SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hiền Giới tính: nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20-10-1978
Trình độ chuyên môn: Đại học sư
phạm Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Giang
Điện thoại: 0976124049 Email:tranthinhientaygiang@gmail.com
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 %
4. Đồng tác giả (Không có):
Họ và tên: Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Điện thoại: Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: %
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến( Không có):
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tây Giang
Địa chỉ: Thôn Nam, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017
II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là
bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho
học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ
luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm phần
quan trọng đặc biệt ở tiểu học , nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc
thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các
môn học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn
trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy
vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học
khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất
đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét chữ,
nết người”.
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo quy định.
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết quả
cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả, luyện
viết. Cụ thể:
-Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên),
nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
-Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x… nên khi viết chính tả hay mắc lỗi.
- Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên khi gặp bài chính tả
nghe-viết, học sinh dễ viết sai.
-Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi làm bài kiểm tra trong
các đợt kiểm tra định kì.
-Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc
biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo
viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở
chữ đó ( vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề).
- Tư thế ngồi , cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo , vai thấp ,
vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về phía
trước, cán bút vuông góc với mặt vở.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của
giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở . Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh
nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em lớp 1 viết chữ đẹp, viết nhanh, luôn tìm ra phương pháp dạy
học thích hợp để học sinh viết đúng, viết nhanh, góp phần giúp học sinh thuận lợi hơn khi học các
lớp trên, cấp học trên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Đề ra những biện pháp mới của cá nhân dựa trên quan điểm kế thừa , phát huy, cải tiến
những biện pháp đã có và đề xuất thêm những biện pháp mới, những biện pháp này khắc phục những
hạn chế của giáo viên và học sinh, phối hợp trong việc viết chữ chưa đẹp, đồng thời với việc nâng
cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình.
- Nội dung giải pháp:
+Khảo sát trình độ nhận biết mặt chữ, cách viết chữ của học sinh
Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một
cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Mặc dù mới vào lớp
1 nhưng cũng có 1 số em đã được học ở mẫu giáo, trong hè, các lớp luyện chữ….Qua khảo sát này
giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết mà viết sai thì rất khó
sửa chữa.
+ Nắm vững yêu cầu cơ bản của dạy tập viết, chính tả của lớp 1
Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững các yêu cầu cơ bản
của dạy tập viết ở lớp 1.
Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình
dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các
chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo
yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các
kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn
trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả)
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.Cấu trúc mỗi bài
gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết
các chữ vừa học.
Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ
cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li),mẫu bảng 6 dòng kẻ, loại bút chì
(2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến,em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi
cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả. Các em này có thể quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ
hoặc có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong học tập.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên
giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều
vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục.
Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, chưa nhanh, viết đẹp nhưng
chưa nhanh, viết nhanh nhưng chưa đẹp, chưa đúng mẫu, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này
để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn
chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học
vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi.
Ví dụ : Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, giáo viên cần chia ra dạy một tiết
vào tiết 1 và một tiết vào tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi thư giãn giúp các
em thoải mái, cần “đi tận chỗ, chỉ tận tay” để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
chỉnh kịp thời những lỗi sai sót.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Trong giờ dạy Tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ trong bộ chữ Tiếng việt
làm đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của giáo viên phải luôn luôn chuẩn
mực: cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách trình bày bảng giáo
viên luôn cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
+Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh, kỹ thuật lia tay, viết trên không.
Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái, tránh gò bó. Hướng dẫn
kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kỹ thuật viết nét nối, rê bút, viết liền mạch (Là trường
hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay,
nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ), lia bút. (Kỹ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không ,
được dùng khi viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá trình
viết , nét bút vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng)
+Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc dạy tập viết, chính
tả.
Để xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy học giáo viên sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu. Với
bản thân tôi quy định như sau; Với vở 5 ô ly mỗi đơn vị ô ly lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng
kẻ. Dòng kẻ dưới cùng là dòng kẻ thứ nhất, các dòng kẻ khác là 2,3,4,5,6 theo thứ tự tiếp theo.
Tương tự cũng quy định với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là đường kẻ đậm , các đường
kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ( đường kẻ) là 1 ô li được tính theo chiều cao
( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc, dòng kẻ
ngang, các ô li làm định hướng. Đây là trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quá trình
được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo viên phân
tích cách viết để viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút (điểm bắt đầu), xác định
điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ.
Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt bút( điểm bắt đầu) từ
dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô ly nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba
(ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất) đi quá rộng 1 ô li lên đến dòng
kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm
kết thúc là dòng kẻ ngang thứ nhất.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy ô? (cao 5 ô và
rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc hoặc nét xiên chiều rộng của nó
không tính vào nhằm để học sinh xác định được chiều rộng ô li một cách dễ dàng.
+Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các
âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm rèn luyện là nét
cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn , trên to dưới nhỏ.Trong nhóm chữ này
cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm giữa của mảng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa
đường kẻ (tức là điểm gặp dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các
nét cong là 5 ô li (tức là 1 ô li rưỡi).
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, d, đ, g
Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1 và luyện tập nét móc ngược
(Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chữ
thẳng ở nét móc)
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n
Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l,
h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau
ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc .
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp
nhất , đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét
thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào.
Trong dạy học bản thân tôi thấy về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt nhưng về chiều rộng
các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần chú ý về chiều rộng với các em.
Khi qua phần bài học vần, tiếng, giáo viên cần lưu ý các em cách viết liền nét. Ở nét liền này cần
kéo dài khoảng 1,5 ô li, nếu kéo dài quá nét chữ sẽ gây phản cảm. Qua đến phần tiếng, từ cần lưu ý
khoảng cách giữa các tiếng trong từ là một vòng tròn khép kín ( hay là 1 ô).
+ Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh.
Để viết nhanh, trước hết học sinh cần nhớ mặt chữ, hình dáng, cấu tạo các con chữ, vị trí ghi dấu
thanh trên mỗi chữ tức là các em cần đọc tốt, tưởng tượng tốt.Vì thế tôi cần chú ý đến việc rèn đọc
và các biện pháp nâng cao chất lượng đọc của mỗi học sinh.
Song song với việc rèn đọc, tôi chú ý rèn học sinh cách cầm bút đúng, tư thế ngồi đúng. Để học sinh
ngồi viết đúng tư thế, tôi cho các em đọc và làm theo nội dung sau:
“Lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn,.
Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song thoải mái.”
Để học sinh viết nhanh, tôi hướng dẫn học sinh cách lia bút, viết liền mạch, các nét nối giữa các con
chữ
Ví dụ: Để viết con chữ a,học sinh viết con chữ o sau đó không nhấc bút mà viết luôn nét móc
ngược.
Ví dụ: Để viết ng,học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và
viết
nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới..
Ví dụ: Để viết chữ ngang,học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy
tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới để tạo con chữ g,
cũng không nhấc bút và lia bút lên để tạo nét cong tròn khép kín của con chữ a, tiếp tục không nhấc
bút, viết tiếp con chữ n, nối con chữ g. Cách viết không nhấc bút, viết liền mạch không chỉ giúp học
sinh viết nhanh mà còn tạo ra các nét đậm của các nét bút đưa xuống, nét cong trái trong một số con
chữ trong chữ vì các nét cong đó được viết hai lần.
+ Các phương pháp giảng dạy:
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau:
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Phương pháp trực quan:
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai
nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo
mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng
thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết.Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết
đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt,
chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy
định, rõ ràng và đẹp.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Chữ mẫu có tác dụng:
+ Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều
kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
+ Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng
chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
+ Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo
viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và
chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương
hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò
quan trọng để đảm bảo viết đúng.
Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học.Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp
xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao,
kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ
cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét
nào? chữ a cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em.Vai trò của giáo viên ở
đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập
viết ở phần sau.
Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập
phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo
kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.Việc rèn luyện kỹ năng
viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các
phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản
sau:
*Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng
viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ,
bước luyện tập viết chữ ở lớp.Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai
về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết).
* Luyện viết trong vở:
Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần
hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng
cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng
đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Luyện viết trong vở ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong vở cho đến khi
