SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................iv
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ...................................................................................v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Xuất xứ của dự án................................................................................................................1
1.1. Thông tin chung về dự án .............................................................................................1
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư ...........................1
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển.................1
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ................................................2
2.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................................2
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có
thẩm quyền về dự án .............................................................................................................3
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ đầu tư tạo lập được sử dụng trong quá trình
thực hiện đánh giá tác động môi trường...........................................................................4
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường ......................................................4
3.1. Đơn vị chủ trì lập ĐTM.................................................................................................4
3.2. Đơn vị tư vấn lập ĐTM .................................................................................................4
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường........................................................6
4.1. Phương pháp chính.....................................................................................................6
4.2. Các phương pháp khác..................................................................................................6
Chương I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN .............................................................................8
1. Tóm tắt về dự án ................................................................................................................8
1.1. Thông tin chung về dự án .............................................................................................8
1.1.1. Tên dự án ............................................................................................................8
1.1.2. Thông tin về chủ dự án......................................................................................8
1.1.3. Vi trí địa lý..........................................................................................................8
1.1.4. Mục tiêu, quy mô công suất và loại hình dự án.............................................9
1.2. Các hạng mục công trình của dự án........................................................................ 11
1.2.1. Hiện trạng vị trí và công trình hiện có ......................................................... 11
1.2.2. Hạng mục công trình chính ........................................................................... 11
1.2.3. Hạng mục công trình phụ trợ ........................................................................ 12
1.2.4. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường..................................................... 15
1.2.5. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án..................... 16
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn ii
1.3. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các
sản phẩm của dự án ............................................................................................................17
1.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng............................................................17
1.3.2. Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công .............................................18
1.4. Công nghệ sản xuất và vận hành..............................................................................18
1.5. Biện pháp tổ chức thi công.........................................................................................18
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.........................19
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án..................................................................................19
1.6.2. Tổng mức đầu tư .............................................................................................19
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................................................20
2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án .....................................................20
2.1. Các tác động môi trường chính của dự án .............................................................20
2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án .............................21
2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án...............................22
2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án.................................25
2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án ..................................25
2.6. Cam kết của chủ dự án ...............................................................................................26
Chương II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................................................27
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................................................27
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý.................................................................................27
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng....................................................................28
2.1.3. Các nguồn tài nguyên .....................................................................................29
2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội.................................................................................29
2.1.5. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm
kinh tế - xã hội khu vực dự án .............................................................................................34
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án......35
2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...........................35
2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí, đất ....................36
2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật..................................................................................42
Chương III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.......................................................................................................43
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án ....................................................................44
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn iii
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động...................................................................... 44
3.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............. 59
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn dự án đi vào vận hành........................................................................... 62
3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động............................................................................. 62
3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............. 70
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ..................... 74
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................ 74
3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và vận hành công trình bảo vệ môi trường....... 75
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo .................... 75
Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ......79
4.1. Chương trình quản lý môi trường của dự án........................................................ 79
4.2. Chương trình giám sát môi trường ......................................................................... 85
Chương V. KẾT QUẢ THAM VẤN ................................................................................86
5.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng.............................................. 86
5.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn ........................................................ 86
5.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác
động trực tiếp của dự án....................................................................................................... 86
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng .................................................................................... 86
5.2.1. Ý kiến của UBND thị trấn Đồng Văn .......................................................... 86
5.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án87
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.....................................................................89
1. Kết luận............................................................................................................................. 89
2. Kiến nghị........................................................................................................................... 89
3. Cam kết ............................................................................................................................. 90
PHỤ LỤC KÈM THEO......................................................................................................91
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn iv
DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
2 BQL Ban quản lý
3 BTCT Bê tông cốt thép
4 BTXM Bê tông xi măng
5 CHQS Chỉ huy quân sự
6 ĐTXD Đầu tư xây dựng
7 HĐND Hội đồng nhân dân
8 HTMT Hiện trạng môi trường
9 KT-XH Kinh tế - xã hội
10 MTTQ Mặt trận tổ quốc
11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
13 UBND Ủy ban nhân dân
14 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
15 PCCC Phòng cháy chữa cháy
16 PTDT Phổ thông dân tộc
17 TTHN Trung tâm hội nghị
18 TTVHTT Trung tâm Văn hóa thể thao
19 VHTT&TT Văn hóa Thông tin và Thể thao
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM ...........................................5
Hình 1.1. Hình ảnh mô tả vị trí xây dựng dự án...................................................................8
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc khu vực xây dựng dự án..........................................9
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước của dự án ...................................................................... 14
Bảng 1.3. Diện tích đất xây dựng dự án............................................................................. 16
Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án......................................... 17
Bảng 1.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án..................................................................... 19
Bảng 1.6. Dự toán xây dựng công trình ............................................................................. 19
Bảng 1.7. Tổng hợp các yếu tố tác động đến môi trường ................................................ 20
Bảng 1.8. Quy mô, tính chất các loại chất thải phát sinh ................................................. 21
Bảng 1.9. Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường............................ 22
Bảng 1.10. Danh mục công trình bảo vệ môi trường........................................................ 25
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực huyện Đồng Văn............. 35
Bảng 2.2. Tọa độ các điểm lấy mẫu môi trường không khí............................................. 37
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí theo từng đợt (03 đợt) .................. 38
Bảng 2.4. Tọa độ điểm lấy mẫu nước mặt ......................................................................... 39
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt theo từng đợt (03 đợt).................... 40
Bảng 2.6. Tọa độ các điểm lấy mẫu đất ............................................................................. 42
Bảng 2.7. Kết quả quan trắc môi trường đất theo từng đợt (03 đợt)............................... 42
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong xây dựng dự án............... 44
Bảng 3.2. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải............................................ 45
Bảng 3.3. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển .......................... 45
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh theo khoảng cách x............................... 46
Bảng 3.5. Nồng độ chất ô nhiễm phát sinh theo khoảng cách bao gồm cả nồng độ có
trong môi trường nền ............................................................................................................ 47
Bảng 3.6. Tổng hợp khối lượng đào, đắp, phá dỡ các hạng mục công trình ................. 48
Hình 3.1. Mô hình phát tán không khí theo nguồn mặt.................................................... 49
Bảng 3.7. Hệ số phát tán theo NATZ ................................................................................. 50
Bảng 3.8. Tải lượng khí thải của các phương tiện, máy móc thiết bị thi công.............. 50
Bảng 3.9. Nồng độ các chất khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, máy
móc thi công........................................................................................................................... 51
Bảng 3.10. Thành phần và tỷ trọng chung của chất thải rắn sinh hoạt........................... 53
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn vi
Bảng 3.11. Dự báo lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng.........................54
Bảng 3.13. Mức rung phát sinh từ các thiết bị thi công....................................................56
Bảng 3.15. Các nguồn tác động có thể xảy ra trong quá trình vận hành ........................63
Bảng 3.16. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với phương tiện giao thông...........64
Bảng 3.17. Tải lượng ô nhiễm không khí đối với phương tiện giao thông ....................64
Bảng 3.18. Hệ số ô nhiễm của máy phát điện....................................................................65
Bảng 3.19. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện.............................................................65
Bảng 3.20. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt....................................66
Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo bể 3 ngăn.......................................................................................71
Bảng 3.21. Danh mục kế hoạch, tổ chức thực hiện và dự toán công trình bảo vệ môi
trường......................................................................................................................................74
Bảng 3.22. Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường .........................................76
Bảng 4.1. Chương trình quản lý môi trường của dự án....................................................80
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 1
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án
Trong những năm gần đây huyện Đồng Văn có lợi thế là vùng lõi công viên địa
chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, lượng khách tham quan du lịch đến
địa bàn huyện lớn góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều
thách thức phát triển. Trước tiên là sắp xếp lại trụ sở làm việc các Phòng chuyên môn,
Ủy ban MTTQ, cơ quan đoàn thể nhằm tạo thành khu làm việc tập trung, đáp ứng
được các yêu cầu về trụ sở làm việc, đồng thời tạo nên một quần thể công trình kiến
trúc đẹp, tạo nên diện mạo cảnh quan đô thị hiện đại có tính biểu tượng cho huyện
Đồng Văn; tạo đầu mối cơ sở vật chất hoàn thiện, hiện đại, phát huy được hiệu qụả
trong công tác quàn lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính và
phù hợp với quy hoạch phát triển trung tâm hành chính.
Hội trường Trung tâm Hội nghị huyện hiện nay nằm trong khuôn viên trụ sở
làm việc của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các phòng ban
chuyên môn, có diện tích, không gian chật hẹp. Khi tổ chức các hôi nghị, các chương
trình quan trọng ảnh hưởng đến thực thi công vụ của các cơ quan, cần được chuyển
sang vị trí mới.
Bên cạnh đó, trong năm 2019-2020 huyện được tỉnh quan tâm cho chủ
trương và hỗ trợ kinh phí đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình Trường PTDT
Nội trú mới. Do vậy sẽ xây Hội trường Trung tâm huyện vào vị trí trường Phổ
thông dân tộc nội trú có khuôn viên rộng rãi cách xa khu làm vệc của các phòng,
ban chuyên môn, tạo ra Trung tâm Hội nghị mang tầm cấp tỉnh khoảng 298 chỗ
ngồi chính 32 chỗ cho báo chí, 3 phòng họp nhỏ khoảng 224 chỗ bao gồm các công
trình phức hợp phục vụ các cuộc Hội nghị, Hội thảo quốc tế, hội thảo cấp tỉnh phù
hợp với huyện vùng lõi công viên địa chất.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang được triển khai đầu tư xây dựng do UBND huyện Đồng Văn làm chủ đầu tư
(đại diện chủ đầu tư là BQL dự án ĐTXD huyện Đồng Văn) là cần thiết, không chỉ
phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện văn hóa- xã hội mà còn là một điểm du
lịch, một không gian sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư: HĐND tỉnh Hà Giang.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Giang.
Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển
Phù hợp với chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng
nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 2
Toàn bộ dự án nằm trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá
Đồng Văn đã được UNESCO công nhận và được Quy hoạch phát triển theo Quyết
định số 2057/QĐ-TTg 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh
Hà Giang đến năm 2030 theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của Thủ
tướng Chính phủ. Thị trấn Đồng Văn nằm trong vùng phát triển đô thị là khu trung tâm
