SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Download to read offline
“Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưng
khách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòng
Kinh doanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phía
sau.
BINH PHÁP
Mục lục
Thức tỉnh để tái sinht 5
Toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trên vai Viettel Telecom,
vì dù đầu tư ra nước ngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng công
nghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nền tảng viễn thông.
TIÊU ĐIỂM
Lính chiến 15
“Đính kèm”sự chân thành vào mỗi việc mình
làm 19
Nếu không có một quyết tâm cao độ và kiên trì
như lính chiến thực thụ của Viettel, chắc chắn
sóng di động sẽ chẳng ra được đến đảo…
VIETTEL GENE
1
1
2
2
3
5
6
CHỊU TRÁCH NHIỆM
NỘI DUNG
Phó Tổng giám đốc
Thiếu tướng Dương Văn Tính
BIÊN TẬP
Phòng Chính trị Tập đoàn
THIẾT KẾ
Phòng Truyền thông
Viettel Telecom
IN ẤN TẠI
Nhà máy in Viettel - Công ty
Phát triển Dịch vụ mới Viettel
Tel: 04. 6269 2031
THÔNG TIN CHI TIẾT
LIÊN HỆ
Phòng Chính trị Tập đoàn
Tel: 04. 6266 0050
GIẤY PHÉP SỐ
238/GP-CP của TCCT- BQP
ẢNH BÌA
Hưng Hải
Lửathửvàng 68
Cứ buổi sáng, xe ô-tô thả 1 điểm, đến cuối ngày
mới đón. Mỗi ngày đi được 20 – 25km. Người lái
xe kiêm luôn nhiệm vụ anh nuôi, lo cơm nước.
NGÀY HÔM QUA
5
Ngườitruyềnlửa 72
“Người Viettel thọ đến 100 tuổi à?” đó là câu thắc
mắc khiến tôi thích thú nhất của anh bạn lái xe
Ganancio trên suốt chặng đường khảo sát dọc
tuyến từ thủ đô Maputo đến tỉnh Inhambane.
NGÔI NHÀ CHUNG
6
NgườiViệtNamkhôngchỉbiếtlàmnôngnghiệp 37
Tôi cười: “đúng rồi, tôi điên, tôi phát điên vì nghĩ tới cảm
giác của mình chứng kiến khoảnh khắc Movitel sẽ trở
thành số 1”.
CÂU CHUYỆNTHƯƠNG HIỆU
4
4
Hai mươi năm sau, ngày trở lại... 30
Cho nên, có người lính đứng trên
đỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệt đất
liền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹ ơi, vợ
ơi, con ơi… anh về với bu mày đây",
rồi lao từ 30m xuống mặt nước.
PHỎNG VẤN 3
3 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
TTIÊUĐIỂM
để tái sinhBan biên tập
THỨC TỈNH
4THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
Ngày 14/8/2013, Phó TGĐ, Thiếu tướng
Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi nói chuyện
với hơn một nghìn cán bộ quản lý của Viettel
Telecom từ cấp huyện trở lên. Với quá trình
tái cấu trúc, thay đổi lớn tại Viettel Telecom
trong thời điểm này, Phó TGĐ khẳng định:
toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trên
vai Viettel Telecom, vì dù đầu tư ra nước
ngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng công
nghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nền
tảng viễn thông. Có thể trong quá trình xáo
trộn, có một số người phải thiệt thòi vì quá
trình đánh giá chưa chính xác và công bằng
tuyệt đối. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn ta là vượt
qua giai đoạn thay đổi mang tính lịch sử cùa
ngành viễn thông, mỗi người không nên nghĩ
nhiều đến cái “tôi” mà hãy đặt mục tiêu phát
triển lâu dài của Tập đoàn lên hàng đầu. Cơ
hội còn rất nhiều cho tất cả mọi người.
5 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
TTIÊUĐIỂM
Thách thức là cơ hội để chúng ta tái sinh
T
ại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013
(Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra cuối tháng
6/2013, Viettel đã chính thức tuyên bố từ bỏ khái
niệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang khái
niệm nhà cung cấp dịch vụ. Thực ra, chúng ta đã
thực hiện việc chuyển đổi này được gần 2 năm nay.
Hiện nay số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát
triển ứng dụng là gần 3.000 người. Đến năm 2015,
sẽ có 30% người Viettel tập trung vào phát triển các ứng dụng. Viettel
xác định là doanh thu dịch vụ viễn thông cơ bản đem lại vào năm
2015 sẽ chỉ còn khoảng dưới 60% tổng doanh thu của Viettel.
Chúng ta thấy rằng, nghề chính của "ông viễn thông" là cung cấp
dịch vụ alo (dịch vụ thoại), nhưng dịch vụ này đã có gần 100% người
dùng. Với xu hướng hiện nay thì các doanh nghiệp viễn thông sẽ
phải từ bỏ nghề chính của mình. 100 năm nay, viễn thông mới có sự
thay đổi mang tính lịch sử, bởi với 3G data và smartphone thì “alo”
gần như bằng không. Chúng ta đã cần mẫn đầu tư một mạng lưới
rất lớnt: (200.000 km cáp quang, cáp quang đến gần 100%
trạm BTS, đầu tư băng thông, công nghệ 3G, 4G. Băng thông rộng,
giá lại rẻ đã giúp cho người dùng gọi điện thoại trên nền data với giá
bằng 0, trong khi hầu hết doanh thu của chúng ta lại từ dịch vụ thoại.
“Miếng bánh” chính mà Viettel “ăn” bao nhiêu năm nay đang chuẩn
bị biến mất. Năm ngoái, chúng ta đã mất khoảng 2.000 tỷ đồng. Năm
nay dự kiến sẽ mất khoảng 5.000 tỷ đồng từ dịch vụ thoại. Đến năm
2015, khoảng 50% người dân Việt Nam sẽ dùng smartphone thì
doanh thu sẽ còn giảm nhiều nữa.
Lịch sử đã từng nhìn thấy: xe lửa ra đời giết chết ngành xe ngựa;
máy ảnh điện tử giết chết phim Kodak, Konica; smartphone lại giết
chết máy ảnh…và bây giờ OTT đang lấy đi “miếng bánh” chính của
viễn thông. Lý thuyết dạy rằng, khi có sản phẩm thay thế, có hai cách
ứng xử: Nếu nhìn thấy sản phẩm thay thế là tương lai thì mình sẽ
đầu tư để làm. Còn nếu sản phẩm thay thế giết chết chính mình thì
mình phải đi làm việc khác, sản phẩm khác, tạo ra một thách thức
cho chính mình.
Chúng ta phải đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách đời sống
xã hội (y tế, giáo dục, …) để bù lại doanh thu từ điện thoại. Khi chúng
ta làm những việc đó ổn, sẽ cho điện thoại bằng 0, đồng nghĩa với
việc OTT cũng chết theo. Đây chính là cơ hội để chúng ta tái tạo lại
mình. Và chúng ta có khả năng thay đổi dễ hơn nhiều so với các
doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Do chúng ta mới kinh
doanh viễn thông 13 năm, còn các “ông lớn” (AT&T, Orange…) đã
kinh doanh viễn thông cả trăm năm. Cái gì đã ăn sâu, bám rễ cả trăm
năm thì khó thay đổi hơn rất nhiều. Nếu chúng ta nhanh chân, đi
trước thì có thể mua lại được cả các Công ty lớn, có thể là người
dẫn đầu thế giới.
Trong Nghị quyết Đảng ủy, trước đây phần doanh thu có 3 mục: viễn
thông trong nước, viễn thông nước ngoài và doanh thu khác. Giờ
đây, chúng đã có những mục mới: doanh thu CNTT, doanh thu sản
xuất thiết bị. Có nghĩa là chúng ta đang ý thức dùng công nghệ thông
tin và sản xuất thiết bị thay thế viễn thông. Chúng ta đang đi trên con
đường đột phá và chặng đường sẽ rất khó khăn, vất vả. Chúng ta
phải sản sinh ra những sản phẩm người dùng chưa từng biết đến và
chúng ta chưa từng bán bao giờ.
Chúng ta sẽ phải gõ cửa từng
nhà, gặp từng người để giới thiệu
những sản phẩm đó. Tuy khó,
nhưng chặng đường đó có không
gian sáng tạo rộng lớn, giúp mỗi
người Viettel nghĩ ngợi nhiều hơn
và hưng phấn hơn.
Thực tế, Ban Tổng Giám đốc rất
mừng vì mình đang phải đối mặt
với tai họa về OTT. Bên cạnh đó
là sự chuyển mình của VNPT.
Những thách thức đó sẽ giúp
mình thức tỉnh, vì trước tình thế
mới chúng ta phải cố gắng. Thông
thường khi ta thấy ổn thì chính là
lúc bất ổn nhất. Nhiều năm nay,
Nếu chúng ta thay đổi và vượt
qua được giai đoạn này,
chúng ta hoàn toàn có khả
năng tiến lên theo bước ngoặt
của thời đại viễn thông
6THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
Ban Tổng Giám đốc mong được nhìn thấy ánh mắt hừng sáng của
người Viettel như đầu những năm 2000. Chính lúc này, chúng ta có cơ
hội để tái sinh.
Giai đoạn mới cần cách vận hành mới, kiến thức và
kỹ năng mới.
Trong lịch sử Viettel, lần đầu tiên chúng ta tổ chức rà soát, sắp xếp lại
Ban giám đốc các Chi nhánh tỉnh/TP trong suốt hai tháng. Vì mình chưa
làm bao giờ nên khi xảy ra, sự thay đổi đó thành cuộc cách mạng và
chúng ta phải chấp nhận những hy sinh.
Nhưng chúng ta thấy rằng, hơn lúc nào hết, chúng ta cần thay đổi để
thích ứng với hoàn cảnh. Việc thay đổi vị trí lần này, không có nghĩa là
những người không còn ở vị trí trong Ban giám đốc không có năng lực,
mà vấn đề ở đây là năng lực người ấy chưa theo kịp hoàn cảnh thay
đổi. Cũng không thể nhìn nhận
theo hướng các đồng chí đó bị kỷ
luật vì không hoàn thành nhiệm
vụ. Cho dù kết quả kinh doanh
năm 2012 kém hơn 2011, năm
nay có xu thế kém hơn năm ngoái
thì chủ yếu là do thị trường, chứ
không phải câu chuyện riêng của
Viettel. Vấn đề của sự thay đổi
này là chúng ta bước vào một giai
đoạn mới, cần một cách vận hành
mới và cần những người có kiến
thức, kỹ năng mới
Người Viettel vẫn thường nhắc
nhau: cái duy nhất không thay đổi
đó là sự thay đổi. Trong môi
trường cạnh tranh sự thay đổi
diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu
nhận thức được sự tất yếu của
thay đổi thì chúng ta sẽ chấp
nhận thay đổi một cách dễ dàng
hơn. Và nếu chúng ta thường
xuyên thay đổi thì sẽ không phải
có những cuộc cách mạng gây
tổn thất. Thế nhưng, hơn 10 năm
qua, chúng ta mới rà soát lại toàn
bộ Ban Giám đốc các Chi nhánh
lần đầu tiên. Đó là lỗi của Ban
Tổng Giám đốc Tập đoàn. Tập
đoàn cũng có lỗi khi không chuẩn
bị trước, yêu cầu trước để các
đồng chí được rà soát có sự
chuẩn bị với sự thay đổi. Ban
Tổng Giám đốc tin, nếu có yêu
cầu trước về việc Giám đốc, Phó
Giám đốc Chi nhánh phải có kiến
thức gì, phải làm thế nào với
nhiệm vụ được giao trước đó một
năm và hàng ngày giao ban, làm
việc với nhau, ánh xạ những yêu
cầu đó thì khi phỏng vấn có ít nhất
70% các đồng chí đạt yêu cầu. Vì
đa số, các đồng chí được rà soát
đều đã đi với Viettel suốt chặng
đường dài, có đồng chí đã gắn bó
với
Vtiettel cả chục năm, từ những
ngày Viettel gian khổ đi lên từ
số 0, đã lăn lộn theo cách trước
đây mình vẫn làm, rất hiểu và
yêu Viettel.
Trước đây, mình kinh doanh rất
dễ, và không chỉ Viettel dễ mà cả
ngành viễn thông dễ. Mình nghĩ
ra gói cước này, dịch vụ khác, bản
chất vẫn là điện thoại. Chúng ta
kinh doanh dễ vì không phải sáng
7 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 07/2013
TTIÊUĐIỂM
tạo ra sản phẩm, sản phẩm ấy lại được cả 6 tỷ người trên thế giới
đều biết mà khi bán không cần phải giải thích nhiều. Ngoài ra,
ngành này dù đã có cạnh tranh những vẫn là độc quyền hữu hạn
do tài nguyên hữu hạn. Ở Việt Nam có đến 7 doanh nghiệp viễn
thông, nhưng thực chất chỉ có 3 – 4 doanh nghiệp hoạt động thực
sự. Lợi nhuận của viễn thông cũng khá cao nên chúng ta kinh
doanh cũng rất thuận lợi.
Đến nay, chúng ta lên băng rộng, broadband, smartphone xuất
hiện, “miếng bánh” điện thoại đang dần biến mất, chúng ta buộc
phải tìm đến những dịch vụ, sản phẩm khác không phải là viễn
thông. Năm 2013, chúng ta vẫn chủ yếu phát triển thuê bao và đã
thấy khó hơn rất nhiều. Người Viettel bắt đầu phải đi mò mẫm, tìm
ra từng thuê bao với từng đặc thù, như: nhóm người trên 50 tuổi,
người dân tộc, phát triển bankplus, phát hiện vùng lõm…Trước
đây, người đứng đầu Chi nhánh tỉnh/ TP chủ yếu làm theo mệnh
lệnh cấp trên và ở Viettel, việc chấp hành mệnh lệnh rất tốt. Lúc
đó, chúng ta cần người có tính hành động cao, vai trò của người
đứng đầu là ĐẨY, càng đẩy được mạnh, càng hiệu quả thì càng
được đánh giá cao. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, người đứng
đầu Chi nhánh phải có vai trò. Muốn dẫn dắt được, người đó phải
có kiến thức, có cơ sở lý luận, biết phân tích. Khi phỏng vấn mới
thấy, đa số Ban Giám đốc tỉnh/ TP thiếu cơ sở lý luận nên không
phân tích được việc mình làm.
Nếu nói là các đồng chí đó yếu kém là không đúng, vì lý sự là tri
thức chứ không phải tố chất. Tri thức thì học được, nhưng do mình
thấy chưa cần, vả lại, không ai bảo mình học nên mình không học.
Đã đến lúc, chúng ta phải xây
dựng lực lượng quản lý kế cận
theo hướng: vừa điều hành tốt,
vừa dẫn dắt tốt. Vậy nên, các
đồng chí trong Ban giám đốc Chi
nhánh tỉnh/TP chưa đạt được tiêu
chí mới không phải không có tố
chất, hoặc nhận thức là mình bị
kỷ luật, mất chức.
Để có được kiến thức, kỹ năng
mới thì cách tốt nhất là mình bắt
đầu lại chặng đường của mình
bằng một vị trí nhỏ hơn. Có thể
việc quay về vị trí nhỏ hơn thấy
mình khó xử với gia đình, đồng
nghiệp và cả chính mình. Nhưng
nếu mình nhận thức: mọi suy
nghĩ, hành động của mỗi con
người trong ngôi nhà chung Viet-
tel đều phải vì sự phát triển của
ngôi nhà chung ấy, thậm chí phải
hy sinh lợi ích bản thân thì sự
thay đổi sẽ không gây những hiểu
Đồng chí Phạm Văn Phúc - nguyên Phó
giám đốc Chi nhánh Viettel An Giang, vào
Viettel từ năm 2000 (khi Viettel mới có hơn
100 người), đã từng giữ vị trí Phó Giám
đốc hoặc Giám đốc các Chi nhánh: Cần
Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang. Trong
đợt phỏng vấn rà soát vừa rồi, đồng chí
Phúc không đạt. Qua đó, đồng chí Phúc tự
nhận thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức
về kinh doanh và kết quả phỏng vấn phản
ánh đúng thực trạng của mình. Hiện nay,
đồng chí Phúc được sắp xếp vào vị trí:
giám sát kênh điểm bán khu vực vùng 8 từ
ngày 15/8. Đồng chí Phúc khẳng định với
Ban Tổng giám đốc Tập đoàn, sau một
năm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về lý thuyết
và thực tiễn, sẽ đáp ứng được yêu cầu để
quay lại vị trí Phó giám đốc kinh doanh
hoặc Giám đốc.
8THÁNG 07/2013 NGƯỜI VIETTEL
nhầm, hoang mang cho bản thân người được thay đổi cũng như những
người xung quanh. Nếu mọi người đều có tâm nguyện vì sự phát triển
chung của Viettel, thì họ sẽ không có tâm lý ấy mà sẵn sàng làm bất
cứ việc gì vì sự phát triển chung đó.
Khi mình ở vị trí thấp hơn, mình sẽ bị ít áp lực hơn, nhiều thời gian hơn
và đó chính là khoảng lặng để những người có tố chất làm lãnh đạo
suy ngẫm, nhìn nhận lại mình, đọc sách, học hỏi kiến thức mới, va
chạm, ánh xạ với thực tế. Khi làm ở vị trí thấp hơn, cũng có cái hay là
được hưởng nhiều điều thú vị từ cuộc sống, tự do hơn so với khi mình
giữ chức vụ cao. Đặc biệt, khi mình đối mặt với những chuyện nhỏ từ
dưới lên, sẽ tự tin hơn nhiều.
Những người thôi giữ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh
trong đợt này đã có chủ trương được đưa về làm Giám đốc TT Huyện
(hoặc tương đương). Thực thế, huyện là tuyến đầu, là nơi va chạm với
thực tế nhiều nhất, khó khăn nhất vì tất cả chính sách, cách làm mới
đẩy về đó. Những người mới được sắp xếp lại sẽ phải làm hai việc:
làm cho kết quả kinh doanh của đơn vị mình tốt lên và trang bị kiến
thức cho mình. Một năm sau, Ban Tổng Giám đốc sẽ gặp và phỏng
vấn lại toàn bộ hơn 100 người vừa thôi giữ vị trí Giám đốc và Phó
Giám đốc Chi nhánh. Với ý chí vươn lên, ý thức học tập của người Vi-
ettel, Ban Tổng giám đốc có niềm tin, trong đợt phỏng vấn vào năm
Không còn thời cho chủ nghĩa trung bình, chúng ta muốn cạnh tranh
thì phải hơn được người khác
9 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
sau, sẽ có ít nhất 60% các đồng chí có thể trở về nắm giữ các vị trí chủ
chốt cũ.
Đối với những người mới được giao nhiệm vụ giữ vị trí trong Ban Giám
đốc Chi nhánh tỉnh/ TP có thuận lợi là biết được yêu cầu mới của Tập
đoàn, nhưng cũng nhìn thấy trước thách thức là sau mỗi năm sẽ rà
soát lại, sẽ có “đối thủ” mà trước đó họ có nhiều điều kiện để chuẩn bị
hơn mình.
Từ nay, việc rà soát, sắp xếp lại các vị trí phải có kế hoạch, có lộ trình
đối với từng đối tượng. Mỗi người giữ chức vụ chủ chốt phải được rà
soát, phỏng vấn quay vòng tối đa trong vòng 2 năm. Cơ hội được trở
thành người dẫn dắt cũng sẽ chia đều cho mọi người, nghĩa là bất cứ
ai đã từng làm trưởng phòng, giám đốc Trung tâm Huyện… đều có thể
ứng cử, tham gia phỏng vấn để nhận chức danh Giám đốc Chi nhánh.
Việc phỏng vấn, rà soát cũng sẽ không chỉ dừng lại ở các Chi nhánh
tỉnh/ TP, mà sẽ thực hiện ở các phòng, ban, Trung tâm của Viettel Tele-
com. Ngoài ra, Viettel Global cũng tổ chức triển khai đối với các Công
ty thị trường.
Người có tố chất làm lãnh đạo sẽ không rơi vào tâm lý khủng hoảng,
hoang mang (panic) khi có thay đổi. Người có tố chất làm lãnh đạo luôn
nhận thức về cơ hội mỗi khi có thách thức, chúng ta quay lại vạch xuất
phát để bắt đầu một chặng đường mới, không phải chúng ta đã đi đến
cuối đường.
Định nghĩa khung kiến thức để cuộc chơi sòng phẳng
Trong đợt rà soát vừa rồi, Ban Tổng giám đốc mới tập trung đề cập tới
những kiến thức sơ đẳng, chưa hỏi đến kiến thức chuyên sâu. Ví dụ:
antena để lệch 3 độ so với cột, nhưng phải là so với trục ngang hay
trục đứng, hay 5 yếu tố cạnh tranh trong môi trường vi mô là
gì?...Nhưng rất nhiều các đồng chí không trả lời được. Tập đoàn chưa
có khung kiến thức cho mỗi chức danh. Giám đốc Huyện, Trưởng
phòng Kinh doanh, Trưởng ban kỹ thuật…thì phải có những kiến thức
gì, mức độ đến đâu. Khi có định nghĩa về khung kiến thức, thì quá trình
phỏng vấn sẽ chỉ xoay quanh khung kiến thức đó và ai cũng có thể tự
đánh giá được mình. Ngoài ra, Phòng Tổ chức Nhân lực Tập đoàn cũng
sẽ phải xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mỗi chức danh:
muốn làm Giám đốc Chi nhánh tỉnh hay một chức danh quản lý bất kỳ
phải trải qua những vị trí nào, qua bao nhiêu nấc, cần những kiến thức
gì cho vị trí đó. Khi định nghĩa được khung kiến thức và lộ trình phát
triển nghề nghiệp, cuộc chơi sẽ sòng phẳng hơn. Muộn nhất trong
tháng 9 năm nay, Tập đoàn sẽ làm xong việc này.
Tuy nhiên, với mỗi quy định cũng sẽ có những trường hợp đặc biệt để
đảm bảo không bỏ qua những người có tố chất đặc biệt. Vừa qua,
chúng ta đã ban hành quy định về tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn.
Quy định yêu cầu phải tốt nghiệp chính quy, bằng khá trở lên ở 12
trường Đại học có uy tín hiện nay, cùng một số chỉ tiêu về điểm số,
chức danh đã trải qua …v…v…Nhưng trong quy định có một câu rất
quan trọng, đó là: “các trường hợp đặc biệt không đạt các tiêu chuẩn
trên sẽ do Ban Tổng giám đốc Tập đoàn xem xét quyết định”. Cuộc
sống có rất nhiều hoàn cảnh, không phải ai giỏi cũng thi được vào
trường giỏi (có thể gia đình khó khăn phải thi vào trường được bao
cấp); hoặc ai giỏi đi thi cũng được
điểm cao (học tài thi phận). Thực
tiễn trên thế giới đã chứng minh
rất nhiều người tài, kiến tạo ra
những bước ngoặt của nhân loại
cũng có thể không được đào tạo
bài bản, như: Bill Gates, Steve
Jobs…Chính vì vậy, chúng ta
không cực đoan.
Giám đốc tiếp tục là hạt
nhân ở Chi nhánh
Khi tái cấu trúc Viettel Telecom,
có một câu hỏi mà rất nhiều
người quan tâm, đó là: tổ chức
bán hàng theo kênh thì Giám
đốc Chi nhánh có còn giữ vai trò
hạt nhân không? Xin khẳng định:
Giám đốc tiếp tục là hạt nhân
của Chi nhánh đó. Chúng ta cần
nhớ rằng: bán hàng là một trong
những hoạt động chính của Chi
nhánh, không phải toàn bộ hoạt
động của Chi nhánh. Và nghiên
cứu thị trường là gốc của tất cả
các vấn đề. Chưa nói đến việc
sáng tạo ra sản phẩm, muốn bán
được sản phẩm thì cần phải
“may đo” sản phẩm cho khít hơn
với thị trường. Giám đốc Chi
nhánh sẽ phải dẫn dắt để làm
việc đó. Thứ hai, chúng ta phân
tán thì có nguyên tắc rất quan
trọng: “chia” rồi thì phải có
người “cộng”. Chúng ta chia ra
700 huyện, làm sao Tổng Giám
đốc Viettel Telecom có thể cộng
được, chưa kể chia đến mức
11.000 xã thì một người không
thể nào cộng được. Chính vì
vậy, việc cộng phải được diễn ra
ở Chi nhánh, Giám đốc phải làm
việc đó. Giám đốc là người nắm
kế hoạch và điều hành. Chúng ta
không cực đoan, triết lý của
chúng ta phải đi hai chân: vừa có
ngành dọc xuyên suốt, vừa sát
được với địa phương.
Trước đây, tất cả các việc xuống
đến tỉnh, đều giao cho Giám đốc,
