SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Ngày soạn: 06/01/2013 Ngày Giảng: 08/01/2013 Dạy lớp 9A
11/01/2013 Dạy Lớp 9B
Tiết 1 – Bài 1
HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG.
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
- Biết nội dung bài hát nối về kỉ niệm sâu sắc của thời đi học.
2. Kỹ năng:
- HS hát đúng giai điệu- lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình
- Biết thể hiện bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
3. Thái độ: Qua bài hát, GD HS yêu mái trường, có tình cảm gắn bó- ghi nhớ công ơn
dạy dỗ của thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân để minh
họa phần giới thiệu tác giả.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp gõ phách
chính xác bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”.
- Hát đúng giai điệu lời ca một số bài hát về đề tài thầy cô giáo và mái trường.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ. (không)
* ĐVĐ vào bài mới (1’) Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng những tình
cảm được lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy cô giáo và những bạn bè thân
thiết của một thời cắp sách, những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong lòng chúng ta
cùng với những kỷ niệm khó phai mờ. Tất cả những tình cảm ấy đã được nhạc sĩ
Hoàng Lân gửi gắm vào trong bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” mà cô sẽ giới thiệu
với các em trong giờ học hôm nay, cô hy vọng sau khi học song bài hát mỗi chúng ta
đều cảm nhận được những gì tươi đẹp nhất mà hiện nay các em đang có và biết yêu
thương giúp đỡ nhau, luôn kính trọng- ghi nhớ công ơn thầy cô giáo và lưu giữ
trong mình những kỷ niệm tươi đẹp của tuổi học trò dưới mái trường thân yêu này.
2. Dạy bài mới.
1
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
HS
GV
GV
GV
GV
Nhạc sĩ Hoàng Lân (Cùng với nhạc sĩ Hoàng Long)
là 2 anh em sinh đôi, cùng sinh ngày 18.6.1942 tại
Thị xã Sơn Tây- Hà Tây (Nay tỉnh Hà Tây thuộc
Thành phố Hà Nội).
Nhạc sĩ Hoàng Lân là một nhạc sĩ gắn bó mật thiết
với tuổi thơ, ông đã sáng tác hàng trăm bài hát cho
thiếu nhi trong hơn 40 năm qua, được các em đón
nhận và yêu thích.
Kể tên một số bài hát thiếu nhi của Nhạc sĩ Hoàng
Lân ?
TL.
Có thể kể đến các bài hát: Đi học về (1962) , Từ
rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978), Thật là
hay (1980), Chúng em cần hòa bình (1985), Bác
Hồ- người cho em tất cả, Những bông hoa- những
bài ca, Em đi thăm miền Nam…... và nhiều bài hát
khác đã được phổ biến rộng rãi qua các thế hệ thiếu
nhi. Trong đó bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm
Lăng Bác” và “Bác Hồ- người cho em tất cả” là 2
bài hát hay của Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân
đã được bình chọn trong số 50 bài hát thiếu nhi hay
nhất thế kỷ XX.
Hát hoặc gọi HS hát một số bài hát trên.
Năm 1985, nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác bài hát
“Bóng dáng một ngôi trường” dựa vào kí ức về một
mái trường mà ông đã từng gắn bó mật thiết, đó là
trường THPT Nguyễn Huệ ở Thị xã Hà Đông- Hà
Tây.
Cho HS quan sát bài hát:
“Bóng dáng một ngôi trường”.
1. Giới thiệu tác giả và bài
hát ( 10’).
a. Tác giả.
b. Bài hát.
HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG
MỘT NGÔI TRƯỜNG.
Nhạc và lời: Hoàng Lân
Sôi nổi- Rất nồng nhiệt.
? Bài hát có mấy đoạn? Mỗi đoạn có mấy câu? Nhịp
2
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
của mỗi đoạn?
TL.
Bài hát gồm 2 đoạn:
Đoạn 1: Viết ở nhịp 4/4, gồm có 6 câu.
Từ “Đã bao mùa thu…trong lòng chúng ta”.
Giai điệu sôi nổi- khỏe khoắn.
Đoạn 2: Viết ở nhịp 2/4, gồm có 4 câu.
Từ “Hát mãi bên dòng.….nhớ đến bây giờ”.
Giai điệu tha thiết- lôi cuốn, đượm chút lưu luyến
bâng khuâng.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì? Hát như thế nào?
Sử dụng khung thay đổi nên hát 2 lần.
Lần 1: Hát “Đã bao mùa thu”…..đến hết khung
số 1 “bây giờ”.
Lần 2: Hát “Hát tiếp những bài ca mới”…..đến
khung số 1, bỏ khung số 1 “giờ”, hát
khung số 2 “trường”.
Hát mẫu sử dụng khung thay đổi cho HS nghe.
Nốt kết thúc và hóa biểu bài hát ?
Nốt kết thúc là nốt Pha, hóa biểu có Si b. Đây là bài
hát viết ở giọng Pha trưởng.
Đàn: HS luyện thanh.
&¨u===v===w===x==y===x
===w===v===u="
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối
móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu
vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát.
Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Sử dụng đúng khung thay đổi, thể hiện đúng
đảo phách, ngân đủ trường độ từng nốt nhạc; từ
(trường) ở cuối bài hát ngân 3 phách, hát đủ nốt luyến
ở từ (đến, bây).
Giai điệu lời 2 của đoạn 2 giống lời 1 nên GV để HS
tự hát- chỗ nào HS hát sai thì GV sửa cho HS hát
đúng.
2. Học hát: 30’
Bóng dáng một ngôi
trường
3
?
HS
GV
GV
HS
HS
GV
Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ
phách.
Nhịp đầu đủ phách không ? Phách mạnh đầu tiên là
từ nào?
Nhịp đầu đủ phách nhưng sử dụng đảo phách nên
phách mạnh đầu tiên rơi vào dấu lặng đen, phách
mạnh thứ 2 là từ “bao”.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp
gõ phách vài lần.
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách.
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Đã bao mùa thu khai trường.
Nữ hát câu 2: Đã bao mùa hè chia tay.
Nam hát câu 3: Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn
đây.
Nữ hát câu 4: Những cánh chim dù bay xa.
Nam hát câu 5: Năm tháng không thể xóa nhòa.
Nữ hát câu 6:Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng
chúng ta
Cả lớp hát đoạn 2:Hát mãi bên dòng sông ấy…ngôi
trường
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số nhóm HS hát kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho các nhóm).
3. Củng cố luyện tập (3’)
? Nội dung bài hát muốn nhắc nhở các em điều gì?
HS: TL.
GV: Bài hát mong muốn các em yêu mến mái trường, luôn gắn bó- ghi nhớ công ơn dạy
dỗ của thầy cô giáo.
? Kể tên một số bài hát viết về mái trường và thầy cô giáo ?
HS: TL.
GV: Đi học xa, Em yêu trường em, Ngày đầu tiên đi học, Khi tóc thầy bạc, Bài học đầu
tiên, Mùa thu ngày khai trường, Quà tặng thầy cô, Bóng dáng một ngôi trường, Mái
trường em yêu, Mái trường mến yêu, Cô giáo vùng cao, Con đường đến trường, Thầy cô
cho em mùa xuân, Bông hồng tặng cô, Những bông hoa- những bài ca, Hoa ban vào
lớp, Chiều thu nhớ trường, Cô giáo, Bụi phấn, Đi học.
GV hát hoặc gọi một số HS hát trích đoạn một số bài hát trên.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
GV nhắc HS về đọc Bài đọc thêm, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm
4
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
===================
Ngày soạn: 13/01/2013 Ngày Giảng: 15/01/2013 Dạy lớp 9A
18/01/2013 Dạy Lớp 9B
Tiết 2 – Bài 1
- NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG.
- TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG- TĐN SỐ 1.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS có khai niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
- HS biét cấu tạo của giọng Son trưởng.
- HS biét bài TĐN số 1 là nhạc Ba Lan được viết ở giọng Son trưởng
2. Kỹ năng.
- Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu ghép lời ca và kết hợp gõ đệm hoặc đánh
nhịp.
3. Thái độ:
- GD HS thích môn học và có hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1, bảng phụ VD về quãng.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính
xác bài TĐN số 1.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
* ĐVĐ vào bài mới: 1’ Ở chương trình lớp 7 các em đã được tìm hiểu về quãng
hòa âm và quãng giai điệu. Giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về quãng trưởng-
quãng thứ- quãng tăng- quãng giảm- quãng đúng. Trong phần nhạc sẽ tập đọc bài TĐN
số 1 viết ở giọng Son trưởng được trích trong bài hát “Cây sáo” - Nhạc: Ba Lan, do
Hoàng Anh đặt lời.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
1. Nhạc lí: 12’
Giới thiệu về quãng
5
GV
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
Treo bảng phụ lên bảng cho HS quan sát.
&=r==r='=r==s='=t==u='r==t='s
=u'r=u'r=v!
1Đ 2T 2t 3T 3t 4Đ 5Đ
&=r==w='t==y='r==x='t==z='r=
y='u==x'x=|!
6T 6t 7T 7t 8Đ 4 tăng 5 giảm
Giới thiệu về các quãng:
1 Đúng là 2 nốt Đ- Đ chưa có cung.
2 Trưởng là 2 nốt Đ- R có 1 cung.
2 Thứ là 2 nốt M- P có nửa cung.
4 tăng là quãng trưởng vì Pha- Son là 1 cung
(Pha- Si là 3 cung).
5 giảm là quãng thứ vì Si- Đô là nửa cung
(Si-Pha là nửa cung- nửa cung- 1 cung- nửa cung).
Đàn các quãng trong VD cho HS nghe.
Quãng là gì?
Quãng là khoảng cách về độ cao của 2 âm thanh liền bậc
(Đ-R, M-F) hoặc cách bậc (Đ-M, R-F). Mỗi quãng mang
một tính chất riêng (Trưởng- thứ- đúng- tăng- giảm). Tùy
theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó
mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng- thứ-
đúng- tăng- giảm.
Nêu VD về quãng 1Đ, 2T, 2t, 3T, 3t, 6T, 6t, 7T, 7t, 8Đ ?
TL.
Nhận xét và giải thích.
a. Ví dụ.
b. Khái niệm.
- Quãng là khoảng cách
về độ cao của 2 âm thanh
liền bậc hoặc cách bậc.
Mỗi quãng mang một
tính chất riêng. Tùy theo
số lượng cung hoặc nửa
cung chứa trong quãng đó
mà xác định tên gọi và
tính chất các quãng là
trưởng- thứ- đúng- tăng-
giảm.
6
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
VD: Son- La La- Đố
2T (Liền bậc) 3t (Cách bậc)
Tất cả những bài hát hoặc bài TĐN đều sử dụng các quãng
để tạo nên âm thanh cao- thấp khác nhau.
VD: bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”.
&è4:==_=====W====U='==V
====F====B,===R==:!
Đã bao mùa thu khai trường
2T 3T 2T 1Đ 5Đ
Ở chương trình lớp 6, 7, 8 các em đã được tìm hiểu giọng
trưởng nào?
Đã tìm hiểu giọng Đô trưởng, hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu một giọng trưởng mới- đó là….
Để HS nhớ cấu tạo giọng trưởng, GV đưa ra cấu tạo giọng
Đô trưởng.
- Cấu tạo: công thức
I II III IV V VI VII (I)
&=r===s===t===u===v===w=
==x===y!
Căn cứ vào cấu tạo giọng Đô trưởng ta sẽ thành lập cấu
tạo giọng Son trưởng.
Giọng Son trưởng bắt đầu- kết thúc bằng nốt gì? Thứ tự
các nốt trong giọng Son trưởng?
TL.Cấu tạo:
I II III IV V VI VII (I)
&¡v==w==x==y==z=={==|==}!
1c 1c ½c 1c 1c 1c ½c
2. Tập đọc nhạc:
Giọng Son trưởng-
TĐN số 1.
a. Giọng Son trưởng
(10’)
- Khái niệm: Giọng Son
trưởng có âm chủ là Son,
hóa biểu có Pha#.
7
GV
?
HS
GV
GV
Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc?
TL.
Điền vào khuông nhạc.
Từ cấu tạo giọng Son trưởng, hãy rút ra khái niệm về
giọng Son trưởng?
TL- GV kết luận….
Mỗi giọng có một âm chủ riêng.
VD: Đô trưởng là nốt Đô, Son trưởng là nốt Son, Mi
trưởng là nốt Mi.
Đàn: HS đọc giọng Son trưởng.
So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Đô trưởng và
Son trưởng ?
- Giống: Thứ tự các cung và nửa cung giữa
các bậc.
- Khác: Âm chủ và hóa biểu.
Để các em hiểu rõ hơn về giọng Son trưởng, chúng ta sẽ
đọc bài TĐN số 1- áp dụng giọng Son trưởng.
Treo bảng phụ lên bảng và giới thiệu về bài TĐN số 1.
b. Tập đọc nhạc số 1
“Cây sáo”
(18’)
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
Nhịp 2/4 có 2 phách trong 1 nhịp, mỗi phách bằng một
nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ?
Đơn, đen, trắng, đơn chấm dôi, móc kép.
Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp
các nốt nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên
cao?
TL.
Nx và điền vào thang âm.
&¡==s===t===u===v===w==
=x===y===z==={!.
I III V
Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu bài TĐN ?Giọng gì?
TL.
Nốt kết thúc là nốt Son (bậc I- âm chủ), hóa biểu có
Pha # nên bài TĐN viết ở giọng Son trưởng.
8
?
HS
GV
HS
GV
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
Đàn bài TĐN số 1 cho HS nghe.
Bài TĐN chia làm mấy câu ?
Bài TĐN chia làm 4 câu.
Câu 1: Đẹp nào bằng cây sáo bé bé nhỏ…..tay người.
Câu 2: Ngọt ngào bay lên tiếng sáo ngân…. xa vời.
Câu 3: Một điệu nhạc trong sáng réo rắt…..tay ấy.
Câu 4: Hòa theo với tiếng đàn hát lên câu ca yêu đời.
Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc
tên nốt trên bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao
độ bài TĐN, mỗi câu vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn.
HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai
cho HS trong khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3
với câu 4, sau đó ghép cả bài TĐN.
Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca.
(GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai
cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả
bài TĐN).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách
(2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu
4.
(2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho các nhóm).
3. Củng cố- luyện tập( 3’).
? Nội dung lời ca bài TĐN ?
HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi tiếng sáo ngân vang của dân tộc Việt Nam.Vì vậy các em
phải giữ gìn cây sáo vì nó là một trong những nhạc cụ độc đáo nhất của Việt Nam
? Quãng là gì?
HS: TL- GVnx.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
Bài 1: Quãng 2: Si- La; Rế- Đố; La- Son; Si- Đố.
Quãng 3: Son- Si; Rế- Mí; Rề- Pha; Pha- La.
9
Quãng 4: La- Rế; La- Mì.
Quãng 5: La- Mí.
Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 1.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
(Sưu tầm các ca khúc thiếu nhi phổ thơ).
Rút kinh nghiệm
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
-----------------------------------
Ngày soạn: 20/01/2013 Ngày Giảng: 22/01/2013 Dạy lớp 9A
25/01/2013 Dạy Lớp 9B
Tiết 3 – Bài 1
- ÔN BÀI HÁT: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG.
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1.
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: Bóng dáng một ngôi trường.
- Ôn tập tập đọc nhạc số 1.
- HS biết đặc điểm về ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên 1 số bài hát thiếu nhi phổ
thơ.
2. Kỹ năng.
- Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp
ca…
- HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác
bài TĐN số 1.
- HS hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát
phổ thơ thành công.
10
3.Thái độ:
- GD HS có ý thức sưu tầm-tìm hiểu và giữ gìn các bài hát thiếu nhi phổ thơ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1, bảng phụ một số bài thơ-
bản nhạc có bài thơ được phổ nhạc.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết hợp gõ phách
chính xác bài hát: Bóng dáng một ngôi trường.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính
xác bài TĐN số 1.
2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát và ôn TĐN).
* ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Bóng
dáng một ngôi trường”; ôn lại bài TĐN số 1. Tiếp đó tìm hiểu về một số ca khúc thiếu
nhi phổ thơ qua phần âm nhạc thường thức.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
HS
GV
GV
Cho HS nghe giai điệu bài hát.
Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là
từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS hát với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết
hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Đã bao mùa thu khai trường.
Nữ hát câu 2: Đã bao mùa hè chia tay.
Nam hát câu 3: Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở
chốn đây.
Nữ hát câu 4: Những cánh chim dù bay xa.
Nam hát câu 5: Năm tháng không thể xóa nhòa.
Nữ hát câu 6: Và tình yêu ấy sáng lên trong
lòng chúng ta.
Cả lớp hát đoạn 2: Hát mãi bên dòng sông ấy mang
theo bao kỷ niệm. Hàng cây xanh dệt vào bức tranh
đầy kí ức tuổi thơ. Một khúc ca đang vang vọng.
1. Ôn bài hát: 10’
Bóng dáng một ngôi trường
11
GV
GV
GV
Làm ta xao xuyến nhớ đến bây giờ. Hát tiếp những
bài ca mới cho xanh tươi tình bạn. Dòng sông xưa
thời gian lắng trôi càng gắn bó dài lâu. Càng lắng
sâu trong tâm hồn. Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi
trường.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng- đồng ca kết hợp gõ
phách.
Đoạn 1: Một HS hát hát lĩnh xướng.
Đoạn 2: Cả lớp cùng hát.
Goị 1 hoặc 2 nhóm HS hát kết hợp gõ phách.
(GV nx- cho điểm).
Treo bảng phụ bài TĐN số 1 lên bảng cho HS quan
sát.
2. Ôn tập TĐN số 1: 13’
CÂY SÁO
(Trích)
Nhạc: Ba Lan
Đặt lời: Hoàng Anh
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
GV
Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu bài TĐN ?Giọng gì?
Nốt kết thúc là nốt Son (bậc I- âm chủ), hóa biểu có Pha #
nên bài TĐN viết ở giọng Son trưởng.
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
&¡==s===t===u===v===w===x
===y===z==={!.
I III V
Đàn bài TĐN số 1 cho HS nghe.
Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần.
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách.
(2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc-hát câu 1 và câu 3;Nữ đọc-hát câu 2 và câu 4.
(2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1; 2 nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
(GV nx- cho điểm) 3. Âm nhạc thường
12
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
Những ca khúc thiếu nhi có nhiều bài được hình thành từ
những bài thơ, các nhạc sĩ đã tìm cảm hứng từ bài thơ để
sáng tác thành bài hát. Phổ nhạc theo thơ là một phương
pháp sáng tác bài hát được sử dụng có hiệu quả và khá phổ
biến.
Thế nào là ca khúc phổ thơ ?
Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước.
Kể tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ ? Hát một bài mà
em yêu thích nhất ?
Hạt gạo làng ta, Bụi phấn, Đi học, Bác Hồ- người cho em
tất cả, Tia nắng- hạt mưa, Cho con, Dàn đồng ca mùa hạ,
Ngày đầu tiên đi học.
Ngoài ra các bài hát người lớn cũng được phổ nhạc từ bài
thơ có trước.
VD: Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”
(Thơ: Thanh Hải- nhạc: Trần Hoàn).
Bài hát “Bóng cây Kơ- nia”
(Thơ: Ngọc Anh- nhạc: Phan Huỳnh Điểu).
Bài hát “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây”
(Thơ: Phạm Tiến Duật- nhạc: Hoàng Hiệp).
Bài hát “Chút thơ tình người lính biển”
(Thơ: Trần Đăng Khoa- nhạc: Hoàng Hiệp).
Bài hát “Viếng Lăng Bác”
(Thơ: Viễn Phương- nhạc: Hoàng Hiệp).
Cho HS nghe trích đoạn một số bài hát trên.
Trong dân ca Việt Nam hầu hết các làn điệu được hình
thành từ những câu thơ.
VD: Bài hát “Lí cây bông” bắt nguồn từ câu thơ:
Bông xanh, bông trắng, bông vàng.
Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông.
Gọi HS hát bài “Lí cây bông”.
Lời bài hát “Lí cây bông” có thay đổi hay giữ nguyên?
Có thay đổi.
Một vài nhận xét về ca khúc thiếu nhi phổ thơ:
Có bài thơ hay nhưng rất khó phổ nhạc hoặc không thể phổ
thành bài hát, có bài thơ không đặc sắc lắm nhưng khi được
phổ nhạc lại trở thành bài hát có sức sống và được phổ biến
rộng rãi. Tuỳ từng bài, tùy từng tác giả, có khi người ta giữ
thức
Ca khúc thiếu nhi phổ
thơ
(16’)
13
GV
?
HS
GV
nguyên vẹn bài thơ không thay đổi dù chỉ một từ.
VD: Ngày đầu tiên đi học, Hạt gạo làng ta,
Bụi phấn.
Có khi lời thơ được thay đổi ít nhiều.
VD: Dàn đồng ca mùa hạ, Lí cây bông, Lí chiều chiều, Cây
trúc xinh.
Treo bảng phụ các VD: Hạt gạo làng ta, Dàn đồng ca mùa
hạ.
Em có nhận xét gì về các VD trên?
Bài “Hạt gạo làng ta”- giữ nguyên lời thơ.
Bài “Dàn đồng ca mùa hạ”- lời thơ có thay đổi chút ít.
Cũng có trường hợp, nhạc sĩ chỉ phổ nhạc theo ý thơ, dựa
vào ý thơ để phóng tác lời ca cho phù hợp với cảm hứng,
với sự phát triển hợp lý của giai điệu và cấu trúc bản nhạc.
VD: Bài thơ “Cho em” (Phong Thu) được nhạc sĩ Hoàng
Long- Hoàng Lân phổ thành bài hát “Bác Hồ- người cho
em tất cả”.
Treo bảng phụ bài thơ “Cho con”- bài hát “Bác Hồ- người
cho em tất cả” lên bảng.
Quan sát- so sánh.
3. Củng cố- luyện tập( 4’).
? Thế nào là ca khúc phổ thơ ? Kể tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ ?
HS: TL.
GV: Nhận xét.
GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1.
GV Đàn: HS hát với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết hợp gõ phách bài hát
“Bóng dáng một ngôi trường”
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
Bài 1:Một số bài hát phổ thơ viết cho người lớn và trẻ em(Phần âm nhạc thường thức)
Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 1.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
------------------------------------------------
14
Ngày soạn: 27/01/2013 Ngày Giảng: 29/01/2013 Dạy lớp 9A
01/02/2013 Dạy Lớp 9B
Tiết 4 – Bài 2:
HỌC HÁT BÀI: NỤ CƯỜI.
Nhạc: Nga
Dịch lời: Phạm Tuyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết bài hát Nụ cười là bài hát Nga có nội dung thể hiện sự lạc quan yêu đời của
tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 2/4.
2. Kỹ năng:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Biết lấy hơi, hát rõ lời diễm cảm, tập hát theo hình
thức đơn ca, song ca, tốp ca...
3. Thái độ:
15
- Qua bài hát, GD HS biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổi thơ, luôn lạc quan- tin yêu vào
cuộc sống, thể hiện tình thân ái- đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt-Nga.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Hát đúng giai điệu lời ca một số bài hát Nga.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nụ cười”.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
* ĐVĐ vào bài mới: 2’ Nước Nga là một đất nước tươi đẹp có Thủ đô là Mát-
xcơ- va, là quê hương của cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại với vị lãnh tụ thiên tài Lê
Nin, là quê hương của nhạc sĩ thiên tài Trai- cốp- xki với nhiều bản nhạc hay được
công chúng mến mộ. Bài hát “Nụ cười” là một ca khúc quen thuộc của thiếu niên
nước Nga do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời- ca ngợi niềm lạc quan tin yêu
trong cuộc sống của tuổi trẻ. Để các em cảm nhận được giai điệu vui tươi- trong sáng
của bài hát, chúng ta cùng học bài hát “Nụ cười”.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
HS
GV
GV
GV
Nước Nga có một nền văn hóa cao với những tên tuổi
nổi tiếng: Về Văn học có Pus- kin, Sê- khốp, Léptôn-x
tôi, Goóc- ki. Về Mĩ thuật có danh họa nổi tiếng Lê- vi-
tan. Về âm nhạc có nhạc sĩ thiên tài Trai- cốp- xki, Prô-
cô- phi- ép và nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng khác.
Nước Nga có nhiều bài hát hay mà trong chương trình
âm nhạc lớp 7 các em đã được học một bài hát.
Đó là bài hát nào ?
Ca- chiu- sa.
Bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ phách bài hát “Ca-
chiu- sa”.
Ngoài ra nước Nga còn có các bài hát: Đôi bờ, Chiều
Mát- xcơ- va, Chiều hải cảng,…
(GV hát trích đoạn 3 bài hát trên cho HS nghe)
Cho HS quan sát bài hát “Nụ cười”.
1. Giới thiệu bài hát.
( 12’)
16
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
HS
Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
TL.
Bài hát viết ở nhịp 2/2 nên trong một nhịp có 2 phách , mỗi
phách bằng một nốt trắng (vì nốt tròn chia cho 2 = trắng),
phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì ? Hát như thế nào?
TL.
Sử dụng khung thay đổi nên hát 2 lần.
Lần 1: Hát từ đầu (lời 1) “Cho trời sáng lên cùng với bao nụ
cười….” đến hết khung số 1 “Cho trời”.
Lần 2: Hát từ nhịp thứ 2 (lời 2) “Sáng lên và áng mây tươi
hồng….” đến khung số 1 “tháng”, bỏ khung số 1, hát
khung số 2 “năm vẫn tràn ngập lòng ta”.
Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe.
Bài hát chia làm mấy đoạn ?Mỗi đoạn có mấy câu ?
TL.
Bài hát gồm 2 đoạn.
Đoạn 1: Có 4 câu hát, từ “Cho trời sáng lên….cất tiếng cười”.
Giai điệu trong sáng- rộn ràng- diễn tả cuộc sống
hạnh phúc tràn đầy niềm vui và tiếng cười.
Đoạn 2: Có 6 câu hát, từ “Để làn mây…ko thể nào xóa nhòa”
Giai điệu đi vào chiều sâu tình cảm- êm nhẹ nhưng rõ
ràng dứt khoát như muốn nói lên lòng tin yêu cuộc sống, luôn
hướng tới tương lai tươi đẹp, thể hiện tình đoàn kết của bạn trẻ
trong tiếng cười lạc quan.
Nốt kết thúc và hóa biểu của bài hát ?
TL.
Nốt Đô, đoạn 1 viết ở giọng Đô trưởng, đoạn 2 viết ở giọng
Đô thứ (Hóa biểu có Si b, Mi b, La b).
Đàn: HS luyện thanh.
&==r====s====t====u====v==
==u====t====s====r=.
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc
xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
2. Học hát: Nụ cười
( 28’)
17
GV
?
HS
GV
GV
HS
HS
GV
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối
từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: ngân nghỉ đúng phách.
Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên
là từ nào?Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên?
Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên
là từ “Sáng” ở nhịp thứ 2.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần.
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách.
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Nữ hát câu 2: Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh...trời.
Nam hát câu 3:Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui
Nữ hát câu 4: Trong cuộc sống đầm ấm…..cất tiếng cười.
Cả lớp hát đoạn 2: Để làn mây không bay đi xa…..lòng ta.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
3. Củng cố luyện tập (3’)
? Bài hát “Nụ cười” nhạc của nước nào ? Do ai phỏng dịch lời ? Nội dung bài hát
nói lên điều gì?
HS: Bài hát “Nụ cười” nhạc của nước Nga, do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời.
Bài hát diễn tả cuộc sống hạnh phúc tràn đầy niềm vui, ca ngợi niềm lạc quan-
tin yêu trong cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, thể hiện tình đoàn kết
của tuổi trẻ. Vì vậy các em phải lạc quan- tin yêu vào cuộc sống, giữ gìn sự hồn
nhiên trong sáng của tuổi thơ, thể hiện tình thân ái hữu nghị-đoàn kết giữa thiếu
nhi hai nước Việt- Nga.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’)
- Học thuộc bài và xm trước bài mới.
Rút kinh nghiệm
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
=====================
Ngày soạn: 17/02/2013 Ngày Giảng: 19/02/2013 Dạy lớp 9A
22/02/2013 Dạy Lớp 9B
18
Tiết 5 – Bài 2
- ÔN BÀI HÁT: NỤ CƯỜI.
- TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG MI THỨ- TĐN SỐ 2.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Ôn bài hát: Nụ cười.
- Tập đọc nhạc số 2- giọng Mi thứ.
2. Kỹ năng.
- HS hát thuộc lời- đúng giai điệu với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách
chính xác bài hát “Nụ cười”. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca,
