SlideShare a Scribd company logo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Nếu có kế thừa
kết quả nghiên cứu của người khác thì được trích dẫn rõ ràng. Có gì sai trái, tôi
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Phan Thị Trâm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động
viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Đăng Độ là
người đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các thầy, cô giáo trường trung
học phổ thông chuyên Nguyễn Chí Thanh tỉnh Đắk Nông đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan ban, ngành chức năng của tỉnh
Đắk Nông như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở Khoa học
và Công nghệ Đắk Nông, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, Sở Kế hoạch
và Đầu tư Đắk Nông và người dân các địa phương trong tỉnh đã hợp tác, giúp đỡ
nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát thực địa.
Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm, sự động
viên và ủng hộ tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã dành cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐKTN: Điều kiện tự nhiên
KT – XH: Kinh tế - xã hội
CQ: Cảnh quan
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
VQG: Vườn quốc gia
DTTN: Diện tích tự nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.4: Độ ẩm không khí trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành
Bảng 2.6. Phân bố dân cư năm 2016
Bảng 2.7. Dân số trung bình phân theo giới tính, phân theo thành thị và nông thôn
Bảng 2.8. Lao động phân theo thành thị và nông thôn
Bảng 2.9. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.10. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Nông
Bảng 3.1. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển
nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của cây Măng Cụt
Bảng 3.3. Nhu cầu sinh thái của cây Quýt
Bảng 3.4. Nhu cầu sinh thái của cây Sầu Riêng
Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo loại hình sử dụng
Bảng 3.6. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông
Bảng 3.7. Diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã
Bảng 3.8. Diện tích trồng Quýt của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã
Bảng 3.9. Cơ cấu của Quýt so với diện tích trồng cây ăn quả ở tỉnh Đắk Nông
Bảng 3.10. Sản lượng Quýt của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã
Bảng 3.11. Diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã
Bảng 3.12. Cơ cấu diện tích Sầu Riêng với diện tích trồng cây ăn quả ở tỉnh Đắk
Nông
Bảng 3.13. Sản lượng Sầu Riêng của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã
Bảng 3.14. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế (Theo thời giá 2017)
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chủ yếu Đắk Nông năm 2017
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Hình 2.2. Bản đồ địa hình tỉnh Đắk Nông
Hình 2.3. Bản đồ độ dốc tỉnh Đắk Nông
Hình 2.4. Bản đồ sự phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Đắk Nông
Hình 2.5. Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm tỉnh Đắk Nông
Hình 2.6. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Đắk Nông
Hình 2.7. Bản đồ tầng dày đất tỉnh Đắk Nông
Hình 2.8. Bản đồ thành phần cơ giới đất tỉnh Đắk Nông
Hình 2.9. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Đắk Nông
Hình 2.10. Bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nông
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Măng Cụt
Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Quýt
Hình 3.3. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Sầu Riêng
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đăk Nông năm 2015
Hình 3.5. Bản đồ quy hoạch nông nghiệp nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020
Hình 3.6. Bản đồ qui hoạch không gian lãnh thổ cho phát triển nhóm cây ăn quả có
múi tỉnh Đắk Nông
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................................10
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................ 10
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 11
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 11
2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 11
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................... 12
3.1. GIỚI HẠN LÃNH THỔ......................................................................................................................... 12
3.2. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................... 12
3.3. GIỚI HẠN THỜI GIAN........................................................................................................................ 12
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 13
4.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TƢ LIỆU................................................. 13
4.2. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ VÀ GIS ..................................................................................................... 13
4.3. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.......................................................................................... 13
4.4. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỊA LÍ..................................................................................................... 14
4.5. PHƢƠNG PHÁP LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA ................................................................................ 14
4.6. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA................................................................................................................ 14
4.7. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BẰNG THANG ĐIỂM TỔNG HỢP................................................. 14
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 15
5.1.QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG..................................................................................................................... 15
5.2. QUAN ĐIỂM TỔNG HỢP.................................................................................................................... 16
5.3. QUAN ĐIỂM LÃNH THỔ.................................................................................................................... 16
5.4. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........................................................................................... 17
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................................................. 17
6.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ......................................................................................................................... 17
6.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................................................................................................... 17
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .......................................................................................................................... 18
NỘI DUNG..................................................................................................................................................... 19
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ................................................................................. 19
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI............................................................. 19
1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................................................................... 19
1.1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.......................................................................................................... 19
1.1.3. CẢNH QUAN VÀ SINH THÁI CẢNH QUAN................................................................................. 19
1.1.3.1. CẢNH QUAN.................................................................................................................................... 19
1.1.3.2. SINH THÁI CẢNH QUAN.............................................................................................................. 21
1.1.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI CẤU
TRÚC CẢNHQUAN ..................................................................................................................................... 21
1.1.5. ĐÁNH GIÁ........................................................................................................................................... 22
1.1.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐKTN........................................................................................................ 22
1.1.7. PHÁT TRIỂN ...................................................................................................................................... 23
1.1.8. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................................................ 23
1.1.9. CÂY ĂN QUẢ...................................................................................................................................... 24
1.2. VAI TRÒ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃHỘI
......................................................................................................................................................................... 24
1.2.1. SẢN PHẨM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI GIÀU GIÁ TRỊ VỀ DINH DƢỠNG.................................. 24
1.2.2. SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN - XUẤT KHẨU ......................................................................................................... 25
1.2.3. CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CÓ TÁC DỤNG LỚN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINHTHÁI
......................................................................................................................................................................... 25
1.2.4. SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI GÓP PHẦN LÀM TĂNG THU NHẬP .............................. 26
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NHÓM CÂY ĂN
QUẢ CÓ MÚI................................................................................................................................................ 26
1.3.1. NHÓM NHÂN TỐ BÊN TRONG ...................................................................................................... 26
1.3.1.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ........................................................................................................... 26
1.3.1.2. NHÓM NHÂN TỐ BÊN NGOÀI .................................................................................................... 28
1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 29
1.4.1. TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................................ 29
1.4.2. Ở VIỆT NAM....................................................................................................................................... 30
1.4.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG............................................................ 31
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU .................................................................. 32
2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN................................................................................................................. 32
2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ..................................................................................................................................... 32
2.1.2. ĐỊA CHẤT ........................................................................................................................................... 32
2.1.3. ĐỊA HÌNH............................................................................................................................................ 34
2.1.4. KHÍ HẬU ............................................................................................................................................. 35
2.1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG KHÍ HẬU CHỦ YẾU ............................................................................. 35
2.1.4.2. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ CỦA KHÍ HẬU TỈNH ĐẮK NÔNG.............................................. 37
2.1.5. THỦY VĂN.......................................................................................................................................... 39
2.1.5.1. NGUỒN NƢỚC MẶT...................................................................................................................... 39
2.1.5.2. NGUỒN NƢỚC NGẦM................................................................................................................... 40
2.1.6. THỔ NHƢỠNG................................................................................................................................... 40
2.1.7. SINH VẬT............................................................................................................................................ 43
2.1.7.1. THỰC VẬT....................................................................................................................................... 43
2.1.7.2. ĐỘNG VẬT....................................................................................................................................... 45
2.2. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................................................. 45
2.2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ................. 45
2.2.1.1. KINH TẾ........................................................................................................................................... 45
2.2.1.2. VĂN HÓA – XÃ HỘI....................................................................................................................... 46
2.2.2. DÂN CƢ, LAO ĐỘNG....................................................................................................................... 48
2.2.2.1. DÂN CƢ ............................................................................................................................................ 48
2.2.1.2. LAO ĐỘNG ...................................................................................................................................... 49
2.2.3. MỘT SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP......................................... 51
2.2.3.1. GIAO THÔNG.................................................................................................................................. 51
2.2.3.2. THUỶ LỢI ........................................................................................................................................ 52
2.2.3.3. CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN...................................... 52
2.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LÃNH
THỔ NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................... 53
2.3.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ ............................................ 53
2.3.2. CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH ĐẮK NÔNG...................................................... 54
2.3.2.1. HỆ THỐNG VÀ CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CẢNH QUAN............................................................ 54
2.3.2.2. BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VÀ BẢNG CHÚ GIẢI MA TRẬN ........................................................ 58
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM
CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................................... 61
3.1. XÂY DỰNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.................................................................................................... 61
3.1.1. LỰA CHỌN LOẠI CÂY ĂN QUẢ THUỘC NHÓM CÂY CÓ MÚI PHỤC VỤ MỤC TIÊU
ĐÁNH GIÁ..................................................................................................................................................... 61
3.1.2. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ..................................................................................................... 61
3.1.3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ................................ 62
3.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU SINH THÁI CỦA CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK
NÔNG............................................................................................................................................................. 66
3.2.1. CÂY MĂNG CỤT ............................................................................................................................... 66
3.2.2. CÂY QUÝT.......................................................................................................................................... 67
3.2.3. CÂY SẦU RIÊNG ............................................................................................................................... 67
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG........................................................................................... 68
3.3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY MĂNG CỤT . 68
3.3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY QUÝT ........... 69
3.3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY SẦU RIÊNG. 69
3.4. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK NÔNG................................................................................. 70
3.4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT .................................................................................... 71
3.4.1.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG ....................................... 71
3.4.1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐĂK NÔNG ...................................... 73
3.4.1.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CỦA TỈNH ĐĂK NÔNG,
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 .............................................................................................................................. 78
3.4.1.4. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƢỜNG CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Ở TỈNH ĐĂK NÔNG.................................................................................................................................... 79
3.4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG............. 82
3.4.2.1. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN
QUẢ CÓ MÚI................................................................................................................................................ 82
3.4.2.2. ĐỀ XUẤT MỘT GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NHÓM
CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 87
1. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN ................................................................................................... 87
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................................................. 88
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) nhằm xác định
tiềm năng sinh thái làm tiền đề cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà
quản lý và hoạch định chính sách đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên
theo hướng bền vững là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Đắk Nông là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên với diện tích tự
nhiên khoảng 6.515, 62 km2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.801,8 km2
,
chiếm 89,04% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Nông. Trong cơ cấu kinh tế, ngành
nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp còn
khá khiêm tốn, chỉ đóng góp 50% GDP theo khu vực kinh tế. Đắk Nông được biết
đến với khu vực có dân số thưa, mật độ dân số trung bình của tỉnh năm 2016 chỉ 93
người/ km2
thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Đây cũng
là địa bàn cư trú của 28 dân tộc anh em, người Kinh chiếm 69,8%, các dân tộc thiểu
số chiếm 30,2%. Người M’Nông có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số.
Thu nhập bình quân của người dân nơi đây chỉ đạt khoảng hơn 2.150. 000
đồng/tháng, nhìn chung đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả nói chung và cây ăn
quả có múi nói riêng. Dạng địa hình chủ yếu là cao nguyên bazan, tài nguyên đất đa
dạng, khí hậu cận xích đạo gió mùa với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
2000mm, độ ẩm không khí trên 84%. Hiện nay diện tích cây ăn quả của tỉnh đang
tăng nhanh đạt 6. 594 ha (năm 2016). Các loại cây ăn quả tăng nhanh về diện tích,
sản lượng như sầu riêng, mít, cam, quít, bưởi, chanh dây, măng cụt hầu hết trong số
đó thuộc về cây ăn quả có múi. Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả lâu năm,
tương đối dễ trồng, ít kén chọn đất, đồng thời cho năng suất ổn định. Cây ăn quả có
múi chứa nhiều chất khoáng, vitamin rất cần cho sức khỏe con người, giúp chống
lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng chống chịu bệnh tật. Sản phẩm của cây
ăn quả có múi dễ tiêu thụ mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân của địa phương.
Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông
hiện đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong quá trình phát triển như: thị trường
bất ổn định (giá cả bấp bênh, người nông dân thường được mùa thì rớt giá...); mở
rộng diện tích cây ăn quả mang tính tự phát, việc qui hoạch phát triển cây ăn quả có
múi chưa đồng bộ… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
nhưng sản phẩm cây ăn có múi của Đắk Nông có sức cạnh tranh thấp về giá cả,
năng suất và chất lượng. Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, qui
hoạch phát triển cây ăn quả có múi nên chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương
và người nông dân chưa thu được giá trị mà họ đáng được hưởng. Đầu tư phát triển
cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông hiện nay phải xác định: lựa chọn những loại
cây trồng phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên, định hướng qui hoạch lãnh thổ
hợp lí, phát triển theo hướng tập trung, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao nhằm
tạo ra sự đột phá và khẳng định thương hiệu cho cây ăn quả có múi. Đây cũng là
những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông” nhằm góp phần
giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của tỉnh.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tổng hợp ĐKTN nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển
cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý
luận đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển cây ăn quả có múi.
- Xác định tính chất đặc thù về ĐKTN và nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, trên
cơ sở đó xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ tỉnh Đắk Nông.
- Đánh giá tổng hợp ĐKTN làm cơ sở phục phát triển cây ăn quả có múi ở
tỉnh Đắk Nông.
- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển cây ăn quả có múi
ở tỉnh Đắk Nông.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Giới hạn lãnh thổ
Nội dung đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Đắk Nông. Lãnh thổ
nghiên cứu gồm 01 thị xã Gia Nghĩa và 07 huyện (huyện Đăk G’Long, huyện Cư
Jút, huyện Đắk Mil, huyện Krong Nô, huyện Đắk Song, huyện Đăk R’lấp và huyện
Tuy Đức) với diện tích tự nhiên 651. 562 km2
. Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được
xác định trên cơ sở bản đồ hành chính của tỉnh Đắk Nông.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng hợp ĐKTN có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc nghiên
cứu của đề tài được tiếp cận theo quan điểm cảnh quan.
- Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu định hướng phát triển cây ăn quả có
múi của tỉnh được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng.
- Trong đánh giá và đề xuất qui hoạch, phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh,
vấn đề kinh tế - xã hội và kĩ thuật canh tác chỉ được đề cập một cách khái quát.
- Trong nhóm cây ăn quả có múi, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 03 loại cây
sau:
+ Sầu riêng
+ Quýt.
+ Măng cụt
Đây là những loại cây trồng mà vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát
triển, mang lại giá trị kinh tế cao, diện tích gieo trồng gần đây có xu hướng tăng
nhanh và được đưa vào đề án qui hoạch phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn
2015 - 2020.
3.3. Giới hạn thời gian
Các số liệu chung về kinh tế - xã hội được tập hợp trong giai đoạn từ năm
2007- 2016.
Đề xuất vùng sản xuất theo đề án qui hoạch phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh
theo giai đoạn 2015 – 2030.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và xử lý tƣ liệu
Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các ĐKTN như: địa chất, địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật; các thông tin về dân sinh, KT - XH trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông như dân cư, dân tộc, tập quán sản xuất nông nghiệp; các tài liệu thuộc các
chương trình, dự án phát triển KT - XH và môi trường. Tất cả các nguồn tư liệu có
liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tiếp cận và vận dụng có chọn
lọc trong nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Bản đồ vừa là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể
hiện kết quả nghiên cứu. Vì vậy, với bất k một công cuộc nghiên cứu địa lý nào, bản
đồ vừa là bắt đầu vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, luận văn
khai thác thông tin từ các bản bồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thổ
nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ địa hình…có liên quan đến lãnh thổ nghiên
cứu. Để thể hiện kết quả nghiên cứu, với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfo 7.5, đề tài
xây dựng các bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại
cây ăn quả có múi và bản đồ đề xuất quy hoạch không gian lãnh thổ cho phát triển
nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông.
4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống nhưng hiện nay vẫn được coi là một trong
những phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu địa lý. Áp dụng
phương pháp này nhằm thu thập, tìm hiểu hiện trạng phát triển cây ăn quả có múi ở
tỉnh Đắk Nông, đồng thời kiểm tra đối chiếu với các dữ liệu đã có về tự nhiên, kinh tế
xã hội.
Phương pháp này bao gồm khảo sát theo tuyến và nghiên cứu tại các điểm
chìa khóa với 03 tuyến cụ thể như sau:
- Tuyến đi lên phía Bắc dọc theo quốc lộ 14 (hướng đi TP. Buôn Ma Thuột):
Bao gồm các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút.
- Tuyến Đông Nam dọc theo quốc lộ 28 (hướng đi TP. Đà Lạt): Huyện Đắk
G’long.
- Tuyến trong nội bàn thị xã Gia Nghĩa.
Kết quả của khảo sát thực địa rất quan trọng trong định hướng phát triển cây
ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông.
4.4. Phƣơng pháp so sánh địa lí
Bản chất của phương pháp này là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi
trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu
cầu của đời sống và các hoạt động KT - XH của con người.
4.5. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc chọn chỉ tiêu và loại hình đánh giá, cũng như nhu cầu sinh thái của
một số cây trồng chủ yếu... Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý
của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương về nội dung nghiên
cứu.
4.6. Phƣơng pháp điều tra
Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn
người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Sử
dụng phương pháp này nhằm khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng
nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt
định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được
là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn
cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn của đề
tài.
4.7. Phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp
Đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là so sánh
mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng với loại CQ thông qua các chỉ tiêu
đã được lựa chọn. Việc đánh giá thích hợp có thể dùng nhiều phương pháp khác
nhau. Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và áp
dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L. Armand (1975)
để tính điểm trung bình từng loại CQ cho mục tiêu đánh giá, bài toán códạng:
M0 =
Trong đó: M0 : Điểm đánh giá của đơn vị CQ.
a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Thang điểm đánh giá bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 hạng: rất thích hợp
(S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Mỗi hạng ứng với
điểm số như sau: S1: 3 điểm; S2: 2 điểm; S3: 1 điểm và N: 0 điểm.
Để tính khoảng cách điểm giữa các hạng, luận văn vận dụng công thức tính
khoảng cách điểm
M
DD
D MinMax 

