SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
1
BÀI TẬP MÔN
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đặng Văn Quảng – K10 Ngôn Ngữ Anh
Vấn đề 1;
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Tóm tắt: Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO)
là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương
mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm
mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13
tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai
Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 26 tháng 6 năm 2014,
WTO có 160 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên
khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ
về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp
cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của
phong trào chống toàn cầu hóa.
I. NGUỒN GỐC
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)
nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất
trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948.
Tuy nhiên,Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho
rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại
Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh
nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn
tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung
pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham
gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám
phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO
kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là
một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng
1 năm 1995.
II. CHỨC NĂNG
WTO có các chức năng sau:
 Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
 Diễn đàn đàm phán về thương mại
 Giải quyết các tranh chấp về thương mại
 Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
 Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
 Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ
quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
2
1. Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội
nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc
một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết
định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO..
2. Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết
Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế
thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương
đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để
thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường
xuyên. Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các
nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp
hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải
quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện
của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách
thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những
thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với
những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
3. Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại
là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng.
Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên
WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo
cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận
thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác
về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp
định chung về Thuế quan và Thương mại(GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại
quốc tế về hàng hóa.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp
định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc
tế về dịch vụ.
Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm
đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại
của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong
lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
4. Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.
3
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán
Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban
này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
 Không phân biệt đối xử:
Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người
kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự
trong nước.
Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác
cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
 Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
 Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải
được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
 Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành
viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
 Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên.
V. CÁC HIỆP ĐỊNH
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương
mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ
chức Thương mại Thế giới được kí kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994.
Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ
chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các
thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn
đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải kí kết và phê chuẩn hầu hết
những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của
WTO:
 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) General Agreement of
Tariffs and Trade
 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) General Agreement on Trade in Services
 Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
Trade-related aspects of intellectual property Rights
 Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) The Agreement on
Trade-Related Investment Measures
 Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Agreement on Agriculture
 Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Agreement on Textiles and Clothing
 Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP) Agreement on Anti Dumping
 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng(SCM) Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures
 Hiệp định về Tự vệ (SG) Agreement on Safeguard Measures
 Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP) Agreement on Import Licensing Procedures
Vấn đề 2:
LIÊN HIỆP QUỐC ( United Nations )
I. Sự thành lập :
- Đầu năm 1945, CTTGII đang đi vào giai đoạn kết thúc, ND thế giới có nguyện vọng thành lập
1 tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình và an ninh trật tự thế giới. Tại Hội nghị Ianta 3 cường quốc
4
Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ), thông qua Hiến
chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
II. Mục đích :
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
III. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
VI. Các cơ quan chính: có 6 cơ quan chính:
- Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yế utrong việc duy trì hòa bình và an ninh thế
giới. Hoạt động theo nguyên tắc nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh,
Pháp và Trung Quốc.
- Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có
nhiệm kỳ 5 năm.
- Hội đồng kinh tế và xã hội:
- Hội đồng quản thác
- Tòa án quốc tế:
- Các tổ chức chuyên môn khác giúp việc
V. Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
- Thúc đẩy mqh hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...giữa các quốc
gia thành viên.
- Hiện nay, LHQ có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc ngày
20/ 9/1977.
*Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc hoạt động ở VN:
+ UNICEF : Quỹ Nhi Đồng LHQ.
+ UNESCO : Tổ chức Văn hóa- Khoa Học và Giáo dục LHQ
+ WHO : Tổ chức Y tế thế giới .
+ FAO : Tổ chức Nông Lương Thực
+ IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế.
+ IL O: Lao động quốc tế .
+ UPU: Bưu chính .
+ ICAO : Hàng không
+ IMO: Hàng hải .
5
Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
2008-2009.
Vấn đề 3;
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
A. Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
I/ Khái quát
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành
lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến
trình phát triển của khu vực.
Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và
Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6.
Ngày 28/7/1995Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào
và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành
ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á
và vì Đông Nam á.
Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương
Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù
ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ,
tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDP khoảng 1281 tỷ
đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản
như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc
(50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng
đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu
dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh
chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các
khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát
triển.
Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là
nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200
đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập
quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru-
nây Đa-ru-xa-lam là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về dân số (Bru-nây Đa-
ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la
Mỹ/năm.
Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp
hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng,
tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750
tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Nếu năm
2005, tổng số vốn đầu tư mà ASEAN thu hút được tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006,
tổng số vốn đầu tư đã tăng 27,5%.
6
II/ Quá trình hình thành và phát triển:
1. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời
trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những
thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi
nước. Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một
hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành
viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Namá đã có một vài tổ chức khu vực ra đời
và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á (
The Association of Southeast Asia- ASA) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi-lip-
pin và Liên bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã Lai,
Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a.
Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại
giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký
tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).
2. Một số mốc phát triển quan trọng:
Tuyên bố Băng-cốc:
Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy
hoà bình, ổn định trong khu vực. ASEAN không có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN
không có một Ban thư ký để phối hợp hoạt động của mình.
Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ:
Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố Cua-la Lăm-
pơ về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á (ZOPFAN). Tuyên bố này
đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu
vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường
quốc bên ngoài.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976
Hội nghị Cấp cao ASEAN đã họp lần đầu tiên tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) từ 23-24/2/1976. Tại hội
nghị này các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã ký hai văn kiện quan trọng:
- Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), khẳng định 5 nguyên tắc cùng
tồn tại hoà bình (TAC).
- Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN: Cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự ổn định khu vực cũng
như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của ASEAN.
Tại Hội nghị Cấp cao này, các nước ASEAN cũng đã ký Hiệp định thành lập Ban thư ký ASEAN
(có trụ sở đặt tại Gia-các-ta) để phối hợp hoạt động giữa các uỷ ban và dự án hợp tác ASEAN.
B. Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN
I. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau:
1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit):
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính
thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 7 cuộc Hội nghi Cấp cao
ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng
11/2002.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM)
7
Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức
khi cần thiết.
3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM)
AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội
đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện
chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.
4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành
Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để
thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ
trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên
AEM.
5. Các hội nghị bộ trưởng khác
Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao đọng, phúc
lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần
thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM)
JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt
động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
7. Tổng thư ký ASEAN
Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM
với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ
trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm
giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham
dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ
phiên họp đầu tiên và cuối cùng.
8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC)
ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng
thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc
của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM)
SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần
thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM)
SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị
Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã
bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế
ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác
Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban
chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn
hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM)
8
Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM
được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa
các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và
AEM.
13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại
ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và
UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix-
tan.
Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối
hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating
Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.
14. Ban thư ký ASEAN quốc gia
Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để
tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký
quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
15. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba
Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó
và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những
người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban
ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-
đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-
tơn (Niu-di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC.
16. Ban thư ký ASEAN
Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976
để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận
khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
II. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN
1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài:
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả
các dân tộc;
b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật
đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực
f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:
a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của
ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN
khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình
đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành
viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN .
9
b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng.
Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay
nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt
động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp
của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân
đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh.
c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung
về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992,
các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN
có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia,
không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.
3. Các nguyên tắc khác:
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không
thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi
có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết
ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
III/ Hoạt động của Việt Nam trong ASEAN
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên tham dự Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách
thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác (Hiệp ước Ba-li) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã
tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi
trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.
Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đư¬ờng lối đối ngoại
độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn
định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao
ASEAN-6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế
trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; thông qua Chương trình Hành
động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam
đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các Bộ/ngành của Việt Nam
cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp
tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị
viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002.
Vấn đề 4;
TOÀN CẦU HÓA (Globalization)
1. Khái Niệm
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới,
tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân
ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá
hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay
10
"tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy
mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá
2. Bản chất của toàn cầu hoá
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm
80 của thế kỉ XX. Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những
ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới
3. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ
thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức
này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới
và khu vực.
4. Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức
Vị trí, vai trò: Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu
cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy tOàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa tạo ra thách
thức cho sự phát triển của các nước.
– Thời cơ:
Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi,
xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm
trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng
cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh
nghiệm quản lí từ bên ngOài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật,để có thể đi tắt đón đầu, rút
ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
– Thách thức:
Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường,
cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế – phát huy thế mạnh,hạn chế thấp nhất mức
rũi ro, bất lợi để tìm ra hướng đi thích hợp.
Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa có nhiều về nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,trong khi đó các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều
bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển.
Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,kết hợp hài hoà
giữa truyền thống và hiện đại
5. Liên hệ đến Việt Nam :
+ Thời cơ: Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nước ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng
tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình
trên trường quốc tế.
+ Thách thức: Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc văn
hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới.
11
Đòi hỏi Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm
bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn,
biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng cạnh tranh
về kinh tế trong bối cảnh thế giới là một thị trường, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc.
+ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức,
phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân
ta”.
+ Là công dân tương lai : thanh niên Việt Nam cần nhận thấy được xu thế toàn cầu hoá ngày càng
trở nên sâu sắc và tác động nhiều đến nước ta, hiện nay. Nước ta đang mở cửa nên sự tác động
càng sâu sắc hơn vì vậy mỗi thanh niên Việt Nam cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt
làm chủ công nghệ vì nó là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế và học tập nghiên cứu khoa học cải
tiến công nghệ để nó đem lại hiệu quả cao cho cuộc sống, học tập kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
nhất là các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, luôn luôn rèn luyện để trở thành người có ý chí nghị
lực, trở thành người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
Vấn đề 5;
CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ ( Terrorism)
1. Khái niệm
Đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm
đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Trong những hành động này,
yếu tố “kích thích nỗi sợ hãi lây lan” được cho là then chốt, và sự tàn nhẫn, coi thường các giá trị
nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật.
trong nền chính trị thế giới. Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh
quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều
nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel – Ảrập. Sau sự kiện11/9, có
thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe
dọa lớn nhất cho các quốc gia.
Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe
dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do
một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền
sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định.
Thuật ngữ “Chủ nghĩa khủng bố”(terrorism) được sử dụng đầu tiên vào năm 1798 bởi nhà triết
học người Đức Immanuel Kant. Cùng năm, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ
điển Viện Hàn lâm Pháp.
2. Phân loại
Hiện có thể phân chủ nghĩa khủng bố thành năm loại:
Thứ nhất là khủng bố nhà nước (state terrorism). Đây là hành động khủng bố do nhà nước thực
thi, sử dụng các công cụ mà một nhà nước có sẵn như các cơ quan cưỡng chế, thực thi pháp luật
dựa trên những phương tiện đã được hợp thức hóa. Vụ Israel giết hại những thủ lĩnh của phong
trào Hamas thuộc Palestine năm 2004 được cho là một ví dụ của khủng bố nhà nước.