du lịch văn hóa, lịch sử với diện tích là 3,038ha;
Phù hợp với Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa
chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn 2030;
Phù hợp với Quyết định 1460/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về
phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đồng Văn –tỉnh Hà
Giang. Trong đó khu vực thị trấn Đồng Văn là khu vực phát triển đô thị và là trung
tâm du lịch chủ đạo;
Dự án được xây dựng có diện tích là 1,038ha, bao gồm đất trường học và một
phần đất cây xanh. Trong đó có 0,59ha là diện tích đất của trường PTDT nội trú cũ (đất
giáo dục -ĐGD) đã được chuyển đổi sang đất xây dựng trụ sở cơ quan theo Quyết định
số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang và Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh hà
Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Đồng Văn. Phần
đất còn lại là 0,448ha là đất cây xanh của sân vận động huyện, trên đó chỉ thực hiện
xây dựng hạng mục đường giao thông vào Trung tâm hội nghị. BQL dự án ĐTXD
huyện Đồng Văn đã thống nhất với Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND
huyện đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 (Hiện nay đang lập quy
hoạch sử dụng đất) để triển khai các bước tiếp theo.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Căn cứ pháp lý
a) Các văn bản pháp luật
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 3
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường về quy định Kỹ thuật quan trắc môi trường;
Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
ngày 13tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý
hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹthuật quốc giavề độ rung;
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi
trường không khí;
QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền về dự án
Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
Công văn số 564/UBND-KTTH ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc rà soát nhu cầu ĐTXD Trung tâm hội trường, Hội nghị của Trường Chính trị tỉnh
và các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn;
Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Hà Giang về
việc phê chuẩn phương án phân bổ kế hoạch đầu tư Vốn ngân sách nhà nước năm
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 4
2021 tỉnh Hà Giang;
Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Đồng Văn;
Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 của UBND huyện Đồng Văn
về việc Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ khảo sát bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi
dự án;
Công văn số 431/UBND-KTTH ngày 09/01/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về
giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương các dự án khởi công mới năm 2021;
Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 của HĐND tỉnh Hà Giang về Phê
duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư
công thuộc cấp tỉnh quản lý;
Công văn số 1505/UBND-KTTH ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 của HĐND tỉnh
về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư
công thuộc cấp tỉnh quản lý.
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ đầu tư tạo lập được sử dụng trong quá
trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Thuyết minh dự án đầu tư và bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 -2020;
Báo cáo kết quả khảo sát địachất côngtrình: Trung tâm Hội nghị Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang thực hiện tháng 6/2021.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu
năm; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2021 của UBND
huyện Đồng Văn;
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 06 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm
vụ 06 tháng cuối năm 2021 của UBND thị trấn Đồng Văn.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1. Đơn vị chủ trì lập ĐTM
- Tên: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn
- Người đại diện: Ông: Trần Hữu Hùng Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điện thoại: 02193 856 533
3.2. Đơn vị tư vấn lập ĐTM
- Tên: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang
- Địa chỉ: số 185, đường Trần Hưng Đạo, tổ 4, phường Nguyễn Trãi, TP Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 5
- Điện thoại: 02193.864.065
- Người đại diện theo pháp luật: Ông: Phan Nho Hữu; Chức vụ: Giám đốc
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Giang được thành lập theo
Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang, là đơn vị
trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang được Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
VIMCERTS 264 tại Quyết định số 1741/QĐ-BTNMT ngày 07/8/2020.
Sau khi hợp đồng giữa Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn được ký kết, đơn vị tư vấn
đã cùng với chủ đầu tư dự án thực hiện các công việc sau:
- Thu thập các tài liệu, đo đạc quan trắc hiện trạng các yếu tố môi trường khu
vực dự án (không khí, nước mặt).
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội khu dự án và
phụ cận;
- Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
Sau khi khảo sát thực địa ngoài hiện trường, xử lý số liệu, tài liệu, các mẫu môi
trường và tổng hợp kết quả, tiến hành lập báo cáo ĐTM dự án. Nội dung của báo cáo
ĐTM theo mẫu số 04, phụ lục I, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM
STT Họ tên Chuyên ngành đào tạo Chữ ký
I Đại diện chủ đầu tư
1 Trần Hữu Hùng K.s Xây dựng
2 Đoàn Đình Tư K.s Xây dựng
II Đơn vị tư vấn
1 Phan Nho Hữu Ks. Hóa nông nghiệp
2 Ngô Thị Thủy Ngân K.s Môi trường
3 Nguyễn Ngọc Khánh K.s Kỹ thuật Môi trường
4 Nguyễn Hữu Đức K.s Môi trường
5 Phạm Văn Biên Th.s Khoa học Môi trường
6 Hà Thị Phương K.s Khoa học Môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 6
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Trung tâm Hội nghị huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp chính
a) Phương pháp li ệt kê
Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến
môi trường cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong
quá trình hoạt động của dự án và quá trình thi công xây dựng cơ bản. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có mặt hạn chế đó là không thể đánh giá được một cách định
lượng cụ thể và chi tiết các tác động của dự án. Vì thế phương pháp liệt kê thường chỉ
được sử dụng trong việc đánh giá tác động môi trường sơ bộ, từ đó khoanh vùng hay
giới hạn phạm vi các tác động cần đánh giá.
b) Phương pháp tổng hợp, so sánh
Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh,
đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các
thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn…
c) Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO
Phương pháp này được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các tổ
chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo
áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi
trường. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về
tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm.
d) Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp này được thực hiện dựa trên các mô hình tính toán để dự báo lan
truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi
ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra.
4.2. Các phương pháp khác
a) Phương pháp thống kê và điều tra xã hội
Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, Kinh tế - Xã hội, môi
trường tại khu vực thực hiện dự án.
Điều tra các vấn đề về môi trường và Kinh tế - Xã hội địa phương tại khu vực
thực hiện dự án.
b) Phương pháp tham vấn cộng đồng
Đại diện chủ đầu tư đã gửi công văn tham vấn đến UBND thị trấn Đồng Văn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư khu vực thực
hiện dự án với mục đích tìm hiểu mối quan tâm của cộng đồng về dự án, đặc biệt là
những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc triển khai và vận hành dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 7
c) Phương pháp l ấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm
Đơn vị tư vấn Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu, đo
đạc phân tích chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án bao gồm: Hiện trạng môi
trường nước, môi trường không khí, môi trường đất để làm cơ sở đánh giá các tác
động của việc triển khai dự án tới môi trường.
Cụ thể: 02 vị trí lấy mẫu nước mặt; 02 vị trí lấy mẫu không khí xung quanh; 01
mẫu đất mỗi vị trí được thực hiện lấy mẫu qua 03 đợt quan trắc khác nhau.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 8
Chương I.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1. Tóm tắt về dự án
1.1. Thông tin chung về dự án
1.1.1. Tên dự án
Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
1.1.2. Thông tin về chủ dự án
- Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn
- Người đại diện: Ông Trần Hữu Hùng Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Điện thoại: 02193 856 533
1.1.3. Vi trí địa lý
a) Vị trí địa lý và giới hạn dự án
Địa điểm xây dựng: Tại tổ 5 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang. Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông : giáp đền Quan Hoàng;
- Phía Tây : giáp sân vận đông;
- Phía Nam : giáp đường dân sinh và khu dân cư;
- Phía Bắc : giáp khu dân cư và khu vực nhà làm việc hiện tại của Phòng Văn
hóa+Trung tâm Văn hóa huyện Đồng Văn
Hình 1.1. Hình ảnh mô tả vị trí xây dựng dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 9
b) Ranh giới dự án
Diện tích xây dựng dự án là 1,038ha. Tọa độ các điểm khép góc thể hiện ranh
giới của dự án trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’ múi chiếu 30 được thể
hiện như sau:
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc khu vực xây dựng dự án
Hệ toạ độ VN2000
Kinh tuyến trục 105o30' múi chiếu 3o
Điểm X (m) Y (m) Điểm X (m) Y (m)
1 2575318,33 434670,29 12 2575424,35 434898,04
2 2575321,91 434673,09 13 2575421,87 434900,02
3 2575329,57 434696,19 14 2575404,88 434880,70
4 2575367,58 434779,61 15 2575375,50 434811,68
5 2575421,04 434753,71 16 2575370,91 434814,12
6 2575438,01 434785,47 17 2575369,83 434811,83
7 2575420,55 434793,58 18 2575359,23 434802,70
8 2575414,01 434799,40 19 2575311,54 434699,12
9 2575475,12 434866,47 20 2575304,89 434702,67
10 2575473,96 434869,53 21 2575298,55 434693,35
11 2575433,04 434908,01 22
(Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án)
c) Các đối tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án
Khu vực xây dựng dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, xung quanh khu
vực là đất ở của dân, cơ quan, khu dịch vụ.
Khoảng cách gần nhất đến hộ dân là 50m; cách trường THPT thị trấn Đồng Văn
600m, cạnh khách sạn Hoa Cương. Cách khu vực phố Cổ khoảng 900m.
Dự án được xây dựng giáp với đền thờ quan Hoàng về phía Bắc. Trên diện tích
thực hiện dự án không có các công trình văn hóa tôn giáo, di tích lịch sử và đối tượng
nhạy cảm khác cần bảo vệ.
1.1.4. Mục tiêu, quy mô công suất và loại hình dự án
a) Mục tiêu
Huyện Đồng Văn nằm ở vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá
Đồng Văn, có điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ, du lịch. Khu trung tâm huyện
là nơi thường xuyên tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Tuy nhiện, hiện nay hội trường
trung tâm huyên nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của Huyện ủy, HĐND và
UBND có diện tích không gian chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 10
Xây dựng Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn tại vị trí mới đáp ứng được yêu
cầu sắp xếp, bố trí lại trụ sở làm việc của các phòng chuyên môn, cơ quan đoàn thể tạo
thành khu làm việc tập trung, tận dụng được quỹ đất của huyện đồng thời tạo nên diện
mạo cảnh quan đô thị hiện đại có tính biểu tượng cho huyện Đồng Văn.
Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng đô thị, cảnh quan tạo điểm nhấn
cho thị trấn du lịch Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cùng với các công trình điểm nhấn khác
của huyện tạo không gian công cộng là nơi vui chơi, thể dục thể thao, đáp ứng được
điều kiện cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hội nghị; hội thảo và các sự kiện … phục
vụ cho nhiệm vụ chính trị của huyện nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung.
b) Quy mô dự án
Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng tại tổ 5, thị trấn Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang với tổng diện tích là 1,038ha, cốt nền khu vực cao hơn mặt
đường QL4C tại điểm đấu nối với đường vào Trung tâm Hội nghị là 50cm, bao gồm
các khu chính sau:
A. Khu cổng đón tiếp và đường vào
- Tường chắn giáp khách sạn Hoa Cương có phù điêu + tên Trung tâm Hội nghị
- Hè, đường rộng + cống bản qua suối + vườn hoa và tên công trình trên đá khối
- Đường vào trung tâm hội nghị và nối với khu ở của dân cư
B. Khu nhà trung tâm hội nghị + Trung tâm văn hóa huyện + nhà khách
- Nhà trung tâm Hội nghị 02 tầng: Diện tích sàn 1300m2
- Khu Trung tâm văn hóa huyện và nhà khách (được cải tạo từ khu nhà ký túc
xá của học sinh);
- Nhà máy phát điện; máy bơm;
- Sân vườn đường vào đài phun nước;
- Kè đá trang trí kết hợp vườn hoa.
C. Các hạng mục phụ trợ gồm:
- San nền;
- Đường dây cấp điện;
- Hệ thống điện và chiếu sáng;
- Hệ thống thoát nước;
- Hệ thống cấp nước.
c) Loại hình dự án
Dự án Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là dự án đầu tư xây
dựng mới thuộc dự án nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14,
ngày 13/6/2019.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 11
Loại và cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp II
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.2.1. Hiện trạng vị trí và công trình hiện có
Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng vào vị trí trường PTDT
nội trú cũ với 05 dãy nhà, tháo dỡ 03 dãy tạo mặt bằng xây dựng công trình mới (Hội
trường Trung tâm Hội nghị) và 02 nhà còn lại hiện vẫn còn sử dụng được. Trong quá
trình xây dựng sẽ tận dụng để cải tạo, nâng cấp thành phòng làm việc của phòng Văn
hóa – Thông tin Thể thao huyện và nhà khách phục vụ cho đại biểu nghỉ ngơi.
Theo Thuyết minh thiết kế cơ sở toàn bộ diện tích dự án sẽ được chia làm hạng
mục công trình chính và các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: Khu Trung tâm
Hội nghị; Trung tâm Văn hóa-Thông tin Thể thao huyện và Nhà khách; Khu Cổng đón
tiếp + đường vào; Hệ thống cấp thoát nước; Hệ thống điện và chiếu sáng…
1.2.2. Hạng mục công trình chính
a) Khu Trung tâm Hội nghị
Nhà Trung tâm Hội nghị được thiết kế đặt làm trung tâm chính của khu, cos nền
từ +1.059,6m +- 1.057,5m nhìn chính về hướng quảng trường, thuộc công trình cấp II,
diện tích mặt bằng xây dựng là 1.300m2. Chỉ tiêu thiết kế như sau:
+ Tầng cao : 02 tầng và 01 tầng âm
+ Chiều cao tầng 1 : 5,7m
+ Chiều cao tầng 2 : 4,2m
+ Tầng âm : có cos -1,1m
Nhà trung tâm hội nghị: Bố trí khoảng 298 chỗ ngồi trong khu hội trường, 32
chỗ ngồi cho báo đài và 03 phòng họp nhỏ với 224 chỗ ngồi bao gồm các công trình
phức hợp phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế, hội thảo cấp tỉnh.
Khu vực hội trường: Mặt bằng có 18 hàng ngang, 18 dọc 3 lối đi chính giữa và
2 bên. Ban công trên giữa có phòng điều khiển + máy chiếu, 2 bên có 2 cấp ngồi 32
chỗ báo chí.
Mặt bằng tầng âm: Có cos - 1,1m gồm các phòng: Khu WC chung gồm 1 WC
chung 1 Nam + 1 Nữ + khu rửa tay, phòng kho, cầu thang, hành lang ...
Mặt bằng tầng 1 gồm các phòng: Tiền sảnh chính, Sảnh bên, Sảnh đón tiếp +
không gian truyền thông, Hội trường 298 chỗ (trong đó có 28 lô ghế đầu dành cho đại
biểu có bàn ở cos +-0,0m các cấp trên chênh 100mm đảm bảo tầm nhìn), phòng Họp –
hội thảo 64 chỗ, sân khấu + diễn giả, Sân khấu phụ, phòng Kỹ thuật tầng 1, WC thay
quần áo nam nữ, cầu thang, hành lang ...
Mặt bằng tầng 2 gồm các phòng: Ban công Hội trường 32 chỗ, phòng Họp - hội
thảo 90 chỗ, phòng Họp - hội thảo 70 chỗ, sân khấu phụ, phòng Kỹ thuật tầng 2, WC
nam nữ, cầu thang, hành lang kỹ thuật, hành lang nghỉ...
Các phòng họp được thiết kế đơn giản với các phòng họp 1 ở tầng 1 có 65 chỗ
bố trí có bục để diễn giả thuyết trình. Phòng họp 2 ở tầng 2 bố trí 02 phòng (1 phòng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 12
có 90 chỗ và phòng 70 chỗ) bố trí có bục để diễn giả thuyết trình, 2 phòng này dùng
vách ngăn di động có thể chuyển thành 1 phòng lớn. Các phòng đều có thể kê bàn tròn
hoặc bàn ghế nhìn về 1 phía thuận tiện cho thực hiện các chương trình khác nhau.
b) Khu Trung tâm văn hóa huyện và Nhà khách
Là khu vực phía sau kết nối với nhà Trung tâm Hội nghị, được cải tạo từ khu
nhà ký túc xá (KTX) học sinh - trường PTDT nội trú cũ, hiện trạng là nhà 02 dãy nhà 2
tầng cũ 09 gian cấp III vẫn sử dụng được nên được tận dụng để cải tạo thành phòng
làm việc của Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể thao và nhà khách.
Quá trình cải tạo tháo dỡ đi 02 gian còn lại 07 gian. 01 nhà giáp taluy kè đá
được cải tạo thành khu nhà khách, 01 nhà được cải tạo thành khu làm việc của phòng
Trung tâm Văn hóa Thông tin (tầng 1) và Trung tâm Văn hóa Thể thao (tầng 2).
Tổng chiều cao công trình là 11,1m (chiều cao tầng 1: 3,9m; chiều cao tầng 2:
3,6m; chiều cao mái là 3,61m).
1.2.3. Hạng mục công trình phụ trợ
a) Khu cổng đón tiếp và đường vào
- Tường chắn ráp Khách sạn Hoa Cương: Công trình cấp III, có phù điêu + tên
Trung tâm Hội nghị, chữ hộp meca điện: Tường xây cao từ 3-5m bồn hoa dày 220-440
ốp đá và vật liệu trang trí.
- Đường hè dẫn từ QL4C vào Trung tâm Hội nghị: Mặt cắt 18,8m 02 làn xe;
đảo cây xanh + vườn hoa và tên công trình trên đá khối, mặt đường đổ bê tông M250
dày 230mm.
- Hệ thống cống bản qua suối: Kè bê tông + mặt cống rộng 6,5m dài 17m.
- Đường vào Trung tâm Hội nghị và nối với khu ở của dân cư: Mặt cắt 17,5m
và mặt cắt 29,5m có hè rộng 2x5m, mặt đường đổ bể tông M250 dày 230mm lan can
trên kè đã có kết hợp bồn cây.
Đường giao thông trong khu vực có tổng chiều dài thiết kế L=245,68m (chưa
kể đường cong trong nút). Bán kính đường cong nằm cắm theo quy hoạch Đ2 R =
11.5m; Đ3R =11.75m. Bán kính bó vỉa R= 8,0m theo quy hoạch, bó vỉa vuốt vào
cổng cơ quan R=3m.
b) Nhà máy phát điện + máy bơm
Công trình cấp IV có diện tích xây dựng là 40m2. Kiến trúc của công trình là
nhà tường xây gạch lửng thoáng mái kèo thép lợp tôn xốp. Kích thước gian là
