SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
1
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Khoa Kinh Tế
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua
thực tiễn thực hiện tại UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Hà Nội - 2022
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................Error! Bookmark not defined.
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................Error! Bookmark not defined.
2. Mục đích, nhiệm vụ ............................................Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................Error! Bookmark not defined.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......Error! Bookmark not defined.
6. Cơ cấu luận văn...................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CHI
THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁP LUẬT về NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI
THƯỜNG XUYÊN................................................................................................... 5
1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên .................................. 5
1.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên
................................................................................................................................. 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật chi thường xuyên ngân sách nhà nước.. 26
Kết luận chương 1...................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 29
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................................... 29
2.1. Thực trạng pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam
hiện nay................................................................................................................... 29
3
2.2. Thực tiễn áp dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên. ................................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................Error! Bookmark not defined.
3.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở
Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 59
3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt
Nam......................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN............................................................................................................. 71
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
CQCMTT Cơ quan chuyên môn trực thuộc
CCHC Cải cách hành chính
HĐND Hội đồng nhân dân
NS Ngân sách
NSNN Ngân sách nhà nước
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
5
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ
CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁP LUẬT về NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên
1.1.1. Khái quát ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, ra
đời và phát triển cũng với sự xuất hiện của nhà nước.
Khi nhà nước ra đời, với tư cách là tổ chức quyền lực chính trị công, nhà
nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhằm mục địch duy trì và phát triển xã
hội. Để thực hiện được các chức năng của mình, nhà nước phải có nguồn lực tài
chính nhất định và nhà nước đã sử dụng quyền lực công đặc biệt, buộc các công
dân phải đóng thuế, làm hình thành ngân sách nhà nước – nhằm đáp ứng cho nhu
cầu chi tiêu và việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy,
ngân sách nhà nước với ý nghĩa là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước – ra
đời từ rất sớm nhưng thuật ngữ ngân sách nhà nước với tư cách là một khái niệm
khoa học lại ra đời muộn hơn, khi nhà nước đã phát triển tới một mức độ nhất định
và cần có sự phân biệt giữa tài chính công và tài chính tư trong lĩnh vực kinh tế
cũng như khoa học pháp lý.
Với tư cách là một khái niệm khoa học, ngân sách nhà nước, ở những góc độ
tiếp cận khác nhau – cũng được quan niệm khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế, ngân sách nhà nước là một khái niệm thuộc phạm trù
kinh tế, được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia,
6
được cơ quan có thẩm quyển của nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời
hạn nhất định, thường là một năm.
Ở dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015
có định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”.
* Đặc điểm ngân sách nhà nước
- NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Các khoản thu, chi NSNN
đều phản ánh những mối quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với chủ thể thụ
hưởng NSNN.
- NSNN là bản dự toán các khoản thu – chi của Nhà nước, được cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất thông qua:
Mặc dù cũng phản ánh các khoản thu và chi tiền tệ nhưng NSNN là kế hoạch
tài chính của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà
nước thông qua các cơ quan quyền lực Nhà nước có thẩm quyền – là chủ thể duy
nhất có quyền quyết định các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi
này nhằm góp phần giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính.
- Dự toán NSNN có giá trị như một đạo luật:
Sau khi cơ quan hành pháp soạn thảo dự toán NSNN, bản dự toán này sẽ
được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét, quyết định và ban hành dưới
hình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình này được xem như một bước “luật
hóa” bản dự toán NSNN, làm cho nó có giá trị pháp lý như một đạo luật, tạo nên
sự khác biệt giữa NSNN và các loại ngân sách của các chủ thể khác. Việc này
cũng sẽ giúp cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có thể kiểm soát được cơ
quan hành pháp trong quá trình thu – chi NSNN nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân
dân, đồng thời bảo đảm cho bản kế hoạch tài chính quan trọng nhất này có thể
7
được thực hiện dễ dàng trong thực tế.
- Việc thiết lập và thực thi NSNN nhằm đạt được lợi ích chung của quốc gia:
NSNN thiết lập và thực thi hoàn toàn vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia,
không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào,
đẳng cấp xã hội nào,... Lợi ích chung là yếu tố mang tính quyết định đến việc tiến
hành các nghiệp vụ thu, chi ngân sách của chính phủ mà ở đó chính phủ luôn tìm
cách thỏa mãn tối đa các nhiệm vụ chi tiêu đã được hoạch định và cho phép bởi cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vì mục tiêu thỏa mãn lợi ích chung nên Chính
phủ có thể phải thực hiện những khoản chi không đem lại các lợi ích kinh tế cho
mình, ví dụ: chi cho trợ giá để phục hồi một ngành sản xuất quan trọng, chi ngân
sách để trợ cấp cho nhân dân vùng gặp thiên tai,...
- NSNN được Chính phủ tổ chức thực hiện và phải được đặt dưới sự giám
sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Nghị viện/ Quốc hội):
Sự kiểm soát thường xuyên của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với
Chính phủ trong lĩnh vực này cũng là cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công
khai, minh bạch trong hoạt động tài chính Nhà nước, góp phần quản trị tốt nền tài
chính công trong đó nhân dân đóng vai trò quyết định. Đây là một nguyên tắc điển
hình nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình
thực thi ngân sách nhà nước... Theo đó, việc thiết lập và thi hành NSNN phải được
đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân, nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp –
thông qua cơ quan đại diện cho mình là Nghị Viện/ Quốc hội thực hiện việc giám
sát đối với hoạt động nói trên nhằm bảo vệ lợi ích chung.
* Vai trò của ngân sách nhà nước:
- NSNN đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
NSNN nhằm đảm bảo tài chính cho bộ máy của Nhà nước từ nhiều nguồn khác
nhau trong xã hội, sau đó phân phối lại các nguồn tài chính theo tỷ lệ hợp lý nhằm
đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy Nhà nước.
- Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của
8
Nhà nước. Nhà nước thông qua NSNN định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của
nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cũng có thể chống lạm phát
bằng các công cụ tài khóa của mình như cắt giảm chi NSNN, tăng thuế tiêu dùng,
khống chế cầu....
- NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và
giải quyết các vấn đề xã hội, dựa vào công cụ NSNN như sau: giảm bớt thu nhập
cao bằng cách đánh thuế (lũy tiến) vào các đối tượng có thu thập cao. Đánh thuế
tiêu thụ đặc biệt vào những hàng hóa dành cho người tiêu dùng có thu nhập cao.
Ngược lại, Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp bằng cách giảm
thuế, trợ giá cho những hàng hóa thiết yếu như lương thực, điện, nước,... và trợ cấp
xã hội cho những người có thu nhập thấp.
- Việc tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước phải gắn liền với quyền lực
kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước quy định và tổ chức thực hiện
trên cơ sở các quy định pháp luật.
- Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung
của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản
thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của
Nhà nước.
- Ngân sách nhà nước có vai trò là một bản dự toán thu chi liên quan đến
chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Chính vì
như vậy việc thông qua Ngân sách nhà nước là một sự kiện chính trị quan trọng
thể hiện sự nhất trí trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ
thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp,
trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.
1.1.2. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước
*Khái niệm về chi ngân sách nhà nước
9
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ
của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”
Mặt khác khái niệm chi ngân sách nhà nước còn được hiểu là chi tiêu công về cả lý
thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp và không thể tách rời các hoạt động của nhà
nước nhằm hai mục đích chính: cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, hoặc tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
* Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
- Chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà Chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi
tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong
mỗi thời kỳ.
- Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định
nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi NSNN, chính vì vậy các khoản
chi NSNN mang tính pháp lý cao.
- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và
mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và
chính trị, ngoại giao.
- Phần lớn các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính chất
không hoàn trả trực tiếp.
- Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị
khác nhau như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng,... (các phạm trù
thuộc lĩnh vực tiền tệ).
* Bản chất và vai trò
- Bản chất chi ngân sách nhà nước Bản chất của chi ngân sách là những quan
hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử
dụng quỹ ngân sách nhà nước một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức năng đối
10
nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của nhà nước
và duy trì sự tồn tại của nhà nước.
- Vai trò của chi ngân sách nhà nước vai trò của chi NSNN bao gồm: là đảm
bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước và là công cụ của Nhà
nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại
và hoạt động của bộ máy Nhà nước được thể hiện qua lương, phụ cấp của các công
chức, viên chức, các khoản chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất, chi quản lý hành
chính, mua sắm thiết bị cho công sở... để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy
Nhà nước cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu
cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp ứng bởi công cụ tài chính nhà nước,
đặc biệt là NSNN.
*Phân loại chi ngân sách nhà nước:
- Căn cứ vào kết cấu các khoản chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà
nước bao gồm:
 Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và
một số khoản chi đầu tư khác. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là những khoản chi
ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
 Chi dự trữ quốc gia: là khoản chi của ngân sách nhà nước để mua hàng hóa
dự trữ theo quy định của pháp luật. Khoản chi này theo luật ngân sách nhà nước
2002 không được quy định độc lập ( nằm trong chi đầu tư phát triển). Luật ngân
sách nhà nước 2015 quy định chi dự trữ quốc gia là một khoản chi độc lập trong
kết cấu các khoản chi ngân sách nhà nước. Với quy định này nhằm đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ giữa Luật ngân sách nhà nước và Luật dữ trữ quốc gia 2012.
 Chi thường xuyên: là những khoản chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…
Khác với các khoản chi đầu tư phát triển, các khoản chi thường xuyên có chức
11
năng nhằm bảo đảm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
 Chi viện trợ: là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại Nhà
nước. Khoản chi được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước cho phép chính phủ
giúp đỡ quốc gia gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…
- Căn cứ vào lĩnh chi, chi ngân sách nhà nước bao gồm:
 Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch
vụ kinh tế, xã hội như chi phát triển nông nghiệp, nông thôn, chi xây dựng cơ các
công trình công cộng, chi hoạt động thương mại…
 Chi quản lý hành chính: gồm những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của
bộ máy Nhà nước.
 Chi quốc phòng an ninh: là những khoản chi để xây dựng và củng cố an
ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
 Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo: là các khoản chi nhằm duy trì, phát
triển hoạt động giáo dục đào tạo.
 Chi cho y tế: là khoản chi để duy trì và phát triển y tế
- Căn cứ vào phạm vi thực hiện chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà
nước bao gồm:
 Các khoản chi của ngân sách trung ương gồm: chi đầu tư phát triern, chi dự
trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi do các khoản vay
của Chính Phủ, chi viện trợ…(Điều 36 – Luật ngân sách nhà nước 2015)
 Các khoản chi ngân sách địa phương bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi
thường xuyên… Khác với Luật ngân sách nhà nước 2002, Luật ngân sách nhà
nước 2015 vẫn kế thừa các khoản chi ngân sách địa phương, nhưng đã quy định bổ
sung thêm 2 khoản chi của ngân sách địa phương, là chi chuyển nguồn sang năm
sau của ngân sách địa phương và chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo
quy định của pháp luật ( Điều 38 – Luật ngân sách nhà nước 2015)
12
Như vậy, trong hoạt động chi ngân sách nhà nước có rất nhiều khoản chi ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, xét trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Trên
cơ sở đó khái quát vị trí, vai trò của hoạt động quản lý nhà nước về ngân sách nói
chung và chi thường xuyên ngân sách theo quy định hiện hành.
1.1.3. Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước
*Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Tại khoản 6 điều 4 luật ngân sách nhà nước 2015 có định nghĩa: “ Chi thường
xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của bộ
máy Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và
thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh.
*Đặc điểm của chi thường xuyên
- Chi thường xuyên có tính chất không hoàn trả trực tiếp
- Chi thường xuyên mang tính ổn định, liên tục thường xuyên để duy trì hoạt
động bộ máy. Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự
việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
- Chi thường xuyên có hiệu lực chi tiêu theo niên độ ngân sách, tác động
trong khoảng thời gian một năm theo Luật ngân sách. Nguồn lực tài chính trang
trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các tháng
trong năm, giữa các năm trong kỳ kế hoạch.
- Phạm vi mức độ gắn chặt với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và quyết
định của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộng.
- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể; hiệu
quả của nó ngoài về mặt kinh tế ra còn thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ
đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
- Mức chi, chế độ chi phải tuân theo quyết định của cấp có quyền; chi nhiệm
vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí, chi cho các hoạt động dịch
13
vụ....
*Vai trò của chi thường xuyên:
- Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi NSNN. Chi thường xuyên
có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về quản lý
kinh tế, xã hội; là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng,
hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Chi thường xuyên trong hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho Nhà nước có thể sản xuất và
cung ứng các hàng hóa công cộng cho nhu cầu của nên kinh tế trong từng thời gian
cụ thể. Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt
động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước; đảm bảo an
ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Chi thường xuyên đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan
nhà nước;
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo
điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên
hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để cho chi đầu tư phát triển, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều
hành của Nhà nước.
- Chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an
ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều
chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách
xã hội,.... góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội
và an ninh, quốc phòng.
- Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước còn thực hiện điều tiết, điều chỉnh
thị trường để thực hiện các mục tiêu của mình. Nói cách khác, chi thường xuyên
còn được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế.