Thứ hai là khủng bố có sự tài trợ của nhà nước (state-sponsored terrorism). Đây là hành động
khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ của chính quyền quốc
gia. Theo Mỹ, Afghanistan, Libya và Iraq là ba quốc gia chính tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc
12
tế vì những mục đích riêng. Với phương thức này, quốc gia tài trợ khủng bố có thể sử dụng các
nhân viên mật vụ hoặc người đại diện cùa mình nhằm tạo nên sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại
một quốc gia khác. Các quốc gia còn có thể tài trợ khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện, tiền
bạc, vũ khí và các thiết bị quân sự, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo về đường di chuyển
cho những kẻ khủng bố.
Thứ ba là khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc (nationalist terrorism), hoặc chủ nghĩa
khủng bố mang màu sắc ly khai sắc tộc. Theo đó, các hoạt động khủng bố thường được dùng trong
những hoạt động của các phong trào chống thực dân của những người theo chủ nghĩa dân tộc, hoặc
bởi các nhóm đấu tranh đòi ly khai khỏi một quốc gia nào đó (ví dụ như phong trào xứ Basque ở
Tây Ban Nha, phong trào của người Sikh ở Ấn Độ, hay các phong trào chống Israel của người
Palestine).
Thứ tư là khủng bố ý thức hệ (ideological terrorism/ social terrorism), trong đó những kẻ khủng
bố sử dụng hoạt động khủng bố để thay đổi một chính sách đối nội (ví dụ như luật phá thai) hoặc
để lật đổ một chính phủ nào đó. Loại khủng bố này cũng có thể mang màu sắc tôn giáo.
Thứ năm là khủng bố của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (criminal terrorism). Các tập
đoàn buôn bán ma túy có thể dùng hoạt động khủng bố để bảo vệ lợi ích riêng bằng cách tấn công
chính phủ và các cá nhân có ý định gây khó khăn cho hoạt động và tầm ảnh hưởng của họ. Ví dụ,
những tổ chức mafia của Ý đã sử dụng khủng bố để ngăn chặn các nỗ lực trấn áp hoạt động tội
phạm của chính phủ nước này.
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, vì trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố
này có thể đan lồng vào nhau, khó có thể phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố
ở Chesnia vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa mang màu sắc của chủ nghĩa ly khai.
3. Nguyên nhân phát sinh chủ nghĩa khủng bố
Có nhiều nguyên nhân phát sinh và bùng phát chủ nghĩa khủng bố, đa phần là sự kết hợp của nhiều
nguyên nhân chứ không phải do một hay hai nguyên nhân đơn lẻ. Do hoạt động khủng bố đa dạng
và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên
nguyên nhân gây ra chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản
sau:
Thứ nhất, toàn cầu hóa được coi là một nguyên nhân khiến chủ nghĩa khủng bố bùng phát. Cùng
với sự phát triển thương mại, đầu tư và tài chính theo chiều hướng “xóa nhòa biên giới quốc gia”
là sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, phương thức vận chuyển và thông tin xuyên biên giới. Chính
những yếu tố này vô tình trở thành đồng minh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tạo điều kiện cho
những hoạt động khủng bố diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Một vụ đánh bom tự sát tại Iraq có
thể gây chấn động thế giới chỉ trong vòng vài phút, và như thế, tâm lý sợ hãi sẽ nhanh chóng lan
rộng. Đây chính là những gì mà những kẻ khủng bố mong muốn. Kèm theo đó, toàn cầu hóa dễ
làm xóa mờ bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo… và một số kẻ lợi dụng điều này để kích động tâm
lý, tuyên truyền trong dân chúng, tạo nên những hành động phản kháng chính quyền.
Thư hai, đó chính là tình trạng đói nghèo, kéo theo là trình độ dân trí thấp. Đây là những điều kiện
giúp chủ nghĩa khủng bố lợi dụng nhằm phát triển mạng lưới hoạt động như chiêu mộ thành viên,
sản xuất và vận chuyển vũ khí. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất niềm tin vào tương lai hay xã hội, các
thanh niên nghèo trong các môi trường cực đoan dễ dàng tin theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng
bố, các tổ chức tội phạm, nhất là khi khả năng nhận thức của họ vẫn còn thấp. Không ít thành viên
13
hoạt động trong những mạng lưới khủng bố toàn cầu là những thanh niên trong độ tuổi 20 đến từ
châu Phi, Đông Nam Á, khu vực Viễn Đông, Trung Đông…
Thứ ba, chủ nghĩa cực đoan, bao gồm chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan,
cũng là một nguyên nhân quan trọng. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa
bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được coi là một trong những nguồn
gốc dai dẳng nhất, mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất khiến phát sinh chủ nghĩa khủng bố. Trong
khi đó, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan khiến các tín đồ tôn thờ Đấng tối cao một cách mù quáng, dẫn
đến việc hoàn toàn tin tưởng vào “kẻ đại diện” của Người để dễ dàng bị lợi dụng.
4. Phương thức hoạt động
Chủ nghĩa khủng bố không phải là một dạng chiến tranh của những nhóm nổi dậy (dù nó thường
bị nhầm lẫn là như vậy), cũng không phải là một phong trào chính trị hay ý thức hệ. Nó là một
chiến lược hoặc một phương thức thường được các nhóm có những niềm tin chính trị, tôn giáo, tư
tưởng khác nhau sử dụng với mẫu số chung là việc tạo ra và lan truyền nỗi sợ hãi, sự phá hủy và
bất ổn tại khu vực mục tiêu.
