SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
1
TÀI CHÍNH CÔNG
Mục lục
Câu 1: Đặc điểm tài chính công............................................................................2
Câu 2: Phân loại thu, chi NSNN ở Việt Nam .......................................................3
Câu 3. Đặc điểm của Thuế....................................................................................6
Câu 4: Đặc điểm của chi thường xuyên của NSNN .............................................7
Câu 5: Đặc điểm của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.....................8
Câu 6: Phân tích tác động của thu thuế đối với nền kinh tế ...............................10
Câu 7:Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế ...................................................11
Câu 8: Phân tích căn cứ lập dự toán chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước
.............................................................................................................................15
Câu 9. Phân tích vai trò của nhà nước khi thực hiện triển khai dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP) ..........................................................................16
Câu 10. Phân tích nguyên nhân gây bội chi nhà nước........................................16
2
Câu 1: Đặc điểm tài chính công
Khái niệm: Tài chính công là các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước;
phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn
có của nhà nước đối với xã hội và không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
Mục tiêu của Tài chính công luôn gắn liền với lợi ích của Nhà nước và lợi
ích của toàn xã hội.
Đặc điểm:
- Chủ thể của Tài chính công:
Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chức
năng vốn có của mình, do đó Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định đến việc
sử dụng các quỹ công. Việc sử dụng các quỹ công, đặc biệt là NSNN máy Nhà
nước, luôn gắn liền với bộ máy nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Các nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã
hội của một quốc gia trong từng thời kỳ được quyết định bởi cơ quan quyền lực
cao nhất của nhà nước đó là Quốc hội. Do đó, Quốc hội cũng l là chủ thể duy nhất
quyết định nội dung, cơ cấu, mức độ các khoản mục thu, chi NSNN tương ứng
với các nhiệm vụ đã được hoạch định.
- Nguồn hình thành thu nhập của Tài chính công:
Tài chính nhưng chủ yếu là các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí ở nhiều
lĩnh vực hoạt động khác nhau, với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có
thể là bắt buộc hoặc tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả.. nhưng chủ yêu là
hình thức bắt buộc và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Đặc điểm này được
thể hiện ở mọi thể chế chính trị trên thế giới, gắn liền với quyền lực chính trị của
mỗi Nhà nước, mỗi quốc gia.
Ví dụ: Thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu phí, lệ phí từ các
dịch vụ công...
- Tính hiệu quả của chi tiêu Tài chính công:
Chỉ tiêu Tài chính công (còn được gọi là chỉ tiêu công) chính là việc phân
phối và sử dụng các quỹ công. Các quỹ này bao gồm quỹ NSNN và các quỹ lại
chính Nhà nước ngoài ngân sách. Chi tiêu công gắn liền với việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước, đáp ứng các nhu cầu chung, nhu câu có tính chất toàn
xã hội. Nguồn hình thành các quỹ nay từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, do
đó khi chi tiêu các quy nay cần phải xem xét đến tính hiệu quả của chỉ tiêu công.
Việc đánh giá hiệu quả ở chỉ tiêu công dựa vào hai tiêu thức cơ bản đó là kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
3
- Phạm vi hoạt động của Tài chính công:
Tài chính công gắn liền với bộ máy Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng của Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với toàn
bộ nền kinh tế, do đó phạm vi ảnh hưởng của Thi chính côngrất rộng lớn, tác động
đến tất cả các hoạt động khác nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và
có thể vượt qua địa giới hành chính của một quốc gia.
Ví dụ: Thu NSNN từ các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, huy động vốn qua
các tổ chức tín dụng ngoải nước; Chỉ cho các hoạt động của
Nhà nước tại nước ngoài Tài chính công: Mục tiêu cuối cũ
- Mục tiêu hoạt động của hoạt động Tài chính công:
Chính là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội: ổn định thể
chế chính trị; đảm bảo công bằng trong các tầng lớp dân cư, thu hẹp khoảng cách
giàu - nghèo trong xã hội. Do đó quá trình tạo lập các quỹ công cũng như chị tiêu
các quỹ công cần phải luôn tôn chỉ mục đích hoạt động của Tài Chính công.
Câu 2: Phân loại thu, chi NSNN ở Việt Nam
1)Thu ngân sách Nhà nước
Là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu của Nhà
nước, Các khoản thu của NSNN phần lớn đều mang tính bắt buộc và không hoàn
trả trực tiếp
 Thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho Nhà
nước theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước.
- Đặc điểm của thuế
+ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc thực hiện bằng quyền lực. Đóng
thuế là nghĩa vụ bắt buộc được thực hiện thông qua công cụ quyền lực dựa trên
hệ thống pháp luật thuế do Nhà nước ban hành.
+Thuế là một khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
+ Thuế là một khoản đóng góp được quy định trước và có tỉnh pháp lý cao.
+ Thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố
chính trị - kính tế - xã hội
- Phân loại thuế
+ Phân loại theo tính chất điều tiết, hệ thống thuế được chia thành hai loại:
Thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của
người nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là người nộp thuế đồng thời
4
là người chịu thuế.
Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
Thuế giản thu: Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường và được ấn định trong giá cả của chúng. Đặc điểm cơ bản của thuế giản
thu là một bộ phận cấu thành trong giả cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một
phần thu nhập của người tiêu dùng.
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu...
+ Phân loại theo đối tượng chịu thuế, yếu tố kinh tế bị đánh thuế, hệ thống
thuế được chia thành:
Thuế thu nhập: Là các sắc thuế đánh vào thu nhập của các pháp nhân và
thể nhân ngay tại thời điểm thu nhập có được dù sau đó chúng được sử dụng làm
gì.
Thuế tiêu dùng: Là sắc thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ khi diễn ra việc
mua, bán chúng.
Thuế tài sản: Là các sắc thuế được đánh trong trường hợp chuyển giao cho
không tài sản, hay nhượng bản hoặc trong trường hợp có sự hiện hữu tài sản.
 Phí và lệ phí
+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi
phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công
(được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015
+ Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được
cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước
được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.
 Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước Thu Ngân sách Nhà nước từ các
hoạt động kinh tế của Nhà nước là các khoản thu từ lợi tức của các cơ sở
kinh tế của Nhà nước, lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của Nhà
nước tại các công ty cổ phần.
 Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân
Các khoản đóng góp này được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, thường
đóng góp cho các khoản chỉ cụ thể như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...
 Các khoản viện trợ
Viện trợ quốc tế không hoàn lại là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ,
các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho Chính phủ một nước
nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
 Các hình thức viện trợ không hoàn lại như: Viện trợ của các Chính phủ,
Viện trợ của các tổ chức quốc tế, Viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ
5
2) Chi ngân sách Nhà nước
Chỉ Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định.
Đặc điểm chỉ Ngân sách Nhà nước:
- Gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
mà Nhà nước dâm nhiệm trong từng thời kỳ; gắn với quyền lực Nhà nước.
- Mục đích của chi NSNN là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia
nên hoàn toàn mang tính chất công cộng.
- Chi NSNN có phạm vi rộng và có quy mô lớn.
- Chi NSNN có tính chất cấp phát, không hoàn trả trực tiếp.
Chi ngân sách nhà nước gồm:
 Chi đầu tư phát triển là việc Nhà nước sử dụng một phần nguồn tài chính đã
được tạo lập quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các
mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Đây là khoản chi nhằm xây dựng
và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như: Cầu cống, đường xá, cảng, sân
bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, viễn thông..v.v
- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước: Đây là khoản
chi tích lũy mang tính chất hình thành nên vốn cố định, vốn lưu động và
bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp: Nhà nước
góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh theo một tí lệ nhất định vào các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết cần có sự tham gia của Nhà nước.
- Chi thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia: Nhằm thực hiện một
hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định.
- Chỉ dự trữ Nhà nước: Được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của thị
