SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
KỸ NĂNG
LÀM VIỆC NHÓM
Gv: Trần Thị Hà Nghĩa
1
Vì người lao động trong xã hội hiện nay phải là
người:
- Làm việc được với những người có độ tuổi, giới
tính, chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác nhau.
- Làm việc độc lập và làm việc như một thành viên
của nhóm.
- Biết rõ được vai trò và trách nhiệm của mình và
của nhóm
- Áp dụng kỹ năng làm việc nhóm vào giải quyết
các tình huống (kế hoạch tương lai, vấn đề khủng
hoảng…)
- Biết được các điểm mạnh của từng thành viên
trong nhóm
- Điều hành, cố vấn, đưa thông tin phản hồi…
(Nguồn: Kỹ năng của người lao động tương lai,
Business Council of Australia, 2002)
2
1.1. Khái niệm nhóm và làm việc theo nhóm
- Nhóm là tập hợp nhiều người có cùng mục tiêu, thường
xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò,
nhiệm vụ rõ ràng và có quy tắc chung chi phối lẫn nhau.
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM NHÓM
LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ HÌNH THÀNH NHÓM
3
-> Có từ 2 thành viên trở lên (làm việc tốt nhất là có từ 4 – 15
thành viên)
-> Có thời gian làm việc chung nhau nhất định (thời gian tồn tại
của nhóm có thể ngắn, dài tùy theo mục đích của tổ chức)
-> Cùng thực hiện chung 1 nhiệm vụ, 1 kế hoạch để đạt mục tiêu
của nhóm
-> Cùng hoạt động và tuân thủ theo quy định chung của cả nhóm
Nhóm
4
 Làm việc theo nhóm là một nhóm người làm việc cùng
nhau trên cơ sở có tinh thần hợp tác, biết phối hợp và
phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để
cùng nhau đạt đến kết quả tốt nhất cho mục đích mà
nhóm đặt ra.
5
 Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa
các thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm
năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy
hiệu quả công việc.
6
 Thứ nhất, khả năng tương tác với các thành viên khác
 Thứ hai, phát triển tiềm năng, năng lực của bản thân
cũng như của tất cả các thành viên trong nhóm.
 Thứ ba, thúc đẩy hiệu quả công việc.
3 yêu cầu của cá nhân khi làm việc
theo nhóm
7
 Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm tổ hợp các kỹ năng
cần thiết như phối hợp làm việc, tương tác cá nhân,
giải quyết vấn đề, giao tiếp nhằm giải quyết một
nhiệm vụ chung của một nhóm người, bổ sung lẫn
nhau cùng hướng tới mục tiêu tốt hơn so với một
người làm việc độc lập.
Tóm lại
8
1.2.1. Những thuận lợi:
 Có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau
 Có thể hợp sức, hỗ trợ lẫn nhau
 Thái độ, cảm xúc, hành vi của cá nhân có thể thay
đổi theo chiều hướng tốt
 Từng thành viên cảm thấy họ tự “lớn lên” ở nhiều
mặt
 Tạo động lực tốt cho từng cá nhân hoạt động,phát
huy tối đa tiềm năng sẵn có
1.2. Vai trò của làm việc theo nhóm
9
 Có cá nhân sẽ cảm thấy bị rằng buộc hoặc bất tiện
 Có cá nhân phải hi sinh những lợi ích, ham muốn
và sở thích riêng vì nhóm
 Có cá nhân sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý kiến nhóm
 Các vấn đề riêng tư cá nhân thường dễ bị tiết lộ
trong nhóm
 Có cá nhân sẽ thiệt thòi
1.2.2. Những khó khăn
10
1.3. Phân loại nhóm
- Nhóm chính thức được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức, có
quyết định thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu của
tổ chức.
- Nhóm không chính thức được hình thành tự nhiên do nhu cầu
của xã hội, của những người tham gia, mục tiêu của nhóm có
thể không trùng với mục tiêu của tổ chức.
11
1.4. Kích thước nhóm và nguyên tắc làm việc theo nhóm
* Kích thước nhóm:
- Số thành viên trong nhóm nên dựa vào mục tiêu và công việc
trong nhóm để quyết định
- Nhóm nhỏ dưới 10 người sẽ tăng có hội tiếp xúc “mặt đối mặt”
sẽ đạt hiệu quả làm việc cao hơn nhóm lớn trên 10 người (do
tính liên kết không cao, dễ bè phái, chia rẽ, dễ tự thành lập
nhóm nhỏ hơn…)
12
* Ví dụ:
- Nhóm vui chơi giải trí: 10 – 20 người
- Nhóm thảo luận: 5 – 7 người
- Nhóm đưa ra quyết định: 2 – 4 người
- Nhóm giải quyết vấn đề tâm lý: chỉ nên 2 người
13
* Nguyên tắc làm việc theo nhóm:
- Nguyên tắc là những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi
cá nhân và hành vi nhóm được cả nhóm chấp nhận và tuân
theo.
- Nguyên tắc đó là những chỉ dẫn để các thành viên trong nhóm
thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như thế nào, điều gì
nên hay không nên.
- Mỗi nhóm nên thiết lập một tập hợp các tiêu chí chuẩn mực và
làm nên bản sắc riêng của nhóm.
14
- Nguyên tắc được viết ngắn gọn dưới dạng văn bản, súc
tích, dễ hiểu, được công bố rõ ràng, minh bạch và đòi
hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành viên.
- Nguyên tắc của nhóm cần được xây dựng trong buổi
làm việc nhóm đầu tiên.
15
- Nguyên tắc nhóm là một nhân tố tác động đến quá trình
làm việc của cá nhân và sự thành công của nhóm, có tác
dụng nhắc nhở nhóm lập lại trật tự khi có thành viên đi
chệch hướng hay có hành vi không phù hợp.
- Có nguyên tắc ngầm và sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến nhóm (cần kiểm soát)
16
* Ví dụ:
- Tất cả các cuộc họp đều có sự tham gia của tất cả các
thành viên nhóm
- Cuộc họp sẽ bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Các thành
viên đều phải có trách nhiệm nhắc nhở những thành
viên khác không đến muộn
- Tắt điện thoại di động trong giờ họp
- Ý kiến đóng góp phải mang tính xây dựng
- Ý kiến trái chiều sẽ được xem xét và bàn bạc cẩn thận
- Mọi người đều có nhiệm vụ của mình và phải hoàn
thành nhiệm vụ đó
- Khuyến khích thái độ hòa đồng, vui vẻ, thiện chí
- Thiểu số phục tùng đa số
17
Theo tác giả Bruce W. Tuckman (Mỹ, 1965), nhóm được
phát triển qua 5 giai đoạn sau:
 Giai đoạn hình thành
 Giai đoạn bão táp
 Giai đoạn ổn định (chuẩn hóa)
 Giai đoạn thành công
 Giai đoạn kết thúc
1.5. Hình thành và phát triển nhóm
18
- Giai đoạn hình thành: các thành viên tìm hiểu và thăm dò
nhau nên thái độ còn e dè, thận trọng, ít chia sẻ. Mối quan hệ
còn lỏng lẻo, chưa ăn nhập. Nhóm trưởng và các thành viên tìm
hiểu lẫn nhau, xây dựng mục tiêu nhóm, quy tắc nhóm
19
- Giai đoạn bão táp: xung đột và mâu thuẫn dễ bùng nổ,
chưa thực sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng,
muốn thể hiện “cái tôi”, nhóm dễ bị tan rã. Trưởng nhóm
cần cứng răn, gương mẫu, gần gũi, tổ chức tốt công việc,
tránh căng thẳng bất mãn, tăng cường giao tiếp nhóm.
20
- Giai đoạn ổn định: đã có sự thống nhất, dần đi vào sự
ổn định, cởi mở, chia sẻ, hợp tác, tin tưởng giữa các
thành viên, là mốc khởi đầu của sự liên kết nhóm.
Trưởng nhóm cần tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ
nhau, bảo đảm kênh thông tin thông suốt, xây dựng cơ
chế phản hồi tích cực.
21
- Giai đoạn thành công: Các thành viên thấy tự do, thoải mái,
an toàn khi trao đổi quan điểm với nhau, gắn bó, khăng khít
hơn, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn, dễ
đạt được sự đồng thuận cao, chấp nhận sự khác biệt và học hỏi
được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau.
22
- Giai đoạn kết thúc: các nhiệm vụ, mục tiêu đã hoàn
thành, không còn ràng buộc, nhóm có thể đánh giá và rút
kinh nghiệm cho việc tham gia các nhóm mới trong
tương lai. Trưởng nhóm chú ý đến thay đổi và giúp
nhóm viên tự tin vào tiến bộ của họ.
23
1. Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động của nhóm
2. Giao tiếp, phối hợp và giải quyết xung đột trong nhóm
Chương 2: CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC
THEO NHÓM
24
1.1. Lập kế hoạch làm việc theo nhóm
- Xác định mục tiêu làm việc của nhóm, nhằm:
+ Giúp thấy đích cần đến, tránh chệch hướng, chệch mục tiêu
+ Giúp tập trung nguồn lực để đạt mục tiêu, tránh lãng phí, bỏ
bê nguồn lực.
+ Giúp hiểu rõ về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm... của nhóm
và biết cần tiếp tục phấn đấu ntn
+ Được truyền cảm giác hào hứng, nhiệt huyết, hành động hết
mình để đạt mục tiêu
Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động
của nhóm
25
- Để tăng tính khả thi cần xác định mục tiêu theo nguyên tắc
SMART:
Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
Measurable: đo đếm được
Achievable: có thể đạt được
Realistic: thực tế, không viển vông
Time bound: có thời hạn
26
Lưu ý khi phân công nhiệm vụ:
 Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể để người đó
hoàn toàn chịu trách nhiệm
 Phải hiểu rõ những ưu, nhược điểm và kỹ năng của từng
người để giao việc phù hợp và có tính khả thi cao nhất.
 giao những nguồn lực cần thiết và quyền tự quyết định
phần việc của họ
 Giao việc công bằng, không quá tải hoặc chưa đủ việc
 Có thể tái đào tạo để đủ năng lực làm việc cho nhóm viên
1.2. Triển khai các hoạt động của
nhóm
27
 Nhiệm vụ được xác định rõ ràng cho từng thành viên
 Tạo môi trường làm việc thuận lợi (vật chất, tinh
thần)
Yếu tố đảm bảo nhiệm vụ thực hiện
trôi chảy
28
 Trưởng nhóm: là người tổ chức, người thực hiện và
người điều hành, là người có trách nhiệm với công
việc của nhóm, với từng thành viên và cả nhóm.
Vai trò của các thành viên
29
 Các thành viên còn lại (theo 3 vai trò):
+ Người hỗ trợ để hoàn thành công việc như người khởi
xướng, người làm sáng tỏ, người thực hiện, người
thông tin, người đóng góp.
+ Người củng cố nhóm như người khuyến khích, người
giữ cửa, người quan sát, người đề xuất, củng cố quy tắc
và người đùa vui.
+ Người tiêu cực như người gây hấn, người phụ thuộc,
người thống trị, người đùa dai, người phá đám…
30
- Chuẩn bị lịch làm việc (Agenda về nội dung làm việc)
+ Agenda là một bảng tóm tắt các công việc hay thời khóa biểu
của buổi họp nhóm mà nhóm cần tuân thủ để đạt được mục tiêu
nhóm
+ Agenda giúp cho nhóm viên và người điều khiển chương trình
chủ động trong cuộc họp và biết đã xong và chưa xong nộ dung
nào.
+ Agenda đặt ở nơi dễ thấy cho các thành viên trong nhóm có thể
nhận thấy.
31
2.1. Giao tiếp và phối hợp trong nhóm
- Hoạt động giao tiếp được xem như là huyết mạch của
nhóm và quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm
- Đạt được kỹ năng giao tiếp được xem như là một bí quyết
giúp cho con người thành công
- Giao tiếp là hành vi hoặc quá trình trao đổi thông tin, ý
tưởng, cảm xúc giữa con người nhằm đạt được mục tiêu
nhất định.
- Quá trình giao tiếp giúp con người tự nhận thức, đánh giá
về nhau, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó đưa ra
những ứng xử phù hợp và có những quyết định chính xác
2. Giao tiếp, phối hợp và
giải quyết xung đột trong
nhóm
32
 Giao tiếp ngôn ngữ là việc sử dụng hệ thống từ ngữ
để giao tiếp với người khác, có thể qua lời nói hoặc
quan văn bản (chữ viết).
+ Phương tiện chính để truyền tải thông tin là lời
nói, ưu điểm là rõ ràng, nhanh chóng và có sự phản hồi.
Người nói và người nhận ngay lập tức có thể làm rõ vấn
đề để sớm đạt được kết quả giao tiếp.
33
+ Giao tiếp thông qua văn bản (chữ viết) như: thư, thư
điện tử, fax, tin nhắn, thông báo, hướng dẫn… Có thể
xem lại khi cần, ngôn ngữ được lựa chọn kỹ càng, phù
hợp, logic và chính xác, có thể bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
một cách dễ dàng, trung thực, thẳng thắn, mất nhiều
thời gian, phản hồi chậm, hoặc không phản hồi, không
đảm bảo thông tin đã được nhận và được hiểu đúng với
mong muốn của người gửi.
34
 Giao tiếp phi ngôn ngữ là dùng cử chỉ, điệu bộ, dáng
vẻ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, trang phục để thể hiện
suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng, thông tin của bản thân
đến người giao tiếp. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ ít khi tách rời nhau, bổ trợ đắc lực cho giao tiếp
ngôn ngữ, nhiều khi tính chính xác còn cao hơn ngôn
từ và có thể thay thế hoàn toàn giao tiếp ngôn từ.
35
Để giảm thiểu các yếu tố gây cản trở đến quá trình giao
tiếp, đồng thời thúc đẩy hiệu quả giao tiếp, chúng ta
nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tiếp nhận những thông tin phản hồi (xác minh thông
tin đã hiểu đúng chưa?)
- Đơn giản hóa ngôn ngữ (áp dụng nguyên tắc 7C)
36
- Tạo thiện cảm trong giao tiếp
- Chú ý lắng nghe
- Theo dõi và đánh giá các dấu hiệu phi ngôn từ
- Tránh cảm xúc gượng ép
37
 Có nhiều cấp độ nghe: nghe phớt lờ, nghe giả vờ,
nghe từng phần, nghe hiểu (lắng nghe), nghe thấu
cảm.
 Nghe là thụ động mang tính chất vật lý.
 Lắng nghe là nghe chủ tâm, chủ động. Lắng nghe đòi
hỏi tập trung, tìm kiếm tích cực ý nghĩa của đối tượng
nói. Chúng ta cần tập trung lắng nghe bằng tai, mắt,
tay ghi, những cử chỉ khích lệ và đặc biệt là nghe bằng
cả con tim và khối óc
Kỹ năng lắng nghe –
chìa khóa
của giao tiếp
38
 Dùng ánh mắt nhìn vào mắt người nói
 Gật đầu đồng tình và biểu lộ nét mặt thiện chí, quan tâm
khuyến khích người nói.
 Tránh những hoạt động, cử chỉ lơ đễnh
 Đặt câu hỏi khi chưa nghe rõ, chưa hiểu rõ
 Làm rõ ý để kiểm tra độ chính xác của thông tin nghe được
 Tránh không cắt lời người nói
 Phối hợp nghe và nói để rút ngắn khoảng cách giữa người
nghe và người nói
Tập luyện lắng nghe:
39
Nên làm Không nên
- Bày tỏ mối quan tâm
- Kiên nhẫn
- Cố hiểu vấn đề
- Thể hiện khách quan
- Biểu lộ đồng cảm
- Tích cực tìm hiểu ý nghĩa
- Giúp người nói phát triển
năng lực, động cơ hình thành ý
nghĩ, quan điểm và ý tưởng
- Giữ im lặng khi đang nghe
- Thúc giục người nói
- Tranh cãi
- Ngắt lời
- Nhanh chóng chỉ trích khi
chưa rõ
- Lên giọng khuyên bảo
- Vội vàng kết luận
Khi lắng nghe, nên:
40
 Viết là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên
giấy (hoặc màn hình máy vi tính) theo quy luật, cấu
trúc của ngôn ngữ.
 Một bài viết tốt là bài viết rõ ràng, xúc tích, đúng ngữ
pháp và cú pháp, đúng hình thức trình bày, người đọc
có thể dễ dàng hiểu đúng và chính xác ý tưởng, mục
đích của người viết.
Viết và rèn kỹ năng viết
41
 Chuẩn bị:
+ Đầu tiên là phải xác định đối tượng đọc
+ Thứ hai là xác định nội dung bài viết
+ Thứ ba, xác định văn phong của bài viết
+ Thứ tư, xác định hình thức trình bày
Các bước soạn thảo một văn bản
42
 Thực hiện viết:
+ Đầu tiên phải viết bản thảo:
++ Phần giới thiệu nói về chủ đề viết
++ Phần chính gồm các đoạn giải thích các ý của bài viết
++ Phần kết luận tổng kết các ý và nhấn mạnh thông điệp
muốn gửi
+ Chỉnh sửa bài viết
• Hoàn thiện bài viết: chỉnh sửa, thêm, bớt thông tin, hình
thức nếu cần.
43
 Thông tin được truyền bởi các kênh truyền thông tin
như nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
 Muốn nhận thông tin tốt chúng ta phải rèn luyện các
kỹ năng truyền và nhận thông tin
Kỹ năng truyền đạt thông tin
44
 Nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục
 Giao tiếp bằng mắt với người nghe
 Nói ngắn gọn và tập trung vào chủ đề
 Liên hệ với kinh nghiệm sẵn có của người nghe
 Chuẩn bị dàn ý cho bài nói của mình
 Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe
 Chú ý phản ứng của người nghe
Lưu ý khi truyền đạt thông tin
45
Sơ đồ tóm tắt kỹ năng lắng nghe, truyền đạt thông tin và
các yếu tố ảnh hưởng
46
 Kỹ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói
(khẩu ngữ) để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư
tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có
sức thuyết phục.
 Kỹ năng nói được quyết định bởi 3 yếu tố:
- Sự phát âm (phonation),
- Khả năng diễn đạt (articulation)
- Phát âm chính xác (pronunciation).
Kỹ năng nói và rèn kỹ năng nói
47
 Sự phát âm có đặc trưng về cao độ (giọng cao, thấp),
trường độ (dài, ngắn) và cường độ (mạnh, yếu).
 Khả năng diễn đạt liên quan đến cách phát âm, khuyết
tật ở cơ quan phát âm, sự bất cẩn trong khi nói, điểm
mạnh, yếu của tiếng địa phương.
 Phát âm chính xác liên quan đến các từ khó phát âm,
phát âm lẫn lộn cần lấy tiếng phổ thông của một quốc
gia làm chuẩn.
48
 Chuẩn bị bài nói
- Mở đầu/ Đặt vấn đề bằng một hoạt động gây hứng
thú, một câu chuyện được kể, một câu hỏi gợi suy
nghĩ hoặc đưa ngay nội dung khái quát buổi nói
chuyện.
Các bước cho một bài nói
49
- Nội dung cần lựa chọn các nội dung chính, nổi bật thứ
nhất, thứ hai, thứ ba… và viết ra giấy, sau đó sắp xếp
các nội dung đó theo thứ tự rồi viết thành các đoạn văn,
chuẩn bị số liệu thống kê hỗ trợ, chuẩn bị giai thoại, câu
chuyện vui, câu trích dẫn, lời nói đùa, hình ảnh minh
họa…
50
- Phần kết luận phải nhấn mạnh ý tưởng chủ đạo của bài
nói, thông điệp chính một lần nữa. Dừng bài nói ở một
câu trích dẫn hay, chọn lọc, kịch tính…làm đẹp buổi nói
chuyện
51
 Khi nói: áp dụng nguyên tắc 7C
+ Clear (rõ ràng): dễ hiểu
+ Complete (hoàn chỉnh): thông điệp đầy đủ
+ Concise (ngắn gọn, súc tích): tránh dài dòng
+ Correct (chính xác): chính xác, trung thực
+ Courteous (lịch sự, nhã nhặn): từ ngữ và cách thức tryền đạt
chuẩn mực, văn phong lịch sự, tôn trọng người giao tiếp.
+ Consistency (nhất quán): giữa các ý, các phần
+ Cautions (cẩn trọng): cân nhắc trước khi nói, viết
52
 Tư thế đứng cần thoải mái, tự nhiên, hai chân đứng trên
khoảng cách bằng vai, tránh đứng gò bó như nghiêng
người, ngả về phía trước.
 Tay cử động vừa phải, minh họa bằng các ngón tay và bàn
tay, tránh vung tay, cử động thái quá. Nếu đứng không có
bục hai bàn tay ở trước bụng, ngang thắt lưng, tránh chắp
tay ngang hông hoặc khoanh tay trước ngực.
 Khi nói với ai nên nhìn vào mặt họ, nói với đám đông thì
nhìn bao quát với con mắt thân thiện, miệng luôn tươi.
Ngôn ngữ cơ thể
khi nói
53
 Chuẩn bị thuyết trình
- Bạn có hứng thú và có đủ kiến thức để thuyết trình
hay không?
- Mục tiêu của bài nói của bạn là thông tin, thông báo
hay thuyết phục?
- Bạn có bao nhiêu thời gian cho chuẩn bị, cho thực
hiện?
- Đối tượng người nghe bạn thuyết trình là ai?
Kỹ năng trình bày, thuyết trình
54
- Ngôn ngữ nào được sử dụng?
- Thông điệp chính của buổi thuyết trình của bạn là gì?
- Bạn thuyết trình ở đâu và các phương tiện được sử
dụng hỗ trợ khi thuyết trình là các phương tiện nào?
- Kiểm tra cơ sở vật chất nơi thuyết trình xem tất cả
mọi người có thể nghe rõ không, có thiết bị âm thanh
tốt không, ánh sáng và có nhìn rõ không?
55
 Thực hành thuyết trình theo thứ tự, vào đề (mở đầu),
nội dung chính và kết luận (kết thúc).
 Lưu ý: mức độ chú ý của người nghe giảm dần về cuối
buổi thuyết trình và gần cuối có thể tăng lên chút ít,
do đó, khoảng giữa buổi phải làm thế nào để kéo sự
tập trung của người nghe, giảm căng thẳng.
56
 Thuyết trình bằng cách học thuộc lòng
 Thuyết trình bằng cách đọc
 Thuyết trình tự do hoặc ghi dàn ý
Các kiểu thuyết trình
57
 Trước tiên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài nói và tập nói
một mình trước khi nói trước đám đông
 Trước khi thuyết trình nên có chuẩn bị cả về mặt sức
khỏe, nghỉ ngơi thoải mái
 Cần dành thời gian làm quen và sử dụng thành thạo
các dụng cụ hỗ trợ, làm quen với căn phòng nơi
thuyết trình, nên đến sớm trước người nghe, có thể
làm quen với một vài người nghe đi sớm để tranh thủ
cảm tình của họ
Kỹ năng đối phó hồi hộp khi thuyết
trình
58
 Trong khi thuyết trình phải tin tưởng người nghe có thiện
chí và quan tâm tới vấn đề mình trình bày
 Khi nói luôn nhìn xuống người nghe, bao quát căn phòng để
luôn có mối liên hệ với người nghe để điều chỉnh.
 Coi buổi thuyết trình cuộc nói chuyện, đối thoại giữa hai
người với nhau.
 Thỉnh thoảng hít thở sâu, hoặc uống ngụm nước lạnh nhỏ
khi có cảm giác hồi hộp.
 Phối hợp các công cụ hỗ trợ, chiếu lên bảng hình ảnh nào
đó, hoặc có thể cầm chặt cái gì đó trong tay (bút, mảnh giấy,
micro…)
59
Một cuộc họp được coi là thành công khi đáp ứng được
4 yếu tố sau:
 Đạt được mục tiêu
 Bầu không khí thoải mái, tích cực
 Sự thỏa mãn của nhóm viên
 Đúng giờ
Tổ chức họp nhóm và điều hành họp
nhóm
60
 Chuẩn bị họp
+ Xác định chủ đề, nội dung, mục đích, thành viên tham
gia, kế hoạch điều hành cuộc họp…
+ Giao nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị nội
dung để thảo luận.
+ Xác định khung cảnh, bố trí chỗ ngồi và trang bị
những vật dụng cần thiết
+ Thời gian: xác định giờ bắt đầu và giờ kết thúc
Kỹ năng tổ chức một cuộc họp
61
 Bắt đầu cuộc họp:
+ Giới thiệu và làm quen các thành viên
+ Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện
+ Thống nhất mục đích cuộc họp, chương trình làm việc
và cách thức làm việc
62
 Điều hành cuộc họp
+ Lần lượt đưa ra từng chủ đề quan trọng để các thành
viên cùng trao đổi thảo luận.
+ Người lãnh đạo nhóm phải biết cách đặt vấn đề, tóm
lược vấn đề, lấy biểu quyết hoặc ra quyết định cuối cùng
cho từng vấn đề và cần chắc chắn tất cả các thành viên
đã nắm rõ, nhất trí và cam kết chấp hành đúng như
quyết định cuối cùng.
63
 Kết thúc cuộc họp: Đánh giá về kết quả cuộc họp, các
vấn đề đã được giải quyết và vấn đề còn tồn đọng
64
 Kỹ thuật động não
 Sử dụng cây vấn đề
 Sử dụng bản đồ tư duy
 Kỹ thuật sử dụng chậu cá
Một số công cụ điều hành họp nhóm
65
 Người trầm lặng
+ Tạo cơ hội để họ hòa nhập
+ Động viên
+ Gặp gỡ, trao đổi thêm lúc giải lao
Kĩ năng ứng xử với những người có
tính cách khác nhau
66
 Người nói nhiều
+ Chọn lúc thích hợp để dừng họ lại.
+ Yêu cầu nhắc lại tiêu chuẩn: cô đọng, xúc tích trong nội
quy nhóm
+ Quy định nội quy phát biểu
+ Liệt kê những người đã phát biểu và bao nhiêu lần
+ Nhấn mạnh nguyên tắc học của người lớn là cả cho và
nhận
+ Giao nhiệm vụ lắng nghe ý kiến của bạn
67
 Nhà thông thái
+ Thừa nhận vai trò nhưng phải chỉ ra những điều
cần bổ sung
+ Chia thành các nhóm và các nhóm phát biểu theo
thứ tự
+ Cần chú ý tránh sự độc thoại giữa bạn và một số
thành viên
68
 Người thích đùa
+ Có sự phân loại là vô tư hay có ẩn ý gì?
+ Thừa nhận chuyện vui mang lại không khí trong cả nhóm
+ Không nên cắt ngay câu chuyện
+ Tìm lúc thích hợp để chuyển chủ đề
+ Không nên biểu hiện thái độ bực dọc, khó chịu
+ Dùng câu chuyện hài hước, hóm hỉnh khác để giải quyết
vấn đề
69
 Người hay phủ định
+ Có thái độ khách quan
+ Phải phân tích cụ thể đúng sai, nguyên nhân của
vấn đề
+ Thu hút người đó và để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu
70
 Người hay công kích
+ Có thái độ thông cảm với tâm trạng của người đó
+ Xác nhận nội dung vấn đề
+ Yêu cầu họ giải thích thêm về ý kiến đó
+ Để mọi người phát biểu bổ sung thêm quan điểm
của mình
+ Không nên lao vào cuộc để bảo vệ quan điểm của
mình
71
 Người tích cực
+ Không tỏ ra quá ưu ái với người đó
+ Giao một nhiệm vụ phù hợp
+ Gợi ý cho đối tượng đó phát biểu trước
+ Hãy nêu ví dụ cụ thể
72
 Khái niệm: Xung đột được hiểu là sự
bất đồng, sự đối nghịch hay tranh
chấp giữa hai hay nhiều phía
 Nguồn gốc của xung đột
- Nguyên nhân chủ quan (do sự khác
biệt giữa các cá nhân)
- Nguyên nhân khách quan (nguyên
nhân đến từ tổ chức, môi trường xung
quanh)
2.2. Giải quyết xung đột nhóm
73
 Nguyên nhân chủ quan: cá nhân khác biệt nhau về
tính cách, sở thích, quan điểm, nền tảng văn hóa –
giáo dục, kinh ngiệm, kỹ năng, nghề nghiệp, vai trò,
quyền lực, điều kiện kinh tế…
74
 Nguyên nhân khách quan
- Các nguồn lực bị giới hạn
- Đặc điểm của nhóm
- Thiếu hụt thông tin
75
Các hướng giải quyết mâu thuẫn nhóm
Thang mâu thuẫn
76
- Ngăn ngừa mâu thuẫn xảy ra
+ Xây dựng một chính sách/ quy định nghiêm túc, được
viết thành văn bản để điều tiết hành vi của từng thành
viên trong nhóm.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả, thành tích làm
việc của từng thành viên
+ Xây dựng các tiêu chí, quy định về phân chia lợi ích,
quyền lợi của thành viên
77
 Các cách giải quyết xung đột phổ biến và mô tả bằng
năm biểu tượng con vật sau:
- Rùa (rút lui): áp dụng khi vấn đề không quan trọng,
hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích mang lại
78
- Cá mập (áp đảo) dùng cách trấn áp, đè bẹp, phủ đầu, thậm
