SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..……../…………..
BỘ NỘI VỤ
….…/..……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐÀO ANH HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149
WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐĂK LĂK – 2022
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..……../…………..
BỘ NỘI VỤ
….…/..……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐÀO ANH HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG QUY
ĐĂK LĂK – 2022
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Hoàng Quy. Các nội dung nghiên cứu,
số liệu thống kê, thu thập, phân tích đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác
giả thu thập từ cá nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành Chính Quốc Gia.
Đắk Lắk, ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tác giả
ĐÀO ANH HÙNG
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................1
MỤC LỤC..........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN.......................................6
MỞ ĐẦU............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài luận văn.............................................................................7
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................10
6. Ý nghĩa của luận văn và đóng góp của luận văn..........................................11
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG ....................................................................................................12
1.1. Lý luận về quy hoạch xây dựng ................................................................12
1.2. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng................................................17
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và bài học rút ra
cho Đắk Lắk .....................................................................................................32
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK
LẮK..................................................................................................................44
2.1. Quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk............44
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột .........................................................................................49
2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng .................................61
Tiểu kết chƣơng 2: ...........................................................................................70
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK..........................................................73
3.1. Định hƣớng quy hoạch xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội .............73
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng ............102
3.3. Kiến nghị.................................................................................................111
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................113
KẾT LUẬN....................................................................................................114
Tài liệu tham khảo..........................................................................................116
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
QH Quy hoạch
QHC Quy hoạch chung
NĐ – CP Nghị định – Chính phủ
QĐ – TTg Quyết định – Thủ tƣớng
TT- BXD Thông tƣ – Bộ Xây dựng
QĐ – BXD Quyết định – Bộ Xây dựng
QĐ – HĐND Quyết định – Hội đồng nhân dân
NQ/TW Nghị quyết/Trung ƣơng
WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
KCN Khu công nghiệp
TW7 Trung ƣơng 7
ODA - Oficial Developmen Asistance Hỗ trợ phát triển chính thức
KL/TW Kết luận/Trung ƣơng
CTr – TU Chƣơng trình – Trung ƣơng
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1: Sơ đồ tác động qua lại giữa quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch
xây dựng thông qua mục tiêu phát triển bền vững............................................ 10
Hình 1.2: Sơ đồ quy hoạch môi trƣờng đô thị trong quy trình kế hoạch hoá... 17
Hình 1.3: Sơ đồ tổng quát quy trình quy hoạch............................................... 18
Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng hiện nay tại Việt Nam .......36
Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng kiến nghị ....................... 39
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột ................................ 43
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột.................. 44
Hình 2.3: Bản đồ không gian cảnh quan thành phố Buôn Ma Thuột.................. 47
Hình 2.4: Quảng trƣờng 10-3 là công trình công cộng phục vụ nhu cầu vui
chơi, giải trí cho ngƣời dân ............................................................................... 57
Hình 2.5: Bản đồ định hƣớng phát triển không gian đô thị thành phố Buôn
Ma Thuột đến năm 2025 ................................................................................... 60
Hình 3.1: Bản đồ không gian các khu đô thị mới............................................. 89
Hình 3.2: Sơ đồ các trục đƣờng chính thành phố Buôn Ma Thuột .................. 95
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay, công tác quản lý nhà
nƣớc về quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề mang
tính chiến lƣợc, quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho đầu tƣ xây
dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị... đồng thời là một trong
những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo hƣớng văn
minh, hiện đại, góp phần làm tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân, đảm bảo an ninh xã hội.
Xác định rõ tầm quan trọng của quy hoạch, trong những năm qua Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tƣ có hiệu quả
cùng với sự giúp đỡ các Sở, Ban, ngành của tỉnh; sự đồng thuận của các tầng
lớp nhân dân; cấp ủy và chính quyền thành phố đã thƣờng xuyên quan tâm
sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo đề ra giải pháp cụ thể về công tác quản lý nhà
nƣớc về quy hoạch, đến nay thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã hình
thành rõ nét một diện mạo mới của một đô thị trẻ, năng động, hiện đại, văn
minh với xu thế hội nhập và phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về quy
hoạch xây dựng của thành phố Buôn Ma Thuột còn gặp nhiều khó khăn,
vƣớng mắc và bất cập đó là:
Một số Đồ án quy hoạch xây dựng chất lƣợng còn thấp, thiếu tính
chiến lƣợc, chƣa thực sự đóng vai trò đi trƣớc một bƣớc, nhiều khu vực của
thành phố có khả năng thu hút đầu tƣ xây dựng lớn nhƣng chƣa có quy hoạch
chi tiết đã làm chậm cơ hội đầu tƣ và phát triển đô thị.
Tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm, công tác triển khai
việc đền bù giải phóng mặt bằng của một số dự án còn gặp nhiều khó khăn.
Một số Đồ án do chƣa đƣợc nghiên cứu, khảo sát kỹ trong quá trình lập, thẩm
8
định và phê duyệt nên vẫn còn xảy ra nhiều bất cập, dẫn đến việc quy hoạch
phải điều chỉnh nhiều lần đã gây ra lãng phí và tốn kém. Việc công khai dân
chủ quy hoạch xây dựng còn hạn chế do vậy khi triển khai thực hiện quy
hoạch còn một số ý kiến thắc mắc. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân làm trái
nhƣ: Bê tông hóa lấn át cây xanh, mặt nƣớc ao hồ, khi xây dựng không chấp
hành quy định pháp luật, xây dựng không theo quy hoạch, tự cơi nới lấn
chiếm vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị. Bên
cạnh đó, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc xử lý vi phạm chƣa kịp thời,
thiếu kiên quyết; vấn đề môi trƣờng, hệ thống thoát nƣớc, quy hoạch các chợ,
quy hoạch nhà văn hóa... vẫn đang là bức xúc ở một số khu dân cƣ.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng một số dự án chƣa
đƣợc thống nhất dẫn đến các nhà thầu thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng còn
tùy tiện, thiếu đồng bộ gây lãng phí tốn kém, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công
trình và mỹ quan đô thị.
Các văn bản pháp luật và hƣớng dẫn về xây dựng cơ bản thƣờng xuyên
thay đổi về quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy trình, quy phạm kỹ thuật cũng gây
khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng.
Năng lực chuyên môn của các cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý
quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều hạn chế.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột trƣớc bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nƣớc về quy
hoạch xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch. Đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng là một chủ đề đƣợc
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về
9
quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng là không nhiều, một số các công
trình, bài viết sau đây đề cấp đến nhiều khía cạch của vấn đề quy hoạch, cụ
thể:
(1) Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt nam đến năm
2020, Bộ xây dựng, NXB Xây dựng, Hà nội, 2004.
(2) Chính phủ, Báo cáo số 1090/KTN ngày 10/3/1997, Báo cáo quy
hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc năm 2010.
(3) TS. Đặng Anh Quân, “ Quản lý đất đai theo quy hoạch và vấn đề
đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng đất”, Bài tham luận tại Hội thảo khoa
học: “ Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992”.
(4) Quản lý thị trƣờng bất động sản tại Hà nội”, Tác giả Nguyễn Thành
Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà nội, 2007.
(5) Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác môi trƣờng đô thị thị xã
Hà Đông, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Phạm Khắc Tuấn, Học
viện hành chính (2005).
Đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về “"Quản lý nhà nước về quy
hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk"”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về quy
hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk luận
văn đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây
dựng;
10
Chỉ ra những đặc điểm và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nƣớc về
quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;
Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý về quy hoạch xây dựng hiệu
quả hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng;
Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lăk.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc
về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk lắk.
Về thời gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc
về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk lắk
giai đoạn từ năm 2003 đến 2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Quyết định 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ Tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020. Buôn Ma Thuột đến năm 2020 với mục tiêu phát triển thành phố
trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, trung tâm kinh tế - xã hội
của khu vực Tây Nguyên, một trong những trung tâm y tế, văn hoá- thể thao,
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của Tây Nguyên.
Quyết định 249/2014/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ Tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. Mục tiêu là xây dựng và phát triển thành
11
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trở thành đô thị trung tâm vùng Tây
Nguyên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và duy vật biện chứng; phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh...
6. Ý nghĩa của luận văn và đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân ở huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột và làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên, học viên của các trƣờng đại học và những ai quan
tâm đến công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
12
Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1.1. Lý luận về quy hoạch xây dựng
1.1.1. Khái niệm quy hoạch xây dựng
Khái niệm về quy hoạch: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không
gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết
cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên lãnh thổ xác định
để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc phục vụ mục tiêu phát triển
bền vững cho thời kỳ xác định.[8]
Khái niệm về quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức
không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trƣờng thích hợp cho
ngƣời dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích
quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy
hoạch xây dựng đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ
đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. [7]
Hình 1.1: Sơ đồ tác động qua lại giữa quy hoạch kinh tế - xã hội và quy
hoạch xây dựng thông qua mục tiêu phát triển bền vững.
13
1.1.2. Đặc điểm quy hoạch xây dựng
Mang tính chính trị (tuân theo các đƣờng lối chính sách của Đảng và
Chính Phủ).
Mang tính tổng hợp (có sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác
nhau).
Mang tính địa phƣơng (nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phụ
thuộc vào đặc thù của mỗi vùng, miền).
Mang tính kế thừa (đô thị là sản phẩm của lịch sử trong quá trình tiến
hóa của xã hội loài ngƣời, quy hoạch đô thị phải xem xét những gì đã có từ
quá khứ, đang có trong hiện tại để lựa chọn giải pháp cho tƣơng lai).
Mang tính dự báo (về các yếu tố đa dạng trong đời sống con ngƣời nhƣ
dân số, đất đai, kinh tế, xu hƣớng xã hội…).
Mang tính biến động và có điều chỉnh (xã hội luôn vận động nên công
tác quy hoạch xây dựng phải luôn ở trạng thái động, sẵn sàng điều chỉnh để
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn).
1.1.3. Vai trò quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tƣ xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng tổ chức, sắp xếp không gian
lãnh thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai
và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế -
xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát
triển. Quy hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trƣờng sống tiện nghi, an toàn
và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của
nhân dân; bảo vệ môi trƣờng, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa,
cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy
hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tƣ và
14
thu hút đầu tƣ xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây
dựng trong đô thị, điểm dân cƣ nông thôn.
Vì vậy có thể hiểu Quy hoạch xây dựng là quy hoạch nền tảng về
không gian và cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế phát triển nên có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc và đƣợc thể hiện cụ thể ở các
khía cạnh sau:
- Quy hoạch xây dựng giải quyết mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh
vực và tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu: “Quy hoạch
xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc
thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành
chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ” [7]. Quy hoạch xây dựng vùng
(liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện) gồm: xác định và phân
tích tiềm năng, động lực phát triển vùng; dự báo về tốc độ đô thị hoá; giải
pháp phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cƣ nông
thôn; xác định khu vực chức năng chuyên ngành, cơ sở sản xuất, hệ thống
công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng. Để
làm đƣợc điều này quy hoạch xây dựng vùng buộc phải nghiên cứu toàn diện
các mặt về phát triển kinh tế-xã hội các ngành nghề cùng phát triển trên một
lãnh thổ không gian và cần đƣợc phân bổ một cách hợp lý. Vì vậy quy hoạch
xây dựng vùng phải tích hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các ngành các
lĩnh vực trong nội dung quy hoạch vùng và từ đó nó có tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu do việc sắp xếp không gian lãnh thổ để đảm
bảo sự phát triển cho các ngành kinh tế.
- Quy hoạch xây dựng là nền tảng của phát triển kinh tế đô thị: “Quy
hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát
15
triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển
bền vững” [7]. Quy hoạch chung đô thị gồm: xác định mục tiêu, động lực phát
triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; mô
hình phát triển, định hƣớng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị,
trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thƣơng mại, văn hoá, giáo dục, đào
tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị; quy hoạch hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dƣới đất;
đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; kế hoạch ƣu tiên đầu tƣ và nguồn lực thực
hiện. Để làm đƣợc điều này quy hoạch chung buộc phải nghiên cứu cụ thể sự
tích hợp phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn đô thị, hoạch định
hƣớng đi cụ thể, xác định không gian cụ thể cho các ngành kinh tế phát triển.
Giải quyết tốt mối quan hệ trong phát triển kinh tế của các ngành tạo thành
nền kinh tế đô thị vững chắc.
- Quy hoạch xây dựng tập hợp được các nguồn lực phát triển hợp lý
các ngành: “Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng,
chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lƣới công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ
thể hoá nội dung quy hoạch chung”[7]. Quy hoạch phân khu gồm: xác định
chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến
trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng
đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù
hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lƣới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến
các trục đƣờng phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị; đánh
giá môi trƣờng chiến lƣợc. Để làm đƣợc việc này quy hoạch phân khu phải
làm rõ các chức năng sử dụng đất cho các ngành kinh tế phát triển (kể cả chức
năng hỗn hợp) làm căn cứ quản lý và thu hút nguồn lực đầu tƣ. Quy hoạch
16
phân khu sẽ giúp các nhà đầu tƣ có những thông tin, chỉ tiêu cụ thể để lập kế
hoạch đầu tƣ có hiệu quả với nhiều loại hình đa dạng trên địa bàn đô thị.
- Quy hoạch xây dựng thúc đẩy quá trình đô thị hoá: “Quy hoạch chi
tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu
cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân
khu hoặc quy hoạch chung” [6]. Quy hoạch chi tiết gồm: xác định chỉ tiêu về
dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến
trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với
nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối
với từng lô đất; bố trí mạng lƣới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới
lô đất; đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. Để làm đƣợc điều này quy hoạch chi
tiết phải thực hiện đến các bƣớc thiết kế quy hoạch cụ thể đến từng lô đất,
công trình đảm bảo tính hiện thực cho quá trình đầu tƣ xây dựng. Quy hoạch
chi tiết là căn cứ quan trọng để cấp phép đầu tƣ xây dựng đô thị. Trên cơ sở
đó các nhà đầu tƣ xây dựng công trình theo mục đích sử dụng và kinh doanh
của mình. Đây là giai đoạn cụ thể hóa quy hoạch trên thực địa, nó góp phần
thức đẩy quá trình đô thị hóa hiện thực.
Tƣơng tự nhƣ trên Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù
gồm: Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch phân khu xây dựng, Quy hoạch
chi tiết xây dựng là cơ sở quan trọng để triển khai đầu tƣ xây dựng những
trọng điểm kinh tế của đất nƣớc.
Quy hoạch nông thôn nghiên cứu sắp xếp ổn định và phát triển dân cƣ
gắn với phân bố sản xuất nông nghiệp đã giúp nông thôn mới Việt Nam ngày
càng khang trang hơn.
1.1.4. Phân loại quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng đƣợc phân thành bốn loại:
17
Quy hoạch xây dựng vùng: Là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn,
khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. [7]
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: Là việc tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức
năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng
và quy hoạch chi tiết xây dựng. [7]
Quy hoạch xây dựng nông thôn: Là việc tổ chức không gian, sử dụng
đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy
hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch
chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông thôn. [7]
Quy hoạch đô thị (bao gồm quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân
khu đô thị và quy hoạch chi tiết đô thị): Là việc tổ chức không gian, kiến trúc,
cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã
hội và nhà ở để tạo lập môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong
đô thị, đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [6]
1.2. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nƣớc, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các
phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà
nƣớc là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nƣớc: cơ quan lập pháp, cơ
quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp. [2]
18
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật nhằm đạt đƣợc những mục
tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, các cơ quan nhà nƣớc nói
chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính
chất hành chính nhà nƣớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ
công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát
nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật
cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nƣớc
theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nƣớc.
[2]
1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng phải đƣợc lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt
động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng đƣợc lập cho năm năm, mƣời
năm và định hƣớng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải đƣợc định kỳ
xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong
từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế
thừa của các quy hoạch xây dựng trƣớc đã lập và phê duyệt.
19
Hình 1.2: Sơ đồ Quy hoạch môi trƣờng đô thị trong quy trình kế hoạch hoá.
Nhà nƣớc bảo đảm vốn ngân sách nhà nƣớc và có chính sách huy động
các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà
nƣớc đƣợc cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng,
quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông
thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tƣ xây
dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây
dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở
quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng và xây
dựng công trình.
20
Trong trƣờng hợp Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng
lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy
hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây
dựng thì mời chuyên gia, thuê tƣ vấn để thực hiện.
Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
1.2.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Công cụ đầu tiên để phát triển đô thị là dựa trên quy hoạch, việc tập
trung cho công tác lập quy hoạch xây dựng, phủ kín quy hoạch xây dựng tỷ lệ
1/2000 trên toàn địa bàn thành phố trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên
việc thực hiện còn dàn trãi, kế hoạch triển khai lập quy hoạch xây dựng còn
bất cập do chƣa xác định đƣợc các khu vực cần lập quy hoạch xây dựng, thứ
tự ƣu tiên và tính chất của từng loại đồ án quy hoạch xây dựng, nên chƣa đảm
bảo đƣợc tiến độ hoàn tất các đồ án quy hoạch xây dựng trình cơ quan có
thẩm quyền duyệt, làm cơ sở cho để tổ chức quản lý, thực hiện việc đầu tƣ
xây dựng hiệu quả. Hơn nữa, chi phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
trên toàn địa bàn thành phố đang thực hiện là không nhỏ, quá nhiều đồ án
thực hiện cùng lúc trong lúc nguồn lực chƣa đảm bảo, kinh phí ngân sách
phân bổ cho công tác lập quy hoạch xây dựng chậm, cũng làm cho tiến độ phê
duyệt quy hoạch xây dựng bị ảnh hƣởng.
Hình 1.3: Sơ đồ tổng quát quy trình quy hoạch
Bên cạnh đó, nội dung của một số đồ án quy hoạch xây dựng vẫn còn
chƣa có tính khả thi cao, sự tham gia góp ý của cộng đồng dân cƣ và của các
21
đơn vị có liên quan còn hạn chế nên chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu thực
tế phát triển của thành phố. Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng vẫn còn
cứng nhắc, rập khuôn trong việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn; một số
đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch xây dựng tiến hành công tác khảo sát chƣa kỹ,
nghiên cứu chƣa thấu đáo về điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng
cũng nhƣ khả năng, nguồn lực địa phƣơng, nếp sống, ngành nghề cũng nhƣ
thu nhập của các hộ dân trong khu vực lập quy hoạch xây dựng để có những
giải pháp đề xuất phù hợp, nên chất lƣợng của các đồ án quy hoạch xây dựng
còn hạn chế là điều không tránh khỏi.
1.2.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tƣ xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh
thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các
nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến
bộ khoa học và công nghệ của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển. Quy
hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trƣờng sống tiện nghi, an toàn và bền vững,
thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ
môi trƣờng, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên
nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây dựng là căn
cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tƣ và thu hút đầu tƣ xây dựng;
quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cƣ
nông thôn.
Vì thế, quy hoạch xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành liên quan, quy hoạch sử
dụng đất. Quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây
dựng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
22
Quy hoạch xây dựng là một trong những khâu quan trọng để định hƣớng
cho phát triển và kêu gọi đầu tƣ, bảo đảm đầu tƣ có hiệu quả và phát triển bền
vững. Việc quy hoạch cảng mà vắng tàu đậu, nhà máy không đủ nguyên liệu để
sản xuất, chợ không có ngƣời họp...; quy hoạch có tầm nhìn ngắn, thiếu tính
chiến lƣợc, không đồng bộ, chƣa phù hợp với thị trƣờng... là những quy hoạch
bất cập, yếu kém, gây lãng phí rất lớn.
Để phát huy vai trò quan trọng của quy hoạch xây dựng, nhiều vấn đề
đƣợc đặt ra, đòi hỏi công tác quy hoạch xây dựng phải luôn đi trƣớc; đòi hỏi việc
khảo sát, điều tra cơ bản, tính toán và dự báo, thu thập thông tin phục vụ công
tác quy hoạch phải đầy đủ, khách quan, khoa học, có định hƣớng đúng và có tầm
nhìn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; đòi hỏi Nhà nƣớc phải bảo đảm
nguồn vốn từ ngân sách và có chính sách huy động các nguồn vốn khác đáp ứng
yêu cầu của công tác quy hoạch xây dựng.
Mặt khác, thực tế cho thấy, việc phát huy vai trò quan trọng của quy
hoạch xây dựng phải tiến hành đồng thời với việc ngăn chặn, khắc phục tình
trạng lãng phí, thất thoát ngay trong các giai đoạn của quá trình quy hoạch xây
dựng; ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ xây dựng do khâu
quy hoạch gây ra.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về lập và thực hiện quy hoạch
1.2.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng
Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bƣớc
xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
làm cơ sở nền tảng cho việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Điều này đã
đƣợc khẳng định rõ trong Hiến pháp năm 2013 nhƣ sau: “Nhà nƣớc quản lý
xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
23
Trên cơ sở đƣờng lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, pháp lệnh đến các văn
bản dƣới luật, nhằm thể chế hoá đƣờng lối chính sách của Đảng thành pháp
luật, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật
đã thu đƣợc nhiều kết quả thiết thực. Sự phát triển của hệ thống pháp luật đã
từng bƣớc tạo cơ sở cho việc Nhà nƣớc thực hiện quản lý bằng pháp luật trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng và củng cố Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam từ năm 1945 đến nay,
nƣớc ta đã xây dựng và ban hành đƣợc một Chiến lƣợc về "xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020"
theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005. Đây là một chiến lƣợc có tính
dài hạn, là định hƣớng chính trị cơ bản cho việc xây dựng và phát triển hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức đƣợc
kết nạp vào Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Tham gia vào Tổ chức
thƣơng mại thế giới, nƣớc ta đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn,
trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Với việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của
WTO, môi trƣờng kinh doanh của nƣớc ta ngày càng đƣợc cải thiện.
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khoá
X đã thảo luận và thông qua những chủ trƣơng, chính sách lớn để phát triển
nhanh và bền vững sau khi nƣớc ta gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới, trong
đó vấn đề quan trọng hàng đầu là “Khẩn trƣơng bổ sung, hoàn thiện hệ thống
pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức
24
Thƣơng mại thế giới”, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế
thị trƣờng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nhiều quy hoạch xây dựng hiện nay
không dựa trên yếu tố phát triển kinh tế và không xác định đƣợc đối tƣợng quản
lý, nên thiếu tính khả thi. Điển hình nhƣ: Quy hoạch xây dựng vùng nam Phú
Yên - bắc Khánh Hòa; quy hoạch xây dựng vùng nam Hà Tĩnh - bắc Quảng
Bình; quy hoạch xây dựng vùng nam Nghệ An - bắc Hà Tĩnh; quy hoạch xây
dựng vùng nam Thanh - bắc Nghệ hoặc một loạt các quy hoạch xây dựng vùng
dọc các tuyến quốc lộ và đƣờng cao tốc. Nhiều quy hoạch xây dựng vùng liên
tỉnh có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không đảm bảo tính liên kết với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, gây khó
khăn trong triển khai thực hiện.
Trong khi đó, đƣợc ban hành từ năm 2003 trong bối cảnh chƣa có Luật
Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng 2003 có phạm vi điều chỉnh gồm cả nội dung
quy hoạch xây dựng. Nhƣng khi Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đƣợc ban
hành thì phần lớn những nội dung liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng đã
đƣợc điều chỉnh tại Luật Quy hoạch đô thị. Do vậy, thực tế đã xảy ra tình trạng
nội dung quy hoạch xây dựng đang đồng thời bị điều chỉnh bởi hai luật: Luật
Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Điều này đã tạo ra sự trùng lắp, không đảm
bảo tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện và áp dụng.
Giải quyết thực trạng này, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng năm
2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Đây là một quyết định rất đúng đắn, cần
thiết trong bối cảnh hiện nay. Song với phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng
năm 2014 vẫn bao gồm cả phần quy hoạch xây dựng là không hợp lý, bởi các lẽ
sau:
Thứ nhất, trên thế giới hiện nay không nƣớc nào có quy định nội dung
quy hoạch xây dựng nằm trong Luật Xây dựng (ngoại trừ Việt Nam). Yêu cầu
25
đặt ra trong vấn đề quy hoạch mà tất cả các nƣớc trên thế giới quan tâm đó chính
là sự gắn kết, thống nhất trong tất cả các quy hoạch để tạo động lực phát triển
chung cho các ngành một cách có hệ thống. Và điều đó có nghĩa là, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch hệ thống đô thị, quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch phát triển các ngành phải có sự gắn kết với nhau và đƣợc thống
nhất trên quan điểm tổng hợp, hợp nhất và đa ngành để giải quyết vấn đề một
cách có hệ thống.
Thứ hai, đối tƣợng của xây dựng là công trình, chứ không phải là đô thị và
càng không phải là vùng. Do đó, Luật Xây dựng chỉ nên tập trung giải quyết các
vấn đề về hoạt động xây dựng công trình (Các quy định về tiêu chuẩn, chất
lƣợng lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công và quản lý dự án
xây dựng công trình).
Thứ ba, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng chính là xác định hệ thống đô
thị và nông thôn và giải quyết vấn đề phát triển hệ thống thống đô thị và nông
thôn. Hay nói cách khác, quy hoạch xây dựng thực chất là một loại quy hoạch
ngành (cũng giống nhƣ ngành công nghiệp có quy hoạch phát triển hệ thống các
khu công nghiệp; ngành nông nghiệp có quy hoạch phát triển hệ thống nông
nghiệp, ngành du lịch có quy hoạch phát triển hệ thống du lịch...) mà bản chất
của nó chính là định hƣớng tổng thể phát triển hệ thống đô thị, nông thôn làm cơ
sở lập các quy hoạch đô thị và nông thôn các cấp.
Thứ tƣ, việc xác định các vùng trong quy hoạch xây dựng là thiếu thống
nhất, không đủ cơ sở và thiếu căn cứ, không tạo sự thống nhất chung cho các
ngành trong quản lý, đặc biệt là vùng liên tỉnh hay "vùng" theo tuyến đƣờng. Để
định hƣớng phát triển hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, nhất thiết phải
dựa vào định hƣớng phát triển của kinh tế - xã hội, mà việc xác định các vùng ở
đây lại không dựa theo các vùng kinh tế - xã hội.
26
Thứ năm, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đã điều chỉnh hầu hết nội
dung liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng. Do vậy, Luật Xây dựng năm
2014 nên bỏ nội dung điều chỉnh về công tác quy hoạch xây dựng để tránh sự
chồng chéo trong triển khai; đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ
thống pháp luật.
Từ phân tích trên cho thấy, đề nghị bỏ nội dung Quy hoạch xây dựng
trong Luật Xây dựng năm 2014 là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn
để đảm bảo sự đồng bộ, tính thống nhất trong các văn bản luật.
Giải quyết thực trạng này, Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch năm
2017, có hiệu lực chậm nhất là ngày 01/01/2019. Đây là một quyết định rất đúng
đắn, cần thiết trong bối cảnh hiện nay và theo đúng tinh thần của Nghị quyết
13/2012: “...Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các
loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nƣớc; tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập
trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm; đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu
trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch...”.
1.2.3.2. Quy trình lập quy hoạch xây dựng
Bước 1: Xin chủ trƣơng lập quy hoạch [10]
UBND xã (thị trấn, thị xã, huyện, thành phố) lập văn bản trình UBND
huyện (thành phố, tỉnh) chấp thuận chủ trƣơng lập quy hoạch, phân công chủ
đầu tƣ. [10]
Bước 2: Chủ đầu tƣ lựa chọn tƣ vấn lập quy hoạch [10]
Sau khi có chủ trƣơng chấp thuận giao nhiệm vụ lập quy hoạch, chủ
đầu tƣ tiến hành lựa chọn đơn vị tƣ vấn có đủ điều kiện về năng lực và kinh
nghiệm theo quy định tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
27
Bước 3: Tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
xây dựng và dự toán kinh phí quy hoạch [10]:
Lập: Chủ đầu tƣ tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tƣ vấn lập nhiệm vụ và
dự toán kinh phí quy hoạch theo từng đối tƣợng của loại đồ án sau khi có chủ
trƣơng của cấp thẩm quyền.
Trình thẩm định, phê duyệt: Chủ đầu tƣ trình cơ quan quản lý xây dựng
địa phƣơng thẩm định nhiệm vụ và dự toán kinh phí quy hoạch và trình
UBND cấp huyện (thành phố, tỉnh) phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí
quy hoạch trƣớc khi triển khai bƣớc lập phƣơng án quy hoạch.
Bước 4: Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch điều tra,
khảo sát, thu thập số liệu và xác định các căn cứ lập quy hoạch. [10]
Bước 5: Tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây
dựng [10]:
Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn nghiên cứu lập phƣơng án quy
hoạch trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc duyệt và đề xuất tối thiểu 02 phƣơng án.
Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn báo cáo phƣơng án lấy ý kiến địa
phƣơng, các ngành liên quan: 1-2 lần có sự thống nhất chung trƣớc khi hoàn
chỉnh hồ sơ gửi về Phòng kinh tế hạ tầng huyện (Phòng Quản lý đô thị thành
phố hoặc phòng Quy hoạch kiến trúc Sở Xây dựng).
Lấy ý kiến: Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng, tổ chức tƣ
vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phƣơng lấy ý kiến của các
tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao
đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ
tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải đƣợc tổng hợp đầy đủ và báo cáo
cấp có thẩm quyền xem xét trƣớc khi phê duyệt.
28
Căn cứ kết quả lấy ý kiến và hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây
dựng, ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa
chọn phƣơng án quy hoạch xây dựng.
1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
Thực tế trong những năm qua, nhiều đồ án quy hoạch xây dựng đã đƣợc
cấp thẩm quyền duyệt nhƣng chƣa có kế hoạch triển khai toàn diện các nội dung
quy hoạch, hoặc đã thực hiện nhƣng nội dung quy hoạch không khả thi, tiến độ
kéo dài, dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo”; Tuy nhiên lại chậm rà soát điều
chỉnh, ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của các tổ chức và cá nhân có nhà,
đất trong khu vực quy hoạch (theo khoản 1, điều 46 của luật Quy hoạch đô thị,
thời gian rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm,
quy hoạch chi tiết là 3 năm). Mặt khác, việc rà soát điều chỉnh các đồ án quy
hoạch xây dựng còn cảm tính, phần lớn điều chỉnh để giải quyết những bức xúc
cho ngƣời dân nhƣng chƣa có cơ sở đánh giá việc triển khai, thực thi các nội
dung quy hoạch một cách khoa học, đảm bảo đủ điều kiện điều chỉnh hoặc sửa
đổi mang tính khả thi hơn.
Trong thời gian qua, một số chủ đầu tƣ khi xin thỏa thuận địa điểm, công
nhận chủ đầu tƣ đối với các dự án khu dân cƣ mới phù hợp với chức năng quy
hoạch, quy mô dự án tƣơng ứng với các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch đƣợc duyệt
,v.v. Tuy nhiên, hiện trạng các công trình hạ tầng không đảm bảo và cũng chƣa
có kế hoạch đầu tƣ xây dựng tƣơng ứng nên khi xây dựng xong, sẽ phát sinh
nhiều vấn đề nhƣ kẹt xe, thiếu trƣờng học, công viên,v.v. là không tránh khỏi,
nhƣng các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng không có cơ sở pháp lý để hạn chế
hoặc từ chối các nhà đầu tƣ xin thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án. Cụ thể, đối
với một dự án chung cƣ tiếp giáp đƣờng hiện hữu là 6m, đƣợc thỏa thuận các chỉ
tiêu dân số, quy mô công trình phù hợp với các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch
đƣợc duyệt có đƣờng giao thông là 20m với thời gian thực hiện đến 2020, nhƣng
29
khi xây dựng xong và đƣa vào sử dụng thì đƣờng giao thông tiếp cận vẫn chƣa
đƣợc mở rộng đảm bảo lộ giới theo quy hoạch, nên dẫn đến tình trạng kẹt xe.
Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý nhà nƣớc vẫn còn hạn chế, các cơ quan
quản lý nhà nƣớc phần lớn chỉ mới xem các đồ án quy hoạch đƣợc duyệt là căn
cứ pháp lý để thỏa thuận địa điểm, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo
quy hoạch, nhƣng chƣa có kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện, đầy đủ các nội
dung quy hoạch, nên giá trị của các đồ án quy hoạch chƣa đƣợc quản lý, khai
thác, phát huy một cách hiệu quả, chủ yếu nặng về mặt “quản lý”, mà chƣa đáp
ứng tốt yêu cầu “phát triển”.
1.2.3.4. Kiểm tra giám sát quy hoạch xây dựng
Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc, quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn
chế, trong đó, chất lƣợng lập quy hoạch chƣa bảo đảm, thiếu tính đồng bộ
giữa các loại quy hoạch, quá trình tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch
thƣờng chậm... Về giải pháp thực hiện thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục
tham mƣu giúp Chính phủ, QH, hoàn thiện các quy định, thể chế về quy
hoạch bảo đảm nâng cao chất lƣợng, chống lãng phí trong quy hoạch. Bộ sẽ
sớm rà soát lại các phƣơng pháp tính, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan để
sửa đổi, loại bỏ một số thủ tục, quy trình không cần thiết. Bên cạnh đó, tăng
cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn lợi ích nhóm trục lợi quy
hoạch, tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân trong xây dựng, thực hiện quy
hoạch… Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch
và quản lý phát triển, trƣớc hết sẽ rà soát, đánh giá tổng kết Luật Quy hoạch
đô thị, Luật Xây dựng để cải thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển nói chung. Bên
cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tổ chức lập quy hoạch, chú trọng việc thực hiện
đồng bộ các quy hoạch đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng công tác lập quy
hoạch xây dựng; gắn quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành và
gắn quy hoạch xây dựng với ứng phó biến đổi khí hậu. Chính phủ sẽ đẩy
30
nhanh tiến độ các khu đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn, nhất là Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh để giảm áp lực cho các thành phố; tập trung kiện toàn tổ
chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quy hoạch
xây dựng
Một là, công tác quy hoạch phải luôn đi trƣớc một bƣớc. Lập quy hoạch
phải là một nhiệm vụ đƣợc ƣu tiên thực hiện trong chƣơng trình phát triển kinh -
tế xã hội cũng nhƣ trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phƣơng, của các
ngành và các cấp chính quyền.
Hai là, chú trọng nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch trong tất cả các
khâu, các bƣớc triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch,
thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập đồ án quy hoạch, thẩm định và
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Tùy theo đối tƣợng, giai đoạn, loại quy hoạch xây dựng mà tập trung làm
sáng tỏ các nội dung trong khảo sát, đánh giá hiện trạng và điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trƣờng, các động lực phát triển; định hƣớng phát
triển không gian và các công trình hạ tầng kỹ thuật; xác định các công trình cần
đầu tƣ xây dựng, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo... trong
khu vực quy hoạch; dự kiến những hạng mục ƣu tiên phát triển và nguồn lực
thực hiện. Những nội dung này phải bảo đảm có cơ sở tin cậy, phân tích và đánh
giá một cách khoa học, mang tính thực tiễn, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững.
Ba là, bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy
hoạch giữa quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một
địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập
và triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào
lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hƣởng xấu đến
31
các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do quá trình thi công
gây nên.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch đầu tƣ chủ trì, cùng với Ủy ban nhân dân
có liên quan và tổ chức tƣ vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan theo đúng quy định tại
Điều 20, Điều 21 của Luật quy hoạch đô thị; chú trọng việc lấy ý kiến của các cơ
quan, đơn vị liên quan đến việc quản lý và (hoặc) sử dụng các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị (nhƣ cấp nƣớc, thoát nƣớc, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên
lạc...), đặc biệt chú ý đến quy hoạch không gian ngầm và các công trình ngầm -
một nội dung rất cần thiết và có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện quy
hoạch sau này mà lâu nay bị xem thƣờng, thậm chí lãng quên.
Bốn là, ƣu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo
đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đƣợc triển khai thực hiện và
hoàn thành theo tiến độ, bảo đảm sứ mệnh “đi trƣớc” của quy hoạch.
Đối với quy hoạch chung các đô thị lớn, các đô thị đặc thù; Quy hoạch
xây dựng các khu vực có địa hình, vị trí, cảnh quan môi trƣờng đặc biệt, có giá
trị thu hút đầu tƣ... nên chú trọng đầu tƣ vốn cần thiết cho thi tuyển để lựa chọn
tƣ vấn có trình độ cao (kể cả tƣ vấn nƣớc ngoài) trên cơ sở xem xét hiệu quả của
công tác quy hoạch ở tính khả thi và hiệu quả thực tế mà các dự án đầu tƣ xây
dựng theo quy hoạch đó mang lại.
Năm là, đào tạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn và nghiệp vụ đối với
cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, quản lý quy hoạch.
Trong việc thẩm định thiết kế, dự toán đầu tƣ xây dựng công trình thì chủ
đầu tƣ có thể tự thực hiện việc thẩm định, hoặc thuê tổ chức tƣ vấn thực hiện nếu
chủ đầu tƣ không đủ năng lực. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch
là công việc quan trọng, phức tạp đòi hỏi kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu và
cần kinh nghiệm thực tế. Theo quy định hiện nay, thẩm định, phê duyệt nhiệm
32
vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch các loại đều do cơ quan nhà nƣớc các cấp thực
hiện. Do đó cần tuyển chọn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này có chuyên
môn, đồng thời chú ý đào tạo công tác nghiệp vụ và bồi dƣỡng thƣờng xuyên để
đáp ứng yêu cầu của công việc.
Sáu là, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai và cung cấp thông tin
quy hoạch xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng; Luật quy hoạch đô thị; lấy
ý kiến tham gia của cộng đồng dân cƣ trong quá trình lập quy hoạch đầu tƣ theo
quy định tại Luật quy hoạch đô thị.
Công bố, công khai quy hoạch đã đƣợc duyệt vừa thể hiện tính dân chủ,
công khai, minh bạch trong quản lý nhà nƣớc của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; vừa là điều kiện “cần” để quảng bá, giới thiệu quy hoạch thu hút đầu
tƣ; để dân biết, dân làm, dân kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch; ngăn ngừa
và phát hiện sớm các trƣờng hợp xây dựng vi phạm quy hoạch, tránh việc phải
phá bỏ công trình do xây dựng sai quy hoạch, tránh phải “cắt ngọn” công trình
do vi phạm quy hoạch và vi phạm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
gây lãng phí tài sản của Nhà nƣớc, lãng phí tiền, tài sản của nhân dân; đồng thời
cũng góp phần giảm bớt lực lƣợng cán bộ kiểm tra, thanh tra các cấp về lĩnh vực
xây dựng, thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình cải cách hành chính mà Chính
phủ đã đề ra.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và bài
học rút ra cho Đắk Lắk
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Hàn Quốc
Cơ quan phụ trách vấn đề quy hoạch là Bộ Xây dựng và giao thông. Các
văn bản Luật liên quan trực tiếp đến vấn đề quy hoạch bao gồm: Luật về sử dụng
và quy hoạch đất quốc gia; Luật phát triển đô thị; Luật tự trị địa phƣơng. Một số
33
văn bản khác có liên quan nhƣ: Luật về công trình xây dựng; Luật về đất nông
nghiệp; Luật nhà ở; Luật phát triển khu công nghiệp...
Các quy định trực tiếp đến quy hoạch đô thị đƣợc đề cập trong văn bản
Luật về sử dụng và quy hoạch đất quốc gia; có hiệu lực từ ngày 01/01/2003
gồm 12 chƣơng và 144 điều. Những vấn đề chính đƣợc đề cập trong Luật bao
gồm: các định nghĩa chung về quy hoạch đô thị, quy hoạch cơ bản, quy hoạch
chi tiết, các vấn đề hạ tầng kỹ thuật; đối tƣợng của Luật; quy trình, trách
nhiệm, quyền hạn phê duyệt, công bố quy hoạch; cấp quản lý, nội dung cơ
quy hoạch cơ bản, quy hoạch quản lý đô thị; chuyển tiếp giữa quy hoạch và
dự án; các điều khoản cụ thể khống chế hệ số sử dụng đất và mật độ xây
dựng; liên kết chéo với các Luật về hạ tầng kỹ thuật đô thị; đền bù giải phóng
mặt bằng triển khai thực hiện quy hoạch; các vấn đề về tài chính, vốn lập quy
hoạch, các chi phí liên quan đến quy hoạch đầu tƣ; quy định về hội đồng quy
hoạch đô thị, tổ chức hoạt động.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Trung Quốc
Cơ quan có trách nhiệm quản lý vấn đề quy hoạch đô thị tại Trung
Quốc là Bộ Xây dựng. Một số văn bản liên quan đến vấn đề quản lý phát triển
đô thị và đất đai nhƣ sau: Luật Quy hoạch đô thị Trung Quốc đƣợc ban hành
ngày 26/12/1989, gồm 06 chƣơng và 46 điều; Luật Đất đai đƣợc ban hành
ngày 29/12/1988 gồm 07 chƣơng và 57 điều; Luật Xây dựng đƣợc ban hành
ngày 01/11/1997 gồm 08 chƣơng, 85 điều.
Một số vấn đề chính đƣợc đề cập trong Luật Quy hoạch đô thị Trung
Quốc bao gồm: quy định về phân loại đô thị; phân trách nhiệm về lập, thẩm
định, phê duyệt, quản lý, thực hiện quy hoạch; quy định 02 bƣớc lập quy
hoạch: quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết; nội dung cơ bản của đồ án quy
hoạch chung và quy hoạch chi tiết; một số định hƣớng, quy định đối với đô
thị mới và cải tạo đô thị cũ; thông báo, công bố quy hoạch sau khi đƣợc phê
34
duyệt; các yêu cầu về tính thống nhất và ràng buộc giữa đồ án quy hoạch các
cấp và dự án; các yêu cầu về chủ đầu tƣ, giấy phép xây dựng; thời gian trả lời,
trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch…
Năm 2008, Trung Quốc ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
cơ bản dựa trên Luật Quy hoạch đô thị 1989 có bổ sung về quy hoạch phát
triển nông thôn và các mối quan hệ. Nội dung chủ yếu đƣa ra các nguyên tắc
quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Đài Loan
Cơ quan phụ trách vấn đề quy hoạch tại Đài Loan là Bộ Nội vụ. Hệ
thống các văn bản Luật liên quan trực tiếp đến quy hoạch nhƣ: Luật chính
quyền địa phƣơng, Luật quy hoạch vùng, Luật phát triển đô thị mới, Luật tái
phát triển đô thị cũ. Ngoài ra, một số văn bản khác liên quan đến quản lý đất
đai và xây dựng nhƣ: Luật đất đai, Luật điều chỉnh đất dân cƣ nông thôn, Luật
về công trình xây dựng, Luật điều chỉnh đất nông nghiệp, Luật về công viên
quốc gia, Luật về đƣờng đô thị, Luật công trình ngầm đô thị...
Luật phát triển đô thị mới đƣợc ban hành ngày 21/5/1997; sửa đổi
21/01/2000 gồm 07 chƣơng và 33 điều. Một số vấn đề chính đƣợc đề cập nhƣ:
định nghĩa về đô thị mới; chính quyền quản lý; lựa chọn địa điểm quy hoạch
đô thị mới, chỉ định địa điểm, sự tham gia của cộng đồng; thời gian, quy định
đền bù giải phóng mặt bằng với từng loại đất cụ thể; phân vai trò, trách nhiệm
theo đơn vị quản lý, chủ đầu tƣ, nguồn vốn; cơ chế hỗ trợ bán, cho thuê nhà
và phát triển một số ngành sản xuất trong khu vực đô thị mới; trách nhiệm và
nguồn vốn phục vụ các bƣớc trong tiến trình phát triển đô thị.
Luật tái phát triển đô thị cũ đƣợc ban hành ngày 11/11/1998 và đƣợc
sửa đổi nhiều lần: 26/4/2000, 29/01/2003, 22/6/2005, 17/5/2006, 21/3/2007 và
lần cuối ngày 04/7/2007; gồm 08 chƣơng và 62 điều. Một số vấn đề chính
đƣợc đề cập trong Luật nhƣ: định nghĩa, khái niệm, phân loại các loại tái quy
35
hoạch đô thị, trách nhiệm của Bộ Nội vụ; yêu cầu, nội dung, tiêu chí xác định
khu vực tái phát triển đô thị, sự tham gia của cộng đồng vào việc tự thực hiện
nghiên cứu tái phát triển đô thị; quyền và trách nhiệm của cơ quan phụ trách
quy hoạch; yêu cầu và nội dung của hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng; công bố
quy hoạch; cơ chế thực hiện xây dựng theo quy hoạch; các cơ chế về hỗ trợ
thuế và nguồn vốn.
1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý quy hoạch xây dựng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều đồ án quy hoạch xây dựng Vùng ở các
vùng kinh tế trọng điểm trong cả nƣớc lần lƣợt đã đƣợc phê duyệt. Ví nhƣ năm
2009 có tới 4 đồ án quy hoạch xây dựng vùng quan trọng đƣợc Thủ tƣớng chính
phủ phê duyệt gồm: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng biên giới
Việt Nam - Campuchia; Quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ;
Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008 Thủ tƣớng
chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Miền trung -
Trung trung bộ đến năm 2025. Theo Bộ xây dựng, tính đến thời điểm này, đồ án
quy hoạch xây dựng các vùng đã cơ bản hoàn thành và phủ kín diện tích trên
phạm vi cả nƣớc.
Điều này cho thấy sự quan tâm sát sao của các ngành, các Bộ và Chính
phủ Việt Nam đối với công tác quy hoạch xây dựng Vùng hiện nay. Đây cũng
chính là một bƣớc tiến mới trong công tác quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì trong những năm qua, mặc
dù hầu hết các quy hoạch xây dựng Vùng tại Việt nam đã đƣợc phê duyệt, hoặc
đã điều chỉnh nhƣng hiệu quả thực hiện chƣa cao. Điều này nhận thấy rất rõ
trong thực tế khi hầu hết các tỉnh Miền trung với lợi thế về vị trí tiếp giáp với
biển nên các tỉnh đua nhau xây dựng cảng biển nội địa, cảng biển quốc tế. Theo
thống kê hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn
36
300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển Việt
Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phƣơng, ban quản lý
khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tƣ, quản lý và khai thác. Với tốc độ xây dựng
cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nƣớc có thêm gần 2km cầu
cảng. Để xây dựng đƣợc hệ thống cảng biển nhƣ vậy chính phủ đã phải bỏ ra
kinh phí xây dựng rất cao và tốn kém nhƣng hiệu quả đạt đƣợc sau khi dự án đã
hoàn tất thì lại thấp và còn rất nhiều bất cập từ khâu cầu dẫn, giao thông tiếp
cận….đến cả khâu bốc xếp. Vì vậy, chi phí vận tải biển, bốc xếp của Việt Nam
tăng cao và không có tính cạnh tranh trong khu vực. Điều này là tất yếu vì chúng
ta đầu tƣ dàn trãi, dọc bờ biển đất nƣớc có tới 160 bến cảng trong khi đó cả đất
nƣớc Singapore chỉ có một cảng quốc gia và quốc tế nhƣng năng suất, dịch vụ,
giá cả tiện nghi cạnh tranh rất nhiều so với các nƣớc trong khu vực.
Thêm vào đó, Qua kiểm tra, rà soát thực tế tại các địa phƣơng, trong quá
trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh còn nhiều bất cập; chƣa
có sự gắn kết, thống nhất với các mục tiêu phát triển của vùng, dẫn đến sự chồng
chéo, đầu tƣ lãng phí; tính thống nhất và cơ chế phối hợp giữa các quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cấp tỉnh
còn yếu.
Nhiều dự án đầu tƣ chỉ căn cứ theo quy hoạch phát triển ngành, không
phù hợp với quy hoạch xây dựng đã dẫn đến việc phải điều chỉnh (vị trí xây
dựng hoặc hƣớng tuyến xây dựng công trình...) gây thiệt hại lớn về kinh tế... Đặc
biệt là việc bổ sung, điều chỉnh các khu công nghiệp (KCN) tập trung; phát triển
đô thị mới, khu đô thị mới, khu du lịch không phù hợp với quy hoạch xây dựng
vùng, tỉnh đã đƣợc phê duyệt, làm phá vỡ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung của
tỉnh... Đáng chú ý là phần lớn các khu du lịch không đƣợc lập quy hoạch xây
dựng một cách đầy đủ nhƣ đối với quy hoạch xây dựng KCN, khu đô thị.
37
Tất cả những bất cập nêu trên chỉ là những vấn đề điển hình trong quá
trình phát triển kinh tế. Còn rất nhiều những bất cập trong quy hoạch xây dựng
Vùng tại Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận những bất cập một cách
nghiêm túc nhƣ là những bài học kinh nghiệm sâu sắc, để từ đó tìm ra những
nguyên nhân chính yếu và đƣa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất nhằm
mang đến sự phát triển hợp lý, bền vững cho các đô thị Việt nam.
Dƣới đây là một số nguyên nhân chính yếu cho việc thực thi chƣa hiệu
quả quy hoạch vùng tại Việt nam.
* Nguyên nhân thứ nhất: phải kể đến đó là do chúng ta chƣa có cơ quan
đủ thẩm quyền đứng ra lập, thực thi và quản lý quy hoạch vùng.
- Điều này nghe có vẻ rất phi lý, vì hiện nay rõ ràng chúng ta đã có Bộ xây