D : Khoảng cách điểm giữa cáchạng. DMax: Điểm đánh giá chung cao nhất.
DMin: Điểm đánh giá chung thấp nhất. M: Số cấp đánh giá.
Những loại CQ có các yếu tố giới hạn không thích hợp với nhu cầu sinh thái
của một loại cây trồng sẽ nhận giá trị điểm bằng 0 (N = 0) nên giá trị điểm trung
bình nhân M0 = 0 và loại CQ này sẽ không đưa vào để phân hạng.
Phương pháp toán học giúp đề tài đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp
của từng loại cây, từ cở sở đó đề tài thành lập bản đồ qui hoạch không gian lãnh thổ
cho nhóm cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông.
Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác
như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê….
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1.Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu các thể tổng
hợp tự nhiên nhằm xác định cấu trúc không gian, qua đó phân tích được chức năng
của các hợp phần, các yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đứng và chức năng của các thể
tổng hợp tự nhiên với nhau theo cấu trúc ngang trong quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng. Quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa lãnh thổ
theo yếu tố động lực thành tạo, tìm ra các mô hình thích ứng làm cơ sở cho dự báo
biến động các thể tổng hợp tự nhiên.
Quan điểm hệ thống được đề tài vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức
năng của các đơn vị CQ. Ngoài tiềm năng tài nguyên, chức năng phòng hộ, chức
năng kinh tế... các loại CQ còn được xem xét một cách cụ thể trên quan điểm hệ
thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên không
phải tồn tại cô lập mà là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại
với nhau. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào
đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do
tính chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động
có thể được truyền theo những kênh khác nhau và hiệu quả tích lũy của chúng
không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm
này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa
chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có tính chất quyết định
đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể.
Áp dụng quan điểm này, đề tài đánh giá tổng hợp ĐKTN theo một số chỉ tiêu
thích hợp và đại diện cho các hợp phần tự nhiên theo cấu trúc thẳng đứng cũng như
mối quan hệ giữa chúng bằng phương pháp thích hợp. Quan điểm này được vận
dụng thông qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: địa hình
(độ dốc, độ cao), khí hậu (thể hiện tương quan nhiệt - ẩm, lượng mưa), thủy văn (khả
năng thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới, hàm lượng mùn, độ pH), sinh vật (lớp phủ rừng).
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên nói riêng cũng như nghiên
cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên
luôn có sự thay đổi theo thời gian, đồng thời còn phân hóa theo không gian. Vì vậy,
khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hóa không gian theo lãnh thổ và
việc đánh giá cần phải gắn liền với một lãnh thổ cụ thể được phân chia. Vận dụng
quan điểm này, đề tài đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển cây ăn quả có
múi theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là loại CQ. Mỗi loại CQ có sự đồng nhất tương đối
về các ĐKTN và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông -
lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị CQ để xác định loại hình nông - lâm
nghiệp thích hợp.
5.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đánh giá tổng hợp ĐKTN ở tỉnh Đắk Nông cần được tiến hành trên quan
điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm
này, trong đánh giá và đề xuất định hướng phát triển cây ăn quả, đề tài không chỉ dựa
vào đánh giá tiềm năng tự nhiên của các đơn vị CQ mà còn xem xét đến hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng được lựa chọn,
hiện trạng sử dụng đất cũng như phương hướng phát triển KT - XH của tỉnh....
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình
thành nên các đơn vị cảnh quan của lãnh thổ tỉnh Đắk Nông.
Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp ĐKTN và làm
phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ phát triển cây ăn
quả trên địa bàn tỉnh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử
dụng hợp lý lãnh thổ đối với các loại hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là
sự phát triển của cây ăn quả.
Kết quả luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch
khai thác lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy.
7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục
vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi.
Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự hình thành các
đơn vị cảnh quan tỉnh Đắk Nông.
Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm
cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông.
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực
tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu
cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến
hành tham gia sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…[26]
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá
trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực
lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản
xuất và đối tượng tiêu dùng”
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được
mở rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
1.1.3. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan
1.1.3.1. Cảnh quan
Thuật ngữ cảnh quan được đề cập đầu tiên bởi nhà Bác học V.V.Docursaev
cách đây hàng 100 năm. Vào năm 1947, L.X.Berg - người kế tục sự nghiệp của
V.V.Docursaev, sau nhiều năm dày công nghiên cứu ông đã đưa ra một khái niệm
tương tối hoàn chỉnh về cảnh quan. Theo ông, Cảnh quan là một tập hợp đối tượng
và hiện tượng mà trong đó các đặc tính của địa hình, của khí hậu, của thuỷ văn, của
lớp phủ thổ nhưỡng - thực vật, của giới động vật và ở một chừng mực nhất định,
bao gồm cả kết quả tác động của con người, đã hình thành một thể thống nhất hoàn
chỉnh, được lặp lại một cách điển hình suốt một đới nào đó trên Trái đất".
Từ sau khái niện cảnh quan của L.X.Berg, hàng loạt công trình nghiên cứu
cảnh quan ra đời và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cảnh quan. Chúng tôi xin
trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu:
S.V. Kalexnik (1959) định nghĩa: Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của
bề mặt Trái Đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi các ranh
giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng tác động
lẫn nhau một cách có qui luật được biểu hiện một cách điển hình trên một khoảng
không gian rộng và có quan hệ chặt chẽ với lớp vỏ địa lý".
A.A. Xônxev (1962) đưa ra định nghĩa rõ hơn về cảnh quan như sau: Cảnh
quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất
đồng nhất, một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp
những cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách
có qui luật trong không gian, có diện tích dao động từ vài trăm đến vài ngàn km2
".
A.G. Ixatrencô (1965) có sự bổ sung định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng:
"Cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh một miền, của một
đới địa lý và nói chung là của bất k một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là
đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi địa đới, có cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái
riêng . Đối với miền núi A.G. ItraIxencô định nghĩa như sau: Cảnh quan miền núi là
một bộ phận của tầng cảnh quan, trong phạm vi hệ thống đai cao riêng (địa phương),
đồng nhất về phương diện cấu trúc, nham thạch và địa mạo".
Kế thừa những quan điểm cảnh quan của A.G. Ixatsenkô và N.A. Xôntxev, năm
1976, trong cuốn sách " Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam , Vũ Tự Lập đã định
nghĩa: Cảnh quan địa lý là một tổng hợp thể được phân hoá ra trong phạm vi một đới
ngang ở đồng bằng hoặc một đai cao ở miền núi, có cấu trúc đứng tương đối đồng nhất
về một nền địa chất, một kiểu địa hình, một kiểu thuỷ văn, một đại tổ hợp đất, một đại
tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có qui luật của các dạng địa lý có diện tích tối
thiểu 100 km2
đến hàng ngàn km2
. Ngoài ra, Vũ Tự Lập còn đưa ra định nghĩa cho cả
dạng, diện địa lý và một hệ thống phân vị theo quan điểm riêng của mình.
Hiện nay, trong khoa học địa lý tồn tại 3 quan niệm khác nhau về cảnh quan: cảnh
quan là một khái niệm chung (F.N.Minkov, D.L.Armand,...); là khái niệm loại hình (B.B.
Polunov, N.A.Gvozdetxki,...); là khái niệm cá thể (N.A.Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự
Lập...). Các khái niệm về cảnh quan có những sự khác biệt nhất định về dấu hiệu bản chất,
về ngôn ngữ sử dụng, mức độ hoàn thiện, nhưng tất cả các khái niệm đều thống nhất cho
rằng: Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên.
1.1.3.2. Sinh thái cảnh quan
“Sinh thái cảnh quan là các hệ sinh thái có lãnh thổ của cảnh quan, trong đó
các thể sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường các hợp phần tự nhiên khác
của cảnh quan, giữa tất cả chúng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua
lại lẫn nhau trong phạm vi lãnh thổ của cảnh quan” [29]. Như vậy, sinh thái cảnh
quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của hệ sinh thái
đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh
quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau trong
một hệ địa - sinh thái (Geo-ecosystem).
Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa - sinh thái [26]
1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái
SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thuỷ văn
KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá
1.1.4. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với
cấu trúc cảnh quan
KH
TV TN
SV
ĐH Đ
Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông
qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
S
TT
Các điều kiện tự
nhiên và nhân văn
Các loại tài nguyên Cấu trúc cảnh quan
1Địa chất và địa hình Tài nguyên khoáng sản Nền tảng vật chất rắn
2Khí hậu và thuỷ văn
Tài nguyên khí hậu
Nền tảng nhiệt ẩm
Tài nguyên nước
3
Thổ nhưỡng và sinh
vật
Tài nguyên đất Dinh dưỡng đất và
vật chất hữu cơTài nguyên động, thực vật
4Con người Tài nguyên lao động Mức độ nhân tác
Qua bảng 1.1 cho thấy:
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra
những hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai
thác sử dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo
nên tiềm năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật
hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý.
- các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại tài
nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng lớn.
- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao
động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố
nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động
trên lãnh thổ đó [15].
1.1.5. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định [20].
1.1.6. Đánh giá tổng hợp ĐKTN
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là xác định
tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể
chế xã hội, trình độ, nhận thức khoa học – kỹ thuật của xã hội đó, thông qua việc sử
dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ...Việc xác
định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên và
xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [16].
Nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ giữa hệ thống tự
nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân
bằng sinh thái. Trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm
cây ăn quả có múi thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự
nhiên cho các loại cây ăn quả có múi và cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất
nhằm góp phần vào quy hoạch cây ăn quả có múi hợp lý.
1.1.7. Phát triển
Phát triển: Là một quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội
ấy coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc
lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [30].
Như vậy, phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời
đại và của mọi quốc gia.
1.1.8. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững: Phát triển một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống
của con người, mặt khác lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khan hiếm và cạn kiệt
nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường... Như vậy, phát triển lại gây ra
những áp lực bất lợi cho cuộc sống con người. Vấn đề đặt ra là phải phát triển như
thế nào để con người của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có được một
cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần.
- Khái niệm phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế
giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp
ứng nhu cầu của họ" [16].
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005: Phát triển bền
vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường"
[19].
1.1.9. Cây ăn quả
Cây ăn quả (ở miền Nam được gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng mà
sản phẩm của nó là quả được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả
là một bộ phận của ngành nông nghiệp trồng trọt, đối tượng chủ yếu của nó là các
cây lâu năm có quả ăn được.
“Cây ăn quả là những loại cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến
thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [1].
“Quả (trái cây) mang ý nghĩa thực vật học là bộ phận sinh sản đặc trưng
của những cây có hoa. Quả là giai đoạn tiếp theo của sự tiến hóa của hoa đã thụ
phấn (cũng có một số quả phát triển mà không qua giai đoạn này)”[14].
1.2. VAI TRÕ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Cây ăn quả có múi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế
quốc dân. Trong đó, quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp
nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng và là nguồn liệu quí có tác
dụng phòng và chữa bệnh cho con người.
Trong những năm gần đây, cây ăn quả có múi góp phần tích cực vào việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo
môi trường sinh thái. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi mà vấn
đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nông dân được cải thiện thì nhu
cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể
nói rằng cây ăn quả có múi có vai trò hết sức to lớn đối với con người, cụ thể là:
1.2.1. Sản phẩm cây ăn quả có múi giàu giá trị về dinh dƣỡng
Các loại quả có múi chứa nhiều Calo, chất đạm, ít béo, chất hữu cơ, chất xơ,
calcium, sắt, Phospho, B1, vitaminC ... Do vậy nhóm cây ăn quả có múi có tác
dụng: Chống mệt mỏi, giảm huyết áp, có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp hưng
phấn tinh thần, cải thiện làn da, giảm cholesterol...
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, để con người hoạt động bình
thường thì hàng năm phải cung cấp quả khoảng 100 kg/người/năm. Năm 2010, mức
tiêu thụ quả bình quân theo đầu người của nước ta còn thấp đạt mức 65 - 70
kg/người/năm. [28] Ngoài ra các bộ phận khác của cây ăn quả có múi như rễ, lá,
hoa, vỏ, hạt cũng có khả năng chữa bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần
kinh, dạ dày, đường tiêu hóa, kiết lị, chống nhiễm xạ...).
1.2.2. Sản xuất cây ăn quả có múi cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến - xuất khẩu
Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu của
nhóm cây ăn quả có múi đã tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn
ngoại tệ mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sản xuất phục vụ và các mặt hàng chế biến ngày càng phong phú, đa
dạng. Sản phẩm của ngành cây ăn quả có múi cung cấp cho các nhà máy để tạo ra
các mặt hàng:
Mặt hàng sấy: mít sấy, các loại mứt, ....
Làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo các loại....
Mặt hàng nước giải khát: nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, si-rô quả, sinh
tố ...
1.2.3. Cây ăn quả có múi có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trƣờng sinh
thái
Cây ăn quả có múi còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái với các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm
đẹp cảnh quan, là nguồn mật để nuôi ong. Nhiều giống cây ăn quả cho nguồn mật
có chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
vùng nhiệt đới nhóm cây ăn quả có múi có tác dụng bảo vệ đất, chống xói
mòn, làm hàng rào cản bão. các khu dân cư, đô thị, người ta trồng cây ăn quả có
múi nhằm làm cây cảnh hoặc lấy bóng mát. Nhiều loại cây ăn quả có múi có tán lá
đẹp, màu sắc hấp dẫn được trồng trong công viên hoặc các công trình kiến trúc, các
bảo tàng, bệnh viện, các khu điều dưỡng… Các vùng cây ăn quả có múi trồng ở
miền đồi, trung du vừa là nguồn sản phẩm dinh dưỡng quí vừa có độ che phủ chống
xói mòn, bảo vệ đất với hiệu quả cao.
1.2.4. Sản xuất cây ăn quả có múi góp phần làm tăng thu nhập
Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả có múi mang lại gấp 2 đến 3 lần, thậm chí
7 - 8 lần so với trồng lúa. Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả có múi thu hồi nhanh
trong một số năm sau khi cây bước vào thời kì kinh doanh.
Một số cây ăn quả mặc dù có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, mít, măng cụt,
bưởi… nhưng có thể tận dụng trồng ở đất quanh vườn nhà, đất đồi và những đất
chưa được khai thác góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
BỐ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
1.3.1.1. Các nhân tố tự nhiên
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong nông nghiệp. Đất đóng
vai trò là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây ăn quả có múi, song với các
loại đất ở các địa hình khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính chất vật lí, hóa học
khác nhau qui định sự có mặt của các loại cây ăn quả có múi. Vì vậy, để khai thác
hiệu quả nguồn lực đất đai, đòi hỏi con người phải bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp
để đạt năng suất cao, đồng thời bảo vệ được đất không bị thoái hóa.
Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Vì vậy, nếu khí hậu và
thời tiết thuận lợi cây trồng phát triển tươi tốt và ngược lại, nếu thời tiết không
thuận lợi thì cây trồng kém phát triển hoặc không phát triển được. Đây là nhân tố
ảnh hưởng đến việc sản xuất và thu hoạch sản phẩm của nhóm cây ăn quả có múi.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta trồng được
nhiều loại cây ăn quả có múi vùng nhiệt đới như sầu riêng, bưởi, cam, quít, mẵng
cầu xiêm.... Việt Nam còn là một trong những vùng phát sinh của một số cây ăn quả
có múi như: cam, quýt, có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây
ăn quả.
Bên cạnh những lợi thế sinh thái, nhóm cây ăn quả có múi trồng ở nước ta
chịu ảnh hưởng bởi một số khó khăn từ khí hậu gây ra như: hạn hán, bão, sự bất
thường củathời tiết … làm cho sâu bệnh dễ phát triển trên cây trồng, dẫn tới rủi ro
về sản lượng và chất lượng.
Địa hình và độ cao địa hình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn giống,
chủng loại cây ăn quả để phát triển. Mỗi loại cây ăn quả có múi thích hợp ở địa
hình và độ cao nhất định như sầu riêng, măng cụt… trồng ở vùng thấp; còn cam,
quít, bưởi phù hợp ở nhiều dạng địa hình và độ cao khác nhau. Tuy nhiên, ở địa
điểm nhất định, cứ lên cao 100 mét thì cam chín chậm hơn một tuần lễ.
Đặc điểm cơ bản của cây trồng là sự thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Trong sản xuất con người cần phải quan tâm đến việc chọn giống, chủng loại cây ăn
quả phù hợp đối với mỗi miền, mỗi vùng nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong sản
xuất và góp phần bảo vệ môi trường.
Lao động là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của
nhóm cây ăn quả có múi.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng hơn 60% lực lượng lao động
toàn xã hội làm việc trong khu vực này. Do vậy, có thể khẳng định lực lượng lao
động của nước ta rất dồi dào và có thể cung cấp đủ lao động cho sản xuất nhóm cây
ăn quả có múi.
Người nông dân Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo, qua nhiều
thế hệ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chọn giống cây ăn quả: cam,
quýt, sầu riêng, mít… đã đạt năng suất và lợi nhuận cao. Mặc dù vậy, chỉ với kinh
nghiệm nhiều thì chưa giải quyết được một số vấn đề, nhất là các khâu: giống,
phòng trừ sâu bệnh, xử lí sau thu hoạch. Trong sản xuất nhóm cây ăn quả có múi
đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có sự hỗ trợ và liên kết về mọi mặt của Nhà nước,
nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất
cây ăn quả. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp gồm:
- Hệ thống thủy lợi: kênh mương, hồ chứa nước, đê điều ngăn lũ.
- Hệ thống dịch vụ trồng trọt: nông cụ như máy cày, máy gặt, máy cấy, máy
cắt cỏ..; phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây…
- Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: con giống, thức ăn chăn nuôi (thức ăn công
nghiệp, đồng cỏ), chuồng trại, dịch vụ thú y.
- Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác: xe ô tô vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực này nước ta còn rất hạn chế. Vì vậy, sản lượng và chất
lượng các loại sản phẩm cây ăn quả chưa cao, khả năng cạnh tranh của một số sản
phẩm cây ăn quả còn thấp.
Phong tục tập quán
Sản xuất cây ăn quả nước ta vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân
tán theo tập quán. Các hộ nông dân chưa mạnh dạn đầu tư và thích ứng kịp thời với
sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Do vậy, có những trường hợp nông dân bị
tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo uy tín hợp đồng. Đây là nhược điểm và
trở ngại trong tổ chức sản xuất cây ăn quả.
Cơ chế chính sách
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất cây ăn quả có múi. Nếu
chính sách hợp lí sẽ tạo điều kiện và kích thích ngành trồng cây ăn quả phát triển và
tăng khối lượng xuất khẩu. Nhưng ngược lại, nếu cơ chế chính sách không phù hợp
sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành trồng cây ăn quả.
Do hoàn cảnh nước ta có khoảng thời gian dài phải tập trung cho sản xuất
lương thực nên khả năng đầu tư cho các ngành sản xuất nông sản khác có giới hạn.
Trong đó, sản xuất cây ăn quả có múi cũng chưa được đầu tư đúng mức nên chưa
phát huy được tiềm năng vốn có. Những năm gần đây, Nhà nước có chính sách đầu
tư cho nhóm cây ăn quả có múi thích đáng hơn nên ngành này có những bước phát
triển nhất định. Cụ thể là, chính sách vĩ mô của Nhà nước về vốn, đất đai, chính
sách phát triển nông nghiệp… Đặc biệt là chính sách chuyển giao quyền sử dụng
đất lâu dài, chính sách khuyến khích các trang trại sản xuất và kinh doanh cây ăn
quả, chính sách hỗ trợ vốn cho vùng nghèo, vùng núi để phủ xanh đất trống đồi
trọc, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách khuyến nông… có tác động tích
cực đến phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả.
1.3.1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
Nhân tố thị trường
Các sản phẩm cây ăn quả có múi phát triển được trong nền kinh tế thị trường
là do đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, đồng thời
yêu cầu trái cây phải có chất lượng cao, giá bán cạnh tranh so với những trái cây
cùng loại của các địa phương khác trong nước và trên thế giới.
Hiện nay Hoa Kì, EU là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn về sản
phẩm cây ăn quả của Việt Nam nói chung và đặc biệt là sản phẩm của nhóm cây ăn
quả có múi. Ngoài ra trong thời gian gần đây các thị trường như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc cũng đầy tiềm năng cho sản phẩm cây ăn quả có múi.
Nhân tố tiến bộ kĩ thuật
Tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tác động rất lớn đến việc phát triển các sản
phẩm cây ăn quả có múi và nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao chất
lượng giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
Đây là nhân tố thể hiện trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lao động, vốn
hợp lí và có hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm cây ăn quả có múi. Hiệu quả
kinh tế - xã hội thể hiện cụ thể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người
nông dân và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Từ đó giúp nhóm cây ăn quả
có múi phát triển theo chiều hướng tích cực.
1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.4.1. Trên thế giới
Nghiên cứu cảnh quan bắt đầu ở Liên Xô từ cuối thế kỷ XIX và người xây
dựng ý tưởng về cảnh quan cho ngành Cảnh quan học là V.V.Docursaev. Mặc dầu ra
đời sớm như vậy, nhưng mãi sau Cách mạng Tháng Mười nghiên cứu cảnh quan mới
phát triển mạnh mẽ nhờ vào công cuộc quy hoạch phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá
Xô Viết. Từ yêu cầu của công cuộc kế hoạch hóa nền kinh tế, tất cả các quốc gia tự
trị của Liên bang Xô Viết đều tiến hành nghiên cứu tổng hợp tự nhiên của lãnh thổ,
lập bản đồ cảnh quan hoặc phân vùng địa lý tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch
phát triển sản xuất theo lãnh thổ. Từ yêu cầu thực tế đã tạo động lực cho khoa học
cảnh quan ở Liên Xô (cũ) phát triển mạnh mẽ vươn lên chiếm vị trí số một trên thế
giới về lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan. Sự phát triển ngành cảnh quan ở Liên Xô so
với các nước trên thế giới không những thể hiện ở số lượng công trình mà còn thể
hiện ở các thành tựu đạt được, nhất là đem lại nhiều giá trị lớn lao trong phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước Xô Viết. Từ những giá trị thực tiễn to lớn mà ngành
cảnh quan mang lại cho đất nước Xô Viết đã gây ảnh hưởng lớn đến các nước Đông
Âu.
Tại các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari) đã lập bản đồ cảnh
quan tỷ lệ 1/1.000.000 và các bản đồ tỷ lệ lớn hơn ở các địa phương. Do ảnh hưởng
sâu sắc học thuyết cảnh quan của Liên Xô nên các vấn đề nghiên cứu cảnh quan ở
Đông Âu có nhiều nét tương đồng. Mặc dầu xuất phát từ Liên Xô và có những nét
tương đồng nhưng nghiên cứu cảnh quan, nhất là quan niện về cảnh quan giữa Liên
Xô và các nước Đông Âu có những sai biệt. Sự sai biệt về quan niệm cảnh quan
không những thể hiện ở các nước Đông Âu với Liên Xô mà còn thể hiện giữa các
nhà khoa học ở nội quốc Xô Viết.
Đối với các nước Tư bản, đặc biệt là Pháp, cảnh quan học phát triển theo
trường phái của các nước Tây Âu. Năm 1967, G. Cabaussel đã chồng xếp các bản
đồ nham thạch, khí hậu, thủy văn để đưa ra bảng phân kiểu cảnh quan tỷ lệ
1/100.000 trên tờ Grenoble. Năm 1968, G. Bertrand đã nghiên cứu cảnh quan và
phân cảnh quan ra 3 bậc kế tiếp nhau: Môi trường tự nhiên  Các hệ sinh thái 
Tác động con người, đồng thời ông cũng đã phân ra 3 cấp cảnh quan: Geosystème
 Géofacies  Geotope tương đương với các cấp phân vị theo quan điểm của các
nhà khoa học địa lý Xô Viết là cảnh quan  dạng cảnh quan  diện cảnh quan. Tại
Pháp, việc nghiên cứu quảnh quan dựa trên quan điểm ứng dụng, ngoài việc xem
xét cảnh quan là tổng thể tự nhiên bao gồm các hợp phần tự nhiên đã được phân
chia theo truyền thống và được bổ sung hoạt động của con người, ở Pháp còn
nghiên cứu sự liên kết của một số hợp phần như: địa mạo – thổ nhưỡng
(morphopedology), địa mạo – thủy văn (morphohydiology).
1.4.2. Ở Việt Nam
Trong thời k Pháp thuộc, các nhà địa lý người Pháp khi nghiên cứu địa lý
Đông Dương đã tiến hành phân vùng địa lý Đông Dương (J. Sion 1927;
Ch.Robequain 1935, 1952), phân vùng địa lý cho riêng Bắc K (P. Gourou, 1931).
Năm 1970, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã cho xuất bản công trình “Phân
vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” của nhiều tác giả. Các công trình nghiên
cứu này tuy có đề cập đến vùng, miền, xứ địa lý tự nhiên nhưng chưa đề cập đến
cảnh quan. Người đặt nền móng trong nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam là Vũ Tự
Lập. Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” được xuất bản vào
năm 1976, ông đã đề cập đến khái niệm, nhiều vấn đề cơ sở lý luận về cảnh quan và
cả quy trình, kết quả phân vùng địa lý tự nhiên phần miền Bắc Việt Nam. Tất cả
những kết quả nghiên cứu của Vũ Tự Lập vừa là động lực, vừa có giá trị định
hướng để các nhà khoa học Việt Nam hoàn thiện cả lí luận và thực tiễn nghiên cứu
tại Việt Nam. Cũng chính từ ảnh hưởng của công trình này, sau đó hàng loạt các
công trình nghiên cứu về cảnh quan ở Việt Nam được tiến hành cả trên bình diện cả
nước và cả cụ thể ở từng khu vực, địa phương.
1.4.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả ở tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, theo
Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở
chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về tự nhiên ở
tỉnh Đắk Nông còn khá ít. Ngoài đề tài của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương về
“đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông
lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk Nông”, cho đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển
nhóm cây ăn quả có múi trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk Nông.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn mới, và kết quả nghiên cứu
cũng chính là đóng góp của đề tài.
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LÃNH THỔ
NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lí
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’ Nông của vùng Tây Nguyên, đoạn
cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý:
- Từ 110
45’B đến 120
50’B.
- Từ 1070
13’Đ đến 1080
10’Đ.
Vị trí tiếp giáp:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp Đắk Lắk
Phía Đông và Đông Nam giáp Lâm Đồng
Phía Tây giáp Campuchia
Phía Nam và Tây Nam giáp Bình Phước
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ của Tây Nguyên, có vị trí địa lí chiến lược là cầu
nối giữa vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên thông qua
quốc lộ 14, 28…
Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02
cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Phom
Penh, Siem Reap, v.v. của Campuchia.
Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh
trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền
Trung và Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu
vực Tây Nguyên.
Nằm nơi giao thoa các nền văn hóa, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử
văn hóa. Bên cạnh đó Đăk Nông cùng với các tỉnh Tây Nguyên có vị trí địa chính
trị - quân sự đặc biệt quan trọng của đất nước và trong khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Địa chất
