SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân . Mọi số liệu
kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế
tại đơn vị thực tập
Sinh viên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................... x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA
NHẬT BẢN............................................................................................. 14
1.1 Tổng quan về ODA.......................................................................... 14
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ODA ............................................... 14
ODA là viết tắt của cụm từ Offical Development Assistance, nghĩa là
Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Tùy
theo từng cách tiếp cận khác nhau mà có các cách hiều về ODA:....... 14
1.1.1.2 Đặc điểm.............................................................................. 15
1.1.2 Phân loại ODA. .......................................................................... 16
1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp (tính chất tài trợ)............................. 16
1.1.2.2 Theo phương thức cung cấp ............................................... 17
1.1.2.3 Theo nhà tài trợ ................................................................... 17
1.1.2.4 Theo mục đích.................................................................... 17
1.1.2.5 Theo điều kiện ràng buộc................................................... 18
1.1.3 Vai trò của ODA...................................................................... 18
1.1.3.1 Đối với nước đầu tư............................................................ 18
1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư .............................................. 19
1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản.................................................. 20
1.2.1 Mục tiêu của ODA từ Nhật Bản ................................................. 21
1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Nhật Bản................................. 21
1.2.3 Nguồn ngân sách hoạt động của Nhật Bản ................................. 22
1.3 Giải ngân và các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA
của Nhật Bản......................................................................................... 23
1.3.1 Khái niệm giải ngân ODA......................................................... 23
1.3.2 Các hình thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản........................ 24
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản... 25
1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính................................................................. 25
1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng............................................................... 28
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật
Bản .................................................................................................... 28
1.3.4.1 Các nhân tố khách quan ....................................................... 28
1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan........................................................... 31
1.3.5 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của dự
án…. .................................................................................................. 31
1.4 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam...... 33
1.4.1 Tổng quan về ngành công nghiệp điện........................................ 33
1.4.1.1 Khái niệm về công nghiệp điện ............................................ 33
1.4.1.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất điện.............................. 33
1.4.1.3 Vai trò của ngành sản xuất điện............................................. 34
1.4.1.4 Các nguồn vốn để phát triển ngành sản xuất điện năng .......... 35
1.4.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt
Nam……............................................................................................ 37
1.4.2.1 Chu trình dự án ODA của chính phủ Việt Nam và Nhật
Bản…….......................................................................................... 37
1.4.2.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện Việt
Nam……......................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN
CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 ........ 42
2.1 Giới thiệu về dự án “ xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1......... 42
2.1.1 Mục tiêu của dự án.................................................................... 42
2.1.1.1 Mục tiêu cụ thể của dự án ..................................................... 42
2.1.1.2 Mục tiêu lâu dài của dự án.....Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Sự cần thiết xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tại Thanh
Hóa. ......................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1 Vị trí địa lý............................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2 Khí hậu .................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3 Nhu cầu điện ở khu kinh tế Nghi Sơn 1cũng như trong khu vực
ngày càng cao.....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Thông tin dự án............................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.1 Tên dự án: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1Error! Bookmark
not defined.
2.1.3.2 Tên chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN)
..........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.3 Tên tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty tư vấn Xây dựng Điện
3….....................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.4 Nhà thầu chính: Công ty Marubeni của Nhật Bản...........Error!
Bookmark not defined.
2.1.4 Nội dung dự án:.........................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.2 Địa điểm xây dựng:.................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.3 Diện tích đất sử dụng:.............Error! Bookmark not defined.
2.1.4.4 Thiết kế cơ sở:........................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.5 Loại cấp công trình: ...............Error! Bookmark not defined.
2.1.4.6 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:Error! Bookmark
not defined.
2.1.4.7 Thời gian dự kiến thực hiện dự án :Error! Bookmark not
defined.
2.1.4.8 Nguồn vốn đầu tư.................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.9 Hình thức quản lý dự án:........Error! Bookmark not defined.
2.1.4.10 Tổng mức đầu tư của dự án..Error! Bookmark not defined.
2.1.4.11 Điều kiện tài chính...............Error! Bookmark not defined.
2.1.4.12 Quản lý tài chính..................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.13 Kế hoạch giải ngân và trả nợ của dựError! Bookmark not
defined.
2.2 Tình hình thực hiện tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản cho dự
án.............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Các phương thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản cho dự án
.............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1 Ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại dự án “xây dựng nhà máy
nhiệt điện Nghi Sơn 1”...........................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2 Cơ sở pháp lý giải ngân cho dự ánError! Bookmark not
defined.
2.2.1.3 Phương thức giải ngân với các nguồn vốn của dự án .......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2 Thực trạng giải ngân vốn ODA của Nhật Bản cho dự án .......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.1 Mức độ giải ngân của dự án theo đợtError! Bookmark not
defined.
2.2.2.2 Mức độ giải ngân của dự án theo nămError! Bookmark not
defined.
2.2.3 Đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào dự án
.............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1 Đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODAError! Bookmark not
defined.
2.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân vốn ODA
của Nhật Bản vào dự án này................Error! Bookmark not defined.
a) Cơ chế, chính sách quản lý ,sử dụng vốn của Nhà nước ...........Error!
Bookmark not defined.
b) Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ
..........................................................Error! Bookmark not defined.
c) Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án.................Error!
Bookmark not defined.
d) Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ dự án chưa đáp ứng
được yêu cầu ......................................Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Đánh giá kết quả đạt được của dự án theo tiến độ giải ngân hiện
tại…......................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.4.1. Những kết quả đạt được..........Error! Bookmark not defined.
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.......Error! Bookmark not defined.
2.2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế đóError! Bookmark not
defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA
CỦA NHẬT BẢN VÀO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1.......Error!
Bookmark not defined.
3.1 Phương hướng thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2017 của dự án
xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1...Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Phương hướng chung cho dự án giai đoạn năm 2016- 2017....Error!
Bookmark not defined.
3.1.2 Phương hướng cụ thể cho dự án.....Error! Bookmark not defined.
3.2 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án trong thời gian
tới. ...........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thủ
tục, chính sách, cơ chế quản lý, quy trình giải ngân vốn ODA cho phù hợp
với điều kiện đất nước và thông lệ quốc tế.Error! Bookmark not
defined.
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật......Error!
Bookmark not defined.
3.2.1.2. Hài hòa quy trình, thủ tục giải ngân vốn ODA với Nhật Bản
..........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3 Về chính sách thuế...................Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy các công việc trong khâu chuẩn bị
dự án: lập, xét duyệt, thẩm định dự án; đàm phán; thiết kế; công tác đấu
thầu; tư vấn; công tác chuẩn bị vốn đối ứng,…Error! Bookmark not
defined.
3.2.2.1. Tăng cường công tác tư vấn, hạn chế thay đổi thiết kế dự
án……. ..............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Rút ngắn thời gian thực hiện công tác lập, xét duyệt, thẩm định
dự án, đàm phán..................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Hoàn thiện quy chế đấu thầu, xét thầuError! Bookmark not
defined.
3.2.2.4. Giải pháp cho nguồn vốn đối ứngError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các công việc trong khâu thực
hiện dự án: giải phóng mặt bằng, sử dụng vốn, theo dõi thực hiện dự án,
tái cơ cấu dự án…..................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1. Giải pháp cho vấn đề giải phóng mặt bằngError! Bookmark
not defined.
3.2.3.2. Hoàn thiện, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá dự
án………............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3.3. Sử dụng vốn ODA hợp lý, hoàn thành việc tái cơ cấu dự án phù
hợp với tiến độ đề ra...........................Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tăng cường năng lực quản lý dự ánError! Bookmark not defined.
3.2.4.1 Từ nhà cấp vốn ODA cho dự ánError! Bookmark notdefined.
3.2.4.2 Từ chủ đầu tư và nhà nước......Error! Bookmark not defined.
3.2.4.3 Chủ thầu xây dựng (Doanh nghiệp thi công)Error! Bookmark
not defined.
3.2.4.4 Đối với Ban quản lý dự án:......Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTO : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Transfer
– Operation)
BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build –
Operation –
Transfer)
BT : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build – Transfer)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment)
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.4: Tỷ lệ phân bố vốn ODA vào ngành ............................................ 40
Bảng 2.1: Diện tích đất sử dụng của dự án....Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Tổng mức đầu tư của dự án phân bổ theo hạng mục..............Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4: Thời gian vay và lãi suất vốn ODA Nhật Bản cho dự án .......Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Kế hoach giải ngân của dự án .......Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6: Bảng số nợ đã trả của dự án..........Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Kế hoạch trả nợ của dự án ............Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8: Mức độ giải ngân theo đợt của dự ánError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.9: Mức độ giải ngân vốn ODA cho dự án theo nămError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.10: Giải ngân vốn ODA cho dự án theo cơ cấu nguồn vốn........Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.11: kế hoạch xây dựng của dự án......Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Lượng ODA cần phải giải ngân trong giai đoạn 2016- 2017..Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam.................. 38
Biểu đồ 1.2: Chu trình dự án ODA của Việt Nam....................................... 39
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
hiện nay là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệp
phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với
khoản ODA trị giá 17,5 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt
Nam và 41% trong số đó đã được giải ngân trong 8 năm qua, ODA đã khẳng
định vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này đóng
góp một phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng,
khoa học kỹ thuật thấp kém ở nước ta. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nguồn
vốn ODA còn giúp Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề
xã hội cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, nước ta đang có
các dự án xây dựng đầu tư vào ngành năng lượng, cụ thể là nhiệt điện và thủy
điện để đáp ứng nhu cầu xây dựng của các khu công nghiệp trên cả nước cũng
như sinh hoạt của con người. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA vào năng lượng thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề
thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tìm ra những
nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong
thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử
dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về
vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay. Vì những lý do trên, tôi
đã chọn đề tài "Những giải pháp nhằm đẩynhanhtiến độ giải ngân nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật bản vào nhà máy nhiệt
điện Nghi Sơn 1” tại Việt Nam. Được xem như là một trong những dự án
trọng điểm hiện nay. làm đề tài nghiên cứu cho bài Luận văn tốt nghiệp của
mình. Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về
ODA, phân tích thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam trong những năm qua
để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA
của dự án “xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1” do Chính phủ Nhật
Bản tài trợ
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra được các biện pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ giải ngân của dự án
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về tình hình giải ngân của dự án từ khi dự án bắt đầu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu kết hợp với việc khảo sát các số liệu thực tế đã thu
thập được. Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích,
so sánh, tổng hợp và xử lí các thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá lô
gíc, hợp lý từ đó rút ra các biện pháp cụ thể.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA
CỦA NHẬT BẢN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT
BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN
ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1
Luận văn tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về ODA,
ODA của Nhật Bản vào dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 và từ thực tiễn sử
dụng ODA tại dự án “xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1” từ đó đề xuất
những giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA nhằm đạt được những mục
tiêu mà dựán đề ra.
Qua đây em xin được cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và cán
bộ hướng dẫn Trần Thị Hồng Hạnh – phòng song phương 2- cục quản lý nợ
và tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính cùng các anh chị chuyên viên Phòng đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN
VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN
1.1 Tổng quan về ODA
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ODA
1.1.1.1 Khái niệm
ODA là viết tắt của cụm từ Offical Development Assistance, nghĩa là Hỗ
trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Tùy theo từng
cách tiếp cận khác nhau mà có các cách hiều về ODA:
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là
một bộ phận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần
đạt ít nhất 25% yếu tố cho không”.
Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD): “Nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức là những nguồn tài chính do các Chính phủ hoặc các Tổ chức
liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế và phúc lợi cho quốc gia đó”.
Theo Nghị định số 131/2006 NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt
Nam: “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển
giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và
các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ”
Nhiều tài liệu nghiên cứu, học giả… có những quan điểm khác nhau về
ODA nhưng các quan điểm ấy đều dẫn đến một khái niệm: “ODA được hiểu
là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay nhiều quốc gia hoặc các tổ chức tài chính
quốc tế ( WB, ADB…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ
chức phi chính phủ ( NGO ), các tổ chức liên Chính phủ cung cấp cho một
quốc gia nào đó ( thường là nước kém hoặc đang phát triển ) nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội”
1.1.1.2 Đặc điểm
ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc là các khoản vay ưu đãi
được các nước phát triển hoặc các tổ chức trên thế giới hỗ trợ. Do đó, ODA
có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, ODA có tính ưu đãi của các nước đang triển, các tổ chức quốc
tế đối với các nước đang và kém phát triển
- Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp,
mức lãi suất này tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng thường các
khoản vay ODA có mức lãi suất dưới 3%/năm
- Thời gian vay dài: gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản vay
ODA có thời hạn vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB) là
40 năm, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm..
