SlideShare a Scribd company logo
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o viÖn hµn l©m khoa häc vµ
c«ng nghÖ viÖt nam
HäC VIÖN KHOA HäC Vµ C¤NG NGHÖ
----------------------
NguyÔn THÞ THñY
NGHI£N Cøu C¥ Së §ÞA Lý HäC TRONG KHAI TH¸C
Sö DôNG §ÊT §AI PhôC Vô QUY HO¹CH BÒN V÷NG
THµNH PHè §µ L¹t vµ vïng phô cËn – TØNH L¢M §åNG
LuËn ¸n tiÕn sÜ §ÞA Lý
Hµ Néi - N¨m 2019
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o viÖn hµn l©m khoa häc vµ
c«ng nghÖ viÖt nam
HäC VIÖN KHOA HäC Vµ C¤NG NGHÖ
----------------------
NguyÔn THÞ THñY
NGHI£N Cøu C¥ Së §ÞA Lý HäC TRONG KHAI TH¸C
Sö DôNG §ÊT §AI PhôC Vô QUY HO¹CH BÒN V÷NG
THµNH PHè §µ L¹t vµ vïng phô cËn – TØNH L¢M §åNG
Chuyªn ngµnh : §Þa lý Tµi nguyªn vµ M«i tr-êng
M· sè : 9 44 02 20
LuËn ¸n tiÕn sÜ §ÞA Lý
NG¦êi h-íng dÉn khoa häc
1. TS.NCVCC. NguyÔn ®×nh kú
2. GS.TSKH. HOµNG V¡N HU¢Y
Hµ Néi - N¨m 2019
i
LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Thị Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm
túc, tâm huyết của TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ và GS. TSKH. Hoàng Văn Huây.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã luôn tận
tình chỉ bảo, trao đổi, khích lệ để tác giả hoàn thiện luận án.
Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ
các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và cơ quan chức
năng, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Lãnh đạo Viện Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và làm việc.
Các nhà khoa học và bạn đồng nghiệp trong Viện Địa lý, các thầy cô là thành
viên hội đồng đã giúp đỡ tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện luận án.
PGS. TS. Lưu Thế Anh, PGS. TS Lại Vĩnh Cẩm, PGS. TS. Vũ Năng Dũng và
PGS. TS. Cao Việt Hà đã giúp đỡ, góp ý cho nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án.
Ban chủ nhiệm Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia thuộc Chương
trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/T01, đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả tham gia đề
tài, khảo sát khu vực nghiên cứu.
Tập thể cán bộ Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất, Viện Địa lý đã
động viên, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân trong gia đình
đã động viên, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Thị Thủy
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3
5. Điểm mới của luận án............................................................................................. 4
6. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................................. 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 4
8. Cơ sở dữ liệu của luận án....................................................................................... 4
9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHAI
THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC CHO QUY
HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG ............................................................. 7
1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng ......................................................................... 7
1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất ................................................ 7
1.1.1.1. Đất...................................................................................................... 7
1.1.1.2. Đất đai................................................................................................ 8
1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất ............................................................ 8
1.1.2. Đánh giá đất đai và thoái hóa đất .............................................................. 8
1.1.2.1. Đánh giá đất đai................................................................................. 8
1.1.2.2. Thoái hóa đất...................................................................................... 9
1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian...... 9
1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững......................................................................... 9
1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất....................................................................... 10
1.1.3.3. Tổ chức không gian ............................................................................ 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và
thoái hóa đất................................................................................................................ 11
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai..................... 11
1.2.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 11
1.2.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 15
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá thoái hóa đất.............................. 19
1.2.2.1. Trên thế giới ....................................................................................... 19
1.2.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 22
1.2.3. Các công trình nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......... 25
1.2.3.1. Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai................................ 25
iv
1.2.3.2. Các nghiên cứu về thoái hóa đất........................................................ 26
1.3. Cơ sở lý luận về nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý
học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững ........................................................... 27
1.3.1. Bản chất tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên...................................................................................... 27
1.3.2. Nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy
hoạch và sử dụng đất bền vững............................................................................ 30
1.3.2.1. Bản đồ đơn vị đất đai ......................................................................... 31
1.3.2.2. Đánh giá, phân hạng đất đai.............................................................. 32
1.3.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp ....................................................... 33
1.3.2.4. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng ............................................................. 34
1.3.3. Luận cứ khoa học đánh giá tổng hợp đất đai cho quy hoạch và sử
dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận...................................... 36
1.3.3.1. Cơ sở xác định ranh giới, phạm vi nghiên cứu .................................. 36
1.3.3.2. Một số nét đặc thù trong khai thác sử dụng đất đai thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận ........................................................................................ 37
1.3.3.3. Đánh giá tổng hợp đất đai cho định hướng không gian và giải
pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận..................... 38
1.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 39
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................... 39
1.4.1.1. Quan điểm phát sinh học đất.............................................................. 39
1.4.1.2. Quan điểm sinh thái học..................................................................... 39
1.4.1.3. Quan điểm lịch sử............................................................................... 39
1.4.1.4. Quan điểm hệ thống ........................................................................... 40
1.4.1.5. Quan điểm tổng hợp........................................................................... 40
1.4.1.6. Quan điểm phát triển bền vững.......................................................... 40
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 40
1.4.2.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp ..................................................... 40
1.4.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa........................................... 41
1.4.2.3. Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất trong phòng thí nghiệm ......... 42
1.4.2.4. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 42
1.4.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất... 42
1.4.2.6. Phương pháp bản đồ và GIS .............................................................. 42
1.4.2.7. Phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai........................................ 43
1.4.2.8. Phương pháp đánh giá thoái hóa đất................................................. 44
1.4.2.9. Phương pháp phân vùng địa lý thổ nhưỡng....................................... 46
1.5. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 47
v
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................. 49
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH - THOÁI HÓA ĐẤT VÀ
TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN................... 50
2.1. Các điều kiện phát sinh - thoái hóa đất............................................................. 50
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................... 50
2.1.2. Đặc điểm địa chất và vỏ phong hóa ........................................................... 50
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất............................................................................... 50
2.1.2.2. Đặc điểm vỏ phong hóa...................................................................... 53
2.1.3. Đặc điểm địa hình và địa mạo.................................................................... 55
2.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn.................................................................... 57
2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu................................................................................ 57
2.1.4.2. Đặc điểm thủy văn.............................................................................. 58
2.1.5. Đặc điểm thảm thực vật.............................................................................. 61
2.1.5.1. Thảm thực vật rừng tự nhiên.............................................................. 61
2.1.5.2. Thảm thực vật nhân tác...................................................................... 63
2.1.6. Các hoạt động của con người trong khai thác, sử dụng đất..................... 64
2.1.6.1. Hiện trạng dân cư, lao động .............................................................. 64
2.1.6.2. Gia tăng dân số .................................................................................. 65
2.1.6.3. Tập quán canh tác .............................................................................. 66
2.1.6.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất................................................. 67
2.1.6.5. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất và hiệu quả kinh tế của các loại
cây trồng nông - lâm nghiệp chính năm 2015................................................. 70
2.2. Đặc điểm tài nguyên đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......................... 72
2.2.1. Các quá trình phát sinh đất........................................................................ 72
2.2.1.1. Quá trình rửa trôi và tích tụ sét ......................................................... 72
2.2.1.2. Quá trình phá hủy khoáng sét và tích tụ sắt nhôm............................. 73
2.2.1.3. Quá trình tích tụ mùn và hình thành đất mùn trên núi....................... 73
2.2.1.4. Quá trình glây .................................................................................... 74
2.2.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm các nhóm đất chính............................... 75
2.2.2.1. Hệ thống phân loại đất....................................................................... 75
2.2.2.2. Đặc điểm các nhóm đất chính............................................................ 75
2.2.3. Độ phì đất thực tế........................................................................................ 79
2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá.......................................................................... 79
2.2.3.2. Bản đồ độ phì đất thực tế ................................................................... 80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................. 81
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
TỔNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN................................. 82
vi
3.1. Đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận................................................................................................... 82
3.1.1. Lựa chọn các loại sử dụng đất triển vọng ................................................. 82
3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.................................................................. 82
3.1.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu..................................................... 82
3.1.2.2. Bản đồ đơn vị đất đai ......................................................................... 84
3.1.3. Xác định yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất................................ 84
3.1.4. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp...... 87
3.2. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ........... 90
3.2.1. Nguyên nhân và các quá trình thoái hóa đất đặc trưng ........................... 90
3.2.1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa đất.......................................................... 90
3.2.1.2. Các quá trình thoái hóa đất ............................................................... 94
3.2.2. Đánh giá thoái hóa đất ............................................................................... 96
3.2.2.1. Đánh giá thoái hóa đất tiềm năng...................................................... 96
3.2.2.2. Đánh giá thoái hóa đất hiện tại.......................................................... 101
3.2.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp ....................................................... 106
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................. 109
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP SỬ
DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN .......... 111
4.1. Phân vùng địa lý thổ nhƣỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận................. 111
4.1.1. Tính đặc thù trong phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ................................... 111
4.1.1.1. Phân hóa theo địa chất - kiến tạo....................................................... 111
4.1.1.2. Phân hóa theo đai cao........................................................................ 112
4.1.1.3. Tính cân bằng mỏng manh, dễ bị tổn thương của LPTN cao
nguyên miền núi............................................................................................... 112
4.1.2. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng ..................... 113
4.1.3. Kết quả phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ..........113
4.1.4. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất theo
các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng........................................................................... 120
4.1.4.1. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai S1, S2 theo các tiểu vùng địa
lý thổ nhưỡng................................................................................................... 120
4.1.4.2. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo các tiểu vùng địa lý
thổ nhưỡng....................................................................................................... 123
4.2. Phân tích các quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan đến lãnh thổ
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận........................................................................... 124
4.2.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2025
và định hướng đến năm 2030............................................................................... 124
vii
4.2.2. Quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 ........................................................................................ 126
4.3. Định hƣớng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận................................................................................................... 127
4.3.1. Định hướng không gian sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận......................................................................................................... 127
4.3.1.1. Căn cứ và nguyên tắc định hướng...................................................... 127
4.3.1.2. Định hướng không gian sử dụng đất bền vững .................................. 128
4.3.2. Định hướng không gian phát triển các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận...................................................................... 135
4.3.3. Giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ..... 140
4.3.1.1. Các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo đất thoái hóa chung... 140
4.3.3.2. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo loại sử dụng đất............... 143
4.3.3.3. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng ... 144
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4............................................................................................. 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... ii
PHỤ LỤC .................................................................................................................... xiii
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT Ký hiệu Ý nghĩa
1. KT - XH Kinh tế - xã hội
2. TN&MT Tài nguyên và Môi trường
3. ĐLTN Địa lý thổ nhưỡng
4. LPTN Lớp phủ thổ nhưỡng
5. NLN Nông Lâm Nghiệp
6. DT Diện tích
7. DTĐĐTN Diện tích đất đai tự nhiên thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
8. DTTN Diện tích tự nhiên thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
9. LUT Loại sử dụng đất
10. TV Tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng
11. UN (United Nations) Liên Hợp Quốc
12. UN Habitat
(United Nations Human Settlements Programme) Chương trình
định cư con người của Liên hợp quốc
13. FAO
(Food and Agriculture Organization) Tổ chức nông lương Liên
Hợp Quốc
14. GIS (Geographic Information system) Hệ thống thông tin địa lý
15. ALES
(Automated Land Evaluation System) Phần mềm đánh giá đất
tự động
16. RS (Remote Sensing) Viễn thám
17. GPS (Global positioning system) hệ thống định vị toàn cầu
18. ISSS (International Society of Soil Science) Hội Khoa học Đất Thế giới
19. ISRIC
(International Soil Reference and Information Center) Trung
tâm Thông tin và Tham chiếu đất quốc tế
20. UNEP
(United Nations Environment Programme) Chương trình môi
trương của Liên Hợp Quốc
21. GLASOD
(Global Assessment of Soil Degradation) Dự án đánh giá thoái
hóa đất toàn cầu
22. ASSOD
(Assessment of Soil Degradation in South and Southeast Asia)
Dự án đánh giá thực trạng thoái hóa đất do nhân tác khu vực
Nam và Đông Nam Á
ix
23. SOVEUR
(Soil Degradation in Central and Eastern Europe) Dự án đánh
giá thoái hóa đất cho vùng Trung và Đông Âu
24. LADA
(Land degradation assessment in drylands) Dự án đánh giá thoái
hóa đất vùng khô hạn
25. GLADA
(Global assessment of land degradation and improvement) Đánh
giá suy thoái đất toàn cầu
26. GEF (Global Environment Facility) Quỹ môi trường toàn cầu
27. NDVI (Normalised Difference Vegetation Index) Chỉ số thực vật
28. IRD
(Institut de Recherche pour le Développement FRANCE) Viện
nghiên cứu phát triển Pháp
29. USLE (Universal Soil Loss Equation) Phương trình mất đất phổ dụng
30. Salt-1
(Slope Agricultural Land Technology) Mô hình sinh thái cây
ngắn ngày xen cây dài
31. Salt-2
(Simple agro-livestock technology) Mô hình canh tác nông lâm
đồng cỏ kết hợp
32. Salt-3
(Sustainable Agroforest Land Technology) Mô hình canh tác
nông lâm kết hợp bền vững
x
DANH MỤC BẢN ĐỒ
TT Tên bản đồ Sau
trang
1. Sơ đồ tuyến khảo sát và vị trí điểm mẫu thu thập tại thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận
41
2. Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 50
3. Bản đồ địa chất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 52
4. Bản đồ vỏ phong hóa thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 54
5. Bản đồ phân tầng độ cao thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 56
6. Bản đồ cảnh quan hình thái địa hình thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 56
7. Bản đồ lượng mưa trung bình năm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 58
8. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 58
9. Bản đồ thảm thực vật thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 61
10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015 68
11. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất các cây trồng chính thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận năm 2015
71
12. Bản đồ đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 77
13. Bản đồ độ phì đất thực tế thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 80
14. Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 84
15. Bản đồ phân hạng đất trồng lúa thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 88
16. Bản đồ phân hạng đất trồng màu thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 88
17. Bản đồ phân hạng đất trồng cà phê vối thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89
18. Bản đồ phân hạng đất trồng cà phê chè thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89
19. Bản đồ phân hạng đất trồng chè thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89
20. Bản đồ phân hạng đất trồng dâu tằm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89
21. Bản đồ phân hạng đất trồng cây ăn quả thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89
22. Bản đồ phân hạng đất trồng thông ba lá thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 90
23. Bản đồ thoái hóa đất tiềm năng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 100
24. Bản đồ thoái hóa đất hiện tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 105
25. Bản đồ thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 107
26. Bản đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 115
27. Bản đồ kiến nghị chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận
130
28. Bản đồ định hướng không gian sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận
134
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân vị mức độ thích hợp đất đai theo FAO................................................ 13
Bảng 1.2. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1:1.000.000).......... 35
Bảng 1.3. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích .............................................................. 42
Bảng 1.4. Tổng hợp các phần tử của ma trận tương quan để thành lập bản đồ thoái
hóa đất tổng hợp ........................................................................................................... 46
Bảng 2.1. Hiện trạng thảm thực vật thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015 .... 62
Bảng 2.2. Dân số, mật độ dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị -
nông thôn năm 2015 ..................................................................................................... 64
Bảng 2.3. Quy mô dân số của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận qua các năm ......... 65
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015........ 68
Bảng 2.5. Biến động diện tích các loại sử dụng đất chính giai đoạn 2005 - 2015....... 69
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất các loại cây trồng NLN chính năm 2015 . 70
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp....... 71
Bảng 2.8. Hệ thống phân loại đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......................... 77
Bảng 2.9. Quy mô các cấp độ phì đất thực tế............................................................... 80
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ....................................... 83
Bảng 3.2. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo quy mô diện tích..................................... 84
Bảng 3.3. Yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất .................................................. 85
Bảng 3.4. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất.................... 87
Bảng 3.5. Kết quả phân hạng đất đai theo hiện trạng sử dụng đất sản xuất NLN........ 88
Bảng 3.6. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất tiềm năng............................... 98
Bảng 3.7. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất tiềm năng................................................... 100
Bảng 3.8. Quy mô các cấp thoái hóa đất tiềm năng ..................................................... 101
Bảng 3.9. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất hiện tại................................... 104
Bảng 3.10. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất hiện tại..................................................... 105
Bảng 3.11. Quy mô các cấp thoái hóa đất hiện tại ....................................................... 105
Bảng 3.12. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất tổng hợp .................................................. 107
Bảng 3.13. Quy mô các cấp thoái hóa đất tổng hợp..................................................... 107
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo hiện trạng sử dụng đất ................ 108
Bảng 4.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà
Lạt và phụ cận............................................................................................................... 113
xii
Bảng 4.2. Đặc trưng các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận.......................................................................................................................... 116
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá đất đai có hạng rất thích hợp và thích hợp (S1, S2) đối với sản
xuất nông lâm nghiệp theo tiểu vùng ĐLTN..................................................................... 121
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo tiểu vùng ĐLTN.................. 123
Bảng 4.5. Điều chuyển các loại sử dụng đất cho định hướng sử dụng bền vững các
đơn vị đất đai ................................................................................................................ 130
Bảng 4.6. Kết quả định hướng không gian sử dụng đất bền vững theo các đơn vị
đất đai ........................................................................................................................... 133
Bảng 4.7. Tổng hợp định hướng không gian sử dụng đất bền vững theo các tiểu
vùng địa lý thổ nhưỡng................................................................................................. 134
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình ứng dụng ALES - GIS đánh giá, phân hạng đất đai..................... 44
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá thoái hóa đất......................................................... 45
Hình 1.3. Ma trận tương quan đánh giá thoái hóa đất tổng hợp................................... 46
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình phân vùng địa lý thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu............. 47
Hình 1.5. Sơ đồ các bước nghiên cứu........................................................................... 48
Hình 2.1. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí hậu trạm Đà Lạt (1979 – 2015)................ 57
Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí hậu trạm Liên Khương (1981 – 2015)............ 58
Hình 2.3. Cơ cấu các nhóm đất và diện tích các loại đất khu vực nghiên cứu............. 75
Hình 2.4. Cơ cấu phần trăm các cấp độ phì đất thực tế................................................ 80
Hình 3.1. Xói mòn đất tại thành phố Đà Lạt, 2016 ...................................................... 91
Hình 3.2. Phá rừng để trồng cà phê trên đất dốc ở Lâm Hà, 2015............................... 92
Hình 3.3. Canh tác không bền vững trên đất dốc gây xói mòn đất ở Lâm Hà, 2015............92
Hình 3.4. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất tiềm năng ...................................... 101
Hình 3.5. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất hiện tại .......................................... 105
Hình 3.6. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất tổng hợp........................................ 108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội [1]. Dân số đô
thị đã vượt ngưỡng 50% tổng dân số thế giới, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất
nhanh, đặc biệt tại các nước đang phát triển (UN Habitat, 2015) [2]. Quy tụ đô thị đã
đem lại quy mô kinh tế lớn hơn cho các thành phố và vùng lãnh thổ, nhưng mặt trái của
nó có thể dẫn tới những tác động tiêu cực về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường,
nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ít nhiều tác động đến các khu vực trên toàn
thế giới. Để giải quyết những thách thức trên, nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong công
tác quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ đã được nghiên cứu và thực hiện [2].
