SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
Download to read offline
ĐỀ THI HỌC PHẦN I LỚP CÔNG CHỨNG
Đề thi số 1
Từng là công chứng viên của Phòng công chứng số 1 tỉnh H, nay ông Hoàng Đình Hải
muốn được bổ nhiệm công chứng viên để được quay lại hành nghề công chứng viên.
Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết ông Hải có đủ điều kiện được bổ nhiệm lại công
chứng viên hay không? Tại sao (1,5 điểm)
Câu hỏi 2: Với giả định ông Hải đủ điều kiện được bổ nhiệm lại, anh (chị) hãy hướng
dẫn ông Hải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên mà pháp luật quy định?
(2 điểm)
Tình tiết bổ sung
Bạn của ông Hải cho rằng: do sau khi làm công chứng viên của Phòng công chứng số 1
tỉnh H, ông Hải đã có thời gian làm Chủ tịch huyện K của tỉnh H, bởi vậy, để được bổ nhiệm
công chứng viên ông Hải cần phải có văn bản đồng ý của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H
trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên của mình.
Câu hỏi 3: Anh (chị) có đồng ý với ý kiến mà người bạn ông Hải đưa ra trong tình
huống trên hay không? Tại sao? (1 điểm)
Tình tiết bổ sung
Sau khi được bổ nhiệm lại công chứng viên theo đúng luật định, ông Hải xin vào làm
công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn
Thuận. Tại đây, ông Hải có tiếp nhận giải quyết yêu cầu công chứng di chúc của bà Nguyễn
Thị Lý. Do chưa hiểu rõ về nghề công chứng, nên bà Lý có đề nghị ông Hải hướng dẫn để
mình hiều rõ về khái niệm công chứng.
Câu hỏi 4: Là công chứng viên Hải, anh (chị) hãy đáp ứng yêu cầu của bà Lý trong
tình huống trên? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Hướng dẫn bà Lý, ông Hải đã cho bà Lý biết:
- Khi người yêu cầu công chứng không cung cấp các thông tin tài, tài liệu mà công
chứng viên cần thì công chứng viên sẽ từ chối từ chối yêu cầu công chứng;
- Theo quy định của pháp luật thì khi hành nghề công chứng, công chứng viên đã mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Để trở thành văn bản công chứng thì hợp đồng giao dịch bắt buộc phải có chữ ký của
người yêu cầu công chứng.
Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của những nội dung mà công chứng
viên Hải hướng dẫn bà Lý trong tình huống trên? (2,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Ngoài những nội dung trên thì công chứng viên Hải còn cho bà Lý biết: “Công chứng
viên có quyền thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi
người yêu cầu. Được công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở thì người yêu
cầu công chứng phải thanh toán cho công chứng viên phí công chứng ngoài trụ sở”.
Câu hỏi 6. Anh (chị) cho biết, nội dung hướng dẫn của công chứng viên Hải trong tình
huống trên có phù hợp với quy định của pháp luật? Tại sao (1,5 điểm)
Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật;
Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại
và các phương tiện thông tin liên lạc khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Ông Hải có đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên không?
Ông Hải đã từng là Công chứng viên và hiện tại muốn được bổ nhiệm để được quay lại
hành nghề công chứng viên, do đó, cần phải xem xét quy định về Bổ nhiệm lại công chứng
viên.
Điều 16 Luật công chứng 2014 quy định về Bổ nhiệm lại công chứng viên như sau:
“1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của
Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật
này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên
quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong
hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ
cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì
không được bổ nhiệm lại công chứng viên ….”
Do đó, cần phải xem xét ông Hải đã miễn nhiệm công chứng viên thuộc trường hợp
nào, từ đó sẽ xem xét xem ông Hải có đủ điều kiện bổ nhiệm lại Công chứng viên hay không?
* Trường hợp 1: Ông Hải bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật công
chứng 2014 thì khi muốn bổ nhiệm lại công chứng viên cần đáp ứng điều kiện theo quy định
tại Điều 8 Luật công chứng 2014.
Theo đó, điều kiện tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên bao gồm những tiêu chuẩn
sau:
(1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phẩm chất đạo đức tốt;
(2) Có bằng cử nhân luật;
(3) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã
có bằng cử nhân luật;
(4) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề
công chứng theo quy định của Luật Công chứng;
(5) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
(6) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên có quyền nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng
viên đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Như vây, nếu ông Hải nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ được bổ nhiệm làm
công chứng viên để tiếp tục hành nghề công chứng.
* Trường hợp 2: Nếu ông Hải bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật
công chứng 2014 thì khi muốn được bổ nhiệm lại, bên cạnh việc đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định tại Điều 8 nêu trên thì phải đáp ứng được cả lý do mà ông Hải bị miễn nhiệm
không còn. Khi đó, ông Hải mới đủ điều kiện để bổ nhiệm lại công chứng viên.
Còn nếu như ông Hải bị miễn nhiệm theo khoản 3 Điêu 15 Luật công chứng 2014 thì thì
ông Hải sẽ không được bổ nhiệm lại.
=> Như vậy, ông Hải nếu đáp ứng được các điều kiện của từng trường hợp nêu
trên thì sẽ được bổ nhiệm làm công chứng viên để tiếp tục hành nghề công chứng. Còn
nếu không đáp ứng được thì sẽ không đủ điều kiện để bổ nhiệm.
Câu 2: Với giả định ông Hải đủ điều kiện được bổ nhiệm lại, anh (chị) hãy hướng dẫn
ông Hải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên mà pháp luật quy định?
Tại khoản 4 Điều 16 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công
chứng viên như sau:
“4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của
Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy
định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
đ) Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này.”
Như vây, theo quy định nêu trên, có thể thấy:
* Thứ nhất, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Hải gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy
định;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp bị miễn
nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật công chứng 2014.
* Thứ hai, thủ tục bổ nhiệm lại ông Hải cần thực hiện theo các bước sau:
- Ông Hải cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ bổ nhiệm lại đầy đủ các giấy tờ nêu trên, sau
đó có thể trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký
tập sự hành nghề công chứng.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư
pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị
thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng
viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi
cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
Câu 3:
Như đã phân tích ở trên, nếu trước đây ông Hải từng có thời gian làm chủ tịch huyện K
của tỉnh H thì ông Hải thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
15 Luật công chứng 2014. Do đó, để được bổ nhiệm lại, ông Hải cần đáp ứng đủ các điều kiện
như đã phân tích tại câu 2 nêu trên.
Như vậy, theo quy định Luật công chứng 2014 thì để được bổ nhiệm lại công chứng
viên, thì ông Hải phải cung cấp được Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm
không còn, tức là giấy tờ chứng minh chứng minh ông Hải đã thôi giữ chức vụ chủ tịch huyện
K của tỉnh H.
Mà theo quy định, để chứng minh ông Hải không còn giữ chức vụ chỉ cần có quyết định
đã thôi giữ chức vụ, không cần phải có sự đồng ý của chủ tịch huyện K, tỉnh H.
 Như vậy, ý kiến của bạn ông Hải là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu trước đây ông Hải từng có thời gian làm Chủ tịch huyện K của tỉnh H. Thì
ông Hải chỉ cần có quyết định cho thôi giữ quyền Chủ tịch huyện K của tỉnh H,
chứ không cần phải có sự đồng ý của Chủ tịch huyện K của tỉnh H.
Câu 4:
Do chưa hiểu rõ nghề công chứng nên bà Lý có nhờ ông Hải giải thích giúp bà hiểu rõ
hơn về khái niệm công chứng.
Tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng quy định như sau:
“1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng
nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi
là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch
giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
(sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Như vậy, khi mà cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng hoặc theo quy định
phải công chứng văn bản thì:
- Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì công chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm
về tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đã ký.
- Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản
dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
Đối với yêu cầu công chứng di chúc của bà Nguyễn Thị Lý, thì có thể thấy di chúc là
loại Văn bản được yêu càu công chứng theo yêu cầu. Khi di chúc của bà Lý được ông Hải
thực hiện thủ tục công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định thì di chúc đã được bảo đảm
về tính xác thực và hợp pháp.
Di chúc đã đượcc công chứng thì giá trị pháp lý cũng được bảo đảm. Di chúc của bà
Nguyễn Thị Lý sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Di chúc được công chứng có
giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không
phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Câu 5: Đánh giá tính hợp pháp của những nội dung mà Công chứng viên Hải hướng
dẫn bà Lý.
1. Khi người yêu cầu công chứng không cung cấp các thông tin tài, tài liệu mà công
chứng viên cần thì công chứng viên sẽ từ chối từ chối yêu cầu công chứng
Nội dung mà công chứng viên Hải hướng dẫn trên chưa thực sự phù hợp với quy định
với quy định của luật công chứng.
Tại khoản 5 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề
chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về
năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc
yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.”
Như vậy, trong trường hợp mà công chứng viên nhận thấy hồ sơ yêu cầu công chứng
chưa rõ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhất định thì công chứng viên có quyền yêu cầu người yêu
cầu công chứng làm rõ. Trường hợp mà người yêu cầu công chứng không tự mình làm rõ
được thì có thể đề nghị công chứng viên thực hiện việc xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Khi mà không làm rõ được (người yêu cầu công chứng không làm rõ, không đề nghị
công chứng viên xác minh, giám định) thì khi đó, công chứng viên mới có quyền từ chối công
chứng.
2. Theo quy định của pháp luật thì khi hành nghề công chứng, công chứng viên đã
mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Nội dung mà công chứng viên Hải nêu trên là không đúng với quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng như sau:
“Điều 19. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã
hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công
chứng viên của tổ chức mình.
2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực
hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng
được đăng ký hành nghề.”
Theo quy của pháp luật, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm mua bảo hiểm
nghể nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được thực hiện chậm nhất là 60
ngày, được tính từ ngày công chứng viên được đăng ký hành nghề.
Như vậy, theo quy định trên, thì thời điểm công chứng viên hành nghề chưa bắt buộc đã
phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà có thười gian là 60 ngày để thực hiện trách
nhiệm đó.
3. Để trở thành văn bản công chứng thì hợp đồng giao dịch bắt buộc phải có chữ
ký của người yêu cầu công chứng.
Đây cũng là một nhận định chưa chuẩn xác của công chứng viên Hải. Điều 48 Luật
công chứng 2014 quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:
“Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp
đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký
trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký
mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng,
người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm
chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải;
nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp
không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc
điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau
đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể thấy việc điểm chỉ sẽ được thay thế cho việc ký
công chứng trong những trường hợp nhất định hoặc việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời
với việc ký công chứng.
Do đó, việc nhận định văn bản công chứng phải bắt buộc có chữ ký của người yêu cầu
công chứng là không phù hợp. Trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được thì
người yêu cầu công chứng sẽ thực hiện việc điểm chỉ thay cho việc ký mà vẫn đảm bảo việc
phù hợp với quy định pháp luật.
Câu 6. Nội dung hướng dẫn của công chứng viên Hải chưa thực sự phù hợp với quy
định của pháp luật.
* Thứ nhất, về việc ký ngoài trụ sở văn phòng công chứng:
Tại Điều 44 Luật công chứng quy định như sau:
“Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng,
trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được,
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác
không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”
Theo quy định của pháp luật có thể nhận định như sau:
- Việc công chứng phải được thực hiện tại tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng,
trừ một số trường hợp nhất định. Việc quy định này nhằm bảo đảm được sự an toàn của công
chứng viên. Do có những trường hợp người yêu cầu công chứng ép buộc hoặc đe dọa công
chứng viên công chứng Hợp đồng, giao dịch nhằm phục vụ lợi ích không chính đáng của
người yêu cầu công chứng. Do đó, nên ưu tiên thực hiện việc công chứng tại trụ sở của tổ
chức hành nghề công chứng.
- Việc thực hiện công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở được thực hiện trong một số
trường hợp nhất định do người yêu cầu công chứng già yếu, không đi lại được...hoặc có lý do
chính đáng. Đây cũng là một quy định phù hợp nhằm hỗ trợ người yêu cầu công chứng trong
khi gặp những điều kiện khó khăn dẫn đến không thể đến hoặc việc đến trụ sở Văn phòng
công chứng không thuận tiện.
Như vậy, có thể kết luận, công chứng viên có quyền thực hiện việc công chứng ngoài
trụ sở hành nghề công chứng khi người yêu cầu công chứng có đề nghị. Tuy nhiên, không
phải bất cứ trường hợp nào đều được thực hiện việc ký ngoài mà lý do ký ngoài mà người yêu
cầu công chứng đưa ra phải thực sự phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật công
chứng.
Còn nếu như lý do ký ngoài không phù hợp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực công chứng.
* Thứ hai, về việc thu phí ký ngoài:
Tại Điều 68 Luật công chứng quy định như sau:
“Điều 68. Chi phí khác
1. Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện
công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng
phải trả chi phí để thực hiện việc đó.
Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa
thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa
thuận.
2. Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có
trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó.”
