SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 01. TUẦN: .
BÀI DẠY: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn
Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: Gây không khí hào hứng khi học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học
ở lớp 1. Hát đúng, hát đều, hòa giọng. GD thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe
Quốc ca.
II/ CHUẨN BỊ : Tập hát chuẩn những bài hát ở lớp 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
========================================================================
1/ Hoạt động: Ôn tập bài hát ở lớp 1.
- Em nào có thể kể tên mhững bài hát đã được học ở
lớp 1.
+ GV bắt nhịp cho HS hát ôn .
- Tùy theo bài GV có thể cho HS hát kết hợp vỗ tay
hoặc gõ đệm theo phách hay tiết tấu lời ca.
- GV chọn 1 vài bài để các em hát và biểu diễn trước
lớp, có thể kết hợp vận động phụ họa.
2/ Hoạt động 2: Nghe Quốc ca.
- GV vừa đệm đàn vừa hát cho HS nghe bài Quốc
ca .
- Bài Quốc ca được hát khi nào?
- Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào?
+ GV tập cho HS đứng thẳng, nghiêm trang, 2 bàn
chân tạo thành hình chữ V, tay duổi thẳng, ngón tay
cái đặt ngay đường may, mắt nhìn thẳng. GV làm
mẫu.
3/ Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- Cho cả lớp hát lại 1 vài bài hát đã ôn xong.
- Các em có yêu thích giờ học hát không?
- Để giờ học hát tốt các en cần phải làm gì?
+ GD về bài hát Quốc ca: Đây là bài hát của 1 nước,
ca ngợi những người chiến sĩ cách mạng đã không
tiết thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho đất
nước. Vì thế khi hát Quốc ca trong lễ chào cờ ta cần
đứng trang nghiêm, không cười đùa.
- Nhận xét tiết học (khen những em học tốt, nhắc nhở
những em học chưa đảm bảo trong giờ học).
Quê hương tươi đẹp. Dân ca
Nùng.
Mời bạn vui múa ca. Phạm
Tuyên.
Tìm bạn thân. Việt Anh.
Lý cây bông. Dân ca
Nam Bộ.
Đàn gà con. Phi-líp-
pen-cô.
Sắp đến Tết rồi. Hoàng
Vân.
Bầu trời xanh. Nguyễn
Văn Quỳ.
Tập tầm vông. Lê Hữu
Lộc.
Quả. Xanh
Xanh.
Hòa bình cho bé. Huy Trân.
Đi tới trường. Đức Bàng.
Năm ngón tay ngoan. Trần
Văn Thụ.
- HS lắng nghe.
- Khi chào cờ.
- Đứng nghiêm trang, không
cuời đùa.
- HS lắng nghe và làm theo GV.
- Tập làm nhiều lần.
- GV chọn, bắt nhịp cho HS hát.
- HS tự trả lời.
- HS chú ý, lắng nghe và thực
hiện theo.
========================================================================
TIẾT THỨ: 02. TUẦN: 1.
Ôn luyện: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA.
Ngày dạy: 25 - 8 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: Gây không khí hào hứng khi học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp
1. Hát đúng, hát đều, hòa giọng. GD thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
- Tổ chức hát biểu diễn theo nhóm. Nhún theo nhịp và 1 vài động tác phụ hoạ
- Nhận xét tiết học (khen những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa đảm bảo
trong giờ học).
- Về nhà xem bài Thật là hay tiết sau học.
========================================================================
GIÁO MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 .
TIẾT THỨ 3. TUẦN 2.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI THẬT LÀ HAY. Nhạc và lời: Hoàng
Lân.
Ngày dạy: 31 - 8 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: - Biết đây là bài dân ca - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát
kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo dục HS có ý thức yêu thích, bảo vệ các
loài chim.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn, thanh phách
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
a/ Giới thiệu bài hát: Như SGK.
- Bài hát này gồm có 4 câu hát, có chung âm hình tiết
tấu rất dể nhận ra.
- GV đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- HS đọc đồng thanh lời ca.
- GV dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích.
* Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn,
phát âm rõ không ê a, giọng hát êm nhẹ.
- Sau khi bày xong, cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và
giai điệu lời ca.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo
phách, theo tiết tấu lời ca.
* Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không gõ
phách, nhưng vẫn phải giữ nhịp thật đều đặn.
Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim
oanh.
x x x x x x
x
x x x x x x x x x x x x
x x
+ Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ, bàn hoặc cá nhân.
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Bài hát “Thật là hay” được viết ở nhịp mấy ?
- Tác giả của bài hát này là ai ?
- Qua bài hát này các em có cảm nghĩ gì ? (yêu thích
bảo vệ các loài chim có giọng hát hay đem lại niềm vui
cho mọi người).
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo tiết tấu lời
ca.
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
- HS hát theo dãy, theo
tổ, theo nhóm hoặc cá
nhân.
- HS thực hiện vỗ tay
hoặc gõ đệm theo phách
hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm
theo phách.
- Theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện theo
h/dẫn GV.
- Nhịp 2/4.
- Hoàng Lân.
- HS tự trả lời.
========================================================================
+ Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo
phách. GV đệm đàn và hát theo.
- GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt,
nhắc nhở những em, nhóm chưa cần cố gắng hơn).
- Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu. Tiết sau ôn
tập.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
========================================================================
TIẾT THỨ 4. TUẦN 2.
Ôn luyện: BÀI THẬT LÀ HAY. Nhạc và lời: Hoàng Lân.
Ngày dạy: 01 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: - Biết đây là bài dân ca - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết
hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo Dục HS có ý thức yêu thích, bảo vệ các
loài chim.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo phách, theo tiết tấu lời ca.
* Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không gõ phách, nhưng vẫn phải giữ nhịp
thật đều đặn.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn và hát theo.
- GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa
cần cố gắng hơn).
========================================================================
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2.
TIẾT THỨ 5 TUẦN 3.
ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY.
Ngày dạy: 08 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động
phụ họa đơn giản
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Kiểm tra: Gọi 1 vài em đứng tại chỗ hát bài Thât là
hay.
1/ Hoạt động 1: Dạy hát ôn.
- GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát ôn lại bài hát “
Thật là hay”.
- Lần 1: Hát với tốc độ vừa phải.
- Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn.
2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đánh nhịp 2/4.
+ Nhịp 2/4 gồm có 2 phách: 1 phách mạnh và 1 phách
nhẹ.
Sơ đồ: Cách đánh:
+ Phách thứ nhất: mạnh đi
xuống.
+ Phách thứ hai: nhẹ đi lên.
- Cho HS tập đánh nhịp, sau đó
vừa
1 2 hát vừa đánh nhịp.
- Lần lượt gọi 1 vài em lên điều khiển cho cả lớp hát.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi.
+ GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em sử
dụng nhạc cụ gõ.
- Em thứ 1 & 2: Dùng song loan.
- Em thứ 3 & 4: Dùng thanh phách.
Cho HS tập gõ theo âm hình tiết tấu.
+ Cho từng HS thể hiện lại âm hình tiết tấu trên bằng
thanh phách, song loan hoặc vỗ bằng tay nhằm kiểm tra
kĩ năng thực hành.
- Cho HS tập biểu diễn theo từng nhóm ( 1 nhóm, hát 4
em gõ đệm ).
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý, lắng nghe.
+ HS chú ý cách đánh và
thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe hướng dẫn và
thực hiện.
- HS thực hiện.
- Từng nhóm thực hiện.
- HS trả lời.
========================================================================
- Bài hát Thật là hay do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì ? (Nhiều loài chim có
giọng hót rất hay. Chúng thường thi nhau hót ríu rít,
tiếng hót hòa quyện với nhau nghe thật vui tai, sảng
khoái).
- Trong bài hát này có những loại chim nào?
- Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc và đúng giai điệu.
Xem
trước bài học sau.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
========================================================================
TIẾT THỨ 6 TUẦN 3.
Ôn luyện: ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY.
Ngày dạy: 10 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ
họa đơn giản
- Cho HS tập biểu diễn theo từng nhóm ( 1 nhóm hát 4 em gõ đệm ).
- Cả lớp hát lại bài hát 2 lần kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn và hát theo.
- GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa
cần cố gắng hơn).
========================================================================
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2.
TIẾT THỨ: 7. TUẦN : 4.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: XÒE HOA.
Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy.
Ngày dạy : 15 - 9 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết bài “Xòe hoa” là 1 bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc. HS
hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời
ca.
II/ CHUẨN BỊ : Hát chuẩn xác bài hát “ Xòe hoa”.
Đàn Organ, bảng phụ chép bài hát, tranh về dân tộc Thái.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
a/ Giới thiệu bài: Xòe hoa là 1 trong những bài dân ca
hay của dân tộc Thái. Xòe tiếng Thái là múa. Xòe hoa là
múa hoa.
b/ Dạy hát: GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- HS nhận xét về nhịp điệu bài hát (nhanh, chậm, vui
tươi sôi nổi hay nhẹ nhàng?).
- HDẫn HS đọc lời ca (có thể đọc theo tiết tấu của bài
hát).
- Dạy cho HS hát từng câu ( bài chia thành 4 câu ).
* Chú ý phát âm rõ lời, tiếng reo vui hát như là reo vùi.
- Sau khi tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời ca
và giai điệu của bài hát.
- GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- HDẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (gõ vào những
phách mạnh), gõ đệm theo phách ( phách mạnh gõ mạnh,
phách nhẹ gõ nhẹ) và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng
vang vang.
x x x
x
x x x x x x
x
x x x x x x x x
x x
- HS ngồi ngay ngắn,
lắng nghe. Nhắc lại tên
bài hát.
- HS nghe hát mẫu.
- Nhận xét bài hát: vui
tươi, rộn ràng.
- Đọc lời ca theo h/dẫn
GV.
- Tập hát từng câu.
- HS hát: + Đồng thanh.
Nhóm, dãy, cá nhân.
- HS lắng nghe GV
h/dẫn.
- Hát và gõ đệm.
- Theo nhịp.
- Theo phách.
- Theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện kết hợp
với nhạc cụ.
========================================================================
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
+ GV cho HS hát ôn dưới hình thức dãy, nhóm, tổ, cá
nhân.
- Bài hát các em vừa học có tên là gì?
- Nhạc của ai? Ai đã dịch sang lời mới?
- Giai điệu của bài hát như thế nào?
+ Nội dung của bài hát nói lên vấn đề gì? (Điệu múa hoa
của đồng bào Thái ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội).
- Cho cả lớp hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV
đệm đàn.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em về nhà hát cho
thuộc và đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
+ HS lắng nghe, ghi
nhớ.
========================================================================
TIẾT THỨ: 8. TUẦN : 4.
Ôn luyện: BÀI: XÒE HOA.
Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy.
Ngày dạy : 17 - 9 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và
theo tiết tấu lời ca.
Biết bài “Xòe hoa” là 1 bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
HS hát ôn dưới hình thức dãy, nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cả lớp hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV đệm đàn.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu, lời ca
của bài hát.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 9. TUẦN: 5.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm
Duy.
Ngày dạy: 22 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết kết hợp vận động phụ hoạ
đơn giản
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ , song loan, thanh phách. Một vài động tác múa đơn
giản.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Xòe hoa.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức:
theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp gõ đệm theo phách,
nhịp và theo tiết tấu lời ca.
- GV hướng dẫn HS 1 vài động tác phụ đơn giản cho
bài hát.
+ Câu 1,2: Chân nhún nhịp nhàng bên trái, bên phải.
Đầu nghiêng cùng bên với chân. Một tay giả như
đang cầm cồng, chiêng, tay kia cầm dùi để đánh.
+ Câu 3: Tay đưa lên trước, miệng như thổi sáo,
khèn.
+ Câu 4:Tay đưa lên bên trái, bên phải, theo động tác
xòe hoa.
- Cho HS tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động
phụ họa.
- Cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp với trò chơi theo bài
- HS hát ôn theo: cả lớp,
dãy, tổ,cá nhân.
- HS hát kết hợp gõ đệm
theo nhịp, phách, tiết tấu.
- HS xem GV làm mẫu,
thực hiện từng động tác
theo hướng dẫn của GV.
Đồng thời thực hiện nhiều
lần để nhớ.
- HS biểu diễn trước lớp
theo nhóm, cá nhân.
- HS nghe , trả lời.
========================================================================
Xòe hoa.
+ Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài.
- Hỏi HS nhận biết tiết tấu trên là của câu hát nào?
GV tiếp tục gõ các âm hình tiết tấu khác trong bài (tổ
nào nhận biết nhanh sẽ thắng trong trò chơi này).
+ Trò chơi 2: Hát giai điệu bài hát theo các nguyên
âm: o,a,u,i
VD: Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng
vang vang
Ò o ó o o o ó ò o
o
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
A á a a a ạ à
Khi cho HS hát GV dùng tay làm dấu hiệu chỉ các
nguyên âm đó để cho HS hát theo. Các nguyên âm có
thể đảo lộn.
- Cho HS chơi theo tổ, mỗi tổ 2 lần.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Bài hát Xòe hoa theo tiếng Thái có nghĩa là gì?
- Những nhạc cụ nào được dùng trong bài hát này?
- Bài hát được nhạc sĩ nào dịch sang lời mới?
+ Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà hát ôn lại cho thuộc
lời và các động tác phụ họa vừa tập.
Xem trước bài hát Múa vui để tiết sau học.
- HS nghe h/dẫn để thực
hiện cho đúng. Chú ý
những kí hiệu GV sử dụng.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS hát kết hợp vận động.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
========================================================================
TIẾT THỨ: 10. TUẦN: 5.
Ôn luyện:BÀI HÁT: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy.
Ngày dạy: 24 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung HS hát thuộc lời, diễn cảm và biết biểu diễn bài hát bằng 1 số động tác múa
đơn giản. Biết gõ đệm thành thạo theo nhịp, phách và theo tiết tấu. Biết hát theo giai
điệu và đúng lời ca. Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
Hướng dẫn HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và theo tiết
tấu lời ca.
+ Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà hát ôn lại cho thuộc lời và các động tác phụ họa vừa tập.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 11. TUẦN: 6
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : MÚA VUI.
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.
Ngày dạy: 29 - 9 -2010. Người soạn:Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
theo bài hát
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, tranh trẻ em đang múa hát.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Kiểm tra
Gọi 1 vài HS hát lại bài Xòe hoa, GV nhận xét, ghi
điểm.
2/ Hoạt động 2: Dạy bài hát: Múa vui.
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921- 1989) quê ở Cần Thơ
(Nam Bộ), là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng: Lãnh tụ
ca, Giải phóng miền Nam, Lên đàng,… và các bài hát
thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới
liên hoan,… Bài Múa vui gồm 4 câu nhạc. Hai câu đầu
có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác 1
chút về giai điệu. Hai câu hát sau cũng vậy.
Bài hát viết ở giọng Pha, âm chỉ là nốt Pha, gồm có 4
âm: Pha, Son, La, Đô.
- GV đệm đàn và hát cho HS nghe.
+ Nội dung bài hát: Các em nhỏ đang vui múa cùng
nhau.
- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu với tốc độ vừa phải, chú
ý phân chia chỗ ngắt.
- Dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích, tốc độ vừa
phải, mỗi câu hát 2,3 lần để thuộc lời và giai điệu.
- H/dẫn HS hát theo nhiều hình thức để nhớ lời và giai
điệu.
- HS trả bài.
HS ngồi ngay ngắn và
chú ý lắng nghe.
- Nghe GV hát mẫu.
- HS tập đọc lời ca theo
h/dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo
h/dẫn của GV.
- HS hát nhiều lần theo
hướng dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy, nhóm.
+ Hát cá nhân.
========================================================================
3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
* GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách, nhịp.
Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng
nhau múa…..
Phách x x x x x
x
Nhịp x x x
- H/dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp
4/ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả bài hát.
- Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách, nhịp của
bài hát.
- GV nhận xét và dặn dò (giống như những tiết học
trước).
- Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát vừa tập.
- HS theo dõi và lắng
nghe.
-HS thực hiện theo GV.
- HS trả lời.
-HS ôn hát kết hợp vỗ
tay theo phách, nhịp.
- HS nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 12. TUẦN: 6
Ôn luyện BÀI HÁT : MÚA VUI. Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.
Ngày dạy: 01 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: Hát thuộc lời ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay
hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, phách. Biết tác giả sáng tác bài hát là
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- HS hát nhiều lần theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh, hát theo dãy, nhóm, hát
cá nhân.
- HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
- GV nhận xét và dặn dò (giống như những tiết học trước).
- Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát vừa tập.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2 .
TIẾT THỨ: 13 TUẦN: 07.
BÀI DẠY: ÔN TẬP HÁT BÀI : MÚA VUI.
Ngày dạy: 13 - 10 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết kết hợp vài động tác phụ
hoạ
II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ, thanh phách, một vài động tác múa đơn giản.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
========================================================================
1/ Hoạt đông 1: Ôn tập bài hát Múa vui.
- GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát bằng nhiều
hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- H/dẫn HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và
tiết tấu lời ca. GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát với tốc độ khác nhau.
- GV h/dẫn HS hát với 2 tốc độ khác nhau
- Lần 1: GV đệm đàn cho HS hát với tốc độ vừa phải.
T= 90.
- Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn. Tempo=110
- Qua 2 lần hát em thấy lần nào là phù hợp? ( vừa
phải).
3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động.
- GV h/dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ theo bài
hát.
+( Câu 1, 2: Nhún chân qua trái phải theo nhịp, tay vỗ
ngang vai bên trái, phải theo nhịp. Câu 3 tiếp tục
nhún chân ở nhịp 1, 2 hai tay đưa ngang giả động tác
như đang nắm tay bạn, nghiêng đầu, nhịp 3, 4 vừa
xoay vừa nhảy lò cò 1 vòng tại chỗ, hai tay đưa lên
cao quá đầu, uốn các ngón tay theo nhịp).
- Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ.
- Mời từng nhóm 5- 6 em lên đứng thành vòng tròn
vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Bài hát Múa vui của nhạc sĩ nào sáng tác?
- Nhịp điệu của bài hát ( Nhanh- chậm; Vui- buồn) ?
- Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu năm
đến nay, về nhà tập hát lại các bài hát trên để tiết sau
ôn tập.
- HS hát ôn bài Múa vui.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát với 2 tốc độ khác
nhau.
- HS trả lời.
- Nghe và thực hiện theo
h/dẫn của GV.
- Cả lớp hát kết hợp vận
động.
- Từng nhóm lên biểu diễn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2 .
TIẾT THỨ: 14 TUẦN: 07.
Ôn luyện: ÔN TẬP HÁT BÀI : MÚA VUI.
Ngày dạy: 15 - 10 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: Thuộc bài hát, hát đúng giai điệu và lời ca.
Kết hợp múa với động tác đơn giản. Tập biểu diễn bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá
nhân.
- H/dẫn HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
- Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ.
========================================================================
- Mời từng nhóm 5- 6 em lên đứng thành vòng tròn vừa hát vừa kết hợp vận động phụ
hoạ.
- GV nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất.
- Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu năm đến nay, về nhà tập hát lại các bài
hát trên để tiết sau ôn tập.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 15 TUẦN: 8
BÀI DẠY: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, MÚA VUI.
PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP, DÀI - NGẮN.
Ngày dạy: 20 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. Biết vỗ tay hoặc
gõ đệm theo bài hát.
Biết phân biệt âm thanh: cao - thấp ; dài - ngắn.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn O rgan, thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát đã học.
a/ Ôn tập bài hát Thật là hay.
- GV đệm đàn cho HS hát tập thể, kết hợp gõ đệm hoặc vận
động phụ họa.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
b/ Ôn tập bài Xòe hoa.
- Hát kết hợp động tác múa đơn giản (đã h/dẫn ở tiết trước).
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
c/ Ôn tập bài hát Múa vui.
- Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ họa.
- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát & đố HS nhận ra đó là
câu hát nào trong bài.
* Lưu ý trong bài Múa vui 2 câu đầu đều có chung âm hình tiết
tấu, 2 câu hát sau cũng vậy.
- Tiết tấu 2 câu đầu của bài hát.
- Tiết tấu 2 câu sau của bài hát.
2/ Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao- thấp; dài- ngắn.
- GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm thanh cao- thấp;
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- GV thực hiện HS lắng
nghe và trả lời.
========================================================================
dài- ngắn cho HS phân biệt ở mức độ khó hơn so với lớp 1.
+ VD1: GV dùng đàn (hoặc hát) 1 âm dài 4 phách, sau đó cho
HS nghe 1 âm thấp hơn cũng dài 4 phách.
- Cho HS nhận xét âm nào cao, âm nào thấp, âm nào dài hơn.?
- Khi thể hiện các âm nên cho HS đếm theo để các em phân biệt
độ dài ngắn của âm thanh.
+ VD2: Cho HS nghe 2 âm có độ cao bằng nhau, nhưng độ dài
ngắn khác nhau và các em phải nói được độ dài bằng bao nhiêu
phách, gõ mấy cái?
- Tương tự GV đưa thêm 1 số VD để HS phân biệt thêm.
3/ Hoạt động 3: Nghe nhạc.
- GV đàn hoặc mở cho HS nghe băng trích đoạn nhạc không lời.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
-Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã ôn.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem trước bài Chúc mừng sinh nhật.
- GV thực hiện HS lắng
nghe và trả lời.
- GV thực hiện HS lắng
nghe và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 16 TUẦN: 8
Ôn luyện: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, MÚA VUI.
PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP, DÀI - NGẮN.
Ngày dạy: 22 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu 3 bài hát. Biết kết hợp với gõ đệm hoặc
vận động phụ họa. - GV đệm đàn cho HS hát tập thể, kết hợp gõ đệm hoặc vận động
phụ họa.- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát & đố HS nhận ra đó là câu hát nào trong
bài. - GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm thanh cao- thấp; dài- ngắn cho HS
phân biệt ở mức độ khó hơn so với lớp 1.
-Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã ôn.- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem trước bài Chúc mừng sinh nhật.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 17. TUẦN: 9.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh
Ngày dạy: 27 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gỗ đệm
theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn O rgan, thanh phách. Bản đồ thế giới.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Gọi 1 vài em kiểm tra 1 trong 3 bài hát đã ôn tập.
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chúc mừng sinh nhật.
a/ Giới thiệu: Mỗi người chúng ta ai cũng có 1 ngày
sinh. Đó là 1 ngày đầy ý nghĩa. Có 1 bài hát để chúng ta
cùng hát đó là bài hát Chúc mừng sinh nhật.
b/ Dạy hát: GV hát mẫu cho HS nghe, diễn cảm, tốc độ
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
========================================================================
vừa phải, âm thanh gọn gàng. Có thể vừa đệm đàn vừa
hát.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. GV
nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính
chất vui tươi.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo tiết tấu lời ca.
- Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một
bên gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- GV chia lớp thành 2 nhóm : Tập hát luân phiên.
* Chú ý: Khi hát bài này có thể cho các em cầm hoa tặng
nhau, xem như đó như một ngày sinh nhật của bạn.
3/ Hoạt động 3: HS hát thi đua.
- Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ, nhóm.
- Cho HS hát thi đua theo hình thức cá nhân và có thể ghi
điểm để động viên các em.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Nhạc của ai?
- Nội dung của bài hát nói lên điều gì?
* Giáo dục HS có ý thức biết và nhớ đến ngày chào đời
cả mình và cũng từ ngày đó ta được lớn lên nhờ công
dưỡng dục của cha mẹ, công dạy dỗ của thầy cô để sau
này ta giúp ích cho xã hội và cho bản thân của mình.
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và lời ca của
bài.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của
GV.
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS hát theo nhóm,
dãy, kết hợp gõ đệm (vỗ
tay).
- HS thực hiện theo
nhóm.
- Hát thi đua theo tổ,
nhóm.
- Hát thi đua theo cá
nhân.
- HS trả lời: Chúc mừng
sinh nhật. Nhạc Anh.
- Các bạn nhỏ trong
bài, hát và tặng cho bạn
những đóa hoa tươi
thắm mừng ngày sinh
của bạn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 18. TUẦN: 9.
Ôn luyện bài hát CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh
Ngày dạy: 29 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: Hát đúng giai điệu và lời ca; đặc biệt chú ý những chỗ nửa cung trong bài.
- HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo tiết tấu lời ca.
- Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ đệm hoặc vỗ tay theo
phách.
- GV chia lớp thành 2 nhóm : Tập hát luân phiên.
========================================================================
- Cho cả lớp hát lại bài hát. - GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và lời ca của bài và kết hợp vài động tác phụ
hoạ.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 19. TUẦN: 10.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh
Ngày dạy: 03 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
đơn giản.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- GV chia HS thành từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu
đối đáp từng câu. Chia cả lớp thành 3 nhóm.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp ¾ như sau. Bài hát
Chúc mừng sinh nhật được viết ở nhịp3/4, nhưng có ô nhịp
lấy đà vì thế ta chỉ vỗ vào phách mạnh của bài hát không vỗ
ở 2 phách nhẹ.
Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một
khúc ca
x x x
x
2/ Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát.
+ GV cho HS lên trước lớp tập biểu diễn bài hát bằng nhiều
hình thức.
- HS hát đơn ca.
- HS biểu diễn bằng tốp ca.
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi đố vui.
+ GV hát cho HS nghe 1 bài hát viết ở nhip 2/4, một bài hát
viết ở nhịp 3/4,. HS nhận xét bài nào nhịp 2/4, bài nào nhịp
3/4,.
* Chú ý: Khi hát cần nhấn rõ trọng âm của nhịp 2/4, nhịp
3/4 đồng thời tay gõ đệm theo. Khi thực hiện trò chơi này,
GV phải sưu tầm và tập hát thêm 1 số bài hát nhịp 3 như:
Con kênh xanh xanh; Đếm sao; Ngày đầu tiên đi học; Bụi
- HS thực hiện theo
nhóm.
- HS chú ý và vỗ
theo.
- HS thực hiện trước
lớp.
- Đơn ca.
- Tốp ca.
- Cả lớp thực hiện.
- HS lắng nghe và
phân biệt nhịp 2/4;
nhịp 3/4.
========================================================================
phấn; Cho con. Những bài hát ở nhịp 2/4 như: Chim bay;
Hành khúc Đội TNTP; Em là mần non của Đảng.
Sau đó GV hát 2 bài khác và tiếp tục đố các em.
4/ Hoat động 4: Củng cố dặn dò.
- Cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS hoạt động tốt
trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng
hơn.
- Về nhà ôn lại bài hát đã học.
- Cả lớp thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi
nhớ.
TIẾT THỨ: 20. TUẦN: 10.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh
Ngày dạy: 05 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: HS hát thuộc bài và tập hát diễn cảm. HS biết gõ đệm theo nhịp và vận
động phụ hoạ.
- GV chia HS thành từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu. Chia cả
lớp thành 3 nhóm.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp ¾
+ GV cho HS lên trước lớp tập biểu diễn bài hát bằng nhiều hình thức.
- HS hát đơn ca. HS biểu diễn bằng tốp ca. Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa theo
nhịp 3.
- Cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở
những em chưa đạt cần cố gắng hơn.
- Về nhà ôn lại bài hát đã học. Xem trước bài Cộc cách tùng cheng.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 21. TUẦN:
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CỘC CÁCH TÙNG CHENG.
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
Qua bài hát các em biết được tên 1 số nhạc cụ gõ dân tộc như: sênh; thanh la, mõ;
trống.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Cộc cách tùng cheng.
Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Kiểm tra: Gọi 1 vài HS hát bài Chúc mừng sinh - HS thực hiện.
========================================================================
nhật.
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Cộc cách tùng cheng.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đọc lời ca của bài theo tiết tấu.
- Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích ở
tốc độ chậm cho đến khi hết bài.
- Sau khi tập xong cho các em hát vừa kết hợp gõ đệm
theo nhịp 2, theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS hát theo dãy bàn kết hợp gõ đệm.
- HS hát theo tổ, cá nhân.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi với bài hát.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng
cho một nhạc cụ gõ trong bài hát. Các nhóm lần lượt
hát từng câu theo tên nhạc cụ nhóm mình. Đến câu hát
“Nghe sênh thanh la mõ trống...” thì cả lớp cùng hát
và nói Cộc cách tùng cheng.
- Có thể hướng dẫn cách chơi khác nếu còn thời gian.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Hôm nay các em được học hát bài gì?
- Nhạc và lời của ai? Được viết ở nhịp mấy?
- Trong bài được đề cập đến bao nhiêu dụng cụ gõ?
- Nêu tên những dụng cụ gõ có trong bài hát?
* Giáo dục HS biết yêu thích âm nhạc và những dụng
cụ gõ của dân tộc ta.
- Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu lời ca.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của
GV.
- HS hát kết hợp gõ đệm
theo nhịp, phách, theo tiết
tấu.
- HS hát theo dãy.
- Hát theo tổ, ca snhaan.
- HS thực hiện trò chơi
theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm 1 em lên sử
dụng nhạc cụ gõ. Khi đến
tên nhạc cụ nhóm nào thì
em đại diện sẽ gõ tiết tấu
theo câu hát bằng nhạc cụ
của nhóm mình.Chú ý gõ
đúng tiết tấu không để rớt
nhịp.
- HS trả lời.
- Cộc cách tùng cheng.
- Phan Trần Bảng. Nhịp
2/4.
- 4 dụng cụ gõ.
- Sênh, thanh la, mõ,
trống.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực
hiện.
TIẾT THỨ: 22. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN: CỘC CÁCH TÙNG CHENG.
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
- GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát.
========================================================================
- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát.
+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.
* GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh trong SGK để cho các em nhận biết.
- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng.
- GV nhận xét tiết học.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 23. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG .
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ DÂN TỘC.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: Hát chuẩn xác và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Biết tên gọi và hình dáng 1 số nhạc cụ gõ dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan, trống, mõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Kiểm tra 1 vài em bài hát Cộc cách tùng cheng.
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng.
- GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát.
- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát.
+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em mang tượng
trưng tên 1 nhạc cụ gõ trong bài. Những câu hát cuối
bài cả nhóm cùng hát.
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu 1 số nhạc cụ gõ.
* GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh
trong SGK để cho các em nhận biết.
+ Trống cái: Là loại trống lớn dùng trong những ngày
lễ, hội, đình đám, báo hiệu giờ ra vào lớp của HS ở
trường.
+ Trống con: Loại trống nhỏ bằng cở 1/3 trống lớn.
+ Mõ: Loại dụng cụ có hình bầu dục, rỗng bên trong
thường dùng trong các lúc tụng kinh ở nhà chùa, làm
bằng gỗ mít.
+ Thanh la: Dụng cụ làm bằng đồng hình tròn, giống
hình cái chiêng của người dân tộc nhưng không có
núm.
+ Thanh phách: Dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, dẹp,
bầu ở 2 đầu.
+ Sênh tiền:
- Cho cả lớp hát kết hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm
theo nhịp hoặc theo phách.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS biểu diễn trước lớp
theo nhóm.
- HS xem và quan sát
tranh và nhớ tên các nhạc
cụ.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
========================================================================
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm tên gọi 1 số dụng cụ gõ khác.
TIẾT THỨ: 24. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN: CỘC CÁCH TÙNG CHENG.
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
- GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát.
- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát.
+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em mang tượng trưng tên 1 nhạc cụ gõ trong bài.
Những câu hát cuối bài cả nhóm cùng hát.
* GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh trong SGK để cho các em nhận biết.
- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng, kết hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm theo
nhịp hoặc theo phách.
- GV nhận xét tiết học.
Xem trước bài hát Chiến sĩ tí hon.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 25. TUẦN:
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON.
Nhạc: Đinh Nhu. Lời mới: Việt Anh.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu.
Hát đều giọng đúng nhịp, thể hiện được tính chất mạnh mẽ trầm lặng của bài hát.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn, song loan, thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Gọi 1 vài em kiểm tra bài hát Cộc cách tùng cheng.
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chiến sĩ tí hon.
a/ Giới thiệu: Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có 1
bài hát nói về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em
bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay
trong tiếng trống nhịp nhàng.
Bài hát này do Việt Anh đặt lời theo giai điệu của bài