4,7x8,7m chia 1 gian máy bơm nước sinh hoạt + bơm chữa cháy, 1 gian máy phát điện.
Nhà móng làm bằng BTCT, nền đổ bê tông M250 kèo xà gồ thép mái tôn,
tường xây gạch cao 1m trên lắp lưới sắt.
c) Sân vườn đường vào đài phun nước, cổng rào
Kiến trúc của công trình được thiết kế đồng bộ từ sân vườn hàng rào với nhà
Trung tâm Hội nghị.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 13
- Cổng được thiết kế cổng đẩy INOX cao 1,5m hai bên là trụ lớn 850x1200, đế
cổng bằng BTCT, móng gạch M100, trụ cổng xây gạch M100, trát ốp vữa xi măng
M75. Sắt hộp KT 25x50x2, 20x20x1,5 sơn tĩnh điện mầu ghi xanh.
- Rào trước giữa 2 cổng đất tạo độ nghiêng lên đài phun nước có kết cấu bằng
móng đá hộc vữa XM M75, trên rào thoáng khung BT cốt thép + xây gạch đặc M100.
- Lên sân cao hơn hè đường 200-600mm, từ sân lên bồn hoa + đài phun nước
cao 600mm. Bồn hoa và Đài phun nước D=10m, có 3 vòng tròn, kết hợp vòi phun áp
lực + đèn mầu.
- Đường vào đổ BT M250 dày 150mm. Vườn hoa xây gạch ốp đá trồng các cây
hoa đặc trưng.
- Bể nước BTCT, tường gạch mác 100, trát ốp vữa XM M75, đánh mầu vữa
xi măng M100.
d) Kè đá trang trí kết hợp vườn hoa
- Kè mái đứng bằng BTXM M200# kết hợp kè mái nghiên bằng đá hộc xây. Chiều
cao kè chân thẳng đứng: H=2,20m; Chiều cao kè tổng thể gồm 03 loại: H=5,0m;
H=5,5m; H=6,0m. Kết cấu mái nghiêng:
+ Độ dốc mái nghiêng: m=1-1,50
+ Đá hộc xây miết mạch VXM M100# dày 30cm.
+ Bê tông lót dày 10cm.
- Lan can kè: Cấu tạo bằng xây đá, gạch, thép không gỉ (Sus 304). Chiều cao
lan can.
e) Hệ thống cấp nước sinh hoạt
- Nguồn nước: Nước sử dụng trong quá trình thi công xây dựng và vận hành
được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thị trấn Đồng Văn
- Chỉ tiêu cấp nước:
Nước cấp cho khu Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn bao gồm có một số
công trình như: Nhà Trung tâm hội nghị, nhà làm việc Trung tâm văn hóa 02 tầng được
cải tạo lại thành nơi làm việc, các phòng nghỉ của Trung tâm văn hóa và một số nhu
cầu khác như Đài phun nước, tưới cây, thảm cỏ trong phạm vị Trung tâm Hội nghị.
Nước dùng của nhà Trung tâm Hội nghị : 15 L/ người.ngày.đêm
Nước dùng của CBNV của phòng VHTT và TT : 50 L/người.ngày.đêm
Nước dùng của khu nhà khách : 150 L/người.ngày.đêm
Nước tưới cây : 1 L/m2 ngày đêm
- Nhu cầu sử dụng nước
+ Trong giai đoạn xây dựng: Vào thời gian cao điểm dự kiến có khoảng 30 công
nhân làm việc trên công trường, toàn bộ công nhân xây dựng là người dân địa phương
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 14
nên các hoạt động sinh hoạt:với chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt là 120 lit/người/ngày
đêm thì nhu cầu sử dụng nước mỗi ngày là 3600lit/ngày.
+ Trong giai đoạn vận hành: Dự kiến nhu cầu sử dụng nước của khu vực khi đi
vào vận hành được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước của dự án
STT Nhu cầu sử dụng Đơn vị
Quy mô
(người)
Lưu lượng
(lít)
1 Nhà Trung tâm Hội nghị
1.1 Số chỗ 298 người + phục vụ Người 350 5250
2 Nhà phòng Trung tâm văn hóa và Thể thao
2.1 Khách Người 36 5400
2.2 Người làm việc Người 21 1050
3 Tưới cây m2 200 200
4 Đài phun nước 500
5
Nhu cầu nước sinh hoạt + tưới
cây+ đài phun nước (1+2+3+4)
12.400
+ Nước sinh hoạt: Nước lấy từ đường ống chung cấp nước ngoài đường vào bể
chung với bể dự phòng của hệ thống cấp nước chữa cháy (bể có dung tích 120m3)
bằng đường ống HDPE- D50. Sau đó được máy bơm, bơm nước từ bể này lên các téc
3m3 của 2 nhà khi áp lực nước ngoài mạng chính ngoài đường yếu < 15m. Trường hợp
nước ngoài đường > 20m nước từ mạng có thể cấp trực tiếp lên téc vào các khu wc
không cần bơm thông qua lắp van 1 chiều giữa đường ống trực tiếp và ống cấp từ máy
bơm. Máy bơm được hoạt động theo chế độ tự động hóa thông qua lắp van tín hiệu
điện tại 1 téc trên mái nhà TTHN (téc này có cốt cao hơn téc của nhà trung tâm văn
hóa).
+ Cấp nước chữa cháy: Nước được lấy từ đường ống cấp nước chung bơm
lên bể 120m3. Dự án sẽ trang bị 01 máy bơm động cơ điện và 01 máy bơm xăng dự
phòng có cùng thông số bơm trong trường hợp khi mất điện lưới. Bố trí họng lấy
nước chữa cháy có đường kính 50mm và đầu lăng phun nước có D13 loại cuộn dài
20m được đặt trong hộp chữa cháy, bố trí hộp ở nơi dễ nhìn thấy và tiện cho công
tác sử dụng khi cần thiết.
f) Hệ thống cấp điện và chiếu sáng
+ Cấp điện: Nguồn điện được lấy từ đường dây 35kV đấu nối tại TBA 03 pha
sẵn có gần khu vực công trình (khoảng cách đến công trình là 100m) nguồn điện được
cấp và tủ phân phối đặt trong nhà máy phát điện, từ tủ điện phân phối cấp cho các
đường cáp trục cấp điện cho các hạng mục của dự án.
Ngoài ra, để cấp điện cho công trình trong trường hợp mất điện lưới, xây dựng
01 trạm đặt máy phát điện dự phòng để cấp điện cho các phụ tải ưu tiên của công trình.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 15
Trạm máy phát điện được đặt bên ngoài nhà loại máy phát điện diesel 3 pha 380/220V
có công suất liên tục 100kVA dự kiến cấp điện cho nhà công trình.
Hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng sẽ được thiết kế
theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong nhà TCVN 7114-2002 và bên ngoài công
trình xây dựng dân dụng: TCXDVN 333-2005, tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo TCXD
16-86.
Sử dụng đèn Led, đèn huỳnh quang để chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng khu hội
trường; dùng đèn ốp trần bóng Led, đèn huỳnh quang lưới inox tán quang để chiếu
sáng khu vực hành lang, khu cầu thang, khu nhà vệ sinh... toàn bộ hệ thống đèn chiếu
sáng đảm bảo độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn.
Hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ, nội thất do yêu
cầu của kiến trúc: Đảm bảo độ chiếu sáng, tiết kiệm điện năng, chi phí vận hành bảo
dưỡng tối thiểu.
g) Giải pháp chống sét và phóng hỏa
Chống sét cho công trình dùng giải pháp chống sét đánh thẳng, được thiết kế
tính toán theo TCXDVN 46:2007, hệ thống nối đất chống sét bao gồm:
Kim thu sét mái sắt có chiều dài 0,5m được chế tạo hoàn toàn bằng thép không
gỉ (inox 316) kim được gắn trên cột bằng inox dài L=5m và đặt trên mái công trình có
bán kính bảo vệ cấp III Rbv=51m.
Hộp kiểm tra tiếp địa có điện trở nối đất chống sét <10 dùng để kiểm tra theo
dõi định kỳ giá trị điện trở nối đất hàng năm trước mỗi mùa mưa.
h) Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Công trình được thiết kế theo quy định công trình có độ chịu lửa bậc III và đảm
bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn. Công trình có bố trí hệ
thống trụ tiếp nước cho xe cứu hỏa có thân trụ D125 được bố trí trên vỉa hè đường phía
trước và sau công trình; hệ thống cấp nước cho các hộp chữa cháy đặt trong ngoài nhà
bao gồm: Bể chứa dự trữ nước PCCC; hệ thống đường ống; máy bơm chữa cháy; hộp
chữa cháy.
Tại mỗi tầng của công trình có bố trí dụng cụ cứu hoả, bình chữa cháy đặt tại vị
trí đảm bảo thuận tiện cho công tác chữa cháy tại chỗ.
1.2.4. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường
a) Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ các tiểu treo và nước thải từ khu vệ sinh: Được thu gom
và dẫn vào xử lý tại bể tự hoại 03 ngăn, nước sau xử lý của bê tự hoại được dẫn ra
ngoài bằng hệ thống ống dẫn: ống nhựa uPVC (trong nhà), ống nhựa uPVC-PN6 từ
D110-D200 (ngoài nhà) đến hố ga thu sau cùng và chảy ra cống D600 hiện có (hệ
thống thoát nước chung của thị trấn).
Dung tích của bể tự hoại 03 ngăn:
+ Khu vực nhà Trung tâm hội nghị: Bể tự hoại có kích thước: 2760x2040x1950
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 16
được xây gạch kết hợp BTCT, do các khu WC của công trình nằm ở vị trí khác nhau
nên tại hạng mục này sẽ bố trí 02 bể tự hoại nằm dưới tầng âm của tòa nhà và 01 bể tự
hoại nằm bên ngoài công trình khu vực vệ sinh bên sân khấu.
+ Khu nhà Trung tâm văn hóa Thể thao 02 tầng: Bố trí 02 bể tự hoại có KT lần
lượt là 2760x2040x1950 tại khu vực wc chung làm việc và bể có KT:4640x2440x2200
bể chung cho 10 phòng wc cả 02 tầng.
Nước thải từ chậu rửa, vòi tắm và nước rửa sàn. Nước này cho chảy xuống rãnh
thoát nước mưa xung quanh công trình.
b) Hệ thống thoát nước mưa
Được thiết kế riêng biệt tách hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải.
Nước mưa bao gồm nước từ mái công trình được thu gom bằng các ống đứng
thu nước trên mái nhà xả xuống các hố ga rồi theo đường ống dẫn đến cống bê tông
D600 đã có phía ngoài cổng nhà Trung tâm Hội nghị sau cùng chảy ra hệ thống thoát
nước chung của thị trấn (suối nước chảy đầu đường QL4C).
Nước trên bề mặt sân được thu gom bằng hệ thống rãnh quanh sân + các hố ga
thu nước nối vào hệ thống cống bê tông D600 đã có sẵn sau đó thoát ra hệ thống thoát
nước chung của thị trấn.
1.2.5. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án
a) Hiện trạng sử dụng đất
Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng tại khu vực trường
PTDT nội trú cũ của huyện thuộc địa bàn tổ 5 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
Theo báo cáo thuyết minh thiết kế cơ sở dự án diện tích khuôn viên xây dựng
dự án là 1,038ha. Bao gồm đất trường PTDT nội trú cũ và một phần đất cây xanh.
Diện tích chiếm dụng đất được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 1.3. Diện tích đất xây dựng dự án
STT Chức năng sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1
Đất trường THPT dân tộc nội trú cũ
của huyện (DGD)
0,59 56,84
2 Đất cây xanh (CX) 0,448 43,16
Tổng 1,038 100
(Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án)
Hiện tại toàn bộ 0,59ha đất trường học (DGD) đã được chuyển đổi sang đất
xây dựng trụ sở cơ quan, phần diện tích này sẽ thực hiện xây dựng các hạng mục
công trình chính, công trình phụ trợ gồm: Khu Trung tâm Hội nghị; Khu Trung tâm
văn hóa huyện và nhà khách; Hệ thống cấp thoát nước; nhà máy phát điện+máy
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 17
bơm; sân vườn vào đài phun nước, cổng rào; kè đá trang trí kết hợp vườn hoa.
Phần đất còn lại là 0,448ha là đất cây xanh diện tích này đang được BQL dự
án ĐTXD huyện Đồng Văn thống nhất với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
đưa vào quy hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đồng Văn. Các hạng mục được
xây dựng bao gồm: Khu vực cổng đón tiếp và đường vào.
b) Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp
luật và các quy hoạch phát triển có liên quan
Địa điểm xây dựng dự án “Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang” phù hợp với các quy định của pháp luật bao gồm:
Vị trí xây dựng dự án tại vị trí trường PTDT nội trú cũ, theo quy hoạch đã được
điều chỉnh là đất cơ quan tại tổ 05 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
Phù hợp với Quyết định 1460/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng thị trấn Đồng Văn – Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử thuộc Công
viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030.
Phù hợp Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng
Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của
Thủ tướng Chính phủ. Thị trấn Đồng Văn nằm trong vùng phát triển đô thị là khu
trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử với diện tích là 3,038ha.
Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của
UBND tỉnh hà Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện
Đồng Văn. Trong đó điều chỉnh quy hoạch 0,59ha đất ở trường Phổ thông dân tộc nội
trú cũ (đất giáo dục - DGD) sang đất xây dựng trụ sở cơ quan.
1.3. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các
sản phẩm của dự án
1.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng
Một phần hạng mục của dự án (Nhà khu vực trung tâm văn hóa huyện + nhà
khách) được cải tạo từ khu ký túc xá (KTX) cũ của trường PTDT cũ. Do đó, nguồn
nguyên vật liệu của dự án là không lớn.
Các loại vật liệu chính phục vụ cho việc thi công xây dựng dự án gồm: Cát,
thép, sắt, xi măng được lấy tại trung tâm huyện Đồng Văn với cự ly vận chuyển là
1km. Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng được trình bày chi tiết tại bảng sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án
STT Nguyên/vật liệu Đơn vị Khối lượng
1 Cát các loại m3 2.221
2 Đá dăm, đá các loại m3 3.038
3 Thép các loại Tấn 103
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 18
4 Xi măng PC30 Tấn 838
5 Gạch đỏ Viên 497.716
(Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án)
1.3.2. Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công
Hiện trạng khu vực dự án đã có hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc; có
đường ống cấp nước sạch đến khu vực. Do đó, quá trình thi công xây dựng sẽ sử dụng
điện nước từ nguồn sẵn có tại dự án.
1.4. Công nghệ sản xuất và vận hành
Dự án “Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” dự kiến sẽ hoàn
thành thi công và đi vào sử dụng vào quý IV năm 2022. Sau khi dự án xây dựng xong
sẽ bàn giao cho chủ đầu tư: là UNBD Thị trấn Đồng Văn để quản lý.
Việc đầu tư xây dựng công trình nhằm đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất,
không gian phù hợp, rộng để thực hiện tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo... không
phải là dự án sản xuất nên không có công nghệ sản xuất gây tác động đến môi trường.
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
Do đặc điểm của dự án nằm toàn bộ trong khu vực trung tâm của thị trấn Đồng
Văn, xung quanh đông dân cư và cơ quan nên việc thi công sẽ đưa ra các phương phù
hợp vừa đáp ứng khả năng hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo
cải tạo, tận dụng được nhiều các công trình đã đầu tư vừa tạo được điểm nhấn mang
tính riêng biệt của Đồng Văn.
a) Biện pháp thi công xây dựng tuyến đường giao thông
Nền đường: Nền đường là nền tảng vững chắc của phần xe chạy do đó, nền
đường phải có cường độ lớn, không được biến dạng và và ổn định cao. Nền đường
phải có hình dáng và kích thước phù hợp với các yêu cầu của tuyến. Tại các vị trí hè
đường đắp, thi công tới cao độ đáy kết cấu hè đường để đảm bảo khi thi công hè
đường không phải đào khuôn hè.
Phương án thi công: Do dự án được xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn,
cạnh khách sạn Hoa Cương, đầu đường nối từ QL4C + cống bản vào khuôn viên dự
án. Do đó trong quá trình xây dựng sẽ tiến hành triển khai xây dựng tuyến đường trước
để đảm bảo an toàn cho người dân và hoàn thành xây dựng đúng tiến độ đã đề ra cũng
như không làm ảnh hưởng đến chất lượng đường bê tông hiện có xung quanh khu vực.
Tổng chiều dài tuyến đường khảo sát L=245,68m (khoảng 0,25km), tải trọng
thiết kế H13-BX60 được chia thành 03 đoạn gồm:
Đoạn 1: Đường vào nối từ QL4C + cống bản, bề rộng nền đường Bnền:18,8m có
02 làn xe; bề rộng phần đường xe chạy Bmặt: 3,6m+4,2m=7,8m; bề rộng vỉa hè 8m.
Đoạn 2: Đường vào Trung tâm Hội nghị huyện, bề rộng nền đường Bnền: 17,5m;
bề rộng phần đường xe chạy Bmặt: 7,5m; bề rộng vỉa hè là 10m.
Đoạn 3: Đường cạnh khách sạn Hoa Cương, bề rộng nền đường Bnền: 29,5m; bề
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 19
rộng mặt đường phần xe chạy Bmặt: 19,0m; bề rộng vỉa hè 10m.
Trước và trong quá trình thi công đơn vị nhà thầu thi công phải thực hiện
đúng phương án, tiến hành thông báo cho các đơn vị liên quan được biết để phối
hợp chặt chẽ trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý những
vấn đề phát sinh (nếu có).
b) Biện pháp san nền
+ Cao độ xây dựng: Phụ thuộc vào từng vị trí có cốt theo thiết kế trung bình đào
đắp 0,5m -2,5m. Hệ số đầm chặt k=0.9.
+ Ta luy đắp m = 1:1,5, ta luy đào có kè 1: 0,75, toàn bộ mái ta luy đắp xung
quanh khu vực được trồng cỏ để chống sói lở đất do mưa gây ra, các tuyến rãnh thoát
nước trên sườn mái ta luy được thiết kế theo kiểu sân tiêu năng .
+ Thiết kế san nền có độ dốc i = 1,0 - 10% dốc thuận lợi thoát nước ra hệ thống
thoát nước chung.
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được triển khai thực hiện trong 2 năm: từ năm 2021 đến năm 2022, kế
hoạch dự kiến tổ chức thực hiện như sau:
Bảng 1.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án
STT Thời gian Công việc
1 Quý III năm 2021 Phê duyệt Dự án đầu tư
2 Quý IV năm 2021
Thiết kế bản vẽ thi công + khởi công xây
dựng
3 Quý IV năm 2022 Hoàn thành xây dựng công trình
1.6.2. Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND, ngày 12/5/2021 của
HĐND tỉnh Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng
nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý của dự án là: 46.348.310.000 (Bằng
chữ: Bốn mươi sáu tỷ, ba trăm bốn mươi tám triệu, ba trăm mười ngàn đồng chẵn).
Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%; ngân sách huyện tự đảm bảo 70%.
Bảng 1.6. Dự toán xây dựng công trình
STT Hạng mục Chi phí
1 Chi phí xây dựng các hạng mục 35.430.000.000đ
2 Thiết bị nội thất + điều hòa 5.900.000.000đ
3 Chi phí quản lý dự án 986.821.000đ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 20
4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.179.320.000đ
5 Chi phí dự phòng 3% x 45,956,438,000 1.378.693.000đ
Tổng cộng (I+II+III+IV) 46.348.310.000đ
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn.
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn.
Quá trình xây dựng dự án, còn có các đơn vị tư vấn thiết kế; đơn vị tư vấn giám
sát; đơn vị thi công theo nhiệm vụ được phân công, tiến hành bố trí cán bộ giám sát,
thường xuyên có mặt ở công trường để xử lý kịp thời những vướng mắc đảm bảo dự
án được hoàn thành đúng tiến độ.
Sau khi dự án được xây dựng xong, Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án.
2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án
2.1. Các tác động môi trường chính của dự án
Các tác động đến môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án được
tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.7. Tổng hợp các yếu tố tác động đến môi trường
Các giai
đoạn của
dự án
Các hoạt động
Tiến độ
thực hiện
Công nghệ
Các yếu tố môi
trường có khả
năng phát sinh
Giai đoạn
xây dựng
- Phá dỡ; cải tạo
- Xúc bốc;
- Vận tải;
- Xây dựng công
trình
2021
- Phá dỡ, xúc
bốc phế thải.
- Vận tải bằng ô
tô.
- Cải tạo thủ
công.
- Nước thải sinh
hoạt.
- Nước mưa chảy
tràn.
- Chất thải rắn.
- Bụi, tiếng ồn, độ
rung.
- Chất thải nguy
hại.
Giai đoạn
vận hành
- Hoạt động giao
thông ra vào dự
án;
- Hoạt động sinh
hoạt
2022
- Tổ chức hội
nghị, sinh hoạt
của cán bộ nhân
viên
- Xe cộ lưu
thông
- Vận hành máy
phát điện
- Nước thải sinh
hoạt.
- Nước mưa chảy
tràn.
- Chất thải rắn.
- Bụi, khí, tiếng ồn.
- Chất thải nguy
hại.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 21
2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án
Quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng 1.8. Quy mô, tính chất các loại chất thải phát sinh
Giai
đoạn
Loại chất thải Quy mô Tính chất
Xây
dựng
Bụi và khí thải
Dự kiến tổng khối lượng
đào đắp của dự án là:
12.542,22m3
Bụi và khí thải trong quá
trình xây dựng phát sinh từ
hoạt động: Đào đắp, phương
tiện vận chuyển nguyên vật
liệu… nếu không được
kiểm soát có thể gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con
người và hệ sinh thái xung
quanh khu vực.
Bụi phát sinh từ quá trình
đào đắp: 0,0007 mg/s.m2
Khí thải từ các phương tiện
máy móc, thi công: SO2
0,0196.mg/s; NO2:0,086
mg/s; CO: 0,00035mg/s.
Nước thải
Nước thải sinh hoạt: Lưu
lượng 2,88m3/ngày/đêm,
quá trình xây dựng sẽ thuê
toàn bộ công nhân là người
dân địa phương
Nước mưa chảy tràn chứa
lượng lớn các chất bẩn tích
lũy trên bề mặt như: dầu
mỡ, bụi, rác thải
Nước mưa chảy tràn:
342,54 m3/ngày đêm (cường
độ nước mưa lớn nhất ngày
(q=110mm/ngày)
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
khoảng 15kg/ngày.đêm
Chất thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng ở công
trường.
Chất thải rắn xây dựng bao
gồm: bao bì ximăng, đầu
mẩu sắt thép thừa; đất đá
thừa … được thu gom và xử
lý kịp thời tránh rơi vãi gây
mất mỹ quan môi trường.
Chất thải rắn xây dựng:
Đầu mẩu sắt thép thừa, vỏ
bao bì xi măng: 4,6kg/tháng
Chất thải nguy
hại
Khối lượng phát sinh
25,8kg dầu/tháng; 10,8kg/
giẻ lau/tháng.
Chất thải phát sinh chủ yếu
là bóng đèn huỳnh quang
thải, pin thải, giẻ lau dính
dầu mỡ
Vận
hành
Bụi và khí thải
Khí thải từ các phương tiện
xe máy, xe oto vào dự án
Bụi và khí thải từ phương
tiện tham gia giao thông
Nước thải sinh Tổng khối lượng nước thải Nước thải sinh hoạt bao
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 22
hoạt sinh hoạt ở giai đoạn này là
12.400lit/ngày.đêm (tương
ứng 12,4m3), trường hợp
khách mời đạt số ghế tối đa
gồm các hợp chất chứa N, P
như amoni, nitrat,
orthophotphat, vi sinh vật
gây bệnh có thể gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và
nước ngầm nếu không được
xử lý
Nước mưa
chảy tràn
Lưu lượng nước mưa chảy
tràn tại khu vực dự án
342,54 m3/ngày đêm (cường
độ nước mưa lớn nhất ngày
(q=110mm/ngày).
Thành phần các chất ô
nhiễm trong nước mưa chảy
cơ bản giống trong giai
đoạn thi công xây dựng
nhưng tải lượng chất ô
nhiễm thấp hơn, vì lúc này
bề mặt khu vực dự án đã
được thay thế bằng các khối
công trình nhà, sân bê tông
và các khu vực khuôn viên
trồng cỏ và cây cảnh.
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt trung
bình trong 1 ngày là
205kg/ngày.đêm (tính cho
410 người với định mức
0,5kg/người/ngày)
Chất thải sinh hoạt thông
thường
Chất thải nguy
hại
Khối lượng ước tính là
20kg/năm.
Giẻ lau dính dầu, dầu thải từ
máy phát điện dự phòng
Bóng đèn huỳnh quang thải
bỏ
2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
Các công trình bảo vệ môi trường được xây dựng để giảm thiểu các tác động
của dự án đến môi trường như sau:
Bảng 1.9. Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường
Giai đoạn Loại chất thải Tên công trình, biện pháp bảo vệ
Xây dựng Bụi và khí thải
- Giảm thời gian và diện tích mặt bằng thi
công hợp lý
- Xe, máy vận chuyển đất, vật liệu xây dựng
được phủ bạt kín
- Hạn chế thiết bị gây tiếng ồn vào giờ cao
điểm, ban đêm
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công
nhân;
- Thường xuyên tưới ướt những nơi có
nhiều bụi, đặc biệt lúc thời tiết khô và có
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 23
gió, chú trọng tưới đường thi công.
ATGT và chất lượng
đường giao thông
- Đối với tuyến đường giao thông từ đầu
QL4C qua cống bản vào khu vực xây dựng
dự án, để đảm bảo an toàn cho cống bản và
đường bê tông tổ 5 khu vực sân vận động,
chủ dự án xem xét và ưu tiên triển khai xây
dựng tuyến đường vào khu vực trước tiên để
đảm bảo giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến
bà con nhân dân.
- Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở
nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô
nhiễm khói bụi cho khu vực.
- Cam kết thực hiện cải tạo tuyến đường vận
chuyển trong trường hợp các phương tiện
thi công xây dựng của dự án gây hư hỏng.
Nước thải
Nước thải sinh hoạt: Dự kiến sẽ tận dụng
nhà vệ sinh sẵn có của nhà dân
Nước mưa chảy tràn: Tiến hành đào rãnh
thu gom xung quanh khu vực dự án để thu
gom dẫn nước mưa trước khi chảy ra hệ
thống thoát nước bên ngoài khu vực.
Chất thải nguy hại
- Giám sát chặt chẽ các thiết bị, động cơ
máy đảm bảo không rơi vãi dầu mỡ thải,
nhớt giẻ lau nhiễm dầu ra bề mặt công trình.
- Thay dầu tại các cơ sở sửa chữa bảo
dưỡng trên địa bàn.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với
đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải
nguy hại.
- Chất thải nguy hại: Thu gom vào thùng
chứa riêng biệt, sử dụng thùng chứa có dung
tích 50L chuyên dùng đáp ứng với các yêu
cầu của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT -
Thông tư về quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải rắn
Chất thải rắn xây dựng: Đất, đá và phế thải
từ quá trình cải tạo dãy nhà 02 tầng cũ được
tận dụng để đắp nền, không tiến hành thải
bỏ ra bên ngoài.
Đối với các loại chất thải rắn như: Các loại
đầu mẩu kim loại, gỗ,… tận dụng bán cho
các cơ sở tái chế
Chất thải sinh hoạt: Bố trí 01 thùng rác có
dung tích 50L đặt cạnh khu vực dãy nhà
KTX 02 tầng cũ (phần cải tạo để xây dựng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 24
trung tâm văn hóa huyện + nhà khách) và
01 thùng rác có dung tích 200L đặt tại cổng
vào của TTHN.
Tiếng ồn và độ rung
- Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn hoặc
chắn bằng bạt che xung quanh khu vực thi
công để hạn chế mức độ lan truyền của
tiếng ồn ra môi trường xung quanh.
- Quy định tốc độ xe, máy móc ra vào hoạt
động trong khu vực không vượt quá 5km/h.
- Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc, thực
hiện thi công trong thời gian cố định ban
ngày, không thực hiện làm việc vào giờ
nghỉ ngơi của dân. Trường hợp làm việc
ngoài giờ chỉ được phép tiến hành các hoạt
động không tạo ra tiếng ồn vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.
Vận hành
Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Được thu gom và xử
lý bằng công trình bể tự hoại 03 ngăn
- Nước mưa chảy tràn:
+ Nước mưa từ mái công trình được thu
gom bằng các ống đứng thu nước trên mái
nhà xả xuống các ga rồi theo đường ống dẫn
đến cống BT D600 chảy ra hệ thống thoát
nước chung của thị trấn.
+ Nước trên bề mặt sân được thu gom bằng
hệ thống rãnh quanh sân + các hố ga thu
nước nối vào hệ thống cống BT D600 đã có
sẵn sau đó thoát ra hệ thống thoát nước
chung của thị trấn..
Chất thải rắn
Bố trí 01 thùng đựng rác có dung tích 10L
tại mỗi tầng của Khu trung tâm Hội nghị và
khu vực TTVHTT.
Gom và tập kết vào thùng rác 200L đặt tại
khu vực thu gom rác. Hợp đồng với đội dịch
vụ môi trường công cộng đến vận chuyển và
đưa đi xử lý hàng ngày.
Chất thải nguy hại
Đối với chất thải nguy hại (CTNH) giẻ lau
dính dầu, dầu thải từ máy phát điện, bóng
đèn thải bỏ… được thu gom vào thùng chứa
có dung tích 50L bố trí trong khu vực đặt
máy phát điện của dự án.
Khí thải và bụi - Trải nhựa và bê tông kín mặt vùng các
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 25
phương tiện vận tải hoạt động;
- Thường xuyên phun nước chống bụi nơi
xe ra vào khu vực.
- Bố trí trồng cây xanh có tán rộng để lọc
không khí nhằm hạn chế bụi và giảm thiểu
ảnh hưởng của tiếng ồn.
2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án
Danh mục các công trình bảo vệ môi trường được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.10. Danh mục công trình bảo vệ môi trường
STT Tên công trình
Quy mô, công suất
thiết kế
I Giai đoạn xây dựng
1
Thùng chứa chất thải nguy hại
(CTNH)
Bố trí 01 thùng chứa có dung tích 50L
chuyên dùng đáp ứng với các yêu cầu
của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT -
Thông tư về quản lý chất thải nguy hại.
2 Thùng chứa rác thải sinh hoạt
Bố trí 01 thùng rác có dung tích 50L đặt
cạnh khu vực dãy nhà KTX 02 tầng cũ
(phần cải tạo để xây dựng trung tâm văn
hóa huyện + nhà khách) và 01 thùng rác
có dung tích 200L đặt tại cổng vào của
Trung tâm Hội nghị
II Giai đoạn vận hành
1
Hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt
Bể tự hoại 03 ngăn
2 Chất thải rắn
Bố trí 01 thùng đựng rác có dung tích
10L tại mỗi tầng của Khu trung tâm hội
nghị và TT.Văn hóa Thể thao của huyện.
Gom và tập kết vào thùng rác 200L đặt
tại khu vực thu gom rác.
3 Chất thải nguy hại
Bố trí 01 thùng chứa có dung tích 50L
trong khu vực đặt máy phát điện của dự
án
2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án
Theo khoản 20 điều 3 nghị định 40/2019 NĐ-CP về sửa đổi các Nghị định
hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc
định kỳ giám sát chất thải.
- Giám sát công tác thu gom và xử lý đối với: Rác thải sinh hoạt; chất thải
nguy hại.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 26
- Giám sát công tác an toàn lao động.
- Ngoài ra trong quá trình vận hành của dự án, cần tiến hành kiểm tra định kỳ bể
tự hoại xử lý nước thải, công tác PCCC kịp thời phòng ngừa các sự cố xảy ra.
2.6. Cam kết của chủ dự án
Chủ dự án cam kết về tính trung thực, chính xác của số liệu, thông tin dự án
được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động Môi trường là hoàn toàn đúng và sát với
thực tế.
Nhằm phòng chống và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự
nhiên, kinh tế - xã hội và phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong các giai đoạn
thực hiện dự án, Chủ dự án cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp kiểm soát,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:
- Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát bụi và khí thải
đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT - Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng và đi vào hoạt động
của dự án như đã trình bày trong báo cáo.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải sinh hoạt
nhằm đạt được Quy chuẩn QCVN 14-MT:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước thải sinh hoạt; QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đất.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý như đã
trình bày trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp thu gom chất thải nguy hại và thuê
đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý đúng như đã trình bày trong Báo cáo Đánh giá
tác động môi trường.
- Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ chương trình quản lý môi trường, chương
trình giám sát môi trường trong quá trình xây dựng cũng như quá trình vận hành dự án
sau này như đã nêu.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 27
Chương II.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý
Đồng Văn là một huyện miền núi cao nằm ở Bắc của tỉnh Hà Giang, trung tâm
huyện cách huyện Hà Giang - trung tâm của tỉnh khoảng 150 km về phía Bắc. Vị trí
địa lý của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mèo Vạc;
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Minh;
Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 xã và 02 thị trấn, với tổng
diện tích tự nhiên là 45.171,22 ha (số liệu từ Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2021
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
Thị trấn Đồng Văn có vị trí tương đối thuận lợi, nằm trên trục đường Quốc lộ
4C (chạy dài 4,32km dọc theo thị trấn), thị trấn Đồng Văn là trung tâm hành chính,
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, có vị trí thuận lợi giao lưu với các huyện
Yên Minh và Mèo Vạc.
b) Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực dự án
Đồng Văn là một phần của cao nguyên đá vôi, địa hình đặc trưng là núi đá, độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 1.600 m. Nhìn chung, địa hình khá phức tạp,
chia cắt mạnh và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Toàn huyện chia làm 2 dạng
địa hình chính là:
Địa hình núi đất: gồm 5 xã là Lũng Cú, Ma Lé, Phố Là, Phố Cáo, Sủng Trái và
02 thị trấn Đồng Văn, Phố Bảng.
Địa hình núi đá: gồm 12 xã còn lại là Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn, Lũng Táo,
Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần
Chải, Xà Phìn.
Trên toàn huyện, diện tích đất có độ dốc trên 250 là lớn nhất, những vùng có địa
hình thấp hơn 30 chỉ chiếm diện tích nhỏ. Điều này đã gây khó khăn cho việc canh tác,
phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân.
Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất công trình của dự án: Trung tâm Hội nghị
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, qua khảo sát nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
khoan xoay để lấy mẫu loại máy khoan thủy lực XY-1, đường kính lưỡi khoan 110mm
Dựa vào đặc điểm kỹ thuật công trình, đặc điểm địa hình khu vực nhóm đã lấy
12 mẫu đất để phân tích với độ sâu hố khoan từ 0-30m, cấp đất đá I-III. Kết quả thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hiện trường và kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 28
khu vực khảo sát thuộc loại trung bình, bao gồm 03 lớp không phát hiện thấy hiện
tượng Caster. Đặc điểm các lớp đất được mô tả theo thứ tự từ trên xuống, như sau:
- Lớp 1: Lớp bê tông lẫn vật liệu xây dựng
Lớp này phân bố khắp trên bề mặt diện tích khảo sát, có bề dày từ 0,5 đến 0,6m
trở xuống .
- Lớp 2: Lớp sét màu xám vàng, nâu đỏ lẫn sạn trạng thái nửa cứng
Lớp này nằm dưới lớp 1 và xuất hiện tại gặp tại các hố khoan có cao độ từ -0,5
đến 0,6m trở xuống, bề dày của lớp thay đổi từ 4,9m đến 5,8m.
- Lớp 3: Lớp sét màu xám vàng, xám nâu lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng
Lớp này nằm dưới lớp 2 và xuất hiện tại tất cả các hố khoan có cao độ từ -5,4m
đến 6,3m trở xuống, bề dày của lớp chưa xác định.
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Khu vực xây dựng dự án thuộc khu vực trung tâm huyện Đồng Văn, các đặc
điểm về khí hậu, thủy văn của dự án mang đặc trưng của khu vực, theo Báo cáo kế
hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy các điều kiện
khí hậu, thủy văn của khu vực như sau:
a) Khí hậu:
Là một huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang tính lục
địa khá rõ nét. Lượng mưa trung bình tương đối lớn khoảng 1.750 - 2.000mm, tập
trung từ tháng 5 đến tháng 8. Lượng nước bốc hơi trung bình đạt khoảng 729 mm.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C, tháng trung bình cao nhất của năm là 28,30C
và thấp nhất là 15,70C.
Độ ẩm trung bình cả năm là 84%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 78%, cao nhất là
86%. Trên địa bàn huyện vào các tháng trong năm, độ ẩm ít có sự chênh lệch.
Nhìn chung, do nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém
nên một số vùng trong huyện gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa
khô. Bên cạnh đó, trong huyện còn xuất hiện sương muối, thỉnh thoảng có năm
gặp mưa tuyết nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Đây là thử thách không
nhỏ đặt ra cho các cơ quan chuyên ngành khắc phục tình trạng trên bằng cách bố
trí thời vụ phù hợp để cây trồng cho năng suất cao, tránh những lúc thời tiết khắc
nghiệt, ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất.
b) Thủy văn
Đồng Văn có sông Nho Quế chảy qua dọc theo ranh giới phía Đông Bắc của
huyện và một hệ thống các dòng suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng của những
dòng suối này khác nhau, không ổn định theo mùa. Đặc biệt, chỉ có 2 con suối chảy
vào sông Nho Quế, một ở phía Nam xã Lũng Cú (suối Tắc Tủng) và một ở phía Bắc
thị trấn Đồng Văn (suối Séo Hồ) có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khá lớn
vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho đồng bào dân tộc trong vùng rộng và tạo điều
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 29
kiện xây dựng trạm thủy điện nhỏ. Còn lại là những con suối nhỏ nên một số xã gặp
phải tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Nhìn chung, nguồn thủy văn của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện có lưu
lượng không đều, độ dốc lớn tạo ra dòng chảy mạnh, gây sạt lở ảnh hưởng đến sản
xuất và giao thông vào mùa mưa, đồng thời việc cung cấp nước vào mùa khô cho nhân
dân trong huyện gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm địa chất thủy văn: Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất khu vực dự án
6/2021 được Công ty Cổ phần tư vấn ĐTXD Trúc Lâm thực hiện. Trong phạm vi khảo
sát không xuất hiện nước mặt, nước dưới đất tại thời điểm khoan khảo sát không xuất
hiện. Quá trình khoan đến độ sâu thăm dò 10m chưa thấy xuất hiện mực nước.
Do đó quá trình thi công xây dựng hạng mục công trình cũng như vận hành dự
án không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của khu vực, không xảy ra tình trạng
ngập úng, sạt lở hay bồi lắng.
2.1.3. Các nguồn tài nguyên
Những loại đất chủ yếu phân bố trên khu vực nghiên cứu:
- Đất mùn alít trên núi cao phát triển trên đá Gralít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ
cao trên 1.000m.
- Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá Macma axít và đá hỗn hợp, phân
bố ở độ cao từ 700m - 1.700m.
- Đất Feralit vàng xám núi thấp được hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất
nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới.
- Đất Feralit xám núi trung bình phát triển trên đá sa thạch.
- Đất phát triển trên đá vôi.
2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội
a) Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Đồng Văn
Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu
năm; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của UBND huyện
Đồng Văn, trong 06 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn huyện đã thu được một số kết
quả sau.
* Điều kiện kinh tế
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp:
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 10.511ha vượt 2,2ha
so với cùng kỳ năm 2020, một số loại cây trồng: đậu tương, dược liệu, cây ăn quả đã
thu hoạch đạt sản lượng cao, cây lương thực như lúa, ngô đang trong giai đoạn chăm
sóc chờ thu hoạch.
+ Chăn nuôi thú y: Tiếp tục thực hiện Đề án 3 cây, 4 con của Huyện ủy, phát
triển chăn nuôi theo hướng quy mô gia trại, trong 6 tháng đầu năm phát triển thêm 7
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị

More Related Content

What's hot

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máykuuxinh
 
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
 
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
 
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
 
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bónĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
ĐTM Nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Phú Nông - 0918755356
ĐTM Nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Phú Nông - 0918755356ĐTM Nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Phú Nông - 0918755356
ĐTM Nhà máy phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Phú Nông - 0918755356
 

Similar to ĐTM Trung tâm hội nghị

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMduan viet
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdf
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdfBáo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdf
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdfssuser972a6c
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...nataliej4
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to ĐTM Trung tâm hội nghị (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
 
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
 
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdf
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdfBáo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdf
Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất bao bì Kim Đức (1).pdf
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa kết hợp truyền thông 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa kết hợp truyền thông 0918755356Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa kết hợp truyền thông 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa kết hợp truyền thông 0918755356
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
 
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
 
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng bến xe khách liên ...
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 

ĐTM Trung tâm hội nghị

  • 1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn i MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................iv DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ...................................................................................v MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 1. Xuất xứ của dự án................................................................................................................1 1.1. Thông tin chung về dự án .............................................................................................1 1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư ...........................1 1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển.................1 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ................................................2 2.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................................2 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án .............................................................................................................3 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ đầu tư tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường...........................................................................4 3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường ......................................................4 3.1. Đơn vị chủ trì lập ĐTM.................................................................................................4 3.2. Đơn vị tư vấn lập ĐTM .................................................................................................4 4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường........................................................6 4.1. Phương pháp chính.....................................................................................................6 4.2. Các phương pháp khác..................................................................................................6 Chương I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN .............................................................................8 1. Tóm tắt về dự án ................................................................................................................8 1.1. Thông tin chung về dự án .............................................................................................8 1.1.1. Tên dự án ............................................................................................................8 1.1.2. Thông tin về chủ dự án......................................................................................8 1.1.3. Vi trí địa lý..........................................................................................................8 1.1.4. Mục tiêu, quy mô công suất và loại hình dự án.............................................9 1.2. Các hạng mục công trình của dự án........................................................................ 11 1.2.1. Hiện trạng vị trí và công trình hiện có ......................................................... 11 1.2.2. Hạng mục công trình chính ........................................................................... 11 1.2.3. Hạng mục công trình phụ trợ ........................................................................ 12 1.2.4. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường..................................................... 15 1.2.5. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án..................... 16
  • 2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn ii 1.3. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án ............................................................................................................17 1.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng............................................................17 1.3.2. Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công .............................................18 1.4. Công nghệ sản xuất và vận hành..............................................................................18 1.5. Biện pháp tổ chức thi công.........................................................................................18 1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.........................19 1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án..................................................................................19 1.6.2. Tổng mức đầu tư .............................................................................................19 1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................................................20 2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án .....................................................20 2.1. Các tác động môi trường chính của dự án .............................................................20 2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án .............................21 2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án...............................22 2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án.................................25 2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án ..................................25 2.6. Cam kết của chủ dự án ...............................................................................................26 Chương II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................................................27 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................................................27 2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý.................................................................................27 2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng....................................................................28 2.1.3. Các nguồn tài nguyên .....................................................................................29 2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội.................................................................................29 2.1.5. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án .............................................................................................34 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án......35 2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...........................35 2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí, đất ....................36 2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật..................................................................................42 Chương III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.......................................................................................................43 3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án ....................................................................44
  • 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn iii 3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động...................................................................... 44 3.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............. 59 3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành........................................................................... 62 3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động............................................................................. 62 3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............. 70 3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ..................... 74 3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................ 74 3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và vận hành công trình bảo vệ môi trường....... 75 3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo .................... 75 Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ......79 4.1. Chương trình quản lý môi trường của dự án........................................................ 79 4.2. Chương trình giám sát môi trường ......................................................................... 85 Chương V. KẾT QUẢ THAM VẤN ................................................................................86 5.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng.............................................. 86 5.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn ........................................................ 86 5.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án....................................................................................................... 86 5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng .................................................................................... 86 5.2.1. Ý kiến của UBND thị trấn Đồng Văn .......................................................... 86 5.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án87 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.....................................................................89 1. Kết luận............................................................................................................................. 89 2. Kiến nghị........................................................................................................................... 89 3. Cam kết ............................................................................................................................. 90 PHỤ LỤC KÈM THEO......................................................................................................91
  • 4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn iv DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 BQL Ban quản lý 3 BTCT Bê tông cốt thép 4 BTXM Bê tông xi măng 5 CHQS Chỉ huy quân sự 6 ĐTXD Đầu tư xây dựng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HTMT Hiện trạng môi trường 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 MTTQ Mặt trận tổ quốc 11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 15 PCCC Phòng cháy chữa cháy 16 PTDT Phổ thông dân tộc 17 TTHN Trung tâm hội nghị 18 TTVHTT Trung tâm Văn hóa thể thao 19 VHTT&TT Văn hóa Thông tin và Thể thao
  • 5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM ...........................................5 Hình 1.1. Hình ảnh mô tả vị trí xây dựng dự án...................................................................8 Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc khu vực xây dựng dự án..........................................9 Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước của dự án ...................................................................... 14 Bảng 1.3. Diện tích đất xây dựng dự án............................................................................. 16 Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án......................................... 17 Bảng 1.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án..................................................................... 19 Bảng 1.6. Dự toán xây dựng công trình ............................................................................. 19 Bảng 1.7. Tổng hợp các yếu tố tác động đến môi trường ................................................ 20 Bảng 1.8. Quy mô, tính chất các loại chất thải phát sinh ................................................. 21 Bảng 1.9. Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường............................ 22 Bảng 1.10. Danh mục công trình bảo vệ môi trường........................................................ 25 Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực huyện Đồng Văn............. 35 Bảng 2.2. Tọa độ các điểm lấy mẫu môi trường không khí............................................. 37 Bảng 2.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí theo từng đợt (03 đợt) .................. 38 Bảng 2.4. Tọa độ điểm lấy mẫu nước mặt ......................................................................... 39 Bảng 2.5. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt theo từng đợt (03 đợt).................... 40 Bảng 2.6. Tọa độ các điểm lấy mẫu đất ............................................................................. 42 Bảng 2.7. Kết quả quan trắc môi trường đất theo từng đợt (03 đợt)............................... 42 Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong xây dựng dự án............... 44 Bảng 3.2. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải............................................ 45 Bảng 3.3. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển .......................... 45 Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh theo khoảng cách x............................... 46 Bảng 3.5. Nồng độ chất ô nhiễm phát sinh theo khoảng cách bao gồm cả nồng độ có trong môi trường nền ............................................................................................................ 47 Bảng 3.6. Tổng hợp khối lượng đào, đắp, phá dỡ các hạng mục công trình ................. 48 Hình 3.1. Mô hình phát tán không khí theo nguồn mặt.................................................... 49 Bảng 3.7. Hệ số phát tán theo NATZ ................................................................................. 50 Bảng 3.8. Tải lượng khí thải của các phương tiện, máy móc thiết bị thi công.............. 50 Bảng 3.9. Nồng độ các chất khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công........................................................................................................................... 51 Bảng 3.10. Thành phần và tỷ trọng chung của chất thải rắn sinh hoạt........................... 53
  • 6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn vi Bảng 3.11. Dự báo lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng.........................54 Bảng 3.13. Mức rung phát sinh từ các thiết bị thi công....................................................56 Bảng 3.15. Các nguồn tác động có thể xảy ra trong quá trình vận hành ........................63 Bảng 3.16. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với phương tiện giao thông...........64 Bảng 3.17. Tải lượng ô nhiễm không khí đối với phương tiện giao thông ....................64 Bảng 3.18. Hệ số ô nhiễm của máy phát điện....................................................................65 Bảng 3.19. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện.............................................................65 Bảng 3.20. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt....................................66 Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo bể 3 ngăn.......................................................................................71 Bảng 3.21. Danh mục kế hoạch, tổ chức thực hiện và dự toán công trình bảo vệ môi trường......................................................................................................................................74 Bảng 3.22. Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường .........................................76 Bảng 4.1. Chương trình quản lý môi trường của dự án....................................................80
