SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa đào tạo
Công chứng viên và các chức danh khácTrường học viện Tư pháp đã hướng
dẫn em làm đề tài này LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm báocáo cho đến khi hoàn thành, em đã nhận được
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện về
mọi mặttrong quá trình em thực hiện báo cáo này.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của báocáo, cũng nhưnăng lực còn
hạn chế, do đó báocáo sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của thầycô để báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng12 năm 2020
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy
mạnh cải cách, mở rộng dân chủ đã tạo điều kiện cho nhiều Văn phòng
công chứng ra đời, nghề luật có cơ hội phát triển. Trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường đang phát triển sôi động bậc nhất, hợp đồng giao dịch
diễn ra từng giờ từng phút như hợp đồng thế chấp để vay vốn, mua bán,
cầm cố….trong khi đó sự quá tải của các phòng Công chứng Nhà nước
dẫn đến việc thực hiện giao dịch trên bị tác động vào gây không ít khó
khăn. Trước tình hình đó ở nước ta nói chung và nhất là các thành phố
lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh….nói riêng cũng cần mạng
lưới Phòng Công chứng và Văn Phòng Công chứng tương ứng với số
lượng công việc và sự đòi hỏi cần thiết của xã hội để đáp ứng cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên loại hình này đối với ta hoàn toàn
mới mẻ. Với quy định về việc cho phép thành lập Văn Phòng Công
chứng, có thể nói đã có một sự phân biệt rạch ròi trong quan điểm về
nhận thức về bản chất, công chứng chỉ là một hoạt động bổ trợ tư pháp.
Mặc dù chưa có nhiều trên thực tế, nhưng chúng ta có thể khẳng định
rằng khi có Văn Phòng Công chứng người dân có điều kiện so sánh chất
lượng dịch vụ công chứng , phong cách phục vụ của Công chứng viên
từ đó thực hiện quyền tự chọn công chứng phù hợp. Thay vì phải rồng
rắn xếp hàng chời đợi hàng giờ ở Phòng công chứng để chứng giấy tờ
thì bây giờ Công chứng viên có thể đến tận nhà để công chứng. Có thể
nói, một trong những ưu điểm của công chứng tư là sẽ tạo điều kiện cho
người có đủ năng lực có được việc làm, chất lượng phục vụ cho người
dân sẽ tốt hơn và một phần xóa bỏ cơ chế độc quyền tiêu cực. Một khi
có cạnh tranh thì chất lượng phục vụ cho người dân sẽ cao hơn. Công
chứng chính thức trở thành dịch vụ công và chắc chắn sẽ không còn
cảnh chen chúc quá tải tại các phòng công chứng. Như vậy công chứng
sẽ chính thức trở thành một dịch vụ công, thực hiện chủ trương xã hội
hóa công tác Công chứng sẽ tạo nên sự cạnh tranh chất lượng dịch vụ
thúc đẩy các Văn phòng công chứng ra đời. Cụ thể Văn Phòng công
chứng do một hoặc một số Công chứng viên thành lập sau khi được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập và mạng lưới công chứng
được phát triển rộng, xóa bỏ việc kiêm nhiệm chức năng công chứng
của các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, gần như
không còn cảnh chen chúc quá tải tại các phòng Công chứng. Như vậy
cùng với việc thực hiện được chủ trương xã hội hóa công tác công
chứng thì quy định này sẽ tạo nên một sự cạnh tranh thúc đẩy chất
lượng dịch vụ công chứng vốn đang tồn tại nhiều vấn đề như hiện nay.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Văn phòng công chứng là tổ chức được phép hành nghề công
chứng tại Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật Công chứng do
Quốc hội Nhà nước XHCN Việt Nam ban hành ngày 20/6/2014 và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của báo cáo sau khi em thực tập tại văn
phòng công chứng là các công việc liên quan đến hợp đồng, giao dịch
khác. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của em là văn bản uỷ quyền.
Mục đích của báo cáo là phân tích làm rõ hoạt động của ngành công
chứng, nghiên cứu vấn đề liên quan tới văn bản uỷ quyền, vấn đề thực
tiễn áp dụng từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện văn bản uỷ
quyền trong lĩnh vực công chứng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
việc công chứng- Bản ghi chép kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ và kết
quả các hoạt động khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết vụ việc- - 4.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
chuyên đề bao gồm hai chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Tìm hiểu về Công chứng và quy định về trình tự thủ tục
thành lập Văn phòng công chứng, thực tiễn áp dụng, văn bản uỷquyền,
Chương 2: K
CHƯƠNG I:
Tìm hiểu về Công chứng và quy định về trình tự
thủ tục của Văn phòng công chứng, thực tiễn áp
dụng, văn bản uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền
1.1. Khái niệm công chứng, tổ chức hành nghề công chứng
1.1.1 Khái niệm công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề
công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính
chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải
công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Với
định nghĩa này, ngoài việc xác định cụ thể hình thức hoạt động hành
nghề của công chứng viên là tại các tổ chức hành nghề công chứng, Luật
Công chứng 2014 còn quy định thêm thẩm quyền của công chứng viên
đối với việc chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã
hội của bản dịch giấy tờ, văn bản; công chứng viên chịu trách nhiệm về
nội dung bản dịch mà mình công chứng trước người yêu cầu công
chứng, người dịch sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch
trước công chứng viên
1.1.2 Tổ chức hành nghề công chứng
Thuật ngữ tổ chức hành nghề công chứng chính thức được sử dụng
kể từ khi có Luật Công chứng 2006. Theo đó, tổ chức hành nghề công
chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Điểm giống
nhau giữa Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng là người đứng
đầu của 02 đơn vị này đều bắt buộc phải là công chứng viên và việc
thành lập Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng đều do UBND
cấp tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, trưởng Phòng Công chứng
phải do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
còn trưởng Văn phòng công chứng thì do công chứng viên tự xác định.
Loại hình hoạt động của Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Tư pháp, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh tùy thuộc vào số
lượng công chứng viên đăng ký thành lập Văn phòng công chứng
Đến Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng tiếp tục
được xác định bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng và
các quy định về thẩm quyền thành lập, người đứng đầu Phòng Công
chứng và Văn phòng Công chứng đều được Luật Công chứng 2014 kế
thừa của Luật Công chứng 2006. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất
giữa Luật Công chứng 2014 so với Luật Công chứng 2006 liên quan đến
tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công chứng chỉ được tổ
chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp
danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh
trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Trưởng
Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn
phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Việc
phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải phù hợp với Quy hoạch
tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
1.1.3. Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng
- Tổ chức hành nghề công chứng không phải là cơ quan hành chính nhà
nước mà là tổ chức cung ứng dịch vụ công, thực hiện cung ứng dịch vụ
pháp lý về công chứng theo sự ủy nhiệm của Nhà nước để phục vụ và
đáp ứng nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch của tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu tự nguyện
của các bên giao dịch.
- Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công
chứng phải theo quy định của Luật Công chứng và chủ trương xã hội
hóa hoạt động công chứng của từng địa phương. Việc thành lập tổ chức
hành nghề công chứng là Phòng Công chứng ngoài việc tuân thủ quy
định về nguyên tắc thành lập theo quy định của Luật Công chứng còn
phải tuân thủ các yêu cầu về cải cách bộ máy các đơn vị sự nghiệp cung
ứng dịch vụ công và pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là một
hoạt động mang tính chất hành chính hay tư pháp đơn thuần mà là một
hoạt động bổ trợ tư pháp. Sở dĩ như vậy là vì các tổ chức hành nghề
công chứng không phải là cơ quan hành chính công quyền nên hoạt
động của các tổ chức hành nghề công chứng không mang tính chất hành
chính. Đồng thời, việc công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch của
các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động phán xét các
hợp đồng, giao dịch, bản dịch có hiệu lực pháp luật hay không mà đó chỉ
là hoạt động xác nhận để chứng nhận tính chính xác, trung thực và hợp
pháp ý chí, nguyện vọng của các bên giao dịch. Thông qua việc xác
nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, các tổ chức
hành nghề công chứng đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt các tranh
chấp hợp đồng, giao dịch, qua đó góp phần giảm áp lực giải quyết các
tranh chấp cho các cơ quan tòa án. Bên cạnh đó, các hợp đồng, giao
dịch, bản dịch được công chứng có giá trị chứng cứ nên cũng giúp cho
quá trình xét xử của tòa án được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác
hơn. Đây chính là hoạt động bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động của cơ
quan tư pháp.
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng chỉ được thực hiện
bởi các công chứng viên. Điều này có nghĩa là, chỉ các công chứng viên
mới có quyền đại diện, nhân danh tổ chức hành nghề công chứng công
chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch của tổ chức, cá nhân. Ngoài các
công chứng viên, không một cá nhân nào khác của tổ chức hành nghề
công chứng được quyền công chứng các hợp đồng,giao dịch, bản dịch
của các tổ chức hành nghề công chứng.
- Trong hoạt động hành nghề công chứng, các công chứng viên hoạt
động
hành nghề một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình, không bị chi phối hoặc áp đặt bởi người đứng đầu tổ chức hành
nghề công chứng hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tổ chức
hành nghề công chứng lại là chủ thể trách chịu nhiệm đền bù, bồi
thường thiệt hại hoặc nộp phạt đối với hành vi vi phạm.
1.1.4 Vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề công chứng
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về
công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích
hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”. Mục
đích của xã hội hóa công chứng là nhằm giảm áp lực giải quyết các dịch
vụ cho các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công, đồng
thời phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng lớn của người dân, đẩy mạnh cải
cách tư pháp, hướng đến tính gọn bộ máy cơ quan hành chính nhà nước,
góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tạo
thêm được việc
làm cho nhiều người lao động và góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất
lượng phục vụ người dân. Như vậy, xuất phát từ chủ trương xã hội hóa
hoạt động công chứng, có thể thấy tổ chức hành nghề công chứng có
những vị trí, vai trò:
- Sự ra đời của các tổ chức hành nghề công chứng đã đem đến sự thuận
lợi cho người dân trong việc được lựa chọn nhiều hơn các tổ chức có thể
phục vụ và đáp ứng các nhu cầu công chứng hợp đồng, bản dịch, giao
dịch của mình. Khác với trước đây, khi chưa có các tổ chức hành nghề
công chứng, khi muốn công chứng các hợp đồng, giao dịch, người dân
chỉ có thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thì hiện
nay bên cạnh các cơ quan nhà nước, người dân có thể lựa chọn công
chứng các hợp đồng, giao dịch tại các văn phòng công chứng. Điều này
đem lại sự thuận tiện rất lớn cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức
hành nghề công chứng cung ứng dịch vụ công chứng có chất lượng cao
và tốt nhất để
phục vụ, đáp ứng cho nhu cầu họ.
- Bên cạnh đó, tổ chức hành nghề công chứng còn có vai trò giảm áp lực
giải quyết các công việc cho các cơ quan nhà nước (UBND cấp xã,
Phòng Tư pháp cấp huyện, Tòa án) như: thông qua việc cung cấp chứng
cứ cho hoạt động xét xử của Tòa án, giúp quá trình xem xét, giải quyết
vụ án được nhanh chóng, chính xác.
- Đồng thời, hạn chế được phần nào tình trạng hợp đồng, giao dịch vi
phạm pháp luật hoặc chưa phù hợp, chưa đúng quy định của pháp luật,
từ đó giảm được các tranh chấp dân sự trong xã hội, qua đó góp phần
giảm số lượng vụ việc vi phạm pháp luật Tòa án phải thụ lý giải quyết.
Ngoài ra, còn góp phần vào việc giảm số lượng hồ sơ phải giải quyết
yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch của UBND cấp xã, PhòngTư
pháp cấp huyện, đảm bảo cho các cơ quan nhà nước tập trung tốt hơn
vào việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động chuyên môn
và công tác quản lý
nhà nước.
