SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Chuyên đề số 1:
Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Đức
Lớp Kinh tế Vĩ Mô: Marketing
Nhóm : 39
Danh sách sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Thùy Trang - 72001437(nhóm trưởng)
Phạm Hữu Hoài Nam - 72001377
Mai Thị Vân Anh - 72000009
Nguyễn Thảo Minh Thi - 72001412
Phạm Thị Mỹ Duyên - 72001165
Nguyễn Thị Cẩm Vân - 72001448
Phạm Khắc Thảo Nguyên - 72001194
Hồ Thị Linh - 72001178
Nha Trang, tháng 1, năm 2022.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
Bảng 1 đánh giá tỉ lệ công việc thành viên.
Họ và Tên MSSV Tỉ lệ đóng góp vào
thuyết trình và báo cáo.
Phạm Thị Thùy Trang 72001437 100%
Phạm Hữu Hoài Nam 72001377 90%
Mai Thị Vân Anh 72000009 100%
Nguyễn Thảo Minh Thi 72001412 100%
Phạm Thị Mỹ Duyên 72001165 100%
Nguyễn Thị Cẩm Vân 72001448 100%
Phạm Khắc Thảo
Nguyên
72001194 100%
Hồ Thị Linh 72001178 90%
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
Tiêu đề bài tiểu luận 20%: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020 (Phân tích tổng quan số liệu GDP của Việt Nam, tốc độ tăng của GDP
giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành, vẽ đồ thị, phân tích,
nhận xét, đánh giá, nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng vẫn còn chưa bền
vững và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững
hơn trong thời gian tới)
Nhóm thực hiện: 4 ………………………………………ca: ...……………thứ …..
Đánh giá:
T
T
Tiêu chí
Thang
điểm
Điểm
chấm
Ghi chú
1 Hình thức trình bày:
- Nội dung thuyết trình
- Thiết kế slides
- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình
- Tương tác với lớp
2,0
1,0
1,0
1,0
2 Phản biện:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi
- Tinh thần nhóm
1,5
1,5
3 Kiểm soát thời gian 2,0
Tổng điểm 10
Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số
thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm
ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
Tiêu đề bài tiểu luận 20%: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020. (Phân tích tổng quan số liệu GDP của Việt Nam, tốc độ tăng của GDP
giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành, vẽ đồ thị, phân tích,
nhận xét, đánh giá, nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng vẫn còn chưa bền
vững và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững
hơn trong thời gian tới)
Nhóm thực hiện: 4 ……………………………………ca: ...……………thứ………….
Đánh giá:
T
T
Tiêu chí
Thang
điểm
Điểm
chấm
Ghi chú
1 Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số
trang, mục lục, bảng biểu,…)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn
tài liệu tham khảo
- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối
nghĩa
1,0
1,0
1,0
2 Nội dung:
Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc
tiểu luận
1,0
Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết 2,5
Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5
Chương 3: Kết luận 1,0
Tổng điểm 10
Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số
thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm
MỤC LỤC
Bảng 1 đánh giá tỉ lệ công việc thành viên. .................................................................2
MỤC LỤC ......................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1:...................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.........................................................................1
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế:......................................................................1
1.2 Khái quát về cơ cấu GDP ....................................................................................1
1.2.1 Phân loại GDP: ..............................................................................................2
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam. ..................................................3
CHƯƠNG 2....................................................................................................................4
THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ..............................................................................................4
2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2016-2020 ....................................................4
2.2 Phân tích tổng quan về số liệu , tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam, cơ cấu
đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020.......................................10
2.2.1: Phân tích tổng quan số liệu tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2016-
2020. .......................................................................................................................10
2.2.2 Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020 qua từng
giai đoạn.................................................................................................................12
2.3. Những thuận lợi của việc tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam từ
2016 - 2020 . ..............................................................................................................20
2.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế:...........................................................................20
2.3.2. Về môi trường kinh tế vĩ mô:.....................................................................21
2.3.3. Về văn hóa, an sinh xã hội: ........................................................................21
2.3.4. Quản lý tài nguyên, môi trường:...............................................................22
2.3.5. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế: ........22
2.4 Nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng vẫn còn chưa bền
vững. ..........................................................................................................................22
CHƯƠNG 3..................................................................................................................26
GIẢI PHÁP ..................................................................................................................26
3.1 Đưa ra giải pháp để giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách ổn
định............................................................................................................................26
3.1.1 Hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế.............................................................26
3.1.2 Huy động tối đa các nguồn vốn ..................................................................27
3.1.3 Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất..........................................28
3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực: .............................................................................29
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32
BẢNG 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CHI TIẾT. ........36
PHẦN MỞ ĐẦU
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu
chủ yếu như: lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng,… Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ
sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Tăng trưởng kinh tế vừa là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo vừa cải
thiện mức thu nhập và tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Không
những vậy, nó còn tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ
chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Tuy nhiên, không
phải lúc nào tăng trưởng cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Bởi,
tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng "nóng", gây ra lạm
phát và mất bình đẳng xã hội. Vì thế, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm
ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng ổn định và hợp lý.
Từ thực tế trên có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề tăng trưởng kinh tế, các biện pháp
nâng cao tăng trưởng cũng như tìm hiểu và xem xét các chính sách thúc đẩy là nhiệm
vụ vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm chúng em
đã thảo luận và nghiên cứu đề tài: “Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam
giai đoạn 2016 – 2020”. Bố cục gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2016
– 2020.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn trong
thời gian tới.
Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn chế, bài tiểu luận
khó tránh khỏi những sai sót. Mong thầy và các bạn thông cảm. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU
GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế:
Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng
kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
gian.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao
động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là
trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách
chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
1.2 Khái quát về cơ cấu GDP
Khái niệm:
GDP là một thuật ngữ từ viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product có nghĩa là tổng
sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa). Xét về bản chất thì GDP
chính là một chỉ số được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng/ quốc gia.
GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, tất cả các loại dịch vụ được trên một vùng
lãnh thổ trong một khoảng thời gian quy định. Giá trị của GDP trong mỗi một loại
hình hàng hóa/ dịch vụ… thường được tính trong khoảng thời gian từ 3 tháng, 6 tháng,
9 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành
nghề đều được tính bởi giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia
đó.
Cách tính GDP:
2
Theo phương pháp chi tiêu, GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi
tiêuchính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX).
Y = C + I + G + NX
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, GDP (Y) là tổng của tiền
lương(W), tiền cho thuê tài sản (R), tiền lãi (i), lợi nhuận trước thuế (Pr), Thuế gián
thu (Ti), khấu hao (De).
Y = W + R + I + Pr + Ti + De
1.2.1 Phân loại GDP:
a) GDP danh nghĩa (GDPn):
GDP danh nghĩa trong tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product, viết tắt là
Nominal GDP. Là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện
tại.GDP danh nghĩa khác với GDP thực ở chỗ GDP danh nghĩa bao gồm những thay
đổi về giá do lạm phát, phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế.
GDP danh nghĩa là chỉ số đánh giá sản xuất kinh tế trong một nền kinh tế bao gồm giá
hiện tại trong tính toán. Nói cách khác, GDP danh nghĩa không loại bỏ lạm phát hoặc
tốc độ tăng giá, có thể làm tăng con số tăng trưởng. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được
tính trong GDP danh nghĩa được định giá theo giá thị trường được bán vào năm
tínhtoán đó.
b) GDP thực (GDPr):
GDP thực trong tiếng Anh là Real Gross Domestic Product hay Real GDP. GDP thực
là thước đo tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát, phản ánh giá trị của tất cả
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một năm nhất định.
Không giống như GDP danh nghĩa (Nominal GDP), GDP thực tính đến sự thay đổi về
mức giá và là thước đo chính xác hơn về tăng trưởng kinh tế.
GDP thực là con số thống kê kinh tế vĩ mô, đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một giai đoạn cụ thể, được điều chỉnh theo
lạm phát. Chính phủ sử dụng cả GDP danh nghĩa và GDP thực làm thước đo để phân
tích tăng trưởng kinh tế và sức mua theo thời gian.
3
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, sự thay đổi cơ
cấu kinh tế và mặt bằng giá cả, do đó GDP là một công cụ quan trọng và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới để phát hiện sự phát triển và thay đổi. Trong nền kinh tế quốc
dân. Nhận thức và sử dụng hợp lý Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
hiện và đánh giá thực trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng và toàn cầu của nền kinh
tế. Mọi quốc gia đều muốn giữ một nền kinh tế phát triển. Cùng với sự ổn định tiền tệ
và việc làm cho người dân, GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho thấy những nỗ
lực của chính phủ.
Chỉ số GDP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trên lãnh thổ của nước đó. Tuy
nhiên, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP, bao gồm:
Dân số
Dân cư là nguồn “lao động” của xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần,
nhưng đồng thời là đối tượng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ do con người tạo ra. Do đó,
dân số và GDP phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời. Dân số là một yếu tố quan
trọng và có thể dễ dàng tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại bất
kỳ thời điểm nào
FDI (Foreign Direct Investment)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể hiểu là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài,
hiện là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân, tổ chức từ quốc gia này sang quốc gia
khác thông qua việc thành lập nhà máy, thành lập doanh nghiệp.Đây là yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất vì FDI sẽ bao gồm tiền tệ, nguyên liệu và vật liệu thô. ,
Tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội liên quan. Do đó, FDI sẽ có tác
động đến việc tính toán chỉ số GDP.
Lạm phát
Lạm phát mà chúng ta đang trải qua ở trên là thực tế mà nhiều nước đã phải gánh chịu,
đó là sự gia tăng liên tục của mặt bằng chung giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian
và làm mất giá trị của một đồng tiền nhất định. Đó là một chỉ số rất thú vị trong lĩnh
4
vực kinh tế. Quá trình kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng ở mức cao thì phải
chấp nhận lạm phát với một mức nhất định. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng quá mức sẽ
tạo ra sự xáo trộn cho tăng trưởng GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân
của lạm phát có rất nhiều và nhà nước phải luôn có chính sách kiểm soát lạm phát.
Như vậy, qua đó ta thấy chỉ số GDP thực tế có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế
đất nước, nó là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, thể hiện
diễn biến giá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Ngoài ra, GDP bình
quân đầu người sẽ thể hiện mức thu nhập bình quân của người dân, cũng như chất
lượng cuộc sống và mức sống của người dân mỗi nước. sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng cuộc sống của mọi người.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU
GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2016-2020
Khép lại 5 năm của nhiệm kì 2016 – 2020 và thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13,
Đại hội XII của Đảng, kinh tế Việt Nam đã đạt bước tiến nhanh, gặt hái nhiều thành
tựu rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, gây tiếng vang trên thế giới. Trong giai đoạn
này, tuy môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức, khó khăn và nhiều yếu tố bất
ngờ, song nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, đưa Việt Nam vào nhóm nước tăng
trưởng cao trên thế giới và được đánh giá cao ở nhiều tổ chức quốc tế với các mệnh
danh “Ngôi sao đang lên”, “một trong những nền kinh tế sáng nhất Châu Á”,…
Giai đoạn 2016 – 2019:
Trong 4 năm đầu của kế hoạch, nền kinh tế Việt Nam được coi là phát triển nhất tính
từ năm 2008 trở lại. Đạt được mức tăng trưởng GDP cao trong khu vực và thế giới.
Việt Nam đứng vào top 10 nước tăng trưởng cao nhất trên thế giới và là một trong 16
nền kinh tế mới nổi thành công nhất1
. Tăng trưởng kinh tế từ 2016 – 2019 duy trì ở
mức khá cao, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, với tốc độ tăng trưởng
1
Theo bảng xếp hạng của tạp chí The Economist vào tháng 8/2020.
5
GDP bình quân là 6,8%/năm cao hơn so với mức tăng bình quân 5,91%/năm ở giai
đoạn trước (2011-2015). Cụ thể, được biểu diễn dưới biểu đồ sau:
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (%) từ năm 2013-2020
Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam
Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính là 6,21%, với quý I
tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mặc dù, mức
tăng trưởng thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu đề ra2
,
nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới còn ảm đạm và thương mại đa phương gặp khó
khăn do xu hướng bảo hộ mậu dịch, trong nước gặp nhiều khó khăn do biển diễn biến
phức tạp của thời tiết, môi trường thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công
ngoài mong đợi. Với ba năm tiếp theo, nền kinh tế có sự vượt trội, tốc độ tăng trưởng
GDP tăng cao qua các năm và vượt qua mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra. Năm 2017,
GDP ước tính đạt 6,81%, trong đó quý IV tăng với mức cao nhất là 7,65%. Đến năm
2018, là một năm khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, tính từ năm 2011 trở lại, năm
2018 đạt mức tăng trưởng cao nhất với 7,08%. Là cơ sở vững chắc, tạo tiền đề cho
những triển vọng 2019. Tuy trải qua nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và trở ngại
trong năm 2019, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùng với cuộc chiến
“thuế quan” giữa Mỹ và Trung Quốc, GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ
tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng
2
Theo mục tiêu Đảng ta đã đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 – 2019, tốc độ tăng
GDP lần lượt là: 6,7%; 6,7%; 6,5-6,7%; 6,6-6,8%.
6
6,97%). Tiếp tục vượt qua chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã vạch
ra.
Cũng trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng
tăng trưởng tích cực. Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư
lên mức 33,9% GDP so với 32,6% trong năm 2015. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích
cực, tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015
xuống 31% năm 2019. Phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và tăng mạnh
thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ số đầu tư cải thiện, hệ số ICOR (chỉ sổ hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư nước ngoài) giai đoạn này là 6,1 thấp hơn so với 5 năm trước với hệ
số là 6,25.
Trong 4 năm này, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt cao nhất khoảng 517
tỉ USD trong năm 2019, tương đương trên 190% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng bình
quân 10,5%/năm giai đoạn 2016 - 2019, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh
tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư với mức xuất
siêu cao hơn qua các năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích
cực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều sản phẩm doanh nghiệp trong nước
đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về
chất lượng như EU, Nhật Bản,...
