SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Download to read offline
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/295704452
A Review of Dental CAD/CAM Technology: A Story of Past and Present
Article · March 2016
CITATIONS
0
READS
2,279
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Dental implant surgery guided splint freeware solution View project
Lam Dao - Ngoc
4 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Lam Dao - Ngoc on 23 February 2016.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 1/ 31
CÔNG NGHỆ CAD/CAM NHA KHOA:
CÂU CHUYỆN QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI.
ThS. Đào Ngọc Lâm †
† Bộ môn Kỹ thuật Phục hình răng, Khoa Răng Hàm Mặt,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt:
Công nghệ CAD/CAM nha khoa đã đạt những thành tựu đáng kể, từng bước đáp ứng ngày càng nhiều
các nhu cầu của ngành công nghiệp nha khoa theo cả chiều sâu và chiều rộng, cả về mặt lâm sàng và
labo phục hình nha khoa nói chung, hay phục hình răng hàm mặt nói riêng. Tuy nhiên, những thành
quả trên đã phải trải qua một quãng thời gian rất dài để thử nghiệm và phát triển dựa trên sự chia sẻ
tri thức - kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ cả về mặt chuyên môn giữa nha sỹ - chuyên viên labo phục
hình - kỹ sư công nghệ, cũng như sự thỏa mãn của các khách hàng đầu cuối - bệnh nhân. Lịch sử đã
qua chính là nền tảng của những thành tựu thực tại và cơ sở để chúng ta mơ ước tới tương lai. Việc ghi
nhận lịch sử phát triển của công nghệ CAD/CAM nha khoa thế giới sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn
tổng quát về tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng kỹ thuật số trong nha khoa gần đây.
________________________
DENTAL CAD/CAM TECHNOLOGY CAD / CAM:
A STORY OF PAST AND PRESENT.
MSc.MEE. Dao Ngoc Lam †
† Department of Dental Technology, Faculty of Odonto-Stomatology,
University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City.
Abstract:
By the time, dental CAD/CAM technology achieved the significant and reliable success, which is
adapting more in depth and more in variety of dental industry demands, for both clinical professionals
and dental laboratory experts, or odonto-stomatology restoration technology in general. Obviously,
those positive results had experienced by a lot of developing test and improvement, seeded and cuti-
vated by not only the close and mutual collaboration of dental professionals, dental laboratory experts
and engineering experts, but also the adaption feedback from the end-users, known as our patients. The
past is not only the foundation of the current achievements, but also the way to the future dream. This
general timeline panorama of the dental CAD/CAM technology development of global dentistry shows
up an overview the impact of dental digital revolution in these recent days.
________________________
TỔNG QUAN
Công nghệ CAD/CAM thường được nhắc đến
trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cả
ngành công nghiệp nha khoa nói riêng, hay trong
ngành công nghiệp y khoa nói chung. Tùy theo
nhu cầu thực tế của mỗi ngành ứng dụng cụ thể,
dù có cùng nguyên lý chung, giải pháp công nghệ
CAD/CAM cho mỗi ngành sẽ có những đặc thù
riêng của ngành, hình thành nên một nhánh phát
triển riêng biệt. Tương tự, công nghệ CAD/CAM
trong nha khoa cũng có những đặc thù riêng, tạo
thành một nhánh phát triển riêng rẽ được gọi là
“công nghệ CAD/CAM nha khoa” (Dental-
CAD/CAM technology), là một phần của “công
nghệ CAD/CAM”, hay “công nghệ CAD/CAM
công nghiệp” nói riêng. Vậy CAD/CAM là gì?
Theo định nghĩa về kỹ thuật công nghiệp, CAD
và CAM là hai thuật ngữ riêng biệt mô tả cho hai
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 2/ 31
tác vụ khác nhau được hỗ trợ bởi máy tính, gồm:
CAD = Computer Aided Design, thuật ngữ về
thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính.
CAM = Computer Aided Manufacturing, thuật
ngữ về lập kế hoạch gia công có sự hỗ trợ của
máy tính.
Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường gộp
chung hai thuật ngữ này lại thành “CAD/CAM”
để mô tả một quá trình từ thiết kế đến lập kế
hoạch sản xuất có sự hỗ trợ máy tính trong sản
xuất hiện đại, nhấn mạnh sự chuyển đổi từ mặt ý
tưởng thiết kế đến kế hoạch gia công hoàn thiện
một sản phẩm cụ thể. Điều đó đồng nghĩa một
công nghệ sản xuất hoàn chỉnh có sự hỗ trợ của
máy tính sẽ không chỉ gồm CAD và CAM, mà
còn phải có thêm ít nhất phần thiết bị gia công
đầu cuối, cũng được điều khiển bằng máy tính,
thường được gọi với thuật ngữ là “CNC” (Com-
puterized numerical control). Các máy gia công
đầu cuối, hay dây chuyền thiết bị sản xuất nói
chung, được điều khiển bằng kỹ thuật số và máy
tính, đều được gọi chung là “máy CNC”. Nói
cách khác, một máy gia công cắt gọt (tiện, phay,
mài, khoan, cắt laser, v.v...), hay một máy tạo mẫu
nhanh (hay máy in lập thể (3D pritnter/ Rapid
prototyper)), hay một máy hàn, hay một cánh tay
robot (robotic activator), v.v..., nếu được điều
khiển bằng kỹ thuật số và máy tính, đều được gọi
là máy CNC. Vậy một hệ thống sản xuất có sự hỗ
trợ máy tính sẽ tối thiểu gồm ba phần: (1) CAD,
(2) CAM và (3) CNC, do đó người ta thường
cùng thuật ngữ mô tả đầy đủ là “công nghệ
CAD/CAM/CNC”, hay còn được gọi tắt là “công
nghệ CIMS” (Computer Integrated
Manufacturing System). Trong nha khoa, chúng
ta sẽ có các thuật ngữ ”hệ thống
CAD/CAM/CNC nha khoa” và “hệ thống
CIMS nha khoa”. Một hệ thống CIMS bao gồm
cả quản lý điện tử cho toàn bộ hệ thống sản xuất,
từ nhập, phân phối, theo dõi, kiểm tra/đảm bảo
chất lượng, đóng gói sản phẩm, cho đến quản lý
cả hệ thống tồn kho nguyên - nhiên - vật liệu,
quản lý kế hoạch bảo trì - sửa chữa, v.v...
Một trong những điểm cần lưu ý, bản chất của
công nghệ CAD/CAM/CNC trong nha khoa
chính là giải pháp chế tạo ra các phục hình răng -
hàm - mặt bằng “chuỗi công cụ hỗ trợ” CAx có
sự hỗ trợ của máy tính, nói cách khác, kết quả sau
cùng phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của
người sử dụng công cụ. Chúng ta sẽ đánh giá
“mức độ thông minh” hay “mức hỗ trợ”của chuỗi
công cụ này, qua định nghĩa CAx (Computer Axx
X/ một tác vụ (ví dụ như: thiết kế, lập kế hoạch
sản xuất, quản lý, bảo tri - sửa chữa, v.v...)). Theo
giai đoạn, từ “Axx” trong các thuật ngữ trên được
tái định nghĩa theo mức độ tăng dần về “mức độ
thông minh” hay “mức hỗ trợ” theo cùng sự phát
triển của khoa học - công nghệ và nhu cầu thực
tế, như sau: “Aimed” (1950 - 1978), “Aided”
(1978 - 1999), “Assisted” (1980 - nay), hay
khái niệm mới “AI” (Artificial Intelligent ) (trong
tương lai). Mặt khác, thuật ngữ CAx cho thấy hệ
thống CIMS sẽ trở nên đa dạng và linh hoạt hơn
rất nhiều về khả năng “(tự) tích hợp” ((self)-inte-
grated ability)), dựa trên nền tảng công nghệ
xuyên suốt toàn bộ hệ thống - tổ hợp dữ liệu “có
thể kỹ thuật số hóa được” (Digitalized-able
Dataset Integration = DaDI).
Về mặt lý thuyết trong công nghiệp nha khoa nói
riêng, “CAD” là thuật ngữ chỉ toàn bộ mọi tác vụ
liên quan về thiết kế, thường gồm các tác vụ
chính sau, như: mô hình hóa (modelling), tối ưu
hóa thiết kế (optimization), thiết lập hồ sơ thiết kế
(design documentation), xuất bản vẽ điện tử
(electroning design export). Trong đó, “mô hình
hóa” thường được hiểu là dựng mô hình hình học
2D hay 3D, trong một số trường hợp còn được
gọi là CAGD (Computer Assisted Graphic
Drafting (2D)/ Computer Assisted Graphic
Design (2D/3D)”; “tối ưu hóa thiết kế” thường
được hiểu là các công cụ tính toán (calculation),
mô phỏng vật lý (physic simulation) và mô phỏng
hoạt động (operation/assembly simulation) để cải
thiện và tăng chất lượng thiết kế, còn được gọi
chung là CAE (Computer Assisted Enginering);
“thiết lập hồ sơ thiết kế” được hiểu là các chức
năng lập các hổ sơ quản lý thiết kế điện tử phục
vụ cho công tác trao đổi phản hồi về bản thiết kế;
“xuất bản vẽ điện tử” là tác vụ cuối cùng trong
quy trình thiết kế, chuyển đổi các dữ liệu thiết kế
thành định dạng tương thích để chia sẻ (*.cs (Pro-
cera Design/ Nobel Pharma), *.cdt, *.sdt (CER-
EC3D/Sirona GmbH), *.art (CERCONArt/Degu-
dent GmbH), *.dcm (3Shape Design/3Shape
AG), *.ddz (DentCAD/Delcam PLC), v.v... ), hay
định dạng có cấu trúc thích hợp để lập kế hoạch
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 3/ 31
gia công (dạng chuẩn công nghiệp thông dụng,
như: stl, iges, asc, obj, stp, v.v...). Thuật ngữ
“CAM” lại chỉ toàn bộ các tác vụ liên quan đến
lập kế hoạch gia công, thường gồm các tác vụ
chính sau, như: khai báo ban đầu (initial config-
uration), bố trí mẫu gia công (nesting và pinning),
thiết lập chế độ gia công (manufacturing strategy
setup), tạo đường gia công (manufacturing path
generation) và xuất đường chạy dao (NC codes
export). Trong đó, “khai báo ban đầu” thường
gồm các khai báo/ chọn lựa về thiết bị gia công
đầu cuối (máy phay 4/5 trục, máy tiện-phay 4/5
trục, máy tạo mẫu nhanh (DLP, FFF, SLA,
SLS/DMLS), máy bẻ cung môi, v.v...), loại phục
hình (sườn, mão, inlay/onlay, veneer, cầu, abut-
ment, v.v...), vật liệu cần gia công (sáp, PMMA,
PEEK, BioHPP, sứ glass, sứ alumina, sứ zirconia,
sứ lai, titanium, hợp kim Co-Cr, v.v...) và loại
phôi (tùy theo kích thước, có phôi dĩa (disc), phôi
thỏi (block), phôi premill (premill monoblock),
v.v...); “bố trí mẫu gia công” thường gồm các
tác vụ như: bố trí mẫu gia công trên phôi (nest-
ing), gắn pin định vị (pinning), gắn pin thiêu kết
(sintering pinning) và gắn khung định hình (stabi-
lizer adding); “thiết lập chế độ gia công” gồm
các tác vụ như: chọn chế độ (chiến thuật) gia
công cắt gọt/ in lập thể) và chọn chất lượng gia
công đầu ra (draft/ fast/ normal/ detailed); tạo
đường gia công thường gồm các tác vụ, như: tính
toán đường gia công tương đối giữa phôi/ bàn
máy so với dao cụ (máy cắt gọt)/ đầu phun (máy
in lập thể), kiểm tra mô phỏng và hiệu chỉnh/ tối
ưu hóa đường gia công; xuất đường chạy dao là
công đoạn cuối cùng nhằm chuyển đổi các đượng
chạy dao thành các câu lệnh mã hóa dưới dạng
file NC, tùy theo hệ ngôn ngữ của bộ điều khiển
máy gia công (ví dụ như G-codes, IJK codes,
v.v...). Cuối cùng, thuật ngữ “CNC” là thuật ngữ
nói về các máy gia công đầu cuối tạo ra sản phẩm
sau cùng - phục hình răng hàm mặt - được điều
khiển bằng máy tính, liên quan đến tất cả các vấn
đề giao tiếp giữa CAM và CNC, hay tất cả các
vấn đề liên quan đến máy gia công nói chung,
như: dao cụ, vật liệu, phôi, đồ gá, dung dịch tưới
nguội, chế độ cắt v.v...
Như đã trình bày ở trên công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa chính là một tổ hợp
giải pháp được đúc kết bởi nha sỹ, chuyên gia
labo phục hình và kỹ sư công nghệ (công nghệ
thông tin, cơ khí, cơ điện tử, vật liệu, v.v...), vậy
người vận hành giải pháp công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa cần phải chuẩn bị cho
mình những hàng trang gì, những kỹ năng gì,
những yêu cầu gì và có những mong đợi gì đối
với công nghệ này? Hãy cùng theo dõi điều đó
theo dòng thời gian từ quá khứ đến nay và những
phát triển của công nghệ này trước những tương
tác của công nghệp nha khoa.
LƯỢC SỬ HAY “CÂU CHUYỆN CỦA QUÁ
KHỨ ...”
Khi nói đến công nghệ CAD/CAM/CNC, chúng
ta liên tưởng dễ dàng sự phát triển của công nghệ
này sẽ đi kèm theo sự phát triển của máy tính,
điều khiển tự động kỹ thuật số và công nghệ
thông tin. Công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa
khởi nguồn, kế thừa và phát huy một cách có
chọn lọc và chính chắn các kinh nghiệm, thành
tựu, thất bại, cơ hội và cả những khó khăn thách
thức tương lai của “người đi trước” công nghệ
CAD/CAM/CNC công nghiệp về các vấn đề
“đồng dạng”. Ngược dòng lịch sử, câu chuyện về
một hệ thống chế tạo trên máy tính trong nha
khoa sẽ diễn ra như thế nào?
Như đã biết máy tính đã được phát triển từ những
mô hình phức tạp và khổng lồ theo đúng nghĩa
đen của nó từ thập niên 1940 cho mục đích chủ
yếu là tính toán đại số, ký hiệu và một vài ứng
dụng liên quan đến vector.Từ năm 1949 đến năm
1952, một số phát kiến ra đời đã làm thay đổi
diện mạo và ứng dụng của máy tính “khủng”
đương thời, như: động cơ servo điều khiển xung
(1949), máy tính kỹ thuật số tự chuyển đồng dạng
để tính toán các vật thể dựa trên các vector thu
được trên radar (1951) và quy trình mô hình hóa
đơn giản một hình dạng hình học trên công cụ vẽ
kỹ thuật số ra đời (1952). Douglas T. Ross, người
đưa ra thuật ngữ “CAD”, đã đưa ra một hướng
phá triển mới cho ứng dụng máy tính dựa trên sự
tương tác trên màn hình hiển thị của máy tính
điều khiển radar, đó là ứng dụng về đồ họa. Hàng
loạt chuyên gia thiết kế đã bắt đầu phát triển hàng
loạt các ứng dụng đồ họa xây dựng trên tín hiệu
mạch logic điện tử. Trải qua hàng loạt thất bại và
những khó khăn về công nghệ, ứng dụng đồ họa
trên máy tính đã có những thành quả đầu tiên
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 4/ 31
trong việc thiết kế các bản vẽ hình học đơn giản
dựa trên thiết bị vẽ kỹ thuật số SketchPAD, do
MIT phát triển dựa trên thư viện các hàm toán mô
phỏng. Đến giữa thập niên 1960, giải pháp này
mới được triển khai rộng rãi trong các dự án quốc
phòng và các ngành công nghiệp nặng trọng
điểm, như công nghiệp hàng không - vũ trụ (Tập
đoàn Lockheed, Hoa Kỳ), công nghiệp ô tô
(Chrysler Daimler, Hoa Kỳ và Mercedes, Đức),
công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử cần thiết
kế các mặt cong lập thể. Hàng loạt các nghiên
cứu tự phát của nhiều nhóm nghiên cứu về các kỹ
thuật lập trình NC và phân tích thiết kế, thuộc các
tâp đoàn được triển khai và rất lâu sau này mới
được công bố, và các nghiên cứu này được hỗ trợ
rất nhiều bởi hàng loạt các nghiên cứu về các
đường cong đa bậc, được khởi xướng từ thập niên
bởi Robert Issac Newton (Rhode Island, Hoa Kỳ),
đến thập niên 1950 có các nghiên cứu của Pierre
Bézier và Paul de Casteljau (Hãng Citroen,
Pháp), Steven Anson Coons (MIT và Hãng Ford,
Hoa Kỳ), James Ferguson (Hãng Boeing, Hoa
Kỳ), Carl de Boor (Hãng General Motors, Hoa
Kỳ) , đến thập niên 1960 có các nghiên cứu của
Birkhoff và Garibedian (Hãng General Motors,
Hoa Kỳ) và đến thập niên 1970 có các nghiên cứu
của W. Gordon (Hãng General Motors, Hoa Kỳ)
và R.Riesenfeld. Tuy nhiên, bằng sáng chế về hệ
thống CAD/CAM 3D được ghi nhận cho Pierre
Bezier (lúc này đã làm việc cho Hãng Renault,
Pháp), sau khi công bố các nghiên cứu về bề mặt
đồng nhất UNISURF (1966 - 1968), giúp công
tác thiết kế đồ họa trên máy tính các mặt cong
trong ngành công nghiệp ô tô trở nên dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, SketchPAD do Ivan Sutherland
(MIT, Hoa Kỳ) mới chính là phát minh mấu chốt
để tăng tính tương tác giữa nhà thiết kế với máy
tính thông qua bút vẽ quang học một cách trực
tiếp, được xem là phương thức tương tác người
dùng đầu tiên cho giải pháp CAD/CAM. Nghiên
cứu về công nghệ CAD/CAM/CNC đã chính thức
được nghiên cứu và quan tâm ở nhiều quốc gia
khác nhau, cả ở châu Mỹ, châu Âu (Pháp, Anh,
Đức, Ý, v.v...) và châu Á (Nhật Bản).
Những phiên bản đầu tiên của giải pháp
CAD/CAM/CNC đầu tiên chỉ được thương mại
hóa cho và phát triển riêng bởi các tập đoàn và
công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô, hàng
không và điện tử lớn, bởi họ có đủ khả năng tài
chánh để đầu tư hệ thống máy tính có cấu hình
cao thích hợp, như: Hãng General Motors (Hoa
Kỳ), Hãng IBM (Hoa Kỳ), Tập đoàn Lockheed
(Hoa Kỳ) và Hãng Renault (Pháp).
Cho đến giữa thập niên 1970, một số giải pháp
phần mềm CAD phổ thông được xây dựng cho
nhiều mục đích và thương mại hóa rộng rãi mới
được phát triển và phổ biến, như: ADAM
(TS.P.J.Hanratty, 1971), Unigraphics (McDonnell
Douglas), CADDS (Computervision), v.v... , bởi
sự ra đời của máy tính cá nhân, giúp việc sử dụng
và đầu tư máy tính các nhân trở nên dễ dàng hơn
trong cã hội. Trong thập niên 1980, hàng loạt giải
pháp về phần mềm CAD lập thể (3D CAD soft-
ware) ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới
trong lịch sử CAD/CAM/CNC.
“Câu chuyện của Francois Duret” hay “Câu
chuyện về cách mạng Pháp”
Hình . GS.TS.BS. Francois Duret (Pháp) [1].
Nhận thấy được tầm ứng dụng của công nghệ
CAD/CAM/CNC trong công nghiệp và sự phát
triển của máy tính cá nhân có thể đáp ứng được
nhu cầu trong nha khoa, năm 1971, BS. Francois
Duret (Khoa Y - Nha, Đại học Paris, Pháp), đã
tiến hành nghiên cứu thiết bị lấu dấu quang học
và đưa ra ý tưởng ứng dụng công nghệ
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 5/ 31
CAD/CAM/CNC trong nha khoa trong luận văn
nghiên cứu sinh tiến sỹ của mình (1973), và đăng
ký bản quyền về phương pháp thu thập dữ liệu
lập thể bằng phương pháp quang học không tiếp
xúc (đăng ký năm 1978, tại Pháp). Do đó, ông
được xem là “cha đẻ của công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa”. Nghiên cứu của
ông đã đặt nền móng mới cho kỹ thuật lất dấu kỹ
thuật số khác với kỹ thuật lấy dấu tiếp xúc của hệ
thống CAD/CAM Procera (Nobel BioCare, Thụy
Điển) và hệ thống CAD/CAM Incise (Renishaw,
Anh). Tuy nhiên, hướng tiếp cận của TS. F.Duret
lúc bấy giờ là hướng cận công nghiệp, dùng giải
pháp công nghiệp để đáp ứng bài toán phục hình
kỹ thuật số trong nha khoa và ông chỉ thực hiện
được các phục hình đơn lẻ, như: sườn, mão, in-
lay, onlay, veneer, v.v... Nghiên cứu của ông sau
đó được các BS. John Young và BS. Bruce
Altschuler (Hoa Kỳ) tiếp tục nghiên cứu và triển
khai về kỹ thuật mapping bề mặt phức hợp bằng
quang học (1977). Năm 1984, TS. F. Duret đã
phát triển giải pháp CAD/CAM/CNC Duret
(1984) dùng gia công sườn và mão phục hình
đơn. Ban đầu, TS. F.Duret hợp tác và phát triển
giải pháp của mình với Hennson International
Company (Vienne, Pháp), do đó còn có một tên
gọi khác là hệ thống CAD/CAM nha khoa
Hennson. Hennson International Compnay (Vi-
enne, Pháp) sau đó được SOPHA Bioconcept Inc
(Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) mau lại và sát nhập
vào hệ thống.
Hình . Hệ thống CAD/CAM Hennson (tại phòng
thí nghiệm của GS. Francois Duret, Paris).
Hệ thống này nhanh chóng được SOPHA Biocon-
cept Inc. (Los Angeles, CA, Hoa Kỳ), thương mại
hóa dưới tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa SOPHA Bioconcept. Máy đầu tiên được
lắp đặt tại Paris, Pháp. Tuy nhiên, Giải pháp này
nhanh chóng bị thất bại trên thị trường vì giá
thành cao, vận hành phức tạp và cần có một trình
độ về chuyên môn của khối kỹ thuật khá cao.
Năm 1993, SOPHA Bioconcept Inc.chính thức
rời khỏi thị trường CAD/CAM nha khoa thế giới.
Ý tưởng của F. Duret đã mở ra một kỷ nguyên
mới về nha khoa kỹ thuật số cho cả lâm sàng và
labo phục hình răng trong lãnh vực nha khoa
phục hình. “Câu chuyện thành công” của ông
cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của công
nghệ CAD/CAM nha khoa in-lab (công nghệ
CAD/CAM nha khoa trong labo phục hình răng),
hay còn được gọi là giải pháp công nghiệp quy
mô nhỏ, hay còn gọi là các giải pháp
CAD/CAM/CNC nha khoa “mở” sau này, đồng
thời cũng là niềm cảm hứng cho các sáng chế liên
quan đến thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng
sau này.
“Câu chuyện của hệ thống CAD/CAM dành cho
nha sỹ” hay “Câu chuyện Thụy Sỹ”
Hình . GS.TS.BS. Werner H. Mörmann và TS.
Marco Bradestini bên cạnh máy CEREC 1,
còn được gọi là hệ thống CITRIN
(tại Đại học Zurich, Thụy Sỹ).
Năm 1980, tại Trường Y - Nha, đại học Zürich
(Thụy Sỹ), GS.TS.BS. Werner H. Mörmann đã
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 6/ 31
đưa ra ý tưởng xây dựng một hệ thống
CAD/CAM nha khoa nhỏ gọn, đặt ngay tại phòng
khám, giúp giảm thiểu tối đa thời gian hẹn của
bệnh nhân trong những trường hợp cần phục hình
cố định đơn lẻ, thuật ngữ “dental chair-side
CAD/CAM system” (hệ thống CAD/CAM nha
khoa tại ghế) được ra đời, đánh dấu một nhành
phát triển riêng theo nhu cầu của nha sỹ - bệnh
nhân của công ghệ CAD/CAM/CNC nha khoa.
Ông phối hợp với nghiên cứu sinh Marco Bra-
destini, Trường Công nghệ thông tin, Đại học
Zürich (Thụy Sỹ) cùng nhau nghiên cứu và triển
khai ý tưởng này, với giải pháp sử dụng thiết bị
lấy dấu quang học không tiếp xúc (do TS. F.Dur-
et đề xuất 1973) kết hợp phần mềm và một máy
gia công phay 3,5 trục nhỏ gọn, có chế độ cắt ướt
trên vật liệu sứ thủy tinh thiêu kết sẵn, dễ dàng
đặt trong phòng khám, ngay tại ghế nha. Do đó,
GS.TS.BS. Werner H. Mörmann và TS. Marco
Bradestini đồng được xem như là “cha đẻ của
hệ thống CAD/CAM nha khoa chair-side”. Sản
phẩm đầu tay của họ phát triển có tên là CITRIN
system, do có màu vàng chanh. Từ năm 1984 trở
đi, hệ thống CAD/CAM này tiến hành thử
nghiệm hàng loạt các thí nghiệm lâm sàng với
các dòng vật liệu sứ thiêu kết sẵn chuyên dụng
trong nha khoa, khởi đầu bởi các mốc thời gian
sau: thử nghiệm phôi sứ VITA Mark I (1984),
gắn phục hình sứ VITA Mark 1 đầu tiên được gia
công bằng hệ thống CITRIN trên lâm sàng trên
miệng bệnh nhân (1985). Sự thành công sau đó
về mặt lâm sàng của CITRIN, đã đánh dấu một
cơ hội mới cho công nghệ này. Năm 1987, Hãng
Siemens (Đức) mua lại phát minh của
W.H.Mörmann và M.Bradestini, thương mại hóa
với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa
CEREC1, chỉ gia công sườn, xây dựng trên hệ
điều hành riêng của máy. Đây là hệ thống
CAD/CAM/CNC nha khoa được phát triển trong
giai đoạn đầu còn tiếp tục phát triển cho đến ngày
nay. Hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC tiếp
tục được phát triển không ngừng với các phiên
bản CEREC2 (1994), phát triển từ hệ thống CER-
EC1, có bổ sung thêm tính năng thiết kế và gia
công inlay, onlay, veneer và mão; phiên bản
CEREC3 (2000) chuyển sang cài đặt trên hệ điều
hành Windows, phần mềm nâng cấp lên phiên
bản CEREC3D (2003). Từ năm 1997, Hãng Siro-
na GmbH (Đức) mua lại Siemens AG Dental và
trở thành nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nha
khoa CEREC cho đến nay. Đến năm 2007, Siro-
na giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa 4
trục dùng trong labo phục hình được gọi là hệ
thống CAD/CAM nha khoa CEREC in-Lab
MCXL, sử dụng thiết bị lấy dấu kỹ thuật số iTero
theo công nghệ chụp hình (photometry), đến
2009, thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng
chuyển sang công nghệ CEREC BlueCAM, dùng
bước sóng xanh ngắn.
Hình . Các thế hệ hệ thống CEREC (từ trái qua
phải): mẫu CITRIN, CEREC 1,
CEREC 2 và CEREC 3
(nguồn http://machadomiranda.com.br).
Năm 2010, áp dụng nghiên cứu đa ngành của các
nhóm nghiên cứu của GS.TS Albert Mehl (Đại
học Zürich, Thụy Sỹ) và nhóm nghiên cứu GS
Volke Blanz (Đại học Siegen), họ đưa tra chức
năng tái tạo khớp cắn sinh học thực Biogeneric
cho phiên bản CAD. Phần mềm CAD của CER-
EC năng cấp lên phiên bản 4.0 vào 2011, cùng
lúc giới thiệu thế hệ thiết bị lấy dấu kỹ thuật số
trong miệng đầu tiên không sử dụng bột, CEREC
OmniCAM (2012). Đến năm 2015, hệ thống
CEREC và Hãng Sirona chính thức bước vào thị
trường của Hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa
dành cho labo với dòng máy phay 5 trục,cắt phôi
dĩa chuẩn đường kính 98,5mm, với tên gọi CER-
EC MCX5. Dựa trên sự phát triển của phát minh
giai đoạn đầu tiên của cả GS.TS. F. Duret và
GS.TS. W. H. Mörmann, một số hãng khác cũng
đưa ra các giải pháp riêng của mình trong nhánh
giải pháp CAD/CAM/CNC nha khoa chair-side,
như hệ thống LAVA C.O.S. (3M Espe, Hoa Kỳ),
Hệ thống E4D (D4D Technology, Hoa Kỳ), sau
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 7/ 31
này được mua lại bởi Tập đoàn Henry Schein
(Hoa Kỳ) và khá nhiều ý tưởng cho giải pháp tích
hợp cho bài toán chair-side của nhiều giải pháp
có sẵn khác, như của thiết bị lấy dấu kỹ thuật số
trong miệng của 3Shape AG (Đan Mạch), Dental
Wings (Canada), Carestream (Hoa Kỳ),
Densys3D (Israel), IoDIS (Hoa Kỳ), Condor
(Pháp), v.v...
“Câu chuyện sản xuất công nghiệp” hay “Câu
chuyện của thần Thor và các Titan”
Hình . GS.TS. Matts Anderson - cha đẻ của hệ
thống Procera của Nobel BioCare, hiện đang là
CEO và CTO của Ortoma AB (Thụy Điển).
(nguồn: http://www.ortoma.com/about-orto-
ma/board-and-management/)
Năm 1987, GS.TS, Matts Anderson (Thụy
Điển), cha đẻ của hệ thống CAD/CAM/CNC nha
khoa của Hãng Nobel Pharma), sử dụng công
nghệ lấy dấu kỹ thuật số tiếp xúc, phần mềm thiết
kế và gia công các phục hình sứ dựa trên kỹ thuật
gia công đai và gia công sườn phục hình bằng
alumina, đồng thời sử dụng công nghệ gia công
bằng tia lửa điện (EDM = Electrical Discharge
Machining), trong gia công vật liệu hợp kim
không quy nói chung (NPM = Non Precious
Metals) và hợp kim titanium và thiết lập một quy
trình công nghệ khép kín để xử lý tất các dòng
sản phẩm phục hình từ sứ đến phục hình trên im-
plant. Dựa trên ý tưởng của về tự động hóa và ro-
bot hóa, được gợi ý trong CAD/CAM/CNC công
nghiệp từ 1957, GS Matts Anderson quyết định
xây dựng hệ thống sản xuất hoàn toàn hiện đại và
khép kín, có quy mô sản xuất công nghiệp đầu
tiên trong nha khoa bắt đầu từ năm 1982. Năm
1993, với sự hậu thuẫn về tài chánh của hãng No-
bel BioCare, giải pháp về trung tâm gia công
CAD/CAM/CNC nha khoa Procera đầu tiên ra
