượng cao hơn đòi hỏi nhiều vốn hơn và do đó giá thành của nó cũng cao hơn. Ngược lại, về mặt cầu, nhu cầu về mỗi loại chất lượng là một hàm số của giá thành của tất cả các loại chất lượng và thu nhập tổng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thích sản phẩm chất lượng cao hơn sản phẩm chất lượng thấp. Tuy nhiên, thu nhập buộc một số người tiêu dùng phải mua một số sản phẩm chất lượng thấp và sẽ hướng tới sản phẩm chất lượng cao hơn khi thu nhập của họ tăng lên (Greenaway, 1987). Falvey (1981) một lần nữa lý giải các điều kiện thương mại trong mô hình tân Hecksher-Ohlin. Theo Falvey, thương mại diễn ra ở 2 nước (nước được nghiên cứu và nước thứ 2). Ngành sản xuất của 2 nước này lần lượt có số vốn là K và K*, mức lương là w và w*. Yếu tố vốn có tính chuyên biệt cho ngành sản xuất và ổn định trên phạm vi toàn cầu nhưng lại tự do di chuyển trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm chất lượng khác nhau của ngành trong phạm vi quốc gia. Lợi tức từ vốn (lần lượt là r và r*) phải điều chỉnh để duy trì được toàn bộ nhân công của 2 nguồn vốn trên. Mỗi ngành sản xuất đều hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Với lợi tức từ vốn ở 2 quốc gia, chi phí sản xuất trong nước c và chi phí sản xuất ở nước ngoài c* để tạo ra chất lượng α1 có thể tính như sau: c = w +  i r (2.20) c* = w* +i r* (2.21) Giả định là nước được nghiên cứu (nước thứ 1) có điều kiện về vốn (lao động) từ đó dẫn đến w* < w và r* > r. Mặc dù các giá sản xuất này khác nhau, nước được nghiên cứu vẫn có lợi thế so sánh ở các mặt hàng chất lượng
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 cao trong khi nước còn lại có lợi thế so sánh ở mặt hàng chất lượng thấp. Để tìm hiểu vấn đề này, Falvey(1981) xác định “chất lượng tối thiểu” α1 như sau: c ( 1) - c* ( 1) = 0 (2.22) Hoặc w +  1 r - (w* +  1 r* ) = 0  1 = w w* r*r Đối với các loại chất lượng khác, ( 2.23 ) c (i) - c* ( i) = w  w* (  1 - i) (2.24) 1 Ởcôngthức2.24cóthểthấynướcđượcnghiêncứucólợithếsosánhkhi Vì: Do đó: Khi và chỉ khi: Từ công thức 2.24 có thể thấy rõ ràng là nước được nghiên cứu có lợi thế so sánh về sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn và bất lợi về chi phí đối với sản phẩm chất lượng thấp. Do đó, mức lương ở quốc gia này sẽ cao hơn;
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Quốc gia này sẽ xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao hơn chất lượng tối thiểu (αi > α1) và nhập khẩu sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng tối thiểu. (αi < α1). Vì chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn hơn trong sản xuất, nên quốc gia dư thừa vốn sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao còn quốc gia dư thừa lao động sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng thấp và Thương mại nội ngành xảy ra như là kết quả tất yếu của hoạt động chuyên môn hoá trong sản xuất các sản phẩm khác nhau ở các quốc gia. (Torstensson, 1996). Falvey và Kierzkowski (1987) đã mở rộng nghiên cứu trên đây. Thương mại nội ngành cũng được nghiên cứu theo cách thức như trên. Có một vấn đề được mở rộng, đó là nước có dư nguồn vốn sẽ có lợi thế so sánh về hàng chất lượng cao và lợi thế này càng lớn hơn khi chất lượng được nâng lên nữa. Ngoài ra, mô hình này còn ngụ ý rằng có thể phân biệt sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc dựa vào tiêu chí chất lượng và giá thành. Mô hình của Falvey và Kierzkowski rất quan trọng vì nhiều thị trường quốc tế có đặc trưng của thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc. 1.2.2.2. Mô hình của Shaked và Suttan Trong một loạt bài viết (Shaked và Suttan 1982; 1983; 1984), Shaked và Suttan đã nghiên cứu trường hợp “độc quyền nhóm tự nhiên” và thương mại đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc. 2 tác giả tập trung vào trường hợp số lượng các Công ty có thể gia nhập thị trường với một sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn nhưng bị giới hạn bởi cung và cầu của thị trường. Theo Shaked và Suttan (1984), sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng có chất lượng nếu thu nhập (của người tiêu dùng) tăng, chi phí (nghiên cứu và triển khai) cố định liên quan đến việc tăng chất lượng thấp xuống và chi phí khả biến trung bình tăng cao do việc cải thiện chất lượng.