SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––
MA THỊ NHÂN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––
MA THỊ NHÂN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì công trình khoa học nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá
trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016
Học viên
Ma Thị Nhân
XÁC NHẬN CỦA
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
XÁC NHẬN CỦA
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
(bộ phận Sau đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy
giáo, cô giáo Khoa Địa lí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn UBND tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng Thái Nguyên và cơ quan chính quyền địa phương
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin quan trọng
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và điền dã.
Dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do còn hạn
chế về trình độ chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016
Học viên
Ma Thị Nhân
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt..........................................................................................................................iv
Danh mục các bảng..................................................................................................................................... v
Danh mục các hình ....................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 2
2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 8
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................... 9
6. Những đóng góp của đề tài..................................................................................... 12
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ................................................................. 14
1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không
gian lãnh thổ kinh tế ................................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ .............................................. 14
1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian
lãnh thổ kinh tế ........................................................................................................... 15
1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ..................... 16
1.2.1. Không gian kinh tế............................................................................................ 16
1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ............................. 24
1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế......... 25
1.3. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
.................................................................................................................................... 29
1.3.1. Nhóm các lý thuyết cổ điển .............................................................................. 29
1.3.2. Quy luật thứ nhất của W. Tobler về địa lý học................................................. 31
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.3.3. Lý thuyết Cluster (cụm tương hỗ phát triển).................................................... 31
1.3.4. Lý thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman............................................ 34
1.3.5. Lý thuyết phát triển phi cân đối........................................................................ 35
1.4. Một số hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế và thực tiễn Việt Nam ... 36
1.4.1. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế .......................................... 36
1.4.2. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ngành ............................... 40
1.5. Vùng Thủ đô và vị thế của tỉnh Thái Nguyên trong vùng Thủ đô ...................... 47
1.5.1. Khái quát về vùng Thủ đô ................................................................................ 47
1.5.2. Chính sách phát triển vùng thủ đô.................................................................... 47
1.5.3. Các nội dung tổ chức không gian lãnh thổ vận dụng cho tỉnh Thái Nguyên ... 49
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 50
Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ........................ 51
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................................... 51
2.1.1. Vị trí địa lí và vị thế kinh tế, phạm vi lãnh thổ................................................ 51
2.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu................................................... 53
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội............................................................................. 60
2.1.4. Đánh giá chung................................................................................................. 71
2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..................... 73
2.2.1. Khái quát chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 73
2.2.2. Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp................................................................ 78
2.2.3. Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch ........................................................................ 89
2.2.4. Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp ............................................................... 92
2.2.5. Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..................... 95
2.2.6. Đánh giá chung về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên... 105
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 106
Chƣơng 3: ÐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH
THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ÐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ÐẾN NĂM
2030…………………………………………………………………………………101
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên......................... 108
3.1.1. Bối cảnh.......................................................................................................... 108
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên .. 112
3.2. Quan điểm, định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái
Nguyên...................................................................................................................... 115
3.2.1. Quan điểm....................................................................................................... 115
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ........................................... 115
3.3. Giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên..................... 130
3.3.1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên................................................. 130
3.3.2. Khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng
trưởng kinh tế............................................................................................................ 131
3.3.3. Tăng cường liên kết, phân công, hợp tác, chia sẻ trong vùng Thủ đô, xây
dựng khung kết cấu hạ tầng hiệu quả ....................................................................... 132
3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng................................................................................... 133
3.3.5. Huy động vốn đầu tư ...................................................................................... 134
3.3.6. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................... 135
3.3.7. Khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường.................................................. 135
3.3.8. Cơ chế chính sách........................................................................................... 136
3.3.9. Giải pháp các chính sách và biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giảm nhẹ thiên tai......................................................................................... 137
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 137
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 142
PHỤ LỤC
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
CMH Chuyên môn hóa
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GTSX Giá trị sản xuất
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
KKT Khu kinh tế
KT-XH Kinh tế - xã hội
KH-CN Khoa học - công nghệ
TCKGLTCN Tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp
TCKGLTKT Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
TCKGLTNN Tổ chức không gian lãnh thổ nông nghiệp
TCLT Tổ chức lãnh thổ
TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế
TDMNBB Trung du Miền núi Bắc Bộ
TTCN Trung tâm công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Thái Nguyên năm 2014 .................. 56
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014
.................................................................................................................................... 63
Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014.............. 68
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014. 73
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 75
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 76
Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn
2010 – 2014 77
Bảng 2.8: Xuất - nhập khẩu của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ............... 78
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất theo địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014..... 78
Bảng 2.10: Tổng hợp đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2013.......................................... 96
Bảng 3.1: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020............... 125
Bảng 3.2: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025............... 126
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) dệt may............................................ 34
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên......................................................... 53
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa các vùng ....... 53
Hình 2.3: Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014........ 60
Hình 2.4: Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
tỉnh Thái Nguyên....................................................................................... 62
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 .......... 68
Hình 2.6: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014
.....................................................................................................................................73
Hình 2.7: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014.............................. 74
Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên 80
Hình 2.9: GTSXCN thành phố Thái nguyên so với toàn tỉnh giai đoạn 2010 -
2014 (theo giá so sánh năm 2010)............................................................. 81
Hình 2.10: Số lượng trang trại của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2014 ........... 94
Hình 2.11: Lược đồ trục liên kết không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên .... 100
Hình 2.12: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) Samsung Thái Nguyên................ 104
Hình 3.1: Mối liên hệ không gian kinh tế giữa tỉnh Thái Nguyên với vùng Bắc Bộ 109
Hình 3.2: Phác thảo sơ đồ Tổ chức không gian phát triển tỉnh Thái Nguyên .......... 120
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ (TCLT), hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ.
Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã
hội (KT-XH),… vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã
hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng
hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về mặt KT-XH, môi trường và phát
triển bền vững.
Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các
ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư,…) trong tổng thể các mối
quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một số nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh
thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát
triển thành công và hiệu quả. Hơn nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai trên một
lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể
quản lí công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003).[32].
Trên quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một
hành động địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự công bằng về mặt không gian. Xét
dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là bề mặt lãnh thổ thuộc quyền tài phán
của một quốc gia, bao gồm phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế,
lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc
gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Lãnh thổ còn được quan niệm đầy đủ hơn, đó là
thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội.
Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo
sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó, và sự tái sinh sản của chính nó. Trong khoa
học địa lí ở nước ta hiện nay, phần lớn các nhà khoa học coi tổ chức lãnh thổ và tổ
chức không gian gần như đồng nghĩa. [14].
Trong mấy thập kỷ qua, tổ chức không gian kinh tế đã được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu tập trung đề cập đến vấn đề phương pháp luận, vấn đề thực tiễn ở cấp độ quốc
gia, vùng. Những công trình nghiên cứu ở cấp địa phương (cấp tỉnh) chưa nhiều, hoặc
lồng ghép vào các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành,
chuyên ngành. Còn thiếu những công trình nghiên cứu tổng hợp, có hệ thống về tổ
chức không gian kinh tế, có ý nghĩa động lực đối với quá trình thực hiện chiến lược
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia. Mặt khác, để hạn chế những tác
động tiêu cực vốn có của cơ chế thị trường, nhà nước cần tăng cường các biện pháp
quản lý vĩ mô. Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế, lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên và KT-XH. Quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH vùng Trung du và miền núi phía Bắc xác định, Thái Nguyên có vai
trò làmôṭmột cực tăng trưởng ở phía bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm phát triển của
vùng Thủ đô. Cho đến nay, Thái Nguyên đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức tổ
chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại,
vùng chuyên môn hóa; khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị,
tuyến du lịch; trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh
chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh
của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, những
hạn chế đó đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh
Thái Nguyên” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế,
làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-
HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là vấn đề không mới trên thế giới, nhiều nhà
khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã giành nhiều công sức nghiên cứu
vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Ðịa lí.
Các nhà khoa học Xô Viết đã nghiên cứu nội dung tổ chức lãnh thổ kinh tế -
xã hội. Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về
phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận
và những giải pháp thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cho những vùng lãnh thổ giàu tài
nguyên, xem tổ hợp nông - công nghiệp như những thành phố hạt nhân. [32].
Iu. G. Xauskin đã đề cấp đến khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội vào
năm 1961 (Địa lí Kinh tế: Lịch sử, lí thuyết, phương pháp luận và thực tiễn, NXB
Mins, Mát-xcơ-va, 1973). Còn A.T. Khurusev đã nghiên cứu và so sánh hai khái
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
niệm “Tổ chức lãnh thổ” và “phân bố” (áp dụng vào công nghiệp) và đã đi đến kết
luận rằng hai khái niệm đó là không tương đồng và không thể dùng khái niệm này
thay thế cho khái niệm kia. Thuật ngữ “Tổ chức lãnh thổ sản xuất” được nhiều nhà
khoa học khác thừa nhận như A.E. Probxt và M.G. Skolikov,…
Ở các nước châu Âu, ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công
trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức
nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông
nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909),
lý thuyết "Vị trí trung tâm " của W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của
W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh
hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các
trung tâm đô thị. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát
có thể được coi là những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học
tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng;
Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; Von Thunen với tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị.[21].
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nền sản xuất được tiến
hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux
(1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ.
Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào
những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các
công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler,
J.Adams và P.Gould. R.L. Tác giả Morrill đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tổ chức
không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng có hiệu quả không gian Trái đất”.
Tác giả J.R. Boudeville trong tác phẩm “Tổ chức lãnh thổ và phân cực” xuất bản
tại Paris năm 1972 thì phát biểu “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là
không gian toán học,…là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là nơi phân bố các
liên hệ kỹ thuật và các quan hệ ứng xử giữa người sản xuất và người tiêu thụ”.
Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại
diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman - một nhà kinh tế học người Mỹ.
Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy
công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra
sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản
xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đó phụ thuộc vào tính chuyên môn hóa của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm
hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của
sản xuất vào thu nhập quốc gia. [26].
Theo Báo cáo phát triển thế giới 2009 (World bank) thì quan điểm địa kinh tế
mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập
trung ở các thành phố với sự di cư và chuyên môn hóa. “Không nước nào trở nên giàu
có mà không phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con
người cơ động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước
phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực
cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển”. [10]
2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được thực hiện từ
sau năm 1975 nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước ở những giai đoạn khác nhau.
Đặc biệt, nhiều công trình tiếp cận khoa học địa lý trong tổ chức lãnh thổ đã được áp
dụng, thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp, phân bố lực
lượng sản xuất. Các hướng điều tra cơ bản phục vụ tổ chức lãnh thổ đất nước mang
tính liên ngành được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước.
Các công trình của một số tác giả đã phản ánh rõ khái niệm về tổ chức lãnh
thổ dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các
tuyến trọng điểm (Lê Bá Thảo, 1994); Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, một số
vấn đề lý luận và thực tiễn (Ngô Doãn Vịnh, 2006). Các nội dung liên quan đến việc
đánh giá các nguồn lực, các hướng phát triển của lãnh thổ (Lê Bá Thảo, 1994); Lưu
Đức Hồng, 1996; Đặng Hữu Ngọc, 1994. [12], [18].
Những thành tựu đầu tiên về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam được thể
hiện ở các đề tài, dự án cấp Nhà nước, thực hiện cho quy mô cấp vùng như vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Điểm chung nhất của các công trình là xác định được các yếu tố tạo vùng,
các lợi thế và thách thức, các trung tâm, các cực, các hành lang kinh tế trong vùng.
Các công trình tiêu biểu cho lĩnh vực này là:
- “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” của Lê
Bá Thảo (1994) [17];
- “Tổ chức lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” (1996) [6] do Lưu
Đức Hồng làm chủ nhiệm;
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” (1994) do Đặng
Hữu Ngọc làm chủ nhiệm. [9].
Các công trình nghiên cứu trên đây, đã làm rõ thực chất tổ chức lãnh thổ kinh
tế là sự nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực phát triển lãnh thổ: nguồn lực tự nhiên,
nguồn lực nhân văn nhằm bố trí các không gian phát triển kinh tế phù hợp với tiềm
năng, thế mạnh và chiến lược phát triển của từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở
quy mô vùng, quốc gia, liên tỉnh, xác định các trung tâm kinh tế và các trục phát triển
kinh tế. Vì ở quy mô lớn nên tổ chức lãnh thổ trong các công trình đã công bố chưa
phản ánh được các không gian sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với các
không gian phát triển kinh tế.