Năm 2020:
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa từng có trước đây xảy ra trên toàn cầu, nền
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực và được
dự đoán sẽ suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, trong “không khí u
ám” của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam như một tia sáng, vẫn tăng trưởng
đầy bản lĩnh trong năm 2020, với mức tăng trưởng GDP dương khoảng 2,91%. Trong
đó, quý IV cao hơn so với quý III (2,62%) tận 1,86%. Với mức tăng trưởng này, Việt
Nam thuộc nhóm số ít quốc gia đạt tăng trưởng dương của khu vực và quốc tế.
7
Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của 6 nước Đông Nam Á (từ trái sang:
Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam) năm 2020
(nguồn: laodong.vn)
Có thể thấy, trong năm này, nền kinh tế của đa số quốc gia trong ASEAN tăng trưởng
âm như: Indonesia (-5,732% quý 2 năm 2020), hay Thái Lan với mức âm lên đến hai
con số với -12,1% (quý 2 năm 2020)… Bất chấp những trở ngại lớn như xung đột
thương mại Mỹ - Trung kéo dài gây mất ổn định tăng trưởng trong khu vực, các yếu tố
về biến đổi khí hậu và môi trường. Việt Nam vẫn cố gắng tăng trưởng cao, đây được
xem là một thành công mà nước ta đã đạt được trong năm, thể hiện rõ Đảng và nhân
dân đã đồng lòng thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất
khẩu duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa không những đứng vững mà còn
đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên
tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa tính từ năm đầu giai đoạn đến năm cuối lần lượt
8
là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Cho thấy năng
lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được
tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã từng bước chạm
đến những thành công nhất định.
Nhìn chung, 5 năm của nhiệm kì trước đã gặt hái được nhiều thành công và thành tựu
nổi bật. Mặc dù, bình quân của cả giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt
gần 6%/năm, chưa đạt tận 1% so với kế hoạch đã đề ra trước đó, nhưng vẫn cao hơn
mức trung bình so với giai đoạn trước (4.3%), chất lượng tăng trưởng mỗi năm đều có
bước tiến, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn và lạm phát được kiểm soát trong
phạm vi. Đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN theo
đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2020). Trước những sự phát triển nổi bật của
nên kinh tế trong suốt 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển của Đảng đề ra, các chuyên
gia kinh tế cho rằng dù vẫn còn có những khuyết tật, nhưng công tâm đánh giá, qua
“phép thử” của đại dịch Covid, 5 năm qua là 5 năm thành công về phát triển kinh tế
của Việt Nam, ít nhiều đã thể hiện được sức chống chịu tốt hơn của nền kinh tế so với
các giai đoạn trước.
Trong giai đoạn này, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa so với tốc độ gia tăng dân
số do đó, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng xấp xỉ 1.3 lần so với năm
2015, từ 2.085 USD/người lên 2.786 USD/người trong năm 2020.
Hình 2.3. Bảng số liệu GDP bình quân đầu người (USD/người) từ năm 2015-2020
(Nguồn: Số liệu kinh tế)
9
Theo đó, GDP bình quân đầu người của nước ta trong thời kì này tăng đều qua các
năm (trung bình 100 USD/ người). Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP bình
quân đầu người đạt trên 10 ngàn USD.
Với mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng tưởng của nền
kinh tế tăng lên đáng kể, tăng trưởng kinh tế dần phát triển về chất và chuyển dịch theo
chiều sâu. Năng suất lao động của giai đoạn 2016 – 2020 được cải thiện rõ nét, năm
2020 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân cao hơn giai đoạn 2011-
2015 (4,3%) là 1.5%. Mức đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp tăng cao, vượt
mục tiêu đã đặt ra ở đầu giai đoạn (30-35%), đạt bình quân 45,42%. Đáng chú ý, mức
bình quân đóng góp của TFP trong giai đoạn 2016 – 2019 khi chưa chịu nhiều tác
động tiêu cực của đại dịch, đạt gần 46%, cao gấp đôi giai đoạn trước với mức bình
quân là 32,84%.
Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020 vừa qua, Việt Nam ta cũng đã đạt được một
số thành tựu nổi bật và đột phá:
- Với nhiệm kỳ vừa rồi, toàn dân đã đồng lòng cùng Đảng ta tạo ra hơn 1.200 tỷ
USD giá trị GDP. Tạo ra được hơn 8 triệu việc làm mới cho người dân, từ đó
thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%.
- Nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 trên
bảng xếp hạng các quốc gia phát triển bền vững, cao hơn nhiều so với các nước
có cùng trình độ phát triển kinh tế.
- Nợ công giảm từ 63,7% GDP đầu nhiệm kỳ xuống còn 55% năm 2019, dưới
ngưỡng an toàn do Quốc hội quy định.
Với nhiệm kì vừa rồi, nền kinh tế đã có bước phát triển rực rỡ và đột phá trong quá
trình xây dựng đất nước Xã hội chủ nghĩa, giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam trong
các tổ chức quốc tế, kinh tế đối ngoại được nâng cao và là cơ đồ vững chắc cho giai
đoạn 2021 – 2025 nói riêng và 2021 – 2030 nói chung.
10
2.2 Phân tích tổng quan về số liệu , tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam, cơ cấu
đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020
2.2.1: Phân tích tổng quan số liệu tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2016-2020.
Từ năm 2016 - 2020 là một trong những giai đoạn thành công kể từ khi nền kinh tế
Việt Nam bước vào quá trình đổi mới kinh tế. Năm 2016, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) đạt 6,21%, nhưng thấp hơn mức tăng của năm 2015 (6,68%). Trong
ba năm tới nền kinh tế có bước đột phá, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm
trước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị Quyết phát triển kinh
tế - xã hội hàng năm. Tốc độ tăng GDP cao hơn năm trước vượt mức chỉ tiêu Đại hội
đề ra, dài hơn 6,81%; năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm
2019 tăng 7,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,78% /
năm, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,91% / năm
giai đoạn 2011 - 2015. Chỉ riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 2,91% (Tổng
cục thống kê (22/06/2021), trang 25)). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn
2016-20 được thể hiện trong hình 2.4
Hình 2.4 : Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 . Nguồn: Dấu ấn tăng trưởng
kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua, Zing News tri thức trực tuyến.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực và thực chất trên các lĩnh
vực, địa bàn, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong hình 2.5
11
Hình 2.5: Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nguồn: “Dấu ấn tăng trưởng kinh tế Việt
Nam trong 5 năm qua”, Zing news tri thức trực tuyết.
Đáng chú ý, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tỷ trọng công nghiệp của Việt
Nam đã vượt 86%. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hóa tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu
sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm
2016 lên 77,7% năm 2019 (https://zingnews.vn/).
Từ 2016 đến 2020, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa được cải thiện đáng kể, từ thâm
hụt chuyển sang thặng dư, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tốt hơn. Thương mại trong nước phát triển nhờ phát triển kết cấu hạ tầng và đa
dạng hóa cung ứng dịch vụ, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa được cải thiện đáng kể
từ thâm hụt chuyển sang thặng dư, cơ cấu xuất nhập khẩu được cải thiện và tiếp tục
thay đổi. Tổng kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng nhóm các ngành xuất khẩu giai đoạn
2016-2020 được thể hiện trong hình 2.6
Hình 2.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu 2016-2020. Nguồn : Tổng cục thống
kê.
12
2.2.2 Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020 qua từng giai
đoạn.
Giai đoạn 2016-2020 nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều bước phát triển quan trọng
gây tiếng vang trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới
nổi thành công nhất vượt qua những khó khăn thách thức đặc biệt là dịch Covid 19,
nền kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khá
toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực tạo nhiều dấu ấn nổi bật, một số thành tựu nổi bật
của kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua ( Tạp chí The Economist tháng 8/2020)
Năm 2016
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015,
trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt
mục tiêu tăng trưởng 6,7% ( https://www.gso.gov.vn/) đề ra theo như hình 2.7.
Hình 2.7: GDP NĂM 2015-2016. Nguồn: Cafebiz
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực trong cả năm: Trong nhóm
nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất với
6,11%, nhưng do tỷ trọng khá thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành
nông nghiệp có quy mô lớn nhất vùng (khoảng 75%) chỉ tăng 0,72%, đóng góp 0,09
điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016
đạt 870,7 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010, tăng 1,44% so với năm 2015, thấp
hơn mức tăng trưởng. 2,62%, năm 2014 là 4%, năm 2013 là 3,6%, năm 2012 là 3% .
Tốc độ tăng trưởng, đóng góp của các khu vực tăng tẳng năm 2016 so với lần lượt các
năm 2014, 2015, 2016 được thể hiện trong bảng 2.1
13
Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2014, 2015 và 2016.
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
Đóng góp của các khu vực vào tăng
trưởng năm 2016
(Điểm phần trăm)
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng số 5,98 6,68 6,21 6,21
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
3,44 2,41 1,36 0,22
Công nghiệp và
xây dựng
6,42 9,64 7,57 2,59
Dịch vụ 6,16 6,33 6,98 2,67
Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản
phẩm
7,93 5,54 6,38 0,73
Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt
28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thuỷ sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%. Lĩnh vực
lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhưng do ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
thấp (3,2%) trong giá trị sản xuất toàn ngành nên không tác động nhiều đến tốc độ tăng
trưởng của toàn ngành.
Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây: Tính chung cả năm 2016, chỉ số toàn
ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8%
của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng
8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần
14
trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao
hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và
ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm
2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung
(https://www.gso.gov.vn)
Năm 2017
GDP năm 2017 tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây. Quy mô nền kinh tế năm 2017
theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD,
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo kinh tế - xã hội
năm 2017. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%
so với năm 2016, trong đó quý 1 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%;
quý 4 tăng 7,65% (https://vneconomy.vn/) ( thể hiện như hình 2.8).
Hình 2.8: MỨC TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM NĂM 2017.
Về cơ cấu nền kinh tế năm nay 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ
chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10%. Cơ cấu tương ứng của
năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04% (hình 2.9)
Hình 2.9: cơ cấu GDP 2017. Nguồn: VnEconomy.
Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã
có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,9% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016),
15
đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 8%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87
điểm phần trăm (https://vneconomy.vn/) ( hình 2.10).
Hình 2.10: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC VÀO GDP CỦA VIỆT NAM NĂM
2017.
Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất
với 5,54% do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016, đóng
góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành lâm nghiệp tăng 5,14%, do
chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp tăng
2,07% (năm 2016 tăng 0,72%), đóng góp 0,24 điểm phần trăm
(https://vneconomy.vn/)
Năm 2018
Năm 2018, GDP tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 (hình 2.11). Trong
mức tăng trưởng kinh tế chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%,
đóng góp 8,7% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%,
đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%
(https://www.gso.gov.vn)
Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2018. Nguồn: Zing news
16
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn
2012-2018 khẳng định xu hướng điều chỉnh cơ cấu ngành có hiệu quả, mặt khác, giá
bán sản phẩm được mở rộng cùng với sự ổn định của thị trường xuất khẩu. Nó là động
lực chính thúc đẩy sản xuất của vùng. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục có sự
phục hồi đáng kể, với mức tăng trưởng cả năm là 2,89%, mức tăng trưởng cao nhất
trong giai đoạn 2012-2018 và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung là 0,36 điểm
phần trăm. Thủy sản đạt khá, tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm
nghiệp tăng 6,01% nhưng tỷ trọng thấp, chỉ đóng góp 0,05 điểm
(https://www.gso.gov.vn)( ( bảng 2.2)
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nông-Lâm-
Thủy sản năm 2018. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ.
Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế
Nông nghiệp 2,89% 0,36 điểm %
Thủy sản 6,46% 0,22 điểm%
Lâm nghiệp 6,01% 0.05 điểm %
Về công nghiệp và xây dựng, năm 2018 là ngành duy trì mức tăng trưởng khá, 8,79%,
đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị gia tăng chung của nền kinh tế.
Ngoài ra ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng và
là động lực tăng trưởng chính của ngành, với tốc độ tăng 12,98%, tuy thấp hơn mức
tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng. Đóng góp 2,55 điểm
phần trăm từ năm 2012 đến năm 2016.
Ngành dịch vụ năm nay tăng 7,03%, thấp hơn mức tăng 7,44% của năm trước nhưng
cao hơn so với giai đoạn 2012-2016. Trong ngành dịch vụ, một số ngành có mức tăng
giá trị gia tăng lớn nhất trong năm 2018 đóng góp như sau: Ngành bán buôn và bán lẻ
tăng 8,51% so với cùng kỳ, là ngành tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2018.
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm
2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81% (https://ww.gso.vn)
Năm 2019
17
Đánh giá chung tình hình thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2019,
ước thực hiện đến năm 2020 cho thấy có 41,79% mục tiêu hoàn thành, 34,33% mục
tiêu có khả năng hoàn thành và 23,88% mục tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn
thành.
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, quý I tăng 6,82%, quý II
tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97% (hình 2.12). Mức tăng trưởng năm
nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm
(https://www.gso.vn)
Hình 2.12 Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 4 quý năm 2019. Nguồn: biểu đồ nhóm dựa
vào số liệu để vẽ.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%
(https://www.gso.vn) (bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp tăng trưởng kinh tế của các ngành năm
2019. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ.
Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế (điểm %)
Nông-Lâm-Thủy sản 2,01% 4,6
Công nghiệp 8,9% 50,4
Dịch vụ 7,3% 45
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức
tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai
trò chủ chốt
18
Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm 2011 và
7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011-2019.
Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp.
Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao
hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn 2011-2019. Ngành nông nghiệp
đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp
0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành
lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần
trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%,
đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá (bảng
2.9).
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nông-Lâm-
Thủy sản năm 2019. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ.
Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế (điểm %)
Nông nghiệp 0,61% 0,07
Lâm nhiệp 4,98% 0.04
Thủy sản 6,3% 0,21
Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ
chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% ( hình 2.13) .Trong
khi đó cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%)
(https://www.gso.vn) https://ư
Hình 2.13: Cơ cấu kinh tế các ngành năm 2019. Nguồn biểu đồ nhóm tự vẽ dựa trên số
liệu .
19
Năm 2020
Năm 2020, GDP tăng 2,91% (quý I là 3,68%; quý II là 0,39%; quý III là 2,69% và quý
IV là 4,48%, như hình 2.14.
Hình 2.14: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 4 quý 2019. Nguồn: biểu đồ nhóm tự vẽ dựa
trên số liệu.
Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-
2020 nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động tiêu
cực đến các lĩnh vực của tình hình kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
công, với tốc độ tăng trưởng năm 2020. Được xếp vào hàng đầu thế giới. Trong tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung đến năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng giá trị gia tăng GDP. Ngoài ra tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế; công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%;
công nghiệp dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Bảng 2.5
Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của các ngành năm 2020. Nguồn : nhóm
dựa vào số liệu để vẽ.
Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế (điểm %)
Nông,lâm nghiệp, thủy sản 2,68% 13,5
Công nghiệp và xây dựng 3,98% 53
Công nghiệp dịch vụ 2,34% 33,5
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với
năm trước đóng góp vào giá trị gia tăng chung của nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp 1,12%.
20
Dịch bệnh Covid năm 2020 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động
kinh doanh, dịch vụ dẫn đến khu vực này đạt mức tăng thấp nhất giai đoạn 2011-2020.
Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng thêm
năm 2020 như sau: đóng góp 0,61% hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
6,87% , đóng góp 0,46%...
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng
14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm
41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (hình 2.15).
Hình 2.15: Cơ cấu nền kinh tế năm 2020 (%). Nguồn : CSI Securities Toàn cảnh thị
trường.
Hơn thế nữa sử dụng GDP năm 2020 tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm
2019; tích lũy tài sản tăng 4,12% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3.33% (https://www.vncsi.comvn) .
2.3. Những thuận lợi của việc tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam từ
2016 - 2020 .
Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam ta ngày càng lớn mạnh về cả thế và lực. Trong đó
tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP đã đem lại những thuận lợi khá toàn diện trên hầu
hết các lĩnh vực.
2.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế:
Một trong những nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam
chính là chính sách hội nhập nhất quán vào nền kinh tế thế giới. Nhờ việc tham gia hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kể từ khi chính thức tham gia vào WTO (2007), từ đó
Việt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ở
hầu hết các khu vực. Sau khi tham gia vào WTO, Việt Nam tăng cường hợp tác các hiệp
21
định như : Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và
triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) và ký FTA Việt Nam-Anh), đang đàm phán 2 FTA; Hiệp định Thương mại Tự
do khu vực ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn
diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71
nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…
Theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế, khi tham gia vào AEC đã
mang lại cho Việt Nam xấp xỉ 3 điểm % tăng trưởng nhờ tác động gộp của tự do hóa
thuế quan, tự do hóa thương mại và tự do hóa dịch vụ (Itakura, 2013). Hội nhập kinh tế
quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ một nước nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng
xuất nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Như vậy, khi tham gia hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới, uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam, vì thế cũng tăng lên rõ rệt trên trường
quốc tế.
2.3.2. Về môi trường kinh tế vĩ mô:
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá được điều chỉnh linh
hoạt theo hướng ổn định, dự trữ ngoại hối có xu hướng vững chắc hơn, chất lượng tăng
trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2016-2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91%, đây là mức tăng trưởng cao hàng đầu
thế giới. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Đây là điều kiện quan
trọng để kinh tế phát triển trong điều kiện ngày càng mở và hội nhập sâu vào kinh tế thế
giới.
2.3.3. Về văn hóa, an sinh xã hội:
Nhiệm kỳ qua, phát triển văn hoá xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được
bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Trong công cuộc giảm nghèo, Việt
Nam cũng đạt được hiệu quả như một “ huyền thoại” với chỉ số HDI (chỉ số phát triển
con người) năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước, tức nằm trong nhóm
các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số Phát triển nguồn nhân lực (HDI) cao nhất trên thế
22
giới. Mặc dù là một nước có mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp
hơn nhưng các chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của
các nước có cùng mức thu nhập.
2.3.4. Quản lý tài nguyên, môi trường:
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu có những chuyển
biến rõ nét. Theo Báo cáo phát triển bền vững 2020 của Liên hợp quốc, Việt Nam là
quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt được năm mục tiêu hành động của Liên hợp quốc,
trong đó có các biện pháp giảm khí thải CO2, thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao
khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
2.3.5. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế:
Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh công tác vận động nguồn vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài và tiếp nhận những công nghệ tiến tiến từ nước ngoài. Bởi nguồn vốn
đầu tư nước ngoài và những công nghệ tân tiến, hiện đại, có hiệu quả cao trên thế giới
là những yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng vững mạnh của một quốc gia. Việc
tăng trưởng kinh tế và GDP đã giúp Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào, các công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng được chuyển giao rất nhiều.
Nhờ đó nền kinh tế nước nhà được phát triển hiện đại, hiệu suất công việc được nâng
cao và tạo việc làm cho nhiều lao động, giảm áp lực cho xã hội.
2.4 Nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng vẫn còn chưa bền
vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã có những mặt tích cực.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà nước ta đạt được thông qua tăng trưởng kinh
tế và GDP trong giai đoạn 2016-2020 là mức sống được cải thiện, tăng việc làm và
đầu tư vào công nghệ sạch hơn, Việt Nam vẫn còn gặp những bất lợi, thách thức ảnh
hưởng khá sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống. Đó chính là chịu tác
động do những yếu tố như chất lượng tăng trưởng năng suất, quản lí nợ công, năng
suất lao động xã hội, quản lí và sử dụng tài nguyên, hệ thống pháp luật, năng lực quản
lí. Sau đây chúng ta sẽ cùng làm rõ những nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam dù tăng
trưởng nhưng vẫn còn chưa bền vững.
23
Đầu tiên đó chính là về tốc độ tăng trưởng: Chưa có sự thống nhất giữa quy mô phát
triển với chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng còn chậm. Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng nhanh và
không có dấu hiệu dừng cũng là lí do kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng lại làm cho
kinh tế chúng ta còn lệ thuộc vào vốn đầu tư từ nước ngoài quá nhiều. Tổng sản phẩm
trong nước còn chưa được tính chính xác bởi trong đó còn kèm các chi phí trong quá
trình sản xuất và kinh doanh. Và một điều tạo nên khoảng cách giữa những con số tăng
trưởng và sự phát triển thực tế càng ngày càng lớn, đó chính là trong một năm có nhiều
dự án và hoạt động kinh doanh chi tiền để đầu tư thì dù hoàn thành hay chưa đều tính
vào GDP hàng năm làm cho GDP liên tục tăng và năm sau cao hơn năm trước. Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) thực chất chưa tính đúng, tính đủ những chi phí đi kèm
trong quá trình sản xuất – kinh doanh và tăng trưởng. Nền kinh tế xanh (GDP xanh)
chưa được sử dụng trong đo lường phát triển.
Thứ hai là vấn đề nợ công tăng nhanh, bội chi ngân sách, hiệu quả đầu tư chưa cao:
Đây là một vấn đề rất quan trọng bởi chỉ số nợ công chính là một trong những chỉ tiêu
để đánh giá phát triền kinh tế bền vững. Chúng ta không thể phủ nhận nợ công, nợ
chính phủ của nước ta tăng rất nhanh, điều đấy làm tăng chi phí trả lãi từ ngân sách
nhà nước và làm hạn chế khả năng vay nợ mới. Chỉ số nợ nước ngoài/GDP tăng thì
đồng nghĩa mức tăng trưởng GDP sẽ bị giảm và các chỉ số nợ Chính phủ/GDP trong
các hạng mục đầu tư công, đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao, dẫn
đến nợ Chính phủ/GDP luôn khá cao và tốc độ tăng trưởng nhanh dù được đánh giá là
thấp hơn với ngưỡng nợ Chính phủ/GDP quy định. Vì vậy, nợ công cần được chính
phủ kiểm soát và bảo đảm ngưỡng an toàn để ổn định và phát triển kinh tế.
Theo báo Vn Express cập nhật. Nợ công ở nước ta đã tăng tương đối nhanh và đã gần
cán mức giới hạn tối đa cho phép. Nợ công tăng nhanh trong khi hiệu quả đầu tư công
chưa cao là một nghịch lý tồn tại nhiều năm nay. Nhiều dự án đầu tư công hiệu quả
thấp, thời gian kéo dài.
24
Hình 2.16: Bội chi ngân sách và nợ công 2006-2015.
Thứ ba , năng suất lao động xã hội :
Mặc dù tăng trưởng năng suất lao động đã phục hồi và tăng nhanh trong những năm
gần đây. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện
hành năm 2017 ước đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động).
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng
6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Năng suất lao
động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các
năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính
chung giai đoạn 2007-2017, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011
của Việt Nam tăng trung bình 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của
Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm)... Tuy nhiên,
năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các
nước vẫn gia tăng. Điều này cho thấy, khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt
Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước. Nhất là
nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển còn nặng về lý thuyết, nhẹ về
thực hành. Một số đổi mới giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm, lúng túng, hiệu quả
thấp. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực để nâng cao năng
suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động
vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và khoảng cách chênh lệch này vẫn tiếp
25
tục gia tăng. Vậy nên, để thúc đẩy tăng trưởng thì chúng ta cần phải quan tâm đến cải
thiện năng suất lao động.
Thứ tư, về quản lý và sử dụng tài nguyên: Một vấn đề đáng lo ngại nhất ở nước ta từ
việc tăng trưởng kinh tế đó chính là ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng kinh tế dựa trên công nghệ đã dẫn đến việc ô nhiễm
và phá rừng, quá nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua xử lý. Dẫn
đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Đây cũng chính là
mối lo ngại về tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, do tính hạn hữu của tài nguyên
thiên nhiên.
Đây là vấn đề mà các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế dễ lạm dụng và khai
thác quá mức là là một trong những vấn đề việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Việt
Nam. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường trường tương
đương 5% GDP, trong khi đó Trung Quốc là 10%. Nếu như ô nhiễm môi trường vẫn
tiếp tục tăng, thì Việt Nam chúng ta sẽ vượt qua cả Trung Quốc. Hậu quả của ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng lớn tới đời sống và chúng ta phải trả một cái giá rất lớn. Chất
lượng không khí ở các đô thị có dấu hiệu suy giảm, rác thải của các nhà máy sản xuất
công nghiệp ngày càng gia tăng. Ví dụ như sự cố Fomosa cũng là một cái giá mà
chúng ta phải trả cho sự tăng trưởng và trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.
Thứ năm, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh: hệ thống pháp luật về kinh tế còn chưa
được hoàn thiện và đầy đủ dẫn đến môi trường đầu tư còn cạnh tranh chưa lành mạnh
nhiều tổ chức kinh doanh còn yếu kém và mang tính chất lừa đảo. Các thể chế kinh tế
thị trường còn chưa được điều chỉnh dẫn đến quyền và nghĩa vụ chưa thuận lợi cho các
chủ thể.
Cuối cùng đó chính là năng lực quản lí còn hạn chế: Năng lực quản lí là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả của công việc. Tuy nhiên năng lực quản lí của bộ phận
quản lí của nước ta vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa tối ưu được hiệu quả và năng suất
của quản lí, công tác đổi mới hệ thống quản lí mang lại hiệu quả chưa cao, thiếu sự
đồng bộ. Nhiều đơn vị hành chính còn kém hiệu quả gây ra hiệu quả kém trong việc
quản lí và sử dụng ngân sách nhà nước. Vì vậy phát triển năng lực quản lí là một thách
thức lớn trong quá trình phát triển vững mạnh của nước Việt Nam.
26
Như vậy, trong thời buổi nền kinh tế ngày càng hội nhập, cách mạng 4.0 lên ngôi,
khoa học kĩ thuật được cải tiến, nền kinh tế mở. Nhiều biến động làm cho chúng ta
không thể lường trước gây ra nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lũ
lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ngay hiện hữu đó chính là đại dịch COVID-
19 đã gây ra những tổn thất về mặt tinh thần cũng như nền kinh tế. Năng suất lao động
chưa cao bởi chúng ta chưa thực sự dựa vào sự đổi mới của khoa học công nghệ. Một
số quy định của pháp luật còn chưa đồng bộ và thống nhất và chưa đáp ứng đủ nhu cầu
thực tiễn, công tác quản lí còn nhiều sơ sót và chậm. Việc khai thác và sử dụng tài
nguyên chưa hiệu quả dẫn đến tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Vậy nên để nên kinh tế
của một quốc gia tăng trưởng bền vững thì nó phải phụ thuộc nhiều nhiều nhân tố. Bên
cạnh những yếu tố khó khăn, những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế Việt Nam trong tương lai. Về mặt định lượng, rất khó đánh giá chính xác mức
độ tác động của các yếu tố này. Và do đó, cũng khó đánh giá tác động tích cực hay tiêu
cực cuối cùng, vì nó phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan và cơ hội khai thác của chính phủ,
cộng đồng doanh nghiệp và các lực lượng khác với những diễn biến và tình huống địa
chính trị cụ thể.Tuy nhiên, trong bối cảnh, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tồn tại.
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ
... những yếu tố tích cực được kỳ vọng sẽ lấn át và triệt tiêu những mặt tiêu cực. Hy
vọng rằng Việt Nam có một khởi đầu thuận lợi trong tương lai để trở thành một trong
những con hổ thế hệ tiếp theo của khu vực Đông Nam Á.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP
3.1 Đưa ra giải pháp để giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách ổn định.
3.1.1 Hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế là bước đi cần thiết để đổi mới và phát triển nền kinh tế một cách hiệu
quả và ổn định
 Nhận dạng và đánh giá những nguồn lực của đất nước, nhất là những nguồn lực
chưa được phát huy đầy đủ. Từ đó đưa ra những đề xuất về chủ trương, chính
sách đối với từng ngành, từng lĩnh vực then chốt để Việt Nam có thể phát huy
nội lực, tiềm năng và thế mạnh.
27
Hạn chế việc giải ngân vốn đầu tư công một cách giàn trải tránh lãng phí và kém hiệu
quả. Chỉ giải ngân vào những cơ sở hạ tầng trọng điểm đã có kế hoạch và đúng đối
tượng. Bởi vì cơ sở hạ tầng chính là nền tảng cần thiết trong tương lai
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối
thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị
tự chủ tài chính; bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-
34% GDP.