- Thời gian ân hạn: đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi phải trả
vốn gốc đầu tiên tương đối dài, thông thường dao từ 7 đến 10 năm tùy từng
khoan vay. Ví dụ: 10 năm đối với khoản vay của Nhật Bản và WB, 8 năm đối
với ADB..
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn nợ,
giảm nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không phải thực
hiện các khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu đãi
của ODA còn thể hiện ở chõ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm
phát triển, vì mục tiêu phát triển.
Thứ hai, Thường kèm theo các ràng buộc điều kiện nhất định từ nước
đầu tư
Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những
quy định ràng buộc khác nhau đối với nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được
ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn thu một số lợi nhuận từ việc yêu cầu nước
tiếp nhận viện trợ phải mua máy móc, thiết bị, hàng hóa hay dịch vụ của họ,
thuê các chuyên gia tư vấn thiết kế của họ.
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều kiện ràng
buộc này có thể là ràng buộc một phần, cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về
kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ
ODA là nguồn vốn có nước ưu đãi nhưng không phải vì vậy mà nó không
để lại gánh nặng nợ nần. Sự ưu đãi của ODA chỉ làm cho mức nợ nần giảm
xuống và thời gian trả nợ dài ra. Gánh nặng nợ của ODA thường xuất hiện
sau một thời gian dài.
Vấn đề khó khăn là ở chỗ ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản
xuất mà là phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục
là những lĩnh vực phi sản xuất vật chất nên hiệu quả nó mang lại cho nền kinh
tế là gián tiếp, có tính chất hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong
khi đó, số nợ ODA thì lại tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh nặng nợ của nước
tiếp nhận. Do đó việc phối hợp sử dụng vốn ODA với các nguồn vốn khác là
cực kỳ quan trọng nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng thời vẫn đảm bảo
phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Phân loại ODA.
Các nước hỗ trợ đầu tư vốn ODA thường đầu tư dưới nhiều hình thức
khác nhau và đa dạng, cụ thể ODA được phân chia dưới các dạng như sau:
1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp (tính chất tài trợ)
- Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp
nhận vốn không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
- Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu
đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không
hoàn lại’ lớn hơn 25%
- Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần
cho vay ( có thể là ưu đã hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đã
phải trên 25%.
1.1.2.2 Theo phương thức cung cấp
- ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ
được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật,
viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi.
- ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ…
- ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát nào đó, trong một thời gian xác định. Thường là gắn với nhiều dự án chi
tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể.
1.1.2.3 Theo nhà tài trợ
- ODA song phương: Là các khoản viện trợ chính thức từ nước này cho
nước kia (nước phát triển cho các nước đang hoặc kém phát triển) thông qua
Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: Là các khoản viện trợ chính thức của một số tổ chức
tài chính quốc tế (IMF, WB…) và khu vực (ADB, EU…) hoặc các tổ chức
phát triển của Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP), quỹ nhi dồng Liên hợp quốc (UNICEF),…cho các nước đang hoặc
kém phát triển.
1.1.2.4 Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm
vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội và bảo về môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là các khoản tài trợ dành cho chuyển gia tri thức,
chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu
tư các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực… Thường là các khoản
viện trợ không hoàn lại.
1.1.2.5 Theo điều kiện ràng buộc
- ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ ràng
buộc nào của nhà tài trợ.
- ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào
đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng.
- ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng
buộc
1.1.3 Vai trò của ODA
1.1.3.1 Đối với nước đầu tư
a) Mục đích chính trị
Các quốc gia đều muốn phát huy uy tín, ảnh hưởng, vị thế chính trị của
mình trên thị trường quốc tế nói chung và đối với từng quốc gia nói riêng,
đồng thời cũng từ đó mà có thể ngăn chặn hay giảm bớt ảnh hưởng chính trị
của các quốc gia.
Nhờ có ODA mà một quốc gia có thể giúp đỡ một hoặc một số quốc gia
khác khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa,..gây ra. Qua đó, các quốc gia
được giúp đỡ sẽ dễ dàng chấp nhận quốc gia tài trợ là đồng nhân tin cậy.
b) Mục đích kinh tế:
Mặc dù việc tài trợ ODA không nhằm thu lợi nhuận trực tiếp, kể cả các
khoản vay ODA cho vay có thu lãi, song đều là lãi suất ưu đãi (dưới 3%), nên
phần lãi là không đáng kể và cũng không phải là mục đích theo đuổi của nhà
tài trợ. Tuy nhiên, nhờ các khoản vay ODA mà từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao
thông, điện, thông tin liên lạc,..) đến khuôn khổ pháp lý, thể chế, năng lực
quản lý của bộ máy nhà nước của các nước nhận tài trợ đều được cải thiện,
tạo cơ hội phát huy các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của các quốc
gia này, tạo điều kiện mở ra thị trường tốt cho đầu tư và tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa của các nước tài trợ.
c) Mục đích xã hội- nhân đạo:
Hàng năm một lượng khá lớn ODA, trong số đó phần lớn là ODA không
hoàn lại của các tổ chức quốc tế (như của Liên Hợp Quốc) cùng với của một
số nước phát triển, điển hình là các nước Bắc Âu, được dành để tài trợ trực
tiếp cho các chương trình xã hội- nhân đạo, như chống đói giảm ngheo, xóa
nạn mù chữ, phòng chống các dịch bệnh xã hội (HIV, H5N1, SARS,..), chống
biến đổi khí hậu toàn cầu,.. Nhờ đó, môi trường thiên nhiên ngày càng được
cai thiện nhiều hơn, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đối với dân chúng trên toàn
cầu được đẩy lùi.
1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
a) ODA bổ xung cho nguồn vốn trong nước
- ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
- ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng
làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
- ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (
FDI ) và là điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
- ODA giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách
doanh nghiệp quốc doanh, tự do hóa thương mại, cải tạo hệ thống tài chính
tiền tệ quốc gia đặc biệt là hệ thống ngân hàng.
- Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực sản
xuất xã hội.
- ODA thúc đầy hoạt động đầu tư:
+ Đầu tư công: Khi tiếp nhận vốn ODA, các nước nhận đầu tư tiến hành
cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đường giao thông, phát triển
năng lượng… vì những đặc trưng của ngành ( cần lượng vốn lớn, thu hồi vốn
chậm nên tư nhân không có khả năng đầu tư ). Tạo ra được cơ sở hạ tầng
vững chắc, giao thông thuận tiên, hệ thống pháp luật ổn định.
+ Đầu tư tư nhân: Thúc đẩy đầu tư tư nhân ( theo thống kê cứ 1 USD
viện trợ thu hút xấp xỉ 2 USD tư nhân, viện trợ tăng quy mô 1% GDP sẽ làm
tăng đầu tư tư nhân trên 1,9% ) củng cố niềm tin vào khu vực tư nhân và hỗ
trợ các dịch vụ công cộng.
b) ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách
kinh tế
- Các khoản viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách thể chế;
- Hỗ trợ thử nghiệm các cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà phổ biến các
bài học kinh nghiệm
- ODA giúp các nước đang phát triển chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu
kinh tế
c) ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội
Giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình tràng nghèo đói và đạt được
những chỉ tiêu xã hội, đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng
lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia về
ODA, bình quân các nước đang phát triển thu nhập đầu người tăng 1% dẫn
đầu tỷ lệ đối nghèo xuống 2% nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt thì khi
viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói nghèo. Tăng 10 tỷ
USD viện trợ 1 năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo
nếu quản lý tốt, con số này là 7 triệu nếu quản lý không tốt. Vẫn là nếu quản
lý tốt thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em sẽ giảm 0,9% trên 1% GDP viện trợ. Viện trợ
tác động đến tăng trưởng, từ đó tác động đến mục địch nâng cao mực sống.
1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản
Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới với ngân sách tài trợ mỗi
năm khoảng 10 tỷ USD. Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế
giới hiện nay, Nhật Bản đã phải trai qua một quá trình phát triển kinh tế xa
hội lâu dài và bền bỉ. Nhật Bản cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước
viện trợ ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận
viện trợ trên.
1.2.1 Mục tiêu của ODA từ Nhật Bản
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản đầu tư cho các nước đang và kém phát
triền nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các nước đó:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc
tế (kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường năng
lực cạnh tranh ngành công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở
hạ tầng v.v)
- Tăng cường quản trị Nhà nước (cải cách pháp luật và hệ thống tư pháp,
tăng cường chức năng và năng lực hành chính, thúc đẩy sự tham gia của
người dân, v.v)
- Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương (giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách phát triển, cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản; các đối sách với vấn đề
môi trường và biến đổi khí hậu, v.v)
1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Nhật Bản
- Thứ nhất, cũng như các nhà tài trợ khác, ODA của Nhật Bản thực hiện
các mục tiêu đầu tiên là xóa đói giảm nghèo, đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng-
kỹ thuật tại các quốc gia trên thế giới (chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á
có vị trí địa lý gần gũi với Nhật Bản) giúp các quốc gia này cải tổ chính sách,
chính trị, kinh tế- xã hội một cách hợp lý nhằm tạo ta một thế giới ổn định về
kinh tế và chính trị.
- Thứ hai, cũng như các nhà tài trợ ODA khác, lãi suất cho vay tín dụng
ODA của Nhật Bản là khá thấp (từ 0%- 3%/năm). Đi kèm các khoản vay luôn
tồn tại khoản viện trợ không hoàn lại.
- Thứ ba, các điều kiện ràng buộc của Nhật Bane khi cung cấp vốn ODA
thường kèm theo các điều kiện như: sử dụng kỹ sư của Nhật Bản, nhập khẩu
trang thiết bị- kỹ thuật từ Nhật Bản, nhằm thu lại được một phần lợi nhuận từ
việc đầu tư ODA cho các nước đang và kém phát triển trên thế giới.
- Thứ tư, ODA của Nhật Bản không chỉ quan tâm đến sự phát triển của
thế giới, mà Nhật Bản sử dụng vốn ODA đầu tư cho các nước trên thế giới
nhằm tạo ra sự phụ thuộc của các nước lên Nhật Bản cũng như sự ảnh hưởng
kinh tế của Nhật Bản lên các nước này.
- Thứ năm, ODA của Nhật Bản hỗ trợ chủ yếu cho chính phủ các nước,
khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách cũng như giúp đỡ
chính phủ giảm thiểu rủi ro trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng-
kỹ thuật. Còn vấn đề hỗ trợ ODA cho các doanh nghiệp, công ty hay các dự
án của các tỉnh là của chính phủ nhận vốn ODA từ Nhật Bản
- Thứ sáu, Nhật Bản hiện tại là nước hỗ trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.
Vì thế, phạm vi hỗ trợ ODA của Nhật Bản rất rộng lớn, vào haongr 47 quốc
gia trên thế giới (ban đầu là Đông Nam Á, sau đó mở rộng ra Đông Á, Châu
Phi, Thái Bình Dương,..)
1.2.3 Nguồn ngân sách hoạt động của Nhật Bản
Có 4 cơ quan chính thức tham gia vào quá trình hoạch định chính
sách và quyết định mức viện trợ hàng năm của Nhật Bản là Bộ Ngoại Giao
(MOFA), Bộ Tài chính (MOF), Bộ kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật
Bản (METI) và Đại sứ quán Nhật Bản (ĐSQ)
Trước năm 2016, Tổng ngân sách mà chính phủ Nhật Bản viện trợ
vốn ODA cho các nước trên thế giới là 505 tỷ yen. Đứng đầu danh sách nước
trên thế giới hỗ trợ ODA nhiều nhất cho các nước đang và kém phát triển.
Theo dự thảo ngân sách, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
cũng sẽ được bổ sung thêm 46,7 tỷ yen, sẽ tăng 1,8% và lên mức 551,9 tỷ yen
trong năm tài khóa 2016, bắt đầu từ tháng 4/2016. Bộ Ngoại giao Nhật Bản
cho biết, thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các phái đoàn ngoại giao và
tăng nguồn vốn ODA, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường bảo vệ quyền lợi của
công dân mình tại nước ngoài, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa đất nước
mặt trời mọc với cộng đồng quốc tế.
1.3 Giải ngân và các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân
vốn ODA của Nhật Bản
1.3.1 Khái niệm giải ngân ODA
Giải ngân nguồn vốn ODA là việc chính phủ tiếp nhận vốn ODA thực
hiện phân phối nguồn vốn ODA một cách hợp lý cho những chương trình, dự
án khả thi đã được cấp phép xây dựng sao cho nguồn vốn ODA được sử dụng
thực sự có hiệu quả, dưới sự giám sát của những tổ chức và Chính phủ trực
tiếp đầu tư.
Nhật Bản thực hiện cấp vốn ODA cho chính phủ các nước đang và kém
phát triển nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng- kỹ thuật cho nền kinh tế,
thực hiện các hoạt động nhân đạo và xóa đói giảm nghèo. Chính phủ các nước
sẽ tiếp nhận vốn ODA và thực hiện giải ngân thông qua 2 cách sau:
- Giải ngân trực tiếp cho các dự án, chương trình do chính phủ phụ trách.
Ví dụ: xây dựng hệ thống đường giao thông, thực hiện các chương trình xóa
đói giảm nghèo hay thực hiện cứu trợ thiên tai lũ lụt tại các tỉnh thành trên cả
nước.
- Thực hiện cho các tỉnh, thành phố vay lại, các tỉnh sẽ trực tiếp phụ
trách quản lý các dự án chương trình được cấp phép xây dựng trên địa bàn
tỉnh đó.
Thông qua giải ngân vốn ODA, giúp chính phủ kiểm soát được lượng giải
ngân cũng như tiến độ giải ngân vốn để thực hiện hoạt động các chương trình.
Từ đó có thể đánh giá được khả năng thực hiện dự án, chất lượng dự án để có
thể khắc phục và xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp theo hợp đồng vay ODA
đã được ký kết với bên Nhật Bản.
1.3.2 Các hình thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có nguồn viện trợ ODA lớn nhất thế giới cho các
nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, việc viện trợ ODA của Nhật Bản
không giống như các tổ chức viện trợ trên thế giới (WB,..) mà nó khác cả về
hình thức đầu tư cả về mục đích đầu tư. Cụ thể, các hình thức giải ngân vốn
ODA của Nhật Bản:
- ODA hỗ trợ dự án: Mục đích của Nhật Bản là hỗ trợ cho các nước
đang và kém phát triển về mặt kinh tế. Vì vậy, vấn đề đầu tiên được sử dụng
vốn ODA là cho các dự án cụ thể về hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư.
- Viện trợ có hoàn lại: Nhật Bản không phải là một tổ chức viện trợ
nhân đạo, cũng không phải nước có nhiều vốn để thực hiện hỗ trợ ODA
không hoàn lại cho các nước nhận ODA. Nhật Bản cũng muốn thu lại được ít
lợi nhuận từ các dự án ODA này. Vì thế, các khoản vay ODA là các khoản
cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời
gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không hoàn lại’ lớn hơn 25%.
- ODA song phương: Hình thức kí kết ODA của Nhật Bản là kí kết
song phương. Bởi mục đích của Nhật Bản là tạo sức ảnh hưởng về kinh tế của
nước mình đối với nước nhận đầu tư, vì thế thường là kí kết song phương.
Đây là các khoản viện trợ chính thức từ nước này cho nước kia (nước phát
triển cho các nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp định được ký
kết giữa Chính phủ Nhật Bản và chính phủ nước nhận đầu tư
- Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội và bảo về môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi. Nhật Bản không
thực hiện hỗ trợ ODA cho các vấn đề khác..
- ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn của Nhật Bản phải chịu một
số ràng buộc nào đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích
sử dụng. Ví dụ như phải sử dụng kỹ sư Nhật Bản, nhập khẩu trang thiết bị từ
Nhật Bản. Đây là cách để nhà đầu tư Nhật Bản tạo công ăn việc làm cho công
dân nước mình và thu lại được một phần lợi nhuận từ dự án.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản
Mục đích của việc đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA nhằm xác định
tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu theo mức đã giải ngân , hiệu quả
phát triển,tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá tiến độ giải
ngân vốn ODA của dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin
cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các
thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những
quyết định chính sách giải ngân đối với dự án đang thực hiện và rút ra những
bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai.
Việc đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA là việc đánh giá kết quả thực
hiện các dự án theo mức đã giải ngân có đạt được theo các mục tiêu ban đầu
đã đề ra- ký kết trong hiệp định giữa Chính phủ- Nhật Bản. Các tiêu chí để
đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA đối với một chương trình dự án được
định nghĩa trong “ Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của
Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí:
1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu dựa trên quan điểm được đúc kết trong
quá trình thực hiện dự án để đánh giá tình trạng giải ngân và mức độ ảnh
hưởng của dự án. Các đánh giá tình hình giải ngân được biểu hiện qua các chỉ
tiêu định tính sau:
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn
ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận
tài trợ và nhà tài trợ.
Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/ dự án có phù hợp
khi được triển khai tại khu vực/ vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu
của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ
đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng
mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Việc đánh giá tính phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được
triển khai, và công tác này thường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa
kỳ của chương trình dự án.
- Tínhhiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một
chương trình hay dự án.
Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được
mục tiêu như trong thiết kế/ văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá
này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả đạt được trên thực tế. Từ đó
đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo cho vấn đề giải
ngân.
Việc đánh giá này được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và
cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá tiến
độ giải ngân vốn của toàn dự án.
- Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính –
liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/ dự án sử
dụng ít nguồn lực nhất có thể để đạt được kết quả mong đợi. Hay nói cách
khác là thông quan việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn
đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, để thấy được quy trình thực hiện
chương trình/ dự án đã là hợp lý nhất chưa.
Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như
mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần
thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các
yếu tố đầu vào hợp lý nhất.
Hiệu suất của dự án thường được thực hiện thông qua công tác đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự
án.
- Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can
thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện
chương trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với
kinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện
dự án/chương trình tạo ra.
Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do
đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi đó
mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội
và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.
- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương
trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về
mặt tài chính và môi trường.
Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu
quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại
hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp
tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc laajo hay không?
Hoạt động này được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với
công tác đánh giá tác động của dự án.
1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu dùng để đo lường về mặt số lượng
tình trạng hoạt động và mức độ ảnh hưởng của dự án. Tùy theo từng lĩnh vực
mà có hệ thống những chỉ tiêu đinh lượng riêng. Có thể xem xét một số chỉ
tiêu định lượng cơ bản sau:
- Tỷ lệ giải ngân ODA của dự án: Được thể hiện bằng tỷ trọng giữa
nguồn vốn thực hiện so với nguồn vốn cam kết ban đầu từ phía các nhà tài trợ
ban đầu. Tốc độ giải ngân chính là thước đo mức độ sử dụng nguồn vốn
ODA, khả năng khai thác vốn vào các chương trình dự án phục vụ phát triển
kinh tế.
- Tỷ lệ vốn đối ứng cho các dự án: Đối với các chương trình, dự án ODA
để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15%
vốn đối ứng trong nước (khoảng 0,15 USD) để phục vụ cho các công tác đền
bù giải phóng mặt bằng, các loại thuế…Để dự án có thể thực hiện đúng tiến
độ, đảm bảo hiệu quả thì việc bố trí vốn đối ứng kịp thời là rất quan trọng và
cần thiết.
- Tiến độ thực hiện dự án: nhanh hay chậm
- Các chỉ tiêu cụ thể như: Số km đường giao thông được nâng cấp và xây
mới; tỷ lệ hộ nghèo; số công trình thủy lợi được xây dựng và cải tạo; tăng
trưởng GDP...
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của
Nhật Bản
1.3.4.1 Các nhân tố khách quan
a) Môi trường cạnh tranh
Thời gian gần đây, có thể thấy tổng lượng ODA trên Thế giới đang có
chiều hướng suy giảm trong khi có nhu cầu ODA của các nước đang phát
triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung
đột vũ trang khu vực. Vì vậy, để thu hút được những nguồn vốn ODA trong
thời gian tới đòi hỏi các nước tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao
hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điều
phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.
b) Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia nhận tài trợ
Thông thường các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan
hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế,
chính trị của nước nhận viện trợ có ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút và sử
dụng vốn ODA.
Quy trình, thủ tục của quốc gia nhận viện trợ
Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới hiêu quả sử dụng vốn
ODA. Ở các nước có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác
triển khai các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án
ODA sẽ được thực hiện đúng tiến độ và phát huy được hiệu quả cao.
c) Năng lực tài chính của nước tiếp nhận ODA
Đối với các chương trình, dự án ODA để tiếp nhận được nguồn vốn viện
trợ thì quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước làm
vốn đối ứng. Ngoài ra cũng cần môt lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công
tác chuẩn bị. Khi ký kết hiệp định vay vốn, nước tiếp nhận viện trợ cũng phải
tính đến khả năng trả nợ và lãi vay trong tương lai. Do đó, với một quốc gia
có năng lực tài chính càng mạnh thì việc sử dụng vốn ODA càng hiệu quả và
khả năng trả nợ càng cao.
d) Xây dựng dự án
Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các chương
trình dự án đươc xây dựng phải nằm trong khuôn khổ, mục tiêu chung của
Chính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế xã hội. Các
nhà quản lý cần phân loại, xác định tính chất, mức độ cần thiết của từng dự án
để có cách phân bổ hợp lý và thuyết phục. Các chương trình, dự án được xây
dựng bám sát với tình hình thực tế sẽ là nhân tố quan trọng đẫn đến sự thành
công sau này.
e) Trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA
Trình độ, đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA là
nhân tố không nhỏ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các cán bộ này
cần phải có năng lực đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý
vốn; có kiến thức chuyên sâu về pháp luât, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ…Bởi
vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân theo các quy định
pháp luật của Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định hướng dẫn của nhà tài
trợ. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất đạo
đức tốt, có trách nhiệm, công tâm trong quá trình quản lý, thực hiện dự án
ODA để dự án hoàn thành đúng tiến độ, tránh được thất thoát, lãng phí vốn.
f) Công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát thực hiện dự án
Công tác này có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công
của dự án. Để quản lý quá trình sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả thì phải
chặt chẽ hóa trong từng khâu, từng giai đoạn đầu tư (từ khi chuẩn bị đầu tư,
thực hiện dự án đến kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng). Đó là sự quản
lý phân bổ nguồn vốn, quản lý quá trình hình thành dự án, vạch ra kế hoạch
và tổ chức thực hiện một cách hợp lý.
Thông qua công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát, quản lý chất lượng công
trình quá trình thực hiện dự án có thể thấy đươc những tồn tại khó khăn cần
giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho dự án được
thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đảm bảo chất lượng. Công việc này còn giúp
cho các cấp quản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho các
giai đoạn tiếp theo của dự án và cho các dự án khác.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tình hình giải
ngân vốn như:
- Công tác tổ chức đấu thầu
- Công tác giải phóng mặt bằng
- Việc bố trí vốn đối ứng cho dự án…
1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan
a) Tình hình chính trị, kinh tế của Nhật Bản
Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất
nghiệp hay những thay đổi chính trị của Nhật Bản đều có tác động tới các
hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Ví dụ như Nhật bản cung
cấp ODA đang trong tình trạng nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp
tăng…có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của nước này giảm. Hay
sự thay đổi về thể chế chính trị có thể dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ
tục giải ngân…cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án tại nước tiếp
nhận viện trợ
b) Các quy chế, chính sách của Nhật Bản
Các chính sách và thủ tục riêng của Nhật Bản đòi hỏi các quốc gia tiếp
nhận ODA phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA của họ. Nếu như chính sách, thủ tục đó phức tạp, ngặt nghèo sẽ làm cho
các nước tiếp nhận lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, làm
chậm tiến độ dự án so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy việc hiểu biết
và thực hiện đúng các chủ trương, hướng dẫn và quy định của Nhật Bản là
điều kiện vô cùng cần thiết.
1.3.5 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của dự
án
Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản
vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc
thời gian vay và thơi gian ân hạn sẽ bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ
trợ của dự án. Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây
khó khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA.
Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi
còn lại của dự án. Điều này sảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn
cho một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã kí kết thì bên cho
vay có quyền khóa sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm sau
cho các chương trình, dự án khác. Như vậy dự án sẽ bị thiếu hụt một phần
vốn và phải tìm phương pháp khác đê bù đắp như vốn đối ứng từ tổng công ty
điện lực Việt Nam hay phải đi vay thương mại để hoàn thành dự án, từ đó gây
nên tổn thất không nhỏ về mặt tài chính. Mặt khác, không phải lúc nào cũng
dễ dàng có được khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nen nếu tình trạng thiếu vốn
diên ra sẽ làm cho dự án chậm tiến độ hay thập chí ngừng thi công gây hậu
quả xấu về mặt xã hội.
Thứ ba, giải ngân không đúng tiến độ làm tăng các chi phí liên quan
đến dự án. Một điều dễ nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo
hàng loạt các chi phí liên quan đến dự án: chi phí quản lý, lương, theiets bị,
các chi phí liên quan đến đấu thầu các hạng mục công trình của dự án, chi phí
cho dịch vụ chuyển giao, tư vấn,..cũng đội lên cao hơn. Điều này sẽ làm cho
tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng lên đáng kể so ới dự tính ban đầu gây khó
khăn cho công tác bù đắp vốn.
Thứ tư, giản ngân không đúng tiến độ làm giảm lòng tin cảu các nhà tài
trợ. Giải ngân chậm phản ánh sư yếu kém trong quản lý huy động và sư dụng
vốn ODA tại quốc gia tiếp nhận vốn. Điều này sẽ làm mất lòng tin của các
nhà tài trợ gây nên hậu quả xấu là nàh tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện
tại không được sử dụng hiệu quả, đúng cam kết, từ đó cam kết thấp hơn cho
những kỳ tiếp theo. Mặt khác, xét trên tổng thể, nếu công tác giải ngân của
một quốc gia yếu kém thì sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn ODA từ các nhà
tài trợ gây nên tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển.
1.4 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt
Nam
1.4.1 Tổng quan về ngành công nghiệp điện
1.4.1.1 Khái niệm về công nghiệp điện
Theo định nghĩa đầy đủ, công nghiệp điện là ngành sản xuất ra điện
năng, điện năng thường được sản xuất từ các máy phát cơ - điện quay bởi
các tuabin hơi được đun nóng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc từ nhiệt
giải phóng ra từ các lò phản ứng hạt nhân; hoặc từ những nguồn khác như
thu cơ năng từ gió, từ năng lượng mặt trời hoặc dòng chảy của nước.
Thời xưa, điện được tạo ra chủ yếu từ dòng chảy của nước, đây là một
phát minh vĩ đại trong lịch sử con người. Tiếp đến khi công nghệ phát triển
thì điện được sản xuất từ các lò phản ứng hạt nhân, tuy điện năng được sản
xuất ra với sản lượng cực lớn nhưng việc phát triển lò phản ứng hạt nhân rất
nguy hiểm cho con người. Hiện nay, con người muốn thân thiện với môi
trường ,sử dụng nguồn năng lượng vô hạn từ thiên nhiên và bằng khoa học kỹ
thuật con người đang hướng đến xây dựng các nhà máy nhiệt điện và sản xuất
điện bằng gió.
1.4.1.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất điện
- Sản phẩm của ngành sản xuất điện có thể dự trữ và tích trữ được nhưng
không thể nhìn thấy trực tiếp được, nó là sản phẩm vô hình, thông qua các
công cụ đặc thù để sản xuất và truyền tải điện.
- Chất lượng sản phẩm là công suất điện, năng lượng điện được sản xuất
ra, được đo đếm theo đơn vị đặc biệt và sử dụng cùng với các thiết bị điện.
Chất lượng điện còn phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải, công cụ truyền tải.
- Điện là một dạng năng lượng rất thuận tiện cho truyền tải đi xa, và đã
được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối tượng của ngành sản xuất
điện là con người và các vật dụng sử dụng điện.
1.4.1.3 Vai trò của ngành sản xuất điện
Sản xuất điện năng là một ngành ra đời sớm nhất trong các ngành công
nghiệp sản xuất, là ngành không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất hằng
ngày của con người nên nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển
kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu về điện cũng ngàu
càng gia tăng về lượng và về chất. Điện năng trong thế kỷ 21 phát triển hết
sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và
mỗi quốc gia tiến nhanh, vững chắc. Cụ thể, ngành sản xuất điện có vai trò:
- Điện năng thúc đẩy hoạt động sản xuất, tăng trưởng kinh tế cho quốc gia
Ngày nay điện năng được coi là một trong những ngành kinh tế chỉ yếu có
liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động đời sống và sản xuất của toàn xã hội.
Nhờ có điện năng, con người ngày càng cải tiến ra được nhiều các máy móc
thiết bị hiện đại, tân tiến nhằm sử dụng tối đa hiệu quả của điện năng, từ đó
gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. từ đó tạo tiền đề cho tăng
trưởng kinh tế của quốc gia
- Điện năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ hoạt động nào của con người cũng cần
đến điện năng. Nó là nhu cầu thiếu yếu không thể thiếu. Có điện năng, con
người phát minh ra nhiều đồ dùng, thiết bị phục vụ cho đời sống hàng ngày,
giảm bớt gánh nặng lao động chân tay, giảm bớt thời gian lao động và tăng
hiệu quả làm việc hằng ngày. Đây là lý do vì sao điện năng ngày càng phát
triển và phải đáp ứng ngày càng cao nhu cầu điện của con người.
- Ngành sản xuất điện năng thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi
trình độ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời
còn tạo ra hàng ngàn chỗ làm việc vào các lĩnh vực liên quan như công
nghiệp GTVT ( sản xuất xe ô tô chở khách và công nghiệp đóng tàu...), xây
dựng cơ sở hạ tầng ( đường sá, cầu cống, bến bãi, nhà ga, bến cảng...).
1.4.1.4 Các nguồn vốn để phát triển ngành sản xuất điện năng
Điện năng là một trong những lĩnh vực quan trọng đòi hỏi sự quan tâm sát
sao của Nhà nước. Nguồn vốn cần cho sự phát triển hệ thống nhà máy nhiệt
điện và thủy điện khá lớn và đến từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là nguồn
Ngân sách nhà nước và những nguồn viện trợ ngoài ngân sách.
- Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước là nguồn quan trọng trong việc xây
dựng các nhà máy điện. đây cũng là một loại hình sản xuất sản mà Nhà nước
trực tiếp quản lý và cung cấp. Nguồn vốn này chủ yếu thu từ thuế, phí, lệ phí,
và các khoản được viện trợ cho Nhà nước (trong đó có phần viện trợ ODA
không hoàn lại từ Chính phủ và tổ chức trên thế giới). . Nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và
điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tư phát
triển.
- Bên cạnh đó, nguồn vốn ngoài ngân sách cũng là nguồn vốn quan trọng
cho phát triển hệ thống điện lưới quốc gia như vốn hợp tác tư nhân, vốn do
các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, vốn đầu tư trong dân cư và tư nhân (vốn
vay trong nước) và vốn từ nước ngoài.
Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, vốn hợp tác tư nhân là từ vốn
khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư
phát triển...và hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh
doanh, đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các
thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Một số doanh nghiệp nhà nước
là một hộ kế hoạch trong việc đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia:
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN),…
Vốn đầutư trongdân cưvà tư nhân hay còn gọi là vốn vay trong nước. Nhà
nước thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường với lãi suất cố định được niêm
yết trên trái phiếu mà Chính phủ cam kết sẽ trả cho người mua trái phiếu nhằm
tập hợp vốnnhàn rỗitừ dân cư, tư nhân trong nước. Dân cư, tư nhân trong nước
sử dụng vốn của mình để mua trái phiếu của Chính phủ đóng vai trò là người
cho vay. Khoảnvốn này thường là vốn vay ngắn hạn của Nhà nước và nó được
sửdụng cho các côngtrình, dựáncó thời gian ngắn, khẩn cấp mà ngân sách nhà
nước không đáp ứng kịp thời.
Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
vốn vay nước ngoài:
+ Vốn FDI hầu như chỉ đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao
và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu
công nghiệp, khuyến khích đầu tư vốn FDI của các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước vào đầu tư là cần thiết và là định hướng lâu dài. Các phương thức
hợp tác Nhà nước - tư nhân bao gồm Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT); Xây dựng - sở hữu - kinh doanh - chuyển giao (BOOT) rất phù hợp
với các loại dự án lớn; Xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO) cũng là giải
pháp tốt đối với các nhà máy có công suất lớn.
+ Vốn vay nước ngoài bao gồm vốn vay thương mại và vốn vay ODA.
Vốn vay thương mại là vốn vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế với lãi suất
theo lãi suất thị trường quốc tế được niêm yết, vốn vay này được sử dụng
trong trường hợp vay trong thời gian ngắn, lượng vốn lớn và cấp thiết, vì nếu
vay trong thời gian dài với lượng vốn lớn thì sẽ gây nên tình trạng không thể
trả được nợ . Vốn vay ODA là vốn vay từ Chính phủ các nước phát triển và từ
các tổ chức trên thế giới, đây là vốn vay có lãi suất thấp, thời gian vay và thời
gian ân hạn dài, nó được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ cho các nước đang phát
triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện tại, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
Nghi Sơn 1 sử dụng 85% vốn ODA từ Nhật Bản
- Trong các nguồn vốn trên, ODA có tầm quan trọng đặc biệt. Cho đến
nay, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều; có 51 nhà tài
trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt
động thường xuyên tại Việt Nam. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết
10 năm ước đạt 42,438 tỷ USD, giải ngân khoảng 20 tỷ USD. Trong thời gian
qua, vốn ODA rất chú trọng đến phát triển hệ thống điện lưới ở Việt Nam.
Tổng lượng vốn ODA cho xây dựng nhà máy điện lên tới 7,6 tỷ USD.
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt Nam còn có khoảng 600 các tổ chức
phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200
triệu USD.
1.4.2 Nguồnvốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam
1.4.2.1 Chu trình dự án ODA của chính phủ Việt Nam và Nhật Bản
a) Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam
Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam bao gồm 5 giai đoạn:
(i) xây dựng chiến lược và chương trình quốc gia
(ii) chuẩn bị dự án
(iii) thẩm định và phê duyệt dự án
(iv) thực hiện dự án
(v) đánh giá dự án
Biểu đồ 1.1: Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam
b) Chu trình quản lý và sử dụng ODA của chính phủ Việt Nam
Chu trình quản lý và sử dụng ODA của chính phủ Việt Nam được
quy định trong quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
số 131/2006/NĐ- CP bao gồm 4 giai đoạn:
(i)Xác định dự án
(ii) Chuẩn bị và thẩm định dự án
(iii)Thực hiện dự án
(iv)Chấp nhận, hoàn thành về mặt tài chính và bàn giao dự án cho người sử
dụng và đánh giá sau dự án
Chiến lược và
chương trình
quốc gia (CSP)
Chuẩn bị dự
án
Thẩm định/ phê
duyệtdự án
Thực hiện
dự án
Đánh giá dự án
Biểu đồ 1.2: Chu trình dự án ODA của Việt Nam
Cách chia chu trình dự án thành các giai đoạn của chính phủ Việt Nam có
khác với các giai đoạn trong chu trình dự án của Nhật Bản, tuy nhiên, về bản
chất chu trình dự án ODA, như nêu trong nghị định 131/2006/NĐ – CP, cũng
tương tự như chu trình dự án của ADB đều được chia thành bốn giai đoạn:
giai đoạn 1: xác định dự án
giai đoạn 2: chuẩn bị và thẩm định dự án
giai đoạn 3: thự hiện dự án
giai đoạn 4: đánh giá dự án và bàn giao dự án cho người sử dụng.
1.4.2.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện Việt Nam
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003
đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng
đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại
khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA
Xây dựng dự án
Chuẩn bị và thẩm
định dự án
Thực hiện dự án
Chấp nhận, hoàn thành
về mặt tài chính và bàn
giao dự án cho người sử
dụng và đánh giá sau dự
án
nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt
giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là
91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA vào Việt Nam bao gồm rất nhiều lĩnh vực.
Cụ thể lượng ODA được phân bổ theo cơ cấu vốn như sau:
Bảng 1.4: Tỷ lệ phân bố vốn ODA vào ngành
Cơ cấu ngành Tỷ lệ phân bổ vốn ODA vào ngành
Giáo dục đào tạo 4.14 %
Y tế- xã hội 4.42%
Môi trường- phát triển đô thị 13.44%
Nông nghiệp, phát triển nông thôn,
xóa đóigiảm nghèo
15.17%
Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông
12%
Công nghiệp 17.02%
Năng lượng 19%
(Nguồn: Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, hiện nay Nhật bản đầu tư vốn
ODA chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng, nó chiếm tới 19%. Cho thấy được tầm
quan trọng cũng như hướng phát triển năng lượng của Việt Nam đang rất
được chú trọng. Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng xây dựng nhà máy thủy
điện và nhiệt điện. trong đó, lượng vốn ODA đầu tư cho thủy điện là 7.23%
còn đầu tư cho nhiệt điện là 11,77%. Các nhà máy như nàh máy nhiệt điện
đang được xây dựng và sử dụng vốn oDA của Nhật bản như: nàh máy nhiệt
điện Nghi Sơn 1, nhà máy nhiệt điện Thái BÌnh, nhà máy nhiệt điện Ô
Nhim,…
Thông qua quá trình ký kết và hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam. Thủ
tướng Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong nhiều năm
qua đã viện trợ ODA có hiệu quả cho Việt Nam và hy vọng thời gian tới tiếp
tục nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong việc phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA
NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT
ĐIỆN NGHI SƠN 1
Hiện nay Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nên xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp mọc lên. Đặc biệt là tại
các tỉnh có diện tích đất rộng, có nhiều nguồn tài nguyên để khai thác. Thanh
hóa được xem là tỉnh đang có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển các khu
công nghiệp (ví dụ điển hình là khu công nghiệp Nghi Sơn đang trở thành khu
công nghiệp trọng điểm của cả nước). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khu công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn điện cần được cung cấp mà các nhà
máy nhiệt điện hay thủy điện ở xa không cung cấp được kịp thời. Đồng thời,
tại Thanh Hóa tuy không thuận lợi xây dựng nhà máy thủy điện, nhưng có
một lượng cung rất lớn về năng lượng mặt trời nên việc xây dựng một nhà
máy nhiệt điện được ưu tiên hàng đầu.
Việc đầu tư xây dựng dự án “nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1” nhằm đáp
ứng nhu cầu về điện cho sản xuất cũng như cho người dân là một công việc
cần thiết và được triển khai sớm.
2.1 Giới thiệu về dự án “ xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1
2.1.1 Mục tiêu của dự án
2.1.1.1 Mục tiêu cụ thể của dự án
Full download Chương 1,2,3 : LH ZALO 0342855050

More Related Content

What's hot

phân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnphân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnbjqu
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpNgọc Nguyễn
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpNông Dân Khoảng
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJETNguyen Nguyen
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
phân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnphân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sản
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệLập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
 
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị PhuongHa644758
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anSmall Nguyễn
 
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGLẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGduan viet
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 (20)

Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng AgribankLuận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
12042
1204212042
12042
 
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tưLuận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGLẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân . Mọi số liệu kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập Sinh viên
  • 2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................... x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN............................................................................................. 14 1.1 Tổng quan về ODA.......................................................................... 14 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ODA ............................................... 14 ODA là viết tắt của cụm từ Offical Development Assistance, nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà có các cách hiều về ODA:....... 14 1.1.1.2 Đặc điểm.............................................................................. 15 1.1.2 Phân loại ODA. .......................................................................... 16 1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp (tính chất tài trợ)............................. 16 1.1.2.2 Theo phương thức cung cấp ............................................... 17 1.1.2.3 Theo nhà tài trợ ................................................................... 17 1.1.2.4 Theo mục đích.................................................................... 17 1.1.2.5 Theo điều kiện ràng buộc................................................... 18 1.1.3 Vai trò của ODA...................................................................... 18 1.1.3.1 Đối với nước đầu tư............................................................ 18 1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư .............................................. 19 1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản.................................................. 20 1.2.1 Mục tiêu của ODA từ Nhật Bản ................................................. 21 1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Nhật Bản................................. 21 1.2.3 Nguồn ngân sách hoạt động của Nhật Bản ................................. 22
  • 3. 1.3 Giải ngân và các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản......................................................................................... 23 1.3.1 Khái niệm giải ngân ODA......................................................... 23 1.3.2 Các hình thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản........................ 24 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản... 25 1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính................................................................. 25 1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng............................................................... 28 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản .................................................................................................... 28 1.3.4.1 Các nhân tố khách quan ....................................................... 28 1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan........................................................... 31 1.3.5 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án…. .................................................................................................. 31 1.4 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam...... 33 1.4.1 Tổng quan về ngành công nghiệp điện........................................ 33 1.4.1.1 Khái niệm về công nghiệp điện ............................................ 33 1.4.1.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất điện.............................. 33 1.4.1.3 Vai trò của ngành sản xuất điện............................................. 34 1.4.1.4 Các nguồn vốn để phát triển ngành sản xuất điện năng .......... 35 1.4.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam……............................................................................................ 37 1.4.2.1 Chu trình dự án ODA của chính phủ Việt Nam và Nhật Bản…….......................................................................................... 37 1.4.2.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện Việt Nam……......................................................................................... 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 ........ 42
  • 4. 2.1 Giới thiệu về dự án “ xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1......... 42 2.1.1 Mục tiêu của dự án.................................................................... 42 2.1.1.1 Mục tiêu cụ thể của dự án ..................................................... 42 2.1.1.2 Mục tiêu lâu dài của dự án.....Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Sự cần thiết xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tại Thanh Hóa. ......................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1 Vị trí địa lý............................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2 Khí hậu .................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3 Nhu cầu điện ở khu kinh tế Nghi Sơn 1cũng như trong khu vực ngày càng cao.....................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Thông tin dự án............................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.1 Tên dự án: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2 Tên chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) ..........................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.3 Tên tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty tư vấn Xây dựng Điện 3….....................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.4 Nhà thầu chính: Công ty Marubeni của Nhật Bản...........Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Nội dung dự án:.........................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.2 Địa điểm xây dựng:.................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.3 Diện tích đất sử dụng:.............Error! Bookmark not defined. 2.1.4.4 Thiết kế cơ sở:........................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.5 Loại cấp công trình: ...............Error! Bookmark not defined. 2.1.4.6 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:Error! Bookmark not defined.
  • 5. 2.1.4.7 Thời gian dự kiến thực hiện dự án :Error! Bookmark not defined. 2.1.4.8 Nguồn vốn đầu tư.................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.9 Hình thức quản lý dự án:........Error! Bookmark not defined. 2.1.4.10 Tổng mức đầu tư của dự án..Error! Bookmark not defined. 2.1.4.11 Điều kiện tài chính...............Error! Bookmark not defined. 2.1.4.12 Quản lý tài chính..................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.13 Kế hoạch giải ngân và trả nợ của dựError! Bookmark not defined. 2.2 Tình hình thực hiện tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản cho dự án.............................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Các phương thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản cho dự án .............................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1 Ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại dự án “xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1”...........................Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2 Cơ sở pháp lý giải ngân cho dự ánError! Bookmark not defined. 2.2.1.3 Phương thức giải ngân với các nguồn vốn của dự án .......Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Thực trạng giải ngân vốn ODA của Nhật Bản cho dự án .......Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1 Mức độ giải ngân của dự án theo đợtError! Bookmark not defined. 2.2.2.2 Mức độ giải ngân của dự án theo nămError! Bookmark not defined. 2.2.3 Đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào dự án .............................................................Error! Bookmark not defined.
  • 6. 2.2.3.1 Đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODAError! Bookmark not defined. 2.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào dự án này................Error! Bookmark not defined. a) Cơ chế, chính sách quản lý ,sử dụng vốn của Nhà nước ...........Error! Bookmark not defined. b) Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ ..........................................................Error! Bookmark not defined. c) Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án.................Error! Bookmark not defined. d) Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ dự án chưa đáp ứng được yêu cầu ......................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Đánh giá kết quả đạt được của dự án theo tiến độ giải ngân hiện tại…......................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.1. Những kết quả đạt được..........Error! Bookmark not defined. 2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.......Error! Bookmark not defined. 2.2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế đóError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1.......Error! Bookmark not defined. 3.1 Phương hướng thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2017 của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1...Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Phương hướng chung cho dự án giai đoạn năm 2016- 2017....Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Phương hướng cụ thể cho dự án.....Error! Bookmark not defined.
  • 7. 3.2 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án trong thời gian tới. ...........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thủ tục, chính sách, cơ chế quản lý, quy trình giải ngân vốn ODA cho phù hợp với điều kiện đất nước và thông lệ quốc tế.Error! Bookmark not defined. 3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật......Error! Bookmark not defined. 3.2.1.2. Hài hòa quy trình, thủ tục giải ngân vốn ODA với Nhật Bản ..........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1.3 Về chính sách thuế...................Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy các công việc trong khâu chuẩn bị dự án: lập, xét duyệt, thẩm định dự án; đàm phán; thiết kế; công tác đấu thầu; tư vấn; công tác chuẩn bị vốn đối ứng,…Error! Bookmark not defined. 3.2.2.1. Tăng cường công tác tư vấn, hạn chế thay đổi thiết kế dự án……. ..............................................Error! Bookmark not defined. 3.2.2.2. Rút ngắn thời gian thực hiện công tác lập, xét duyệt, thẩm định dự án, đàm phán..................................Error! Bookmark not defined. 3.2.2.3. Hoàn thiện quy chế đấu thầu, xét thầuError! Bookmark not defined. 3.2.2.4. Giải pháp cho nguồn vốn đối ứngError! Bookmark not defined. 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các công việc trong khâu thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng, sử dụng vốn, theo dõi thực hiện dự án, tái cơ cấu dự án…..................................Error! Bookmark not defined.
  • 8. 3.2.3.1. Giải pháp cho vấn đề giải phóng mặt bằngError! Bookmark not defined. 3.2.3.2. Hoàn thiện, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá dự án………............................................Error! Bookmark not defined. 3.2.3.3. Sử dụng vốn ODA hợp lý, hoàn thành việc tái cơ cấu dự án phù hợp với tiến độ đề ra...........................Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Tăng cường năng lực quản lý dự ánError! Bookmark not defined. 3.2.4.1 Từ nhà cấp vốn ODA cho dự ánError! Bookmark notdefined. 3.2.4.2 Từ chủ đầu tư và nhà nước......Error! Bookmark not defined. 3.2.4.3 Chủ thầu xây dựng (Doanh nghiệp thi công)Error! Bookmark not defined. 3.2.4.4 Đối với Ban quản lý dự án:......Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......Error! Bookmark not defined.
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTO : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Transfer – Operation) BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build – Operation – Transfer) BT : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build – Transfer) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment) ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.4: Tỷ lệ phân bố vốn ODA vào ngành ............................................ 40 Bảng 2.1: Diện tích đất sử dụng của dự án....Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Tổng mức đầu tư của dự án phân bổ theo hạng mục..............Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Thời gian vay và lãi suất vốn ODA Nhật Bản cho dự án .......Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Kế hoach giải ngân của dự án .......Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Bảng số nợ đã trả của dự án..........Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Kế hoạch trả nợ của dự án ............Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Mức độ giải ngân theo đợt của dự ánError! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Mức độ giải ngân vốn ODA cho dự án theo nămError! Bookmark not defined. Bảng 2.10: Giải ngân vốn ODA cho dự án theo cơ cấu nguồn vốn........Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: kế hoạch xây dựng của dự án......Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1: Lượng ODA cần phải giải ngân trong giai đoạn 2016- 2017..Error! Bookmark not defined.
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam.................. 38 Biểu đồ 1.2: Chu trình dự án ODA của Việt Nam....................................... 39
  • 12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hiện nay là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với khoản ODA trị giá 17,5 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam và 41% trong số đó đã được giải ngân trong 8 năm qua, ODA đã khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này đóng góp một phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật thấp kém ở nước ta. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nguồn vốn ODA còn giúp Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, nước ta đang có các dự án xây dựng đầu tư vào ngành năng lượng, cụ thể là nhiệt điện và thủy điện để đáp ứng nhu cầu xây dựng của các khu công nghiệp trên cả nước cũng như sinh hoạt của con người. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào năng lượng thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Những giải pháp nhằm đẩynhanhtiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật bản vào nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1” tại Việt Nam. Được xem như là một trong những dự án trọng điểm hiện nay. làm đề tài nghiên cứu cho bài Luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về
  • 13. ODA, phân tích thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án “xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra được các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án 3. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về tình hình giải ngân của dự án từ khi dự án bắt đầu. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu kết hợp với việc khảo sát các số liệu thực tế đã thu thập được. Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lí các thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá lô gíc, hợp lý từ đó rút ra các biện pháp cụ thể. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 Luận văn tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về ODA, ODA của Nhật Bản vào dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 và từ thực tiễn sử
  • 14. dụng ODA tại dự án “xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1” từ đó đề xuất những giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA nhằm đạt được những mục tiêu mà dựán đề ra. Qua đây em xin được cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và cán bộ hướng dẫn Trần Thị Hồng Hạnh – phòng song phương 2- cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính cùng các anh chị chuyên viên Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này.
  • 15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN 1.1 Tổng quan về ODA 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ODA 1.1.1.1 Khái niệm ODA là viết tắt của cụm từ Offical Development Assistance, nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà có các cách hiều về ODA: Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một bộ phận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt ít nhất 25% yếu tố cho không”. Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD): “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là những nguồn tài chính do các Chính phủ hoặc các Tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi cho quốc gia đó”. Theo Nghị định số 131/2006 NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam: “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ” Nhiều tài liệu nghiên cứu, học giả… có những quan điểm khác nhau về ODA nhưng các quan điểm ấy đều dẫn đến một khái niệm: “ODA được hiểu là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay nhiều quốc gia hoặc các tổ chức tài chính quốc tế ( WB, ADB…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ ( NGO ), các tổ chức liên Chính phủ cung cấp cho một quốc gia nào đó ( thường là nước kém hoặc đang phát triển ) nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội”
  • 16. 1.1.1.2 Đặc điểm ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc là các khoản vay ưu đãi được các nước phát triển hoặc các tổ chức trên thế giới hỗ trợ. Do đó, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, ODA có tính ưu đãi của các nước đang triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và kém phát triển - Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp, mức lãi suất này tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng thường các khoản vay ODA có mức lãi suất dưới 3%/năm - Thời gian vay dài: gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản vay ODA có thời hạn vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB) là 40 năm, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm.. - Thời gian ân hạn: đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, thông thường dao từ 7 đến 10 năm tùy từng khoan vay. Ví dụ: 10 năm đối với khoản vay của Nhật Bản và WB, 8 năm đối với ADB.. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn nợ, giảm nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không phải thực hiện các khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu đãi của ODA còn thể hiện ở chõ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Thứ hai, Thường kèm theo các ràng buộc điều kiện nhất định từ nước đầu tư Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những quy định ràng buộc khác nhau đối với nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn thu một số lợi nhuận từ việc yêu cầu nước tiếp nhận viện trợ phải mua máy móc, thiết bị, hàng hóa hay dịch vụ của họ, thuê các chuyên gia tư vấn thiết kế của họ.
  • 17. ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần, cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ ODA là nguồn vốn có nước ưu đãi nhưng không phải vì vậy mà nó không để lại gánh nặng nợ nần. Sự ưu đãi của ODA chỉ làm cho mức nợ nần giảm xuống và thời gian trả nợ dài ra. Gánh nặng nợ của ODA thường xuất hiện sau một thời gian dài. Vấn đề khó khăn là ở chỗ ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất mà là phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục là những lĩnh vực phi sản xuất vật chất nên hiệu quả nó mang lại cho nền kinh tế là gián tiếp, có tính chất hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó, số nợ ODA thì lại tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh nặng nợ của nước tiếp nhận. Do đó việc phối hợp sử dụng vốn ODA với các nguồn vốn khác là cực kỳ quan trọng nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Phân loại ODA. Các nước hỗ trợ đầu tư vốn ODA thường đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau và đa dạng, cụ thể ODA được phân chia dưới các dạng như sau: 1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp (tính chất tài trợ) - Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận vốn không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho nhà tài trợ. - Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không hoàn lại’ lớn hơn 25%
  • 18. - Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay ( có thể là ưu đã hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đã phải trên 25%. 1.1.2.2 Theo phương thức cung cấp - ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi. - ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ… - ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát nào đó, trong một thời gian xác định. Thường là gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể. 1.1.2.3 Theo nhà tài trợ - ODA song phương: Là các khoản viện trợ chính thức từ nước này cho nước kia (nước phát triển cho các nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. - ODA đa phương: Là các khoản viện trợ chính thức của một số tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB…) và khu vực (ADB, EU…) hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), quỹ nhi dồng Liên hợp quốc (UNICEF),…cho các nước đang hoặc kém phát triển. 1.1.2.4 Theo mục đích - Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo về môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: là các khoản tài trợ dành cho chuyển gia tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực… Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại.
  • 19. 1.1.2.5 Theo điều kiện ràng buộc - ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ ràng buộc nào của nhà tài trợ. - ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng. - ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc 1.1.3 Vai trò của ODA 1.1.3.1 Đối với nước đầu tư a) Mục đích chính trị Các quốc gia đều muốn phát huy uy tín, ảnh hưởng, vị thế chính trị của mình trên thị trường quốc tế nói chung và đối với từng quốc gia nói riêng, đồng thời cũng từ đó mà có thể ngăn chặn hay giảm bớt ảnh hưởng chính trị của các quốc gia. Nhờ có ODA mà một quốc gia có thể giúp đỡ một hoặc một số quốc gia khác khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa,..gây ra. Qua đó, các quốc gia được giúp đỡ sẽ dễ dàng chấp nhận quốc gia tài trợ là đồng nhân tin cậy. b) Mục đích kinh tế: Mặc dù việc tài trợ ODA không nhằm thu lợi nhuận trực tiếp, kể cả các khoản vay ODA cho vay có thu lãi, song đều là lãi suất ưu đãi (dưới 3%), nên phần lãi là không đáng kể và cũng không phải là mục đích theo đuổi của nhà tài trợ. Tuy nhiên, nhờ các khoản vay ODA mà từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, thông tin liên lạc,..) đến khuôn khổ pháp lý, thể chế, năng lực quản lý của bộ máy nhà nước của các nước nhận tài trợ đều được cải thiện, tạo cơ hội phát huy các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của các quốc gia này, tạo điều kiện mở ra thị trường tốt cho đầu tư và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các nước tài trợ.
  • 20. c) Mục đích xã hội- nhân đạo: Hàng năm một lượng khá lớn ODA, trong số đó phần lớn là ODA không hoàn lại của các tổ chức quốc tế (như của Liên Hợp Quốc) cùng với của một số nước phát triển, điển hình là các nước Bắc Âu, được dành để tài trợ trực tiếp cho các chương trình xã hội- nhân đạo, như chống đói giảm ngheo, xóa nạn mù chữ, phòng chống các dịch bệnh xã hội (HIV, H5N1, SARS,..), chống biến đổi khí hậu toàn cầu,.. Nhờ đó, môi trường thiên nhiên ngày càng được cai thiện nhiều hơn, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đối với dân chúng trên toàn cầu được đẩy lùi. 1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư a) ODA bổ xung cho nguồn vốn trong nước - ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển - ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. - ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và là điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. - ODA giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, tự do hóa thương mại, cải tạo hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia đặc biệt là hệ thống ngân hàng. - Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất xã hội. - ODA thúc đầy hoạt động đầu tư: + Đầu tư công: Khi tiếp nhận vốn ODA, các nước nhận đầu tư tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đường giao thông, phát triển năng lượng… vì những đặc trưng của ngành ( cần lượng vốn lớn, thu hồi vốn chậm nên tư nhân không có khả năng đầu tư ). Tạo ra được cơ sở hạ tầng vững chắc, giao thông thuận tiên, hệ thống pháp luật ổn định.
  • 21. + Đầu tư tư nhân: Thúc đẩy đầu tư tư nhân ( theo thống kê cứ 1 USD viện trợ thu hút xấp xỉ 2 USD tư nhân, viện trợ tăng quy mô 1% GDP sẽ làm tăng đầu tư tư nhân trên 1,9% ) củng cố niềm tin vào khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng. b) ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế - Các khoản viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách thể chế; - Hỗ trợ thử nghiệm các cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà phổ biến các bài học kinh nghiệm - ODA giúp các nước đang phát triển chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế c) ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình tràng nghèo đói và đạt được những chỉ tiêu xã hội, đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia về ODA, bình quân các nước đang phát triển thu nhập đầu người tăng 1% dẫn đầu tỷ lệ đối nghèo xuống 2% nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói nghèo. Tăng 10 tỷ USD viện trợ 1 năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo nếu quản lý tốt, con số này là 7 triệu nếu quản lý không tốt. Vẫn là nếu quản lý tốt thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em sẽ giảm 0,9% trên 1% GDP viện trợ. Viện trợ tác động đến tăng trưởng, từ đó tác động đến mục địch nâng cao mực sống. 1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới với ngân sách tài trợ mỗi năm khoảng 10 tỷ USD. Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế giới hiện nay, Nhật Bản đã phải trai qua một quá trình phát triển kinh tế xa
  • 22. hội lâu dài và bền bỉ. Nhật Bản cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước viện trợ ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận viện trợ trên. 1.2.1 Mục tiêu của ODA từ Nhật Bản Nguồn vốn ODA của Nhật Bản đầu tư cho các nước đang và kém phát triền nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các nước đó: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế (kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng v.v) - Tăng cường quản trị Nhà nước (cải cách pháp luật và hệ thống tư pháp, tăng cường chức năng và năng lực hành chính, thúc đẩy sự tham gia của người dân, v.v) - Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương (giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản; các đối sách với vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, v.v) 1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Nhật Bản - Thứ nhất, cũng như các nhà tài trợ khác, ODA của Nhật Bản thực hiện các mục tiêu đầu tiên là xóa đói giảm nghèo, đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng- kỹ thuật tại các quốc gia trên thế giới (chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý gần gũi với Nhật Bản) giúp các quốc gia này cải tổ chính sách, chính trị, kinh tế- xã hội một cách hợp lý nhằm tạo ta một thế giới ổn định về kinh tế và chính trị. - Thứ hai, cũng như các nhà tài trợ ODA khác, lãi suất cho vay tín dụng ODA của Nhật Bản là khá thấp (từ 0%- 3%/năm). Đi kèm các khoản vay luôn tồn tại khoản viện trợ không hoàn lại.