Theo quy định nêu trên, nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu thực hiện công chứng
ngoài trụ sở thì sẽ phải trả chi phí để thực hiện yêu cầu đó. Mức chi phí này sẽ do các bên
thỏa thuận.
Mặt khác, tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ Tài chính quy định phòng công chứng, văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công
chứng, phí chứng thực.
Như vậy, có thể kết luận:
Việc thực hiện thủ tục công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng sẽ
được thực hiện khi người yêu cầu công chứng có đề nghị và có lý do chính đáng. Khi thực
hiện yêu cầu này thì người yêu cầu công chứng sẽ phải trả phí và phí này sẽ được nộp cho tổ
chức hành nghề công chứng, chú không phải cho công chứng viên. Việc thanh toán lại cho
công chứng viên chi phí ký ngoài sẽ được thực hiện theo nội quy của tổ chức hành nghề công
chứng.
Đề thi số 2
Từng có thời gian là giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội, nay ông Nguyễn Văn
Thi muốn được bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng.
Câu hỏi 1: Theo anh (chị) ông Thi có đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên hay
không? Tại sao? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Biết rằng ông Thi đã có bằng tiến sỹ luật và đáp ứng đủ các điều kiện để được bổ nhiệm
công chứng viên.
Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy hướng dẫn ông Thi chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công
chứng viên mà pháp luật quy định? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung
Một người từng là đồng nghiệp của ông Thi cho rằng: “Để được bổ nhiệm công chứng
viên, trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên của ông Thi cần phải có văn bản của Trường Đại
học Luật xác nhận trong thời gian công tác tại trường Đại học Luật ông Thi không bị kỷ luật”
Câu hỏi 3: Theo anh (chị) ý kiến mà người đồng nghiệp của ông Thi đưa ra trong tình
huống trên có chính xác hay không? Tại sao? (1 điểm)
Tình tiết bổ sung
Được bổ nhiệm công chứng viên theo đúng thủ tục luật định, ông Thi đã cùng với một
công chứng viên khác thành lập Văn phòng công chứng. Khi giải quyết yêu cầu công chứng
của ông Hoàng Anh Dũng, ông Dũng đã yêu cầu ông Thi cho ông Dũng biết quy định của
pháp luật về nguyên tắc hành nghề công chứng.
Câu hỏi 4: Là công chứng viên Thi, anh (chị) hãy đáp ứng yêu cầu của ông Dũng trong
tình huống trên? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng, ông Thi đã hướng dẫn cho ông Dũng
như sau:
- Để được công chứng viên giải quyết ngay việc công chứng thì người yêu cầu công
chứng cần phải trả phí bồi dưỡng cho công chứng viên;
- Người yêu cầu công chứng phải là người đủ 18 tuổi và không bị hạn chế hay mất năng
lực hành vi dân sự;
- Người yêu cầu công chứng nếu có nhu cầu thì được quyền yêu cầu công chứng viên
thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở.
Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy cho biết những nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng
trong tình huống trên có đúng với quy định của pháp luật hay không? Tại sao (2,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Biết ông Dũng là anh trai của một đồng nghiệp cùng làm việc tại tổ chức hành nghề
công chứng, ông Thi đã thông báo cho đồng nghiệp của mình biết toàn bộ nội dung việc công
chứng của ông Dũng.
Câu hỏi 6. Theo anh (chị) việc làm trên của ông Dũng có phù hợp với quy định của
pháp luật hay không? Tại sao? (1,5 điểm)
Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật;
Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại
và các phương tiện thông tin liên lạc khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1:
Chỉ với dữ liệu từng có thời gian là giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội thì ông
Thi chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng
viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã
có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”
Chính vì vậy, Ông Thi sẽ có đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên khi và chỉ khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên nêu trên.
Câu 2:
Ông Thi đã có bằng tiến sỹ luật nên thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề công
chứng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, vì vậy, hồ sơ đề nghị
bổ nhiệm công chứng viên của ông Thi bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục
nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
- Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên đối với ông Thi được quy định tại khoản 3, 4 Điều
12 Luật Công chứng 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của
Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, cụ thể như
sau:
Bước 1: Ông Thi chuẩn 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên và nộp trực tiếp hoặc gửi qua
hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công
chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo
bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ
nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm
công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ
lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
Câu 3:
Ý kiến mà người đồng nghiệp của ông Thi đưa ra trong tình huống trên là không chính
xác. Bởi lẽ căn cứ theo các quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng và Điều 3 Thông
tư 01/2021/TT-BTP về hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên, không có bất kỳ quy định nào về
việc trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên cần phải có văn bản của xác nhận của đơn vị công
tác về nội dung không bị xử lý kỷ luật trong thời gian công tác tại đơn vị.
Chính vì vậy, ý kiến cho rằng trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên bắt buộc phải có
Văn bản của Trường Đại học Luật xác nhận trong thời gian công tác tại trường Đại học Luật
ông Thi không bị kỷ luật là hoàn toàn không chính xác.
Câu 4:
Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định tại Điều 4 Luật Công chứng 2014 và
Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo
đức hành nghề công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc hành nghề công chứng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công
chứng.”
“Điều 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng
Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm
ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu
công chứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi
của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy
định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.”
Câu 5:
5.1. Đối với nội dung hướng dẫn “Để được công chứng viên giải quyết ngay việc
công chứng thì người yêu cầu công chứng cần phải trả phí bồi dưỡng cho công chứng
viên”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2012/TT-BTP về trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức
chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp
đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ
chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Căn cứ theo quy định trên, công chứng viên có trách nhiệm phải giải quyết yêu cầu
công chứng nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xác hội.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32, Điều 66, Điều 67 và Điều 68 Luật
Công chứng 2014 thì các khoản phí được thu bao gồm phí công chứng, thù lao công chứng,
chi phí khác. Trong đó:
- Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di
chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng;
- Thù lao công chứng là khoản phí người yêu cầu công chứng phải trả khi yêu cầu tổ chức
hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao
chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;
- Chi phí khác là khoản phí người yêu cầu công chứng phải trả khi đề nghị xác minh,
giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì không có bất kỳ quy định nào về khoản phí
bồi dưỡng cho công chứng viên. Chính vì vậy, việc công chứng viên hướng dẫn người yêu
cầu công chứng phải trả khoản phí bồi dưỡng cho công chứng viên là hành vi đòi hỏi tiền từ
người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được
xác định, thỏa thuận. Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Luật
Công chứng 2014 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 11/2012/TT-BTP. Công chứng viên có hành vi
này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định
82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháo; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là hoàn toàn không
đúng với quy định của pháp luật.
5.2. Đối với nội dung hướng dẫn “Người yêu cầu công chứng phải là người đủ 18
tuổi và không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng 2014 về người yêu cầu công
chứng như sau:
“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật quy định điều kiện đối với người yêu cầu công
chứng là chỉ cần có năng lực hành vi dân sự, chứ không cần phải là người đủ 18 tuổi và không
bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự.
Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là hoàn toàn không
đúng với quy định của pháp luật.
5.3. Đối với nội dung hướng dẫn “Người yêu cầu công chứng nếu có nhu cầu thì
được quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 về địa điểm công chứng, cụ
thể như sau:
“Điều 44. Địa điểm công chứng
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được,
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác
không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng, việc công chứng ngoài trụ sở chỉ được thực hiện
khi thuộc các trường hợp theo pháp luật quy định. Do đó, người yêu cầu khi có nhu cầu và
thuộc các trường hợp nêu trên thì có quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công
chứng ngoài trụ sở.
Việc yêu cầu công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở khi không thuộc một
trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là chưa đủ và không
đúng với quy định của pháp luật.
Câu 6:
Việc làm trên của ông Thi hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật vì:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 và khoản 1, 3
Điều 6 Thông tư 11/2012/TT-BTP về việc nghĩa vụ của công chứng viên về việc bảo mật
thông tin, hồ sơ công chứng, cụ thể:
“Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng
đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;”
“Điều 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng
1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công
chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá
trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý
bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công
chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội
quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích
rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó.”
Căn cứ theo quy định trên, ông Thi có nghĩa vụ bảo mật thông tin về nội dung công
chứng và chỉ được thông báo cho đồng nghiệp của mình biết toàn bộ nội dung việc công
chứng của ông Dũng khi và chỉ khi được ông Dũng đồng ý bằng văn bản hoặc trường hợp
khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, không hề có dữ liệu về việc ông
Dũng đã đồng ý về việc tiết lộ thông tin nêu trên.
Chính vì vậy, hành vi của ông Thi là hành vi bị cấm theo quy định của điểm a khoản 1
Điều 7 Luật Công chứng 2014 và là hành vi hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp
luật về công chứng. Ông Thi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản
3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng.
Trong trường hợp này ông Dũng đã tiết lộ nội dung công chứng khi chưa được người
yêu cầu công chứng đồng ý bàng văn bản. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Đề thi số 3
Từng tốt nghiệp Đại học Luật, nay anh Hoàng Văn Niên có ý định đề nghị cơ quan có
thẩm quyền bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng.
Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết, anh Niên có đủ điều kiện để được bổ nhiệm công
chứng viên hay không? Tại sao? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Biết rằng anh Niên đã hoàn tất mọi điều kiện luật định để được bổ nhiệm công chứng
viên và đang tiến hành tìm hiểu quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ và thủ tục bổ
nhiệm công chứng viên.
Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy hướng dẫn anh Niên chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công
chứng viên mà pháp luật quy định? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung
Anh Niên có dự định, nếu được bổ nhiệm công chứng viên thì anh Niên sẽ xin vào làm
công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại một Văn phòng công chứng để học việc.
Trong thời gian này, anh Niên sẽ vẫn đảm nhiệm vị trí trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ
phần xây dựng X.
Câu hỏi 3: Theo anh (chị) dự định trên của anh Niên có phù hợp với quy định của pháp
luật hiện hành hay không? Tại sao? (1 điểm)
Tình tiết bổ sung
Sau khi được bổ nhiệm công chứng viên, anh Niên đã xin được vào làm công chứng
viên của Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Thơ. Tại đây, khi tiếp nhận yêu cầu công chứng
của ông Võ Văn Thái anh Niên đã được anh Thái đề nghị hướng dẫn để anh Thái hiểu được
văn bản công chứng là gì và giá trị pháp lý của Văn bản công chứng.
Câu hỏi 4: Là công chứng viên Niên, anh (chị) hãy hướng dẫn để anh Thái Thái nắm
được những nội dung mà anh Thái yêu cầu? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Trao đổi với anh Thái, công chứng viên Niên đã cho anh Thái biết được các nội dung
dưới đây:
- Người yêu cầu công chỉ được mời người làm chứng khi công chứng viên yêu cầu;
- Người yêu cầu công chứng có quyền được đề nghị công chứng ngoài trụ sở khi yêu
cầu công chứng;
- Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng khi người yêu cầu công chứng
không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên.
Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của các nội dung mà công chứng viên
Niên đã cung cấp cho anh Thái trong tình huống trên? (2,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Phát hiện ra anh Thái có hành vi sửa chữa giấy tờ tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công
chứng, công chứng viên Niên đã lập biên bản và tịch thu toàn bộ các giấy tờ bị anh Thái sửa
chữa, sau đó chuyển cho giám đốc Sở Tư pháp và đề nghị Giám đốc sở Tư pháp ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sửa chữa giấy tờ tài liệu của anh Thái.
Câu hỏi 6. Theo anh (chị) cách giải quyết của công chứng viên Niên trong tình huống
trên có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Tại sao? (1,5 điểm)
Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật;
Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại
và các phương tiện thông tin liên lạc khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
Câu 1:
Chỉ với dữ liệu từng tốt nghiệp trường Đại học Luật thì anh Niên chưa đủ điều kiện
được bổ nhiệm công chứng viên do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên
được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng
viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã
có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”
Chính vì vậy, anh Niên sẽ đủ điều kiện để được bổ nhiệm khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ
các tiêu chuẩn nêu trên.
Câu 2:
Anh niên đã từng tốt nghiệp trường Đại học Luật vì vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên của anh Niên bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật;
- Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian
đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký
hợp đồng;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên đối với anh Niên được quy định tại khoản 3, 4 Điều
12 Luật Công chứng 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của
Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, cụ thể:
Bước 1: Anh Niên chuẩn 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên và nộp trực tiếp hoặc gửi
qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công
chứng.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công
chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo
bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ
nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm
công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ
lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
Câu 3:
Dự định trên của anh Niên không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành vì:
Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi
bị nghiêm cấm của công chứng viên, cụ thể:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi
sau đây:
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên
hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;”
Vị trí trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ phần là vì trí công việc mang tính thường
xuyên, vì vậy, việc anh Niên sau khi được bổ nhiệm công chứng viên dự định kiêm vị trí
trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ phần xây dựng X là hành vi bị cấm theo quy định của
Luật Công chứng 2014. Bên cạnh đó, công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm khi thực hiện hành vi
nêu trên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014.
Chính vì vậy, dự định nêu trên của anh Niên là hoàn toàn không phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành.
Câu 4:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 về giải thích từ ngữ, cụ
thể như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên
chứng nhận theo quy định của Luật này.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu rằng, văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch,
bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo các quy định của pháp luật.
Giá trị pháp lý của Văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng
2014, cụ thể như sau:
“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu
của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa
án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”
Câu 5:
5.1. Đối với nội dung “Người yêu cầu công chỉ được mời người làm chứng khi công
chứng viên yêu cầu”
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 về người làm chứng,
cụ thể:
“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký,
điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng
phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng
không mời được thì công chứng viên chỉ định.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người làm chứng bắt buộc phải có mặt trong trường
hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được
hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định. Việc mời người làm chứng do
người yêu cầu công chứng mời, trong trường hợp người yêu cầu công chứng không mới được
thì công chứng viên mới chỉ định người làm chứng.
Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của
pháp luật.
5.2. Đối với nội dung “Người yêu cầu công chứng có quyền được đề nghị công
chứng ngoài trụ sở khi yêu cầu công chứng”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 về địa điểm công chứng, cụ
thể như sau:
“Điều 44. Địa điểm công chứng
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được,
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác
không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng, việc công chứng ngoài trụ sở chỉ được thực hiện
khi thuộc các trường hợp theo pháp luật quy định. Do đó, người yêu cầu khi có nhu cầu và
thuộc các trường hợp nêu trên thì có quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công
chứng ngoài trụ sở.
Việc yêu cầu công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở khi không thuộc một
trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là chưa đủ và không đúng với
quy định của pháp luật.
5.3. Đối với nội dung “Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng khi
người yêu cầu công chứng không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên”
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ
của công chứng viên, cụ thể như sau:
“Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo
đức xã hội;”
Căn cứ quy định trên, công chứng viên có quyền từ chối công chứng đối với hợp đồng,
giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Pháp luật không có bất kỳ quy định
nào về việc công chứng viên có quyền từ chối công chứng khi người yêu cầu công chứng
không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên.
Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của
pháp luật.
Câu hỏi 6.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi
bị cấm, cụ thể:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ,
văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;”
Căn cứ theo quy định trên, người yêu cầu công chứng có hành vi sửa chữa giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng là hành vi bị cấm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 76 Luật
Công chứng 2014.
Trường hợp người yêu cầu công chứng sửa chữa giấy tờ là giấy tờ, tài liệu do cơ quan
có thẩm quyền cấp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người yêu cầu công chứng sẽ bị xử
phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 340 Bộ luật Hình sự 2015.
Đối với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính, khi phát hiện ra hành vi vi phạm của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên cần lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm và
tịch thu các giấy tờ anh Thái sửa chữa sau đó gửi các giấy tờ, tài liệu nêu trên đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để đề nghị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là Phòng Thanh
tra – Sở Tư pháp nơi văn phòng công chứng đặt trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Nghị
định 82/2020/NĐ-CP.
Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của
pháp luật.
ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC CC4
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 23 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Thời gian làm bài: 150 phút
Theo Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng số 62/VBTT/2021 được lập và
chứng nhận tại Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng thành phố H ngày 21/03/2019,
vợ chồng bà Trương Mai Phương, ông Nguyễn Thái Lân đã thỏa thuận chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhau như sau:
+ Bà Phương được nhận căn nhà tại quận M, thành phố H;
+ Ông Lân được nhận quyền sử dụng thửa đất tại huyện T, thành phố H và số tiền gửi
tiết kiệm 600 triệu đồng.
Mục đích bà Phương, ông Lân thỏa thuận chia tài sản là để ông Lân đầu tư kinh doanh.
Nay, ông Lâm không còn là doanh nhân nên vợ chồng họ dự kiến sẽ làm thủ tục chấm dứt
hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng. Họ đã đến tổ chức hành nghề công chứng đề
nghị hướng dẫn hồ sơ và thủ tục để thực hiện việc này.
Câu hỏi 1: Xác định tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
công chứng trên? (1điểm)
Câu hỏi 2: Vợ chồng bà Phương, ông Lân cần cung cấp những giấy tờ, tài liệu nào khi
yêu cầu công chứng Văn bản nêu trên? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền, vợ chồng bà Phương, ông Lân đề
nghị công chứng viên soạn thảo giúp Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài
sản chung vợ chồng
Câu hỏi 3: Hãy soạn thảo văn bản công chứng theo đề nghị của người yêu cầu công
chứng trong tình huống trên? (2,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Liên quan đến nội dung của giao dịch này, bà Phương, ông Lân cùng thống nhất đề nghị
công chứng viên ghi nhận các nội dung sau trong Văn bản công chứng như sau:
+ Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia là căn nhà và quyền sử
dụng đất;
+ Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa đất sẽ vẫn là tài sản riêng
của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực;
+ Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc
xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng.
Câu hỏi 4: Theo anh (chị), những nội dung thỏa thuận mà các bên đưa ra như trên có
hợp pháp không? (3 điểm)
Tình tiết bổ sung
Kiểm tra giấy tờ do các bên cung cấp trong hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên
nhận thấy có một số loại không có bản chính mà chỉ có bản sao có chứng thực. Bà Phương,
ông Lân cho rằng những giấy tờ này hoàn toàn có giá trị sử dụng để thực hiện việc công
chứng vì chị được biết theo quy định của Nghị định 23/ 2015/NĐ-CP thì bản sao được chứng
thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính.
Câu hỏi 5: Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này? (1 điểm)
Tình tiết bổ sung
Hoàn tất việc công chứng theo đúng quy định, chị Nguyễn Thái Nga - con gái của ông
Lân, bà Phương - đến tổ chức hành nghề công chứng đề nghị cấp bản sao Văn bản thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung nêu trên.
Câu hỏi 6: Theo anh (chị), tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cấp bản sao
theo đề nghị của chị Nga không? (1 điểm)
Học viên được sử dụng văn bản pháp luật./.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC CC4
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 23 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Câu 1:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chấm dứt
hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, vợ chồng ông Lân và bà Phương có quyền thỏa
thuận chấm dứt hiệu lực của Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng đã được lập tại
VPCC Nguyễn Mạnh Thắng.
Việc xác định thẩm quyền của Văn phòng công chứng giải quyết việc chấm dứt Văn bản
thỏa thuận nêu trên căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Công chứng 2014 về việc
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau:
“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng
được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do
công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng
viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa
đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.”
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng là tổ
chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thực hiện giải quyết yêu cầu nêu trên của ông Lân
và bà Phương. Trường hợp Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng đã chấm dứt hoạt
động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề
công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng,
giao dịch.
Câu 2:
Vợ chồng bà Phương và ông Lân cần cung cấp những giấy tờ, tài liệu sau:
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của bà Phương và ông Lân.
Trường hợp đã có sự thay đổi so với tại thời điểm lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài
sản chung, bà Phương và ông Lân cần xuất trình thêm giấy tờ xác định sự thay đổi nêu
trên;
- Sổ hộ khẩu của bà Phương và ông Lân;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bà Phương và ông Lân;
- Bản gốc Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng đã được lập.
Câu 3:
Soạn thảo các nội dung cơ bản Văn bản thỏa thuận chấm dứt văn bản phân chia tài sản
chung vợ chồng theo các điều khoản cơ bản sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên Văn bản;
- Chủ thể tham gia giao kết văn bản;
- Căn cứ chấm dứt Văn bản thỏa thuận chia;
- Thỏa thuận chấm dứt;
- Cam đoan của các bên;
- Hiệu lực của văn bản;
- Lời chứng.
Câu 4:
Tình tiết bổ sung
Liên quan đến nội dung của giao dịch này, bà Phương, ông Lân cùng thống nhất đề nghị
công chứng viên ghi nhận các nội dung sau trong Văn bản công chứng như sau:
+ Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia là căn nhà và quyền sử
dụng đất;
+ Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa đất sẽ vẫn là tài sản riêng
của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực; (TT này sai)
+ Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc
xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng (Đây là thỏa thuận chấm dứt k
phải bổ sung nên việc nhập phải làm thành một văn bản riêng)
Câu hỏi 4: Theo anh (chị), những nội dung thỏa thuận mà các bên đưa ra như trên có
hợp pháp không? (3 điểm)
4.1. Đối với nội dung “Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã
chia là căn nhà và quyền sử dụng đất”
Tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt
hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.”
Theo đó, sau khi chia tài sản chung thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của
việc chia tài sản chung đó. Ông Lân và bà Phương trước đó đã tiến hành thỏa thuận chia 03 tài
sản, nay vợ chồng ông bà thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng
đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản
còn lại không chấm dứt thì vẫn phát sinh hiệu lực như bình thường.
4.2. Đối với nội dung “Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa
đất sẽ vẫn là tài sản riêng của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực”
Thỏa thuận này không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc
xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33
và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của
vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Mà tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung...”
Theo đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung
của vợ chồng. Do đó, thỏa thuận trên không phù hợp với quy định của pháp luajata.
4.3. Đối với nội dung “Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài
sản riêng của mình là chiếc xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng
Nội dung thỏa thuận này là không hợp pháp vì:
Ông Lân và bà Phương hiện đang lập Văn bản chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong khi đó, nội dung ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc xe ô tô
con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng sẽ phải lập thành Văn bản khác, ông Lân
và bà Phương phải lập Văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng riêng, không
thể lồng ghép trong Văn bản chấp dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân.
Câu 5:
Việc bà Phương, ông Lân cho rằng chỉ cần xuất trình giấy tờ bản sao chứng thực từ bản
chính nên không cần xuất trình bản chính khi thực hiện công chứng là hoàn toàn không đúng
quy định của pháp luật vì:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của
bản sao như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực
từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử
dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.”
Và căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 40 và khoản 3 Điều 41 Luật Công chứng
2014 về thủ tục công chứng như sau:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu
công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu
trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”
“Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng
3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn
bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của
hợp đồng, giao dịch.”
Căn cứ theo các quy định trên, trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng
giao dịch, người yêu cầu công chứng cần xuất trình bản chính các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu
công chứng để công chứng viên tiến hành đối chiếu. Đây là thủ tục bắt buộc khi tiến hành
công chứng. Nếu công chứng viên không đối chiếu bản chính trước khi kiểm tra, đối chiếu
bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng
trang của hợp đồng, giao dịch thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c
khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng.
Do đó, việc bà Phương, ông Lân cho rằng chỉ cần xuất trình giấy tờ bản sao chứng thực
từ bản chính nên không cần xuất trình bản chính khi thực hiện công chứng là hoàn toàn không
đúng quy định của pháp luật.
Câu 6:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng 2014 về việc cấp
bản sao văn bản công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng
1. Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
b) Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.”
Căn cứ theo quy định trên, tổ chức hành nghề công chứng chỉ có trách nhiệm cung cấp
bản sao theo yêu cầu của các bên tham gia và không có nghĩa vụ cung cấp cho bên thứ ba trừ
trường hợp pháp luật có quy định.
Theo dữ liệu của đề bài cung cấp, chị Nga là con của ông Lân, bà Phương nhưng không
phải là một trong các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và cũng không phải là người có
quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Đồng thời cũng
không có dữ liệu về việc chị Nga được ông Lân, bà Phương ủy quyền để thực hiện yêu cầu
cung cấp bản sao văn bản công chứng hoặc là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp
đồng giao dịch đã được công chứng.
Chính vì vậy, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm cung cấp bản sao
theo yêu cầu của chị Nga.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP ĐÀO TẠO HÀNH NGHỀ
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
TỪ LỚP ĐÀO TẠO NGHỆ CÔNG CHỨNG KHOÁ 19.3 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Môn : Pháp luật về công chứng
Thời gian làm bài : 180 phút
I. Lý thuyết
Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày quy định của pháp luật về vấn đề hợp nhất Văn
phòng công chứng (1 điểm)
Câu hỏi 2: Những khẳng định dưới đây đúng hay sai, tại sao ? (1,5 điểm)
a. Văn phòng công chứng không được thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn phòng
công chứng.
b. Nếu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở không có lý do chính
đáng thì Văn phòng công chứng bị xử phạt vi phạm hành chính.
c. Văn phòng công chứng không được thành lập chi nhánh nhưng được thành lập văn -
phòng đại diện.
Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy trình bày các trường hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi
Quyết định cho phép thành lập và thủ tục thu hồi Quyết định cho phép thành lập ? Khi Văn
phòng công chứng không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng có thuộc trường hợp bị thu
hồi Quyết định cho phép thành lập hay không? (1,5 điểm)
II . Tình huống
Đang là kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H, ông Đinh Văn Trường dự định
làm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng.
Câu hỏi 4: Theo anh (chị) ông Trường có đủ điều kiện đề nghị bổ nhiệm công chứng
viên hay không ? (1 điểm)
Câu hỏi 5: Giả sử đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên, anh (chị) hãy hướng
dẫn ông Trường chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công chứng viên theo đúng quy định của
pháp luật hiện hành ? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Theo tư vấn của một người bạn, sau khi nhận quyết định bổ nhiệm công chứng viên, để
được hành nghề công chứng, ông Trường phải thực hiện việc đăng ký hành nghề công chứng
tại Sở Tư pháp tỉnh H. Có giấy phép hành nghề công chứng thì ông Trường mới được các tổ
chức hành nghề công chứng tiếp nhận để hành nghề công chứng.
Câu hỏi 6: Theo anh ( chị ) nội dung tư vấn của bạn ông Trường có phù hợp với quy
định của pháp luật hay không ? ( 1 điểm )
Tình tiết bổ sung
Được bổ nhiệm công chứng viên theo đúng thủ tục luật định, ông Trường quyết định về
làm việc tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh. Tại Văn phòng công chứng này, ông
Trường được phân công các công việc sau:
- Ông Trường được phân công đảm nhiệm vị trí Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn
Bình Minh;
- Vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu ông Trường phải trực tại Ngân hàng thương mại
X để thực hiện việc công chứng các hợp đồng giao dịch phát sinh giữa Ngân hàng
thương mại X và khách hàng của Ngân hàng này;
- Ông Trường có nhiệm vụ hướng dẫn tập sự nghề công chứng cho anh Lê Văn Thắng,
người đang tập sự hành nghề công chứng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình
Minh.
Câu hỏi 7: Theo anh (chị) nếu ông Trường thực hiện các công việc được phân công
trong tình huống trên thì ông Trường có vi phạm pháp luật hay không ? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh, ông Trường có tiếp nhận và giải quyết
yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Phạm Văn Vũ. Do
ông Vũ là bạn thân của mình nên ông Trường đề nghị với Trương Văn phòng công chứng
miễn toàn bộ phí công chứng và thù lao công chứng cho ông Vũ.
Câu hỏi 8: Là Trưởng Văn phòng công chúng, anh (chị) có đồng ý miễn toàn bộ phí
công chứng và thù lao công chứng như đề nghị của ông Trường không ? (1 điểm)
(Học viên được sử dụng văn bản pháp luật )
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 19.3 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Môn : Pháp luật về công chứng
I. Lý thuyết
Câu 1:
Việc hợp nhất Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 28 Luật Công chứng 2014
và Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Về điều kiện: quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Công chứng 2014
Phải là các Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Về hồ sơ: quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
 Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng
 Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của
các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;
 Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các
Văn phòng công chứng được hợp nhất;
 Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ
hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
 Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công
chứng được hợp nhất.
- Về thủ tục: quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Các Văn phòng công chứng hợp nhất nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư
pháp nơi đăng ký hoạt động.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý
kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp
từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất,
Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt
động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng,
giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng và giấy đăng ký hành nghề của các
công chứng viên.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động,
Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực
hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt
động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu 2:
a. Văn phòng công chứng không được thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn
phòng công chứng.
Khẳng định này đúng vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn
phòng công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 22. Văn phòng công chứng
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.
Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công
chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, trưởng Văn phòng công chứng bắt buộc phải là công
chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng, vì vậy, Văn phòng công chứng không được
thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn phòng công chứng.
Chính vì vậy, khẳng định nêu trên là đúng.
b. Nếu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở không có lý do
chính đáng thì Văn phòng công chứng bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khẳng định này sai vì:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 15. Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;”
Đây là hành vi vi phạm được áp dụng để xử phạt đối với công chứng viên chứ không
phải văn phòng công chứng, do công chứng viên là người thực hiện hành vi vi phạm.
Chính vì vậy, khẳng định này sai.
c. Văn phòng công chứng không được thành lập chi nhánh nhưng được thành lập
văn phòng đại diện.
Khẳng định này sai vì:
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi
bị nghiêm cấm đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng như sau:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi
sau đây:
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm
giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;”
Căn cứ theo quy định nêu trên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm mở chi
nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề
công chứng.
Chính vì vậy, khẳng định này là sai.
Câu 3:
Các trường hợp Văn phòng công chứng bị thu thồi Quyết định cho phép thành lập được
quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014, bao gồm:
- Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23
Luật Công chứng 2014;
- Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công
chứng chưa bắt đầu hoạt động;
- Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp
toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
- Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được
thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp
danh;
- Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc
bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
- Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của
Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Việc thu hồi Quyết định cho phép thành lập được thực hiện theo thủ tục quy định tại
khoản 2 Điều 30 và khoản 2, 3 Điều 31 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bước 1: Sở Tư pháp kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh ra quyết định
thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định
cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn
phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật
Công chứng 2014, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công
chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng
công chứng đó..
Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập,
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ
khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ
chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ
sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công
chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng
chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên
hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của
Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản
nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
Khi Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng có thuộc
trường hợp bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014 về việc thu hồi
quyết định cho phép thành lập như sau:
“Điều 30. Thu hồi quyết định cho phép thành lập
1. Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong những trường
hợp sau đây:
c) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp
toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;”
Căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp Văn phòng công chứng không hoạt
động liên tục trong thời hạn 5 tháng mà không phải vì toàn bộ các công chứng viên hợp danh
bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi quyết định cho phép
thành lập.
Nếu việc không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng vì toàn bộ các công chứng
viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì trong trường hợp này, Văn phòng
công chứng sẽ không bị thu hồi quyết định cho phép thành lập.
Câu 4:
Ông Trường không đủ điều kiện đề nghị bổ nhiệm đề nghị bổ nhiệm công chứng viên
vì:
Thứ nhất, không có tình tiết về việc ông Trường đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công
chứng viên
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 về tiêu chuẩn công chứng viên
Việt Nam bao gồm:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có
bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công
chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo dữ liệu đề bài cung cấp, không có tình tiết về việc ông Trường đã đáp ứng đầy đủ
các tiêu chuẩn công chứng viên. Vì vậy, ông Trường hiện không đủ điều kiện đề nghị bổ
nhiệm công chứng viên.
Thứ hai, không được kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác khi làm công chứng
viên
Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi
bị nghiêm cấm đối với công chứng viên, cụ thể thể:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi
sau đây:
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên
hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;”
Hiện nay, ông Trường đang là kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H, đây là
một công việc mang tính thường xuyên. Chính vì vậy, trường hợp ông Trường đã đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 nhưng
ông Trường vẫn đảm nhiệm chức vụ công chứng viên thì sẽ không đủ điều kiện bổ nhiệm
công chứng viên.
Câu 5:
Do ông Trường đã từng là kiểm sát viên do đó, tùy theo thời gian làm kiểm sát viên của
ông Trường thì hồ sơ bổ nhiệm được thực hiện như sau:
Trường hợp thứ nhất: Ông Trường đã có thời gian làm kiểm sát viên từ 05 năm trở lên
Trường hợp này, ông Trường thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
công chứng viên của ông Trường bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật;
- Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại kiểm sát viên hoặc Giấy chứng minh kiểm sát
viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm kiểm sát viên từ 05 năm trở lên;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Trường hợp thứ hai: Ông Trường có thời gian làm kiểm sát viên dưới 05 năm.
Trường hợp này, ông Trường không thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công
chứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, theo đó, hồ sơ đề
nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Trường bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại kiểm sát viên hoặc Giấy chứng minh kiểm sát
viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên
tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf
dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...nataliej4
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Học Huỳnh Bá
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luậtnataliej4
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...luanvantrust
 

What's hot (20)

Tải Bài Tiểu Luận Lớp Đào Tạo Nghiệp Vụ Công Chứng, 9 Điểm.docx
Tải Bài Tiểu Luận Lớp Đào Tạo Nghiệp Vụ Công Chứng, 9 Điểm.docxTải Bài Tiểu Luận Lớp Đào Tạo Nghiệp Vụ Công Chứng, 9 Điểm.docx
Tải Bài Tiểu Luận Lớp Đào Tạo Nghiệp Vụ Công Chứng, 9 Điểm.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động chứng thực
Cơ sở lý luận về hoạt động chứng thựcCơ sở lý luận về hoạt động chứng thực
Cơ sở lý luận về hoạt động chứng thực
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đấtBáo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chứng của Văn phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chứng của Văn phòng, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng công chứng của Văn phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chứng của Văn phòng, HAY
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 

Similar to dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf

Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiLuật Trí Hùng
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
báo cao 6 quyen.docx
báo cao 6 quyen.docxbáo cao 6 quyen.docx
báo cao 6 quyen.docxTrngSn66
 
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to giHo so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to giAmy Lilly
 
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Nghị định số 75 2000-nđ-cp
Nghị định số 75 2000-nđ-cpNghị định số 75 2000-nđ-cp
Nghị định số 75 2000-nđ-cpHọc Huỳnh Bá
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcHọc Huỳnh Bá
 

Similar to dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf (20)

Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộThủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
Thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thay đổi người giám hộ
 
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanhThủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lại
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệpQuyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
 
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
 
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sựHướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
 
báo cao 6 quyen.docx
báo cao 6 quyen.docxbáo cao 6 quyen.docx
báo cao 6 quyen.docx
 
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to giHo so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
 
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
 
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...
Thời hiệu khởi kiện và mất quyền khởi kiện một vụ án dân sự được luật quy địn...
 
Nghị định số 75 2000-nđ-cp
Nghị định số 75 2000-nđ-cpNghị định số 75 2000-nđ-cp
Nghị định số 75 2000-nđ-cp
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thực
 
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sựThủ tục phản tố trong vụ án dân sự
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự
 
Hoạt động lấy lời khai người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự
Hoạt động lấy lời khai người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sựHoạt động lấy lời khai người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự
Hoạt động lấy lời khai người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự
 
Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa ánDịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 

Recently uploaded

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 

dap-an-de-thi-tot-nghiep-cong-chung-phan-1.pdf

  • 1. ĐỀ THI HỌC PHẦN I LỚP CÔNG CHỨNG Đề thi số 1 Từng là công chứng viên của Phòng công chứng số 1 tỉnh H, nay ông Hoàng Đình Hải muốn được bổ nhiệm công chứng viên để được quay lại hành nghề công chứng viên. Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết ông Hải có đủ điều kiện được bổ nhiệm lại công chứng viên hay không? Tại sao (1,5 điểm) Câu hỏi 2: Với giả định ông Hải đủ điều kiện được bổ nhiệm lại, anh (chị) hãy hướng dẫn ông Hải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên mà pháp luật quy định? (2 điểm) Tình tiết bổ sung Bạn của ông Hải cho rằng: do sau khi làm công chứng viên của Phòng công chứng số 1 tỉnh H, ông Hải đã có thời gian làm Chủ tịch huyện K của tỉnh H, bởi vậy, để được bổ nhiệm công chứng viên ông Hải cần phải có văn bản đồng ý của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên của mình. Câu hỏi 3: Anh (chị) có đồng ý với ý kiến mà người bạn ông Hải đưa ra trong tình huống trên hay không? Tại sao? (1 điểm) Tình tiết bổ sung Sau khi được bổ nhiệm lại công chứng viên theo đúng luật định, ông Hải xin vào làm công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Thuận. Tại đây, ông Hải có tiếp nhận giải quyết yêu cầu công chứng di chúc của bà Nguyễn Thị Lý. Do chưa hiểu rõ về nghề công chứng, nên bà Lý có đề nghị ông Hải hướng dẫn để mình hiều rõ về khái niệm công chứng. Câu hỏi 4: Là công chứng viên Hải, anh (chị) hãy đáp ứng yêu cầu của bà Lý trong tình huống trên? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Hướng dẫn bà Lý, ông Hải đã cho bà Lý biết: - Khi người yêu cầu công chứng không cung cấp các thông tin tài, tài liệu mà công chứng viên cần thì công chứng viên sẽ từ chối từ chối yêu cầu công chứng; - Theo quy định của pháp luật thì khi hành nghề công chứng, công chứng viên đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; - Để trở thành văn bản công chứng thì hợp đồng giao dịch bắt buộc phải có chữ ký của người yêu cầu công chứng. Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của những nội dung mà công chứng viên Hải hướng dẫn bà Lý trong tình huống trên? (2,5 điểm) Tình tiết bổ sung
  • 2. Ngoài những nội dung trên thì công chứng viên Hải còn cho bà Lý biết: “Công chứng viên có quyền thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi người yêu cầu. Được công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở thì người yêu cầu công chứng phải thanh toán cho công chứng viên phí công chứng ngoài trụ sở”. Câu hỏi 6. Anh (chị) cho biết, nội dung hướng dẫn của công chứng viên Hải trong tình huống trên có phù hợp với quy định của pháp luật? Tại sao (1,5 điểm) Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật; Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại và các phương tiện thông tin liên lạc khác. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: Ông Hải có đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên không? Ông Hải đã từng là Công chứng viên và hiện tại muốn được bổ nhiệm để được quay lại hành nghề công chứng viên, do đó, cần phải xem xét quy định về Bổ nhiệm lại công chứng viên. Điều 16 Luật công chứng 2014 quy định về Bổ nhiệm lại công chứng viên như sau: “1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại. 2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên ….” Do đó, cần phải xem xét ông Hải đã miễn nhiệm công chứng viên thuộc trường hợp nào, từ đó sẽ xem xét xem ông Hải có đủ điều kiện bổ nhiệm lại Công chứng viên hay không? * Trường hợp 1: Ông Hải bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật công chứng 2014 thì khi muốn bổ nhiệm lại công chứng viên cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật công chứng 2014. Theo đó, điều kiện tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên bao gồm những tiêu chuẩn sau: (1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; (2) Có bằng cử nhân luật; (3) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; (4) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng; (5) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; (6) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên có quyền nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Như vây, nếu ông Hải nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ được bổ nhiệm làm công chứng viên để tiếp tục hành nghề công chứng.
  • 4. * Trường hợp 2: Nếu ông Hải bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật công chứng 2014 thì khi muốn được bổ nhiệm lại, bên cạnh việc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8 nêu trên thì phải đáp ứng được cả lý do mà ông Hải bị miễn nhiệm không còn. Khi đó, ông Hải mới đủ điều kiện để bổ nhiệm lại công chứng viên. Còn nếu như ông Hải bị miễn nhiệm theo khoản 3 Điêu 15 Luật công chứng 2014 thì thì ông Hải sẽ không được bổ nhiệm lại. => Như vậy, ông Hải nếu đáp ứng được các điều kiện của từng trường hợp nêu trên thì sẽ được bổ nhiệm làm công chứng viên để tiếp tục hành nghề công chứng. Còn nếu không đáp ứng được thì sẽ không đủ điều kiện để bổ nhiệm. Câu 2: Với giả định ông Hải đủ điều kiện được bổ nhiệm lại, anh (chị) hãy hướng dẫn ông Hải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên mà pháp luật quy định? Tại khoản 4 Điều 16 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên như sau: “4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm: a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; b) Phiếu lý lịch tư pháp; c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; d) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên; đ) Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.” Như vây, theo quy định nêu trên, có thể thấy: * Thứ nhất, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Hải gồm: - Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; - Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên; - Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật công chứng 2014. * Thứ hai, thủ tục bổ nhiệm lại ông Hải cần thực hiện theo các bước sau: - Ông Hải cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ bổ nhiệm lại đầy đủ các giấy tờ nêu trên, sau đó có thể trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư
  • 5. pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm. Câu 3: Như đã phân tích ở trên, nếu trước đây ông Hải từng có thời gian làm chủ tịch huyện K của tỉnh H thì ông Hải thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật công chứng 2014. Do đó, để được bổ nhiệm lại, ông Hải cần đáp ứng đủ các điều kiện như đã phân tích tại câu 2 nêu trên. Như vậy, theo quy định Luật công chứng 2014 thì để được bổ nhiệm lại công chứng viên, thì ông Hải phải cung cấp được Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, tức là giấy tờ chứng minh chứng minh ông Hải đã thôi giữ chức vụ chủ tịch huyện K của tỉnh H. Mà theo quy định, để chứng minh ông Hải không còn giữ chức vụ chỉ cần có quyết định đã thôi giữ chức vụ, không cần phải có sự đồng ý của chủ tịch huyện K, tỉnh H.  Như vậy, ý kiến của bạn ông Hải là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu trước đây ông Hải từng có thời gian làm Chủ tịch huyện K của tỉnh H. Thì ông Hải chỉ cần có quyết định cho thôi giữ quyền Chủ tịch huyện K của tỉnh H, chứ không cần phải có sự đồng ý của Chủ tịch huyện K của tỉnh H. Câu 4: Do chưa hiểu rõ nghề công chứng nên bà Lý có nhờ ông Hải giải thích giúp bà hiểu rõ hơn về khái niệm công chứng. Tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng quy định như sau: “1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” Như vậy, khi mà cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng hoặc theo quy định phải công chứng văn bản thì: - Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì công chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đã ký. - Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại. Đối với yêu cầu công chứng di chúc của bà Nguyễn Thị Lý, thì có thể thấy di chúc là loại Văn bản được yêu càu công chứng theo yêu cầu. Khi di chúc của bà Lý được ông Hải
  • 6. thực hiện thủ tục công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định thì di chúc đã được bảo đảm về tính xác thực và hợp pháp. Di chúc đã đượcc công chứng thì giá trị pháp lý cũng được bảo đảm. Di chúc của bà Nguyễn Thị Lý sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Di chúc được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Câu 5: Đánh giá tính hợp pháp của những nội dung mà Công chứng viên Hải hướng dẫn bà Lý. 1. Khi người yêu cầu công chứng không cung cấp các thông tin tài, tài liệu mà công chứng viên cần thì công chứng viên sẽ từ chối từ chối yêu cầu công chứng Nội dung mà công chứng viên Hải hướng dẫn trên chưa thực sự phù hợp với quy định với quy định của luật công chứng. Tại khoản 5 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định như sau: “5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.” Như vậy, trong trường hợp mà công chứng viên nhận thấy hồ sơ yêu cầu công chứng chưa rõ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhất định thì công chứng viên có quyền yêu cầu người yêu cầu công chứng làm rõ. Trường hợp mà người yêu cầu công chứng không tự mình làm rõ được thì có thể đề nghị công chứng viên thực hiện việc xác minh hoặc yêu cầu giám định. Khi mà không làm rõ được (người yêu cầu công chứng không làm rõ, không đề nghị công chứng viên xác minh, giám định) thì khi đó, công chứng viên mới có quyền từ chối công chứng. 2. Theo quy định của pháp luật thì khi hành nghề công chứng, công chứng viên đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Nội dung mà công chứng viên Hải nêu trên là không đúng với quy định của pháp luật. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng như sau: “Điều 19. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm 1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình. 2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.” Theo quy của pháp luật, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm mua bảo hiểm nghể nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
  • 7. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, được tính từ ngày công chứng viên được đăng ký hành nghề. Như vậy, theo quy định trên, thì thời điểm công chứng viên hành nghề chưa bắt buộc đã phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà có thười gian là 60 ngày để thực hiện trách nhiệm đó. 3. Để trở thành văn bản công chứng thì hợp đồng giao dịch bắt buộc phải có chữ ký của người yêu cầu công chứng. Đây cũng là một nhận định chưa chuẩn xác của công chứng viên Hải. Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau: “Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng 1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng. 2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. 3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: a) Công chứng di chúc; b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.” Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể thấy việc điểm chỉ sẽ được thay thế cho việc ký công chứng trong những trường hợp nhất định hoặc việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký công chứng. Do đó, việc nhận định văn bản công chứng phải bắt buộc có chữ ký của người yêu cầu công chứng là không phù hợp. Trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được thì người yêu cầu công chứng sẽ thực hiện việc điểm chỉ thay cho việc ký mà vẫn đảm bảo việc phù hợp với quy định pháp luật. Câu 6. Nội dung hướng dẫn của công chứng viên Hải chưa thực sự phù hợp với quy định của pháp luật. * Thứ nhất, về việc ký ngoài trụ sở văn phòng công chứng: Tại Điều 44 Luật công chứng quy định như sau: “Điều 44. Địa điểm công chứng
  • 8. 1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.” Theo quy định của pháp luật có thể nhận định như sau: - Việc công chứng phải được thực hiện tại tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ một số trường hợp nhất định. Việc quy định này nhằm bảo đảm được sự an toàn của công chứng viên. Do có những trường hợp người yêu cầu công chứng ép buộc hoặc đe dọa công chứng viên công chứng Hợp đồng, giao dịch nhằm phục vụ lợi ích không chính đáng của người yêu cầu công chứng. Do đó, nên ưu tiên thực hiện việc công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. - Việc thực hiện công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở được thực hiện trong một số trường hợp nhất định do người yêu cầu công chứng già yếu, không đi lại được...hoặc có lý do chính đáng. Đây cũng là một quy định phù hợp nhằm hỗ trợ người yêu cầu công chứng trong khi gặp những điều kiện khó khăn dẫn đến không thể đến hoặc việc đến trụ sở Văn phòng công chứng không thuận tiện. Như vậy, có thể kết luận, công chứng viên có quyền thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở hành nghề công chứng khi người yêu cầu công chứng có đề nghị. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào đều được thực hiện việc ký ngoài mà lý do ký ngoài mà người yêu cầu công chứng đưa ra phải thực sự phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật công chứng. Còn nếu như lý do ký ngoài không phù hợp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng. * Thứ hai, về việc thu phí ký ngoài: Tại Điều 68 Luật công chứng quy định như sau: “Điều 68. Chi phí khác 1. Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận. 2. Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó.” Theo quy định nêu trên, nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu thực hiện công chứng ngoài trụ sở thì sẽ phải trả chi phí để thực hiện yêu cầu đó. Mức chi phí này sẽ do các bên thỏa thuận.
  • 9. Mặt khác, tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định phòng công chứng, văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực. Như vậy, có thể kết luận: Việc thực hiện thủ tục công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng sẽ được thực hiện khi người yêu cầu công chứng có đề nghị và có lý do chính đáng. Khi thực hiện yêu cầu này thì người yêu cầu công chứng sẽ phải trả phí và phí này sẽ được nộp cho tổ chức hành nghề công chứng, chú không phải cho công chứng viên. Việc thanh toán lại cho công chứng viên chi phí ký ngoài sẽ được thực hiện theo nội quy của tổ chức hành nghề công chứng.
  • 10. Đề thi số 2 Từng có thời gian là giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội, nay ông Nguyễn Văn Thi muốn được bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng. Câu hỏi 1: Theo anh (chị) ông Thi có đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên hay không? Tại sao? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Biết rằng ông Thi đã có bằng tiến sỹ luật và đáp ứng đủ các điều kiện để được bổ nhiệm công chứng viên. Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy hướng dẫn ông Thi chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công chứng viên mà pháp luật quy định? (2 điểm) Tình tiết bổ sung Một người từng là đồng nghiệp của ông Thi cho rằng: “Để được bổ nhiệm công chứng viên, trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên của ông Thi cần phải có văn bản của Trường Đại học Luật xác nhận trong thời gian công tác tại trường Đại học Luật ông Thi không bị kỷ luật” Câu hỏi 3: Theo anh (chị) ý kiến mà người đồng nghiệp của ông Thi đưa ra trong tình huống trên có chính xác hay không? Tại sao? (1 điểm) Tình tiết bổ sung Được bổ nhiệm công chứng viên theo đúng thủ tục luật định, ông Thi đã cùng với một công chứng viên khác thành lập Văn phòng công chứng. Khi giải quyết yêu cầu công chứng của ông Hoàng Anh Dũng, ông Dũng đã yêu cầu ông Thi cho ông Dũng biết quy định của pháp luật về nguyên tắc hành nghề công chứng. Câu hỏi 4: Là công chứng viên Thi, anh (chị) hãy đáp ứng yêu cầu của ông Dũng trong tình huống trên? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng, ông Thi đã hướng dẫn cho ông Dũng như sau: - Để được công chứng viên giải quyết ngay việc công chứng thì người yêu cầu công chứng cần phải trả phí bồi dưỡng cho công chứng viên; - Người yêu cầu công chứng phải là người đủ 18 tuổi và không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự; - Người yêu cầu công chứng nếu có nhu cầu thì được quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở. Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy cho biết những nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng trong tình huống trên có đúng với quy định của pháp luật hay không? Tại sao (2,5 điểm) Tình tiết bổ sung
  • 11. Biết ông Dũng là anh trai của một đồng nghiệp cùng làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng, ông Thi đã thông báo cho đồng nghiệp của mình biết toàn bộ nội dung việc công chứng của ông Dũng. Câu hỏi 6. Theo anh (chị) việc làm trên của ông Dũng có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Tại sao? (1,5 điểm) Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật; Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại và các phương tiện thông tin liên lạc khác. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 12. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: Chỉ với dữ liệu từng có thời gian là giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội thì ông Thi chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau: “Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1. Có bằng cử nhân luật; 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng” Chính vì vậy, Ông Thi sẽ có đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên nêu trên. Câu 2: Ông Thi đã có bằng tiến sỹ luật nên thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, vì vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Thi bao gồm: - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản sao Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; - Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng; - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên đối với ông Thi được quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 Luật Công chứng 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, cụ thể như sau: Bước 1: Ông Thi chuẩn 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên và nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
