SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
-----***-----
TÀI CHÍNH CÔNG
Đề tài: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách nhà nƣớc.
ố 8
1. Phạm Thị Lan
2. Đinh Thị Hải Yến
3.
4.
2
MỤC LỤC
Chƣơng I. Một số vấn đề lý thuyết về phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN
I. Khái niệm 4
II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách
nhà nƣớc.
5
III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các
cấp ngân sách
6
Chƣơng. II. Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngấn sách Nhà nƣớc.
I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nƣớc.
1. Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100% :
2. Các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100%
3.
.
8
II. Về phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc
1.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng gồm:
3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc
16
Chƣơng 3. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN ở Việt Nam và
giải pháp hoàn thiện.
I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách.
1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ƣơng và
địa phƣơng.
2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc
3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp
NSNN
21
II. Một số giải pháp hoàn thiện 28
3
MỞ ĐẦU
Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002, pháp luật Việt Nam quy định các
cấp quản lý ngân sách gồm có ngân sách Trung Ƣơng và các cấp ngân sách địa
phƣơng, các cấp ngân sách này phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý ngân
sách nhà nƣớc trong đó có hoạt động phân định nhiệm vụ thu chi. Việc phân chia
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bởi thu ngân
Ngân sách Nhà nƣớc phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà
nƣớc sử dụng quyền lực chính trị để từ đó phân phối các nguồn tài chính xã hội
dƣới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc.
Vậy cơ sở của việc phân định nhiệm vụ thu, chi giữa ngân sách trung ƣơng
và ngân sách địa phƣơng là gì? Đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Thực trạng pháp luật
về vấn đề này ra sao? Bài viết dƣới đây của nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.
4
CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM
VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC.
I. Khái niệm
Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ta bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa
phƣơng. Chính vì vậy việc phân định nhiệm vụ thu chi cũng đƣợc thực hiện theo
sự phân cấp này.
Phân định nhiệm vụ thu chi giữa các cấp ngân sách nhà nước chính là việc phân
định mỗi cấp NSNN được tập trung cho những nguồn thu nào và mức độ tập trung
tới đâu, đồng thời đề ra những nhiệm vụ thu chi cụ thể cho từng cấp ngân sách.
Chính quyền địa phƣơng đƣợc phân giao những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể
trên các lĩnh vực xây dựng, quyết định và thực hiện ngân sách cấp mình. Theo
pháp luật hiện hành, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách là thuộc thẩm quyền của Quốc hội và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyết
định khoản thu chi cho ngân sách trung ƣơng và ngân sách cấp tỉnh, đồng thời cho
phép hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp huyện,
xã thuộc địa bàn quản lý với điêu kiện phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định
pháp luật. Việc trao quyền cho cơ quan quyền lực cấp tỉnh phân giao cho các
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp ngân sách huyện và xã nằm trên địa bàn tỉnh cho
thấy ở mức độ nhất định, cấp ngân sách địa phƣơng có sự độc lập, tự chủ trong
việc điều hành ngân sách địa phƣơng mình, tuy nhiên sự độc lập nay không vƣợt
quá quy định pháp luật.
II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách
nhà nƣớc :
Từ khái niệm phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi đã nêu trên chúng ta có thể
thấy, việc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phƣơng là rất
quan trọng. Những quy định của Luật ngân sách 2002 về phân phối nguồn thu và
5
nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp thu những
thành công và khắc phục những hạn chế của Luật ngân sách nhà nƣớc 1996. Bên
cạnh đó, Luật ngân sách 2002 cũng tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa
phƣơng, khuýên khích địa phƣơng chăm lo cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội,
bồi dƣỡng nguồn thi, chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi để tự cân đối ngân
sách và tăng cƣờng đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Chính bởi vậy, để đảm bảo
thực hiện những điều đó, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách
trung ƣơng cần phải đƣợc thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.
Nhƣ vậy, nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách là những tƣ tƣởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình phân bổ nguồn thu và phân
giao nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nƣớc. Các cấp ngân sách khi tiến
hành tập trung nguồn thu cũng nhƣ khi thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp
mình đều phải quán triệt những nguyên tắc sau:
- Ngân sách trung ƣơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm ngân sách trung ƣơng giữ
vai trò chủ đạo, ngân sách địa phƣơng chủ động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao,
tăng cƣờng nguồn lực cho ngân sách xã. Trong nguyên tắc này, ngân sách địa
phƣơng mặc dù không đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhƣng lại có
vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội đƣợc giao phó trên địa bàn mình quản lí. Chỉ khi đƣợc phân định nguồn thu
cụ thể, địa phƣơng mới có thể chủ động lên kế họach thu nhằm hình thành nên quỹ
ngân sách của địa phƣơng mình, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách của
địa phƣơng để thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi đã đƣợc giao phó.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm thực
hiện. Nguyên tắc này quy định cho ngân sách trung ƣơng cũng nhƣ ngân sách địa
phƣơng phải tự đảm đƣơng các nhiệm vụ chi của mình, tự bố trí các nguồn kinh
phí để thực hiện các nhiệm vụ chi khi các nhiệm vụ chi của mình thay đổi do phát
sinh nhiệm vụ mới hoặc do chính sách, chế độ có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong
trƣờng hợp ngân sách cấp dƣới gặp khó khăn, dù đã sắp xếp nguồn trong dự tóan,
sử dụng dự phòng nhƣng vẫn không đủ thì có thể đƣợc ngân sách cấp trên trợ giúp
một phần.
- Quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dƣới đƣợc thể
hiện qua việc phân chia một số khỏan thu và điều tiết, bổ sung kinh phí. Điều này
nhằm đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phƣơng, tránh
tình trạng nơi thu nhiều chi ít mà nơi lại chi ít thu nhiều. Đối với những khỏan thu
6
này, mức độ đƣợc hƣởng của mỗi cấp ngân sách đƣợc xác định căn cứ vào tỷ lệ
phần trăm do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, việc bổ sung từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới cũng nhằm hỗ trợ cho các địa phƣơng
thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn. Sau mỗi thời kì ổn định ngân sách,
các địa phƣơng phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phƣơng
nhằm giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết
số thu nộp về ngân sách cấp trên.
III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các
cấp ngân sách
Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc 2002, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi
cho hai cấp ngân sách là cấp trung ƣơng và cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của Quốc
hội còn việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách
huyện và xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh thì do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định
phù hợp với đặc thù, khả năng, và nhu cầu của địa phƣơng mình. Tuy nhiên, quyết
định của hội đồng nhân dân tỉnh không thể tùy tiện mà phải dựa vào những
nguyên tắc pháp lí đƣợc quy định tại khỏan 1 điều 34 luật ngân sách nhà nƣớc
2002:
a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với
từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý
của địa phương;
b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được
hưởng tố thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất;
thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ
hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
c) Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị
xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ,
không kể lệ phí trước bạ nhà, đất;
d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm
vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng,
cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công
cộng khác.
7
Nhƣ vậy. luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành đã đề cao trách nhiệm và quyền
hạn của chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong
công tác quản lí, điều hành ngân sách các cấp ở địa phƣơng. Có thể nói hiện nay,
quyền hạn của chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh tƣơng ứng với vai trò quan trọng của
tỉnh trong tổ chức và điều hành ngân sách trong địa bàn tỉnh. Do đƣợc phân bổ
nguồn thu và giao phó nhiệm vụ chi cụ thể, có thể thấy ngân sách cấp huyện và cấp
xã đã khẳng định vài trò, ví trí quan trọng của mình là những bộ phận cấu thành,
những khâu độc lập của ngân sách địa phƣơng chứ không phải là các đơn vị dự
tóan của ngân sách tỉnh.
8
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC.
I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nƣớc.
1. Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100% :
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành
Thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp
ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của
các đơn vị sau đây:
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực Việt
Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty
điện lực thành phố Hồ Chí Minh, công ty điện lực Hải Phòng, Công ty điện lực
Đồng Nai;
- Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng
Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã
hội; Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng đồng bằng Sông Cửu long;
- Các hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam;
- Các dịch vụ bƣu chính viễn thông của Tổng công ty Bƣu chính viễn thông
Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam;
- Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam;
(Bộ trƣởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);
9
đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí,
tiền thuê mặt đất, mặt nước;
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi
tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính
của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá
nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
h) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản
phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí
xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
i) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự
nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
k) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
l) Thu kết dư ngân sách trung ương;
Kết dƣ ngân sách trung ƣơng là số chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách
trung ƣơng và vay bù đắp bội chi lớn hơn tổng số chi ngân sách trung ƣơng
Kết dƣ ngân sách trung ƣơng đƣợc chuyển 50% vào quỹ dự trữ tài chính,
50% chuyển vào ngân sách năm sau. Trƣờng hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức
giới hạn hàng năm của Nhà nƣớc thì sẽ đƣợc chuyển toàn bộ vào ngân sách năm
sau.
m) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển
sang;
Việc ghi nhận thu chuyển nguồn đƣợc thực hiện dựa trên việc ghi nhận chi
chuyển nguồn ngân sách trong năm ngay trƣớc đó
Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trƣớc sang năm sau để
thực hiện các khoản chi đã đƣợc bố trí trong dự toán năm trƣớc hoặc dự toán bổ
sung nhƣng đến hết thời gian chỉnh lý chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa xong
đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.
10
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi chuyển nguồn của ngân sách trung
ương
n) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy
định của pháp luật.
2. Các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% :
a) Thuế nhà, đất;
Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công
trình.
Trong tình hình hiện nay, tạm thời chƣa thu thuế nhà và chƣa quy định về thuế
nhà.
Không thu thuế đất đối với:
1- Đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục
đích kinh doanh.
2- Đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục
đích kinh doanh hoặc để ở.
b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên
trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa thuộc chủ quyền của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao
gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên,
khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm
động vật và thực vật biển; Nƣớc thiên nhiên, bao gồm nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất;
Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định.
Nhƣ vậy, trừ các khoản thuế tài nguyên thu từ dầu thô, khí thiên nhiên, khí
than, các khoản thuế thu đƣợc từ các tài nguyên còn lại đều thuộc ngân sách địa
phƣơng 100%
c) Thuế môn bài;
11
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thƣờng là định ngạch đánh vào giấy
phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài
đƣợc thu hàng năm.
Cần phân biệt rõ thuế định ngạch và thuế định lệ:
Thuế định ngạch: là đánh một lƣợng cố định vào tất cả các đối tƣợng
thu của sắc thuế. Ví dụ: thuế cầu đƣờng, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay,...
Thuế định lệ: là thuế đánh vào đối tƣơng thu của sắc thuế theo tỷ lệ
nhất định. Thuế định lệ lại có loại thuế lũy tiến (tỷ lệ tăng dần) và loại thuế tỷ lệ
đồng đều.
Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tƣ.
Hộ gia đình trả thuế môn bài căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng.
Thuế môn bài là một chi phí cố định đối với doanh nghiệp, hộ gia đình
Nhƣ vậy, khoản thuế này ở mỗi địa phƣơng là khác nhau, phụ thuộc vào số
lƣợng doanh nghiệp và quy mô vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên địa
bàn
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất, khi đƣợc chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đều phải nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất, trừ những trƣờng hợp quy định tại Điều 2 của Luật thuế
chuyển quyền sử dụng đất
Đối tƣợng chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá trị diện tích đất chuyển
quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, kể cả đất có nhà và vật kiến trúc trên
đó.
Trƣờng hợp bán nhà cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đó thì
đối tƣợng chịu thuế là phần trị giá đất chuyển quyền sử dụng, không tính phần trị
giá nhà chuyển quyền sở hữu.
12
Trƣờng hợp chuyển đổi đất cho nhau có phát sinh chênh lệch về trị giá đất thì
đối tƣợng chịu thuế là phần chênh lệch về giá trị đất.
Nhƣ vậy, địa phƣơng nơi có đất chuyển quyền sử dụng đƣợc hƣởng 100%
loại thuế này
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thu mà ngƣời sử dụng đất nông
nghiệp phải nộp hàng năm khi sử dụng đất nông nghiệp
Đối tƣợng chịu thuế SD ĐNN bao gồm
 Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất
trồng cỏ.
 Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên
nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt,
 Đất trồng rừng
Hiện nay, ngƣời sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc miễn thuế sử dụng đất
nông nghiệp
e) Tiền sử dụng đất;
Tiền sử dụng đất là khoản tiền mà ngƣời sử dụng đất phải nộp cho Ngân sách
nhà nƣớc khi đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Ngƣời nộp tiền sử dụng đất
Ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất sử dụng vào các mục đích
- Hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất ở.
- Tổ chức kinh tế đƣợc giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán
hoặc cho thuê.
- Tổ chức kinh tế đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhƣợng hoặc
cho thuê.
13
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc đƣợc giao đất làm mặt
bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất để xây dựng công trình
công cộng có mục đích kinh doanh theo qui định của Chính phủ.
- Tổ chức kinh tế đƣợc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối.
Ngƣời sử dụng đất đƣợc phép chuyển mục đích: đất NN sang phi NN,
Đất phi NN (không là đất ở) sang đất làm nhà ở...
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó đƣợc sử dụng từ
ngày 15/10/1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(CNQSDĐ), chƣa nộp tiền sử dụng đất, nay đƣợc cấp giấy CNQSDĐ.
Các trƣờng hợp khác phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của
Chính phủ.
g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt
động dầu khí;
Thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là một trong những khoản thu của Ngân
sách Nhà nƣớc đối với ngƣời sử dụng đất áp dụng trong trƣờng hợp đƣợc Nhà
nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc.
Nhà nƣớc cho thuê đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất.
Tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là số tiền ngƣời sử dụng đất phải trả khi đƣợc
Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất) trong
một thời hạn nhất định
Tổ chức, cá nhân thuộc diện phải nộp tiền thuê đất được chia ra 2 loại: bao
gồm, diện phải nộp tiền thuê đất hàng năm và diện đƣợc lựa chọn một trong 2
hình thức nộp hàng năm hoặc nộp 1 lần cho cả thời gian thuê, trong đó :
+ Nhà nƣớc cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong nƣớc.
14
+ Nhà nƣớc cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiền thuê một lần
cho cả thời gian thuê đối với Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá
nhân nƣớc ngoài.
h) Tiền đền bù thiệt hại đất;
Thiệt hại về đất tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho
sức khỏe con ngƣời, bị ảnh hƣởng bất lợi do kết quả của việc đƣa trực tiếp hoặc
gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào đất hoặc
lòng đất
Nhƣ vậy, tiền đền bù thiệt hại về đất đƣợc áp dụng đối với các cơ sở kinh
doanh, các cá nhân, tổ chức có hoạt động dẫn tới ô nhiễm đất
i) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
k) Lệ phí trước bạ;
Lệ phí trƣớc bạ là một loại tiền mà ngƣời có tài sản phải nộp khi đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
Đối tƣợng chịu lệ phí trƣớc bạ bao gồm:
Nhà ( nhà ở, nhà làm việc, nhà xƣởng, nhà kho…), đất ( đất nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp đã thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, hộ
gia định, cá nhân
Phƣơng tiện vận tải gồm: phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng bộ,
phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng thủy, phƣơng tiện đánh bắt và vận chuyển thủy
sản
Súng săn, súng thể thao.
Các trƣờng hợp miễn, giảm lệ phí trƣớc bạ đƣợc quy định cụ thể trong các
văn bản liên quan
l) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
m) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của
ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp
tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này;
15
n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp
cho địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí
do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và
lệ phí trước bạ;
p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
q) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự
nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý;
r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
t) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy
định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
u) Thu kết dư ngân sách địa phương;
v) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy
định của pháp luật;
x) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
y) Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa
phương năm sau.
3.
ơng.
a)
- Thuế GTGT: Không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩ
.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ko của đơn vị HTTN: Không kể thuế thu
nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạ
.
- Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao
16
- Thuế lợi nhuận chuyển ra nƣớc ngoài : Không kể thuế chuyển lợi
nhuận ra nƣớc ngoài từ lĩnh vực dầu, khí.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Phí xăng dầu khoản khác
Tỷ lệ phân chia NSTW và địa phƣơng đƣợc giữ cố định trong giai đoạn từ 3-
5 năm với mục tiêu giúp chính quyền địa phƣơng có sự ổn định trong thực hiện
nhiệm vụ ngân sách của mình.
Với:
).
- :
Tđt=((A-B)+C):D*100%
-
.
-
II. Về phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
1.
Các khoản chi của ngân sách trung ƣơng bao gồm 7 khoản mục cơ bản:
1. Chi đầu tư phát triển:
:
17
a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do trung ƣơng quản lý;
b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nƣớc; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc;
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nƣớc;
d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên
:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông
tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các
hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ƣơng quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ƣơng quản lý;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa
phƣơng;
d) Hoạt động của các cơ quan trung ƣơng của Nhà nƣớc, Đảng Cộng sản Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;
e) Các chƣơng trình quốc gia do trung ƣơng thực hiện;
g) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
h) Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội do Trung ƣơng đảm nhận;
i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ƣơng theo quy định của pháp luật
k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
4. Chi viện trợ;
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
18
6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng gồm:
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa
phƣơng quản lý;
b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa
thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phƣơng);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản
lý;
e) Chƣơng trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phƣơng quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
19
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại
khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN 2002.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
-> Chúng ta có thể thấy ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng dều
có hai khoản chi là chi phát triển và chi thƣờng xuyên, tuy nhiên giữa chúng cũng
có sự khác nhau về quy mô, phạm vi các khoản chi. Chi đầu tƣ phát triển của
Trung ƣơng là những khoản chi có quy mô lớn, có tác động đến toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Còn các khoản chi của ngân sách địa phƣơng chỉ đầu tƣ cho những
công trình, mục tiêu đƣợc thực hiện trong phạn vi đị phƣơng đó. Ngoài ra còn một
số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ƣơng thì ngân sách
trung ƣơng đảm nhận trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng chi trả về nợ vay.
3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc.
- Ngân sách Trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chiến lƣợc, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phƣơng chƣa cân đối
đƣợc thu, chi ngân sách. Ngân sách Trung ƣơng chi trả cho các chƣơng trình, dự
án quốc gia, liên tỉnh, các dịch vụ công cộng có vai trò quan trọng với quốc gia
nhƣ giáo dục đại học, các bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia…
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là
cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các
cấp chính quyền địa phƣơng phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách địa
phƣơng có trách nhiệm với dịch vụ công theo phân cấp mà vùng hƣởng lợi nằm
trong biên giới của họ.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc
ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải
pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng
cấp.
20
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ THU CHI CÁC
CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN.
I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách.
1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ƣơng và địa
phƣơng.
Ngân sách địa phƣơng cũng đƣợc nhận một khoản thu quan trọng là
thu từ chuyển giao ngân sách trung ƣơng cho địa phƣơng gồm bổ sung cân đối
ngân sách (với những địa phƣơng chƣa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có
mục tiêu.
Hình 1: Thu ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Có thể thấy rõ là tỷ lệ thu ngân sách địa phƣơng trong tổng ngân sách
nhà nƣớc tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nếu không tính
thu NSNN từ dầu thô thì thu ngân sách địa phƣơng chiếm trung bình hơn 44 %
tổng thu NSNN ở Việt nam giai đoạn 2004-2008. Tỷ lệ bổ sung từ NSTW cho địa
phƣơng có xu hƣớng giảm, chỉ còn 34,1 % cho giai đoạn 2005-2012.
So sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ thu NSDP trong GDP quốc gia của Việt nam
đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nƣớc đang phát triển. Tỷ
lệ chuyển giao ngân sách từ trung ƣơng cho địa phƣơng của Việt nam cũng cao
21
hơn mức trung bình của nhóm các nƣớc đang chuyển đổi Đông Âu và Liên xô cũ
(24%) song thấp hơn mức trung bình của các nƣớc đang phát triển(42.2%) (xem
bảng 1).
Bảng 1: Thu ngân sách địa phƣơng của các nƣớc đang phát triển và
đang chuyển đổi (giai đoạn 1997-2003).
Nhóm các nƣớc
đang chuyển đổi
Nhóm các nƣớc
đang phát triển
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
1. Nguồn thu NS của chính
quyền địa phƣơng
% GDP 7,9 17,3 2,9 5,3 12,5 0,5
% tổng thu ngân sách khu vực
công 18,4 36 5,6 16,6 39,8 2,2
2. Chuyển giao ngân sách cho
địa phƣơng
% nguồn thu NS chính quyền địa
phƣơng 24 50,4 4,1 42,2 80,8 5
3. Tự chủ của địa phƣơng
Tự chủ về nguồn thu 55,1 91 29,1 40,1 76,5 7,6
Tự chủ về chi tiêu 74 96,2 49,6 58 95 23,4
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc
Có thể thấy rằng nếu xét tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN thì Việt
Nam đang thực hiện phân cấp khá mạnh (xem hình 2). Tỷ lệ chi tiêu của ngân
22
sách địa phƣơng trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc tăng từ 37,9% giai đoạn 1996-
2000 lên 47,2% năm 2008 và chiếm hơn 50 % tổng chi NSNN năm 2009-2012.
Hình 2: Tỷ lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Sự hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP chiếm đến từ 50-52% tổng chi NSĐP
và tăng nhanh, théo báo cáo dự toán thu chi của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
năm 2011 và các tỉnh thành phố trực thuộc phiá Bắc tỷ lệ này là 73,78% cao hơn
tốc độ thu NSĐP trên địa bàn, hầu hết các địa phƣơng (52/63 tỉnh thành) cần tới
khoản bổ sung của NSNN.
So sánh quốc tế cho thấy Việt nam có tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN
cao hơn mức trung bình nhiều quốc gia, cao hơn ngay cả so với mức trung bình
của nhóm các nƣớc công nghiệp phát triển (OECD)
Hình 3: So sánh tỷ lệ chi NSĐP của Việt nam với một số nƣớc
23
(Nguồn, A. Shah, 2006 và Bộ Tài chính, 2008)
3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN
Những kết quả đạt được.
Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy, nếu chỉ nhìn qua bên ngoài thì tỷ
lệ thu chi của NSĐP trong tổng NSNN thì Việt Nam đã và đang thực hiện phân
cấp ngày càng mạnh cho chính quyền địa phƣơng. Từ đó đã góp phần làm tăng
tính tích cực, chủ động của các địa phƣơng, tác động tích cực đến tăng trƣởng
kinh tế địa phƣơng và xóa đói, giảm nghèo cũng nhƣ tăng tính minh bạch trong
việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến NSNN.
Tuy nhiên nếu xem xét kĩ hơn về thực trạng thu-chi ngân sách thì thấy có một
số tồn tại ảnh hƣởng trực tiếp đến sự bền vững của NSĐP cũng nhƣ cả hệ thống
NSNN.
Những bất cập, hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách
Thứ nhất, mô hình phân chia ngân sách hiện nay chưa thực sự khuyến
khích các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu, cải thiện hiệu quả chi tiêu mà ngược
lại khuyến khích các tỉnh tăng chi nhiều nhất có thể.
Hình 4: Quan hệ giữa thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP (2010)
24
(Tính toán từ số liệu BTC)
Có thể thấy rõ điều này khi xem xét phƣơng trình cân bằng NSĐP dƣới đây:
A= B + t. C + TR
Trong đó:
A: Tổng chi NSĐP
B: Khoản thu NSĐP hưởng 100%
t: Tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và NSĐP
C: Các khoản thu được phân chia giữa trung ương và địa phương
TR: Khoản bổ sung từ NSTW
Có 2 trƣờng hợp xảy ra:
Trƣờng hợp 1: A > B + C thì tỷ lệ phân chia t = 100% và NSĐP sẽ đƣợc nhận
thêm một khoản bổ sung từ NSTW = A- (B+C)
Trƣờng hợp 2: A≤ B + C thì NSĐP sẽ không đƣợc nhận bổ sung cân đối ngân
sách (t = 0) và khi đó t ≤ 100% (có sự phân chia nguồn thu giữa Trung ƣơng và
địa phƣơng).
25
Mặc dù, tỷ lệ phân chia đƣợc giữ ổn định từ 3-5 năm theo Luật NSNN nhƣng
các địa phƣơng có nguồn thu tăng sẽ tìm mọi cách đẩy mạnh tăng chi NSĐP để
tránh bị điều tiết nguồn thu về NSTW. Một khi các khoản chi tiêu không đƣợc xây
dựng trên nguyên tắc hiệu quả và kết quả của chúng chƣa đƣợc đánh giá chính xác
thì hệ quả là quy mô chi NSNN tăng lên nhƣng chất lƣợng chi tiêu sẽ kém hơn.
Quy định thời kỳ ổn định cũng có một hạn chế khác là NSTW hầu nhƣ không thể
điều tiết khi NSĐP có vƣợt thu lớn so với dự toán trong khi vẫn phải bổ sung
thêm cho địa phƣơng khi số thu NSĐP quá thấp.
Thứ hai, tỷ lệ thu ngân sách của các địa phương đã tăng lên không xuất phát
từ việc thay đổi trong phân cấp ngân sách theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn
cho địa phương mà chủ yếu là do các địa phương tập trung khai thác các nguồn
thu được phân chia 100% cho NSĐP.
Vì các sắc thuế đều do Trung ƣơng quyết định cả về thuế suất, cơ sở
tính thuế nên không gian cho việc thực hiện sự tự chủ của địa phƣơng là hết sức
hạn chế. Do vậy, các địa phƣơng buộc phải tìm kiếm tăng nguồn thu qua việc tăng
thu từ đất đai – một loại nguồn thu đƣợc phân cấp hoàn toàn cho địa phƣơng.
Hình 5 : Tỷ lệ thu NSNN từ đất đai so với tổng chi NSNN địa phƣơng
(2009)
(Nguồn: Vũ Sỹ Cường (2011)
Sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu
chỉ phát sinh một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng
26
các yêu cầu dài hạn ở địa phƣơng . Hơn nữa đây là nguồn thu không ổn định phụ
thuộc vào sự phát triển của thị trƣờng bất động sản.
Thứ ba, tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các
cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng.
Mặc dù tỷ trọng chi của ngân sách địa phƣơng trong tổng chi ngân sách nhà
nƣớc đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần lớn lại đƣợc trang trải từ nguồn
bổ sung của ngân sách trung ƣơng. Số tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách từ nguồn
thu đƣợc giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2005 xuống còn 11 tỉnh năm 2010.
Các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung của ngân sách trung ƣơng nhƣ
năm ngân sách 2010 thì Điện Biên là 72%, Sơn La 67%, Cao Bằng 70%, Ninh
Thuận 62%... Hầu hết là các tỉnh này có điều kiện kinh tế khó khăn nên năng lực
thu ngân sách thấp.
Thứ tư, vấn đề công bằng theo chiều ngang hiện chưa được giải quyết tốt khi
phân chia nguồn thu NSNN giữa các địa phương.
Phân cấp chi ngân sách chƣa gắn liền với cung cấp các dịch vụ công cộng ở
địa phƣơng mà chủ yếu đƣợc phân bổ dựa trên những định mức cũ, không còn
phù hợp. Nguyên tắc hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công chƣa đƣợc xem xét khi
phân bổ chi tiêu từ NSNN.
Thứ năm, quy mô thu NSNN trên địa bàn các tỉnh, thành phố có sự chênh
lệch rất lớn.
Địa phƣơng cao nhất (TP. Hồ Chí Minh) có số thu cao hơn 164 lần so với địa
phƣơng thấp nhất (Bắc Kạn). Điều này cho thấy năng lực tài khóa giữa các địa
phƣơng rất khác nhau, cần có giải pháp để tránh tình trạng bất bình đẳng theo
chiều ngang. Hơn nữa, hiện Việt Nam đang áp dụng duy nhất nguyên tắc nguồn
gốc (doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở đâu thì khoản nộp NSNN đƣợc phân
cho địa phƣơng đó) khi xác định các khoản thu phân chia giữa Trung ƣơng và địa
phƣơng càng làm tăng sự bất bình đẳng giữa các địa phƣơng trong thu NSNN.
Thứ sáu, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế
tính tự chủ của ngân sách cấp dưới.
Cách làm này có ƣu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động cho cấp
tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng. Nhƣng trên thực tế,
cách làm này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực
lớn trong tay mình và vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho giữa chính
quyền cấp trên với các cấp chính quyền bên dƣới ở mỗi địa phƣơng làm tăng tình
trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền bên dƣới vào cấp trên..
27
Sự không phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi của
mỗi cấp sẽ tƣớc đi quyền chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn và
khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dƣỡng và phát triển các nguồn thu
của riêng mình.
Thứ bảy, vấn đề vay nợ của địa phương và kỷ luật ngân sách.
Việc quy định các địa phƣơng đƣợc huy động vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng
của với mức dƣ nợ từ nguồn vốn huy động không vƣợt quá 30% vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản trong nƣớc hàng năm của ngân sách cấp tỉnh đồng nhất cho tất cả các
địa phƣơng là chƣa hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, nếu không có những quy định
chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong vay và sử dụng nợ đặc
biệt là từ phát hành trái phiếu thì có thể xảy ra tình trạng “ ràng buộc ngân sách
lỏng” và các địa phƣơng sẽ có thể “ vay nợ để trả nợ” rất nguy hiểm cho ngân
sách nhà nƣớc.
Kỷ luật ngân sách cũng là vấn đề đáng quan tâm khi phân cấp quản lý
ngân sách. Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách những năm gần đây
của nhiều địa phƣơng đều cho thấy việc chấp hành quy định về thu, chi, quản lý
NSNN phần lớn đều rất kém: để xảy ra thất thu lớn và chi tiêu sai còn nhiều, tổ
chức thu, chi bất hợp lý, không khoa học… thậm chí có sự tùy tiện, sai phạm ở
nhiều cấp. Tất cả những điều đó dẫn đến việc nhiều địa phƣơng không cân đối
đƣợc nguồn thu – nguồn chi, ảnh hƣởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển kinh tế
– xã hội của địa phƣơng.
II. Một số giải pháp hoàn thiện
Từ phân tích thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách và các
nguyên tắc về phân cấp ngân sách có thể xem xét một số hƣớng cải cách sau:
Thứ nhất, sửa đổi lại hệ thống ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế.
Chẳng hạn, Quốc hội chỉ quyết định tổng thu, chi, số bội chi, những
định hƣớng cơ bản của ngân sách chứ không đi vào con số cụ thể. Về chi NSNN,
Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTƢ và chi NSĐP; đối
với NSĐP, không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tƣ phát triển, chi
thƣờng xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, và
không quyết định rằng trong chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên phải có mức
chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… Việc sửa đổi
này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân
sách, nhƣng sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào
tạo, khoa học công nghệ… không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Để tăng tính khả thi, hiệu
28
quả của luật thì cần làm rõ xem Quốc hội quyết định những vấn đề gì trong
NSNN.
Thứ hai, về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách
Coi trọng việc đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu
và phải phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng.
Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với nguồn thu có quy mô nhỏ (VD:
Nguồn thu từ thuế TTĐB thu từ các mặt hàng bài lá, vàng mã chhir có thể phân
cấp cho ngân sách xã, phƣờng, thị trấn)
Đối với khoản thuế có quy mô lớn nhứ VAT, nên quy định cụ thể tỷ lệ %
phân chia tổng số thuế thu đƣợc giữa NSTƢ và ngân sách của các địa phƣơng.
Sau đó, thực hiện phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phƣơng hƣởng cho
từng địa phƣơng theo các tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập bình quân đầu
ngƣời)… Thực hiện phƣơng án khắc phục tình trạng chênh lệch ngày càng lớn
giữa địa phƣơng có doanh nghiệp lớn đóng trụ sở với các địa phƣơng khác.
Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, có nghĩa là
tăng thu của NSĐP phải đi kèm với các cam kết về việc cải thiện chất lƣợng các
dịch vụ công do địa phƣơng có trách nhiệm cung cấp.
Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu.
Cho phép chính quyền địa phƣơng tự chủ ở một mức độ thích hợp
trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ƣu tiên của địa phƣơng. Đồng thời, cần
cho phép địa phƣơng đƣợc quyền quyết định các chế độ, định mức chi tiêu của địa
phƣơng trên cơ sở nguyên tắc hoặc trong khung do Trung ƣơng quy định.. Tránh
tình trạng cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự
xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy đƣợc trách nhiệm giải trình và
sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền
Thứ tư , tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở
cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa
Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt đƣợc mục
tiêu mong muốn nếu đƣợc gắn liền với việc tăng cƣờng tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phƣơng. Cần có các cơ chế thích hợp để
tăng cƣờng tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính
quyền, đồng thời tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có
thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân sách, trong đó cần đề
cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán nhà nƣớc. Tăng cƣờng trách
29
nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với
cấp trên, mà trƣớc hết là với trƣớc Hội đồng nhân dân và ngƣời dân ở địa phƣơng
đó.
Thứ năm, cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa
phương để đối phó với những biến động
Cần quy định cụ thể UBND đƣợc quyền điều chỉnh dự toán ngân sách
trong trƣờng hợp không làm mất cân đối dự toán HĐND đã quyết định. Trƣờng
hợp biến động, làm thay đổi dự toán HĐND đã quyết định nên giao cho UBND
cấp trên trực tiếp thống nhất với Thƣờng trực HĐND cùng cấp trƣớc khi quyết
định và báo cáo với HĐND tại kỳ họp gần nhất. Nhƣ vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phƣơng,
đồng thời HĐND có cơ sở để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nƣớc
theo quy định.
30
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu chúng ta có thể thấy rằng phân cấp ngân sách là một
quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, chúng tôi
hi vọng thông qua việc tìm hiểu về phân chia nguồn thu giữa TW và các cấp
NSĐP sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu đƣợc nguyên lí, tƣ tƣởng hình thành xây
dựng, tạo ra việc phân chia nguồn thu này, qua đó đánh giá sự phù hợp các quy
định của pháp luật điều chỉnh hoạt động phân chia xem có mâu thuẫn với các quy
định chung, đã phù hợp hay chƣa và có những hƣớng hoàn thiện để các quy định
này ngày càng hiệu quả trên thực tiễn, góp phần đảm bảo hoạt động thu, chi ngân
sách của TƢ và địa phƣơng.