  • 7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 1 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án 1.1. Thông tin chung về dự án Trong những năm gần đây huyện Đồng Văn có lợi thế là vùng lõi công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, lượng khách tham quan du lịch đến địa bàn huyện lớn góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức phát triển. Trước tiên là sắp xếp lại trụ sở làm việc các Phòng chuyên môn, Ủy ban MTTQ, cơ quan đoàn thể nhằm tạo thành khu làm việc tập trung, đáp ứng được các yêu cầu về trụ sở làm việc, đồng thời tạo nên một quần thể công trình kiến trúc đẹp, tạo nên diện mạo cảnh quan đô thị hiện đại có tính biểu tượng cho huyện Đồng Văn; tạo đầu mối cơ sở vật chất hoàn thiện, hiện đại, phát huy được hiệu qụả trong công tác quàn lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính và phù hợp với quy hoạch phát triển trung tâm hành chính. Hội trường Trung tâm Hội nghị huyện hiện nay nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn, có diện tích, không gian chật hẹp. Khi tổ chức các hôi nghị, các chương trình quan trọng ảnh hưởng đến thực thi công vụ của các cơ quan, cần được chuyển sang vị trí mới. Bên cạnh đó, trong năm 2019-2020 huyện được tỉnh quan tâm cho chủ trương và hỗ trợ kinh phí đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình Trường PTDT Nội trú mới. Do vậy sẽ xây Hội trường Trung tâm huyện vào vị trí trường Phổ thông dân tộc nội trú có khuôn viên rộng rãi cách xa khu làm vệc của các phòng, ban chuyên môn, tạo ra Trung tâm Hội nghị mang tầm cấp tỉnh khoảng 298 chỗ ngồi chính 32 chỗ cho báo chí, 3 phòng họp nhỏ khoảng 224 chỗ bao gồm các công trình phức hợp phục vụ các cuộc Hội nghị, Hội thảo quốc tế, hội thảo cấp tỉnh phù hợp với huyện vùng lõi công viên địa chất. Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được triển khai đầu tư xây dựng do UBND huyện Đồng Văn làm chủ đầu tư (đại diện chủ đầu tư là BQL dự án ĐTXD huyện Đồng Văn) là cần thiết, không chỉ phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện văn hóa- xã hội mà còn là một điểm du lịch, một không gian sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. 1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư: HĐND tỉnh Hà Giang. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Giang. Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển Phù hợp với chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý.
  • 8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 2 Toàn bộ dự án nằm trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận và được Quy hoạch phát triển theo Quyết định số 2057/QĐ-TTg 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thị trấn Đồng Văn nằm trong vùng phát triển đô thị là khu trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử với diện tích là 3,038ha; Phù hợp với Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn 2030; Phù hợp với Quyết định 1460/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đồng Văn –tỉnh Hà Giang. Trong đó khu vực thị trấn Đồng Văn là khu vực phát triển đô thị và là trung tâm du lịch chủ đạo; Dự án được xây dựng có diện tích là 1,038ha, bao gồm đất trường học và một phần đất cây xanh. Trong đó có 0,59ha là diện tích đất của trường PTDT nội trú cũ (đất giáo dục -ĐGD) đã được chuyển đổi sang đất xây dựng trụ sở cơ quan theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh hà Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Đồng Văn. Phần đất còn lại là 0,448ha là đất cây xanh của sân vận động huyện, trên đó chỉ thực hiện xây dựng hạng mục đường giao thông vào Trung tâm hội nghị. BQL dự án ĐTXD huyện Đồng Văn đã thống nhất với Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND huyện đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 (Hiện nay đang lập quy hoạch sử dụng đất) để triển khai các bước tiếp theo. 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2.1. Căn cứ pháp lý a) Các văn bản pháp luật Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
  • 9. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 3 lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về quy định Kỹ thuật quan trắc môi trường; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹthuật quốc giavề độ rung; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí; QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Công văn số 564/UBND-KTTH ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc rà soát nhu cầu ĐTXD Trung tâm hội trường, Hội nghị của Trường Chính trị tỉnh và các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn; Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Hà Giang về việc phê chuẩn phương án phân bổ kế hoạch đầu tư Vốn ngân sách nhà nước năm
  • 10. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 4 2021 tỉnh Hà Giang; Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Đồng Văn; Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 của UBND huyện Đồng Văn về việc Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ khảo sát bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Công văn số 431/UBND-KTTH ngày 09/01/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương các dự án khởi công mới năm 2021; Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 của HĐND tỉnh Hà Giang về Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý; Công văn số 1505/UBND-KTTH ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ đầu tư tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Thuyết minh dự án đầu tư và bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 -2020; Báo cáo kết quả khảo sát địachất côngtrình: Trung tâm Hội nghị Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thực hiện tháng 6/2021. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2021 của UBND huyện Đồng Văn; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 06 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2021 của UBND thị trấn Đồng Văn. 3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 3.1. Đơn vị chủ trì lập ĐTM - Tên: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn - Người đại diện: Ông: Trần Hữu Hùng Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Điện thoại: 02193 856 533 3.2. Đơn vị tư vấn lập ĐTM - Tên: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang - Địa chỉ: số 185, đường Trần Hưng Đạo, tổ 4, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  • 11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 5 - Điện thoại: 02193.864.065 - Người đại diện theo pháp luật: Ông: Phan Nho Hữu; Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang, là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường VIMCERTS 264 tại Quyết định số 1741/QĐ-BTNMT ngày 07/8/2020. Sau khi hợp đồng giữa Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn được ký kết, đơn vị tư vấn đã cùng với chủ đầu tư dự án thực hiện các công việc sau: - Thu thập các tài liệu, đo đạc quan trắc hiện trạng các yếu tố môi trường khu vực dự án (không khí, nước mặt). - Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội khu dự án và phụ cận; - Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Sau khi khảo sát thực địa ngoài hiện trường, xử lý số liệu, tài liệu, các mẫu môi trường và tổng hợp kết quả, tiến hành lập báo cáo ĐTM dự án. Nội dung của báo cáo ĐTM theo mẫu số 04, phụ lục I, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM STT Họ tên Chuyên ngành đào tạo Chữ ký I Đại diện chủ đầu tư 1 Trần Hữu Hùng K.s Xây dựng 2 Đoàn Đình Tư K.s Xây dựng II Đơn vị tư vấn 1 Phan Nho Hữu Ks. Hóa nông nghiệp 2 Ngô Thị Thủy Ngân K.s Môi trường 3 Nguyễn Ngọc Khánh K.s Kỹ thuật Môi trường 4 Nguyễn Hữu Đức K.s Môi trường 5 Phạm Văn Biên Th.s Khoa học Môi trường 6 Hà Thị Phương K.s Khoa học Môi trường
  • 12. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 6 4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được thực hiện dựa trên các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp chính a) Phương pháp li ệt kê Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án và quá trình thi công xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế đó là không thể đánh giá được một cách định lượng cụ thể và chi tiết các tác động của dự án. Vì thế phương pháp liệt kê thường chỉ được sử dụng trong việc đánh giá tác động môi trường sơ bộ, từ đó khoanh vùng hay giới hạn phạm vi các tác động cần đánh giá. b) Phương pháp tổng hợp, so sánh Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn… c) Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO Phương pháp này được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm. d) Phương pháp mô hình hoá Phương pháp này được thực hiện dựa trên các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra. 4.2. Các phương pháp khác a) Phương pháp thống kê và điều tra xã hội Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, Kinh tế - Xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. Điều tra các vấn đề về môi trường và Kinh tế - Xã hội địa phương tại khu vực thực hiện dự án. b) Phương pháp tham vấn cộng đồng Đại diện chủ đầu tư đã gửi công văn tham vấn đến UBND thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án với mục đích tìm hiểu mối quan tâm của cộng đồng về dự án, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc triển khai và vận hành dự án.
  • 13. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 7 c) Phương pháp l ấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Đơn vị tư vấn Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu, đo đạc phân tích chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án bao gồm: Hiện trạng môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường. Cụ thể: 02 vị trí lấy mẫu nước mặt; 02 vị trí lấy mẫu không khí xung quanh; 01 mẫu đất mỗi vị trí được thực hiện lấy mẫu qua 03 đợt quan trắc khác nhau.
  • 14. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 8 Chương I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Tóm tắt về dự án 1.1. Thông tin chung về dự án 1.1.1. Tên dự án Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 1.1.2. Thông tin về chủ dự án - Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn - Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn - Người đại diện: Ông Trần Hữu Hùng Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Điện thoại: 02193 856 533 1.1.3. Vi trí địa lý a) Vị trí địa lý và giới hạn dự án Địa điểm xây dựng: Tại tổ 5 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông : giáp đền Quan Hoàng; - Phía Tây : giáp sân vận đông; - Phía Nam : giáp đường dân sinh và khu dân cư; - Phía Bắc : giáp khu dân cư và khu vực nhà làm việc hiện tại của Phòng Văn hóa+Trung tâm Văn hóa huyện Đồng Văn Hình 1.1. Hình ảnh mô tả vị trí xây dựng dự án
  • 15. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 9 b) Ranh giới dự án Diện tích xây dựng dự án là 1,038ha. Tọa độ các điểm khép góc thể hiện ranh giới của dự án trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’ múi chiếu 30 được thể hiện như sau: Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc khu vực xây dựng dự án Hệ toạ độ VN2000 Kinh tuyến trục 105o30' múi chiếu 3o Điểm X (m) Y (m) Điểm X (m) Y (m) 1 2575318,33 434670,29 12 2575424,35 434898,04 2 2575321,91 434673,09 13 2575421,87 434900,02 3 2575329,57 434696,19 14 2575404,88 434880,70 4 2575367,58 434779,61 15 2575375,50 434811,68 5 2575421,04 434753,71 16 2575370,91 434814,12 6 2575438,01 434785,47 17 2575369,83 434811,83 7 2575420,55 434793,58 18 2575359,23 434802,70 8 2575414,01 434799,40 19 2575311,54 434699,12 9 2575475,12 434866,47 20 2575304,89 434702,67 10 2575473,96 434869,53 21 2575298,55 434693,35 11 2575433,04 434908,01 22 (Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án) c) Các đối tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án Khu vực xây dựng dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, xung quanh khu vực là đất ở của dân, cơ quan, khu dịch vụ. Khoảng cách gần nhất đến hộ dân là 50m; cách trường THPT thị trấn Đồng Văn 600m, cạnh khách sạn Hoa Cương. Cách khu vực phố Cổ khoảng 900m. Dự án được xây dựng giáp với đền thờ quan Hoàng về phía Bắc. Trên diện tích thực hiện dự án không có các công trình văn hóa tôn giáo, di tích lịch sử và đối tượng nhạy cảm khác cần bảo vệ. 1.1.4. Mục tiêu, quy mô công suất và loại hình dự án a) Mục tiêu Huyện Đồng Văn nằm ở vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, có điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ, du lịch. Khu trung tâm huyện là nơi thường xuyên tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Tuy nhiện, hiện nay hội trường trung tâm huyên nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của Huyện ủy, HĐND và UBND có diện tích không gian chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế.
  • 16. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 10 Xây dựng Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn tại vị trí mới đáp ứng được yêu cầu sắp xếp, bố trí lại trụ sở làm việc của các phòng chuyên môn, cơ quan đoàn thể tạo thành khu làm việc tập trung, tận dụng được quỹ đất của huyện đồng thời tạo nên diện mạo cảnh quan đô thị hiện đại có tính biểu tượng cho huyện Đồng Văn. Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng đô thị, cảnh quan tạo điểm nhấn cho thị trấn du lịch Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cùng với các công trình điểm nhấn khác của huyện tạo không gian công cộng là nơi vui chơi, thể dục thể thao, đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hội nghị; hội thảo và các sự kiện … phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của huyện nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung. b) Quy mô dự án Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng tại tổ 5, thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với tổng diện tích là 1,038ha, cốt nền khu vực cao hơn mặt đường QL4C tại điểm đấu nối với đường vào Trung tâm Hội nghị là 50cm, bao gồm các khu chính sau: A. Khu cổng đón tiếp và đường vào - Tường chắn giáp khách sạn Hoa Cương có phù điêu + tên Trung tâm Hội nghị - Hè, đường rộng + cống bản qua suối + vườn hoa và tên công trình trên đá khối - Đường vào trung tâm hội nghị và nối với khu ở của dân cư B. Khu nhà trung tâm hội nghị + Trung tâm văn hóa huyện + nhà khách - Nhà trung tâm Hội nghị 02 tầng: Diện tích sàn 1300m2 - Khu Trung tâm văn hóa huyện và nhà khách (được cải tạo từ khu nhà ký túc xá của học sinh); - Nhà máy phát điện; máy bơm; - Sân vườn đường vào đài phun nước; - Kè đá trang trí kết hợp vườn hoa. C. Các hạng mục phụ trợ gồm: - San nền; - Đường dây cấp điện; - Hệ thống điện và chiếu sáng; - Hệ thống thoát nước; - Hệ thống cấp nước. c) Loại hình dự án Dự án Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là dự án đầu tư xây dựng mới thuộc dự án nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, ngày 13/6/2019.
  • 17. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 11 Loại và cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp II 1.2. Các hạng mục công trình của dự án 1.2.1. Hiện trạng vị trí và công trình hiện có Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng vào vị trí trường PTDT nội trú cũ với 05 dãy nhà, tháo dỡ 03 dãy tạo mặt bằng xây dựng công trình mới (Hội trường Trung tâm Hội nghị) và 02 nhà còn lại hiện vẫn còn sử dụng được. Trong quá trình xây dựng sẽ tận dụng để cải tạo, nâng cấp thành phòng làm việc của phòng Văn hóa – Thông tin Thể thao huyện và nhà khách phục vụ cho đại biểu nghỉ ngơi. Theo Thuyết minh thiết kế cơ sở toàn bộ diện tích dự án sẽ được chia làm hạng mục công trình chính và các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: Khu Trung tâm Hội nghị; Trung tâm Văn hóa-Thông tin Thể thao huyện và Nhà khách; Khu Cổng đón tiếp + đường vào; Hệ thống cấp thoát nước; Hệ thống điện và chiếu sáng… 1.2.2. Hạng mục công trình chính a) Khu Trung tâm Hội nghị Nhà Trung tâm Hội nghị được thiết kế đặt làm trung tâm chính của khu, cos nền từ +1.059,6m +- 1.057,5m nhìn chính về hướng quảng trường, thuộc công trình cấp II, diện tích mặt bằng xây dựng là 1.300m2. Chỉ tiêu thiết kế như sau: + Tầng cao : 02 tầng và 01 tầng âm + Chiều cao tầng 1 : 5,7m + Chiều cao tầng 2 : 4,2m + Tầng âm : có cos -1,1m Nhà trung tâm hội nghị: Bố trí khoảng 298 chỗ ngồi trong khu hội trường, 32 chỗ ngồi cho báo đài và 03 phòng họp nhỏ với 224 chỗ ngồi bao gồm các công trình phức hợp phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế, hội thảo cấp tỉnh. Khu vực hội trường: Mặt bằng có 18 hàng ngang, 18 dọc 3 lối đi chính giữa và 2 bên. Ban công trên giữa có phòng điều khiển + máy chiếu, 2 bên có 2 cấp ngồi 32 chỗ báo chí. Mặt bằng tầng âm: Có cos - 1,1m gồm các phòng: Khu WC chung gồm 1 WC chung 1 Nam + 1 Nữ + khu rửa tay, phòng kho, cầu thang, hành lang ... Mặt bằng tầng 1 gồm các phòng: Tiền sảnh chính, Sảnh bên, Sảnh đón tiếp + không gian truyền thông, Hội trường 298 chỗ (trong đó có 28 lô ghế đầu dành cho đại biểu có bàn ở cos +-0,0m các cấp trên chênh 100mm đảm bảo tầm nhìn), phòng Họp – hội thảo 64 chỗ, sân khấu + diễn giả, Sân khấu phụ, phòng Kỹ thuật tầng 1, WC thay quần áo nam nữ, cầu thang, hành lang ... Mặt bằng tầng 2 gồm các phòng: Ban công Hội trường 32 chỗ, phòng Họp - hội thảo 90 chỗ, phòng Họp - hội thảo 70 chỗ, sân khấu phụ, phòng Kỹ thuật tầng 2, WC nam nữ, cầu thang, hành lang kỹ thuật, hành lang nghỉ... Các phòng họp được thiết kế đơn giản với các phòng họp 1 ở tầng 1 có 65 chỗ bố trí có bục để diễn giả thuyết trình. Phòng họp 2 ở tầng 2 bố trí 02 phòng (1 phòng
  • 18. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 12 có 90 chỗ và phòng 70 chỗ) bố trí có bục để diễn giả thuyết trình, 2 phòng này dùng vách ngăn di động có thể chuyển thành 1 phòng lớn. Các phòng đều có thể kê bàn tròn hoặc bàn ghế nhìn về 1 phía thuận tiện cho thực hiện các chương trình khác nhau. b) Khu Trung tâm văn hóa huyện và Nhà khách Là khu vực phía sau kết nối với nhà Trung tâm Hội nghị, được cải tạo từ khu nhà ký túc xá (KTX) học sinh - trường PTDT nội trú cũ, hiện trạng là nhà 02 dãy nhà 2 tầng cũ 09 gian cấp III vẫn sử dụng được nên được tận dụng để cải tạo thành phòng làm việc của Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể thao và nhà khách. Quá trình cải tạo tháo dỡ đi 02 gian còn lại 07 gian. 01 nhà giáp taluy kè đá được cải tạo thành khu nhà khách, 01 nhà được cải tạo thành khu làm việc của phòng Trung tâm Văn hóa Thông tin (tầng 1) và Trung tâm Văn hóa Thể thao (tầng 2). Tổng chiều cao công trình là 11,1m (chiều cao tầng 1: 3,9m; chiều cao tầng 2: 3,6m; chiều cao mái là 3,61m). 1.2.3. Hạng mục công trình phụ trợ a) Khu cổng đón tiếp và đường vào - Tường chắn ráp Khách sạn Hoa Cương: Công trình cấp III, có phù điêu + tên Trung tâm Hội nghị, chữ hộp meca điện: Tường xây cao từ 3-5m bồn hoa dày 220-440 ốp đá và vật liệu trang trí. - Đường hè dẫn từ QL4C vào Trung tâm Hội nghị: Mặt cắt 18,8m 02 làn xe; đảo cây xanh + vườn hoa và tên công trình trên đá khối, mặt đường đổ bê tông M250 dày 230mm. - Hệ thống cống bản qua suối: Kè bê tông + mặt cống rộng 6,5m dài 17m. - Đường vào Trung tâm Hội nghị và nối với khu ở của dân cư: Mặt cắt 17,5m và mặt cắt 29,5m có hè rộng 2x5m, mặt đường đổ bể tông M250 dày 230mm lan can trên kè đã có kết hợp bồn cây. Đường giao thông trong khu vực có tổng chiều dài thiết kế L=245,68m (chưa kể đường cong trong nút). Bán kính đường cong nằm cắm theo quy hoạch Đ2 R = 11.5m; Đ3R =11.75m. Bán kính bó vỉa R= 8,0m theo quy hoạch, bó vỉa vuốt vào cổng cơ quan R=3m. b) Nhà máy phát điện + máy bơm Công trình cấp IV có diện tích xây dựng là 40m2. Kiến trúc của công trình là nhà tường xây gạch lửng thoáng mái kèo thép lợp tôn xốp. Kích thước gian là 4,7x8,7m chia 1 gian máy bơm nước sinh hoạt + bơm chữa cháy, 1 gian máy phát điện. Nhà móng làm bằng BTCT, nền đổ bê tông M250 kèo xà gồ thép mái tôn, tường xây gạch cao 1m trên lắp lưới sắt. c) Sân vườn đường vào đài phun nước, cổng rào Kiến trúc của công trình được thiết kế đồng bộ từ sân vườn hàng rào với nhà Trung tâm Hội nghị.