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Ngược lại, nếu chi phí biến đổi trên một đơn vị (unit variable cost) không tăng cùng với chất lượng, - trường hợp này có thể xảy ra khi nguyên nhân chính gây cản trở cho việc cải thiện chất lượng là do chi phí cố định, hơn là do tăng lao động và nguyên liệu đầu vào - thì chỉ có một số lượng giới hạn các công ty có thể tồn tại với thị phần khả quan và giá thành sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi trên một đơn vị, ở thế cân bằng Nash về giá cả. Tình huống này được gọi là „độc quyền nhóm tự nhiên” (natural oligopoly) (Shaked và Suttan, 1984). Với việc tham khảo các bài viết của Shaked và Suttan các năm 1982, 1983, 1984, Williamson và Milner (1991) đã giải thích các đặc điểm tự cung tự cấp và trao đổi hàng hóa của mô hình Shaked và Suttan. Trong mô hình của Shaked và Suttan trong điều kiện tự cung tự cấp, chỉ có 2 công ty ở nước được nghiên cứu sản xuất ra mặt hàng chất lượng khác nhau là có thể tồn tại bất kể sự phân bố thu nhập của quốc gia đó ra sao. Nguyên nhân của hiện tượng này là cạnh tranh về chất lượng đã thúc đẩy tất cả các công ty phải cố gắng sản xuất ra hàng có chất lượng cao nhất có thể, nhưng cạnh tranh giá cả (theo mô hình của Bertrand) giữa các mặt hàng có cùng chất lượng làm cho giá thành về đến mức chi phí cận biện, dẫn đến việc các công ty phải rời bỏ thị trường. Theo Williamson và Milner (1991), mô hình Shaked và Suttan phân tích ảnh hưởng của việc trao đổi hàng hóa theo 2 phương pháp: phương pháp nền kinh tế giống hệt nhau (identical economies) và phương pháp nền kinh tế khác biệt (different economies). Nếu 2 nền kinh tế giống hệt nhau về mọi phương diện thì thị trường của cả 2 nền kinh tế này khi kết hợp lại vẫn chỉ phục vụ cho 2 công ty. Mặc dù có sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả như đã nói ở trên, số lượng các công ty được hỗ trợ không liên quan đến quy mô thị trường. Do đó khi việc trao đổi hàng hoá diễn ra, chỉ có 2 trong số các công ty tồn tại và tiếp tục tham gia vào thị trường chung. Tuy
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 nhiên, vẫn không thể dự đoán được xu hướng (direction) và loại hình thương mại trong trường hợp này. Tuy vậy, nếu mỗi nước có 1 công ty tồn tại được thì sẽ tồn tại Thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc. Nhưng, nếu 2 nền kinh tế khác nhau, sự khác biệt về phân phối thu nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty hơn tồn tại trong điều kiện cân bằng hậu thương mại, trong đó, nước có thu nhập (bình quân) cao hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng cao và nước có thu nhập (bình quân) thấp hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng thấp. Nhìn chung, do việc trao đổi hàng hoá đẩy giá thành thấp xuống và người tiêu dùng lại thích hàng chất lượng cao, nên công ty có sản phẩm chất lượng thấp nhất có xu hướng bị đẩy ra khỏi thị trường. Do vậy, nếu các yếu tố khác là như nhau, Thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng có khả năng xảy ra nếu thị hiếu ở 2 quốc gia này càng gần giống nhau. Trong cả 2 trường hợp trên, thương mại 2 chiều sẽ giúp tăng cường phúc lợi vì cạnh tranh làm giảm giá thành sản phẩm trong khi việc mở rộng thị trường sẽ làm chất lượng tổng thể được cải thiện. Kết quả là, theo mô hình của Shaked và Suttan, các nền kinh tế càng khác nhau thì số lượng các nhà sản xuất càng lớn; và sự phân phối thu nhập càng giống nhau thì số lượng nhà sản xuất càng ít trong thị trường chung của 2 quốc gia. Kết quả này cũng tương tự với khái niệm “thương mại mở cùng một lúc/ thương mại mở đồng thời” (trade overlap) theo giả thiết của Linder (1961). 1.2.3. Kết luận về các lý thuyết Thương mại nội ngành theo chiều dọc và Thương mại nội ngành theo chiều ngang Ở mục 1.2.1 và 1.2.2, rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để giải thích việc trao đổi 2 chiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc và theo chiều ngang trên phạm vi toàn thế giới. Các mô hình đó có thể giải thích được các nhân tố quyết định và nguồn gốc khác nhau của thương mại nội ngành