học hết phần âm ( chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần , tiếng, từ giáo viên có thể chọn 1 số
em viết chưa đẹp để viết mẫu( nếu lớp quá đông)
Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp:
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.Có như thế, việc luyện
tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.Việc làm này yêu cầu người giáo viên
ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
trẻ.
* Đổi mới phương pháp dạy học:
Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp
dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan
sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:
A. Khởi động:
- Trong phần khởi động của giờ tập viết, học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và
từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ
viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giáo viên
kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp tiến bộ.
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.
2- Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào đã học, giống
chữ nào đã học, phần nào khác?… (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ mẫu trên bảng)
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ:
+ Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát.
+ Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứ tự các nét).
+ Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững quy trình viết chữ
cái. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quy trình.
- Học sinh tập viết trên bảng con, để giáo viên quan sát kiểm tra uốn nắn, nhận xét kết quả (chú ý
về hình dáng, quy trình).
3- Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng:
- Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau đó gợi ý học sinh
hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú ý đến các điểm
quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, đặt
dấu ghi thanh…).
- Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh
theo dõi.
- Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối).
Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét.
4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy dòng? cần lưu ý về
điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng
cách giữa các chữ ra sao?…)
- Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú ý
giúp đỡ học sinh yếu kém).
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
5- Chấm bài tập viết của học sinh:
- Giáo viên chấm bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có thể
chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng.
C. Củng cố dặn dò:
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
- Nhắc lại nét trọng tâm vừa học
- Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn)
Bên cạnh những biện pháp tôi nêu trên, trong quá trình rèn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi còn
chú ý một số thủ thuật nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn như sau:
Thay đổi giọng đọc.
Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần kiểm tra định kì (trong
học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong các buổi học, đặc biệt giờ chính tả học sinh
chỉ quen nghe giọng đọc của giáo viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên
khác vào lớp đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó , do vậy các em sẽ mắc lỗi
chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ chức dạy học như sau:
+ Đến giờ chính tả nghe – viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt tôi cùng với giáo viên trong khối, tổ
đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết song chính tả giáo viên trở về lớp
của mình.
+ Cũng trong một số giờ học tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó, giáo viên gọi một
học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết.
Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với các
giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những giọng đọc không quen.
Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” .
Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh
của lớp. cụ thể:
+ Những học sinh đọc – viết đúng l- n hoặc ch – tr,…sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết sai ( nếu ở gần
nhà nhau càng tốt ).
+ Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.
Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh có nhận thức nhanh ngồi gần học
sinh có nhận thức chưa nhanh để học sinh giúp nhau tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò
chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu “Học thầy không tày học bạn” mà “Thua thầy một
vạn không bằng thua bạn một ly”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong
học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm
tốt, nên làm. sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”.
Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.
*Tư thế ngồi của học sinh.
Trước khi viết giáo viên chỉ cần nhắc học sinh đọc tư thế ngồi viết : ( đã nêu ở trên).
* Cách cầm bút, tay viết.
Cầm bút bằng 3 ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên, và ngón cái giữ bút ở
phía ngoài cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn tay để lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút
nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi
bút úp xuống mặt giấy. GV không chú ý có những học sinh cầm bút bằng 4 ngón tay để khuỳnh ra
rất khó viết khi lên lớp trên sửa lại cho các em thật khó.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
* Phương pháp nêu gương.
Một trong các phương pháp giúp trẻ học tốt đó chính là phương pháp nêu gương. Học sinh lớp 1 rất
thích được khen, vì vậy khi học sinh đạt được thành tích gì dù là nhỏ nhưng giáo viên cũng phải biết
để động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. Khi viết chính tả cũng vậy, nếu thấy học sinh nào đó
có tiến bộ, có những thành tích về chữ viết dù là chút ít tôi cũng thường tuyên dương các em trước
lớp trong giờ học đó hoặc trong giờ sinh hoạt đó.
Ngoài ra tôi còn kể cho học sinh nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, gương vượt
khó học tập của anh Nguyễn Ngọc Ký hay gương rèn chữ của các anh chị năm trước, đã đạt được
thành tích cao trong các cuộc thi rồi cho học sinh xem vở rèn chữ của cô, của những học sinh tiêu
biểu. Từ đó giúp học sinh thêm quyết tâm say mê rèn chữ viết của mình.
Đề cao sự gương mẫu của giáo viên.
Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em luôn lấy thầy cô của mình làm chuẩn mực. Vì
vậy, để rèn chữ viết của học sinh đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên phải rèn chữ viết của mình.
Chữ viết của giáo viên khi giảng bài, chấm chữa bài…cần phải chân phương mẫu mực. Lời nhận
xét của giáo viên luôn mang tính động viên, khuyến khích học sinh.
Tổ chức cho học sinh: “Học mà vui - Vui mà học”.
Học sinh lớp 1 còn rất nhỏ tuổi, các em còn mải chơi chưa xác định được nhiệm vụ học tập của
mình. Vì vậy, giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh vào quá trình học tập để các em chủ động
tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy giáo viên cần tổ chức cho học sinh: “học mà vui
– vui mà học” qua các hình thức và phương pháp khác nhau.
Đối với học sinh lớp 1, việc viết bài chính tả là một việc làm căng thẳng đối với các em. Các em
phải tập trung, chú ý nhiều giác quan để viết liền mạch bài viết. Để gây hứng thú cho học sinh, để
học sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao, trong các giờ học tôi luôn tổ
chức các cuộc thi, các trò chơi giúp các em hứng thú học tập, qua đó các em ghi nhớ kiến thức một
cách chủ động có hiệu quả.
Giáo dục tính cẩn thận.
“Viết ngoáy”, là viết nhanh một cách cẩu thả, không thể chấp nhận được với bất kì lớp nào, nhất là
lớp 1. Với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các
bài học, qua các gương trong thực tế ngay từ thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết
ngoáy. Nếu có, giáo viên phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, để khắc phục được
lỗi trên, nhìn chung giáo viên phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà để vở bị dây
bẩn hay quăn mép. riêng với lỗi viết ngoáy giáo viên có thể nghiêm khắc hơn để đưa học sinh vào
nề nếp. Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh: các con luôn phải ghi nhớ dòng chữ ghi ngay góc mỗi
trang vở: “Nắn nét chữ, rèn nết người” từ đó, để các em luôn có tính tự giác nhưng giáo viên luôn
lưu ý, đối với học sinh lớp 1 thì giáo viên phải “ Vừa dạy, vừa dỗ”.
Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết.
Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên luôn cho học sinh đọc vần từ hay bài chính tả trước rồi
mới viết. Khi viết xong, giáo viên cần nhắc nhở học sinh tự đọc bài, những gì mình đã biết (vần, từ,
bài chính tả), để qua đó thấy mình sai gì sẽ tự sửa, tự khắc phục. Đặc biệt trong giờ chính tả,
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
khi học sinh chép xong hoặc nghe – viết xong bài chính tả thì giáo viên cần đọc chậm lại nội dung
bài viết và nhắc nhở học sinh theo vào bài viết của mình để tự soát lỗi chính tả (có thể đổi chéo vở
– kiểm tra lẫn nhau).Yêu cầu: giáo viên đọc đúng, phát âm chuẩn.
Học sinh phải thật chú ý: tai nghe – mắt nhìn và suy nghĩ để sửa chính tả cho đúng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
-Giáo viên dạy lớp 1
-Học sinh học lớp 1
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết chữ đẹp của tập
thể lớp 1A đã đạt được những kết quả cao như sau:
- Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp, chữ viết của các
em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học.
- Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kỹ thuật viết chữ.
- Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét đều, viết nhanh hơn khi
chưa áp dụng những biện pháp nêu trên.
-Theo dõi các em được áp dụng phương pháp dạy học sinh viết nhanh thì lên lớp trên các em phát
huy tốt, viết nhanh mà vẫn đẹp..
- Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sáng tạo như bài viết chữ nghiêng, có nét thanh, nét
đậm.
- 100% học sinh giữ vở sạch sẽ.
-Có 4/5 học sinh có vỡ được nhà trường chọn đi triển lãm vở sạch chữ đẹp cụm khu Tây.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Năm
sinh
Nơi công tác Chức
vụ
Trình độ
chuyên
môn
Nội dung
công việc
hỗ trợ
1 Đỗ Thị Thúy 1973 Trường
TH Tây
Giang
PHT ĐH Dự giờ, tư
vấn
2 Trần Thị Lan 1964 Trường
TH Tây
Giang
Giáo
viên
CĐ Áp dụng
phương
pháp
3 Trần Thị Hiền 1977 Trường
TH Tây
Giang
Giáo
viên
ĐH Áp dụng
phương
pháp
3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Về phía giáo viên:
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
+ Nắm vững tầm quan trọng của môn học và nắm chắc kiến thức trọng tâm cần truyền thụ cho học
sinh trong từng bài.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
+ Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo: nghiên cứu kĩ từng bài, có đủ tài liệu và đồ dùng khi
lên lớp.
+ Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để học sinh được luyện tập thực hành nhiều, tự
chiếm lĩnh kiến thức.
+ Cần phải tính đến điều kiện cụ thể cho phép như thời gian cho từng tiết học, điều kiện học sinh
lớp mình để lựa chọn nội dung – phương pháp dạy học sao cho phù hợp.
+ Dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng
học sinh lớp mình.
+ Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình bày bảng khoa học.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, chấm chữa bài thường xuyên, nắm được đối tượng
học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để
có hướng khắc phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chính tả
cho học sinh nói riêng.
+ Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. phải luôn cải tiến phương
pháp dạy học.
+ Ngay từ đầu năm giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất đồ dùng sách vở cho học sinh:
cùng một loại vở và bìa bọc, cùng viết bút mực là bút máy và viết cùng loại mực.
+ Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. thường xuyên khen thưởng, động
viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong phong trào vở sạch - chữ đẹp.
Phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học.
+ Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu quả là giáo viên cần phải giúp học sinh
hiểu tác dụng của việc rèn chính tả. Từ đó học sinh chủ động, tự giác trong việc rèn chính tả.
* Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vở
sạch chữ đẹp của trường của từng khối lớp.
- Duy trì các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”. Hội thi viết chữ đẹp cấp trường.
- Trưng bày các bài viết đẹp , tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo.
- Đưa tiêu chuẩn “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” vào đánh giá thi đua của thầy và trò.
- Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy học: như chuẩn bị bảng dành cho giờ học Tập Viết có kẻ
ô đúng theo quy định.
- Cung cấp mẫu chữ viết Tập Viết đầy đủ trên mỗi giáo viên.
Đối với học sinh.
sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe những nhận xét của cô, của bạn để tự sửa
chữa, khắc phục nhược điểm của mình.Mạnh dạn góp ý, sửa sai, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như
khi vui chơi.
Đối với phụ huynh học sinh.
Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. cần đảm bảo góc học tập của
các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng … tạo cho các em ngồi học thoải mái.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con
em mình.
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai, nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Tây Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2019
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG
KIẾN
Trần Thị Nhung
THÔNG TIN HỎI ĐÁP:
--------------------------
Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mới mẻ khác
của Trung tâm TOP SKKN
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 0833 206 833 hoặc email: Topskkn@gmail.com để được trợ giúp sớm nhất.

