SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ
MAU - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2
LỜI NÓI ĐẦU
Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, diện tích 5.211km2, dân số
1.225.000 người, có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254 km, ngư trường rộng trên
80 ngàn km2, hệ thống sông rạch chằng chịt. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi nêu trên, Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản cả về nuôi
trồng, đánh bắt, chế biến; được xem là vùng trọng điểm thủy sản của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước, những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Cà
Mau trên các mặt đều có bước phát triển, tiến bộ, nhất là kinh tế thủy sản có sự phát
triển khá nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế địa phương và góp phần hoàn
thành các mục tiêu phát triển của ngành thủy sản cả nước.
Kinh tế thủy sản Cà Mau phát triển khá toàn diện trên cả 3 mặt: nuôi trồng, đánh
bắt, chế biến và đã thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy các ngành
kinh tế khác của tỉnh cùng phát triển, trong tổng số 277.000 ha diện tích nuôi trồng
thủy sản, tỉnh bố trí 240 ngàn ha nuôi tôm (bao gồm nuôi công nghiệp, nuôi tôm kết
hợp với trồng một vụ lúa, nuôi sinh thái với mô hình tôm - rừng và nuôi tôm kết hợp
với các loài thủy sản khác).
Năm 2001, được Chính phủ cho phép, tỉnh đã thực hiện chủ trương chuyển đổi
cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từ nông - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nông - lâm
nghiệp. Cụ thể là đã chuyển trên 130 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi
trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng một vụ lúa; nâng tổng diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 277 ngàn ha (chiếm 42% diện tích nuôi
thủy sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 27,6% diện tích nuôi thủy sản
cả nước).
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã tạo ra sức sản xuất mới,
cho phép Cà Mau khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xuất khẩu thủy
sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở Cà Mau, tuy nhiên trong bước chuyển vừa
qua, đã gặp không ít những trở ngại và thách thức đối với môi trường nuôi trồng thủy
sản Cà Mau, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển kinh tế -
xã hội, đã xảy ra một số vấn đề ô nhiễm cần phải có giải pháp khắc phục, sự phát triển
nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác động môi trường diễn ra ở quy mô
ngày càng lớn và hết sức đa dạng, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà
3
Mau đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để bảo đảm sự phát
triển bền vững.
Để nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng và phân tích nguyên nhân, yếu tố dẫn
đến ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau và đưa ra giải pháp khắc
phục về vấn đề nêu trên, tôi xin chọn đề tài: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau - thực trạng và giải pháp”
làm tiểu luận cuối môn học Luật Môi Trường. Do kiến thức còn hạn hẹp, kính nhờ Cô
giúp đỡ và hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt tiểu luận này. Trân trọng cảm ơn!
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU
4
1. Khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản:
1.1. Khái Niệm:
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữ tài nguyên
thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ruộng trũng, ao hồ, sông cụt, đầm
phá, thiết bị nuôi lồng, bè, khí hậu…) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá,
tôm và các loài thủy sản khác..) thả vào môi trường nuôi có sự tham gia trực tiếp của
con người và người nuôi được sở hữu đối tượng nuôi trong suốt quá trình nuôi. Tổ
chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sử dụng đất của mình, mặt sông, ao, hồ hoặc thuê
mướn của người khác để cải tạo lại theo mô hình công nghiệp, tự nhiên vả thả nuôi
con giống như: tôm, cua, cá, lươn.... công nghiệp hoặc nuôi tự nhiên và hoàn toàn sở
hữu về các sản phẩm nuôi đó.
Nuôi trồng thủy sản công nghiệp là mô hình có đầu tư thiết bị máy móc, quy
trình kỹ thuật bài bản, kỹ lưỡng và chặt chẽ, có sự giám sát hoặc tư vấn của các
chuyên gia, kỹ sư về thủy sản, con giống được nuôi dưới dạng công nghiệp có bón
thức ăn, thuốc bảo vệ đúng tiêu chuẩn nên sản phẩm tạo ra đảm bảo năng suất cao, ít
bị rủi ro do các vấn đề ô nhiễm, bệnh lý nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao, người
dân với nguồn vốn thấp không thực hiện được theo mô hình này được.
Nuôi trồng thủy sản tự nhiên là mô hình đơn giản không có đầu tư máy móc
thiết bị, chỉ cải tạo bằng cách sên, đào và con giống được nuôi dưới dạng tự nhiên
không cần bón thức ăn, việc xử lý nguồn nước cũng như kỹ thuật chưa đạt đúng tiêu
chuẩn, rủi ro cao do các vấn đề ô nhiễm, bệnh lý, nhưng không đòi hỏi nguồn vốn đầu
tư cao vì thế cho nên người dân với nguồn vốn thấp vẫn thực hiện được theo mô hình
này.
1.2. Đặc điểm:
Hoạt động nuôi trồng thủy sản này ở Cà Mau có đặc điểm là nuôi, trồng các
loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, các loại nuôi trồng chủ yếu hiện nay là:
Tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ, tôm đất, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược,
cá bóp, cá chẽm, cá măng…), cá nước nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, cá rô
phi, trê phi, trắm cỏ, cá trôi, bóng tượng, tai tượng, sặc, cá bổi, cá lóc, cá rô…) các
hình thức nuôi chủ yếu là:
- Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh,
quảnh canh cải tiến.
5
- Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá, ven biển, sông
cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá trôi,cá chép, cá mè,
ba ba, lươn, ếch…
- Nuôi tôm càng xanh
- Nuôi nhuyễn thể: Ngao, nghêu, sò huyết, ốc..
- Nuôi thủy sản: ao, hồ, đìa, đầm..
- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa
- Trồng rong biển: rong câu chỉ vàng, rong mơ, rong kỳ lân, rong cước, rong sụn
* Chủ thể nuôi: tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân)
2. Phân loại nuôi trồng thủy sản: có 09 loại
- Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (Aquaculture, backyard) là loại hình nuôi
trồng theo sở thích, sản phẩm tự tiêu thụ hay để bán, sử dụng nguồn lực tự có, là “sân
sau” với nguồn nước và năng lượng tự có.
- Nuôi trồng thủy sản nước lợ (Aquaculture, brackishwater) là hình thức nuôi
các đối tượng thủy sản trên vùng nước lợ.
- Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khác thác tự nhiên (Aquaculture,
capture-based) là hình thức thu gom “giống” ở ngoài tự nhiên từ các giai đoạn con non
đến con trưởng thành, sau đó nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm với việc sử dụng các kỹ
thuật nuôi.
- Nuôi trồng thủy sản thương mại (Aquaculture, commercial) là những cơ sở
nuôi trồng thủy sản với mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Nuôi thương mại được
người sản xuất thực hiện ở cả quy mô lớn và nhỏ, tham gia tích cực vào thị trường tiêu
thụ sản phẩm, đầu tư kinh doanh (bao gồm cả tài chính và lao động) và tham gia vào
bán các sản phẩm của họ ngoài trang trại.
- Nuôi trồng thủy sản quảng canh (Aquaculture, extensive). Hệ thống sản xuất
này được đặc trưng bởi: mức độ kiểm soát thấp (về môi trường, dinh dưỡng, địch hại,
cạnh tranh, tác nhân gây bệnh); chi phí sản xuất thấp, công nghệ thấp, và hiệu quả sản
xuất thấp (năng suất không quá 500 kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất
lượng nước địa phương; sử dụng thủy vực tự nhiên (ví dụ đầm phá, vịnh, vũng) và
thường không xác định rõ các đối tượng nuôi.
- Nuôi trồng thủy sản cao sản (Aquaculture, hyper-intensive) là hình thức nuôi
thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200 tấn/ha/năm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công
6
nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của loài, thả giống ương từ các trại sản
xuất giống, không sử dụng phân bón, kiểm soát hoàn toàn địch hại và trộm cắp, có chế
độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước tự chảy hay bơm, hoặc
nuôi trong lồng, sử dụng máy sục khí và thay nước hoàn toàn, tăng cường kiểm soát
chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy.
- Nuôi trồng thủy sản kết hợp (integrated) là hệ thống nuôi trồng thủy sản chung
nguồn nước, thức ăn, quản lý... với các hoạt động khác, thường là với nông nghiệp,
nông-công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác như nước thải, nhà máy điện...
- Nuôi trồng trên biển (marine water) là hình thức nuôi từ khi bắt đầu thả giống
đến khi thu hoạch sản phẩm đều được thực hiện ở trên biển; ở giai đoạn sớm trong
vòng đời của các loài nuôi này có thể ở nước ngọt hoặc nước mặn.
- Nuôi quảng canh cải tiến: nuôi trong một diện tích rộng, có bổ sung thêm
giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch. 1
2. Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau
2.1. Thuận lợi:
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang chú trọng chỉ đạo phát triển mô hình nuôi tôm sinh
thái tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các thị trường
khó tính trên thế giới, đảm bảo hiệu quả và bền vững. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện
tích nuôi trồng thủy sản sau khi chuyển đổi sản xuất, bình quân cao hơn từ 2,5 đến 3
lần so với trước. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt, hàng chục
ngàn hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu, xây dựng được nhà ở, mua sắm các
phương tiện đi lại, trang thiết bị nghe nhìn, thiết bị điện, điện thoại... từ nguồn thu
nhập nuôi trồng thủy sản. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước được đầu tư, phát triển, các điều kiện về đi lại, ăn, ở, học hành,
sinh hoạt văn hóa, khám chữa bệnh... của nhân dân ngày càng được đảm bảo và không
ngừng nâng lên.
Về chế biến xuất khẩu thủy sản: do sự chuyển mạnh trong nuôi trồng thủy sản,
tạo ra nguồn nguyên liệu hàng hóa lớn cung ứng cho ngành chế biến xuất khẩu, kích
thích ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhanh, nhảy vọt cả về công nghệ,
công suất, sản lượng và trình độ quản lý, nâng cao hơn sức cạnh tranh trong xu thế hội
1
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
7
nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư gần 1.000
tỷ đồng cho đổi mới công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu, kết hợp đầu tư mở rộng
quy mô sản xuất theo chiều sâu, hiện đại hoá sản xuất, nhất là đẩy mạnh đầu tư các
thiết bị công nghệ hiện đại, tăng nhanh năng lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chế biến xuất khẩu và
kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Toàn tỉnh có 26 xí nghiệp, tổng công suất chế biến theo
thiết kế 126.000 tấn/năm. Nhìn chung, các nhà máy chế biến thủy sản đã đạt trình độ
công nghệ và trình độ quản lý ngang tầm với các nước trong khu vực và tiếp cận được
trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh và hội nhập với thị trường thế
giới, đã có 17 nhà máy được cấp Code xuất khẩu hàng vào châu Âu, tỷ lệ hàng giá trị