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phần trung tâm của đới Đà Lạt. Đới này là một khối
của vỏ lục địa tiền Cambri bị sụt sâu trong Jura sớm - giữa và phần lớn bị hoạt hoá
magma - kiến tạo mạnh mẽ trong Mezozoi và Kainozoi.
Về cấu trúc kiến tạo, Đắk Nông được chia thành 2 đơn vị, đó là: khối Nam
Nung và Bu Prăng, ranh giới giữa chúng là đứt gãy Đắk Nông - Đắk Mil.
- Khối Bu Prăng với đặc trưng bởi lớp phủ bazan Pliocen-Pleistocen hạ rộng
lớn, nằm trực tiếp lên trầm tích Jura trung, lớp phủ bị bóc mòn yếu.
- Khối Nam Nung có mặt lớp bazan tuổi Pleistocen giữa, các thành tạo của
đá granit hai mica và sự phân cắt địa hình mạnh mẽ.
Trong phạm vi tỉnh Đắk Nông, các thành tạo địa chất khá đơn giản gồm chủ
yếu các thành tạo trầm tích, trầm tích phun trào, phun trào bazan, đá xâm nhập và
các trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi đến hiện đại. Trong số các thành tạo địa
chất này thì phun trào bazan chiếm diện tích chủ yếu tạo nên cao nguyên Đắk
Nông.
Trong thời k Mezozoi, gặp các thành tạo: Hệ tầng La Ngà (J2ln) lộ ra chủ
yếu dọc thung lũng Krông Nô, khu vực Đắk Gang, xung quanh Đông Nam Gia
Nghĩa và rải rác trong các cửa sổ dưới lớp phủ bazan ở rìa cao nguyên Đắk Nông
với thành phần chủ yếu là bột sét màu xám, phong hoá xám vàng, dạng dải, dễ vỡ
vụn thành các mảnh nhỏ, và sét kết màu đen, mặt lớp láng bóng, xen kẽ với các lớp
mỏng cát kết màu xám vàng, cát bột kết màu xám đen. Chiều dày hệ tầng 700 - 800
m; Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl): là các thành tạo núi lửa phân bố ở Đông Nam
huyện Đắk G’long, diện tích 15 km2
, thành phần thạch học gồm andesit, andesit
porphyr, andesitobazan, andesitodacit, dacit, ryodacit và tuf của chúng. Hệ tầng Đèo
Bảo Lộc phủ trực tiếp lên trầm tích của hệ tầng La Ngà.
Trong thời k Kainozoi gặp các thành tạo: Hệ tầng Di Linh ( N1
3
-N2
1
dl)
không lộ trên mặt mà chỉ gặp trong một số lỗ khoan phân bố ở bậc địa hình 600m
trở xuống. Thành phần cát, cuội, sỏi kết màu xám trắng, xám nâu, gắn kết khá chắc
đến sét kết màu xám sáng, xám nâu, phân lớp vừa, dày đến dạng khối. Bề dày của
hệ tầng 93m. Hệ tầng Di Linh phủ không chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của đá
thuộc hệ tầng La Ngà (J2 ln). phía trên chúng bị hệ tầng Đại Nga (β N2đn) phủ
không chỉnh hợp; Hệ tầng Đại Nga (β N2đn) không lộ ra trên mặt mà chỉ gặp qua
tài liệu lỗ khoan, tồn tại một hệ tầng bazan tholeit, plagiobazan, andesitobazan dày
trên 300m; Hệ tầng Túc Trưng (β N2 - Q1
1
tt): là các thành tạo bazan phân bố rộng
khắp trên toàn cao nguyên Đắk Nông, bị phủ bởi đá bazan hệ tầng Xuân Lộc (β Q2
xl) ở vùng thị trấn Đắk Mil và khu vực Buôn Choah (Krông Nô) và bởi trầm tích
Holocen ở một vài khoảnh nhỏ rải rác. Thành phần chủ yếu gồm: bazan olivin,
bazan olivin 2 pyroxen; Hệ tầng Xuân Lộc (β Q1
2
xl) là các thành tạo bazan trẻ
phân bố chủ yếu ở khu vực Đắk Mil, khu vực Buôn Choah (Krông Nô) và một số
điểm nhỏ trên bậc địa hình cao 400 - 600m. Thành phần gồm bazan olivin, bazan
dolerit màu xám sẫm, cấu tạo khá đồng nhất; tro núi lửa màu xám nâu đến xám đen,
đôi nơi có tuf xen với các lớp bazan lỗ hổng màu xám. Bề dày 120 -140m. Bazan
Xuân Lộc thường phủ lên bề mặt bào mòn của các thành tạo địa chất tuổi trước
Kainozoi. Nhiều nơi còn thấy tồn tại họng núi lửa khá rõ.
Giai đoạn Đệ tứ gặp các thành tạo: trầm tích sông tuổi Holocen sớm - giữa
(aQ2
1-2
) phân bố dưới dạng bãi bồi cao với diện tích nhỏ ven rìa thung lũng sông Ea
Krông Knô, thành phần trầm tích gồm dưới là cát, sạn, sét, chuyển lên trên là sét,
bột lẫn ít mùn thực vật; trầm tích sông - đầm lầy tuổi Holocen giữa - muộn (abQ2
2-
3
) chiếm một diện tích nhỏ, phân bố dưới dạng các dải trũng dọc theo sông
Sêrêpốk, Krông Knô, thành phần gồm sét, cát màu xám xanh lẫn mùn thực vật
và ít than bùn, bề dày 2- 3m và cuối cùng là Trầm tích sông tuổi hiện đại (aQ2
3
)
phân bố ở dạng bãi bồi thấp, tướng lòng dọc theo các sông suối trong khu vực với
thành phần gồm cát, cuội, sỏi sạn ở phần dưới; chuyển lên trên có cát, bột, ít sét.
Ngoài ra, trong khu vực còn gặp các thành tạo mắcma xâm nhập của Phức hệ
Định Quán pha 2 (γδJ3 đq2) lộ ra với các khối nhỏ diện tích khoảng vài km2
phía
Tây Nam huyện Đắk R’Lấp và Đông Nam Đắk G’Long với thành phần là
granodiorit biotit - horbend hạt vừa màu xám trắng, đốm đen, kiến trúc nửa tự hình,
cấu tạo khối và phức hệ Cà Ná (γ K2cn) lộ ra ở khối Nam Nung với diện tích 170
km2
, thành phần là granit biotit giàu thạch anh có muscovit, granit 2mica, hạt vừa
đến thô, màu xám sáng, kiến trúc nửa tự hình, đôi nơi có dạng porphyr, hạt vừa, ban
tinh là felspat màu trắng [17].
2.1.3. Địa hình
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông. Trải qua lịch sử hình thành và
phát triển lâu dài cùng với Tây Nguyên, địa hình Đăk Nông có nhiều khu vực
được nâng lên trong giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo, kéo theo các hoạt động
phun trào macma, uốn nếp, đứt gãy..., tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau, trong
đó địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích với độ cao trung bình khoảng 700 m
đến 800m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
Địa hình có 3 dạng chính:
+ Địa hình bán bình nguyên và vùng trũng: là vùng đất thấp phân bố dọc
sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô và rải rác ở
huyện Tuy Đức. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc <80
, độ cao <400m,
dạng địa hình này chiếm khoảng 26,2% diện tích tự nhiên của tỉnh.
+ Địa hình cao nguyên là địa hình chủ yếu ở Đắk Nông, có diện tích lớn
nhất 70,9%, độ cao trung bình từ 400m - 800 m, độ dốc 8 - 250
. Đây là khu vực có
đất bazan là chủ yếu.
+ Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk G’Long, chiếm diện tích nhỏ
nhất 2,9%. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh, có độ cao >800m và có độ dốc
lớn. Tại dãy núi Nam Nung có những đỉnh núi cao từ 1000m – 1500m. Đất bazan
chiếm phần lớn diện tích, trong lòng đất chứa một trữ lượng lớn về quặng bô xit.
2.1.4. Khí hậu
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90%
lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa
không đáng kể.
2.1.4.1. Một số đặc trưng khí hậu chủ yếu
* Chế độ nhiệt
Theo kết quả quan trắc của các đài khí tượng trong nhiều năm cho thấy, Đắk Nông
có chế độ nhiệt điều hòa quanh năm và giữa các tiểu vùng khí hậu trong tỉnh. Tổng số giờ
nắng trung bình 2000 – 2300 giờ.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230
C, trong đó nhiệt độ trung bình năm cao
nhất khoảng 240
C, thấp nhất khoảng 22,70
C. Mùa khô nhiệt độ bình quân dao động từ 20
– 240
C.
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Đơn vị: 0
C
2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016
Nhiệt
độ
22,7 23,1 22,9 23,7 23,3 23,2 23,5 24
Nguồn: [2, 3]
Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình cao nhất trên 250
C (ngày có nhiệt
độ cao nhất 350
C; ngày có nhiệt độ thấp nhất 140
C). Vùng núi cao và vùng thấp trũng
nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với các vùng khác từ 1 – 20
C.
Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Đơn vị: Giờ
2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016
Số giờ
nắng
2368,3 2246,5 2092,2 2274,5 2073,5 2230,0 2456,7 2093,9
Nguồn [2, 3]
* Chế độ mưa
Lượng mưa trong năm ở Đắk Nông có sự khác biệt giữa các tiểu vùng trong tỉnh.
Do sự phân hóa phức tạp của địa hình, lượng mưa chênh lệch nhau từ 500 – 600mm, có
khi lên tới 1000mm.
Lượng mưa trung bình năm từ 1800 đến 2000mm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,9; tháng mưa ít nhất là tháng 1,2.
Lượng mưa phân bố không đều, nơi có lượng mưa thấp nhất là khu vực phía Bắc huyện
Cư Jút lượng mưa chỉ đạt 1600 – 1700mm; nơi có lượng mưa cao nhất là khu vực Gia
Nghĩa và Đắk R’Lấp lượng mưa trung bình năm đạt 2500 – 2700mm.
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Đơn vị: mm
2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016
Lƣợng
mƣa
2695,2 3363,7 2013,8 1759,8 2174,1 2231,6 2015,3 1994,3
[Nguồn 2, 3]
* Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình trên 84%, trong đó các khu vực trong tỉnh đạt trên
80%. Vùng có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là vùng có trị số độ ẩm trung bình
năm cao và ngược lại. Độ bốc hơi vào mùa khô trung bình 14,6 – 15,5 mm/ngày, độ bốc
hơi vào mùa mưa trung bình từ 1,5 – 1,7 mm/ngày.
Bảng 2.4: Độ ẩm không khí trung bình năm, tỉnh Đắk Nông
Đơn vị: %
2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016
Độ ẩm
không
khí
81 83 83 82 83 81 82 84
[Nguồn 2, 3]
* Chế độ gió
Chế độ gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam, mùa khô là gió Đông Bắc.
Tốc độ tương đối lớn (2,4 – 2,5m/s) làm tăng khả năng bốc hơi, thoát hơi nước. Trong các
tháng mùa khô, độ ẩm đất xuống thấp nên cây héo, cây trồng bị chết nếu không có biện
pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước. Mặc dù Đắk Nông có hai
hướng gió thịnh hành với tốc độ gió lớn nhưng hầu hết trên địa bàn tỉnh không có bão.
2.1.4.2. Sự phân hóa lãnh thổ của khí hậu tỉnh Đắk Nông
Do sự phân hóa của địa hình mà khí hậu của tỉnh Đắk Nông có sự phân hóa
thành 3 tiểu vùng khí hậu với những đặc trưng riêng.
- Tiểu vùng khí hậu cao nguyên
Gồm thị xã Gia Nghĩa và các huyện Đắk Mil, Đắk Song có độ cao trung bình từ
400 – 800m. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ dốc trên 150
.
Khí hậu ở đây mang đặc điểm của vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh
năm thời tiết mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,40
C, nhưng các tháng
1,2,3 thường lạnh hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2400 – 2500mm, đây là
tiểu vùng có lượng mưa trung bình năm cao nhất so với các tiểu vùng khí hậu khác; độ
ẩm trung bình 85%, số giờ nắng trung bình trên 2300 giờ. Do ảnh hưởng của gió mùa,
nên lãnh thổ vùng này có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mưa
nhiều vào tháng 7,8,9; Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tiểu vùng khí hậu đồi núi
Gồm huyện Đắk G’Long có độ cao trung bình khoảng >1000m so với mực nước
biển. Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt tương đối mạnh. Khí hậu mang đặc điểm của
khí hậu vùng đồi núi, quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 220
C,
lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2400mm, độ ẩm trung bình 85%. Đây là tiểu
vùng có khí hậu đặc biệt gần như không phụ thuộc nhiều vào chế độ hai mùa như hầu hết
các huyện. Với khí hậu ưu đãi như vậy tạo nên những nét riêng về thiên nhiên nơi đây.
- Tiểu vùng khí hậu thung lũng sông
Gồm huyện Cư Jút, Krông Nô nằm ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông.
Khu vực này chủ yếu có độ cao dưới 400m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện có
nhiều sông, suối, thác và ao hồ, tạo ra tính chất thung lũng rõ nét so với các khu vực khác
trên địa bàn tỉnh.
Khí hậu phân mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và
chấm dứt vào cuối tháng 10. Về mùa mưa khí hậu ở đây ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 25
– 260
C. Trong đó các tháng 7,8,9 thường có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa có khi
đạt đến 321mm/tháng. Về mùa khô, không khí khô lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng
200
C, lượng mưa trung bình từ 4 – 5mm trong tháng 1 và 2. Đây là vùng có độ ẩm trung
bình hàng năm thấp nhất trong các vùng chỉ đạt 76%, cao nhất là tháng 8 đạt 89%. Nhiệt
độ chênh lệnh giữa tháng cao nhất và thấp nhất trong năm chỉ từ 4 -50
C.
2.1.5. Thủy văn
2.1.5.1. Nguồn nước mặt
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây
là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh.
Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau
tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến
tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn
hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá
trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk
Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là
thượng nguồn của sông Sêrêpôk.
Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh
Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk
Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô.
Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng
chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng
nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk
Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3
/s.
Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2
.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa
huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2
, là hệ
thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông Đồng
Nai, đầu nguồn của thủy điện ĐắkR'tih và thủy điện Trị An.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước
cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch
như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đăk Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3,4.v.v.
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn
thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một
số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ
của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
2.1.5.2. Nguồn nước ngầm
Ngoài dòng chảy mặt thì nước dưới đất cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc nuôi dưỡng sông suối ở đây, đặc biệt là vào mùa khô. Lượng nước ngầm của
vùng chủ yếu tồn tại trong 3 tầng chứa nước, trong đó đáng chú ý và có ý nghĩa cấp
nước lớn nhất là tầng chứa nước phun trào bazan và tầng chứa nước trầm tích Jura.
Tổng trữ lượng nước ngầm là 27,576 tỉ m3
, trữ lượng khai thác tiềm năng là
5.431.679m3
/ngày tuy nhiên mực nước ngầm khá sâu, dao dộng từ 40 - 90 m. Chất
lượng nước dưới đất nhìn chung khá tốt nên được tận dụng khai thác thông qua các
giếng khoan, giếng đào tầng sâu, phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng
cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả vào mùa khô. Hiện nay, do
khai thác quá mức, mực nước phân bố sâu và tác động của biến đổi khí hậu sâu nên
việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như
sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
2.1.6. Thổ nhƣỡng
Theo kết quả điều tra, lập bản đồ đất của tỉnh cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
đá mẹ và đất. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá bazan thường có tầng đất dày, tơi xốp,
có độ phì cao. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá axit biến chất, đá cát và phù sa có
thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, đất có độ phì thấp.
Thổ nhưỡng ở tỉnh Đắk Nông được chia thành 7 nhóm:
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao (Ha, Hs): Gồm 2 loại đất mùn vàng đỏ
trên đá mắc-ma axit (Ha) và đất mùn vàng đỏ trên đá sét (Hs) phân bố trên địa
hình núi trung bình Nam Nung, Tà Đùng. Quá trình tích lũy mùn diễn ra trong
điều kiện nhiệt độ giảm, lượng mưa và độ ẩm tăng do sự phân hóa đai cao.
- Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất gồm 5 loại đất phát
triển trên các đá mẹ khác nhau:
Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) có diện tích lớn. Nhóm đất này phân bố tập
trung trên cao nguyên M’Nông (Đắk Song, Tuy Đức, Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp) đất có
độ phì cao nhất trong các nhóm đất đồi núi, tầng đất dày, lượng mùn hữu cơ tầng
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông

More Related Content

What's hot

Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj copy
Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj   copyJournal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj   copy
Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj copy
Dr Bhavik Miyani
 
Approach to Salivary Glands
Approach to Salivary GlandsApproach to Salivary Glands
Approach to Salivary Glands
Cing Sian Dal
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng NamLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
Dr Bhavik Miyani
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo giá phông nhung, vật tư hội trường
Báo giá phông nhung, vật tư hội trườngBáo giá phông nhung, vật tư hội trường
Báo giá phông nhung, vật tư hội trường
Rèm Bạch Dương
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần sốĐề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đấtLuận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kahoot!
Kahoot!Kahoot!
Kahoot!
sonnqsptb
 
Surgical approaches to tmj
Surgical approaches to tmjSurgical approaches to tmj
Surgical approaches to tmj
Aditi Rajvanshi
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAOĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Osteoradionecrosis
Osteoradionecrosis Osteoradionecrosis
Osteoradionecrosis
avinash_verma20
 

What's hot (20)

Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj copy
Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj   copyJournal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj   copy
Journal Club on Surgical management of recurrent dislocation of tmj copy
 
Approach to Salivary Glands
Approach to Salivary GlandsApproach to Salivary Glands
Approach to Salivary Glands
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng NamLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
 
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
Journal Club on Clinical comparison of ultrasonic surgery and conventional su...
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Báo giá phông nhung, vật tư hội trường
Báo giá phông nhung, vật tư hội trườngBáo giá phông nhung, vật tư hội trường
Báo giá phông nhung, vật tư hội trường
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần sốĐề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
Đề tài: Xây dựng hệ thống tìm kiếm âm thanh theo nội dung tần số
 
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đấtLuận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
Luận văn:Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Kahoot!
Kahoot!Kahoot!
Kahoot!
 
Surgical approaches to tmj
Surgical approaches to tmjSurgical approaches to tmj
Surgical approaches to tmj
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAOĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
ĐỀ TÀI: Cách đặt tên sản phẩm của Trung Quốc, ĐIỂM CAO
 
Osteoradionecrosis
Osteoradionecrosis Osteoradionecrosis
Osteoradionecrosis
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông

Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
luanvantrust
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc KạnLuận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đĐề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng TàuĐề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
nataliej4
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
anh hieu
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông (20)

Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
 
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc KạnLuận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đĐề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng TàuĐề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
 