More Related Content

What's hot

Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcLinh Linh
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) nataliej4
 
Giáo trình kiểm soát quản lý
Giáo trình kiểm soát quản lýGiáo trình kiểm soát quản lý
Giáo trình kiểm soát quản lýbookboomingslide
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiKetoantaichinh.net
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCOnTimeVitThu
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTThắng Nguyễn
 
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toan
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toanBai tap+loi giai nguyen ly ke toan
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toanHanoi, Vietnam
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDHuyền Anh
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 

What's hot (20)

Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
2.phân tích thuế hàng hóa và dịch vụ
2.phân tích thuế hàng hóa và dịch vụ2.phân tích thuế hàng hóa và dịch vụ
2.phân tích thuế hàng hóa và dịch vụ
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
 
Giáo trình kiểm soát quản lý
Giáo trình kiểm soát quản lýGiáo trình kiểm soát quản lý
Giáo trình kiểm soát quản lý
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toan
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toanBai tap+loi giai nguyen ly ke toan
Bai tap+loi giai nguyen ly ke toan
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tếTác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
 

Viewers also liked

Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...
Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...
Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpoint
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpointKỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpoint
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpointPowerPoint.vn
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảLàm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảMinh Duong
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Quy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpointQuy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpointNguyễn Thân
 

Viewers also liked (6)

Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...
Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...
Th s01.088 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp huyện tại ...
 
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpoint
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpointKỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpoint
Kỹ thuật thiết kế slide - hướng dẫn cách làm powerpoint
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảLàm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Quy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpointQuy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpoint
 

Similar to Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHTS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHBùi Quang Xuân
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTrần Đức Anh
 
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãĐề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội Anluanvantrust
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptKateHM
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...hieu anh
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh congMai Nguyen
 

Similar to Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8 (20)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCHTS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
 
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docxCơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
 
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãĐề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
 
Đề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdfĐề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdf
 
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qu...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.docQuản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát.doc
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát.docHoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát.doc
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát.doc
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 

Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

  • 1. 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH -----***----- TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách nhà nƣớc. ố 8 1. Phạm Thị Lan 2. Đinh Thị Hải Yến 3. 4.
  • 2. 2 MỤC LỤC Chƣơng I. Một số vấn đề lý thuyết về phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN I. Khái niệm 4 II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nƣớc. 5 III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách 6 Chƣơng. II. Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngấn sách Nhà nƣớc. I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nƣớc. 1. Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100% : 2. Các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% 3. . 8 II. Về phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc 1. 2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng gồm: 3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc 16 Chƣơng 3. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện. I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách. 1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ƣơng và địa phƣơng. 2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc 3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN 21 II. Một số giải pháp hoàn thiện 28
  • 3. 3 MỞ ĐẦU Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002, pháp luật Việt Nam quy định các cấp quản lý ngân sách gồm có ngân sách Trung Ƣơng và các cấp ngân sách địa phƣơng, các cấp ngân sách này phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý ngân sách nhà nƣớc trong đó có hoạt động phân định nhiệm vụ thu chi. Việc phân chia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bởi thu ngân Ngân sách Nhà nƣớc phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nƣớc sử dụng quyền lực chính trị để từ đó phân phối các nguồn tài chính xã hội dƣới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc. Vậy cơ sở của việc phân định nhiệm vụ thu, chi giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng là gì? Đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Thực trạng pháp luật về vấn đề này ra sao? Bài viết dƣới đây của nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.
  • 4. 4 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. I. Khái niệm Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ta bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Chính vì vậy việc phân định nhiệm vụ thu chi cũng đƣợc thực hiện theo sự phân cấp này. Phân định nhiệm vụ thu chi giữa các cấp ngân sách nhà nước chính là việc phân định mỗi cấp NSNN được tập trung cho những nguồn thu nào và mức độ tập trung tới đâu, đồng thời đề ra những nhiệm vụ thu chi cụ thể cho từng cấp ngân sách. Chính quyền địa phƣơng đƣợc phân giao những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng, quyết định và thực hiện ngân sách cấp mình. Theo pháp luật hiện hành, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là thuộc thẩm quyền của Quốc hội và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyết định khoản thu chi cho ngân sách trung ƣơng và ngân sách cấp tỉnh, đồng thời cho phép hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp huyện, xã thuộc địa bàn quản lý với điêu kiện phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định pháp luật. Việc trao quyền cho cơ quan quyền lực cấp tỉnh phân giao cho các nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp ngân sách huyện và xã nằm trên địa bàn tỉnh cho thấy ở mức độ nhất định, cấp ngân sách địa phƣơng có sự độc lập, tự chủ trong việc điều hành ngân sách địa phƣơng mình, tuy nhiên sự độc lập nay không vƣợt quá quy định pháp luật. II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nƣớc : Từ khái niệm phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi đã nêu trên chúng ta có thể thấy, việc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phƣơng là rất quan trọng. Những quy định của Luật ngân sách 2002 về phân phối nguồn thu và
  • 5. 5 nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp thu những thành công và khắc phục những hạn chế của Luật ngân sách nhà nƣớc 1996. Bên cạnh đó, Luật ngân sách 2002 cũng tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng, khuýên khích địa phƣơng chăm lo cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, bồi dƣỡng nguồn thi, chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi để tự cân đối ngân sách và tăng cƣờng đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Chính bởi vậy, để đảm bảo thực hiện những điều đó, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ƣơng cần phải đƣợc thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Nhƣ vậy, nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là những tƣ tƣởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình phân bổ nguồn thu và phân giao nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nƣớc. Các cấp ngân sách khi tiến hành tập trung nguồn thu cũng nhƣ khi thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình đều phải quán triệt những nguyên tắc sau: - Ngân sách trung ƣơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm ngân sách trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa phƣơng chủ động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, tăng cƣờng nguồn lực cho ngân sách xã. Trong nguyên tắc này, ngân sách địa phƣơng mặc dù không đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhƣng lại có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc giao phó trên địa bàn mình quản lí. Chỉ khi đƣợc phân định nguồn thu cụ thể, địa phƣơng mới có thể chủ động lên kế họach thu nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa phƣơng mình, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách của địa phƣơng để thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi đã đƣợc giao phó. - Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này quy định cho ngân sách trung ƣơng cũng nhƣ ngân sách địa phƣơng phải tự đảm đƣơng các nhiệm vụ chi của mình, tự bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi khi các nhiệm vụ chi của mình thay đổi do phát sinh nhiệm vụ mới hoặc do chính sách, chế độ có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp ngân sách cấp dƣới gặp khó khăn, dù đã sắp xếp nguồn trong dự tóan, sử dụng dự phòng nhƣng vẫn không đủ thì có thể đƣợc ngân sách cấp trên trợ giúp một phần. - Quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dƣới đƣợc thể hiện qua việc phân chia một số khỏan thu và điều tiết, bổ sung kinh phí. Điều này nhằm đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phƣơng, tránh tình trạng nơi thu nhiều chi ít mà nơi lại chi ít thu nhiều. Đối với những khỏan thu
  • 6. 6 này, mức độ đƣợc hƣởng của mỗi cấp ngân sách đƣợc xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới cũng nhằm hỗ trợ cho các địa phƣơng thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn. Sau mỗi thời kì ổn định ngân sách, các địa phƣơng phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phƣơng nhằm giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên. III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc 2002, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho hai cấp ngân sách là cấp trung ƣơng và cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của Quốc hội còn việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh thì do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù, khả năng, và nhu cầu của địa phƣơng mình. Tuy nhiên, quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh không thể tùy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lí đƣợc quy định tại khỏan 1 điều 34 luật ngân sách nhà nƣớc 2002: a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương; b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tố thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất; c) Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất; d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.
  • 7. 7 Nhƣ vậy. luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong công tác quản lí, điều hành ngân sách các cấp ở địa phƣơng. Có thể nói hiện nay, quyền hạn của chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh tƣơng ứng với vai trò quan trọng của tỉnh trong tổ chức và điều hành ngân sách trong địa bàn tỉnh. Do đƣợc phân bổ nguồn thu và giao phó nhiệm vụ chi cụ thể, có thể thấy ngân sách cấp huyện và cấp xã đã khẳng định vài trò, ví trí quan trọng của mình là những bộ phận cấu thành, những khâu độc lập của ngân sách địa phƣơng chứ không phải là các đơn vị dự tóan của ngân sách tỉnh.
  • 8. 8 CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nƣớc. 1. Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100% : a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành Thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của các đơn vị sau đây: - Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, công ty điện lực Hải Phòng, Công ty điện lực Đồng Nai; - Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng đồng bằng Sông Cửu long; - Các hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam; - Các dịch vụ bƣu chính viễn thông của Tổng công ty Bƣu chính viễn thông Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; - Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam; (Bộ trƣởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);
  • 9. 9 đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước; e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương; g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam; h) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; i) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý; k) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; l) Thu kết dư ngân sách trung ương; Kết dƣ ngân sách trung ƣơng là số chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách trung ƣơng và vay bù đắp bội chi lớn hơn tổng số chi ngân sách trung ƣơng Kết dƣ ngân sách trung ƣơng đƣợc chuyển 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau. Trƣờng hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn hàng năm của Nhà nƣớc thì sẽ đƣợc chuyển toàn bộ vào ngân sách năm sau. m) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển sang; Việc ghi nhận thu chuyển nguồn đƣợc thực hiện dựa trên việc ghi nhận chi chuyển nguồn ngân sách trong năm ngay trƣớc đó Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trƣớc sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã đƣợc bố trí trong dự toán năm trƣớc hoặc dự toán bổ sung nhƣng đến hết thời gian chỉnh lý chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa xong đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.
  • 10. 10 Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương n) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật. 2. Các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% : a) Thuế nhà, đất; Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Trong tình hình hiện nay, tạm thời chƣa thu thuế nhà và chƣa quy định về thuế nhà. Không thu thuế đất đối với: 1- Đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh. 2- Đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở. b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí; Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nƣớc thiên nhiên, bao gồm nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định. Nhƣ vậy, trừ các khoản thuế tài nguyên thu từ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, các khoản thuế thu đƣợc từ các tài nguyên còn lại đều thuộc ngân sách địa phƣơng 100% c) Thuế môn bài;
