SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
TP. Hồ Chí Minh - 2022
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Giảng viên hướng dẫn:
TH.S TRẦN MINH CHƯƠNG
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN
Mã số SV: 1911546849
Lớp: 19DLK1B
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TP. Hồ Chí Minh - 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sự tri ân sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô giảng viên Khoa luật Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành đã tận tình dạy bảo và truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em
trong suốt chặng đường theo học tại trường.
Trong quá trình thực tập em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý cô chú, anh chị ở
Tòa án quận Gò Vấp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành kì thực tập tốt.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Minh Chương – người đã trực
tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em từng bước để hoàn thiện tốt bài báo cáo này trong thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày …….. tháng ……. năm 2022
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là kết quả do chính tôi nghiến cứu được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Minh Chương , đảm bảo các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoạn này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …….. tháng ……. năm 2020
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
NGUYỄN THÀNH QUÍ
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: TRẦN MINH CHƯƠNG
Học vị: Thạc sĩ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
TP.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2020
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................................................1
v
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ NGỮ VIẾT TẮT
QĐPL
BTTH
ÔNMT
TAND
XĐTH
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường hiện đang là vấn đề nóng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với
nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo
chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng tăng. Sự thay đổi các
yếu tố tự nhiên của môi trường nước, không khí, đất, hệ động, thực vật đang gây ra
những vấn đề bất lợi cho cuộc sống của con người. Có rất nhiều cách thức, biện pháp
khác nhau được đưa ra để bảo vệ môi trường để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm suy thoái môi trường, trong đó biện pháp pháp lý có giá trị quan trọng là các
QĐPL về trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường. Các quy định của pháp luật,
bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm
môi trường gây ra nhằm đảm vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy
định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hiện vẫn còn dừng lại ở mức
quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trên thực tế. Tuy vậy,
lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên về vấn đề này để góp phần đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận cơ bản,
cũng như đánh giá một cách toàn diện pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước pháp luật về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân và Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề môi trường luôn là đề tài “nóng” trong xã hội, thu hút sự quan tâm của
nhiều tác giả. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng
được đẩy mạnh và phát triển, mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật cũng
như sự phát triển đời sống xã hội. Tuy nhiên, song song với nó là vấn đề ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế
của đất nước. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và
bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như sau:
- Nguyễn Thị Xuân Trang (2012), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luận văn Thạc sĩ ngành
Luật Dân sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày khái niệm về
môi trường, đặc điểm môi trường và trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường.
Tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam quy đinh về
trách nhiệm bồi thường do xâm phạm môi trường. Nghiên cứu về trách nhiệm dân sự
do xâm phạm môi trường: Điều kiện phát sinh BTTH do xâm phạm môi trường; mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm môi trường và thiệt hại xảy ra cũng như
người phải bồi thường và người được bồi thường do xâm phạm môi trường. Phân tích
thực trạng pháp luật về BTTH do xâm phạm môi trường, qua đó đưa ra nhận xét, đánh
giá về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường.
Trình bày phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường.
- Nguyễn Thị Huệ (2013), Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn
tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam mang tính
chất tổng quát việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Luận văn cung cấp cái
nhìn bao quát về những tranh chấp trong lĩnh vực môi trường nói chung và tranh chấp
về BTTH do làm ô nhiễm môi trường nói riêng, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật
vào thực tiễn giải quyết các vụ án được phù hợp và hiệu quả hơn.
- Phương Anh (2015), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường chặng đường
dài từ luật đến thực tiễn, Báo Tài nguyên và Môi trường. Đây là những quan điểm của
tác giả về việc áp dụngp quy định về BTTH do làm ô nhiễm môi trường trong thực tế
thông qua việc đưa ra các quy định của pháp luật về vấn đề này qua từng giai đoạn và
nhìn nhận từ những vụ việc cụ thể, từ đó đưa ra những yếu tố quan trọng cần phải lưu
ý trong việc ban hành và áp dụng pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường
trong tương lai.
Ngoài ra còn có một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả làm công tác
giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng pháp luật về vấn đề này và một số lĩnh vực liên quan
cũng như là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi
thực hiện bài báo cáo.
3. Mục đích nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường
- Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
- Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm
môi trường
- Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật qua các báo cáo phân tích, các vụ
án điển hình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về hệ thống văn bản: Trong khuôn khổ luận văn theo định hướng ứng dụng,
tác giả chỉ đề cập những vấn đề pháp lý về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
BTTH do làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở nghiên cứ BLDS 2015, Luật BVMT
2020… và thực tiễn áp dụng pháp luật. Đề tài không nghiên cứu BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra ô nhiễm môi trường.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2017.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin như một phương pháp chung cho toàn bộ luận
văn, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững,
bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả có sử dụng các phương pháp để giải quyết các vấn đề của đề tài. Đó là các
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích các quy định của
pháp luật, phân tích các số liệu, báo cáo, các vụ án điển hình.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong báo cáo để so sánh các quy định
của bộ luật, luật này với bộ luật, luật khác; thông qua việc so sánh rút ra những điểm
mới hay những ưu điểm của pháp luật.
- Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng chủ yếu để thu thập, tổng hợp và
phân tích các số liệu để nói lên thực trạng áp dụng pháp luật về các điều kiện của trách
nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.
- Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng để diễn giải những nội dung,
các QĐPL trong thực tế từ đó rút ra những nhận định về pháp luật, về việc áp dụng
pháp luật nhằm đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về các điều kiện BTTH do làm ô nhiễm môi trường
6. Bố cục tổng quát của báo cáo thực tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tòa án nhân dân quận gò vấp
Chương 2: Lý luận chung và quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tại tòa án nhân quận Gò Vấp và một
số kiến nghị hoàn thiện
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây ra
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây ra
2.1.1.1 Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường
Khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa: theo nghĩa thông thường
“Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người,
ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước,
độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế”. Môi trường được sử dụng trong
khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người với tự
nhiên, trong đó môi trường được cho là những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất liên
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT
2018 đưa ra khái niệm: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Khái niệm
này mang tính khách quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên
cứu về các vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các
vấn đề khác trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.
Ô nhiễm môi trường được nhìn nhận dưới nhiều gốc độ. Dưới góc độ sinh học
khái niệm “ô nhiễm môi trường” được hiểu là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
Dưới góc độ pháp lý, “ô nhiễm môi trường” được cho là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu
đến con người, sinh vật.
2.1.1.2 Khái niệm thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường
“Thiệt hại do ô nhiễm môi trường” theo Điều 163 Luật BVMT 2018 thì thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: “ Suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường; Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường gây ra.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm “thiệt hại do ô nhiễm môi
trường” như sau: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường là những tổn thất, hư hao về người
và của do ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra.
Qua phân tích tác giả đưa ra khái niệm “bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường” như sau: bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác)
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ô nhiễm, phục
hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ tính chất thiệt hại xảy ra, thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường được chia thành hai loại:
Thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường (bao
gồm các thiệt hại về môi trường đất, nước, hệ sinh thái, động, thực vật – thường được
gọi là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát).
Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác (thường
được gọi là thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại thứ phát).
2.1.1.3 Đặc điểm pháp lý của bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là
một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ
dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài
sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về
vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình
gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có
đủ 4 điều kiện là: (1) có hành vi trái pháp luật; (2) có thiệt hại xảy ra trong thực tế; (3)
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) người có
hành vi vi phạm có lỗi.
Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường
Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mang đầy đủ các đặc điểm
chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn có những điểm khác biệt sau:
- Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường;
- Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra;
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường;
- Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác định và
tác động đến nhiều chủ thể;
- Yếu tố “lỗi” trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường.
2.1.2. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây
ra với các loại trách nhiệm pháp lý khác
Để dễ hình dung chung ta lấy các trách nhiệm pháp lý cơ bản sau làm ví dụ:
trách nhiệm pháp lý về hình sự, dân sự và hành chính.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trách nhiệm pháp lý cơ bản và rõ ràng nhất của
hình sự là phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị
kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu mang án tích.
Tương tự như vậy trách nhiệm cơ bản của hành chính là khiển trách, cảnh cáo, phạt
tiền, cách chức, buộc thôi việc.
Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối
với các nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao
gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm;
Nhưng với trách nhiệm pháp lý của dân sự và ô nhiêm môi trường thì lại tương
đồng với nhau, vì theo như tôi nói từ phần trên, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô
nhiễm môi trường cũng là bồi thường ngoài hợp đồng.
Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường có ví dụ
cụ thể như sau:
Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không
khí.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ
được tính khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và
tính thành tiền.
- Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại
về môi trường tự nhiên được tính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường từ đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về
tài sản của cá nhân, tổ chức.
- Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế
xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật và là nguyên nhân dẫn đến
thiệt quả xảy ra.
Trên thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải
quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường
không khí gây nên như vụ của Công ty TNHH Kim loại màu Thái Nguyên (2006) ở
Thái Nguyên, vụ việc của một số chủ lò gạch ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Hà Nội
(2009), vụ việc của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở Hải Dương, vụ việc của
Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn ở Hòa Bình (2005 – 2006), vụ việc Công
ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (2010 – 2011),…
Có thể nói, hệ thống quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay rất
ít. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia về môi trường không khí (phát hành năm 2014)
thì không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn và
ô nhiễm ozon tăng mạnh. Nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép ngày càng tăng lên,
thể hiện chất lượng không khí đang ở mức kém.