14
1.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về ngân sách Nhà nước cho chi
thường xuyên
1.2.1. Khái quát về pháp luật ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên
*Khái niệm:
Pháp luật chi thường xuyên ngân sách nhà nước không phải là một lĩnh vực
pháp luật độc lập mà là một nội dung của pháp luật ngân sách nhà nước. Pháp luật
chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của
pháp luật ngân sách Nhà nước và có thể định nghĩa như sau:
“ Pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước nhằm thiết lập và duy trì trật tự trong quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước”
*Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước
- Đầu tiên, chi thường xuyên ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân nên phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,
hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Thứ hai, trong hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, có thể có
những mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá
nhân. Vì vậy, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực chính trị công, phải đảm
bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân. Muốn cân đối hài hòa các mỗi quan hệ
giữa các chủ thể, đảm bảo cho việc sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước một các hiệu
quả nhất thì Nhà nước cần thiết phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh các mối quan
hệ trong hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
15
- Ngoài ra, pháp luật có những thuộc tính riêng mà các công cụ khác không
có được, tạo nên sự chặt chẽ, có nguyên tắc trong hoạt động chi thường xuyên nói
riêng và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nói chụng:
-Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào
của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình sử sự chung. Tính quy phạm phổ biến của
pháp luật dựa trên ý chí của Nhà nước “ đươc đề lên thành luật”. Do đó tính quy
phạm phổ biến được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật
hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Từ đó có thể thấy, pháp luật có thể điều chỉnh mọi quan hệ ngân sách Nhà
nước bao gồm các hành vi của các cá thể, tổ chức tham gia vào hoạt động chi
thường xuyên ngân sách ở các phạm vi khác nhau.
-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Nội dung của pháp luật phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong
các điều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như
toàn bộ hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành. Ngôn ngữ sử dụng trong pháp
luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa. Từ đó giúp cho việc áp
dụng pháp luật vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cũng được rõ
ràng, minh bạch hơn.
-Tính được bảo đảm bằng Nhà nước:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận, đồng thời Nhà nước đảm bảo
cho pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống qua việc tạo điều kiện
khuyến khích giúp đỡ chủ thể thực hiện pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Qua đó có thể thấy sự ràng
buộc mạnh mẽ giữa pháp luật với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước và sự bắt buộc phải thực hiện những quy định
của pháp luật khi tham gia vào những quan hệ xã hội được pháp luật quy định.
Pháp luật ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên là một bộ phận của pháp luật
16
NSNN, và để bảo đảm cho các quy định pháp luật này được thực hiện trong thực tế
cuộc sống, Nhà nước sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau như tuyên
truyền, thuyết phục và cả bằng biện pháp cưỡng chế nếu có vi phạm pháp luật xảy
ra.
1.2.2. Khái quát nội dung pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà
nước
1.2.2.1. Quy định của pháp luật về các khoản chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước:
- Theo chi ngân sách trung ương, theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN 2015
chi thường xuyên gồm những nhiệm vụ sau đây: chi cho các hoạt động sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ
quan trung ương quản lý.
- Chi ngân sách địa phương, theo quy định tại Điều 38 Luật NSNN 2015 chi
thường xuyên gồm những nhiệm vụ sau đây: chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh
tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa
phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
1.2.2.2. Quy định về nguyên tắc chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình
NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã
được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét
trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự
cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụ
hưởng NSNN. Từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán.
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những
nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì
luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn. Do vậy, trong quá trình
17
phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi
phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Mặt khác, do đặc thù của
hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ
NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có
hạn. Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi
thường xuyên của NSNN.
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN: Một trong những chức năng quan trọng
của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách
nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi
thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên
của NSNN, hiện nay ở nước ta và đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN như
là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết tốt
một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán
NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui
định và phải được thủ trưởng ĐVSD kinh phí NSNN hoặc người được uỷ quyền
quyết định chi.
Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí
NSNN( gọi chung là ĐVSD ngân sách nhà nước ) phải mở tài khoản tại Kho bạc
nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của CQTC, KBNN trong quá trình lập dự
toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán
NSNN.
Thứ ba, BTC, Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng
tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là
CQTC) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự toán đã được thẩm tra
18
cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí NS; kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt
quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.
Thứ tư, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi
và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui
định; tham gia với các CQTC, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc kiểm tra
tình hình sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN. KBNN có quyền tạm
đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho các ĐVSD NSNN biết đồng
gửi cho CQTC đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau:
- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt.
- Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính nhà nước.
- Không đủ các điều kiện về chi theo qui định.
Thứ năm, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam 6 theo
từng niên độ NS, từng cấp NS và MLNSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ,
hiện vật, ngày công lao động được qui đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo
tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền qui
định.
Thứ sáu, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các khoản
chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của CQTC hoặc quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi giảm chi
NSNN.
1.2.2.3. Quy định về điều kiện và phương thức chi thường xuyên ngân sách
nhà nước:
- Điều kiện chi thường xuyên:
Theo khoản 2 điều 12 luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định, chi ngân
sách Nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ
trường hợp quy định tại điều 51 của luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng
19
ngân sách chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các
điều kiện trong từng trường hợp.
Riêng đối với chi thường xuyên thì phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn
định mức chi ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp
các cơ quan đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy
chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.
Mục e Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC Quy định về quản
lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do bộ tài
chính ban hành có quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đối
với hoạt động chi thường xuyên, trong đó:
+ Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp
cho cán bộ, công chức xã, chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tượng, bảo trợ xã hội.
+ Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối
lượng thực hiện công việc khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực
hiện chi cho phù hợp.
- Phương thức chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Là phương thức cấp phát theo dự toán cấp trong phát kinh phí từ ngân sách
nhà nước. Cụ thể là là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo khả năng
tối đa mà đơn vị được thụ hưởng. Có thể là nhận từ ngân sách nhằm đáp ứng nhu
cầu chi thường xuyên cho các hoạt động thường niên diễn ra như là tiến hành duy
trì hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động, vận hành của bộ máy nhà nước. Việc duy
trì bộ máy, điều hành Nhà nước mới tạo ra các hoạt động và bổ sung ngược lại cho
ngân sách nhà nước.
Các hoạt động này thường phải kể đến các hoạt động như chế độ lương
thưởng cho cán bộ công chức viên chức nhà nước, người lao động, các khoản chi
phục vụ cho các cuộc họp, các thiết bị văn phòng phẩm dùng để mua mới hoặc sửa
20
chữa khi hỏng hóc , dùng ngân sách nhà nước để chi cho các dịch vụ phục vụ nhu
cầu hàng ngay như tiền điện nước…..
1.2.2.4. Lập dự toán chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ
quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ
Dự toán chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách các cấp phải thể hiện
đầy đủ các khoản chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định
*Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Nội dung dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong điều hành ngân sách.
- Dự toán phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Dự toán được xây dựng trên cơ sở được giao, nhiệm vụ được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quy định.
- Phải xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi,
kiên quyết loại bỏ các khoản chi bao cấp, bất hợp lý
*Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện:
21
Bước 1: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán
ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai xây dựng dự toán ngân
sách và giao số kiểm tra cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.
-Lập và tổng hợp dự toán
Bước 3: Các đơn vị lập dự toán chi thường xuyên của mình
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho phòng tài chính – kế hoách làm
việc với các đơn vị về dự toán chi thường xuyên; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh
dự toán chi thường xuyên ngân sách.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình thường trực hội đồng nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cùng cấp hoàn chỉnh lại dự toán và gửi sở Tài chính.
Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh dự toán và gửi sở Tài chính.
Bước 7: Sở tài chính tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các huyện/ thị
xã/ thành phố trực thuộc tỉnh; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán cấp tỉnh báo cảo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
-Phân bổ và quyết định giao dự toán
Bước 8: Sở Tài chính giao dự toán ngân sách chính thức cho Uỷ ban nhân dân
cấp huyện.
Bước 9: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉnh lại dự toán ngân sách gửi Đại biểu
hội đồng nhân dân cùng cấp trước phiên họp của hội đồng nhân dân cấp huyện về
dự toán ngân sách; hội đồng nhân dân cấp huyện thảo luận và quyết định dự toán
ngân sách.
Bước 10: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao dự toán cho các đơn vị sử dụng
ngân sách trực thuộc; thực hiện công khai dự toán ngân sách cấp huyện.
1.2.2.5. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
22
Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách là việc chuyển giao, sử dụng
đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ thể lệ hiện hành các nguồn
kinh phí từ ngân sách Nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan tài chính và các
đơn vị sử dụng ngân sách nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi lĩnh
vực trong ngành tài chính.
Sau khi ngân sách địa phương được các cơ quan quyền lực nhà nước địa
phương thông qua bằng các nghị quyết của hội đồng nhân dân và quyết định của
ủy ban nhân dân, việc chấp hành ngân sách địa phương được thực hiện thống nhất
theo văn bản quy định của Trung ương và chỉ đạo của ủy ban nhân dân. Trong quá
trình chấp hành ngân sách, cơ quan tài chính căn cứ vào kế hoạch thu của cơ quan
thuế lập để lập dự toán chi thường xuyên ngân sách theo quy định. Các đơn vị dự
toán hàng tháng, quý phải lập dự toán gửi cơ quan tài chính cấp huyện xem xét cấp
phát. Cơ quan kho bạc Nhà nước cấp huyện có trách nhiệm kiểm soát và thanh
toán chi trả.
Như vậy, hội đồng nhân dân huyện có trách nhiệm giám sát ủy ban nhân dân
huyện và các cơ quan chấp hành ngân sách địa phương.
*Trình tự, thủ tục chi thường xuyên
- Do những khoản chi thường xuyên có đặc điểm cơ bản là mang tính ổn
định, không có khả năng thu hồi và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng như
hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm nguồn vật chất cho an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội nên hình thức cấp phát, thhanh toán đối với chi
thường xuyên về cơ bản là hình thức thanh toán trực tiếp.
- Do chi thường xuyên thực hiện với nhiều lĩnh vực cho nhiều đối tượng với
đặc điểm, yêu cầu sử dụng kinh phí khác nhau nên có thể phân tích pháp luật quy
định trình tự, thủ tục chi thường xuyên cho các nội dung lớn sau:
Đối với các khoản chi tiền lương và các khoản chi có tính chất tiền lương,
đơn vị sử dụng kinh phí dựa trên danh sách chi trả,bảng đăng ký danh sách cán bộ,
công chức, viên chức đã được phê duyệt (áp dụng với cả đối với các đơn vị thực
23
hiện khoản biên chế và kinh phí), phát hành “ Gi ấy đề nghị rút dự toán ngân sách
Nhà nước” gửi cơ quan kho bạc đề nghị trả, thanh toán. Kho bạc Nhà nước kiểm
tra tính hợp lệ của bộ giấy đề nghị rút kinh phí, tiến hành cấp phát thanh toán cho
đơn vị sử dụng. Đối với thu nhập của đối tượng thuế ngoài, việc thanh toán còn
dựa trên cơ sở hợp đồng của đơn vị sử dụng với bên làm thuế.
Việc chi trả tiền lương của các đơn vị sự nghiệp có thu có những đặc điểm
khác biệt nhất định so với các đơn vị có sử dụng ngân sách khác Trên cơ sở hoàn
thành nhiệm vụ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thủ trưởng
đơn vị xác định quỹ tiền lương, tiền công với hệ số điều chỉnh tăng thêm trên cơ sở
mức lương tối thiểu. Thủ trưởng đơn vị quyết định chi trả tiền công, tiềnn lương
cho từng cá nhân viên chức hoặc người lao động theo hiệu quả công việc. Bên
cạnh đó, những phần tăng thêm về tiền lương cho người lao động của đơn vị do
chính sách chế độ mới, trách nhiệm cũng thuộc về đơn vị đó.
Đối với khoản chi thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài (mua sắm thiết bị,
sửa chữa, xây dựng nhỏ), đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ vào chi tiêu phân bổ
cho nhóm chi, phát hành quyết định chi hợp lệ cùng với hồ sơ, chứng từ liên quan
đến dịch vụ mua ngoài đã được cung ứng( dự toán phân bổ, quyết định phê duyệt
kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng cung ứng hàng hóa dịch vụ, bộ
chứng từ hàng hóa dịch vụ). Kho bạc kiểm tra tính hợp lệ và chi trả trực tiếp cho
đơn vị cấp dịch vụ.
Đối với các khoản chi cho an ninh, quốc phòng thực hiện theo những quy
định riêng.
Đối với các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, về cơ bản được thực hiện
tương tự các khoản chi thường xuyên khác. Riêng đối với hoạt động sự nghiệp
phục vụ đường sắt, địa chất, cầu đường, đường thủy, trình tự cấp phát thanh toán
cần có thêm các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động đặc thù đó.
1.2.2.6. Quyết toán chi thường xuyên
24
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là khâu cuối cùng trong
chu trình chi thường xuyên ngân sách. Nó chính là quá trình nhằm kiểm tra, rà
soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để
phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài
học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo trong những năm sau.
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tuân thủ quy định quyết
toán ngân sách Nhà nước bao gồm các bước: lập, xét duyệt, thẩm định, tổng hợp,
thẩm tra và phê chuẩn báo cáo quyết toán.