  • 13. Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm. Câu 3: Ý kiến mà người đồng nghiệp của ông Thi đưa ra trong tình huống trên là không chính xác. Bởi lẽ căn cứ theo các quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP về hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên, không có bất kỳ quy định nào về việc trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên cần phải có văn bản của xác nhận của đơn vị công tác về nội dung không bị xử lý kỷ luật trong thời gian công tác tại đơn vị. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng trong hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên bắt buộc phải có Văn bản của Trường Đại học Luật xác nhận trong thời gian công tác tại trường Đại học Luật ông Thi không bị kỷ luật là hoàn toàn không chính xác. Câu 4: Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định tại Điều 4 Luật Công chứng 2014 và Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, cụ thể như sau: “Điều 4. Nguyên tắc hành nghề công chứng 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Khách quan, trung thực. 3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.” “Điều 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây: 1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng. 3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng. 4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.” Câu 5:
  • 14. 5.1. Đối với nội dung hướng dẫn “Để được công chứng viên giải quyết ngay việc công chứng thì người yêu cầu công chứng cần phải trả phí bồi dưỡng cho công chứng viên” Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2012/TT-BTP về trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên như sau: “Điều 5. Trách nhiệm nghề nghiệp 1. Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.” Căn cứ theo quy định trên, công chứng viên có trách nhiệm phải giải quyết yêu cầu công chứng nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xác hội. Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32, Điều 66, Điều 67 và Điều 68 Luật Công chứng 2014 thì các khoản phí được thu bao gồm phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác. Trong đó: - Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng; - Thù lao công chứng là khoản phí người yêu cầu công chứng phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng; - Chi phí khác là khoản phí người yêu cầu công chứng phải trả khi đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì không có bất kỳ quy định nào về khoản phí bồi dưỡng cho công chứng viên. Chính vì vậy, việc công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng phải trả khoản phí bồi dưỡng cho công chứng viên là hành vi đòi hỏi tiền từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận. Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 11/2012/TT-BTP. Công chứng viên có hành vi này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháo; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. 5.2. Đối với nội dung hướng dẫn “Người yêu cầu công chứng phải là người đủ 18 tuổi và không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự” Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng 2014 về người yêu cầu công chứng như sau: “Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
  • 15. 1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.” Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật quy định điều kiện đối với người yêu cầu công chứng là chỉ cần có năng lực hành vi dân sự, chứ không cần phải là người đủ 18 tuổi và không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. 5.3. Đối với nội dung hướng dẫn “Người yêu cầu công chứng nếu có nhu cầu thì được quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở” Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 về địa điểm công chứng, cụ thể như sau: “Điều 44. Địa điểm công chứng 2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.” Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng, việc công chứng ngoài trụ sở chỉ được thực hiện khi thuộc các trường hợp theo pháp luật quy định. Do đó, người yêu cầu khi có nhu cầu và thuộc các trường hợp nêu trên thì có quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở. Việc yêu cầu công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở khi không thuộc một trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nội dung mà ông Thi hướng dẫn ông Dũng nêu trên là chưa đủ và không đúng với quy định của pháp luật. Câu 6: Việc làm trên của ông Thi hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật vì: Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 và khoản 1, 3 Điều 6 Thông tư 11/2012/TT-BTP về việc nghĩa vụ của công chứng viên về việc bảo mật thông tin, hồ sơ công chứng, cụ thể: “Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây: đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;” “Điều 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng 1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội
  • 16. quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó.” Căn cứ theo quy định trên, ông Thi có nghĩa vụ bảo mật thông tin về nội dung công chứng và chỉ được thông báo cho đồng nghiệp của mình biết toàn bộ nội dung việc công chứng của ông Dũng khi và chỉ khi được ông Dũng đồng ý bằng văn bản hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, không hề có dữ liệu về việc ông Dũng đã đồng ý về việc tiết lộ thông tin nêu trên. Chính vì vậy, hành vi của ông Thi là hành vi bị cấm theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 và là hành vi hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật về công chứng. Ông Thi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trong trường hợp này ông Dũng đã tiết lộ nội dung công chứng khi chưa được người yêu cầu công chứng đồng ý bàng văn bản. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
  • 17. Đề thi số 3 Từng tốt nghiệp Đại học Luật, nay anh Hoàng Văn Niên có ý định đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng. Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết, anh Niên có đủ điều kiện để được bổ nhiệm công chứng viên hay không? Tại sao? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Biết rằng anh Niên đã hoàn tất mọi điều kiện luật định để được bổ nhiệm công chứng viên và đang tiến hành tìm hiểu quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công chứng viên. Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy hướng dẫn anh Niên chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công chứng viên mà pháp luật quy định? (2 điểm) Tình tiết bổ sung Anh Niên có dự định, nếu được bổ nhiệm công chứng viên thì anh Niên sẽ xin vào làm công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại một Văn phòng công chứng để học việc. Trong thời gian này, anh Niên sẽ vẫn đảm nhiệm vị trí trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ phần xây dựng X. Câu hỏi 3: Theo anh (chị) dự định trên của anh Niên có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hay không? Tại sao? (1 điểm) Tình tiết bổ sung Sau khi được bổ nhiệm công chứng viên, anh Niên đã xin được vào làm công chứng viên của Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Thơ. Tại đây, khi tiếp nhận yêu cầu công chứng của ông Võ Văn Thái anh Niên đã được anh Thái đề nghị hướng dẫn để anh Thái hiểu được văn bản công chứng là gì và giá trị pháp lý của Văn bản công chứng. Câu hỏi 4: Là công chứng viên Niên, anh (chị) hãy hướng dẫn để anh Thái Thái nắm được những nội dung mà anh Thái yêu cầu? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Trao đổi với anh Thái, công chứng viên Niên đã cho anh Thái biết được các nội dung dưới đây: - Người yêu cầu công chỉ được mời người làm chứng khi công chứng viên yêu cầu; - Người yêu cầu công chứng có quyền được đề nghị công chứng ngoài trụ sở khi yêu cầu công chứng; - Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng khi người yêu cầu công chứng không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên. Câu hỏi 5. Anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của các nội dung mà công chứng viên Niên đã cung cấp cho anh Thái trong tình huống trên? (2,5 điểm) Tình tiết bổ sung
  • 18. Phát hiện ra anh Thái có hành vi sửa chữa giấy tờ tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên Niên đã lập biên bản và tịch thu toàn bộ các giấy tờ bị anh Thái sửa chữa, sau đó chuyển cho giám đốc Sở Tư pháp và đề nghị Giám đốc sở Tư pháp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sửa chữa giấy tờ tài liệu của anh Thái. Câu hỏi 6. Theo anh (chị) cách giải quyết của công chứng viên Niên trong tình huống trên có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Tại sao? (1,5 điểm) Lưu ý: Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật; Học viên không được sử dụng sách, máy tính, máy tính bảng, điện thoại và các phương tiện thông tin liên lạc khác. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  • 19. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 Câu 1: Chỉ với dữ liệu từng tốt nghiệp trường Đại học Luật thì anh Niên chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau: “Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1. Có bằng cử nhân luật; 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng” Chính vì vậy, anh Niên sẽ đủ điều kiện để được bổ nhiệm khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên. Câu 2: Anh niên đã từng tốt nghiệp trường Đại học Luật vì vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của anh Niên bao gồm: - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản sao bằng cử nhân luật; - Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng; - Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng; - Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng; - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên đối với anh Niên được quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 Luật Công chứng 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, cụ thể: Bước 1: Anh Niên chuẩn 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên và nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
  • 20. Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm. Câu 3: Dự định trên của anh Niên không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành vì: Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm của công chứng viên, cụ thể: “Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;” Vị trí trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ phần là vì trí công việc mang tính thường xuyên, vì vậy, việc anh Niên sau khi được bổ nhiệm công chứng viên dự định kiêm vị trí trưởng phòng pháp chế của Công ty cổ phần xây dựng X là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Công chứng 2014. Bên cạnh đó, công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm khi thực hiện hành vi nêu trên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014. Chính vì vậy, dự định nêu trên của anh Niên là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Câu 4: Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 về giải thích từ ngữ, cụ thể như sau: “Điều 2. Giải thích từ ngữ 4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.” Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu rằng, văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo các quy định của pháp luật. Giá trị pháp lý của Văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau: “Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có
  • 21. quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. 4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.” Câu 5: 5.1. Đối với nội dung “Người yêu cầu công chỉ được mời người làm chứng khi công chứng viên yêu cầu” Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 về người làm chứng, cụ thể: “Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch 2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.” Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người làm chứng bắt buộc phải có mặt trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định. Việc mời người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, trong trường hợp người yêu cầu công chứng không mới được thì công chứng viên mới chỉ định người làm chứng. Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. 5.2. Đối với nội dung “Người yêu cầu công chứng có quyền được đề nghị công chứng ngoài trụ sở khi yêu cầu công chứng” Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 về địa điểm công chứng, cụ thể như sau: “Điều 44. Địa điểm công chứng 2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.” Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng, việc công chứng ngoài trụ sở chỉ được thực hiện khi thuộc các trường hợp theo pháp luật quy định. Do đó, người yêu cầu khi có nhu cầu và thuộc các trường hợp nêu trên thì có quyền yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở.
  • 22. Việc yêu cầu công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở khi không thuộc một trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là chưa đủ và không đúng với quy định của pháp luật. 5.3. Đối với nội dung “Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng khi người yêu cầu công chứng không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên” Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ của công chứng viên, cụ thể như sau: “Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 1. Công chứng viên có các quyền sau đây: đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;” Căn cứ quy định trên, công chứng viên có quyền từ chối công chứng đối với hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Pháp luật không có bất kỳ quy định nào về việc công chứng viên có quyền từ chối công chứng khi người yêu cầu công chứng không thực hiện đúng các yêu cầu của công chứng viên. Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Câu hỏi 6. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi bị cấm, cụ thể: “Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây: b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;” Căn cứ theo quy định trên, người yêu cầu công chứng có hành vi sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng là hành vi bị cấm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 76 Luật Công chứng 2014. Trường hợp người yêu cầu công chứng sửa chữa giấy tờ là giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người yêu cầu công chứng sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 340 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính, khi phát hiện ra hành vi vi phạm của người yêu cầu công chứng, công chứng viên cần lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm và tịch thu các giấy tờ anh Thái sửa chữa sau đó gửi các giấy tờ, tài liệu nêu trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là Phòng Thanh tra – Sở Tư pháp nơi văn phòng công chứng đặt trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
  • 23. Chính vì vậy, nội dung mà công chứng viên Niên nêu trên là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
  • 24. ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC CC4 LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 23 TẠI TP HỒ CHÍ MINH Thời gian làm bài: 150 phút Theo Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng số 62/VBTT/2021 được lập và chứng nhận tại Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng thành phố H ngày 21/03/2019, vợ chồng bà Trương Mai Phương, ông Nguyễn Thái Lân đã thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhau như sau: + Bà Phương được nhận căn nhà tại quận M, thành phố H; + Ông Lân được nhận quyền sử dụng thửa đất tại huyện T, thành phố H và số tiền gửi tiết kiệm 600 triệu đồng. Mục đích bà Phương, ông Lân thỏa thuận chia tài sản là để ông Lân đầu tư kinh doanh. Nay, ông Lâm không còn là doanh nhân nên vợ chồng họ dự kiến sẽ làm thủ tục chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng. Họ đã đến tổ chức hành nghề công chứng đề nghị hướng dẫn hồ sơ và thủ tục để thực hiện việc này. Câu hỏi 1: Xác định tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công chứng trên? (1điểm) Câu hỏi 2: Vợ chồng bà Phương, ông Lân cần cung cấp những giấy tờ, tài liệu nào khi yêu cầu công chứng Văn bản nêu trên? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền, vợ chồng bà Phương, ông Lân đề nghị công chứng viên soạn thảo giúp Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng Câu hỏi 3: Hãy soạn thảo văn bản công chứng theo đề nghị của người yêu cầu công chứng trong tình huống trên? (2,5 điểm) Tình tiết bổ sung Liên quan đến nội dung của giao dịch này, bà Phương, ông Lân cùng thống nhất đề nghị công chứng viên ghi nhận các nội dung sau trong Văn bản công chứng như sau: + Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia là căn nhà và quyền sử dụng đất; + Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa đất sẽ vẫn là tài sản riêng của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực; + Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng. Câu hỏi 4: Theo anh (chị), những nội dung thỏa thuận mà các bên đưa ra như trên có hợp pháp không? (3 điểm)
