SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------
TRẦN ANH KHOA
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI
CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ
CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------
TRẦN ANH KHOA
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI
CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ
CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
… tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TSTT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Đình Luận Phản biện 1
3 PGS.TS. Vũ Ngọc Bích Phản biện 2
4 PGS.TS Nguyễn Thuấn Ủy viên
5 TS. Nguyễn Ngọc Dương Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : TRẦN ANH KHOA Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 31/01/1973 Nơi sinh : Sài Gòn
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh MSHV :12418200562
I- Tên đề tài: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp. Hồ chí minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện lận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kin doanh theo quy định
cửa Nhà Trường với nội dung “Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp.
Hồ Chí Minh”
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Nêu những cơ sở lý luận về hoạt động quản trị và công tác quản trị hoạt
động xuất nhập khẩu của Chi Cục
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí
Minh
- Thu thập số liệu, phân tích số liệu để làm rõ thực trạng của công tác quản trị
hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục.
- Xác định mục tiêu của công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của Chi cục
- Nêu những ưu điểm, và tồn tại của công tác quản trị của Chi cục.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
- Căn cứ các phân tích tại chương 2, nêu các giải pháp hoàn thiện công tác
quản trị của Chi cục. Các giải pháp được xây dựng dựatrên thực tế tại Chi cục và
theo chức năng công tác quản trị.
- Nêu kiến nghị về chính sách, thủ tục hải quan nhằm hoàn thiện công tác
quản lý xuất nhập khẩu nói chung và công tác quản trị của chi cục nói riêng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ……….......................................................................
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ……………………………………….
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRẦN ANH KHOA
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS.Trương
Quang Dũng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không
chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để
tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, quý cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng......năm 2015
Học viên thực hiện luận văn
TRẦN ANH KHOA
iii
TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là là một đòn bẩy để thúc
đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương. Là cơ quan quản lý Nhà nước về
hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, Chi cục Hải quan quản lý hàng
đều tư – Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư của Tp. Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp thống kê, phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá một số nội
dung:
- Thực trạng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư.
- Thực trạng của công tác quản trị hoạt động xuất nhập khẩu của Chi cục hải
quan quản lý hàng đầu tư qua các mặt:
o Hoạch định hoạch định chính sách xuất nhập khẩu.
o Triển khai thực hiện công tác quản lý hải quan.
o Kiểm tra, giám sát hải quan.
Đề tài cũng nghiên cứu về mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI đang hoạt
động tại Chi cục về các tiêu chí: Thái độ làm việc của công chức ; Chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức ; Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, đề tài có thu thập các ý kiến của doanh nghiệp về các vướng mắc để
xác định các lĩnh vực doanh nghiệp đang quan tâm. Đề tài sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích số liệu tờ khai được phân luông đỏ (là luồng tờ khai doanh
nghiệp phải xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế) để đánh giá mức độ thông
thoáng của thủ tục hải quan và đánh giá mức độ hiệu quả của công tác kiểm soát,
quản lý hải quan của Chi cục.
Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả các trường hợp vi phạm của doanh
nghiệp FDI tại Chi cục để xác định mức độ, tính chất của tình hình chấp hành pháp
luật của doanh nghiệp. Tác giả xác định các nhóm hành vi vi phạm doanh nghiệp
thường thực hiện để có cơ sở đề xuất các biện pháp ngăn ngừa.
iv
Dựa trên những kết quả trình nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận định về ưu
điểm và những tồn tại trong công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục.
Căn cứ kết quả nghiên cứu, đề tài xây dựng các nhóm để giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng đầu tư:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng hoạch định.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát.
Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh một số
chính sách điều hành xuất nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan để phù hợp với thực
tế, tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp FDI.
Qua nghiên cứu công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI tại của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, tác giả đi đến một số kết
luận sau:
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – Cục hải quan Tp. HCM đã thực hiện tốt
công tác quản trị đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện qua
việc tạo điều kiện thông thoáng nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải
quan.
Để công tác quản trị được hoàn thiện, Chi cục cần triển khai một số giải pháp để
cải thiện chức năng hoạch định, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, chức năng triển khai
thực hiện của Chi Cục. Kiến nghị các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ tài chính và
Tổng Cục hải quan điều chỉnh một số chính sách có liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp FDI để tạo môi trường đầu tư được thuận lợi hơn.
v
ABSTRACT
Foreign Direct Investment (FDI) is a very important part in the economy, is
considered as a lever to boost growth of local economic development. As the state
adminstration agency for export and import activities of FDI, Customs Sub-
department of Investment Aministration (CSDIA) - Customs Department of Ho Chi
Minh city has contributed greatly in creating favorable conditions for the
investment environment of the city.
Subjects were evaluated some content:
- The situation of the export and import of FDI in the Customs sub-department of
investment management (CSDIA).
- The situation of the administration of import and export activities of CSDIA
through the following aspects:
o Planning policy of export – import
administration. o Implement customs management.
o Inspection and customs supervision.
This project has also studied the level of satisfaction of FDI enterprises operating
in the Sub-departments of the following criteria: Work attitude of customs officer;
Profession of customs officer; Response time, solve problems of the enterprise.
In addition, subjects had to collect the opinions of FDI enterprises about the
difficulties and inconvenience of export - import procedures to determine the areas
of FDI enterprises are concerned. Topics using statistical methods, data analysis
rate of declarations classified red lane (as declaration lane must produce goods for
checking reality) to assess the level of convenience of customs clearance and
assessing the effectiveness of the control, management of CSDIA.
The authors used statistical methods to count violations customs regulations of
FDI in CSDIA to determine the legal compliance of FDI. The authors define groups
of violations of customs regulations often done to the proposed establishment of
measures to prevent
vi
Based on the results of the research, subjects made statements about the
advantages and the shortcomings in the administration of the export and import of
FDI enterprises at CSDIA.
Based on results of the study, subjects develop complete solutions for group
governance exports and imports of FDI in the Customs Branch of investment
management:
- Solutions to complete organization functions.
- Solution to complete planning functions.
- Solutions to complete inspection and supervision functions.
This subject has also made recommendations of State management agencies
adjusted operating policies as well as import and export customs procedures to
conform with reality, creating conditions for FDI activity.
Through researching governance of exports and imports of FDI at CSDIA, the
authors come to some conclusions::
CSDIA – Customs Department of Ho Chi Minh City has made good governance
for import-export activities of FDI represented by creating favorable conditions, but
still must ensure the State management over customs.
For governance to be perfect, CSDIA need to implement a number of measures
to improve the function of planning, leadership, direction and implementation
functions. Recommendations specialized management ministries, the Ministry of
Finance and the General Department of Customs adjusted policies related to import
and export activities of FDI enterprises to create an environment more favorable
investment.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. I
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................II
TÓM TẮT.........................................................................................................................III
ABSTRACT......................................................................................................................V
MỤC LỤC .....................................................................................................................VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. XI
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................XII
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... XIV
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU...........................................................................................................4
1.1 Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị....................................................4
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................4
1.1.2 Các chức năng của quản trị...............................................................................6
1.1.2.1 Hoạch định ................................................................................................6
1.1.2.2 Tổ chức ......................................................................................................6
1.1.2.3 Lãnh đạo ....................................................................................................6
1.1.2.4 Kiểm tra.....................................................................................................6
1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu..............................................................................7
1.3 Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan ........................7
1.3.1 Chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu .....................................................10
1.3.1.1 Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ........................................10
1.3.1.2 Chính sách quản lý Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành..................12
1.3.1.3 Chính sách về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu ....................13
1.3.2 Công tác tổ chức của cơ quan Hải quan.........................................................14
viii
1.3.3 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải
quan ................................................................................................ 15
1.3.3.1 Kiểm tra trước thông quan ............................................................ 15
1.3.3.2 Kiểm tra sau thông quan ............................................................... 17
1.3.3.3 Công tác quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan ............................. 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ
HÀNG ĐẦU TƯ ..................................................................................................... 21
2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................... 21
2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh ................................ 21
2.1.2 Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................................... 22
2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .......................... 23
2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản
lý hàng đầu tư......................................................................................................... 24
2.2.1 Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh ............ 24
2.2.2 Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho
thương nhân nước ngoài khẩu .................................................................. 25
2.3 Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh
nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư ........................ 27
2.3.1 Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của các doanh nghiệp FDI ........................................................................ 28
2.3.2 Thủ tục Hải quan và thuế xuất nhập khẩu ................................................ 31
2.3.3 Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện các chính sách quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ............................ 32
2.3.3.1 Công tác tổ chức thực hiện................................................................ 32
2.3.3.2 Công tác quản lý rủi ro ...................................................................... 36
ix
2.3.3.3 Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải
quan quản lý hàng đầu tư........................................................................38
2.4 Đánh giá công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh
nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .........................42
2.4.1 Những ưu điểm.................................................................................................42
2.4.2 Những tồn tại....................................................................................................43
2.4.2.1 Những tồn tại về cơ chế chính sách........................................................43
2.4.2.2 Những tồn tại về công tác triển khai thực việc quản lý .......................46
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ......................48
3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản trị hoạt độngxuất khẩu, nhập
khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư..................48
3.1.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức ............................................48
3.1.1.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, bộ máy .....................................................48
3.1.1.2 Giải pháp tăng năng lực lãnh đạo các Đội nghiệp vụ công tác của Chi
cục 49
3.1.1.3 Giải pháp tăng năng lực công tác của công chức .................................50
3.1.1.4 Giải pháp tăng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử của
công chức 52
3.1.1.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật của Chi cục . 53
3.1.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng hoạch định......................................54
3.1.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát hải quan...........56
3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục .....................56
3.1.3.2 Giải pháp tăng cường chất lượng của công tác quản lý rủi ro ............56
3.1.3.3 Giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại, và buôn lậu của
các doanh nghiệp FDI tại Chi Cục.........................................................58
x
3.1.3.4 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan .....................59
3.2 Các kiến nghị về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
các doanh nghiệp FDI....................................................................................................60
3.2.1 Kiến nghị các Bộ ngành nhanh chóng điều chỉnh các chính sách phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp .........................................................60
3.2.2 Đơn giản hóa thủ tục quản lý hàng hóa XNK...............................................61
3.2.3 Kiến nghị công tác phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.............61
3.2.4 Nghiên cứu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên
ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa.......................................62
3.3 Kiến nghị về thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu...............................62
3.3.1 Kiến nghị sớm có điều chỉnh các vướng mắc phát sinh trong quy định về
thủ tục hải quan ................................................................................................62
3.3.2 Ứng dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghiệ thông tin vào thủ tục hải
quan....................................................................................................................63
3.3.3 Kiến nghị đối với hoạt động của đại lý thủ tục hải quan.............................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................65
PHỤ LỤC ...................................................................................................................
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI : Foreign Direct Investment
Cục Hải quan Tp.HCM : Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh
Chi Cục : Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
DN : Doanh nghiệp