  • 11. 11 Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thƣờng là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài đƣợc thu hàng năm. Cần phân biệt rõ thuế định ngạch và thuế định lệ: Thuế định ngạch: là đánh một lƣợng cố định vào tất cả các đối tƣợng thu của sắc thuế. Ví dụ: thuế cầu đƣờng, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay,... Thuế định lệ: là thuế đánh vào đối tƣơng thu của sắc thuế theo tỷ lệ nhất định. Thuế định lệ lại có loại thuế lũy tiến (tỷ lệ tăng dần) và loại thuế tỷ lệ đồng đều. Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tƣ. Hộ gia đình trả thuế môn bài căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng. Thuế môn bài là một chi phí cố định đối với doanh nghiệp, hộ gia đình Nhƣ vậy, khoản thuế này ở mỗi địa phƣơng là khác nhau, phụ thuộc vào số lƣợng doanh nghiệp và quy mô vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất, khi đƣợc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đều phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, trừ những trƣờng hợp quy định tại Điều 2 của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất Đối tƣợng chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá trị diện tích đất chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, kể cả đất có nhà và vật kiến trúc trên đó. Trƣờng hợp bán nhà cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đó thì đối tƣợng chịu thuế là phần trị giá đất chuyển quyền sử dụng, không tính phần trị giá nhà chuyển quyền sở hữu.
  • 12. 12 Trƣờng hợp chuyển đổi đất cho nhau có phát sinh chênh lệch về trị giá đất thì đối tƣợng chịu thuế là phần chênh lệch về giá trị đất. Nhƣ vậy, địa phƣơng nơi có đất chuyển quyền sử dụng đƣợc hƣởng 100% loại thuế này đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thu mà ngƣời sử dụng đất nông nghiệp phải nộp hàng năm khi sử dụng đất nông nghiệp Đối tƣợng chịu thuế SD ĐNN bao gồm  Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.  Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt,  Đất trồng rừng Hiện nay, ngƣời sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp e) Tiền sử dụng đất; Tiền sử dụng đất là khoản tiền mà ngƣời sử dụng đất phải nộp cho Ngân sách nhà nƣớc khi đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Ngƣời nộp tiền sử dụng đất Ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất sử dụng vào các mục đích - Hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất ở. - Tổ chức kinh tế đƣợc giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê. - Tổ chức kinh tế đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhƣợng hoặc cho thuê.
  • 13. 13 - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc đƣợc giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh theo qui định của Chính phủ. - Tổ chức kinh tế đƣợc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Ngƣời sử dụng đất đƣợc phép chuyển mục đích: đất NN sang phi NN, Đất phi NN (không là đất ở) sang đất làm nhà ở... Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó đƣợc sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), chƣa nộp tiền sử dụng đất, nay đƣợc cấp giấy CNQSDĐ. Các trƣờng hợp khác phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí; Thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là một trong những khoản thu của Ngân sách Nhà nƣớc đối với ngƣời sử dụng đất áp dụng trong trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc. Nhà nƣớc cho thuê đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất. Tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc là số tiền ngƣời sử dụng đất phải trả khi đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất) trong một thời hạn nhất định Tổ chức, cá nhân thuộc diện phải nộp tiền thuê đất được chia ra 2 loại: bao gồm, diện phải nộp tiền thuê đất hàng năm và diện đƣợc lựa chọn một trong 2 hình thức nộp hàng năm hoặc nộp 1 lần cho cả thời gian thuê, trong đó : + Nhà nƣớc cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc.
  • 14. 14 + Nhà nƣớc cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đối với Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài. h) Tiền đền bù thiệt hại đất; Thiệt hại về đất tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con ngƣời, bị ảnh hƣởng bất lợi do kết quả của việc đƣa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào đất hoặc lòng đất Nhƣ vậy, tiền đền bù thiệt hại về đất đƣợc áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có hoạt động dẫn tới ô nhiễm đất i) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; k) Lệ phí trước bạ; Lệ phí trƣớc bạ là một loại tiền mà ngƣời có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền Đối tƣợng chịu lệ phí trƣớc bạ bao gồm: Nhà ( nhà ở, nhà làm việc, nhà xƣởng, nhà kho…), đất ( đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đã thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, hộ gia định, cá nhân Phƣơng tiện vận tải gồm: phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng bộ, phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng thủy, phƣơng tiện đánh bắt và vận chuyển thủy sản Súng săn, súng thể thao. Các trƣờng hợp miễn, giảm lệ phí trƣớc bạ đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản liên quan l) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; m) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này;
  • 15. 15 n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật; o) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; q) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý; r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; t) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước; u) Thu kết dư ngân sách địa phương; v) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; x) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; y) Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau. 3. ơng. a) - Thuế GTGT: Không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩ . - Thuế thu nhập doanh nghiệp ko của đơn vị HTTN: Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạ . - Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao
  • 16. 16 - Thuế lợi nhuận chuyển ra nƣớc ngoài : Không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài từ lĩnh vực dầu, khí. - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Phí xăng dầu khoản khác Tỷ lệ phân chia NSTW và địa phƣơng đƣợc giữ cố định trong giai đoạn từ 3- 5 năm với mục tiêu giúp chính quyền địa phƣơng có sự ổn định trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình. Với: ). - : Tđt=((A-B)+C):D*100% - . - II. Về phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 1. Các khoản chi của ngân sách trung ƣơng bao gồm 7 khoản mục cơ bản: 1. Chi đầu tư phát triển: :
  • 17. 17 a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ƣơng quản lý; b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc; c) Chi bổ sung dự trữ nhà nƣớc; d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 2. Chi thường xuyên : a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ƣơng quản lý; b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ƣơng quản lý; c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phƣơng; d) Hoạt động của các cơ quan trung ƣơng của Nhà nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc; e) Các chƣơng trình quốc gia do trung ƣơng thực hiện; g) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; h) Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội do Trung ƣơng đảm nhận; i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ƣơng theo quy định của pháp luật k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; 4. Chi viện trợ; 5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
  • 18. 18 6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; 7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương. 2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng gồm: 1. Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phƣơng quản lý; b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 2. Chi thường xuyên: a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý; b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phƣơng); c) Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng; d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý; e) Chƣơng trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phƣơng quản lý; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc; h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
  • 19. 19 3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN 2002. 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh 5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. -> Chúng ta có thể thấy ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng dều có hai khoản chi là chi phát triển và chi thƣờng xuyên, tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi các khoản chi. Chi đầu tƣ phát triển của Trung ƣơng là những khoản chi có quy mô lớn, có tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Còn các khoản chi của ngân sách địa phƣơng chỉ đầu tƣ cho những công trình, mục tiêu đƣợc thực hiện trong phạn vi đị phƣơng đó. Ngoài ra còn một số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ƣơng thì ngân sách trung ƣơng đảm nhận trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng chi trả về nợ vay. 3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc. - Ngân sách Trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phƣơng chƣa cân đối đƣợc thu, chi ngân sách. Ngân sách Trung ƣơng chi trả cho các chƣơng trình, dự án quốc gia, liên tỉnh, các dịch vụ công cộng có vai trò quan trọng với quốc gia nhƣ giáo dục đại học, các bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia… - Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách địa phƣơng có trách nhiệm với dịch vụ công theo phân cấp mà vùng hƣởng lợi nằm trong biên giới của họ. - Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.
  • 20. 20 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ THU CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách. 1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng cũng đƣợc nhận một khoản thu quan trọng là thu từ chuyển giao ngân sách trung ƣơng cho địa phƣơng gồm bổ sung cân đối ngân sách (với những địa phƣơng chƣa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có mục tiêu. Hình 1: Thu ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng (Nguồn: Bộ Tài chính) Có thể thấy rõ là tỷ lệ thu ngân sách địa phƣơng trong tổng ngân sách nhà nƣớc tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nếu không tính thu NSNN từ dầu thô thì thu ngân sách địa phƣơng chiếm trung bình hơn 44 % tổng thu NSNN ở Việt nam giai đoạn 2004-2008. Tỷ lệ bổ sung từ NSTW cho địa phƣơng có xu hƣớng giảm, chỉ còn 34,1 % cho giai đoạn 2005-2012. So sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ thu NSDP trong GDP quốc gia của Việt nam đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nƣớc đang phát triển. Tỷ lệ chuyển giao ngân sách từ trung ƣơng cho địa phƣơng của Việt nam cũng cao
  • 21. 21 hơn mức trung bình của nhóm các nƣớc đang chuyển đổi Đông Âu và Liên xô cũ (24%) song thấp hơn mức trung bình của các nƣớc đang phát triển(42.2%) (xem bảng 1). Bảng 1: Thu ngân sách địa phƣơng của các nƣớc đang phát triển và đang chuyển đổi (giai đoạn 1997-2003). Nhóm các nƣớc đang chuyển đổi Nhóm các nƣớc đang phát triển Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất 1. Nguồn thu NS của chính quyền địa phƣơng % GDP 7,9 17,3 2,9 5,3 12,5 0,5 % tổng thu ngân sách khu vực công 18,4 36 5,6 16,6 39,8 2,2 2. Chuyển giao ngân sách cho địa phƣơng % nguồn thu NS chính quyền địa phƣơng 24 50,4 4,1 42,2 80,8 5 3. Tự chủ của địa phƣơng Tự chủ về nguồn thu 55,1 91 29,1 40,1 76,5 7,6 Tự chủ về chi tiêu 74 96,2 49,6 58 95 23,4 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) 2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc Có thể thấy rằng nếu xét tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN thì Việt Nam đang thực hiện phân cấp khá mạnh (xem hình 2). Tỷ lệ chi tiêu của ngân