trường, điều hòa cung cầu tiền tệ, ngoại tệ và một số mặt hàng chiến lược
cũng như giải quyết kịp thời các tổn thất bắt ngờ xảy ra đối với nền kinh
tế.
 Chỉ thường xuyên
- Chi thường xuyên là các khoản chỉ có thời hạn tác động ngắn thường dưới
một năm chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một
cách thường xuyên của Nhà nước.
6
- Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chỉ cho tiêu dùng
xã hội. Bao gồm: Các khoản chỉ cho con người (lương, phụ cấp...) và các
khoản chỉ liên quan đến nghiệp vụ quản lý, công việc chuyên môn.
- Chi thường xuyên được chia thành:
+ Chi sự nghiệp: Là các khoản chỉ cho các dịch vụ và các hoạt động xã hội
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí dân cư.
+ Chỉ cho các cơ quan Nhà nước: Là các khoản chỉ nhằm đảm bảo hoạt động
của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chỉ quốc phòng để phòng
thủ và bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược, tấn công từ nước ngoài. Chi an
ninh và trật tự an toàn xã hội để bảo vệ giữ gìn chế độ xã hội, an ninh dân cư
trong nước.
 Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật như chi trả nợ của nhà nước,
chi viện trợ và cá khoản chi khác.
Câu 3. Đặc điểm của Thuế
Thứ nhất, thuế là 1 khoản thu mang tính chất bắt buộc theo quy định
của pháp luật
- Tính bắt buộc của thuế là tất yếu khách quan xuất phát từ đặc tính cùa hàng
hóa công cộng (là những hàng hóa có thể được sử dụng chung và khó có
thể bị loại trừ VD: an ninh quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng ngừa
dịch bệnh,..)
Do vậy, Nhà nước luôn là chủ thể đứng ra cung cấp đại bộ phận hàng hóa
công cộng đó cho xã hội nhằm đảm bảo độ thỏa dụng tối đa cho xã hội
- Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp của mọi
thể nhân và pháp nhân đối với lợi ích công cộng của toàn xã hội và được
thể chế hóa trong hiến pháp mọi quốc gia. Nhà nước dựa vào quyền lực to
lớn của mình để ấn định, ban hành các luật thuế và tổ chức bộ máy quản lý
thu thuế, các thế nhân và pháp nhân có nghĩa vụ thực hiện theo đúng luật
định
Thứ hai, thuế là khoản thu mang tính hoàn trả không trực tiếp
- Nó vận động 1 chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải
trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp
- Mức độ chuyển giao thu nhập của các thế nhân và pháp nhân cho Nhà nước
thông qua thuế được xác định dựa trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội
- Không được hoàn trả trực tiếp nhưng lại được hoàn trả gián tiếp thông qua
việc khai thác thụ hưởng những lợi ích từ hàng hóa công cộng do Nhà nước
7
đầu tư cung cấp cho cộng đồng và xã hội
Thứ ba, thuế là 1 hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu
tố chính trị - kinh tế - xã hội
- Nhà nước đánh thuế là đang tham gia và phân phối thu nhập của các thể
nhân, pháp nhân nhằm tập trung 1 bộ phận tổng sản phẩm quốc dân vào
quỹ NSNN và điều tiết thu nhập giữa các thể nhân và pháp nhân
- Nhà nước và thuế khóa là 2 phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau, chính sách
thuế của 1 quốc gia luôn gắn liền với bản chất chính trị của Nhà nước và
lợi ích của mọi thể nhân, pháp nhân
Thứ tư, thuế là hình thức đóng góp được quy định trước
- Tất cả các quy định về các đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và cụ
thể nhất là mức thuế phải nộp và số thuế được miễn giảm trong các trường
hợp khác nhau đều được quy định trong luật thuế và ban hành phổ biến tới
tất cả các đối tượng liên quan. Dựa vào đó người nộp thuế nắm rõ nghĩa vụ
nộp thuế của mình đối với Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền có nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế phải dựa trên quy
định của pháp luật
Câu 4: Đặc điểm của chi thường xuyên của NSNN
Thứ nhất, chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất liên tục và khá ổn
định. Xuất phát từ thực tế là để duy trì sự tồn tại của Nhà nước, từ việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ kinh tế cụ thể mà đã làm phát sinh các khoản chi thường
xuyên để duy trì những hoạt động của nhà nước
Ví dụ: tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, …
là những nhiệm vụ luôn cần phải thực hiện kể cả có bất cứ sự thay đổi nào về thể
chế chính trị, nhà nước.
Do đó, yêu cầu phải tạo lập 1 nguồn lực tài chính thường trực để đảm bảo trang
trải các khoản chi này.
Thứ hai, chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng. Các khoản chi thường
xuyên chủ yếu để thanh toán cho các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước, an
ninh quốc gia. Chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu thực hiện
các nhiệm vụ của nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm
ngân sách hiện tại. Kết quả của các hoạt động trên hầu như không tạo ra của cải
vật chất hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất của xã hội ở năm
đó. Chính vì đặc điểm này, chi thường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng. Tuy
nhiên trên thực tế thì chi thường xuyên vẫn có thể được coi như là 1 khoản chi có
8
tính chất đầu tư, tích luỹ đặc biệt bởi vì trong chi thường xuyên thì nhóm chi cho
sự nghiệp giáo dục, y tế khoa học công nghệ đóng góp trực tiếp vào phát triển
con người, phát triển kinh tế đất nước.
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN phụ thuộc cơ cấu
tổ chức bộ máy Nhà nước và quy mô cung ứng hàng hoá, dịch vụ công của Nhà
nước. Chi thường xuyên hướng vào việc đảm bảo hoạt động bình thường của Nhà
nước. Nếu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên
có xu hướng giảm, tiết kiệm. Ngược lại nếu bộ máy nhà nước cồng kềnh thì khoản
chi này sẽ chiếm 1 tỷ trọng lớn trong NSNN. Ngoài ra những quyết định của nhà
nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng hàng hoá và dịch vụ công
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của ngân sách
nhà nước.
Ví dụ: trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, nhà nước cung cấp hàng
hoá Giáo dục. Tại thời diểm này, tham gia giáo dục không tính phí vì vậy phạm
vi và mức độ chi NSNN cho lĩnh vực này sẽ lớn. Ngược lại, trong cơ chế quản lý
nền kinh tế thi trường có sự quản lý của Nhà nước, thì mức độ chi NSNN bị thu
hẹp lại.
Thứ tư, hiệu quả của chi thường xuyên được thể hiện qua sự ổn định chính
trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Hiệu quả của chi
thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển.
Hiệu quả của nó không chỉ thể hiện trên các mặt kinh tế mà mỗi một quyết định
chi thường xuyên hợp lý sẽ giúp bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường
thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết
kiệm sẽ tăng tích luỹ vốn cho NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nâng cao niềm tin của nhân dân và vai trò quản lý điều hành của
Nhà nước.
Thứ năm, Các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên của NSNN
được tiến hành trên cơ sở pháp luật và kế hoạch chi đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt. Các khoản chi thường xuyên sẽ được các cơ quan đơn vị
lập dự toán ngân sách chi, sau đó gửi lên bộ tài chính để nhận được sự xem xét
và phê duyệt của bộ. Để bảo đảm các khoản dự toán ngân sách chi thường xuyên
là không lãng phí tài nguyên quốc gia, đảm bảo sự chi tiêu hợp lý và hiệu quả.
Câu 5: Đặc điểm của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách
Khái niệm: Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có
thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với NSNN, nguồn thu và
nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
9
Các quỹ Tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có những đặc điểm sau :
- Về chủ thể : các tổ chức công quyền thuộc lĩnh vực hành pháp của nhà nước
giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý quỹ là chủ thể của các quỹ này. Theo đó,
các tổ chức này quyết định việc lập quỹ, huy động nguồn tài chính, sử dụng
quỹ và tổ chức bộ máy quản lý về quỹ.
- Về mục tiêu hoạt động: Mặc dù các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
có mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chức năng
quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước có trách nhiệm xử lý.
- Về nguồn tài chính: các quỹ này được hình thành từ 2 nguồn:
+ Thứ nhất: trích từ ngân sách nhà nước nhằm cân đối thu, chi trong
những trường hợp nhất định
+ Thứ hai: huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội, chủ yếu là
nguồn tài chính của khu vực kinh tế tư nhân
Cơ cấu nguồn vốn tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từ quỹ.
- Về cơ chế hoạt động: Việc huy động và sử dụng quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách thường linh hoạt hơn so với quỹ NSNN, bởi lẽ nó được
điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn
và không nhất thiết phải gắn với hoạt động của các cơ quan công quyền
mỗi cấp.
Ví dụ: điều chỉnh hoạt động quản lý, điều hành Quỹ Bảo vệ Môi trường
Việt nam được quy định bởi Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ và các văn bản quy phạm của một số cơ quan hành pháp chức năng được
Nhà nước uỷ quyền.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách,
trong đó có 21 quỹ do Thủ tướng chính phủ có quyết định thành lập và quy định
tổ chức hoạt động của quỹ; 9 quỹ do chính phủ có nghị định thành lập; 6 quỹ do
các bộ, ngành có quyết định thành lập.
Các địa phương ngoài việc thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài
ngân sách theo quy định của pháp luật, căn cứ đặc thù tình hình, địa phương đã