 Tập trung tăng qui mô các doang nghiệp phương diện lớn. Tăng tỷ trọng đóng
góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành
phải đạt mức tối tiểu là 10%. Thúc đẩy nhiều hợp tác xã nông nghiệp liên kết
với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị
 Tiếp tục giành thêm nguồn lực để bổ sung các biện pháp hổ trợ mới: Giảm thuế
giá trị gia tăng cần được mở rộng phạm vi áp dụng .Tích hợp và cộng hưởng
hơn nữa các giải pháp về tài khóa với ngân hàng hay chính sách tiền tệ để có
thể mang lại tác động cộng hưởng. Bên cạnh đó cũng phải có chính sách quỹ hổ
trợ để bù lãi suất cho những ngân hang, bảo lãnh tín dụng
 Gỡ bỏ một vài điều kiện kinh doanh, điều kiện đầu tư không cần thiết để kinh
doanh trong nước cải thiện hơn. Từ đó tốc độ sản xuất trong nước cũng sẽ hồi
phục. Những chính sách kích thích kinh tế chỉ nên ở mức độ vừa phải đúng
trọng tâm để tránh gây ra lãng phí nguồn lực và sức ép lạm phát
 Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, giữ vững các điểm
trọng yếu của nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Điều quan trọng là giải quyết triệt để các vấn đề về xã hội, dân tộc, ổn định các khu
đô thị hoá và kinh tế ở tấc cả các vùng, đặc biệt cần bảo toàn môi trường và hệ sinh
thái.
3.1.2 Huy động tối đa các nguồn vốn
Một trong những chiến lược cơ bản và lâu dài cho sự tăng trưởng của nền kinh tế
chính là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Kết hợp nguồn lực
bên trong với nguồn lực bên ngoài để tạo nên sự bức phá cho nền kinh tế nước ta.
 Tập trung huy động từ nguồn vay truyền thống.
28
 Giảm trường hợp quá tải của nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách niêm yết cổ
phiếu của thị trường chứng khoán. Huy động vốn dễ dàng và nhanh cánh từ
việc phát hành cố phiếu và trái phiếu.
 Đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, giải quyết việc mất
cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn. Chấm dứt tình trạng huy
động vốn bằng cách tránh đua lãi suất, mất kiểm soát thanh khoản, tránh rủi ro
tín dụng. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
 Bảo đảm công tác quản lí các chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng cấp
phép hoạt động.
 Huy động nguồn vốn thông qua mô hình hợp tác công – tư (PPP) tập trung cho
cơ sở hạ tầng. Đa dạng hóa nguồn tài chính và thúc đẩy sự tham gia của các tư
nhân. Đồng thời có nhiều công cụ để giảm thiểu rủi ro như bảo lãnh, bảo hiểm..
để tạo niềm tin cho các nhà tư nhân
 Thu hút vốn đầu tư từ thị trường trái phiếu trong nước và ngoài nước cần được
chú trọng phát triển
 Ngoài ra nhà nước cần đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
đặc biệt là các nước phát triển.…
3.1.3 Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất
Giải pháp quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế chính là phát
triển khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế sẽ phải
dựa chủ yếu vào năng suất các nhân tố tổng hợp, khoa học - công nghệ và nguồn
nhân lực chất lượng cao. Do đó cần có những giải pháp phù hợp đề khai thách và
tận dụng sự thành công của khoa học công nghệ:
 Tăng giá trị gia tăng dựa trên nền tảng, ứng dụng Công Nghệ-khoa học bằng
cách chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức,
kinh tế số, sáng tạo.
 Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường bằng cách hoàn thiện thể chế thị trường
theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng. Qua đó chú ý tới các
công cuộc đổi mới công nghệ, nâng cao sự cạnh tranh và hiệu quả trong khâu
29
sản xuất của các doanh nghiệp. Chú trọng vào việc đầu tư các hoạt động nghiên
cứu và phát triển.
 Chú trọng mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học doanh nghiệp với
các doanh nghiệp để thực hiện quá trình chuyển giao và đổi mới công nghệ.
Bên cạnh đó đổi mới sáng tạo cần được mở rộng hơn ở nước ta.
 Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong nước và thúc đẩy đầu tư với sơ sở
nước ngoài.
 Tập trung phát triển ngành năng lượng điện song hành với phát triển khoa học
công nghệ. Cần phải kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu về sản xuất
thông minh đối với ngành công nghệ. Xem xét những tính chất riêng đặc thù và
điều kiện thích hợp của mỗi quốc gia.
 Tập trung phát triển ngành năng lượng điện song hành với phát triển khoa học
công nghệ. Cần phải kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu về sản xuất
thông minh đối với ngành công nghệ. Xem xét những tính chất riêng đặc thù và
điều kiện thích hợp của mỗi quốc gia.
 Tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4,0 để đổi mới tư duy.
Hành động gắn liền với quá tri hội nhập quốc tế. Nắm bắt thời cơ và tận dụng
hiệu quả các cơ hội để phát triển xã hội số, kinh tế số.
 Hợp tác với các tổ chức quốc tế như : Ngân hàng thế giới, Tổ chức Nghiên cứu
khoa học để trao đổi nghiên cứu về đổi mới khoa học kĩ thuật, phục xụ cho xây
dựng chiến lược phát triển khoa học.
 Ban hành và hoàn thiện luật về quyền sở hữu trí tuệ nhân tạo.
Những cơ chế, chính sách nên tập trung theo hướng xây dựng đầy đủ và hiệu quả, các
thị trường được vận hành thông suốt, tập trung về cả số lượng lẫn chất lượng, hỗ trợ
các chủ thể tham gia về vốn tài chính, con người, về thông tin.
3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực:
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc quan tâm đào tạo cho nhân lực là
một việc hết sức cần thiết, bởi vì yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết
định. Phát huy yếu tố con người đồng thời phát huy giá trị văn hoá, truyền thống, lịch
sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trình độ học vấn của
con người cùng với sự phát triển thể chất tinh thần khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn
đến sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta. Bởi vậy cần có những giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo một cách hiệu quả:
30
 Khẩn trương trình bày phương pháp phát triển và nâng cao chất lượng của đội
ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục; quản lí và cơ cấu lại hệ thống đào tạo giáo dục,
hoàn thiện tốt nhất đội ngũ giáo dục
 Đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả đào tạo nghề nhằm
giúp cho những người trong độ tuổi lao động có thể dễ dàng thích nghi với
những đòi hỏi biến động thường xuyên của thị trường lao động.
 Hỗ trợ đầu tư các nhân công có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề cho các
lĩnh vực, ngành nghề đang thiếu nhân lực, thiếu lao động
 Đề ra những tiên chuẩn để bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, vớ inhững
chỉ tiêu chất lượng được quy định rõ ràng.
 Đối với những học sinh sinh viên ra nước ngoài học tập, nước ta cần phải
khuyến khích và tạo điều kiện thêm rất nhiều. Tăng cường hợp tác với nước
ngoài, thu hút đầu tư vào những chương trình đào tạo đại học, sau đại học và
đào tạo nghề.Nâng cao chất lượng học sinh tốt nghiệp ra trường, đi đôi với việc
tăng cường công tác quản lý lưu học sinh
 Huy động tốt hơn từ công dân thông qua việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục,
tang cường đầu tư cho giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đầu tư ngân
sách nhà nước cần được tang lên một cách hợp lý. Hỗ trợ giáo dục một cách có
hiệu quả và tránh lạm phát.
PHẦN KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tiên
quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho dân cư. Nắm rõ vai trò quan trọng này, Việt Nam đã biết áp dụng nhiều
biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, nước ta ngày nay đã có chỗ đứng
nhất định trên thị trường thế giới. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất
đáng ghi nhận, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Mặc dù 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch Covid 19, nhưng cũng thể hiện được sức chống chịu đáng kể.
Tăng trưởng là điều kiện cần, là phương tiện, còn phát triển là động lực, là mục tiêu của
nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển bền vững phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều
yếu tố như bảo vệ môi trường, có cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và đặc biệt là phải quan
tâm đến việc cải thiện các vấn đề xã hội và đời sống cho người dân. Bền vững về môi
trường là giữ gìn được không gian sinh tồn của con người cung cấp được tài nguyên,
chứa đựng, xử lý được các phế thải, bền vững về xã hội là mở rộng cơ hội lựa chọn,
nâng cao năng lực lựa chọn, mọi người cùng được tham gia và hưởng lợi từ quá trình
phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách trên internet.
Tổng cục thống kê (22/06/2021). “Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam 5
năm 2016-2020, Nhà xuất bản thống kê, được truy cập tại địa chỉ:
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/06/Dong-thai-va-thuc-trang-2016-
2020.pdf
Bài báo trên internet
BizLive.vn, (28/12/2020). Toàn cảnh thị trường thế giới GDP năm 2020 tăng 2.91%
thuộc nhóm cao nhất thế giới, Securities (SCI) được truy cập tại địa chỉ:
https://www.vncsi.com.vn/GDP-nam-2020-cua-Viet-Nam-tang-291-thuoc-nhom-cao-
nhat-the-gioi_65561.html
Bạch Dương (27/12/2017), Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới, VIETNAM
ECONOMMIC TIMES, được truy cập tại địa chỉ:
https://vneconomy.vn/gdp-tang-681-quy-mo-nen-kinh-te-vuot-220-ty-usd.htm
Cafef.vn, (07/12/2018), BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG NĂM 2019
QUA CÁC CON SỐ, ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA ( NFSC)
http://nfsc.gov.vn/vi/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-6-thang-nam-2019-qua-cac-con-so/
CEO Đặng Đức Thành (3/12/2019), “ BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM “, được download tại địa chỉ
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Huy-dong-nguon-von-ben-vung-cho-nen-kinh-te-va-
tung-doanh-nghiep/381558.vgp
DỰ THẢO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 – 2025, Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021).
Đại học số ( 15/11/2021), “ Hội thảo đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020, triển vọng
năm 2021”, Đại học số, được truy cập tại địa chỉ:
https://daihocso.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-chuyen-nganh/hoi-thao-danh-gia-kinh-te-viet-
nam-nam-2020-trien-vong-nam-2021.html
ĐẠI HỘI ĐẢNG Lần thứ XIII ( 23/3/2021) “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025”, Tư liệu văn kiện Đảng cộng sản, được
truy cập tại địa chỉ:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xiii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-
hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-3737
Đinh Ngọc Linh - Hoàng Như Quỳnh (31/5/2021), “ Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn
2016 - 2020: Nhiều kết quả tích cực”, được truy cập tại địa chỉ:
https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?dID=
209744&dDocName=MOFUCM200973&_adf.ctrl-
state=8iv6o4qk0_4&_afrLoop=16943337435024904#%40%3FdID%3D209744%26_a
frLoop%3D16943337435024904%26dDocName%3DMOFUCM200973%26_adf.ctrl-
state%3Dtvowtm29c_4
Hà Duy, (05/01/2020), 3 năm cơ cấu kinh tế, nói rất nhiều xem kết quả đến đâu,
VietNamNet.vn, được truy cập tại địa chỉ:
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/3-nam-co-cau-lai-nen-kinh-te-ket-qua-ra-
sao-606104.html
Hiếu Công (27/12/2018), Tăng trưởng GDP 2018 đạt 7,08% cao nhất từ 2018, Zing
News Tri thức trực tuyến, được truy cập tại địa chỉ: https://zingnews.vn/tang-truong-
gdp-2018-dat-7-08-cao-nhat-tu-2008-post903928.html
Nguyễn Anh-Hiếu Công (2020), “Dấu ấn tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 5 năm
qua, Zing News tri thức trực tuyết, được truy cập tại địa chỉ: https://zingnews.vn/dau-
an-tang-truong-kinh-te-viet-nam-5-nam-qua-post1176671.html
Nhiệm kỳ 2016-2020: Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế đặc biệt, nâng cao vị thế
đất nước, 19/12/2021, < https://vtv.vn/chinh-tri/nhiem-ky-2016-2020-viet-nam-dat-
nhieu-thanh-tuu-kinh-te-dac-biet-nang-cao-vi-the-dat-nuoc-20210113014845886.htm>
Thành tựu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020: Cơ đồ mới, tiềm lực mới, 20/12/2021, <
http://thainguyen.gov.vn/thanh-tuu/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/thanh-
tuu-kinh-te-giai-oan-2016-2020-co-o-moi-tiem-luc-moi/20181>
The enternews.vn ( 28/12/2020), “ Kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: Tăng trưởng
chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu”, Petros time, được truy cập tại địa chỉ :
https://petrotimes.vn/kinh-te-viet-nam-5-nam-2016-2020-tang-truong-chuyen-dich-tu-
chieu-rong-sang-chieu-sau-592638.html?randTime=1639418120
Theo TTXVN (26/11/2021),“ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI ĐỒNG LÝ
LUẬN CÔNG ƯƠNG”, được download tại địa chỉ
http://hdll.vn/vi/tin-tuc/co-cau-lai-nen-kinh-te-voi-dot-pha-chien-luoc-ve-hoan-thien-
the-che-chuyen-doi-so.html
Tổng biên tập Đoàn Minh Tuấn “Tạp chí cộng sản” được download tại địa chỉ
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-
/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/day-manh-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-va-
doi-moi-sang-tao-mot-dot-pha-chien-luoc-trong-giai-doan-moi
Tổng cục thống kê (2021), THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ
HỘI NĂM 2016, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại
địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/05/thong-cao-bao-
chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2016/
Tổng cục thống kếc(29/12/2017), Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017 qua các con
số, Cafef, được truy cập tại địa chỉ: https://cafef.vn/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-
2017-qua-cac-con-so-20171228203829038.chn
Tổng cục thống kê (2021) BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV
VÀ NĂM 2018, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại
địa chỉ:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/
Tổng cục thống kê (2021), BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ-HỘI QUÝ IV VÀ
NĂM 2019, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại địa
chỉ:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chi-ve-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/
TS. Đỗ Thị Kim Tiên - Học viện Hành chính Quốc gia ( 21/5/2020), “ Phát triển bền
vững về kinh tế ở Việt Nam – vấn đề và giải pháp”, Quản lý nhà nước, được truy cập
tại địa chỉ:
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/05/21/phat-trien-ben-vung-ve-kinh-te-o-viet-
nam-van-de-va-giai-
phap/?fbclid=IwAR1ps8ryPVfe06JTCTHJUv8bDXRRgK80eNMc6TT6WpESaCOR
ChTEuv61t5k
TS Nguyễn Minh Phon - ThS Nguyễn Trần Minh Trí ( 10/01/2021), “ Vị thế và cơ đồ
kinh tế Việt Nam”, Nhân dân, được truy cập tại địa chỉ:
https://nhandan.vn/nhan-dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/
TS. Phùng Thế Đông, Học viện Chính sách và Phát triển ThS. Nguyễn Thành Đồng,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh ThS. Phan Thị Thu Trang, Văn phòng Trung ương
Đảng/Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2021 ( 17/04/2021), “ Phát triển
kinh tế bền vững ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030”, Tạp chí tài chính,
được truy cập tại địa chỉ:
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-kinh-te-ben-vung-o-viet-nam-den-
nam-2025-va-tam-nhin-2030-
333233.html?fbclid=IwAR2vS3p51y1WzprY1C5OFtfpeR-
l3ko6CBRH6qYZhgqv1HF27-NLsTXxBQM
PGS, TS. Nguyễn Văn Hiệu (16/11/2017), NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI, được
truy cập tại địa chỉ:
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet;jsessioni
d=CCZd26xGPPujlkkmVFZLgwhViz5NFsYCmwTbO1MfAuVd_cu5b3nv!-
1043201691!-
596713391?centerWidth=80%25&dDocName=SBV312772&leftWidth=20%25&right
Width=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=nbsdwepj3_4&_afrLoop=44182488049152224 -
%40%3F_afrLoop=44182488049152224%26centerWidth=80%2525%26dDocName=
SBV312772%26leftWidth=20%2525%26rightWidth=0%2525%26showFooter=false
%26showHeader=false%26_adf.ctrl-state=11hms6mzdm_4
Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam, 20/12/2021, Nhân Dân, < https://nhandan.vn/nhan-
dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/>
Wikipedia, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, được truy cập tại địa chỉ:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tăng_trưởng_kinh_tế
Wikipedia, TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA, được truy cập tại địa chỉ:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tổng_sản_phẩm_nội_địa
BẢNG 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
CHI TIẾT.