chí đe dọa người khác nhằm buộc họ phải tuân thủ.
Nhà quản lý sử dụng nhiều nhất khi họ biết rằng có khả năng
áp đặt mệnh lệnh của mình đối với người khác
79
- Gấu bông (xoa dịu) thích sự nhẹ nhàng
tình cảm. Áp dụng biện pháp này khi mong
muốn mang lại sự hài lòng cho người khác
và để được người khác yêu thương quý
mến, đồng thời nhận thấy vấn đề quan
trọng với người khác hơn bản thân mình
80
- Chồn (thỏa hiệp) sử dụng trong
những tình huống khá quan
trọng, thời gian giới hạn nhưng
muốn đạt được mục tiêu và
muốn duy trì mối quan hệ
81
- Chim cú (hợp tác), giải quyết xung đột bằng cách cố
gắng để làm thỏa mãn các bên liên quan, có thể áp dụng
cho những xung đột quan trọng nhưng không khẩn cấp
về mặt thời gian
82
3.1. Vai trò của trưởng nhóm (người lãnh đạo nhóm) và các
thành viên trong nhóm
 Vai trò của người lãnh đạo, trưởng nhóm
- Là người khởi xướng
- Người làm gương
- Người biết thương thảo
- Người biết lắng nghe
- Giữ vai trò người huấn luyện
- Là một thành viên của nhóm
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
NHÓM
83
 Những tố chất cần thiết của một người lãnh đạo
- Khát vọng và nghị lực
- Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác
- Nhạy cảm: nhận biết về bản thân và những gì đang diễn ra
- Chính trực: để tạo sự tin cậy
- Tự tin: tin vào chính mình mới làm cho người khác tin tưởng
mình được
- Thông minh: chỉ cần ở mức khá
- Hiểu biết rộng về chuyên môn: mức vừa phải
84
 Có khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh và thấu cảm
cao
 Cởi mở, chân thành, đáng tin cậy, kiên định và không
giấu diếm, có sáng kiến và chấp nhận sai lầm
 Kiên nhẫn, quyết đoán, tích cực, nhiệt thành, tiên
phong, cởi mở với sự thay đổi
 Có khả năng đánh giá đầy đủ tài năng và điểm yếu của
nhân viên, đặt mình vào vị trí của nhân viên
 Tư duy hệ thống, thực tế, có thể giao tiếp rõ ràng, cởi
mở, xây dựng mối quan hệ tin cậy, giải quyết được sự
đối đầu, tránh khả năng xung đột, biết lắng nghe…
Các kỹ năng cần có
85
 Trưởng nhóm là người có trách nhiệm với công việc
của nhóm, với từng thành viên của nhóm và với cả
nhóm nói chung
- Trách nhiệm đối với công việc. Người lãnh
đạo nhóm phải đảm bào công việc của nhóm được
hoàn thành đúng thời hạn và có chật lượng tốt.
86
- Trách nhiệm đối từng cá nhân: lãnh đạo nhóm phải
có trách nhiệm hỗ trợ và khuyến khích, phân công
công việc phù hợp, giải thích rõ vai trò của từng cá
nhân đối với công việc chung của nhóm, đánh giá
cách thực hiện công việc của từng cá nhân, bảo vệ
mỗi cá nhân
87
- Trách nhiệm đối với cả nhóm: lập ra và thỏa thuận
các mục đích, mục tiêu chung và cụ thể để mọi
người biết rõ những gì cần làm và tại sao phải cần
làm; bảo đảm các tiêu chuẩn và chuẩn mực chung
của nhóm luôn được duy trì; hỗ trợ cho nhóm khi
gặp khó khăn
88
 Nhóm thứ nhất là các thành viên hỗ trợ cho việc hoàn
thành công việc như người khởi xướng, người làm
sáng tỏ, người thực hiện, người thông tin, người
đóng góp.
Các thành viên còn lại
89
 Nhóm thứ hai là các thành viên cunngr cố nhóm như
người khuyến khích, người quan sát, người đề xuất
và củng cố quy tắc, người đùa vui
90
 Nhóm thứ ba là nhóm những người tiêu cực như
người gây hấn, người phụ thuộc, người thống trị,
người đùa dai, người phá đám…
91
3.2. Các kỹ năng và công cụ cần thiết để điều hành và
quản lý nhóm
 3.2.1. Kỹ năng lập kế hoạch
 3.2.2. Kỹ năng tổ chức công việc
 3.2.3. Kỹ năng điều hành cuộc họp, thảo luận
 3.2.4. Kỹ năng tăng cường động lực làm việc nhóm
92
3.2.1. Kỹ năng lập kế hoạch
 Các yếu tố cần thiết để lập kế hoạch (sử dụng 5 yếu tố W để
hoạch định những công việc hiện tại và cả tương lai):
- Why (Tại sao?)
- What (Làm gì?)
- Who (Ai?)
- When (Khi nào?)
- Where (Ở đâu?)
93
 Mô hình một bản kế hoạch quý/ tháng/ tuần:
T
T
Nội dung công
việc
Phương
hướng
thực hiện
Bắt đầu Kết thúc Kết quả
thực tế
Ghi chú
94
 Mô hình một bản kế hoạch năm:
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
95
 Ví dụ về kế hoạch ngày
Thứ hai
- 6h: Đến cơ quan
- 7h: check mail và trả lời mail
- 8h30: Tham gia họp…
….
96
3.2.2. Kỹ năng tổ chức công việc
- Xác định quy trình, khối lượng công việc và phân công
lao động
Người lãnh đạo nhóm phải biết xác định quy trình công
việc để làm cơ sở tiến hành công việc và kiểm soát các
hoạt động của nhóm, am hiểu tường tận về công việc và
có khả năng giao phó công việc cho các nhóm viên.
97
- Kiểm tra, đánh giá
+ Kiểm tra là quá trình xem xét lại các hoạt động đang
diễn ra, đối chiếu với mục tiêu, xác định những việc còn
phải tiếp tục thực hiện để đạt được các mục tiêu.
+ Đánh giá là so sánh kết quả với mục tiêu xem mức độ
đạt được của mục tiêu.
98
3.2.4. Kỹ năng tăng cường động lực làm việc nhóm
Có 2 nhóm nhân tố tạo nên động lực nhân tố (sức
mạnh) bên trong và bên ngoài.
99
 Nhân tố bên ngoài như đặc điểm nhóm, cơ cấu nhóm,
mục tiêu nhóm, văn hóa nhóm, quan hệ nhóm, nguồn
lực nhóm, các nguyên tắc nhóm, cơ chế nhóm, yêu
cầu về năng lực…
100
 Nhân tố bên trong, tập trung vào các yếu tố bên
trong con người như thái độ, quan điểm, tính cách,
nhu cầu cá nhân, tự nhận thức, năng lực, kỹ năng,
kinh nghiệm…
101
 Quá trình hình thành động lực được thể hiện bằng mô
hình sau:
102
Thuyết nhu cầu của
Abraham Maslow
103
 Một số cách thức để tạo động lực trong lao động như
sau:
+ Tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi con người.
+ Tạo ra các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu.
+ Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu.
+ Mỗi hoạt động phái có cơ chế ràng buộc rõ ràng về
mức độ tham gia đóng góp và hưởng thụ.
104
 Những nhu cầu được người lao động lựa chọn nhiều nhất:
+ Được trả lương bổng cao
+ Được ghi nhận công lao và sự đóng góp
+ Có nhiều cơ hội phát triển bản thân
+ Được làm công việc thú vị có ý nghĩa
+ Được nâng cao trình độ và năng lực
+ Được làm việc trong bầu không khí lành mạnh, tích cực, thân
thiện, chia sẻ
+ Được tham gia quyết định
+ Được đảm bảo môi trường lao động thuận lợi, không nguy hiểm
và độc hại
105
Bảng xếp hạng thực sự của nhân viên Nhận thức của quản lý về bảng xếp hạng của
nhân viên
1. Công việc thú vị 1. Lương cao
2. Được đánh giá cao về việc đã làm 2. An toàn lao động
3. Cảm thấy thoải mái trong mọi chuyện 3. Thăng tiến và trưởng thành trong tổ chức
4. An toàn lao động 4. Điều kiện làm việc tốt
5. Lương cao 5. Công việc thú vị
6. Thăng tiến và trưởng thành trong tổ chức 6. Trung thành cá nhân đối với nhân viên
7. Điều kiện làm việc tốt 7. Kỷ luật một cách lịch thiệp
8. Trung thành cá nhân đối với nhân viên 8 . Được đánh giá cao về việc đã làm
9. Kỷ luật một cách lịch thiệp 9. Giúp đỡ, cảm thông với những vấn đề cá nhân
10. Giúp đỡ, cảm thông với những vấn đề cá nhân 10. Cảm thấy thoải mái trong mọi chuyện
Ví dụ của Kovach, 1987 về động lực
106
- Phong cách chuyên quyền (độc đoán): Trưởng nhóm
đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm
việc, phân công nghiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên
xuống, không cần (hay ít) tham khảo ý kiến của các
thành viên.
Phong cách điều hành hoạt động
nhóm
107
- Phong cách tự do, trưởng nhóm không đưa ra quyết
định, để nhóm tự do tổ chức giải quyết các công việc.
Phong cách tự do quan tâm tới con người. Nhóm
trưởng để cho các thành viên thảo luận theo ý thích của
họ, không dùng quyền lực ra quyết định.
108
- Phong cách cộng tác (dân chủ), trưởng nhóm là người
chỉ huy đề xuất các phương án khác nhau để nhóm bàn
bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ khi
được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo cách
tiếp cận có sự tham gia, có sự hợp tác của mọi thành
viên. Nhóm trưởng vừa quan tâm đến kết quả vừa quan
tâm đến nhóm viên, nhóm.
109
 Có một số cách ra quyết định như sau:
+ Ra quyết định theo kiểu thờ ơ: một người nào đó đưa
ra ý tưởng, các thành viên khác không quan tâm và do
đó quyết định nhanh chóng được thông qua.
3.3. Thảo luận và ra quyết định trong
nhóm
110
+ Ra quyết định từ trên xuống: theo kiểu này người
lãnh đạo nhóm hay cấp cao hơn chỉ cần phổ biến, thông
báo, nhân danh cả nhóm thông qua mà không qua thảo
luận.
111
+ Ra quyết định theo kiểu thiểu số: cách này một hoặc
một vài cá nhân gợi ý rồi thúc giục, ép mọi người theo ý
kiến của mình
112
+ Ra quyết định theo nguyên tắc đa số, theo cách này
mang danh dân chủ qua bỏ phiếu hoặc giơ tay tán
thành lấy số đông.
113
+ Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, cách này
chỉ ra quyết định khi đã thảo luận kỹ mọi ý tưởng, không
bỏ qua các ý kiến nào kể cả các ý kiến trái ngược.
114
 Một số điểm cần ghi nhớ trong quá trình tìm kiếm
quyết định chung của một nhóm là:
+ Làm cho mọi người hiểu rằng ai cũng có trách nhiệm
đóng góp ý kiến
+ Cố gắng thử thực hiện các đề xuất miễn là nó không
gây hại gì
+ Luôn tôn trọng ý kiến của người khác
115
+ Luôn nhớ rằng mọi người đều có cách nghĩ khác nhau
+ Tránh ra quyết định theo kiểu biểu quyết phong trào
+ Tránh ra quyết định trong lúc thời gian quá gấp
+ Quan sát sự đóng góp ý kiến của tất cả thành viên, tránh bỏ
sót
+ Quan tâm đến những người ít đóng góp ý kiến
+ Cho thời gian, tạo cơ hội cho thành viên đóng góp ý kiến.
116
 Khi đưa ý kiến, chúng ta cần:
+ Nên nói điều hay, điều tốt, mặt mạnh của nhóm viên
trước
+ Chú ý đến phản ứng và cảm giác của người nhận ý
kiến
+ Đóng góp ý kiến nhằm giúp người nghe hoàn chỉnh
hơn
+ Chỉ tập trung ở các nội dung mà người nghe cần góp ý
+ Khi đưa ý kiến nên nói chậm, rõ, thể hiện quan điểm
chia sẻ, đóng góp
- Kỹ năng đưa ý kiến và nhận thông
tin phản hồi
117
- Khi nhận ý kiến đóng góp, chúng ta cần:
+ Thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến người nói
+ Đặt câu hỏi lại nếu không hiểu rõ ý người đưa ý kiến
+ Tránh giải thích hay biện luận trong khi người đưa ý kiến
đang nói
+ Chú ý các biểu hiện của hành vi cá nhân khi nhận lời đóng
góp ý kiến, nên tránh các cử chỉ thể hiện sự không hài lòng,
hay bực tức.
118
+ Nên nhìn một cách tự nhiên vào mắt người đưa ý kiến, tránh
nhìn ra ngoài thể hiện sự không tập trung hay không tôn trọng
người đưa ý kiến.
+ Sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi của người khác đồng
thời biết bình tĩnh cân nhắc các ý kiến đó.
+ Cảm ơn người đã cho ý kiến phản hồi để khuyến khích người
đó những lần sau hoặc khuyến khích người đó phản hồi.
119
3.4. Bí quyết để quản lý và điều hành
nhóm tốt
120
 Kết hợp hoài bão cá nhân với hoài bão của tổ chức
(Sự giao nhau càng lớn thì càng có hiệu quả cao)
khả năng quản lý Sự chủ động
ý thức tham gia công việc Trách nhiệm
Cống hiến Trung thành
Động lực Tin tưởng
Sự trao quyền
 Kết hợp linh hoạt, thông minh giữa động lực bên
ngoài (lương, thưởng…) với động lực bên trong của
các thành viên (sự thừa nhận, khen ngợi, đánh giá
cao…)
121
122
 Khen ngợi, công nhận những gì mà nhóm, đội đã đạt
được
 Truyền đạt giá trị: sự liên kết trong nhóm, cùng nhau
hướng tới cái tốt hơn, duy trì được niềm tự hào của
cả nhóm…
 Tôn trọng cách làm việc, nhóm phải hoàn thành công
việc đúng hạn và trong phạm vi nguồn lực cho phép
và minh bạch với những kết quả tốt cũng như xấu của
nhóm.
 Ba yếu tố quan trọng của kỹ năng lãnh đạo là trí tuệ,
trái tim và tâm hồn (Klaus Schwab – người sáng lập và
là Chủ tịch của Diễn đàn kinh tế thế giới):
- Trí tuệ là tính chuyên nghiệp cần thiết để làm chủ kiến
thức chuyên môn , đứng đầu một lĩnh vực, được sự tôn
trọng xứng đáng
123
- Trái tim gắn bó chặt chẽ với động cơ, nhiệm vụ, tình
yêu thương, sự mãnh liệt của tình cảm và khả năng
đem lại tình yêu như thế cho nhân viên.
- Tâm hồn bao hàm sự ràng buộc với nhiệm vụ và giá trị
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, niềm tin và truyền
cảm hứng về lòng trung thành cho nv.
124
The end!
125

