SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
                   TRONG DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ
1. Khái niệm
       Với mục đích của tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu những
thuật ngữ liên quan đến công nghệ và việc ứng dụng công nghệ vào dạy học ngoại
ngữ.
      - Công nghệ giáo dục (Educational Technology):
        Có nhiều cách định nghĩa công nghệ giáo dục. Một số nhà giáo dục sử
dụng thuật ngữ này để chỉ bất cứ loại phương tiện nào mà giáo viên có thể sử dụng
vào dạy học, như các phương tiện hình ảnh, âm thanh hay kỹ thuật số. Một số nhà
giáo dục khác lại sử dụng thuật ngữ này để chỉ việc ứng dụng máy tính hay các
thiết bị máy móc điện tử vào việc dạy và học (Muffoletto, 1994; trích Sharp,
2005:20). Với mục đích của tài liệu này, chúng tôi đồng ý với định nghĩa chung
nhất do AECT (Association or Educational Communications and Techonology)
đưa ra: “Công nghệ giáo dục bao gồm lý thuyết và thực tiễn của việc thiết kế, xây
dựng, ứng dụng, quản lý, và đánh giá các quá trình và các nguồn lực dạy học.”
Theo định nghĩa này, công nghệ giáo dục bao gồm một chuỗi rất rộng từ máy tính,
trang màn hình, tranh ảnh, e-mail, CD-ROM hoặc DVD-ROM, Internet, băng
video, và vô tuyến truyền hình.
      - Công nghệ thông tin (Informational Technology - IT):
        Trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993, “Công nghệ thông
tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện
đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”
      - Dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ (Technology Enhanced Learning):
       Dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ là dùng công nghệ làm đòn bẩy để thúc
đẩy việc dạy học với khoá học được thiết kế hợp lý để có thể cung cấp cho người
học nhiều lựa chọn về thời gian, không gian, tốc độ, và chú trọng đến các phong
cách học khác nhau.
      -   Đào tạo (học) điện tử (E-learning):
       Theo Waller, V. và Jim Wilson (2001) tại website Hội đồng Chất lượng
đào tạo mở và trực tuyến (the Open and Distance Learning Quality Council) ở
Anh (http://www.odlqc.org.uk/odlqc/n19-e.htm), “Đào tạo điện tử là quá trình đào
tạo hiệu quả được tạo ra bởi sự kết hợp giữa nội dung được chuyển tải dưới dạng
số với việc hỗ trợ và dịch vụ (đào tạo) - the effective learning process created by
combining digitally delivered content with (learning) support and services." Trong
đó:
      + Hiệu quả (effective) – việc đào tạo thành công.
      + Kết hợp (combining) – việc kết hợp giữa các công nghệ thông tin và
      truyền thông với giáo học pháp tạo ra sự khác biệt (một số người gọi đây là
      đào tạo kết hợp).
      + Nội dung chuyển tải dưới dạng số (digitally delivered content) – nội dung
      được chuyển tải dưới dạng điện tử thông qua đĩa CD, điện thoại di động,
      máy tính và Internet.
      + Hỗ trợ (support) – hỗ trợ bởi giáo viên, trợ giảng hoặc điều phối viên
      khóa học.
       Dựa trên định nghĩa trên và căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mình
NetTel@Africa (Network for Capacity Building and Knowledge Exchange) đã
đưa ra định nghĩa sau: "Đào tạo điện tử là quá trình dạy học hiệu quả được tạo ra
bằng cách kết hợp nội dung số hóa với cộng đồng địa phương và hỗ trợ từ người
dạy và việc tham gia của cộng đồng toàn cầu - eLearning is the effective teaching
and learning process created by combining e-digital content with local community
and tutor support along with global community engagement.”
       Theo định nghĩa này, e-learning được xây dựng dựa trên khái niệm đào tạo
kết nối (connected education) của Gillbert, đồng thời đóng góp vào định nghĩa
khái niệm chất lượng điện tử (e-quality).
       Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, “Đào tạo điện tử là đào tạo dựa trên các
phương tiện điện tử. Với sự phát triển Internet và công nghệ WEB, ngày nay đào
tạo điện tử được hiểu là đào tạo dựa trên máy tính và mạng máy tính với công
nghệ WEB.”
      -   Đào tạo trực tuyến (online learning/ online eduacation):
       Greg Kearsley (1997) định nghĩa đào tạo trực tuyến như sau: “Đào tạo trực
tuyến cho phép học các khóa học thông qua phương tiện điện tử của Internet. Tư
liệu khóa học, bao gồm các tài liệu tham khảo, tư liệu học tập và tương tác với
giáo viên cũng như những người học khác đều được thực hiện thông qua việc sử
dụng máy tính cá nhân và các phương tiện truyền thông - OnLine Education
allows the study of higher education courses through the electronic medium of
Internet. Course Materials, including reference papers, study materials and contact
with tutors and fellow students are all accessed through the use of personal
computers and telecommunications.”
       Kearsley còn cho rằng đào tạo trực tuyến cho phép sinh viên sự tự do mà
trước đó họ chưa bao giờ có; đó là: học tập bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào
thích hợp với công việc và gia đình. Các khóa cao đẳng, đại học và cao học, với
thời gian tối đa là năm năm, có thể được thực hiện ngày hay đêm, ở nhà, văn
phòng hoặc thậm chí ở phòng khách sạn khi đang đi du lịch. Kearsley chỉ ra rằng
đào tạo trực tuyến mang tính linh động rất cao về thời gian và không gian.
       Carliner (1998) lại đưa ra định nghĩa khác về đào tạo trực tuyến: “Đơn
giản, đào tạo trực tuyến nghĩa là việc đào tạo và các nguồn hỗ trợ khác đều có sẵn
trên máy tính. Máy tính thúc đẩy người học tìm kiếm nhiều thông tin hơn và trình
bày tài liệu thích hợp dựa trên phản ứng của người học - Simply put, online
learning refers to learning and other supportive resources that are available
through a computer. The computer prompts the learner for more information and
presents appropriate material based on the learner’s response.”
        Định nghĩa của Carliner đưa ra khái niệm tương tác “người học với máy
tính” trong khi các định nghĩa khác đều nhấn mạnh “tương tác trực tuyến” thường
được gọi là “giao tiếp bằng phương tiện máy tính – CMC”, mặc dù khái niệm này
bao gồm cả những ứng dụng vượt ra khỏi phạm vi dạy học. (ví dụ: đưa ra các
quyết định khi làm việc theo nhóm).
       Department of Education, Training and Employment (Nam Úc) đưa ra định
nghĩa tổng hợp như sau: "Các khóa học trực tuyến được thực hiện thông qua
Internet, cho phép nhận và nộp bài và tương tác với bạn học, với giảng viên thông
qua máy tính và modem. Đặc tính không đồng bộ nổi bật của các bài học, các hoạt
động và cách thức giao tiếp cho phép tham gia vào khác khóa học bất cứ lúc nào
và bất cứ nơi đâu. - Online Education courses are conducted through the Internet,
allowing you to receive and submit course work and interact with participants and
your professor via your computer and modem. The predominantly asynchronous
nature of the lessons, activities and communication methods allows you to
participate in courses at times and places convenient to you."
       Mohamed Ally (2004) ở Athabasca University định nghĩa đào tạo trực
tuyến là “việc sử dụng Internet để truy cập tư liệu học tập, để tương tác với nội
dung, với người dạy và với những người học khác, để nhận được hỗ trợ trong quá
trình học, nhằm mục đích thu nhận kiến thức, xây dựng tri thức cho bản thân và
trưởng thành từ kinh nghiệm học tập. - the use of the Internet to access learning
materials; to interact with the content, instructor, and other learners; and to obtain
support during the learning process, in order to acquire knowledge, to construct
personal meaning, and to grow from the learning experience.”

2. Lịch sử ứng dụng công nghệ giáo dục trong đào tạo
       Công nghệ có mặt khắp nơi xung quanh con người như điện thoại di động,
Internet,... Thậm chí 15 năm trước, hiếm ai có được máy tính tại nhà riêng. Hiện
nay, máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công
việc của con người hiện đại.
      Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng máy tính là một công cụ hữu ích cho các hoạt
động khoa học và giáo dục. Máy tính có thể kích thích người học trong việc học.
Người học có thể sử dụng Internet như một thư viện thông tin; ở đó họ có thể tìm
kiếm hầu như bất cứ thông tin nào họ cần. Máy tính cũng có thể kết nối người học
ở các trường học khác nhau trên thế giới. Người học có thể sử dụng máy tính để
viết báo cáo, tiến hành các thí nghiệm,... (Sharp, 2005:20).
       Sử dụng máy tính, giáo viên có thể cung cấp cho người học nhiều cách thức
học tập khác nhau. Giáo viên có thể tra cứu các Website để tìm kiếm các bài giảng
và hoạt động hỗ trợ học tập cho môn học của mình. Giáo viên cũng có thể sử dụng
PowerPoint để thiết kế bài giảng, không chỉ có văn bản mà có thể kèm theo tranh
ảnh, âm thanh, video... Họ cũng có thể yêu cầu người học truy cập vào một
Website nào đó để tìm kiếm thông tin cho các câu hỏi đề dẫn. Họ cũng có thể sử
dụng các phần mềm chương trình luyện tập cụ thể để hỗ trợ người học khi gặp khó
khăn trong học tập. Giáo viên cũng có thể xây dựng những diễn đàn trao đổi trực
tuyến trên mạng (chat room) để có thể trao đổi thông tin giữa giáo viên và người
học cũng như giữa người học với nhau.
       Cuối cùng, các nhà quản lý có thể sử dụng máy tính để thiết kế các bài báo
cáo cho các cuộc họp. Sau đó, họ có thể đưa những báo cáo này lên Website của
trường, để giáo viên đọc và đưa ra ý kiến. Các nhà quản lý cũng có thể tạo ra
Website riêng, để cung cấp thông tin cho người học, giáo viên và phụ huynh. Họ
có thể gửi thư điện tử cho giáo viên để thông báo về các cuộc họp và chương trình
của trường. Nhà quản lý cũng có thể lưu trữ các dữ liệu thông tin quan trọng dưới
dạng cơ sở dữ liệu điện tử như dữ liệu về sự chuyên cần của người học, tài sản của
nhà trường, tên và thông tin liên lạc của giáo viên, và các nguồn dữ liệu điện tử
của nhà trường như CD-ROM, sách và video.
       Theo Sharp (2005), hầu hết giáo viên bắt đầu sử dụng khi những chiếc máy
tính cỡ nhỏ (microcomputer) lần đầu xuất hiện trong lớp học. Tuy nhiên, việc ứng
dụng máy tính vào giáo dục đã bắt đầu trước khi có sự ra đời của loại hình máy
tính này.