Các mô hình lý thuyết về tổ chức không gian: Tổng sơ đồ phát triển và phân bố
lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đề xuất năm
1983. Đây là tài liệu khoa học được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế xã hội về
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) của các vùng kinh tế
và các địa phương, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội ở trung ương và địa phương (Chỉ thị số 212 - CT, ngày 4/8/1983 về tổng sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000).
Các công trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ quy mô cấp địa phương cũng
được nghiên cứu dưới góc độ khoa học địa lý. Những công trình thể hiện rõ nét về
vấn đề này:
- Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh huyện - nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai (Nguyễn
Cao Huần, 2004, 2008, 2010) [7]. Điểm khác biệt ở công trình này là đã kết hợp nội
dung của tổ chức lãnh thổ cấp vùng: các cực, trung tâm, các tuyến lực phát triển với các
nội dung của quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu tổ chức không gian các chuyên ngành: Lê Thông, Nguyễn Văn
Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2004 [19] trong công trình Địa lý kinh tế - xã hội; Ông Thị
Đan Thanh (1996) trong công trình Địa lý nông nghiệp; Lê Thông, 1996, trong công
trình Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới; Nguyễn Minh Tuệ, 2010
[25] trong Địa lý du lịch Việt Nam. Các công trình này chú trọng tới lập luận kinh tế
về phân bố sản xuất nói chung và các ngành sản xuất riêng biệt (công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ,..) trên cơ sở đánh giá về mặt kinh tế các nguồn lực tự nhiên và kinh
tế - xã hội nhằm phân bố hợp lý các ngành kinh tế trên lãnh thổ sao cho sử dụng hiệu
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
quả nhất các loại tài nguyên thiên nhiên đồng thời với việc bảo vệ tài nguyên chống
sự cạn kiệt, phá hủy tự nhiên và nâng cao sức sản xuất xã hội.
Như vậy, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở góc độ địa lý học, được xem như
là một hành động có chủ ý, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn của lãnh thổ, hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa
trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết
ổn định công ăn việc làm, hạn chế sự phình to của các đô thị; cân đối giữa quần cư
nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường (Lê Bá
Thảo, 1996).
Đã có khá nhiều đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tổ chức
lãnh thổ kinh tế cấp địa phương ở Việt Nam. Cụ thể:
- Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở
Vĩnh Phúc” của Ngô Thúy Quỳnh (Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, 2009).
- Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị
Hoài (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013).
- Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” của Hoàng Quý
Châu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011).
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng” của Lê Văn
Miều (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2010).
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang” của Hoàng Thị
Huệ (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2014) [8].
Các đề tài đã đánh giá được thế mạnh và hạn chế của các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội cho việc TCLTKT cấp tỉnh; phân tích thực trạng TCLTKT cấp tỉnh
theo ngành và theo không gian, làm rõ những mặt được và chưa được, làm căn cứ cho
việc TCLTKT có hiệu quả hơn. Các hình thức TCLTKT nổi bật như đô thị hạt nhân,
khu kinh tế, các hành lang kinh tế gắn liền với cảng biển đã, đang và sẽ mang lại lợi
ích cho địa phương cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đối ngoại; đề xuất những
định hướng chủ yếu đối với TCLTKT cấp địa phương và các nhóm giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiện TCLTKT theo hướng bền vững.
- Báo cáo khoa học “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam:
Nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững” của PGS. TS. Đặng Văn
Phan và TS. Vũ Như Vân (Báo cáo Hội thảo Việt Nam học lần III, 2008) thông qua
nghiên cứu một số vấn đề: (1) Tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững; (2) Tư
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
duy về chiến lược không gian biển; (3) Giải pháp tổ chức lãnh thổ mềm theo hướng
phát triển bền vững trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế. [14]
2.2.2. Tỉnh Thái Nguyên
Ðối với tỉnh Thái Nguyên cũng có một tác giả viết về địa lí kinh tế xã hội của
tỉnh, trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế
của tỉnh. Ví dụ, GS.TS. Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế,
xã hội... của Thái Nguyên trong cuốn “Ðịa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”.
- Dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội, có các đề tài nghiên cứu sau về tổ chức lãnh
thổ và kinh tế tỉnh Thái Nguyên: Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh
Thái Nguyên, của Nguyễn Thu Hằng (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, 2012) cũng đã
đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ “Tổ
chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN,
Nghiêm Văn Long, 2015) đã giới thiệu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên với 2 vùng riêng biệt. Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Thái Nguyên” của Nguyễn Văn Sơn (2010); Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Hằng (năm 2010).
- Dưới góc độ kinh tế học, có các đề tài luận án tiến sĩ kinh tế sau:
+ Luận án tiến sĩ kinh tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Tiến Long (Trường Đại học
kinh tế Quốc dân, năm 2011).
+ Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Hải Bắc (Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, năm 2011). Trên cơ sở sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá đã được xây dựng,
luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008 để thấy được: tốc độ tăng
trưởng không ổn định; giá trị gia tăng thấp; sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh
nghiệp không cao,…
+ Luận án tiến sĩ kinh tế “Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát
triển ở tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Công Toàn (Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
năm 2010). Từ thực tế nghiên cứu điển hình tỉnh Thái Nguyên, có sự so sánh với các
địa phương khác trong khu vực, luận án chỉ ra rằng, để phát huy tính hiệu quả của
hoạt động Marketing địa phương, các tỉnh có điều kiện như Thái Nguyên cần đặc biệt
chú ý đến việc thực hiện và kết hợp các công cụ Marketing địa phương.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Luận án “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
của Dương Thị Tình (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2015). Xuất phát từ cơ
sở đánh giá điều kiện, thực trạng phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên và dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp phát
triển thương mại bền vững đến năm 2020 mang tính đột phá.
+ Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên” của tác giả Phan Mạnh Cường (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2015). Nội dung phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí phát
triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Việc nghiên cứu đề tài về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ
bởi nguồn tài liệu rất có giá trị. Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo
cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên về đề án điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội vùng
tỉnh Thái Nguyên phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập các năm 2015 - 2020.
Tuy nhiên, đối với Thái Nguyên, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo,
công trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ
kinh tế và định hướng không gian phát triển của tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong điều
kiện hội nhập hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế;
phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
(TCKGLTKT) theo ngành, theo lãnh thổ ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, xác định
những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị
một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu
quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.
3.2. Nhiêṃ vu ̣
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đươc ̣đặt ra là:
- Tổng quan có chọn lọc, vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về TCKGLTKT
trên thế giới và Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá tổng hợp các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Phân tích thực trạng TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên theo ngành và theo
không gian trong giai đoạn 2010 - 2014.
- Xác định những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên,
đồng thời kiến nghị một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của
tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên và một số hình thức TCKGLTKT tiêu biểu của tỉnh
theo ngành và theo không gian.
+ Đối với các hình thức TCKGLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình
thức tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Trong đó, về công nghiệp, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp;
trong dịch vụ, tổ chức lãnh thổ du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các
hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch; về nông nghiệp,
hình thức được lựa chọn phân tích sâu là trang trại.
+ Đối với các hình thức TCKGLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên
cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Thái Nguyên: trung tâm
kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các
tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh
giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi
thấp và đồi cao, tiểu vùng gò đồi và trung tâm.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên với 9
đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (02 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện),
trong đó có chú ý so sánh với vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2014 và định
hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình
thức TCKGLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có
sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát
triển trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hợp lãnh thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các
hình thức này.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Mỗi hình thức TCKGLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó.
Trong mỗi hình thức TCKGLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một
hệ thống hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong
hệ thống ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức
của từng hình thức tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong
TCKGLTKT để quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn. Quán triệt quan
điểm này làm cho việc phân tích, đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học
và qua đó hiểu được các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên
hệ thống và giữa các hệ thống với nhau.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Các hình thức TCKGLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các
nhân tố quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế
vận động và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề
xuất các phương án phù hợp với sự phát triển của tương lai. Vận dụng quan điểm này
vào nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức
TCKGLTKT. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCKGLTKT cũng phải đảm bảo nguyên
tắc đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCKGLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế
quản lý phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn
lực tự nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về số
lượng cũng như chất lượng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCKGLTKT, cần
chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển và
bảo vệ môi trường.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đây là những
nguồn tư liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề. Để
có được những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ các
báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ban ngành ở Tỉnh Thái
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nguyên: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương; Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Chi cục Thống Kê, Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã; từ thầy cô giáo, các
đồng nghiệp; từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet...
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích
các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn
lọc và phát triển mới.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Thực trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên có thể thấy
được qua việc phân tích các mối quan hệ không gian, thời gian của các ngành cũng
như các lĩnh vực kinh tế, các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội.
5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ là nơi bắt đầu và kết thúc của địa lí. Phương pháp bản đồ là phương
pháp đặc trưng khi nghiên cứu địa lí, hết sức cần thiết để thể hiện trực quan và khoa
học sự phân bố trong không gian của các hình thức TCKGLTKT ở tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với bản đồ, các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, quá trình thay đổi
của các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội theo thời gian hoặc không gian. Biểu đồ làm
cụ thể hoá các sự vật hiện tượng, giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở
nên trực quan và sinh động. Ngoài ra, phương pháp bản đồ, biểu đồ còn được sử dụng
để làm rõ các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, những mối liên hệ kinh tế và
những dự kiến phát triển kinh tế.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Thực địa có tính đặc trưng trong học tập và nghiên cứu địa lý, do vậy trong
quá trình nghiên cứu, đề tài cần thiết điều tra khảo sát thực tế về hoạt động sản xuất
của một số hình thức TCKGLTKT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đề tài có tính
thực tiễn cao hơn.Tiến hành khảo sát thực tế ở một số huyện, một số cơ sở sản xuất.
Tham khảo những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lí có am hiểu về lĩnh
vực tổ chức lãnh thổ kinh tế.
5.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt của: Strengths (điểm mạnh); Weaknesses (điểm
yếu); Opportunities (cơ hội); và Threats (nguy cơ). Vận dụng phương pháp phân tích
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
SWOT trong nghiên cứu TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên để thấy được những thuận
lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế trong thời kì hội nhập.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến
nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng
chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Tác giả đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ
các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực TCKGLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt
là từ các chuyên gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, các giảng viên chuyên
ngành địa lý KT-XH của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các vấn
đề được tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của TCKGLTKT, quản lí tài
nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các hình thức TCKGLTKT
(thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và
giải pháp phát triển TCKGLTKT.
5.2.7. Phương pháp dự báo
Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCKGLTKT Thái Nguyên, tác giả
đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể
phát triển theo ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Thái Nguyên do Sở Kế
hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Đồng thời sử dụng phép ngoại suy
trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi.
6. Những đóng góp của đề tài
- Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc những vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ
thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của TCKGLTKT trong điều kiện hội nhập và vận
dụng chúng vào việc nghiên cứu TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên.
- Ðánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên trong
bối cảnh hội nhập. Xác định rõ các thế mạnh, những hạn chế hay những lợi thế so
sánh giữa tỉnh Thái Nguyên với các địa phương khác.
- Phân tích hiện trạng TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, từ đó đánh giá những
thế mạnh và những hạn chế cần khắc phục.
- Phác thảo sơ đồ tổ chức không gian phát triển tỉnh Thái Nguyên.
- Ðề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh,
đem lại hiệu quả cao trong TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên.
7. Cấu trúc của luận văn
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức không gian lãnh thổ
kinh tế.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ
kinh tế tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Ðịnh hướng và giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ
1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không
gian lãnh thổ kinh tế
1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ
Đề cập đến vấn đề phân công lao động theo lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối
với chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, bởi vì phân công
lao động theo lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với phân bố lực lượng sản xuất và sự hình
thành, phát triển cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động theo
lãnh thổ được hiểu như sau: Phân công lao động theo lãnh thổ là quá trình KT-XH
phức tạp tồn tại trong các hình thái KT-XH khác nhau (phương thức sản xuất). Nó
phản ánh sự diễn biến đồng thời các hiện tượng như sự phân chia hoạt động sản xuất
ra thành các dạng, các loại hoạt động khác nhau; sự biệt lập của các dạng, các loại
hoạt động đó theo lãnh thổ; sự liên kết, gắn bó các dạng, các hoạt động khác nhau
trong một hệ thống kinh tế thống nhất tùy thuộc vào trình độ phát triển của phân công
lao động theo lãnh thổ.
Lực lượng sản xuất của xã hội phát triển thúc đẩy sự phát triển của phân công
lao đông̣xã hội. Phân công lao đông̣xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức cơ bản
: Phân công lao đông̣theo ngành và phân công lao đông̣theo lãnh thổ . Có thể nói,
phân công lao động theo ngành đưa đến xuất hiện ngày càng nhiều các ngành theo
hướng chuyên sâu và chi tiết. Đến lượt mình, sự ra đời của các ngành đòi hỏi phải
được phân bố vào một vùng, một địa điểm nào đó. Việc phân bố khách quan các cơ
sở, các ngành vào các vùng được gọi là phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công
lao động theo lãnh thổ vùng với phân công lao động theo ngành hợp thành phân công
lao động xã hội.
Như vậy, một ngành mới ra đời bao giờ cũng đòi hỏi phải được phân bố khách
quan vào một vùng hoặc một địa phương nào đó phù hợp với yêu cầu của nó. Trong
khi đó, mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng, điều kiện riêng (vị trí địa lí, về tài
nguyên khoáng sản, về cơ cấu đất đai,...) nên chỉ thích hợp với yêu cầu của một số
ngành nhất định, chứ không phải là phù hợp với tất cả các ngành. Chính điều này làm
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cho mỗi vùng, mỗi địa phương (cấp tỉnh, huyện) có cơ cấu kinh tế khác nhau, bộ mặt
kinh tế - xã hội khác nhau, hình thành nên nét riêng biệt của lãnh thổ. [15], [27].
Là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao đông̣t heo lãnh thổ, vùng
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ hình thành và hoạt động phù hợp
với những đặc trưng cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên,
không phải ở tất cả mọi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh
tế. Trong các hình thái kinh tế - xã hội trước tư bản chủ nghĩa , với nền kinh tế tự
nhiên là phổ biến , lực lượng sản xuất còn kém phát triển , phân công lao đông̣xã hội
theo lãnh thổ còn thô sơ, do vậy chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho sự hình
thành và phát triển của vùng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vùng kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ không hình thành một cách tự phát dưới áp lực
của tự do cạnh tranh và lợi nhuận. Dựa trên cơ sở nhận thức những tính quy luật
khách quan của sự hình thành và phát triển vùng kinh tế, trên cơ sở vận dụng một
cách sáng tạo các quy luật kinh tế và hoàn cảnh cụ thể đất nước mình, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành và phát triển, phục vụ cho
các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước. [27].
1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian
lãnh thổ kinh tế
Phân công lao động theo lãnh thổ là một trong hai hình thức cơ bản nhất của
phân công lao động xã hội. Phân công lao động theo ngành và phân công lao động
theo lãnh thổ gắn bó hữu cơ với nhau, đan quyện vào nhau, thúc đẩy quá trình vận
động và phát triển của không gian KT-XH. Mọi sự phát triển của phân công lao động
theo ngành đều kéo theo sự phát triển của phân công lao động xã hội của mỗi nước,
mỗi vùng là thước đo trình độ phát triển của nước đó, vùng đó.
Cơ cấu lãnh thổ là biểu hiện vật chất cụ thể của phân công lao động theo lãnh
thổ, là không gian tích hợp các giao điểm của các quá trình của các sự kiện diễn ra
trong nó. Vì thế, mức độ hình thành, phát triển và hoàn thiện của cơ cấu lãnh thổ
hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ,
phụ thuộc vào trình độ công nghiệp hóa mà động lực chính của nó là cách mạng khoa
học kỹ thuật - yếu tố chủ đạo thúc đẩy năng suất lao động và tiến bộ xã hội. [21].
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Sự phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại làm xuất hiện hai quá trình đối lập nhau
nhưng song song tồn tại và phát triển, đó là:
- Chuyên môn hóa sản xuất (như các vùng chuyên môn hóa sản xuất công
nghiệp, nông lâm nghiệp,...).
- Tổng hợp hóa sản xuất đã tạo ra các tổng hợp thể sản xuất - lãnh thổ khác
nhau về kiểu, loại, về chức năng, quy mô và trình độ phát triển trên cơ sở quá trình
tổng hợp hóa sản xuất, hình thành nên các trung tâm dân cư - kinh tế lớn, đóng vài trò
“khung sườn” của cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân.
Như đã phân tích, phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian
lãnh thổ kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ tương hỗ, quy định
và phụ thuộc lẫn nhau. Tính chất và trình độ phân công lao động theo lãnh thổ thể
hiện tính chất và trình độ của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Phân công lao
động theo lãnh thổ định hướng cho tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Đó là mối
quan hệ động, không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian.
Ngoài phân công lao đông theo lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ không gian kinh tế
chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Môi trường tự nhiên là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn tới quá trình phát triển và phân
bố sản xuất, do đó có ảnh hưởng lớn tới phương hướng, quy mô và cơ cấu sản xuất
của vùng kinh tế. Các yếu tố kinh tế - xã hội như trung tâm công nghiệp, thành phố
lớn; các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng; cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải; yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ; yếu tố dân cư, dân tộc; yếu tố lịch sử -
văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế.
1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
1.2.1. Không gian kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm về không gian kinh tế a.
Khái niệm không gian và lãnh thổ
Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Mác - Lênin, dùng để
chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với phạm trù vận động), trong đó
không gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước
nhất định và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác.
Theo quan điểm triết học, không gian là hình thức tồn tại của các khách thể và các
quá trình vật chất được đặc trưng bằng cấu trúc và quảng tính của các hệ thống vật
chất; còn thời gian là hình thức thay thế kế tiếp nhau của các hiện tượng và các
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
trạng thái của vật chất được đặc trưng bằng độ dài tồn tại của chúng. Trong giới tự
nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người luôn tồn tại hoạt động và phát triển của
các quá trình đối lập nhau, trong đó có quá trình phân hóa và quá trình tổng hợp.
Dưới góc độ không gian, quá trình phân hóa trong tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện các
thành tố tự nhiên, các tổng thể tự nhiên mang những đặc trưng khác nhau, với những
quy mô khác nhau. Đến lượt mình, bên trong các thành tố và tổng thể tự nhiên ấy lại
diễn ra quá trình tổng hợp hóa. Sự vận động kết hợp, thống nhất của hai quá trình này
tạo ra các không gian đa dạng, muôn màu, muôn vẻ về chiều dài, chiều rộng và chiều
cao (chiều sâu). Các không gian đó thường được hiểu như là các không gian địa lí
được xác định bởi các tọa độ khác nhau. [4].
Theo tác giả Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng, khi nói đến tổ chức không
gian, không thể nói không gian hay lãnh thổ trừu tượng, mà phải gắn với lãnh thổ
(không gian) kinh tế - xã hội của một nước, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã
hội nhất định. Theo Từ điển địa lí (Oxford University Press, 1997) thì “Không gian
(space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng
bền mặt trái đất. Mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong địa lí. Ở đây cần
phân biệt hai khái niệm không gian tuyệt đối và không gian tương đối: không gian
tuyệt đối đó là một không gian thực tế khách quan, còn không gian tương đối là
không gian được nhận thức bởi con người hay xã hội và có liên quan tới những mối
liên hệ giữa những sự kiện và khuynh hướng của các sự kiện đó”. F. Derroux và
trường phái của ông gồm các nhà khoa học Anh và châu Âu nêu ba khái niệm về
không gian: không gian toán học, không gian địa lí, không gian kinh tế. [13].
Lãnh thổ được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ
thông nhất, lãnh thổ là một khoảng không gian thuộc chủ quyền của một quốc gia có
vị trí địa lí nhất định, có hình dạng, kích thước và quy mô xác định mà ở đó diễn ra
các hoạt động sản xuất và đời sống một cách thường xuyên, liên tục. Lãnh thổ là một
thực thể hay một hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là một bộ phận của bề mặt
Trái đất (tức là một không gian địa lí xác định) thuộc quyền sở hữu của một quốc gia
nhất định, được xác định bởi một văn bản pháp quy. Lãnh thổ được giới hạn trong
đường biên giới quốc gia. Lãnh thổ có thể bao gồm cả đất liền và vùng biển, lãnh hải,
khoảng không gian trên đất liền và trên vùng lãnh hải.
Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là một bộ phận của bề mặt
Trái đất thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm: phần đất liền, nội thuỷ,
lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Theo nghĩa đầy đủ,
lãnh thổ là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng
xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm
bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu và sự tái sinh sản của chính nó. [14].
Các yếu tố quyết định đặc trưng cơ bản của một lãnh thổ là vị trí địa lí, điều
kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên, các cơ sở sản xuất và dịch vụ, các điểm dân cư,
cơ sở cấu trúc hạ tầng, các quan hệ kinh tế, thị trường, lịch sử xã hội,... Việc xác định
các yếu tố đặc trưng lãnh thổ để làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, dự án đầu
tư xây dựng và phát triển vùng.
b. Khái niệm không gian kinh tế
Khái niệm không gian kinh tế được các nhà khoa học thuộc các ngành khác
nhau đưa ra như nhà địa lí S. Lezixki (năm 1974), nhà kinh tế học F. Perroux (năm
1964), J.R. Boudeville (năm 1972) và các nhà khoa học khác. Như vậy, thì không
gian kinh tế là nơi diễn ra mối liên hệ tương hỗ giữa hai tổng thể, đó là hoạt động
kinh tế và các vị trí địa lí (nơi phân bố chúng), đồng thời không gian kinh tế bao hàm
cả không gian sản xuất (sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thành phẩm) và
không gian tiêu thụ (vận chuyển, phân phối và tiêu thụ thành phẩm).
Trong lí thuyết kinh tế vùng, không gian có thể được tiếp cận theo hai hướng
khác nhau (Lê Thu Hoa, 2007). Hướng thứ nhất, không gian là nguồn lực tự nhiên
cung cấp các "đầu vào" cho các quá trình kinh tế, cung cấp các điều kiện sống (vật
thể và phi vật thể) cho con người với tư cách là yếu tố quan trọng và quyết định của
các quá trình kinh tế. Hướng thứ hai, xem không gian như là một trở lực, ngăn cản
các hoạt động bình thường, đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc phục.
Chẳng hạn, khoảng cách xa từ nơi khai thác và cung cấp nguyên vật liệu đến nơi sản
xuất, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành
hàng hóa và dịch vụ. [4].
Trong cả hai trường hợp, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích kinh
tế để định vị các tác nhân kinh tế và xác định các hình thức tổ chức các hoạt động
kinh tế phù hợp. Như vậy, không gian kinh tế được hình thành khi áp dụng các biến
số (các quan hệ) kinh tế vào một không gian địa lí cụ thể để mô tả và phân tích các
quá trình kinh tế diễn ra trong đó. Ở mức độ nào đó, không gian kinh tế là không gian
trừu tượng. Tùy theo các mục tiêu nghiên cứu hay khảo sát nhằm rút ra những quy
luật nào đó về phát triển kinh tế, trong phạm vi của một quốc gia. Theo F. Perroux có
thể có các loại không gian kinh tế sau:
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Không gian kinh tế được xác định bởi kế hoạch mà các khoảng cách trong
không gian này được đo bằng giá cả và chi phí, tức là được xác định bởi các yếu tố
bên ngoài kế hoạch.
- Không gian kinh tế được xác định như là trường của các lực - trường lực, bao
gồm các trung tâm (các cực) và từ đây các lực ly tâm lan tỏa ra ngoại vi và từ ngoại vi
các lực hướng tâm hướng tới.
- Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp đồng nhất mà trong
không gian này các hãng (công ty, doanh nghiệp) khác nhau được định vị gần như
nhau và giá cả hàng hóa, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp xỉ nhau đối với tất cả các
khách hàng ở trên cùng một khoảng vật lí.
Với tính cách là trường lực, không gian kinh tế gồm các trung tâm (hay cực),
phát ra các lực ly tâm và thu hút các lực hướng tâm. Mỗi trung tâm có lực hút và đẩy
với một trường lực riêng, chồng lên trường lực của các trung tâm khác. Một không
gian địa lí bất kỳ, xét phương diện này, là nơi tiếp nhận các trung tâm và là nơi các
lực qua lại. Có thể chấp nhận quan niệm không gian đồng nhất với tính chất là tập
hợp các đơn vị không gian riêng biệt, biểu hiện đặc điểm giống nhau về một số yếu tố
nào đó và ở một mức độ nào đó (trình độ, cường độ), trong những giới hạn nào đó
của chỉ số định lượng. Tính đồng nhất có thể là một trong những tiêu chí có thể sử
dụng để phân kiểu, phân loại các không gian kinh tế.
Cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm không gian và vùng. Không gian và
vùng không hoàn toàn đồng nghĩa. Vùng khác với không gian ở chỗ vùng kinh tế tất
yếu phải liên tục, phải bao gồm những đơn vị địa lí, đơn vị không gian gần nhau, tiếp
giáp nhau và có những ranh giới chung với nhau. Không gian kinh tế là gián đoạn, là
một tổng thể những dữ kiện kinh tế phân bố ở những vị trí phân tán, được tập hợp lại
theo một số tiêu chuẩn nào đó (ví dụ như một nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
một liên hợp xí nghiệp chè, hoặc thuốc lá,..có mối liên hệ không gian vượt qua ranh
giới vùng). Vì vậy chỉ tồn tại không gian đồng nhất chứ không có vùng đồng nhất,
bởi vì trong nghiên cứu vùng không phải đi tìm sự đồng nhất, mà là phát hiện sự phân
dị về KT - XH và môi trường tự nhiên.
1.2.1.2. Khái niệm tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
Khái niệm tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí
thuyết kinh tế của Adam Smith và R. Ricardo. Từ các công trình nghiên cứu của
G.Thunen, A.Weber, W.Christaller… sau đó được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi như là một công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thực tiễn các hoạt động KT-XH từ giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm
này cũng được đưa ra với những thuật ngữ khác nhau:
- Các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng
sản xuất. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về “Chu
trình sản xuất - năng lượng” của N.N. Kô-lô-xôp-xky và “Thể tổng hợp lãnh thổ sản
xuất” của các nhà khoa học Xô viết. Họ cho rằng, phân bố lực lượng sản xuất được
thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ lãnh thổ khác nhau, phổ biến là trên
các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi phân bố lực lượng
sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể
(đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ
xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ
thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức
sống dân cư của lãnh thổ đó. [32].
- Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất theo
hướng tổ chức lãnh thổ, trong đó tiêu biểu là Iu. Xauskin. Ông cho rằng “Tổ chức xã
hội theo lãnh thổ là tạo ra một hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người
khác nhau. Hệ thống này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề
mặt trái đất, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh
sản nòi giống, phân bố các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất
ra các công cụ lao động, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống,
phân bố xí nghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà hát,
rạp chiếu phim...”.
- Năm 2009, thủ tướng Putin đã ký ban hành văn bản: “Quan điểm tổ chức
không gian lãnh thổ liên bang Nga'", văn bản này có vị trí cao nhất trong hệ thống
phân loại các văn bản quy hoạch lãnh thổ. Văn bản yêu cầu cần nêu bật các vấn đề và
triển vọng của việc phát triển không gian liên bang Nga theo từng giai đoạn; xác định
các biện pháp giảm sự chênh lệch vùng; nêu ra cách thức hỗ trợ lẫn nhau một cách
hiệu quả giữa chính quyền liên bang, của vùng và của địa phương và người dân; kiến
nghị các biện pháp tích hợp không gian liên bang Nga với không gian thế giới (Dẫn
theo Huỳnh Phước, 2011, “Đổi mới công tác qui hoạch ở liên bang Nga”, Tạp chí
Qui hoạch xây dựng, (số 53).
- Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển theo hướng kinh
tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ Tổ chức không gian kinh tế. Nó được
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hiểu là sự lựa chọn một lãnh thổ địa lý kiểu tổ chức tốt nhất các hoạt động kinh tế của
con người gắn với các hệ thống tự nhiên, làm cho tính liên tục của tự nhiên được đảm
bảo và phát huy được giá trị gián đoạn cho phép của các quá trình kinh tế. Đây được
xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả
trên cơ sở xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ lệ hợp lý và liên
hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế giữa các ngành và các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng
trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có
tính tới mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài
hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự
phát triển hài hòa và bền vững hơn. [32].
Về bản chất, khái niệm “Phân bố lực lượng sản xuất” của các nhà khoa học
Liên Xô cũ và khái niệm “Tổ chức không gian kinh tế” của các nhà khoa học
phương Tây gần giống nhau, nhưng không hoàn toàn tương đồng. Đó đều là hành vi
địa lý hướng tới sự công bằng giữa các lãnh thổ, giữa trung tâm với ngoại vi, nâng
cao mức sống cộng đồng tiến tới phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60
của thế kỉ XX. GS. Lê Bá Thảo là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Theo ông “Về khía cạnh địa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lí
học có chủ ý hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”. [18]
Không dừng lại ở khái niệm lãnh thổ, các nhà địa lý Việt Nam còn nghiên cứu
chuyển sang một quan niệm mới về “Tổ chức không gian phát triển”. Nếu khái niệm
lãnh thổ bị giới hạn ở các đường biên giới, các thực thể lãnh thổ thì khái niệm không
gian giúp ta vượt qua được rào cản cứng nhắc này. Không gian bao gồm cả phần đất
liền, vùng trời và lòng đất, được huy động vào sản xuất và dịch vụ vì mục đích phát
triển. Đây là hệ thống mở, động và đa hệ có thể tích hợp các quá trình, các hiện
tượng có bản chất khác nhau nhưng tương tác, thông qua sự trao đổi vật chất, năng
lượng và thông tin.
Mục đích của tổ chức không gian phát triển là tạo ra khung sườn cho sự
chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Chính sự phân
công lao động theo lãnh thổ dẫn tới sự hình thành và hoàn thiện các không gian kinh
tế với các quy mô và chức năng xác định. Nền kinh tế hiện đại được đặc trưng bằng
mạng lưới truyền dẫn thông tin, đã thúc đẩy sự quá độ từ biên giới lãnh thổ kinh tế -
xã hội sang các không gian kinh tế - xã hội. Điều này làm chúng ta có cơ hội vượt
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
qua sự ràng buộc biên giới cứng, mà sang biên giới mềm với các cực, các tuyến hành
lang phát triển.
Như vậy, ở nước ta, tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian kinh tế hay tổ
chức không gian phát triển được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được
sử dụng nhiều hơn cả.
Tóm lại, tổ chức lãnh thổ là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi
trường trên bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu
quả cao. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ bao hàm 3 nội dung chính :
- Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành,
lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều.
- Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát
triển KT-XH, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp với sức chứa của lãnh thổ ấy.
- Chủ thể của việc tổ chức lãnh thổ cũng là chủ thể quản lý phát triển lãnh thổ.
Đó là những cơ quan Nhà nước hữu trách được quy định trong Hiến pháp và luật
pháp hiện hành của quốc gia.
Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế (hay tổ
chức không gian lãnh thổ kinh tế) là một khía cạnh của tổ chức lãnh thổ và được hiểu
là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các thành phần (đã, đang và dự kiến sẽ có) trong mối
lên hệ đa ngành, đa vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao
động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng
để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền
vững của một lãnh thổ. [32], [33].
Với tư cách là đối tượng của TCKGLTKT, lãnh thổ được xem là một thực thể
hay hệ thống tự nhiên, KT-XH, có ranh giới xác định. Đó là một vùng hữu hạn về
phạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội có
những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT-XH cho phù hợp với
đường lối chính trị và phát triển KT-XH của đất nước.
Có 2 hình thức TCKGLTKT:
- TCKGLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của
Nhà nước bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương
đương cấp tỉnh, huyện, thị…).
- TCKGLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư,
gồm có: theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
trưởng, khu kinh tế…), theo ngành (khu công nghiệp, khu du lịch, vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên…). [32].
Như vậy, nội dung cơ bản của TCKGLTKT là cơ cấu kinh tế lãnh thổ thể hiện
qua các “hình thái” phân bố, trật tự sắp xếp trong không gian các nút, dải, bề mặt,
hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các vùng cực, các
cực, chúng có liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau và giữ vai trò là bộ khung cơ bản của tổ
chức không gian lãnh thổ kinh tế. [21].
Có thể nhận biết hình thể của tổ chức không gian kinh tế qua bản đồ ảnh vệ
tinh, bản đồ không ảnh, ta thấy một số “điểm nút”: thành phố, thị xã,...chúng kết nối
với nhau bằng một mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc,...Các “điểm nút”
là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp, cơ sở dịch vụ, hạ tầng xã hội, đó đồng thời là
các trung tâm dân cư - kinh tế với đặc trưng bởi mật độ dân số, mật độ xây dựng
tương đối cao. Đó cũng là các trung tâm có sức hút trong một phạm vi không gian
nhất định. Các “điểm nút” là các trung tâm dân cư - kinh tế lớn, nhỏ đều có những
liên hệ chức năng. Chúng trao đổi thông qua các dòng lao động, sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, thông tin, tiền tệ, bao gồm cả các trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật. Các
dòng “chảy” trên các hành lang kinh tế (các dải, trục kinh tế) nối các trung tâm với
nhau, đó là các dải cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,
truyền tải điện). Phạm vi lãnh thổ của các liên hệ tương tác của một “điểm nút” gọi là
khu vực ảnh hưởng của nó, người ta còn gọi nó là “trường” ảnh hưởng của đô thị.
Các “điểm nút, dải” nằm trong môt mạng lưới, mà các chỗ trống dần dần được
lấp đầy bề mặt bằng những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở đó (khu công nghiệp,
khu dịch vụ, đô thị, khu giải trí, khu du lịch, khu nông nghiệp công nghệ cao,...)
trong một mạng lưới những liên hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống
tổ chức không gian lãnh thổ.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng có một cấu trúc tổ chức không gian độc đáo của riêng
mình. Ở mỗi thời điểm nhất định, cấu trúc không gian lãnh thổ là kết quả của sự phát
triển lịch sử , sự phát triển kinh tế và kết quả của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của từng quốc gia. Tổ chức không gian lãnh thổ luôn luôn biến đổi, những công trình, cơ
sở hạ tầng,..thì sự biến đổi dễ nhận thấy. Có hàng nghìn, hàng vạn sự việc hiện tượng
biến đổi như những làn sóng ngầm khó thấy ngay được, bởi xét riêng sẽ rất nhỏ bé. Tuy
nhiên, tổng thể những biến đổi đó được tích lũy đến mức độ nào đó sẽ tạo ra một “lực”
buộc hệ thống không gian thích ứng với tình hình mới, một cấu trúc không gian mới
hình thành. Nhiệm vụ của quy hoạch lãnh thổ là nắm bắt, điều khiển hướng
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
biến đổi ấy theo những mục đích phát triển và hướng tiến bộ, không để xảy ra tình
trạng tự phát và hỗn loạn.
1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
Theo tác giả Ngô Doãn Vịnh thì ở Việt Nam khái niệm quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội đã được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế
hoạch hóa nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Thực tế cho thấy, ở nước ta khái niệm này gần với khái niệm tổ chức không
gian kinh tế ở các nước phương Tây. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các
chuyên gia của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Tổ
chức lãnh thổ kinh tế - xã hội có hai nhiệm vụ cơ bản, đó là:
- Dự báo về mặt phát triển, tức tá dự báo sự phát triển các ngành, lĩnh vực trên
phạm vi lãnh thổ nghiên cứu), nó sẽ trả lời câu hỏi: Làm cái gì? Làm như thế nào?
Làm cho ai và làm bao nhiêu?.
- Luận chứng các phương án tổ chức (hay kiến thiết) phát triển kinh tế - xã hội
theo lãnh thổ (Làm ở đâu?).
Hai nội dung nêu trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải tìm được câu trả
lời thảo đáng, chính xác và rõ ràng. Cũng theo tác gải Ngô Doãn Vịnh, tiếp cận các
nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần phải được tiến hành theo các bước
sau đây:
- Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, các điều kiện của lãnh thổ và các
đối tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu.
- Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ kinh tế xã hội có so sánh với các lãnh
thổ tương tự, phát hiện những bất hơp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ
chức không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được nghiên cứu.
- Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án
hiệu quả nhất.
- Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển
lãnh thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ.
Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những
khác biệt địa lí (theo lãnh thổ) để tìm ra cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), phân tích
mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành phần để
tổng hợp lại, nhận dạng một không gian chung. Theo nghĩa mở rộng, để tiến hành công
việc này, cộng đồng và xã hội phải quyết định một số hành động can thiệp nhằm tổ chức
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lại không gian cho phù hợp với đường lối chính trị, kế hoạch phát triển, điều kiện kỹ
thuật và công nghệ, kể cả yếu tố văn hóa, tâm lí và khiếu thẩm mỹ vốn có. [32], [33].
1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế
Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế chịu tác động đồng thời và tổng hợp các
nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ dự kiến được tổ chức hay tổ chức lại.
Sự tác động của các yếu tố đến TCKGLTKT không giống nhau về không gian và thời
gian. Có những yếu tố tác động mạnh đối với TCKGLTKT trong giai đoạn này,
nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác. [24], [32].
1.2.3.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ
a. Vị trí địa lí
Vị trí địa lý là nhân tố tác động tổng hợp đến sự hình thành và phát triển của
các hình thức TC KGLTKT, nó có khả năng tạo ra những lợi thế cho phát triển , giúp
huy đông̣tốt nhất các nguồn lưc ̣phát triển . Đồng thời, có thể tạo ra được mối liên hệ
trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu tiến bô ̣khoa hoc ̣kỹthuâṭ, mởrông̣kinh tế
trong vàngoài nước thông qua hê ̣thống giao thông (mạng lưới đường sá , cảng biển,
cảng hàng không...), giúp khắc phục được khó khăn , phát huy được lợi thế trong quá
trình phát triển và hội nhập c ủa lãnh thổ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn
địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng và phát triển của
mỗi lãnh thổ.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên được coi là yếu tố tiền đề , nền
tảng vâṭchất của TCKGLTKT. Điều kiện tự nhiên, như khí hậu, thời tiết…ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của lãnh thổ và trực tiếp ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức
lãnh thổ kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên với tính đa dạng và biến động, lại có giá trị
kinh tế được loài người sử dụng để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên qua các
thời kì phát triển và có ý nghĩa to lớn đối với sự hưng thịnh của mỗi lãnh thổ.
Những đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, nhất là nguồn tài nguyên đất, nước,
khí hậu, khoáng sản... của lãnh thổ quy định đặc điểm cơ cấu lãnh thổ , cường độ và
hướng di chuyển các mối liên hệ thông qua lịch sử và truyền thống khai thác của
vùng, quy đinḥ viêc ̣lưạ choṇ các hinh̀ thức TC KGLTKT.
c. Các nhân tố kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn nhân lực: Con người cùng với những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển KT -XH. Dưới
25
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc

More Related Content

Similar to Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc

Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc (20)

Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.docNghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.docPhát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
 
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Tiến Trình Phát Triển Cộng Đồng Trong Việc Phân Bổ Đất Lâm Trường Giao Trả Ch...
Tiến Trình Phát Triển Cộng Đồng Trong Việc Phân Bổ Đất Lâm Trường Giao Trả Ch...Tiến Trình Phát Triển Cộng Đồng Trong Việc Phân Bổ Đất Lâm Trường Giao Trả Ch...
Tiến Trình Phát Triển Cộng Đồng Trong Việc Phân Bổ Đất Lâm Trường Giao Trả Ch...
 
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho...
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho...Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho...
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho...
 
Đào Tạo Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ, Công Chức Của Bộlao Động - Thương Binh Và Xã ...
Đào Tạo Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ, Công Chức Của Bộlao Động - Thương Binh Và Xã ...Đào Tạo Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ, Công Chức Của Bộlao Động - Thương Binh Và Xã ...
Đào Tạo Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ, Công Chức Của Bộlao Động - Thương Binh Và Xã ...
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
 
Đánh Giá Chất Lượng Và Xây Dựng Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo ...
Đánh Giá Chất Lượng Và Xây Dựng Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo ...Đánh Giá Chất Lượng Và Xây Dựng Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo ...
Đánh Giá Chất Lượng Và Xây Dựng Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo ...
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Gắn Với Giảm Nghèo Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn ...
Phát Triển Kinh Tế Gắn Với Giảm Nghèo Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn ...Phát Triển Kinh Tế Gắn Với Giảm Nghèo Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn ...
Phát Triển Kinh Tế Gắn Với Giảm Nghèo Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn ...
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo T...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo T...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo T...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo T...
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
 
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.docSinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
 
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– MA THỊ NHÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– MA THỊ NHÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Học viên Ma Thị Nhân XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC XÁC NHẬN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa lí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn UBND tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng Thái Nguyên và cơ quan chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu và điền dã. Dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Học viên Ma Thị Nhân ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii Mục lục ...........................................................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt..........................................................................................................................iv Danh mục các bảng..................................................................................................................................... v Danh mục các hình ....................................................................................................................................vi MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 2 2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 8 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................... 9 6. Những đóng góp của đề tài..................................................................................... 12 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 12 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ................................................................. 14 1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ .............................................. 14 1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ........................................................................................................... 15 1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ..................... 16 1.2.1. Không gian kinh tế............................................................................................ 16 1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ............................. 24 1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế......... 25 1.3. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế .................................................................................................................................... 29 1.3.1. Nhóm các lý thuyết cổ điển .............................................................................. 29 1.3.2. Quy luật thứ nhất của W. Tobler về địa lý học................................................. 31 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.3.3. Lý thuyết Cluster (cụm tương hỗ phát triển).................................................... 31 1.3.4. Lý thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman............................................ 34 1.3.5. Lý thuyết phát triển phi cân đối........................................................................ 35 1.4. Một số hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế và thực tiễn Việt Nam ... 36 1.4.1. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế .......................................... 36 1.4.2. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ngành ............................... 40 1.5. Vùng Thủ đô và vị thế của tỉnh Thái Nguyên trong vùng Thủ đô ...................... 47 1.5.1. Khái quát về vùng Thủ đô ................................................................................ 47 1.5.2. Chính sách phát triển vùng thủ đô.................................................................... 47 1.5.3. Các nội dung tổ chức không gian lãnh thổ vận dụng cho tỉnh Thái Nguyên ... 49 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 50 Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ........................ 51 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................... 51 2.1.1. Vị trí địa lí và vị thế kinh tế, phạm vi lãnh thổ................................................ 51 2.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu................................................... 53 2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội............................................................................. 60 2.1.4. Đánh giá chung................................................................................................. 71 2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..................... 73 2.2.1. Khái quát chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 73 2.2.2. Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp................................................................ 78 2.2.3. Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch ........................................................................ 89 2.2.4. Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp ............................................................... 92 2.2.5. Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..................... 95 2.2.6. Đánh giá chung về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên... 105 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 106 Chƣơng 3: ÐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ÐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ÐẾN NĂM 2030…………………………………………………………………………………101 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên......................... 108 3.1.1. Bối cảnh.......................................................................................................... 108 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên .. 112 3.2. Quan điểm, định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................................... 115 3.2.1. Quan điểm....................................................................................................... 115 3.2.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ........................................... 115 3.3. Giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên..................... 130 3.3.1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên................................................. 130 3.3.2. Khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế............................................................................................................ 131 3.3.3. Tăng cường liên kết, phân công, hợp tác, chia sẻ trong vùng Thủ đô, xây dựng khung kết cấu hạ tầng hiệu quả ....................................................................... 132 3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng................................................................................... 133 3.3.5. Huy động vốn đầu tư ...................................................................................... 134 3.3.6. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................... 135 3.3.7. Khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường.................................................. 135 3.3.8. Cơ chế chính sách........................................................................................... 136 3.3.9. Giải pháp các chính sách và biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ thiên tai......................................................................................... 137 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 137 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 142 PHỤ LỤC v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CMH Chuyên môn hóa CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GTSX Giá trị sản xuất GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - xã hội KH-CN Khoa học - công nghệ TCKGLTCN Tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp TCKGLTKT Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế TCKGLTNN Tổ chức không gian lãnh thổ nông nghiệp TCLT Tổ chức lãnh thổ TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế TDMNBB Trung du Miền núi Bắc Bộ TTCN Trung tâm công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Thái Nguyên năm 2014 .................. 56 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 .................................................................................................................................... 63 Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014.............. 68 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014. 73 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 75 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 76 Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 77 Bảng 2.8: Xuất - nhập khẩu của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ............... 78 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất theo địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014..... 78 Bảng 2.10: Tổng hợp đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2013.......................................... 96 Bảng 3.1: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020............... 125 Bảng 3.2: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025............... 126 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) dệt may............................................ 34 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên......................................................... 53 Hình 2.2: Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa các vùng ....... 53 Hình 2.3: Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014........ 60 Hình 2.4: Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên....................................................................................... 62 Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 .......... 68 Hình 2.6: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 .....................................................................................................................................73 Hình 2.7: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014.............................. 74 Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên 80 Hình 2.9: GTSXCN thành phố Thái nguyên so với toàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2014 (theo giá so sánh năm 2010)............................................................. 81 Hình 2.10: Số lượng trang trại của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2014 ........... 94 Hình 2.11: Lược đồ trục liên kết không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên .... 100 Hình 2.12: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) Samsung Thái Nguyên................ 104 Hình 3.1: Mối liên hệ không gian kinh tế giữa tỉnh Thái Nguyên với vùng Bắc Bộ 109 Hình 3.2: Phác thảo sơ đồ Tổ chức không gian phát triển tỉnh Thái Nguyên .......... 120 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức lãnh thổ (TCLT), hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội (KT-XH),… vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về mặt KT-XH, môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư,…) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một số nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát triển thành công và hiệu quả. Hơn nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lí công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003).[32]. Trên quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự công bằng về mặt không gian. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là bề mặt lãnh thổ thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Lãnh thổ còn được quan niệm đầy đủ hơn, đó là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó, và sự tái sinh sản của chính nó. Trong khoa học địa lí ở nước ta hiện nay, phần lớn các nhà khoa học coi tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian gần như đồng nghĩa. [14]. Trong mấy thập kỷ qua, tổ chức không gian kinh tế đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung đề cập đến vấn đề phương pháp luận, vấn đề thực tiễn ở cấp độ quốc gia, vùng. Những công trình nghiên cứu ở cấp địa phương (cấp tỉnh) chưa nhiều, hoặc lồng ghép vào các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, chuyên ngành. Còn thiếu những công trình nghiên cứu tổng hợp, có hệ thống về tổ chức không gian kinh tế, có ý nghĩa động lực đối với quá trình thực hiện chiến lược 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia. Mặt khác, để hạn chế những tác động tiêu cực vốn có của cơ chế thị trường, nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý vĩ mô. Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên và KT-XH. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Trung du và miền núi phía Bắc xác định, Thái Nguyên có vai trò làmôṭmột cực tăng trưởng ở phía bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm phát triển của vùng Thủ đô. Cho đến nay, Thái Nguyên đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại, vùng chuyên môn hóa; khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, những hạn chế đó đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là vấn đề không mới trên thế giới, nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã giành nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Ðịa lí. Các nhà khoa học Xô Viết đã nghiên cứu nội dung tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội. Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những giải pháp thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp nông - công nghiệp như những thành phố hạt nhân. [32]. Iu. G. Xauskin đã đề cấp đến khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội vào năm 1961 (Địa lí Kinh tế: Lịch sử, lí thuyết, phương pháp luận và thực tiễn, NXB Mins, Mát-xcơ-va, 1973). Còn A.T. Khurusev đã nghiên cứu và so sánh hai khái 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM niệm “Tổ chức lãnh thổ” và “phân bố” (áp dụng vào công nghiệp) và đã đi đến kết luận rằng hai khái niệm đó là không tương đồng và không thể dùng khái niệm này thay thế cho khái niệm kia. Thuật ngữ “Tổ chức lãnh thổ sản xuất” được nhiều nhà khoa học khác thừa nhận như A.E. Probxt và M.G. Skolikov,… Ở các nước châu Âu, ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm " của W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng; Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; Von Thunen với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị.[21]. Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nền sản xuất được tiến hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ. Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould. R.L. Tác giả Morrill đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng có hiệu quả không gian Trái đất”. Tác giả J.R. Boudeville trong tác phẩm “Tổ chức lãnh thổ và phân cực” xuất bản tại Paris năm 1972 thì phát biểu “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là không gian toán học,…là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là nơi phân bố các liên hệ kỹ thuật và các quan hệ ứng xử giữa người sản xuất và người tiêu thụ”. Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman - một nhà kinh tế học người Mỹ. Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đó phụ thuộc vào tính chuyên môn hóa của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất vào thu nhập quốc gia. [26]. Theo Báo cáo phát triển thế giới 2009 (World bank) thì quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với sự di cư và chuyên môn hóa. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển”. [10] 2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được thực hiện từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước ở những giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, nhiều công trình tiếp cận khoa học địa lý trong tổ chức lãnh thổ đã được áp dụng, thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp, phân bố lực lượng sản xuất. Các hướng điều tra cơ bản phục vụ tổ chức lãnh thổ đất nước mang tính liên ngành được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước. Các công trình của một số tác giả đã phản ánh rõ khái niệm về tổ chức lãnh thổ dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm (Lê Bá Thảo, 1994); Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Ngô Doãn Vịnh, 2006). Các nội dung liên quan đến việc đánh giá các nguồn lực, các hướng phát triển của lãnh thổ (Lê Bá Thảo, 1994); Lưu Đức Hồng, 1996; Đặng Hữu Ngọc, 1994. [12], [18]. Những thành tựu đầu tiên về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam được thể hiện ở các đề tài, dự án cấp Nhà nước, thực hiện cho quy mô cấp vùng như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điểm chung nhất của các công trình là xác định được các yếu tố tạo vùng, các lợi thế và thách thức, các trung tâm, các cực, các hành lang kinh tế trong vùng. Các công trình tiêu biểu cho lĩnh vực này là: - “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” của Lê Bá Thảo (1994) [17]; - “Tổ chức lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” (1996) [6] do Lưu Đức Hồng làm chủ nhiệm; 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” (1994) do Đặng Hữu Ngọc làm chủ nhiệm. [9]. Các công trình nghiên cứu trên đây, đã làm rõ thực chất tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực phát triển lãnh thổ: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn nhằm bố trí các không gian phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và chiến lược phát triển của từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy mô vùng, quốc gia, liên tỉnh, xác định các trung tâm kinh tế và các trục phát triển kinh tế. Vì ở quy mô lớn nên tổ chức lãnh thổ trong các công trình đã công bố chưa phản ánh được các không gian sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với các không gian phát triển kinh tế. Các mô hình lý thuyết về tổ chức không gian: Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đề xuất năm 1983. Đây là tài liệu khoa học được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) của các vùng kinh tế và các địa phương, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở trung ương và địa phương (Chỉ thị số 212 - CT, ngày 4/8/1983 về tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000). Các công trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ quy mô cấp địa phương cũng được nghiên cứu dưới góc độ khoa học địa lý. Những công trình thể hiện rõ nét về vấn đề này: - Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh huyện - nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai (Nguyễn Cao Huần, 2004, 2008, 2010) [7]. Điểm khác biệt ở công trình này là đã kết hợp nội dung của tổ chức lãnh thổ cấp vùng: các cực, trung tâm, các tuyến lực phát triển với các nội dung của quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu tổ chức không gian các chuyên ngành: Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2004 [19] trong công trình Địa lý kinh tế - xã hội; Ông Thị Đan Thanh (1996) trong công trình Địa lý nông nghiệp; Lê Thông, 1996, trong công trình Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới; Nguyễn Minh Tuệ, 2010 [25] trong Địa lý du lịch Việt Nam. Các công trình này chú trọng tới lập luận kinh tế về phân bố sản xuất nói chung và các ngành sản xuất riêng biệt (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,..) trên cơ sở đánh giá về mặt kinh tế các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lý các ngành kinh tế trên lãnh thổ sao cho sử dụng hiệu 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM quả nhất các loại tài nguyên thiên nhiên đồng thời với việc bảo vệ tài nguyên chống sự cạn kiệt, phá hủy tự nhiên và nâng cao sức sản xuất xã hội. Như vậy, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở góc độ địa lý học, được xem như là một hành động có chủ ý, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của lãnh thổ, hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, hạn chế sự phình to của các đô thị; cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường (Lê Bá Thảo, 1996). Đã có khá nhiều đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp địa phương ở Việt Nam. Cụ thể: - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Vĩnh Phúc” của Ngô Thúy Quỳnh (Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009). - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Hoài (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013). - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” của Hoàng Quý Châu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011). - Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng” của Lê Văn Miều (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2010). - Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang” của Hoàng Thị Huệ (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2014) [8]. Các đề tài đã đánh giá được thế mạnh và hạn chế của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho việc TCLTKT cấp tỉnh; phân tích thực trạng TCLTKT cấp tỉnh theo ngành và theo không gian, làm rõ những mặt được và chưa được, làm căn cứ cho việc TCLTKT có hiệu quả hơn. Các hình thức TCLTKT nổi bật như đô thị hạt nhân, khu kinh tế, các hành lang kinh tế gắn liền với cảng biển đã, đang và sẽ mang lại lợi ích cho địa phương cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đối ngoại; đề xuất những định hướng chủ yếu đối với TCLTKT cấp địa phương và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện TCLTKT theo hướng bền vững. - Báo cáo khoa học “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững” của PGS. TS. Đặng Văn Phan và TS. Vũ Như Vân (Báo cáo Hội thảo Việt Nam học lần III, 2008) thông qua nghiên cứu một số vấn đề: (1) Tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững; (2) Tư 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM duy về chiến lược không gian biển; (3) Giải pháp tổ chức lãnh thổ mềm theo hướng phát triển bền vững trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. [14] 2.2.2. Tỉnh Thái Nguyên Ðối với tỉnh Thái Nguyên cũng có một tác giả viết về địa lí kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế của tỉnh. Ví dụ, GS.TS. Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội... của Thái Nguyên trong cuốn “Ðịa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”. - Dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội, có các đề tài nghiên cứu sau về tổ chức lãnh thổ và kinh tế tỉnh Thái Nguyên: Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, của Nguyễn Thu Hằng (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, 2012) cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, Nghiêm Văn Long, 2015) đã giới thiệu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với 2 vùng riêng biệt. Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Văn Sơn (2010); Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Hằng (năm 2010). - Dưới góc độ kinh tế học, có các đề tài luận án tiến sĩ kinh tế sau: + Luận án tiến sĩ kinh tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Tiến Long (Trường Đại học kinh tế Quốc dân, năm 2011). + Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Hải Bắc (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011). Trên cơ sở sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008 để thấy được: tốc độ tăng trưởng không ổn định; giá trị gia tăng thấp; sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao,… + Luận án tiến sĩ kinh tế “Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Công Toàn (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010). Từ thực tế nghiên cứu điển hình tỉnh Thái Nguyên, có sự so sánh với các địa phương khác trong khu vực, luận án chỉ ra rằng, để phát huy tính hiệu quả của hoạt động Marketing địa phương, các tỉnh có điều kiện như Thái Nguyên cần đặc biệt chú ý đến việc thực hiện và kết hợp các công cụ Marketing địa phương. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Luận án “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Dương Thị Tình (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2015). Xuất phát từ cơ sở đánh giá điều kiện, thực trạng phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp phát triển thương mại bền vững đến năm 2020 mang tính đột phá. + Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phan Mạnh Cường (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015). Nội dung phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc nghiên cứu đề tài về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bởi nguồn tài liệu rất có giá trị. Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên về đề án điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội vùng tỉnh Thái Nguyên phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập các năm 2015 - 2020. Tuy nhiên, đối với Thái Nguyên, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo, công trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế và định hướng không gian phát triển của tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế (TCKGLTKT) theo ngành, theo lãnh thổ ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn. 3.2. Nhiêṃ vu ̣ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đươc ̣đặt ra là: - Tổng quan có chọn lọc, vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về TCKGLTKT trên thế giới và Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá tổng hợp các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Phân tích thực trạng TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên theo ngành và theo không gian trong giai đoạn 2010 - 2014. - Xác định những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên và một số hình thức TCKGLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian. + Đối với các hình thức TCKGLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về công nghiệp, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; trong dịch vụ, tổ chức lãnh thổ du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích sâu là trang trại. + Đối với các hình thức TCKGLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Thái Nguyên: trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi thấp và đồi cao, tiểu vùng gò đồi và trung tâm. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên với 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (02 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện), trong đó có chú ý so sánh với vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2014 và định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình thức TCKGLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hợp lãnh thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các hình thức này. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Mỗi hình thức TCKGLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó. Trong mỗi hình thức TCKGLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng hình thức tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong TCKGLTKT để quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn. Quán triệt quan điểm này làm cho việc phân tích, đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. 