SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỒNG HÀ
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
Lời mở đầu
Kỹ năng thành công trong hoạt động quản lý Tài chính là khả năng đạt
được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận và rủi ro. Dĩ nhiên một quy tắc thông
thường là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hoạt động tín dụng với vai
trò là hoạt động kinh doanh nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các
Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy tắc đó. Để đạt được mức
lợi nhuận mong muốn, các Ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận song hành
cùng rủi ro. Về bản chất, rủi ro là tồn tại khách quan, vì vậy chấp nhận và đối
đầu với rủi ro là một điều tất yếu, không tránh khỏi nhưng vấn đề đặt ra ở đây
không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu
rủi ro ở mức chấp nhận được. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một Ngân
hàng sẽ tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng đó. Vì vậy việc
tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro đang là yêu cầu thiết yếu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
cho sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà là
một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích kinh doanh trong hệ thống
NHNo & PTNT Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi
nhánh luôn chiếm tỷ trọng đến 90% trong danh mục tài sản có và là hoạt động
mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Song, cũng chính vì vậy mà
Ngân hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro nhất. Việc tập trung quá nhiều vào
hoạt động tín dụng khiến Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác
quản trị rủi ro. Trong thời gian tới, trước xu thế tự do, toàn cầu hóa kinh tế và
quốc tế hóa các luồng tài chính, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên phức tạp
hơn, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ
rủi ro cũng tăng lên, thực tế đó đòi hỏi Chi nhánh phải có những cải cách
mạnh mẽ và những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức thấp
nhất.
Xác định đây là một trong những vấn đề then chốt cho sự tồn tại và phát
triển bền vững của Chi nhánh, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Hồng Hà, trên cơ sở những nghiên cứu thực tế, tôi đã chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà” làm chuyên đề thực tập
của mình.
Kết cấu của Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM
Chương 2: Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
NHNo & PTNT Hồng Hà
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT
Hồng Hà
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị phòng Kế hoạch kinh doanh, Chi
nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà, và đặc biệt là PGS.TS Phan Thu Hà đã tận
tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này!
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Chương 1:
Những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại
1.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Có
nhiều cách để định nghĩa về Ngân hàng thương mại, trong đó chủ yếu thường
dựa trên mục đích hoạt động kinh doanh của nó trên thị trường tài chính và
đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Theo tinh thần của Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/10/2004): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực
hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Tại Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi, cho phép
khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh
hay cho vay thương mại sẽ được xem là một Ngân hàng.
Như vậy chúng ta có thể hiểu về NHTM là: Ngân hàng thương mại là
một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên
là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính
và các hoạt động khác có liên quan. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài
chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Sự đa dạng trong các dịch vụ và chức năng của Ngân hàng dẫn đến việc
chúng còn được gọi là các “ bách hoá tài chính” (Financial department stores-
a full sercice Financial institution).
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
Ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng thương
mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà pháp luật
cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn tín
dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vốn huy động được xem là nguồn vốn
chủ yếu, là cơ sở quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực
chất đó là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý
và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng
yêu cầu. Theo Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng được huy động vốn dưới
các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân dưới các hình thức như: tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Nghiệp vụ tín dụng:
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định
đến khả năng tồn tại và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Đây là nghiệp
vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của Ngân hàng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Hoạt động tín dụng là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau
giữa người đi vay và cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả. Quan hệ tín dụng
dựa trên nền tảng của sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể.
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới
hình thức: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh và cho thuê tài chính.
Trong đó cho vay là hình thức chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
 Nghiệp vụ đầu tư:
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó
mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho các NHTM, đồng thời giúp ngân
hàng phân tán rủi ro. Trong nghiệp vụ này, NHTM sẽ dùng nguồn vốn của
mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới hình thức như mua chứng
khoán ( cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ...)
 Nghiệp vụ ngân quỹ:
Bao gồm dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và tiền
gửi tại các Ngân hàng Thương mại khác
 Nghiệp vụ Có khác:
Là các khoản mục còn lại của Tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động
nhằm xây dựng trụ sở, phòng giao dịch, trang thiết bị...
1.1.2.3. Các hoạt động khác
Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cấp tín dụng là hai hoạt
động quan trọng nhất, các Ngân hàng hiện nay còn tiến hành cung cấp các
dịch vụ sau:
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
- Dịch vụ thanh toán thu hộ chi hộ cho khách hàng trong và ngoài nước:
chuyển tiền, thẻ thanh toán, séc...
- tư vấn tài chính
- Nghiệp vụ ngoại bảng: option, forward, future...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi
hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội của con người.
Đó là khả năng xảy ra những biến cố không lường trước và thường gây ra hậu
quả xấu. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng là một trong những lĩnh vực mang
lại nhiều lợi nhuận, và do vậy nó cũng là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các NHTM đã cho thấy, rủi ro đối với
NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay bao gồm: rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản..., trong đó đặc biệt và thường
xuyên là rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng có quan hệ mật thiết với các rủi ro còn lại, và được coi là
một trong những loại rủi ro lâu đời nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường
xuyên xảy ra và gây ra hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Vì vậy rủi ro tín dụng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu
của các NHTM trong công tác quản trị ngân hàng, mà còn thu hút được sự
quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả. Rất nhiều công trình nghiên cứu, các
bài viết về rủi ro tín dụng đã ra đời và cùng với nó là nhiều khái niệm về rủi
ro tín dụng đã được đưa ra, sau đây là một vài khái niệm mà chúng ta có thể
xem xét:
Theo tài liệu “Financial Institution Managerment- A modern pespective”
của A.Saunders và H. Langer thì: Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi
ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập
dự tính mang lại từ các khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ cả về số lượng và thời hạn.
Theo Joel Bessis trong “ Risk managerment in banking”: Rủi ro tín dụng
được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm
sút chất lượng của những khoản vay này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Theo Timothy W. Koch trong “Bank managerment”: Rủi ro tín dụng xảy
ra khi khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Đó là sự
thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách
hàng không thanh toán hay thanh toán chậm trễ.
Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành
theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng do không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Như vậy, nếu coi tín dụng là việc ngân hàng “tin tưởng” mà đưa cho khách
hàng sử dụng giá trị hiện tại với mong muốn nhận được giá trị tương lai trong
một thời gian nhất định thì rủi ro tín dụng chính là khả năng mà mong muốn
đó không được thực hiện, hay nói cách khác đó là khả năng xảy ra sự khác
biệt không mong đợi giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo đúng kế
hoạch- đúng hạn nhận được đầy đủ gốc và lãi.
Một điểm cần lưu ý rằng, trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, khi
ngân hàng thực hiện một nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao
dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào
ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi. Như vậy, từ
lúc giải ngân đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc
giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có
khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay
xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp
tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung- dài hạn,
chiết khấu chứng từ có giá, cho thuê tài chính...đều chứa đựng rủi ro tín dụng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng có thu
hồi được khoản tín dụng ấy hay không, đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi
khoản tín dụng chưa xảy ra.
1.2.2 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng
Rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là thực trạng luôn luôn tồn tại
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy tắc đánh đổi giữa rủi ro và
lợi nhuận đã chỉ ra rằng: muốn có lợi nhuận cao thì đòi hỏi cũng phải chấp
nhận một mức rủi ro cao.
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, khi tiến hành cho vay,
ngân hàng biết rằng sẽ có rủi ro. Vậy tại sao ngân hàng lại tiến hành cho vay
để rồi lại phải hạn chế rủi ro? Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: rủi ro là một
biến cố không chắc chắn, có thể xảy ra hoặc không xảy ra (Rủi ro chỉ phát
sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra, vì nếu xác suất là 0
hoặc 1 thì không có rủi ro). Như vậy, nếu biết chắc rằng cho vay sẽ mất vốn
thì ngân hàng đã không cho vay.
Hơn nữa, do rủi ro vừa tiềm ẩn thiệt hại vừa tiềm ẩn lợi nhuận. Ngân hàng
cho vay là kỳ vọng tìm kiếm lợi nhuận. Nếu biết chắc rằng cho vay không có
lợi nhuận, ngân hàng đã không cho vay.
Từ những phân tích trên cho thấy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi,
là khách quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân
hàng vẫn có thể bằng những biện pháp tích cực tác động vào tính “không chắc
chắn” của rủi ro để ngăn chặn và hạn chế xác suất rủi ro xảy ra nhằm đạt được
sự cân bằng lý tưởng giữa lợi tức và rủi ro, giúp tối đa hóa lợi nhuận và tối đa
hóa giá trị cho cổ đông.
Mặt khác, nếu xem xét trên góc độ những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và sự phát triển lành mạnh
của hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế nói chung thì những hậu quả,
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra là vô cùng to lớn, thậm chí có thể dẫn đến
phá sản ngân hàng, làm khuynh đảo toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy hạn chế rủi ro
tín dụng không chỉ là một trong những mắt xích then chốt quyết định sự tồn
tại và phát triển của hệ thống các NHTM, mà còn là một vấn đề mang tính
“thời sự” trên các diễn đàn kinh tế. Những phân tích dưới đây về tác động của
rủi ro tín dụng sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này:
 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng:
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng:
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được các khoản tín dụng
đã cấp và lãi cho vay, điều này làm cho nợ quá hạn tăng lên, nợ khó đòi gia
tăng, chi phí gia tăng do phải trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Mặt
khác, việc không thu hồi được vốn và lãi khi đến hạn khiến ngân hàng mất
cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng
kinh doanh không hiệu quả. Hơn nữa để bù đắp được một khoản vay bị mất
vốn, ngân hàng phải thực hiện nhiều khoản cho vay mới để đủ thu nhập thay
thế cho vốn gốc đã mất. Kết quả dẫn đến là lợi nhuận của ngân hàng do đó mà
giảm sút đáng kể.
- Rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân
hàng:
Hai hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, trong đó
hoạt động cho vay được tiến hành trên cơ sở số tiền huy động được từ tiền gửi
của khách hàng. Nếu một trong các khoản tín dụng gặp rủi ro không thu được
nợ sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán khi đến hạn
rút tiền của khách hàng.
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng và có thể dẫn đến khả
năng phá sản:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Một ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng đó thường
đứng trước nguy cơ mất uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Mọi người
sẽ không có lòng tin để gửi tiền vào ngân hàng khi mà tỷ lệ nợ xấu của ngân
hàng đó vượt quá mức cho phép, chất lượng tín dụng không cao và thường
xuyên xảy ra thất thoát vốn do khách hàng không trả được nợ. Hoạt động huy
động vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả
hoạt động kinh doanh suy giảm, dẫn tới thu nhập giảm, giảm lương và ngân
hàng lại bị cuốn vào vòng luẩn quẩn là cán bộ nghỉ việc nhiều, thiếu cán bộ có
năng lực trong khi nguồn nhân lực có chất lượng cao lại rất quan trọng đối với
hoạt động của ngân hàng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ bị
suy yếu, uy tín suy giảm, hoạt động kinh doanh đi xuống.
Mặt khác tỷ lệ nợ quá hạn cao, vượt quá giới hạn an toàn theo quy định
quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết mở L/C, uy tín của NHTM trong
trên thị trường quốc tế cũng sẽ bị giảm mạnh.
Hơn nữa, khi uy tín của ngân hàng giảm sút, có thể gây ra phản ứng dây
chuyền trong dân chúng, khách hàng sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền gửi
hàng loạt và đến khi ngân hàng không đủ nguồn vốn để chi trả, ngân hàng sẽ
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thậm chí là đẩy ngân hàng đến tình
trạng phá sản.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Sơ đồ 1.1: Các tác động chính của rủi ro tín dụng đến hoạt động
của ngân hàng
Chú thích:
Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
bao gồm cả vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sai hẹn này là do khách hàng chậm thanh toán
Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sai hẹn này là do khách hàng không thanh toán.
 Ảnh hưởng của Rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế:
Ngân hàng là một trong những định chế tài chính đóng vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế. Nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của
Khả năng thanh toán suy giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, giảm uy
tín, phá sản
Rủi ro tín dụng
Rủi ro đọng vốn Rủi ro mất vốn
Ảnh
hưởng
đến KH
sử dụng
vốn
Ả/h đến
khả
năng
thanh
khoản
Tăng chi phí Vòng quay vốn
giảm
Tỷ lệ SL giảm
NQH
và nợ
khó
đòi
Chi
giám
sát
CF
pháp
lý
Vốn
TD
giảm
DT
chậm
lại
hoặc
mất
Mất
gốc
Thực
hiện
dự trữ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
nền kinh tế được lưu thông. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ làm
giảm vòng quay sử dụng vốn của ngân hàng, từ đó giảm khả năng cung cấp
vốn cho nền kinh tế.
Mặt khác do tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng với nhau khiến cho
rủi ro tín dụng mà một ngân hàng gặp phải có thể gây ra tác động xấu tới toàn
bộ hệ thống tài chính của một quốc gia. Trong mối tương quan ràng buộc tất
yếu và ngày càng chặt chẽ giữa các trung gian tài chính, rủi ro tín dụng có thể
châm ngòi cho một hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến cho toàn bộ nền kinh tế
bị khủng hoảng nghiêm trọng, điển hình như ở Anbani, một số nước Đông
Nam Á hay Argentina trong thời gian qua...
Không những thế, rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới vì
ngày nay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
(1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã
làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các
nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp
đến nền kinh tế các nước liên quan.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng có thể gây hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng
trong xã hội, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành
mạnh của hệ thống tài chính, từ đó gây ra những tác động tiêu cực và làm
giảm hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Nói tóm lại, những hậu quả, tổn thất nặng nề có thể gây ra bởi rủi ro tín
dụng là vô cùng to lớn, nó cho thấy cần thiết phải có các hoạt động quản trị,
đo lường và kiểm soát rủi ro...Vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế và quản lý rủi
ro là nhiệm vụ thiết yếu không chỉ của riêng đối với các NHTM nói riêng mà
còn của tất cả các chủ thể liên quan nói chung.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
1.2.3. Hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Phân loại rủi ro tín dụng
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay
và người đi vay. Những người đi vay sử dụng tiền trong một thời gian, không
gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định, mà ta
gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan
hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro
do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho
vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
a. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan:
- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: môi trường kinh tế bị ảnh
hưởng bởi: chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá...ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Thiếu đồng bộ trong cơ chế
chính sách, luật pháp thường xuyên thay đổi...
- Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hỏa hoạn, động đất...
b. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:
 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
- Rủi ro đạo đức: Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc
trả nợ vay.
- Rủi ro do năng lực trình độ của người điều hành, khả năng quản lý kinh
doanh kém
- Rủi ro do khả năng tài chính của người vay: tình hình tài chính doanh
nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, không đủ khả năng trả nợ...
 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
- Rủi ro từ khâu chính sách: Do thiếu đồng bộ, nhất quán trong cơ chế chính
sách cấp tín dụng, sự lỏng lẻo, bất cập trong các quy trình nghiệp vụ tín dụng,
thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng hoặc cấp tín dụng quá tập trung
- Rủi ro từ khâu cán bộ: do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
- Rủi ro ở khâu kiểm tra, giám sát: Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ,
thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
- Rủi ro ở khâu thông tin: do thiếu thông tin về kinh tế, về khách hàng và các
thông tin khác có liên quan
1.2.3.2 Xác lập mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng
Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt, tín dụng
góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm gia tăng giá trị ngân
hàng. Ngược lại, nếu quản lý kém tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm
giảm giá trị của ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý
tín dụng là giảm tối đa rủi ro tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng cần phải có các
phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Xây dựng một chính sách tín
dụng hợp lý được xem là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro tín
dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do Hội đồng tín
dụng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục
đích quản lý tốt dư nợ và rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng cung cấp cho
cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định
tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua
đó, hoạt động tín dụng được điều tiết từ định hướng phát triển, chính sách ứng
xử đối với khách hàng, các bước thực hiện nghiệp vụ tín dụng...Đối với cán
bộ tín dụng, chính sách tín dụng giúp cho họ biết được cần phải làm các bước
như thế nào khi thực hiện cấp một khoản tín dụng, đồng thời biết được trách
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu. Đối với ngân hàng, chính sách tín dụng
giúp ngân hàng xây dựng được một danh mục tín dụng tối ưu, làm tăng khả
năng sinh lời và kiểm soát được những tiềm ẩn rủi ro.
Trong Chính sách tín dụng, Ngân hàng sẽ quy định cụ thể về đối tượng
khách hàng vay, về phương thức cho vay, cách xác định mức tiền cho vay, lãi
suất cho vay và bảo đảm tiền vay. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò
của lãi suất cho vay và bảo đảm tiền vay.
 Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức
sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn
vốn. Lãi suất cho vay phải bảo đảm bù đắp được các chi phí như chi phí huy
động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí thanh khoản...và
đảm bảo khả năng sinh lợi.
Chính sách về lãi suất cho vay của một ngân hàng sẽ góp phần quan trọng tới
công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với mỗi đối tượng khách
hàng có mức độ rủi ro khác nhau, ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cho
vay khác nhau.Ví dụ, đối với những khách hàng có mức rủi ro thấp, ngân
hàng có thể có những ưu đãi về lãi suất, và ngược lại, sẽ áp dụng mức lãi suất
cao đối với những khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao.
 Về bảo đảm tín dụng:
Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng
áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý
để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Các hình thức bảo đảm tín dụng theo quy định bao gồm: Thế chấp tài sản,
cầm cố tài sản, bảo đảm bằng các tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm
bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Ngân hàng cần có những quy định cụ thể về danh mục các tài sản đảm
bảo, điều kiện đối với tài sản đảm bảo, phạm vi bảo đảm...Về mức cho vay so
với giá trị đảm bảo, thì tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và
quyết định mức cho vay so với tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, giá trị đảm bảo
phải đủ bù đắp rủi ro, nghía là ngân hàng có thể thu được nợ gốc, nợ lãi và
các chi phí khác từ việc xử lý tài sản đảm bảo.
Như vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng sẽ được quyết định trước hết bởi
chính sách tín dụng. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp
là rất quan trọng. Khi xây dựng Chính sách tín dụng, Ngân hàng có thể xây
dựng theo hai hướng: thắt chặt hoặc mở rộng và được thực hiện thông qua các
công cụ như lãi suất, các điều kiện và tiêu chuẩn xét duyệt cấp tín dụng.
Sơ đồ 1.2: Trạng thái của chính sách tín dụng
Tùy theo mục tiêu quản lý của Ngân hàng và trên cơ sở tình hình thực tế của
nền kinh tế, Ngân hàng có thể xây dựng và điều tiết chính sách tín dụng theo
Chính sách tín dụng
CSTD mở rộng CSTD thắt chặt
Lãi suất
cho vay
ở mức
thấp và
vừa
phải
Các điều
kiện cấp tín
dụng (giá
trị cho vay
so với
TSĐB cao,
tỷ lệ tham
gia vốn NH
so với nhu
cầu KH
cao...)
Quy trình
đánh giá,
xét duyệt
nhanh
chóng và
ở mức độ
dễ dàng
Lãi
suất
cho
vay ở
mức
cao
Các điều
kiện cấp tín
dụng chặt
chẽ (Giá trị
cho vay so
với TSĐB
thấp, tỷ lệ
tham gia
vốn NH
cho vay so
với nhu cầu
KH thấp
Quy trình
đánh giá
xét duyệt
kỹ lưỡng
và ở mức
độ khó
khăn
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
hai hướng thắt chặt hoặc mở rộng một cách linh hoạt và hiệu quả nhằm giảm
thiểu rủi ro tín dụng, đồng thời tối đa hóa được lợi nhuận.
Chính sách tín dụng mở rộng thích hợp và nên được áp dụng trong hoàn
cảnh nền kinh tế tăng trưởng và công tác quản lý tín dụng của ngân hàng được
đảm bảo. Ngược lại, chính sách tín dụng thắt chặt thích hợp và nên được áp
dụng trong hoàn cảnh ngân hàng quản lý tín dụng kém hiệu quả hoặc khi nền
kinh tế có dấu hiệu chựng lại mở đầu cho thời kỳ suy thoái. Mặt khác, chính
sách tín dụng của ngân hàng phải gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ
mô của chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Một số biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả:
- Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
- Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín dụng xấu
- Tỷ lệ cho vay nội bộ cao
- Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ như chứng khoán, bất động sản...
- ...
1.2.3.3 Xây dựng các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
 Các dấu hiệu tài chính:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Tài sản có ngắn hạn
_______________________________ x 100%
Tài sản nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn
Tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty.
Một tỷ lệ quá cao có thể dẫn đến những nhận định sau đây về công ty: quá
nhiều tiền nhàn rỗi; quá nhiều các khoản phải thu; quá nhiều hàng tồn kho.
Một tỷ lệ nhỏ hơn 1 có thể cho ta những nhận định rằng công ty: trả chậm các
nhà cung ứng quá nhiều; dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố
định; dùng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
hoạt động kinh doanh để chi trả. Một xu hướng tăng lên của hệ số này cũng
cần được kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi: Doanh số bán
hàng giảm; sự tồn đọng hàng tồn kho do việc lập kế hoạch sản xuất yếu kém
hoặc yếu kém trong việc kiểm soát hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời, chậm
trong việc thu hồi công nợ...
Hệ số thanh toán nhanh:
Tài sản có tính lỏng cao
________________________________
x 100%
Tài sản nợ ngắn hạn
Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh., được tính giữa các tài sản
Có có tính lỏng cao (như tiền mặt và tiền gửi, các khoản phải thu và chứng
khoán có khả năng bán ngay) với tài sản Nợ ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh
toán nhanh có thể kiểm tra tài sản chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn
hạn.
Như vậy các chỉ số trên nếu thấp và suy giảm sẽ phản ánh những dấu hiệu của
rủi ro tín dụng.
- Nhóm chỉ tiêu sinh lời:
Mức sinh lời trên tổng vốn sử dụng ( Mức sinh lời trên tài sản ROA):
Lợi nhuận/lỗ hoạt động
______________________________________ x 100%
Bình quân tổng vốn sử dụng đầu kỳ và cuối kỳ
Mức sính lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận sau thuế
_________________________________________________________
x 100%
Bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
-> Các hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi cũng có thể gọi là hiệu quả đầu
tư của dựa án hoặc phương án kinh doanh, do đó phản ánh khả năng trả nợ và
lãi của khách hàng. Các chỉ tiêu này thấp hoặc suy giảm là một trong những
dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng.
- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính( phản ánh cơ cấu vốn ):
Hệ số nợ:
Tài sản nợ
____________________________
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định:
Tài sản cố định
_______________________________________
x 100%
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
->Các tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động
kinh doanh của khách hàng, cho thấy quan hệ đối ứng giữa vốn của khách
hàng và vốn vay của ngân hàng. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ
nên biến động từ 0 đến 1. Nếu bằng hoặc vượt quá 1, cho thấy doanh nghiệp
đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho
ngân hàng gánh chịu
Sơ đồ 1.3: Các dấu hiệu tài chính nhận biết rủi ro tín dụng
Các chỉ số thanh khoản cho thấy
dấu hiệu suy yếu
Các vòng quay hoạt động thể hiện
dấu hiệu suy yếu
Các chỉ số khả
năng sinh lời cho
thấy dấu hiệu suy
yếu
Cơ cấu vốn
không hợp lý
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
 Các dấu hiệu phi tài chính:
- Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng:
+ Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị
+ Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành
+ Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên
+ Tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình quản lý
+ Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời
+ Chi phí quản lý bất hợp pháp
+ Quản lý có tính gia đình
+ Tình hình sử dụng tài khoản, mức độ vay thường xuyên gia tăng
+ Sử dụng vốn sai mục đích
+ Khách hàng sử dụng nhiều khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động
phát triển dài hạn
+ Yêu cầu gia hạn nợ liên tục
+ Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn
+ Chậm thanh toán nợ gốc và lãi
+ ...
- Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại:
+ Khách hàng gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản
phẩm thay thế
+ Các sản phẩm của khách hàng có tính thời vụ cao
+ Có các biểu hiện cắt giảm chi phí
+ Những thay đổi về chính sách của Nhà nước
+ Thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn, vấn đề thị
hiếu...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
+ ...
- Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính:
+ Sự gia tăng tỷ lệ không cấn đối nợ
+ Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, chậm chế hay trì hoãn nộp báo cáo tài
chính
+ Khả năng tiền mặt giảm
+ Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài
+ Kết quả kinh doanh thua lỗ
+ Cố tình làm đẹp bảng Cân đối tài sản bằng tài sản vô hình
+...
- Các dấu hiệu phi tài chính khác:
+ Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh
+ Hàng tồn kho tăng do không bán được hoặc hư hỏng, lạc hậu
+ Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt
+ Khách hàng trông chờ vào các nguồn thu bất thường để đáp ứng nghĩa vụ
thanh toán ( bán nhà xưởng, trang thiết bị...)
+ ...
Trên đây là những dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề mà các Ngân
hàng cần quan tâm trong quá trình triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro tín
dụng. Việc nhận diện được các dấu hiệu rủi ro trên sẽ giúp ngân hàng nhanh
chóng đưa ra được các biện pháp thích hợp để phòng ngừa rủi ro xảy ra. Tuy
nhiên việc nhận diện rủi ro trên thực tế không phải là một công viêc dễ dàng,
cán bộ Ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và phải
nhạy bén với những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trên.
1.2.3.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là hai thước đo quan trọng nhất đánh giá
sự lành mạnh của thể chế, là chỉ tiêu rộng rãi nhất phản ảnh rủi ro tín dụng
của Ngân hàng.
Nợ quá hạn được hiểu là những khoản nợ mà khách hàng không trả được
khi đến hạn thanh toán đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu tương đối, phản ánh bao nhiêu phần trăm trong
tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn, được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ nợ quá han =( Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ)* 100
Hai chỉ tiêu này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng của Ngân hàng càng
lớn và qua đó phản ánh công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng chưa
tốt.
 Các khoản nợ xấu:
Nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân
hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và dự
phòng rủi ro tín dụng, thì nợ xấu là các khoản nợ bao gồm:
- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
tính theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác được phân loại
vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến
360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến
180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác được phân
loại vào nhóm nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): Bao gồm các khoản nợ quá hạn
trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180
ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
xử lý và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm nợ có khả năng
mất vốn
Nợ xấu càng cao phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn
 Các khoản tín dụng có vấn đề:
Là những khoản vay chưa đến hạn, chưa được xem là nợ quá hạn nhưng
trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện khách hàng có những dấu hiệu
rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, kỳ hạn của khoản vay bị thay đổi liên
tục; không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ không đúng kỳ hạn,
doanh thu bán hàng giảm, xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động
kinh doanh và ngân sách,...
1.2.3.5 Đánh giá rủi ro tín dụng
Hạn chế rủi ro tín dụng phải bắt đầu từ việc lựa chọn đúng đối tượng
khách hàng để cho vay. Thông thường khi ra một quyết định tín dụng, Ngân
hàng thường gặp phải hai loại sai lầm cơ bản là: Quyết định chấp thuận cho
vay đối với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với một khách
hàng tốt. Cả hai loại sai lầm này đều đưa đến cho ngân hàng những thiệt hại
đáng kể. Loại sai lầm thứ nhất làm phát sinh rủi ro tín dụng ( nợ quá hạn và
nợ không thể thu hồi). Loại sai lầm thứ hai dẫn đến thiệt hại về giảm uy tín và
mất cơ hội cho vay.
Đánh giá rủi ro tín dụng là một trong những kỹ thuật cơ bản giúp Ngân
hàng phân loại và đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng, tạo
cơ sở khoa học cho Ngân hàng lựa chọn đúng đối tượng để cho vay, giảm
thiểu được xác suất của hai loại sai lầm trên, từ đó giúp ngân hàng hạn chế
được rủi ro tín dụng có thể xảy ra đồng thời tối đa hóa được lợi nhuận.
 Đánh giá rủi ro tín dụng theo phương pháp định tính:
Đây là phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng truyền thống dựa trên những
phân tích mang tính chất chủ quan và kinh nghiệm của các chuyên gia, các
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
cán bộ ngân hàng để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. Theo phương
pháp này, Ngân hàng sẽ đi sâu vào nghiên cứu “5 tiêu chí- 5C” của người xin
vay, bao gồm: tư cách (Character), năng lực (Capacity), vốn (Captital), tài sản
thế chấp (Collateral), các điều kiện (Conditions).
Sơ đồ 1.4: 5 yếu tố trong xem xét phân tích tín dụng
- Tư cách người vay: Là ý thức trách nhiệm, thiện chí hoàn trả lại khoản vay
của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để
đánh giá uy tín, tư cách của người vay cho nên Ngân hàng sẽ quyết định chủ
quan xem liệu khách hàng có khả năng trả nợ vay hay không. Ngân hàng sẽ
phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng có rõ ràng, phù hợp với chính
sách cho vay của ngân hàng hay không, đồng thời sẽ kiểm tra những khoản nợ
trước đây của khách hàng, xem xét những báo cáo tín dụng và trình độ học
vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng. Các vấn đề cá nhân
của khách hàng và trình độ, kinh nghiệm của nhân viên cũng được xem xét.
Nếu phát hiện có điều gì đó bất ổn, ngân hàng cần phải xem xét cân nhắc nếu
không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
- Năng lực của người vay: Đây chính là khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngân hàng cần xem xét đến khả năng khách hàng có tiền đề thanh toán các
khoản vay hay không, Ngân hàng sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh,
thời gian chi trả và khả năng chi trả thành công các khoản vay.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
- Vốn của khách hàng: Đây chính là đóng góp của các chủ sở hữu. Vốn phản
ánh quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cần
quan tâm đến các tỉ số nợ của khách hàng để hiểu được tổng nợ trên tổng đầu
tư...
- Bảo đảm tiền vay: Tài sản thế chấp hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một
hình thức mà khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng khi tiến hành vay
vốn. Nếu khách hàng không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng có thể được đảm
bảo bằng một nguồn thanh toán khác, điều này giúp ngân hàng giảm thiểu
được tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Khi đánh giá khía cạnh của tài sản
đảm bảo, ngân hàng cần phải chú ý đến tính chất sở hữu, tuổi thọ, điều kiện
và mức độ chuyên dụng của tài sản...nhằm thu được giá trị lớn nhất khi phải
tiến hành xử lý tài sản thế chấp để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng.
- Các điều kiện khác: Đây là những điều kiện có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia. Doanh số hoạt
động kinh doanh của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh
tế? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số hoạt động của khách hàng có
bị giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng? Những công ty có
doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thường sẽ được
ngân hàng ưu ái hơn (Ví dụ các công ty trong lĩnh vực lương thực, thực
phẩm)
 Đánh giá rủi ro tín dụng theo mô hình định lượng
 Mô hình phân biệt tuyến tính( Mô hình điểm số Z)
Đây là mô hình do E. I. Altaman dùng để cho điểm tín dụng đối với doanh
nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro
tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính đối với người vay (Xi)
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay trong quá khứ.
Theo đó: Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó: X1= Tổng Tài sản lưu động/Tổng tài sản có
X2 = Lợi nhuận tích lũy/Tổng tài sản có
X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản có
X4 = Thị giá cổ phiếu/Giá trị kế toán của khoản nợ
X5 = Doanh thu/Tổng tài sản có
Kết luận: Nếu Z>3: Người vay không có khả năng vỡ nợ
1,8<Z<3: Không xác định được
Z<1,8: Người vay có khả năng vỡ nợ -> nguy cơ rủi ro tín dụng
cao
 Chấm điểm và xếp hạng tín dụng:
Chấm điểm và xếp hạng tín dụng là một kỹ thuật đặc biệt đánh giá rủi ro
tín dụng dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của người vay.
Thực chất, chấm điểm và xếp hạng tín dụng là một quy trình đánh giá xác
suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính
của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi
đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.
Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của
Ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và
được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các
thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Về hiệu quả, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng không chỉ hỗ trợ Ngân
hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng chính xác mà còn cho phép ngân
hàng lường trước được những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất
lượng xấu đi và có biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn là cơ sở để
ngân hàng ước lượng được mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để
trích lập dự phòng tổn thất.
Xếp hạng tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp,
còn đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng thường áp dụng hình thức chấm
điểm tín dụng.
Việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp thường được thực hiện theo
phương thức so sánh dựa vào loại hình doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính,
phi tài chính đã xác định.
Các tiêu chí khi xếp hạng tín dụng cho một doanh nghiệp thường bao gồm:
vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách, các chỉ số tài
chính (chỉ số thanh khoản, chỉ số nợ, chỉ số sinh lợi: ROE, ROA...), các chỉ
tiêu phi tài chính (uy tín, môi trường kinh doanh, mối quan hệ với ngân
hàng...)
Kết quả xếp hạng thường được ngân hàng sử dụng chữ cái A, B, C để biểu
thị xếp hạng. Ví dụ có ngân hàng xếp hạng khách hàng thành sáu loại và ký
hiệu từ thấp đến cao như sau: C, CC, B, BB, A và AA, trong đó loại AA là
loại tối ưu (rủi ro thấp nhất) và C là loại yếu kém (rủi ro cao nhất).
Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê
và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với một khách hàng cá
nhân. Các yếu tố được xem xét khi chấm điểm tín dụng thường bao gồm: các
thông tin cá nhân (tuổi, trình độ học vấn, thời gian công tác, nghề nghiệp, tình
trạng cư trú, cơ cấu gia đình, thu nhập,...), mối quan hệ với ngân hàng...Điểm
số tín dụng thể hiện ở một con số do ngân hàng xác định dựa trên cơ sở phân
tích thống kê của chuyên viên tín dụng, của phòng phân tích tín dụng hoặc
của công ty chuyên thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng.
1.2.3.6 Kiểm tra và giám sát tín dụng
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc
sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích,
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện
các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các
cam kết.
Đây được xem là một khâu rất quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro tín
dụng, qua đó giúp ngân hàng có thể nhanh chóng phát hiện những biểu hiện
rủi ro mất vốn và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến
khả năng thu hồi nợ sau này.
Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng là:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng
- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
- Viếng thăm và kiểm tra cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi
cư trú của khách hàng vay vốn
- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tín dụng
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng
khác
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua những thông tin thu thập
khác
Ngoài việc giám sát đối với từng khoản vay, các Ngân hàng còn cần:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định – 30,
60, 90 ngày
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận
trọng và chi tiết
- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn
- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề
- Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Chương 2:
Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồng Hà từ
năm 2005 đến năm 2007
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Gắn liền với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của NHNo & PTNT
Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà từ ngày thành lập đến nay đã
nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình và là một trong những đơn vị
dẫn đầu về thành tích kinh doanh trong toàn hệ thống. Với sự triển khai đồng
bộ nhiều giải pháp trong quản lý và điều hành cùng với việc phát triển mạng
lưới khách hàng, hoàn thiện các dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động, chỉ
sau 4 năm đi vào hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Nno & PTNT Hồng Hà đã
bắt nhịp được với sự phát triển trong hệ thống ngân hàng và từng bước thiết
lập được vị thế của một ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc phát triển
dịch vụ và phục vụ mọi thành phần kinh tế, được khách hàng tín nhiệm và
đánh giá cao.
a. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, nền kinh tế của nước ta đã có những bước chuyển
mình mạnh mẽ, trong đó đặc biệt là sự phát triển sôi động của thị trường tài
chính, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và thị
trường chứng khoán đã khiến cho việc cạnh tranh thu hút vốn trở nên gay gắt,
các NHTM đều nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu
quả. Trên địa bàn Hà Nội, các NHTM đã cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra
các mức lãi suất với nhiều hình thức huy động hấp dẫn.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Là một chi nhánh mới thành lập nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Hồng
Hà đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách đẩy mạnh tiếp thị
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng mạng lưới hoạt
động thông qua việc thành lập thêm các phòng giao dịch, thiết lập và củng cố
các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
hoàn thiện thêm các tiện ích như tiền gửi rút gốc linh hoạt, đơn giản hóa thủ
tục gửi tiền...từ đó thu hút thêm khách hàng đến vói chi nhánh, nhờ vậy mà
nguồn vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. Tình hình
hoạt động huy động của Chi nhánh được thể hiện thông qua bảng tổng kết
sau:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT
Hồng Hà
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh 2007/2006
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tăng/
giảm
Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn huy
động
1.202 100 2.121 100 4.487 100 2.366 +111,5
I. Phân theo loại tiền
1. Nội tệ 1.152 95,8 1.976 93,1 4.038 90,0 2.062 +104,4
2. Ngoại tệ 50 4,2 144 6,7 449 10,0 305 +211,8
II. Phân theo thời gian
1. Không kỳ hạn 571 47,5 203 9,5 108 2,4 -95 -46,8
2. Có kỳ hạn dưới 12th 275,5 22,9 211 9,9 130 2,9 -81 -38,4
3. Có kỳ hạn trên 12th 355,5 29,5 1.706 80,4 4249 94,7 +2.543 +149,1
III.Phân theo TPKT
1. Tiền gửi từ dân cư 236,9 19,7 385 18,1 862 19,2 +477 +123,9
2.Tiền gửi các TCKT 361 30 1.714 80,8 3.513 78,3 +1.799 +104,9
3. TG có kỳ hạn của
TCTD
200 16,6 15 0,7 81 1,8 +66 +440
4. TG ko kỳ hạn của
TCTD
404 33,6 6 0,28 31 0,7 +25 +416,7
( Nguồn: Báo cáo hoạt động KD của CN NHNo&PTNT Hồng Hà từ năm 2005-2007)
b. Hoạt động cho vay
Trong những năm gần đây, với lợi thế về nhiều mặt, chi nhánh đã thu hút
được khá nhiều khách hàng nằm trên địa bàn Thủ đô, trong đó có những
khách hàng thuộc Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên như Công ty
Muối – Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp...Ngoài ra chi nhánh đã đầu tư cho
nhiều công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể như Công ty cổ
phần BOT Quốc lộ 2, Công ty CPTM Bình Phát, Công ty cổ phần thương mại
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
và tư vấn Tân Cơ, Công ty CPTB Công nghiệp và xây dựng, Nhà máy Xi
măng Hạ Long...Đây là những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và có
hiệu quả kinh doanh cao nên trong thời gian vừa qua Chi nhánh NHNo &
PTNT Hồng Hà đã đạt được kết quả cho vay khả quan, thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 2.2: Quy mô cho vay từ năm 2005 đến năm 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
+/- % +/- %
1.Doanh số cho vay 844.149 1.920.307 4.060.460 1.076.158 127 2.140.153 111,4
2.Doanh số thu nợ 658.609 1.651.402 3.487.607 992.793 150,7 1.836.205 111
3.Dư nợ cho vay 401.331 670.000 1.243.088 268.669 66,9 573.088 86
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005-2007)
c. Một số hoạt động kinh doanh khác
Mặc dù hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động dịch
vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà, tuy nhiên để nhằm tăng hơn nữa
hiệu quả kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Ngân hàng một
cách tốt nhất, nâng cao hình ảnh và quảng bá thương hiệu Hồng Hà, Chi
nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh
doanh, thanh toán và bước đầu được những thành công nhất định. Cụ thể là:
* Đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại:
Trong những năm gần đây xu thế hội nhập nền kinh tế đã tạo điều kiện
cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc, nhu cầu về ngoại
tệ phục vụ trong thanh toán do vậy cũng tăng cao. Đặc biệt là khi hệ thống
chuyển tiền điện tử Western Union được mở rộng ra toàn bộ chi nhánh thì
hoạt động mua bán ngoại tệ trở thành một yếu tố làm tăng thu nhập của ngân
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
hàng, đồng thời đa dạng hơn các dịch vụ của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng khi đến giao dịch với Chi nhánh. Một đặc thù trong hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà là chỉ
được phép mua ngoại tệ rồi bán cho Ngân hàng cấp trên chứ không được bán
trực tiếp ra ngoài. Một số kết quả đạt được của Chi nhánh trong thời gian qua:
- Doanh số mua ngoại tệ: Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ của Chi
nhánh là 16,817 triệu USD tăng 55% so với năm 2005, và Năm 2007 con số
này là 23,543 triệu USD tăng 40% so với năm 2006.
- Doanh số bán ngoại tệ: Năm 2006 đạt 16,764 triệu USD tăng 56% so
với năm 2005. Đến năm 2007 thì đạt 23,322 triệu USD tăng 39,1% so với
năm 2006.
* Đối với hoạt động thanh toán quốc tế:
Nghiệp vụ này Chi nhánh Hồng Hà được độc lập thực hiện do đó được
hưởng một phần phí, lãi cho vay (nếu khách hàng nhận nợ) và tận dụng nguồn
vốn ký quỹ của khách hàng nên thu nhập từ nghiệp vụ này cho Chi nhánh
tương đối tốt. Hiện nay, Chi nhánh đã có những khách hàng truyền thống
trong dịch vụ thanh toán quốc tế như: Công ty TNHH Tùng Lâm, Công ty
CMS, Chi nhánh công ty nuôi trồng thủy sản...
- Hoạt động thanh toán xuất khẩu: Năm 2006 đạt 3,363 triệu USD tăng
24% so với năm 2005, con số này năm 2007 là 4,1 triệu USD tăng 21,9% so
với năm 2006.
- Hoạt động thanh toán nhập khẩu: Năm 2006 đạt 7,079 triệu USD tăng
24% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 8,624 triệu USD tăng 21,8% so với
năm 2006.
* Đối với hoạt động thanh toán- điện toán:
Trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện trên 19.825 món với số tiền là
13.421 triệu đồng thanh toán, chuyển tiền thông qua hệ thống thanh toán điện
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
tử nội bộ, thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện tốt, đảm bảo luân
chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả. Dịch vụ
thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài năm 2007 thực hiện 102 món với số tiền
là 4.921.304 USD
Chi nhánh luôn được NHNo & PTNT Việt Nam trang bị đầy đủ các trang
thiết bị cần thiết để phục vụ giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác
tổng hợp, truyền nhận file, đảm bảo đến 8h/ngày làm việc kế tiếp đã có số liệu
tổng hợp của ngày hôm trước. Chi nhánh đã và đang tích cực, chủ động và
sẵn sàng thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng theo chỉ đạo của
NHNo & PTNT Việt Nam. Cụ thể năm 2005 và 2006, 2007 Chi nhánh đã tổ
chức cho 100% cán bộ đi học lớp WB, Western Union, chuyển tiền điện tử...
* Đối với hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng:
- Dịch vụ thẻ ATM: Năm 2006 và 2007, được sự giúp đỡ của NHNo &
PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đẩy mạnh công tác
tiếp thị, ký các hợp đồng chi hộ lương qua ATM, ký các hợp đồng mở thẻ
ATM cho các doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thủ đô và các khu vực
lân cận khác, đến nay đã mở được 2.192 thẻ ATM tăng 86% so với năm 2006,
hiện chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà có 6 máy ATM.
- Dịch vụ thu – chi theo yêu cầu: Dịch vụ này thu – chi tiền lưu động,
chi tiền, chi hộ lương tại các cơ quan, đơn vị của khách hàng tiếp tục được
duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm, binh quân mỗi tháng
chi khoảng 100 tỷ đồng.
Như vậy, với những thành quả đạt được trên, Chi nhánh NHNo & PTNT
Hồng Hà đã chứng tỏ được vị thế của mình là một trong những đơn vị dẫn
đầu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam về thành tích kinh doanh. Mặc
dù với tuổi đời còn non trẻ, nhưng ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh đã
nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng về một Ngân hàng năng động,
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
tin cậy chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Chi nhánh Hồng Hà hoàn toàn có đủ
năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện
ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Trong tương lai, Chi
nhánh tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, nâng cao hơn nũa chất
lượng hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, chất lượng và hiệu quả
kinh doanh, giữ gìn “ chữ Tín” trong kinh doanh để Chi nhánh Hồng Hà mãi
xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng và là
thành viên của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam- Anh hùng lao động Thời kỳ dổi mới.
2.2 Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng
2.2.1. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam
(AGRIBANK)
AGRIBANK là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn
nhất Việt Nam trên nhiều phương diện: quy mô vốn lớn, mạng lưới hoạt động
rộng khắp các địa bàn toàn quốc, có được mối quan hệ truyền thống với khách
hàng... Để giữ vững được vị thế dẫn đầu của mình, AGRIBANK không chỉ
chú trọng đến việc đầu tư, đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ
đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân
hàng tiên tiến mà còn rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro,
đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Quán triệt tinh thần coi việc phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả
làm sự nghiệp tồn tại của toàn hệ thống, Agribank đã hình thành một hệ thống
quản lý rủi ro từ trung ương đến các chi nhánh. Công tác hạn chế rủi ro tín
dụng được Agribank quán triệt từ trong chính sách tổ chức hoạt động tín dụng
của toàn hệ thống:
 Tổ chức hoạt động tín dụng tại AGRIBANK:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT được xây dựng theo mô
hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được
điều hành tập trung. Trong đó, Ban tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn
hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị
tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời, các Ban nghiệp vụ tín dụng dựa trên
những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng,
quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:
- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học
- Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý
- Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng
- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng
Tại trung tâm điều hành
Tại Chi nhánh các cấp:
Như vậy với cơ cấu tổ chức trên, mỗi bộ phận đều thực hiện một chức
năng và chịu trách nhiệm riêng biệt, đồng thời hỗ trợ nhau trong công tác
kiểm soát rủi ro. Đặc biệt là vai trò của bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Kiểm tra giám sát tín
dụng độc lập
Ban
Thẩm
định
dự án
Ban
Quan hệ
quốc tế
Ban
Quản lý
Dự án
UTĐT
Ban
Tín
dụng
Trung tâm
Phòng
ngừa và xử
lý rủi ro
Phó Tổng Giám đốc
phụ trách tín dụng
Công ty
quản lý nợ
và khai thác
tài sản
Kiểm tra giám sát
tín dụng độc lập
chi nhánh
Phòng (Tổ)
Tín dụng
Phòng (Tổ)
thẩm định
Giám đốc
Chi nhánh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
được tổ chức hoàn toàn độc lập với các Ban Tín dụng nhằm đảm bảo quản lý
rủi ro tín dụng một cách khách quan. Cụ thể, nhiệm vụ của bộ phận này tại
trung tâm điều hành là:
- Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro
từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại trung tâm điều
hành
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định và chính sách của
NHNo & PTNT VN trong lĩnh vực tín dụng, phát hiện những sai phạm,
từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả
- Định kỳ tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng của các chi
nhánh...
Ngoài ra, Agribank còn thành lập riêng một trung tâm Phòng ngừa và xử
lý rủi ro. Nhiệm vụ của trung tâm này là tổ chức xây dựng các chiến lược
phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đồng thời dự thảo các văn bản quy định của
NHNo & PTNT về thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tổng hợp, phân tích,
theo dõi thông tin rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT nói chung và hoạt
động tín dụng nói riêng.
 Về quy trình tín dụng:
Trên cơ sở một quy trình tín dụng cơ bản, Agribank đã xây dựng một quy
trình tín dụng hướng tới hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả. Toàn bộ quy
trình được liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên
lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt và soạn thảo hồ
sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt
khoản vay.
Quy trình tín dụng của Agribank được soạn thảo với mục đích giúp cho
quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu
vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công
việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.
Quy trình được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng
và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến
hành theo ba bước: (1) Thẩm định trước khi cho vay; (2) Kiểm tra, giám sát
trong khi cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu lãi tín dụng và thu hồi
nợ.
Đối với mỗi quy trình, Agribank đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể,
những mẫu quy định sẵn trong đó tổng hợp tất cả các thông tin trợ giúp cho
các cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng. Ví dụ đối
với khâu thẩm định tín dụng, có các văn bản như:
- Văn bản hướng dẫn phân tích tư cách và năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của
khách hàng
- Văn bản hướng dẫn kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh
- Văn bản hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả
năng tài chính
- Danh mục điều tra đánh giá kế hoạch kinh doanh
- ...
Các văn bản này chủ yếu được xây dựng dưới dạng các bảng câu hỏi có
chức năng cung cấp thông tin giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá một cách
khách quan và chính xác nhất về khách hàng, mức độ rủi ro của khoản tín
dụng. Đồng thời còn giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra được những
dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề để từ đó có những biện pháp can
thiệp và chấn chỉnh kịp thời.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
 Về chính sách tín dụng:
Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống AGRIBANK
được ban hành kèm theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của
Hội đồng quản trị, các sản phẩm và dịch vụ tín dụng AGRIBANK đang cung
cấp bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo
dự án đầu tư, Phương thức cho vay trả góp, Phương thức cho vay thông qua
nghiệp vụ pháp hành và sử dụng thẻ tín dụng, phương thức cho vay hợp vốn
(đồng tài trợ).
Đối với mỗi phương thức cho vay, Agribank có những quy định cụ thể về
đối tượng được vay vốn, thời hạn vay, mức vay, lãi suất cho vay, thời gian ân
hạn và định kỳ trả nợ...
Về lãi suất cho vay được Agribank xây dựng dựa trên các thông số về mức
sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn
vốn. Lãi suất cho vay được giám sát chặt chẽ để bảo đảm bù đủ các loại chi
phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng...và các khoản sinh lời cần thiết để
hoạt động ngân hàng có lãi và tăng trưởng
Lãi suất cho vay = Chi phí huy động vốn + Chi phí dự phòng rủi ro + Chi
phí thanh khoản + Chi phí hoạt động
Trong đó chi phí dự phòng rủi ro được xác định căn cứ vào kết quả thẩm
định rủi ro của khách hàng và dự án/phương án vay vốn, mức trích dự phòng
rủi ro tương ứng với từng bậc điểm tín dụng của khách hàng. Phương pháp
này giúp cho ngân hàng xây dựng được mức lãi suất tương quan với mức rủi
ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân chia lãi
suất cho vay thành hai loại là lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay
quá hạn, trong đó lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay
trong hạn nhưng không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Về hạn mức cho vay, Ban tín dụng sẽ quyết định thiết lập các hạn mức xác
định độ tập trung trong cơ cấu danh mục tín dụng dựa trên mức độ rủi ro có
thể chấp nhận được của toàn hệ thống ngân hàng, tính toán cân đối nguồn vốn
và đánh giá thị trường. Việc đặt ra các hạn mức này sẽ giúp cho ngân hàng
tránh được sự cho vay tập trung quá mức vào một lĩnh vực, ngành nghề, nhóm
khách hàng hoặc địa bàn nào đó, và đảm bảo rằng không có tài sản (hoặc một
nhóm) tài sản nào hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng tới kết quả
kinh doanh cuối cùng của toàn hệ thống.
Về nguyên tắc xác định hạn mức, thì hàng năm, NHNo & PTNT Việt Nam
sẽ thiết lập hạn mức tập trung tín dụng theo các yếu tố rủi ro như: khách hàng,
ngành hàng, bảo đảm tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm...Các hạn mức tập
trung tín dụng lập theo các yếu tố rủi ro nói trên phải bảo đảm phù hợp tương
xứng với phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, địa bàn
hoạt động và năng lực quản lý của từng chi nhánh...Các hạn mức tập trung tín
dụng này được tính bằng tỷ trọng của danh mục tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay, mức tín dụng tối đa với một khách hàng được xác định theo
nguyên tắc: đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
đồng thời đảm bảo độ lớn của hạn mức tương xứng với điểm tín nhiệm của
khách hàng (nghĩa là phù hợp với quy mô, năng lực tài chính,...của từng
khách hàng)
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh những đối tượng được vay
và giới hạn mức cho vay, NHNo & PTNT Việt Nam cũng quy định rõ những
đối tượng và nhu cầu vay vốn không được cho vay, đối tượng bị hạn chế cho
vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
 Về chấm điểm và xếp hạng tín dụng:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Hiện nay, quy trình chấm điểm và phân loại khách hàng trong hệ thống
AGRIBANK đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số
1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau
giữa các nhóm khách hàng vay vốn, AGRIBANK đã phân chia khách hàng
vay thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân ( bao gồm cá nhân và hộ gia
đình)
Mô hình phân loại đang được áp dụng tại AGRIBANK tương đối đơn
giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ
tiêu định lượng, phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ
uy tín trong quan hệ với khách hàng: Chỉ tiêu lợi nhuận, Chỉ tiêu tỷ suất tự tài
trợ, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Chỉ tiêu nợ xấu tại AGRIBANK.
Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
AGRIBANK xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ
rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, DDD, DD, D.
Đối với khách hàng cá nhân, AGRIBANK cũng xếp thành 10 hạng có mức
độ rủi ro từ thấp đến cao là: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, Ddd, Dd, d.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Lo¹i §Æc ®iÓm Møc ®é rñi ro
AAA: Lo¹i tèi -u
§iÓm tÝn dông tèt
nhÊt dµnh cho c¸c
kh¸ch hµng cã chÊt
l-îng tÝn dông tèt
nhÊt.
- t×nh h×nh tµi chÝnh m¹nh
- n¨ng lùc cao trong qu¶n trÞ
- ho¹t ®éng ®¹t hiÖu qu¶ cao
- triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi
- rÊt v÷ng vµng tr-íc nh÷ng t¸c ®éng
cña m«i tr-êng kinh doanh
- ®¹o ®øc tÝn dông cao
ThÊp nhÊt
AA: Lo¹i -u - kh¶ n¨ng sinh lêi tèt
- ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ æn ®Þnh
- qu¶n trÞ tèt
- triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi
- ®¹o ®øc tÝn dông tèt
ThÊp nh-ng vÒ dµi
h¹n cao h¬n kh¸ch
hµng lo¹i AA+
A: Lo¹i tèt - t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh
nh-ng cã nh÷ng h¹n chÕ nhÊt ®Þnh.
- ho¹t ®éng hiÖu qu¶ nh-ng kh«ng æn
®Þnh nh- kh¸ch hµng lo¹i AA.
- qu¶n trÞ tèt
- triÓn väng ph¸t triÓn tèt
- ®¹o ®øc tÝn dông tèt
ThÊp
BBB: Lo¹i kh¸ - ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ cã triÓn
väng trong ng¾n h¹n.
- t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh trong
ng¾n h¹n do cã mét sè h¹n chÕ vÒ
tµi chÝnh vµ n¨ng lùc qu¶n lý vµ cã
thÓ bÞ t¸c ®éng m¹nh bëi c¸c ®iÒu
kiÖn kinh tÕ, tµi chÝnh trong m«i
tr-êng kinh doanh.
Trung b×nh
BB: Lo¹i trung
b×nh kh¸
- tiÒm lùc tµi chÝnh trung b×nh, cã
nh÷ng nguy c¬ tiÒm Èn
- ho¹t ®éng kinh doanh tèt trong hiÖn
t¹i nh-ng dÔ bÞ tæn th-¬ng bëi
nh÷ng biÕn ®éng lín trong kinh
doanh do c¸c søc Ðp c¹nh tranh vµ
søc Ðp tõ nÒn kinh tÕ nãi chung.
Trung b×nh, kh¶ n¨ng
tr¶ nî gèc vµ l·i trong
t-¬ng lai Ýt ®-îc ®¶m
b¶o h¬n kh¸ch hµng
lo¹i BB+.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
B: Lo¹i trung b×nh - kh¶ n¨ng tù chñ tµi chÝnh thÊp,
dßng tiÒn biÕn ®éng
- hiÖu qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh
kh«ng cao, chÞu nhiÒu søc Ðp c¹nh
tranh m¹nh mÏ h¬n, dÔ bÞ t¸c ®éng
lín tõ nh÷ng biÕn ®éng kinh tÕ nhá.
Cao, do kh¶ n¨ng tù
chñ tµi chÝnh thÊp.
Ng©n hµng ch-a cã
nguy c¬ mÊt vèn ngay
nh-ng vÒ l©u dµi sÏ
khã kh¨n nÕu t×nh
h×nh ho¹t ®éng kinh
doanh cña kh¸ch hµng
kh«ng ®-îc c¶i thiÖn.
CCC: Lo¹i d-íi
trung b×nh
- hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp, kÕt qu¶
kinh doanh nhiÒu biÕn ®éng
- n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu, bÞ thua lç
trong mét hay mét sè n¨m tµi chÝnh
gÇn ®©y vµ hiÖn t¹i ®ang vËt lén
®Ó duy tr× kh¶ n¨ng sinh lêi.
- n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
Cao, lµ møc cao nhÊt
cã thÓ chÊp nhËn; x¸c
suÊt vi ph¹m hîp ®ång
tÝn dông cao, nÕu
kh«ng cã nh÷ng biÖn
ph¸p kÞp thêi, ng©n
hµng cã nguy c¬ mÊt
vèn trong ng¾n h¹n.
CC: Lo¹i xa d-íi
trung b×nh
- hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp
- n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã
nî qu¸ h¹n (d-íi 90 ngµy).
- n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
RÊt cao, kh¶ n¨ng tr¶
nî ng©n hµng kÐm,
nÕu kh«ng cã nh÷ng
biÖn ph¸p kÞp thêi,
ng©n hµng cã nguy c¬
mÊt vèn trong ng¾n
h¹n.
C: Lo¹i yÕu kÐm - hiÖu qu¶ ho¹t ®éng rÊt thÊp, bÞ
thua lç, kh«ng cã triÓn väng phôc
håi.
- n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã
nî qu¸ h¹n.
- n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
RÊt cao, ng©n hµng sÏ
ph¶i mÊt nhiÒu thêi
gian vµ c«ng søc ®Ó
thu håi vèn cho vay.
D: Lo¹i rÊt yÕu
kÐm
- C¸c kh¸ch hµng nµy bÞ thua lç kÐo
dµi, tµi chÝnh yÕu kÐm, cã nî khã
®ßi, n¨ng lùc qu¶n lý kÐm.
§Æc biÖt cao, ng©n
hµng hÇu nh- sÏ kh«ng
thÓ thu håi ®-îc vèn
cho vay.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
 Về chính sách tài sản đảm bảo:
Xác định vai trò quan trọng của tài sản đảm bảo trong công tác hạn chế rủi
ro tín dụng, AGRIBANK đã xây dựng cho mình một chính sách về bảo đảm
tiền vay trong đó có quy định cụ thể về danh mục các tài sản dùng để bảo đảm
tiền vay, điều kiện đối với tài sản đảm bảo, phạm vi bảo đảm tiền vay, mức
cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo và các quy định về xử lý tài sản bảo
đảm...
Theo đó, căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và
hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, AGRIBANK có thể lựa chọn áp
dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay:
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo
đảm bằng tài sản:
+ Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện để cho vay
không có bảo đảm bằng tài sản
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc
Khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo
đảm. Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo sẽ tập trung vào làm rõ các vấn đề
sau: Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay/bên bảo lãnh; Tài sản
hiện không có tranh chấp; Tài sản được phép giao dịch; Tài sản dễ chuyển
nhượng; Xác định giá trị tài sản đảm bảo; Khả năng thu hồi nợ vay trong
trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo; Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản
đảm bảo an toàn và hiệu quả.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
Về mức cho vay so với Tài sản đảm bảo, thì tùy từng trường hợp cụ thể,
ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm
bảo. Miễn là kết quả tính toán cho thấy, trong trường hợp có rủi ro xảy ra,
ngân hàng có thể thu hồi được nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý
Tài sản đảm bảo. Ví dụ, đối với tài sản thế chấp, mức cho vay tối đa là 75%
giá trị Tài sản đảm bảo. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp cho vay: mức
cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo...
2.2.2. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Hà từ năm 2005 đến 2007
2.2.2.1. Tình hình cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn:
 Về kinh tế:
- Thuận lợi:
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta nói chung có nhiều khởi sắc,
kinh tế Hà Nội nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao, đã tác động tích cực đến
hoạt động ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng.
Thành phố đã có những cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng vốn tín dụng
lớn trên địa bàn.
Nhìn chung những năm qua, kinh tế trên địa bàn thuận lợi là cơ bản song
hoạt động công tác tín dụng của chi nhánh cũng gặp những khó khăn nhất
định.
- Khó khăn:
Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Thủ đô, nơi hội tụ đủ các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng, tài chính nên có sự cạnh tranh gay gắt. Đòi
hỏi phải có sự khảo sát tìm kiếm khách hàng nhưng đồng thời cũng phải
thường xuyên lựa chọn dự án cũng như khách hàng để đầu tư, nhằm hạn chế
tối đa mức rủi ro và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
 Về Xã hội:
- Thuận lợi:
Những năm qua tình hình chính trị xã hội của Thủ đô luôn ổn định, Thành
phố đã có những chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác cải cách hành chính được Thành phố đặc biệt quan tâm, góp phần
tháo gỡ căn bản những khó khăn vướng mắc, tạo cơ hội để các thành phần
kinh tế phát triển.
Là địa bàn Thủ đô, nơi trung tâm kinh tế chính trị của cả nước nên hội đủ
các loại hình kinh tế, là nơi thu hút nhiều lao động có chất lượng, có thu nhập
cao và ổn định, là địa bàn có nhu cầu chi tiêu cá nhân lớn. Đó chính là môi
trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đồng thời là
môi trường thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.
- Khó khăn:
Một số khâu trong lĩnh vực cải cách hành chính còn chưa đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch
đảm bảo, công chứng tài sản đảm bảo còn chậm, làm mất cơ hội sản xuất kinh
doanh của nhà đầu tư cũng như cơ hội đầu tư tín dụng của Ngân hàng.
Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà sau 3 năm hoạt động, tuy còn
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động còn chưa phát triển
đảm bảo về mặt chất và lượng, thị phần còn hạn chế. Nhận thức được những
khó khăn và thuận lợi ngay từ những ngày đầu hoạt động, với sự chỉ đạo kịp
thời, đồng bộ của Ban giám đốc trên cơ sở khắc phục những tồn tại và phát
huy những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những
năm qua đạt được kết quả toàn diện về mọi mặt trong đó có hoạt động tín
dụng của Chi nhánh.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
2.2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng:
Với các điều kiện và môi trường kinh doanh của mình, Chi nhánh NHNo
& PTNT Hồng Hà đã có số liệu về hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung 2005 2006 2007 Tăng trưởng
1 Cho vay 844.149 1.920.307 4.060.460 111,4%
2 Thu nợ 658.818 1.651.402 3.487.607 111%
3 Dư nợ 401.331 670.000 1.243.088 86%
( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007)
* Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian:
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh 07/05
+/- Lần
Dư nợ cho vay 401,3 670 1.243 841,7 3,1
1. Ngắn hạn 326,7 537 891 564,3 2,7
2.Trung-dài hạn 74,6 133 352 277,4 4,7
( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm liên
tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kết quả trên đạt được là do Chi
nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã chú trọng công tác marketing, phục vụ tốt
khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Thực hiện chính sách
khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng
và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng
thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn
tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII
lượng giao dịch. Kết quả là có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường
xuyên lớn như: Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên như Tổng công
ty Muối- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp...Ngoài ra Chi nhánh đã đầu tư
cho nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể như Công ty
Cổ phần BOT Quốc Lộ 2, Công ty CPTM Bình Phát, Công ty Cổ phần
thương mại và tư vấn Tân Cơ, Công ty CPTB Công nghiệp và xây dựng...
Đối với cho vay trung và dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm do
khách hàng ngày càng tin tưởng hơn vào chính sách và tiện ích mà Ngân hàng
mang lại cho họ khi tiến hành vay vốn. Kết quả đạt được này là do Chi nhánh
đã không ngừng hoàn thiện các nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ và chất
lượng dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn
trung và dài hạn nhằm tăng tính cạnh tranh và doanh thu của Chi nhánh so với
các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Ngoài ra dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn tăng còn do Chi
nhánh đã giải ngân cho 2 dự án lớn là Dự án xây dựng Nhà máy Xi Măng Hạ
Long (Nhà máy Xi măng Hạ Long có tổng mức đầu tư là 905 tỷ đồng, trong
đó Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà cho vay là 120 tỷ đồng và hiện đã
giải ngân đến hết ngày 31/12/2007 là 44 tỷ đồng) và Dự án nâng cấp cải tạo
Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên (Dự án có tổng mức đầu tư là 541,5 tỷ
đồng, trong đó chi nhánh Hồng Hà tham gia là 90 tỷ đồng và đã giải ngân là
53,7 tỷ đồng)...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà

More Related Content

Similar to Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà (20)

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.docx
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.docxGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.docx
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
nop.doc
nop.docnop.doc
nop.doc
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mạiLuận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
Cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang TrungMở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà

  • 1. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỒNG HÀ NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET Lời mở đầu Kỹ năng thành công trong hoạt động quản lý Tài chính là khả năng đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận và rủi ro. Dĩ nhiên một quy tắc thông thường là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hoạt động tín dụng với vai trò là hoạt động kinh doanh nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy tắc đó. Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các Ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận song hành cùng rủi ro. Về bản chất, rủi ro là tồn tại khách quan, vì vậy chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều tất yếu, không tránh khỏi nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng sẽ tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng đó. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro đang là yêu cầu thiết yếu
  • 2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII cho sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích kinh doanh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng đến 90% trong danh mục tài sản có và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Song, cũng chính vì vậy mà Ngân hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro nhất. Việc tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng khiến Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản trị rủi ro. Trong thời gian tới, trước xu thế tự do, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên, thực tế đó đòi hỏi Chi nhánh phải có những cải cách mạnh mẽ và những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Xác định đây là một trong những vấn đề then chốt cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Chi nhánh, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà, trên cơ sở những nghiên cứu thực tế, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu của Chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Chương 2: Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
  • 3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị phòng Kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà, và đặc biệt là PGS.TS Phan Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này!
  • 4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại 1.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Có nhiều cách để định nghĩa về Ngân hàng thương mại, trong đó chủ yếu thường dựa trên mục đích hoạt động kinh doanh của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Theo tinh thần của Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2004): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Tại Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi, cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một Ngân hàng. Như vậy chúng ta có thể hiểu về NHTM là: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc
  • 5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Sự đa dạng trong các dịch vụ và chức năng của Ngân hàng dẫn đến việc chúng còn được gọi là các “ bách hoá tài chính” (Financial department stores- a full sercice Financial institution). 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu, là cơ sở quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực chất đó là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Theo Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân dưới các hình thức như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Nghiệp vụ tín dụng: Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Đây là nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của Ngân hàng.
  • 6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Hoạt động tín dụng là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả. Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng của sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Trong đó cho vay là hình thức chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất.  Nghiệp vụ đầu tư: Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho các NHTM, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Trong nghiệp vụ này, NHTM sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới hình thức như mua chứng khoán ( cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ...)  Nghiệp vụ ngân quỹ: Bao gồm dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và tiền gửi tại các Ngân hàng Thương mại khác  Nghiệp vụ Có khác: Là các khoản mục còn lại của Tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằm xây dựng trụ sở, phòng giao dịch, trang thiết bị... 1.1.2.3. Các hoạt động khác Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cấp tín dụng là hai hoạt động quan trọng nhất, các Ngân hàng hiện nay còn tiến hành cung cấp các dịch vụ sau: - Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý - Dịch vụ thanh toán thu hộ chi hộ cho khách hàng trong và ngoài nước: chuyển tiền, thẻ thanh toán, séc... - tư vấn tài chính - Nghiệp vụ ngoại bảng: option, forward, future...
  • 7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII 1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội của con người. Đó là khả năng xảy ra những biến cố không lường trước và thường gây ra hậu quả xấu. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận, và do vậy nó cũng là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các NHTM đã cho thấy, rủi ro đối với NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản..., trong đó đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có quan hệ mật thiết với các rủi ro còn lại, và được coi là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây ra hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy rủi ro tín dụng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM trong công tác quản trị ngân hàng, mà còn thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả. Rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về rủi ro tín dụng đã ra đời và cùng với nó là nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng đã được đưa ra, sau đây là một vài khái niệm mà chúng ta có thể xem xét: Theo tài liệu “Financial Institution Managerment- A modern pespective” của A.Saunders và H. Langer thì: Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ các khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng và thời hạn. Theo Joel Bessis trong “ Risk managerment in banking”: Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của những khoản vay này.
  • 8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Theo Timothy W. Koch trong “Bank managerment”: Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Đó là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán chậm trễ. Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Như vậy, nếu coi tín dụng là việc ngân hàng “tin tưởng” mà đưa cho khách hàng sử dụng giá trị hiện tại với mong muốn nhận được giá trị tương lai trong một thời gian nhất định thì rủi ro tín dụng chính là khả năng mà mong muốn đó không được thực hiện, hay nói cách khác đó là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong đợi giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo đúng kế hoạch- đúng hạn nhận được đầy đủ gốc và lãi. Một điểm cần lưu ý rằng, trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, khi ngân hàng thực hiện một nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi. Như vậy, từ lúc giải ngân đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung- dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, cho thuê tài chính...đều chứa đựng rủi ro tín dụng.
  • 9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng có thu hồi được khoản tín dụng ấy hay không, đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra. 1.2.2 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng Rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là thực trạng luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận đã chỉ ra rằng: muốn có lợi nhuận cao thì đòi hỏi cũng phải chấp nhận một mức rủi ro cao. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, khi tiến hành cho vay, ngân hàng biết rằng sẽ có rủi ro. Vậy tại sao ngân hàng lại tiến hành cho vay để rồi lại phải hạn chế rủi ro? Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: rủi ro là một biến cố không chắc chắn, có thể xảy ra hoặc không xảy ra (Rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra, vì nếu xác suất là 0 hoặc 1 thì không có rủi ro). Như vậy, nếu biết chắc rằng cho vay sẽ mất vốn thì ngân hàng đã không cho vay. Hơn nữa, do rủi ro vừa tiềm ẩn thiệt hại vừa tiềm ẩn lợi nhuận. Ngân hàng cho vay là kỳ vọng tìm kiếm lợi nhuận. Nếu biết chắc rằng cho vay không có lợi nhuận, ngân hàng đã không cho vay. Từ những phân tích trên cho thấy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể bằng những biện pháp tích cực tác động vào tính “không chắc chắn” của rủi ro để ngăn chặn và hạn chế xác suất rủi ro xảy ra nhằm đạt được sự cân bằng lý tưởng giữa lợi tức và rủi ro, giúp tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Mặt khác, nếu xem xét trên góc độ những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế nói chung thì những hậu quả,
  • 10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra là vô cùng to lớn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng, làm khuynh đảo toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy hạn chế rủi ro tín dụng không chỉ là một trong những mắt xích then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống các NHTM, mà còn là một vấn đề mang tính “thời sự” trên các diễn đàn kinh tế. Những phân tích dưới đây về tác động của rủi ro tín dụng sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này:  Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng: - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được các khoản tín dụng đã cấp và lãi cho vay, điều này làm cho nợ quá hạn tăng lên, nợ khó đòi gia tăng, chi phí gia tăng do phải trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Mặt khác, việc không thu hồi được vốn và lãi khi đến hạn khiến ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. Hơn nữa để bù đắp được một khoản vay bị mất vốn, ngân hàng phải thực hiện nhiều khoản cho vay mới để đủ thu nhập thay thế cho vốn gốc đã mất. Kết quả dẫn đến là lợi nhuận của ngân hàng do đó mà giảm sút đáng kể. - Rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng: Hai hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, trong đó hoạt động cho vay được tiến hành trên cơ sở số tiền huy động được từ tiền gửi của khách hàng. Nếu một trong các khoản tín dụng gặp rủi ro không thu được nợ sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán khi đến hạn rút tiền của khách hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng và có thể dẫn đến khả năng phá sản:
  • 11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Một ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Mọi người sẽ không có lòng tin để gửi tiền vào ngân hàng khi mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó vượt quá mức cho phép, chất lượng tín dụng không cao và thường xuyên xảy ra thất thoát vốn do khách hàng không trả được nợ. Hoạt động huy động vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh suy giảm, dẫn tới thu nhập giảm, giảm lương và ngân hàng lại bị cuốn vào vòng luẩn quẩn là cán bộ nghỉ việc nhiều, thiếu cán bộ có năng lực trong khi nguồn nhân lực có chất lượng cao lại rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ bị suy yếu, uy tín suy giảm, hoạt động kinh doanh đi xuống. Mặt khác tỷ lệ nợ quá hạn cao, vượt quá giới hạn an toàn theo quy định quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết mở L/C, uy tín của NHTM trong trên thị trường quốc tế cũng sẽ bị giảm mạnh. Hơn nữa, khi uy tín của ngân hàng giảm sút, có thể gây ra phản ứng dây chuyền trong dân chúng, khách hàng sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền gửi hàng loạt và đến khi ngân hàng không đủ nguồn vốn để chi trả, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thậm chí là đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản.
  • 12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Sơ đồ 1.1: Các tác động chính của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng Chú thích: Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm cả vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sai hẹn này là do khách hàng chậm thanh toán Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sai hẹn này là do khách hàng không thanh toán.  Ảnh hưởng của Rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế: Ngân hàng là một trong những định chế tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của Khả năng thanh toán suy giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, giảm uy tín, phá sản Rủi ro tín dụng Rủi ro đọng vốn Rủi ro mất vốn Ảnh hưởng đến KH sử dụng vốn Ả/h đến khả năng thanh khoản Tăng chi phí Vòng quay vốn giảm Tỷ lệ SL giảm NQH và nợ khó đòi Chi giám sát CF pháp lý Vốn TD giảm DT chậm lại hoặc mất Mất gốc Thực hiện dự trữ
  • 13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII nền kinh tế được lưu thông. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ làm giảm vòng quay sử dụng vốn của ngân hàng, từ đó giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế. Mặt khác do tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng với nhau khiến cho rủi ro tín dụng mà một ngân hàng gặp phải có thể gây ra tác động xấu tới toàn bộ hệ thống tài chính của một quốc gia. Trong mối tương quan ràng buộc tất yếu và ngày càng chặt chẽ giữa các trung gian tài chính, rủi ro tín dụng có thể châm ngòi cho một hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến cho toàn bộ nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, điển hình như ở Anbani, một số nước Đông Nam Á hay Argentina trong thời gian qua... Không những thế, rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan. Ngoài ra, rủi ro tín dụng có thể gây hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, từ đó gây ra những tác động tiêu cực và làm giảm hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nói tóm lại, những hậu quả, tổn thất nặng nề có thể gây ra bởi rủi ro tín dụng là vô cùng to lớn, nó cho thấy cần thiết phải có các hoạt động quản trị, đo lường và kiểm soát rủi ro...Vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế và quản lý rủi ro là nhiệm vụ thiết yếu không chỉ của riêng đối với các NHTM nói riêng mà còn của tất cả các chủ thể liên quan nói chung.
  • 14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII 1.2.3. Hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Phân loại rủi ro tín dụng Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Những người đi vay sử dụng tiền trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định, mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. a. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: - Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: môi trường kinh tế bị ảnh hưởng bởi: chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá...ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách, luật pháp thường xuyên thay đổi... - Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hỏa hoạn, động đất... b. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:  Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay: - Rủi ro đạo đức: Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. - Rủi ro do năng lực trình độ của người điều hành, khả năng quản lý kinh doanh kém - Rủi ro do khả năng tài chính của người vay: tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, không đủ khả năng trả nợ...  Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
  • 15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII - Rủi ro từ khâu chính sách: Do thiếu đồng bộ, nhất quán trong cơ chế chính sách cấp tín dụng, sự lỏng lẻo, bất cập trong các quy trình nghiệp vụ tín dụng, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng hoặc cấp tín dụng quá tập trung - Rủi ro từ khâu cán bộ: do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Rủi ro ở khâu kiểm tra, giám sát: Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ, thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay - Rủi ro ở khâu thông tin: do thiếu thông tin về kinh tế, về khách hàng và các thông tin khác có liên quan 1.2.3.2 Xác lập mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt, tín dụng góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm gia tăng giá trị ngân hàng. Ngược lại, nếu quản lý kém tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị của ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là giảm tối đa rủi ro tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng cần phải có các phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý được xem là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do Hội đồng tín dụng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích quản lý tốt dư nợ và rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua đó, hoạt động tín dụng được điều tiết từ định hướng phát triển, chính sách ứng xử đối với khách hàng, các bước thực hiện nghiệp vụ tín dụng...Đối với cán bộ tín dụng, chính sách tín dụng giúp cho họ biết được cần phải làm các bước như thế nào khi thực hiện cấp một khoản tín dụng, đồng thời biết được trách
  • 16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu. Đối với ngân hàng, chính sách tín dụng giúp ngân hàng xây dựng được một danh mục tín dụng tối ưu, làm tăng khả năng sinh lời và kiểm soát được những tiềm ẩn rủi ro. Trong Chính sách tín dụng, Ngân hàng sẽ quy định cụ thể về đối tượng khách hàng vay, về phương thức cho vay, cách xác định mức tiền cho vay, lãi suất cho vay và bảo đảm tiền vay. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lãi suất cho vay và bảo đảm tiền vay.  Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất cho vay phải bảo đảm bù đắp được các chi phí như chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí thanh khoản...và đảm bảo khả năng sinh lợi. Chính sách về lãi suất cho vay của một ngân hàng sẽ góp phần quan trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với mỗi đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau, ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cho vay khác nhau.Ví dụ, đối với những khách hàng có mức rủi ro thấp, ngân hàng có thể có những ưu đãi về lãi suất, và ngược lại, sẽ áp dụng mức lãi suất cao đối với những khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao.  Về bảo đảm tín dụng: Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng theo quy định bao gồm: Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng các tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
  • 17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Ngân hàng cần có những quy định cụ thể về danh mục các tài sản đảm bảo, điều kiện đối với tài sản đảm bảo, phạm vi bảo đảm...Về mức cho vay so với giá trị đảm bảo, thì tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, giá trị đảm bảo phải đủ bù đắp rủi ro, nghía là ngân hàng có thể thu được nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý tài sản đảm bảo. Như vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng sẽ được quyết định trước hết bởi chính sách tín dụng. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp là rất quan trọng. Khi xây dựng Chính sách tín dụng, Ngân hàng có thể xây dựng theo hai hướng: thắt chặt hoặc mở rộng và được thực hiện thông qua các công cụ như lãi suất, các điều kiện và tiêu chuẩn xét duyệt cấp tín dụng. Sơ đồ 1.2: Trạng thái của chính sách tín dụng Tùy theo mục tiêu quản lý của Ngân hàng và trên cơ sở tình hình thực tế của nền kinh tế, Ngân hàng có thể xây dựng và điều tiết chính sách tín dụng theo Chính sách tín dụng CSTD mở rộng CSTD thắt chặt Lãi suất cho vay ở mức thấp và vừa phải Các điều kiện cấp tín dụng (giá trị cho vay so với TSĐB cao, tỷ lệ tham gia vốn NH so với nhu cầu KH cao...) Quy trình đánh giá, xét duyệt nhanh chóng và ở mức độ dễ dàng Lãi suất cho vay ở mức cao Các điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ (Giá trị cho vay so với TSĐB thấp, tỷ lệ tham gia vốn NH cho vay so với nhu cầu KH thấp Quy trình đánh giá xét duyệt kỹ lưỡng và ở mức độ khó khăn
  • 18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII hai hướng thắt chặt hoặc mở rộng một cách linh hoạt và hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, đồng thời tối đa hóa được lợi nhuận. Chính sách tín dụng mở rộng thích hợp và nên được áp dụng trong hoàn cảnh nền kinh tế tăng trưởng và công tác quản lý tín dụng của ngân hàng được đảm bảo. Ngược lại, chính sách tín dụng thắt chặt thích hợp và nên được áp dụng trong hoàn cảnh ngân hàng quản lý tín dụng kém hiệu quả hoặc khi nền kinh tế có dấu hiệu chựng lại mở đầu cho thời kỳ suy thoái. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng phải gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Một số biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả: - Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ - Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín dụng xấu - Tỷ lệ cho vay nội bộ cao - Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ như chứng khoán, bất động sản... - ... 1.2.3.3 Xây dựng các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng  Các dấu hiệu tài chính: - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Hệ số thanh toán ngắn hạn: Tài sản có ngắn hạn _______________________________ x 100% Tài sản nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn Tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty. Một tỷ lệ quá cao có thể dẫn đến những nhận định sau đây về công ty: quá nhiều tiền nhàn rỗi; quá nhiều các khoản phải thu; quá nhiều hàng tồn kho. Một tỷ lệ nhỏ hơn 1 có thể cho ta những nhận định rằng công ty: trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều; dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định; dùng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong
  • 19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII hoạt động kinh doanh để chi trả. Một xu hướng tăng lên của hệ số này cũng cần được kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi: Doanh số bán hàng giảm; sự tồn đọng hàng tồn kho do việc lập kế hoạch sản xuất yếu kém hoặc yếu kém trong việc kiểm soát hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời, chậm trong việc thu hồi công nợ... Hệ số thanh toán nhanh: Tài sản có tính lỏng cao ________________________________ x 100% Tài sản nợ ngắn hạn Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh., được tính giữa các tài sản Có có tính lỏng cao (như tiền mặt và tiền gửi, các khoản phải thu và chứng khoán có khả năng bán ngay) với tài sản Nợ ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tài sản chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Như vậy các chỉ số trên nếu thấp và suy giảm sẽ phản ánh những dấu hiệu của rủi ro tín dụng. - Nhóm chỉ tiêu sinh lời: Mức sinh lời trên tổng vốn sử dụng ( Mức sinh lời trên tài sản ROA): Lợi nhuận/lỗ hoạt động ______________________________________ x 100% Bình quân tổng vốn sử dụng đầu kỳ và cuối kỳ Mức sính lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế _________________________________________________________ x 100% Bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ
  • 20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII -> Các hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi cũng có thể gọi là hiệu quả đầu tư của dựa án hoặc phương án kinh doanh, do đó phản ánh khả năng trả nợ và lãi của khách hàng. Các chỉ tiêu này thấp hoặc suy giảm là một trong những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng. - Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính( phản ánh cơ cấu vốn ): Hệ số nợ: Tài sản nợ ____________________________ x 100% Vốn chủ sở hữu Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định: Tài sản cố định _______________________________________ x 100% Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn ->Các tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng, cho thấy quan hệ đối ứng giữa vốn của khách hàng và vốn vay của ngân hàng. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ nên biến động từ 0 đến 1. Nếu bằng hoặc vượt quá 1, cho thấy doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng gánh chịu Sơ đồ 1.3: Các dấu hiệu tài chính nhận biết rủi ro tín dụng Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu Các vòng quay hoạt động thể hiện dấu hiệu suy yếu Các chỉ số khả năng sinh lời cho thấy dấu hiệu suy yếu Cơ cấu vốn không hợp lý
  • 21. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII  Các dấu hiệu phi tài chính: - Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng: + Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị + Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành + Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên + Tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình quản lý + Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời + Chi phí quản lý bất hợp pháp + Quản lý có tính gia đình + Tình hình sử dụng tài khoản, mức độ vay thường xuyên gia tăng + Sử dụng vốn sai mục đích + Khách hàng sử dụng nhiều khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động phát triển dài hạn + Yêu cầu gia hạn nợ liên tục + Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn + Chậm thanh toán nợ gốc và lãi + ... - Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại: + Khách hàng gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế + Các sản phẩm của khách hàng có tính thời vụ cao + Có các biểu hiện cắt giảm chi phí + Những thay đổi về chính sách của Nhà nước + Thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn, vấn đề thị hiếu...
  • 22. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII + ... - Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính: + Sự gia tăng tỷ lệ không cấn đối nợ + Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, chậm chế hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính + Khả năng tiền mặt giảm + Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài + Kết quả kinh doanh thua lỗ + Cố tình làm đẹp bảng Cân đối tài sản bằng tài sản vô hình +... - Các dấu hiệu phi tài chính khác: + Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh + Hàng tồn kho tăng do không bán được hoặc hư hỏng, lạc hậu + Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt + Khách hàng trông chờ vào các nguồn thu bất thường để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ( bán nhà xưởng, trang thiết bị...) + ... Trên đây là những dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề mà các Ngân hàng cần quan tâm trong quá trình triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Việc nhận diện được các dấu hiệu rủi ro trên sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đưa ra được các biện pháp thích hợp để phòng ngừa rủi ro xảy ra. Tuy nhiên việc nhận diện rủi ro trên thực tế không phải là một công viêc dễ dàng, cán bộ Ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và phải nhạy bén với những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trên. 1.2.3.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:  Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
  • 23. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là hai thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của thể chế, là chỉ tiêu rộng rãi nhất phản ảnh rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn được hiểu là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu tương đối, phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn, được xác định bằng công thức: Tỷ lệ nợ quá han =( Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ)* 100 Hai chỉ tiêu này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng của Ngân hàng càng lớn và qua đó phản ánh công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng chưa tốt.  Các khoản nợ xấu: Nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng, thì nợ xấu là các khoản nợ bao gồm: - Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. - Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm nợ nghi ngờ - Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ
  • 24. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII xử lý và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu càng cao phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn  Các khoản tín dụng có vấn đề: Là những khoản vay chưa đến hạn, chưa được xem là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện khách hàng có những dấu hiệu rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, kỳ hạn của khoản vay bị thay đổi liên tục; không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ không đúng kỳ hạn, doanh thu bán hàng giảm, xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động kinh doanh và ngân sách,... 1.2.3.5 Đánh giá rủi ro tín dụng Hạn chế rủi ro tín dụng phải bắt đầu từ việc lựa chọn đúng đối tượng khách hàng để cho vay. Thông thường khi ra một quyết định tín dụng, Ngân hàng thường gặp phải hai loại sai lầm cơ bản là: Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai loại sai lầm này đều đưa đến cho ngân hàng những thiệt hại đáng kể. Loại sai lầm thứ nhất làm phát sinh rủi ro tín dụng ( nợ quá hạn và nợ không thể thu hồi). Loại sai lầm thứ hai dẫn đến thiệt hại về giảm uy tín và mất cơ hội cho vay. Đánh giá rủi ro tín dụng là một trong những kỹ thuật cơ bản giúp Ngân hàng phân loại và đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng, tạo cơ sở khoa học cho Ngân hàng lựa chọn đúng đối tượng để cho vay, giảm thiểu được xác suất của hai loại sai lầm trên, từ đó giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng có thể xảy ra đồng thời tối đa hóa được lợi nhuận.  Đánh giá rủi ro tín dụng theo phương pháp định tính: Đây là phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng truyền thống dựa trên những phân tích mang tính chất chủ quan và kinh nghiệm của các chuyên gia, các
  • 25. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII cán bộ ngân hàng để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. Theo phương pháp này, Ngân hàng sẽ đi sâu vào nghiên cứu “5 tiêu chí- 5C” của người xin vay, bao gồm: tư cách (Character), năng lực (Capacity), vốn (Captital), tài sản thế chấp (Collateral), các điều kiện (Conditions). Sơ đồ 1.4: 5 yếu tố trong xem xét phân tích tín dụng - Tư cách người vay: Là ý thức trách nhiệm, thiện chí hoàn trả lại khoản vay của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, tư cách của người vay cho nên Ngân hàng sẽ quyết định chủ quan xem liệu khách hàng có khả năng trả nợ vay hay không. Ngân hàng sẽ phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng có rõ ràng, phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng hay không, đồng thời sẽ kiểm tra những khoản nợ trước đây của khách hàng, xem xét những báo cáo tín dụng và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng. Các vấn đề cá nhân của khách hàng và trình độ, kinh nghiệm của nhân viên cũng được xem xét. Nếu phát hiện có điều gì đó bất ổn, ngân hàng cần phải xem xét cân nhắc nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng. - Năng lực của người vay: Đây chính là khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần xem xét đến khả năng khách hàng có tiền đề thanh toán các khoản vay hay không, Ngân hàng sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả và khả năng chi trả thành công các khoản vay.
  • 26. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII - Vốn của khách hàng: Đây chính là đóng góp của các chủ sở hữu. Vốn phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cần quan tâm đến các tỉ số nợ của khách hàng để hiểu được tổng nợ trên tổng đầu tư... - Bảo đảm tiền vay: Tài sản thế chấp hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức mà khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng khi tiến hành vay vốn. Nếu khách hàng không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng có thể được đảm bảo bằng một nguồn thanh toán khác, điều này giúp ngân hàng giảm thiểu được tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Khi đánh giá khía cạnh của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần phải chú ý đến tính chất sở hữu, tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản...nhằm thu được giá trị lớn nhất khi phải tiến hành xử lý tài sản thế chấp để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng. - Các điều kiện khác: Đây là những điều kiện có liên quan đến hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia. Doanh số hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số hoạt động của khách hàng có bị giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng? Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thường sẽ được ngân hàng ưu ái hơn (Ví dụ các công ty trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm)  Đánh giá rủi ro tín dụng theo mô hình định lượng  Mô hình phân biệt tuyến tính( Mô hình điểm số Z) Đây là mô hình do E. I. Altaman dùng để cho điểm tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: - Trị số của các chỉ số tài chính đối với người vay (Xi)
  • 27. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Theo đó: Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1= Tổng Tài sản lưu động/Tổng tài sản có X2 = Lợi nhuận tích lũy/Tổng tài sản có X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản có X4 = Thị giá cổ phiếu/Giá trị kế toán của khoản nợ X5 = Doanh thu/Tổng tài sản có Kết luận: Nếu Z>3: Người vay không có khả năng vỡ nợ 1,8<Z<3: Không xác định được Z<1,8: Người vay có khả năng vỡ nợ -> nguy cơ rủi ro tín dụng cao  Chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Chấm điểm và xếp hạng tín dụng là một kỹ thuật đặc biệt đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của người vay. Thực chất, chấm điểm và xếp hạng tín dụng là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn tại thời điểm chấm điểm tín dụng. Về hiệu quả, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng không chỉ hỗ trợ Ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng chính xác mà còn cho phép ngân hàng lường trước được những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn
  • 28. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn là cơ sở để ngân hàng ước lượng được mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất. Xếp hạng tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, còn đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng thường áp dụng hình thức chấm điểm tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp thường được thực hiện theo phương thức so sánh dựa vào loại hình doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính đã xác định. Các tiêu chí khi xếp hạng tín dụng cho một doanh nghiệp thường bao gồm: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách, các chỉ số tài chính (chỉ số thanh khoản, chỉ số nợ, chỉ số sinh lợi: ROE, ROA...), các chỉ tiêu phi tài chính (uy tín, môi trường kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng...) Kết quả xếp hạng thường được ngân hàng sử dụng chữ cái A, B, C để biểu thị xếp hạng. Ví dụ có ngân hàng xếp hạng khách hàng thành sáu loại và ký hiệu từ thấp đến cao như sau: C, CC, B, BB, A và AA, trong đó loại AA là loại tối ưu (rủi ro thấp nhất) và C là loại yếu kém (rủi ro cao nhất). Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với một khách hàng cá nhân. Các yếu tố được xem xét khi chấm điểm tín dụng thường bao gồm: các thông tin cá nhân (tuổi, trình độ học vấn, thời gian công tác, nghề nghiệp, tình trạng cư trú, cơ cấu gia đình, thu nhập,...), mối quan hệ với ngân hàng...Điểm số tín dụng thể hiện ở một con số do ngân hàng xác định dựa trên cơ sở phân tích thống kê của chuyên viên tín dụng, của phòng phân tích tín dụng hoặc của công ty chuyên thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng. 1.2.3.6 Kiểm tra và giám sát tín dụng Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích,
  • 29. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Đây được xem là một khâu rất quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, qua đó giúp ngân hàng có thể nhanh chóng phát hiện những biểu hiện rủi ro mất vốn và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng là: - Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ - Viếng thăm và kiểm tra cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng vay vốn - Kiểm tra các hình thức bảo đảm tín dụng - Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác - Giám sát hoạt động khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác Ngoài việc giám sát đối với từng khoản vay, các Ngân hàng còn cần: - Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định – 30, 60, 90 ngày - Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề - Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái
  • 30. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Chương 2: Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồng Hà từ năm 2005 đến năm 2007 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh Gắn liền với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà từ ngày thành lập đến nay đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình và là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích kinh doanh trong toàn hệ thống. Với sự triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý và điều hành cùng với việc phát triển mạng lưới khách hàng, hoàn thiện các dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động, chỉ sau 4 năm đi vào hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Nno & PTNT Hồng Hà đã bắt nhịp được với sự phát triển trong hệ thống ngân hàng và từng bước thiết lập được vị thế của một ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ và phục vụ mọi thành phần kinh tế, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. a. Hoạt động huy động vốn Trong những năm qua, nền kinh tế của nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trong đó đặc biệt là sự phát triển sôi động của thị trường tài chính, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và thị trường chứng khoán đã khiến cho việc cạnh tranh thu hút vốn trở nên gay gắt, các NHTM đều nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Trên địa bàn Hà Nội, các NHTM đã cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất với nhiều hình thức huy động hấp dẫn.
  • 31. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Là một chi nhánh mới thành lập nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc thành lập thêm các phòng giao dịch, thiết lập và củng cố các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện thêm các tiện ích như tiền gửi rút gốc linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục gửi tiền...từ đó thu hút thêm khách hàng đến vói chi nhánh, nhờ vậy mà nguồn vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. Tình hình hoạt động huy động của Chi nhánh được thể hiện thông qua bảng tổng kết sau:
  • 32. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 1.202 100 2.121 100 4.487 100 2.366 +111,5 I. Phân theo loại tiền 1. Nội tệ 1.152 95,8 1.976 93,1 4.038 90,0 2.062 +104,4 2. Ngoại tệ 50 4,2 144 6,7 449 10,0 305 +211,8 II. Phân theo thời gian 1. Không kỳ hạn 571 47,5 203 9,5 108 2,4 -95 -46,8 2. Có kỳ hạn dưới 12th 275,5 22,9 211 9,9 130 2,9 -81 -38,4 3. Có kỳ hạn trên 12th 355,5 29,5 1.706 80,4 4249 94,7 +2.543 +149,1 III.Phân theo TPKT 1. Tiền gửi từ dân cư 236,9 19,7 385 18,1 862 19,2 +477 +123,9 2.Tiền gửi các TCKT 361 30 1.714 80,8 3.513 78,3 +1.799 +104,9 3. TG có kỳ hạn của TCTD 200 16,6 15 0,7 81 1,8 +66 +440 4. TG ko kỳ hạn của TCTD 404 33,6 6 0,28 31 0,7 +25 +416,7 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động KD của CN NHNo&PTNT Hồng Hà từ năm 2005-2007) b. Hoạt động cho vay Trong những năm gần đây, với lợi thế về nhiều mặt, chi nhánh đã thu hút được khá nhiều khách hàng nằm trên địa bàn Thủ đô, trong đó có những khách hàng thuộc Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên như Công ty Muối – Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp...Ngoài ra chi nhánh đã đầu tư cho nhiều công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể như Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2, Công ty CPTM Bình Phát, Công ty cổ phần thương mại
  • 33. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII và tư vấn Tân Cơ, Công ty CPTB Công nghiệp và xây dựng, Nhà máy Xi măng Hạ Long...Đây là những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và có hiệu quả kinh doanh cao nên trong thời gian vừa qua Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đạt được kết quả cho vay khả quan, thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Quy mô cho vay từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 +/- % +/- % 1.Doanh số cho vay 844.149 1.920.307 4.060.460 1.076.158 127 2.140.153 111,4 2.Doanh số thu nợ 658.609 1.651.402 3.487.607 992.793 150,7 1.836.205 111 3.Dư nợ cho vay 401.331 670.000 1.243.088 268.669 66,9 573.088 86 (Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005-2007) c. Một số hoạt động kinh doanh khác Mặc dù hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà, tuy nhiên để nhằm tăng hơn nữa hiệu quả kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Ngân hàng một cách tốt nhất, nâng cao hình ảnh và quảng bá thương hiệu Hồng Hà, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, thanh toán và bước đầu được những thành công nhất định. Cụ thể là: * Đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại: Trong những năm gần đây xu thế hội nhập nền kinh tế đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc, nhu cầu về ngoại tệ phục vụ trong thanh toán do vậy cũng tăng cao. Đặc biệt là khi hệ thống chuyển tiền điện tử Western Union được mở rộng ra toàn bộ chi nhánh thì hoạt động mua bán ngoại tệ trở thành một yếu tố làm tăng thu nhập của ngân
  • 34. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII hàng, đồng thời đa dạng hơn các dịch vụ của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng khi đến giao dịch với Chi nhánh. Một đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà là chỉ được phép mua ngoại tệ rồi bán cho Ngân hàng cấp trên chứ không được bán trực tiếp ra ngoài. Một số kết quả đạt được của Chi nhánh trong thời gian qua: - Doanh số mua ngoại tệ: Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh là 16,817 triệu USD tăng 55% so với năm 2005, và Năm 2007 con số này là 23,543 triệu USD tăng 40% so với năm 2006. - Doanh số bán ngoại tệ: Năm 2006 đạt 16,764 triệu USD tăng 56% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì đạt 23,322 triệu USD tăng 39,1% so với năm 2006. * Đối với hoạt động thanh toán quốc tế: Nghiệp vụ này Chi nhánh Hồng Hà được độc lập thực hiện do đó được hưởng một phần phí, lãi cho vay (nếu khách hàng nhận nợ) và tận dụng nguồn vốn ký quỹ của khách hàng nên thu nhập từ nghiệp vụ này cho Chi nhánh tương đối tốt. Hiện nay, Chi nhánh đã có những khách hàng truyền thống trong dịch vụ thanh toán quốc tế như: Công ty TNHH Tùng Lâm, Công ty CMS, Chi nhánh công ty nuôi trồng thủy sản... - Hoạt động thanh toán xuất khẩu: Năm 2006 đạt 3,363 triệu USD tăng 24% so với năm 2005, con số này năm 2007 là 4,1 triệu USD tăng 21,9% so với năm 2006. - Hoạt động thanh toán nhập khẩu: Năm 2006 đạt 7,079 triệu USD tăng 24% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 8,624 triệu USD tăng 21,8% so với năm 2006. * Đối với hoạt động thanh toán- điện toán: Trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện trên 19.825 món với số tiền là 13.421 triệu đồng thanh toán, chuyển tiền thông qua hệ thống thanh toán điện
  • 35. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII tử nội bộ, thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện tốt, đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài năm 2007 thực hiện 102 món với số tiền là 4.921.304 USD Chi nhánh luôn được NHNo & PTNT Việt Nam trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác tổng hợp, truyền nhận file, đảm bảo đến 8h/ngày làm việc kế tiếp đã có số liệu tổng hợp của ngày hôm trước. Chi nhánh đã và đang tích cực, chủ động và sẵn sàng thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng theo chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam. Cụ thể năm 2005 và 2006, 2007 Chi nhánh đã tổ chức cho 100% cán bộ đi học lớp WB, Western Union, chuyển tiền điện tử... * Đối với hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng: - Dịch vụ thẻ ATM: Năm 2006 và 2007, được sự giúp đỡ của NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, ký các hợp đồng chi hộ lương qua ATM, ký các hợp đồng mở thẻ ATM cho các doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thủ đô và các khu vực lân cận khác, đến nay đã mở được 2.192 thẻ ATM tăng 86% so với năm 2006, hiện chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà có 6 máy ATM. - Dịch vụ thu – chi theo yêu cầu: Dịch vụ này thu – chi tiền lưu động, chi tiền, chi hộ lương tại các cơ quan, đơn vị của khách hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm, binh quân mỗi tháng chi khoảng 100 tỷ đồng. Như vậy, với những thành quả đạt được trên, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã chứng tỏ được vị thế của mình là một trong những đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam về thành tích kinh doanh. Mặc dù với tuổi đời còn non trẻ, nhưng ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh đã nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng về một Ngân hàng năng động,
  • 36. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII tin cậy chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Chi nhánh Hồng Hà hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Trong tương lai, Chi nhánh tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, nâng cao hơn nũa chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giữ gìn “ chữ Tín” trong kinh doanh để Chi nhánh Hồng Hà mãi xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng và là thành viên của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Anh hùng lao động Thời kỳ dổi mới. 2.2 Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng 2.2.1. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam (AGRIBANK) AGRIBANK là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam trên nhiều phương diện: quy mô vốn lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp các địa bàn toàn quốc, có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng... Để giữ vững được vị thế dẫn đầu của mình, AGRIBANK không chỉ chú trọng đến việc đầu tư, đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến mà còn rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Quán triệt tinh thần coi việc phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả làm sự nghiệp tồn tại của toàn hệ thống, Agribank đã hình thành một hệ thống quản lý rủi ro từ trung ương đến các chi nhánh. Công tác hạn chế rủi ro tín dụng được Agribank quán triệt từ trong chính sách tổ chức hoạt động tín dụng của toàn hệ thống:  Tổ chức hoạt động tín dụng tại AGRIBANK:
  • 37. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT được xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Trong đó, Ban tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời, các Ban nghiệp vụ tín dụng dựa trên những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới: - Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp - Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng - Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt
  • 38. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng Tại trung tâm điều hành Tại Chi nhánh các cấp: Như vậy với cơ cấu tổ chức trên, mỗi bộ phận đều thực hiện một chức năng và chịu trách nhiệm riêng biệt, đồng thời hỗ trợ nhau trong công tác kiểm soát rủi ro. Đặc biệt là vai trò của bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập Ban Thẩm định dự án Ban Quan hệ quốc tế Ban Quản lý Dự án UTĐT Ban Tín dụng Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng (Tổ) Tín dụng Phòng (Tổ) thẩm định Giám đốc Chi nhánh
  • 39. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII được tổ chức hoàn toàn độc lập với các Ban Tín dụng nhằm đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng một cách khách quan. Cụ thể, nhiệm vụ của bộ phận này tại trung tâm điều hành là: - Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại trung tâm điều hành - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định và chính sách của NHNo & PTNT VN trong lĩnh vực tín dụng, phát hiện những sai phạm, từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả - Định kỳ tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng của các chi nhánh... Ngoài ra, Agribank còn thành lập riêng một trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro. Nhiệm vụ của trung tâm này là tổ chức xây dựng các chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đồng thời dự thảo các văn bản quy định của NHNo & PTNT về thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.  Về quy trình tín dụng: Trên cơ sở một quy trình tín dụng cơ bản, Agribank đã xây dựng một quy trình tín dụng hướng tới hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả. Toàn bộ quy trình được liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt và soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản vay. Quy trình tín dụng của Agribank được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và
  • 40. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay. Quy trình được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: (1) Thẩm định trước khi cho vay; (2) Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu lãi tín dụng và thu hồi nợ. Đối với mỗi quy trình, Agribank đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể, những mẫu quy định sẵn trong đó tổng hợp tất cả các thông tin trợ giúp cho các cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng. Ví dụ đối với khâu thẩm định tín dụng, có các văn bản như: - Văn bản hướng dẫn phân tích tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng - Văn bản hướng dẫn kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh - Văn bản hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính - Danh mục điều tra đánh giá kế hoạch kinh doanh - ... Các văn bản này chủ yếu được xây dựng dưới dạng các bảng câu hỏi có chức năng cung cấp thông tin giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất về khách hàng, mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Đồng thời còn giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra được những dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề để từ đó có những biện pháp can thiệp và chấn chỉnh kịp thời.
  • 41. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII  Về chính sách tín dụng: Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống AGRIBANK được ban hành kèm theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Hội đồng quản trị, các sản phẩm và dịch vụ tín dụng AGRIBANK đang cung cấp bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, Phương thức cho vay trả góp, Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ pháp hành và sử dụng thẻ tín dụng, phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ). Đối với mỗi phương thức cho vay, Agribank có những quy định cụ thể về đối tượng được vay vốn, thời hạn vay, mức vay, lãi suất cho vay, thời gian ân hạn và định kỳ trả nợ... Về lãi suất cho vay được Agribank xây dựng dựa trên các thông số về mức sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất cho vay được giám sát chặt chẽ để bảo đảm bù đủ các loại chi phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng...và các khoản sinh lời cần thiết để hoạt động ngân hàng có lãi và tăng trưởng Lãi suất cho vay = Chi phí huy động vốn + Chi phí dự phòng rủi ro + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động Trong đó chi phí dự phòng rủi ro được xác định căn cứ vào kết quả thẩm định rủi ro của khách hàng và dự án/phương án vay vốn, mức trích dự phòng rủi ro tương ứng với từng bậc điểm tín dụng của khách hàng. Phương pháp này giúp cho ngân hàng xây dựng được mức lãi suất tương quan với mức rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân chia lãi suất cho vay thành hai loại là lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn, trong đó lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn nhưng không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
  • 42. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Về hạn mức cho vay, Ban tín dụng sẽ quyết định thiết lập các hạn mức xác định độ tập trung trong cơ cấu danh mục tín dụng dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của toàn hệ thống ngân hàng, tính toán cân đối nguồn vốn và đánh giá thị trường. Việc đặt ra các hạn mức này sẽ giúp cho ngân hàng tránh được sự cho vay tập trung quá mức vào một lĩnh vực, ngành nghề, nhóm khách hàng hoặc địa bàn nào đó, và đảm bảo rằng không có tài sản (hoặc một nhóm) tài sản nào hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cuối cùng của toàn hệ thống. Về nguyên tắc xác định hạn mức, thì hàng năm, NHNo & PTNT Việt Nam sẽ thiết lập hạn mức tập trung tín dụng theo các yếu tố rủi ro như: khách hàng, ngành hàng, bảo đảm tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm...Các hạn mức tập trung tín dụng lập theo các yếu tố rủi ro nói trên phải bảo đảm phù hợp tương xứng với phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, địa bàn hoạt động và năng lực quản lý của từng chi nhánh...Các hạn mức tập trung tín dụng này được tính bằng tỷ trọng của danh mục tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, mức tín dụng tối đa với một khách hàng được xác định theo nguyên tắc: đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời đảm bảo độ lớn của hạn mức tương xứng với điểm tín nhiệm của khách hàng (nghĩa là phù hợp với quy mô, năng lực tài chính,...của từng khách hàng) Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh những đối tượng được vay và giới hạn mức cho vay, NHNo & PTNT Việt Nam cũng quy định rõ những đối tượng và nhu cầu vay vốn không được cho vay, đối tượng bị hạn chế cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.  Về chấm điểm và xếp hạng tín dụng:
  • 43. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Hiện nay, quy trình chấm điểm và phân loại khách hàng trong hệ thống AGRIBANK đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn, AGRIBANK đã phân chia khách hàng vay thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân ( bao gồm cá nhân và hộ gia đình) Mô hình phân loại đang được áp dụng tại AGRIBANK tương đối đơn giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng, phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ với khách hàng: Chỉ tiêu lợi nhuận, Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Chỉ tiêu nợ xấu tại AGRIBANK. Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. AGRIBANK xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, DDD, DD, D. Đối với khách hàng cá nhân, AGRIBANK cũng xếp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, Ddd, Dd, d.
  • 44. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Lo¹i §Æc ®iÓm Møc ®é rñi ro AAA: Lo¹i tèi -u §iÓm tÝn dông tèt nhÊt dµnh cho c¸c kh¸ch hµng cã chÊt l-îng tÝn dông tèt nhÊt. - t×nh h×nh tµi chÝnh m¹nh - n¨ng lùc cao trong qu¶n trÞ - ho¹t ®éng ®¹t hiÖu qu¶ cao - triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi - rÊt v÷ng vµng tr-íc nh÷ng t¸c ®éng cña m«i tr-êng kinh doanh - ®¹o ®øc tÝn dông cao ThÊp nhÊt AA: Lo¹i -u - kh¶ n¨ng sinh lêi tèt - ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ æn ®Þnh - qu¶n trÞ tèt - triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi - ®¹o ®øc tÝn dông tèt ThÊp nh-ng vÒ dµi h¹n cao h¬n kh¸ch hµng lo¹i AA+ A: Lo¹i tèt - t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh nh-ng cã nh÷ng h¹n chÕ nhÊt ®Þnh. - ho¹t ®éng hiÖu qu¶ nh-ng kh«ng æn ®Þnh nh- kh¸ch hµng lo¹i AA. - qu¶n trÞ tèt - triÓn väng ph¸t triÓn tèt - ®¹o ®øc tÝn dông tèt ThÊp BBB: Lo¹i kh¸ - ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ cã triÓn väng trong ng¾n h¹n. - t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh trong ng¾n h¹n do cã mét sè h¹n chÕ vÒ tµi chÝnh vµ n¨ng lùc qu¶n lý vµ cã thÓ bÞ t¸c ®éng m¹nh bëi c¸c ®iÒu kiÖn kinh tÕ, tµi chÝnh trong m«i tr-êng kinh doanh. Trung b×nh BB: Lo¹i trung b×nh kh¸ - tiÒm lùc tµi chÝnh trung b×nh, cã nh÷ng nguy c¬ tiÒm Èn - ho¹t ®éng kinh doanh tèt trong hiÖn t¹i nh-ng dÔ bÞ tæn th-¬ng bëi nh÷ng biÕn ®éng lín trong kinh doanh do c¸c søc Ðp c¹nh tranh vµ søc Ðp tõ nÒn kinh tÕ nãi chung. Trung b×nh, kh¶ n¨ng tr¶ nî gèc vµ l·i trong t-¬ng lai Ýt ®-îc ®¶m b¶o h¬n kh¸ch hµng lo¹i BB+.
  • 45. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII B: Lo¹i trung b×nh - kh¶ n¨ng tù chñ tµi chÝnh thÊp, dßng tiÒn biÕn ®éng - hiÖu qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh kh«ng cao, chÞu nhiÒu søc Ðp c¹nh tranh m¹nh mÏ h¬n, dÔ bÞ t¸c ®éng lín tõ nh÷ng biÕn ®éng kinh tÕ nhá. Cao, do kh¶ n¨ng tù chñ tµi chÝnh thÊp. Ng©n hµng ch-a cã nguy c¬ mÊt vèn ngay nh-ng vÒ l©u dµi sÏ khã kh¨n nÕu t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña kh¸ch hµng kh«ng ®-îc c¶i thiÖn. CCC: Lo¹i d-íi trung b×nh - hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp, kÕt qu¶ kinh doanh nhiÒu biÕn ®éng - n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu, bÞ thua lç trong mét hay mét sè n¨m tµi chÝnh gÇn ®©y vµ hiÖn t¹i ®ang vËt lén ®Ó duy tr× kh¶ n¨ng sinh lêi. - n¨ng lùc qu¶n lý kÐm Cao, lµ møc cao nhÊt cã thÓ chÊp nhËn; x¸c suÊt vi ph¹m hîp ®ång tÝn dông cao, nÕu kh«ng cã nh÷ng biÖn ph¸p kÞp thêi, ng©n hµng cã nguy c¬ mÊt vèn trong ng¾n h¹n. CC: Lo¹i xa d-íi trung b×nh - hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp - n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã nî qu¸ h¹n (d-íi 90 ngµy). - n¨ng lùc qu¶n lý kÐm RÊt cao, kh¶ n¨ng tr¶ nî ng©n hµng kÐm, nÕu kh«ng cã nh÷ng biÖn ph¸p kÞp thêi, ng©n hµng cã nguy c¬ mÊt vèn trong ng¾n h¹n. C: Lo¹i yÕu kÐm - hiÖu qu¶ ho¹t ®éng rÊt thÊp, bÞ thua lç, kh«ng cã triÓn väng phôc håi. - n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã nî qu¸ h¹n. - n¨ng lùc qu¶n lý kÐm RÊt cao, ng©n hµng sÏ ph¶i mÊt nhiÒu thêi gian vµ c«ng søc ®Ó thu håi vèn cho vay. D: Lo¹i rÊt yÕu kÐm - C¸c kh¸ch hµng nµy bÞ thua lç kÐo dµi, tµi chÝnh yÕu kÐm, cã nî khã ®ßi, n¨ng lùc qu¶n lý kÐm. §Æc biÖt cao, ng©n hµng hÇu nh- sÏ kh«ng thÓ thu håi ®-îc vèn cho vay.
  • 46. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII  Về chính sách tài sản đảm bảo: Xác định vai trò quan trọng của tài sản đảm bảo trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, AGRIBANK đã xây dựng cho mình một chính sách về bảo đảm tiền vay trong đó có quy định cụ thể về danh mục các tài sản dùng để bảo đảm tiền vay, điều kiện đối với tài sản đảm bảo, phạm vi bảo đảm tiền vay, mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo và các quy định về xử lý tài sản bảo đảm... Theo đó, căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, AGRIBANK có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay: - Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: + Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba + Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: + Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc Khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm. Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo sẽ tập trung vào làm rõ các vấn đề sau: Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay/bên bảo lãnh; Tài sản hiện không có tranh chấp; Tài sản được phép giao dịch; Tài sản dễ chuyển nhượng; Xác định giá trị tài sản đảm bảo; Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo; Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • 47. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII Về mức cho vay so với Tài sản đảm bảo, thì tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo. Miễn là kết quả tính toán cho thấy, trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể thu hồi được nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý Tài sản đảm bảo. Ví dụ, đối với tài sản thế chấp, mức cho vay tối đa là 75% giá trị Tài sản đảm bảo. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp cho vay: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo... 2.2.2. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hồng Hà từ năm 2005 đến 2007 2.2.2.1. Tình hình cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn:  Về kinh tế: - Thuận lợi: Trong những năm qua nền kinh tế nước ta nói chung có nhiều khởi sắc, kinh tế Hà Nội nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao, đã tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng. Thành phố đã có những cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng vốn tín dụng lớn trên địa bàn. Nhìn chung những năm qua, kinh tế trên địa bàn thuận lợi là cơ bản song hoạt động công tác tín dụng của chi nhánh cũng gặp những khó khăn nhất định. - Khó khăn: Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Thủ đô, nơi hội tụ đủ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, tài chính nên có sự cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi phải có sự khảo sát tìm kiếm khách hàng nhưng đồng thời cũng phải thường xuyên lựa chọn dự án cũng như khách hàng để đầu tư, nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng.
  • 48. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII  Về Xã hội: - Thuận lợi: Những năm qua tình hình chính trị xã hội của Thủ đô luôn ổn định, Thành phố đã có những chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác cải cách hành chính được Thành phố đặc biệt quan tâm, góp phần tháo gỡ căn bản những khó khăn vướng mắc, tạo cơ hội để các thành phần kinh tế phát triển. Là địa bàn Thủ đô, nơi trung tâm kinh tế chính trị của cả nước nên hội đủ các loại hình kinh tế, là nơi thu hút nhiều lao động có chất lượng, có thu nhập cao và ổn định, là địa bàn có nhu cầu chi tiêu cá nhân lớn. Đó chính là môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đồng thời là môi trường thuận lợi để tăng trưởng tín dụng. - Khó khăn: Một số khâu trong lĩnh vực cải cách hành chính còn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng tài sản đảm bảo còn chậm, làm mất cơ hội sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư cũng như cơ hội đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà sau 3 năm hoạt động, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động còn chưa phát triển đảm bảo về mặt chất và lượng, thị phần còn hạn chế. Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi ngay từ những ngày đầu hoạt động, với sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ của Ban giám đốc trên cơ sở khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đạt được kết quả toàn diện về mọi mặt trong đó có hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
  • 49. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII 2.2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng: Với các điều kiện và môi trường kinh doanh của mình, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã có số liệu về hoạt động tín dụng như sau: Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung 2005 2006 2007 Tăng trưởng 1 Cho vay 844.149 1.920.307 4.060.460 111,4% 2 Thu nợ 658.818 1.651.402 3.487.607 111% 3 Dư nợ 401.331 670.000 1.243.088 86% ( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007) * Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian: Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 07/05 +/- Lần Dư nợ cho vay 401,3 670 1.243 841,7 3,1 1. Ngắn hạn 326,7 537 891 564,3 2,7 2.Trung-dài hạn 74,6 133 352 277,4 4,7 ( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kết quả trên đạt được là do Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã chú trọng công tác marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất
  • 50. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn ThÞ HuyÒn Thanh Líp Ng©n hµng K17 - VbII lượng giao dịch. Kết quả là có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên như Tổng công ty Muối- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp...Ngoài ra Chi nhánh đã đầu tư cho nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể như Công ty Cổ phần BOT Quốc Lộ 2, Công ty CPTM Bình Phát, Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ, Công ty CPTB Công nghiệp và xây dựng... Đối với cho vay trung và dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm do khách hàng ngày càng tin tưởng hơn vào chính sách và tiện ích mà Ngân hàng mang lại cho họ khi tiến hành vay vốn. Kết quả đạt được này là do Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện các nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ và chất lượng dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhằm tăng tính cạnh tranh và doanh thu của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Ngoài ra dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn tăng còn do Chi nhánh đã giải ngân cho 2 dự án lớn là Dự án xây dựng Nhà máy Xi Măng Hạ Long (Nhà máy Xi măng Hạ Long có tổng mức đầu tư là 905 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà cho vay là 120 tỷ đồng và hiện đã giải ngân đến hết ngày 31/12/2007 là 44 tỷ đồng) và Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên (Dự án có tổng mức đầu tư là 541,5 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hồng Hà tham gia là 90 tỷ đồng và đã giải ngân là 53,7 tỷ đồng)...