Do đó, các phương thức mà những kẻ khủng bố sử dụng cũng rất đa dạng. Không tặc là một cách
rất phổ biến kể từ những năm 1960, nhưng bắt cóc con tin, phá hoại tài sản, đánh bom và ám sát
cũng rất thường được sử dụng. Có một mối liên hệ quan trọng giữa phương pháp được những kẻ
khủng bố sử dụng và mục đích cuối cùng của chúng: phương pháp càng ngoạn mục, hành động đó
sẽ càng nhận được nhiều sự chú ý. Việc bắt giữ một người vô gia cư sẽ nhận được những phản
ứng khác với việc bắt giữ một nguyên thủ quốc gia hay việc cướp một chiếc máy bay.
Một trong những mối quan ngại chính về chủ nghĩa khủng bố hiện nay là việc chúng có thể phát
triển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các loại vũ khí hóa học hay sinh học có chi phí sản
xuất khá rẻ và có khả năng giết chết hàng loạt nạn nhân tùy thuộc vào điều kiện môi trường khi
diễn ra vụ nổ. Khả năng những loại vũ khí như vậy có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố khiến
tất cả các chính phủ đều lo sợ và lưu tâm đến vấn đề này.
Mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố chủ yếu là những tác động tâm lý. Hoạt động khủng bố thường
nhằm tạo nên sự hoảng loạn, sợ hãi và cảnh giác cao độ trong dân chúng. Vì vậy, những cuộc tấn
công khủng bố nhắm vào thường dân thường mang tính biểu tượng. Chẳng hạn, một vụ đánh bom
khủng bố vào một tòa nhà không hoàn toàn vì mục đích giết người bừa bãi mà bởi vì vụ tấn công
sẽ được truyền đi khắp toàn cầu, tạo nên không khí sợ hãi trong dân chúng và thu hút sự chú ý đối
với những kẻ khủng bố, giúp chúng truyền tải thông điệp chính trị của mình tới số đông người dân
trên khắp thế giới.
5. Cuộc chiến chống khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố là chiến dịch quân sự do Mỹ lãnh đạo để loại trừ nguy cơ khủng bố.
Cuộc chiến được phát động lần đầu tiên sau những tổn thất nặng nề mà Mỹ phải gánh chịu từ sự
kiện ngày 11/9/2011. Khi đó, chính quyền Mỹ đã cho rằng những vụ tấn công này là “hành động
chiến tranh” chống lại nền văn minh phương Tây. Và Mỹ, với vai trò “sen đầm quốc tế”, có nghĩa
vụ lãnh đạo “thế giới văn minh” chống lại mối nguy hại “khủng bố quốc tế” đe dọa an ninh phương
Tây, mà ở đây trước hết là an ninh Hoa Kỳ. Do đó, cuộc chiến chống khủng bố được xem như một
dạng thức chiến tranh mới: một chiến dịch được triển khai vượt ra khỏi biên giới các quốc gia, và
xét ở nhiều khía cạnh, triển khai bên ngoài giới hạn luật pháp quốc tế. Cuộc chiến chống khủng bố
là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền của Tổng thống George W. Bush, có thể
được phân thành 4 ưu tiên chiến lược sau:
14
Phong tỏa các tài khoản ngân hàng của những kẻ khủng bố – nguồn tài chính trợ giúp cho các hoạt
động của những tổ chức như al-Qaeda;
Tạo áp lực với các quốc gia chứa chấp khủng bố, bằng cách tuyên bố việc tiếp tay hay trợ giúp cho
những kẻ khủng bố là một hình thức tội phạm có tổ chức;
Lan tỏa các giá trị dân chủ đến vùng Trung Đông – nơi tồn tại các chính quyền bảo thủ, chuyên
chế, là nơi phát sinh nhiều mạng lưới khủng bố quốc tế;
Chống lại nghèo đói và việc hạn chế quyền công dân ở các quốc gia – những yếu tố đã tạo thành
nguồn tuyển binh cho những kẻ khủng bố.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dường như đã đặt vào tay chính quyền Bush một tờ ngân phiếu
trắng về khả năng dính líu quân sự, đồng ý rằng các cuộc chiến mà Mỹ triển khai là hành động cần
thiết để tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công của những kẻ tình nghi khủng bố. Tuy nhiên,
Mỹ đã tự do đi quá giới hạn với tờ ngân phiếu này, thể hiện rõ nét qua cuộc xâm lược Iraq năm
2003. Sau gần 7 năm Mỹ sa lầy tại đây, nhiều người cho rằng đây là cuộc chiến không thành công
và không cần thiết. Cuộc chiến tranh Iraq đã nhanh chóng làm xói mòn sự ủng hộ của Liên Hiệp
Quốc và cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Chủ nghĩa đơn
phương của Mỹ trong trường hợp này không chỉ chia cắt sự đồng thuận giữa các đồng minh trong
việc triển khai chiến tranh, mà còn tạo nên thái độ thù địch ngày càng gay gắt đối với chính quyền
Bush. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng cuộc chiến thiếu một kẻ thù mục tiêu rõ ràng.
Ngày 01/05/2011, trong bài phát biểu tới toàn thể người dân Mỹ tại Nhà Trắng, tổng thống đương
nhiệm Barack Obama tuyên bố lãnh đạo tối cao của mạng lưới khủng bố al-Qaeda Osama bin
Laden đã bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công của quân đội Mỹ tại thị trấn Abbottabad, Pakistan.
Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra sau sự kiện mang tính bước ngoặt này: Liệu cái chết của Bin
Laden có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đã theo đuổi hàng chục năm nay?
Sức mạnh khủng bố có bị suy giảm? Nhiều sự đồng tình vẫn nghiêng về nhận định: dù Osama bin
Laden chết là một đòn giáng nặng vào tinh thần của al-Qaeda và các phong trào vũ trang Hồi giáo,
nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chủ nghĩa khủng bố đã tàn lụi. Chủ nghĩa khủng bố sau
một thời gian dài tồn tại, đã phát triển và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, và nhiều thủ
lĩnh khác, ngoài bin Laden, đã tham gia lãnh đạo và đảm bảo hoạt động cho mạng lưới xuyên quốc
gia này.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những nghi vấn của giới nghiên cứu từ khi cuộc chiến chống khủng
bố bắt đầu cho đến nay: Thật sự cuộc chiến chống khủng bố là gì? Và nếu chủ nghĩa khủng bố là
trung tâm trong chính sách của một siêu cường thì chiến thắng cuộc chiến này có ý nghĩa gì? Có
thực sự chủ nghĩa khủng bố đang dần bị tiêu diệt như các tuyên bố từ Nhà Trắng khi những vụ tấn
công vẫn tiếp tục gia tăng qua những con số và ngày càng trở nên tinh vi?Những câu hỏi chưa có
lời đáp này giúp chúng ta nhận ra phần nào những tham số còn mập mờ, trong đó có việc định
nghĩa bản chất cũng như những động cơ thật sự ẩn sau cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đang
tiến hành.

More Related Content

Similar to Lịch sử quan hệ quốc tế

Chương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxChương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxYnNhiL19
 
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế nataliej4
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...nataliej4
 
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc teNhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc teTuNguyen519122
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teSmall Nguyễn
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019hanhha12
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTrung Tâm Kiến Tập
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfMan_Ebook
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namnataliej4
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdfstudyEnglish7
 

Similar to Lịch sử quan hệ quốc tế (20)

Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.docTiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
 
Chương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptxChương 4_WTO.pptx
Chương 4_WTO.pptx
 
KTCT 17.docx
KTCT 17.docxKTCT 17.docx
KTCT 17.docx
 
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
Tập Tài Liệu Môn Luật Thương Mại Quốc Tế
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docxTổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
 
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc teNhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
 
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc te
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thươngTranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
 
50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf50 câu hỏi CISG.pdf
50 câu hỏi CISG.pdf
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Lịch sử quan hệ quốc tế

  • 1. 1 BÀI TẬP MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Đặng Văn Quảng – K10 Ngôn Ngữ Anh Vấn đề 1; TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) Tóm tắt: Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 26 tháng 6 năm 2014, WTO có 160 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. I. NGUỒN GỐC Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên,Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. II. CHỨC NĂNG WTO có các chức năng sau:  Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO  Diễn đàn đàm phán về thương mại  Giải quyết các tranh chấp về thương mại  Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia  Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển  Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác III. CƠ CẤU TỔ CHỨC Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
  • 2. 2 1. Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.. 2. Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương). Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn. 3. Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại(GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ. Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. 4. Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.
  • 3. 3 Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. IV. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG  Không phân biệt đối xử: Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.  Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán  Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.  Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.  Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên. V. CÁC HIỆP ĐỊNH Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được kí kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải kí kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:  Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) General Agreement of Tariffs and Trade  Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) General Agreement on Trade in Services  Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Trade-related aspects of intellectual property Rights  Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) The Agreement on Trade-Related Investment Measures  Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Agreement on Agriculture  Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Agreement on Textiles and Clothing  Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP) Agreement on Anti Dumping  Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng(SCM) Agreement on Subsidies and Countervailing Measures  Hiệp định về Tự vệ (SG) Agreement on Safeguard Measures  Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP) Agreement on Import Licensing Procedures Vấn đề 2: LIÊN HIỆP QUỐC ( United Nations ) I. Sự thành lập : - Đầu năm 1945, CTTGII đang đi vào giai đoạn kết thúc, ND thế giới có nguyện vọng thành lập 1 tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình và an ninh trật tự thế giới. Tại Hội nghị Ianta 3 cường quốc
  • 4. 4 Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. - Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ), thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc II. Mục đích : - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. III. Nguyên tắc hoạt động: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào nội bộ các nước. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. VI. Các cơ quan chính: có 6 cơ quan chính: - Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần. - Hội đồng bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yế utrong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hoạt động theo nguyên tắc nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. - Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm. - Hội đồng kinh tế và xã hội: - Hội đồng quản thác - Tòa án quốc tế: - Các tổ chức chuyên môn khác giúp việc V. Vai trò: - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới - Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực. - Thúc đẩy mqh hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...giữa các quốc gia thành viên. - Hiện nay, LHQ có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20/ 9/1977. *Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc hoạt động ở VN: + UNICEF : Quỹ Nhi Đồng LHQ. + UNESCO : Tổ chức Văn hóa- Khoa Học và Giáo dục LHQ + WHO : Tổ chức Y tế thế giới . + FAO : Tổ chức Nông Lương Thực + IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế. + IL O: Lao động quốc tế . + UPU: Bưu chính . + ICAO : Hàng không + IMO: Hàng hải .
  • 5. 5 Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Vấn đề 3; HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) A. Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) I/ Khái quát Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á và vì Đông Nam á. Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội. ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru- nây Đa-ru-xa-lam là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về dân số (Bru-nây Đa- ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm. Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tư mà ASEAN thu hút được tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tư đã tăng 27,5%.
  • 6. 6 II/ Quá trình hình thành và phát triển: 1. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Namá đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á ( The Association of Southeast Asia- ASA) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi-lip- pin và Liên bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã Lai, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a. Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). 2. Một số mốc phát triển quan trọng: Tuyên bố Băng-cốc: Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực. ASEAN không có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN không có một Ban thư ký để phối hợp hoạt động của mình. Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ: Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố Cua-la Lăm- pơ về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á (ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976 Hội nghị Cấp cao ASEAN đã họp lần đầu tiên tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) từ 23-24/2/1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã ký hai văn kiện quan trọng: - Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), khẳng định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình (TAC). - Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN: Cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự ổn định khu vực cũng như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao này, các nước ASEAN cũng đã ký Hiệp định thành lập Ban thư ký ASEAN (có trụ sở đặt tại Gia-các-ta) để phối hợp hoạt động giữa các uỷ ban và dự án hợp tác ASEAN. B. Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN I. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau: 1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 7 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng 11/2002. 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM)
  • 7. 7 Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. 3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. 5. Các hội nghị bộ trưởng khác Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao đọng, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này. 6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM) JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. 7. Tổng thư ký ASEAN Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. 8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC) ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. 9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM) SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. 10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. 11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan. 12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM)
  • 8. 8 Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. 13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix- tan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. 14. Ban thư ký ASEAN quốc gia Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách 15. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân- đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling- tơn (Niu-di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC. 16. Ban thư ký ASEAN Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN. II. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN 1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là: a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; 2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN .
  • 9. 9 b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 3. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội. III/ Hoạt động của Việt Nam trong ASEAN Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Ba-li) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này. Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đư¬ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002. Vấn đề 4; TOÀN CẦU HÓA (Globalization) 1. Khái Niệm Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay
  • 10. 10 "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá 2. Bản chất của toàn cầu hoá Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới 3. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. 4. Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức Vị trí, vai trò: Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy tOàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho sự phát triển của các nước. – Thời cơ: Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực. Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngOài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật,để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước… – Thách thức: Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế – phát huy thế mạnh,hạn chế thấp nhất mức rũi ro, bất lợi để tìm ra hướng đi thích hợp. Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,trong khi đó các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển. Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại 5. Liên hệ đến Việt Nam : + Thời cơ: Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nước ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. + Thách thức: Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc văn hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới.