Trình tự phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi thường xuyen ngân sách
Nhà nước hành năm của ngân sách huyện như sau:
- Phòng tài chính – kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết
toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn huyện mình trình ủy ban nhân dân
huyện xem xét để gửi sở Tài chính, đồng thời ủy ban nhân dân huyện trình hội
đồng nhân dân huyện phê duyệt, sau khi hội đồng nhân dân phê duyệt, báo cáo
quyết toán năm được lập thành 04 bản gửi đến các cơ quan sau:
01 bản gửi hội đồng nhân dân
01 bản gửi ủy ban nhân dân
01 bản gửi sở Tài chính tỉnh
01 bản lưu lại phòng tài chính – kế hoạch huyện
Đồng thời gửi kho bạc Nhà nước huyện nghị quyết phê chuẩn của hội đồng
nhân dân cấp huyện
Trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo tài chính đã được quy định như trên vừa
phản ánh một quy trình bắt buộc phải tuân thủ, vùa phản ánh yêu cầu cần phải tôn
trọng về thời gian tại mỗi cấp mỗi đơn vị. Chỉ có như vậy thì công tác quyết toán
chi thường xuyên ngân sách Nhà nước mới đảm bảo được tính kịp thời, chính xác,
trung thực, khách quan.
Tiêu chi đánh giá công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
25
- Hệ thống biểu mẫu quyết toán đúng, đầy đủ theo quy định hiện hành.
- Thời gian trong lập báo cáo quyết toán đúng theo quy định.
- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán đủ, đúng theo quy định.
- Công tác xử lý các vi phạm đụng theo quy định.
1.2.2.7. Quy định về thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên
Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chi thường xuyên
ngân sách huyện, thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành chi
thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách các ngành, các cấp, các đơn
vị sử dụng ngân sách. Thực hiện kiểm tra thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm
định các báo cáo chi thường xuyên ngân sách hàng quý của các đơn vị sử ngân
sách Nhà nước thuộc huyện. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận
thanh tra của mình.
Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức
thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do cơ quan chức năng chuyên trách của ngành
hoặc của Nhà nước thực hiện mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh
trong quản lý tài chính của đơn vị nào đó.
Mục đích thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát
hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích
hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành ngân sách các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực
trong quản lý ngân sách Nhà nước, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý,
điều hành sử dụng ngân sách Nhà nước góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa
phương một cách bền vững hơn.
Tiêu chi đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên:
- Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
đảm bao theo quy định hiện hành.
26
- Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước.
- Xử lý nghiêm các vi phạm trong chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
- Sử hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật chi thường xuyên ngân sách
nhà nước
1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên: Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác
nhau, do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương, từ đó quyết
định đến mức chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Chẳng hạn, ở địa phương có
nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng
đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những
biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra đó là nguyên nhân làm phát sinh chi
phí có liên quan ngoài kế hoạch chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; hoặc địa
phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận
lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện
địa hình đó. Vì vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội của địa phương.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa
bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường
kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền
kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt chi tiêu
để kiềm chế lạm phát, chi thường xuyên ngân sách Nhà nước giảm. Lạm phát cũng
làm cho giá cả thị trường tăng, làm chi phí thường xuyên tăng. Vì vậy, có thể nói
các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước.
- Điều kiện về môi trường pháp lý: cơ chế chính sách và các quy định của nhà
nước về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Trong kinh tế thị trường có sự
27
điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
điều hành ngân sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước nói riêng
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi thường xuyên.
Năng lực của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
trong bộ máy thực hiện chi thường xuyên, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề
ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các
công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự
phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các
khâu, các bộ phận của bộ máy chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở địa
phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các
chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính
công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải,
phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng
phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn
đề xã hội… Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành
tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật,
xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là
một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như
thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước trên địa bàn địa phương. Năng lực chuyên môn của các bộ phận
tham mưu áp dụng pháp luật các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở
địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch
trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm
soát được toàn bộ nội dung chi thường xuyên, nguyên tắc chi thường xuyên và
28
tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán
đã đề ra. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần
phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý
thức chịu trách nhiệm cá nhân, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính
công nghiêm trọng.
1.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ
chức bộ máy quản lý chi thường xuyên và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là
quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách
nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình
thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước có tác động rất lơn đến việc áp dụng pháp luạt chi thường xuyên sách
Nhà nước.
Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình
trạng sai phạm trong áp dụng pháp luật. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa
học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin
tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, giảm các yếu
tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả áp dụng pháp luật chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn địa phương.
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và áp dụng pháp luật
chi thường xuyên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong quá
trình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Hiện nay Nhà nước đang đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước ở địa phương để giúp tiết kiệm thời gian xử lý công
việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, hạn
29
chế sai sót, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN
ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN.
2.1. Thực trạng pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở
Việt Nam hiện nay.
2.1.1. Chủ thể tham gia quan hệ chi thường xuyên NSNN
Thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh, Sở Tài
Chính, Kho bạc nhà nước và bộ phận kế toán các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Chức năng của các bộ phận này là chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các phường
thực hiện về công tác xây dựng, quản lý chi thường xuyên NSNN, quản lý tình
hình chi và tình hình thực hiện chính sách, chế độ tài chính ngân sách của các cơ
quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Sở tài chính:
- Tập trung đầy đủ các khoản thu theo chế độ quy định để đảm bảo nhu cầu
chi theo quy định, đồng thời tiếp tục khai thác nguồn thu và thực hiện tốt phương
châm nhà nước và nhân dân cùng làm các công việc của UBND và các cơ quan
chuyên môn.
- Xây dựng dự toán ngân sách UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn
trực thuộc hàng năm theo quy định chung, căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể tại
tỉnh.
30
- Chấp hành dự toán thực hiện tổ chức thu – chi ngân sách. Trong đó cần sử
dụng đồng bộ các biện pháp để động viên khai thác các nguồn vốn trên địa bàn
phường và phân bổ vốn có hiểu quả.
- Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán trên cơ sở dố liệu tuyệt đối trung
thực.
- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính của các tổ chức
đơn vị kinh tế tập thể và các cá nhân thuộc quản lý.
- Trên cơ sở nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính qua các
ngành trong tỉnh mà Sở tài chính giúp UBND đề ra các biện pháp cần thiết cho các
ngành phối hợp với nhau được chặt chẽ, thực hiện kế hoạch ssanr xuất được thuận
lợi.
2.1.2. Nội dung pháp luật về chi thường xuyên NSNN
Xây dựng hệ thống định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước: khi lập
phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách, thẩm tra
xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Định mức chi cũng là cơ
sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách
được giao tại đơn vị theo đúng chế độ quy định. Cụ thể:
a. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Để xây dựng được dự toán chi thường xuyên cần căn cứ vào định mức phân
bổ ngân sách: Đây là định mức mang tính chất tổng: định mức chi hành chính trên
một biên chế; định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học; định
mức chi cho một giường bệnh; định mức chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát
thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân… Định mức này có thể
ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách, có tính đến
yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa
phương được Trung ương giao và định mức phân bổ ngân sách do Thủ tướng
Chính phủ ban hành, địa phương phải xây dựng và ban hành các định mức phân bổ
cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởng NSĐP, phù hợp với khả năng tài
31
chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương mình. Định mức phân bổ
ngân sách là căn cứ để phân bổ chính thức tổng mức kinh phí trong hệ thống các
đơn vị dự toán.
Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ
sau:
- Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng… đặc biệt là
các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên.
- Các chủ trương, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng
và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định
mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND cấp Tỉnh ban
hành theo phân cấp.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH
và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và
văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền thông báo,
tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề.
- Khả năng cân đối nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên
kỳ kế hoạch. Khả năng này được dự báo trên cơ sở cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo
và mức tăng trưởng của các nguồn thu.
b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
Để sử dụng có hiệu quả dự toán chi thường xuyên các đơn vị cần bám sát vào
các định mức sử dụng ngân sách: Biểu hiện của loại định mức này là chế độ tiền
lương, phụ cấp lương, chế độ công tác phí, chế độ hội nghị,… Loại định mức này
khá đa dạng do chi thường xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quy
định hiện hành, phần lớn các định mức sử dụng ngân sách do Bộ Tài chính và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa
32
phương thì HĐND tỉnh được phân cấp ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu
phù hợp với đặc thù địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân
sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách được cấp và cũng là căn cứ pháp lý để
KBNN thực hiện kiểm soát chi. Định mức phải mang tính ổn định, chi thường
xuyên trong cân đối ngân sách và triển khai thực hiện được chính sách khoán chi
hành chính, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
Chấp hành dự toán chi thường xuyên: Đây là nội dung rất quan trọng trong
quản lý chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu
chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là
đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý,
tiết kiệm và có hiệu quả. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở
Tài chính có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 12 năm trước; Uỷ ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh
và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định.
Khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị
phân bổ dự toán phải bảo đảm phân bổ hết dự toán ngân sách được giao. Trường
hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu
năm thì được giữ lại để phân bổ sau, nhưng khi phân bổ cho các nhiệm vụ này,
đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi Sở Tài chính để thẩm tra.
Kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Các
đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh và các tổ chức được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ kinh
phí thường xuyên, phải mở tài khoản tại KBNN trên địa bàn để giao dịch, thanh
toán và chịu sự kiểm tra của Sở Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử
dụng kinh phí. Các khoản chi ngân sách cấp tỉnh được kiểm soát trước, trong và
33
sau quá trình cấp phát thanh toán, KBNN thực hiện kiểm soát đối với các khoản
chi bằng dự toán. Đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước, KBNN thực hiện
kiểm soát căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ pháp lý và chứng từ có liên quan
đến khoản chi đó. Nếu đủ điều kiện chi, KBNN thanh toán theo đề nghị của đơn vị
dự toán, nếu các khoản chi chưa đủ điều kiện để thực hiện việc thanh toán trực
tiếp, KBNN tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán
được giao, sau đó thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời hạn
quy định.
c. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Các cơ quan chuyên môn sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước và quản
lý các khoản chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN, cơ quan Tài
chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản
chi của ngân sách nhà nước theo quy định. Công tác kế toán và quyết toán ngân
sách tỉnh phải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ chi
ngân sách nhà nước; mục lục ngân sách nhà nước; hệ thống tài khoản, sổ sách,
mẫu biểu báo cáo và mã số đơn vị sử dụng ngân sách. Hết kỳ kế toán (tháng, quý,
năm), các đơn vị dự toán thực hiện khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán chi
ngân sách gửi cơ quan quản lý cấp trên và Sở Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán; lập quyết toán, chi ngân
sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán chi ngân sách trên địa bàn trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình Hội đồng nhân dân
tỉnh phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của ngân sách tỉnh do Hội
đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ
ban nhân dân tỉnh đã gửi Bộ Tài chính thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo bổ sung,
gửi Bộ Tài chính. Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các
cơ quan quản lý phân tích, đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các
định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của
các cấp ngân sách một cách chính xác, trung thực và khách quan; đồng thời nâng
34
cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách; làm cơ sở cho
việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự
toán ngân sách cho năm sau.
d. Thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước
UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế
độ quản lý c chi thường xuyên ngân sách nhà nước và hướng dẫn các đơn vị thực
hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chi ngân
sách, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đến việc chấp hành dự toán
và quyết toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Việc thanh tra, kiểm tra được gắn
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Hàng năm, cơ quan Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng
ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.
Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ thanh tra tình hình sử dụng ngân sách và việc chấp
hành các chế độ về quản lý chi ngân sách của các đơn vị dự toán, các tổ chức được
ngân sách tỉnh hỗ trợ và cá nhân thụ hưởng ngân sách theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ
được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên,
định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân, đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh.
2.1.3. Đánh giá thực trạng pháp luật chi thường xuyên NSNN ở Việt Nam
hiện nay
* Thành tựu
- Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã ban
hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện
dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020. Trong đó yêu cầu chặt chẽ về
thời gian phân bổ, nội dung phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán, đảm bảo phù
hợp với thực tế, triệt để tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách.
Trong điều hành đã tăng cường công tác thanh tra tài chính - ngân sách, công tác
35
kiểm soát chi NSNN (từ chối thanh toán gần 52 tỷ đồng do chưa đủ hồ sơ), qua đó
phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, cân đối NSNN khó khăn, Bộ Tài
chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như:
yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết
kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020. Đồng thời, chưa
thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực
lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 nhằm chia sẻ khó khăn với nhà
nước và người lao động.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa
phương, trường hợp hụt thu thì phải chủ động sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự
trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác và cắt giảm các
nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN. Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết
kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% dự
toán Quốc hội giao.
Nhờ chủ động trong điều hành, chi NSNN năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu
đề ra, với tổng số chi ngân sách ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp
thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản
lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Điều đáng nói đó là cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu
tư phát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên
khoảng 63,1% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).
Bộ Tài chính đã xác định, một trong những giải pháp quan trọng trong cân
đối thu - chi ngân sách là tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, từ đó giảm áp lực
cân đối thu - chi NSNN.