  • 23. - Thứ ba, các điều kiện ràng buộc của Nhật Bane khi cung cấp vốn ODA thường kèm theo các điều kiện như: sử dụng kỹ sư của Nhật Bản, nhập khẩu trang thiết bị- kỹ thuật từ Nhật Bản, nhằm thu lại được một phần lợi nhuận từ việc đầu tư ODA cho các nước đang và kém phát triển trên thế giới. - Thứ tư, ODA của Nhật Bản không chỉ quan tâm đến sự phát triển của thế giới, mà Nhật Bản sử dụng vốn ODA đầu tư cho các nước trên thế giới nhằm tạo ra sự phụ thuộc của các nước lên Nhật Bản cũng như sự ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản lên các nước này. - Thứ năm, ODA của Nhật Bản hỗ trợ chủ yếu cho chính phủ các nước, khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách cũng như giúp đỡ chính phủ giảm thiểu rủi ro trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng- kỹ thuật. Còn vấn đề hỗ trợ ODA cho các doanh nghiệp, công ty hay các dự án của các tỉnh là của chính phủ nhận vốn ODA từ Nhật Bản - Thứ sáu, Nhật Bản hiện tại là nước hỗ trợ vốn ODA lớn nhất thế giới. Vì thế, phạm vi hỗ trợ ODA của Nhật Bản rất rộng lớn, vào haongr 47 quốc gia trên thế giới (ban đầu là Đông Nam Á, sau đó mở rộng ra Đông Á, Châu Phi, Thái Bình Dương,..) 1.2.3 Nguồn ngân sách hoạt động của Nhật Bản Có 4 cơ quan chính thức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quyết định mức viện trợ hàng năm của Nhật Bản là Bộ Ngoại Giao (MOFA), Bộ Tài chính (MOF), Bộ kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) và Đại sứ quán Nhật Bản (ĐSQ) Trước năm 2016, Tổng ngân sách mà chính phủ Nhật Bản viện trợ vốn ODA cho các nước trên thế giới là 505 tỷ yen. Đứng đầu danh sách nước trên thế giới hỗ trợ ODA nhiều nhất cho các nước đang và kém phát triển. Theo dự thảo ngân sách, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng sẽ được bổ sung thêm 46,7 tỷ yen, sẽ tăng 1,8% và lên mức 551,9 tỷ yen
  • 24. trong năm tài khóa 2016, bắt đầu từ tháng 4/2016. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các phái đoàn ngoại giao và tăng nguồn vốn ODA, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường bảo vệ quyền lợi của công dân mình tại nước ngoài, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa đất nước mặt trời mọc với cộng đồng quốc tế. 1.3 Giải ngân và các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản 1.3.1 Khái niệm giải ngân ODA Giải ngân nguồn vốn ODA là việc chính phủ tiếp nhận vốn ODA thực hiện phân phối nguồn vốn ODA một cách hợp lý cho những chương trình, dự án khả thi đã được cấp phép xây dựng sao cho nguồn vốn ODA được sử dụng thực sự có hiệu quả, dưới sự giám sát của những tổ chức và Chính phủ trực tiếp đầu tư. Nhật Bản thực hiện cấp vốn ODA cho chính phủ các nước đang và kém phát triển nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng- kỹ thuật cho nền kinh tế, thực hiện các hoạt động nhân đạo và xóa đói giảm nghèo. Chính phủ các nước sẽ tiếp nhận vốn ODA và thực hiện giải ngân thông qua 2 cách sau: - Giải ngân trực tiếp cho các dự án, chương trình do chính phủ phụ trách. Ví dụ: xây dựng hệ thống đường giao thông, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo hay thực hiện cứu trợ thiên tai lũ lụt tại các tỉnh thành trên cả nước. - Thực hiện cho các tỉnh, thành phố vay lại, các tỉnh sẽ trực tiếp phụ trách quản lý các dự án chương trình được cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh đó. Thông qua giải ngân vốn ODA, giúp chính phủ kiểm soát được lượng giải ngân cũng như tiến độ giải ngân vốn để thực hiện hoạt động các chương trình. Từ đó có thể đánh giá được khả năng thực hiện dự án, chất lượng dự án để có thể khắc phục và xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp theo hợp đồng vay ODA đã được ký kết với bên Nhật Bản.
  • 25. 1.3.2 Các hình thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có nguồn viện trợ ODA lớn nhất thế giới cho các nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, việc viện trợ ODA của Nhật Bản không giống như các tổ chức viện trợ trên thế giới (WB,..) mà nó khác cả về hình thức đầu tư cả về mục đích đầu tư. Cụ thể, các hình thức giải ngân vốn ODA của Nhật Bản: - ODA hỗ trợ dự án: Mục đích của Nhật Bản là hỗ trợ cho các nước đang và kém phát triển về mặt kinh tế. Vì vậy, vấn đề đầu tiên được sử dụng vốn ODA là cho các dự án cụ thể về hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư. - Viện trợ có hoàn lại: Nhật Bản không phải là một tổ chức viện trợ nhân đạo, cũng không phải nước có nhiều vốn để thực hiện hỗ trợ ODA không hoàn lại cho các nước nhận ODA. Nhật Bản cũng muốn thu lại được ít lợi nhuận từ các dự án ODA này. Vì thế, các khoản vay ODA là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không hoàn lại’ lớn hơn 25%. - ODA song phương: Hình thức kí kết ODA của Nhật Bản là kí kết song phương. Bởi mục đích của Nhật Bản là tạo sức ảnh hưởng về kinh tế của nước mình đối với nước nhận đầu tư, vì thế thường là kí kết song phương. Đây là các khoản viện trợ chính thức từ nước này cho nước kia (nước phát triển cho các nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và chính phủ nước nhận đầu tư - Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo về môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi. Nhật Bản không thực hiện hỗ trợ ODA cho các vấn đề khác..
  • 26. - ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn của Nhật Bản phải chịu một số ràng buộc nào đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng. Ví dụ như phải sử dụng kỹ sư Nhật Bản, nhập khẩu trang thiết bị từ Nhật Bản. Đây là cách để nhà đầu tư Nhật Bản tạo công ăn việc làm cho công dân nước mình và thu lại được một phần lợi nhuận từ dự án. 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản Mục đích của việc đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu theo mức đã giải ngân , hiệu quả phát triển,tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính sách giải ngân đối với dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai. Việc đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA là việc đánh giá kết quả thực hiện các dự án theo mức đã giải ngân có đạt được theo các mục tiêu ban đầu đã đề ra- ký kết trong hiệp định giữa Chính phủ- Nhật Bản. Các tiêu chí để đánh giá tiến độ giải ngân vốn ODA đối với một chương trình dự án được định nghĩa trong “ Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí: 1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu dựa trên quan điểm được đúc kết trong quá trình thực hiện dự án để đánh giá tình trạng giải ngân và mức độ ảnh hưởng của dự án. Các đánh giá tình hình giải ngân được biểu hiện qua các chỉ tiêu định tính sau:
  • 27. - Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ. Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/ dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực/ vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra. Việc đánh giá tính phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác này thường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của chương trình dự án. - Tínhhiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một chương trình hay dự án. Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trong thiết kế/ văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả đạt được trên thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo cho vấn đề giải ngân. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá tiến độ giải ngân vốn của toàn dự án. - Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính – liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/ dự án sử dụng ít nguồn lực nhất có thể để đạt được kết quả mong đợi. Hay nói cách khác là thông quan việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, để thấy được quy trình thực hiện chương trình/ dự án đã là hợp lý nhất chưa.
  • 28. Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất. Hiệu suất của dự án thường được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án. - Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện dự án/chương trình tạo ra. Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi đó mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh. - Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường. Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc laajo hay không? Hoạt động này được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tác đánh giá tác động của dự án.
  • 29. 1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu dùng để đo lường về mặt số lượng tình trạng hoạt động và mức độ ảnh hưởng của dự án. Tùy theo từng lĩnh vực mà có hệ thống những chỉ tiêu đinh lượng riêng. Có thể xem xét một số chỉ tiêu định lượng cơ bản sau: - Tỷ lệ giải ngân ODA của dự án: Được thể hiện bằng tỷ trọng giữa nguồn vốn thực hiện so với nguồn vốn cam kết ban đầu từ phía các nhà tài trợ ban đầu. Tốc độ giải ngân chính là thước đo mức độ sử dụng nguồn vốn ODA, khả năng khai thác vốn vào các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế. - Tỷ lệ vốn đối ứng cho các dự án: Đối với các chương trình, dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đối ứng trong nước (khoảng 0,15 USD) để phục vụ cho các công tác đền bù giải phóng mặt bằng, các loại thuế…Để dự án có thể thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả thì việc bố trí vốn đối ứng kịp thời là rất quan trọng và cần thiết. - Tiến độ thực hiện dự án: nhanh hay chậm - Các chỉ tiêu cụ thể như: Số km đường giao thông được nâng cấp và xây mới; tỷ lệ hộ nghèo; số công trình thủy lợi được xây dựng và cải tạo; tăng trưởng GDP... 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản 1.3.4.1 Các nhân tố khách quan a) Môi trường cạnh tranh Thời gian gần đây, có thể thấy tổng lượng ODA trên Thế giới đang có chiều hướng suy giảm trong khi có nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung
  • 30. đột vũ trang khu vực. Vì vậy, để thu hút được những nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các nước tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này. b) Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia nhận tài trợ Thông thường các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế, chính trị của nước nhận viện trợ có ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA. Quy trình, thủ tục của quốc gia nhận viện trợ Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới hiêu quả sử dụng vốn ODA. Ở các nước có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác triển khai các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ được thực hiện đúng tiến độ và phát huy được hiệu quả cao. c) Năng lực tài chính của nước tiếp nhận ODA Đối với các chương trình, dự án ODA để tiếp nhận được nguồn vốn viện trợ thì quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước làm vốn đối ứng. Ngoài ra cũng cần môt lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị. Khi ký kết hiệp định vay vốn, nước tiếp nhận viện trợ cũng phải tính đến khả năng trả nợ và lãi vay trong tương lai. Do đó, với một quốc gia có năng lực tài chính càng mạnh thì việc sử dụng vốn ODA càng hiệu quả và khả năng trả nợ càng cao. d) Xây dựng dự án Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các chương trình dự án đươc xây dựng phải nằm trong khuôn khổ, mục tiêu chung của Chính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế xã hội. Các nhà quản lý cần phân loại, xác định tính chất, mức độ cần thiết của từng dự án
  • 31. để có cách phân bổ hợp lý và thuyết phục. Các chương trình, dự án được xây dựng bám sát với tình hình thực tế sẽ là nhân tố quan trọng đẫn đến sự thành công sau này. e) Trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA Trình độ, đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA là nhân tố không nhỏ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các cán bộ này cần phải có năng lực đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn; có kiến thức chuyên sâu về pháp luât, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ…Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân theo các quy định pháp luật của Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định hướng dẫn của nhà tài trợ. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, công tâm trong quá trình quản lý, thực hiện dự án ODA để dự án hoàn thành đúng tiến độ, tránh được thất thoát, lãng phí vốn. f) Công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát thực hiện dự án Công tác này có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Để quản lý quá trình sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả thì phải chặt chẽ hóa trong từng khâu, từng giai đoạn đầu tư (từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng). Đó là sự quản lý phân bổ nguồn vốn, quản lý quá trình hình thành dự án, vạch ra kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách hợp lý. Thông qua công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát, quản lý chất lượng công trình quá trình thực hiện dự án có thể thấy đươc những tồn tại khó khăn cần giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đảm bảo chất lượng. Công việc này còn giúp cho các cấp quản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho các giai đoạn tiếp theo của dự án và cho các dự án khác.
  • 32. Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tình hình giải ngân vốn như: - Công tác tổ chức đấu thầu - Công tác giải phóng mặt bằng - Việc bố trí vốn đối ứng cho dự án… 1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan a) Tình hình chính trị, kinh tế của Nhật Bản Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị của Nhật Bản đều có tác động tới các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Ví dụ như Nhật bản cung cấp ODA đang trong tình trạng nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng…có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của nước này giảm. Hay sự thay đổi về thể chế chính trị có thể dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ tục giải ngân…cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án tại nước tiếp nhận viện trợ b) Các quy chế, chính sách của Nhật Bản Các chính sách và thủ tục riêng của Nhật Bản đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận ODA phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Nếu như chính sách, thủ tục đó phức tạp, ngặt nghèo sẽ làm cho các nước tiếp nhận lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, làm chậm tiến độ dự án so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương, hướng dẫn và quy định của Nhật Bản là điều kiện vô cùng cần thiết. 1.3.5 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc
  • 33. thời gian vay và thơi gian ân hạn sẽ bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ của dự án. Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA. Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi còn lại của dự án. Điều này sảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn cho một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã kí kết thì bên cho vay có quyền khóa sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm sau cho các chương trình, dự án khác. Như vậy dự án sẽ bị thiếu hụt một phần vốn và phải tìm phương pháp khác đê bù đắp như vốn đối ứng từ tổng công ty điện lực Việt Nam hay phải đi vay thương mại để hoàn thành dự án, từ đó gây nên tổn thất không nhỏ về mặt tài chính. Mặt khác, không phải lúc nào cũng dễ dàng có được khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nen nếu tình trạng thiếu vốn diên ra sẽ làm cho dự án chậm tiến độ hay thập chí ngừng thi công gây hậu quả xấu về mặt xã hội. Thứ ba, giải ngân không đúng tiến độ làm tăng các chi phí liên quan đến dự án. Một điều dễ nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí liên quan đến dự án: chi phí quản lý, lương, theiets bị, các chi phí liên quan đến đấu thầu các hạng mục công trình của dự án, chi phí cho dịch vụ chuyển giao, tư vấn,..cũng đội lên cao hơn. Điều này sẽ làm cho tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng lên đáng kể so ới dự tính ban đầu gây khó khăn cho công tác bù đắp vốn. Thứ tư, giản ngân không đúng tiến độ làm giảm lòng tin cảu các nhà tài trợ. Giải ngân chậm phản ánh sư yếu kém trong quản lý huy động và sư dụng vốn ODA tại quốc gia tiếp nhận vốn. Điều này sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ gây nên hậu quả xấu là nàh tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện tại không được sử dụng hiệu quả, đúng cam kết, từ đó cam kết thấp hơn cho những kỳ tiếp theo. Mặt khác, xét trên tổng thể, nếu công tác giải ngân của một quốc gia yếu kém thì sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ gây nên tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển.