đời, được phát triển đầu tiên ở Thụy Điển, sau đó
tại Nhật Bản. Giải pháp tiếp nhận đơn hàng hay
mẫu hàm điện tử thông qua dữ liệu lấy dấu kỹ
thuật số từ các trung tâm tiếp nhận hay trực tiếp
từ khách hàng - trung tâm nha khoa chuyển qua
mạng, các đơn hàng này sẽ được thiết kế và gia
công theo giải pháp sản xuất khép kín tại các
trung tâm gia công CAD/CAM/CNC của Nobel
BioCare, hệ thống CAD/CAM được sử dụng có
tên là hệ thống Procera, điển hình cho một hệ
thống CAD/CAM nha khoa đóng điển hình,
tương tự như hệ thống CAD/CAM nha khoa
CEREC (Sirona).giai đoạn đầu.
Hình . Máy quét tiếp xúc (CPS) Piccolo® và
Forte® của Nobel BioCare (được OEM
bởi Renishaw , Vương quốc Anh) [1].
Ý tưởng của GS. M.Anderson chính là cầu nối
cho hàng loạt trung tâm gia công
CAD/CAM/CNC chuyên nghiệp có quy mô lớn
trên toàn thế giới, trong nhiều mảng khác nhau,
có thể trong lãnh vực phục hình sứ nha khoa
(Diaderm Milling Center, Glidewell Milling cen-
ter, v.v...), phục hình trên implant (AstraTech/
Atlantis Milling Center, ), khí cụ chỉnh nha (Invi-
salign Manufacturing Center (Mexico), Eligner
Manufacturing Center (Thụy Sỹ), Clearlingner
Manufacturing Center, v.v...) khó cụ bảo vệ nha
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 8/ 31
khoa (OPRO Manufacturing Center (Hà Lan)),
v.v... tham khảo và áp dụng thành công. Đồng
thời, ý tưởng về quản lý điện tử trong labo phục
hình răng chuyên nghiệp có ứng dụng công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa có quy mô nhỏ và vừa
cũng được mô hình do GS. M. Anderson thuyết
phục về tính hiệu quả thực tiễn. Do đó, chúng tá
có thể coi GS. Matts Anderson là “cha đẻ của ý
tưởng gia công CAD/CAM/CNC nha khoa tập
trung có quy mô sản xuất lớn, có tính công
nghiệp, tự động hóa và chuyên nghiệp cao”.
Dù quy mô ứng dụng của bạn về công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa lớn, vừa hay nhỏ,
chúng vẫn có chung một nguyên lý vận hành,
nguyên lý quản lý, cách thức trao đổi thông tin và
cả những yêu cầu về con người. Bài toán quy mô
có thể được xử lý thông các module tác vụ cụ thể
có thể nhân rộng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn
ngành chuyên biệt, con người vận hành trong hệ
thống bắt buộc phải được đào tạo - huấn luyện
chuyên sâu về cả chuyên môn và kỷ luật. Ranh
giới giữa chuyên gia labo phục hình với chuyên
gia quản lý sản xuất và chuyên gia công nghệ
trong môi trường CAD/CAM nha khoa hiện đại
đã trở nên mờ nhạt, dù quy trình công việc đã
được phân công công việc một cách cụ thể và
chuyên nghiệp hơn, mỗi khâu được thực hiện bởi
một nhân viên chuyên trách có kiến thức tổng
hợp.
“Những câu truyện còn dang dở” hay “Những
huyền thoại bị lãng quên ...”
Đi kèm theo các câu chuyện về sự thành công
luôn là hàng loạt những câu chuyện nói về thất
bại, dòng thời gian của công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa cũng ghi nhận không
ít những câu chuyện thất bại này. Thất bại có thể
do sai lầm về chuyên môn, hay thất bại do thiếu
sự hỗ trợ, hay thất bại do không đáp ứng được
mong muốn của khách hàng, hay thất bại do đề ra
mục tiêu quá xa và quá cao với mặt bằng năng
lực thực tại. Chúng ta lần lượt sẽ điểm qua một số
câu chuyện điển hình trong giai đoạn khởi đầu
của sự phát triển công nghệ CAD/CAM/CNC nha
khoa.
Năm 1985, Đại học Berlin (Đông Đức cũ) đã xây
dựng một độ ngũ nghiên cứu trẻ đầy nhiệt huyết,
năng lực chuyên môn và hùng hậu, do Rohleder
và Kammer đứng đầu. Họ đã nghiên cứu và phát
triển riêng một hệ thống CAD/CAM/CNC nha
khoa được đặt tên là hệ thống CAD/CAM nha
khoa DENS, hay còn được gọi là “hệ thống
CAD/CAM nha khoa Đông Đức”. Hệ thống mẫu
đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992, tại Triển
lãm nha khoa quốc tế (Cologne, Đức), có cấu trúc
gồm: thiết bị lấy dấu kỹ thuật số không tiếp xúc,
có tốc độ nhanh nhất lúc bấy giờ, được cấu tạo
bởi một ma trận các máy chiếu nhỏ và hoạt động
với nguồn tia laser có cấu trúc), dữ liệu thu được
được thiết kế trên một phần mềm thiết kế CAD tự
phát triển, sau đó được gia công trên máy CNC.
Tuy nhiên, không ai đoán được khối lượng thời
gian thực sự họ đã bỏ ra để thực hiện và phát
triển nghiên cứu này để tạo ra mẫu hệ thống này
đầu tiên này. Nghiên cứu này tiếp tụ được phát
triển đến năm 1997, với nhiều hứa hẹn về mặt
công nghệ được cải thiện đáng kể, cuối cùng vẫn
không thể thương mại hóa được tên thị trườ, do
đó hệ thống này cũng nhanh chóng bị rơi vào
quên lãng.
Hình . Nữ GS.TS. Dianne Rekow (Hoa Kỳ),
người phát minh ra hệ thống CAD/CAM nha
khoa Minnesotta và Bego DentiCAD
(nguồn: Henry-Schein).
Dựa trên kinh nghiệm đã phát triển trên hệ thống
CAD/CAM/CNC nha khoa tại Mỹ, TS. Dianne
Rekow (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu và xây dựng hệ
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 9/ 31
thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Mỹ sau
này, với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa Minnesotta, được khởi phát tại Đại học
Minnesotta (Hoa Kỳ) (năm 1995), nhưng chỉ
dừng trong phạm vi nghiên cứu. Hãng Bego
(Đức) đã mời TS. D.Rekow cùng tham gia phát
triển một hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa
mới, với nhiều tính năng tiềm năng, được xem là
vượt trội về mặt công nghệ vào lúc bấy giờ. Năm
1986, hệ thống Bego DentiCAD ra đời, hay còn
gọi là hệ thống CAD/CAM Bego, được công bố
bởi nhà phát minh ra hệ thống này - TS. D.Re-
kow. Hệ thống được xây dựng bởi một thiết bị lấy
dấu kỹ thuật số sử dụng cảm biến tiếp xúc cơ -
điện do Hãng Bego sản xuất, kết hợp với phần
mềm thết kế DentiCAD, đượcphát triển bởi Re-
search Consortium Company (Đức), hoạt động
theo cơ chế bán tự động, tích hợp với hệ thống
dụng cụ đo được thiết kế và sản xuất bởi Server
Products. Phần gia công của hệ thống được xây
dựng dựa trên nguyên lý cắt gọt bán tự động điều
khiển bằng khí nén và điện tử. Dù đã trưng bày
một số mẫu phục hình thành phẩm được gia công
trên hệ thống này, như ng quy trình sản xuất hay
vận hành hệ thống vẫn chưa được công bố chính
thức. Hệ thống này cũng nhanh chóng khép lại
trong quá khứ và không được nhắc tới do không
thể thương mại hóa được.
Năm 1987, Tập đoàn Krupp, một trong những tập
đoàn công nghiệp hàng đầu của thế giới, đã giới
thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa Krupp, sử
dụng công nghệ EDM để gia công vật liệu kim
loại. Hệ thống này được nghiên cứu và phát minh
bởi GS. Korber (Đại học Turbingen, Đức), dùng
để gia công cắt gọt tạo hình bằng tia lửa điện cho
cả các hợp kim của titanium và các loại vật liệu
hợp kim không quý (NPM) dùng trong nha khoa,
do Công ty Krupp Dental (Tập đoàn Krupp, Es-
sen, Đức) cung cấp, như Dentitan và EndoCast.
Hệ thống này được giới thiệu trong một số triển
lãm và hội nghị về nha khoa tại Âu châu, sau đó
được thương mại hóa bởi Tập đoàn Krupp. Tuy
nhiên đối tượng khách hàng của sản phẩm này
khá giới hạn. Độ chính xác gia công của hệ thống
này có thể đạt đến ±40 μm, tương đương với giải
pháp gia công EDM do GS. Matts Anderson (No-
bel BioCare, Thụy Điển) phát triển cho hệ thống
Procera.
Cũng trong cùng năm 1987, với sự cố vấn của
TS. F. Duret, Hennson International Company
đã phát triển hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa
để bàn đầu tiên, với tên gọi là hệ thống
CAD/CAM nha khoa BioCAD Station, gồm: một
thiết bị lấy dấu quang học kỹ thuật số không tiếp
xúc, kích thước để bàn, dùng công nghệ phân tích
hình ảnh các vân giao thoa Moire trên bề mặt của
mẫu hàm bằng camera CCD (512x512), kết hợp
với phần mềm thiết kế CAD/CAM được phát
triển bởi công ty Matra Division, có tên thương
phẩm là Euclid CAD/CAM Software, dựa trên
mô hình lưới (mô hình khung dây) (wireframe
model) để thiết kế và tính toán đường chạy dao.
Phần gia công được trang bị một máy pháy 4 trục
chuyên dùng cho gia công các chi tiết nhỏ, có tên
thương phẩm là DMS 4x, và được phát triển để
gia công được các loại phục hình sau: mão đơn lẻ
(cho cả vùng răng trước và vùng răng sau) (1987
-1990), sườn sứ (1991), inlay (1992), phục hình
cầu (1993), bổ sung thêm các tính năng vào trong
phần mềm Euclid CAD/CAM Software, liên quan
đến thiết kế khớp cắn, như: mô phỏng khớp cắn
tĩnh (1990) và mô phỏng khớp cắn động (1993)
Hệ thống này được phát triển song hành với hệ
thống SOPHA Bioconcept. Hệ thống thương mại
hóa được sáu hệ thống trước khi bị sát nhập và
sau đó rút lui khỏi thị trường cùng với SOPHA
Bioconcept Inc. vào năm 1993.
Hình . GS.TS. Sadami Tsutsumi (Nhật Bản)
(nguồn: Đại học Kyoto, Nhật Bản).
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 10/ 31
Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm
1991, GS.TS. Sadami Tsutsumi đã cộng tác với
nhiều trường Đại học trên thế giới để nghiên cứu
về công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa. Ông đã
công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
trong vòng 3 năm này trên các tạp chí khoa học,
với ý tưởng sử dụng hệ thống camera kép để đọc
và đối chiếu các vân giao thoa của ánh sáng trắng
có cấu trục trên bề mặt của mẫu hàm thạch cao,
để đồng thời ghi nhận được hình của cả hai mặt
cùng lúc của mặt nhai và mặt bên, sau đó tái dựng
các dữ liệu điểm thu được thành các mặt Bezier
và đường cong B-spline tương ứng để đưa vào
trong phần mềm thiết kế. Ông tự xây dựng ý
tưởng và lắp đặt thử một hệ thống, nghiên cứu
dựa trên nguyên lý ông đề ra và ý tưởng ban đầu
của GS. F. Duret. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu của ông chỉ được đánh giá cao bởi các nhà
nghiên cứu chuyên môn sâu và cũng không thể
thương mại hóa được. Hệ thống của ông xây
dựng, được gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa CAMM-3, cũng bị rơi vào quên lãng. Tuy
nhiên. chúng ta có thể coi ông là “cha đẻ của ý
tưởng về camera kép đối ứng (twin camera
technology) và ánh sáng trắng có cấu trúc
trong lấy dấu quang học kỹ thuật số không
tiếp xúc”, đang được sử dụng khá phổ biến trong
công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa gần đây.
Hình . Từ trái qua phải: GS. Sadami Tsutsumi,
GS. Dianne Rekow, GS. Werner .H. Moermann
và GS. Francois Duret [2].
Năm 1991, BS. Tacvor, Bs. Zabordky và Bs.
Shafir đã cùng nhau thiết kế hệ thống
CAD/CAM nha khoa DCS - Titan, sử dụng hệ
thống lấy dấu kỹ thuật số tương tự hệ thống
CAD/CAM nha khoa SOPHA Bioconcept (của
GS. F.Duret thiết kế). Hệ thống này được công
Gim-Alldent (Varel, Đức) tiếp nhận và thương
mại hóa, giới thiệu lần đầu tiên tại Triển lãm nha
khoa Quốc tế IDS năm 1992. Hệ thống này được
dùng để gia công các phục hình cầu nhiều đơn vị
để khắc phục một số nhược điểm của hệ thống
Procera trong gia đoạn đầu (chỉ gia công được
cầu ngắn).
Hình . Máy quét tiếp xúc (CPS) DCS Titan Digi-
tizer (DCS Dental AG, Thụy Sỹ) [2].
Năm 1995, GS.D.Reckow một lần nữa nghiên
cứu và một hệ thống mới, hệ thống CAD/CAM
nha khoa Minnesotta (tại Đại học Minnesotta,
Hoa Kỳ), được xem là một trong những hệ thống
CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Hoa Kỳ, phát
triển dựa trên ý tưởng sử dụng các giải pháp liên
quan đến phần mềm CAD/CAM và máy gia công
công nghiệp để gia công phục hình. Về đặc điểm
riêng, hệ thống này sử dụng công nghệ chụp hình
(photogrametry) để lấy dấu kỹ thuật số, dựa trên
máy chụp hình công nghệ độ phân giải cao..Tuy
nhiên, hệ thống này cũng chỉ được dùng trong
phạm vi nghiên cứu.
Kế thừa các ý tưởng của GS. F. Duret về hệ thồng
SOPHA Bioconcept và ý tưởng về kỹ thuật lấy
dấu quang học kỹ thuật số không tiếp xúc của
GS. Sadami Tsutsumi, GS. Van der Zel đã phát
minh ra hệ thống CAD/CAM nha khoa khoa
CICERO, được phát triển bởi công ty Elephant
Hoorn (Hà Lan), do ông làm Giám đốc Kỹ thuật.
Hệ thống CICERO cũng đặt những dấu ấn riêng
cho mình bởi các tính năng đặc biệt, như gia công
cùi, sau này được hệ thống Procera áp dụng. Tuy
được thương mại hóa, hệ thống này chỉ thương
mại hóa được trong giới học thuật và cũng không
được thương mại hóa rộng rãi.
Từ lịch sử phát triển của công nghệ
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 11/ 31
CAD/CAM/CNC nha khoa thế giới trong thế kỷ
trước, ta thấy được một dòng ký ức về những
nghiên cứu và phát triển đa phần mang tính tự
phát, chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của phòng
khám và nha sỹ hay cho nhà sản xuất lớn, vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự cho labo kỹ
thuật phục hình răng cho đến đầu thế kỷ XXI.
Câu chuyện cận đại kéo dài 15 năm kế tiếp của
thế kỷ XXI sẽ cho ta thấy được một sự phát triển
có tính định hướng và thỏa mãn nhu cầu của tất
cả các đối tượng tốt hơn, bao gồm cả nha sỹ,
chuyên gia labo và bệnh nhân.
CÂU CHUYỆN CỦA 16 NĂM CẬN ĐẠI
(2000 - 2015)
Sự thành công của GS. Matts Anderson về mô
hình trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha
khoa trong gần 10 năm về cả tính khả thi và lợi
nhuận, chính là động lực cơ bản để thúc đẩy các
ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nha
khoa bắt đầu quan tâm đến một đối tượng đầy
tiềm năng đã bị bỏ quên khá lâu trong suốt 23
năm trong giai đoạn đầu của dòng phát triển này
(1978 - 2000) - labo phục hình răng và các
chuyên gia labo phục hình. Lần đầu tiên sau hai
thập kỷ của thế kỷ trước, cả các nhà sản xuất sản
phẩm công nghiệp, các nhà sản xuất sản phẩm
nha khoa và các chuyên gia nha khoa, gồm cả bác
sỹ nha khoa, chuyên gia labo phục hình và cả các
nhà nghiên cứu công nghệ nha khoa, bắt đầu phân
tích và từng bước phát triển các dòng sản phẩm
dành riêng cho mảng ứng dụng trong phục hình
nha khoa kỹ thuật số nói riêng, cho đến nha khoa
kỹ thuật số nói chung, với hàng loạt các tính năng
mang tính hỗ trợ, xây dựng và tiên ích cho quy
trình phục hình kỹ thuật số. Khởi đầu với sự phát
triển chủ yếu là cải thiện quy trình CAD/CAM
nha khoa đương thời, hệ thống CAD/CAM nha
khoa không ngừng được xây dựng, cải tiến và
phát triển cùng theo nhu cầu của bệnh nhân, bác
sỹ điều trị và chuyên gia/ kỹ thuật viên labo phục
hình, từ trang thiết bị (phần cứng), phần mềm,
quy trình thực hiện, vật liệu, dụng cụ, vật tư tiêu
hao, phương thức quản lý, trình độ - kỹ năng -
kiến thức - thái độ của người vận hành, các tiêu
chuẩn riêng cho CAD/CAM nha khoa, v.v... Một
số nhà sản xuất sản phẩm nha khoa lớn đã nhanh
chóng tiếp cận và tạo lập vị thế của mình trên
“trên vai những người khổng lồ” - các sản phẩm
công nghệ cao được module hóa theo chức năng
và được OEM (Origin Equipment Manufactured
- nhà sản xuất trang thiết bị gốc) từ các nhà sản
xuất công nghiệp uy tín và hàng đầu, tạo thành
những hệ thống CAD/CAM đóng có tính năng
được cải tiến và hướng nhiều hơn đến phần ứng
dụng trong labo phục hình, trong giai đoạn từ
2001 đến 2005, sẽ được trình bày tuần tự như sau.
Tập đoàn DENTSPLY (Hoa Kỳ) giới thiệu hệ
thống CAD/CAM nha khoa mang tên hệ thống
Cercon® từ 2001 và đã khéo léo tạo nên thương
hiệu cho dòng sản phẩm và các sản phẩm liên
quan đến giải pháp Cercon. Hệ thống Cercon
được DeguDENT GmbH (Đức) thiết kế và chế
tạo, có cấu trúc gồm: 1. - máy quét LASER quang
học CerconEye®, 2. - phần mềm thiết kế CAD
CerconArt®, 3. - phần mềm CAM (DentMILL
được OEM bởi DELCAM PLC (Vương quốc
Anh)), 4.- máy phay CNC 4 trục CerconBrain®,
được trang bị cả hai công nghệ: gia công CNC và
gia công chép mẫu, chỉ gia công được vật liệu sứ
zirconia chưa thiêu kết, và 5. - Lò thiêu kết sứ
(nung sườn) CerconHEAT® (được OEM bởi
Mimh-Voght (Đức)). Tập đoàn DENTSPLY là
một trong những nhà tiên phong trong việc phát
triển và phổ biến dòng vật liệu phục hồi mới - sứ
zirconia lúc bấy giờ, tạo thêm một chọn lựa khác
về vật liệu sứ nha khoa ngoài các vật liệu sẵn có,
các dòng sứ thủy tinh cổ điển, như sứ feldspar, sứ
alumina, sứ dilithium silicate, v.v..., giúp tăng cơ
tính và tăng số đơn vị trên một cầu phục hình lên
một cách đáng kể, đánh dấu và mở đầu một trào
lưu mới về phục hình sứ zirconia trong nha khoa
vẫn đang không ngừng được nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng cho đến ngày nay.
Một loạt các nhà sản xuất lớn khác về sản phẩm
nha khoa cũng lần lượt giới thiệu các hệ thống
CAD/CAM nha khoa đóng của riêng mình. Trong
thập niên 2000, lần lượt các hệ thống CAD/CAM
đóng tiêu biểu khác cũng tuần tự được giới thiệu
và thương mại hóa. Kavo electronical work
GmbH (Đức) thương mại hóa hệ thống
CAD/CAM nha khoa Everest® (từ năm 2002
đến nay), đến các labo phục hình răng quy mô
trung bình tại châu Âu, với cấu trúc được thiết kế
gồm: 1. - máy quét quang học để bàn sử dụng
công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc và
thu hình bằng camear CCD, được OEM bởi
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 12/ 31
Bruëckmann GmbH (Đức), mở đầu cho trào lưu
về máy quét quang học dùng ánh sáng trắng cấu
trúc trong nha khoa , 2. - phần mềm thiết kế CAD
Kavo® MultiCAD®, 3. - phần mềm CAM và 4.-
máy phay CNC 4 trục được OEM bởi các nhà sản
xuất máy phay CNC công nghiệp hàng đầu, với
khả năng gia công được các vật liệu phục hình
như sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium
CP (Grade 1-3).
Hình . Nguyên lý quét quang học (NCPS) dùng
camera CCD [1].
Hình . Quy trình làm việc và hệ thống
CAD/CAM LAVA (3M ESPE, Đức)[1].
Cùng trong khoảng thời gian đó, công ty 3M
ESPE Dental AG (Đức), thuộc Hãng 3M (Hoa
Kỳ), cũng giới thiệu giải pháp CAD/CAM nha
khoa riêng của mình, gồm các giải pháp cho
phòng khám, labo phục hình và cả cho trung tâm
gia công CAD/CAM nha khoa - hệ thống
CAD/CAM nha khoa LAVA® với nhiều chọn
lựa khác nhau, gia công được cả 3 loại vật liệu sứ
thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium CP
(Grade 1-3), gồm: 1. - máy quét quang học trong
miệng LAVA® C.O.S. (được OEM bởi Cadent
(Hoa Kỳ)) và máy quét để bàn sử dụng ánh sáng
trắng và camera CCD để bàn sử dụng công nghệ
quét bằng tia sáng trắng cấu trúc LAVA® Scan-
ner (cũng được OEM bởi Brueckmann GmbH
(Đức)), 2. - phần mềm thiết kế LAVA Design
(được phát triển riêng), 3. - phần mềm CAM
được OEM bởi nhiều nhà cung cấp, như: Sum3D
(Dental) (CIMSystem S.r.l., Ý), WorkNC (Den-
tal) (Sescoi, Pháp), HyperMILL (OpenMIND,
Đức), v.v..., 4.- máy phay CNC 4/5 trục được
OEM bởi các nhà sản xuất máy phay CNC công
nghiệp lớn (từ khoảng năm 2007 đến nay). Công
ty Hilt-Els GmbH (Đức) cũng không bỏ lỡ cơ hội
giới thiệu và thương mại hóa hệ thống
CAD/CAM nha khoa Hint-ELS® DentaCAD®
(2008 đến nay), cũng sử dụng công nghệ máy
quét tương tự của hệ thống Everest, chỉ có thể gia
công được các vật liệu sứ zirconia và hợp kim ti-
tanium CP (Grade 1-2).
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 13/ 31
Hình . Hệ thống Hint-Els DentaCAD (Hint-Els
GmbH, Đức) [1].
Ngoài ra, còn một số nhà sản xuất khác cũng
thương mại hóa các hệ thống CAD/CAM nha
khoa sử dụng máy quét quang học LASER tương
tự hệ thống Etkon-Cynovad, như hệ thống DCS
PreciDENT® (DCS Dental AG, sau này được
mua lại bởi Hãng Bien-Air, Thụy Sỹ), gồm máy
quét quang học DCSPreciSCAN® (từ năm 1997),
phần mềm CAD/CAM PreciSMART®, máy phay
CNC PreciMILL® (năm 2003).
Hình . Hệ thống DCS PreciDENT®
(DCS Dental, Thụy Sỹ) [2].
Trong khi đó, hệ thống Etkon® - Cynovad®
(Etkon AG, Quebec, Canada) được giới thiệu ra
thị trường và được kết hợp với một số các thiết bị
hỗ trợ như máy in sáp Pro 50 WaxPro® và máy
so màu kỹ thuật số thời gian thực ShadeSCAN®
của hãng Cynovad (Canada), tạo thành một tổ
hợp giải pháp khá lạ lúc bấy giờ (năm 2005), sau
đó Etkon AG và Cynovad được Hãng Straumann
mua lại (2007), hệ thống CAD/CAM được tiếp
tục cải tiến và phát triển thành một phần của giải
pháp cho trung tâm gia công CAD/CAM/CNC
của của riêng Straumann, với tên gọi là hệ thống
Straumann®CARES®, với phần mềm CAD
được chuyển sang sử dụng phần mềm CAD
DWOS (được OEM bởi Dental Wings, Canada)
từ 2012.
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 14/ 31
Hình . Hệ thống ShadeSCAN® (Cynovad, Ca-
nanda) và trung tâm gia công CAD/CAM Etkon -
Straumann® CARES® (Straumann, Thụy Sỹ).
Bên cạnh đó, Laserdenta AG (Basel, Thụy Sỹ)
(sau này được biết đến là Laserdenta GmbH (Ber-
gheim, Đức), sau đó hợp tác với Hãng Dentium
(Hàn Quốc) tạo thành LASERDentium GmbH
(năm 2010) đến 2013 LASERDentium sát nhập
về lại với LaserDenta GmbH (Đức)), cũng giới
thiệu dòng máy quét quang học sử dụng tia LA-
SER 5 trục đầu tiên trên thế giới (năm 2004),
cùng với giải pháp CAD/CAM riêng của mình -
hệ thống Laserdenta® (năm 2009), gồm: 1. -
phần mềm CAD OpenCAD® (OEM bởi Exo-
CAD GmbH (Đức)), 2. - phần mềm CAM Open-
CAM® và máy phay CNC 4/5 trục OpenMILL®
400/500 (OEM bởi imes-iCORE (Đức). Cùng lúc
đó, châu Âu còn xuất hiện thêm các hệ thống
WolCERAM® (Mikrona GmbH, Đức) (năm
2008), hệ thống CELAY (), hệ thống
ZENO®Tec® (Wieland Dental & Technik
GmbH (Đức) (năm 2010), hệ thống Zfx Dental®
(Zfx GmbH (Đức) (Ý), được hãng Zimmer Den-
tal® mua lại (năm 2013), sau thuộc Tập đoàn
Zimmer BIOMET (năm 2015)), hệ thống
Cerasys (), hệ thống Arman Girrbach (Arman
Girrbach GmbH (Đức)), v.v...
Tuy nhiên, phương Đông cũng có một sự chuyển
biến lớn, với “hạt mầm phát triển” được gieo bởi
GS. Sadami Tsutsumi, nước Nhật đã trỗi dậy
thành một trong những trung tâm nghiên cứu
CAD/CAM nha khoa thành công tại châu Á.
Trung tâm gia công CAD/CAM của Nobel Bio-
Care cũng đặt xưởng cho khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương tại đây. Hệ thống CAD/CAM nha
khoa thành công nhất cho đến hiện nay, của Nhật
Bản nói riêng và châu Á nói chung, chính là hệ
thống Katana® (do Noritake Dental Supply co.,
Ltd), ban đầu được Noritake tự phát triển toàn bộ
hệ thống (từ 2008). Tuy nhiên đến năm 2010,
Noritake bắt đầu chọn giải pháp tích hợp hệ
thống CAD/CAM nha khoa dùng riêng cho các
labo phục hình nha khoa quy mô vừa và nhỏ, hay
các trung tâm gia công sườn zirconia, với cấu
trúc như sau: 1. - máy quét quang học sử dụng tia
laser (D600/D700) và phần mềm CAD (OEM bởi
3Shape AG (Đan Mạch)), 2. - phần mềm CAM
(được OEM bởi các nha cung cấp sau: CAM-
Bridge® (3Shape AG) và SUM3D Dental (CIM
System S.r.l), và 3. - máy phay 4/5 trục DWX-
30N/ DWX-50N có cấu trúc nhỏ gọn (được OEM
bởi hãng Roland DG (Nhật Bản)).
Hình . Hệ thống Katana thời kỳ đầu (Noritake
Dental Supply Co. Nhật Bản) [1].
Tuy nhiên, châu Á còn một đại diện khác được
nhắc đến, hệ thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên
cho trung tâm gia công do châu Á hoàn toàn thiết
lập và phát triển, được đánh giá là một trong
những hệ thống CAD/CAM nha khoa có tính
sáng tạo nhất vào năm 2008, chính là hệ thống
TDS Turbodent® (Pou Yu Biotechnology Co.
Ltd., Đài Loan), sau được sát nhập vào Tập đoàn
Pou-chen Group, gồm: 1. - dòng máy quét
quang học 4 trục sử dụng tia laser và phần mềm
TDS Scanner, 2. - phần mềm CAD TDS Dental
Designer, 3. - phần mềm CAM Dental CAM+ và
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 15/ 31
Cutter Assistance, 4. - máy phay CNC 4 trục TDS
Cutter, gia công được tất cả các loại vật liệu nha
khoa từ sáp, nhựa, sứ các loại (sứ thủy tinh và sứ
zirconia), đến hợp kim (Cr-Co, Ni-Cr) và hợp
kim titanium CP (Grade 1-3).
Cho đến nay, hệ thống TDS Turbodent® vẫn đi
theo con đường riêng của mình một cách độc lập,
khác hẳn các công ty khác OEM hay tích hợp các
phần trong giải pháp của mình.
Hình . Hệ thống CAD/CAM TDS (Pou Chen
Group, Đài Loan) (2014).
Tuy nhiên, công nghệ CAD/CAM nha khoa ở
châu Á trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI,
cũng đóng góp khá nhiều hệ thống mang tính nội
địa tại Nhật khác, như: hệ thống DECSY®
(Decsy Co. Ltd., Nhật Bản), hệ thống GN-1®
(GC Co., Nhật Bản, sử dụng dòng máy phay
CNC GN-1 của Mitsubishi Nhật Bản) và hệ
thống CADIM® (Cadim Co., Nhật Bản).
Từ năm 2008, sự “trổi dậy” của các nhà sản xuất
OEM cho các hệ thống CAD/CAM nha khoa
đóng dựa trên các nhu cầu của chính những
khách hàng - của cả bác sỹ nha khoa, các labo
phục hình răng và cả những nhà sản xuất công
nghệ - gồm các nhu cầu như sau:
1. - Đối với bác sỹ, nhu cầu về chuyển dời các
ứng dụng công nghệ CAD/CAM nha khoa từ
phòng khám sang labo để đáp ứng các loại
phục hình cao cấp hơn, tốt hơn và thẩm mỹ
hơn cho bệnh nhân ngày càng trở nên cấp
thiết, bởi nguyên nhân chính là mối tương
quan tỷ lệ thuận giữa chất lượng với thời gian,
chi phí và công nghệ (nhu cầu A).
Hình . Máy quét quang học DECSY Scan và máy
phay CNC (1994) của hệ thống DECSY (Digital
Process Ltd., Nhật Bản) [1].
2. - Đối với labo phục hình, nhu cầu về “mở”
các hệ thống CAD/CAM nha khoa “đóng”,
hay “tích hợp” để tái cấu trúc hay cải tiến hệ
thống CAD/CAM nha khoa sẵn có (có thể
“đóng” hay “mở”), hay tự “customized” theo
nhu cầu thực tế của riêng mình, giúp cho bài
toán công nghệ CAD/CAM nha khoa trở nên
thông minh và hiệu quả hơn ngày càng tăng
lên. Đơn giản mối quan hệ giữa bác sỹ và labo
là không thể xóa bỏ được và là mối quan hệ
đồng có lợi, do đó đầu tư về mặt công nghệ
kèm theo sự hiểu biết ngày càng sâu và rộng
về công nghệ là điều bắt buộc đối với các labo
phục hình răng (nhu cầu B).
3. - Đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 16/ 31
