SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thừa Thiên-Huế là tỉnh ven biển thuộc vùng Trung Trung Bộ Việt Nam, có vị
trí địa lý quan trọng về kinh tế, văn hóa, đóng góp vào sự phát triển chung của “Hành
lang Kinh tế Đông - Tây” và của miền Trung - Tây Nguyên. Giới hạn địa lý: phía Bắc
giáp Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Đông-Nam giáp Đà Nẵng, phía Nam
giáp Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và tỉnh Saravane, Sekong của Lào.
A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiếp giáp với Lào
ở phía Tây. Về mặt giao thông, nó được nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, là
một quốc lộ rất hiểm trở có ba đèo cao và vực sâu, trong đó đèo A Co dài 16 km. Nơi
đây có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống như: Tà Ôi, Katu, Vân Kiều,... và cộng
đồng người Katu cư trú ở xã: Hồng Hạ.
Huyện A lưới là vùng miền núi chiếm ¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế,
có tiềm năng kinh tế lớn, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, là
căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải
phóng, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước,
đồng bào dân tộc thiểu số của Alưới đã thực hiện định canh, định cư cùng với đồng
bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới đoàn kết xây dựng quê hương, thôn,
làng, từng bước thay đổi tập quán sản xuất và sinh hoạt dần ổn định cuộc sống và
phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho nhân dân huyện A lưới và các
nhà quản lý địa phương là làm sao vừa nâng cao được đời sống kinh tế, văn hóa vừa
đảm bảo ổn định xã hội để hòa chung với nhịp điệu phát triển của cả nước trong giai
đoạn đổi mới hiện nay. Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đặt ra cho chính quyền
địa phương huyện A lưới mà cho cả tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở Huyện còn có những
khó khăn thử thách lớn đặt ra, nền kinh tế phát triển còn chậm kết cấu hạ tầng thấp
kém, văn hóa xã hội còn nhiều vấn đề, như chất lượng lao động còn yếu, đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo còn cao, thiên tai lũ lụt hàng năm xảy
ra liên tục, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện còn
xảy ra nhiều mặt: phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp. Các cộng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đồng này đang đứng trước những lựa chọn trong quá trình phát triển: việc tiếp cận
một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của miền Trung, với quá trình đô thị hóa mạnh
mẽ, sẽ giúp đồng bào có điều kiện để tiếp nhận thông tin, nâng cao điều kiện sống;
nhưng sự phát triển này có nguy cơ làm mai một hoặc làm mất đi những giá trị truyền
thống độc đáo trong đời sống văn hóa - xã hội. Và, như vậy sẽ dẫn đến những thay
đổi về lối sống, lẽ sống của họ. Những thay đổi này không hoàn toàn mang tính tích
cực mà luôn song hành với những yếu tố tiêu cực. Thực trạng này đặt ra rất nhiều vấn
đề trong định hướng phát triển đời sống, tiếp nhận các giá trị mới cũng như bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Cộng đồng người Katu ở A Lưới sẽ là một
điển hình cho việc nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự biến đổi
trong đời sống văn hóa - xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số trước những tác
động của sự phát triển đô thị.
Hồng Hạ là một trong 16 xã nghèo nhất của huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế và là một trong những xã nghèo nhất toàn quốc; là nơi sinh sống của các nhóm
dân tộc khác nhau: Cơ Tu, Tà Ôi (Pa Cô, Pa Hy), Kinh, Bru – Vân Kiều. Thực hiện
chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, người dân ở đây đang ổn định
đời sống, chuyển từ phương thức canh tác du canh sang định canh. Nằm trong chủ
trương chung nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, xã hội để miền núi tiến kịp miền
xuôi, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, Nhà nước đã và đang
có nhiều chương trình hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng dân tộc ở đây. Tuy nhiên
so với các huyện đồng bào các xã người Kinh thì cuộc sống của đồng bào dân tộc nói
chung còn gặp nhiều khó khăn.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “TẬP QUÁN TIÊU DÙNG
THƯỜNG NHẬT TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI KATU Ở XÃ HỒNG HẠ,
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” để làm báo cáo tốt nghiệp cử nhân
sử học. Đồng thời, qua đó bước đầu đánh giá những kết quả đạt được, trên cơ sở phân
tích thuận lợi khó khăn gây trở ngại, đồng thời đề xuất và tư vấn cho chính quyền
huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế trong việc hoạch định và triển khai những chính
sách trong việc phát triển đời sống kinh tế- xã hội của các cộng đồng, phù hợp với
định hướng phát triển chung của Tỉnh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau:
- Tiến hành công tác sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn
hóa - xã hội của các cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên-Huế.
- Nâng cao nhận thức của đồng bào Katu ở các địa phương trên về mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
- Tư vấn, kiến nghị với lãnh đạo chính quyền các cấp ở Thừa Thiên-Huế
những chính sách phù hợp trong việc phát triển đời sống kinh tế gắn với bảo tồn các
giá trị truyền thống trong đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng người Katu này.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp dân tộc học: điền dã, quan sát trực quan, ghi chép và quan sát
tham dự…
- Phương pháp xã hội học: Sử dụng hệ thống bảng hỏi, thực hiện các cuộc
phỏng vấn, trao đổi có sự tham gia trực tiếp của đồng bào; tiến hành thảo luận, đánh
giá nhanh.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp lịch sử: đối sánh trên cả hai chiều đồng đại và lịch đại.
- Phương pháp thống kê định lượng, phân tích định tính, phân tích cấu trúc.
3.3. Phương pháp trình bày số liệu
- Phương pháp logic, cấu trúc
- Ứng dụng kỹ thuật trình bày văn bản, tin học.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tập quán tiêu dùng thường nhật của người Katu ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên-Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng người
Katu đang sinh sống ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
4.3. Đối tượng khảo sát
- Người Katu sinh sống ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế:
mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Các lĩnh vực thuộc kinh tế - văn hóa - xã hội: hoạt động sản xuất, cơ cấu
kinh tế, tổ chức quản lý, phong tục tập quán ăn, ở, mặc,…
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Khái quát về địa bàn cư trú của cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ,
huyện Alưới.
- Tích Lũy trong gia đình của cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện
A lưới.
- Định hướng bảo tồn và phát triển.
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI KATU Ở A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thừa Thiên Huế có gần 4 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số, với 5 dân tộc anh
em, chiếm 3,65% dân số toàn tỉnh (gồm: Pa cô 16.397 người, Cơ tu 12.372
người, Tà Ôi 8.759 người, Pa hy 882 người và Vân Kiều 754 ngư Aời); cư trú
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trên 45 xã miền núi, trong đó tập trung đông nhất ở 27 xã (chủ yếu ở 2 huyện
Nam Đông và A Lưới).
A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp nước bạn
Lào, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Quảng Nam, phía Đông giáp
huyện Hương Trà. Có 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8
năm sau. Địa hình phức tạp toàn đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Dân
cư được phân bố chủ yếu ở hai thung lũng Alưới, Aso và dọc hai bên quốc lộ
14.
Tổng diện tích tự nhiên là 122.901.8 ha trong đó đất nông nghiệp là 4.533.85
ha, đất lâm nghiệp 72.394.79 ha.
Dân số toàn huyện năm 2001 là 37.225 người, với 6791 hộ, trong đó các dân