HQ : Hải quan
Chi cục Hải quan KV3 : Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3
Hệ thống VINACCS/VCIS: Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa
quốc gia
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình đầu tư, kinh doanh.................................................................................................... 24
Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình sản xuất xuât khẩu và gia công............................................................................... 25
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất
xuất khẩu và gia công....................................................................................................... 25
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu....................................................................... 26
Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu............................................................................. 26
Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp ............................................... 27
Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu................................................................................................................... 28
Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành....................... 29
Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp ...................................... 31
Bảng 2.11: Số văn bản pháp quy trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu,
nhập khẩu ........................................................................................................................... 31
Bảng 2.12: Các nghiệp vụ hải quan được đánh giá...................................................... 33
Bảng 2.13: Doanh nghiệp tham gia khảo sát................................................................. 33
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ làm việc của công chức . 34
Bảng 2.15: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của công
chức .................................................................................................................................... 34
Bảng 2.16: Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp..................... 35
Bảng 2.17: Thời gian giải quyết hồ sơ không thu, hoàn thuế ..................................... 35
Bảng 2.18: Ý kiến góp ý của doanh nghiệp................................................................... 36
Bảng 2.19: Ý kiến góp ý về lĩnh vực thủ tục hải quan................................................. 36
xiii
Bảng 2.20: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân tại Chi cục trong 6 tháng đầu năm
2015 ........................................................................................................................... 37
Bảng 2.21: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân ngành Hải quan 6 tháng đầu năm
2015 ........................................................................................................................... 37
Bảng 2.22: Kết quả phát hiện các vụ việc vi phạm hành chính của doanh nghiệp tại
Chi cục trong năm 2014 ...................................................... ...................................... 39
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình vẽ 1.1: Một số nội dung quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (nguồn:
Chính phủ, 2013; có chỉnh sửa) ...................................................................................... 11
Hình vẽ 1.2: Chính sách kiểm tra chuyên ngành........................................................... 12
Hình vẽ 1.3: Trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa............................................................................................................................. 14
Hình vẽ 1.4: Nội dung kiểm tra trước và sau thông quan của cơ quan Hải quan ..... 16
Hình vẽ 1.5: Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu........................ 16
Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu
tư......................................................................................................................................... 23
Hình vẽ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Chi cục sau khi tái cấu trúc.................... 49
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”,
là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất
nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới.
Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được
tiếp nhân công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng
đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của vùng Kinh tế Trọng điểm phía
Nam cũng như của cả nước, cũng chính là địa phương thu hút được nguồn vốn FDI
lớn nhất cả nước trong thời gian qua. Để đạt được điều này bên cạnh những lợi thế
sẳn có về địa lý - kinh tế - xã hội, TP HCM đã phải có những chính sách, biện pháp
nhằm cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng kinh
tế nhanh, ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ
hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến… nhưng cũng
giống như những địa phương khác trong cả nước hay như các thành phố đang phát
triển khác trên thế giới, TP HCM cũng không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại
khi tiếp cân, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả để phát triển kinh tế.
Là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI, Cục Hải quan Tp. Hồ Chi Minh (Cục HQTP) góp phần rất lớn trong việc tạo
điều kiện thuận lợi cho môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó,
Cục HQTP còn đảm bảo các yêu cầu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong lĩnh vực này.
Tác giả hiện nay đang là công chức ngành Hải quan đang công tác tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng đầu tư với chức trách quản lý một đội thủ tục hàng hóa, nhận
2
thấy việc nghiên cứu hoàn thiện hoạt động của Chi cục không những sẽ mang lại
những lợi ích thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị mà
còn góp phần tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển kinh tế của địa
phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “Quản trị
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh”
2. Mục tiêunghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu với các mục đích sau:
- Hệ thống các vấn đề lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc việc phân tích, đánh giá hiện
trạng để làm rõ nhưng tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị của Chi cục.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư để
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực Thuế và Hải quan; khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu
phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các đối tượng
khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục đối
với doanh nghiệp FDI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản trị triển khai đối với hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong phạm vi Chi cục Hải quan quản lý
hàng đầu tư.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp
phương pháp nghiên cứu định lượng.
3
Do phần nghiên cứu của đề tài có liên quan đến việc nghiên cứu các quy định
pháp quy nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Thông qua nghiên
cứu, rà soát các quy định pháp luật, tác giả đinh giá sự phù hợp của các quy định
với thực tế nhằm làm cơ sở để xây dựng các giải pháp.
Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí và
những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua
quan sát và thông qua việc điều tra.
Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thông qua các phương pháp như thống
kê, mô tả, so sánh để thấy được thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp.
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
5. Cấu trúc của luận văn
Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, các phụ lục và tài liệu tham khảo gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị
1.1.1 Khái niệm
Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành
chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế).
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính,
quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất...
Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa
có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy
nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản
trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp.
Có rất nhiều quan niệm về quản trị:
- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu
quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức;
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt
được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động;
- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp
hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là
việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.
Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các
phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và
thúc đẩy nhau phát triển.
Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích
nào đó, cũng giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù
các vai trò này là do họ tự vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là
những vai trò đã được xác định và được sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ
5
đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một cách riêng vào sự nỗ lực của
nhóm.
Theo Mary Parker Follett định nghĩa quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua người khác (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ
cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân
làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu
đã định" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
James Stoner và Stephen Robbín cho rằng Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Bách
khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
Mary Parker Follett cho rằng "quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua
người khác" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:
Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẳn.
Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định
(Nguyễn Hải Sản, 2010). Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một
hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành
nhằm đạt được mục tiêu.
Tính khoa học của quản trị thể hiện:
Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư
duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật
để giải quyết vấn đề phát sinh.
Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề,
không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.
Theo Nguyễn Hải Sản (2010), tính nghệ thuật của quản trị thể hiện:
- Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực,
trong từng tình huống.
Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:
+ Nghệ thuật sử dụng người.
6
+ Nghệ thuật quảng cáo.
+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
+ Và trongbất cứ một lĩnh vực nào khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:
- Nắm được khoa học quản trị, sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh doanh. -
Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhũng nhà quản lý giữ được sự bền vững
trong kinh doanh.
1.1.2 Các chức năng của quản trị
1.1.2.1 Hoạch định
- Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức.
- Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được.
- Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất
định.
- Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường.
1.1.2.2 Tổ chức
- Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu.
- Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân,
tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức
1.1.2.3 Lãnh đạo
Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Nó bao
gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh
đạo yêu cầu kỹ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người. Một trong
những vấn đề quyết định trong công tác lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu
cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất.
1.1.2.4 Kiểm tra
Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra
sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục
đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỹ luật và môi
7
trường không rắc rối. Kiểm tra bao gồm quản lý thong tin, xác định hiệu quả của
thành tích và đưa ra những hành động tương ứng kịp thời.
1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông
qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối
quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản
xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu là hoạt
động rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia tham gia vào hoạt
động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánh giữa các
quốc gia từ đó mà tính chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các
chi phí khác từ đó làm giảm giá thành.
Mục đích của các quốc gia khi tham gia xuất khẩu là thu được một lượng ngoại
tệ lớn để có thể nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện
đại… tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân, từ
đó tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và rút ngắn được khoảng cách chênh
lệch quá lớn giữa các nước.
Trong nền kinh tế thị trường các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả
các nhu cầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia
phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu, để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế
hơn các quốc gia khác để nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc
có sản xuất được thì chi phí quá cao. Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động
xuất nhập rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm
được các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản
xuất phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1.3 Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan
Hải quan là một cơ quan Nhà nước ra đời nhằm thực hiện chức năng của mình
theo luật định. Tuỳ từng quốc gia mà nhiệm vụ của cơ quan Hải quan có thể nhiều
hay ít và khác nhau đôi chút, song tất cả đều có nét cơ bản giống nhau là: Kiểm soát
hàng hoá xuất nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh,
8
mượn đường..; thi hành Luật Hải quan, luật thuế quan và tất cả các luật lệ cũng như
quy định khác có liên quan đến hoạt động của Hải quan và thuế quan; ngăn chặn,
trấn áp buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và thẩm quyền xử lý
đối với hành vi vi phạm và tội phạm Hải quan.
Cơ quan Hải quan đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là:
+ Quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
bằng hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện
vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh qua biến giới Việt Nam. Đây là một trong những
nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất, nói lên bản chất, vai trò của Hải quan trong nền
kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Nhiệm vụ này được nhà nước khẳng
định ghi nhận vào pháp luật, thể hiện ý nghĩa sâu sắc: Hải quan là công cụ "gác
cửa", "mở cửa" ngăn chặn, đẩy lùi "làn gió độc" để đến với thế giới, đón thế giới
đến với Việt Nam, là "tuyến đầu" trên mặt trận an ninh kinh tế, an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, bảo hộ sản xuất trong nước, góp phần giữ vững ổn đinh chính
trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, không chỉ thòi đại ngày nay mới có
buôn lậu, vận chuyển trái pháp hàng hóa qua biên giới, mà hoạt động này đã phát
sinh cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa của xã hội loài người. Nhiệm
vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giói đã được
Nhà nước trao cho Hải quan Việt Nam cùng với thời điểm ra đòi, phát triển xuyên
suốt 60 năm qua.
+ Thực hiện chính sách thuế đối vói hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ này
được hình thành ngay từ khi Nhà nước thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu
(ngày 10/9/1945), và được kế thừa phát triển cho đến ngày nay. Nhiệm vụ này đảm
bảo một phần nguồn thu cho quốc khố từ nguồn thuế và thu khác từ các hoạt động
xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hàng năm nguồn thu này đảm bảo từ 25-30%
trong tổng số thu vào ngân sách nhà nước. Chính từ nguồn thu này mà Nhà nước
điều chỉnh kịp thời chính sách kinh tế đối ngoại, bảo hộ sản xuất trong nước, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân.
9
Trong điều kiện của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa vai trò là công cụ quản lý
của pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu lại càng đặc biệt quan trọng. Thực tiễn chỉ ra rằng ngày nay hầu hết
các quốc gia có chủ quyền hoặc lãnh thổ tự trị dù đã gia nhập hoặc chưa gia nhập
các liên minh hải quan đều phải ban hành pháp luật hải quan, thiết lập tổ chức Hải
quan của mình để kiểm soát hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh,
quá cảnh qua biên giới, thu thuế và thu khác cho ngân khố của quốc gia, lãnh thổ tự
trị đó. Hệ thống luật lệ của các nước đều xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, nội dung hoạt
Căn cứ Luật Hải quan (Quốc Hội, 2014) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì cơ
quan Hải quan có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Tổ chức giám sát và quản lý việc thực hiện chính sách, chế độ, quy trình, thủ
tục đối với các đối tượng chịu sự giám sát quản lý về Hải quan theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện thu thuế và các khoản
thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, đảm
bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước và chống thất thu thuế
xuất nhập khẩu.
- Tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới
thuộc địa bàn phụ trách và xử lý các vi phạm về hải quan đối với các trường hợp