Theo Bộ trưởng, những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công đã giúp tỷ trọng chi thường
xuyên giảm dần trong tổng chi ngân sách. Tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm từ
36
mức 64,9% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020 (ước 63,4%)
theo đúng mục tiêu Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, giảm mạnh so với
thời điểm cuối nhiệm kỳ trước là 67,7% năm 2015.
* Những bất cập còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những hạn chế. Cụ thể như sau:
Bất cập lớn nhất hiện nay trong việc xây dựng chi thường xuyên NSNN là
mâu thuẫn giữa nhu cầu chi và khả năng đảm bảo từ nguồn thu NS của địa
phương. Vấn đề này không chỉ diễn ra giữa đơn vị dự toán đối với cơ quan tài
chính các cấp mà còn giữa NS cấp trên đối với NS cấp dưới. Khi xây dựng dự toán
thường thoát ly định mức đã quy định, thoát ly hướng dẫn của cơ quan tài chính,
đưa ra thêm nhiều nhiệm vụ, đề xuất mua sắm sửa chữa... Điều này dẫn tới công
tác xây dựng dự toán chi thường xuyên không tích cực, thậm chí là đối phó.
Hai là, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN theo cơ chế hiện nay
phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí định mức phân bổ NS, định mức chi NS, chế độ
chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND, UBND các cấp quy định. Tuy nhiên
nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi hiện chưa được định mức hoá, chưa có mức chi
tiêu cụ thể, chưa định mức hoá được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các
cơ quan đơn vị… dẫn tới dự toán lập chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng đơn vị sử
dụng NS. Công tác xây dựng dự toán chi NS chưa đồng bộ với công tác xây dựng
các kế hoạch … Điều này dẫn tới xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực
trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lượng; không phân bổ
được đến từng cơ quan đơn vị sử dụng NS. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị
thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thẩm tra dự toán của HĐND cũng rất khó thực
hiện. Điều này làm giảm vai trò của HĐND trong thực hiện chức năng quyết định
NS. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng
NS còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương
pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế
37
công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp
đặt một chiều từ trên xuống.
Ba là cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu tài chính chưa thực sự thống nhất, rõ
ràng và nhiều thay đổi, bổ sung trong mỗi thời kỳ ổn định NS. Trong thời kỳ ổn
định NS nhiều chính sách mới được ban hành, nhiều đơn vị mới được thành lập
làm tăng nhu cầu chi cho NS địa phương nhưng trung ương chưa có cơ chế rõ ràng
về nguồn kinh phí thực hiện và do cơ chế lồng ghép NS các cấp đã gây khó khăn,
lúng túng cho việc lập dự toán, thẩm tra dự toán chi thường xuyên NS. Ví dụ như
chi cho hợp đồng 68 tại các đơn vị sự nghiệp.
Bốn là, tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định; nhiều
lễ hội, hội nghị, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây
lãng phí ngân sách…
Năm là, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thời gian qua đã
được thực hiện quyết liệt nhưng thực tế chi phí cho con người vẫn chiếm tới trên
70% chi thường xuyên, cho thấy nhiệm vụ này vẫn còn phải thực hiện với quyết
tâm cao hơn nữa.
2.2. Thực tiễn áp dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.1. Sơ lược về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Tên đơn vị: UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Mã số thuế: 2900606767
Điện thoại: 02803824200
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
38
*Qúa trình hình thành và phát triển
- Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
ra đời, là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam; phá tan hai tầng xiềng
xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế trên đất nước ta,
đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân
39
phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà. Cách mạng tháng 8 thành công đã
mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Vui mừng vô hạn trước sự đổi đời, toàn dân ta xây dựng
cuộc sống mới. Tuy nhiên trước mắt nhân dân ta đang còn nhiều khó khăn rất lớn:
giặc đói, gặc dốt, giặc ngoại xâm. Vận mệnh của nhà nước non trẻ đang bị đe doạ.
- Trong bối cảnh chung của cả nước, Thái Nguyên và huyện Đại Từ nói riêng
sau khi giành được chính quyền (tháng 8/1945) cũng gặp những khó khăn, phức
tạp. Phần lớn ruộng đất ở Đại Từ tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến.
Nông dân lao động không có hoặc thiếu ruộng đất cày cấy. Thêm vào đó là hậu
quả của chính sách cai trị, khai thác và bóc lột hơn nửa thế kỷ (1884 – 1945) của
thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế trì trệ, lạc hậu. Nhưng sẵn có truyền thống
đoàn kết, ý chí và bản lĩnh kiên cường, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ đã
quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đưa phong trào cách mạng của
huyện từng bước vượt qua khó khăn.
- Đầu tháng 4/1945, bộ máy thống trị của địch từ huyện đến thôn xã đã bị đập
tan, chính quyền cách mạng ở cơ sở được xây dựng. Một hội nghị quan trọng ở La
Bằng do đồng chí Song Hào chủ trì để bàn về xây dựng chính quyền cấp huyện.
Hội nghị đã nhất trí quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời châu
Giải Phóng (thời kỳ này huyện Đại Từ gọi là châu Giải Phóng), sau đó tại Na Mao
Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời do đồng chí Nguyễn Trung Thành dân tộc
Nùng làm chủ tịch đã tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của
huyện. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, nhân dân
các dân tộc Đại Từ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy
cũng như các đồng chí cán bộ cấp trên. Tháng 9/1945, tại xã Cát Nê, chi bộ Đảng
được thành lập. Sau đó từ năm 1946 trở đi, các chi bộ Đảng lần lượt ra đời ở các
xã, từ sự phát triển của tổ chức cơ sở Đảng ở các xã, Tỉnh uỷ Thái nguyên đã quyết
định thành lập Huyện ủy Đại Từ chính là một nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác
dụng thúc đẩy mọi mặt công tác ở địa phương.
40
- Việc tổ chức và lãnh đạo quần chúng tham gia bảo vệ và xây dựng nền
móng chính quyền dân chủ nhân dân được quan tâm, chú trọng. Đứng trước tình
trạng mất mùa, đói kém ở địa phương ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành
công, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và chấp hành chủ trương của Tỉnh ủy
lâm thời, dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng và chính quyền, nhân dân các dân tộc
Đại Từ nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, “Ngày đồng tâm...”.
Để dần hạn chế nạn mù chữ, ở khắp các xã đều mở các lớp bình dân học vụ. Cùng
với phong trào bình dân học vụ, các đoàn thể cứu quốc tích cực vận động hội viên
thực hiện đời sống mới để bài trừ những hủ tục lạc hậu.
- Từ tháng 9/1945 trở đi, nhân dân Đại Từ và một số địa phương trong tỉnh
Thái Nguyên phải lo đối phó với âm mưu và hành động phá hoại của quân Tưởng
và bè lũ tay sai. Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp nổ sung gây hấn ở Sài Gòn thế là
“kẻ thù không đội trời chung của đồng bào ta 80 năm nay lại hiện ra trước mắt”.
Với tinh thần quyết tâm giữ vững độc lập, tự do nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng
chiến chống hành động xâm lược của thực dân Pháp. Tại huyện Đại Từ phong trào
ủng hộ Nam Bộ kháng chiến diễn ra sôi nổi trong tất cả các ngành, các giới. Nhân
dân trong huyện tình nguyện đóng góp sức người, sức của, xây dựng lực lượng,
lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng nòng
cốt trong công cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương.
- Ngày 23/12/1945, trong không khí tưng bừng của ngày hội Tổng tuyển cử
cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ phấn khởi và tự hào đi bỏ phiếu bầu
cử những đại biểu xứng đáng tham gia vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hoà, đồng chí Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải
phóng lâm thời Đại Từ đã được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I. Ngay sau đó
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng, đồng bào các dân tộc trong huyện
nô nức tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Đến khoảng
tháng 4/1946, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, xã bầu ra Ủy ban hành chính. Cũng từ
41
đó, các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương được thành lập và ngày
càng được củng cố.
- Ngày 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và quyết định phát
động cuộc kháng chiến trong cả nước. Nhận thấy Đại Từ có vị trí quan trọng trong
kháng chiến, Trung ương đã chọn Đại Từ và một số huyện khác làm nơi xây dựng
an toàn khu (ATK) kháng chiến. Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của một huyện
được chọn làm căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ ra sức
thi đua sản xuất, dành nhiều ngày công, ủng hộ nhiều tre, nứa, gỗ... để xây dựng
nơi ở và làm việc cho các cơ quan Trung ương. Cùng với việc củng cố kiện toàn
từng bước bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, các cơ quan chức năng chuyên
chính ở địa phương được xây dựng và phát triển; cuối năm 1946, Ủy ban bảo vệ
huyện và các xã ra đời. Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ
trang, từ giữa năm 1947 trở đi ban huyện đội và các ban xã đội dân quân được
thành lập và đi vào hoạt động...Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được tăng cường, các
chi bộ lần lượt xuất hiện ở các xã; một số chi bộ, điển hình là chi bộ Cao Vân vươn
lên trở thành chi bộ khá của tỉnh.
- Quán triệt chủ trương của Trung ương và của Tỉnh ủy, Đảng bộ Đại Từ từng
bước giải quyết mọi khó khăn về các mặt, xây dựng nền móng chính quyền dân
chủ, nhân dân, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc chiến đấu chống mọi âm
mưu và hành động của thực dân Pháp.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
*Chức năng
UBND Huyện là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan
Nhà nước cấp trên và Nghị Quyết của HĐND Huyện. Đồng thời chỉ đạo hoạt động
của các cơ quan thuộc UBND Huyện và UBND các xã, thị trấn.
*Nhiệm vụ
42
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Huyện Đại Từ được quy định tại điều 97;
98; 99; 100; 101; 102; 103; 104; 105; 106; 107 và Điều 110 của Luật tổ chức
HĐND & UBND được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
26/11/2003. Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính Phủ về việc
quy định các Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp; Quyết định số
75/2006/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính Phủ V/v ban hành quy
chế làm việc mẫu của UBND Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết
định số 1832/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND Huyện Đại Từ về ban hành
quy chế làm việc của UBND Huyện Đại Từ.
2.2.3. Thực trạng chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở huyện Đại Từ
từ năm 2018-2020
2.2.3.1. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018
* Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh về việc thực hiện dự toán chi
NSNN năm 2018 phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đại Từ có đánh giá về tình
hình thực hiện chi thường xuyên NSNN trên địa bàn như sau:
Bảng 2.1.Bảng số liệu tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm
2018:
Nội dung chi
Dự toán năm Quyết
toán năm
So sánh
Tỉnh giao HĐND
quyết định
Tổng số
chi NSĐP
C
ấp
trên
giao
HĐND
quyết định
Tổng chi thường
xuyên 641.664.00
0.00
641.663.972
.346
863.945.4
51.181
1
06,6
106,6
43
- Chi quốc phòng 16.254.000.
000
18.246.12
5.473
118,7
- Chi an ninh 12.887.000.
000
14.453.55
9.596
112,2
- Chi sự nghiệp
giáo dục – đào tạo 329.940.885
.200
340.395.8
46.573
1
03,8
103,2
- Chi sự nghiệp y
tế
5.695.000.0
00
6.492.189.
650
114,0
- Chi sự nghiệp
văn hóa thể thao và
truyền thanh
3.842.664.8
02
2.895.422.
983
75,3
- Chi sự nghiệp
phát thanh – truyền
hình
1.588.371.3
60
1.749.874.
000
110,2
- Chi đảm bảo xã
hội
51.877.087.
811
53.974.79
7.263
104,0
- Chi sự nghiệp
kinh tế 39.528.182.
610
52.058.72
2.188
131,8
- Chi sự nghiệp
môi trường
31.435.392.
130
22.436.13
8.212
71,4
- Chi quản lý
hành chính nhà nước,
Đảng, đoàn thể.
140.906.820
.554
161.430.7
34.130
114,6
- Chi khác ngân 2.244.100.0 2.180.403. 97,2
44
sách 00 800
- Chi cải cách tiền
lương 5.464.467.8
80
0,0
- Chương trình
mục tiêu quốc gia 7.604.628.
358
 Bảng thuyết minh báo cáo thực hiện dự toán chi năm 2018:
- Chi thường xuyên quyết toán là 683.945.451.181 đồng bằng 106,6% kế
hoạch tỉnh và kế hoạch huyện giao. Khoản chi này tăng chủ yếu từ nguồn trợ cấp
ngân sách tỉnh bổ sung trong năm, tăng chi từ nguồn chuyển nguồn năm trước
chuyển sang và từ nguồn tăng thu ngân sách huyện.
- Chi ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị và
thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh...
Các nhiệm vụ chi chương trình, dự án lớn giao từ đầu năm đặc biệt là các dự án
chương trình thuộc sự nghiệp kinh tế, môi trường được triển khai cơ bản đảm bảo
đúng kế hoạch, đúng tiến độ, chất lượng công việc, đúng chế độ định mức, tiết kiệm
và hiệu quả.