gia tăng ngày càng cao, đạt 43,4% (cả nước đạt khoảng 40%). Sản lượng chế biến mỗi
năm đạt 75.000 tấn, trong đó có 60.000 tấn sản phẩm thủy sản xuất khẩu và 15.000 tấn
tiêu thụ trong nước.
2.2. Khó khăn:
Trong nuôi trồng thủy sản, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất có lúc, có nơi diễn ra
ồ ạt, tự phát, làm suy giảm môi trường sinh thái, tăng độ rũi ro trong sản xuất, mặt
khác, một số yếu tố quan trọng phục vụ sản xuất như thủy lợi, giống, kỹ thuật…chưa
đáp ứng kịp yêu cầu, vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, nhất
là đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. Theo nhu cầu, Cà Mau cần khoảng 4.000 tỷ đồng
để đầu tư thủy lợi, nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư; thời gian qua ngân sách tỉnh chỉ
có khả năng đầu tư khoảng 50 tỷ đồng/năm để thực hiện những công trình bức xúc,
còn lại chủ yếu là nhân dân tự đầu tư làm thủy nông nội đồng, nên hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng yêu cầu.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau mặc dù đã được đầu tư
tương đối hiện đại so với cả nước, nhưng so với trình độ chung của thế giới thì vẫn còn
hạn chế. Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp và chưa có nhiều mặt hàng tinh
chế. Đây là hạn chế chung của tỉnh và của ngành thủy sản cả nước, cần sớm được khắc
phục trong thời gian tới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do trình độ dân trí thấp, tập quán sản
xuất lạc hậu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa nhiều, kết cấu hạ tầng yếu kém và
thiếu vốn đầu tư, bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn hạn chế, lúng túng. Nếu
những khó khăn, hạn chế trên đây được tháo gỡ, nhất là về vốn đầu tư cho kết cấu hạ
8
tầng thủy lợi phục vụ thủy sản và giao thông, vận tải, lưu thông hàng hoá, chắc chắn
kinh tế thủy sản của Cà Mau sẽ phát triển mạnh hơn, hiệu quả và bền vững hơn. 2
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU
2. Yếu tố từ phèn, nhiễm mặn, nước thải nuôi tôm; chất bùn thải; hệ thống
xử lý nước thải; khai thác thủy sản; chất thải rắn, chất thải y tế; nước thải sinh
hoạt, chất thải từ sản xuất nông nghiệp; đa dạng sinh học bị suy thoái vào môi
trường đất và nước; vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các
cấp và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân
2.1. Yếu tố từ phèn, nhiễm mặn, nước thải nuôi tôm:
Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội,
tuy nhiên, quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần sớm được giải
quyết, những tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản môi trường đất, môi trường
nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái,
ô nhiễm môi trường, tỉnh Cà Mau là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng
(pyrite FeS2) và phèn hoạt động (jarosite (K/Na.Fe3/Al3 (SO4)2(OH)6).
Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao
nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy
hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường
nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng, các nguồn thải ra
sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi.
Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven
biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu
cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các
thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn
nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch, số liệu quan trắc
môi trường nước trên sông rạch khu vực tỉnh Cà Mau cũng đã cảnh báo nguy cơ ô
nhiễm môi trường nước sông rạch là rất lớn.
Cà Mau có diện tích đất phèn 279.928 ha (chiếm 52,86%), đất mặn 212.877 ha
(chiếm 40,2%) diện tích tự nhiên là các loại đất có vấn đề lan truyền phèn mặn trong
quá trình canh tác sử dụng đất (tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi,
2 w.w.w.cantholib.org.vn:82/E.Book.aspx?p
9
Trần văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển…). Khi tác động vào các loại đất phèn tiền tàng
Pyrite (FeS2) và đất phèn hoạt động Jarosite (K/Na.Fe3/Al3 (SO4)2.(OH)6) ở quy mô
lớn sẽ diễn ra quá trình ôxy hóa mạnh làm giảm nhanh độ pH môi trường đất và nước
gây tác hại nhạy cảm đối với tôm nuôi và các hệ sinh thái nông nghiệp. Quá trình đào
đắp ao nuôi tôm, kênh rạch thủy lợi, sên vét nạo vét bùn thải tôm nuôi vào đầu và cuối
vụ nuôi tôm… gây ra các vấn đề làm hàm lượng sắt (Fe), sulfua (H2S) tăng lên, hàm
lượng ôxy trong nước thấp, độ đục rất cao khi thải bùn ra sông rạch không qua xử lý
(có nơi đến 800-1.000mg/l), gây bồi lắng bùn thải tại các vùng giáp nước (V=O), đầm
trũng và các cửa sông thông ra biển.
Kết quả “Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nuôi trồng
thủy sản và đề xuất biện pháp xử lý” cho thấy: Đối với các dòng sông chính trong tỉnh
đang có xu hướng bị ô nhiễm bởi các thành phần các chất hữu cơ qua các thông số
BOD5, COD, DO, N-NO2, N-NH4
+, P-PO4
3-, tổng Coliforms,… đặc biệt là đoạn sông
rạch chảy qua các khu vực tập trung đông dân cư và các nhà máy chế biến thủy sản
(TP. Cà Mau, thị trấn Năm Căn, Sông Đốc…). Xu hướng nhiễm mặn hầu hết các sông
rạch ở Cà Mau, vào các tháng mùa khô chuyển sang mùa mưa có hàm lượng BOD5,
COD, sắt tổng rất cao và pH thấp (TP. Cà Mau, U Minh, Thới Bình, Trần Văn
Thời…). Các khu vực trên địa bàn tỉnh có có hàm lượng ôxy trong nước mặt thấp hoặc
rất thấp (so với QCVN 38:2011/BTNMT) như sông Gành Hào, ngã ba Chùa Bà, ngã
ba Hòa Trung, kênh xáng Phụng Hiệp, sông Tắc Thủ, kênh xáng Vồ Dơi, kênh So Đũa
và kênh Giữa… các điểm sông rạch có hàm lượng tổng dầu, mỡ khoáng cao tập trung
tại khu vực như ngã ba chùa Bà, kênh xáng Phụng Hiệp, sông Tắc Thủ, sông Gành
Hào, sông ông Đốc, kênh xáng Vồ Dơi... là nơi tập trung nhiều tàu thuyền neo đậu,
chuyên chở vật tư, hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ cung ứng xăng dầu, ảnh
hưởng đến chất lượng nước…
Nước thải nuôi tôm chứa các thành phần độc hại và dịch bệnh có thể gây ô
nhiễm môi trường khi thải ra sông rạch, nước thải nuôi tôm công nghiệp có thành phần
các chất hữu cơ cao (BOD5 12-35mg/l, COD 20-50mg/l), các chất dinh dưỡng
(phốtpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12-70mg/l), amoniac (0,5-1mg/l), coliform (2,5.102 -
3.104 MNP/100ml)… cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra nguồn tiếp nhận.
2.2. Yếu tố từ chất bùn thải:
10
Bùn thải nuôi tôm bao gồm: Bùn phù sa lắng đọng, phân của các loài tôm cá,
thức ăn dư thừa thối rữa, các chế phẩm hóa học, thuốc kháng sinh tồn dư, các loại
khoáng chất dùng trong canh tác (Diatomit, Dolomit…) lắng đọng, các khí độc H2S,
NH3, CH4, Mecaptan… Bùn thải ao nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si
27.842 mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-
NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO41,8mg/kg… hóa chất, vôi và
các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có
trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản
phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng
đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo
vét ao nuôi, đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi
thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi
trường càng cao cần phải được xử lý an toàn. Kết quả điều tra đánh giá ao nuôi tôm ở
Cà Mau cho thấy: Nuôi tôm công nghiệp mặc dù đã được xử lý nước trước vụ nuôi,
nhưng độ dày lớp bùn đáy ao là 0,074 m/vụ nuôi, nuôi tôm quảng canh cải tiến là
0,118 m/vụ nuôi và ao nuôi tôm quảng canh là 0,164 m/vụ nuôi… Lượng bùn thải ra
trong nuôi tôm hàng năm khoảng 12 - 15 triệu m3/năm, lượng đất được sên vét từ hệ
thống kênh khoảng 7-8 triệu m3 Đây là nguồn ô nhiễm lớn, chứa các mầm bệnh có thể
gây ra dịch bệnh tôm nuôi ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn
cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi
trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các
chất hữu cơ khác, các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên
hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng
thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá
bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa
lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi
trường nước.
Vấn đề dịch bệnh và tôm chết trong ở Cà Mau thời gian qua, xảy ra còn rất phổ
biến, năm 2012 có đến 63.385 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, có năm lên đến 45-50% diện
tích nuôi tôm, năm 2015 dịch bệnh diễn ra ở nuôi công nghiệp là 906 ha và nuôi quảng
11
canh cải tiến là 12.356 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh… gây tổn thất lớn về kinh tế và môi
trường.3
Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong
nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp
sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường. Quá trình chuyển
dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển
làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, tác động làm suy giảm rừng ngập
mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá
bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến
chất lượng môi trường nước ở đây.
Đối với nuôi cá nước ngọt, lượng thải nhiều ít còn phụ thuộc vào thức ăn đưa
vào chăn nuôi, thông thường chi phí thức ăn phải từ 1,5-2 kg thức ăn/1kg sản phẩm,
ngoài ra còn lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất
dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Các ao nuôi sau quá trình thu hoạch sản xuất thường phải nạo vét bùn cặn, đây là một
nguồn thải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường.
Đối với nuôi tôm vùng ven biển Cà Mau nơi có hàm lượng phù sa trong nước
biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm
tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức
xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn,
những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn
biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá nước
ngọt trên sông ô nhiễm môi trường làm cá tra, cá ba sa... chết hàng loạt ở một số bè cá
trên sông; dịch bệnh trên các ao hồ và cá đồng, dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh trên
20-60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...4
3Tạp Chí Môi Trường “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy
sản ở Cà Mau”- 2015, Phạm Đình Đôn - Phó Cục trưởng Cục Môi trường Miền Nam.
4 Báo Cà Mau “Cà Mau: hướng đến môi trường sạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản”- 2016, Gia An
12
Hậu quả: tôm nuôi chết hàng loạt ở vùng ven biển đã diễn ra nhiều năm, kéo
theo nhiều hộ dân nuôi tôm, một số doanh nghiệp nuôi tôm quy mô lớn... đã phải lâm
vào cảnh điêu đứng do nợ nần, phá sản. Cùng với tác động môi trường do chất thải
trong sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị...
cũng góp phần tác động đến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế và
môi trường sinh thái. Môi trường nước sạch và vệ sinh chưa đảm bảo, chế độ vệ sinh
an toàn thực phẩm còn hạn chế... đã tác động đến trực tiếp sức khỏe của người dân
vùng Cà Mau. Ở nhiều địa phương, người dân phải đang đối mặt với các bệnh đường
tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng,
bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình
sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản.
Điển hình KCN Hòa Trung – Cà Mau (thuộc địa bàn xã Lương Thế Trân, huyện
Cái Nước), cách TP Cà Mau khoảng hơn 5 km cũng đang trở thành điểm nóng về tình
trạng ô nhiễm môi trường, hiện nay, tại KCN Hòa Trung có năm cơ sở chế biến thủy
sản và bốn cơ sở chế biến chất chytin, nước mắm. Hoạt động sản xuất của những cơ sở
này thường phát sinh nhiều mùi hôi, khí thải, nước thải ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh
hoạt và hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân, thông qua các buổi tiếp xúc,
không ít cử tri đã phản ánh “điểm nóng”, những bức xúc vì ô nhiễm môi trường ở
KCN Hòa Trung, nhưng đến nay việc xử lý ô nhiễm vẫn chưa đến nơi, đến chốn…
2.3. Yếu tố từ hệ thống xử lý nước thải:
Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ
tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống
xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo thống kê của Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Cà Mau Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng và phát triển, đến nay đã
quy hoạch xong 4 khu công nghiệp (KCN), gồm: Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc,
Năm Căn. Trong đó, KCN Khánh An tập trung các ngành sản xuất dùng khí thấp áp
làm nguyên, nhiên liệu, các ngành công nghiệp hóa chất, phân bón; KCN Hòa Trung
tập trung các ngành chế biến thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy
sản; KCN Năm Căn thu hút ngành công nghiệp cảng biển, dịch vụ sửa chữa, đóng mới
tàu biển, sản xuất ngư cụ, dịch vụ khai thác biển, phục vụ trung chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu gắn với cảng Năm Căn; KCN Sông Đốc thu hút các ngành công nghiệp chế
biến từ biển, dịch vụ khai thác biển, kho bãi và cơ khí sửa chữa tàu... Tuy nhiên, kết
13
quả đầu tư phát triển các KCN, KKT của Cà Mau thời gian qua chưa đáp ứng kỳ vọng
và lợi thế của tỉnh, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp diễn ra khá nhanh song
lại chưa đi đôi với đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều khu, cụm công nghiệp
vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ thiết kế ban đầu và bỏ
qua không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Không khí ở các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp
thủy sản đang bị ô nhiễm do các nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc
chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường, bên cạnh đó, hoạt
động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp đã phát sinh một lượng không nhỏ chất
thải rắn (CTR) và chất thải nguy hại, là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Ngoài việc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất công
nghiệp ở Sông Đốc và Hòa Trung nằm ven sông, cho nên rất khó kiểm soát việc xả
thải, mặt khác, đặc điểm loại hình sản xuất bột cá, chytin, nước mắm vốn đã phát sinh
nhiều bụi, khí thải, mùi hôi khó chịu, nhiều cơ sở sơ chế thủy sản nhỏ lẻ chưa xây
dựng hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do tro bụi và mùi hôi thối từ hoạt động sản xuất
của các nhà máy mặc dù đã tồn tại gần mười năm vẫn diễn ra, nhưng đến nay CCN
Sông Đốc – Cà Mau vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập
trung. Do vậy, việc thu gom, xử lý xả thải, khí thải phụ thuộc lớn vào ý thức chấp hành
pháp luật của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng
đồng
2.4. Yếu tố từ khai thác thủy sản:
Hoạt động khai thác thủy sản ở nhiều địa phương Cà Mau thiếu sự quản lý chặt
chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác, chế biến
thủy sản phát triển khá nhanh song cũng bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả kinh tế
không cao, gây ô nhiễm môi trường; trong đó nổi lên là: công nghệ khai thác, chế biến
thủy sản nói chung còn lạc hậu vừa ít tạo ra giá trị gia tăng, vừa gây tổn thất tài nguyên
và gây nhiều tác động xấu đến môi trường.
Quá trình khai thác, chê biến thủy sản nói chung còn gây ô nhiễm và tác động
xấu tói môi trường và cộng đồng dân cư. Năm 2017, Ủy ban ND tỉnh Cà Mau đã tiến
hành giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai
thác thủy sản gắn với BVMT, qua đó đã chỉ ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu
14
quả và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra thường xuyên ở hầu hết các dự án
khai thác thủy sản.
2.5. Yếu tố từ chất thải rắn, chất thải y tế:
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR), chất thải y tế, hiện nay, việc xử lý
và quản lý CTR chưa hợp lý, không hợp vệ sinh đã không những gây ảnh hưởng tới
môi trường mà còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân,
bên cạnh đó, CTR y tế nguy hại phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương
là do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho người dân ở đây. Tại hầu hết
các huyện, thành phố đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nếu có
thì chỉ có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nhưng tỷ lệ xử lý còn rất thấp
so với yêu cầu, tổng lưu lượng nước thải tại các khu công nghiệp, chất lượng môi
trường không khí tại các huyện, TP. Cà Mau ngày càng suy giảm, vấn đề ô nhiễm
không khí chủ yếu là bụi cũng đang có chiều hướng gia tăng, một số khu vực có biểu
hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn cục bộ.
2.6. Yếu tố từ nước thải sinh hoạt, chất thải từ sản xuất nông nghiệp:
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại Cà Mau đúng quy chuẩn còn thấp; Khí
thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không
được kiểm soát chặt chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các
huyện, thành phố, lưu vực sông ngòi. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp của người dân
khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng
sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường
nông thôn ngày càng gia tăng ở một số nơi rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường tại
các Khu công nghiệp vẫn khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên
trầm trọng.
Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật hiện
cũng còn nhiều hạn chế. Các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất bảo vệ thực vật thường bị
vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp còn vứt ngay đầu
nguồn nước sinh hoạt, gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe con người và
môi trường xung quanh. Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo
thời gian cách ly của từng loại thuốc đã gây nên nhiều vụ ngộ độc, mất an toàn vệ sinh
thực phẩm gia tăng.
15
Thực trạng trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ
trương xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, hoạt động của các KCN cũng đã
và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực. Hầu hết chung
quanh các KCN không có cơ sở thu gom, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường, những đánh giá trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm
của các KCN không giảm mà còn có xu hướng gia tăng.
2.7. Yếu tố từ đa dạng sinh học bị suy thoái:
Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng; các loài, nguồn gen ngày
càng giảm sút và thất thoát; số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia
tăng, trong thòi gian qua, đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng, chất
lượng của các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước bị suy giảm ảnh hưởng đến việc
cung cấp dịch vụ hệ sinh thái cho xã hội, các loài, nguồn gen ngày càng, giảm sút và
thất thoát. Tốc độ tuyệt chủng của các loài vẫn tiếp tục gia tăng do sinh cảnh bị thu hẹp
bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất được bảo tồn để phát triển cơ sở
hạ tầng, khai thác thủy sản thiếu kiểm soát, việc khai thác, tiêu thụ và buôn bán trái
phép động, thực vật hoang dã nguy cấp, sự du nhập và phát triển các loài ngoại lai xâm
hại. Suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả to
lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội.5
2.8. Yếu tố từ những quy định pháp luật; vai trò và trách nhiệm quản lý
nhà nước của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương; ý thức, trách nhiệm
doanh nghiệp, người dân trong công tác BVMT:
Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan, đó là: Nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT của
nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn yếu kém, tình
trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác BVMT còn phổ biến.
Các doanh nghiệp đã vì lợi nhuận mà bắt nhân dân phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe
do ô nhiễm môi trường gây ra.
Sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch trong hoạt động sản xuất, chế biến thủy
sản, ý thức tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
5
Tham khảo Tạp Chí Môi trường “Sáu vấn đề môi trường cấp bách và bẩy nhóm giải
pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay”- 2013, PGS.TS.Bùi Cách
Tuyến, TS.Hoàng Văn Thức, ThS.Nguyễn Hưng Thịnh - Bộ TN&M.
16
còn thấp; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ
công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách về
xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối
với nước thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản chưa phù hợp, chậm
sửa đổi gây vướng mắc cho các doanh nghiệp, không khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư cho xử lý chất thải.
Nhiều quy định của pháp luật về BVMT còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả
thi nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, thực thi pháp luật chưa nghiêm, vi
phạm pháp luật về BVMT ngày càng tinh vi, nghiêm trọng. Hệ thống tổ chức quản lý
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bộc lộ nhiều yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, đội
ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu BVMT
chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách; Nguồn lực tài
chính cho BVMT còn hạn hẹp.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý chất thải còn hạn chế, hiệu quả
thấp; công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường còn yếu, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường
chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, chính
quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp, hộ gia đình và toàn xã hội.
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU
3. Thực trạng:
Tại Cà Mau, hàng chục xí nghiệp chế biến thủy sản ở KCN Hòa Trung (xã
Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) bốc mùi hôi thối và xả nước thải đen
ngòm xuống kinh rạch, khiến tôm cá chết trên diện rộng, người dân đành 'treo” ao vì
nước ô nhiễm, hôi thối và họ tự phân tán đi làm mướn kiếm sống ở nơi khác.
Ông Phạm Văn Toản đại diện gần 200 hộ dân ở xã Thạnh Phú, Lương Thế
Trân (Cái Nước) làm đơn tố giác các xí nghiệp chế biến thủy sản KCN Hòa Trung xả
nước thải độc hại ra kinh rạch, khiến tôm cá chết. “Chính quyền, cán bộ môi trường
vào cuộc, xử lý qua loa, rồi thôi”- ông Toản nói, theo ông Toản, kể từ khi các xí