3. Lý thuyết dạy học ứng dụng công nghệ
       Hành vi luận, nhận thức luận, tạo dựng luận, nhận thức tình huống, và các
lý thuyết khác đã được được ứng dụng để đánh giá hiệu quả của máy tính vào việc
dạy và học. Các nhà giáo học pháp đã tranh cãi và không nhất trí về việc đường
hướng nào là hữu ích nhất nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Sự không nhất
quán này đã dẫn đến việc quan tâm vào hai đường hướng khác biệt nhau, đó là
đường hướng giáo viên định hướng và đường hướng tạo dựng (Roblyer, 2003).
Đường hướng giáo viên định hướng dựa trên lý thuyết giáo dục hành vi luận, còn
đường hướng tạo dựng xuất phát từ các nhánh khác nhau của lý thuyết giáo dục
nhận thức. Ở đây chúng tôi không đi sâu phân tích các lý thuyết vì không phải
mục đích chính của tài liệu này.
      Đường hướng giáo viên định hướng (teacher-directed approach)
Đường hướng giáo viên định hướng xuất phát từ các lý thuyết hành vi của
B.F. Skinner, Adward Thorndike, Richard Atkinson, David Ausubel, Robert
Gagné, và Lee Cronbach. Những lý thuyết này đặt giáo viên ở vị trí là người chủ
trì trong lớp học và sinh viên là người tiếp nhận đào tạo. Nổi tiếng với tác phẩm về
thay đổi hành vi, B.F. Skinner bảo vệ việc dạy học theo chương trình, trong đó các
bài học và bài luyện đã được xây dựng sẵn theo các bước tăng dần nhằm hạn chế
phản ứng sai từ phía người học. Ông cho rằng người học sẽ học trong một môi
trường có cấu trúc chặt chẽ. Giáo viên bắt đầu với những kỹ năng thấp và phát
triển các kỹ năng cao hơn một cách có hệ thống. Những mục tiêu cụ thể luôn phù
hợp với các bài kiểm tra. Đường hướng này nhấn mạnh công việc của từng cá
nhân và chú trọng các phương pháp dạy học cũng như đánh giá theo truyền thống,
như các bài giảng và bảng chấm công.
        Trong những năm 1970 và 1980, khi máy tính lần đầu xuất hiện trong lớp
học, các lý thuyết hành vi trở nên thông dụng. Những phần mềm theo lý thuyết
này đều dựa trên việc giảng dạy đã được lập trình. Ngày nay, hàng ngàn chương
trình phần mềm đào tạo – như High School Advantage 2004 (Encore), Quarter
Mile (Barnum Software), Math Blaster: Age 6-9 (Knowledge Advanture), và
Kaplan SAT, PSAT, & ACT 2004 Edition (Encore) - đều dựa trên các mô hình dạy
học hành vi luận. Những chương trình này đều sử dụng phần mềm luyện tập và
hướng dẫn. Họ kiểm tra kỹ năng của người học, theo dõi việc học của người học,
và thay đổi việc hướng dẫn khi cần. Phần mềm thường tổng hợp dữ liệu học của
học viên và lớp học để giáo viên theo dõi. Những người theo được hướng này đều
ca ngợi các phần mềm nói trên vì tốc độ học theo từng cá nhân, trình tự dạy học tự
thân, và khả năng bổ sung, và đặc biệt hữu ích đối với những giáo viên có ít thời
gian chuẩn bị bài. Nói chung, các phần mềm sẽ giúp việc học được nhanh hơn, đặc
biệt là đối với những kỹ năng cơ bản cần thiết. Phần mềm này thường có những
bài tập tiết kiệm thời gian và cho phép người dạy tự do đáp ứng những nhu cầu
phức tạp hơn của người học.
       Những người phản đối loại phần mềm này phê phán nó ở chỗ thiếu mềm
dẻo và chương trình thì đã được lập sẵn. Họ cho rằng phần mềm chỉ sử dụng một
loại hình công nghệ giáo dục, trong khi các đường hướng khác sử dụng các loại
hình công nghệ giáo dục phong phú hơn, như multimedia (đa phương tiện) và
telecommunication (viễn thông).
      Tạo dựng luận (Constructivism)
       Đường hướng tạo dựng luận phát triển từ công trình nghiên cứu của các nhà
lý luận phát triển như Jerome Bruner, Jean Piaget, Lew Vygotsky, Seymour
Papert, và Howard Gardner. Các nhà tạo dựng học cho rằng việc học chỉ xảy ra
khi người học điều khiển được việc tiếp thu kiến thức của bản thân. Các mô hình
tạo dựng luận nêu vấn đề và cho người học tìm kiếm câu trả lời thông qua việc học
mang tính khám phá. Việc đánh giá được dựa trên hồ sơ, phiếu đánh giá, và các
bài kiểm tra với những câu hỏi mở cũng như bài luận.
Howard Gardner đã đưa ra khái niệm đa khả năng (multiple intelligences).
Ông cho rằng không chỉ có một thước đo khả năng đơn lẻ, mà con người tập hợp
bảy loại hình khả năng khác nhau, bao gồm:
      Khả năng thị giác/ không gian
      Khả năng âm nhạc
      Khả năng lời nói
      Khả năng lôgíc/ toán học
      Khả năng liên nhân
      Khả năng nội nhân
      Khả năng thể xác/ cử chỉ
      Gardner tin rằng hệ thống giáo dục của chúng ta không đề cập đủ những
khả năng này. Ông khuyến khích giáo viên nên thoát khỏi đường hướng giáo viên
định hướng vốn chú trọng thi cử để tập trung vào các nguồn thông tin khác nhằm
giúp người học phát triển những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
       Mô hình tạo dựng rất khác so với mô hình giáo viên định hướng, đặc biệt
trong việc chú trọng đến hình thức làm việc theo nhóm hơn là làm việc theo cá thể.
Người học giữ vai trò chủ động chứ không phải bị động, và họ làm việc để giải
quyết vấn đề thông qua các hoạt động học tập hợp tác.
        Một trong những đường hướng công nghệ chính đối với dạy học theo
hướng tạo dựng là mô phỏng trên máy tính. Vào giữa những năm 1950, việc mô
phỏng được sử dụng cho đào tạo kinh doanh, và những năm 1970 chương trình
mô phỏng thông dụng Lemonade Stand do Minnesota Educational Computing
Corporation (MECC) xây dựng được đưa ra trên máy tính Apple II. Ngày nay,
những chương trình như Roller Coaster (Microprose), hàng loạt chương trình Sim
(SimeCity, The Sims; của Electronic Arts), và nhiều chương trình khác có thể được
sử dụng để giảng dạy những khái niệm rất phức tạp như cung và cầu bằng cách
yêu cầu người tham gia vào việc đưa ra quyết định về chi phí, sản xuất, cấu trúc
giá cả, và quảng cáo. Tiến bộ xa hơn trong lĩnh vực này chính là thực tế ảo (virtual
reality), trong đó người học tham gia vào những môi trường nhân tạo, như trong
Myst Masterpiece Edition cổ điển (RedOrb).
      Gần đây, những công nghệ dựa trên trường phái tạo dựng khác chú tâm hơn
đến việc phát triển phần mềm mô phỏng. Ví dụ, các bộ phim có chú giải
(annotated movies) và siêu văn bản (hypertext) đưa người học vào việc học chủ
động hơn và có ý nghĩa hơn.
       Những người ủng hộ trường phái tạo dựng cho rằng nó dạy những kỹ năng
liên quan đến kinh nghiệm của người học nhiều hơn bằng cách gắn chặt với các
tình huống thực. Người học phát hiện vấn đề thông qua các tình huống giao tiếp và
giữ vai trò chủ động hơn là bị động. Họ làm việc cùng nhau theo nhóm để giải
quyết vấn đề. Phần mềm này nhấn mạnh đến cả kỹ năng bậc cao lẫn kỹ năng bậc
thấp.
       Tóm lại, cả hai đường hướng giáo viên định hướng và tạo dựng đều cố
gắng xác định cái mà Cagné (1985) gọi là “các điều kiện học tập – conditions of
learning” là gì, hoặc là các tình huống ảnh hưởng đến việc học. Cả hai đường
hướng đều dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học nổi tiếng và các lý thuyết
đào tạo, và hai đường hướng này chỉ khác nhau về cách miêu tả môi trường trong
đó việc học xảy ra. Sơ đồ dưới đấy so sánh đặc điểm của hai đường hướng này.


Giáo viên định hướng                   Tạo dựng
Dựa trên worksheet và sách giáo Dựa trên các nguồn hấp dẫn và cơ bản
khoa
Chương trình cố định                   Chương trình linh hoạt
Giáo viên truyền đạt kiến thức         Phương pháp xây dựng lên khái niệm
Giảng dạy mang tính mô phạm            Người học tìm kiếm và khám phá tri thức
Nhấn mạnh công việc cá nhân            Nhấn mạnh làm việc theo nhóm hợp tác
Đưa ra câu hỏi cho người học trả lời   Đưa người học vào các hoạt động giao tiếp
Quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức Quan tâm đến quá trình học
Đánh giá bằng bài thi                  Đánh giá bằng các sản phẩm của người học
                                       và quan sát người học
             Bảng 1-1: Mô hình Giáo viên định hướng và Tạo dựng