More Related Content

What's hot

Xây dựng đội ngũ hiệu quả
Xây dựng đội ngũ hiệu quảXây dựng đội ngũ hiệu quả
Xây dựng đội ngũ hiệu quảHoàng Đình Dũng
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómViet Nam
 
Kĩ năng teamwork
Kĩ năng teamworkKĩ năng teamwork
Kĩ năng teamworkHan Wiki
 
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork nataliej4
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómTạ Minh Tân
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Phan Minh Trí
 
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thuc
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thucKĩ năng làm việc nhóm chinh thuc
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thuctlminhnhat
 
11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhómMai Xuan Tu
 
Giao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomGiao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomtranthanhlong_gv
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdfHanaTiti
 
Cach phat huy kha nang lam viec nhom
Cach phat huy kha nang lam viec nhomCach phat huy kha nang lam viec nhom
Cach phat huy kha nang lam viec nhomThành Nguyễn
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánTim Trang
 
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gianKỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gianSơn Nguyễn
 
Đào tạo OKR ở EcoIT
Đào tạo OKR ở EcoITĐào tạo OKR ở EcoIT
Đào tạo OKR ở EcoITLinh Hoang
 
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc nataliej4
 
Ky nang giao tiep
Ky nang giao tiepKy nang giao tiep
Ky nang giao tiepHoàng Rù
 
Tư duy đột phá
Tư duy đột pháTư duy đột phá
Tư duy đột pháSon Nguyen
 

What's hot (20)

Xây dựng đội ngũ hiệu quả
Xây dựng đội ngũ hiệu quảXây dựng đội ngũ hiệu quả
Xây dựng đội ngũ hiệu quả
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Kĩ năng teamwork
Kĩ năng teamworkKĩ năng teamwork
Kĩ năng teamwork
 
11 Ky Nang Lam Viec Nhom3667
11 Ky Nang Lam Viec Nhom366711 Ky Nang Lam Viec Nhom3667
11 Ky Nang Lam Viec Nhom3667
 
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork
Bài Thuyết Trình Làm Việc Nhóm - Teamwork
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
 
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thuc
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thucKĩ năng làm việc nhóm chinh thuc
Kĩ năng làm việc nhóm chinh thuc
 
11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm
 
Giao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomGiao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhom
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.pdf
 
Cach phat huy kha nang lam viec nhom
Cach phat huy kha nang lam viec nhomCach phat huy kha nang lam viec nhom
Cach phat huy kha nang lam viec nhom
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gianKỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian
 