tốp ca.
- HS nắm được cấu tạo giọng Mi thứ tự nhiên và giọng Mi thứ hòa thanh, biết giọng
Mi thứ có âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha #.
- HS biết bài TĐN số 2 “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga, được viết ở giọng Mi thứ,
nhịp 3/4. Đọc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ- trường độ kết hợp ghép lời- gõ
phách chính xác bài TĐN số 2.
3. Thái độ: GD HS thích sưu tầm- tìm hiểu thêm về giọng mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 2.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách
chính xác bài hát: Nụ cười.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách và
đánh nhịp chính xác bài TĐN số 2.
2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát).
* ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Nụ cười”,
thể hiện bài hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách. Trong phần nhạc,
chúng ta cùng làm quen với giọng Mi thứ, tập đọc bài TĐN số 2 được trích từ bài
hát trong phim “Tiếng hát trái tim”- nhạc Nga.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
Cho HS nghe giai điệu bài hát.
Nhịp đầu đủ phách không ?Phách mạnh đầu tiên là
1. Ôn bài hát: 10’
Nụ cười
19
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết
hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Cho trời sáng lên cùng….nụ cười.
Nữ hát câu 2: Cầu vồng thêm lung linh….....trời.
Nam hát câu 3: Nụ cười tươi chúng ta…niềm vui.
Nữ hát câu 4: Trong cuộc sống.....cất tiếng cười.
Cả lớp hát đoạn 2: Để làn mây không.…..lòng ta.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ
phách.
(GV nx- cho điểm).
Ở chương trình lớp 7 và 8 các em đã được làm
quen với giọng thứ nào?
TL.
Đã tìm hiểu giọng La thứ, hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu thêm một giọng thứ mới- đó là….
Để HS nhớ cấu tạo giọng thứ, GV đưa ra cấu tạo
giọng La thứ.
I II III IV V VI VII (I)
&==p====q====r====s==
==t====u====v====w!
Căn cứ vào cấu tạo giọng La thứ, ta sẽ thành lập cấu
tạo giọng Mi thứ.
2. Tập đọc nhạc:
Giọng Mi thứ- TĐN số 2.
a. Giọng Mi thứ (14’)
- Giọng Mi thứ tự nhiên:
I II III IV V VI VII (I)
&¡t=Õu==v==w==x
==y==z=={!
20
1c ½c 1c 1c ½c 1c 1c
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
Giọng Mi thứ tự nhiên bắt đầu và kết thúc bằng
nốt gì ? Thứ tự các nốt nhạc trong giọng Mi thứ
từ thấp lên cao?
TL.
Điền vào giọng Mi thứ tự nhiên.
Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc?
TL.
Điền vào giọng Mi thứ tự nhiên.
Ngoài giọng Mi thứ tự nhiên, còn có giọng Mi thứ
hòa thanh.
Nốt mở đầu- kết thúc giọng Mi thứ hòa thanh?
Sắp xếp thứ tự các nốt nhạc từ thấp lên cao?
TL.
Điền vào giọng Mi thứ hòa thanh.
Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc?
TL.
Điền vào giọng Mi thứ hòa thanh.
Đàn: HS đọc giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa
thanh vài lần.
So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Mi thứ
tự nhiên và Mi thứ hòa thanh ?
TL.
- Giống: Vị trí các nốt- các bậc, hóa biểu.
- Khác: Mi thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa
cung.
Từ cấu tạo giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa
thanh, hãy rút ra khái niệm về giọng Mi thứ ?
TL- GV kết luận….
- Giọng Mi thứ hòa thanh:
(Bậc VII tăng lên nửa cung)
I II III IV V VI VII (I)
&¡t=Õu==v==w==x
==y==Úz=={!
1c ½c 1c 1c ½c 1½c ½c
- Khái niệm: Giọng Mi thứ có âm
chủ là nốt Mi, hóa biểu có Pha#.
21
?
HS
GV
GV
So sánh sự giống và khác nhau giữa Mi thứ và La
thứ ?
- Giống: Thứ tự cung và nửa cung giữa các bậc.
- Khác: Âm chủ và hóa biểu.
Để các em hiểu rõ hơn về giọng Mi thứ, chúng ta
cùng tập đọc bài TĐN số 2- áp dụng giọng Mi thứ.
Treo bảng phụ lên bảng và giới thiệu về bài TĐN
số 2.
Giọng Mi thứ hòa thanh có bậc VII
tăng lên nửa cung.
b. Tập đọc nhạc số 2: 15’
“Nghệ sĩ với cây đàn”
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Với nhịp điệu như thế nào?
TL.
Bài TĐN viết ở nhịp 3/4 với nhịp điệu Vừa phải-tha thiết,trong
một nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một hình nốt đen, phách 1
là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.
Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ? Dấu lặng gì?
Hình nốt đen, đơn,
Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp các nốt
nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên cao?
TL.
Nhận xét và điền vào thang âm.
&¡==q===r===Ós===t===u===v=
==w===x===y===z==={.
I III V (I)
?
HS
GV
?
HS
Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ?
Nốt Mi (Bậc I- âm chủ). Nốt Rê (Bậc VII) có dấu # tăng lên nửa
cung, bài TĐN viết ở giọng Mi thứ hòa thanh.
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
Đàn bài TĐN số 2 cho HS nghe.
Bài TĐN chia làm mấy câu ?
Bài TĐN chia làm 4 câu.
Câu 1: Trời khuya thanh vắng gió sương.
Câu 2: Chìm trong đêm tối khắp phố phường.
Câu 3: Một mình nghệ sĩ lặng đi đâu.
Câu 4: Với cây đàn trong đêm trường.
22
GV
HS
GV
?
HS
GV
Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc tên nốt trên
bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao độ bài TĐN, mỗi câu
vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn.
HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai cho HS trong
khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3 với câu 4, sau đó ghép
cả bài TĐN.
Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca.
(GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai cho HS
trong khi hát. Chú ý: Dấu luyến và chùm ba. Hát nối từng câu và
hát nối cả bài TĐN).
Nhịp đầu đủ phách không ?Phách mạnh đầu tiên là từ nào ?
Nhịp đầu đủ phách nên phách mạnh đầu tiên là từ “Trời”.
(GV đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần
( GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách.
( 2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4.
(2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho các nhóm).
3. Củng cố- luyện tập( 4’).
? Cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài TĐN số 2?
HS: Giai điệu buồn- trầm lắng- tha thiết.
? Âm chủ và hóa biểu giọng Mi thứ?
HS: Âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha #.
? Giọng Mi thứ và Son trưởng là giọng song song hay giọng cùng tên? Vì sao?
HS: Giọng song song vì có chung hóa biểu nhưng khác âm chủ.
GV Đàn: HS hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách bài hát: Nụ cười.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
Bài 1: Giọng Mi thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa cung.
Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4 bài TĐN số 2 chính xác.
GV thực hiện mẫu cho HS quan sát theo sơ đồ bên.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm
23
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
=================
Ngày soạn: 24/02/2013 Ngày Giảng: 26/02/2013 Dạy lớp 9A
01/03/2013 Dạy Lớp 9B
Tiết 6 – Bài 2
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2.
- NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Ôn tập tập đọc nhạc số 2.
- Giới thiệu sơ lược về hợp âm.
- Giới thiệu nhạc sĩ Trai-cốp-xki.
2. Kỹ năng.
- HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác
bài TĐN số 2.
- HS biết sơ lược về hợp âm, có khái niệm và thuật ngữ về hợp âm, phân biệt được
hợp âm ba và hợp âm bảy.
- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki.
3. Thái độ:
- GD HS thích sưu tầm những hợp âm khác trong các bản nhạc, luôn trân trọng với
những đóng góp của nhạc sĩ thiên tài Trai-cốp-xki và giữ gìn các tác phẩm của ông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 2.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính
xác bài TĐN số 2.
- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” để minh họa phần âm nhạc
thường thức.
2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn TĐN).
* ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài TĐN số 2;
phần nhạc lí sẽ tìm hiểu về hợp âm. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về nhạc sĩ thiên tài Trai-cốp-
xki và bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” qua phần âm nhạc thường thức.
2. Dạy bài mới.
24
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
HS
Treo bảng phụ bài TĐN số 2 lên bảng.
Quan sát bảng phụ.
1. Ôn tập TĐN số 2: 10’
NGHỆ SĨ VỚI CÂY ĐÀN
( Trích bài hát trong phim
Tiếng hát trái tim )
Nhạc Nga
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ?
TL.
Nốt Mi (Bậc I- âm chủ). Nốt Rê (Bậc VII) có dấu # tăng lên
nửa cung, bài TĐN viết ở giọng Mi thứ hòa thanh.
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
&¡=q===r==Ós===t===u===v=
==w===x===y===z==={.
I III V (I)
Đàn bài TĐN số 2 cho HS nghe.
Nhịp đầu đủ phách không ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần.
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách
(2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4.
(2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1 hoặc 2 nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
( GV nx- cho điểm)
Cho HS quan sát VD bên.
- VD:
Có mấy âm trồng lêm nhau ?
Có 3 âm, 4 âm, 5 âm.
2. Nhạc lí:
Sơ lược về hợp âm.
a. Hợp âm (6’)
- VD:
25
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe.
Các âm vang lên lần lượt hay vang cùng một lúc ?
Vang cùng một lúc.
Em hiểu thế nào là hợp âm ?
TL- GV kết luận….
Em hãy lấy VD khác về hợp âm ?
TL.
Nhận xét và giải thích.
Có nhiều loại hợp âm, những hợp âm đó có tên gọi là gì- ta
chuyển sang phần….
Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe.
Quan sát VD, hợp âm 3 có mấy âm? Từ âm Đồ-Mi và Mi-
Son là quãng mấy ? Từ Đồ-Son là quãng mấy ?
Âm Đồ- Mi và Mi- Son cách nhau 1 quãng 3, âm Đồ cách
âm Son 1 quãng 5.
Từ VD, hãy rút ra khái niệm về hợp âm 3 ?
TL-
GV kết luận….
Ở tiết 2 các e đã được tìm hiểu về tính chất của quãng.
Đồ- Mi là quãng 3 trưởng hay 3 thứ ? Mi- Son là quãng 3
trưởng hay 3 thứ ?
Đồ- Mi là quãng 3 trưởng, Mi- Son là quãng 3 thứ.
Như vậy hợp âm 3 cũng có hợp âm 3 trưởng và hợp âm 3
thứ. Để xác định hợp âm 3 là hợp âm 3 trưởng hay hợp âm 3
thứ, ta dựa vào cách sắp xếp quãng 3 trưởng hay 3 thứ từ âm
gốc đến âm giữa.
VD: Đồ- Mi là quãng 3 trưởng: Hợp âm Đô trưởng.
Mi- Son là quãng 3 thứ: Hợp âm Mi thứ.
Cho VD khác về hợp âm 3 trưởng và hợp âm 3 thứ ?
&======v======'=====w===
- Hợp âm là sự vang lên
cùng một lúc (đồng thời)
của 3 âm, 4 âm hoặc 5 âm
cách nhau một quãng 3.
b, Một số loại hợp âm (8’)
* Hợp âm 3.
- VD:
Đô T Mi t
* Hợp âm 7
- VD:
H.âm Son 7 H.âm Pha 7
26
=!
Son T La t.
Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe.
Quan sát VD bên có mấy âm trồng lên nhau ? Các âm cách
nhau quãng mấy ? Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng
mấy ?
- Hợp âm Son 7 có 4 âm trồng lên nhau, các âm cách nhau
quãng 3, hai âm ngoài cùng là Son và Pha tạo thành quãng 7.
- Hợp âm Pha 7 có 4 âm trồng lên nhau, các âm cách nhau
quãng 3, hai âm ngoài cùng là Pha và Mí tạo thành quãng 7.
Từ VD, hãy rút ra khái niệm về hợp âm 7 ?
TL- GV kết luận….
Mỗi hợp âm đều có một tên gọi riêng, căn cứ vào âm gốc
(nếu âm gốc là âm gì thì là hợp âm đó).
VD: Âm gốc là âm Mi- đó là hợp âm Mi 7.
So sánh giống- khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7
- Giống: Các âm cách nhau quãng 3.
- Khác: + Hợp âm 3 có 3 âm, hai âm ngoài cùng tạo
thành quãng 5.
+ Hợp âm 7 có 4 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành q7
Hợp âm là một trong những phương tiện diễn tả âm nhạc.
Các nhạc sĩ sử dụng hợp âm để thể hiện những ý tưởng- cảm
xúc- nội dung âm nhạc ở các tác phẩm nhạc đàn và nhạc hát.
Nước Nga là một đất nước có nền văn hóa cao với những tên
tuổi lừng lẫy thế giới về văn học- về mĩ thuật cũng như về
âm nhạc. Nhạc sĩ Trai - Cốp - xki là một trong số đó, ông là
người có nhiều đóng góp cho sự phát triển nền âm nhạc Nga
và thế giới.
Gọi HS đọc phần giới thiệu về Nhạc sĩ Trai- Cốp- xki trong
SGK.
Nêu họ tên đầy đủ của nhạc sĩ Trai Cốp XKi, ông là người
nước nào ?
TL- GV kết luận….
- Hợp âm 7 gồm có 4 âm,
các âm cách nhau quãng 3.
Hai âm ngoài cùng tạo
thành quãng 7.
3. Âm nhạc thường thức
Nhạc sĩ Trai - Cốp - Xki
(15’)
- Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki-
nhạc sĩ nổi tiếng người
Nga, là một trong những
danh nhân âm nhạc thế
giới.
27
Ngày tháng năm sinh và mất của ông ?
TL- GV kết luận….
Từ bé, Trai-Cốp-xki rất say mê âm nhạc và sớm bộc lộ năng
khiếu. Năm 10 tuổi, Trai-Cốp-xki đã bắt đầu sáng tác.Trai-
Cốp-xki đã tiếp thu được truyền thống âm nhạc của các nhạc
sĩ cổ điển Châu âu và Nga như: Mô-da, Bét-tô-ven, Glin-
ka,...để viết nên những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo
của âm nhạc dân tộc Nga.
Trai-Cốp-xki đã để lại trong di sản âm nhạc của nhân loại
nhiều tác phẩm quý giá về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng và
nhiều tác phẩm viết cho đàn dây,đàn Pi-a-nô, hợp xướng, ca
khúc,...
Em hãy kể tên một số tác phẩm của Trai-Cốp-xki ?
TL- GV kết luận….
Trai-Cốp-xki là một trong những người đã làm rạng rỡ nền
âm nhạc Nga thế kỷ XIX. Ghi nhớ cống hiến vĩ đại của nhạc
sĩ Trai-Cốp-xki, nhạc viện lớn nhất nước Nga ở Mát-xcơ-va
được mang tên ông. Nhà bảo tàng Trai-Cốp-xki ở quê hương
ông thu hút đông đảo người mến mộ đến thăm viếng.
Cho HS quan sát ảnh và ngôi nhà của nhạc sĩ Trai-Cốp-xki.
Quan sát.
Cứ 4 năm một lần có cuộc thi âm nhạc Trai-Cốp-xki cho các
nghệ sĩ trên thế giới đến nước Nga đua tài. Trai-Cốp-xki đã
để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, bây giờ chúng ta cùng lắng
nghe giai điệu bài hát
“Cô gái miền đồng cỏ”.
Nêu cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài hát “Cô gái
miền đồng cỏ”
Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền
thảo nguyên khi chia tay với người yêu thương.
- Sinh ngày 2.4.1840, mất
ngày 25.1.1893 tại Xanh
Pê-téc-bua.
- Có nhiều tác phẩm nổi
tiếng như: Vũ kịch Hồ
thiên nga, nhạc kịch Ép-
ghê-nhi-Ô-nhê- ghin, bản
Giao hưởng số 6 và nhiều
tác phẩm độc tấu- hòa tấu
khác.
28
3. Củng cố- luyện tập ( 4’).
GV: Trên thế giới có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng,nhạc sĩ Trai-Cốp- xki là một trong những
số đó, vì vậy các em phải trân trọng và giữ gìn các tác phẩm của ông, đặc biệt là
những tác phẩm đã du nhập vào Việt Nam.
? Hợp âm là gì ?Thế nào là hợp âm 3 và hợp âm 7 ? So sánh sự giống và khác nhau
giữa hợp âm 3 và hợp âm 7 ?
HS: TL- GV giải thích.
GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’).
Bài 1: Thế nào là hợp âm 3 và hợp âm 7 (phần 2.b).
Bài 2: Cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”
(Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền thảo nguyên khi
chia tay với người yêu thương).
GV nhắc HS làm bài tập,ôn bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”,“Nụ cười”
và bài TĐN số 1- TĐN số 2 để giờ sau ôn tập- chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
=====================
Ngày soạn: 03/03/2013 Ngày Giảng: 05/03/2013 Dạy lớp 9A
14/03/2013 Dạy Lớp 9B
TIẾT 7:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Ôn bài hát: Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười.
- Ôn tập TĐN số 1, TĐN số 2.
- Ôn tập nhạc lí: Quãng, hợp âm, giọng Son trưởng- mi thứ.
2. Kỹ năng.
- HS hát đúng giai điệu lời ca của 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác.
Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Biết về quãng và hợp âm
- HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác
bài TĐN số 1, TĐN số 2.
29
3. Thái độ:
- GD HS có ý thức ôn tập để củng cố- nắm vững hơn các kiến thức đã học để chuẩn bị
kiểm tra 1 tiết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1- TĐN số 2.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính
xác 2 bài TĐN.
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
* ĐVĐ 1’Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Bóng dáng một ngôi
trường” và bài hát “Nụ cười”; ôn bài TĐN số 1 (giọng Son trưởng) - TĐN số 2 (giọng
Mi thứ) và Quãng, hợp âm để tuần sau kiểm tra 1 tiết.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
Em đã được học những bài hát nào?
TL- GV kết luận…
Đàn giai điệu 1 câu hát bất kỳ trong 2 bài hát.
Đó là giai điệu câu hát trong bài hát nào?
TL- GVnx.
Lần lượt cho HS ôn tập từng bài hát. Khi ôn đến bài hát nào thì
GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát đó.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì? Hát như thế nào? Bài hát viết ở
nhịp gì ? Nhịp đầu đủ phách không? Phách mạnh đầu tiên là từ
nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách từng bài hát.
(Có hát đơn ca,song ca,tốp ca-GVnx sửa sai choHS)
Đàn một số quãng sau cho HS nghe.
&==r=====s='=t=====u='r=====
1. Ôn bài hát ( 14’)
- Bóng dáng một ngôi
trường.
- Nụ cười.
2. Ôn tập nhạc lí ( 10’)
a. Quãng.
30
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
t='=s=====u'=r=====u!
2T 2t 3T 3t 4Đ
&==r=====v!
==r=====w='t=====y='=r=====x
='t====z=!
5Đ 6T 6t 7T 7t
Từ VD trên, hãy rút ra khái niệm về quãng ?
Quãng là khoảng cách về độ cao của 2 âm thanh liền bậc hoặc
cách bậc. Mỗi quãng mang một tính chất riêng. Tùy theo số
lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên
gọi và tính chất các quãng là trưởng-thứ-đúng-tăng- giảm.
Cho VD về các quãng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ?
Lên bảng viết VD.
Nhận xét và giải thích.
Hợp âm là gì ?
Hợp âm là sự vang lên cùng một lúc (đồng thời) của 3 âm, 4 âm
hoặc 5 âm cách nhau một quãng 3.
Hợp âm 3 là gì ? Cho VD ?
- Hợp âm 3 gồm có 3 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm
ngoài cùng tạo thành quãng 5.
- VD:
Đô T Mi t
Hợp âm 7 là gì ? Cho VD ?
- Hợp âm 7 gồm có 4 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm
ngoài cùng tạo thành quãng 7.
- VD:
Son 7 Pha 7
b. Hợp âm
c. Giọng Son T-Mi t
31
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
GV
?
So sánh sự giống và khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7 ?
- Giống: Các âm cách nhau quãng 3.
- Khác: + Hợp âm 3 có 3 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành
quãng 5.
+ Hợp âm 7 có 4 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.
Nêu cấu tạo giọng Son trưởng và Mi thứ ?
- Giọng Son trưởng có âm chủ là Son, hóa biểu có Pha#, thường
kết bài bằng âm chủ Son.
&¡=v====w====x====y====z==
=={====|====}!
- Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha#, thường kết
bài bằng âm chủ Mi.
&¡=t====u====v====w====x==
==y====z===={!
So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Son trưởng và Mi
thứ ?
- Giống: Hóa biểu.
- Khác: Âm chủ, thứ tự các nốt giữa các bậc.
Giọng Son trưởng và Mi thứ có chung hóa biểu nhưng khác âm
chủ
Đó là 2 giọng gì ?
Giọng song song.
Em đã được tập đọc mấy bài TĐN ? Đó là những bài TĐN
nào?
TL- GV kết luận…
Đàn giai điệu 1câu nhạc bất kỳ trong 2 bài TĐN.
Đó là giai điệu câu nhạc trong bài TĐN nào?
TL- GVnx.
3. Ôn tập Tập đọc nhạc
( 18’)
- TĐN số 1: Cây sáo.
- TĐN số 2:Nghệ sĩ với
cây đàn
32
HS
GV
Lần lượt cho HS ôn tập từng bài TĐN.
Treo bảng phụ từng bài TĐN lên bảng.
Quan sát bảng phụ.
Nốt mở đầu- kết thúc- hóa biểu bài TĐN? Giọng gì?
- Bài TĐN số 1 (Son trưởng)
Rê Mi Pha Son La Si Đố Rế Mí.
- Bài TĐN số 2 (Mi thứ hòa thanh)
Sì Đồ #Rê Mi Pha Son La Si Đố Rế Mí.
Khi ôn đến bài TĐN nào thì GV đàn: HS đọc thang âm bài
TĐN đó.
Đàn giai điệu từng bài TĐN cho HS nghe.
Bài TĐN viết ở nhịp gì?Nhịp đầu đủ phách không ? Phách
mạnh đầu tiên là từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần
(Có chia dãy, đối đáp, nhóm- GVnx sửa sai cho HS)
3. Củng cố- luyện tập ( 1’).
? Giờ học hôm nay em được ôn tập những nội dung gì ?
HS: TL- GVnx.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
- GVnx về ý thức- thái độ học tập của HS trong tiết ôn tập, nhắc HS ôn tập lại 2 bài
hát và 2 bài TĐN để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
- GV phổ biến nội dung kiểm tra ( Hát, đọc nhạc) với hình thức bốc thăm- vấn đáp
theo nhóm để HS có phương pháp ôn tập hiệu quả.
Rút kinh nghiệm
*ThờiGian:………………………………………………………………………………
**NộiDung………………………………………………………………………………
…*Kiến Thức
…………………………………………........................................................
===================
Ngày soạn: 10/03/2013 Ngày Giảng: 12/03/2013 Dạy lớp 9A
15/03/2013 Dạy Lớp 9B
TIẾT 8:
KIỂM TRA 1 TIẾT
1. Mục tiêu bài kiẻm tra.
- Kiểm tra bài hát“Bóng dáng một ngôi trường”,“Nụ cười” và bài TĐN số1,TĐN số 2
- HS hát to- rõ ràng- đúng giai điệu lời ca của 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác.
- HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác
bài TĐN số 1, TĐN số 2.
33
- GD HS có ý thức chuẩn bị bài và nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
2. Nội dung đề kiểm tra
Ma trận Lớp 9A
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Nhạc lí .- Nhận biết được hợp âm.
Số câu, số
điểm
Tỉ lệ %
1
1
1 câu
1 điểm
Các bài
hát
Biết tên tác giả .Hiểu nội dung bài
hát
Kiểm tra thực hành:
Bốc thăm: Hát thuộc
lời và thể hiện được
các bài hát đã học.
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1
0,5
1
1
1
7
2 câu
8,5 điểm
Các bài
TĐN
Biết xác định đúng nhịp
của bài TĐN
Kiểm tra thực hành:
Bốc thăm: Đọc đúng
chính xác 5 bài TĐN
kết hợp gõ phách
hoặc đánh nhịp.
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1 0,5 1câu
0,5 điểm
Tổng 3 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10 %
1
7
70%
5 câu
10 điểm
100%
Ma trận Lớp 9B
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Nhạc lí .- Nhận biết được hợp âm.
Số câu, số
điểm
Tỉ lệ %
1
1
1 câu
1 điểm
Các bài
hát
Biết tên tác giả .Hiểu nội dung bài
hát
Kiểm tra thực hành:
Bốc thăm: Hát thuộc
lời và thể hiện được
các bài hát đã học.
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1
0,5
1
1
1
7
2 câu
8,5 điểm
Các bài Biết xác định đúng nhịp Kiểm tra thực hành:
34
TĐN của bài TĐN Bốc thăm: Đọc đúng
chính xác 5 bài TĐN
kết hợp gõ phách
hoặc đánh nhịp.
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1 0,5 1câu
0,5 điểm
Tổng 3 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10 %
1
7
70%
5 câu
10 điểm
100%
A- Lý thuyết (15’)
Câu 1: (0,5đ) Bài hát Bóng dáng một ngôi trường do ai sáng tác?
a. Hoàng Lân c.Trịnh Công Sơn
b. Đỗ Hoà An d. Phan Trần Bảng
Câu 2: ( 0,5đ) Bài TĐN số 2 viết ở nhịp gì?
a. 2/4 b. 3/4
c.4/4 d. 6/8
Câu 3: (1đ) Hợp âm là gì? lấy VD về hợp âm 3 và hợp âm 7?
Câu 4: (1đ) Nêu nội dung của bài hát Nụ cười?
B- Thực hành: 30’
Hình thức bốc thăm câu hỏi 1 trong 2 nội dung hát và đọc TĐN.
Câu 1: ( 7 điểm) Em hãy trình bày một trong những bài hát sau
- Bóng dáng một ngôi trường
- Nụ cười.
Câu 2: (7 điểm) Em hãy đọc nhạc-hát lời kết hợp gõ phách một trong những bài Tập
đọc nhạc sau:
- TĐN số 1: Cây sáo
- TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây đàn.
3. Đáp án - Biểu điểm.
A- Lý thuyết
Câu 1: ( 0,5đ) a. Hoàng Lân
Câu 2: (0,5đ) b. 3/4
Câu 3: (1đ) Hợp âm là sự vang lên đồng thời của 3, 4 hoặc 5 âm các âm cách nhau
quãng 3
VD: Hợp âm 3: Đ – M – S
Hợp âm 7: M - S – X - R
Câu 4: (1đ) Bài hát Nụ cười có nội dung ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của
tuổi trẻ. Tiếng cười đem lại niềm vui và hạnh phúc.
B- Thực hành
1. Hát (7 điểm)
- Hát thuộc lời 3đ.
35
- Hát to- rõ ràng 1đ.
- Hát đúng giai điệu 2đ.
- Biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát 1đ.
2. TĐN.(7 điểm)
- Đọc đúng cao độ, trường độ 3đ.
- Ghép lời chính xác 2đ.
- Gõ phách chính xác 2đ.
* GV nx về ý thức- sự chuẩn bị của HS và đánh giá kết quả giờ kiểm tra, thông qua điểm
kiểm tra thực hành cho HS nghe.
4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra :
+ Về năm kiến thức………………………………………………………………………………
+ Kĩ năng vận dụng của học sinh……………………………………………………………….
+ Cách trình bày………………………………………………………………………………….
+ Diễn đạt bài kiểm tra…………………………………………………………………………
====================
Ngày soạn: 03/03/2012 Ngày dạy: 05/03/2012 – 9A
07/03/2012 – 9A
09/03/2012 – 9B
Tiết 9 – Bài 3
HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY LỚN.
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Học bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- HS biết bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài
hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập- thống nhất.
2. Kỹ năng:
- HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm.
36
3. Thái độ:
- Qua bài hát, GD HS tình thân ái- đoàn kết hữu nghị, cùng hướng tới một lí tưởng cao
đẹp để xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất- hòa bình- hạnh phúc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay
lớn”.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
* ĐVĐ: 2’ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều bài hát hay dành cho lứa tuổi thanh
thiếu niên. Bài hát “Nối vòng tay lớn” là một trong số những bài hát đó, ca ngợi tình
cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh
bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một
đất nước Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Để các em cảm nhận được
khí thế hào hứng- sôi nổi của bài hát, chúng ta cùng học bài hát “Nối vòng tay lớn” của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đắc Lắc-
quê ở Huế và mất ngày 1. 4. 2001 tại thành phố Hồ
Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp sư phạm Quy Nhơn
(Bình Định) ông về dạy học ở Blao (Lâm Đồng). Ông
bắt đầu sáng tác bài hát từ năm 1958, sau đó ông thôi
dạy học về sống ở Sài Gòn và sáng tác bài hát. Ông là
tác giả của trên 500 bài hát, trong đó có rất nhiều bài
hát nổi tiếng như: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa,
Quỳnh hương, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi
đi về, Huyền thoại mẹ,...Ngoài những bài hát viết cho
người lớn, ông còn sáng tác nhiều bài hát cho thiếu
nhi.
Kể tên một số bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh
1. Giới thiệu tác giả và bài
hát ( 13’)
a. Tác giả.
37
HS
GV
GV
GV
Công Sơn ? Hát một bài mà em yêu thích nhất ?
Bài: Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời
mênh mông, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tết
suối hồng,..
Cho HS nghe bài hát:Huyền thoại mẹ,Tiếng ve gọi hè
Trên 40 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trở