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính.
- Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin để
hiện đại hoá, tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ và quản lý hải quan.
Công tác quản trị của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện qua các mặt:
+ Hoạch định chính
sách + Công tác tổ chức
+ Công tác triển khai thực
hiện + Công tác kiểm tra
10
Hiện nay, để đảm bảo tính hiệu quả trong việc triển khai thực hiện, cơ quan Hải
quan áp dụng quản lý rủi ro đối với việc lựa chọn đối tượng và biện pháp kiểm tra
kiểm tra ở hầu hết các khâu nghiệp vụ nhằm tăng hiệu suất kiểm soát hải quan đồng
thời tạo thuận lợi, thông thoáng trong thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.
Quan điểm về quản trị của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất nhập của
doanh nghiệp là tạo mọi điều kiện để thủ tục hải quan được thông thoáng, thủ tục
hải quan minh bạch, đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, cơ quan hải
quan vẫn phải đảm bảo về mắt quản lý nhà nước trong việc kiểm soát, chống buôn
lâu, gian lận thương mại, đảm bảo chủ quyền quốc gia trong linh vực xuất khẩu,
nhập khẩu.
1.3.1 Chính sách quản lýxuất khẩu, nhập khẩu
Chính sách điều hành xuất khẩu nhập khẩu gồm các yếu tố: cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu, chính sách về thủ hải quan và thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu.
Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu gồm:
- Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu: quy định danh mục hàng hóa cấm xuất
nhập khẩu, phân công quản lý chuyên ngành của Bộ và ngành đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu
- Chính sách quản lý kiểm tra chuyên ngành: Chính sách về kiểm dịch động vật,
kiểm dịch thực vật; Chính sách về quản lý chất lượng nhà nước và vệ sinh an toàn
thực phẩm
1.3.1.1 Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
Chính sách mặt hàng xuất xuất khẩu, nhập khâu do Chính phủ ban hành dựa trên
pháp lý là:
- Luật Thương mại (Quốc Hội, 2005)
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế (Chính Phủ, 2013).
11
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XK, CẤM NK
- GIA CÔNG;
- SX-XK
- ĐẠI LÝ HQ;
- ỦY THÁC.
NGHỊ ĐỊNH
187/2013/CP
DANH MỤC HÀNG HÓA
XK, NK CÓ ĐIỀU KIỆN
- TẠM NHẬP TÁI XUẤT; HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
- QUÁ CẢNH;
- CHUYỂN KHẨU;
- CHUYỂN CỬA KHẨU.
QUY ĐỊNH RIÊNG CỦA THỦ TƯỚNG
Hình vẽ 1.1: Một số nội dung quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (nguồn:
Chính phủ, 2013; có chỉnh sửa)
Danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành cụ thể theo từng thời
kỳ tuỳ theo mục tiêu kiểm soát của Chính phủ.
Các Bộ và Cơ quan ngang bộ của Chính phủ căn cứ chức năng nhiệm vụ sẽ ban
hành các quy định cụ thể trong lĩnh vực do mình quản lý.
Về cơ bản, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI cũng bị điều
chỉnh bởi các quy định xuất khẩu, nhập khẩu như doanh nghiệp trong nước. Ngoài
ra, doanh nghiệp FDI còn bị điều chỉnh bởi các nội dung quy định trong giấy phép
đầu tư của doanhh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp FDI chỉ được hoạt động trong
những lĩnh vực cụ thể đã đăng ký và cho phép. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể theo giấy phép đầu tư.
Các quy định về quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI được quy định bởi
Bộ Công Thương. Thông tư số 08/2013/TT-BCT ban hành quy định chi tiết về hoạt
động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 07
tháng 6 năm 2013, thay thế Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 và
Thông tư số 05/2008/TT-BCT (Bộ Công thương, 2013). Các quy định này tạo một
hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể và “mở cửa” cho các doanh nghiệp FDI.
12
1.3.1.2 Chính sách quản lýNhà nước về kiểm tra chuyên ngành
Chính sách quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành gồm các các quy định về
kiểm dịch (bao gồm kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật) và kiểm tra chất lượng
Nhà nước và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm dịch
Kiểm tra
chuyên
ngành
Kiểm tra
Kiểm tra
an toàn vệ
chất
sinh thực
lượng
phẩm
Hình vẽ 1.2: Chính sách kiểm tra chuyên ngành
Quy định chung về điều kiện được phép nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc diện
phải kiểm dịch động vật, thực vật có nêu (xem chi tiết tại Phụ lục 1):
- Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền
của nước xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận có giá trị tương đương;
- Không có dịch hại thuộc diện điều chỉnh của các danh mục đã quy định và sinh
vật gây hại lạ; nếu có thì phải xử lý triệt để;
- Phải có giấy phép kiểm dịch nhập khẩu.
Nguyên tắc áp dụng là của việc kiểm tra chất lượng được thực hiện theo nội
dung; trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy
đỊnh của Luật chất lượng. Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu
quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan Hải quan thông quan hàng hóa
cho người nhập khẩu. Nếu hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định cơ quan
kiểm tra sẽ kiến nghị xử lý theo hướng:
Buộc tái chế hoặc tiêu hủy.
Buộc tái xuất.
13
Tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc tạm dừng làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu.
Hàng hóa được phép cho mang về kho bảo quản, cơ quan Hải quan thông quan
khi có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng. Đối với hàng hóa thuộc danh mục
nhóm 2 (là nhóm hàng hóa có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng) người nhập
khẩu phải công bố hợp quy theo quy định quản lý về chất lượng.
Chính sách quản lý Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành áp dụng đối hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành
còn là công cụ để thiết lập hàng rào phi thuế quan của nhà nước trong điều tiết xuất
nhập khẩu.
Chi tiết danh sách các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của các
Bộ chuyên ngành liệt kê tại Phụ lục số 02 của Đề tài
1.3.1.3 Chính sách về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu
Cơ sở pháp lý của chính sách về thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Luật Hải quan (Quốc Hội, 2014) – Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu & Luật
Quản lý thuế.
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định về thủ tục hải quan
(Chính Phủ, 2015).
Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 quy định một số điều của Luật
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Chính Phủ, 2010).
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 quy định một số điều của Luật
Quản lý thuế (Chính Phủ, 2013).
Thủ tục hải quan là những thủ tục hành chính doanh nghiệp phải thực hiện khi
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được quy định bởi Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của Tổng cục hải quan
Việt Nam.
14
Khai tờ khai hải quan
Xuất trình hàng, phương
tiện để kiểm tra
Nộp thuế theo quy định
Hình vẽ 1.3: Trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Một số loại hình thủ tục hải quan theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và
Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
Xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại
Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
Gia công cho thương nhân nước ngoài
Hành lý cá nhân
Thủ tục xuất nhập cảnh
Tạm nhập tái xuất
Chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban
hành. Nhà nước dùng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để
điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Các sắc thuế áp dụng tại
khâu nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thu đặc biệt, thuế môi trường… Tùy theo giai đoạn, Bộ Tài chính ban hành
doanh mục hàng hóa chịu thuế suất của các sắc thuế
1.3.2 Công tác tổ chức của cơ quan Hải quan
Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức bộ máy của cơ quan Hải quan quy định bởi
Luật Hải quan có hiệu lực ngày 01/01/2015 (Quốc Hội, 2014).
15
Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương
tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác
của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ máy của cơ quan Hải quan được tổ chức thống nhất làm 3 cấp từ trung ương
địa địa phương: Tổng Cục hải quan – Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố - Chi Cục hải
quan. Các Chi cục hải quan được biên chế thành các Đội, Tổ nghiệp vụ tuy theo
chức năng nghiệm vụ được giao.
1.3.3 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải
quan
Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan hải quan đối với hoạt động
xuất nhập khẩu bao gồm:
- Thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa.
- Giám sát địa bàn thuộc khu vực giám sát hải quan theo quy định pháp luật như
cảng, địa điểm thông quan...
- Giám sát, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho phương tiện vận tải và hành
khách.
Các nội dung phải kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các thông tư
hướng dẫn Luật Hải quan và các quyết định ban hành quy trình thủ tục hải quan đối
với từng loại hình xuất nhập khẩu cụ thể.
1.3.3.1 Kiểm tra trước thông quan
Căn cứ vào thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hải quan có thể
phân làm hai hoạt động chính: kiểm tra trước thông quan và kiểm tra sau thông
quan (Hình vẽ 1.4).
16
Trước thông quan Sau thông quan
Miễn kiểm tra
Kiểm tra hồ sơ
hải quan
Kiểm tra thực
tế hàng hóa
Thông
quan
Kiểm tra tồn kho
Kiểm tra định mức,
kiểm tra chứng hồ
sơ kế toán
Kiểm tra hải quan
đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu
Hình vẽ 1.4: Nội dung kiểm tra trước và sau thông quan của cơ quan Hải quan
1.3.3.1.1 Kiểm tra hồ sơ hải quan
Tại các khâu kiểm tra trước thông quan, cơ quan Hải quan sẽ căn cứ khai báo
trên tờ khai của doanh nghiệp và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra.
Các tờ khai hải quan sau được đăng ký, cho số sẽ được phân luồng để xử lý (Hình
vẽ 1.5). Tờ khai có thể được phân thành luồng xanh, vàng, đỏ:
Luồng xanh hàng hóa sẽ được thông quan
ngay; Luồng vàng sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan;
Luồng đỏ, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa trước khi thông quan.
Khai hải quan
Tờ khai hải
quan gửi
qua hệ thống
Luồng xanh
Phân luồng tờ
khai
Thông quan
Hàng qua khu v ực
giám sát hải quan
Luồng v àng
Sơ đồ làm thủ tục
hải quan
Kiểm tra hồ
Luồng đỏ
sơ
Luồng đỏ
Kiểm thực tế hàng
hóa
Hình vẽ 1.5: Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
17
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
(hệ thống VINACCS/VCIS) hoặc được kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan.
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự
phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra
việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan:
Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức
thuế Kiểm tra trị giá hải quan
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế
Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành
Đối tờ khai luồng đỏ, người khai hải quan phải xuất trình hàng hóa để cơ quan
Hải quan kiểm tra Mức độ kiểm tra có thể áp dụng là kiểm tra lô hàng.
1.3.3.1.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có thể thực hiện bằng máy soi container hoặc
kiểm tra thủ công do công chức thực hiện. Mức độ kiểm tra thực tế có thể là kiểm
tra theo tỷ lệ hoặc toàn bộ lô hàng. Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình
hàng hóa theo quy định.
Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa:
- Kiểm tra sự phù hợp giữ tên hàng, mã số giữa khai báo hải quan và thực tế hàng
hóa
- Kiểm tra để xác định chất lượng, chủng loại của hàng hóa
- Kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hóa
- Kiểm tra để xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu
1.3.3.2 Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ
sơ hải quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu
có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và
còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
18
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung
các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải
quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật
liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người
khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa
hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp
luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với các trường hợp không có dấu hiện vi phạm pháp luật hải quan thì việc
kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
1.3.3.3 Công tác quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông
quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các
kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi
ro. Việc áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước
về Hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh.
1.3.3.3.1 Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu
Cơ quan Hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế
của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:
Doanh nghiệp ưu tiên;
Doanh nghiệp tuân thủ;
Doanh nghiệp không tuân thủ.
Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người
khai hải quan.
19
Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan Hải quan xem xét các yếu tố
liên quan, gồm:
Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương
tiện vận tải;
Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải
quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các
mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra
phù hợp.
1.3.3.3.2 Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan: Cơ quan Hải
quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định
Áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu
giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu;
Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.
Kết luận chương 1:
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông
qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối
quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản
xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
20
Cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của
của doanh nghiệp.Cơ quan hải quan quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp dựa trên các hoạt động chính:
- Quản lý việc thực hiện các chính sách xuất khẩu nhập khẩu và chính sách về
thủ tục hải quan và chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức bộ máy của cơ quan hải quan thống nhất từ trung ương đến địa
phương.
- Triển khai thực hiện việc kiểm tra kiểm tra hải quan đối với hoạt động xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro đối với việc
lựa chọn đối tượng và biện pháp kiểm tra hải quan. Quan điểm quản lý là tạo điều
kiện thông thóang trong thủ tục hải quan nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát hải
quan đối với hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp.
21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI
CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ
2.1 Giới thiệuvề Chi cục Hải quan quản lýhàng đầu tư
2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh
Ngày 30/4/1975 Thành phố Sài Gòn - Gia Định và miền Nam hoàn toàn được
giải phóng. Ngày 01/5/1975 Đoàn cán bộ Ban Kinh tài do Đồng chí Nguyễn Thành
Lân dẫn đầu đã tiếp quản Tổng nha Quan thuế.
Ngày 11/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 09/QĐ thành lập Cục Hải quan miền Nam
(tiền thân của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện nay), trực thuộc Tổng nha Ngoại
thương. Cục Hải quan miền Nam hoạt động theo Điều lệ Hải quan (dựa trên cơ sở
của Điều lệ Hải quan Việt Nam được ban hành vào tháng 02/1960) và Biểu thuế
xuất nhập khẩu do Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành.
Ngày 04/9/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ-
TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho đến nay.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phương trực
thuộc Tổng cục Hải quan. Trong những năm qua, dù ở bất cứ giai đoạn nào, Cục
Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những nỗ
lực, đóng góp to lớn đó, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Nhà nước
tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó danh hiệu Anh hùng Lao động
trong thời kỳ đổi mới (năm 2007), 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 Huân
chương Lao động hạng Nhì, 02 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương
chiến công hạng Nhất, 01 Huân chương chiến công hạng Ba và nhiều Bằng khen,
Cờ thi đua của Chính phủ, UBND Thành phố, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải
quan…;
Năm 2014, theo quyết định số 56/2013/QĐ-ƯBND ngày 10/12/2013, Quyết định
số 851QĐ-TCHQ ngày 21/3/2014 giao chỉ thu thuế nộp nhân sách nhà nước
(NSNN) cho Cục Hải quan TP HCM là 74.800 tỷ VND. Chỉ tiêu phấn đấu là 85.400
22
tỷ. Kết quả số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày 31/12/2014 đạt:
89.100,291 tỷ đồng. So với số thu toàn ngành Hải quan, Cục hải quan Tp. Hồ Chí
Minh đạt trên 42 %.
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt 74,044 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm
2013 (68,49 tỷ USD), trong đó: '
+ XK đạt: 35,325 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2013 (32,82 tỷ USD)
+ NKđạt: 38,719 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2013 (35,67 tỷ USD)
Tổng số doanh nghiệp đã tham gia làm thủ tục hải quan: Khoảng hơn 37.718
Doanh nghiệp, trong đó: nhập khẩu: 24.758 DN, xuất khẩu: 12.960 DN.
2.1.2 Chi cục Hải quan quản lýhàng đầu tư
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Chi cục) là một đơn vị trực thuộc của Cục
Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Chi cục được thành năm 1990 với nhiệm vụ chính trị là
quản lý hàng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện
thông thoáng môi trường đầu tư của Tp, Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ
hết sức quan trọng của Chi cục là vẫn phải đảm bảo sự kiểm soát hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
So với các chi cục khác trong Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Chi cục chiếm
khoảng hơn 30 % số thu nộp ngân sách (đứng thứ 2 trong toàn Cục Hải quan Thành
phố sau Chi cục HQ KV3 quản lý xăng dầu nhập khẩu). Bình quân mỗi ngày thu
nộp ngân sách khoảng 250 tỷ. Số lượng tờ khai bình quân khoảng 2.200 tờ khai
/ngày. So với hoạt động của Cục hải quan Đồng Nai, Cục hải quan Bình Dương thì
số thu và khối lượng tờ khai của Chi cục gấp khoảng 10 lần. Chi cục hiện là Chi cục
Hải quan lớn nhất toàn ngành hải quan xét về khối lượng công việc.
Chi cục được Cục Hải quan Tp.HCM giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của
doanh nghiệp FDI xuất khẩu, nhập khẩu qua các cảng, sân bay thuộc địa bàn quản
lý của Hải quan Tp. Hồ Chí Minh (trừ các doanh nghiệp FDI nằm trong 2 khu chế
xuất Linh Trung và Tân Thuận).
23
2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư bao gồm 141 cán bộ công chức. Gồm 1
Chi Cục trưởng, 4 Phó Chi cục trưởng, 5 Đội trường, 12 Phó Đội trưởng và 119
công chức. Chi cục được biên chế làm 5 đội công tác. Gồm:
- Đội Tổng hợp: thực hiện các nhiệm vụ văn thư, xử lý vi phạm hành chính cấp
chi cục, quản lý tài sản của Chi cục.
- Đội Thủ tục hàng đầu tư và kinh doanh: làm thủ tục xuất khẩu nhập khẩu, của
hàng hóa loại hình kinh doanh và hàng đầu tư của doanh nghiệp FDI.
- Đội Thủ tục hàng sản xuất xuất khẩu và gia công: làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu của hàng hóa loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.
- Đội Quản lý thuế: theo dõi, quản lý số thu nộp ngân sách nhà nước của các
doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục, thực hiện nghiệp vũ kiểm tra sau thông quan.
- Tổ Kiểm soát thực hiện công tác kiểm soát, chống buôn lậu.
Lãnh đạo chi cục
Đội thủ tục hàng Đầu
tư v à kinh doanh
Đội thủ tục hàng Sản
xuất xuất khẩu và gia
công
Thông quanhàng hóa
Đội quản lý thuế
Theo dõi thu nộp ngân sách
Quản lý rủi ro
Đội Tổng hợp
Tổ kiểm soát
Chức năng nhiệm vụ các đội
công tác của Chi cục Hải quan
quan lý hàng đầu tư
Kiểm soát chống buôn lậu
Quản lý hành chính
Quản lý hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI
Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư
Bên cạnh bộ máy chính quyền, tổ chức chính trị như tổ chức Đảng, Đoàn Thanh
niên, Công đoàn được tổ chức, hoạt động tại Chi cục đảm bảo việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đơn vị theo mô hình cơ quan quản lý Nhà nước.
24
Trụ sở Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư tại số 73 đường Nguyễn Bỉnh
Kiêm, phường Đa Kao, quận 1 với diện tích khuôn viên hơn 1.600m2
gồm 4 tầng
lầu. Được sự quan tâm của Hải quan Thành phố, Chi cục được trang bị cơ sở vật
chất tương đối hiện đại, khang trang.
2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư
Để đánh giá tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã
thống kê, phân tích số liệu tờ khai doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan từ 06/2014
đến 06/2015.
Kết quả thể hiện như sau:
Doanh nghiệp FDI hoạt động tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư hoạt động
trong 2 lĩnh vực chính:
Hàng xuất khẩu theo loại hình kinh doanh và đầu tư.
Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương
nhân nước ngoài khẩu.
2.2.1 Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh
Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu kinh doanh là 1.356 doanh
nghiệp với kim ngạnch được nêu chi tiết ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình đầu tư, kinh doanh
ST Nội dung Số lượng tờ Kim ngạch
T khai (USD)
1 Nhập khẩu 167.360 8.860.269.120
2 Xuất khẩu 71.625 3.607.260.724
Tổng cộng: 238.985 12.467.529.844
Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hóa chất, nhựa nguyên sinh,
sắt thép nguyên liêu sản xuất.
25
2.2.2 Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công
cho thương nhân nước ngoài khẩu
Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu thường xuyên
là 256 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động nhận gia công của thương nhân
nước ngoài là 234 doanh nghiệp. Trong đó, có 47 doanh nghiệp vừa có hoạt động
sản xuất xuất khẩu, vừa có hoạt động gia công; 1 doanh nghiệp loại hình kho bảo
thuế (loại hình nhập sản xuất xuất khẩu); và 02 doanh nghiệp làm thủ tục đặt gia
công nước ngoài. Chi tiết về số lượng tờ khai và kim ngạch trong năn 2014 được
liệt kê chí tiết ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình sản xuất xuât khẩu và gia công
S Nội dung Số lượng tờ khai Kim ngạch
TT (USD)
1 Nhập khẩu 197.041 5,282,243,397
2 Xuất khẩu 241.967 7,546,906,221
Tổng cộng: 439.008 12,829,149,618
Các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đối
với loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công chủ yếu trong ngành may mặc, bao bì,
giày da. Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất
xuất khẩu và gia công
ST
Ngành hàng
Số Tỷ lệ
T lượng DN %
1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 199 40,61
2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; 46 9,39
cao su và các sản phẩm bằng cao su
3 Sản phẩm kim loại 42 8,57
4 Sản phẩm da, túi xách 38 7,76
5 Giày dép 33 6,73
6 Thực phẩm chế biến 30 6,12
7 Thiết bị cơ khí 24 4,90
26
ST
Ngành hàng
Số Tỷ lệ
T lượng DN %
8 Công nghiệp hóa chất 16 3,27
9 Giấy, sản phẩm giấy 15 3.,06
10 Gỗ, sản phẩm gỗ 9 1,84
11 Nữ trang, ngọc trai 7 1,43
12 Phương tiện tàu thuyền 6 1,22
13 Sản phẩm đá, gạch 6 1.,22
14 Thực phẩm 5 1,02
15 Các ngành khác 14 2,86
Nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là sản phẩm dệt may,
nhựa và phế liệu chiếm tổng cộng 70,48% số lượng tờ khai hải quan.
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu
S
Nguyên liệunhập khẩu Tỷ lệ (%)
TT
1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 49,07
2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản
11,38
phẩm bằng cao su
3 Bột giấy, giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn
10,03
thừa) giấy và bìa
4 Máy móc, thiết bị cơ khí 6,77
5 Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da 5,60
6 Các mặt hàng khác 17,15
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp FDI là sản phẩm may mặc, giày
dép chiếm 67,42 % số lượng tờ khai.
Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
STT Sản phẩm xuất khẩu Tỷ lệ (%)
1 Nguyên liệu dệt, sản phẩm dệt may 40,95
2 Giày, dép 26,47
3 Sản phẩm gỗ và các mặt hàng khác 32,58
27
Các doanh nghiệp FDI ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số, doanh nghiệp làm
thủ tục tại Chi cục chiếm tỷ 73,27%. Ngoài ra, các tỉnh lân cận Thành phố như
Đồng Nai, Bình Dương, Long An có 131 doanh nghiệp chiếm 30% lượng doanh
nghiệp làm thủ tục loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công.
Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp
S Số lượn Tỷ lệ %
TT Địa phương đăng ký mã số thuế DN
1 TP. Hồ Chí Minh 352 71,84
2 Bình Dương 49 10,00
3 Đồng Nai 42 8,57
4 Long An 36 7,35
5 Các tỉnh khác 11 2,24
2.3 Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các
doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư
Để đánh giá thực trạng công tác quản trị của Chi cục đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, tác giả hành nghiên cứu các nội dung:
+ Chính sách điều hành xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục. Qua nghiên cứu, tác giả đánh giá được thực
trạng về môi trường chính sách, quy định có liên quan đến thủ tục hải quan mà
doanh nghiệp phải thực hiện khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
+ Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các tiêu chí quan trong phản ánh
hoạt động của Chi cục nhằm phát hiện những tồn tại trong công tác triển khai thực
hiện các nghiệp vụ hải quan.
+ Khảo sát kết quả của hoạt động của quản lý rủi ro của Chi cục nhằm đánh giá
độ thông thoáng trong thủ tục cũng như mức độ hiệu quả trong kiểm soát hải quan
đối với luồng hàng hóa đi qua tại Chi cục.
+ Khảo sát kết quả thực hiện của công tác kiểm tra hải quan, nhằm đánh giá mức
độ vị phạm của doanh nghiệp trong thủ tục hải quan nằm xác định các nôi dung
quan trọng phục vụ trong công tác đề xuất các giải pháp quản lý doanh nghiệp.
28
Cơ chế,
chính
sách
điều
hành
XNK
Kết quả
Công
Sự hài
tác
kiểm tra quản lòng của
hải quan trị của DN
Chi cục
Mức độ
thông thoáng
và kiểm soát
hải quan
Hình vẽ 2.2: Các nội dung nghiên cứu để đánh giá thực trạng hoạt độngcủa Chi cục
2.3.1 Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu của các doanh nghiệp FDI
Để đánh giá thực trạng về chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã dùng phương pháp thống kê, rà soát các
quy định được ban hành để kiểm tra mức độ phù hợp với tình hình thực tế của hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã thống kê số liệu về lượng
văn bản trao đổi giữa các doanh nghiệp với Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư.
Tác giả phân tích nội dung các trao đổi của doanh nghiệp trong văn bản để phân loại
thành các nhóm lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Kết quả thống kê, nghiên cứu các quy định tại các bản quy phạm pháp luật về cơ
chế điều hành xuất nhập khẩu được trình bày ở Bảng 2.7 & Bảng 2.8.
Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu
Lĩnh vực Luật, Thông Tổng số văn
Pháp Lệnh, tư, Quyết bản quy phạm
Nghị định định pháp luật
Chính sách mặt hàng 4 12 16
Quản lý, kiểm tra chuyên 10 34 44
ngành
Tổng số 60
29
Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành
S Bộ ngành quản lý Số lượng Thông tư, văn
TT bản điều chỉnh
1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Thông tư, 1 Thông tư liên
tịch
2 Bộ Công an 1 Thông tư, 1 thông tư liên
tịch
3 Bộ Y tế 4 Thông tư
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 8 Thông tư
thôn
5 Bộ Giao Thông Vận Tải 5 Thông tư, 1 Thông tư liên
tịch
6 Bộ Xây dựng 2 Thông tư
7 Bộ Công Thương 8 Thông tư
8 Bộ Thông tin truyền thông 2 Thông tư
9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã 1 Thông tư
hội
Qua khảo sát các văn bản hướng dẫn về chính sách mặt hàng (chi tiết tại Phụ lục
1), tác giả nhận thấy số lượng văn bản quy định pháp luật có liên quan đến quản lý
chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu là rất phức tạp. Tổng số Nghị định, Thông tư
hiện hành thuộc các Bộ ngành quản lý là 60 văn bản. Đây là nhưng văn bản pháp
quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực trong văn bản quy định còn chồng chéo nhau, chưa cụ thể dẫn
tới doanh nghiệp khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như:
Mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa: khi làm thủ tục nhập khẩu
thì ngoài thủ tục kiểm dịch động vật, doanh ngiệp phải kiểm tra kiểm tra an toàn vệ
sinh thực vật;
Mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như bàn ghế mỹ, tượng gỗ, ván MDF doanh nghiệp
phải làm thủ tục kiểm dịch;
Mặt hàng đường sortbitol khi nhập khẩu bị gặp khó khăn do vừa có thể dùng làm
nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm (do Bộ Y tế quản lý danh mục nhập khẩu),
30
vừa có thể dùng làm thức ăn (không phải xin phép nhưng phải làm thủ tục kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm);
Mặt hàng vải khi nhập khẩu phải kiểm tra dư lượng formaldehyde phải để ở cảng
dẫn đến tăng chi phí lưu kho, lưu bãi cho doanh nghiệp;
Chính sách dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng trong đó có động cơ
điện gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu
phụ tùng thay thế với số lượng ít (vài cái, chiếc) nhưng phải gửi hàng ra phòng thí
nghiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng tại Hà Nội để kiểm nghiệm, dán nhãn năng
lượng theo quy định.
Một số Bộ quản lý ngành như Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Y tế có
danh mục quản lý rất rộng, tuy nhiên các mặt hàng trong danh mục chỉ nêu chung
chung, không được áp mã HS thống nhất dẫn đến khi áp dụng doanh nghiệp thực
hiện khai sai mã số thuế theo quy định.
Kết quả thống kê số lượng vướng mắc của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm
2015 qua hệ thống văn thư Netoffice của Chi Cục và cổng website của Cục Hải
quan Tp. Hồ chí minh (Bảng 2.9 & Bảng 2.10) cho thấy 26,88 % các trường hợp các
vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến chính sách mặt hàng và 73.12% các
trường hợp doanh nghiệp vướng mắc về lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành.
Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản vướng mắc về chính sách mặt hàng của doanh nghiệp
STT Lĩnh vực Số lượt Một số nội dung chính
1 Chính sách 50 Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng phế
mặt hàng liệu nhôm, phế giấy (5 trường hợp)
2 Kiểm tra 136 Kiểm tra chất lượng nhà nước đối với mặt
chuyên ngành hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật (4 trường
hợp)
Kiểm dịch thực vật (10 trường hợp)
Kiểm tra an toàn thực phẩm (20 trường hợp)
Kiểm tra chất lượng đối với đá xây dựng (3
trường hợp)
186
31
Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp
STT
Kết quả xử lý, hướng Vướng mắc báo
dẫn doanh nghiệp (lượt) cáo cấp trên (lượt)
Chính sách mặt 10 40
hàng
Kiểm tra chuyên 87 49
ngành
Các vướng mắc chủ yếu do văn bản hướng dẫn về chính sách chưa rõ ràng, bất
khả thi hoặc quá khó để doanh nghiệp có thể thực hiện. Ví dụ:
- Quy định buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 10-20 % trị gía lô hàng phế liệu khi
nhập khẩu theo Nghị định Số 38/2015/NĐ-CP Quản Lý Chất Thải Và Phế Liệu -
Nhập khẩu phế liệu. Nhưng Nghị định lại không qui định cụ thể là việc ký quỷ theo
đồng tiền ngoại tệ thanh toán hay tiền VND.
- Quy định về phế liệu nhựa phải sạch, xay với kích thước hạt không quá 10 cm
không phù hợp với quy cách hàng hóa mua bán thông thường của mặt hàng phế
liệu.
2.3.2 Thủ tục Hải quan và thuế xuất nhập khẩu
Tổng số văn bản pháp quy định hiện hành chính có liên quan đến lĩnh vực thủ tục
hải quan và thuế xuất khẩu, nhập khẩu là 31. Số lượng Thông tư liên quan đến lĩnh
vực thuế xuất nhấp khẩu 20 thông tư. Phần lớn các thông tư này đều là thông tư
hướng dẫn mức thuế suất áp dụng cho các hiệp định thương mại của Việt Nam ký
kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Số văn bản pháp quy trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu,
nhập khẩu
STT Lĩnh vực
Luật, nghị Thông
Tổng cộng
định tư
1 Thủ tục hải quan 3 4 7
2
Lĩnh vực thuế xuất
4 20 24
nhập khẩu
Tổng cộng 7 24 31
32
Trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính cũng có cải cách thủ tục
thu thuế, hoàn thuế nằm giảm thời gian nộp thuế của doanh nghiệp.Đối với việc cải
cách biểu thuế theo hướng đơn giản hóa, Bộ Tài Chính đã từng bước điều chỉnh
theo gộp các mức thuế suất trong biểu thuế nằm giảm mức độ phức tạp trong áp
dụng. Một số dòng thuế hiện hành tách thành nhiều dòng thuế, một số dòng thuế
hiện hành gộp thành một dòng thuế, một số dòng thuế chuyển vị trí từ
chương/nhóm/phân nhóm hàng này sang chương/nhóm/phân nhóm hàng khác, một
số dòng thuế thay đổi lại cách mô tả chi tiết - có 828 dòng thuế bị gộp/9.558 dòng
thuế của Biểu thuế có sự thay đổi. Việc đơn giản hóa biểu thuế nhằm phù hợp với
cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.
Chi tiết các thông tư hướng dẫn về thủ tục về Hải quan và thuế đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu quy liệt kê tại Phụ lục 03 của Đề tài.
2.3.3 Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện các chính sách quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI
2.3.3.1 Công tác tổ chức thực hiện
Để đánh giá công tác tổ chức thực hiện thủ tục hải quan của Chi cục, tác giả đã
xây dựng một số tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi làm
thủ tục tại Chi cục. Các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của 2
chuyên gia về nghiệp vụ đang công tác tại Phòng Thuế xuất nhập khẩu và Phòng
Nghiệp vụ Giám sát của Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Dựa trên đánh giá của các
chuyên gia về các tiêu chí quan trong phản ánh các mặt công tác của Chi cục trong
việc thực hiện các cam kết của cơ quan Hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Tác giả cũng đã phỏng vấn, tham khảo ý kiến của 5 doanh nghiệp về các tiêu chí
đánh giá để xác định các nội dung cần đưa vào bảng câu hỏi.
Các tiêu chí khảo sát:
- Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ làm việc của công chức.
- Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp: Theo quy định tối đa
không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết
vướng mắc của khách hàng cơ quan Hải quan phải trả lời doanh nghiệp.
33
- Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế: Theo quy định, Thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ.
Riêng khảo sát thời gian giải quyết hồ sơ không thu, hoàn thuế được khảo sát dựa
trên số lượng hồ sơ giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2015.
Sau khi thực hiện việc đề xuất bản câu hỏi, tác giả thực hiện cuộc khảo sát doanh
nghiệp bằng cách gửi và tập hợp bảng câu hỏi cho 124 doanh nghiệp đang làm thủ
tục tại chi cục.
Bảng 2.12: Các nghiệp vụ hải quan được đánh giá
STT Đội công tác Nghiệp vụ hải quan chính
1 Đội Thủ tục hàng hóa đầu tư Tiếp nhận đăng ký tờ khai
kinh doanh Kiểm tra thực tế hàng hóa
Đội Thủ tục hàng hóa sản Tiếp nhận đăng ký tờ khai
2 xuất xuất khẩu và gia công Kiểm tra thực tế hàng hóa
Thanh khoản
3 Đội Quản lý thuế Hoàn thuế, không thu thuế
Kết quả khảo sát sau khi được thu hồi, tổng hợp và phân tích cho kết quả như
trình bày ở bảng 2.13.
Bảng 2.13: Doanh nghiệp tham gia khảo sát
Thời gian
Số lượng
Tỷ lệ:
Tiêu chí (DN)
Dưới 1 năm 1 0,39%
Thời gian DN đã tham Từ 1-2 năm 12 4,69%
gia TTHQ Từ 2-4 năm 45 17,58%
Trên 4 năm 198 77,34%
Thời gian DN làm Dưới 6 tháng 1 0,39%
việc với Chi cục HQ Từ 6 tháng đến 2 năm 44 17,19%
QLH Đầu tư Trên 2 năm 211 82,42%
DN làm TTHQ thông
Đại lý TTHQ 45 17,58%
Dịch vụ làm hồ sơ 189 73,83%
qua
Tự làm thủ tục 22 8,59%
Tổng cộng 256
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI

More Related Content

Similar to LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI

de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
Luanvan84
 

Similar to LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI (20)

Luận văn: Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng k...
Luận văn: Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng k...Luận văn: Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng k...
Luận văn: Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng k...
 
Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạ...
Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạ...Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạ...
Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạ...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng gi...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng gi...Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng gi...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng gi...
 
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
 
Luận văn: Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tì...
Luận văn: Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tì...Luận văn: Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tì...
Luận văn: Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tì...
 
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
 
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuQuản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
 
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệĐề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên...Đề tài luận văn 2024 Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh TríĐề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
 
Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, Nước Cộng ...
Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, Nước Cộng ...Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, Nước Cộng ...
Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, Nước Cộng ...
 
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
 
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Minh Trí
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Minh TríTập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Minh Trí
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Minh Trí
 
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Công Ty.
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Vận ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Vận ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Vận ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Vận ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 

LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- TRẦN ANH KHOA QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- TRẦN ANH KHOA QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TSTT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Đình Luận Phản biện 1 3 PGS.TS. Vũ Ngọc Bích Phản biện 2 4 PGS.TS Nguyễn Thuấn Ủy viên 5 TS. Nguyễn Ngọc Dương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  • 4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : TRẦN ANH KHOA Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 31/01/1973 Nơi sinh : Sài Gòn Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh MSHV :12418200562 I- Tên đề tài: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp. Hồ chí minh II- Nhiệm vụ và nội dung: Thực hiện lận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kin doanh theo quy định cửa Nhà Trường với nội dung “Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh” Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu - Nêu những cơ sở lý luận về hoạt động quản trị và công tác quản trị hoạt động xuất nhập khẩu của Chi Cục Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí Minh - Thu thập số liệu, phân tích số liệu để làm rõ thực trạng của công tác quản trị hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục. - Xác định mục tiêu của công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục - Nêu những ưu điểm, và tồn tại của công tác quản trị của Chi cục. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
  • 5. - Căn cứ các phân tích tại chương 2, nêu các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị của Chi cục. Các giải pháp được xây dựng dựatrên thực tế tại Chi cục và theo chức năng công tác quản trị. - Nêu kiến nghị về chính sách, thủ tục hải quan nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất nhập khẩu nói chung và công tác quản trị của chi cục nói riêng. III- Ngày giao nhiệm vụ: ………....................................................................... IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ………………………………………. V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Trương Quang Dũng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
  • 6. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) TRẦN ANH KHOA
  • 7. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS.Trương Quang Dũng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, quý cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng......năm 2015 Học viên thực hiện luận văn TRẦN ANH KHOA
  • 8. iii TÓM TẮT Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương. Là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, Chi cục Hải quan quản lý hàng đều tư – Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư của Tp. Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp thống kê, phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá một số nội dung: - Thực trạng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. - Thực trạng của công tác quản trị hoạt động xuất nhập khẩu của Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư qua các mặt: o Hoạch định hoạch định chính sách xuất nhập khẩu. o Triển khai thực hiện công tác quản lý hải quan. o Kiểm tra, giám sát hải quan. Đề tài cũng nghiên cứu về mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Chi cục về các tiêu chí: Thái độ làm việc của công chức ; Chuyên môn, nghiệp vụ của công chức ; Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài có thu thập các ý kiến của doanh nghiệp về các vướng mắc để xác định các lĩnh vực doanh nghiệp đang quan tâm. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích số liệu tờ khai được phân luông đỏ (là luồng tờ khai doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế) để đánh giá mức độ thông thoáng của thủ tục hải quan và đánh giá mức độ hiệu quả của công tác kiểm soát, quản lý hải quan của Chi cục. Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp FDI tại Chi cục để xác định mức độ, tính chất của tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Tác giả xác định các nhóm hành vi vi phạm doanh nghiệp thường thực hiện để có cơ sở đề xuất các biện pháp ngăn ngừa.
  • 9. iv Dựa trên những kết quả trình nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận định về ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục. Căn cứ kết quả nghiên cứu, đề tài xây dựng các nhóm để giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư: - Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức. - Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng hoạch định. - Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát. Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh một số chính sách điều hành xuất nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan để phù hợp với thực tế, tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp FDI. Qua nghiên cứu công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, tác giả đi đến một số kết luận sau: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – Cục hải quan Tp. HCM đã thực hiện tốt công tác quản trị đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện qua việc tạo điều kiện thông thoáng nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan. Để công tác quản trị được hoàn thiện, Chi cục cần triển khai một số giải pháp để cải thiện chức năng hoạch định, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, chức năng triển khai thực hiện của Chi Cục. Kiến nghị các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ tài chính và Tổng Cục hải quan điều chỉnh một số chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI để tạo môi trường đầu tư được thuận lợi hơn.
  • 10. v ABSTRACT Foreign Direct Investment (FDI) is a very important part in the economy, is considered as a lever to boost growth of local economic development. As the state adminstration agency for export and import activities of FDI, Customs Sub- department of Investment Aministration (CSDIA) - Customs Department of Ho Chi Minh city has contributed greatly in creating favorable conditions for the investment environment of the city. Subjects were evaluated some content: - The situation of the export and import of FDI in the Customs sub-department of investment management (CSDIA). - The situation of the administration of import and export activities of CSDIA through the following aspects: o Planning policy of export – import administration. o Implement customs management. o Inspection and customs supervision. This project has also studied the level of satisfaction of FDI enterprises operating in the Sub-departments of the following criteria: Work attitude of customs officer; Profession of customs officer; Response time, solve problems of the enterprise. In addition, subjects had to collect the opinions of FDI enterprises about the difficulties and inconvenience of export - import procedures to determine the areas of FDI enterprises are concerned. Topics using statistical methods, data analysis rate of declarations classified red lane (as declaration lane must produce goods for checking reality) to assess the level of convenience of customs clearance and assessing the effectiveness of the control, management of CSDIA. The authors used statistical methods to count violations customs regulations of FDI in CSDIA to determine the legal compliance of FDI. The authors define groups of violations of customs regulations often done to the proposed establishment of measures to prevent
  • 11. vi Based on the results of the research, subjects made statements about the advantages and the shortcomings in the administration of the export and import of FDI enterprises at CSDIA. Based on results of the study, subjects develop complete solutions for group governance exports and imports of FDI in the Customs Branch of investment management: - Solutions to complete organization functions. - Solution to complete planning functions. - Solutions to complete inspection and supervision functions. This subject has also made recommendations of State management agencies adjusted operating policies as well as import and export customs procedures to conform with reality, creating conditions for FDI activity. Through researching governance of exports and imports of FDI at CSDIA, the authors come to some conclusions:: CSDIA – Customs Department of Ho Chi Minh City has made good governance for import-export activities of FDI represented by creating favorable conditions, but still must ensure the State management over customs. For governance to be perfect, CSDIA need to implement a number of measures to improve the function of planning, leadership, direction and implementation functions. Recommendations specialized management ministries, the Ministry of Finance and the General Department of Customs adjusted policies related to import and export activities of FDI enterprises to create an environment more favorable investment.
  • 12. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. I LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................II TÓM TẮT.........................................................................................................................III ABSTRACT......................................................................................................................V MỤC LỤC .....................................................................................................................VII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. XI DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................XII DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... XIV PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU...........................................................................................................4 1.1 Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị....................................................4 1.1.1 Khái niệm............................................................................................................4 1.1.2 Các chức năng của quản trị...............................................................................6 1.1.2.1 Hoạch định ................................................................................................6 1.1.2.2 Tổ chức ......................................................................................................6 1.1.2.3 Lãnh đạo ....................................................................................................6 1.1.2.4 Kiểm tra.....................................................................................................6 1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu..............................................................................7 1.3 Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan ........................7 1.3.1 Chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu .....................................................10 1.3.1.1 Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ........................................10 1.3.1.2 Chính sách quản lý Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành..................12 1.3.1.3 Chính sách về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu ....................13 1.3.2 Công tác tổ chức của cơ quan Hải quan.........................................................14
  • 13. viii 1.3.3 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan ................................................................................................ 15 1.3.3.1 Kiểm tra trước thông quan ............................................................ 15 1.3.3.2 Kiểm tra sau thông quan ............................................................... 17 1.3.3.3 Công tác quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan ............................. 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ ..................................................................................................... 21 2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................... 21 2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh ................................ 21 2.1.2 Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................................... 22 2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .......................... 23 2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư......................................................................................................... 24 2.2.1 Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh ............ 24 2.2.2 Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài khẩu .................................................................. 25 2.3 Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư ........................ 27 2.3.1 Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ........................................................................ 28 2.3.2 Thủ tục Hải quan và thuế xuất nhập khẩu ................................................ 31 2.3.3 Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ............................ 32 2.3.3.1 Công tác tổ chức thực hiện................................................................ 32 2.3.3.2 Công tác quản lý rủi ro ...................................................................... 36