nghiệp chế biến thủy sản xây dựng, đi vào hoạt động tại KCN Hòa Trung, nước trên
kinh xáng Lương Thế Trân đổi màu, đen ngòm. KCN Hòa Trung nằm ở ngã ba Hòa
Trung hợp bởi bà con sông lớn Gành Hào, Mương Điều, kinh xáng Lương Thế Trân,
17
vì vậy, nước thải từ KCN đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm cá của
người dân trên một vùng rộng lớn.
Bà Hồ Thị Nhơn, 54 tuổi, bức xúc: “Cá chết trắng, chui đầu vào bờ thì làm sao
tôm sống nổi. Trước đây, đi đổ tôm xách nặng tay thì nay về xô không thì làm sao
sống nổi, tôi xổ hết nước ra sông, chờ xem chính quyền cho cách nào giúp dân không?
” Ông Trần Trung Hiệp (Hội), có 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh tự nhiên bên sông
Gành Hào, thuộc ấp Hòa Nam, xã Hòa Thành (thành phố Cà Mau) ngồi thừ giữa sân
sau một ngày làm phụ hồ. Ông nói: “Đất đai rộng, không nuôi tôm được, phải đi làm
phụ hồ để nuôi vợ con. Không phải riêng gia đình tôi không dám thả giống tôm để
nuôi mà hết xóm đều vậy! ”.
Cùng với tôm cá chết, sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng và đảo lộn,
ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ở ấp Hòa Nam (xã Hòa Thành) nói: “Trẻ con không
dám tắm sông vì nước tanh rình, hôi thối”. Bà Hồ Thị Nhơn cùng ấp Hòa Nam cho
biết: “Mùa gió Tây- Nam, bà con phía bên thành phố Cà Mau lãnh đủ”.
Biết nhưng khó khắc phục
Tháng 7/2017, UBND huyện Đầm Dơi báo cáo 3 tuyến sông Gành Hào, Bảy
Háp và Mường Điều thuộc xã Tân Trung xuất hiện tình trạng nước bị xám đen, bốc
mùi hôi thối, cá chết đồng loạt, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cơ quan
chức năng vào cuộc, tìm nguyên nhân, khắc phục nhanh để người dân tiếp tục tăng gia
sản xuất. Sở TN- MT Cà Mau phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu
nước các tuyến sông và kênh rạch kể trên thuộc địa bàn huyện Cái Nước, Đầm Dơi và
thành phố Cà Mau để phân tích, kết quả, nước thải sinh hoạt từ thành phố Cà Mau và
các KCN chế biến thủy sản ghi nhận 8/11 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt. Ông Trịnh Văn Lên, GĐ Sở TN- MT Cà Mau nói: “Những
thông số nước mặt không phù hợp đời sống thủy sinh nhưng chúng tôi tiếp tục cho các
đơn vị quản lý, bảo vệ môi trường quan trắc, khảo sát, phân tích để có kết luận nguyên
nhân cá chết”.
KCN Hòa Trung rộng chừng 350 ha, hình thành từ việc doanh nghiệp mua đất,
xây dựng xí nghiệp, chế biến thủy sản xuất khẩu và chế biến đầu vỏ tôm, hiện nay,
KCN này có 17 xí nghiệp, trong đó có 5 xí nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm
chừng vì nợ nần, trong khi đó, việc xử lý xả thải gây ô nhiễm của chính quyền địa
phương như bắt cóc bỏ đĩa.
18
Ông Nguyên Minh Ái, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Cà Mau cho hay chủ
trương của UBND tỉnh là vay vốn ODA triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải, chất
thải KCN Hòa Trung nói riêng và các KCN trên địa bàn Cà Mau, nhưng giải pháp gặp
nhiều khó khăn vì doanh nghiệp mua đất, xây dựng xí nghiệp rải rác, trải dài hơn 4
km”.6
Trên đây là một trong những trường hợp ô nhiễm môi trường đất và nước đã
xảy ra ở địa phận Cà Mau đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc nhưng không thể
giải quyết dứt điểm vụ việc, cần phải có biện pháp mạnh xử lý nguồn nước, chất thải
nuôi tôm bằng các đối tượng sinh học thân thiện với môi trường, sau đây tôi xin đề
xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau
như sau:
4. Giải pháp:
Để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh
Cà Mau cần phải có phương án cụ thể, kế hoạch, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản, cần nhanh chóng tập trung quy hoạch môi trường vùng và các kế hoạch bảo vệ
môi trường cụ thể trong phân vùng quy hoạch. Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản
nước mặn ven biển, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng
kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch,… nhằm giải quyết vấn đề
cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng
thủy sản cũng cần được chú trọng, các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử
dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và
hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi
trồng thủy sản. Chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, lợ vùng ven
biển:
Thứ nhất: Cần tập trung quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, phát triển
các mô hình nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô
6
Báo Tiền Phong “Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô
nhiễm”- 2017, Nguyễn Tiến Hưng
19
hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn
thải, nước thải trước lúc thải ra,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Tập trung xử lý
chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông
rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai: Khi đào đắp phát triển các vuông tôm cá mới ở các vùng đất phèn
hoặc khi nạo vét bùn thải vuông, vệ sinh ao nuôi cần bố trí hồ thu hồi bùn, xử lý nước
thải thủy sản và khử phèn nước thải trước lúc thải ra sông rạch bằng các giải pháp ủ
khử trùng, trung hòa bằng vôi, hóa chất,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đặt ra.
Thứ ba: Nước thải nuôi trồng thủy sản ở các mô hình nuôi công nghiệp, nuôi
thâm canh, nuôi mật độ phải được bố trí diện tích hồ chứa để xử lý triệt để nguồn bệnh
có thể lan truyền ra môi trường xung quanh.
Thứ tư: Nước cấp vào cần được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt
vùng nuôi tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các
hành vi thải chất thải, nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi
trường nước sông, rạch làm tổn thất cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong
khu vực.
Thứ năm: Vấn đề thủy lợi trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn là
vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi trồn thủy sản ở Cà
Mau, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư đáp ứng các yêu cầu cấp nước
cho nuôi trồng, thoát nước và làm sạch nước sau quá trình nuôi để bảo vệ môi trường
trong toàn khu vực được quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
Thứ sáu: Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến
môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh, từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời
khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường
phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chất lượng sản
phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ bảy: Yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau không cho phép xây dựng thêm các nhà
máy, xí nghiệp nằm ngoài quy hoạch KCN; tiến hành kiểm tra đột xuất, đình chỉ hoạt
động các cơ sở không chấp hành việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải
theo quy định, cũng như cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực. Yêu cầu các
20
doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát và điện kế điện tử tại khu vực
xử lý nước thải và truyền số liệu, dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Kết luận: Có thể thấy, ngành nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau phát triển mạnh,
mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân, tuy vậy, bên cạnh những mặt tích
cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát
triển mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động môi
trường với quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau đang thật sự là vấn đề bức xúc, cần
được tập trung giải quyết, xử lý triệt để thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền
vững của ngành nuôi trồng thủy sản.
Để giải quyết triệt để tình trạng này, ngoài các giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ
cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Cà Mau cần xem xét trách
nhiệm của những người đứng đầu trong công tác bảo vệ môi trường chưa làm tốt vai
trò, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong công tác BVMT phải nâng cao vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước
của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, các dự án đầu tư quy hoạch phát
triển vùng sản xuất, dự án đầu tư thủy lợi, dự án phát triển công nghiệp đô thị, dự án
nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp và thâm canh…cần phải đảm bảo yêu cầu
ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm môi trường suy thoái môi trường một cách triệt để,
tuân thủ quy trình thẩm định, đầu tư và giám sát chặt chẽ về môi trường, trong đầu tư
quy hoạch các khu nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh… bắt buộc phải đầu tư
các hệ thống xử lý nước cấp và nước thải, hệ thống xử lý bùn thải nuôi trồng thủy sản
đúng quy định.
Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các
hoạt động đào đắp vuông tôm, kênh rạch thủy lợi vùng nhiễm phèn, hoạt động sên vét
bùn thải sau vụ nuôi, nạo vét kênh rạch vùng nuôi trồng thủy sản, hoạt động xử lý
nước thải, chất thải và xử lý dịch bệnh… nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường
cho vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường đối
với các vùng nuôi trồng thủy sản để dự báo chất lượng môi trường và kịp thời ngăn
ngừa ứng phó các sự cố môi trường xảy ra phục vụ cho phát triển kinh tế thủy sản.
Tỉnh Cà Mau cần phải quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là thủy lợi và giao thông , thực hiện phân
21
vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản gắn liền với phân vùng sinh thái, đảm bảo các
điều kiện thuận lợi và thích nghi để phát triển nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải
tiến và nuôi tôm công nghiệp… trên cơ sở khai thác lợi thế tiềm năng đất đai và các hệ
sinh thái để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái,
khả năng tự làm sạch, sức chịu tải cho các sông rạch, kênh ngòi trong cấp thoát nước
cho các vùng phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh. Ngăn ngừa phòng
chống sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy
sản, đặc biệt là trong các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ… nhằm bảo vệ lợi ích chung của
cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Cà Mau./.
Học Viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2. w.w.w.cantholib.org.vn:82/E.Book.aspx?p
3. Tạp Chí Môi Trường “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản ở Cà Mau”- 2015, Phạm Đình Đôn - Phó Cục trưởng Cục Môi trường miền
Nam.
22
4. Báo Cà Mau -“Cà Mau: hướng đến môi trường sạch trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản” – 2016.
5. Tham khảo Tạp Chí Môi trường “Sáu vấn đề môi trường cấp bách và bẩy nhóm giải
pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” -2013, PGS.TS.Bùi
Cách Tuyến, TS.Hoàng Văn Thức, ThS.Nguyễn Hưng Thịnh - Bộ TN&M.
6. Báo Tiền Phong “Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô
nhiễm”, 2017, Nguyễn Tiến Hưng.
7. Báo Mới.com “Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở
Cà Mau” - 2018, Hữu Tùng
8. Hội nông dân - Môi trường nông thôn “Ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản”
- 2017, Đức Hải.