- Một số khoản chi tăng so với dự toán huyện giao như: chi quốc phòng, chi
an ninh và trật tự xã hội, chi giáo dục và đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chị sự nghiệp
phát thanh truyền hình, chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, chi hoạt động của cơ quan
QLNN- Đảng - Đoàn thể, chi đảm bảo xã hội. Cụ thể:
- Chi quốc phòng quyết toán là 18.246.125.473 đồng bằng 112,3% dự toán giao
đầu năm. Chi an ninh quyết toán: 14.453.559.596 đồng bằng 112,2% dự toán giao
đầu năm. Khoản chi này chi tăng là do tăng chi từ nguồn dự phòng ngân sách huyện
chi cho đảm bảo công tác quốc phòng- an ninh của địa phương; Chi tăng lương cơ
sở...
45
- Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo quyết toán là 340.395.846.573 đồng bằng
103,8% dự toán tỉnh giao, bằng 103,2% dự toán huyện giao. Khoản chi này chi tăng
từ nguồn bổ sung ngân sách tỉnh để chi trả các chế độ cho học sinh, chi nghỉ hưu
trước tuổi và chi trả các chế độ do trường phổ thông dân tộc Nội trú chuyển từ tỉnh
về huyện quản lý: 7.284 triệu đồng; tăng chi nâng lương cơ sở từ nguồn cải cách tiền
lương...
- Chi sự nghiệp y tế quyết toán là 6.492.189.650 đồng bằng 114% dự toán
HĐND huyện giao đầu năm. Chỉ tiêu chi này chủ yếu là chi bảo hiểm y tế cho các
đối tượng đảm bảo xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của
Chính Phủ; Quyết định số 62,290/QĐ-TTg. Khoản chi này tăng cao do trong năm
tăng đối tượng được hưởng.
- Chi sự nghiệp phát thanh- truyền hình quyết toán là 1.588.371.360 đồng bằng
110,2% dự toán huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này tăng do tăng chi nâng lương cơ sở,
tăng một số các nhiệm vụ chi phục vụ công tác phát thanh truyền hình từ nguồn kết
dư ngân sách huyện.
- Chi đảm bảo xã hội quyết toán là 53.974.797.263 đồng bằng 104% dự toán
huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này tăng do trong năm thực hiện chuyển ứng trước
thành cấp phát kinh phí chi đảm bảo xã hội cho các đối tượng được hưởng theo Nghị
định số 136/2013/NĐ-CP từ nguồn cải cách tiền lương 3.191 triệu đồng, tăng từ
nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh chi trả chế độ cho cán bộ thuộc cơ sở điều trị nghiện tự
nguyện...
- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế là 52.085.722.188 đồng bằng 131,8% dự
toán giao đầu năm. Chỉ tiêu này chi tăng chủ yếu là từ nguồn trợ cấp ngân sách
tỉnh thực hiện phương án sản xuất nông lâm thủy sản 5.079 triệu đồng; tăng chi
nguồn kết dư ngân sách thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch các khu dân cư, duy tu
sửa chữa các công trình...
- Chi hoạt động của các cơ quan Quản lý NN, đảng, đoàn thể là
161.430.743.130 đồng bằng 114,6% dự toán huyện giao đầu năm Khoản chi này
46
tăng chủ yếu tăng chi từ nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện tinh giảm
biên chế: 4.462 triệu đồng; tăng chi từ nguồn dự phòng và kết dư ngân sách cấp
huyện: 8.359 triệu đồng; tăng chi từ nguồn kết dư, dự phòng ngân sách cấp xã,
tăng chi từ nguồn cải cách tiền lương chi tăng lương cơ sở ....
- Chi sự nghiệp môi trường quyết toán là 22.436.138.212 đồng bằng 71,4%
dự toán HĐND huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này không hoàn thành kế hoạch giao
là do kinh phí tỉnh trợ cấp cho huyện từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường không
đạt kế hoạch tỉnh giao đầu năm (đạt 55,5% kế hoạch, hụt thu 9.520 triệu đồng).
- Chi khác ngân sách thực hiện là 2.180.403.800 đồng bằng 97,2% dự toán
giao đầu năm. Chỉ tiêu chi này chủ yếu là chi cho công tác khen thưởng của ngân
sách huyện, chi hỗ trợ các đơn vị khác ngân sách đóng trên địa bàn huyện phục vụ
các nhiệm vụ chính trị của địa phương như Tòa án, Viện Kiểm Sát, Kho bạc, Chi
cục Thuế....
- Chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia quyết toán là 7.604.628.358 đồng bằng 93,6% dự toán giao. Khoản chi
này không hoàn thành kế hoạch là do kinh phí quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch
không triển khai thực hiện theo kế hoạch.
 Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm
2018:
Năm 2018 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020,
năm thứ hai thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đồng thời cũng là năm
có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020. Từ tình hình trên công tác chi ngân sách
trên địa bàn huyện có những thuận lợi, khó khăn trong công tác chi thường xuyên
như sau:
Thuận lợi:
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên

More Related Content

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên

chi ngan sách
chi ngan sáchchi ngan sách
chi ngan sáchlet_smile
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcDuc Nguyen
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
DuythanhVui Bui
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...Vân Anh
 
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCOnTimeVitThu
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên (20)

chi ngan sách
chi ngan sáchchi ngan sách
chi ngan sách
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.docx
Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.docxCơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.docx
Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.docx
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua thực tiễn thực hiện ...
Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua thực tiễn thực hiện ...Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua thực tiễn thực hiện ...
Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua thực tiễn thực hiện ...
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
 
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
 
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
Duythanh
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên

  • 1. 1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Khoa Kinh Tế LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Pháp luật về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên qua thực tiễn thực hiện tại UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Hà Nội - 2022
  • 2. 2 MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................. 2 PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................Error! Bookmark not defined. 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................Error! Bookmark not defined. 2. Mục đích, nhiệm vụ ............................................Error! Bookmark not defined. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................Error! Bookmark not defined. 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................Error! Bookmark not defined. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......Error! Bookmark not defined. 6. Cơ cấu luận văn...................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁP LUẬT về NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN................................................................................................... 5 1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên .................................. 5 1.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên ................................................................................................................................. 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật chi thường xuyên ngân sách nhà nước.. 26 Kết luận chương 1...................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 29 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................................... 29 2.1. Thực trạng pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay................................................................................................................... 29
  • 3. 3 2.2. Thực tiễn áp dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. ................................................................................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................Error! Bookmark not defined. 3.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 59 3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam......................................................................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN............................................................................................................. 71
  • 4. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt CQCMTT Cơ quan chuyên môn trực thuộc CCHC Cải cách hành chính HĐND Hội đồng nhân dân NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  • 5. 5 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁP LUẬT về NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN 1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 1.1.1. Khái quát ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, ra đời và phát triển cũng với sự xuất hiện của nhà nước. Khi nhà nước ra đời, với tư cách là tổ chức quyền lực chính trị công, nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhằm mục địch duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện được các chức năng của mình, nhà nước phải có nguồn lực tài chính nhất định và nhà nước đã sử dụng quyền lực công đặc biệt, buộc các công dân phải đóng thuế, làm hình thành ngân sách nhà nước – nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu và việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, ngân sách nhà nước với ý nghĩa là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước – ra đời từ rất sớm nhưng thuật ngữ ngân sách nhà nước với tư cách là một khái niệm khoa học lại ra đời muộn hơn, khi nhà nước đã phát triển tới một mức độ nhất định và cần có sự phân biệt giữa tài chính công và tài chính tư trong lĩnh vực kinh tế cũng như khoa học pháp lý. Với tư cách là một khái niệm khoa học, ngân sách nhà nước, ở những góc độ tiếp cận khác nhau – cũng được quan niệm khác nhau. Dưới góc độ kinh tế, ngân sách nhà nước là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia,
  • 6. 6 được cơ quan có thẩm quyển của nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định, thường là một năm. Ở dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. * Đặc điểm ngân sách nhà nước - NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Các khoản thu, chi NSNN đều phản ánh những mối quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với chủ thể thụ hưởng NSNN. - NSNN là bản dự toán các khoản thu – chi của Nhà nước, được cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thông qua: Mặc dù cũng phản ánh các khoản thu và chi tiền tệ nhưng NSNN là kế hoạch tài chính của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực Nhà nước có thẩm quyền – là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm góp phần giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính. - Dự toán NSNN có giá trị như một đạo luật: Sau khi cơ quan hành pháp soạn thảo dự toán NSNN, bản dự toán này sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét, quyết định và ban hành dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình này được xem như một bước “luật hóa” bản dự toán NSNN, làm cho nó có giá trị pháp lý như một đạo luật, tạo nên sự khác biệt giữa NSNN và các loại ngân sách của các chủ thể khác. Việc này cũng sẽ giúp cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có thể kiểm soát được cơ quan hành pháp trong quá trình thu – chi NSNN nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân dân, đồng thời bảo đảm cho bản kế hoạch tài chính quan trọng nhất này có thể
  • 7. 7 được thực hiện dễ dàng trong thực tế. - Việc thiết lập và thực thi NSNN nhằm đạt được lợi ích chung của quốc gia: NSNN thiết lập và thực thi hoàn toàn vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào, đẳng cấp xã hội nào,... Lợi ích chung là yếu tố mang tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ thu, chi ngân sách của chính phủ mà ở đó chính phủ luôn tìm cách thỏa mãn tối đa các nhiệm vụ chi tiêu đã được hoạch định và cho phép bởi cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vì mục tiêu thỏa mãn lợi ích chung nên Chính phủ có thể phải thực hiện những khoản chi không đem lại các lợi ích kinh tế cho mình, ví dụ: chi cho trợ giá để phục hồi một ngành sản xuất quan trọng, chi ngân sách để trợ cấp cho nhân dân vùng gặp thiên tai,... - NSNN được Chính phủ tổ chức thực hiện và phải được đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Nghị viện/ Quốc hội): Sự kiểm soát thường xuyên của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với Chính phủ trong lĩnh vực này cũng là cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính Nhà nước, góp phần quản trị tốt nền tài chính công trong đó nhân dân đóng vai trò quyết định. Đây là một nguyên tắc điển hình nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước... Theo đó, việc thiết lập và thi hành NSNN phải được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân, nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp – thông qua cơ quan đại diện cho mình là Nghị Viện/ Quốc hội thực hiện việc giám sát đối với hoạt động nói trên nhằm bảo vệ lợi ích chung. * Vai trò của ngân sách nhà nước: - NSNN đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước. NSNN nhằm đảm bảo tài chính cho bộ máy của Nhà nước từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội, sau đó phân phối lại các nguồn tài chính theo tỷ lệ hợp lý nhằm đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy Nhà nước. - Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của
  • 8. 8 Nhà nước. Nhà nước thông qua NSNN định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cũng có thể chống lạm phát bằng các công cụ tài khóa của mình như cắt giảm chi NSNN, tăng thuế tiêu dùng, khống chế cầu.... - NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, dựa vào công cụ NSNN như sau: giảm bớt thu nhập cao bằng cách đánh thuế (lũy tiến) vào các đối tượng có thu thập cao. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào những hàng hóa dành cho người tiêu dùng có thu nhập cao. Ngược lại, Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp bằng cách giảm thuế, trợ giá cho những hàng hóa thiết yếu như lương thực, điện, nước,... và trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp. - Việc tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước phải gắn liền với quyền lực kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước quy định và tổ chức thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật. - Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. - Ngân sách nhà nước có vai trò là một bản dự toán thu chi liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Chính vì như vậy việc thông qua Ngân sách nhà nước là một sự kiện chính trị quan trọng thể hiện sự nhất trí trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. - Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. 1.1.2. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước *Khái niệm về chi ngân sách nhà nước
  • 9. 9 - Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” Mặt khác khái niệm chi ngân sách nhà nước còn được hiểu là chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp và không thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính: cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, hoặc tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. * Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước - Chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ. - Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi NSNN, chính vì vậy các khoản chi NSNN mang tính pháp lý cao. - Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. - Phần lớn các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. - Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác nhau như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng,... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). * Bản chất và vai trò - Bản chất chi ngân sách nhà nước Bản chất của chi ngân sách là những quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng quỹ ngân sách nhà nước một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức năng đối
  • 10. 10 nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của nhà nước và duy trì sự tồn tại của nhà nước. - Vai trò của chi ngân sách nhà nước vai trò của chi NSNN bao gồm: là đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước được thể hiện qua lương, phụ cấp của các công chức, viên chức, các khoản chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất, chi quản lý hành chính, mua sắm thiết bị cho công sở... để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp ứng bởi công cụ tài chính nhà nước, đặc biệt là NSNN. *Phân loại chi ngân sách nhà nước: - Căn cứ vào kết cấu các khoản chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước bao gồm:  Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và một số khoản chi đầu tư khác. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là những khoản chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.  Chi dự trữ quốc gia: là khoản chi của ngân sách nhà nước để mua hàng hóa dự trữ theo quy định của pháp luật. Khoản chi này theo luật ngân sách nhà nước 2002 không được quy định độc lập ( nằm trong chi đầu tư phát triển). Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định chi dự trữ quốc gia là một khoản chi độc lập trong kết cấu các khoản chi ngân sách nhà nước. Với quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật ngân sách nhà nước và Luật dữ trữ quốc gia 2012.  Chi thường xuyên: là những khoản chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội… Khác với các khoản chi đầu tư phát triển, các khoản chi thường xuyên có chức
  • 11. 11 năng nhằm bảo đảm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.  Chi viện trợ: là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại Nhà nước. Khoản chi được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước cho phép chính phủ giúp đỡ quốc gia gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh… - Căn cứ vào lĩnh chi, chi ngân sách nhà nước bao gồm:  Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ kinh tế, xã hội như chi phát triển nông nghiệp, nông thôn, chi xây dựng cơ các công trình công cộng, chi hoạt động thương mại…  Chi quản lý hành chính: gồm những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước.  Chi quốc phòng an ninh: là những khoản chi để xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.  Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo: là các khoản chi nhằm duy trì, phát triển hoạt động giáo dục đào tạo.  Chi cho y tế: là khoản chi để duy trì và phát triển y tế - Căn cứ vào phạm vi thực hiện chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước bao gồm:  Các khoản chi của ngân sách trung ương gồm: chi đầu tư phát triern, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi do các khoản vay của Chính Phủ, chi viện trợ…(Điều 36 – Luật ngân sách nhà nước 2015)  Các khoản chi ngân sách địa phương bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên… Khác với Luật ngân sách nhà nước 2002, Luật ngân sách nhà nước 2015 vẫn kế thừa các khoản chi ngân sách địa phương, nhưng đã quy định bổ sung thêm 2 khoản chi của ngân sách địa phương, là chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương và chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật ( Điều 38 – Luật ngân sách nhà nước 2015)