  • 11. 11 Đòi hỏi Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn, biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh thế giới là một thị trường, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc. + Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”. + Là công dân tương lai : thanh niên Việt Nam cần nhận thấy được xu thế toàn cầu hoá ngày càng trở nên sâu sắc và tác động nhiều đến nước ta, hiện nay. Nước ta đang mở cửa nên sự tác động càng sâu sắc hơn vì vậy mỗi thanh niên Việt Nam cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt làm chủ công nghệ vì nó là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế và học tập nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ để nó đem lại hiệu quả cao cho cuộc sống, học tập kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài nhất là các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, luôn luôn rèn luyện để trở thành người có ý chí nghị lực, trở thành người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vấn đề 5; CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ ( Terrorism) 1. Khái niệm Đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Trong những hành động này, yếu tố “kích thích nỗi sợ hãi lây lan” được cho là then chốt, và sự tàn nhẫn, coi thường các giá trị nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật. trong nền chính trị thế giới. Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel – Ảrập. Sau sự kiện11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gia. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định. Thuật ngữ “Chủ nghĩa khủng bố”(terrorism) được sử dụng đầu tiên vào năm 1798 bởi nhà triết học người Đức Immanuel Kant. Cùng năm, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp. 2. Phân loại Hiện có thể phân chủ nghĩa khủng bố thành năm loại: Thứ nhất là khủng bố nhà nước (state terrorism). Đây là hành động khủng bố do nhà nước thực thi, sử dụng các công cụ mà một nhà nước có sẵn như các cơ quan cưỡng chế, thực thi pháp luật dựa trên những phương tiện đã được hợp thức hóa. Vụ Israel giết hại những thủ lĩnh của phong trào Hamas thuộc Palestine năm 2004 được cho là một ví dụ của khủng bố nhà nước. Thứ hai là khủng bố có sự tài trợ của nhà nước (state-sponsored terrorism). Đây là hành động khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ của chính quyền quốc gia. Theo Mỹ, Afghanistan, Libya và Iraq là ba quốc gia chính tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc
  • 12. 12 tế vì những mục đích riêng. Với phương thức này, quốc gia tài trợ khủng bố có thể sử dụng các nhân viên mật vụ hoặc người đại diện cùa mình nhằm tạo nên sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại một quốc gia khác. Các quốc gia còn có thể tài trợ khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện, tiền bạc, vũ khí và các thiết bị quân sự, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo về đường di chuyển cho những kẻ khủng bố. Thứ ba là khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc (nationalist terrorism), hoặc chủ nghĩa khủng bố mang màu sắc ly khai sắc tộc. Theo đó, các hoạt động khủng bố thường được dùng trong những hoạt động của các phong trào chống thực dân của những người theo chủ nghĩa dân tộc, hoặc bởi các nhóm đấu tranh đòi ly khai khỏi một quốc gia nào đó (ví dụ như phong trào xứ Basque ở Tây Ban Nha, phong trào của người Sikh ở Ấn Độ, hay các phong trào chống Israel của người Palestine). Thứ tư là khủng bố ý thức hệ (ideological terrorism/ social terrorism), trong đó những kẻ khủng bố sử dụng hoạt động khủng bố để thay đổi một chính sách đối nội (ví dụ như luật phá thai) hoặc để lật đổ một chính phủ nào đó. Loại khủng bố này cũng có thể mang màu sắc tôn giáo. Thứ năm là khủng bố của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (criminal terrorism). Các tập đoàn buôn bán ma túy có thể dùng hoạt động khủng bố để bảo vệ lợi ích riêng bằng cách tấn công chính phủ và các cá nhân có ý định gây khó khăn cho hoạt động và tầm ảnh hưởng của họ. Ví dụ, những tổ chức mafia của Ý đã sử dụng khủng bố để ngăn chặn các nỗ lực trấn áp hoạt động tội phạm của chính phủ nước này. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, vì trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố này có thể đan lồng vào nhau, khó có thể phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Chesnia vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa mang màu sắc của chủ nghĩa ly khai. 3. Nguyên nhân phát sinh chủ nghĩa khủng bố Có nhiều nguyên nhân phát sinh và bùng phát chủ nghĩa khủng bố, đa phần là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân chứ không phải do một hay hai nguyên nhân đơn lẻ. Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên nguyên nhân gây ra chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, toàn cầu hóa được coi là một nguyên nhân khiến chủ nghĩa khủng bố bùng phát. Cùng với sự phát triển thương mại, đầu tư và tài chính theo chiều hướng “xóa nhòa biên giới quốc gia” là sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, phương thức vận chuyển và thông tin xuyên biên giới. Chính những yếu tố này vô tình trở thành đồng minh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tạo điều kiện cho những hoạt động khủng bố diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Một vụ đánh bom tự sát tại Iraq có thể gây chấn động thế giới chỉ trong vòng vài phút, và như thế, tâm lý sợ hãi sẽ nhanh chóng lan rộng. Đây chính là những gì mà những kẻ khủng bố mong muốn. Kèm theo đó, toàn cầu hóa dễ làm xóa mờ bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo… và một số kẻ lợi dụng điều này để kích động tâm lý, tuyên truyền trong dân chúng, tạo nên những hành động phản kháng chính quyền. Thư hai, đó chính là tình trạng đói nghèo, kéo theo là trình độ dân trí thấp. Đây là những điều kiện giúp chủ nghĩa khủng bố lợi dụng nhằm phát triển mạng lưới hoạt động như chiêu mộ thành viên, sản xuất và vận chuyển vũ khí. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất niềm tin vào tương lai hay xã hội, các thanh niên nghèo trong các môi trường cực đoan dễ dàng tin theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng bố, các tổ chức tội phạm, nhất là khi khả năng nhận thức của họ vẫn còn thấp. Không ít thành viên