More Related Content

What's hot

Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Lap Dinh
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai langFOODCROPS
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại nataliej4
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại nataliej4
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương FOODCROPS
 
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998HocXuLyNuoc.com
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 

What's hot (8)

Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
 
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAYLuận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
 
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1998
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 

Similar to Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22Vcoi Vit
 
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thuyết trình địa lớp 12
Thuyết trình địa lớp 12Thuyết trình địa lớp 12
Thuyết trình địa lớp 12tinTrn686167
 
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21Vcoi Vit
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênLap Dinh
 
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...nataliej4
 
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da atrieu69
 

Similar to Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149) (20)

Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 10 Điểm.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 10 Điểm.Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 10 Điểm.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 10 Điểm.
 
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docxBài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
 
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển, 9 Điểm.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển, 9 Điểm.docxBài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển, 9 Điểm.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển, 9 Điểm.docx
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
 
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san22
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
 
Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
 
Thuyết trình địa lớp 12
Thuyết trình địa lớp 12Thuyết trình địa lớp 12
Thuyết trình địa lớp 12
 
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21
Giao trinh nuoi_trong_thuy_san21
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
 
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
 
Kỹ thuật nuôi cá ao
Kỹ thuật nuôi cá aoKỹ thuật nuôi cá ao
Kỹ thuật nuôi cá ao
 
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
  • 2. 2 LỜI NÓI ĐẦU Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, diện tích 5.211km2, dân số 1.225.000 người, có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254 km, ngư trường rộng trên 80 ngàn km2, hệ thống sông rạch chằng chịt. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên, Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến; được xem là vùng trọng điểm thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Cà Mau trên các mặt đều có bước phát triển, tiến bộ, nhất là kinh tế thủy sản có sự phát triển khá nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế địa phương và góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển của ngành thủy sản cả nước. Kinh tế thủy sản Cà Mau phát triển khá toàn diện trên cả 3 mặt: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và đã thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác của tỉnh cùng phát triển, trong tổng số 277.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tỉnh bố trí 240 ngàn ha nuôi tôm (bao gồm nuôi công nghiệp, nuôi tôm kết hợp với trồng một vụ lúa, nuôi sinh thái với mô hình tôm - rừng và nuôi tôm kết hợp với các loài thủy sản khác). Năm 2001, được Chính phủ cho phép, tỉnh đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từ nông - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp. Cụ thể là đã chuyển trên 130 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng một vụ lúa; nâng tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 277 ngàn ha (chiếm 42% diện tích nuôi thủy sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 27,6% diện tích nuôi thủy sản cả nước). Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã tạo ra sức sản xuất mới, cho phép Cà Mau khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở Cà Mau, tuy nhiên trong bước chuyển vừa qua, đã gặp không ít những trở ngại và thách thức đối với môi trường nuôi trồng thủy sản Cà Mau, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, đã xảy ra một số vấn đề ô nhiễm cần phải có giải pháp khắc phục, sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác động môi trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà
  • 3. 3 Mau đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững. Để nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng và phân tích nguyên nhân, yếu tố dẫn đến ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau và đưa ra giải pháp khắc phục về vấn đề nêu trên, tôi xin chọn đề tài: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau - thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận cuối môn học Luật Môi Trường. Do kiến thức còn hạn hẹp, kính nhờ Cô giúp đỡ và hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt tiểu luận này. Trân trọng cảm ơn! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU
  • 4. 4 1. Khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản: 1.1. Khái Niệm: Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữ tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ruộng trũng, ao hồ, sông cụt, đầm phá, thiết bị nuôi lồng, bè, khí hậu…) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm và các loài thủy sản khác..) thả vào môi trường nuôi có sự tham gia trực tiếp của con người và người nuôi được sở hữu đối tượng nuôi trong suốt quá trình nuôi. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sử dụng đất của mình, mặt sông, ao, hồ hoặc thuê mướn của người khác để cải tạo lại theo mô hình công nghiệp, tự nhiên vả thả nuôi con giống như: tôm, cua, cá, lươn.... công nghiệp hoặc nuôi tự nhiên và hoàn toàn sở hữu về các sản phẩm nuôi đó. Nuôi trồng thủy sản công nghiệp là mô hình có đầu tư thiết bị máy móc, quy trình kỹ thuật bài bản, kỹ lưỡng và chặt chẽ, có sự giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, kỹ sư về thủy sản, con giống được nuôi dưới dạng công nghiệp có bón thức ăn, thuốc bảo vệ đúng tiêu chuẩn nên sản phẩm tạo ra đảm bảo năng suất cao, ít bị rủi ro do các vấn đề ô nhiễm, bệnh lý nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao, người dân với nguồn vốn thấp không thực hiện được theo mô hình này được. Nuôi trồng thủy sản tự nhiên là mô hình đơn giản không có đầu tư máy móc thiết bị, chỉ cải tạo bằng cách sên, đào và con giống được nuôi dưới dạng tự nhiên không cần bón thức ăn, việc xử lý nguồn nước cũng như kỹ thuật chưa đạt đúng tiêu chuẩn, rủi ro cao do các vấn đề ô nhiễm, bệnh lý, nhưng không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao vì thế cho nên người dân với nguồn vốn thấp vẫn thực hiện được theo mô hình này. 1.2. Đặc điểm: Hoạt động nuôi trồng thủy sản này ở Cà Mau có đặc điểm là nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, các loại nuôi trồng chủ yếu hiện nay là: Tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ, tôm đất, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá bóp, cá chẽm, cá măng…), cá nước nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, cá rô phi, trê phi, trắm cỏ, cá trôi, bóng tượng, tai tượng, sặc, cá bổi, cá lóc, cá rô…) các hình thức nuôi chủ yếu là: - Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh, quảnh canh cải tiến.
  • 5. 5 - Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá, ven biển, sông cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá trôi,cá chép, cá mè, ba ba, lươn, ếch… - Nuôi tôm càng xanh - Nuôi nhuyễn thể: Ngao, nghêu, sò huyết, ốc.. - Nuôi thủy sản: ao, hồ, đìa, đầm.. - Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa - Trồng rong biển: rong câu chỉ vàng, rong mơ, rong kỳ lân, rong cước, rong sụn * Chủ thể nuôi: tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân) 2. Phân loại nuôi trồng thủy sản: có 09 loại - Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (Aquaculture, backyard) là loại hình nuôi trồng theo sở thích, sản phẩm tự tiêu thụ hay để bán, sử dụng nguồn lực tự có, là “sân sau” với nguồn nước và năng lượng tự có. - Nuôi trồng thủy sản nước lợ (Aquaculture, brackishwater) là hình thức nuôi các đối tượng thủy sản trên vùng nước lợ. - Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khác thác tự nhiên (Aquaculture, capture-based) là hình thức thu gom “giống” ở ngoài tự nhiên từ các giai đoạn con non đến con trưởng thành, sau đó nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm với việc sử dụng các kỹ thuật nuôi. - Nuôi trồng thủy sản thương mại (Aquaculture, commercial) là những cơ sở nuôi trồng thủy sản với mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Nuôi thương mại được người sản xuất thực hiện ở cả quy mô lớn và nhỏ, tham gia tích cực vào thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư kinh doanh (bao gồm cả tài chính và lao động) và tham gia vào bán các sản phẩm của họ ngoài trang trại. - Nuôi trồng thủy sản quảng canh (Aquaculture, extensive). Hệ thống sản xuất này được đặc trưng bởi: mức độ kiểm soát thấp (về môi trường, dinh dưỡng, địch hại, cạnh tranh, tác nhân gây bệnh); chi phí sản xuất thấp, công nghệ thấp, và hiệu quả sản xuất thấp (năng suất không quá 500 kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất lượng nước địa phương; sử dụng thủy vực tự nhiên (ví dụ đầm phá, vịnh, vũng) và thường không xác định rõ các đối tượng nuôi. - Nuôi trồng thủy sản cao sản (Aquaculture, hyper-intensive) là hình thức nuôi thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200 tấn/ha/năm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công