Đào tạo OKR ở EcoIT
Đào tạo OKR ở EcoITĐào tạo OKR ở EcoIT
Đào tạo OKR ở EcoIT
 
HORENSO ở DEHA VIỆT NAM
HORENSO ở DEHA VIỆT NAMHORENSO ở DEHA VIỆT NAM
HORENSO ở DEHA VIỆT NAM
 
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
 
Ky nang giao tiep
Ky nang giao tiepKy nang giao tiep
Ky nang giao tiep
 
Tư duy đột phá
Tư duy đột pháTư duy đột phá
Tư duy đột phá
 

Similar to Bai giang kn lam viec nhom

Ky nang lam viec nhom pgs. dang dinh boi
Ky nang lam viec nhom   pgs. dang dinh boiKy nang lam viec nhom   pgs. dang dinh boi
Ky nang lam viec nhom pgs. dang dinh boiNguyễn Việt
 
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả nataliej4
 
11 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 577711 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 5777Tony Pham
 
Ky nang lam viec nhom
Ky nang lam viec nhomKy nang lam viec nhom
Ky nang lam viec nhomforeman
 
11. Ky Nang Lam Viec Nhom
11. Ky Nang Lam Viec Nhom11. Ky Nang Lam Viec Nhom
11. Ky Nang Lam Viec Nhomgaconnhome1988
 
Ky nang_lam_viec_nhom
 Ky nang_lam_viec_nhom Ky nang_lam_viec_nhom
Ky nang_lam_viec_nhomhuynhloc
 
Leadership Ch10 Nhom
Leadership Ch10 NhomLeadership Ch10 Nhom
Leadership Ch10 NhomChuong Nguyen
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.ssuser499fca
 
Làm việc nhóm thế nào
Làm việc nhóm thế nàoLàm việc nhóm thế nào
Làm việc nhóm thế nàoCMT SOLUTION
 
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptx
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptxSHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptx
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptxHongMinh888695
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảNhomHTTP
 
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể nataliej4
 
11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhómThiện Vũ Minh
 
11 ky-nang-lam-viec-nhom
11 ky-nang-lam-viec-nhom11 ky-nang-lam-viec-nhom
11 ky-nang-lam-viec-nhomhuuphuoc
 
File goc 769020
File goc 769020File goc 769020
File goc 769020huuphuoc
 
11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhomTang Tan Dung
 
Ebook Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Ebook Kỹ Năng Làm Việc NhómEbook Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Ebook Kỹ Năng Làm Việc NhómNhân Nguyễn Sỹ
 

Similar to Bai giang kn lam viec nhom (20)

Ky nang lam viec nhom pgs. dang dinh boi
Ky nang lam viec nhom   pgs. dang dinh boiKy nang lam viec nhom   pgs. dang dinh boi
Ky nang lam viec nhom pgs. dang dinh boi
 
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Bài Giảng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
 
11 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 577711 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 5777
 
Ky nang lam viec nhom
Ky nang lam viec nhomKy nang lam viec nhom
Ky nang lam viec nhom
 
11. Ky Nang Lam Viec Nhom
11. Ky Nang Lam Viec Nhom11. Ky Nang Lam Viec Nhom
11. Ky Nang Lam Viec Nhom
 
Ky nang_lam_viec_nhom
 Ky nang_lam_viec_nhom Ky nang_lam_viec_nhom
Ky nang_lam_viec_nhom
 
Leadership Ch10 Nhom
Leadership Ch10 NhomLeadership Ch10 Nhom
Leadership Ch10 Nhom
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Làm việc nhóm thế nào
Làm việc nhóm thế nàoLàm việc nhóm thế nào
Làm việc nhóm thế nào
 
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptx
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptxSHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptx
SHCN_KỸ NĂNG TEAMWORK_TỔ 3.pptx
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
 
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
 
11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm11. kỹ năng làm việc nhóm
11. kỹ năng làm việc nhóm
 
11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom
 
11 ky-nang-lam-viec-nhom
11 ky-nang-lam-viec-nhom11 ky-nang-lam-viec-nhom
11 ky-nang-lam-viec-nhom
 
File goc 769020
File goc 769020File goc 769020
File goc 769020
 
11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Qun tr nhom
Qun tr nhomQun tr nhom
Qun tr nhom
 
Ebook Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Ebook Kỹ Năng Làm Việc NhómEbook Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Ebook Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Bai giang kn lam viec nhom