  • 14. ix 2.3.3.3 Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư........................................................................38 2.4 Đánh giá công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .........................42 2.4.1 Những ưu điểm.................................................................................................42 2.4.2 Những tồn tại....................................................................................................43 2.4.2.1 Những tồn tại về cơ chế chính sách........................................................43 2.4.2.2 Những tồn tại về công tác triển khai thực việc quản lý .......................46 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ......................48 3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản trị hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư..................48 3.1.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức ............................................48 3.1.1.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, bộ máy .....................................................48 3.1.1.2 Giải pháp tăng năng lực lãnh đạo các Đội nghiệp vụ công tác của Chi cục 49 3.1.1.3 Giải pháp tăng năng lực công tác của công chức .................................50 3.1.1.4 Giải pháp tăng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử của công chức 52 3.1.1.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật của Chi cục . 53 3.1.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng hoạch định......................................54 3.1.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát hải quan...........56 3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục .....................56 3.1.3.2 Giải pháp tăng cường chất lượng của công tác quản lý rủi ro ............56 3.1.3.3 Giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại, và buôn lậu của các doanh nghiệp FDI tại Chi Cục.........................................................58
  • 15. x 3.1.3.4 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan .....................59 3.2 Các kiến nghị về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI....................................................................................................60 3.2.1 Kiến nghị các Bộ ngành nhanh chóng điều chỉnh các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp .........................................................60 3.2.2 Đơn giản hóa thủ tục quản lý hàng hóa XNK...............................................61 3.2.3 Kiến nghị công tác phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.............61 3.2.4 Nghiên cứu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa.......................................62 3.3 Kiến nghị về thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu...............................62 3.3.1 Kiến nghị sớm có điều chỉnh các vướng mắc phát sinh trong quy định về thủ tục hải quan ................................................................................................62 3.3.2 Ứng dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghiệ thông tin vào thủ tục hải quan....................................................................................................................63 3.3.3 Kiến nghị đối với hoạt động của đại lý thủ tục hải quan.............................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................65 PHỤ LỤC ...................................................................................................................
  • 16. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI : Foreign Direct Investment Cục Hải quan Tp.HCM : Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh Chi Cục : Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư DN : Doanh nghiệp HQ : Hải quan Chi cục Hải quan KV3 : Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3 Hệ thống VINACCS/VCIS: Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu NK : Nhập khẩu
  • 17. xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình đầu tư, kinh doanh.................................................................................................... 24 Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình sản xuất xuât khẩu và gia công............................................................................... 25 Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công....................................................................................................... 25 Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu....................................................................... 26 Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu............................................................................. 26 Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp ............................................... 27 Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành xuất nhập khẩu................................................................................................................... 28 Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành....................... 29 Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp ...................................... 31 Bảng 2.11: Số văn bản pháp quy trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu, nhập khẩu ........................................................................................................................... 31 Bảng 2.12: Các nghiệp vụ hải quan được đánh giá...................................................... 33 Bảng 2.13: Doanh nghiệp tham gia khảo sát................................................................. 33 Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ làm việc của công chức . 34 Bảng 2.15: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức .................................................................................................................................... 34 Bảng 2.16: Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp..................... 35 Bảng 2.17: Thời gian giải quyết hồ sơ không thu, hoàn thuế ..................................... 35 Bảng 2.18: Ý kiến góp ý của doanh nghiệp................................................................... 36 Bảng 2.19: Ý kiến góp ý về lĩnh vực thủ tục hải quan................................................. 36
  • 18. xiii Bảng 2.20: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân tại Chi cục trong 6 tháng đầu năm 2015 ........................................................................................................................... 37 Bảng 2.21: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân ngành Hải quan 6 tháng đầu năm 2015 ........................................................................................................................... 37 Bảng 2.22: Kết quả phát hiện các vụ việc vi phạm hành chính của doanh nghiệp tại Chi cục trong năm 2014 ...................................................... ...................................... 39
  • 19. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình vẽ 1.1: Một số nội dung quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (nguồn: Chính phủ, 2013; có chỉnh sửa) ...................................................................................... 11 Hình vẽ 1.2: Chính sách kiểm tra chuyên ngành........................................................... 12 Hình vẽ 1.3: Trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa............................................................................................................................. 14 Hình vẽ 1.4: Nội dung kiểm tra trước và sau thông quan của cơ quan Hải quan ..... 16 Hình vẽ 1.5: Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu........................ 16 Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư......................................................................................................................................... 23 Hình vẽ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Chi cục sau khi tái cấu trúc.................... 49
  • 20. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhân công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước, cũng chính là địa phương thu hút được nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước trong thời gian qua. Để đạt được điều này bên cạnh những lợi thế sẳn có về địa lý - kinh tế - xã hội, TP HCM đã phải có những chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến… nhưng cũng giống như những địa phương khác trong cả nước hay như các thành phố đang phát triển khác trên thế giới, TP HCM cũng không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại khi tiếp cân, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả để phát triển kinh tế. Là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, Cục Hải quan Tp. Hồ Chi Minh (Cục HQTP) góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, Cục HQTP còn đảm bảo các yêu cầu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong lĩnh vực này. Tác giả hiện nay đang là công chức ngành Hải quan đang công tác tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư với chức trách quản lý một đội thủ tục hàng hóa, nhận
  • 21. 2 thấy việc nghiên cứu hoàn thiện hoạt động của Chi cục không những sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị mà còn góp phần tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển kinh tế của địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh” 2. Mục tiêunghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu với các mục đích sau: - Hệ thống các vấn đề lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc việc phân tích, đánh giá hiện trạng để làm rõ nhưng tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị của Chi cục. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực Thuế và Hải quan; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các đối tượng khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục đối với doanh nghiệp FDI Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản trị triển khai đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong phạm vi Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng.
  • 22. 3 Do phần nghiên cứu của đề tài có liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp quy nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Thông qua nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật, tác giả đinh giá sự phù hợp của các quy định với thực tế nhằm làm cơ sở để xây dựng các giải pháp. Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí và những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua quan sát và thông qua việc điều tra. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thông qua các phương pháp như thống kê, mô tả, so sánh để thấy được thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5. Cấu trúc của luận văn Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, các phụ lục và tài liệu tham khảo gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
  • 23. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị 1.1.1 Khái niệm Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất... Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp. Có rất nhiều quan niệm về quản trị: - Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức; - Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động; - Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích nào đó, cũng giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù các vai trò này là do họ tự vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là những vai trò đã được xác định và được sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ
  • 24. 5 đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một cách riêng vào sự nỗ lực của nhóm. Theo Mary Parker Follett định nghĩa quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015). Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015). James Stoner và Stephen Robbín cho rằng Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015). Mary Parker Follett cho rằng "quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015). Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau: Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẳn. Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định (Nguyễn Hải Sản, 2010). Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu. Tính khoa học của quản trị thể hiện: Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật để giải quyết vấn đề phát sinh. Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. Theo Nguyễn Hải Sản (2010), tính nghệ thuật của quản trị thể hiện: - Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Ví dụ trong một số lĩnh vực sau: + Nghệ thuật sử dụng người.
  • 25. 6 + Nghệ thuật quảng cáo. + Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử. + Và trongbất cứ một lĩnh vực nào khác. Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật: - Nắm được khoa học quản trị, sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh doanh. - Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhũng nhà quản lý giữ được sự bền vững trong kinh doanh. 1.1.2 Các chức năng của quản trị 1.1.2.1 Hoạch định - Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức. - Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được. - Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định. - Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường. 1.1.2.2 Tổ chức - Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu. - Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức 1.1.2.3 Lãnh đạo Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Nó bao gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh đạo yêu cầu kỹ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người. Một trong những vấn đề quyết định trong công tác lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất. 1.1.2.4 Kiểm tra Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỹ luật và môi
  • 26. 7 trường không rắc rối. Kiểm tra bao gồm quản lý thong tin, xác định hiệu quả của thành tích và đưa ra những hành động tương ứng kịp thời. 1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu là hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia tham gia vào hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánh giữa các quốc gia từ đó mà tính chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích của các quốc gia khi tham gia xuất khẩu là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện đại… tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các nước. Trong nền kinh tế thị trường các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu, để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác để nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được thì chi phí quá cao. Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động xuất nhập rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.3 Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan Hải quan là một cơ quan Nhà nước ra đời nhằm thực hiện chức năng của mình theo luật định. Tuỳ từng quốc gia mà nhiệm vụ của cơ quan Hải quan có thể nhiều hay ít và khác nhau đôi chút, song tất cả đều có nét cơ bản giống nhau là: Kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh,
  • 27. 8 mượn đường..; thi hành Luật Hải quan, luật thuế quan và tất cả các luật lệ cũng như quy định khác có liên quan đến hoạt động của Hải quan và thuế quan; ngăn chặn, trấn áp buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm và tội phạm Hải quan. Cơ quan Hải quan đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là: + Quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh qua biến giới Việt Nam. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất, nói lên bản chất, vai trò của Hải quan trong nền kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Nhiệm vụ này được nhà nước khẳng định ghi nhận vào pháp luật, thể hiện ý nghĩa sâu sắc: Hải quan là công cụ "gác cửa", "mở cửa" ngăn chặn, đẩy lùi "làn gió độc" để đến với thế giới, đón thế giới đến với Việt Nam, là "tuyến đầu" trên mặt trận an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo hộ sản xuất trong nước, góp phần giữ vững ổn đinh chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. + Đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, không chỉ thòi đại ngày nay mới có buôn lậu, vận chuyển trái pháp hàng hóa qua biên giới, mà hoạt động này đã phát sinh cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa của xã hội loài người. Nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giói đã được Nhà nước trao cho Hải quan Việt Nam cùng với thời điểm ra đòi, phát triển xuyên suốt 60 năm qua. + Thực hiện chính sách thuế đối vói hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ này được hình thành ngay từ khi Nhà nước thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu (ngày 10/9/1945), và được kế thừa phát triển cho đến ngày nay. Nhiệm vụ này đảm bảo một phần nguồn thu cho quốc khố từ nguồn thuế và thu khác từ các hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hàng năm nguồn thu này đảm bảo từ 25-30% trong tổng số thu vào ngân sách nhà nước. Chính từ nguồn thu này mà Nhà nước điều chỉnh kịp thời chính sách kinh tế đối ngoại, bảo hộ sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân.