dựng với các viện kiến trúc, viện quy hoạch đô thị và nông thôn là cơ quan gần
nhƣ đóng vai trò chủ chốt trong việc lập, thẩm định và thực thi quy hoạch vùng.
Nhƣng trên thực tế, Bộ xây dựng đứng vai trò là đơn vị lập và thẩm định đồ án
quy hoạch vùng, còn vấn đề thực thi thì chính là chính quyền địa phƣơng của
vùng, của các tỉnh thành phố trong vùng. Chính điều này gây ra những bất cập
trong nội tại, dẫn đến những thực trạng chồng chéo, không khớp trong quy hoạch
vùng.
* Nguyên nhân thứ hai: sự thiếu phối hợp giữa các Bộ nghành liên quan
nhƣ: Bộ nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trƣờng, Bộ công thƣơng, Bộ giao thông
vận tải, Bộ Nông nhiệp và phát triển nông thôn,...vv
- Nhƣ chúng ta đã biết Quy hoạch xây dựng vùng đƣợc lập cho các vùng
có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng các vùng trọng điểm, có
các vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, chức năng tổng hợp
hoặc chuyên ngành nhƣ: vùng kinh tế trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng
liên huyện, vùng huyện, các vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch,
nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do ngƣời
38
có thẩm quyền quyết định. Vì vậy việc lập quy hoạch vùng phải có sự gắn kết
chặt chẽ của tất cả các Bộ, các nghành.
Hiện nay đồ án quy hoạch đƣợc lập dựa trên quy trình: Bộ xây dựng là
đơn vị chủ quản (nhƣ trên sơ đồ) đƣa cho các đơn vị trực thuộc Bộ nhƣ: Các
viện kiến trúc, viện quy hoạch đô thị và nông thôn lập. Việc thu thập tài liệu liên
quan đến các Bộ nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trƣờng, Bộ công thƣơng, Bộ
giao thông vận tải, Bộ thủy lợi.. đƣợc các viện này tự thu thập bằng cách xin,
mua…và có thể nói những nguồn tài liệu có những số liệu lạc hậu, chƣa đƣợc
cập nhật. Vì thế sự chống chéo là không thể tránh khỏi.
Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng hiện nay tại Việt Nam
* Nguyên nhân thứ ba: Thiếu sự kết hợp của các chính quyền địa phƣơng
trong vùng
-Trong quy hoạch xây dựng vùng đƣợc lập cho các vùng quốc gia, có các
vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, chức năng tổng hợp
hoặc chuyên ngành nhƣ: vùng kinh tế trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng
39
liên huyện, vùng huyện…nên rất cần các huyện, tỉnh lị có liên quan ngồi lại xem
xét những yếu tố hợp lý hoặc chƣa hợp lý trong quy hoạch xây dựng vùng, liên
vùng. Từ đó đóng góp ý kiến xây dựng để quy hoạch vùng hoàn thiện và có tính
thực thi cao.
* Nguyên nhân thứ tƣ: sự thiếu tầm nhìn của các đơn vị tƣ vấn và lãnh
đạo một số khu vực địa phƣơng.
- Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng vùng các đơn vị tƣ vấn do nhiều
yếu tố ngoài những yếu tố khách quan nhƣ: sự thiếu phối hợp của các địa
phƣơng, sự thiếu phối hợp giữa các nghành chức năng liên quan, còn các yếu tố
chủ quan nhƣ: chƣa đi sâu nghiên cứu tiềm năng đặc trƣng từng vùng lãnh thổ,
chƣa thu thập chi tiết các số liệu thống kê một cách chính xác, thiết kế một cách
chủ quan mà chƣa nghiên cứu các kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới.
- Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trƣờng chúng ta rất hay đối mặt
với những lãnh đạo các địa phƣơng thiếu tầm, thiếu tâm và luôn dùng quyền
hành áp đặt vào trong quy hoạch gây tổn hại nghiêm trọng đến không gian vùng
lãnh thổ.
* Nguyên nhân thứ năm: do Chƣa làm tốt công tác quản lý, thẩm định quy
hoạch xây dựng vùng
- Quy hoạch xây dựng vùng thực chất đã đƣợc quan tâm và lập từ cách
đây khoảng 20 năm với rất nhiều những vấn đề bất cập. Song hầu nhƣ các cấp
quản lý chỉ nhận xét, đánh giá rồi lại điều chỉnh và vấn đề vẫn không có lời giải
đáp cho thực trạng phát triển không theo quy hoạch xây dựng vùng và những rối
ren trong việc chọn hƣớng đi của các địa phƣơng nhƣ hiện nay.
- Việc quy hoạch xây dựng vùng gặp nhiều vấn đề từ sự chồng chéo quy
hoạch, thực thi không theo quy hoạch… Các nhà quản lý và thẩm định đóng vai
trò lớn trong vấn đề quy hoạch xây dựng vùng.
40
Qua thực trạng quy hoạch xây dựng Vùng và 5 nguyên nhân chính yếu
nêu trên chúng ta nhận thấy vấn đề quy hoạch vùng là một vấn đề rất lớn liên
quan đến hầu nhƣ tất cả các lĩnh vực có ảnh hƣởng lớn và sâu rộng đến các địa
phƣơng, tỉnh thành, vùng miền trong cả nƣớc. Đặc biệt ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến việc phát triển kinh tế, định hƣớng đầu tƣ xây dựng, chiến lƣợc phát triển hạ
tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội trên cả nƣớc.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước
về quy hoạch xây dựng cho Đắk Lắk
Giải pháp cho quy hoạch xây dựng vùng phải đƣợc nhìn nhận từ hệ thống
quản lý, đối tƣợng quản lý đến phƣơng thức thực thi cũng nhƣ đối tƣợng sử
dụng. Dƣới đây là một số giải pháp có thể áp dụng tại Việt Nam.
*Giải pháp thứ nhất: Thành lập một cơ quan quản lý quy hoạch vùng trực
thuộc chính phủ, có khả năng chi phối các Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải,
Bộ kế hoạch và đầu tƣ và các Bộ khác.
- Trong giai đoạn ngắn hạn Cơ quan quản lý quy hoạch vùng sẽ thành lập
dƣới hình thức tập hợp các cá nhân có năng lực, có quyền tự quyết của các Bộ
xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tƣ và các Bộ khác. Trong
giai đoạn dài hành Cơ quan quản lý quy hoạch vùng đƣợc phép thu hút các
chuyên gia hàng đầu của cả nƣớc và quốc tế về tất cả các lĩnh vực kinh tế, xây
dựng, giao thông, xã hội, nông nghiệp, công nghiệp…vv, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển tốt nhất quy hoạch vùng của cả nƣớc.
- Cơ quan quản lý quy hoạch vùng sẽ là đơn vị mời các tổ chức tƣ vấn lập
quy hoạch vùng trong nƣớc và quốc tế có đủ năng lực tham gia thực hiện đồ án
quy hoạch vùng.
41
Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng kiến nghị
- Cơ quan quản lý quy hoạch vùng cùng với các bộ ngành có liên quan có
trách nhiệm thẩm định và trình thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch
vùng.
- Đồ án quy hoạch vùng sau khi phê duyệt sẽ tiến hành các bƣớc thực thi
theo từng giai đoạn cụ thể và dƣới sự quản lý, kiểm tra, đôn đốc của Cơ quan
quản lý quy hoạch vùng.
Cơ quan quản lý quy hoạch vùng chịu trách nhiệm trƣớc thủ tƣớng chính
phủ về tất cả các vấn đề quy hoạch vùng.
Trƣờng hợp ở các quy hoạch liên vùng, quy hoạch vùng tỉnh cũng có Cơ
quan quản lý quy hoạch vùng với cơ cấu tƣơng tự.
* Giải pháp thứ hai: Mở các lớp huấn luyện, tuyên truyền về tầm quan
trọng và nguyên tắc chung trong quy hoạch Vùng cho các đối tƣợng quan chức
lãnh đạo từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp trung ƣơng.
42
- Trong quá trình thực thi giải pháp thứ 2 cần thiết phải thực hiện một
cách nghiêm túc, tránh tình trạng làm qua loa, cho xong, đƣợc nhƣ thế mới mong
có đƣợc những hiệu quả tốt.
* Giải pháp thứ ba: Tổ chức các cuộc thi quy hoạch vùng với nhiều đơn vị
tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm đơn vị tƣ vấn có năng lực cao, có
tầm nhìn và có nhiều kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế.
* Giải pháp thứ tƣ: Ban hành các quy định chặt chẽ cho các cơ quan có
trách nhiệm lập, thẩm định, thực thi, quản lý và phối hợp thực hiện quy hoạch
vùng.
Khi chúng ta thực hiện đƣợc giải pháp thứ nhất này chúng ta sẽ giải quyết
đƣợc nguyên nhân thứ nhất, nguyên nhân thứ hai và nguyên nhân thứ năm. Tức
là chúng ta giải quyết đƣợc cơ bản các vấn đề về chính sách quản lý và thực thi
hiệu quả. Các giải pháp thứ hai, giải pháp thứ ba, giải pháp thứ tƣ giải quyết
đƣợc các nguyên nhân còn lại.
Với đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, với sự
năng động, sáng tạo và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền, đội ngũ
cán bộ, đảng viên và ngƣời dân. Chúng ta có nhiều khả năng sẽ thực thi hiệu quả
quy hoạch vùng trên bình diện cả nƣớc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế,
chính trị, an ninh và xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Đô thị là một thực thể luôn vận động. Nó chuyển từ trạng thái cân bằng
này sang trạng thái cân bằng khác. Sự vận động không ngừng của đô thị diễn ra
trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đô thị. Trong khi đó đồ án quy hoạch đô thị
là một hình ảnh đô thị trong tƣơng lai mà các nhà quy hoạch, các nhà quản lý
nghĩ ra. Đô thị trong đồ án quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt là một
hình ảnh duy nhất không vận động. Bản thân điều này đã chứa đựng những mâu
thuẫn không nhỏ. Thứ nhất chƣa chắc đô thị vận động theo ý muốn của đồ án
43
quy hoạch. Thứ hai là không có một hình ảnh duy nhất của đô thị nhƣ trong đồ
án.
Nhƣ vậy việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị diễn ra nhƣ một tất
yếu khách quan. Nói khác đi là việc điều chỉnh quy hoạch đô thị là một quy luật
của sự phát triển đô thị, của phát triển xã hội.
44
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk
2.1.1. Khái quát về quá trình quy hoạch xây dựng tại thành phố Buôn
Ma Thuột
Nhìn lại các giai đoạn quy hoạch Buôn Ma Thuột ở thế kỷ trƣớc nhƣ giai
đoạn 1904-1930 đánh dấu sự tác động có ý đồ của chính quyền vào không gian
đô thị vốn nguyên sơ, dân cƣ tƣơng đối tập trung, việc chuyển lỵ sở từ Buôn
Đôn về Buôn Ma Thuột (1904) là bƣớc đầu cho sự hình thành một bộ máy cai
trị. Ngƣời dân ở các buôn làng trƣớc kia vốn sống khá cơ động, nhƣng cùng với
sự thâm nhập của ngƣời Pháp và việc hình thành những quốc lộ đầu tiên, các
đồn điền đƣợc khai khẩn, nhân rộng, Buôn Ma Thuột phát triển không ngừng,
ngƣời dân bản địa dần quen với lối sống thành thị.
Góc nhìn quy hoạch của kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Sabatier có thể nhận
thấy sự hiện diện của đơn vị hành chính thôn xung quanh khu vực dành cho các
cơ quan công sở, chính quyền và trại lính. Quy hoạch này đều bám lấy suối Ea
Tam, diện mạo của Buôn Ma Thuột đã thực sự đƣợc định hình rõ nét bằng việc
kết hợp địa hình sông suối vào trong quy hoạch. Việc tách biệt các vùng dân cƣ
vốn trƣớc đây tƣơng đối tập trung dần xa khỏi không gian đô thị đã nhấn mạnh
vai trò một đô thị hành chính, quân sự và dịch vụ đã thể hiện đƣợc hình thái của
đô thị Buôn Ma Thuột trong tƣơng lai.
45
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột,
tỷ lệ 1/150.000
Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
Giai đoạn 1990-2010, công tác quy hoạch chung thành phố Buôn Ma
Thuột vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của thành phố đặc biệt không
gian văn hóa lễ hội chƣa đƣợc đề cập đến. Các không gian kiến trúc trong đô thị
chƣa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và nhiều công trình có nguy cơ phá vỡ
cảnh quan đô thị, làm mai một nét văn hóa các buôn làng truyền thống trƣớc đây.
Các buôn làng trong đô thị đang bị lấn át bởi sự phát triển và mở rộng đô thị, các
46
công trình xây dựng mới đang bủa vây các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa
cần đƣợc bảo tồn.
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột,
tỷ lệ 1/150.000
Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột đã phê duyệt xong quy hoạch chung
xây dựng nông thôn mới đối với 08 xã thuộc địa bàn thành phố, hiện tại đã có 07
xã đạt chuẩn nông thôn mới, đó là các xã: Ea Kao, Ea Tu, Cƣ Êbur, Hòa Thắng,
Hoà Thuận, Hoà Xuân, Hòa Khánh và phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã đạt
nông thôn mới. Để thực hiện tốt điều này, các xã, các đơn vị tổ chức các phong
trào thi đua tập trung vào việc thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở
tất cả các thôn, xã, tạo cơ sở và bƣớc đi vững chắc trong việc triển khai trong
từng giai đoạn. Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về
47
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng nông
thôn mới và trách nhiệm các cấp, ngành, hệ thống chính trị và toàn dân trong
thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
2.1.2. Tình hình quy hoạch tại thành phố Buôn Ma Thuột
Việc triển khai lập quy hoạch trên địa bàn thành phố còn chậm và thiếu so
với yêu cầu của công tác quản lý đô thị. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây
dựng còn nhiều hạn chế. Các đồ án quy hoạch đi vào cuộc sống chƣa nhiều và
thiếu tính đồng bộ. Chƣa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực,
vốn đầu tƣ từ bên ngoài cho công tác thực hiện các dự án quy hoạch, nhất là khi
thành phố đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Hiện tại trong thành phố còn nhiều
dự án chƣa đƣợc triển khai hoặc đã thay đổi chủ đầu tƣ do tình hình đầu tƣ gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua bằng nhiều hình thức tuyên
truyền vận động đa dạng và phong phú trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng...với các nội dung tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, phê
phán những hành vi biểu hiện vi phạm; Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị
xã hội cùng với toàn dân chăm lo xây dựng thành phố Sáng – xanh – sạch – đẹp
và an toàn. Nêu cao trách nhiệm việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện của thủ
trƣởng các cơ quan đơn vị, các lực lƣợng chuyên trách trong công tác kiểm tra,
phát hiện, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực
quản lý trật tự xây dựng, trật tự cảnh quan, vệ sinh môi trƣờng đô thị, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, tích cực tham gia phong
trào chỉnh trang đô thị, nâng cao ý thức tự giác, tạo lập nếp sống văn minh đô thị.
Đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của Trung Ƣơng, của tỉnh cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của thành phố, hiện nay thành phố Buôn Ma Thuột đã tập trung
đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
hầu hết các công trình giao thông đối ngoại tại khu vực cửa ngõ ra và vào
thành phố đều đã đƣợc nâng cấp mở rộng; 75% tuyến đƣờng phố đƣợc chiếu
48
sáng, trồng cây xanh, việc xây dựng vỉa hè bằng vật liệu cao cấp cũng đang
từng bƣớc đƣợc thực hiện...cùng với việc thực hiện chính sách ƣu đãi, kêu gọi
các dự án thu hút đầu tƣ trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thƣơng mại,
dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; hầu hết các công trình xây dựng
của các tổ chức, cá nhân đã đƣợc cấp phép xây dựng trên địa bàn với mẫu mã
kiến trúc ngày càng đa dạng, phong phú, tạo bộ mặt của đô thị ngày càng
khang trang, Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp. Bên cạng đó, hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 2 đô thị trực thuộc tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại I) và
thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV). UBND tỉnh đã phê duyệt lập quy hoạch
chung 2 đô thị trên, trong đó quy mô thành phố Buôn Ma Thuột 10.150
ha/37.718 ha đất tự nhiên; thị xã Buôn Hồ 8.219,2ha/28.206 ha đất tự nhiên.
Về dự án phát triển đô thị, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch dự án
Khu du lịch sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh (thành phố Buôn Ma Thuột);
UBND thị xã Buôn Hồ phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị Đông
Nam, thị xã Buôn Hồ. Các dự án trên đã đƣợc chấp thuận đầu tƣ đảm bảo phù
hợp quy hoạch chi tiết đối với các chỉ tiêu dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã
hội…
Về quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã quy hoạch hệ
thống Nghĩa trang thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035; phê duyệt quy hoạch chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và các
điểm dân cƣ nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; quy hoạch tổng thể hệ
thống cấp nƣớc đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025…
49
Hình 2.3: Bản đồ không gian cảnh quan thành phố Buôn Ma Thuột,
tỷ lệ 1/150.000
Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/10/2002 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên. [11]
50
- Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh
Đắk Lắk về việc ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền trong việc lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. [15]
- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ƣơng về việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn
Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020).
[3]
- Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020. [19]
- Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên
thời ký 2001 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. [4]
- Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Lắk ban
hành Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk. [22]
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XII.
- Chƣơng trình số 03/CTr-TU ngày 20/01/2011 của Thành ủy Buôn Ma
Thuột về việc thực hiện Nghị quyết 12 của Ban thƣơng vụ Tỉnh ủy về việc
xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng
Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). [1]
- Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Đắk
Lắk về việc phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020. [23]
51
- Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tƣớng Chính
phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk đến năm 2025. [24]
- Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. [25]
- Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của UBND tỉnh
Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [26]
- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh
Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng biên
giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [27]
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông
thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
- Các quy hoạch ngành của tỉnh đến năm 2020 về: Giao thông vận tải,
Giáo dục và Đào tạo; Công nghiệp; Y tế; Thƣơng mại; Du lịch…
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
2.2.2.1. Đối với quy hoạch đô thị
- Về lập quy hoạch đô thị:
+ Sở Xây dựng tham mƣu, giúp UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch
chung đô thị mới, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có
phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện trở lên, khu vực
trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch chung đô
thị mới do Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch.
+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung
thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong
phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị đƣợc quy
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