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
 
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 

Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì được trích dẫn rõ ràng. Có gì sai trái, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Phan Thị Trâm
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Đăng Độ là người đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các thầy, cô giáo trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Chí Thanh tỉnh Đắk Nông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan ban, ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông và người dân các địa phương trong tỉnh đã hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát thực địa. Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm, sự động viên và ủng hộ tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐKTN: Điều kiện tự nhiên KT – XH: Kinh tế - xã hội CQ: Cảnh quan TNTN: Tài nguyên thiên nhiên VQG: Vườn quốc gia DTTN: Diện tích tự nhiên
  • 4. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Bảng 2.4: Độ ẩm không khí trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành Bảng 2.6. Phân bố dân cư năm 2016 Bảng 2.7. Dân số trung bình phân theo giới tính, phân theo thành thị và nông thôn Bảng 2.8. Lao động phân theo thành thị và nông thôn Bảng 2.9. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.10. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Nông Bảng 3.1. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của cây Măng Cụt Bảng 3.3. Nhu cầu sinh thái của cây Quýt Bảng 3.4. Nhu cầu sinh thái của cây Sầu Riêng Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo loại hình sử dụng Bảng 3.6. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông Bảng 3.7. Diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã Bảng 3.8. Diện tích trồng Quýt của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã Bảng 3.9. Cơ cấu của Quýt so với diện tích trồng cây ăn quả ở tỉnh Đắk Nông Bảng 3.10. Sản lượng Quýt của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã Bảng 3.11. Diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã Bảng 3.12. Cơ cấu diện tích Sầu Riêng với diện tích trồng cây ăn quả ở tỉnh Đắk Nông Bảng 3.13. Sản lượng Sầu Riêng của tỉnh Đắk Nông phân theo huyện, thị xã Bảng 3.14. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế (Theo thời giá 2017) Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chủ yếu Đắk Nông năm 2017
  • 5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông Hình 2.2. Bản đồ địa hình tỉnh Đắk Nông Hình 2.3. Bản đồ độ dốc tỉnh Đắk Nông Hình 2.4. Bản đồ sự phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Đắk Nông Hình 2.5. Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm tỉnh Đắk Nông Hình 2.6. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Đắk Nông Hình 2.7. Bản đồ tầng dày đất tỉnh Đắk Nông Hình 2.8. Bản đồ thành phần cơ giới đất tỉnh Đắk Nông Hình 2.9. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Đắk Nông Hình 2.10. Bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nông Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Măng Cụt Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Quýt Hình 3.3. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cho cây Sầu Riêng Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đăk Nông năm 2015 Hình 3.5. Bản đồ quy hoạch nông nghiệp nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 Hình 3.6. Bản đồ qui hoạch không gian lãnh thổ cho phát triển nhóm cây ăn quả có múi tỉnh Đắk Nông
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................................10 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................ 10 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 11 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 11 2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 11 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................... 12 3.1. GIỚI HẠN LÃNH THỔ......................................................................................................................... 12 3.2. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................... 12 3.3. GIỚI HẠN THỜI GIAN........................................................................................................................ 12 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 13 4.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TƢ LIỆU................................................. 13 4.2. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ VÀ GIS ..................................................................................................... 13 4.3. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.......................................................................................... 13 4.4. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỊA LÍ..................................................................................................... 14 4.5. PHƢƠNG PHÁP LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA ................................................................................ 14 4.6. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA................................................................................................................ 14 4.7. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BẰNG THANG ĐIỂM TỔNG HỢP................................................. 14 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 15 5.1.QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG..................................................................................................................... 15 5.2. QUAN ĐIỂM TỔNG HỢP.................................................................................................................... 16 5.3. QUAN ĐIỂM LÃNH THỔ.................................................................................................................... 16 5.4. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........................................................................................... 17 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................................................. 17 6.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ......................................................................................................................... 17 6.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................................................................................................... 17 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .......................................................................................................................... 18 NỘI DUNG..................................................................................................................................................... 19 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ................................................................................. 19 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI............................................................. 19 1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................................................................... 19 1.1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.......................................................................................................... 19
  • 7. 1.1.3. CẢNH QUAN VÀ SINH THÁI CẢNH QUAN................................................................................. 19 1.1.3.1. CẢNH QUAN.................................................................................................................................... 19 1.1.3.2. SINH THÁI CẢNH QUAN.............................................................................................................. 21 1.1.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI CẤU TRÚC CẢNHQUAN ..................................................................................................................................... 21 1.1.5. ĐÁNH GIÁ........................................................................................................................................... 22 1.1.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐKTN........................................................................................................ 22 1.1.7. PHÁT TRIỂN ...................................................................................................................................... 23 1.1.8. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................................................ 23 1.1.9. CÂY ĂN QUẢ...................................................................................................................................... 24 1.2. VAI TRÒ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃHỘI ......................................................................................................................................................................... 24 1.2.1. SẢN PHẨM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI GIÀU GIÁ TRỊ VỀ DINH DƢỠNG.................................. 24 1.2.2. SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN - XUẤT KHẨU ......................................................................................................... 25 1.2.3. CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CÓ TÁC DỤNG LỚN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINHTHÁI ......................................................................................................................................................................... 25 1.2.4. SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI GÓP PHẦN LÀM TĂNG THU NHẬP .............................. 26 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI................................................................................................................................................ 26 1.3.1. NHÓM NHÂN TỐ BÊN TRONG ...................................................................................................... 26 1.3.1.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ........................................................................................................... 26 1.3.1.2. NHÓM NHÂN TỐ BÊN NGOÀI .................................................................................................... 28 1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 29 1.4.1. TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................................ 29 1.4.2. Ở VIỆT NAM....................................................................................................................................... 30 1.4.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG............................................................ 31 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU .................................................................. 32 2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN................................................................................................................. 32 2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ..................................................................................................................................... 32 2.1.2. ĐỊA CHẤT ........................................................................................................................................... 32 2.1.3. ĐỊA HÌNH............................................................................................................................................ 34 2.1.4. KHÍ HẬU ............................................................................................................................................. 35
  • 8. 2.1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG KHÍ HẬU CHỦ YẾU ............................................................................. 35 2.1.4.2. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ CỦA KHÍ HẬU TỈNH ĐẮK NÔNG.............................................. 37 2.1.5. THỦY VĂN.......................................................................................................................................... 39 2.1.5.1. NGUỒN NƢỚC MẶT...................................................................................................................... 39 2.1.5.2. NGUỒN NƢỚC NGẦM................................................................................................................... 40 2.1.6. THỔ NHƢỠNG................................................................................................................................... 40 2.1.7. SINH VẬT............................................................................................................................................ 43 2.1.7.1. THỰC VẬT....................................................................................................................................... 43 2.1.7.2. ĐỘNG VẬT....................................................................................................................................... 45 2.2. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................................................. 45 2.2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ................. 45 2.2.1.1. KINH TẾ........................................................................................................................................... 45 2.2.1.2. VĂN HÓA – XÃ HỘI....................................................................................................................... 46 2.2.2. DÂN CƢ, LAO ĐỘNG....................................................................................................................... 48 2.2.2.1. DÂN CƢ ............................................................................................................................................ 48 2.2.1.2. LAO ĐỘNG ...................................................................................................................................... 49 2.2.3. MỘT SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP......................................... 51 2.2.3.1. GIAO THÔNG.................................................................................................................................. 51 2.2.3.2. THUỶ LỢI ........................................................................................................................................ 52 2.2.3.3. CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN...................................... 52 2.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................... 53 2.3.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ ............................................ 53 2.3.2. CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH ĐẮK NÔNG...................................................... 54 2.3.2.1. HỆ THỐNG VÀ CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CẢNH QUAN............................................................ 54 2.3.2.2. BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VÀ BẢNG CHÚ GIẢI MA TRẬN ........................................................ 58 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................................... 61 3.1. XÂY DỰNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.................................................................................................... 61 3.1.1. LỰA CHỌN LOẠI CÂY ĂN QUẢ THUỘC NHÓM CÂY CÓ MÚI PHỤC VỤ MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ..................................................................................................................................................... 61 3.1.2. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ..................................................................................................... 61 3.1.3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ................................ 62 3.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU SINH THÁI CỦA CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG............................................................................................................................................................. 66
  • 9. 3.2.1. CÂY MĂNG CỤT ............................................................................................................................... 66 3.2.2. CÂY QUÝT.......................................................................................................................................... 67 3.2.3. CÂY SẦU RIÊNG ............................................................................................................................... 67 3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG........................................................................................... 68 3.3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY MĂNG CỤT . 68 3.3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY QUÝT ........... 69 3.3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CQ CHO CÂY SẦU RIÊNG. 69 3.4. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK NÔNG................................................................................. 70 3.4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT .................................................................................... 71 3.4.1.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG ....................................... 71 3.4.1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐĂK NÔNG ...................................... 73 3.4.1.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CỦA TỈNH ĐĂK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 .............................................................................................................................. 78 3.4.1.4. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƢỜNG CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐĂK NÔNG.................................................................................................................................... 79 3.4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG............. 82 3.4.2.1. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI................................................................................................................................................ 82 3.4.2.2. ĐỀ XUẤT MỘT GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 87 1. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN ................................................................................................... 87 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................................................. 88
  • 10. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) nhằm xác định tiềm năng sinh thái làm tiền đề cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Đắk Nông là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên với diện tích tự nhiên khoảng 6.515, 62 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.801,8 km2 , chiếm 89,04% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Nông. Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp còn khá khiêm tốn, chỉ đóng góp 50% GDP theo khu vực kinh tế. Đắk Nông được biết đến với khu vực có dân số thưa, mật độ dân số trung bình của tỉnh năm 2016 chỉ 93 người/ km2 thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Đây cũng là địa bàn cư trú của 28 dân tộc anh em, người Kinh chiếm 69,8%, các dân tộc thiểu số chiếm 30,2%. Người M’Nông có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân của người dân nơi đây chỉ đạt khoảng hơn 2.150. 000 đồng/tháng, nhìn chung đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng. Dạng địa hình chủ yếu là cao nguyên bazan, tài nguyên đất đa dạng, khí hậu cận xích đạo gió mùa với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000mm, độ ẩm không khí trên 84%. Hiện nay diện tích cây ăn quả của tỉnh đang tăng nhanh đạt 6. 594 ha (năm 2016). Các loại cây ăn quả tăng nhanh về diện tích, sản lượng như sầu riêng, mít, cam, quít, bưởi, chanh dây, măng cụt hầu hết trong số đó thuộc về cây ăn quả có múi. Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả lâu năm, tương đối dễ trồng, ít kén chọn đất, đồng thời cho năng suất ổn định. Cây ăn quả có múi chứa nhiều chất khoáng, vitamin rất cần cho sức khỏe con người, giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng chống chịu bệnh tật. Sản phẩm của cây ăn quả có múi dễ tiêu thụ mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của địa phương.
  • 11. Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông hiện đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong quá trình phát triển như: thị trường bất ổn định (giá cả bấp bênh, người nông dân thường được mùa thì rớt giá...); mở rộng diện tích cây ăn quả mang tính tự phát, việc qui hoạch phát triển cây ăn quả có múi chưa đồng bộ… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng sản phẩm cây ăn có múi của Đắk Nông có sức cạnh tranh thấp về giá cả, năng suất và chất lượng. Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, qui hoạch phát triển cây ăn quả có múi nên chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương và người nông dân chưa thu được giá trị mà họ đáng được hưởng. Đầu tư phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông hiện nay phải xác định: lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên, định hướng qui hoạch lãnh thổ hợp lí, phát triển theo hướng tập trung, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sự đột phá và khẳng định thương hiệu cho cây ăn quả có múi. Đây cũng là những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của tỉnh. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tổng hợp ĐKTN nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan có chọn lọc các tài liệu liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển cây ăn quả có múi. - Xác định tính chất đặc thù về ĐKTN và nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ tỉnh Đắk Nông.