nhà sản xuất về vật liệu phục hình, như sứ,
kim loại, nhựa, v.v..., hay các nhà sản xuất các
vật liệu hỗ trợ, như phục hình trên implant
(gồm customized abutment, dental bar hay các
suprastructure), hay cả những nhà sản xuất
OEM các thành phần/ trang thiết bị/ dụng cụ
cho hệ thống CAD/CAM nha khoa, thì nhu
cầu để đẩy mạnh được nhu cầu kinh doanh về
mặt doanh số, cũng như nhu cầu mở rộng hệ
thống “cung cấp dịch vụ” rộng khắp và chuyên
nghiệp, hay tận dụng các labo phục hình răng
thành các trung tâm gia công con hay “đại lý”
về chuyển giao công nghệ - kỹ thuật - sản
phẩm “miễn phí tuyển dụng” trở nên ngày
càng bức thiết do nhu cầu về dịch vụ cao ngày
càng tăng về cả chất và lượng (nhu cầu C).
Phần phát triển của lịch sử CAD/CAM/CNC nha
khoa thế giới trong những năm gần thực sự bùng
nổ một cách nhanh chóng về cả chất và lượng,
nều xét riêng về các nhà cung cấp, các sản phẩm
nổi trội, hay các phát kiến mới thì đã là một câu
chuyện không thể dễ dàng hệ thống hóa được. Do
đó, bài tổng quan này sẽ cố gắng tổng hợp lại
những sự kiện chính yếu nhất và nổi trội nhất để
giúp các đối tượng liên quan cùng nhìn lại. Sự
trỗi dậy này có thể được đánh dấu bằng hàng loạt
các “sản phẩm” đơn lẻ trong hệ thống CAD/CAM
nha khoa hoàn chỉnh (từ các hệ thống “đóng”), do
chính các nhà sản xuất OEM thúc đẩy và giới
thiệu ra thị trường trực tiếp đến các khách hàng
đầu cuối (labo phục hình răng, phòng khám và cả
nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM vừa và nhỏ), sẽ
lần lượt được trình bày trong phần này.
Hình . Hệ thống CAD/CAM nha khoa CERCON
(DeguDent GmbH, Đức).
Năm 2009, Tập đoàn Delcam PLC (Vương quốc
Anh) giới thiệu phần mềm CAM mở dành riêng
cho mảng CNC nha khoa, DentMILL 4, đánh
dấu một bước chuyển mình lớn sau nhiều năm
OEM cho nhiều nhà sản xuất hệ thống
CAD/CAM nha khoa “đóng” lớn, một trong số đó
là DeguDent GmbH (thuộc Dentsply), nhà sản
xuất hệ thống Cercon. Tuy nhiên, sản phẩm của
Delcam chỉ có thể tiếp cận được chủ yếu là các
nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nha khoa mới
(kể cả hệ thống “đóng” và hệ thống “mở”), hay
những labo phục hình, hay những trung tâm gia
công CAD/CAM/CNC nha khoa lớn và đã đạt
trình độ “chuyên gia” trong lãnh vực gia công.
Đó cũng chính là lý do sau đó, Delcam bắt buộc
phải phát triển giải pháp phần mềm
CAD/CAM/CAE riêng hoàn chỉnh cho giải pháp
CAD/CAM nha khoa để tăng khả năng cạnh tranh
của mình, tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt và nghịch lý của OEM. Mặt khác, định
hướng đối tượng kinh doanh của giải pháp Del-
cam chủ yếu chỉ nhắm đến phân khúc khách hàng
có trình độ chuyên gia trong lãnh vực CAM/CNC
và các trung tâm gia công CAD/CAM/CNC có
phân khúc sản phẩm chuyên biệt, hay có mạng
lưới hoạt động quốc tế, đã dẫn đến dù có nhiều
sản phẩm được xem là đặc biệt hàng đầu và duy
nhất cho đến bây giờ, nhưng Delcam vẫn thất bại
trong cuộc chơi này vì sai định hướng và nhu cầu:
OrderManager (dạng phần mềm quản lý doanh
nghiệp ERP dùng cho quản lý hoạt động hệ thống
sản xuất của trung tâm gia công CAD/CAM/CNC
nha khoa cỡ lớn và khách hàng trực tuyến và
kiểm soát theo thời gian thực), PowerMILL Ro-
boticCAM (dự kiến dùng cho dây chuyền các hệ
thống tự động hóa hoàn toàn bằng robot dùng
trong các nhà sản xuất hỗ trợ (DATRON GmbH
(Đức), Mikrona (Đức), Mori-Seiki (Nhật), v.v...)
hay các trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha
khoa cao cấp, như Diaderm (Thụy Sỹ), Glidewell
(Hoa Kỳ), v.v...). Delcam đã chính thức rời bỏ
cuộc chơi về CAD/CAM nha khoa ra khỏi lãnh
vực kinh doanh của mình do thua lỗ, sau khi bị
Hãng Autodesk Corp. (Hoa Kỳ) mua lại. Phiên
bản 2015 của giải pháp CAD/CAM nha khoa của
Delcam PLC, gồm DentSCAN®/ DenCAD
2015®/ DentMILL® 2015/ Order Manager®
2015, được xem là phiên bản cuối cùng của dòng
sản phẩm này.
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 17/ 31
Hình . Giao diện phần mềm DentMILL 2015
(Delcam PLC, Vương quốc Anh).
Sau đó, từ năm 2009 đến năm 2012, lần lượt các
nhà sản xuất OEM các máy quét quang học lập
thể từ loại tiếp xúc và không tiếp xúc lần lượt
giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường một
cách độc lập và trực tiếp, như Bruëckmann
GmbH (Đức) (cuối 2009), Imetric GmbH (Thụy
Sỹ) (cuối 2009), 3Shape AG (Đan Mạch) (đầu
2010), SmartOptic GmbH (Đức) (cuối 2009),
Renishaw Inc. (Vương quốc Anh) (cuối 2009)
(máy quét tiếp xúc, OEM cho hệ thống Procera),
Maestro/Age Solution S.r.l (Ý) (năm 2009), Ca-
dent Inc. (Hoa Kỳ) (máy quét trong miệng, sau
này được mua lại bởi Align Technology Inc. -
công ty mẹ của dòng sản phẩm Invisalign), v.v...
Đến cuối 2011, Hãng Solutionix Co. Ltd. (Hàn
Quốc) chính thức tuyên bố chuyển dòng Re-
xSCAN DS2 (dùng cho cả nha khoa) thành dòng
mới dành riêng cho nha khoa, đồng thời tách một
công ty con chuyên về giải pháp máy quét quang
học không tiếp xúc cho nha khoa, Medit Dental
Co. Ltd., đổi sản phẩm tên thành Medit DentS-
CAN. Đến cuối 2012, một nhóm nghiên cứu của
Medit Dental Co. Ltd. tách khỏi công ty và thành
lập công ty riêng Maesta Co. Ltd. (Hàn Quốc),
sau đó đổi tên là D.O.F. (Degree of Freedom)
Inc. (cuối năm 2013) và thương mại hóa dòng
máy quét quang học không tiếp xúc theo công
nghệ SSS (Stable Scan Stage) đầu tiên, với dòng
máy quét thương hiệu Freedom hay D.O.F., giai
đoạn đầu OEM cho một số hãng trong đó có đại
diện lớn là giải pháp cho hệ thống Origin
CAD/CAM (hãng Origin Inc. (Hoa Kỳ), năm
2012) và OEM cho công ty phần mềm CAD nha
khoa ExoCAD GmbH (Đức) (từ cuối năm 2012).
Hình . Máy quét quang học theo công nghệ SSS,
Freedom (DOF Inc, Hàn Quốc).
Tuy nhiên, trong các nhà cung cấp giải pháp về
máy quét quang học này, chỉ có 3Shape AG
(Đan Mạch) quyết định phát triển từ nhà cung
cấp trở thành nhà cung cấp giải pháp CAD/CAM
nha khoa, 3Shape AG với bề dày kinh nghiệm
về công nghiệp và giải pháp phần mềm gốc để
phát triển SDK cho giải pháp về
Scan/CAD/CAM. 3Shape AG đã cho ra đời giải
pháp phần mềm CAD/ CAM của riêng mình tự
phát triển và không ngừng mở rộng đội ngũ kỹ sư
hỗ trợ của mình trong lãnh vực nha khoa và trở
thành nhà cung cấp hàng đầu giải pháp
CAD/CAM nha khoa, chuyên về máy quét (các
dòng máy quét quang học (các dòng máy
D500/D600) và phần mềm thiết kế 3Shape De-
sign 2010 (từ cuối 2010), đến cuối 2011 3Shape
giới thiệu phần mềm CAM riêng, CAMBridge.
Đến nay, 3Shape không ngừng bổ sung thêm
hàng loạt các module phần mềm trong lãnh vực
thiết kế nha khoa, như: thiết kế phục hình tháo
lắp hàm khung (cuối năm 2013), lập kế hoạch cấy
ghép nha khoa Implant Studio 2015 (năm 2015),
thiết kế phục hình toàn hàm tháo lắp (năm 2015),
thiết kế khí cụ chỉnh nha (cuối năm 2015), v.v...,
đồng thời cũng phát triển riêng dòng máy quét
quang học trong miệng riêng của mình - 3Shape
TRIOS Scanner. 3Shape AG xuất phát từ khu
vực Bắc Âu, đã nhanh chóng lan tỏa ở khu châu
Âu, châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ)
và châu Á - Thái Bình Dương. Mảng cung cấp
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 18/ 31
các phần mềm CAD trong nha khoa từ cuối 2012
đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với sự xuất
hiện của 03 nhà cung cấp giải pháp phần mềm
CAD nha khoa lớn nhất và khoảng 3 nhà cung
cấp giải pháp phần mềm CAD nha khoa khác, các
nhà cung cấp này sẽ lần lượt được trình bày như
sau.
Hình . Giao diện phần mềm 3Shape Dental Sys-
tem (3Shape AG, Đan Mạch).
Ba nhà cung cấp phần mềm CAD lớn nhất thế
giới hiện được xem là tiêu chuẩn đánh giá về sự
phát triển và xu hướng chung cả CAD/CAM nha
khoa chính là: 3Shape AG (Đan Mạch) (đầu
2012), Dental Wings Corp. (Canada) (đầui
2012) và ExoCAD GmbH (Đức) (cuối năm
2013). Dental Wings Corp. (Cananda) là một đại
diện đặc biệt trong các nhà cung cấp về giải pháp
phần mềm CAD nha khoa, đặc biệt ở thị trường
Bắc Mỹ và Mỹ (từ 2012). Tuy nhiên, đến 2013,
Dental Wings được đầu tư và phát triển nhanh
sau khi được mua lại bởi Straumann Corp.
(Thụy Sỹ), phát triển một cách toàn diện về cả
mảng phần cứng, gồm máy quét quang học để,
gồm các dòng Dental Wings 3/5/7 series (từ
2012) (OEM giai đoạn đầu cho một số nhà cung
cấp hệ thống CAD/CAM nha khoa vừa và nhỏ),
máy quét quang học trong miệng DWOS iOS
scanner (giữa năm 2015) và cả mảng phần mềm
CAD/CAM riêng của mình, hệ thống phần mềm
DWOS (Dental Wings OS) (từ 2012). Tương tự
3Shape Design Studio, DWOS cũng nhanh
chóng phát triển các module phần mềm hỗ trợ
theo nhu cầu của xã hội, như thiết kế phục hình
tháo hàm khung, phục hình toàn hàm tháo lắp,
phục hình trên implant, máng hướng dẫn phẫu
thuật (kết hợp với i-CAT), máng chỉnh nha (dạng
invisalign) (năm 2015), v.v...
Hình . Giao diện phần mềm DWOS và máy gia
công bằng laser DWLM Lasermill
(Dental Wings Inc. Canada).
Nhìn chung, cả 3Shape AG và Dental Wings
Corp. có điểm tương đồng với nhau khởi điểm
đều là các nhà cung cấp OEM, có bề dày kinh
nghiệm đáng kể và đáng nể về giải pháp cả phần
cứng (máy quét quang học sử dụng tia LASER)
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 19/ 31
và phần mềm thiết kế nha khoa (CAD nha khoa),
cùng sở hữu được một đội ngũ chuyên gia hùng
hậu, kinh nghiệm và đa quốc tịch về sản phẩm, và
đều được hậu thuẫn về mặt tài chánh của các nhà
đầu tư không lồ (góp vốn hay mua lại), và đều
đang có xu hướng “đóng” nhẹ giải pháp của mình
trong thời gian gần đây, tuy nhiên chỉ khác nhau
duy nhất về vùng thị trường, giải pháp và ý tưởng
phát triển trong mảng tạo dựng phần mềm. Điều
này lại có một sự khác biệt nhỏ nếu nói về trường
hợp của ExoCAD GmbH (Đức), đây là một công
ty chuyên về phần mềm CAD, về tuổi đời và kinh
nghiệm về máy quét quang học nha khoa so với
hai nhà phân phối lớn ở trên thì hoàn toàn là một
sự phần khiêm tốn, tuy nhiên ExoCAD lại xây
dựng con đường phát triển của mình theo một
hướng khác. ExoCAD GmbH gắn sản phẩm chủ
đạo của mình - phần mềm thiết kế ExoCAD - với
các nhà sản xuất phần cứng về máy quét (chủ yếu
là các nhà sản xuất OEM trong lãnh vực này).
Ban đầu số lượng nhà cung cấp thứ ba hợp tác
với họ khá nhỏ, tuy nhiên sau đó số lượng này
tăng lên một cách nhanh chóng từ con số 5 ban
đầu, hiện nay đã có khoảng 23 nhà cung cấp máy
quét quang học sử dụng hay tích hợp vào giải
pháp của họ, một số trong đó như: CADStar
(Áo), GC Corp. (Nhật Bản), D.O.F. Inc. (Hàn
Quốc), Open Technology S.r.l. (Ý), Steinbich-
ler GmbH (Đức) (nhà sản xuất OEM cho máy
quét quang học trong hệ thống CAD/CAM nha
khoa của CEREC Inlab MC X5 (Sirona Dental
GmbH (Đức)), Medit Dental Co. Ltd. (Hàn
Quốc), Imetric GmbH (Thụy Sỹ), Renishaw
Inc. (Vương quốc Anh), v.v... hay tích hợp được,
như: Age Solution S.r.l. (Ý), Optimet Co. Ltd.
(Thụy Sỹ) (nhà sản xuất OEM máy quét quang
học cho Nobel BioCare (Thụy Điển)), Hangzhou
Shining 3D Tech Co. Ltd. (Trung Quốc), Dipro
Co. Ltd. (Nhật Bản), Brueckmann GmbH
(Đức), Nivol S.r.l. (Ý), LaserDenta GmbH
(Đức), ZirkoZahn S.r.l (Hoa Kỳ - Ý), Zfx Corp.
(Hoa Kỳ), Amann Girrbach AG (Áo), v.v... Từ
nền tảng này, ExoCAD chính thức mở rộng mối
quan hệ của mình và chính thức trở thành nhà
cung cấp phần mềm hàng đầu cho các nhà sản
xuất hệ thống đóng nhỏ và vừa, và các giải pháp
tích hợp CAD/CAM nha khoa. Mặt khác, phần
mềm ExoCAD là giải pháp được triển khai theo
mô hình “cùng nghiên cứu - cùng phát triển” dựa
trên lực lượng chuyên gia ứng dụng chính là các
kỹ thuật viên hay chuyên gia các labo phục hình
răng đang sử dụng sản phẩm của họ dựa trên các
kênh phản hồi kỹ thuật và cả các đề xuất - ý
tưởng cho việc phát triển phần mềm một cách
trực tiếp hay cho cả việc hỗ trợ và huấn luyện
người sử dụng tự xây dựng các module, thư viện
hỗ trợ và cả dịch giao diện sử dụng sang ngôn
ngữ của nước sở tại thông qua một số công cụ hỗ
trợ cụ thể. Tương tự, 3Shape Studio và DWOS,
ExoCAD cũng lần lượt bổ sung các module theo
nhu cầu tương tự như các phần mềm với cùng các
mốc thời gian tương ứng. Ngoài các nhà cung cấp
trên, ExoCAD không ngần ngại sẳn sàng cộng tác
cả với các nhà cung cấp phần mềm CAM và máy
CNC khác trong mảng nha khoa này để mở rộng
thị phần của mình, như: HyperDent (OpenMind
Technology (Đức), WorkNC (Sescoi (Hoa Kỳ)),
Sum3D (CIMSytem S.r.l. (Ý)), v.v...
Hình . Giao diện phần mềm ExoCAD
(ExoCAD GmbH, Đức).
Ngoài ra, mô hình cung cấp cho các labo nhỏ và
vừa đa năng theo “kiểu Ý” cũng là một xu hướng
phát triển khác đặc biệt trong thế giới nha khoa,
với mô hình giải pháp CAD/CAM nha khoa toàn
Ý, được tổ hợp bởi các thành phần được cung cấp
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 20/ 31
“mở” từ Ý, như: máy quét quang học (gồm Age
Solution S.r.l., Open Technology S.r.l., EGS So-
lution S.r.l., Nivol S.r.l., v.v...), phần mềm CAD
(gồm Age Solution S.r.l., EGS Solution S.r.l.),
phần mềm CAM (thông dụng nhất là Sum3D/
CIMSystem S.r.l.) và máy CNC có kích thước
nhỏ gọn, có thể của Ý (Dyamach S.r.l.), hay của
Đức (VHF (Đức), Imes-iCORE GmbH (Đức)),
hay của Nhật (Roland DG (Nhật Bản)).
Một xu hướng thường gặp khác đó là các giải
pháp phần mềm theo chức năng riêng chuyên
biệt, ví dụ vào năm 2010 khi nói đến giải pháp
CAD tùy biến để thiết kế mọi thứ, gồm cả thiết kế
phục hình tháo lắp hàm khung, sử dụng công
nghệ “chuột” ba chiều, hay khí cụ cảm biến mô
phỏng ba chiều theo chuyển động của pointer và
cổ tay (haptic device), Sensable Technology
Inc. (Hoa Kỳ) đã trở thành nhà tiên phong hàng
đầu, giải pháp của họ ứng dụng cho cả mảng
phục hình hàm mặt, tuy nhiên do phụ thuộc nhiều
vào kỹ năng và khả năng sáng tạo cũng như chi
phí đầu tư ban đầu quá cao, giải pháp của Sensa-
ble Technology chỉ có thể phổ biến trong các labo
cao cấp tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, hay một ít khác ở
Châu Âu và Nhật Bản. Cuối 2012, giải pháp phần
mềm chuyên về thiết kế hàm khung dựa trên
“chuột 2D” Digistella được ra đời, do Digistella
Co. Ltd. (Pháp) phát triển và thương mại. Tuy
nhiên, thời điểm của hai nhà cung cấp này phát
triển vẫn chưa có nhiều nhu cầu từ phía khách
hàng, nên việc kinh doanh đình trệ. Đến 201 4,
nhu cầu về các giải pháp này nhanh chóng được
giới labo phục hình răng đẩy mạnh, các nhà cung
cấp phần mềm CAD lớn nhanh chóng nắm bắt
nhu cầu và đã đặt các nhà cung cấp này OEM cho
mình, như Sensable Technology Inc. và Digis-
tella Co. Ltd. đã OEM cho Dental Wings Inc.,
ExoCAD GmbH và 3Shape AG. Về phần mềm
dành riêng cho chỉnh nha, giải pháp lập kế hoạch
chỉnh nha trên mẫu hàm thạch cao, được một số
nhà cung cấp máy quét trong nha khoa chú trọng
đầu tư về phát triển phần mềm chuyên dụng
riêng, như: Age Solution S.r.l. (Ý) với phần mềm
Maestro® OrthoStudio®, 3M ESPE (Đức -
Hoa Kỳ) với phần mềm i-Cast™, ngoài ra còn
hàng loạt các phần mềm khác trong đó có cả phần
mềm do hãng Invisalign Inc. phát triển (được
phát triển ban đầu bởi Cadent). Hiện nay, giải
pháp về máng chỉnh nha trong suốt, giống Invisa-
lign đã bùng nổ mạnh mẽ do hết thời hạn bản
quyền và sự mở rộng của công nghệ tạo mẫu
nhanh, máy quét trong miệng và cả kỹ thuật chẩn
đoán hình kỹ thuật số (phim sọ) và chẩn đoán
hình ảnh cắt lớp điện toán, hàng loạt các phần
mềm được làm riêng cho các trung tâm chuyên về
gia công máng dạng aligner được thương mại hóa
hàng loạt ở Hàn Quốc hay Thụy Sỹ, như:
Aligner, E-ligner hay Clearlign, v.v... , hay có
thể được tích hợp vào trong các phần mềm CAD
nha khoa OEM lớn sẵn có, như: 3Shape Dental
System® 2015 (3Shape AG), DWOS® 2015
(Dental Wings Inc.) và ExoCAD® 2015 (Exo-
CAD GmbH). Hiện nay, giải pháp về máng chỉnh
nha tương tự Invisalign đang có xu hướng chuyển
từ mô hình liên kết trực tiếp từ mạng lưới khách
hàng (phòng khám/ bác sỹ nha khoa) đến trung
tâm gia công máng chỉnh nha tập trung sang mô
hình liên kết trực tiếp từ khách đến labo phục
hình kỹ thuật số. Giải pháp này phát triển mạnh
mẽ hơn lúc nào hết, đặc biệt cho nhu cầu đáp ứng
cục bộ, đáp ứng nhanh, chuyển giao nhanh và
giảm bớt thời gian, chi phí và cả cơ hội hưởng lợi
nhanh cho cả nha sỹ và cả bệnh nhân.
Tương tự đối với mảng về lập kế hoạch cấy ghép
nha khoa, đặc biệt khi nhu cầu cấy ghép nha khoa
càng nhiều và yêu cầu càng phức tạp về cả chất
và lượng theo thời gian, việc chuyển giao các nhu
cầu về gia công các dạng phục hình trên implant
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, các
labo phục hình răng bắt buộc phải chủ động liên
hệ với các nha cung cấp giải pháp CAD/CAM
nha khoa nhằm cải thiện tình hình đáp ứng nhanh
và tại chỗ cả về nhu cầu lập kế hoạch cấy ghép,
làm máng hướng dẫn và phục hình trên implant.
Trước đây, toàn bộ giải pháp liên quan đến phục
hình trên implant hoàn toàn phụ thuộc vào các
nhà cung cấp implant, từ công đoạn lập kế hoạch
cấy ghép dựa trên hình ảnh chẩn đoán cắt lớp
điện toán, theo chuẩn định dạng DICOM (*.dcm),
đến các sản phẩm kéo theo như implant, máng
hướng dẫn phẫu thuật và các loại phục hình hay
phụ kiện hỗ trợ trên implant, như: trụ phục hình
cá nhân (customized abutment), phục hình khung/
thanh bar (dental bar), phục hình sườn suprastruc-
ture, v.v... Thời gian thực hiện một case khi
chuyển đến cho trung tâm gia công hay trung tâm
dịch vụ của hãng sản xuất implant, thường thời
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 21/ 31
gian chờ được tính là vài tuần đến cả tháng tùy
theo gói dịch vụ và các sản phẩm được yêu cầu.
Trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến 2005, các
nhà cung cấp chủ yếu lúc đầu gồm các trung tâm
gia công CAD/CAM cho phục hình trên implant
của các nhà sản xuất implant hàng đầu, như: No-
bel BioCare (Thụy Điển), Straumann (Thụy
Sỹ), Zimmer Dental (Hoa Kỳ), Biomet 3i (Hoa
Kỳ), Dentsply (Hoa Kỳ), v.v... Từ 2004 trở đi,
các nhà cung cấp dạng trung tâm dịch vụ gia công
CAD/CAM phục hình nha khoa có thêm các nhà
cung cấp tại khu vực châu Á, như Nhật Bản (Pla-
ton Japan Co.), Hàn Quốc (Osstem Implant Co.
Ltd., Dentium Implant, Dio Implant) và Đài
Loan (Pou-Yu Biotechnology Co. Ltd., nhà sản
xuất của hệ thống CAD/CAM nha khoa TDS).
Trong đó, hệ thống CAD/CAM nha khoa TDS
TurboDent (Pou-Yu Biotechnology Co. Ltd.)
được xem là một trong những hệ thống đầu tiên
công khai phổ thông hóa việc gia công công
nghiệp các dạng phục hình “customized” trên im-
plant trong labo hay trung tâm gia công tư nhân,
năm 2007. Năm 2007, phần mềm CAD thiết kế
trụ phục hình cá nhân được giới thiệu trong gói
phần mềm của hệ thống CAD/CAM Procera (No-
bel BioCare). Cuối 2008, hãng Astra Tech Inc.
(Canada) đưa ra phần mềm Atlantis® VAD
(Virtual Abutment Designer) và trung tâm gia
công trụ phục hình cá nhân tư nhân theo yêu cầu
đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ, sau đó, tiếp tục phát
triển trung tâm gia công tại châu Âu, đến năm
2014, Dentsply mua lại hàng Astra Tech Inc. Sau
năm 2012, phiên bản thiết kế trụ phục hình cá
nhân bắt đầu được thương mại hóa dưới dạng
module trong hầu các phần mềm CAD nha khoa
của 3Shape, Delcam, Dental Wings, ExoCAD,
v.v... và trở thành một trong những module chính
cần có trong các labo phục hình răng hiện đại.
Đến năm 2013 đến nay, lần lượt các phiên bản
mở rộng thêm module này các chức năng thiết kế
phục hình khung/ thanh phục hình trên implant
(dental bars) và sau đó là suprastructre và các
biến thể vào cuối 2014. Tuy nhiên, đến tận cuối
2014, ý tưởng về thiết lập module lập kế hoạch và
thiết kế máng hướng dẫn bắt đầu được các nhà
sản xuất phần mềm CAD nha khoa triển khai,
thông qua hai tiền đề chính:
1. - Chấm dứt thời hạn bản quyền về máng hướng
dẫn phẫu thuật của các nhà cung cấp giải pháp
lớn, khiến cho phần mềm lập kế hoạch và thiết kế
máng hướng dẫn không còn là “tài sản riêng” của
các nhà sản xuất implant hay liên quan.
2. - Sự bùng nổ của công nghệ tạo mẫu nhanh, và
chấm dứt bản quyền của hai công nghệ tạo mẫu
nhanh chính dùng trong tạo mẫu các loại máng
phẫu thuật cũng nhu máng chỉnh nha, như: SLA
(Stereo Lithography Application) và FDM
(Fused Depositing Machining), giúp cho giải
phóng và giảm chi phí đầu tư cho bài toán thiết bị
gia công tạo mẫu nhanh. Thiết bị tạo mẫu nhanh
theo các công nghệ này ngày càng nhỏ gọn, tinh
vi, chuyên môn hóa và được giảm giá thành đáng
kể.
Hình . Tạo mẫu nhanh thao công nghệ SLS/
DMLS (EOS Technology GmbH, Đức) và công
nghệ DLP/ SLA (EnvisionTEC GmbH, Đức).
Một số hãng sản xuất thiết bị chẩn đoán hình ảnh
kỹ thuật số hay một số các nhà sản xuất phần
mềm về chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số nắm bắt
được cơ hội này đã nhanh chóng và lần lượt kết
Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng
___________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 22/ 31
hợp với các nhà sản xuất giải pháp CAD/CAM
nha khoa để xây dựng nên module mới này. Siro-
na Dental GmbH (Đức) nhanh chóng kết hợp
thiết bị chẩn đoán hình ảnh của hãng là Gali-
leos® (sử dụng phần mềm hỗ trợ của i-CAT) và
giải pháp của mình cho dòng máng hướng dẫn
phẫu thuật cho một vị trí, cũng như gia công các
phục hình customized trên Ti-base và phục hình
tạm trên implant đối với giải pháp CAD/CAM
của mình cho cả hệ thống CEREC® chair-side và
hệ thống CEREC® in-Lab MC XL lẫn hệ thống
CEREC® inLab MC X5 (được mở rộng thêm
tính năng và hiệu suất gia công). Delcam PLC
kết hợp phần mềm DentalCAD® 2012 và cả dự
án FaceMAKER® 2012 (phần mềm duy nhất
chính thức về phục hình hàm mặt dùng cho labo
phục hình hàm mặt - triển khai tại Birmingham,
Vương quốc Anh) của mình với engine đọc file
*.dicom và phần lưới hóa mô hình tổng hợp từ dữ
liệu *.dicom của các module quét và thiết kế,
gồm: ScanIP, +CAD, +NURBS, PhysicModel,
của hãng Simpleware Ltd. (Vương Quốc Anh),
tuy nhiên do một số lý do, dù đã có module hoàn
thiện nhưng không thể thương mại hóa trong
phần mềm DentalCAD® 2012, còn dự án Face-
MAKER® 2012 thì hoàn toàn chấm dứt vào cuối
2013. 3Shape AG mở rộng phần triển khai phần
mềm CAD 3Shape Dental System® 2015 của
mình với engine đọc file *. dicom của các nhà
cung cấp phần mềm và thiết bị chẩn đoán hình
ảnh, đưa ra giải pháp tích hợp, gồm: module thiết
kế phục hình trên implant trong 3Shape De-
signer® 2014 và module 3Shape Implant Stu-
dio® 2015. Dental Wings Inc. kết hợp phần
mềm DWOS® 2015 của mình với giải pháp của
i-CAT, tạo thành module phần mềm thương
phẩm coDiagnostiX®, tạo thành module kép
DWOS synergy®. Trong khi đó, ExoCAD
GmbH tiến hành phối hợp với nhà cung cấp giải
pháp phần mềm về lập kế hoạch GuideMIA Inc.
(Hoa Kỳ), sử dụng engine chuyển đổi dữ liệu DI-
COM của hãng là GuideMIA DiCo và tích hợp
với phần mềm lập kế hoạch cấy ghép của của
hãng là GuideMIA3d. Mặt khác, ExoCAD
GmbH cũng cải thiện liên tục các tính năng liên
quan về thiết kế các dạng phục hình trên implant
trong module thiết kế của mình từ đơn giản đến
phức tạp, mặt khác cũng không ngừng liên kết
với các labo triển khai việc phối hợp và thử
nghiệm các giải pháp thực tế hỗ trợ cho labo phục
hình răng và phòng khám nha khoa phối hợp tối
hơn.
Ngoài các nhà cung cấp hàng đầu trên, còn có cả
các nhà giải pháp phần mềm nhỏ khác trong lãnh
vực này với những phát kiến riêng sáng tạo, một
trong số đó chính là đại diện đến từ Ý, Age Solu-
tion S.r.l. đã đưa ra giải pháp riêng của họ cho
phần thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật theo
phương pháp triple-protocol với 5 - point scan
template giúp định vị chính xác hơn vị trí của
máng so với hàm bệnh nhân dựa trên hệ thống bi
định vị, đó là phần mềm Arco 1.0 (Open Implant
Guided Surgery Software), do Age Solution S.r.l.
(Ý) và Open Technology S.r.l. (Ý) cùng phối
hợp triển khai dựa trên dòng máy quét quang học
Revenge của Open Technology S.r.l., hay
3Diemme S.r.l. (ltd.) (Ý) nhà cung cấp giải pháp
CAD “mở” riêng cho cấy ghép nha khoa, kể cả
thiết kế mở tất cả mọi thứ liên quan đến cấy ghép
trong cả phục hình trên implant và hàm mặt, đồng
thời cũng là một trong những nhà tiên phong
trong cung cấp giải pháp CAD/CAM gia công
xương khối cấy ghép trong nha khoa cho hãng In-
ibsi (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, cón có thêm các
nhà cung cấp phần mềm liên quan có giải pháp
mở đến từ Hàn Quốc, dựa trên một số hãng cung
cấp phần mềm chẩn đoán hình ảnh lớn, ví dụ như
OnDemand Inc., mặt khác một số hãng cung cấp
phần mềm nha khoa lớn khác cũng đang từng
bước đề xuất hợp tác với các nhà sản xuất phần
mềm CAD/CAM nha khoa, như: Anatomage
Corp. (Hoa Kỳ/ Phần mềm Invivo®), Patterson
Group (Hoa Kỳ/ Phần mềm Dolphine®), Blue
Sky Bio Inc. (Hoa Kỳ/ Phần mềm Blue Sky Bio
Implant Studio®), Materialise NV (Vương
quốc Bỉ/ Phần mềm Simplant® Pro), v.v...
chuyển từ trạng thái phần mềm “đóng” dùng
trong các trung tâm gia công máng hướng dẫn
phẫu thuật và các phục hình trên implant, sang
trạng thái phần mềm tích hợp hay “nửa mở”. Quá
trình hiện đang được thực hiện theo từng giai
đoạn cụ thể, với các công việc cụ thể, hy vọng
giải pháp liên quan đến phần mềm máng hướng
dẫn phẫu thuật cấy ghép sẽ được phổ biến và
“mở” hóa trong tương lai gần.
Tuy nhiên, một định hướng mới trong điều trị
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM
Dental CAD/CAM