  • 6. 6 nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của loài, thả giống ương từ các trại sản xuất giống, không sử dụng phân bón, kiểm soát hoàn toàn địch hại và trộm cắp, có chế độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước tự chảy hay bơm, hoặc nuôi trong lồng, sử dụng máy sục khí và thay nước hoàn toàn, tăng cường kiểm soát chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy. - Nuôi trồng thủy sản kết hợp (integrated) là hệ thống nuôi trồng thủy sản chung nguồn nước, thức ăn, quản lý... với các hoạt động khác, thường là với nông nghiệp, nông-công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác như nước thải, nhà máy điện... - Nuôi trồng trên biển (marine water) là hình thức nuôi từ khi bắt đầu thả giống đến khi thu hoạch sản phẩm đều được thực hiện ở trên biển; ở giai đoạn sớm trong vòng đời của các loài nuôi này có thể ở nước ngọt hoặc nước mặn. - Nuôi quảng canh cải tiến: nuôi trong một diện tích rộng, có bổ sung thêm giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch. 1 2. Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau 2.1. Thuận lợi: Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang chú trọng chỉ đạo phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới, đảm bảo hiệu quả và bền vững. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản sau khi chuyển đổi sản xuất, bình quân cao hơn từ 2,5 đến 3 lần so với trước. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt, hàng chục ngàn hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu, xây dựng được nhà ở, mua sắm các phương tiện đi lại, trang thiết bị nghe nhìn, thiết bị điện, điện thoại... từ nguồn thu nhập nuôi trồng thủy sản. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư, phát triển, các điều kiện về đi lại, ăn, ở, học hành, sinh hoạt văn hóa, khám chữa bệnh... của nhân dân ngày càng được đảm bảo và không ngừng nâng lên. Về chế biến xuất khẩu thủy sản: do sự chuyển mạnh trong nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn nguyên liệu hàng hóa lớn cung ứng cho ngành chế biến xuất khẩu, kích thích ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhanh, nhảy vọt cả về công nghệ, công suất, sản lượng và trình độ quản lý, nâng cao hơn sức cạnh tranh trong xu thế hội 1 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • 7. 7 nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho đổi mới công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu, kết hợp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất theo chiều sâu, hiện đại hoá sản xuất, nhất là đẩy mạnh đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại, tăng nhanh năng lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chế biến xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Toàn tỉnh có 26 xí nghiệp, tổng công suất chế biến theo thiết kế 126.000 tấn/năm. Nhìn chung, các nhà máy chế biến thủy sản đã đạt trình độ công nghệ và trình độ quản lý ngang tầm với các nước trong khu vực và tiếp cận được trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh và hội nhập với thị trường thế giới, đã có 17 nhà máy được cấp Code xuất khẩu hàng vào châu Âu, tỷ lệ hàng giá trị gia tăng ngày càng cao, đạt 43,4% (cả nước đạt khoảng 40%). Sản lượng chế biến mỗi năm đạt 75.000 tấn, trong đó có 60.000 tấn sản phẩm thủy sản xuất khẩu và 15.000 tấn tiêu thụ trong nước. 2.2. Khó khăn: Trong nuôi trồng thủy sản, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất có lúc, có nơi diễn ra ồ ạt, tự phát, làm suy giảm môi trường sinh thái, tăng độ rũi ro trong sản xuất, mặt khác, một số yếu tố quan trọng phục vụ sản xuất như thủy lợi, giống, kỹ thuật…chưa đáp ứng kịp yêu cầu, vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. Theo nhu cầu, Cà Mau cần khoảng 4.000 tỷ đồng để đầu tư thủy lợi, nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư; thời gian qua ngân sách tỉnh chỉ có khả năng đầu tư khoảng 50 tỷ đồng/năm để thực hiện những công trình bức xúc, còn lại chủ yếu là nhân dân tự đầu tư làm thủy nông nội đồng, nên hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau mặc dù đã được đầu tư tương đối hiện đại so với cả nước, nhưng so với trình độ chung của thế giới thì vẫn còn hạn chế. Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp và chưa có nhiều mặt hàng tinh chế. Đây là hạn chế chung của tỉnh và của ngành thủy sản cả nước, cần sớm được khắc phục trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa nhiều, kết cấu hạ tầng yếu kém và thiếu vốn đầu tư, bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn hạn chế, lúng túng. Nếu những khó khăn, hạn chế trên đây được tháo gỡ, nhất là về vốn đầu tư cho kết cấu hạ
  • 8. 8 tầng thủy lợi phục vụ thủy sản và giao thông, vận tải, lưu thông hàng hoá, chắc chắn kinh tế thủy sản của Cà Mau sẽ phát triển mạnh hơn, hiệu quả và bền vững hơn. 2 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU 2. Yếu tố từ phèn, nhiễm mặn, nước thải nuôi tôm; chất bùn thải; hệ thống xử lý nước thải; khai thác thủy sản; chất thải rắn, chất thải y tế; nước thải sinh hoạt, chất thải từ sản xuất nông nghiệp; đa dạng sinh học bị suy thoái vào môi trường đất và nước; vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân 2.1. Yếu tố từ phèn, nhiễm mặn, nước thải nuôi tôm: Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội, tuy nhiên, quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần sớm được giải quyết, những tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, tỉnh Cà Mau là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng (pyrite FeS2) và phèn hoạt động (jarosite (K/Na.Fe3/Al3 (SO4)2(OH)6). Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng, các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch, số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch khu vực tỉnh Cà Mau cũng đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sông rạch là rất lớn. Cà Mau có diện tích đất phèn 279.928 ha (chiếm 52,86%), đất mặn 212.877 ha (chiếm 40,2%) diện tích tự nhiên là các loại đất có vấn đề lan truyền phèn mặn trong quá trình canh tác sử dụng đất (tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi, 2 w.w.w.cantholib.org.vn:82/E.Book.aspx?p
  • 9. 9 Trần văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển…). Khi tác động vào các loại đất phèn tiền tàng Pyrite (FeS2) và đất phèn hoạt động Jarosite (K/Na.Fe3/Al3 (SO4)2.(OH)6) ở quy mô lớn sẽ diễn ra quá trình ôxy hóa mạnh làm giảm nhanh độ pH môi trường đất và nước gây tác hại nhạy cảm đối với tôm nuôi và các hệ sinh thái nông nghiệp. Quá trình đào đắp ao nuôi tôm, kênh rạch thủy lợi, sên vét nạo vét bùn thải tôm nuôi vào đầu và cuối vụ nuôi tôm… gây ra các vấn đề làm hàm lượng sắt (Fe), sulfua (H2S) tăng lên, hàm lượng ôxy trong nước thấp, độ đục rất cao khi thải bùn ra sông rạch không qua xử lý (có nơi đến 800-1.000mg/l), gây bồi lắng bùn thải tại các vùng giáp nước (V=O), đầm trũng và các cửa sông thông ra biển. Kết quả “Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản và đề xuất biện pháp xử lý” cho thấy: Đối với các dòng sông chính trong tỉnh đang có xu hướng bị ô nhiễm bởi các thành phần các chất hữu cơ qua các thông số BOD5, COD, DO, N-NO2, N-NH4 +, P-PO4 3-, tổng Coliforms,… đặc biệt là đoạn sông rạch chảy qua các khu vực tập trung đông dân cư và các nhà máy chế biến thủy sản (TP. Cà Mau, thị trấn Năm Căn, Sông Đốc…). Xu hướng nhiễm mặn hầu hết các sông rạch ở Cà Mau, vào các tháng mùa khô chuyển sang mùa mưa có hàm lượng BOD5, COD, sắt tổng rất cao và pH thấp (TP. Cà Mau, U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời…). Các khu vực trên địa bàn tỉnh có có hàm lượng ôxy trong nước mặt thấp hoặc rất thấp (so với QCVN 38:2011/BTNMT) như sông Gành Hào, ngã ba Chùa Bà, ngã ba Hòa Trung, kênh xáng Phụng Hiệp, sông Tắc Thủ, kênh xáng Vồ Dơi, kênh So Đũa và kênh Giữa… các điểm sông rạch có hàm lượng tổng dầu, mỡ khoáng cao tập trung tại khu vực như ngã ba chùa Bà, kênh xáng Phụng Hiệp, sông Tắc Thủ, sông Gành Hào, sông ông Đốc, kênh xáng Vồ Dơi... là nơi tập trung nhiều tàu thuyền neo đậu, chuyên chở vật tư, hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ cung ứng xăng dầu, ảnh hưởng đến chất lượng nước… Nước thải nuôi tôm chứa các thành phần độc hại và dịch bệnh có thể gây ô nhiễm môi trường khi thải ra sông rạch, nước thải nuôi tôm công nghiệp có thành phần các chất hữu cơ cao (BOD5 12-35mg/l, COD 20-50mg/l), các chất dinh dưỡng (phốtpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12-70mg/l), amoniac (0,5-1mg/l), coliform (2,5.102 - 3.104 MNP/100ml)… cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra nguồn tiếp nhận. 2.2. Yếu tố từ chất bùn thải:
  • 10. 10 Bùn thải nuôi tôm bao gồm: Bùn phù sa lắng đọng, phân của các loài tôm cá, thức ăn dư thừa thối rữa, các chế phẩm hóa học, thuốc kháng sinh tồn dư, các loại khoáng chất dùng trong canh tác (Diatomit, Dolomit…) lắng đọng, các khí độc H2S, NH3, CH4, Mecaptan… Bùn thải ao nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 27.842 mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N- NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO41,8mg/kg… hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi, đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao cần phải được xử lý an toàn. Kết quả điều tra đánh giá ao nuôi tôm ở Cà Mau cho thấy: Nuôi tôm công nghiệp mặc dù đã được xử lý nước trước vụ nuôi, nhưng độ dày lớp bùn đáy ao là 0,074 m/vụ nuôi, nuôi tôm quảng canh cải tiến là 0,118 m/vụ nuôi và ao nuôi tôm quảng canh là 0,164 m/vụ nuôi… Lượng bùn thải ra trong nuôi tôm hàng năm khoảng 12 - 15 triệu m3/năm, lượng đất được sên vét từ hệ thống kênh khoảng 7-8 triệu m3 Đây là nguồn ô nhiễm lớn, chứa các mầm bệnh có thể gây ra dịch bệnh tôm nuôi ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Vấn đề dịch bệnh và tôm chết trong ở Cà Mau thời gian qua, xảy ra còn rất phổ biến, năm 2012 có đến 63.385 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, có năm lên đến 45-50% diện tích nuôi tôm, năm 2015 dịch bệnh diễn ra ở nuôi công nghiệp là 906 ha và nuôi quảng
  • 11. 11 canh cải tiến là 12.356 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh… gây tổn thất lớn về kinh tế và môi trường.3 Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường. Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Đối với nuôi cá nước ngọt, lượng thải nhiều ít còn phụ thuộc vào thức ăn đưa vào chăn nuôi, thông thường chi phí thức ăn phải từ 1,5-2 kg thức ăn/1kg sản phẩm, ngoài ra còn lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Các ao nuôi sau quá trình thu hoạch sản xuất thường phải nạo vét bùn cặn, đây là một nguồn thải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường. Đối với nuôi tôm vùng ven biển Cà Mau nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn, những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá nước ngọt trên sông ô nhiễm môi trường làm cá tra, cá ba sa... chết hàng loạt ở một số bè cá trên sông; dịch bệnh trên các ao hồ và cá đồng, dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh trên 20-60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...4 3Tạp Chí Môi Trường “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau”- 2015, Phạm Đình Đôn - Phó Cục trưởng Cục Môi trường Miền Nam. 4 Báo Cà Mau “Cà Mau: hướng đến môi trường sạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản”- 2016, Gia An