“Cùng nhau đi hồng binh” của tác giả Đinh Nhu được
sáng tác trong thời kì trước cách mạng tháng 8 năm
1945.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu.
- Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của
GV.
========================================================================
* Dặn HS chú ý những chỗ lấy hơi cuối câu hát, sửa
những chỗ các em hát chưa đúng.
- GV cho HS hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu, tiết
tấu.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (song loan).
Kèn vang đây đoàn quân
(Nhịp) x x
(Phách) x x xx
( Tiết tấu) x x x x x
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp....
- Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay
đáng như động tác đi đều.
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập hát, dậm chân cho đều, đúng nhịp.
- HS hát đồng thanh. Dãy,
nhóm, cá nhân.
- HS theo dõi và lắng
nghe.
- HS thực hiện hát kết hợp
gõ đệm theo nhịp.
- Theo phách.
- Theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
- HS trả lời. Chiến sĩ tí
hon.
- Nhạc Đinh Nhu, Lời mới
Việt Anh.
- Ước mơ của những em
bé được làm chiến sĩ tí
hon.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 26. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON. Nhạc: Đinh Nhu. Lời
mới: Việt Anh.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu. - GV đệm đàn cho cả lớp cùng
hát. Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát. HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước
lớp.- Vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới? Nội dung bài
hát nói lên điều gì?
- Cho HS hát lại bài hát Chiến sĩ tí hon - GV nhận xét tiết học.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 27. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON.
TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU.
========================================================================
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập trình diễn bài hát kết hợp
vận động phụ họa.
Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Chiến sĩ tí hon.
II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. Đàn, song loan, thanh
phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon.
- Cho HS xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh, kết hợp
cho HS nghe giai điệu bài hát.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ
gõ, phối hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình
ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em
thực hiện tốt.
2/ Hoạt động 2: Tập đọc thơ theo tiết tấu.
- Trước khi h/dẫn HS đọc thơ, GV cho HS luyện
gõ tiết tấu cơ bản của bài Chiến sĩ tí hon.
Trăng ơi... từ đâu
đến
Hay từ một sân
chơi
Trăng bay như quả
bóng
Bạn nào đá lên
trời.
- Từ cách đọc thơ theo âm hình tiết tấu, GV cho
HS vận dụng đọc những đoạn thơ khác.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi ban nhạc tí hon.
- Thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng
cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và kết hợp
làm động tác.
+ Tò te te tò te . Tò te te tò tí
Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng tung
tung.
Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình
tính.
Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
- Cho HS hát tập thể 1 lần.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Câu
- HS xem tranh và nghe giai điệu
bài hát.
- HS hát tập thể theo nhịp đàn.
- HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm
theo nhịp và tiết tấu.
- HS hát kết hợp vận động phụ
họa (đứng hát dậm chân tại chỗ,
đánh tay nhịp nhàng).
- Tập trình diễn trước lớp (tốp ca,
hoặc đơn ca).
- HS tập gõ tiết tấu theo h/dẫn của
GV. Cách đọc: 1,2- 3,4,5.
-HS tập đọc thơ theo tiết tấu.
+ Đọc đồng thanh.
+ Từng nhóm, dãy.
+ Cá nhân đọc.
- HS tập đọc những đoạn thơ
khác và gõ theo tiết tấu.
- HS hát bằng âm tượng thanh
theo h/dẫn của GV.
- HS hát kết hợp làm động tác giả
như đang thổi kèn, đánh trống,
đánh đàn....
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
========================================================================
cuối cùng cả lớp cùng hát.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
4/ Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng tiết tấu
lời ca.
TIẾT THỨ: 28. TUẦN:
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON.
TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử
dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong
quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt.
Tập đọc thơ theo tiết tấu. Cho HS hát tập thể 1 lần. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm
hát 1 câu. Câu cuối cùng cả lớp cùng hát. Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng tiết tấu lời ca.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2.
TIẾT THỨ: 29. TUẦN THỨ:
Bài dạy: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT;
CỘC CÁCH TÙNG CHENG; CHIẾN SĨ TÍ HON.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I /MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Tập hát kết hợp trò chơi vận động.
II / CHUẨN BỊ: Đàn ; nhạc cụ gõ.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 / Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát.
a/ Ôn tập bài hát: “ Chúc mừng sinh nhật”.
GV bắt nhịp cho HS hát. Có thể đệm đàn theo.
HS hát kết hợp gõ đệm ( theo phách hoặc theo nhịp
3).
Chia lớp thành 3 nhóm, tập hát nối tiếp theo từng câu
ngắn, mỗi nhóm 1 câu. Toàn bài chia làm 6 câu.
Cho HS tập biểu diễn bài hát theo kiểu đơn ca hoặc
tốp ca. Kết hợp vận động phụ hoạ.
b/ Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng.
GV đệm đàn cho HS hát lại bài Cộc cách tùng cheng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng 1
nhạc cụ gõ.
- Các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ của
nhóm mình.
Hai câu hát cuối cả lớp cùng hát.
- HS hát ôn theo h/dẫn của
GV.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS hát ôn theo h/dẫn của
GV.
- HS hát ôn theo h/dẫn của
========================================================================
c/ Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon.
GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát bài Chiến sĩ tí hon.
HS hát kết hợp gõ đệm (theo phách hoặc theo nhiệp
2)
HS tập hát đối đáp theo từng câu hát ngắn :Chia lớp
thành 3 nhóm
Nhóm1: Kèn vang đây đoàn quân
Nhóm 2: Đều chân ta cùng bước
Nhóm 3 : Cờ sao đi đằng trước
Nhóm 1: Ta vác súng theo sau
Nhóm 2 : Nào ta đi cùng nhau
Nhóm 3: Đều chân theo nhịp trống
Cả lớp cùng hát : Các chiến sĩ tí hon hát vang lên
nào.
HS hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca .
2/Hoạt động 2 : Nghe nhạc
Cho HS nghe 1 bài hát dược diễn tấu bằng nhạc cụ
hoặc 1 bản nhạc, trích đoạn không lời.
Cho HS hát lại1 trong 3 bài hát vừa ôn tập.
Về nhà hát thuộc các bài hát đã ôn tập gõ đệm.
GV.
- GV đàn cho HS nghe 1
bài nhạc hoặc mở băng.
- Hát ôn 1 trong 3 bài.
TIẾT THỨ: 30. TUẦN THỨ:
Bài dạy: ÔN LUYỆN 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT;
CỘC CÁCH TÙNG CHENG; CHIẾN SĨ TÍ HON.
Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ
gõ, phối hợp vận động phụ họa. GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn
hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. Mời HS lên biểu diễn
trước lớp. lần lượt 3 bài hát .
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học.
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC.
LỚP 2
TIẾT THỨ 31. TUẦN
16.
Bài dạy: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC.
Ngày dạy: 07 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da.
Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới,xác định vị trí nước Áo.
========================================================================
Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc.
Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a/ Hoạt động 1: Kể chuyện “ Mô-da thần đồng âm
nhạc”.
- GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS
nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế
giới.
- Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
- Mô-da đã làn gì sau khi đánh rơi bản nhạc
xuống sông?
- Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô-da nói gì?
b/ Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc
( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng
băng hoặc GV tự trình diễn. Sau khi HS nghe
xong GV hỏi.
- Bài nhạc em vừa nghe như thế nào?
- Bài hát nói về điều gì?
c/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng
hát tìm đồ vật”.
- Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc
ngồi. GV phổ biến cách chơi.
* Một HS ra khỏi vòng tròn, GV đưa một vật nhỏ
cho 1 em giữ. Sau đó cho tất cả các em cùng hát 1
bài hát. GV gọi em đó vào, nếu tiếng hát nhỏ là
bạn đang ở xa người giấu đồ vật, nếu tiếng hát to
là đang ở gần người giấu đồ vật. Như vậy người đi
tìm phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướnh
tìm cho ra vật bị giấu. Khi phát hiện được đồ vật
sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi.
3/ Củng cố:
Cho HS hát ôn lại các bài hát đã học và nắm tên
tác giả.
4/ Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm
tra.
- Nước Áo
- Định quay về thú thật với bố
….……….tặng ông chủ rạp .
- Ông bố tự hào về con và tin
rằng ….. thành 1 nhạc sĩ vĩ
đại.
- HS lắng nghe và trả lời câu
hỏi.
- HS chú ý GV phổ biến cách
chơi và tham gia trò chơi.
- Hát ôn theo h/dẫn của GV.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC.
LỚP 2
========================================================================
TIẾT THỨ 32. TUẦN
16.
Bài dạy: ÔN LUYỆN: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC.
Ngày dạy: 08 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để
bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc.
- GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên
bản đồ thế giới.
: Nghe nhạc.
- Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời).
Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi.
Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP :2.
TIẾT THỨ: 33. TUẦN : 17.
Bài dạy: TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 22 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ Mục tiêu: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc.
II/ Chuẩn bị: GV & HS cùng chuẩn bị nhạc cụ gõ là thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát.
Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng
nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu
diễn trước lớp.
+ Thành lập “ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết
mục.
Khi các em biểu diễn , GV động viên HS sáng tạo
các động tác phụ họa theo từng bài hát.
- Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân.
- Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới :
Phan Duy.
- Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu
Phước.
- Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh.
- Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần
- HS tham gia biểu diễn
các bài hát đã học.
- Lắng nghe GV phổ biến
cách chơi và tham gia trò
========================================================================
Bảng.
- Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới :
Việt Anh.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.
- Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m
tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành
2,3,4 hàng.
- GV dùng 1 trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với
1 âm hình tiết tấu như sau.
- Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ
tí hon” hai tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh
mẽ.
- GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1,2 bước,
GV gõ tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước.
- Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ.
- Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát, các em tiến
lên , lùi lại theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống.
- GV làm mẫu cho HS thấy.
- GV gõ trống HS làm động tác theo GV.
3/ Củng cố dặn dò.
- Cho HS hát lại 1 trong những bài hát đã ôn tập.
- Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì
1.
chơi. GV làm maaux cho
HS thấy.
- HS làm theo h/dẫn.
- Hát ôn lại 1 bài hát đã
ôn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 34. TUẦN : 17.
Bài dạy: ÔN LUYỆN TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 24 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nôi dung: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em
tích cực tham gia trò chơi âm nhạc.
Tập biểu diễn bài hát: Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi
nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp.
- Trò chơi âm nhạc: Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa
hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng.
Cả lớp ôn lại các bài hát đã học. Cá nhân biễu diễn.
- Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1.
========================================================================
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 2.
TIẾT THỨ : 18. TUẦN .18.
BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA.
Ngày dạy: 24 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I / MỤC TIÊU:
Cho các em ôn lại các bài hát , trong khi hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động
tác phụ họa.
Đánh giá đúng & khích lệ đúng kết quả học tập của HS.
II / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 / Hoạt động 1: Ôn tập.
- Cho HS hát ôn lại 6 bài hát đã học , vừa hát kết
hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa.
Cho HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến
nay.
- Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân.
- Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới :
Phan Duy.
- Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu
Phước.
- Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh.
- Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần
Bảng.
- Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới :
Việt Anh.
2 / Hoạt động 2: Kiểm tra.
Từng nhóm hoặc cá nhân hát kết hợp sử dụng
nhạc cụ gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ
họa.
Cách cho điểm:
A+ :Hát thuộc ; đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm
hoặc làm động tác phụ họa.
A :Hát thuộc , đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm
đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp.
B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc,
- HS hát ôn và trả lời.
- Từng nhóm biểu diễn kết
hợp gõ đệm hoặc vận động
phụ hoạ.
- GV nhận xét và ghi điểm
cho từng nhóm hoặc các
nhân.
- HS chú ý lắng nghe và ghi
nhớ.
========================================================================
không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa.
3 / Hoạt động 3: Nhận xét.
Cuối tiết học GV khen ngợi các em tích cực tham
gia giờ học hát, những em học tốt, nhắc nhở nhẹ
nhàng đối với các em chưa đạt yêu cầu cần cố gắng
hơn.
Tiết sau học hát bài “ Trên con đường đến
trường”.
__________________________________________
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 2.
TIẾT THỨ : 37. TUẦN : 19.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.
Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu.
Ngày dạy: 12 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ để chép lời ca. Nhạc cụ , tranh vẽ, hát chuẩn xác bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Trên con đường đến
trường”.
GV dùng tranh vẽ ở SGK ( phóng to) để giới thiệu
bài hát.
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
Cho HS đọc đồng thanh lời ca.
Toàn bộ bài hát gồm 4 câu. Chú ý những chỗ lấy hơi
là sau tiếng ngân dài 1,5 phách và 2 phách ( nốt đen
chấm dôi, nốt trắng) như “ trường,mát, gió,cơn, mùa,
trường , hót, hót, mau”.
GV bày cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc
xích để hướng dẫn các em hát toàn bộ bài hát.
Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời
- HS xem tranh để biết.
- Ngồi ngay ngắn lắng
nghe.
- HS đọc lời ca.
- Hát từng câu theo h/dẫn
của GV.
- HS hát theo nhóm, dãy.
- Chú ý GV làm mẫu.
========================================================================
ca.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy. ( theo phách ,
theo tiết tấu lời ca).
*
Trên con đường đến trường có cây là cây xanh
mát.
x x x x x x
x x
x x x x x x x x x x
x
- GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo
dãy, tổ.
- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
lời ca theo từng dãy, nhóm.
- HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc
theo phách.
- Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
3/ Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
-Do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Giai điệu của bài hát như thế nào?
- Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu
lên những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến
ngôi trường em đang học).
- Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm cho thành thạo.
- HS làm theo GV.
- Hát kết hợp gõ đệm theo
phách, tiết tấu lời ca.
- Hát và gõ đệm.
- HS vận động theo nhạc.
- HS trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ : 38. TUẦN : 19.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.
Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu.
Ngày dạy: 14 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường
Anh.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời.
- GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ.
- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm.
- HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách.
- Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì? -Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu của bài
hát như thế nào?
- Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên những cảnh vật thật là đẹp của
con đường dẫn đến ngôi trường em đang học).
========================================================================
- Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm.
ĐỂ TẢI ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN
NÀY
THẦY CÔ
VÀO TRANG
http://tieuhocvn.info
========================================================================