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 cũng như giải thích được kết cấu thị trường khác nhau (các kết cấu thị trường này thúc đẩy sự phát triển của Thương mại nội ngành). Tuy vậy, rất khó để gộp các dự đoán của các mô hình đó lại với nhau về một nhóm vì các giả định của chúng khác nhau về thị hiếu của người tiêu dùng, lợi tức theo quy mô, điều kiện để thâm nhập thị trường, sự khác biệt hoá sản phẩm và chi phí. Bảng 1 sau đây tóm tắt các mô hình lý thuyết đã được đề cập ở các phần trên đây (Memis, 2001). Sơ đồ 1.1: Tóm tắt người sáng lập và các nhân tố quyết định mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang 1.3. Các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang Các nghiên cứu theo chủ nghĩa kinh nghiệm có thể chia một cách đơn giản thành 2 nhóm: nhóm 1 mang tính chất tư liệu (documentary) và nhóm 2 mang tính giải thích (explanatory). Nhóm 1 có xu hướng báo cáo các kết quả tính toán thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang tại một điểm cụ thể hoặc tại các thời điểm ở một/nhiều quốc gia. Còn nhóm 2 cố gắng
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực sản xuất trong Thương mại nội ngành theo chiều dọc và chiều ngang và ngày càng có xu hướng áp dụng phương pháp toán kinh tế. 1.3.1. Các nghiên cứu mang tính tư liệu Các nghiên cứu dạng này tương đối dễ hiểu so với các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này đã đề cập đến: nền kinh tế của các nước phát triển (ví dụ như Aquino, 1978; Caves, 1981; Greenaway, 1983; Balassa, 1986; Jordan, 1993), nền kinh tế của các nước kém phát triển (ví dụ như Balassa, 1979; Lundberg, 1988; Schuller, 1995) và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (Lee và Lee, 1993; Greenaway, 1984; Hellvin, 1996). Bên cạnh việc cung cấp một ngân hàng dữ liệu to lớn về các bằng chứng về thương mại nội ngành, các nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin tổng hợp đầy đủ về đặc điểm của thương mại nội ngành. Ví dụ, mức độ tăng trưởng của các cấp độ thương mại nội ngành dường như liên quan trực tiếp đến mức độ tăng trưởng của thu nhập trên đầu người; các cấp độ thương mại nội ngành ở các nước phát triển có vẻ cao hơn ở các nước kém phát triển và các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Thương mại nội ngành dường như cao hơn ở các nước tham gia vào một vài mô hình hợp tác, ví dụ như Liên minh Châu Âu; các cấp độ thương mại nội ngành ở khu vực mang tính sản xuất cao hơn rất nhiều so với ở khu vực phi sản xuất. Những điều trên đây có thể được gọi là đúng chuẩn bởi vì người ta thường xuyên nhận ra sự hiện diện của chúng. Trong tất cả các trường hợp, các hiện tượng trên được giải thích dễ dàng. Những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm không chính thống có thể cho rằng, ví dụ như, Thương mại nội ngành phổ biến trong khu vực sản xuất hơn là trong khu vực phi sản xuất bởi vì rất hợp lý khi giải thích rằng khác biệt hoá sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô thường phổ biến hơn trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, vượt qua khỏi những suy nghĩ đơn thuần của
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 chủ nghĩa kinh nghiệm và kiểm tra các giả thiết liên quan đến mức độ tăng trưởng Thương mại nội ngành hoặc loại hình Thương mại nội ngành là điều cần thiết để đi đến các kết luận chuẩn mực hơn. (Greenaway và Milner, 1987) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế đã phát triển để hoàn thành mục tiêu này. 1.3.2. Các nghiên cứu theo phương pháp toán kinh tế Không giống như các nghiên cứu mang tính tư liệu ở trên, các phân tích theo phương pháp toán kinh tế gặp một số khó khăn về phương pháp và kiểm chứng. Ví dụ, đích thực có khó khăn trong các mô hình kiểm chứng cụ thể, các mô hình vốn chỉ khác nhau về mặt giả định. Ngay cả khi đã cụ thể hoá một mô hình để tiến hành kiểm chứng, trong mô hình đó vẫn có rất nhiều biến rất khó giải quyết, ví dụ như khác biệt hoá sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô. Mặc dù gặp phải những khó khăn trên, có khoảng 1 tá các phân tích theo phương pháp toán kinh tế kiểm chứng giả thiết liên quan đến các đặc điểm của quốc gia và của ngành đã được công bố. Các nghiên cứu này khác nhau về quốc gia và ngành được nghiên cứu, khoảng thời gian, các đặc điểm của mô hình, các mẫu sử dụng và cả cách đo thương mại nội ngành. Các phân tích theo phương pháp toán kinh tế khẳng định rằng các biến đặc trưng cho quốc gia và cho ngành có ảnh hưởng khác nhau đến thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Người ta cũng đã thực hiện các phân tích riêng rẽ nhằm kiểm chứng các giả thiết liên quan đến các đặc điểm quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Với mục đích đó, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đã xây dựng các mô hình theo phương pháp toán kinh tế cho thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang, trong đó, các đặc điểm về quốc gia và về ngành được coi là các biến giải thích.