tộc ít người là 29.278 người, chiếm 5185 hộ. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn,
125 thôn và 7 khu vực, có 5 dân tộc chính đang sinh sống là Pa Cô, Tà Ôi, Cơ
Tu, Pa Hy, Kinh. Các dân tộc Alưới cùng cư trú trên một vùng đất đầu nguồn
của quê hương, đã tiến hành trao đổi kinh tế, văn hóa, đoàn kết gắn bó nương
tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Xã Hồng Hạ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km. Diện tích tự
nhiên là 183,19 km², dân số năm 1999 là 1153 người, mật độ dân số đạt 6 người/km².
Đất lâm nghiệp có diện tích 107.869,16 ha, được che phủ bởi rừng tự nhiên và rừng
trồng. Trong diện tích đất lâm nghiệp trên, có 100 ha chứa đựng khả năng phát triển
sản xuất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp cho một lao động
khoảng 2.500m2. Đây là xã miền núi nằm cách không xa vùng đô thị trung tâm của
thành phố Huế, nhưng lại có sự cư trú của cộng đồng người Katu thiểu số ở trên địa
bàn. Sự tồn tại của cộng đồng người Katu trên vùng đất này là một quá trình từ di
canh, di cư cho đến định cạnh, định cư hiện nay.
1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
 Địa hình
Là một huyện vùng cao nằm dọc theo sườn Đông của dãy Trường Sơn,
Huyện A Lưới có một địa hình phức tạp và hiểm trở, có nhiều dãy núi kéo dài tạo
thành một hệ thống núi non hùng vĩ, cao nhất là núi Đông Ngài ở phía Đông Bắc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
huyện, cao 400m so với mặt nước biển và các dãy núi ở phía Đông như: A Lau, A
Ló, Cooping, Takngai... ở phía Tây Bắc như: A Nong, Ta Cong, Atúc, Abia, phía
Tây có dãy TRường Sơn giáp Lào bao bọc. Tòan bộ địa hình nơi đây nghiêng dần
theo hướng Tây Bắc và Tây Đông tạo nên 2 vòng cung lớn và xuất hiện những
thung lũng hình lòng chảo hình thành những thửa ruộng lớn.
Độ cao trung bình của Huyện A Lưới từ 800- 1000m. Do kết quả của cuộc
vận động kiến tạo đã hình thành cho A Lưới một thung lũng sụt lún A so- A Lưới
với chiều dài 25 – 30 km, chiều rộng 2.4 km chạt theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Địa hình Alưới được chia làm 3 loại: Địa hình núi, địa hình đồi, và địa hình thung
lũng, trong đó loại núi thấp trung bình ( từ 750 – 1400) chiếm đến 46,61% diện tích,
hầu hết số diện tích này đều có thảm thực vật rừng tự nhiên bao phủ. Đặc trưng của
vùng núi A Lưới là mức độ chia cách sâu lớn (300- 400m) và mức độ chia cách
ngang vạch (1,1- 1,2 km/km2
) trong vùng có sự phân bậc rõ nét, các bậc cao trên
1000m nối liền thành một dãy dần về phía Đông tạo nên đường phân thủy của vùng.
Thung lũng A So – A Lưới nằm ở độ cao 500 – 600km có địa hình tương đối bằng
phẳng dạng bãi bồi. Bởi vậy đây là dạng địa bàn chiến lược hết sức quan trọng có
nhiều thuận lợi về mặt bố trí quốc phòng. Sinh tồn trên vùng đất có địa hình phức
tạp, hiểm trở, đồng bào các dân tộc ở A Lưới có một sự chiụ đựng dẻo dai, dám
chấp nhận, dám vượt lên mọi thử thách.
 Thổ nhưỡng
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.229,02 ha, trong đó gần 1.660,82 ha đất
mặt nước, sông suối và núi đá không có rừng cây. Diện tích đất đang sử dụng cho
các mục đích là 77.647,01 ha chiếm 63% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong
đó đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 4.533,85 ha và đất lâm nghiệp có
rừng là 72.394,2 ha. Với sự chi phối của nham thạch và địa hình nên ở A Lưới phát
triển thành các loại đất khác nhau.
- Nhóm đất phù sa: được hình thành do sự bồi tụ của các con sông có diện
tích 5.984,3 ha chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình có dốc cấp I
và cấp II, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Do sự phân bố địa
hình nên các con sông trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc nên các sản phẩm bồi tụ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ít, diện tích không tập trung, chất lượng kém so với phù sa ở các nơi khác. Tuy
nhiên đây vẫn là phần đất có giá trị nhất, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Huyện
A Lưới. Hiện nay, diện tích này đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp với các
loại cây trồng chính là cây lúa và các loại cây hoa màu khác.
Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ: diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,1% diện tích tự
nhiên(110,2 ha) phân bố ở địa hình thấp trũng ở xã Hồng Vân, Hồng Trung.....Là
sản phẩm của quá trình rửa trôi, xói mòn. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát
nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá. Rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
tổng lúa đem lại năng suất cao.
- Đất vàng nhạt trên đất cát: diện tích 33.509.9 ha chiếm 27,3% diện tích tự
nhiên, phân bố hầu hết ở tất cả các xã trong huyện. Loại đất này được phát triển trên
nhiều loại đá khác nhau: Granit, Macma axit, trầm tích và biến chất......Đá phong
hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mụn hoặc bùn thô
trên núi. Tỉ lệ bùn cao nhưng độ phân giảm chậm, lượng kali nghèo. Nhìn chung
đây là nhóm đất tốt có khả năng trồng được các cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày như: lạc, mía, cao su, hồ tiêu, cà phê....
- Đất đổ vàng trên đất sét: diện tích 75.804,5 ha chiếm 61,7% diện tích tự
nhiên, được phát triển trên sản phẩm của đá mắc ma bazơ và trung tính đá vôi. Phân
bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượng sóng. Đất có thành phần cơ giới
từ thịt nặng cho đến thịt trung bình thấp, tầng đất trung bình dày thoát nước tốt,
thích hợp cho trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp cao su, cà phê, hồ tiêu, mía,
thông, keo.....
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 5.455,1ha chiếm 4,4% diện tích tự
nhiên, có tầng dày canh tác >50cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt
nặng. Loại đất này có màu nâu vàng cấp hạt không đồng nhất, lớp trên cùng thường
nhiều cát hơn lớp dưới. Có dạng địa hình lượn sóng và bát úp, tầng đất khô, hàm
lượng chất từ trung bình đến khá, mực nước ngầm trong, thích hợp với việc trồng
các loại cây trồng khác nhau.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit: diện tích 756,1 ha chiếm 0,6% diện tích tự
nhiên. Do địa hình quá dốc nên quá trình phong hóa yếu, đá mẹ chủ yếu là đá
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
granit, có tầng dày mỏng(<30cm), thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình cho đến khá, thích hợp cho các
loại cây như: chè, cà phê, dứa...Tuy nhiên trên loại đất này cần áp dụng triệt để các
biện pháp bảo vệ đất mới có thể sản xuất lâu dài.
Như vậy, có thể thấy đặc tính thổ nhưỡng tài nguyên đất đai của A Lưới khá
đa dạng và thích hợp với nhiều loại cây trồng. Song tính chất không đồng đều ấy
cũng tạo cho sự canh tác manh mún, phân tán, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó sự canh tác không quy định làm độ phì nhiêu giảm,
cạn kiệt, hiện tượng xói mòn trơ sỏi đá xảy ra.
 Khí hậu- sông ngòi
Do địa hình phức tạp, hiểm trở đã có những tác động không nhỏ đến điều
kiện khí hậu quả vùng. Huyện A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Còn có sự khác
nhau giữa vùng thấp và vùng cao, giữa bán thảo nguyên và gần núi. Nhiệt độ hàng
năm giữa những tháng nóng và lạnh thay đổi rất đột ngột.
- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm.
- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.
- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng
mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi
lớn gây ra khô hạn kéo dài. Bên cạnh đó, do nằm trên dãy đồi cao ở phía tây cạnh
nước bạn Lào, nên hàng năm phần nào bị ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam kết
hợp với nóng của dãy núi đá gây nên không khí oi bức khó chịu. Nhiệt độ thời gian
này lên đến 40 độ, số giờ nắng nhiều. Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy,
cũng gây cho vùng gặp không ít khó khăn như mưa đá, lốc, bão....xuất hiện nhiều
làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Với lượng mưa trung bình hằng