  • 19. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 13 - Cổng được thiết kế cổng đẩy INOX cao 1,5m hai bên là trụ lớn 850x1200, đế cổng bằng BTCT, móng gạch M100, trụ cổng xây gạch M100, trát ốp vữa xi măng M75. Sắt hộp KT 25x50x2, 20x20x1,5 sơn tĩnh điện mầu ghi xanh. - Rào trước giữa 2 cổng đất tạo độ nghiêng lên đài phun nước có kết cấu bằng móng đá hộc vữa XM M75, trên rào thoáng khung BT cốt thép + xây gạch đặc M100. - Lên sân cao hơn hè đường 200-600mm, từ sân lên bồn hoa + đài phun nước cao 600mm. Bồn hoa và Đài phun nước D=10m, có 3 vòng tròn, kết hợp vòi phun áp lực + đèn mầu. - Đường vào đổ BT M250 dày 150mm. Vườn hoa xây gạch ốp đá trồng các cây hoa đặc trưng. - Bể nước BTCT, tường gạch mác 100, trát ốp vữa XM M75, đánh mầu vữa xi măng M100. d) Kè đá trang trí kết hợp vườn hoa - Kè mái đứng bằng BTXM M200# kết hợp kè mái nghiên bằng đá hộc xây. Chiều cao kè chân thẳng đứng: H=2,20m; Chiều cao kè tổng thể gồm 03 loại: H=5,0m; H=5,5m; H=6,0m. Kết cấu mái nghiêng: + Độ dốc mái nghiêng: m=1-1,50 + Đá hộc xây miết mạch VXM M100# dày 30cm. + Bê tông lót dày 10cm. - Lan can kè: Cấu tạo bằng xây đá, gạch, thép không gỉ (Sus 304). Chiều cao lan can. e) Hệ thống cấp nước sinh hoạt - Nguồn nước: Nước sử dụng trong quá trình thi công xây dựng và vận hành được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thị trấn Đồng Văn - Chỉ tiêu cấp nước: Nước cấp cho khu Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn bao gồm có một số công trình như: Nhà Trung tâm hội nghị, nhà làm việc Trung tâm văn hóa 02 tầng được cải tạo lại thành nơi làm việc, các phòng nghỉ của Trung tâm văn hóa và một số nhu cầu khác như Đài phun nước, tưới cây, thảm cỏ trong phạm vị Trung tâm Hội nghị. Nước dùng của nhà Trung tâm Hội nghị : 15 L/ người.ngày.đêm Nước dùng của CBNV của phòng VHTT và TT : 50 L/người.ngày.đêm Nước dùng của khu nhà khách : 150 L/người.ngày.đêm Nước tưới cây : 1 L/m2 ngày đêm - Nhu cầu sử dụng nước + Trong giai đoạn xây dựng: Vào thời gian cao điểm dự kiến có khoảng 30 công nhân làm việc trên công trường, toàn bộ công nhân xây dựng là người dân địa phương
  • 20. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 14 nên các hoạt động sinh hoạt:với chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt là 120 lit/người/ngày đêm thì nhu cầu sử dụng nước mỗi ngày là 3600lit/ngày. + Trong giai đoạn vận hành: Dự kiến nhu cầu sử dụng nước của khu vực khi đi vào vận hành được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước của dự án STT Nhu cầu sử dụng Đơn vị Quy mô (người) Lưu lượng (lít) 1 Nhà Trung tâm Hội nghị 1.1 Số chỗ 298 người + phục vụ Người 350 5250 2 Nhà phòng Trung tâm văn hóa và Thể thao 2.1 Khách Người 36 5400 2.2 Người làm việc Người 21 1050 3 Tưới cây m2 200 200 4 Đài phun nước 500 5 Nhu cầu nước sinh hoạt + tưới cây+ đài phun nước (1+2+3+4) 12.400 + Nước sinh hoạt: Nước lấy từ đường ống chung cấp nước ngoài đường vào bể chung với bể dự phòng của hệ thống cấp nước chữa cháy (bể có dung tích 120m3) bằng đường ống HDPE- D50. Sau đó được máy bơm, bơm nước từ bể này lên các téc 3m3 của 2 nhà khi áp lực nước ngoài mạng chính ngoài đường yếu < 15m. Trường hợp nước ngoài đường > 20m nước từ mạng có thể cấp trực tiếp lên téc vào các khu wc không cần bơm thông qua lắp van 1 chiều giữa đường ống trực tiếp và ống cấp từ máy bơm. Máy bơm được hoạt động theo chế độ tự động hóa thông qua lắp van tín hiệu điện tại 1 téc trên mái nhà TTHN (téc này có cốt cao hơn téc của nhà trung tâm văn hóa). + Cấp nước chữa cháy: Nước được lấy từ đường ống cấp nước chung bơm lên bể 120m3. Dự án sẽ trang bị 01 máy bơm động cơ điện và 01 máy bơm xăng dự phòng có cùng thông số bơm trong trường hợp khi mất điện lưới. Bố trí họng lấy nước chữa cháy có đường kính 50mm và đầu lăng phun nước có D13 loại cuộn dài 20m được đặt trong hộp chữa cháy, bố trí hộp ở nơi dễ nhìn thấy và tiện cho công tác sử dụng khi cần thiết. f) Hệ thống cấp điện và chiếu sáng + Cấp điện: Nguồn điện được lấy từ đường dây 35kV đấu nối tại TBA 03 pha sẵn có gần khu vực công trình (khoảng cách đến công trình là 100m) nguồn điện được cấp và tủ phân phối đặt trong nhà máy phát điện, từ tủ điện phân phối cấp cho các đường cáp trục cấp điện cho các hạng mục của dự án. Ngoài ra, để cấp điện cho công trình trong trường hợp mất điện lưới, xây dựng 01 trạm đặt máy phát điện dự phòng để cấp điện cho các phụ tải ưu tiên của công trình.
  • 21. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 15 Trạm máy phát điện được đặt bên ngoài nhà loại máy phát điện diesel 3 pha 380/220V có công suất liên tục 100kVA dự kiến cấp điện cho nhà công trình. Hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong nhà TCVN 7114-2002 và bên ngoài công trình xây dựng dân dụng: TCXDVN 333-2005, tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo TCXD 16-86. Sử dụng đèn Led, đèn huỳnh quang để chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng khu hội trường; dùng đèn ốp trần bóng Led, đèn huỳnh quang lưới inox tán quang để chiếu sáng khu vực hành lang, khu cầu thang, khu nhà vệ sinh... toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn. Hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ, nội thất do yêu cầu của kiến trúc: Đảm bảo độ chiếu sáng, tiết kiệm điện năng, chi phí vận hành bảo dưỡng tối thiểu. g) Giải pháp chống sét và phóng hỏa Chống sét cho công trình dùng giải pháp chống sét đánh thẳng, được thiết kế tính toán theo TCXDVN 46:2007, hệ thống nối đất chống sét bao gồm: Kim thu sét mái sắt có chiều dài 0,5m được chế tạo hoàn toàn bằng thép không gỉ (inox 316) kim được gắn trên cột bằng inox dài L=5m và đặt trên mái công trình có bán kính bảo vệ cấp III Rbv=51m. Hộp kiểm tra tiếp địa có điện trở nối đất chống sét <10 dùng để kiểm tra theo dõi định kỳ giá trị điện trở nối đất hàng năm trước mỗi mùa mưa. h) Hệ thống phòng cháy chữa cháy Công trình được thiết kế theo quy định công trình có độ chịu lửa bậc III và đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn. Công trình có bố trí hệ thống trụ tiếp nước cho xe cứu hỏa có thân trụ D125 được bố trí trên vỉa hè đường phía trước và sau công trình; hệ thống cấp nước cho các hộp chữa cháy đặt trong ngoài nhà bao gồm: Bể chứa dự trữ nước PCCC; hệ thống đường ống; máy bơm chữa cháy; hộp chữa cháy. Tại mỗi tầng của công trình có bố trí dụng cụ cứu hoả, bình chữa cháy đặt tại vị trí đảm bảo thuận tiện cho công tác chữa cháy tại chỗ. 1.2.4. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường a) Xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ các tiểu treo và nước thải từ khu vệ sinh: Được thu gom và dẫn vào xử lý tại bể tự hoại 03 ngăn, nước sau xử lý của bê tự hoại được dẫn ra ngoài bằng hệ thống ống dẫn: ống nhựa uPVC (trong nhà), ống nhựa uPVC-PN6 từ D110-D200 (ngoài nhà) đến hố ga thu sau cùng và chảy ra cống D600 hiện có (hệ thống thoát nước chung của thị trấn). Dung tích của bể tự hoại 03 ngăn: + Khu vực nhà Trung tâm hội nghị: Bể tự hoại có kích thước: 2760x2040x1950
  • 22. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 16 được xây gạch kết hợp BTCT, do các khu WC của công trình nằm ở vị trí khác nhau nên tại hạng mục này sẽ bố trí 02 bể tự hoại nằm dưới tầng âm của tòa nhà và 01 bể tự hoại nằm bên ngoài công trình khu vực vệ sinh bên sân khấu. + Khu nhà Trung tâm văn hóa Thể thao 02 tầng: Bố trí 02 bể tự hoại có KT lần lượt là 2760x2040x1950 tại khu vực wc chung làm việc và bể có KT:4640x2440x2200 bể chung cho 10 phòng wc cả 02 tầng. Nước thải từ chậu rửa, vòi tắm và nước rửa sàn. Nước này cho chảy xuống rãnh thoát nước mưa xung quanh công trình. b) Hệ thống thoát nước mưa Được thiết kế riêng biệt tách hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải. Nước mưa bao gồm nước từ mái công trình được thu gom bằng các ống đứng thu nước trên mái nhà xả xuống các hố ga rồi theo đường ống dẫn đến cống bê tông D600 đã có phía ngoài cổng nhà Trung tâm Hội nghị sau cùng chảy ra hệ thống thoát nước chung của thị trấn (suối nước chảy đầu đường QL4C). Nước trên bề mặt sân được thu gom bằng hệ thống rãnh quanh sân + các hố ga thu nước nối vào hệ thống cống bê tông D600 đã có sẵn sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của thị trấn. 1.2.5. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án a) Hiện trạng sử dụng đất Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn được xây dựng tại khu vực trường PTDT nội trú cũ của huyện thuộc địa bàn tổ 5 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Theo báo cáo thuyết minh thiết kế cơ sở dự án diện tích khuôn viên xây dựng dự án là 1,038ha. Bao gồm đất trường PTDT nội trú cũ và một phần đất cây xanh. Diện tích chiếm dụng đất được thể hiện dưới bảng sau. Bảng 1.3. Diện tích đất xây dựng dự án STT Chức năng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất trường THPT dân tộc nội trú cũ của huyện (DGD) 0,59 56,84 2 Đất cây xanh (CX) 0,448 43,16 Tổng 1,038 100 (Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án) Hiện tại toàn bộ 0,59ha đất trường học (DGD) đã được chuyển đổi sang đất xây dựng trụ sở cơ quan, phần diện tích này sẽ thực hiện xây dựng các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ gồm: Khu Trung tâm Hội nghị; Khu Trung tâm văn hóa huyện và nhà khách; Hệ thống cấp thoát nước; nhà máy phát điện+máy
  • 23. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 17 bơm; sân vườn vào đài phun nước, cổng rào; kè đá trang trí kết hợp vườn hoa. Phần đất còn lại là 0,448ha là đất cây xanh diện tích này đang được BQL dự án ĐTXD huyện Đồng Văn thống nhất với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đưa vào quy hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đồng Văn. Các hạng mục được xây dựng bao gồm: Khu vực cổng đón tiếp và đường vào. b) Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan Địa điểm xây dựng dự án “Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” phù hợp với các quy định của pháp luật bao gồm: Vị trí xây dựng dự án tại vị trí trường PTDT nội trú cũ, theo quy hoạch đã được điều chỉnh là đất cơ quan tại tổ 05 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Phù hợp với Quyết định 1460/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đồng Văn – Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030. Phù hợp Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thị trấn Đồng Văn nằm trong vùng phát triển đô thị là khu trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử với diện tích là 3,038ha. Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh hà Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Đồng Văn. Trong đó điều chỉnh quy hoạch 0,59ha đất ở trường Phổ thông dân tộc nội trú cũ (đất giáo dục - DGD) sang đất xây dựng trụ sở cơ quan. 1.3. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 1.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng Một phần hạng mục của dự án (Nhà khu vực trung tâm văn hóa huyện + nhà khách) được cải tạo từ khu ký túc xá (KTX) cũ của trường PTDT cũ. Do đó, nguồn nguyên vật liệu của dự án là không lớn. Các loại vật liệu chính phục vụ cho việc thi công xây dựng dự án gồm: Cát, thép, sắt, xi măng được lấy tại trung tâm huyện Đồng Văn với cự ly vận chuyển là 1km. Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng được trình bày chi tiết tại bảng sau: Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án STT Nguyên/vật liệu Đơn vị Khối lượng 1 Cát các loại m3 2.221 2 Đá dăm, đá các loại m3 3.038 3 Thép các loại Tấn 103
  • 24. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 18 4 Xi măng PC30 Tấn 838 5 Gạch đỏ Viên 497.716 (Nguồn: Thuyết minh TKCS của dự án) 1.3.2. Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công Hiện trạng khu vực dự án đã có hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc; có đường ống cấp nước sạch đến khu vực. Do đó, quá trình thi công xây dựng sẽ sử dụng điện nước từ nguồn sẵn có tại dự án. 1.4. Công nghệ sản xuất và vận hành Dự án “Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” dự kiến sẽ hoàn thành thi công và đi vào sử dụng vào quý IV năm 2022. Sau khi dự án xây dựng xong sẽ bàn giao cho chủ đầu tư: là UNBD Thị trấn Đồng Văn để quản lý. Việc đầu tư xây dựng công trình nhằm đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, không gian phù hợp, rộng để thực hiện tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo... không phải là dự án sản xuất nên không có công nghệ sản xuất gây tác động đến môi trường. 1.5. Biện pháp tổ chức thi công Do đặc điểm của dự án nằm toàn bộ trong khu vực trung tâm của thị trấn Đồng Văn, xung quanh đông dân cư và cơ quan nên việc thi công sẽ đưa ra các phương phù hợp vừa đáp ứng khả năng hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo cải tạo, tận dụng được nhiều các công trình đã đầu tư vừa tạo được điểm nhấn mang tính riêng biệt của Đồng Văn. a) Biện pháp thi công xây dựng tuyến đường giao thông Nền đường: Nền đường là nền tảng vững chắc của phần xe chạy do đó, nền đường phải có cường độ lớn, không được biến dạng và và ổn định cao. Nền đường phải có hình dáng và kích thước phù hợp với các yêu cầu của tuyến. Tại các vị trí hè đường đắp, thi công tới cao độ đáy kết cấu hè đường để đảm bảo khi thi công hè đường không phải đào khuôn hè. Phương án thi công: Do dự án được xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn, cạnh khách sạn Hoa Cương, đầu đường nối từ QL4C + cống bản vào khuôn viên dự án. Do đó trong quá trình xây dựng sẽ tiến hành triển khai xây dựng tuyến đường trước để đảm bảo an toàn cho người dân và hoàn thành xây dựng đúng tiến độ đã đề ra cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng đường bê tông hiện có xung quanh khu vực. Tổng chiều dài tuyến đường khảo sát L=245,68m (khoảng 0,25km), tải trọng thiết kế H13-BX60 được chia thành 03 đoạn gồm: Đoạn 1: Đường vào nối từ QL4C + cống bản, bề rộng nền đường Bnền:18,8m có 02 làn xe; bề rộng phần đường xe chạy Bmặt: 3,6m+4,2m=7,8m; bề rộng vỉa hè 8m. Đoạn 2: Đường vào Trung tâm Hội nghị huyện, bề rộng nền đường Bnền: 17,5m; bề rộng phần đường xe chạy Bmặt: 7,5m; bề rộng vỉa hè là 10m. Đoạn 3: Đường cạnh khách sạn Hoa Cương, bề rộng nền đường Bnền: 29,5m; bề
  • 25. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 19 rộng mặt đường phần xe chạy Bmặt: 19,0m; bề rộng vỉa hè 10m. Trước và trong quá trình thi công đơn vị nhà thầu thi công phải thực hiện đúng phương án, tiến hành thông báo cho các đơn vị liên quan được biết để phối hợp chặt chẽ trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh (nếu có). b) Biện pháp san nền + Cao độ xây dựng: Phụ thuộc vào từng vị trí có cốt theo thiết kế trung bình đào đắp 0,5m -2,5m. Hệ số đầm chặt k=0.9. + Ta luy đắp m = 1:1,5, ta luy đào có kè 1: 0,75, toàn bộ mái ta luy đắp xung quanh khu vực được trồng cỏ để chống sói lở đất do mưa gây ra, các tuyến rãnh thoát nước trên sườn mái ta luy được thiết kế theo kiểu sân tiêu năng . + Thiết kế san nền có độ dốc i = 1,0 - 10% dốc thuận lợi thoát nước ra hệ thống thoát nước chung. 1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án Dự án được triển khai thực hiện trong 2 năm: từ năm 2021 đến năm 2022, kế hoạch dự kiến tổ chức thực hiện như sau: Bảng 1.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án STT Thời gian Công việc 1 Quý III năm 2021 Phê duyệt Dự án đầu tư 2 Quý IV năm 2021 Thiết kế bản vẽ thi công + khởi công xây dựng 3 Quý IV năm 2022 Hoàn thành xây dựng công trình 1.6.2. Tổng mức đầu tư Tổng vốn đầu tư theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND, ngày 12/5/2021 của HĐND tỉnh Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2021 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý của dự án là: 46.348.310.000 (Bằng chữ: Bốn mươi sáu tỷ, ba trăm bốn mươi tám triệu, ba trăm mười ngàn đồng chẵn). Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%; ngân sách huyện tự đảm bảo 70%. Bảng 1.6. Dự toán xây dựng công trình STT Hạng mục Chi phí 1 Chi phí xây dựng các hạng mục 35.430.000.000đ 2 Thiết bị nội thất + điều hòa 5.900.000.000đ 3 Chi phí quản lý dự án 986.821.000đ
  • 26. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 20 4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.179.320.000đ 5 Chi phí dự phòng 3% x 45,956,438,000 1.378.693.000đ Tổng cộng (I+II+III+IV) 46.348.310.000đ 1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Chủ đầu tư: UBND huyện Đồng Văn. Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn. Quá trình xây dựng dự án, còn có các đơn vị tư vấn thiết kế; đơn vị tư vấn giám sát; đơn vị thi công theo nhiệm vụ được phân công, tiến hành bố trí cán bộ giám sát, thường xuyên có mặt ở công trường để xử lý kịp thời những vướng mắc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Sau khi dự án được xây dựng xong, Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án. 2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án 2.1. Các tác động môi trường chính của dự án Các tác động đến môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1.7. Tổng hợp các yếu tố tác động đến môi trường Các giai đoạn của dự án Các hoạt động Tiến độ thực hiện Công nghệ Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh Giai đoạn xây dựng - Phá dỡ; cải tạo - Xúc bốc; - Vận tải; - Xây dựng công trình 2021 - Phá dỡ, xúc bốc phế thải. - Vận tải bằng ô tô. - Cải tạo thủ công. - Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa chảy tràn. - Chất thải rắn. - Bụi, tiếng ồn, độ rung. - Chất thải nguy hại. Giai đoạn vận hành - Hoạt động giao thông ra vào dự án; - Hoạt động sinh hoạt 2022 - Tổ chức hội nghị, sinh hoạt của cán bộ nhân viên - Xe cộ lưu thông - Vận hành máy phát điện - Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa chảy tràn. - Chất thải rắn. - Bụi, khí, tiếng ồn. - Chất thải nguy hại.