4. Công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ
4.1. Dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của công nghệ
       Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất khi nói đến ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy-học ngoại ngữ là CALL (computer-assisted language learning –
dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính).
      CALL là gì?
       Levy (1997, trích Davies G., Walker R., Rendall H. & Hewer S., 2008) đưa
ra định nghĩa rất ngắn gọn như sau: "việc tìm kiếm và nghiên cứu các trình ứng
dụng của máy tính vào việc dạy và học ngoại ngữ - the search for and study of
applications of the computer in language teaching and learning".
       Theo Davies (2002), đó là một đường hướng dạy - học ngoại ngữ trong đó
máy tính được sử dụng để trình bày bài giảng, luyện tập hay kiểm tra và thường có
yếu tố tương tác đi kèm.
Thuật ngữ này được định nghĩa một cách chi tiết hơn trên website
Wikipedia: “một hình thức dạy học gia tốc dựa trên máy tính bao gồm hai đặc
điểm quan trọng: học tập hai chiều và học tập cá thể hóa. Đây không phải là
phương pháp. Các tài liệu CALL là công cụ học tập. Trọng tâm của CALL là học
chứ không phải dạy. Tài liệu CALL được sử dụng khi dạy nhằm hỗ trợ quá trình
học ngoại ngữ. Đó là tài liệu học lập gia tốc lấy người học làm trung tâm, nhằm
thúc đẩy việc việc học gia tốc theo tốc độ cá nhân - a form of computer-based
accelerated learning which carries two important features: bidirectional learning
and individualized learning. It is not a method. CALL materials are tools for
learning. The focus of CALL is learning, and not teaching. CALL materials are
used in teaching to facilitate the language learning process. It is a student-centered
accelerated learning material, which promotes self-paced accelerated learning.
(website:http://en.wikipedia.org/wiki/Computer
assisted_language_learning#Definition)
       Đường hướng dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính xuất phát từ
những năm 1960. Trong thời gian đó cho đến những năm 1970, những dự án
CALL chủ yếu chỉ tập trung ở các trường đại học, nơi những chương trình máy
tính được xây dựng trên các máy tính trung ương. Cuối những năm 1970, sự xuất
hiện của máy tính cá nhân (personal computer – PC) đã đưa việc ứng dụng máy
tính đến với số lượng người sử dụng lớn hơn, dẫn đến sự phát triển ồ ạt các
chương trình cũng như nhiều ấn phẩm về CALL. Đường hướng dạy - học ngoại
ngữ với sự hỗ trợ của máy tính giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào công tác giảng
dạy được lập trình, thể hiện qua thuật ngữ Computer Assisted Language
Instruction (CALI) - giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính, chủ yếu tập trung vào
hoạt động của người thầy. Xu hướng này bắt đầu từ Mỹ và trở nên thông dụng đến
những năm đầu thập kỷ 80. Sau đó, thuật ngữ này bị thay thế bởi CALL. Sự thay
đổi thuật ngữ này chính là sự thay đổi trong giáo học pháp, chú trọng hơn đến hoạt
động học của trò. Trong những năm 1980, CALL mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đi
theo đường hướng dạy-học giao tiếp và phát triển những công nghệ mới. Hiện nay,
CALL đã dần dần trở thành đề tài nghiên cứu quan trọng trong giáo dục đại học.
      Việc ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ bao gồm nhiều loại hình
ứng dụng phần mềm khác nhau. Những ứng dụng này thường được chia thành hai
nhóm chính:
       - Các ứng dụng phần mềm chung (generic software applications):
      Đó là những chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau chứ
không phải để dạy-học ngoại ngữ, bao gồm:
              Các chương trình xử lý văn bản như Microsoft Word
              Phần mềm trình diễn như PowerPoint
              Các chương trình thư điện tử
              Các trình duyệt web
Các ứng dụng phần mềm nhóm này được thiết kế cho mục đích sử dụng
chung chung nhưng lại hết sức hiệu quả trong dạy-học ngoại ngữ khi các hoạt
động dạy-học được thiết kế có thể ứng dụng các tính năng của phần mềm vào tình
huống dạy-học. Ví dụ, chương trình xử lý văn bản có thể được sử dụng để khuyến
khích người học viết nháp, sửa bài viết.
     - Các ứng dụng phần mềm dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính
(CALL software appliactions):
      Đó là những chương trình được thiết kế dành riêng cho việc dạy-học ngoại
ngữ. Những chương trình này thường mang tính tương tác tương đối lớn.
       Những ứng dụng nhóm này được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu dạy-học
ngoại ngữ cụ thể và thường dựa trên quan điểm của tác giả phần mềm về cách thức
học ngoại ngữ của người học. Phần mềm CALL có thể chứa những nội dung cụ
thể mà giáo viên không thể thay đổi các nội dung ngôn ngữ hoặc thay đổi hoạt
động khi dạy nội dung đó. Phần mềm đa phương tiện cung cấp dưới dạng các đĩa
CD-ROM chính là những chương trình mang nội dung cụ thể mà không thể thay
đổi được.
       Ứng dụng phần mềm CALL cũng có thể không chứa nội dung cụ thể để
giáo viên cung cấp nội dung cho phần mềm sử dụng làm cơ sở dữ liệu xây dựng
các hoạt động đã được lập trình trước.
4.2. Lịch sử dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính
       Davies (2002) đã tóm tắt lịch sử phát triển và ứng dụng của máy tính vào
giáo dục ngoại ngữ, bao gồm các giai đoạn sau:
     Giai đoạn dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính theo đường
hướng truyền thống (Traditional CALL)
       Những chương trình dạy - học theo đường hướng truyền thống tập trung
vào việc đưa ra một kích thích ngôn ngữ nào đó buộc người học phản ứng. Trong
những chương trình sơ khai này, kích thích ngôn ngữ được thể hiện dưới dạng văn
bản trên màn hình, và cách duy nhất mà người học phản ứng lại là gõ câu trả lời
trên bàn phím. Một số chương trình có tính sáng tạo nhiều hơn trong việc trình bày
văn bản bằng cách tận dụng yếu tố màu sắc để nhấn mạnh các đặc điểm ngữ pháp
và sự chuyển động để minh hoạ cho các đặc điểm cú pháp. Phân tích lỗi và phản
hồi riêng rẽ là một đặc điểm quan trọng của dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của
máy tính theo đường hướng truyền thống.
      Giai đoạn dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính mang tính khám phá
(Explorative CALL)
      Những đường hướng của CALL thời kỳ này chú trọng vào yếu tố lấy người
học làm trung tâm theo hướng khám phá, chứ không lấy người dạy làm trung tâm
và theo hướng khai thác các bài luyện. Đường hướng khám phá được đánh dấu
bằng việc sử dụng các chương trình mang tính hướng dẫn trong lớp học. Hiện nay,
đường hướng khám phá được sử dụng rộng rãi, bao gồm cả việc sử dụng những
hướng dẫn trên mạng và các hoạt động học với máy tính dựa trên công nghệ mạng.
     Giai đoạn dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên công nghệ đa
phương tiện (Multimedia CALL)
       Những chiếc máy tính cá nhân thế hệ đầu tiên chưa có khả năng thể hiện
các đoạn âm thanh thu giọng nói người thật và hình ảnh, song hạn chế này đã được
khắc phục bằng cách kết hợp máy tính cá nhân với đầu phát đĩa hình 12inch, cho
phép kết hợp âm thanh, hình ảnh tĩnh và những đoạn video. Đây là những bằng
chứng sớm nhất của đường hướng dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên
công nghệ đa phương tiện. Kết quả chính là sự phát triển của các đĩa hình có tương
tác dành cho người học ngoại ngữ - được thiết kế theo các tình huống giả định,
trong đó người học đóng vai trò chính.
       Những phương pháp kỹ thuật dành cho việc xây dựng các đĩa hình có tương
tác trong những năm 80 được áp dụng cho máy tính cá nhân đa phương tiện
(multimedia personal computers – MPCs), được gắn ổ đĩa CD-ROM và được đưa
vào sử dụng rộng rãi đầu những năm 1990. Máy tính cá nhân đa phương tiện chính
là dạng chuẩn của máy tính cá nhân hiện nay. Các đĩa CD-ROM được sử dụng
trong những năm 1980 lúc đầu chỉ dùng để lưu trữ tư liệu dạng văn bản, sau đó là
lưu trữ âm thanh, hình ảnh tĩnh và video. Vào giữa những năm 1990, một loạt các
đĩa CD-ROM đa phương tiện dành cho người học ngoại ngữ ra đời.
      Giai đoạn dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên công
nghệ mạng (Web-based CALL)
       Vào năm 1992, mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web) ra đời và đã trở
nên phổ biến vào năm 1993. Mạng thông tin lúc đó có tiềm năng rất lớn trong dạy
- học ngoại ngữ, song vấn đề là chưa đáp ứng được sự tương tác và tốc độ truy cập
nhanh như khi sử dụng các đĩa CD-ROM hay DVD, đặc biệt là khi truy cập đến
các thông tin dạng âm thanh hoặc video. Vì lý do đó, Felix (2001, tr.190) đưa ra
lời khuyên nên áp dụng đường hướng ‘lai ghép’ trong CALL, kết hợp giữa CD-
ROM và Web, tiến hành các hoạt động dạy - học dạng hội thảo audio và video kết
hợp với các hoạt động trên mạng. Các trang web dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ
của công nghệ mạng (The Web Enhanced Languag Learning – WELL) ra đời, cho
phép truy cập các nguồn thông tin mạng chất lượng cao ở nhiều thứ tiếng khác
nhau vào mục đích dạy - học ngoại ngữ.
       Trên đây là bốn giai đoạn phát triển chính của lịch sử dạy - học ngoại ngữ
với sự hỗ trợ của máy tính. Song không phải nền giáo dục của nước nào cũng trải
qua đúng trình tự trên. Và không phải giai đoạn sau phủ nhận hoàn toàn giai đoạn
trước. Ở Việt Nam, dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính chủ yếu bắt đầu
từ giai đoạn thứ hai. Và hiện nay, vẫn còn có sự đan xen cùng tồn tại của các
đường hướng trên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở đào tạo và tuỳ vào mục
đích dạy - học khác nhau.
4.3. Vai trò của máy tính trong dạy - học ngoại ngữ
       Với nhiều đặc tính kỹ thuật ưu việt, máy tính ngày càng có vai trò cao trong
dạy - học ngoại ngữ. Dưới đây là một số vai trò chính qua tổng kết của các nhà
nghiên cứu.
       Công cụ lưu trữ thông tin
       Đây là một trong những công dụng chính của máy tính được đưa vào giáo
dục. Từ các đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM hay Internet, người dạy và người học
có thể tìm kiếm tất cả các nguồn thông tin liên quan đến dạy - học ngoại ngữ cũng
như bất cứ thông tin nào về thế giới nói chung. Hiện nay đã có nhiều chương trình
bách khoa toàn thư thông dụng được lưu trữ dưới dạng các đĩa CD-ROM như
Encarta, Grollier, Hutchinson, v.v… Các từ điển cho người học tiếng Anh dưới
dạng đĩa CD-ROM hoặc trên mạng Internet không chỉ cung cấp định nghĩa mà còn
cả cách phát âm của từ cũng như các bài luyện tập. Trong số các công cụ lưu trữ
thông tin được đề cập ở trên, Internet được coi là công cụ lưu trữ thông tin thuận
tiện nhất với những trang phục vụ tìm kiếm thông tin thông dụng nhất hiện nay
như ‘Google’, ‘Yahoo’, ‘Alta Vista’, v.v… có thể cung cấp bất cứ thông tin nào
người sử dụng cần đến (Harmer 2001, tr.146).
       Chương trình dạy - học
       Hiện có nhiều phần mềm dạy học-ngoại ngữ có sẵn dưới dạng các đĩa CD-
ROM đáp ứng nhu cầu của người đọc ở nhiều cấp độ khác nhau và nhiều mục đích
học khác nhau, tạo nhiều thuận lợi cho việc dạy- học ngoại ngữ. Những phần mềm
này tạo cơ hội cho người học tham gia vào nhiều hoạt động học cùng một lúc như
học các đoạn hội thoại, làm các bài tập ngữ pháp và từ vựng, nghe âm giọng nói để
so sánh.
       Một số giáo viên phê phán loại chương trình này ở chổ chỉ là những cuốn
sách bài tập. Tuy nhiên, những chương trình loại này cũng có giá trị riêng trong
dạy - học ngoại ngữ. Harmer (2001, tr.147) cho rằng thật không công bằng nếu
đánh giá thấp công dụng của chúng. Nhiều đĩa CD-ROM hiện nay đi kèm với sách
bài tập, cung cấp một lượng lớn tư liệu đầu vào và bài luyện.
       Xu hướng hiện nay là nhiều chương trình ngoại ngữ được đặt sẵn trên
Internet. Có nhiều website cho phép người học đăng ký tham gia các khoá hoàn
toàn tự học, truy cập thông tin về khoá học và gửi bài cho giảng viên để theo dõi
quá trình học. Xu hướng này dẫn đến sự ra đời của các công ty đào tạo ngoại ngữ
trực tuyến để đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của xã hội. Các trường đại học cũng
nghiên cứu để đưa ra các khóa học trực tuyến cho sinh viên tại trường cũng như
ứng dụng trong đào tạo từ xa.
       Phương tiện giao tiếp
      Hiện nay, máy tính đang ngày càng trở thành phương tiện giao tiếp nhanh
chóng và thuận tiện. Đó là quá trình sử dụng máy tính làm phương tiện giao tiếp
giữa hai hay nhiều người. Việc giao tiếp này có thể theo hình thức không tức thì/
không đồng bộ như thư điện tử (email), bản tin điện tử (electronic bulletin boards
hoặc electronic newsgroups), hoặc có thể theo hình thức tức thì/đồng bộ như
internet chat hay instant messaging.
      Dường như việc sử dụng hình thức giao tiếp trên máy tính trong dạy-học
ngoại ngữ đang là xu hướng chính trong quá trình ứng dụng CNTT vào giáo dục
ngoại ngữ như nhằm phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng nói, sự
chủ động trong học tập của người học,v.v.
4.4. Cách thức ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ
       Cách thức ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ được quyết định bởi
chương trình đào tạo (cấp học, chương trình, môn học, nội dung,…), hạ tầng công
nghệ (thiết bị, mạng,..), trình độ người sử dụng (giáo viên, học viên,…),v.v. Ở
đây, chúng tôi chia việc ứng dụng này theo ba hình thức: dạy-học trên lớp, dạy-
học qua mạng và dạy-học kết hợp.
      * Dạy-học trên lớp:
      Đối với dạy-học trên lớp (classroom teaching), việc ứng dụng được chia
làm hai hình thức dựa vào hạ tầng công nghệ như sau:
      - Phòng học một máy tính:
       Phòng học được bố trí như lớp học truyền thống có trang bị thêm một máy
tính kết nối với máy chiếu dữ liệu (data projector) và màn chiếu (wall screen) hoặc
bảng tương tác (interactive whiteboard).
       Kiểu phòng học dạng này có thể phục vụ cho cả hoạt động của thầy (trình
bày bài giảng, ví dụ,…); nhưng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động của trò
(ví dụ: một học sinh viết bài trên máy tính, những học sinh còn lại nhận xét và
cùng sửa trực tiếp trên máy).
      Máy tính có thể kết nối Internet hoặc không.
      - Phòng học nhiều máy tính:
     Thường được biết đến với những cái tên tiếng Anh như computer lab,
computer room, computer network room,…
      Phòng học có nhiều máy tính (mỗi người học một máy hoặc một nhóm
người học một máy), thường có kết nối mạng LAN, có thể có kết nối Internet.
       Có trang bị máy tính giáo viên, có thể có máy chủ điều khiển lớp học thông
qua hệ thống phần cứng hoặc phần mềm quản lí.
      Phục vụ nhiều loại hình hoạt động của người dạy và của người học, bao
gồm cả hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm cũng như hoạt động chung cả lớp.
      Việc tương tác giữa thầy với người dạy với người học, và giữa người học
với nhau có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua hệ thống.
* Dạy-học qua mạng:
       Dạy-học qua mạng (networked learning) còn được biết đến với những thuật
ngữ như dạy-học từ xa (distance learning), dạy-học trực tuyến (online learning),
dạy-học dựa trên công nghệ web (web-based learning). Với hình thức này, toàn bộ
nội dung của khóa học, quản lí hay tương tác giữa người học với người dạy và
giữa người học với nhau đều được thực hiện qua mạng máy tính, chủ yếu là mạng
Internet.
       Hình thức này thường được ứng dụng trong đào tạo từ xa, song cũng có thể
cho cả đào tạo tại chỗ.
         * Dạy-học kết hợp:
       Dạy-học kết hợp (blended learning) là hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy-
học trên lớp với dạy-học qua mạng. Đây là hình thức dạy-học đang ngày càng trở
nên thông dụng, do vừa phát huy được cả lợi thế của công nghệ mạng vừa tận
dụng những điểm mạnh của dạy-học trên lớp (như việc tương tác trực tiếp – face
to face interaction), đặc biệt là trong đào tạo ngoại ngữ.