More Related Content

What's hot

Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiGiáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiCTU
 
Giao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnGiao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnMít Ướt
 
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡGiáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡMít Ướt
 
Giao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktGiao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktMít Ướt
 
Dan ga-trong-san
Dan ga-trong-sanDan ga-trong-san
Dan ga-trong-sanCuong Le
 
Giao an day hat mgb
Giao an day hat   mgbGiao an day hat   mgb
Giao an day hat mgbMít Ướt
 
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạcGiáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạcnataliej4
 
Tailieu.vncty.com bai giang dhlt mam non
Tailieu.vncty.com   bai giang dhlt mam nonTailieu.vncty.com   bai giang dhlt mam non
Tailieu.vncty.com bai giang dhlt mam nonTrần Đức Anh
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 

What's hot (17)

Giao an 7 2015
Giao an 7 2015Giao an 7 2015
Giao an 7 2015
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thucGiao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
 
Chuẩn kiến thức ky nang am nhac
Chuẩn kiến thức ky nang am nhacChuẩn kiến thức ky nang am nhac
Chuẩn kiến thức ky nang am nhac
 
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiGiáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
 
Am nhac lop3
Am nhac lop3Am nhac lop3
Am nhac lop3
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
 
Đề tài: Dạy bài “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường Cao đẳng Sư phạm
Đề tài: Dạy bài “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường Cao đẳng Sư phạmĐề tài: Dạy bài “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường Cao đẳng Sư phạm
Đề tài: Dạy bài “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường Cao đẳng Sư phạm
 
Giao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnGiao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgn
 
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡGiáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
 
Giao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktGiao an nghe hat kt
Giao an nghe hat kt
 
Dan ga-trong-san
Dan ga-trong-sanDan ga-trong-san
Dan ga-trong-san
 
Giao an day hat mgb
Giao an day hat   mgbGiao an day hat   mgb
Giao an day hat mgb
 