  • 28. 9 Trong điều kiện của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa vai trò là công cụ quản lý của pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lại càng đặc biệt quan trọng. Thực tiễn chỉ ra rằng ngày nay hầu hết các quốc gia có chủ quyền hoặc lãnh thổ tự trị dù đã gia nhập hoặc chưa gia nhập các liên minh hải quan đều phải ban hành pháp luật hải quan, thiết lập tổ chức Hải quan của mình để kiểm soát hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới, thu thuế và thu khác cho ngân khố của quốc gia, lãnh thổ tự trị đó. Hệ thống luật lệ của các nước đều xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung hoạt Căn cứ Luật Hải quan (Quốc Hội, 2014) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì cơ quan Hải quan có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Tổ chức giám sát và quản lý việc thực hiện chính sách, chế độ, quy trình, thủ tục đối với các đối tượng chịu sự giám sát quản lý về Hải quan theo quy định của pháp luật. - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu. - Tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc địa bàn phụ trách và xử lý các vi phạm về hải quan đối với các trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. - Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá, tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ và quản lý hải quan. Công tác quản trị của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện qua các mặt: + Hoạch định chính sách + Công tác tổ chức + Công tác triển khai thực hiện + Công tác kiểm tra
  • 29. 10 Hiện nay, để đảm bảo tính hiệu quả trong việc triển khai thực hiện, cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro đối với việc lựa chọn đối tượng và biện pháp kiểm tra kiểm tra ở hầu hết các khâu nghiệp vụ nhằm tăng hiệu suất kiểm soát hải quan đồng thời tạo thuận lợi, thông thoáng trong thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Quan điểm về quản trị của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất nhập của doanh nghiệp là tạo mọi điều kiện để thủ tục hải quan được thông thoáng, thủ tục hải quan minh bạch, đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, cơ quan hải quan vẫn phải đảm bảo về mắt quản lý nhà nước trong việc kiểm soát, chống buôn lâu, gian lận thương mại, đảm bảo chủ quyền quốc gia trong linh vực xuất khẩu, nhập khẩu. 1.3.1 Chính sách quản lýxuất khẩu, nhập khẩu Chính sách điều hành xuất khẩu nhập khẩu gồm các yếu tố: cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, chính sách về thủ hải quan và thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu gồm: - Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu: quy định danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, phân công quản lý chuyên ngành của Bộ và ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Chính sách quản lý kiểm tra chuyên ngành: Chính sách về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật; Chính sách về quản lý chất lượng nhà nước và vệ sinh an toàn thực phẩm 1.3.1.1 Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu Chính sách mặt hàng xuất xuất khẩu, nhập khâu do Chính phủ ban hành dựa trên pháp lý là: - Luật Thương mại (Quốc Hội, 2005) - Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế (Chính Phủ, 2013).
  • 30. 11 DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XK, CẤM NK - GIA CÔNG; - SX-XK - ĐẠI LÝ HQ; - ỦY THÁC. NGHỊ ĐỊNH 187/2013/CP DANH MỤC HÀNG HÓA XK, NK CÓ ĐIỀU KIỆN - TẠM NHẬP TÁI XUẤT; HẠN NGẠCH THUẾ QUAN - QUÁ CẢNH; - CHUYỂN KHẨU; - CHUYỂN CỬA KHẨU. QUY ĐỊNH RIÊNG CỦA THỦ TƯỚNG Hình vẽ 1.1: Một số nội dung quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (nguồn: Chính phủ, 2013; có chỉnh sửa) Danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành cụ thể theo từng thời kỳ tuỳ theo mục tiêu kiểm soát của Chính phủ. Các Bộ và Cơ quan ngang bộ của Chính phủ căn cứ chức năng nhiệm vụ sẽ ban hành các quy định cụ thể trong lĩnh vực do mình quản lý. Về cơ bản, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI cũng bị điều chỉnh bởi các quy định xuất khẩu, nhập khẩu như doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI còn bị điều chỉnh bởi các nội dung quy định trong giấy phép đầu tư của doanhh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp FDI chỉ được hoạt động trong những lĩnh vực cụ thể đã đăng ký và cho phép. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể theo giấy phép đầu tư. Các quy định về quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI được quy định bởi Bộ Công Thương. Thông tư số 08/2013/TT-BCT ban hành quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 6 năm 2013, thay thế Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 và Thông tư số 05/2008/TT-BCT (Bộ Công thương, 2013). Các quy định này tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể và “mở cửa” cho các doanh nghiệp FDI.
  • 31. 12 1.3.1.2 Chính sách quản lýNhà nước về kiểm tra chuyên ngành Chính sách quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành gồm các các quy định về kiểm dịch (bao gồm kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật) và kiểm tra chất lượng Nhà nước và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm dịch Kiểm tra chuyên ngành Kiểm tra Kiểm tra an toàn vệ chất sinh thực lượng phẩm Hình vẽ 1.2: Chính sách kiểm tra chuyên ngành Quy định chung về điều kiện được phép nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật có nêu (xem chi tiết tại Phụ lục 1): - Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận có giá trị tương đương; - Không có dịch hại thuộc diện điều chỉnh của các danh mục đã quy định và sinh vật gây hại lạ; nếu có thì phải xử lý triệt để; - Phải có giấy phép kiểm dịch nhập khẩu. Nguyên tắc áp dụng là của việc kiểm tra chất lượng được thực hiện theo nội dung; trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy đỊnh của Luật chất lượng. Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan Hải quan thông quan hàng hóa cho người nhập khẩu. Nếu hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định cơ quan kiểm tra sẽ kiến nghị xử lý theo hướng: Buộc tái chế hoặc tiêu hủy. Buộc tái xuất.
  • 32. 13 Tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc tạm dừng làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa được phép cho mang về kho bảo quản, cơ quan Hải quan thông quan khi có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng. Đối với hàng hóa thuộc danh mục nhóm 2 (là nhóm hàng hóa có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng) người nhập khẩu phải công bố hợp quy theo quy định quản lý về chất lượng. Chính sách quản lý Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành áp dụng đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành còn là công cụ để thiết lập hàng rào phi thuế quan của nhà nước trong điều tiết xuất nhập khẩu. Chi tiết danh sách các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành liệt kê tại Phụ lục số 02 của Đề tài 1.3.1.3 Chính sách về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu Cơ sở pháp lý của chính sách về thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Luật Hải quan (Quốc Hội, 2014) – Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu & Luật Quản lý thuế. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định về thủ tục hải quan (Chính Phủ, 2015). Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 quy định một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Chính Phủ, 2010). Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 quy định một số điều của Luật Quản lý thuế (Chính Phủ, 2013). Thủ tục hải quan là những thủ tục hành chính doanh nghiệp phải thực hiện khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định bởi Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của Tổng cục hải quan Việt Nam.
  • 33. 14 Khai tờ khai hải quan Xuất trình hàng, phương tiện để kiểm tra Nộp thuế theo quy định Hình vẽ 1.3: Trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Một số loại hình thủ tục hải quan theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu Gia công cho thương nhân nước ngoài Hành lý cá nhân Thủ tục xuất nhập cảnh Tạm nhập tái xuất Chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Nhà nước dùng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Các sắc thuế áp dụng tại khâu nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế môi trường… Tùy theo giai đoạn, Bộ Tài chính ban hành doanh mục hàng hóa chịu thuế suất của các sắc thuế 1.3.2 Công tác tổ chức của cơ quan Hải quan Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức bộ máy của cơ quan Hải quan quy định bởi Luật Hải quan có hiệu lực ngày 01/01/2015 (Quốc Hội, 2014).
  • 34. 15 Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ máy của cơ quan Hải quan được tổ chức thống nhất làm 3 cấp từ trung ương địa địa phương: Tổng Cục hải quan – Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố - Chi Cục hải quan. Các Chi cục hải quan được biên chế thành các Đội, Tổ nghiệp vụ tuy theo chức năng nghiệm vụ được giao. 1.3.3 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm: - Thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa. - Giám sát địa bàn thuộc khu vực giám sát hải quan theo quy định pháp luật như cảng, địa điểm thông quan... - Giám sát, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho phương tiện vận tải và hành khách. Các nội dung phải kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các thông tư hướng dẫn Luật Hải quan và các quyết định ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với từng loại hình xuất nhập khẩu cụ thể. 1.3.3.1 Kiểm tra trước thông quan Căn cứ vào thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hải quan có thể phân làm hai hoạt động chính: kiểm tra trước thông quan và kiểm tra sau thông quan (Hình vẽ 1.4).
  • 35. 16 Trước thông quan Sau thông quan Miễn kiểm tra Kiểm tra hồ sơ hải quan Kiểm tra thực tế hàng hóa Thông quan Kiểm tra tồn kho Kiểm tra định mức, kiểm tra chứng hồ sơ kế toán Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Hình vẽ 1.4: Nội dung kiểm tra trước và sau thông quan của cơ quan Hải quan 1.3.3.1.1 Kiểm tra hồ sơ hải quan Tại các khâu kiểm tra trước thông quan, cơ quan Hải quan sẽ căn cứ khai báo trên tờ khai của doanh nghiệp và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra. Các tờ khai hải quan sau được đăng ký, cho số sẽ được phân luồng để xử lý (Hình vẽ 1.5). Tờ khai có thể được phân thành luồng xanh, vàng, đỏ: Luồng xanh hàng hóa sẽ được thông quan ngay; Luồng vàng sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan; Luồng đỏ, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa trước khi thông quan. Khai hải quan Tờ khai hải quan gửi qua hệ thống Luồng xanh Phân luồng tờ khai Thông quan Hàng qua khu v ực giám sát hải quan Luồng v àng Sơ đồ làm thủ tục hải quan Kiểm tra hồ Luồng đỏ sơ Luồng đỏ Kiểm thực tế hàng hóa Hình vẽ 1.5: Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
  • 36. 17 Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (hệ thống VINACCS/VCIS) hoặc được kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan. Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế Kiểm tra trị giá hải quan Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành Đối tờ khai luồng đỏ, người khai hải quan phải xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra Mức độ kiểm tra có thể áp dụng là kiểm tra lô hàng. 1.3.3.1.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có thể thực hiện bằng máy soi container hoặc kiểm tra thủ công do công chức thực hiện. Mức độ kiểm tra thực tế có thể là kiểm tra theo tỷ lệ hoặc toàn bộ lô hàng. Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa theo quy định. Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa: - Kiểm tra sự phù hợp giữ tên hàng, mã số giữa khai báo hải quan và thực tế hàng hóa - Kiểm tra để xác định chất lượng, chủng loại của hàng hóa - Kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hóa - Kiểm tra để xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu 1.3.3.2 Kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  • 37. 18 Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với các trường hợp không có dấu hiện vi phạm pháp luật hải quan thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. 1.3.3.3 Công tác quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro. Việc áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về Hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 1.3.3.3.1 Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Cơ quan Hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm: Doanh nghiệp ưu tiên; Doanh nghiệp tuân thủ; Doanh nghiệp không tuân thủ. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
  • 38. 19 Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan Hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm: Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải; Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải; Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý; Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp. 1.3.3.3.2 Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan: Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định Áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu; Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan. Kết luận chương 1: Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
  • 39. 20 Cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của của doanh nghiệp.Cơ quan hải quan quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp dựa trên các hoạt động chính: - Quản lý việc thực hiện các chính sách xuất khẩu nhập khẩu và chính sách về thủ tục hải quan và chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Tổ chức bộ máy của cơ quan hải quan thống nhất từ trung ương đến địa phương. - Triển khai thực hiện việc kiểm tra kiểm tra hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro đối với việc lựa chọn đối tượng và biện pháp kiểm tra hải quan. Quan điểm quản lý là tạo điều kiện thông thóang trong thủ tục hải quan nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát hải quan đối với hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp.
  • 40. 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ 2.1 Giới thiệuvề Chi cục Hải quan quản lýhàng đầu tư 2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh Ngày 30/4/1975 Thành phố Sài Gòn - Gia Định và miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Ngày 01/5/1975 Đoàn cán bộ Ban Kinh tài do Đồng chí Nguyễn Thành Lân dẫn đầu đã tiếp quản Tổng nha Quan thuế. Ngày 11/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 09/QĐ thành lập Cục Hải quan miền Nam (tiền thân của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện nay), trực thuộc Tổng nha Ngoại thương. Cục Hải quan miền Nam hoạt động theo Điều lệ Hải quan (dựa trên cơ sở của Điều lệ Hải quan Việt Nam được ban hành vào tháng 02/1960) và Biểu thuế xuất nhập khẩu do Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành. Ngày 04/9/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ- TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho đến nay. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phương trực thuộc Tổng cục Hải quan. Trong những năm qua, dù ở bất cứ giai đoạn nào, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những nỗ lực, đóng góp to lớn đó, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2007), 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 02 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương chiến công hạng Nhất, 01 Huân chương chiến công hạng Ba và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, UBND Thành phố, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan…; Năm 2014, theo quyết định số 56/2013/QĐ-ƯBND ngày 10/12/2013, Quyết định số 851QĐ-TCHQ ngày 21/3/2014 giao chỉ thu thuế nộp nhân sách nhà nước (NSNN) cho Cục Hải quan TP HCM là 74.800 tỷ VND. Chỉ tiêu phấn đấu là 85.400
  • 41. 22 tỷ. Kết quả số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày 31/12/2014 đạt: 89.100,291 tỷ đồng. So với số thu toàn ngành Hải quan, Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 42 %. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt 74,044 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2013 (68,49 tỷ USD), trong đó: ' + XK đạt: 35,325 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2013 (32,82 tỷ USD) + NKđạt: 38,719 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2013 (35,67 tỷ USD) Tổng số doanh nghiệp đã tham gia làm thủ tục hải quan: Khoảng hơn 37.718 Doanh nghiệp, trong đó: nhập khẩu: 24.758 DN, xuất khẩu: 12.960 DN. 2.1.2 Chi cục Hải quan quản lýhàng đầu tư Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Chi cục) là một đơn vị trực thuộc của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Chi cục được thành năm 1990 với nhiệm vụ chính trị là quản lý hàng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện thông thoáng môi trường đầu tư của Tp, Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Chi cục là vẫn phải đảm bảo sự kiểm soát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. So với các chi cục khác trong Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Chi cục chiếm khoảng hơn 30 % số thu nộp ngân sách (đứng thứ 2 trong toàn Cục Hải quan Thành phố sau Chi cục HQ KV3 quản lý xăng dầu nhập khẩu). Bình quân mỗi ngày thu nộp ngân sách khoảng 250 tỷ. Số lượng tờ khai bình quân khoảng 2.200 tờ khai /ngày. So với hoạt động của Cục hải quan Đồng Nai, Cục hải quan Bình Dương thì số thu và khối lượng tờ khai của Chi cục gấp khoảng 10 lần. Chi cục hiện là Chi cục Hải quan lớn nhất toàn ngành hải quan xét về khối lượng công việc. Chi cục được Cục Hải quan Tp.HCM giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI xuất khẩu, nhập khẩu qua các cảng, sân bay thuộc địa bàn quản lý của Hải quan Tp. Hồ Chí Minh (trừ các doanh nghiệp FDI nằm trong 2 khu chế xuất Linh Trung và Tân Thuận).