Nằm trên cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình 1500m so với mực nước
biển, thành phố Đà Lạt là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là một địa điểm nghỉ
dưỡng và du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Ngày nay, sức hấp dẫn của Đà Lạt vẫn là
những yếu tố dẫn đến việc thành lập Đà Lạt vào thế kỷ 19, đó chính là đặc điểm khí hậu
độc đáo và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, được ví như “nước Pháp nhỏ miền nhiệt đới”
(Le Brusq, 1999) [3]. Tuy nhiên, trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, cảnh
quan Đà Lạt ngày nay đã có sự biến đổi to lớn. Từ một thành phố có mật độ dân số thấp,
tỷ lệ không gian đô thị nhỏ so với cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm được cân bằng sinh
thái của một “thành phố trong rừng”. Từ năm 1975 đến nay, như là hệ quả tất yếu của sự
phát triển, quá trình đô thị hóa với sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự phát triển cao
của ngành du lịch - dịch vụ và nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu phân bổ đất đai của
thành phố. Theo đó, không gian thành phố không ngừng mở rộng về diện tích đất ở và
đất sản xuất nông nghiệp làm thu hẹp diện tích đất rừng. Hậu quả là rừng Đà Lạt đã bị
chặt phá hàng nghìn hecta, chỉ tính riêng giai đoạn 2005-2015, diện tích đất rừng đã
giảm 2.139,1 ha, tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 58,4% xuống còn 52,8%, dẫn đến thay đổi
cấu trúc cảnh quan của thành phố, đồng thời làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất
(xói mòn, rửa trôi, sạt lở, trượt lở,...) và bồi lấp các suối, hồ nghiêm trọng [4-7]. Mặt
khác, mật độ xây dựng các công trình nhà ở và sản xuất nông nghiệp tăng cao, tập trung
dày đặc trong khu vực trung tâm đã gây ô nhiễm môi trường thành phố về rác thải, nước
thải. Có thể thấy, chính những thay đổi trong cơ cấu khai thác sử dụng quỹ đất là nguyên
nhân trực tiếp khiến Đà Lạt đang có nguy cơ đánh mất “tỷ lệ không gian” trong cấu trúc
cảnh quan và suy giảm toàn bộ hệ sinh thái. Để khắc phục các tồn tại và phát triển thành
phố Đà Lạt bền vững, một giải pháp tối ưu được hướng tới, đó là phát huy tiềm năng các
vùng phụ cận có điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng tương đồng, không gian Đà Lạt không
2
còn bó hẹp trong phạm vi hành chính của nó mà là vùng đất bao gồm khu vực nội thị và
khu vực ngoại vi rộng hơn - vừa là vành đai tự nhiên che chở, vừa là nơi giảm tải áp lực
đầu tư cho đô thị trung tâm Đà Lạt. Trên cơ sở đó, chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch
chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”
(tháng 05/2014). Theo quy hoạch, thành phố Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc
trung ương, ranh giới được mở rộng ra các vùng phụ cận và có diện tích gấp 8,5 lần hiện
nay. Với định hướng phát triển Đà Lạt thành một vùng đô thị đặc thù về khí hậu, cảnh
quan, mang hình ảnh “thành phố trong rừng - rừng trong thành phố”, vừa là trung tâm
du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - văn hóa, vừa là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao -
công nghiệp chế biến và là vùng rừng cảnh quan - đa dạng sinh học độc đáo [8].
Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách
toàn diện về tiềm năng tự nhiên, thực trạng và nhu cầu sử dụng tài nguyên đất, từ đó xác
lập một phương án quy hoạch và giải pháp sử dụng đất bền vững cho các không gian sử
dụng đất của thành phố Đà Lạt mở rộng, vừa giải quyết được những mâu thuẫn trong khai
thác sử dụng đất đai giữa các không gian, vừa đáp ứng được những định hướng phát triển
của thành phố tương lai.
Nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp là một hướng tiếp cận mang tính tổng hợp
và đặc thù theo không gian, nghiên cứu toàn diện các hợp phần tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội trong mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp trong một vùng lãnh
thổ cụ thể [9]. Với cách tiếp cận này, lãnh thổ thực sự là đối tượng của nghiên cứu, mà
các đặc trưng địa lý tự nhiên tổng hợp là căn cứ để xác định tiềm năng phát triển đặc
thù của từng vùng lãnh thổ và phương thức phát triển thích ứng với các đặc thù của
vùng. Từ đó, đề ra được định hướng, giải pháp sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế
- xã hội phù hợp với các quy luật địa lý của lãnh thổ. Đây là phương pháp nghiên cứu
hiệu quả cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên theo hướng
phát triển bền vững cho bất kỳ lãnh thổ nào.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thành phố Đà Lạt, với mong muốn
góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở địa lý
học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận - tỉnh Lâm Đồng” được lựa chọn thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác lập luận cứ khoa học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận trên cơ sở nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa
lý học.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá, phân hạng được mức độ thích hợp đất đai tự nhiên cho các loại sử
dụng chính và mức độ thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa
trên kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thoái hóa đất tổng hợp;
- Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa không gian có tính quy luật của lớp phủ
thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên kết quả nghiên cứu
phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
- Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai,
đánh giá thoái hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tổng quan các tài liệu liên quan, làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận và
phương pháp, quy trình nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học
cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Phân tích đặc điểm các điều kiện phát sinh - thoái hóa đất và tài nguyên đất
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Xác định các nguyên nhân, quá trình thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất
tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Đánh giá, phân hạng đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận cho các loại sử
dụng chính;
- Xác định hệ thống phân vị, chỉ tiêu và thành lập bản đồ phân vùng địa lý thổ
nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố địa lý phát sinh - thoái hóa đất và tài
nguyên đất;
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Là thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (bao
gồm các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà). Tổng diện tích tự
nhiên là 415.101,9 ha [5].
- Phạm vi khoa học: Đề tài luận án chỉ đánh giá phân hạng đất đai đối với các
loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp, các loại sử dụng đất khác như đất ở, đất
chuyên dùng không được đưa vào đánh giá.
4
5. Điểm mới của luận án
- Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa không gian có tính quy luật của lớp phủ
thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, được minh chứng qua hệ
thống các đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng thể hiện trên bản đồ ở tỷ lệ 1:100.000.
- Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận, trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng
đất đai, đánh giá thoái hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
6. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của lớp phủ thổ nhưỡng đã phản
ánh các quy luật địa lý đặc trưng và các quá trình phát sinh - phát triển - thoái hóa đất
tương ứng trên lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, thể hiện qua hệ thống các
đơn vị đất và đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng với đặc điểm và tiềm năng đa dạng.
- Luận điểm 2: Tích hợp các kết quả nghiên cứu đặc điểm và hướng sử dụng -
bảo vệ đất của từng tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng với kết quả đánh giá phân hạng đất đai
và đánh giá thoái hóa đất tổng hợp, tạo nên cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề
xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất
bền vững các đô thị cao nguyên nhiệt đới. Làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của
địa lý học ứng dụng trong quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
cho phát triển bền vững lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để địa phương tham
khảo cho tổ chức lãnh thổ, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất theo hướng phát
triển bền vững.
8. Cơ sở dữ liệu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở các tài liệu về hệ thống bản đồ, báo cáo, dữ
liệu khảo sát thực địa, số liệu phân tích của các công trình nghiên cứu đã được công bố
và của chính tác giả thực hiện trong quá trình tham gia nghiên cứu một số đề tài thuộc
Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011-2015).
Các đề tài mà tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án bao gồm: Đề
tài “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải
5
pháp sử dụng đất bền vững” (mã số TN3/T01 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời
gian thực hiện từ năm 2011-2014) [10]; Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải
pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
nước lãnh thổ Tây Nguyên” (mã số TN3/T02 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời
gian thực hiện từ năm 2011-2014) [11]; Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và Atlas
điện tử vùng Tây Nguyên” (mã số TN3/T22 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời
gian thực hiện từ năm 2011-2015) [12]. Bộ cơ sở dữ liệu này gồm:
- Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo hệ thống phân loại phát sinh
của Việt Nam do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thành lập
năm 2005 [10].
- Bản đồ nền địa hình tỉnh Lâm Đồng 1:50.000 do Trung tâm Thông tin Dữ liệu
đo đạc và Bản đồ (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam) công bố năm 2002 [10, 12]. Mô
hình số độ cao (DEM) ASTER độ phân giải 30m. Từ các dữ liệu này triết tách và
thành lập bản đồ độ dốc, độ cao phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
- Bản đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo nguyên tắc nguồn gốc -
hình thái - quá trình ngoại sinh hiện đại do Viện Địa lý thành lập năm 2013 [10].
- Bản đồ vỏ phong hóa tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý biên tập
năm 2013 [10].
- Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành
lập năm 2013 [11].
- Bản đồ thảm thực vật tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành lập
năm 2013 [10].
- Bản đồ mưa trung bình năm, bản đồ chỉ số khô hạn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện năm 2013 [10].
- Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 05 phẫu diện đất chính và 01 phẫu diện
phụ ở khu vực nghiên cứu do Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012 - 2013 (phụ lục 1,
phụ lục 3.10) [10].
- Số liệu điều tra hệ thống sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu (150 phiếu) do
Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012-2013 [10].
Tác giả cũng đã tham khảo, kế thừa rất nhiều tài liệu có giá trị khác, tiêu biểu là:
- Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Liên đoàn Bản
đồ Địa chất miền Nam thành lập năm 2004 [13].
- Bản đồ kiểm kê đất đai thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận tỷ lệ 1:50.000
6
do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2015 [5].
- Bản đồ kiểm kê rừng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Bắc Trung Bộ thực hiện năm 2014 [14].
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất 9 cây trồng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1:100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2012 [15].
- Bản đồ cảnh quan hình thái địa hình tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện
Địa lý thực hiện năm 1998 [16].
- Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện
năm 1998 [16].
- Số liệu mưa, bốc hơi trung bình tháng và năm của các trạm Bảo Lộc, Liên
Khương, Đà Lạt từ năm 1981-2015 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng
thực hiện [17].
- Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 12 phẫu diện chính, 25 phẫu diện phụ
và 128 mẫu đất ở khu vực nghiên cứu do Trung tâm Điều tra Đánh giá tài nguyên đất,
Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện năm 2012 (phụ lục 1, phụ lục 3.10) [18].
- Các báo cáo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng, gồm: Quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 [19]; Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và
phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [8]; Kế hoạch phát triển nông
nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 [20]; Quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp
và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm
2030 [21].
- Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2016 [22].
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai
theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững
Chương 2. Đặc điểm điều kiện địa lý phát sinh - thoái hóa đất và tài nguyên đất
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Chương 3. Đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận
Chương 4. Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC
CHO QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng
1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất
1.1.1.1. Đất
Đất (soil): V.V. Docuchaev (1879) đã đưa ra định nghĩa: “Đất là một thực thể
tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, được hình thành dưới tác động
tương hỗ của các yếu tố đá mẹ - địa hình, khí hậu, sinh vật, con người và thời gian”
[23]. Đây được coi là một khái niệm đầy đủ và khoa học về đất, đã phát triển thành
học thuyết phát sinh học đất trong thế kỷ XX. Dưới góc độ toán học có thể coi đất là
một hàm số theo thời gian của các biến số là tất cả các yếu tố địa lý tác động tương hỗ
hình thành đất [24, 25]:
Đất = f[(Đá mẹ, Địa hình)(Khí hậu, Thủy văn)(Sinh vật, Con người)thời gian]
Như vậy, theo học thuyết phát sinh học đất, từ các loại đá khác nhau trong một
hoàn cảnh địa lý sẽ hình thành nên các loại đất khác nhau, do đó đất được xem như
tấm gương của môi trường địa lý.