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Yj Nj Yj  Yk 2 Trong mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang của mình, 3 tác giả trên hy vọng kiểm tra được mô hình Chamberlin-Heckscher-Ohlin bằng cách sử dụng thương mại nội ngành theo chiều ngang, chứ không phải là thương mại nội ngành nói chung, làm biến độc lập. Sau đây là mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang mà họ kiểm chứng: HBjk = α0 + α1  Y k Nk +α2 + α3 Yj  Yk + α4 PDj + α5 MSj + α6 SEj + α7 MNEj + ej (2.25) Trong đó: HBjk = Tỷ trọng của thương mại nội ngành theo chiều ngang trong thương mại 2 chiều của một quốc gia trong ngành sản xuất j với quốc gia k Y = Thu nhập quốc gia (i = nước sở tại, k = đối tác thương mại) N = Quy mô dân số PDj = Mẫu (đại diện) cho sự khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang trong ngành sản xuất j MSj = Ước số kết cấu thị trường trong ngành sản xuất j SEj = Mẫu (đại diện) cho quy mô (hiệu quả tối thiểu) trong ngành sản xuất j MNEj = Ước số tầm quan trọng của công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất j Trong phương trình hồi quy trên, α1 < 0, α2 > 0, α3 < 0, α4 > 0, α5 > 0, α6 < 0, α7 > 0. Với các giả thiết này, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đưa ra các đặc điểm của quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều ngang như sau: Các đặc điểm của quốc gia: 1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân (một mẫu cho thu nhập trên đầu người) giữa 2 quốc gia càng nhỏ thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn.(α1 < 0) 2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α2 > 0)
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 3. Sự khác biệt về thu nhập tuyệt đối giữa 2 nước càng nhỏ thì thị phần của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α3 < 0) Các đặc điểm của ngành: 1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng lớn thì thị phần của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α4 > 0 ) 2. Càng có nhiều Công ty trong một ngành thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang trong ngành đó càng lớn (α5 > 0 ) 3. Quy mô hiệu quả tối thiểu càng nhỏ, càng có nhiều Công ty, càng có nhiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều ngang, và như vậy thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α6 < 0) 4. Các Công ty đa quốc gia càng tham gia nhiều (vào thị trường) thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α7 > 0) Các mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc ít hơn mô hình thương mại nội ngành theo chiều ngang vì nó khó điều chỉnh hơn về mặt lý thuyết. Các mô hình này xuất xứ từ những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng của Falvey (1981) và Shaked và Suttan (1984). Mô hình Falvey dự đoán rằng thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng lớn ở cả 2 quốc gia nếu sự khác biệt về vốn/lao động hoặc thu nhập trên đầu người càng lớn. Ngoài ra, Falvey cho rằng, số lượng thương mại nội ngành theo chiều dọc rõ ràng có liên quan đến quy mô trung bình của thị trường của 2 quốc gia. Các nguồn lực riêng biệt cho từng ngành sản xuất không được định nghĩa một cách thật sự chính xác. Không có động lực cho việc chuyên môn hoá dựa vào lợi thế kinh tế theo quy mô nhưng lại có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường. Shaked và Suttan lại có quan điểm tương đối khác. Mô hình của họ cho thấy vai trò rõ nét của kết cấu thị trường, trong đó thương mại nội ngành bị thúc đẩy bởi lợi thế kinh tế theo quy mô (lợi thế này lại liên quan nhiều đến thị trường chung). (Greenaway, Milner và Elliott, 1999).