More Related Content

What's hot

Immediate dentures
Immediate denturesImmediate dentures
Immediate denturesKate Maundu
 
Hướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungHướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungBi Hiểm
 
Buoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamBuoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamThanh Thai
 
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xươngGiới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xươngLE HAI TRIEU
 
odontogenic tumor- viet
odontogenic tumor- vietodontogenic tumor- viet
odontogenic tumor- vietLE HAI TRIEU
 
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nha
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nhaCác qui luật mở tủy trong điều trị nội nha
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nhaLE HAI TRIEU
 
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)DentechUMP
 
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt ranrung
 
Hinh anh bat thuong rang phan 1
Hinh anh bat thuong rang phan 1Hinh anh bat thuong rang phan 1
Hinh anh bat thuong rang phan 1nationwin
 
Chấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emChấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emHoàng NT
 
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCT
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCTNGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCT
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCTLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Cau hoi ve Implant
Cau hoi ve ImplantCau hoi ve Implant
Cau hoi ve ImplantGiang Dinh
 
Sự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thươngSự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thươngLE HAI TRIEU
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopHai Trieu
 

What's hot (20)

Immediate dentures
Immediate denturesImmediate dentures
Immediate dentures
 
Hướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungHướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khung
 
Buoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamBuoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien ham
 
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xươngGiới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xương
 
dental veneers
dental veneersdental veneers
dental veneers
 
odontogenic tumor- viet
odontogenic tumor- vietodontogenic tumor- viet
odontogenic tumor- viet
 
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nha
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nhaCác qui luật mở tủy trong điều trị nội nha
Các qui luật mở tủy trong điều trị nội nha
 
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...
Nghien cuu thuc trang mat rang va nhu cau dieu tri cua nguoi cao tuoi tai qua...
 