More Related Content

Similar to Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat

SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...Kareem Stark
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhPhi Pham
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...TieuNgocLy
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...nataliej4
 
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh MoiTron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh MoiTopSKKN
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Phong cách và ngôn từ GV.pptx
Phong cách và ngôn từ GV.pptxPhong cách và ngôn từ GV.pptx
Phong cách và ngôn từ GV.pptxDinTrnTh
 
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)mcbooksjsc
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhjackjohn45
 
Bài 3 phương pháp dạy học hội thoại
Bài 3  phương pháp dạy học hội thoạiBài 3  phương pháp dạy học hội thoại
Bài 3 phương pháp dạy học hội thoạiTran Nhan
 

Similar to Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat (20)

Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Phần: Tập đọc - Chương trình cả...
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anh
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên
Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái NguyênPhát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên
Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên
 
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh MoiTron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Phong cách và ngôn từ GV.pptx
Phong cách và ngôn từ GV.pptxPhong cách và ngôn từ GV.pptx
Phong cách và ngôn từ GV.pptx
 
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
 
Bài 3 phương pháp dạy học hội thoại
Bài 3  phương pháp dạy học hội thoạiBài 3  phương pháp dạy học hội thoại
Bài 3 phương pháp dạy học hội thoại
 

More from TopSKKN

9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018TopSKKN
 
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdfToán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdfTopSKKN
 
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5TopSKKN
 
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docGIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docTopSKKN
 
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docxGIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfTopSKKN
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc SinhTopSKKN
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi NhatTopSKKN
 
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docxGIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docxTopSKKN
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoTopSKKN
 

More from TopSKKN (15)

9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdfToán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
 
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
 
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docGIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
 
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docxGIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
 
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docxGIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat

  • 1. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo. 3. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Hiền Giới tính: nữ Ngày, tháng, năm sinh: 20-10-1978 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Giang Điện thoại: 0976124049 Email:tranthinhientaygiang@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 % 4. Đồng tác giả (Không có): Họ và tên: Giới tính: Ngày, tháng, năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ: Đơn vị công tác: Điện thoại: Email: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: % 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến( Không có): Tên đơn vị: Địa chỉ: 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tây Giang Địa chỉ: Thôn Nam, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017 II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết
  • 2. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra
  • 3. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học , nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét chữ, nết người”. Qua thực tế giảng dạy lớp 1, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy: - Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo quy định. - Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra. Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả, luyện viết. Cụ thể: -Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh. -Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x… nên khi viết chính tả hay mắc lỗi. - Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên khi gặp bài chính tả nghe-viết, học sinh dễ viết sai. -Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi làm bài kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kì. -Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó ( vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề). - Tư thế ngồi , cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo , vai thấp , vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở . Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em lớp 1 viết chữ đẹp, viết nhanh, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để học sinh viết đúng, viết nhanh, góp phần giúp học sinh thuận lợi hơn khi học các lớp trên, cấp học trên. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp:
  • 4. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Đề ra những biện pháp mới của cá nhân dựa trên quan điểm kế thừa , phát huy, cải tiến những biện pháp đã có và đề xuất thêm những biện pháp mới, những biện pháp này khắc phục những hạn chế của giáo viên và học sinh, phối hợp trong việc viết chữ chưa đẹp, đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình. - Nội dung giải pháp: +Khảo sát trình độ nhận biết mặt chữ, cách viết chữ của học sinh Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Mặc dù mới vào lớp 1 nhưng cũng có 1 số em đã được học ở mẫu giáo, trong hè, các lớp luyện chữ….Qua khảo sát này giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết mà viết sai thì rất khó sửa chữa. + Nắm vững yêu cầu cơ bản của dạy tập viết, chính tả của lớp 1 Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1. Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả) + Đổi mới phương pháp giảng dạy Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà. Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li),mẫu bảng 6 dòng kẻ, loại bút chì (2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến,em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả. Các em này có thể quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ hoặc có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong học tập. Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, chưa nhanh, viết đẹp nhưng chưa nhanh, viết nhanh nhưng chưa đẹp, chưa đúng mẫu, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi. Ví dụ : Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, giáo viên cần chia ra dạy một tiết vào tiết 1 và một tiết vào tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi thư giãn giúp các em thoải mái, cần “đi tận chỗ, chỉ tận tay” để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều
  • 5. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chỉnh kịp thời những lỗi sai sót.
  • 6. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Trong giờ dạy Tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ trong bộ chữ Tiếng việt làm đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của giáo viên phải luôn luôn chuẩn mực: cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách trình bày bảng giáo viên luôn cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. +Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh, kỹ thuật lia tay, viết trên không. Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái, tránh gò bó. Hướng dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kỹ thuật viết nét nối, rê bút, viết liền mạch (Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ), lia bút. (Kỹ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không , được dùng khi viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết , nét bút vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng) +Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc dạy tập viết, chính tả. Để xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy học giáo viên sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu. Với bản thân tôi quy định như sau; Với vở 5 ô ly mỗi đơn vị ô ly lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng kẻ. Dòng kẻ dưới cùng là dòng kẻ thứ nhất, các dòng kẻ khác là 2,3,4,5,6 theo thứ tự tiếp theo. Tương tự cũng quy định với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là đường kẻ đậm , các đường kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ( đường kẻ) là 1 ô li được tính theo chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc, dòng kẻ ngang, các ô li làm định hướng. Đây là trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quá trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo viên phân tích cách viết để viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút (điểm bắt đầu), xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ. Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt bút( điểm bắt đầu) từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô ly nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba (ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất) đi quá rộng 1 ô li lên đến dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm kết thúc là dòng kẻ ngang thứ nhất. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy ô? (cao 5 ô và rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc hoặc nét xiên chiều rộng của nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được chiều rộng ô li một cách dễ dàng. +Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn , trên to dưới nhỏ.Trong nhóm chữ này cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm giữa của mảng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ (tức là điểm gặp dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các nét cong là 5 ô li (tức là 1 ô li rưỡi). Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, d, đ, g Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1 và luyện tập nét móc ngược (Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chữ thẳng ở nét móc)
  • 7. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li.