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Yj  Yk 2 Bằng cách xem xét lý thuyết của mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc, Greenaway, Milner và Elliott (1999) đã đưa ra mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc theo phương pháp toán kinh tế như sau: VBjk =  0 +  1 Yj  Yk Nj Nk +  2 +  3PDj+  4MSj+  5SEj+  6MNEj + ej (2.26) Trong đó: VBjk = Thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc trong tổng thương mại song phương (gross bilateral trade) của một nước trong ngành sản xuất j với quốc gia k Trong phương trình hồi quy này, Thương mại nội ngành theo chiều dọc là biến kiểm soát (control variable) Và: Với điều kiện đó, 3 tác giả đã đưa ra đặc điểm của quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều dọc như sau: Các đặc điểm của quốc gia: 1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân giữa 2 quốc gia càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn.(β1 > 0). 2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β2 > 0). Các đặc điểm của ngành: 1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng nhỏ thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β3 < 0 ). 2. Càng có nhiều công ty đa quốc gia thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β6 > 0).
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Theo Greenaway, Milner và Elliott (1999), tính mập mờ, không rõ ràng của β4 và β5 xảy ra do sự khác biệt trong các giả định của Falvey (1981), Shaked và Suttan (1984) liên quan đến lợi thế kinh tế theo quy mô và kết cấu thị trường. Kết quả là, mặc dù sự khác biệt trong các mô hình lý thuyết gây ra một số khó khăn, việc phân chia thành 2 loại khác biệt hoá theo chiều ngang và chiều dọc lại thúc đẩy các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm và tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tính vững chắc của các mô hình thay thế. 1.3.3. Kết luận về phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang Có căn cứ để khẳng định rằng có một bộ phận không nhỏ các công trình nghiên cứu vừa mang tính tư liệu vừa mang tính toán kinh tế. Chúng ta cũng hiểu rõ hơn về các yếu tố giải thích về thương mại nội ngành trong hơn một thập kỷ vừa qua. Chương này vừa tóm tắt các mô hình lý thuyết và mô hình theo chủ nghĩa kinh nghiệm ẩn sau thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Chương sau sẽ đề cập đến việc đo lường thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 CHƢƠNG2:PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Trong đề tài này, tác giả sẽ chọn 10 quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, HongKong, Canada, Denmark, Bulgaria, Campuchia và Malaysia. 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu Trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thu thập từ cơ sở dữ liệu UNSD (United Nations Statistics Division). Số liệu về GDP và dân số được thu thập từ nguồn số liệu IMF và Global Insight. Khoảng cách về mặt địa lý giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của Việt Nam được trích từ Indo.com (http://indo.com/distance/). Số liệu về tiếp giáp với biển được trích từ nguồn số liệu the Economist Intelligence Unit. 2.1.3. Phương pháp xủ lý số liệu Trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được áp dụng để phân tích cơ cấu và xu hướng thương mại nội ngành, phương pháp định lượng được áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam và mười nước bạn hàng của Việt Nam trên thế giới. 2.2. Mô hình Dựa trên nghiên cứu của Stone và Lee (1995), đề tài này ước tính chuyển dạng logit (logit transformation) như sau:  ln IITijt   Z  u ijt  1 IITijt   Trong đó: Z là vector của các biến giải thích, bao gồm cả hệ số chặn, β là vector của các hệ số tương ứng, và uijt là phần sai số.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38  X Giá trị thương mại nội ngành sẽ được tính toán cho giai đoạn 2001 - 2010 trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Biến phụ thuộc trong mô hình (IIT, HIIT và VIIT) được tính toán ở cấp 2 và 4 chữ số. 2.2.1. Mô tả mô hình Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình phân tích được trình bày dưới dạng sau đây: IITijt = f(PCIit, PCIjt, DGDPijt, DPCIijt, DISTij, TIMBijt, TIijt, OPENjt, LOCKj) 2.2.1.1. Biến phụ thuộc Trong đề tài này, biến phụ thuộc bao gồm: mức độ thương mại nội ngành (IIT), thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT). - Mức độ thương mại nội ngành (IITijt): Để đánh giá mức độ thương mại nội ngành giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới, tác giả sử dụng chỉ số G-L (Grubel và Lloyd, 1975). Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất và được coi là phương pháp thích hợp nhất để phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định. Chỉ số G-L sử dụng để tính toán tỷ trọng của thương mại nội ngành (IIT) theo công thức sau: Trong đó: IITij X ijk  1 ijk  M ijk  Mijk   Xijk là giá trị xuất khẩu hàng hóa i từ quốc gia j sang quốc gia k.  Mijk là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của quốc gia j từ quốc gia k. Chỉ số IITij nhận giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ mức độ thương mại nội ngành càng cao. Chỉ số IITij=0 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại liên ngành. Ngược lại, chỉ số IITij=1 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại nội ngành.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39     Chỉ số IITij ở phương trình trên có thể được điều chỉnh để đo lường mức độ thương mại nội ngành đối với tất cả các sản phẩm của một quốc gia theo phương pháp bình quân gia quyền: IITij n   wijk  1   | X ijk X  M ijk | M    trong đó   wijk    (Xijk n   Mijk    i1   ( ijk  ijk )    ( X i1 ijk  Mijk )  - Thương mại nội ngành theo chiều ngang và theo chiều dọc: Thương mại nội ngành (IIT) bao gồm hai hợp phần. Hợp phần thứ nhất là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra khi xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời hàng hóa tương tự như nhau do sự khác biệt hóa sản phẩm (sự khác biệt hóa theo chiều ngang). Hợp phần thứ hai của thương mại nội ngành là thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT). Theo Grubel và Lloyd (1975), thương mại nội ngành theo chiều dọc là việc xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời hàng hóa trong cùng một ngành nhưng ở các giai đoạn sản xuất khác nhau (sự khác biệt hóa theo chiều dọc). Trên phương diện nghiên cứu thực nghiệm, có hai cách tiếp cận nhằm phân tách thương mại nội ngành thành thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang. Cách tiếp cận thứ nhất dựa trên tỷ lệ giá trị đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu (Faustino và Leitao, 2007; Greenaway và cộng sự, 1995; Sharma, 2004). Cách tiếp cận thứ hai dựa trên phân cấp hàng hóa (Kandogan, 2003). Theo cách tiếp cận này, hàng hóa được phân loại theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3). Cấp 2 chữ số được sử dụng để xác định ngành công nghiệp, còn cấp 4 chữ số được sử dụng để xác định từng mặt hàng trong cùng một ngành. Tại cấp 2 chữ số, tổng thương mại nội ngành (IIT) trong từng ngành có thể được tính toán thông qua việc xác định giá trị xuất khẩu ứng với giá trị nhập khẩu. Sau đó, tại cấp 4 chữ số, phần giá trị xuất khẩu ứng với giá trị nhập khẩu thể hiện thương mại về sản phẩm tương tự như nhau. Đây chính là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Như vậy,
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 phần còn lại chính là thương mại về hàng hóa trong cùng một ngành nhưng lại ở các giai đoạn sản xuất khác nhau (VIIT). Phương pháp của Kandogan có thể được tóm tắt như sau: IITi  TTi  | Xi  Mi | ITi  TTi  IITi HIITi  ( Xig  Mig  | Xig  Mig | VIITi  IITi  HIITi Trong đó: i là ngành công nghiệp (i = 1,…,n), còn g là mặt hàng trong ngành i (g = 1,…, g). 2.2.1.2. Biến độc lập - Mức thu nhập bình quân đầu người (PCIit, PCIjt): Theo Barker (1977), các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao thì cơ cấu về cầu sẽ phức tạp và có sự khác biệt nhiều hơn, bao gồm cả nhu cầu về các sản phẩm có sự khác biệt về chất lượng (theo chiều dọc). Nhu cầu của khách hàng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp thường không lớn và tương đối chuẩn hóa đối với các đặc điểm của sản phẩm. Balassa and Bauwens (1998) đã đưa ra được minh chứng về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa IIT và mức thu nhập bình quân đầu người. IIT, HIIT và VIIT có quan hệ tỷ lệ thuận với mức thu nhập bình quân đầu người (PCIijt)1 . Trong đề tài này, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và đối tác thương mại (USD) được sử dụng để đại diện cho biến này. - Sự khác biệt về quy mô của nền kinh tế giữa hai quốc gia (DGDPijt): Nếu nền kinh tế của hai quốc gia có sự tương đồng thì thương mại nội ngành sẽ lớn hơn so với trường hợp hai nền kinh tế có sự khác biệt về quy mô. Hai quốc gia càng có sự khác biệt về nguồn lực sẵn có thì khả năng về thương mại nội ngành và thương mại nội ngành theo chiều ngang càng thấp, nhưng thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa hai quốc gia này càng cao. Dựa