  • 12. 12 Như vậy, trong hoạt động chi ngân sách nhà nước có rất nhiều khoản chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xét trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó khái quát vị trí, vai trò của hoạt động quản lý nhà nước về ngân sách nói chung và chi thường xuyên ngân sách theo quy định hiện hành. 1.1.3. Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước *Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Tại khoản 6 điều 4 luật ngân sách nhà nước 2015 có định nghĩa: “ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. *Đặc điểm của chi thường xuyên - Chi thường xuyên có tính chất không hoàn trả trực tiếp - Chi thường xuyên mang tính ổn định, liên tục thường xuyên để duy trì hoạt động bộ máy. Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia. - Chi thường xuyên có hiệu lực chi tiêu theo niên độ ngân sách, tác động trong khoảng thời gian một năm theo Luật ngân sách. Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các tháng trong năm, giữa các năm trong kỳ kế hoạch. - Phạm vi mức độ gắn chặt với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và quyết định của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộng. - Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể; hiệu quả của nó ngoài về mặt kinh tế ra còn thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. - Mức chi, chế độ chi phải tuân theo quyết định của cấp có quyền; chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí, chi cho các hoạt động dịch
  • 13. 13 vụ.... *Vai trò của chi thường xuyên: - Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi NSNN. Chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội; là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Chi thường xuyên trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho Nhà nước có thể sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng cho nhu cầu của nên kinh tế trong từng thời gian cụ thể. Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. - Chi thường xuyên đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước; - Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để cho chi đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà nước. - Chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách xã hội,.... góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng. - Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước còn thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của mình. Nói cách khác, chi thường xuyên còn được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
  • 14. 14 1.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên 1.2.1. Khái quát về pháp luật ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên *Khái niệm: Pháp luật chi thường xuyên ngân sách nhà nước không phải là một lĩnh vực pháp luật độc lập mà là một nội dung của pháp luật ngân sách nhà nước. Pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của pháp luật ngân sách Nhà nước và có thể định nghĩa như sau: “ Pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nhằm thiết lập và duy trì trật tự trong quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước” *Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước - Đầu tiên, chi thường xuyên ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. - Thứ hai, trong hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, có thể có những mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực chính trị công, phải đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân. Muốn cân đối hài hòa các mỗi quan hệ giữa các chủ thể, đảm bảo cho việc sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước một các hiệu quả nhất thì Nhà nước cần thiết phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
  • 15. 15 - Ngoài ra, pháp luật có những thuộc tính riêng mà các công cụ khác không có được, tạo nên sự chặt chẽ, có nguyên tắc trong hoạt động chi thường xuyên nói riêng và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nói chụng: -Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình sử sự chung. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của Nhà nước “ đươc đề lên thành luật”. Do đó tính quy phạm phổ biến được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Từ đó có thể thấy, pháp luật có thể điều chỉnh mọi quan hệ ngân sách Nhà nước bao gồm các hành vi của các cá thể, tổ chức tham gia vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách ở các phạm vi khác nhau. -Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Nội dung của pháp luật phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành. Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa. Từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cũng được rõ ràng, minh bạch hơn. -Tính được bảo đảm bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận, đồng thời Nhà nước đảm bảo cho pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống qua việc tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ chủ thể thực hiện pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Qua đó có thể thấy sự ràng buộc mạnh mẽ giữa pháp luật với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và sự bắt buộc phải thực hiện những quy định của pháp luật khi tham gia vào những quan hệ xã hội được pháp luật quy định. Pháp luật ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên là một bộ phận của pháp luật
  • 16. 16 NSNN, và để bảo đảm cho các quy định pháp luật này được thực hiện trong thực tế cuộc sống, Nhà nước sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, thuyết phục và cả bằng biện pháp cưỡng chế nếu có vi phạm pháp luật xảy ra. 1.2.2. Khái quát nội dung pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.2.2.1. Quy định của pháp luật về các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước: - Theo chi ngân sách trung ương, theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN 2015 chi thường xuyên gồm những nhiệm vụ sau đây: chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý. - Chi ngân sách địa phương, theo quy định tại Điều 38 Luật NSNN 2015 chi thường xuyên gồm những nhiệm vụ sau đây: chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 1.2.2.2. Quy định về nguyên tắc chi thường xuyên ngân sách nhà nước: - Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán. - Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn. Do vậy, trong quá trình
  • 17. 17 phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN. - Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN: Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay ở nước ta và đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết tốt một số vấn đề sau: Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định và phải được thủ trưởng ĐVSD kinh phí NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí NSNN( gọi chung là ĐVSD ngân sách nhà nước ) phải mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của CQTC, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN. Thứ ba, BTC, Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là CQTC) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự toán đã được thẩm tra
  • 18. 18 cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí NS; kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN. Thứ tư, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui định; tham gia với các CQTC, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho các ĐVSD NSNN biết đồng gửi cho CQTC đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau: - Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt. - Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính nhà nước. - Không đủ các điều kiện về chi theo qui định. Thứ năm, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam 6 theo từng niên độ NS, từng cấp NS và MLNSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được qui đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền qui định. Thứ sáu, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của CQTC hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi giảm chi NSNN. 1.2.2.3. Quy định về điều kiện và phương thức chi thường xuyên ngân sách nhà nước: - Điều kiện chi thường xuyên: Theo khoản 2 điều 12 luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định, chi ngân sách Nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại điều 51 của luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng
  • 19. 19 ngân sách chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp. Riêng đối với chi thường xuyên thì phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ. Mục e Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC Quy định về quản lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do bộ tài chính ban hành có quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đối với hoạt động chi thường xuyên, trong đó: + Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức xã, chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tượng, bảo trợ xã hội. + Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. - Phương thức chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Là phương thức cấp phát theo dự toán cấp trong phát kinh phí từ ngân sách nhà nước. Cụ thể là là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo khả năng tối đa mà đơn vị được thụ hưởng. Có thể là nhận từ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho các hoạt động thường niên diễn ra như là tiến hành duy trì hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động, vận hành của bộ máy nhà nước. Việc duy trì bộ máy, điều hành Nhà nước mới tạo ra các hoạt động và bổ sung ngược lại cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động này thường phải kể đến các hoạt động như chế độ lương thưởng cho cán bộ công chức viên chức nhà nước, người lao động, các khoản chi phục vụ cho các cuộc họp, các thiết bị văn phòng phẩm dùng để mua mới hoặc sửa
  • 20. 20 chữa khi hỏng hóc , dùng ngân sách nhà nước để chi cho các dịch vụ phục vụ nhu cầu hàng ngay như tiền điện nước….. 1.2.2.4. Lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ Dự toán chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách các cấp phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định *Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Nội dung dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong điều hành ngân sách. - Dự toán phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. - Dự toán được xây dựng trên cơ sở được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. - Phải xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi, kiên quyết loại bỏ các khoản chi bao cấp, bất hợp lý *Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện:
  • 21. 21 Bước 1: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai xây dựng dự toán ngân sách và giao số kiểm tra cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. -Lập và tổng hợp dự toán Bước 3: Các đơn vị lập dự toán chi thường xuyên của mình Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho phòng tài chính – kế hoách làm việc với các đơn vị về dự toán chi thường xuyên; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách. Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình thường trực hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cùng cấp hoàn chỉnh lại dự toán và gửi sở Tài chính. Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh dự toán và gửi sở Tài chính. Bước 7: Sở tài chính tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán cấp tỉnh báo cảo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh -Phân bổ và quyết định giao dự toán Bước 8: Sở Tài chính giao dự toán ngân sách chính thức cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Bước 9: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉnh lại dự toán ngân sách gửi Đại biểu hội đồng nhân dân cùng cấp trước phiên họp của hội đồng nhân dân cấp huyện về dự toán ngân sách; hội đồng nhân dân cấp huyện thảo luận và quyết định dự toán ngân sách. Bước 10: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; thực hiện công khai dự toán ngân sách cấp huyện. 1.2.2.5. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
  • 22. 22 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách là việc chuyển giao, sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ thể lệ hiện hành các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong ngành tài chính. Sau khi ngân sách địa phương được các cơ quan quyền lực nhà nước địa phương thông qua bằng các nghị quyết của hội đồng nhân dân và quyết định của ủy ban nhân dân, việc chấp hành ngân sách địa phương được thực hiện thống nhất theo văn bản quy định của Trung ương và chỉ đạo của ủy ban nhân dân. Trong quá trình chấp hành ngân sách, cơ quan tài chính căn cứ vào kế hoạch thu của cơ quan thuế lập để lập dự toán chi thường xuyên ngân sách theo quy định. Các đơn vị dự toán hàng tháng, quý phải lập dự toán gửi cơ quan tài chính cấp huyện xem xét cấp phát. Cơ quan kho bạc Nhà nước cấp huyện có trách nhiệm kiểm soát và thanh toán chi trả. Như vậy, hội đồng nhân dân huyện có trách nhiệm giám sát ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan chấp hành ngân sách địa phương. *Trình tự, thủ tục chi thường xuyên - Do những khoản chi thường xuyên có đặc điểm cơ bản là mang tính ổn định, không có khả năng thu hồi và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng như hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm nguồn vật chất cho an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội nên hình thức cấp phát, thhanh toán đối với chi thường xuyên về cơ bản là hình thức thanh toán trực tiếp. - Do chi thường xuyên thực hiện với nhiều lĩnh vực cho nhiều đối tượng với đặc điểm, yêu cầu sử dụng kinh phí khác nhau nên có thể phân tích pháp luật quy định trình tự, thủ tục chi thường xuyên cho các nội dung lớn sau: Đối với các khoản chi tiền lương và các khoản chi có tính chất tiền lương, đơn vị sử dụng kinh phí dựa trên danh sách chi trả,bảng đăng ký danh sách cán bộ, công chức, viên chức đã được phê duyệt (áp dụng với cả đối với các đơn vị thực
  • 23. 23 hiện khoản biên chế và kinh phí), phát hành “ Gi ấy đề nghị rút dự toán ngân sách Nhà nước” gửi cơ quan kho bạc đề nghị trả, thanh toán. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của bộ giấy đề nghị rút kinh phí, tiến hành cấp phát thanh toán cho đơn vị sử dụng. Đối với thu nhập của đối tượng thuế ngoài, việc thanh toán còn dựa trên cơ sở hợp đồng của đơn vị sử dụng với bên làm thuế. Việc chi trả tiền lương của các đơn vị sự nghiệp có thu có những đặc điểm khác biệt nhất định so với các đơn vị có sử dụng ngân sách khác Trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thủ trưởng đơn vị xác định quỹ tiền lương, tiền công với hệ số điều chỉnh tăng thêm trên cơ sở mức lương tối thiểu. Thủ trưởng đơn vị quyết định chi trả tiền công, tiềnn lương cho từng cá nhân viên chức hoặc người lao động theo hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, những phần tăng thêm về tiền lương cho người lao động của đơn vị do chính sách chế độ mới, trách nhiệm cũng thuộc về đơn vị đó. Đối với khoản chi thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài (mua sắm thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhỏ), đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ vào chi tiêu phân bổ cho nhóm chi, phát hành quyết định chi hợp lệ cùng với hồ sơ, chứng từ liên quan đến dịch vụ mua ngoài đã được cung ứng( dự toán phân bổ, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng cung ứng hàng hóa dịch vụ, bộ chứng từ hàng hóa dịch vụ). Kho bạc kiểm tra tính hợp lệ và chi trả trực tiếp cho đơn vị cấp dịch vụ. Đối với các khoản chi cho an ninh, quốc phòng thực hiện theo những quy định riêng. Đối với các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, về cơ bản được thực hiện tương tự các khoản chi thường xuyên khác. Riêng đối với hoạt động sự nghiệp phục vụ đường sắt, địa chất, cầu đường, đường thủy, trình tự cấp phát thanh toán cần có thêm các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động đặc thù đó. 1.2.2.6. Quyết toán chi thường xuyên
  • 24. 24 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là khâu cuối cùng trong chu trình chi thường xuyên ngân sách. Nó chính là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo trong những năm sau. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tuân thủ quy định quyết toán ngân sách Nhà nước bao gồm các bước: lập, xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, thẩm tra và phê chuẩn báo cáo quyết toán. Trình tự phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi thường xuyen ngân sách Nhà nước hành năm của ngân sách huyện như sau: - Phòng tài chính – kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn huyện mình trình ủy ban nhân dân huyện xem xét để gửi sở Tài chính, đồng thời ủy ban nhân dân huyện trình hội đồng nhân dân huyện phê duyệt, sau khi hội đồng nhân dân phê duyệt, báo cáo quyết toán năm được lập thành 04 bản gửi đến các cơ quan sau: 01 bản gửi hội đồng nhân dân 01 bản gửi ủy ban nhân dân 01 bản gửi sở Tài chính tỉnh 01 bản lưu lại phòng tài chính – kế hoạch huyện Đồng thời gửi kho bạc Nhà nước huyện nghị quyết phê chuẩn của hội đồng nhân dân cấp huyện Trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo tài chính đã được quy định như trên vừa phản ánh một quy trình bắt buộc phải tuân thủ, vùa phản ánh yêu cầu cần phải tôn trọng về thời gian tại mỗi cấp mỗi đơn vị. Chỉ có như vậy thì công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước mới đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan. Tiêu chi đánh giá công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
  • 25. 25 - Hệ thống biểu mẫu quyết toán đúng, đầy đủ theo quy định hiện hành. - Thời gian trong lập báo cáo quyết toán đúng theo quy định. - Hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán đủ, đúng theo quy định. - Công tác xử lý các vi phạm đụng theo quy định. 1.2.2.7. Quy định về thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chi thường xuyên ngân sách huyện, thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện kiểm tra thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo chi thường xuyên ngân sách hàng quý của các đơn vị sử ngân sách Nhà nước thuộc huyện. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình. Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do cơ quan chức năng chuyên trách của ngành hoặc của Nhà nước thực hiện mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính của đơn vị nào đó. Mục đích thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành ngân sách các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý ngân sách Nhà nước, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành sử dụng ngân sách Nhà nước góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững hơn. Tiêu chi đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên: - Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đảm bao theo quy định hiện hành.