  • 12. 12 Hậu quả: tôm nuôi chết hàng loạt ở vùng ven biển đã diễn ra nhiều năm, kéo theo nhiều hộ dân nuôi tôm, một số doanh nghiệp nuôi tôm quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần, phá sản. Cùng với tác động môi trường do chất thải trong sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị... cũng góp phần tác động đến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế và môi trường sinh thái. Môi trường nước sạch và vệ sinh chưa đảm bảo, chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế... đã tác động đến trực tiếp sức khỏe của người dân vùng Cà Mau. Ở nhiều địa phương, người dân phải đang đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản. Điển hình KCN Hòa Trung – Cà Mau (thuộc địa bàn xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), cách TP Cà Mau khoảng hơn 5 km cũng đang trở thành điểm nóng về tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện nay, tại KCN Hòa Trung có năm cơ sở chế biến thủy sản và bốn cơ sở chế biến chất chytin, nước mắm. Hoạt động sản xuất của những cơ sở này thường phát sinh nhiều mùi hôi, khí thải, nước thải ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân, thông qua các buổi tiếp xúc, không ít cử tri đã phản ánh “điểm nóng”, những bức xúc vì ô nhiễm môi trường ở KCN Hòa Trung, nhưng đến nay việc xử lý ô nhiễm vẫn chưa đến nơi, đến chốn… 2.3. Yếu tố từ hệ thống xử lý nước thải: Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cà Mau Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng và phát triển, đến nay đã quy hoạch xong 4 khu công nghiệp (KCN), gồm: Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc, Năm Căn. Trong đó, KCN Khánh An tập trung các ngành sản xuất dùng khí thấp áp làm nguyên, nhiên liệu, các ngành công nghiệp hóa chất, phân bón; KCN Hòa Trung tập trung các ngành chế biến thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản; KCN Năm Căn thu hút ngành công nghiệp cảng biển, dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu biển, sản xuất ngư cụ, dịch vụ khai thác biển, phục vụ trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu gắn với cảng Năm Căn; KCN Sông Đốc thu hút các ngành công nghiệp chế biến từ biển, dịch vụ khai thác biển, kho bãi và cơ khí sửa chữa tàu... Tuy nhiên, kết
  • 13. 13 quả đầu tư phát triển các KCN, KKT của Cà Mau thời gian qua chưa đáp ứng kỳ vọng và lợi thế của tỉnh, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp diễn ra khá nhanh song lại chưa đi đôi với đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều khu, cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ thiết kế ban đầu và bỏ qua không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Không khí ở các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp thủy sản đang bị ô nhiễm do các nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường, bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn (CTR) và chất thải nguy hại, là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Ngoài việc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Sông Đốc và Hòa Trung nằm ven sông, cho nên rất khó kiểm soát việc xả thải, mặt khác, đặc điểm loại hình sản xuất bột cá, chytin, nước mắm vốn đã phát sinh nhiều bụi, khí thải, mùi hôi khó chịu, nhiều cơ sở sơ chế thủy sản nhỏ lẻ chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường do tro bụi và mùi hôi thối từ hoạt động sản xuất của các nhà máy mặc dù đã tồn tại gần mười năm vẫn diễn ra, nhưng đến nay CCN Sông Đốc – Cà Mau vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Do vậy, việc thu gom, xử lý xả thải, khí thải phụ thuộc lớn vào ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng 2.4. Yếu tố từ khai thác thủy sản: Hoạt động khai thác thủy sản ở nhiều địa phương Cà Mau thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác, chế biến thủy sản phát triển khá nhanh song cũng bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trường; trong đó nổi lên là: công nghệ khai thác, chế biến thủy sản nói chung còn lạc hậu vừa ít tạo ra giá trị gia tăng, vừa gây tổn thất tài nguyên và gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Quá trình khai thác, chê biến thủy sản nói chung còn gây ô nhiễm và tác động xấu tói môi trường và cộng đồng dân cư. Năm 2017, Ủy ban ND tỉnh Cà Mau đã tiến hành giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác thủy sản gắn với BVMT, qua đó đã chỉ ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu
  • 14. 14 quả và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra thường xuyên ở hầu hết các dự án khai thác thủy sản. 2.5. Yếu tố từ chất thải rắn, chất thải y tế: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR), chất thải y tế, hiện nay, việc xử lý và quản lý CTR chưa hợp lý, không hợp vệ sinh đã không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân, bên cạnh đó, CTR y tế nguy hại phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương là do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho người dân ở đây. Tại hầu hết các huyện, thành phố đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nếu có thì chỉ có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nhưng tỷ lệ xử lý còn rất thấp so với yêu cầu, tổng lưu lượng nước thải tại các khu công nghiệp, chất lượng môi trường không khí tại các huyện, TP. Cà Mau ngày càng suy giảm, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi cũng đang có chiều hướng gia tăng, một số khu vực có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn cục bộ. 2.6. Yếu tố từ nước thải sinh hoạt, chất thải từ sản xuất nông nghiệp: Nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại Cà Mau đúng quy chuẩn còn thấp; Khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các huyện, thành phố, lưu vực sông ngòi. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng ở một số nơi rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp vẫn khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng. Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật hiện cũng còn nhiều hạn chế. Các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất bảo vệ thực vật thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt, gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã gây nên nhiều vụ ngộ độc, mất an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng.
  • 15. 15 Thực trạng trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, hoạt động của các KCN cũng đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực. Hầu hết chung quanh các KCN không có cơ sở thu gom, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, những đánh giá trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các KCN không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. 2.7. Yếu tố từ đa dạng sinh học bị suy thoái: Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng; các loài, nguồn gen ngày càng giảm sút và thất thoát; số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng, trong thòi gian qua, đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng, chất lượng của các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước bị suy giảm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hệ sinh thái cho xã hội, các loài, nguồn gen ngày càng, giảm sút và thất thoát. Tốc độ tuyệt chủng của các loài vẫn tiếp tục gia tăng do sinh cảnh bị thu hẹp bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất được bảo tồn để phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác thủy sản thiếu kiểm soát, việc khai thác, tiêu thụ và buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã nguy cấp, sự du nhập và phát triển các loài ngoại lai xâm hại. Suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội.5 2.8. Yếu tố từ những quy định pháp luật; vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương; ý thức, trách nhiệm doanh nghiệp, người dân trong công tác BVMT: Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, đó là: Nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT của nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn yếu kém, tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác BVMT còn phổ biến. Các doanh nghiệp đã vì lợi nhuận mà bắt nhân dân phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra. Sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch trong hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản, ý thức tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình 5 Tham khảo Tạp Chí Môi trường “Sáu vấn đề môi trường cấp bách và bẩy nhóm giải pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay”- 2013, PGS.TS.Bùi Cách Tuyến, TS.Hoàng Văn Thức, ThS.Nguyễn Hưng Thịnh - Bộ TN&M.
  • 16. 16 còn thấp; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với nước thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản chưa phù hợp, chậm sửa đổi gây vướng mắc cho các doanh nghiệp, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho xử lý chất thải. Nhiều quy định của pháp luật về BVMT còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, thực thi pháp luật chưa nghiêm, vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng tinh vi, nghiêm trọng. Hệ thống tổ chức quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bộc lộ nhiều yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu BVMT chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách; Nguồn lực tài chính cho BVMT còn hạn hẹp. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý chất thải còn hạn chế, hiệu quả thấp; công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn yếu, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp, hộ gia đình và toàn xã hội. CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU 3. Thực trạng: Tại Cà Mau, hàng chục xí nghiệp chế biến thủy sản ở KCN Hòa Trung (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) bốc mùi hôi thối và xả nước thải đen ngòm xuống kinh rạch, khiến tôm cá chết trên diện rộng, người dân đành 'treo” ao vì nước ô nhiễm, hôi thối và họ tự phân tán đi làm mướn kiếm sống ở nơi khác. Ông Phạm Văn Toản đại diện gần 200 hộ dân ở xã Thạnh Phú, Lương Thế Trân (Cái Nước) làm đơn tố giác các xí nghiệp chế biến thủy sản KCN Hòa Trung xả nước thải độc hại ra kinh rạch, khiến tôm cá chết. “Chính quyền, cán bộ môi trường vào cuộc, xử lý qua loa, rồi thôi”- ông Toản nói, theo ông Toản, kể từ khi các xí nghiệp chế biến thủy sản xây dựng, đi vào hoạt động tại KCN Hòa Trung, nước trên kinh xáng Lương Thế Trân đổi màu, đen ngòm. KCN Hòa Trung nằm ở ngã ba Hòa Trung hợp bởi bà con sông lớn Gành Hào, Mương Điều, kinh xáng Lương Thế Trân,