  • 1. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Gv: Trần Thị Hà Nghĩa 1
  • 2. Vì người lao động trong xã hội hiện nay phải là người: - Làm việc được với những người có độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác nhau. - Làm việc độc lập và làm việc như một thành viên của nhóm. - Biết rõ được vai trò và trách nhiệm của mình và của nhóm - Áp dụng kỹ năng làm việc nhóm vào giải quyết các tình huống (kế hoạch tương lai, vấn đề khủng hoảng…) - Biết được các điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm - Điều hành, cố vấn, đưa thông tin phản hồi… (Nguồn: Kỹ năng của người lao động tương lai, Business Council of Australia, 2002) 2
  • 3. 1.1. Khái niệm nhóm và làm việc theo nhóm - Nhóm là tập hợp nhiều người có cùng mục tiêu, thường xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò, nhiệm vụ rõ ràng và có quy tắc chung chi phối lẫn nhau. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM NHÓM LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ HÌNH THÀNH NHÓM 3
  • 4. -> Có từ 2 thành viên trở lên (làm việc tốt nhất là có từ 4 – 15 thành viên) -> Có thời gian làm việc chung nhau nhất định (thời gian tồn tại của nhóm có thể ngắn, dài tùy theo mục đích của tổ chức) -> Cùng thực hiện chung 1 nhiệm vụ, 1 kế hoạch để đạt mục tiêu của nhóm -> Cùng hoạt động và tuân thủ theo quy định chung của cả nhóm Nhóm 4
  • 5.  Làm việc theo nhóm là một nhóm người làm việc cùng nhau trên cơ sở có tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra. 5
  • 6.  Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc. 6
  • 7.  Thứ nhất, khả năng tương tác với các thành viên khác  Thứ hai, phát triển tiềm năng, năng lực của bản thân cũng như của tất cả các thành viên trong nhóm.  Thứ ba, thúc đẩy hiệu quả công việc. 3 yêu cầu của cá nhân khi làm việc theo nhóm 7
  • 8.  Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm tổ hợp các kỹ năng cần thiết như phối hợp làm việc, tương tác cá nhân, giải quyết vấn đề, giao tiếp nhằm giải quyết một nhiệm vụ chung của một nhóm người, bổ sung lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu tốt hơn so với một người làm việc độc lập. Tóm lại 8
  • 9. 1.2.1. Những thuận lợi:  Có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau  Có thể hợp sức, hỗ trợ lẫn nhau  Thái độ, cảm xúc, hành vi của cá nhân có thể thay đổi theo chiều hướng tốt  Từng thành viên cảm thấy họ tự “lớn lên” ở nhiều mặt  Tạo động lực tốt cho từng cá nhân hoạt động,phát huy tối đa tiềm năng sẵn có 1.2. Vai trò của làm việc theo nhóm 9
  • 10.  Có cá nhân sẽ cảm thấy bị rằng buộc hoặc bất tiện  Có cá nhân phải hi sinh những lợi ích, ham muốn và sở thích riêng vì nhóm  Có cá nhân sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý kiến nhóm  Các vấn đề riêng tư cá nhân thường dễ bị tiết lộ trong nhóm  Có cá nhân sẽ thiệt thòi 1.2.2. Những khó khăn 10
  • 11. 1.3. Phân loại nhóm - Nhóm chính thức được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức, có quyết định thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức. - Nhóm không chính thức được hình thành tự nhiên do nhu cầu của xã hội, của những người tham gia, mục tiêu của nhóm có thể không trùng với mục tiêu của tổ chức. 11
  • 12. 1.4. Kích thước nhóm và nguyên tắc làm việc theo nhóm * Kích thước nhóm: - Số thành viên trong nhóm nên dựa vào mục tiêu và công việc trong nhóm để quyết định - Nhóm nhỏ dưới 10 người sẽ tăng có hội tiếp xúc “mặt đối mặt” sẽ đạt hiệu quả làm việc cao hơn nhóm lớn trên 10 người (do tính liên kết không cao, dễ bè phái, chia rẽ, dễ tự thành lập nhóm nhỏ hơn…) 12
  • 13. * Ví dụ: - Nhóm vui chơi giải trí: 10 – 20 người - Nhóm thảo luận: 5 – 7 người - Nhóm đưa ra quyết định: 2 – 4 người - Nhóm giải quyết vấn đề tâm lý: chỉ nên 2 người 13
  • 14. * Nguyên tắc làm việc theo nhóm: - Nguyên tắc là những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi cá nhân và hành vi nhóm được cả nhóm chấp nhận và tuân theo. - Nguyên tắc đó là những chỉ dẫn để các thành viên trong nhóm thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như thế nào, điều gì nên hay không nên. - Mỗi nhóm nên thiết lập một tập hợp các tiêu chí chuẩn mực và làm nên bản sắc riêng của nhóm. 14
  • 15. - Nguyên tắc được viết ngắn gọn dưới dạng văn bản, súc tích, dễ hiểu, được công bố rõ ràng, minh bạch và đòi hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành viên. - Nguyên tắc của nhóm cần được xây dựng trong buổi làm việc nhóm đầu tiên. 15
  • 16. - Nguyên tắc nhóm là một nhân tố tác động đến quá trình làm việc của cá nhân và sự thành công của nhóm, có tác dụng nhắc nhở nhóm lập lại trật tự khi có thành viên đi chệch hướng hay có hành vi không phù hợp. - Có nguyên tắc ngầm và sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhóm (cần kiểm soát) 16
  • 17. * Ví dụ: - Tất cả các cuộc họp đều có sự tham gia của tất cả các thành viên nhóm - Cuộc họp sẽ bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Các thành viên đều phải có trách nhiệm nhắc nhở những thành viên khác không đến muộn - Tắt điện thoại di động trong giờ họp - Ý kiến đóng góp phải mang tính xây dựng - Ý kiến trái chiều sẽ được xem xét và bàn bạc cẩn thận - Mọi người đều có nhiệm vụ của mình và phải hoàn thành nhiệm vụ đó - Khuyến khích thái độ hòa đồng, vui vẻ, thiện chí - Thiểu số phục tùng đa số 17
  • 18. Theo tác giả Bruce W. Tuckman (Mỹ, 1965), nhóm được phát triển qua 5 giai đoạn sau:  Giai đoạn hình thành  Giai đoạn bão táp  Giai đoạn ổn định (chuẩn hóa)  Giai đoạn thành công  Giai đoạn kết thúc 1.5. Hình thành và phát triển nhóm 18
  • 19. - Giai đoạn hình thành: các thành viên tìm hiểu và thăm dò nhau nên thái độ còn e dè, thận trọng, ít chia sẻ. Mối quan hệ còn lỏng lẻo, chưa ăn nhập. Nhóm trưởng và các thành viên tìm hiểu lẫn nhau, xây dựng mục tiêu nhóm, quy tắc nhóm 19
  • 20. - Giai đoạn bão táp: xung đột và mâu thuẫn dễ bùng nổ, chưa thực sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng, muốn thể hiện “cái tôi”, nhóm dễ bị tan rã. Trưởng nhóm cần cứng răn, gương mẫu, gần gũi, tổ chức tốt công việc, tránh căng thẳng bất mãn, tăng cường giao tiếp nhóm. 20
  • 21. - Giai đoạn ổn định: đã có sự thống nhất, dần đi vào sự ổn định, cởi mở, chia sẻ, hợp tác, tin tưởng giữa các thành viên, là mốc khởi đầu của sự liên kết nhóm. Trưởng nhóm cần tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau, bảo đảm kênh thông tin thông suốt, xây dựng cơ chế phản hồi tích cực. 21
  • 22. - Giai đoạn thành công: Các thành viên thấy tự do, thoải mái, an toàn khi trao đổi quan điểm với nhau, gắn bó, khăng khít hơn, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn, dễ đạt được sự đồng thuận cao, chấp nhận sự khác biệt và học hỏi được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau. 22
  • 23. - Giai đoạn kết thúc: các nhiệm vụ, mục tiêu đã hoàn thành, không còn ràng buộc, nhóm có thể đánh giá và rút kinh nghiệm cho việc tham gia các nhóm mới trong tương lai. Trưởng nhóm chú ý đến thay đổi và giúp nhóm viên tự tin vào tiến bộ của họ. 23
  • 24. 1. Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động của nhóm 2. Giao tiếp, phối hợp và giải quyết xung đột trong nhóm Chương 2: CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM 24
  • 25. 1.1. Lập kế hoạch làm việc theo nhóm - Xác định mục tiêu làm việc của nhóm, nhằm: + Giúp thấy đích cần đến, tránh chệch hướng, chệch mục tiêu + Giúp tập trung nguồn lực để đạt mục tiêu, tránh lãng phí, bỏ bê nguồn lực. + Giúp hiểu rõ về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm... của nhóm và biết cần tiếp tục phấn đấu ntn + Được truyền cảm giác hào hứng, nhiệt huyết, hành động hết mình để đạt mục tiêu Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động của nhóm 25
  • 26. - Để tăng tính khả thi cần xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART: Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu Measurable: đo đếm được Achievable: có thể đạt được Realistic: thực tế, không viển vông Time bound: có thời hạn 26
  • 27. Lưu ý khi phân công nhiệm vụ:  Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể để người đó hoàn toàn chịu trách nhiệm  Phải hiểu rõ những ưu, nhược điểm và kỹ năng của từng người để giao việc phù hợp và có tính khả thi cao nhất.  giao những nguồn lực cần thiết và quyền tự quyết định phần việc của họ  Giao việc công bằng, không quá tải hoặc chưa đủ việc  Có thể tái đào tạo để đủ năng lực làm việc cho nhóm viên 1.2. Triển khai các hoạt động của nhóm 27
  • 28.  Nhiệm vụ được xác định rõ ràng cho từng thành viên  Tạo môi trường làm việc thuận lợi (vật chất, tinh thần) Yếu tố đảm bảo nhiệm vụ thực hiện trôi chảy 28
  • 29.  Trưởng nhóm: là người tổ chức, người thực hiện và người điều hành, là người có trách nhiệm với công việc của nhóm, với từng thành viên và cả nhóm. Vai trò của các thành viên 29
  • 30.  Các thành viên còn lại (theo 3 vai trò): + Người hỗ trợ để hoàn thành công việc như người khởi xướng, người làm sáng tỏ, người thực hiện, người thông tin, người đóng góp. + Người củng cố nhóm như người khuyến khích, người giữ cửa, người quan sát, người đề xuất, củng cố quy tắc và người đùa vui. + Người tiêu cực như người gây hấn, người phụ thuộc, người thống trị, người đùa dai, người phá đám… 30
  • 31. - Chuẩn bị lịch làm việc (Agenda về nội dung làm việc) + Agenda là một bảng tóm tắt các công việc hay thời khóa biểu của buổi họp nhóm mà nhóm cần tuân thủ để đạt được mục tiêu nhóm + Agenda giúp cho nhóm viên và người điều khiển chương trình chủ động trong cuộc họp và biết đã xong và chưa xong nộ dung nào. + Agenda đặt ở nơi dễ thấy cho các thành viên trong nhóm có thể nhận thấy. 31
  • 32. 2.1. Giao tiếp và phối hợp trong nhóm - Hoạt động giao tiếp được xem như là huyết mạch của nhóm và quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm - Đạt được kỹ năng giao tiếp được xem như là một bí quyết giúp cho con người thành công - Giao tiếp là hành vi hoặc quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, cảm xúc giữa con người nhằm đạt được mục tiêu nhất định. - Quá trình giao tiếp giúp con người tự nhận thức, đánh giá về nhau, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó đưa ra những ứng xử phù hợp và có những quyết định chính xác 2. Giao tiếp, phối hợp và giải quyết xung đột trong nhóm 32
  • 33.  Giao tiếp ngôn ngữ là việc sử dụng hệ thống từ ngữ để giao tiếp với người khác, có thể qua lời nói hoặc quan văn bản (chữ viết). + Phương tiện chính để truyền tải thông tin là lời nói, ưu điểm là rõ ràng, nhanh chóng và có sự phản hồi. Người nói và người nhận ngay lập tức có thể làm rõ vấn đề để sớm đạt được kết quả giao tiếp. 33
  • 34. + Giao tiếp thông qua văn bản (chữ viết) như: thư, thư điện tử, fax, tin nhắn, thông báo, hướng dẫn… Có thể xem lại khi cần, ngôn ngữ được lựa chọn kỹ càng, phù hợp, logic và chính xác, có thể bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách dễ dàng, trung thực, thẳng thắn, mất nhiều thời gian, phản hồi chậm, hoặc không phản hồi, không đảm bảo thông tin đã được nhận và được hiểu đúng với mong muốn của người gửi. 34
  • 35.  Giao tiếp phi ngôn ngữ là dùng cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, trang phục để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng, thông tin của bản thân đến người giao tiếp. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, bổ trợ đắc lực cho giao tiếp ngôn ngữ, nhiều khi tính chính xác còn cao hơn ngôn từ và có thể thay thế hoàn toàn giao tiếp ngôn từ. 35
  • 36. Để giảm thiểu các yếu tố gây cản trở đến quá trình giao tiếp, đồng thời thúc đẩy hiệu quả giao tiếp, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề sau: - Tiếp nhận những thông tin phản hồi (xác minh thông tin đã hiểu đúng chưa?) - Đơn giản hóa ngôn ngữ (áp dụng nguyên tắc 7C) 36