5. Bài giảng điện tử ngoại ngữ
5.1. Định nghĩa
         Bài giảng điện tử ngoại ngữ cũng được định nghĩa như bài giảng điện tử nói
chung.
       Bài giảng điện tử (e-lecture) là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong
đào tạo điện tử. Khái niệm bài giảng điện tử đang được hiểu rất khác nhau.
       - Thạch Trương Thảo, tác giả cuốn Giáo trình thiết kế Bài giảng điện tử
(lưu hành nội bộ) đã đưa ra định nghĩa về bài giảng điện tử dựa trên định nghĩa
của Lê Công Triêm (2005): “Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp
mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường
multimedia do máy tính tạo ra.
       Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông.
Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dước dạng: văn bản (text), đồ
họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim
video (video clip).
      Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài
học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa.”
       Thạch Trương Thảo đồng nhất khái niệm bài giảng điện tử với giáo án điện
tử: “Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bảng thiết kế toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được
multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy định bởi
cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án
điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án
điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động
cụ thể để có được bài giảng điện tử.”
        Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra định nghĩa về bài giảng điện tử sau khi
giải thích khái niệm ‘học liệu điện tử’(course-ware) – “các tài liệu học tập được số
hoá theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính
nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản,
slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v. và
cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên.” như sau:
       “Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo
một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một
cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning
Management System -LMS). Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một học
phần hoặc một môn học.”
       Định nghĩa của Đại học Quốc gia Hà Nội cho người đọc thấy rõ cấu trúc
cần có cũng như kích cỡ của một bài giảng điện tử.
5.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
       Để thiết kế bài giảng điện tử hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mục tiêu dạy-học,
trước hết phải xác định được bài giảng đó được áp dụng cho hình thức dạy-học
nào, để từ đó lựa chọn quy trình, công nghệ, phần mềm công cụ thích hợp.
      - Quy trình thiết kế bài giảng điện tử cho dạy-học trên lớp (chủ yếu cho
phòng học một máy tính) được các nhà nghiên cứu đề ra tại website Thư viện bài
giảng điện tử (http://baigiang.bachkim.vn/presentation/show/pr_id/68518) gồm
các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy.
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử).
Bước 5: Viết kịch bản hướng dẫn.
- Quy trình thiết kế bài giảng điện tử (theo quan điểm của Đại học Quốc gia Hà
Nội), được Đỗ Tuấn Minh (2007) tổng kết bao gồm 6 bước sau:
Bước 1: Viết đề cương chi tiết
Bước 2: Sưu tầm và xây dựng các nguồn tư liệu số
Bước 3: Viết kịch bản sư phạm cho mỗi module
Bước 4: Thiết kế các module dựa trên kịch bản sư phạm
Bước 5: Tích hợp các module thành bài giảng theo một chuẩn nhất định
Bước 6: Viết hướng dẫn sử dụng dạy-học




                          TÀI LIỆU THAM KHẢO
Computer-assisted Language Learning. Retrieved September 25, 2008, from
    http://en.wikipedia.org/wiki/Computer-
    assisted_language_learning#Definition
Quy trình làm một giáo án điện tử. Thư viện bài giảng điện tử. Retrieved
     September                  25,                 2008,           from
     http://baigiang.bachkim.vn/presentation/show/pr_id/68518
Thạch Trương Thảo. Giáo trình Thiết kế Bài giảng điện tử. Retrieved September
     24, 2008 from http://anhchanghieuhoc2002.googlepages.com/giaotrinhppt
Waller, V. & Jim Wilson (2001, Octobor). A Definition for E-Learning. Open and
     Distance Learning Quality Council. Retrieved September 24, 2008, from
     http://www.odlqc.org.uk/odlqc/n19-e.htm
What is E-learning? ICT Applications. Network for Capacity Building and
     Knowledge Exchange. Retrieved September 24, 2008, from
     http://cbdd.wsu.edu/edev/nigeria_tot/tr510/page15.htm
Davies, G. (2002). CALL (computer assisted language leaming). Available online.
     Retrieved May 06th 2004.
Levy, M. (1997). CALL: Context and Conceptualisation. Oxford: Oxford
     University Press.
Felix U. (2001). Beyond Babel: Language Learning Online, Melbourne: Language
      Australia. CAE Press, Australia.
Harmer, J. (2001). The Practice of English Language Teaching, 3rd ed.,
    Longman, Harlow.


TÀI LIỆU ĐỌC THÊM VỀ CALL (TIẾNG ANH)

ARTICLES AND JOURNALS
  1. Language Learning and Technology – A Refereed Journal for Second and Foreign
     Language Educators. http://llt.msu.edu/archives/by_topic.html
  2. Asian EFL Journal. http://www.asian-efl-journal.com/
  3. Australian Journal of Educational Technology.
     http://www.ascilite.org.au/ajet/ajet.html
4. Education & Information Technology Library. http://www.editlib.org/index.cfm
   5. The Computer Assisted Language Instruction Consortium. https://calico.org/p-5-
      Calico%20Journal.html
   6. BBC’s teachingenglish.org. http://www.teachingenglish.org.uk/think/articles
   7. Teresa Almeda's Online Learning Envirnoments (readings and websites).
      http://64.71.48.37/teresadeca/webheads/online-learning-
      environments.htm#Teaching

BACKGROUND INFORMATION
  1. CALL on Wikipedia. http://en.wikipedia.org/wiki/Computer-
     assisted_language_learning
  2. Introduction to CALL (Warschauer). http://www.ict4lt.org/en/warschauer.htm
  3. Introduction to CALL (Davies, et al.). http://www.ict4lt.org/en/en_mod1-4.htm
  4. Invitation to CALL. http://www.stanford.edu/~efs/callcourse/index.htm
  5. LLAS’s (Languages Linguistics Area Studies) article.
     http://www.llas.ac.uk/resources/gpg/61
  6. History of CALL at archive.org.
     http://web.archive.org/web/20060116073533/www.history-of-call.org
  7. A Brief History of CALL Theory.
     http://web.archive.org/web/20050613082227/http://www.geocities.com/ehansons
     mi/call_history.html

TECHNOLOGY AND LANGUAGE SKILLS
  1. Using Technology to Teach Listening Skills.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit5.htm
  2. Using Technology to Teach Speaking and Pronunciation Skills.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit6.htm
  3. Using Technology to Teach Reading Skills.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit7.htm
  4. Using Technology to Teach Writing Skills.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit8.htm
  5. Using Technology to Teach Thinking Skills.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit9.htm
  6. Designing CALL Programs and Activities.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit10.htm
  7. Using Multimedia for Web-Based CALL Programs.
     http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit11.htm

More Related Content

What's hot

Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
Kim Thảo
 
Chương 1:Tổng quan về Elearning.
Chương 1:Tổng quan về Elearning.Chương 1:Tổng quan về Elearning.
Chương 1:Tổng quan về Elearning.
Shinji Huy
 
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữE learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
Bình Nguyễn Duy
 