thành một tên tuổi để lại ấn tượng sâu sắc trong đông
đảo khán giả Việt Nam ở trong nước cũng như cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cho đến nay
Trịnh Công Sơn là một trong số những nhạc sĩ có
nhiều ấn phẩm và đĩa CD- băng Vidio được hâm mộ
nhất ở nước ta.
Bài hát “Nối vòng tay lớn” được nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn sáng tác trước năm 1975, rất phổ biến trong
phong trào học sinh- sinh viên. Nhiều năm nay bài
hát vẫn phổ biến rộng rãi trong thanh thiếu niên và
thường vang lên trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa-
các cuộc liên hoan văn nghệ thanh niên.
Cho HS quan sát bài hát “Nối vòng tay lớn”.
b. Bài hát.
HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY
LỚN.
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
?
HS
GV
?
HS
GV
Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
TL.
Bài hát viết ở nhịp 2/4 nên trong một nhịp có 2 phách,
mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh,
phách 2 là phách nhẹ.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì ? Hát như thế nào?
Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi nên hát 2 lần.
Lần 1: Hát từ đầu (lời 1) “Rừng núi dang tay….” đến hết
khung số 1 “Thành phố” quay lại sử dụng khung thay
đổi, hát tiếp “nối thôn xa vời vợi…linh thiêng vào đời và
nụ”, bỏ khung thay đổi số 1 “người trong ngày mới.
Thành phố”, hát khung thay đổi số 2 “cười nối trên môi.
38
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
GV
?
HS
?
Từ”
Lần 2: Hát từ nhịp thứ 2 (lời 2) “Bắc vô Nam nối
liền….” đến “biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử
sinh” ô nhịp có chữ: HẾT.
Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe.
Bài hát chia làm mấy câu ?
Bài hát gồm 3 câu dài.
Câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn hà.
Câu 2: Mặt đất bao la anh em ta về…một vòng Việt
Nam.
Câu 3: Cờ nối gió đêm vui nối ngày…và nụ cười nở trên
môi.
Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu của bài hát ? Giọng
gì ?
Nốt Mi, hóa biểu có Pha # nên bài hát viết ở giọng Mi
thứ.
Đàn: HS luyện thanh.
&==t====u====v=====x===
=u====t=.
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối
móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài
lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát
nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, hát đủ các nốt
luyến ở từ (nối, biển, để, sơn, quay, ngày), thể hiện rõ
nốt đơn có chấm dôi.
Trong khung thay đổi số 1 có một dấu # ở từ “ngày” là
dấu hóa suốt hay dấu hóa bất thường ?
Là dấu hóa bất thường chỉ có tác dụng cho riêng nốt Rê
trong nhịp đó. Còn ở đầu khuông nhạc có Pha # là hóa
biểu (dấu hóa suốt) có tác dụng cho tất cả các nốt nhạc
cùng tên trong bản nhạc.
2. Học hát: 26’
Nối vòng tay lớn
39
Khi HS hát tốt- GVhướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh
đầu tiên là từ nào?Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp
đầu tiên?
TL.
Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu
tiên là từ “núi” ở nhịp thứ 2.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần.
(GV nx- sửa sai cho HS)
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho 2 dãy).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn
hà.
Nữ hát câu 2: Mặt đất bao la anh…một vòng Việt Nam.
Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối..… một vòng tử sinh.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ
phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
3. Củng cố luyện tập (3’)
? Bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ nào sáng tác? Cho biết nội dung bài hát ?
HS:
GV: Bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của
những người yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh bên nhau để
tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước
Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Vì vậy các em cần rèn luyện,
phấn đấu học tập tốt- luôn đoàn kết thân ái để cùng nhau xây dựng đất nước Việt
Nam ngày một giàu mạnh hơn.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
Bài 1: Nêu cảm nghĩ của mình sau khi học bài hát “Nối vòng tay lớn” (phần 3).
Một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (phần giới thiệu tác giả).
Bài 2: Hát thuộc lời- đúng giai điệu kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay
lớn”.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------
Ngày soạn:10/3/2012 Ngày dạy:12/3/2012 – 9A
40
14/3/2012 – 9B
Tiết 10 – Bài 3
- NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG.
- TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG PHA TRƯỞNG-TĐN SỐ 3
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Giới thiệu về dịch giọng.
- Tập đọc nhạc số 3- Giọng Pha trưởng.
2. Kỹ năng.
- HS biết khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng.
- HS nắm được cấu tạo giọng Pha trưởng, biết giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha,
hóa biểu có Si b.
- HS biết bài TĐN số 3 “Lá xanh” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở
giọng Pha trưởng. Đọc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ- trường độ kết hợp ghép
lời- gõ phách hoặc đánh nhịp.
3. Thái độ:
- GD HS thích sưu tầm- tự dịch giọng các bài hát đã học, thích đọc các bài TĐN viết ở
giọng mới.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử,thanh phách,bảng phụ bài TĐN số 3, bảng phụ VD về dịch giọng
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách hoặc
đánh nhịp chính xác bài TĐN số 3.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
* ĐVĐ ( 2’) Để bài hát phù hợp với tầm cữ giọng của người hát thì bài hát đó
được nâng cao lên hay hạ thấp xuống- đó gọi là gì ? Các em sẽ được tìm hiểu qua phần
nhạc lí. Trong phần nhạc sẽ tập đọc bài TĐN số 3 viết ở giọng Pha trưởng, được
trích trong bài hát “Lá xanh” - Nhạc và lời: Hoàng Việt.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV Để bài hát phù hợp với tầm cữ giọng của người hát
thì bài hát đó được nâng cao lên hay hạ thấp xuống.
Để các em hiểu rõ hơn thì quan sát VD sau…
1. Nhạc lí: 10’
Giới thiệu về dịch giọng
41
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Treo bảng phụ VD về dịch giọng bài hát “Nụ cười”
lên bảng.
Bài hát: Nụ cười
* Giọng Đô trưởng.
&7V===T=='=g===f=='S==
=U===T====S=='=r,====
==!
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
* Dịch giọng lên quãng 4: Giọng Pha trưởng.
&¨7Y==W=='=j===i=='V==
=_====W====V=='=u,===
=!
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
* Dịch giọng xuống quãng 3: Giọng La trưởng.
&£7T===R=='e===d=='Q=
==S===R====Q=='p,====
=!
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Quan sát.
Đàn bài hát “Nụ cười” ở giọng Đô trưởng, sau đó
đàn nâng cao lên quãng 4- giọng Pha trưởng.
Em có nhận xét gì về giai điệu và cao độ khi nghe
2 câu hát đó ?
a. Ví dụ.
b. Khái niệm.
Dịch giọng là sự chuyển dịch độ
42
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
?
Giai điệu hoàn toàn giống nhau nhưng cao độ lần
sau cao hơn lần trước.
Đàn bài hát “Nụ cười” ở giọng Đô trưởng, sau đó
đàn hạ thấp xuống quãng 3- giọng La trưởng.
Em có nhận xét gì về giai điệu và cao độ khi nghe
2 câu hát đó ?
Giai điệu hoàn toàn giống nhau nhưng cao độ lần
sau thấp hơn lần trước.
Như vậy một bài hát có thể nâng cao lên hay hạ
thấp xuống cho phù hợp với giọng của người hát.
Từ VD trên em hiểu thế nào là dịch giọng ?
TL GV nx và kết luận…
Khi dịch giọng nếu dựa trên tai nghe ta sẽ nghe
thấy giai điệu bài hát cao hơn hoặc thấp hơn nhưng
nếu nhìn trên bản nhạc sẽ thấy có sự thay đổi về
hóa biểu và tên nốt nhạc.
VD: - Giọng Đô trưởng (Nốt Son) lên quãng
4 là giọng Pha trưởng (Nốt Đố).
- Giọng Đô trưởng (Nốt Son)xuống quãng
3 là giọng La trưởng (Nốt Mi).
Giải thích sự nâng cao lên hay hạ thấp xuống của
các nốt nhạc trong VD. Người ta chỉ đàn hoặc hát
cao lên hay thấp xuống tùy thuộc vào độ cao muốn
xê dịch được xác định bằng âm chủ (Đô trưởng lên
Pha trưởng hoặc xuống La trưởng). Khi dịch giọng
một bài hát hoặc một bản nhạc thì tính chất trưởng
hoặc thứ không thay đổi (giọng trưởng vẫn là giọng
trưởng, giọng thứ vẫn là giọng thứ).
VD: Đô trưởng, Pha trưởng, La trưởng.
Các em đã được tìm hiểu những giọng trưởng
nào?
Đã tìm hiểu giọng Đô trưởng và Son trưởng.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một giọng
trưởng mới- đó là….
cao - thấp của bài hát cho phù
hợp với tầm cữ giọng của người
hát.
2. Tập đọc nhạc:
Giọng Pha trưởng- TĐN số 3.
a. Giọng Pha trưởng (10’)
Cấu tạo:
I II III IV V VI VII
(I)
43
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
Để HS nhớ cấu tạo giọng trưởng, GV đưa ra cấu
tạo giọng Đô trưởng.
I II III IV V VI VII (I)
&=r===s===t===u===v==
=w===x===y!
Căn cứ vào cấu tạo giọng Đô trưởng ta sẽ thành lập
cấu tạo giọng Pha trưởng.
Giọng Pha trưởng bắt đầu- kết thúc bằng nốt gì?
Thứ tự các nốt trong giọng Pha trưởng?
Điền vào khuông nhạc.
Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc?
Điền vào khuông nhạc.
Từ cấu tạo giọng Pha trưởng, hãy rút ra khái niệm
về giọng Pha trưởng?
TL- GV kết luận….
Đàn: HS đọc giọng Pha trưởng.
So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Đô
trưởng và Pha trưởng ?
- Giống: Thứ tự các cung và nửa cung giữa các
bậc.
- Khác: Âm chủ và hóa biểu.
Để các em hiểu rõ hơn về giọng Pha trưởng, chúng
ta cùng tập đọc bài TĐN số 3- áp dụng giọng Pha
trưởng.
&¨u=v=w=x==y=
=z={==|!
1c 1c ½c 1c 1c 1c ½c
-Khái niệm:Giọng Pha trưởng có
âm chủ là Pha, hóa biểu có Si b.
b. Tập đọc nhạc số 3 “Lá xanh”
(18’)
LÁ XANH
(Trích)
44
Nhạc và lời: HOÀNG VIỆT
Nhịp đi
&¨2=W===R=='=U====E====E=='=U===R=='
=g=='=V====T=!
=R²===D=='=T====C====B=='=e=!
Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân.
&¨Y===W=='=W·==E=='=I====G====E====E
=='f=='=V===V=='S³===C=='B===C===@===
B=='e=.
Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
Nhịp 2/4 có 2 phách trong 1 nhịp, mỗi phách bằng một nốt
đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Ở từ (trẻ) có nốt hoa mĩ để trang điểm cho nốt nhạc thêm
đẹp.
Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ?
- Đen, đơn, đen châm dôi, trắng.
Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp các
nốt nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên cao?
TL.
Nx và điền vào thang âm.
&¨==p====r====s====t====u
====v====w====y!.
I III V
Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì?
45
GV
?
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
Nốt kết thúc là nốt Pha (bậc I- âm chủ), hóa biểu có Si b
nên bài TĐN viết ở giọng Pha trưởng. Bài TĐN sử dụng 6
âm: Đồ Rê Mi Pha Son La (không có Si b).
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
Đàn bài TĐN số 3 cho HS nghe.
Bài TĐN chia làm mấy câu ? Mỗi câu có mấy nhịp ?
Bài TĐN chia làm 4 câu- Mỗi câu có 4 nhịp.
Câu 1: Lá còn xanh như anh đang còn trẻ.
Câu 2: Lá trên cành như anh trong toàn dân.
Câu 3: Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui.
Câu 4: Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân.
Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc tên
nốt trên bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao độ bài
TĐN, mỗi câu vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn.
HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai cho
HS trong khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3 với câu
4, sau đó ghép cả bài TĐN.
Chú ý: Bài TĐN mang tính chất hành khúc, khi đọc cần
thể hiện nhịp đi .
Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca.
(GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai cho
HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài TĐN).
Nhịp đầu đủ phách ko?Phách mạnh đầu tiên là từ nào ?
Nhịp đầu đủ phách nên phách mạnh đầu tiên là từ “Lá”
(GV đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách
(2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4.
(2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho các nhóm).
3. Củng cố- luyện tập ( 4’).
? Nội dung lời ca bài TĐN ?
HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi người chiến sĩ trẻ tham gia chiến dịch trong chiến tranh
46
để bảo vệ quê hương, vì vậy các em phải học tập- rèn luyện tốt hơn nữa để đền
đáp công lao của những người anh hùng đã hi sinh cho đất nước để cho chúng ta
có cuộc sống hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
GV: Cho HS chơi trò luyện tai nghe:GVđàn một số câu nhạc ngắn trong bài TĐN số 3
? Đó là câu nhạc nào ? Em hãy đọc câu nhạc đó ?
HS: TL.
GV: Nhận xét.
? Cho biết âm chủ và hóa biểu của giọng Pha trưởng ?
HS: Âm chủ (Pha), hóa biểu (Si b).
? Một bài hát có thể nâng cao lên hay hạ thấp xuống cho phù hợp với giọng của
người hát- gọi là gì?
HS: Dịch giọng.
GV: Một bài hát có thể dịch thành nhiều giọng cho phù hợp với giọng của người hát,
các em hãy sưu tầm- tự dịch giọng các bài hát mà em yêu thích.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
Bài 1: Khi dịch giọng:
- Giai điệu bài hát cao lên hoặc thấp xuống.
- Bản nhạc có thay đổi về hóa biểu và tên nốt nhạc.
Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 3.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
(Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý).
Ngày soạn: 17/3/2012 Ngày dạy: 18/3/2012 – 9A
20/3/2012 – 9B
Tiết 11 – Bài 3
- ÔN BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN.
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3.
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ
NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT “MẸ YÊU CON”.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Ôn bài hát: Nối vòng tay lớn.
- Ôn tập tập đọc nhạc số 3.
- Giới thiệu Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát “Mẹ yêu con”.
2. Kỹ năng.
47
- HS đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Nối vòng tay lớn. Biết
trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- HS đọc đúng cao độ-trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách hoặc đánh
nhịp bài TĐN số 3.
- HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.Biết nội
dung bài hát “Mẹ yêu con” là một khúc ru trìu mến- thiết tha- ca ngợi tình mẹ con.
3.Thái độ:
- GD HS thích sưu tầm-tìm hiểu thêm về các nhạc sĩ và các bài hát hay, luôn trân trọng
với những đóng góp của các nhạc sĩ đó cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước Việt
Nam.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 3.
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài: Nối vòng tay lớn.
- Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính
xác bài TĐN số 3.
- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát “Mẹ yêu con” và một số trích đoạn bài hát khác
của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để minh họa phần âm nhạc thường thức.
2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát và ôn TĐN).
* ĐVĐ ( 1’) Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Nối vòng tay lớn”
Ôn lại bài TĐN số 3. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát
“Mẹ yêu con” qua phần âm nhạc thường thức.
2. Dạy bài mới.
q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
GV
?
HS
GV
GV
HS
Cho HS nghe giai điệu bài hát.
Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh
đầu tiên là từ nào?
TL- GV giải thích.
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…...…
sơn hà.
Nữ hát câu 2: Mặt đất bao la anh em ta.…một vòng Việt
1. Ôn bài hát: 12’
Nối vòng tay lớn
48
GV
HS
GV
GV
HS
Nam.
Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối ngày...… một vòng tử
sinh.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng- đồng ca kết hợp gõ
phách.
Một HS hát: Rừng núi dang tay nối lại …..một vòng Việt
Nam.
Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối ngày....… một vòng
tử sinh.
(GV nx- sửa sai cho HS).
Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca-tốp ca kết hợp gõ phách
( GV nx- cho điểm).
Treo bảng phụ bài TĐN số 3 lên bảng.
Quan sát.
2. Ôn tập TĐN số 3.
(10’)
LÁ XANH
(Trích)
Nhạc và lời: HOÀNG VIỆT
Nhịp đi
&¨2=W====R=='=U===E====E=='=U===R=='
=g=='=V====T=!
=R²==D=='=T=====C====B=='=e=!
49
Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân.
&¨Y===W=='=W·==E=='=I===G====E====E=
='f=='=V===V=='S³==C=='B===C====@====
B=='e=.
Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
HS
GV
?
HS
Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ?
Nốt Pha; hóa biểu có Si b nên bài TĐN viết ở giọng Pha
trưởng.
Đàn: HS đọc thang âm vài lần.
&¨==p====r====s====t====
u====v====w====y!.
I III V
Đàn bài TĐN số 3 cho HS nghe.
Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là từ
nào.
TL- GV giải thích.
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần.
( GV nx- sửa sai cho HS).
Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách
( 2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4.
( 2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung).
Gọi 1 hoặc 2 nhóm HS đọc nhạc-hát lời kết hợp gõ phách
( GV nx- cho điểm)
Trong phần âm nhạc thường thức lớp 8, em đã được
tìm hiểu nhạc sĩ Việt Nam nào?
Đã được tìm hiểu về Nhạc sĩ Trần Hoàn,Hoàng Vân, Phan
3. Âm nhạc thường thức
50
GV
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn. Phần âm nhạc thường
thức này cô sẽ giới thiệu với các em một nhạc sĩ có nhiều
đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam- đó là…
Gọi HS đọc nội dung trong SGK.
Đọc.
Ngày tháng năm sinh và quê quán của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý?
TL.
Nhận xét và kết luận…..
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có khối lượng tác phẩm khá lớn,
trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng được lưu truyền rộng
rãi. Từ ca khúc theo phong cách lãng mạn như “Dư âm”
sáng tác năm 1949, đến những ca khúc đậm đà màu
sắc dân ca, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là người có những
đóng góp xuất sắc cho nền ca khúc Việt Nam.
Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý?
TL.
Nhận xét và kết luận…..
Cho HS nghe trích đoạn bài hát “Một khúc tâm tình của
người Hà Tĩnh”.
Âm nhạc của Nguyễn Văn Tý giàu chất trữ tình, giai
điệu mượt mà- bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét cùng
với lời ca trau chuốt- tinh tế. Ông là nhạc sĩ có những
đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc Việt Nam nên đã
được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Giải thưởng đó thuộc lĩnh vực nào ?
Nhận xét và kết luận….
Các em đã được nghe giới thiệu một số bài hát của nhạc sĩ
a.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
( 10’)
- Sinh ngày 5.3.1925 tại
Vinh, quê gốc ở xã Phú
Cường- Sóc Sơn- Hà Nội
Sáng tác nhiều bài hát
hay như:
Một khúc tâm tình của
người Hà Tĩnh,Người đi
xây Hồ kẻ gỗ,Mùa xuân
cô nuôi dạy trẻ, Mẹ yêu
con Dáng đứng bến tre,
…
- Được Nhà nước trao
tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học- Nghệ
thuật.
b.Bài hát “Mẹ yêu con”
( 8’)
51
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
NguyễnVăn Tý, bây giờ ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một bài
hát do ông sáng tác ca ngợi tình cảm mẹ- con, đó là..
Trong những bài hát viết về đề tài phụ nữ, “Mẹ yêu
con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một tác phẩm đã
sống cùng với thời gian.
Bài hát “Mẹ yêu con” ra đời năm nào?
TL
Nhận xét và kết luận…
Những em bé từng nằm nôi-nằm võng- trong cánh tay của
các bà mẹ có lẽ không bao giờ quên câu hát ru ngọt
ngào đầm ấm “À à ơi! À à ơi! Ru em em ngủ cho lâu,để
mẹ đi cấy đồng sâu chưa về”…
Từ những âm điệu của lời ru đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
đã phát triển hết sức khéo léo để tạo nên một khúc ru trìu
mến-thiết tha-bay bổng- đậm tình mẹ con.
Cho HS nghe bài hát “Mẹ yêu con”.
Cảm nhận của em khi nghe bài hát “Mẹ yêu con”?
Bài hát “Mẹ yêu con” là một bài hát rất hay viết về tình
cảm mẹ con với giai điệu tha thiết- bay bổng- sâu lắng
mang đậm màu sắc dân ca.
Bài hát “Mẹ yêu con” là một ca khúc nghệ thuật được
nhiều người mến mộ- được nhiều ca sĩ biểu diễn, bài hát
này không còn là khúc ru của riêng một bà mẹ nào mà trở
thành tiếng nói chung của bà mẹ đất nước. Người mẹ đã
có công sinh thành- nuôi dưỡng. Vì vậy các em phải biết
ơn và luôn kính trọng- yêu quý- vâng lời người mẹ của
mình.
- Sáng tác năm 1956.
- Thể hiện tình cảm yêu
thương tha thiết của mẹ
và con.
3. Củng cố- luyện tập ( 3’).
? Kể tên một số bài hát nói về tình cảm mẹ- con ?
HS: TL.
GV: Ru con (Dân ca Nam bộ), Lời ru trên nương (Trần Hoàn), Huyền thoại mẹ (Trịnh
Công Sơn), Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục), Mừng tuổi mẹ (Trần Long
Ẩn), Địu con đi nhà trẻ (Đào Ngọc Dung), Mẹ yêu dấu, Người mẹ của tôi,…
GV: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nhiều nhạc sĩ khác có nhiều đóng góp cho nền âm
nhạc Việt Nam, các em tự sưu tầm- tìm hiểu thêm và có ý thức giữ gìn các bài
hát của các nhạc sĩ đó, luôn trân trọng với những đóng góp của các nhạc sĩ đó
cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước.
52
GV Cho HS hoạt động 2 nhóm, sau đó gọi 2 HS lên bảng thi viết.
? Kể tên các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ?
HS: Thực hiện- GV nhận xét chung.
GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3.
GV Đàn: HS hát kết hợp gõ phách bài hát: Nối vòng tay lớn.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’).
Bài 1: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 3.
Bài 2: Một số bài hát về đề tài “Người mẹ” (Phần củng cố).
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới (Sưu tầm một số bài Lí).
------------------------------------------
Ngày soạn: /3/2012 Ngày dạy: /3/2012 – 9A
/3/2012 – 9B
Tiết 12 – Bài 4
HỌC HÁT BÀI: LÍ KÉO CHÀI.
Dân ca Nam Bộ.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Học bài hát: Lí kéo chài.
- HS biết bài “Lí kéo chài” là dân ca Nam Bộ.Biết nội dung bài hát thể hiện tinh thần
lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá.
2. Kỹ năng:
- HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời,
diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Có thể biết đặt lời mới cho
bài hát theo chủ đề tự chọn.
3. Thái độ:
- Qua bài hát, GD HS yêu thích sưu tầm- có ý thức trân trọng- giữ gìn các làn điệu
dân ca Việt Nam.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Lí kéo chài.
- Hát đúng giai điệu lời ca một số điệu Lí. Đặt lời mới và hát đúng theo giai điệu bài
hát: Lí kéo chài.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ (Không).
* ĐVĐ ( 1’)Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc nên dân ca Việt Nam rất phong
phú và đa dạng, mỗi vùng- mỗi miền đều có những làn điệu dân ca mang bản sắc
53
riêng. Giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một làn điệu dân ca Nam Bộ-đó
là bài hát “Lí kéo chài”.
2. Dạy bài mới.
HĐ của GV và HS. Ghi bảng.
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
GV
Em đã được học những bài Lí nào ? Hãy hát một bài mà
em yêu thích nhất ?
Bài: Lí cây xanh, Lí cây bông, Lí cây đa, Lí dĩa bánh bò, Lí
con sáo Gò công,…
Có thể hát một số trích đoạn bài hát trên cho HS nghe.
Lí là gì ?
Lí là những câu hát- bài dân ca ngắn gọn xúc tích do ông
cha ta sáng tạo nên, nó chiếm một vị trí quan trọng trong
sinh hoạt tinh thần của đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ.
Người dân chài quanh năm sống cùng sông nước, tuy lao
động vất vả và cực nhọc nhưng họ luôn lạc quan-yêu đời.
Với tiết tấu khỏe- giai điệu mộc mạc, bài hát “Lí kéo chài”
đã mô tả cảnh lao động- sinh hoạt vui tươi của người dân
vùng biển.
Nghe.
Cho HS quan sát bài hát.
1. Giới thiệu bài hát
( 10’)
LÍ KÉO CHÀI
Dân ca Nam Bộ
Đặt lời mới: Hoàng Lân
Vừa phải
54
?
HS
?
HS
GV
Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
Nhịp 2/4 có 2 phách trong một nhịp, mỗi phách bằng một
nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Bài hát chia làm mấy câu ?
TL.
Gồm 3 câu.
Câu 1: Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá.
Câu 2: Lưới cùng ta vang hát câu ca (Hò ơ).
Câu 3: Biển khơi thân thiết với ta (Khoan hỡi khoan hò).
Gió to (mà) mưa lớn (Khoan hỡi khoan hò) băng
qua sóng trào (Ơ hò, ơ hò là hò ơ).
GV
?
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc
xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần.
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát
nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, hát đủ nốt luyến
ở từ (kéo, cá, lưới, hát, câu, ơ, hò).
Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Nhịp đầu đủ phách ko? Là nhịp gì? Phách mạnh đầu tiên
2. Học hát: 28’
Lí kéo chài
55
HS
GV
GV
GV
GV
HS
GV
GV
GV
GV
HS
là từ nào? Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên?
TL.
Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu
tiên là từ “Thuyền” ở nhịp thứ 2.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần.
(GV nx- sửa sai cho HS)
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho 2 dãy).
Hướng dẫn HS hát “Xô- xướng” kết hợp gõ phách.
Thực hiện.
Xướng : Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá, lưới cùng ta
vang hát câu ca.
Xô: Hò ơ!
Xướng: Biển khơi thân thiết với ta.
Xô: Khoan hỡi, khoan hò.
Xướng: Gió to mà mưa lớn.
Xô: Khoan hỡi, khoan hò.
Xướng: Băng qua sóng trào.
Xô: Ơ hò, ơ hò là hò ơ.
(GV nx- sửa sai cho HS)
Goị từng tổ HS hát “Xô- xướng” kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho các tổ).
Nếu còn thời gian thì GV hướng dẫn HS đặt lời mới cho
bài hát “Lí kéo chài”.
(Chỉ đặt lời phần “Xướng” còn phần “Xô” như SGK).
Hát cho HS nghe VD sau:
VD1: Hát lên nào vui bài ca mới.
Lứa tuổi xuân phơi phới tương lai (hò ơ!).
Học sao cho xứng chí trai (khoan hỡi, khoan hò).
Tiếp theo người đi trước (khoan hỡi, khoan hò).
Không ai kém tài (Ơ hò, ơ hò là hò ơ).
VD2: Khắp phố phường ánh điện tươi sáng.
Lưới điện mang ánh sáng cho dân (hò ơ!).
Bạn ơi gắng sức thi đua (khoan hỡi, khoan hò).
Chúng ta cùng phấn đấu (khoan hỡi, khoan hò).
Quyết tâm lên nào (Ơ hò, ơ hò là hò ơ).
Gợi ý cho các nhóm tập đặt lời mới theo chủ đề tự chọn,
đặt song thì cả nhóm cùng hát theo giai điệu bài hát “Lí
kéo chài”.
Thực hiện.
56
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015
Nhac 9 2015

More Related Content

What's hot

Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hoc
Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hocPhan phoi chuong trinh am nhac tieu hoc
Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hoctieuhocvn .info
 
Giao an am nhac lop 4 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 4  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 4  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 4 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa tieuhocvn .info
 
Giao an am nhac lop 4
Giao an am nhac lop 4Giao an am nhac lop 4
Giao an am nhac lop 4phanhao75
 
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo Huế
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo HuếCác thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo Huế
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo HuếPham Long
 

What's hot (16)

Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk LắkĐề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
 
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đĐề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
 
Sang tac nhac
Sang tac nhacSang tac nhac
Sang tac nhac
 
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOTĐề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
 
Giao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mauGiao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mau
 
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đĐề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
 
Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hoc
Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hocPhan phoi chuong trinh am nhac tieu hoc
Phan phoi chuong trinh am nhac tieu hoc
 
Giao an am nhac lop 4 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 4  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 4  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 4 co hinh minh hoa
 
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa
Giáo án Âm nhạc 1 Cả năm theo Chuẩn có khuông nhạc minh họa
 
Giao an 7 2015
Giao an 7 2015Giao an 7 2015
Giao an 7 2015
 
Giao an am nhac lop 4
Giao an am nhac lop 4Giao an am nhac lop 4
Giao an am nhac lop 4
 
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOTĐề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
 
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
 
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo Huế
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo HuếCác thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo Huế
Các thể nhạc trong diễn xướng nhạc lễ Phật giáo Huế
 

Similar to Nhac 9 2015

Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn
Giao an am nhac lop 2   chuan ktknGiao an am nhac lop 2   chuan ktkn
Giao an am nhac lop 2 chuan ktkntieuhocvn .info
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTranThaiSon6
 
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiGiáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiCTU
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 
Ga an bieu dien mgl kt
Ga an bieu dien mgl ktGa an bieu dien mgl kt
Ga an bieu dien mgl ktMít Ướt
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Non Mầm
 
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...nqminh771
 
Giao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktGiao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktMít Ướt
 

Similar to Nhac 9 2015 (20)

Giao an 7 2015
Giao an 7 2015Giao an 7 2015
Giao an 7 2015
 
Giao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mauGiao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mau
 
Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn
Giao an am nhac lop 2   chuan ktknGiao an am nhac lop 2   chuan ktkn
Giao an am nhac lop 2 chuan ktkn
 
Giao an tham khao mon am nhac thc sdoc
Giao an tham khao mon am nhac thc sdocGiao an tham khao mon am nhac thc sdoc
Giao an tham khao mon am nhac thc sdoc
 
Giáo án lớp 5
Giáo án lớp 5 Giáo án lớp 5
Giáo án lớp 5
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.pptTiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
Tiet 01. Bai Bong dang mot ngoi truong.ppt
 
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5  co hinh minh hoaGiao an am nhac lop 5  co hinh minh hoa
Giao an am nhac lop 5 co hinh minh hoa
 
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồiGiáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
 
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đLuận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Am nhac lop3
Am nhac lop3Am nhac lop3
Am nhac lop3
 
Am nhac lop3
Am nhac lop3Am nhac lop3
Am nhac lop3
 
Ga an bieu dien mgl kt
Ga an bieu dien mgl ktGa an bieu dien mgl kt
Ga an bieu dien mgl kt
 
1390399
13903991390399
1390399
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
 
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
tom_tat_luan_van_thac_si_ly_luan_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_day_hoc_soan_...
 