5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Các hình thức TCKGLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận động và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các phương án phù hợp với sự phát triển của tương lai. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCKGLTKT. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCKGLTKT cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCKGLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về số lượng cũng như chất lượng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCKGLTKT, cần chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển và bảo vệ môi trường. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đây là những nguồn tư liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề. Để có được những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ban ngành ở Tỉnh Thái 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nguyên: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương; Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Chi cục Thống Kê, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp; từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet... Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn lọc và phát triển mới. 5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Thực trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên có thể thấy được qua việc phân tích các mối quan hệ không gian, thời gian của các ngành cũng như các lĩnh vực kinh tế, các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ là nơi bắt đầu và kết thúc của địa lí. Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu địa lí, hết sức cần thiết để thể hiện trực quan và khoa học sự phân bố trong không gian của các hình thức TCKGLTKT ở tỉnh Thái Nguyên. Cùng với bản đồ, các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, quá trình thay đổi của các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội theo thời gian hoặc không gian. Biểu đồ làm cụ thể hoá các sự vật hiện tượng, giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động. Ngoài ra, phương pháp bản đồ, biểu đồ còn được sử dụng để làm rõ các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, những mối liên hệ kinh tế và những dự kiến phát triển kinh tế. 5.2.4. Phương pháp thực địa Thực địa có tính đặc trưng trong học tập và nghiên cứu địa lý, do vậy trong quá trình nghiên cứu, đề tài cần thiết điều tra khảo sát thực tế về hoạt động sản xuất của một số hình thức TCKGLTKT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đề tài có tính thực tiễn cao hơn.Tiến hành khảo sát thực tế ở một số huyện, một số cơ sở sản xuất. Tham khảo những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lí có am hiểu về lĩnh vực tổ chức lãnh thổ kinh tế. 5.2.5. Phương pháp phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt của: Strengths (điểm mạnh); Weaknesses (điểm yếu); Opportunities (cơ hội); và Threats (nguy cơ). Vận dụng phương pháp phân tích 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM SWOT trong nghiên cứu TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên để thấy được những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế trong thời kì hội nhập. 5.2.6. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Tác giả đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực TCKGLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT-XH của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các vấn đề được tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của TCKGLTKT, quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các hình thức TCKGLTKT (thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và giải pháp phát triển TCKGLTKT. 5.2.7. Phương pháp dự báo Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCKGLTKT Thái Nguyên, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể phát triển theo ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Thái Nguyên do Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi. 6. Những đóng góp của đề tài - Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc những vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của TCKGLTKT trong điều kiện hội nhập và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên. - Ðánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập. Xác định rõ các thế mạnh, những hạn chế hay những lợi thế so sánh giữa tỉnh Thái Nguyên với các địa phương khác. - Phân tích hiện trạng TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, từ đó đánh giá những thế mạnh và những hạn chế cần khắc phục. - Phác thảo sơ đồ tổ chức không gian phát triển tỉnh Thái Nguyên. - Ðề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh, đem lại hiệu quả cao trong TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên. 7. Cấu trúc của luận văn 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Ðịnh hướng và giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ 1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế 1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ Đề cập đến vấn đề phân công lao động theo lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, bởi vì phân công lao động theo lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với phân bố lực lượng sản xuất và sự hình thành, phát triển cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động theo lãnh thổ được hiểu như sau: Phân công lao động theo lãnh thổ là quá trình KT-XH phức tạp tồn tại trong các hình thái KT-XH khác nhau (phương thức sản xuất). Nó phản ánh sự diễn biến đồng thời các hiện tượng như sự phân chia hoạt động sản xuất ra thành các dạng, các loại hoạt động khác nhau; sự biệt lập của các dạng, các loại hoạt động đó theo lãnh thổ; sự liên kết, gắn bó các dạng, các hoạt động khác nhau trong một hệ thống kinh tế thống nhất tùy thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ. Lực lượng sản xuất của xã hội phát triển thúc đẩy sự phát triển của phân công lao đông̣xã hội. Phân công lao đông̣xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức cơ bản : Phân công lao đông̣theo ngành và phân công lao đông̣theo lãnh thổ . Có thể nói, phân công lao động theo ngành đưa đến xuất hiện ngày càng nhiều các ngành theo hướng chuyên sâu và chi tiết. Đến lượt mình, sự ra đời của các ngành đòi hỏi phải được phân bố vào một vùng, một địa điểm nào đó. Việc phân bố khách quan các cơ sở, các ngành vào các vùng được gọi là phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vùng với phân công lao động theo ngành hợp thành phân công lao động xã hội. Như vậy, một ngành mới ra đời bao giờ cũng đòi hỏi phải được phân bố khách quan vào một vùng hoặc một địa phương nào đó phù hợp với yêu cầu của nó. Trong khi đó, mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng, điều kiện riêng (vị trí địa lí, về tài nguyên khoáng sản, về cơ cấu đất đai,...) nên chỉ thích hợp với yêu cầu của một số ngành nhất định, chứ không phải là phù hợp với tất cả các ngành. Chính điều này làm 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cho mỗi vùng, mỗi địa phương (cấp tỉnh, huyện) có cơ cấu kinh tế khác nhau, bộ mặt kinh tế - xã hội khác nhau, hình thành nên nét riêng biệt của lãnh thổ. [15], [27]. Là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao đông̣t heo lãnh thổ, vùng kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ hình thành và hoạt động phù hợp với những đặc trưng cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, không phải ở tất cả mọi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế. Trong các hình thái kinh tế - xã hội trước tư bản chủ nghĩa , với nền kinh tế tự nhiên là phổ biến , lực lượng sản xuất còn kém phát triển , phân công lao đông̣xã hội theo lãnh thổ còn thô sơ, do vậy chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vùng kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ không hình thành một cách tự phát dưới áp lực của tự do cạnh tranh và lợi nhuận. Dựa trên cơ sở nhận thức những tính quy luật khách quan của sự hình thành và phát triển vùng kinh tế, trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các quy luật kinh tế và hoàn cảnh cụ thể đất nước mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành và phát triển, phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước. [27]. 1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế Phân công lao động theo lãnh thổ là một trong hai hình thức cơ bản nhất của phân công lao động xã hội. Phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ gắn bó hữu cơ với nhau, đan quyện vào nhau, thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của không gian KT-XH. Mọi sự phát triển của phân công lao động theo ngành đều kéo theo sự phát triển của phân công lao động xã hội của mỗi nước, mỗi vùng là thước đo trình độ phát triển của nước đó, vùng đó. Cơ cấu lãnh thổ là biểu hiện vật chất cụ thể của phân công lao động theo lãnh thổ, là không gian tích hợp các giao điểm của các quá trình của các sự kiện diễn ra trong nó. Vì thế, mức độ hình thành, phát triển và hoàn thiện của cơ cấu lãnh thổ hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ, phụ thuộc vào trình độ công nghiệp hóa mà động lực chính của nó là cách mạng khoa học kỹ thuật - yếu tố chủ đạo thúc đẩy năng suất lao động và tiến bộ xã hội. [21]. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Sự phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại làm xuất hiện hai quá trình đối lập nhau nhưng song song tồn tại và phát triển, đó là: - Chuyên môn hóa sản xuất (như các vùng chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp,...). - Tổng hợp hóa sản xuất đã tạo ra các tổng hợp thể sản xuất - lãnh thổ khác nhau về kiểu, loại, về chức năng, quy mô và trình độ phát triển trên cơ sở quá trình tổng hợp hóa sản xuất, hình thành nên các trung tâm dân cư - kinh tế lớn, đóng vài trò “khung sườn” của cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân. Như đã phân tích, phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ tương hỗ, quy định và phụ thuộc lẫn nhau. Tính chất và trình độ phân công lao động theo lãnh thổ thể hiện tính chất và trình độ của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ định hướng cho tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Đó là mối quan hệ động, không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian. Ngoài phân công lao đông theo lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ không gian kinh tế chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn tới quá trình phát triển và phân bố sản xuất, do đó có ảnh hưởng lớn tới phương hướng, quy mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Các yếu tố kinh tế - xã hội như trung tâm công nghiệp, thành phố lớn; các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng; cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ; yếu tố dân cư, dân tộc; yếu tố lịch sử - văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. 1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế 1.2.1. Không gian kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm về không gian kinh tế a. Khái niệm không gian và lãnh thổ Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Mác - Lênin, dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với phạm trù vận động), trong đó không gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước nhất định và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Theo quan điểm triết học, không gian là hình thức tồn tại của các khách thể và các quá trình vật chất được đặc trưng bằng cấu trúc và quảng tính của các hệ thống vật chất; còn thời gian là hình thức thay thế kế tiếp nhau của các hiện tượng và các 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM trạng thái của vật chất được đặc trưng bằng độ dài tồn tại của chúng. Trong giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người luôn tồn tại hoạt động và phát triển của các quá trình đối lập nhau, trong đó có quá trình phân hóa và quá trình tổng hợp. Dưới góc độ không gian, quá trình phân hóa trong tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện các thành tố tự nhiên, các tổng thể tự nhiên mang những đặc trưng khác nhau, với những quy mô khác nhau. Đến lượt mình, bên trong các thành tố và tổng thể tự nhiên ấy lại diễn ra quá trình tổng hợp hóa. Sự vận động kết hợp, thống nhất của hai quá trình này tạo ra các không gian đa dạng, muôn màu, muôn vẻ về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (chiều sâu). Các không gian đó thường được hiểu như là các không gian địa lí được xác định bởi các tọa độ khác nhau. [4]. Theo tác giả Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng, khi nói đến tổ chức không gian, không thể nói không gian hay lãnh thổ trừu tượng, mà phải gắn với lãnh thổ (không gian) kinh tế - xã hội của một nước, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã hội nhất định. Theo Từ điển địa lí (Oxford University Press, 1997) thì “Không gian (space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bền mặt trái đất. Mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong địa lí. Ở đây cần phân biệt hai khái niệm không gian tuyệt đối và không gian tương đối: không gian tuyệt đối đó là một không gian thực tế khách quan, còn không gian tương đối là không gian được nhận thức bởi con người hay xã hội và có liên quan tới những mối liên hệ giữa những sự kiện và khuynh hướng của các sự kiện đó”. F. Derroux và trường phái của ông gồm các nhà khoa học Anh và châu Âu nêu ba khái niệm về không gian: không gian toán học, không gian địa lí, không gian kinh tế. [13]. Lãnh thổ được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ thông nhất, lãnh thổ là một khoảng không gian thuộc chủ quyền của một quốc gia có vị trí địa lí nhất định, có hình dạng, kích thước và quy mô xác định mà ở đó diễn ra các hoạt động sản xuất và đời sống một cách thường xuyên, liên tục. Lãnh thổ là một thực thể hay một hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất (tức là một không gian địa lí xác định) thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định, được xác định bởi một văn bản pháp quy. Lãnh thổ được giới hạn trong đường biên giới quốc gia. Lãnh thổ có thể bao gồm cả đất liền và vùng biển, lãnh hải, khoảng không gian trên đất liền và trên vùng lãnh hải. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm: phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Theo nghĩa đầy đủ, lãnh thổ là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu và sự tái sinh sản của chính nó. [14]. Các yếu tố quyết định đặc trưng cơ bản của một lãnh thổ là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên, các cơ sở sản xuất và dịch vụ, các điểm dân cư, cơ sở cấu trúc hạ tầng, các quan hệ kinh tế, thị trường, lịch sử xã hội,... Việc xác định các yếu tố đặc trưng lãnh thổ để làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng. b. Khái niệm không gian kinh tế Khái niệm không gian kinh tế được các nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau đưa ra như nhà địa lí S. Lezixki (năm 1974), nhà kinh tế học F. Perroux (năm 1964), J.R. Boudeville (năm 1972) và các nhà khoa học khác. Như vậy, thì không gian kinh tế là nơi diễn ra mối liên hệ tương hỗ giữa hai tổng thể, đó là hoạt động kinh tế và các vị trí địa lí (nơi phân bố chúng), đồng thời không gian kinh tế bao hàm cả không gian sản xuất (sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thành phẩm) và không gian tiêu thụ (vận chuyển, phân phối và tiêu thụ thành phẩm). Trong lí thuyết kinh tế vùng, không gian có thể được tiếp cận theo hai hướng khác nhau (Lê Thu Hoa, 2007). Hướng thứ nhất, không gian là nguồn lực tự nhiên cung cấp các "đầu vào" cho các quá trình kinh tế, cung cấp các điều kiện sống (vật thể và phi vật thể) cho con người với tư cách là yếu tố quan trọng và quyết định của các quá trình kinh tế. Hướng thứ hai, xem không gian như là một trở lực, ngăn cản các hoạt động bình thường, đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc phục. Chẳng hạn, khoảng cách xa từ nơi khai thác và cung cấp nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành hàng hóa và dịch vụ. [4]. Trong cả hai trường hợp, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để định vị các tác nhân kinh tế và xác định các hình thức tổ chức các hoạt động kinh tế phù hợp. Như vậy, không gian kinh tế được hình thành khi áp dụng các biến số (các quan hệ) kinh tế vào một không gian địa lí cụ thể để mô tả và phân tích các quá trình kinh tế diễn ra trong đó. Ở mức độ nào đó, không gian kinh tế là không gian trừu tượng. Tùy theo các mục tiêu nghiên cứu hay khảo sát nhằm rút ra những quy luật nào đó về phát triển kinh tế, trong phạm vi của một quốc gia. Theo F. Perroux có thể có các loại không gian kinh tế sau: 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Không gian kinh tế được xác định bởi kế hoạch mà các khoảng cách trong không gian này được đo bằng giá cả và chi phí, tức là được xác định bởi các yếu tố bên ngoài kế hoạch. - Không gian kinh tế được xác định như là trường của các lực - trường lực, bao gồm các trung tâm (các cực) và từ đây các lực ly tâm lan tỏa ra ngoại vi và từ ngoại vi các lực hướng tâm hướng tới. - Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp đồng nhất mà trong không gian này các hãng (công ty, doanh nghiệp) khác nhau được định vị gần như nhau và giá cả hàng hóa, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp xỉ nhau đối với tất cả các khách hàng ở trên cùng một khoảng vật lí. Với tính cách là trường lực, không gian kinh tế gồm các trung tâm (hay cực), phát ra các lực ly tâm và thu hút các lực hướng tâm. Mỗi trung tâm có lực hút và đẩy với một trường lực riêng, chồng lên trường lực của các trung tâm khác. Một không gian địa lí bất kỳ, xét phương diện này, là nơi tiếp nhận các trung tâm và là nơi các lực qua lại. Có thể chấp nhận quan niệm không gian đồng nhất với tính chất là tập hợp các đơn vị không gian riêng biệt, biểu hiện đặc điểm giống nhau về một số yếu tố nào đó và ở một mức độ nào đó (trình độ, cường độ), trong những giới hạn nào đó của chỉ số định lượng. Tính đồng nhất có thể là một trong những tiêu chí có thể sử dụng để phân kiểu, phân loại các không gian kinh tế. Cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm không gian và vùng. Không gian và vùng không hoàn toàn đồng nghĩa. Vùng khác với không gian ở chỗ vùng kinh tế tất yếu phải liên tục, phải bao gồm những đơn vị địa lí, đơn vị không gian gần nhau, tiếp giáp nhau và có những ranh giới chung với nhau. Không gian kinh tế là gián đoạn, là một tổng thể những dữ kiện kinh tế phân bố ở những vị trí phân tán, được tập hợp lại theo một số tiêu chuẩn nào đó (ví dụ như một nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc một liên hợp xí nghiệp chè, hoặc thuốc lá,..có mối liên hệ không gian vượt qua ranh giới vùng). Vì vậy chỉ tồn tại không gian đồng nhất chứ không có vùng đồng nhất, bởi vì trong nghiên cứu vùng không phải đi tìm sự đồng nhất, mà là phát hiện sự phân dị về KT - XH và môi trường tự nhiên. 1.2.1.2. Khái niệm tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế Khái niệm tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế của Adam Smith và R. Ricardo. Từ các công trình nghiên cứu của G.Thunen, A.Weber, W.Christaller… sau đó được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi như là một công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thực tiễn các hoạt động KT-XH từ giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này cũng được đưa ra với những thuật ngữ khác nhau: - Các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng sản xuất. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về “Chu trình sản xuất - năng lượng” của N.N. Kô-lô-xôp-xky và “Thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất” của các nhà khoa học Xô viết. Họ cho rằng, phân bố lực lượng sản xuất được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ lãnh thổ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. [32]. - Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất theo hướng tổ chức lãnh thổ, trong đó tiêu biểu là Iu. Xauskin. Ông cho rằng “Tổ chức xã hội theo lãnh thổ là tạo ra một hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người khác nhau. Hệ thống này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề mặt trái đất, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòi giống, phân bố các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra các công cụ lao động, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống, phân bố xí nghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà hát, rạp chiếu phim...”. - Năm 2009, thủ tướng Putin đã ký ban hành văn bản: “Quan điểm tổ chức không gian lãnh thổ liên bang Nga'", văn bản này có vị trí cao nhất trong hệ thống phân loại các văn bản quy hoạch lãnh thổ. Văn bản yêu cầu cần nêu bật các vấn đề và triển vọng của việc phát triển không gian liên bang Nga theo từng giai đoạn; xác định các biện pháp giảm sự chênh lệch vùng; nêu ra cách thức hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả giữa chính quyền liên bang, của vùng và của địa phương và người dân; kiến nghị các biện pháp tích hợp không gian liên bang Nga với không gian thế giới (Dẫn theo Huỳnh Phước, 2011, “Đổi mới công tác qui hoạch ở liên bang Nga”, Tạp chí Qui hoạch xây dựng, (số 53). - Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển theo hướng kinh tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ Tổ chức không gian kinh tế. Nó được 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hiểu là sự lựa chọn một lãnh thổ địa lý kiểu tổ chức tốt nhất các hoạt động kinh tế của con người gắn với các hệ thống tự nhiên, làm cho tính liên tục của tự nhiên được đảm bảo và phát huy được giá trị gián đoạn cho phép của các quá trình kinh tế. Đây được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả trên cơ sở xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ lệ hợp lý và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế giữa các ngành và các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn. [32]. Về bản chất, khái niệm “Phân bố lực lượng sản xuất” của các nhà khoa học Liên Xô cũ và khái niệm “Tổ chức không gian kinh tế” của các nhà khoa học phương Tây gần giống nhau, nhưng không hoàn toàn tương đồng. Đó đều là hành vi địa lý hướng tới sự công bằng giữa các lãnh thổ, giữa trung tâm với ngoại vi, nâng cao mức sống cộng đồng tiến tới phát triển bền vững. Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỉ XX. GS. Lê Bá Thảo là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này. Theo ông “Về khía cạnh địa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lí học có chủ ý hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”. [18] Không dừng lại ở khái niệm lãnh thổ, các nhà địa lý Việt Nam còn nghiên cứu chuyển sang một quan niệm mới về “Tổ chức không gian phát triển”. Nếu khái niệm lãnh thổ bị giới hạn ở các đường biên giới, các thực thể lãnh thổ thì khái niệm không gian giúp ta vượt qua được rào cản cứng nhắc này. Không gian bao gồm cả phần đất liền, vùng trời và lòng đất, được huy động vào sản xuất và dịch vụ vì mục đích phát triển. Đây là hệ thống mở, động và đa hệ có thể tích hợp các quá trình, các hiện tượng có bản chất khác nhau nhưng tương tác, thông qua sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Mục đích của tổ chức không gian phát triển là tạo ra khung sườn cho sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Chính sự phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới sự hình thành và hoàn thiện các không gian kinh tế với các quy mô và chức năng xác định. Nền kinh tế hiện đại được đặc trưng bằng mạng lưới truyền dẫn thông tin, đã thúc đẩy sự quá độ từ biên giới lãnh thổ kinh tế - xã hội sang các không gian kinh tế - xã hội. Điều này làm chúng ta có cơ hội vượt 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM qua sự ràng buộc biên giới cứng, mà sang biên giới mềm với các cực, các tuyến hành lang phát triển. Như vậy, ở nước ta, tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian kinh tế hay tổ chức không gian phát triển được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được sử dụng nhiều hơn cả. Tóm lại, tổ chức lãnh thổ là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi trường trên bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu quả cao. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ bao hàm 3 nội dung chính : - Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành, lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. - Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát triển KT-XH, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp với sức chứa của lãnh thổ ấy. - Chủ thể của việc tổ chức lãnh thổ cũng là chủ thể quản lý phát triển lãnh thổ. Đó là những cơ quan Nhà nước hữu trách được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia. Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế (hay tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế) là một khía cạnh của tổ chức lãnh thổ và được hiểu là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các thành phần (đã, đang và dự kiến sẽ có) trong mối lên hệ đa ngành, đa vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững của một lãnh thổ. [32], [33]. Với tư cách là đối tượng của TCKGLTKT, lãnh thổ được xem là một thực thể hay hệ thống tự nhiên, KT-XH, có ranh giới xác định. Đó là một vùng hữu hạn về phạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội có những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT-XH cho phù hợp với đường lối chính trị và phát triển KT-XH của đất nước. Có 2 hình thức TCKGLTKT: - TCKGLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương cấp tỉnh, huyện, thị…). - TCKGLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư, gồm có: theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM trưởng, khu kinh tế…), theo ngành (khu công nghiệp, khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…). [32]. Như vậy, nội dung cơ bản của TCKGLTKT là cơ cấu kinh tế lãnh thổ thể hiện qua các “hình thái” phân bố, trật tự sắp xếp trong không gian các nút, dải, bề mặt, hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các vùng cực, các cực, chúng có liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau và giữ vai trò là bộ khung cơ bản của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. [21]. Có thể nhận biết hình thể của tổ chức không gian kinh tế qua bản đồ ảnh vệ tinh, bản đồ không ảnh, ta thấy một số “điểm nút”: thành phố, thị xã,...chúng kết nối với nhau bằng một mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc,...Các “điểm nút” là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp, cơ sở dịch vụ, hạ tầng xã hội, đó đồng thời là các trung tâm dân cư - kinh tế với đặc trưng bởi mật độ dân số, mật độ xây dựng tương đối cao. Đó cũng là các trung tâm có sức hút trong một phạm vi không gian nhất định. Các “điểm nút” là các trung tâm dân cư - kinh tế lớn, nhỏ đều có những liên hệ chức năng. Chúng trao đổi thông qua các dòng lao động, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thông tin, tiền tệ, bao gồm cả các trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật. Các dòng “chảy” trên các hành lang kinh tế (các dải, trục kinh tế) nối các trung tâm với nhau, đó là các dải cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, truyền tải điện). Phạm vi lãnh thổ của các liên hệ tương tác của một “điểm nút” gọi là khu vực ảnh hưởng của nó, người ta còn gọi nó là “trường” ảnh hưởng của đô thị. Các “điểm nút, dải” nằm trong môt mạng lưới, mà các chỗ trống dần dần được lấp đầy bề mặt bằng những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở đó (khu công nghiệp, khu dịch vụ, đô thị, khu giải trí, khu du lịch, khu nông nghiệp công nghệ cao,...) trong một mạng lưới những liên hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có một cấu trúc tổ chức không gian độc đáo của riêng mình. Ở mỗi thời điểm nhất định, cấu trúc không gian lãnh thổ là kết quả của sự phát triển lịch sử , sự phát triển kinh tế và kết quả của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Tổ chức không gian lãnh thổ luôn luôn biến đổi, những công trình, cơ sở hạ tầng,..thì sự biến đổi dễ nhận thấy. Có hàng nghìn, hàng vạn sự việc hiện tượng biến đổi như những làn sóng ngầm khó thấy ngay được, bởi xét riêng sẽ rất nhỏ bé. Tuy nhiên, tổng thể những biến đổi đó được tích lũy đến mức độ nào đó sẽ tạo ra một “lực” buộc hệ thống không gian thích ứng với tình hình mới, một cấu trúc không gian mới hình thành. Nhiệm vụ của quy hoạch lãnh thổ là nắm bắt, điều khiển hướng 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM biến đổi ấy theo những mục đích phát triển và hướng tiến bộ, không để xảy ra tình trạng tự phát và hỗn loạn. 1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế Theo tác giả Ngô Doãn Vịnh thì ở Việt Nam khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, ở nước ta khái niệm này gần với khái niệm tổ chức không gian kinh tế ở các nước phương Tây. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các chuyên gia của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội có hai nhiệm vụ cơ bản, đó là: - Dự báo về mặt phát triển, tức tá dự báo sự phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu), nó sẽ trả lời câu hỏi: Làm cái gì? Làm như thế nào? Làm cho ai và làm bao nhiêu?. - Luận chứng các phương án tổ chức (hay kiến thiết) phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ (Làm ở đâu?). Hai nội dung nêu trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải tìm được câu trả lời thảo đáng, chính xác và rõ ràng. Cũng theo tác gải Ngô Doãn Vịnh, tiếp cận các nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần phải được tiến hành theo các bước sau đây: - Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, các điều kiện của lãnh thổ và các đối tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu. - Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ kinh tế xã hội có so sánh với các lãnh thổ tương tự, phát hiện những bất hơp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được nghiên cứu. - Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án hiệu quả nhất. - Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển lãnh thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ. Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những khác biệt địa lí (theo lãnh thổ) để tìm ra cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), phân tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian chung. Theo nghĩa mở rộng, để tiến hành công việc này, cộng đồng và xã hội phải quyết định một số hành động can thiệp nhằm tổ chức 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lại không gian cho phù hợp với đường lối chính trị, kế hoạch phát triển, điều kiện kỹ thuật và công nghệ, kể cả yếu tố văn hóa, tâm lí và khiếu thẩm mỹ vốn có. [32], [33]. 1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế chịu tác động đồng thời và tổng hợp các nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ dự kiến được tổ chức hay tổ chức lại. Sự tác động của các yếu tố đến TCKGLTKT không giống nhau về không gian và thời gian. Có những yếu tố tác động mạnh đối với TCKGLTKT trong giai đoạn này, nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác. [24], [32]. 1.2.3.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ a. Vị trí địa lí Vị trí địa lý là nhân tố tác động tổng hợp đến sự hình thành và phát triển của các hình thức TC KGLTKT, nó có khả năng tạo ra những lợi thế cho phát triển , giúp huy đông̣tốt nhất các nguồn lưc ̣phát triển . Đồng thời, có thể tạo ra được mối liên hệ trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu tiến bô ̣khoa hoc ̣kỹthuâṭ, mởrông̣kinh tế trong vàngoài nước thông qua hê ̣thống giao thông (mạng lưới đường sá , cảng biển, cảng hàng không...), giúp khắc phục được khó khăn , phát huy được lợi thế trong quá trình phát triển và hội nhập c ủa lãnh thổ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng và phát triển của mỗi lãnh thổ. b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên được coi là yếu tố tiền đề , nền tảng vâṭchất của TCKGLTKT. Điều kiện tự nhiên, như khí hậu, thời tiết…ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lãnh thổ và trực tiếp ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên với tính đa dạng và biến động, lại có giá trị kinh tế được loài người sử dụng để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên qua các thời kì phát triển và có ý nghĩa to lớn đối với sự hưng thịnh của mỗi lãnh thổ. Những đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, nhất là nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản... của lãnh thổ quy định đặc điểm cơ cấu lãnh thổ , cường độ và hướng di chuyển các mối liên hệ thông qua lịch sử và truyền thống khai thác của vùng, quy đinḥ viêc ̣lưạ choṇ các hinh̀ thức TC KGLTKT. c. Các nhân tố kinh tế - xã hội * Dân cư và nguồn nhân lực: Con người cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển KT -XH. Dưới 25