Họ và tên Nội dung đóng góp Mức độ đóng góp
Phạm Thị Thùy Trang-
72001437(nhóm trưởng)
Dàn bài chung, nội
dung word chương 2 (
phần 2.2) , làm word
+slide ( hỗ trợ)
100%
Phạm Hữu Hoài Nam -
72001377
Nội dung word
Chương 2 (phần 2.1),
90%
Mai Thị Vân Anh-72000009 Thiết kế word và thiết
kế silde ( làm chính).
Tham gia đóng góp,
chỉnh sữa vào nội
dunng toàn bài.
100%
Nguyễn Thảo Minh Thi-
72001412
Nội dung word
chương 1, thuyết
trình phần đầu
+chương 1.
100%
Phạm Thị Mỹ Duyên-72001165 Làm nội dung word
chương 2 ( phần 2.4),
thuyết trình (phần 2.3
và 2.4) , làm silde ( hỗ
trợ).
100%
Nguyễn Thị Cẩm Vân -
72001448
Làm nội dung word
phần đầu và phần
kết, thiết kế word và
slide ( hỗ trợ), thuyết
trình phần 2.1 và 2.2
100%
Phạm Khắc Thảo Nguyên-
72001194
Làm nội dung chương
3, thuyết trình
chương 3.
100%
Hồ Thị Linh - 72001178 Làm nội dung chương
2 (phần 2.3)
90%

More Related Content

Similar to N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx

Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Man_Ebook
 

Similar to N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx (20)

Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
 
Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco.pdf
Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco.pdfPhân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco.pdf
Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
 
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu ÁNâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
 
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 

Recently uploaded

Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
 
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdfCATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
 
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffffASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfCatalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 

N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx

  • 1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên đề số 1: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Đức Lớp Kinh tế Vĩ Mô: Marketing Nhóm : 39 Danh sách sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Trang - 72001437(nhóm trưởng) Phạm Hữu Hoài Nam - 72001377 Mai Thị Vân Anh - 72000009 Nguyễn Thảo Minh Thi - 72001412 Phạm Thị Mỹ Duyên - 72001165 Nguyễn Thị Cẩm Vân - 72001448 Phạm Khắc Thảo Nguyên - 72001194 Hồ Thị Linh - 72001178 Nha Trang, tháng 1, năm 2022. ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
  • 2. ************* Bảng 1 đánh giá tỉ lệ công việc thành viên. Họ và Tên MSSV Tỉ lệ đóng góp vào thuyết trình và báo cáo. Phạm Thị Thùy Trang 72001437 100% Phạm Hữu Hoài Nam 72001377 90% Mai Thị Vân Anh 72000009 100% Nguyễn Thảo Minh Thi 72001412 100% Phạm Thị Mỹ Duyên 72001165 100% Nguyễn Thị Cẩm Vân 72001448 100% Phạm Khắc Thảo Nguyên 72001194 100% Hồ Thị Linh 72001178 90%
  • 3. ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ************* ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20% HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021 Tiêu đề bài tiểu luận 20%: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Phân tích tổng quan số liệu GDP của Việt Nam, tốc độ tăng của GDP giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành, vẽ đồ thị, phân tích, nhận xét, đánh giá, nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng vẫn còn chưa bền vững và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn trong thời gian tới) Nhóm thực hiện: 4 ………………………………………ca: ...……………thứ ….. Đánh giá: T T Tiêu chí Thang điểm Điểm chấm Ghi chú 1 Hình thức trình bày: - Nội dung thuyết trình - Thiết kế slides - Khả năng diễn đạt của người thuyết trình - Tương tác với lớp 2,0 1,0 1,0 1,0 2 Phản biện: - Kĩ năng trả lời câu hỏi - Tinh thần nhóm 1,5 1,5 3 Kiểm soát thời gian 2,0 Tổng điểm 10 Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân) Ngày ……….tháng …… năm 20….. Giảng viên chấm điểm
  • 4. ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20% HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021 Tiêu đề bài tiểu luận 20%: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. (Phân tích tổng quan số liệu GDP của Việt Nam, tốc độ tăng của GDP giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành, vẽ đồ thị, phân tích, nhận xét, đánh giá, nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng vẫn còn chưa bền vững và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn trong thời gian tới) Nhóm thực hiện: 4 ……………………………………ca: ...……………thứ…………. Đánh giá: T T Tiêu chí Thang điểm Điểm chấm Ghi chú 1 Hình thức trình bày: - Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang, mục lục, bảng biểu,…) - Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu tham khảo - Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối nghĩa 1,0 1,0 1,0 2 Nội dung: Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc tiểu luận 1,0 Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết 2,5 Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5 Chương 3: Kết luận 1,0 Tổng điểm 10 Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân) Ngày ……….tháng …… năm 20….. Giảng viên chấm điểm
  • 5. MỤC LỤC Bảng 1 đánh giá tỉ lệ công việc thành viên. .................................................................2 MỤC LỤC ......................................................................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1:...................................................................................................................1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.........................................................................1 1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế:......................................................................1 1.2 Khái quát về cơ cấu GDP ....................................................................................1 1.2.1 Phân loại GDP: ..............................................................................................2 1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam. ..................................................3 CHƯƠNG 2....................................................................................................................4 THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ..............................................................................................4 2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2016-2020 ....................................................4 2.2 Phân tích tổng quan về số liệu , tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020.......................................10 2.2.1: Phân tích tổng quan số liệu tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2016- 2020. .......................................................................................................................10 2.2.2 Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020 qua từng giai đoạn.................................................................................................................12 2.3. Những thuận lợi của việc tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam từ 2016 - 2020 . ..............................................................................................................20 2.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế:...........................................................................20 2.3.2. Về môi trường kinh tế vĩ mô:.....................................................................21 2.3.3. Về văn hóa, an sinh xã hội: ........................................................................21 2.3.4. Quản lý tài nguyên, môi trường:...............................................................22 2.3.5. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế: ........22 2.4 Nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng vẫn còn chưa bền vững. ..........................................................................................................................22 CHƯƠNG 3..................................................................................................................26 GIẢI PHÁP ..................................................................................................................26
  • 6. 3.1 Đưa ra giải pháp để giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách ổn định............................................................................................................................26 3.1.1 Hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế.............................................................26 3.1.2 Huy động tối đa các nguồn vốn ..................................................................27 3.1.3 Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất..........................................28 3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực: .............................................................................29 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32 BẢNG 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CHI TIẾT. ........36
  • 7. PHẦN MỞ ĐẦU Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng,… Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế vừa là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo vừa cải thiện mức thu nhập và tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Không những vậy, nó còn tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng trưởng cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Bởi, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng "nóng", gây ra lạm phát và mất bình đẳng xã hội. Vì thế, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng ổn định và hợp lý. Từ thực tế trên có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề tăng trưởng kinh tế, các biện pháp nâng cao tăng trưởng cũng như tìm hiểu và xem xét các chính sách thúc đẩy là nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm chúng em đã thảo luận và nghiên cứu đề tài: “Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020”. Bố cục gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn trong thời gian tới. Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn chế, bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót. Mong thầy và các bạn thông cảm. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
  • 8. 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020. 1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế: Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 1.2 Khái quát về cơ cấu GDP Khái niệm: GDP là một thuật ngữ từ viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa). Xét về bản chất thì GDP chính là một chỉ số được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng/ quốc gia. GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, tất cả các loại dịch vụ được trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian quy định. Giá trị của GDP trong mỗi một loại hình hàng hóa/ dịch vụ… thường được tính trong khoảng thời gian từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề đều được tính bởi giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia đó. Cách tính GDP:
  • 9. 2 Theo phương pháp chi tiêu, GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêuchính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). Y = C + I + G + NX Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, GDP (Y) là tổng của tiền lương(W), tiền cho thuê tài sản (R), tiền lãi (i), lợi nhuận trước thuế (Pr), Thuế gián thu (Ti), khấu hao (De). Y = W + R + I + Pr + Ti + De 1.2.1 Phân loại GDP: a) GDP danh nghĩa (GDPn): GDP danh nghĩa trong tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product, viết tắt là Nominal GDP. Là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện tại.GDP danh nghĩa khác với GDP thực ở chỗ GDP danh nghĩa bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát, phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế. GDP danh nghĩa là chỉ số đánh giá sản xuất kinh tế trong một nền kinh tế bao gồm giá hiện tại trong tính toán. Nói cách khác, GDP danh nghĩa không loại bỏ lạm phát hoặc tốc độ tăng giá, có thể làm tăng con số tăng trưởng. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính trong GDP danh nghĩa được định giá theo giá thị trường được bán vào năm tínhtoán đó. b) GDP thực (GDPr): GDP thực trong tiếng Anh là Real Gross Domestic Product hay Real GDP. GDP thực là thước đo tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát, phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một năm nhất định. Không giống như GDP danh nghĩa (Nominal GDP), GDP thực tính đến sự thay đổi về mức giá và là thước đo chính xác hơn về tăng trưởng kinh tế. GDP thực là con số thống kê kinh tế vĩ mô, đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một giai đoạn cụ thể, được điều chỉnh theo lạm phát. Chính phủ sử dụng cả GDP danh nghĩa và GDP thực làm thước đo để phân tích tăng trưởng kinh tế và sức mua theo thời gian.
  • 10. 3 1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, sự thay đổi cơ cấu kinh tế và mặt bằng giá cả, do đó GDP là một công cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới để phát hiện sự phát triển và thay đổi. Trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức và sử dụng hợp lý Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và đánh giá thực trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng và toàn cầu của nền kinh tế. Mọi quốc gia đều muốn giữ một nền kinh tế phát triển. Cùng với sự ổn định tiền tệ và việc làm cho người dân, GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho thấy những nỗ lực của chính phủ. Chỉ số GDP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trên lãnh thổ của nước đó. Tuy nhiên, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP, bao gồm: Dân số Dân cư là nguồn “lao động” của xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần, nhưng đồng thời là đối tượng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ do con người tạo ra. Do đó, dân số và GDP phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời. Dân số là một yếu tố quan trọng và có thể dễ dàng tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại bất kỳ thời điểm nào FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể hiểu là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân, tổ chức từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua việc thành lập nhà máy, thành lập doanh nghiệp.Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất vì FDI sẽ bao gồm tiền tệ, nguyên liệu và vật liệu thô. , Tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội liên quan. Do đó, FDI sẽ có tác động đến việc tính toán chỉ số GDP. Lạm phát Lạm phát mà chúng ta đang trải qua ở trên là thực tế mà nhiều nước đã phải gánh chịu, đó là sự gia tăng liên tục của mặt bằng chung giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và làm mất giá trị của một đồng tiền nhất định. Đó là một chỉ số rất thú vị trong lĩnh
  • 11. 4 vực kinh tế. Quá trình kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng ở mức cao thì phải chấp nhận lạm phát với một mức nhất định. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng quá mức sẽ tạo ra sự xáo trộn cho tăng trưởng GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân của lạm phát có rất nhiều và nhà nước phải luôn có chính sách kiểm soát lạm phát. Như vậy, qua đó ta thấy chỉ số GDP thực tế có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, nó là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, thể hiện diễn biến giá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Ngoài ra, GDP bình quân đầu người sẽ thể hiện mức thu nhập bình quân của người dân, cũng như chất lượng cuộc sống và mức sống của người dân mỗi nước. sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mọi người. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2016-2020 Khép lại 5 năm của nhiệm kì 2016 – 2020 và thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13, Đại hội XII của Đảng, kinh tế Việt Nam đã đạt bước tiến nhanh, gặt hái nhiều thành tựu rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, gây tiếng vang trên thế giới. Trong giai đoạn này, tuy môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức, khó khăn và nhiều yếu tố bất ngờ, song nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, đưa Việt Nam vào nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và được đánh giá cao ở nhiều tổ chức quốc tế với các mệnh danh “Ngôi sao đang lên”, “một trong những nền kinh tế sáng nhất Châu Á”,… Giai đoạn 2016 – 2019: Trong 4 năm đầu của kế hoạch, nền kinh tế Việt Nam được coi là phát triển nhất tính từ năm 2008 trở lại. Đạt được mức tăng trưởng GDP cao trong khu vực và thế giới. Việt Nam đứng vào top 10 nước tăng trưởng cao nhất trên thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất1 . Tăng trưởng kinh tế từ 2016 – 2019 duy trì ở mức khá cao, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, với tốc độ tăng trưởng 1 Theo bảng xếp hạng của tạp chí The Economist vào tháng 8/2020.