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 trên nghiên cứu của Balassa và Bouwens cá(1987), sự khác biệt về quy mô nền kinh tế giữa Việt Nam và c nước còn lại trên thế giới (DGDPijt) được tính toán theo công thức sau: Trong đó: DGDPijt  1 [wln(w) (1 w)ln(1 w)] ln2 w = GDP của Việt Nam/(GDP của Việt Nam + GDP của đối tác thương mại) - Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia (DPCIijt): Balassa và Bauwens (1987) cho rằng sự khác biệt về mức thu nhập bình quân đầu người (DPIijt) thể hiện sự khác biệt về cơ cấu cầu. Điều đó có nghĩa là khi mức thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia như nhau thì cơ cấu cầu của hai quốc gia này sẽ trở nên tương đồng với nhau hơn. Sự tương đồng trong cơ cấu cầu sẽ kích thích xuất khẩu những sản phẩm trong nước có sự khác biệt và nhập khẩu sản phẩm nước ngoài có sự khác biệt. Điều này sẽ tạo cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, do đó thúc đẩy thương mại nội ngành (IIT) và thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT). Dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Balassa và Bauwens, 1987) IIT và HIIT có quan hệ tỷ lệ nghịch với sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người, còn VIIT có quan hệ tỷ lệ thuận với mức thu nhập bình quân đầu người. Sự khác biệt về thu nhập giữa Việt Nam và đối tác thương mại được tính toán như sau: DPCIijt  1 [wln(w) (1 w)ln(1 w)] ln2 w Vietnam' sPCI Trong đó:  Vietnam'sPCI Countryj Vietnam: Việt Nam ' sPCI PCI: Mức thu nhập bình quân đầu người Country j: Là quốc gia j.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42  - Khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia: Khoảng cách giữa các quốc gia được coi là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ thương mại nội ngành . Theo nghiên cứu của Krugman (1979, 1980) chi phí vận tải càng lớn sẽ càng làm giảm khối lượng thương mại, bao gồm thương mại nội ngành và thương mại liên ngành. Lý do là khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa nhau thì chi phí về thông tin và chi phí giao dịch càng cao. Ngoài ra, trong rất nhiều trường hợp, cơ cấu sản xuất và cơ cấu cầu của các quốc gia láng giềng thường giống nhau hơn là các quốc gia có khoảng cách về mặt địa lý xa nhau. Trong đề tài này, biến “Khoảng cách” (DISTij) được đưa vào mô hình và dự kiến có quan hệ tỷ lệ nghịch với IIT, HIIT, và VIIT. Dựa trên nghiên cứu của Matthews (1998), biến DISTij được xác định tính toán như sau: DISTij GDISTij *GDPj n GDP j 1 Trong đó: GDISTij là khoảng cách về mặt địa lý tính theo đường chim bay từ Hà Nội đến thủ đô của nước đối tác (quốc gia j), GDPj là GDP của nước j. - Mất cân bằng trong thương mại giữa các quốc gia (TIMBijt): Thông thường các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giống nhập khẩu thì mức độ thương mại nội ngành cũng lớn hơn, và ngược lại. - Mức độ tập trung thương mại (TIjt): Xét về mặt lý thuyết, hai quốc gia có mức độ tập trung thương mại lớn thì điều đó cũng có nghĩa là tổng mức lưu chuyển ngoại thương cũng lớn. Do đó, nếu các yếu tố khác không đổi thì mức độ thương mại nội ngành của các quốc gia này cũng thường lớn hơn so với các quốc gia có mức độ tập trung thương mại thấp. - Độ mở của nền kinh tế (OPENjt): Trên phương diện lý thuyết mức độ thương mại nội ngành có quan hệ tỷ lệ thuận với độ mở của nền kinh tế. Gray và Martin (1980), đã chứng minh rằng các quốc gia có rào cản thương mại