Độ phì đất (soil fertility): Được coi là thuộc tính cơ bản của đất để phân biệt với
“đá mẹ”. Theo V.R. Williams: “Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây nước,
các nguyên tố dinh dưỡng khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ,...)
để cho cây sinh trưởng và phát triển” (dẫn theo Trần Kông Tấu, 2005) [25].
Nhưng các chất dinh dưỡng trong đất không phải luôn ở dạng dễ tiêu để cung
cấp cho cây trồng, vì vậy khi nói đất giàu dinh dưỡng thì không hẳn là đất có độ phì
cao. Độ phì của đất phải hiểu là số lượng chất dễ tiêu chứa trong đất, nó chỉ là một
phần sự giàu có dinh dưỡng của đất mà thôi. Theo đó, độ phì nhiêu của đất được chia
thành các dạng sau: Độ phì tự nhiên được quy định bởi thành phần hóa học của đá mẹ,
gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của đất và độc lập với ý chí của con người.
Độ phì thực tế được hiểu là “trong điều kiện một độ phì tự nhiên có tính đến những
quá trình thổ nhưỡng đang xảy ra, mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố địa lý khác và
với tác động của con người vào đất trong quá trình sử dụng”. Như vậy, trong đất bao
giờ cũng tiềm ẩn một độ phì tự nhiên nhưng cơ sở của tiềm năng sản xuất và quyết
định năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào độ phì thực tế (Nguyễn Vy, 1998; Đỗ Ánh,
2003) [26, 27].
8
1.1.1.2. Đất đai
Theo quan điểm sinh thái, đất đai (land) được coi là vật mang của hệ sinh thái và
được định nghĩa: “Là một vùng đất được xác định về mặt địa lý của bề mặt trái đất với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Không khí, đất (soil), điều
kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và cả
những hoạt động trước đây của con người ảnh hưởng đến việc sử dụng của vùng đất đó
của con người trong hiện tại và tương lai” (Brinkman R., và cs, 1973) [28].
Theo FAO (1976) đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên,
những yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất, bao gồm khí hậu, địa hình,
đất (soil), thủy văn, sinh vật và các kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và
hiện tại. Do đó đất đai (land) là một khái niệm rộng hơn đất (soil) [29].
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ
thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình, địa
chất, thủy văn, sinh vật) và kinh tế -xã hội (dân cư, hoạt động sản xuất).
1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất
- Tài nguyên đất (land resources): Được hiểu là toàn bộ lớp vỏ trái đất mà ở đó
con người và sinh vật có thể sinh sống được. Nguồn tài nguyên đất là hữu hạn với một
tầng mỏng trên bề mặt trái đất, có khả năng phục hồi song rất chậm chạp, để hình thành
một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Tài
nguyên đất được đặc trưng bởi hai yếu tố cơ bản là số lượng đất, được xác định theo
diện tích và chất lượng đất, được xác định theo độ phì (Trần Kông Tấu, 2005) [25].
- Môi trường đất (soil environment): Đất là một hệ sinh thái phức tạp, được
hình thành qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Bản thân đất là một môi
trường hoàn chỉnh, mặt khác lại là một “môi trường thành phần” của môi trường tự
nhiên bao quanh nó. Trong môi trường đất tồn tại các thành phần vô sinh như: sỏi, hạt
đất, dung dịch đất, không khí, nước, nhiệt độ, năng lượng, đá mẹ,... và các thành phần
hữu sinh là thực vật, động vật và vi sinh vật đất (Lê Huy Bá, 2000) [30].
1.1.2. Đánh giá đất đai và thoái hóa đất
1.1.2.1. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai (land evaluation) được định nghĩa là: “Đánh giá hiệu quả đất
đai khi được sử dụng cho một mục đích cụ thể, liên quan đến việc thực hiện các nghiên
cứu về đất (soil), khí hậu, thảm thực vật và các khía cạnh khác của đất đai để xác định
và so sánh giữa yêu cầu của các loại sử dụng đất cụ thể với điều kiện đất đai cho mục
tiêu đánh giá” (FAO, 1976, 2007) [29, 31].
9
Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai (land units), được định nghĩa: Là một
diện tích đất đai, có đặc tính và chất lượng riêng, có thể phân định ranh giới trên bản
đồ. Đặc tính đất đai (land characteristic) là thuộc tính có thể đo hay ước tính (lượng
mưa, độ dốc, kết cấu đất, khả năng chứa nước,...), có thể dùng làm phương tiện để mô
tả chất lượng đất đai hoặc xác định khả năng thích hợp khác nhau của các đơn vị đất
đai trong việc sử dụng. Chất lượng đất đai (land quality) là một thuộc tính tổng hợp của
đất đai (khả năng chống xói mòn, nguy cơ ngập lụt, khả năng giữ các chất dinh dưỡng,...)
phản ánh mối quan hệ nội tại của các đặc tính đất, ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất
đối với một loại hình sử dụng đất đai cụ thể (FAO 1976, 1985, 2007) [29, 31, 32].
Đối tượng để đánh giá đất đai, được phân chia theo mức độ chi tiết, gồm: Kiểu
sử dụng đất đai chính (major kind of land use) dùng trong đánh giá đất đai khái quát
(đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm,…) và loại sử dụng đất đai (land utilization
type) là một loại hoặc một nhóm cây trồng được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất
đai chính trong điều kiện kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhất định (FAO, 1976) [29].
1.1.2.2. Thoái hóa đất
Đã có rất nhiều khái niệm về thoái hóa đất (soil/land degradation) được đưa ra
bởi các nhà nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới (Oldeman, 1988; UNEP, 1992;
FAO, 2002; Holm, 2003; Kniivila, 2004) [33-37].
Tuy nhiên, có một sự đồng thuận gần như phổ quát rằng “Thoái hóa đất là sự suy
giảm năng suất của đất mà nguyên nhân chính là do hoạt động của con người” (Gibbs
& Salmon, 2015). Trong đó, khái niệm thoái hóa đất (land degradation) được mở rộng
hơn theo cách tiếp cận hệ sinh thái, bao gồm cả đất (soil) và thảm thực vật. [38]
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam (2005) đã đưa ra khái niệm “Đất bị
thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói
mòn, hoang hoá, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở” [39].
Trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, Nguyễn Đình Kỳ (1987, 1990) đã cho
rằng: “Trong giai đoạn phát sinh, phát triển, thoái hóa đất bị chi phối bởi các quá trình
tự nhiên vốn có gọi là thoái hóa tiềm năng. Thoái hóa từng yếu tố tính chất đất hoặc
toàn diện trong mỗi thời điểm khai thác sử dụng đất gọi là thoái hóa hiện tại” [40, 41].
Từ những khái niệm trên cho thấy, bản chất của thoái hoá đất là các quá trình
thay đổi các tính chất lý - hóa - sinh học của đất dẫn đến suy giảm (hoặc mất) khả năng
thực hiện các chức năng của đất.
1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian
1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững
Tính “bền vững” (sustainability) đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
10
Theo báo cáo Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững của Liên Hiệp
Quốc (2002): “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường [42].
Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (sustainable land use) không chỉ bao gồm sử
dụng đất cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp mà còn bao gồm cả các khu dân cư,
khu công nghiệp, đường giao thông và các hoạt động khác của con người. Sử dụng đất
theo nghĩa này, có thể được gọi là bền vững khi nó đạt được sự phân bố không gian
hoặc cơ cấu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau đảm bảo đa dạng sinh học và
cân bằng sinh thái của toàn bộ hệ thống (van Lier H.N., và cs, 2005) [43].
Dưới cách nhìn nhận như trên, FAO (1993) đã xây dựng định nghĩa về tính bền
vững cụ thể trong nông nghiệp: “Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là loại sử dụng
đất có thể sản xuất đủ đáp ứng các nhu cầu cho các cư dân hiện tại và tương lai trong
khi vẫn giữ gìn và nâng cao được tài nguyên đất đảm bảo sản xuất”. Và nêu ra 5
nguyên tắc cho việc xác định loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Duy trì
và nâng cao sản lượng; (2) Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất; (3) Bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất; (4) Có thể tồn tại về mặt kinh tế lâu
bền; (5) Có thể được chấp nhận về mặt xã hội. [44]
Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc xác định
và lựa chọn loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Bền vững về kinh tế: Cây
trồng cho năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; (2)
Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất góp phần bảo vệ được đất đai, ngăn
ngừa các quá trình thoái hóa đất, bảo vệ và không làm tổn hại đến môi trường sinh
thái; (3) Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống của người nông
dân và xã hội được phát triển [28].
1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất
Khái niệm “Quy hoạch sử dụng đất” (land use planning) đã được đề cập, bổ sung
và hoàn thiện trong các báo cáo của FAO những năm qua (FAO, 1993; FAO/UNEP,
1995, 1997, 1999) [45]: “Quy hoạch sử dụng đất là đánh giá có hệ thống tiềm năng đất
và nước, các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng
các phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất là để hỗ trợ
người ra quyết định và người sử dụng đất trong việc lựa chọn và quyết định phương án sử
dụng đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng đất trong khi vẫn bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai” (FAO, 1999) [46].
11
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất được xem như một quá trình hỗ trợ ra quyết
định trong việc lựa chọn một phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường của một khu vực cụ thể. Nói cách khác, quy hoạch sử
dụng đất chính là nền tảng để phát triển bền vững một lãnh thổ.
1.1.3.3. Tổ chức không gian
Khái niệm tổ chức không gian (spatial organization) hay tổ chức lãnh thổ
(territorial organization) được thống nhất là: Sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng
trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực trong một khu vực cụ thể nhằm sử dụng một
cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế - xã hội và cơ sở vật
chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao
mức sống dân cư của vùng đó [47].
Nếu quy hoạch sử dụng đất tìm ra không gian phát triển hợp lý cho các đối
tượng và ngành sản xuất cụ thể (nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị,...) thì tổ chức không
gian/lãnh thổ lại đưa ra các chiến lược phát triển tổng hợp và đặc trưng cho từng vùng
nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và thoái
hóa đất
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai
Đánh giá, phân hạng đất đai là một phần quan trọng trong quy trình lập quy
hoạch sử dụng đất. Vì vậy, các công trình nghiên cứu theo hướng này đã ra đời và phát
triển rộng khắp trên thế giới và ở Việt Nam, từ các phương pháp đánh giá khác nhau
đến những khuôn khổ chung của các tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO, UNESCO).
1.2.1.1. Trên thế giới
Từ những năm 1950, những nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai trên thế
giới đã hình thành với nhiều phương pháp và hệ thống đánh giá khá phổ biến sau:
- Ở Mỹ:
Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR, 1951) đã đưa ra hướng
dẫn phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification). Phân loại
gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt
được một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (Non-
arable). Trong phân loại này, ngoài đặc điểm về đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng
được xem xét chỉ giới hạn trong phạm vi thuỷ lợi.
Các nghiên cứu sau đó được mở rộng theo hướng phân loại đất đai dựa vào tiềm
năng (The land capability classification) (USDA, 1961). Mặc dù hệ thống này được
xây dựng riêng cho điều kiện nước Mỹ, nhưng những nguyên lý của nó được ứng dụng
12
ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những hạn chế của đất đai
gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tư vốn, lao
động kỹ thuật… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia thành 2 mức: hạn chế
tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp hạng chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài
(vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia làm 3 cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class)
và đơn vị (unit). Đây là một trong những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan
tâm đến các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế; có xét đến vấn đề kinh tế
- xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất. [28]
- Ở Nga (Liên xô cũ) và Đông Âu:
Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai cũng được thực hiện từ những
năm 1960 theo quan điểm phát sinh của V.V. Docuchaev, bằng cách cho điểm các yếu
tố phát sinh và tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất. Đối chiếu
giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa
chọn để đánh giá, quá trình này được chia làm 3 bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ
nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá khả năng
sản xuất của đất đai (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…); (3) Đánh giá
kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này
thuần túy quan tâm đến yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế - xã hội trong
sử dụng đất đai nhưng chưa đầy đủ. Khả năng sử dụng đất được phân chia theo các
nhóm và các lớp thích hợp. Trong đó, nhóm đất thích hợp được phân theo các điều
kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo
sự khác biệt về loại thổ nhưỡng như điều kiện mẫu chất/địa hình/thành phần cơ
giới/chế độ nước, trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả
năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. [28]
- Đánh giá đất đai của tổ chức FAO:
Việc nghiên cứu phát triển hệ thống đánh giá đất đai khác nhau giữa các quốc
gia (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác nhau) làm cho việc
trao đổi kết quả đánh giá đất đai trên thế giới gặp nhiều khó khăn. “Khung đánh giá
đất đai” của FAO ra đời năm 1976, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai
trên toàn thế giới. Thực chất, đây là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp, trên
cơ sở đó các hệ thống đánh giá đất đai của bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào
đều có thể được xây dựng. [29]
Khung hướng dẫn đã giới thiệu: 3 mức độ đánh giá, gồm sơ lược, bán chi tiết và
chi tiết và 2 phương pháp đánh giá, gồm phương pháp hai bước và phương pháp song
hành để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: rất
13
thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp (theo bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân vị mức độ thích hợp đất đai theo FAO
Bậc
(Order)
Hạng
(Class)
Hạng phụ
(Subclass)
Đơn vị
(Unit)
Thích hợp (S) - S1: rất thích hợp
- S2: thích hợp
- S3: ít thích hợp
- S2e, S2r...
- S3e, S3r,...
- S2e-1, S2r-2...
- S3e-1, S3r-2...
Không thích hợp
(N)
- N1: không thích hợp tạm thời
- N2: không thích hợp vĩnh viễn
- N1e, N1r,...
- N2
Nguồn: [32]
Các nghiên cứu tiếp theo của FAO đã đưa ra các hướng dẫn về ứng dụng chi tiết
của “khung đánh giá đất đai năm 1976” cho một số chuyên ngành cụ thể, gồm: Đánh
giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (1983), đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984),
đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (1985), đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng
canh (1991) [32].
Ngoài ra, FAO còn nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn cụ thể khác về: Xác
định các yêu cầu đối với đất đai (đất, địa hình, khí hậu) từ góc độ sinh thái (FAO,
1996) [48]; Giá trị tham chiếu cho yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Sys Ir. C., và cs, 1993) [49].
Các hướng dẫn của FAO đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong nghiên
cứu, đánh giá tài nguyên đất, đặc biệt ở các nước đang phát triển như: Jamaica (FAO
và UNEP, 1994b) [50], Indonesia (FAO và UNEP, 1994a) [51], Thailand (Shrestha R.,
và cs, 1995) [52].
Nghiên cứu về đánh giá đất đai đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu không gian, điều
mà hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng xử lý dễ dàng và hiệu quả. Do đó, các
nghiên cứu về đánh giá đất đai dựa trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO và ứng dụng
hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp với viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu
(GPS), các phần mềm đánh giá đất tự động đã trở nên phổ biến trên thế giới, chủ yếu
theo các hướng sau:
Ứng dụng GIS và các tiện ích sẵn có của GIS: Các nghiên cứu theo hướng này,
tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Đất (độ dày tầng đất, kết cấu, pH,...), địa hình
(độ dốc, độ cao,...), khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) kết hợp với giá trị tham chiếu về
yêu cầu sinh thái của cây trồng và phương pháp tham số được đề xuất bởi Sys (1993)
để xác định mức độ phù hợp thực tế và tiềm năng của các vùng đất cho các loại cây
trồng được lựa chọn; Hoặc có tham chiếu cả hiệu quả kinh tế trong quá trình phân
hạng; Hoặc sử dụng công cụ mô hình trong GIS so sánh các tính chất đất đai và yêu
14
cầu sinh thái của cây trồng để xác định mức độ thích hợp (Boje G., và cs, 1998) [53],
(Paiboonsak S., và cs, 2004) [54], (Gizachew A., 2014) [55].
Ứng dụng GIS kết hợp các công cụ nâng cao khác (RS, GPS,...): Các nghiên
cứu theo hướng này, sử dụng GPS để kiểm tra và cập nhật các lớp thông tin trong GIS,
sử dụng RS để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về hiện trạng sử dụng đất hoặc
được kết hợp với mô hình số độ cao (DEM) trong xây dựng dữ liệu về dạng địa hình
và chỉnh lý bản đồ đất ở các khu vực nghiên cứu. Sau cùng, các lớp thông tin chuyên
đề được chồng xếp và phân tích trong GIS để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai và
bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây trồng (Mongkolsawat C., và cs, 2002)
[56], (Orhan D., 2013) [57], (Shalaby A., và cs, 2017) [58].
Ứng dụng GIS kết hợp các phần mềm đánh giá đất đai tự động: Nghiên cứu
phát triển các phần mềm đánh giá đất đai tự động trên cơ sở khung hướng dẫn của
FAO, nhằm giảm thời gian và sai sót trong quá trình tính toán bảng thích hợp cũng đã
được thực hiện, như: LECS, MicroLEIS, AEZWIN, @ RISK, ALES và ILES [15].
Trong đó, ALES là phần mềm cho phép người đánh giá xây dựng mô hình theo
hệ chuyên gia để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai. ALES xây dựng phần
khung, phần cơ sở dữ liệu tuỳ thuộc vào mục đích của người sử dụng (Rossiter D.G.,
2000) [59]. Các công trình tích hợp GIS-ALES để đánh giá đất đai chủ yếu theo
hướng, thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý về các tính chất đất đai (loại đất, pH, OC, độ dốc,
nhiệt độ,...) trong GIS. Sau đó cơ sở dữ liệu đất được xuất sang cơ sở dữ liệu ALES để
xây dựng một mô hình đánh giá cho các cây trồng được lựa chọn, yêu cầu sinh thái
của cây trồng trong mô hình được tham chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) hoặc kết
hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Kết quả đánh giá thích hợp về mặt tự nhiên
hoặc kết hợp với đánh giá thích hợp về mặt kinh tế dựa trên nguyên tắc giới hạn cao
nhất (FAO, 1976, 1985, 2007) đã chỉ ra mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho
cây trồng được đánh giá và nguyên nhân xếp hạng ở cấp đó, sau cùng được chuyển
sang GIS để biểu diễn bản đồ (Oldeman L.R., và cs, 1993) [60], (Shendi M.M., và cs,
2004) [61], (Ahmed S., và cs, 2013) [62].
Mặt khác, các phương pháp đánh giá đất đai cũng được FAO phát triển trong
các nghiên cứu về lập quy hoạch cho sử dụng đất bền vững gồm: đánh giá đất đai cho
sự phát triển (1986), hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất (1993), khung đánh giá đất
đai phục vụ quản lý đất bền vững (FESLM, 1993), lập quy hoạch cho sử dụng bền
vững tài nguyên đất (1995) và hai hướng dẫn mới nhất về lập quy hoạch tổng hợp cho
quản lý bền vững tài nguyên đất (1999) và đánh giá đất đai - hướng tới khung sửa đổi
(2007) [31,45]. Các hướng dẫn này đã đề nghị xem xét nhiều yếu tố liên quan đến tính
15
bền vững (phù hợp về tự nhiên, hiệu quả kinh tế cao, được xã hội chấp nhận và không
gây tác động xấu đến môi trường) trong quy trình đánh giá đất đai, bằng các phương
pháp phân tích quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria Decision Analysis - MCDA). Các
công trình đánh giá đất đai theo hướng này chủ yếu lựa chọn các dữ liệu về đất đai
(đất, địa hình, khí hậu, sử dụng đất), các dữ liệu kinh tế - xã hội, môi trường và thành
lập các bản đồ của từng yếu tố trong GIS. Các phương pháp và mô hình riêng biệt
được áp dụng để xác định trọng số ưu tiên của từng yếu tố như phân tích thứ bậc
(AHP), mô hình lôgic mờ hoặc mạng nơron nhân tạo (ANN), trong đó AHP là phương
pháp được áp dụng phổ biến nhất (đặc biệt là ở quy mô nhỏ). Các yêu cầu sinh thái của
cây trồng được tham chiếu với hướng dẫn của Sys (1993) và điều kiện địa phương.
Các lớp yếu tố với trọng số tương ứng được tổ hợp để đánh giá đất đai bền vững (tự
nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường). Các công cụ nâng cao như RS, DEM cũng được sử
dụng trong nghiên cứu để tạo ra các bản đồ địa mạo và hiện trạng sử dụng đất (Silva
A.C., và cs, 2003) [63], (Thapa R.B., và cs, 2008) [64], (Nguyễn Thanh Tuấn và cs,
2011) [65], (Liaghat M., và cs, 2013) [66], (Belal A.A., và cs, 2015) [67], (Ayla B., và
cs, 2016) [68], (Ali B., và cs, 2016) [69].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 1960 trở lại đây, công tác đánh giá đất đai ở nước ta mới được
nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện chi tiết. Một số công trình đặt nền tảng
cho việc nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam như:
- Các nghiên cứu theo phương pháp của Nga, Mỹ:
Một số công trình tiêu biểu như sau: “Nghiên cứu đánh giá đất đai cho các
vùng chuyên canh” (Bùi Quang Toản, Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn
Tỉnh,…1970) đã dựa trên phương pháp đánh giá đất của Nga, với các yếu tố đưa vào
đánh giá gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt độ chặt, độ xốp, mưa, hạn, úng, mặn,
chua,...được phân chia thành 4 mức độ thích hợp [28]; “Nghiên cứu đánh giá đất đai
khái quát toàn quốc trên tỷ lệ bản đồ 1:500.000” (Tôn Thất Chiểu và cs, 1986) đã áp
dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ
Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, kết quả là đã
phân ra 7 nhóm đất theo mức độ hạn chế khác nhau [28]; “Đánh giá tiềm năng sản
xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” (Đỗ Đình Sâm và cs,
1990-1995), cũng dựa trên phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability
classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đánh giá đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn
quốc, trên 8 vùng kinh tế lâm nghiệp và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất
cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn [70].
16
- Các nghiên cứu theo phương pháp của FAO:
Từ cuối những năm 1980, công tác nghiên cứu đánh giá đất đai theo FAO đã
được triển khai sâu rộng ở các địa phương trên toàn quốc. Đánh giá đất đai trở thành
quy định bắt buộc trong lập quy hoạch sử dụng đất.
Một số công trình tiêu biểu ở các vùng sinh thái lớn như: Trong chương trình
“Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng” (Viện
QH&TKNN, 1991-1995) đã đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại sử
dụng đất phổ biến của vùng; Đề tài “Đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả
nước” (Trần An Phong và cs, 1992-1994) đã thành lập các bản đồ phân hạng thích hợp
đất đai cấp vùng ở tỷ lệ 1:250.000, các đơn vị đất đai được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự
nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, thủy văn, tưới tiêu) [71].
Riêng vùng Tây Nguyên, bắt đầu từ chương trình Tây Nguyên 2 (1984-1988) đến
nay đã có nhiều công trình đánh giá đất đai theo FAO được thực hiện nhằm phục vụ
công tác quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu biểu như:
“Đánh giá phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm” (Vũ Cao
Thái và cs, 1984-1988), kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh
giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về đất,
chưa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như tác
động môi trường [28]. Các công trình ở giai đoạn sau (1998-2008) đã hoàn thiện ứng
dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO, tiêu biểu như: “Đánh giá đất đai phục vụ
cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Viện
QH&TKNN và Đại học Leuven, Bỉ, 1998-2002) [15], “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ các loại đất phát triển lên sản phẩm
phong hóa của đất Bazan Tây Nguyên” (Nguyễn Văn Toàn và cs, 2004-2005) [72],
“Nghiên cứu đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển
nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2008) [15], kết quả đã xây
dựng được các bản đồ thích hợp đất đai cho các cây trồng chính vùng Tây Nguyên ở tỷ
lệ 1:250.000, trên cơ sở đó đề xuất các phương án sử dụng đất nông nghiệp vùng Tây
Nguyên đến năm 2010 và 2020. Và gần đây nhất (2009-2015), nhằm cập nhật kết quả
đánh giá đất đai phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, các công trình theo
hướng này tiếp tục được thực hiện, tiêu biểu như: “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất
vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” (Trung tâm Điều tra Đánh giá
tài nguyên đất, 2009-2012) [18], “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở
Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững” (Lưu Thế Anh và cs, 2014)
[10], “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền
17
vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2014)
[15], kết quả đã xây dựng được các bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho một số cây
trồng chính ở cấp vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000, trên cơ
sở đó đề xuất sử dụng đất cho phát triển bền vững các cây trồng này.
Đồng thời, các nghiên cứu đánh giá đất đai ở các cấp chi tiết hơn cũng đã được
nhiều nhà khoa học thực hiện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc áp dụng kết quả
đánh giá đất đai nhằm đề xuất sử dụng đất cụ thể cho các địa phương. Một số nghiên
cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát
triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk (Trần An Phong và cs, 2002) [73]; Nghiên
cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền
vững tỉnh Kon Tum (Trần An Phong và cs, 2004) [74]; Đánh giá thích nghi đất đai
phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Mai
Hà Phương, 2007) [75]; Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai nhằm xây dựng cơ
sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Lắk (Lưu
Thế Anh và cs, 2003) [76],....
Cùng với sự phát triển về công nghệ và phương pháp trong đánh giá đất đai của
thế giới, hiện nay các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng GIS,
ngoài ra còn kết hợp với RS, GPS và các phần mềm đánh giá đất tự động, phân tích
quyết định đa chỉ tiêu. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến: Đánh giá và quy
hoạch khai thác sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông
nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng (Trần An Phong và cs, 2001) [77]; Đánh giá tiềm
năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình với sự trợ giúp của GIS-ALES (Nhữ Thị Xuân và cs, 2006) [78]; Ứng dụng GIS
đánh giá đất đai cho phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam
Việt Nam (Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2008) [79]; Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu
chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai (Lê Cảnh Định, 2011) [80]; Ứng dụng
công nghệ viễn thám (RS) và GIS phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông
nghiệp bền vững ở Tây Nguyên (Trần An Phong và cs, 2014) [81]; Mô hình tích hợp
GIS và AHP-VIKOR trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất
bền vững (Lê Cảnh Định, 2016) [82]. Các nghiên cứu đã ứng dụng các phần mềm GIS
để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng RS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và hiện trạng canh tác cây trồng, kết hợp với phần mềm đánh giá đất tự động
(ALES) hoặc sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn với phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) để đánh giá đất đai theo quan điểm bền vững. Ngoài ra, gần đây các nhà thổ
nhưỡng của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã có nghiên cứu phát triển phương pháp
18
đánh giá đất đai riêng theo điều kiện đặc thù của nước ta: Thiết kế quy trình đánh giá
đất đai trên cơ sở GIS và phân tích đa tiêu chí cho quy hoạch sử dụng đất bền vững ở
cấp vùng (Nguyễn Thanh Tuấn và cs, 2015), trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO,
thiết lập quy trình đánh giá đất đai phân tích đa tiêu chí (MCA) trong môi trường GIS
và xây dựng phần mềm đánh giá thích hợp đất đai (LSE). Nghiên cứu thực nghiệm đã
được tiến hành tại tỉnh Quảng Trị để đánh giá thích hợp đất đai cho cây cao su dựa trên
các chỉ tiêu đánh giá về: Khí hậu, địa hình và ngập lụt, đất, mức độ xói mòn và khoảng
cách đến đường giao thông. Kết quả đánh giá cho thấy sự trùng khớp cao giữa các mức
độ thích hợp với hiện trạng trồng cao su ở khu vực nghiên cứu [83].
Tóm lại, kết quả các công trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta cho
thấy: Khung hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO là phương tiện hiệu quả để đánh giá
tiềm năng đất đai cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững. Không chỉ kế thừa những
điểm mạnh của hai phương pháp đánh giá đất đai của Nga và Mỹ mà còn bổ sung,
hoàn chỉnh về phương pháp và công nghệ trong đánh giá đất đai phù hợp với từng mục
đích và khu vực nghiên cứu. Đồng thời, các công trình đánh giá đất đai theo FAO cũng
cho thấy các đặc điểm đáng chú ý sau:
- Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xác định các đơn vị cơ sở trong đánh giá đất đai
(đơn vị đất đai) chủ yếu theo các tính chất đất đai về đất, địa hình và khí hậu, nhưng
không thể thống nhất chung cho mọi lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có một bộ chỉ tiêu phù hợp
với điều kiện địa lý đặc thù.
- Việc xác định yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng chủ yếu được tham
chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) kết hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt là
đánh giá ở các khu vực nhỏ.
- Việc ứng dụng GIS (có thể kết hợp với RS, GPS,...) để xây dựng, phân tích,
lưu trữ các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, đất, nước, khí hậu, địa hình… tạo ra
bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, đã góp phần định lượng
và chính xác hóa các kết quả nghiên cứu.
- Công đoạn đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất với các
chất lượng hoặc tính chất đất đai được thực hiện bằng các phần mềm đánh giá đất tự
động đã giảm thời gian và sai sót trong quá trình đánh giá.
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu quy hoạch và sử dụng đất bền vững là đánh giá
đa tiêu chí, cần xem xét toàn diện các yếu tố về: Sự phù hợp về tự nhiên - hiệu quả
kinh tế - chấp nhận xã hội - tác động môi trường, làm cơ sở để lựa chọn loại sử dụng
đất bền vững cho quy hoạch.
19
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá thoái hóa đất
Nhịp độ tăng trưởng về cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã làm
suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó thoái hóa đất là vấn đề môi
trường đe dọa phá vỡ cân bằng sinh thái không chỉ ở mỗi khu vực, quốc gia mà đã trở
thành thách thức toàn cầu. Do đó, nghiên cứu thoái hóa đất dần được mở ra như một
hướng nghiên cứu trong khoa học đất phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch và sử
dụng đất bền vững. Có thể liệt kê một số công trình nổi bật sau:
1.2.2.1. Trên thế giới
Từ năm 1987-1990, dự án “Đánh giá thoái hóa đất toàn cầu do nhân tác
(GLASOD)” được UNEP và ISRIC thực hiện là đánh giá suy thoái đất trên toàn thế giới
đầu tiên và vẫn là nguồn dữ liệu thống nhất toàn cầu được sử dụng cho đến nay (Nijsen
M., và cs, 2012) [84]. Kết quả chính của dự án gồm: Bản đồ thực trạng thoái hóa đất
toàn cầu do nhân tác ở tỷ lệ 1:10.000.000; Đánh giá chi tiết thực trạng thoái hóa đất và
các hậu quả, rủi ro cho các khu vực nghiên cứu ở Mỹ La Tinh (Argentina, Brazil và
Uruguay) và bản đồ thoái hóa đất vùng Mỹ La Tinh tỷ lệ 1:1.000.000. Trên bản đồ thể
hiện 12 dạng thoái hóa đất được gộp làm 4 nhóm: Xói mòn do nước có 2 dạng, xói mòn
do gió có 3 dạng, thoái hóa hóa học có 4 dạng, thoái hóa vật lý có 3 dạng. Mức độ thoái
hóa đất làm 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Các nguyên nhân gây ra thoái
hóa đất trên từng đơn vị bản đồ gồm: Phá rừng và thay thế thảm thực vật tự nhiên, chăn
thả đại gia súc, canh tác nông nghiệp, khai thác cạn kiệt thảm thực vật cho nhu cầu sinh
hoạt và hoạt động công nghiệp. Từ đó, UNEP đã kêu gọi ngăn ngừa thoái hoá đất và
hoang mạc hoá ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu (Oldeman L.R., 1990) [85].
Phương pháp của dự án GLASOD đã tiếp tục được thực hiện cho các nghiên cứu
thoái hóa đất chi tiết hơn ở các khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số
công trình tiêu biểu có thể kể đến sau: Dự án đánh giá thực trạng thoái hóa đất vùng
Nam và Đông Nam Á (ASSOD) (van Lynden G.W.J., 1997), đã thành lập bản đồ thực
trạng thoái hóa đất tỷ lệ 1:5.000.000 theo 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh.
Trên bản đồ đã chỉ ra 19 dạng thoái hóa, gộp thành 4 nhóm: Xói mòn do nước (3 dạng),
xói mòn do gió (3 dạng), thoái hóa hóa học (5 dạng), thoái hóa vật lý (8 dạng) [86]; Dự
án đánh giá thoái hóa đất vùng Trung và Đông Âu (SOVEUR) (van Lynden G.W.J.,
2000), phương pháp của dự án GLASOD được cải tiến, tập trung vào nghiên cứu vấn đề
lan truyền ô nhiễm trong đất và xây dựng bản đồ thoái hóa đất tỷ lệ 1:2.500.000. Trên
bản đồ thể hiện: (1) các dạng thoái hóa (xói mòn do nước, xói mòn do gió, thoái hóa hóa
học và thoái hóa vật lý), (2) mức độ thoái hóa (không đáng kể, thoái hóa nhẹ, trung
mình, nặng và rất nặng) và (3) tác động của thoái hóa đến chức năng của đất [87]; Đánh
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
PinkHandmade
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAYĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
Hieu Nguyen
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
hanhha12
 
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
FOODCROPS
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAYĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
 

Similar to Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk NôngLuận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
TieuNgocLy
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk NôngLuận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o viÖn hµn l©m khoa häc vµ c«ng nghÖ viÖt nam HäC VIÖN KHOA HäC Vµ C¤NG NGHÖ ---------------------- NguyÔn THÞ THñY NGHI£N Cøu C¥ Së §ÞA Lý HäC TRONG KHAI TH¸C Sö DôNG §ÊT §AI PhôC Vô QUY HO¹CH BÒN V÷NG THµNH PHè §µ L¹t vµ vïng phô cËn – TØNH L¢M §åNG LuËn ¸n tiÕn sÜ §ÞA Lý Hµ Néi - N¨m 2019
  • 2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o viÖn hµn l©m khoa häc vµ c«ng nghÖ viÖt nam HäC VIÖN KHOA HäC Vµ C¤NG NGHÖ ---------------------- NguyÔn THÞ THñY NGHI£N Cøu C¥ Së §ÞA Lý HäC TRONG KHAI TH¸C Sö DôNG §ÊT §AI PhôC Vô QUY HO¹CH BÒN V÷NG THµNH PHè §µ L¹t vµ vïng phô cËn – TØNH L¢M §åNG Chuyªn ngµnh : §Þa lý Tµi nguyªn vµ M«i tr-êng M· sè : 9 44 02 20 LuËn ¸n tiÕn sÜ §ÞA Lý NG¦êi h-íng dÉn khoa häc 1. TS.NCVCC. NguyÔn ®×nh kú 2. GS.TSKH. HOµNG V¡N HU¢Y Hµ Néi - N¨m 2019
  • 3. i LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Thị Thủy
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, tâm huyết của TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ và GS. TSKH. Hoàng Văn Huây. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã luôn tận tình chỉ bảo, trao đổi, khích lệ để tác giả hoàn thiện luận án. Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và cơ quan chức năng, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban Lãnh đạo Viện Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và làm việc. Các nhà khoa học và bạn đồng nghiệp trong Viện Địa lý, các thầy cô là thành viên hội đồng đã giúp đỡ tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện luận án. PGS. TS. Lưu Thế Anh, PGS. TS Lại Vĩnh Cẩm, PGS. TS. Vũ Năng Dũng và PGS. TS. Cao Việt Hà đã giúp đỡ, góp ý cho nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án. Ban chủ nhiệm Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/T01, đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả tham gia đề tài, khảo sát khu vực nghiên cứu. Tập thể cán bộ Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất, Viện Địa lý đã động viên, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện luận án. Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân trong gia đình đã động viên, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Thị Thủy
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3 5. Điểm mới của luận án............................................................................................. 4 6. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................................. 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 4 8. Cơ sở dữ liệu của luận án....................................................................................... 4 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC CHO QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG ............................................................. 7 1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng ......................................................................... 7 1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất ................................................ 7 1.1.1.1. Đất...................................................................................................... 7 1.1.1.2. Đất đai................................................................................................ 8 1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất ............................................................ 8 1.1.2. Đánh giá đất đai và thoái hóa đất .............................................................. 8 1.1.2.1. Đánh giá đất đai................................................................................. 8 1.1.2.2. Thoái hóa đất...................................................................................... 9 1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian...... 9 1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững......................................................................... 9 1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất....................................................................... 10 1.1.3.3. Tổ chức không gian ............................................................................ 11 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất................................................................................................................ 11 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai..................... 11 1.2.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 11 1.2.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 15 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá thoái hóa đất.............................. 19 1.2.2.1. Trên thế giới ....................................................................................... 19 1.2.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 22 1.2.3. Các công trình nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......... 25 1.2.3.1. Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai................................ 25
  • 6. iv 1.2.3.2. Các nghiên cứu về thoái hóa đất........................................................ 26 1.3. Cơ sở lý luận về nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững ........................................................... 27 1.3.1. Bản chất tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...................................................................................... 27 1.3.2. Nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững............................................................................ 30 1.3.2.1. Bản đồ đơn vị đất đai ......................................................................... 31 1.3.2.2. Đánh giá, phân hạng đất đai.............................................................. 32 1.3.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp ....................................................... 33 1.3.2.4. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng ............................................................. 34 1.3.3. Luận cứ khoa học đánh giá tổng hợp đất đai cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận...................................... 36 1.3.3.1. Cơ sở xác định ranh giới, phạm vi nghiên cứu .................................. 36 1.3.3.2. Một số nét đặc thù trong khai thác sử dụng đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ........................................................................................ 37 1.3.3.3. Đánh giá tổng hợp đất đai cho định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận..................... 38 1.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 39 1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................... 39 1.4.1.1. Quan điểm phát sinh học đất.............................................................. 39 1.4.1.2. Quan điểm sinh thái học..................................................................... 39 1.4.1.3. Quan điểm lịch sử............................................................................... 39 1.4.1.4. Quan điểm hệ thống ........................................................................... 40 1.4.1.5. Quan điểm tổng hợp........................................................................... 40 1.4.1.6. Quan điểm phát triển bền vững.......................................................... 40 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 40 1.4.2.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp ..................................................... 40 1.4.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa........................................... 41 1.4.2.3. Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất trong phòng thí nghiệm ......... 42 1.4.2.4. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 42 1.4.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất... 42 1.4.2.6. Phương pháp bản đồ và GIS .............................................................. 42 1.4.2.7. Phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai........................................ 43 1.4.2.8. Phương pháp đánh giá thoái hóa đất................................................. 44 1.4.2.9. Phương pháp phân vùng địa lý thổ nhưỡng....................................... 46 1.5. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 47
  • 7. v TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................. 49 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH - THOÁI HÓA ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN................... 50 2.1. Các điều kiện phát sinh - thoái hóa đất............................................................. 50 2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................... 50 2.1.2. Đặc điểm địa chất và vỏ phong hóa ........................................................... 50 2.1.2.1. Đặc điểm địa chất............................................................................... 50 2.1.2.2. Đặc điểm vỏ phong hóa...................................................................... 53 2.1.3. Đặc điểm địa hình và địa mạo.................................................................... 55 2.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn.................................................................... 57 2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu................................................................................ 57 2.1.4.2. Đặc điểm thủy văn.............................................................................. 58 2.1.5. Đặc điểm thảm thực vật.............................................................................. 61 2.1.5.1. Thảm thực vật rừng tự nhiên.............................................................. 61 2.1.5.2. Thảm thực vật nhân tác...................................................................... 63 2.1.6. Các hoạt động của con người trong khai thác, sử dụng đất..................... 64 2.1.6.1. Hiện trạng dân cư, lao động .............................................................. 64 2.1.6.2. Gia tăng dân số .................................................................................. 65 2.1.6.3. Tập quán canh tác .............................................................................. 66 2.1.6.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất................................................. 67 2.1.6.5. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất và hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng nông - lâm nghiệp chính năm 2015................................................. 70 2.2. Đặc điểm tài nguyên đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......................... 72 2.2.1. Các quá trình phát sinh đất........................................................................ 72 2.2.1.1. Quá trình rửa trôi và tích tụ sét ......................................................... 72 2.2.1.2. Quá trình phá hủy khoáng sét và tích tụ sắt nhôm............................. 73 2.2.1.3. Quá trình tích tụ mùn và hình thành đất mùn trên núi....................... 73 2.2.1.4. Quá trình glây .................................................................................... 74 2.2.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm các nhóm đất chính............................... 75 2.2.2.1. Hệ thống phân loại đất....................................................................... 75 2.2.2.2. Đặc điểm các nhóm đất chính............................................................ 75 2.2.3. Độ phì đất thực tế........................................................................................ 79 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá.......................................................................... 79 2.2.3.2. Bản đồ độ phì đất thực tế ................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................. 81 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI VÀ THOÁI HÓA ĐẤT TỔNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN................................. 82
  • 8. vi 3.1. Đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận................................................................................................... 82 3.1.1. Lựa chọn các loại sử dụng đất triển vọng ................................................. 82 3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.................................................................. 82 3.1.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu..................................................... 82 3.1.2.2. Bản đồ đơn vị đất đai ......................................................................... 84 3.1.3. Xác định yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất................................ 84 3.1.4. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp...... 87 3.2. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ........... 90 3.2.1. Nguyên nhân và các quá trình thoái hóa đất đặc trưng ........................... 90 3.2.1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa đất.......................................................... 90 3.2.1.2. Các quá trình thoái hóa đất ............................................................... 94 3.2.2. Đánh giá thoái hóa đất ............................................................................... 96 3.2.2.1. Đánh giá thoái hóa đất tiềm năng...................................................... 96 3.2.2.2. Đánh giá thoái hóa đất hiện tại.......................................................... 101 3.2.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp ....................................................... 106 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................. 109 CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN .......... 111 4.1. Phân vùng địa lý thổ nhƣỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận................. 111 4.1.1. Tính đặc thù trong phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ................................... 111 4.1.1.1. Phân hóa theo địa chất - kiến tạo....................................................... 111 4.1.1.2. Phân hóa theo đai cao........................................................................ 112 4.1.1.3. Tính cân bằng mỏng manh, dễ bị tổn thương của LPTN cao nguyên miền núi............................................................................................... 112 4.1.2. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng ..................... 113 4.1.3. Kết quả phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ..........113 4.1.4. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất theo các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng........................................................................... 120 4.1.4.1. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai S1, S2 theo các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng................................................................................................... 120 4.1.4.2. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng....................................................................................................... 123 4.2. Phân tích các quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan đến lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận........................................................................... 124 4.2.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030............................................................................... 124
  • 9. vii 4.2.2. Quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ........................................................................................ 126 4.3. Định hƣớng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận................................................................................................... 127 4.3.1. Định hướng không gian sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......................................................................................................... 127 4.3.1.1. Căn cứ và nguyên tắc định hướng...................................................... 127 4.3.1.2. Định hướng không gian sử dụng đất bền vững .................................. 128 4.3.2. Định hướng không gian phát triển các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận...................................................................... 135 4.3.3. Giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ..... 140 4.3.1.1. Các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo đất thoái hóa chung... 140 4.3.3.2. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo loại sử dụng đất............... 143 4.3.3.3. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng ... 144 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4............................................................................................. 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................... i TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... ii PHỤ LỤC .................................................................................................................... xiii
  • 10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TT Ký hiệu Ý nghĩa 1. KT - XH Kinh tế - xã hội 2. TN&MT Tài nguyên và Môi trường 3. ĐLTN Địa lý thổ nhưỡng 4. LPTN Lớp phủ thổ nhưỡng 5. NLN Nông Lâm Nghiệp 6. DT Diện tích 7. DTĐĐTN Diện tích đất đai tự nhiên thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 8. DTTN Diện tích tự nhiên thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 9. LUT Loại sử dụng đất 10. TV Tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng 11. UN (United Nations) Liên Hợp Quốc 12. UN Habitat (United Nations Human Settlements Programme) Chương trình định cư con người của Liên hợp quốc 13. FAO (Food and Agriculture Organization) Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc 14. GIS (Geographic Information system) Hệ thống thông tin địa lý 15. ALES (Automated Land Evaluation System) Phần mềm đánh giá đất tự động 16. RS (Remote Sensing) Viễn thám 17. GPS (Global positioning system) hệ thống định vị toàn cầu 18. ISSS (International Society of Soil Science) Hội Khoa học Đất Thế giới 19. ISRIC (International Soil Reference and Information Center) Trung tâm Thông tin và Tham chiếu đất quốc tế 20. UNEP (United Nations Environment Programme) Chương trình môi trương của Liên Hợp Quốc 21. GLASOD (Global Assessment of Soil Degradation) Dự án đánh giá thoái hóa đất toàn cầu 22. ASSOD (Assessment of Soil Degradation in South and Southeast Asia) Dự án đánh giá thực trạng thoái hóa đất do nhân tác khu vực Nam và Đông Nam Á
  • 11. ix 23. SOVEUR (Soil Degradation in Central and Eastern Europe) Dự án đánh giá thoái hóa đất cho vùng Trung và Đông Âu 24. LADA (Land degradation assessment in drylands) Dự án đánh giá thoái hóa đất vùng khô hạn 25. GLADA (Global assessment of land degradation and improvement) Đánh giá suy thoái đất toàn cầu 26. GEF (Global Environment Facility) Quỹ môi trường toàn cầu 27. NDVI (Normalised Difference Vegetation Index) Chỉ số thực vật 28. IRD (Institut de Recherche pour le Développement FRANCE) Viện nghiên cứu phát triển Pháp 29. USLE (Universal Soil Loss Equation) Phương trình mất đất phổ dụng 30. Salt-1 (Slope Agricultural Land Technology) Mô hình sinh thái cây ngắn ngày xen cây dài 31. Salt-2 (Simple agro-livestock technology) Mô hình canh tác nông lâm đồng cỏ kết hợp 32. Salt-3 (Sustainable Agroforest Land Technology) Mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững
  • 12. x DANH MỤC BẢN ĐỒ TT Tên bản đồ Sau trang 1. Sơ đồ tuyến khảo sát và vị trí điểm mẫu thu thập tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 41 2. Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 50 3. Bản đồ địa chất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 52 4. Bản đồ vỏ phong hóa thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 54 5. Bản đồ phân tầng độ cao thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 56 6. Bản đồ cảnh quan hình thái địa hình thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 56 7. Bản đồ lượng mưa trung bình năm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 58 8. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 58 9. Bản đồ thảm thực vật thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 61 10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015 68 11. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất các cây trồng chính thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015 71 12. Bản đồ đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 77 13. Bản đồ độ phì đất thực tế thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 80 14. Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 84 15. Bản đồ phân hạng đất trồng lúa thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 88 16. Bản đồ phân hạng đất trồng màu thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 88 17. Bản đồ phân hạng đất trồng cà phê vối thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89 18. Bản đồ phân hạng đất trồng cà phê chè thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89 19. Bản đồ phân hạng đất trồng chè thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89 20. Bản đồ phân hạng đất trồng dâu tằm thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89 21. Bản đồ phân hạng đất trồng cây ăn quả thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 89 22. Bản đồ phân hạng đất trồng thông ba lá thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 90 23. Bản đồ thoái hóa đất tiềm năng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 100 24. Bản đồ thoái hóa đất hiện tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 105 25. Bản đồ thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 107 26. Bản đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 115 27. Bản đồ kiến nghị chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 130 28. Bản đồ định hướng không gian sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 134
  • 13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân vị mức độ thích hợp đất đai theo FAO................................................ 13 Bảng 1.2. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1:1.000.000).......... 35 Bảng 1.3. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích .............................................................. 42 Bảng 1.4. Tổng hợp các phần tử của ma trận tương quan để thành lập bản đồ thoái hóa đất tổng hợp ........................................................................................................... 46 Bảng 2.1. Hiện trạng thảm thực vật thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015 .... 62 Bảng 2.2. Dân số, mật độ dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị - nông thôn năm 2015 ..................................................................................................... 64 Bảng 2.3. Quy mô dân số của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận qua các năm ......... 65 Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận năm 2015........ 68 Bảng 2.5. Biến động diện tích các loại sử dụng đất chính giai đoạn 2005 - 2015....... 69 Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất các loại cây trồng NLN chính năm 2015 . 70 Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp....... 71 Bảng 2.8. Hệ thống phân loại đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận......................... 77 Bảng 2.9. Quy mô các cấp độ phì đất thực tế............................................................... 80 Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ....................................... 83 Bảng 3.2. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo quy mô diện tích..................................... 84 Bảng 3.3. Yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất .................................................. 85 Bảng 3.4. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất.................... 87 Bảng 3.5. Kết quả phân hạng đất đai theo hiện trạng sử dụng đất sản xuất NLN........ 88 Bảng 3.6. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất tiềm năng............................... 98 Bảng 3.7. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất tiềm năng................................................... 100 Bảng 3.8. Quy mô các cấp thoái hóa đất tiềm năng ..................................................... 101 Bảng 3.9. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất hiện tại................................... 104 Bảng 3.10. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất hiện tại..................................................... 105 Bảng 3.11. Quy mô các cấp thoái hóa đất hiện tại ....................................................... 105 Bảng 3.12. Đặc điểm các cấp thoái hóa đất tổng hợp .................................................. 107 Bảng 3.13. Quy mô các cấp thoái hóa đất tổng hợp..................................................... 107 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo hiện trạng sử dụng đất ................ 108 Bảng 4.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và phụ cận............................................................................................................... 113
  • 14. xii Bảng 4.2. Đặc trưng các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.......................................................................................................................... 116 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá đất đai có hạng rất thích hợp và thích hợp (S1, S2) đối với sản xuất nông lâm nghiệp theo tiểu vùng ĐLTN..................................................................... 121 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo tiểu vùng ĐLTN.................. 123 Bảng 4.5. Điều chuyển các loại sử dụng đất cho định hướng sử dụng bền vững các đơn vị đất đai ................................................................................................................ 130 Bảng 4.6. Kết quả định hướng không gian sử dụng đất bền vững theo các đơn vị đất đai ........................................................................................................................... 133 Bảng 4.7. Tổng hợp định hướng không gian sử dụng đất bền vững theo các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng................................................................................................. 134
  • 15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình ứng dụng ALES - GIS đánh giá, phân hạng đất đai..................... 44 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá thoái hóa đất......................................................... 45 Hình 1.3. Ma trận tương quan đánh giá thoái hóa đất tổng hợp................................... 46 Hình 1.4. Sơ đồ quy trình phân vùng địa lý thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu............. 47 Hình 1.5. Sơ đồ các bước nghiên cứu........................................................................... 48 Hình 2.1. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí hậu trạm Đà Lạt (1979 – 2015)................ 57 Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí hậu trạm Liên Khương (1981 – 2015)............ 58 Hình 2.3. Cơ cấu các nhóm đất và diện tích các loại đất khu vực nghiên cứu............. 75 Hình 2.4. Cơ cấu phần trăm các cấp độ phì đất thực tế................................................ 80 Hình 3.1. Xói mòn đất tại thành phố Đà Lạt, 2016 ...................................................... 91 Hình 3.2. Phá rừng để trồng cà phê trên đất dốc ở Lâm Hà, 2015............................... 92 Hình 3.3. Canh tác không bền vững trên đất dốc gây xói mòn đất ở Lâm Hà, 2015............92 Hình 3.4. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất tiềm năng ...................................... 101 Hình 3.5. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất hiện tại .......................................... 105 Hình 3.6. Cơ cấu phần trăm các cấp thoái hóa đất tổng hợp........................................ 108
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đô thị hóa là xu hướng tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội [1]. Dân số đô thị đã vượt ngưỡng 50% tổng dân số thế giới, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, đặc biệt tại các nước đang phát triển (UN Habitat, 2015) [2]. Quy tụ đô thị đã đem lại quy mô kinh tế lớn hơn cho các thành phố và vùng lãnh thổ, nhưng mặt trái của nó có thể dẫn tới những tác động tiêu cực về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ít nhiều tác động đến các khu vực trên toàn thế giới. Để giải quyết những thách thức trên, nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong công tác quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ đã được nghiên cứu và thực hiện [2]. Nằm trên cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình 1500m so với mực nước biển, thành phố Đà Lạt là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là một địa điểm nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Ngày nay, sức hấp dẫn của Đà Lạt vẫn là những yếu tố dẫn đến việc thành lập Đà Lạt vào thế kỷ 19, đó chính là đặc điểm khí hậu độc đáo và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, được ví như “nước Pháp nhỏ miền nhiệt đới” (Le Brusq, 1999) [3]. Tuy nhiên, trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, cảnh quan Đà Lạt ngày nay đã có sự biến đổi to lớn. Từ một thành phố có mật độ dân số thấp, tỷ lệ không gian đô thị nhỏ so với cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm được cân bằng sinh thái của một “thành phố trong rừng”. Từ năm 1975 đến nay, như là hệ quả tất yếu của sự phát triển, quá trình đô thị hóa với sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự phát triển cao của ngành du lịch - dịch vụ và nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu phân bổ đất đai của thành phố. Theo đó, không gian thành phố không ngừng mở rộng về diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp làm thu hẹp diện tích đất rừng. Hậu quả là rừng Đà Lạt đã bị chặt phá hàng nghìn hecta, chỉ tính riêng giai đoạn 2005-2015, diện tích đất rừng đã giảm 2.139,1 ha, tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 58,4% xuống còn 52,8%, dẫn đến thay đổi cấu trúc cảnh quan của thành phố, đồng thời làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi, sạt lở, trượt lở,...) và bồi lấp các suối, hồ nghiêm trọng [4-7]. Mặt khác, mật độ xây dựng các công trình nhà ở và sản xuất nông nghiệp tăng cao, tập trung dày đặc trong khu vực trung tâm đã gây ô nhiễm môi trường thành phố về rác thải, nước thải. Có thể thấy, chính những thay đổi trong cơ cấu khai thác sử dụng quỹ đất là nguyên nhân trực tiếp khiến Đà Lạt đang có nguy cơ đánh mất “tỷ lệ không gian” trong cấu trúc cảnh quan và suy giảm toàn bộ hệ sinh thái. Để khắc phục các tồn tại và phát triển thành phố Đà Lạt bền vững, một giải pháp tối ưu được hướng tới, đó là phát huy tiềm năng các vùng phụ cận có điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng tương đồng, không gian Đà Lạt không
  • 17. 2 còn bó hẹp trong phạm vi hành chính của nó mà là vùng đất bao gồm khu vực nội thị và khu vực ngoại vi rộng hơn - vừa là vành đai tự nhiên che chở, vừa là nơi giảm tải áp lực đầu tư cho đô thị trung tâm Đà Lạt. Trên cơ sở đó, chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” (tháng 05/2014). Theo quy hoạch, thành phố Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, ranh giới được mở rộng ra các vùng phụ cận và có diện tích gấp 8,5 lần hiện nay. Với định hướng phát triển Đà Lạt thành một vùng đô thị đặc thù về khí hậu, cảnh quan, mang hình ảnh “thành phố trong rừng - rừng trong thành phố”, vừa là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - văn hóa, vừa là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao - công nghiệp chế biến và là vùng rừng cảnh quan - đa dạng sinh học độc đáo [8]. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về tiềm năng tự nhiên, thực trạng và nhu cầu sử dụng tài nguyên đất, từ đó xác lập một phương án quy hoạch và giải pháp sử dụng đất bền vững cho các không gian sử dụng đất của thành phố Đà Lạt mở rộng, vừa giải quyết được những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng đất đai giữa các không gian, vừa đáp ứng được những định hướng phát triển của thành phố tương lai. Nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp là một hướng tiếp cận mang tính tổng hợp và đặc thù theo không gian, nghiên cứu toàn diện các hợp phần tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp trong một vùng lãnh thổ cụ thể [9]. Với cách tiếp cận này, lãnh thổ thực sự là đối tượng của nghiên cứu, mà các đặc trưng địa lý tự nhiên tổng hợp là căn cứ để xác định tiềm năng phát triển đặc thù của từng vùng lãnh thổ và phương thức phát triển thích ứng với các đặc thù của vùng. Từ đó, đề ra được định hướng, giải pháp sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các quy luật địa lý của lãnh thổ. Đây là phương pháp nghiên cứu hiệu quả cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững cho bất kỳ lãnh thổ nào. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thành phố Đà Lạt, với mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận - tỉnh Lâm Đồng” được lựa chọn thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác lập luận cứ khoa học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trên cơ sở nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học.
  • 18. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá, phân hạng được mức độ thích hợp đất đai tự nhiên cho các loại sử dụng chính và mức độ thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thoái hóa đất tổng hợp; - Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa không gian có tính quy luật của lớp phủ thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên kết quả nghiên cứu phân vùng địa lý thổ nhưỡng. - Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai, đánh giá thoái hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nội dung sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan, làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp, quy trình nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; - Phân tích đặc điểm các điều kiện phát sinh - thoái hóa đất và tài nguyên đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; - Xác định các nguyên nhân, quá trình thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; - Đánh giá, phân hạng đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận cho các loại sử dụng chính; - Xác định hệ thống phân vị, chỉ tiêu và thành lập bản đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; - Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố địa lý phát sinh - thoái hóa đất và tài nguyên đất; - Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Là thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (bao gồm các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà). Tổng diện tích tự nhiên là 415.101,9 ha [5]. - Phạm vi khoa học: Đề tài luận án chỉ đánh giá phân hạng đất đai đối với các loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp, các loại sử dụng đất khác như đất ở, đất chuyên dùng không được đưa vào đánh giá.
  • 19. 4 5. Điểm mới của luận án - Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa không gian có tính quy luật của lớp phủ thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, được minh chứng qua hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng thể hiện trên bản đồ ở tỷ lệ 1:100.000. - Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai, đánh giá thoái hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng. 6. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của lớp phủ thổ nhưỡng đã phản ánh các quy luật địa lý đặc trưng và các quá trình phát sinh - phát triển - thoái hóa đất tương ứng trên lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, thể hiện qua hệ thống các đơn vị đất và đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng với đặc điểm và tiềm năng đa dạng. - Luận điểm 2: Tích hợp các kết quả nghiên cứu đặc điểm và hướng sử dụng - bảo vệ đất của từng tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng với kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thoái hóa đất tổng hợp, tạo nên cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững các đô thị cao nguyên nhiệt đới. Làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý học ứng dụng trong quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững lãnh thổ. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để địa phương tham khảo cho tổ chức lãnh thổ, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững. 8. Cơ sở dữ liệu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở các tài liệu về hệ thống bản đồ, báo cáo, dữ liệu khảo sát thực địa, số liệu phân tích của các công trình nghiên cứu đã được công bố và của chính tác giả thực hiện trong quá trình tham gia nghiên cứu một số đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011-2015). Các đề tài mà tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án bao gồm: Đề tài “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải
  • 20. 5 pháp sử dụng đất bền vững” (mã số TN3/T01 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời gian thực hiện từ năm 2011-2014) [10]; Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên” (mã số TN3/T02 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời gian thực hiện từ năm 2011-2014) [11]; Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và Atlas điện tử vùng Tây Nguyên” (mã số TN3/T22 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời gian thực hiện từ năm 2011-2015) [12]. Bộ cơ sở dữ liệu này gồm: - Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo hệ thống phân loại phát sinh của Việt Nam do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thành lập năm 2005 [10]. - Bản đồ nền địa hình tỉnh Lâm Đồng 1:50.000 do Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và Bản đồ (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam) công bố năm 2002 [10, 12]. Mô hình số độ cao (DEM) ASTER độ phân giải 30m. Từ các dữ liệu này triết tách và thành lập bản đồ độ dốc, độ cao phục vụ mục tiêu nghiên cứu. - Bản đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái - quá trình ngoại sinh hiện đại do Viện Địa lý thành lập năm 2013 [10]. - Bản đồ vỏ phong hóa tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý biên tập năm 2013 [10]. - Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành lập năm 2013 [11]. - Bản đồ thảm thực vật tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành lập năm 2013 [10]. - Bản đồ mưa trung bình năm, bản đồ chỉ số khô hạn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện năm 2013 [10]. - Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 05 phẫu diện đất chính và 01 phẫu diện phụ ở khu vực nghiên cứu do Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012 - 2013 (phụ lục 1, phụ lục 3.10) [10]. - Số liệu điều tra hệ thống sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu (150 phiếu) do Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012-2013 [10]. Tác giả cũng đã tham khảo, kế thừa rất nhiều tài liệu có giá trị khác, tiêu biểu là: - Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam thành lập năm 2004 [13]. - Bản đồ kiểm kê đất đai thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận tỷ lệ 1:50.000
  • 21. 6 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2015 [5]. - Bản đồ kiểm kê rừng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ thực hiện năm 2014 [14]. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất 9 cây trồng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2012 [15]. - Bản đồ cảnh quan hình thái địa hình tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện năm 1998 [16]. - Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện năm 1998 [16]. - Số liệu mưa, bốc hơi trung bình tháng và năm của các trạm Bảo Lộc, Liên Khương, Đà Lạt từ năm 1981-2015 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng thực hiện [17]. - Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 12 phẫu diện chính, 25 phẫu diện phụ và 128 mẫu đất ở khu vực nghiên cứu do Trung tâm Điều tra Đánh giá tài nguyên đất, Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện năm 2012 (phụ lục 1, phụ lục 3.10) [18]. - Các báo cáo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng, gồm: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 [19]; Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [8]; Kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 [20]; Quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 [21]. - Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2016 [22]. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững Chương 2. Đặc điểm điều kiện địa lý phát sinh - thoái hóa đất và tài nguyên đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận Chương 3. Đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận Chương 4. Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
  • 22. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC CHO QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng 1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất 1.1.1.1. Đất Đất (soil): V.V. Docuchaev (1879) đã đưa ra định nghĩa: “Đất là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, được hình thành dưới tác động tương hỗ của các yếu tố đá mẹ - địa hình, khí hậu, sinh vật, con người và thời gian” [23]. Đây được coi là một khái niệm đầy đủ và khoa học về đất, đã phát triển thành học thuyết phát sinh học đất trong thế kỷ XX. Dưới góc độ toán học có thể coi đất là một hàm số theo thời gian của các biến số là tất cả các yếu tố địa lý tác động tương hỗ hình thành đất [24, 25]: Đất = f[(Đá mẹ, Địa hình)(Khí hậu, Thủy văn)(Sinh vật, Con người)thời gian] Như vậy, theo học thuyết phát sinh học đất, từ các loại đá khác nhau trong một hoàn cảnh địa lý sẽ hình thành nên các loại đất khác nhau, do đó đất được xem như tấm gương của môi trường địa lý. Độ phì đất (soil fertility): Được coi là thuộc tính cơ bản của đất để phân biệt với “đá mẹ”. Theo V.R. Williams: “Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây nước, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ,...) để cho cây sinh trưởng và phát triển” (dẫn theo Trần Kông Tấu, 2005) [25]. Nhưng các chất dinh dưỡng trong đất không phải luôn ở dạng dễ tiêu để cung cấp cho cây trồng, vì vậy khi nói đất giàu dinh dưỡng thì không hẳn là đất có độ phì cao. Độ phì của đất phải hiểu là số lượng chất dễ tiêu chứa trong đất, nó chỉ là một phần sự giàu có dinh dưỡng của đất mà thôi. Theo đó, độ phì nhiêu của đất được chia thành các dạng sau: Độ phì tự nhiên được quy định bởi thành phần hóa học của đá mẹ, gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của đất và độc lập với ý chí của con người. Độ phì thực tế được hiểu là “trong điều kiện một độ phì tự nhiên có tính đến những quá trình thổ nhưỡng đang xảy ra, mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố địa lý khác và với tác động của con người vào đất trong quá trình sử dụng”. Như vậy, trong đất bao giờ cũng tiềm ẩn một độ phì tự nhiên nhưng cơ sở của tiềm năng sản xuất và quyết định năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào độ phì thực tế (Nguyễn Vy, 1998; Đỗ Ánh, 2003) [26, 27].
  • 23. 8 1.1.1.2. Đất đai Theo quan điểm sinh thái, đất đai (land) được coi là vật mang của hệ sinh thái và được định nghĩa: “Là một vùng đất được xác định về mặt địa lý của bề mặt trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và cả những hoạt động trước đây của con người ảnh hưởng đến việc sử dụng của vùng đất đó của con người trong hiện tại và tương lai” (Brinkman R., và cs, 1973) [28]. Theo FAO (1976) đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên, những yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất, bao gồm khí hậu, địa hình, đất (soil), thủy văn, sinh vật và các kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại. Do đó đất đai (land) là một khái niệm rộng hơn đất (soil) [29]. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn, sinh vật) và kinh tế -xã hội (dân cư, hoạt động sản xuất). 1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất - Tài nguyên đất (land resources): Được hiểu là toàn bộ lớp vỏ trái đất mà ở đó con người và sinh vật có thể sinh sống được. Nguồn tài nguyên đất là hữu hạn với một tầng mỏng trên bề mặt trái đất, có khả năng phục hồi song rất chậm chạp, để hình thành một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Tài nguyên đất được đặc trưng bởi hai yếu tố cơ bản là số lượng đất, được xác định theo diện tích và chất lượng đất, được xác định theo độ phì (Trần Kông Tấu, 2005) [25]. - Môi trường đất (soil environment): Đất là một hệ sinh thái phức tạp, được hình thành qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Bản thân đất là một môi trường hoàn chỉnh, mặt khác lại là một “môi trường thành phần” của môi trường tự nhiên bao quanh nó. Trong môi trường đất tồn tại các thành phần vô sinh như: sỏi, hạt đất, dung dịch đất, không khí, nước, nhiệt độ, năng lượng, đá mẹ,... và các thành phần hữu sinh là thực vật, động vật và vi sinh vật đất (Lê Huy Bá, 2000) [30]. 1.1.2. Đánh giá đất đai và thoái hóa đất 1.1.2.1. Đánh giá đất đai Đánh giá đất đai (land evaluation) được định nghĩa là: “Đánh giá hiệu quả đất đai khi được sử dụng cho một mục đích cụ thể, liên quan đến việc thực hiện các nghiên cứu về đất (soil), khí hậu, thảm thực vật và các khía cạnh khác của đất đai để xác định và so sánh giữa yêu cầu của các loại sử dụng đất cụ thể với điều kiện đất đai cho mục tiêu đánh giá” (FAO, 1976, 2007) [29, 31].
  • 24. 9 Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai (land units), được định nghĩa: Là một diện tích đất đai, có đặc tính và chất lượng riêng, có thể phân định ranh giới trên bản đồ. Đặc tính đất đai (land characteristic) là thuộc tính có thể đo hay ước tính (lượng mưa, độ dốc, kết cấu đất, khả năng chứa nước,...), có thể dùng làm phương tiện để mô tả chất lượng đất đai hoặc xác định khả năng thích hợp khác nhau của các đơn vị đất đai trong việc sử dụng. Chất lượng đất đai (land quality) là một thuộc tính tổng hợp của đất đai (khả năng chống xói mòn, nguy cơ ngập lụt, khả năng giữ các chất dinh dưỡng,...) phản ánh mối quan hệ nội tại của các đặc tính đất, ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đối với một loại hình sử dụng đất đai cụ thể (FAO 1976, 1985, 2007) [29, 31, 32]. Đối tượng để đánh giá đất đai, được phân chia theo mức độ chi tiết, gồm: Kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use) dùng trong đánh giá đất đai khái quát (đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm,…) và loại sử dụng đất đai (land utilization type) là một loại hoặc một nhóm cây trồng được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất đai chính trong điều kiện kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhất định (FAO, 1976) [29]. 1.1.2.2. Thoái hóa đất Đã có rất nhiều khái niệm về thoái hóa đất (soil/land degradation) được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới (Oldeman, 1988; UNEP, 1992; FAO, 2002; Holm, 2003; Kniivila, 2004) [33-37]. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận gần như phổ quát rằng “Thoái hóa đất là sự suy giảm năng suất của đất mà nguyên nhân chính là do hoạt động của con người” (Gibbs & Salmon, 2015). Trong đó, khái niệm thoái hóa đất (land degradation) được mở rộng hơn theo cách tiếp cận hệ sinh thái, bao gồm cả đất (soil) và thảm thực vật. [38] Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam (2005) đã đưa ra khái niệm “Đất bị thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở” [39]. Trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, Nguyễn Đình Kỳ (1987, 1990) đã cho rằng: “Trong giai đoạn phát sinh, phát triển, thoái hóa đất bị chi phối bởi các quá trình tự nhiên vốn có gọi là thoái hóa tiềm năng. Thoái hóa từng yếu tố tính chất đất hoặc toàn diện trong mỗi thời điểm khai thác sử dụng đất gọi là thoái hóa hiện tại” [40, 41]. Từ những khái niệm trên cho thấy, bản chất của thoái hoá đất là các quá trình thay đổi các tính chất lý - hóa - sinh học của đất dẫn đến suy giảm (hoặc mất) khả năng thực hiện các chức năng của đất. 1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian 1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững Tính “bền vững” (sustainability) đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
  • 25. 10 Theo báo cáo Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (2002): “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường [42]. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (sustainable land use) không chỉ bao gồm sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp mà còn bao gồm cả các khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông và các hoạt động khác của con người. Sử dụng đất theo nghĩa này, có thể được gọi là bền vững khi nó đạt được sự phân bố không gian hoặc cơ cấu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau đảm bảo đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái của toàn bộ hệ thống (van Lier H.N., và cs, 2005) [43]. Dưới cách nhìn nhận như trên, FAO (1993) đã xây dựng định nghĩa về tính bền vững cụ thể trong nông nghiệp: “Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là loại sử dụng đất có thể sản xuất đủ đáp ứng các nhu cầu cho các cư dân hiện tại và tương lai trong khi vẫn giữ gìn và nâng cao được tài nguyên đất đảm bảo sản xuất”. Và nêu ra 5 nguyên tắc cho việc xác định loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Duy trì và nâng cao sản lượng; (2) Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất; (3) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất; (4) Có thể tồn tại về mặt kinh tế lâu bền; (5) Có thể được chấp nhận về mặt xã hội. [44] Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc xác định và lựa chọn loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; (2) Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất góp phần bảo vệ được đất đai, ngăn ngừa các quá trình thoái hóa đất, bảo vệ và không làm tổn hại đến môi trường sinh thái; (3) Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống của người nông dân và xã hội được phát triển [28]. 1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất Khái niệm “Quy hoạch sử dụng đất” (land use planning) đã được đề cập, bổ sung và hoàn thiện trong các báo cáo của FAO những năm qua (FAO, 1993; FAO/UNEP, 1995, 1997, 1999) [45]: “Quy hoạch sử dụng đất là đánh giá có hệ thống tiềm năng đất và nước, các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng các phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất là để hỗ trợ người ra quyết định và người sử dụng đất trong việc lựa chọn và quyết định phương án sử dụng đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng đất trong khi vẫn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai” (FAO, 1999) [46].
  • 26. 11 Như vậy, quy hoạch sử dụng đất được xem như một quá trình hỗ trợ ra quyết định trong việc lựa chọn một phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của một khu vực cụ thể. Nói cách khác, quy hoạch sử dụng đất chính là nền tảng để phát triển bền vững một lãnh thổ. 1.1.3.3. Tổ chức không gian Khái niệm tổ chức không gian (spatial organization) hay tổ chức lãnh thổ (territorial organization) được thống nhất là: Sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực trong một khu vực cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó [47]. Nếu quy hoạch sử dụng đất tìm ra không gian phát triển hợp lý cho các đối tượng và ngành sản xuất cụ thể (nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị,...) thì tổ chức không gian/lãnh thổ lại đưa ra các chiến lược phát triển tổng hợp và đặc trưng cho từng vùng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai Đánh giá, phân hạng đất đai là một phần quan trọng trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, các công trình nghiên cứu theo hướng này đã ra đời và phát triển rộng khắp trên thế giới và ở Việt Nam, từ các phương pháp đánh giá khác nhau đến những khuôn khổ chung của các tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO, UNESCO). 1.2.1.1. Trên thế giới Từ những năm 1950, những nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới đã hình thành với nhiều phương pháp và hệ thống đánh giá khá phổ biến sau: - Ở Mỹ: Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR, 1951) đã đưa ra hướng dẫn phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification). Phân loại gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (Non- arable). Trong phân loại này, ngoài đặc điểm về đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được xem xét chỉ giới hạn trong phạm vi thuỷ lợi. Các nghiên cứu sau đó được mở rộng theo hướng phân loại đất đai dựa vào tiềm năng (The land capability classification) (USDA, 1961). Mặc dù hệ thống này được xây dựng riêng cho điều kiện nước Mỹ, nhưng những nguyên lý của nó được ứng dụng
  • 27. 12 ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những hạn chế của đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tư vốn, lao động kỹ thuật… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia thành 2 mức: hạn chế tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp hạng chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài (vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia làm 3 cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Đây là một trong những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan tâm đến các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế; có xét đến vấn đề kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất. [28] - Ở Nga (Liên xô cũ) và Đông Âu: Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai cũng được thực hiện từ những năm 1960 theo quan điểm phát sinh của V.V. Docuchaev, bằng cách cho điểm các yếu tố phát sinh và tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất. Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để đánh giá, quá trình này được chia làm 3 bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…); (3) Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này thuần túy quan tâm đến yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai nhưng chưa đầy đủ. Khả năng sử dụng đất được phân chia theo các nhóm và các lớp thích hợp. Trong đó, nhóm đất thích hợp được phân theo các điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại thổ nhưỡng như điều kiện mẫu chất/địa hình/thành phần cơ giới/chế độ nước, trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. [28] - Đánh giá đất đai của tổ chức FAO: Việc nghiên cứu phát triển hệ thống đánh giá đất đai khác nhau giữa các quốc gia (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác nhau) làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất đai trên thế giới gặp nhiều khó khăn. “Khung đánh giá đất đai” của FAO ra đời năm 1976, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới. Thực chất, đây là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp, trên cơ sở đó các hệ thống đánh giá đất đai của bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào đều có thể được xây dựng. [29] Khung hướng dẫn đã giới thiệu: 3 mức độ đánh giá, gồm sơ lược, bán chi tiết và chi tiết và 2 phương pháp đánh giá, gồm phương pháp hai bước và phương pháp song hành để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: rất
  • 28. 13 thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp (theo bảng 1.1). Bảng 1.1. Phân vị mức độ thích hợp đất đai theo FAO Bậc (Order) Hạng (Class) Hạng phụ (Subclass) Đơn vị (Unit) Thích hợp (S) - S1: rất thích hợp - S2: thích hợp - S3: ít thích hợp - S2e, S2r... - S3e, S3r,... - S2e-1, S2r-2... - S3e-1, S3r-2... Không thích hợp (N) - N1: không thích hợp tạm thời - N2: không thích hợp vĩnh viễn - N1e, N1r,... - N2 Nguồn: [32] Các nghiên cứu tiếp theo của FAO đã đưa ra các hướng dẫn về ứng dụng chi tiết của “khung đánh giá đất đai năm 1976” cho một số chuyên ngành cụ thể, gồm: Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (1983), đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984), đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (1985), đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1991) [32]. Ngoài ra, FAO còn nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn cụ thể khác về: Xác định các yêu cầu đối với đất đai (đất, địa hình, khí hậu) từ góc độ sinh thái (FAO, 1996) [48]; Giá trị tham chiếu cho yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Sys Ir. C., và cs, 1993) [49]. Các hướng dẫn của FAO đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất, đặc biệt ở các nước đang phát triển như: Jamaica (FAO và UNEP, 1994b) [50], Indonesia (FAO và UNEP, 1994a) [51], Thailand (Shrestha R., và cs, 1995) [52]. Nghiên cứu về đánh giá đất đai đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu không gian, điều mà hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng xử lý dễ dàng và hiệu quả. Do đó, các nghiên cứu về đánh giá đất đai dựa trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp với viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS), các phần mềm đánh giá đất tự động đã trở nên phổ biến trên thế giới, chủ yếu theo các hướng sau: Ứng dụng GIS và các tiện ích sẵn có của GIS: Các nghiên cứu theo hướng này, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Đất (độ dày tầng đất, kết cấu, pH,...), địa hình (độ dốc, độ cao,...), khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) kết hợp với giá trị tham chiếu về yêu cầu sinh thái của cây trồng và phương pháp tham số được đề xuất bởi Sys (1993) để xác định mức độ phù hợp thực tế và tiềm năng của các vùng đất cho các loại cây trồng được lựa chọn; Hoặc có tham chiếu cả hiệu quả kinh tế trong quá trình phân hạng; Hoặc sử dụng công cụ mô hình trong GIS so sánh các tính chất đất đai và yêu
  • 29. 14 cầu sinh thái của cây trồng để xác định mức độ thích hợp (Boje G., và cs, 1998) [53], (Paiboonsak S., và cs, 2004) [54], (Gizachew A., 2014) [55]. Ứng dụng GIS kết hợp các công cụ nâng cao khác (RS, GPS,...): Các nghiên cứu theo hướng này, sử dụng GPS để kiểm tra và cập nhật các lớp thông tin trong GIS, sử dụng RS để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về hiện trạng sử dụng đất hoặc được kết hợp với mô hình số độ cao (DEM) trong xây dựng dữ liệu về dạng địa hình và chỉnh lý bản đồ đất ở các khu vực nghiên cứu. Sau cùng, các lớp thông tin chuyên đề được chồng xếp và phân tích trong GIS để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây trồng (Mongkolsawat C., và cs, 2002) [56], (Orhan D., 2013) [57], (Shalaby A., và cs, 2017) [58]. Ứng dụng GIS kết hợp các phần mềm đánh giá đất đai tự động: Nghiên cứu phát triển các phần mềm đánh giá đất đai tự động trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO, nhằm giảm thời gian và sai sót trong quá trình tính toán bảng thích hợp cũng đã được thực hiện, như: LECS, MicroLEIS, AEZWIN, @ RISK, ALES và ILES [15]. Trong đó, ALES là phần mềm cho phép người đánh giá xây dựng mô hình theo hệ chuyên gia để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai. ALES xây dựng phần khung, phần cơ sở dữ liệu tuỳ thuộc vào mục đích của người sử dụng (Rossiter D.G., 2000) [59]. Các công trình tích hợp GIS-ALES để đánh giá đất đai chủ yếu theo hướng, thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý về các tính chất đất đai (loại đất, pH, OC, độ dốc, nhiệt độ,...) trong GIS. Sau đó cơ sở dữ liệu đất được xuất sang cơ sở dữ liệu ALES để xây dựng một mô hình đánh giá cho các cây trồng được lựa chọn, yêu cầu sinh thái của cây trồng trong mô hình được tham chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) hoặc kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Kết quả đánh giá thích hợp về mặt tự nhiên hoặc kết hợp với đánh giá thích hợp về mặt kinh tế dựa trên nguyên tắc giới hạn cao nhất (FAO, 1976, 1985, 2007) đã chỉ ra mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho cây trồng được đánh giá và nguyên nhân xếp hạng ở cấp đó, sau cùng được chuyển sang GIS để biểu diễn bản đồ (Oldeman L.R., và cs, 1993) [60], (Shendi M.M., và cs, 2004) [61], (Ahmed S., và cs, 2013) [62]. Mặt khác, các phương pháp đánh giá đất đai cũng được FAO phát triển trong các nghiên cứu về lập quy hoạch cho sử dụng đất bền vững gồm: đánh giá đất đai cho sự phát triển (1986), hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất (1993), khung đánh giá đất đai phục vụ quản lý đất bền vững (FESLM, 1993), lập quy hoạch cho sử dụng bền vững tài nguyên đất (1995) và hai hướng dẫn mới nhất về lập quy hoạch tổng hợp cho quản lý bền vững tài nguyên đất (1999) và đánh giá đất đai - hướng tới khung sửa đổi (2007) [31,45]. Các hướng dẫn này đã đề nghị xem xét nhiều yếu tố liên quan đến tính
  • 30. 15 bền vững (phù hợp về tự nhiên, hiệu quả kinh tế cao, được xã hội chấp nhận và không gây tác động xấu đến môi trường) trong quy trình đánh giá đất đai, bằng các phương pháp phân tích quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria Decision Analysis - MCDA). Các công trình đánh giá đất đai theo hướng này chủ yếu lựa chọn các dữ liệu về đất đai (đất, địa hình, khí hậu, sử dụng đất), các dữ liệu kinh tế - xã hội, môi trường và thành lập các bản đồ của từng yếu tố trong GIS. Các phương pháp và mô hình riêng biệt được áp dụng để xác định trọng số ưu tiên của từng yếu tố như phân tích thứ bậc (AHP), mô hình lôgic mờ hoặc mạng nơron nhân tạo (ANN), trong đó AHP là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất (đặc biệt là ở quy mô nhỏ). Các yêu cầu sinh thái của cây trồng được tham chiếu với hướng dẫn của Sys (1993) và điều kiện địa phương. Các lớp yếu tố với trọng số tương ứng được tổ hợp để đánh giá đất đai bền vững (tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường). Các công cụ nâng cao như RS, DEM cũng được sử dụng trong nghiên cứu để tạo ra các bản đồ địa mạo và hiện trạng sử dụng đất (Silva A.C., và cs, 2003) [63], (Thapa R.B., và cs, 2008) [64], (Nguyễn Thanh Tuấn và cs, 2011) [65], (Liaghat M., và cs, 2013) [66], (Belal A.A., và cs, 2015) [67], (Ayla B., và cs, 2016) [68], (Ali B., và cs, 2016) [69]. 1.2.1.2. Ở Việt Nam Từ những năm 1960 trở lại đây, công tác đánh giá đất đai ở nước ta mới được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện chi tiết. Một số công trình đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam như: - Các nghiên cứu theo phương pháp của Nga, Mỹ: Một số công trình tiêu biểu như sau: “Nghiên cứu đánh giá đất đai cho các vùng chuyên canh” (Bùi Quang Toản, Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn Tỉnh,…1970) đã dựa trên phương pháp đánh giá đất của Nga, với các yếu tố đưa vào đánh giá gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt độ chặt, độ xốp, mưa, hạn, úng, mặn, chua,...được phân chia thành 4 mức độ thích hợp [28]; “Nghiên cứu đánh giá đất đai khái quát toàn quốc trên tỷ lệ bản đồ 1:500.000” (Tôn Thất Chiểu và cs, 1986) đã áp dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, kết quả là đã phân ra 7 nhóm đất theo mức độ hạn chế khác nhau [28]; “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” (Đỗ Đình Sâm và cs, 1990-1995), cũng dựa trên phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đánh giá đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trên 8 vùng kinh tế lâm nghiệp và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn [70].
  • 31. 16 - Các nghiên cứu theo phương pháp của FAO: Từ cuối những năm 1980, công tác nghiên cứu đánh giá đất đai theo FAO đã được triển khai sâu rộng ở các địa phương trên toàn quốc. Đánh giá đất đai trở thành quy định bắt buộc trong lập quy hoạch sử dụng đất. Một số công trình tiêu biểu ở các vùng sinh thái lớn như: Trong chương trình “Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng” (Viện QH&TKNN, 1991-1995) đã đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại sử dụng đất phổ biến của vùng; Đề tài “Đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước” (Trần An Phong và cs, 1992-1994) đã thành lập các bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cấp vùng ở tỷ lệ 1:250.000, các đơn vị đất đai được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, thủy văn, tưới tiêu) [71]. Riêng vùng Tây Nguyên, bắt đầu từ chương trình Tây Nguyên 2 (1984-1988) đến nay đã có nhiều công trình đánh giá đất đai theo FAO được thực hiện nhằm phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu biểu như: “Đánh giá phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm” (Vũ Cao Thái và cs, 1984-1988), kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về đất, chưa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như tác động môi trường [28]. Các công trình ở giai đoạn sau (1998-2008) đã hoàn thiện ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO, tiêu biểu như: “Đánh giá đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Viện QH&TKNN và Đại học Leuven, Bỉ, 1998-2002) [15], “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ các loại đất phát triển lên sản phẩm phong hóa của đất Bazan Tây Nguyên” (Nguyễn Văn Toàn và cs, 2004-2005) [72], “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2008) [15], kết quả đã xây dựng được các bản đồ thích hợp đất đai cho các cây trồng chính vùng Tây Nguyên ở tỷ lệ 1:250.000, trên cơ sở đó đề xuất các phương án sử dụng đất nông nghiệp vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và 2020. Và gần đây nhất (2009-2015), nhằm cập nhật kết quả đánh giá đất đai phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, các công trình theo hướng này tiếp tục được thực hiện, tiêu biểu như: “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” (Trung tâm Điều tra Đánh giá tài nguyên đất, 2009-2012) [18], “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững” (Lưu Thế Anh và cs, 2014) [10], “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền
  • 32. 17 vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2014) [15], kết quả đã xây dựng được các bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính ở cấp vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000, trên cơ sở đó đề xuất sử dụng đất cho phát triển bền vững các cây trồng này. Đồng thời, các nghiên cứu đánh giá đất đai ở các cấp chi tiết hơn cũng đã được nhiều nhà khoa học thực hiện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc áp dụng kết quả đánh giá đất đai nhằm đề xuất sử dụng đất cụ thể cho các địa phương. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk (Trần An Phong và cs, 2002) [73]; Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Kon Tum (Trần An Phong và cs, 2004) [74]; Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Mai Hà Phương, 2007) [75]; Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Lắk (Lưu Thế Anh và cs, 2003) [76],.... Cùng với sự phát triển về công nghệ và phương pháp trong đánh giá đất đai của thế giới, hiện nay các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng GIS, ngoài ra còn kết hợp với RS, GPS và các phần mềm đánh giá đất tự động, phân tích quyết định đa chỉ tiêu. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến: Đánh giá và quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng (Trần An Phong và cs, 2001) [77]; Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với sự trợ giúp của GIS-ALES (Nhữ Thị Xuân và cs, 2006) [78]; Ứng dụng GIS đánh giá đất đai cho phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2008) [79]; Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai (Lê Cảnh Định, 2011) [80]; Ứng dụng công nghệ viễn thám (RS) và GIS phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên (Trần An Phong và cs, 2014) [81]; Mô hình tích hợp GIS và AHP-VIKOR trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững (Lê Cảnh Định, 2016) [82]. Các nghiên cứu đã ứng dụng các phần mềm GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng RS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng canh tác cây trồng, kết hợp với phần mềm đánh giá đất tự động (ALES) hoặc sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn với phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để đánh giá đất đai theo quan điểm bền vững. Ngoài ra, gần đây các nhà thổ nhưỡng của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã có nghiên cứu phát triển phương pháp
  • 33. 18 đánh giá đất đai riêng theo điều kiện đặc thù của nước ta: Thiết kế quy trình đánh giá đất đai trên cơ sở GIS và phân tích đa tiêu chí cho quy hoạch sử dụng đất bền vững ở cấp vùng (Nguyễn Thanh Tuấn và cs, 2015), trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO, thiết lập quy trình đánh giá đất đai phân tích đa tiêu chí (MCA) trong môi trường GIS và xây dựng phần mềm đánh giá thích hợp đất đai (LSE). Nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành tại tỉnh Quảng Trị để đánh giá thích hợp đất đai cho cây cao su dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về: Khí hậu, địa hình và ngập lụt, đất, mức độ xói mòn và khoảng cách đến đường giao thông. Kết quả đánh giá cho thấy sự trùng khớp cao giữa các mức độ thích hợp với hiện trạng trồng cao su ở khu vực nghiên cứu [83]. Tóm lại, kết quả các công trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta cho thấy: Khung hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO là phương tiện hiệu quả để đánh giá tiềm năng đất đai cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững. Không chỉ kế thừa những điểm mạnh của hai phương pháp đánh giá đất đai của Nga và Mỹ mà còn bổ sung, hoàn chỉnh về phương pháp và công nghệ trong đánh giá đất đai phù hợp với từng mục đích và khu vực nghiên cứu. Đồng thời, các công trình đánh giá đất đai theo FAO cũng cho thấy các đặc điểm đáng chú ý sau: - Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xác định các đơn vị cơ sở trong đánh giá đất đai (đơn vị đất đai) chủ yếu theo các tính chất đất đai về đất, địa hình và khí hậu, nhưng không thể thống nhất chung cho mọi lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có một bộ chỉ tiêu phù hợp với điều kiện địa lý đặc thù. - Việc xác định yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng chủ yếu được tham chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) kết hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt là đánh giá ở các khu vực nhỏ. - Việc ứng dụng GIS (có thể kết hợp với RS, GPS,...) để xây dựng, phân tích, lưu trữ các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, đất, nước, khí hậu, địa hình… tạo ra bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, đã góp phần định lượng và chính xác hóa các kết quả nghiên cứu. - Công đoạn đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất với các chất lượng hoặc tính chất đất đai được thực hiện bằng các phần mềm đánh giá đất tự động đã giảm thời gian và sai sót trong quá trình đánh giá. - Đánh giá đất đai cho mục tiêu quy hoạch và sử dụng đất bền vững là đánh giá đa tiêu chí, cần xem xét toàn diện các yếu tố về: Sự phù hợp về tự nhiên - hiệu quả kinh tế - chấp nhận xã hội - tác động môi trường, làm cơ sở để lựa chọn loại sử dụng đất bền vững cho quy hoạch.
  • 34. 19 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá thoái hóa đất Nhịp độ tăng trưởng về cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó thoái hóa đất là vấn đề môi trường đe dọa phá vỡ cân bằng sinh thái không chỉ ở mỗi khu vực, quốc gia mà đã trở thành thách thức toàn cầu. Do đó, nghiên cứu thoái hóa đất dần được mở ra như một hướng nghiên cứu trong khoa học đất phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch và sử dụng đất bền vững. Có thể liệt kê một số công trình nổi bật sau: 1.2.2.1. Trên thế giới Từ năm 1987-1990, dự án “Đánh giá thoái hóa đất toàn cầu do nhân tác (GLASOD)” được UNEP và ISRIC thực hiện là đánh giá suy thoái đất trên toàn thế giới đầu tiên và vẫn là nguồn dữ liệu thống nhất toàn cầu được sử dụng cho đến nay (Nijsen M., và cs, 2012) [84]. Kết quả chính của dự án gồm: Bản đồ thực trạng thoái hóa đất toàn cầu do nhân tác ở tỷ lệ 1:10.000.000; Đánh giá chi tiết thực trạng thoái hóa đất và các hậu quả, rủi ro cho các khu vực nghiên cứu ở Mỹ La Tinh (Argentina, Brazil và Uruguay) và bản đồ thoái hóa đất vùng Mỹ La Tinh tỷ lệ 1:1.000.000. Trên bản đồ thể hiện 12 dạng thoái hóa đất được gộp làm 4 nhóm: Xói mòn do nước có 2 dạng, xói mòn do gió có 3 dạng, thoái hóa hóa học có 4 dạng, thoái hóa vật lý có 3 dạng. Mức độ thoái hóa đất làm 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Các nguyên nhân gây ra thoái hóa đất trên từng đơn vị bản đồ gồm: Phá rừng và thay thế thảm thực vật tự nhiên, chăn thả đại gia súc, canh tác nông nghiệp, khai thác cạn kiệt thảm thực vật cho nhu cầu sinh hoạt và hoạt động công nghiệp. Từ đó, UNEP đã kêu gọi ngăn ngừa thoái hoá đất và hoang mạc hoá ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu (Oldeman L.R., 1990) [85]. Phương pháp của dự án GLASOD đã tiếp tục được thực hiện cho các nghiên cứu thoái hóa đất chi tiết hơn ở các khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến sau: Dự án đánh giá thực trạng thoái hóa đất vùng Nam và Đông Nam Á (ASSOD) (van Lynden G.W.J., 1997), đã thành lập bản đồ thực trạng thoái hóa đất tỷ lệ 1:5.000.000 theo 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Trên bản đồ đã chỉ ra 19 dạng thoái hóa, gộp thành 4 nhóm: Xói mòn do nước (3 dạng), xói mòn do gió (3 dạng), thoái hóa hóa học (5 dạng), thoái hóa vật lý (8 dạng) [86]; Dự án đánh giá thoái hóa đất vùng Trung và Đông Âu (SOVEUR) (van Lynden G.W.J., 2000), phương pháp của dự án GLASOD được cải tiến, tập trung vào nghiên cứu vấn đề lan truyền ô nhiễm trong đất và xây dựng bản đồ thoái hóa đất tỷ lệ 1:2.500.000. Trên bản đồ thể hiện: (1) các dạng thoái hóa (xói mòn do nước, xói mòn do gió, thoái hóa hóa học và thoái hóa vật lý), (2) mức độ thoái hóa (không đáng kể, thoái hóa nhẹ, trung mình, nặng và rất nặng) và (3) tác động của thoái hóa đến chức năng của đất [87]; Đánh