Song, thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với các vụ việc kể trên chủ
yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm
ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường không
khí, chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành
vi gây ô nhiễm.
2.1.3. Ý nghĩa và sự phát triển của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
2.1.3.1 Ý nghĩa.
Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Vì thế ý
nghĩa của luật pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là
pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường,
điều chỉnh hành vi, quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai
thác và sử dụng các yếu tố của môi trường: Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường, thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn;
định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải …
2.1.3.2 Lịch sử phát triển: Chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn trước năm 1986:
Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện.
Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn
đề môi trường. Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước đã có những ý tưởng về việc
bảo vệ môi trường song việc thể chế hoá các ý tưởng này chưa được toàn diện mặc dù
Chính phủ cũng đã có những cô gắng nhất định
Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa
phản ánh và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong bảo
vệ môi trường. Sự tương hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban
hành với các công ước quốc tế còn hạn chế.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ
XX, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc hiến định. Luật môi trường được
coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27
tháng 12 năm 1993. Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước
Việt Nam đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ
môi trường, điều kiện quan trọng của quá trình phát triển bền vững. Sau đó là
phát triển luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 Luật bảo vệ môi trường.
Hiện nay, luật đang hiện hành luật số 72/2020/QH 14 Luật bảo vệ môi trường.
2.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra
2.2.1. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường bao gồm:
Thứ nhất, Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Các thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại
về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người mà trên thực tế nó còn bao gồm
cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể là các thiệt hại như sau:
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh
thái.
Thiệt hại do tài sản do bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi
phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại.
Một số loại thiệt hại khác.
Thứ hai, Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi
trường
Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất phong
phú và đa dạng cụ thể như là:
Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi
trường.
Các hành vi vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu
ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồ n tài nguyên thiên nhiên
như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm.
Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn
đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử
lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
Các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong
tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,…
Các hành vi vi phạm các quy định về bảo quản và s ử dụng các chất dễ gây
ô nhiễm.
Thứ ba, Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt
hại xảy ra
Thiệt hại trên thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật.
Hiểu một cách khác thì hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến
thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể như:
Do các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Do suy thoái.
Do yếu tố thiên nhiên.
Trong trường hợp cả ba yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt
hại sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với trường hợp mà các hành vi gây ra
thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó nhưng đến thời điểm
thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa
thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.
Thứ tư, Lỗi của người gây thiệt hại.
Theo Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.
Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ
trường hợp chủ thể là người thiệt hại có lỗi.
Như vậy, ta có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây
ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra
ô nhiễm môi trường. Chính bởi vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại
trước sự xâm phạm của người khác thì việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng
để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy
định của pháp luật.
Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường được
quy định tại Khoản 3 Điều 164 Luật bảo vệ môi trường 2018 như sau:
Các chủ thể là người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt
động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trong trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện
nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.2 Cách thức xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giản
ngay cả ở những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, các yếu tố môi trường đã được định hình và củng cố.
Do đặc thù riêng của hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
nên việc xác định chúng được tiến hành trên cơ sở của những căn cứ không
giống nhau. Cụ thể là:
a) Xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
BLDS 2015 không có quy định nào về việc xác định thiệt hại là sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường. Luật BVMT 2020 có một Điều 132 quy định
vấn đề này. Khi xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường tự nhiên thì phải dựa trên những căn cứ sau đây:
− Căn cứ vào phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
− Căn cứ về số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ
sinh thái, các loài bị thiệt hại;
− Căn cứ mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các
loài.
b) Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng
kiến việc xác định thiệt hại.
c) Xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường:
Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được áp
dụng giống như lĩnh vực dân sự nói chung (quy định tài Điều 132 Luật BVMT). Cách
thức xác định thiệt hại này được quy định một cách khái quát tại các Điều từ 589 đến
593 của BLDS). Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện
dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
− Căn cứ vào thiệt hại thực tế.
− Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng,
sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
− Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những
người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu (Điều 592 BLDS).
− Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường.
2.2.3.1 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường.
Tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi
trường làm suy giảm chức năng…gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người,
tài sản thì phải bồi thường thiệt hại. Theo đó, tại Điều 133 của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020 có quy định bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua
thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có
thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:
Hòa giải;
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Trên thực tế phương thức giải quyết thông qua trọng tài hầu như rất ít được áp
dụng, vì chưa xác định được trọng tài nào sẽ giải quyết việc bồi thường thiệt hại về
môi trường, trọng tài thương mại hay trọng tài kinh tế hầu như chỉ xem xét, giải quyết
những tranh chấp các hợp đồng kinh tế, thương mại giữa các bên, trong khi các tranh
chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường là các tranh chấp ngoài hợp đồng. Do đó
đối với những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân trong các vụ việc
do ô nhiễm môi trường gây ra, thường được giải quyết thông qua thỏa thuận thương
lượng giữa các bên, hoặc khởi kiện ra tòa án.