More Related Content

What's hot

Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdf
Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdfGiáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdf
Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdfMan_Ebook
 
Chương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáiChương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáivictorybuh10
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngHùng Đồng phục
 
Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội
 Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội
Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà NộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamĐề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 nataliej4
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...Man_Ebook
 
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt Nam
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt NamTổng quan về các dự án BOT tại Việt Nam
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt NamNguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdf
Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdfGiáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdf
Giáo trình Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá.pdf
 
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mạiKỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
 
Chương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáiChương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoái
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
 
Luận văn: Hợp đồng mẫu mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Luận văn: Hợp đồng mẫu mua bán nhà ở hình thành trong tương laiLuận văn: Hợp đồng mẫu mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Luận văn: Hợp đồng mẫu mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội
 Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội
Luận văn: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội
 
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải phápLuận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á ChâuBáo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamĐề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
 
Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của huyện An Lão, HAY
Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của huyện An Lão, HAYĐề tài: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của huyện An Lão, HAY
Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của huyện An Lão, HAY
 
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và các tác giả khá...
 
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt Nam
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt NamTổng quan về các dự án BOT tại Việt Nam
Tổng quan về các dự án BOT tại Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 

Similar to Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
34846326 th8772
34846326 th877234846326 th8772
34846326 th8772letranganh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phố
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phốLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phố
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phốViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nailuanvantrust
 

Similar to Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk (20)

Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đLuận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
 
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
34846326 th8772
34846326 th877234846326 th8772
34846326 th8772
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị ở Hà NộiLuận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội
 
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOTLuận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
 
Pháp luật về quy hoạch đô thị ở việt nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố...
Pháp luật về quy hoạch đô thị ở việt nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố...Pháp luật về quy hoạch đô thị ở việt nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố...
Pháp luật về quy hoạch đô thị ở việt nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố...
 
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào CaiQuản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đĐề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư khu vực dải trung tâm thành phố
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư khu vực dải trung tâm thành phố Luận văn: Quản lý dự án đầu tư khu vực dải trung tâm thành phố
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư khu vực dải trung tâm thành phố
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phố
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phốLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phố
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án cải tạo trung tâm thành phố
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh ...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Chất Lượng Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Quản Lý Bay M...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Chất Lượng Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Quản Lý Bay M...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Chất Lượng Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Quản Lý Bay M...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Chất Lượng Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Quản Lý Bay M...
 
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL công trình XDPTĐT.doc
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL công trình XDPTĐT.docHoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL công trình XDPTĐT.doc
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL công trình XDPTĐT.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải tru...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải tru...Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải tru...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải tru...
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Cái Giá
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Cái GiáLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Cái Giá
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Cái Giá
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..……../………….. BỘ NỘI VỤ ….…/..…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO ANH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149 WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK – 2022
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..……../………….. BỘ NỘI VỤ ….…/..…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO ANH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀNG QUY ĐĂK LĂK – 2022
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Hoàng Quy. Các nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê, thu thập, phân tích đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ cá nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành Chính Quốc Gia. Đắk Lắk, ngày 19 tháng 5 năm 2018 Tác giả ĐÀO ANH HÙNG
  • 4. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................1 MỤC LỤC..........................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN.......................................6 MỞ ĐẦU............................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài luận văn.............................................................................7 2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................10 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................10 6. Ý nghĩa của luận văn và đóng góp của luận văn..........................................11 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................11 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ....................................................................................................12 1.1. Lý luận về quy hoạch xây dựng ................................................................12 1.2. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng................................................17 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và bài học rút ra cho Đắk Lắk .....................................................................................................32 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK..................................................................................................................44 2.1. Quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk............44 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột .........................................................................................49 2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng .................................61 Tiểu kết chƣơng 2: ...........................................................................................70 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK..........................................................73 3.1. Định hƣớng quy hoạch xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội .............73 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng ............102 3.3. Kiến nghị.................................................................................................111 Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................113 KẾT LUẬN....................................................................................................114 Tài liệu tham khảo..........................................................................................116
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân QH Quy hoạch QHC Quy hoạch chung NĐ – CP Nghị định – Chính phủ QĐ – TTg Quyết định – Thủ tƣớng TT- BXD Thông tƣ – Bộ Xây dựng QĐ – BXD Quyết định – Bộ Xây dựng QĐ – HĐND Quyết định – Hội đồng nhân dân NQ/TW Nghị quyết/Trung ƣơng WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới KCN Khu công nghiệp TW7 Trung ƣơng 7 ODA - Oficial Developmen Asistance Hỗ trợ phát triển chính thức KL/TW Kết luận/Trung ƣơng CTr – TU Chƣơng trình – Trung ƣơng
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN Hình 1.1: Sơ đồ tác động qua lại giữa quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng thông qua mục tiêu phát triển bền vững............................................ 10 Hình 1.2: Sơ đồ quy hoạch môi trƣờng đô thị trong quy trình kế hoạch hoá... 17 Hình 1.3: Sơ đồ tổng quát quy trình quy hoạch............................................... 18 Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng hiện nay tại Việt Nam .......36 Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng kiến nghị ....................... 39 Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột ................................ 43 Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột.................. 44 Hình 2.3: Bản đồ không gian cảnh quan thành phố Buôn Ma Thuột.................. 47 Hình 2.4: Quảng trƣờng 10-3 là công trình công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho ngƣời dân ............................................................................... 57 Hình 2.5: Bản đồ định hƣớng phát triển không gian đô thị thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 ................................................................................... 60 Hình 3.1: Bản đồ không gian các khu đô thị mới............................................. 89 Hình 3.2: Sơ đồ các trục đƣờng chính thành phố Buôn Ma Thuột .................. 95
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay, công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề mang tính chiến lƣợc, quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho đầu tƣ xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị... đồng thời là một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo hƣớng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng của quy hoạch, trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tƣ có hiệu quả cùng với sự giúp đỡ các Sở, Ban, ngành của tỉnh; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; cấp ủy và chính quyền thành phố đã thƣờng xuyên quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo đề ra giải pháp cụ thể về công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, đến nay thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã hình thành rõ nét một diện mạo mới của một đô thị trẻ, năng động, hiện đại, văn minh với xu thế hội nhập và phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng của thành phố Buôn Ma Thuột còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc và bất cập đó là: Một số Đồ án quy hoạch xây dựng chất lƣợng còn thấp, thiếu tính chiến lƣợc, chƣa thực sự đóng vai trò đi trƣớc một bƣớc, nhiều khu vực của thành phố có khả năng thu hút đầu tƣ xây dựng lớn nhƣng chƣa có quy hoạch chi tiết đã làm chậm cơ hội đầu tƣ và phát triển đô thị. Tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm, công tác triển khai việc đền bù giải phóng mặt bằng của một số dự án còn gặp nhiều khó khăn. Một số Đồ án do chƣa đƣợc nghiên cứu, khảo sát kỹ trong quá trình lập, thẩm
  • 8. 8 định và phê duyệt nên vẫn còn xảy ra nhiều bất cập, dẫn đến việc quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần đã gây ra lãng phí và tốn kém. Việc công khai dân chủ quy hoạch xây dựng còn hạn chế do vậy khi triển khai thực hiện quy hoạch còn một số ý kiến thắc mắc. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân làm trái nhƣ: Bê tông hóa lấn át cây xanh, mặt nƣớc ao hồ, khi xây dựng không chấp hành quy định pháp luật, xây dựng không theo quy hoạch, tự cơi nới lấn chiếm vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc xử lý vi phạm chƣa kịp thời, thiếu kiên quyết; vấn đề môi trƣờng, hệ thống thoát nƣớc, quy hoạch các chợ, quy hoạch nhà văn hóa... vẫn đang là bức xúc ở một số khu dân cƣ. Việc quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng một số dự án chƣa đƣợc thống nhất dẫn đến các nhà thầu thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng còn tùy tiện, thiếu đồng bộ gây lãng phí tốn kém, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và mỹ quan đô thị. Các văn bản pháp luật và hƣớng dẫn về xây dựng cơ bản thƣờng xuyên thay đổi về quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy trình, quy phạm kỹ thuật cũng gây khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng. Năng lực chuyên môn của các cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng là một chủ đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về
  • 9. 9 quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng là không nhiều, một số các công trình, bài viết sau đây đề cấp đến nhiều khía cạch của vấn đề quy hoạch, cụ thể: (1) Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt nam đến năm 2020, Bộ xây dựng, NXB Xây dựng, Hà nội, 2004. (2) Chính phủ, Báo cáo số 1090/KTN ngày 10/3/1997, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc năm 2010. (3) TS. Đặng Anh Quân, “ Quản lý đất đai theo quy hoạch và vấn đề đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng đất”, Bài tham luận tại Hội thảo khoa học: “ Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992”. (4) Quản lý thị trƣờng bất động sản tại Hà nội”, Tác giả Nguyễn Thành Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà nội, 2007. (5) Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác môi trƣờng đô thị thị xã Hà Đông, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Phạm Khắc Tuấn, Học viện hành chính (2005). Đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về “"Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk"”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk luận văn đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng;
  • 10. 10 Chỉ ra những đặc điểm và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý về quy hoạch xây dựng hiệu quả hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng; Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lăk. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk lắk. Về thời gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk lắk giai đoạn từ năm 2003 đến 2017. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Quyết định 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ Tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Buôn Ma Thuột đến năm 2020 với mục tiêu phát triển thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên, một trong những trung tâm y tế, văn hoá- thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của Tây Nguyên. Quyết định 249/2014/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ Tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. Mục tiêu là xây dựng và phát triển thành
  • 11. 11 phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng; phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh... 6. Ý nghĩa của luận văn và đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên của các trƣờng đại học và những ai quan tâm đến công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  • 12. 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 1.1. Lý luận về quy hoạch xây dựng 1.1.1. Khái niệm quy hoạch xây dựng Khái niệm về quy hoạch: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.[8] Khái niệm về quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trƣờng thích hợp cho ngƣời dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. [7] Hình 1.1: Sơ đồ tác động qua lại giữa quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng thông qua mục tiêu phát triển bền vững.
  • 13. 13 1.1.2. Đặc điểm quy hoạch xây dựng Mang tính chính trị (tuân theo các đƣờng lối chính sách của Đảng và Chính Phủ). Mang tính tổng hợp (có sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau). Mang tính địa phƣơng (nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phụ thuộc vào đặc thù của mỗi vùng, miền). Mang tính kế thừa (đô thị là sản phẩm của lịch sử trong quá trình tiến hóa của xã hội loài ngƣời, quy hoạch đô thị phải xem xét những gì đã có từ quá khứ, đang có trong hiện tại để lựa chọn giải pháp cho tƣơng lai). Mang tính dự báo (về các yếu tố đa dạng trong đời sống con ngƣời nhƣ dân số, đất đai, kinh tế, xu hƣớng xã hội…). Mang tính biến động và có điều chỉnh (xã hội luôn vận động nên công tác quy hoạch xây dựng phải luôn ở trạng thái động, sẵn sàng điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn). 1.1.3. Vai trò quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tƣ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trƣờng sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trƣờng, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tƣ và
  • 14. 14 thu hút đầu tƣ xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cƣ nông thôn. Vì vậy có thể hiểu Quy hoạch xây dựng là quy hoạch nền tảng về không gian và cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế phát triển nên có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc và đƣợc thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: - Quy hoạch xây dựng giải quyết mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực và tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu: “Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ” [7]. Quy hoạch xây dựng vùng (liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện) gồm: xác định và phân tích tiềm năng, động lực phát triển vùng; dự báo về tốc độ đô thị hoá; giải pháp phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cƣ nông thôn; xác định khu vực chức năng chuyên ngành, cơ sở sản xuất, hệ thống công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng. Để làm đƣợc điều này quy hoạch xây dựng vùng buộc phải nghiên cứu toàn diện các mặt về phát triển kinh tế-xã hội các ngành nghề cùng phát triển trên một lãnh thổ không gian và cần đƣợc phân bổ một cách hợp lý. Vì vậy quy hoạch xây dựng vùng phải tích hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các ngành các lĩnh vực trong nội dung quy hoạch vùng và từ đó nó có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu do việc sắp xếp không gian lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cho các ngành kinh tế. - Quy hoạch xây dựng là nền tảng của phát triển kinh tế đô thị: “Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát
  • 15. 15 triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững” [7]. Quy hoạch chung đô thị gồm: xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; mô hình phát triển, định hƣớng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thƣơng mại, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dƣới đất; đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; kế hoạch ƣu tiên đầu tƣ và nguồn lực thực hiện. Để làm đƣợc điều này quy hoạch chung buộc phải nghiên cứu cụ thể sự tích hợp phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn đô thị, hoạch định hƣớng đi cụ thể, xác định không gian cụ thể cho các ngành kinh tế phát triển. Giải quyết tốt mối quan hệ trong phát triển kinh tế của các ngành tạo thành nền kinh tế đô thị vững chắc. - Quy hoạch xây dựng tập hợp được các nguồn lực phát triển hợp lý các ngành: “Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lƣới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung”[7]. Quy hoạch phân khu gồm: xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lƣới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đƣờng phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị; đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. Để làm đƣợc việc này quy hoạch phân khu phải làm rõ các chức năng sử dụng đất cho các ngành kinh tế phát triển (kể cả chức năng hỗn hợp) làm căn cứ quản lý và thu hút nguồn lực đầu tƣ. Quy hoạch
  • 16. 16 phân khu sẽ giúp các nhà đầu tƣ có những thông tin, chỉ tiêu cụ thể để lập kế hoạch đầu tƣ có hiệu quả với nhiều loại hình đa dạng trên địa bàn đô thị. - Quy hoạch xây dựng thúc đẩy quá trình đô thị hoá: “Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung” [6]. Quy hoạch chi tiết gồm: xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lƣới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. Để làm đƣợc điều này quy hoạch chi tiết phải thực hiện đến các bƣớc thiết kế quy hoạch cụ thể đến từng lô đất, công trình đảm bảo tính hiện thực cho quá trình đầu tƣ xây dựng. Quy hoạch chi tiết là căn cứ quan trọng để cấp phép đầu tƣ xây dựng đô thị. Trên cơ sở đó các nhà đầu tƣ xây dựng công trình theo mục đích sử dụng và kinh doanh của mình. Đây là giai đoạn cụ thể hóa quy hoạch trên thực địa, nó góp phần thức đẩy quá trình đô thị hóa hiện thực. Tƣơng tự nhƣ trên Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù gồm: Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch phân khu xây dựng, Quy hoạch chi tiết xây dựng là cơ sở quan trọng để triển khai đầu tƣ xây dựng những trọng điểm kinh tế của đất nƣớc. Quy hoạch nông thôn nghiên cứu sắp xếp ổn định và phát triển dân cƣ gắn với phân bố sản xuất nông nghiệp đã giúp nông thôn mới Việt Nam ngày càng khang trang hơn. 1.1.4. Phân loại quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng đƣợc phân thành bốn loại:
  • 17. 17 Quy hoạch xây dựng vùng: Là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. [7] Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: Là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng. [7] Quy hoạch xây dựng nông thôn: Là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông thôn. [7] Quy hoạch đô thị (bao gồm quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch chi tiết đô thị): Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [6] 1.2. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nƣớc, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nƣớc: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp. [2]
  • 18. 18 Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, các cơ quan nhà nƣớc nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nƣớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nƣớc theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nƣớc. [2] 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng phải đƣợc lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng đƣợc lập cho năm năm, mƣời năm và định hƣớng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải đƣợc định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trƣớc đã lập và phê duyệt.
  • 19. 19 Hình 1.2: Sơ đồ Quy hoạch môi trƣờng đô thị trong quy trình kế hoạch hoá. Nhà nƣớc bảo đảm vốn ngân sách nhà nƣớc và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nƣớc đƣợc cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tƣ xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng và xây dựng công trình.
  • 20. 20 Trong trƣờng hợp Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tƣ vấn để thực hiện. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. 1.2.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng 1.2.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Công cụ đầu tiên để phát triển đô thị là dựa trên quy hoạch, việc tập trung cho công tác lập quy hoạch xây dựng, phủ kín quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên toàn địa bàn thành phố trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên việc thực hiện còn dàn trãi, kế hoạch triển khai lập quy hoạch xây dựng còn bất cập do chƣa xác định đƣợc các khu vực cần lập quy hoạch xây dựng, thứ tự ƣu tiên và tính chất của từng loại đồ án quy hoạch xây dựng, nên chƣa đảm bảo đƣợc tiến độ hoàn tất các đồ án quy hoạch xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền duyệt, làm cơ sở cho để tổ chức quản lý, thực hiện việc đầu tƣ xây dựng hiệu quả. Hơn nữa, chi phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng trên toàn địa bàn thành phố đang thực hiện là không nhỏ, quá nhiều đồ án thực hiện cùng lúc trong lúc nguồn lực chƣa đảm bảo, kinh phí ngân sách phân bổ cho công tác lập quy hoạch xây dựng chậm, cũng làm cho tiến độ phê duyệt quy hoạch xây dựng bị ảnh hƣởng. Hình 1.3: Sơ đồ tổng quát quy trình quy hoạch Bên cạnh đó, nội dung của một số đồ án quy hoạch xây dựng vẫn còn chƣa có tính khả thi cao, sự tham gia góp ý của cộng đồng dân cƣ và của các
  • 21. 21 đơn vị có liên quan còn hạn chế nên chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế phát triển của thành phố. Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng vẫn còn cứng nhắc, rập khuôn trong việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn; một số đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch xây dựng tiến hành công tác khảo sát chƣa kỹ, nghiên cứu chƣa thấu đáo về điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng cũng nhƣ khả năng, nguồn lực địa phƣơng, nếp sống, ngành nghề cũng nhƣ thu nhập của các hộ dân trong khu vực lập quy hoạch xây dựng để có những giải pháp đề xuất phù hợp, nên chất lƣợng của các đồ án quy hoạch xây dựng còn hạn chế là điều không tránh khỏi. 1.2.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tƣ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trƣờng sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trƣờng, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tƣ và thu hút đầu tƣ xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cƣ nông thôn. Vì thế, quy hoạch xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành liên quan, quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  • 22. 22 Quy hoạch xây dựng là một trong những khâu quan trọng để định hƣớng cho phát triển và kêu gọi đầu tƣ, bảo đảm đầu tƣ có hiệu quả và phát triển bền vững. Việc quy hoạch cảng mà vắng tàu đậu, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất, chợ không có ngƣời họp...; quy hoạch có tầm nhìn ngắn, thiếu tính chiến lƣợc, không đồng bộ, chƣa phù hợp với thị trƣờng... là những quy hoạch bất cập, yếu kém, gây lãng phí rất lớn. Để phát huy vai trò quan trọng của quy hoạch xây dựng, nhiều vấn đề đƣợc đặt ra, đòi hỏi công tác quy hoạch xây dựng phải luôn đi trƣớc; đòi hỏi việc khảo sát, điều tra cơ bản, tính toán và dự báo, thu thập thông tin phục vụ công tác quy hoạch phải đầy đủ, khách quan, khoa học, có định hƣớng đúng và có tầm nhìn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; đòi hỏi Nhà nƣớc phải bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách và có chính sách huy động các nguồn vốn khác đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch xây dựng. Mặt khác, thực tế cho thấy, việc phát huy vai trò quan trọng của quy hoạch xây dựng phải tiến hành đồng thời với việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát ngay trong các giai đoạn của quá trình quy hoạch xây dựng; ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ xây dựng do khâu quy hoạch gây ra. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về lập và thực hiện quy hoạch 1.2.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở nền tảng cho việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Điều này đã đƣợc khẳng định rõ trong Hiến pháp năm 2013 nhƣ sau: “Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
