SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRỊNH THỊ THÚY
ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC
Hà Nội-2022
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRỊNH THỊ THÚY
ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Thu Hà
Hà Nội-2022
4
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Nguồn tƣ liệu 8
9. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG I: PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC 11
1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại 11
1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 11
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính 11
1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ 13
1.1.4. Tư tưởng, tôn giáo 15
1.2. Thời điểu, điều kiện và các bƣớc du nhập của Phật giáo Ấn Độ
vào Trung Quốc 16
1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc 16
1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc 19
1.2.3. Các bước du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc 21
1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự hội nhập với văn hóa Trung Quốc 27
1.31. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc 31
5
1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc 33
1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc 34
1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc 35
1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc 40
1.4. tiểu kết 41
CHƢƠNG 2: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 43
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC.
2.1. Những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc 43
2.1.1. Bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng 43
2.1.2. Bốn chùa Phật lớn 45
2.1.3. Ba nghệ thuật hang đá lớn 45
2.2. Một số nét bảo tồn theo nguyên gốc 45
2.2.1. Hệ thống biểu tượng của Phật giáo 46
2.2.2. Kết cấu không gian tổng thể của chùa Phật giáo Trung Quốc 49
2.2.3. Kiến trúc chùa Trung Quốc 54
2.3. Một số nét sáng tạo và biến thể 61
2.3.1. Bích hoạ 61
2.3.2. Một số nét sáng tạo và biến thể trong kiến trú mái chùa 67
Trung Quốc
2.4. Tiểu kết 72
CHƢƠNG 3: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 74
ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ PHẬT GIÁO
3.1. Những công trình điêu khắc trang trí tiêu biểu của Trung Quốc 74
3.1.1. Mười pho tượng ngồi lớn 74
3.1.2. Bốn pho tượng Phật nằm lớn 74
3.1.3. Hai pho tượng gỗ lớn 75
6
3.1.4. Hai pho tượng đồng lớn 75
3.2. Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc 75
Trang trí tƣợng Phật chùa Trung Quốc
3.3. Một số nét sáng tạo trong điêu khắc trang trí tƣợng Phật chùa 82
3.4. Một số nét sáng tạo trong hình ảnh Quán Thế Âm của 92
Phật giáo Trung Quốc.
3.4.1. Những giả thiết về sự xuất hiện của Quán Thế Âm 92
3.4.2. Sự sáng tạo về hình tượng Quán Thế Âm của
Phật giáo Trung Quốc 93
3.5. Tiểu Kết 105
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
A. Ảnh
BĐ. Bản Đồ
NXB. Nhà xuất bản
PG. Phật giáo
SCN. Sau Công Nguyên
T/c. Tạp chí
TCN. Trước Công Nguyên
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và
hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc
đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa
bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung
Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa
Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á, trong hàng thế
kỷ. Ngày nay Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất ở Châu Á và
trên thế giới. Trung Quốc với diện tích khoảng 9.600.000km2
, phía đông giáp
biển, bờ biển dài hơn 14.000km, đường biên giới trên đất liền dài hơn
20.000km từ Đông Bắc đến phía Nam lần lượt tiếp giáp với các nước Korea,
Nga, Mông Cổ, Nêpan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Apganixtan, Pakixtan,
Mianma, Butan…Trung Quốc có nhiều đảo, trong đó Đài Loan và đảo Đải
Nam là hai đảo lớn nhất [27,7]. Trung Quốc có hai dòng sông lớn bắt nguồn
từ phía Tây chảy ra biển Đông là Hoàng Hà ở phía Bắc dài 5.464 km và
Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) ở phía Nam dài 6.300 km. Tại chỗ
tiếp giáp giữa biên giới Tây Nam Trung Quốc và Nêpan có ngọn núi
Chômôlungma (người phương Tây gọi là Everset) cao 8.848m. Đó là ngọn
núi cao nhất thế giới, thuộc dãy núi Himalaya. Ở Tây Bắc có lòng chảo Thổ
Lỗ Phiên thấp hơn mặt nước biển 154m [27,7].
Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với hệ thống chính
trị và pháp luật sớm nhất, kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất với bốn phát
minh tiêu biểu: Giấy được phát minh dưới triều Hán (206 trước Công
Nguyên-220 trước Công Nguyên), in ấn thời nhà Tống (960-1279), thuốc
súng được phát hiện vào thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên), la
bàn hơn 2000 năm trước đây, người Trung Quốc phát hiện ra rằng, một mẫu
9
nam châm tự nhiên luôn tự động quay hướng về phía Bắc và thế là người ta
đã chế tạo ra la bàn. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Trung Quốc không
chỉ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nước như Việt Nam, Korea, Nhật Bản
trong nhiều thời kỳ mà còn ảnh hưởng lớn đến khoa học kỹ thuật của thế giới.
Nhưng có điều đặc biệt là Phật giáo lại không sản sinh ra ở Trung Quốc
mà được sinh ra ở Ấn Độ vào giữa thiên kỉ I TCN. Nhưng ngay từ những năm
đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu
truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát
xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc1
, Phật giáo đã trải
qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ 2
, xung đột, thay đổi, thích ứng,
dung hợp, với khả năng thích nghi và chuyển hoá bên trong các nền văn hoá
khác nhau, trong niềm tin hiện có của cộng đồng dân tộc này. Điều này được
thể hiện qua sự giao thoa hài hoà với các tập tục có trước với yêu cầu có một
nguồn gốc với các thần linh bản xứ và sự nhấn mạnh những khía cạnh sâu sát
của Phật giáo tồn tại song hành với các phong tục hiện có của Trung Quốc.
Dần dần, Phật giáo đã thẩm thấu sâu sắc vào văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng
tới sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc như: Ảnh hưởng tới sự phát triển
của lịch sử xã hội Trung Quốc, sự phát triển của nền văn hóa truyền thống
Trung Quốc, ảnh hưởng tới triết học của Trung Quốc, văn học, ngôn ngữ học,
dân tục. Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới các phương tiện nghệ
thuật của Trung Quốc như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc... đều tăng
thêm hình thức và nội dung mới. Nhờ Phật giáo, trong kho tàng nghệ thuật
dân tộc Trung Quốc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá.
1
Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 CN) vua Minh Ðế đời Hậu Hán sai sứ qua Tây Vực cầu pháp thỉnh tượng Phật.
Giữa đường sứ giả gặp 2 bậc cao tăng là Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan, bèn mời 2 Ngài đến Trung Quốc.
Vua Minh đế rất mừng rỡ liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm chỗ dịch kinh cho 2 Ngài.
2
Cách nghĩa, tỷ phụ là dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo. Phật giáo mới truyền vào
Trung Quốc, do vì tư tưởng uyên thâm người thường khó có thể hiểu thấu, nên các nhà học giả Phật giáo thường dùng
nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo.
10
Mặt khác, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối
với kiến trúc và điêu khắc trang trí Phật giáo Trung Quốc còn cho chúng ta
hiểu sâu hơn về lý do tại sao Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai từ Ấn Ðộ.
Truyền sang mà Phật Giáo lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong
một dân tộc vốn có truyền thống “bài ngoại” như Trung Quốc [39,25].
Trong khi Phật Giáo ở Ấn Ðộ mỗi ngày mỗi suy bại, thì Phật Giáo ở Trung
Hoa mỗi ngày mỗi thêm thanh thế và cuối cùng chinh phục được hầu hết cả
một khối người đông đảo nhất trên thế giới. Vì sao? Có lẽ vì ở Ấn Ðộ, các
nhà lãnh đạo truyền giáo đã không biết thích nghi với hoàn cảnh, với sự
tiến triển của thời thế, cứ giữ chặt nếp sống cũ, trong khi ấy thì ở Trung
Hoa, các nhà truyền giáo đã hiểu rõ căn cơ của quần chúng, biết thích nghi
với hoàn cảnh và thời thế, luôn luôn phát huy những tôn phái mới để đáp
ứng cho những nhu cầu tinh thần của mọi lớp người. Do đó mà đạo Phật ở
Trung Hoa không bị một tôn giáo nào lấn lướt được chăng?
Cũng như ở Việt Nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi thì
các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự
truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo
Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta tạm kết luận rằng:
Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận
thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và
nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những
hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng
loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đổ theo với đà sụp đổ của
phép nước.
Đạo Phật ở Trung Hoa có lúc thịnh và lúc suy. Trong sự thịnh suy ấy,
công và tội của các ông vua rất lớn, nhưng không phải là tất cả. Các ông
vua chỉ tăng cường thượng duyên, còn nguyên nhân chính, động cơ chính
11
vẫn là giới tín đồ và nhất là giới lãnh đạo Phật giáo. Khi tín đồ có đạo hạnh
và lòng tin tưởng mạnh mẽ, các nhà truyền giáo có nhãn quan sáng suốt, thì
dù các ông vua có muốn phá đạo cũng chỉ phá được một phần nào thôi.
Cũng như khi tín đồ thiếu đạo hạnh và lòng tin, các vị lãnh đạo thiếu tinh
thần tiến thủ và sáng suốt, thì ông vua dù có muốn nâng đỡ đạo Phật, cũng
chỉ nâng đỡ một phần nào thôi.
Với những lý do trên chúng tôi chọn: “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” làm đề tài luận văn
thạc sỹ Châu Á học. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên
cứu về chính văn hoá Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn
Độ ra bên ngoài trong lúc sự giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các quốc gia
trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, những
giáo lý và những điều răn dạy của Phật giáo ngày càng được nhiều người
quan tâm và tìm hiểu. Những công trình đầu tiên có ghi chép về Phật giáo
được truyền vào Trung Quốc được biên soạn như “Mâu Tử lý hoặc luận” và
“Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều Đông Hán, sau đó lại
được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư”…Tuy nhiên, những ghi chép này rất
sơ lược, chủ yếu ghi chép về thời điểm Phật giáo được truyền vào Trung
Quốc. Nhưng các học giả người Trung Quốc ở nước ngoài vẫn hoài nghi về
cách ghi chép này.
Vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng
Hán có một số cuốn sách có ghi chép về quá trình Phật giáo truyền vào Trung
Quốc, và cách nói này khá được tin cậy trong Cuốn “Trung Quốc Phật giáo
sử” do Nhiệm Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử”
của học giả Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ
12
chủ yếu của họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng
Chi đã dẫn một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn
thời Tam Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công
Nguyên), sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh
Lư. “Hậu Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh
Đế là Sở Vương Lưu Anh có chờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà
mình, ông còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật
giáo đã được lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm
đầu của triều Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật
giáo đã được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ
Lưỡng Hán.
Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm có nói ở trên thì “ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung
Quốc” còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải
trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử và chuyên ngành kiến trúc, tạp chí
nghiên cứu Phật học như: Đỗ Công Định“Phật giáo Trung Quốc và sự ảnh
hưởng đối với văn hóa truyền thống”. TC Nghiên cứu Phật học, ( số 6/1999),
“Vị trí nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc phần 1, 2, 3”của tác giả
Thích Mãn Tâm có viết về những nét sáng tạo của kiến trúc Phật giáo Trung
Quốc…
Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy sự ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc điêu khắc Phật giáo Trung Quốc được các
học giả nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn
đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của
Phật giáo Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
13
Đề tài tiến hành nghiên cứu về thời điểm mà văn hóa Ấn Độ du nhập
vào Trung Quốc và những ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo trong đời sống
văn hoá, xã hội của Trung Quốc cổ trung đại.
Luận văn mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về sự ảnh
hưởng và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong lĩnh vực kiến trúc, điêu
khắc Phật giáo. Luận văn cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích đặcđiểm, mối
quan hệ về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào
Trung Quốc, làm nổi bật những nét sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc
thông qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại và
một số các bích hoạ, kiến trúc chùa hang, tháp Phật, hang động của Phật
giáo.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về Bích hoạ và Kiến trúc hang động
Phật giáo tại Tân Cương và Đôn Hoàng, nghiên cứu điêu khắc trang
trí tượng Phật tại một số ngôi chùa tiêu biểu Trung Quốc thời cổ trung đại.
Luận văn cũng nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của kiến trúc
không gian tổng thể chùa, tháp Phật, mái chùa và điêu khắc trang trí chùa
tại một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua nghiên cứu“Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và
điêu khắc Phật giáo Trung Quốc”, luận văn góp phần phác dựng lại một
phần quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo Trung Quốc, đồng thời
làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đối với Phật giáo Trung
Quốc và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử Phật
giáo Trung Quốc nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung qua nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc.
14
Luận văn tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối
với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” trong mối quan hệ tổng
thể với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, không tách rời khỏi những đặc
trưng văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi hy vọng đưa
ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai
đoạn hình thành, ảnh hưởng và phát triển sáng tạo của Phật giáo Trung
Quốc trên phương diện kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc, đồng
thời phát huy những giá trị tích của Phật giáo trong bối cảnh Trung Quốc
đang chuyển mình một cách mạnh mẽ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù tư tưởng tâm
linh tôn giáo của ngành lịch sử, văn hoá: Phương pháp lịch sử, phương
pháp logích, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê tổng
hợp…
Ngoài những phương pháp truyền thống cơ bản trên, cần thiết sử dụng
phương pháp liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu đề tài này bởi: Các
ngôi chùa và những bích hoạ không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà ra
đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên,
lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một
chuỗi các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước nói chung và địa
phương nói riêng.
Nghiên cứu về một số địa danh, ta càng cần thiết phải tiếp cận theo
hướng tổng thể bởi đây là phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất giúp nhà
nghiên cứu có được cái nhìn toàn cảnh, hệ thống để trên cơ sở đó, phân loại
và đánh giá được chính xác sự ảnh hưởng và sáng tạo trong từ địa danh. Do
vậy trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã hệ thống hoá tư liệu theo
15
phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong
luận văn.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã cố gắng thực hiện những đóng góp sau:
Tập hợp và hệ thống hoá những ngôi chùa cổ trung đại của Trung
Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và làm nổi bật giao thoa văn
hóa Ấn Trung những sáng tạo riêng của Trung Quốc.
Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về sự ảnh hưởng của kiến
trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc.
Làm rõ sự ảnh hưởng và sáng tạo của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo
Trung Quốc.
Tiếp cận nghiên cứu về Phật giáo phần nào khôi phục lại quá trình
hình thành và phát triển của Phật giáo Trung Quốc qua các thời kỳ.
Luận văn góp phần tăng thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu về Phật
giáo Trung Quốc sau này.
8. Nguồn tƣ liệu
Để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong luận văn, chúng tôi cố gắng
khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc như thư tịch cổ, kết quả các
công trình nghiên cứu, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước, đồng
thời sử dụng những tư liệu thống kê, bản ảnh đã được các cơ quan văn hoá
tiến hành tập hợp trong nhiều năm.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm 3 chương như sau:
- Chƣơng 1: Phật giáo Ấn Độ với Trung Quốc (35 trang)
16
Luận văn khái quát chung về Ấn Độ, một trong những trung tâm lớn
của nhân loại và là quê hương của Phật giáo. Đặc biệt, luận văn tập trung
phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác được về thời điểm, điều
kiện và các bước du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Trên tổng
quan của những yếu tố đó có thể nhận định về sự hội nhập của Phật giáo
Ấn Độ với văn hoá Trung Quốc trên các phương diện như: Tư tưởng, văn
hoá nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc và một số lĩnh vực khác.
- Chƣơng 2: Dấu ấn của giao thoa văn hoá Ấn Độ với Trung Quốc
trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc (32 trang)
Trong chương 2, luận văn tập trung vào phân tích dấu ấn của văn hoá
Ấn Độ vào kiến trúc Phật giáo Trung Quốc qua những công trình kiến trúc
Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó chỉ ra được
những nét bảo tồn theo nguyên gốc trên các mặt như: Hệ thống biểu tượng,
kết cấu không gian tổng thể chùa, kiến trúc chùa hang và tháp Phật của
Trung Quốc. Đồng thời cũng xác định rõ những nét sáng tạo và biến thể
của kiến trúc Phật giáo sau khi đã hội nhập và ăn sâu vào trong văn hoá
truyền thống Trung Quốc trên một số phương diện như là: Mái chùa, Bích
hoạ….Do đó việc phân tích này là vô cùng cần thiết. Công việc này không
chỉ giúp nhận định một cách chính xác hơn về giá trị văn hoá mà còn làm
sáng tỏ được những diện mạo nguyên gốc hay sáng tạo của một số ngôi
chùa Trung Quốc. Hơn nữa việc phân tích này là cơ sở để tác giả luận văn
đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung
Quốc dựa trên kiến trúc Phật giáo cũng như rút ra những nhận xét quan
trọng về đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc.
- Chƣơng 3: Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí
chùa Trung Quốc(33 trang).
17
Trong chương 3, luận văn đi vào phân tích điêu khắc trang trí chùa
Trung Quốc, thông qua một số bức tượng về Phật Thích Ca Mâu Ni và
tượng Bồ Tát, tượng Quan Thế Âm…Từ đó nêu nên những dấu ấn của văn
hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí tượng Phật chùa Trung Quốc và đồng
thời chỉ ra những nét sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc trang trí tượng Phật
Trung Quốc. Luận văn còn đi vào việc trình bầy cách bài trí tượng Phật và
giải thích sơ qua về các vị Bồ Tát để thấy được vai trò của người tiếp nhận
(mà ở đây cụ thể là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc) đã tạo
nên những sự khác biệt và sáng tạo của người Trung Quốc.
18
CHƢƠNG I
PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC
--------------***---------------
1.1. ẤN ĐỘ - MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM VĂN MINH LỚN
CỦA NHÂN LOẠI
1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán
đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ
có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây-Bắc Ấn. Đông nam và Tây Nam Ấn Độ
giáp Ấn Độ dương.
Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông
Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh
đồng ở Bắc Ấn.
Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 TCN) đã thấm đượm
những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc
tiêu biểu cho Ấn Độ.
1.1.1.2. Dân cƣ
Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ
sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư
trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN
có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này,
trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung
Nô, Ả Rập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá
nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú
đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính
19
1.1.2.1. Nền văn minh cổ xƣa trên lƣu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN)
Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông
Ấn. Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư
thế suy tưởng gợi đến môn phái Yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu
vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 TCN. Những tìm tòi
gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn
rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn
lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền
Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.
1.1.2.2. Nền văn minh Vêđa (1.600-thế kỷ I TCN)
Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan
rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đem
theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị
thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm,
thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những
bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Veda. Lâu đời
nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 TCN) Đặc điểm của Kinh Veda là hướng
con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi
thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có
thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật
Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và
đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại
dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên mới.
Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống
nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô
được đặt tại Pataliputra (bang Bihar là một bang ở Tây Bắc Ấn Độ).
1.1.2.3. Đế chế Gupta
20
Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ đế chế
Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ
này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản
khổng lồ.
1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ
1.1.3.1 Chữ viết, văn học
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại
chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc
những kí hiệu đồ họa.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30
bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ
lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và
Đông Nam Á sau này.
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi
là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ
thời đó.
Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả cuộc tình giữa
chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình
sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở
Campuchia, Ramakiên ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng
rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
1.1.3.2. Nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới
nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một
21
tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba
dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa
hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có
tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới
20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất
Ấn Độ với mầu sắc nghệ thuật tỷ mỉ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế
kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp
Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những
cánh đồng.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được
xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào
khoảng thế kỉ XVII.
1.1.3.3. Khoa học tự nhiên
a. Về Thiên văn: Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm
ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360
ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
b. Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ
thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ
là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn
gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập
trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về
cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác Pi = 3,1416.
c. Về Vật lí: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V
TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...Trái Đất, do trọng lực của
bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”[43,751].
22
d. Y học: Cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây
gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của
thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị
liệu” [42,751].
1.1.4. Tƣ tƣởng, tôn giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo
Jain và đạo Sikh.
1.1.4.1. Đạo Balamôn
Đạo Balamôn ra đời trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu
sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình
đẳng đó [44,7].
1.1.4.2. Đạo Phật
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta
Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng [47,17]. Các tín
đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây
là năm Đức Phật nhập Niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật
trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người
theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều)3
.
1.1.4.3. Đạo Jain-Kỳ Na
Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này
chủ trương không sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ
hạnh [43,17].
3
Tứ diệu đế, còn gọi là tứ thánh đế, là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh
nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh chuyển pháp luân. Tứ
diệu đế gồm: Khổ đế, Tập khổ đế, Diệu đế và Đạo đế
23
1.1.4.4. Đạo Sikh
Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo
Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo
Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi
đền Vàng ở Punjapd. Đạo Balamôn là đạo sinh ra cuối cùng [48,81].
1.2. THỜI ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC BƢỚC DU NHẬP CỦA
PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀO TRUNG QUỐC
1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc
Có nhiều cách nói khác nhau, các sách cũng có sự ghi chép khá lộn xộn
và mâu thuẫn về thời gian Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Phổ biến
có thể kể đến những quan điểm sau:
Có người nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ thời Yến Chiêu
Vương thuộc thời kì Chiến Quốc, có người nói được truyền vào từ thời Tần
Thủy Hoàng, có người nói được truyền vào từ thời Hán Vũ Đế, có người nói
được truyền vào từ những năm cuối thời triều Tây Hán, cũng có người nói
được truyền vào từ thời Minh Đế thuộc triều Đông Hán… Cách nói khá phổ
biến trước đây cho rằng, Phật giáo được truyền vào từ Trung Quốc từ năm
Hán Vũ Đế thủy Bình thứ 10. Cách nói này được phát hiện trong cuốn “Mâu
Tử lý hoặc luận” và “Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều
Đông Hán, sau đó lại được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư” [6,143]. Cách
nói này rất phổ biến vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều. Đại ý nói rằng, vào
năm Thủy Bình thứ 7 (năm 64 sau CN), Hán Minh Đế ban đêm nằm mơ thấy
có một vị thần tiên mang theo ánh mặt trời bay trước cung điện nhà vua, hôm
sau nhà vua hỏi quần thần đó là thần gì? Đại thần Phó Nghị trả lời rằng hạ
thần nghe nói ở Phương Tây có một vị thần tên là “Phật”, vị thần đó có thể
bay lượn và tỏa ra ánh sáng. Vì thế Hán Minh Đế liền cử trung lang tướng
24
Thái Âm và tiến sĩ Tần Cảnh đến phương Tây cầu kinh. Năm Thủy Bình thứ
10, hai người trên đã gặp được các nhà sư Ấn Độ Kasyapamatanga và
Dharmaratna ở nước Đại Nguyệt Thị của Tây Vực, đồng thời lấy được kinh
Phật, sau đó họ chuyển chở sách kinh bằng ngựa trắng về đề Bạch Mã ở Lạc
Dương. Hán Minh Đế mời 2 nhà sư Ấn Độ sống ở chùa Hồng Lư (cơ quan
tiếp đón lễ tân của triều đình), đồng thời chọn đất xây dựng miếu để thờ cúng,
đó chính là chùa Bạch Mã ngày nay. Hai nhà sư Ấn Độ trên đã dịch cuốn kinh
Phật gồm 42 chương, tương truyền đây là cuốn kinh Phật có thời gian ra đời
sớm nhất ở Trung Quốc.
Nhưng các học giả Trung Quốc ở nước ngoài từ thời cận đại cho đến nay
vẫn rất hoài nghi về cách nói này, vì chuyện Hán Minh Đế nằm mơ và chuyện
cử người đi lấy kinh phật rất kì lạ. Theo “Hậu Hán thư”, người em trai cùng
cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có lập đền thờ trong nhà để
thờ Phật, hai anh em họ rất thân mật với nhau, vì vậy Minh Đế phải biết sự
tồn tại của Phật, nhưng vì sao ông lại chỉ mơ thấy và cử người đi cầu kinh?
Còn chuyện sứ thần của Minh Đế được cử đi lấy kinh, có người nói đó là
Trương Kiên (người của thời Hán Vũ Đế), cũng có người nói đó là Thái Âm,
thứ ba là Phó Nghị - người giải thích giấc mộng cho Hán Minh Đế. “Hậu Hán
Thư” có nói, ông chỉ là một đứa trẻ đang đi học thời Minh Đế. Vì vậy họ cho
rằng việc cầu kinh của Minh Đế không phải là sự thật, còn chuyện chuyên
chở sách kinh bằng bạch mã và hai nhà sư Ấn Độ dịch kinh đều do các Phật
gia sau này bịa đặt ra để chứng minh bản thân họ là những người phi phàm
xưa nay.
Các học giả hiện nay đều cho rằng Phật giáo được truyền vào Trung
Quốc vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng
Hán, đây là cách nói khá tin cậy. Cuốn “Trung Quốc Phật giáo sử” do Nhiệm
Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử” của học giả
25
Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ chủ yếu của
họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng Chi đã dẫn
một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn thời Tam
Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công Nguyên),
sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh Lư. “Hậu
Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở
Vương Lưu Anh có thờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà mình, ông
còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật giáo đã được
lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm đầu của triều
Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật giáo đã được
truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ Lưỡng Hán4
.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Phật giáo còn gặp phải sự chống đối của văn
hóa truyền thống tại Trung Quốc nên chỉ có số ít quí tộc, đại địa chủ tầng lớp
trên đón nhận các triết thuyết của nó mà thôi. Để tồn tại, Phật giáo đã phải
dựa vào một số phương pháp của Đạo giáo. Ngay cả trong việc bình chú, diễn
giải, phiên dịch kinh sách của đạo Phật, người ta cũng phải mượn các thuật
ngữ, thần chú của Đạo giáo. Cho nên, đã có thời gian người ta cho rằng Phật
giáo chính là một nhánh của Đạo giáo thần tiên.
Trong suốt thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Trung
Quốc bị chia năm xẻ bảy bởi vô số các cuộc nổi loạn, các thảm họa về mặt
kinh tế. Trải qua giai đoạn Tam Quốc (220-285) và Tấn (265-420), Nam Bắc
Triều (420-585), do chiến tranh xảy ra liên miên, đời sống nhân dân vô cùng
khổ cực nên họ đã tìm đến các bậc “siêu nhiên thần thánh”, “các đấng Trời,
Phật”để mong đợi một sự cứu rỗi. Chính vì thế mà Trung Quốc mới chịu tiếp
4
Hầu Ngoại Lư (1959) “Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc”, NXB Sự thật Hà Nội.
26
nhận những nguyên lý về triết học và tôn giáo không quen thuộc của người
hàng xóm của nó ở phía Tây là Ấn Độ.
1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc
1> Về nền tảng xã hội: Thời kì cuối triều Đông Hán, thiên hạ đại loạn,
các giai cấp trong xã hội đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vì vậy họ đều muốn
tìm được chỗ dựa và sự yên ổn trong đau khổ. Đạo lý tự giải thoát đau khổ và
siêu độ cầu sinh của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu này.
2>Về tƣ tƣởng: Thời kì này, Huyền học cũng đang thịnh hành trong xã
hội. Tư tưởng Lão Trang cao thượng của Huyền học đã chủ trương “dĩ vô vi
bản, dĩ hữu vi mạt” [Dẫn theo 25,138], phủ nhận sự tồn tại của sự vật ngoại
giới, rất dễ hòa hợp với tư tưởng xuất thế của Phật giáo, vì vậy, chủ trương
“nhất thiết pháp giai không” của Phật giáo đã thịnh hành một cách nhanh
chóng. Trên thực tế, đến sau thời kì Đông Tấn, Huyền học đã mất đi vị thế
của nó và bị Phật giáo thay thế. Giáo lý “danh thực câu vô” mà Phật giáo
tuyên truyền thực tế là sự phát triển thêm của tư tưởng “dĩ vô vi bản”.
3> Sự đề cao và lợi dụng của giai cấp thống trị. Tư tưởng cơ bản được
Phật giáo tuyên truyền rất có lợi, hài hòa cho giai cấp thống trị. Tuy nó không
chủ trương trung hiếu tiết nghĩa và an phận thủ thưởng như Nho học nhưng
nó yêu cầu các tín đồ Phật giáo phải khắc khổ tu hành để có được tinh thần cơ
bản siêu thoát và các giáo lý như báo ứng nhân quả và chuyển thế luận hồi…,
nó không những không thể tạp nên sự uy hiếp với trật tự thống trị mà ngược
lại còn có ích cho việc bảo vệ trật tự này. Trong thời gian 500 năm từ thời
Đông Hán đến thời kì Nam Bắc Triều, giai cấp thống trị đã dần nhận thức
được tác dụng của Phật giáo, vì vậy họ ngày càng coi trọng và đề cao Phật
giáo. Có một số nhà thống trị do quá mê tín đã hết mực tôn sùng Phật giáo,
thường mời các nhà sư nổi tiếng vào cũng giảng kinh hoặc khai phá đất đai để
xây chùa cho họ (Tấn Thành Đế, Ai Đế thời Đông Tấn). Tổng Văn Đế của
27
Nam triều còn cho rằng Phật giáo có lợi cho giáo hóa nên thường cùng các
nhà sư nổi tiếng nghiên cứu và thảo luận đạo lý Phật giáo. Tổng Vũ Đế thậm
chí còn cho phép các nhà sư tham gia triều chính, vì họ mặc áo nâu nên còn
được gọi là “hắc y tể tướng” (tể tưởng áo nâu). Chính quyền Bắc Ngụy của
Bắc Triều cũng rất sùng bái Phật giáo, họ thường mời các nhà sư vào cung và
tôn họ làm thầy. Hiến Văn Đế còn xây dựng chùa trong cung để luyện thiền
và tụng kinh bái Phật, cho phép nhà chùa trưng thu lương thực của nhân dân.
Tất cả đã khiến cho Phật giáo phát triển nhanh chóng vào thời kỳ Ngụy Tấn-
Nam Bắc Triều và hình thành nên nền Phật giáo Tùy Đường phồn vinh.
Vào các triều đại Tùy Đường, nhất là triều Đường, Phật giáo đã đạt đến
đỉnh cao của sự phát triển. Vì các bậc Đế Vương của các triều đại Tùy Đường
hết lòng trung thành với Phật Giáo, họ thi hành chính sách tích cực ủng hộ
Phật giáo phát triển, xây dựng nhiều chùa ở các nơi trên toàn quốc, cắt tóc đi
tu. Thời kì đầu của triều Đường, với tư cách là một đế quốc thống nhất giàu
có, có nền văn hóa phồn vinh và có lực lượng quân sự hùng hậu, họ đã thi
hành chính sách cởi mở và đề cao các loại tôn giáo, bản thân Phật giáo cũng
thâm nhập vào dân gian, cố gắng thích ứng với nhu cầu của người dân Trung
quốc về mặt giáo nghĩa và lễ nghĩa.
Những người phản ứng quyết liệt với cách suy nghĩ như vậy trong giai
đoạn này thường là những người theo Vương Trung (27-97 SCN), nhưng sự
phê phán của họ chỉ càng làm suy yếu thêm xã hội nhà Hán đã đến thời mạt
vận. Nhưng không phải là Vương Trung hay bất cứ một cá nhân nào khác có
thể dẫn được đi đến tương lai của tư tưởng Trung Hoa vào một thời gian khi
các truyền thống, các lý tưởng và cấu trúc xã hội đã bị suy thoái một cách
nghiêm trọng, tưởng không gì có thể cứu vãn nổi. Chính đạo Phật, với những
triết lý nhân sinh “đi tìm sự diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh” của nó đã làm
được điều đó và bước đầu phát triển mặc dù đã phải chịu rất nhiều thăng trầm
28
trong hai lần phế Phật vào thời Bắc Chu và Bắc Nguy. Theo sử Trung Quốc,
giai đoạn này, các chùa chiền tăng ni tăng lên một cách đáng kể: thời Tây Tấn
có 180 ngôi chùa, 3.7000 tăng ni. Đến thời Nam Bắc Triều đã có 2000 ngôi
chùa, tăng ni có lúc lên đến hơn 60 vạn; đặc biệt đến giai đoạn Bắc Triều, có
tới hơn 3 vạn ngôi chùa và hơn 20 vạn tăng ni5
.
Nếu giới thiệu vào bất kỳ thời gian nào khác khi chế độ xã hội tại Trung
Hoa vẫn còn vững chắc, hệ tư tưởng Nho giáo hùng mạnh, một tôn giáo ngoại
lai như đạo Phật chắc chắn sẽ có rất ít cơ hội để thành công trong một đất
nước giàu truyền thống và có tư tưởng bài ngoại mạnh mẽ như Trung Hoa.
Nhưng các điều kiện tại giai đoạn sau cùng của triều Hán đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà truyền giáo của đạo Phật từ Ấn Độ hoặc Trung Á - nơi
đạo Phật phát triển mạnh mẽ và vững chắc-tới Trung Hoa một cách trực tiếp.
1.2.3. Các bƣớc du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc
Đạo Phật có rất nhiều đặc tính quí giá và kết quả là đã dần dần xuất hiện
trong các phương tiện khác nhau của xã hội Trung Hoa. Các nhà sư truyền
đạo, bậc thầy của các thủ đoạn, đã không sai lầm khi lựa chọn các chiến thuật
trong các “chiến dịch” của họ.
1> Để gây ấn tượng với dân chúng Trung Hoa có truyền thống lâu đời
tôn sùng chữ viết, điều quan trọng nhất họ đã tiến hành là đưa ra những kinh
sách chính thức nhưng mang tính chất văn học và việc này đã được tiến hành
rất khéo léo, có bài bản qua từng đường đi nước bước. Văn bản kinh Phật
được biết đến sớm nhất tại Trung Quốc là “Bốn mươi hai kinh Sutra”- người
Trung Quốc gọi là 四十二章经, đã ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau Công
Nguyên. Kinh này là một văn bản có tính chất đơn giản hóa lý thuyết của đạo
phật Tiểu thừa Hinayana.
5
Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ, Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, 1994, NXB. Văn hóa – Thông tin.
29
2> Vào cuối thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, tại Trung Hoa xuất hiện
những bước tiến triển ổn định và đều đặn trong việc dịch các kinh sutra của
Ấn Độ, cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này được hoàn thành dưới sự chỉ
dẫn của Dharrmaraska- (260-313), một vị sư và bản thân Ngài còn là một dịch
giả siêu việt. Nhưng chính Kumarajiva một nhà sư truyền giáo tới từ Trung Á
cùng với một đoàn những người trợ giáo của Ngài, đã sản sinh ra được vô số
những bản dịch xuất sắc về phương diện ngôn ngữ Trung Quốc. Vào khoảng
đầu thế kỷ thứ năm, họ đã hoàn thành một tuyển tập có thể chấp nhận được tại
một quốc gia mà cùng một lúc, văn học đã đạt được địa vị của quyền năng và
di sản văn hóa. Kỳ công của Kumarajiva đã cung cấp cho đạo Phật những
khởi điểm tốt đẹp cho đạo Phật tại Trung Hoa qua vũ khí văn học.
3> Những học thuyết cơ bản nhất cho đạo Phật phải được dạy cho những
người chưa bao giờ tiếp xúc với những khái niệm như karama, samsãra và
nĩrvana. Những người bị áp bức khó có khả năng để hiểu được các ngôn từ bí
hiểm và lý thuyết cao siêu, xa lạ đó. Họ ít bị lôi cuốn đến các khái niệm đó
hơn là khả năng có thể đạt tới sự tái sinh ngay lập tực trên thiên đường đầy lạc
thú của đạo Phật trong Amitabha và Maitreya. Sự thờ cúng, ưa chuộng thiên
đường của các vị Phật khác nhau đã phát triển rất nhanh tại Trung Hoa, một
phần vì chúng không đòi hỏi sự hiểu biết về triết học trừu tượng của những
người tin theo các lý thuyết này. Cách để giải thoát khỏi bánh xe luân hồi
không thể dự đoán trước được này thật là dễ dàng, chỉ đòi hỏi lòng trung
thành với đạo Phật, một vị Bồ tát nào đó, hoặc thậm chí chỉ vài lời trong một
kinh Phật như Saddharmapundarika, Sukhavatĩ, hay bất kỳ kinh nào trong
kinh Matreya. Như ta đã biết, đạo Phật - tôn giáo của niềm tin - xuất phát từ
khái niệm của Ấn Độ Bhakti.
4> Nếu đạo Phật đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân nhờ
những phần thưởng mà họ nhận được trong tương lai hay những lợi lộc sớm
30
hơn trong cuộc đời trần thế này, nó cũng có sự hấp dẫn cao hơn nhiều đối với
nhiều trí thức Trung Hoa. Sự cát cứ đã phân chia đất nước này ra nhiều vương
quốc nhỏ khác nhau nhưng các trí thức đã bị đạo Phật lôi cuốn qua những triết
lý và triết học uyên thâm của nó theo cùng một cách. Trong đó, chúng ta phải
kể đến các vị cao tăng uyên bác về tư tưởng Phật học và có công lao to lớn
trong việc hoằng dương Phật Pháp như: Khương Tăng Hội, Chi Khiêm; Thời
Tam Quốc có Đàm La Sát, Phật Đồ Trừng, Tăng Triệu, Tuệ Viễn, Đạo An…;
Thời Tấn có Lương Xá Da, Câu Na Bạt Ma… thời Bắc Triều. Bên cạnh các
nhà sư từ Tây Vực, Ấn Độ được mời vào Trung Quốc để giảng giải kinh Phật
và truyền Đạo với số lượng kinh sách do họ mang vào, số sách do người
Trung Quốc biên soạn cũng lên tới hàng vạn quyển. Thậm chí, các kinh sách
được viết trong giai đoạn này đã trở thành cơ sở cho việc thành lập phái
Thành Thật Tông. Các tông phái khác như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Tam
Luận Tông… cũng được sáng lập dựa trên khuynh hướng này.
5>Một phần dân cư Trung Hoa khác cũng bị sức mạnh siêu nhiên của
các nhà truyền giáo Ấn Độ lôi cuốn qua những hoạt động ma thuật của họ.
Một trường hợp đã được giáo sư Arthur F. Wright nghiên cứu là 佛图誊. Ông
này thường đi theo một nhà truyền đạo tên là Thập Lộ và đã có ấn tượng sâu
sắc qua những phép thuật mà con người phi thường này đã làm như cứu chữa
người ốm, hô phong hoán vũ và cuối cùng đã ngả theo đạo Phật.
+ Con số những người Trung Hoa đi theo đạo Phật tăng lên một cách
mạnh mẽ vào thế kỷ thứ năm. Các vị sư, nữ tu, tiểu, và các tu viện tăng lên
với cấp số nhân nhanh chóng đến nỗi, vào những năm 444 và 446, triều đình
Trung Hoa đã phải đưa ra luật định để cấm việc gia nhập đạo Phật. Các thanh
niên thường đi theo đạo Phật để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Thêm vào đó,
việc quản lý lỏng lẻo tại các ngôi chùa đã khiến cho nhà nước phong kiến
muốn thi hành các biện pháp trừng phạt hơn.
6
Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB. Văn hóa Thông tin.
31
+ Mặc dù những trở ngại đây đó, số phần trăm của các tín đồ Phật tử
trong tỉ lệ dân số vẫn tăng lên không ngừng, chứng tỏ sự thuyết phục của đức
tin mới. Chùa chiền, nơi thuyết giảng tiếp tục mọc lên trên khắp đất nước,
kinh sách được in ấn và phát hành rộng rãi. Chính trong thời gian này, các
triết thuyết của đạo Phật đã tìm ra đường đi của nó trong việc xâm nhập vào
các khái niệm mang tính triết học của Khổng giáo. Những cuộc phản công
yếu ớt của các nho sĩ đối với đạo Phật chỉ càng làm tăng thêm sức mạnh của
đạo Phật.
+ Quả thực, Trung Hoa sau nhiều thế kỷ bị chia cắt, được thống nhất
dưới thời Tùy (589-618), tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào này đã trở nên
một sức mạnh trong đế chế. Nhà cầm quyền đời Tùy, để có được sự ủng hộ
đối với vô số các c hính sách của mình, đã so sánh chính mình với các vị
thánh chakravati trong đạo Phật. Giống như những năm dưới chế độ của đức
vua Asoka tại Ấn Độ sau khi chiến thắng trong rất nhiều cuộc chiến đấu với
kẻ thù của mình, ông ta cũng tuân theo Thập giới của đạo Phật. Sự ủng hộ
trong hoàng gia cũng như trong chính quyền đối với Phật giáo, trong thực tế
dưới thời vua Tùy, đã trở thành một quốc sách. Đi xa hơn nữa, năm 591, vị
hoàng đế cuối cùng của triều đại Tùy, Yang Kuang, đã thiết lập một hội đồng
cơ mật của các vị sư dưới sự bảo hộ của người sáng lập. Ở đó, chính Hoàng
đế đã “ngộ đạo” và tự đặt mình dưới chân của đức Phật. Đây là giai đoạn Phật
giáo đang đi lên đỉnh cực thịnh (tuy không bằng Đạo giáo). Tính tổng cộng, ở
Trung Quốc đã có 3985 ngôi chùa, 236000 tăng ni6
.
+ Trong suốt giai đoạn đầu của đời nhà Đường (618-906), đạo Phật đã
xâm nhập vào các thành viên của Hoàng Gia, các hoàng thân quốc thích và
thậm chí đứng sau lưng để giật dây các trò chơi chính trị. Trung Quốc lúc này
có 6 vạn ngôi chùa, tăng ni hơn 30 vạn. Thế lực của nhà chùa về kinh tế và
7
Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB. Văn hóa Thông tin.
32
chính trị mỗi lúc một mạnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, nó còn đe dọa
đến quyền lực của nhà vua. Cho nên đến đời Đường Vũ Đế (841-864), nhà
vua đã ra lệnh phá hủy hơn 4600 ngôi chùa do nhà nước xây dựng và hơn
46000 ngôi chùa do nhân dân dựng lên, buộc 20 vạn tăng ni phải hoàn tục,
tịch thu hơn 10 triệu mẫu ruộng của nhà chùa. Nhưng cũng chính vì lượng
tăng ni nhiều đến thế cho nên trong giai đoạn này, việc phiên dịch kinh sách
rất có kết quả. Chỉ riêng một đời của Nhà Đường đã dịch được hơn 400 bộ
kinh (gồm 2000 quyển). Nhiều nhà phiên dịch kinh Phật nổi tiếng như Đường
Huyền trang, Nghĩa Tỉnh, Bất Không… đã xuất hiện. Cùng với việc kinh điển
nhà Phật được du nhập, phiên dịch, mục lục các kinh điển cũng kế tiếp nhau
được biên soạn. Đời Tùy Đường tổng cộng có hơn 10 loại mục lục kinh điển
Phật giáo, bao gồm 5.048 quyển được biên soạn7
.
+ Sự ra đời của nữ hoàng Võ Tắc Thiên (684-710) đã đi xa đến mức một
kinh của đạo Phật lưu hành tại Trung Hoa lúc đó đã tiên tri rằng đạo Phật
trong tương lai, Maitreya, sẽ tái sinh dưới dạng một người đàn bà và sẽ cai trị
Trung Hoa. Để bảo vệ truyền thuyết này, Võ Tắc Thiên thậm chí đã có lúc ăn
mặc như Đức Phật Bà Quan Âm (tượng Lô-xa-na) ở Lạc Dương như chính sử
Trung Hoa đã chép lại.
+ Thành công mang tính toàn cầu của đạo Phật, tuy nhiên cũng không
giúp nó thoát khỏi qui luật là sẽ có lúc phải thoái trào. Ngay sau khi đạo Phật
định hình và bám rễ tại Trung Hoa, nó đã đánh mất quyền năng, sự sinh động
và linh hoạt đã khiến nó có sức sống mạnh mẽ đến vậy trong suốt một quá
trình lịch sử xảy ra trong thế kỷ thứ chín. Thứ tôn giáo ngoại lai này đã yếu đi
khi các vua chúa Trung Hoa quay lại đề phòng với tham vọng nắm quyền lãnh
đạo của nó. Và vào năm 845, sự sa sút nghiêm trọng trong nội bộ của đạo
Phật đã làm giảm ảnh hưởng mang tính chất chính thống của đạo Phật. Trong
33
khi nó vẫn tiếp tục tồn tại với danh nghĩa một tôn giáo mang tính chất quần
chúng, đạo Phật đã thay đổi nhiều khi nó trộn lẫn với đạo Lão, và có những
yếu tố mê tín được đưa vào cách hành lễ của nó. Khái niệm về luân hồi, tuy
nhiên, đã bị che phủ mất trong các triết thuyết của Trung Hoa, chính là cách
nhìn của người Ấn Độ về thiên đàng và ma quỉ. Cảm hứng sáng tạo của đạo
Phật đã tới từ Trang Tử hay Dhyãna, theo như các truyền thuyết của Trung
Hoa, đã có gốc rễ từ thế kỷ thứ sáu. Chúng ta cũng nên nhớ rằng một vài
phương diện trong triết học Trang Tử rất gần vũi với các khái niệm trong
Tantra, một nhánh khác của đạo Phật Ấn Độ truyền thống.
+ Với sự xuống dốc, thoái trào của các giáo lý chính thống của đạo Phật,
Khổng giáo lại chiến thắng vang dội nhưng đã bị thay đổi đi đến mức người ta
có thể nhận thấy sự khác biệt trên một số phương diện khiến cho một Nho sĩ
sống ở đời Hán khó mà hiểu được như giáo sư Arthur F. Wright đã nhận xét.
Thậm chí trong một vấn đề có tính quyết định đối với Khổng giáo như Lý,
một khái niệm của Trung Hoa cổ đại nói về trật tự lý tưởng của trật tự tự
nhiên đã biến thành một sự chuyển đổi mang tính chất tuyệt đối, dùng để thay
thế các hoạt động của con người, một nguyên tắc của đạo Phật Đại thừa.
+ Suốt thời kỳ của nhà Tống (960-1279), Khổng giáo cấp tiến đã phụ
thuộc nhiều phần vào triết thuyết của đạo Phật. Thậm chí sau này, trong thời
nhà Minh (1368-1644), con người xuất sắc nhất trong nhóm những người
Thực học, Hoàng Dương (1472-1529), cũng vẫn bị đối thủ của mình phê phán
là lai căng mất gốc. Trong thực tế, cảm hứng của vị vua này đặc biệt tới từ
đạo Phật thời Trang tử [34,147].
+ Dưới thời Mãn Châu, những người đã sáng lập ra triều đại Mãn Thanh
(1644-1912), đạo Phật lại một lần nữa đạt được sự ủng hộ của Hoàng Gia.
Nhưng vào thời gian đó, ảnh hưởng của các vị sư ở Tây Tạng đã lên cao trong
khi các lý tưởng của Ấn Độ bị các nghi lễ phức tạp làm cho u mê đi. Châu Âu
34
chứ không phải là Châu Á đã gây ra áp lực và biến đổi, trở thành lực lượng có
sức mạnh lớn nhất tại Trung Hoa.
1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự tích hợp với văn hoá Trung Quốc8
Khi Phật giáo đến được đất Trung Hoa thì xứ sở ấy đã được coi là rất
văn minh nếu xét theo ba tiêu chí là Nhà nước, Chữ viết và Chế độ chính trị.
Đặc biệt là các học thuyết và các hệ tư tưởng phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là
ba phái Nho gia, Pháp gia và Đạo gia. Cái nôi văn minh Trung Quốc ý thức
rất rõ về nền văn hóa của mình với tư tưởng là một đất nước Trung tâm -
Trung Hoa, họ vốn có truyền thống không tiếp nhận hoặc từ chối các nền văn
hóa ngoại lai. Phật giáo đến với Trung Quốc tuy là xuất phát từ nguồn là sự
truyền bá tôn giáo nhưng vẫn mang theo bản sắc văn hóa Ấn Độ. Ở nơi mà
Phật giáo và Trung Quốc tiếp xúc với nhau không chỉ thể hiện một điều đơn
giản là Trung Quốc đã có thêm một tôn giáo mới, cũng không đơn giản chỉ là
sự tiếp xúc giữa hai nền văn minh mà còn thể hiện rõ sự mềm dẻo, linh hoạt
và sức sống nội tại của chính Phật giáo. Chúng ta có thể đặt câu hỏi về lý do
của sự ảnh hưởng rằng vì sao và như thế nào mà Phật giáo lại hòa được vào
cái nôi văn minh Trung Hoa vốn không có tính cởi mở ấy và có thể tồn tại
cùng với Nho, Lão để tạo nên thế Tam giáo đồng nguyên trong khi chính bản
thân nó lại thực sự tàn lụi trên đất mẹ ?
Như trên chúng ta đã trình bày, Phật giáo cung đình là công cụ phục vụ
cho mục đích chính trị còn dòng Phật giáo dân gian đời thường thì hòa nhập
vào tín ngưỡng dân gian. Đó mới chính là mảnh đất thể hiện thực sự sự thích
ứng, linh hoạt, mềm dẻo của Phật giáo trong việc hòa nhập vào cái nôi văn
minh Trung Hoa. Bản thân việc Phật giáo tồn tại được ở Trung Quốc trong
thế tam giáo đồng nguyên đã chứng tỏ sự tiếp nhận mang tính chất tâm linh
8 Dẫn theo T.M. Ludwig (H.2000), Những con đường tâm linh phương Đông, 2 tập, NXB. Văn hóa – Thông tin.
35
của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Phật giáo đã phải
tự cải biến để thích ứng và hòa nhập được với môi trường mới tại Trung Hoa.
Sự khác biệt chủ yếu giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa là tính
nhập thế.
+ Biểu hiện đầu tiên của tính nhập thế là sự tích cực lao động. Người Ấn
Độ có tư duy triết học còn người Trung Quốc có tư duy thực tiễn theo cách
mà các ông L.S. Porolomov và H.V. Abaev gọi là “Đạo đức lao động”. Phật
giáo khi mới vào Trung Quốc vẫn giữ nguyên giáo luật của Phật giáo cổ điển.
Nhưng để có thể tồn tại được tại Trung Hoa, nhất là trong buổi đầu sơ khai,
lại phải đối mặt với sự phản bác kịch liệt của hai đối thủ đầy sức cạnh tranh là
Nho gia và Đạo gia, Phật giáo buộc phải tìm ra một phương thức thích hợp.
Điểm khác biệt cơ bản nhất là theo Phật giáo truyền thống, các vị sư sãi
không được lao động, không phải vì họ cần chuyên tâm niệm Phật mà vì nếu
lao động (như cuốc đất, nhổ cỏ, trồng rau…) thì sẽ hại đến các sinh linh khác,
cho dù chúng nhỏ bé và có hại, do đó, sẽ tạo ra nghiệp chướng karma! Nhưng
tư duy đầy tính thực tiễn của người Trung Quốc lại nhìn nhận vấn đề theo một
góc độ khác: thời gian mà các tăng ni Ấn Độ dùng để tụng niệm thì tăng ni
Trung Hoa lại lao động với quan niệm “không làm thì không có ăn”. Thậm
chí, quá trình lao động còn được đề cao vì tuy có hại đến các inh linh khác và
tạo ra nghiệp chướng cho bản thân nhưng đó lại là lao động vì cộng đồng, vì
thương cho nhiều người khác đang cần đến kết quả lao động của họ. Như vậy
ở đây, các tăng ni Trung Quốc đã đặt lợi ích của bản thân dưới lợi ích của
cộng đồng.
+ Từ sự khai phá về quan niệm lao động dẫn tới sự mở mang quan niệm
ra toàn xã hội. Như việc giết người chẳng hạn. Cuộc sống của con người là vô
giá vì đó là điều duy nhất đưa con người tới được Niết bàn và giết người là
một tội nặng. Thế nhưng, những người Trung Quốc theo Phật giáo lại đưa ra
36
cách lập luận khác: giết một người đang có ý phạm tội tuy tạo ra nghiệp
chướng đối với bản thân nhưng lại giải thoát anh ta khỏi kiếp nạn mang tội
của anh ta và hơn nữa, giải thoát con người đó ra khỏi cuộc sống mà đạo Phật
coi là bể khổ. Như vậy là hành vi bạo lực trở thành hành động từ bi! Thà là
mình mang tội còn hơn là để người mang tội. Từ cứu mình rồi mới cứu người
đã được thay lại thành cứu người rồi mới cứu mình.
Với quan niệm ấy, các sư sãi Trung Quốc tham gia vào các hoạt động xã
hội như là một lẽ đương nhiên. Cũng có thể do hoàn cảnh đời sống xã hội đầy
khắc nghiệt đã khiến cho họ không chỉ chuyên tâm vào việc tụng niệm. Và tư
duy thực tiễn của họ tìm cách hợp pháp hóa, đưa những triết thuyết, giáo luật
của tôn giáo Ấn Độ sát thực hơn, lại gần hơn với thực tế của họ. Nghĩa là, ta
luôn thấy một nét rất đặc trưng trong phong cách văn minh Trung Hoa: Tôn
giáo luôn mang đầy tính chính trị xã hội! Một trong những biểu hiện rõ rệt
của việc nhà chùa tham gia các hoạt động chính trị tại Trung Hoa là nhà chùa
giống như các “căn cứ địa” cho các cuộc đấu tranh. Trong những hoàn cảnh
cụ thể, nhà chùa-với sự đoàn kết rộng rãi của nhân dân, không chỉ là hệ tư
tưởng mà còn là hình thức cho các cuộc đấu tranh đó.
Thiếu Lâm Tự-một trong những môn võ thuật phổ cập nhất của Trung
Quốc đặc biệt trong thời kỳ khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn (1898-1901) - là
môn võ thuật được nảy sinh trong một ngôi chùa của phái Thiền Tông - nơi
mà theo giáo luật truyền thống, nghiêm cấm các hoạt động về binh nghiệp.
Điều này cũng có lẽ là sự tất yếu trong những thời điểm lịch sử cụ thể trên đất
nước này.
+ Thời điểm Phật giáo tiếp xúc với văn minh Trung Hoa cũng là một
nguyên nhân quan trọng khiến cho nó được chấp nhận dễ dàng hơn vào đất
nước này như chúng ta đã đề cập tới ở phần trên. Phật giáo bước chân vào
Trung Hoa vào giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến với các triết thuyết
37
của nó đang trên đỉnh cao thì chưa chắc Phật giáo có được vị thế như ngày
nay.
+ Phật giáo đã không chỉ dần dần thích ứng được quan niệm xã hội, hoạt
động chính trị mà còn tìm cách thích nghi - trong một chừng mực nào đó - đạt
đến sự nhân nhượng đối với các đối thủ của nó. Như chúng ta đã biết, khi
bước chân vào cửa ngõ Trung Hoa là Phật giáo đã bị Khổng giáo và Đạo giáo
cản đường. Nhưng lòng từ bi của Phật giáo cùng với công lao to lớn của các
vị cao tăng trong buổi đầu truyền bá đã khiến cho Phật giáo tìm được vị trí
của mình trong đời sống tâm linh dân gian, bất chấp sự chống đối của những
học thuyết tôn giáo khác. Sự uy hiếp của Phật giáo đã khiến cho Khổng giáo
và Đạo giáo xem xét lại hệ thống của mình và buộc phải tìm ra những điểm
hòa hợp. Mặt khác, để củng cố vị trí của mình, Phật giáo cũng buộc phải tìm
cách để thích nghi. Đó chính là điểm gặp gỡ giữa Nho-Phật-Đạo. Qua Phật
giáo, Đạo giáo đã tìm thấy cho mình một cơ cấu tổ chức hệ thống hơn; Nho
giáo bổ sung thêm tính triết học vào học thuyết vốn chủ yếu mang tính đạo
đức chính trị của mình. Như vậy, Phật giáo hội nhập với văn hóa Trung Quốc
trong hai khuynh hướng diễn ra song song:
Một là nhân nhượng của Phật giáo: Phật giáo trở nên mềm hơn, linh hoạt
hơn, gần với đời sống thực tế hơn.
Hai là các dòng tư tưởng của Trung Quốc - khi chiến đấu với một đối
thủ đầy tính triết học - cái mà họ thiếu nhất, cũng chấp nhận tiếp thu và cơ cấu
lại tổ chức, thay đổi một số điểm trong triết thuyết. Đó chính là sự tự hoàn
thiện mang tính tất yếu giữa các nền văn minh, các thành tố văn hóa.
Quá trình thích ứng của Phật giáo Ấn Độ đối với văn hóa Trung Hoa là
một quá trình tạo ra một tôn giáo mang đầy bản sắc Trung Quốc: Phật giáo
Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc không còn quá tách rời thực tế như Phật
giáo Ấn Độ. Tính tích cực và tính nhập thế của Phật giáo Trung Quốc rất lớn:
38
Cứu độ chúng sinh để cứu độ cho mình, đặt lợi ích của chúng sinh lên trên lợi
ích của mình. Cách hành sự này rất khác với Phật giáo truyền thống. Phải
chăng, điều này đã giải thích được phần nào lý do tại sao Phật giáo lại tàn lụi
ngay trên mảnh đất đã sản sinh ra nó!
Qua quá trình Phật giáo thích ứng với văn hóa Trung Quốc, ta thấy rõ
một điều là: Để tìm được vị trí trên mảnh đất văn hóa Trung Hoa là điều
không đơn giản đối với Phật giáo. Bởi lẽ khác với rất nhiều nước khác, nơi
mà Phật giáo được đón tiếp và chấp nhận một cách nhiệt tình và tương đối
yên bình, không chỉ vì tính hòa bình của Phật giáo mà còn vì một điều khác
biệt rất căn bản là Trung Hoa đã là một cái nôi văn minh và họ ý thức rất rõ
về điều đó khi Phật giáo truyền đến. Chính vì thế mà sự tồn tại của Phật giáo
ở Trung Quốc đã chứng tỏ sức sống nội tại mạnh mẽ của Phật giáo. Cho dù
trải qua bao nhiêu thăng trầm của các thời đại, sự linh hoạt và mềm dẻo của
Phật giáo cùng với những triết thuyết thâm trầm nhân văn của nó đã khiến cho
Phật giáo dần dần hòa nhập được vào tín ngưỡng bản địa, đi sâu vào tiềm thức
sâu thẳm và trở thành chỗ dựa niềm tin tất yếu cho người dân Trung Quốc.
1.3.1. Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc
Ngay từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào
nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000
năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung
Quốc, Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ xung đột,
thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn
hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sinh
nhiều mặt ảnh hưởng.
Ðầu tiên, nhìn từ mặt phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc. Bắt đầu
từ thời Ðông Tấn, là một tôn giáo có nội hàm phong phú và vị thế quan trọng
trong xã hội, Phật giáo và những triều đại vua chúa phong kiến Trung Quốc
39
có rất nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Là một lực lượng hiện thực xã
hội quan trọng lớn lao, một mặt, ngoài khu vực Tây Tạng và dân tộc Thái
(một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, chủ yếu phân bố tại tỉnh Vân Nam)
Phật giáo cùng với chánh quyền trực tiếp hợp nhất, đối với các khu vực Hán
tộc rộng lớn khác, Phật giáo rất ít khi chủ động trực tiếp phục vụ cho chính trị
phong kiến, mà chủ yếu là thông qua mối quan hệ mật thiết giữa các bậc cao
tăng và các triều đại vua chúa, dùng phương thức đặc biệt vốn có của tôn giáo
gián tiếp tác dụng đến chính trị hiện thực; mặt khác, thông qua kinh tế tự viện,
tăng tục đệ tử, chế độ tăng quan, trên mặt khách quan không lúc nào không
phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội phong kiến. Là một loại
hình thái ý thức, một mặt, Phật giáo thông qua tư tưởng siêu nhiên xuất thế
của mình, cùng với chủ trương tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho
gia và cùng với học thuyết dưỡng sanh, thành tiên của Ðạo giáo cùng nhau bổ
sung, do đó đối với việc bảo hộ, củng cố chế độ thống trị phong kiến đã khởi
lên tác dụng tích cực, trở thành bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng
xã hội phong kiến ; mặt khác, Phật giáo với tinh thần từ bi cứu thế, phổ độ
chúng sanh, cũng không ngừng khích lệ đệ tử tích cực đóng góp vào sự
nghiệp tiến bộ và từ thiện của xã hội. Trong thời kỳ cận đại, dân tộc lâm vào
tình thế vô cùng nguy hiểm, một số tư tưởng gia và các nhà cách mạng giai
cấp tư sản, đã từng thực thi áp dụng tư tưởng Phật giáo vào việc bồi dưỡng
đạo đức, khích lệ ý chí chiến đấu vô úy của người cách mạng, hầu cứu dân tộc
Trung Hoa ra khỏi cảnh nguy cấp khổ đau.
Thứ đến là nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung
Quốc. Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt
làm giàu nội hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, một mặt trong thời
gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Ðạo giáo so sánh, xung đột tranh luận
và dung hợp, Phật giáo đã trở thành một trong ba bộ phận không thể thiếu
40
được kết hợp nên nền văn hóa Trung Hoa. Nói cụ thể, về phương diện tư
tưởng lý luận, Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc đã hiển hiện khuynh
hướng Nho học hóa, nhưng Phật giáo đối với tinh thần xuất thế lại nhấn mạnh
lòng hiếu, đối với sự nghiệp giải thoát giác ngộ thì đề cao tinh thần tuyệt dục
thanh tịnh, đối với nhận thức luận và nhân tánh luận thì chủ trương trí là tâm
thể và phương pháp tu hành tương ứng. Trên một trình độ và ý nghĩa nhất
định thì Phật giáo rõ ràng đã bổ sung cho học thuyết đạo đức của Nho gia,
làm giàu tư tưởng luân lý Trung Quốc.
1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc
Từ sau khi ra đời, lịch sử triết học Trung Quốc luôn là sự đấu tranh giữa
đấu tranh lẫn nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa vô thần
luận và hữu thần luận. Nhưng sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc,
cuộc đấu tranh giữa hai nhận thức luận và hai hệ thống tư tưởng này đã tạo
nên tình hình đan chéo lẫn nhau hết sức phức tạp [40,290]. Điểm cơ bản của
triết học Phật giáo là phủ nhận sự tồn tại của thế giới hiện thực khách quan,
tưởng tượng ra “thế giới cực lạc Tây phương” đối lập với thế giới hiện thực.
Các phái của Phật giáo đều xuất phát từ các góc độ khác nhau và dùng các
chứng cứ khác nhau để chứng minh cho tính hư ảo của thế giới khách quan,
đồng thời họ còn tìm mọi cách để luận chứng cho tính tuyệt đối của thế giới
tinh thần chủ quan, vì vậy triết học Phật giáo thuộc hệ thống tư tưởng duy tâm,
chỉ có “Phật hướng tính trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu” (Phật luôn
hướng vào việc nhận rõ bản tính) do Thiền Tông chủ trương mới phủ định
“thế giới cực lạc tây phương” mà Phật giáo đã tưởng tượng ra, chỉ thừa nhận
sự tồn tại tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan. Như vậy Thiền Tông đã
chuyển hóa chủ nghĩa duy tâm khách quan của triết học Phật giáo thành chủ
nghĩa duy tâm chủ quan. Trong quá trình đó, Nho giáo Đạo giáo, Phật giáo đã
loại trừ đồng thời ảnh hưởng lẫn nhau, đấu tranh và tiếp thu lẫn nhau, kết
41
thành một khối trong hệ thống tư tưởng duy tâm. Từ triều Tống trở về sau, tư
tưởng duy tâm hầu như đều tiếp nhận sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo.
Lý học của Trình Thạc và Chu Hy đã vay mượn và sử dụng một số mệnh đề
của Hoa Nghiêm Tông, “Tâm học” của Lục Cửu Nguyên và Vương Thọ Nhân
cũng đã tiếp thu một số tư tưởng của Thiền Tông. Vô thần luận và tư tưởng
của chủ nghĩa duy vật cũng không ngừng phát triển và trưởng thành trong
cuộc đấu tranh phê phán triết học Phật giáo. Lịch sử triết học Trung Quốc sau
triều Hán và triều Đường mà chúng ta nói tới không thể tách rời khỏi lịch sử
tư tưởng Phật giáo, hơn nữa còn trở thành một nhân tố cấu thành quan trọng
của lịch sử triết học Trung Quốc.
1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc
Phật giáo có ảnh hưởng rất rõ rệt đối với văn học Trung Quốc. Thơ văn
có nhiều đề tài miêu tả Phật giáo. Riêng thơ Đường đã có khoảng hơn 50.000
bài, trong đó có tới gần 1/10 là các bài thơ có liên quan đến Phật giáo
[34,147]. Những bài thơ này đều ca ngợi phong cảnh chùa Phật, ca ngợi tình
hữu nghị giữa tăng ni và thế tục, có nhiều bài viết khá hay và sinh động. Từ
các triều Đường, Tống trở về sau, các nhà sư nổi tiếng có địa vị rất cao, các
văn nhân đã lần lượt lập bia viết truyện ca ngợi họ, để lại nhiều bài văn viết
về đạo lý Phật giáo. Về phong cách nghệ thuật, vì Phật giáo theo đuổi tự giải
thoát bản thân, chủ trương lý trần xuất thế, đến thời Thiền Tông, người ta còn
tuyên truyền rộng rãi việc cầu Phật từ đáy lòng, hình thành nên dòng tư tưởng
nghệ thuật thanh đạm, xa vời trong giới văn học, họ theo đuổi “vận ngoại chi
chỉ” và “ngôn ngoại chi ý” trong mĩ học. Nhà thơ Đường Vương Duy rất coi
trọng Phật giáo, phong cách này có lẽ đã được ông thể hiện tốt nhất. Các nhà
văn của các trào lưu tư tưởng khác cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của tư
tưởng Phật giáo trong thế giới quan và thực tiễn sáng tác của mình. Ví dụ như
Bạch Cư Dị của triều Đường và Tô Thức thuộc triều Tống. Về lý luận thơ ca,
42
sau triều Đường và triều Tống, người ta chủ trương “lấy Thiền để bàn luận
thơ ca”, sáng tác thơ ca cần phải “vật tượng siêu nhiên”, cần phải “ý cảnh
mênh mang”, họ cho rằng “làm thơ về Thiền, vốn không có sự khác biệt”. Về
đội ngũ sáng tác, có nhiều nhà thơ là hòa thượng đã xuất hiện trong lịch sử
văn hóa Trung Quốc, sách sử gọi họ là “thi tăng”. Trong đó có một số người
nổi tiếng như Đường Hàn Sơn, Giảo Nhiên, Tề Ki, Quán Hưu, các tập thơ của
họ đều được lưu truyền đến đời sau. Ngoài ra còn có các nhà thơ triều Tống
như Trọng Hiền, Văn Doanh, Tổ Khả, Huệ Hồng, nhà thơ cận đại Tô Mạn
Chu…, họp đều có địa vị nhất định trong lịch sử văn học Trung Quốc9
.
1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc
Kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp của luận lý tôn giáo và văn hóa
dân tộc tạo nên một phong cách thống nhất, tập hợp những kỹ thuật kiến trúc
và mỹ thuật tạo hình kết tinh thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật
tôn giáo và là điểm nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ
đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật giáo kế
thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và hấp dẫn của
riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc
biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ
thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn
hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy
quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do
lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc.
9
Phan Khoang (1958) “Trung Quốc sử lược, văn học sử”, NXB Sài Gòn.
43
Các đế vương lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hỗ
trợ cho việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỹ năng
nghệ thuật kiến trúc.
Phật giáo thời kỳ này đã có mặt ở Trung Quốc và được vua chúa sùng
phụng. Vua quan nhà Hán một mặt ra sức xây dựng chùa chiền cử hành
những hoạt động tôn giáo. Từ ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo được hình
thành bao gồm Phật điện, Phật tháp, Kinh tràng, thạch quật, kiến trúc Phật
giáo Trung Quốc đã trở thành một trong những nội dung chính của nền kiến
trúc cổ đại Trung Quốc, được sùng phụng và hộ trì của các bậc đế vương cho
nên nền kiến trúc này có giá trị đặc biệt và trọng yếu trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc so với kiến trúc cung điện về qui mô thì
không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung
điện. Nếu so với số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể
sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và
chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu
chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng
như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính
trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc.
Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đế đời Hán thì
việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể
chế hóa [49,254].
Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong
kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp
khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến
trúc Phật giáo và kiến trúc cung điện chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến
44
trúc Phật giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất
nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.
Chùa Trung Quốc được xây dựng thịnh hành, Phật giáo Trung Quốc bắt
đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường.
Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do
quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực
tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ
đô nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc
Dương có hơn 1367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiều đã đạt đến 1434 ngôi,
chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy.
Đời nhà Đường vào thời kỳ hoàng kim của Phật giáo có 45000 ngôi chùa.
Cho đến đầu đời nhà Thanh chùa chiền đã đạt tới ngưỡng 80.000 ngôi. Trong
đó những ngôi chùa nổi tiếng và được bảo tồn còn tương đối tốt cũng hơn
1.000 ngôi 10
. Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn cùng với
Đôn Hoàng, Mai Tích Sơn, Vân Cương, Thiên Long Sơn, Long Môn v.v…
Đều là những chỗ tập trung diện đài tháp miếu cũng như Phật động nhiều
nhất của Phật giáo Trung Quốc. Sự hiện hữu của Phật tự Trung Quốc có thể
nói Đông Từ Thượng Hải, Tây đến Tân Cương, bắc từ Hắc Long giang, Nam
đến Quảng Đông Nam Hải, nơi đâu cũng có dấu tích của Phật giáo, có một
lượng vật thể kiến trúc vô cùng phong phú, đứng nhất trong nền kiến trúc cổ
đại Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thuộc về không gian tạo hình
nghệ thuật, từ thuộc tính tôn giáo, nhu cầu xây dựng kiến trúc và bố cục kiến
trúc cần phải tuyển trạch cục đất để phù hợp với tổ hợp và quần thể kiến trúc
phục vụ tôn giáo, nội bộ không gian của kiến trúc cùng với hoa văn trang trí
10
Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB.Văn hóa Thông tin.
45
cũng như các đề tài điêu khắc và xử lý ánh sáng màu sắc không gian dựa trên
ý niệm, tâm lý cảm ứng của người học Phật đối với sự truy cầu ý thức cảnh
giới của chư Phật.
Cho nên thông qua các thủ pháp nghệ thuật tạo nên một không khí liêng
thiêng thần bí và thanh khiết của Đạo Phật, dùng cảm giác tinh thần mạnh
nhất và thẩm thấu lục cao nhất để giáo hóa người học Phật, đây chính là sự
vận dụng tổng hợp thủ pháp tạo hình nghệ thuật biểu hiện công năng của tôn
giáo trong kiến trúc của Phật giáo.
Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã dùng
đến điêu khắc, hội hoại, thư pháp cùng với khắc bia kết hợp với kiến trúc tạo
thành một tổ hợp kiến trúc nghệ thuật, bắt đầu các công trình đào tạo các động
đá để thờ Phật, sáng tạo nên một kiểu kiến trúc mới, tổng hợp hết các thành tố
nghệ thuật đã nêu trên, từ đó về sau lối kiến trúc này có ảnh hưởng sâu rộng
và hầu hết trong các công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại cũng như trong hiện
đại. Do đó Phật tự, Phật tháp, Kinh tràng, Thạch quật…v..v..
Từ kết cấu cho đến trang trí lớn cho đến cả ngôi tự viện, nhỏ cho đến
những chỗ trang trí vi tế nhất đều dùng cơ chế tạo hình nghệ thuật, do đó kiến
trúc cung điện được làm giàu thêm bởi những biểu hiện của kiến thức và nội
hàm văn hóa kiến trúc Phật giáo, thêm những ý niệm về cảm thụ mỹ học.
Đi ngang qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, những thành tựu của kiến trúc
nghệ thuật Trung Quốc không thể không nói đến nghệ thuật kiến trúc Phật
giáo Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay những kiến trúc gỗ còn tồn lại lâu
nhất và sớm nhất, những hoa văn họa tiết, các tác phẩm tượng Phật và Bồ tát,
Thiên Long Bát Bộ Thần chúng. Các tác phẩm bích họa, khắc đá đều là
những tác phẩm hy hữu truyền thế quốc bảo của nền nghệ thuật kiến trúc Phật
giáo Trung Quốc nói riêng và nền nghệ thuật kiến trúc văn hóa nói chung,
46
cũng là một hiện tượng hiếm thấy của một trong những nền kiến trúc cổ đại
thế giới.
Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc hình thành vị trí đặc thù
trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, không phải là việc ngẫu nhiên. Các
triều đại đế vương sùng kính Phật giáo, dùng lực lượng tài vật của quốc gia
xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo, nguyên nhân này khởi nguồn từ
chỗ Phật giáo và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Giáo nghĩa nhân quả báo ứng, lý luận sanh tử luân hồi của Phật giáo và
lấy sự cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sanh, lợi người tức là lợi mình để giáo
hóa chúng sanh, dung hợp triết học cổ đại Trung Quốc, làm cho chẳng những
thượng tầng xã hội có thể tiếp thu được Phật giáo, mà tầng lớp cùng khổ có
địa vị thấp nhất trong xã hội cũng có thể thấm nhuần giáo nghĩa này.
Chính giáo nghĩa này đã làm cho Phật giáo lưu truyền và phát triển rộng
rãi trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc, đối với chế độ phong kiến quan lại
giáo nghĩa này có tính an định xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội
mà ý tưởng thống trị luôn luôn quan tâm và tìm cách điều phối, có lợi đối với
lợi ích chính trị, cho nên được nhà nước bảo hộ.
Phật giáo cũng có những ảnh hưởng rõ nét trong lĩnh vực hội họa và điêu
khắc. Cùng với Phật giáo, nghệ thuật hang đá của Ấn Độ và Tây Vực cũng
được truyền vào Trung Quốc. Ai ai cũng biết, nghệ thuật Phật giáo của Ấn Độ
cổ đại chủ yếu là bích họa và điêu khắc hang đá, tiêu biểu là nghệ thuật hang
đá ở Gandhara (nay thuộc vùng Peshawar của Pakistan) và A Chiên Đà (nay
là cao nguyên Decan của Ấn Độ). Những tác phẩm này đều có từ thế kỉ thứ 3
đến thế kỉ 1 trước Công Nguyên. Nghệ thuật hang đá ở Gandhara chủ yếu là
điêu khắc, nghệ thuật hang đá ở A Chiên Đà chủ yếu là bích họa. Nghệ thuật
hang đá của Trung Quốc kế thừa và phát triển nghệ thuật của các loại hang đá
nói trên. Tuyến đường ảnh hưởng của nó chính là “con đường tơ lụa” trên bộ
47
thường được nhắc đến trong lịch sử. Nghệ thuật hang đá hiện có ở Tân Cương
Trung Quốc phải kể đến: Động Ngàn Phật ở Khắc Tư Nhĩ thuộc huyện Bái
Thành, Động Ngàn Phật Sâm Mộc Tái Mẫu ở huyện Khố Xa…, những hang
động niên đại khai phá sớm hơn ở vùng Trung Nguyên, phong cách nghệ
thuật thì gần giống ở Gandhara. Những điêu khắc hang đá ở vùng Trung
Nguyên đã dần dần tiếp thu và hòa hợp với phong cách nghệ thuật của Trung
Quốc, việc tạc tượng cũng mô phỏng theo hình tượng của người Trung Quốc,
đương nhiên cũng có bảo lưu một số đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Ấn
Độ. Ví dụ 18 La Hán và 500 tượng La Hán trong các ngôi chùa lớn vừa có
hình tượng của người Trung Quốc vừa có hình tượng của người Ấn Độ. Về
tranh bích họa, sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, tranh bích họa
có nội dung Phật giáo phát triển rất nhanh, các họa sĩ Phật giáo nổi tiếng như
Ngô Đạo Tử… lần lượt xuất hiện. Về phương pháp biểu hiện, sinh hoạt, tu
hành của Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cùng với đình đài lâu các truyền thống
của Trung Quốc khiến người Trung Quốc cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn .
1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc
Phật giáo được lưu truyền đã khiến cho ngôn ngữ Phật giáo, điển tích
Phật giáo và ca khúc Phật giáo thâm nhập vào đời sống xã hội, mất đi ý nghĩa
Phật giáo và có hàm nghĩa xã hội, trở thành các thành ngữ tục ngữ, ngạn ngữ
và từ ngữ thường dùng trong đời sống. Ví dụ: “nhất trần bất nhiễm” (không
dính lấy một hạt bụi trần ai). Phật gia gọi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là
“lục trần”, nếu biết loại bỏ mọi suy nghĩ vẩn vương khi tu hành thì Phật ngữ
gọi là “Nhật trần bất nhiễm”. Phật ngữ này sau khi trở thành ngôn ngữ xã hội
lại có nghĩa là trong sạch. Hay như “Ngũ thể đầu địa” (rạp lạy sát đất) là tư
thế kính lễ của Phật giáo, chỉ hai đầu gối, hai khuỷu tay và đầu đều chạm đất
thì nay dùng để chỉ sự kính phục. “Đương đầu nhất bổn” có ý nghĩa là nhắc
nhở, cảnh cáo. Thành ngữ này xuất phát từ câu chuyện về phương thức bái sư
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc

More Related Content

What's hot

TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)Trieu Nguyen
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...nataliej4
 
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcmThiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcmjackjohn45
 
82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-groupCamryn Huynh
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xay dung bang cau hoi nghien cuu
Xay dung bang cau hoi nghien cuuXay dung bang cau hoi nghien cuu
Xay dung bang cau hoi nghien cuuThanh Liem Vo
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNguyen_Anh_Nguyet
 
Phân tích thiết kế HTTT chương 1
Phân tích thiết kế HTTT chương 1Phân tích thiết kế HTTT chương 1
Phân tích thiết kế HTTT chương 1vtt167
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearningPhong Lex
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếbookboomingslide
 
Bai03 he thong tap tin fat
Bai03   he thong tap tin fatBai03   he thong tap tin fat
Bai03 he thong tap tin fatVũ Sang
 
Huong dan su dung eviews 5.1
Huong dan su dung eviews 5.1Huong dan su dung eviews 5.1
Huong dan su dung eviews 5.1quanghao1991
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómChiến Phan
 
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9Hằng Võ
 
Bai tap thuc_hanh_excel_2010
Bai tap thuc_hanh_excel_2010Bai tap thuc_hanh_excel_2010
Bai tap thuc_hanh_excel_2010mainth_gtvt
 

What's hot (20)

TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
 
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcmThiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
 
82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
Xay dung bang cau hoi nghien cuu
Xay dung bang cau hoi nghien cuuXay dung bang cau hoi nghien cuu
Xay dung bang cau hoi nghien cuu
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc giaTài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
 
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vữngLuận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
 
Phân tích thiết kế HTTT chương 1
Phân tích thiết kế HTTT chương 1Phân tích thiết kế HTTT chương 1
Phân tích thiết kế HTTT chương 1
 
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAYBài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
 
Bai03 he thong tap tin fat
Bai03   he thong tap tin fatBai03   he thong tap tin fat
Bai03 he thong tap tin fat
 
Huong dan su dung eviews 5.1
Huong dan su dung eviews 5.1Huong dan su dung eviews 5.1
Huong dan su dung eviews 5.1
 
Cau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiemCau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiem
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
 
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
 
Bai tap thuc_hanh_excel_2010
Bai tap thuc_hanh_excel_2010Bai tap thuc_hanh_excel_2010
Bai tap thuc_hanh_excel_2010
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc

Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamThao Marky
 
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...OnTimeVitThu
 
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...NuioKila
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
thuyet trinh lan 1.pdf
thuyet trinh lan 1.pdfthuyet trinh lan 1.pdf
thuyet trinh lan 1.pdfminhTran919045
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docxẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docxtranginh84
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...PinkHandmade
 
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc (20)

sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docsự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc
 
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAYĐề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docxsự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
 
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
 
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOTLuận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet Nam
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đHội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
 
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
 
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
 
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
thuyet trinh lan 1.pdf
thuyet trinh lan 1.pdfthuyet trinh lan 1.pdf
thuyet trinh lan 1.pdf
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docxẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ Đối Với Kiến Trúc Và Điêu Khắc Phật Giáo Trung Quốc

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ THÚY ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC Hà Nội-2022
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - TRỊNH THỊ THÚY ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Thu Hà Hà Nội-2022
  • 3. 4 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt trong luận văn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 7. Đóng góp của luận văn 8 8. Nguồn tƣ liệu 8 9. Cấu trúc luận văn 8 CHƢƠNG I: PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC 11 1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại 11 1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 11 1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính 11 1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ 13 1.1.4. Tư tưởng, tôn giáo 15 1.2. Thời điểu, điều kiện và các bƣớc du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc 16 1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc 16 1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc 19 1.2.3. Các bước du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc 21 1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự hội nhập với văn hóa Trung Quốc 27 1.31. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc 31
  • 4. 5 1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc 33 1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc 34 1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc 35 1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc 40 1.4. tiểu kết 41 CHƢƠNG 2: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 43 KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC. 2.1. Những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc 43 2.1.1. Bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng 43 2.1.2. Bốn chùa Phật lớn 45 2.1.3. Ba nghệ thuật hang đá lớn 45 2.2. Một số nét bảo tồn theo nguyên gốc 45 2.2.1. Hệ thống biểu tượng của Phật giáo 46 2.2.2. Kết cấu không gian tổng thể của chùa Phật giáo Trung Quốc 49 2.2.3. Kiến trúc chùa Trung Quốc 54 2.3. Một số nét sáng tạo và biến thể 61 2.3.1. Bích hoạ 61 2.3.2. Một số nét sáng tạo và biến thể trong kiến trú mái chùa 67 Trung Quốc 2.4. Tiểu kết 72 CHƢƠNG 3: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 74 ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ PHẬT GIÁO 3.1. Những công trình điêu khắc trang trí tiêu biểu của Trung Quốc 74 3.1.1. Mười pho tượng ngồi lớn 74 3.1.2. Bốn pho tượng Phật nằm lớn 74 3.1.3. Hai pho tượng gỗ lớn 75
  • 5. 6 3.1.4. Hai pho tượng đồng lớn 75 3.2. Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc 75 Trang trí tƣợng Phật chùa Trung Quốc 3.3. Một số nét sáng tạo trong điêu khắc trang trí tƣợng Phật chùa 82 3.4. Một số nét sáng tạo trong hình ảnh Quán Thế Âm của 92 Phật giáo Trung Quốc. 3.4.1. Những giả thiết về sự xuất hiện của Quán Thế Âm 92 3.4.2. Sự sáng tạo về hình tượng Quán Thế Âm của Phật giáo Trung Quốc 93 3.5. Tiểu Kết 105 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
  • 6. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN A. Ảnh BĐ. Bản Đồ NXB. Nhà xuất bản PG. Phật giáo SCN. Sau Công Nguyên T/c. Tạp chí TCN. Trước Công Nguyên
  • 7. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á, trong hàng thế kỷ. Ngày nay Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất ở Châu Á và trên thế giới. Trung Quốc với diện tích khoảng 9.600.000km2 , phía đông giáp biển, bờ biển dài hơn 14.000km, đường biên giới trên đất liền dài hơn 20.000km từ Đông Bắc đến phía Nam lần lượt tiếp giáp với các nước Korea, Nga, Mông Cổ, Nêpan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Apganixtan, Pakixtan, Mianma, Butan…Trung Quốc có nhiều đảo, trong đó Đài Loan và đảo Đải Nam là hai đảo lớn nhất [27,7]. Trung Quốc có hai dòng sông lớn bắt nguồn từ phía Tây chảy ra biển Đông là Hoàng Hà ở phía Bắc dài 5.464 km và Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) ở phía Nam dài 6.300 km. Tại chỗ tiếp giáp giữa biên giới Tây Nam Trung Quốc và Nêpan có ngọn núi Chômôlungma (người phương Tây gọi là Everset) cao 8.848m. Đó là ngọn núi cao nhất thế giới, thuộc dãy núi Himalaya. Ở Tây Bắc có lòng chảo Thổ Lỗ Phiên thấp hơn mặt nước biển 154m [27,7]. Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với hệ thống chính trị và pháp luật sớm nhất, kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất với bốn phát minh tiêu biểu: Giấy được phát minh dưới triều Hán (206 trước Công Nguyên-220 trước Công Nguyên), in ấn thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng được phát hiện vào thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên), la bàn hơn 2000 năm trước đây, người Trung Quốc phát hiện ra rằng, một mẫu
  • 8. 9 nam châm tự nhiên luôn tự động quay hướng về phía Bắc và thế là người ta đã chế tạo ra la bàn. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Trung Quốc không chỉ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nước như Việt Nam, Korea, Nhật Bản trong nhiều thời kỳ mà còn ảnh hưởng lớn đến khoa học kỹ thuật của thế giới. Nhưng có điều đặc biệt là Phật giáo lại không sản sinh ra ở Trung Quốc mà được sinh ra ở Ấn Độ vào giữa thiên kỉ I TCN. Nhưng ngay từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc1 , Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ 2 , xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, với khả năng thích nghi và chuyển hoá bên trong các nền văn hoá khác nhau, trong niềm tin hiện có của cộng đồng dân tộc này. Điều này được thể hiện qua sự giao thoa hài hoà với các tập tục có trước với yêu cầu có một nguồn gốc với các thần linh bản xứ và sự nhấn mạnh những khía cạnh sâu sát của Phật giáo tồn tại song hành với các phong tục hiện có của Trung Quốc. Dần dần, Phật giáo đã thẩm thấu sâu sắc vào văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc như: Ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc, sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, ảnh hưởng tới triết học của Trung Quốc, văn học, ngôn ngữ học, dân tục. Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới các phương tiện nghệ thuật của Trung Quốc như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc... đều tăng thêm hình thức và nội dung mới. Nhờ Phật giáo, trong kho tàng nghệ thuật dân tộc Trung Quốc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá. 1 Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 CN) vua Minh Ðế đời Hậu Hán sai sứ qua Tây Vực cầu pháp thỉnh tượng Phật. Giữa đường sứ giả gặp 2 bậc cao tăng là Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan, bèn mời 2 Ngài đến Trung Quốc. Vua Minh đế rất mừng rỡ liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm chỗ dịch kinh cho 2 Ngài. 2 Cách nghĩa, tỷ phụ là dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo. Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc, do vì tư tưởng uyên thâm người thường khó có thể hiểu thấu, nên các nhà học giả Phật giáo thường dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo.
  • 9. 10 Mặt khác, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc trang trí Phật giáo Trung Quốc còn cho chúng ta hiểu sâu hơn về lý do tại sao Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai từ Ấn Ðộ. Truyền sang mà Phật Giáo lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong một dân tộc vốn có truyền thống “bài ngoại” như Trung Quốc [39,25]. Trong khi Phật Giáo ở Ấn Ðộ mỗi ngày mỗi suy bại, thì Phật Giáo ở Trung Hoa mỗi ngày mỗi thêm thanh thế và cuối cùng chinh phục được hầu hết cả một khối người đông đảo nhất trên thế giới. Vì sao? Có lẽ vì ở Ấn Ðộ, các nhà lãnh đạo truyền giáo đã không biết thích nghi với hoàn cảnh, với sự tiến triển của thời thế, cứ giữ chặt nếp sống cũ, trong khi ấy thì ở Trung Hoa, các nhà truyền giáo đã hiểu rõ căn cơ của quần chúng, biết thích nghi với hoàn cảnh và thời thế, luôn luôn phát huy những tôn phái mới để đáp ứng cho những nhu cầu tinh thần của mọi lớp người. Do đó mà đạo Phật ở Trung Hoa không bị một tôn giáo nào lấn lướt được chăng? Cũng như ở Việt Nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi thì các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta tạm kết luận rằng: Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đổ theo với đà sụp đổ của phép nước. Đạo Phật ở Trung Hoa có lúc thịnh và lúc suy. Trong sự thịnh suy ấy, công và tội của các ông vua rất lớn, nhưng không phải là tất cả. Các ông vua chỉ tăng cường thượng duyên, còn nguyên nhân chính, động cơ chính
  • 10. 11 vẫn là giới tín đồ và nhất là giới lãnh đạo Phật giáo. Khi tín đồ có đạo hạnh và lòng tin tưởng mạnh mẽ, các nhà truyền giáo có nhãn quan sáng suốt, thì dù các ông vua có muốn phá đạo cũng chỉ phá được một phần nào thôi. Cũng như khi tín đồ thiếu đạo hạnh và lòng tin, các vị lãnh đạo thiếu tinh thần tiến thủ và sáng suốt, thì ông vua dù có muốn nâng đỡ đạo Phật, cũng chỉ nâng đỡ một phần nào thôi. Với những lý do trên chúng tôi chọn: “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” làm đề tài luận văn thạc sỹ Châu Á học. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về chính văn hoá Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ra bên ngoài trong lúc sự giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, những giáo lý và những điều răn dạy của Phật giáo ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Những công trình đầu tiên có ghi chép về Phật giáo được truyền vào Trung Quốc được biên soạn như “Mâu Tử lý hoặc luận” và “Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều Đông Hán, sau đó lại được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư”…Tuy nhiên, những ghi chép này rất sơ lược, chủ yếu ghi chép về thời điểm Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Nhưng các học giả người Trung Quốc ở nước ngoài vẫn hoài nghi về cách ghi chép này. Vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng Hán có một số cuốn sách có ghi chép về quá trình Phật giáo truyền vào Trung Quốc, và cách nói này khá được tin cậy trong Cuốn “Trung Quốc Phật giáo sử” do Nhiệm Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử” của học giả Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ
  • 11. 12 chủ yếu của họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng Chi đã dẫn một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn thời Tam Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công Nguyên), sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh Lư. “Hậu Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có chờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà mình, ông còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật giáo đã được lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm đầu của triều Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật giáo đã được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ Lưỡng Hán. Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm có nói ở trên thì “ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử và chuyên ngành kiến trúc, tạp chí nghiên cứu Phật học như: Đỗ Công Định“Phật giáo Trung Quốc và sự ảnh hưởng đối với văn hóa truyền thống”. TC Nghiên cứu Phật học, ( số 6/1999), “Vị trí nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc phần 1, 2, 3”của tác giả Thích Mãn Tâm có viết về những nét sáng tạo của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc… Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc điêu khắc Phật giáo Trung Quốc được các học giả nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của Phật giáo Trung Quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
  • 12. 13 Đề tài tiến hành nghiên cứu về thời điểm mà văn hóa Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc và những ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo trong đời sống văn hoá, xã hội của Trung Quốc cổ trung đại. Luận văn mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về sự ảnh hưởng và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc Phật giáo. Luận văn cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích đặcđiểm, mối quan hệ về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc, làm nổi bật những nét sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc thông qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại và một số các bích hoạ, kiến trúc chùa hang, tháp Phật, hang động của Phật giáo. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về Bích hoạ và Kiến trúc hang động Phật giáo tại Tân Cương và Đôn Hoàng, nghiên cứu điêu khắc trang trí tượng Phật tại một số ngôi chùa tiêu biểu Trung Quốc thời cổ trung đại. Luận văn cũng nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của kiến trúc không gian tổng thể chùa, tháp Phật, mái chùa và điêu khắc trang trí chùa tại một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Qua nghiên cứu“Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc”, luận văn góp phần phác dựng lại một phần quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo Trung Quốc, đồng thời làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đối với Phật giáo Trung Quốc và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Trung Quốc nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung qua nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
  • 13. 14 Luận văn tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” trong mối quan hệ tổng thể với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, không tách rời khỏi những đặc trưng văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi hy vọng đưa ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai đoạn hình thành, ảnh hưởng và phát triển sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trên phương diện kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc, đồng thời phát huy những giá trị tích của Phật giáo trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển mình một cách mạnh mẽ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù tư tưởng tâm linh tôn giáo của ngành lịch sử, văn hoá: Phương pháp lịch sử, phương pháp logích, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê tổng hợp… Ngoài những phương pháp truyền thống cơ bản trên, cần thiết sử dụng phương pháp liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu đề tài này bởi: Các ngôi chùa và những bích hoạ không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà ra đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên, lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một chuỗi các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Nghiên cứu về một số địa danh, ta càng cần thiết phải tiếp cận theo hướng tổng thể bởi đây là phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn toàn cảnh, hệ thống để trên cơ sở đó, phân loại và đánh giá được chính xác sự ảnh hưởng và sáng tạo trong từ địa danh. Do vậy trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã hệ thống hoá tư liệu theo
  • 14. 15 phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong luận văn. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn đã cố gắng thực hiện những đóng góp sau: Tập hợp và hệ thống hoá những ngôi chùa cổ trung đại của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và làm nổi bật giao thoa văn hóa Ấn Trung những sáng tạo riêng của Trung Quốc. Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Làm rõ sự ảnh hưởng và sáng tạo của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc. Tiếp cận nghiên cứu về Phật giáo phần nào khôi phục lại quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trung Quốc qua các thời kỳ. Luận văn góp phần tăng thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc sau này. 8. Nguồn tƣ liệu Để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong luận văn, chúng tôi cố gắng khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc như thư tịch cổ, kết quả các công trình nghiên cứu, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng những tư liệu thống kê, bản ảnh đã được các cơ quan văn hoá tiến hành tập hợp trong nhiều năm. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương như sau: - Chƣơng 1: Phật giáo Ấn Độ với Trung Quốc (35 trang)
  • 15. 16 Luận văn khái quát chung về Ấn Độ, một trong những trung tâm lớn của nhân loại và là quê hương của Phật giáo. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác được về thời điểm, điều kiện và các bước du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Trên tổng quan của những yếu tố đó có thể nhận định về sự hội nhập của Phật giáo Ấn Độ với văn hoá Trung Quốc trên các phương diện như: Tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc và một số lĩnh vực khác. - Chƣơng 2: Dấu ấn của giao thoa văn hoá Ấn Độ với Trung Quốc trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc (32 trang) Trong chương 2, luận văn tập trung vào phân tích dấu ấn của văn hoá Ấn Độ vào kiến trúc Phật giáo Trung Quốc qua những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó chỉ ra được những nét bảo tồn theo nguyên gốc trên các mặt như: Hệ thống biểu tượng, kết cấu không gian tổng thể chùa, kiến trúc chùa hang và tháp Phật của Trung Quốc. Đồng thời cũng xác định rõ những nét sáng tạo và biến thể của kiến trúc Phật giáo sau khi đã hội nhập và ăn sâu vào trong văn hoá truyền thống Trung Quốc trên một số phương diện như là: Mái chùa, Bích hoạ….Do đó việc phân tích này là vô cùng cần thiết. Công việc này không chỉ giúp nhận định một cách chính xác hơn về giá trị văn hoá mà còn làm sáng tỏ được những diện mạo nguyên gốc hay sáng tạo của một số ngôi chùa Trung Quốc. Hơn nữa việc phân tích này là cơ sở để tác giả luận văn đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc dựa trên kiến trúc Phật giáo cũng như rút ra những nhận xét quan trọng về đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. - Chƣơng 3: Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí chùa Trung Quốc(33 trang).
  • 16. 17 Trong chương 3, luận văn đi vào phân tích điêu khắc trang trí chùa Trung Quốc, thông qua một số bức tượng về Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Bồ Tát, tượng Quan Thế Âm…Từ đó nêu nên những dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí tượng Phật chùa Trung Quốc và đồng thời chỉ ra những nét sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc trang trí tượng Phật Trung Quốc. Luận văn còn đi vào việc trình bầy cách bài trí tượng Phật và giải thích sơ qua về các vị Bồ Tát để thấy được vai trò của người tiếp nhận (mà ở đây cụ thể là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc) đã tạo nên những sự khác biệt và sáng tạo của người Trung Quốc.
  • 17. 18 CHƢƠNG I PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC --------------***--------------- 1.1. ẤN ĐỘ - MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM VĂN MINH LỚN CỦA NHÂN LOẠI 1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây-Bắc Ấn. Đông nam và Tây Nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 TCN) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ. 1.1.1.2. Dân cƣ Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ 1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính
  • 18. 19 1.1.2.1. Nền văn minh cổ xƣa trên lƣu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN) Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn. Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gợi đến môn phái Yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 TCN. Những tìm tòi gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến. 1.1.2.2. Nền văn minh Vêđa (1.600-thế kỷ I TCN) Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Veda. Lâu đời nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 TCN) Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên mới. Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô được đặt tại Pataliputra (bang Bihar là một bang ở Tây Bắc Ấn Độ). 1.1.2.3. Đế chế Gupta
  • 19. 20 Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ đế chế Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản khổng lồ. 1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ 1.1.3.1 Chữ viết, văn học Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này. Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Ramakiên ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu. 1.1.3.2. Nghệ thuật Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một
  • 20. 21 tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ với mầu sắc nghệ thuật tỷ mỉ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. 1.1.3.3. Khoa học tự nhiên a. Về Thiên văn: Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận. b. Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác Pi = 3,1416. c. Về Vật lí: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...Trái Đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”[43,751].
  • 21. 22 d. Y học: Cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu” [42,751]. 1.1.4. Tƣ tƣởng, tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain và đạo Sikh. 1.1.4.1. Đạo Balamôn Đạo Balamôn ra đời trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó [44,7]. 1.1.4.2. Đạo Phật Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng [47,17]. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập Niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều)3 . 1.1.4.3. Đạo Jain-Kỳ Na Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương không sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh [43,17]. 3 Tứ diệu đế, còn gọi là tứ thánh đế, là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh chuyển pháp luân. Tứ diệu đế gồm: Khổ đế, Tập khổ đế, Diệu đế và Đạo đế
  • 22. 23 1.1.4.4. Đạo Sikh Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjapd. Đạo Balamôn là đạo sinh ra cuối cùng [48,81]. 1.2. THỜI ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC BƢỚC DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀO TRUNG QUỐC 1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc Có nhiều cách nói khác nhau, các sách cũng có sự ghi chép khá lộn xộn và mâu thuẫn về thời gian Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Phổ biến có thể kể đến những quan điểm sau: Có người nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ thời Yến Chiêu Vương thuộc thời kì Chiến Quốc, có người nói được truyền vào từ thời Tần Thủy Hoàng, có người nói được truyền vào từ thời Hán Vũ Đế, có người nói được truyền vào từ những năm cuối thời triều Tây Hán, cũng có người nói được truyền vào từ thời Minh Đế thuộc triều Đông Hán… Cách nói khá phổ biến trước đây cho rằng, Phật giáo được truyền vào từ Trung Quốc từ năm Hán Vũ Đế thủy Bình thứ 10. Cách nói này được phát hiện trong cuốn “Mâu Tử lý hoặc luận” và “Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều Đông Hán, sau đó lại được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư” [6,143]. Cách nói này rất phổ biến vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều. Đại ý nói rằng, vào năm Thủy Bình thứ 7 (năm 64 sau CN), Hán Minh Đế ban đêm nằm mơ thấy có một vị thần tiên mang theo ánh mặt trời bay trước cung điện nhà vua, hôm sau nhà vua hỏi quần thần đó là thần gì? Đại thần Phó Nghị trả lời rằng hạ thần nghe nói ở Phương Tây có một vị thần tên là “Phật”, vị thần đó có thể bay lượn và tỏa ra ánh sáng. Vì thế Hán Minh Đế liền cử trung lang tướng
  • 23. 24 Thái Âm và tiến sĩ Tần Cảnh đến phương Tây cầu kinh. Năm Thủy Bình thứ 10, hai người trên đã gặp được các nhà sư Ấn Độ Kasyapamatanga và Dharmaratna ở nước Đại Nguyệt Thị của Tây Vực, đồng thời lấy được kinh Phật, sau đó họ chuyển chở sách kinh bằng ngựa trắng về đề Bạch Mã ở Lạc Dương. Hán Minh Đế mời 2 nhà sư Ấn Độ sống ở chùa Hồng Lư (cơ quan tiếp đón lễ tân của triều đình), đồng thời chọn đất xây dựng miếu để thờ cúng, đó chính là chùa Bạch Mã ngày nay. Hai nhà sư Ấn Độ trên đã dịch cuốn kinh Phật gồm 42 chương, tương truyền đây là cuốn kinh Phật có thời gian ra đời sớm nhất ở Trung Quốc. Nhưng các học giả Trung Quốc ở nước ngoài từ thời cận đại cho đến nay vẫn rất hoài nghi về cách nói này, vì chuyện Hán Minh Đế nằm mơ và chuyện cử người đi lấy kinh phật rất kì lạ. Theo “Hậu Hán thư”, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có lập đền thờ trong nhà để thờ Phật, hai anh em họ rất thân mật với nhau, vì vậy Minh Đế phải biết sự tồn tại của Phật, nhưng vì sao ông lại chỉ mơ thấy và cử người đi cầu kinh? Còn chuyện sứ thần của Minh Đế được cử đi lấy kinh, có người nói đó là Trương Kiên (người của thời Hán Vũ Đế), cũng có người nói đó là Thái Âm, thứ ba là Phó Nghị - người giải thích giấc mộng cho Hán Minh Đế. “Hậu Hán Thư” có nói, ông chỉ là một đứa trẻ đang đi học thời Minh Đế. Vì vậy họ cho rằng việc cầu kinh của Minh Đế không phải là sự thật, còn chuyện chuyên chở sách kinh bằng bạch mã và hai nhà sư Ấn Độ dịch kinh đều do các Phật gia sau này bịa đặt ra để chứng minh bản thân họ là những người phi phàm xưa nay. Các học giả hiện nay đều cho rằng Phật giáo được truyền vào Trung Quốc vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng Hán, đây là cách nói khá tin cậy. Cuốn “Trung Quốc Phật giáo sử” do Nhiệm Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử” của học giả
  • 24. 25 Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ chủ yếu của họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng Chi đã dẫn một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn thời Tam Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công Nguyên), sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh Lư. “Hậu Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có thờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà mình, ông còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật giáo đã được lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm đầu của triều Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật giáo đã được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ Lưỡng Hán4 . Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Phật giáo còn gặp phải sự chống đối của văn hóa truyền thống tại Trung Quốc nên chỉ có số ít quí tộc, đại địa chủ tầng lớp trên đón nhận các triết thuyết của nó mà thôi. Để tồn tại, Phật giáo đã phải dựa vào một số phương pháp của Đạo giáo. Ngay cả trong việc bình chú, diễn giải, phiên dịch kinh sách của đạo Phật, người ta cũng phải mượn các thuật ngữ, thần chú của Đạo giáo. Cho nên, đã có thời gian người ta cho rằng Phật giáo chính là một nhánh của Đạo giáo thần tiên. Trong suốt thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy bởi vô số các cuộc nổi loạn, các thảm họa về mặt kinh tế. Trải qua giai đoạn Tam Quốc (220-285) và Tấn (265-420), Nam Bắc Triều (420-585), do chiến tranh xảy ra liên miên, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực nên họ đã tìm đến các bậc “siêu nhiên thần thánh”, “các đấng Trời, Phật”để mong đợi một sự cứu rỗi. Chính vì thế mà Trung Quốc mới chịu tiếp 4 Hầu Ngoại Lư (1959) “Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc”, NXB Sự thật Hà Nội.
  • 25. 26 nhận những nguyên lý về triết học và tôn giáo không quen thuộc của người hàng xóm của nó ở phía Tây là Ấn Độ. 1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc 1> Về nền tảng xã hội: Thời kì cuối triều Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các giai cấp trong xã hội đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vì vậy họ đều muốn tìm được chỗ dựa và sự yên ổn trong đau khổ. Đạo lý tự giải thoát đau khổ và siêu độ cầu sinh của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu này. 2>Về tƣ tƣởng: Thời kì này, Huyền học cũng đang thịnh hành trong xã hội. Tư tưởng Lão Trang cao thượng của Huyền học đã chủ trương “dĩ vô vi bản, dĩ hữu vi mạt” [Dẫn theo 25,138], phủ nhận sự tồn tại của sự vật ngoại giới, rất dễ hòa hợp với tư tưởng xuất thế của Phật giáo, vì vậy, chủ trương “nhất thiết pháp giai không” của Phật giáo đã thịnh hành một cách nhanh chóng. Trên thực tế, đến sau thời kì Đông Tấn, Huyền học đã mất đi vị thế của nó và bị Phật giáo thay thế. Giáo lý “danh thực câu vô” mà Phật giáo tuyên truyền thực tế là sự phát triển thêm của tư tưởng “dĩ vô vi bản”. 3> Sự đề cao và lợi dụng của giai cấp thống trị. Tư tưởng cơ bản được Phật giáo tuyên truyền rất có lợi, hài hòa cho giai cấp thống trị. Tuy nó không chủ trương trung hiếu tiết nghĩa và an phận thủ thưởng như Nho học nhưng nó yêu cầu các tín đồ Phật giáo phải khắc khổ tu hành để có được tinh thần cơ bản siêu thoát và các giáo lý như báo ứng nhân quả và chuyển thế luận hồi…, nó không những không thể tạp nên sự uy hiếp với trật tự thống trị mà ngược lại còn có ích cho việc bảo vệ trật tự này. Trong thời gian 500 năm từ thời Đông Hán đến thời kì Nam Bắc Triều, giai cấp thống trị đã dần nhận thức được tác dụng của Phật giáo, vì vậy họ ngày càng coi trọng và đề cao Phật giáo. Có một số nhà thống trị do quá mê tín đã hết mực tôn sùng Phật giáo, thường mời các nhà sư nổi tiếng vào cũng giảng kinh hoặc khai phá đất đai để xây chùa cho họ (Tấn Thành Đế, Ai Đế thời Đông Tấn). Tổng Văn Đế của
  • 26. 27 Nam triều còn cho rằng Phật giáo có lợi cho giáo hóa nên thường cùng các nhà sư nổi tiếng nghiên cứu và thảo luận đạo lý Phật giáo. Tổng Vũ Đế thậm chí còn cho phép các nhà sư tham gia triều chính, vì họ mặc áo nâu nên còn được gọi là “hắc y tể tướng” (tể tưởng áo nâu). Chính quyền Bắc Ngụy của Bắc Triều cũng rất sùng bái Phật giáo, họ thường mời các nhà sư vào cung và tôn họ làm thầy. Hiến Văn Đế còn xây dựng chùa trong cung để luyện thiền và tụng kinh bái Phật, cho phép nhà chùa trưng thu lương thực của nhân dân. Tất cả đã khiến cho Phật giáo phát triển nhanh chóng vào thời kỳ Ngụy Tấn- Nam Bắc Triều và hình thành nên nền Phật giáo Tùy Đường phồn vinh. Vào các triều đại Tùy Đường, nhất là triều Đường, Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Vì các bậc Đế Vương của các triều đại Tùy Đường hết lòng trung thành với Phật Giáo, họ thi hành chính sách tích cực ủng hộ Phật giáo phát triển, xây dựng nhiều chùa ở các nơi trên toàn quốc, cắt tóc đi tu. Thời kì đầu của triều Đường, với tư cách là một đế quốc thống nhất giàu có, có nền văn hóa phồn vinh và có lực lượng quân sự hùng hậu, họ đã thi hành chính sách cởi mở và đề cao các loại tôn giáo, bản thân Phật giáo cũng thâm nhập vào dân gian, cố gắng thích ứng với nhu cầu của người dân Trung quốc về mặt giáo nghĩa và lễ nghĩa. Những người phản ứng quyết liệt với cách suy nghĩ như vậy trong giai đoạn này thường là những người theo Vương Trung (27-97 SCN), nhưng sự phê phán của họ chỉ càng làm suy yếu thêm xã hội nhà Hán đã đến thời mạt vận. Nhưng không phải là Vương Trung hay bất cứ một cá nhân nào khác có thể dẫn được đi đến tương lai của tư tưởng Trung Hoa vào một thời gian khi các truyền thống, các lý tưởng và cấu trúc xã hội đã bị suy thoái một cách nghiêm trọng, tưởng không gì có thể cứu vãn nổi. Chính đạo Phật, với những triết lý nhân sinh “đi tìm sự diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh” của nó đã làm được điều đó và bước đầu phát triển mặc dù đã phải chịu rất nhiều thăng trầm
  • 27. 28 trong hai lần phế Phật vào thời Bắc Chu và Bắc Nguy. Theo sử Trung Quốc, giai đoạn này, các chùa chiền tăng ni tăng lên một cách đáng kể: thời Tây Tấn có 180 ngôi chùa, 3.7000 tăng ni. Đến thời Nam Bắc Triều đã có 2000 ngôi chùa, tăng ni có lúc lên đến hơn 60 vạn; đặc biệt đến giai đoạn Bắc Triều, có tới hơn 3 vạn ngôi chùa và hơn 20 vạn tăng ni5 . Nếu giới thiệu vào bất kỳ thời gian nào khác khi chế độ xã hội tại Trung Hoa vẫn còn vững chắc, hệ tư tưởng Nho giáo hùng mạnh, một tôn giáo ngoại lai như đạo Phật chắc chắn sẽ có rất ít cơ hội để thành công trong một đất nước giàu truyền thống và có tư tưởng bài ngoại mạnh mẽ như Trung Hoa. Nhưng các điều kiện tại giai đoạn sau cùng của triều Hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà truyền giáo của đạo Phật từ Ấn Độ hoặc Trung Á - nơi đạo Phật phát triển mạnh mẽ và vững chắc-tới Trung Hoa một cách trực tiếp. 1.2.3. Các bƣớc du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc Đạo Phật có rất nhiều đặc tính quí giá và kết quả là đã dần dần xuất hiện trong các phương tiện khác nhau của xã hội Trung Hoa. Các nhà sư truyền đạo, bậc thầy của các thủ đoạn, đã không sai lầm khi lựa chọn các chiến thuật trong các “chiến dịch” của họ. 1> Để gây ấn tượng với dân chúng Trung Hoa có truyền thống lâu đời tôn sùng chữ viết, điều quan trọng nhất họ đã tiến hành là đưa ra những kinh sách chính thức nhưng mang tính chất văn học và việc này đã được tiến hành rất khéo léo, có bài bản qua từng đường đi nước bước. Văn bản kinh Phật được biết đến sớm nhất tại Trung Quốc là “Bốn mươi hai kinh Sutra”- người Trung Quốc gọi là 四十二章经, đã ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Kinh này là một văn bản có tính chất đơn giản hóa lý thuyết của đạo phật Tiểu thừa Hinayana. 5 Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ, Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, 1994, NXB. Văn hóa – Thông tin.
  • 28. 29 2> Vào cuối thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, tại Trung Hoa xuất hiện những bước tiến triển ổn định và đều đặn trong việc dịch các kinh sutra của Ấn Độ, cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn của Dharrmaraska- (260-313), một vị sư và bản thân Ngài còn là một dịch giả siêu việt. Nhưng chính Kumarajiva một nhà sư truyền giáo tới từ Trung Á cùng với một đoàn những người trợ giáo của Ngài, đã sản sinh ra được vô số những bản dịch xuất sắc về phương diện ngôn ngữ Trung Quốc. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ năm, họ đã hoàn thành một tuyển tập có thể chấp nhận được tại một quốc gia mà cùng một lúc, văn học đã đạt được địa vị của quyền năng và di sản văn hóa. Kỳ công của Kumarajiva đã cung cấp cho đạo Phật những khởi điểm tốt đẹp cho đạo Phật tại Trung Hoa qua vũ khí văn học. 3> Những học thuyết cơ bản nhất cho đạo Phật phải được dạy cho những người chưa bao giờ tiếp xúc với những khái niệm như karama, samsãra và nĩrvana. Những người bị áp bức khó có khả năng để hiểu được các ngôn từ bí hiểm và lý thuyết cao siêu, xa lạ đó. Họ ít bị lôi cuốn đến các khái niệm đó hơn là khả năng có thể đạt tới sự tái sinh ngay lập tực trên thiên đường đầy lạc thú của đạo Phật trong Amitabha và Maitreya. Sự thờ cúng, ưa chuộng thiên đường của các vị Phật khác nhau đã phát triển rất nhanh tại Trung Hoa, một phần vì chúng không đòi hỏi sự hiểu biết về triết học trừu tượng của những người tin theo các lý thuyết này. Cách để giải thoát khỏi bánh xe luân hồi không thể dự đoán trước được này thật là dễ dàng, chỉ đòi hỏi lòng trung thành với đạo Phật, một vị Bồ tát nào đó, hoặc thậm chí chỉ vài lời trong một kinh Phật như Saddharmapundarika, Sukhavatĩ, hay bất kỳ kinh nào trong kinh Matreya. Như ta đã biết, đạo Phật - tôn giáo của niềm tin - xuất phát từ khái niệm của Ấn Độ Bhakti. 4> Nếu đạo Phật đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân nhờ những phần thưởng mà họ nhận được trong tương lai hay những lợi lộc sớm
  • 29. 30 hơn trong cuộc đời trần thế này, nó cũng có sự hấp dẫn cao hơn nhiều đối với nhiều trí thức Trung Hoa. Sự cát cứ đã phân chia đất nước này ra nhiều vương quốc nhỏ khác nhau nhưng các trí thức đã bị đạo Phật lôi cuốn qua những triết lý và triết học uyên thâm của nó theo cùng một cách. Trong đó, chúng ta phải kể đến các vị cao tăng uyên bác về tư tưởng Phật học và có công lao to lớn trong việc hoằng dương Phật Pháp như: Khương Tăng Hội, Chi Khiêm; Thời Tam Quốc có Đàm La Sát, Phật Đồ Trừng, Tăng Triệu, Tuệ Viễn, Đạo An…; Thời Tấn có Lương Xá Da, Câu Na Bạt Ma… thời Bắc Triều. Bên cạnh các nhà sư từ Tây Vực, Ấn Độ được mời vào Trung Quốc để giảng giải kinh Phật và truyền Đạo với số lượng kinh sách do họ mang vào, số sách do người Trung Quốc biên soạn cũng lên tới hàng vạn quyển. Thậm chí, các kinh sách được viết trong giai đoạn này đã trở thành cơ sở cho việc thành lập phái Thành Thật Tông. Các tông phái khác như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Tam Luận Tông… cũng được sáng lập dựa trên khuynh hướng này. 5>Một phần dân cư Trung Hoa khác cũng bị sức mạnh siêu nhiên của các nhà truyền giáo Ấn Độ lôi cuốn qua những hoạt động ma thuật của họ. Một trường hợp đã được giáo sư Arthur F. Wright nghiên cứu là 佛图誊. Ông này thường đi theo một nhà truyền đạo tên là Thập Lộ và đã có ấn tượng sâu sắc qua những phép thuật mà con người phi thường này đã làm như cứu chữa người ốm, hô phong hoán vũ và cuối cùng đã ngả theo đạo Phật. + Con số những người Trung Hoa đi theo đạo Phật tăng lên một cách mạnh mẽ vào thế kỷ thứ năm. Các vị sư, nữ tu, tiểu, và các tu viện tăng lên với cấp số nhân nhanh chóng đến nỗi, vào những năm 444 và 446, triều đình Trung Hoa đã phải đưa ra luật định để cấm việc gia nhập đạo Phật. Các thanh niên thường đi theo đạo Phật để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Thêm vào đó, việc quản lý lỏng lẻo tại các ngôi chùa đã khiến cho nhà nước phong kiến muốn thi hành các biện pháp trừng phạt hơn.
  • 30. 6 Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB. Văn hóa Thông tin. 31 + Mặc dù những trở ngại đây đó, số phần trăm của các tín đồ Phật tử trong tỉ lệ dân số vẫn tăng lên không ngừng, chứng tỏ sự thuyết phục của đức tin mới. Chùa chiền, nơi thuyết giảng tiếp tục mọc lên trên khắp đất nước, kinh sách được in ấn và phát hành rộng rãi. Chính trong thời gian này, các triết thuyết của đạo Phật đã tìm ra đường đi của nó trong việc xâm nhập vào các khái niệm mang tính triết học của Khổng giáo. Những cuộc phản công yếu ớt của các nho sĩ đối với đạo Phật chỉ càng làm tăng thêm sức mạnh của đạo Phật. + Quả thực, Trung Hoa sau nhiều thế kỷ bị chia cắt, được thống nhất dưới thời Tùy (589-618), tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào này đã trở nên một sức mạnh trong đế chế. Nhà cầm quyền đời Tùy, để có được sự ủng hộ đối với vô số các c hính sách của mình, đã so sánh chính mình với các vị thánh chakravati trong đạo Phật. Giống như những năm dưới chế độ của đức vua Asoka tại Ấn Độ sau khi chiến thắng trong rất nhiều cuộc chiến đấu với kẻ thù của mình, ông ta cũng tuân theo Thập giới của đạo Phật. Sự ủng hộ trong hoàng gia cũng như trong chính quyền đối với Phật giáo, trong thực tế dưới thời vua Tùy, đã trở thành một quốc sách. Đi xa hơn nữa, năm 591, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Tùy, Yang Kuang, đã thiết lập một hội đồng cơ mật của các vị sư dưới sự bảo hộ của người sáng lập. Ở đó, chính Hoàng đế đã “ngộ đạo” và tự đặt mình dưới chân của đức Phật. Đây là giai đoạn Phật giáo đang đi lên đỉnh cực thịnh (tuy không bằng Đạo giáo). Tính tổng cộng, ở Trung Quốc đã có 3985 ngôi chùa, 236000 tăng ni6 . + Trong suốt giai đoạn đầu của đời nhà Đường (618-906), đạo Phật đã xâm nhập vào các thành viên của Hoàng Gia, các hoàng thân quốc thích và thậm chí đứng sau lưng để giật dây các trò chơi chính trị. Trung Quốc lúc này có 6 vạn ngôi chùa, tăng ni hơn 30 vạn. Thế lực của nhà chùa về kinh tế và
  • 31. 7 Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB. Văn hóa Thông tin. 32 chính trị mỗi lúc một mạnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, nó còn đe dọa đến quyền lực của nhà vua. Cho nên đến đời Đường Vũ Đế (841-864), nhà vua đã ra lệnh phá hủy hơn 4600 ngôi chùa do nhà nước xây dựng và hơn 46000 ngôi chùa do nhân dân dựng lên, buộc 20 vạn tăng ni phải hoàn tục, tịch thu hơn 10 triệu mẫu ruộng của nhà chùa. Nhưng cũng chính vì lượng tăng ni nhiều đến thế cho nên trong giai đoạn này, việc phiên dịch kinh sách rất có kết quả. Chỉ riêng một đời của Nhà Đường đã dịch được hơn 400 bộ kinh (gồm 2000 quyển). Nhiều nhà phiên dịch kinh Phật nổi tiếng như Đường Huyền trang, Nghĩa Tỉnh, Bất Không… đã xuất hiện. Cùng với việc kinh điển nhà Phật được du nhập, phiên dịch, mục lục các kinh điển cũng kế tiếp nhau được biên soạn. Đời Tùy Đường tổng cộng có hơn 10 loại mục lục kinh điển Phật giáo, bao gồm 5.048 quyển được biên soạn7 . + Sự ra đời của nữ hoàng Võ Tắc Thiên (684-710) đã đi xa đến mức một kinh của đạo Phật lưu hành tại Trung Hoa lúc đó đã tiên tri rằng đạo Phật trong tương lai, Maitreya, sẽ tái sinh dưới dạng một người đàn bà và sẽ cai trị Trung Hoa. Để bảo vệ truyền thuyết này, Võ Tắc Thiên thậm chí đã có lúc ăn mặc như Đức Phật Bà Quan Âm (tượng Lô-xa-na) ở Lạc Dương như chính sử Trung Hoa đã chép lại. + Thành công mang tính toàn cầu của đạo Phật, tuy nhiên cũng không giúp nó thoát khỏi qui luật là sẽ có lúc phải thoái trào. Ngay sau khi đạo Phật định hình và bám rễ tại Trung Hoa, nó đã đánh mất quyền năng, sự sinh động và linh hoạt đã khiến nó có sức sống mạnh mẽ đến vậy trong suốt một quá trình lịch sử xảy ra trong thế kỷ thứ chín. Thứ tôn giáo ngoại lai này đã yếu đi khi các vua chúa Trung Hoa quay lại đề phòng với tham vọng nắm quyền lãnh đạo của nó. Và vào năm 845, sự sa sút nghiêm trọng trong nội bộ của đạo Phật đã làm giảm ảnh hưởng mang tính chất chính thống của đạo Phật. Trong
  • 32. 33 khi nó vẫn tiếp tục tồn tại với danh nghĩa một tôn giáo mang tính chất quần chúng, đạo Phật đã thay đổi nhiều khi nó trộn lẫn với đạo Lão, và có những yếu tố mê tín được đưa vào cách hành lễ của nó. Khái niệm về luân hồi, tuy nhiên, đã bị che phủ mất trong các triết thuyết của Trung Hoa, chính là cách nhìn của người Ấn Độ về thiên đàng và ma quỉ. Cảm hứng sáng tạo của đạo Phật đã tới từ Trang Tử hay Dhyãna, theo như các truyền thuyết của Trung Hoa, đã có gốc rễ từ thế kỷ thứ sáu. Chúng ta cũng nên nhớ rằng một vài phương diện trong triết học Trang Tử rất gần vũi với các khái niệm trong Tantra, một nhánh khác của đạo Phật Ấn Độ truyền thống. + Với sự xuống dốc, thoái trào của các giáo lý chính thống của đạo Phật, Khổng giáo lại chiến thắng vang dội nhưng đã bị thay đổi đi đến mức người ta có thể nhận thấy sự khác biệt trên một số phương diện khiến cho một Nho sĩ sống ở đời Hán khó mà hiểu được như giáo sư Arthur F. Wright đã nhận xét. Thậm chí trong một vấn đề có tính quyết định đối với Khổng giáo như Lý, một khái niệm của Trung Hoa cổ đại nói về trật tự lý tưởng của trật tự tự nhiên đã biến thành một sự chuyển đổi mang tính chất tuyệt đối, dùng để thay thế các hoạt động của con người, một nguyên tắc của đạo Phật Đại thừa. + Suốt thời kỳ của nhà Tống (960-1279), Khổng giáo cấp tiến đã phụ thuộc nhiều phần vào triết thuyết của đạo Phật. Thậm chí sau này, trong thời nhà Minh (1368-1644), con người xuất sắc nhất trong nhóm những người Thực học, Hoàng Dương (1472-1529), cũng vẫn bị đối thủ của mình phê phán là lai căng mất gốc. Trong thực tế, cảm hứng của vị vua này đặc biệt tới từ đạo Phật thời Trang tử [34,147]. + Dưới thời Mãn Châu, những người đã sáng lập ra triều đại Mãn Thanh (1644-1912), đạo Phật lại một lần nữa đạt được sự ủng hộ của Hoàng Gia. Nhưng vào thời gian đó, ảnh hưởng của các vị sư ở Tây Tạng đã lên cao trong khi các lý tưởng của Ấn Độ bị các nghi lễ phức tạp làm cho u mê đi. Châu Âu
  • 33. 34 chứ không phải là Châu Á đã gây ra áp lực và biến đổi, trở thành lực lượng có sức mạnh lớn nhất tại Trung Hoa. 1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự tích hợp với văn hoá Trung Quốc8 Khi Phật giáo đến được đất Trung Hoa thì xứ sở ấy đã được coi là rất văn minh nếu xét theo ba tiêu chí là Nhà nước, Chữ viết và Chế độ chính trị. Đặc biệt là các học thuyết và các hệ tư tưởng phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là ba phái Nho gia, Pháp gia và Đạo gia. Cái nôi văn minh Trung Quốc ý thức rất rõ về nền văn hóa của mình với tư tưởng là một đất nước Trung tâm - Trung Hoa, họ vốn có truyền thống không tiếp nhận hoặc từ chối các nền văn hóa ngoại lai. Phật giáo đến với Trung Quốc tuy là xuất phát từ nguồn là sự truyền bá tôn giáo nhưng vẫn mang theo bản sắc văn hóa Ấn Độ. Ở nơi mà Phật giáo và Trung Quốc tiếp xúc với nhau không chỉ thể hiện một điều đơn giản là Trung Quốc đã có thêm một tôn giáo mới, cũng không đơn giản chỉ là sự tiếp xúc giữa hai nền văn minh mà còn thể hiện rõ sự mềm dẻo, linh hoạt và sức sống nội tại của chính Phật giáo. Chúng ta có thể đặt câu hỏi về lý do của sự ảnh hưởng rằng vì sao và như thế nào mà Phật giáo lại hòa được vào cái nôi văn minh Trung Hoa vốn không có tính cởi mở ấy và có thể tồn tại cùng với Nho, Lão để tạo nên thế Tam giáo đồng nguyên trong khi chính bản thân nó lại thực sự tàn lụi trên đất mẹ ? Như trên chúng ta đã trình bày, Phật giáo cung đình là công cụ phục vụ cho mục đích chính trị còn dòng Phật giáo dân gian đời thường thì hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian. Đó mới chính là mảnh đất thể hiện thực sự sự thích ứng, linh hoạt, mềm dẻo của Phật giáo trong việc hòa nhập vào cái nôi văn minh Trung Hoa. Bản thân việc Phật giáo tồn tại được ở Trung Quốc trong thế tam giáo đồng nguyên đã chứng tỏ sự tiếp nhận mang tính chất tâm linh 8 Dẫn theo T.M. Ludwig (H.2000), Những con đường tâm linh phương Đông, 2 tập, NXB. Văn hóa – Thông tin.
  • 34. 35 của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Phật giáo đã phải tự cải biến để thích ứng và hòa nhập được với môi trường mới tại Trung Hoa. Sự khác biệt chủ yếu giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa là tính nhập thế. + Biểu hiện đầu tiên của tính nhập thế là sự tích cực lao động. Người Ấn Độ có tư duy triết học còn người Trung Quốc có tư duy thực tiễn theo cách mà các ông L.S. Porolomov và H.V. Abaev gọi là “Đạo đức lao động”. Phật giáo khi mới vào Trung Quốc vẫn giữ nguyên giáo luật của Phật giáo cổ điển. Nhưng để có thể tồn tại được tại Trung Hoa, nhất là trong buổi đầu sơ khai, lại phải đối mặt với sự phản bác kịch liệt của hai đối thủ đầy sức cạnh tranh là Nho gia và Đạo gia, Phật giáo buộc phải tìm ra một phương thức thích hợp. Điểm khác biệt cơ bản nhất là theo Phật giáo truyền thống, các vị sư sãi không được lao động, không phải vì họ cần chuyên tâm niệm Phật mà vì nếu lao động (như cuốc đất, nhổ cỏ, trồng rau…) thì sẽ hại đến các sinh linh khác, cho dù chúng nhỏ bé và có hại, do đó, sẽ tạo ra nghiệp chướng karma! Nhưng tư duy đầy tính thực tiễn của người Trung Quốc lại nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác: thời gian mà các tăng ni Ấn Độ dùng để tụng niệm thì tăng ni Trung Hoa lại lao động với quan niệm “không làm thì không có ăn”. Thậm chí, quá trình lao động còn được đề cao vì tuy có hại đến các inh linh khác và tạo ra nghiệp chướng cho bản thân nhưng đó lại là lao động vì cộng đồng, vì thương cho nhiều người khác đang cần đến kết quả lao động của họ. Như vậy ở đây, các tăng ni Trung Quốc đã đặt lợi ích của bản thân dưới lợi ích của cộng đồng. + Từ sự khai phá về quan niệm lao động dẫn tới sự mở mang quan niệm ra toàn xã hội. Như việc giết người chẳng hạn. Cuộc sống của con người là vô giá vì đó là điều duy nhất đưa con người tới được Niết bàn và giết người là một tội nặng. Thế nhưng, những người Trung Quốc theo Phật giáo lại đưa ra
  • 35. 36 cách lập luận khác: giết một người đang có ý phạm tội tuy tạo ra nghiệp chướng đối với bản thân nhưng lại giải thoát anh ta khỏi kiếp nạn mang tội của anh ta và hơn nữa, giải thoát con người đó ra khỏi cuộc sống mà đạo Phật coi là bể khổ. Như vậy là hành vi bạo lực trở thành hành động từ bi! Thà là mình mang tội còn hơn là để người mang tội. Từ cứu mình rồi mới cứu người đã được thay lại thành cứu người rồi mới cứu mình. Với quan niệm ấy, các sư sãi Trung Quốc tham gia vào các hoạt động xã hội như là một lẽ đương nhiên. Cũng có thể do hoàn cảnh đời sống xã hội đầy khắc nghiệt đã khiến cho họ không chỉ chuyên tâm vào việc tụng niệm. Và tư duy thực tiễn của họ tìm cách hợp pháp hóa, đưa những triết thuyết, giáo luật của tôn giáo Ấn Độ sát thực hơn, lại gần hơn với thực tế của họ. Nghĩa là, ta luôn thấy một nét rất đặc trưng trong phong cách văn minh Trung Hoa: Tôn giáo luôn mang đầy tính chính trị xã hội! Một trong những biểu hiện rõ rệt của việc nhà chùa tham gia các hoạt động chính trị tại Trung Hoa là nhà chùa giống như các “căn cứ địa” cho các cuộc đấu tranh. Trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà chùa-với sự đoàn kết rộng rãi của nhân dân, không chỉ là hệ tư tưởng mà còn là hình thức cho các cuộc đấu tranh đó. Thiếu Lâm Tự-một trong những môn võ thuật phổ cập nhất của Trung Quốc đặc biệt trong thời kỳ khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn (1898-1901) - là môn võ thuật được nảy sinh trong một ngôi chùa của phái Thiền Tông - nơi mà theo giáo luật truyền thống, nghiêm cấm các hoạt động về binh nghiệp. Điều này cũng có lẽ là sự tất yếu trong những thời điểm lịch sử cụ thể trên đất nước này. + Thời điểm Phật giáo tiếp xúc với văn minh Trung Hoa cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho nó được chấp nhận dễ dàng hơn vào đất nước này như chúng ta đã đề cập tới ở phần trên. Phật giáo bước chân vào Trung Hoa vào giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến với các triết thuyết
  • 36. 37 của nó đang trên đỉnh cao thì chưa chắc Phật giáo có được vị thế như ngày nay. + Phật giáo đã không chỉ dần dần thích ứng được quan niệm xã hội, hoạt động chính trị mà còn tìm cách thích nghi - trong một chừng mực nào đó - đạt đến sự nhân nhượng đối với các đối thủ của nó. Như chúng ta đã biết, khi bước chân vào cửa ngõ Trung Hoa là Phật giáo đã bị Khổng giáo và Đạo giáo cản đường. Nhưng lòng từ bi của Phật giáo cùng với công lao to lớn của các vị cao tăng trong buổi đầu truyền bá đã khiến cho Phật giáo tìm được vị trí của mình trong đời sống tâm linh dân gian, bất chấp sự chống đối của những học thuyết tôn giáo khác. Sự uy hiếp của Phật giáo đã khiến cho Khổng giáo và Đạo giáo xem xét lại hệ thống của mình và buộc phải tìm ra những điểm hòa hợp. Mặt khác, để củng cố vị trí của mình, Phật giáo cũng buộc phải tìm cách để thích nghi. Đó chính là điểm gặp gỡ giữa Nho-Phật-Đạo. Qua Phật giáo, Đạo giáo đã tìm thấy cho mình một cơ cấu tổ chức hệ thống hơn; Nho giáo bổ sung thêm tính triết học vào học thuyết vốn chủ yếu mang tính đạo đức chính trị của mình. Như vậy, Phật giáo hội nhập với văn hóa Trung Quốc trong hai khuynh hướng diễn ra song song: Một là nhân nhượng của Phật giáo: Phật giáo trở nên mềm hơn, linh hoạt hơn, gần với đời sống thực tế hơn. Hai là các dòng tư tưởng của Trung Quốc - khi chiến đấu với một đối thủ đầy tính triết học - cái mà họ thiếu nhất, cũng chấp nhận tiếp thu và cơ cấu lại tổ chức, thay đổi một số điểm trong triết thuyết. Đó chính là sự tự hoàn thiện mang tính tất yếu giữa các nền văn minh, các thành tố văn hóa. Quá trình thích ứng của Phật giáo Ấn Độ đối với văn hóa Trung Hoa là một quá trình tạo ra một tôn giáo mang đầy bản sắc Trung Quốc: Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc không còn quá tách rời thực tế như Phật giáo Ấn Độ. Tính tích cực và tính nhập thế của Phật giáo Trung Quốc rất lớn:
  • 37. 38 Cứu độ chúng sinh để cứu độ cho mình, đặt lợi ích của chúng sinh lên trên lợi ích của mình. Cách hành sự này rất khác với Phật giáo truyền thống. Phải chăng, điều này đã giải thích được phần nào lý do tại sao Phật giáo lại tàn lụi ngay trên mảnh đất đã sản sinh ra nó! Qua quá trình Phật giáo thích ứng với văn hóa Trung Quốc, ta thấy rõ một điều là: Để tìm được vị trí trên mảnh đất văn hóa Trung Hoa là điều không đơn giản đối với Phật giáo. Bởi lẽ khác với rất nhiều nước khác, nơi mà Phật giáo được đón tiếp và chấp nhận một cách nhiệt tình và tương đối yên bình, không chỉ vì tính hòa bình của Phật giáo mà còn vì một điều khác biệt rất căn bản là Trung Hoa đã là một cái nôi văn minh và họ ý thức rất rõ về điều đó khi Phật giáo truyền đến. Chính vì thế mà sự tồn tại của Phật giáo ở Trung Quốc đã chứng tỏ sức sống nội tại mạnh mẽ của Phật giáo. Cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của các thời đại, sự linh hoạt và mềm dẻo của Phật giáo cùng với những triết thuyết thâm trầm nhân văn của nó đã khiến cho Phật giáo dần dần hòa nhập được vào tín ngưỡng bản địa, đi sâu vào tiềm thức sâu thẳm và trở thành chỗ dựa niềm tin tất yếu cho người dân Trung Quốc. 1.3.1. Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc Ngay từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc, Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sinh nhiều mặt ảnh hưởng. Ðầu tiên, nhìn từ mặt phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc. Bắt đầu từ thời Ðông Tấn, là một tôn giáo có nội hàm phong phú và vị thế quan trọng trong xã hội, Phật giáo và những triều đại vua chúa phong kiến Trung Quốc
  • 38. 39 có rất nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Là một lực lượng hiện thực xã hội quan trọng lớn lao, một mặt, ngoài khu vực Tây Tạng và dân tộc Thái (một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, chủ yếu phân bố tại tỉnh Vân Nam) Phật giáo cùng với chánh quyền trực tiếp hợp nhất, đối với các khu vực Hán tộc rộng lớn khác, Phật giáo rất ít khi chủ động trực tiếp phục vụ cho chính trị phong kiến, mà chủ yếu là thông qua mối quan hệ mật thiết giữa các bậc cao tăng và các triều đại vua chúa, dùng phương thức đặc biệt vốn có của tôn giáo gián tiếp tác dụng đến chính trị hiện thực; mặt khác, thông qua kinh tế tự viện, tăng tục đệ tử, chế độ tăng quan, trên mặt khách quan không lúc nào không phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội phong kiến. Là một loại hình thái ý thức, một mặt, Phật giáo thông qua tư tưởng siêu nhiên xuất thế của mình, cùng với chủ trương tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho gia và cùng với học thuyết dưỡng sanh, thành tiên của Ðạo giáo cùng nhau bổ sung, do đó đối với việc bảo hộ, củng cố chế độ thống trị phong kiến đã khởi lên tác dụng tích cực, trở thành bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến ; mặt khác, Phật giáo với tinh thần từ bi cứu thế, phổ độ chúng sanh, cũng không ngừng khích lệ đệ tử tích cực đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ và từ thiện của xã hội. Trong thời kỳ cận đại, dân tộc lâm vào tình thế vô cùng nguy hiểm, một số tư tưởng gia và các nhà cách mạng giai cấp tư sản, đã từng thực thi áp dụng tư tưởng Phật giáo vào việc bồi dưỡng đạo đức, khích lệ ý chí chiến đấu vô úy của người cách mạng, hầu cứu dân tộc Trung Hoa ra khỏi cảnh nguy cấp khổ đau. Thứ đến là nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt làm giàu nội hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, một mặt trong thời gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Ðạo giáo so sánh, xung đột tranh luận và dung hợp, Phật giáo đã trở thành một trong ba bộ phận không thể thiếu
  • 39. 40 được kết hợp nên nền văn hóa Trung Hoa. Nói cụ thể, về phương diện tư tưởng lý luận, Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc đã hiển hiện khuynh hướng Nho học hóa, nhưng Phật giáo đối với tinh thần xuất thế lại nhấn mạnh lòng hiếu, đối với sự nghiệp giải thoát giác ngộ thì đề cao tinh thần tuyệt dục thanh tịnh, đối với nhận thức luận và nhân tánh luận thì chủ trương trí là tâm thể và phương pháp tu hành tương ứng. Trên một trình độ và ý nghĩa nhất định thì Phật giáo rõ ràng đã bổ sung cho học thuyết đạo đức của Nho gia, làm giàu tư tưởng luân lý Trung Quốc. 1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc Từ sau khi ra đời, lịch sử triết học Trung Quốc luôn là sự đấu tranh giữa đấu tranh lẫn nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa vô thần luận và hữu thần luận. Nhưng sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa hai nhận thức luận và hai hệ thống tư tưởng này đã tạo nên tình hình đan chéo lẫn nhau hết sức phức tạp [40,290]. Điểm cơ bản của triết học Phật giáo là phủ nhận sự tồn tại của thế giới hiện thực khách quan, tưởng tượng ra “thế giới cực lạc Tây phương” đối lập với thế giới hiện thực. Các phái của Phật giáo đều xuất phát từ các góc độ khác nhau và dùng các chứng cứ khác nhau để chứng minh cho tính hư ảo của thế giới khách quan, đồng thời họ còn tìm mọi cách để luận chứng cho tính tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan, vì vậy triết học Phật giáo thuộc hệ thống tư tưởng duy tâm, chỉ có “Phật hướng tính trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu” (Phật luôn hướng vào việc nhận rõ bản tính) do Thiền Tông chủ trương mới phủ định “thế giới cực lạc tây phương” mà Phật giáo đã tưởng tượng ra, chỉ thừa nhận sự tồn tại tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan. Như vậy Thiền Tông đã chuyển hóa chủ nghĩa duy tâm khách quan của triết học Phật giáo thành chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Trong quá trình đó, Nho giáo Đạo giáo, Phật giáo đã loại trừ đồng thời ảnh hưởng lẫn nhau, đấu tranh và tiếp thu lẫn nhau, kết
  • 40. 41 thành một khối trong hệ thống tư tưởng duy tâm. Từ triều Tống trở về sau, tư tưởng duy tâm hầu như đều tiếp nhận sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo. Lý học của Trình Thạc và Chu Hy đã vay mượn và sử dụng một số mệnh đề của Hoa Nghiêm Tông, “Tâm học” của Lục Cửu Nguyên và Vương Thọ Nhân cũng đã tiếp thu một số tư tưởng của Thiền Tông. Vô thần luận và tư tưởng của chủ nghĩa duy vật cũng không ngừng phát triển và trưởng thành trong cuộc đấu tranh phê phán triết học Phật giáo. Lịch sử triết học Trung Quốc sau triều Hán và triều Đường mà chúng ta nói tới không thể tách rời khỏi lịch sử tư tưởng Phật giáo, hơn nữa còn trở thành một nhân tố cấu thành quan trọng của lịch sử triết học Trung Quốc. 1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc Phật giáo có ảnh hưởng rất rõ rệt đối với văn học Trung Quốc. Thơ văn có nhiều đề tài miêu tả Phật giáo. Riêng thơ Đường đã có khoảng hơn 50.000 bài, trong đó có tới gần 1/10 là các bài thơ có liên quan đến Phật giáo [34,147]. Những bài thơ này đều ca ngợi phong cảnh chùa Phật, ca ngợi tình hữu nghị giữa tăng ni và thế tục, có nhiều bài viết khá hay và sinh động. Từ các triều Đường, Tống trở về sau, các nhà sư nổi tiếng có địa vị rất cao, các văn nhân đã lần lượt lập bia viết truyện ca ngợi họ, để lại nhiều bài văn viết về đạo lý Phật giáo. Về phong cách nghệ thuật, vì Phật giáo theo đuổi tự giải thoát bản thân, chủ trương lý trần xuất thế, đến thời Thiền Tông, người ta còn tuyên truyền rộng rãi việc cầu Phật từ đáy lòng, hình thành nên dòng tư tưởng nghệ thuật thanh đạm, xa vời trong giới văn học, họ theo đuổi “vận ngoại chi chỉ” và “ngôn ngoại chi ý” trong mĩ học. Nhà thơ Đường Vương Duy rất coi trọng Phật giáo, phong cách này có lẽ đã được ông thể hiện tốt nhất. Các nhà văn của các trào lưu tư tưởng khác cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong thế giới quan và thực tiễn sáng tác của mình. Ví dụ như Bạch Cư Dị của triều Đường và Tô Thức thuộc triều Tống. Về lý luận thơ ca,
  • 41. 42 sau triều Đường và triều Tống, người ta chủ trương “lấy Thiền để bàn luận thơ ca”, sáng tác thơ ca cần phải “vật tượng siêu nhiên”, cần phải “ý cảnh mênh mang”, họ cho rằng “làm thơ về Thiền, vốn không có sự khác biệt”. Về đội ngũ sáng tác, có nhiều nhà thơ là hòa thượng đã xuất hiện trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, sách sử gọi họ là “thi tăng”. Trong đó có một số người nổi tiếng như Đường Hàn Sơn, Giảo Nhiên, Tề Ki, Quán Hưu, các tập thơ của họ đều được lưu truyền đến đời sau. Ngoài ra còn có các nhà thơ triều Tống như Trọng Hiền, Văn Doanh, Tổ Khả, Huệ Hồng, nhà thơ cận đại Tô Mạn Chu…, họp đều có địa vị nhất định trong lịch sử văn học Trung Quốc9 . 1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc Kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp của luận lý tôn giáo và văn hóa dân tộc tạo nên một phong cách thống nhất, tập hợp những kỹ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình kết tinh thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là điểm nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại. Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và hấp dẫn của riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo. Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc. 9 Phan Khoang (1958) “Trung Quốc sử lược, văn học sử”, NXB Sài Gòn.
  • 42. 43 Các đế vương lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hỗ trợ cho việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỹ năng nghệ thuật kiến trúc. Phật giáo thời kỳ này đã có mặt ở Trung Quốc và được vua chúa sùng phụng. Vua quan nhà Hán một mặt ra sức xây dựng chùa chiền cử hành những hoạt động tôn giáo. Từ ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo được hình thành bao gồm Phật điện, Phật tháp, Kinh tràng, thạch quật, kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã trở thành một trong những nội dung chính của nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, được sùng phụng và hộ trì của các bậc đế vương cho nên nền kiến trúc này có giá trị đặc biệt và trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc so với kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so với số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình. Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đế đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa [49,254]. Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật giáo và kiến trúc cung điện chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến
  • 43. 44 trúc Phật giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán. Chùa Trung Quốc được xây dựng thịnh hành, Phật giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiều đã đạt đến 1434 ngôi, chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy. Đời nhà Đường vào thời kỳ hoàng kim của Phật giáo có 45000 ngôi chùa. Cho đến đầu đời nhà Thanh chùa chiền đã đạt tới ngưỡng 80.000 ngôi. Trong đó những ngôi chùa nổi tiếng và được bảo tồn còn tương đối tốt cũng hơn 1.000 ngôi 10 . Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn cùng với Đôn Hoàng, Mai Tích Sơn, Vân Cương, Thiên Long Sơn, Long Môn v.v… Đều là những chỗ tập trung diện đài tháp miếu cũng như Phật động nhiều nhất của Phật giáo Trung Quốc. Sự hiện hữu của Phật tự Trung Quốc có thể nói Đông Từ Thượng Hải, Tây đến Tân Cương, bắc từ Hắc Long giang, Nam đến Quảng Đông Nam Hải, nơi đâu cũng có dấu tích của Phật giáo, có một lượng vật thể kiến trúc vô cùng phong phú, đứng nhất trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thuộc về không gian tạo hình nghệ thuật, từ thuộc tính tôn giáo, nhu cầu xây dựng kiến trúc và bố cục kiến trúc cần phải tuyển trạch cục đất để phù hợp với tổ hợp và quần thể kiến trúc phục vụ tôn giáo, nội bộ không gian của kiến trúc cùng với hoa văn trang trí 10 Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ dịch (H 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB.Văn hóa Thông tin.
  • 44. 45 cũng như các đề tài điêu khắc và xử lý ánh sáng màu sắc không gian dựa trên ý niệm, tâm lý cảm ứng của người học Phật đối với sự truy cầu ý thức cảnh giới của chư Phật. Cho nên thông qua các thủ pháp nghệ thuật tạo nên một không khí liêng thiêng thần bí và thanh khiết của Đạo Phật, dùng cảm giác tinh thần mạnh nhất và thẩm thấu lục cao nhất để giáo hóa người học Phật, đây chính là sự vận dụng tổng hợp thủ pháp tạo hình nghệ thuật biểu hiện công năng của tôn giáo trong kiến trúc của Phật giáo. Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã dùng đến điêu khắc, hội hoại, thư pháp cùng với khắc bia kết hợp với kiến trúc tạo thành một tổ hợp kiến trúc nghệ thuật, bắt đầu các công trình đào tạo các động đá để thờ Phật, sáng tạo nên một kiểu kiến trúc mới, tổng hợp hết các thành tố nghệ thuật đã nêu trên, từ đó về sau lối kiến trúc này có ảnh hưởng sâu rộng và hầu hết trong các công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại cũng như trong hiện đại. Do đó Phật tự, Phật tháp, Kinh tràng, Thạch quật…v..v.. Từ kết cấu cho đến trang trí lớn cho đến cả ngôi tự viện, nhỏ cho đến những chỗ trang trí vi tế nhất đều dùng cơ chế tạo hình nghệ thuật, do đó kiến trúc cung điện được làm giàu thêm bởi những biểu hiện của kiến thức và nội hàm văn hóa kiến trúc Phật giáo, thêm những ý niệm về cảm thụ mỹ học. Đi ngang qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, những thành tựu của kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc không thể không nói đến nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay những kiến trúc gỗ còn tồn lại lâu nhất và sớm nhất, những hoa văn họa tiết, các tác phẩm tượng Phật và Bồ tát, Thiên Long Bát Bộ Thần chúng. Các tác phẩm bích họa, khắc đá đều là những tác phẩm hy hữu truyền thế quốc bảo của nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc nói riêng và nền nghệ thuật kiến trúc văn hóa nói chung,
  • 45. 46 cũng là một hiện tượng hiếm thấy của một trong những nền kiến trúc cổ đại thế giới. Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc hình thành vị trí đặc thù trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, không phải là việc ngẫu nhiên. Các triều đại đế vương sùng kính Phật giáo, dùng lực lượng tài vật của quốc gia xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo, nguyên nhân này khởi nguồn từ chỗ Phật giáo và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Giáo nghĩa nhân quả báo ứng, lý luận sanh tử luân hồi của Phật giáo và lấy sự cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sanh, lợi người tức là lợi mình để giáo hóa chúng sanh, dung hợp triết học cổ đại Trung Quốc, làm cho chẳng những thượng tầng xã hội có thể tiếp thu được Phật giáo, mà tầng lớp cùng khổ có địa vị thấp nhất trong xã hội cũng có thể thấm nhuần giáo nghĩa này. Chính giáo nghĩa này đã làm cho Phật giáo lưu truyền và phát triển rộng rãi trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc, đối với chế độ phong kiến quan lại giáo nghĩa này có tính an định xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội mà ý tưởng thống trị luôn luôn quan tâm và tìm cách điều phối, có lợi đối với lợi ích chính trị, cho nên được nhà nước bảo hộ. Phật giáo cũng có những ảnh hưởng rõ nét trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Cùng với Phật giáo, nghệ thuật hang đá của Ấn Độ và Tây Vực cũng được truyền vào Trung Quốc. Ai ai cũng biết, nghệ thuật Phật giáo của Ấn Độ cổ đại chủ yếu là bích họa và điêu khắc hang đá, tiêu biểu là nghệ thuật hang đá ở Gandhara (nay thuộc vùng Peshawar của Pakistan) và A Chiên Đà (nay là cao nguyên Decan của Ấn Độ). Những tác phẩm này đều có từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ 1 trước Công Nguyên. Nghệ thuật hang đá ở Gandhara chủ yếu là điêu khắc, nghệ thuật hang đá ở A Chiên Đà chủ yếu là bích họa. Nghệ thuật hang đá của Trung Quốc kế thừa và phát triển nghệ thuật của các loại hang đá nói trên. Tuyến đường ảnh hưởng của nó chính là “con đường tơ lụa” trên bộ
  • 46. 47 thường được nhắc đến trong lịch sử. Nghệ thuật hang đá hiện có ở Tân Cương Trung Quốc phải kể đến: Động Ngàn Phật ở Khắc Tư Nhĩ thuộc huyện Bái Thành, Động Ngàn Phật Sâm Mộc Tái Mẫu ở huyện Khố Xa…, những hang động niên đại khai phá sớm hơn ở vùng Trung Nguyên, phong cách nghệ thuật thì gần giống ở Gandhara. Những điêu khắc hang đá ở vùng Trung Nguyên đã dần dần tiếp thu và hòa hợp với phong cách nghệ thuật của Trung Quốc, việc tạc tượng cũng mô phỏng theo hình tượng của người Trung Quốc, đương nhiên cũng có bảo lưu một số đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ. Ví dụ 18 La Hán và 500 tượng La Hán trong các ngôi chùa lớn vừa có hình tượng của người Trung Quốc vừa có hình tượng của người Ấn Độ. Về tranh bích họa, sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, tranh bích họa có nội dung Phật giáo phát triển rất nhanh, các họa sĩ Phật giáo nổi tiếng như Ngô Đạo Tử… lần lượt xuất hiện. Về phương pháp biểu hiện, sinh hoạt, tu hành của Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cùng với đình đài lâu các truyền thống của Trung Quốc khiến người Trung Quốc cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn . 1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc Phật giáo được lưu truyền đã khiến cho ngôn ngữ Phật giáo, điển tích Phật giáo và ca khúc Phật giáo thâm nhập vào đời sống xã hội, mất đi ý nghĩa Phật giáo và có hàm nghĩa xã hội, trở thành các thành ngữ tục ngữ, ngạn ngữ và từ ngữ thường dùng trong đời sống. Ví dụ: “nhất trần bất nhiễm” (không dính lấy một hạt bụi trần ai). Phật gia gọi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là “lục trần”, nếu biết loại bỏ mọi suy nghĩ vẩn vương khi tu hành thì Phật ngữ gọi là “Nhật trần bất nhiễm”. Phật ngữ này sau khi trở thành ngôn ngữ xã hội lại có nghĩa là trong sạch. Hay như “Ngũ thể đầu địa” (rạp lạy sát đất) là tư thế kính lễ của Phật giáo, chỉ hai đầu gối, hai khuỷu tay và đầu đều chạm đất thì nay dùng để chỉ sự kính phục. “Đương đầu nhất bổn” có ý nghĩa là nhắc nhở, cảnh cáo. Thành ngữ này xuất phát từ câu chuyện về phương thức bái sư