  • 8. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc . Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất , đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào. Trong dạy học bản thân tôi thấy về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt nhưng về chiều rộng các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần chú ý về chiều rộng với các em. Khi qua phần bài học vần, tiếng, giáo viên cần lưu ý các em cách viết liền nét. Ở nét liền này cần kéo dài khoảng 1,5 ô li, nếu kéo dài quá nét chữ sẽ gây phản cảm. Qua đến phần tiếng, từ cần lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ là một vòng tròn khép kín ( hay là 1 ô). + Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh. Để viết nhanh, trước hết học sinh cần nhớ mặt chữ, hình dáng, cấu tạo các con chữ, vị trí ghi dấu thanh trên mỗi chữ tức là các em cần đọc tốt, tưởng tượng tốt.Vì thế tôi cần chú ý đến việc rèn đọc và các biện pháp nâng cao chất lượng đọc của mỗi học sinh. Song song với việc rèn đọc, tôi chú ý rèn học sinh cách cầm bút đúng, tư thế ngồi đúng. Để học sinh ngồi viết đúng tư thế, tôi cho các em đọc và làm theo nội dung sau: “Lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn,. Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song thoải mái.” Để học sinh viết nhanh, tôi hướng dẫn học sinh cách lia bút, viết liền mạch, các nét nối giữa các con chữ Ví dụ: Để viết con chữ a,học sinh viết con chữ o sau đó không nhấc bút mà viết luôn nét móc ngược. Ví dụ: Để viết ng,học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới.. Ví dụ: Để viết chữ ngang,học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới để tạo con chữ g, cũng không nhấc bút và lia bút lên để tạo nét cong tròn khép kín của con chữ a, tiếp tục không nhấc bút, viết tiếp con chữ n, nối con chữ g. Cách viết không nhấc bút, viết liền mạch không chỉ giúp học sinh viết nhanh mà còn tạo ra các nét đậm của các nét bút đưa xuống, nét cong trái trong một số con chữ trong chữ vì các nét cong đó được viết hai lần. + Các phương pháp giảng dạy: Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau:
  • 9. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết.Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
  • 10. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Chữ mẫu có tác dụng: + Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. + Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. + Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng. Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học.Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích. Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ a cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?… Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em.Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau. Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: *Tập viết chữ vào bảng con của học sinh Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết). * Luyện viết trong vở: Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Luyện viết trong vở ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong vở cho đến khi học hết phần âm ( chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần , tiếng, từ giáo viên có thể chọn 1 số em viết chưa đẹp để viết mẫu( nếu lớp quá đông) Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp:
  • 11. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến
  • 12. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 trẻ. * Đổi mới phương pháp dạy học: Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau: A. Khởi động: - Trong phần khởi động của giờ tập viết, học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp tiến bộ. B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy. 2- Hướng dẫn học sinh viết chữ: - Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát. - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác?… (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ mẫu trên bảng) - Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ: + Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát. + Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứ tự các nét). + Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững quy trình viết chữ cái. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quy trình. - Học sinh tập viết trên bảng con, để giáo viên quan sát kiểm tra uốn nắn, nhận xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình). 3- Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng: - Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú ý đến các điểm quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh…). - Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh theo dõi. - Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét. 4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết: - Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy dòng? cần lưu ý về điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ra sao?…) - Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém).
  • 13. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 5- Chấm bài tập viết của học sinh: - Giáo viên chấm bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm). - Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng. C. Củng cố dặn dò:
  • 14. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 - Nhắc lại nét trọng tâm vừa học - Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn) Bên cạnh những biện pháp tôi nêu trên, trong quá trình rèn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi còn chú ý một số thủ thuật nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn như sau: Thay đổi giọng đọc. Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần kiểm tra định kì (trong học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong các buổi học, đặc biệt giờ chính tả học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của giáo viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vào lớp đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó , do vậy các em sẽ mắc lỗi chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ chức dạy học như sau: + Đến giờ chính tả nghe – viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt tôi cùng với giáo viên trong khối, tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết song chính tả giáo viên trở về lớp của mình. + Cũng trong một số giờ học tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó, giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết. Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những giọng đọc không quen. Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” . Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh của lớp. cụ thể: + Những học sinh đọc – viết đúng l- n hoặc ch – tr,…sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết sai ( nếu ở gần nhà nhau càng tốt ). + Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả. Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh có nhận thức nhanh ngồi gần học sinh có nhận thức chưa nhanh để học sinh giúp nhau tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu “Học thầy không tày học bạn” mà “Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm. sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính. *Tư thế ngồi của học sinh. Trước khi viết giáo viên chỉ cần nhắc học sinh đọc tư thế ngồi viết : ( đã nêu ở trên). * Cách cầm bút, tay viết. Cầm bút bằng 3 ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên, và ngón cái giữ bút ở phía ngoài cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn tay để lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt giấy. GV không chú ý có những học sinh cầm bút bằng 4 ngón tay để khuỳnh ra rất khó viết khi lên lớp trên sửa lại cho các em thật khó.