- Đồng thời, các tổ chức hành nghề công chứng có vai trò rất lớn trong
việc phục vụ và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và yêu cầu công chứng các
hợp đồng, giao dịch, bản dịch của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, góp
phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Mặt
khác, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng còn góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở trong nước
cũng như ở nước ngoài, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và tăng cường
pháp chế cho pháp luật Việt Nam
1.2 Quy định về trình tự thủ tục thành lập Văn phòng công chứng
1.2.1 Khái niệm Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; tính
chính xác hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch; có con dấu
tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các
nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công
1.2.2 Quy định về thành lập Văn phòng công chứng
- Theo quy định khoản 1 Điều 22 Luật công chứng năm 2014, Văn
phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công
chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công
ty hợp danh. Như vậy, với quy định của luật chúng ta hiểu rằng Văn phòng
công chứng được thành lập theo loại hình công ty hợp danh. Điều kiện để
thành lập Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên thỏa thuận
hợp danh trở lên. Theo quy định tại Điều 172 của Luật Doanh nghiệp 2014,
trong công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tuy
nghiên theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng năm 2014 không
cho phép Văn phòng công chứng có thành viên góp vốn. Về người đại diện
theo pháp luật của Văn phòng công chứng, khoản 2 Điều 22 Luật Công
chứng năm 2014 quy định đó là Trưởng Văn phòng công chứng. Trưởng Văn
phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công
chứng và Trưởng Văn phòng công chứng phải có kinh nghiệm 02 năm hành
nghề công chứng trở lên
Như vậy theo điều 8 Luật công chứng năm 2014 công chứng viên là công dân
Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến Pháp và Pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt và có đủ các tiểu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm
công chứng viên :
1. Có bằng cử nhân luật
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ
chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại điều 9 của
Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy
định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng 2014 ;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Thủ tục thành lập Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 23,
Điều 26 của Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, để thành lập Văn phòng
công chứng các công chứng viên dự định hợp danh phải lập hồ sơ đề nghị
thành lập Văn phòng công chứng. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 20 ngày. Sau khi có quyết định cho
phép thành lập Văn phòng công chứng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng
công chứng phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp trong
thời hạn 90 ngày. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư
pháp cấp giấy đăng ký hoạt động, và Văn phòng công chứng phải có nghĩa
vụ thực hiện đăng báo trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động. Sở Tư
pháp thông báo bằng văn bản cho các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ
quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ
sở.
+ Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm các loại giấy tờ
tài liệu sau : Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; đề án thành lập
Văn phòng công chứng; bản sao quyết định bổ nhiệm Công chứng viên.
Trong đó, đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng phải thực hiện theo
mẫu TP-CC-08 được quy định tại khoản 8 Điều 28 Thông tư số
06/2015/TT/BTO ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Đề án thành lập Văn phòng
công chứng phải có các nội dung : sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức,
tên gọi, nhân sự địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạc triển
khai thực hiện.
+ Hồ sơ đăng ký hoạt đông của Văn phòng công chứng gồm các giấy tờ, tài
liệu sau : Đơn đăng ký hoạt động; Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn
phòng công chứng; hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp
danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công
chứng ( nếu có ). Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải theo
mẫu TP-CC-09 được quy định tại khoản 9 Điều 28 Thông tư số 06/2015/TT-
BTP. Giấy tờ chứng minh về trụ sở phải phù hợp với nội dung đã nêu trong
đề án thành lập Văn phòng công chứng.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định nhận được quyết định cho
phép thành lập. Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư
Pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Công chứng bao gồm tên gọi của
Văn Phòng công chứng, địa chỉ, trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách
công chứng viên hợp danh và danh sách công chứng viên làm theo chế độ
hợp đồng của Văn phòng công chứng ( nếu có}
Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư Pháp
cấp giấy hoạt động.
1.2.3 Đặc trưng pháp lý của Văn phòng công chứng
- Hoạt động theo mô hình công ty hợp danh , không có thành viên góp
vốn ( Khoản 1 điều 22 Luật Công chứng 2014}. Mặc dù hiện nay còn
một số ít Văn phòng công chứng có một Công chứng viên, hoạt động
theo doanh nghiệp mô hình tư nhân nhưng theo khoản 1 điều 79 luật
công chứng 2014 hoạt động theo mô hình công ty hợp danh có ít nhất
hai Công chứng viên hợp danh trở lên trong đó có trưởng Văn Phòng.
Như vậy, Trưởng văn phòng là người đồng chủ sở hữu Văn phòng công
chứng;
- Trưởng Văn phòng cùng với các Công chứng viên hợp danh chịu trách
nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng
công chứng ( Điểm b –Khoản 1 – Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 }.
Điều này có nghĩa là khi Công chứng viên hoặc người lao động khác có
lỗi gây thiệt hại về tài sản cho người có yêu cầu công chứng và cơ quan
có thẩm quyền xác định Văn phòng phải bồi thường cho người bị thiệt
hại thì các Công chứng viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới để
bồi thường cho tới khi bồi thường xong hoặc hết tài sản riêng của mình;
- Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng
công chứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn
phòng công chứng ( Khoản 2 – Điều 22 Luật công chứng 2014};
- Trưởng Văn phòng vừa là người quản lý, điều hành, vừa là người trực
tiếp lao động trong Văn phòng công chứng. Ngoài việc quản lý, điều
hành Văn Phòng, Trưởng Văn phòng còn là Công chứng viên do vậy
trưởng Văn phòng cũng có trách nhiệm trực tiếp ký văn bản công chứng
và thực hiện các công việc khác mà Công chứng viên phải làm.
Xuất phát từ những đặc trưng nêu trên, Trưởng Văn phòng có
trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn, do đó Trưởng Văn phòng cũng phải có
những quyền hạn tương xứng để thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt
động của Văn Phòng Công chứng theo khuôn khổ pháp luật và đưa Văn
phòng phát triển.
1.4 Quá trình thực tập hành nghề công chứng
Em đang thực tập tại văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền địa
chỉ tại số 146 đường 2 tháng 4, Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng từ ngày 07/12/2020 đến ngày 11/12/2020
Trong quá trình thực tập, Công chứng viên Công chứng viên Nguyễn
Văn Tuyền đảm nhiệm vai trò hướng dẫn thực tập cho em. Theo đó, trong
phạm vi và vai trò của một học viên tập sự tôi được phân công trợ giúp công
chứng viên, em đã được tham gia cùng công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu
cầu công chứng; soạn thảo văn bản công chứng, giám sát chữ ký các bên
tham gia giao dịch, hoàn thiện hồ sơ lưu trữ để giao cho bộ phận lưu trữ của
Phòng. Nhờ đó, em đã được tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn
trong quá trình hành nghề công chứng như công chứng các hợp đồng công
chứng văn bản uỷ quyền và giao dịch khác mà khách hàng yêu cầu công
chứng.
1.5 Cơ sở pháp lý
Trong quá trình thực tập tại văn phòng công chứng em đã được
hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu thêm về những văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành có liên quan đến hoạt động công chứng như:
- Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội
và được thay thế bởi Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2015 của Quốc hội;
- Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của
Quốc hội;
- Luật đất đai của Quốc hội số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 10 tháng 6 năm 2000 của
Quốc hội và được thay thế bởi Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật công chứng số 88/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc
hội và đã được thay thế bởi Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng
6 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội và
đã được thay thế bởi Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm
2014 của Quốc hội;
- Nghị định của Chính phủ số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 về
việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành
chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình;
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công
chứng;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã được thay thế bởi Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫ thi hành một số điều của Luật nhà ở;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;
- Thông tư 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tư pháp về
việc hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Thông tư 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công
chứng;
- Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư Pháp về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;
- Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng, phí chứng thực, phí thẩm định tiêu
chuẩn điều kiện hành nghề công chứng, phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng, lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
- Thông tư 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 sửa đổi bổ sung một số điều
thông tư 257/2016/TT-BTC.
- Những quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến công chứng các
hợp đồng giao dịch về nhà ở, đất ở, điều kiện tách thửa, thủ tục hành chính
liên quan… và những hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp về
thực hiện nghiệp vụ công chứng.
1.6 Phạm vi nghiên cứu hợp đồng uỷ quyền
1.6.1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là: Hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy
quyền có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải
trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định… (trang 400, Từ
điển Luật học, Viện khoa học pháp lý, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và
nhà xuất bản năm 2006)
Theo Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng ủy quyền quy định tại Phần thứ ba,
Mục 13, chương XVI, gồm 08 điều. Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy
quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy
quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Trong cuộc sống có nhiều lý do khác nhau mà một cá nhân hay pháp nhân
không thể tham gia các quan hệ dân sự mà họ phải nhờ người khác giúp mình
thể hiện ý chí và nguyện vọng với chủ thế khác. Đề giúp cho các giao dịch
dân sự diễn ra bình thường pháp luật cho phép hình thành hợp đồng ủy quyền
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền , bên ủy quyền chỉ
phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong mối
quan hệ này gồm có hai bên:
- Bên được ủy quyền có thể là cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi
ích của bên ủy quyền để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự;
- Bên ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thỏa thuận với bên
được ủy quyền thực hiện công việc vì lợi ích của bên được ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền thuộc nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc, vì vậy
công việc được ủy quyền là cái mà các bên hướng tới. Hợp đồng ủy quyền sẽ
phát sinh ba quan hệ nghĩa vụ dân sự tồn tại cùng nhau:
Thứ nhất, quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền;
Thứ hai, quan hệ giữa bên được ủy quyền với người thứ ba (người xác
lập giao dịch dân sự với bên được ủy quyền);
Thứ ba, quan hệ giữa bên ủy quyền với người thứ ba
Trong thực tế hiện nay chúng ta thường thấy các loại hợp đồng ủy quyền
sau: ủy quyền thực hiện các thủ tục hành chính, ủy quyền tham gia tố tụng tại
tòa, ủy quyền quản lý, sử dụng và định đoạt các bất động sản…
Hợp đồng ủy quyền chỉ là hợp đồng có tính đền bù trong trường hợp các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc trả thù lao.
1.6.2 Đặc điểm hợp đồng ủy quyền
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân
sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân
khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những trường hợp pháp luật quy
định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Khi cá nhân, pháp nhân
có yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sư, nếu cá nhân, pháp nhân không tự
mình tham gia tố tụng tại Tòa án thì họ có thể ủy quyền cho người khác thay
mặt mình tham gia tố tụng, giữa đương sự với người đại diện theo ủy quyền
phải xác lập văn bản ủy quyền. Vậy, văn bản ủy quyền này có được lập tại
Tòa án nơi đương sự yêu cầu giải quyết vụ án hay không? Trong phạm vi bài
này, người viết xin đề cập một số vấn đề về văn bản uỷ quyền và địa điểm xác
lập văn bản uỷ quyền. Để giải quyết một vụ án dân sự cần có sự tham gia của
các đương sự với tư cách tham gia tố tụng khác nhau. Đương sự hoặc người
đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của chính người đó, cũng như
việc làm rõ sự thật của vụ án. Trong thực tiễn có những vụ án dân sự do chính
đương sự tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng tại Tòa án.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ án dân sự nào, người tham gia tố tụng cũng
có quyền ủy quyền cho người khác. Khi giao kết Hợp đồng ủy quyền theo
quy định của pháp luật phải có sự tham gia ký kết của bên ủy quyền và bên
nhận ủy quyền; ngược lại, Giấy ủy quyền thì không bắt buộc phải có hai bên
xác lập Giấy ủy quyền, việc lập Giấy ủy quyền không đòi hỏi người có tên
được ủy quyền phải đồng ý và không buộc người đó phải thực hiện các công
việc ghi trong giấy ủy quyền. Về thẩm quyền công chứng, chứng thực Giấy
ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện
nay, chưa có văn bản nào quy định tập trung về các văn bản ủy quyền phải
công chứng, chứng thực, mà các văn bản ủy quyền phải được công chứng,
chứng thực hay không sẽ được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau. Theo Luật công chứng quy định thì Hợp đồng ủy quyền do tổ
chức hành nghề công chứng thực hiện, còn Giấy ủy quyền có thể do Ủy ban
nhân dân chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đó. Tuy nhiên, khoản 6 Điều
272 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “Việc ủy quyền quy
định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công
chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập
tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa
án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền
cho ngườiđại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ,
đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm”. Với quy định này, Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định đối với trường hợp kháng cáo bản án
sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ
thẩm thì văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền được lập tại Tòa
án. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu các đương sự có mặt tại Tòaán và có
yêu cầu Tòa án xác nhận văn bản ủy quyền thì luật không có quy định; như
vậy, người ủy quyền phải đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban
nhân dân để lập văn bản ủy quyền, quy định này gây khó khăn và phiền hà về
thủ tục hành chính.
Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng do
vậy, ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự: thể hiện ý chí của
các bên; sự tự do, tự nguyện, bình đẳng của các bên khi giao kết hợp
đồng,…. Hợp đồng ủy quyền có những đặc điểm riêng biệt mà khi công
chứng viên chứng nhận hợp đồng ủy quyền cần lưu ý để giải thích cho các
bên trước khi giao kết hợp đồng:
Thứ nhất, công việc ủy quyền là những công việc mang tính pháp lý
Thứ hai, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ưng thuận
Thứ ba, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ
Thứ tư, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
1.6.3. Tóm tắt nội dung việc công chứng hợp đồng ủy quyền
Vấn đề được lựa chọn sưu tầm để nghiên cứu trong đề tài này là việc công
chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện vào ngày 22 tháng 04 năm 2020,
tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền tại số 146 đường 2/4, thị trấn
Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng do công chứng viên Nguyễn
Văn Tuyền thực hiện. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền trên có nội dung
chính như sau:
- Bà Nguyễn Thuỳ Dung sinh năm 1988 có hộ khẩu Xã Lạc Xuân, huyện
Đơn Dương là chủ sử dụng quyền sử dụng các thửa đất:
- Thửa đất số 305, 959, 306, tờ bản đồ 07 tại Thôn Lạc Xuân 2, Xã Lạc
Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng căn cứ theo giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: BM
573057 do UBND huyện Đơn Dương cấp ngày 04/01/2013
- Thửa đất số 958, tờ bản đồ 07 tại Thôn Lạc Xuân 2, Xã Lạc Xuân,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CM 487319
do UBND huyện Đơn Dương cấp ngày 28/08/2018
- Bà Nguyễn Thuỳ Dung ủy quyền cho ông: Nguyễn Sỹ Bảy thay mặt và
nhân danh Bà Nguyễn Thuỳ Dung thực hiện các công việc sau đây
- Quản lý sử dụng thửa đất nêu trên
- Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên. Được lập , ký
tên vào hợp đồng chuyển nhượng ( kể cả hợp đồng đặt cọc để chuyển
nhượng), hợp đồng tặng cho, các hợp đồng về sửa đổi bổ sung, huỷ bỏ hợp
đồng chuyển nhượng , tặng cho, đặt cọc. Kê khai nộp thuế và lệ phí liên quan
đến việc chuyển nhượng , tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên.
- Thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên( bao gồm thế chấp cho bên B và
bên thứ 3 vay vốn với số tiền không hạn chế và được thế chấp nhiều lần trong
suốt thời hạn uỷ quyền). ông Nguyễn Sỹ Bảy được thực hiện các thủ tục liên
quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên, được lập và ký tên vào
hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng, các hợp đồng về sửa đổi, bổ sung,
huỷ bỏ, thanh lý hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng, thực hiện thủ tục
đăng ký thế chấp và xoá thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp, bên bà Nguyễn Thuỳ Dung
đồng ý để bên nhận thế chấp xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp
luật và theo thoả thuận mà ông Nguyễn Sỹ Bảy đã ký kết với bên nhận thế
chấp mà không có bất kỳ hành vi nào cản trở xử lý tài sản thế chấp. Ông
Nguyễn Sỹ Bảy có trách nhiệm ký vào các văn bản có liên quan đến việc xử
lý tài sản thế chấp để bên nhận thế chấp xử lí tài sản thế chấp cho đến khi
hoàn thành xử lí tài sả thế chấp. Trong phạm vi uỷ quyền ông Nguyễn Sỹ Bảy
được liên hệ với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, được lập và ký tên vào
các văn bản hợp đồng liên quan để thực hiện công việc nêu trên.
- Thời hạn ủy quyền là 10 năm
1.7 Quá trình nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động khác liên
quan đến quá trình công chứng hợp đồng ủy quyền
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Theo quy định của pháp luật nói chung và quy định của Luật Công chứng
nói riêng việc công chứng bắt buộc phải giải thích một số quyền và nghĩa vụ
của bên ủy quyền, bên ủy quyền là bắt buộc, cụ thể tại khoản 1 Điều 35 Luật
Công chứng 2014 có ghi: Khi công chứng hợp đồng ủy quyền , công chứng
viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của
các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền: Theo quy định tại khoản 1
Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, gồm các giấy tờ
sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ
người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ kèm
theo.
- Dự thảo (nếu có)
- Bản sao giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, là
một trong những giấy tờ sau còn thời hạn sử dụng (Chứng minh nhân dân, hộ
chiếu, căn cước công dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp)
Cụ thể, công chứng viên tiếp nhận giấy chứng minh nhân dân của bà
Nguyễn Thuỳ Dung và ông Nguyễn Sỹ Bảy
- Giấy chứng nhận QSD mang tên bà Nguyễn Thuỳ Dung
- Sổ hộ khẩu của bà Nguyễn Thuỳ Dung và ông Nguyễn Sỹ Bảy
- Giấy xác nhận độc thân của bà Nguyễn Thuỳ Dung
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền tiến
hành kiểm tra tính hợp lệ, độ nguyên vẹn và rõ ràng của các giấy tờ nêu trên
dựa trên kinh nghiệm phân biệt thật giả, các quy định của pháp luật đối với
từng loại giấy tờ.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Do các bên chưa có bản dự thảo, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền đã
tiến hành soạn hợp đồng ủy quyền với những nội dung cơ bản:
- Họ tên, năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú của
bên ủy quyền
- Căn cứ ủy quyền
- Phạm vi ủy quyền
- Thời hạn ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Cam đoan của các bên
- Điều khoản cuối cùng
Quá trình này, các bên tham gia giao kết hợp đồng đã đưa ra những câu hỏi
yêu cầu công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền giải thích. Để đảm bảo tính
khách quan, minh bạch công chứng viên đã giải thích rõ quyền và nghĩa vụ
của các bên, cũng như các thắc mắc, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng
này nhằm tránh việc dung hợp đồng ủy quyền để che đậy những giao dịch
khác.
Bước 3: Ký kết và công chứng hợp đồng ủy quyền
Giai đoạn này, công chứng viên tiến hành cẩn thận từng khâu bởi đây được
coi là bước quan trọng nhất trong quá trình công chứng viên tiến hành chứng
nhận hợp đồng ủy quyền. Trước khi các bên ký kết hợp đồng ủy quyền công
chứng viên đối chiếu và kiểm tra tính hợp pháp do các bên cung cấp, sau đó
mới thực hiện việc cho các bên ký vào bản hợp đồng, cụ thể như sau:
- Nhận dạng và kiểm tra năng lực hành vi của các bên tham gia ký kết
hợp đồng bằng việc quan sát, đặt ra các câu hỏi về nhân thân, gia
đình…
- Yêu cầu các bên đọc lại dự thảo hợp đồng trước khi tiến hành ký kết
- Sau khi các bên đồng ý với nội dung bản hợp đồng, công chứng viên có
thể cho các bên ký vào từng trang của hợp đồng
- Công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền ký công chứng khi đảm bảo các
bên đã làm đầy đủ các trình tự thủ tục và chuyển qua bộ phận lưu trữ,
kế toán hành chính để thực hiện đóng dấu thu phí và lưu trữ hồ sơ.
Bước 4: Lưu trữ hồ sơ công chứng
Việc lưu trữ được thực hiện ngay sau khi kết thúc giao dịch, để tránh trường
hợp mất hồ sơ tài liệu công chứng, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền
kiểm tra lại và có danh mục hồ sơ cho giao dịch một cách kỹ càng, cẩn thận
bởi hồ sơ lưu trữ là chứng cứ bảo vệ cho công chứng viên khi có tranh chấp
xảy ra.
1.8 Nhận xét quá trình giải quyết việc công chứng hợp đồng ủy quyền
của Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
1.8.1 Đối với Công chứng viên
- Về chuyên môn, quá trình thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền
của công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền đúng trình tự, thủ tục luật định, tiến
hành theo từng bước và có sự kiểm tra đối chiếu bản chính đầy đủ, luôn
tương tác với người yêu công chứng để nắm bắt được chính xác năng lực
hành vi, ý chí của các bên khi tham gia giao dịch.
Công chứng viên luôn đặt câu hỏi để biết rõ mục đích tham gia giao dịch có
đúng trên tình thần tự nguyện, không bị cưỡng ép, hay lợi dụng tính ưu việt
của hợp đồng ủy quyền nhằm mục đích lừa dối, che giấu những giao dich
khác. Đồng thời, giải thích rõ những nội dung có trong hợp đồng mà người
yêu cầu công chứng không hiểu và giải thích rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý
của việc tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền.
- Về thái độ đối với khách hàng: Công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền luôn
thể hiện thái độ niềm nở, ân cần, lịch sự và thực hiện nhanh chóng công việc,
hướng dẫn người yêu cầu công chứng tận tậm, thực hiện đúng các nội dung
trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
1.8.2 Đối với Văn phòng công chứng
Văn phòng thực hiện đúng các quy định về niêm yết bảng phí công chứng,
công tác tiếp đón của lễ tân chu đáo, tận tình. Nhân viên văn thư hỗ trợ
photo, in ấn giấy tờ cho người yêu cầu công chứng cẩn thận, nhân viên kế
toán thu phí theo đúng quy định của Nhà nước về Phí công chứng và thu lao
công chứng. Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền luôn tạo điều kiện
làm việc nhanh gọn, đảm bảo về mặt thời gian, và đúng quy định pháp luật
cho người yêu cầu tham gia giao dịch.
CHƯƠNG 2
K và hợp đồng uỷ quyềnNgười đứng đầu Văn
phòng công chứng là Trưởng phòng Công chứng, Trưởng phòng công chứng
là các Công chứng Viên , Công chứng viên được pháp luật bảo đảm quyền
hành nghề công chứng và chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp
của văn bản công chứng mà mình đã ký. Trước kia khi công chứng sai, công
chứng viên thường bị xử lý nhẹ. Thậm chí, công chứng viên ”ký đại” xảy ra
sai phạm thì chế tài phạt không rõ ràng. Trách nhiệm của công chứng viên rất
quan trọng nhưng lại không được chú trọng vì khi đã ký bản chứng là vụ việc
hầu hết có hiệu lực ngay, nếu xảy ra sai sót sẽ gây ra hậu quả lớn. Trong khi
đó, các hồ sơ công chứng thường có giá trị cao nhưng việc quy định trách
nhiệm công chứng viên lại quá nhẹ. Hiện nay, công chứng viên thực hiện
hành vi công chứng mang tính chất hành chính, ban ơn, nếu không làm cũng
không mất việc, làm với thái độ không tốt cũng không sao. Pháp luật về công
chứng hiện nay còn nhiều kẽ hở. Tất cả các nghị định, thông tư đều không có
quy định chế tài nào một cách cụ thể. Cần làm rõ thêm một số vấn đề như
biện pháp chế tài trong trường hợp công chứng viên gây hậu quả nghiêm
trọng. Nghịch lý có luật nhưng phải chờ “lệ”. Về nguyên tắc là khi luật có
hiệu lực thì kể cả chưa có Nghị định, đã phải thực hiện theo luật. Dù luật chưa
hướng dẫn cụ thể nhưng các cơ quan có thẩm quyền phải linh hoạt để bảo
đảm quyền lợi cho người dân, tổ chức nhằm củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp có nhu cầu.
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Văn phòng công chứng
Nhằm góp phần nâng cao hiệu của hoạt động công chứng và tiến tới hoàn
thiện pháp luật công chứng về việc thành lập Văn phòng công chứng, đề xuất
một số kiến nghị giải pháp như sau:
- Nâng cao chất lượng trình độ của Công chứng viên
- Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp , tránh có sự chồng chéo giữa các quy
định, nghị định nghị quyết.
- Trên thực tế, người dân nhiều khi không phân biệt được giữa công chứng
và chứng thực, cho dù đây là hành vi khác nhau. Kiến nghị sẽ phải sửa các
luật trên, chuyển tất cả các hợp đồng giao dịch về cho công chứng làm để
đảm bảo giao dịch đúng pháp luật và an toàn.
- Các Văn phòng công chứng tiến hành mua bảo hiểm công chứng để đảm
bảo mức độ an toàn việc công chứng và xác thực
- Tiến hành ký quỹ để bồi thường thiệt hại do công chứng viên làm sai
- Văn phòng công chứng cần có mã số của công chứng viên để dễ truy
trách nhiệm
- Phí công chứng để các bên tự thỏa thuận theo cơ chế thị trường là hợp lý.
Văn phòng công chứng có thể tự xây dựng biểu giá các khoản thu khác như
thù lao công chứng, chi phí thực hiện công việc cụ thể. Hơn nữa, các Văn
phòng công chứng tư phải đầu tư rất nhiều chi phí mở rộng hoặc thuê thêm
địa điểm, nhân viên, thiết bị…. Nếu bó cứng mức chi phí như các phòng
công chứng nhà nước thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng.Bởi các
Văn phòng công chứng nhà nước đã có quá nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng,
ngân sách hỗ trợ.Hơn nữa tự chủ về phí chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn nhiều,
sẽ không phải lo chuyện phí quá cao vì thị trường cạnh tranh sẽ tự điều tiết.
- Lệ phí công chứng thì phải minh bạch, các Văn phòng công chứng tư phải
được quản lý chặt chẽ về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện hành nghề
và đảm bảo an nhinh.
- Không có sự phân biệt nào về giá trị công chứng giữa hai loại hình
phòng công chứng nhà nước và phòng công chính tư nhân. Tất cả đều có sự
chịu trách nhiệm như nhau đối với sản phẩm công chứng và người dân.Chính
vì lẽ đó cần có sự tuyên truyền hơn nữa về hoạt động công chứng hiện nay.
- Hệ thống Master để cập nhật các thông tiên ngăn chặn liên quan về nhà,
đất đang được thế chấp, cầm cố với các văn phòng công chứng, Bộ Tư pháp
cần sớm ban hành quy trình liên kết mạng Master để tạo điều kiện thuận lợi
cho công chứng tư hoạt động vì một số Văn phòng công chứng ở nơi xa vẫn
chưa được nối mạng liên kết Master.
- Xã hội hóa dịch vụ công chứng là một bước tiến tích cực trong quá trình
hội nhập. Làm được điều này, cả ba đối tượng nhà nước, người cung ứng
dịch vụ và người sử dụng dịch vụ này đều rất có lợi. Tuy nhiên, để xã hội hóa
dịch vụ này được hiệu quả cao, cần có một khung pháp lý đầy đủ, Bộ Tư
pháp cần tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo đầy đủ cho các công chứng
viên.
Cho ra đời mô hình này là một chủ trương đúng đắn và khi có công
chứng tư, Nhà nước sẽ không phải tốn nhiều kinh phí, con người và cơ sở vật
chất cho hoạt động công chứng. Các công chứng viên sẽ có trách nhiệm cao
hơn rất nhiều, từ trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín, thương hiệu tới các quyền
lợi kinh tế…… Điều này sẽ tạo nên một bản lĩnh vững vàng hơn cho công
chứng viên. Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường với
đầy đủ tất cả các điều kiện và yếu tố kinh tế hợp thành, trong đó các quan hệ
giao dịch dân sự không ngừng phát triển. Nếu các giao dịch này không được
quản lý của Nhà nước bằng cơ chế thích hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến những
tranh chấp phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của
nền kinh tế. Nhà nước phải quản lý các giao dịch dân sự bằng pháp luật, đó là
một đòi hỏi tất yếu của một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Tranh chấp
trong các quan hệ giao dịch dân sự đang trở thành một hiện tượng phổ biến
mà một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các giao dịch dân sự
thiếu những bằng chứng xác thực rõ ràng và có giá trị pháp lý. Công chứng
góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp nói trên. Nhu cầu pháp luật hóa các
giao dịch dân sự rất bức thiết, nói cách khác, nhu cầu về công chứng sẽ ngày
càng tăng trong xã hội, nhất là trên địa bàn các thành phố lớn.
2. Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ quá trình tham gia việc
công chứng hợp đồng ủy quyền
Trong quá trình thực tập, mặc dù chỉ được nghiên cứu hồ sơ về việc công
chứng ủy trên, bản thân em cũng rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Bản thân phải trau dồi kỹ năng quan sát, năm bắt tâm lý, kiến thức về
chuyên môn dày dặn trong việc xử lý giấy tờ, và vốn từ giao tiếp rộng, trôi
chảy để linh hoạt trong từng trường hợp khách hàng cụ thể.
- Đối chiếu bản chính để phân biệt giấy tờ thật giả là một việc hết sức
quan trọng đối với một công chứng viên, công việc này đòi hòi công chứng
viên ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại còn cần phải có khối
kiến thức các quy định về mẫu dấu, mẫu phôi, số seri, thời gian, tổ chức cấp
từng loại giấy tờ…vào từng mốc thời gian cụ thể để nhận biết được đâu là
giấy tờ thật đâu là giấy tờ giả.
- Kiểm tra tính hợp lệ của dự thảo từ khách hàng chuẩn bị, hoặc soạn
thảo văn bản công chứng, bản thân cần nắm rõ được các điều khoản cơ bản,
các điều khoản tùy nghi cần phải có trong từng hợp đồng, giao dịch cụ thể để
khi thực hiện việc công chính đảm bảo tính tối ưu về mặt thời gian cho khách
hàng, tính hợp pháp, xác thực cho văn bản và quyền lợi cao nhất cho các bên
tham gia ký kết, tránh được tranh chấp về sau.
- Bản thân nhận thấy, để đảm bảo an toàn cho mỗi công chứng viên, thì
việc lập danh mục các giấy tờ có trong hồ sơ công chứng hoặc kiểm tra danh
mục xem có đủ giấy tờ trước khi chuyển cho bộ phận lưu trữ là một khâu cực
kỳ quan trọng của công chứng viên tránh những thiếu sót hay mất mát giấy
tờ. Mỗi công chứng viên phải chịu trách nhiệm trọn đời đối với các văn bản
công chứng mà mình ký tên và đóng dấu, hồ sơ công chứng là chìa khóa hộ
mệnh cho công chứng viên, nên khâu lưu trữ cần phải được chú trọng.
2.1 Quy định về hình thức hợp đồng ủy quyền
Hiện nay trên thực tế, quan hệ ủy quyền được xác lập bằng hợp đồng
ủy quyền và giấy ủy quyền. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08-12-2000
về công chứng, chứng thực quy định rõ: Công chứng, chứng thực hợp đồng
ủy quyền và giấy ủy quyền: Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường
của bên được ủy quyền của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu
quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng . Việc ủy quyền
không thuộc những trường hợp trên thì không cần phải lập thành hợp đồng ủy
quyền. Trong khi đó, Luật công chứng không quy định vấn đề này.
Nếu người ủy quyền lập hợp đồng ủy quyền thì trong nội dung bản hợp
đồng chắc chắn sẽ có sự thỏa thuận nhất trí của hai bên về quyền và nghĩa vụ
của các bên mà quan trọng là việc chấp nhận công việc ủy quyền của người
được ủy quyền đã thể hiện ngay trên hợp đồng bằng việc anh ta phải ký tên
trước mặt công chứng viên và người ủy quyền.
Nếu người ủy quyền lập giấy ủy quyền thì người ủy quyền có thể chấp
nhận công việc được ủy quyền, có thể từ chối công việc ủy quyền. Pháp luật
quy định văn bản có hiệu lực bắt đầu từ khi được công chứng viên công
chứng hoặc được chứng thực. Người được ủy quyền có quyền từ chối công
việc được ủy quyền bằng cách không thực hiện công việc ủy quyền. Như vậy,
văn bản ủy quyền được coi là có giá trị bắt đầu từ thời điểm nào? Vào thời
điểm được công chứng, chứng thực hay vào thời điểm người được ủy quyền
thực hiện công việc được ủy quyền
Để khắc phục hạn chế này, pháp luật cần phải có những quy định theo đó
nếu công việc được ủy quyền liên quan đến một nghĩa vụ của người được ủy
quyền như trả nợ ngân hàng… hoặc liên quan đến chuyển nhượng tài sản thì
hai bên phải lập thành hợp đồng ủy quyền.
2.2. Quy định về nội dung của hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền được giao kết đúng pháp luật thì bao giờ cũng phải đầy
đủ nội dung như căn cứ ủy quyền, công việc ủy quyền, thời hạn thực hiện
công việc được ủy quyền, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết
hợp đồng.
Căn cứ ủy quyền là một trong những yếu tố mà người ủy quyền, người
được ủy quyền, thậm chí cả công chứng viên, người có quyền chứng thực rất
quan tâm. Căn cứ ủy quyền là cơ sở để người ủy quyền chứng minh trước
người được ủy quyền và công chứng viên biết được mình là người có trách
nhiệm, có quyền hạn để tham gia giao dịch đó. Nhưng có những công việc sẽ
được thực hiện trong tương lai thì có được ủy quyền cho người khác hay
không?
Đây là vấn đề mà thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền
thường hay gặp. Như đã phân tích ở Chương 2, nếu công chứng viên, người
có thẩm quyền chứng thực công chứng, chứng thực những hợp đồng ủy
quyền như vậy, vô hình chung đang thiết lập mối quan hệ ủy quyền không
dựa trên một cơ sở pháp lý. Nếu từ chối công chứng, công chứng viên rất khó
đưa ra lý do chính đáng. Trong một vài lĩnh vực, nếu xét thấy công việc hình
thành trong tương lai là phù hợp với công việc được ủy quyền, thì công viên
nên công chứng. Để tránh những tranh luận không cần thiết giữa các công
chứng viên pháp luật cần quy định hướng dẫn cụ thể những căn cứ để khi
công chứng viên công chứng hợp đồng có căn cứ tránh sự tùy tiện trong công
chứng đối với những hợp đồng là những việc trong tương lai.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc ủy quyền không bị hạn chế cả
về thời gian thực hiện công việc cho tới phạm vi ủy quyền. Việc người dân
lợi dụng tính ưu việt của hợp đồng ủy quyền nhằm che đậy những hành vi
đằng sau là điều có thể. Vì vậy, nếu công việc liên quan tới quản lý tài sản,
chuyển nhượng tài sản pháp luật cần quy định rõ thời gian thực hiện công
việc phải cụ thể chứ không được dùng những câu mang tính chất chung như:
“Thời hạn ủy quyền tính từ thời điểm công chứng viên ký tên, đóng dấu cho
đến khi hoàn thành công việc”. Để tránh trường hợp có những hợp đồng ủy
quyền bán tài sản đã tồn tại khoảng gần mười năm mà không biết người ủy
quyền còn sống hay đã chết thì trong hợp đồng ủy quyền cần quy định một
khoảng thời gian hợp lý.
Như vậy để tránh sự chồng chéo, không thống nhất giữa các Luật
đã trình bày ở trên, nên chăng các vấn đề về giao dịch dân sự chỉ quy
định trong Bộ Luật Dân sự (hiện nay Bộ Luật Dân sự đã có quy định về
giao dịch dân sự về nhà ở, quyền sử dụng đất, thừa kế,…) và Luật công
chứng. Luật Đất đai và Luật Nhà ở chỉ nên quy định các vấn đề về quản
lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, nhà ở.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến
nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công chứng như: Bộ Luật
dân sự, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... một cách sâu
rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về
hoạt động công chứng.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, sự hình thành và phát triển của chế định công chứng
nói chung, tổ chức hành nghề công chứng nói riêng luôn gắn chặt với sự
quản lý của nhà nước
Tùy mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp luật khác nhau mà quy định về
công chứng ở các nước là khác nhau. So với các nước có chế định công
chứng hình thành và phát triển cách đây từ hàng trăm năm thì công
chứng của Việt Nam vẫn còn rất non trẻ. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời đến
nay, hệ thống các văn bản làm cơ sở cho việc định hướng và phát triển
chế định công chứng ở nước ta liên tục được các cơ quan hoạch định
chính sách và cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương
củng cố và hoàn thiện để đảm bảo cho hoạt động quản lý và phục vụ
nhân dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể
tránh khỏi những bất cập, hạn chế và vướng mắc do thực tiễn đặt ra. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để khắc phục
những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
pháp luật về công chứng là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật
về việc thành lập Văn phòng công chứng nói riêng, hệ thống pháp luật
nói chung; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, đặc biệt
là quản lý đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công
chứng; đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội
nhập quốc tế; bảo vệ và phục vụ tốt nhất các quyền của người dân; phát
triển kinh tế - xã hội đất nước; thực hiện mục tiêu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
Việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn
chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về công
chứng phải được thực hiện một cách đồng bộ cả về lý luận và thực tiễn,
dựa trên điều kiện, khả năngcủa bộ máy nhà nước và thực tế hoạt động
quản lý nhà nước hiện nay tại các địa phương. Các giải pháp được đưa
ra phải đảm bảo tính khả thi, thiết thực, góp phần vào việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật và gắn với quá trình cải cách hành chính
Đồng thời, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực
tiễn hoạt động công chứng đối với quản lý nhà nước về công chứng nói
chung, tổ chức hành nghề công chứng nói riêng, đưa ra các giải pháp để
nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và người
dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và hoàn thiện quản lý
nhà nước về công chứng nói chung, tổ chức hành nghề công chứng nói
riêng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và phù hợp với xu hướng chung
của thế giới.
Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của báo cáo sẽ góp một phần nhỏ bé
vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện thể chế và thực hiện tốt chức năng và
hoàn thiện pháp luật về công chứng ở nước ta trong giai đoạn mới
báo cao 6 quyen.docx

More Related Content

Similar to báo cao 6 quyen.docx

THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhBáo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt nam
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt namLvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt nam
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt namduonghoangvu1
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayhieu anh
 
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019PinkHandmade
 

Similar to báo cao 6 quyen.docx (20)

Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đLuận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
 
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
 
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
Đề tài: Áp dụng luật công chứng trong Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòn1.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòn1.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòn1.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòn1.
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
 
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhBáo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
 
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt nam
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt namLvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt nam
Lvts 2014 - pháp luật về hành nghề luật sư ở việt nam
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệpHợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập tại công ty luật VA
Báo cáo thực tập tại công ty luật VABáo cáo thực tập tại công ty luật VA
Báo cáo thực tập tại công ty luật VA
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...
Hoạt Động Tư Vấn Luật Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Tại Văn Phòng ...
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
 

báo cao 6 quyen.docx

  • 1. Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa đào tạo Công chứng viên và các chức danh khácTrường học viện Tư pháp đã hướng dẫn em làm đề tài này LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm báocáo cho đến khi hoàn thành, em đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặttrong quá trình em thực hiện báo cáo này. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của báocáo, cũng nhưnăng lực còn hạn chế, do đó báocáo sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầycô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, tháng12 năm 2020
  • 2. Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Những năm gần đây, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách, mở rộng dân chủ đã tạo điều kiện cho nhiều Văn phòng công chứng ra đời, nghề luật có cơ hội phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển sôi động bậc nhất, hợp đồng giao dịch diễn ra từng giờ từng phút như hợp đồng thế chấp để vay vốn, mua bán, cầm cố….trong khi đó sự quá tải của các phòng Công chứng Nhà nước dẫn đến việc thực hiện giao dịch trên bị tác động vào gây không ít khó khăn. Trước tình hình đó ở nước ta nói chung và nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh….nói riêng cũng cần mạng lưới Phòng Công chứng và Văn Phòng Công chứng tương ứng với số lượng công việc và sự đòi hỏi cần thiết của xã hội để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên loại hình này đối với ta hoàn toàn mới mẻ. Với quy định về việc cho phép thành lập Văn Phòng Công chứng, có thể nói đã có một sự phân biệt rạch ròi trong quan điểm về nhận thức về bản chất, công chứng chỉ là một hoạt động bổ trợ tư pháp. Mặc dù chưa có nhiều trên thực tế, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng khi có Văn Phòng Công chứng người dân có điều kiện so sánh chất lượng dịch vụ công chứng , phong cách phục vụ của Công chứng viên từ đó thực hiện quyền tự chọn công chứng phù hợp. Thay vì phải rồng rắn xếp hàng chời đợi hàng giờ ở Phòng công chứng để chứng giấy tờ thì bây giờ Công chứng viên có thể đến tận nhà để công chứng. Có thể nói, một trong những ưu điểm của công chứng tư là sẽ tạo điều kiện cho người có đủ năng lực có được việc làm, chất lượng phục vụ cho người
  • 3. dân sẽ tốt hơn và một phần xóa bỏ cơ chế độc quyền tiêu cực. Một khi có cạnh tranh thì chất lượng phục vụ cho người dân sẽ cao hơn. Công chứng chính thức trở thành dịch vụ công và chắc chắn sẽ không còn cảnh chen chúc quá tải tại các phòng công chứng. Như vậy công chứng sẽ chính thức trở thành một dịch vụ công, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác Công chứng sẽ tạo nên sự cạnh tranh chất lượng dịch vụ thúc đẩy các Văn phòng công chứng ra đời. Cụ thể Văn Phòng công chứng do một hoặc một số Công chứng viên thành lập sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập và mạng lưới công chứng được phát triển rộng, xóa bỏ việc kiêm nhiệm chức năng công chứng của các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, gần như không còn cảnh chen chúc quá tải tại các phòng Công chứng. Như vậy cùng với việc thực hiện được chủ trương xã hội hóa công tác công chứng thì quy định này sẽ tạo nên một sự cạnh tranh thúc đẩy chất lượng dịch vụ công chứng vốn đang tồn tại nhiều vấn đề như hiện nay. 2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu Văn phòng công chứng là tổ chức được phép hành nghề công chứng tại Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật Công chứng do Quốc hội Nhà nước XHCN Việt Nam ban hành ngày 20/6/2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của báo cáo sau khi em thực tập tại văn phòng công chứng là các công việc liên quan đến hợp đồng, giao dịch khác. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của em là văn bản uỷ quyền. Mục đích của báo cáo là phân tích làm rõ hoạt động của ngành công chứng, nghiên cứu vấn đề liên quan tới văn bản uỷ quyền, vấn đề thực
  • 4. tiễn áp dụng từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện văn bản uỷ quyền trong lĩnh vực công chứng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu việc công chứng- Bản ghi chép kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết vụ việc- - 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, chuyên đề bao gồm hai chương với kết cấu như sau: Chương 1: Tìm hiểu về Công chứng và quy định về trình tự thủ tục thành lập Văn phòng công chứng, thực tiễn áp dụng, văn bản uỷquyền, Chương 2: K CHƯƠNG I: Tìm hiểu về Công chứng và quy định về trình tự thủ tục của Văn phòng công chứng, thực tiễn áp dụng, văn bản uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền 1.1. Khái niệm công chứng, tổ chức hành nghề công chứng 1.1.1 Khái niệm công chứng Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
  • 5. bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Với định nghĩa này, ngoài việc xác định cụ thể hình thức hoạt động hành nghề của công chứng viên là tại các tổ chức hành nghề công chứng, Luật Công chứng 2014 còn quy định thêm thẩm quyền của công chứng viên đối với việc chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản; công chứng viên chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch mà mình công chứng trước người yêu cầu công chứng, người dịch sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch trước công chứng viên 1.1.2 Tổ chức hành nghề công chứng Thuật ngữ tổ chức hành nghề công chứng chính thức được sử dụng kể từ khi có Luật Công chứng 2006. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Điểm giống nhau giữa Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng là người đứng đầu của 02 đơn vị này đều bắt buộc phải là công chứng viên và việc thành lập Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng đều do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, trưởng Phòng Công chứng phải do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, còn trưởng Văn phòng công chứng thì do công chứng viên tự xác định. Loại hình hoạt động của Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh tùy thuộc vào số lượng công chứng viên đăng ký thành lập Văn phòng công chứng Đến Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng tiếp tục được xác định bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng và
  • 6. các quy định về thẩm quyền thành lập, người đứng đầu Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng đều được Luật Công chứng 2014 kế thừa của Luật Công chứng 2006. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Luật Công chứng 2014 so với Luật Công chứng 2006 liên quan đến tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công chứng chỉ được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 1.1.3. Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng - Tổ chức hành nghề công chứng không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà là tổ chức cung ứng dịch vụ công, thực hiện cung ứng dịch vụ pháp lý về công chứng theo sự ủy nhiệm của Nhà nước để phục vụ và đáp ứng nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu tự nguyện của các bên giao dịch. - Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công chứng phải theo quy định của Luật Công chứng và chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của từng địa phương. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng là Phòng Công chứng ngoài việc tuân thủ quy định về nguyên tắc thành lập theo quy định của Luật Công chứng còn