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43  thấp thường có mức độ thương mại nội ngành cao. Độ mở của nền kinh tế được tính bằng tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP. - Đất liền (LOCKj): Quốc gia không tiếp giáp với biển (đó là quốc gia có đất liền bao quanh) LANLOCKj = 1 nếu quốc gia j không tiếp giáp với biển 0 nếu quốc gia j tiếp giáp với biển 2.2.2. Phương pháp ước tính Trong đề tài này, số liệu phục vụ cho mô hình là số liệu hỗn hợp, có kết hợp yếu tố chéo và yếu tố chuỗi. Do đó, tác giả có thể sử dụng mô hình hiệu ứng cố định hoặc mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Tuy nhiên, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên có một nhược điểm cơ bản là các biến không thay đổi theo thời gian sẽ bị loại ra khỏi mô hình một cách mặc định (trong khi đó đề tài này có nhiều biến không thay đổi theo thời gian). Chính vì lý do đó, đề tài này sẽ sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Mô hình này cho phép chúng ta phối hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo bằng cách cho phép hệ số chặn thay đổi nhưng mức độ thay đổi này lại là ngẫu nhiên. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho rằng sự khác nhau giữa các hệ số chặn là do sự chọn mẫu ngẫu nhiên. Mô hình này được thể hiện dưới dạng sau đây:  ln IITijt   0   Z  w ijt  1 IITijt   Trong phương trình trên  0 là hệ số chặn bình quân, còn wit là sai số đa phức (wijt = μij + uijt). μi là hiệu ứng ngẫu nhiên, và uijt là phần sai số còn lại (bao gồm sai số chuỗi và sai số chéo). Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên đòi hỏi μi ~ (0,  2 ), uit ~ (0,  2 ), μi hoàn toàn độc lập với uit, và các biến giải thích phải
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44  độc lập với μi và uit đối với tất cả các quan sát chuỗi và quan sát chéo. Lợi thế của mô hình này là cả thay đổi giữa quan sát theo chuỗi và giữa các quan sát chéo đều được sử dụng trong mô hình.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Vị trí địa lý: Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.114 km2 , phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đường bờ biển của Việt Nam dài khoảng 3.260 km. Khí hậu và tài nguyên: Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn. Con ngƣời và ngôn ngữ: Việt Nam có trên 80 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau. Người Việt (hay Kinh) chiếm 80% dân số. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống ở Việt Nam đồng thời là phương tiện để gắn kết cho một cộng đồng vững mạnh. Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Tính đến tháng 4/2009, dân số nước ta là 85.789.573 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số: 260 người/km2 (2008), phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi: Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích - chiếm 3/4 dân số, giữa nông thôn và thành thị: dân số thành thị chiếm 29,6%, dân số nông thôn chiếm 70,4% (năm 2009). Khu vực Đông Nam Bộ có dân số thành thị chiếm 57,1%. Tại đồng bằng Sông Hồng, dân số thành thị chiến 29,2%.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Kinh tế: Công cuộc đổi mới khởi xướng từ năm 1986 đã đưa đến nhiều thắng lợi to lớn và thành tựu đáng kể trong nền kinh tế của Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Châu á (ASEAN). Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và hội nhập vào khu vực và thế giới. Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu cho đến thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và đi dần vào thế ổn định. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 đạt 6,67 %, năm 2011 đạt 5,89 %. * Kinh tế nông nghiệp: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, do đó kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, xói mòn đất. Tuy nhiên phù hợp với việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo mùa vụ, các cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái. Tính mùa vụ được khai thác tốt và được áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. Các mặt hang xuất khẩu chính là: Chè, cà phê, điều, trái cây, gạo, hải sản đông lạnh… * Kinh tế công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp gồm 29 ngành thuộc 3 nhóm: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tốt: Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến; Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước...Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là: Dệt may, giày da, thép, điện tử, dầu thô... Hệ thống hành chính: Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoà bình và ổn định. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lựa chọn ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.