năm khá cao tạo điều kiện thuận lợi và tạo nên cho vùng một hệ thống sông ngòi
khá dày đặc và lượng nước tương đối dồi dào. A Lưới là khu vực thượng nguồn của
5 con sông lớn, trong đó có 2 con sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin,
3 sông chảy sang phía nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch ( nhánh tả
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của sông Hương) ở đây mưa lũ kéo dài 4 tháng và kết thúc trước một tháng so với
mùa mưa của vùng, nên A Lưới là vùng có lượng nước dồi dào tạo nên một hệ
thống suối lớn chằng chịt, cùng với hàng trăm khe rãnh đổ trên chân núi cao xuống,
đảm bảo nguồn nước cho trồng trọt và chăn nuôi, các ngành nghề phục vụ cho đời
sống đồng bào Cơ tu. Sông, suối có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt nơi
đây, ngoài việc cung cấp lượng nước sinh hoạt hằng ngày và lượng nước tưới tiêu
cho ruộng vườn, sông suối còn chứa đựng lượng thực phẩm dồi dào. Tuy nhiên, vào
mùa mưa các con sông con suối có lượng nước quá lớn, đặc biệt là lúc lũ lụt nước
sông chảy xiết, lắm thác nhiều ghềnh, lòng sông hẹp và thường bị sạt lỡ gây ảnh
hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và vấn đề đi lại của người dân nơi đây. Đến mùa
khô các con sông, suối hầu như bị khô hạn nên không đảm bảo cho nhu cầu sinh
hoạt, chính vì vậy hiện nay, chính quyền huyện đã kết hợp với các tổ chức nhân đạo
nước ngoài xây dựng nhiều dự án tạo nguồn nước sạch phục vụ cho người dân.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Về kinh tế
A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, do xuất phát
điểm thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của A Lưới trong 5 năm qua khá cao và ổn
định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần
giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Tổng giá trị sản xuất năm 2014 theo giá thực tế đạt: 1.064.993 triệu đồng.
Trong đó: Giá trị sản xuất Nông lâm thủy sản đạt: 328.515 triệu đồng; Giá trị SX
Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải đạt: 243.438 triệu; Giá trị Thương mại
Dịch vụ đạt: 493.040 triệu đồng. Duy trì được mức tăng trưởng bình quân 5 năm
13,3%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 16 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so
với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% (năm 2005) giảm xuống còn còn 11,28%
năm 2014.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạt tốc
độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm. Năng lực sản xuất công nghiệp được
mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máy thủy điện A Lưới,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh lọc cao lanh công suất
33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhà máy sơ chế cà phê công suất
4.000 tấn khô/năm.
Huyện có một nhà máy sản xuất gạch công suất trên 15 triệu viên/năm; các
HTX như: Dịch vụ thương mại thu mua chế biến lâm sản; HTX sản xuất chổi đót;
HTX mộc dân dụng; các HTX dệt thổ cẩm... Nhằm tăng thêm năng lực sản xuất, tăng
nguồn thu ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Qua đó, mở ra triển vọng phân bổ thu hút lao động địa phương,
góp phần đa dạng hóa hoạt động công nghiệp trên địa bàn.
Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8 %
năm. Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng,
nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng
dịch vụ. Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ được phát triển rộng khắp,
đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân.
1.3.2. Về xã hội
Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy dọc
theo huyện với chiều dài hơn 100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng. Có quốc lộ 49
nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc lộ 1A đến Huế.
Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho A Lưới mở rộng thông thương hàng
hoá với toàn tỉnh và cả nước.
Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần 20 tỷ
đồng với tổng chiều dài gần 70 km đã rãi nhựa, bê tông và đường cấp phối, hệ thống
cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phần làm giảm ách
tắc giao thông trong mùa mưa bão.
Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người. Mật độ dân số chung toàn huyện
là 39 người/km2. Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%. Có nhiều dân
tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%);
Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải qua bao nhiêu biến cố
nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập
quán truyền thống của mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Những năm gần đây A Lưới đã và đang được Trung ương và Tỉnh tập trung
đầu tư xây dựng đô thị; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; xây mới và
nâng cấp mạng lưới giao thông, mở rộng mạng lưới điện; chú trọng phát triển thương
mại, dịch vụ, du lịch; xây dựng các công trình điện A Lưới, ALin, A Roàng, thuỷ lợi,
cấp nước, viễn thông, trường học, trạm y tế v.v. Đó là những nền tảng cơ bản tạo
động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh, mạnh hơn trong tương
lai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN 2:
TÍCH LŨY THƯỜNG NGÀY TRONG GIA ĐÌNH
2.1. TÍCH LŨY THƯỜNG NGÀY
Theo khảo sát cho thấy, hầu hết người Katu ở xã Hồng Hạ đều cho rằng nguồn
thu nhập chính của gia đình là từ việc làm rẫy, ruộng (chiếm 100%), ngoài ra, họ còn
có thêm phần thu nhập từ các nguồn khác mà theo khảo sát cho thấy 80% là đến từ
chăn nuôi, chỉ 20% là từ nguồn lương hàng tháng và những khoản thu nhập khác (như
làm thuê, hỗ trợ từ địa phương,…).
Người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nương rẫy
là loại hình canh tác truyền thống với loại cây trồng chủ đạo là lúa cùng với ngô và
sắn. Thời gian làm rẫy thường bắt nguồn từ khoảng tháng 1, 2 hàng năm với công
việc đầu tiên là tìm chọn rẫy. Tìm rẫy là công việc khá gian nan, phải đảm bảo nhiều
yêu cầu, cụ thể là những yêu cầu về sự phù hợp với tín ngưỡng và với sự sinh sôi nảy
nở. Vì vậy, việc chọn rẫy phải dựa trên kinh nghiệm về nhiều mặt, trong đó có kinh
nghiệm về quan sát các yếu tố địa hình, vị trí, tính chất của đất và sự am hiểu về tập
quán của địa phương. Sau việc chọn rẫy, những thao tác khác như phát rẫy, trỉa lúa
cũng phụ thuộc vào tri thức bản địa và tín ngưỡng. Đồng bào Katu thường lấy giấc
mơ của người chọn rẫy làm yếu tố để quyết định đến nhiều hoạt động canh tác sau
đó.
100.0%
40.0%
80.0%
20.0%
20.0%
Làm rẫy, ruộng
Buôn bán
Chăn nuôi
Lương
Khác
Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bên cạnh kinh tế nương rẫy, khai thác sản vật từ núi rừng là một hoạt động đóng vai
trò không kém phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của đồng bào. Săn bắn, hái
lượm là công việc được tiến hành khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày của
đồng bào Katu, người đàn ông đánh cá, phụ nữ và trẻ em hái lượm, những sản phẩm
của hoạt động này trong điều kiện rừng nhiệt đới rất đa dạng, phong phú bao gồm:
Các loại rau, củ, hạt, các loại hoa quả, nấm, măng rừng, mật ong…có vai trò giải
quyết vấn đề lương thực lúc thiếu đói hoặc bổ sung thêm vào cơ cấu bữa ăn trong gia
đình. Nếu như việc hái lượm chỉ để đảm bảo nguồn thực phẩm thì việc săn bắn còn
có ý nghĩa còn rèn luyện lòng dũng cảm, cung cấp lễ vật hiến tế và cố kết cộng đồng.
Nó có thể được tiến hành từ những cá nhân đơn lẻ hoặc đôi lúc được tổ chức thành
những cuộc săn tập thể có quy mô bản làng mà sản phẩm thường được chia đều cho
tất cả các thành viên.
Về phần thu nhập hằng ngày của gia đình dân tộc Katu ở xã Hồng Hạ, họ cho
rằng, 40% lượng thu nhập của họ trong một ngày là tự cung tự cấp hoặc đi rừng mà
có, điều đó cho thấy việc săn bắt hái lượm như là nhu cầu thiết yếu của người dân,
một hình thức xã hội nguyên sơ vẫn còn tồn tại, tập quán tiêu dùng vẫn còn giữ nét
truyền thống đối với dân bản địa, các sản phẩm mới với nhiều hình thức mới còn khá
xa lạ với người dân, việc buôn bán trao đổi hàng hóa để có thu nhập về cho gia đình