Phương thức thỏa thuận, thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức
thường được sử dụng nhiều nhất, vì đây là phương thức dễ thực hiện, tính chất đơn
giản và hiệu quả hơn, bởi người bị hại sử dụng nhiều phương thức này là do việc thu
thập chứng cứ, giám định thiệt hại, và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm
môi trường của đối tượng vi phạm gây ra thường rất khó khăn, nhất là đối với cá nhân,
do thời gian xảy ra hành vi gây ô nhiễm có thể đã quá lâu, hay việc tích tụ gây ô nhiễm
môi trường có thời gian quá dài, hay cá nhân không có phương tiện quan trắc, chi phí
cho giám định và xác định thiệt hại cao.
Phương thức khởi kiện tại tòa án là phương thức thường được sử dụng, để đòi
bồi thường thiệt hại đối với các vụ việc đã có đủ hồ sơ, chứng cứ buộc tội người vi
phạm, gây thiệt hại về môi trường, hoặc khi thương lượng, hòa giải không đạt được kết
quả. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại
dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng
minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc
chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và
thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi
trường.
2.2.3.2 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường
Điều 155 BLDS 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
đối với trường hợp Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
Điều 588 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
là 3 năm, người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm.
Dựa vào các quy định trên có thể thấy rằng đối với các vụ việc yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì:
− Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về
các thành phần môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
− Nếu yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm,
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm.
Thứ nhất, các quy định trên về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với thiệt
hại về môi trường, tính mạng, sức khỏe có cả ưu điểm và nhược điểm. Một mặt quy
định này rất có lợi cho người bị hại, có giá trị thực tiễn trong lĩnh vực môi trường do
hậu quả thiệt hại môi trường là tiềm ẩn và lâu dài. Nhưng mặt khác quy định này cũng
gây bất lợi cho hoạt động giải quyết tranh chấp, bởi lẽ thiệt hại do ô nhiễm suy thoái
môi trường gây nên vào các thời điểm khác nhau là không giống nhau. Các chất gây ô
nhiễm có thể biến đổi theo hướng mức độ thiệt hại không còn như ban đầu dẫn đến các
chứng cứ, số liệu không khách quan và chính xác. Các bên chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cũng gặp bất lợi, đặc biệt là đối với các tranh chấp đòi bồi thường do
sự cố tràn dầu mà bên gây sự cố đã mua bảo hiểm ô nhiễm môi trường. Với những quy
định chặt chẽ trong các hợp đồng bảo hiểm về thời gian thông báo sự kiện gây thiệt
hại, mức độ thiệt hại thì việc chậm phát sinh yêu cầu bồi thường của bên có quyền sẽ
làm mất giá trị thực hiện đối với sự kiện được bảo hiểm.
Thứ hai, trong khi đó quy định về thời hiệu khởi kiện là 2 năm đối với thiệt hại
về tài sản dường như là quá ngắn. Khi còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh
thiệt hại tài sản do ô nhiễm suy thoái môi trường thì việc người dân phát hiện thiệt hại
kịp thời trong khoảng thời hiệu đã quy định là rất khó. Thực tế thường xảy ra tình
trạng đến khi người dân nộp đơn khởi kiện thì đã hết thời hiệu.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG GÂY RA TẠI TÒA ÁN NHÂN QUẬN GÒ VẤP
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm môi trường gây ra tại TAND Quận Gò Vấp
3.1.1. Tổng quan chung
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận
được rất nhiều sự quan tâm của người dân.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
Hệ sinh thái rừng tự nhiên là hệ sinh thái chịu thiệt hại nặng nề nhất trong
thời gian qua. Theo số liệu thống kê qua các năm, trung bình mỗi năm trong giai
đoạn 2016-2020, chúng ta mất đi 2.430ha rừng tự nhiên; trong khi đó diện tích
rừng sản xuất lại tăng lên so với trước đây. Lý do chính khiến diện tích rừng tự
nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức,
đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó,
các hệ sinh thái rạn san hô, đất ngập nước cũng có dấu hiệu suy giảm do tác
động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ phủ hệ sinh thái rạn san hô suy giảm
mạnh do các yếu tố môi trường như ô nhiễm dầu, đánh bắt huỷ diệt, bão. Các hệ
sinh thái đất ngập nước tự nhiên khác ở Việt Nam như rừng ngập mặn, cỏ biển,
vùng gian triều, rừng tràm, hồ tự nhiên… có xu hướng suy giảm diện tích do các
hoạt động chuyển đổi diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, quai đê lấn biển, xói lở bờ biển. Hệ sinh thái đô thị, khu dân cư tập trung,
đặc biệt là diện tích cây xanh hết sức hạn chế và còn thiếu nhiều so với quy
định; có đô thị chỉ đạt khoảng 0,5m2/người, nhiều đô thị lớn chỉ đạt khoảng
2m2/người - 3m2/người, so với quy định là 7m2/người khu vực nội thành và
ngoại thành phải đạt khoảng 12m2/người. Số loài và số cá thể các loài hoang dã
của Việt Nam đang trên đà suy giảm, nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ
bị tuyệt chủng.