Chude01_nhom16
Chude01_nhom16 Chude01_nhom16
Chude01_nhom16
2244yen
 

What's hot (20)

Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_Tổng quan về E- learning_Nhóm 14
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Chương 1:Tổng quan về Elearning.
Chương 1:Tổng quan về Elearning.Chương 1:Tổng quan về Elearning.
Chương 1:Tổng quan về Elearning.
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNINGChude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING
 
Chude02 nhom12
Chude02 nhom12Chude02 nhom12
Chude02 nhom12
 
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
 
Báo cáo chủ đề 1: Tổng quan về e-learning
Báo cáo chủ đề 1: Tổng quan về e-learningBáo cáo chủ đề 1: Tổng quan về e-learning
Báo cáo chủ đề 1: Tổng quan về e-learning
 
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearningChủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
 
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
 
Chu de 1 nhom 8 long dat
Chu de 1 nhom 8 long datChu de 1 nhom 8 long dat
Chu de 1 nhom 8 long dat
 
Chu de1 nhom17
Chu de1 nhom17Chu de1 nhom17
Chu de1 nhom17
 
Chude02_Nhom09
Chude02_Nhom09Chude02_Nhom09
Chude02_Nhom09
 
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữE learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
 
Chude01_nhom16
Chude01_nhom16 Chude01_nhom16
Chude01_nhom16
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16
 
Giao trinh e-learning
Giao trinh e-learningGiao trinh e-learning
Giao trinh e-learning
 
Chude02_Nhom13
Chude02_Nhom13Chude02_Nhom13
Chude02_Nhom13
 
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING_VERSION2
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING_VERSION2Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING_VERSION2
Chude01 nhom10_TỔNG QUAN VỀ ELEARNING_VERSION2
 
ChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_UpdateChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_Update
 

Similar to Udcntt

Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03
Quang Bui
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learning
Trung Trẻo
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
Min Chee
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
Shinji Huy
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
Shinji Huy
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
Shinji Huy
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
Min Chee
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
Shinji Huy
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
Shinji Huy
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
Min Chee
 

Similar to Udcntt (20)

Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learning
 
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
 
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài GònNghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)
 
chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
chủ đề 1 - Tổng quan về elearningchủ đề 1 - Tổng quan về elearning
chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
 
chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4
 
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
 
Chude02 nhom03
Chude02 nhom03Chude02 nhom03
Chude02 nhom03
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Chu de01 nhom13 : Tổng Quan về E-learning
Chu de01 nhom13 : Tổng Quan về  E-learningChu de01 nhom13 : Tổng Quan về  E-learning
Chu de01 nhom13 : Tổng Quan về E-learning
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Udcntt

  • 1. LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ 1. Khái niệm Với mục đích của tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu những thuật ngữ liên quan đến công nghệ và việc ứng dụng công nghệ vào dạy học ngoại ngữ. - Công nghệ giáo dục (Educational Technology): Có nhiều cách định nghĩa công nghệ giáo dục. Một số nhà giáo dục sử dụng thuật ngữ này để chỉ bất cứ loại phương tiện nào mà giáo viên có thể sử dụng vào dạy học, như các phương tiện hình ảnh, âm thanh hay kỹ thuật số. Một số nhà giáo dục khác lại sử dụng thuật ngữ này để chỉ việc ứng dụng máy tính hay các thiết bị máy móc điện tử vào việc dạy và học (Muffoletto, 1994; trích Sharp, 2005:20). Với mục đích của tài liệu này, chúng tôi đồng ý với định nghĩa chung nhất do AECT (Association or Educational Communications and Techonology) đưa ra: “Công nghệ giáo dục bao gồm lý thuyết và thực tiễn của việc thiết kế, xây dựng, ứng dụng, quản lý, và đánh giá các quá trình và các nguồn lực dạy học.” Theo định nghĩa này, công nghệ giáo dục bao gồm một chuỗi rất rộng từ máy tính, trang màn hình, tranh ảnh, e-mail, CD-ROM hoặc DVD-ROM, Internet, băng video, và vô tuyến truyền hình. - Công nghệ thông tin (Informational Technology - IT): Trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993, “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” - Dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ (Technology Enhanced Learning): Dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ là dùng công nghệ làm đòn bẩy để thúc đẩy việc dạy học với khoá học được thiết kế hợp lý để có thể cung cấp cho người học nhiều lựa chọn về thời gian, không gian, tốc độ, và chú trọng đến các phong cách học khác nhau. - Đào tạo (học) điện tử (E-learning): Theo Waller, V. và Jim Wilson (2001) tại website Hội đồng Chất lượng đào tạo mở và trực tuyến (the Open and Distance Learning Quality Council) ở Anh (http://www.odlqc.org.uk/odlqc/n19-e.htm), “Đào tạo điện tử là quá trình đào tạo hiệu quả được tạo ra bởi sự kết hợp giữa nội dung được chuyển tải dưới dạng số với việc hỗ trợ và dịch vụ (đào tạo) - the effective learning process created by
  • 2. combining digitally delivered content with (learning) support and services." Trong đó: + Hiệu quả (effective) – việc đào tạo thành công. + Kết hợp (combining) – việc kết hợp giữa các công nghệ thông tin và truyền thông với giáo học pháp tạo ra sự khác biệt (một số người gọi đây là đào tạo kết hợp). + Nội dung chuyển tải dưới dạng số (digitally delivered content) – nội dung được chuyển tải dưới dạng điện tử thông qua đĩa CD, điện thoại di động, máy tính và Internet. + Hỗ trợ (support) – hỗ trợ bởi giáo viên, trợ giảng hoặc điều phối viên khóa học. Dựa trên định nghĩa trên và căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mình NetTel@Africa (Network for Capacity Building and Knowledge Exchange) đã đưa ra định nghĩa sau: "Đào tạo điện tử là quá trình dạy học hiệu quả được tạo ra bằng cách kết hợp nội dung số hóa với cộng đồng địa phương và hỗ trợ từ người dạy và việc tham gia của cộng đồng toàn cầu - eLearning is the effective teaching and learning process created by combining e-digital content with local community and tutor support along with global community engagement.” Theo định nghĩa này, e-learning được xây dựng dựa trên khái niệm đào tạo kết nối (connected education) của Gillbert, đồng thời đóng góp vào định nghĩa khái niệm chất lượng điện tử (e-quality). Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, “Đào tạo điện tử là đào tạo dựa trên các phương tiện điện tử. Với sự phát triển Internet và công nghệ WEB, ngày nay đào tạo điện tử được hiểu là đào tạo dựa trên máy tính và mạng máy tính với công nghệ WEB.” - Đào tạo trực tuyến (online learning/ online eduacation): Greg Kearsley (1997) định nghĩa đào tạo trực tuyến như sau: “Đào tạo trực tuyến cho phép học các khóa học thông qua phương tiện điện tử của Internet. Tư liệu khóa học, bao gồm các tài liệu tham khảo, tư liệu học tập và tương tác với giáo viên cũng như những người học khác đều được thực hiện thông qua việc sử dụng máy tính cá nhân và các phương tiện truyền thông - OnLine Education allows the study of higher education courses through the electronic medium of Internet. Course Materials, including reference papers, study materials and contact with tutors and fellow students are all accessed through the use of personal computers and telecommunications.” Kearsley còn cho rằng đào tạo trực tuyến cho phép sinh viên sự tự do mà trước đó họ chưa bao giờ có; đó là: học tập bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào thích hợp với công việc và gia đình. Các khóa cao đẳng, đại học và cao học, với thời gian tối đa là năm năm, có thể được thực hiện ngày hay đêm, ở nhà, văn
  • 3. phòng hoặc thậm chí ở phòng khách sạn khi đang đi du lịch. Kearsley chỉ ra rằng đào tạo trực tuyến mang tính linh động rất cao về thời gian và không gian. Carliner (1998) lại đưa ra định nghĩa khác về đào tạo trực tuyến: “Đơn giản, đào tạo trực tuyến nghĩa là việc đào tạo và các nguồn hỗ trợ khác đều có sẵn trên máy tính. Máy tính thúc đẩy người học tìm kiếm nhiều thông tin hơn và trình bày tài liệu thích hợp dựa trên phản ứng của người học - Simply put, online learning refers to learning and other supportive resources that are available through a computer. The computer prompts the learner for more information and presents appropriate material based on the learner’s response.” Định nghĩa của Carliner đưa ra khái niệm tương tác “người học với máy tính” trong khi các định nghĩa khác đều nhấn mạnh “tương tác trực tuyến” thường được gọi là “giao tiếp bằng phương tiện máy tính – CMC”, mặc dù khái niệm này bao gồm cả những ứng dụng vượt ra khỏi phạm vi dạy học. (ví dụ: đưa ra các quyết định khi làm việc theo nhóm). Department of Education, Training and Employment (Nam Úc) đưa ra định nghĩa tổng hợp như sau: "Các khóa học trực tuyến được thực hiện thông qua Internet, cho phép nhận và nộp bài và tương tác với bạn học, với giảng viên thông qua máy tính và modem. Đặc tính không đồng bộ nổi bật của các bài học, các hoạt động và cách thức giao tiếp cho phép tham gia vào khác khóa học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. - Online Education courses are conducted through the Internet, allowing you to receive and submit course work and interact with participants and your professor via your computer and modem. The predominantly asynchronous nature of the lessons, activities and communication methods allows you to participate in courses at times and places convenient to you." Mohamed Ally (2004) ở Athabasca University định nghĩa đào tạo trực tuyến là “việc sử dụng Internet để truy cập tư liệu học tập, để tương tác với nội dung, với người dạy và với những người học khác, để nhận được hỗ trợ trong quá trình học, nhằm mục đích thu nhận kiến thức, xây dựng tri thức cho bản thân và trưởng thành từ kinh nghiệm học tập. - the use of the Internet to access learning materials; to interact with the content, instructor, and other learners; and to obtain support during the learning process, in order to acquire knowledge, to construct personal meaning, and to grow from the learning experience.” 2. Lịch sử ứng dụng công nghệ giáo dục trong đào tạo Công nghệ có mặt khắp nơi xung quanh con người như điện thoại di động, Internet,... Thậm chí 15 năm trước, hiếm ai có được máy tính tại nhà riêng. Hiện nay, máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của con người hiện đại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng máy tính là một công cụ hữu ích cho các hoạt động khoa học và giáo dục. Máy tính có thể kích thích người học trong việc học.
  • 4. Người học có thể sử dụng Internet như một thư viện thông tin; ở đó họ có thể tìm kiếm hầu như bất cứ thông tin nào họ cần. Máy tính cũng có thể kết nối người học ở các trường học khác nhau trên thế giới. Người học có thể sử dụng máy tính để viết báo cáo, tiến hành các thí nghiệm,... (Sharp, 2005:20). Sử dụng máy tính, giáo viên có thể cung cấp cho người học nhiều cách thức học tập khác nhau. Giáo viên có thể tra cứu các Website để tìm kiếm các bài giảng và hoạt động hỗ trợ học tập cho môn học của mình. Giáo viên cũng có thể sử dụng PowerPoint để thiết kế bài giảng, không chỉ có văn bản mà có thể kèm theo tranh ảnh, âm thanh, video... Họ cũng có thể yêu cầu người học truy cập vào một Website nào đó để tìm kiếm thông tin cho các câu hỏi đề dẫn. Họ cũng có thể sử dụng các phần mềm chương trình luyện tập cụ thể để hỗ trợ người học khi gặp khó khăn trong học tập. Giáo viên cũng có thể xây dựng những diễn đàn trao đổi trực tuyến trên mạng (chat room) để có thể trao đổi thông tin giữa giáo viên và người học cũng như giữa người học với nhau. Cuối cùng, các nhà quản lý có thể sử dụng máy tính để thiết kế các bài báo cáo cho các cuộc họp. Sau đó, họ có thể đưa những báo cáo này lên Website của trường, để giáo viên đọc và đưa ra ý kiến. Các nhà quản lý cũng có thể tạo ra Website riêng, để cung cấp thông tin cho người học, giáo viên và phụ huynh. Họ có thể gửi thư điện tử cho giáo viên để thông báo về các cuộc họp và chương trình của trường. Nhà quản lý cũng có thể lưu trữ các dữ liệu thông tin quan trọng dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử như dữ liệu về sự chuyên cần của người học, tài sản của nhà trường, tên và thông tin liên lạc của giáo viên, và các nguồn dữ liệu điện tử của nhà trường như CD-ROM, sách và video. Theo Sharp (2005), hầu hết giáo viên bắt đầu sử dụng khi những chiếc máy tính cỡ nhỏ (microcomputer) lần đầu xuất hiện trong lớp học. Tuy nhiên, việc ứng dụng máy tính vào giáo dục đã bắt đầu trước khi có sự ra đời của loại hình máy tính này. 3. Lý thuyết dạy học ứng dụng công nghệ Hành vi luận, nhận thức luận, tạo dựng luận, nhận thức tình huống, và các lý thuyết khác đã được được ứng dụng để đánh giá hiệu quả của máy tính vào việc dạy và học. Các nhà giáo học pháp đã tranh cãi và không nhất trí về việc đường hướng nào là hữu ích nhất nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Sự không nhất quán này đã dẫn đến việc quan tâm vào hai đường hướng khác biệt nhau, đó là đường hướng giáo viên định hướng và đường hướng tạo dựng (Roblyer, 2003). Đường hướng giáo viên định hướng dựa trên lý thuyết giáo dục hành vi luận, còn đường hướng tạo dựng xuất phát từ các nhánh khác nhau của lý thuyết giáo dục nhận thức. Ở đây chúng tôi không đi sâu phân tích các lý thuyết vì không phải mục đích chính của tài liệu này. Đường hướng giáo viên định hướng (teacher-directed approach)
  • 5. Đường hướng giáo viên định hướng xuất phát từ các lý thuyết hành vi của B.F. Skinner, Adward Thorndike, Richard Atkinson, David Ausubel, Robert Gagné, và Lee Cronbach. Những lý thuyết này đặt giáo viên ở vị trí là người chủ trì trong lớp học và sinh viên là người tiếp nhận đào tạo. Nổi tiếng với tác phẩm về thay đổi hành vi, B.F. Skinner bảo vệ việc dạy học theo chương trình, trong đó các bài học và bài luyện đã được xây dựng sẵn theo các bước tăng dần nhằm hạn chế phản ứng sai từ phía người học. Ông cho rằng người học sẽ học trong một môi trường có cấu trúc chặt chẽ. Giáo viên bắt đầu với những kỹ năng thấp và phát triển các kỹ năng cao hơn một cách có hệ thống. Những mục tiêu cụ thể luôn phù hợp với các bài kiểm tra. Đường hướng này nhấn mạnh công việc của từng cá nhân và chú trọng các phương pháp dạy học cũng như đánh giá theo truyền thống, như các bài giảng và bảng chấm công. Trong những năm 1970 và 1980, khi máy tính lần đầu xuất hiện trong lớp học, các lý thuyết hành vi trở nên thông dụng. Những phần mềm theo lý thuyết này đều dựa trên việc giảng dạy đã được lập trình. Ngày nay, hàng ngàn chương trình phần mềm đào tạo – như High School Advantage 2004 (Encore), Quarter Mile (Barnum Software), Math Blaster: Age 6-9 (Knowledge Advanture), và Kaplan SAT, PSAT, & ACT 2004 Edition (Encore) - đều dựa trên các mô hình dạy học hành vi luận. Những chương trình này đều sử dụng phần mềm luyện tập và hướng dẫn. Họ kiểm tra kỹ năng của người học, theo dõi việc học của người học, và thay đổi việc hướng dẫn khi cần. Phần mềm thường tổng hợp dữ liệu học của học viên và lớp học để giáo viên theo dõi. Những người theo được hướng này đều ca ngợi các phần mềm nói trên vì tốc độ học theo từng cá nhân, trình tự dạy học tự thân, và khả năng bổ sung, và đặc biệt hữu ích đối với những giáo viên có ít thời gian chuẩn bị bài. Nói chung, các phần mềm sẽ giúp việc học được nhanh hơn, đặc biệt là đối với những kỹ năng cơ bản cần thiết. Phần mềm này thường có những bài tập tiết kiệm thời gian và cho phép người dạy tự do đáp ứng những nhu cầu phức tạp hơn của người học. Những người phản đối loại phần mềm này phê phán nó ở chỗ thiếu mềm dẻo và chương trình thì đã được lập sẵn. Họ cho rằng phần mềm chỉ sử dụng một loại hình công nghệ giáo dục, trong khi các đường hướng khác sử dụng các loại hình công nghệ giáo dục phong phú hơn, như multimedia (đa phương tiện) và telecommunication (viễn thông). Tạo dựng luận (Constructivism) Đường hướng tạo dựng luận phát triển từ công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phát triển như Jerome Bruner, Jean Piaget, Lew Vygotsky, Seymour Papert, và Howard Gardner. Các nhà tạo dựng học cho rằng việc học chỉ xảy ra khi người học điều khiển được việc tiếp thu kiến thức của bản thân. Các mô hình tạo dựng luận nêu vấn đề và cho người học tìm kiếm câu trả lời thông qua việc học mang tính khám phá. Việc đánh giá được dựa trên hồ sơ, phiếu đánh giá, và các bài kiểm tra với những câu hỏi mở cũng như bài luận.
  • 6. Howard Gardner đã đưa ra khái niệm đa khả năng (multiple intelligences). Ông cho rằng không chỉ có một thước đo khả năng đơn lẻ, mà con người tập hợp bảy loại hình khả năng khác nhau, bao gồm: Khả năng thị giác/ không gian Khả năng âm nhạc Khả năng lời nói Khả năng lôgíc/ toán học Khả năng liên nhân Khả năng nội nhân Khả năng thể xác/ cử chỉ Gardner tin rằng hệ thống giáo dục của chúng ta không đề cập đủ những khả năng này. Ông khuyến khích giáo viên nên thoát khỏi đường hướng giáo viên định hướng vốn chú trọng thi cử để tập trung vào các nguồn thông tin khác nhằm giúp người học phát triển những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Mô hình tạo dựng rất khác so với mô hình giáo viên định hướng, đặc biệt trong việc chú trọng đến hình thức làm việc theo nhóm hơn là làm việc theo cá thể. Người học giữ vai trò chủ động chứ không phải bị động, và họ làm việc để giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động học tập hợp tác. Một trong những đường hướng công nghệ chính đối với dạy học theo hướng tạo dựng là mô phỏng trên máy tính. Vào giữa những năm 1950, việc mô phỏng được sử dụng cho đào tạo kinh doanh, và những năm 1970 chương trình mô phỏng thông dụng Lemonade Stand do Minnesota Educational Computing Corporation (MECC) xây dựng được đưa ra trên máy tính Apple II. Ngày nay, những chương trình như Roller Coaster (Microprose), hàng loạt chương trình Sim (SimeCity, The Sims; của Electronic Arts), và nhiều chương trình khác có thể được sử dụng để giảng dạy những khái niệm rất phức tạp như cung và cầu bằng cách yêu cầu người tham gia vào việc đưa ra quyết định về chi phí, sản xuất, cấu trúc giá cả, và quảng cáo. Tiến bộ xa hơn trong lĩnh vực này chính là thực tế ảo (virtual reality), trong đó người học tham gia vào những môi trường nhân tạo, như trong Myst Masterpiece Edition cổ điển (RedOrb). Gần đây, những công nghệ dựa trên trường phái tạo dựng khác chú tâm hơn đến việc phát triển phần mềm mô phỏng. Ví dụ, các bộ phim có chú giải (annotated movies) và siêu văn bản (hypertext) đưa người học vào việc học chủ động hơn và có ý nghĩa hơn. Những người ủng hộ trường phái tạo dựng cho rằng nó dạy những kỹ năng liên quan đến kinh nghiệm của người học nhiều hơn bằng cách gắn chặt với các tình huống thực. Người học phát hiện vấn đề thông qua các tình huống giao tiếp và giữ vai trò chủ động hơn là bị động. Họ làm việc cùng nhau theo nhóm để giải
  • 7. quyết vấn đề. Phần mềm này nhấn mạnh đến cả kỹ năng bậc cao lẫn kỹ năng bậc thấp. Tóm lại, cả hai đường hướng giáo viên định hướng và tạo dựng đều cố gắng xác định cái mà Cagné (1985) gọi là “các điều kiện học tập – conditions of learning” là gì, hoặc là các tình huống ảnh hưởng đến việc học. Cả hai đường hướng đều dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học nổi tiếng và các lý thuyết đào tạo, và hai đường hướng này chỉ khác nhau về cách miêu tả môi trường trong đó việc học xảy ra. Sơ đồ dưới đấy so sánh đặc điểm của hai đường hướng này. Giáo viên định hướng Tạo dựng Dựa trên worksheet và sách giáo Dựa trên các nguồn hấp dẫn và cơ bản khoa Chương trình cố định Chương trình linh hoạt Giáo viên truyền đạt kiến thức Phương pháp xây dựng lên khái niệm Giảng dạy mang tính mô phạm Người học tìm kiếm và khám phá tri thức Nhấn mạnh công việc cá nhân Nhấn mạnh làm việc theo nhóm hợp tác Đưa ra câu hỏi cho người học trả lời Đưa người học vào các hoạt động giao tiếp Quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức Quan tâm đến quá trình học Đánh giá bằng bài thi Đánh giá bằng các sản phẩm của người học và quan sát người học Bảng 1-1: Mô hình Giáo viên định hướng và Tạo dựng 4. Công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ 4.1. Dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của công nghệ Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học ngoại ngữ là CALL (computer-assisted language learning – dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính). CALL là gì? Levy (1997, trích Davies G., Walker R., Rendall H. & Hewer S., 2008) đưa ra định nghĩa rất ngắn gọn như sau: "việc tìm kiếm và nghiên cứu các trình ứng dụng của máy tính vào việc dạy và học ngoại ngữ - the search for and study of applications of the computer in language teaching and learning". Theo Davies (2002), đó là một đường hướng dạy - học ngoại ngữ trong đó máy tính được sử dụng để trình bày bài giảng, luyện tập hay kiểm tra và thường có yếu tố tương tác đi kèm.
  • 8. Thuật ngữ này được định nghĩa một cách chi tiết hơn trên website Wikipedia: “một hình thức dạy học gia tốc dựa trên máy tính bao gồm hai đặc điểm quan trọng: học tập hai chiều và học tập cá thể hóa. Đây không phải là phương pháp. Các tài liệu CALL là công cụ học tập. Trọng tâm của CALL là học chứ không phải dạy. Tài liệu CALL được sử dụng khi dạy nhằm hỗ trợ quá trình học ngoại ngữ. Đó là tài liệu học lập gia tốc lấy người học làm trung tâm, nhằm thúc đẩy việc việc học gia tốc theo tốc độ cá nhân - a form of computer-based accelerated learning which carries two important features: bidirectional learning and individualized learning. It is not a method. CALL materials are tools for learning. The focus of CALL is learning, and not teaching. CALL materials are used in teaching to facilitate the language learning process. It is a student-centered accelerated learning material, which promotes self-paced accelerated learning. (website:http://en.wikipedia.org/wiki/Computer assisted_language_learning#Definition) Đường hướng dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính xuất phát từ những năm 1960. Trong thời gian đó cho đến những năm 1970, những dự án CALL chủ yếu chỉ tập trung ở các trường đại học, nơi những chương trình máy tính được xây dựng trên các máy tính trung ương. Cuối những năm 1970, sự xuất hiện của máy tính cá nhân (personal computer – PC) đã đưa việc ứng dụng máy tính đến với số lượng người sử dụng lớn hơn, dẫn đến sự phát triển ồ ạt các chương trình cũng như nhiều ấn phẩm về CALL. Đường hướng dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy được lập trình, thể hiện qua thuật ngữ Computer Assisted Language Instruction (CALI) - giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính, chủ yếu tập trung vào hoạt động của người thầy. Xu hướng này bắt đầu từ Mỹ và trở nên thông dụng đến những năm đầu thập kỷ 80. Sau đó, thuật ngữ này bị thay thế bởi CALL. Sự thay đổi thuật ngữ này chính là sự thay đổi trong giáo học pháp, chú trọng hơn đến hoạt động học của trò. Trong những năm 1980, CALL mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đi theo đường hướng dạy-học giao tiếp và phát triển những công nghệ mới. Hiện nay, CALL đã dần dần trở thành đề tài nghiên cứu quan trọng trong giáo dục đại học. Việc ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ bao gồm nhiều loại hình ứng dụng phần mềm khác nhau. Những ứng dụng này thường được chia thành hai nhóm chính: - Các ứng dụng phần mềm chung (generic software applications): Đó là những chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau chứ không phải để dạy-học ngoại ngữ, bao gồm: Các chương trình xử lý văn bản như Microsoft Word Phần mềm trình diễn như PowerPoint Các chương trình thư điện tử Các trình duyệt web
  • 9. Các ứng dụng phần mềm nhóm này được thiết kế cho mục đích sử dụng chung chung nhưng lại hết sức hiệu quả trong dạy-học ngoại ngữ khi các hoạt động dạy-học được thiết kế có thể ứng dụng các tính năng của phần mềm vào tình huống dạy-học. Ví dụ, chương trình xử lý văn bản có thể được sử dụng để khuyến khích người học viết nháp, sửa bài viết. - Các ứng dụng phần mềm dạy-học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính (CALL software appliactions): Đó là những chương trình được thiết kế dành riêng cho việc dạy-học ngoại ngữ. Những chương trình này thường mang tính tương tác tương đối lớn. Những ứng dụng nhóm này được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu dạy-học ngoại ngữ cụ thể và thường dựa trên quan điểm của tác giả phần mềm về cách thức học ngoại ngữ của người học. Phần mềm CALL có thể chứa những nội dung cụ thể mà giáo viên không thể thay đổi các nội dung ngôn ngữ hoặc thay đổi hoạt động khi dạy nội dung đó. Phần mềm đa phương tiện cung cấp dưới dạng các đĩa CD-ROM chính là những chương trình mang nội dung cụ thể mà không thể thay đổi được. Ứng dụng phần mềm CALL cũng có thể không chứa nội dung cụ thể để giáo viên cung cấp nội dung cho phần mềm sử dụng làm cơ sở dữ liệu xây dựng các hoạt động đã được lập trình trước. 4.2. Lịch sử dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính Davies (2002) đã tóm tắt lịch sử phát triển và ứng dụng của máy tính vào giáo dục ngoại ngữ, bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính theo đường hướng truyền thống (Traditional CALL) Những chương trình dạy - học theo đường hướng truyền thống tập trung vào việc đưa ra một kích thích ngôn ngữ nào đó buộc người học phản ứng. Trong những chương trình sơ khai này, kích thích ngôn ngữ được thể hiện dưới dạng văn bản trên màn hình, và cách duy nhất mà người học phản ứng lại là gõ câu trả lời trên bàn phím. Một số chương trình có tính sáng tạo nhiều hơn trong việc trình bày văn bản bằng cách tận dụng yếu tố màu sắc để nhấn mạnh các đặc điểm ngữ pháp và sự chuyển động để minh hoạ cho các đặc điểm cú pháp. Phân tích lỗi và phản hồi riêng rẽ là một đặc điểm quan trọng của dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính theo đường hướng truyền thống. Giai đoạn dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính mang tính khám phá (Explorative CALL) Những đường hướng của CALL thời kỳ này chú trọng vào yếu tố lấy người học làm trung tâm theo hướng khám phá, chứ không lấy người dạy làm trung tâm và theo hướng khai thác các bài luyện. Đường hướng khám phá được đánh dấu bằng việc sử dụng các chương trình mang tính hướng dẫn trong lớp học. Hiện nay,
  • 10. đường hướng khám phá được sử dụng rộng rãi, bao gồm cả việc sử dụng những hướng dẫn trên mạng và các hoạt động học với máy tính dựa trên công nghệ mạng. Giai đoạn dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên công nghệ đa phương tiện (Multimedia CALL) Những chiếc máy tính cá nhân thế hệ đầu tiên chưa có khả năng thể hiện các đoạn âm thanh thu giọng nói người thật và hình ảnh, song hạn chế này đã được khắc phục bằng cách kết hợp máy tính cá nhân với đầu phát đĩa hình 12inch, cho phép kết hợp âm thanh, hình ảnh tĩnh và những đoạn video. Đây là những bằng chứng sớm nhất của đường hướng dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên công nghệ đa phương tiện. Kết quả chính là sự phát triển của các đĩa hình có tương tác dành cho người học ngoại ngữ - được thiết kế theo các tình huống giả định, trong đó người học đóng vai trò chính. Những phương pháp kỹ thuật dành cho việc xây dựng các đĩa hình có tương tác trong những năm 80 được áp dụng cho máy tính cá nhân đa phương tiện (multimedia personal computers – MPCs), được gắn ổ đĩa CD-ROM và được đưa vào sử dụng rộng rãi đầu những năm 1990. Máy tính cá nhân đa phương tiện chính là dạng chuẩn của máy tính cá nhân hiện nay. Các đĩa CD-ROM được sử dụng trong những năm 1980 lúc đầu chỉ dùng để lưu trữ tư liệu dạng văn bản, sau đó là lưu trữ âm thanh, hình ảnh tĩnh và video. Vào giữa những năm 1990, một loạt các đĩa CD-ROM đa phương tiện dành cho người học ngoại ngữ ra đời. Giai đoạn dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính dựa trên công nghệ mạng (Web-based CALL) Vào năm 1992, mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web) ra đời và đã trở nên phổ biến vào năm 1993. Mạng thông tin lúc đó có tiềm năng rất lớn trong dạy - học ngoại ngữ, song vấn đề là chưa đáp ứng được sự tương tác và tốc độ truy cập nhanh như khi sử dụng các đĩa CD-ROM hay DVD, đặc biệt là khi truy cập đến các thông tin dạng âm thanh hoặc video. Vì lý do đó, Felix (2001, tr.190) đưa ra lời khuyên nên áp dụng đường hướng ‘lai ghép’ trong CALL, kết hợp giữa CD- ROM và Web, tiến hành các hoạt động dạy - học dạng hội thảo audio và video kết hợp với các hoạt động trên mạng. Các trang web dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của công nghệ mạng (The Web Enhanced Languag Learning – WELL) ra đời, cho phép truy cập các nguồn thông tin mạng chất lượng cao ở nhiều thứ tiếng khác nhau vào mục đích dạy - học ngoại ngữ. Trên đây là bốn giai đoạn phát triển chính của lịch sử dạy - học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính. Song không phải nền giáo dục của nước nào cũng trải qua đúng trình tự trên. Và không phải giai đoạn sau phủ nhận hoàn toàn giai đoạn trước. Ở Việt Nam, dạy - học ngoại ngữ có sự hỗ trợ của máy tính chủ yếu bắt đầu từ giai đoạn thứ hai. Và hiện nay, vẫn còn có sự đan xen cùng tồn tại của các đường hướng trên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở đào tạo và tuỳ vào mục đích dạy - học khác nhau.