  • 23. 23 Trên cơ sở đƣờng lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, pháp lệnh đến các văn bản dƣới luật, nhằm thể chế hoá đƣờng lối chính sách của Đảng thành pháp luật, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật đã thu đƣợc nhiều kết quả thiết thực. Sự phát triển của hệ thống pháp luật đã từng bƣớc tạo cơ sở cho việc Nhà nƣớc thực hiện quản lý bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng và củng cố Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam từ năm 1945 đến nay, nƣớc ta đã xây dựng và ban hành đƣợc một Chiến lƣợc về "xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020" theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005. Đây là một chiến lƣợc có tính dài hạn, là định hƣớng chính trị cơ bản cho việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức đƣợc kết nạp vào Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Tham gia vào Tổ chức thƣơng mại thế giới, nƣớc ta đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trƣờng kinh doanh của nƣớc ta ngày càng đƣợc cải thiện. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khoá X đã thảo luận và thông qua những chủ trƣơng, chính sách lớn để phát triển nhanh và bền vững sau khi nƣớc ta gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là “Khẩn trƣơng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức
  • 24. 24 Thƣơng mại thế giới”, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trƣờng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nhiều quy hoạch xây dựng hiện nay không dựa trên yếu tố phát triển kinh tế và không xác định đƣợc đối tƣợng quản lý, nên thiếu tính khả thi. Điển hình nhƣ: Quy hoạch xây dựng vùng nam Phú Yên - bắc Khánh Hòa; quy hoạch xây dựng vùng nam Hà Tĩnh - bắc Quảng Bình; quy hoạch xây dựng vùng nam Nghệ An - bắc Hà Tĩnh; quy hoạch xây dựng vùng nam Thanh - bắc Nghệ hoặc một loạt các quy hoạch xây dựng vùng dọc các tuyến quốc lộ và đƣờng cao tốc. Nhiều quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không đảm bảo tính liên kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Trong khi đó, đƣợc ban hành từ năm 2003 trong bối cảnh chƣa có Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng 2003 có phạm vi điều chỉnh gồm cả nội dung quy hoạch xây dựng. Nhƣng khi Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đƣợc ban hành thì phần lớn những nội dung liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng đã đƣợc điều chỉnh tại Luật Quy hoạch đô thị. Do vậy, thực tế đã xảy ra tình trạng nội dung quy hoạch xây dựng đang đồng thời bị điều chỉnh bởi hai luật: Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Điều này đã tạo ra sự trùng lắp, không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện và áp dụng. Giải quyết thực trạng này, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Đây là một quyết định rất đúng đắn, cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Song với phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014 vẫn bao gồm cả phần quy hoạch xây dựng là không hợp lý, bởi các lẽ sau: Thứ nhất, trên thế giới hiện nay không nƣớc nào có quy định nội dung quy hoạch xây dựng nằm trong Luật Xây dựng (ngoại trừ Việt Nam). Yêu cầu
  • 25. 25 đặt ra trong vấn đề quy hoạch mà tất cả các nƣớc trên thế giới quan tâm đó chính là sự gắn kết, thống nhất trong tất cả các quy hoạch để tạo động lực phát triển chung cho các ngành một cách có hệ thống. Và điều đó có nghĩa là, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch hệ thống đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển các ngành phải có sự gắn kết với nhau và đƣợc thống nhất trên quan điểm tổng hợp, hợp nhất và đa ngành để giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Thứ hai, đối tƣợng của xây dựng là công trình, chứ không phải là đô thị và càng không phải là vùng. Do đó, Luật Xây dựng chỉ nên tập trung giải quyết các vấn đề về hoạt động xây dựng công trình (Các quy định về tiêu chuẩn, chất lƣợng lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công và quản lý dự án xây dựng công trình). Thứ ba, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng chính là xác định hệ thống đô thị và nông thôn và giải quyết vấn đề phát triển hệ thống thống đô thị và nông thôn. Hay nói cách khác, quy hoạch xây dựng thực chất là một loại quy hoạch ngành (cũng giống nhƣ ngành công nghiệp có quy hoạch phát triển hệ thống các khu công nghiệp; ngành nông nghiệp có quy hoạch phát triển hệ thống nông nghiệp, ngành du lịch có quy hoạch phát triển hệ thống du lịch...) mà bản chất của nó chính là định hƣớng tổng thể phát triển hệ thống đô thị, nông thôn làm cơ sở lập các quy hoạch đô thị và nông thôn các cấp. Thứ tƣ, việc xác định các vùng trong quy hoạch xây dựng là thiếu thống nhất, không đủ cơ sở và thiếu căn cứ, không tạo sự thống nhất chung cho các ngành trong quản lý, đặc biệt là vùng liên tỉnh hay "vùng" theo tuyến đƣờng. Để định hƣớng phát triển hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, nhất thiết phải dựa vào định hƣớng phát triển của kinh tế - xã hội, mà việc xác định các vùng ở đây lại không dựa theo các vùng kinh tế - xã hội.
  • 26. 26 Thứ năm, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đã điều chỉnh hầu hết nội dung liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng. Do vậy, Luật Xây dựng năm 2014 nên bỏ nội dung điều chỉnh về công tác quy hoạch xây dựng để tránh sự chồng chéo trong triển khai; đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Từ phân tích trên cho thấy, đề nghị bỏ nội dung Quy hoạch xây dựng trong Luật Xây dựng năm 2014 là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để đảm bảo sự đồng bộ, tính thống nhất trong các văn bản luật. Giải quyết thực trạng này, Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch năm 2017, có hiệu lực chậm nhất là ngày 01/01/2019. Đây là một quyết định rất đúng đắn, cần thiết trong bối cảnh hiện nay và theo đúng tinh thần của Nghị quyết 13/2012: “...Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nƣớc; tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm; đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch...”. 1.2.3.2. Quy trình lập quy hoạch xây dựng Bước 1: Xin chủ trƣơng lập quy hoạch [10] UBND xã (thị trấn, thị xã, huyện, thành phố) lập văn bản trình UBND huyện (thành phố, tỉnh) chấp thuận chủ trƣơng lập quy hoạch, phân công chủ đầu tƣ. [10] Bước 2: Chủ đầu tƣ lựa chọn tƣ vấn lập quy hoạch [10] Sau khi có chủ trƣơng chấp thuận giao nhiệm vụ lập quy hoạch, chủ đầu tƣ tiến hành lựa chọn đơn vị tƣ vấn có đủ điều kiện về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
  • 27. 27 Bước 3: Tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng và dự toán kinh phí quy hoạch [10]: Lập: Chủ đầu tƣ tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tƣ vấn lập nhiệm vụ và dự toán kinh phí quy hoạch theo từng đối tƣợng của loại đồ án sau khi có chủ trƣơng của cấp thẩm quyền. Trình thẩm định, phê duyệt: Chủ đầu tƣ trình cơ quan quản lý xây dựng địa phƣơng thẩm định nhiệm vụ và dự toán kinh phí quy hoạch và trình UBND cấp huyện (thành phố, tỉnh) phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí quy hoạch trƣớc khi triển khai bƣớc lập phƣơng án quy hoạch. Bước 4: Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và xác định các căn cứ lập quy hoạch. [10] Bước 5: Tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng [10]: Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn nghiên cứu lập phƣơng án quy hoạch trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc duyệt và đề xuất tối thiểu 02 phƣơng án. Chủ đầu tƣ phối hợp đơn vị tƣ vấn báo cáo phƣơng án lấy ý kiến địa phƣơng, các ngành liên quan: 1-2 lần có sự thống nhất chung trƣớc khi hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Phòng kinh tế hạ tầng huyện (Phòng Quản lý đô thị thành phố hoặc phòng Quy hoạch kiến trúc Sở Xây dựng). Lấy ý kiến: Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng, tổ chức tƣ vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phƣơng lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải đƣợc tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trƣớc khi phê duyệt.
  • 28. 28 Căn cứ kết quả lấy ý kiến và hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng, ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phƣơng án quy hoạch xây dựng. 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Thực tế trong những năm qua, nhiều đồ án quy hoạch xây dựng đã đƣợc cấp thẩm quyền duyệt nhƣng chƣa có kế hoạch triển khai toàn diện các nội dung quy hoạch, hoặc đã thực hiện nhƣng nội dung quy hoạch không khả thi, tiến độ kéo dài, dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo”; Tuy nhiên lại chậm rà soát điều chỉnh, ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của các tổ chức và cá nhân có nhà, đất trong khu vực quy hoạch (theo khoản 1, điều 46 của luật Quy hoạch đô thị, thời gian rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm). Mặt khác, việc rà soát điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng còn cảm tính, phần lớn điều chỉnh để giải quyết những bức xúc cho ngƣời dân nhƣng chƣa có cơ sở đánh giá việc triển khai, thực thi các nội dung quy hoạch một cách khoa học, đảm bảo đủ điều kiện điều chỉnh hoặc sửa đổi mang tính khả thi hơn. Trong thời gian qua, một số chủ đầu tƣ khi xin thỏa thuận địa điểm, công nhận chủ đầu tƣ đối với các dự án khu dân cƣ mới phù hợp với chức năng quy hoạch, quy mô dự án tƣơng ứng với các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch đƣợc duyệt ,v.v. Tuy nhiên, hiện trạng các công trình hạ tầng không đảm bảo và cũng chƣa có kế hoạch đầu tƣ xây dựng tƣơng ứng nên khi xây dựng xong, sẽ phát sinh nhiều vấn đề nhƣ kẹt xe, thiếu trƣờng học, công viên,v.v. là không tránh khỏi, nhƣng các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng không có cơ sở pháp lý để hạn chế hoặc từ chối các nhà đầu tƣ xin thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án. Cụ thể, đối với một dự án chung cƣ tiếp giáp đƣờng hiện hữu là 6m, đƣợc thỏa thuận các chỉ tiêu dân số, quy mô công trình phù hợp với các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch đƣợc duyệt có đƣờng giao thông là 20m với thời gian thực hiện đến 2020, nhƣng
  • 29. 29 khi xây dựng xong và đƣa vào sử dụng thì đƣờng giao thông tiếp cận vẫn chƣa đƣợc mở rộng đảm bảo lộ giới theo quy hoạch, nên dẫn đến tình trạng kẹt xe. Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý nhà nƣớc vẫn còn hạn chế, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phần lớn chỉ mới xem các đồ án quy hoạch đƣợc duyệt là căn cứ pháp lý để thỏa thuận địa điểm, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, nhƣng chƣa có kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện, đầy đủ các nội dung quy hoạch, nên giá trị của các đồ án quy hoạch chƣa đƣợc quản lý, khai thác, phát huy một cách hiệu quả, chủ yếu nặng về mặt “quản lý”, mà chƣa đáp ứng tốt yêu cầu “phát triển”. 1.2.3.4. Kiểm tra giám sát quy hoạch xây dựng Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc, quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, trong đó, chất lƣợng lập quy hoạch chƣa bảo đảm, thiếu tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch, quá trình tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch thƣờng chậm... Về giải pháp thực hiện thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tham mƣu giúp Chính phủ, QH, hoàn thiện các quy định, thể chế về quy hoạch bảo đảm nâng cao chất lƣợng, chống lãng phí trong quy hoạch. Bộ sẽ sớm rà soát lại các phƣơng pháp tính, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan để sửa đổi, loại bỏ một số thủ tục, quy trình không cần thiết. Bên cạnh đó, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn lợi ích nhóm trục lợi quy hoạch, tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân trong xây dựng, thực hiện quy hoạch… Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch và quản lý phát triển, trƣớc hết sẽ rà soát, đánh giá tổng kết Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng để cải thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển nói chung. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tổ chức lập quy hoạch, chú trọng việc thực hiện đồng bộ các quy hoạch đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch xây dựng; gắn quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành và gắn quy hoạch xây dựng với ứng phó biến đổi khí hậu. Chính phủ sẽ đẩy
  • 30. 30 nhanh tiến độ các khu đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để giảm áp lực cho các thành phố; tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Một là, công tác quy hoạch phải luôn đi trƣớc một bƣớc. Lập quy hoạch phải là một nhiệm vụ đƣợc ƣu tiên thực hiện trong chƣơng trình phát triển kinh - tế xã hội cũng nhƣ trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phƣơng, của các ngành và các cấp chính quyền. Hai là, chú trọng nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch trong tất cả các khâu, các bƣớc triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập đồ án quy hoạch, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch. Tùy theo đối tƣợng, giai đoạn, loại quy hoạch xây dựng mà tập trung làm sáng tỏ các nội dung trong khảo sát, đánh giá hiện trạng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trƣờng, các động lực phát triển; định hƣớng phát triển không gian và các công trình hạ tầng kỹ thuật; xác định các công trình cần đầu tƣ xây dựng, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo... trong khu vực quy hoạch; dự kiến những hạng mục ƣu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Những nội dung này phải bảo đảm có cơ sở tin cậy, phân tích và đánh giá một cách khoa học, mang tính thực tiễn, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững. Ba là, bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch giữa quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hƣởng xấu đến
  • 31. 31 các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do quá trình thi công gây nên. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch đầu tƣ chủ trì, cùng với Ủy ban nhân dân có liên quan và tổ chức tƣ vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan theo đúng quy định tại Điều 20, Điều 21 của Luật quy hoạch đô thị; chú trọng việc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc quản lý và (hoặc) sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (nhƣ cấp nƣớc, thoát nƣớc, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc...), đặc biệt chú ý đến quy hoạch không gian ngầm và các công trình ngầm - một nội dung rất cần thiết và có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện quy hoạch sau này mà lâu nay bị xem thƣờng, thậm chí lãng quên. Bốn là, ƣu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đƣợc triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ, bảo đảm sứ mệnh “đi trƣớc” của quy hoạch. Đối với quy hoạch chung các đô thị lớn, các đô thị đặc thù; Quy hoạch xây dựng các khu vực có địa hình, vị trí, cảnh quan môi trƣờng đặc biệt, có giá trị thu hút đầu tƣ... nên chú trọng đầu tƣ vốn cần thiết cho thi tuyển để lựa chọn tƣ vấn có trình độ cao (kể cả tƣ vấn nƣớc ngoài) trên cơ sở xem xét hiệu quả của công tác quy hoạch ở tính khả thi và hiệu quả thực tế mà các dự án đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch đó mang lại. Năm là, đào tạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn và nghiệp vụ đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, quản lý quy hoạch. Trong việc thẩm định thiết kế, dự toán đầu tƣ xây dựng công trình thì chủ đầu tƣ có thể tự thực hiện việc thẩm định, hoặc thuê tổ chức tƣ vấn thực hiện nếu chủ đầu tƣ không đủ năng lực. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch là công việc quan trọng, phức tạp đòi hỏi kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu và cần kinh nghiệm thực tế. Theo quy định hiện nay, thẩm định, phê duyệt nhiệm
  • 32. 32 vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch các loại đều do cơ quan nhà nƣớc các cấp thực hiện. Do đó cần tuyển chọn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này có chuyên môn, đồng thời chú ý đào tạo công tác nghiệp vụ và bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đáp ứng yêu cầu của công việc. Sáu là, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai và cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng; Luật quy hoạch đô thị; lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cƣ trong quá trình lập quy hoạch đầu tƣ theo quy định tại Luật quy hoạch đô thị. Công bố, công khai quy hoạch đã đƣợc duyệt vừa thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nƣớc của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; vừa là điều kiện “cần” để quảng bá, giới thiệu quy hoạch thu hút đầu tƣ; để dân biết, dân làm, dân kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch; ngăn ngừa và phát hiện sớm các trƣờng hợp xây dựng vi phạm quy hoạch, tránh việc phải phá bỏ công trình do xây dựng sai quy hoạch, tránh phải “cắt ngọn” công trình do vi phạm quy hoạch và vi phạm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gây lãng phí tài sản của Nhà nƣớc, lãng phí tiền, tài sản của nhân dân; đồng thời cũng góp phần giảm bớt lực lƣợng cán bộ kiểm tra, thanh tra các cấp về lĩnh vực xây dựng, thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và bài học rút ra cho Đắk Lắk 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Hàn Quốc Cơ quan phụ trách vấn đề quy hoạch là Bộ Xây dựng và giao thông. Các văn bản Luật liên quan trực tiếp đến vấn đề quy hoạch bao gồm: Luật về sử dụng và quy hoạch đất quốc gia; Luật phát triển đô thị; Luật tự trị địa phƣơng. Một số
  • 33. 33 văn bản khác có liên quan nhƣ: Luật về công trình xây dựng; Luật về đất nông nghiệp; Luật nhà ở; Luật phát triển khu công nghiệp... Các quy định trực tiếp đến quy hoạch đô thị đƣợc đề cập trong văn bản Luật về sử dụng và quy hoạch đất quốc gia; có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 gồm 12 chƣơng và 144 điều. Những vấn đề chính đƣợc đề cập trong Luật bao gồm: các định nghĩa chung về quy hoạch đô thị, quy hoạch cơ bản, quy hoạch chi tiết, các vấn đề hạ tầng kỹ thuật; đối tƣợng của Luật; quy trình, trách nhiệm, quyền hạn phê duyệt, công bố quy hoạch; cấp quản lý, nội dung cơ quy hoạch cơ bản, quy hoạch quản lý đô thị; chuyển tiếp giữa quy hoạch và dự án; các điều khoản cụ thể khống chế hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng; liên kết chéo với các Luật về hạ tầng kỹ thuật đô thị; đền bù giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện quy hoạch; các vấn đề về tài chính, vốn lập quy hoạch, các chi phí liên quan đến quy hoạch đầu tƣ; quy định về hội đồng quy hoạch đô thị, tổ chức hoạt động. 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Trung Quốc Cơ quan có trách nhiệm quản lý vấn đề quy hoạch đô thị tại Trung Quốc là Bộ Xây dựng. Một số văn bản liên quan đến vấn đề quản lý phát triển đô thị và đất đai nhƣ sau: Luật Quy hoạch đô thị Trung Quốc đƣợc ban hành ngày 26/12/1989, gồm 06 chƣơng và 46 điều; Luật Đất đai đƣợc ban hành ngày 29/12/1988 gồm 07 chƣơng và 57 điều; Luật Xây dựng đƣợc ban hành ngày 01/11/1997 gồm 08 chƣơng, 85 điều. Một số vấn đề chính đƣợc đề cập trong Luật Quy hoạch đô thị Trung Quốc bao gồm: quy định về phân loại đô thị; phân trách nhiệm về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, thực hiện quy hoạch; quy định 02 bƣớc lập quy hoạch: quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết; nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết; một số định hƣớng, quy định đối với đô thị mới và cải tạo đô thị cũ; thông báo, công bố quy hoạch sau khi đƣợc phê
  • 34. 34 duyệt; các yêu cầu về tính thống nhất và ràng buộc giữa đồ án quy hoạch các cấp và dự án; các yêu cầu về chủ đầu tƣ, giấy phép xây dựng; thời gian trả lời, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch… Năm 2008, Trung Quốc ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cơ bản dựa trên Luật Quy hoạch đô thị 1989 có bổ sung về quy hoạch phát triển nông thôn và các mối quan hệ. Nội dung chủ yếu đƣa ra các nguyên tắc quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở Đài Loan Cơ quan phụ trách vấn đề quy hoạch tại Đài Loan là Bộ Nội vụ. Hệ thống các văn bản Luật liên quan trực tiếp đến quy hoạch nhƣ: Luật chính quyền địa phƣơng, Luật quy hoạch vùng, Luật phát triển đô thị mới, Luật tái phát triển đô thị cũ. Ngoài ra, một số văn bản khác liên quan đến quản lý đất đai và xây dựng nhƣ: Luật đất đai, Luật điều chỉnh đất dân cƣ nông thôn, Luật về công trình xây dựng, Luật điều chỉnh đất nông nghiệp, Luật về công viên quốc gia, Luật về đƣờng đô thị, Luật công trình ngầm đô thị... Luật phát triển đô thị mới đƣợc ban hành ngày 21/5/1997; sửa đổi 21/01/2000 gồm 07 chƣơng và 33 điều. Một số vấn đề chính đƣợc đề cập nhƣ: định nghĩa về đô thị mới; chính quyền quản lý; lựa chọn địa điểm quy hoạch đô thị mới, chỉ định địa điểm, sự tham gia của cộng đồng; thời gian, quy định đền bù giải phóng mặt bằng với từng loại đất cụ thể; phân vai trò, trách nhiệm theo đơn vị quản lý, chủ đầu tƣ, nguồn vốn; cơ chế hỗ trợ bán, cho thuê nhà và phát triển một số ngành sản xuất trong khu vực đô thị mới; trách nhiệm và nguồn vốn phục vụ các bƣớc trong tiến trình phát triển đô thị. Luật tái phát triển đô thị cũ đƣợc ban hành ngày 11/11/1998 và đƣợc sửa đổi nhiều lần: 26/4/2000, 29/01/2003, 22/6/2005, 17/5/2006, 21/3/2007 và lần cuối ngày 04/7/2007; gồm 08 chƣơng và 62 điều. Một số vấn đề chính đƣợc đề cập trong Luật nhƣ: định nghĩa, khái niệm, phân loại các loại tái quy