  • 27. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 21 2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án Quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1.8. Quy mô, tính chất các loại chất thải phát sinh Giai đoạn Loại chất thải Quy mô Tính chất Xây dựng Bụi và khí thải Dự kiến tổng khối lượng đào đắp của dự án là: 12.542,22m3 Bụi và khí thải trong quá trình xây dựng phát sinh từ hoạt động: Đào đắp, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu… nếu không được kiểm soát có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái xung quanh khu vực. Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp: 0,0007 mg/s.m2 Khí thải từ các phương tiện máy móc, thi công: SO2 0,0196.mg/s; NO2:0,086 mg/s; CO: 0,00035mg/s. Nước thải Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng 2,88m3/ngày/đêm, quá trình xây dựng sẽ thuê toàn bộ công nhân là người dân địa phương Nước mưa chảy tràn chứa lượng lớn các chất bẩn tích lũy trên bề mặt như: dầu mỡ, bụi, rác thải Nước mưa chảy tràn: 342,54 m3/ngày đêm (cường độ nước mưa lớn nhất ngày (q=110mm/ngày) Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt khoảng 15kg/ngày.đêm Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng ở công trường. Chất thải rắn xây dựng bao gồm: bao bì ximăng, đầu mẩu sắt thép thừa; đất đá thừa … được thu gom và xử lý kịp thời tránh rơi vãi gây mất mỹ quan môi trường. Chất thải rắn xây dựng: Đầu mẩu sắt thép thừa, vỏ bao bì xi măng: 4,6kg/tháng Chất thải nguy hại Khối lượng phát sinh 25,8kg dầu/tháng; 10,8kg/ giẻ lau/tháng. Chất thải phát sinh chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, pin thải, giẻ lau dính dầu mỡ Vận hành Bụi và khí thải Khí thải từ các phương tiện xe máy, xe oto vào dự án Bụi và khí thải từ phương tiện tham gia giao thông Nước thải sinh Tổng khối lượng nước thải Nước thải sinh hoạt bao
  • 28. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 22 hoạt sinh hoạt ở giai đoạn này là 12.400lit/ngày.đêm (tương ứng 12,4m3), trường hợp khách mời đạt số ghế tối đa gồm các hợp chất chứa N, P như amoni, nitrat, orthophotphat, vi sinh vật gây bệnh có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý Nước mưa chảy tràn Lưu lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án 342,54 m3/ngày đêm (cường độ nước mưa lớn nhất ngày (q=110mm/ngày). Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy cơ bản giống trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng tải lượng chất ô nhiễm thấp hơn, vì lúc này bề mặt khu vực dự án đã được thay thế bằng các khối công trình nhà, sân bê tông và các khu vực khuôn viên trồng cỏ và cây cảnh. Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt trung bình trong 1 ngày là 205kg/ngày.đêm (tính cho 410 người với định mức 0,5kg/người/ngày) Chất thải sinh hoạt thông thường Chất thải nguy hại Khối lượng ước tính là 20kg/năm. Giẻ lau dính dầu, dầu thải từ máy phát điện dự phòng Bóng đèn huỳnh quang thải bỏ 2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án Các công trình bảo vệ môi trường được xây dựng để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường như sau: Bảng 1.9. Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường Giai đoạn Loại chất thải Tên công trình, biện pháp bảo vệ Xây dựng Bụi và khí thải - Giảm thời gian và diện tích mặt bằng thi công hợp lý - Xe, máy vận chuyển đất, vật liệu xây dựng được phủ bạt kín - Hạn chế thiết bị gây tiếng ồn vào giờ cao điểm, ban đêm - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân; - Thường xuyên tưới ướt những nơi có nhiều bụi, đặc biệt lúc thời tiết khô và có
  • 29. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 23 gió, chú trọng tưới đường thi công. ATGT và chất lượng đường giao thông - Đối với tuyến đường giao thông từ đầu QL4C qua cống bản vào khu vực xây dựng dự án, để đảm bảo an toàn cho cống bản và đường bê tông tổ 5 khu vực sân vận động, chủ dự án xem xét và ưu tiên triển khai xây dựng tuyến đường vào khu vực trước tiên để đảm bảo giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến bà con nhân dân. - Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực. - Cam kết thực hiện cải tạo tuyến đường vận chuyển trong trường hợp các phương tiện thi công xây dựng của dự án gây hư hỏng. Nước thải Nước thải sinh hoạt: Dự kiến sẽ tận dụng nhà vệ sinh sẵn có của nhà dân Nước mưa chảy tràn: Tiến hành đào rãnh thu gom xung quanh khu vực dự án để thu gom dẫn nước mưa trước khi chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài khu vực. Chất thải nguy hại - Giám sát chặt chẽ các thiết bị, động cơ máy đảm bảo không rơi vãi dầu mỡ thải, nhớt giẻ lau nhiễm dầu ra bề mặt công trình. - Thay dầu tại các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng trên địa bàn. - Ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải nguy hại. - Chất thải nguy hại: Thu gom vào thùng chứa riêng biệt, sử dụng thùng chứa có dung tích 50L chuyên dùng đáp ứng với các yêu cầu của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT - Thông tư về quản lý chất thải nguy hại. Chất thải rắn Chất thải rắn xây dựng: Đất, đá và phế thải từ quá trình cải tạo dãy nhà 02 tầng cũ được tận dụng để đắp nền, không tiến hành thải bỏ ra bên ngoài. Đối với các loại chất thải rắn như: Các loại đầu mẩu kim loại, gỗ,… tận dụng bán cho các cơ sở tái chế Chất thải sinh hoạt: Bố trí 01 thùng rác có dung tích 50L đặt cạnh khu vực dãy nhà KTX 02 tầng cũ (phần cải tạo để xây dựng
  • 30. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 24 trung tâm văn hóa huyện + nhà khách) và 01 thùng rác có dung tích 200L đặt tại cổng vào của TTHN. Tiếng ồn và độ rung - Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn hoặc chắn bằng bạt che xung quanh khu vực thi công để hạn chế mức độ lan truyền của tiếng ồn ra môi trường xung quanh. - Quy định tốc độ xe, máy móc ra vào hoạt động trong khu vực không vượt quá 5km/h. - Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc, thực hiện thi công trong thời gian cố định ban ngày, không thực hiện làm việc vào giờ nghỉ ngơi của dân. Trường hợp làm việc ngoài giờ chỉ được phép tiến hành các hoạt động không tạo ra tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Vận hành Nước thải - Nước thải sinh hoạt: Được thu gom và xử lý bằng công trình bể tự hoại 03 ngăn - Nước mưa chảy tràn: + Nước mưa từ mái công trình được thu gom bằng các ống đứng thu nước trên mái nhà xả xuống các ga rồi theo đường ống dẫn đến cống BT D600 chảy ra hệ thống thoát nước chung của thị trấn. + Nước trên bề mặt sân được thu gom bằng hệ thống rãnh quanh sân + các hố ga thu nước nối vào hệ thống cống BT D600 đã có sẵn sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của thị trấn.. Chất thải rắn Bố trí 01 thùng đựng rác có dung tích 10L tại mỗi tầng của Khu trung tâm Hội nghị và khu vực TTVHTT. Gom và tập kết vào thùng rác 200L đặt tại khu vực thu gom rác. Hợp đồng với đội dịch vụ môi trường công cộng đến vận chuyển và đưa đi xử lý hàng ngày. Chất thải nguy hại Đối với chất thải nguy hại (CTNH) giẻ lau dính dầu, dầu thải từ máy phát điện, bóng đèn thải bỏ… được thu gom vào thùng chứa có dung tích 50L bố trí trong khu vực đặt máy phát điện của dự án. Khí thải và bụi - Trải nhựa và bê tông kín mặt vùng các
  • 31. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 25 phương tiện vận tải hoạt động; - Thường xuyên phun nước chống bụi nơi xe ra vào khu vực. - Bố trí trồng cây xanh có tán rộng để lọc không khí nhằm hạn chế bụi và giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn. 2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án Danh mục các công trình bảo vệ môi trường được trình bày tại bảng sau: Bảng 1.10. Danh mục công trình bảo vệ môi trường STT Tên công trình Quy mô, công suất thiết kế I Giai đoạn xây dựng 1 Thùng chứa chất thải nguy hại (CTNH) Bố trí 01 thùng chứa có dung tích 50L chuyên dùng đáp ứng với các yêu cầu của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT - Thông tư về quản lý chất thải nguy hại. 2 Thùng chứa rác thải sinh hoạt Bố trí 01 thùng rác có dung tích 50L đặt cạnh khu vực dãy nhà KTX 02 tầng cũ (phần cải tạo để xây dựng trung tâm văn hóa huyện + nhà khách) và 01 thùng rác có dung tích 200L đặt tại cổng vào của Trung tâm Hội nghị II Giai đoạn vận hành 1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Bể tự hoại 03 ngăn 2 Chất thải rắn Bố trí 01 thùng đựng rác có dung tích 10L tại mỗi tầng của Khu trung tâm hội nghị và TT.Văn hóa Thể thao của huyện. Gom và tập kết vào thùng rác 200L đặt tại khu vực thu gom rác. 3 Chất thải nguy hại Bố trí 01 thùng chứa có dung tích 50L trong khu vực đặt máy phát điện của dự án 2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án Theo khoản 20 điều 3 nghị định 40/2019 NĐ-CP về sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc định kỳ giám sát chất thải. - Giám sát công tác thu gom và xử lý đối với: Rác thải sinh hoạt; chất thải nguy hại.
  • 32. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 26 - Giám sát công tác an toàn lao động. - Ngoài ra trong quá trình vận hành của dự án, cần tiến hành kiểm tra định kỳ bể tự hoại xử lý nước thải, công tác PCCC kịp thời phòng ngừa các sự cố xảy ra. 2.6. Cam kết của chủ dự án Chủ dự án cam kết về tính trung thực, chính xác của số liệu, thông tin dự án được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động Môi trường là hoàn toàn đúng và sát với thực tế. Nhằm phòng chống và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án, Chủ dự án cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau: - Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát bụi và khí thải đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT - Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng và đi vào hoạt động của dự án như đã trình bày trong báo cáo. - Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải sinh hoạt nhằm đạt được Quy chuẩn QCVN 14-MT:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt; QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đất. - Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý như đã trình bày trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường. - Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp thu gom chất thải nguy hại và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý đúng như đã trình bày trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường. - Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường trong quá trình xây dựng cũng như quá trình vận hành dự án sau này như đã nêu.
  • 33. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 27 Chương II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý Đồng Văn là một huyện miền núi cao nằm ở Bắc của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách huyện Hà Giang - trung tâm của tỉnh khoảng 150 km về phía Bắc. Vị trí địa lý của huyện tiếp giáp như sau: - Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; - Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mèo Vạc; - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Minh; Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 45.171,22 ha (số liệu từ Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) Thị trấn Đồng Văn có vị trí tương đối thuận lợi, nằm trên trục đường Quốc lộ 4C (chạy dài 4,32km dọc theo thị trấn), thị trấn Đồng Văn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, có vị trí thuận lợi giao lưu với các huyện Yên Minh và Mèo Vạc. b) Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực dự án Đồng Văn là một phần của cao nguyên đá vôi, địa hình đặc trưng là núi đá, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.600 m. Nhìn chung, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Toàn huyện chia làm 2 dạng địa hình chính là: Địa hình núi đất: gồm 5 xã là Lũng Cú, Ma Lé, Phố Là, Phố Cáo, Sủng Trái và 02 thị trấn Đồng Văn, Phố Bảng. Địa hình núi đá: gồm 12 xã còn lại là Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Xà Phìn. Trên toàn huyện, diện tích đất có độ dốc trên 250 là lớn nhất, những vùng có địa hình thấp hơn 30 chỉ chiếm diện tích nhỏ. Điều này đã gây khó khăn cho việc canh tác, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất công trình của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, qua khảo sát nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khoan xoay để lấy mẫu loại máy khoan thủy lực XY-1, đường kính lưỡi khoan 110mm Dựa vào đặc điểm kỹ thuật công trình, đặc điểm địa hình khu vực nhóm đã lấy 12 mẫu đất để phân tích với độ sâu hố khoan từ 0-30m, cấp đất đá I-III. Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hiện trường và kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng
  • 34. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 28 khu vực khảo sát thuộc loại trung bình, bao gồm 03 lớp không phát hiện thấy hiện tượng Caster. Đặc điểm các lớp đất được mô tả theo thứ tự từ trên xuống, như sau: - Lớp 1: Lớp bê tông lẫn vật liệu xây dựng Lớp này phân bố khắp trên bề mặt diện tích khảo sát, có bề dày từ 0,5 đến 0,6m trở xuống . - Lớp 2: Lớp sét màu xám vàng, nâu đỏ lẫn sạn trạng thái nửa cứng Lớp này nằm dưới lớp 1 và xuất hiện tại gặp tại các hố khoan có cao độ từ -0,5 đến 0,6m trở xuống, bề dày của lớp thay đổi từ 4,9m đến 5,8m. - Lớp 3: Lớp sét màu xám vàng, xám nâu lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng Lớp này nằm dưới lớp 2 và xuất hiện tại tất cả các hố khoan có cao độ từ -5,4m đến 6,3m trở xuống, bề dày của lớp chưa xác định. 2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng Khu vực xây dựng dự án thuộc khu vực trung tâm huyện Đồng Văn, các đặc điểm về khí hậu, thủy văn của dự án mang đặc trưng của khu vực, theo Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy các điều kiện khí hậu, thủy văn của khu vực như sau: a) Khí hậu: Là một huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang tính lục địa khá rõ nét. Lượng mưa trung bình tương đối lớn khoảng 1.750 - 2.000mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Lượng nước bốc hơi trung bình đạt khoảng 729 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C, tháng trung bình cao nhất của năm là 28,30C và thấp nhất là 15,70C. Độ ẩm trung bình cả năm là 84%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 78%, cao nhất là 86%. Trên địa bàn huyện vào các tháng trong năm, độ ẩm ít có sự chênh lệch. Nhìn chung, do nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém nên một số vùng trong huyện gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Bên cạnh đó, trong huyện còn xuất hiện sương muối, thỉnh thoảng có năm gặp mưa tuyết nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Đây là thử thách không nhỏ đặt ra cho các cơ quan chuyên ngành khắc phục tình trạng trên bằng cách bố trí thời vụ phù hợp để cây trồng cho năng suất cao, tránh những lúc thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất. b) Thủy văn Đồng Văn có sông Nho Quế chảy qua dọc theo ranh giới phía Đông Bắc của huyện và một hệ thống các dòng suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng của những dòng suối này khác nhau, không ổn định theo mùa. Đặc biệt, chỉ có 2 con suối chảy vào sông Nho Quế, một ở phía Nam xã Lũng Cú (suối Tắc Tủng) và một ở phía Bắc thị trấn Đồng Văn (suối Séo Hồ) có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khá lớn vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho đồng bào dân tộc trong vùng rộng và tạo điều
  • 35. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Trung tâm Hội nghị huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Đồng Văn 29 kiện xây dựng trạm thủy điện nhỏ. Còn lại là những con suối nhỏ nên một số xã gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng. Nhìn chung, nguồn thủy văn của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện có lưu lượng không đều, độ dốc lớn tạo ra dòng chảy mạnh, gây sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông vào mùa mưa, đồng thời việc cung cấp nước vào mùa khô cho nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm địa chất thủy văn: Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất khu vực dự án 6/2021 được Công ty Cổ phần tư vấn ĐTXD Trúc Lâm thực hiện. Trong phạm vi khảo sát không xuất hiện nước mặt, nước dưới đất tại thời điểm khoan khảo sát không xuất hiện. Quá trình khoan đến độ sâu thăm dò 10m chưa thấy xuất hiện mực nước. Do đó quá trình thi công xây dựng hạng mục công trình cũng như vận hành dự án không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của khu vực, không xảy ra tình trạng ngập úng, sạt lở hay bồi lắng. 2.1.3. Các nguồn tài nguyên Những loại đất chủ yếu phân bố trên khu vực nghiên cứu: - Đất mùn alít trên núi cao phát triển trên đá Gralít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ cao trên 1.000m. - Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá Macma axít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ cao từ 700m - 1.700m. - Đất Feralit vàng xám núi thấp được hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới. - Đất Feralit xám núi trung bình phát triển trên đá sa thạch. - Đất phát triển trên đá vôi. 2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội a) Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Đồng Văn Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của UBND huyện Đồng Văn, trong 06 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn huyện đã thu được một số kết quả sau. * Điều kiện kinh tế - Lĩnh vực nông lâm nghiệp: + Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 10.511ha vượt 2,2ha so với cùng kỳ năm 2020, một số loại cây trồng: đậu tương, dược liệu, cây ăn quả đã thu hoạch đạt sản lượng cao, cây lương thực như lúa, ngô đang trong giai đoạn chăm sóc chờ thu hoạch. + Chăn nuôi thú y: Tiếp tục thực hiện Đề án 3 cây, 4 con của Huyện ủy, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô gia trại, trong 6 tháng đầu năm phát triển thêm 7