thành lập thêm các quỹ như: Quỹ nạn nhân chất độc màu da cam/ dioxin; Quỹ
cứu trợ; Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học;…..
- Về điều kiện hình thành và tồn tại: Tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử của mỗi
nước cũng như tuỳ thuộc vào sự tồn tại của các nhiệm vụ, các sự kiện kinh
tế xã hội cần giải quyết mà các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ra
đời và tồn tại.
Tuy nhiên khi nhu cầu can thiệp của nhà nước đã được đáp ứng thì cũng
10
không nên duy trì quỹ tiền tệ riêng biệt đó. Bởi vậy hoạt động của các quỹ này
không ổn định và thường xuyên như NSNN.
Đặc điểm này xuất hiện nhiều hơn ở các quốc gia có trình độ phát triển
thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xu hướng chung cùng với quá trình phát
triển của nền kinh tế, số lượng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở mỗi
quốc gia sẽ giảm dần.
Câu 6: Phân tích tác động của thu thuế đối với nền kinh tế
Thu Thuế có tác động đáng kể đến nền kinh tế và có thể có những tác động
tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào cách áp dụng và mục tiêu của chính sách
thuế. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính gồm có:
* Tác động của thu thuế đối với nền kinh tế
- Thuế giúp huy động nguồn lực tài chính chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
+ Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có
nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Thuế được coi là khoản thu quan
trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì
khoản thu này càng tang. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước
chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, không được
sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho
hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát
triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên
cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập rồi sẽ nộp một
phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa
thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,…
+ Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và
khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Vì mang tính không
hoàn trả trực tiếp nên nhà nước có thể yên tâm dùng thuế làm công cụ chủ yếu để
thu ngân sách, phục vụ các chi tiêu của quốc gia mà không phải lo lắng về nghĩa
vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng
thu ngân sách nhà nước. Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng
lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ
đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc
gia.
- Thuế có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế
11
+ Thuế có thể là công cụ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích
đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Hệ thống pháp luật về thuế đã
được áp dụng thống nhất cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng
lớp dân cư. Mặt khác, chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế có cùng một điều kiện hoạt động.
+ Thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt
mục tiêu công bằng xã hội (công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều
dọc). Thuế góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo thông qua việc điều tiết
thu nhập. Nhờ đó, thuế còn đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước
sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc
việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.
+ Thuế là công cụ được sử dụng nhằm đạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và
duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập
quốc tế
+ Thuế là công cụ để đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định
hướng của nhà nước ổn định và lâu dài. Thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm
kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng
lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch
nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong
nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, thu thuế có tác động đáng kể đến nền kinh tế thông qua việc cung cấp
nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến phân phối thu nhập, quyết định kinh doanh
và đầu tư, hành vi tiêu dùng, cũng như khuyến khích hoặc hạn chế các ngành kinh
tế cụ thể.
Câu 7:Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế
Từ những thế kỷ trước, nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith (1723-1790) đã
đưa ra 04 bốn nguyên tắc cơ bản để xây dựng một hệ thống thuế hợp lý, đó là:
Đánh thuế phải phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư, phần thuế mỗi người
đóng phải được quy định một cách chính xác, chỉ thu thuế vào thời gian thuận
tiện với phương thức phù hợp, các chi phí thu nộp thuế phải thấp nhất. Sau này,
các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế được các nhà kinh tế học hiện đại kế thừa,
bổ sung và khái quát hóa thành những tiêu chuẩn làm cơ sở xây dựng và đánh giá
chất lượng hệ thống thuế của một quốc gia. Các tiêu chuẩn đó là:
12
- Tiêu chuẩn công bằng
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, tính công bằng là một đòi hỏi khách quan.
Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải được thực hiện trước hết đối
với việc phân chia gánh nặng về thuế.
Hai khía cạnh lớn của sự công bằng là công bằng theo chiều ngang và công bằng
theo chiều dọc.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang được hiểu là nếu các thể
nhân, pháp nhân có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử ngang
bằng nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, trong thực tế, tiêu chuẩn
này ít có tính khả thi bởi vì nó không chỉ rõ được tiêu thức nào để xác định hai
thể nhân hay hai pháp nhân như nhau, mặt khác nó cũng không nói rõ việc đối xử
như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như thế nào. Thường chỉ có thể
vận dụng là, nếu các thể nhân, pháp nhân có cùng địa vị pháp lý và có tham gia
vào các hoạt động kinh tế, xã hội như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. thuộc các
trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế được pháp luật quy định thì đều có
nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc được hiểu là nếu các thể
nhân, pháp nhân có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những
pháp nhân, thể nhân khác. Một hệ thống thuế có tính công bằng theo chiều dọc
được hiểu là một hệ thống thuế lũy tiến so với thu nhập nhằm hạn chế bớt khoảng
cách giàu nghèo và đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong xã hội.
Sự công bằng ngang thông thường hiện diện ngay trong mỗi sắc thuế và được
biểu hiện chủ yếu ở nội dung xác định phạm vi đối tượng nộp thuế, đối tượng
chịu thuế của mỗi loại thuế. Tuy nhiên, sự công bằng dọc ít khi thể hiện đầy đủ
trong một sắc thuế cụ thể do sứ mệnh của mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế có thể
rất khác nhau. Vì vậy tính công bằng chỉ nên đánh giá trên toàn bộ hệ thống thuế
chứ không đánh giá một cách riêng lẻ đối với từng sắc thuế.
- Tiêu chuẩn hiệu quả
Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều khuyết tật trong việc phân bổ nguồn lực xã
hội. Do vậy để khắc phục được những khuyết tật đó cần phải có sự kết hợp giữa
“Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của Nhà nước để định hướng phát triển nền
kinh tế đảm bảo sự phát triển công bằng và bền vững của xã hội.
13
Hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xem xét trên các mặt sau đây:
+ Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất
Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều khuyết tật trong việc phân bổ nguồn lực xã
hội làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Do vậy để khắc phục được những
khuyết tật đó cần phải có sự kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của
Nhà nước để định hướng phát triển nền kinh tế đảm bảo sự phát triển công bằng
và bền vững của xã hội. Đồng thời, phát huy được tác động tích cực trong điều
chỉnh lại phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế - xã hội vĩ mô của nền kinh tế. Ngược lại, thuế cũng có những tác động tích
cực để sửa đổi thất bại của thị trường, vừa tăng nguồn thu cho Nhà nước, vừa
nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường,...
+ Thứ hai, hiệu quả công tác quản lý thu thuế là lớn nhất
Trên thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí. Chính vì vậy, tính hiệu
quả của hệ thống thuế còn được đánh giá với cả công tác quản lý thu thuế, đó là
chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi
phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế).
Tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế được xem xét trong mối quan hệ giữa
chi phí tổ chức quản lý thu thuế và số thuế được tập trung vào NSNN. Số thuế
thu về nhiều nhất trên cơ sở chi phí tổ chức quản lý thu thuế là thấp nhất thì tính
hiệu quả của hệ thống thuế càng cao. Chi phí tổ chức quản lý thu thuế là các chi
phí hành chính, các khoản chi phí hành chính này phụ thuộc vào tính phức tạp
của hệ thống thuế như các điều khoản miễn giảm; số lượng, mức độ phân biệt của
thuế suất với đối tượng nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế...
Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, chứa
đựng ít các mục tiêu xã hội. Mặt khác, hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc
quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng
thuận lợi.
- Tiêu chuẩn ổn định