dẫn đến Giám đốc quá nhiều
việc, không quán xuyến được
hết. Bây giờ, với một nhân viên
địa bàn, chúng ta phân định: ai
là người tuyển chọn? ai là người
đào tạo? ai là người giao hàng
cho họ? ai là người đánh
giá?...Cùng là một đối tượng
TTIÊUĐIỂM
10THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
nhưng có rất nhiều người tác động, mỗi người (Giám đốc Chi nhánh,
Giám đốc Trung tâm Huyện, Giám đốc kênh…) làm một việc để
không va nhau.
Chúng ta mạnh hơn các Công ty khác là vì chúng ta có bộ máy ở địa
phương. Giám đốc vẫn là hạt nhân ở Chi nhánh vì một lý do nữa.
Người Châu Á có thành ngữ “dụng nhân như dụng mộc”. Vì người
Châu Á phải trực quan, mọi đánh giá phải qua đối mặt. Ở phương Tây,
người đi làm có tính độc lập cao, quá trình “rung sóc” để tìm được việc
phù hợp là do nhân viên là chính, không phải do lãnh đạo. Khi người
nhân viên không thích hoặc không hợp họ sẽ lập tức rời bỏ công ty, họ
cũng dễ dàng hiểu nhau qua email hoặc giấy tờ. Còn ở Việt Nam, mặc
dù công việc không hợp, không thích người lãnh đạo, nhưng do ngại
di chuyển hoặc lương tốt thì vẫn cố gắng duy trì. Vì vậy, người lãnh
đạo Châu Á phải biết rõ từng nhân viên, nhận dạng để sắp xếp họ cho
phù hợp. Và chỉ có Giám đốc Chi nhánh mới có thể làm được việc này,
làm nhiệm vụ quản lý con người ở Chi nhánh
Nhìn chung, định nghĩa về vai trò hạt nhân của Giám đốc là việc của
Viettel Telecom. Giám đốc Chi nhánh là người giám sát, điều hành kế
hoạch. Quá trình xây dựng kế hoạch từ dưới lên, tác động lẫn nhau
với các kênh. Giám đốc là người đánh giá thị trường: “đánh” vào đâu?
Phân đoạn thị trường nào? Sản phẩm gì? Kênh gì?...thì Giám đốc Chi
nhánh là người đứng ra điều tiết, giải quyết mâu thuẫn giữa các kênh.
Vì khi chia địa bàn giải quyết được độ sâu thì sẽ sinh ra: “địa bàn của
tôi”, “địa bàn của anh”, có những khu vực giáp ranh, lấn nhau…Khái
niệm “thửa ruộng” (địa bàn) phải to ra, không nhất thiết phải là trạm
BTS nữa. Trên mỗi địa bàn huyện có nhiều kênh cùng hoạt động, nếu
không có người điều tiết thì sẽ xảy ra kênh nào lo kênh đó. Nhưng mục
tiêu của chúng ta là chiếm lĩnh địa bàn đó thì lúc này dùng lực lượng
này nhiều, lưc lượng kia ít. Các “quân, binh chủng” hoạt động theo
Ở Viettel, khi chúng ta quyết định thay đổi là
chúng ta đã tính đến nhiều yếu tố. Thứ nhất,
chúng ta cân nhắc xem nó có đúng xu thế
không, có tốt hơn không. Nếu có thì chúng ta
làm. Thứ hai là chúng ta dám làm, dám thay
đổi. Thứ ba, luôn tính toán để cho mọi người
tốt hơn về cả câu chuyện cuộc sống và câu
chuyện tư tưởng. Thứ tư, là yếu tố tâm lý lần
đầu cải cách. Sẽ dễ xảy ra câu chuyện băn
khoăn, chưa hiểu và chúng ta phải giải câu
chuyện đó. Thứ năm, chúng ta phải nhìn nhận
đó là nhu cầu khách quan chứ không phải là
quan điểm chủ quan của Ban giám đốc Tập
đoàn tự nghĩ ra.
“chiến thuật” của Giám đốc để đạt
được mục tiêu của chúng ta.
Không ai khác, Giám đốc cũng là
người đại diện cho Viettel để
quan hệ với chính quyền địa
phương.
Khi khó khăn, hãy quay
về vấn đề cơ sở
Vừa rồi, chúng ta đẩy thưởng
lên gấp 3 lần đối với phần giá trị
tăng thêm của các Chi nhánh,
khiến thu nhập chính do tạo ra
giá trị tăng thêm chiếm 30%.
Nếu trước kia phần này là 15%
thì không ai để ý. Chính vì vậy,
bây giờ, Giám đốc không tạo
được thu nhập cho anh em thì
không dám nhận vị trí. Cơ chế
khoán đã rõ ràng: giá trị tăng
thêm cao thì lương sẽ càng cao.
Nhưng mình mới đang khoán
xuống Chi nhánh, trong khi bản
chất sự thông minh của một tổ
chức phải nằm ở “đầu”. Nên Vi-
ettel Telecom phải khoán “đầu”,
tức là khoán phòng, ban. Dưới
cơ sở cần nhiều sản phẩm để
bán, nhưng người sản xuất ra
sản phẩm không làm, hay Chi
nhánh đề xuất chỉnh sửa sản
phẩm cho dễ truyền thông, dễ
bán, phù hợp với thị trường,
phòng ban cũng ì ra. Muốn bán
được hàng, việc đầu tiên là phải
hiểu thị trường, sau đó sản xuất
ra sản phẩm rồi mới đến bước
bán hàng. Như vậy, việc của
phòng ban phải làm trước rồi
mới đến Chi nhánh. Vì vậy,
lương của phòng ban cũng phải
tính theo giá trị tăng thêm.
Phòng, ban và Chi nhánh phải
nhận thức cùng hỗ trợ, phụ
thuộc vào nhau, cùng cộng sinh.
Chúng ta cũng sẽ rà soát cơ
quan, không chỉ đưa người
xuống tỉnh mà còn phải đưa
người ở tỉnh lên, hoán đổi vị trí
sẽ giúp mọi người hiểu nhau
hơn và bộ máy trơn tru hơn. Mới
đây, chúng ta đã đưa Giám đốc
Chi nhánh Viettel Bến Tre lên
làm Phó Tổng Giám đốc Viettel
Telecom. Phải mạnh dạn đưa
người ở dưới lên làm việc của
trên mới biết họ có làm được
hay không.
11 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
TTIÊUĐIỂM
Có cách gì để làm tốt hơn giá trị tăng thêm? Khi gặp khó khăn thì chúng
ta nên làm gì? Anh Trung – PTGĐ thường nói “come back to the basics”
– trở về vấn đề cơ sở. Tức là khi khó khăn, chúng ta hãy nhớ lại, ta đã
trở thành vĩ đại bằng con đường nào? Cái gì đã giúp chúng ta từ một
công ty nhỏ trở thành như hôm nay? Một trong những việc giúp cho Vi-
ettel có ngày hôm nay là chúng ta đã từng tổ chức Ngày hội ý tưởng,
brain storming. Tại sao mình không quay lại làm việc đó? Chúng ta có
thể thiết lập diễn đàn (forum) để mọi người trao đổi ý tưởng, có thể tổ
chức Ngày hội ý tưởng (1 -2 lần/ năm).
Bên cạnh đó, chúng ta giao cho tỉnh có 20% “may đo” sản phẩm và là
sản phẩm co giãn được. Mạng lưới là hệ thống cứng nhắc nhất, khó
thích ứng nhất cũng có thể “may đo” được bằng phần mềm. Vậy, tại
sao dịch vụ lại không được “may đo”? Chúng ta cần đưa ra khái niệm
“software defined product” – sản phẩm được định nghĩa bởi phần mềm,
chứ không phải được định nghĩa bởi một số người.
Để tạo điều kiện cho Chi nhánh bán được hàng, công tác truyền thông
đặt ra những yêu cầu cao hơn trước rất nhiều. Trước năm 2006, mỗi
quảng cáo của chúng ta gần như là một sự kiện và bản thân chúng ta
rất thích quảng cáo đó, sản phẩm đó. Hiện nay, các hình thức truyền
thông quảng cáo sản phẩm dịch vụ của chúng ta rất yếu. Phải làm
sao để mỗi quảng cáo của Viettel xuất hiện như một tác phẩm. Triết
lý của chúng ta là: làm gì cũng phải xuất sắc, kể cả đọc một bản tin
trên đài truyền thanh xã. Thomas Friedman (tác giả của cuốn sách
Thế giới phẳng) trong cuốn sách Nước Mỹ đã từng như thế đã đưa
ra khái niệm “Average is over” - không còn thời cho chủ nghĩa trung
bình. Chúng ta muốn cạnh tranh thì phải hơn được người khác,
không thể trung bình. Viettel Telecom cần tính toán trích tỷ lệ doanh
thu để cho các tỉnh chủ động làm truyền thông mà cách tốt nhất là
dựa vào phần tăng thêm. Chi nhánh sẽ chủ động trong cách bán,
dùng kênh nào nhiều, kênh nào ít? Dùng công cụ gì? Phương pháp
truyền thông nào?
Việc cần làm thứ ba để có được giá trị tăng thêm là phải mò mẫm tìm
ra các phân khúc thị trường. Muốn vậy, Giám đốc các Chi nhánh phải
thực hiện văn phòng di động, thường xuyên ở trên thực tiễn thị trường
(giao việc và phê duyệt văn bản bằng điện thoại và Ipad). Giám đốc
các Chi nhánh trên thực tế đã từng đi xuống thị trường, nhưng thực sự
sâu sát thì chưa nhều. Bây giờ, mỗi lần đi phải tìm ra được một phân
khúc thị trường, đi phải có sản phẩm, tạo ra giá trị gì đó thì mới được
định nghĩa là đã đi xuống thị trường.
Viettel Telecom vẫn là nôi đào tạo người Viettel
Trong suốt thời gian qua, nguồn nhân lực của Viettel Telecom luôn bị
“đe dọa” bởi Viettel Global, những người có năng lực khá thường được
điều động phục vụ các thị trường. Đến nay, Viettel Global đã có 7 Công
ty thị trường, có nguồn lực của mình, có thể điều chỉnh trong nội bộ.
Từ trước, mỗi cán bộ, nhân viên đi nước ngoài trong nhiệm kỳ 3 năm
chỉ đi một thị trường. Như vậy, vừa mới trau dồi được đủ kinh nghiệm
thì về nước, trong khi về nước kinh nghiệm đó không được sử dụng.
Lúc đó người mới sang tiếp quản, lại bắt đầu từ đầu. Có lẽ vì thế mỗi
thị trường mới lại mắc lại những lỗi giống như thị trường trước. Hiện
nay, chúng ta đã xây dựng chính sách, mỗi nhiệm kỳ đi nước ngoài
chia làm hai khóa, mỗi nửa thời gian đi một nước thì sẽ khai thác được
kinh nghiệm của chuyên gia. Với cách làm như vậy, lực lượng luân
chuyển nội bộ của Viettel Global đã đáp ứng được 40%.
Hiện nay, có rất nhiều đối tác liên
doanh của chúng ta tại thị trường
đã có yêu cầu chính thức về tỷ lệ
không quá 5% người Việt, như:
Natcom, Star Telecom. Trên thế
giới, các công ty đầu tư nước
ngoài, tỷ lệ chuyên gia nhiều nhất
là 0,5%, có những Công ty chỉ là
0,2%. Họ chỉ nắm giữ các vị trí
chủ chốt. Từ yêu cầu này, chúng
ta đặt ra yêu cầu cán bộ nhân
viên làm việc ở thị trường phải
thực sự là người xuất sắc. Bởi
nếu xuất sắc, một người có thể
quản lý cả trăm người và trăm
người đó có xu hướng tiến bộ lên.
Còn nếu là người trung bình, chỉ
có thể quản lý được 10 người và
10 người đó có khả năng đi xuống
yếu kém. Vì vậy, thay vì cần 10
người trung bình, chúng ta nên
12THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
tập trung tìm 1 người xuất sắc. Hiện nay, do Giám đốc các thị trường
không có ngoại ngữ, chỉ thích làm việc với người Việt và người trung
bình thì không dẫn dắt được người khác nên xảy ra tình trạng, trong
1.000 người của Công ty, 200 người Việt “cắm đầu, cắm cổ” làm, còn
800 người sở tại vừa làm, vừa chơi. Khi tuyển chọn được người xuất
sắc, Viettel sẽ trả lương cao gấp đôi, gấp ba để người đi làm việc tại
thị trường có thể mua được nhà.
Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý sẽ mãi mãi là quân số của Viettel
Global, đầu tư nước ngoài trở thành nghề của họ. Họ sẽ không phải
xa gia đình triền miên, nhưng hàng ngày quản lý các thị trường và sẵn
sàng đi công tác dài ngày để hỗ trợ.
Với 3 cách thức như vậy, Viettel Global sẽ không cần nhiều người của
Viettel Telecom như trước kia. Nhưng Viettel Telecom vẫn là nôi đào
tạo người của Viettel. Vì việc đầu tư nước ngoài của chúng ta vẫn đang
tiếp tục được mở rộng. Và bởi, nếu Viettel Telecom không tăng trưởng,
không có các Công ty khác lấy người thì sẽ ít cơ hội cho những người
trẻ. Những người Viettel Telecom có kinh nghiệm kinh doanh viễn
thông, nắm vững các quy trình, quy chế vẫn sẽ luôn trong tư thế sẵn
sàng, chuẩn bị tinh thần, trau dồi
ngoại ngữ để có thể mở rộng thị
trường cho Viettel.
Một tổ chức muốn ổn định thì phải
tăng trưởng, nếu không sẽ bị ứ
đọng vì nguồn lực không được
giải phóng. Viettel Telecom và các
Chi nhánh nếu bị điều động một
vài người chính là cơ hội để phát
triển. Điều quan trọng nhất, làm
thế nào để khi người đi có người
thay ngay. Làm quản lý ở Viettel
việc đầu tiên là tìm người thay thế
nếu mình đi khỏi vị trí đó.
Lịch sử viễn thông thế giới đang
bước vào bước ngoặt của thời đại.
Nếu chúng ta tiến lên, thay đổi
được và vượt qua giai đoạn này,
chúng ta hoàn toàn có khả năng
“quật ngã” những doanh nghiệp
viễn thông cả trăm năm nay sống
bằng dịch vụ thoại từ thời tele-
graph. Đây là cơ hội ngàn năm có
một. Viettel may mắn là xuất phát
điểm nghèo, đi sau, ít tuổi nên dễ
thay đổi hơn. Mỗi khi thay đổi thì
những người vất vả nhất là Ban
Tổng Giám đốc: suy nghĩ nhiều
hơn, quán xuyến nhiều hơn.
Nhưng nếu không thay đổi, không
phát triển thì hàng nghìn người
không có cơ hội thăng tiến. Tương
lai đầu tư nước ngoài của Tập
đoàn phụ thuộc vào Viettel Tele-
com, tương lai sản xuất thiết bị
của Viettel dựa vào Viettel Tele-
com, tương lai ngành công nghệ
thông tin Viettel cũng chính từ Vi-
ettel Telecom, vì bản chất tất cả
đều bắt nguồn từ nền tảng viễn
thông. Tương lai của cả Tập đoàn
đang đặt lên vai Viettel Telecom.
Để bán được hàng, chúng ta phải tìm đến từng khách hàng
13 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
VVIETTELGENE
L
ữ đoàn 146 Hải quân, còn gọi là Đoàn Trường Sa chính là
đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường
Sa. Thế nên hầu hết các sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp
ở đây đều ít nhiều có thời gian làm nhiệm vụ dài hạn trên
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Một quả đồi cao nằm
trong khu vực bán đảo Cam Ranh thuộc Vùng D Hải quân.
Hầu hết cán bộ chiến sỹ thông tin của lữ đoàn đều đã từng
“đi đảo”. Và trong quãng thời gian đó, họ đều là những người đã trực tiếp
hàng ngày, hàng giờ duy trì cho sóng Viettel luôn thông suốt, nối đảo với
phần còn lại của đất nước và thế giới.
Huyện đảo Trường Sa có lẽ là huyện duy nhất trên cả nước Viettel không có
đội ngũ nhân viên thường trực tại chỗ. Ngoài những chuyến công tác phối hợp
giữa Chi nhánh Viettel Khánh Hòa, TT kỹ thuật KV2 và Công ty Công trình Vi-
ettel ra bảo dưỡng trạm ngắn ngày, còn lại toàn bộ sự sống còn của hệ thống
trạm tại đây đều do các cán bộ chiến sỹ thông tin hải quân đảm nhiệm.
Nếu như trong đất liền, các cộng tác viên nhà trạm chủ yếu có nhiệm vụ vệ
sinh, vận hành máy nổ hay thông báo tình trạng thiết bị trạm để cán bộ kỹ thuật
của Viettel đến trực tiếp xử lý. Còn ở đảo thì nhờ cậy hết vào lính thông tin.
Cũng là thông tin liên lạc nhưng vận hành một trạm phát sóng di động thật rất
khác với công việc hàng ngày của một báo vụ viên. Không những thế, nếu như
trạm ở đất liền thường có phòng máy riêng, kín, có máy điều hòa nhiệt độ làm
LÍNH
CHIẾNXuân An
14THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
mát thì trạm ở đảo phải trực tiếp đối mặt với không khí đầy hơi nước mặn nên
nguy cơ hỏng hóc các thiết bị điện tử là rất cao. Họ phải nắm hết các cấu thành
cơ bản của trạm. Nào truyền dẫn, cơ điện, tủ phát, card…. để khi có sự cố có
thể phối hợp với kỹ thuật Viettel trong đất liền để xử lý. Được cái, các anh trước
khi ra đảo nhận nhiệm vụ đều được Viettel tổ chức huấn luyện vận hành, xử lý
sự cố trạm rất kỹ. Trong quá trình vận hành, bất kỳ một sự cố nhỏ nhất nào
cũng được kịp thời phát hiện, Trung tâm kỹ thuật Viettel KV2 ngay lập tức hỗ
trợ xử lý. Thậm chí, có những tình huống phức tạp thì Trung tâm Điều hành tận
Hà Nội trực tiếp phối hợp xử lý. Trung úy Nguyễn Hồng Kiên, nguyên phụ trách
thông tin đảo Đá Đông cứ tấm tắc mãi, phải nói Viettel hay thật, chỉ cần một
card bị mất tín hiệu, hay đường truyền dẫn có suy hao là lập tức các anh ở
trong bờ gọi ra ngay để tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn xử lý. Mặt khác,
mỗi lần ra bảo dưỡng trạm là các anh Viettel luôn cấp dự trữ cho đảo rất nhiều
vật tư thiết bị thay thế nên cũng đảm bảo để anh em giữ sóng liên tục an toàn.
Để giữ sóng di động trên đảo cách đất liền mấy trăm hải lý, duy trì nguồn điện
cho trạm mới là điều khiến anh em thông tin đau đầu nhất. Điện ở đảo chỉ có
từ máy phát điện và hệ thống pin năng lượng mặt trời. Máy phát điện mỗi ngày
chạy 16 tiếng. Còn lại là dùng acqui. Về lý thuyết thì như vậy là đủ dùng. Nhưng
thực tế, việc vận hành đều đặn như vậy khiến acqui rất mau xuống dung lượng.
Phòng máy trạm BTS trên đảo Trường sa lớn
15 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
VVIETTELGENE
Có khi chạy chưa đến 50% thời gian quy định đã sụt nguồn, gây cảnh báo và
các anh ở KV2 lại điện ra đề nghị chạy máy bổ sung nguồn. Nhưng ngặt nỗi
dầu đã được cấp theo kế hoạch cả năm, chạy nữa là hụt lượng dự phòng bắt
buộc. Muốn dự trữ nhiều hơn cũng khó, vì bị hạn chế bởi sức chứa của tàu
vận chuyển cũng như khả năng chứa của đảo. Pin mặt trời cũng có hạn chế là
hết nắng là hết điện… Để giải quyết phần nào, đến năm 2012 vừa rồi, Viettel
đã đầu tư cấp bổ sung cho toàn quần đảo tới 30 tấn bình acqui, đủ cho mỗi
trạm 3 bộ đủ chạy song song, vừa có dự phòng nên chất lượng tăng lên hẳn.
Đại úy Lê Văn Hoài, vừa từ đảo chìm Núi Le trở về cứ nhắc mãi kỷ niệm trạm
Viettel được dựng lên tại đây. Trước vốn đảo phải dùng ké sóng từ Đảo Tốc
Tan nên chất lượng không tốt. Mặt khác, đây cũng là một ngư trường và là nơi
trú bão rất được ngư dân ưa thích. Có lúc khoảng 5-6 chục chiếc tàu đánh cá
cùng neo tại đây rất nhộn nhịp. Ai ai cũng lăm lăm cái điện thoại để gọi. Thế là
nghẽn sóng. Năm 2012, một đoàn 15 cán bộ của Viettel đổ bộ lên đảo lắp trạm.
Cả đảo gác công việc tham gia cùng anh em. Khó khăn nhất là lúc vận chuyển
chiếc máy phát điện nặng tới 600kg từ tàu vào xuống bè, rồi lại từ bè lên đảo.
Tất cả phải bằng sức người trong điều kiện sóng gió cấp 5, cấp 6. Mất đúng 1
ngày, 8 người Viettel cùng với mấy chục cán bộ chiến sỹ của đảo ngâm mình
dưới nước biển, vần ngược xuôi rất nhiều cách mới đưa được máy lên đúng
vị trí đã định. Đến lúc đó chiến sỹ khẩu đội trưởng pháo 12 ly 7 mới biết mình
bị sóng đánh va vào máy rách toạc cả ống chân. Chưa hết, chiếc cột 6 đốt mới
lắp đến cột thứ 3 thì có anh lính đảo đã không chịu được vì ngợp gió.. Cả nhóm
Viettel làm việc liên tục hầu như không nghỉ. Lính đảo thương quá nấu cháo gà
để bồi dưỡng mà cũng không kịp ăn. Thời gian chỉ cho phép đúng 2 ngày khi
tàu quay lại đón là phải phát sóng xong
Nói về sức làm việc của mấy anh em Viettel, Nguyễn Hồng Kiên cũng lắc đầu
quầy quậy khi nhớ đến anh Tuấn được cử ra đảo Đá Đông để sửa truyền dẫn.
Thức trắng 2 ngày đêm, làm việc liên tục không nghỉ, ăn thì rất nhanh… như
anh đấy thì lính chuyên nghiệp như em cũng không theo được. Đến khi tàu đón
đến giờ khởi hành, tàu hú còi giục ra vẫn nhất định không, phải có sóng mới ra
tàu. Đến lúc xong thì đảo phải điều xuồng CQ chở đuổi theo tàu để về đất liền…
Sóng di động ở Trường Sa có đã là rất quý, không những vậy còn ngày một
rộng hơn, tốt hơn. Trung tá Trịnh Văn Tuấn khiêm tốn bảo, anh em chúng tôi có
trách nhiệm với trạm là đương nhiên. Trạm hoạt động là vì chúng tôi mà. Nếu
không có một quyết tâm cao độ và kiên trì như lính chiến thực thụ của Viettel,
chắc chắn sóng di động sẽ chẳng ra được đến đây đâu…
16THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
Trung uý Nguyễn Hồng Kiên: Thật khâm phục
tinh thần làm việc của anh em Viettel
17 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
BBINHPHÁP
“ĐÍNH KÈM”
sự chân thành
vào mỗi việc
mình làm
“Hãy đính kèm sự chân thành vào mỗi việc mình làm” là câu mà anh
Tuấn, Phó Giám đốc trung tâm bán lẻ, Công ty TM&XNK thường
xuyên nói với nhân viên của mình trong các buổi họp chuẩn bị cho
khai trương siêu thị mới. Kế hoạch đặt ra là phải khai trương và đưa
vào hoạt động 25 siêu thị trong quý 2. Trung tâm và các Chi nhánh đã
dồn toàn bộ sức lực để hoàn thành chỉ tiêu này.
Xuân Đức
18THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
Phát tờ rơi như mời cưới
Cứ mỗi một siêu thị chuẩn bị khai trương, tất cả
cán bộ khối phòng ban của Trung tâm bán lẻ đều
đến tận huyện hỗ trợ phát tờ rơi thông báo về
ngày giờ địa điểm và nội dung các chương trình
khuyến mãi. Không giống những cách phát tờ rơi
thường thấy như đứng ở các ngã tư, rải dọc các
bãi đỗ xe, hay đợi ở các cổng trường phát ào ào
cho sinh viên, lần này các nhóm được quán triệt
cách phát tờ rơi phải theo kiểu “mời cưới”. Kiểu
“mời cưới” ở đây tức là phải “đến tận nơi, đưa tận
tay và nói trực tiếp”, phải mặc đồng phục, tươi
cười, nói năng lịch sự, lễ phép và quan trọng nhất
là phải “đính kèm” sự chân thành của mình vào
mỗi tờ rơi được phát.
Anh Lê Duy Bách, Phòng Bảo hành, Trung tâm bán
lẻ kể: hôm ấy cùng anh em siêu thị đi phát tờ rơi dọc
khu chợ ngay trung tâm huyện Ứng Hòa. Lúc đó vào
khoảng 9h30 sáng nhưng nắng đã lên bỏng rát, một
bà cụ lưng còng khoảng 70 tuổi, tay trái xách làn, tay
phải xách một bao tải gì đó khá nặng. Thấy đội của
anh Bách mặc áo đồng phục của Viettel, bà tiến lại
gần hỏi nhỏ: “Các chú cho bà đi nhờ về nhà được
không? Nhà bà xa quá mà không có ai đến đón cả”.
Rất nhanh, anh Bách lấy xe chở bà cụ về ngôi làng