  • 34. 1.4 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam 1.4.1 Tổng quan về ngành công nghiệp điện 1.4.1.1 Khái niệm về công nghiệp điện Theo định nghĩa đầy đủ, công nghiệp điện là ngành sản xuất ra điện năng, điện năng thường được sản xuất từ các máy phát cơ - điện quay bởi các tuabin hơi được đun nóng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc từ nhiệt giải phóng ra từ các lò phản ứng hạt nhân; hoặc từ những nguồn khác như thu cơ năng từ gió, từ năng lượng mặt trời hoặc dòng chảy của nước. Thời xưa, điện được tạo ra chủ yếu từ dòng chảy của nước, đây là một phát minh vĩ đại trong lịch sử con người. Tiếp đến khi công nghệ phát triển thì điện được sản xuất từ các lò phản ứng hạt nhân, tuy điện năng được sản xuất ra với sản lượng cực lớn nhưng việc phát triển lò phản ứng hạt nhân rất nguy hiểm cho con người. Hiện nay, con người muốn thân thiện với môi trường ,sử dụng nguồn năng lượng vô hạn từ thiên nhiên và bằng khoa học kỹ thuật con người đang hướng đến xây dựng các nhà máy nhiệt điện và sản xuất điện bằng gió. 1.4.1.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất điện - Sản phẩm của ngành sản xuất điện có thể dự trữ và tích trữ được nhưng không thể nhìn thấy trực tiếp được, nó là sản phẩm vô hình, thông qua các công cụ đặc thù để sản xuất và truyền tải điện. - Chất lượng sản phẩm là công suất điện, năng lượng điện được sản xuất ra, được đo đếm theo đơn vị đặc biệt và sử dụng cùng với các thiết bị điện. Chất lượng điện còn phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải, công cụ truyền tải. - Điện là một dạng năng lượng rất thuận tiện cho truyền tải đi xa, và đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối tượng của ngành sản xuất điện là con người và các vật dụng sử dụng điện.
  • 35. 1.4.1.3 Vai trò của ngành sản xuất điện Sản xuất điện năng là một ngành ra đời sớm nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất, là ngành không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất hằng ngày của con người nên nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu về điện cũng ngàu càng gia tăng về lượng và về chất. Điện năng trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững chắc. Cụ thể, ngành sản xuất điện có vai trò: - Điện năng thúc đẩy hoạt động sản xuất, tăng trưởng kinh tế cho quốc gia Ngày nay điện năng được coi là một trong những ngành kinh tế chỉ yếu có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động đời sống và sản xuất của toàn xã hội. Nhờ có điện năng, con người ngày càng cải tiến ra được nhiều các máy móc thiết bị hiện đại, tân tiến nhằm sử dụng tối đa hiệu quả của điện năng, từ đó gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. từ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia - Điện năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ hoạt động nào của con người cũng cần đến điện năng. Nó là nhu cầu thiếu yếu không thể thiếu. Có điện năng, con người phát minh ra nhiều đồ dùng, thiết bị phục vụ cho đời sống hàng ngày, giảm bớt gánh nặng lao động chân tay, giảm bớt thời gian lao động và tăng hiệu quả làm việc hằng ngày. Đây là lý do vì sao điện năng ngày càng phát triển và phải đáp ứng ngày càng cao nhu cầu điện của con người. - Ngành sản xuất điện năng thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi trình độ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời còn tạo ra hàng ngàn chỗ làm việc vào các lĩnh vực liên quan như công nghiệp GTVT ( sản xuất xe ô tô chở khách và công nghiệp đóng tàu...), xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường sá, cầu cống, bến bãi, nhà ga, bến cảng...).
  • 36. 1.4.1.4 Các nguồn vốn để phát triển ngành sản xuất điện năng Điện năng là một trong những lĩnh vực quan trọng đòi hỏi sự quan tâm sát sao của Nhà nước. Nguồn vốn cần cho sự phát triển hệ thống nhà máy nhiệt điện và thủy điện khá lớn và đến từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là nguồn Ngân sách nhà nước và những nguồn viện trợ ngoài ngân sách. - Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước là nguồn quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy điện. đây cũng là một loại hình sản xuất sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý và cung cấp. Nguồn vốn này chủ yếu thu từ thuế, phí, lệ phí, và các khoản được viện trợ cho Nhà nước (trong đó có phần viện trợ ODA không hoàn lại từ Chính phủ và tổ chức trên thế giới). . Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tư phát triển. - Bên cạnh đó, nguồn vốn ngoài ngân sách cũng là nguồn vốn quan trọng cho phát triển hệ thống điện lưới quốc gia như vốn hợp tác tư nhân, vốn do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, vốn đầu tư trong dân cư và tư nhân (vốn vay trong nước) và vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, vốn hợp tác tư nhân là từ vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển...và hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Một số doanh nghiệp nhà nước là một hộ kế hoạch trong việc đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia: Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN),… Vốn đầutư trongdân cưvà tư nhân hay còn gọi là vốn vay trong nước. Nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường với lãi suất cố định được niêm yết trên trái phiếu mà Chính phủ cam kết sẽ trả cho người mua trái phiếu nhằm
  • 37. tập hợp vốnnhàn rỗitừ dân cư, tư nhân trong nước. Dân cư, tư nhân trong nước sử dụng vốn của mình để mua trái phiếu của Chính phủ đóng vai trò là người cho vay. Khoảnvốn này thường là vốn vay ngắn hạn của Nhà nước và nó được sửdụng cho các côngtrình, dựáncó thời gian ngắn, khẩn cấp mà ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn vay nước ngoài: + Vốn FDI hầu như chỉ đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khuyến khích đầu tư vốn FDI của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào đầu tư là cần thiết và là định hướng lâu dài. Các phương thức hợp tác Nhà nước - tư nhân bao gồm Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); Xây dựng - sở hữu - kinh doanh - chuyển giao (BOOT) rất phù hợp với các loại dự án lớn; Xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO) cũng là giải pháp tốt đối với các nhà máy có công suất lớn. + Vốn vay nước ngoài bao gồm vốn vay thương mại và vốn vay ODA. Vốn vay thương mại là vốn vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế với lãi suất theo lãi suất thị trường quốc tế được niêm yết, vốn vay này được sử dụng trong trường hợp vay trong thời gian ngắn, lượng vốn lớn và cấp thiết, vì nếu vay trong thời gian dài với lượng vốn lớn thì sẽ gây nên tình trạng không thể trả được nợ . Vốn vay ODA là vốn vay từ Chính phủ các nước phát triển và từ các tổ chức trên thế giới, đây là vốn vay có lãi suất thấp, thời gian vay và thời gian ân hạn dài, nó được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ cho các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện tại, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 sử dụng 85% vốn ODA từ Nhật Bản - Trong các nguồn vốn trên, ODA có tầm quan trọng đặc biệt. Cho đến nay, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều; có 51 nhà tài
  • 38. trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết 10 năm ước đạt 42,438 tỷ USD, giải ngân khoảng 20 tỷ USD. Trong thời gian qua, vốn ODA rất chú trọng đến phát triển hệ thống điện lưới ở Việt Nam. Tổng lượng vốn ODA cho xây dựng nhà máy điện lên tới 7,6 tỷ USD. Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt Nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD. 1.4.2 Nguồnvốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện của Việt Nam 1.4.2.1 Chu trình dự án ODA của chính phủ Việt Nam và Nhật Bản a) Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam bao gồm 5 giai đoạn: (i) xây dựng chiến lược và chương trình quốc gia (ii) chuẩn bị dự án (iii) thẩm định và phê duyệt dự án (iv) thực hiện dự án (v) đánh giá dự án
  • 39. Biểu đồ 1.1: Chu trình dự án ODA của Nhật bản vào Việt Nam b) Chu trình quản lý và sử dụng ODA của chính phủ Việt Nam Chu trình quản lý và sử dụng ODA của chính phủ Việt Nam được quy định trong quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức số 131/2006/NĐ- CP bao gồm 4 giai đoạn: (i)Xác định dự án (ii) Chuẩn bị và thẩm định dự án (iii)Thực hiện dự án (iv)Chấp nhận, hoàn thành về mặt tài chính và bàn giao dự án cho người sử dụng và đánh giá sau dự án Chiến lược và chương trình quốc gia (CSP) Chuẩn bị dự án Thẩm định/ phê duyệtdự án Thực hiện dự án Đánh giá dự án
  • 40. Biểu đồ 1.2: Chu trình dự án ODA của Việt Nam Cách chia chu trình dự án thành các giai đoạn của chính phủ Việt Nam có khác với các giai đoạn trong chu trình dự án của Nhật Bản, tuy nhiên, về bản chất chu trình dự án ODA, như nêu trong nghị định 131/2006/NĐ – CP, cũng tương tự như chu trình dự án của ADB đều được chia thành bốn giai đoạn: giai đoạn 1: xác định dự án giai đoạn 2: chuẩn bị và thẩm định dự án giai đoạn 3: thự hiện dự án giai đoạn 4: đánh giá dự án và bàn giao dự án cho người sử dụng. 1.4.2.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho ngành điện Việt Nam Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA Xây dựng dự án Chuẩn bị và thẩm định dự án Thực hiện dự án Chấp nhận, hoàn thành về mặt tài chính và bàn giao dự án cho người sử dụng và đánh giá sau dự án
  • 41. nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA vào Việt Nam bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể lượng ODA được phân bổ theo cơ cấu vốn như sau: Bảng 1.4: Tỷ lệ phân bố vốn ODA vào ngành Cơ cấu ngành Tỷ lệ phân bổ vốn ODA vào ngành Giáo dục đào tạo 4.14 % Y tế- xã hội 4.42% Môi trường- phát triển đô thị 13.44% Nông nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đóigiảm nghèo 15.17% Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 12% Công nghiệp 17.02% Năng lượng 19% (Nguồn: Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính) Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, hiện nay Nhật bản đầu tư vốn ODA chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng, nó chiếm tới 19%. Cho thấy được tầm quan trọng cũng như hướng phát triển năng lượng của Việt Nam đang rất được chú trọng. Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng xây dựng nhà máy thủy điện và nhiệt điện. trong đó, lượng vốn ODA đầu tư cho thủy điện là 7.23% còn đầu tư cho nhiệt điện là 11,77%. Các nhà máy như nàh máy nhiệt điện đang được xây dựng và sử dụng vốn oDA của Nhật bản như: nàh máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhà máy nhiệt điện Thái BÌnh, nhà máy nhiệt điện Ô Nhim,…
  • 42. Thông qua quá trình ký kết và hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong nhiều năm qua đã viện trợ ODA có hiệu quả cho Việt Nam và hy vọng thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
  • 43. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 Hiện nay Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp mọc lên. Đặc biệt là tại các tỉnh có diện tích đất rộng, có nhiều nguồn tài nguyên để khai thác. Thanh hóa được xem là tỉnh đang có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển các khu công nghiệp (ví dụ điển hình là khu công nghiệp Nghi Sơn đang trở thành khu công nghiệp trọng điểm của cả nước). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn điện cần được cung cấp mà các nhà máy nhiệt điện hay thủy điện ở xa không cung cấp được kịp thời. Đồng thời, tại Thanh Hóa tuy không thuận lợi xây dựng nhà máy thủy điện, nhưng có một lượng cung rất lớn về năng lượng mặt trời nên việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện được ưu tiên hàng đầu. Việc đầu tư xây dựng dự án “nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1” nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho sản xuất cũng như cho người dân là một công việc cần thiết và được triển khai sớm. 2.1 Giới thiệu về dự án “ xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 2.1.1 Mục tiêu của dự án 2.1.1.1 Mục tiêu cụ thể của dự án Full download Chương 1,2,3 : LH ZALO 0342855050