Tính ổn định của hệ thống chính sách thuế được hiểu là hệ thống chính sách thuế
và từng sắc thuế phải được ban hành và thực thi trong thực tiễn trong một khoảng
thời gian thích hợp, hạn chế việc sửa đổi bổ sung thường xuyên và khi thay đổi
14
phải có kế hoạch, thời hạn để các đối tượng có liên quan chuẩn bị. Tính ổn định
của hệ thống thuế là một đòi hỏi chính đáng của người thực hiện nghĩa vụ thuế
với Nhà nước.
Tính ổn định của hệ thống thuế là một điều kiện quan trọng để ổn định môi trường
đầu tư kinh doanh, đảm bảo điều kiện quan trọng để ổn định môi trường đầu tư
kinh doanh, đảm bảo điều kiện để các thể nhân và pháp nhân lựa chọn kinh doanh
và quyết định đầu tư. Nếu nhà đầu tư không chắc chắn về nghĩa vụ thuế của họ
với Nhà nước, họ sẽ không thể tính toán chính xác lợi nhuận của họ
Tính ổn định cần được bảo đảm trong việc xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng
nộp thuế, thuế suất, thời gian nộp thuế, chế tài khi vi phạm nghĩa vụ về thuế....Tuy
nhiên, sự không ổn định cũng có điểm tích cực trong việc ngăn ngừa trốn thuế và
tránh thuế. Một số người vì biết rõ những chế tài mà họ sẽ bị áp dụng khi trốn
thuế vì có thể chế tài quá nhẹ và họ cũng biết rằng khả năng phát hiện hành vi
trốn thuế của cơ quan quản lý thuế là không nhiều. Ngược lại, sự không ổn định
của chế tài lại có thể làm cho người ta sợ mà không trốn thuế.
Chính sách thuế luôn được đòi hỏi phải phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội.
Thực trạng kinh tế - xã hội là bất định. Vì vậy, tính ổn định của thuế đòi hỏi việc
xây dựng và cải cách hệ thống chính sách thuế phải có cách nhìn toàn diện và dài
hạn để đón trước được xu hướng vận động của nền kinh tế quốc dân.
- Tiêu chuẩn thuận tiện
Tinh thuận tiện của hệ thống chính sách thuế được hiểu là hệ thống chính sách
thuế và từng sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ quản lý và
có khả năng tự điều chỉnh nhất định.
Đóng thuế là nghĩa vụ của người dân vì vậy người dân có quyền được hiểu về
pháp luật thuế của Nhà nước. Việc người dân hiểu được luật sẽ khuyến khích họ
chấp hành luật và giảm tình trạng không công bằng.
Hệ thống chính sách thuế phải đảm bảo tính thuận tiện là một đòi hỏi khách quan
nhằm đảm bảo tính khả thi của hệ thống chính sách thuế trong thực tiễn, động
viên nguồn lực tài chính vào NSNN ở mức cao nhất với chi phí hành thu thấp
nhất, hạn chế các trường hợp tiêu cực có thể xảy ra, phù hợp với trình độ của
người nộp thuế và cán bộ quản lý thu thuế.
15
Câu 8: Phân tích căn cứ lập dự toán chi thường xuyên của Ngân sách Nhà
nước
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ
tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm
vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng như:
Dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do cơ quan có thẩm
quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở Trung ương, từng địa phương và đơn vị;
- Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường
hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Cụ
thể: Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách,
chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định,
trong đó:
+ Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở Trung ương: Căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách Trung ương do Thủ
tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các
đơn vị trực thuộc, bảo đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
+ Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức
phân bổ chi ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành
định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp
dưới.
+ Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh
phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện
theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi trả thường xuyên
kỳ kế hoạch. Muốn dự toán được khả năng này, người ta dựa vào cơ cấu thu
NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch. Nhờ đó
mà thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi
thường xuyên của NSNN.
- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường
xuyên của năm trước sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi
theo các nội dung sau:
+ Sự phù hợp thực tế của các định mức chi hay các chính sách, chế độ chi
16
hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh cho kịp thời.
+ Sự phù hợp của các hình thức cấp phát, phương thức quản lý tài chính
đối với mỗi loại hình đơn vị. Từ đó đặt ra vấn đề cần cải tiến các hình thức cấp
phát kinh phí và phương thức quản lý tài chính sao cho tiên tiến hơn.
+ Xem xét hướng tăng trưởng của các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu
thường đang diễn ra, ngoài ra cũng cần nghiên cứu đến kết quả thực hiện của các
loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN.
Câu 9. Phân tích vai trò của nhà nước khi thực hiện triển khai dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quán lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng,
cung cấp dịch vụ công.
Vai trò của Nhà nước khi thực hiện triển khai án PPP được thể hiện thông qua
những khía cạnh sau:
- Sử dụng hình thức đấu thầu công khai, cạnh tranh, điều kiện các nhà đầu tư có
thể tham gia đấu thầu phải là những nhà đầu tư có năng lực cả về tài chính, chuyên
môn, kinh nghiệm thực hiện dự án.
- Đảm bảo các rủi ro phát sinh được phân bổ có hiệu quả, công bằng trong hợp
đồng PPP, tạo ra động lực cho nhà đầu tư thực hiện.
- Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng thực hiện hợp đồng PPP và
đảm bảo rằng Nhà nước giám sát thực hiện và quản lý hợp đồng một cách thường
xuyên, chính xác và công bằng.
- Xây dựng cơ chế nhận các thông tin phản hồi của người sử dụng dịch vụ công.
Có cơ chế, biện pháp xử phạt vi phạm hợp đồng phù hợp để khắc phục kịp thời
những yếu kém do nhà đầu tư thực hiện.
- Đåm bảo để bên cho vay, tài trợ vốn thực hiện được quyền kiểm tra, giám sát
của mình trong các hợp đồng PPP.
Câu 10. Phân tích nguyên nhân gây bội chi nhà nước
- Nhóm nguyên nhân khách quan
Tác động của chu kỳ kinh doanh là nguyên nhân cơ bản nhất trong số các
nguyên nhân khách quan gây ra bội chi NSNN. Trong đó, chu kỳ kinh doanh được
hiểu là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng
tăng lên của sản lượng tiềm năng. Liên quan đến chu kỳ kinh tế đó là sự đình trệ
17
sản xuất, lạm phát và thất nghiệp. Khi nói đến chu kỳ kinh tế người ta hay nhắc
đến hai giai đoạn chính là khủng hoảng và thịnh vượng.
Khi nhắc đến giai đoạn khủng hoảng cho thấy tiêu dùng giảm mạnh dẫn
đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư cũng giảm dẫn đến kết quả
GDP thực tế giảm, thất nghiệp tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm từ đó làm
cho thu nhập của Nhà nước giảm, nhưng nhu cầu chi lại trong giai đoạn khủng
hoảng lại tăng lên dẫn đến Nhà nước phải giải quyết những khó khăn mới về kinh
tế và xã hội. Điều này làm cho mức bội chỉ ngân sách Nhà nước tăng lên
Khi nền kinh tế ở giai đoạn thịnh vượng (nền kinh tế phát triển) thì tiêu
dùng của dân cư phát triển, đồng thời sản xuất trong nền kinh tế tăng lên dẫn đến
GDP thực tế tăng làm thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi đó chi của Nhà
nước cũng tăng lên tương ứng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng thu. Điều
này làm giảm mức bội chi ngân sách Nhà nước.
Ngoài những nguyên nhân trên thì những nguyên nhân khách quan khác có
thể kể đến như: Thiên tai, dịch bệnh, địch họa... Nếu những nguyên nhân này gây
ra tác hại lớn cho nền kinh tế thì chúng sẽ làm giảm thu, tăng chi và kết quả là
dẫn tới bội chi ngân sách Nhà nước. Ví dụ, khi có lũ lụt lớn, Nhà nước sẽ phải
dùng một nguồn lực lớn (Nhà nước phải chi một khoản tiền lớn) để khắc phục
hậu quả thông qua thực hiện cứu trợ lương thực thực phẩm cho người dân, thực
hiện các chương trình cứu hộ, cứu nạn, chương trình phòng chống dịch bệnh sau
lũ lụt...
Đồng thời, khi có lũ lụt sẽ làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
điều này khiến cho Nhà nước có thể phải giảm thuế gây ảnh hưởng đến nguồn
thu. Điều này làm cho bội chi ngân sách Nhà nước tăng.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân căn bản nhất trong số các nguyên nhân chủ quan gây ra bội
chi NSNN chính là tác động của chính sách cơ cấu thu, chi của Nhà nước. Khi
Chính phủ thực hiện chính sách đấy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng
mức bội chi ngân sách Nhà nước. Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách
giảm đầu tư và giảm tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm đi.
Những nguyên nhân khác như sai lâm trong chính sách, trong công tác
quản lý kinh tế - tài chính, quá trình phân cấp NSNN còn nhiều bất cập, chi hỗ
trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương ngày càng nhiều, điều hành ngân
18
sách không hợp lý dẫn đến hạn chế khai thác nguồn thu cho NSNN,... làm cho
nền kinh tế trì trệ cũng có thể dẫn tới bội chi ngân sách Nhà nước.
Bội chi ngân sách Nhà nước có thể được chia ra thành bội chi chu kỳ và
bội chi cơ cầu. Bội chi NSNN do nguyên nhân chu kỳ kinh tế gây ra được gọi là
bội chi chu kỳ. Bội chi cơ cấu là bội chi ngân sách Nhà nước do chính sách cơ
câu thu, chi của Nhà nước và quản lý kinh tế yếu kém gây ra.
Trong các điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai
lớn,...), tông hợp của bội chi do chu kỳ và bội chi do cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào cách bù đắp
bội chi. Mỗi cách bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô.