cách đó chừng vài cây số. Khi xuống xe, bà cụ nói
với mấy người hàng xóm gặp trước cửa nhà: “May
quá được chú Viettel đèo về, chứ không đến tối tôi
cũng chưa đi bộ về đây được”. Cảm động trước lòng tốt
của chàng trai trẻ, bà cụ mời anh ở lại ăn cơm trưa. Nhưng
anh Bách phải từ chối vì cả đội vẫn đang chờ anh về để
tiếp tục công việc. Lúc chuẩn bị ra về, anh Bách xuống xe,
đưa hai tay cho cụ một tờ rơi và mời cụ đến tham dự buổi
lễ khai trương siêu thị vào ngày hôm sau. Bà hứa sẽ đến
và mua hàng. Chẳng có gì để cảm ơn “chú Viettel”, bà cụ
bèn xin anh thêm mấy tờ rơi nữa. Buổi chiều hôm ấy, bà
đã giúp anh đi thông báo cho cả xóm về việc ngày hôm
sau khai trương siêu thị của Viettel.
“Chúng tôi mang đến sự chân thành, khách hàng đáp
lại chúng tôi bằng sự chân thành khác. Điều đó chính
là động lực rất lớn để những nhân viên nữ như tôi vượt
qua khó khăn” chị Nguyễn Thị Thu, bộ phận Chăm sóc
khách hàng của Trung tâm bán lẻ chia sẻ. Trước khi
siêu thị huyện Vụ Bản - Nam Định khai trương, chị cùng
anh em ở siêu thị đã tỏa ra các nhà hàng xóm xung
quanh để mời tham gia buổi khai trương và xin phép
được “làm phiền” trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện.
Thấy những cô gái Viettel bé nhỏ ngoan ngoãn lễ phép,
người dân trong tổ dân phố không chỉ ủng hộ hết mình,
mà sau đó họ còn góp tiền mua một lẵng hoa lớn tặng
mừng cho siêu thị.
Hạnh phúc bắt nguồn từ sự chân thành
“6 giờ sáng, đã có người đứng đợi sẵn ở cửa siêu thị,
8 giờ sáng, khách đã xếp hàng chật kín cả cửa ra vào”
Đối với người Viettel, gửi tờ rơi đến khách hàng phải trân trọng như đi mời cưới
19 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
BBINHPHÁP
chị Vũ Hồng Nhung, bộ phận Marketing của Trung
tâm bán lẻ, một trong những người hỗ trợ từ đầu
cho siêu thị Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội kể
lại cho tôi về ngày khai trương đặc biệt ấy.
Chị Nhung đảm nhận nhiệm vụ làm MC cho
chương trình. Khách đông đến mức bên trong siêu
thị chỉ chứa được một phần nhỏ, mọi người đứng
tràn hết ra cả vỉa hè. Vừa mới bắt đầu được vài
phút, trời bỗng đổ mưa. Hoang mang chưa biết
phải xử lý như thế nào, chỉ lo khách về hết thì hỏng
cả chương trình, chị đứng nép vào phía gốc cây
trước cửa siêu thị. Hai anh bảo vệ cũng nhường
hết hai cái ô cho khách đứng. Kì lạ ở chỗ, lượng
khách đến tham gia càng ngày càng đông, nhiều
người vẫn đứng xếp thành hàng mặc kệ trời mưa.
“Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưng
khách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòng Kinh
doanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phía sau. Rồi
anh lấy chính chiếc áo mưa duy nhất của mình
tặng cho một người phụ nữ đứng cạnh. Thấy vậy,
anh em trong siêu thị liền tập hợp toàn bộ áo mưa
và ô của mình tặng hết cho số khách hàng đang
đứng dưới mưa. Số lượng người càng ngày càng
đông, anh em tự góp tiền rồi cử một người chạy đi
gom hết áo mưa của các cửa hàng gần đó về tặng
dù khách có mua hàng hay chỉ đến xem. Vừa nhận
áo mưa từ chị Nhung, nữ khách hàng cười tươi
tâm đắc: “Chưa bao giờ đi mua hàng mà tôi được
đối xử tốt đến như vậy”.
Chắc hẳn chị Hạnh Lê (nhân viên Trung tâm bán lẻ)
sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh của hai cụ già trong
ngày cuối cùng của đợt khai trương tại siêu thị huyện
Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Đến siêu thị từ sớm để tham
gia bốc thăm may mắn mua điện thoại giá rẻ, hai cụ
già tuổi chừng thất thập buồn rầu ngồi sụp xuống ghế
khi biết mình bốc vào hai lá thăm 140 nghìn đồng chứ
không phải lá thăm 99 nghìn đồng. Móc trong cạp
quần ra một chiếc túi vải nhỏ cũ kĩ, hai cụ chỉ còn
đúng 200 nghìn đồng, vừa đủ mua 2 chiếc với giá 99
nghìn đồng. Mong ước của hai cụ là mua được hai
chiếc điện thoại để khi nào lạc đường không tìm thấy
nhau còn gọi cho nhau được. Để ý hai cụ già từ sáng
sớm với vẻ mặt háo hức, rồi bây giờ hai cụ chỉ nhìn
nhau thở dài, chị Hạnh Lê không phải mất một giây
suy nghĩ rút trong ví của mình ra 100 nghìn đồng và
nói: “Cháu xin tặng hai bác 100 nghìn đồng, cộng với
số tiền trong túi và hai lá thăm 140 nghìn đồng, hai
bác có thể mua ngay hai chiếc điện thoại ạ”. Ngỡ
ngàng trước hành động của cô gái bé nhỏ mặc áo
đồng phục bán hàng của Viettel, hai cụ cầm lấy số
tiền, vừa mừng vui, vừa cảm động. Chị Hạnh Lê tươi
cười với hai cụ rồi lại tiếp tục quay lại với công việc
của mình. Cảm động trước tấm lòng của cô gái
Viettel, hai cụ lại gần vỗ vai và dúi vào tay chị hai hộp
sữa tươi vẫn còn buộc kín trong túi nilon: “Cảm ơn
cháu vì đây là lần đầu tiên hai bác có điện thoại đùng,
chẳng có gì nhiều nhưng cháu không được từ chối
nhé, uống vào cho có thêm sức để làm việc cháu ạ!”
Cầm trên tay hai hộp sữa, nhìn hai cụ vui tươi với hai
chiếc điện thoại, chị cảm nhận được hạnh phúc đang
ở ngay bên trong chính mình, và chị biết rõ: hạnh
phúc quý giá ấy bắt nguồn từ sự chân thành.
Tổng kết đến hết Quý 2, Trung tâm đã vượt chỉ tiêu
thêm 01 siêu thị. Tổng số siêu thị được khai trương
và đi vào hoạt động kinh doanh đã là 26. Đặc biệt
hơn, sau 3 ngày diễn ra khai trương, tất cả 26 siêu
thị đều vượt chỉ tiêu về doanh thu. Nhiều Siêu thị
trung tâm như ở Trường Trinh, TP HCM đạt mức
doanh thu lên đến 2 tỉ đồng, Đặc biệt, những siêu thị
cấp huyện như ở Chúc Sơn đã thu được về số tiền
lên đến 1,2 tỷ đồng, nhiều gấp đôi chỉ tiêu doanh thu
của Trung tâm đề ra. Không chỉ ở Chúc Sơn, Các
siêu thị khác như ở Yên Lạc - Vĩnh Phúc, ở Kì Anh -
Hà Tĩnh hay ở Uông Bí - Quảng Ninh… đều đạt được
mức doanh thu tương tự.
Kết thúc chương trình hỗ trợ khai trương siêu thị,
những cán bộ phòng ban như chị Nhung, chị Hạnh
Lê, anh Tùng… đều đã rút ra được những kinh
nghiệm, trải nghiệm cho riêng mình. Nhưng trên hết
tất cả, việc “đính kèm sự chân thành vào mọi việc
mình làm” đã trở thành kim chỉ nam cho chính họ
trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Siêu thị Viettel tluôn đông khách sau ngày
khai trương
20THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
PPHÓNGSỰ
M
ỗi lần ngược biên cương, hình ảnh đẹp nhất
đọng lại trong tâm trí mỗi người thường là
những cột mốc mang dáng hình cây tre kiêu
hãnh, là bóng áo xanh của người lính biên
phòng và những dòng sông mang trầm tích
xứ sở miệt mài đưa nước về xuôi. Giữa
ngàn xanh điệp trùng và mênh mang sương
trắng ấy, thật dễ dàng bắt gặp những cột
sóng vươn cao trên những rông núi mờ xa. Chúng đã tiếp thêm sức
mạnh cho bước tuần tra qua rừng dày sương lạnh, góp phần tạo
dựng niềm tin, sự nỗ lực vươn lên cho cộng đồng các dân tộc nơi
biên viễn. Những cánh sóng mang dáng hình Tổ quốc ấy đang dần
tạo nên một “chủ quyền biên giới” đầy hiệu quả.
Kế thừa tư tưởng “biên phòng hảo vị trù phương lược” của cha ông,
những người lính biên phòng qua 55 năm gắn bó với đồng bào biên
ải, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã đặt những viên gạch vô hình xây
dựng nên phòng tuyến biên giới giữa lòng dân. Gây dựng nên
những phòng trào toàn dân bảo vệ đường biên cột mốc, bảo vệ an
ninh xóm bản…
Nhất quán với quan điểm “yêu nhau thì rào dậu cho kín”, công tác
tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới giữa
Việt Nam và các quốc gia láng giếng đã đang gần cán đích… Và
con đường mang dáng hình đất nước, chạy từ địa đầu Móng Cái
đến nơi cuối trời Tây Nam Bộ Hà Tiên đang mỗi ngày một dài hơn,
mang lại lợi ích to lớn về quốc phòng cũng như mở ra những cơ hội
hội nhập và phát triển cho những xã nằm tại những vùng lõm mà
đường tỉnh lộ, huyện lộ chưa thể với tới… Trong tất cả những hoạch
định lớn lao ấy, không thể phủ nhận được sự đóng góp lặng thầm
của những đồng đội làm nhiệm vụ viễn thông. Ở đâu có đồn biên
TỔ QUỐC
Những cột sóng
mang hình
Vân Anh
21 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
phòng, nơi đó có trạm thu phát
tín hiệu. Nơi nào đường tuần tra
biên giới vươn tới, không lâu
sau sẽ có sự tiếp bước của
những người lính Viettel để đưa
biên cương gần lại thêm nhờ
thông tin liên lạc. Hẳn đã phải có
rất nhiều cân nhắc và bàn cãi
giữa việc đầu tư những trạm
phát sóng có khả năng phục vụ
trên 2.000 thuê bao mà khoản
đầu tư kinh phí thường cao gấp
3 lần ở đồng bằng chỉ để duy trì
hoạt động cho vài trăm thuê bao
có mức tăng trưởng thấp. Và rồi
xuất phát từ trách nhiệm trước
đất nước và dân tộc, từ quan
niệm nhân văn, người nghèo có
thế mạnh của riêng mình. Đó là
động lực vươn lên rất mạnh mẽ.
Họ cần cơ hội. Đầu tư vào
những khu vực còn nhiều khó
khăn là trao cho người nghèo cơ
hội để vươn lên… 775 trạm phát
sóng thông tin di động vùng biên
với tổng kinh phí lên tới 215 tỷ
đồng đã được đầu tư xây dựng
cho mục đích phủ sóng khẳng
định chủ quyền, trực tiếp góp
phần đảm bảo an ninh biên giới.
Thượng tá Đinh Ngọc Ánh –
trưởng ban vận động quần
chúng Bộ đội Biên phòng Lào
Cai vẫn thường nhắc đến
khoảng thời gian sát cánh cùng
những người lính thông tin Viet-
tel mở cung đường biên cương
vô hình ấy. Trước năm 2005,
đường biên Tây Bắc xa ngút
ngàn, có biết bao con đường
chạy giữa mênh mang đá núi,
vắt ngang lưng trời mà đến với
các đồn trạm biên phòng, đến
với các bản làng biên giới.
“Đường đi khó đâu phải vì ngăn
sông cách núi, mà tại bởi lòng
người ngại núi e sông” suốt
mười năm qua, trên những
“thông thiên lộ” đầy gian nan,
nguy hiểm ấy đã in dấu chân và
thấm đẫm giọt mồ hôi của
những người làm nhiệm vụ
“cõng sóng lên non”.
Mường Khương, Bát Sát, Y Tý,
Bản Lầu, A Mú Sung… vạch
sóng phủ tới đâu, niềm vui ùa về
tới đó. Những đồn trạm tiền
phương vốn bao năm xa cách
PPHÓNGSỰ
22THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
với hậu phương bởi khoảng cách địa lí nay bỗng trở nên gần gũi
biết bao khi có được một cây cầu nối ấm áp tình đồng chí, đồng đội
và sự sẻ chia trách nhiệm vì một biên giới bình yên.
Mỗi lần đề cập về vấn đề an ninh biên giới trên địa bàn, chủ tịch
UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông lại kể câu chuyện: “Khi chúng
tôi đặt vấn đề về việc cần có thông tin liên lạc tại các khu vực Bình
Tân (điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buồn bán trái phép lâm
sản), Nậm Ty ( nhằm phát triển chương trình cây dược liệu của tỉnh),
Nậm Khòa (xã đặc biệt khó khăn của tình thường xuyên bị cô lập vì
bị sạt lở đường mỗi khi trời mưa)…với các doanh nghiệp viễn thông
trên địa bàn thì ngay lập tức Viettel không ngần ngại nhận trách
nhiệm và điều mà chúng tôi bất ngờ là chỉ sau một thời gian ngắn
triển khai, Viettel đã đáp ứng được yêu cầu này”
Vấn đề mà chủ tịch UBND tỉnh
Hà Giang nhắc đến là câu
chuyện của năm 2010. Đó là
thời điểm mà trên tuyến biên
giới Hà Giang vô cùng phức tạp
bởi những kẻ manh động, liều
lĩnh xông vào các gia đình để
bắt cóc phụ nữ, trẻ em. Trước
đó, phong trào “chiếc mõ an
ninh, chiếc gậy an toàn” tại các
xã biên giới đã đạt được những
hiệu quả nhất định trong việc
duy trì an ninh thôn bản, kêu
gọi cộng đồng đoàn kết bài trừ
cái xấu, đấu tranh với các loại
tội phạm. Song do công tác
thông tin liên lạc còn nhiều bất
cập do bà con chưa có điện
thoại, nên hiệu quả ngăn chặn
cũng vì thế mà ít nhiều chưa
kịp thời. Từ cái khó của lực
lượng vũ trang và sự nguy
hiểm đến tính mạng người dân,
chi nhánh Viettel Hà Giang đã
có sáng kiến phối hợp với
BĐBP để cấp phát miễn phí
điện thoại cho đại diện người
dân. Những trạm phát sóng
BTS trở thành những trinh sát
đặc nhiệm âm thầm. Những
chiếc điện thoại trở thành
phương tiện liên lạc thiết yếu
cho người dân trong việc giao
lưu, buôn bán nông lâm sản và
đặc biệt là để thông báo những
sự vụ liên quan đến trật tự an
toàn của thôn bản cũng như
của bản thân cho lực lượng
chức năng, giúp cho các anh
kịp thời xử lí tình huống, chủ
động liên lạc chỉ đạo phương
án tác chiến để giải cứu nhiều
phụ nữ, trẻ em bị kẻ xấu bắt
cóc qua biên giới, nhanh chóng
ổn định tình hình địa bàn.
Mỗi lần các chiến sĩ biên phòng
và công an Hà Giang xuống cơ
sở, là mỗi lần nhà trưởng bản
tràn ngập tiếng nói tiếng cười
của bà con dân bản đến hỏi
thăm. Ngày chúng tôi được
tham gia chuyến đi xuống cơ sở
cùng bộ đội biên phòng cũng
không ngoại lệ, chỉ có điều ba vị
khách đặc biệt ôm theo những
sản vật mộc mạc của núi rừng
biên giới đến tặng các anh hôm
nay là một ông bố trẻ cùng hai
cậu con trai “trứng gà trứng vịt”.
Cách đây bốn năm, nhờ có cuộc
Chiếc điện thoại di động đã được các chiến sỹ biên phòng trưng dụng
thành công cụ hỗ trợ đắc lực mỗi khi đi trinh sát
23 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
gọi kịp thời của trưởng bản mà các chiến sĩ biên phòng quả cảm
của đồn Biên phòng Bạch Đích đã kịp thời mật phục dọc đường
biên, giải cứu hai cậu bé này trước khi những kẻ thủ ác đưa các em
bán sang bên kia biên giới.
Anh Thào Nảo Pao – bố của hai cháu nhỏ bị bắt cóc mặc dù khó
khăn diễn đạt bằng tiếng Kinh nhưng luôn miệng cảm ơn bộ đội biên
phòng và kể đi kể lại câu chuyện “cái điện thoại nó cứu con mình”.
Riêng trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn thì chiếc điện thoại di
động đã được anh em trưng dụng thành một công cụ hỗ trợ rất đắc
dụng trong những đêm mật phục, đón lõng các đối tượng cõng hàng
buôn lậu ngay sát đường biên. Giữa đêm biên giới ướt sương, ánh
sáng của màn hình di động được cài dưới bụng mỗi trinh sát sẽ là
đèn tín hiệu giữa các tổ phục kích, giúp các anh hiệp đồng ăn ý, bắt
quả tang đối tượng với đầy đủ vật chứng.
Còn ở miền đất hoa ban Sơn La, vùng biên thuộc huyện Mộc Châu
luôn được coi là điểm nóng về tình trạng buôn bán ma túy. Những
năm trước, địa bàn này mỗi đêm có từ 5 đến 10 toán vận chuyển
ma túy, các bản giáp biên hai nước Việt Nam – Lào có tới 70% người
dân địa phương bị lôi kéo, tiếp tay hoặc trực tiếp mua bán, vận
chuyển ma túy. Xác định rằng, rất nhiều trong số tội phạm kia là
những người dân nghèo khó bị lôi kéo nên mục đích của Kế hoạch
1048 là tác động tận gốc đến từng địa bàn, dồn tổng lực để tuyên
truyền, vận động cho người dân hai bên biên giới hiểu rõ tác hại của
ma túy, hiểu hơn về các hành vi vi phạm luật. Đường dây nóng sử
dụng mạng Viettel của chỉ huy các đồn biên phòng được cung cấp
cho người dân hai nước. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động,
gần như 100% người dân biên giới hai nước đã ủng hộ, đồng lòng
đứng về phía Bộ đội Biên phòng và cung cấp cho các anh nhiều tin
tức có giá trị qua sóng điện thoại.
Nhưng thử thách đối với những người lính đứng chân nơi biên viễn
vẫn chưa dừng lại. Năm 2011, một số đối tượng đã ráo riết chuẩn bị
các kế hoạch thù địch, chống phá Việt Nam, âm mưu chia cắt đồng
bào Mông với cộng đồng cả nước. Chúng câu móc, lợi dụng vấn đề
dân tộc để lén lút hoạt động, xúi giục bà con tập trung về khu vực
biên giới huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cầu nguyện và biểu
tình, đòi thành lập Vương quốc Mông. Lời đồn lan xa, đã có biết bao
bà con bỏ lại nương rẫy, bản làng để tham gia cuộc bạo động chỉ
với niềm tin mông muội vào vào một nhà nước nào đó không tồn tại.
Làm thế nào để sớm ổn định tình hình, giúp bà con hiểu rõ những
điều bịa đặt mà bọn xấu từng reo rắc ??? Gánh nặng đặt trên vai
người lính biên phòng cùng các lực lượng khác đứng chân tại
Mường Nhé mỗi ngày mỗi lớn. Những tháng ngày u ám ấy, đã có
bao đêm các anh thức trắng với hàng trăm phương án tác chiến
được đề ra. Nếu trước đây, họ cầm súng để chiến đấu thì ngày
nay, chỉ có thể dùng trí chứ không thể dùng lực. Biết bao mũi mai
phục đã được giăng trong các khu rừng già biên giới, các đường
mòn lối tắt được dự báo là đường rút của những kẻ kích động.
Những chiếc điện thoại đầu số 097, 098 trong tay họ hoạt động hết
công suất để liên tục cập nhật mọi biến động của đối tượng và
đồng bào, cung cấp các các nguồn tin giá trị cho Bộ chỉ huy để
phân tích, xác định đối tượng để chủ động vô hiệu hóa các hoạt
động chống phá. Cùng với đó tại khu vực đang diễn ra bạo động,
hoàn toàn bị chặn các tần số liên lạc viễn thông các mạng di động,
PPHÓNGSỰ
24THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
dần cô lập và phá rã các nhóm
bạo động, bắt giữ các đối tượng
cốt cán và vận động, thuyết
phục những người nhẹ dạ, cả
tin quay trở lại với cuộc sống
đời thường.
Định hướng chiến lược của Vi-
ettel “Đưa công nghệ thông tin
và viễn thông len lỏi vào từng
ngõ ngách của cuộc sống” cũng
không nằm ngoài nhiệm vụ đảm
bảo quốc phòng, an ninh. Với
đội ngũ và khả năng làm chủ
công nghệ của mình, Viettel
đang phối hợp cùng lực lượng
Bộ đội Biên phòng trong việc
triển khai hệ thống camera giám
sát biên giới. Được giới công
nghệ đặt tên là “mắt thần” biên
giới, hệ thống này sẽ đảm nhiệm
việc tạo ra một mạng lưới quản
lý bao trùm toàn bộ các khu vực
đường biên quan trọng, trên cơ
sở phát triển khoa học công
nghệ, có thể bao phủ toàn bộ
đường biên giới đất nước, khu
vực hải đảo và quần đảo. Các
thông tin được cập nhật thường
xuyên và chuẩn xác, giúp BĐBP
chủ động tác chiến trong mọi
tình huống.
Dấu ấn của những vùng đất vốn
chỉ gợi nên những hình dung xa
xôi, lạc hậu ấy đã đọng lại trong
lòng những ai đã tới về dáng
đứng của những người lính
biên phòng thân thiện nơi cửa
khẩu hay màu quân hàm xanh
lấp lánh giữa lá rừng theo bước
chân tuần tra. Và hơn cả là
dáng vẻ hồn hậu, dễ mến của
đồng bào các dân tộc trên biên
giới trong phiên chợ vùng cao.
Biên giới không xa xôi, hiểm trở
nhờ những cột sóng mang hình
tổ quốc.
Những cột sóng mang hình Tổ
quốc đã tiếp thêm sức mạnh
cho bước tuần tra nơi biên viễn
25 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
Dương Minh
“Trong những năm ở đảo, có lẽ
điều đặc biệt nhất mà mình được
chứng kiến chính là việc đảo có
sóng Viettel.” Lữ đoàn trưởng Lữ
đoàn 957- Vùng D Hải quân,
nguyên Trưởng đảo Trường Sa
Lớn, Thượng tá Nguyễn Đại
Dương nhớ lại như một niềm tự
hào vậy. Rồi bằng chất giọng
Quảng Trị nằng nặng nhưng sôi
nổi anh Dương kể lại…
Ngày ấy, tin Viettel sẽ ra lắp trạm
phát sóng di động loan ra khiến
cả đảo từ cán bộ chỉ huy, đến
chiến sỹ, người dân đều rộn hết
cả lên. Vậy là sắp chấm dứt cảnh
cứ mỗi sáng chủ nhật, mọi người
tập trung để đồng chí phụ trách
thông tin của đảo gọi tên theo
danh sách đã được trưởng đảo
phê duyệt… để được gọi điện về
nhà qua máy VSAT. Chiến sỹ phải
là người có thành tích được khen
thưởng trong tháng, còn cán bộ
sỹ quan mỗi tháng cũng chỉ được
1 lần gọi về tổ ấm nơi đất liền.
Đảo trưởng cũng không được ưu
tiên. Mà chất lượng cũng phập
phù lắm, tiếng nói thường bị trễ
đến mấy giây, hôm nào thời tiết
xấu là… nghỉ.
Ngày tàu đưa đoàn cán bộ kỹ
thuật của Viettel cập đảo, cán bộ
chiến sỹ kéo ra đón tận cầu tàu và
được cả đảo chiều chuộng như
thượng khách. Tất cả những việc
nặng đều bị anh em chiến sỹ
tranh nhau làm. Mấy chú Viettel
chỉ cần tập trung thao tác kỹ thuật
PPHÓNGSỰ
CÂY CẦU
vĩ đại
26THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
để trạm mau phát sóng. Rồi thời điểm tích hợp phát sóng cũng đến.
Chiều hôm đó, toàn đảo tập trung. Anh em sỹ quan, chiến sỹ, người
dân tụ tập háo hức như có hội. Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương là
người thực hiện cuộc gọi đầu tiên về đất liền. Đó là cuộc gọi về Trung
tâm Kỹ thuật Viettel Khu vực II thông báo: sóng đã thông, toàn đảo gửi
lời cảm ơn Viettel đã kết nối đảo với đất liền. Người nghe máy là một
cô gái có giọng ngọt đến giờ có nghe lại anh cũng nhận ra. Sau khi gọi
một vòng thông báo cho các thủ trưởng Vùng D Hải quân, anh Dương