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAYLuận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
 
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)
Tru phuc hinh ca nhan trong cong nghe CAD/CAM - Ly thuyet va thuc te (P.1)
 
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAYHiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
 
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt
Tổng hợp các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt
 
Hinh anh bat thuong rang phan 1
Hinh anh bat thuong rang phan 1Hinh anh bat thuong rang phan 1
Hinh anh bat thuong rang phan 1
 
Chấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emChấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ em
 
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
 
Bai giang rang ham mat
Bai giang rang ham matBai giang rang ham mat
Bai giang rang ham mat
 
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCT
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCTNGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCT
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÂN CHÂN RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI TRÊN CBCT
 
Cau hoi ve Implant
Cau hoi ve ImplantCau hoi ve Implant
Cau hoi ve Implant
 
Sự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thươngSự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thương
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chop
 

Similar to Dental CAD/CAM

Drp 04 smile design solution(viet)
Drp 04   smile design solution(viet)Drp 04   smile design solution(viet)
Drp 04 smile design solution(viet)Lam Dao
 
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...Vn-net Simso
 
PHAY CNC
PHAY CNCPHAY CNC
PHAY CNCLê Duy
 
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)Trung tâm Advance Cad
 
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máyTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06nataliej4
 
Brochure i mes icores (co-ritec) - viet
Brochure i mes icores (co-ritec) - vietBrochure i mes icores (co-ritec) - viet
Brochure i mes icores (co-ritec) - vietDentechUMP
 
Gia cong co khi nang cao voi pro e
Gia cong co khi nang cao voi pro eGia cong co khi nang cao voi pro e
Gia cong co khi nang cao voi pro eckm03103165
 
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tai lieu huong dan phan mem du toan
Tai lieu huong dan phan mem du toanTai lieu huong dan phan mem du toan
Tai lieu huong dan phan mem du toanvanminhctsc
 
Huong dan su dung phan mem du toan ct
Huong dan su dung phan mem du toan ctHuong dan su dung phan mem du toan ct
Huong dan su dung phan mem du toan ctvanminhctsc
 
Ebook 7QC Tools_ITG.pdf
Ebook 7QC Tools_ITG.pdfEbook 7QC Tools_ITG.pdf
Ebook 7QC Tools_ITG.pdfssuserb53d4f
 
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.doc
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.docĐồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.doc
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.docMan_Ebook
 
Giao trinh tdhtkcd tong hop - draft
Giao trinh tdhtkcd   tong hop - draftGiao trinh tdhtkcd   tong hop - draft
Giao trinh tdhtkcd tong hop - draftHuynh Thi
 
Datn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động doneDatn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động doneHuy Tuong
 
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc DuyBài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc DuyTrung Thanh Nguyen
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...sividocz
 

Similar to Dental CAD/CAM (20)

Drp 04 smile design solution(viet)
Drp 04   smile design solution(viet)Drp 04   smile design solution(viet)
Drp 04 smile design solution(viet)
 
Cong nghe cadcam
Cong nghe cadcamCong nghe cadcam
Cong nghe cadcam
 
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...
Nghien cuu xay_dung_phan_mem_chuyen_doi_du_lieu_do_cua_may_do_toa_do_3d_qm333...
 
PHAY CNC
PHAY CNCPHAY CNC
PHAY CNC
 
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)
Thiết kế khuôn nâng cao solidworks ( demo)
 
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy
4.1.2. ứng dụng công nghệ cadcamcar trong việc chế tạo máy
 
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT KÊ GUỒNG QUAY CƯỚC CÂU CÁ f739fa06
 
Brochure i mes icores (co-ritec) - viet
Brochure i mes icores (co-ritec) - vietBrochure i mes icores (co-ritec) - viet
Brochure i mes icores (co-ritec) - viet
 
Gia cong co khi nang cao voi pro e
Gia cong co khi nang cao voi pro eGia cong co khi nang cao voi pro e
Gia cong co khi nang cao voi pro e
 
Thiết kế- chế tạo bộ khuôn ép nhựa phục vụ ngành công nghiệp nhựa
Thiết kế- chế tạo bộ khuôn ép nhựa phục vụ ngành công nghiệp nhựaThiết kế- chế tạo bộ khuôn ép nhựa phục vụ ngành công nghiệp nhựa
Thiết kế- chế tạo bộ khuôn ép nhựa phục vụ ngành công nghiệp nhựa
 
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
 
Tai lieu huong dan phan mem du toan
Tai lieu huong dan phan mem du toanTai lieu huong dan phan mem du toan
Tai lieu huong dan phan mem du toan
 
Huong dan su dung phan mem du toan ct
Huong dan su dung phan mem du toan ctHuong dan su dung phan mem du toan ct
Huong dan su dung phan mem du toan ct
 
Ebook 7QC Tools_ITG.pdf
Ebook 7QC Tools_ITG.pdfEbook 7QC Tools_ITG.pdf
Ebook 7QC Tools_ITG.pdf
 
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.doc
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.docĐồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.doc
Đồ án Công nghệ CAD-CAM-CNC, Bùi Đức Hòa.doc
 
Giao trinh tdhtkcd tong hop - draft
Giao trinh tdhtkcd   tong hop - draftGiao trinh tdhtkcd   tong hop - draft
Giao trinh tdhtkcd tong hop - draft
 
Datn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động doneDatn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động done
 
Tin10_Chuong01_Bai_8
Tin10_Chuong01_Bai_8Tin10_Chuong01_Bai_8
Tin10_Chuong01_Bai_8
 
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc DuyBài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Nhân Sự Tại Trường Đại Học Dân L...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Dental CAD/CAM