  • 26. 26 - Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. - Xử lý nghiêm các vi phạm trong chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. - Sử hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.3.1. Các nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên: Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương, từ đó quyết định đến mức chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra đó là nguyên nhân làm phát sinh chi phí có liên quan ngoài kế hoạch chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. - Điều kiện kinh tế - xã hội: chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát, chi thường xuyên ngân sách Nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả thị trường tăng, làm chi phí thường xuyên tăng. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. - Điều kiện về môi trường pháp lý: cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Trong kinh tế thị trường có sự
  • 27. 27 điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong điều hành ngân sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nói riêng 1.3.2. Các nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi thường xuyên. Năng lực của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy thực hiện chi thường xuyên, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội… Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn địa phương. Năng lực chuyên môn của các bộ phận tham mưu áp dụng pháp luật các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi thường xuyên, nguyên tắc chi thường xuyên và
  • 28. 28 tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng. 1.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước có tác động rất lơn đến việc áp dụng pháp luạt chi thường xuyên sách Nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong áp dụng pháp luật. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả áp dụng pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn địa phương. 1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và áp dụng pháp luật chi thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở địa phương để giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, hạn
  • 29. 29 chế sai sót, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN. 2.1. Thực trạng pháp luật về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2.1.1. Chủ thể tham gia quan hệ chi thường xuyên NSNN Thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh, Sở Tài Chính, Kho bạc nhà nước và bộ phận kế toán các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Chức năng của các bộ phận này là chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các phường thực hiện về công tác xây dựng, quản lý chi thường xuyên NSNN, quản lý tình hình chi và tình hình thực hiện chính sách, chế độ tài chính ngân sách của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ của Sở tài chính: - Tập trung đầy đủ các khoản thu theo chế độ quy định để đảm bảo nhu cầu chi theo quy định, đồng thời tiếp tục khai thác nguồn thu và thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm các công việc của UBND và các cơ quan chuyên môn. - Xây dựng dự toán ngân sách UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc hàng năm theo quy định chung, căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể tại tỉnh.
  • 30. 30 - Chấp hành dự toán thực hiện tổ chức thu – chi ngân sách. Trong đó cần sử dụng đồng bộ các biện pháp để động viên khai thác các nguồn vốn trên địa bàn phường và phân bổ vốn có hiểu quả. - Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán trên cơ sở dố liệu tuyệt đối trung thực. - Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính của các tổ chức đơn vị kinh tế tập thể và các cá nhân thuộc quản lý. - Trên cơ sở nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính qua các ngành trong tỉnh mà Sở tài chính giúp UBND đề ra các biện pháp cần thiết cho các ngành phối hợp với nhau được chặt chẽ, thực hiện kế hoạch ssanr xuất được thuận lợi. 2.1.2. Nội dung pháp luật về chi thường xuyên NSNN Xây dựng hệ thống định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước: khi lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách, thẩm tra xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Định mức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách được giao tại đơn vị theo đúng chế độ quy định. Cụ thể: a. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Để xây dựng được dự toán chi thường xuyên cần căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách: Đây là định mức mang tính chất tổng: định mức chi hành chính trên một biên chế; định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học; định mức chi cho một giường bệnh; định mức chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân… Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách, có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa phương được Trung ương giao và định mức phân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành, địa phương phải xây dựng và ban hành các định mức phân bổ cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởng NSĐP, phù hợp với khả năng tài
  • 31. 31 chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương mình. Định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để phân bổ chính thức tổng mức kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau: - Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng… đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên. - Các chủ trương, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định. - Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND cấp Tỉnh ban hành theo phân cấp. - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp. - Số kiểm tra về dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề. - Khả năng cân đối nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. Khả năng này được dự báo trên cơ sở cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu. b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên Để sử dụng có hiệu quả dự toán chi thường xuyên các đơn vị cần bám sát vào các định mức sử dụng ngân sách: Biểu hiện của loại định mức này là chế độ tiền lương, phụ cấp lương, chế độ công tác phí, chế độ hội nghị,… Loại định mức này khá đa dạng do chi thường xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quy định hiện hành, phần lớn các định mức sử dụng ngân sách do Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa
  • 32. 32 phương thì HĐND tỉnh được phân cấp ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách được cấp và cũng là căn cứ pháp lý để KBNN thực hiện kiểm soát chi. Định mức phải mang tính ổn định, chi thường xuyên trong cân đối ngân sách và triển khai thực hiện được chính sách khoán chi hành chính, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Chấp hành dự toán chi thường xuyên: Đây là nội dung rất quan trọng trong quản lý chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Tài chính có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 12 năm trước; Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị phân bổ dự toán phải bảo đảm phân bổ hết dự toán ngân sách được giao. Trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, nhưng khi phân bổ cho các nhiệm vụ này, đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi Sở Tài chính để thẩm tra. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh và các tổ chức được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí thường xuyên, phải mở tài khoản tại KBNN trên địa bàn để giao dịch, thanh toán và chịu sự kiểm tra của Sở Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi ngân sách cấp tỉnh được kiểm soát trước, trong và
  • 33. 33 sau quá trình cấp phát thanh toán, KBNN thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi bằng dự toán. Đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước, KBNN thực hiện kiểm soát căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ pháp lý và chứng từ có liên quan đến khoản chi đó. Nếu đủ điều kiện chi, KBNN thanh toán theo đề nghị của đơn vị dự toán, nếu các khoản chi chưa đủ điều kiện để thực hiện việc thanh toán trực tiếp, KBNN tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời hạn quy định. c. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Các cơ quan chuyên môn sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước và quản lý các khoản chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN, cơ quan Tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi của ngân sách nhà nước theo quy định. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách tỉnh phải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ chi ngân sách nhà nước; mục lục ngân sách nhà nước; hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo và mã số đơn vị sử dụng ngân sách. Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm), các đơn vị dự toán thực hiện khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi cơ quan quản lý cấp trên và Sở Tài chính. Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán; lập quyết toán, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán chi ngân sách trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của ngân sách tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh đã gửi Bộ Tài chính thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo bổ sung, gửi Bộ Tài chính. Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích, đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của các cấp ngân sách một cách chính xác, trung thực và khách quan; đồng thời nâng
  • 34. 34 cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau. d. Thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý c chi thường xuyên ngân sách nhà nước và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chi ngân sách, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đến việc chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Việc thanh tra, kiểm tra được gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh. Hàng năm, cơ quan Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện. Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ thanh tra tình hình sử dụng ngân sách và việc chấp hành các chế độ về quản lý chi ngân sách của các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách tỉnh hỗ trợ và cá nhân thụ hưởng ngân sách theo quy định của pháp luật. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân, đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh. 2.1.3. Đánh giá thực trạng pháp luật chi thường xuyên NSNN ở Việt Nam hiện nay * Thành tựu - Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020. Trong đó yêu cầu chặt chẽ về thời gian phân bổ, nội dung phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán, đảm bảo phù hợp với thực tế, triệt để tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách. Trong điều hành đã tăng cường công tác thanh tra tài chính - ngân sách, công tác
  • 35. 35 kiểm soát chi NSNN (từ chối thanh toán gần 52 tỷ đồng do chưa đủ hồ sơ), qua đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, cân đối NSNN khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020. Đồng thời, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 nhằm chia sẻ khó khăn với nhà nước và người lao động. Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương, trường hợp hụt thu thì phải chủ động sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác và cắt giảm các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN. Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao. Nhờ chủ động trong điều hành, chi NSNN năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra, với tổng số chi ngân sách ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Điều đáng nói đó là cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%). Bộ Tài chính đã xác định, một trong những giải pháp quan trọng trong cân đối thu - chi ngân sách là tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, từ đó giảm áp lực cân đối thu - chi NSNN. Theo Bộ trưởng, những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công đã giúp tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần trong tổng chi ngân sách. Tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm từ
  • 36. 36 mức 64,9% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020 (ước 63,4%) theo đúng mục tiêu Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, giảm mạnh so với thời điểm cuối nhiệm kỳ trước là 67,7% năm 2015. * Những bất cập còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những hạn chế. Cụ thể như sau: Bất cập lớn nhất hiện nay trong việc xây dựng chi thường xuyên NSNN là mâu thuẫn giữa nhu cầu chi và khả năng đảm bảo từ nguồn thu NS của địa phương. Vấn đề này không chỉ diễn ra giữa đơn vị dự toán đối với cơ quan tài chính các cấp mà còn giữa NS cấp trên đối với NS cấp dưới. Khi xây dựng dự toán thường thoát ly định mức đã quy định, thoát ly hướng dẫn của cơ quan tài chính, đưa ra thêm nhiều nhiệm vụ, đề xuất mua sắm sửa chữa... Điều này dẫn tới công tác xây dựng dự toán chi thường xuyên không tích cực, thậm chí là đối phó. Hai là, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN theo cơ chế hiện nay phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí định mức phân bổ NS, định mức chi NS, chế độ chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND, UBND các cấp quy định. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi hiện chưa được định mức hoá, chưa có mức chi tiêu cụ thể, chưa định mức hoá được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan đơn vị… dẫn tới dự toán lập chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NS. Công tác xây dựng dự toán chi NS chưa đồng bộ với công tác xây dựng các kế hoạch … Điều này dẫn tới xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lượng; không phân bổ được đến từng cơ quan đơn vị sử dụng NS. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thẩm tra dự toán của HĐND cũng rất khó thực hiện. Điều này làm giảm vai trò của HĐND trong thực hiện chức năng quyết định NS. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng NS còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế
  • 37. 37 công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Ba là cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu tài chính chưa thực sự thống nhất, rõ ràng và nhiều thay đổi, bổ sung trong mỗi thời kỳ ổn định NS. Trong thời kỳ ổn định NS nhiều chính sách mới được ban hành, nhiều đơn vị mới được thành lập làm tăng nhu cầu chi cho NS địa phương nhưng trung ương chưa có cơ chế rõ ràng về nguồn kinh phí thực hiện và do cơ chế lồng ghép NS các cấp đã gây khó khăn, lúng túng cho việc lập dự toán, thẩm tra dự toán chi thường xuyên NS. Ví dụ như chi cho hợp đồng 68 tại các đơn vị sự nghiệp. Bốn là, tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định; nhiều lễ hội, hội nghị, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách… Năm là, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thời gian qua đã được thực hiện quyết liệt nhưng thực tế chi phí cho con người vẫn chiếm tới trên 70% chi thường xuyên, cho thấy nhiệm vụ này vẫn còn phải thực hiện với quyết tâm cao hơn nữa. 2.2. Thực tiễn áp dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2.1. Sơ lược về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Tên đơn vị: UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Địa chỉ: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Mã số thuế: 2900606767 Điện thoại: 02803824200 Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
  • 38. 38 *Qúa trình hình thành và phát triển - Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam; phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế trên đất nước ta, đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân
  • 39. 39 phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà. Cách mạng tháng 8 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vui mừng vô hạn trước sự đổi đời, toàn dân ta xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên trước mắt nhân dân ta đang còn nhiều khó khăn rất lớn: giặc đói, gặc dốt, giặc ngoại xâm. Vận mệnh của nhà nước non trẻ đang bị đe doạ. - Trong bối cảnh chung của cả nước, Thái Nguyên và huyện Đại Từ nói riêng sau khi giành được chính quyền (tháng 8/1945) cũng gặp những khó khăn, phức tạp. Phần lớn ruộng đất ở Đại Từ tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. Nông dân lao động không có hoặc thiếu ruộng đất cày cấy. Thêm vào đó là hậu quả của chính sách cai trị, khai thác và bóc lột hơn nửa thế kỷ (1884 – 1945) của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế trì trệ, lạc hậu. Nhưng sẵn có truyền thống đoàn kết, ý chí và bản lĩnh kiên cường, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đưa phong trào cách mạng của huyện từng bước vượt qua khó khăn. - Đầu tháng 4/1945, bộ máy thống trị của địch từ huyện đến thôn xã đã bị đập tan, chính quyền cách mạng ở cơ sở được xây dựng. Một hội nghị quan trọng ở La Bằng do đồng chí Song Hào chủ trì để bàn về xây dựng chính quyền cấp huyện. Hội nghị đã nhất trí quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời châu Giải Phóng (thời kỳ này huyện Đại Từ gọi là châu Giải Phóng), sau đó tại Na Mao Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời do đồng chí Nguyễn Trung Thành dân tộc Nùng làm chủ tịch đã tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của huyện. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, nhân dân các dân tộc Đại Từ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy cũng như các đồng chí cán bộ cấp trên. Tháng 9/1945, tại xã Cát Nê, chi bộ Đảng được thành lập. Sau đó từ năm 1946 trở đi, các chi bộ Đảng lần lượt ra đời ở các xã, từ sự phát triển của tổ chức cơ sở Đảng ở các xã, Tỉnh uỷ Thái nguyên đã quyết định thành lập Huyện ủy Đại Từ chính là một nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy mọi mặt công tác ở địa phương.