mới gọi về cho vợ qua điện thoại của hàng xóm. Giờ đảo có sóng rồi,
em mua máy điện thoại đi. Từ nay gọi lúc nào cũng được mà. Rồi đảo
trưởng quyết định ngả 3 con lợn, cả đảo liên hoan ăn mừng sóng Viettel
đã phát…
Từ ngày hôm đó, đời sống trên quần đảo đã bước hẳn sang một thời
kỳ mới.
Không còn cảnh ngóng tàu ra đảo
để nhận thư nữa. Bởi chẳng có ai
lại gửi thư cho người bất cứ lúc
nào cũng nói chuyện trực tiếp
được. Mà có gì cần viết thì đã có
thư điện tử, gửi nhận tức thì.
Không còn cảnh đọc báo cũ đến
nửa năm. Bởi báo online được
lính ta cập nhật từng phút qua In-
ternet trên những chiếc điện thoại
thông minh đủ loại. Nên lính đảo
từ đó cũng “văn minh” lắm, không
bị mắc bệnh “ngố biển” vì mù
thông tin nữa…
Cũng có thêm những việc chưa
từng có. Quý giá nhất có lẽ là
Thượng tá Nguyễn Đại Dương: Viettel đã bắc một cây cầu vô hình mà vĩ đại
27 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
những cuộc hội chẩn cấp cứu liên đảo, hay thậm
chí giữa đảo với bác sỹ trong bờ bằng điện thoại
di động. Nhờ vậy mà đã có rất nhiều trường hợp
cán bộ chiến sỹ, và ngư dân đánh bắt cá trên
vùng biển quần đảo được kịp thời cứu sống.
Không chỉ cán bộ, chiến sỹ, mà cả ngư dân trên
các tàu cá đều biết và có thể gọi cho đảo trưởng
bất cứ lúc nào. Khi rảnh rỗi thì hỏi thăm, lúc sự
vụ thì nhờ hỗ trợ rất kịp thời. Nhờ vậy mà bà con
cũng yên tâm hơn hẳn trong mỗi chuyến ra khơi.
Anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày có sóng di
động, số lượng tầu thuyền của bà con đánh bắt
trên ngư trường Trường Sa đã tăng lên rõ rệt.
Với tư cách là một chỉ huy chịu trách nhiệm toàn
diện ở hải đảo tiền tiêu, anh Dương cho rằng,
điều quan trọng nhất mà sóng di động Viettel đã
trực tiếp đóng góp, đó là yếu tố quyết định củng
cố tinh thần bộ đội. Nói không hề quá, sóng Viet-
tel đã bắc một câu cầu vô hình nhưng thật vĩ đại
...
Ở đảo cả 2 thời kỳ như anh Dương mới thật
thấm thía hết ý nghĩa của sóng di động nơi bốn
bề mênh mông sóng nước. Những ai đã từng
mỗi lúc hoàng hôn trùm dần xuống đảo lại ngồi
nao nao nhìn về phía đất liền mới thật sự hiểu vì
sao lính đảo thường nói, giờ đất liền chỉ còn cách
đảo một nút bấm. Niềm vui hay những nỗi âu lo
của đời sống không còn phải mong mỏi nhiều
tháng trời qua những cánh thư nữa mà được
chia sẻ mỗi ngày. Có anh sỹ quan lanh lợi tuy
tiếng là ở đảo nhưng hàng ngày chỉ đạo vợ con
làm kinh tế gia đình sát sạt rất hiệu quả. Là người đi
đảo lâu năm, anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày có
sóng di động, cái cảm giác biền biệt xa xôi không còn
nữa. Và dường như thời gian cũng trôi nhanh hơn với
những người lính đảo, dù rằng cũng như trước kia,
thường đã đi đảo là xa đất liền hàng năm trời.
Anh Dương nhớ mãi một lần, đang dịp tết Nguyên đán
vậy mà thấy Thuận- chiến sỹ bếp trưởng của đảo mặt
mũi buồn thiu. Hỏi ra mới biết, mẹ cậu có điều gì đó
không hài lòng với con dâu tương lai và đang muốn ly
gián lứa đôi đã yêu thương nhau tình sâu nghĩa nặng.
Thương quá, anh Dương quyết định ra tay giúp. Thế là
sáng mùng 5 Tết, diễn ra một cuộc đàm thoại cả tiếng
đồng hồ giữa đảo trưởng và bà mẹ của bếp trưởng tận
Hải Hậu, Nam Định. Bằng tất cả sự chân tình của người
lính, bằng sự hợp tình hợp lẽ của người chỉ huy, anh
Dương đã giữ được người yêu cho chàng sỹ quan trẻ.
Giờ thì chàng và nàng đã thành vợ chồng. Ngày anh
Dương về nhận công tác trong đất liền, đến thăm thủ
trưởng cũ chàng vẫn nói, nhờ có cuộc điện thoại đó mà
em giữ được người yêu. Phải ngày trước, một năm chỉ
có mấy là thư thì có lẽ…
Thế nên, nếu có sự cố, trạm phải dừng phát sóng là bộ
đội xót xa lắm… Ôi chao, chưa từng thấy khách hàng
nào nói về chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệp
bằng một giọng thân thương đến như vậy.
Trường Sa chỉ cách đất liền một cái bấm máy
PPHÓNGSỰ
28THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
Sau 20 năm quay trở lại
với Trường Sa, đại tá
quân đội - nhà văn Chu
Lai phải thốt lên: “Không
xa đâu Trường Sa ơi!
Bởi Trường Sa giờ đây
đã không còn là "cô
đảo", đã xanh tươi đầy
sức sống"... Chúng tôi
đã có buổi trò chuyện
cùng ông về hai chuyến
đi cách nhau gần một
phần tư thế kỉ để thấy
được những đổi thay
của đảo Trường Sa…
PPHỎNGVẤN
20NĂM SAU,
ngày trở lại...
Mai Lê
"Cô đảo" cô đơn…
PV: Ấn tượng chuyến đi đầu tiên ra đảo Trường Sa của nhà văn?
Nhà văn Chu Lai: Cách đây 20 năm, Chu Lai khi ấy đang là trung
tá, đi chuyến tàu đầu tiên ra Trường Sa mất 4 ngày 3 đêm. Trường
Sa ngày đó âm thầm, hiu quạnh, heo hút, không có một ngọn sáng
đèn, với những căn nhà chòi xiêu vẹo…
Những người lính sống như cái bóng vật vờ. Khi bóng chiều toả
xuống, tất cả chìm trong bóng tối. Chỉ còn những con vật lang thang
ở trên bãi, mà đảo ngày ấy cũng chỉ có heo, gà và chó thôi. Không
có truyền hình ở đảo nên đời sống tinh thần của các chiến sỹ chỉ có
được mỗi khi có đoàn nghệ sỹ ra đảo, Nhớ các nghệ sỹ và thèm
không khí của những buổi như vậy, , người lính đặt tên cho những
con heo, con chó của đảo bằng tên của giới nghệ sĩ. Nào thì con
chó "Thanh Hoa", "Thu Hiền", con heo "Hồng Nhung" "Thanh Lam"…
29 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
PPHỎNGVẤN
PV: Đảo ngày ấy có vẻ "ma mị"
quá, phiêu linh quá.
Nhà văn Chu Lai: Có một câu
chuyện ám ảnh tôi, ấy là chuyện
ba người lính trên giàn DK cao
30m so với mặt nước. Đêm giao
thừa, biển mênh mông mù mịt,
ba người sợ cô đơn quá, cầm
những vật nặng nhất gõ chan
chát vào thân giàn, những gõ
bao nhiêu thì những tiếng động
dồn dập ấy ăn sâu vào lòng bấy
nhiêu, khiến họ càng cô đơn.
Cho nên, có người lính đứng trên
đỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệt
đất liền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹ
ơi, vợ ơi, con ơi… anh về với bu
mày đây", rồi lao từ 30m xuống
mặt nước. Không sao cả, anh ta
bò lên. Giờ chắc không còn cảnh
đó nữa, vì đã có điện thoại, mà lại
có 3G vào được internet.
Trường Sa ngày đó không
những cô đơn về mặt tâm hồn
mà còn thiếu thốn về vật chất
nữa, điều gì khốc liệt hơn, theo
nhà văn?
Không có gì khốc liệt bằng sự cô
đơn về tâm hồn. 20 năm trước
đảo không có phương tiện thông
tin, không truyền hình, không
điện thoại, không radio… Người
lính hoàn toàn cô đơn trên cô
đảo. Đảo thì…sáng xanh, trưa
xanh, chiều xanh, biển về đêm
trong tâm thức người lính cũng
mang màu xanh, và sáng dậy
thì…lại xanh. Cái màu xanh rờn
rợn ma quái như kéo giật tâm
hồn con người xuống lòng đại
dương bao la, vô định.
Cũng có người lính không chịu
nổi cảnh ấy, bèn khai bệnh kiết lỵ
xin về (bởi đảo ngày ấy không có
rau xanh nên bệnh ấy là phổ
biến). Nhưng khi được về, người lính ấy lại khóc rống lên. Bởi vì, hoá
ra khi đi rồi, mới thấy mảnh đất này lưu dấu nhiều kỉ niệm biết chừng
nào. Những kỉ niệm càng khổ đau, càng thiếu thốn, càng cô đơn thì lại
càng trở nên nặng lòng và khó tả. Và lại càng yêu đến quặn lòng.
Những tưởng bỏ được, rời xa được, nhưng khi được bỏ được rời xa
thì lại thấy nặng nợ vô cùng. Cuối cùng anh ta lại xin ở lại.
PV: Có phải nỗi cơ đơn chìm trong bóng tối ấy càng khiến nhà văn
bị ám ảnh khi nhắc đến Trường Sa của 20 năm đã qua?
Nhà văn Chu Lai: Tôi ám ảnh bởi tình người, tình vạn vật ở đảo.
Tại cái Pông tông tiền tiêu đó, có ba người lính và thêm một chú heo
con. Chú heo bỗng thành vật nuôi trong nhà, thành điểm tựa tinh
thần cho con người giữa mịt mù sóng nước, thế rồi bỗng một ngày
sóng to bão lớn, thực phẩm không ra được, người đói heo đói nhưng
người lại chẳng thể nhẫn tâm ăn thịt heo, lại không đành ngồi nhìn
Nhà văn Chu Lai
30THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
heo gầy mòn chết dần. Thế là một nghị quyết chi bộ ba người được
hình thành: Quyết định thả heo xuống biển và người bí thư được cử
ra làm cái công việc khó nhọc này. Nửa đêm anh dong chú heo ra
ngoài vòng quẩn hải lưu, thả tay rồi trở về, cả đêm cả ba đều thao
thức không ngủ được. Bất ngờ khi ánh trời hực lên, họ lại thấy chú
heo lóp ngóp bơi vào, ướt sũng, mõm kêu khụt khịt, tái ngắt...Sự cô
liêu ở đảo làm cho vạn vật gắn kết nhau mạnh mẽ.
Nhiều lắm những câu chuyện như thế, miền hoàng hôn màu lá mạ
rợn sóng buồn miên man đã lặn sâu khắc khoải vào trong ký ức của
tôi. (PV - "Hoàng hôn màu lá mạ" là tác phẩm được nhà văn Chu
Lai viết lại sau chuyến đi này).
Không xa đâu Trường Sa...
PV: Ngày trở lại Trường Sa gần đây, với anh chắc hẳn có nhiều lạ
lẫm?
Nhà văn Chu Lai: Một ngày cuối năm trở lại, từ trên trực thăng lượn
vòng nhìn xuống, tôi ngỡ ngàng không còn nhận ra cái ốc đảo ngày
nào trơ trụi một màu bạc phếch ấy nữa. Như đi nhầm, như lạc vào
miền cổ tích, như ảo giác không có thật. Xanh mướt, xum xuê, mái
ngói tươi đỏ, nhà cửa khang trang, sóng vờn bãi cát, êm ả, thanh
bình cứ tưởng chừng mình sắp đáp xuống một khu resort giữa biển
rộng cồn cào sóng nước nào đó. Hai mươi năm sau trở lại, Chu Lai
đã về hưu rồi!
Lạ nhất là đón mình ở sân bay lại có bảy tám tà áo dài. Nó khiến
cho mình nhớ ngược lại ngày xưa, cách đây 20 năm, một trong
những thiếu thốn ghê gớm nhất của người lính Trường sa là khao
khát bóng hình con gái. Khao khát đến nỗi một năm có một đoàn
văn công nào đó ra Trường Sa biểu diễn, thì các cô gái văn công
buổi chiều đi tắm giặt, phơi phóng ở trên dây và sáng ra tất cả đồ
lót đều biến mất. Hoá ra, những người lính Trường Sa cắt nhỏ ra
thành những mảnh, như những mảnh tâm hồn, sau đó chia đều cho
nhau nhét vào trong gối. Và gối đầu ngủ cho đến sang năm vì mới
lại có một tốp văn công nữa ra. Chẳng phàm phu tý nào, bởi họ quá
khao khát dáng hình con gái. Khao khát đến cồn cào đến gần như
là siêu tưởng.
PV: Trường Sa của ngày nay không khác nhiều so với một phường
của thành phố Nha Trang. Điều anh ngạc nhiên nhất là gì?
Nhà văn Chu Lai: Tiếng quạt gió điện quay vù vù, kêu lạch xạch như
quạt tai voi thời bao cấp, bởi vì gió biển, muối biển làm cho quạt gỉ
hết nhưng vẫn sản ra điện… Khi mặt trời buông xuống…Tất cả các
khu doanh trại, các phòng ốc bỗng sáng bừng. Và kỳ lạ hơn, là những
người lính mỗi người cầm một chiếc điện thoại. Sau khi ăn cơm xong,
31 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
PPHỎNGVẤN
thay vì phải ngồi đọc báo cho đỡ buồn, thì mỗi anh
lính chọn cho mình một góc. “Mẹ ơi... Nghe đài nói
ở quê mình đang có áp thấp, mẹ có đau lưng
nhiều không?” “Trời trở lạnh, đưa con đi học, em
nhớ mặc ấm cho thằng bé nhé. Ngoài này cũng
mưa suốt. Càng mưa càng thương mẹ con em...”.
“ Em... Anh vẫn khỏe, vui và đếm từng ngày để
được về phép gặp lại em…". Có lẽ cũng là lý do
đó mà trong đoàn đi của tôi chuyến ấy còn có
Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó Tổng giám đốc
Tập đoàn Viettel.
Hỏi ra mới biết bộ đội trên đảo đều được trang bị
miễn phí loại máy chạy bằng sim Viettel này và
chỉ có Viettel mới có sóng bởi sự hiện diện của
những cây ăng ten mang nhãn mác Quân đội
đang sừng sững đứng ở góc đảo kia.
Viettel đó, kéo 600 dặm, gần hơn nghìn cây số
của đất liền sát gần với Trường Sa, khiến mình
thấy như là xóm này nói chuyện với xóm kia, ấm
áp vô cùng.
Vậy là Trường Sa không còn là "cô đảo" nữa rồi,
đã mang dáng dấp, mang hơi thở của cuộc sống
rồi đúng không nhà văn?
Những lúc rảnh rỗi, đảo đã có ti vi để xem. Các ca
sĩ nổi tiếng, các ngôi sao xuất hiện trên truyền hình.
Những con vật Trường Sa năm nay đã được "trả lại
tên cho em" là con Đốm, con Vện, con heo… chứ
không còn mang tên của cô ca sĩ nào đó nữa.
Đặc biệt nhất ấy là tiếng trẻ thơ khóc ban đêm. Âm
thanh ấy là thanh âm của tâm hồn, của cuộc sống.
Buổi sáng ra có tiếng trẻ học ê a ở trong nhà
trường. Lạ lắm.
PV: Nghe anh nói vậy em thấy Trường Sa trở nên
gần gũi quá?
Nhà văn Chu Lai: Trong hoàng hôn ngày cuối năm,
gặp một lính đảo trẻ, tôi đem băn khoăn của mình hỏi
cậu ta: " Cả đất liền đang hướng về Trường Sa với
nhiều nỗi lo lắng mơ hồ, còn tại đây cháu có sợ
không?". Và được nghe một câu trả lời bình thản đến
bất ngờ: “Lo lắng gì thủ trưởng. Tụi con ở đây là cứ
khỏe re, chả sợ gì cả, làm sao phải sợ khi đất của
mình mình đứng, cả nước lại đang ở phía sau chúng
con, ai dám động đến mà có động cũng chả được”.
Trường Sa đang sống trong sự che chở, sự ấm áp
của cả Tổ quốc, thế nên tạo nên một dáng đứng
bình thản của người lính hôm nay như thế…
PV: Em mong một ngày được đến với Trường Sa
để trải nghiệm và cảm nhận tinh thần ấy.
Trường Sa không còn là cô đảo cô đơn
32THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
PPHỎNGVẤN
ĐƯỜNG
TRỤCnghĩa
tình
Tính đến thời điểm này, Viettel đã xây dựng và
khai thác 6 đường trục cáp quang Bắc – Nam.
Đường trục cáp quang 1A chạy dọc theo đường
dây 500KV mạch 1; đường trục 1B chôn dọc
theo đường sắt; đường trục 2B treo dọc trên
cột thông tin tín hiệu đường sắt; đường trục 1C
chạy theo đường 35 KV; đường trục 1D chạy
theo đường Hồ Chí Minh và đường trục mới tiếp
nhận từ EVN Telecom cũng chạy trên đường
500KV mạch 2. Sáu đường trục song song, vu
hồi cho nhau, tạo nên thế vững chắc cho mạng
lưới viễn thông của Viettel. Nhưng, đường trục
tạo nên tiền đề phát triển cho Viettel chính là 1A
- khối tài sản lớn đầu tiên do BTLTTLL giao
quản lý, điều hành. Sau hơn 10 năm đưa vào
khai thác, Viettel đã làm tăng dung lượng của
đường trục lên hàng chục lần và mới đây đã
chuyển giao quyền sử dụng lại cho cái nôi phát
triển của mình – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc.
PV Nội san đã có cuộc trao đổi với Thượng tá
Trần Khoa – Phó Phòng Tác chiến – Bộ Tư lệnh
Thông tin Liên lạc (BTL).
Hà Thành
33 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
PV: Với tư cách là người tham gia vào quá trình xây dựng
đường trục 1A cho đến nay, đồng chí đánh giá về vai trò
của đường trục này đối với thông tin liên lạc của quân đội
như thế nào?
Thượng tá Trần Khoa: Đây là đường trục đầu tiên của Bộ
Quốc phòng, do đó, ngay khi có chủ trương triển khai tuyến
đường trục này, Tư lệnh của Binh chủng khi đó là đồng chí Hồ
Tri Liêm đã trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành và xây
dựng đường trục. Tôi còn nhớ, lúc ấy, để xin được giấy phép
xây dựng, đồng chí Hồ Tri Liêm còn túc trực ngay bên ngoài
phòng bệnh của Chủ tịch nước là bác Lê Đức Anh. Sau đó thì
hàng ngày, xuống giao ban, điều hành trực tiếp tại Viettel để
triển khai dự án.
PV: Vâng, tôi cũng được nghe kể lại, Tư lệnh Hồ Tri Liêm còn
nói với các đồng chí của mình khi đi làm đường trục “nếu
không thành công, anh em mình chỉ có nước lên rừng làm
phỉ”. Điều đó cho thấy quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo
BTL rất cao và vai trò, ý nghĩa của đường trục này rất lớn.
Nhưng, khi ấy điều kiện kinh tế của chúng ta còn hạn chế và
kinh nghiệm chưa có nhiều, vậy công nghệ mà chúng ta sử
dụng cho đường trục được đánh giá như thế nào?
Thượng tá Trần Khoa: Tôi không tham gia trực tiếp vào công
đoạn này thì không nắm rõ nhưng tôi biết rằng, chúng ta đã
chọn công nghệ tốt nhất thời điểm đó, công nghệ SDM 16 và
mua của đối tác nhiều kinh nghiệm từ Israel. Trên tuyến, nhiều
nhà trạm khi đó không có điện lưới, chúng ta còn sử dụng
năng lượng từ pin mặt trời để đảm bảo duy trì nhà trạm. Sau
này, khi Viettel xây dựng các đường trục tiếp theo, tôi được
biết các bạn cũng lựa chọn những công nghệ tốt nhất hiện
nay, đó là DWDM.
PV: Hình như đồng chí đã có dịp đi dọc tuyến cáp này, đồng
chí có kỷ niệm gì đáng nhớ không?
Thượng tá Trần Khoa: Năm 98 đường trục được đưa vào
sử dụng thì đến năm 99 xảy ra một trận bão lụt rất lớn ở
Huế. Khi ấy, đường trục đã phát huy hiệu quả tối đa. Bộ
Quốc phòng luôn nắm được thông tin từ Huế để điều hành
công tác chống lũ và bảo vệ an toàn cho nhân dân. Tôi
chưa có dịp đi hết 19 trạm của tuyến đường trục 1A, nhưng
cũng đi được khoảng 2/3 trong số đó. Hầu hết các trạm này
đều nằm ở những nơi hoang vu, điển hình như trạm Q12,
nằm lưng chừng đèo, nếu đi không cẩn thận có thể trượt
chân rơi xuống vực, hay như trạm Q18, nằm giữa rừng cao
su, mà bạn biết đấy, mủ cao su rất độc, số còn lại, đa số
nằm gần các nghĩa trang liệt sỹ nên đôi khi có những câu
chuyện thuộc về tâm linh rất khó lý giải. Nhưng hầu hết các
chiến sỹ bám trụ tại các nhà trạm này đều tìm cách vượt
qua khó khăn. Ngoài việc thường xuyên đi dọc tuyến cáp
để quản lý thì các đồng chí còn phải tự tăng gia sản xuất
để bổ sung thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.
Thế mới thấy được sự vất vả của những người xây dựng
tuyến cáp này năm xưa.
PV: Khi được bàn giao về BTL,
các đồng chí đánh giá đường
trục có đủ để đáp ứng các nhu
cầu của BTL hay không?
Thượng tá Trần Khoa: Đường
trục này được thiết kế cho nhu
cầu sử dụng của Quân đội tới
năm 2018 và bây giờ khẳng định
là tầm nhìn đó của những người
thiết kế ban đầu hoàn toàn đúng
đắn. Đó là chưa kể đường trục
này còn có thể nâng cấp cấu
hình lên gấp nhiều lần khả năng
hiện có để đảm bảo truyền dẫn
cho quân sự. Ngoài ra, cho đến
thời điểm này, đây là đường trục
có hệ số an toàn cao nhất. Còn
nhớ đợt lũ năm 2011 tại Miền
Trung, các đường trục khác đứt
PPHỎNGVẤN
34THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL
hết, 1A được trưng dụng để vu hồi cho các tuyến bị đứt và đã làm
rất tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin của mình.
PV: Với việc có riêng 1 đường trục, công tác thông tin liên lạc, tác chiến
của Quân đội có gì đổi mới không thưa đồng chí?
Thượng tá Trần Khoa: Có rất nhiều cái mới. Nếu trước kia, chúng ta
phải đánh tín hiệu bằng rơ mooc, tịch tịch tà, thì bây giờ, chúng ta có thể
gọi điện thoại trực tiếp rất nhanh và thuận tiện. Nếu trước kia, cả đại đội
mới có 1 máy điện thoại thì bây giờ mỗi đại đội có 1 tổng đài. Nhiều ứng
dụng mới được phát triển dựa trên đường trục này. Ví dụ như Viettel vừa
lắp cho BQP một hệ thống cầu truyền hình giao ban xa 300 điểm, tiết
kiệm được rất nhiều tiền. Ngay như với BTL thì ngày nào chúng tôi cũng
tổ chức giao ban ngày qua hệ thống cầu truyền hình của riêng mình.
PV: Là một cán bộ, nhân viên của Viettel, khi nghe các thông tin mà
đồng chí cung cấp, cá nhân tôi cảm thấy rất tự hào vì đã đóng góp một
phần nhỏ làm hiện đại hóa công tác thông tin liên lạc trong Quân đội.
Trân trọng cảm ơn đồng chí về cuộc nói chuyện này.
Viettel đã đóng góp một phần hiện đại hoá công tác thông tin
liên lạc trong Quân đội
35 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013
CCÂUCHUYỆNTHƯƠNGHIỆU
không chỉ biết
làm nông nghiệp
Nam Anh ghi chép
Đó là lời khẳng định của Madam Safura, Ủy
viên trung ương Đảng cầm quyền Frelimo
– Mozambique, đồng thời là Chủ tịch HĐQT
Công ty Movitel. Nếu như trước đây, người
dân Mozambique biết đến Việt Nam qua
sách lịch sử để hiểu về cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc, về vị chủ tịch nước vĩ
đại Hồ Chí Minh, về đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Sau này, họ lại biết đến Việt Nam qua
các chuyên gia y tế, nông nghiệp. Còn bây
giờ, nói đến Việt Nam là nói đến Movitel. Ai
đã từng đặt chân lên đất nước Mozambique
2 năm trở lại đây, hình ảnh quen thuộc và
không dễ gì quên được là người dân
Mozambique với ngón tay cái giơ lên,
miệng thì hô to “Movitel – Việt Nam”. Và câu
chuyện của Madam Safura phần nào lý giải
điều đó.
Người
Việt Nam
Những chuyên gia viễn thông Việt Nam
đã giúp Mozambique ghi tên trên bản đồ
viễn thông thế giới
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Tạp chí Viettel tháng 8.2013