  • 1. See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/295704452 A Review of Dental CAD/CAM Technology: A Story of Past and Present Article · March 2016 CITATIONS 0 READS 2,279 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Dental implant surgery guided splint freeware solution View project Lam Dao - Ngoc 4 PUBLICATIONS   0 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Lam Dao - Ngoc on 23 February 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file.
  • 2. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 1/ 31 CÔNG NGHỆ CAD/CAM NHA KHOA: CÂU CHUYỆN QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI. ThS. Đào Ngọc Lâm † † Bộ môn Kỹ thuật Phục hình răng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tóm tắt: Công nghệ CAD/CAM nha khoa đã đạt những thành tựu đáng kể, từng bước đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu của ngành công nghiệp nha khoa theo cả chiều sâu và chiều rộng, cả về mặt lâm sàng và labo phục hình nha khoa nói chung, hay phục hình răng hàm mặt nói riêng. Tuy nhiên, những thành quả trên đã phải trải qua một quãng thời gian rất dài để thử nghiệm và phát triển dựa trên sự chia sẻ tri thức - kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ cả về mặt chuyên môn giữa nha sỹ - chuyên viên labo phục hình - kỹ sư công nghệ, cũng như sự thỏa mãn của các khách hàng đầu cuối - bệnh nhân. Lịch sử đã qua chính là nền tảng của những thành tựu thực tại và cơ sở để chúng ta mơ ước tới tương lai. Việc ghi nhận lịch sử phát triển của công nghệ CAD/CAM nha khoa thế giới sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn tổng quát về tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng kỹ thuật số trong nha khoa gần đây. ________________________ DENTAL CAD/CAM TECHNOLOGY CAD / CAM: A STORY OF PAST AND PRESENT. MSc.MEE. Dao Ngoc Lam † † Department of Dental Technology, Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City. Abstract: By the time, dental CAD/CAM technology achieved the significant and reliable success, which is adapting more in depth and more in variety of dental industry demands, for both clinical professionals and dental laboratory experts, or odonto-stomatology restoration technology in general. Obviously, those positive results had experienced by a lot of developing test and improvement, seeded and cuti- vated by not only the close and mutual collaboration of dental professionals, dental laboratory experts and engineering experts, but also the adaption feedback from the end-users, known as our patients. The past is not only the foundation of the current achievements, but also the way to the future dream. This general timeline panorama of the dental CAD/CAM technology development of global dentistry shows up an overview the impact of dental digital revolution in these recent days. ________________________ TỔNG QUAN Công nghệ CAD/CAM thường được nhắc đến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cả ngành công nghiệp nha khoa nói riêng, hay trong ngành công nghiệp y khoa nói chung. Tùy theo nhu cầu thực tế của mỗi ngành ứng dụng cụ thể, dù có cùng nguyên lý chung, giải pháp công nghệ CAD/CAM cho mỗi ngành sẽ có những đặc thù riêng của ngành, hình thành nên một nhánh phát triển riêng biệt. Tương tự, công nghệ CAD/CAM trong nha khoa cũng có những đặc thù riêng, tạo thành một nhánh phát triển riêng rẽ được gọi là “công nghệ CAD/CAM nha khoa” (Dental- CAD/CAM technology), là một phần của “công nghệ CAD/CAM”, hay “công nghệ CAD/CAM công nghiệp” nói riêng. Vậy CAD/CAM là gì? Theo định nghĩa về kỹ thuật công nghiệp, CAD và CAM là hai thuật ngữ riêng biệt mô tả cho hai
  • 3. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 2/ 31 tác vụ khác nhau được hỗ trợ bởi máy tính, gồm: CAD = Computer Aided Design, thuật ngữ về thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính. CAM = Computer Aided Manufacturing, thuật ngữ về lập kế hoạch gia công có sự hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường gộp chung hai thuật ngữ này lại thành “CAD/CAM” để mô tả một quá trình từ thiết kế đến lập kế hoạch sản xuất có sự hỗ trợ máy tính trong sản xuất hiện đại, nhấn mạnh sự chuyển đổi từ mặt ý tưởng thiết kế đến kế hoạch gia công hoàn thiện một sản phẩm cụ thể. Điều đó đồng nghĩa một công nghệ sản xuất hoàn chỉnh có sự hỗ trợ của máy tính sẽ không chỉ gồm CAD và CAM, mà còn phải có thêm ít nhất phần thiết bị gia công đầu cuối, cũng được điều khiển bằng máy tính, thường được gọi với thuật ngữ là “CNC” (Com- puterized numerical control). Các máy gia công đầu cuối, hay dây chuyền thiết bị sản xuất nói chung, được điều khiển bằng kỹ thuật số và máy tính, đều được gọi chung là “máy CNC”. Nói cách khác, một máy gia công cắt gọt (tiện, phay, mài, khoan, cắt laser, v.v...), hay một máy tạo mẫu nhanh (hay máy in lập thể (3D pritnter/ Rapid prototyper)), hay một máy hàn, hay một cánh tay robot (robotic activator), v.v..., nếu được điều khiển bằng kỹ thuật số và máy tính, đều được gọi là máy CNC. Vậy một hệ thống sản xuất có sự hỗ trợ máy tính sẽ tối thiểu gồm ba phần: (1) CAD, (2) CAM và (3) CNC, do đó người ta thường cùng thuật ngữ mô tả đầy đủ là “công nghệ CAD/CAM/CNC”, hay còn được gọi tắt là “công nghệ CIMS” (Computer Integrated Manufacturing System). Trong nha khoa, chúng ta sẽ có các thuật ngữ ”hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa” và “hệ thống CIMS nha khoa”. Một hệ thống CIMS bao gồm cả quản lý điện tử cho toàn bộ hệ thống sản xuất, từ nhập, phân phối, theo dõi, kiểm tra/đảm bảo chất lượng, đóng gói sản phẩm, cho đến quản lý cả hệ thống tồn kho nguyên - nhiên - vật liệu, quản lý kế hoạch bảo trì - sửa chữa, v.v... Một trong những điểm cần lưu ý, bản chất của công nghệ CAD/CAM/CNC trong nha khoa chính là giải pháp chế tạo ra các phục hình răng - hàm - mặt bằng “chuỗi công cụ hỗ trợ” CAx có sự hỗ trợ của máy tính, nói cách khác, kết quả sau cùng phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của người sử dụng công cụ. Chúng ta sẽ đánh giá “mức độ thông minh” hay “mức hỗ trợ”của chuỗi công cụ này, qua định nghĩa CAx (Computer Axx X/ một tác vụ (ví dụ như: thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, quản lý, bảo tri - sửa chữa, v.v...)). Theo giai đoạn, từ “Axx” trong các thuật ngữ trên được tái định nghĩa theo mức độ tăng dần về “mức độ thông minh” hay “mức hỗ trợ” theo cùng sự phát triển của khoa học - công nghệ và nhu cầu thực tế, như sau: “Aimed” (1950 - 1978), “Aided” (1978 - 1999), “Assisted” (1980 - nay), hay khái niệm mới “AI” (Artificial Intelligent ) (trong tương lai). Mặt khác, thuật ngữ CAx cho thấy hệ thống CIMS sẽ trở nên đa dạng và linh hoạt hơn rất nhiều về khả năng “(tự) tích hợp” ((self)-inte- grated ability)), dựa trên nền tảng công nghệ xuyên suốt toàn bộ hệ thống - tổ hợp dữ liệu “có thể kỹ thuật số hóa được” (Digitalized-able Dataset Integration = DaDI). Về mặt lý thuyết trong công nghiệp nha khoa nói riêng, “CAD” là thuật ngữ chỉ toàn bộ mọi tác vụ liên quan về thiết kế, thường gồm các tác vụ chính sau, như: mô hình hóa (modelling), tối ưu hóa thiết kế (optimization), thiết lập hồ sơ thiết kế (design documentation), xuất bản vẽ điện tử (electroning design export). Trong đó, “mô hình hóa” thường được hiểu là dựng mô hình hình học 2D hay 3D, trong một số trường hợp còn được gọi là CAGD (Computer Assisted Graphic Drafting (2D)/ Computer Assisted Graphic Design (2D/3D)”; “tối ưu hóa thiết kế” thường được hiểu là các công cụ tính toán (calculation), mô phỏng vật lý (physic simulation) và mô phỏng hoạt động (operation/assembly simulation) để cải thiện và tăng chất lượng thiết kế, còn được gọi chung là CAE (Computer Assisted Enginering); “thiết lập hồ sơ thiết kế” được hiểu là các chức năng lập các hổ sơ quản lý thiết kế điện tử phục vụ cho công tác trao đổi phản hồi về bản thiết kế; “xuất bản vẽ điện tử” là tác vụ cuối cùng trong quy trình thiết kế, chuyển đổi các dữ liệu thiết kế thành định dạng tương thích để chia sẻ (*.cs (Pro- cera Design/ Nobel Pharma), *.cdt, *.sdt (CER- EC3D/Sirona GmbH), *.art (CERCONArt/Degu- dent GmbH), *.dcm (3Shape Design/3Shape AG), *.ddz (DentCAD/Delcam PLC), v.v... ), hay định dạng có cấu trúc thích hợp để lập kế hoạch
  • 4. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 3/ 31 gia công (dạng chuẩn công nghiệp thông dụng, như: stl, iges, asc, obj, stp, v.v...). Thuật ngữ “CAM” lại chỉ toàn bộ các tác vụ liên quan đến lập kế hoạch gia công, thường gồm các tác vụ chính sau, như: khai báo ban đầu (initial config- uration), bố trí mẫu gia công (nesting và pinning), thiết lập chế độ gia công (manufacturing strategy setup), tạo đường gia công (manufacturing path generation) và xuất đường chạy dao (NC codes export). Trong đó, “khai báo ban đầu” thường gồm các khai báo/ chọn lựa về thiết bị gia công đầu cuối (máy phay 4/5 trục, máy tiện-phay 4/5 trục, máy tạo mẫu nhanh (DLP, FFF, SLA, SLS/DMLS), máy bẻ cung môi, v.v...), loại phục hình (sườn, mão, inlay/onlay, veneer, cầu, abut- ment, v.v...), vật liệu cần gia công (sáp, PMMA, PEEK, BioHPP, sứ glass, sứ alumina, sứ zirconia, sứ lai, titanium, hợp kim Co-Cr, v.v...) và loại phôi (tùy theo kích thước, có phôi dĩa (disc), phôi thỏi (block), phôi premill (premill monoblock), v.v...); “bố trí mẫu gia công” thường gồm các tác vụ như: bố trí mẫu gia công trên phôi (nest- ing), gắn pin định vị (pinning), gắn pin thiêu kết (sintering pinning) và gắn khung định hình (stabi- lizer adding); “thiết lập chế độ gia công” gồm các tác vụ như: chọn chế độ (chiến thuật) gia công cắt gọt/ in lập thể) và chọn chất lượng gia công đầu ra (draft/ fast/ normal/ detailed); tạo đường gia công thường gồm các tác vụ, như: tính toán đường gia công tương đối giữa phôi/ bàn máy so với dao cụ (máy cắt gọt)/ đầu phun (máy in lập thể), kiểm tra mô phỏng và hiệu chỉnh/ tối ưu hóa đường gia công; xuất đường chạy dao là công đoạn cuối cùng nhằm chuyển đổi các đượng chạy dao thành các câu lệnh mã hóa dưới dạng file NC, tùy theo hệ ngôn ngữ của bộ điều khiển máy gia công (ví dụ như G-codes, IJK codes, v.v...). Cuối cùng, thuật ngữ “CNC” là thuật ngữ nói về các máy gia công đầu cuối tạo ra sản phẩm sau cùng - phục hình răng hàm mặt - được điều khiển bằng máy tính, liên quan đến tất cả các vấn đề giao tiếp giữa CAM và CNC, hay tất cả các vấn đề liên quan đến máy gia công nói chung, như: dao cụ, vật liệu, phôi, đồ gá, dung dịch tưới nguội, chế độ cắt v.v... Như đã trình bày ở trên công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa chính là một tổ hợp giải pháp được đúc kết bởi nha sỹ, chuyên gia labo phục hình và kỹ sư công nghệ (công nghệ thông tin, cơ khí, cơ điện tử, vật liệu, v.v...), vậy người vận hành giải pháp công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa cần phải chuẩn bị cho mình những hàng trang gì, những kỹ năng gì, những yêu cầu gì và có những mong đợi gì đối với công nghệ này? Hãy cùng theo dõi điều đó theo dòng thời gian từ quá khứ đến nay và những phát triển của công nghệ này trước những tương tác của công nghệp nha khoa. LƯỢC SỬ HAY “CÂU CHUYỆN CỦA QUÁ KHỨ ...” Khi nói đến công nghệ CAD/CAM/CNC, chúng ta liên tưởng dễ dàng sự phát triển của công nghệ này sẽ đi kèm theo sự phát triển của máy tính, điều khiển tự động kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa khởi nguồn, kế thừa và phát huy một cách có chọn lọc và chính chắn các kinh nghiệm, thành tựu, thất bại, cơ hội và cả những khó khăn thách thức tương lai của “người đi trước” công nghệ CAD/CAM/CNC công nghiệp về các vấn đề “đồng dạng”. Ngược dòng lịch sử, câu chuyện về một hệ thống chế tạo trên máy tính trong nha khoa sẽ diễn ra như thế nào? Như đã biết máy tính đã được phát triển từ những mô hình phức tạp và khổng lồ theo đúng nghĩa đen của nó từ thập niên 1940 cho mục đích chủ yếu là tính toán đại số, ký hiệu và một vài ứng dụng liên quan đến vector.Từ năm 1949 đến năm 1952, một số phát kiến ra đời đã làm thay đổi diện mạo và ứng dụng của máy tính “khủng” đương thời, như: động cơ servo điều khiển xung (1949), máy tính kỹ thuật số tự chuyển đồng dạng để tính toán các vật thể dựa trên các vector thu được trên radar (1951) và quy trình mô hình hóa đơn giản một hình dạng hình học trên công cụ vẽ kỹ thuật số ra đời (1952). Douglas T. Ross, người đưa ra thuật ngữ “CAD”, đã đưa ra một hướng phá triển mới cho ứng dụng máy tính dựa trên sự tương tác trên màn hình hiển thị của máy tính điều khiển radar, đó là ứng dụng về đồ họa. Hàng loạt chuyên gia thiết kế đã bắt đầu phát triển hàng loạt các ứng dụng đồ họa xây dựng trên tín hiệu mạch logic điện tử. Trải qua hàng loạt thất bại và những khó khăn về công nghệ, ứng dụng đồ họa trên máy tính đã có những thành quả đầu tiên
  • 5. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 4/ 31 trong việc thiết kế các bản vẽ hình học đơn giản dựa trên thiết bị vẽ kỹ thuật số SketchPAD, do MIT phát triển dựa trên thư viện các hàm toán mô phỏng. Đến giữa thập niên 1960, giải pháp này mới được triển khai rộng rãi trong các dự án quốc phòng và các ngành công nghiệp nặng trọng điểm, như công nghiệp hàng không - vũ trụ (Tập đoàn Lockheed, Hoa Kỳ), công nghiệp ô tô (Chrysler Daimler, Hoa Kỳ và Mercedes, Đức), công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử cần thiết kế các mặt cong lập thể. Hàng loạt các nghiên cứu tự phát của nhiều nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật lập trình NC và phân tích thiết kế, thuộc các tâp đoàn được triển khai và rất lâu sau này mới được công bố, và các nghiên cứu này được hỗ trợ rất nhiều bởi hàng loạt các nghiên cứu về các đường cong đa bậc, được khởi xướng từ thập niên bởi Robert Issac Newton (Rhode Island, Hoa Kỳ), đến thập niên 1950 có các nghiên cứu của Pierre Bézier và Paul de Casteljau (Hãng Citroen, Pháp), Steven Anson Coons (MIT và Hãng Ford, Hoa Kỳ), James Ferguson (Hãng Boeing, Hoa Kỳ), Carl de Boor (Hãng General Motors, Hoa Kỳ) , đến thập niên 1960 có các nghiên cứu của Birkhoff và Garibedian (Hãng General Motors, Hoa Kỳ) và đến thập niên 1970 có các nghiên cứu của W. Gordon (Hãng General Motors, Hoa Kỳ) và R.Riesenfeld. Tuy nhiên, bằng sáng chế về hệ thống CAD/CAM 3D được ghi nhận cho Pierre Bezier (lúc này đã làm việc cho Hãng Renault, Pháp), sau khi công bố các nghiên cứu về bề mặt đồng nhất UNISURF (1966 - 1968), giúp công tác thiết kế đồ họa trên máy tính các mặt cong trong ngành công nghiệp ô tô trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, SketchPAD do Ivan Sutherland (MIT, Hoa Kỳ) mới chính là phát minh mấu chốt để tăng tính tương tác giữa nhà thiết kế với máy tính thông qua bút vẽ quang học một cách trực tiếp, được xem là phương thức tương tác người dùng đầu tiên cho giải pháp CAD/CAM. Nghiên cứu về công nghệ CAD/CAM/CNC đã chính thức được nghiên cứu và quan tâm ở nhiều quốc gia khác nhau, cả ở châu Mỹ, châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Ý, v.v...) và châu Á (Nhật Bản). Những phiên bản đầu tiên của giải pháp CAD/CAM/CNC đầu tiên chỉ được thương mại hóa cho và phát triển riêng bởi các tập đoàn và công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không và điện tử lớn, bởi họ có đủ khả năng tài chánh để đầu tư hệ thống máy tính có cấu hình cao thích hợp, như: Hãng General Motors (Hoa Kỳ), Hãng IBM (Hoa Kỳ), Tập đoàn Lockheed (Hoa Kỳ) và Hãng Renault (Pháp). Cho đến giữa thập niên 1970, một số giải pháp phần mềm CAD phổ thông được xây dựng cho nhiều mục đích và thương mại hóa rộng rãi mới được phát triển và phổ biến, như: ADAM (TS.P.J.Hanratty, 1971), Unigraphics (McDonnell Douglas), CADDS (Computervision), v.v... , bởi sự ra đời của máy tính cá nhân, giúp việc sử dụng và đầu tư máy tính các nhân trở nên dễ dàng hơn trong cã hội. Trong thập niên 1980, hàng loạt giải pháp về phần mềm CAD lập thể (3D CAD soft- ware) ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử CAD/CAM/CNC. “Câu chuyện của Francois Duret” hay “Câu chuyện về cách mạng Pháp” Hình . GS.TS.BS. Francois Duret (Pháp) [1]. Nhận thấy được tầm ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CNC trong công nghiệp và sự phát triển của máy tính cá nhân có thể đáp ứng được nhu cầu trong nha khoa, năm 1971, BS. Francois Duret (Khoa Y - Nha, Đại học Paris, Pháp), đã tiến hành nghiên cứu thiết bị lấu dấu quang học và đưa ra ý tưởng ứng dụng công nghệ
  • 6. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 5/ 31 CAD/CAM/CNC trong nha khoa trong luận văn nghiên cứu sinh tiến sỹ của mình (1973), và đăng ký bản quyền về phương pháp thu thập dữ liệu lập thể bằng phương pháp quang học không tiếp xúc (đăng ký năm 1978, tại Pháp). Do đó, ông được xem là “cha đẻ của công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa”. Nghiên cứu của ông đã đặt nền móng mới cho kỹ thuật lất dấu kỹ thuật số khác với kỹ thuật lấy dấu tiếp xúc của hệ thống CAD/CAM Procera (Nobel BioCare, Thụy Điển) và hệ thống CAD/CAM Incise (Renishaw, Anh). Tuy nhiên, hướng tiếp cận của TS. F.Duret lúc bấy giờ là hướng cận công nghiệp, dùng giải pháp công nghiệp để đáp ứng bài toán phục hình kỹ thuật số trong nha khoa và ông chỉ thực hiện được các phục hình đơn lẻ, như: sườn, mão, in- lay, onlay, veneer, v.v... Nghiên cứu của ông sau đó được các BS. John Young và BS. Bruce Altschuler (Hoa Kỳ) tiếp tục nghiên cứu và triển khai về kỹ thuật mapping bề mặt phức hợp bằng quang học (1977). Năm 1984, TS. F. Duret đã phát triển giải pháp CAD/CAM/CNC Duret (1984) dùng gia công sườn và mão phục hình đơn. Ban đầu, TS. F.Duret hợp tác và phát triển giải pháp của mình với Hennson International Company (Vienne, Pháp), do đó còn có một tên gọi khác là hệ thống CAD/CAM nha khoa Hennson. Hennson International Compnay (Vi- enne, Pháp) sau đó được SOPHA Bioconcept Inc (Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) mau lại và sát nhập vào hệ thống. Hình . Hệ thống CAD/CAM Hennson (tại phòng thí nghiệm của GS. Francois Duret, Paris). Hệ thống này nhanh chóng được SOPHA Biocon- cept Inc. (Los Angeles, CA, Hoa Kỳ), thương mại hóa dưới tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa SOPHA Bioconcept. Máy đầu tiên được lắp đặt tại Paris, Pháp. Tuy nhiên, Giải pháp này nhanh chóng bị thất bại trên thị trường vì giá thành cao, vận hành phức tạp và cần có một trình độ về chuyên môn của khối kỹ thuật khá cao. Năm 1993, SOPHA Bioconcept Inc.chính thức rời khỏi thị trường CAD/CAM nha khoa thế giới. Ý tưởng của F. Duret đã mở ra một kỷ nguyên mới về nha khoa kỹ thuật số cho cả lâm sàng và labo phục hình răng trong lãnh vực nha khoa phục hình. “Câu chuyện thành công” của ông cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của công nghệ CAD/CAM nha khoa in-lab (công nghệ CAD/CAM nha khoa trong labo phục hình răng), hay còn được gọi là giải pháp công nghiệp quy mô nhỏ, hay còn gọi là các giải pháp CAD/CAM/CNC nha khoa “mở” sau này, đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho các sáng chế liên quan đến thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng sau này. “Câu chuyện của hệ thống CAD/CAM dành cho nha sỹ” hay “Câu chuyện Thụy Sỹ” Hình . GS.TS.BS. Werner H. Mörmann và TS. Marco Bradestini bên cạnh máy CEREC 1, còn được gọi là hệ thống CITRIN (tại Đại học Zurich, Thụy Sỹ). Năm 1980, tại Trường Y - Nha, đại học Zürich (Thụy Sỹ), GS.TS.BS. Werner H. Mörmann đã
  • 7. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 6/ 31 đưa ra ý tưởng xây dựng một hệ thống CAD/CAM nha khoa nhỏ gọn, đặt ngay tại phòng khám, giúp giảm thiểu tối đa thời gian hẹn của bệnh nhân trong những trường hợp cần phục hình cố định đơn lẻ, thuật ngữ “dental chair-side CAD/CAM system” (hệ thống CAD/CAM nha khoa tại ghế) được ra đời, đánh dấu một nhành phát triển riêng theo nhu cầu của nha sỹ - bệnh nhân của công ghệ CAD/CAM/CNC nha khoa. Ông phối hợp với nghiên cứu sinh Marco Bra- destini, Trường Công nghệ thông tin, Đại học Zürich (Thụy Sỹ) cùng nhau nghiên cứu và triển khai ý tưởng này, với giải pháp sử dụng thiết bị lấy dấu quang học không tiếp xúc (do TS. F.Dur- et đề xuất 1973) kết hợp phần mềm và một máy gia công phay 3,5 trục nhỏ gọn, có chế độ cắt ướt trên vật liệu sứ thủy tinh thiêu kết sẵn, dễ dàng đặt trong phòng khám, ngay tại ghế nha. Do đó, GS.TS.BS. Werner H. Mörmann và TS. Marco Bradestini đồng được xem như là “cha đẻ của hệ thống CAD/CAM nha khoa chair-side”. Sản phẩm đầu tay của họ phát triển có tên là CITRIN system, do có màu vàng chanh. Từ năm 1984 trở đi, hệ thống CAD/CAM này tiến hành thử nghiệm hàng loạt các thí nghiệm lâm sàng với các dòng vật liệu sứ thiêu kết sẵn chuyên dụng trong nha khoa, khởi đầu bởi các mốc thời gian sau: thử nghiệm phôi sứ VITA Mark I (1984), gắn phục hình sứ VITA Mark 1 đầu tiên được gia công bằng hệ thống CITRIN trên lâm sàng trên miệng bệnh nhân (1985). Sự thành công sau đó về mặt lâm sàng của CITRIN, đã đánh dấu một cơ hội mới cho công nghệ này. Năm 1987, Hãng Siemens (Đức) mua lại phát minh của W.H.Mörmann và M.Bradestini, thương mại hóa với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC1, chỉ gia công sườn, xây dựng trên hệ điều hành riêng của máy. Đây là hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa được phát triển trong giai đoạn đầu còn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC tiếp tục được phát triển không ngừng với các phiên bản CEREC2 (1994), phát triển từ hệ thống CER- EC1, có bổ sung thêm tính năng thiết kế và gia công inlay, onlay, veneer và mão; phiên bản CEREC3 (2000) chuyển sang cài đặt trên hệ điều hành Windows, phần mềm nâng cấp lên phiên bản CEREC3D (2003). Từ năm 1997, Hãng Siro- na GmbH (Đức) mua lại Siemens AG Dental và trở thành nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC cho đến nay. Đến năm 2007, Siro- na giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa 4 trục dùng trong labo phục hình được gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC in-Lab MCXL, sử dụng thiết bị lấy dấu kỹ thuật số iTero theo công nghệ chụp hình (photometry), đến 2009, thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng chuyển sang công nghệ CEREC BlueCAM, dùng bước sóng xanh ngắn. Hình . Các thế hệ hệ thống CEREC (từ trái qua phải): mẫu CITRIN, CEREC 1, CEREC 2 và CEREC 3 (nguồn http://machadomiranda.com.br). Năm 2010, áp dụng nghiên cứu đa ngành của các nhóm nghiên cứu của GS.TS Albert Mehl (Đại học Zürich, Thụy Sỹ) và nhóm nghiên cứu GS Volke Blanz (Đại học Siegen), họ đưa tra chức năng tái tạo khớp cắn sinh học thực Biogeneric cho phiên bản CAD. Phần mềm CAD của CER- EC năng cấp lên phiên bản 4.0 vào 2011, cùng lúc giới thiệu thế hệ thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng đầu tiên không sử dụng bột, CEREC OmniCAM (2012). Đến năm 2015, hệ thống CEREC và Hãng Sirona chính thức bước vào thị trường của Hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa dành cho labo với dòng máy phay 5 trục,cắt phôi dĩa chuẩn đường kính 98,5mm, với tên gọi CER- EC MCX5. Dựa trên sự phát triển của phát minh giai đoạn đầu tiên của cả GS.TS. F. Duret và GS.TS. W. H. Mörmann, một số hãng khác cũng đưa ra các giải pháp riêng của mình trong nhánh giải pháp CAD/CAM/CNC nha khoa chair-side, như hệ thống LAVA C.O.S. (3M Espe, Hoa Kỳ), Hệ thống E4D (D4D Technology, Hoa Kỳ), sau
  • 8. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 7/ 31 này được mua lại bởi Tập đoàn Henry Schein (Hoa Kỳ) và khá nhiều ý tưởng cho giải pháp tích hợp cho bài toán chair-side của nhiều giải pháp có sẵn khác, như của thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng của 3Shape AG (Đan Mạch), Dental Wings (Canada), Carestream (Hoa Kỳ), Densys3D (Israel), IoDIS (Hoa Kỳ), Condor (Pháp), v.v... “Câu chuyện sản xuất công nghiệp” hay “Câu chuyện của thần Thor và các Titan” Hình . GS.TS. Matts Anderson - cha đẻ của hệ thống Procera của Nobel BioCare, hiện đang là CEO và CTO của Ortoma AB (Thụy Điển). (nguồn: http://www.ortoma.com/about-orto- ma/board-and-management/) Năm 1987, GS.TS, Matts Anderson (Thụy Điển), cha đẻ của hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa của Hãng Nobel Pharma), sử dụng công nghệ lấy dấu kỹ thuật số tiếp xúc, phần mềm thiết kế và gia công các phục hình sứ dựa trên kỹ thuật gia công đai và gia công sườn phục hình bằng alumina, đồng thời sử dụng công nghệ gia công bằng tia lửa điện (EDM = Electrical Discharge Machining), trong gia công vật liệu hợp kim không quy nói chung (NPM = Non Precious Metals) và hợp kim titanium và thiết lập một quy trình công nghệ khép kín để xử lý tất các dòng sản phẩm phục hình từ sứ đến phục hình trên im- plant. Dựa trên ý tưởng của về tự động hóa và ro- bot hóa, được gợi ý trong CAD/CAM/CNC công nghiệp từ 1957, GS Matts Anderson quyết định xây dựng hệ thống sản xuất hoàn toàn hiện đại và khép kín, có quy mô sản xuất công nghiệp đầu tiên trong nha khoa bắt đầu từ năm 1982. Năm 1993, với sự hậu thuẫn về tài chánh của hãng No- bel BioCare, giải pháp về trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha khoa Procera đầu tiên ra đời, được phát triển đầu tiên ở Thụy Điển, sau đó tại Nhật Bản. Giải pháp tiếp nhận đơn hàng hay mẫu hàm điện tử thông qua dữ liệu lấy dấu kỹ thuật số từ các trung tâm tiếp nhận hay trực tiếp từ khách hàng - trung tâm nha khoa chuyển qua mạng, các đơn hàng này sẽ được thiết kế và gia công theo giải pháp sản xuất khép kín tại các trung tâm gia công CAD/CAM/CNC của Nobel BioCare, hệ thống CAD/CAM được sử dụng có tên là hệ thống Procera, điển hình cho một hệ thống CAD/CAM nha khoa đóng điển hình, tương tự như hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC (Sirona).giai đoạn đầu. Hình . Máy quét tiếp xúc (CPS) Piccolo® và Forte® của Nobel BioCare (được OEM bởi Renishaw , Vương quốc Anh) [1]. Ý tưởng của GS. M.Anderson chính là cầu nối cho hàng loạt trung tâm gia công CAD/CAM/CNC chuyên nghiệp có quy mô lớn trên toàn thế giới, trong nhiều mảng khác nhau, có thể trong lãnh vực phục hình sứ nha khoa (Diaderm Milling Center, Glidewell Milling cen- ter, v.v...), phục hình trên implant (AstraTech/ Atlantis Milling Center, ), khí cụ chỉnh nha (Invi- salign Manufacturing Center (Mexico), Eligner Manufacturing Center (Thụy Sỹ), Clearlingner Manufacturing Center, v.v...) khó cụ bảo vệ nha