chỉ chiếm 20%.
Hiện nay, ngành nghề kinh tế của đồng bào đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Về
kinh tế nương rẫy truyền thống, diện tích lúa rẫy đang bị thu hẹp dần. Những kinh
40.0%
40.0%
20.0%
20.0%
Tự cung tự cấp
Đi rừng
Bán sản phẩm sẵn có
Khác
Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệm làm rẫy từ công đoạn chọn/làm đất, chọn giống cây, trồng trỉa, chọn giống
con, phân bón,… cho đến thu hoạch đều thay đổi theo chiều hướng tích cực giảm bớt
sự phụ thuộc vào tín ngưỡng, tự nhiên. Về chăn nuôi, một số gia đình đã xây dựng
được chuồng trại hoặc có người chăn dắt, bên cạnh giống địa phương đồng bào đã
được tập huấn nuôi những con bò lai, lợn lai để tăng năng suất . Tuy nhiên, nhìn
chung những kinh nghiệm canh tác, chăn nuôi truyền thống vẫn còn ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình sản xuất hiện nay. Người dân vẫn đang trong quá trình chuyển đổi
để tiếp nhận các kỹ thuật mới.
Người dân xã Hồng Hạ chủ yếu trồng keo thay cho cao su vì theo đánh giá
của người dân trồng keo lợi hơn, vì trong thời gian 7 năm cây cao su mới bắt đầu khai
thác, thì cây keo đã khai thác được 2 lần, nên người dân chủ yếu trồng keo.
Theo khảo sát cho thấy, hầu hết người dân làm vườn chủ yếu là những mảnh
vườn nhỏ xung quanh các ngôi nhà, trong vườn chủ yếu trồng những cây như: cam,
chuối, mía, đu đủ, hệ thống những ao cá… các loại rau màu để có thể phụ thêm cho
bữa ăn gia đình. Ngoài ra còn có vườn đồi, như các loại cây lấy gỗ như keo, bạch đàn,
tuy nhiên những sản phẩm làm ra trên mảnh vườn chưa thực sự trở thành hàng hóa
mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của mỗi gia đình.
Điều đáng lưu ý là một số ngành nghề khác đã xuất hiện. Đồng bào không chỉ
khai thác rừng nữa mà đã chuyển sang trồng rừng và kéo theo nhiều dịch vụ liên quan
như chăm sóc, bảo quản, thu hoạch, vận chuyển… Những nghề khác như nghề xây,
sửa xe máy, công nhân đã có khoảng 30 - 40% người tham gia. Có thể nói, đây là dấu
hiệu và cũng là kết quả của sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường, từ những loại hình
mang nặng tính tự nhiên (khai thác rừng…) sang những loại hình của kinh tế sản xuất
( trồng trọt, chăn nuôi…). Vì vậy, thu nhập ở đây mang tính tổng hợp từ nhiều nguồn
khác nhau, gồm cả nghề truyền thống và nghề mới.
Mặc dầu có một số thay đổi nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy một
nghề nào chuyên sâu, nổi bật. Trong quá trình chuyển đổi này, tính chủ động của
người dân còn hạn chế. Đứng giữa kế thừa nghề nghiệp cũ và tiếp nhận nghề nghiệp
mới, đồng bào Katu vẫn chưa có một định hướng rõ ràng nào về nghề nghiệp của
mình. Một số nghề như trồng rừng và chăn nuôi trâu bò hoàn toàn không phải nghề
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mới nhưng ít khi người dân chủ động tham gia cho đến khi được Nhà nước định
hướng với chính sách hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật. Mặt khác, khi hết hỗ trợ thì
đồng bào lại quay lại kiếm ăn theo kiểu tự phát của mình. Điều đó cho thấy hình thức
dựa vào tự nhiên trước kia vẫn còn chi phối không nhỏ đến tư duy kinh tế của đồng
bào. Chỉ khi có sự tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài hơn thì khả năng thay đổi sẽ
nhiều hơn.
Khi gia đình có được thu nhập từ các nguồn sẵn có từ tự nhiên hay lao động
mà có thì với tất cả những hộ gia đình trong khảo sát đều cho rằng 100% thu nhập
của họ mỗi tháng đều trên 1.000.000 VND (1 triệu đồng) và tất cả nguồn thu đó hầu
hết vợ là người nắm giữ tài chính (chiếm 80%) còn lại là các ông chồng (chiếm 20%).
Điều đó đúng cho ngày nay khi vai trò của người phụ nữ trong các hộ gia đình dân
tộc Katu vẫn được đảm bảo, người vợ quán xuyến công việc nhà, chăm sóc con cái,
chăn nuôi, chăm bón cây trồng, điều đó cho thấy chế độ mẫu hệ ăn sâu vào tiềm thức
con người trong xã hội Việt Nam bất kể là dân tộc Kinh hay Katu.
Trong tổng số các hộ gia đình dân tộc Katu được hỏi, có 60% trong tổng số
cho rằng “thu nhập của họ đủ cho chi tiêu” và 40% còn lại cho rằng “thu nhập của
gia đình không đủ để chi tiêu và phải tìm nguồn khác”. Đối với cộng đồng người sinh
sống ở xã Hồng Hạ, mà ở đây là huyện A Lưới thì việc có tới 40% hộ dân cho rằng
họ không đủ chi tiêu trong một tháng là điều hiển nhiên, khi mà mọi thứ từ cơ sở vật
chất cho đến trình độ cùng nghề nghiệp việc làm tại địa phương đang là vấn đề đặt ra
cho các cấp chính quyền. Và, để duy trì sinh hoạt với những tập quán tiêu dùng hằng
ngày của các gia đình Katu thì họ phải có thêm các nguồn thu nhập hỗ trợ (đi vay, hỗ
trợ từ địa phương,…).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2. CHI TIÊU THƯỜNG NGÀY
Thu nhập mà các hộ dân kiếm được hàng tháng, hầu hết được đầu tư vào cho
sản xuất, vai trò của hoạt động tự cung tự cấp chiếm một phần quan trọng cho cuộc
sống của người Katu nên họ cố gắng duy trì để đảm bảo cuộc sống được phục vụ đầy
đủ với mức tiêu dùng hằng ngày bình thường không thiếu hụt. Việc đầu tư cho sản
xuất cũng nói lên một phần ý thức phát triển đời sống của người dân, 60% tổng số
người cho rằng số tiền kiếm được là “sử dụng cho chi tiêu hằng ngày” và chỉ 20%
người dân nghĩ tới việc gửi tiết kiệm cho gia đình.
Đề cập đến việc tiết kiệm tiền, có 40% số người được hỏi cho rằng họ tiết
kiệm được nhiều và ít, trong tổng số 100% người được hỏi, có 40% người dân cho
rằng họ không tiết kiệm được gì trong một tháng vì tất cả đều được chi tiêu cho các
60.0%
20.0%
20.0%
Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
Đi vay không lãi suất
Đi vay có lãi suất
Khác
100.0%
80.0%
60.0%
20.0%
20.0%
Đầu tư cho sản xuất
Mua vật dụng cho gia đình
Dùng cho chi tiêu hằng ngày
Gửi tiết kiệm
Khác
Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hoạt động trông cuộc sống như: sản xuất, ăn uống, may mặc, đám tiệc, học hành của
con cái,…và với 20% còn lại cho rằng, họ thiếu thốn về tài chính cho chi tiêu của gia
đình chứ nói gì đến việc tiết kiệm.
Về vấn đề chi tiêu cho sản xuất, hầu hết các gia đình dân tộc Katu họ cho rằng
họ chi tiêu cho việc mua giống và dụng cụ lao động…Trong mỗi ngày họ chi tiêu cho
việc ăn uống từ 20.000 đến 40.000 đồng, bữa ăn chính của họ thường là bữa trưa và
bữa tối, khi được mùa thì no đủ, nhiều hộ gia đình vẫn ở trong tình trạng thiếu ăn,
nhất là những tháng giáp hạt hoặc mất mùa.
Thực tế cho thấy, ngoài những khoản chi tiêu hằng ngày trong gia đình như:
ăn uống, may mặc, đi lại, sản xuất,…thì người dân Katu cũng còn có những khoản
chi khác ngoài lề không khác gì người Kinh. Theo khảo sát, ta thấy một điều rằng,
60% chi phí trong khoản chi ngoài đó là dành cho việc “đóng góp các loại quỹ” chẳng
hạn như quỹ đói nghèo, quỹ thiên tai, quỹ nghĩa tình,…Việc đóng những quỹ như
vậy có thực sự giúp cho người dân có cuộc sống kinh tế ổn định, đảm bảo các nhu
cầu thiết yếu hằng ngày hay không? Qua đó có thể thấy, chỉ 20% chi tiêu dùng cho
việc tổ chức các buổi hội họp gia đình như đám cưới-hỏi, ma chay và đóng các loại
thuế của nhà nước. Như vậy, chính quyền xã Hồng Hạ cần điều chỉnh lại việc kêu gọi
người dân quyên góp các quỹ cộng đồng khi mà đời sống kinh tế của các hộ gia đình
còn gặp nhiều khó khăn.
Dựa vào những số liệu thống kê trên cho thấy, đời sống kinh tế của người dân
hiện còn khó khăn, và việc tiếp thu quá trình hiện đại hóa khiến người dân chưa thể
60.0%
40.0%
20.0%
20.0%
Đóng góp các loại quỹ
Trả nợ, hoàn tạm ứng
Tổ chức cưới hỏi, ma chay, tế lễ của hộ
Đóng các loại thuế
Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hòa nhập tốt, tập quán tiêu dùng hằng ngày của họ trong thời gian dài, được truyền từ
đời trước sang đời sau trong một chốc khó mà thay đổi. Phương thức sản xuất của
người dân vẫn còn thô sơ, về các mặt chi tiêu vẫn còn hạn chế. Để đi đến cách giải
quyết, đưa ra giải pháp giúp đỡ người dân Katu tại Hồng Hạ, A Lưới, Thừa Thiên-
Huế, ta sẽ đi đến phần “Những vấn đề đặt ra, giải pháp, kiến nghị”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN 3:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP, KIẾN NGHỊ

More Related Content

Similar to Tập quán tiêu dùng thường nhật trong gia đình người katu ở tỉnh thừa thiên huế.docx

[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào Thủy Nguyễn
 
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamGiao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamSPERI
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...luanvantrust
 
Sổ tay đi xuất khẩu lao động Malaysia
Sổ tay đi xuất khẩu lao động MalaysiaSổ tay đi xuất khẩu lao động Malaysia
Sổ tay đi xuất khẩu lao động MalaysiaHTriNcNgoi
 
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đìnhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tập quán tiêu dùng thường nhật trong gia đình người katu ở tỉnh thừa thiên huế.docx (20)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
 
Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đảng Ủy Xã, Phường,...
Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đảng Ủy Xã, Phường,...Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đảng Ủy Xã, Phường,...
Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đảng Ủy Xã, Phường,...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamGiao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
 
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAYLuận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn LaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà XùaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
 
Sổ tay đi xuất khẩu lao động Malaysia
Sổ tay đi xuất khẩu lao động MalaysiaSổ tay đi xuất khẩu lao động Malaysia
Sổ tay đi xuất khẩu lao động Malaysia
 
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.docBáo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docxNâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docxBáo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docxHoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
 
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docxGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
 
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.docBáo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
 
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.docNâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
 
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..docHoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docxPhân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
 
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.docCông tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
 