More Related Content

What's hot

Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhNhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhThuHng789793
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Slide crm nestle
Slide crm nestleSlide crm nestle
Slide crm nestleHuyen Chan
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
Tổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thôngTổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thôngThien Pham
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐCĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐTrong Hoang
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)Trần Vỹ Thông
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSayuri Huỳnh
 
Chuoicungungsamsung
ChuoicungungsamsungChuoicungungsamsung
Chuoicungungsamsungxuanduong92
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyLuận Văn 1800
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4my nguyễn
 
Quản trị chiến lược toàn cầu
Quản trị chiến lược toàn cầuQuản trị chiến lược toàn cầu
Quản trị chiến lược toàn cầuBui Hau
 

What's hot (20)

Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhNhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Slide crm nestle
Slide crm nestleSlide crm nestle
Slide crm nestle
 
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội ViettelĐề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty bánh kẹo Bibica, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty bánh kẹo Bibica, 9 điểm.docPhân tích tình hình tài chính tại Công ty bánh kẹo Bibica, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty bánh kẹo Bibica, 9 điểm.doc
 
Tổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thôngTổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thông
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
 
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐCĐ1: Tổng quan về NTLĐ
CĐ1: Tổng quan về NTLĐ
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
 
Chuoicungungsamsung
ChuoicungungsamsungChuoicungungsamsung
Chuoicungungsamsung
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4
Dịch nghĩa và giải thích chi tiết starter toeic unit 4
 
Quản trị chiến lược toàn cầu
Quản trị chiến lược toàn cầuQuản trị chiến lược toàn cầu
Quản trị chiến lược toàn cầu
 

Viewers also liked

090925 viettel case study
090925 viettel case study090925 viettel case study
090925 viettel case studyNguyễn Tùng
 
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERU
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERURỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERU
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERUAntony Tran
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELPhuong Tran
 
Chien luoc marketing viettel
Chien luoc marketing viettelChien luoc marketing viettel
Chien luoc marketing viettelQuỳnh Trọng
 
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleChiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleHang Nguyen
 
RIO Agency Portfolio 2016
RIO Agency Portfolio 2016RIO Agency Portfolio 2016
RIO Agency Portfolio 2016RIOAgency
 

Viewers also liked (6)

090925 viettel case study
090925 viettel case study090925 viettel case study
090925 viettel case study
 
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERU
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERURỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERU
RỦI RO CỦA VIETTEL KHI ĐẦU TƯ SANG PERU
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Chien luoc marketing viettel
Chien luoc marketing viettelChien luoc marketing viettel
Chien luoc marketing viettel
 
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleChiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
 
RIO Agency Portfolio 2016
RIO Agency Portfolio 2016RIO Agency Portfolio 2016
RIO Agency Portfolio 2016
 

Similar to Tạp chí Viettel tháng 8.2013

Chiến lược phân phối của viettel
Chiến lược phân phối của viettelChiến lược phân phối của viettel
Chiến lược phân phối của viettelKhanh Nhi Nguyen
 
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL Huynh MVT
 
Moitruoungnoibo viettel
Moitruoungnoibo viettelMoitruoungnoibo viettel
Moitruoungnoibo viettelNgoc Dep
 
633941472206130574chien luoc viettel
633941472206130574chien luoc viettel633941472206130574chien luoc viettel
633941472206130574chien luoc viettelconan5991
 
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHee Young Shin
 
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100huytmdt
 
Le tuan anh
Le tuan anhLe tuan anh
Le tuan anhQTTB
 
Sotay Intecom2014
Sotay Intecom2014Sotay Intecom2014
Sotay Intecom2014dyingfetus
 
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...huytmdt
 
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...huytmdt
 
Biz talk - what business in 2014 - 2013
Biz talk - what business in 2014 - 2013Biz talk - what business in 2014 - 2013
Biz talk - what business in 2014 - 2013Cao Tuan Hiep
 
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Giang Nguyen
 
Tiểu luận marketing
Tiểu luận marketingTiểu luận marketing
Tiểu luận marketingssuser499fca
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 

Similar to Tạp chí Viettel tháng 8.2013 (20)

Qt chienluoc c109_qt01
Qt chienluoc c109_qt01Qt chienluoc c109_qt01
Qt chienluoc c109_qt01
 
Chiến lược phân phối của viettel
Chiến lược phân phối của viettelChiến lược phân phối của viettel
Chiến lược phân phối của viettel
 
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY QUÂN ĐỘI VIỄN THÔNG VIETTEL
 
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAYTiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
 
Moitruoungnoibo viettel
Moitruoungnoibo viettelMoitruoungnoibo viettel
Moitruoungnoibo viettel
 
633941472206130574chien luoc viettel
633941472206130574chien luoc viettel633941472206130574chien luoc viettel
633941472206130574chien luoc viettel
 
Báo Cáo Thu Hoạch Một Số Giải Pháp Xây Dựng Kênh Hỗ Trợ Kinh Doanh Dự Án.
Báo Cáo Thu Hoạch Một Số Giải Pháp Xây Dựng Kênh Hỗ Trợ Kinh Doanh Dự Án.Báo Cáo Thu Hoạch Một Số Giải Pháp Xây Dựng Kênh Hỗ Trợ Kinh Doanh Dự Án.
Báo Cáo Thu Hoạch Một Số Giải Pháp Xây Dựng Kênh Hỗ Trợ Kinh Doanh Dự Án.
 
Tiểu luận - Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel.doc
Tiểu luận - Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel.docTiểu luận - Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel.doc
Tiểu luận - Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel.doc
 
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
 
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100
Viễn thông chỉ cần giữ viettel là dn 100
 
Le tuan anh
Le tuan anhLe tuan anh
Le tuan anh
 
Sotay Intecom2014
Sotay Intecom2014Sotay Intecom2014
Sotay Intecom2014
 
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
 
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
Theo báo cáo của tập đoàn này gửi lên bộ thông tin truyền thông thì thu nhập ...
 
Biz talk - what business in 2014 - 2013
Biz talk - what business in 2014 - 2013Biz talk - what business in 2014 - 2013
Biz talk - what business in 2014 - 2013
 
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
 
Tiểu luận marketing
Tiểu luận marketingTiểu luận marketing
Tiểu luận marketing
 
Digital Economy - Tái định vị doanh nghiệp trong nền kinh tế số
Digital Economy - Tái định vị doanh nghiệp trong nền kinh tế sốDigital Economy - Tái định vị doanh nghiệp trong nền kinh tế số
Digital Economy - Tái định vị doanh nghiệp trong nền kinh tế số
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 