More Related Content

Similar to Tài chính công đã sửa.docx

đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...OnTimeVitThu
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTrần Đức Anh
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDHuyền Anh
 
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNLUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNOnTimeVitThu
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcDzung Phan Tran Trung
 

Similar to Tài chính công đã sửa.docx (20)

Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường XuyênLuận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
 
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
 
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
 
Luận Văn Nhiệm Vụ Thu, Chi Ngân Sách Địa Phương Theo Luật Ngân Sách Nhà Nước...
Luận Văn Nhiệm Vụ Thu, Chi Ngân Sách Địa Phương Theo Luật Ngân Sách Nhà Nước...Luận Văn Nhiệm Vụ Thu, Chi Ngân Sách Địa Phương Theo Luật Ngân Sách Nhà Nước...
Luận Văn Nhiệm Vụ Thu, Chi Ngân Sách Địa Phương Theo Luật Ngân Sách Nhà Nước...
 
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
 
Bản word
Bản wordBản word
Bản word
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNLUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
 
Đề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdfĐề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdf
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
 
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 

Recently uploaded

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 

Tài chính công đã sửa.docx

  • 1. 1 TÀI CHÍNH CÔNG Mục lục Câu 1: Đặc điểm tài chính công............................................................................2 Câu 2: Phân loại thu, chi NSNN ở Việt Nam .......................................................3 Câu 3. Đặc điểm của Thuế....................................................................................6 Câu 4: Đặc điểm của chi thường xuyên của NSNN .............................................7 Câu 5: Đặc điểm của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.....................8 Câu 6: Phân tích tác động của thu thuế đối với nền kinh tế ...............................10 Câu 7:Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế ...................................................11 Câu 8: Phân tích căn cứ lập dự toán chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước .............................................................................................................................15 Câu 9. Phân tích vai trò của nhà nước khi thực hiện triển khai dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ..........................................................................16 Câu 10. Phân tích nguyên nhân gây bội chi nhà nước........................................16
  • 2. 2 Câu 1: Đặc điểm tài chính công Khái niệm: Tài chính công là các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước; phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội và không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Mục tiêu của Tài chính công luôn gắn liền với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của toàn xã hội. Đặc điểm: - Chủ thể của Tài chính công: Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có của mình, do đó Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định đến việc sử dụng các quỹ công. Việc sử dụng các quỹ công, đặc biệt là NSNN máy Nhà nước, luôn gắn liền với bộ máy nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Các nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước đó là Quốc hội. Do đó, Quốc hội cũng l là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu, mức độ các khoản mục thu, chi NSNN tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch định. - Nguồn hình thành thu nhập của Tài chính công: Tài chính nhưng chủ yếu là các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả.. nhưng chủ yêu là hình thức bắt buộc và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Đặc điểm này được thể hiện ở mọi thể chế chính trị trên thế giới, gắn liền với quyền lực chính trị của mỗi Nhà nước, mỗi quốc gia. Ví dụ: Thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu phí, lệ phí từ các dịch vụ công... - Tính hiệu quả của chi tiêu Tài chính công: Chỉ tiêu Tài chính công (còn được gọi là chỉ tiêu công) chính là việc phân phối và sử dụng các quỹ công. Các quỹ này bao gồm quỹ NSNN và các quỹ lại chính Nhà nước ngoài ngân sách. Chi tiêu công gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng các nhu cầu chung, nhu câu có tính chất toàn xã hội. Nguồn hình thành các quỹ nay từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, do đó khi chi tiêu các quy nay cần phải xem xét đến tính hiệu quả của chỉ tiêu công. Việc đánh giá hiệu quả ở chỉ tiêu công dựa vào hai tiêu thức cơ bản đó là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
  • 3. 3 - Phạm vi hoạt động của Tài chính công: Tài chính công gắn liền với bộ máy Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế, do đó phạm vi ảnh hưởng của Thi chính côngrất rộng lớn, tác động đến tất cả các hoạt động khác nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và có thể vượt qua địa giới hành chính của một quốc gia. Ví dụ: Thu NSNN từ các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, huy động vốn qua các tổ chức tín dụng ngoải nước; Chỉ cho các hoạt động của Nhà nước tại nước ngoài Tài chính công: Mục tiêu cuối cũ - Mục tiêu hoạt động của hoạt động Tài chính công: Chính là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội: ổn định thể chế chính trị; đảm bảo công bằng trong các tầng lớp dân cư, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Do đó quá trình tạo lập các quỹ công cũng như chị tiêu các quỹ công cần phải luôn tôn chỉ mục đích hoạt động của Tài Chính công. Câu 2: Phân loại thu, chi NSNN ở Việt Nam 1)Thu ngân sách Nhà nước Là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước, Các khoản thu của NSNN phần lớn đều mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp  Thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước. - Đặc điểm của thuế + Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc thực hiện bằng quyền lực. Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc được thực hiện thông qua công cụ quyền lực dựa trên hệ thống pháp luật thuế do Nhà nước ban hành. +Thuế là một khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. + Thuế là một khoản đóng góp được quy định trước và có tỉnh pháp lý cao. + Thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố chính trị - kính tế - xã hội - Phân loại thuế + Phân loại theo tính chất điều tiết, hệ thống thuế được chia thành hai loại: Thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là người nộp thuế đồng thời
  • 4. 4 là người chịu thuế. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... Thuế giản thu: Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả của chúng. Đặc điểm cơ bản của thuế giản thu là một bộ phận cấu thành trong giả cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... + Phân loại theo đối tượng chịu thuế, yếu tố kinh tế bị đánh thuế, hệ thống thuế được chia thành: Thuế thu nhập: Là các sắc thuế đánh vào thu nhập của các pháp nhân và thể nhân ngay tại thời điểm thu nhập có được dù sau đó chúng được sử dụng làm gì. Thuế tiêu dùng: Là sắc thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ khi diễn ra việc mua, bán chúng. Thuế tài sản: Là các sắc thuế được đánh trong trường hợp chuyển giao cho không tài sản, hay nhượng bản hoặc trong trường hợp có sự hiện hữu tài sản.  Phí và lệ phí + Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công (được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015 + Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.  Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước Thu Ngân sách Nhà nước từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước là các khoản thu từ lợi tức của các cơ sở kinh tế của Nhà nước, lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của Nhà nước tại các công ty cổ phần.  Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân Các khoản đóng góp này được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, thường đóng góp cho các khoản chỉ cụ thể như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...  Các khoản viện trợ Viện trợ quốc tế không hoàn lại là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho Chính phủ một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.  Các hình thức viện trợ không hoàn lại như: Viện trợ của các Chính phủ, Viện trợ của các tổ chức quốc tế, Viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ
  • 5. 5 2) Chi ngân sách Nhà nước Chỉ Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Đặc điểm chỉ Ngân sách Nhà nước: - Gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước dâm nhiệm trong từng thời kỳ; gắn với quyền lực Nhà nước. - Mục đích của chi NSNN là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia nên hoàn toàn mang tính chất công cộng. - Chi NSNN có phạm vi rộng và có quy mô lớn. - Chi NSNN có tính chất cấp phát, không hoàn trả trực tiếp. Chi ngân sách nhà nước gồm:  Chi đầu tư phát triển là việc Nhà nước sử dụng một phần nguồn tài chính đã được tạo lập quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển bao gồm: - Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Đây là khoản chi nhằm xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như: Cầu cống, đường xá, cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, viễn thông..v.v - Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước: Đây là khoản chi tích lũy mang tính chất hình thành nên vốn cố định, vốn lưu động và bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Chỉ góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp: Nhà nước góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh theo một tí lệ nhất định vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết cần có sự tham gia của Nhà nước. - Chi thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia: Nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định. - Chỉ dự trữ Nhà nước: Được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu tiền tệ, ngoại tệ và một số mặt hàng chiến lược cũng như giải quyết kịp thời các tổn thất bắt ngờ xảy ra đối với nền kinh tế.  Chỉ thường xuyên - Chi thường xuyên là các khoản chỉ có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước.
  • 6. 6 - Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chỉ cho tiêu dùng xã hội. Bao gồm: Các khoản chỉ cho con người (lương, phụ cấp...) và các khoản chỉ liên quan đến nghiệp vụ quản lý, công việc chuyên môn. - Chi thường xuyên được chia thành: + Chi sự nghiệp: Là các khoản chỉ cho các dịch vụ và các hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí dân cư. + Chỉ cho các cơ quan Nhà nước: Là các khoản chỉ nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. + Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chỉ quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược, tấn công từ nước ngoài. Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội để bảo vệ giữ gìn chế độ xã hội, an ninh dân cư trong nước.  Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật như chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và cá khoản chi khác. Câu 3. Đặc điểm của Thuế Thứ nhất, thuế là 1 khoản thu mang tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật - Tính bắt buộc của thuế là tất yếu khách quan xuất phát từ đặc tính cùa hàng hóa công cộng (là những hàng hóa có thể được sử dụng chung và khó có thể bị loại trừ VD: an ninh quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng ngừa dịch bệnh,..) Do vậy, Nhà nước luôn là chủ thể đứng ra cung cấp đại bộ phận hàng hóa công cộng đó cho xã hội nhằm đảm bảo độ thỏa dụng tối đa cho xã hội - Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp của mọi thể nhân và pháp nhân đối với lợi ích công cộng của toàn xã hội và được thể chế hóa trong hiến pháp mọi quốc gia. Nhà nước dựa vào quyền lực to lớn của mình để ấn định, ban hành các luật thuế và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế, các thế nhân và pháp nhân có nghĩa vụ thực hiện theo đúng luật định Thứ hai, thuế là khoản thu mang tính hoàn trả không trực tiếp - Nó vận động 1 chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp - Mức độ chuyển giao thu nhập của các thế nhân và pháp nhân cho Nhà nước thông qua thuế được xác định dựa trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội - Không được hoàn trả trực tiếp nhưng lại được hoàn trả gián tiếp thông qua việc khai thác thụ hưởng những lợi ích từ hàng hóa công cộng do Nhà nước
  • 7. 7 đầu tư cung cấp cho cộng đồng và xã hội Thứ ba, thuế là 1 hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội - Nhà nước đánh thuế là đang tham gia và phân phối thu nhập của các thể nhân, pháp nhân nhằm tập trung 1 bộ phận tổng sản phẩm quốc dân vào quỹ NSNN và điều tiết thu nhập giữa các thể nhân và pháp nhân - Nhà nước và thuế khóa là 2 phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau, chính sách thuế của 1 quốc gia luôn gắn liền với bản chất chính trị của Nhà nước và lợi ích của mọi thể nhân, pháp nhân Thứ tư, thuế là hình thức đóng góp được quy định trước - Tất cả các quy định về các đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và cụ thể nhất là mức thuế phải nộp và số thuế được miễn giảm trong các trường hợp khác nhau đều được quy định trong luật thuế và ban hành phổ biến tới tất cả các đối tượng liên quan. Dựa vào đó người nộp thuế nắm rõ nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế phải dựa trên quy định của pháp luật Câu 4: Đặc điểm của chi thường xuyên của NSNN Thứ nhất, chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất liên tục và khá ổn định. Xuất phát từ thực tế là để duy trì sự tồn tại của Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế cụ thể mà đã làm phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì những hoạt động của nhà nước Ví dụ: tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, … là những nhiệm vụ luôn cần phải thực hiện kể cả có bất cứ sự thay đổi nào về thể chế chính trị, nhà nước. Do đó, yêu cầu phải tạo lập 1 nguồn lực tài chính thường trực để đảm bảo trang trải các khoản chi này. Thứ hai, chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng. Các khoản chi thường xuyên chủ yếu để thanh toán cho các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước, an ninh quốc gia. Chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại. Kết quả của các hoạt động trên hầu như không tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất của xã hội ở năm đó. Chính vì đặc điểm này, chi thường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tế thì chi thường xuyên vẫn có thể được coi như là 1 khoản chi có
  • 8. 8 tính chất đầu tư, tích luỹ đặc biệt bởi vì trong chi thường xuyên thì nhóm chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế khoa học công nghệ đóng góp trực tiếp vào phát triển con người, phát triển kinh tế đất nước. Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN phụ thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và quy mô cung ứng hàng hoá, dịch vụ công của Nhà nước. Chi thường xuyên hướng vào việc đảm bảo hoạt động bình thường của Nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên có xu hướng giảm, tiết kiệm. Ngược lại nếu bộ máy nhà nước cồng kềnh thì khoản chi này sẽ chiếm 1 tỷ trọng lớn trong NSNN. Ngoài ra những quyết định của nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng hàng hoá và dịch vụ công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Ví dụ: trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, nhà nước cung cấp hàng hoá Giáo dục. Tại thời diểm này, tham gia giáo dục không tính phí vì vậy phạm vi và mức độ chi NSNN cho lĩnh vực này sẽ lớn. Ngược lại, trong cơ chế quản lý nền kinh tế thi trường có sự quản lý của Nhà nước, thì mức độ chi NSNN bị thu hẹp lại. Thứ tư, hiệu quả của chi thường xuyên được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ thể hiện trên các mặt kinh tế mà mỗi một quyết định chi thường xuyên hợp lý sẽ giúp bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích luỹ vốn cho NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nâng cao niềm tin của nhân dân và vai trò quản lý điều hành của Nhà nước. Thứ năm, Các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên của NSNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và kế hoạch chi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản chi thường xuyên sẽ được các cơ quan đơn vị lập dự toán ngân sách chi, sau đó gửi lên bộ tài chính để nhận được sự xem xét và phê duyệt của bộ. Để bảo đảm các khoản dự toán ngân sách chi thường xuyên là không lãng phí tài nguyên quốc gia, đảm bảo sự chi tiêu hợp lý và hiệu quả. Câu 5: Đặc điểm của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Khái niệm: Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với NSNN, nguồn thu và nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