  • 40. 40 - Việc tổ chức và lãnh đạo quần chúng tham gia bảo vệ và xây dựng nền móng chính quyền dân chủ nhân dân được quan tâm, chú trọng. Đứng trước tình trạng mất mùa, đói kém ở địa phương ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và chấp hành chủ trương của Tỉnh ủy lâm thời, dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng và chính quyền, nhân dân các dân tộc Đại Từ nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, “Ngày đồng tâm...”. Để dần hạn chế nạn mù chữ, ở khắp các xã đều mở các lớp bình dân học vụ. Cùng với phong trào bình dân học vụ, các đoàn thể cứu quốc tích cực vận động hội viên thực hiện đời sống mới để bài trừ những hủ tục lạc hậu. - Từ tháng 9/1945 trở đi, nhân dân Đại Từ và một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên phải lo đối phó với âm mưu và hành động phá hoại của quân Tưởng và bè lũ tay sai. Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp nổ sung gây hấn ở Sài Gòn thế là “kẻ thù không đội trời chung của đồng bào ta 80 năm nay lại hiện ra trước mắt”. Với tinh thần quyết tâm giữ vững độc lập, tự do nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống hành động xâm lược của thực dân Pháp. Tại huyện Đại Từ phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến diễn ra sôi nổi trong tất cả các ngành, các giới. Nhân dân trong huyện tình nguyện đóng góp sức người, sức của, xây dựng lực lượng, lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương. - Ngày 23/12/1945, trong không khí tưng bừng của ngày hội Tổng tuyển cử cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ phấn khởi và tự hào đi bỏ phiếu bầu cử những đại biểu xứng đáng tham gia vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đồng chí Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời Đại Từ đã được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I. Ngay sau đó dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng, đồng bào các dân tộc trong huyện nô nức tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Đến khoảng tháng 4/1946, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, xã bầu ra Ủy ban hành chính. Cũng từ
  • 41. 41 đó, các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương được thành lập và ngày càng được củng cố. - Ngày 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước. Nhận thấy Đại Từ có vị trí quan trọng trong kháng chiến, Trung ương đã chọn Đại Từ và một số huyện khác làm nơi xây dựng an toàn khu (ATK) kháng chiến. Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của một huyện được chọn làm căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ ra sức thi đua sản xuất, dành nhiều ngày công, ủng hộ nhiều tre, nứa, gỗ... để xây dựng nơi ở và làm việc cho các cơ quan Trung ương. Cùng với việc củng cố kiện toàn từng bước bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, các cơ quan chức năng chuyên chính ở địa phương được xây dựng và phát triển; cuối năm 1946, Ủy ban bảo vệ huyện và các xã ra đời. Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, từ giữa năm 1947 trở đi ban huyện đội và các ban xã đội dân quân được thành lập và đi vào hoạt động...Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được tăng cường, các chi bộ lần lượt xuất hiện ở các xã; một số chi bộ, điển hình là chi bộ Cao Vân vươn lên trở thành chi bộ khá của tỉnh. - Quán triệt chủ trương của Trung ương và của Tỉnh ủy, Đảng bộ Đại Từ từng bước giải quyết mọi khó khăn về các mặt, xây dựng nền móng chính quyền dân chủ, nhân dân, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc chiến đấu chống mọi âm mưu và hành động của thực dân Pháp. 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ *Chức năng UBND Huyện là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị Quyết của HĐND Huyện. Đồng thời chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thuộc UBND Huyện và UBND các xã, thị trấn. *Nhiệm vụ
  • 42. 42 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Huyện Đại Từ được quy định tại điều 97; 98; 99; 100; 101; 102; 103; 104; 105; 106; 107 và Điều 110 của Luật tổ chức HĐND & UBND được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính Phủ về việc quy định các Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp; Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính Phủ V/v ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND Huyện Đại Từ về ban hành quy chế làm việc của UBND Huyện Đại Từ. 2.2.3. Thực trạng chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở huyện Đại Từ từ năm 2018-2020 2.2.3.1. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018 * Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh về việc thực hiện dự toán chi NSNN năm 2018 phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đại Từ có đánh giá về tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN trên địa bàn như sau: Bảng 2.1.Bảng số liệu tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm 2018: Nội dung chi Dự toán năm Quyết toán năm So sánh Tỉnh giao HĐND quyết định Tổng số chi NSĐP C ấp trên giao HĐND quyết định Tổng chi thường xuyên 641.664.00 0.00 641.663.972 .346 863.945.4 51.181 1 06,6 106,6
  • 43. 43 - Chi quốc phòng 16.254.000. 000 18.246.12 5.473 118,7 - Chi an ninh 12.887.000. 000 14.453.55 9.596 112,2 - Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo 329.940.885 .200 340.395.8 46.573 1 03,8 103,2 - Chi sự nghiệp y tế 5.695.000.0 00 6.492.189. 650 114,0 - Chi sự nghiệp văn hóa thể thao và truyền thanh 3.842.664.8 02 2.895.422. 983 75,3 - Chi sự nghiệp phát thanh – truyền hình 1.588.371.3 60 1.749.874. 000 110,2 - Chi đảm bảo xã hội 51.877.087. 811 53.974.79 7.263 104,0 - Chi sự nghiệp kinh tế 39.528.182. 610 52.058.72 2.188 131,8 - Chi sự nghiệp môi trường 31.435.392. 130 22.436.13 8.212 71,4 - Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể. 140.906.820 .554 161.430.7 34.130 114,6 - Chi khác ngân 2.244.100.0 2.180.403. 97,2
  • 44. 44 sách 00 800 - Chi cải cách tiền lương 5.464.467.8 80 0,0 - Chương trình mục tiêu quốc gia 7.604.628. 358  Bảng thuyết minh báo cáo thực hiện dự toán chi năm 2018: - Chi thường xuyên quyết toán là 683.945.451.181 đồng bằng 106,6% kế hoạch tỉnh và kế hoạch huyện giao. Khoản chi này tăng chủ yếu từ nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh bổ sung trong năm, tăng chi từ nguồn chuyển nguồn năm trước chuyển sang và từ nguồn tăng thu ngân sách huyện. - Chi ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Các nhiệm vụ chi chương trình, dự án lớn giao từ đầu năm đặc biệt là các dự án chương trình thuộc sự nghiệp kinh tế, môi trường được triển khai cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch, đúng tiến độ, chất lượng công việc, đúng chế độ định mức, tiết kiệm và hiệu quả. - Một số khoản chi tăng so với dự toán huyện giao như: chi quốc phòng, chi an ninh và trật tự xã hội, chi giáo dục và đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chị sự nghiệp phát thanh truyền hình, chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, chi hoạt động của cơ quan QLNN- Đảng - Đoàn thể, chi đảm bảo xã hội. Cụ thể: - Chi quốc phòng quyết toán là 18.246.125.473 đồng bằng 112,3% dự toán giao đầu năm. Chi an ninh quyết toán: 14.453.559.596 đồng bằng 112,2% dự toán giao đầu năm. Khoản chi này chi tăng là do tăng chi từ nguồn dự phòng ngân sách huyện chi cho đảm bảo công tác quốc phòng- an ninh của địa phương; Chi tăng lương cơ sở...
  • 45. 45 - Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo quyết toán là 340.395.846.573 đồng bằng 103,8% dự toán tỉnh giao, bằng 103,2% dự toán huyện giao. Khoản chi này chi tăng từ nguồn bổ sung ngân sách tỉnh để chi trả các chế độ cho học sinh, chi nghỉ hưu trước tuổi và chi trả các chế độ do trường phổ thông dân tộc Nội trú chuyển từ tỉnh về huyện quản lý: 7.284 triệu đồng; tăng chi nâng lương cơ sở từ nguồn cải cách tiền lương... - Chi sự nghiệp y tế quyết toán là 6.492.189.650 đồng bằng 114% dự toán HĐND huyện giao đầu năm. Chỉ tiêu chi này chủ yếu là chi bảo hiểm y tế cho các đối tượng đảm bảo xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ; Quyết định số 62,290/QĐ-TTg. Khoản chi này tăng cao do trong năm tăng đối tượng được hưởng. - Chi sự nghiệp phát thanh- truyền hình quyết toán là 1.588.371.360 đồng bằng 110,2% dự toán huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này tăng do tăng chi nâng lương cơ sở, tăng một số các nhiệm vụ chi phục vụ công tác phát thanh truyền hình từ nguồn kết dư ngân sách huyện. - Chi đảm bảo xã hội quyết toán là 53.974.797.263 đồng bằng 104% dự toán huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này tăng do trong năm thực hiện chuyển ứng trước thành cấp phát kinh phí chi đảm bảo xã hội cho các đối tượng được hưởng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP từ nguồn cải cách tiền lương 3.191 triệu đồng, tăng từ nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh chi trả chế độ cho cán bộ thuộc cơ sở điều trị nghiện tự nguyện... - Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế là 52.085.722.188 đồng bằng 131,8% dự toán giao đầu năm. Chỉ tiêu này chi tăng chủ yếu là từ nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh thực hiện phương án sản xuất nông lâm thủy sản 5.079 triệu đồng; tăng chi nguồn kết dư ngân sách thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch các khu dân cư, duy tu sửa chữa các công trình... - Chi hoạt động của các cơ quan Quản lý NN, đảng, đoàn thể là 161.430.743.130 đồng bằng 114,6% dự toán huyện giao đầu năm Khoản chi này
  • 46. 46 tăng chủ yếu tăng chi từ nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện tinh giảm biên chế: 4.462 triệu đồng; tăng chi từ nguồn dự phòng và kết dư ngân sách cấp huyện: 8.359 triệu đồng; tăng chi từ nguồn kết dư, dự phòng ngân sách cấp xã, tăng chi từ nguồn cải cách tiền lương chi tăng lương cơ sở .... - Chi sự nghiệp môi trường quyết toán là 22.436.138.212 đồng bằng 71,4% dự toán HĐND huyện giao đầu năm, chỉ tiêu này không hoàn thành kế hoạch giao là do kinh phí tỉnh trợ cấp cho huyện từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường không đạt kế hoạch tỉnh giao đầu năm (đạt 55,5% kế hoạch, hụt thu 9.520 triệu đồng). - Chi khác ngân sách thực hiện là 2.180.403.800 đồng bằng 97,2% dự toán giao đầu năm. Chỉ tiêu chi này chủ yếu là chi cho công tác khen thưởng của ngân sách huyện, chi hỗ trợ các đơn vị khác ngân sách đóng trên địa bàn huyện phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương như Tòa án, Viện Kiểm Sát, Kho bạc, Chi cục Thuế.... - Chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia quyết toán là 7.604.628.358 đồng bằng 93,6% dự toán giao. Khoản chi này không hoàn thành kế hoạch là do kinh phí quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch không triển khai thực hiện theo kế hoạch.  Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm 2018: Năm 2018 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020, năm thứ hai thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đồng thời cũng là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020. Từ tình hình trên công tác chi ngân sách trên địa bàn huyện có những thuận lợi, khó khăn trong công tác chi thường xuyên như sau: Thuận lợi: