SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thương mại
1.1.1. Một số khái niệm chủ yếu
1.1.1.1. Khái niệm về thương mại
Ở Lào, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, thuật ngữ “thương mại” được
sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp
luật, song cho đến nay, vẫn có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về khái niệm
thương mại. Về mặt thuật ngữ, thương mại tiếng Anh là “Trade”, vừa có nghĩa là kinh
doanh, vừa có nghĩa là trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một
thuật ngữ nữa là “Business” hoặc “Commerce” với nghĩa buôn bán hàng hóa, kinh
doanh hàng hóa hay mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ “Commerce” với nghĩa là sự
buôn bán, mậu dịch hàng hóa dịch vụ. Tiếng Latinh từ “thương mại” là “Commercium”
vừa có nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh. Theo từ điển
Nga - Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại (TOPGOBLA) cũng được hiểu là mua
bán, kinh doanh hàng hóa... Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu theo cả
nghĩa hẹp và nghĩa rộng. [15].
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh
tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,
là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh
hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi là ngoại thương
(kinh doanh quốc tế).
Ở nước CHDCND Lào, do hiện vẫn chưa có Luật Thương mại và công tác
nghiên cứu về hoạt động thương mại chưa được làm rõ và thống nhất. Hiện nay chỉ có
một số văn bản quản lý Nhà nước của Lào trong lĩnh vực thương mại có nêu ra nội hàm
của khái niệm này. Đơn cử như Quyết định số 1166 Bộ Công nghiệp và thương mại
Lào ngày 10/7/2007 về việc tổ chức và hoạt động (thực hiện) của cán bộ kiểm soát
thương mại, trong Điều 3 có nêu “thương mại nghĩa là sự trao đổi hàng hóa và phục
vụ giữa các cá nhân, nhóm người hoặc quốc gia với hình thức vận chuyển, phục vụ
hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.1.2. Cơ cấu ngành thương mại
Thương mại là một mạng lưới phức tạp bao gồm những luồng hàng trao đổi giữa
các nền kinh tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và thế giới. Trên thực tế, căn cứ vào
các tiêu chí khác nhau thương mại có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau:
- Theo phạm vi hoạt động, thương mại có ngoại thương và nội thương.
- Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội,
có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tiêu dùng...
- Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại
bán lẻ.
- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương
mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ.
- Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng
có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính
sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại [5, tr.12].
Cách phân chia có ý nghĩa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chia thương
mại thành hai bộ phận: nội thương (nội địa) và ngoại thương (Thương mại quốc tế).
Trong đó:
- Nội thương (thương mại nội địa) là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm
vi biên giới của một quốc gia. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa,
dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên
môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ
còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Trong hoạt động nội
thương, chỉ tiêu thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi
là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Ngoại thương (thương mại quốc tế) được hiểu là trao đổi mua bán hàng hoá
giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong
nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước. Cùng với sự phát triển của
nền văn minh loài người, hoạt động thương mại quốc tế trở thành một tất yếu lịch sử,
mang tính khách quan. Tuy nhiên, khái niệm thương mại quốc tế được dùng nhiều nhất
gắn liền với sự hình thành của GATT và ngày nay là WTO. Từ 1/1/1995, với sự ra đời
của WTO, khái niệm thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi
hơn. Cụ thể, ngày nay, khái niệm thương mại quốc tế được hiểu là “quá trình trao đổi
hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các nước thông qua
mua bán, lấy tiền làm môi giới nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận”.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2. Vai trò và đặc điểm chủ yếu của thương mại
1.1.2.1. Vai trò
Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào. Xác định rõ vai trò của thương mại cho
phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển. Vai
trò của thương mại một mặt được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của nó, mặt khác, còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Thứ hai, hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản
xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại
phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất
hàng hóa. Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất được cung ứng
nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
Thứ ba, đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của họ mà họ còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều
đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng,
lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước, nước ngoài được thông suốt.
Thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi... hoạt động thương mại có vài
trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
Thứ tư, hoạt động thương mại có vai trò rất lớn trong phân công lao động theo
lãnh thổ giữa các vùng trong nước. Đó là vì mỗi vùng tham gia vào quá trình phân công
lao động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa dựa trên các
lợi thế so sánh của mình để cung cấp cho các vùng khác, đồng thời lại tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa nhập từ ngoài vùng. Phân công lao động theo lãnh thổ càng sâu sắc thì
thương mại nói chung và nội thương nói riêng càng phát triển và ngược lại.
Thứ năm, trong hoạt động thương mại có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh
doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là quan hệ được tiền tệ
hóa. Vì vậy, trong hoạt động buôn bán đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự năng động,
sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao
khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ sáu, trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ thị trường
trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt động ngoại
thương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ bảo đảm mở rộng thị trường các
yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và bảo đảm sự cân bằng giữa hai thị
trường đó. Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.
Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thương mại, để phát triển thương mại, cần
chú trọng và đẩy mạnh phát triển cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hóa
lưu thông thông suốt, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại để mở
rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả [5].
1.1.2.2. Chức năng của thương mại
Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân
công lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan.
Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Bản
chất kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng
chức năng chung của thương mại là giống nhau. Con người chỉ có thể nhận thức và vận
dụng các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các
chức năng đó.
- Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa - thực hiện giá trị hàng hóa: Tổ chức
quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua hoạt động
mua bán để nối liền một cách có kế hoạch giữa sản xuất với tiêu dùng, đồng thời thỏa
mãn các nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ xã hội về hàng hóa và dịch vụ trên các mặt về
số lượng, chất lượng, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ theo không gian, thời gian một cách
liên tục, với chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất [Dẫn theo 9, tr.8]
- Thông qua chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ, thương mại đáp ứng
tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng:
chuyển hóa hình thái giá trị hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại. Thực
hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo
đảm lưu thông thông suốt và đây chính là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh
thương mại - dịch vụ.
- Chức năng tổ chức mặt hàng thương mại và dịch vụ để đáp ứng phù hợp với khách
hàng: Tổ chức lưu thông hàng hóa cần phải có đủ hàng hóa một cách liên tục, giúp cho quá
trình lưu thông không bị ngưng trệ, gián đoạn. Vì thế, phải tổ chức mặt hàng thương mại dịch
vụ một cách tốt nhất. Thực chất thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trình sản xuất trong khâu lưu thông, nghĩa là thương mại phải tổ chức việc vận chuyển
hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa... nhằm giữ gìn,
hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa, phục vụ cho quá trình bán hàng.
- Thương mại góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước:
Hoạt động kinh doanh của thương mại có vai trò xã hội quan trọng, qua đó góp phần thực
hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm giảm bớt những khiếm khuyết
của kinh tế thị trường ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội, trực tiếp là người tiêu dùng.
Thông qua việc cung ứng hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa cho người sản xuất,
đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thương mại đã góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hay việc không
ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh...
1.1.3. Đặc điểm chính của nội thương
Trên cơ sở phân loại ngành thương mại, có thể thấy, nội thương, với tư cách là
hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia (thương mại
nội địa) có những đặc điểm chính như sau:
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các
quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các yếu tố của sản xuất
(như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý;
các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xám...) đều là đối tượng mua bán và trở thành hàng hóa.
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự
điều chỉnh của thị trường và vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện
như vậy, nội thương có những đặc điểm cơ bản sau:
- Phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước dựa trên cơ sở nền kinh tế
nhiều thành phần, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế cá thể
và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước), kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước.
Buôn bán theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được hết những vấn đề do
chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại, dịch vụ tạo ra như vấn đề thương
mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, hàng giả, hàng nhái,
gian lận thương mại. Sự quản lý của Nhà nước được thực hiện bằng luật pháp và các
chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển. Nhà nước sử dụng các công
cụ đó để hoạt động thương mại ở thị trường trong nước phát triển trong trật tự, kỉ cương,
kinh doanh theo đúng nguyên tắc của thị trường.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Số lượng, chất lượng các sản phẩm trao đổi ngày càng tăng. Lượng hàng hóa
dịch vụ trao đổi trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng với nhiều chủng loại hàng
hóa khác nhau và có chất lượng, mẫu mã tốt.
- Tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp
luật. Sản xuất hàng hóa trước hết là sản xuất những giá trị sử dụng, nhưng những giá trị sử
dụng này phải trải qua trao đổi mới trở thành hàng hóa. Thương mại làm cho sản xuất phù
hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường. Tự do thương mại làm cho lưu thông
hàng hóa trên thị trường trong nước nhanh chóng, thông suốt.
- Mua bán theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở
giá trị thị trường. Nó là giá trị trung bình của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị
trường. Mua bán theo giá cả thị trường trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên.
- Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực nội thương đều được tiền tệ hóa
thực hiện theo định hướng của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hàng
hóa và của kinh tế thị trường [18].
1.1.4. Đặc điểm chính của ngành ngoại thương xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập
khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng
rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống
kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhập khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm
không giống nhau và rất khó có thể khống chế được.
Ngành ngoại thương xuất nhập khẩu có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hóa
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu
chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giai đoạn mua
hàng và hai giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu là mua ở thị trường trong
nước bán cho thị trường ngoài nước, còn đối với hoạt động nhập khẩu là mua hàng hóa
của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển
được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm
cả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu: Hàng hóa trong kinh doanh xuất nhập khẩu
bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng có thế mạnh trong nước
(rau quả tươi, hàng mây đan, thủ công mỹ nghệ...), còn nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng
mà trong nước không có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng
được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng.
- Thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất nhập khẩu
hàng hóa và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có khoảng
cách kéo dài.
- Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phương
thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
- Tập quán, pháp luật: hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác
nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như
tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng
và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào [18].
1.2. Nội dung phát triển ngành thương mại
Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng
tích cực đến lĩnh vực thương mại (cụ thể là tác động đến các hoạt động mua bán sản
phẩm và cung ứng dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng được mở rộng về quy mô,
tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững.
Sự phát triển của ngành thương mại mang những bản chất sau:
Thứ nhất, phát triển thương mại là sự mở rộng về quy mô thương mại. Phát triển
thương mại xét về mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm, dịch vụ bán được nhiều hơn, quay
vòng nhanh hơn, giảm thời gian lưu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp trên một thị trường
truyền thống mà còn được đưa đến thị trường mới, những người tiêu dùng mới.
Thứ hai, phát triển thương mại phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ khi cung cấp ra thị trường. Không chỉ tăng về mặt số lượng mà các hoạt
động phát triển thương mại cũng phải quan tâm về mặt chất lượng, nghĩa là phải làm
thế nào để gia tăng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, khắc phục được nhược điểm
còn tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao, mẫu mã đẹp, sang trọng… Phải có sự thâm nhập và khai thác tốt hơn thị
trường cũ của sản phẩm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thương mại sản phẩm
theo chiều sâu.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ ba, phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của
thương mại. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại là việc sử dụng tất cả các biện pháp
tác động tới kết quả, chi phí hoặc cả hai đại lượng này nhằm cho hoạt động thương mại
có kết quả tăng mà chi phí không tăng. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại cũng
đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tối thiểu hóa chi phí sản
xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, gây dựng tầm quan trọng của sản phẩm trên thị
trường. Hiệu quả thương mại cao cũng đồng nghĩa với tính bền vững, phát triển thương
mại hướng tới mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường, nhằm giảm
thiểu những tác dụng không tốt tới sức khỏe con người. [11].
Trên cơ sở bản chất đó, nội dung phát triển thương mại bao gồm:
1.2.1. Phát triển thương mại nội địa
Việc phát triển thương mại nội địa được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển thương mại: Hệ thống
kết cấu hạ tầng thương mại gồm: Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn và bán lẻ, có thể
phân loại hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại thành các loại hình sau: Trung tâm
thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng,…
+ Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại,
đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội
trường, phòng họp, văn phòng cho thuê… được bố trí tập trung, liên hoàn trong một
hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh
doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức
phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của
thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng, đáp ứng các
tiêu chuẩn của Trung tâm thương mại theo quy định pháp luật.
+ Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh;
có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu
chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh;
có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng
hóa của khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của Siêu thị theo quy định.
+ Chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp
ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Chợ
truyền thống có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, nó đã tồn tại và phát triển từ rất lâu
cùng với sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa. Chợ có thể
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
họp tất cả các ngày hoặc theo các ngày xác định tùy theo thói quen và phong tục của
từng khu vực. Tại chợ truyền thống, hàng hóa được bày bán công khai để cho người
mua được lựa chọn và mặc cả giá, nó bao gồm cả hàng mới và hàng cũ, kể cả nông sản
thực phẩm và hàng công nghiệp. Tùy theo tiêu chí phân loại trong quá trình quản lý và
hoạt động, có nhiều loại chợ khác nhau, trong đó có thể đề cập đến các loại chợ sau:
chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh, chợ nông
thôn, chợ miền núi, chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm...
Bên cạnh hệ thống chợ loại hình hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ truyền
thống quan trọng khác là các cửa hàng tại các đường phố, các khu cụm dân cư phát triển thông
thường các cửa hàng này được tận dụng diện tích mặt trước nhà ở để kinh doanh.
- Phát triển kinh doanh chuyên môn hoá: Doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh
một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định
chẳng hạn: xăng dầu, xi măng, lương thực... Loại hình kinh doanh này có ưu điểm do
chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua,
người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh
trên thị trường có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh. Trình độ chuyên môn hóa
ngày càng cao có điều kiện để tăng năng xuất và hiệu quả kinh doanh, hiện
đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh, có khả
năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia nhân viên kinh doanh
giỏi [5].
- Phát triển chuyên môn hoá hoạt động đại lý thương mại: Đại lý thương mại là
hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý
nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Có các hình thức đại lý sau: Đại
lý bao tiêu; Đại lý độc quyền; Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; và các
hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
- Phát triển chuyên môn hoá hoạt động Xúc tiến thương mại: Tập trung vào các
hoạt động như: Khuyến mại, Quảng cáo thương mại và Hội chợ, triển lãm thương mại.
- Phát triển đa dạng hóa các loại hình thương mại truyền thống (như chợ, cửa
hàng,…) và các loại hình thương mại hiện đại (như siêu thị, Trung tâm thương mại,
cửa hàng tự chọn…).
Hiện đại hoá phương thức hoạt động thương mại như áp dụng Thương mại điện tử.
Vì thương mại điện tử giúp nắm được thông tin phong phú, trước hết giúp cho doanh
nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương mại nhờ đó có thể xây dựng
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được chiến lược kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu
vực và thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
họ ít có cơ hội để giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác. Vì vậy việc ứng dụng thương
mại điện tử sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới [5].
1.2.2. Phát triển ngoại thương xuất, nhập khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh
tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu tạo nguồn
vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đóng góp
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều
kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị
trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Xuất khẩu mở rộng khả năng
cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng
tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Lào nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa
của Lào sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.
Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi nước CHDCND Lào phải tổ chức lại sản xuất, hình thành
cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt, trước hết sản
xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không
thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời
sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
đất nước.
1.2.3. Phát triển các dịch vụ thương mại
Dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật khách hàng, giao
nhận hàng hóa, chào hàng, dịch vụ quảng cáo, giám định hàng hóa,...
Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò to lớn. Nó giúp
cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu hút được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời
gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hóa, tiền tệ. Dịch vụ lập nên hàng rào chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnh
tranh. Dịch vụ giúp cho sự phát triển thị trường và giữ thị trường ổn định. Dịch vụ còn
làm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ thể hiện trình độ văn
minh thương mại.
Trung tâm logistics: Phục vụ phân phối hàng hóa tương đối đầy đủ như: phân
loại, đóng gói hàng hóa, bảo quản, dự trữ, tập trung hàng hóa hoặc phân loại trung
chuyển hàng hóa, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hóa,
xếp dỡ hàng, thông quan,...
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thương mại
1.3.1. Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lí
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, mặc dù có sự phát triển của
mạng thông tin toàn cầu và mạng lưới giao thông vận tải, song vị trí địa lí vẫn được
đánh giá là một nhân tố quan trọng, một địa tô chênh lệch để định ra hướng phát triển
có lợi nhất trong phân công lao động và xây dựng mối quan hệ giao lưu trao đổi hàng
hóa giữa các vùng, các địa phương.
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại, thể hiện
trên các mặt như: khoảng cách không gian liên hệ với khách hàng mà doanh nghiệp có
khả năng chinh phục, sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển, khoảng
cách không gian với các nguồn cung cấp hàng hóa, lao động và nguyên liệu, địa điểm
thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại.
Thực tế cũng cho thấy những nơi có vị trí địa lí thuận lợi như nằm trên trục
đường giao thông chính, nằm ở trung tâm của thành phố, của tỉnh hay của cả nước thì
hoạt động nội thương diễn ra sôi động và có nhiều cơ hội để phát triển, nguồn hàng
phong phú và đa dạng hơn những vùng khác.
1.3.1.2. Địa hình và đất
Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế. Với hoạt động nội thương, địa
hình tạo ra cơ sở mặt bằng cho ngành phát triển - xây dựng cơ sở hạ tầng (chợ, cửa
hàng, siêu thị.). Địa hình ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, khu vực miền núi có
địa hình chia cắt gây khó khăn trong kinh doanh thương mại, đầu tư phát triển hạ tầng
thương mại tốn kém. Cùng với yếu tố nguồn nước và khí hậu nó còn tác động đến cơ
cấu các mặt hàng trao đổi trên thị trường.
1.3.1.3. Khí hậu
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi
cho các vùng phát triển kinh tế. Ở những khu vực khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo sự
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp từ đó tạo ra khối lượng hàng hóa
lớn và ngược lại. Sự đa dạng của khí hậu là yếu tố góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng về sản phẩm trao đổi mua bán trên thị trường, thúc đẩy cho hoạt động nội thương
phát triển. Đặc điểm khí hậu khác nhau, nhu cầu, thị hiếu về hàng hóa cũng khác nhau.
1.3.1.4. Nguồn nước
Ngoài tạo diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tạo mặt hàng trao
đổi, nguồn nước giúp đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế. Đặc biệt, sông ngòi còn
có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Ở Lào có nhiều con sông có giá
trị vận chuyển hàng hóa lớn, đặc biệt là ở vùng sông Mê Kông.
Nguồn nước dồi dào là điều kiện để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất vật nuôi,
cây trồng, tạo khối lượng hàng hóa nông phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nội
thương.
Sông ngòi kết hợp với địa hình còn có giá trị lớn về thủy điện - loại hàng hóa
đặc biệt không thể thiếu đối với một nền kinh tế.
1.3.1.5. Tài nguyên sinh vật
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng là cơ sở tạo ra nguồn hàng phong
phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời là nguyên liệu cho các ngành sản xuất có liên
quan.
1.3.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phong phú
đa dạng cho hoạt động nội thương. Là tiền đề cơ bản cho các ngành công nghiệp, thu
hút đầu tư tạo ra môi trường thuận tiện cho giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa. [Dẫn
theo 6].
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng kinh tế là nền tảng để thương mại của địa phương phát triển, là
tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến
chất lượng hoặc giá cả của sản phẩm. Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế sẽ cho
biết mức độ hiện đại, mức độ tiên tiến và khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh thương
mại trong hiện tại cũng như tương lai của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp trong giao lưu, trao đổi và
phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trong việc vận
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu
dùng. Những yếu tố tác động lớn tới hoạt động nội thương trước hết phải kể đến là các
yếu tố: giao thông vận tải, thông tin liên lạc và khả năng cung cấp điện. Những nơi có
hệ thống điện, giao thông thường giúp cho việc giao lưu trao đổi buôn bán giữa các địa
phương được thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.
1.3.2.2. Dân cư và nguồn lao động
Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia
tăng dân số, sức mua) và các đặc điểm về văn hóa (phong tục tập quán, thói quen tiêu
dùng...) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố thương mại. Điều đó đòi hỏi
phải nhìn thấy được bức tranh về hiện trạng và dự báo được xu hướng biến động của
thị trường tiêu dùng. Lào có dân số không đông, nhưng số lượng cơ cấu dân số đang
có sự chuyển biến do có sự nhập cư, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng mạng lưới và
đa dạng hóa các loại hình tổ chức buôn bán. Đời sống không ngừng được nâng cao làm
cho sức mua ngày càng tăng và góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân,
nhất là dân cư thành thị. Người tiêu dùng ở thành thị luôn có yêu cầu cao hơn so với
người nông thôn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ. Ngày
nay, thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã hình thành ở bộ phận
ngày càng đông của dân cư ở các thành phố lớn.
Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới sự
phân bố hoạt động thương mại. Các điểm buôn bán đáp ứng nhu cầu hàng ngày của
nhân dân (như cửa hàng bán lẻ, chợ) có bán kính phục vụ trong phạm vi nhất định.
Mạng lưới các điểm thương mại thường dày đặc, nhất là đối với điểm dân cư đô thị.
Các thành phố lớn có mạng lưới dịch vụ kinh doanh, buôn bán phức tạp, đa dạng với
quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo dân cư với mức sống cao,
nhu cầu tiêu dùng lớn.
1.3.2.3. Các nhân tố khoa học - công nghệ
Nhân tố về khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và chuyển
dịch cơ cấu nội thương, mở ra những triển vọng lớn trong việc phát triển và mở rộng
nhiều hoạt động buôn bán. Có thể coi việc hình thành các siêu thị và thương mại điện
tử là những minh chứng cho nhân tố khoa học - công nghệ. Rồi hệ thống chính sách
của Nhà nước cũng như của địa phương đối với ngành này cũng là một trong những
nhân tố quan trọng hàng đầu.
1.3.2.4. Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước do tiếp tục con đường đổi mới,
chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo
nên nhiều động lực mới cho hoạt động buôn bán trong nước.
Nền kinh tế Lào đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Vì vậy, thương mại nói
chung và nội thương nói riêng cũng phải có những thay đổi từ cơ chế vận hành, chủ thể
tham gia kinh doanh, hình thức tổ chức, vốn đầu tư... sao cho hoạt động có hiệu quả cao
nhất cả về kinh tế và xã hội. Trước đây, các doanh nghiệp thương mại hoạt động theo cơ
chế tập trung, tất cả đều được “kế hoạch hóa” trước nguồn cung ứng đầu vài cũng được
lập kế hoạch, thậm chí hàng hóa sản xuất ra bán theo giá nào, cho ai cũng được hoạch định
trước, rồi cung không đủ cầu. Do vậy, môi trường kinh doanh không có sự cạnh tranh,
doanh nghiệp kinh doanh không cần nghiên cứu thị trường vẫn có thể hoàn thành nhiệm
vụ. Trải qua quá trình đổi mới, thương mại nội địa đã từng bước được củng cố. Chiều
hướng vận động của thị trường nội địa đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước
hình thành các doanh nghiệp, công ty tầm cỡ, những nhãn hiệu nổi tiếng được khẳng định
trên thị trường. Đã hình thành một thị trường buôn bán có sự cạnh tranh ngày càng quyết
liệt, tạo ra động lực thúc đẩy dịch vụ buôn bán.
Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
năm 2013. Chắc chắn hoạt động phân phối trong nước sẽ chịu nhiều tác động bởi các
dòng FDI đổ vào khu vực thương mại. Hệ thống bán buôn, bán lẻ sẽ phát triển nhanh
bởi chính sách thương mại đầu tư cởi mở, tự do hóa sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt
trên thị trường. Với việc mở cửa khá mạnh mẽ về hệ thống bán lẻ, các tập đoàn thương
mại và siêu thị lớn trên thế giới sẽ có mặt tại Lào.
Các yếu tố nội lực của ngành nội thương quyết định tới sự phát triển của các
hoạt động buôn bán trong nước. Đó là nguồn lực con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất
kĩ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin.
1.3.2.5. Trình độ phát triển của thị trường
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vật
chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển hoạt động nội thương. Sự phát
triển và phân bố của ngành này chịu tác động từ trình độ chung về sự phát triển kinh tế của
Lào và của các ngành sản xuất vật chất. Sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng
hóa tạo ra khối lượng vật chất, dịch vụ khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả
về chất lẫn về lượng của xã hội. Mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường do cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định. Nội thương chịu ảnh hưởng lớn
từ nguồn cung cấp sản phẩm cũng như tổ chức lãnh thổ sản xuất
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của các ngành kinh tế. Nguồn cung cấp các mặt hàng càng lớn, càng đa dạng thì càng
có điều kiện để hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại... Vì vậy
không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm thương mại lớn thường phân bố ở trung tâm
kinh tế lớn của đất nước.
1.3.2.6. Thu nhập và tiêu dùng của dân cư
Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cầu sản phẩm trên
thị trường. Những sản phẩm càng có hình thức, mẫu mã ưa nhìn sẽ khiến người tiêu
dùng ưu tiên chọn lựa sản phẩm. Các sản phẩm được bán trên thị trường càng phù hợp
với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu, qua đó sức mua
sẽ tăng lên thúc đẩy thương mại sản phẩm phát triển hơn.
1.3.2.7. Quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó diễn ra cùng
với quá trình đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ. Nhịp độ đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
nhưng đồng thời quá trình Đô thị hóa có tác động trở lại quá trình tăng trưởng, phát
triển kinh tế. Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH phát triển công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi phải tập trung dân cư, phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từ đó hình thành quá trình đô thị hóa ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn nằm trong quy hoạch phát triển. Đô thị hóa không chỉ tác động đến
quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấn đề xã hội,
môi trường và cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.
Đô thị hóa với tăng trưởng kinh tế, một trong những điều kiện đảm bảo nội dung
tăng trưởng kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành để từng bước xác lập
cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và bền vững. Quá
trình đô thị hóa và sự phát triển ngành thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ biện chứng với nhau, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự mở rộng về quy
mô của các đô thị, đồng thời cũng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
xã hội của đô thị. Sự phát triển ngành thương mại, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để
phát triển đô thị về mọi mặt, cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. [17,
18, 32].
1.3.2.8. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với dịch vụ thương mại
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ những cơ hội và thách thức chung đối với nền kinh tế, đối với phát triển
thương mại của đất nước mà hội nhập quốc tế mang lại, hoạt động thương mại của Lào
cũng chịu những tác động mạnh mẽ và trực tiếp của hội nhập quốc tế, trong đó có cả
những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Một mặt, quá trình hội nhập đưa
lại cơ hội hợp tác to lớn trong lĩnh vực thương mại giữa các doanh nghiệp của địa
phương với các doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường
bán lẻ của các doanh nghiệp, cũng như tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, trước hết là
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển hệ thống phân phối. Mặt khác, quá trình
hội nhập cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp
của địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài.
1.3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương
1.3.3.1. Cửa hàng bán lẻ (Retail store)
Cửa hàng bán lẻ là hình thức hoạt động kinh doanh theo lãnh thổ ở quy mô nhỏ
nhất, được hình thành trên cơ sở tự phát, nhỏ lẻ và đặc trưng cho loại hình thương mại
truyền thống. Thông thường, cửa hàng bán lẻ là sở hữu và chịu sự quản lý trực tiếp của
một hộ kinh doanh cá thể và thường buôn bán các mặt hàng tạp hóa, gọi là tiệm tạp hóa,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của một bộ phận dân cư. Ở nông thôn, các cửa hàng
bán lẻ thường phân bố rải rác trong các điểm dân cư; ở đô thị, mạng lưới của hàng bán lẻ
dày đặc hình thành trên các tuyến phố, trục đường chính [18].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng về nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng cũng như sự phong phú của các hình thức thương mại tiên tiến trên
thế giới, mô hình cửa hàng bán lẻ ngày càng phát triển ở mức tinh tế hơn, đa dạng hơn. Từ
chỗ chỉ là kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, đến nay, cửa hàng bán lẻ cũng đa dạng hóa
các mặt hàng kinh doanh, hình thành nên các cửa hàng chuyên doanh vừa bán buôn, vừa
bán lẻ dưới quyền sở hữu của một hoặc nhiều hộ kinh doanh cá thể (như các cửa hàng thiết
bị điện nước, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện tử, điện lạnh...).
Ở Lào hiện nay cũng xuất hiện một loại hình cửa hàng bán lẻ đặc biệt. Đó là các cửa
hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm với cách gọi khác là Showroom. Sự khác biệt
của Showroom với đại lý phân phối và giới thiệu sản phẩm là ở chỗ nó có chức năng
thiên về trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng hơn là chức
năng phân phối.
1.3.3.2. Chợ (piazza)
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chợ là hình thức thương mại truyền thống, xuất hiện từ lâu đời nên có mặt ở hầu
khắp các địa phương. Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nền sản xuất phát
triển, một bộ phận dân cư bắt đầu có sản phẩm dư thừa. Điều đó tất yếu nảy sinh nhu cầu
trao đổi hàng hóa. Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa
với nhau, “hàng đổi hàng”, thước đo trao đổi là do sự thỏa thuận của hai bên. Sự phát triển
và hoàn thiện của quá trình trao đổi sản phẩm này sinh các vật ngang giá với tư cách là sự
quy ước về giá trị. Các vật ngang giá trong lịch sử có rất nhiều, ví dụ như vỏ sò, hòn đá,
ngà voi. Từ đó nảy sinh quan hệ trao đổi “hàng - vật ngang giá - hàng”. Sự ra đời của tiền
tệ - vật ngang giá hiện đại làm cho việc trao đổi của con người ở khắp nơi trên thế giới trở
nên dễ dàng và thuận tiên hơn rất nhiều.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, với cách hiểu thông thường thì: Chợ là
nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ, chợ vốn là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nhà sản
xuất, người buôn bán, người tiêu dùng. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hóa, dịch vụ của nhiều người, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời
sống xã hội và hoạt động thường xuyên theo nhu cầu nhất định [18].
Như vậy, dù xét dưới góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội
dung chủ yếu về không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia mua bán,
trao đổi trong chợ, đối tượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi trong chợ.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là bộ phận cấu thành không thể thiếu
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chợ ngày
càng được phát triển ở trình độ cao hơn với quy mô lớn hơn, tổ chức lớn hơn.
1.3.3.3. Siêu thị (supermarket)
“Siêu thị” là từ được dịch ra từ tiếng nước ngoài: “supermarket” (tiếng Anh)
hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu”, và “market” có
nghĩa là “chợ”, là “thị trường”. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng siêu thị là một loại
chợ văn minh. Hiện nay, siêu thị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo
từng nước. Theo Quy chế siêu thị 1371/2004/QĐ của Bộ Công nghiệp và Thương mại
thì “Siêu thị là loại hình kinh doanh hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh,
có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các
tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh
doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua
sắm của khách hàng”.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm lại, nội hàm của siêu thị là: (1) dạng cửa hàng bán lẻ, (2) áp dụng phương
thức tự phục vụ, (3) kinh doanh những hàng hóa tiêu dùng phổ biến.
Trong hệ thống bán lẻ hiện đại, nếu xét về quy mô và phương thức kinh doanh,
siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp
hơn so với đại siêu thị, trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, nếu hiểu hệ thống siêu thị là tất cả các cửa hàng bán lẻ hiện đại áp dụng
phương thức kinh doanh tự phục vụ thì có thể nói, siêu thị có vai trò quan trọng nhất trong
ngành phân phối bán lẻ của thế giới hiện nay. Không kể đến các nước công nghiệp phát triển,
nơi thương mại chiếm tỷ trọng áp đảo trong doanh số bán lẻ toàn xã hội, ngay cả ở các nước
đang phát triển, vai trò của thương mại hiện đại đang ngày càng gia tăng.
1.3.3.4. Trung tâm thương mại (Plaza, Trade Center)
Theo từ điển Bách khoa Columbia, Trung tâm thương mại là một nơi tập trung
các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ bán lẻ, nhằm phục vụ dân cư khu vực xung
quanh. Theo khái niệm của các nước Châu Âu thì trung tâm thương mại được hiểu là
một tổ hợp bao gồm các cửa hàng bán lẻ và các loại hình dịch vụ tập trung tại cùng một
địa điểm, được quy hoạch, xây dựng và quản lý như một tổng thể thống nhất. Cụ thể:
“Trung tâm thương mại bao gồm một cửa hàng bán lẻ tổng hợp (là một siêu thị hay
một đại siêu thị) chuyên bán thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cùng
với nhiều cửa hàng chuyên doanh như hiệu thuốc, cửa hàng thời trang, giày dép và đủ
loại dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, du lịch, bưu điện... Tất cả tập trung trên một khu
vực lớn nằm ở ngoại ô các thành phố và kèm theo là những bãi đỗ xe rất rộng, có bán
xăng cho khách hàng".
Theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy chế Siêu thị,
Trung tâm thương mại của Việt Nam, cũng như Quyết định 686/2010/QĐ của Bộ Công
nghiệp và Thương mại Lào về việc ban hành Quy chế các loại hình kinh doanh, Trung
tâm thương mại được hiểu như sau: Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh
doanh hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động
dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn
trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích
kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương
thức phục vụ văn minh, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh
của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ khách hàng.
Như vậy, từ rất nhiều cách tiếp cận về Trung tâm thương mại, có thể thấy Trung
tâm thương mại đủ lớn về quy mô (diện tích, mặt hàng kinh doanh và các dịch vụ giải
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trí, số diện tích các văn phòng cho thuê...), bán kính phục vụ cho nhu cầu giải trí, tiêu
dùng cũng như cung cấp lượng văn phòng cho các doanh nghiệp khá lớn, nhiều chủng
loại hàng hóa và các hoạt động dịch vụ phong phú như dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bưu điện và hàng loạt dịch vụ phụ trợ cho quá trình phân phối, phương thức kinh doanh
tiến bộ và hiện đại tương xứng với các Trung tâm thương mại của các quốc gia trong
khu vực [Dẫn theo 6].
1.4. Thực tiễn phát triển ngành thương mại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Nước CHDCND Lào là nước nằm giữa các nước Đông Nam Á, có biên giới
giáp với các nước đang có nền kinh tế phát triển và sôi động như: Việt Nam, Thái Lan
và Trung Quốc. Sau hơn 40 năm giành độc lập, CHDCND Lào đã có quan hệ ngoại
giao với 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là thành viên tích cực của Liên
Hợp Quốc, CHDCND Lào cũng tham gia và có nhiều đóng góp cho các tổ chức hợp
tác cấp tiểu vùng, khu vực và liên khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại
quốc tế WTO...
Hiện nay, CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.
Nền kinh tế của Lào trong những năm gần đây duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6 - 7%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt gần 2.500 USD. Lào cũng đã hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học, dịch vụ bưu chính - viễn thông, thông tin - văn hóa - du lịch
không ngừng phát triển. Chính phủ Lào đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế Lào là 7,5%
hàng năm giai đoạn 2016-2020. [33].
Những thành tựu trên có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng
Lào, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc Lào và sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Những thành tựu này cũng cho thấy sự đúng đắn của Chiến lược phát triển thương mại
của CHDCND Lào đã được xây dựng và thông qua Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng
NDCM Lào. Hiện Lào đang đồng thời triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 10 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VIII với mục tiêu đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, góp phần nâng cao vị thế
của đất nước trên trường quốc tế và tiếp tục có nhiều đóng góp cho hòa bình, ổn định
và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Công nghiệp và thương mại đã xây dựng
được chiến lược chủ yếu như sau:
- Chiến lược mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước gắn liền với sự
tăng sức mua của nhân dân.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chiến lược xuất khẩu.
- Chiến lược thương mại với các nước láng giềng.
- Chiến lược thương mại dịch vụ qua biên giới.
Như vậy, các chiến lược này thực hiện trên các linh vực nội thương (thương mại
nội địa) và ngoại thương (thương mại quốc tế). Trong đó:
1.4.1. Nội thương (Thương mại nội địa) của CHDCND Lào
Sau khi có chiến lược phát triển thương mại, Bộ, sở và các tổ chức thương mại
đã tập trung tổ chức thực hiện chiến lược. Làm cho thị trường trong nước có sự thay
đổi nhanh chóng, hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương, giữa các tỉnh với
nhau đang diễn ra rất nhiều, làm tăng lượng và loại hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Năm 2007 đạt được 34,1 nghìn tỉ kip, đến năm 2015 đạt được gần 70 nghìn tỉ kip. Tốc
độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007
là 17%, giai đoạn 2011-2015 là 25%.
Trong khâu bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng, năm
2001 tỉ trọng bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ
chiếm 68,5% đến năm 2007 tăng lên 81,6%, đến năm 2015 tăng lên 85,1%. Nguyên nhân
là do trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại tư nhân kinh doanh linh hoạt, lực lượng tham gia
lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư.
Với vị trí thuận lợi là trung tâm của những đầu mối giao thông giữa các nước như:
Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc và Campuchia. Ngành thương mại Lào đã phát
huy lợi thế này bằng cách nhập xuất và tái xuất khẩu. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng
hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 - 1,3 tỷ
USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình
quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Trong tổng
mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng của thương mại Nhà nước chiếm tỉ trọng
khá cao tới 70%. Tuy nhiên những năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu
hướng gia tăng phần thương mại bán buôn vì đã tham gia vào được những mặt hàng trước
đây chỉ do thương mại quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: ô tô, xe máy, vật liệu xây
dựng, thép, hàng may mặc, mỹ phẩm…
Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ tại Lào ngày càng tăng nhanh cùng
sự phát triển kinh tế đất nước. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phần lớn là việc
xuất nhập khẩu và một số hàng hoá bán buôn trông nước chẳng hạn như: Bia, Xi măng.
Vì hai mặt hàng này chỉ có nhà máy sản xuất tại Viêng Chăn.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những năm qua Lào đã hình thành một số kênh bán buôn bán lẻ như sau:
- Bán buôn trong và ngoài nước:
+ Từ thủ đô Viêng Chăn sang các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc
và các nước khác. Hàng hoá được lưu chuyển chủ yếu là: Điện, gỗ, hàng nông lâm
nghiệp và bia.
+ Từ các tỉnh miền Nam sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan. Hàng hoá lưu
thông chủ yếu là: cà phê, gỗ, hàng lầm sản.
+ Từ các tỉnh miền Bắc sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc.
Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: gỗ, cao su, hàng lâm sản.
+ Từ Viêng Chăn đi: miền Bắc, miền Nam (cả nước). Chủ yếu là việc phân
phối bia và xi măng vì hai mặt hàng này chỉ sản xuất ở Viêng Chăn.
Nền kinh tế của Lào cũng dựa nhiều vào kinh tế của các nước xung quanh như:
Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Vậy đã hình thành kênh bán buôn từ những nước
này vào thị trường Lào:
+ Từ Thái Lan vào Lào: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, một số lương thực thực
phẩm, hàng mỹ phẩm, hàng điện tủ… Lào nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan chiếm 70%
trong tổng số lượng hàng hoá nhập từ bên ngoài.
+ Từ Việt Nam vào Lào: vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh đồ nhựa… Đặc
biệt các tỉnh biên giới là chủ yếu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Việt Nam.
+ Từ Trung Quốc vào Lào: xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng
điện tử, đồ chơi trẻ con…
- Kênh lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: chủ yếu là các cửa hàng, các siêu thị, chợ. Hiện
nay, Lào đã xây dựng mạng lưới chợ trên toàn quốc, tất cả các huyện đều có chợ, hệ thống
siêu thị cũng đang được phát triển trong thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác.
1.4.2. Ngoại thương xuất nhập khẩu của CHDCND Lào
Từ khi có chiến lược phát triển thương mại đã làm cho hoạt động xuất khẩu của
nước CHDCND Lào tăng lên nhanh, trung bình tăng lên 7% nhưng chưa đạt được mục
tiêu đề ra là mức tăng trưởng xuất khẩu phải đạt 8,7%. Lào đứng thứ 81 trong lĩnh vực
xuất khẩu trên nền kinh tế thế giới. In 2016, Lào xuất khẩu 3,15 tỷ USD và nhập khẩu 3,87
tỷ USD. Trong năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Lào là 15,9 tỷ USD. Tổng kim ngạch
xuất khẩu 5 năm sau khi thực hiện chiến lược đạt 1,83 tỷ USD. Mức xuất khẩu bình quân
tính trên đầu người là 86,7 USD. So với các nước trong khu vực là rất thấp.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hiên nay, CHDCND Lào đang xuất khẩu chủ yếu một số hàng hoá như: điện
lực, cà phê, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, khoáng sản… Ngoài ra còn
có một số loại hàng mới có thế mạnh như: chè, rau, hoa quả, cây công nghiệp, gạo,
ngô, các loại đậu. Tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông lâm nghiệp và hàng thuỷ
sản có xu hướng giảm đi, ngược lại tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu các hàng công
nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng lên rất đáng kể. Đặc biệt là loại hàng may
mặc, điện, khoáng sản.
Do xuất phát từ một nước nông nghiệp, sản xuất nông sản là chủ yếu do đó tình
hình xuất khẩu hàng nông sản của Lào trong những năm qua đã có bước phát triển
nhanh, ổn định, diện tích và sản lượng đều tăng, an ninh lương thực thực phẩm được
đảm bảo… tạo tiền đề cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên các mặt hàng
nông sản của Lào chưa được phong phú và đa dạng so với tiềm năng của đất nước.
Phần lớn các thị trường xuất khẩu là các nước láng giềng và một số nước khác như:
Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Úc.
Lào là một nước nhỏ và người dân còn ít, phần nhiều hàng xuất khẩu chưa nhiều
so với hàng nhập khẩu. Trong các năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng
tổng giá trị xuất khẩu của CHDCND Lào sang các khu vực vẫn giữ được ở mức ổn
định. Tính riêng trong năm 2004 tổng giá trị xuất sang khu vực ASEAN đạt hơn 230
triệu USD so với 183 triệu USD năm 2002. Giá trị xuất khẩu sang khu vực Châu Âu
năm 2006 khoảng 124 triệu USD nhưng so với năm 2005 có phần giảm một ít. Đến
năm 2006 Lào đã xuất khẩu sang các nước ASEAN nhiều nhất đạt 590 triệu USD.
Trong giai đoạn 2011-2015, Lào cũng tăng mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN
cũng như khu vực Châu Âu, Mỹ.
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước láng giếng Thái Lan và Việt Nam
là ngô, cà phê, gạo, đậu vàng, sợi, con trâu, Cánh kiến trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất
là mặt hàng ngô, chủ yếu Thái Lan cung cấp vào các nhà máy để sản xuất và chế biến các
sản phẩm bánh và các món ăn gia súc. Với trị giá xuất khẩu là hơn 11 triệu USD, trong khi
đó Việt Nam chỉ xuất khẩu được với trị giá là hơn 2 triệu USD, đứng thứ hai và thứ ba
xuất khẩu các mặt hàng qua Thái Lan và Việt Nam là con trâu với trị giá xuất khẩu qua
Thái Lan đạt được gần 3 triệu USD, còn Việt Nam chỉ 247,500 ngàn USD.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1.1. Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Việt Nam giai
đoạn 2012-2017 (Đơn vị: triệu USD)
Tên nhóm mặt hàng chủ yếu
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Gỗ và sản phẩm gỗ 285 460 597 360 79 42
Cao su 13 29 31 40 51 0
Phân bón các loại 16 27 27 41 39 47
Quặng và khoáng sản khác 19 28 41 27 33 28
Kim loại thường khác 68 48 25 11 6 6
Hàng hóa khác 44 78 81 107 137 245
Tổng cộng 445 669 802 587 345 368
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng
cục Thống kê Việt Nam)
Sau thực hiện chiến lược phát triển thương mại 5 năm tổng kim ngạch nhập khẩu
lên tới 2,86 tỷ USD, tăng lên bình quân 4,9%/năm cao hơn mức khế hoạch đặt ra là
1,4%/năm. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 686 triệu USD, tính bình quân trên đầu
người là 122,5 USD.
Sự thay đổi cơ cấu nhập khẩu về cơ bản là phù hợp với khả năng và nhu cầu về
kinh tế, đặc biệt tỉ lệ nhập khẩu mặt hàng: gạo, thực phẩm đã giảm rất nhanh từ 32,6%
trong năm 2000, năm 2002 còn 9,9%, năm 2003 còn 4% và hiện nay chỉ con 2% so với
tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 39,2%, nguyên liêu và
dầu khí chiếm 47%, hàng tiêu dùng chiếm 13,8%.
Bảng 1.2. Kim ngạch 10 nhóm hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam có kim ngạch
lớn nhất trong giai đoạn từ 2012-2017 (Đơn vị tính: triệu USD)
Tên nhóm mặt hàng chủ yếu
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sắt thép các loại 108 79 91 118 76 74
Xăng dầu các loại 98 107 86 67 62 89
Phương tiện vận tải và phụ tùng 35 42 58 50 51 53
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 21 17 22 31 30 31
Sản phẩm từ sắt thép 15 14 19 28 28 39
Clanhke và xi măng - 17 23 29 16 11
Sản phẩm từ chất dẻo 11 13 18 13 10 16
Phân bón các loại 17 19 14 7 9 15
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 4 4 4 8 9 8
Cà phê 0 1 0 2 9 0
Hàng hóa khác 111 110 152 183 178 189
Tổng cộng 421 423 485 535 478 525
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng
cục Thống kê Việt Nam)
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.3. Đánh giá về thực trạng phát triển ngành thương mại của nước CHDCND Lào
trong thời gian qua
1.4.3.1. Những thành tựu đạt được
Trong thời gian qua, ngành thương mại của Lào đã đạt được những thành tựu to
lớn, về cơ bản đã thực hiện được những định hướng chiến lược đề ra trong tổng thể
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần đáng kể vào chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế.
Thị trường và hoạt động thương mại đang phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá
tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp
ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư. Chiến lược phát triển thương mại đã
góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp - thương
mại, du lịch, dịch vụ nông nghiệp. Cũng như chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường
trong và ngoài nước. Mặt khác chính xuất phát từ mối quan hệ giữa thương mại và sản xuất
nên chiến lược thương mại còn định hướng và dẫn dắt các nhà sản xuất đầu tư đúng hướng
nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.
Đã hình thành được thị trường thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán…
của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hoá. Thương mại quốc
doanh đã từng bước chuyển đổi về tổ chức và phương thức kinh doanh, thương nghiệp
ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, đặc biệt thị trường bán lẻ và kinh doanh
dịch vụ. Quản lý Nhà nước về thương mại được đổi mới cơ bản về chức năng, nhiệm
vụ và tổ chức; từng bước hình thành hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, tạo
hành lang pháp lý cho thương mại phát triển.
Thực hiện và đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước Lào cũng như Bộ công
nghiệp và thương mại và các Sở thương mại trong công cuộc đổi mới kinh tế, trong
việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển thương mại đã làm cho lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất phát triển mạnh, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch, thúc đẩy
và cải thiện hoạt động thương mại.
- Những đổi mới cơ bản về quan điểm như: đặt đúng vị trí của sản xuất hàng
hoá, lưu thông phân phối, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ bao
cấp, đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã đẩy lùi
chính sách bao vây, cô lập nước CHDCND Lào, tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế,
mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới.
1.4.3.2. Những mặt yếu kém, tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành thương mại Lào vẫn còn tồn tại
những hạn chế, yếu kém sau:
Thứ nhất, Lào còn chậm trễ trong việc phác thảo một chiến lược phát triển thương
mại dịch vụ theo hướng kinh tế mở, chưa khai thác tốt lợi thế lợi thế so sánh của Lào.
Thứ hai, một số mục tiêu phát triển thương mại trong thời gian qua vẫn chưa
tính hết được những yếu tố tác động nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung, sửa
đổi nhiều, làm hạn chế vai trò tác dụng của bản thân chiến lược.
Thứ ba, chiến lược chưa thực sự được xây dựng trên thế chủ động, thiếu tính
định hướng và định lượng, chưa có tác động nhiều đến việc thúc đẩy và phát triển thị
trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Các bộ phận của chiến lược phát triển thương mại
chưa được định hình rõ nét, làm cho thiếu đi những định hướng về từng mặt, từng khía
cạnh của quá trình phát triển thương mại.
Thứ tư, hệ thống quản lý và phương thức quản lý chậm chưa thay đổi, nên chưa đáp
ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập. Bộ máy quản
lý Nhà nước về thương mại của Bô, các Sở, Ban, Ngành đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn
chung toàn bộ hệ thống còn thụ động và trì trệ biểu hiện trên nhiều mặt như: thiếu cán bộ
có đầy đủ phẩm chất và những năng lực, sự liên kết giữa các định chế quản lý còn sơ hở,
chưa tạo thành một thể thống nhất hướng tới mục tiêu chiến lược đã hoạch định, công tác
quy hoạch, kế hoạch, thu thập, xử lý và phổ biến thông tin còn rất yếu, hoạt động xúc tiến
thương mại còn có những bất cập gây ảnh hưởng
đến hoạt động thương mại.
Thứ năm, công tác tổ chức triển khai thực hiện chiến lược còn chậm, sự phối
hợp giữa Bộ với các Sở trong quá trình triển khai còn thiếu, chưa tạo được sức mạnh
tổng hợp.
Thứ sáu, quản lý Nhà nước về thương mại theo cơ chế thị trường có sự quản lý
nhà nước theo định hướng XHCN còn lúng túng cả về tổ chức, cơ chế điều hành. Quản
lý thị trường còn nhiều mặt bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế phức tạp của thị
trường và hoạt động thương mại, nên hiệu quả chưa cao; tình trạng buôn lậu, trốn thuế,
gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và vệ sinh
thực phẩm còn nhiều.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những yếu kém, tồn tại kể trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Hoạt động thương mại của Lào chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài từ hậu quả
chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại dịch vụ để lại không
đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường, phát triển của hoạt động thương mại theo
hướng đổi mới của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chuyển sang hạch toán kinh
doanh theo cơ chế thị trường đã nảy sinh nhiều đòi hỏi mới, nhiều vấn đề phức tạp của
giai đoạn giao thời, chưa lường hết được.
- Sự phân cấp nhiều tầng quản lý quá lâu không được đổi mới, làm cản trở việc
phát triển năng lực hoạt động thương mại trên thị trường; hơn nữa còn làm nảy sinh
tình trạng quản lý lỏng lẻo của hệ thống thương mại.
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vốn, chính sách có liên quan chặt chẽ đến hoạt
động thương mại, nhưng các lĩnh vực này chậm đổi mới, chuyển biến không kịp thời
với tình hình của các doanh nghiệp (thiếu vốn kéo dài, cơ chế cho vay, lãi suất tín dụng,
chính sách thuế) làm cho môi trường kinh doanh không hội đủ những điều kiện và cơ
hội cần thiết.
Thực trạng phát triển ngành thương mại của Lào trong thời gian vừa qua, đã
đặt ra các yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào như sau:
- Phát triển thương mại tại CHDCND Lào phải nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thương mại là một ngành tổng hợp, phát triển
thương mại phải dựa và phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Lào, phải
đi cùng với việc phát triển của các ngành khác: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp,
dịch vụ…
- Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước để mở rộng thị trường hàng
hoá trong và ngoài nước, coi việc mở rộng thị trường là chiến lược hàng đầu phát triển
nền kinh tế hàng hoá của Lào.
Hiện nay, Lào có lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất nông, lâm nghiệp, khoáng
sản, thuỷ điện. Với những lợi thế so sánh của Lào trong việc sản xuất những hàng hoá
đó, có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường hàng hoá Lào sẽ có triển
vọng phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu. Trong việc mở rộng thị trường thì việc mở
cửa thị trường ra khỏi biên giới là có tính chất quyết định, bởi vì những hàng hoá mà Lào
có thể xuất khẩu được là những hàng hoá chưa có uy tín cao và chưa có thương hiệu phổ
biến trên thị trường nước ngoài, vậy việc thâm nhập thị trường quốc tế là vấn
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đề rất khó đối với hàng hoá của Lào. Nhưng việc mở rộng thị trường là điều bắt buộc
phải thực hiện trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Lào
có xuất thì mới có điều kiện nhập. Tuy nhiên Lào không thể coi nhẹ việc mở cửa thị
trường trong nước vừa có tác dụng nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác dụng khuyến
khích, kích thích việc sản xuất hàng hoá.
Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị bắt buộc Lào
phải mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế. Muốn làm được tốt việc mở cửa thị
trường trước hết phải xác định được lợi thế tiềm năng của đất nước để tập trung sản xuất
những mặt hàng có lợi thế đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển
thương mại lâu dài và thích hợp với từng thời kỳ trong quá trình hội nhập.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động thương mại có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh
tế, kết nối giữa các vùng, các nước, các khu vực với nhau. Ngành thương mại Lào trong
những năm qua, nhờ nỗ lực của địa phương cùng với những nguồn lực ngoài vùng đã
có sự chuyển biến sâu sắc trong nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
nhân dân bằng việc khai thác các thế mạnh của vùng.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Lào phải mở cửa thị
trường dịch vụ phân phối theo cam kết của WTO, đã đặt ra những cơ hội cũng như
nhiều thách thức cho sự phát triển thương mại, đòi hỏi định hướng phát triển ngành
thương mại, một mặt phải tập trung được mọi nỗ lực cho việc khai thác lợi ích thương
mại từ những cơ hội này, mặt khác giảm thiểu được các chi phí cho việc vượt qua những
thách thức…
Viêng Chăn - thủ đô của nước CHDCND Lào, được coi là trung tâm kinh tế của
vùng, của cả nước, có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế Lào. Trong những năm
gần đây hoạt động thương mại của thủ đô Viêng Chăn có được nhiều chuyển biến tích
cực, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế địa phương đã được khẳng
định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự phát triển của thương mại
Viêng Chăn còn nhiều hạn chế và không ít bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của Thủ đô, điều này đòi hỏi trong tương lai cần có những giải pháp cụ thể để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh của tỉnh. Những nội dung này sẽ được tiếp tục
nghiên cứu trong Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx

Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.doc
MinhNguyetNguyen26
 
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
Oh Ha Ni
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx (20)

Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtmBgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
 
QT086.DOC
QT086.DOCQT086.DOC
QT086.DOC
 
Cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm gạch.docx
Cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm gạch.docxCơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm gạch.docx
Cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm gạch.docx
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnh
 
Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.doc
 
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docxTiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
 
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (45).Doc
 
Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về ngoại thương.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về ngoại thương.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước về ngoại thương.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về ngoại thương.docx
 
Phát triển Dịch vụ Thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Dịch vụ Thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Dịch vụ Thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Dịch vụ Thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường trong doanh n...
Cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường trong doanh n...Cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường trong doanh n...
Cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường trong doanh n...
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong DNTM.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong DNTM.docxCơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong DNTM.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong DNTM.docx
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docxTính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về thương mại 1.1.1. Một số khái niệm chủ yếu 1.1.1.1. Khái niệm về thương mại Ở Lào, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, song cho đến nay, vẫn có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về khái niệm thương mại. Về mặt thuật ngữ, thương mại tiếng Anh là “Trade”, vừa có nghĩa là kinh doanh, vừa có nghĩa là trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là “Business” hoặc “Commerce” với nghĩa buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ “Commerce” với nghĩa là sự buôn bán, mậu dịch hàng hóa dịch vụ. Tiếng Latinh từ “thương mại” là “Commercium” vừa có nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh. Theo từ điển Nga - Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại (TOPGOBLA) cũng được hiểu là mua bán, kinh doanh hàng hóa... Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. [15]. Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi là ngoại thương (kinh doanh quốc tế). Ở nước CHDCND Lào, do hiện vẫn chưa có Luật Thương mại và công tác nghiên cứu về hoạt động thương mại chưa được làm rõ và thống nhất. Hiện nay chỉ có một số văn bản quản lý Nhà nước của Lào trong lĩnh vực thương mại có nêu ra nội hàm của khái niệm này. Đơn cử như Quyết định số 1166 Bộ Công nghiệp và thương mại Lào ngày 10/7/2007 về việc tổ chức và hoạt động (thực hiện) của cán bộ kiểm soát thương mại, trong Điều 3 có nêu “thương mại nghĩa là sự trao đổi hàng hóa và phục vụ giữa các cá nhân, nhóm người hoặc quốc gia với hình thức vận chuyển, phục vụ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.1.2. Cơ cấu ngành thương mại Thương mại là một mạng lưới phức tạp bao gồm những luồng hàng trao đổi giữa các nền kinh tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và thế giới. Trên thực tế, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thương mại có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau: - Theo phạm vi hoạt động, thương mại có ngoại thương và nội thương. - Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tiêu dùng... - Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. - Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. - Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại [5, tr.12]. Cách phân chia có ý nghĩa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chia thương mại thành hai bộ phận: nội thương (nội địa) và ngoại thương (Thương mại quốc tế). Trong đó: - Nội thương (thương mại nội địa) là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. - Ngoại thương (thương mại quốc tế) được hiểu là trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền văn minh loài người, hoạt động thương mại quốc tế trở thành một tất yếu lịch sử, mang tính khách quan. Tuy nhiên, khái niệm thương mại quốc tế được dùng nhiều nhất gắn liền với sự hình thành của GATT và ngày nay là WTO. Từ 1/1/1995, với sự ra đời của WTO, khái niệm thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi hơn. Cụ thể, ngày nay, khái niệm thương mại quốc tế được hiểu là “quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các nước thông qua mua bán, lấy tiền làm môi giới nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận”. 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2. Vai trò và đặc điểm chủ yếu của thương mại 1.1.2.1. Vai trò Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào. Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển. Vai trò của thương mại một mặt được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nó, mặt khác, còn được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. Thứ hai, hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất được cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Thứ ba, đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà họ còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước, nước ngoài được thông suốt. Thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi... hoạt động thương mại có vài trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. Thứ tư, hoạt động thương mại có vai trò rất lớn trong phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước. Đó là vì mỗi vùng tham gia vào quá trình phân công lao động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa dựa trên các lợi thế so sánh của mình để cung cấp cho các vùng khác, đồng thời lại tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhập từ ngoài vùng. Phân công lao động theo lãnh thổ càng sâu sắc thì thương mại nói chung và nội thương nói riêng càng phát triển và ngược lại. Thứ năm, trong hoạt động thương mại có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là quan hệ được tiền tệ hóa. Vì vậy, trong hoạt động buôn bán đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ sáu, trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ thị trường trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt động ngoại thương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ bảo đảm mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và bảo đảm sự cân bằng giữa hai thị trường đó. Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa. Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thương mại, để phát triển thương mại, cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả [5]. 1.1.2.2. Chức năng của thương mại Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan. Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Bản chất kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng chức năng chung của thương mại là giống nhau. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các chức năng đó. - Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa - thực hiện giá trị hàng hóa: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua hoạt động mua bán để nối liền một cách có kế hoạch giữa sản xuất với tiêu dùng, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ xã hội về hàng hóa và dịch vụ trên các mặt về số lượng, chất lượng, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ theo không gian, thời gian một cách liên tục, với chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất [Dẫn theo 9, tr.8] - Thông qua chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ, thương mại đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng: chuyển hóa hình thái giá trị hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại. Thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lưu thông thông suốt và đây chính là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại - dịch vụ. - Chức năng tổ chức mặt hàng thương mại và dịch vụ để đáp ứng phù hợp với khách hàng: Tổ chức lưu thông hàng hóa cần phải có đủ hàng hóa một cách liên tục, giúp cho quá trình lưu thông không bị ngưng trệ, gián đoạn. Vì thế, phải tổ chức mặt hàng thương mại dịch vụ một cách tốt nhất. Thực chất thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trình sản xuất trong khâu lưu thông, nghĩa là thương mại phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa... nhằm giữ gìn, hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa, phục vụ cho quá trình bán hàng. - Thương mại góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước: Hoạt động kinh doanh của thương mại có vai trò xã hội quan trọng, qua đó góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm giảm bớt những khiếm khuyết của kinh tế thị trường ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội, trực tiếp là người tiêu dùng. Thông qua việc cung ứng hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa cho người sản xuất, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thương mại đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hay việc không ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh... 1.1.3. Đặc điểm chính của nội thương Trên cơ sở phân loại ngành thương mại, có thể thấy, nội thương, với tư cách là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia (thương mại nội địa) có những đặc điểm chính như sau: - Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các yếu tố của sản xuất (như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xám...) đều là đối tượng mua bán và trở thành hàng hóa. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện như vậy, nội thương có những đặc điểm cơ bản sau: - Phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Buôn bán theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được hết những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại, dịch vụ tạo ra như vấn đề thương mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Sự quản lý của Nhà nước được thực hiện bằng luật pháp và các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển. Nhà nước sử dụng các công cụ đó để hoạt động thương mại ở thị trường trong nước phát triển trong trật tự, kỉ cương, kinh doanh theo đúng nguyên tắc của thị trường. 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Số lượng, chất lượng các sản phẩm trao đổi ngày càng tăng. Lượng hàng hóa dịch vụ trao đổi trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau và có chất lượng, mẫu mã tốt. - Tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Sản xuất hàng hóa trước hết là sản xuất những giá trị sử dụng, nhưng những giá trị sử dụng này phải trải qua trao đổi mới trở thành hàng hóa. Thương mại làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường. Tự do thương mại làm cho lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước nhanh chóng, thông suốt. - Mua bán theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường. Nó là giá trị trung bình của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá cả thị trường trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên. - Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực nội thương đều được tiền tệ hóa thực hiện theo định hướng của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hóa và của kinh tế thị trường [18]. 