  • 15. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 * Phương pháp nêu gương. Một trong các phương pháp giúp trẻ học tốt đó chính là phương pháp nêu gương. Học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì vậy khi học sinh đạt được thành tích gì dù là nhỏ nhưng giáo viên cũng phải biết để động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. Khi viết chính tả cũng vậy, nếu thấy học sinh nào đó có tiến bộ, có những thành tích về chữ viết dù là chút ít tôi cũng thường tuyên dương các em trước lớp trong giờ học đó hoặc trong giờ sinh hoạt đó. Ngoài ra tôi còn kể cho học sinh nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, gương vượt khó học tập của anh Nguyễn Ngọc Ký hay gương rèn chữ của các anh chị năm trước, đã đạt được thành tích cao trong các cuộc thi rồi cho học sinh xem vở rèn chữ của cô, của những học sinh tiêu biểu. Từ đó giúp học sinh thêm quyết tâm say mê rèn chữ viết của mình. Đề cao sự gương mẫu của giáo viên. Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em luôn lấy thầy cô của mình làm chuẩn mực. Vì vậy, để rèn chữ viết của học sinh đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên phải rèn chữ viết của mình. Chữ viết của giáo viên khi giảng bài, chấm chữa bài…cần phải chân phương mẫu mực. Lời nhận xét của giáo viên luôn mang tính động viên, khuyến khích học sinh. Tổ chức cho học sinh: “Học mà vui - Vui mà học”. Học sinh lớp 1 còn rất nhỏ tuổi, các em còn mải chơi chưa xác định được nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh vào quá trình học tập để các em chủ động tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy giáo viên cần tổ chức cho học sinh: “học mà vui – vui mà học” qua các hình thức và phương pháp khác nhau. Đối với học sinh lớp 1, việc viết bài chính tả là một việc làm căng thẳng đối với các em. Các em phải tập trung, chú ý nhiều giác quan để viết liền mạch bài viết. Để gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao, trong các giờ học tôi luôn tổ chức các cuộc thi, các trò chơi giúp các em hứng thú học tập, qua đó các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động có hiệu quả. Giáo dục tính cẩn thận. “Viết ngoáy”, là viết nhanh một cách cẩu thả, không thể chấp nhận được với bất kì lớp nào, nhất là lớp 1. Với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các bài học, qua các gương trong thực tế ngay từ thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết ngoáy. Nếu có, giáo viên phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, để khắc phục được lỗi trên, nhìn chung giáo viên phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà để vở bị dây bẩn hay quăn mép. riêng với lỗi viết ngoáy giáo viên có thể nghiêm khắc hơn để đưa học sinh vào nề nếp. Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh: các con luôn phải ghi nhớ dòng chữ ghi ngay góc mỗi trang vở: “Nắn nét chữ, rèn nết người” từ đó, để các em luôn có tính tự giác nhưng giáo viên luôn lưu ý, đối với học sinh lớp 1 thì giáo viên phải “ Vừa dạy, vừa dỗ”. Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết. Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên luôn cho học sinh đọc vần từ hay bài chính tả trước rồi mới viết. Khi viết xong, giáo viên cần nhắc nhở học sinh tự đọc bài, những gì mình đã biết (vần, từ, bài chính tả), để qua đó thấy mình sai gì sẽ tự sửa, tự khắc phục. Đặc biệt trong giờ chính tả,
  • 16. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 khi học sinh chép xong hoặc nghe – viết xong bài chính tả thì giáo viên cần đọc chậm lại nội dung bài viết và nhắc nhở học sinh theo vào bài viết của mình để tự soát lỗi chính tả (có thể đổi chéo vở – kiểm tra lẫn nhau).Yêu cầu: giáo viên đọc đúng, phát âm chuẩn. Học sinh phải thật chú ý: tai nghe – mắt nhìn và suy nghĩ để sửa chính tả cho đúng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: -Giáo viên dạy lớp 1 -Học sinh học lớp 1 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết chữ đẹp của tập thể lớp 1A đã đạt được những kết quả cao như sau: - Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp, chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học. - Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kỹ thuật viết chữ. - Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét đều, viết nhanh hơn khi chưa áp dụng những biện pháp nêu trên. -Theo dõi các em được áp dụng phương pháp dạy học sinh viết nhanh thì lên lớp trên các em phát huy tốt, viết nhanh mà vẫn đẹp.. - Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sáng tạo như bài viết chữ nghiêng, có nét thanh, nét đậm. - 100% học sinh giữ vở sạch sẽ. -Có 4/5 học sinh có vỡ được nhà trường chọn đi triển lãm vở sạch chữ đẹp cụm khu Tây. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): TT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Đỗ Thị Thúy 1973 Trường TH Tây Giang PHT ĐH Dự giờ, tư vấn 2 Trần Thị Lan 1964 Trường TH Tây Giang Giáo viên CĐ Áp dụng phương pháp 3 Trần Thị Hiền 1977 Trường TH Tây Giang Giáo viên ĐH Áp dụng phương pháp 3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Về phía giáo viên:
  • 17. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 + Nắm vững tầm quan trọng của môn học và nắm chắc kiến thức trọng tâm cần truyền thụ cho học sinh trong từng bài.
  • 18. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 + Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo: nghiên cứu kĩ từng bài, có đủ tài liệu và đồ dùng khi lên lớp. + Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để học sinh được luyện tập thực hành nhiều, tự chiếm lĩnh kiến thức. + Cần phải tính đến điều kiện cụ thể cho phép như thời gian cho từng tiết học, điều kiện học sinh lớp mình để lựa chọn nội dung – phương pháp dạy học sao cho phù hợp. + Dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp mình. + Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình bày bảng khoa học. + Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, chấm chữa bài thường xuyên, nắm được đối tượng học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng. + Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. phải luôn cải tiến phương pháp dạy học. + Ngay từ đầu năm giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất đồ dùng sách vở cho học sinh: cùng một loại vở và bìa bọc, cùng viết bút mực là bút máy và viết cùng loại mực. + Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. thường xuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong phong trào vở sạch - chữ đẹp. Phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học. + Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu quả là giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu tác dụng của việc rèn chính tả. Từ đó học sinh chủ động, tự giác trong việc rèn chính tả. * Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường của từng khối lớp. - Duy trì các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”. Hội thi viết chữ đẹp cấp trường. - Trưng bày các bài viết đẹp , tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo. - Đưa tiêu chuẩn “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” vào đánh giá thi đua của thầy và trò. - Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy học: như chuẩn bị bảng dành cho giờ học Tập Viết có kẻ ô đúng theo quy định. - Cung cấp mẫu chữ viết Tập Viết đầy đủ trên mỗi giáo viên. Đối với học sinh.
  • 19. sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe những nhận xét của cô, của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của mình.Mạnh dạn góp ý, sửa sai, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như khi vui chơi. Đối với phụ huynh học sinh. Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. cần đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng … tạo cho các em ngồi học thoải mái. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai, nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tây Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2019 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Nhung THÔNG TIN HỎI ĐÁP: -------------------------- Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm TOP SKKN Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm Hoặc qua SĐT Zalo: 0833 206 833 hoặc email: Topskkn@gmail.com để được trợ giúp sớm nhất.