Tạp chí Viettel tháng 8.2013

  • 1.
  • 2. “Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưng khách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòng Kinh doanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phía sau. BINH PHÁP Mục lục Thức tỉnh để tái sinht 5 Toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trên vai Viettel Telecom, vì dù đầu tư ra nước ngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng công nghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nền tảng viễn thông. TIÊU ĐIỂM Lính chiến 15 “Đính kèm”sự chân thành vào mỗi việc mình làm 19 Nếu không có một quyết tâm cao độ và kiên trì như lính chiến thực thụ của Viettel, chắc chắn sóng di động sẽ chẳng ra được đến đảo… VIETTEL GENE 1 1 2 2 3 5 6 CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Phó Tổng giám đốc Thiếu tướng Dương Văn Tính BIÊN TẬP Phòng Chính trị Tập đoàn THIẾT KẾ Phòng Truyền thông Viettel Telecom IN ẤN TẠI Nhà máy in Viettel - Công ty Phát triển Dịch vụ mới Viettel Tel: 04. 6269 2031 THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ Phòng Chính trị Tập đoàn Tel: 04. 6266 0050 GIẤY PHÉP SỐ 238/GP-CP của TCCT- BQP ẢNH BÌA Hưng Hải
  • 3. Lửathửvàng 68 Cứ buổi sáng, xe ô-tô thả 1 điểm, đến cuối ngày mới đón. Mỗi ngày đi được 20 – 25km. Người lái xe kiêm luôn nhiệm vụ anh nuôi, lo cơm nước. NGÀY HÔM QUA 5 Ngườitruyềnlửa 72 “Người Viettel thọ đến 100 tuổi à?” đó là câu thắc mắc khiến tôi thích thú nhất của anh bạn lái xe Ganancio trên suốt chặng đường khảo sát dọc tuyến từ thủ đô Maputo đến tỉnh Inhambane. NGÔI NHÀ CHUNG 6 NgườiViệtNamkhôngchỉbiếtlàmnôngnghiệp 37 Tôi cười: “đúng rồi, tôi điên, tôi phát điên vì nghĩ tới cảm giác của mình chứng kiến khoảnh khắc Movitel sẽ trở thành số 1”. CÂU CHUYỆNTHƯƠNG HIỆU 4 4 Hai mươi năm sau, ngày trở lại... 30 Cho nên, có người lính đứng trên đỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệt đất liền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹ ơi, vợ ơi, con ơi… anh về với bu mày đây", rồi lao từ 30m xuống mặt nước. PHỎNG VẤN 3
  • 4. 3 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 TTIÊUĐIỂM để tái sinhBan biên tập THỨC TỈNH
  • 5. 4THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL Ngày 14/8/2013, Phó TGĐ, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi nói chuyện với hơn một nghìn cán bộ quản lý của Viettel Telecom từ cấp huyện trở lên. Với quá trình tái cấu trúc, thay đổi lớn tại Viettel Telecom trong thời điểm này, Phó TGĐ khẳng định: toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trên vai Viettel Telecom, vì dù đầu tư ra nước ngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng công nghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nền tảng viễn thông. Có thể trong quá trình xáo trộn, có một số người phải thiệt thòi vì quá trình đánh giá chưa chính xác và công bằng tuyệt đối. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn ta là vượt qua giai đoạn thay đổi mang tính lịch sử cùa ngành viễn thông, mỗi người không nên nghĩ nhiều đến cái “tôi” mà hãy đặt mục tiêu phát triển lâu dài của Tập đoàn lên hàng đầu. Cơ hội còn rất nhiều cho tất cả mọi người.
  • 6. 5 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 TTIÊUĐIỂM Thách thức là cơ hội để chúng ta tái sinh T ại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013 (Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra cuối tháng 6/2013, Viettel đã chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ. Thực ra, chúng ta đã thực hiện việc chuyển đổi này được gần 2 năm nay. Hiện nay số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát triển ứng dụng là gần 3.000 người. Đến năm 2015, sẽ có 30% người Viettel tập trung vào phát triển các ứng dụng. Viettel xác định là doanh thu dịch vụ viễn thông cơ bản đem lại vào năm 2015 sẽ chỉ còn khoảng dưới 60% tổng doanh thu của Viettel. Chúng ta thấy rằng, nghề chính của "ông viễn thông" là cung cấp dịch vụ alo (dịch vụ thoại), nhưng dịch vụ này đã có gần 100% người dùng. Với xu hướng hiện nay thì các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải từ bỏ nghề chính của mình. 100 năm nay, viễn thông mới có sự thay đổi mang tính lịch sử, bởi với 3G data và smartphone thì “alo” gần như bằng không. Chúng ta đã cần mẫn đầu tư một mạng lưới rất lớnt: (200.000 km cáp quang, cáp quang đến gần 100% trạm BTS, đầu tư băng thông, công nghệ 3G, 4G. Băng thông rộng, giá lại rẻ đã giúp cho người dùng gọi điện thoại trên nền data với giá bằng 0, trong khi hầu hết doanh thu của chúng ta lại từ dịch vụ thoại. “Miếng bánh” chính mà Viettel “ăn” bao nhiêu năm nay đang chuẩn bị biến mất. Năm ngoái, chúng ta đã mất khoảng 2.000 tỷ đồng. Năm nay dự kiến sẽ mất khoảng 5.000 tỷ đồng từ dịch vụ thoại. Đến năm 2015, khoảng 50% người dân Việt Nam sẽ dùng smartphone thì doanh thu sẽ còn giảm nhiều nữa. Lịch sử đã từng nhìn thấy: xe lửa ra đời giết chết ngành xe ngựa; máy ảnh điện tử giết chết phim Kodak, Konica; smartphone lại giết chết máy ảnh…và bây giờ OTT đang lấy đi “miếng bánh” chính của viễn thông. Lý thuyết dạy rằng, khi có sản phẩm thay thế, có hai cách ứng xử: Nếu nhìn thấy sản phẩm thay thế là tương lai thì mình sẽ đầu tư để làm. Còn nếu sản phẩm thay thế giết chết chính mình thì mình phải đi làm việc khác, sản phẩm khác, tạo ra một thách thức cho chính mình. Chúng ta phải đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội (y tế, giáo dục, …) để bù lại doanh thu từ điện thoại. Khi chúng ta làm những việc đó ổn, sẽ cho điện thoại bằng 0, đồng nghĩa với việc OTT cũng chết theo. Đây chính là cơ hội để chúng ta tái tạo lại mình. Và chúng ta có khả năng thay đổi dễ hơn nhiều so với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Do chúng ta mới kinh doanh viễn thông 13 năm, còn các “ông lớn” (AT&T, Orange…) đã kinh doanh viễn thông cả trăm năm. Cái gì đã ăn sâu, bám rễ cả trăm năm thì khó thay đổi hơn rất nhiều. Nếu chúng ta nhanh chân, đi trước thì có thể mua lại được cả các Công ty lớn, có thể là người dẫn đầu thế giới. Trong Nghị quyết Đảng ủy, trước đây phần doanh thu có 3 mục: viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và doanh thu khác. Giờ đây, chúng đã có những mục mới: doanh thu CNTT, doanh thu sản xuất thiết bị. Có nghĩa là chúng ta đang ý thức dùng công nghệ thông tin và sản xuất thiết bị thay thế viễn thông. Chúng ta đang đi trên con đường đột phá và chặng đường sẽ rất khó khăn, vất vả. Chúng ta phải sản sinh ra những sản phẩm người dùng chưa từng biết đến và chúng ta chưa từng bán bao giờ. Chúng ta sẽ phải gõ cửa từng nhà, gặp từng người để giới thiệu những sản phẩm đó. Tuy khó, nhưng chặng đường đó có không gian sáng tạo rộng lớn, giúp mỗi người Viettel nghĩ ngợi nhiều hơn và hưng phấn hơn. Thực tế, Ban Tổng Giám đốc rất mừng vì mình đang phải đối mặt với tai họa về OTT. Bên cạnh đó là sự chuyển mình của VNPT. Những thách thức đó sẽ giúp mình thức tỉnh, vì trước tình thế mới chúng ta phải cố gắng. Thông thường khi ta thấy ổn thì chính là lúc bất ổn nhất. Nhiều năm nay, Nếu chúng ta thay đổi và vượt qua được giai đoạn này, chúng ta hoàn toàn có khả năng tiến lên theo bước ngoặt của thời đại viễn thông
  • 7. 6THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL Ban Tổng Giám đốc mong được nhìn thấy ánh mắt hừng sáng của người Viettel như đầu những năm 2000. Chính lúc này, chúng ta có cơ hội để tái sinh. Giai đoạn mới cần cách vận hành mới, kiến thức và kỹ năng mới. Trong lịch sử Viettel, lần đầu tiên chúng ta tổ chức rà soát, sắp xếp lại Ban giám đốc các Chi nhánh tỉnh/TP trong suốt hai tháng. Vì mình chưa làm bao giờ nên khi xảy ra, sự thay đổi đó thành cuộc cách mạng và chúng ta phải chấp nhận những hy sinh. Nhưng chúng ta thấy rằng, hơn lúc nào hết, chúng ta cần thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Việc thay đổi vị trí lần này, không có nghĩa là những người không còn ở vị trí trong Ban giám đốc không có năng lực, mà vấn đề ở đây là năng lực người ấy chưa theo kịp hoàn cảnh thay đổi. Cũng không thể nhìn nhận theo hướng các đồng chí đó bị kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ. Cho dù kết quả kinh doanh năm 2012 kém hơn 2011, năm nay có xu thế kém hơn năm ngoái thì chủ yếu là do thị trường, chứ không phải câu chuyện riêng của Viettel. Vấn đề của sự thay đổi này là chúng ta bước vào một giai đoạn mới, cần một cách vận hành mới và cần những người có kiến thức, kỹ năng mới Người Viettel vẫn thường nhắc nhau: cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn. Và nếu chúng ta thường xuyên thay đổi thì sẽ không phải có những cuộc cách mạng gây tổn thất. Thế nhưng, hơn 10 năm qua, chúng ta mới rà soát lại toàn bộ Ban Giám đốc các Chi nhánh lần đầu tiên. Đó là lỗi của Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn. Tập đoàn cũng có lỗi khi không chuẩn bị trước, yêu cầu trước để các đồng chí được rà soát có sự chuẩn bị với sự thay đổi. Ban Tổng Giám đốc tin, nếu có yêu cầu trước về việc Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh phải có kiến thức gì, phải làm thế nào với nhiệm vụ được giao trước đó một năm và hàng ngày giao ban, làm việc với nhau, ánh xạ những yêu cầu đó thì khi phỏng vấn có ít nhất 70% các đồng chí đạt yêu cầu. Vì đa số, các đồng chí được rà soát đều đã đi với Viettel suốt chặng đường dài, có đồng chí đã gắn bó với Vtiettel cả chục năm, từ những ngày Viettel gian khổ đi lên từ số 0, đã lăn lộn theo cách trước đây mình vẫn làm, rất hiểu và yêu Viettel. Trước đây, mình kinh doanh rất dễ, và không chỉ Viettel dễ mà cả ngành viễn thông dễ. Mình nghĩ ra gói cước này, dịch vụ khác, bản chất vẫn là điện thoại. Chúng ta kinh doanh dễ vì không phải sáng
  • 8. 7 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 07/2013 TTIÊUĐIỂM tạo ra sản phẩm, sản phẩm ấy lại được cả 6 tỷ người trên thế giới đều biết mà khi bán không cần phải giải thích nhiều. Ngoài ra, ngành này dù đã có cạnh tranh những vẫn là độc quyền hữu hạn do tài nguyên hữu hạn. Ở Việt Nam có đến 7 doanh nghiệp viễn thông, nhưng thực chất chỉ có 3 – 4 doanh nghiệp hoạt động thực sự. Lợi nhuận của viễn thông cũng khá cao nên chúng ta kinh doanh cũng rất thuận lợi. Đến nay, chúng ta lên băng rộng, broadband, smartphone xuất hiện, “miếng bánh” điện thoại đang dần biến mất, chúng ta buộc phải tìm đến những dịch vụ, sản phẩm khác không phải là viễn thông. Năm 2013, chúng ta vẫn chủ yếu phát triển thuê bao và đã thấy khó hơn rất nhiều. Người Viettel bắt đầu phải đi mò mẫm, tìm ra từng thuê bao với từng đặc thù, như: nhóm người trên 50 tuổi, người dân tộc, phát triển bankplus, phát hiện vùng lõm…Trước đây, người đứng đầu Chi nhánh tỉnh/ TP chủ yếu làm theo mệnh lệnh cấp trên và ở Viettel, việc chấp hành mệnh lệnh rất tốt. Lúc đó, chúng ta cần người có tính hành động cao, vai trò của người đứng đầu là ĐẨY, càng đẩy được mạnh, càng hiệu quả thì càng được đánh giá cao. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, người đứng đầu Chi nhánh phải có vai trò. Muốn dẫn dắt được, người đó phải có kiến thức, có cơ sở lý luận, biết phân tích. Khi phỏng vấn mới thấy, đa số Ban Giám đốc tỉnh/ TP thiếu cơ sở lý luận nên không phân tích được việc mình làm. Nếu nói là các đồng chí đó yếu kém là không đúng, vì lý sự là tri thức chứ không phải tố chất. Tri thức thì học được, nhưng do mình thấy chưa cần, vả lại, không ai bảo mình học nên mình không học. Đã đến lúc, chúng ta phải xây dựng lực lượng quản lý kế cận theo hướng: vừa điều hành tốt, vừa dẫn dắt tốt. Vậy nên, các đồng chí trong Ban giám đốc Chi nhánh tỉnh/TP chưa đạt được tiêu chí mới không phải không có tố chất, hoặc nhận thức là mình bị kỷ luật, mất chức. Để có được kiến thức, kỹ năng mới thì cách tốt nhất là mình bắt đầu lại chặng đường của mình bằng một vị trí nhỏ hơn. Có thể việc quay về vị trí nhỏ hơn thấy mình khó xử với gia đình, đồng nghiệp và cả chính mình. Nhưng nếu mình nhận thức: mọi suy nghĩ, hành động của mỗi con người trong ngôi nhà chung Viet- tel đều phải vì sự phát triển của ngôi nhà chung ấy, thậm chí phải hy sinh lợi ích bản thân thì sự thay đổi sẽ không gây những hiểu Đồng chí Phạm Văn Phúc - nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Viettel An Giang, vào Viettel từ năm 2000 (khi Viettel mới có hơn 100 người), đã từng giữ vị trí Phó Giám đốc hoặc Giám đốc các Chi nhánh: Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang. Trong đợt phỏng vấn rà soát vừa rồi, đồng chí Phúc không đạt. Qua đó, đồng chí Phúc tự nhận thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức về kinh doanh và kết quả phỏng vấn phản ánh đúng thực trạng của mình. Hiện nay, đồng chí Phúc được sắp xếp vào vị trí: giám sát kênh điểm bán khu vực vùng 8 từ ngày 15/8. Đồng chí Phúc khẳng định với Ban Tổng giám đốc Tập đoàn, sau một năm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về lý thuyết và thực tiễn, sẽ đáp ứng được yêu cầu để quay lại vị trí Phó giám đốc kinh doanh hoặc Giám đốc.
  • 9. 8THÁNG 07/2013 NGƯỜI VIETTEL nhầm, hoang mang cho bản thân người được thay đổi cũng như những người xung quanh. Nếu mọi người đều có tâm nguyện vì sự phát triển chung của Viettel, thì họ sẽ không có tâm lý ấy mà sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì sự phát triển chung đó. Khi mình ở vị trí thấp hơn, mình sẽ bị ít áp lực hơn, nhiều thời gian hơn và đó chính là khoảng lặng để những người có tố chất làm lãnh đạo suy ngẫm, nhìn nhận lại mình, đọc sách, học hỏi kiến thức mới, va chạm, ánh xạ với thực tế. Khi làm ở vị trí thấp hơn, cũng có cái hay là được hưởng nhiều điều thú vị từ cuộc sống, tự do hơn so với khi mình giữ chức vụ cao. Đặc biệt, khi mình đối mặt với những chuyện nhỏ từ dưới lên, sẽ tự tin hơn nhiều. Những người thôi giữ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh trong đợt này đã có chủ trương được đưa về làm Giám đốc TT Huyện (hoặc tương đương). Thực thế, huyện là tuyến đầu, là nơi va chạm với thực tế nhiều nhất, khó khăn nhất vì tất cả chính sách, cách làm mới đẩy về đó. Những người mới được sắp xếp lại sẽ phải làm hai việc: làm cho kết quả kinh doanh của đơn vị mình tốt lên và trang bị kiến thức cho mình. Một năm sau, Ban Tổng Giám đốc sẽ gặp và phỏng vấn lại toàn bộ hơn 100 người vừa thôi giữ vị trí Giám đốc và Phó Giám đốc Chi nhánh. Với ý chí vươn lên, ý thức học tập của người Vi- ettel, Ban Tổng giám đốc có niềm tin, trong đợt phỏng vấn vào năm Không còn thời cho chủ nghĩa trung bình, chúng ta muốn cạnh tranh thì phải hơn được người khác
  • 10. 9 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 sau, sẽ có ít nhất 60% các đồng chí có thể trở về nắm giữ các vị trí chủ chốt cũ. Đối với những người mới được giao nhiệm vụ giữ vị trí trong Ban Giám đốc Chi nhánh tỉnh/ TP có thuận lợi là biết được yêu cầu mới của Tập đoàn, nhưng cũng nhìn thấy trước thách thức là sau mỗi năm sẽ rà soát lại, sẽ có “đối thủ” mà trước đó họ có nhiều điều kiện để chuẩn bị hơn mình. Từ nay, việc rà soát, sắp xếp lại các vị trí phải có kế hoạch, có lộ trình đối với từng đối tượng. Mỗi người giữ chức vụ chủ chốt phải được rà soát, phỏng vấn quay vòng tối đa trong vòng 2 năm. Cơ hội được trở thành người dẫn dắt cũng sẽ chia đều cho mọi người, nghĩa là bất cứ ai đã từng làm trưởng phòng, giám đốc Trung tâm Huyện… đều có thể ứng cử, tham gia phỏng vấn để nhận chức danh Giám đốc Chi nhánh. Việc phỏng vấn, rà soát cũng sẽ không chỉ dừng lại ở các Chi nhánh tỉnh/ TP, mà sẽ thực hiện ở các phòng, ban, Trung tâm của Viettel Tele- com. Ngoài ra, Viettel Global cũng tổ chức triển khai đối với các Công ty thị trường. Người có tố chất làm lãnh đạo sẽ không rơi vào tâm lý khủng hoảng, hoang mang (panic) khi có thay đổi. Người có tố chất làm lãnh đạo luôn nhận thức về cơ hội mỗi khi có thách thức, chúng ta quay lại vạch xuất phát để bắt đầu một chặng đường mới, không phải chúng ta đã đi đến cuối đường. Định nghĩa khung kiến thức để cuộc chơi sòng phẳng Trong đợt rà soát vừa rồi, Ban Tổng giám đốc mới tập trung đề cập tới những kiến thức sơ đẳng, chưa hỏi đến kiến thức chuyên sâu. Ví dụ: antena để lệch 3 độ so với cột, nhưng phải là so với trục ngang hay trục đứng, hay 5 yếu tố cạnh tranh trong môi trường vi mô là gì?...Nhưng rất nhiều các đồng chí không trả lời được. Tập đoàn chưa có khung kiến thức cho mỗi chức danh. Giám đốc Huyện, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng ban kỹ thuật…thì phải có những kiến thức gì, mức độ đến đâu. Khi có định nghĩa về khung kiến thức, thì quá trình phỏng vấn sẽ chỉ xoay quanh khung kiến thức đó và ai cũng có thể tự đánh giá được mình. Ngoài ra, Phòng Tổ chức Nhân lực Tập đoàn cũng sẽ phải xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mỗi chức danh: muốn làm Giám đốc Chi nhánh tỉnh hay một chức danh quản lý bất kỳ phải trải qua những vị trí nào, qua bao nhiêu nấc, cần những kiến thức gì cho vị trí đó. Khi định nghĩa được khung kiến thức và lộ trình phát triển nghề nghiệp, cuộc chơi sẽ sòng phẳng hơn. Muộn nhất trong tháng 9 năm nay, Tập đoàn sẽ làm xong việc này. Tuy nhiên, với mỗi quy định cũng sẽ có những trường hợp đặc biệt để đảm bảo không bỏ qua những người có tố chất đặc biệt. Vừa qua, chúng ta đã ban hành quy định về tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn. Quy định yêu cầu phải tốt nghiệp chính quy, bằng khá trở lên ở 12 trường Đại học có uy tín hiện nay, cùng một số chỉ tiêu về điểm số, chức danh đã trải qua …v…v…Nhưng trong quy định có một câu rất quan trọng, đó là: “các trường hợp đặc biệt không đạt các tiêu chuẩn trên sẽ do Ban Tổng giám đốc Tập đoàn xem xét quyết định”. Cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh, không phải ai giỏi cũng thi được vào trường giỏi (có thể gia đình khó khăn phải thi vào trường được bao cấp); hoặc ai giỏi đi thi cũng được điểm cao (học tài thi phận). Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh rất nhiều người tài, kiến tạo ra những bước ngoặt của nhân loại cũng có thể không được đào tạo bài bản, như: Bill Gates, Steve Jobs…Chính vì vậy, chúng ta không cực đoan. Giám đốc tiếp tục là hạt nhân ở Chi nhánh Khi tái cấu trúc Viettel Telecom, có một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, đó là: tổ chức bán hàng theo kênh thì Giám đốc Chi nhánh có còn giữ vai trò hạt nhân không? Xin khẳng định: Giám đốc tiếp tục là hạt nhân của Chi nhánh đó. Chúng ta cần nhớ rằng: bán hàng là một trong những hoạt động chính của Chi nhánh, không phải toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Và nghiên cứu thị trường là gốc của tất cả các vấn đề. Chưa nói đến việc sáng tạo ra sản phẩm, muốn bán được sản phẩm thì cần phải “may đo” sản phẩm cho khít hơn với thị trường. Giám đốc Chi nhánh sẽ phải dẫn dắt để làm việc đó. Thứ hai, chúng ta phân tán thì có nguyên tắc rất quan trọng: “chia” rồi thì phải có người “cộng”. Chúng ta chia ra 700 huyện, làm sao Tổng Giám đốc Viettel Telecom có thể cộng được, chưa kể chia đến mức 11.000 xã thì một người không thể nào cộng được. Chính vì vậy, việc cộng phải được diễn ra ở Chi nhánh, Giám đốc phải làm việc đó. Giám đốc là người nắm kế hoạch và điều hành. Chúng ta không cực đoan, triết lý của chúng ta phải đi hai chân: vừa có ngành dọc xuyên suốt, vừa sát được với địa phương. Trước đây, tất cả các việc xuống đến tỉnh, đều giao cho Giám đốc, dẫn đến Giám đốc quá nhiều việc, không quán xuyến được hết. Bây giờ, với một nhân viên địa bàn, chúng ta phân định: ai là người tuyển chọn? ai là người đào tạo? ai là người giao hàng cho họ? ai là người đánh giá?...Cùng là một đối tượng TTIÊUĐIỂM
  • 11. 10THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL nhưng có rất nhiều người tác động, mỗi người (Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm Huyện, Giám đốc kênh…) làm một việc để không va nhau. Chúng ta mạnh hơn các Công ty khác là vì chúng ta có bộ máy ở địa phương. Giám đốc vẫn là hạt nhân ở Chi nhánh vì một lý do nữa. Người Châu Á có thành ngữ “dụng nhân như dụng mộc”. Vì người Châu Á phải trực quan, mọi đánh giá phải qua đối mặt. Ở phương Tây, người đi làm có tính độc lập cao, quá trình “rung sóc” để tìm được việc phù hợp là do nhân viên là chính, không phải do lãnh đạo. Khi người nhân viên không thích hoặc không hợp họ sẽ lập tức rời bỏ công ty, họ cũng dễ dàng hiểu nhau qua email hoặc giấy tờ. Còn ở Việt Nam, mặc dù công việc không hợp, không thích người lãnh đạo, nhưng do ngại di chuyển hoặc lương tốt thì vẫn cố gắng duy trì. Vì vậy, người lãnh đạo Châu Á phải biết rõ từng nhân viên, nhận dạng để sắp xếp họ cho phù hợp. Và chỉ có Giám đốc Chi nhánh mới có thể làm được việc này, làm nhiệm vụ quản lý con người ở Chi nhánh Nhìn chung, định nghĩa về vai trò hạt nhân của Giám đốc là việc của Viettel Telecom. Giám đốc Chi nhánh là người giám sát, điều hành kế hoạch. Quá trình xây dựng kế hoạch từ dưới lên, tác động lẫn nhau với các kênh. Giám đốc là người đánh giá thị trường: “đánh” vào đâu? Phân đoạn thị trường nào? Sản phẩm gì? Kênh gì?...thì Giám đốc Chi nhánh là người đứng ra điều tiết, giải quyết mâu thuẫn giữa các kênh. Vì khi chia địa bàn giải quyết được độ sâu thì sẽ sinh ra: “địa bàn của tôi”, “địa bàn của anh”, có những khu vực giáp ranh, lấn nhau…Khái niệm “thửa ruộng” (địa bàn) phải to ra, không nhất thiết phải là trạm BTS nữa. Trên mỗi địa bàn huyện có nhiều kênh cùng hoạt động, nếu không có người điều tiết thì sẽ xảy ra kênh nào lo kênh đó. Nhưng mục tiêu của chúng ta là chiếm lĩnh địa bàn đó thì lúc này dùng lực lượng này nhiều, lưc lượng kia ít. Các “quân, binh chủng” hoạt động theo Ở Viettel, khi chúng ta quyết định thay đổi là chúng ta đã tính đến nhiều yếu tố. Thứ nhất, chúng ta cân nhắc xem nó có đúng xu thế không, có tốt hơn không. Nếu có thì chúng ta làm. Thứ hai là chúng ta dám làm, dám thay đổi. Thứ ba, luôn tính toán để cho mọi người tốt hơn về cả câu chuyện cuộc sống và câu chuyện tư tưởng. Thứ tư, là yếu tố tâm lý lần đầu cải cách. Sẽ dễ xảy ra câu chuyện băn khoăn, chưa hiểu và chúng ta phải giải câu chuyện đó. Thứ năm, chúng ta phải nhìn nhận đó là nhu cầu khách quan chứ không phải là quan điểm chủ quan của Ban giám đốc Tập đoàn tự nghĩ ra. “chiến thuật” của Giám đốc để đạt được mục tiêu của chúng ta. Không ai khác, Giám đốc cũng là người đại diện cho Viettel để quan hệ với chính quyền địa phương. Khi khó khăn, hãy quay về vấn đề cơ sở Vừa rồi, chúng ta đẩy thưởng lên gấp 3 lần đối với phần giá trị tăng thêm của các Chi nhánh, khiến thu nhập chính do tạo ra giá trị tăng thêm chiếm 30%. Nếu trước kia phần này là 15% thì không ai để ý. Chính vì vậy, bây giờ, Giám đốc không tạo được thu nhập cho anh em thì không dám nhận vị trí. Cơ chế khoán đã rõ ràng: giá trị tăng thêm cao thì lương sẽ càng cao. Nhưng mình mới đang khoán xuống Chi nhánh, trong khi bản chất sự thông minh của một tổ chức phải nằm ở “đầu”. Nên Vi- ettel Telecom phải khoán “đầu”, tức là khoán phòng, ban. Dưới cơ sở cần nhiều sản phẩm để bán, nhưng người sản xuất ra sản phẩm không làm, hay Chi nhánh đề xuất chỉnh sửa sản phẩm cho dễ truyền thông, dễ bán, phù hợp với thị trường, phòng ban cũng ì ra. Muốn bán được hàng, việc đầu tiên là phải hiểu thị trường, sau đó sản xuất ra sản phẩm rồi mới đến bước bán hàng. Như vậy, việc của phòng ban phải làm trước rồi mới đến Chi nhánh. Vì vậy, lương của phòng ban cũng phải tính theo giá trị tăng thêm. Phòng, ban và Chi nhánh phải nhận thức cùng hỗ trợ, phụ thuộc vào nhau, cùng cộng sinh. Chúng ta cũng sẽ rà soát cơ quan, không chỉ đưa người xuống tỉnh mà còn phải đưa người ở tỉnh lên, hoán đổi vị trí sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn và bộ máy trơn tru hơn. Mới đây, chúng ta đã đưa Giám đốc Chi nhánh Viettel Bến Tre lên làm Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom. Phải mạnh dạn đưa người ở dưới lên làm việc của trên mới biết họ có làm được hay không.
  • 12. 11 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 TTIÊUĐIỂM Có cách gì để làm tốt hơn giá trị tăng thêm? Khi gặp khó khăn thì chúng ta nên làm gì? Anh Trung – PTGĐ thường nói “come back to the basics” – trở về vấn đề cơ sở. Tức là khi khó khăn, chúng ta hãy nhớ lại, ta đã trở thành vĩ đại bằng con đường nào? Cái gì đã giúp chúng ta từ một công ty nhỏ trở thành như hôm nay? Một trong những việc giúp cho Vi- ettel có ngày hôm nay là chúng ta đã từng tổ chức Ngày hội ý tưởng, brain storming. Tại sao mình không quay lại làm việc đó? Chúng ta có thể thiết lập diễn đàn (forum) để mọi người trao đổi ý tưởng, có thể tổ chức Ngày hội ý tưởng (1 -2 lần/ năm). Bên cạnh đó, chúng ta giao cho tỉnh có 20% “may đo” sản phẩm và là sản phẩm co giãn được. Mạng lưới là hệ thống cứng nhắc nhất, khó thích ứng nhất cũng có thể “may đo” được bằng phần mềm. Vậy, tại sao dịch vụ lại không được “may đo”? Chúng ta cần đưa ra khái niệm “software defined product” – sản phẩm được định nghĩa bởi phần mềm, chứ không phải được định nghĩa bởi một số người. Để tạo điều kiện cho Chi nhánh bán được hàng, công tác truyền thông đặt ra những yêu cầu cao hơn trước rất nhiều. Trước năm 2006, mỗi quảng cáo của chúng ta gần như là một sự kiện và bản thân chúng ta rất thích quảng cáo đó, sản phẩm đó. Hiện nay, các hình thức truyền thông quảng cáo sản phẩm dịch vụ của chúng ta rất yếu. Phải làm sao để mỗi quảng cáo của Viettel xuất hiện như một tác phẩm. Triết lý của chúng ta là: làm gì cũng phải xuất sắc, kể cả đọc một bản tin trên đài truyền thanh xã. Thomas Friedman (tác giả của cuốn sách Thế giới phẳng) trong cuốn sách Nước Mỹ đã từng như thế đã đưa ra khái niệm “Average is over” - không còn thời cho chủ nghĩa trung bình. Chúng ta muốn cạnh tranh thì phải hơn được người khác, không thể trung bình. Viettel Telecom cần tính toán trích tỷ lệ doanh thu để cho các tỉnh chủ động làm truyền thông mà cách tốt nhất là dựa vào phần tăng thêm. Chi nhánh sẽ chủ động trong cách bán, dùng kênh nào nhiều, kênh nào ít? Dùng công cụ gì? Phương pháp truyền thông nào? Việc cần làm thứ ba để có được giá trị tăng thêm là phải mò mẫm tìm ra các phân khúc thị trường. Muốn vậy, Giám đốc các Chi nhánh phải thực hiện văn phòng di động, thường xuyên ở trên thực tiễn thị trường (giao việc và phê duyệt văn bản bằng điện thoại và Ipad). Giám đốc các Chi nhánh trên thực tế đã từng đi xuống thị trường, nhưng thực sự sâu sát thì chưa nhều. Bây giờ, mỗi lần đi phải tìm ra được một phân khúc thị trường, đi phải có sản phẩm, tạo ra giá trị gì đó thì mới được định nghĩa là đã đi xuống thị trường. Viettel Telecom vẫn là nôi đào tạo người Viettel Trong suốt thời gian qua, nguồn nhân lực của Viettel Telecom luôn bị “đe dọa” bởi Viettel Global, những người có năng lực khá thường được điều động phục vụ các thị trường. Đến nay, Viettel Global đã có 7 Công ty thị trường, có nguồn lực của mình, có thể điều chỉnh trong nội bộ. Từ trước, mỗi cán bộ, nhân viên đi nước ngoài trong nhiệm kỳ 3 năm chỉ đi một thị trường. Như vậy, vừa mới trau dồi được đủ kinh nghiệm thì về nước, trong khi về nước kinh nghiệm đó không được sử dụng. Lúc đó người mới sang tiếp quản, lại bắt đầu từ đầu. Có lẽ vì thế mỗi thị trường mới lại mắc lại những lỗi giống như thị trường trước. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng chính sách, mỗi nhiệm kỳ đi nước ngoài chia làm hai khóa, mỗi nửa thời gian đi một nước thì sẽ khai thác được kinh nghiệm của chuyên gia. Với cách làm như vậy, lực lượng luân chuyển nội bộ của Viettel Global đã đáp ứng được 40%. Hiện nay, có rất nhiều đối tác liên doanh của chúng ta tại thị trường đã có yêu cầu chính thức về tỷ lệ không quá 5% người Việt, như: Natcom, Star Telecom. Trên thế giới, các công ty đầu tư nước ngoài, tỷ lệ chuyên gia nhiều nhất là 0,5%, có những Công ty chỉ là 0,2%. Họ chỉ nắm giữ các vị trí chủ chốt. Từ yêu cầu này, chúng ta đặt ra yêu cầu cán bộ nhân viên làm việc ở thị trường phải thực sự là người xuất sắc. Bởi nếu xuất sắc, một người có thể quản lý cả trăm người và trăm người đó có xu hướng tiến bộ lên. Còn nếu là người trung bình, chỉ có thể quản lý được 10 người và 10 người đó có khả năng đi xuống yếu kém. Vì vậy, thay vì cần 10 người trung bình, chúng ta nên
  • 13. 12THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL tập trung tìm 1 người xuất sắc. Hiện nay, do Giám đốc các thị trường không có ngoại ngữ, chỉ thích làm việc với người Việt và người trung bình thì không dẫn dắt được người khác nên xảy ra tình trạng, trong 1.000 người của Công ty, 200 người Việt “cắm đầu, cắm cổ” làm, còn 800 người sở tại vừa làm, vừa chơi. Khi tuyển chọn được người xuất sắc, Viettel sẽ trả lương cao gấp đôi, gấp ba để người đi làm việc tại thị trường có thể mua được nhà. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý sẽ mãi mãi là quân số của Viettel Global, đầu tư nước ngoài trở thành nghề của họ. Họ sẽ không phải xa gia đình triền miên, nhưng hàng ngày quản lý các thị trường và sẵn sàng đi công tác dài ngày để hỗ trợ. Với 3 cách thức như vậy, Viettel Global sẽ không cần nhiều người của Viettel Telecom như trước kia. Nhưng Viettel Telecom vẫn là nôi đào tạo người của Viettel. Vì việc đầu tư nước ngoài của chúng ta vẫn đang tiếp tục được mở rộng. Và bởi, nếu Viettel Telecom không tăng trưởng, không có các Công ty khác lấy người thì sẽ ít cơ hội cho những người trẻ. Những người Viettel Telecom có kinh nghiệm kinh doanh viễn thông, nắm vững các quy trình, quy chế vẫn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng, chuẩn bị tinh thần, trau dồi ngoại ngữ để có thể mở rộng thị trường cho Viettel. Một tổ chức muốn ổn định thì phải tăng trưởng, nếu không sẽ bị ứ đọng vì nguồn lực không được giải phóng. Viettel Telecom và các Chi nhánh nếu bị điều động một vài người chính là cơ hội để phát triển. Điều quan trọng nhất, làm thế nào để khi người đi có người thay ngay. Làm quản lý ở Viettel việc đầu tiên là tìm người thay thế nếu mình đi khỏi vị trí đó. Lịch sử viễn thông thế giới đang bước vào bước ngoặt của thời đại. Nếu chúng ta tiến lên, thay đổi được và vượt qua giai đoạn này, chúng ta hoàn toàn có khả năng “quật ngã” những doanh nghiệp viễn thông cả trăm năm nay sống bằng dịch vụ thoại từ thời tele- graph. Đây là cơ hội ngàn năm có một. Viettel may mắn là xuất phát điểm nghèo, đi sau, ít tuổi nên dễ thay đổi hơn. Mỗi khi thay đổi thì những người vất vả nhất là Ban Tổng Giám đốc: suy nghĩ nhiều hơn, quán xuyến nhiều hơn. Nhưng nếu không thay đổi, không phát triển thì hàng nghìn người không có cơ hội thăng tiến. Tương lai đầu tư nước ngoài của Tập đoàn phụ thuộc vào Viettel Tele- com, tương lai sản xuất thiết bị của Viettel dựa vào Viettel Tele- com, tương lai ngành công nghệ thông tin Viettel cũng chính từ Vi- ettel Telecom, vì bản chất tất cả đều bắt nguồn từ nền tảng viễn thông. Tương lai của cả Tập đoàn đang đặt lên vai Viettel Telecom. Để bán được hàng, chúng ta phải tìm đến từng khách hàng
  • 14. 13 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 VVIETTELGENE L ữ đoàn 146 Hải quân, còn gọi là Đoàn Trường Sa chính là đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Thế nên hầu hết các sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp ở đây đều ít nhiều có thời gian làm nhiệm vụ dài hạn trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Một quả đồi cao nằm trong khu vực bán đảo Cam Ranh thuộc Vùng D Hải quân. Hầu hết cán bộ chiến sỹ thông tin của lữ đoàn đều đã từng “đi đảo”. Và trong quãng thời gian đó, họ đều là những người đã trực tiếp hàng ngày, hàng giờ duy trì cho sóng Viettel luôn thông suốt, nối đảo với phần còn lại của đất nước và thế giới. Huyện đảo Trường Sa có lẽ là huyện duy nhất trên cả nước Viettel không có đội ngũ nhân viên thường trực tại chỗ. Ngoài những chuyến công tác phối hợp giữa Chi nhánh Viettel Khánh Hòa, TT kỹ thuật KV2 và Công ty Công trình Vi- ettel ra bảo dưỡng trạm ngắn ngày, còn lại toàn bộ sự sống còn của hệ thống trạm tại đây đều do các cán bộ chiến sỹ thông tin hải quân đảm nhiệm. Nếu như trong đất liền, các cộng tác viên nhà trạm chủ yếu có nhiệm vụ vệ sinh, vận hành máy nổ hay thông báo tình trạng thiết bị trạm để cán bộ kỹ thuật của Viettel đến trực tiếp xử lý. Còn ở đảo thì nhờ cậy hết vào lính thông tin. Cũng là thông tin liên lạc nhưng vận hành một trạm phát sóng di động thật rất khác với công việc hàng ngày của một báo vụ viên. Không những thế, nếu như trạm ở đất liền thường có phòng máy riêng, kín, có máy điều hòa nhiệt độ làm LÍNH CHIẾNXuân An
  • 15. 14THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL mát thì trạm ở đảo phải trực tiếp đối mặt với không khí đầy hơi nước mặn nên nguy cơ hỏng hóc các thiết bị điện tử là rất cao. Họ phải nắm hết các cấu thành cơ bản của trạm. Nào truyền dẫn, cơ điện, tủ phát, card…. để khi có sự cố có thể phối hợp với kỹ thuật Viettel trong đất liền để xử lý. Được cái, các anh trước khi ra đảo nhận nhiệm vụ đều được Viettel tổ chức huấn luyện vận hành, xử lý sự cố trạm rất kỹ. Trong quá trình vận hành, bất kỳ một sự cố nhỏ nhất nào cũng được kịp thời phát hiện, Trung tâm kỹ thuật Viettel KV2 ngay lập tức hỗ trợ xử lý. Thậm chí, có những tình huống phức tạp thì Trung tâm Điều hành tận Hà Nội trực tiếp phối hợp xử lý. Trung úy Nguyễn Hồng Kiên, nguyên phụ trách thông tin đảo Đá Đông cứ tấm tắc mãi, phải nói Viettel hay thật, chỉ cần một card bị mất tín hiệu, hay đường truyền dẫn có suy hao là lập tức các anh ở trong bờ gọi ra ngay để tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn xử lý. Mặt khác, mỗi lần ra bảo dưỡng trạm là các anh Viettel luôn cấp dự trữ cho đảo rất nhiều vật tư thiết bị thay thế nên cũng đảm bảo để anh em giữ sóng liên tục an toàn. Để giữ sóng di động trên đảo cách đất liền mấy trăm hải lý, duy trì nguồn điện cho trạm mới là điều khiến anh em thông tin đau đầu nhất. Điện ở đảo chỉ có từ máy phát điện và hệ thống pin năng lượng mặt trời. Máy phát điện mỗi ngày chạy 16 tiếng. Còn lại là dùng acqui. Về lý thuyết thì như vậy là đủ dùng. Nhưng thực tế, việc vận hành đều đặn như vậy khiến acqui rất mau xuống dung lượng. Phòng máy trạm BTS trên đảo Trường sa lớn
  • 16. 15 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 VVIETTELGENE Có khi chạy chưa đến 50% thời gian quy định đã sụt nguồn, gây cảnh báo và các anh ở KV2 lại điện ra đề nghị chạy máy bổ sung nguồn. Nhưng ngặt nỗi dầu đã được cấp theo kế hoạch cả năm, chạy nữa là hụt lượng dự phòng bắt buộc. Muốn dự trữ nhiều hơn cũng khó, vì bị hạn chế bởi sức chứa của tàu vận chuyển cũng như khả năng chứa của đảo. Pin mặt trời cũng có hạn chế là hết nắng là hết điện… Để giải quyết phần nào, đến năm 2012 vừa rồi, Viettel đã đầu tư cấp bổ sung cho toàn quần đảo tới 30 tấn bình acqui, đủ cho mỗi trạm 3 bộ đủ chạy song song, vừa có dự phòng nên chất lượng tăng lên hẳn. Đại úy Lê Văn Hoài, vừa từ đảo chìm Núi Le trở về cứ nhắc mãi kỷ niệm trạm Viettel được dựng lên tại đây. Trước vốn đảo phải dùng ké sóng từ Đảo Tốc Tan nên chất lượng không tốt. Mặt khác, đây cũng là một ngư trường và là nơi trú bão rất được ngư dân ưa thích. Có lúc khoảng 5-6 chục chiếc tàu đánh cá cùng neo tại đây rất nhộn nhịp. Ai ai cũng lăm lăm cái điện thoại để gọi. Thế là nghẽn sóng. Năm 2012, một đoàn 15 cán bộ của Viettel đổ bộ lên đảo lắp trạm. Cả đảo gác công việc tham gia cùng anh em. Khó khăn nhất là lúc vận chuyển chiếc máy phát điện nặng tới 600kg từ tàu vào xuống bè, rồi lại từ bè lên đảo. Tất cả phải bằng sức người trong điều kiện sóng gió cấp 5, cấp 6. Mất đúng 1 ngày, 8 người Viettel cùng với mấy chục cán bộ chiến sỹ của đảo ngâm mình dưới nước biển, vần ngược xuôi rất nhiều cách mới đưa được máy lên đúng vị trí đã định. Đến lúc đó chiến sỹ khẩu đội trưởng pháo 12 ly 7 mới biết mình bị sóng đánh va vào máy rách toạc cả ống chân. Chưa hết, chiếc cột 6 đốt mới lắp đến cột thứ 3 thì có anh lính đảo đã không chịu được vì ngợp gió.. Cả nhóm Viettel làm việc liên tục hầu như không nghỉ. Lính đảo thương quá nấu cháo gà để bồi dưỡng mà cũng không kịp ăn. Thời gian chỉ cho phép đúng 2 ngày khi tàu quay lại đón là phải phát sóng xong Nói về sức làm việc của mấy anh em Viettel, Nguyễn Hồng Kiên cũng lắc đầu quầy quậy khi nhớ đến anh Tuấn được cử ra đảo Đá Đông để sửa truyền dẫn. Thức trắng 2 ngày đêm, làm việc liên tục không nghỉ, ăn thì rất nhanh… như anh đấy thì lính chuyên nghiệp như em cũng không theo được. Đến khi tàu đón đến giờ khởi hành, tàu hú còi giục ra vẫn nhất định không, phải có sóng mới ra tàu. Đến lúc xong thì đảo phải điều xuồng CQ chở đuổi theo tàu để về đất liền… Sóng di động ở Trường Sa có đã là rất quý, không những vậy còn ngày một rộng hơn, tốt hơn. Trung tá Trịnh Văn Tuấn khiêm tốn bảo, anh em chúng tôi có trách nhiệm với trạm là đương nhiên. Trạm hoạt động là vì chúng tôi mà. Nếu không có một quyết tâm cao độ và kiên trì như lính chiến thực thụ của Viettel, chắc chắn sóng di động sẽ chẳng ra được đến đây đâu…
  • 17. 16THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL Trung uý Nguyễn Hồng Kiên: Thật khâm phục tinh thần làm việc của anh em Viettel
  • 18. 17 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 BBINHPHÁP “ĐÍNH KÈM” sự chân thành vào mỗi việc mình làm “Hãy đính kèm sự chân thành vào mỗi việc mình làm” là câu mà anh Tuấn, Phó Giám đốc trung tâm bán lẻ, Công ty TM&XNK thường xuyên nói với nhân viên của mình trong các buổi họp chuẩn bị cho khai trương siêu thị mới. Kế hoạch đặt ra là phải khai trương và đưa vào hoạt động 25 siêu thị trong quý 2. Trung tâm và các Chi nhánh đã dồn toàn bộ sức lực để hoàn thành chỉ tiêu này. Xuân Đức
  • 19. 18THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL Phát tờ rơi như mời cưới Cứ mỗi một siêu thị chuẩn bị khai trương, tất cả cán bộ khối phòng ban của Trung tâm bán lẻ đều đến tận huyện hỗ trợ phát tờ rơi thông báo về ngày giờ địa điểm và nội dung các chương trình khuyến mãi. Không giống những cách phát tờ rơi thường thấy như đứng ở các ngã tư, rải dọc các bãi đỗ xe, hay đợi ở các cổng trường phát ào ào cho sinh viên, lần này các nhóm được quán triệt cách phát tờ rơi phải theo kiểu “mời cưới”. Kiểu “mời cưới” ở đây tức là phải “đến tận nơi, đưa tận tay và nói trực tiếp”, phải mặc đồng phục, tươi cười, nói năng lịch sự, lễ phép và quan trọng nhất là phải “đính kèm” sự chân thành của mình vào mỗi tờ rơi được phát. Anh Lê Duy Bách, Phòng Bảo hành, Trung tâm bán lẻ kể: hôm ấy cùng anh em siêu thị đi phát tờ rơi dọc khu chợ ngay trung tâm huyện Ứng Hòa. Lúc đó vào khoảng 9h30 sáng nhưng nắng đã lên bỏng rát, một bà cụ lưng còng khoảng 70 tuổi, tay trái xách làn, tay phải xách một bao tải gì đó khá nặng. Thấy đội của anh Bách mặc áo đồng phục của Viettel, bà tiến lại gần hỏi nhỏ: “Các chú cho bà đi nhờ về nhà được không? Nhà bà xa quá mà không có ai đến đón cả”. Rất nhanh, anh Bách lấy xe chở bà cụ về ngôi làng cách đó chừng vài cây số. Khi xuống xe, bà cụ nói với mấy người hàng xóm gặp trước cửa nhà: “May quá được chú Viettel đèo về, chứ không đến tối tôi cũng chưa đi bộ về đây được”. Cảm động trước lòng tốt của chàng trai trẻ, bà cụ mời anh ở lại ăn cơm trưa. Nhưng anh Bách phải từ chối vì cả đội vẫn đang chờ anh về để tiếp tục công việc. Lúc chuẩn bị ra về, anh Bách xuống xe, đưa hai tay cho cụ một tờ rơi và mời cụ đến tham dự buổi lễ khai trương siêu thị vào ngày hôm sau. Bà hứa sẽ đến và mua hàng. Chẳng có gì để cảm ơn “chú Viettel”, bà cụ bèn xin anh thêm mấy tờ rơi nữa. Buổi chiều hôm ấy, bà đã giúp anh đi thông báo cho cả xóm về việc ngày hôm sau khai trương siêu thị của Viettel. “Chúng tôi mang đến sự chân thành, khách hàng đáp lại chúng tôi bằng sự chân thành khác. Điều đó chính là động lực rất lớn để những nhân viên nữ như tôi vượt qua khó khăn” chị Nguyễn Thị Thu, bộ phận Chăm sóc khách hàng của Trung tâm bán lẻ chia sẻ. Trước khi siêu thị huyện Vụ Bản - Nam Định khai trương, chị cùng anh em ở siêu thị đã tỏa ra các nhà hàng xóm xung quanh để mời tham gia buổi khai trương và xin phép được “làm phiền” trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện. Thấy những cô gái Viettel bé nhỏ ngoan ngoãn lễ phép, người dân trong tổ dân phố không chỉ ủng hộ hết mình, mà sau đó họ còn góp tiền mua một lẵng hoa lớn tặng mừng cho siêu thị. Hạnh phúc bắt nguồn từ sự chân thành “6 giờ sáng, đã có người đứng đợi sẵn ở cửa siêu thị, 8 giờ sáng, khách đã xếp hàng chật kín cả cửa ra vào” Đối với người Viettel, gửi tờ rơi đến khách hàng phải trân trọng như đi mời cưới
  • 20. 19 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 BBINHPHÁP chị Vũ Hồng Nhung, bộ phận Marketing của Trung tâm bán lẻ, một trong những người hỗ trợ từ đầu cho siêu thị Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội kể lại cho tôi về ngày khai trương đặc biệt ấy. Chị Nhung đảm nhận nhiệm vụ làm MC cho chương trình. Khách đông đến mức bên trong siêu thị chỉ chứa được một phần nhỏ, mọi người đứng tràn hết ra cả vỉa hè. Vừa mới bắt đầu được vài phút, trời bỗng đổ mưa. Hoang mang chưa biết phải xử lý như thế nào, chỉ lo khách về hết thì hỏng cả chương trình, chị đứng nép vào phía gốc cây trước cửa siêu thị. Hai anh bảo vệ cũng nhường hết hai cái ô cho khách đứng. Kì lạ ở chỗ, lượng khách đến tham gia càng ngày càng đông, nhiều người vẫn đứng xếp thành hàng mặc kệ trời mưa. “Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưng khách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòng Kinh doanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phía sau. Rồi anh lấy chính chiếc áo mưa duy nhất của mình tặng cho một người phụ nữ đứng cạnh. Thấy vậy, anh em trong siêu thị liền tập hợp toàn bộ áo mưa và ô của mình tặng hết cho số khách hàng đang đứng dưới mưa. Số lượng người càng ngày càng đông, anh em tự góp tiền rồi cử một người chạy đi gom hết áo mưa của các cửa hàng gần đó về tặng dù khách có mua hàng hay chỉ đến xem. Vừa nhận áo mưa từ chị Nhung, nữ khách hàng cười tươi tâm đắc: “Chưa bao giờ đi mua hàng mà tôi được đối xử tốt đến như vậy”. Chắc hẳn chị Hạnh Lê (nhân viên Trung tâm bán lẻ) sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh của hai cụ già trong ngày cuối cùng của đợt khai trương tại siêu thị huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Đến siêu thị từ sớm để tham gia bốc thăm may mắn mua điện thoại giá rẻ, hai cụ già tuổi chừng thất thập buồn rầu ngồi sụp xuống ghế khi biết mình bốc vào hai lá thăm 140 nghìn đồng chứ không phải lá thăm 99 nghìn đồng. Móc trong cạp quần ra một chiếc túi vải nhỏ cũ kĩ, hai cụ chỉ còn đúng 200 nghìn đồng, vừa đủ mua 2 chiếc với giá 99 nghìn đồng. Mong ước của hai cụ là mua được hai chiếc điện thoại để khi nào lạc đường không tìm thấy nhau còn gọi cho nhau được. Để ý hai cụ già từ sáng sớm với vẻ mặt háo hức, rồi bây giờ hai cụ chỉ nhìn nhau thở dài, chị Hạnh Lê không phải mất một giây suy nghĩ rút trong ví của mình ra 100 nghìn đồng và nói: “Cháu xin tặng hai bác 100 nghìn đồng, cộng với số tiền trong túi và hai lá thăm 140 nghìn đồng, hai bác có thể mua ngay hai chiếc điện thoại ạ”. Ngỡ ngàng trước hành động của cô gái bé nhỏ mặc áo đồng phục bán hàng của Viettel, hai cụ cầm lấy số tiền, vừa mừng vui, vừa cảm động. Chị Hạnh Lê tươi cười với hai cụ rồi lại tiếp tục quay lại với công việc của mình. Cảm động trước tấm lòng của cô gái Viettel, hai cụ lại gần vỗ vai và dúi vào tay chị hai hộp sữa tươi vẫn còn buộc kín trong túi nilon: “Cảm ơn cháu vì đây là lần đầu tiên hai bác có điện thoại đùng, chẳng có gì nhiều nhưng cháu không được từ chối nhé, uống vào cho có thêm sức để làm việc cháu ạ!” Cầm trên tay hai hộp sữa, nhìn hai cụ vui tươi với hai chiếc điện thoại, chị cảm nhận được hạnh phúc đang ở ngay bên trong chính mình, và chị biết rõ: hạnh phúc quý giá ấy bắt nguồn từ sự chân thành. Tổng kết đến hết Quý 2, Trung tâm đã vượt chỉ tiêu thêm 01 siêu thị. Tổng số siêu thị được khai trương và đi vào hoạt động kinh doanh đã là 26. Đặc biệt hơn, sau 3 ngày diễn ra khai trương, tất cả 26 siêu thị đều vượt chỉ tiêu về doanh thu. Nhiều Siêu thị trung tâm như ở Trường Trinh, TP HCM đạt mức doanh thu lên đến 2 tỉ đồng, Đặc biệt, những siêu thị cấp huyện như ở Chúc Sơn đã thu được về số tiền lên đến 1,2 tỷ đồng, nhiều gấp đôi chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm đề ra. Không chỉ ở Chúc Sơn, Các siêu thị khác như ở Yên Lạc - Vĩnh Phúc, ở Kì Anh - Hà Tĩnh hay ở Uông Bí - Quảng Ninh… đều đạt được mức doanh thu tương tự. Kết thúc chương trình hỗ trợ khai trương siêu thị, những cán bộ phòng ban như chị Nhung, chị Hạnh Lê, anh Tùng… đều đã rút ra được những kinh nghiệm, trải nghiệm cho riêng mình. Nhưng trên hết tất cả, việc “đính kèm sự chân thành vào mọi việc mình làm” đã trở thành kim chỉ nam cho chính họ trong công việc cũng như trong cuộc sống. Siêu thị Viettel tluôn đông khách sau ngày khai trương
  • 21. 20THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL PPHÓNGSỰ M ỗi lần ngược biên cương, hình ảnh đẹp nhất đọng lại trong tâm trí mỗi người thường là những cột mốc mang dáng hình cây tre kiêu hãnh, là bóng áo xanh của người lính biên phòng và những dòng sông mang trầm tích xứ sở miệt mài đưa nước về xuôi. Giữa ngàn xanh điệp trùng và mênh mang sương trắng ấy, thật dễ dàng bắt gặp những cột sóng vươn cao trên những rông núi mờ xa. Chúng đã tiếp thêm sức mạnh cho bước tuần tra qua rừng dày sương lạnh, góp phần tạo dựng niềm tin, sự nỗ lực vươn lên cho cộng đồng các dân tộc nơi biên viễn. Những cánh sóng mang dáng hình Tổ quốc ấy đang dần tạo nên một “chủ quyền biên giới” đầy hiệu quả. Kế thừa tư tưởng “biên phòng hảo vị trù phương lược” của cha ông, những người lính biên phòng qua 55 năm gắn bó với đồng bào biên ải, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã đặt những viên gạch vô hình xây dựng nên phòng tuyến biên giới giữa lòng dân. Gây dựng nên những phòng trào toàn dân bảo vệ đường biên cột mốc, bảo vệ an ninh xóm bản… Nhất quán với quan điểm “yêu nhau thì rào dậu cho kín”, công tác tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam và các quốc gia láng giếng đã đang gần cán đích… Và con đường mang dáng hình đất nước, chạy từ địa đầu Móng Cái đến nơi cuối trời Tây Nam Bộ Hà Tiên đang mỗi ngày một dài hơn, mang lại lợi ích to lớn về quốc phòng cũng như mở ra những cơ hội hội nhập và phát triển cho những xã nằm tại những vùng lõm mà đường tỉnh lộ, huyện lộ chưa thể với tới… Trong tất cả những hoạch định lớn lao ấy, không thể phủ nhận được sự đóng góp lặng thầm của những đồng đội làm nhiệm vụ viễn thông. Ở đâu có đồn biên TỔ QUỐC Những cột sóng mang hình Vân Anh
  • 22. 21 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 phòng, nơi đó có trạm thu phát tín hiệu. Nơi nào đường tuần tra biên giới vươn tới, không lâu sau sẽ có sự tiếp bước của những người lính Viettel để đưa biên cương gần lại thêm nhờ thông tin liên lạc. Hẳn đã phải có rất nhiều cân nhắc và bàn cãi giữa việc đầu tư những trạm phát sóng có khả năng phục vụ trên 2.000 thuê bao mà khoản đầu tư kinh phí thường cao gấp 3 lần ở đồng bằng chỉ để duy trì hoạt động cho vài trăm thuê bao có mức tăng trưởng thấp. Và rồi xuất phát từ trách nhiệm trước đất nước và dân tộc, từ quan niệm nhân văn, người nghèo có thế mạnh của riêng mình. Đó là động lực vươn lên rất mạnh mẽ. Họ cần cơ hội. Đầu tư vào những khu vực còn nhiều khó khăn là trao cho người nghèo cơ hội để vươn lên… 775 trạm phát sóng thông tin di động vùng biên với tổng kinh phí lên tới 215 tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng cho mục đích phủ sóng khẳng định chủ quyền, trực tiếp góp phần đảm bảo an ninh biên giới. Thượng tá Đinh Ngọc Ánh – trưởng ban vận động quần chúng Bộ đội Biên phòng Lào Cai vẫn thường nhắc đến khoảng thời gian sát cánh cùng những người lính thông tin Viet- tel mở cung đường biên cương vô hình ấy. Trước năm 2005, đường biên Tây Bắc xa ngút ngàn, có biết bao con đường chạy giữa mênh mang đá núi, vắt ngang lưng trời mà đến với các đồn trạm biên phòng, đến với các bản làng biên giới. “Đường đi khó đâu phải vì ngăn sông cách núi, mà tại bởi lòng người ngại núi e sông” suốt mười năm qua, trên những “thông thiên lộ” đầy gian nan, nguy hiểm ấy đã in dấu chân và thấm đẫm giọt mồ hôi của những người làm nhiệm vụ “cõng sóng lên non”. Mường Khương, Bát Sát, Y Tý, Bản Lầu, A Mú Sung… vạch sóng phủ tới đâu, niềm vui ùa về tới đó. Những đồn trạm tiền phương vốn bao năm xa cách PPHÓNGSỰ
  • 23. 22THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL với hậu phương bởi khoảng cách địa lí nay bỗng trở nên gần gũi biết bao khi có được một cây cầu nối ấm áp tình đồng chí, đồng đội và sự sẻ chia trách nhiệm vì một biên giới bình yên. Mỗi lần đề cập về vấn đề an ninh biên giới trên địa bàn, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông lại kể câu chuyện: “Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc cần có thông tin liên lạc tại các khu vực Bình Tân (điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buồn bán trái phép lâm sản), Nậm Ty ( nhằm phát triển chương trình cây dược liệu của tỉnh), Nậm Khòa (xã đặc biệt khó khăn của tình thường xuyên bị cô lập vì bị sạt lở đường mỗi khi trời mưa)…với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thì ngay lập tức Viettel không ngần ngại nhận trách nhiệm và điều mà chúng tôi bất ngờ là chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, Viettel đã đáp ứng được yêu cầu này” Vấn đề mà chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhắc đến là câu chuyện của năm 2010. Đó là thời điểm mà trên tuyến biên giới Hà Giang vô cùng phức tạp bởi những kẻ manh động, liều lĩnh xông vào các gia đình để bắt cóc phụ nữ, trẻ em. Trước đó, phong trào “chiếc mõ an ninh, chiếc gậy an toàn” tại các xã biên giới đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc duy trì an ninh thôn bản, kêu gọi cộng đồng đoàn kết bài trừ cái xấu, đấu tranh với các loại tội phạm. Song do công tác thông tin liên lạc còn nhiều bất cập do bà con chưa có điện thoại, nên hiệu quả ngăn chặn cũng vì thế mà ít nhiều chưa kịp thời. Từ cái khó của lực lượng vũ trang và sự nguy hiểm đến tính mạng người dân, chi nhánh Viettel Hà Giang đã có sáng kiến phối hợp với BĐBP để cấp phát miễn phí điện thoại cho đại diện người dân. Những trạm phát sóng BTS trở thành những trinh sát đặc nhiệm âm thầm. Những chiếc điện thoại trở thành phương tiện liên lạc thiết yếu cho người dân trong việc giao lưu, buôn bán nông lâm sản và đặc biệt là để thông báo những sự vụ liên quan đến trật tự an toàn của thôn bản cũng như của bản thân cho lực lượng chức năng, giúp cho các anh kịp thời xử lí tình huống, chủ động liên lạc chỉ đạo phương án tác chiến để giải cứu nhiều phụ nữ, trẻ em bị kẻ xấu bắt cóc qua biên giới, nhanh chóng ổn định tình hình địa bàn. Mỗi lần các chiến sĩ biên phòng và công an Hà Giang xuống cơ sở, là mỗi lần nhà trưởng bản tràn ngập tiếng nói tiếng cười của bà con dân bản đến hỏi thăm. Ngày chúng tôi được tham gia chuyến đi xuống cơ sở cùng bộ đội biên phòng cũng không ngoại lệ, chỉ có điều ba vị khách đặc biệt ôm theo những sản vật mộc mạc của núi rừng biên giới đến tặng các anh hôm nay là một ông bố trẻ cùng hai cậu con trai “trứng gà trứng vịt”. Cách đây bốn năm, nhờ có cuộc Chiếc điện thoại di động đã được các chiến sỹ biên phòng trưng dụng thành công cụ hỗ trợ đắc lực mỗi khi đi trinh sát