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạcGiáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
Giáo án học phần lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
 
Tailieu.vncty.com bai giang dhlt mam non
Tailieu.vncty.com   bai giang dhlt mam nonTailieu.vncty.com   bai giang dhlt mam non
Tailieu.vncty.com bai giang dhlt mam non
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
 
1390399
13903991390399
1390399
 

Similar to Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn

Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTranThaiSon6
 
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhacvinhduchanh
 
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...nqminh771
 
Brochure SEAMI Music In Town
Brochure SEAMI Music In TownBrochure SEAMI Music In Town
Brochure SEAMI Music In TownSEAMI
 
Dcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVuDcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVutgu_violet
 
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà Nội
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà NộiHọc đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà Nội
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà NộiTrường âm nhạc ABM Music
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Little Daisy
 

Similar to Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn (17)

Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
 
Giao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mauGiao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mau
 
Giao an 7 2015
Giao an 7 2015Giao an 7 2015
Giao an 7 2015
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Am nhac lop3
Am nhac lop3Am nhac lop3
Am nhac lop3
 
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
 
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đLuận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
 
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
 
Hội giảng 1
Hội giảng 1Hội giảng 1
Hội giảng 1
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thucGiao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
 
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
 
Brochure SEAMI Music In Town
Brochure SEAMI Music In TownBrochure SEAMI Music In Town
Brochure SEAMI Music In Town
 
Dcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVuDcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVu
 
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà Nội
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà NộiHọc đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà Nội
Học đàn organ | Khóa học đàn organ | Học đàn organ tại Hà Nội
 
Luận văn: Dạy học Nhạc Jazz trên Đàn phím điện tử, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Nhạc Jazz trên Đàn phím điện tử, HAY, 9đLuận văn: Dạy học Nhạc Jazz trên Đàn phím điện tử, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Nhạc Jazz trên Đàn phím điện tử, HAY, 9đ
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
 

More from tieuhocvn .info

Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32 Luyện tập Cách viết đoạn văn hay miêu tả ...
Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32  Luyện tập Cách viết  đoạn văn hay miêu tả ...Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32  Luyện tập Cách viết  đoạn văn hay miêu tả ...
Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32 Luyện tập Cách viết đoạn văn hay miêu tả ...tieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thác
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thácLuyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thác
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt tháctieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩa
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩaLuyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩa
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩatieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếnLuyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếntieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến tieuhocvn .info
 
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1: Nice to see you again
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1:  Nice to see you againÔn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1:  Nice to see you again
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1: Nice to see you againtieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếnLuyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếntieuhocvn .info
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 1 Cấu tạo của tiếng Trang 6
Luyện từ và câu 4 Tuần 1  Cấu tạo của tiếng Trang 6Luyện từ và câu 4 Tuần 1  Cấu tạo của tiếng Trang 6
Luyện từ và câu 4 Tuần 1 Cấu tạo của tiếng Trang 6tieuhocvn .info
 
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...tieuhocvn .info
 
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn kể chuyện Ba lưỡi rìu
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn  kể chuyện Ba lưỡi rìuTập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn  kể chuyện Ba lưỡi rìu
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn kể chuyện Ba lưỡi rìutieuhocvn .info
 
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinh
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinhGiao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinh
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinhtieuhocvn .info
 
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học  Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học  Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...tieuhocvn .info
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng tieuhocvn .info
 
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5 Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5 tieuhocvn .info
 
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5 Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5 tieuhocvn .info
 
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19 Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19 tieuhocvn .info
 
Hình thang Tiết 90 – trang 91 - Toán 5
Hình thang   Tiết 90 – trang  91 - Toán 5Hình thang   Tiết 90 – trang  91 - Toán 5
Hình thang Tiết 90 – trang 91 - Toán 5tieuhocvn .info
 
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018tieuhocvn .info
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plantieuhocvn .info
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4| Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4|  Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4|  Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4| Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4tieuhocvn .info
 

More from tieuhocvn .info (20)

Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32 Luyện tập Cách viết đoạn văn hay miêu tả ...
Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32  Luyện tập Cách viết  đoạn văn hay miêu tả ...Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32  Luyện tập Cách viết  đoạn văn hay miêu tả ...
Luyện từ và câu 5 Tuần 3 Trang 32 Luyện tập Cách viết đoạn văn hay miêu tả ...
 
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thác
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thácLuyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thác
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 13 Luyện tập về Từ đồng nghĩa Cá hồi vượt thác
 
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩa
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩaLuyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩa
Luyện từ và câu 5 Tuần 1 Trang 7 Từ đồng nghĩa
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếnLuyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 92 Cách đặt Câu khiến
 
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1: Nice to see you again
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1:  Nice to see you againÔn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1:  Nice to see you again
Ôn luyện và Kiểm tra Tiếng Anh Lớp 4 Tuần 1 | Unit 1: Nice to see you again
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiếnLuyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
Luyện từ và câu 4 Tuần 27 trang 87 Câu khiến
 
Luyện từ và câu 4 Tuần 1 Cấu tạo của tiếng Trang 6
Luyện từ và câu 4 Tuần 1  Cấu tạo của tiếng Trang 6Luyện từ và câu 4 Tuần 1  Cấu tạo của tiếng Trang 6
Luyện từ và câu 4 Tuần 1 Cấu tạo của tiếng Trang 6
 
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 10 | Làm tốt bài đọc hiểu Tiếng việt này ...
 
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn kể chuyện Ba lưỡi rìu
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn  kể chuyện Ba lưỡi rìuTập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn  kể chuyện Ba lưỡi rìu
Tập làm văn 4 trang 64 Luyện tập Xây dựng Đoạn văn kể chuyện Ba lưỡi rìu
 
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinh
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinhGiao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinh
Giao an-tap-lam-van-lop-3-theo-huong-trai-nghiem-sang-tao-cua-hoc-sinh
 
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học  Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học  Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...
Kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên tiểu học Giảng dạy tốt Dạng toán Hiệu và Tỉ ...
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
 
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5 Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5
Chu vi hình tròn Tiết 95 – trang 97 - Toán 5
 
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5 Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5
Hình tròn , đường tròn Tiết 94 – trang 97 - Toán 5
 
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19 Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19
Toán 5 trang 93 Diện tích Hình thang Tiết 91 Tuần 19
 
Hình thang Tiết 90 – trang 91 - Toán 5
Hình thang   Tiết 90 – trang  91 - Toán 5Hình thang   Tiết 90 – trang  91 - Toán 5
Hình thang Tiết 90 – trang 91 - Toán 5
 
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018
Thay đổi chính sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2018
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4| Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4|  Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4|  Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 4| Life skills Lesson Plan Exemplars Grade 4
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn

  • 1. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 01. TUẦN: . BÀI DẠY: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Gây không khí hào hứng khi học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1. Hát đúng, hát đều, hòa giọng. GD thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca. II/ CHUẨN BỊ : Tập hát chuẩn những bài hát ở lớp 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ========================================================================
  • 2. 1/ Hoạt động: Ôn tập bài hát ở lớp 1. - Em nào có thể kể tên mhững bài hát đã được học ở lớp 1. + GV bắt nhịp cho HS hát ôn . - Tùy theo bài GV có thể cho HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hay tiết tấu lời ca. - GV chọn 1 vài bài để các em hát và biểu diễn trước lớp, có thể kết hợp vận động phụ họa. 2/ Hoạt động 2: Nghe Quốc ca. - GV vừa đệm đàn vừa hát cho HS nghe bài Quốc ca . - Bài Quốc ca được hát khi nào? - Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào? + GV tập cho HS đứng thẳng, nghiêm trang, 2 bàn chân tạo thành hình chữ V, tay duổi thẳng, ngón tay cái đặt ngay đường may, mắt nhìn thẳng. GV làm mẫu. 3/ Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò. - Cho cả lớp hát lại 1 vài bài hát đã ôn xong. - Các em có yêu thích giờ học hát không? - Để giờ học hát tốt các en cần phải làm gì? + GD về bài hát Quốc ca: Đây là bài hát của 1 nước, ca ngợi những người chiến sĩ cách mạng đã không tiết thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước. Vì thế khi hát Quốc ca trong lễ chào cờ ta cần đứng trang nghiêm, không cười đùa. - Nhận xét tiết học (khen những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa đảm bảo trong giờ học). Quê hương tươi đẹp. Dân ca Nùng. Mời bạn vui múa ca. Phạm Tuyên. Tìm bạn thân. Việt Anh. Lý cây bông. Dân ca Nam Bộ. Đàn gà con. Phi-líp- pen-cô. Sắp đến Tết rồi. Hoàng Vân. Bầu trời xanh. Nguyễn Văn Quỳ. Tập tầm vông. Lê Hữu Lộc. Quả. Xanh Xanh. Hòa bình cho bé. Huy Trân. Đi tới trường. Đức Bàng. Năm ngón tay ngoan. Trần Văn Thụ. - HS lắng nghe. - Khi chào cờ. - Đứng nghiêm trang, không cuời đùa. - HS lắng nghe và làm theo GV. - Tập làm nhiều lần. - GV chọn, bắt nhịp cho HS hát. - HS tự trả lời. - HS chú ý, lắng nghe và thực hiện theo. ========================================================================
  • 3. TIẾT THỨ: 02. TUẦN: 1. Ôn luyện: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA. Ngày dạy: 25 - 8 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Gây không khí hào hứng khi học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1. Hát đúng, hát đều, hòa giọng. GD thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca. - Tổ chức hát biểu diễn theo nhóm. Nhún theo nhịp và 1 vài động tác phụ hoạ - Nhận xét tiết học (khen những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa đảm bảo trong giờ học). - Về nhà xem bài Thật là hay tiết sau học. ========================================================================
  • 4. GIÁO MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 . TIẾT THỨ 3. TUẦN 2. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI THẬT LÀ HAY. Nhạc và lời: Hoàng Lân. Ngày dạy: 31 - 8 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: - Biết đây là bài dân ca - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo dục HS có ý thức yêu thích, bảo vệ các loài chim. II/ CHUẨN BỊ : Đàn, thanh phách III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát. a/ Giới thiệu bài hát: Như SGK. - Bài hát này gồm có 4 câu hát, có chung âm hình tiết tấu rất dể nhận ra. - GV đàn và hát mẫu cho HS nghe. - HS đọc đồng thanh lời ca. - GV dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. * Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, phát âm rõ không ê a, giọng hát êm nhẹ. - Sau khi bày xong, cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu lời ca. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo phách, theo tiết tấu lời ca. * Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không gõ phách, nhưng vẫn phải giữ nhịp thật đều đặn. Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x + Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ, bàn hoặc cá nhân. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Bài hát “Thật là hay” được viết ở nhịp mấy ? - Tác giả của bài hát này là ai ? - Qua bài hát này các em có cảm nghĩ gì ? (yêu thích bảo vệ các loài chim có giọng hát hay đem lại niềm vui cho mọi người). -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc theo tiết tấu lời ca. - HS thực hiện. - HS ghi nhớ. - HS hát theo dãy, theo tổ, theo nhóm hoặc cá nhân. - HS thực hiện vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Theo tiết tấu lời ca. - HS thực hiện theo h/dẫn GV. - Nhịp 2/4. - Hoàng Lân. - HS tự trả lời. ========================================================================
  • 5. + Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn và hát theo. - GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa cần cố gắng hơn). - Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu. Tiết sau ôn tập. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, ghi nhớ. ========================================================================
  • 6. TIẾT THỨ 4. TUẦN 2. Ôn luyện: BÀI THẬT LÀ HAY. Nhạc và lời: Hoàng Lân. Ngày dạy: 01 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: - Biết đây là bài dân ca - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo Dục HS có ý thức yêu thích, bảo vệ các loài chim. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo phách, theo tiết tấu lời ca. * Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không gõ phách, nhưng vẫn phải giữ nhịp thật đều đặn. - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn và hát theo. - GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa cần cố gắng hơn). ========================================================================
  • 7. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2. TIẾT THỨ 5 TUẦN 3. ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY. Ngày dạy: 08 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Kiểm tra: Gọi 1 vài em đứng tại chỗ hát bài Thât là hay. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát ôn. - GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát ôn lại bài hát “ Thật là hay”. - Lần 1: Hát với tốc độ vừa phải. - Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn. 2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đánh nhịp 2/4. + Nhịp 2/4 gồm có 2 phách: 1 phách mạnh và 1 phách nhẹ. Sơ đồ: Cách đánh: + Phách thứ nhất: mạnh đi xuống. + Phách thứ hai: nhẹ đi lên. - Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa 1 2 hát vừa đánh nhịp. - Lần lượt gọi 1 vài em lên điều khiển cho cả lớp hát. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi. + GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em sử dụng nhạc cụ gõ. - Em thứ 1 & 2: Dùng song loan. - Em thứ 3 & 4: Dùng thanh phách. Cho HS tập gõ theo âm hình tiết tấu. + Cho từng HS thể hiện lại âm hình tiết tấu trên bằng thanh phách, song loan hoặc vỗ bằng tay nhằm kiểm tra kĩ năng thực hành. - Cho HS tập biểu diễn theo từng nhóm ( 1 nhóm, hát 4 em gõ đệm ). 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS chú ý, lắng nghe. + HS chú ý cách đánh và thực hiện. - HS thực hiện. - HS lắng nghe hướng dẫn và thực hiện. - HS thực hiện. - Từng nhóm thực hiện. - HS trả lời. ========================================================================
  • 8. - Bài hát Thật là hay do nhạc sĩ nào sáng tác? - Nội dung bài hát nói lên điều gì ? (Nhiều loài chim có giọng hót rất hay. Chúng thường thi nhau hót ríu rít, tiếng hót hòa quyện với nhau nghe thật vui tai, sảng khoái). - Trong bài hát này có những loại chim nào? - Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc và đúng giai điệu. Xem trước bài học sau. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. ========================================================================
  • 9. TIẾT THỨ 6 TUẦN 3. Ôn luyện: ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY. Ngày dạy: 10 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản - Cho HS tập biểu diễn theo từng nhóm ( 1 nhóm hát 4 em gõ đệm ). - Cả lớp hát lại bài hát 2 lần kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn và hát theo. - GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm học tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa cần cố gắng hơn). ========================================================================
  • 10. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2. TIẾT THỨ: 7. TUẦN : 4. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy. Ngày dạy : 15 - 9 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết bài “Xòe hoa” là 1 bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc. HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. II/ CHUẨN BỊ : Hát chuẩn xác bài hát “ Xòe hoa”. Đàn Organ, bảng phụ chép bài hát, tranh về dân tộc Thái. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát. a/ Giới thiệu bài: Xòe hoa là 1 trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái. Xòe tiếng Thái là múa. Xòe hoa là múa hoa. b/ Dạy hát: GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - HS nhận xét về nhịp điệu bài hát (nhanh, chậm, vui tươi sôi nổi hay nhẹ nhàng?). - HDẫn HS đọc lời ca (có thể đọc theo tiết tấu của bài hát). - Dạy cho HS hát từng câu ( bài chia thành 4 câu ). * Chú ý phát âm rõ lời, tiếng reo vui hát như là reo vùi. - Sau khi tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời ca và giai điệu của bài hát. - GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - HDẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (gõ vào những phách mạnh), gõ đệm theo phách ( phách mạnh gõ mạnh, phách nhẹ gõ nhẹ) và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. Nhắc lại tên bài hát. - HS nghe hát mẫu. - Nhận xét bài hát: vui tươi, rộn ràng. - Đọc lời ca theo h/dẫn GV. - Tập hát từng câu. - HS hát: + Đồng thanh. Nhóm, dãy, cá nhân. - HS lắng nghe GV h/dẫn. - Hát và gõ đệm. - Theo nhịp. - Theo phách. - Theo tiết tấu lời ca. - HS thực hiện kết hợp với nhạc cụ. ========================================================================
  • 11. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. + GV cho HS hát ôn dưới hình thức dãy, nhóm, tổ, cá nhân. - Bài hát các em vừa học có tên là gì? - Nhạc của ai? Ai đã dịch sang lời mới? - Giai điệu của bài hát như thế nào? + Nội dung của bài hát nói lên vấn đề gì? (Điệu múa hoa của đồng bào Thái ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội). - Cho cả lớp hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV đệm đàn. + GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu, lời ca của bài hát. - HS trả lời. - HS thực hiện. + HS lắng nghe, ghi nhớ. ========================================================================
  • 12. TIẾT THỨ: 8. TUẦN : 4. Ôn luyện: BÀI: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy. Ngày dạy : 17 - 9 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Biết bài “Xòe hoa” là 1 bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc. HS hát ôn dưới hình thức dãy, nhóm, tổ, cá nhân. - Cho cả lớp hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV đệm đàn. + GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu, lời ca của bài hát. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC LỚP: 2. TIẾT THỨ: 9. TUẦN: 5. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy. Ngày dạy: 22 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ , song loan, thanh phách. Một vài động tác múa đơn giản. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Xòe hoa. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và theo tiết tấu lời ca. - GV hướng dẫn HS 1 vài động tác phụ đơn giản cho bài hát. + Câu 1,2: Chân nhún nhịp nhàng bên trái, bên phải. Đầu nghiêng cùng bên với chân. Một tay giả như đang cầm cồng, chiêng, tay kia cầm dùi để đánh. + Câu 3: Tay đưa lên trước, miệng như thổi sáo, khèn. + Câu 4:Tay đưa lên bên trái, bên phải, theo động tác xòe hoa. - Cho HS tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa. - Cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp với trò chơi theo bài - HS hát ôn theo: cả lớp, dãy, tổ,cá nhân. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. - HS xem GV làm mẫu, thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV. Đồng thời thực hiện nhiều lần để nhớ. - HS biểu diễn trước lớp theo nhóm, cá nhân. - HS nghe , trả lời. ========================================================================
  • 13. Xòe hoa. + Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài. - Hỏi HS nhận biết tiết tấu trên là của câu hát nào? GV tiếp tục gõ các âm hình tiết tấu khác trong bài (tổ nào nhận biết nhanh sẽ thắng trong trò chơi này). + Trò chơi 2: Hát giai điệu bài hát theo các nguyên âm: o,a,u,i VD: Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang Ò o ó o o o ó ò o o Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng. A á a a a ạ à Khi cho HS hát GV dùng tay làm dấu hiệu chỉ các nguyên âm đó để cho HS hát theo. Các nguyên âm có thể đảo lộn. - Cho HS chơi theo tổ, mỗi tổ 2 lần. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Bài hát Xòe hoa theo tiếng Thái có nghĩa là gì? - Những nhạc cụ nào được dùng trong bài hát này? - Bài hát được nhạc sĩ nào dịch sang lời mới? + Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa. - GV nhận xét tiết học. Về nhà hát ôn lại cho thuộc lời và các động tác phụ họa vừa tập. Xem trước bài hát Múa vui để tiết sau học. - HS nghe h/dẫn để thực hiện cho đúng. Chú ý những kí hiệu GV sử dụng. - HS thực hiện. - HS trả lời. - HS hát kết hợp vận động. - HS lắng nghe và ghi nhớ. ========================================================================
  • 14. TIẾT THỨ: 10. TUẦN: 5. Ôn luyện:BÀI HÁT: XÒE HOA. Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy. Ngày dạy: 24 - 9 - 2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung HS hát thuộc lời, diễn cảm và biết biểu diễn bài hát bằng 1 số động tác múa đơn giản. Biết gõ đệm thành thạo theo nhịp, phách và theo tiết tấu. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. Hướng dẫn HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và theo tiết tấu lời ca. + Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa. - GV nhận xét tiết học. Về nhà hát ôn lại cho thuộc lời và các động tác phụ họa vừa tập. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 11. TUẦN: 6 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : MÚA VUI. Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước. Ngày dạy: 29 - 9 -2010. Người soạn:Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, tranh trẻ em đang múa hát. III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi 1 vài HS hát lại bài Xòe hoa, GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Hoạt động 2: Dạy bài hát: Múa vui. - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921- 1989) quê ở Cần Thơ (Nam Bộ), là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng: Lãnh tụ ca, Giải phóng miền Nam, Lên đàng,… và các bài hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan,… Bài Múa vui gồm 4 câu nhạc. Hai câu đầu có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác 1 chút về giai điệu. Hai câu hát sau cũng vậy. Bài hát viết ở giọng Pha, âm chỉ là nốt Pha, gồm có 4 âm: Pha, Son, La, Đô. - GV đệm đàn và hát cho HS nghe. + Nội dung bài hát: Các em nhỏ đang vui múa cùng nhau. - HS tập đọc lời ca theo tiết tấu với tốc độ vừa phải, chú ý phân chia chỗ ngắt. - Dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích, tốc độ vừa phải, mỗi câu hát 2,3 lần để thuộc lời và giai điệu. - H/dẫn HS hát theo nhiều hình thức để nhớ lời và giai điệu. - HS trả bài. HS ngồi ngay ngắn và chú ý lắng nghe. - Nghe GV hát mẫu. - HS tập đọc lời ca theo h/dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo h/dẫn của GV. - HS hát nhiều lần theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. ========================================================================