  • 37. - Tạo thiện cảm trong giao tiếp - Chú ý lắng nghe - Theo dõi và đánh giá các dấu hiệu phi ngôn từ - Tránh cảm xúc gượng ép 37
  • 38.  Có nhiều cấp độ nghe: nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe từng phần, nghe hiểu (lắng nghe), nghe thấu cảm.  Nghe là thụ động mang tính chất vật lý.  Lắng nghe là nghe chủ tâm, chủ động. Lắng nghe đòi hỏi tập trung, tìm kiếm tích cực ý nghĩa của đối tượng nói. Chúng ta cần tập trung lắng nghe bằng tai, mắt, tay ghi, những cử chỉ khích lệ và đặc biệt là nghe bằng cả con tim và khối óc Kỹ năng lắng nghe – chìa khóa của giao tiếp 38
  • 39.  Dùng ánh mắt nhìn vào mắt người nói  Gật đầu đồng tình và biểu lộ nét mặt thiện chí, quan tâm khuyến khích người nói.  Tránh những hoạt động, cử chỉ lơ đễnh  Đặt câu hỏi khi chưa nghe rõ, chưa hiểu rõ  Làm rõ ý để kiểm tra độ chính xác của thông tin nghe được  Tránh không cắt lời người nói  Phối hợp nghe và nói để rút ngắn khoảng cách giữa người nghe và người nói Tập luyện lắng nghe: 39
  • 40. Nên làm Không nên - Bày tỏ mối quan tâm - Kiên nhẫn - Cố hiểu vấn đề - Thể hiện khách quan - Biểu lộ đồng cảm - Tích cực tìm hiểu ý nghĩa - Giúp người nói phát triển năng lực, động cơ hình thành ý nghĩ, quan điểm và ý tưởng - Giữ im lặng khi đang nghe - Thúc giục người nói - Tranh cãi - Ngắt lời - Nhanh chóng chỉ trích khi chưa rõ - Lên giọng khuyên bảo - Vội vàng kết luận Khi lắng nghe, nên: 40
  • 41.  Viết là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên giấy (hoặc màn hình máy vi tính) theo quy luật, cấu trúc của ngôn ngữ.  Một bài viết tốt là bài viết rõ ràng, xúc tích, đúng ngữ pháp và cú pháp, đúng hình thức trình bày, người đọc có thể dễ dàng hiểu đúng và chính xác ý tưởng, mục đích của người viết. Viết và rèn kỹ năng viết 41
  • 42.  Chuẩn bị: + Đầu tiên là phải xác định đối tượng đọc + Thứ hai là xác định nội dung bài viết + Thứ ba, xác định văn phong của bài viết + Thứ tư, xác định hình thức trình bày Các bước soạn thảo một văn bản 42
  • 43.  Thực hiện viết: + Đầu tiên phải viết bản thảo: ++ Phần giới thiệu nói về chủ đề viết ++ Phần chính gồm các đoạn giải thích các ý của bài viết ++ Phần kết luận tổng kết các ý và nhấn mạnh thông điệp muốn gửi + Chỉnh sửa bài viết • Hoàn thiện bài viết: chỉnh sửa, thêm, bớt thông tin, hình thức nếu cần. 43
  • 44.  Thông tin được truyền bởi các kênh truyền thông tin như nói, viết, ngôn ngữ cơ thể  Muốn nhận thông tin tốt chúng ta phải rèn luyện các kỹ năng truyền và nhận thông tin Kỹ năng truyền đạt thông tin 44
  • 45.  Nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục  Giao tiếp bằng mắt với người nghe  Nói ngắn gọn và tập trung vào chủ đề  Liên hệ với kinh nghiệm sẵn có của người nghe  Chuẩn bị dàn ý cho bài nói của mình  Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe  Chú ý phản ứng của người nghe Lưu ý khi truyền đạt thông tin 45
  • 46. Sơ đồ tóm tắt kỹ năng lắng nghe, truyền đạt thông tin và các yếu tố ảnh hưởng 46
  • 47.  Kỹ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói (khẩu ngữ) để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục.  Kỹ năng nói được quyết định bởi 3 yếu tố: - Sự phát âm (phonation), - Khả năng diễn đạt (articulation) - Phát âm chính xác (pronunciation). Kỹ năng nói và rèn kỹ năng nói 47
  • 48.  Sự phát âm có đặc trưng về cao độ (giọng cao, thấp), trường độ (dài, ngắn) và cường độ (mạnh, yếu).  Khả năng diễn đạt liên quan đến cách phát âm, khuyết tật ở cơ quan phát âm, sự bất cẩn trong khi nói, điểm mạnh, yếu của tiếng địa phương.  Phát âm chính xác liên quan đến các từ khó phát âm, phát âm lẫn lộn cần lấy tiếng phổ thông của một quốc gia làm chuẩn. 48
  • 49.  Chuẩn bị bài nói - Mở đầu/ Đặt vấn đề bằng một hoạt động gây hứng thú, một câu chuyện được kể, một câu hỏi gợi suy nghĩ hoặc đưa ngay nội dung khái quát buổi nói chuyện. Các bước cho một bài nói 49
  • 50. - Nội dung cần lựa chọn các nội dung chính, nổi bật thứ nhất, thứ hai, thứ ba… và viết ra giấy, sau đó sắp xếp các nội dung đó theo thứ tự rồi viết thành các đoạn văn, chuẩn bị số liệu thống kê hỗ trợ, chuẩn bị giai thoại, câu chuyện vui, câu trích dẫn, lời nói đùa, hình ảnh minh họa… 50
  • 51. - Phần kết luận phải nhấn mạnh ý tưởng chủ đạo của bài nói, thông điệp chính một lần nữa. Dừng bài nói ở một câu trích dẫn hay, chọn lọc, kịch tính…làm đẹp buổi nói chuyện 51
  • 52.  Khi nói: áp dụng nguyên tắc 7C + Clear (rõ ràng): dễ hiểu + Complete (hoàn chỉnh): thông điệp đầy đủ + Concise (ngắn gọn, súc tích): tránh dài dòng + Correct (chính xác): chính xác, trung thực + Courteous (lịch sự, nhã nhặn): từ ngữ và cách thức tryền đạt chuẩn mực, văn phong lịch sự, tôn trọng người giao tiếp. + Consistency (nhất quán): giữa các ý, các phần + Cautions (cẩn trọng): cân nhắc trước khi nói, viết 52
  • 53.  Tư thế đứng cần thoải mái, tự nhiên, hai chân đứng trên khoảng cách bằng vai, tránh đứng gò bó như nghiêng người, ngả về phía trước.  Tay cử động vừa phải, minh họa bằng các ngón tay và bàn tay, tránh vung tay, cử động thái quá. Nếu đứng không có bục hai bàn tay ở trước bụng, ngang thắt lưng, tránh chắp tay ngang hông hoặc khoanh tay trước ngực.  Khi nói với ai nên nhìn vào mặt họ, nói với đám đông thì nhìn bao quát với con mắt thân thiện, miệng luôn tươi. Ngôn ngữ cơ thể khi nói 53
  • 54.  Chuẩn bị thuyết trình - Bạn có hứng thú và có đủ kiến thức để thuyết trình hay không? - Mục tiêu của bài nói của bạn là thông tin, thông báo hay thuyết phục? - Bạn có bao nhiêu thời gian cho chuẩn bị, cho thực hiện? - Đối tượng người nghe bạn thuyết trình là ai? Kỹ năng trình bày, thuyết trình 54
  • 55. - Ngôn ngữ nào được sử dụng? - Thông điệp chính của buổi thuyết trình của bạn là gì? - Bạn thuyết trình ở đâu và các phương tiện được sử dụng hỗ trợ khi thuyết trình là các phương tiện nào? - Kiểm tra cơ sở vật chất nơi thuyết trình xem tất cả mọi người có thể nghe rõ không, có thiết bị âm thanh tốt không, ánh sáng và có nhìn rõ không? 55
  • 56.  Thực hành thuyết trình theo thứ tự, vào đề (mở đầu), nội dung chính và kết luận (kết thúc).  Lưu ý: mức độ chú ý của người nghe giảm dần về cuối buổi thuyết trình và gần cuối có thể tăng lên chút ít, do đó, khoảng giữa buổi phải làm thế nào để kéo sự tập trung của người nghe, giảm căng thẳng. 56
  • 57.  Thuyết trình bằng cách học thuộc lòng  Thuyết trình bằng cách đọc  Thuyết trình tự do hoặc ghi dàn ý Các kiểu thuyết trình 57
  • 58.  Trước tiên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài nói và tập nói một mình trước khi nói trước đám đông  Trước khi thuyết trình nên có chuẩn bị cả về mặt sức khỏe, nghỉ ngơi thoải mái  Cần dành thời gian làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ, làm quen với căn phòng nơi thuyết trình, nên đến sớm trước người nghe, có thể làm quen với một vài người nghe đi sớm để tranh thủ cảm tình của họ Kỹ năng đối phó hồi hộp khi thuyết trình 58
  • 59.  Trong khi thuyết trình phải tin tưởng người nghe có thiện chí và quan tâm tới vấn đề mình trình bày  Khi nói luôn nhìn xuống người nghe, bao quát căn phòng để luôn có mối liên hệ với người nghe để điều chỉnh.  Coi buổi thuyết trình cuộc nói chuyện, đối thoại giữa hai người với nhau.  Thỉnh thoảng hít thở sâu, hoặc uống ngụm nước lạnh nhỏ khi có cảm giác hồi hộp.  Phối hợp các công cụ hỗ trợ, chiếu lên bảng hình ảnh nào đó, hoặc có thể cầm chặt cái gì đó trong tay (bút, mảnh giấy, micro…) 59
  • 60. Một cuộc họp được coi là thành công khi đáp ứng được 4 yếu tố sau:  Đạt được mục tiêu  Bầu không khí thoải mái, tích cực  Sự thỏa mãn của nhóm viên  Đúng giờ Tổ chức họp nhóm và điều hành họp nhóm 60
  • 61.  Chuẩn bị họp + Xác định chủ đề, nội dung, mục đích, thành viên tham gia, kế hoạch điều hành cuộc họp… + Giao nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị nội dung để thảo luận. + Xác định khung cảnh, bố trí chỗ ngồi và trang bị những vật dụng cần thiết + Thời gian: xác định giờ bắt đầu và giờ kết thúc Kỹ năng tổ chức một cuộc họp 61
  • 62.  Bắt đầu cuộc họp: + Giới thiệu và làm quen các thành viên + Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện + Thống nhất mục đích cuộc họp, chương trình làm việc và cách thức làm việc 62
  • 63.  Điều hành cuộc họp + Lần lượt đưa ra từng chủ đề quan trọng để các thành viên cùng trao đổi thảo luận. + Người lãnh đạo nhóm phải biết cách đặt vấn đề, tóm lược vấn đề, lấy biểu quyết hoặc ra quyết định cuối cùng cho từng vấn đề và cần chắc chắn tất cả các thành viên đã nắm rõ, nhất trí và cam kết chấp hành đúng như quyết định cuối cùng. 63
  • 64.  Kết thúc cuộc họp: Đánh giá về kết quả cuộc họp, các vấn đề đã được giải quyết và vấn đề còn tồn đọng 64
  • 65.  Kỹ thuật động não  Sử dụng cây vấn đề  Sử dụng bản đồ tư duy  Kỹ thuật sử dụng chậu cá Một số công cụ điều hành họp nhóm 65
  • 66.  Người trầm lặng + Tạo cơ hội để họ hòa nhập + Động viên + Gặp gỡ, trao đổi thêm lúc giải lao Kĩ năng ứng xử với những người có tính cách khác nhau 66
  • 67.  Người nói nhiều + Chọn lúc thích hợp để dừng họ lại. + Yêu cầu nhắc lại tiêu chuẩn: cô đọng, xúc tích trong nội quy nhóm + Quy định nội quy phát biểu + Liệt kê những người đã phát biểu và bao nhiêu lần + Nhấn mạnh nguyên tắc học của người lớn là cả cho và nhận + Giao nhiệm vụ lắng nghe ý kiến của bạn 67
  • 68.  Nhà thông thái + Thừa nhận vai trò nhưng phải chỉ ra những điều cần bổ sung + Chia thành các nhóm và các nhóm phát biểu theo thứ tự + Cần chú ý tránh sự độc thoại giữa bạn và một số thành viên 68
  • 69.  Người thích đùa + Có sự phân loại là vô tư hay có ẩn ý gì? + Thừa nhận chuyện vui mang lại không khí trong cả nhóm + Không nên cắt ngay câu chuyện + Tìm lúc thích hợp để chuyển chủ đề + Không nên biểu hiện thái độ bực dọc, khó chịu + Dùng câu chuyện hài hước, hóm hỉnh khác để giải quyết vấn đề 69
  • 70.  Người hay phủ định + Có thái độ khách quan + Phải phân tích cụ thể đúng sai, nguyên nhân của vấn đề + Thu hút người đó và để phân tích điểm mạnh, điểm yếu 70
  • 71.  Người hay công kích + Có thái độ thông cảm với tâm trạng của người đó + Xác nhận nội dung vấn đề + Yêu cầu họ giải thích thêm về ý kiến đó + Để mọi người phát biểu bổ sung thêm quan điểm của mình + Không nên lao vào cuộc để bảo vệ quan điểm của mình 71
  • 72.  Người tích cực + Không tỏ ra quá ưu ái với người đó + Giao một nhiệm vụ phù hợp + Gợi ý cho đối tượng đó phát biểu trước + Hãy nêu ví dụ cụ thể 72
  • 73.  Khái niệm: Xung đột được hiểu là sự bất đồng, sự đối nghịch hay tranh chấp giữa hai hay nhiều phía  Nguồn gốc của xung đột - Nguyên nhân chủ quan (do sự khác biệt giữa các cá nhân) - Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân đến từ tổ chức, môi trường xung quanh) 2.2. Giải quyết xung đột nhóm 73
  • 74.  Nguyên nhân chủ quan: cá nhân khác biệt nhau về tính cách, sở thích, quan điểm, nền tảng văn hóa – giáo dục, kinh ngiệm, kỹ năng, nghề nghiệp, vai trò, quyền lực, điều kiện kinh tế… 74
  • 75.  Nguyên nhân khách quan - Các nguồn lực bị giới hạn - Đặc điểm của nhóm - Thiếu hụt thông tin 75
  • 76. Các hướng giải quyết mâu thuẫn nhóm Thang mâu thuẫn 76
  • 77. - Ngăn ngừa mâu thuẫn xảy ra + Xây dựng một chính sách/ quy định nghiêm túc, được viết thành văn bản để điều tiết hành vi của từng thành viên trong nhóm. + Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả, thành tích làm việc của từng thành viên + Xây dựng các tiêu chí, quy định về phân chia lợi ích, quyền lợi của thành viên 77
  • 78.  Các cách giải quyết xung đột phổ biến và mô tả bằng năm biểu tượng con vật sau: - Rùa (rút lui): áp dụng khi vấn đề không quan trọng, hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích mang lại 78
  • 79. - Cá mập (áp đảo) dùng cách trấn áp, đè bẹp, phủ đầu, thậm chí đe dọa người khác nhằm buộc họ phải tuân thủ. Nhà quản lý sử dụng nhiều nhất khi họ biết rằng có khả năng áp đặt mệnh lệnh của mình đối với người khác 79