  • 24. 23 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 gọi kịp thời của trưởng bản mà các chiến sĩ biên phòng quả cảm của đồn Biên phòng Bạch Đích đã kịp thời mật phục dọc đường biên, giải cứu hai cậu bé này trước khi những kẻ thủ ác đưa các em bán sang bên kia biên giới. Anh Thào Nảo Pao – bố của hai cháu nhỏ bị bắt cóc mặc dù khó khăn diễn đạt bằng tiếng Kinh nhưng luôn miệng cảm ơn bộ đội biên phòng và kể đi kể lại câu chuyện “cái điện thoại nó cứu con mình”. Riêng trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn thì chiếc điện thoại di động đã được anh em trưng dụng thành một công cụ hỗ trợ rất đắc dụng trong những đêm mật phục, đón lõng các đối tượng cõng hàng buôn lậu ngay sát đường biên. Giữa đêm biên giới ướt sương, ánh sáng của màn hình di động được cài dưới bụng mỗi trinh sát sẽ là đèn tín hiệu giữa các tổ phục kích, giúp các anh hiệp đồng ăn ý, bắt quả tang đối tượng với đầy đủ vật chứng. Còn ở miền đất hoa ban Sơn La, vùng biên thuộc huyện Mộc Châu luôn được coi là điểm nóng về tình trạng buôn bán ma túy. Những năm trước, địa bàn này mỗi đêm có từ 5 đến 10 toán vận chuyển ma túy, các bản giáp biên hai nước Việt Nam – Lào có tới 70% người dân địa phương bị lôi kéo, tiếp tay hoặc trực tiếp mua bán, vận chuyển ma túy. Xác định rằng, rất nhiều trong số tội phạm kia là những người dân nghèo khó bị lôi kéo nên mục đích của Kế hoạch 1048 là tác động tận gốc đến từng địa bàn, dồn tổng lực để tuyên truyền, vận động cho người dân hai bên biên giới hiểu rõ tác hại của ma túy, hiểu hơn về các hành vi vi phạm luật. Đường dây nóng sử dụng mạng Viettel của chỉ huy các đồn biên phòng được cung cấp cho người dân hai nước. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, gần như 100% người dân biên giới hai nước đã ủng hộ, đồng lòng đứng về phía Bộ đội Biên phòng và cung cấp cho các anh nhiều tin tức có giá trị qua sóng điện thoại. Nhưng thử thách đối với những người lính đứng chân nơi biên viễn vẫn chưa dừng lại. Năm 2011, một số đối tượng đã ráo riết chuẩn bị các kế hoạch thù địch, chống phá Việt Nam, âm mưu chia cắt đồng bào Mông với cộng đồng cả nước. Chúng câu móc, lợi dụng vấn đề dân tộc để lén lút hoạt động, xúi giục bà con tập trung về khu vực biên giới huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cầu nguyện và biểu tình, đòi thành lập Vương quốc Mông. Lời đồn lan xa, đã có biết bao bà con bỏ lại nương rẫy, bản làng để tham gia cuộc bạo động chỉ với niềm tin mông muội vào vào một nhà nước nào đó không tồn tại. Làm thế nào để sớm ổn định tình hình, giúp bà con hiểu rõ những điều bịa đặt mà bọn xấu từng reo rắc ??? Gánh nặng đặt trên vai người lính biên phòng cùng các lực lượng khác đứng chân tại Mường Nhé mỗi ngày mỗi lớn. Những tháng ngày u ám ấy, đã có bao đêm các anh thức trắng với hàng trăm phương án tác chiến được đề ra. Nếu trước đây, họ cầm súng để chiến đấu thì ngày nay, chỉ có thể dùng trí chứ không thể dùng lực. Biết bao mũi mai phục đã được giăng trong các khu rừng già biên giới, các đường mòn lối tắt được dự báo là đường rút của những kẻ kích động. Những chiếc điện thoại đầu số 097, 098 trong tay họ hoạt động hết công suất để liên tục cập nhật mọi biến động của đối tượng và đồng bào, cung cấp các các nguồn tin giá trị cho Bộ chỉ huy để phân tích, xác định đối tượng để chủ động vô hiệu hóa các hoạt động chống phá. Cùng với đó tại khu vực đang diễn ra bạo động, hoàn toàn bị chặn các tần số liên lạc viễn thông các mạng di động, PPHÓNGSỰ
  • 25. 24THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL dần cô lập và phá rã các nhóm bạo động, bắt giữ các đối tượng cốt cán và vận động, thuyết phục những người nhẹ dạ, cả tin quay trở lại với cuộc sống đời thường. Định hướng chiến lược của Vi- ettel “Đưa công nghệ thông tin và viễn thông len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống” cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh. Với đội ngũ và khả năng làm chủ công nghệ của mình, Viettel đang phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng trong việc triển khai hệ thống camera giám sát biên giới. Được giới công nghệ đặt tên là “mắt thần” biên giới, hệ thống này sẽ đảm nhiệm việc tạo ra một mạng lưới quản lý bao trùm toàn bộ các khu vực đường biên quan trọng, trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, có thể bao phủ toàn bộ đường biên giới đất nước, khu vực hải đảo và quần đảo. Các thông tin được cập nhật thường xuyên và chuẩn xác, giúp BĐBP chủ động tác chiến trong mọi tình huống. Dấu ấn của những vùng đất vốn chỉ gợi nên những hình dung xa xôi, lạc hậu ấy đã đọng lại trong lòng những ai đã tới về dáng đứng của những người lính biên phòng thân thiện nơi cửa khẩu hay màu quân hàm xanh lấp lánh giữa lá rừng theo bước chân tuần tra. Và hơn cả là dáng vẻ hồn hậu, dễ mến của đồng bào các dân tộc trên biên giới trong phiên chợ vùng cao. Biên giới không xa xôi, hiểm trở nhờ những cột sóng mang hình tổ quốc. Những cột sóng mang hình Tổ quốc đã tiếp thêm sức mạnh cho bước tuần tra nơi biên viễn
  • 26. 25 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 Dương Minh “Trong những năm ở đảo, có lẽ điều đặc biệt nhất mà mình được chứng kiến chính là việc đảo có sóng Viettel.” Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 957- Vùng D Hải quân, nguyên Trưởng đảo Trường Sa Lớn, Thượng tá Nguyễn Đại Dương nhớ lại như một niềm tự hào vậy. Rồi bằng chất giọng Quảng Trị nằng nặng nhưng sôi nổi anh Dương kể lại… Ngày ấy, tin Viettel sẽ ra lắp trạm phát sóng di động loan ra khiến cả đảo từ cán bộ chỉ huy, đến chiến sỹ, người dân đều rộn hết cả lên. Vậy là sắp chấm dứt cảnh cứ mỗi sáng chủ nhật, mọi người tập trung để đồng chí phụ trách thông tin của đảo gọi tên theo danh sách đã được trưởng đảo phê duyệt… để được gọi điện về nhà qua máy VSAT. Chiến sỹ phải là người có thành tích được khen thưởng trong tháng, còn cán bộ sỹ quan mỗi tháng cũng chỉ được 1 lần gọi về tổ ấm nơi đất liền. Đảo trưởng cũng không được ưu tiên. Mà chất lượng cũng phập phù lắm, tiếng nói thường bị trễ đến mấy giây, hôm nào thời tiết xấu là… nghỉ. Ngày tàu đưa đoàn cán bộ kỹ thuật của Viettel cập đảo, cán bộ chiến sỹ kéo ra đón tận cầu tàu và được cả đảo chiều chuộng như thượng khách. Tất cả những việc nặng đều bị anh em chiến sỹ tranh nhau làm. Mấy chú Viettel chỉ cần tập trung thao tác kỹ thuật PPHÓNGSỰ CÂY CẦU vĩ đại
  • 27. 26THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL để trạm mau phát sóng. Rồi thời điểm tích hợp phát sóng cũng đến. Chiều hôm đó, toàn đảo tập trung. Anh em sỹ quan, chiến sỹ, người dân tụ tập háo hức như có hội. Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương là người thực hiện cuộc gọi đầu tiên về đất liền. Đó là cuộc gọi về Trung tâm Kỹ thuật Viettel Khu vực II thông báo: sóng đã thông, toàn đảo gửi lời cảm ơn Viettel đã kết nối đảo với đất liền. Người nghe máy là một cô gái có giọng ngọt đến giờ có nghe lại anh cũng nhận ra. Sau khi gọi một vòng thông báo cho các thủ trưởng Vùng D Hải quân, anh Dương mới gọi về cho vợ qua điện thoại của hàng xóm. Giờ đảo có sóng rồi, em mua máy điện thoại đi. Từ nay gọi lúc nào cũng được mà. Rồi đảo trưởng quyết định ngả 3 con lợn, cả đảo liên hoan ăn mừng sóng Viettel đã phát… Từ ngày hôm đó, đời sống trên quần đảo đã bước hẳn sang một thời kỳ mới. Không còn cảnh ngóng tàu ra đảo để nhận thư nữa. Bởi chẳng có ai lại gửi thư cho người bất cứ lúc nào cũng nói chuyện trực tiếp được. Mà có gì cần viết thì đã có thư điện tử, gửi nhận tức thì. Không còn cảnh đọc báo cũ đến nửa năm. Bởi báo online được lính ta cập nhật từng phút qua In- ternet trên những chiếc điện thoại thông minh đủ loại. Nên lính đảo từ đó cũng “văn minh” lắm, không bị mắc bệnh “ngố biển” vì mù thông tin nữa… Cũng có thêm những việc chưa từng có. Quý giá nhất có lẽ là Thượng tá Nguyễn Đại Dương: Viettel đã bắc một cây cầu vô hình mà vĩ đại
  • 28. 27 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 những cuộc hội chẩn cấp cứu liên đảo, hay thậm chí giữa đảo với bác sỹ trong bờ bằng điện thoại di động. Nhờ vậy mà đã có rất nhiều trường hợp cán bộ chiến sỹ, và ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển quần đảo được kịp thời cứu sống. Không chỉ cán bộ, chiến sỹ, mà cả ngư dân trên các tàu cá đều biết và có thể gọi cho đảo trưởng bất cứ lúc nào. Khi rảnh rỗi thì hỏi thăm, lúc sự vụ thì nhờ hỗ trợ rất kịp thời. Nhờ vậy mà bà con cũng yên tâm hơn hẳn trong mỗi chuyến ra khơi. Anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày có sóng di động, số lượng tầu thuyền của bà con đánh bắt trên ngư trường Trường Sa đã tăng lên rõ rệt. Với tư cách là một chỉ huy chịu trách nhiệm toàn diện ở hải đảo tiền tiêu, anh Dương cho rằng, điều quan trọng nhất mà sóng di động Viettel đã trực tiếp đóng góp, đó là yếu tố quyết định củng cố tinh thần bộ đội. Nói không hề quá, sóng Viet- tel đã bắc một câu cầu vô hình nhưng thật vĩ đại ... Ở đảo cả 2 thời kỳ như anh Dương mới thật thấm thía hết ý nghĩa của sóng di động nơi bốn bề mênh mông sóng nước. Những ai đã từng mỗi lúc hoàng hôn trùm dần xuống đảo lại ngồi nao nao nhìn về phía đất liền mới thật sự hiểu vì sao lính đảo thường nói, giờ đất liền chỉ còn cách đảo một nút bấm. Niềm vui hay những nỗi âu lo của đời sống không còn phải mong mỏi nhiều tháng trời qua những cánh thư nữa mà được chia sẻ mỗi ngày. Có anh sỹ quan lanh lợi tuy tiếng là ở đảo nhưng hàng ngày chỉ đạo vợ con làm kinh tế gia đình sát sạt rất hiệu quả. Là người đi đảo lâu năm, anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày có sóng di động, cái cảm giác biền biệt xa xôi không còn nữa. Và dường như thời gian cũng trôi nhanh hơn với những người lính đảo, dù rằng cũng như trước kia, thường đã đi đảo là xa đất liền hàng năm trời. Anh Dương nhớ mãi một lần, đang dịp tết Nguyên đán vậy mà thấy Thuận- chiến sỹ bếp trưởng của đảo mặt mũi buồn thiu. Hỏi ra mới biết, mẹ cậu có điều gì đó không hài lòng với con dâu tương lai và đang muốn ly gián lứa đôi đã yêu thương nhau tình sâu nghĩa nặng. Thương quá, anh Dương quyết định ra tay giúp. Thế là sáng mùng 5 Tết, diễn ra một cuộc đàm thoại cả tiếng đồng hồ giữa đảo trưởng và bà mẹ của bếp trưởng tận Hải Hậu, Nam Định. Bằng tất cả sự chân tình của người lính, bằng sự hợp tình hợp lẽ của người chỉ huy, anh Dương đã giữ được người yêu cho chàng sỹ quan trẻ. Giờ thì chàng và nàng đã thành vợ chồng. Ngày anh Dương về nhận công tác trong đất liền, đến thăm thủ trưởng cũ chàng vẫn nói, nhờ có cuộc điện thoại đó mà em giữ được người yêu. Phải ngày trước, một năm chỉ có mấy là thư thì có lẽ… Thế nên, nếu có sự cố, trạm phải dừng phát sóng là bộ đội xót xa lắm… Ôi chao, chưa từng thấy khách hàng nào nói về chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệp bằng một giọng thân thương đến như vậy. Trường Sa chỉ cách đất liền một cái bấm máy PPHÓNGSỰ
  • 29. 28THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL Sau 20 năm quay trở lại với Trường Sa, đại tá quân đội - nhà văn Chu Lai phải thốt lên: “Không xa đâu Trường Sa ơi! Bởi Trường Sa giờ đây đã không còn là "cô đảo", đã xanh tươi đầy sức sống"... Chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng ông về hai chuyến đi cách nhau gần một phần tư thế kỉ để thấy được những đổi thay của đảo Trường Sa… PPHỎNGVẤN 20NĂM SAU, ngày trở lại... Mai Lê "Cô đảo" cô đơn… PV: Ấn tượng chuyến đi đầu tiên ra đảo Trường Sa của nhà văn? Nhà văn Chu Lai: Cách đây 20 năm, Chu Lai khi ấy đang là trung tá, đi chuyến tàu đầu tiên ra Trường Sa mất 4 ngày 3 đêm. Trường Sa ngày đó âm thầm, hiu quạnh, heo hút, không có một ngọn sáng đèn, với những căn nhà chòi xiêu vẹo… Những người lính sống như cái bóng vật vờ. Khi bóng chiều toả xuống, tất cả chìm trong bóng tối. Chỉ còn những con vật lang thang ở trên bãi, mà đảo ngày ấy cũng chỉ có heo, gà và chó thôi. Không có truyền hình ở đảo nên đời sống tinh thần của các chiến sỹ chỉ có được mỗi khi có đoàn nghệ sỹ ra đảo, Nhớ các nghệ sỹ và thèm không khí của những buổi như vậy, , người lính đặt tên cho những con heo, con chó của đảo bằng tên của giới nghệ sĩ. Nào thì con chó "Thanh Hoa", "Thu Hiền", con heo "Hồng Nhung" "Thanh Lam"…
  • 30. 29 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 PPHỎNGVẤN PV: Đảo ngày ấy có vẻ "ma mị" quá, phiêu linh quá. Nhà văn Chu Lai: Có một câu chuyện ám ảnh tôi, ấy là chuyện ba người lính trên giàn DK cao 30m so với mặt nước. Đêm giao thừa, biển mênh mông mù mịt, ba người sợ cô đơn quá, cầm những vật nặng nhất gõ chan chát vào thân giàn, những gõ bao nhiêu thì những tiếng động dồn dập ấy ăn sâu vào lòng bấy nhiêu, khiến họ càng cô đơn. Cho nên, có người lính đứng trên đỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệt đất liền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹ ơi, vợ ơi, con ơi… anh về với bu mày đây", rồi lao từ 30m xuống mặt nước. Không sao cả, anh ta bò lên. Giờ chắc không còn cảnh đó nữa, vì đã có điện thoại, mà lại có 3G vào được internet. Trường Sa ngày đó không những cô đơn về mặt tâm hồn mà còn thiếu thốn về vật chất nữa, điều gì khốc liệt hơn, theo nhà văn? Không có gì khốc liệt bằng sự cô đơn về tâm hồn. 20 năm trước đảo không có phương tiện thông tin, không truyền hình, không điện thoại, không radio… Người lính hoàn toàn cô đơn trên cô đảo. Đảo thì…sáng xanh, trưa xanh, chiều xanh, biển về đêm trong tâm thức người lính cũng mang màu xanh, và sáng dậy thì…lại xanh. Cái màu xanh rờn rợn ma quái như kéo giật tâm hồn con người xuống lòng đại dương bao la, vô định. Cũng có người lính không chịu nổi cảnh ấy, bèn khai bệnh kiết lỵ xin về (bởi đảo ngày ấy không có rau xanh nên bệnh ấy là phổ biến). Nhưng khi được về, người lính ấy lại khóc rống lên. Bởi vì, hoá ra khi đi rồi, mới thấy mảnh đất này lưu dấu nhiều kỉ niệm biết chừng nào. Những kỉ niệm càng khổ đau, càng thiếu thốn, càng cô đơn thì lại càng trở nên nặng lòng và khó tả. Và lại càng yêu đến quặn lòng. Những tưởng bỏ được, rời xa được, nhưng khi được bỏ được rời xa thì lại thấy nặng nợ vô cùng. Cuối cùng anh ta lại xin ở lại. PV: Có phải nỗi cơ đơn chìm trong bóng tối ấy càng khiến nhà văn bị ám ảnh khi nhắc đến Trường Sa của 20 năm đã qua? Nhà văn Chu Lai: Tôi ám ảnh bởi tình người, tình vạn vật ở đảo. Tại cái Pông tông tiền tiêu đó, có ba người lính và thêm một chú heo con. Chú heo bỗng thành vật nuôi trong nhà, thành điểm tựa tinh thần cho con người giữa mịt mù sóng nước, thế rồi bỗng một ngày sóng to bão lớn, thực phẩm không ra được, người đói heo đói nhưng người lại chẳng thể nhẫn tâm ăn thịt heo, lại không đành ngồi nhìn Nhà văn Chu Lai
  • 31. 30THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL heo gầy mòn chết dần. Thế là một nghị quyết chi bộ ba người được hình thành: Quyết định thả heo xuống biển và người bí thư được cử ra làm cái công việc khó nhọc này. Nửa đêm anh dong chú heo ra ngoài vòng quẩn hải lưu, thả tay rồi trở về, cả đêm cả ba đều thao thức không ngủ được. Bất ngờ khi ánh trời hực lên, họ lại thấy chú heo lóp ngóp bơi vào, ướt sũng, mõm kêu khụt khịt, tái ngắt...Sự cô liêu ở đảo làm cho vạn vật gắn kết nhau mạnh mẽ. Nhiều lắm những câu chuyện như thế, miền hoàng hôn màu lá mạ rợn sóng buồn miên man đã lặn sâu khắc khoải vào trong ký ức của tôi. (PV - "Hoàng hôn màu lá mạ" là tác phẩm được nhà văn Chu Lai viết lại sau chuyến đi này). Không xa đâu Trường Sa... PV: Ngày trở lại Trường Sa gần đây, với anh chắc hẳn có nhiều lạ lẫm? Nhà văn Chu Lai: Một ngày cuối năm trở lại, từ trên trực thăng lượn vòng nhìn xuống, tôi ngỡ ngàng không còn nhận ra cái ốc đảo ngày nào trơ trụi một màu bạc phếch ấy nữa. Như đi nhầm, như lạc vào miền cổ tích, như ảo giác không có thật. Xanh mướt, xum xuê, mái ngói tươi đỏ, nhà cửa khang trang, sóng vờn bãi cát, êm ả, thanh bình cứ tưởng chừng mình sắp đáp xuống một khu resort giữa biển rộng cồn cào sóng nước nào đó. Hai mươi năm sau trở lại, Chu Lai đã về hưu rồi! Lạ nhất là đón mình ở sân bay lại có bảy tám tà áo dài. Nó khiến cho mình nhớ ngược lại ngày xưa, cách đây 20 năm, một trong những thiếu thốn ghê gớm nhất của người lính Trường sa là khao khát bóng hình con gái. Khao khát đến nỗi một năm có một đoàn văn công nào đó ra Trường Sa biểu diễn, thì các cô gái văn công buổi chiều đi tắm giặt, phơi phóng ở trên dây và sáng ra tất cả đồ lót đều biến mất. Hoá ra, những người lính Trường Sa cắt nhỏ ra thành những mảnh, như những mảnh tâm hồn, sau đó chia đều cho nhau nhét vào trong gối. Và gối đầu ngủ cho đến sang năm vì mới lại có một tốp văn công nữa ra. Chẳng phàm phu tý nào, bởi họ quá khao khát dáng hình con gái. Khao khát đến cồn cào đến gần như là siêu tưởng. PV: Trường Sa của ngày nay không khác nhiều so với một phường của thành phố Nha Trang. Điều anh ngạc nhiên nhất là gì? Nhà văn Chu Lai: Tiếng quạt gió điện quay vù vù, kêu lạch xạch như quạt tai voi thời bao cấp, bởi vì gió biển, muối biển làm cho quạt gỉ hết nhưng vẫn sản ra điện… Khi mặt trời buông xuống…Tất cả các khu doanh trại, các phòng ốc bỗng sáng bừng. Và kỳ lạ hơn, là những người lính mỗi người cầm một chiếc điện thoại. Sau khi ăn cơm xong,
  • 32. 31 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 PPHỎNGVẤN thay vì phải ngồi đọc báo cho đỡ buồn, thì mỗi anh lính chọn cho mình một góc. “Mẹ ơi... Nghe đài nói ở quê mình đang có áp thấp, mẹ có đau lưng nhiều không?” “Trời trở lạnh, đưa con đi học, em nhớ mặc ấm cho thằng bé nhé. Ngoài này cũng mưa suốt. Càng mưa càng thương mẹ con em...”. “ Em... Anh vẫn khỏe, vui và đếm từng ngày để được về phép gặp lại em…". Có lẽ cũng là lý do đó mà trong đoàn đi của tôi chuyến ấy còn có Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel. Hỏi ra mới biết bộ đội trên đảo đều được trang bị miễn phí loại máy chạy bằng sim Viettel này và chỉ có Viettel mới có sóng bởi sự hiện diện của những cây ăng ten mang nhãn mác Quân đội đang sừng sững đứng ở góc đảo kia. Viettel đó, kéo 600 dặm, gần hơn nghìn cây số của đất liền sát gần với Trường Sa, khiến mình thấy như là xóm này nói chuyện với xóm kia, ấm áp vô cùng. Vậy là Trường Sa không còn là "cô đảo" nữa rồi, đã mang dáng dấp, mang hơi thở của cuộc sống rồi đúng không nhà văn? Những lúc rảnh rỗi, đảo đã có ti vi để xem. Các ca sĩ nổi tiếng, các ngôi sao xuất hiện trên truyền hình. Những con vật Trường Sa năm nay đã được "trả lại tên cho em" là con Đốm, con Vện, con heo… chứ không còn mang tên của cô ca sĩ nào đó nữa. Đặc biệt nhất ấy là tiếng trẻ thơ khóc ban đêm. Âm thanh ấy là thanh âm của tâm hồn, của cuộc sống. Buổi sáng ra có tiếng trẻ học ê a ở trong nhà trường. Lạ lắm. PV: Nghe anh nói vậy em thấy Trường Sa trở nên gần gũi quá? Nhà văn Chu Lai: Trong hoàng hôn ngày cuối năm, gặp một lính đảo trẻ, tôi đem băn khoăn của mình hỏi cậu ta: " Cả đất liền đang hướng về Trường Sa với nhiều nỗi lo lắng mơ hồ, còn tại đây cháu có sợ không?". Và được nghe một câu trả lời bình thản đến bất ngờ: “Lo lắng gì thủ trưởng. Tụi con ở đây là cứ khỏe re, chả sợ gì cả, làm sao phải sợ khi đất của mình mình đứng, cả nước lại đang ở phía sau chúng con, ai dám động đến mà có động cũng chả được”. Trường Sa đang sống trong sự che chở, sự ấm áp của cả Tổ quốc, thế nên tạo nên một dáng đứng bình thản của người lính hôm nay như thế… PV: Em mong một ngày được đến với Trường Sa để trải nghiệm và cảm nhận tinh thần ấy. Trường Sa không còn là cô đảo cô đơn
  • 33. 32THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL PPHỎNGVẤN ĐƯỜNG TRỤCnghĩa tình Tính đến thời điểm này, Viettel đã xây dựng và khai thác 6 đường trục cáp quang Bắc – Nam. Đường trục cáp quang 1A chạy dọc theo đường dây 500KV mạch 1; đường trục 1B chôn dọc theo đường sắt; đường trục 2B treo dọc trên cột thông tin tín hiệu đường sắt; đường trục 1C chạy theo đường 35 KV; đường trục 1D chạy theo đường Hồ Chí Minh và đường trục mới tiếp nhận từ EVN Telecom cũng chạy trên đường 500KV mạch 2. Sáu đường trục song song, vu hồi cho nhau, tạo nên thế vững chắc cho mạng lưới viễn thông của Viettel. Nhưng, đường trục tạo nên tiền đề phát triển cho Viettel chính là 1A - khối tài sản lớn đầu tiên do BTLTTLL giao quản lý, điều hành. Sau hơn 10 năm đưa vào khai thác, Viettel đã làm tăng dung lượng của đường trục lên hàng chục lần và mới đây đã chuyển giao quyền sử dụng lại cho cái nôi phát triển của mình – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc. PV Nội san đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Trần Khoa – Phó Phòng Tác chiến – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc (BTL). Hà Thành
  • 34. 33 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 PV: Với tư cách là người tham gia vào quá trình xây dựng đường trục 1A cho đến nay, đồng chí đánh giá về vai trò của đường trục này đối với thông tin liên lạc của quân đội như thế nào? Thượng tá Trần Khoa: Đây là đường trục đầu tiên của Bộ Quốc phòng, do đó, ngay khi có chủ trương triển khai tuyến đường trục này, Tư lệnh của Binh chủng khi đó là đồng chí Hồ Tri Liêm đã trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành và xây dựng đường trục. Tôi còn nhớ, lúc ấy, để xin được giấy phép xây dựng, đồng chí Hồ Tri Liêm còn túc trực ngay bên ngoài phòng bệnh của Chủ tịch nước là bác Lê Đức Anh. Sau đó thì hàng ngày, xuống giao ban, điều hành trực tiếp tại Viettel để triển khai dự án. PV: Vâng, tôi cũng được nghe kể lại, Tư lệnh Hồ Tri Liêm còn nói với các đồng chí của mình khi đi làm đường trục “nếu không thành công, anh em mình chỉ có nước lên rừng làm phỉ”. Điều đó cho thấy quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo BTL rất cao và vai trò, ý nghĩa của đường trục này rất lớn. Nhưng, khi ấy điều kiện kinh tế của chúng ta còn hạn chế và kinh nghiệm chưa có nhiều, vậy công nghệ mà chúng ta sử dụng cho đường trục được đánh giá như thế nào? Thượng tá Trần Khoa: Tôi không tham gia trực tiếp vào công đoạn này thì không nắm rõ nhưng tôi biết rằng, chúng ta đã chọn công nghệ tốt nhất thời điểm đó, công nghệ SDM 16 và mua của đối tác nhiều kinh nghiệm từ Israel. Trên tuyến, nhiều nhà trạm khi đó không có điện lưới, chúng ta còn sử dụng năng lượng từ pin mặt trời để đảm bảo duy trì nhà trạm. Sau này, khi Viettel xây dựng các đường trục tiếp theo, tôi được biết các bạn cũng lựa chọn những công nghệ tốt nhất hiện nay, đó là DWDM. PV: Hình như đồng chí đã có dịp đi dọc tuyến cáp này, đồng chí có kỷ niệm gì đáng nhớ không? Thượng tá Trần Khoa: Năm 98 đường trục được đưa vào sử dụng thì đến năm 99 xảy ra một trận bão lụt rất lớn ở Huế. Khi ấy, đường trục đã phát huy hiệu quả tối đa. Bộ Quốc phòng luôn nắm được thông tin từ Huế để điều hành công tác chống lũ và bảo vệ an toàn cho nhân dân. Tôi chưa có dịp đi hết 19 trạm của tuyến đường trục 1A, nhưng cũng đi được khoảng 2/3 trong số đó. Hầu hết các trạm này đều nằm ở những nơi hoang vu, điển hình như trạm Q12, nằm lưng chừng đèo, nếu đi không cẩn thận có thể trượt chân rơi xuống vực, hay như trạm Q18, nằm giữa rừng cao su, mà bạn biết đấy, mủ cao su rất độc, số còn lại, đa số nằm gần các nghĩa trang liệt sỹ nên đôi khi có những câu chuyện thuộc về tâm linh rất khó lý giải. Nhưng hầu hết các chiến sỹ bám trụ tại các nhà trạm này đều tìm cách vượt qua khó khăn. Ngoài việc thường xuyên đi dọc tuyến cáp để quản lý thì các đồng chí còn phải tự tăng gia sản xuất để bổ sung thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Thế mới thấy được sự vất vả của những người xây dựng tuyến cáp này năm xưa. PV: Khi được bàn giao về BTL, các đồng chí đánh giá đường trục có đủ để đáp ứng các nhu cầu của BTL hay không? Thượng tá Trần Khoa: Đường trục này được thiết kế cho nhu cầu sử dụng của Quân đội tới năm 2018 và bây giờ khẳng định là tầm nhìn đó của những người thiết kế ban đầu hoàn toàn đúng đắn. Đó là chưa kể đường trục này còn có thể nâng cấp cấu hình lên gấp nhiều lần khả năng hiện có để đảm bảo truyền dẫn cho quân sự. Ngoài ra, cho đến thời điểm này, đây là đường trục có hệ số an toàn cao nhất. Còn nhớ đợt lũ năm 2011 tại Miền Trung, các đường trục khác đứt PPHỎNGVẤN
  • 35. 34THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL hết, 1A được trưng dụng để vu hồi cho các tuyến bị đứt và đã làm rất tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin của mình. PV: Với việc có riêng 1 đường trục, công tác thông tin liên lạc, tác chiến của Quân đội có gì đổi mới không thưa đồng chí? Thượng tá Trần Khoa: Có rất nhiều cái mới. Nếu trước kia, chúng ta phải đánh tín hiệu bằng rơ mooc, tịch tịch tà, thì bây giờ, chúng ta có thể gọi điện thoại trực tiếp rất nhanh và thuận tiện. Nếu trước kia, cả đại đội mới có 1 máy điện thoại thì bây giờ mỗi đại đội có 1 tổng đài. Nhiều ứng dụng mới được phát triển dựa trên đường trục này. Ví dụ như Viettel vừa lắp cho BQP một hệ thống cầu truyền hình giao ban xa 300 điểm, tiết kiệm được rất nhiều tiền. Ngay như với BTL thì ngày nào chúng tôi cũng tổ chức giao ban ngày qua hệ thống cầu truyền hình của riêng mình. PV: Là một cán bộ, nhân viên của Viettel, khi nghe các thông tin mà đồng chí cung cấp, cá nhân tôi cảm thấy rất tự hào vì đã đóng góp một phần nhỏ làm hiện đại hóa công tác thông tin liên lạc trong Quân đội. Trân trọng cảm ơn đồng chí về cuộc nói chuyện này. Viettel đã đóng góp một phần hiện đại hoá công tác thông tin liên lạc trong Quân đội
  • 36. 35 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013 CCÂUCHUYỆNTHƯƠNGHIỆU không chỉ biết làm nông nghiệp Nam Anh ghi chép Đó là lời khẳng định của Madam Safura, Ủy viên trung ương Đảng cầm quyền Frelimo – Mozambique, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Movitel. Nếu như trước đây, người dân Mozambique biết đến Việt Nam qua sách lịch sử để hiểu về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, về vị chủ tịch nước vĩ đại Hồ Chí Minh, về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau này, họ lại biết đến Việt Nam qua các chuyên gia y tế, nông nghiệp. Còn bây giờ, nói đến Việt Nam là nói đến Movitel. Ai đã từng đặt chân lên đất nước Mozambique 2 năm trở lại đây, hình ảnh quen thuộc và không dễ gì quên được là người dân Mozambique với ngón tay cái giơ lên, miệng thì hô to “Movitel – Việt Nam”. Và câu chuyện của Madam Safura phần nào lý giải điều đó. Người Việt Nam Những chuyên gia viễn thông Việt Nam đã giúp Mozambique ghi tên trên bản đồ viễn thông thế giới