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Tập quán tiêu dùng thường nhật trong gia đình người katu ở tỉnh thừa thiên huế.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thừa Thiên-Huế là tỉnh ven biển thuộc vùng Trung Trung Bộ Việt Nam, có vị trí địa lý quan trọng về kinh tế, văn hóa, đóng góp vào sự phát triển chung của “Hành lang Kinh tế Đông - Tây” và của miền Trung - Tây Nguyên. Giới hạn địa lý: phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Đông-Nam giáp Đà Nẵng, phía Nam giáp Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và tỉnh Saravane, Sekong của Lào. A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiếp giáp với Lào ở phía Tây. Về mặt giao thông, nó được nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, là một quốc lộ rất hiểm trở có ba đèo cao và vực sâu, trong đó đèo A Co dài 16 km. Nơi đây có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống như: Tà Ôi, Katu, Vân Kiều,... và cộng đồng người Katu cư trú ở xã: Hồng Hạ. Huyện A lưới là vùng miền núi chiếm ¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng kinh tế lớn, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số của Alưới đã thực hiện định canh, định cư cùng với đồng bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới đoàn kết xây dựng quê hương, thôn, làng, từng bước thay đổi tập quán sản xuất và sinh hoạt dần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho nhân dân huyện A lưới và các nhà quản lý địa phương là làm sao vừa nâng cao được đời sống kinh tế, văn hóa vừa đảm bảo ổn định xã hội để hòa chung với nhịp điệu phát triển của cả nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đặt ra cho chính quyền địa phương huyện A lưới mà cho cả tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở Huyện còn có những khó khăn thử thách lớn đặt ra, nền kinh tế phát triển còn chậm kết cấu hạ tầng thấp kém, văn hóa xã hội còn nhiều vấn đề, như chất lượng lao động còn yếu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo còn cao, thiên tai lũ lụt hàng năm xảy ra liên tục, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện còn xảy ra nhiều mặt: phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp. Các cộng
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đồng này đang đứng trước những lựa chọn trong quá trình phát triển: việc tiếp cận một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của miền Trung, với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sẽ giúp đồng bào có điều kiện để tiếp nhận thông tin, nâng cao điều kiện sống; nhưng sự phát triển này có nguy cơ làm mai một hoặc làm mất đi những giá trị truyền thống độc đáo trong đời sống văn hóa - xã hội. Và, như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi về lối sống, lẽ sống của họ. Những thay đổi này không hoàn toàn mang tính tích cực mà luôn song hành với những yếu tố tiêu cực. Thực trạng này đặt ra rất nhiều vấn đề trong định hướng phát triển đời sống, tiếp nhận các giá trị mới cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Cộng đồng người Katu ở A Lưới sẽ là một điển hình cho việc nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số trước những tác động của sự phát triển đô thị. Hồng Hạ là một trong 16 xã nghèo nhất của huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong những xã nghèo nhất toàn quốc; là nơi sinh sống của các nhóm dân tộc khác nhau: Cơ Tu, Tà Ôi (Pa Cô, Pa Hy), Kinh, Bru – Vân Kiều. Thực hiện chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, người dân ở đây đang ổn định đời sống, chuyển từ phương thức canh tác du canh sang định canh. Nằm trong chủ trương chung nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, xã hội để miền núi tiến kịp miền xuôi, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, Nhà nước đã và đang có nhiều chương trình hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng dân tộc ở đây. Tuy nhiên so với các huyện đồng bào các xã người Kinh thì cuộc sống của đồng bào dân tộc nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “TẬP QUÁN TIÊU DÙNG THƯỜNG NHẬT TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI KATU Ở XÃ HỒNG HẠ, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” để làm báo cáo tốt nghiệp cử nhân sử học. Đồng thời, qua đó bước đầu đánh giá những kết quả đạt được, trên cơ sở phân tích thuận lợi khó khăn gây trở ngại, đồng thời đề xuất và tư vấn cho chính quyền huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế trong việc hoạch định và triển khai những chính sách trong việc phát triển đời sống kinh tế- xã hội của các cộng đồng, phù hợp với định hướng phát triển chung của Tỉnh.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau: - Tiến hành công tác sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa - xã hội của các cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. - Nâng cao nhận thức của đồng bào Katu ở các địa phương trên về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. - Tư vấn, kiến nghị với lãnh đạo chính quyền các cấp ở Thừa Thiên-Huế những chính sách phù hợp trong việc phát triển đời sống kinh tế gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống trong đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng người Katu này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu - Phương pháp dân tộc học: điền dã, quan sát trực quan, ghi chép và quan sát tham dự… - Phương pháp xã hội học: Sử dụng hệ thống bảng hỏi, thực hiện các cuộc phỏng vấn, trao đổi có sự tham gia trực tiếp của đồng bào; tiến hành thảo luận, đánh giá nhanh. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp lịch sử: đối sánh trên cả hai chiều đồng đại và lịch đại. - Phương pháp thống kê định lượng, phân tích định tính, phân tích cấu trúc. 3.3. Phương pháp trình bày số liệu - Phương pháp logic, cấu trúc - Ứng dụng kỹ thuật trình bày văn bản, tin học. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tập quán tiêu dùng thường nhật của người Katu ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng người Katu đang sinh sống ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 4.3. Đối tượng khảo sát - Người Katu sinh sống ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế: mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. - Các lĩnh vực thuộc kinh tế - văn hóa - xã hội: hoạt động sản xuất, cơ cấu kinh tế, tổ chức quản lý, phong tục tập quán ăn, ở, mặc,… 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Khái quát về địa bàn cư trú của cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện Alưới. - Tích Lũy trong gia đình của cộng đồng người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện A lưới. - Định hướng bảo tồn và phát triển. PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KATU Ở A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Thừa Thiên Huế có gần 4 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số, với 5 dân tộc anh em, chiếm 3,65% dân số toàn tỉnh (gồm: Pa cô 16.397 người, Cơ tu 12.372 người, Tà Ôi 8.759 người, Pa hy 882 người và Vân Kiều 754 ngư Aời); cư trú
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trên 45 xã miền núi, trong đó tập trung đông nhất ở 27 xã (chủ yếu ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới). A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Quảng Nam, phía Đông giáp huyện Hương Trà. Có 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Địa hình phức tạp toàn đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Dân cư được phân bố chủ yếu ở hai thung lũng Alưới, Aso và dọc hai bên quốc lộ 14. Tổng diện tích tự nhiên là 122.901.8 ha trong đó đất nông nghiệp là 4.533.85 ha, đất lâm nghiệp 72.394.79 ha. Dân số toàn huyện năm 2001 là 37.225 người, với 6791 hộ, trong đó các dân tộc ít người là 29.278 người, chiếm 5185 hộ. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn, 125 thôn và 7 khu vực, có 5 dân tộc chính đang sinh sống là Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Kinh. Các dân tộc Alưới cùng cư trú trên một vùng đất đầu nguồn của quê hương, đã tiến hành trao đổi kinh tế, văn hóa, đoàn kết gắn bó nương tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Xã Hồng Hạ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km. Diện tích tự nhiên là 183,19 km², dân số năm 1999 là 1153 người, mật độ dân số đạt 6 người/km². Đất lâm nghiệp có diện tích 107.869,16 ha, được che phủ bởi rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong diện tích đất lâm nghiệp trên, có 100 ha chứa đựng khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp cho một lao động khoảng 2.500m2. Đây là xã miền núi nằm cách không xa vùng đô thị trung tâm của thành phố Huế, nhưng lại có sự cư trú của cộng đồng người Katu thiểu số ở trên địa bàn. Sự tồn tại của cộng đồng người Katu trên vùng đất này là một quá trình từ di canh, di cư cho đến định cạnh, định cư hiện nay. 1.2. Địa hình và thổ nhưỡng  Địa hình Là một huyện vùng cao nằm dọc theo sườn Đông của dãy Trường Sơn, Huyện A Lưới có một địa hình phức tạp và hiểm trở, có nhiều dãy núi kéo dài tạo thành một hệ thống núi non hùng vĩ, cao nhất là núi Đông Ngài ở phía Đông Bắc