Giai đoạn từ năm 2020 đến nay:
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số
địa phương có xu hướng gia tăng, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là
bụi mịn PM2.5. Từ đầu năm 2020, tại khu vực miền Nam, trong đó có Tp.Hồ
Chí Minh, môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng
ồn, gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng. Tại khu vực miền
Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 11 năm 2020 có một số
ngày chất lượng không khí có diễn biến xấu đi, do những biến động bất thường
của yếu tố thời tiết, khí hậu. Một số khu vực trong nội thành Hà Nội, chất lượng
không khí đã ở mức kém và xấu, giá trị PM2.5 đã vượt QCVN, có thể ảnh
hưởng đáng kể tới sức khỏe của conngười, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm.
Môi trường phải tiếp nhận hơn 3.650 triệu m3 nước thải sinh hoạt, hơn
144 triệu m3 nước thải chăn nuôi (từ 3 đối tượng vật nuôi chính là trâu, bò, lợn),
hơn 1.524,85 triệu m3 nước thải nuôi trồng thủy sản; chưa kể lượng lớn nước
thải từ các làng nghề, các vùng phụ cận chưa được xử lý thải ra môi trường.
Lượng nước thải y tế phát sinh hàng ngày cũng khá lớn, vẫn còn khoảng 10%
nước thải y tế chưa được thu gom xử lý.
Nguyên nhân
Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người
dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm
hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi
trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường
cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các
thế hệ trẻ về sau.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu
gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ
nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong
các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy
triều lên.
Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách
nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không
ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi
trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt
động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây
nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
3.1.2. Những thuận lợi khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường gâyra
3.1.3. Những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn khi giải
quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường gâyra
3.2.1. Kiến nghị chung
Một là, cần phải xác định rõ việc khôi phục lại hiện trạng môi trường như
ban đầu là trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm BTTH trong dân sự.
Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của Nhà nước (cụ thể
là các cơ quan đại diện cho nhà nước) trong việc đòi BTTH.
Ba là, nghiên cứu quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây
thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi
trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này.
Bốn là, thời hạn thực hiện BTTH trong lĩnh vực môi trường cũng là vấn
đề còn nhiều tranh cãi. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn
trong lĩnh vực này, như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường
một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian tối nhất định kể từ ngày vấn đề
bồi thường thiệt hại được giải quyết.
Trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Thiệt hại đối
với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển
hình. Pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện dài
hơn 2 năm. Hoặc khi không xác định được ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm
để tính thời hiệu thì có thể tính thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính từ
ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế.
3.2.2. Kiến nghị cụ thể
3.2.1. Những giải pháp chung về xây dựng và thực thi pháp luật do
hành vi làm ô nhiễm môi trường
Thứ nhất, cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi làm ÔNMT; điều tra,
XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Quy định cụ thể về thời hạn và trách nhiệm đối
với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khi có hành vi làm ÔNMT cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường phải tiến hành các biện phòng ngừa, ngăn chặn
kịp thời bảo vệ môi trường và sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân đồng
thời xử lý nghiêm cơ sở có hành vi làm ÔNMT. Tránh trường hợp để ÔNMT
xảy ra trong thời gian quá dài gây tổn thất lớn cho môi trường và con người.
Thứ hai, bên cạnh đó là xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định mối
quan hệ giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại xảy ra là một việc làm tối quan
trọng để đảm bảo cho trách nhiệm về BTTH được thực thi có hiệu quả. Nhiều vụ
việc thực tế xảy ra cho thấy quá trình XĐTH cũng như trách nhiệm BTTH gặp
khó khăn ngay từ khâu xác định mối quan hệ nhân quả. Xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi làm ÔNMT với sự suy giảm chức năng, tính hữu ích cũng
như tài sản, sức khỏe, tính mạng con người chúng ta cần phải căn cứ vào nguồn
các chất gây ô nhiễm chính và trên cơ sở khoa học chứng minh được các chất có
thể làm ÔNMT và tác hại xấu của nó đối với hệ sinh thái cũng như sức khỏe,
tính mạng con người. Trên cơ sở đó khi có ÔNMT xảy ra các nhà khoa học có
thể nhanh chóng tính toán, nhận biết được tác hại của chất đó đối với môi trường
và sức khỏe, tính mạng con người là có sự tương tác và có quan hệ nhân quả.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về quan trắc, thu
thập dữ liệu môi trường nhằm cung cấp thông số, chứng cứ cho quá trình XĐTH
do hành vi làm ÔNMT. Đặc biệt là quy định về quan trắc đo nhanh tại các thời
điểm khác nhau nhưng thường thuyên để có thể đánh giá chính xác được sự thay
đổi của môi trường qua từng giai đoạn. Như vụ Vedan có tiến hành đo nhanh
nhưng 3 năm đầu tiên thì liên tục, sau đó cách 5, 6 năm mới tiến hành đo tiếp,
mặc dù thấy được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, nhưng không đảm
bảo được tính liên tục, ảnh hưởng đến việc ngăn chặn, XĐTH do hành vi làm
ÔNMT.
Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ký quỹ môi trường
để đảm bảo nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
và nhằm đảo báo trách nhiệm B BTTH được thực hiện hiệu quả khi có hành vi
làm ÔNMT.
3.2.2. Về XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành làm
ÔNMT
Về XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu íchdo hành làm ÔNMT
Thứ nhất, quy định cụ thể các thành phần môi trường có thể XĐTH do
hành vi làm ÔNMT bao gồm: môi trường nước, đất đai, hệ sinh thái và giống
loài động vật hoang dã, quý hiếm và có thể nghiên cứu bổ sung thêm môi trường
không khí.
Thứ hai, xây dựng pháp luật về xác định đối tượng làm ÔNMT gây ra
thiệt hại cho người dân, trên cơ sở quy định về xác định thời điểm phát sinh các
hoạt động xả thải vào môi trường, các hoạt động gây sự cố môi trường, các hoạt
động xâm hại môi trường.
Bên cạnh đó là xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định mối quan hệ
giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại xảy ra là một việc làm tối quan trọng để
đảm bảo cho trách nhiệm về BTTH được thực thi có hiệu quả. đối với môi
trường và sức khỏe, tính mạng con người là có sự tương tác và có quan hệ nhân
quả.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về xác định mức độ suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường.
Về mức độ thiệt hại do sự cần sớm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Tác giả cũng cho rằng để việc XĐTH và BTTH mang tính khả thi, thiệt hại do
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tính để đòi bồi thường
chỉ nên gồm 2 cấp độ: suy giảm nghiêm trọng và suy giảm đặc biệt nghiêm
trọng. Quy định như vậy sẽ hợp lý hơn.
Một là, không phải thiệt hại nào xảy ra là đều gây ra thiệt hại mà có
những thiệt hại rất nhỏ chưa đặt ra trách nhiệm BTTH và đương nhiên khi đó
cũng không đặt ra vấn đề XĐTH mà những thiệt hại nhỏ đó có thể áp dụng các
biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường là được;
Hai là, nếu những thiệt hại nhỏ cũng tiến hành thiệt hại thì bên cạnh việc
mất thời giai của các bên tham gia mà kết quả XĐTH trong những trường hợp
này không có nhiều ý nghĩa.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về các căn cứ để xác định mức
độ thiệt hại. Để tránh sự nhầm lẫn giữa nội dung pháp lý của những thuật ngữ
vùng lõi, vùng đệm trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 với thuật ngữ vùng
lõi, vùng đệm trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp
luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Tác giả cho rằng vùng lõi, vùng đệm sử dụng
trong Luật BVMT 2005 cần phải được đổi thành thuật ngữ vùng hay khu vực
trung tâm ô nhiễm (khu vực bị thiệt hại nặng), vùng hay khu vực cận kề ô nhiễm
(khu vực bị thiệt hại nhẹ hơn so với khu vực trung tâm) để chỉ các mức độ khác
nhau của thiệt hại môi trường.
Để làm rõ được căn cứ xác định mức độ thiệt hại. Bên cạnh việc xác định
phạm vi, giới hạn khu vực ô nhiễm còn căn cứ vào số lượng thành phần môi
trường, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị suy giảm và mức độ thiệt hại của
từng loại.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật về các căn cứ để tính toán
thiệt hại.
Nghiên cứu xây dựng và cụ thể hóa hai căn cứ: tính toán chi phí xử lý, cải
tạo, phục hồi môi trường; tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây
thiệt hại (được quy định tại điểm b, c, khoản 1, Điều 134, Luật BVMT hiện
hành).
Do vậy căn cứ nêu ra ở trên là cơ sở để tính mức độ thiệt hại mà người
gây ô nhiễm phải trả và để trả hợp lý thì còn căn cứ trên cơ sở những thiệt hại
thực tế do hành vi làm ÔNMT gây ra như nêu ở trên. Còn trường hợp nếu
XĐTH thực tế lại thấp hơn so với số tiền bỏ ra để xử lý ô nhiễm (trường hợp này
rất ít xảy ra) thì mức tiền bồi thường tối thiểu cũng phải bằng với chi phí bỏ ra
để xử lý ô nhiễm. Bởi bên cạnh những thiệt hại có thể nhìn thấy đo đếm được thì
có những thiệt hại lâu dai khó đoán định. Do vậy khoản tiền thừa ra còn lại sẽ
được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường.
Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền XĐTH do hành vi làm
ÔNMT
Một là, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện xác quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm
ÔNMT;
Hai là, dự thảo Nghị định về XĐTH do hành vi làm ÔNMT lại không quy
định rõ về cơ quan có thẩm quyền XĐTH mà chỉ quy định về trách nhiệm thu
thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ thu thập được phục vụ việc XĐTH đối với
môi trường và chỉ quy định về thẩm quyền này thuộc cơ quan quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường. Điều đó đặt ra vấn đề là liệu cá nhân, tổ chức khi
bị thiệt hại do hành vi làm ÔNMT có được lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp
dịch vụ tổ chức quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ không
hay nhất định phải thông qua cơ quan nhà nước quản lý về môi trường.
Hơn nữa, trong Luật BVMT hiện hành còn cho phép người bị gây thiệt
hại có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định thiệt hại, thậm chí có thể
yêu cầu cơ quan giải quyết việc BTTH là Trọng tài và Tòa án khi cần thiết trưng
cầu giám định thiệt hại. Do vậy nên chăng cần phải nghiên cứu kỹ về vấn đề này
để có được những quy định hợp lý, hiệu quả.
Ba là, cần nghiên cứu quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giám định
thiệt hại do hành vi làm ÔNMT. Ví dụ thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì cơ
quan giám định có thể là cơ quan có chuyên môn cao về y tế... Theo tác giả có
thể nghiên cứu cho các cơ quan có chuyên môn về y tế ngoài nhà nước quản lý
hoạt động này trên cơ sở kiểm soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia
và quốc tế. Đây là hướng dần đi tới xã hội hoạt động giám định thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra khi nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền XĐTH, theo
tác giả cần quy định cụ thể về loại trọng tài được tham gia giải quyết việc BTTH
cũng như XĐTH. Bởi trên thế giới vai trò của trọng tài trong giải quyết các
tranh chấp có hiệu quả là rất lớn.
Trong khi đó ở nước ta quy định rất nhiều về các loại trọng tài khác nhau
như trọng tài thương mại, trọng tài lao động,..,và giờ là trọng tài trong giải quyết
các tranh chấp về môi trường. Tuy nhiên, thiếu rất nhiều cơ sở pháp lý để trọng
tài này có thể hoạt động được. Ví dụ như: cần quy định rõ trọng tài nào có quyền
giải quyết BTTH về môi trường; trinhg tự, thủ tục thành lập của trọng tài hoạt
động trên cơ sở pháp luật nào trọng tài thương mại hay trọng tài lao động hay
cần thành lập một trọng tài khác. Đây là trọng tài thường xuyên hay trong tài
adhoc (vụ việc). Cần được nghiên cứu để đưa ra quy định cụ thể để trọng tài về
giải quyết việc BTTH và XĐTH do hành vi làm ÔNMT có hiệu quả.
Thứ bảy, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về quan trắc, thu
thập dữ liệu môi trường nhằm cung cấp thông số, chứng cứ cho quá trình XĐTH
do hành vi làm ÔNMT.
Đặc biệt là quy định về quan trắc đo nhanh tại các thời điểm khác nhau
nhưng thường thuyên để có thể đánh giá chính xác được sự thay đổi của môi
trường qua từng giai đoạn. Như vụ Vedan có tiến hành đo nhanh nhưng 3 năm
đầu tiên thì liên tục, sau đó cách 5, 6 năm mới tiến hành đo tiếp, mặc dù thấy
được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, nhưng không đảm bảo được tính
liên tục, ảnh hưởng đến việc ngăn chặn, XĐTH do hành vi làm ÔNMT.
Thứ tám, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ký quỹ môi
trường để đảm bảo nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc bảo vệ môi
trường và nhằm đảo báo trách nhiệm BTTH được thực hiện hiệu quả khi có
hành vi làm ÔNMT.
Thứ chín, cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi làm ÔNMT; điều tra,
XĐTH do hành vi làm ÔNMT.
Thứ mười, thiệt hại do suy giảm chức năng tính hữu, ích là rất khó xác
định chính xác, đặc biệt là những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm xảy ra trong
thời gian dài, cơ sở gây ô nhiễm lại xả thải gián đoạn... Do vậy có thể nói xác
định chính xác thiệt hại cũng chỉ mang tính chất tương đối khó mà chính xác
100%. Tuy nhiên, trong quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT các bên cần
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện có, đặc biệt các quy định về
XĐTH. Những thiếu sót trong các quy định pháp luật có thể nghiên cứu kinh
nghiệm các nước trên thế giới và tình hình thiệt hại cụ thể để có hướng giải
quyết cho thích hợp. Khi các bên không thỏa thuận được với nhau về mức độ
thiệt hại và BTTH, hoặc đã thỏa thuận được nhưng chưa thỏa đáng thì có quyền
khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án yêu cầu giải quyết.