Hội giảng 1
Hội giảng 1Hội giảng 1
Hội giảng 1
 
Chuẩn kiến thức ky nang am nhac
Chuẩn kiến thức ky nang am nhacChuẩn kiến thức ky nang am nhac
Chuẩn kiến thức ky nang am nhac
 
Giao an nghe hat kt
Giao an nghe hat ktGiao an nghe hat kt
Giao an nghe hat kt
 

More from Thiên Đường Tình Yêu

Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nang
Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nangGiao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nang
Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nangThiên Đường Tình Yêu
 
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015Thiên Đường Tình Yêu
 
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015Thiên Đường Tình Yêu
 
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015Thiên Đường Tình Yêu
 

More from Thiên Đường Tình Yêu (20)

Giao an am nhac 9 moi day du luon
Giao an am nhac 9 moi day du luonGiao an am nhac 9 moi day du luon
Giao an am nhac 9 moi day du luon
 
Giao an am nhac lop 9 chuan ktkn
Giao an am nhac lop 9 chuan ktknGiao an am nhac lop 9 chuan ktkn
Giao an am nhac lop 9 chuan ktkn
 
Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nang
Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nangGiao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nang
Giao an am nhac 9 chuan tich hop day du cac ky nang
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thucGiao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc
 
Giao an am nhac 7 chuan kien thuc day du
Giao an am nhac 7 chuan kien thuc day duGiao an am nhac 7 chuan kien thuc day du
Giao an am nhac 7 chuan kien thuc day du
 
Giao an am nhac 7
Giao an am nhac 7Giao an am nhac 7
Giao an am nhac 7
 
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
Giao an am nhac 8 ca nam chuan kien thuc 2
 
Giao an am nhac 7 du bo
Giao an am nhac 7 du boGiao an am nhac 7 du bo
Giao an am nhac 7 du bo
 
Giao an am nhac 7 ca nam moi 20142015
Giao an am nhac 7 ca nam moi 20142015Giao an am nhac 7 ca nam moi 20142015
Giao an am nhac 7 ca nam moi 20142015
 
Giao an am nhac 820142015
Giao an am nhac 820142015Giao an am nhac 820142015
Giao an am nhac 820142015
 
Giao an am nhac 9 2014 tiet 15
Giao an am nhac 9   2014 tiet 15Giao an am nhac 9   2014 tiet 15
Giao an am nhac 9 2014 tiet 15
 
Giao an am nhac 720142015
Giao an am nhac 720142015Giao an am nhac 720142015
Giao an am nhac 720142015
 
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014 2
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014 2Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014 2
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014 2
 
Giao an am nhac 8 nam hoc 20132014
Giao an am nhac 8 nam hoc 20132014Giao an am nhac 8 nam hoc 20132014
Giao an am nhac 8 nam hoc 20132014
 
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015
Giao an am nhac 6 chuan kien thuc tron bo 20142015
 
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014
Giao an am nhac 7 nam hoc 20132014
 
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan moi nam hoc 20142015
 
Giao an am nhac 6 20142015
Giao an am nhac 6 20142015Giao an am nhac 6 20142015
Giao an am nhac 6 20142015
 
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015
Giao an am nhac 6 ca nam chuan kien thuc nam hoc 20142015
 
Giao an am nhac lop 9 tuyet voi 2
Giao an am nhac lop 9 tuyet voi 2Giao an am nhac lop 9 tuyet voi 2
Giao an am nhac lop 9 tuyet voi 2
 

Nhac 9 2015

  • 1. Ngày soạn: 06/01/2013 Ngày Giảng: 08/01/2013 Dạy lớp 9A 11/01/2013 Dạy Lớp 9B Tiết 1 – Bài 1 HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG. Nhạc và lời: Hoàng Lân I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một ngôi trường. - Biết nội dung bài hát nối về kỉ niệm sâu sắc của thời đi học. 2. Kỹ năng: - HS hát đúng giai điệu- lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình - Biết thể hiện bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... 3. Thái độ: Qua bài hát, GD HS yêu mái trường, có tình cảm gắn bó- ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân để minh họa phần giới thiệu tác giả. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”. - Hát đúng giai điệu lời ca một số bài hát về đề tài thầy cô giáo và mái trường. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. (không) * ĐVĐ vào bài mới (1’) Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng những tình cảm được lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy cô giáo và những bạn bè thân thiết của một thời cắp sách, những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong lòng chúng ta cùng với những kỷ niệm khó phai mờ. Tất cả những tình cảm ấy đã được nhạc sĩ Hoàng Lân gửi gắm vào trong bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” mà cô sẽ giới thiệu với các em trong giờ học hôm nay, cô hy vọng sau khi học song bài hát mỗi chúng ta đều cảm nhận được những gì tươi đẹp nhất mà hiện nay các em đang có và biết yêu thương giúp đỡ nhau, luôn kính trọng- ghi nhớ công ơn thầy cô giáo và lưu giữ trong mình những kỷ niệm tươi đẹp của tuổi học trò dưới mái trường thân yêu này. 2. Dạy bài mới. 1
  • 2. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? HS GV GV GV GV Nhạc sĩ Hoàng Lân (Cùng với nhạc sĩ Hoàng Long) là 2 anh em sinh đôi, cùng sinh ngày 18.6.1942 tại Thị xã Sơn Tây- Hà Tây (Nay tỉnh Hà Tây thuộc Thành phố Hà Nội). Nhạc sĩ Hoàng Lân là một nhạc sĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ, ông đã sáng tác hàng trăm bài hát cho thiếu nhi trong hơn 40 năm qua, được các em đón nhận và yêu thích. Kể tên một số bài hát thiếu nhi của Nhạc sĩ Hoàng Lân ? TL. Có thể kể đến các bài hát: Đi học về (1962) , Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978), Thật là hay (1980), Chúng em cần hòa bình (1985), Bác Hồ- người cho em tất cả, Những bông hoa- những bài ca, Em đi thăm miền Nam…... và nhiều bài hát khác đã được phổ biến rộng rãi qua các thế hệ thiếu nhi. Trong đó bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác” và “Bác Hồ- người cho em tất cả” là 2 bài hát hay của Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân đã được bình chọn trong số 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX. Hát hoặc gọi HS hát một số bài hát trên. Năm 1985, nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” dựa vào kí ức về một mái trường mà ông đã từng gắn bó mật thiết, đó là trường THPT Nguyễn Huệ ở Thị xã Hà Đông- Hà Tây. Cho HS quan sát bài hát: “Bóng dáng một ngôi trường”. 1. Giới thiệu tác giả và bài hát ( 10’). a. Tác giả. b. Bài hát. HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG. Nhạc và lời: Hoàng Lân Sôi nổi- Rất nồng nhiệt. ? Bài hát có mấy đoạn? Mỗi đoạn có mấy câu? Nhịp 2
  • 3. HS GV ? HS GV ? HS GV GV HS GV của mỗi đoạn? TL. Bài hát gồm 2 đoạn: Đoạn 1: Viết ở nhịp 4/4, gồm có 6 câu. Từ “Đã bao mùa thu…trong lòng chúng ta”. Giai điệu sôi nổi- khỏe khoắn. Đoạn 2: Viết ở nhịp 2/4, gồm có 4 câu. Từ “Hát mãi bên dòng.….nhớ đến bây giờ”. Giai điệu tha thiết- lôi cuốn, đượm chút lưu luyến bâng khuâng. Bài hát sử dụng ký hiệu gì? Hát như thế nào? Sử dụng khung thay đổi nên hát 2 lần. Lần 1: Hát “Đã bao mùa thu”…..đến hết khung số 1 “bây giờ”. Lần 2: Hát “Hát tiếp những bài ca mới”…..đến khung số 1, bỏ khung số 1 “giờ”, hát khung số 2 “trường”. Hát mẫu sử dụng khung thay đổi cho HS nghe. Nốt kết thúc và hóa biểu bài hát ? Nốt kết thúc là nốt Pha, hóa biểu có Si b. Đây là bài hát viết ở giọng Pha trưởng. Đàn: HS luyện thanh. &¨u===v===w===x==y===x ===w===v===u=" Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn. HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát. Chú ý: Sử dụng đúng khung thay đổi, thể hiện đúng đảo phách, ngân đủ trường độ từng nốt nhạc; từ (trường) ở cuối bài hát ngân 3 phách, hát đủ nốt luyến ở từ (đến, bây). Giai điệu lời 2 của đoạn 2 giống lời 1 nên GV để HS tự hát- chỗ nào HS hát sai thì GV sửa cho HS hát đúng. 2. Học hát: 30’ Bóng dáng một ngôi trường 3
  • 4. ? HS GV GV HS HS GV Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách. Nhịp đầu đủ phách không ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào? Nhịp đầu đủ phách nhưng sử dụng đảo phách nên phách mạnh đầu tiên rơi vào dấu lặng đen, phách mạnh thứ 2 là từ “bao”. (GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS hát với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp gõ phách vài lần. Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Đã bao mùa thu khai trường. Nữ hát câu 2: Đã bao mùa hè chia tay. Nam hát câu 3: Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn đây. Nữ hát câu 4: Những cánh chim dù bay xa. Nam hát câu 5: Năm tháng không thể xóa nhòa. Nữ hát câu 6:Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta Cả lớp hát đoạn 2:Hát mãi bên dòng sông ấy…ngôi trường (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Goị 1 số nhóm HS hát kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho các nhóm). 3. Củng cố luyện tập (3’) ? Nội dung bài hát muốn nhắc nhở các em điều gì? HS: TL. GV: Bài hát mong muốn các em yêu mến mái trường, luôn gắn bó- ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. ? Kể tên một số bài hát viết về mái trường và thầy cô giáo ? HS: TL. GV: Đi học xa, Em yêu trường em, Ngày đầu tiên đi học, Khi tóc thầy bạc, Bài học đầu tiên, Mùa thu ngày khai trường, Quà tặng thầy cô, Bóng dáng một ngôi trường, Mái trường em yêu, Mái trường mến yêu, Cô giáo vùng cao, Con đường đến trường, Thầy cô cho em mùa xuân, Bông hồng tặng cô, Những bông hoa- những bài ca, Hoa ban vào lớp, Chiều thu nhớ trường, Cô giáo, Bụi phấn, Đi học. GV hát hoặc gọi một số HS hát trích đoạn một số bài hát trên. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’). GV nhắc HS về đọc Bài đọc thêm, làm bài tập và chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm 4
  • 5. *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ =================== Ngày soạn: 13/01/2013 Ngày Giảng: 15/01/2013 Dạy lớp 9A 18/01/2013 Dạy Lớp 9B Tiết 2 – Bài 1 - NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG. - TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG- TĐN SỐ 1. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - HS có khai niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. - HS biét cấu tạo của giọng Son trưởng. - HS biét bài TĐN số 1 là nhạc Ba Lan được viết ở giọng Son trưởng 2. Kỹ năng. - Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu ghép lời ca và kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. 3. Thái độ: - GD HS thích môn học và có hứng thú trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1, bảng phụ VD về quãng. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 1. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Không). * ĐVĐ vào bài mới: 1’ Ở chương trình lớp 7 các em đã được tìm hiểu về quãng hòa âm và quãng giai điệu. Giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về quãng trưởng- quãng thứ- quãng tăng- quãng giảm- quãng đúng. Trong phần nhạc sẽ tập đọc bài TĐN số 1 viết ở giọng Son trưởng được trích trong bài hát “Cây sáo” - Nhạc: Ba Lan, do Hoàng Anh đặt lời. 2. Dạy bài mới. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng 1. Nhạc lí: 12’ Giới thiệu về quãng 5
  • 6. GV GV GV ? HS ? HS GV GV Treo bảng phụ lên bảng cho HS quan sát. &=r==r='=r==s='=t==u='r==t='s =u'r=u'r=v! 1Đ 2T 2t 3T 3t 4Đ 5Đ &=r==w='t==y='r==x='t==z='r= y='u==x'x=|! 6T 6t 7T 7t 8Đ 4 tăng 5 giảm Giới thiệu về các quãng: 1 Đúng là 2 nốt Đ- Đ chưa có cung. 2 Trưởng là 2 nốt Đ- R có 1 cung. 2 Thứ là 2 nốt M- P có nửa cung. 4 tăng là quãng trưởng vì Pha- Son là 1 cung (Pha- Si là 3 cung). 5 giảm là quãng thứ vì Si- Đô là nửa cung (Si-Pha là nửa cung- nửa cung- 1 cung- nửa cung). Đàn các quãng trong VD cho HS nghe. Quãng là gì? Quãng là khoảng cách về độ cao của 2 âm thanh liền bậc (Đ-R, M-F) hoặc cách bậc (Đ-M, R-F). Mỗi quãng mang một tính chất riêng (Trưởng- thứ- đúng- tăng- giảm). Tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng- thứ- đúng- tăng- giảm. Nêu VD về quãng 1Đ, 2T, 2t, 3T, 3t, 6T, 6t, 7T, 7t, 8Đ ? TL. Nhận xét và giải thích. a. Ví dụ. b. Khái niệm. - Quãng là khoảng cách về độ cao của 2 âm thanh liền bậc hoặc cách bậc. Mỗi quãng mang một tính chất riêng. Tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng- thứ- đúng- tăng- giảm. 6
  • 7. ? HS GV GV ? HS ? HS GV ? HS GV VD: Son- La La- Đố 2T (Liền bậc) 3t (Cách bậc) Tất cả những bài hát hoặc bài TĐN đều sử dụng các quãng để tạo nên âm thanh cao- thấp khác nhau. VD: bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”. &è4:==_=====W====U='==V ====F====B,===R==:! Đã bao mùa thu khai trường 2T 3T 2T 1Đ 5Đ Ở chương trình lớp 6, 7, 8 các em đã được tìm hiểu giọng trưởng nào? Đã tìm hiểu giọng Đô trưởng, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một giọng trưởng mới- đó là…. Để HS nhớ cấu tạo giọng trưởng, GV đưa ra cấu tạo giọng Đô trưởng. - Cấu tạo: công thức I II III IV V VI VII (I) &=r===s===t===u===v===w= ==x===y! Căn cứ vào cấu tạo giọng Đô trưởng ta sẽ thành lập cấu tạo giọng Son trưởng. Giọng Son trưởng bắt đầu- kết thúc bằng nốt gì? Thứ tự các nốt trong giọng Son trưởng? TL.Cấu tạo: I II III IV V VI VII (I) &¡v==w==x==y==z=={==|==}! 1c 1c ½c 1c 1c 1c ½c 2. Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1. a. Giọng Son trưởng (10’) - Khái niệm: Giọng Son trưởng có âm chủ là Son, hóa biểu có Pha#. 7
  • 8. GV ? HS GV GV Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc? TL. Điền vào khuông nhạc. Từ cấu tạo giọng Son trưởng, hãy rút ra khái niệm về giọng Son trưởng? TL- GV kết luận…. Mỗi giọng có một âm chủ riêng. VD: Đô trưởng là nốt Đô, Son trưởng là nốt Son, Mi trưởng là nốt Mi. Đàn: HS đọc giọng Son trưởng. So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Đô trưởng và Son trưởng ? - Giống: Thứ tự các cung và nửa cung giữa các bậc. - Khác: Âm chủ và hóa biểu. Để các em hiểu rõ hơn về giọng Son trưởng, chúng ta sẽ đọc bài TĐN số 1- áp dụng giọng Son trưởng. Treo bảng phụ lên bảng và giới thiệu về bài TĐN số 1. b. Tập đọc nhạc số 1 “Cây sáo” (18’) ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV GV GV Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ? Nhịp 2/4 có 2 phách trong 1 nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ? Đơn, đen, trắng, đơn chấm dôi, móc kép. Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp các nốt nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên cao? TL. Nx và điền vào thang âm. &¡==s===t===u===v===w== =x===y===z==={!. I III V Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu bài TĐN ?Giọng gì? TL. Nốt kết thúc là nốt Son (bậc I- âm chủ), hóa biểu có Pha # nên bài TĐN viết ở giọng Son trưởng. 8
  • 9. ? HS GV HS GV Đàn: HS đọc thang âm vài lần. Đàn bài TĐN số 1 cho HS nghe. Bài TĐN chia làm mấy câu ? Bài TĐN chia làm 4 câu. Câu 1: Đẹp nào bằng cây sáo bé bé nhỏ…..tay người. Câu 2: Ngọt ngào bay lên tiếng sáo ngân…. xa vời. Câu 3: Một điệu nhạc trong sáng réo rắt…..tay ấy. Câu 4: Hòa theo với tiếng đàn hát lên câu ca yêu đời. Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc tên nốt trên bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao độ bài TĐN, mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn. HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai cho HS trong khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3 với câu 4, sau đó ghép cả bài TĐN. Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca. (GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài TĐN). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách (2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4. (2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho các nhóm). 3. Củng cố- luyện tập( 3’). ? Nội dung lời ca bài TĐN ? HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi tiếng sáo ngân vang của dân tộc Việt Nam.Vì vậy các em phải giữ gìn cây sáo vì nó là một trong những nhạc cụ độc đáo nhất của Việt Nam ? Quãng là gì? HS: TL- GVnx. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). Bài 1: Quãng 2: Si- La; Rế- Đố; La- Son; Si- Đố. Quãng 3: Son- Si; Rế- Mí; Rề- Pha; Pha- La. 9
  • 10. Quãng 4: La- Rế; La- Mì. Quãng 5: La- Mí. Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 1. GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới. (Sưu tầm các ca khúc thiếu nhi phổ thơ). Rút kinh nghiệm *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ ----------------------------------- Ngày soạn: 20/01/2013 Ngày Giảng: 22/01/2013 Dạy lớp 9A 25/01/2013 Dạy Lớp 9B Tiết 3 – Bài 1 - ÔN BÀI HÁT: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG. - ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1. - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. - Ôn tập tập đọc nhạc số 1. - HS biết đặc điểm về ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên 1 số bài hát thiếu nhi phổ thơ. 2. Kỹ năng. - Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… - HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 1. - HS hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát phổ thơ thành công. 10
  • 11. 3.Thái độ: - GD HS có ý thức sưu tầm-tìm hiểu và giữ gìn các bài hát thiếu nhi phổ thơ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1, bảng phụ một số bài thơ- bản nhạc có bài thơ được phổ nhạc. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính xác bài TĐN số 1. 2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát và ôn TĐN). * ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”; ôn lại bài TĐN số 1. Tiếp đó tìm hiểu về một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ qua phần âm nhạc thường thức. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? HS GV GV Cho HS nghe giai điệu bài hát. Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS hát với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Đã bao mùa thu khai trường. Nữ hát câu 2: Đã bao mùa hè chia tay. Nam hát câu 3: Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn đây. Nữ hát câu 4: Những cánh chim dù bay xa. Nam hát câu 5: Năm tháng không thể xóa nhòa. Nữ hát câu 6: Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta. Cả lớp hát đoạn 2: Hát mãi bên dòng sông ấy mang theo bao kỷ niệm. Hàng cây xanh dệt vào bức tranh đầy kí ức tuổi thơ. Một khúc ca đang vang vọng. 1. Ôn bài hát: 10’ Bóng dáng một ngôi trường 11
  • 12. GV GV GV Làm ta xao xuyến nhớ đến bây giờ. Hát tiếp những bài ca mới cho xanh tươi tình bạn. Dòng sông xưa thời gian lắng trôi càng gắn bó dài lâu. Càng lắng sâu trong tâm hồn. Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường. (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng- đồng ca kết hợp gõ phách. Đoạn 1: Một HS hát hát lĩnh xướng. Đoạn 2: Cả lớp cùng hát. Goị 1 hoặc 2 nhóm HS hát kết hợp gõ phách. (GV nx- cho điểm). Treo bảng phụ bài TĐN số 1 lên bảng cho HS quan sát. 2. Ôn tập TĐN số 1: 13’ CÂY SÁO (Trích) Nhạc: Ba Lan Đặt lời: Hoàng Anh ? HS GV GV ? HS GV GV GV HS GV Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu bài TĐN ?Giọng gì? Nốt kết thúc là nốt Son (bậc I- âm chủ), hóa biểu có Pha # nên bài TĐN viết ở giọng Son trưởng. Đàn: HS đọc thang âm vài lần. &¡==s===t===u===v===w===x ===y===z==={!. I III V Đàn bài TĐN số 1 cho HS nghe. Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần. Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách. (2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc-hát câu 1 và câu 3;Nữ đọc-hát câu 2 và câu 4. (2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1; 2 nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách. (GV nx- cho điểm) 3. Âm nhạc thường 12
  • 13. GV ? HS ? HS GV GV GV ? HS GV Những ca khúc thiếu nhi có nhiều bài được hình thành từ những bài thơ, các nhạc sĩ đã tìm cảm hứng từ bài thơ để sáng tác thành bài hát. Phổ nhạc theo thơ là một phương pháp sáng tác bài hát được sử dụng có hiệu quả và khá phổ biến. Thế nào là ca khúc phổ thơ ? Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước. Kể tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ ? Hát một bài mà em yêu thích nhất ? Hạt gạo làng ta, Bụi phấn, Đi học, Bác Hồ- người cho em tất cả, Tia nắng- hạt mưa, Cho con, Dàn đồng ca mùa hạ, Ngày đầu tiên đi học. Ngoài ra các bài hát người lớn cũng được phổ nhạc từ bài thơ có trước. VD: Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” (Thơ: Thanh Hải- nhạc: Trần Hoàn). Bài hát “Bóng cây Kơ- nia” (Thơ: Ngọc Anh- nhạc: Phan Huỳnh Điểu). Bài hát “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây” (Thơ: Phạm Tiến Duật- nhạc: Hoàng Hiệp). Bài hát “Chút thơ tình người lính biển” (Thơ: Trần Đăng Khoa- nhạc: Hoàng Hiệp). Bài hát “Viếng Lăng Bác” (Thơ: Viễn Phương- nhạc: Hoàng Hiệp). Cho HS nghe trích đoạn một số bài hát trên. Trong dân ca Việt Nam hầu hết các làn điệu được hình thành từ những câu thơ. VD: Bài hát “Lí cây bông” bắt nguồn từ câu thơ: Bông xanh, bông trắng, bông vàng. Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông. Gọi HS hát bài “Lí cây bông”. Lời bài hát “Lí cây bông” có thay đổi hay giữ nguyên? Có thay đổi. Một vài nhận xét về ca khúc thiếu nhi phổ thơ: Có bài thơ hay nhưng rất khó phổ nhạc hoặc không thể phổ thành bài hát, có bài thơ không đặc sắc lắm nhưng khi được phổ nhạc lại trở thành bài hát có sức sống và được phổ biến rộng rãi. Tuỳ từng bài, tùy từng tác giả, có khi người ta giữ thức Ca khúc thiếu nhi phổ thơ (16’) 13
  • 14. GV ? HS GV nguyên vẹn bài thơ không thay đổi dù chỉ một từ. VD: Ngày đầu tiên đi học, Hạt gạo làng ta, Bụi phấn. Có khi lời thơ được thay đổi ít nhiều. VD: Dàn đồng ca mùa hạ, Lí cây bông, Lí chiều chiều, Cây trúc xinh. Treo bảng phụ các VD: Hạt gạo làng ta, Dàn đồng ca mùa hạ. Em có nhận xét gì về các VD trên? Bài “Hạt gạo làng ta”- giữ nguyên lời thơ. Bài “Dàn đồng ca mùa hạ”- lời thơ có thay đổi chút ít. Cũng có trường hợp, nhạc sĩ chỉ phổ nhạc theo ý thơ, dựa vào ý thơ để phóng tác lời ca cho phù hợp với cảm hứng, với sự phát triển hợp lý của giai điệu và cấu trúc bản nhạc. VD: Bài thơ “Cho em” (Phong Thu) được nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân phổ thành bài hát “Bác Hồ- người cho em tất cả”. Treo bảng phụ bài thơ “Cho con”- bài hát “Bác Hồ- người cho em tất cả” lên bảng. Quan sát- so sánh. 3. Củng cố- luyện tập( 4’). ? Thế nào là ca khúc phổ thơ ? Kể tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ ? HS: TL. GV: Nhận xét. GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1. GV Đàn: HS hát với tình cảm say sưa- lôi cuốn kết hợp gõ phách bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). Bài 1:Một số bài hát phổ thơ viết cho người lớn và trẻ em(Phần âm nhạc thường thức) Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 1. GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ ------------------------------------------------ 14
  • 15. Ngày soạn: 27/01/2013 Ngày Giảng: 29/01/2013 Dạy lớp 9A 01/02/2013 Dạy Lớp 9B Tiết 4 – Bài 2: HỌC HÁT BÀI: NỤ CƯỜI. Nhạc: Nga Dịch lời: Phạm Tuyên I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết bài hát Nụ cười là bài hát Nga có nội dung thể hiện sự lạc quan yêu đời của tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 2/4. 2. Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Biết lấy hơi, hát rõ lời diễm cảm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... 3. Thái độ: 15
  • 16. - Qua bài hát, GD HS biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổi thơ, luôn lạc quan- tin yêu vào cuộc sống, thể hiện tình thân ái- đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt-Nga. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: - Hát đúng giai điệu lời ca một số bài hát Nga. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nụ cười”. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Không). * ĐVĐ vào bài mới: 2’ Nước Nga là một đất nước tươi đẹp có Thủ đô là Mát- xcơ- va, là quê hương của cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại với vị lãnh tụ thiên tài Lê Nin, là quê hương của nhạc sĩ thiên tài Trai- cốp- xki với nhiều bản nhạc hay được công chúng mến mộ. Bài hát “Nụ cười” là một ca khúc quen thuộc của thiếu niên nước Nga do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời- ca ngợi niềm lạc quan tin yêu trong cuộc sống của tuổi trẻ. Để các em cảm nhận được giai điệu vui tươi- trong sáng của bài hát, chúng ta cùng học bài hát “Nụ cười”. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? HS GV GV GV Nước Nga có một nền văn hóa cao với những tên tuổi nổi tiếng: Về Văn học có Pus- kin, Sê- khốp, Léptôn-x tôi, Goóc- ki. Về Mĩ thuật có danh họa nổi tiếng Lê- vi- tan. Về âm nhạc có nhạc sĩ thiên tài Trai- cốp- xki, Prô- cô- phi- ép và nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng khác. Nước Nga có nhiều bài hát hay mà trong chương trình âm nhạc lớp 7 các em đã được học một bài hát. Đó là bài hát nào ? Ca- chiu- sa. Bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ phách bài hát “Ca- chiu- sa”. Ngoài ra nước Nga còn có các bài hát: Đôi bờ, Chiều Mát- xcơ- va, Chiều hải cảng,… (GV hát trích đoạn 3 bài hát trên cho HS nghe) Cho HS quan sát bài hát “Nụ cười”. 1. Giới thiệu bài hát. ( 12’) 16
  • 17. ? HS GV ? HS GV GV ? HS GV ? HS GV GV GV HS HS Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ? TL. Bài hát viết ở nhịp 2/2 nên trong một nhịp có 2 phách , mỗi phách bằng một nốt trắng (vì nốt tròn chia cho 2 = trắng), phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Bài hát sử dụng ký hiệu gì ? Hát như thế nào? TL. Sử dụng khung thay đổi nên hát 2 lần. Lần 1: Hát từ đầu (lời 1) “Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười….” đến hết khung số 1 “Cho trời”. Lần 2: Hát từ nhịp thứ 2 (lời 2) “Sáng lên và áng mây tươi hồng….” đến khung số 1 “tháng”, bỏ khung số 1, hát khung số 2 “năm vẫn tràn ngập lòng ta”. Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe. Bài hát chia làm mấy đoạn ?Mỗi đoạn có mấy câu ? TL. Bài hát gồm 2 đoạn. Đoạn 1: Có 4 câu hát, từ “Cho trời sáng lên….cất tiếng cười”. Giai điệu trong sáng- rộn ràng- diễn tả cuộc sống hạnh phúc tràn đầy niềm vui và tiếng cười. Đoạn 2: Có 6 câu hát, từ “Để làn mây…ko thể nào xóa nhòa” Giai điệu đi vào chiều sâu tình cảm- êm nhẹ nhưng rõ ràng dứt khoát như muốn nói lên lòng tin yêu cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, thể hiện tình đoàn kết của bạn trẻ trong tiếng cười lạc quan. Nốt kết thúc và hóa biểu của bài hát ? TL. Nốt Đô, đoạn 1 viết ở giọng Đô trưởng, đoạn 2 viết ở giọng Đô thứ (Hóa biểu có Si b, Mi b, La b). Đàn: HS luyện thanh. &==r====s====t====u====v== ==u====t====s====r=. Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn. 2. Học hát: Nụ cười ( 28’) 17
  • 18. GV ? HS GV GV HS HS GV HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát. Chú ý: ngân nghỉ đúng phách. Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách. Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên? Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên là từ “Sáng” ở nhịp thứ 2. (GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần. Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Nữ hát câu 2: Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh...trời. Nam hát câu 3:Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui Nữ hát câu 4: Trong cuộc sống đầm ấm…..cất tiếng cười. Cả lớp hát đoạn 2: Để làn mây không bay đi xa…..lòng ta. (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho HS). 3. Củng cố luyện tập (3’) ? Bài hát “Nụ cười” nhạc của nước nào ? Do ai phỏng dịch lời ? Nội dung bài hát nói lên điều gì? HS: Bài hát “Nụ cười” nhạc của nước Nga, do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời. Bài hát diễn tả cuộc sống hạnh phúc tràn đầy niềm vui, ca ngợi niềm lạc quan- tin yêu trong cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, thể hiện tình đoàn kết của tuổi trẻ. Vì vậy các em phải lạc quan- tin yêu vào cuộc sống, giữ gìn sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ, thể hiện tình thân ái hữu nghị-đoàn kết giữa thiếu nhi hai nước Việt- Nga. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’) - Học thuộc bài và xm trước bài mới. Rút kinh nghiệm *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ ===================== Ngày soạn: 17/02/2013 Ngày Giảng: 19/02/2013 Dạy lớp 9A 22/02/2013 Dạy Lớp 9B 18