  • 9. 9 Các quỹ Tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có những đặc điểm sau : - Về chủ thể : các tổ chức công quyền thuộc lĩnh vực hành pháp của nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý quỹ là chủ thể của các quỹ này. Theo đó, các tổ chức này quyết định việc lập quỹ, huy động nguồn tài chính, sử dụng quỹ và tổ chức bộ máy quản lý về quỹ. - Về mục tiêu hoạt động: Mặc dù các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước có trách nhiệm xử lý. - Về nguồn tài chính: các quỹ này được hình thành từ 2 nguồn: + Thứ nhất: trích từ ngân sách nhà nước nhằm cân đối thu, chi trong những trường hợp nhất định + Thứ hai: huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội, chủ yếu là nguồn tài chính của khu vực kinh tế tư nhân Cơ cấu nguồn vốn tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từ quỹ. - Về cơ chế hoạt động: Việc huy động và sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thường linh hoạt hơn so với quỹ NSNN, bởi lẽ nó được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn và không nhất thiết phải gắn với hoạt động của các cơ quan công quyền mỗi cấp. Ví dụ: điều chỉnh hoạt động quản lý, điều hành Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt nam được quy định bởi Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và các văn bản quy phạm của một số cơ quan hành pháp chức năng được Nhà nước uỷ quyền. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó có 21 quỹ do Thủ tướng chính phủ có quyết định thành lập và quy định tổ chức hoạt động của quỹ; 9 quỹ do chính phủ có nghị định thành lập; 6 quỹ do các bộ, ngành có quyết định thành lập. Các địa phương ngoài việc thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật, căn cứ đặc thù tình hình, địa phương đã thành lập thêm các quỹ như: Quỹ nạn nhân chất độc màu da cam/ dioxin; Quỹ cứu trợ; Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học;….. - Về điều kiện hình thành và tồn tại: Tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử của mỗi nước cũng như tuỳ thuộc vào sự tồn tại của các nhiệm vụ, các sự kiện kinh tế xã hội cần giải quyết mà các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ra đời và tồn tại. Tuy nhiên khi nhu cầu can thiệp của nhà nước đã được đáp ứng thì cũng
  • 10. 10 không nên duy trì quỹ tiền tệ riêng biệt đó. Bởi vậy hoạt động của các quỹ này không ổn định và thường xuyên như NSNN. Đặc điểm này xuất hiện nhiều hơn ở các quốc gia có trình độ phát triển thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xu hướng chung cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, số lượng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở mỗi quốc gia sẽ giảm dần. Câu 6: Phân tích tác động của thu thuế đối với nền kinh tế Thu Thuế có tác động đáng kể đến nền kinh tế và có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào cách áp dụng và mục tiêu của chính sách thuế. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính gồm có: * Tác động của thu thuế đối với nền kinh tế - Thuế giúp huy động nguồn lực tài chính chủ yếu cho ngân sách nhà nước. + Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tang. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,… + Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Vì mang tính không hoàn trả trực tiếp nên nhà nước có thể yên tâm dùng thuế làm công cụ chủ yếu để thu ngân sách, phục vụ các chi tiêu của quốc gia mà không phải lo lắng về nghĩa vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước. Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia. - Thuế có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế
  • 11. 11 + Thuế có thể là công cụ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Hệ thống pháp luật về thuế đã được áp dụng thống nhất cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Mặt khác, chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có cùng một điều kiện hoạt động. + Thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội (công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều dọc). Thuế góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo thông qua việc điều tiết thu nhập. Nhờ đó, thuế còn đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. + Thuế là công cụ được sử dụng nhằm đạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế + Thuế là công cụ để đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài. Thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, thu thuế có tác động đáng kể đến nền kinh tế thông qua việc cung cấp nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến phân phối thu nhập, quyết định kinh doanh và đầu tư, hành vi tiêu dùng, cũng như khuyến khích hoặc hạn chế các ngành kinh tế cụ thể. Câu 7:Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế Từ những thế kỷ trước, nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith (1723-1790) đã đưa ra 04 bốn nguyên tắc cơ bản để xây dựng một hệ thống thuế hợp lý, đó là: Đánh thuế phải phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư, phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác, chỉ thu thuế vào thời gian thuận tiện với phương thức phù hợp, các chi phí thu nộp thuế phải thấp nhất. Sau này, các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế được các nhà kinh tế học hiện đại kế thừa, bổ sung và khái quát hóa thành những tiêu chuẩn làm cơ sở xây dựng và đánh giá chất lượng hệ thống thuế của một quốc gia. Các tiêu chuẩn đó là:
  • 12. 12 - Tiêu chuẩn công bằng Trong tiến trình phát triển của lịch sử, tính công bằng là một đòi hỏi khách quan. Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải được thực hiện trước hết đối với việc phân chia gánh nặng về thuế. Hai khía cạnh lớn của sự công bằng là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang được hiểu là nếu các thể nhân, pháp nhân có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử ngang bằng nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, trong thực tế, tiêu chuẩn này ít có tính khả thi bởi vì nó không chỉ rõ được tiêu thức nào để xác định hai thể nhân hay hai pháp nhân như nhau, mặt khác nó cũng không nói rõ việc đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như thế nào. Thường chỉ có thể vận dụng là, nếu các thể nhân, pháp nhân có cùng địa vị pháp lý và có tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. thuộc các trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế được pháp luật quy định thì đều có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc được hiểu là nếu các thể nhân, pháp nhân có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những pháp nhân, thể nhân khác. Một hệ thống thuế có tính công bằng theo chiều dọc được hiểu là một hệ thống thuế lũy tiến so với thu nhập nhằm hạn chế bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Sự công bằng ngang thông thường hiện diện ngay trong mỗi sắc thuế và được biểu hiện chủ yếu ở nội dung xác định phạm vi đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế của mỗi loại thuế. Tuy nhiên, sự công bằng dọc ít khi thể hiện đầy đủ trong một sắc thuế cụ thể do sứ mệnh của mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế có thể rất khác nhau. Vì vậy tính công bằng chỉ nên đánh giá trên toàn bộ hệ thống thuế chứ không đánh giá một cách riêng lẻ đối với từng sắc thuế. - Tiêu chuẩn hiệu quả Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều khuyết tật trong việc phân bổ nguồn lực xã hội. Do vậy để khắc phục được những khuyết tật đó cần phải có sự kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của Nhà nước để định hướng phát triển nền kinh tế đảm bảo sự phát triển công bằng và bền vững của xã hội.
  • 13. 13 Hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xem xét trên các mặt sau đây: + Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều khuyết tật trong việc phân bổ nguồn lực xã hội làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Do vậy để khắc phục được những khuyết tật đó cần phải có sự kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của Nhà nước để định hướng phát triển nền kinh tế đảm bảo sự phát triển công bằng và bền vững của xã hội. Đồng thời, phát huy được tác động tích cực trong điều chỉnh lại phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô của nền kinh tế. Ngược lại, thuế cũng có những tác động tích cực để sửa đổi thất bại của thị trường, vừa tăng nguồn thu cho Nhà nước, vừa nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,... + Thứ hai, hiệu quả công tác quản lý thu thuế là lớn nhất Trên thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí. Chính vì vậy, tính hiệu quả của hệ thống thuế còn được đánh giá với cả công tác quản lý thu thuế, đó là chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế). Tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế được xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí tổ chức quản lý thu thuế và số thuế được tập trung vào NSNN. Số thuế thu về nhiều nhất trên cơ sở chi phí tổ chức quản lý thu thuế là thấp nhất thì tính hiệu quả của hệ thống thuế càng cao. Chi phí tổ chức quản lý thu thuế là các chi phí hành chính, các khoản chi phí hành chính này phụ thuộc vào tính phức tạp của hệ thống thuế như các điều khoản miễn giảm; số lượng, mức độ phân biệt của thuế suất với đối tượng nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế... Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, chứa đựng ít các mục tiêu xã hội. Mặt khác, hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng thuận lợi. - Tiêu chuẩn ổn định Tính ổn định của hệ thống chính sách thuế được hiểu là hệ thống chính sách thuế và từng sắc thuế phải được ban hành và thực thi trong thực tiễn trong một khoảng thời gian thích hợp, hạn chế việc sửa đổi bổ sung thường xuyên và khi thay đổi