  • 13. 13 hoạt động trong những mạng lưới khủng bố toàn cầu là những thanh niên trong độ tuổi 20 đến từ châu Phi, Đông Nam Á, khu vực Viễn Đông, Trung Đông… Thứ ba, chủ nghĩa cực đoan, bao gồm chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, cũng là một nguyên nhân quan trọng. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được coi là một trong những nguồn gốc dai dẳng nhất, mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất khiến phát sinh chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan khiến các tín đồ tôn thờ Đấng tối cao một cách mù quáng, dẫn đến việc hoàn toàn tin tưởng vào “kẻ đại diện” của Người để dễ dàng bị lợi dụng. 4. Phương thức hoạt động Chủ nghĩa khủng bố không phải là một dạng chiến tranh của những nhóm nổi dậy (dù nó thường bị nhầm lẫn là như vậy), cũng không phải là một phong trào chính trị hay ý thức hệ. Nó là một chiến lược hoặc một phương thức thường được các nhóm có những niềm tin chính trị, tôn giáo, tư tưởng khác nhau sử dụng với mẫu số chung là việc tạo ra và lan truyền nỗi sợ hãi, sự phá hủy và bất ổn tại khu vực mục tiêu. Do đó, các phương thức mà những kẻ khủng bố sử dụng cũng rất đa dạng. Không tặc là một cách rất phổ biến kể từ những năm 1960, nhưng bắt cóc con tin, phá hoại tài sản, đánh bom và ám sát cũng rất thường được sử dụng. Có một mối liên hệ quan trọng giữa phương pháp được những kẻ khủng bố sử dụng và mục đích cuối cùng của chúng: phương pháp càng ngoạn mục, hành động đó sẽ càng nhận được nhiều sự chú ý. Việc bắt giữ một người vô gia cư sẽ nhận được những phản ứng khác với việc bắt giữ một nguyên thủ quốc gia hay việc cướp một chiếc máy bay. Một trong những mối quan ngại chính về chủ nghĩa khủng bố hiện nay là việc chúng có thể phát triển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các loại vũ khí hóa học hay sinh học có chi phí sản xuất khá rẻ và có khả năng giết chết hàng loạt nạn nhân tùy thuộc vào điều kiện môi trường khi diễn ra vụ nổ. Khả năng những loại vũ khí như vậy có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố khiến tất cả các chính phủ đều lo sợ và lưu tâm đến vấn đề này. Mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố chủ yếu là những tác động tâm lý. Hoạt động khủng bố thường nhằm tạo nên sự hoảng loạn, sợ hãi và cảnh giác cao độ trong dân chúng. Vì vậy, những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào thường dân thường mang tính biểu tượng. Chẳng hạn, một vụ đánh bom khủng bố vào một tòa nhà không hoàn toàn vì mục đích giết người bừa bãi mà bởi vì vụ tấn công sẽ được truyền đi khắp toàn cầu, tạo nên không khí sợ hãi trong dân chúng và thu hút sự chú ý đối với những kẻ khủng bố, giúp chúng truyền tải thông điệp chính trị của mình tới số đông người dân trên khắp thế giới. 5. Cuộc chiến chống khủng bố Cuộc chiến chống khủng bố là chiến dịch quân sự do Mỹ lãnh đạo để loại trừ nguy cơ khủng bố. Cuộc chiến được phát động lần đầu tiên sau những tổn thất nặng nề mà Mỹ phải gánh chịu từ sự kiện ngày 11/9/2011. Khi đó, chính quyền Mỹ đã cho rằng những vụ tấn công này là “hành động chiến tranh” chống lại nền văn minh phương Tây. Và Mỹ, với vai trò “sen đầm quốc tế”, có nghĩa vụ lãnh đạo “thế giới văn minh” chống lại mối nguy hại “khủng bố quốc tế” đe dọa an ninh phương Tây, mà ở đây trước hết là an ninh Hoa Kỳ. Do đó, cuộc chiến chống khủng bố được xem như một dạng thức chiến tranh mới: một chiến dịch được triển khai vượt ra khỏi biên giới các quốc gia, và xét ở nhiều khía cạnh, triển khai bên ngoài giới hạn luật pháp quốc tế. Cuộc chiến chống khủng bố là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền của Tổng thống George W. Bush, có thể được phân thành 4 ưu tiên chiến lược sau:
  • 14. 14 Phong tỏa các tài khoản ngân hàng của những kẻ khủng bố – nguồn tài chính trợ giúp cho các hoạt động của những tổ chức như al-Qaeda; Tạo áp lực với các quốc gia chứa chấp khủng bố, bằng cách tuyên bố việc tiếp tay hay trợ giúp cho những kẻ khủng bố là một hình thức tội phạm có tổ chức; Lan tỏa các giá trị dân chủ đến vùng Trung Đông – nơi tồn tại các chính quyền bảo thủ, chuyên chế, là nơi phát sinh nhiều mạng lưới khủng bố quốc tế; Chống lại nghèo đói và việc hạn chế quyền công dân ở các quốc gia – những yếu tố đã tạo thành nguồn tuyển binh cho những kẻ khủng bố. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dường như đã đặt vào tay chính quyền Bush một tờ ngân phiếu trắng về khả năng dính líu quân sự, đồng ý rằng các cuộc chiến mà Mỹ triển khai là hành động cần thiết để tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công của những kẻ tình nghi khủng bố. Tuy nhiên, Mỹ đã tự do đi quá giới hạn với tờ ngân phiếu này, thể hiện rõ nét qua cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Sau gần 7 năm Mỹ sa lầy tại đây, nhiều người cho rằng đây là cuộc chiến không thành công và không cần thiết. Cuộc chiến tranh Iraq đã nhanh chóng làm xói mòn sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong trường hợp này không chỉ chia cắt sự đồng thuận giữa các đồng minh trong việc triển khai chiến tranh, mà còn tạo nên thái độ thù địch ngày càng gay gắt đối với chính quyền Bush. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng cuộc chiến thiếu một kẻ thù mục tiêu rõ ràng. Ngày 01/05/2011, trong bài phát biểu tới toàn thể người dân Mỹ tại Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm Barack Obama tuyên bố lãnh đạo tối cao của mạng lưới khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden đã bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công của quân đội Mỹ tại thị trấn Abbottabad, Pakistan. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra sau sự kiện mang tính bước ngoặt này: Liệu cái chết của Bin Laden có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đã theo đuổi hàng chục năm nay? Sức mạnh khủng bố có bị suy giảm? Nhiều sự đồng tình vẫn nghiêng về nhận định: dù Osama bin Laden chết là một đòn giáng nặng vào tinh thần của al-Qaeda và các phong trào vũ trang Hồi giáo, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chủ nghĩa khủng bố đã tàn lụi. Chủ nghĩa khủng bố sau một thời gian dài tồn tại, đã phát triển và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, và nhiều thủ lĩnh khác, ngoài bin Laden, đã tham gia lãnh đạo và đảm bảo hoạt động cho mạng lưới xuyên quốc gia này. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những nghi vấn của giới nghiên cứu từ khi cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu cho đến nay: Thật sự cuộc chiến chống khủng bố là gì? Và nếu chủ nghĩa khủng bố là trung tâm trong chính sách của một siêu cường thì chiến thắng cuộc chiến này có ý nghĩa gì? Có thực sự chủ nghĩa khủng bố đang dần bị tiêu diệt như các tuyên bố từ Nhà Trắng khi những vụ tấn công vẫn tiếp tục gia tăng qua những con số và ngày càng trở nên tinh vi?Những câu hỏi chưa có lời đáp này giúp chúng ta nhận ra phần nào những tham số còn mập mờ, trong đó có việc định nghĩa bản chất cũng như những động cơ thật sự ẩn sau cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đang tiến hành.