  • 9. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 8/ 31 khoa (OPRO Manufacturing Center (Hà Lan)), v.v... tham khảo và áp dụng thành công. Đồng thời, ý tưởng về quản lý điện tử trong labo phục hình răng chuyên nghiệp có ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa có quy mô nhỏ và vừa cũng được mô hình do GS. M. Anderson thuyết phục về tính hiệu quả thực tiễn. Do đó, chúng tá có thể coi GS. Matts Anderson là “cha đẻ của ý tưởng gia công CAD/CAM/CNC nha khoa tập trung có quy mô sản xuất lớn, có tính công nghiệp, tự động hóa và chuyên nghiệp cao”. Dù quy mô ứng dụng của bạn về công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa lớn, vừa hay nhỏ, chúng vẫn có chung một nguyên lý vận hành, nguyên lý quản lý, cách thức trao đổi thông tin và cả những yêu cầu về con người. Bài toán quy mô có thể được xử lý thông các module tác vụ cụ thể có thể nhân rộng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn ngành chuyên biệt, con người vận hành trong hệ thống bắt buộc phải được đào tạo - huấn luyện chuyên sâu về cả chuyên môn và kỷ luật. Ranh giới giữa chuyên gia labo phục hình với chuyên gia quản lý sản xuất và chuyên gia công nghệ trong môi trường CAD/CAM nha khoa hiện đại đã trở nên mờ nhạt, dù quy trình công việc đã được phân công công việc một cách cụ thể và chuyên nghiệp hơn, mỗi khâu được thực hiện bởi một nhân viên chuyên trách có kiến thức tổng hợp. “Những câu truyện còn dang dở” hay “Những huyền thoại bị lãng quên ...” Đi kèm theo các câu chuyện về sự thành công luôn là hàng loạt những câu chuyện nói về thất bại, dòng thời gian của công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa cũng ghi nhận không ít những câu chuyện thất bại này. Thất bại có thể do sai lầm về chuyên môn, hay thất bại do thiếu sự hỗ trợ, hay thất bại do không đáp ứng được mong muốn của khách hàng, hay thất bại do đề ra mục tiêu quá xa và quá cao với mặt bằng năng lực thực tại. Chúng ta lần lượt sẽ điểm qua một số câu chuyện điển hình trong giai đoạn khởi đầu của sự phát triển công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa. Năm 1985, Đại học Berlin (Đông Đức cũ) đã xây dựng một độ ngũ nghiên cứu trẻ đầy nhiệt huyết, năng lực chuyên môn và hùng hậu, do Rohleder và Kammer đứng đầu. Họ đã nghiên cứu và phát triển riêng một hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa được đặt tên là hệ thống CAD/CAM nha khoa DENS, hay còn được gọi là “hệ thống CAD/CAM nha khoa Đông Đức”. Hệ thống mẫu đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992, tại Triển lãm nha khoa quốc tế (Cologne, Đức), có cấu trúc gồm: thiết bị lấy dấu kỹ thuật số không tiếp xúc, có tốc độ nhanh nhất lúc bấy giờ, được cấu tạo bởi một ma trận các máy chiếu nhỏ và hoạt động với nguồn tia laser có cấu trúc), dữ liệu thu được được thiết kế trên một phần mềm thiết kế CAD tự phát triển, sau đó được gia công trên máy CNC. Tuy nhiên, không ai đoán được khối lượng thời gian thực sự họ đã bỏ ra để thực hiện và phát triển nghiên cứu này để tạo ra mẫu hệ thống này đầu tiên này. Nghiên cứu này tiếp tụ được phát triển đến năm 1997, với nhiều hứa hẹn về mặt công nghệ được cải thiện đáng kể, cuối cùng vẫn không thể thương mại hóa được tên thị trườ, do đó hệ thống này cũng nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Hình . Nữ GS.TS. Dianne Rekow (Hoa Kỳ), người phát minh ra hệ thống CAD/CAM nha khoa Minnesotta và Bego DentiCAD (nguồn: Henry-Schein). Dựa trên kinh nghiệm đã phát triển trên hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa tại Mỹ, TS. Dianne Rekow (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu và xây dựng hệ
  • 10. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 9/ 31 thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Mỹ sau này, với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa Minnesotta, được khởi phát tại Đại học Minnesotta (Hoa Kỳ) (năm 1995), nhưng chỉ dừng trong phạm vi nghiên cứu. Hãng Bego (Đức) đã mời TS. D.Rekow cùng tham gia phát triển một hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa mới, với nhiều tính năng tiềm năng, được xem là vượt trội về mặt công nghệ vào lúc bấy giờ. Năm 1986, hệ thống Bego DentiCAD ra đời, hay còn gọi là hệ thống CAD/CAM Bego, được công bố bởi nhà phát minh ra hệ thống này - TS. D.Re- kow. Hệ thống được xây dựng bởi một thiết bị lấy dấu kỹ thuật số sử dụng cảm biến tiếp xúc cơ - điện do Hãng Bego sản xuất, kết hợp với phần mềm thết kế DentiCAD, đượcphát triển bởi Re- search Consortium Company (Đức), hoạt động theo cơ chế bán tự động, tích hợp với hệ thống dụng cụ đo được thiết kế và sản xuất bởi Server Products. Phần gia công của hệ thống được xây dựng dựa trên nguyên lý cắt gọt bán tự động điều khiển bằng khí nén và điện tử. Dù đã trưng bày một số mẫu phục hình thành phẩm được gia công trên hệ thống này, như ng quy trình sản xuất hay vận hành hệ thống vẫn chưa được công bố chính thức. Hệ thống này cũng nhanh chóng khép lại trong quá khứ và không được nhắc tới do không thể thương mại hóa được. Năm 1987, Tập đoàn Krupp, một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu của thế giới, đã giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa Krupp, sử dụng công nghệ EDM để gia công vật liệu kim loại. Hệ thống này được nghiên cứu và phát minh bởi GS. Korber (Đại học Turbingen, Đức), dùng để gia công cắt gọt tạo hình bằng tia lửa điện cho cả các hợp kim của titanium và các loại vật liệu hợp kim không quý (NPM) dùng trong nha khoa, do Công ty Krupp Dental (Tập đoàn Krupp, Es- sen, Đức) cung cấp, như Dentitan và EndoCast. Hệ thống này được giới thiệu trong một số triển lãm và hội nghị về nha khoa tại Âu châu, sau đó được thương mại hóa bởi Tập đoàn Krupp. Tuy nhiên đối tượng khách hàng của sản phẩm này khá giới hạn. Độ chính xác gia công của hệ thống này có thể đạt đến ±40 μm, tương đương với giải pháp gia công EDM do GS. Matts Anderson (No- bel BioCare, Thụy Điển) phát triển cho hệ thống Procera. Cũng trong cùng năm 1987, với sự cố vấn của TS. F. Duret, Hennson International Company đã phát triển hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa để bàn đầu tiên, với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa BioCAD Station, gồm: một thiết bị lấy dấu quang học kỹ thuật số không tiếp xúc, kích thước để bàn, dùng công nghệ phân tích hình ảnh các vân giao thoa Moire trên bề mặt của mẫu hàm bằng camera CCD (512x512), kết hợp với phần mềm thiết kế CAD/CAM được phát triển bởi công ty Matra Division, có tên thương phẩm là Euclid CAD/CAM Software, dựa trên mô hình lưới (mô hình khung dây) (wireframe model) để thiết kế và tính toán đường chạy dao. Phần gia công được trang bị một máy pháy 4 trục chuyên dùng cho gia công các chi tiết nhỏ, có tên thương phẩm là DMS 4x, và được phát triển để gia công được các loại phục hình sau: mão đơn lẻ (cho cả vùng răng trước và vùng răng sau) (1987 -1990), sườn sứ (1991), inlay (1992), phục hình cầu (1993), bổ sung thêm các tính năng vào trong phần mềm Euclid CAD/CAM Software, liên quan đến thiết kế khớp cắn, như: mô phỏng khớp cắn tĩnh (1990) và mô phỏng khớp cắn động (1993) Hệ thống này được phát triển song hành với hệ thống SOPHA Bioconcept. Hệ thống thương mại hóa được sáu hệ thống trước khi bị sát nhập và sau đó rút lui khỏi thị trường cùng với SOPHA Bioconcept Inc. vào năm 1993. Hình . GS.TS. Sadami Tsutsumi (Nhật Bản) (nguồn: Đại học Kyoto, Nhật Bản).
  • 11. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 10/ 31 Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1991, GS.TS. Sadami Tsutsumi đã cộng tác với nhiều trường Đại học trên thế giới để nghiên cứu về công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa. Ông đã công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong vòng 3 năm này trên các tạp chí khoa học, với ý tưởng sử dụng hệ thống camera kép để đọc và đối chiếu các vân giao thoa của ánh sáng trắng có cấu trục trên bề mặt của mẫu hàm thạch cao, để đồng thời ghi nhận được hình của cả hai mặt cùng lúc của mặt nhai và mặt bên, sau đó tái dựng các dữ liệu điểm thu được thành các mặt Bezier và đường cong B-spline tương ứng để đưa vào trong phần mềm thiết kế. Ông tự xây dựng ý tưởng và lắp đặt thử một hệ thống, nghiên cứu dựa trên nguyên lý ông đề ra và ý tưởng ban đầu của GS. F. Duret. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của ông chỉ được đánh giá cao bởi các nhà nghiên cứu chuyên môn sâu và cũng không thể thương mại hóa được. Hệ thống của ông xây dựng, được gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa CAMM-3, cũng bị rơi vào quên lãng. Tuy nhiên. chúng ta có thể coi ông là “cha đẻ của ý tưởng về camera kép đối ứng (twin camera technology) và ánh sáng trắng có cấu trúc trong lấy dấu quang học kỹ thuật số không tiếp xúc”, đang được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa gần đây. Hình . Từ trái qua phải: GS. Sadami Tsutsumi, GS. Dianne Rekow, GS. Werner .H. Moermann và GS. Francois Duret [2]. Năm 1991, BS. Tacvor, Bs. Zabordky và Bs. Shafir đã cùng nhau thiết kế hệ thống CAD/CAM nha khoa DCS - Titan, sử dụng hệ thống lấy dấu kỹ thuật số tương tự hệ thống CAD/CAM nha khoa SOPHA Bioconcept (của GS. F.Duret thiết kế). Hệ thống này được công Gim-Alldent (Varel, Đức) tiếp nhận và thương mại hóa, giới thiệu lần đầu tiên tại Triển lãm nha khoa Quốc tế IDS năm 1992. Hệ thống này được dùng để gia công các phục hình cầu nhiều đơn vị để khắc phục một số nhược điểm của hệ thống Procera trong gia đoạn đầu (chỉ gia công được cầu ngắn). Hình . Máy quét tiếp xúc (CPS) DCS Titan Digi- tizer (DCS Dental AG, Thụy Sỹ) [2]. Năm 1995, GS.D.Reckow một lần nữa nghiên cứu và một hệ thống mới, hệ thống CAD/CAM nha khoa Minnesotta (tại Đại học Minnesotta, Hoa Kỳ), được xem là một trong những hệ thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Hoa Kỳ, phát triển dựa trên ý tưởng sử dụng các giải pháp liên quan đến phần mềm CAD/CAM và máy gia công công nghiệp để gia công phục hình. Về đặc điểm riêng, hệ thống này sử dụng công nghệ chụp hình (photogrametry) để lấy dấu kỹ thuật số, dựa trên máy chụp hình công nghệ độ phân giải cao..Tuy nhiên, hệ thống này cũng chỉ được dùng trong phạm vi nghiên cứu. Kế thừa các ý tưởng của GS. F. Duret về hệ thồng SOPHA Bioconcept và ý tưởng về kỹ thuật lấy dấu quang học kỹ thuật số không tiếp xúc của GS. Sadami Tsutsumi, GS. Van der Zel đã phát minh ra hệ thống CAD/CAM nha khoa khoa CICERO, được phát triển bởi công ty Elephant Hoorn (Hà Lan), do ông làm Giám đốc Kỹ thuật. Hệ thống CICERO cũng đặt những dấu ấn riêng cho mình bởi các tính năng đặc biệt, như gia công cùi, sau này được hệ thống Procera áp dụng. Tuy được thương mại hóa, hệ thống này chỉ thương mại hóa được trong giới học thuật và cũng không được thương mại hóa rộng rãi. Từ lịch sử phát triển của công nghệ
  • 12. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 11/ 31 CAD/CAM/CNC nha khoa thế giới trong thế kỷ trước, ta thấy được một dòng ký ức về những nghiên cứu và phát triển đa phần mang tính tự phát, chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của phòng khám và nha sỹ hay cho nhà sản xuất lớn, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự cho labo kỹ thuật phục hình răng cho đến đầu thế kỷ XXI. Câu chuyện cận đại kéo dài 15 năm kế tiếp của thế kỷ XXI sẽ cho ta thấy được một sự phát triển có tính định hướng và thỏa mãn nhu cầu của tất cả các đối tượng tốt hơn, bao gồm cả nha sỹ, chuyên gia labo và bệnh nhân. CÂU CHUYỆN CỦA 16 NĂM CẬN ĐẠI (2000 - 2015) Sự thành công của GS. Matts Anderson về mô hình trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha khoa trong gần 10 năm về cả tính khả thi và lợi nhuận, chính là động lực cơ bản để thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nha khoa bắt đầu quan tâm đến một đối tượng đầy tiềm năng đã bị bỏ quên khá lâu trong suốt 23 năm trong giai đoạn đầu của dòng phát triển này (1978 - 2000) - labo phục hình răng và các chuyên gia labo phục hình. Lần đầu tiên sau hai thập kỷ của thế kỷ trước, cả các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp, các nhà sản xuất sản phẩm nha khoa và các chuyên gia nha khoa, gồm cả bác sỹ nha khoa, chuyên gia labo phục hình và cả các nhà nghiên cứu công nghệ nha khoa, bắt đầu phân tích và từng bước phát triển các dòng sản phẩm dành riêng cho mảng ứng dụng trong phục hình nha khoa kỹ thuật số nói riêng, cho đến nha khoa kỹ thuật số nói chung, với hàng loạt các tính năng mang tính hỗ trợ, xây dựng và tiên ích cho quy trình phục hình kỹ thuật số. Khởi đầu với sự phát triển chủ yếu là cải thiện quy trình CAD/CAM nha khoa đương thời, hệ thống CAD/CAM nha khoa không ngừng được xây dựng, cải tiến và phát triển cùng theo nhu cầu của bệnh nhân, bác sỹ điều trị và chuyên gia/ kỹ thuật viên labo phục hình, từ trang thiết bị (phần cứng), phần mềm, quy trình thực hiện, vật liệu, dụng cụ, vật tư tiêu hao, phương thức quản lý, trình độ - kỹ năng - kiến thức - thái độ của người vận hành, các tiêu chuẩn riêng cho CAD/CAM nha khoa, v.v... Một số nhà sản xuất sản phẩm nha khoa lớn đã nhanh chóng tiếp cận và tạo lập vị thế của mình trên “trên vai những người khổng lồ” - các sản phẩm công nghệ cao được module hóa theo chức năng và được OEM (Origin Equipment Manufactured - nhà sản xuất trang thiết bị gốc) từ các nhà sản xuất công nghiệp uy tín và hàng đầu, tạo thành những hệ thống CAD/CAM đóng có tính năng được cải tiến và hướng nhiều hơn đến phần ứng dụng trong labo phục hình, trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, sẽ được trình bày tuần tự như sau. Tập đoàn DENTSPLY (Hoa Kỳ) giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa mang tên hệ thống Cercon® từ 2001 và đã khéo léo tạo nên thương hiệu cho dòng sản phẩm và các sản phẩm liên quan đến giải pháp Cercon. Hệ thống Cercon được DeguDENT GmbH (Đức) thiết kế và chế tạo, có cấu trúc gồm: 1. - máy quét LASER quang học CerconEye®, 2. - phần mềm thiết kế CAD CerconArt®, 3. - phần mềm CAM (DentMILL được OEM bởi DELCAM PLC (Vương quốc Anh)), 4.- máy phay CNC 4 trục CerconBrain®, được trang bị cả hai công nghệ: gia công CNC và gia công chép mẫu, chỉ gia công được vật liệu sứ zirconia chưa thiêu kết, và 5. - Lò thiêu kết sứ (nung sườn) CerconHEAT® (được OEM bởi Mimh-Voght (Đức)). Tập đoàn DENTSPLY là một trong những nhà tiên phong trong việc phát triển và phổ biến dòng vật liệu phục hồi mới - sứ zirconia lúc bấy giờ, tạo thêm một chọn lựa khác về vật liệu sứ nha khoa ngoài các vật liệu sẵn có, các dòng sứ thủy tinh cổ điển, như sứ feldspar, sứ alumina, sứ dilithium silicate, v.v..., giúp tăng cơ tính và tăng số đơn vị trên một cầu phục hình lên một cách đáng kể, đánh dấu và mở đầu một trào lưu mới về phục hình sứ zirconia trong nha khoa vẫn đang không ngừng được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cho đến ngày nay. Một loạt các nhà sản xuất lớn khác về sản phẩm nha khoa cũng lần lượt giới thiệu các hệ thống CAD/CAM nha khoa đóng của riêng mình. Trong thập niên 2000, lần lượt các hệ thống CAD/CAM đóng tiêu biểu khác cũng tuần tự được giới thiệu và thương mại hóa. Kavo electronical work GmbH (Đức) thương mại hóa hệ thống CAD/CAM nha khoa Everest® (từ năm 2002 đến nay), đến các labo phục hình răng quy mô trung bình tại châu Âu, với cấu trúc được thiết kế gồm: 1. - máy quét quang học để bàn sử dụng công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc và thu hình bằng camear CCD, được OEM bởi
  • 13. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 12/ 31 Bruëckmann GmbH (Đức), mở đầu cho trào lưu về máy quét quang học dùng ánh sáng trắng cấu trúc trong nha khoa , 2. - phần mềm thiết kế CAD Kavo® MultiCAD®, 3. - phần mềm CAM và 4.- máy phay CNC 4 trục được OEM bởi các nhà sản xuất máy phay CNC công nghiệp hàng đầu, với khả năng gia công được các vật liệu phục hình như sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium CP (Grade 1-3). Hình . Nguyên lý quét quang học (NCPS) dùng camera CCD [1]. Hình . Quy trình làm việc và hệ thống CAD/CAM LAVA (3M ESPE, Đức)[1]. Cùng trong khoảng thời gian đó, công ty 3M ESPE Dental AG (Đức), thuộc Hãng 3M (Hoa Kỳ), cũng giới thiệu giải pháp CAD/CAM nha khoa riêng của mình, gồm các giải pháp cho phòng khám, labo phục hình và cả cho trung tâm gia công CAD/CAM nha khoa - hệ thống CAD/CAM nha khoa LAVA® với nhiều chọn lựa khác nhau, gia công được cả 3 loại vật liệu sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium CP (Grade 1-3), gồm: 1. - máy quét quang học trong miệng LAVA® C.O.S. (được OEM bởi Cadent (Hoa Kỳ)) và máy quét để bàn sử dụng ánh sáng trắng và camera CCD để bàn sử dụng công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc LAVA® Scan- ner (cũng được OEM bởi Brueckmann GmbH (Đức)), 2. - phần mềm thiết kế LAVA Design (được phát triển riêng), 3. - phần mềm CAM được OEM bởi nhiều nhà cung cấp, như: Sum3D (Dental) (CIMSystem S.r.l., Ý), WorkNC (Den- tal) (Sescoi, Pháp), HyperMILL (OpenMIND, Đức), v.v..., 4.- máy phay CNC 4/5 trục được OEM bởi các nhà sản xuất máy phay CNC công nghiệp lớn (từ khoảng năm 2007 đến nay). Công ty Hilt-Els GmbH (Đức) cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu và thương mại hóa hệ thống CAD/CAM nha khoa Hint-ELS® DentaCAD® (2008 đến nay), cũng sử dụng công nghệ máy quét tương tự của hệ thống Everest, chỉ có thể gia công được các vật liệu sứ zirconia và hợp kim ti- tanium CP (Grade 1-2).
  • 14. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 13/ 31 Hình . Hệ thống Hint-Els DentaCAD (Hint-Els GmbH, Đức) [1]. Ngoài ra, còn một số nhà sản xuất khác cũng thương mại hóa các hệ thống CAD/CAM nha khoa sử dụng máy quét quang học LASER tương tự hệ thống Etkon-Cynovad, như hệ thống DCS PreciDENT® (DCS Dental AG, sau này được mua lại bởi Hãng Bien-Air, Thụy Sỹ), gồm máy quét quang học DCSPreciSCAN® (từ năm 1997), phần mềm CAD/CAM PreciSMART®, máy phay CNC PreciMILL® (năm 2003). Hình . Hệ thống DCS PreciDENT® (DCS Dental, Thụy Sỹ) [2]. Trong khi đó, hệ thống Etkon® - Cynovad® (Etkon AG, Quebec, Canada) được giới thiệu ra thị trường và được kết hợp với một số các thiết bị hỗ trợ như máy in sáp Pro 50 WaxPro® và máy so màu kỹ thuật số thời gian thực ShadeSCAN® của hãng Cynovad (Canada), tạo thành một tổ hợp giải pháp khá lạ lúc bấy giờ (năm 2005), sau đó Etkon AG và Cynovad được Hãng Straumann mua lại (2007), hệ thống CAD/CAM được tiếp tục cải tiến và phát triển thành một phần của giải pháp cho trung tâm gia công CAD/CAM/CNC của của riêng Straumann, với tên gọi là hệ thống Straumann®CARES®, với phần mềm CAD được chuyển sang sử dụng phần mềm CAD DWOS (được OEM bởi Dental Wings, Canada) từ 2012.
  • 15. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 14/ 31 Hình . Hệ thống ShadeSCAN® (Cynovad, Ca- nanda) và trung tâm gia công CAD/CAM Etkon - Straumann® CARES® (Straumann, Thụy Sỹ). Bên cạnh đó, Laserdenta AG (Basel, Thụy Sỹ) (sau này được biết đến là Laserdenta GmbH (Ber- gheim, Đức), sau đó hợp tác với Hãng Dentium (Hàn Quốc) tạo thành LASERDentium GmbH (năm 2010) đến 2013 LASERDentium sát nhập về lại với LaserDenta GmbH (Đức)), cũng giới thiệu dòng máy quét quang học sử dụng tia LA- SER 5 trục đầu tiên trên thế giới (năm 2004), cùng với giải pháp CAD/CAM riêng của mình - hệ thống Laserdenta® (năm 2009), gồm: 1. - phần mềm CAD OpenCAD® (OEM bởi Exo- CAD GmbH (Đức)), 2. - phần mềm CAM Open- CAM® và máy phay CNC 4/5 trục OpenMILL® 400/500 (OEM bởi imes-iCORE (Đức). Cùng lúc đó, châu Âu còn xuất hiện thêm các hệ thống WolCERAM® (Mikrona GmbH, Đức) (năm 2008), hệ thống CELAY (), hệ thống ZENO®Tec® (Wieland Dental & Technik GmbH (Đức) (năm 2010), hệ thống Zfx Dental® (Zfx GmbH (Đức) (Ý), được hãng Zimmer Den- tal® mua lại (năm 2013), sau thuộc Tập đoàn Zimmer BIOMET (năm 2015)), hệ thống Cerasys (), hệ thống Arman Girrbach (Arman Girrbach GmbH (Đức)), v.v... Tuy nhiên, phương Đông cũng có một sự chuyển biến lớn, với “hạt mầm phát triển” được gieo bởi GS. Sadami Tsutsumi, nước Nhật đã trỗi dậy thành một trong những trung tâm nghiên cứu CAD/CAM nha khoa thành công tại châu Á. Trung tâm gia công CAD/CAM của Nobel Bio- Care cũng đặt xưởng cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại đây. Hệ thống CAD/CAM nha khoa thành công nhất cho đến hiện nay, của Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung, chính là hệ thống Katana® (do Noritake Dental Supply co., Ltd), ban đầu được Noritake tự phát triển toàn bộ hệ thống (từ 2008). Tuy nhiên đến năm 2010, Noritake bắt đầu chọn giải pháp tích hợp hệ thống CAD/CAM nha khoa dùng riêng cho các labo phục hình nha khoa quy mô vừa và nhỏ, hay các trung tâm gia công sườn zirconia, với cấu trúc như sau: 1. - máy quét quang học sử dụng tia laser (D600/D700) và phần mềm CAD (OEM bởi 3Shape AG (Đan Mạch)), 2. - phần mềm CAM (được OEM bởi các nha cung cấp sau: CAM- Bridge® (3Shape AG) và SUM3D Dental (CIM System S.r.l), và 3. - máy phay 4/5 trục DWX- 30N/ DWX-50N có cấu trúc nhỏ gọn (được OEM bởi hãng Roland DG (Nhật Bản)). Hình . Hệ thống Katana thời kỳ đầu (Noritake Dental Supply Co. Nhật Bản) [1]. Tuy nhiên, châu Á còn một đại diện khác được nhắc đến, hệ thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên cho trung tâm gia công do châu Á hoàn toàn thiết lập và phát triển, được đánh giá là một trong những hệ thống CAD/CAM nha khoa có tính sáng tạo nhất vào năm 2008, chính là hệ thống TDS Turbodent® (Pou Yu Biotechnology Co. Ltd., Đài Loan), sau được sát nhập vào Tập đoàn Pou-chen Group, gồm: 1. - dòng máy quét quang học 4 trục sử dụng tia laser và phần mềm TDS Scanner, 2. - phần mềm CAD TDS Dental Designer, 3. - phần mềm CAM Dental CAM+ và
  • 16. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 15/ 31 Cutter Assistance, 4. - máy phay CNC 4 trục TDS Cutter, gia công được tất cả các loại vật liệu nha khoa từ sáp, nhựa, sứ các loại (sứ thủy tinh và sứ zirconia), đến hợp kim (Cr-Co, Ni-Cr) và hợp kim titanium CP (Grade 1-3). Cho đến nay, hệ thống TDS Turbodent® vẫn đi theo con đường riêng của mình một cách độc lập, khác hẳn các công ty khác OEM hay tích hợp các phần trong giải pháp của mình. Hình . Hệ thống CAD/CAM TDS (Pou Chen Group, Đài Loan) (2014). Tuy nhiên, công nghệ CAD/CAM nha khoa ở châu Á trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, cũng đóng góp khá nhiều hệ thống mang tính nội địa tại Nhật khác, như: hệ thống DECSY® (Decsy Co. Ltd., Nhật Bản), hệ thống GN-1® (GC Co., Nhật Bản, sử dụng dòng máy phay CNC GN-1 của Mitsubishi Nhật Bản) và hệ thống CADIM® (Cadim Co., Nhật Bản). Từ năm 2008, sự “trổi dậy” của các nhà sản xuất OEM cho các hệ thống CAD/CAM nha khoa đóng dựa trên các nhu cầu của chính những khách hàng - của cả bác sỹ nha khoa, các labo phục hình răng và cả những nhà sản xuất công nghệ - gồm các nhu cầu như sau: 1. - Đối với bác sỹ, nhu cầu về chuyển dời các ứng dụng công nghệ CAD/CAM nha khoa từ phòng khám sang labo để đáp ứng các loại phục hình cao cấp hơn, tốt hơn và thẩm mỹ hơn cho bệnh nhân ngày càng trở nên cấp thiết, bởi nguyên nhân chính là mối tương quan tỷ lệ thuận giữa chất lượng với thời gian, chi phí và công nghệ (nhu cầu A). Hình . Máy quét quang học DECSY Scan và máy phay CNC (1994) của hệ thống DECSY (Digital Process Ltd., Nhật Bản) [1]. 2. - Đối với labo phục hình, nhu cầu về “mở” các hệ thống CAD/CAM nha khoa “đóng”, hay “tích hợp” để tái cấu trúc hay cải tiến hệ thống CAD/CAM nha khoa sẵn có (có thể “đóng” hay “mở”), hay tự “customized” theo nhu cầu thực tế của riêng mình, giúp cho bài toán công nghệ CAD/CAM nha khoa trở nên thông minh và hiệu quả hơn ngày càng tăng lên. Đơn giản mối quan hệ giữa bác sỹ và labo là không thể xóa bỏ được và là mối quan hệ đồng có lợi, do đó đầu tư về mặt công nghệ kèm theo sự hiểu biết ngày càng sâu và rộng về công nghệ là điều bắt buộc đối với các labo phục hình răng (nhu cầu B). 3. - Đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các