  • 15. 3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. * GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách, nhịp. Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa….. Phách x x x x x x Nhịp x x x - H/dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp 4/ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả bài hát. - Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách, nhịp của bài hát. - GV nhận xét và dặn dò (giống như những tiết học trước). - Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát vừa tập. - HS theo dõi và lắng nghe. -HS thực hiện theo GV. - HS trả lời. -HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. - HS nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ: 12. TUẦN: 6 Ôn luyện BÀI HÁT : MÚA VUI. Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước. Ngày dạy: 01 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Hát thuộc lời ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, phách. Biết tác giả sáng tác bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - HS hát nhiều lần theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh, hát theo dãy, nhóm, hát cá nhân. - HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. - GV nhận xét và dặn dò (giống như những tiết học trước). - Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát vừa tập. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2 . TIẾT THỨ: 13 TUẦN: 07. BÀI DẠY: ÔN TẬP HÁT BÀI : MÚA VUI. Ngày dạy: 13 - 10 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết kết hợp vài động tác phụ hoạ II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ, thanh phách, một vài động tác múa đơn giản. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ========================================================================
  • 16. 1/ Hoạt đông 1: Ôn tập bài hát Múa vui. - GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá nhân. - H/dẫn HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. GV nhận xét. 2/ Hoạt động 2: Hát với tốc độ khác nhau. - GV h/dẫn HS hát với 2 tốc độ khác nhau - Lần 1: GV đệm đàn cho HS hát với tốc độ vừa phải. T= 90. - Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn. Tempo=110 - Qua 2 lần hát em thấy lần nào là phù hợp? ( vừa phải). 3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động. - GV h/dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ theo bài hát. +( Câu 1, 2: Nhún chân qua trái phải theo nhịp, tay vỗ ngang vai bên trái, phải theo nhịp. Câu 3 tiếp tục nhún chân ở nhịp 1, 2 hai tay đưa ngang giả động tác như đang nắm tay bạn, nghiêng đầu, nhịp 3, 4 vừa xoay vừa nhảy lò cò 1 vòng tại chỗ, hai tay đưa lên cao quá đầu, uốn các ngón tay theo nhịp). - Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ. - Mời từng nhóm 5- 6 em lên đứng thành vòng tròn vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ. - GV nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất. 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Bài hát Múa vui của nhạc sĩ nào sáng tác? - Nhịp điệu của bài hát ( Nhanh- chậm; Vui- buồn) ? - Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu năm đến nay, về nhà tập hát lại các bài hát trên để tiết sau ôn tập. - HS hát ôn bài Múa vui. - Hát kết hợp gõ đệm. - Hát với 2 tốc độ khác nhau. - HS trả lời. - Nghe và thực hiện theo h/dẫn của GV. - Cả lớp hát kết hợp vận động. - Từng nhóm lên biểu diễn. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ, thực hiện. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2 . TIẾT THỨ: 14 TUẦN: 07. Ôn luyện: ÔN TẬP HÁT BÀI : MÚA VUI. Ngày dạy: 15 - 10 - 2010 Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Thuộc bài hát, hát đúng giai điệu và lời ca. Kết hợp múa với động tác đơn giản. Tập biểu diễn bài hát. - GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá nhân. - H/dẫn HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. - Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ. ========================================================================
  • 17. - Mời từng nhóm 5- 6 em lên đứng thành vòng tròn vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ. - GV nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất. - Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu năm đến nay, về nhà tập hát lại các bài hát trên để tiết sau ôn tập. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 15 TUẦN: 8 BÀI DẠY: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, MÚA VUI. PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP, DÀI - NGẮN. Ngày dạy: 20 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết phân biệt âm thanh: cao - thấp ; dài - ngắn. II/ CHUẨN BỊ: Đàn O rgan, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát đã học. a/ Ôn tập bài hát Thật là hay. - GV đệm đàn cho HS hát tập thể, kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. b/ Ôn tập bài Xòe hoa. - Hát kết hợp động tác múa đơn giản (đã h/dẫn ở tiết trước). - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. c/ Ôn tập bài hát Múa vui. - Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ họa. - GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát & đố HS nhận ra đó là câu hát nào trong bài. * Lưu ý trong bài Múa vui 2 câu đầu đều có chung âm hình tiết tấu, 2 câu hát sau cũng vậy. - Tiết tấu 2 câu đầu của bài hát. - Tiết tấu 2 câu sau của bài hát. 2/ Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao- thấp; dài- ngắn. - GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm thanh cao- thấp; - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - GV thực hiện HS lắng nghe và trả lời. ========================================================================
  • 18. dài- ngắn cho HS phân biệt ở mức độ khó hơn so với lớp 1. + VD1: GV dùng đàn (hoặc hát) 1 âm dài 4 phách, sau đó cho HS nghe 1 âm thấp hơn cũng dài 4 phách. - Cho HS nhận xét âm nào cao, âm nào thấp, âm nào dài hơn.? - Khi thể hiện các âm nên cho HS đếm theo để các em phân biệt độ dài ngắn của âm thanh. + VD2: Cho HS nghe 2 âm có độ cao bằng nhau, nhưng độ dài ngắn khác nhau và các em phải nói được độ dài bằng bao nhiêu phách, gõ mấy cái? - Tương tự GV đưa thêm 1 số VD để HS phân biệt thêm. 3/ Hoạt động 3: Nghe nhạc. - GV đàn hoặc mở cho HS nghe băng trích đoạn nhạc không lời. 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. -Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã ôn. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà xem trước bài Chúc mừng sinh nhật. - GV thực hiện HS lắng nghe và trả lời. - GV thực hiện HS lắng nghe và trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS lắng nghe, ghi nhớ. TIẾT THỨ: 16 TUẦN: 8 Ôn luyện: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, MÚA VUI. PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP, DÀI - NGẮN. Ngày dạy: 22 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu 3 bài hát. Biết kết hợp với gõ đệm hoặc vận động phụ họa. - GV đệm đàn cho HS hát tập thể, kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa.- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát & đố HS nhận ra đó là câu hát nào trong bài. - GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm thanh cao- thấp; dài- ngắn cho HS phân biệt ở mức độ khó hơn so với lớp 1. -Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã ôn.- GV nhận xét giờ học. - Về nhà xem trước bài Chúc mừng sinh nhật. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 17. TUẦN: 9. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh Ngày dạy: 27 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gỗ đệm theo bài hát. II/ CHUẨN BỊ: Đàn O rgan, thanh phách. Bản đồ thế giới. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Gọi 1 vài em kiểm tra 1 trong 3 bài hát đã ôn tập. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chúc mừng sinh nhật. a/ Giới thiệu: Mỗi người chúng ta ai cũng có 1 ngày sinh. Đó là 1 ngày đầy ý nghĩa. Có 1 bài hát để chúng ta cùng hát đó là bài hát Chúc mừng sinh nhật. b/ Dạy hát: GV hát mẫu cho HS nghe, diễn cảm, tốc độ - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. ========================================================================
  • 19. vừa phải, âm thanh gọn gàng. Có thể vừa đệm đàn vừa hát. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. GV nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo tiết tấu lời ca. - Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. - GV chia lớp thành 2 nhóm : Tập hát luân phiên. * Chú ý: Khi hát bài này có thể cho các em cầm hoa tặng nhau, xem như đó như một ngày sinh nhật của bạn. 3/ Hoạt động 3: HS hát thi đua. - Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ, nhóm. - Cho HS hát thi đua theo hình thức cá nhân và có thể ghi điểm để động viên các em. 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc của ai? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? * Giáo dục HS có ý thức biết và nhớ đến ngày chào đời cả mình và cũng từ ngày đó ta được lớn lên nhờ công dưỡng dục của cha mẹ, công dạy dỗ của thầy cô để sau này ta giúp ích cho xã hội và cho bản thân của mình. - Cho cả lớp hát lại bài hát. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và lời ca của bài. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dẫn của GV. - Cả lớp cùng thực hiện. - HS hát theo nhóm, dãy, kết hợp gõ đệm (vỗ tay). - HS thực hiện theo nhóm. - Hát thi đua theo tổ, nhóm. - Hát thi đua theo cá nhân. - HS trả lời: Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Các bạn nhỏ trong bài, hát và tặng cho bạn những đóa hoa tươi thắm mừng ngày sinh của bạn. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. TIẾT THỨ: 18. TUẦN: 9. Ôn luyện bài hát CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh Ngày dạy: 29 - 10 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Hát đúng giai điệu và lời ca; đặc biệt chú ý những chỗ nửa cung trong bài. - HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo tiết tấu lời ca. - Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. - GV chia lớp thành 2 nhóm : Tập hát luân phiên. ========================================================================
  • 20. - Cho cả lớp hát lại bài hát. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và lời ca của bài và kết hợp vài động tác phụ hoạ. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 19. TUẦN: 10. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh Ngày dạy: 03 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật. - GV chia HS thành từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu. Chia cả lớp thành 3 nhóm. - GV hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp ¾ như sau. Bài hát Chúc mừng sinh nhật được viết ở nhịp3/4, nhưng có ô nhịp lấy đà vì thế ta chỉ vỗ vào phách mạnh của bài hát không vỗ ở 2 phách nhẹ. Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một khúc ca x x x x 2/ Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát. + GV cho HS lên trước lớp tập biểu diễn bài hát bằng nhiều hình thức. - HS hát đơn ca. - HS biểu diễn bằng tốp ca. - Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi đố vui. + GV hát cho HS nghe 1 bài hát viết ở nhip 2/4, một bài hát viết ở nhịp 3/4,. HS nhận xét bài nào nhịp 2/4, bài nào nhịp 3/4,. * Chú ý: Khi hát cần nhấn rõ trọng âm của nhịp 2/4, nhịp 3/4 đồng thời tay gõ đệm theo. Khi thực hiện trò chơi này, GV phải sưu tầm và tập hát thêm 1 số bài hát nhịp 3 như: Con kênh xanh xanh; Đếm sao; Ngày đầu tiên đi học; Bụi - HS thực hiện theo nhóm. - HS chú ý và vỗ theo. - HS thực hiện trước lớp. - Đơn ca. - Tốp ca. - Cả lớp thực hiện. - HS lắng nghe và phân biệt nhịp 2/4; nhịp 3/4. ========================================================================
  • 21. phấn; Cho con. Những bài hát ở nhịp 2/4 như: Chim bay; Hành khúc Đội TNTP; Em là mần non của Đảng. Sau đó GV hát 2 bài khác và tiếp tục đố các em. 4/ Hoat động 4: Củng cố dặn dò. - Cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn. - Về nhà ôn lại bài hát đã học. - Cả lớp thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ: 20. TUẦN: 10. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT. Nhạc Anh Ngày dạy: 05 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát thuộc bài và tập hát diễn cảm. HS biết gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ. - GV chia HS thành từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu. Chia cả lớp thành 3 nhóm. - GV hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp ¾ + GV cho HS lên trước lớp tập biểu diễn bài hát bằng nhiều hình thức. - HS hát đơn ca. HS biểu diễn bằng tốp ca. Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3. - Cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn. - Về nhà ôn lại bài hát đã học. Xem trước bài Cộc cách tùng cheng. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 21. TUẦN: BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CỘC CÁCH TÙNG CHENG. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Qua bài hát các em biết được tên 1 số nhạc cụ gõ dân tộc như: sênh; thanh la, mõ; trống. II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Cộc cách tùng cheng. Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Kiểm tra: Gọi 1 vài HS hát bài Chúc mừng sinh - HS thực hiện. ========================================================================
  • 22. nhật. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Cộc cách tùng cheng. - GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - Cho HS đọc lời ca của bài theo tiết tấu. - Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích ở tốc độ chậm cho đến khi hết bài. - Sau khi tập xong cho các em hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp 2, theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Cho HS hát theo dãy bàn kết hợp gõ đệm. - HS hát theo tổ, cá nhân. 2/ Hoạt động 2: Trò chơi với bài hát. - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ gõ trong bài hát. Các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ nhóm mình. Đến câu hát “Nghe sênh thanh la mõ trống...” thì cả lớp cùng hát và nói Cộc cách tùng cheng. - Có thể hướng dẫn cách chơi khác nếu còn thời gian. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Hôm nay các em được học hát bài gì? - Nhạc và lời của ai? Được viết ở nhịp mấy? - Trong bài được đề cập đến bao nhiêu dụng cụ gõ? - Nêu tên những dụng cụ gõ có trong bài hát? * Giáo dục HS biết yêu thích âm nhạc và những dụng cụ gõ của dân tộc ta. - Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu lời ca. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, theo tiết tấu. - HS hát theo dãy. - Hát theo tổ, ca snhaan. - HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Mỗi nhóm 1 em lên sử dụng nhạc cụ gõ. Khi đến tên nhạc cụ nhóm nào thì em đại diện sẽ gõ tiết tấu theo câu hát bằng nhạc cụ của nhóm mình.Chú ý gõ đúng tiết tấu không để rớt nhịp. - HS trả lời. - Cộc cách tùng cheng. - Phan Trần Bảng. Nhịp 2/4. - 4 dụng cụ gõ. - Sênh, thanh la, mõ, trống. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và thực hiện. TIẾT THỨ: 22. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN LUYỆN: CỘC CÁCH TÙNG CHENG. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. - GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát. ========================================================================
  • 23. - Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát. + HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp. * GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh trong SGK để cho các em nhận biết. - Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng. - GV nhận xét tiết học. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 23. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG . GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ DÂN TỘC. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Hát chuẩn xác và tập biểu diễn bài hát trước lớp. Biết tên gọi và hình dáng 1 số nhạc cụ gõ dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan, trống, mõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Kiểm tra 1 vài em bài hát Cộc cách tùng cheng. 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng. - GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát. - Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát. + HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em mang tượng trưng tên 1 nhạc cụ gõ trong bài. Những câu hát cuối bài cả nhóm cùng hát. 2/ Hoạt động 2: Giới thiệu 1 số nhạc cụ gõ. * GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh trong SGK để cho các em nhận biết. + Trống cái: Là loại trống lớn dùng trong những ngày lễ, hội, đình đám, báo hiệu giờ ra vào lớp của HS ở trường. + Trống con: Loại trống nhỏ bằng cở 1/3 trống lớn. + Mõ: Loại dụng cụ có hình bầu dục, rỗng bên trong thường dùng trong các lúc tụng kinh ở nhà chùa, làm bằng gỗ mít. + Thanh la: Dụng cụ làm bằng đồng hình tròn, giống hình cái chiêng của người dân tộc nhưng không có núm. + Thanh phách: Dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, dẹp, bầu ở 2 đầu. + Sênh tiền: - Cho cả lớp hát kết hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS biểu diễn trước lớp theo nhóm. - HS xem và quan sát tranh và nhớ tên các nhạc cụ. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe và ghi nhớ. ========================================================================