  • 42. 23 2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư bao gồm 141 cán bộ công chức. Gồm 1 Chi Cục trưởng, 4 Phó Chi cục trưởng, 5 Đội trường, 12 Phó Đội trưởng và 119 công chức. Chi cục được biên chế làm 5 đội công tác. Gồm: - Đội Tổng hợp: thực hiện các nhiệm vụ văn thư, xử lý vi phạm hành chính cấp chi cục, quản lý tài sản của Chi cục. - Đội Thủ tục hàng đầu tư và kinh doanh: làm thủ tục xuất khẩu nhập khẩu, của hàng hóa loại hình kinh doanh và hàng đầu tư của doanh nghiệp FDI. - Đội Thủ tục hàng sản xuất xuất khẩu và gia công: làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp FDI. - Đội Quản lý thuế: theo dõi, quản lý số thu nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục, thực hiện nghiệp vũ kiểm tra sau thông quan. - Tổ Kiểm soát thực hiện công tác kiểm soát, chống buôn lậu. Lãnh đạo chi cục Đội thủ tục hàng Đầu tư v à kinh doanh Đội thủ tục hàng Sản xuất xuất khẩu và gia công Thông quanhàng hóa Đội quản lý thuế Theo dõi thu nộp ngân sách Quản lý rủi ro Đội Tổng hợp Tổ kiểm soát Chức năng nhiệm vụ các đội công tác của Chi cục Hải quan quan lý hàng đầu tư Kiểm soát chống buôn lậu Quản lý hành chính Quản lý hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Bên cạnh bộ máy chính quyền, tổ chức chính trị như tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn được tổ chức, hoạt động tại Chi cục đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo mô hình cơ quan quản lý Nhà nước.
  • 43. 24 Trụ sở Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư tại số 73 đường Nguyễn Bỉnh Kiêm, phường Đa Kao, quận 1 với diện tích khuôn viên hơn 1.600m2 gồm 4 tầng lầu. Được sự quan tâm của Hải quan Thành phố, Chi cục được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, khang trang. 2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Để đánh giá tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã thống kê, phân tích số liệu tờ khai doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan từ 06/2014 đến 06/2015. Kết quả thể hiện như sau: Doanh nghiệp FDI hoạt động tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: Hàng xuất khẩu theo loại hình kinh doanh và đầu tư. Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài khẩu. 2.2.1 Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu kinh doanh là 1.356 doanh nghiệp với kim ngạnch được nêu chi tiết ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình đầu tư, kinh doanh ST Nội dung Số lượng tờ Kim ngạch T khai (USD) 1 Nhập khẩu 167.360 8.860.269.120 2 Xuất khẩu 71.625 3.607.260.724 Tổng cộng: 238.985 12.467.529.844 Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hóa chất, nhựa nguyên sinh, sắt thép nguyên liêu sản xuất.
  • 44. 25 2.2.2 Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài khẩu Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu thường xuyên là 256 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động nhận gia công của thương nhân nước ngoài là 234 doanh nghiệp. Trong đó, có 47 doanh nghiệp vừa có hoạt động sản xuất xuất khẩu, vừa có hoạt động gia công; 1 doanh nghiệp loại hình kho bảo thuế (loại hình nhập sản xuất xuất khẩu); và 02 doanh nghiệp làm thủ tục đặt gia công nước ngoài. Chi tiết về số lượng tờ khai và kim ngạch trong năn 2014 được liệt kê chí tiết ở Bảng 2.2. Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình sản xuất xuât khẩu và gia công S Nội dung Số lượng tờ khai Kim ngạch TT (USD) 1 Nhập khẩu 197.041 5,282,243,397 2 Xuất khẩu 241.967 7,546,906,221 Tổng cộng: 439.008 12,829,149,618 Các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đối với loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công chủ yếu trong ngành may mặc, bao bì, giày da. Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp được trình bày ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công ST Ngành hàng Số Tỷ lệ T lượng DN % 1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 199 40,61 2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; 46 9,39 cao su và các sản phẩm bằng cao su 3 Sản phẩm kim loại 42 8,57 4 Sản phẩm da, túi xách 38 7,76 5 Giày dép 33 6,73 6 Thực phẩm chế biến 30 6,12 7 Thiết bị cơ khí 24 4,90
  • 45. 26 ST Ngành hàng Số Tỷ lệ T lượng DN % 8 Công nghiệp hóa chất 16 3,27 9 Giấy, sản phẩm giấy 15 3.,06 10 Gỗ, sản phẩm gỗ 9 1,84 11 Nữ trang, ngọc trai 7 1,43 12 Phương tiện tàu thuyền 6 1,22 13 Sản phẩm đá, gạch 6 1.,22 14 Thực phẩm 5 1,02 15 Các ngành khác 14 2,86 Nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là sản phẩm dệt may, nhựa và phế liệu chiếm tổng cộng 70,48% số lượng tờ khai hải quan. Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu S Nguyên liệunhập khẩu Tỷ lệ (%) TT 1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 49,07 2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản 11,38 phẩm bằng cao su 3 Bột giấy, giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn 10,03 thừa) giấy và bìa 4 Máy móc, thiết bị cơ khí 6,77 5 Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da 5,60 6 Các mặt hàng khác 17,15 Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp FDI là sản phẩm may mặc, giày dép chiếm 67,42 % số lượng tờ khai. Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu STT Sản phẩm xuất khẩu Tỷ lệ (%) 1 Nguyên liệu dệt, sản phẩm dệt may 40,95 2 Giày, dép 26,47 3 Sản phẩm gỗ và các mặt hàng khác 32,58
  • 46. 27 Các doanh nghiệp FDI ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số, doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục chiếm tỷ 73,27%. Ngoài ra, các tỉnh lân cận Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Long An có 131 doanh nghiệp chiếm 30% lượng doanh nghiệp làm thủ tục loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công. Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp S Số lượn Tỷ lệ % TT Địa phương đăng ký mã số thuế DN 1 TP. Hồ Chí Minh 352 71,84 2 Bình Dương 49 10,00 3 Đồng Nai 42 8,57 4 Long An 36 7,35 5 Các tỉnh khác 11 2,24 2.3 Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư Để đánh giá thực trạng công tác quản trị của Chi cục đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, tác giả hành nghiên cứu các nội dung: + Chính sách điều hành xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục. Qua nghiên cứu, tác giả đánh giá được thực trạng về môi trường chính sách, quy định có liên quan đến thủ tục hải quan mà doanh nghiệp phải thực hiện khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. + Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các tiêu chí quan trong phản ánh hoạt động của Chi cục nhằm phát hiện những tồn tại trong công tác triển khai thực hiện các nghiệp vụ hải quan. + Khảo sát kết quả của hoạt động của quản lý rủi ro của Chi cục nhằm đánh giá độ thông thoáng trong thủ tục cũng như mức độ hiệu quả trong kiểm soát hải quan đối với luồng hàng hóa đi qua tại Chi cục. + Khảo sát kết quả thực hiện của công tác kiểm tra hải quan, nhằm đánh giá mức độ vị phạm của doanh nghiệp trong thủ tục hải quan nằm xác định các nôi dung quan trọng phục vụ trong công tác đề xuất các giải pháp quản lý doanh nghiệp.
  • 47. 28 Cơ chế, chính sách điều hành XNK Kết quả Công Sự hài tác kiểm tra quản lòng của hải quan trị của DN Chi cục Mức độ thông thoáng và kiểm soát hải quan Hình vẽ 2.2: Các nội dung nghiên cứu để đánh giá thực trạng hoạt độngcủa Chi cục 2.3.1 Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI Để đánh giá thực trạng về chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã dùng phương pháp thống kê, rà soát các quy định được ban hành để kiểm tra mức độ phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã thống kê số liệu về lượng văn bản trao đổi giữa các doanh nghiệp với Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. Tác giả phân tích nội dung các trao đổi của doanh nghiệp trong văn bản để phân loại thành các nhóm lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả thống kê, nghiên cứu các quy định tại các bản quy phạm pháp luật về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu được trình bày ở Bảng 2.7 & Bảng 2.8. Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành xuất nhập khẩu Lĩnh vực Luật, Thông Tổng số văn Pháp Lệnh, tư, Quyết bản quy phạm Nghị định định pháp luật Chính sách mặt hàng 4 12 16 Quản lý, kiểm tra chuyên 10 34 44 ngành Tổng số 60
  • 48. 29 Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành S Bộ ngành quản lý Số lượng Thông tư, văn TT bản điều chỉnh 1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch 2 Bộ Công an 1 Thông tư, 1 thông tư liên tịch 3 Bộ Y tế 4 Thông tư 4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 8 Thông tư thôn 5 Bộ Giao Thông Vận Tải 5 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch 6 Bộ Xây dựng 2 Thông tư 7 Bộ Công Thương 8 Thông tư 8 Bộ Thông tin truyền thông 2 Thông tư 9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã 1 Thông tư hội Qua khảo sát các văn bản hướng dẫn về chính sách mặt hàng (chi tiết tại Phụ lục 1), tác giả nhận thấy số lượng văn bản quy định pháp luật có liên quan đến quản lý chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu là rất phức tạp. Tổng số Nghị định, Thông tư hiện hành thuộc các Bộ ngành quản lý là 60 văn bản. Đây là nhưng văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Một số lĩnh vực trong văn bản quy định còn chồng chéo nhau, chưa cụ thể dẫn tới doanh nghiệp khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như: Mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa: khi làm thủ tục nhập khẩu thì ngoài thủ tục kiểm dịch động vật, doanh ngiệp phải kiểm tra kiểm tra an toàn vệ sinh thực vật; Mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như bàn ghế mỹ, tượng gỗ, ván MDF doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm dịch; Mặt hàng đường sortbitol khi nhập khẩu bị gặp khó khăn do vừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm (do Bộ Y tế quản lý danh mục nhập khẩu),
  • 49. 30 vừa có thể dùng làm thức ăn (không phải xin phép nhưng phải làm thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm); Mặt hàng vải khi nhập khẩu phải kiểm tra dư lượng formaldehyde phải để ở cảng dẫn đến tăng chi phí lưu kho, lưu bãi cho doanh nghiệp; Chính sách dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng trong đó có động cơ điện gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng thay thế với số lượng ít (vài cái, chiếc) nhưng phải gửi hàng ra phòng thí nghiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng tại Hà Nội để kiểm nghiệm, dán nhãn năng lượng theo quy định. Một số Bộ quản lý ngành như Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Y tế có danh mục quản lý rất rộng, tuy nhiên các mặt hàng trong danh mục chỉ nêu chung chung, không được áp mã HS thống nhất dẫn đến khi áp dụng doanh nghiệp thực hiện khai sai mã số thuế theo quy định. Kết quả thống kê số lượng vướng mắc của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống văn thư Netoffice của Chi Cục và cổng website của Cục Hải quan Tp. Hồ chí minh (Bảng 2.9 & Bảng 2.10) cho thấy 26,88 % các trường hợp các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến chính sách mặt hàng và 73.12% các trường hợp doanh nghiệp vướng mắc về lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành. Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản vướng mắc về chính sách mặt hàng của doanh nghiệp STT Lĩnh vực Số lượt Một số nội dung chính 1 Chính sách 50 Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng phế mặt hàng liệu nhôm, phế giấy (5 trường hợp) 2 Kiểm tra 136 Kiểm tra chất lượng nhà nước đối với mặt chuyên ngành hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật (4 trường hợp) Kiểm dịch thực vật (10 trường hợp) Kiểm tra an toàn thực phẩm (20 trường hợp) Kiểm tra chất lượng đối với đá xây dựng (3 trường hợp) 186
  • 50. 31 Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp STT Kết quả xử lý, hướng Vướng mắc báo dẫn doanh nghiệp (lượt) cáo cấp trên (lượt) Chính sách mặt 10 40 hàng Kiểm tra chuyên 87 49 ngành Các vướng mắc chủ yếu do văn bản hướng dẫn về chính sách chưa rõ ràng, bất khả thi hoặc quá khó để doanh nghiệp có thể thực hiện. Ví dụ: - Quy định buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 10-20 % trị gía lô hàng phế liệu khi nhập khẩu theo Nghị định Số 38/2015/NĐ-CP Quản Lý Chất Thải Và Phế Liệu - Nhập khẩu phế liệu. Nhưng Nghị định lại không qui định cụ thể là việc ký quỷ theo đồng tiền ngoại tệ thanh toán hay tiền VND. - Quy định về phế liệu nhựa phải sạch, xay với kích thước hạt không quá 10 cm không phù hợp với quy cách hàng hóa mua bán thông thường của mặt hàng phế liệu. 2.3.2 Thủ tục Hải quan và thuế xuất nhập khẩu Tổng số văn bản pháp quy định hiện hành chính có liên quan đến lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu, nhập khẩu là 31. Số lượng Thông tư liên quan đến lĩnh vực thuế xuất nhấp khẩu 20 thông tư. Phần lớn các thông tư này đều là thông tư hướng dẫn mức thuế suất áp dụng cho các hiệp định thương mại của Việt Nam ký kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Số văn bản pháp quy trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu, nhập khẩu STT Lĩnh vực Luật, nghị Thông Tổng cộng định tư 1 Thủ tục hải quan 3 4 7 2 Lĩnh vực thuế xuất 4 20 24 nhập khẩu Tổng cộng 7 24 31
  • 51. 32 Trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính cũng có cải cách thủ tục thu thuế, hoàn thuế nằm giảm thời gian nộp thuế của doanh nghiệp.Đối với việc cải cách biểu thuế theo hướng đơn giản hóa, Bộ Tài Chính đã từng bước điều chỉnh theo gộp các mức thuế suất trong biểu thuế nằm giảm mức độ phức tạp trong áp dụng. Một số dòng thuế hiện hành tách thành nhiều dòng thuế, một số dòng thuế hiện hành gộp thành một dòng thuế, một số dòng thuế chuyển vị trí từ chương/nhóm/phân nhóm hàng này sang chương/nhóm/phân nhóm hàng khác, một số dòng thuế thay đổi lại cách mô tả chi tiết - có 828 dòng thuế bị gộp/9.558 dòng thuế của Biểu thuế có sự thay đổi. Việc đơn giản hóa biểu thuế nhằm phù hợp với cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Chi tiết các thông tư hướng dẫn về thủ tục về Hải quan và thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quy liệt kê tại Phụ lục 03 của Đề tài. 2.3.3 Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI 2.3.3.1 Công tác tổ chức thực hiện Để đánh giá công tác tổ chức thực hiện thủ tục hải quan của Chi cục, tác giả đã xây dựng một số tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại Chi cục. Các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của 2 chuyên gia về nghiệp vụ đang công tác tại Phòng Thuế xuất nhập khẩu và Phòng Nghiệp vụ Giám sát của Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Dựa trên đánh giá của các chuyên gia về các tiêu chí quan trong phản ánh các mặt công tác của Chi cục trong việc thực hiện các cam kết của cơ quan Hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tác giả cũng đã phỏng vấn, tham khảo ý kiến của 5 doanh nghiệp về các tiêu chí đánh giá để xác định các nội dung cần đưa vào bảng câu hỏi. Các tiêu chí khảo sát: - Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ làm việc của công chức. - Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. - Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp: Theo quy định tối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết vướng mắc của khách hàng cơ quan Hải quan phải trả lời doanh nghiệp.
  • 52. 33 - Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế: Theo quy định, Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ. Riêng khảo sát thời gian giải quyết hồ sơ không thu, hoàn thuế được khảo sát dựa trên số lượng hồ sơ giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2015. Sau khi thực hiện việc đề xuất bản câu hỏi, tác giả thực hiện cuộc khảo sát doanh nghiệp bằng cách gửi và tập hợp bảng câu hỏi cho 124 doanh nghiệp đang làm thủ tục tại chi cục. Bảng 2.12: Các nghiệp vụ hải quan được đánh giá STT Đội công tác Nghiệp vụ hải quan chính 1 Đội Thủ tục hàng hóa đầu tư Tiếp nhận đăng ký tờ khai kinh doanh Kiểm tra thực tế hàng hóa Đội Thủ tục hàng hóa sản Tiếp nhận đăng ký tờ khai 2 xuất xuất khẩu và gia công Kiểm tra thực tế hàng hóa Thanh khoản 3 Đội Quản lý thuế Hoàn thuế, không thu thuế Kết quả khảo sát sau khi được thu hồi, tổng hợp và phân tích cho kết quả như trình bày ở bảng 2.13. Bảng 2.13: Doanh nghiệp tham gia khảo sát Thời gian Số lượng Tỷ lệ: Tiêu chí (DN) Dưới 1 năm 1 0,39% Thời gian DN đã tham Từ 1-2 năm 12 4,69% gia TTHQ Từ 2-4 năm 45 17,58% Trên 4 năm 198 77,34% Thời gian DN làm Dưới 6 tháng 1 0,39% việc với Chi cục HQ Từ 6 tháng đến 2 năm 44 17,19% QLH Đầu tư Trên 2 năm 211 82,42% DN làm TTHQ thông Đại lý TTHQ 45 17,58% Dịch vụ làm hồ sơ 189 73,83% qua Tự làm thủ tục 22 8,59% Tổng cộng 256