  • 17. 17 vì vậy, nước thải từ KCN đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm cá của người dân trên một vùng rộng lớn. Bà Hồ Thị Nhơn, 54 tuổi, bức xúc: “Cá chết trắng, chui đầu vào bờ thì làm sao tôm sống nổi. Trước đây, đi đổ tôm xách nặng tay thì nay về xô không thì làm sao sống nổi, tôi xổ hết nước ra sông, chờ xem chính quyền cho cách nào giúp dân không? ” Ông Trần Trung Hiệp (Hội), có 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh tự nhiên bên sông Gành Hào, thuộc ấp Hòa Nam, xã Hòa Thành (thành phố Cà Mau) ngồi thừ giữa sân sau một ngày làm phụ hồ. Ông nói: “Đất đai rộng, không nuôi tôm được, phải đi làm phụ hồ để nuôi vợ con. Không phải riêng gia đình tôi không dám thả giống tôm để nuôi mà hết xóm đều vậy! ”. Cùng với tôm cá chết, sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng và đảo lộn, ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ở ấp Hòa Nam (xã Hòa Thành) nói: “Trẻ con không dám tắm sông vì nước tanh rình, hôi thối”. Bà Hồ Thị Nhơn cùng ấp Hòa Nam cho biết: “Mùa gió Tây- Nam, bà con phía bên thành phố Cà Mau lãnh đủ”. Biết nhưng khó khắc phục Tháng 7/2017, UBND huyện Đầm Dơi báo cáo 3 tuyến sông Gành Hào, Bảy Háp và Mường Điều thuộc xã Tân Trung xuất hiện tình trạng nước bị xám đen, bốc mùi hôi thối, cá chết đồng loạt, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, tìm nguyên nhân, khắc phục nhanh để người dân tiếp tục tăng gia sản xuất. Sở TN- MT Cà Mau phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu nước các tuyến sông và kênh rạch kể trên thuộc địa bàn huyện Cái Nước, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau để phân tích, kết quả, nước thải sinh hoạt từ thành phố Cà Mau và các KCN chế biến thủy sản ghi nhận 8/11 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ông Trịnh Văn Lên, GĐ Sở TN- MT Cà Mau nói: “Những thông số nước mặt không phù hợp đời sống thủy sinh nhưng chúng tôi tiếp tục cho các đơn vị quản lý, bảo vệ môi trường quan trắc, khảo sát, phân tích để có kết luận nguyên nhân cá chết”. KCN Hòa Trung rộng chừng 350 ha, hình thành từ việc doanh nghiệp mua đất, xây dựng xí nghiệp, chế biến thủy sản xuất khẩu và chế biến đầu vỏ tôm, hiện nay, KCN này có 17 xí nghiệp, trong đó có 5 xí nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì nợ nần, trong khi đó, việc xử lý xả thải gây ô nhiễm của chính quyền địa phương như bắt cóc bỏ đĩa.
  • 18. 18 Ông Nguyên Minh Ái, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Cà Mau cho hay chủ trương của UBND tỉnh là vay vốn ODA triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải, chất thải KCN Hòa Trung nói riêng và các KCN trên địa bàn Cà Mau, nhưng giải pháp gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp mua đất, xây dựng xí nghiệp rải rác, trải dài hơn 4 km”.6 Trên đây là một trong những trường hợp ô nhiễm môi trường đất và nước đã xảy ra ở địa phận Cà Mau đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc nhưng không thể giải quyết dứt điểm vụ việc, cần phải có biện pháp mạnh xử lý nguồn nước, chất thải nuôi tôm bằng các đối tượng sinh học thân thiện với môi trường, sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau như sau: 4. Giải pháp: Để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau cần phải có phương án cụ thể, kế hoạch, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, cần nhanh chóng tập trung quy hoạch môi trường vùng và các kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể trong phân vùng quy hoạch. Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch,… nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng, các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, lợ vùng ven biển: Thứ nhất: Cần tập trung quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, phát triển các mô hình nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô 6 Báo Tiền Phong “Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô nhiễm”- 2017, Nguyễn Tiến Hưng
  • 19. 19 hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, nước thải trước lúc thải ra,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Tập trung xử lý chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản. Thứ hai: Khi đào đắp phát triển các vuông tôm cá mới ở các vùng đất phèn hoặc khi nạo vét bùn thải vuông, vệ sinh ao nuôi cần bố trí hồ thu hồi bùn, xử lý nước thải thủy sản và khử phèn nước thải trước lúc thải ra sông rạch bằng các giải pháp ủ khử trùng, trung hòa bằng vôi, hóa chất,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đặt ra. Thứ ba: Nước thải nuôi trồng thủy sản ở các mô hình nuôi công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi mật độ phải được bố trí diện tích hồ chứa để xử lý triệt để nguồn bệnh có thể lan truyền ra môi trường xung quanh. Thứ tư: Nước cấp vào cần được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt vùng nuôi tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các hành vi thải chất thải, nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi trường nước sông, rạch làm tổn thất cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Thứ năm: Vấn đề thủy lợi trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn là vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi trồn thủy sản ở Cà Mau, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng, thoát nước và làm sạch nước sau quá trình nuôi để bảo vệ môi trường trong toàn khu vực được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Thứ sáu: Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh, từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ bảy: Yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau không cho phép xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp nằm ngoài quy hoạch KCN; tiến hành kiểm tra đột xuất, đình chỉ hoạt động các cơ sở không chấp hành việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định, cũng như cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực. Yêu cầu các
  • 20. 20 doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát và điện kế điện tử tại khu vực xử lý nước thải và truyền số liệu, dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết luận: Có thể thấy, ngành nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau phát triển mạnh, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân, tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động môi trường với quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau đang thật sự là vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết, xử lý triệt để thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Để giải quyết triệt để tình trạng này, ngoài các giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Cà Mau cần xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu trong công tác bảo vệ môi trường chưa làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong công tác BVMT phải nâng cao vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, các dự án đầu tư quy hoạch phát triển vùng sản xuất, dự án đầu tư thủy lợi, dự án phát triển công nghiệp đô thị, dự án nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp và thâm canh…cần phải đảm bảo yêu cầu ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm môi trường suy thoái môi trường một cách triệt để, tuân thủ quy trình thẩm định, đầu tư và giám sát chặt chẽ về môi trường, trong đầu tư quy hoạch các khu nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh… bắt buộc phải đầu tư các hệ thống xử lý nước cấp và nước thải, hệ thống xử lý bùn thải nuôi trồng thủy sản đúng quy định. Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động đào đắp vuông tôm, kênh rạch thủy lợi vùng nhiễm phèn, hoạt động sên vét bùn thải sau vụ nuôi, nạo vét kênh rạch vùng nuôi trồng thủy sản, hoạt động xử lý nước thải, chất thải và xử lý dịch bệnh… nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường đối với các vùng nuôi trồng thủy sản để dự báo chất lượng môi trường và kịp thời ngăn ngừa ứng phó các sự cố môi trường xảy ra phục vụ cho phát triển kinh tế thủy sản. Tỉnh Cà Mau cần phải quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là thủy lợi và giao thông , thực hiện phân
  • 21. 21 vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản gắn liền với phân vùng sinh thái, đảm bảo các điều kiện thuận lợi và thích nghi để phát triển nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp… trên cơ sở khai thác lợi thế tiềm năng đất đai và các hệ sinh thái để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái, khả năng tự làm sạch, sức chịu tải cho các sông rạch, kênh ngòi trong cấp thoát nước cho các vùng phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh. Ngăn ngừa phòng chống sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là trong các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ… nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Cà Mau./. Học Viên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 2. w.w.w.cantholib.org.vn:82/E.Book.aspx?p 3. Tạp Chí Môi Trường “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau”- 2015, Phạm Đình Đôn - Phó Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam.
  • 22. 22 4. Báo Cà Mau -“Cà Mau: hướng đến môi trường sạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản” – 2016. 5. Tham khảo Tạp Chí Môi trường “Sáu vấn đề môi trường cấp bách và bẩy nhóm giải pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” -2013, PGS.TS.Bùi Cách Tuyến, TS.Hoàng Văn Thức, ThS.Nguyễn Hưng Thịnh - Bộ TN&M. 6. Báo Tiền Phong “Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô nhiễm”, 2017, Nguyễn Tiến Hưng. 7. Báo Mới.com “Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Cà Mau” - 2018, Hữu Tùng 8. Hội nông dân - Môi trường nông thôn “Ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản” - 2017, Đức Hải.