  • 12. 5 GDP bình quân là 6,8%/năm cao hơn so với mức tăng bình quân 5,91%/năm ở giai đoạn trước (2011-2015). Cụ thể, được biểu diễn dưới biểu đồ sau: Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (%) từ năm 2013-2020 Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính là 6,21%, với quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mặc dù, mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu đề ra2 , nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới còn ảm đạm và thương mại đa phương gặp khó khăn do xu hướng bảo hộ mậu dịch, trong nước gặp nhiều khó khăn do biển diễn biến phức tạp của thời tiết, môi trường thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công ngoài mong đợi. Với ba năm tiếp theo, nền kinh tế có sự vượt trội, tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao qua các năm và vượt qua mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra. Năm 2017, GDP ước tính đạt 6,81%, trong đó quý IV tăng với mức cao nhất là 7,65%. Đến năm 2018, là một năm khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, tính từ năm 2011 trở lại, năm 2018 đạt mức tăng trưởng cao nhất với 7,08%. Là cơ sở vững chắc, tạo tiền đề cho những triển vọng 2019. Tuy trải qua nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và trở ngại trong năm 2019, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùng với cuộc chiến “thuế quan” giữa Mỹ và Trung Quốc, GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 2 Theo mục tiêu Đảng ta đã đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 – 2019, tốc độ tăng GDP lần lượt là: 6,7%; 6,7%; 6,5-6,7%; 6,6-6,8%.
  • 13. 6 6,97%). Tiếp tục vượt qua chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã vạch ra. Cũng trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với 32,6% trong năm 2015. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31% năm 2019. Phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và tăng mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ số đầu tư cải thiện, hệ số ICOR (chỉ sổ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài) giai đoạn này là 6,1 thấp hơn so với 5 năm trước với hệ số là 6,25. Trong 4 năm này, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt cao nhất khoảng 517 tỉ USD trong năm 2019, tương đương trên 190% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016 - 2019, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư với mức xuất siêu cao hơn qua các năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều sản phẩm doanh nghiệp trong nước đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản,... Năm 2020: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa từng có trước đây xảy ra trên toàn cầu, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực và được dự đoán sẽ suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, trong “không khí u ám” của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam như một tia sáng, vẫn tăng trưởng đầy bản lĩnh trong năm 2020, với mức tăng trưởng GDP dương khoảng 2,91%. Trong đó, quý IV cao hơn so với quý III (2,62%) tận 1,86%. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam thuộc nhóm số ít quốc gia đạt tăng trưởng dương của khu vực và quốc tế.
  • 14. 7 Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của 6 nước Đông Nam Á (từ trái sang: Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam) năm 2020 (nguồn: laodong.vn) Có thể thấy, trong năm này, nền kinh tế của đa số quốc gia trong ASEAN tăng trưởng âm như: Indonesia (-5,732% quý 2 năm 2020), hay Thái Lan với mức âm lên đến hai con số với -12,1% (quý 2 năm 2020)… Bất chấp những trở ngại lớn như xung đột thương mại Mỹ - Trung kéo dài gây mất ổn định tăng trưởng trong khu vực, các yếu tố về biến đổi khí hậu và môi trường. Việt Nam vẫn cố gắng tăng trưởng cao, đây được xem là một thành công mà nước ta đã đạt được trong năm, thể hiện rõ Đảng và nhân dân đã đồng lòng thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa không những đứng vững mà còn đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa tính từ năm đầu giai đoạn đến năm cuối lần lượt
  • 15. 8 là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Cho thấy năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã từng bước chạm đến những thành công nhất định. Nhìn chung, 5 năm của nhiệm kì trước đã gặt hái được nhiều thành công và thành tựu nổi bật. Mặc dù, bình quân của cả giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt gần 6%/năm, chưa đạt tận 1% so với kế hoạch đã đề ra trước đó, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình so với giai đoạn trước (4.3%), chất lượng tăng trưởng mỗi năm đều có bước tiến, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn và lạm phát được kiểm soát trong phạm vi. Đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2020). Trước những sự phát triển nổi bật của nên kinh tế trong suốt 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển của Đảng đề ra, các chuyên gia kinh tế cho rằng dù vẫn còn có những khuyết tật, nhưng công tâm đánh giá, qua “phép thử” của đại dịch Covid, 5 năm qua là 5 năm thành công về phát triển kinh tế của Việt Nam, ít nhiều đã thể hiện được sức chống chịu tốt hơn của nền kinh tế so với các giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa so với tốc độ gia tăng dân số do đó, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng xấp xỉ 1.3 lần so với năm 2015, từ 2.085 USD/người lên 2.786 USD/người trong năm 2020. Hình 2.3. Bảng số liệu GDP bình quân đầu người (USD/người) từ năm 2015-2020 (Nguồn: Số liệu kinh tế)
  • 16. 9 Theo đó, GDP bình quân đầu người của nước ta trong thời kì này tăng đều qua các năm (trung bình 100 USD/ người). Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người đạt trên 10 ngàn USD. Với mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng tưởng của nền kinh tế tăng lên đáng kể, tăng trưởng kinh tế dần phát triển về chất và chuyển dịch theo chiều sâu. Năng suất lao động của giai đoạn 2016 – 2020 được cải thiện rõ nét, năm 2020 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân cao hơn giai đoạn 2011- 2015 (4,3%) là 1.5%. Mức đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp tăng cao, vượt mục tiêu đã đặt ra ở đầu giai đoạn (30-35%), đạt bình quân 45,42%. Đáng chú ý, mức bình quân đóng góp của TFP trong giai đoạn 2016 – 2019 khi chưa chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch, đạt gần 46%, cao gấp đôi giai đoạn trước với mức bình quân là 32,84%. Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020 vừa qua, Việt Nam ta cũng đã đạt được một số thành tựu nổi bật và đột phá: - Với nhiệm kỳ vừa rồi, toàn dân đã đồng lòng cùng Đảng ta tạo ra hơn 1.200 tỷ USD giá trị GDP. Tạo ra được hơn 8 triệu việc làm mới cho người dân, từ đó thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%. - Nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 trên bảng xếp hạng các quốc gia phát triển bền vững, cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. - Nợ công giảm từ 63,7% GDP đầu nhiệm kỳ xuống còn 55% năm 2019, dưới ngưỡng an toàn do Quốc hội quy định. Với nhiệm kì vừa rồi, nền kinh tế đã có bước phát triển rực rỡ và đột phá trong quá trình xây dựng đất nước Xã hội chủ nghĩa, giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, kinh tế đối ngoại được nâng cao và là cơ đồ vững chắc cho giai đoạn 2021 – 2025 nói riêng và 2021 – 2030 nói chung.
  • 17. 10 2.2 Phân tích tổng quan về số liệu , tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam, cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020 2.2.1: Phân tích tổng quan số liệu tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2016-2020. Từ năm 2016 - 2020 là một trong những giai đoạn thành công kể từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào quá trình đổi mới kinh tế. Năm 2016, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,21%, nhưng thấp hơn mức tăng của năm 2015 (6,68%). Trong ba năm tới nền kinh tế có bước đột phá, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị Quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Tốc độ tăng GDP cao hơn năm trước vượt mức chỉ tiêu Đại hội đề ra, dài hơn 6,81%; năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,78% / năm, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,91% / năm giai đoạn 2011 - 2015. Chỉ riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 2,91% (Tổng cục thống kê (22/06/2021), trang 25)). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-20 được thể hiện trong hình 2.4 Hình 2.4 : Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 . Nguồn: Dấu ấn tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua, Zing News tri thức trực tuyến. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực và thực chất trên các lĩnh vực, địa bàn, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong hình 2.5
  • 18. 11 Hình 2.5: Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nguồn: “Dấu ấn tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua”, Zing news tri thức trực tuyết. Đáng chú ý, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tỷ trọng công nghiệp của Việt Nam đã vượt 86%. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019 (https://zingnews.vn/). Từ 2016 đến 2020, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa được cải thiện đáng kể, từ thâm hụt chuyển sang thặng dư, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tốt hơn. Thương mại trong nước phát triển nhờ phát triển kết cấu hạ tầng và đa dạng hóa cung ứng dịch vụ, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa được cải thiện đáng kể từ thâm hụt chuyển sang thặng dư, cơ cấu xuất nhập khẩu được cải thiện và tiếp tục thay đổi. Tổng kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng nhóm các ngành xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong hình 2.6 Hình 2.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu 2016-2020. Nguồn : Tổng cục thống kê.
  • 19. 12 2.2.2 Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành Việt Nam 2016-2020 qua từng giai đoạn. Giai đoạn 2016-2020 nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều bước phát triển quan trọng gây tiếng vang trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất vượt qua những khó khăn thách thức đặc biệt là dịch Covid 19, nền kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực tạo nhiều dấu ấn nổi bật, một số thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua ( Tạp chí The Economist tháng 8/2020) Năm 2016 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% ( https://www.gso.gov.vn/) đề ra theo như hình 2.7. Hình 2.7: GDP NĂM 2015-2016. Nguồn: Cafebiz Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực trong cả năm: Trong nhóm nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất với 6,11%, nhưng do tỷ trọng khá thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp có quy mô lớn nhất vùng (khoảng 75%) chỉ tăng 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 870,7 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010, tăng 1,44% so với năm 2015, thấp hơn mức tăng trưởng. 2,62%, năm 2014 là 4%, năm 2013 là 3,6%, năm 2012 là 3% . Tốc độ tăng trưởng, đóng góp của các khu vực tăng tẳng năm 2016 so với lần lượt các năm 2014, 2015, 2016 được thể hiện trong bảng 2.1
  • 20. 13 Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2014, 2015 và 2016. Nguồn: Tổng cục thống kê. Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2016 (Điểm phần trăm) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số 5,98 6,68 6,21 6,21 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,44 2,41 1,36 0,22 Công nghiệp và xây dựng 6,42 9,64 7,57 2,59 Dịch vụ 6,16 6,33 6,98 2,67 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7,93 5,54 6,38 0,73 Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thuỷ sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%. Lĩnh vực lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhưng do ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (3,2%) trong giá trị sản xuất toàn ngành nên không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây: Tính chung cả năm 2016, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần
  • 21. 14 trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung (https://www.gso.gov.vn) Năm 2017 GDP năm 2017 tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý 1 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%; quý 4 tăng 7,65% (https://vneconomy.vn/) ( thể hiện như hình 2.8). Hình 2.8: MỨC TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM NĂM 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10%. Cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04% (hình 2.9) Hình 2.9: cơ cấu GDP 2017. Nguồn: VnEconomy. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,9% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016),
  • 22. 15 đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm (https://vneconomy.vn/) ( hình 2.10). Hình 2.10: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC VÀO GDP CỦA VIỆT NAM NĂM 2017. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,54% do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành lâm nghiệp tăng 5,14%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp tăng 2,07% (năm 2016 tăng 0,72%), đóng góp 0,24 điểm phần trăm (https://vneconomy.vn/) Năm 2018 Năm 2018, GDP tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 (hình 2.11). Trong mức tăng trưởng kinh tế chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7% (https://www.gso.gov.vn) Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2018. Nguồn: Zing news
  • 23. 16 Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 khẳng định xu hướng điều chỉnh cơ cấu ngành có hiệu quả, mặt khác, giá bán sản phẩm được mở rộng cùng với sự ổn định của thị trường xuất khẩu. Nó là động lực chính thúc đẩy sản xuất của vùng. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục có sự phục hồi đáng kể, với mức tăng trưởng cả năm là 2,89%, mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung là 0,36 điểm phần trăm. Thủy sản đạt khá, tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng tỷ trọng thấp, chỉ đóng góp 0,05 điểm (https://www.gso.gov.vn)( ( bảng 2.2) Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nông-Lâm- Thủy sản năm 2018. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ. Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Nông nghiệp 2,89% 0,36 điểm % Thủy sản 6,46% 0,22 điểm% Lâm nghiệp 6,01% 0.05 điểm % Về công nghiệp và xây dựng, năm 2018 là ngành duy trì mức tăng trưởng khá, 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị gia tăng chung của nền kinh tế. Ngoài ra ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng và là động lực tăng trưởng chính của ngành, với tốc độ tăng 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng. Đóng góp 2,55 điểm phần trăm từ năm 2012 đến năm 2016. Ngành dịch vụ năm nay tăng 7,03%, thấp hơn mức tăng 7,44% của năm trước nhưng cao hơn so với giai đoạn 2012-2016. Trong ngành dịch vụ, một số ngành có mức tăng giá trị gia tăng lớn nhất trong năm 2018 đóng góp như sau: Ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,51% so với cùng kỳ, là ngành tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2018. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81% (https://ww.gso.vn) Năm 2019
  • 24. 17 Đánh giá chung tình hình thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2019, ước thực hiện đến năm 2020 cho thấy có 41,79% mục tiêu hoàn thành, 34,33% mục tiêu có khả năng hoàn thành và 23,88% mục tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97% (hình 2.12). Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm (https://www.gso.vn) Hình 2.12 Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 4 quý năm 2019. Nguồn: biểu đồ nhóm dựa vào số liệu để vẽ. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45% (https://www.gso.vn) (bảng 2.3) Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp tăng trưởng kinh tế của các ngành năm 2019. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ. Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (điểm %) Nông-Lâm-Thủy sản 2,01% 4,6 Công nghiệp 8,9% 50,4 Dịch vụ 7,3% 45 Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt
  • 25. 18 Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm 2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011-2019. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn 2011-2019. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá (bảng 2.9). Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nông-Lâm- Thủy sản năm 2019. Nguồn: nhóm dựa vào số liệu để vẽ. Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (điểm %) Nông nghiệp 0,61% 0,07 Lâm nhiệp 4,98% 0.04 Thủy sản 6,3% 0,21 Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% ( hình 2.13) .Trong khi đó cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%) (https://www.gso.vn) https://ư Hình 2.13: Cơ cấu kinh tế các ngành năm 2019. Nguồn biểu đồ nhóm tự vẽ dựa trên số liệu .