  • 7. phải tuân thủ các yêu cầu về cải cách bộ máy các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công và pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. - Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là một hoạt động mang tính chất hành chính hay tư pháp đơn thuần mà là một hoạt động bổ trợ tư pháp. Sở dĩ như vậy là vì các tổ chức hành nghề công chứng không phải là cơ quan hành chính công quyền nên hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng không mang tính chất hành chính. Đồng thời, việc công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động phán xét các hợp đồng, giao dịch, bản dịch có hiệu lực pháp luật hay không mà đó chỉ là hoạt động xác nhận để chứng nhận tính chính xác, trung thực và hợp pháp ý chí, nguyện vọng của các bên giao dịch. Thông qua việc xác nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, các tổ chức hành nghề công chứng đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt các tranh chấp hợp đồng, giao dịch, qua đó góp phần giảm áp lực giải quyết các tranh chấp cho các cơ quan tòa án. Bên cạnh đó, các hợp đồng, giao dịch, bản dịch được công chứng có giá trị chứng cứ nên cũng giúp cho quá trình xét xử của tòa án được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn. Đây chính là hoạt động bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan tư pháp. - Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng chỉ được thực hiện bởi các công chứng viên. Điều này có nghĩa là, chỉ các công chứng viên mới có quyền đại diện, nhân danh tổ chức hành nghề công chứng công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch của tổ chức, cá nhân. Ngoài các công chứng viên, không một cá nhân nào khác của tổ chức hành nghề
  • 8. công chứng được quyền công chứng các hợp đồng,giao dịch, bản dịch của các tổ chức hành nghề công chứng. - Trong hoạt động hành nghề công chứng, các công chứng viên hoạt động hành nghề một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, không bị chi phối hoặc áp đặt bởi người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề công chứng lại là chủ thể trách chịu nhiệm đền bù, bồi thường thiệt hại hoặc nộp phạt đối với hành vi vi phạm. 1.1.4 Vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề công chứng Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”. Mục đích của xã hội hóa công chứng là nhằm giảm áp lực giải quyết các dịch vụ cho các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng lớn của người dân, đẩy mạnh cải cách tư pháp, hướng đến tính gọn bộ máy cơ quan hành chính nhà nước, góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tạo thêm được việc làm cho nhiều người lao động và góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân. Như vậy, xuất phát từ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, có thể thấy tổ chức hành nghề công chứng có những vị trí, vai trò: - Sự ra đời của các tổ chức hành nghề công chứng đã đem đến sự thuận lợi cho người dân trong việc được lựa chọn nhiều hơn các tổ chức có thể
  • 9. phục vụ và đáp ứng các nhu cầu công chứng hợp đồng, bản dịch, giao dịch của mình. Khác với trước đây, khi chưa có các tổ chức hành nghề công chứng, khi muốn công chứng các hợp đồng, giao dịch, người dân chỉ có thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thì hiện nay bên cạnh các cơ quan nhà nước, người dân có thể lựa chọn công chứng các hợp đồng, giao dịch tại các văn phòng công chứng. Điều này đem lại sự thuận tiện rất lớn cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng cung ứng dịch vụ công chứng có chất lượng cao và tốt nhất để phục vụ, đáp ứng cho nhu cầu họ. - Bên cạnh đó, tổ chức hành nghề công chứng còn có vai trò giảm áp lực giải quyết các công việc cho các cơ quan nhà nước (UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, Tòa án) như: thông qua việc cung cấp chứng cứ cho hoạt động xét xử của Tòa án, giúp quá trình xem xét, giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác. - Đồng thời, hạn chế được phần nào tình trạng hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật hoặc chưa phù hợp, chưa đúng quy định của pháp luật, từ đó giảm được các tranh chấp dân sự trong xã hội, qua đó góp phần giảm số lượng vụ việc vi phạm pháp luật Tòa án phải thụ lý giải quyết. Ngoài ra, còn góp phần vào việc giảm số lượng hồ sơ phải giải quyết yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch của UBND cấp xã, PhòngTư pháp cấp huyện, đảm bảo cho các cơ quan nhà nước tập trung tốt hơn vào việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động chuyên môn và công tác quản lý nhà nước. - Đồng thời, các tổ chức hành nghề công chứng có vai trò rất lớn trong việc phục vụ và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và yêu cầu công chứng các
  • 10. hợp đồng, giao dịch, bản dịch của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Mặt khác, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế cho pháp luật Việt Nam 1.2 Quy định về trình tự thủ tục thành lập Văn phòng công chứng 1.2.1 Khái niệm Văn phòng công chứng Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; tính chính xác hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch; có con dấu tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công 1.2.2 Quy định về thành lập Văn phòng công chứng - Theo quy định khoản 1 Điều 22 Luật công chứng năm 2014, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Như vậy, với quy định của luật chúng ta hiểu rằng Văn phòng công chứng được thành lập theo loại hình công ty hợp danh. Điều kiện để thành lập Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên thỏa thuận hợp danh trở lên. Theo quy định tại Điều 172 của Luật Doanh nghiệp 2014, trong công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tuy nghiên theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng năm 2014 không cho phép Văn phòng công chứng có thành viên góp vốn. Về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng, khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng năm 2014 quy định đó là Trưởng Văn phòng công chứng. Trưởng Văn
  • 11. phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và Trưởng Văn phòng công chứng phải có kinh nghiệm 02 năm hành nghề công chứng trở lên Như vậy theo điều 8 Luật công chứng năm 2014 công chứng viên là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến Pháp và Pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiểu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên : 1. Có bằng cử nhân luật 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng 2014 ; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. - Thủ tục thành lập Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 23, Điều 26 của Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, để thành lập Văn phòng công chứng các công chứng viên dự định hợp danh phải lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 20 ngày. Sau khi có quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng công chứng phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp trong thời hạn 90 ngày. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động, và Văn phòng công chứng phải có nghĩa vụ thực hiện đăng báo trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ
  • 12. quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở. + Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm các loại giấy tờ tài liệu sau : Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; đề án thành lập Văn phòng công chứng; bản sao quyết định bổ nhiệm Công chứng viên. Trong đó, đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng phải thực hiện theo mẫu TP-CC-08 được quy định tại khoản 8 Điều 28 Thông tư số 06/2015/TT/BTO ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Đề án thành lập Văn phòng công chứng phải có các nội dung : sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạc triển khai thực hiện. + Hồ sơ đăng ký hoạt đông của Văn phòng công chứng gồm các giấy tờ, tài liệu sau : Đơn đăng ký hoạt động; Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng; hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng ( nếu có ). Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải theo mẫu TP-CC-09 được quy định tại khoản 9 Điều 28 Thông tư số 06/2015/TT- BTP. Giấy tờ chứng minh về trụ sở phải phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập Văn phòng công chứng. - Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định nhận được quyết định cho phép thành lập. Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư Pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập. Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Công chứng bao gồm tên gọi của Văn Phòng công chứng, địa chỉ, trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách
  • 13. công chứng viên hợp danh và danh sách công chứng viên làm theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng ( nếu có} Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư Pháp cấp giấy hoạt động. 1.2.3 Đặc trưng pháp lý của Văn phòng công chứng - Hoạt động theo mô hình công ty hợp danh , không có thành viên góp vốn ( Khoản 1 điều 22 Luật Công chứng 2014}. Mặc dù hiện nay còn một số ít Văn phòng công chứng có một Công chứng viên, hoạt động theo doanh nghiệp mô hình tư nhân nhưng theo khoản 1 điều 79 luật công chứng 2014 hoạt động theo mô hình công ty hợp danh có ít nhất hai Công chứng viên hợp danh trở lên trong đó có trưởng Văn Phòng. Như vậy, Trưởng văn phòng là người đồng chủ sở hữu Văn phòng công chứng; - Trưởng Văn phòng cùng với các Công chứng viên hợp danh chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng công chứng ( Điểm b –Khoản 1 – Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 }. Điều này có nghĩa là khi Công chứng viên hoặc người lao động khác có lỗi gây thiệt hại về tài sản cho người có yêu cầu công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác định Văn phòng phải bồi thường cho người bị thiệt hại thì các Công chứng viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới để bồi thường cho tới khi bồi thường xong hoặc hết tài sản riêng của mình; - Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn phòng công chứng ( Khoản 2 – Điều 22 Luật công chứng 2014};
  • 14. - Trưởng Văn phòng vừa là người quản lý, điều hành, vừa là người trực tiếp lao động trong Văn phòng công chứng. Ngoài việc quản lý, điều hành Văn Phòng, Trưởng Văn phòng còn là Công chứng viên do vậy trưởng Văn phòng cũng có trách nhiệm trực tiếp ký văn bản công chứng và thực hiện các công việc khác mà Công chứng viên phải làm. Xuất phát từ những đặc trưng nêu trên, Trưởng Văn phòng có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn, do đó Trưởng Văn phòng cũng phải có những quyền hạn tương xứng để thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động của Văn Phòng Công chứng theo khuôn khổ pháp luật và đưa Văn phòng phát triển. 1.4 Quá trình thực tập hành nghề công chứng Em đang thực tập tại văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền địa chỉ tại số 146 đường 2 tháng 4, Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 07/12/2020 đến ngày 11/12/2020 Trong quá trình thực tập, Công chứng viên Công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền đảm nhiệm vai trò hướng dẫn thực tập cho em. Theo đó, trong phạm vi và vai trò của một học viên tập sự tôi được phân công trợ giúp công chứng viên, em đã được tham gia cùng công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng; soạn thảo văn bản công chứng, giám sát chữ ký các bên tham gia giao dịch, hoàn thiện hồ sơ lưu trữ để giao cho bộ phận lưu trữ của Phòng. Nhờ đó, em đã được tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hành nghề công chứng như công chứng các hợp đồng công chứng văn bản uỷ quyền và giao dịch khác mà khách hàng yêu cầu công chứng. 1.5 Cơ sở pháp lý
  • 15. Trong quá trình thực tập tại văn phòng công chứng em đã được hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu thêm về những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động công chứng như: - Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội và được thay thế bởi Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội; - Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội; - Luật đất đai của Quốc hội số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; - Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 10 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội và được thay thế bởi Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội; - Luật công chứng số 88/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội và đã được thay thế bởi Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội; - Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội và đã được thay thế bởi Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội; - Nghị định của Chính phủ số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; - Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình;
  • 16. - Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; - Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã được thay thế bởi Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫ thi hành một số điều của Luật nhà ở; - Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch; - Thông tư 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; - Thông tư 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; - Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư Pháp về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch; - Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng, phí chứng thực, phí thẩm định tiêu chuẩn điều kiện hành nghề công chứng, phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng, lệ phí cấp thẻ công chứng viên. - Thông tư 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 sửa đổi bổ sung một số điều thông tư 257/2016/TT-BTC. - Những quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến công chứng các hợp đồng giao dịch về nhà ở, đất ở, điều kiện tách thửa, thủ tục hành chính liên quan… và những hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp về thực hiện nghiệp vụ công chứng.
  • 17. 1.6 Phạm vi nghiên cứu hợp đồng uỷ quyền 1.6.1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là: Hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định… (trang 400, Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và nhà xuất bản năm 2006) Theo Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng ủy quyền quy định tại Phần thứ ba, Mục 13, chương XVI, gồm 08 điều. Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Trong cuộc sống có nhiều lý do khác nhau mà một cá nhân hay pháp nhân không thể tham gia các quan hệ dân sự mà họ phải nhờ người khác giúp mình thể hiện ý chí và nguyện vọng với chủ thế khác. Đề giúp cho các giao dịch dân sự diễn ra bình thường pháp luật cho phép hình thành hợp đồng ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền , bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong mối quan hệ này gồm có hai bên: - Bên được ủy quyền có thể là cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự; - Bên ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thỏa thuận với bên được ủy quyền thực hiện công việc vì lợi ích của bên được ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền thuộc nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc, vì vậy công việc được ủy quyền là cái mà các bên hướng tới. Hợp đồng ủy quyền sẽ phát sinh ba quan hệ nghĩa vụ dân sự tồn tại cùng nhau: Thứ nhất, quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền;
  • 18. Thứ hai, quan hệ giữa bên được ủy quyền với người thứ ba (người xác lập giao dịch dân sự với bên được ủy quyền); Thứ ba, quan hệ giữa bên ủy quyền với người thứ ba Trong thực tế hiện nay chúng ta thường thấy các loại hợp đồng ủy quyền sau: ủy quyền thực hiện các thủ tục hành chính, ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa, ủy quyền quản lý, sử dụng và định đoạt các bất động sản… Hợp đồng ủy quyền chỉ là hợp đồng có tính đền bù trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc trả thù lao. 1.6.2 Đặc điểm hợp đồng ủy quyền Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Khi cá nhân, pháp nhân có yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sư, nếu cá nhân, pháp nhân không tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án thì họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, giữa đương sự với người đại diện theo ủy quyền phải xác lập văn bản ủy quyền. Vậy, văn bản ủy quyền này có được lập tại Tòa án nơi đương sự yêu cầu giải quyết vụ án hay không? Trong phạm vi bài này, người viết xin đề cập một số vấn đề về văn bản uỷ quyền và địa điểm xác lập văn bản uỷ quyền. Để giải quyết một vụ án dân sự cần có sự tham gia của các đương sự với tư cách tham gia tố tụng khác nhau. Đương sự hoặc người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của chính người đó, cũng như việc làm rõ sự thật của vụ án. Trong thực tiễn có những vụ án dân sự do chính đương sự tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ án dân sự nào, người tham gia tố tụng cũng có quyền ủy quyền cho người khác. Khi giao kết Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật phải có sự tham gia ký kết của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; ngược lại, Giấy ủy quyền thì không bắt buộc phải có hai bên
  • 19. xác lập Giấy ủy quyền, việc lập Giấy ủy quyền không đòi hỏi người có tên được ủy quyền phải đồng ý và không buộc người đó phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Về thẩm quyền công chứng, chứng thực Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào quy định tập trung về các văn bản ủy quyền phải công chứng, chứng thực, mà các văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực hay không sẽ được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Theo Luật công chứng quy định thì Hợp đồng ủy quyền do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, còn Giấy ủy quyền có thể do Ủy ban nhân dân chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đó. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 272 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho ngườiđại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm”. Với quy định này, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định đối với trường hợp kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền được lập tại Tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu các đương sự có mặt tại Tòaán và có yêu cầu Tòa án xác nhận văn bản ủy quyền thì luật không có quy định; như vậy, người ủy quyền phải đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để lập văn bản ủy quyền, quy định này gây khó khăn và phiền hà về thủ tục hành chính. Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng do vậy, ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự: thể hiện ý chí của các bên; sự tự do, tự nguyện, bình đẳng của các bên khi giao kết hợp
  • 20. đồng,…. Hợp đồng ủy quyền có những đặc điểm riêng biệt mà khi công chứng viên chứng nhận hợp đồng ủy quyền cần lưu ý để giải thích cho các bên trước khi giao kết hợp đồng: Thứ nhất, công việc ủy quyền là những công việc mang tính pháp lý Thứ hai, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ưng thuận Thứ ba, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ Thứ tư, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù 1.6.3. Tóm tắt nội dung việc công chứng hợp đồng ủy quyền Vấn đề được lựa chọn sưu tầm để nghiên cứu trong đề tài này là việc công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện vào ngày 22 tháng 04 năm 2020, tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền tại số 146 đường 2/4, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng do công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền thực hiện. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền trên có nội dung chính như sau: - Bà Nguyễn Thuỳ Dung sinh năm 1988 có hộ khẩu Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương là chủ sử dụng quyền sử dụng các thửa đất: - Thửa đất số 305, 959, 306, tờ bản đồ 07 tại Thôn Lạc Xuân 2, Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: BM 573057 do UBND huyện Đơn Dương cấp ngày 04/01/2013 - Thửa đất số 958, tờ bản đồ 07 tại Thôn Lạc Xuân 2, Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CM 487319 do UBND huyện Đơn Dương cấp ngày 28/08/2018 - Bà Nguyễn Thuỳ Dung ủy quyền cho ông: Nguyễn Sỹ Bảy thay mặt và nhân danh Bà Nguyễn Thuỳ Dung thực hiện các công việc sau đây
  • 21. - Quản lý sử dụng thửa đất nêu trên - Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên. Được lập , ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng ( kể cả hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng), hợp đồng tặng cho, các hợp đồng về sửa đổi bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng , tặng cho, đặt cọc. Kê khai nộp thuế và lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng , tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên. - Thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên( bao gồm thế chấp cho bên B và bên thứ 3 vay vốn với số tiền không hạn chế và được thế chấp nhiều lần trong suốt thời hạn uỷ quyền). ông Nguyễn Sỹ Bảy được thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên, được lập và ký tên vào hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng, các hợp đồng về sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, thanh lý hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp và xoá thế chấp theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp, bên bà Nguyễn Thuỳ Dung đồng ý để bên nhận thế chấp xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận mà ông Nguyễn Sỹ Bảy đã ký kết với bên nhận thế chấp mà không có bất kỳ hành vi nào cản trở xử lý tài sản thế chấp. Ông Nguyễn Sỹ Bảy có trách nhiệm ký vào các văn bản có liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp để bên nhận thế chấp xử lí tài sản thế chấp cho đến khi hoàn thành xử lí tài sả thế chấp. Trong phạm vi uỷ quyền ông Nguyễn Sỹ Bảy được liên hệ với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, được lập và ký tên vào các văn bản hợp đồng liên quan để thực hiện công việc nêu trên. - Thời hạn ủy quyền là 10 năm 1.7 Quá trình nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động khác liên quan đến quá trình công chứng hợp đồng ủy quyền Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
  • 22. Theo quy định của pháp luật nói chung và quy định của Luật Công chứng nói riêng việc công chứng bắt buộc phải giải thích một số quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên ủy quyền là bắt buộc, cụ thể tại khoản 1 Điều 35 Luật Công chứng 2014 có ghi: Khi công chứng hợp đồng ủy quyền , công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền: Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, gồm các giấy tờ sau đây: - Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ kèm theo. - Dự thảo (nếu có) - Bản sao giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, là một trong những giấy tờ sau còn thời hạn sử dụng (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp) Cụ thể, công chứng viên tiếp nhận giấy chứng minh nhân dân của bà Nguyễn Thuỳ Dung và ông Nguyễn Sỹ Bảy - Giấy chứng nhận QSD mang tên bà Nguyễn Thuỳ Dung - Sổ hộ khẩu của bà Nguyễn Thuỳ Dung và ông Nguyễn Sỹ Bảy - Giấy xác nhận độc thân của bà Nguyễn Thuỳ Dung Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, độ nguyên vẹn và rõ ràng của các giấy tờ nêu trên dựa trên kinh nghiệm phân biệt thật giả, các quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ. Bước 2: Xử lý hồ sơ
  • 23. Do các bên chưa có bản dự thảo, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền đã tiến hành soạn hợp đồng ủy quyền với những nội dung cơ bản: - Họ tên, năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú của bên ủy quyền - Căn cứ ủy quyền - Phạm vi ủy quyền - Thời hạn ủy quyền - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Cam đoan của các bên - Điều khoản cuối cùng Quá trình này, các bên tham gia giao kết hợp đồng đã đưa ra những câu hỏi yêu cầu công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền giải thích. Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch công chứng viên đã giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như các thắc mắc, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng này nhằm tránh việc dung hợp đồng ủy quyền để che đậy những giao dịch khác. Bước 3: Ký kết và công chứng hợp đồng ủy quyền Giai đoạn này, công chứng viên tiến hành cẩn thận từng khâu bởi đây được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình công chứng viên tiến hành chứng nhận hợp đồng ủy quyền. Trước khi các bên ký kết hợp đồng ủy quyền công chứng viên đối chiếu và kiểm tra tính hợp pháp do các bên cung cấp, sau đó mới thực hiện việc cho các bên ký vào bản hợp đồng, cụ thể như sau: - Nhận dạng và kiểm tra năng lực hành vi của các bên tham gia ký kết hợp đồng bằng việc quan sát, đặt ra các câu hỏi về nhân thân, gia đình… - Yêu cầu các bên đọc lại dự thảo hợp đồng trước khi tiến hành ký kết
  • 24. - Sau khi các bên đồng ý với nội dung bản hợp đồng, công chứng viên có thể cho các bên ký vào từng trang của hợp đồng - Công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền ký công chứng khi đảm bảo các bên đã làm đầy đủ các trình tự thủ tục và chuyển qua bộ phận lưu trữ, kế toán hành chính để thực hiện đóng dấu thu phí và lưu trữ hồ sơ. Bước 4: Lưu trữ hồ sơ công chứng Việc lưu trữ được thực hiện ngay sau khi kết thúc giao dịch, để tránh trường hợp mất hồ sơ tài liệu công chứng, công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền kiểm tra lại và có danh mục hồ sơ cho giao dịch một cách kỹ càng, cẩn thận bởi hồ sơ lưu trữ là chứng cứ bảo vệ cho công chứng viên khi có tranh chấp xảy ra. 1.8 Nhận xét quá trình giải quyết việc công chứng hợp đồng ủy quyền của Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng 1.8.1 Đối với Công chứng viên - Về chuyên môn, quá trình thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền của công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền đúng trình tự, thủ tục luật định, tiến hành theo từng bước và có sự kiểm tra đối chiếu bản chính đầy đủ, luôn tương tác với người yêu công chứng để nắm bắt được chính xác năng lực hành vi, ý chí của các bên khi tham gia giao dịch. Công chứng viên luôn đặt câu hỏi để biết rõ mục đích tham gia giao dịch có đúng trên tình thần tự nguyện, không bị cưỡng ép, hay lợi dụng tính ưu việt của hợp đồng ủy quyền nhằm mục đích lừa dối, che giấu những giao dich khác. Đồng thời, giải thích rõ những nội dung có trong hợp đồng mà người yêu cầu công chứng không hiểu và giải thích rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền.
  • 25. - Về thái độ đối với khách hàng: Công chứng viên Nguyễn Văn Tuyền luôn thể hiện thái độ niềm nở, ân cần, lịch sự và thực hiện nhanh chóng công việc, hướng dẫn người yêu cầu công chứng tận tậm, thực hiện đúng các nội dung trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. 1.8.2 Đối với Văn phòng công chứng Văn phòng thực hiện đúng các quy định về niêm yết bảng phí công chứng, công tác tiếp đón của lễ tân chu đáo, tận tình. Nhân viên văn thư hỗ trợ photo, in ấn giấy tờ cho người yêu cầu công chứng cẩn thận, nhân viên kế toán thu phí theo đúng quy định của Nhà nước về Phí công chứng và thu lao công chứng. Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Tuyền luôn tạo điều kiện làm việc nhanh gọn, đảm bảo về mặt thời gian, và đúng quy định pháp luật cho người yêu cầu tham gia giao dịch. CHƯƠNG 2 K và hợp đồng uỷ quyềnNgười đứng đầu Văn phòng công chứng là Trưởng phòng Công chứng, Trưởng phòng công chứng là các Công chứng Viên , Công chứng viên được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng và chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp của văn bản công chứng mà mình đã ký. Trước kia khi công chứng sai, công chứng viên thường bị xử lý nhẹ. Thậm chí, công chứng viên ”ký đại” xảy ra sai phạm thì chế tài phạt không rõ ràng. Trách nhiệm của công chứng viên rất quan trọng nhưng lại không được chú trọng vì khi đã ký bản chứng là vụ việc hầu hết có hiệu lực ngay, nếu xảy ra sai sót sẽ gây ra hậu quả lớn. Trong khi đó, các hồ sơ công chứng thường có giá trị cao nhưng việc quy định trách nhiệm công chứng viên lại quá nhẹ. Hiện nay, công chứng viên thực hiện hành vi công chứng mang tính chất hành chính, ban ơn, nếu không làm cũng không mất việc, làm với thái độ không tốt cũng không sao. Pháp luật về công