  • 80. - Gấu bông (xoa dịu) thích sự nhẹ nhàng tình cảm. Áp dụng biện pháp này khi mong muốn mang lại sự hài lòng cho người khác và để được người khác yêu thương quý mến, đồng thời nhận thấy vấn đề quan trọng với người khác hơn bản thân mình 80
  • 81. - Chồn (thỏa hiệp) sử dụng trong những tình huống khá quan trọng, thời gian giới hạn nhưng muốn đạt được mục tiêu và muốn duy trì mối quan hệ 81
  • 82. - Chim cú (hợp tác), giải quyết xung đột bằng cách cố gắng để làm thỏa mãn các bên liên quan, có thể áp dụng cho những xung đột quan trọng nhưng không khẩn cấp về mặt thời gian 82
  • 83. 3.1. Vai trò của trưởng nhóm (người lãnh đạo nhóm) và các thành viên trong nhóm  Vai trò của người lãnh đạo, trưởng nhóm - Là người khởi xướng - Người làm gương - Người biết thương thảo - Người biết lắng nghe - Giữ vai trò người huấn luyện - Là một thành viên của nhóm CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH NHÓM 83
  • 84.  Những tố chất cần thiết của một người lãnh đạo - Khát vọng và nghị lực - Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác - Nhạy cảm: nhận biết về bản thân và những gì đang diễn ra - Chính trực: để tạo sự tin cậy - Tự tin: tin vào chính mình mới làm cho người khác tin tưởng mình được - Thông minh: chỉ cần ở mức khá - Hiểu biết rộng về chuyên môn: mức vừa phải 84
  • 85.  Có khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh và thấu cảm cao  Cởi mở, chân thành, đáng tin cậy, kiên định và không giấu diếm, có sáng kiến và chấp nhận sai lầm  Kiên nhẫn, quyết đoán, tích cực, nhiệt thành, tiên phong, cởi mở với sự thay đổi  Có khả năng đánh giá đầy đủ tài năng và điểm yếu của nhân viên, đặt mình vào vị trí của nhân viên  Tư duy hệ thống, thực tế, có thể giao tiếp rõ ràng, cởi mở, xây dựng mối quan hệ tin cậy, giải quyết được sự đối đầu, tránh khả năng xung đột, biết lắng nghe… Các kỹ năng cần có 85
  • 86.  Trưởng nhóm là người có trách nhiệm với công việc của nhóm, với từng thành viên của nhóm và với cả nhóm nói chung - Trách nhiệm đối với công việc. Người lãnh đạo nhóm phải đảm bào công việc của nhóm được hoàn thành đúng thời hạn và có chật lượng tốt. 86
  • 87. - Trách nhiệm đối từng cá nhân: lãnh đạo nhóm phải có trách nhiệm hỗ trợ và khuyến khích, phân công công việc phù hợp, giải thích rõ vai trò của từng cá nhân đối với công việc chung của nhóm, đánh giá cách thực hiện công việc của từng cá nhân, bảo vệ mỗi cá nhân 87
  • 88. - Trách nhiệm đối với cả nhóm: lập ra và thỏa thuận các mục đích, mục tiêu chung và cụ thể để mọi người biết rõ những gì cần làm và tại sao phải cần làm; bảo đảm các tiêu chuẩn và chuẩn mực chung của nhóm luôn được duy trì; hỗ trợ cho nhóm khi gặp khó khăn 88
  • 89.  Nhóm thứ nhất là các thành viên hỗ trợ cho việc hoàn thành công việc như người khởi xướng, người làm sáng tỏ, người thực hiện, người thông tin, người đóng góp. Các thành viên còn lại 89
  • 90.  Nhóm thứ hai là các thành viên cunngr cố nhóm như người khuyến khích, người quan sát, người đề xuất và củng cố quy tắc, người đùa vui 90
  • 91.  Nhóm thứ ba là nhóm những người tiêu cực như người gây hấn, người phụ thuộc, người thống trị, người đùa dai, người phá đám… 91
  • 92. 3.2. Các kỹ năng và công cụ cần thiết để điều hành và quản lý nhóm  3.2.1. Kỹ năng lập kế hoạch  3.2.2. Kỹ năng tổ chức công việc  3.2.3. Kỹ năng điều hành cuộc họp, thảo luận  3.2.4. Kỹ năng tăng cường động lực làm việc nhóm 92
  • 93. 3.2.1. Kỹ năng lập kế hoạch  Các yếu tố cần thiết để lập kế hoạch (sử dụng 5 yếu tố W để hoạch định những công việc hiện tại và cả tương lai): - Why (Tại sao?) - What (Làm gì?) - Who (Ai?) - When (Khi nào?) - Where (Ở đâu?) 93
  • 94.  Mô hình một bản kế hoạch quý/ tháng/ tuần: T T Nội dung công việc Phương hướng thực hiện Bắt đầu Kết thúc Kết quả thực tế Ghi chú 94
  • 95.  Mô hình một bản kế hoạch năm: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 95
  • 96.  Ví dụ về kế hoạch ngày Thứ hai - 6h: Đến cơ quan - 7h: check mail và trả lời mail - 8h30: Tham gia họp… …. 96
  • 97. 3.2.2. Kỹ năng tổ chức công việc - Xác định quy trình, khối lượng công việc và phân công lao động Người lãnh đạo nhóm phải biết xác định quy trình công việc để làm cơ sở tiến hành công việc và kiểm soát các hoạt động của nhóm, am hiểu tường tận về công việc và có khả năng giao phó công việc cho các nhóm viên. 97
  • 98. - Kiểm tra, đánh giá + Kiểm tra là quá trình xem xét lại các hoạt động đang diễn ra, đối chiếu với mục tiêu, xác định những việc còn phải tiếp tục thực hiện để đạt được các mục tiêu. + Đánh giá là so sánh kết quả với mục tiêu xem mức độ đạt được của mục tiêu. 98
  • 99. 3.2.4. Kỹ năng tăng cường động lực làm việc nhóm Có 2 nhóm nhân tố tạo nên động lực nhân tố (sức mạnh) bên trong và bên ngoài. 99
  • 100.  Nhân tố bên ngoài như đặc điểm nhóm, cơ cấu nhóm, mục tiêu nhóm, văn hóa nhóm, quan hệ nhóm, nguồn lực nhóm, các nguyên tắc nhóm, cơ chế nhóm, yêu cầu về năng lực… 100
  • 101.  Nhân tố bên trong, tập trung vào các yếu tố bên trong con người như thái độ, quan điểm, tính cách, nhu cầu cá nhân, tự nhận thức, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm… 101
  • 102.  Quá trình hình thành động lực được thể hiện bằng mô hình sau: 102
  • 103. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow 103
  • 104.  Một số cách thức để tạo động lực trong lao động như sau: + Tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi con người. + Tạo ra các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu. + Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu. + Mỗi hoạt động phái có cơ chế ràng buộc rõ ràng về mức độ tham gia đóng góp và hưởng thụ. 104
  • 105.  Những nhu cầu được người lao động lựa chọn nhiều nhất: + Được trả lương bổng cao + Được ghi nhận công lao và sự đóng góp + Có nhiều cơ hội phát triển bản thân + Được làm công việc thú vị có ý nghĩa + Được nâng cao trình độ và năng lực + Được làm việc trong bầu không khí lành mạnh, tích cực, thân thiện, chia sẻ + Được tham gia quyết định + Được đảm bảo môi trường lao động thuận lợi, không nguy hiểm và độc hại 105
  • 106. Bảng xếp hạng thực sự của nhân viên Nhận thức của quản lý về bảng xếp hạng của nhân viên 1. Công việc thú vị 1. Lương cao 2. Được đánh giá cao về việc đã làm 2. An toàn lao động 3. Cảm thấy thoải mái trong mọi chuyện 3. Thăng tiến và trưởng thành trong tổ chức 4. An toàn lao động 4. Điều kiện làm việc tốt 5. Lương cao 5. Công việc thú vị 6. Thăng tiến và trưởng thành trong tổ chức 6. Trung thành cá nhân đối với nhân viên 7. Điều kiện làm việc tốt 7. Kỷ luật một cách lịch thiệp 8. Trung thành cá nhân đối với nhân viên 8 . Được đánh giá cao về việc đã làm 9. Kỷ luật một cách lịch thiệp 9. Giúp đỡ, cảm thông với những vấn đề cá nhân 10. Giúp đỡ, cảm thông với những vấn đề cá nhân 10. Cảm thấy thoải mái trong mọi chuyện Ví dụ của Kovach, 1987 về động lực 106
  • 107. - Phong cách chuyên quyền (độc đoán): Trưởng nhóm đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm việc, phân công nghiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên xuống, không cần (hay ít) tham khảo ý kiến của các thành viên. Phong cách điều hành hoạt động nhóm 107
  • 108. - Phong cách tự do, trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để nhóm tự do tổ chức giải quyết các công việc. Phong cách tự do quan tâm tới con người. Nhóm trưởng để cho các thành viên thảo luận theo ý thích của họ, không dùng quyền lực ra quyết định. 108
  • 109. - Phong cách cộng tác (dân chủ), trưởng nhóm là người chỉ huy đề xuất các phương án khác nhau để nhóm bàn bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ khi được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo cách tiếp cận có sự tham gia, có sự hợp tác của mọi thành viên. Nhóm trưởng vừa quan tâm đến kết quả vừa quan tâm đến nhóm viên, nhóm. 109
  • 110.  Có một số cách ra quyết định như sau: + Ra quyết định theo kiểu thờ ơ: một người nào đó đưa ra ý tưởng, các thành viên khác không quan tâm và do đó quyết định nhanh chóng được thông qua. 3.3. Thảo luận và ra quyết định trong nhóm 110
  • 111. + Ra quyết định từ trên xuống: theo kiểu này người lãnh đạo nhóm hay cấp cao hơn chỉ cần phổ biến, thông báo, nhân danh cả nhóm thông qua mà không qua thảo luận. 111
  • 112. + Ra quyết định theo kiểu thiểu số: cách này một hoặc một vài cá nhân gợi ý rồi thúc giục, ép mọi người theo ý kiến của mình 112
  • 113. + Ra quyết định theo nguyên tắc đa số, theo cách này mang danh dân chủ qua bỏ phiếu hoặc giơ tay tán thành lấy số đông. 113
  • 114. + Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, cách này chỉ ra quyết định khi đã thảo luận kỹ mọi ý tưởng, không bỏ qua các ý kiến nào kể cả các ý kiến trái ngược. 114
  • 115.  Một số điểm cần ghi nhớ trong quá trình tìm kiếm quyết định chung của một nhóm là: + Làm cho mọi người hiểu rằng ai cũng có trách nhiệm đóng góp ý kiến + Cố gắng thử thực hiện các đề xuất miễn là nó không gây hại gì + Luôn tôn trọng ý kiến của người khác 115
  • 116. + Luôn nhớ rằng mọi người đều có cách nghĩ khác nhau + Tránh ra quyết định theo kiểu biểu quyết phong trào + Tránh ra quyết định trong lúc thời gian quá gấp + Quan sát sự đóng góp ý kiến của tất cả thành viên, tránh bỏ sót + Quan tâm đến những người ít đóng góp ý kiến + Cho thời gian, tạo cơ hội cho thành viên đóng góp ý kiến. 116
  • 117.  Khi đưa ý kiến, chúng ta cần: + Nên nói điều hay, điều tốt, mặt mạnh của nhóm viên trước + Chú ý đến phản ứng và cảm giác của người nhận ý kiến + Đóng góp ý kiến nhằm giúp người nghe hoàn chỉnh hơn + Chỉ tập trung ở các nội dung mà người nghe cần góp ý + Khi đưa ý kiến nên nói chậm, rõ, thể hiện quan điểm chia sẻ, đóng góp - Kỹ năng đưa ý kiến và nhận thông tin phản hồi 117
  • 118. - Khi nhận ý kiến đóng góp, chúng ta cần: + Thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến người nói + Đặt câu hỏi lại nếu không hiểu rõ ý người đưa ý kiến + Tránh giải thích hay biện luận trong khi người đưa ý kiến đang nói + Chú ý các biểu hiện của hành vi cá nhân khi nhận lời đóng góp ý kiến, nên tránh các cử chỉ thể hiện sự không hài lòng, hay bực tức. 118
  • 119. + Nên nhìn một cách tự nhiên vào mắt người đưa ý kiến, tránh nhìn ra ngoài thể hiện sự không tập trung hay không tôn trọng người đưa ý kiến. + Sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi của người khác đồng thời biết bình tĩnh cân nhắc các ý kiến đó. + Cảm ơn người đã cho ý kiến phản hồi để khuyến khích người đó những lần sau hoặc khuyến khích người đó phản hồi. 119
  • 120. 3.4. Bí quyết để quản lý và điều hành nhóm tốt 120  Kết hợp hoài bão cá nhân với hoài bão của tổ chức (Sự giao nhau càng lớn thì càng có hiệu quả cao) khả năng quản lý Sự chủ động ý thức tham gia công việc Trách nhiệm Cống hiến Trung thành Động lực Tin tưởng Sự trao quyền
  • 121.  Kết hợp linh hoạt, thông minh giữa động lực bên ngoài (lương, thưởng…) với động lực bên trong của các thành viên (sự thừa nhận, khen ngợi, đánh giá cao…) 121
  • 122. 122  Khen ngợi, công nhận những gì mà nhóm, đội đã đạt được  Truyền đạt giá trị: sự liên kết trong nhóm, cùng nhau hướng tới cái tốt hơn, duy trì được niềm tự hào của cả nhóm…  Tôn trọng cách làm việc, nhóm phải hoàn thành công việc đúng hạn và trong phạm vi nguồn lực cho phép và minh bạch với những kết quả tốt cũng như xấu của nhóm.
  • 123.  Ba yếu tố quan trọng của kỹ năng lãnh đạo là trí tuệ, trái tim và tâm hồn (Klaus Schwab – người sáng lập và là Chủ tịch của Diễn đàn kinh tế thế giới): - Trí tuệ là tính chuyên nghiệp cần thiết để làm chủ kiến thức chuyên môn , đứng đầu một lĩnh vực, được sự tôn trọng xứng đáng 123
  • 124. - Trái tim gắn bó chặt chẽ với động cơ, nhiệm vụ, tình yêu thương, sự mãnh liệt của tình cảm và khả năng đem lại tình yêu như thế cho nhân viên. - Tâm hồn bao hàm sự ràng buộc với nhiệm vụ và giá trị cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, niềm tin và truyền cảm hứng về lòng trung thành cho nv. 124