  • 26. 19 Năm 2020 Năm 2020, GDP tăng 2,91% (quý I là 3,68%; quý II là 0,39%; quý III là 2,69% và quý IV là 4,48%, như hình 2.14. Hình 2.14: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 4 quý 2019. Nguồn: biểu đồ nhóm tự vẽ dựa trên số liệu. Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011- 2020 nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của tình hình kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, với tốc độ tăng trưởng năm 2020. Được xếp vào hàng đầu thế giới. Trong tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đến năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng giá trị gia tăng GDP. Ngoài ra tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; công nghiệp dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Bảng 2.5 Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của các ngành năm 2020. Nguồn : nhóm dựa vào số liệu để vẽ. Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (điểm %) Nông,lâm nghiệp, thủy sản 2,68% 13,5 Công nghiệp và xây dựng 3,98% 53 Công nghiệp dịch vụ 2,34% 33,5 Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước đóng góp vào giá trị gia tăng chung của nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp 1,12%.
  • 27. 20 Dịch bệnh Covid năm 2020 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, dịch vụ dẫn đến khu vực này đạt mức tăng thấp nhất giai đoạn 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng thêm năm 2020 như sau: đóng góp 0,61% hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87% , đóng góp 0,46%... Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (hình 2.15). Hình 2.15: Cơ cấu nền kinh tế năm 2020 (%). Nguồn : CSI Securities Toàn cảnh thị trường. Hơn thế nữa sử dụng GDP năm 2020 tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3.33% (https://www.vncsi.comvn) . 2.3. Những thuận lợi của việc tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP Việt Nam từ 2016 - 2020 . Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam ta ngày càng lớn mạnh về cả thế và lực. Trong đó tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP đã đem lại những thuận lợi khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. 2.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế: Một trong những nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam chính là chính sách hội nhập nhất quán vào nền kinh tế thế giới. Nhờ việc tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kể từ khi chính thức tham gia vào WTO (2007), từ đó Việt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ở hầu hết các khu vực. Sau khi tham gia vào WTO, Việt Nam tăng cường hợp tác các hiệp
  • 28. 21 định như : Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam-Anh), đang đàm phán 2 FTA; Hiệp định Thương mại Tự do khu vực ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường… Theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế, khi tham gia vào AEC đã mang lại cho Việt Nam xấp xỉ 3 điểm % tăng trưởng nhờ tác động gộp của tự do hóa thuế quan, tự do hóa thương mại và tự do hóa dịch vụ (Itakura, 2013). Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ một nước nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Như vậy, khi tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam, vì thế cũng tăng lên rõ rệt trên trường quốc tế. 2.3.2. Về môi trường kinh tế vĩ mô: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo hướng ổn định, dự trữ ngoại hối có xu hướng vững chắc hơn, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91%, đây là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Đây là điều kiện quan trọng để kinh tế phát triển trong điều kiện ngày càng mở và hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. 2.3.3. Về văn hóa, an sinh xã hội: Nhiệm kỳ qua, phát triển văn hoá xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Trong công cuộc giảm nghèo, Việt Nam cũng đạt được hiệu quả như một “ huyền thoại” với chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước, tức nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số Phát triển nguồn nhân lực (HDI) cao nhất trên thế
  • 29. 22 giới. Mặc dù là một nước có mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn nhưng các chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập. 2.3.4. Quản lý tài nguyên, môi trường: Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu có những chuyển biến rõ nét. Theo Báo cáo phát triển bền vững 2020 của Liên hợp quốc, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt được năm mục tiêu hành động của Liên hợp quốc, trong đó có các biện pháp giảm khí thải CO2, thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. 2.3.5. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế: Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh công tác vận động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tiếp nhận những công nghệ tiến tiến từ nước ngoài. Bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài và những công nghệ tân tiến, hiện đại, có hiệu quả cao trên thế giới là những yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng vững mạnh của một quốc gia. Việc tăng trưởng kinh tế và GDP đã giúp Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, các công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng được chuyển giao rất nhiều. Nhờ đó nền kinh tế nước nhà được phát triển hiện đại, hiệu suất công việc được nâng cao và tạo việc làm cho nhiều lao động, giảm áp lực cho xã hội. 2.4 Nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng vẫn còn chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã có những mặt tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà nước ta đạt được thông qua tăng trưởng kinh tế và GDP trong giai đoạn 2016-2020 là mức sống được cải thiện, tăng việc làm và đầu tư vào công nghệ sạch hơn, Việt Nam vẫn còn gặp những bất lợi, thách thức ảnh hưởng khá sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống. Đó chính là chịu tác động do những yếu tố như chất lượng tăng trưởng năng suất, quản lí nợ công, năng suất lao động xã hội, quản lí và sử dụng tài nguyên, hệ thống pháp luật, năng lực quản lí. Sau đây chúng ta sẽ cùng làm rõ những nguyên nhân làm kinh tế Việt Nam dù tăng trưởng nhưng vẫn còn chưa bền vững.
  • 30. 23 Đầu tiên đó chính là về tốc độ tăng trưởng: Chưa có sự thống nhất giữa quy mô phát triển với chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng nhanh và không có dấu hiệu dừng cũng là lí do kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng lại làm cho kinh tế chúng ta còn lệ thuộc vào vốn đầu tư từ nước ngoài quá nhiều. Tổng sản phẩm trong nước còn chưa được tính chính xác bởi trong đó còn kèm các chi phí trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Và một điều tạo nên khoảng cách giữa những con số tăng trưởng và sự phát triển thực tế càng ngày càng lớn, đó chính là trong một năm có nhiều dự án và hoạt động kinh doanh chi tiền để đầu tư thì dù hoàn thành hay chưa đều tính vào GDP hàng năm làm cho GDP liên tục tăng và năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực chất chưa tính đúng, tính đủ những chi phí đi kèm trong quá trình sản xuất – kinh doanh và tăng trưởng. Nền kinh tế xanh (GDP xanh) chưa được sử dụng trong đo lường phát triển. Thứ hai là vấn đề nợ công tăng nhanh, bội chi ngân sách, hiệu quả đầu tư chưa cao: Đây là một vấn đề rất quan trọng bởi chỉ số nợ công chính là một trong những chỉ tiêu để đánh giá phát triền kinh tế bền vững. Chúng ta không thể phủ nhận nợ công, nợ chính phủ của nước ta tăng rất nhanh, điều đấy làm tăng chi phí trả lãi từ ngân sách nhà nước và làm hạn chế khả năng vay nợ mới. Chỉ số nợ nước ngoài/GDP tăng thì đồng nghĩa mức tăng trưởng GDP sẽ bị giảm và các chỉ số nợ Chính phủ/GDP trong các hạng mục đầu tư công, đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến nợ Chính phủ/GDP luôn khá cao và tốc độ tăng trưởng nhanh dù được đánh giá là thấp hơn với ngưỡng nợ Chính phủ/GDP quy định. Vì vậy, nợ công cần được chính phủ kiểm soát và bảo đảm ngưỡng an toàn để ổn định và phát triển kinh tế. Theo báo Vn Express cập nhật. Nợ công ở nước ta đã tăng tương đối nhanh và đã gần cán mức giới hạn tối đa cho phép. Nợ công tăng nhanh trong khi hiệu quả đầu tư công chưa cao là một nghịch lý tồn tại nhiều năm nay. Nhiều dự án đầu tư công hiệu quả thấp, thời gian kéo dài.
  • 31. 24 Hình 2.16: Bội chi ngân sách và nợ công 2006-2015. Thứ ba , năng suất lao động xã hội : Mặc dù tăng trưởng năng suất lao động đã phục hồi và tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính chung giai đoạn 2007-2017, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam tăng trung bình 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm)... Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn gia tăng. Điều này cho thấy, khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước. Nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Một số đổi mới giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm, lúng túng, hiệu quả thấp. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và khoảng cách chênh lệch này vẫn tiếp
  • 32. 25 tục gia tăng. Vậy nên, để thúc đẩy tăng trưởng thì chúng ta cần phải quan tâm đến cải thiện năng suất lao động. Thứ tư, về quản lý và sử dụng tài nguyên: Một vấn đề đáng lo ngại nhất ở nước ta từ việc tăng trưởng kinh tế đó chính là ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng kinh tế dựa trên công nghệ đã dẫn đến việc ô nhiễm và phá rừng, quá nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua xử lý. Dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Đây cũng chính là mối lo ngại về tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, do tính hạn hữu của tài nguyên thiên nhiên. Đây là vấn đề mà các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế dễ lạm dụng và khai thác quá mức là là một trong những vấn đề việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường trường tương đương 5% GDP, trong khi đó Trung Quốc là 10%. Nếu như ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục tăng, thì Việt Nam chúng ta sẽ vượt qua cả Trung Quốc. Hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn tới đời sống và chúng ta phải trả một cái giá rất lớn. Chất lượng không khí ở các đô thị có dấu hiệu suy giảm, rác thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng. Ví dụ như sự cố Fomosa cũng là một cái giá mà chúng ta phải trả cho sự tăng trưởng và trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Thứ năm, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh: hệ thống pháp luật về kinh tế còn chưa được hoàn thiện và đầy đủ dẫn đến môi trường đầu tư còn cạnh tranh chưa lành mạnh nhiều tổ chức kinh doanh còn yếu kém và mang tính chất lừa đảo. Các thể chế kinh tế thị trường còn chưa được điều chỉnh dẫn đến quyền và nghĩa vụ chưa thuận lợi cho các chủ thể. Cuối cùng đó chính là năng lực quản lí còn hạn chế: Năng lực quản lí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của công việc. Tuy nhiên năng lực quản lí của bộ phận quản lí của nước ta vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa tối ưu được hiệu quả và năng suất của quản lí, công tác đổi mới hệ thống quản lí mang lại hiệu quả chưa cao, thiếu sự đồng bộ. Nhiều đơn vị hành chính còn kém hiệu quả gây ra hiệu quả kém trong việc quản lí và sử dụng ngân sách nhà nước. Vì vậy phát triển năng lực quản lí là một thách thức lớn trong quá trình phát triển vững mạnh của nước Việt Nam.
  • 33. 26 Như vậy, trong thời buổi nền kinh tế ngày càng hội nhập, cách mạng 4.0 lên ngôi, khoa học kĩ thuật được cải tiến, nền kinh tế mở. Nhiều biến động làm cho chúng ta không thể lường trước gây ra nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ngay hiện hữu đó chính là đại dịch COVID- 19 đã gây ra những tổn thất về mặt tinh thần cũng như nền kinh tế. Năng suất lao động chưa cao bởi chúng ta chưa thực sự dựa vào sự đổi mới của khoa học công nghệ. Một số quy định của pháp luật còn chưa đồng bộ và thống nhất và chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn, công tác quản lí còn nhiều sơ sót và chậm. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả dẫn đến tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Vậy nên để nên kinh tế của một quốc gia tăng trưởng bền vững thì nó phải phụ thuộc nhiều nhiều nhân tố. Bên cạnh những yếu tố khó khăn, những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai. Về mặt định lượng, rất khó đánh giá chính xác mức độ tác động của các yếu tố này. Và do đó, cũng khó đánh giá tác động tích cực hay tiêu cực cuối cùng, vì nó phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan và cơ hội khai thác của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các lực lượng khác với những diễn biến và tình huống địa chính trị cụ thể.Tuy nhiên, trong bối cảnh, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tồn tại. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ ... những yếu tố tích cực được kỳ vọng sẽ lấn át và triệt tiêu những mặt tiêu cực. Hy vọng rằng Việt Nam có một khởi đầu thuận lợi trong tương lai để trở thành một trong những con hổ thế hệ tiếp theo của khu vực Đông Nam Á. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP 3.1 Đưa ra giải pháp để giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách ổn định. 3.1.1 Hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế Cơ cấu kinh tế là bước đi cần thiết để đổi mới và phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả và ổn định  Nhận dạng và đánh giá những nguồn lực của đất nước, nhất là những nguồn lực chưa được phát huy đầy đủ. Từ đó đưa ra những đề xuất về chủ trương, chính sách đối với từng ngành, từng lĩnh vực then chốt để Việt Nam có thể phát huy nội lực, tiềm năng và thế mạnh.
  • 34. 27 Hạn chế việc giải ngân vốn đầu tư công một cách giàn trải tránh lãng phí và kém hiệu quả. Chỉ giải ngân vào những cơ sở hạ tầng trọng điểm đã có kế hoạch và đúng đối tượng. Bởi vì cơ sở hạ tầng chính là nền tảng cần thiết trong tương lai Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32- 34% GDP.  Tập trung tăng qui mô các doang nghiệp phương diện lớn. Tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành phải đạt mức tối tiểu là 10%. Thúc đẩy nhiều hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị  Tiếp tục giành thêm nguồn lực để bổ sung các biện pháp hổ trợ mới: Giảm thuế giá trị gia tăng cần được mở rộng phạm vi áp dụng .Tích hợp và cộng hưởng hơn nữa các giải pháp về tài khóa với ngân hàng hay chính sách tiền tệ để có thể mang lại tác động cộng hưởng. Bên cạnh đó cũng phải có chính sách quỹ hổ trợ để bù lãi suất cho những ngân hang, bảo lãnh tín dụng  Gỡ bỏ một vài điều kiện kinh doanh, điều kiện đầu tư không cần thiết để kinh doanh trong nước cải thiện hơn. Từ đó tốc độ sản xuất trong nước cũng sẽ hồi phục. Những chính sách kích thích kinh tế chỉ nên ở mức độ vừa phải đúng trọng tâm để tránh gây ra lãng phí nguồn lực và sức ép lạm phát  Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, giữ vững các điểm trọng yếu của nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay Điều quan trọng là giải quyết triệt để các vấn đề về xã hội, dân tộc, ổn định các khu đô thị hoá và kinh tế ở tấc cả các vùng, đặc biệt cần bảo toàn môi trường và hệ sinh thái. 3.1.2 Huy động tối đa các nguồn vốn Một trong những chiến lược cơ bản và lâu dài cho sự tăng trưởng của nền kinh tế chính là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài để tạo nên sự bức phá cho nền kinh tế nước ta.  Tập trung huy động từ nguồn vay truyền thống.