  • 22. 22 sách địa phƣơng trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc tăng từ 37,9% giai đoạn 1996- 2000 lên 47,2% năm 2008 và chiếm hơn 50 % tổng chi NSNN năm 2009-2012. Hình 2: Tỷ lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN (Nguồn: Bộ Tài Chính) Sự hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP chiếm đến từ 50-52% tổng chi NSĐP và tăng nhanh, théo báo cáo dự toán thu chi của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW năm 2011 và các tỉnh thành phố trực thuộc phiá Bắc tỷ lệ này là 73,78% cao hơn tốc độ thu NSĐP trên địa bàn, hầu hết các địa phƣơng (52/63 tỉnh thành) cần tới khoản bổ sung của NSNN. So sánh quốc tế cho thấy Việt nam có tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN cao hơn mức trung bình nhiều quốc gia, cao hơn ngay cả so với mức trung bình của nhóm các nƣớc công nghiệp phát triển (OECD) Hình 3: So sánh tỷ lệ chi NSĐP của Việt nam với một số nƣớc
  • 23. 23 (Nguồn, A. Shah, 2006 và Bộ Tài chính, 2008) 3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN Những kết quả đạt được. Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy, nếu chỉ nhìn qua bên ngoài thì tỷ lệ thu chi của NSĐP trong tổng NSNN thì Việt Nam đã và đang thực hiện phân cấp ngày càng mạnh cho chính quyền địa phƣơng. Từ đó đã góp phần làm tăng tính tích cực, chủ động của các địa phƣơng, tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và xóa đói, giảm nghèo cũng nhƣ tăng tính minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến NSNN. Tuy nhiên nếu xem xét kĩ hơn về thực trạng thu-chi ngân sách thì thấy có một số tồn tại ảnh hƣởng trực tiếp đến sự bền vững của NSĐP cũng nhƣ cả hệ thống NSNN. Những bất cập, hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách Thứ nhất, mô hình phân chia ngân sách hiện nay chưa thực sự khuyến khích các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu, cải thiện hiệu quả chi tiêu mà ngược lại khuyến khích các tỉnh tăng chi nhiều nhất có thể. Hình 4: Quan hệ giữa thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP (2010)
  • 24. 24 (Tính toán từ số liệu BTC) Có thể thấy rõ điều này khi xem xét phƣơng trình cân bằng NSĐP dƣới đây: A= B + t. C + TR Trong đó: A: Tổng chi NSĐP B: Khoản thu NSĐP hưởng 100% t: Tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và NSĐP C: Các khoản thu được phân chia giữa trung ương và địa phương TR: Khoản bổ sung từ NSTW Có 2 trƣờng hợp xảy ra: Trƣờng hợp 1: A > B + C thì tỷ lệ phân chia t = 100% và NSĐP sẽ đƣợc nhận thêm một khoản bổ sung từ NSTW = A- (B+C) Trƣờng hợp 2: A≤ B + C thì NSĐP sẽ không đƣợc nhận bổ sung cân đối ngân sách (t = 0) và khi đó t ≤ 100% (có sự phân chia nguồn thu giữa Trung ƣơng và địa phƣơng).
  • 25. 25 Mặc dù, tỷ lệ phân chia đƣợc giữ ổn định từ 3-5 năm theo Luật NSNN nhƣng các địa phƣơng có nguồn thu tăng sẽ tìm mọi cách đẩy mạnh tăng chi NSĐP để tránh bị điều tiết nguồn thu về NSTW. Một khi các khoản chi tiêu không đƣợc xây dựng trên nguyên tắc hiệu quả và kết quả của chúng chƣa đƣợc đánh giá chính xác thì hệ quả là quy mô chi NSNN tăng lên nhƣng chất lƣợng chi tiêu sẽ kém hơn. Quy định thời kỳ ổn định cũng có một hạn chế khác là NSTW hầu nhƣ không thể điều tiết khi NSĐP có vƣợt thu lớn so với dự toán trong khi vẫn phải bổ sung thêm cho địa phƣơng khi số thu NSĐP quá thấp. Thứ hai, tỷ lệ thu ngân sách của các địa phương đã tăng lên không xuất phát từ việc thay đổi trong phân cấp ngân sách theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn cho địa phương mà chủ yếu là do các địa phương tập trung khai thác các nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP. Vì các sắc thuế đều do Trung ƣơng quyết định cả về thuế suất, cơ sở tính thuế nên không gian cho việc thực hiện sự tự chủ của địa phƣơng là hết sức hạn chế. Do vậy, các địa phƣơng buộc phải tìm kiếm tăng nguồn thu qua việc tăng thu từ đất đai – một loại nguồn thu đƣợc phân cấp hoàn toàn cho địa phƣơng. Hình 5 : Tỷ lệ thu NSNN từ đất đai so với tổng chi NSNN địa phƣơng (2009) (Nguồn: Vũ Sỹ Cường (2011) Sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng
  • 26. 26 các yêu cầu dài hạn ở địa phƣơng . Hơn nữa đây là nguồn thu không ổn định phụ thuộc vào sự phát triển của thị trƣờng bất động sản. Thứ ba, tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng. Mặc dù tỷ trọng chi của ngân sách địa phƣơng trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần lớn lại đƣợc trang trải từ nguồn bổ sung của ngân sách trung ƣơng. Số tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách từ nguồn thu đƣợc giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2005 xuống còn 11 tỉnh năm 2010. Các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung của ngân sách trung ƣơng nhƣ năm ngân sách 2010 thì Điện Biên là 72%, Sơn La 67%, Cao Bằng 70%, Ninh Thuận 62%... Hầu hết là các tỉnh này có điều kiện kinh tế khó khăn nên năng lực thu ngân sách thấp. Thứ tư, vấn đề công bằng theo chiều ngang hiện chưa được giải quyết tốt khi phân chia nguồn thu NSNN giữa các địa phương. Phân cấp chi ngân sách chƣa gắn liền với cung cấp các dịch vụ công cộng ở địa phƣơng mà chủ yếu đƣợc phân bổ dựa trên những định mức cũ, không còn phù hợp. Nguyên tắc hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công chƣa đƣợc xem xét khi phân bổ chi tiêu từ NSNN. Thứ năm, quy mô thu NSNN trên địa bàn các tỉnh, thành phố có sự chênh lệch rất lớn. Địa phƣơng cao nhất (TP. Hồ Chí Minh) có số thu cao hơn 164 lần so với địa phƣơng thấp nhất (Bắc Kạn). Điều này cho thấy năng lực tài khóa giữa các địa phƣơng rất khác nhau, cần có giải pháp để tránh tình trạng bất bình đẳng theo chiều ngang. Hơn nữa, hiện Việt Nam đang áp dụng duy nhất nguyên tắc nguồn gốc (doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở đâu thì khoản nộp NSNN đƣợc phân cho địa phƣơng đó) khi xác định các khoản thu phân chia giữa Trung ƣơng và địa phƣơng càng làm tăng sự bất bình đẳng giữa các địa phƣơng trong thu NSNN. Thứ sáu, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế tính tự chủ của ngân sách cấp dưới. Cách làm này có ƣu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động cho cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng. Nhƣng trên thực tế, cách làm này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực lớn trong tay mình và vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho giữa chính quyền cấp trên với các cấp chính quyền bên dƣới ở mỗi địa phƣơng làm tăng tình trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền bên dƣới vào cấp trên..
  • 27. 27 Sự không phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp sẽ tƣớc đi quyền chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn và khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dƣỡng và phát triển các nguồn thu của riêng mình. Thứ bảy, vấn đề vay nợ của địa phương và kỷ luật ngân sách. Việc quy định các địa phƣơng đƣợc huy động vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng của với mức dƣ nợ từ nguồn vốn huy động không vƣợt quá 30% vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trong nƣớc hàng năm của ngân sách cấp tỉnh đồng nhất cho tất cả các địa phƣơng là chƣa hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, nếu không có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong vay và sử dụng nợ đặc biệt là từ phát hành trái phiếu thì có thể xảy ra tình trạng “ ràng buộc ngân sách lỏng” và các địa phƣơng sẽ có thể “ vay nợ để trả nợ” rất nguy hiểm cho ngân sách nhà nƣớc. Kỷ luật ngân sách cũng là vấn đề đáng quan tâm khi phân cấp quản lý ngân sách. Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách những năm gần đây của nhiều địa phƣơng đều cho thấy việc chấp hành quy định về thu, chi, quản lý NSNN phần lớn đều rất kém: để xảy ra thất thu lớn và chi tiêu sai còn nhiều, tổ chức thu, chi bất hợp lý, không khoa học… thậm chí có sự tùy tiện, sai phạm ở nhiều cấp. Tất cả những điều đó dẫn đến việc nhiều địa phƣơng không cân đối đƣợc nguồn thu – nguồn chi, ảnh hƣởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng. II. Một số giải pháp hoàn thiện Từ phân tích thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách và các nguyên tắc về phân cấp ngân sách có thể xem xét một số hƣớng cải cách sau: Thứ nhất, sửa đổi lại hệ thống ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, Quốc hội chỉ quyết định tổng thu, chi, số bội chi, những định hƣớng cơ bản của ngân sách chứ không đi vào con số cụ thể. Về chi NSNN, Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTƢ và chi NSĐP; đối với NSĐP, không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, và không quyết định rằng trong chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên phải có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân sách, nhƣng sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Để tăng tính khả thi, hiệu
  • 28. 28 quả của luật thì cần làm rõ xem Quốc hội quyết định những vấn đề gì trong NSNN. Thứ hai, về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách Coi trọng việc đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng. Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với nguồn thu có quy mô nhỏ (VD: Nguồn thu từ thuế TTĐB thu từ các mặt hàng bài lá, vàng mã chhir có thể phân cấp cho ngân sách xã, phƣờng, thị trấn) Đối với khoản thuế có quy mô lớn nhứ VAT, nên quy định cụ thể tỷ lệ % phân chia tổng số thuế thu đƣợc giữa NSTƢ và ngân sách của các địa phƣơng. Sau đó, thực hiện phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phƣơng hƣởng cho từng địa phƣơng theo các tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập bình quân đầu ngƣời)… Thực hiện phƣơng án khắc phục tình trạng chênh lệch ngày càng lớn giữa địa phƣơng có doanh nghiệp lớn đóng trụ sở với các địa phƣơng khác. Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, có nghĩa là tăng thu của NSĐP phải đi kèm với các cam kết về việc cải thiện chất lƣợng các dịch vụ công do địa phƣơng có trách nhiệm cung cấp. Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Cho phép chính quyền địa phƣơng tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ƣu tiên của địa phƣơng. Đồng thời, cần cho phép địa phƣơng đƣợc quyền quyết định các chế độ, định mức chi tiêu của địa phƣơng trên cơ sở nguyên tắc hoặc trong khung do Trung ƣơng quy định.. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy đƣợc trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền Thứ tư , tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt đƣợc mục tiêu mong muốn nếu đƣợc gắn liền với việc tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phƣơng. Cần có các cơ chế thích hợp để tăng cƣờng tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán nhà nƣớc. Tăng cƣờng trách
  • 29. 29 nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên, mà trƣớc hết là với trƣớc Hội đồng nhân dân và ngƣời dân ở địa phƣơng đó. Thứ năm, cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa phương để đối phó với những biến động Cần quy định cụ thể UBND đƣợc quyền điều chỉnh dự toán ngân sách trong trƣờng hợp không làm mất cân đối dự toán HĐND đã quyết định. Trƣờng hợp biến động, làm thay đổi dự toán HĐND đã quyết định nên giao cho UBND cấp trên trực tiếp thống nhất với Thƣờng trực HĐND cùng cấp trƣớc khi quyết định và báo cáo với HĐND tại kỳ họp gần nhất. Nhƣ vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phƣơng, đồng thời HĐND có cơ sở để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nƣớc theo quy định.
  • 30. 30 KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu chúng ta có thể thấy rằng phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, chúng tôi hi vọng thông qua việc tìm hiểu về phân chia nguồn thu giữa TW và các cấp NSĐP sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu đƣợc nguyên lí, tƣ tƣởng hình thành xây dựng, tạo ra việc phân chia nguồn thu này, qua đó đánh giá sự phù hợp các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động phân chia xem có mâu thuẫn với các quy định chung, đã phù hợp hay chƣa và có những hƣớng hoàn thiện để các quy định này ngày càng hiệu quả trên thực tiễn, góp phần đảm bảo hoạt động thu, chi ngân sách của TƢ và địa phƣơng.