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 huyện, cao 400m so với mặt nước biển và các dãy núi ở phía Đông như: A Lau, A Ló, Cooping, Takngai... ở phía Tây Bắc như: A Nong, Ta Cong, Atúc, Abia, phía Tây có dãy TRường Sơn giáp Lào bao bọc. Tòan bộ địa hình nơi đây nghiêng dần theo hướng Tây Bắc và Tây Đông tạo nên 2 vòng cung lớn và xuất hiện những thung lũng hình lòng chảo hình thành những thửa ruộng lớn. Độ cao trung bình của Huyện A Lưới từ 800- 1000m. Do kết quả của cuộc vận động kiến tạo đã hình thành cho A Lưới một thung lũng sụt lún A so- A Lưới với chiều dài 25 – 30 km, chiều rộng 2.4 km chạt theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình Alưới được chia làm 3 loại: Địa hình núi, địa hình đồi, và địa hình thung lũng, trong đó loại núi thấp trung bình ( từ 750 – 1400) chiếm đến 46,61% diện tích, hầu hết số diện tích này đều có thảm thực vật rừng tự nhiên bao phủ. Đặc trưng của vùng núi A Lưới là mức độ chia cách sâu lớn (300- 400m) và mức độ chia cách ngang vạch (1,1- 1,2 km/km2 ) trong vùng có sự phân bậc rõ nét, các bậc cao trên 1000m nối liền thành một dãy dần về phía Đông tạo nên đường phân thủy của vùng. Thung lũng A So – A Lưới nằm ở độ cao 500 – 600km có địa hình tương đối bằng phẳng dạng bãi bồi. Bởi vậy đây là dạng địa bàn chiến lược hết sức quan trọng có nhiều thuận lợi về mặt bố trí quốc phòng. Sinh tồn trên vùng đất có địa hình phức tạp, hiểm trở, đồng bào các dân tộc ở A Lưới có một sự chiụ đựng dẻo dai, dám chấp nhận, dám vượt lên mọi thử thách.  Thổ nhưỡng Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.229,02 ha, trong đó gần 1.660,82 ha đất mặt nước, sông suối và núi đá không có rừng cây. Diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích là 77.647,01 ha chiếm 63% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 4.533,85 ha và đất lâm nghiệp có rừng là 72.394,2 ha. Với sự chi phối của nham thạch và địa hình nên ở A Lưới phát triển thành các loại đất khác nhau. - Nhóm đất phù sa: được hình thành do sự bồi tụ của các con sông có diện tích 5.984,3 ha chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình có dốc cấp I và cấp II, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Do sự phân bố địa hình nên các con sông trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc nên các sản phẩm bồi tụ
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ít, diện tích không tập trung, chất lượng kém so với phù sa ở các nơi khác. Tuy nhiên đây vẫn là phần đất có giá trị nhất, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Huyện A Lưới. Hiện nay, diện tích này đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp với các loại cây trồng chính là cây lúa và các loại cây hoa màu khác. Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ: diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,1% diện tích tự nhiên(110,2 ha) phân bố ở địa hình thấp trũng ở xã Hồng Vân, Hồng Trung.....Là sản phẩm của quá trình rửa trôi, xói mòn. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá. Rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tổng lúa đem lại năng suất cao. - Đất vàng nhạt trên đất cát: diện tích 33.509.9 ha chiếm 27,3% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở tất cả các xã trong huyện. Loại đất này được phát triển trên nhiều loại đá khác nhau: Granit, Macma axit, trầm tích và biến chất......Đá phong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mụn hoặc bùn thô trên núi. Tỉ lệ bùn cao nhưng độ phân giảm chậm, lượng kali nghèo. Nhìn chung đây là nhóm đất tốt có khả năng trồng được các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: lạc, mía, cao su, hồ tiêu, cà phê.... - Đất đổ vàng trên đất sét: diện tích 75.804,5 ha chiếm 61,7% diện tích tự nhiên, được phát triển trên sản phẩm của đá mắc ma bazơ và trung tính đá vôi. Phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượng sóng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng cho đến thịt trung bình thấp, tầng đất trung bình dày thoát nước tốt, thích hợp cho trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp cao su, cà phê, hồ tiêu, mía, thông, keo..... - Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 5.455,1ha chiếm 4,4% diện tích tự nhiên, có tầng dày canh tác >50cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Loại đất này có màu nâu vàng cấp hạt không đồng nhất, lớp trên cùng thường nhiều cát hơn lớp dưới. Có dạng địa hình lượn sóng và bát úp, tầng đất khô, hàm lượng chất từ trung bình đến khá, mực nước ngầm trong, thích hợp với việc trồng các loại cây trồng khác nhau. - Đất vàng đỏ trên đá Granit: diện tích 756,1 ha chiếm 0,6% diện tích tự nhiên. Do địa hình quá dốc nên quá trình phong hóa yếu, đá mẹ chủ yếu là đá
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 granit, có tầng dày mỏng(<30cm), thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình cho đến khá, thích hợp cho các loại cây như: chè, cà phê, dứa...Tuy nhiên trên loại đất này cần áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ đất mới có thể sản xuất lâu dài. Như vậy, có thể thấy đặc tính thổ nhưỡng tài nguyên đất đai của A Lưới khá đa dạng và thích hợp với nhiều loại cây trồng. Song tính chất không đồng đều ấy cũng tạo cho sự canh tác manh mún, phân tán, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó sự canh tác không quy định làm độ phì nhiêu giảm, cạn kiệt, hiện tượng xói mòn trơ sỏi đá xảy ra.  Khí hậu- sông ngòi Do địa hình phức tạp, hiểm trở đã có những tác động không nhỏ đến điều kiện khí hậu quả vùng. Huyện A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Còn có sự khác nhau giữa vùng thấp và vùng cao, giữa bán thảo nguyên và gần núi. Nhiệt độ hàng năm giữa những tháng nóng và lạnh thay đổi rất đột ngột. - Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%. - Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài. Bên cạnh đó, do nằm trên dãy đồi cao ở phía tây cạnh nước bạn Lào, nên hàng năm phần nào bị ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam kết hợp với nóng của dãy núi đá gây nên không khí oi bức khó chịu. Nhiệt độ thời gian này lên đến 40 độ, số giờ nắng nhiều. Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy, cũng gây cho vùng gặp không ít khó khăn như mưa đá, lốc, bão....xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Với lượng mưa trung bình hằng năm khá cao tạo điều kiện thuận lợi và tạo nên cho vùng một hệ thống sông ngòi khá dày đặc và lượng nước tương đối dồi dào. A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 con sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin, 3 sông chảy sang phía nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch ( nhánh tả
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của sông Hương) ở đây mưa lũ kéo dài 4 tháng và kết thúc trước một tháng so với mùa mưa của vùng, nên A Lưới là vùng có lượng nước dồi dào tạo nên một hệ thống suối lớn chằng chịt, cùng với hàng trăm khe rãnh đổ trên chân núi cao xuống, đảm bảo nguồn nước cho trồng trọt và chăn nuôi, các ngành nghề phục vụ cho đời sống đồng bào Cơ tu. Sông, suối có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt nơi đây, ngoài việc cung cấp lượng nước sinh hoạt hằng ngày và lượng nước tưới tiêu cho ruộng vườn, sông suối còn chứa đựng lượng thực phẩm dồi dào. Tuy nhiên, vào mùa mưa các con sông con suối có lượng nước quá lớn, đặc biệt là lúc lũ lụt nước sông chảy xiết, lắm thác nhiều ghềnh, lòng sông hẹp và thường bị sạt lỡ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và vấn đề đi lại của người dân nơi đây. Đến mùa khô các con sông, suối hầu như bị khô hạn nên không đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt, chính vì vậy hiện nay, chính quyền huyện đã kết hợp với các tổ chức nhân đạo nước ngoài xây dựng nhiều dự án tạo nguồn nước sạch phục vụ cho người dân. 1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 1.3.1. Về kinh tế A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của A Lưới trong 5 năm qua khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 theo giá thực tế đạt: 1.064.993 triệu đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất Nông lâm thủy sản đạt: 328.515 triệu đồng; Giá trị SX Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải đạt: 243.438 triệu; Giá trị Thương mại Dịch vụ đạt: 493.040 triệu đồng. Duy trì được mức tăng trưởng bình quân 5 năm 13,3%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 16 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% (năm 2005) giảm xuống còn còn 11,28% năm 2014. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm. Năng lực sản xuất công nghiệp được mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máy thủy điện A Lưới,
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh lọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhà máy sơ chế cà phê công suất 4.000 tấn khô/năm. Huyện có một nhà máy sản xuất gạch công suất trên 15 triệu viên/năm; các HTX như: Dịch vụ thương mại thu mua chế biến lâm sản; HTX sản xuất chổi đót; HTX mộc dân dụng; các HTX dệt thổ cẩm... Nhằm tăng thêm năng lực sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, mở ra triển vọng phân bổ thu hút lao động địa phương, góp phần đa dạng hóa hoạt động công nghiệp trên địa bàn. Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8 % năm. Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân. 1.3.2. Về xã hội Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo huyện với chiều dài hơn 100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng. Có quốc lộ 49 nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc lộ 1A đến Huế. Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho A Lưới mở rộng thông thương hàng hoá với toàn tỉnh và cả nước. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần 20 tỷ đồng với tổng chiều dài gần 70 km đã rãi nhựa, bê tông và đường cấp phối, hệ thống cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phần làm giảm ách tắc giao thông trong mùa mưa bão. Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người. Mật độ dân số chung toàn huyện là 39 người/km2. Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%. Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Những năm gần đây A Lưới đã và đang được Trung ương và Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng đô thị; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; xây mới và nâng cấp mạng lưới giao thông, mở rộng mạng lưới điện; chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; xây dựng các công trình điện A Lưới, ALin, A Roàng, thuỷ lợi, cấp nước, viễn thông, trường học, trạm y tế v.v. Đó là những nền tảng cơ bản tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh, mạnh hơn trong tương lai.