1.1.4. Đặc điểm chính của ngành ngoại thương xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhập khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Ngành ngoại thương xuất nhập khẩu có những đặc điểm chủ yếu sau: - Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giai đoạn mua hàng và hai giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu là mua ở thị trường trong nước bán cho thị trường ngoài nước, còn đối với hoạt động nhập khẩu là mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu. 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu: Hàng hóa trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng có thế mạnh trong nước (rau quả tươi, hàng mây đan, thủ công mỹ nghệ...), còn nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng mà trong nước không có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng. - Thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất nhập khẩu hàng hóa và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có khoảng cách kéo dài. - Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. - Tập quán, pháp luật: hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào [18]. 1.2. Nội dung phát triển ngành thương mại Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (cụ thể là tác động đến các hoạt động mua bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng được mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Sự phát triển của ngành thương mại mang những bản chất sau: Thứ nhất, phát triển thương mại là sự mở rộng về quy mô thương mại. Phát triển thương mại xét về mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm, dịch vụ bán được nhiều hơn, quay vòng nhanh hơn, giảm thời gian lưu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp trên một thị trường truyền thống mà còn được đưa đến thị trường mới, những người tiêu dùng mới. Thứ hai, phát triển thương mại phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi cung cấp ra thị trường. Không chỉ tăng về mặt số lượng mà các hoạt động phát triển thương mại cũng phải quan tâm về mặt chất lượng, nghĩa là phải làm thế nào để gia tăng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, khắc phục được nhược điểm còn tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, mẫu mã đẹp, sang trọng… Phải có sự thâm nhập và khai thác tốt hơn thị trường cũ của sản phẩm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thương mại sản phẩm theo chiều sâu. 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ ba, phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động tới kết quả, chi phí hoặc cả hai đại lượng này nhằm cho hoạt động thương mại có kết quả tăng mà chi phí không tăng. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, gây dựng tầm quan trọng của sản phẩm trên thị trường. Hiệu quả thương mại cao cũng đồng nghĩa với tính bền vững, phát triển thương mại hướng tới mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu những tác dụng không tốt tới sức khỏe con người. [11]. Trên cơ sở bản chất đó, nội dung phát triển thương mại bao gồm: 1.2.1. Phát triển thương mại nội địa Việc phát triển thương mại nội địa được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển thương mại: Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gồm: Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn và bán lẻ, có thể phân loại hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại thành các loại hình sau: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng,… + Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê… được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung tâm thương mại theo quy định pháp luật. + Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của Siêu thị theo quy định. + Chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Chợ truyền thống có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, nó đã tồn tại và phát triển từ rất lâu cùng với sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa. Chợ có thể 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 họp tất cả các ngày hoặc theo các ngày xác định tùy theo thói quen và phong tục của từng khu vực. Tại chợ truyền thống, hàng hóa được bày bán công khai để cho người mua được lựa chọn và mặc cả giá, nó bao gồm cả hàng mới và hàng cũ, kể cả nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp. Tùy theo tiêu chí phân loại trong quá trình quản lý và hoạt động, có nhiều loại chợ khác nhau, trong đó có thể đề cập đến các loại chợ sau: chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh, chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm... Bên cạnh hệ thống chợ loại hình hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ truyền thống quan trọng khác là các cửa hàng tại các đường phố, các khu cụm dân cư phát triển thông thường các cửa hàng này được tận dụng diện tích mặt trước nhà ở để kinh doanh. - Phát triển kinh doanh chuyên môn hoá: Doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định chẳng hạn: xăng dầu, xi măng, lương thực... Loại hình kinh doanh này có ưu điểm do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh. Trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao có điều kiện để tăng năng xuất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh, có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia nhân viên kinh doanh giỏi [5]. - Phát triển chuyên môn hoá hoạt động đại lý thương mại: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Có các hình thức đại lý sau: Đại lý bao tiêu; Đại lý độc quyền; Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. - Phát triển chuyên môn hoá hoạt động Xúc tiến thương mại: Tập trung vào các hoạt động như: Khuyến mại, Quảng cáo thương mại và Hội chợ, triển lãm thương mại. - Phát triển đa dạng hóa các loại hình thương mại truyền thống (như chợ, cửa hàng,…) và các loại hình thương mại hiện đại (như siêu thị, Trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn…). Hiện đại hoá phương thức hoạt động thương mại như áp dụng Thương mại điện tử. Vì thương mại điện tử giúp nắm được thông tin phong phú, trước hết giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương mại nhờ đó có thể xây dựng 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được chiến lược kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ họ ít có cơ hội để giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác. Vì vậy việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới [5]. 1.2.2. Phát triển ngoại thương xuất, nhập khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Xuất khẩu mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Lào nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Lào sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi nước CHDCND Lào phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt, trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. 1.2.3. Phát triển các dịch vụ thương mại Dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật khách hàng, giao nhận hàng hóa, chào hàng, dịch vụ quảng cáo, giám định hàng hóa,... Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò to lớn. Nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu hút được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hóa, tiền tệ. Dịch vụ lập nên hàng rào chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh. Dịch vụ giúp cho sự phát triển thị trường và giữ thị trường ổn định. Dịch vụ còn làm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ thể hiện trình độ văn minh thương mại. Trung tâm logistics: Phục vụ phân phối hàng hóa tương đối đầy đủ như: phân loại, đóng gói hàng hóa, bảo quản, dự trữ, tập trung hàng hóa hoặc phân loại trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hóa, xếp dỡ hàng, thông quan,... 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thương mại 1.3.1. Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lí Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, mặc dù có sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu và mạng lưới giao thông vận tải, song vị trí địa lí vẫn được đánh giá là một nhân tố quan trọng, một địa tô chênh lệch để định ra hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động và xây dựng mối quan hệ giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các địa phương. Vị trí địa lí ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại, thể hiện trên các mặt như: khoảng cách không gian liên hệ với khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục, sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển, khoảng cách không gian với các nguồn cung cấp hàng hóa, lao động và nguyên liệu, địa điểm thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại. Thực tế cũng cho thấy những nơi có vị trí địa lí thuận lợi như nằm trên trục đường giao thông chính, nằm ở trung tâm của thành phố, của tỉnh hay của cả nước thì hoạt động nội thương diễn ra sôi động và có nhiều cơ hội để phát triển, nguồn hàng phong phú và đa dạng hơn những vùng khác. 1.3.1.2. Địa hình và đất Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế. Với hoạt động nội thương, địa hình tạo ra cơ sở mặt bằng cho ngành phát triển - xây dựng cơ sở hạ tầng (chợ, cửa hàng, siêu thị.). Địa hình ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, khu vực miền núi có địa hình chia cắt gây khó khăn trong kinh doanh thương mại, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tốn kém. Cùng với yếu tố nguồn nước và khí hậu nó còn tác động đến cơ cấu các mặt hàng trao đổi trên thị trường. 1.3.1.3. Khí hậu 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng phát triển kinh tế. Ở những khu vực khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo sự thuận lợi cho các hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp từ đó tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và ngược lại. Sự đa dạng của khí hậu là yếu tố góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về sản phẩm trao đổi mua bán trên thị trường, thúc đẩy cho hoạt động nội thương phát triển. Đặc điểm khí hậu khác nhau, nhu cầu, thị hiếu về hàng hóa cũng khác nhau. 1.3.1.4. Nguồn nước Ngoài tạo diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tạo mặt hàng trao đổi, nguồn nước giúp đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế. Đặc biệt, sông ngòi còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Ở Lào có nhiều con sông có giá trị vận chuyển hàng hóa lớn, đặc biệt là ở vùng sông Mê Kông. Nguồn nước dồi dào là điều kiện để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất vật nuôi, cây trồng, tạo khối lượng hàng hóa nông phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nội thương. Sông ngòi kết hợp với địa hình còn có giá trị lớn về thủy điện - loại hàng hóa đặc biệt không thể thiếu đối với một nền kinh tế. 1.3.1.5. Tài nguyên sinh vật Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng là cơ sở tạo ra nguồn hàng phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời là nguyên liệu cho các ngành sản xuất có liên quan. 1.3.1.6. Tài nguyên khoáng sản Là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng cho hoạt động nội thương. Là tiền đề cơ bản cho các ngành công nghiệp, thu hút đầu tư tạo ra môi trường thuận tiện cho giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa. [Dẫn theo 6]. 1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế Cơ sở hạ tầng kinh tế là nền tảng để thương mại của địa phương phát triển, là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoặc giá cả của sản phẩm. Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế sẽ cho biết mức độ hiện đại, mức độ tiên tiến và khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh thương mại trong hiện tại cũng như tương lai của tỉnh. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp trong giao lưu, trao đổi và phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trong việc vận 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Những yếu tố tác động lớn tới hoạt động nội thương trước hết phải kể đến là các yếu tố: giao thông vận tải, thông tin liên lạc và khả năng cung cấp điện. Những nơi có hệ thống điện, giao thông thường giúp cho việc giao lưu trao đổi buôn bán giữa các địa phương được thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản. 1.3.2.2. Dân cư và nguồn lao động Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số, sức mua) và các đặc điểm về văn hóa (phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng...) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố thương mại. Điều đó đòi hỏi phải nhìn thấy được bức tranh về hiện trạng và dự báo được xu hướng biến động của thị trường tiêu dùng. Lào có dân số không đông, nhưng số lượng cơ cấu dân số đang có sự chuyển biến do có sự nhập cư, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình tổ chức buôn bán. Đời sống không ngừng được nâng cao làm cho sức mua ngày càng tăng và góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, nhất là dân cư thành thị. Người tiêu dùng ở thành thị luôn có yêu cầu cao hơn so với người nông thôn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ. Ngày nay, thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã hình thành ở bộ phận ngày càng đông của dân cư ở các thành phố lớn. Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân bố hoạt động thương mại. Các điểm buôn bán đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân (như cửa hàng bán lẻ, chợ) có bán kính phục vụ trong phạm vi nhất định. Mạng lưới các điểm thương mại thường dày đặc, nhất là đối với điểm dân cư đô thị. Các thành phố lớn có mạng lưới dịch vụ kinh doanh, buôn bán phức tạp, đa dạng với quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo dân cư với mức sống cao, nhu cầu tiêu dùng lớn. 1.3.2.3. Các nhân tố khoa học - công nghệ Nhân tố về khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu nội thương, mở ra những triển vọng lớn trong việc phát triển và mở rộng nhiều hoạt động buôn bán. Có thể coi việc hình thành các siêu thị và thương mại điện tử là những minh chứng cho nhân tố khoa học - công nghệ. Rồi hệ thống chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương đối với ngành này cũng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu. 1.3.2.4. Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước do tiếp tục con đường đổi mới, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo nên nhiều động lực mới cho hoạt động buôn bán trong nước. Nền kinh tế Lào đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Vì vậy, thương mại nói chung và nội thương nói riêng cũng phải có những thay đổi từ cơ chế vận hành, chủ thể tham gia kinh doanh, hình thức tổ chức, vốn đầu tư... sao cho hoạt động có hiệu quả cao nhất cả về kinh tế và xã hội. Trước đây, các doanh nghiệp thương mại hoạt động theo cơ chế tập trung, tất cả đều được “kế hoạch hóa” trước nguồn cung ứng đầu vài cũng được lập kế hoạch, thậm chí hàng hóa sản xuất ra bán theo giá nào, cho ai cũng được hoạch định trước, rồi cung không đủ cầu. Do vậy, môi trường kinh doanh không có sự cạnh tranh, doanh nghiệp kinh doanh không cần nghiên cứu thị trường vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trải qua quá trình đổi mới, thương mại nội địa đã từng bước được củng cố. Chiều hướng vận động của thị trường nội địa đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước hình thành các doanh nghiệp, công ty tầm cỡ, những nhãn hiệu nổi tiếng được khẳng định trên thị trường. Đã hình thành một thị trường buôn bán có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tạo ra động lực thúc đẩy dịch vụ buôn bán. Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013. Chắc chắn hoạt động phân phối trong nước sẽ chịu nhiều tác động bởi các dòng FDI đổ vào khu vực thương mại. Hệ thống bán buôn, bán lẻ sẽ phát triển nhanh bởi chính sách thương mại đầu tư cởi mở, tự do hóa sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Với việc mở cửa khá mạnh mẽ về hệ thống bán lẻ, các tập đoàn thương mại và siêu thị lớn trên thế giới sẽ có mặt tại Lào. Các yếu tố nội lực của ngành nội thương quyết định tới sự phát triển của các hoạt động buôn bán trong nước. Đó là nguồn lực con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin. 1.3.2.5. Trình độ phát triển của thị trường Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển hoạt động nội thương. Sự phát triển và phân bố của ngành này chịu tác động từ trình độ chung về sự phát triển kinh tế của Lào và của các ngành sản xuất vật chất. Sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tạo ra khối lượng vật chất, dịch vụ khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về chất lẫn về lượng của xã hội. Mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường do cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định. Nội thương chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn cung cấp sản phẩm cũng như tổ chức lãnh thổ sản xuất 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của các ngành kinh tế. Nguồn cung cấp các mặt hàng càng lớn, càng đa dạng thì càng có điều kiện để hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại... Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm thương mại lớn thường phân bố ở trung tâm kinh tế lớn của đất nước. 1.3.2.6. Thu nhập và tiêu dùng của dân cư Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cầu sản phẩm trên thị trường. Những sản phẩm càng có hình thức, mẫu mã ưa nhìn sẽ khiến người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa sản phẩm. Các sản phẩm được bán trên thị trường càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu, qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy thương mại sản phẩm phát triển hơn. 1.3.2.7. Quá trình đô thị hóa Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó diễn ra cùng với quá trình đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhịp độ đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời quá trình Đô thị hóa có tác động trở lại quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH, HĐH phát triển công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi phải tập trung dân cư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từ đó hình thành quá trình đô thị hóa ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nằm trong quy hoạch phát triển. Đô thị hóa không chỉ tác động đến quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấn đề xã hội, môi trường và cuộc sống của các thế hệ trong tương lai. Đô thị hóa với tăng trưởng kinh tế, một trong những điều kiện đảm bảo nội dung tăng trưởng kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành để từng bước xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và bền vững. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển ngành thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự mở rộng về quy mô của các đô thị, đồng thời cũng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của đô thị. Sự phát triển ngành thương mại, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển đô thị về mọi mặt, cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. [17, 18, 32]. 1.3.2.8. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với dịch vụ thương mại 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ những cơ hội và thách thức chung đối với nền kinh tế, đối với phát triển thương mại của đất nước mà hội nhập quốc tế mang lại, hoạt động thương mại của Lào cũng chịu những tác động mạnh mẽ và trực tiếp của hội nhập quốc tế, trong đó có cả những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Một mặt, quá trình hội nhập đưa lại cơ hội hợp tác to lớn trong lĩnh vực thương mại giữa các doanh nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp, cũng như tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, trước hết là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển hệ thống phân phối. Mặt khác, quá trình hội nhập cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài. 1.3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương 1.3.3.1. Cửa hàng bán lẻ (Retail store) Cửa hàng bán lẻ là hình thức hoạt động kinh doanh theo lãnh thổ ở quy mô nhỏ nhất, được hình thành trên cơ sở tự phát, nhỏ lẻ và đặc trưng cho loại hình thương mại truyền thống. Thông thường, cửa hàng bán lẻ là sở hữu và chịu sự quản lý trực tiếp của một hộ kinh doanh cá thể và thường buôn bán các mặt hàng tạp hóa, gọi là tiệm tạp hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của một bộ phận dân cư. Ở nông thôn, các cửa hàng bán lẻ thường phân bố rải rác trong các điểm dân cư; ở đô thị, mạng lưới của hàng bán lẻ dày đặc hình thành trên các tuyến phố, trục đường chính [18]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như sự phong phú của các hình thức thương mại tiên tiến trên thế giới, mô hình cửa hàng bán lẻ ngày càng phát triển ở mức tinh tế hơn, đa dạng hơn. Từ chỗ chỉ là kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, đến nay, cửa hàng bán lẻ cũng đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, hình thành nên các cửa hàng chuyên doanh vừa bán buôn, vừa bán lẻ dưới quyền sở hữu của một hoặc nhiều hộ kinh doanh cá thể (như các cửa hàng thiết bị điện nước, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện tử, điện lạnh...). Ở Lào hiện nay cũng xuất hiện một loại hình cửa hàng bán lẻ đặc biệt. Đó là các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm với cách gọi khác là Showroom. Sự khác biệt của Showroom với đại lý phân phối và giới thiệu sản phẩm là ở chỗ nó có chức năng thiên về trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng hơn là chức năng phân phối. 1.3.3.2. Chợ (piazza) 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chợ là hình thức thương mại truyền thống, xuất hiện từ lâu đời nên có mặt ở hầu khắp các địa phương. Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nền sản xuất phát triển, một bộ phận dân cư bắt đầu có sản phẩm dư thừa. Điều đó tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa. Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, “hàng đổi hàng”, thước đo trao đổi là do sự thỏa thuận của hai bên. Sự phát triển và hoàn thiện của quá trình trao đổi sản phẩm này sinh các vật ngang giá với tư cách là sự quy ước về giá trị. Các vật ngang giá trong lịch sử có rất nhiều, ví dụ như vỏ sò, hòn đá, ngà voi. Từ đó nảy sinh quan hệ trao đổi “hàng - vật ngang giá - hàng”. Sự ra đời của tiền tệ - vật ngang giá hiện đại làm cho việc trao đổi của con người ở khắp nơi trên thế giới trở nên dễ dàng và thuận tiên hơn rất nhiều. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, với cách hiểu thông thường thì: Chợ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, chợ vốn là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nhà sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của nhiều người, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động thường xuyên theo nhu cầu nhất định [18]. Như vậy, dù xét dưới góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung chủ yếu về không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia mua bán, trao đổi trong chợ, đối tượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi trong chợ. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chợ ngày càng được phát triển ở trình độ cao hơn với quy mô lớn hơn, tổ chức lớn hơn. 1.3.3.3. Siêu thị (supermarket) “Siêu thị” là từ được dịch ra từ tiếng nước ngoài: “supermarket” (tiếng Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu”, và “market” có nghĩa là “chợ”, là “thị trường”. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng siêu thị là một loại chợ văn minh. Hiện nay, siêu thị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng nước. Theo Quy chế siêu thị 1371/2004/QĐ của Bộ Công nghiệp và Thương mại thì “Siêu thị là loại hình kinh doanh hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng”. 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm lại, nội hàm của siêu thị là: (1) dạng cửa hàng bán lẻ, (2) áp dụng phương thức tự phục vụ, (3) kinh doanh những hàng hóa tiêu dùng phổ biến. Trong hệ thống bán lẻ hiện đại, nếu xét về quy mô và phương thức kinh doanh, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn so với đại siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, nếu hiểu hệ thống siêu thị là tất cả các cửa hàng bán lẻ hiện đại áp dụng phương thức kinh doanh tự phục vụ thì có thể nói, siêu thị có vai trò quan trọng nhất trong ngành phân phối bán lẻ của thế giới hiện nay. Không kể đến các nước công nghiệp phát triển, nơi thương mại chiếm tỷ trọng áp đảo trong doanh số bán lẻ toàn xã hội, ngay cả ở các nước đang phát triển, vai trò của thương mại hiện đại đang ngày càng gia tăng. 1.3.3.4. Trung tâm thương mại (Plaza, Trade Center) Theo từ điển Bách khoa Columbia, Trung tâm thương mại là một nơi tập trung các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ bán lẻ, nhằm phục vụ dân cư khu vực xung quanh. Theo khái niệm của các nước Châu Âu thì trung tâm thương mại được hiểu là một tổ hợp bao gồm các cửa hàng bán lẻ và các loại hình dịch vụ tập trung tại cùng một địa điểm, được quy hoạch, xây dựng và quản lý như một tổng thể thống nhất. Cụ thể: “Trung tâm thương mại bao gồm một cửa hàng bán lẻ tổng hợp (là một siêu thị hay một đại siêu thị) chuyên bán thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cùng với nhiều cửa hàng chuyên doanh như hiệu thuốc, cửa hàng thời trang, giày dép và đủ loại dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, du lịch, bưu điện... Tất cả tập trung trên một khu vực lớn nằm ở ngoại ô các thành phố và kèm theo là những bãi đỗ xe rất rộng, có bán xăng cho khách hàng". Theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Việt Nam, cũng như Quyết định 686/2010/QĐ của Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào về việc ban hành Quy chế các loại hình kinh doanh, Trung tâm thương mại được hiểu như sau: Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ khách hàng. Như vậy, từ rất nhiều cách tiếp cận về Trung tâm thương mại, có thể thấy Trung tâm thương mại đủ lớn về quy mô (diện tích, mặt hàng kinh doanh và các dịch vụ giải 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trí, số diện tích các văn phòng cho thuê...), bán kính phục vụ cho nhu cầu giải trí, tiêu dùng cũng như cung cấp lượng văn phòng cho các doanh nghiệp khá lớn, nhiều chủng loại hàng hóa và các hoạt động dịch vụ phong phú như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu điện và hàng loạt dịch vụ phụ trợ cho quá trình phân phối, phương thức kinh doanh tiến bộ và hiện đại tương xứng với các Trung tâm thương mại của các quốc gia trong khu vực [Dẫn theo 6]. 1.4. Thực tiễn phát triển ngành thương mại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nước CHDCND Lào là nước nằm giữa các nước Đông Nam Á, có biên giới giáp với các nước đang có nền kinh tế phát triển và sôi động như: Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Sau hơn 40 năm giành độc lập, CHDCND Lào đã có quan hệ ngoại giao với 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc, CHDCND Lào cũng tham gia và có nhiều đóng góp cho các tổ chức hợp tác cấp tiểu vùng, khu vực và liên khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại quốc tế WTO... Hiện nay, CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế của Lào trong những năm gần đây duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6 - 7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt gần 2.500 USD. Lào cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, dịch vụ bưu chính - viễn thông, thông tin - văn hóa - du lịch không ngừng phát triển. Chính phủ Lào đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế Lào là 7,5% hàng năm giai đoạn 2016-2020. [33]. Những thành tựu trên có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc Lào và sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Những thành tựu này cũng cho thấy sự đúng đắn của Chiến lược phát triển thương mại của CHDCND Lào đã được xây dựng và thông qua Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng NDCM Lào. Hiện Lào đang đồng thời triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VIII với mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế và tiếp tục có nhiều đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Công nghiệp và thương mại đã xây dựng được chiến lược chủ yếu như sau: - Chiến lược mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước gắn liền với sự tăng sức mua của nhân dân. 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chiến lược xuất khẩu. - Chiến lược thương mại với các nước láng giềng. - Chiến lược thương mại dịch vụ qua biên giới. Như vậy, các chiến lược này thực hiện trên các linh vực nội thương (thương mại nội địa) và ngoại thương (thương mại quốc tế). Trong đó: 1.4.1. Nội thương (Thương mại nội địa) của CHDCND Lào Sau khi có chiến lược phát triển thương mại, Bộ, sở và các tổ chức thương mại đã tập trung tổ chức thực hiện chiến lược. Làm cho thị trường trong nước có sự thay đổi nhanh chóng, hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương, giữa các tỉnh với nhau đang diễn ra rất nhiều, làm tăng lượng và loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Năm 2007 đạt được 34,1 nghìn tỉ kip, đến năm 2015 đạt được gần 70 nghìn tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%, giai đoạn 2011-2015 là 25%. Trong khâu bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng, năm 2001 tỉ trọng bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chiếm 68,5% đến năm 2007 tăng lên 81,6%, đến năm 2015 tăng lên 85,1%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại tư nhân kinh doanh linh hoạt, lực lượng tham gia lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Với vị trí thuận lợi là trung tâm của những đầu mối giao thông giữa các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc và Campuchia. Ngành thương mại Lào đã phát huy lợi thế này bằng cách nhập xuất và tái xuất khẩu. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 - 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng của thương mại Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao tới 70%. Tuy nhiên những năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng phần thương mại bán buôn vì đã tham gia vào được những mặt hàng trước đây chỉ do thương mại quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, thép, hàng may mặc, mỹ phẩm… Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ tại Lào ngày càng tăng nhanh cùng sự phát triển kinh tế đất nước. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phần lớn là việc xuất nhập khẩu và một số hàng hoá bán buôn trông nước chẳng hạn như: Bia, Xi măng. Vì hai mặt hàng này chỉ có nhà máy sản xuất tại Viêng Chăn. 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những năm qua Lào đã hình thành một số kênh bán buôn bán lẻ như sau: - Bán buôn trong và ngoài nước: + Từ thủ đô Viêng Chăn sang các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác. Hàng hoá được lưu chuyển chủ yếu là: Điện, gỗ, hàng nông lâm nghiệp và bia. + Từ các tỉnh miền Nam sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: cà phê, gỗ, hàng lầm sản. + Từ các tỉnh miền Bắc sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: gỗ, cao su, hàng lâm sản. + Từ Viêng Chăn đi: miền Bắc, miền Nam (cả nước). Chủ yếu là việc phân phối bia và xi măng vì hai mặt hàng này chỉ sản xuất ở Viêng Chăn. Nền kinh tế của Lào cũng dựa nhiều vào kinh tế của các nước xung quanh như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Vậy đã hình thành kênh bán buôn từ những nước này vào thị trường Lào: + Từ Thái Lan vào Lào: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, một số lương thực thực phẩm, hàng mỹ phẩm, hàng điện tủ… Lào nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan chiếm 70% trong tổng số lượng hàng hoá nhập từ bên ngoài. + Từ Việt Nam vào Lào: vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh đồ nhựa… Đặc biệt các tỉnh biên giới là chủ yếu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Việt Nam. + Từ Trung Quốc vào Lào: xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng điện tử, đồ chơi trẻ con… - Kênh lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: chủ yếu là các cửa hàng, các siêu thị, chợ. Hiện nay, Lào đã xây dựng mạng lưới chợ trên toàn quốc, tất cả các huyện đều có chợ, hệ thống siêu thị cũng đang được phát triển trong thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác. 1.4.2. Ngoại thương xuất nhập khẩu của CHDCND Lào Từ khi có chiến lược phát triển thương mại đã làm cho hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào tăng lên nhanh, trung bình tăng lên 7% nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra là mức tăng trưởng xuất khẩu phải đạt 8,7%. Lào đứng thứ 81 trong lĩnh vực xuất khẩu trên nền kinh tế thế giới. In 2016, Lào xuất khẩu 3,15 tỷ USD và nhập khẩu 3,87 tỷ USD. Trong năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Lào là 15,9 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm sau khi thực hiện chiến lược đạt 1,83 tỷ USD. Mức xuất khẩu bình quân tính trên đầu người là 86,7 USD. So với các nước trong khu vực là rất thấp. 28