  • 26. chứng hiện nay còn nhiều kẽ hở. Tất cả các nghị định, thông tư đều không có quy định chế tài nào một cách cụ thể. Cần làm rõ thêm một số vấn đề như biện pháp chế tài trong trường hợp công chứng viên gây hậu quả nghiêm trọng. Nghịch lý có luật nhưng phải chờ “lệ”. Về nguyên tắc là khi luật có hiệu lực thì kể cả chưa có Nghị định, đã phải thực hiện theo luật. Dù luật chưa hướng dẫn cụ thể nhưng các cơ quan có thẩm quyền phải linh hoạt để bảo đảm quyền lợi cho người dân, tổ chức nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp có nhu cầu. 1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Văn phòng công chứng Nhằm góp phần nâng cao hiệu của hoạt động công chứng và tiến tới hoàn thiện pháp luật công chứng về việc thành lập Văn phòng công chứng, đề xuất một số kiến nghị giải pháp như sau: - Nâng cao chất lượng trình độ của Công chứng viên - Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp , tránh có sự chồng chéo giữa các quy định, nghị định nghị quyết. - Trên thực tế, người dân nhiều khi không phân biệt được giữa công chứng và chứng thực, cho dù đây là hành vi khác nhau. Kiến nghị sẽ phải sửa các luật trên, chuyển tất cả các hợp đồng giao dịch về cho công chứng làm để đảm bảo giao dịch đúng pháp luật và an toàn. - Các Văn phòng công chứng tiến hành mua bảo hiểm công chứng để đảm bảo mức độ an toàn việc công chứng và xác thực - Tiến hành ký quỹ để bồi thường thiệt hại do công chứng viên làm sai - Văn phòng công chứng cần có mã số của công chứng viên để dễ truy trách nhiệm - Phí công chứng để các bên tự thỏa thuận theo cơ chế thị trường là hợp lý. Văn phòng công chứng có thể tự xây dựng biểu giá các khoản thu khác như
  • 27. thù lao công chứng, chi phí thực hiện công việc cụ thể. Hơn nữa, các Văn phòng công chứng tư phải đầu tư rất nhiều chi phí mở rộng hoặc thuê thêm địa điểm, nhân viên, thiết bị…. Nếu bó cứng mức chi phí như các phòng công chứng nhà nước thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng.Bởi các Văn phòng công chứng nhà nước đã có quá nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, ngân sách hỗ trợ.Hơn nữa tự chủ về phí chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn nhiều, sẽ không phải lo chuyện phí quá cao vì thị trường cạnh tranh sẽ tự điều tiết. - Lệ phí công chứng thì phải minh bạch, các Văn phòng công chứng tư phải được quản lý chặt chẽ về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện hành nghề và đảm bảo an nhinh. - Không có sự phân biệt nào về giá trị công chứng giữa hai loại hình phòng công chứng nhà nước và phòng công chính tư nhân. Tất cả đều có sự chịu trách nhiệm như nhau đối với sản phẩm công chứng và người dân.Chính vì lẽ đó cần có sự tuyên truyền hơn nữa về hoạt động công chứng hiện nay. - Hệ thống Master để cập nhật các thông tiên ngăn chặn liên quan về nhà, đất đang được thế chấp, cầm cố với các văn phòng công chứng, Bộ Tư pháp cần sớm ban hành quy trình liên kết mạng Master để tạo điều kiện thuận lợi cho công chứng tư hoạt động vì một số Văn phòng công chứng ở nơi xa vẫn chưa được nối mạng liên kết Master. - Xã hội hóa dịch vụ công chứng là một bước tiến tích cực trong quá trình hội nhập. Làm được điều này, cả ba đối tượng nhà nước, người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ này đều rất có lợi. Tuy nhiên, để xã hội hóa dịch vụ này được hiệu quả cao, cần có một khung pháp lý đầy đủ, Bộ Tư pháp cần tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo đầy đủ cho các công chứng viên. Cho ra đời mô hình này là một chủ trương đúng đắn và khi có công chứng tư, Nhà nước sẽ không phải tốn nhiều kinh phí, con người và cơ sở vật
  • 28. chất cho hoạt động công chứng. Các công chứng viên sẽ có trách nhiệm cao hơn rất nhiều, từ trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín, thương hiệu tới các quyền lợi kinh tế…… Điều này sẽ tạo nên một bản lĩnh vững vàng hơn cho công chứng viên. Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường với đầy đủ tất cả các điều kiện và yếu tố kinh tế hợp thành, trong đó các quan hệ giao dịch dân sự không ngừng phát triển. Nếu các giao dịch này không được quản lý của Nhà nước bằng cơ chế thích hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến những tranh chấp phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế. Nhà nước phải quản lý các giao dịch dân sự bằng pháp luật, đó là một đòi hỏi tất yếu của một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Tranh chấp trong các quan hệ giao dịch dân sự đang trở thành một hiện tượng phổ biến mà một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các giao dịch dân sự thiếu những bằng chứng xác thực rõ ràng và có giá trị pháp lý. Công chứng góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp nói trên. Nhu cầu pháp luật hóa các giao dịch dân sự rất bức thiết, nói cách khác, nhu cầu về công chứng sẽ ngày càng tăng trong xã hội, nhất là trên địa bàn các thành phố lớn. 2. Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ quá trình tham gia việc công chứng hợp đồng ủy quyền Trong quá trình thực tập, mặc dù chỉ được nghiên cứu hồ sơ về việc công chứng ủy trên, bản thân em cũng rút ra một số kinh nghiệm sau: - Bản thân phải trau dồi kỹ năng quan sát, năm bắt tâm lý, kiến thức về chuyên môn dày dặn trong việc xử lý giấy tờ, và vốn từ giao tiếp rộng, trôi chảy để linh hoạt trong từng trường hợp khách hàng cụ thể. - Đối chiếu bản chính để phân biệt giấy tờ thật giả là một việc hết sức quan trọng đối với một công chứng viên, công việc này đòi hòi công chứng viên ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại còn cần phải có khối kiến thức các quy định về mẫu dấu, mẫu phôi, số seri, thời gian, tổ chức cấp
  • 29. từng loại giấy tờ…vào từng mốc thời gian cụ thể để nhận biết được đâu là giấy tờ thật đâu là giấy tờ giả. - Kiểm tra tính hợp lệ của dự thảo từ khách hàng chuẩn bị, hoặc soạn thảo văn bản công chứng, bản thân cần nắm rõ được các điều khoản cơ bản, các điều khoản tùy nghi cần phải có trong từng hợp đồng, giao dịch cụ thể để khi thực hiện việc công chính đảm bảo tính tối ưu về mặt thời gian cho khách hàng, tính hợp pháp, xác thực cho văn bản và quyền lợi cao nhất cho các bên tham gia ký kết, tránh được tranh chấp về sau. - Bản thân nhận thấy, để đảm bảo an toàn cho mỗi công chứng viên, thì việc lập danh mục các giấy tờ có trong hồ sơ công chứng hoặc kiểm tra danh mục xem có đủ giấy tờ trước khi chuyển cho bộ phận lưu trữ là một khâu cực kỳ quan trọng của công chứng viên tránh những thiếu sót hay mất mát giấy tờ. Mỗi công chứng viên phải chịu trách nhiệm trọn đời đối với các văn bản công chứng mà mình ký tên và đóng dấu, hồ sơ công chứng là chìa khóa hộ mệnh cho công chứng viên, nên khâu lưu trữ cần phải được chú trọng. 2.1 Quy định về hình thức hợp đồng ủy quyền Hiện nay trên thực tế, quan hệ ủy quyền được xác lập bằng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08-12-2000 về công chứng, chứng thực quy định rõ: Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền: Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng . Việc ủy quyền không thuộc những trường hợp trên thì không cần phải lập thành hợp đồng ủy quyền. Trong khi đó, Luật công chứng không quy định vấn đề này. Nếu người ủy quyền lập hợp đồng ủy quyền thì trong nội dung bản hợp đồng chắc chắn sẽ có sự thỏa thuận nhất trí của hai bên về quyền và nghĩa vụ của các bên mà quan trọng là việc chấp nhận công việc ủy quyền của người được ủy quyền đã thể hiện ngay trên hợp đồng bằng việc anh ta phải ký tên trước mặt công chứng viên và người ủy quyền.
  • 30. Nếu người ủy quyền lập giấy ủy quyền thì người ủy quyền có thể chấp nhận công việc được ủy quyền, có thể từ chối công việc ủy quyền. Pháp luật quy định văn bản có hiệu lực bắt đầu từ khi được công chứng viên công chứng hoặc được chứng thực. Người được ủy quyền có quyền từ chối công việc được ủy quyền bằng cách không thực hiện công việc ủy quyền. Như vậy, văn bản ủy quyền được coi là có giá trị bắt đầu từ thời điểm nào? Vào thời điểm được công chứng, chứng thực hay vào thời điểm người được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền Để khắc phục hạn chế này, pháp luật cần phải có những quy định theo đó nếu công việc được ủy quyền liên quan đến một nghĩa vụ của người được ủy quyền như trả nợ ngân hàng… hoặc liên quan đến chuyển nhượng tài sản thì hai bên phải lập thành hợp đồng ủy quyền. 2.2. Quy định về nội dung của hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền được giao kết đúng pháp luật thì bao giờ cũng phải đầy đủ nội dung như căn cứ ủy quyền, công việc ủy quyền, thời hạn thực hiện công việc được ủy quyền, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Căn cứ ủy quyền là một trong những yếu tố mà người ủy quyền, người được ủy quyền, thậm chí cả công chứng viên, người có quyền chứng thực rất quan tâm. Căn cứ ủy quyền là cơ sở để người ủy quyền chứng minh trước người được ủy quyền và công chứng viên biết được mình là người có trách nhiệm, có quyền hạn để tham gia giao dịch đó. Nhưng có những công việc sẽ được thực hiện trong tương lai thì có được ủy quyền cho người khác hay không? Đây là vấn đề mà thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền thường hay gặp. Như đã phân tích ở Chương 2, nếu công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực công chứng, chứng thực những hợp đồng ủy quyền như vậy, vô hình chung đang thiết lập mối quan hệ ủy quyền không
  • 31. dựa trên một cơ sở pháp lý. Nếu từ chối công chứng, công chứng viên rất khó đưa ra lý do chính đáng. Trong một vài lĩnh vực, nếu xét thấy công việc hình thành trong tương lai là phù hợp với công việc được ủy quyền, thì công viên nên công chứng. Để tránh những tranh luận không cần thiết giữa các công chứng viên pháp luật cần quy định hướng dẫn cụ thể những căn cứ để khi công chứng viên công chứng hợp đồng có căn cứ tránh sự tùy tiện trong công chứng đối với những hợp đồng là những việc trong tương lai. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc ủy quyền không bị hạn chế cả về thời gian thực hiện công việc cho tới phạm vi ủy quyền. Việc người dân lợi dụng tính ưu việt của hợp đồng ủy quyền nhằm che đậy những hành vi đằng sau là điều có thể. Vì vậy, nếu công việc liên quan tới quản lý tài sản, chuyển nhượng tài sản pháp luật cần quy định rõ thời gian thực hiện công việc phải cụ thể chứ không được dùng những câu mang tính chất chung như: “Thời hạn ủy quyền tính từ thời điểm công chứng viên ký tên, đóng dấu cho đến khi hoàn thành công việc”. Để tránh trường hợp có những hợp đồng ủy quyền bán tài sản đã tồn tại khoảng gần mười năm mà không biết người ủy quyền còn sống hay đã chết thì trong hợp đồng ủy quyền cần quy định một khoảng thời gian hợp lý. Như vậy để tránh sự chồng chéo, không thống nhất giữa các Luật đã trình bày ở trên, nên chăng các vấn đề về giao dịch dân sự chỉ quy định trong Bộ Luật Dân sự (hiện nay Bộ Luật Dân sự đã có quy định về giao dịch dân sự về nhà ở, quyền sử dụng đất, thừa kế,…) và Luật công chứng. Luật Đất đai và Luật Nhà ở chỉ nên quy định các vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, nhà ở. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công chứng như: Bộ Luật dân sự, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... một cách sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao
  • 32. nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về hoạt động công chứng. KẾT LUẬN Có thể thấy, sự hình thành và phát triển của chế định công chứng nói chung, tổ chức hành nghề công chứng nói riêng luôn gắn chặt với sự quản lý của nhà nước Tùy mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp luật khác nhau mà quy định về công chứng ở các nước là khác nhau. So với các nước có chế định công chứng hình thành và phát triển cách đây từ hàng trăm năm thì công chứng của Việt Nam vẫn còn rất non trẻ. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời đến nay, hệ thống các văn bản làm cơ sở cho việc định hướng và phát triển chế định công chứng ở nước ta liên tục được các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương củng cố và hoàn thiện để đảm bảo cho hoạt động quản lý và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những bất cập, hạn chế và vướng mắc do thực tiễn đặt ra. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về công chứng là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về việc thành lập Văn phòng công chứng nói riêng, hệ thống pháp luật
  • 33. nói chung; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, đặc biệt là quản lý đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng; đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; bảo vệ và phục vụ tốt nhất các quyền của người dân; phát triển kinh tế - xã hội đất nước; thực hiện mục tiêu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về công chứng phải được thực hiện một cách đồng bộ cả về lý luận và thực tiễn, dựa trên điều kiện, khả năngcủa bộ máy nhà nước và thực tế hoạt động quản lý nhà nước hiện nay tại các địa phương. Các giải pháp được đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, thiết thực, góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và gắn với quá trình cải cách hành chính Đồng thời, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động công chứng đối với quản lý nhà nước về công chứng nói chung, tổ chức hành nghề công chứng nói riêng, đưa ra các giải pháp để nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và người dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và hoàn thiện quản lý nhà nước về công chứng nói chung, tổ chức hành nghề công chứng nói riêng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của báo cáo sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện thể chế và thực hiện tốt chức năng và hoàn thiện pháp luật về công chứng ở nước ta trong giai đoạn mới