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN 2: TÍCH LŨY THƯỜNG NGÀY TRONG GIA ĐÌNH 2.1. TÍCH LŨY THƯỜNG NGÀY Theo khảo sát cho thấy, hầu hết người Katu ở xã Hồng Hạ đều cho rằng nguồn thu nhập chính của gia đình là từ việc làm rẫy, ruộng (chiếm 100%), ngoài ra, họ còn có thêm phần thu nhập từ các nguồn khác mà theo khảo sát cho thấy 80% là đến từ chăn nuôi, chỉ 20% là từ nguồn lương hàng tháng và những khoản thu nhập khác (như làm thuê, hỗ trợ từ địa phương,…). Người Katu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nương rẫy là loại hình canh tác truyền thống với loại cây trồng chủ đạo là lúa cùng với ngô và sắn. Thời gian làm rẫy thường bắt nguồn từ khoảng tháng 1, 2 hàng năm với công việc đầu tiên là tìm chọn rẫy. Tìm rẫy là công việc khá gian nan, phải đảm bảo nhiều yêu cầu, cụ thể là những yêu cầu về sự phù hợp với tín ngưỡng và với sự sinh sôi nảy nở. Vì vậy, việc chọn rẫy phải dựa trên kinh nghiệm về nhiều mặt, trong đó có kinh nghiệm về quan sát các yếu tố địa hình, vị trí, tính chất của đất và sự am hiểu về tập quán của địa phương. Sau việc chọn rẫy, những thao tác khác như phát rẫy, trỉa lúa cũng phụ thuộc vào tri thức bản địa và tín ngưỡng. Đồng bào Katu thường lấy giấc mơ của người chọn rẫy làm yếu tố để quyết định đến nhiều hoạt động canh tác sau đó. 100.0% 40.0% 80.0% 20.0% 20.0% Làm rẫy, ruộng Buôn bán Chăn nuôi Lương Khác Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bên cạnh kinh tế nương rẫy, khai thác sản vật từ núi rừng là một hoạt động đóng vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của đồng bào. Săn bắn, hái lượm là công việc được tiến hành khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày của đồng bào Katu, người đàn ông đánh cá, phụ nữ và trẻ em hái lượm, những sản phẩm của hoạt động này trong điều kiện rừng nhiệt đới rất đa dạng, phong phú bao gồm: Các loại rau, củ, hạt, các loại hoa quả, nấm, măng rừng, mật ong…có vai trò giải quyết vấn đề lương thực lúc thiếu đói hoặc bổ sung thêm vào cơ cấu bữa ăn trong gia đình. Nếu như việc hái lượm chỉ để đảm bảo nguồn thực phẩm thì việc săn bắn còn có ý nghĩa còn rèn luyện lòng dũng cảm, cung cấp lễ vật hiến tế và cố kết cộng đồng. Nó có thể được tiến hành từ những cá nhân đơn lẻ hoặc đôi lúc được tổ chức thành những cuộc săn tập thể có quy mô bản làng mà sản phẩm thường được chia đều cho tất cả các thành viên. Về phần thu nhập hằng ngày của gia đình dân tộc Katu ở xã Hồng Hạ, họ cho rằng, 40% lượng thu nhập của họ trong một ngày là tự cung tự cấp hoặc đi rừng mà có, điều đó cho thấy việc săn bắt hái lượm như là nhu cầu thiết yếu của người dân, một hình thức xã hội nguyên sơ vẫn còn tồn tại, tập quán tiêu dùng vẫn còn giữ nét truyền thống đối với dân bản địa, các sản phẩm mới với nhiều hình thức mới còn khá xa lạ với người dân, việc buôn bán trao đổi hàng hóa để có thu nhập về cho gia đình chỉ chiếm 20%. Hiện nay, ngành nghề kinh tế của đồng bào đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Về kinh tế nương rẫy truyền thống, diện tích lúa rẫy đang bị thu hẹp dần. Những kinh 40.0% 40.0% 20.0% 20.0% Tự cung tự cấp Đi rừng Bán sản phẩm sẵn có Khác Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệm làm rẫy từ công đoạn chọn/làm đất, chọn giống cây, trồng trỉa, chọn giống con, phân bón,… cho đến thu hoạch đều thay đổi theo chiều hướng tích cực giảm bớt sự phụ thuộc vào tín ngưỡng, tự nhiên. Về chăn nuôi, một số gia đình đã xây dựng được chuồng trại hoặc có người chăn dắt, bên cạnh giống địa phương đồng bào đã được tập huấn nuôi những con bò lai, lợn lai để tăng năng suất . Tuy nhiên, nhìn chung những kinh nghiệm canh tác, chăn nuôi truyền thống vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất hiện nay. Người dân vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để tiếp nhận các kỹ thuật mới. Người dân xã Hồng Hạ chủ yếu trồng keo thay cho cao su vì theo đánh giá của người dân trồng keo lợi hơn, vì trong thời gian 7 năm cây cao su mới bắt đầu khai thác, thì cây keo đã khai thác được 2 lần, nên người dân chủ yếu trồng keo. Theo khảo sát cho thấy, hầu hết người dân làm vườn chủ yếu là những mảnh vườn nhỏ xung quanh các ngôi nhà, trong vườn chủ yếu trồng những cây như: cam, chuối, mía, đu đủ, hệ thống những ao cá… các loại rau màu để có thể phụ thêm cho bữa ăn gia đình. Ngoài ra còn có vườn đồi, như các loại cây lấy gỗ như keo, bạch đàn, tuy nhiên những sản phẩm làm ra trên mảnh vườn chưa thực sự trở thành hàng hóa mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của mỗi gia đình. Điều đáng lưu ý là một số ngành nghề khác đã xuất hiện. Đồng bào không chỉ khai thác rừng nữa mà đã chuyển sang trồng rừng và kéo theo nhiều dịch vụ liên quan như chăm sóc, bảo quản, thu hoạch, vận chuyển… Những nghề khác như nghề xây, sửa xe máy, công nhân đã có khoảng 30 - 40% người tham gia. Có thể nói, đây là dấu hiệu và cũng là kết quả của sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường, từ những loại hình mang nặng tính tự nhiên (khai thác rừng…) sang những loại hình của kinh tế sản xuất ( trồng trọt, chăn nuôi…). Vì vậy, thu nhập ở đây mang tính tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, gồm cả nghề truyền thống và nghề mới. Mặc dầu có một số thay đổi nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy một nghề nào chuyên sâu, nổi bật. Trong quá trình chuyển đổi này, tính chủ động của người dân còn hạn chế. Đứng giữa kế thừa nghề nghiệp cũ và tiếp nhận nghề nghiệp mới, đồng bào Katu vẫn chưa có một định hướng rõ ràng nào về nghề nghiệp của mình. Một số nghề như trồng rừng và chăn nuôi trâu bò hoàn toàn không phải nghề
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mới nhưng ít khi người dân chủ động tham gia cho đến khi được Nhà nước định hướng với chính sách hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật. Mặt khác, khi hết hỗ trợ thì đồng bào lại quay lại kiếm ăn theo kiểu tự phát của mình. Điều đó cho thấy hình thức dựa vào tự nhiên trước kia vẫn còn chi phối không nhỏ đến tư duy kinh tế của đồng bào. Chỉ khi có sự tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài hơn thì khả năng thay đổi sẽ nhiều hơn. Khi gia đình có được thu nhập từ các nguồn sẵn có từ tự nhiên hay lao động mà có thì với tất cả những hộ gia đình trong khảo sát đều cho rằng 100% thu nhập của họ mỗi tháng đều trên 1.000.000 VND (1 triệu đồng) và tất cả nguồn thu đó hầu hết vợ là người nắm giữ tài chính (chiếm 80%) còn lại là các ông chồng (chiếm 20%). Điều đó đúng cho ngày nay khi vai trò của người phụ nữ trong các hộ gia đình dân tộc Katu vẫn được đảm bảo, người vợ quán xuyến công việc nhà, chăm sóc con cái, chăn nuôi, chăm bón cây trồng, điều đó cho thấy chế độ mẫu hệ ăn sâu vào tiềm thức con người trong xã hội Việt Nam bất kể là dân tộc Kinh hay Katu. Trong tổng số các hộ gia đình dân tộc Katu được hỏi, có 60% trong tổng số cho rằng “thu nhập của họ đủ cho chi tiêu” và 40% còn lại cho rằng “thu nhập của gia đình không đủ để chi tiêu và phải tìm nguồn khác”. Đối với cộng đồng người sinh sống ở xã Hồng Hạ, mà ở đây là huyện A Lưới thì việc có tới 40% hộ dân cho rằng họ không đủ chi tiêu trong một tháng là điều hiển nhiên, khi mà mọi thứ từ cơ sở vật chất cho đến trình độ cùng nghề nghiệp việc làm tại địa phương đang là vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền. Và, để duy trì sinh hoạt với những tập quán tiêu dùng hằng ngày của các gia đình Katu thì họ phải có thêm các nguồn thu nhập hỗ trợ (đi vay, hỗ trợ từ địa phương,…).
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2. CHI TIÊU THƯỜNG NGÀY Thu nhập mà các hộ dân kiếm được hàng tháng, hầu hết được đầu tư vào cho sản xuất, vai trò của hoạt động tự cung tự cấp chiếm một phần quan trọng cho cuộc sống của người Katu nên họ cố gắng duy trì để đảm bảo cuộc sống được phục vụ đầy đủ với mức tiêu dùng hằng ngày bình thường không thiếu hụt. Việc đầu tư cho sản xuất cũng nói lên một phần ý thức phát triển đời sống của người dân, 60% tổng số người cho rằng số tiền kiếm được là “sử dụng cho chi tiêu hằng ngày” và chỉ 20% người dân nghĩ tới việc gửi tiết kiệm cho gia đình. Đề cập đến việc tiết kiệm tiền, có 40% số người được hỏi cho rằng họ tiết kiệm được nhiều và ít, trong tổng số 100% người được hỏi, có 40% người dân cho rằng họ không tiết kiệm được gì trong một tháng vì tất cả đều được chi tiêu cho các 60.0% 20.0% 20.0% Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát Đi vay không lãi suất Đi vay có lãi suất Khác 100.0% 80.0% 60.0% 20.0% 20.0% Đầu tư cho sản xuất Mua vật dụng cho gia đình Dùng cho chi tiêu hằng ngày Gửi tiết kiệm Khác Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hoạt động trông cuộc sống như: sản xuất, ăn uống, may mặc, đám tiệc, học hành của con cái,…và với 20% còn lại cho rằng, họ thiếu thốn về tài chính cho chi tiêu của gia đình chứ nói gì đến việc tiết kiệm. Về vấn đề chi tiêu cho sản xuất, hầu hết các gia đình dân tộc Katu họ cho rằng họ chi tiêu cho việc mua giống và dụng cụ lao động…Trong mỗi ngày họ chi tiêu cho việc ăn uống từ 20.000 đến 40.000 đồng, bữa ăn chính của họ thường là bữa trưa và bữa tối, khi được mùa thì no đủ, nhiều hộ gia đình vẫn ở trong tình trạng thiếu ăn, nhất là những tháng giáp hạt hoặc mất mùa. Thực tế cho thấy, ngoài những khoản chi tiêu hằng ngày trong gia đình như: ăn uống, may mặc, đi lại, sản xuất,…thì người dân Katu cũng còn có những khoản chi khác ngoài lề không khác gì người Kinh. Theo khảo sát, ta thấy một điều rằng, 60% chi phí trong khoản chi ngoài đó là dành cho việc “đóng góp các loại quỹ” chẳng hạn như quỹ đói nghèo, quỹ thiên tai, quỹ nghĩa tình,…Việc đóng những quỹ như vậy có thực sự giúp cho người dân có cuộc sống kinh tế ổn định, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu hằng ngày hay không? Qua đó có thể thấy, chỉ 20% chi tiêu dùng cho việc tổ chức các buổi hội họp gia đình như đám cưới-hỏi, ma chay và đóng các loại thuế của nhà nước. Như vậy, chính quyền xã Hồng Hạ cần điều chỉnh lại việc kêu gọi người dân quyên góp các quỹ cộng đồng khi mà đời sống kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Dựa vào những số liệu thống kê trên cho thấy, đời sống kinh tế của người dân hiện còn khó khăn, và việc tiếp thu quá trình hiện đại hóa khiến người dân chưa thể 60.0% 40.0% 20.0% 20.0% Đóng góp các loại quỹ Trả nợ, hoàn tạm ứng Tổ chức cưới hỏi, ma chay, tế lễ của hộ Đóng các loại thuế Nguồn: Từ dữ liệu khảo sát
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hòa nhập tốt, tập quán tiêu dùng hằng ngày của họ trong thời gian dài, được truyền từ đời trước sang đời sau trong một chốc khó mà thay đổi. Phương thức sản xuất của người dân vẫn còn thô sơ, về các mặt chi tiêu vẫn còn hạn chế. Để đi đến cách giải quyết, đưa ra giải pháp giúp đỡ người dân Katu tại Hồng Hạ, A Lưới, Thừa Thiên- Huế, ta sẽ đi đến phần “Những vấn đề đặt ra, giải pháp, kiến nghị”.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