  • 14. 14 phải có kế hoạch, thời hạn để các đối tượng có liên quan chuẩn bị. Tính ổn định của hệ thống thuế là một đòi hỏi chính đáng của người thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tính ổn định của hệ thống thuế là một điều kiện quan trọng để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo điều kiện quan trọng để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo điều kiện để các thể nhân và pháp nhân lựa chọn kinh doanh và quyết định đầu tư. Nếu nhà đầu tư không chắc chắn về nghĩa vụ thuế của họ với Nhà nước, họ sẽ không thể tính toán chính xác lợi nhuận của họ Tính ổn định cần được bảo đảm trong việc xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất, thời gian nộp thuế, chế tài khi vi phạm nghĩa vụ về thuế....Tuy nhiên, sự không ổn định cũng có điểm tích cực trong việc ngăn ngừa trốn thuế và tránh thuế. Một số người vì biết rõ những chế tài mà họ sẽ bị áp dụng khi trốn thuế vì có thể chế tài quá nhẹ và họ cũng biết rằng khả năng phát hiện hành vi trốn thuế của cơ quan quản lý thuế là không nhiều. Ngược lại, sự không ổn định của chế tài lại có thể làm cho người ta sợ mà không trốn thuế. Chính sách thuế luôn được đòi hỏi phải phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội. Thực trạng kinh tế - xã hội là bất định. Vì vậy, tính ổn định của thuế đòi hỏi việc xây dựng và cải cách hệ thống chính sách thuế phải có cách nhìn toàn diện và dài hạn để đón trước được xu hướng vận động của nền kinh tế quốc dân. - Tiêu chuẩn thuận tiện Tinh thuận tiện của hệ thống chính sách thuế được hiểu là hệ thống chính sách thuế và từng sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ quản lý và có khả năng tự điều chỉnh nhất định. Đóng thuế là nghĩa vụ của người dân vì vậy người dân có quyền được hiểu về pháp luật thuế của Nhà nước. Việc người dân hiểu được luật sẽ khuyến khích họ chấp hành luật và giảm tình trạng không công bằng. Hệ thống chính sách thuế phải đảm bảo tính thuận tiện là một đòi hỏi khách quan nhằm đảm bảo tính khả thi của hệ thống chính sách thuế trong thực tiễn, động viên nguồn lực tài chính vào NSNN ở mức cao nhất với chi phí hành thu thấp nhất, hạn chế các trường hợp tiêu cực có thể xảy ra, phù hợp với trình độ của người nộp thuế và cán bộ quản lý thu thuế.
  • 15. 15 Câu 8: Phân tích căn cứ lập dự toán chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng như: Dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, từng địa phương và đơn vị; - Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Cụ thể: Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, trong đó: + Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương: Căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực. + Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới. + Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành. + Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; - Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi trả thường xuyên kỳ kế hoạch. Muốn dự toán được khả năng này, người ta dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch. Nhờ đó mà thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên của NSNN. - Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên của năm trước sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi theo các nội dung sau: + Sự phù hợp thực tế của các định mức chi hay các chính sách, chế độ chi
  • 16. 16 hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh cho kịp thời. + Sự phù hợp của các hình thức cấp phát, phương thức quản lý tài chính đối với mỗi loại hình đơn vị. Từ đó đặt ra vấn đề cần cải tiến các hình thức cấp phát kinh phí và phương thức quản lý tài chính sao cho tiên tiến hơn. + Xem xét hướng tăng trưởng của các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu thường đang diễn ra, ngoài ra cũng cần nghiên cứu đến kết quả thực hiện của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Câu 9. Phân tích vai trò của nhà nước khi thực hiện triển khai dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quán lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Vai trò của Nhà nước khi thực hiện triển khai án PPP được thể hiện thông qua những khía cạnh sau: - Sử dụng hình thức đấu thầu công khai, cạnh tranh, điều kiện các nhà đầu tư có thể tham gia đấu thầu phải là những nhà đầu tư có năng lực cả về tài chính, chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện dự án. - Đảm bảo các rủi ro phát sinh được phân bổ có hiệu quả, công bằng trong hợp đồng PPP, tạo ra động lực cho nhà đầu tư thực hiện. - Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng thực hiện hợp đồng PPP và đảm bảo rằng Nhà nước giám sát thực hiện và quản lý hợp đồng một cách thường xuyên, chính xác và công bằng. - Xây dựng cơ chế nhận các thông tin phản hồi của người sử dụng dịch vụ công. Có cơ chế, biện pháp xử phạt vi phạm hợp đồng phù hợp để khắc phục kịp thời những yếu kém do nhà đầu tư thực hiện. - Đåm bảo để bên cho vay, tài trợ vốn thực hiện được quyền kiểm tra, giám sát của mình trong các hợp đồng PPP. Câu 10. Phân tích nguyên nhân gây bội chi nhà nước - Nhóm nguyên nhân khách quan Tác động của chu kỳ kinh doanh là nguyên nhân cơ bản nhất trong số các nguyên nhân khách quan gây ra bội chi NSNN. Trong đó, chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng. Liên quan đến chu kỳ kinh tế đó là sự đình trệ
  • 17. 17 sản xuất, lạm phát và thất nghiệp. Khi nói đến chu kỳ kinh tế người ta hay nhắc đến hai giai đoạn chính là khủng hoảng và thịnh vượng. Khi nhắc đến giai đoạn khủng hoảng cho thấy tiêu dùng giảm mạnh dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư cũng giảm dẫn đến kết quả GDP thực tế giảm, thất nghiệp tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm từ đó làm cho thu nhập của Nhà nước giảm, nhưng nhu cầu chi lại trong giai đoạn khủng hoảng lại tăng lên dẫn đến Nhà nước phải giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều này làm cho mức bội chỉ ngân sách Nhà nước tăng lên Khi nền kinh tế ở giai đoạn thịnh vượng (nền kinh tế phát triển) thì tiêu dùng của dân cư phát triển, đồng thời sản xuất trong nền kinh tế tăng lên dẫn đến GDP thực tế tăng làm thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi đó chi của Nhà nước cũng tăng lên tương ứng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng thu. Điều này làm giảm mức bội chi ngân sách Nhà nước. Ngoài những nguyên nhân trên thì những nguyên nhân khách quan khác có thể kể đến như: Thiên tai, dịch bệnh, địch họa... Nếu những nguyên nhân này gây ra tác hại lớn cho nền kinh tế thì chúng sẽ làm giảm thu, tăng chi và kết quả là dẫn tới bội chi ngân sách Nhà nước. Ví dụ, khi có lũ lụt lớn, Nhà nước sẽ phải dùng một nguồn lực lớn (Nhà nước phải chi một khoản tiền lớn) để khắc phục hậu quả thông qua thực hiện cứu trợ lương thực thực phẩm cho người dân, thực hiện các chương trình cứu hộ, cứu nạn, chương trình phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt... Đồng thời, khi có lũ lụt sẽ làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này khiến cho Nhà nước có thể phải giảm thuế gây ảnh hưởng đến nguồn thu. Điều này làm cho bội chi ngân sách Nhà nước tăng. - Nhóm nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân căn bản nhất trong số các nguyên nhân chủ quan gây ra bội chi NSNN chính là tác động của chính sách cơ cấu thu, chi của Nhà nước. Khi Chính phủ thực hiện chính sách đấy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách Nhà nước. Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách giảm đầu tư và giảm tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm đi. Những nguyên nhân khác như sai lâm trong chính sách, trong công tác quản lý kinh tế - tài chính, quá trình phân cấp NSNN còn nhiều bất cập, chi hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương ngày càng nhiều, điều hành ngân
  • 18. 18 sách không hợp lý dẫn đến hạn chế khai thác nguồn thu cho NSNN,... làm cho nền kinh tế trì trệ cũng có thể dẫn tới bội chi ngân sách Nhà nước. Bội chi ngân sách Nhà nước có thể được chia ra thành bội chi chu kỳ và bội chi cơ cầu. Bội chi NSNN do nguyên nhân chu kỳ kinh tế gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. Bội chi cơ cấu là bội chi ngân sách Nhà nước do chính sách cơ câu thu, chi của Nhà nước và quản lý kinh tế yếu kém gây ra. Trong các điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), tông hợp của bội chi do chu kỳ và bội chi do cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào cách bù đắp bội chi. Mỗi cách bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô.