SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH XÃ
năm 2014
––––––––––
A. PHẦN TỰ LUẬN:
I .Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Điều 4
2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các
cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa
phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương
chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động
trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân
sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên
địa bàn;
d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo
đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân
sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân
đối của ngân sách từng cấp;
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ
quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ
đó;
e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu
phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa
phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số
bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
- 1 -
g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng
nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời ký ổn định ngân sách, phải
tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm
dân số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết
số thu nộp về ngân sách cấp trên;
h) Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu
quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân
sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt
theo quy định của Chính phủ.
Điều 5
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định
tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này;
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những
khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo
quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu,
chi trái với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống
tham nhũng.
Điều 26 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách
cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật
này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết,
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- 2 -
2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp;
3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính -
ngân sách;
4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định
giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm
vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân
chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối
với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật này;
5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách đia phương;
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân
sách nhà nước trên địa bàn.
7. Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
8. Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ lập và
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại
khoản 8 Điều 25 của Luật này;
9. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách:
1. Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực
hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị
trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy
đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi
đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng
tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy
định;
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các
đơn vị trực thuộc;
- 3 -
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo
cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp
luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;
5. Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử
dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Điều 28. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:
1. Nộp đẩy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự
toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng
mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài
chính;
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và
công khai ngân sách.
Điều 33. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội,
văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa
phương);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa
phương quản lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Điều 41.Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài
chính các cấp có trách nhiệm:
- 4 -
1. Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp để điều
chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách;
2. Làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để điều chỉnh các
điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách địa phương đối với năm đầu
của thời kỳ ổn định ngân sách; đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định
ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới
trực tiếp khi Uỷ ban nhân dân cấp đó đề nghị;
3. Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách nhà nước, xây
dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương nếu có ý kiền khác nhau
giữa Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết
định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình
lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa
phương.
Điều 49. Việc điều chỉnh dự toán ngân sách được thực hiện theo quy
định sau:
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách so với dự toán đã phân
bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách
nhà nước trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách
địa phương trình Hội đồng nhân dân theo quy trình lập, quyết định ngân
sách quy định tại Luật này;
2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý
do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan,
đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu
ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều
chỉnh dự toán ngân sách nhà nước và báo cáo Quốc hội, Uỷ ban nhân dân
trình Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa
phương.
Điều 54.
1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan
khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan
thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng
pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của
- 5 -
Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận
động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp
ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp;
c) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm
tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm
theo quy định của pháp luật.
3. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho
bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức
thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 65.
1. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán thu,
chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới,
tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng
cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê
chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên
trực tiếp.
2. Bộ tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và
quyết toán ngân sách địa phương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà
nước trình Chính phủ.
3. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, cơ
quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho
đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật. Trường hợp quyết toán ngân sách địa phương có sai sót, cơ quan tài
chính cấp trên có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân
điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật.
II. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật ngân sách.
Điều 71.Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách
hàng năm của ngân sách các cấp được quy định như sau :
- 6 -
1. Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân
sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Ủy
ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời Ủy ban nhân
dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân
dân xã phê chuẩn, Ủy ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân
sách gửi Phòng Tài chính huyện.
3. Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã;
lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết
toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân
sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán
thu, chi ngân sách cấp xã) trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở
Tài chính - Vật giá; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng
nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện
phê chuẩn, Ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở
Tài chính - Vật giá.
4. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà
nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập
quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương
(bao gồm : quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu, chi ngân
sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh phê chuẩn, Ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân
sách gửi Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo
quyết toán thu, chi ngân sách địa phương; lập quyết toán thu, chi ngân sách
trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (bao
gồm quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và quyết toán thu, chi ngân
sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn;
đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Điều 75
1. Thời hạn nộp báo cáo kế toán tháng, quý và báo cáo quyết toán năm
quy định như sau :
- 7 -
a) Báo cáo kế toán tháng, quý của đơn vị dự toán các cấp và ngân sách
các cấp thực hiện theo chế độ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
b) Quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp II và cấp III do đơn vị dự
toán cấp I quy định nhưng phải bảo đảm thời gian để đơn vị dự toán cấp I
xét duyệt, tổng hợp, lập, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định; đối
với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, phải gửi trước ngày
01 tháng 10 năm sau; đối với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách các cấp
ở địa phương, thời hạn nộp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
c) Quyết toán năm của ngân sách các cấp chính quyền địa phương do
cơ quan Tài chính lập gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét; đối với ngân
sách cấp tỉnh phải gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Ủy ban nhân dân
tỉnh quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo đối với ngân sách cấp dưới;
d) Bộ Tài chính tổng hợp, lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà
nước gửi Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội chậm nhất 14 tháng
sau khi năm ngân sách kết thúc.
III.Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6
năm 2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính
khác của xã, phường, thị trấn;
Mục 1.3 khoản 1 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định:
a) Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã
(nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong
phạm vi phân cấp cho xã quản lý).
b) Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của
đơn vị tổ chức mình.
c) Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình
Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã
để xem xét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện. Thời gian
báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
d) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện
làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn
định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối
với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ
chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban
nhân dân xã có yêu cầu.
- 8 -
Điểm 3.4 khoản 3 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định:
a) Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng
năm (các biểu mẫu theo phụ lục số 7 đến phụ lục số 13 kèm theo Thông tư
này) trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê
chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo
cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định.
b) Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu
ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu
và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được
chuyển vào thu ngân sách năm sau.
c) Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được
lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã,
Phòng tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục
ghi thu kết dư ngân sách), lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi
công cộng cho nhân dân trong xã biết.
d) Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết
toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân
dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
Mục 3.3 khoản 3 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định:
Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Ban Tài chính xã
thực hiện các việc sau đây:
a) Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự
toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải
quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu
phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối
ngân sách xã.
b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất
cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ,
chính xác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại
số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.(10 điểm)
c) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét
xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển
sang năm sau.
Điểm d mục 3.3 khoản 1(II) phần II: Quy trình quản lý ngân sách
xã quy định:
- 9 -
d) Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực
hiện theo nguyên tắc sau:
- Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày
31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
- Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi
trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết
31/12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ
trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân
dân quyết định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu
thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để
chi và quyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện
trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và
thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau.
Khoản 1 phần III:
1. Các quỹ công chuyên dùng của xã:
Các quỹ công chuyên dùng của xã quy định tại Thông tư này là các
quỹ tài chính được lập theo quy định của Nhà nước (quỹ quốc phòng an
ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa,...) và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự
nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được Hội đồng nhân dân xã
quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. Nội
dung, mức và phương thức quản lý thu chi quỹ thực hiện theo quy định của
Nhà nước đối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã.
Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý các
quỹ trên (thực hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ;
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định,...). Kinh phí của các quỹ chưa sử
dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau.
Uỷ ban nhân dân xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của
từng quỹ cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Tài
chính huyện và công khai cho nhân dân biết.
Điểm a khoản 2 phần III: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định:
Mọi hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý
thống nhất theo nguyên tắc:
a) Uỷ ban nhân dân xã giao cho các ban, ngành, tổ chức của xã trực
tiếp thực hiện từng loại sự nghiệp. Các ban, ngành, tổ chức trên phải lập kế
hoạch tài chính hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân xã duyệt, trong kế hoạch
tài chính phải tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp
- 10 -
ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu có).
Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết
quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình Hội đồng nhân
dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sự nghiệp này.
b) Ban Tài chính xã giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý tài chính các
hoạt động sự nghiệp của xã (hướng dẫn các đơn vị được giao thực hiện các
hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi;
thực hiện chế độ báo cáo tài chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra
thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này,...)
Khoản 4 phần III: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định:
4. Các hoạt động tài chính khác của xã:
4.1. Hoạt động tài chính của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý
theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc
các hoạt động tài chính khác của Uỷ ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng,
đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi;
tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo qui
định của từng tổ chức.
4.2. Các khoản thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ
của các tổ chức, cơ quan khác nhờ xã thu, chi hộ (học phí, các khoản đóng
góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...). Ban Tài chính xã giúp
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định
hiện hành, không được sử dụng các khoản thu hộ, chi hộ sai mục đích và
phải mở sổ sách để theo dõi riêng, cụ thể từng khoản thu hộ, chi hộ này.
Điểm a mục 2.6 khoản II phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã
quy định:
a) Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi
ngân sách xã:
(2) Ban Tài chính xã:
- Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị.
- Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu
chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị
cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù
hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương
đầy đủ, kịp thời.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của
các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời
- 11 -
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định
mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
IV.Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của
Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Điều 2. Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành
chính.
3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý
hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ
trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
theo quy định của pháp luật.
Điều 4 Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền
chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị
trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ
quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế
được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với
một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí
quản lý hành chính được giao.
Điều 6. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ
2. Nội dung chi của kinh phí giao, gồm:
- 12 -
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và
các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công
cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác
phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn
khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường
xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua
sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
c) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy
định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 9. Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện
chế độ tự chủ
2. Kinh phí quản lý hành chính được giao được xem xét điều chỉnh
trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm
quyền;
b) Do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định mức
phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách nhà
nước cho lĩnh vực quản lý hành chính.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ:
1. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính được giao.
2. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo
luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và
nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, công
khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành
chính trong cơ quan, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công
chức trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương
án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước.
- 13 -
4. Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực
hiện chế độ tự chủ của đơn vị mình.
V. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa;
Điều 7. Các đối tượng không thuộc diện được vận động đóng góp
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
a) Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi
đối với nam;
b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng;
c) Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã
hội;
Điều 12.
1. Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở từng cấp có nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn
đáp nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thuộc cấp
mình quản lý; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế
toán, tài chính hiện hành;
b) Hàng năm lập dự toán và quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
gửi Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp trên, Ủy ban nhân dân và cơ
quan tài chính cùng cấp. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương lập
dự toán và quyết toán thu, chi gửi Thủ tướng Chính phủ và bộ Tài chính;
c) Tổ chức kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp
nghĩa đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành;
d) Đề nghị khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích; kiến nghị
xử lý những trường hợp vi phạm.
VI. Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002
của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi
ngân sách nhà nước qua KBNN;
Điều 2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm
soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán
- 14 -
ngân sách nhà nước được giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tư
này), đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và
đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
2. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.
Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao
động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ,
giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định.
3. Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho
người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ;
trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà
nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà
nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ
vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà
nước theo đúng trình tự quy định.
VII. Quyết định số 02/2002/QĐ.UBND ngày 05 tháng 01 năm 2002
của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạ tầng của các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Điều 12. Hình thức quản lý điều hành công trình
1. Đối với công trình có nguồn vốn Nhà nước tham gia dưới 50% thì
cơ chế quản lý do Ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định.
2. Đối với công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia từ
50% trở lên:
a) Khi công trình đầu tư được phê duyệt, UBND cấp xã thành lập Ban
quản lý công trình khi có đủ điều kiện về năng lực cán bộ nghiệp vụ hoặc
thuê đơn vị có chức năng để thực hiện tư vấn quản lý theo quy định hiện
hành;
b) Bộ phận Tài chính cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp
xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp
của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng
- 15 -
các khoản huy động, đóng góp của nhân dân theo đúng quy định hiện hành
của Nhà nước;
c) Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý công trình và thuê tư vấn quản lý
công trình (nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành về chi phí quản lý
công trình.
8. Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010
của UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội
nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa
ban tỉnh Đồng Tháp;
Điểm d mục 1 phần II: Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi
các nội dung sau:
- Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong
trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng
không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết
bị trực tiếp phục vụ hội nghị.
- Tiền tài liệu; bút, giấy (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị; chi
thuê giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên.
- Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức
cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có
nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.
- Tiền nước uống trong cuộc họp.
- Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu
là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi khác như: tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh
thông thường, trang trí hội trường v.v...
Đối với các khoản chi về khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng
kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí
tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền
của cơ quan, đơn vị.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Tài liệu: Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Điều 4.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
- 16 -
2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp
được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương
được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân
đối được thu, chi ngân sách;
c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong
thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách
xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc
ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải
có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của
ngân sách từng cấp;
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển
kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân
chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa
phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số
bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn
tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời ký ổn định ngân sách, phải tăng khả
năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dân số bổ
sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp
về ngân sách cấp trên;
h) Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy
định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách
của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo
quy định của Chính phủ.
- 17 -
Điều 5 Luật NSNN 2002 quy định: “Các ngành, các cấp, các đơn vị
không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật”.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng.
Điều 6. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch
toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
Điều 7.
1. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước,
kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp.
2. Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
Điều 8.
1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ
thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy
ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội
chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân
sách.
2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong
nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm
nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích
phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi
không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi
ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã
được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân
đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong
nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ
khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh
Điều 9. Trong dự toán chi ngân sách xã hàng năm được bố trí khoản
dự phòng ngân sách từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách xã”
Điều 12.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
- 18 -
2. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống
nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và
quản lý theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 13.
1. Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước,
ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách
nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai.
Điều 14. Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp:
2.Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình,
3.Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương .
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách
cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật
này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết,
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp”;
3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính -
ngân sách;
Điều 28.
1.Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ: Nộp đẩy đủ, đúng hạn
các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo
quy định của pháp luật;
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và
công khai ngân sách.
Điều 34.
1. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định
tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính
quyền địa phương theo nguyên tắc:
b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn
được hưởng tố thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- 19 -
thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất
nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
Điều 36.
3.Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ ngân sách cấp
dưới khi phát sinh nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại ngân
sách, sử dụng dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng được.
Điều 37
4. Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt
chương trình, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả
năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm.
5. Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ
quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian vá biểu mẫu
quy định
Điều 41
1.Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính
các cấp có trách nhiệm: Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách
cùng cấp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách.
Điều 45
1.Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân
sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước.
Điều 47. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng nhân
dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa
phương không phù hợp với quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên.
Điều 51 Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao ngân sách, không tổ chức
hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
Điều 53.
2.Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo
đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng
mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả.
Điều 54.
2.Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm tra, kiểm soát các nguồn
thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà
nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- 20 -
3.Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho
bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức
thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 57
3. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước
dự toán để thực hiện.
Điều 58.
2. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh
toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều
59 của Luật này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các
khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm
dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán
chi của các đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục
tiêu, tiến độ quy định.
Điều 60
2.Cơ quan tài chính cùng cấp không có quyền tạm đình chỉ chi ngân
sách của các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán,
quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
Điều 61.
2. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách
nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ
quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan.
Điều 64.
3.Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước
nơi giao dịch xác nhận”.
Điều 67.
1.Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18 tháng,
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng nhân
- 21 -
dân cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết
thúc.
Điều 68.
2.Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách
phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Những khoản chi không đúng với quy
định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách nhà nước.
Điều 70.
1. Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp
luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức,
cá nhân.
Điều 72 Luật NSNN năm 2002 quy định: “ Những hành vi sau đây là
những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn
thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền,
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu
ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách
được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà
nước;
Tài liệu: Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn Thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Điểm đ khoản 2 Điều 5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó”.
Điểm c khoản 2 Điều 5. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do
ngân sách cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới
làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết
- 22 -
định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng
cân đối của ngân sách từng cấp.
Điểm g khoản 2 Điều 5. Ủy ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân
sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn
trong các trường hợp: “Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác
mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để bảo đảm ổn định tình
hình kinh tế - xã hội”.
Khoản 2 Điều 7. Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền
địa phương, cơ quan tài chính trình Ủy ban nhân dân quyết định.
Điều 7. Dự phòng ngân sách xã được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:
Chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; Chi các nhiệm vụ
quan trọng về quốc phòng, an ninh; Các nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh
ngoài dự toán.
Khoản 3 Điều 14. Trường hợp thu ngân sách nhà nước bằng hiện vật
và ngày công lao động, phải quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại địa
phương để phản ánh vào ngân sách nhà nước.
Điều 19. Mọi tài sản được đầu tư từ nguồn ngân sách, nguồn đóng
góp của nhân đân, đất đai và các tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước
phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp
luật.
Khoản 4 Điều 27. Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự
nguyện được hạch toán thu ngân sách địa phương, được quản lý công khai,
có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng Quy chế
dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 33. Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh
của mình, các luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ thu ngân sách nhà nước,
dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách năm sau đăng ký với cơ
quan Thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách.
Khoản 3 Điều 43. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa
phương so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân
dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân
sách địa phương.
Khoản 3 Điều 61. Việc chi ứng trước dự toán ngân sách các cấp
chính quyền địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và chịu
trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước.
- 23 -
Điều 65. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải thực hiện
thống nhất theo quy định của pháp luật về :
1. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước.
2. Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo.
4. Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách.
Khoản 1 Điều 66. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước,
nhưng nếu nộp trong năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân
sách năm sau.
Điểm b khoản 4 Điều 66. Các khoản tạm thu, tạm giữ phải xem xét
cụ thể và xử lý như sau : Trường hợp chưa có quyết định xử lý của cấp có
thẩm quyền, cuối ngày 31 tháng 12 còn dư trên tài khoản tạm giữ, được
chuyển số dư sang năm sau để xử lý tiếp.
Điểm a khoản 2 Điều 74. Khi thực hiện thẩm định quyết toán, cơ
quan Tài chính có quyền : Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài
chính cấp dưới bổ sung thêm những thông tin và số liệu cần thiết cho việc
thẩm định quyết toán;
Điểm b khoản 2 Điều 74. Khi thực hiện thẩm định quyết toán, cơ
quan Tài chính có quyền : Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi
các khoản chi không đúng chế độ và ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp
vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
Khoản 2 Điều 74. Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ
quan Tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm nhận xét, kiến nghị
gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài chính cấp dưới theo quy định.
Trường hợp phát hiện sai phạm, thực hiện xử lý hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Tài liệu: Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23
tháng 6 năm 2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động
tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Điểm đ khoản 2 mục I Phần II: Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các
khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân
tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh về
dân quân tự vệ
Điểm b khoản 2 mục I Phần II: Chi đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các
- 24 -
tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do
Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
Điểm 1.3(a) khoản 1 mục I Phần II: Thu bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách xã gồm: “Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh
lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân
cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm).
Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân
sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm”.
Điểm 1.2 (gạch đầu dònh thứ 3) khoản 1 mục II Phần II: Chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điểm d (1) khoản 2 mục II Phần II: Chi thường xuyên: Ưu tiên chi
trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc
nợ lương và các khoản phụ cấp.
Điểm 2.4 Phần I: Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi
không vượt quá nguồn thu quy định. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng
vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
Điểm 6 Phần I: Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các
hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của
nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định.
Điểm đ khoản 1 mục I Phần II: Nguồn thu ngân sách xã bao gồm
khoản thu Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước
trực tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định.
Điểm b khoản 2 mục I Phần II: Chi đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các
tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do
Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
Điểm 2.2 khoản 2 mục I Phần II: Chi thường xuyên ngân sách xã
bao gồm: Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Sinh hoạt phí
đại biểu Hội đồng nhân dân; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản
Việt Nam ở xã.
Điểm d khoản 2 mục II Phần II: Nghiêm cấm thu không có biên lai,
thu để ngoài sổ sách; khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan
Thuế, Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời
cho Ban Tài chính xã để thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước. Định kỳ,
- 25 -
Ban Tài chính xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán biên lai đã được cấp
với cơ quan cung cấp biên lai.
Điểm a khoản 2(2.6) mục II Phần II: Ban Tài chính xã có trách
nhiệm: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của
các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định
mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Tài liệu: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của
Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chếvà kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Điểm đ khoản 1 Điều 1. Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng (sau đây gọi tắt là cơ
quan thực hiện chế độ tự chủ), bao gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân,
Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương”.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định: “Việc thực hiện chế độ tự chủ đối với Ủy ban nhân dân
cấp xã, phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ vào các quy định tại Nghị định này, hướng dẫn của Bộ
Tài chính, Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định”.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 22
tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng ThápVề việc ban hành Quy
định khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với xã, phường, thị trấn
áp dụng trên địa bàn tỉnh Đổng Tháp.
Như vậy, UBND các xã, thị trấn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Khoản 1 Điều 4. Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế
độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế, được quyết
định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để bảo
đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan”.
Điểm b khoản 3 Điều 6. Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận
dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không
được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- 26 -
Khoản 4 Điều 4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng
lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm
vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao”.
Điểm a khoản 2 Điều 8. Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được: Bổ
sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức
tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, công chức.
Điểm a,b khoản 2 Điều 9. Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được
giao để thực hiện chế độ tự chủ: Kinh phí quản lý hành chính được giao
được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm
quyền;
b) Do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Khoản 1 Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
thì Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính được giao.
Khoản 4 Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ:
Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế
độ tự chủ của đơn vị mình.
Khoản 3 Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ:
Chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải
quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ
về sử dụng biên chế.
Tài liệu: Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp
nghĩa;
Điều 1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng
góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm
sóc người có công với cách mạng
Điều 3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không thuộc ngân sách nhà
nước, Quỹ được hạch toán độc lập, thực hiện chế độ kế toán đơn vị hành
chính sự nghiệp hiện hành và báo cáo theo quy định của pháp luật về kế
toán.
- 27 -
Khoản 3 Điều 4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không cho vay để sinh lời,
kết dư Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được luân chuyển sang năm tiếp theo.
Khoản 4 Điều 4. Việc vận động đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp
nghĩa được thực hiện mỗi năm một lần vào địp kỷ niệm ngày thương binh
liệt sĩ (27 tháng 7). Tổ chức và cá nhân có thể ủng hộ một lần hoặc nhiều lần
trong một năm.
Khoản 1 Điều 5. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp có Ban Quản lý
riêng.
Khoản 2 Điều 7. Các đối tượng không thuộc diện được vận động
đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
a) Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với
nam;
b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người
có công với cách mạng;
c) Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội;
đ) Học sinh, sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng
nghề, trung cấp, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoan nghênh và tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 2 Điều 9. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được sử đụng như sau: Hỗ
trợ để xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng
hoặc thân nhân của họ.
Tài liệu: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán
ngân sách hàng năm.
Điểm 4 phần I: Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp (gồm
ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách
cấp xã) đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
Điểm 4 phần II: Quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước phải khớp với số thực chi theo kết quả kiểm soát chi tại Kho bạc nhà
nước nơi giao dịch.
Tài liệu: Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của
Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước qua KBNN;
- 28 -
Điểm c (gạch đầu dòng thứ nhất) khoản 4 Điều 4. Kho bạc Nhà
nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản
cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết
định của mình trong các trường hợp sau: Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điểm c khoản 1 Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ
quan, đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước: Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cơ quan tài chính): Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước,
trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế
độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu
cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán”.
Điểm b khoản 3 Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có
trách nhiệm: Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm
vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác
của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.
b) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm:
- Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán
chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử
dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các
nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.
Tài liệu: Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010
của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành Quy định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng,
đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn năm
2011;
Khoản 10 Điều 2. Định phân bổ chi công tác an ninh cấp xã
8.000đ/người dân/năm.
Điểm c khoản 1(gạch đầu dòng thứ 3) Điều 2. Đối với cán bộ ấp,
khóm, các chức danh đoàn thể ở ấp, khóm được phân bổ 40 triệu đồng/ấp,
khóm/năm.
Điểm c khoản 1(gạch đầu dòng thứ 5) Điều 2. Đối với kinh phí thực
hiện “Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư” được phân bổ thêm 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư. .
- 29 -
Khoản 17 Điều 2. Dự phòng ngân sách bố trí bằng 3% tổng chi cân
đối ngân sách của từng cấp ngân sách, đảm bảo theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước”.
Tài liệu: Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm
2010 của UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc
hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên
địa ban tỉnh Đồng Tháp;
Điểm a (dấu cộng thứ 2) khoản 2 mục II Điều 2. Mức chi hỗ trợ tiền
ăn cho đại biểu dự hội nghị là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ
ngân sách nhà nước theo quy định như sau (kể cả cán bộ không chuyên trách
cấp xã và cán bộ khóm ấp): Cuộc họp do cấp xã tổ chức (không phân biệt địa
điểm tổ chức): mức chi hỗ trợ tiền ăn là 60.000 đồng/ngày/người.
Điểm b (gạch đầu dòng thứ nhất) khoản 2 mục I Điều 2. Phụ cấp
lưu trú: Là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ
thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi
công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác
trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại
nơi đến công tác).
- Trong tỉnh: có cự ly từ cơ quan đến nơi công tác đạt từ 15km trở
lên: 70.000 đồng/ngày/người.
Điểm đ khoản 2 mục II Điều 2. Chi nước uống cho đại biểu dự hội
nghị: 20.000 đồng/ngày/đại biểu.
Tài liệu: Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012
của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạng tầng của xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Điều kiện thực hiện các công trình: Chủ trương đầu tư xây
dựng phải đựợc UBND cấp xã xây dựng thành kế hoạch chi tiết hàng năm,
phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch về xây dựng,
giao thông, thủy lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của
địa phương.
Khoản 1 Điều 5. Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể
bằng tiền, hiện vật (bao gồm cả đất, tài sản gắn liền với đất và cây trồng)
hoặc ngày công lao động.
Khoản 2 Điều 5. Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật hoặc
ngày công lao động, UBND cấp xã căn cứ qui định hiện hành của Uỷ ban
- 30 -
nhân dân Tỉnh, giá trị ngày công thực tế tại địa phương để xác định giá trị
đóng góp của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Khoản 2 Điều 6. Trình tự tổ chức vận động và huy động đóng góp
Có trên 80% tổng số hộ dân nơi xây dựng công trình ở khóm (ấp), tổ hoặc
liên khóm (ấp), thống nhất thì tổ chức huy động đóng góp tự nguyện của
nhân dân”
Khoản 4 Điều 8. Việc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của
nhân dân và các nguồn khác đầu tư cho công trình phải thực hiện đúng quy
định hiện hành và chế độ kế toán.
Điểm a khoản 6 Điều 8. Trường hợp trong quá trình quyết toán có
phát sinh chênh lệch thu – chi thì được xử lý như sau: Số phát sinh thu lớn
hơn chi: việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định;
Điểm b khoản 6 Điều 8. Trường hợp trong quá trình quyết toán có
phát sinh chênh lệch thu nhỏ hơn chi: phải tổ chức cho nhân dân bàn và
quyết định theo hướng huy động các nguồn kinh phí khác hay đóng góp bổ
sung hoặc UBND cấp xã báo cáo thường trực HĐND cùng cấp để có ý kiến
xử lý.
Điểm a khoản 2 Điều 9. Cơ chế hỗ trợ đầu tư Các công trình đầu tư
theo Quy chế này, tùy theo tính chất của từng công trình, được ngân sách hỗ
trợ tối đa không quá 70 % tổng mức đầu tư được quyết toán.
Khoản 1 Điều 15. Lựa chọn nhà thầu thi công công trình: Cách thức
lựa chọn nhà thầu, theo 3 hình thức:
a) Giao cộng đồng dân cư (những người hưởng lợi trực tiếp từ công trình) tự
thực hiện xây dựng;
b) Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng;
c) Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu.
Khoản 1,2,3 Điều 16. Điều kiện để triển khai công trình:
1. Hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng quy định tại Điều 15 và Điều 16
Quy chế này.
2. Công trình đã thu trên 70% số tiền huy động của dân theo kế hoạch.
3. Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo quy định.
Tài liệu: Quyết định 04/2002/QĐ-UBND ngày 10/1/2012 của
UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy định trình tư, thủ tục đầu tư xây
dựng (sửa chữa) các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và
- 31 -
thiết bị, phương tiện dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
Điểm a khoản 2 Điều 6. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân
sách huyện, thị xã, thành phố: Có giá trị dưới 100 triệu đồng do thủ trưởng
đơn vị duyệt chi theo hóa đơn tài chính và các chứng từ hợp lệ;
Điểm b khoản 2 Điều 6. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân
sách huyện, thị xã, thành phố: Có giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do
Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
Khoản 3 Điều 6. Công trình sử dụng vốn của ngân sách xã, phường,
thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thẩm tra
và phê duyệt quyết toán.
Khoản 1 Điều 7. Hồ sơ quyết toán: Công trình có giá trị dưới 100
triệu đồng: Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện việc xây dựng (sửa chữa) và
chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc xây dựng (sửa chữa)
phải tuân theo các đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và có hóa
đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính.
Điều 9. Chi phí sửa chữa tài sản dưới 50 triệu đồng: Căn cứ vào kế
hoạch sửa chữa được cấp có thẩm quyền phân bổ trong dự toán ngân sách,
thủ trưởng đơn vị quyết định sửa chữa và chịu trách nhiệm về mức giá do
mình chuẩn chi. Việc sửa chữa phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui
định của Bộ Tài chính”.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn Thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
3.Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm
2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của
xã, phường, thị trấn;
4. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của
Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
5. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa;
- 32 -
6.Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ
Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách
nhà nước qua KBNN;
7. Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của
UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành Quy định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể cấp tỉnh
và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn năm 2011;
8. Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của
UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối
với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa ban tỉnh
Đồng Tháp;
9. Quyết định số 02/2002/QĐ.UBND ngày 05 tháng 01 năm 2002 của
UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm nhà nước
và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạ tầng của các xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
10.Quyết định 04/2002/QĐ-UBND ngày 10/1/2012 của UBND tỉnh
Đồng Tháp Ban hành quy định trình tư, thủ tục đầu tư xây dựng (sửa chữa)
các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và thiết bị, phương tiện
dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- 33 -

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toándlmonline24h
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcLinh Linh
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhBài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhNgốc Nghếch
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2vietlod.com
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngHương Maj
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcDzung Phan Tran Trung
 

What's hot (20)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAYLuận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
 
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhBài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tỉnh Bắc Ninh, HAY.docx
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tỉnh Bắc Ninh, HAY.docxQuản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tỉnh Bắc Ninh, HAY.docx
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tỉnh Bắc Ninh, HAY.docx
 
Chuong 3 cac khai niem
Chuong 3   cac khai niemChuong 3   cac khai niem
Chuong 3 cac khai niem
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, 9đ
Đề tài: Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, 9đĐề tài: Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, 9đ
Đề tài: Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, 9đ
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
 

Similar to Đề thi công chức kế toán- tài chính xã

Nghị định số 60 thuc hien luat ns
Nghị định số 60 thuc hien luat nsNghị định số 60 thuc hien luat ns
Nghị định số 60 thuc hien luat nsTieu Quy Phong Than
 
Luat ngan sach nha nuoc 2015
Luat ngan sach nha nuoc 2015Luat ngan sach nha nuoc 2015
Luat ngan sach nha nuoc 2015Hung Nguyen
 
161.2012.tt.btc
161.2012.tt.btc161.2012.tt.btc
161.2012.tt.btcAn Vuong
 
Nhân viên
Nhân viênNhân viên
Nhân viênHoTrnV
 
08 2013 tt-btc_167701
08 2013 tt-btc_16770108 2013 tt-btc_167701
08 2013 tt-btc_167701Hồng Ngọc
 
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xa
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xaChế độ kế tóan ns va tai chinh xa
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xaThục Linh
 
Qđ tai chinh xa 2005
Qđ tai chinh xa 2005Qđ tai chinh xa 2005
Qđ tai chinh xa 2005Thục Linh
 
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8gamaham3
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptKateHM
 
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nướcLuật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nướcHải Đào
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHTS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHBùi Quang Xuân
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTrần Đức Anh
 
Luat kiem toan nha nuoc 2015
Luat kiem toan nha nuoc 2015Luat kiem toan nha nuoc 2015
Luat kiem toan nha nuoc 2015Hung Nguyen
 
Luat phi va le phi 2015
Luat phi va le phi 2015Luat phi va le phi 2015
Luat phi va le phi 2015Quynh Huong
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề thi công chức kế toán- tài chính xã (20)

Nghị định số 60 thuc hien luat ns
Nghị định số 60 thuc hien luat nsNghị định số 60 thuc hien luat ns
Nghị định số 60 thuc hien luat ns
 
Luat ngan sach nha nuoc 2015
Luat ngan sach nha nuoc 2015Luat ngan sach nha nuoc 2015
Luat ngan sach nha nuoc 2015
 
161.2012.tt.btc
161.2012.tt.btc161.2012.tt.btc
161.2012.tt.btc
 
Nhân viên
Nhân viênNhân viên
Nhân viên
 
Qd94 121205
Qd94 121205Qd94 121205
Qd94 121205
 
08 2013 tt-btc_167701
08 2013 tt-btc_16770108 2013 tt-btc_167701
08 2013 tt-btc_167701
 
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xa
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xaChế độ kế tóan ns va tai chinh xa
Chế độ kế tóan ns va tai chinh xa
 
Qđ tai chinh xa 2005
Qđ tai chinh xa 2005Qđ tai chinh xa 2005
Qđ tai chinh xa 2005
 
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8
Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
 
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nướcLuật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHTS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Luat kiem toan nha nuoc 2015
Luat kiem toan nha nuoc 2015Luat kiem toan nha nuoc 2015
Luat kiem toan nha nuoc 2015
 
Luat phi va le phi 2015
Luat phi va le phi 2015Luat phi va le phi 2015
Luat phi va le phi 2015
 
81 2015 qh13_282381
81 2015 qh13_28238181 2015 qh13_282381
81 2015 qh13_282381
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (13)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 

Đề thi công chức kế toán- tài chính xã

  • 1. TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH XÃ năm 2014 –––––––––– A. PHẦN TỰ LUẬN: I .Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; Điều 4 2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách; c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới; - 1 -
  • 2. g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời ký ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dân số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên; h) Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Điều 5 2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này; b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật. 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Điều 26 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp: 1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; - 2 -
  • 3. 2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; 3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách; 4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật này; 5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách đia phương; 6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. 7. Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; 8. Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này; 9. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này. Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách: 1. Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; 2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định; 3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc; - 3 -
  • 4. 4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới; 5. Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ. Điều 28. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ: 1. Nộp đẩy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật; 2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính; 3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách. Điều 33. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: 2. Chi thường xuyên: a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Điều 41.Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm: - 4 -
  • 5. 1. Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách; 2. Làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách địa phương đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách; đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Uỷ ban nhân dân cấp đó đề nghị; 3. Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương nếu có ý kiền khác nhau giữa Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa phương. Điều 49. Việc điều chỉnh dự toán ngân sách được thực hiện theo quy định sau: 1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân theo quy trình lập, quyết định ngân sách quy định tại Luật này; 2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước và báo cáo Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương. Điều 54. 1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước. 2. Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của - 5 -
  • 6. Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; b) Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp; c) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 65. 1. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 2. Bộ tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và quyết toán ngân sách địa phương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. 3. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp quyết toán ngân sách địa phương có sai sót, cơ quan tài chính cấp trên có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. II. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách. Điều 71.Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp được quy định như sau : - 6 -
  • 7. 1. Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Ủy ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời Ủy ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, Ủy ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện. 3. Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính - Vật giá; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, Ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính - Vật giá. 4. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm : quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, Ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính. 5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương; lập quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Điều 75 1. Thời hạn nộp báo cáo kế toán tháng, quý và báo cáo quyết toán năm quy định như sau : - 7 -
  • 8. a) Báo cáo kế toán tháng, quý của đơn vị dự toán các cấp và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; b) Quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp II và cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định nhưng phải bảo đảm thời gian để đơn vị dự toán cấp I xét duyệt, tổng hợp, lập, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định; đối với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, phải gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau; đối với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách các cấp ở địa phương, thời hạn nộp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; c) Quyết toán năm của ngân sách các cấp chính quyền địa phương do cơ quan Tài chính lập gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét; đối với ngân sách cấp tỉnh phải gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo đối với ngân sách cấp dưới; d) Bộ Tài chính tổng hợp, lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội chậm nhất 14 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. III.Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm 2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Mục 1.3 khoản 1 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: a) Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý). b) Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình. c) Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. d) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu. - 8 -
  • 9. Điểm 3.4 khoản 3 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: a) Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm (các biểu mẫu theo phụ lục số 7 đến phụ lục số 13 kèm theo Thông tư này) trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. b) Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau. c) Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. d) Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh. Mục 3.3 khoản 3 phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Ban Tài chính xã thực hiện các việc sau đây: a) Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã. b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.(10 điểm) c) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau. Điểm d mục 3.3 khoản 1(II) phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: - 9 -
  • 10. d) Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. - Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyết định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau. Khoản 1 phần III: 1. Các quỹ công chuyên dùng của xã: Các quỹ công chuyên dùng của xã quy định tại Thông tư này là các quỹ tài chính được lập theo quy định của Nhà nước (quỹ quốc phòng an ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa,...) và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. Nội dung, mức và phương thức quản lý thu chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã. Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý các quỹ trên (thực hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định,...). Kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau. Uỷ ban nhân dân xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của từng quỹ cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính huyện và công khai cho nhân dân biết. Điểm a khoản 2 phần III: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: Mọi hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất theo nguyên tắc: a) Uỷ ban nhân dân xã giao cho các ban, ngành, tổ chức của xã trực tiếp thực hiện từng loại sự nghiệp. Các ban, ngành, tổ chức trên phải lập kế hoạch tài chính hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân xã duyệt, trong kế hoạch tài chính phải tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp - 10 -
  • 11. ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu có). Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sự nghiệp này. b) Ban Tài chính xã giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã (hướng dẫn các đơn vị được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này,...) Khoản 4 phần III: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: 4. Các hoạt động tài chính khác của xã: 4.1. Hoạt động tài chính của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của Uỷ ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo qui định của từng tổ chức. 4.2. Các khoản thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan khác nhờ xã thu, chi hộ (học phí, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...). Ban Tài chính xã giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định hiện hành, không được sử dụng các khoản thu hộ, chi hộ sai mục đích và phải mở sổ sách để theo dõi riêng, cụ thể từng khoản thu hộ, chi hộ này. Điểm a mục 2.6 khoản II phần II: Quy trình quản lý ngân sách xã quy định: a) Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách xã: (2) Ban Tài chính xã: - Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. - Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời - 11 -
  • 12. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. IV.Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Điều 2. Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính 1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. 3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. 4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Điều 4 Về biên chế Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau: 1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. 2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan. 3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao. 4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao. Điều 6. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ 2. Nội dung chi của kinh phí giao, gồm: - 12 -
  • 13. a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định; b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; c) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này. Điều 9. Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ 2. Kinh phí quản lý hành chính được giao được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau: a) Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền; b) Do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; c) Do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực quản lý hành chính. Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ: 1. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao. 2. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. 3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước. - 13 -
  • 14. 4. Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị mình. V. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa; Điều 7. Các đối tượng không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa: a) Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam; b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; c) Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật; d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội; Điều 12. 1. Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở từng cấp có nhiệm vụ: a) Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thuộc cấp mình quản lý; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành; b) Hàng năm lập dự toán và quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa gửi Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp trên, Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cùng cấp. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương lập dự toán và quyết toán thu, chi gửi Thủ tướng Chính phủ và bộ Tài chính; c) Tổ chức kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành; d) Đề nghị khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích; kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm. VI. Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN; Điều 2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 1. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán - 14 -
  • 15. ngân sách nhà nước được giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tư này), đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. 2. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 3. Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. 4. Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định. VII. Quyết định số 02/2002/QĐ.UBND ngày 05 tháng 01 năm 2002 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Điều 12. Hình thức quản lý điều hành công trình 1. Đối với công trình có nguồn vốn Nhà nước tham gia dưới 50% thì cơ chế quản lý do Ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định. 2. Đối với công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia từ 50% trở lên: a) Khi công trình đầu tư được phê duyệt, UBND cấp xã thành lập Ban quản lý công trình khi có đủ điều kiện về năng lực cán bộ nghiệp vụ hoặc thuê đơn vị có chức năng để thực hiện tư vấn quản lý theo quy định hiện hành; b) Bộ phận Tài chính cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng - 15 -
  • 16. các khoản huy động, đóng góp của nhân dân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; c) Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý công trình và thuê tư vấn quản lý công trình (nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành về chi phí quản lý công trình. 8. Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa ban tỉnh Đồng Tháp; Điểm d mục 1 phần II: Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi các nội dung sau: - Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị. - Tiền tài liệu; bút, giấy (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị; chi thuê giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên. - Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu. - Tiền nước uống trong cuộc họp. - Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Các khoản chi khác như: tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v... Đối với các khoản chi về khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị. B. PHẦN TRẮC NGHIỆM Tài liệu: Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; Điều 4. 1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - 16 -
  • 17. 2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách; c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới; g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời ký ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dân số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên; h) Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. - 17 -
  • 18. Điều 5 Luật NSNN 2002 quy định: “Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật”. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Điều 6. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. Điều 7. 1. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. 2. Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Điều 8. 1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. 2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. 3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh Điều 9. Trong dự toán chi ngân sách xã hàng năm được bố trí khoản dự phòng ngân sách từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách xã” Điều 12. 1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam. - 18 -
  • 19. 2. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước. 3. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 13. 1. Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai. Điều 14. Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp: 2.Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, 3.Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương . Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp: 1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp”; 3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách; Điều 28. 1.Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ: Nộp đẩy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật; 3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách. Điều 34. 1. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương theo nguyên tắc: b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tố thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; - 19 -
  • 20. thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất; Điều 36. 3.Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ ngân sách cấp dưới khi phát sinh nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng được. Điều 37 4. Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trình, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm. 5. Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian vá biểu mẫu quy định Điều 41 1.Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm: Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách. Điều 45 1.Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. Điều 47. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên. Điều 51 Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao. Điều 53. 2.Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả. Điều 54. 2.Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. - 20 -
  • 21. 3.Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 57 3. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Điều 58. 2. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định. Điều 60 2.Cơ quan tài chính cùng cấp không có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều 61. 2. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan. Điều 64. 3.Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận”. Điều 67. 1.Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18 tháng, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng nhân - 21 -
  • 22. dân cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. Điều 68. 2.Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách nhà nước. Điều 70. 1. Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân. Điều 72 Luật NSNN năm 2002 quy định: “ Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách: 1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; 2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền, 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và tài sản của Nhà nước; 4. Thu sai quy định của pháp luật; 5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao; 6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật; 7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước; Tài liệu: Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn Thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Điểm đ khoản 2 Điều 5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó”. Điểm c khoản 2 Điều 5. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết - 22 -
  • 23. định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp. Điểm g khoản 2 Điều 5. Ủy ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp: “Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội”. Khoản 2 Điều 7. Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tài chính trình Ủy ban nhân dân quyết định. Điều 7. Dự phòng ngân sách xã được sử dụng cho các nhiệm vụ sau: Chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; Chi các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh; Các nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Khoản 3 Điều 14. Trường hợp thu ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao động, phải quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại địa phương để phản ánh vào ngân sách nhà nước. Điều 19. Mọi tài sản được đầu tư từ nguồn ngân sách, nguồn đóng góp của nhân đân, đất đai và các tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 27. Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự nguyện được hạch toán thu ngân sách địa phương, được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 33. Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình, các luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách năm sau đăng ký với cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Khoản 3 Điều 43. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương. Khoản 3 Điều 61. Việc chi ứng trước dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước. - 23 -
  • 24. Điều 65. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về : 1. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước. 2. Mục lục ngân sách nhà nước. 3. Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo. 4. Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách. Khoản 1 Điều 66. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nếu nộp trong năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau. Điểm b khoản 4 Điều 66. Các khoản tạm thu, tạm giữ phải xem xét cụ thể và xử lý như sau : Trường hợp chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, cuối ngày 31 tháng 12 còn dư trên tài khoản tạm giữ, được chuyển số dư sang năm sau để xử lý tiếp. Điểm a khoản 2 Điều 74. Khi thực hiện thẩm định quyết toán, cơ quan Tài chính có quyền : Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài chính cấp dưới bổ sung thêm những thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán; Điểm b khoản 2 Điều 74. Khi thực hiện thẩm định quyết toán, cơ quan Tài chính có quyền : Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; Khoản 2 Điều 74. Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan Tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài chính cấp dưới theo quy định. Trường hợp phát hiện sai phạm, thực hiện xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tài liệu: Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm 2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Điểm đ khoản 2 mục I Phần II: Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ Điểm b khoản 2 mục I Phần II: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các - 24 -
  • 25. tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Điểm 1.3(a) khoản 1 mục I Phần II: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm: “Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm”. Điểm 1.2 (gạch đầu dònh thứ 3) khoản 1 mục II Phần II: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Điểm d (1) khoản 2 mục II Phần II: Chi thường xuyên: Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Điểm 2.4 Phần I: Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã. Điểm 6 Phần I: Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định. Điểm đ khoản 1 mục I Phần II: Nguồn thu ngân sách xã bao gồm khoản thu Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định. Điểm b khoản 2 mục I Phần II: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Điểm 2.2 khoản 2 mục I Phần II: Chi thường xuyên ngân sách xã bao gồm: Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. Điểm d khoản 2 mục II Phần II: Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã để thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước. Định kỳ, - 25 -
  • 26. Ban Tài chính xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai. Điểm a khoản 2(2.6) mục II Phần II: Ban Tài chính xã có trách nhiệm: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. Tài liệu: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chếvà kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Điểm đ khoản 1 Điều 1. Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng (sau đây gọi tắt là cơ quan thực hiện chế độ tự chủ), bao gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định: “Việc thực hiện chế độ tự chủ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các quy định tại Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định”. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng ThápVề việc ban hành Quy định khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đổng Tháp. Như vậy, UBND các xã, thị trấn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Khoản 1 Điều 4. Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế, được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan”. Điểm b khoản 3 Điều 6. Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - 26 -
  • 27. Khoản 4 Điều 4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao”. Điểm a khoản 2 Điều 8. Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được: Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức. Điểm a,b khoản 2 Điều 9. Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ: Kinh phí quản lý hành chính được giao được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau: a) Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền; b) Do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Khoản 1 Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ thì Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao. Khoản 4 Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ: Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị mình. Khoản 3 Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ: Chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế. Tài liệu: Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa; Điều 1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng Điều 3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không thuộc ngân sách nhà nước, Quỹ được hạch toán độc lập, thực hiện chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành và báo cáo theo quy định của pháp luật về kế toán. - 27 -
  • 28. Khoản 3 Điều 4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không cho vay để sinh lời, kết dư Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được luân chuyển sang năm tiếp theo. Khoản 4 Điều 4. Việc vận động đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thực hiện mỗi năm một lần vào địp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27 tháng 7). Tổ chức và cá nhân có thể ủng hộ một lần hoặc nhiều lần trong một năm. Khoản 1 Điều 5. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp có Ban Quản lý riêng. Khoản 2 Điều 7. Các đối tượng không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa: a) Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam; b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; c) Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật; d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội; đ) Học sinh, sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoan nghênh và tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2 Điều 9. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được sử đụng như sau: Hỗ trợ để xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ. Tài liệu: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm. Điểm 4 phần I: Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp (gồm ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã) đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau. Điểm 4 phần II: Quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải khớp với số thực chi theo kết quả kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Tài liệu: Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN; - 28 -
  • 29. Điểm c (gạch đầu dòng thứ nhất) khoản 4 Điều 4. Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau: Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Điểm c khoản 1 Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan tài chính): Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán”. Điểm b khoản 3 Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm: Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN. b) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm: - Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN. Tài liệu: Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành Quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn năm 2011; Khoản 10 Điều 2. Định phân bổ chi công tác an ninh cấp xã 8.000đ/người dân/năm. Điểm c khoản 1(gạch đầu dòng thứ 3) Điều 2. Đối với cán bộ ấp, khóm, các chức danh đoàn thể ở ấp, khóm được phân bổ 40 triệu đồng/ấp, khóm/năm. Điểm c khoản 1(gạch đầu dòng thứ 5) Điều 2. Đối với kinh phí thực hiện “Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được phân bổ thêm 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư. . - 29 -
  • 30. Khoản 17 Điều 2. Dự phòng ngân sách bố trí bằng 3% tổng chi cân đối ngân sách của từng cấp ngân sách, đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước”. Tài liệu: Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa ban tỉnh Đồng Tháp; Điểm a (dấu cộng thứ 2) khoản 2 mục II Điều 2. Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định như sau (kể cả cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ khóm ấp): Cuộc họp do cấp xã tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): mức chi hỗ trợ tiền ăn là 60.000 đồng/ngày/người. Điểm b (gạch đầu dòng thứ nhất) khoản 2 mục I Điều 2. Phụ cấp lưu trú: Là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác). - Trong tỉnh: có cự ly từ cơ quan đến nơi công tác đạt từ 15km trở lên: 70.000 đồng/ngày/người. Điểm đ khoản 2 mục II Điều 2. Chi nước uống cho đại biểu dự hội nghị: 20.000 đồng/ngày/đại biểu. Tài liệu: Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạng tầng của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 3. Điều kiện thực hiện các công trình: Chủ trương đầu tư xây dựng phải đựợc UBND cấp xã xây dựng thành kế hoạch chi tiết hàng năm, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch về xây dựng, giao thông, thủy lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của địa phương. Khoản 1 Điều 5. Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền, hiện vật (bao gồm cả đất, tài sản gắn liền với đất và cây trồng) hoặc ngày công lao động. Khoản 2 Điều 5. Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật hoặc ngày công lao động, UBND cấp xã căn cứ qui định hiện hành của Uỷ ban - 30 -
  • 31. nhân dân Tỉnh, giá trị ngày công thực tế tại địa phương để xác định giá trị đóng góp của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Khoản 2 Điều 6. Trình tự tổ chức vận động và huy động đóng góp Có trên 80% tổng số hộ dân nơi xây dựng công trình ở khóm (ấp), tổ hoặc liên khóm (ấp), thống nhất thì tổ chức huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân” Khoản 4 Điều 8. Việc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn khác đầu tư cho công trình phải thực hiện đúng quy định hiện hành và chế độ kế toán. Điểm a khoản 6 Điều 8. Trường hợp trong quá trình quyết toán có phát sinh chênh lệch thu – chi thì được xử lý như sau: Số phát sinh thu lớn hơn chi: việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định; Điểm b khoản 6 Điều 8. Trường hợp trong quá trình quyết toán có phát sinh chênh lệch thu nhỏ hơn chi: phải tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định theo hướng huy động các nguồn kinh phí khác hay đóng góp bổ sung hoặc UBND cấp xã báo cáo thường trực HĐND cùng cấp để có ý kiến xử lý. Điểm a khoản 2 Điều 9. Cơ chế hỗ trợ đầu tư Các công trình đầu tư theo Quy chế này, tùy theo tính chất của từng công trình, được ngân sách hỗ trợ tối đa không quá 70 % tổng mức đầu tư được quyết toán. Khoản 1 Điều 15. Lựa chọn nhà thầu thi công công trình: Cách thức lựa chọn nhà thầu, theo 3 hình thức: a) Giao cộng đồng dân cư (những người hưởng lợi trực tiếp từ công trình) tự thực hiện xây dựng; b) Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng; c) Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu. Khoản 1,2,3 Điều 16. Điều kiện để triển khai công trình: 1. Hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng quy định tại Điều 15 và Điều 16 Quy chế này. 2. Công trình đã thu trên 70% số tiền huy động của dân theo kế hoạch. 3. Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo quy định. Tài liệu: Quyết định 04/2002/QĐ-UBND ngày 10/1/2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy định trình tư, thủ tục đầu tư xây dựng (sửa chữa) các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và - 31 -
  • 32. thiết bị, phương tiện dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điểm a khoản 2 Điều 6. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Có giá trị dưới 100 triệu đồng do thủ trưởng đơn vị duyệt chi theo hóa đơn tài chính và các chứng từ hợp lệ; Điểm b khoản 2 Điều 6. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Có giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Khoản 3 Điều 6. Công trình sử dụng vốn của ngân sách xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Khoản 1 Điều 7. Hồ sơ quyết toán: Công trình có giá trị dưới 100 triệu đồng: Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện việc xây dựng (sửa chữa) và chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc xây dựng (sửa chữa) phải tuân theo các đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính. Điều 9. Chi phí sửa chữa tài sản dưới 50 triệu đồng: Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa được cấp có thẩm quyền phân bổ trong dự toán ngân sách, thủ trưởng đơn vị quyết định sửa chữa và chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc sửa chữa phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính”. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; 2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn Thi hành Luật Ngân sách nhà nước; 3.Thông tư số 60/2003/BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm 2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; 4. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; 5. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa; - 32 -
  • 33. 6.Thông tư số 161/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN; 7. Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành Quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn năm 2011; 8. Quyết định số 40/2010/QĐ.UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa ban tỉnh Đồng Tháp; 9. Quyết định số 02/2002/QĐ.UBND ngày 05 tháng 01 năm 2002 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy chế thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng kết cấu hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; 10.Quyết định 04/2002/QĐ-UBND ngày 10/1/2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành quy định trình tư, thủ tục đầu tư xây dựng (sửa chữa) các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và thiết bị, phương tiện dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - 33 -