  • 35. 28  Giảm trường hợp quá tải của nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách niêm yết cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Huy động vốn dễ dàng và nhanh cánh từ việc phát hành cố phiếu và trái phiếu.  Đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, giải quyết việc mất cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn. Chấm dứt tình trạng huy động vốn bằng cách tránh đua lãi suất, mất kiểm soát thanh khoản, tránh rủi ro tín dụng. Nâng cao năng lực cạnh tranh.  Bảo đảm công tác quản lí các chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng cấp phép hoạt động.  Huy động nguồn vốn thông qua mô hình hợp tác công – tư (PPP) tập trung cho cơ sở hạ tầng. Đa dạng hóa nguồn tài chính và thúc đẩy sự tham gia của các tư nhân. Đồng thời có nhiều công cụ để giảm thiểu rủi ro như bảo lãnh, bảo hiểm.. để tạo niềm tin cho các nhà tư nhân  Thu hút vốn đầu tư từ thị trường trái phiếu trong nước và ngoài nước cần được chú trọng phát triển  Ngoài ra nhà nước cần đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển.… 3.1.3 Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất Giải pháp quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế chính là phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế sẽ phải dựa chủ yếu vào năng suất các nhân tố tổng hợp, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó cần có những giải pháp phù hợp đề khai thách và tận dụng sự thành công của khoa học công nghệ:  Tăng giá trị gia tăng dựa trên nền tảng, ứng dụng Công Nghệ-khoa học bằng cách chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, sáng tạo.  Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường bằng cách hoàn thiện thể chế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng. Qua đó chú ý tới các công cuộc đổi mới công nghệ, nâng cao sự cạnh tranh và hiệu quả trong khâu
  • 36. 29 sản xuất của các doanh nghiệp. Chú trọng vào việc đầu tư các hoạt động nghiên cứu và phát triển.  Chú trọng mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học doanh nghiệp với các doanh nghiệp để thực hiện quá trình chuyển giao và đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó đổi mới sáng tạo cần được mở rộng hơn ở nước ta.  Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong nước và thúc đẩy đầu tư với sơ sở nước ngoài.  Tập trung phát triển ngành năng lượng điện song hành với phát triển khoa học công nghệ. Cần phải kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu về sản xuất thông minh đối với ngành công nghệ. Xem xét những tính chất riêng đặc thù và điều kiện thích hợp của mỗi quốc gia.  Tập trung phát triển ngành năng lượng điện song hành với phát triển khoa học công nghệ. Cần phải kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu về sản xuất thông minh đối với ngành công nghệ. Xem xét những tính chất riêng đặc thù và điều kiện thích hợp của mỗi quốc gia.  Tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4,0 để đổi mới tư duy. Hành động gắn liền với quá tri hội nhập quốc tế. Nắm bắt thời cơ và tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển xã hội số, kinh tế số.  Hợp tác với các tổ chức quốc tế như : Ngân hàng thế giới, Tổ chức Nghiên cứu khoa học để trao đổi nghiên cứu về đổi mới khoa học kĩ thuật, phục xụ cho xây dựng chiến lược phát triển khoa học.  Ban hành và hoàn thiện luật về quyền sở hữu trí tuệ nhân tạo. Những cơ chế, chính sách nên tập trung theo hướng xây dựng đầy đủ và hiệu quả, các thị trường được vận hành thông suốt, tập trung về cả số lượng lẫn chất lượng, hỗ trợ các chủ thể tham gia về vốn tài chính, con người, về thông tin. 3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực: Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc quan tâm đào tạo cho nhân lực là một việc hết sức cần thiết, bởi vì yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết định. Phát huy yếu tố con người đồng thời phát huy giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trình độ học vấn của con người cùng với sự phát triển thể chất tinh thần khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta. Bởi vậy cần có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách hiệu quả:
  • 37. 30  Khẩn trương trình bày phương pháp phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục; quản lí và cơ cấu lại hệ thống đào tạo giáo dục, hoàn thiện tốt nhất đội ngũ giáo dục  Đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả đào tạo nghề nhằm giúp cho những người trong độ tuổi lao động có thể dễ dàng thích nghi với những đòi hỏi biến động thường xuyên của thị trường lao động.  Hỗ trợ đầu tư các nhân công có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề cho các lĩnh vực, ngành nghề đang thiếu nhân lực, thiếu lao động  Đề ra những tiên chuẩn để bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, vớ inhững chỉ tiêu chất lượng được quy định rõ ràng.  Đối với những học sinh sinh viên ra nước ngoài học tập, nước ta cần phải khuyến khích và tạo điều kiện thêm rất nhiều. Tăng cường hợp tác với nước ngoài, thu hút đầu tư vào những chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề.Nâng cao chất lượng học sinh tốt nghiệp ra trường, đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý lưu học sinh  Huy động tốt hơn từ công dân thông qua việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tang cường đầu tư cho giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đầu tư ngân sách nhà nước cần được tang lên một cách hợp lý. Hỗ trợ giáo dục một cách có hiệu quả và tránh lạm phát.
  • 38. PHẦN KẾT LUẬN Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư. Nắm rõ vai trò quan trọng này, Việt Nam đã biết áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, nước ta ngày nay đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Mặc dù 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, nhưng cũng thể hiện được sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng là điều kiện cần, là phương tiện, còn phát triển là động lực, là mục tiêu của nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển bền vững phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều yếu tố như bảo vệ môi trường, có cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và đặc biệt là phải quan tâm đến việc cải thiện các vấn đề xã hội và đời sống cho người dân. Bền vững về môi trường là giữ gìn được không gian sinh tồn của con người cung cấp được tài nguyên, chứa đựng, xử lý được các phế thải, bền vững về xã hội là mở rộng cơ hội lựa chọn, nâng cao năng lực lựa chọn, mọi người cùng được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển.
  • 39. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách trên internet. Tổng cục thống kê (22/06/2021). “Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020, Nhà xuất bản thống kê, được truy cập tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/06/Dong-thai-va-thuc-trang-2016- 2020.pdf Bài báo trên internet BizLive.vn, (28/12/2020). Toàn cảnh thị trường thế giới GDP năm 2020 tăng 2.91% thuộc nhóm cao nhất thế giới, Securities (SCI) được truy cập tại địa chỉ: https://www.vncsi.com.vn/GDP-nam-2020-cua-Viet-Nam-tang-291-thuoc-nhom-cao- nhat-the-gioi_65561.html Bạch Dương (27/12/2017), Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới, VIETNAM ECONOMMIC TIMES, được truy cập tại địa chỉ: https://vneconomy.vn/gdp-tang-681-quy-mo-nen-kinh-te-vuot-220-ty-usd.htm Cafef.vn, (07/12/2018), BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG NĂM 2019 QUA CÁC CON SỐ, ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA ( NFSC) http://nfsc.gov.vn/vi/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-6-thang-nam-2019-qua-cac-con-so/ CEO Đặng Đức Thành (3/12/2019), “ BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM “, được download tại địa chỉ http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Huy-dong-nguon-von-ben-vung-cho-nen-kinh-te-va- tung-doanh-nghiep/381558.vgp DỰ THẢO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 – 2025, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021). Đại học số ( 15/11/2021), “ Hội thảo đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020, triển vọng năm 2021”, Đại học số, được truy cập tại địa chỉ: https://daihocso.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-chuyen-nganh/hoi-thao-danh-gia-kinh-te-viet- nam-nam-2020-trien-vong-nam-2021.html ĐẠI HỘI ĐẢNG Lần thứ XIII ( 23/3/2021) “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025”, Tư liệu văn kiện Đảng cộng sản, được truy cập tại địa chỉ: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi- dang/lan-thu-xiii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa- hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-3737 Đinh Ngọc Linh - Hoàng Như Quỳnh (31/5/2021), “ Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020: Nhiều kết quả tích cực”, được truy cập tại địa chỉ:
  • 40. https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?dID= 209744&dDocName=MOFUCM200973&_adf.ctrl- state=8iv6o4qk0_4&_afrLoop=16943337435024904#%40%3FdID%3D209744%26_a frLoop%3D16943337435024904%26dDocName%3DMOFUCM200973%26_adf.ctrl- state%3Dtvowtm29c_4 Hà Duy, (05/01/2020), 3 năm cơ cấu kinh tế, nói rất nhiều xem kết quả đến đâu, VietNamNet.vn, được truy cập tại địa chỉ: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/3-nam-co-cau-lai-nen-kinh-te-ket-qua-ra- sao-606104.html Hiếu Công (27/12/2018), Tăng trưởng GDP 2018 đạt 7,08% cao nhất từ 2018, Zing News Tri thức trực tuyến, được truy cập tại địa chỉ: https://zingnews.vn/tang-truong- gdp-2018-dat-7-08-cao-nhat-tu-2008-post903928.html Nguyễn Anh-Hiếu Công (2020), “Dấu ấn tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua, Zing News tri thức trực tuyết, được truy cập tại địa chỉ: https://zingnews.vn/dau- an-tang-truong-kinh-te-viet-nam-5-nam-qua-post1176671.html Nhiệm kỳ 2016-2020: Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế đặc biệt, nâng cao vị thế đất nước, 19/12/2021, < https://vtv.vn/chinh-tri/nhiem-ky-2016-2020-viet-nam-dat- nhieu-thanh-tuu-kinh-te-dac-biet-nang-cao-vi-the-dat-nuoc-20210113014845886.htm> Thành tựu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020: Cơ đồ mới, tiềm lực mới, 20/12/2021, < http://thainguyen.gov.vn/thanh-tuu/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/thanh- tuu-kinh-te-giai-oan-2016-2020-co-o-moi-tiem-luc-moi/20181> The enternews.vn ( 28/12/2020), “ Kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: Tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu”, Petros time, được truy cập tại địa chỉ : https://petrotimes.vn/kinh-te-viet-nam-5-nam-2016-2020-tang-truong-chuyen-dich-tu- chieu-rong-sang-chieu-sau-592638.html?randTime=1639418120 Theo TTXVN (26/11/2021),“ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN CÔNG ƯƠNG”, được download tại địa chỉ http://hdll.vn/vi/tin-tuc/co-cau-lai-nen-kinh-te-voi-dot-pha-chien-luoc-ve-hoan-thien- the-che-chuyen-doi-so.html Tổng biên tập Đoàn Minh Tuấn “Tạp chí cộng sản” được download tại địa chỉ https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/- /asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/day-manh-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-va- doi-moi-sang-tao-mot-dot-pha-chien-luoc-trong-giai-doan-moi Tổng cục thống kê (2021), THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2016, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/05/thong-cao-bao- chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2016/
  • 41. Tổng cục thống kếc(29/12/2017), Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017 qua các con số, Cafef, được truy cập tại địa chỉ: https://cafef.vn/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam- 2017-qua-cac-con-so-20171228203829038.chn Tổng cục thống kê (2021) BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2018, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve- tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/ Tổng cục thống kê (2021), BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ-HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2019, Trang thông tin điện tử TỔNG CỤC THỐNG KÊ, được truy cập tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chi-ve- tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/ TS. Đỗ Thị Kim Tiên - Học viện Hành chính Quốc gia ( 21/5/2020), “ Phát triển bền vững về kinh tế ở Việt Nam – vấn đề và giải pháp”, Quản lý nhà nước, được truy cập tại địa chỉ: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/05/21/phat-trien-ben-vung-ve-kinh-te-o-viet- nam-van-de-va-giai- phap/?fbclid=IwAR1ps8ryPVfe06JTCTHJUv8bDXRRgK80eNMc6TT6WpESaCOR ChTEuv61t5k TS Nguyễn Minh Phon - ThS Nguyễn Trần Minh Trí ( 10/01/2021), “ Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam”, Nhân dân, được truy cập tại địa chỉ: https://nhandan.vn/nhan-dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/ TS. Phùng Thế Đông, Học viện Chính sách và Phát triển ThS. Nguyễn Thành Đồng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh ThS. Phan Thị Thu Trang, Văn phòng Trung ương Đảng/Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2021 ( 17/04/2021), “ Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030”, Tạp chí tài chính, được truy cập tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-kinh-te-ben-vung-o-viet-nam-den- nam-2025-va-tam-nhin-2030- 333233.html?fbclid=IwAR2vS3p51y1WzprY1C5OFtfpeR- l3ko6CBRH6qYZhgqv1HF27-NLsTXxBQM PGS, TS. Nguyễn Văn Hiệu (16/11/2017), NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI, được truy cập tại địa chỉ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet;jsessioni d=CCZd26xGPPujlkkmVFZLgwhViz5NFsYCmwTbO1MfAuVd_cu5b3nv!- 1043201691!- 596713391?centerWidth=80%25&dDocName=SBV312772&leftWidth=20%25&right Width=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=nbsdwepj3_4&_afrLoop=44182488049152224 -
  • 42. %40%3F_afrLoop=44182488049152224%26centerWidth=80%2525%26dDocName= SBV312772%26leftWidth=20%2525%26rightWidth=0%2525%26showFooter=false %26showHeader=false%26_adf.ctrl-state=11hms6mzdm_4 Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam, 20/12/2021, Nhân Dân, < https://nhandan.vn/nhan- dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/> Wikipedia, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, được truy cập tại địa chỉ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tăng_trưởng_kinh_tế Wikipedia, TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA, được truy cập tại địa chỉ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tổng_sản_phẩm_nội_địa
  • 43. BẢNG 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CHI TIẾT. Họ và tên Nội dung đóng góp Mức độ đóng góp Phạm Thị Thùy Trang- 72001437(nhóm trưởng) Dàn bài chung, nội dung word chương 2 ( phần 2.2) , làm word +slide ( hỗ trợ) 100% Phạm Hữu Hoài Nam - 72001377 Nội dung word Chương 2 (phần 2.1), 90% Mai Thị Vân Anh-72000009 Thiết kế word và thiết kế silde ( làm chính). Tham gia đóng góp, chỉnh sữa vào nội dunng toàn bài. 100% Nguyễn Thảo Minh Thi- 72001412 Nội dung word chương 1, thuyết trình phần đầu +chương 1. 100% Phạm Thị Mỹ Duyên-72001165 Làm nội dung word chương 2 ( phần 2.4), thuyết trình (phần 2.3 và 2.4) , làm silde ( hỗ trợ). 100% Nguyễn Thị Cẩm Vân - 72001448 Làm nội dung word phần đầu và phần kết, thiết kế word và slide ( hỗ trợ), thuyết trình phần 2.1 và 2.2 100% Phạm Khắc Thảo Nguyên- 72001194 Làm nội dung chương 3, thuyết trình chương 3. 100% Hồ Thị Linh - 72001178 Làm nội dung chương 2 (phần 2.3) 90%