  • 19. Tiết 5 – Bài 2 - ÔN BÀI HÁT: NỤ CƯỜI. - TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG MI THỨ- TĐN SỐ 2. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Ôn bài hát: Nụ cười. - Tập đọc nhạc số 2- giọng Mi thứ. 2. Kỹ năng. - HS hát thuộc lời- đúng giai điệu với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nụ cười”. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - HS nắm được cấu tạo giọng Mi thứ tự nhiên và giọng Mi thứ hòa thanh, biết giọng Mi thứ có âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha #. - HS biết bài TĐN số 2 “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga, được viết ở giọng Mi thứ, nhịp 3/4. Đọc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ- trường độ kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 2. 3. Thái độ: GD HS thích sưu tầm- tìm hiểu thêm về giọng mới. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 2. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Nụ cười. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách và đánh nhịp chính xác bài TĐN số 2. 2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát). * ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Nụ cười”, thể hiện bài hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách. Trong phần nhạc, chúng ta cùng làm quen với giọng Mi thứ, tập đọc bài TĐN số 2 được trích từ bài hát trong phim “Tiếng hát trái tim”- nhạc Nga. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? Cho HS nghe giai điệu bài hát. Nhịp đầu đủ phách không ?Phách mạnh đầu tiên là 1. Ôn bài hát: 10’ Nụ cười 19
  • 20. HS GV GV GV ? HS GV GV GV từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Cho trời sáng lên cùng….nụ cười. Nữ hát câu 2: Cầu vồng thêm lung linh….....trời. Nam hát câu 3: Nụ cười tươi chúng ta…niềm vui. Nữ hát câu 4: Trong cuộc sống.....cất tiếng cười. Cả lớp hát đoạn 2: Để làn mây không.…..lòng ta. (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ phách. (GV nx- cho điểm). Ở chương trình lớp 7 và 8 các em đã được làm quen với giọng thứ nào? TL. Đã tìm hiểu giọng La thứ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một giọng thứ mới- đó là…. Để HS nhớ cấu tạo giọng thứ, GV đưa ra cấu tạo giọng La thứ. I II III IV V VI VII (I) &==p====q====r====s== ==t====u====v====w! Căn cứ vào cấu tạo giọng La thứ, ta sẽ thành lập cấu tạo giọng Mi thứ. 2. Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ- TĐN số 2. a. Giọng Mi thứ (14’) - Giọng Mi thứ tự nhiên: I II III IV V VI VII (I) &¡t=Õu==v==w==x ==y==z=={! 20
  • 21. 1c ½c 1c 1c ½c 1c 1c ? HS GV ? HS GV GV ? HS GV ? HS GV GV ? HS GV ? HS Giọng Mi thứ tự nhiên bắt đầu và kết thúc bằng nốt gì ? Thứ tự các nốt nhạc trong giọng Mi thứ từ thấp lên cao? TL. Điền vào giọng Mi thứ tự nhiên. Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc? TL. Điền vào giọng Mi thứ tự nhiên. Ngoài giọng Mi thứ tự nhiên, còn có giọng Mi thứ hòa thanh. Nốt mở đầu- kết thúc giọng Mi thứ hòa thanh? Sắp xếp thứ tự các nốt nhạc từ thấp lên cao? TL. Điền vào giọng Mi thứ hòa thanh. Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc? TL. Điền vào giọng Mi thứ hòa thanh. Đàn: HS đọc giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa thanh vài lần. So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa thanh ? TL. - Giống: Vị trí các nốt- các bậc, hóa biểu. - Khác: Mi thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa cung. Từ cấu tạo giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa thanh, hãy rút ra khái niệm về giọng Mi thứ ? TL- GV kết luận…. - Giọng Mi thứ hòa thanh: (Bậc VII tăng lên nửa cung) I II III IV V VI VII (I) &¡t=Õu==v==w==x ==y==Úz=={! 1c ½c 1c 1c ½c 1½c ½c - Khái niệm: Giọng Mi thứ có âm chủ là nốt Mi, hóa biểu có Pha#. 21
  • 22. ? HS GV GV So sánh sự giống và khác nhau giữa Mi thứ và La thứ ? - Giống: Thứ tự cung và nửa cung giữa các bậc. - Khác: Âm chủ và hóa biểu. Để các em hiểu rõ hơn về giọng Mi thứ, chúng ta cùng tập đọc bài TĐN số 2- áp dụng giọng Mi thứ. Treo bảng phụ lên bảng và giới thiệu về bài TĐN số 2. Giọng Mi thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa cung. b. Tập đọc nhạc số 2: 15’ “Nghệ sĩ với cây đàn” ? HS GV ? HS ? HS GV Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Với nhịp điệu như thế nào? TL. Bài TĐN viết ở nhịp 3/4 với nhịp điệu Vừa phải-tha thiết,trong một nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một hình nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ. Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ? Dấu lặng gì? Hình nốt đen, đơn, Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp các nốt nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên cao? TL. Nhận xét và điền vào thang âm. &¡==q===r===Ós===t===u===v= ==w===x===y===z==={. I III V (I) ? HS GV ? HS Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ? Nốt Mi (Bậc I- âm chủ). Nốt Rê (Bậc VII) có dấu # tăng lên nửa cung, bài TĐN viết ở giọng Mi thứ hòa thanh. Đàn: HS đọc thang âm vài lần. Đàn bài TĐN số 2 cho HS nghe. Bài TĐN chia làm mấy câu ? Bài TĐN chia làm 4 câu. Câu 1: Trời khuya thanh vắng gió sương. Câu 2: Chìm trong đêm tối khắp phố phường. Câu 3: Một mình nghệ sĩ lặng đi đâu. Câu 4: Với cây đàn trong đêm trường. 22
  • 23. GV HS GV ? HS GV Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc tên nốt trên bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao độ bài TĐN, mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn. HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai cho HS trong khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3 với câu 4, sau đó ghép cả bài TĐN. Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca. (GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Chú ý: Dấu luyến và chùm ba. Hát nối từng câu và hát nối cả bài TĐN). Nhịp đầu đủ phách không ?Phách mạnh đầu tiên là từ nào ? Nhịp đầu đủ phách nên phách mạnh đầu tiên là từ “Trời”. (GV đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần ( GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách. ( 2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4. (2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho các nhóm). 3. Củng cố- luyện tập( 4’). ? Cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài TĐN số 2? HS: Giai điệu buồn- trầm lắng- tha thiết. ? Âm chủ và hóa biểu giọng Mi thứ? HS: Âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha #. ? Giọng Mi thứ và Son trưởng là giọng song song hay giọng cùng tên? Vì sao? HS: Giọng song song vì có chung hóa biểu nhưng khác âm chủ. GV Đàn: HS hát với tình cảm trong sáng- thiết tha kết hợp gõ phách bài hát: Nụ cười. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). Bài 1: Giọng Mi thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa cung. Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4 bài TĐN số 2 chính xác. GV thực hiện mẫu cho HS quan sát theo sơ đồ bên. GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm 23
  • 24. *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ ================= Ngày soạn: 24/02/2013 Ngày Giảng: 26/02/2013 Dạy lớp 9A 01/03/2013 Dạy Lớp 9B Tiết 6 – Bài 2 - ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2. - NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Ôn tập tập đọc nhạc số 2. - Giới thiệu sơ lược về hợp âm. - Giới thiệu nhạc sĩ Trai-cốp-xki. 2. Kỹ năng. - HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 2. - HS biết sơ lược về hợp âm, có khái niệm và thuật ngữ về hợp âm, phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy. - HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. 3. Thái độ: - GD HS thích sưu tầm những hợp âm khác trong các bản nhạc, luôn trân trọng với những đóng góp của nhạc sĩ thiên tài Trai-cốp-xki và giữ gìn các tác phẩm của ông. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 2. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính xác bài TĐN số 2. - Hát đúng giai điệu lời ca bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” để minh họa phần âm nhạc thường thức. 2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn TĐN). * ĐVĐ vào bài mới: 1’ Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài TĐN số 2; phần nhạc lí sẽ tìm hiểu về hợp âm. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về nhạc sĩ thiên tài Trai-cốp- xki và bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” qua phần âm nhạc thường thức. 2. Dạy bài mới. 24
  • 25. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV HS Treo bảng phụ bài TĐN số 2 lên bảng. Quan sát bảng phụ. 1. Ôn tập TĐN số 2: 10’ NGHỆ SĨ VỚI CÂY ĐÀN ( Trích bài hát trong phim Tiếng hát trái tim ) Nhạc Nga ? HS GV GV GV ? HS GV GV GV HS GV GV ? HS GV ? Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ? TL. Nốt Mi (Bậc I- âm chủ). Nốt Rê (Bậc VII) có dấu # tăng lên nửa cung, bài TĐN viết ở giọng Mi thứ hòa thanh. Đàn: HS đọc thang âm vài lần. &¡=q===r==Ós===t===u===v= ==w===x===y===z==={. I III V (I) Đàn bài TĐN số 2 cho HS nghe. Nhịp đầu đủ phách không ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần. (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách (2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4. (2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1 hoặc 2 nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách. ( GV nx- cho điểm) Cho HS quan sát VD bên. - VD: Có mấy âm trồng lêm nhau ? Có 3 âm, 4 âm, 5 âm. 2. Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm. a. Hợp âm (6’) - VD: 25
  • 26. HS ? HS ? HS GV GV ? HS ? HS Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe. Các âm vang lên lần lượt hay vang cùng một lúc ? Vang cùng một lúc. Em hiểu thế nào là hợp âm ? TL- GV kết luận…. Em hãy lấy VD khác về hợp âm ? TL. Nhận xét và giải thích. Có nhiều loại hợp âm, những hợp âm đó có tên gọi là gì- ta chuyển sang phần…. Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe. Quan sát VD, hợp âm 3 có mấy âm? Từ âm Đồ-Mi và Mi- Son là quãng mấy ? Từ Đồ-Son là quãng mấy ? Âm Đồ- Mi và Mi- Son cách nhau 1 quãng 3, âm Đồ cách âm Son 1 quãng 5. Từ VD, hãy rút ra khái niệm về hợp âm 3 ? TL- GV kết luận…. Ở tiết 2 các e đã được tìm hiểu về tính chất của quãng. Đồ- Mi là quãng 3 trưởng hay 3 thứ ? Mi- Son là quãng 3 trưởng hay 3 thứ ? Đồ- Mi là quãng 3 trưởng, Mi- Son là quãng 3 thứ. Như vậy hợp âm 3 cũng có hợp âm 3 trưởng và hợp âm 3 thứ. Để xác định hợp âm 3 là hợp âm 3 trưởng hay hợp âm 3 thứ, ta dựa vào cách sắp xếp quãng 3 trưởng hay 3 thứ từ âm gốc đến âm giữa. VD: Đồ- Mi là quãng 3 trưởng: Hợp âm Đô trưởng. Mi- Son là quãng 3 thứ: Hợp âm Mi thứ. Cho VD khác về hợp âm 3 trưởng và hợp âm 3 thứ ? &======v======'=====w=== - Hợp âm là sự vang lên cùng một lúc (đồng thời) của 3 âm, 4 âm hoặc 5 âm cách nhau một quãng 3. b, Một số loại hợp âm (8’) * Hợp âm 3. - VD: Đô T Mi t * Hợp âm 7 - VD: H.âm Son 7 H.âm Pha 7 26
  • 27. =! Son T La t. Đàn các hợp âm trong VD cho HS nghe. Quan sát VD bên có mấy âm trồng lên nhau ? Các âm cách nhau quãng mấy ? Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng mấy ? - Hợp âm Son 7 có 4 âm trồng lên nhau, các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngoài cùng là Son và Pha tạo thành quãng 7. - Hợp âm Pha 7 có 4 âm trồng lên nhau, các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngoài cùng là Pha và Mí tạo thành quãng 7. Từ VD, hãy rút ra khái niệm về hợp âm 7 ? TL- GV kết luận…. Mỗi hợp âm đều có một tên gọi riêng, căn cứ vào âm gốc (nếu âm gốc là âm gì thì là hợp âm đó). VD: Âm gốc là âm Mi- đó là hợp âm Mi 7. So sánh giống- khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7 - Giống: Các âm cách nhau quãng 3. - Khác: + Hợp âm 3 có 3 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5. + Hợp âm 7 có 4 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành q7 Hợp âm là một trong những phương tiện diễn tả âm nhạc. Các nhạc sĩ sử dụng hợp âm để thể hiện những ý tưởng- cảm xúc- nội dung âm nhạc ở các tác phẩm nhạc đàn và nhạc hát. Nước Nga là một đất nước có nền văn hóa cao với những tên tuổi lừng lẫy thế giới về văn học- về mĩ thuật cũng như về âm nhạc. Nhạc sĩ Trai - Cốp - xki là một trong số đó, ông là người có nhiều đóng góp cho sự phát triển nền âm nhạc Nga và thế giới. Gọi HS đọc phần giới thiệu về Nhạc sĩ Trai- Cốp- xki trong SGK. Nêu họ tên đầy đủ của nhạc sĩ Trai Cốp XKi, ông là người nước nào ? TL- GV kết luận…. - Hợp âm 7 gồm có 4 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7. 3. Âm nhạc thường thức Nhạc sĩ Trai - Cốp - Xki (15’) - Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki- nhạc sĩ nổi tiếng người Nga, là một trong những danh nhân âm nhạc thế giới. 27
  • 28. Ngày tháng năm sinh và mất của ông ? TL- GV kết luận…. Từ bé, Trai-Cốp-xki rất say mê âm nhạc và sớm bộc lộ năng khiếu. Năm 10 tuổi, Trai-Cốp-xki đã bắt đầu sáng tác.Trai- Cốp-xki đã tiếp thu được truyền thống âm nhạc của các nhạc sĩ cổ điển Châu âu và Nga như: Mô-da, Bét-tô-ven, Glin- ka,...để viết nên những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo của âm nhạc dân tộc Nga. Trai-Cốp-xki đã để lại trong di sản âm nhạc của nhân loại nhiều tác phẩm quý giá về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng và nhiều tác phẩm viết cho đàn dây,đàn Pi-a-nô, hợp xướng, ca khúc,... Em hãy kể tên một số tác phẩm của Trai-Cốp-xki ? TL- GV kết luận…. Trai-Cốp-xki là một trong những người đã làm rạng rỡ nền âm nhạc Nga thế kỷ XIX. Ghi nhớ cống hiến vĩ đại của nhạc sĩ Trai-Cốp-xki, nhạc viện lớn nhất nước Nga ở Mát-xcơ-va được mang tên ông. Nhà bảo tàng Trai-Cốp-xki ở quê hương ông thu hút đông đảo người mến mộ đến thăm viếng. Cho HS quan sát ảnh và ngôi nhà của nhạc sĩ Trai-Cốp-xki. Quan sát. Cứ 4 năm một lần có cuộc thi âm nhạc Trai-Cốp-xki cho các nghệ sĩ trên thế giới đến nước Nga đua tài. Trai-Cốp-xki đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, bây giờ chúng ta cùng lắng nghe giai điệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”. Nêu cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền thảo nguyên khi chia tay với người yêu thương. - Sinh ngày 2.4.1840, mất ngày 25.1.1893 tại Xanh Pê-téc-bua. - Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Vũ kịch Hồ thiên nga, nhạc kịch Ép- ghê-nhi-Ô-nhê- ghin, bản Giao hưởng số 6 và nhiều tác phẩm độc tấu- hòa tấu khác. 28
  • 29. 3. Củng cố- luyện tập ( 4’). GV: Trên thế giới có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng,nhạc sĩ Trai-Cốp- xki là một trong những số đó, vì vậy các em phải trân trọng và giữ gìn các tác phẩm của ông, đặc biệt là những tác phẩm đã du nhập vào Việt Nam. ? Hợp âm là gì ?Thế nào là hợp âm 3 và hợp âm 7 ? So sánh sự giống và khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7 ? HS: TL- GV giải thích. GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’). Bài 1: Thế nào là hợp âm 3 và hợp âm 7 (phần 2.b). Bài 2: Cảm nhận của em khi nghe giai điệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” (Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền thảo nguyên khi chia tay với người yêu thương). GV nhắc HS làm bài tập,ôn bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”,“Nụ cười” và bài TĐN số 1- TĐN số 2 để giờ sau ôn tập- chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ ===================== Ngày soạn: 03/03/2013 Ngày Giảng: 05/03/2013 Dạy lớp 9A 14/03/2013 Dạy Lớp 9B TIẾT 7: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Ôn bài hát: Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười. - Ôn tập TĐN số 1, TĐN số 2. - Ôn tập nhạc lí: Quãng, hợp âm, giọng Son trưởng- mi thứ. 2. Kỹ năng. - HS hát đúng giai điệu lời ca của 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - Biết về quãng và hợp âm - HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 1, TĐN số 2. 29
  • 30. 3. Thái độ: - GD HS có ý thức ôn tập để củng cố- nắm vững hơn các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 1- TĐN số 2. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác 2 bài TĐN. 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( Không). * ĐVĐ 1’Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” và bài hát “Nụ cười”; ôn bài TĐN số 1 (giọng Son trưởng) - TĐN số 2 (giọng Mi thứ) và Quãng, hợp âm để tuần sau kiểm tra 1 tiết. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ? HS GV ? HS GV ? HS GV GV Em đã được học những bài hát nào? TL- GV kết luận… Đàn giai điệu 1 câu hát bất kỳ trong 2 bài hát. Đó là giai điệu câu hát trong bài hát nào? TL- GVnx. Lần lượt cho HS ôn tập từng bài hát. Khi ôn đến bài hát nào thì GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát đó. Bài hát sử dụng ký hiệu gì? Hát như thế nào? Bài hát viết ở nhịp gì ? Nhịp đầu đủ phách không? Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS hát kết hợp gõ phách từng bài hát. (Có hát đơn ca,song ca,tốp ca-GVnx sửa sai choHS) Đàn một số quãng sau cho HS nghe. &==r=====s='=t=====u='r===== 1. Ôn bài hát ( 14’) - Bóng dáng một ngôi trường. - Nụ cười. 2. Ôn tập nhạc lí ( 10’) a. Quãng. 30
  • 31. ? HS ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS t='=s=====u'=r=====u! 2T 2t 3T 3t 4Đ &==r=====v! ==r=====w='t=====y='=r=====x ='t====z=! 5Đ 6T 6t 7T 7t Từ VD trên, hãy rút ra khái niệm về quãng ? Quãng là khoảng cách về độ cao của 2 âm thanh liền bậc hoặc cách bậc. Mỗi quãng mang một tính chất riêng. Tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng-thứ-đúng-tăng- giảm. Cho VD về các quãng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ? Lên bảng viết VD. Nhận xét và giải thích. Hợp âm là gì ? Hợp âm là sự vang lên cùng một lúc (đồng thời) của 3 âm, 4 âm hoặc 5 âm cách nhau một quãng 3. Hợp âm 3 là gì ? Cho VD ? - Hợp âm 3 gồm có 3 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5. - VD: Đô T Mi t Hợp âm 7 là gì ? Cho VD ? - Hợp âm 7 gồm có 4 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7. - VD: Son 7 Pha 7 b. Hợp âm c. Giọng Son T-Mi t 31
  • 32. ? HS ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV HS ? HS GV GV ? So sánh sự giống và khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7 ? - Giống: Các âm cách nhau quãng 3. - Khác: + Hợp âm 3 có 3 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5. + Hợp âm 7 có 4 âm, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7. Nêu cấu tạo giọng Son trưởng và Mi thứ ? - Giọng Son trưởng có âm chủ là Son, hóa biểu có Pha#, thường kết bài bằng âm chủ Son. &¡=v====w====x====y====z== =={====|====}! - Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi, hóa biểu có Pha#, thường kết bài bằng âm chủ Mi. &¡=t====u====v====w====x== ==y====z===={! So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Son trưởng và Mi thứ ? - Giống: Hóa biểu. - Khác: Âm chủ, thứ tự các nốt giữa các bậc. Giọng Son trưởng và Mi thứ có chung hóa biểu nhưng khác âm chủ Đó là 2 giọng gì ? Giọng song song. Em đã được tập đọc mấy bài TĐN ? Đó là những bài TĐN nào? TL- GV kết luận… Đàn giai điệu 1câu nhạc bất kỳ trong 2 bài TĐN. Đó là giai điệu câu nhạc trong bài TĐN nào? TL- GVnx. 3. Ôn tập Tập đọc nhạc ( 18’) - TĐN số 1: Cây sáo. - TĐN số 2:Nghệ sĩ với cây đàn 32
  • 33. HS GV Lần lượt cho HS ôn tập từng bài TĐN. Treo bảng phụ từng bài TĐN lên bảng. Quan sát bảng phụ. Nốt mở đầu- kết thúc- hóa biểu bài TĐN? Giọng gì? - Bài TĐN số 1 (Son trưởng) Rê Mi Pha Son La Si Đố Rế Mí. - Bài TĐN số 2 (Mi thứ hòa thanh) Sì Đồ #Rê Mi Pha Son La Si Đố Rế Mí. Khi ôn đến bài TĐN nào thì GV đàn: HS đọc thang âm bài TĐN đó. Đàn giai điệu từng bài TĐN cho HS nghe. Bài TĐN viết ở nhịp gì?Nhịp đầu đủ phách không ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần (Có chia dãy, đối đáp, nhóm- GVnx sửa sai cho HS) 3. Củng cố- luyện tập ( 1’). ? Giờ học hôm nay em được ôn tập những nội dung gì ? HS: TL- GVnx. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). - GVnx về ý thức- thái độ học tập của HS trong tiết ôn tập, nhắc HS ôn tập lại 2 bài hát và 2 bài TĐN để giờ sau kiểm tra 1 tiết. - GV phổ biến nội dung kiểm tra ( Hát, đọc nhạc) với hình thức bốc thăm- vấn đáp theo nhóm để HS có phương pháp ôn tập hiệu quả. Rút kinh nghiệm *ThờiGian:……………………………………………………………………………… **NộiDung……………………………………………………………………………… …*Kiến Thức …………………………………………........................................................ =================== Ngày soạn: 10/03/2013 Ngày Giảng: 12/03/2013 Dạy lớp 9A 15/03/2013 Dạy Lớp 9B TIẾT 8: KIỂM TRA 1 TIẾT 1. Mục tiêu bài kiẻm tra. - Kiểm tra bài hát“Bóng dáng một ngôi trường”,“Nụ cười” và bài TĐN số1,TĐN số 2 - HS hát to- rõ ràng- đúng giai điệu lời ca của 2 bài hát kết hợp gõ phách chính xác. - HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 1, TĐN số 2. 33
  • 34. - GD HS có ý thức chuẩn bị bài và nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 2. Nội dung đề kiểm tra Ma trận Lớp 9A Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nhạc lí .- Nhận biết được hợp âm. Số câu, số điểm Tỉ lệ % 1 1 1 câu 1 điểm Các bài hát Biết tên tác giả .Hiểu nội dung bài hát Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát thuộc lời và thể hiện được các bài hát đã học. Số câu số điểm tỉ lệ % 1 0,5 1 1 1 7 2 câu 8,5 điểm Các bài TĐN Biết xác định đúng nhịp của bài TĐN Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Đọc đúng chính xác 5 bài TĐN kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp. Số câu số điểm tỉ lệ % 1 0,5 1câu 0,5 điểm Tổng 3 câu 2 điểm 20% 1 câu 1 điểm 10 % 1 7 70% 5 câu 10 điểm 100% Ma trận Lớp 9B Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nhạc lí .- Nhận biết được hợp âm. Số câu, số điểm Tỉ lệ % 1 1 1 câu 1 điểm Các bài hát Biết tên tác giả .Hiểu nội dung bài hát Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát thuộc lời và thể hiện được các bài hát đã học. Số câu số điểm tỉ lệ % 1 0,5 1 1 1 7 2 câu 8,5 điểm Các bài Biết xác định đúng nhịp Kiểm tra thực hành: 34
  • 35. TĐN của bài TĐN Bốc thăm: Đọc đúng chính xác 5 bài TĐN kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp. Số câu số điểm tỉ lệ % 1 0,5 1câu 0,5 điểm Tổng 3 câu 2 điểm 20% 1 câu 1 điểm 10 % 1 7 70% 5 câu 10 điểm 100% A- Lý thuyết (15’) Câu 1: (0,5đ) Bài hát Bóng dáng một ngôi trường do ai sáng tác? a. Hoàng Lân c.Trịnh Công Sơn b. Đỗ Hoà An d. Phan Trần Bảng Câu 2: ( 0,5đ) Bài TĐN số 2 viết ở nhịp gì? a. 2/4 b. 3/4 c.4/4 d. 6/8 Câu 3: (1đ) Hợp âm là gì? lấy VD về hợp âm 3 và hợp âm 7? Câu 4: (1đ) Nêu nội dung của bài hát Nụ cười? B- Thực hành: 30’ Hình thức bốc thăm câu hỏi 1 trong 2 nội dung hát và đọc TĐN. Câu 1: ( 7 điểm) Em hãy trình bày một trong những bài hát sau - Bóng dáng một ngôi trường - Nụ cười. Câu 2: (7 điểm) Em hãy đọc nhạc-hát lời kết hợp gõ phách một trong những bài Tập đọc nhạc sau: - TĐN số 1: Cây sáo - TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây đàn. 3. Đáp án - Biểu điểm. A- Lý thuyết Câu 1: ( 0,5đ) a. Hoàng Lân Câu 2: (0,5đ) b. 3/4 Câu 3: (1đ) Hợp âm là sự vang lên đồng thời của 3, 4 hoặc 5 âm các âm cách nhau quãng 3 VD: Hợp âm 3: Đ – M – S Hợp âm 7: M - S – X - R Câu 4: (1đ) Bài hát Nụ cười có nội dung ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Tiếng cười đem lại niềm vui và hạnh phúc. B- Thực hành 1. Hát (7 điểm) - Hát thuộc lời 3đ. 35
  • 36. - Hát to- rõ ràng 1đ. - Hát đúng giai điệu 2đ. - Biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát 1đ. 2. TĐN.(7 điểm) - Đọc đúng cao độ, trường độ 3đ. - Ghép lời chính xác 2đ. - Gõ phách chính xác 2đ. * GV nx về ý thức- sự chuẩn bị của HS và đánh giá kết quả giờ kiểm tra, thông qua điểm kiểm tra thực hành cho HS nghe. 4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra : + Về năm kiến thức……………………………………………………………………………… + Kĩ năng vận dụng của học sinh………………………………………………………………. + Cách trình bày…………………………………………………………………………………. + Diễn đạt bài kiểm tra………………………………………………………………………… ==================== Ngày soạn: 03/03/2012 Ngày dạy: 05/03/2012 – 9A 07/03/2012 – 9A 09/03/2012 – 9B Tiết 9 – Bài 3 HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY LỚN. Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Học bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - HS biết bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập- thống nhất. 2. Kỹ năng: - HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. 36
  • 37. 3. Thái độ: - Qua bài hát, GD HS tình thân ái- đoàn kết hữu nghị, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp để xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất- hòa bình- hạnh phúc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay lớn”. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ ( Không). * ĐVĐ: 2’ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều bài hát hay dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Bài hát “Nối vòng tay lớn” là một trong số những bài hát đó, ca ngợi tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Để các em cảm nhận được khí thế hào hứng- sôi nổi của bài hát, chúng ta cùng học bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đắc Lắc- quê ở Huế và mất ngày 1. 4. 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp sư phạm Quy Nhơn (Bình Định) ông về dạy học ở Blao (Lâm Đồng). Ông bắt đầu sáng tác bài hát từ năm 1958, sau đó ông thôi dạy học về sống ở Sài Gòn và sáng tác bài hát. Ông là tác giả của trên 500 bài hát, trong đó có rất nhiều bài hát nổi tiếng như: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa, Quỳnh hương, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về, Huyền thoại mẹ,...Ngoài những bài hát viết cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi. Kể tên một số bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh 1. Giới thiệu tác giả và bài hát ( 13’) a. Tác giả. 37