  • 17. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 16/ 31 nhà sản xuất về vật liệu phục hình, như sứ, kim loại, nhựa, v.v..., hay các nhà sản xuất các vật liệu hỗ trợ, như phục hình trên implant (gồm customized abutment, dental bar hay các suprastructure), hay cả những nhà sản xuất OEM các thành phần/ trang thiết bị/ dụng cụ cho hệ thống CAD/CAM nha khoa, thì nhu cầu để đẩy mạnh được nhu cầu kinh doanh về mặt doanh số, cũng như nhu cầu mở rộng hệ thống “cung cấp dịch vụ” rộng khắp và chuyên nghiệp, hay tận dụng các labo phục hình răng thành các trung tâm gia công con hay “đại lý” về chuyển giao công nghệ - kỹ thuật - sản phẩm “miễn phí tuyển dụng” trở nên ngày càng bức thiết do nhu cầu về dịch vụ cao ngày càng tăng về cả chất và lượng (nhu cầu C). Phần phát triển của lịch sử CAD/CAM/CNC nha khoa thế giới trong những năm gần thực sự bùng nổ một cách nhanh chóng về cả chất và lượng, nều xét riêng về các nhà cung cấp, các sản phẩm nổi trội, hay các phát kiến mới thì đã là một câu chuyện không thể dễ dàng hệ thống hóa được. Do đó, bài tổng quan này sẽ cố gắng tổng hợp lại những sự kiện chính yếu nhất và nổi trội nhất để giúp các đối tượng liên quan cùng nhìn lại. Sự trỗi dậy này có thể được đánh dấu bằng hàng loạt các “sản phẩm” đơn lẻ trong hệ thống CAD/CAM nha khoa hoàn chỉnh (từ các hệ thống “đóng”), do chính các nhà sản xuất OEM thúc đẩy và giới thiệu ra thị trường trực tiếp đến các khách hàng đầu cuối (labo phục hình răng, phòng khám và cả nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM vừa và nhỏ), sẽ lần lượt được trình bày trong phần này. Hình . Hệ thống CAD/CAM nha khoa CERCON (DeguDent GmbH, Đức). Năm 2009, Tập đoàn Delcam PLC (Vương quốc Anh) giới thiệu phần mềm CAM mở dành riêng cho mảng CNC nha khoa, DentMILL 4, đánh dấu một bước chuyển mình lớn sau nhiều năm OEM cho nhiều nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nha khoa “đóng” lớn, một trong số đó là DeguDent GmbH (thuộc Dentsply), nhà sản xuất hệ thống Cercon. Tuy nhiên, sản phẩm của Delcam chỉ có thể tiếp cận được chủ yếu là các nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nha khoa mới (kể cả hệ thống “đóng” và hệ thống “mở”), hay những labo phục hình, hay những trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha khoa lớn và đã đạt trình độ “chuyên gia” trong lãnh vực gia công. Đó cũng chính là lý do sau đó, Delcam bắt buộc phải phát triển giải pháp phần mềm CAD/CAM/CAE riêng hoàn chỉnh cho giải pháp CAD/CAM nha khoa để tăng khả năng cạnh tranh của mình, tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nghịch lý của OEM. Mặt khác, định hướng đối tượng kinh doanh của giải pháp Del- cam chủ yếu chỉ nhắm đến phân khúc khách hàng có trình độ chuyên gia trong lãnh vực CAM/CNC và các trung tâm gia công CAD/CAM/CNC có phân khúc sản phẩm chuyên biệt, hay có mạng lưới hoạt động quốc tế, đã dẫn đến dù có nhiều sản phẩm được xem là đặc biệt hàng đầu và duy nhất cho đến bây giờ, nhưng Delcam vẫn thất bại trong cuộc chơi này vì sai định hướng và nhu cầu: OrderManager (dạng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP dùng cho quản lý hoạt động hệ thống sản xuất của trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha khoa cỡ lớn và khách hàng trực tuyến và kiểm soát theo thời gian thực), PowerMILL Ro- boticCAM (dự kiến dùng cho dây chuyền các hệ thống tự động hóa hoàn toàn bằng robot dùng trong các nhà sản xuất hỗ trợ (DATRON GmbH (Đức), Mikrona (Đức), Mori-Seiki (Nhật), v.v...) hay các trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha khoa cao cấp, như Diaderm (Thụy Sỹ), Glidewell (Hoa Kỳ), v.v...). Delcam đã chính thức rời bỏ cuộc chơi về CAD/CAM nha khoa ra khỏi lãnh vực kinh doanh của mình do thua lỗ, sau khi bị Hãng Autodesk Corp. (Hoa Kỳ) mua lại. Phiên bản 2015 của giải pháp CAD/CAM nha khoa của Delcam PLC, gồm DentSCAN®/ DenCAD 2015®/ DentMILL® 2015/ Order Manager® 2015, được xem là phiên bản cuối cùng của dòng sản phẩm này.
  • 18. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 17/ 31 Hình . Giao diện phần mềm DentMILL 2015 (Delcam PLC, Vương quốc Anh). Sau đó, từ năm 2009 đến năm 2012, lần lượt các nhà sản xuất OEM các máy quét quang học lập thể từ loại tiếp xúc và không tiếp xúc lần lượt giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường một cách độc lập và trực tiếp, như Bruëckmann GmbH (Đức) (cuối 2009), Imetric GmbH (Thụy Sỹ) (cuối 2009), 3Shape AG (Đan Mạch) (đầu 2010), SmartOptic GmbH (Đức) (cuối 2009), Renishaw Inc. (Vương quốc Anh) (cuối 2009) (máy quét tiếp xúc, OEM cho hệ thống Procera), Maestro/Age Solution S.r.l (Ý) (năm 2009), Ca- dent Inc. (Hoa Kỳ) (máy quét trong miệng, sau này được mua lại bởi Align Technology Inc. - công ty mẹ của dòng sản phẩm Invisalign), v.v... Đến cuối 2011, Hãng Solutionix Co. Ltd. (Hàn Quốc) chính thức tuyên bố chuyển dòng Re- xSCAN DS2 (dùng cho cả nha khoa) thành dòng mới dành riêng cho nha khoa, đồng thời tách một công ty con chuyên về giải pháp máy quét quang học không tiếp xúc cho nha khoa, Medit Dental Co. Ltd., đổi sản phẩm tên thành Medit DentS- CAN. Đến cuối 2012, một nhóm nghiên cứu của Medit Dental Co. Ltd. tách khỏi công ty và thành lập công ty riêng Maesta Co. Ltd. (Hàn Quốc), sau đó đổi tên là D.O.F. (Degree of Freedom) Inc. (cuối năm 2013) và thương mại hóa dòng máy quét quang học không tiếp xúc theo công nghệ SSS (Stable Scan Stage) đầu tiên, với dòng máy quét thương hiệu Freedom hay D.O.F., giai đoạn đầu OEM cho một số hãng trong đó có đại diện lớn là giải pháp cho hệ thống Origin CAD/CAM (hãng Origin Inc. (Hoa Kỳ), năm 2012) và OEM cho công ty phần mềm CAD nha khoa ExoCAD GmbH (Đức) (từ cuối năm 2012). Hình . Máy quét quang học theo công nghệ SSS, Freedom (DOF Inc, Hàn Quốc). Tuy nhiên, trong các nhà cung cấp giải pháp về máy quét quang học này, chỉ có 3Shape AG (Đan Mạch) quyết định phát triển từ nhà cung cấp trở thành nhà cung cấp giải pháp CAD/CAM nha khoa, 3Shape AG với bề dày kinh nghiệm về công nghiệp và giải pháp phần mềm gốc để phát triển SDK cho giải pháp về Scan/CAD/CAM. 3Shape AG đã cho ra đời giải pháp phần mềm CAD/ CAM của riêng mình tự phát triển và không ngừng mở rộng đội ngũ kỹ sư hỗ trợ của mình trong lãnh vực nha khoa và trở thành nhà cung cấp hàng đầu giải pháp CAD/CAM nha khoa, chuyên về máy quét (các dòng máy quét quang học (các dòng máy D500/D600) và phần mềm thiết kế 3Shape De- sign 2010 (từ cuối 2010), đến cuối 2011 3Shape giới thiệu phần mềm CAM riêng, CAMBridge. Đến nay, 3Shape không ngừng bổ sung thêm hàng loạt các module phần mềm trong lãnh vực thiết kế nha khoa, như: thiết kế phục hình tháo lắp hàm khung (cuối năm 2013), lập kế hoạch cấy ghép nha khoa Implant Studio 2015 (năm 2015), thiết kế phục hình toàn hàm tháo lắp (năm 2015), thiết kế khí cụ chỉnh nha (cuối năm 2015), v.v..., đồng thời cũng phát triển riêng dòng máy quét quang học trong miệng riêng của mình - 3Shape TRIOS Scanner. 3Shape AG xuất phát từ khu vực Bắc Âu, đã nhanh chóng lan tỏa ở khu châu Âu, châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) và châu Á - Thái Bình Dương. Mảng cung cấp
  • 19. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 18/ 31 các phần mềm CAD trong nha khoa từ cuối 2012 đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với sự xuất hiện của 03 nhà cung cấp giải pháp phần mềm CAD nha khoa lớn nhất và khoảng 3 nhà cung cấp giải pháp phần mềm CAD nha khoa khác, các nhà cung cấp này sẽ lần lượt được trình bày như sau. Hình . Giao diện phần mềm 3Shape Dental Sys- tem (3Shape AG, Đan Mạch). Ba nhà cung cấp phần mềm CAD lớn nhất thế giới hiện được xem là tiêu chuẩn đánh giá về sự phát triển và xu hướng chung cả CAD/CAM nha khoa chính là: 3Shape AG (Đan Mạch) (đầu 2012), Dental Wings Corp. (Canada) (đầui 2012) và ExoCAD GmbH (Đức) (cuối năm 2013). Dental Wings Corp. (Cananda) là một đại diện đặc biệt trong các nhà cung cấp về giải pháp phần mềm CAD nha khoa, đặc biệt ở thị trường Bắc Mỹ và Mỹ (từ 2012). Tuy nhiên, đến 2013, Dental Wings được đầu tư và phát triển nhanh sau khi được mua lại bởi Straumann Corp. (Thụy Sỹ), phát triển một cách toàn diện về cả mảng phần cứng, gồm máy quét quang học để, gồm các dòng Dental Wings 3/5/7 series (từ 2012) (OEM giai đoạn đầu cho một số nhà cung cấp hệ thống CAD/CAM nha khoa vừa và nhỏ), máy quét quang học trong miệng DWOS iOS scanner (giữa năm 2015) và cả mảng phần mềm CAD/CAM riêng của mình, hệ thống phần mềm DWOS (Dental Wings OS) (từ 2012). Tương tự 3Shape Design Studio, DWOS cũng nhanh chóng phát triển các module phần mềm hỗ trợ theo nhu cầu của xã hội, như thiết kế phục hình tháo hàm khung, phục hình toàn hàm tháo lắp, phục hình trên implant, máng hướng dẫn phẫu thuật (kết hợp với i-CAT), máng chỉnh nha (dạng invisalign) (năm 2015), v.v... Hình . Giao diện phần mềm DWOS và máy gia công bằng laser DWLM Lasermill (Dental Wings Inc. Canada). Nhìn chung, cả 3Shape AG và Dental Wings Corp. có điểm tương đồng với nhau khởi điểm đều là các nhà cung cấp OEM, có bề dày kinh nghiệm đáng kể và đáng nể về giải pháp cả phần cứng (máy quét quang học sử dụng tia LASER)
  • 20. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 19/ 31 và phần mềm thiết kế nha khoa (CAD nha khoa), cùng sở hữu được một đội ngũ chuyên gia hùng hậu, kinh nghiệm và đa quốc tịch về sản phẩm, và đều được hậu thuẫn về mặt tài chánh của các nhà đầu tư không lồ (góp vốn hay mua lại), và đều đang có xu hướng “đóng” nhẹ giải pháp của mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên chỉ khác nhau duy nhất về vùng thị trường, giải pháp và ý tưởng phát triển trong mảng tạo dựng phần mềm. Điều này lại có một sự khác biệt nhỏ nếu nói về trường hợp của ExoCAD GmbH (Đức), đây là một công ty chuyên về phần mềm CAD, về tuổi đời và kinh nghiệm về máy quét quang học nha khoa so với hai nhà phân phối lớn ở trên thì hoàn toàn là một sự phần khiêm tốn, tuy nhiên ExoCAD lại xây dựng con đường phát triển của mình theo một hướng khác. ExoCAD GmbH gắn sản phẩm chủ đạo của mình - phần mềm thiết kế ExoCAD - với các nhà sản xuất phần cứng về máy quét (chủ yếu là các nhà sản xuất OEM trong lãnh vực này). Ban đầu số lượng nhà cung cấp thứ ba hợp tác với họ khá nhỏ, tuy nhiên sau đó số lượng này tăng lên một cách nhanh chóng từ con số 5 ban đầu, hiện nay đã có khoảng 23 nhà cung cấp máy quét quang học sử dụng hay tích hợp vào giải pháp của họ, một số trong đó như: CADStar (Áo), GC Corp. (Nhật Bản), D.O.F. Inc. (Hàn Quốc), Open Technology S.r.l. (Ý), Steinbich- ler GmbH (Đức) (nhà sản xuất OEM cho máy quét quang học trong hệ thống CAD/CAM nha khoa của CEREC Inlab MC X5 (Sirona Dental GmbH (Đức)), Medit Dental Co. Ltd. (Hàn Quốc), Imetric GmbH (Thụy Sỹ), Renishaw Inc. (Vương quốc Anh), v.v... hay tích hợp được, như: Age Solution S.r.l. (Ý), Optimet Co. Ltd. (Thụy Sỹ) (nhà sản xuất OEM máy quét quang học cho Nobel BioCare (Thụy Điển)), Hangzhou Shining 3D Tech Co. Ltd. (Trung Quốc), Dipro Co. Ltd. (Nhật Bản), Brueckmann GmbH (Đức), Nivol S.r.l. (Ý), LaserDenta GmbH (Đức), ZirkoZahn S.r.l (Hoa Kỳ - Ý), Zfx Corp. (Hoa Kỳ), Amann Girrbach AG (Áo), v.v... Từ nền tảng này, ExoCAD chính thức mở rộng mối quan hệ của mình và chính thức trở thành nhà cung cấp phần mềm hàng đầu cho các nhà sản xuất hệ thống đóng nhỏ và vừa, và các giải pháp tích hợp CAD/CAM nha khoa. Mặt khác, phần mềm ExoCAD là giải pháp được triển khai theo mô hình “cùng nghiên cứu - cùng phát triển” dựa trên lực lượng chuyên gia ứng dụng chính là các kỹ thuật viên hay chuyên gia các labo phục hình răng đang sử dụng sản phẩm của họ dựa trên các kênh phản hồi kỹ thuật và cả các đề xuất - ý tưởng cho việc phát triển phần mềm một cách trực tiếp hay cho cả việc hỗ trợ và huấn luyện người sử dụng tự xây dựng các module, thư viện hỗ trợ và cả dịch giao diện sử dụng sang ngôn ngữ của nước sở tại thông qua một số công cụ hỗ trợ cụ thể. Tương tự, 3Shape Studio và DWOS, ExoCAD cũng lần lượt bổ sung các module theo nhu cầu tương tự như các phần mềm với cùng các mốc thời gian tương ứng. Ngoài các nhà cung cấp trên, ExoCAD không ngần ngại sẳn sàng cộng tác cả với các nhà cung cấp phần mềm CAM và máy CNC khác trong mảng nha khoa này để mở rộng thị phần của mình, như: HyperDent (OpenMind Technology (Đức), WorkNC (Sescoi (Hoa Kỳ)), Sum3D (CIMSytem S.r.l. (Ý)), v.v... Hình . Giao diện phần mềm ExoCAD (ExoCAD GmbH, Đức). Ngoài ra, mô hình cung cấp cho các labo nhỏ và vừa đa năng theo “kiểu Ý” cũng là một xu hướng phát triển khác đặc biệt trong thế giới nha khoa, với mô hình giải pháp CAD/CAM nha khoa toàn Ý, được tổ hợp bởi các thành phần được cung cấp
  • 21. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 20/ 31 “mở” từ Ý, như: máy quét quang học (gồm Age Solution S.r.l., Open Technology S.r.l., EGS So- lution S.r.l., Nivol S.r.l., v.v...), phần mềm CAD (gồm Age Solution S.r.l., EGS Solution S.r.l.), phần mềm CAM (thông dụng nhất là Sum3D/ CIMSystem S.r.l.) và máy CNC có kích thước nhỏ gọn, có thể của Ý (Dyamach S.r.l.), hay của Đức (VHF (Đức), Imes-iCORE GmbH (Đức)), hay của Nhật (Roland DG (Nhật Bản)). Một xu hướng thường gặp khác đó là các giải pháp phần mềm theo chức năng riêng chuyên biệt, ví dụ vào năm 2010 khi nói đến giải pháp CAD tùy biến để thiết kế mọi thứ, gồm cả thiết kế phục hình tháo lắp hàm khung, sử dụng công nghệ “chuột” ba chiều, hay khí cụ cảm biến mô phỏng ba chiều theo chuyển động của pointer và cổ tay (haptic device), Sensable Technology Inc. (Hoa Kỳ) đã trở thành nhà tiên phong hàng đầu, giải pháp của họ ứng dụng cho cả mảng phục hình hàm mặt, tuy nhiên do phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và khả năng sáng tạo cũng như chi phí đầu tư ban đầu quá cao, giải pháp của Sensa- ble Technology chỉ có thể phổ biến trong các labo cao cấp tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, hay một ít khác ở Châu Âu và Nhật Bản. Cuối 2012, giải pháp phần mềm chuyên về thiết kế hàm khung dựa trên “chuột 2D” Digistella được ra đời, do Digistella Co. Ltd. (Pháp) phát triển và thương mại. Tuy nhiên, thời điểm của hai nhà cung cấp này phát triển vẫn chưa có nhiều nhu cầu từ phía khách hàng, nên việc kinh doanh đình trệ. Đến 201 4, nhu cầu về các giải pháp này nhanh chóng được giới labo phục hình răng đẩy mạnh, các nhà cung cấp phần mềm CAD lớn nhanh chóng nắm bắt nhu cầu và đã đặt các nhà cung cấp này OEM cho mình, như Sensable Technology Inc. và Digis- tella Co. Ltd. đã OEM cho Dental Wings Inc., ExoCAD GmbH và 3Shape AG. Về phần mềm dành riêng cho chỉnh nha, giải pháp lập kế hoạch chỉnh nha trên mẫu hàm thạch cao, được một số nhà cung cấp máy quét trong nha khoa chú trọng đầu tư về phát triển phần mềm chuyên dụng riêng, như: Age Solution S.r.l. (Ý) với phần mềm Maestro® OrthoStudio®, 3M ESPE (Đức - Hoa Kỳ) với phần mềm i-Cast™, ngoài ra còn hàng loạt các phần mềm khác trong đó có cả phần mềm do hãng Invisalign Inc. phát triển (được phát triển ban đầu bởi Cadent). Hiện nay, giải pháp về máng chỉnh nha trong suốt, giống Invisa- lign đã bùng nổ mạnh mẽ do hết thời hạn bản quyền và sự mở rộng của công nghệ tạo mẫu nhanh, máy quét trong miệng và cả kỹ thuật chẩn đoán hình kỹ thuật số (phim sọ) và chẩn đoán hình ảnh cắt lớp điện toán, hàng loạt các phần mềm được làm riêng cho các trung tâm chuyên về gia công máng dạng aligner được thương mại hóa hàng loạt ở Hàn Quốc hay Thụy Sỹ, như: Aligner, E-ligner hay Clearlign, v.v... , hay có thể được tích hợp vào trong các phần mềm CAD nha khoa OEM lớn sẵn có, như: 3Shape Dental System® 2015 (3Shape AG), DWOS® 2015 (Dental Wings Inc.) và ExoCAD® 2015 (Exo- CAD GmbH). Hiện nay, giải pháp về máng chỉnh nha tương tự Invisalign đang có xu hướng chuyển từ mô hình liên kết trực tiếp từ mạng lưới khách hàng (phòng khám/ bác sỹ nha khoa) đến trung tâm gia công máng chỉnh nha tập trung sang mô hình liên kết trực tiếp từ khách đến labo phục hình kỹ thuật số. Giải pháp này phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết, đặc biệt cho nhu cầu đáp ứng cục bộ, đáp ứng nhanh, chuyển giao nhanh và giảm bớt thời gian, chi phí và cả cơ hội hưởng lợi nhanh cho cả nha sỹ và cả bệnh nhân. Tương tự đối với mảng về lập kế hoạch cấy ghép nha khoa, đặc biệt khi nhu cầu cấy ghép nha khoa càng nhiều và yêu cầu càng phức tạp về cả chất và lượng theo thời gian, việc chuyển giao các nhu cầu về gia công các dạng phục hình trên implant trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, các labo phục hình răng bắt buộc phải chủ động liên hệ với các nha cung cấp giải pháp CAD/CAM nha khoa nhằm cải thiện tình hình đáp ứng nhanh và tại chỗ cả về nhu cầu lập kế hoạch cấy ghép, làm máng hướng dẫn và phục hình trên implant. Trước đây, toàn bộ giải pháp liên quan đến phục hình trên implant hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp implant, từ công đoạn lập kế hoạch cấy ghép dựa trên hình ảnh chẩn đoán cắt lớp điện toán, theo chuẩn định dạng DICOM (*.dcm), đến các sản phẩm kéo theo như implant, máng hướng dẫn phẫu thuật và các loại phục hình hay phụ kiện hỗ trợ trên implant, như: trụ phục hình cá nhân (customized abutment), phục hình khung/ thanh bar (dental bar), phục hình sườn suprastruc- ture, v.v... Thời gian thực hiện một case khi chuyển đến cho trung tâm gia công hay trung tâm dịch vụ của hãng sản xuất implant, thường thời
  • 22. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 21/ 31 gian chờ được tính là vài tuần đến cả tháng tùy theo gói dịch vụ và các sản phẩm được yêu cầu. Trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến 2005, các nhà cung cấp chủ yếu lúc đầu gồm các trung tâm gia công CAD/CAM cho phục hình trên implant của các nhà sản xuất implant hàng đầu, như: No- bel BioCare (Thụy Điển), Straumann (Thụy Sỹ), Zimmer Dental (Hoa Kỳ), Biomet 3i (Hoa Kỳ), Dentsply (Hoa Kỳ), v.v... Từ 2004 trở đi, các nhà cung cấp dạng trung tâm dịch vụ gia công CAD/CAM phục hình nha khoa có thêm các nhà cung cấp tại khu vực châu Á, như Nhật Bản (Pla- ton Japan Co.), Hàn Quốc (Osstem Implant Co. Ltd., Dentium Implant, Dio Implant) và Đài Loan (Pou-Yu Biotechnology Co. Ltd., nhà sản xuất của hệ thống CAD/CAM nha khoa TDS). Trong đó, hệ thống CAD/CAM nha khoa TDS TurboDent (Pou-Yu Biotechnology Co. Ltd.) được xem là một trong những hệ thống đầu tiên công khai phổ thông hóa việc gia công công nghiệp các dạng phục hình “customized” trên im- plant trong labo hay trung tâm gia công tư nhân, năm 2007. Năm 2007, phần mềm CAD thiết kế trụ phục hình cá nhân được giới thiệu trong gói phần mềm của hệ thống CAD/CAM Procera (No- bel BioCare). Cuối 2008, hãng Astra Tech Inc. (Canada) đưa ra phần mềm Atlantis® VAD (Virtual Abutment Designer) và trung tâm gia công trụ phục hình cá nhân tư nhân theo yêu cầu đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ, sau đó, tiếp tục phát triển trung tâm gia công tại châu Âu, đến năm 2014, Dentsply mua lại hàng Astra Tech Inc. Sau năm 2012, phiên bản thiết kế trụ phục hình cá nhân bắt đầu được thương mại hóa dưới dạng module trong hầu các phần mềm CAD nha khoa của 3Shape, Delcam, Dental Wings, ExoCAD, v.v... và trở thành một trong những module chính cần có trong các labo phục hình răng hiện đại. Đến năm 2013 đến nay, lần lượt các phiên bản mở rộng thêm module này các chức năng thiết kế phục hình khung/ thanh phục hình trên implant (dental bars) và sau đó là suprastructre và các biến thể vào cuối 2014. Tuy nhiên, đến tận cuối 2014, ý tưởng về thiết lập module lập kế hoạch và thiết kế máng hướng dẫn bắt đầu được các nhà sản xuất phần mềm CAD nha khoa triển khai, thông qua hai tiền đề chính: 1. - Chấm dứt thời hạn bản quyền về máng hướng dẫn phẫu thuật của các nhà cung cấp giải pháp lớn, khiến cho phần mềm lập kế hoạch và thiết kế máng hướng dẫn không còn là “tài sản riêng” của các nhà sản xuất implant hay liên quan. 2. - Sự bùng nổ của công nghệ tạo mẫu nhanh, và chấm dứt bản quyền của hai công nghệ tạo mẫu nhanh chính dùng trong tạo mẫu các loại máng phẫu thuật cũng nhu máng chỉnh nha, như: SLA (Stereo Lithography Application) và FDM (Fused Depositing Machining), giúp cho giải phóng và giảm chi phí đầu tư cho bài toán thiết bị gia công tạo mẫu nhanh. Thiết bị tạo mẫu nhanh theo các công nghệ này ngày càng nhỏ gọn, tinh vi, chuyên môn hóa và được giảm giá thành đáng kể. Hình . Tạo mẫu nhanh thao công nghệ SLS/ DMLS (EOS Technology GmbH, Đức) và công nghệ DLP/ SLA (EnvisionTEC GmbH, Đức). Một số hãng sản xuất thiết bị chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số hay một số các nhà sản xuất phần mềm về chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số nắm bắt được cơ hội này đã nhanh chóng và lần lượt kết
  • 23. Tạp chí Cập nhật nha khoa 2016 Chuyên đề Kỹ thuật phục hình răng ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________ Công nghệ CAD/CAM nha khoa: quá khứ và hiện tại Trang 22/ 31 hợp với các nhà sản xuất giải pháp CAD/CAM nha khoa để xây dựng nên module mới này. Siro- na Dental GmbH (Đức) nhanh chóng kết hợp thiết bị chẩn đoán hình ảnh của hãng là Gali- leos® (sử dụng phần mềm hỗ trợ của i-CAT) và giải pháp của mình cho dòng máng hướng dẫn phẫu thuật cho một vị trí, cũng như gia công các phục hình customized trên Ti-base và phục hình tạm trên implant đối với giải pháp CAD/CAM của mình cho cả hệ thống CEREC® chair-side và hệ thống CEREC® in-Lab MC XL lẫn hệ thống CEREC® inLab MC X5 (được mở rộng thêm tính năng và hiệu suất gia công). Delcam PLC kết hợp phần mềm DentalCAD® 2012 và cả dự án FaceMAKER® 2012 (phần mềm duy nhất chính thức về phục hình hàm mặt dùng cho labo phục hình hàm mặt - triển khai tại Birmingham, Vương quốc Anh) của mình với engine đọc file *.dicom và phần lưới hóa mô hình tổng hợp từ dữ liệu *.dicom của các module quét và thiết kế, gồm: ScanIP, +CAD, +NURBS, PhysicModel, của hãng Simpleware Ltd. (Vương Quốc Anh), tuy nhiên do một số lý do, dù đã có module hoàn thiện nhưng không thể thương mại hóa trong phần mềm DentalCAD® 2012, còn dự án Face- MAKER® 2012 thì hoàn toàn chấm dứt vào cuối 2013. 3Shape AG mở rộng phần triển khai phần mềm CAD 3Shape Dental System® 2015 của mình với engine đọc file *. dicom của các nhà cung cấp phần mềm và thiết bị chẩn đoán hình ảnh, đưa ra giải pháp tích hợp, gồm: module thiết kế phục hình trên implant trong 3Shape De- signer® 2014 và module 3Shape Implant Stu- dio® 2015. Dental Wings Inc. kết hợp phần mềm DWOS® 2015 của mình với giải pháp của i-CAT, tạo thành module phần mềm thương phẩm coDiagnostiX®, tạo thành module kép DWOS synergy®. Trong khi đó, ExoCAD GmbH tiến hành phối hợp với nhà cung cấp giải pháp phần mềm về lập kế hoạch GuideMIA Inc. (Hoa Kỳ), sử dụng engine chuyển đổi dữ liệu DI- COM của hãng là GuideMIA DiCo và tích hợp với phần mềm lập kế hoạch cấy ghép của của hãng là GuideMIA3d. Mặt khác, ExoCAD GmbH cũng cải thiện liên tục các tính năng liên quan về thiết kế các dạng phục hình trên implant trong module thiết kế của mình từ đơn giản đến phức tạp, mặt khác cũng không ngừng liên kết với các labo triển khai việc phối hợp và thử nghiệm các giải pháp thực tế hỗ trợ cho labo phục hình răng và phòng khám nha khoa phối hợp tối hơn. Ngoài các nhà cung cấp hàng đầu trên, còn có cả các nhà giải pháp phần mềm nhỏ khác trong lãnh vực này với những phát kiến riêng sáng tạo, một trong số đó chính là đại diện đến từ Ý, Age Solu- tion S.r.l. đã đưa ra giải pháp riêng của họ cho phần thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật theo phương pháp triple-protocol với 5 - point scan template giúp định vị chính xác hơn vị trí của máng so với hàm bệnh nhân dựa trên hệ thống bi định vị, đó là phần mềm Arco 1.0 (Open Implant Guided Surgery Software), do Age Solution S.r.l. (Ý) và Open Technology S.r.l. (Ý) cùng phối hợp triển khai dựa trên dòng máy quét quang học Revenge của Open Technology S.r.l., hay 3Diemme S.r.l. (ltd.) (Ý) nhà cung cấp giải pháp CAD “mở” riêng cho cấy ghép nha khoa, kể cả thiết kế mở tất cả mọi thứ liên quan đến cấy ghép trong cả phục hình trên implant và hàm mặt, đồng thời cũng là một trong những nhà tiên phong trong cung cấp giải pháp CAD/CAM gia công xương khối cấy ghép trong nha khoa cho hãng In- ibsi (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, cón có thêm các nhà cung cấp phần mềm liên quan có giải pháp mở đến từ Hàn Quốc, dựa trên một số hãng cung cấp phần mềm chẩn đoán hình ảnh lớn, ví dụ như OnDemand Inc., mặt khác một số hãng cung cấp phần mềm nha khoa lớn khác cũng đang từng bước đề xuất hợp tác với các nhà sản xuất phần mềm CAD/CAM nha khoa, như: Anatomage Corp. (Hoa Kỳ/ Phần mềm Invivo®), Patterson Group (Hoa Kỳ/ Phần mềm Dolphine®), Blue Sky Bio Inc. (Hoa Kỳ/ Phần mềm Blue Sky Bio Implant Studio®), Materialise NV (Vương quốc Bỉ/ Phần mềm Simplant® Pro), v.v... chuyển từ trạng thái phần mềm “đóng” dùng trong các trung tâm gia công máng hướng dẫn phẫu thuật và các phục hình trên implant, sang trạng thái phần mềm tích hợp hay “nửa mở”. Quá trình hiện đang được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, với các công việc cụ thể, hy vọng giải pháp liên quan đến phần mềm máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép sẽ được phổ biến và “mở” hóa trong tương lai gần. Tuy nhiên, một định hướng mới trong điều trị