  • 12. - Đánh giá tổng hợp ĐKTN làm cơ sở phục phát triển cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông. - Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông. 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Giới hạn lãnh thổ Nội dung đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Đắk Nông. Lãnh thổ nghiên cứu gồm 01 thị xã Gia Nghĩa và 07 huyện (huyện Đăk G’Long, huyện Cư Jút, huyện Đắk Mil, huyện Krong Nô, huyện Đắk Song, huyện Đăk R’lấp và huyện Tuy Đức) với diện tích tự nhiên 651. 562 km2 . Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ hành chính của tỉnh Đắk Nông. 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đánh giá tổng hợp ĐKTN có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc nghiên cứu của đề tài được tiếp cận theo quan điểm cảnh quan. - Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu định hướng phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng. - Trong đánh giá và đề xuất qui hoạch, phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh, vấn đề kinh tế - xã hội và kĩ thuật canh tác chỉ được đề cập một cách khái quát. - Trong nhóm cây ăn quả có múi, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 03 loại cây sau: + Sầu riêng + Quýt. + Măng cụt Đây là những loại cây trồng mà vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao, diện tích gieo trồng gần đây có xu hướng tăng nhanh và được đưa vào đề án qui hoạch phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. 3.3. Giới hạn thời gian
  • 13. Các số liệu chung về kinh tế - xã hội được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2007- 2016. Đề xuất vùng sản xuất theo đề án qui hoạch phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh theo giai đoạn 2015 – 2030. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và xử lý tƣ liệu Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các ĐKTN như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật; các thông tin về dân sinh, KT - XH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như dân cư, dân tộc, tập quán sản xuất nông nghiệp; các tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT - XH và môi trường. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 4.2. Phƣơng pháp bản đồ và GIS Bản đồ vừa là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện kết quả nghiên cứu. Vì vậy, với bất k một công cuộc nghiên cứu địa lý nào, bản đồ vừa là bắt đầu vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, luận văn khai thác thông tin từ các bản bồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ địa hình…có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu. Để thể hiện kết quả nghiên cứu, với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfo 7.5, đề tài xây dựng các bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại cây ăn quả có múi và bản đồ đề xuất quy hoạch không gian lãnh thổ cho phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông. 4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống nhưng hiện nay vẫn được coi là một trong những phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu địa lý. Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập, tìm hiểu hiện trạng phát triển cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông, đồng thời kiểm tra đối chiếu với các dữ liệu đã có về tự nhiên, kinh tế xã hội. Phương pháp này bao gồm khảo sát theo tuyến và nghiên cứu tại các điểm chìa khóa với 03 tuyến cụ thể như sau:
  • 14. - Tuyến đi lên phía Bắc dọc theo quốc lộ 14 (hướng đi TP. Buôn Ma Thuột): Bao gồm các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút. - Tuyến Đông Nam dọc theo quốc lộ 28 (hướng đi TP. Đà Lạt): Huyện Đắk G’long. - Tuyến trong nội bàn thị xã Gia Nghĩa. Kết quả của khảo sát thực địa rất quan trọng trong định hướng phát triển cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông. 4.4. Phƣơng pháp so sánh địa lí Bản chất của phương pháp này là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu của đời sống và các hoạt động KT - XH của con người. 4.5. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc chọn chỉ tiêu và loại hình đánh giá, cũng như nhu cầu sinh thái của một số cây trồng chủ yếu... Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương về nội dung nghiên cứu. 4.6. Phƣơng pháp điều tra Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn của đề tài. 4.7. Phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp Đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là so sánh mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng với loại CQ thông qua các chỉ tiêu
  • 15. đã được lựa chọn. Việc đánh giá thích hợp có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L. Armand (1975) để tính điểm trung bình từng loại CQ cho mục tiêu đánh giá, bài toán códạng: M0 = Trong đó: M0 : Điểm đánh giá của đơn vị CQ. a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Thang điểm đánh giá bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 hạng: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Mỗi hạng ứng với điểm số như sau: S1: 3 điểm; S2: 2 điểm; S3: 1 điểm và N: 0 điểm. Để tính khoảng cách điểm giữa các hạng, luận văn vận dụng công thức tính khoảng cách điểm M DD D MinMax   D : Khoảng cách điểm giữa cáchạng. DMax: Điểm đánh giá chung cao nhất. DMin: Điểm đánh giá chung thấp nhất. M: Số cấp đánh giá. Những loại CQ có các yếu tố giới hạn không thích hợp với nhu cầu sinh thái của một loại cây trồng sẽ nhận giá trị điểm bằng 0 (N = 0) nên giá trị điểm trung bình nhân M0 = 0 và loại CQ này sẽ không đưa vào để phân hạng. Phương pháp toán học giúp đề tài đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của từng loại cây, từ cở sở đó đề tài thành lập bản đồ qui hoạch không gian lãnh thổ cho nhóm cây ăn quả có múi của tỉnh Đắk Nông. Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê…. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1.Quan điểm hệ thống
  • 16. Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu các thể tổng hợp tự nhiên nhằm xác định cấu trúc không gian, qua đó phân tích được chức năng của các hợp phần, các yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đứng và chức năng của các thể tổng hợp tự nhiên với nhau theo cấu trúc ngang trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa lãnh thổ theo yếu tố động lực thành tạo, tìm ra các mô hình thích ứng làm cơ sở cho dự báo biến động các thể tổng hợp tự nhiên. Quan điểm hệ thống được đề tài vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ. Ngoài tiềm năng tài nguyên, chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế... các loại CQ còn được xem xét một cách cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. 5.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên không phải tồn tại cô lập mà là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tính chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể được truyền theo những kênh khác nhau và hiệu quả tích lũy của chúng không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có tính chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài đánh giá tổng hợp ĐKTN theo một số chỉ tiêu thích hợp và đại diện cho các hợp phần tự nhiên theo cấu trúc thẳng đứng cũng như mối quan hệ giữa chúng bằng phương pháp thích hợp. Quan điểm này được vận dụng thông qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: địa hình (độ dốc, độ cao), khí hậu (thể hiện tương quan nhiệt - ẩm, lượng mưa), thủy văn (khả năng thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH), sinh vật (lớp phủ rừng). 5.3. Quan điểm lãnh thổ
  • 17. Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên nói riêng cũng như nghiên cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian, đồng thời còn phân hóa theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hóa không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần phải gắn liền với một lãnh thổ cụ thể được phân chia. Vận dụng quan điểm này, đề tài đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển cây ăn quả có múi theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là loại CQ. Mỗi loại CQ có sự đồng nhất tương đối về các ĐKTN và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị CQ để xác định loại hình nông - lâm nghiệp thích hợp. 5.4. Quan điểm phát triển bền vững Đánh giá tổng hợp ĐKTN ở tỉnh Đắk Nông cần được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất định hướng phát triển cây ăn quả, đề tài không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự nhiên của các đơn vị CQ mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng được lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất cũng như phương hướng phát triển KT - XH của tỉnh.... 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình thành nên các đơn vị cảnh quan của lãnh thổ tỉnh Đắk Nông. Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp ĐKTN và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với các loại hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là sự phát triển của cây ăn quả.
  • 18. Kết quả luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi. Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự hình thành các đơn vị cảnh quan tỉnh Đắk Nông. Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi ở tỉnh Đắk Nông.
  • 19. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành tham gia sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…[26] 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng” Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội. 1.1.3. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan 1.1.3.1. Cảnh quan Thuật ngữ cảnh quan được đề cập đầu tiên bởi nhà Bác học V.V.Docursaev cách đây hàng 100 năm. Vào năm 1947, L.X.Berg - người kế tục sự nghiệp của V.V.Docursaev, sau nhiều năm dày công nghiên cứu ông đã đưa ra một khái niệm tương tối hoàn chỉnh về cảnh quan. Theo ông, Cảnh quan là một tập hợp đối tượng và hiện tượng mà trong đó các đặc tính của địa hình, của khí hậu, của thuỷ văn, của lớp phủ thổ nhưỡng - thực vật, của giới động vật và ở một chừng mực nhất định, bao gồm cả kết quả tác động của con người, đã hình thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, được lặp lại một cách điển hình suốt một đới nào đó trên Trái đất".
  • 20. Từ sau khái niện cảnh quan của L.X.Berg, hàng loạt công trình nghiên cứu cảnh quan ra đời và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cảnh quan. Chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu: S.V. Kalexnik (1959) định nghĩa: Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của bề mặt Trái Đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi các ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng tác động lẫn nhau một cách có qui luật được biểu hiện một cách điển hình trên một khoảng không gian rộng và có quan hệ chặt chẽ với lớp vỏ địa lý". A.A. Xônxev (1962) đưa ra định nghĩa rõ hơn về cảnh quan như sau: Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp những cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có qui luật trong không gian, có diện tích dao động từ vài trăm đến vài ngàn km2 ". A.G. Ixatrencô (1965) có sự bổ sung định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng: "Cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh một miền, của một đới địa lý và nói chung là của bất k một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi địa đới, có cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng . Đối với miền núi A.G. ItraIxencô định nghĩa như sau: Cảnh quan miền núi là một bộ phận của tầng cảnh quan, trong phạm vi hệ thống đai cao riêng (địa phương), đồng nhất về phương diện cấu trúc, nham thạch và địa mạo". Kế thừa những quan điểm cảnh quan của A.G. Ixatsenkô và N.A. Xôntxev, năm 1976, trong cuốn sách " Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam , Vũ Tự Lập đã định nghĩa: Cảnh quan địa lý là một tổng hợp thể được phân hoá ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng hoặc một đai cao ở miền núi, có cấu trúc đứng tương đối đồng nhất về một nền địa chất, một kiểu địa hình, một kiểu thuỷ văn, một đại tổ hợp đất, một đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có qui luật của các dạng địa lý có diện tích tối thiểu 100 km2 đến hàng ngàn km2 . Ngoài ra, Vũ Tự Lập còn đưa ra định nghĩa cho cả dạng, diện địa lý và một hệ thống phân vị theo quan điểm riêng của mình. Hiện nay, trong khoa học địa lý tồn tại 3 quan niệm khác nhau về cảnh quan: cảnh quan là một khái niệm chung (F.N.Minkov, D.L.Armand,...); là khái niệm loại hình (B.B. Polunov, N.A.Gvozdetxki,...); là khái niệm cá thể (N.A.Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự
  • 21. Lập...). Các khái niệm về cảnh quan có những sự khác biệt nhất định về dấu hiệu bản chất, về ngôn ngữ sử dụng, mức độ hoàn thiện, nhưng tất cả các khái niệm đều thống nhất cho rằng: Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. 1.1.3.2. Sinh thái cảnh quan “Sinh thái cảnh quan là các hệ sinh thái có lãnh thổ của cảnh quan, trong đó các thể sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường các hợp phần tự nhiên khác của cảnh quan, giữa tất cả chúng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau trong phạm vi lãnh thổ của cảnh quan” [29]. Như vậy, sinh thái cảnh quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (Geo-ecosystem). Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa - sinh thái [26] 1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan 2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thuỷ văn KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá 1.1.4. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan KH TV TN SV ĐH Đ
  • 22. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan S TT Các điều kiện tự nhiên và nhân văn Các loại tài nguyên Cấu trúc cảnh quan 1Địa chất và địa hình Tài nguyên khoáng sản Nền tảng vật chất rắn 2Khí hậu và thuỷ văn Tài nguyên khí hậu Nền tảng nhiệt ẩm Tài nguyên nước 3 Thổ nhưỡng và sinh vật Tài nguyên đất Dinh dưỡng đất và vật chất hữu cơTài nguyên động, thực vật 4Con người Tài nguyên lao động Mức độ nhân tác Qua bảng 1.1 cho thấy: - Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai thác sử dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý. - các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng lớn. - Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động trên lãnh thổ đó [15]. 1.1.5. Đánh giá Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định [20]. 1.1.6. Đánh giá tổng hợp ĐKTN
  • 23. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là xác định tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ, nhận thức khoa học – kỹ thuật của xã hội đó, thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ...Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [16]. Nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả có múi thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên cho các loại cây ăn quả có múi và cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch cây ăn quả có múi hợp lý. 1.1.7. Phát triển Phát triển: Là một quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [30]. Như vậy, phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại và của mọi quốc gia. 1.1.8. Phát triển bền vững Phát triển bền vững: Phát triển một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người, mặt khác lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường... Như vậy, phát triển lại gây ra những áp lực bất lợi cho cuộc sống con người. Vấn đề đặt ra là phải phát triển như thế nào để con người của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có được một cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần. - Khái niệm phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ" [16].
  • 24. - Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" [19]. 1.1.9. Cây ăn quả Cây ăn quả (ở miền Nam được gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng mà sản phẩm của nó là quả được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả là một bộ phận của ngành nông nghiệp trồng trọt, đối tượng chủ yếu của nó là các cây lâu năm có quả ăn được. “Cây ăn quả là những loại cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [1]. “Quả (trái cây) mang ý nghĩa thực vật học là bộ phận sinh sản đặc trưng của những cây có hoa. Quả là giai đoạn tiếp theo của sự tiến hóa của hoa đã thụ phấn (cũng có một số quả phát triển mà không qua giai đoạn này)”[14]. 1.2. VAI TRÕ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Cây ăn quả có múi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng và là nguồn liệu quí có tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người. Trong những năm gần đây, cây ăn quả có múi góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nông dân được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể nói rằng cây ăn quả có múi có vai trò hết sức to lớn đối với con người, cụ thể là: 1.2.1. Sản phẩm cây ăn quả có múi giàu giá trị về dinh dƣỡng Các loại quả có múi chứa nhiều Calo, chất đạm, ít béo, chất hữu cơ, chất xơ, calcium, sắt, Phospho, B1, vitaminC ... Do vậy nhóm cây ăn quả có múi có tác
  • 25. dụng: Chống mệt mỏi, giảm huyết áp, có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp hưng phấn tinh thần, cải thiện làn da, giảm cholesterol... Theo các công trình nghiên cứu khoa học, để con người hoạt động bình thường thì hàng năm phải cung cấp quả khoảng 100 kg/người/năm. Năm 2010, mức tiêu thụ quả bình quân theo đầu người của nước ta còn thấp đạt mức 65 - 70 kg/người/năm. [28] Ngoài ra các bộ phận khác của cây ăn quả có múi như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt cũng có khả năng chữa bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ dày, đường tiêu hóa, kiết lị, chống nhiễm xạ...). 1.2.2. Sản xuất cây ăn quả có múi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến - xuất khẩu Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu của nhóm cây ăn quả có múi đã tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc sản xuất phục vụ và các mặt hàng chế biến ngày càng phong phú, đa dạng. Sản phẩm của ngành cây ăn quả có múi cung cấp cho các nhà máy để tạo ra các mặt hàng: Mặt hàng sấy: mít sấy, các loại mứt, .... Làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo các loại.... Mặt hàng nước giải khát: nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, si-rô quả, sinh tố ... 1.2.3. Cây ăn quả có múi có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trƣờng sinh thái Cây ăn quả có múi còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm đẹp cảnh quan, là nguồn mật để nuôi ong. Nhiều giống cây ăn quả cho nguồn mật có chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng ưa thích. vùng nhiệt đới nhóm cây ăn quả có múi có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, làm hàng rào cản bão. các khu dân cư, đô thị, người ta trồng cây ăn quả có múi nhằm làm cây cảnh hoặc lấy bóng mát. Nhiều loại cây ăn quả có múi có tán lá đẹp, màu sắc hấp dẫn được trồng trong công viên hoặc các công trình kiến trúc, các bảo tàng, bệnh viện, các khu điều dưỡng… Các vùng cây ăn quả có múi trồng ở
  • 26. miền đồi, trung du vừa là nguồn sản phẩm dinh dưỡng quí vừa có độ che phủ chống xói mòn, bảo vệ đất với hiệu quả cao. 1.2.4. Sản xuất cây ăn quả có múi góp phần làm tăng thu nhập Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả có múi mang lại gấp 2 đến 3 lần, thậm chí 7 - 8 lần so với trồng lúa. Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả có múi thu hồi nhanh trong một số năm sau khi cây bước vào thời kì kinh doanh. Một số cây ăn quả mặc dù có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, mít, măng cụt, bưởi… nhưng có thể tận dụng trồng ở đất quanh vườn nhà, đất đồi và những đất chưa được khai thác góp phần tăng thu nhập cho nông dân. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NHÓM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÖI 1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong 1.3.1.1. Các nhân tố tự nhiên Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong nông nghiệp. Đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây ăn quả có múi, song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính chất vật lí, hóa học khác nhau qui định sự có mặt của các loại cây ăn quả có múi. Vì vậy, để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, đòi hỏi con người phải bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để đạt năng suất cao, đồng thời bảo vệ được đất không bị thoái hóa. Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Vì vậy, nếu khí hậu và thời tiết thuận lợi cây trồng phát triển tươi tốt và ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi thì cây trồng kém phát triển hoặc không phát triển được. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và thu hoạch sản phẩm của nhóm cây ăn quả có múi. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta trồng được nhiều loại cây ăn quả có múi vùng nhiệt đới như sầu riêng, bưởi, cam, quít, mẵng cầu xiêm.... Việt Nam còn là một trong những vùng phát sinh của một số cây ăn quả có múi như: cam, quýt, có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây ăn quả. Bên cạnh những lợi thế sinh thái, nhóm cây ăn quả có múi trồng ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi một số khó khăn từ khí hậu gây ra như: hạn hán, bão, sự bất thường củathời tiết … làm cho sâu bệnh dễ phát triển trên cây trồng, dẫn tới rủi ro
  • 27. về sản lượng và chất lượng. Địa hình và độ cao địa hình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn giống, chủng loại cây ăn quả để phát triển. Mỗi loại cây ăn quả có múi thích hợp ở địa hình và độ cao nhất định như sầu riêng, măng cụt… trồng ở vùng thấp; còn cam, quít, bưởi phù hợp ở nhiều dạng địa hình và độ cao khác nhau. Tuy nhiên, ở địa điểm nhất định, cứ lên cao 100 mét thì cam chín chậm hơn một tuần lễ. Đặc điểm cơ bản của cây trồng là sự thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong sản xuất con người cần phải quan tâm đến việc chọn giống, chủng loại cây ăn quả phù hợp đối với mỗi miền, mỗi vùng nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường. Lao động là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của nhóm cây ăn quả có múi. Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng hơn 60% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong khu vực này. Do vậy, có thể khẳng định lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào và có thể cung cấp đủ lao động cho sản xuất nhóm cây ăn quả có múi. Người nông dân Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo, qua nhiều thế hệ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chọn giống cây ăn quả: cam, quýt, sầu riêng, mít… đã đạt năng suất và lợi nhuận cao. Mặc dù vậy, chỉ với kinh nghiệm nhiều thì chưa giải quyết được một số vấn đề, nhất là các khâu: giống, phòng trừ sâu bệnh, xử lí sau thu hoạch. Trong sản xuất nhóm cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có sự hỗ trợ và liên kết về mọi mặt của Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kĩ thuật là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất cây ăn quả. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp gồm: - Hệ thống thủy lợi: kênh mương, hồ chứa nước, đê điều ngăn lũ. - Hệ thống dịch vụ trồng trọt: nông cụ như máy cày, máy gặt, máy cấy, máy cắt cỏ..; phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây… - Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: con giống, thức ăn chăn nuôi (thức ăn công nghiệp, đồng cỏ), chuồng trại, dịch vụ thú y. - Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác: xe ô tô vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
  • 28. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này nước ta còn rất hạn chế. Vì vậy, sản lượng và chất lượng các loại sản phẩm cây ăn quả chưa cao, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm cây ăn quả còn thấp. Phong tục tập quán Sản xuất cây ăn quả nước ta vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán theo tập quán. Các hộ nông dân chưa mạnh dạn đầu tư và thích ứng kịp thời với sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Do vậy, có những trường hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo uy tín hợp đồng. Đây là nhược điểm và trở ngại trong tổ chức sản xuất cây ăn quả. Cơ chế chính sách Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất cây ăn quả có múi. Nếu chính sách hợp lí sẽ tạo điều kiện và kích thích ngành trồng cây ăn quả phát triển và tăng khối lượng xuất khẩu. Nhưng ngược lại, nếu cơ chế chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành trồng cây ăn quả. Do hoàn cảnh nước ta có khoảng thời gian dài phải tập trung cho sản xuất lương thực nên khả năng đầu tư cho các ngành sản xuất nông sản khác có giới hạn. Trong đó, sản xuất cây ăn quả có múi cũng chưa được đầu tư đúng mức nên chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Những năm gần đây, Nhà nước có chính sách đầu tư cho nhóm cây ăn quả có múi thích đáng hơn nên ngành này có những bước phát triển nhất định. Cụ thể là, chính sách vĩ mô của Nhà nước về vốn, đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp… Đặc biệt là chính sách chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài, chính sách khuyến khích các trang trại sản xuất và kinh doanh cây ăn quả, chính sách hỗ trợ vốn cho vùng nghèo, vùng núi để phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách khuyến nông… có tác động tích cực đến phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả. 1.3.1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài Nhân tố thị trường Các sản phẩm cây ăn quả có múi phát triển được trong nền kinh tế thị trường là do đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, đồng thời
  • 29. yêu cầu trái cây phải có chất lượng cao, giá bán cạnh tranh so với những trái cây cùng loại của các địa phương khác trong nước và trên thế giới. Hiện nay Hoa Kì, EU là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn về sản phẩm cây ăn quả của Việt Nam nói chung và đặc biệt là sản phẩm của nhóm cây ăn quả có múi. Ngoài ra trong thời gian gần đây các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đầy tiềm năng cho sản phẩm cây ăn quả có múi. Nhân tố tiến bộ kĩ thuật Tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tác động rất lớn đến việc phát triển các sản phẩm cây ăn quả có múi và nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường. Hiệu quả kinh tế - xã hội Đây là nhân tố thể hiện trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lao động, vốn hợp lí và có hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm cây ăn quả có múi. Hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện cụ thể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Từ đó giúp nhóm cây ăn quả có múi phát triển theo chiều hướng tích cực. 1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.4.1. Trên thế giới Nghiên cứu cảnh quan bắt đầu ở Liên Xô từ cuối thế kỷ XIX và người xây dựng ý tưởng về cảnh quan cho ngành Cảnh quan học là V.V.Docursaev. Mặc dầu ra đời sớm như vậy, nhưng mãi sau Cách mạng Tháng Mười nghiên cứu cảnh quan mới phát triển mạnh mẽ nhờ vào công cuộc quy hoạch phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá Xô Viết. Từ yêu cầu của công cuộc kế hoạch hóa nền kinh tế, tất cả các quốc gia tự trị của Liên bang Xô Viết đều tiến hành nghiên cứu tổng hợp tự nhiên của lãnh thổ, lập bản đồ cảnh quan hoặc phân vùng địa lý tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất theo lãnh thổ. Từ yêu cầu thực tế đã tạo động lực cho khoa học cảnh quan ở Liên Xô (cũ) phát triển mạnh mẽ vươn lên chiếm vị trí số một trên thế giới về lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan. Sự phát triển ngành cảnh quan ở Liên Xô so với các nước trên thế giới không những thể hiện ở số lượng công trình mà còn thể hiện ở các thành tựu đạt được, nhất là đem lại nhiều giá trị lớn lao trong phát triển
  • 30. kinh tế – xã hội của đất nước Xô Viết. Từ những giá trị thực tiễn to lớn mà ngành cảnh quan mang lại cho đất nước Xô Viết đã gây ảnh hưởng lớn đến các nước Đông Âu. Tại các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari) đã lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1/1.000.000 và các bản đồ tỷ lệ lớn hơn ở các địa phương. Do ảnh hưởng sâu sắc học thuyết cảnh quan của Liên Xô nên các vấn đề nghiên cứu cảnh quan ở Đông Âu có nhiều nét tương đồng. Mặc dầu xuất phát từ Liên Xô và có những nét tương đồng nhưng nghiên cứu cảnh quan, nhất là quan niện về cảnh quan giữa Liên Xô và các nước Đông Âu có những sai biệt. Sự sai biệt về quan niệm cảnh quan không những thể hiện ở các nước Đông Âu với Liên Xô mà còn thể hiện giữa các nhà khoa học ở nội quốc Xô Viết. Đối với các nước Tư bản, đặc biệt là Pháp, cảnh quan học phát triển theo trường phái của các nước Tây Âu. Năm 1967, G. Cabaussel đã chồng xếp các bản đồ nham thạch, khí hậu, thủy văn để đưa ra bảng phân kiểu cảnh quan tỷ lệ 1/100.000 trên tờ Grenoble. Năm 1968, G. Bertrand đã nghiên cứu cảnh quan và phân cảnh quan ra 3 bậc kế tiếp nhau: Môi trường tự nhiên  Các hệ sinh thái  Tác động con người, đồng thời ông cũng đã phân ra 3 cấp cảnh quan: Geosystème  Géofacies  Geotope tương đương với các cấp phân vị theo quan điểm của các nhà khoa học địa lý Xô Viết là cảnh quan  dạng cảnh quan  diện cảnh quan. Tại Pháp, việc nghiên cứu quảnh quan dựa trên quan điểm ứng dụng, ngoài việc xem xét cảnh quan là tổng thể tự nhiên bao gồm các hợp phần tự nhiên đã được phân chia theo truyền thống và được bổ sung hoạt động của con người, ở Pháp còn nghiên cứu sự liên kết của một số hợp phần như: địa mạo – thổ nhưỡng (morphopedology), địa mạo – thủy văn (morphohydiology). 1.4.2. Ở Việt Nam Trong thời k Pháp thuộc, các nhà địa lý người Pháp khi nghiên cứu địa lý Đông Dương đã tiến hành phân vùng địa lý Đông Dương (J. Sion 1927; Ch.Robequain 1935, 1952), phân vùng địa lý cho riêng Bắc K (P. Gourou, 1931). Năm 1970, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã cho xuất bản công trình “Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” của nhiều tác giả. Các công trình nghiên cứu này tuy có đề cập đến vùng, miền, xứ địa lý tự nhiên nhưng chưa đề cập đến
  • 31. cảnh quan. Người đặt nền móng trong nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam là Vũ Tự Lập. Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” được xuất bản vào năm 1976, ông đã đề cập đến khái niệm, nhiều vấn đề cơ sở lý luận về cảnh quan và cả quy trình, kết quả phân vùng địa lý tự nhiên phần miền Bắc Việt Nam. Tất cả những kết quả nghiên cứu của Vũ Tự Lập vừa là động lực, vừa có giá trị định hướng để các nhà khoa học Việt Nam hoàn thiện cả lí luận và thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam. Cũng chính từ ảnh hưởng của công trình này, sau đó hàng loạt các công trình nghiên cứu về cảnh quan ở Việt Nam được tiến hành cả trên bình diện cả nước và cả cụ thể ở từng khu vực, địa phương. 1.4.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nhóm cây ăn quả ở tỉnh Đắk Nông Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về tự nhiên ở tỉnh Đắk Nông còn khá ít. Ngoài đề tài của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương về “đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk Nông”, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển nhóm cây ăn quả có múi trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn mới, và kết quả nghiên cứu cũng chính là đóng góp của đề tài.
  • 32. Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lí Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’ Nông của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: - Từ 110 45’B đến 120 50’B. - Từ 1070 13’Đ đến 1080 10’Đ. Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc và Đông Bắc giáp Đắk Lắk Phía Đông và Đông Nam giáp Lâm Đồng Phía Tây giáp Campuchia Phía Nam và Tây Nam giáp Bình Phước Đắk Nông nằm ở cửa ngõ của Tây Nguyên, có vị trí địa lí chiến lược là cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên thông qua quốc lộ 14, 28… Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Phom Penh, Siem Reap, v.v. của Campuchia. Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên. Nằm nơi giao thoa các nền văn hóa, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó Đăk Nông cùng với các tỉnh Tây Nguyên có vị trí địa chính trị - quân sự đặc biệt quan trọng của đất nước và trong khu vực Đông Nam Á. 2.1.2. Địa chất Tỉnh Đắk Nông nằm ở phần trung tâm của đới Đà Lạt. Đới này là một khối
  • 33. của vỏ lục địa tiền Cambri bị sụt sâu trong Jura sớm - giữa và phần lớn bị hoạt hoá magma - kiến tạo mạnh mẽ trong Mezozoi và Kainozoi. Về cấu trúc kiến tạo, Đắk Nông được chia thành 2 đơn vị, đó là: khối Nam Nung và Bu Prăng, ranh giới giữa chúng là đứt gãy Đắk Nông - Đắk Mil. - Khối Bu Prăng với đặc trưng bởi lớp phủ bazan Pliocen-Pleistocen hạ rộng lớn, nằm trực tiếp lên trầm tích Jura trung, lớp phủ bị bóc mòn yếu. - Khối Nam Nung có mặt lớp bazan tuổi Pleistocen giữa, các thành tạo của đá granit hai mica và sự phân cắt địa hình mạnh mẽ. Trong phạm vi tỉnh Đắk Nông, các thành tạo địa chất khá đơn giản gồm chủ yếu các thành tạo trầm tích, trầm tích phun trào, phun trào bazan, đá xâm nhập và các trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi đến hiện đại. Trong số các thành tạo địa chất này thì phun trào bazan chiếm diện tích chủ yếu tạo nên cao nguyên Đắk Nông. Trong thời k Mezozoi, gặp các thành tạo: Hệ tầng La Ngà (J2ln) lộ ra chủ yếu dọc thung lũng Krông Nô, khu vực Đắk Gang, xung quanh Đông Nam Gia Nghĩa và rải rác trong các cửa sổ dưới lớp phủ bazan ở rìa cao nguyên Đắk Nông với thành phần chủ yếu là bột sét màu xám, phong hoá xám vàng, dạng dải, dễ vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, và sét kết màu đen, mặt lớp láng bóng, xen kẽ với các lớp mỏng cát kết màu xám vàng, cát bột kết màu xám đen. Chiều dày hệ tầng 700 - 800 m; Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl): là các thành tạo núi lửa phân bố ở Đông Nam huyện Đắk G’long, diện tích 15 km2 , thành phần thạch học gồm andesit, andesit porphyr, andesitobazan, andesitodacit, dacit, ryodacit và tuf của chúng. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc phủ trực tiếp lên trầm tích của hệ tầng La Ngà. Trong thời k Kainozoi gặp các thành tạo: Hệ tầng Di Linh ( N1 3 -N2 1 dl) không lộ trên mặt mà chỉ gặp trong một số lỗ khoan phân bố ở bậc địa hình 600m trở xuống. Thành phần cát, cuội, sỏi kết màu xám trắng, xám nâu, gắn kết khá chắc đến sét kết màu xám sáng, xám nâu, phân lớp vừa, dày đến dạng khối. Bề dày của hệ tầng 93m. Hệ tầng Di Linh phủ không chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của đá thuộc hệ tầng La Ngà (J2 ln). phía trên chúng bị hệ tầng Đại Nga (β N2đn) phủ không chỉnh hợp; Hệ tầng Đại Nga (β N2đn) không lộ ra trên mặt mà chỉ gặp qua tài liệu lỗ khoan, tồn tại một hệ tầng bazan tholeit, plagiobazan, andesitobazan dày
  • 34. trên 300m; Hệ tầng Túc Trưng (β N2 - Q1 1 tt): là các thành tạo bazan phân bố rộng khắp trên toàn cao nguyên Đắk Nông, bị phủ bởi đá bazan hệ tầng Xuân Lộc (β Q2 xl) ở vùng thị trấn Đắk Mil và khu vực Buôn Choah (Krông Nô) và bởi trầm tích Holocen ở một vài khoảnh nhỏ rải rác. Thành phần chủ yếu gồm: bazan olivin, bazan olivin 2 pyroxen; Hệ tầng Xuân Lộc (β Q1 2 xl) là các thành tạo bazan trẻ phân bố chủ yếu ở khu vực Đắk Mil, khu vực Buôn Choah (Krông Nô) và một số điểm nhỏ trên bậc địa hình cao 400 - 600m. Thành phần gồm bazan olivin, bazan dolerit màu xám sẫm, cấu tạo khá đồng nhất; tro núi lửa màu xám nâu đến xám đen, đôi nơi có tuf xen với các lớp bazan lỗ hổng màu xám. Bề dày 120 -140m. Bazan Xuân Lộc thường phủ lên bề mặt bào mòn của các thành tạo địa chất tuổi trước Kainozoi. Nhiều nơi còn thấy tồn tại họng núi lửa khá rõ. Giai đoạn Đệ tứ gặp các thành tạo: trầm tích sông tuổi Holocen sớm - giữa (aQ2 1-2 ) phân bố dưới dạng bãi bồi cao với diện tích nhỏ ven rìa thung lũng sông Ea Krông Knô, thành phần trầm tích gồm dưới là cát, sạn, sét, chuyển lên trên là sét, bột lẫn ít mùn thực vật; trầm tích sông - đầm lầy tuổi Holocen giữa - muộn (abQ2 2- 3 ) chiếm một diện tích nhỏ, phân bố dưới dạng các dải trũng dọc theo sông Sêrêpốk, Krông Knô, thành phần gồm sét, cát màu xám xanh lẫn mùn thực vật và ít than bùn, bề dày 2- 3m và cuối cùng là Trầm tích sông tuổi hiện đại (aQ2 3 ) phân bố ở dạng bãi bồi thấp, tướng lòng dọc theo các sông suối trong khu vực với thành phần gồm cát, cuội, sỏi sạn ở phần dưới; chuyển lên trên có cát, bột, ít sét. Ngoài ra, trong khu vực còn gặp các thành tạo mắcma xâm nhập của Phức hệ Định Quán pha 2 (γδJ3 đq2) lộ ra với các khối nhỏ diện tích khoảng vài km2 phía Tây Nam huyện Đắk R’Lấp và Đông Nam Đắk G’Long với thành phần là granodiorit biotit - horbend hạt vừa màu xám trắng, đốm đen, kiến trúc nửa tự hình, cấu tạo khối và phức hệ Cà Ná (γ K2cn) lộ ra ở khối Nam Nung với diện tích 170 km2 , thành phần là granit biotit giàu thạch anh có muscovit, granit 2mica, hạt vừa đến thô, màu xám sáng, kiến trúc nửa tự hình, đôi nơi có dạng porphyr, hạt vừa, ban tinh là felspat màu trắng [17]. 2.1.3. Địa hình Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cùng với Tây Nguyên, địa hình Đăk Nông có nhiều khu vực
  • 35. được nâng lên trong giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo, kéo theo các hoạt động phun trào macma, uốn nếp, đứt gãy..., tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau, trong đó địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích với độ cao trung bình khoảng 700 m đến 800m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Địa hình có 3 dạng chính: + Địa hình bán bình nguyên và vùng trũng: là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô và rải rác ở huyện Tuy Đức. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc <80 , độ cao <400m, dạng địa hình này chiếm khoảng 26,2% diện tích tự nhiên của tỉnh. + Địa hình cao nguyên là địa hình chủ yếu ở Đắk Nông, có diện tích lớn nhất 70,9%, độ cao trung bình từ 400m - 800 m, độ dốc 8 - 250 . Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu. + Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk G’Long, chiếm diện tích nhỏ nhất 2,9%. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh, có độ cao >800m và có độ dốc lớn. Tại dãy núi Nam Nung có những đỉnh núi cao từ 1000m – 1500m. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, trong lòng đất chứa một trữ lượng lớn về quặng bô xit. 2.1.4. Khí hậu Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 2.1.4.1. Một số đặc trưng khí hậu chủ yếu * Chế độ nhiệt Theo kết quả quan trắc của các đài khí tượng trong nhiều năm cho thấy, Đắk Nông có chế độ nhiệt điều hòa quanh năm và giữa các tiểu vùng khí hậu trong tỉnh. Tổng số giờ nắng trung bình 2000 – 2300 giờ.
  • 36. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230 C, trong đó nhiệt độ trung bình năm cao nhất khoảng 240 C, thấp nhất khoảng 22,70 C. Mùa khô nhiệt độ bình quân dao động từ 20 – 240 C. Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Đơn vị: 0 C 2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016 Nhiệt độ 22,7 23,1 22,9 23,7 23,3 23,2 23,5 24 Nguồn: [2, 3] Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình cao nhất trên 250 C (ngày có nhiệt độ cao nhất 350 C; ngày có nhiệt độ thấp nhất 140 C). Vùng núi cao và vùng thấp trũng nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với các vùng khác từ 1 – 20 C. Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Đơn vị: Giờ 2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016 Số giờ nắng 2368,3 2246,5 2092,2 2274,5 2073,5 2230,0 2456,7 2093,9 Nguồn [2, 3] * Chế độ mưa Lượng mưa trong năm ở Đắk Nông có sự khác biệt giữa các tiểu vùng trong tỉnh. Do sự phân hóa phức tạp của địa hình, lượng mưa chênh lệch nhau từ 500 – 600mm, có khi lên tới 1000mm. Lượng mưa trung bình năm từ 1800 đến 2000mm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,9; tháng mưa ít nhất là tháng 1,2. Lượng mưa phân bố không đều, nơi có lượng mưa thấp nhất là khu vực phía Bắc huyện Cư Jút lượng mưa chỉ đạt 1600 – 1700mm; nơi có lượng mưa cao nhất là khu vực Gia Nghĩa và Đắk R’Lấp lượng mưa trung bình năm đạt 2500 – 2700mm.
  • 37. Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Đơn vị: mm 2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016 Lƣợng mƣa 2695,2 3363,7 2013,8 1759,8 2174,1 2231,6 2015,3 1994,3 [Nguồn 2, 3] * Chế độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình trên 84%, trong đó các khu vực trong tỉnh đạt trên 80%. Vùng có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là vùng có trị số độ ẩm trung bình năm cao và ngược lại. Độ bốc hơi vào mùa khô trung bình 14,6 – 15,5 mm/ngày, độ bốc hơi vào mùa mưa trung bình từ 1,5 – 1,7 mm/ngày. Bảng 2.4: Độ ẩm không khí trung bình năm, tỉnh Đắk Nông Đơn vị: % 2004 2006 2008 2010 2013 2014 2015 2016 Độ ẩm không khí 81 83 83 82 83 81 82 84 [Nguồn 2, 3] * Chế độ gió Chế độ gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam, mùa khô là gió Đông Bắc. Tốc độ tương đối lớn (2,4 – 2,5m/s) làm tăng khả năng bốc hơi, thoát hơi nước. Trong các tháng mùa khô, độ ẩm đất xuống thấp nên cây héo, cây trồng bị chết nếu không có biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước. Mặc dù Đắk Nông có hai hướng gió thịnh hành với tốc độ gió lớn nhưng hầu hết trên địa bàn tỉnh không có bão. 2.1.4.2. Sự phân hóa lãnh thổ của khí hậu tỉnh Đắk Nông Do sự phân hóa của địa hình mà khí hậu của tỉnh Đắk Nông có sự phân hóa thành 3 tiểu vùng khí hậu với những đặc trưng riêng. - Tiểu vùng khí hậu cao nguyên
  • 38. Gồm thị xã Gia Nghĩa và các huyện Đắk Mil, Đắk Song có độ cao trung bình từ 400 – 800m. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ dốc trên 150 . Khí hậu ở đây mang đặc điểm của vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm thời tiết mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,40 C, nhưng các tháng 1,2,3 thường lạnh hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2400 – 2500mm, đây là tiểu vùng có lượng mưa trung bình năm cao nhất so với các tiểu vùng khí hậu khác; độ ẩm trung bình 85%, số giờ nắng trung bình trên 2300 giờ. Do ảnh hưởng của gió mùa, nên lãnh thổ vùng này có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều vào tháng 7,8,9; Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Tiểu vùng khí hậu đồi núi Gồm huyện Đắk G’Long có độ cao trung bình khoảng >1000m so với mực nước biển. Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt tương đối mạnh. Khí hậu mang đặc điểm của khí hậu vùng đồi núi, quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 220 C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2400mm, độ ẩm trung bình 85%. Đây là tiểu vùng có khí hậu đặc biệt gần như không phụ thuộc nhiều vào chế độ hai mùa như hầu hết các huyện. Với khí hậu ưu đãi như vậy tạo nên những nét riêng về thiên nhiên nơi đây. - Tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Gồm huyện Cư Jút, Krông Nô nằm ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông. Khu vực này chủ yếu có độ cao dưới 400m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện có nhiều sông, suối, thác và ao hồ, tạo ra tính chất thung lũng rõ nét so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh. Khí hậu phân mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 10. Về mùa mưa khí hậu ở đây ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 25 – 260 C. Trong đó các tháng 7,8,9 thường có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa có khi đạt đến 321mm/tháng. Về mùa khô, không khí khô lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 200 C, lượng mưa trung bình từ 4 – 5mm trong tháng 1 và 2. Đây là vùng có độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất trong các vùng chỉ đạt 76%, cao nhất là tháng 8 đạt 89%. Nhiệt độ chênh lệnh giữa tháng cao nhất và thấp nhất trong năm chỉ từ 4 -50 C.
  • 39. 2.1.5. Thủy văn 2.1.5.1. Nguồn nước mặt Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk. Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô. Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3 /s. Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2 .Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2 , là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện ĐắkR'tih và thủy điện Trị An. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đăk Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3,4.v.v. Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một
  • 40. số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10. 2.1.5.2. Nguồn nước ngầm Ngoài dòng chảy mặt thì nước dưới đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sông suối ở đây, đặc biệt là vào mùa khô. Lượng nước ngầm của vùng chủ yếu tồn tại trong 3 tầng chứa nước, trong đó đáng chú ý và có ý nghĩa cấp nước lớn nhất là tầng chứa nước phun trào bazan và tầng chứa nước trầm tích Jura. Tổng trữ lượng nước ngầm là 27,576 tỉ m3 , trữ lượng khai thác tiềm năng là 5.431.679m3 /ngày tuy nhiên mực nước ngầm khá sâu, dao dộng từ 40 - 90 m. Chất lượng nước dưới đất nhìn chung khá tốt nên được tận dụng khai thác thông qua các giếng khoan, giếng đào tầng sâu, phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả vào mùa khô. Hiện nay, do khai thác quá mức, mực nước phân bố sâu và tác động của biến đổi khí hậu sâu nên việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. 2.1.6. Thổ nhƣỡng Theo kết quả điều tra, lập bản đồ đất của tỉnh cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đá mẹ và đất. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá bazan thường có tầng đất dày, tơi xốp, có độ phì cao. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá axit biến chất, đá cát và phù sa có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, đất có độ phì thấp. Thổ nhưỡng ở tỉnh Đắk Nông được chia thành 7 nhóm: - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao (Ha, Hs): Gồm 2 loại đất mùn vàng đỏ trên đá mắc-ma axit (Ha) và đất mùn vàng đỏ trên đá sét (Hs) phân bố trên địa hình núi trung bình Nam Nung, Tà Đùng. Quá trình tích lũy mùn diễn ra trong điều kiện nhiệt độ giảm, lượng mưa và độ ẩm tăng do sự phân hóa đai cao. - Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất gồm 5 loại đất phát triển trên các đá mẹ khác nhau: Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) có diện tích lớn. Nhóm đất này phân bố tập trung trên cao nguyên M’Nông (Đắk Song, Tuy Đức, Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp) đất có độ phì cao nhất trong các nhóm đất đồi núi, tầng đất dày, lượng mùn hữu cơ tầng