  • 38. HS GV GV GV Công Sơn ? Hát một bài mà em yêu thích nhất ? Bài: Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời mênh mông, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tết suối hồng,.. Cho HS nghe bài hát:Huyền thoại mẹ,Tiếng ve gọi hè Trên 40 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trở thành một tên tuổi để lại ấn tượng sâu sắc trong đông đảo khán giả Việt Nam ở trong nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cho đến nay Trịnh Công Sơn là một trong số những nhạc sĩ có nhiều ấn phẩm và đĩa CD- băng Vidio được hâm mộ nhất ở nước ta. Bài hát “Nối vòng tay lớn” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975, rất phổ biến trong phong trào học sinh- sinh viên. Nhiều năm nay bài hát vẫn phổ biến rộng rãi trong thanh thiếu niên và thường vang lên trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa- các cuộc liên hoan văn nghệ thanh niên. Cho HS quan sát bài hát “Nối vòng tay lớn”. b. Bài hát. HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY LỚN. Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn ? HS GV ? HS GV Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ? TL. Bài hát viết ở nhịp 2/4 nên trong một nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Bài hát sử dụng ký hiệu gì ? Hát như thế nào? Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi nên hát 2 lần. Lần 1: Hát từ đầu (lời 1) “Rừng núi dang tay….” đến hết khung số 1 “Thành phố” quay lại sử dụng khung thay đổi, hát tiếp “nối thôn xa vời vợi…linh thiêng vào đời và nụ”, bỏ khung thay đổi số 1 “người trong ngày mới. Thành phố”, hát khung thay đổi số 2 “cười nối trên môi. 38
  • 39. GV ? HS ? HS GV GV HS GV ? HS ? Từ” Lần 2: Hát từ nhịp thứ 2 (lời 2) “Bắc vô Nam nối liền….” đến “biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh” ô nhịp có chữ: HẾT. Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe. Bài hát chia làm mấy câu ? Bài hát gồm 3 câu dài. Câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn hà. Câu 2: Mặt đất bao la anh em ta về…một vòng Việt Nam. Câu 3: Cờ nối gió đêm vui nối ngày…và nụ cười nở trên môi. Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu của bài hát ? Giọng gì ? Nốt Mi, hóa biểu có Pha # nên bài hát viết ở giọng Mi thứ. Đàn: HS luyện thanh. &==t====u====v=====x=== =u====t=. Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn. HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát. Chú ý: Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, hát đủ các nốt luyến ở từ (nối, biển, để, sơn, quay, ngày), thể hiện rõ nốt đơn có chấm dôi. Trong khung thay đổi số 1 có một dấu # ở từ “ngày” là dấu hóa suốt hay dấu hóa bất thường ? Là dấu hóa bất thường chỉ có tác dụng cho riêng nốt Rê trong nhịp đó. Còn ở đầu khuông nhạc có Pha # là hóa biểu (dấu hóa suốt) có tác dụng cho tất cả các nốt nhạc cùng tên trong bản nhạc. 2. Học hát: 26’ Nối vòng tay lớn 39
  • 40. Khi HS hát tốt- GVhướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách. Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên? TL. Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên là từ “núi” ở nhịp thứ 2. (GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần. (GV nx- sửa sai cho HS) Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho 2 dãy). Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn hà. Nữ hát câu 2: Mặt đất bao la anh…một vòng Việt Nam. Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối..… một vòng tử sinh. (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho HS). 3. Củng cố luyện tập (3’) ? Bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ nào sáng tác? Cho biết nội dung bài hát ? HS: GV: Bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của những người yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Vì vậy các em cần rèn luyện, phấn đấu học tập tốt- luôn đoàn kết thân ái để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh hơn. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’). Bài 1: Nêu cảm nghĩ của mình sau khi học bài hát “Nối vòng tay lớn” (phần 3). Một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (phần giới thiệu tác giả). Bài 2: Hát thuộc lời- đúng giai điệu kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay lớn”. GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới. --------------------------------------------- Ngày soạn:10/3/2012 Ngày dạy:12/3/2012 – 9A 40
  • 41. 14/3/2012 – 9B Tiết 10 – Bài 3 - NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG. - TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG PHA TRƯỞNG-TĐN SỐ 3 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Giới thiệu về dịch giọng. - Tập đọc nhạc số 3- Giọng Pha trưởng. 2. Kỹ năng. - HS biết khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng. - HS nắm được cấu tạo giọng Pha trưởng, biết giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha, hóa biểu có Si b. - HS biết bài TĐN số 3 “Lá xanh” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Pha trưởng. Đọc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ- trường độ kết hợp ghép lời- gõ phách hoặc đánh nhịp. 3. Thái độ: - GD HS thích sưu tầm- tự dịch giọng các bài hát đã học, thích đọc các bài TĐN viết ở giọng mới. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử,thanh phách,bảng phụ bài TĐN số 3, bảng phụ VD về dịch giọng - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách hoặc đánh nhịp chính xác bài TĐN số 3. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ ( Không). * ĐVĐ ( 2’) Để bài hát phù hợp với tầm cữ giọng của người hát thì bài hát đó được nâng cao lên hay hạ thấp xuống- đó gọi là gì ? Các em sẽ được tìm hiểu qua phần nhạc lí. Trong phần nhạc sẽ tập đọc bài TĐN số 3 viết ở giọng Pha trưởng, được trích trong bài hát “Lá xanh” - Nhạc và lời: Hoàng Việt. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV Để bài hát phù hợp với tầm cữ giọng của người hát thì bài hát đó được nâng cao lên hay hạ thấp xuống. Để các em hiểu rõ hơn thì quan sát VD sau… 1. Nhạc lí: 10’ Giới thiệu về dịch giọng 41
  • 42. GV HS GV ? HS GV ? HS ? HS Treo bảng phụ VD về dịch giọng bài hát “Nụ cười” lên bảng. Bài hát: Nụ cười * Giọng Đô trưởng. &7V===T=='=g===f=='S== =U===T====S=='=r,==== ==! Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. * Dịch giọng lên quãng 4: Giọng Pha trưởng. &¨7Y==W=='=j===i=='V== =_====W====V=='=u,=== =! Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. * Dịch giọng xuống quãng 3: Giọng La trưởng. &£7T===R=='e===d=='Q= ==S===R====Q=='p,==== =! Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Quan sát. Đàn bài hát “Nụ cười” ở giọng Đô trưởng, sau đó đàn nâng cao lên quãng 4- giọng Pha trưởng. Em có nhận xét gì về giai điệu và cao độ khi nghe 2 câu hát đó ? a. Ví dụ. b. Khái niệm. Dịch giọng là sự chuyển dịch độ 42
  • 43. GV GV ? HS GV GV GV ? HS ? Giai điệu hoàn toàn giống nhau nhưng cao độ lần sau cao hơn lần trước. Đàn bài hát “Nụ cười” ở giọng Đô trưởng, sau đó đàn hạ thấp xuống quãng 3- giọng La trưởng. Em có nhận xét gì về giai điệu và cao độ khi nghe 2 câu hát đó ? Giai điệu hoàn toàn giống nhau nhưng cao độ lần sau thấp hơn lần trước. Như vậy một bài hát có thể nâng cao lên hay hạ thấp xuống cho phù hợp với giọng của người hát. Từ VD trên em hiểu thế nào là dịch giọng ? TL GV nx và kết luận… Khi dịch giọng nếu dựa trên tai nghe ta sẽ nghe thấy giai điệu bài hát cao hơn hoặc thấp hơn nhưng nếu nhìn trên bản nhạc sẽ thấy có sự thay đổi về hóa biểu và tên nốt nhạc. VD: - Giọng Đô trưởng (Nốt Son) lên quãng 4 là giọng Pha trưởng (Nốt Đố). - Giọng Đô trưởng (Nốt Son)xuống quãng 3 là giọng La trưởng (Nốt Mi). Giải thích sự nâng cao lên hay hạ thấp xuống của các nốt nhạc trong VD. Người ta chỉ đàn hoặc hát cao lên hay thấp xuống tùy thuộc vào độ cao muốn xê dịch được xác định bằng âm chủ (Đô trưởng lên Pha trưởng hoặc xuống La trưởng). Khi dịch giọng một bài hát hoặc một bản nhạc thì tính chất trưởng hoặc thứ không thay đổi (giọng trưởng vẫn là giọng trưởng, giọng thứ vẫn là giọng thứ). VD: Đô trưởng, Pha trưởng, La trưởng. Các em đã được tìm hiểu những giọng trưởng nào? Đã tìm hiểu giọng Đô trưởng và Son trưởng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một giọng trưởng mới- đó là…. cao - thấp của bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát. 2. Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng- TĐN số 3. a. Giọng Pha trưởng (10’) Cấu tạo: I II III IV V VI VII (I) 43
  • 44. HS ? HS GV ? HS GV Để HS nhớ cấu tạo giọng trưởng, GV đưa ra cấu tạo giọng Đô trưởng. I II III IV V VI VII (I) &=r===s===t===u===v== =w===x===y! Căn cứ vào cấu tạo giọng Đô trưởng ta sẽ thành lập cấu tạo giọng Pha trưởng. Giọng Pha trưởng bắt đầu- kết thúc bằng nốt gì? Thứ tự các nốt trong giọng Pha trưởng? Điền vào khuông nhạc. Cho biết số cung và nửa cung giữa các bậc? Điền vào khuông nhạc. Từ cấu tạo giọng Pha trưởng, hãy rút ra khái niệm về giọng Pha trưởng? TL- GV kết luận…. Đàn: HS đọc giọng Pha trưởng. So sánh sự giống và khác nhau giữa giọng Đô trưởng và Pha trưởng ? - Giống: Thứ tự các cung và nửa cung giữa các bậc. - Khác: Âm chủ và hóa biểu. Để các em hiểu rõ hơn về giọng Pha trưởng, chúng ta cùng tập đọc bài TĐN số 3- áp dụng giọng Pha trưởng. &¨u=v=w=x==y= =z={==|! 1c 1c ½c 1c 1c 1c ½c -Khái niệm:Giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha, hóa biểu có Si b. b. Tập đọc nhạc số 3 “Lá xanh” (18’) LÁ XANH (Trích) 44
  • 45. Nhạc và lời: HOÀNG VIỆT Nhịp đi &¨2=W===R=='=U====E====E=='=U===R==' =g=='=V====T=! =R²===D=='=T====C====B=='=e=! Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân. &¨Y===W=='=W·==E=='=I====G====E====E =='f=='=V===V=='S³===C=='B===C===@=== B=='e=. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ? Nhịp 2/4 có 2 phách trong 1 nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ở từ (trẻ) có nốt hoa mĩ để trang điểm cho nốt nhạc thêm đẹp. Bài TĐN sử dụng hình nốt gì ? - Đen, đơn, đen châm dôi, trắng. Nốt thấp nhất- cao nhất trong bài TĐN ? Hãy sắp xếp các nốt nhạc trong bài TĐN theo thứ tự từ thấp lên cao? TL. Nx và điền vào thang âm. &¨==p====r====s====t====u ====v====w====y!. I III V Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì? 45
  • 46. GV ? HS GV HS GV ? HS GV GV HS GV Nốt kết thúc là nốt Pha (bậc I- âm chủ), hóa biểu có Si b nên bài TĐN viết ở giọng Pha trưởng. Bài TĐN sử dụng 6 âm: Đồ Rê Mi Pha Son La (không có Si b). Đàn: HS đọc thang âm vài lần. Đàn bài TĐN số 3 cho HS nghe. Bài TĐN chia làm mấy câu ? Mỗi câu có mấy nhịp ? Bài TĐN chia làm 4 câu- Mỗi câu có 4 nhịp. Câu 1: Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Câu 2: Lá trên cành như anh trong toàn dân. Câu 3: Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Câu 4: Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân. Dạy HS đọc nhạc theo lối móc xích đến hết bài. Đọc tên nốt trên bảng phụ- GV đàn từng câu nhạc theo cao độ bài TĐN, mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS đọc nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS đọc cùng đàn. HS đọc chậm theo đàn, ghép trường độ, GV sửa sai cho HS trong khi đọc, ghép câu 1 với câu 2, ghép câu 3 với câu 4, sau đó ghép cả bài TĐN. Chú ý: Bài TĐN mang tính chất hành khúc, khi đọc cần thể hiện nhịp đi . Khi HS đọc nhạc tốt - GV hướng dẫn HS ghép lời ca. (GV đàn từng câu nhạc- HS ghép lời theo- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài TĐN). Nhịp đầu đủ phách ko?Phách mạnh đầu tiên là từ nào ? Nhịp đầu đủ phách nên phách mạnh đầu tiên là từ “Lá” (GV đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách (2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4. (2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1 số nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho các nhóm). 3. Củng cố- luyện tập ( 4’). ? Nội dung lời ca bài TĐN ? HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi người chiến sĩ trẻ tham gia chiến dịch trong chiến tranh 46
  • 47. để bảo vệ quê hương, vì vậy các em phải học tập- rèn luyện tốt hơn nữa để đền đáp công lao của những người anh hùng đã hi sinh cho đất nước để cho chúng ta có cuộc sống hòa bình độc lập như ngày hôm nay. GV: Cho HS chơi trò luyện tai nghe:GVđàn một số câu nhạc ngắn trong bài TĐN số 3 ? Đó là câu nhạc nào ? Em hãy đọc câu nhạc đó ? HS: TL. GV: Nhận xét. ? Cho biết âm chủ và hóa biểu của giọng Pha trưởng ? HS: Âm chủ (Pha), hóa biểu (Si b). ? Một bài hát có thể nâng cao lên hay hạ thấp xuống cho phù hợp với giọng của người hát- gọi là gì? HS: Dịch giọng. GV: Một bài hát có thể dịch thành nhiều giọng cho phù hợp với giọng của người hát, các em hãy sưu tầm- tự dịch giọng các bài hát mà em yêu thích. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). Bài 1: Khi dịch giọng: - Giai điệu bài hát cao lên hoặc thấp xuống. - Bản nhạc có thay đổi về hóa biểu và tên nốt nhạc. Bài 2: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 3. GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới. (Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý). Ngày soạn: 17/3/2012 Ngày dạy: 18/3/2012 – 9A 20/3/2012 – 9B Tiết 11 – Bài 3 - ÔN BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN. - ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3. - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT “MẸ YÊU CON”. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Ôn bài hát: Nối vòng tay lớn. - Ôn tập tập đọc nhạc số 3. - Giới thiệu Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát “Mẹ yêu con”. 2. Kỹ năng. 47
  • 48. - HS đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Nối vòng tay lớn. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - HS đọc đúng cao độ-trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách hoặc đánh nhịp bài TĐN số 3. - HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.Biết nội dung bài hát “Mẹ yêu con” là một khúc ru trìu mến- thiết tha- ca ngợi tình mẹ con. 3.Thái độ: - GD HS thích sưu tầm-tìm hiểu thêm về các nhạc sĩ và các bài hát hay, luôn trân trọng với những đóng góp của các nhạc sĩ đó cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước Việt Nam. II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, thanh phách, bảng phụ bài TĐN số 3. - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài: Nối vòng tay lớn. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời-gõ phách chính xác bài TĐN số 3. - Hát đúng giai điệu lời ca bài hát “Mẹ yêu con” và một số trích đoạn bài hát khác của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để minh họa phần âm nhạc thường thức. 2. Học sinh: Học bài cũ- chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong phần ôn bài hát và ôn TĐN). * ĐVĐ ( 1’) Giờ học hôm nay cô cùng các em ôn lại bài hát “Nối vòng tay lớn” Ôn lại bài TĐN số 3. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát “Mẹ yêu con” qua phần âm nhạc thường thức. 2. Dạy bài mới. q Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV ? HS GV GV HS Cho HS nghe giai điệu bài hát. Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào? TL- GV giải thích. Đàn: HS hát kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách. Nam hát câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…...… sơn hà. Nữ hát câu 2: Mặt đất bao la anh em ta.…một vòng Việt 1. Ôn bài hát: 12’ Nối vòng tay lớn 48
  • 49. GV HS GV GV HS Nam. Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối ngày...… một vòng tử sinh. (2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung). Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng- đồng ca kết hợp gõ phách. Một HS hát: Rừng núi dang tay nối lại …..một vòng Việt Nam. Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối ngày....… một vòng tử sinh. (GV nx- sửa sai cho HS). Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca-tốp ca kết hợp gõ phách ( GV nx- cho điểm). Treo bảng phụ bài TĐN số 3 lên bảng. Quan sát. 2. Ôn tập TĐN số 3. (10’) LÁ XANH (Trích) Nhạc và lời: HOÀNG VIỆT Nhịp đi &¨2=W====R=='=U===E====E=='=U===R==' =g=='=V====T=! =R²==D=='=T=====C====B=='=e=! 49
  • 50. Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân. &¨Y===W=='=W·==E=='=I===G====E====E= ='f=='=V===V=='S³==C=='B===C====@==== B=='e=. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân ? HS GV GV ? HS GV GV HS GV HS GV ? HS Nốt kết thúc và hóa biểu bài TĐN ? Giọng gì ? Nốt Pha; hóa biểu có Si b nên bài TĐN viết ở giọng Pha trưởng. Đàn: HS đọc thang âm vài lần. &¨==p====r====s====t==== u====v====w====y!. I III V Đàn bài TĐN số 3 cho HS nghe. Nhịp đầu đủ phách không?Phách mạnh đầu tiên là từ nào. TL- GV giải thích. Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách vài lần. ( GV nx- sửa sai cho HS). Đàn: Dãy A đọc nhạc- Dãy B hát lời kết hợp gõ phách ( 2 dãy đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Đàn: HS đọc nhạc- hát lời đối đáp kết hợp gõ phách. Nam đọc- hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc- hát câu 2 và câu 4. ( 2 nhóm đọc, hát đổi lại- GV nx chung). Gọi 1 hoặc 2 nhóm HS đọc nhạc-hát lời kết hợp gõ phách ( GV nx- cho điểm) Trong phần âm nhạc thường thức lớp 8, em đã được tìm hiểu nhạc sĩ Việt Nam nào? Đã được tìm hiểu về Nhạc sĩ Trần Hoàn,Hoàng Vân, Phan 3. Âm nhạc thường thức 50
  • 51. GV HS ? HS GV GV ? HS GV GV ? HS GV Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn. Phần âm nhạc thường thức này cô sẽ giới thiệu với các em một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam- đó là… Gọi HS đọc nội dung trong SGK. Đọc. Ngày tháng năm sinh và quê quán của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý? TL. Nhận xét và kết luận….. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có khối lượng tác phẩm khá lớn, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi. Từ ca khúc theo phong cách lãng mạn như “Dư âm” sáng tác năm 1949, đến những ca khúc đậm đà màu sắc dân ca, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là người có những đóng góp xuất sắc cho nền ca khúc Việt Nam. Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý? TL. Nhận xét và kết luận….. Cho HS nghe trích đoạn bài hát “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”. Âm nhạc của Nguyễn Văn Tý giàu chất trữ tình, giai điệu mượt mà- bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét cùng với lời ca trau chuốt- tinh tế. Ông là nhạc sĩ có những đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc Việt Nam nên đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng đó thuộc lĩnh vực nào ? Nhận xét và kết luận…. Các em đã được nghe giới thiệu một số bài hát của nhạc sĩ a.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ( 10’) - Sinh ngày 5.3.1925 tại Vinh, quê gốc ở xã Phú Cường- Sóc Sơn- Hà Nội Sáng tác nhiều bài hát hay như: Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh,Người đi xây Hồ kẻ gỗ,Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ, Mẹ yêu con Dáng đứng bến tre, … - Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật. b.Bài hát “Mẹ yêu con” ( 8’) 51
  • 52. GV ? HS GV GV GV ? HS GV NguyễnVăn Tý, bây giờ ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một bài hát do ông sáng tác ca ngợi tình cảm mẹ- con, đó là.. Trong những bài hát viết về đề tài phụ nữ, “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một tác phẩm đã sống cùng với thời gian. Bài hát “Mẹ yêu con” ra đời năm nào? TL Nhận xét và kết luận… Những em bé từng nằm nôi-nằm võng- trong cánh tay của các bà mẹ có lẽ không bao giờ quên câu hát ru ngọt ngào đầm ấm “À à ơi! À à ơi! Ru em em ngủ cho lâu,để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về”… Từ những âm điệu của lời ru đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã phát triển hết sức khéo léo để tạo nên một khúc ru trìu mến-thiết tha-bay bổng- đậm tình mẹ con. Cho HS nghe bài hát “Mẹ yêu con”. Cảm nhận của em khi nghe bài hát “Mẹ yêu con”? Bài hát “Mẹ yêu con” là một bài hát rất hay viết về tình cảm mẹ con với giai điệu tha thiết- bay bổng- sâu lắng mang đậm màu sắc dân ca. Bài hát “Mẹ yêu con” là một ca khúc nghệ thuật được nhiều người mến mộ- được nhiều ca sĩ biểu diễn, bài hát này không còn là khúc ru của riêng một bà mẹ nào mà trở thành tiếng nói chung của bà mẹ đất nước. Người mẹ đã có công sinh thành- nuôi dưỡng. Vì vậy các em phải biết ơn và luôn kính trọng- yêu quý- vâng lời người mẹ của mình. - Sáng tác năm 1956. - Thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của mẹ và con. 3. Củng cố- luyện tập ( 3’). ? Kể tên một số bài hát nói về tình cảm mẹ- con ? HS: TL. GV: Ru con (Dân ca Nam bộ), Lời ru trên nương (Trần Hoàn), Huyền thoại mẹ (Trịnh Công Sơn), Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục), Mừng tuổi mẹ (Trần Long Ẩn), Địu con đi nhà trẻ (Đào Ngọc Dung), Mẹ yêu dấu, Người mẹ của tôi,… GV: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nhiều nhạc sĩ khác có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, các em tự sưu tầm- tìm hiểu thêm và có ý thức giữ gìn các bài hát của các nhạc sĩ đó, luôn trân trọng với những đóng góp của các nhạc sĩ đó cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước. 52
  • 53. GV Cho HS hoạt động 2 nhóm, sau đó gọi 2 HS lên bảng thi viết. ? Kể tên các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ? HS: Thực hiện- GV nhận xét chung. GV Đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3. GV Đàn: HS hát kết hợp gõ phách bài hát: Nối vòng tay lớn. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’). Bài 1: Đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác bài TĐN số 3. Bài 2: Một số bài hát về đề tài “Người mẹ” (Phần củng cố). GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới (Sưu tầm một số bài Lí). ------------------------------------------ Ngày soạn: /3/2012 Ngày dạy: /3/2012 – 9A /3/2012 – 9B Tiết 12 – Bài 4 HỌC HÁT BÀI: LÍ KÉO CHÀI. Dân ca Nam Bộ. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Học bài hát: Lí kéo chài. - HS biết bài “Lí kéo chài” là dân ca Nam Bộ.Biết nội dung bài hát thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá. 2. Kỹ năng: - HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Có thể biết đặt lời mới cho bài hát theo chủ đề tự chọn. 3. Thái độ: - Qua bài hát, GD HS yêu thích sưu tầm- có ý thức trân trọng- giữ gìn các làn điệu dân ca Việt Nam. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Lí kéo chài. - Hát đúng giai điệu lời ca một số điệu Lí. Đặt lời mới và hát đúng theo giai điệu bài hát: Lí kéo chài. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ (Không). * ĐVĐ ( 1’)Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc nên dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng- mỗi miền đều có những làn điệu dân ca mang bản sắc 53
  • 54. riêng. Giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một làn điệu dân ca Nam Bộ-đó là bài hát “Lí kéo chài”. 2. Dạy bài mới. HĐ của GV và HS. Ghi bảng. ? HS GV ? HS GV HS GV Em đã được học những bài Lí nào ? Hãy hát một bài mà em yêu thích nhất ? Bài: Lí cây xanh, Lí cây bông, Lí cây đa, Lí dĩa bánh bò, Lí con sáo Gò công,… Có thể hát một số trích đoạn bài hát trên cho HS nghe. Lí là gì ? Lí là những câu hát- bài dân ca ngắn gọn xúc tích do ông cha ta sáng tạo nên, nó chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ. Người dân chài quanh năm sống cùng sông nước, tuy lao động vất vả và cực nhọc nhưng họ luôn lạc quan-yêu đời. Với tiết tấu khỏe- giai điệu mộc mạc, bài hát “Lí kéo chài” đã mô tả cảnh lao động- sinh hoạt vui tươi của người dân vùng biển. Nghe. Cho HS quan sát bài hát. 1. Giới thiệu bài hát ( 10’) LÍ KÉO CHÀI Dân ca Nam Bộ Đặt lời mới: Hoàng Lân Vừa phải 54
  • 55. ? HS ? HS GV Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ? Nhịp 2/4 có 2 phách trong một nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Bài hát chia làm mấy câu ? TL. Gồm 3 câu. Câu 1: Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá. Câu 2: Lưới cùng ta vang hát câu ca (Hò ơ). Câu 3: Biển khơi thân thiết với ta (Khoan hỡi khoan hò). Gió to (mà) mưa lớn (Khoan hỡi khoan hò) băng qua sóng trào (Ơ hò, ơ hò là hò ơ). GV ? Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần. Lần 1: HS nghe. Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn. Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn. HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát. Chú ý: Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, hát đủ nốt luyến ở từ (kéo, cá, lưới, hát, câu, ơ, hò). Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách. Nhịp đầu đủ phách ko? Là nhịp gì? Phách mạnh đầu tiên 2. Học hát: 28’ Lí kéo chài 55
  • 56. HS GV GV GV GV HS GV GV GV GV HS là từ nào? Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên? TL. Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên là từ “Thuyền” ở nhịp thứ 2. (GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát). Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần. (GV nx- sửa sai cho HS) Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho 2 dãy). Hướng dẫn HS hát “Xô- xướng” kết hợp gõ phách. Thực hiện. Xướng : Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá, lưới cùng ta vang hát câu ca. Xô: Hò ơ! Xướng: Biển khơi thân thiết với ta. Xô: Khoan hỡi, khoan hò. Xướng: Gió to mà mưa lớn. Xô: Khoan hỡi, khoan hò. Xướng: Băng qua sóng trào. Xô: Ơ hò, ơ hò là hò ơ. (GV nx- sửa sai cho HS) Goị từng tổ HS hát “Xô- xướng” kết hợp gõ phách. (GV nx- sửa sai cho các tổ). Nếu còn thời gian thì GV hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài hát “Lí kéo chài”. (Chỉ đặt lời phần “Xướng” còn phần “Xô” như SGK). Hát cho HS nghe VD sau: VD1: Hát lên nào vui bài ca mới. Lứa tuổi xuân phơi phới tương lai (hò ơ!). Học sao cho xứng chí trai (khoan hỡi, khoan hò). Tiếp theo người đi trước (khoan hỡi, khoan hò). Không ai kém tài (Ơ hò, ơ hò là hò ơ). VD2: Khắp phố phường ánh điện tươi sáng. Lưới điện mang ánh sáng cho dân (hò ơ!). Bạn ơi gắng sức thi đua (khoan hỡi, khoan hò). Chúng ta cùng phấn đấu (khoan hỡi, khoan hò). Quyết tâm lên nào (Ơ hò, ơ hò là hò ơ). Gợi ý cho các nhóm tập đặt lời mới theo chủ đề tự chọn, đặt song thì cả nhóm cùng hát theo giai điệu bài hát “Lí kéo chài”. Thực hiện. 56