  • 25. Tình tiết bổ sung Kiểm tra giấy tờ do các bên cung cấp trong hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên nhận thấy có một số loại không có bản chính mà chỉ có bản sao có chứng thực. Bà Phương, ông Lân cho rằng những giấy tờ này hoàn toàn có giá trị sử dụng để thực hiện việc công chứng vì chị được biết theo quy định của Nghị định 23/ 2015/NĐ-CP thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính. Câu hỏi 5: Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này? (1 điểm) Tình tiết bổ sung Hoàn tất việc công chứng theo đúng quy định, chị Nguyễn Thái Nga - con gái của ông Lân, bà Phương - đến tổ chức hành nghề công chứng đề nghị cấp bản sao Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung nêu trên. Câu hỏi 6: Theo anh (chị), tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cấp bản sao theo đề nghị của chị Nga không? (1 điểm) Học viên được sử dụng văn bản pháp luật./.
  • 26. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC CC4 LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 23 TẠI TP HỒ CHÍ MINH Câu 1: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.” Như vậy, căn cứ theo quy định trên, vợ chồng ông Lân và bà Phương có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng đã được lập tại VPCC Nguyễn Mạnh Thắng. Việc xác định thẩm quyền của Văn phòng công chứng giải quyết việc chấm dứt Văn bản thỏa thuận nêu trên căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Công chứng 2014 về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau: “Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.” Căn cứ theo quy định nêu trên thì Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng là tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thực hiện giải quyết yêu cầu nêu trên của ông Lân và bà Phương. Trường hợp Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Câu 2: Vợ chồng bà Phương và ông Lân cần cung cấp những giấy tờ, tài liệu sau: - Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của bà Phương và ông Lân. Trường hợp đã có sự thay đổi so với tại thời điểm lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, bà Phương và ông Lân cần xuất trình thêm giấy tờ xác định sự thay đổi nêu trên; - Sổ hộ khẩu của bà Phương và ông Lân; - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bà Phương và ông Lân; - Bản gốc Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng đã được lập.
  • 27. Câu 3: Soạn thảo các nội dung cơ bản Văn bản thỏa thuận chấm dứt văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng theo các điều khoản cơ bản sau đây: - Quốc hiệu, tiêu ngữ; - Tên Văn bản; - Chủ thể tham gia giao kết văn bản; - Căn cứ chấm dứt Văn bản thỏa thuận chia; - Thỏa thuận chấm dứt; - Cam đoan của các bên; - Hiệu lực của văn bản; - Lời chứng. Câu 4: Tình tiết bổ sung Liên quan đến nội dung của giao dịch này, bà Phương, ông Lân cùng thống nhất đề nghị công chứng viên ghi nhận các nội dung sau trong Văn bản công chứng như sau: + Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia là căn nhà và quyền sử dụng đất; + Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa đất sẽ vẫn là tài sản riêng của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực; (TT này sai) + Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng (Đây là thỏa thuận chấm dứt k phải bổ sung nên việc nhập phải làm thành một văn bản riêng) Câu hỏi 4: Theo anh (chị), những nội dung thỏa thuận mà các bên đưa ra như trên có hợp pháp không? (3 điểm) 4.1. Đối với nội dung “Hai người thống nhất chỉ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia là căn nhà và quyền sử dụng đất” Tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.” Theo đó, sau khi chia tài sản chung thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung đó. Ông Lân và bà Phương trước đó đã tiến hành thỏa thuận chia 03 tài sản, nay vợ chồng ông bà thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng đối với 02 trong số 03 tài sản đã chia hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản còn lại không chấm dứt thì vẫn phát sinh hiệu lực như bình thường.
  • 28. 4.2. Đối với nội dung “Toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác căn nhà và thửa đất sẽ vẫn là tài sản riêng của mỗi người sau khi Văn bản này có hiệu lực” Thỏa thuận này không phù hợp với quy định của pháp luật. Tại khoản 2 Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau: “Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.” Mà tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung...” Theo đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, thỏa thuận trên không phù hợp với quy định của pháp luajata. 4.3. Đối với nội dung “Ngoài ra, bằng Văn bản này, ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng Nội dung thỏa thuận này là không hợp pháp vì: Ông Lân và bà Phương hiện đang lập Văn bản chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong khi đó, nội dung ông Lân tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là chiếc xe ô tô con hiệu CAMRY vào khối tài sản chung vợ chồng sẽ phải lập thành Văn bản khác, ông Lân và bà Phương phải lập Văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng riêng, không thể lồng ghép trong Văn bản chấp dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Câu 5: Việc bà Phương, ông Lân cho rằng chỉ cần xuất trình giấy tờ bản sao chứng thực từ bản chính nên không cần xuất trình bản chính khi thực hiện công chứng là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật vì: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của bản sao như sau: “Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Và căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 40 và khoản 3 Điều 41 Luật Công chứng 2014 về thủ tục công chứng như sau:
  • 29. “Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn 8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.” “Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng 3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.” Căn cứ theo các quy định trên, trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch, người yêu cầu công chứng cần xuất trình bản chính các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng để công chứng viên tiến hành đối chiếu. Đây là thủ tục bắt buộc khi tiến hành công chứng. Nếu công chứng viên không đối chiếu bản chính trước khi kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Do đó, việc bà Phương, ông Lân cho rằng chỉ cần xuất trình giấy tờ bản sao chứng thực từ bản chính nên không cần xuất trình bản chính khi thực hiện công chứng là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật. Câu 6: Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng 2014 về việc cấp bản sao văn bản công chứng, cụ thể như sau: “Điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng 1. Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây: b) Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.” Căn cứ theo quy định trên, tổ chức hành nghề công chứng chỉ có trách nhiệm cung cấp bản sao theo yêu cầu của các bên tham gia và không có nghĩa vụ cung cấp cho bên thứ ba trừ trường hợp pháp luật có quy định. Theo dữ liệu của đề bài cung cấp, chị Nga là con của ông Lân, bà Phương nhưng không phải là một trong các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và cũng không phải là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Đồng thời cũng không có dữ liệu về việc chị Nga được ông Lân, bà Phương ủy quyền để thực hiện yêu cầu cung cấp bản sao văn bản công chứng hoặc là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng giao dịch đã được công chứng.
  • 30. Chính vì vậy, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm cung cấp bản sao theo yêu cầu của chị Nga.
  • 31. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP ĐÀO TẠO HÀNH NGHỀ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TỪ LỚP ĐÀO TẠO NGHỆ CÔNG CHỨNG KHOÁ 19.3 TẠI TP HỒ CHÍ MINH Môn : Pháp luật về công chứng Thời gian làm bài : 180 phút I. Lý thuyết Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày quy định của pháp luật về vấn đề hợp nhất Văn phòng công chứng (1 điểm) Câu hỏi 2: Những khẳng định dưới đây đúng hay sai, tại sao ? (1,5 điểm) a. Văn phòng công chứng không được thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn phòng công chứng. b. Nếu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở không có lý do chính đáng thì Văn phòng công chứng bị xử phạt vi phạm hành chính. c. Văn phòng công chứng không được thành lập chi nhánh nhưng được thành lập văn - phòng đại diện. Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy trình bày các trường hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập và thủ tục thu hồi Quyết định cho phép thành lập ? Khi Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng có thuộc trường hợp bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập hay không? (1,5 điểm) II . Tình huống Đang là kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H, ông Đinh Văn Trường dự định làm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên để được chính thức hành nghề công chứng. Câu hỏi 4: Theo anh (chị) ông Trường có đủ điều kiện đề nghị bổ nhiệm công chứng viên hay không ? (1 điểm) Câu hỏi 5: Giả sử đủ điều kiện được bổ nhiệm công chứng viên, anh (chị) hãy hướng dẫn ông Trường chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm công chứng viên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành ? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Theo tư vấn của một người bạn, sau khi nhận quyết định bổ nhiệm công chứng viên, để được hành nghề công chứng, ông Trường phải thực hiện việc đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp tỉnh H. Có giấy phép hành nghề công chứng thì ông Trường mới được các tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận để hành nghề công chứng. Câu hỏi 6: Theo anh ( chị ) nội dung tư vấn của bạn ông Trường có phù hợp với quy định của pháp luật hay không ? ( 1 điểm ) Tình tiết bổ sung
  • 32. Được bổ nhiệm công chứng viên theo đúng thủ tục luật định, ông Trường quyết định về làm việc tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh. Tại Văn phòng công chứng này, ông Trường được phân công các công việc sau: - Ông Trường được phân công đảm nhiệm vị trí Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh; - Vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu ông Trường phải trực tại Ngân hàng thương mại X để thực hiện việc công chứng các hợp đồng giao dịch phát sinh giữa Ngân hàng thương mại X và khách hàng của Ngân hàng này; - Ông Trường có nhiệm vụ hướng dẫn tập sự nghề công chứng cho anh Lê Văn Thắng, người đang tập sự hành nghề công chứng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh. Câu hỏi 7: Theo anh (chị) nếu ông Trường thực hiện các công việc được phân công trong tình huống trên thì ông Trường có vi phạm pháp luật hay không ? (1,5 điểm) Tình tiết bổ sung Tại Văn phòng công chứng Nguyễn Bình Minh, ông Trường có tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Phạm Văn Vũ. Do ông Vũ là bạn thân của mình nên ông Trường đề nghị với Trương Văn phòng công chứng miễn toàn bộ phí công chứng và thù lao công chứng cho ông Vũ. Câu hỏi 8: Là Trưởng Văn phòng công chúng, anh (chị) có đồng ý miễn toàn bộ phí công chứng và thù lao công chứng như đề nghị của ông Trường không ? (1 điểm) (Học viên được sử dụng văn bản pháp luật )
  • 33. ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHÓA 19.3 TẠI TP HỒ CHÍ MINH Môn : Pháp luật về công chứng I. Lý thuyết Câu 1: Việc hợp nhất Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 28 Luật Công chứng 2014 và Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Về điều kiện: quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Công chứng 2014 Phải là các Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Về hồ sơ: quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:  Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng  Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;  Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;  Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;  Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng được hợp nhất. - Về thủ tục: quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau: Bước 1: Các Văn phòng công chứng hợp nhất nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên. Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực
  • 34. hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Câu 2: a. Văn phòng công chứng không được thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn phòng công chứng. Khẳng định này đúng vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng, cụ thể như sau: “Điều 22. Văn phòng công chứng 2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.” Căn cứ theo quy định nêu trên, trưởng Văn phòng công chứng bắt buộc phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng, vì vậy, Văn phòng công chứng không được thuê người đảm nhiệm vị trí trưởng Văn phòng công chứng. Chính vì vậy, khẳng định nêu trên là đúng. b. Nếu công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở không có lý do chính đáng thì Văn phòng công chứng bị xử phạt vi phạm hành chính. Khẳng định này sai vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng, cụ thể như sau: “Điều 15. Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;” Đây là hành vi vi phạm được áp dụng để xử phạt đối với công chứng viên chứ không phải văn phòng công chứng, do công chứng viên là người thực hiện hành vi vi phạm. Chính vì vậy, khẳng định này sai. c. Văn phòng công chứng không được thành lập chi nhánh nhưng được thành lập văn phòng đại diện. Khẳng định này sai vì: Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng như sau: “Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
  • 35. i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;” Căn cứ theo quy định nêu trên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Chính vì vậy, khẳng định này là sai. Câu 3: Các trường hợp Văn phòng công chứng bị thu thồi Quyết định cho phép thành lập được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014, bao gồm: - Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23 Luật Công chứng 2014; - Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động; - Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng; - Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh; - Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; - Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Việc thu hồi Quyết định cho phép thành lập được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 30 và khoản 2, 3 Điều 31 Luật Công chứng 2014 như sau: Bước 1: Sở Tư pháp kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật Công chứng 2014, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.. Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên
  • 36. hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự. Khi Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng có thuộc trường hợp bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập hay không? Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014 về việc thu hồi quyết định cho phép thành lập như sau: “Điều 30. Thu hồi quyết định cho phép thành lập 1. Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong những trường hợp sau đây: c) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;” Căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng mà không phải vì toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi quyết định cho phép thành lập. Nếu việc không hoạt động liên tục trong thời hạn 5 tháng vì toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì trong trường hợp này, Văn phòng công chứng sẽ không bị thu hồi quyết định cho phép thành lập. Câu 4: Ông Trường không đủ điều kiện đề nghị bổ nhiệm đề nghị bổ nhiệm công chứng viên vì: Thứ nhất, không có tình tiết về việc ông Trường đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 về tiêu chuẩn công chứng viên Việt Nam bao gồm: - Có bằng cử nhân luật; - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Theo dữ liệu đề bài cung cấp, không có tình tiết về việc ông Trường đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên. Vì vậy, ông Trường hiện không đủ điều kiện đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thứ hai, không được kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác khi làm công chứng viên
  • 37. Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên, cụ thể thể: “Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;” Hiện nay, ông Trường đang là kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H, đây là một công việc mang tính thường xuyên. Chính vì vậy, trường hợp ông Trường đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 nhưng ông Trường vẫn đảm nhiệm chức vụ công chứng viên thì sẽ không đủ điều kiện bổ nhiệm công chứng viên. Câu 5: Do ông Trường đã từng là kiểm sát viên do đó, tùy theo thời gian làm kiểm sát viên của ông Trường thì hồ sơ bổ nhiệm được thực hiện như sau: Trường hợp thứ nhất: Ông Trường đã có thời gian làm kiểm sát viên từ 05 năm trở lên Trường hợp này, ông Trường thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Trường bao gồm: - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật; - Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; - Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại kiểm sát viên hoặc Giấy chứng minh kiểm sát viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm kiểm sát viên từ 05 năm trở lên; - Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng; - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Trường hợp thứ hai: Ông Trường có thời gian làm kiểm sát viên dưới 05 năm. Trường hợp này, ông Trường không thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của ông Trường bao gồm: - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật; - Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại kiểm sát viên hoặc Giấy chứng minh kiểm sát viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;