  • 24. - GV nhận xét tiết học. - Tìm hiểu thêm tên gọi 1 số dụng cụ gõ khác. TIẾT THỨ: 24. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN LUYỆN: CỘC CÁCH TÙNG CHENG. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. - GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát. - Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát. + HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em mang tượng trưng tên 1 nhạc cụ gõ trong bài. Những câu hát cuối bài cả nhóm cùng hát. * GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh trong SGK để cho các em nhận biết. - Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng, kết hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. - GV nhận xét tiết học. Xem trước bài hát Chiến sĩ tí hon. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 25. TUẦN: BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON. Nhạc: Đinh Nhu. Lời mới: Việt Anh. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu. Hát đều giọng đúng nhịp, thể hiện được tính chất mạnh mẽ trầm lặng của bài hát. II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn, song loan, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Gọi 1 vài em kiểm tra bài hát Cộc cách tùng cheng. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chiến sĩ tí hon. a/ Giới thiệu: Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có 1 bài hát nói về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng. Bài hát này do Việt Anh đặt lời theo giai điệu của bài “Cùng nhau đi hồng binh” của tác giả Đinh Nhu được sáng tác trong thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - Cho HS đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dẫn của GV. ========================================================================
  • 25. * Dặn HS chú ý những chỗ lấy hơi cuối câu hát, sửa những chỗ các em hát chưa đúng. - GV cho HS hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu, tiết tấu. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu. - GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (song loan). Kèn vang đây đoàn quân (Nhịp) x x (Phách) x x xx ( Tiết tấu) x x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp.... - Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay đáng như động tác đi đều. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập hát, dậm chân cho đều, đúng nhịp. - HS hát đồng thanh. Dãy, nhóm, cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Theo phách. - Theo tiết tấu lời ca. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. Chiến sĩ tí hon. - Nhạc Đinh Nhu, Lời mới Việt Anh. - Ước mơ của những em bé được làm chiến sĩ tí hon. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. TIẾT THỨ: 26. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON. Nhạc: Đinh Nhu. Lời mới: Việt Anh. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu. - GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát. Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát. HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.- Vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới? Nội dung bài hát nói lên điều gì? - Cho HS hát lại bài hát Chiến sĩ tí hon - GV nhận xét tiết học. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 2. TIẾT THỨ: 27. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON. TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU. ========================================================================
  • 26. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa. Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Chiến sĩ tí hon. II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. Đàn, song loan, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon. - Cho HS xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh, kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. - GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. 2/ Hoạt động 2: Tập đọc thơ theo tiết tấu. - Trước khi h/dẫn HS đọc thơ, GV cho HS luyện gõ tiết tấu cơ bản của bài Chiến sĩ tí hon. Trăng ơi... từ đâu đến Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. - Từ cách đọc thơ theo âm hình tiết tấu, GV cho HS vận dụng đọc những đoạn thơ khác. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi ban nhạc tí hon. - Thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và kết hợp làm động tác. + Tò te te tò te . Tò te te tò tí Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng tung tung. Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình tính. Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào. - Cho HS hát tập thể 1 lần. - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Câu - HS xem tranh và nghe giai điệu bài hát. - HS hát tập thể theo nhịp đàn. - HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp và tiết tấu. - HS hát kết hợp vận động phụ họa (đứng hát dậm chân tại chỗ, đánh tay nhịp nhàng). - Tập trình diễn trước lớp (tốp ca, hoặc đơn ca). - HS tập gõ tiết tấu theo h/dẫn của GV. Cách đọc: 1,2- 3,4,5. -HS tập đọc thơ theo tiết tấu. + Đọc đồng thanh. + Từng nhóm, dãy. + Cá nhân đọc. - HS tập đọc những đoạn thơ khác và gõ theo tiết tấu. - HS hát bằng âm tượng thanh theo h/dẫn của GV. - HS hát kết hợp làm động tác giả như đang thổi kèn, đánh trống, đánh đàn.... - HS thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm. - HS biểu diễn trước lớp. - HS lắng nghe và ghi nhớ. ========================================================================
  • 27. cuối cùng cả lớp cùng hát. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. 4/ Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng tiết tấu lời ca. TIẾT THỨ: 28. TUẦN: BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON. TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. Tập đọc thơ theo tiết tấu. Cho HS hát tập thể 1 lần. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Câu cuối cùng cả lớp cùng hát. Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng tiết tấu lời ca. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 2. TIẾT THỨ: 29. TUẦN THỨ: Bài dạy: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT; CỘC CÁCH TÙNG CHENG; CHIẾN SĨ TÍ HON. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I /MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập hát kết hợp trò chơi vận động. II / CHUẨN BỊ: Đàn ; nhạc cụ gõ. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 / Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát. a/ Ôn tập bài hát: “ Chúc mừng sinh nhật”. GV bắt nhịp cho HS hát. Có thể đệm đàn theo. HS hát kết hợp gõ đệm ( theo phách hoặc theo nhịp 3). Chia lớp thành 3 nhóm, tập hát nối tiếp theo từng câu ngắn, mỗi nhóm 1 câu. Toàn bài chia làm 6 câu. Cho HS tập biểu diễn bài hát theo kiểu đơn ca hoặc tốp ca. Kết hợp vận động phụ hoạ. b/ Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng. GV đệm đàn cho HS hát lại bài Cộc cách tùng cheng. - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng 1 nhạc cụ gõ. - Các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ của nhóm mình. Hai câu hát cuối cả lớp cùng hát. - HS hát ôn theo h/dẫn của GV. - HS biểu diễn trước lớp. - HS hát ôn theo h/dẫn của GV. - HS hát ôn theo h/dẫn của ========================================================================
  • 28. c/ Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon. GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát bài Chiến sĩ tí hon. HS hát kết hợp gõ đệm (theo phách hoặc theo nhiệp 2) HS tập hát đối đáp theo từng câu hát ngắn :Chia lớp thành 3 nhóm Nhóm1: Kèn vang đây đoàn quân Nhóm 2: Đều chân ta cùng bước Nhóm 3 : Cờ sao đi đằng trước Nhóm 1: Ta vác súng theo sau Nhóm 2 : Nào ta đi cùng nhau Nhóm 3: Đều chân theo nhịp trống Cả lớp cùng hát : Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào. HS hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca . 2/Hoạt động 2 : Nghe nhạc Cho HS nghe 1 bài hát dược diễn tấu bằng nhạc cụ hoặc 1 bản nhạc, trích đoạn không lời. Cho HS hát lại1 trong 3 bài hát vừa ôn tập. Về nhà hát thuộc các bài hát đã ôn tập gõ đệm. GV. - GV đàn cho HS nghe 1 bài nhạc hoặc mở băng. - Hát ôn 1 trong 3 bài. TIẾT THỨ: 30. TUẦN THỨ: Bài dạy: ÔN LUYỆN 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT; CỘC CÁCH TÙNG CHENG; CHIẾN SĨ TÍ HON. Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. Mời HS lên biểu diễn trước lớp. lần lượt 3 bài hát . - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 TIẾT THỨ 31. TUẦN 16. Bài dạy: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC. Ngày dạy: 07 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới,xác định vị trí nước Áo. ========================================================================
  • 29. Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a/ Hoạt động 1: Kể chuyện “ Mô-da thần đồng âm nhạc”. - GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. - Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào? - Mô-da đã làn gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? - Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô-da nói gì? b/ Hoạt động 2: Nghe nhạc. - Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng hoặc GV tự trình diễn. Sau khi HS nghe xong GV hỏi. - Bài nhạc em vừa nghe như thế nào? - Bài hát nói về điều gì? c/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi. * Một HS ra khỏi vòng tròn, GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ. Sau đó cho tất cả các em cùng hát 1 bài hát. GV gọi em đó vào, nếu tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa người giấu đồ vật, nếu tiếng hát to là đang ở gần người giấu đồ vật. Như vậy người đi tìm phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướnh tìm cho ra vật bị giấu. Khi phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi. 3/ Củng cố: Cho HS hát ôn lại các bài hát đã học và nắm tên tác giả. 4/ Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra. - Nước Áo - Định quay về thú thật với bố ….……….tặng ông chủ rạp . - Ông bố tự hào về con và tin rằng ….. thành 1 nhạc sĩ vĩ đại. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS chú ý GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 ========================================================================
  • 30. TIẾT THỨ 32. TUẦN 16. Bài dạy: ÔN LUYỆN: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC. Ngày dạy: 08 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. - GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. : Nghe nhạc. - Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi. Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP :2. TIẾT THỨ: 33. TUẦN : 17. Bài dạy: TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. Ngày dạy: 22 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ Mục tiêu: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. II/ Chuẩn bị: GV & HS cùng chuẩn bị nhạc cụ gõ là thanh phách. III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát. Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. + Thành lập “ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết mục. Khi các em biểu diễn , GV động viên HS sáng tạo các động tác phụ họa theo từng bài hát. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần - HS tham gia biểu diễn các bài hát đã học. - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và tham gia trò ========================================================================
  • 31. Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. - Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng. - GV dùng 1 trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với 1 âm hình tiết tấu như sau. - Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ tí hon” hai tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ. - GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1,2 bước, GV gõ tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước. - Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ. - Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát, các em tiến lên , lùi lại theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống. - GV làm mẫu cho HS thấy. - GV gõ trống HS làm động tác theo GV. 3/ Củng cố dặn dò. - Cho HS hát lại 1 trong những bài hát đã ôn tập. - Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1. chơi. GV làm maaux cho HS thấy. - HS làm theo h/dẫn. - Hát ôn lại 1 bài hát đã ôn. - Lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ: 34. TUẦN : 17. Bài dạy: ÔN LUYỆN TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. Ngày dạy: 24 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nôi dung: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. Tập biểu diễn bài hát: Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. - Trò chơi âm nhạc: Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng. Cả lớp ôn lại các bài hát đã học. Cá nhân biễu diễn. - Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1. ========================================================================
  • 32. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 2. TIẾT THỨ : 18. TUẦN .18. BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA. Ngày dạy: 24 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I / MỤC TIÊU: Cho các em ôn lại các bài hát , trong khi hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Đánh giá đúng & khích lệ đúng kết quả học tập của HS. II / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 / Hoạt động 1: Ôn tập. - Cho HS hát ôn lại 6 bài hát đã học , vừa hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Cho HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến nay. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2 / Hoạt động 2: Kiểm tra. Từng nhóm hoặc cá nhân hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa. Cách cho điểm: A+ :Hát thuộc ; đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa. A :Hát thuộc , đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp. B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, - HS hát ôn và trả lời. - Từng nhóm biểu diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ. - GV nhận xét và ghi điểm cho từng nhóm hoặc các nhân. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. ========================================================================
  • 33. không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa. 3 / Hoạt động 3: Nhận xét. Cuối tiết học GV khen ngợi các em tích cực tham gia giờ học hát, những em học tốt, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với các em chưa đạt yêu cầu cần cố gắng hơn. Tiết sau học hát bài “ Trên con đường đến trường”. __________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 2. TIẾT THỨ : 37. TUẦN : 19. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu. Ngày dạy: 12 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ để chép lời ca. Nhạc cụ , tranh vẽ, hát chuẩn xác bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Trên con đường đến trường”. GV dùng tranh vẽ ở SGK ( phóng to) để giới thiệu bài hát. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc đồng thanh lời ca. Toàn bộ bài hát gồm 4 câu. Chú ý những chỗ lấy hơi là sau tiếng ngân dài 1,5 phách và 2 phách ( nốt đen chấm dôi, nốt trắng) như “ trường,mát, gió,cơn, mùa, trường , hót, hót, mau”. GV bày cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích để hướng dẫn các em hát toàn bộ bài hát. Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời - HS xem tranh để biết. - Ngồi ngay ngắn lắng nghe. - HS đọc lời ca. - Hát từng câu theo h/dẫn của GV. - HS hát theo nhóm, dãy. - Chú ý GV làm mẫu. ========================================================================
  • 34. ca. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy. ( theo phách , theo tiết tấu lời ca). * Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. - Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. 3/ Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? -Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu của bài hát như thế nào? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến ngôi trường em đang học). - Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm cho thành thạo. - HS làm theo GV. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát và gõ đệm. - HS vận động theo nhạc. - HS trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ : 38. TUẦN : 19. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu. Ngày dạy: 14 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời. - GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. - Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? -Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu của bài hát như thế nào? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến ngôi trường em đang học). ========================================================================
  • 35. - Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm. ĐỂ TẢI ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN NÀY THẦY CÔ VÀO TRANG http://tieuhocvn.info ========================================================================