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hiên nay, CHDCND Lào đang xuất khẩu chủ yếu một số hàng hoá như: điện lực, cà phê, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, khoáng sản… Ngoài ra còn có một số loại hàng mới có thế mạnh như: chè, rau, hoa quả, cây công nghiệp, gạo, ngô, các loại đậu. Tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông lâm nghiệp và hàng thuỷ sản có xu hướng giảm đi, ngược lại tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu các hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng lên rất đáng kể. Đặc biệt là loại hàng may mặc, điện, khoáng sản. Do xuất phát từ một nước nông nghiệp, sản xuất nông sản là chủ yếu do đó tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Lào trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh, ổn định, diện tích và sản lượng đều tăng, an ninh lương thực thực phẩm được đảm bảo… tạo tiền đề cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Lào chưa được phong phú và đa dạng so với tiềm năng của đất nước. Phần lớn các thị trường xuất khẩu là các nước láng giềng và một số nước khác như: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Úc. Lào là một nước nhỏ và người dân còn ít, phần nhiều hàng xuất khẩu chưa nhiều so với hàng nhập khẩu. Trong các năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng giá trị xuất khẩu của CHDCND Lào sang các khu vực vẫn giữ được ở mức ổn định. Tính riêng trong năm 2004 tổng giá trị xuất sang khu vực ASEAN đạt hơn 230 triệu USD so với 183 triệu USD năm 2002. Giá trị xuất khẩu sang khu vực Châu Âu năm 2006 khoảng 124 triệu USD nhưng so với năm 2005 có phần giảm một ít. Đến năm 2006 Lào đã xuất khẩu sang các nước ASEAN nhiều nhất đạt 590 triệu USD. Trong giai đoạn 2011-2015, Lào cũng tăng mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN cũng như khu vực Châu Âu, Mỹ. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước láng giếng Thái Lan và Việt Nam là ngô, cà phê, gạo, đậu vàng, sợi, con trâu, Cánh kiến trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mặt hàng ngô, chủ yếu Thái Lan cung cấp vào các nhà máy để sản xuất và chế biến các sản phẩm bánh và các món ăn gia súc. Với trị giá xuất khẩu là hơn 11 triệu USD, trong khi đó Việt Nam chỉ xuất khẩu được với trị giá là hơn 2 triệu USD, đứng thứ hai và thứ ba xuất khẩu các mặt hàng qua Thái Lan và Việt Nam là con trâu với trị giá xuất khẩu qua Thái Lan đạt được gần 3 triệu USD, còn Việt Nam chỉ 247,500 ngàn USD. 29
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1.1. Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2012-2017 (Đơn vị: triệu USD) Tên nhóm mặt hàng chủ yếu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Gỗ và sản phẩm gỗ 285 460 597 360 79 42 Cao su 13 29 31 40 51 0 Phân bón các loại 16 27 27 41 39 47 Quặng và khoáng sản khác 19 28 41 27 33 28 Kim loại thường khác 68 48 25 11 6 6 Hàng hóa khác 44 78 81 107 137 245 Tổng cộng 445 669 802 587 345 368 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê Việt Nam) Sau thực hiện chiến lược phát triển thương mại 5 năm tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 2,86 tỷ USD, tăng lên bình quân 4,9%/năm cao hơn mức khế hoạch đặt ra là 1,4%/năm. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 686 triệu USD, tính bình quân trên đầu người là 122,5 USD. Sự thay đổi cơ cấu nhập khẩu về cơ bản là phù hợp với khả năng và nhu cầu về kinh tế, đặc biệt tỉ lệ nhập khẩu mặt hàng: gạo, thực phẩm đã giảm rất nhanh từ 32,6% trong năm 2000, năm 2002 còn 9,9%, năm 2003 còn 4% và hiện nay chỉ con 2% so với tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 39,2%, nguyên liêu và dầu khí chiếm 47%, hàng tiêu dùng chiếm 13,8%. Bảng 1.2. Kim ngạch 10 nhóm hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam có kim ngạch lớn nhất trong giai đoạn từ 2012-2017 (Đơn vị tính: triệu USD) Tên nhóm mặt hàng chủ yếu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sắt thép các loại 108 79 91 118 76 74 Xăng dầu các loại 98 107 86 67 62 89 Phương tiện vận tải và phụ tùng 35 42 58 50 51 53 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 21 17 22 31 30 31 Sản phẩm từ sắt thép 15 14 19 28 28 39 Clanhke và xi măng - 17 23 29 16 11 Sản phẩm từ chất dẻo 11 13 18 13 10 16 Phân bón các loại 17 19 14 7 9 15 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 4 4 4 8 9 8 Cà phê 0 1 0 2 9 0 Hàng hóa khác 111 110 152 183 178 189 Tổng cộng 421 423 485 535 478 525 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê Việt Nam) 30
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.3. Đánh giá về thực trạng phát triển ngành thương mại của nước CHDCND Lào trong thời gian qua 1.4.3.1. Những thành tựu đạt được Trong thời gian qua, ngành thương mại của Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những định hướng chiến lược đề ra trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần đáng kể vào chiến lược ổn định và phát triển kinh tế. Thị trường và hoạt động thương mại đang phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư. Chiến lược phát triển thương mại đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ nông nghiệp. Cũng như chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác chính xuất phát từ mối quan hệ giữa thương mại và sản xuất nên chiến lược thương mại còn định hướng và dẫn dắt các nhà sản xuất đầu tư đúng hướng nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Đã hình thành được thị trường thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán… của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hoá. Thương mại quốc doanh đã từng bước chuyển đổi về tổ chức và phương thức kinh doanh, thương nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, đặc biệt thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Quản lý Nhà nước về thương mại được đổi mới cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức; từng bước hình thành hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, tạo hành lang pháp lý cho thương mại phát triển. Thực hiện và đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước Lào cũng như Bộ công nghiệp và thương mại và các Sở thương mại trong công cuộc đổi mới kinh tế, trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển thương mại đã làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển mạnh, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch, thúc đẩy và cải thiện hoạt động thương mại. - Những đổi mới cơ bản về quan điểm như: đặt đúng vị trí của sản xuất hàng hoá, lưu thông phân phối, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ bao cấp, đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 31
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã đẩy lùi chính sách bao vây, cô lập nước CHDCND Lào, tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế, mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.4.3.2. Những mặt yếu kém, tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành thương mại Lào vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém sau: Thứ nhất, Lào còn chậm trễ trong việc phác thảo một chiến lược phát triển thương mại dịch vụ theo hướng kinh tế mở, chưa khai thác tốt lợi thế lợi thế so sánh của Lào. Thứ hai, một số mục tiêu phát triển thương mại trong thời gian qua vẫn chưa tính hết được những yếu tố tác động nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung, sửa đổi nhiều, làm hạn chế vai trò tác dụng của bản thân chiến lược. Thứ ba, chiến lược chưa thực sự được xây dựng trên thế chủ động, thiếu tính định hướng và định lượng, chưa có tác động nhiều đến việc thúc đẩy và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Các bộ phận của chiến lược phát triển thương mại chưa được định hình rõ nét, làm cho thiếu đi những định hướng về từng mặt, từng khía cạnh của quá trình phát triển thương mại. Thứ tư, hệ thống quản lý và phương thức quản lý chậm chưa thay đổi, nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập. Bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại của Bô, các Sở, Ban, Ngành đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống còn thụ động và trì trệ biểu hiện trên nhiều mặt như: thiếu cán bộ có đầy đủ phẩm chất và những năng lực, sự liên kết giữa các định chế quản lý còn sơ hở, chưa tạo thành một thể thống nhất hướng tới mục tiêu chiến lược đã hoạch định, công tác quy hoạch, kế hoạch, thu thập, xử lý và phổ biến thông tin còn rất yếu, hoạt động xúc tiến thương mại còn có những bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Thứ năm, công tác tổ chức triển khai thực hiện chiến lược còn chậm, sự phối hợp giữa Bộ với các Sở trong quá trình triển khai còn thiếu, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Thứ sáu, quản lý Nhà nước về thương mại theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN còn lúng túng cả về tổ chức, cơ chế điều hành. Quản lý thị trường còn nhiều mặt bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế phức tạp của thị trường và hoạt động thương mại, nên hiệu quả chưa cao; tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm còn nhiều. 32
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những yếu kém, tồn tại kể trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Hoạt động thương mại của Lào chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài từ hậu quả chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại dịch vụ để lại không đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường, phát triển của hoạt động thương mại theo hướng đổi mới của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường đã nảy sinh nhiều đòi hỏi mới, nhiều vấn đề phức tạp của giai đoạn giao thời, chưa lường hết được. - Sự phân cấp nhiều tầng quản lý quá lâu không được đổi mới, làm cản trở việc phát triển năng lực hoạt động thương mại trên thị trường; hơn nữa còn làm nảy sinh tình trạng quản lý lỏng lẻo của hệ thống thương mại. - Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vốn, chính sách có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại, nhưng các lĩnh vực này chậm đổi mới, chuyển biến không kịp thời với tình hình của các doanh nghiệp (thiếu vốn kéo dài, cơ chế cho vay, lãi suất tín dụng, chính sách thuế) làm cho môi trường kinh doanh không hội đủ những điều kiện và cơ hội cần thiết. Thực trạng phát triển ngành thương mại của Lào trong thời gian vừa qua, đã đặt ra các yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào như sau: - Phát triển thương mại tại CHDCND Lào phải nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thương mại là một ngành tổng hợp, phát triển thương mại phải dựa và phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Lào, phải đi cùng với việc phát triển của các ngành khác: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ… - Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước để mở rộng thị trường hàng hoá trong và ngoài nước, coi việc mở rộng thị trường là chiến lược hàng đầu phát triển nền kinh tế hàng hoá của Lào. Hiện nay, Lào có lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất nông, lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện. Với những lợi thế so sánh của Lào trong việc sản xuất những hàng hoá đó, có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường hàng hoá Lào sẽ có triển vọng phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu. Trong việc mở rộng thị trường thì việc mở cửa thị trường ra khỏi biên giới là có tính chất quyết định, bởi vì những hàng hoá mà Lào có thể xuất khẩu được là những hàng hoá chưa có uy tín cao và chưa có thương hiệu phổ biến trên thị trường nước ngoài, vậy việc thâm nhập thị trường quốc tế là vấn 33
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đề rất khó đối với hàng hoá của Lào. Nhưng việc mở rộng thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Lào có xuất thì mới có điều kiện nhập. Tuy nhiên Lào không thể coi nhẹ việc mở cửa thị trường trong nước vừa có tác dụng nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác dụng khuyến khích, kích thích việc sản xuất hàng hoá. Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị bắt buộc Lào phải mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế. Muốn làm được tốt việc mở cửa thị trường trước hết phải xác định được lợi thế tiềm năng của đất nước để tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thương mại lâu dài và thích hợp với từng thời kỳ trong quá trình hội nhập. Tiểu kết chương 1 Hoạt động thương mại có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, kết nối giữa các vùng, các nước, các khu vực với nhau. Ngành thương mại Lào trong những năm qua, nhờ nỗ lực của địa phương cùng với những nguồn lực ngoài vùng đã có sự chuyển biến sâu sắc trong nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân bằng việc khai thác các thế mạnh của vùng. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Lào phải mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo cam kết của WTO, đã đặt ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho sự phát triển thương mại, đòi hỏi định hướng phát triển ngành thương mại, một mặt phải tập trung được mọi nỗ lực cho việc khai thác lợi ích thương mại từ những cơ hội này, mặt khác giảm thiểu được các chi phí cho việc vượt qua những thách thức… Viêng Chăn - thủ đô của nước CHDCND Lào, được coi là trung tâm kinh tế của vùng, của cả nước, có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế Lào. Trong những năm gần đây hoạt động thương mại của thủ đô Viêng Chăn có được nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế địa phương đã được khẳng định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự phát triển của thương mại Viêng Chăn còn nhiều hạn chế và không ít bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô, điều này đòi hỏi trong tương lai cần có những giải pháp cụ thể để
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh của tỉnh. Những nội dung này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.