  • 11. 4.3. Vai trò của máy tính trong dạy - học ngoại ngữ Với nhiều đặc tính kỹ thuật ưu việt, máy tính ngày càng có vai trò cao trong dạy - học ngoại ngữ. Dưới đây là một số vai trò chính qua tổng kết của các nhà nghiên cứu. Công cụ lưu trữ thông tin Đây là một trong những công dụng chính của máy tính được đưa vào giáo dục. Từ các đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM hay Internet, người dạy và người học có thể tìm kiếm tất cả các nguồn thông tin liên quan đến dạy - học ngoại ngữ cũng như bất cứ thông tin nào về thế giới nói chung. Hiện nay đã có nhiều chương trình bách khoa toàn thư thông dụng được lưu trữ dưới dạng các đĩa CD-ROM như Encarta, Grollier, Hutchinson, v.v… Các từ điển cho người học tiếng Anh dưới dạng đĩa CD-ROM hoặc trên mạng Internet không chỉ cung cấp định nghĩa mà còn cả cách phát âm của từ cũng như các bài luyện tập. Trong số các công cụ lưu trữ thông tin được đề cập ở trên, Internet được coi là công cụ lưu trữ thông tin thuận tiện nhất với những trang phục vụ tìm kiếm thông tin thông dụng nhất hiện nay như ‘Google’, ‘Yahoo’, ‘Alta Vista’, v.v… có thể cung cấp bất cứ thông tin nào người sử dụng cần đến (Harmer 2001, tr.146). Chương trình dạy - học Hiện có nhiều phần mềm dạy học-ngoại ngữ có sẵn dưới dạng các đĩa CD- ROM đáp ứng nhu cầu của người đọc ở nhiều cấp độ khác nhau và nhiều mục đích học khác nhau, tạo nhiều thuận lợi cho việc dạy- học ngoại ngữ. Những phần mềm này tạo cơ hội cho người học tham gia vào nhiều hoạt động học cùng một lúc như học các đoạn hội thoại, làm các bài tập ngữ pháp và từ vựng, nghe âm giọng nói để so sánh. Một số giáo viên phê phán loại chương trình này ở chổ chỉ là những cuốn sách bài tập. Tuy nhiên, những chương trình loại này cũng có giá trị riêng trong dạy - học ngoại ngữ. Harmer (2001, tr.147) cho rằng thật không công bằng nếu đánh giá thấp công dụng của chúng. Nhiều đĩa CD-ROM hiện nay đi kèm với sách bài tập, cung cấp một lượng lớn tư liệu đầu vào và bài luyện. Xu hướng hiện nay là nhiều chương trình ngoại ngữ được đặt sẵn trên Internet. Có nhiều website cho phép người học đăng ký tham gia các khoá hoàn toàn tự học, truy cập thông tin về khoá học và gửi bài cho giảng viên để theo dõi quá trình học. Xu hướng này dẫn đến sự ra đời của các công ty đào tạo ngoại ngữ trực tuyến để đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của xã hội. Các trường đại học cũng nghiên cứu để đưa ra các khóa học trực tuyến cho sinh viên tại trường cũng như ứng dụng trong đào tạo từ xa. Phương tiện giao tiếp Hiện nay, máy tính đang ngày càng trở thành phương tiện giao tiếp nhanh chóng và thuận tiện. Đó là quá trình sử dụng máy tính làm phương tiện giao tiếp
  • 12. giữa hai hay nhiều người. Việc giao tiếp này có thể theo hình thức không tức thì/ không đồng bộ như thư điện tử (email), bản tin điện tử (electronic bulletin boards hoặc electronic newsgroups), hoặc có thể theo hình thức tức thì/đồng bộ như internet chat hay instant messaging. Dường như việc sử dụng hình thức giao tiếp trên máy tính trong dạy-học ngoại ngữ đang là xu hướng chính trong quá trình ứng dụng CNTT vào giáo dục ngoại ngữ như nhằm phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng nói, sự chủ động trong học tập của người học,v.v. 4.4. Cách thức ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ Cách thức ứng dụng máy tính vào dạy-học ngoại ngữ được quyết định bởi chương trình đào tạo (cấp học, chương trình, môn học, nội dung,…), hạ tầng công nghệ (thiết bị, mạng,..), trình độ người sử dụng (giáo viên, học viên,…),v.v. Ở đây, chúng tôi chia việc ứng dụng này theo ba hình thức: dạy-học trên lớp, dạy- học qua mạng và dạy-học kết hợp. * Dạy-học trên lớp: Đối với dạy-học trên lớp (classroom teaching), việc ứng dụng được chia làm hai hình thức dựa vào hạ tầng công nghệ như sau: - Phòng học một máy tính: Phòng học được bố trí như lớp học truyền thống có trang bị thêm một máy tính kết nối với máy chiếu dữ liệu (data projector) và màn chiếu (wall screen) hoặc bảng tương tác (interactive whiteboard). Kiểu phòng học dạng này có thể phục vụ cho cả hoạt động của thầy (trình bày bài giảng, ví dụ,…); nhưng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động của trò (ví dụ: một học sinh viết bài trên máy tính, những học sinh còn lại nhận xét và cùng sửa trực tiếp trên máy). Máy tính có thể kết nối Internet hoặc không. - Phòng học nhiều máy tính: Thường được biết đến với những cái tên tiếng Anh như computer lab, computer room, computer network room,… Phòng học có nhiều máy tính (mỗi người học một máy hoặc một nhóm người học một máy), thường có kết nối mạng LAN, có thể có kết nối Internet. Có trang bị máy tính giáo viên, có thể có máy chủ điều khiển lớp học thông qua hệ thống phần cứng hoặc phần mềm quản lí. Phục vụ nhiều loại hình hoạt động của người dạy và của người học, bao gồm cả hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm cũng như hoạt động chung cả lớp. Việc tương tác giữa thầy với người dạy với người học, và giữa người học với nhau có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua hệ thống.
  • 13. * Dạy-học qua mạng: Dạy-học qua mạng (networked learning) còn được biết đến với những thuật ngữ như dạy-học từ xa (distance learning), dạy-học trực tuyến (online learning), dạy-học dựa trên công nghệ web (web-based learning). Với hình thức này, toàn bộ nội dung của khóa học, quản lí hay tương tác giữa người học với người dạy và giữa người học với nhau đều được thực hiện qua mạng máy tính, chủ yếu là mạng Internet. Hình thức này thường được ứng dụng trong đào tạo từ xa, song cũng có thể cho cả đào tạo tại chỗ. * Dạy-học kết hợp: Dạy-học kết hợp (blended learning) là hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy- học trên lớp với dạy-học qua mạng. Đây là hình thức dạy-học đang ngày càng trở nên thông dụng, do vừa phát huy được cả lợi thế của công nghệ mạng vừa tận dụng những điểm mạnh của dạy-học trên lớp (như việc tương tác trực tiếp – face to face interaction), đặc biệt là trong đào tạo ngoại ngữ. 5. Bài giảng điện tử ngoại ngữ 5.1. Định nghĩa Bài giảng điện tử ngoại ngữ cũng được định nghĩa như bài giảng điện tử nói chung. Bài giảng điện tử (e-lecture) là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đào tạo điện tử. Khái niệm bài giảng điện tử đang được hiểu rất khác nhau. - Thạch Trương Thảo, tác giả cuốn Giáo trình thiết kế Bài giảng điện tử (lưu hành nội bộ) đã đưa ra định nghĩa về bài giảng điện tử dựa trên định nghĩa của Lê Công Triêm (2005): “Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dước dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa.” Thạch Trương Thảo đồng nhất khái niệm bài giảng điện tử với giáo án điện tử: “Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bảng thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
  • 14. dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.” Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra định nghĩa về bài giảng điện tử sau khi giải thích khái niệm ‘học liệu điện tử’(course-ware) – “các tài liệu học tập được số hoá theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v. và cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên.” như sau: “Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System -LMS). Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một học phần hoặc một môn học.” Định nghĩa của Đại học Quốc gia Hà Nội cho người đọc thấy rõ cấu trúc cần có cũng như kích cỡ của một bài giảng điện tử. 5.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử Để thiết kế bài giảng điện tử hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mục tiêu dạy-học, trước hết phải xác định được bài giảng đó được áp dụng cho hình thức dạy-học nào, để từ đó lựa chọn quy trình, công nghệ, phần mềm công cụ thích hợp. - Quy trình thiết kế bài giảng điện tử cho dạy-học trên lớp (chủ yếu cho phòng học một máy tính) được các nhà nghiên cứu đề ra tại website Thư viện bài giảng điện tử (http://baigiang.bachkim.vn/presentation/show/pr_id/68518) gồm các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy. Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính. Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử). Bước 5: Viết kịch bản hướng dẫn. - Quy trình thiết kế bài giảng điện tử (theo quan điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội), được Đỗ Tuấn Minh (2007) tổng kết bao gồm 6 bước sau: Bước 1: Viết đề cương chi tiết Bước 2: Sưu tầm và xây dựng các nguồn tư liệu số Bước 3: Viết kịch bản sư phạm cho mỗi module Bước 4: Thiết kế các module dựa trên kịch bản sư phạm
  • 15. Bước 5: Tích hợp các module thành bài giảng theo một chuẩn nhất định Bước 6: Viết hướng dẫn sử dụng dạy-học TÀI LIỆU THAM KHẢO Computer-assisted Language Learning. Retrieved September 25, 2008, from http://en.wikipedia.org/wiki/Computer- assisted_language_learning#Definition Quy trình làm một giáo án điện tử. Thư viện bài giảng điện tử. Retrieved September 25, 2008, from http://baigiang.bachkim.vn/presentation/show/pr_id/68518 Thạch Trương Thảo. Giáo trình Thiết kế Bài giảng điện tử. Retrieved September 24, 2008 from http://anhchanghieuhoc2002.googlepages.com/giaotrinhppt Waller, V. & Jim Wilson (2001, Octobor). A Definition for E-Learning. Open and Distance Learning Quality Council. Retrieved September 24, 2008, from http://www.odlqc.org.uk/odlqc/n19-e.htm What is E-learning? ICT Applications. Network for Capacity Building and Knowledge Exchange. Retrieved September 24, 2008, from http://cbdd.wsu.edu/edev/nigeria_tot/tr510/page15.htm Davies, G. (2002). CALL (computer assisted language leaming). Available online. Retrieved May 06th 2004. Levy, M. (1997). CALL: Context and Conceptualisation. Oxford: Oxford University Press. Felix U. (2001). Beyond Babel: Language Learning Online, Melbourne: Language Australia. CAE Press, Australia. Harmer, J. (2001). The Practice of English Language Teaching, 3rd ed., Longman, Harlow. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM VỀ CALL (TIẾNG ANH) ARTICLES AND JOURNALS 1. Language Learning and Technology – A Refereed Journal for Second and Foreign Language Educators. http://llt.msu.edu/archives/by_topic.html 2. Asian EFL Journal. http://www.asian-efl-journal.com/ 3. Australian Journal of Educational Technology. http://www.ascilite.org.au/ajet/ajet.html
  • 16. 4. Education & Information Technology Library. http://www.editlib.org/index.cfm 5. The Computer Assisted Language Instruction Consortium. https://calico.org/p-5- Calico%20Journal.html 6. BBC’s teachingenglish.org. http://www.teachingenglish.org.uk/think/articles 7. Teresa Almeda's Online Learning Envirnoments (readings and websites). http://64.71.48.37/teresadeca/webheads/online-learning- environments.htm#Teaching BACKGROUND INFORMATION 1. CALL on Wikipedia. http://en.wikipedia.org/wiki/Computer- assisted_language_learning 2. Introduction to CALL (Warschauer). http://www.ict4lt.org/en/warschauer.htm 3. Introduction to CALL (Davies, et al.). http://www.ict4lt.org/en/en_mod1-4.htm 4. Invitation to CALL. http://www.stanford.edu/~efs/callcourse/index.htm 5. LLAS’s (Languages Linguistics Area Studies) article. http://www.llas.ac.uk/resources/gpg/61 6. History of CALL at archive.org. http://web.archive.org/web/20060116073533/www.history-of-call.org 7. A Brief History of CALL Theory. http://web.archive.org/web/20050613082227/http://www.geocities.com/ehansons mi/call_history.html TECHNOLOGY AND LANGUAGE SKILLS 1. Using Technology to Teach Listening Skills. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit5.htm 2. Using Technology to Teach Speaking and Pronunciation Skills. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit6.htm 3. Using Technology to Teach Reading Skills. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit7.htm 4. Using Technology to Teach Writing Skills. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit8.htm 5. Using Technology to Teach Thinking Skills. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit9.htm 6. Designing CALL Programs and Activities. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit10.htm 7. Using Multimedia for Web-Based CALL Programs. http://www2.nkfust.edu.tw/~emchen/CALL/unit11.htm