  • 35. 35 hoạch đô thị, trách nhiệm của Bộ Nội vụ; yêu cầu, nội dung, tiêu chí xác định khu vực tái phát triển đô thị, sự tham gia của cộng đồng vào việc tự thực hiện nghiên cứu tái phát triển đô thị; quyền và trách nhiệm của cơ quan phụ trách quy hoạch; yêu cầu và nội dung của hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng; công bố quy hoạch; cơ chế thực hiện xây dựng theo quy hoạch; các cơ chế về hỗ trợ thuế và nguồn vốn. 1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý quy hoạch xây dựng ở Việt Nam Trong những năm gần đây, nhiều đồ án quy hoạch xây dựng Vùng ở các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nƣớc lần lƣợt đã đƣợc phê duyệt. Ví nhƣ năm 2009 có tới 4 đồ án quy hoạch xây dựng vùng quan trọng đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt gồm: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia; Quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008 Thủ tƣớng chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Miền trung - Trung trung bộ đến năm 2025. Theo Bộ xây dựng, tính đến thời điểm này, đồ án quy hoạch xây dựng các vùng đã cơ bản hoàn thành và phủ kín diện tích trên phạm vi cả nƣớc. Điều này cho thấy sự quan tâm sát sao của các ngành, các Bộ và Chính phủ Việt Nam đối với công tác quy hoạch xây dựng Vùng hiện nay. Đây cũng chính là một bƣớc tiến mới trong công tác quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì trong những năm qua, mặc dù hầu hết các quy hoạch xây dựng Vùng tại Việt nam đã đƣợc phê duyệt, hoặc đã điều chỉnh nhƣng hiệu quả thực hiện chƣa cao. Điều này nhận thấy rất rõ trong thực tế khi hầu hết các tỉnh Miền trung với lợi thế về vị trí tiếp giáp với biển nên các tỉnh đua nhau xây dựng cảng biển nội địa, cảng biển quốc tế. Theo thống kê hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn
  • 36. 36 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển Việt Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phƣơng, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tƣ, quản lý và khai thác. Với tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nƣớc có thêm gần 2km cầu cảng. Để xây dựng đƣợc hệ thống cảng biển nhƣ vậy chính phủ đã phải bỏ ra kinh phí xây dựng rất cao và tốn kém nhƣng hiệu quả đạt đƣợc sau khi dự án đã hoàn tất thì lại thấp và còn rất nhiều bất cập từ khâu cầu dẫn, giao thông tiếp cận….đến cả khâu bốc xếp. Vì vậy, chi phí vận tải biển, bốc xếp của Việt Nam tăng cao và không có tính cạnh tranh trong khu vực. Điều này là tất yếu vì chúng ta đầu tƣ dàn trãi, dọc bờ biển đất nƣớc có tới 160 bến cảng trong khi đó cả đất nƣớc Singapore chỉ có một cảng quốc gia và quốc tế nhƣng năng suất, dịch vụ, giá cả tiện nghi cạnh tranh rất nhiều so với các nƣớc trong khu vực. Thêm vào đó, Qua kiểm tra, rà soát thực tế tại các địa phƣơng, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh còn nhiều bất cập; chƣa có sự gắn kết, thống nhất với các mục tiêu phát triển của vùng, dẫn đến sự chồng chéo, đầu tƣ lãng phí; tính thống nhất và cơ chế phối hợp giữa các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cấp tỉnh còn yếu. Nhiều dự án đầu tƣ chỉ căn cứ theo quy hoạch phát triển ngành, không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã dẫn đến việc phải điều chỉnh (vị trí xây dựng hoặc hƣớng tuyến xây dựng công trình...) gây thiệt hại lớn về kinh tế... Đặc biệt là việc bổ sung, điều chỉnh các khu công nghiệp (KCN) tập trung; phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, khu du lịch không phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh đã đƣợc phê duyệt, làm phá vỡ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung của tỉnh... Đáng chú ý là phần lớn các khu du lịch không đƣợc lập quy hoạch xây dựng một cách đầy đủ nhƣ đối với quy hoạch xây dựng KCN, khu đô thị.
  • 37. 37 Tất cả những bất cập nêu trên chỉ là những vấn đề điển hình trong quá trình phát triển kinh tế. Còn rất nhiều những bất cập trong quy hoạch xây dựng Vùng tại Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận những bất cập một cách nghiêm túc nhƣ là những bài học kinh nghiệm sâu sắc, để từ đó tìm ra những nguyên nhân chính yếu và đƣa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất nhằm mang đến sự phát triển hợp lý, bền vững cho các đô thị Việt nam. Dƣới đây là một số nguyên nhân chính yếu cho việc thực thi chƣa hiệu quả quy hoạch vùng tại Việt nam. * Nguyên nhân thứ nhất: phải kể đến đó là do chúng ta chƣa có cơ quan đủ thẩm quyền đứng ra lập, thực thi và quản lý quy hoạch vùng. - Điều này nghe có vẻ rất phi lý, vì hiện nay rõ ràng chúng ta đã có Bộ xây dựng với các viện kiến trúc, viện quy hoạch đô thị và nông thôn là cơ quan gần nhƣ đóng vai trò chủ chốt trong việc lập, thẩm định và thực thi quy hoạch vùng. Nhƣng trên thực tế, Bộ xây dựng đứng vai trò là đơn vị lập và thẩm định đồ án quy hoạch vùng, còn vấn đề thực thi thì chính là chính quyền địa phƣơng của vùng, của các tỉnh thành phố trong vùng. Chính điều này gây ra những bất cập trong nội tại, dẫn đến những thực trạng chồng chéo, không khớp trong quy hoạch vùng. * Nguyên nhân thứ hai: sự thiếu phối hợp giữa các Bộ nghành liên quan nhƣ: Bộ nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trƣờng, Bộ công thƣơng, Bộ giao thông vận tải, Bộ Nông nhiệp và phát triển nông thôn,...vv - Nhƣ chúng ta đã biết Quy hoạch xây dựng vùng đƣợc lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng các vùng trọng điểm, có các vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành nhƣ: vùng kinh tế trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, các vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do ngƣời
  • 38. 38 có thẩm quyền quyết định. Vì vậy việc lập quy hoạch vùng phải có sự gắn kết chặt chẽ của tất cả các Bộ, các nghành. Hiện nay đồ án quy hoạch đƣợc lập dựa trên quy trình: Bộ xây dựng là đơn vị chủ quản (nhƣ trên sơ đồ) đƣa cho các đơn vị trực thuộc Bộ nhƣ: Các viện kiến trúc, viện quy hoạch đô thị và nông thôn lập. Việc thu thập tài liệu liên quan đến các Bộ nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trƣờng, Bộ công thƣơng, Bộ giao thông vận tải, Bộ thủy lợi.. đƣợc các viện này tự thu thập bằng cách xin, mua…và có thể nói những nguồn tài liệu có những số liệu lạc hậu, chƣa đƣợc cập nhật. Vì thế sự chống chéo là không thể tránh khỏi. Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng hiện nay tại Việt Nam * Nguyên nhân thứ ba: Thiếu sự kết hợp của các chính quyền địa phƣơng trong vùng -Trong quy hoạch xây dựng vùng đƣợc lập cho các vùng quốc gia, có các vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành nhƣ: vùng kinh tế trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng
  • 39. 39 liên huyện, vùng huyện…nên rất cần các huyện, tỉnh lị có liên quan ngồi lại xem xét những yếu tố hợp lý hoặc chƣa hợp lý trong quy hoạch xây dựng vùng, liên vùng. Từ đó đóng góp ý kiến xây dựng để quy hoạch vùng hoàn thiện và có tính thực thi cao. * Nguyên nhân thứ tƣ: sự thiếu tầm nhìn của các đơn vị tƣ vấn và lãnh đạo một số khu vực địa phƣơng. - Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng vùng các đơn vị tƣ vấn do nhiều yếu tố ngoài những yếu tố khách quan nhƣ: sự thiếu phối hợp của các địa phƣơng, sự thiếu phối hợp giữa các nghành chức năng liên quan, còn các yếu tố chủ quan nhƣ: chƣa đi sâu nghiên cứu tiềm năng đặc trƣng từng vùng lãnh thổ, chƣa thu thập chi tiết các số liệu thống kê một cách chính xác, thiết kế một cách chủ quan mà chƣa nghiên cứu các kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. - Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trƣờng chúng ta rất hay đối mặt với những lãnh đạo các địa phƣơng thiếu tầm, thiếu tâm và luôn dùng quyền hành áp đặt vào trong quy hoạch gây tổn hại nghiêm trọng đến không gian vùng lãnh thổ. * Nguyên nhân thứ năm: do Chƣa làm tốt công tác quản lý, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng - Quy hoạch xây dựng vùng thực chất đã đƣợc quan tâm và lập từ cách đây khoảng 20 năm với rất nhiều những vấn đề bất cập. Song hầu nhƣ các cấp quản lý chỉ nhận xét, đánh giá rồi lại điều chỉnh và vấn đề vẫn không có lời giải đáp cho thực trạng phát triển không theo quy hoạch xây dựng vùng và những rối ren trong việc chọn hƣớng đi của các địa phƣơng nhƣ hiện nay. - Việc quy hoạch xây dựng vùng gặp nhiều vấn đề từ sự chồng chéo quy hoạch, thực thi không theo quy hoạch… Các nhà quản lý và thẩm định đóng vai trò lớn trong vấn đề quy hoạch xây dựng vùng.
  • 40. 40 Qua thực trạng quy hoạch xây dựng Vùng và 5 nguyên nhân chính yếu nêu trên chúng ta nhận thấy vấn đề quy hoạch vùng là một vấn đề rất lớn liên quan đến hầu nhƣ tất cả các lĩnh vực có ảnh hƣởng lớn và sâu rộng đến các địa phƣơng, tỉnh thành, vùng miền trong cả nƣớc. Đặc biệt ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế, định hƣớng đầu tƣ xây dựng, chiến lƣợc phát triển hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội trên cả nƣớc. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng cho Đắk Lắk Giải pháp cho quy hoạch xây dựng vùng phải đƣợc nhìn nhận từ hệ thống quản lý, đối tƣợng quản lý đến phƣơng thức thực thi cũng nhƣ đối tƣợng sử dụng. Dƣới đây là một số giải pháp có thể áp dụng tại Việt Nam. *Giải pháp thứ nhất: Thành lập một cơ quan quản lý quy hoạch vùng trực thuộc chính phủ, có khả năng chi phối các Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tƣ và các Bộ khác. - Trong giai đoạn ngắn hạn Cơ quan quản lý quy hoạch vùng sẽ thành lập dƣới hình thức tập hợp các cá nhân có năng lực, có quyền tự quyết của các Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tƣ và các Bộ khác. Trong giai đoạn dài hành Cơ quan quản lý quy hoạch vùng đƣợc phép thu hút các chuyên gia hàng đầu của cả nƣớc và quốc tế về tất cả các lĩnh vực kinh tế, xây dựng, giao thông, xã hội, nông nghiệp, công nghiệp…vv, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tốt nhất quy hoạch vùng của cả nƣớc. - Cơ quan quản lý quy hoạch vùng sẽ là đơn vị mời các tổ chức tƣ vấn lập quy hoạch vùng trong nƣớc và quốc tế có đủ năng lực tham gia thực hiện đồ án quy hoạch vùng.
  • 41. 41 Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống quy hoạch xây dựng vùng kiến nghị - Cơ quan quản lý quy hoạch vùng cùng với các bộ ngành có liên quan có trách nhiệm thẩm định và trình thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch vùng. - Đồ án quy hoạch vùng sau khi phê duyệt sẽ tiến hành các bƣớc thực thi theo từng giai đoạn cụ thể và dƣới sự quản lý, kiểm tra, đôn đốc của Cơ quan quản lý quy hoạch vùng. Cơ quan quản lý quy hoạch vùng chịu trách nhiệm trƣớc thủ tƣớng chính phủ về tất cả các vấn đề quy hoạch vùng. Trƣờng hợp ở các quy hoạch liên vùng, quy hoạch vùng tỉnh cũng có Cơ quan quản lý quy hoạch vùng với cơ cấu tƣơng tự. * Giải pháp thứ hai: Mở các lớp huấn luyện, tuyên truyền về tầm quan trọng và nguyên tắc chung trong quy hoạch Vùng cho các đối tƣợng quan chức lãnh đạo từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp trung ƣơng.
  • 42. 42 - Trong quá trình thực thi giải pháp thứ 2 cần thiết phải thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng làm qua loa, cho xong, đƣợc nhƣ thế mới mong có đƣợc những hiệu quả tốt. * Giải pháp thứ ba: Tổ chức các cuộc thi quy hoạch vùng với nhiều đơn vị tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm đơn vị tƣ vấn có năng lực cao, có tầm nhìn và có nhiều kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế. * Giải pháp thứ tƣ: Ban hành các quy định chặt chẽ cho các cơ quan có trách nhiệm lập, thẩm định, thực thi, quản lý và phối hợp thực hiện quy hoạch vùng. Khi chúng ta thực hiện đƣợc giải pháp thứ nhất này chúng ta sẽ giải quyết đƣợc nguyên nhân thứ nhất, nguyên nhân thứ hai và nguyên nhân thứ năm. Tức là chúng ta giải quyết đƣợc cơ bản các vấn đề về chính sách quản lý và thực thi hiệu quả. Các giải pháp thứ hai, giải pháp thứ ba, giải pháp thứ tƣ giải quyết đƣợc các nguyên nhân còn lại. Với đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên và ngƣời dân. Chúng ta có nhiều khả năng sẽ thực thi hiệu quả quy hoạch vùng trên bình diện cả nƣớc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, chính trị, an ninh và xã hội. Tiểu kết chƣơng 1 Đô thị là một thực thể luôn vận động. Nó chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. Sự vận động không ngừng của đô thị diễn ra trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đô thị. Trong khi đó đồ án quy hoạch đô thị là một hình ảnh đô thị trong tƣơng lai mà các nhà quy hoạch, các nhà quản lý nghĩ ra. Đô thị trong đồ án quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt là một hình ảnh duy nhất không vận động. Bản thân điều này đã chứa đựng những mâu thuẫn không nhỏ. Thứ nhất chƣa chắc đô thị vận động theo ý muốn của đồ án
  • 43. 43 quy hoạch. Thứ hai là không có một hình ảnh duy nhất của đô thị nhƣ trong đồ án. Nhƣ vậy việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị diễn ra nhƣ một tất yếu khách quan. Nói khác đi là việc điều chỉnh quy hoạch đô thị là một quy luật của sự phát triển đô thị, của phát triển xã hội.
  • 44. 44 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về quá trình quy hoạch xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột Nhìn lại các giai đoạn quy hoạch Buôn Ma Thuột ở thế kỷ trƣớc nhƣ giai đoạn 1904-1930 đánh dấu sự tác động có ý đồ của chính quyền vào không gian đô thị vốn nguyên sơ, dân cƣ tƣơng đối tập trung, việc chuyển lỵ sở từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột (1904) là bƣớc đầu cho sự hình thành một bộ máy cai trị. Ngƣời dân ở các buôn làng trƣớc kia vốn sống khá cơ động, nhƣng cùng với sự thâm nhập của ngƣời Pháp và việc hình thành những quốc lộ đầu tiên, các đồn điền đƣợc khai khẩn, nhân rộng, Buôn Ma Thuột phát triển không ngừng, ngƣời dân bản địa dần quen với lối sống thành thị. Góc nhìn quy hoạch của kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Sabatier có thể nhận thấy sự hiện diện của đơn vị hành chính thôn xung quanh khu vực dành cho các cơ quan công sở, chính quyền và trại lính. Quy hoạch này đều bám lấy suối Ea Tam, diện mạo của Buôn Ma Thuột đã thực sự đƣợc định hình rõ nét bằng việc kết hợp địa hình sông suối vào trong quy hoạch. Việc tách biệt các vùng dân cƣ vốn trƣớc đây tƣơng đối tập trung dần xa khỏi không gian đô thị đã nhấn mạnh vai trò một đô thị hành chính, quân sự và dịch vụ đã thể hiện đƣợc hình thái của đô thị Buôn Ma Thuột trong tƣơng lai.
  • 45. 45 Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỷ lệ 1/150.000 Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 Giai đoạn 1990-2010, công tác quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của thành phố đặc biệt không gian văn hóa lễ hội chƣa đƣợc đề cập đến. Các không gian kiến trúc trong đô thị chƣa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và nhiều công trình có nguy cơ phá vỡ cảnh quan đô thị, làm mai một nét văn hóa các buôn làng truyền thống trƣớc đây. Các buôn làng trong đô thị đang bị lấn át bởi sự phát triển và mở rộng đô thị, các
  • 46. 46 công trình xây dựng mới đang bủa vây các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa cần đƣợc bảo tồn. Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột, tỷ lệ 1/150.000 Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột đã phê duyệt xong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới đối với 08 xã thuộc địa bàn thành phố, hiện tại đã có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đó là các xã: Ea Kao, Ea Tu, Cƣ Êbur, Hòa Thắng, Hoà Thuận, Hoà Xuân, Hòa Khánh và phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã đạt nông thôn mới. Để thực hiện tốt điều này, các xã, các đơn vị tổ chức các phong trào thi đua tập trung vào việc thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở tất cả các thôn, xã, tạo cơ sở và bƣớc đi vững chắc trong việc triển khai trong từng giai đoạn. Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về
  • 47. 47 nông nghiệp, nông dân, nông thôn; mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng nông thôn mới và trách nhiệm các cấp, ngành, hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 2.1.2. Tình hình quy hoạch tại thành phố Buôn Ma Thuột Việc triển khai lập quy hoạch trên địa bàn thành phố còn chậm và thiếu so với yêu cầu của công tác quản lý đô thị. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế. Các đồ án quy hoạch đi vào cuộc sống chƣa nhiều và thiếu tính đồng bộ. Chƣa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực, vốn đầu tƣ từ bên ngoài cho công tác thực hiện các dự án quy hoạch, nhất là khi thành phố đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Hiện tại trong thành phố còn nhiều dự án chƣa đƣợc triển khai hoặc đã thay đổi chủ đầu tƣ do tình hình đầu tƣ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động đa dạng và phong phú trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng...với các nội dung tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, phê phán những hành vi biểu hiện vi phạm; Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội cùng với toàn dân chăm lo xây dựng thành phố Sáng – xanh – sạch – đẹp và an toàn. Nêu cao trách nhiệm việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện của thủ trƣởng các cơ quan đơn vị, các lực lƣợng chuyên trách trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, trật tự cảnh quan, vệ sinh môi trƣờng đô thị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, tích cực tham gia phong trào chỉnh trang đô thị, nâng cao ý thức tự giác, tạo lập nếp sống văn minh đô thị. Đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của Trung Ƣơng, của tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của thành phố, hiện nay thành phố Buôn Ma Thuột đã tập trung đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; hầu hết các công trình giao thông đối ngoại tại khu vực cửa ngõ ra và vào thành phố đều đã đƣợc nâng cấp mở rộng; 75% tuyến đƣờng phố đƣợc chiếu
  • 48. 48 sáng, trồng cây xanh, việc xây dựng vỉa hè bằng vật liệu cao cấp cũng đang từng bƣớc đƣợc thực hiện...cùng với việc thực hiện chính sách ƣu đãi, kêu gọi các dự án thu hút đầu tƣ trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; hầu hết các công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân đã đƣợc cấp phép xây dựng trên địa bàn với mẫu mã kiến trúc ngày càng đa dạng, phong phú, tạo bộ mặt của đô thị ngày càng khang trang, Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp. Bên cạng đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 đô thị trực thuộc tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại I) và thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV). UBND tỉnh đã phê duyệt lập quy hoạch chung 2 đô thị trên, trong đó quy mô thành phố Buôn Ma Thuột 10.150 ha/37.718 ha đất tự nhiên; thị xã Buôn Hồ 8.219,2ha/28.206 ha đất tự nhiên. Về dự án phát triển đô thị, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh (thành phố Buôn Ma Thuột); UBND thị xã Buôn Hồ phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị Đông Nam, thị xã Buôn Hồ. Các dự án trên đã đƣợc chấp thuận đầu tƣ đảm bảo phù hợp quy hoạch chi tiết đối với các chỉ tiêu dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội… Về quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã quy hoạch hệ thống Nghĩa trang thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; phê duyệt quy hoạch chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cƣ nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nƣớc đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025…
  • 49. 49 Hình 2.3: Bản đồ không gian cảnh quan thành phố Buôn Ma Thuột, tỷ lệ 1/150.000 Nguồn: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng - Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/10/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên. [11]
  • 50. 50 - Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. [15] - Kết luận số 60-KL/TW ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng về việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). [3] - Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. [19] - Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời ký 2001 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. [4] - Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. [22] - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XII. - Chƣơng trình số 03/CTr-TU ngày 20/01/2011 của Thành ủy Buôn Ma Thuột về việc thực hiện Nghị quyết 12 của Ban thƣơng vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). [1] - Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020. [23]
  • 51. 51 - Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. [24] - Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [25] - Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [26] - Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [27] - Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. - Các quy hoạch ngành của tỉnh đến năm 2020 về: Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo; Công nghiệp; Y tế; Thƣơng mại; Du lịch… 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng 2.2.2.1. Đối với quy hoạch đô thị - Về lập quy hoạch đô thị: + Sở Xây dựng tham mƣu, giúp UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch chung đô thị mới do Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch. + Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị đƣợc quy