Trong những trường hợp nhất định nếu đương sự không thể tiến hành thu
thập được chứng cứ mà có yêu cầu thì Tòa án có thể tham gia thu thập chứng
cứ...
Nhìn chung các quy định pháp luật về XĐTH về suy giảm chức năng và
tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT gây ra được quy định trong Luật BVMT
hiện còn chung chung. Do vậy Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ tiếp
tục hướng dẫn hoàn thiện việc XĐTH về sự suy giảm chức năng và tính hữu ích
của môi trường (xem thêm khoản 7 Điều 131 Luật BVMT 2005).
3.2.3. Về XĐTH đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp
pháp khác do hành vi làm ÔNMT
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại xảy ra, đặc biệt là liên quan
đến thẩm quyền xác định mối quan hệ nhân quả này. Việc xác định hành vi làm
ÔNMT và xác định mức độ thiệt hại xảy ra đối với môi trường cũng sẽ khó
được giải quyết BTTH nếu không chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Đây
là một vấn đề rất phức tạp trong thực tiễn XĐTH về tài sản, sức khỏe, tính mạng
do hành vi làm ÔNMT
Trên cơ sở có hành vi làm ÔNMT và có những thiệt hại xảy ra thì việc
chứng minh mối quan hệ nhân quả là điều kiện tiên quyết để xác định trách
nhiệm BTTH. Điều cốt yếu trong việc xác định mối quan hệ nhân quả này là
chúng ta phải xác định được những hàm lượng, loại chất thải ra môi trường có
chứa những độc chất gì và tác động xấu của những độc chất đó tới sức khỏe,
tính mạng và những lợi ích hợp pháp khác của con người.
Thứ hai, có thiệt hại về tinh thần do hành vi làm ÔNMT, đặc biệt là thiệt
hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị tổn thất do hành vi làm ÔNMT;
hoặc tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người chết do ÔNMT.
Ví dụ một gia đình có 4 người mà trong đó cả bố, mẹ và một đưa con bị ung thư
thì đương nhiên ngoài thiệt hại về sức khỏe ba người không may bị ung thư này
sẽ rất đau đớn và day dứt về tinh thần. Hơn nữa không thể nói trường hợp này
đứa con duy nhất không bị mắc bệnh không bị khủng hoảng, đau đớn đến tột độ
về mặt tinh thần. Từ đó tác giả thiết nghĩ cũng cần cần nhắc bổ sung loại thiệt
hại này trong Luật Bảo vệ Môi trường và nâng cao hơn nữa mức bồi thường với
loại thiệt hại này so với hiện nay. Hiện nay là đối với thiệt hại về tinh thần trong
trường hợp sức khỏe bị xâm phạm tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu và
thiệt hại về tinh thần cho người thân thích trong trường hợp tính mạng bị xâm
phạm tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu. Có thể thấy mức BTTH tối đa
về tinh thần là quá thấp, đặc biệt là thiệt hại về tinh thần do hành vi làm ÔNMT.
Bởi:
Một là, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT thường diễn ra trên phạm vi và
mức độ rất lớn có thể gây ra những tổn thất lớn về người gây ảnh hưởng lớn về
tinh thần cho người bị thiệt hại và người thân thích của họ. Có những thiệt hại
về sức khỏe có thể chữa được nhưng tổn thất về tinh thần có thể phải mất rất
nhiều thời gian mới điều trị khỏi...
Hai là, hiện nay do khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước có nhiều
dấu hiệu chưa ổn định, giá cả leo thang, dẫn tới lạm phát. So với vàng và ngoại
tệ khác tiền đồng ngày càng mất giá. Dẫn tới chi phí của người dân tăng cao,
trong khi lương cơ bản do Nhà nước quy định đã được sửa đổi tăng nhiều lần
nhưng vẫn thấp và chậm hơn mức tăng của lạm phát.
Ba là, ở bình diện rộng về BTTH về tinh thần có thể thấy, nhiều trường
hợp một người bị thiệt hại về sức khỏe nhưng không bị ảnh hưởng về tinh thần.
Đặc biệt có trường hợp có người thiệt hại về tính mạng nhưng cũng không gây
tổn thất về tinh thần cho những người thân thích. Ví dụ một người nghiện ma
túy suốt ngày về cầm dao dọa bố, mẹ đòi tiền để trích hút nhiều năm thì khi
người này bị bị chết chưa chắc đã làm gia đình đó bị tổn hại về tinh thần lớn.
Ngược lại có những người khi họ mất đi thì tổn thất về tinh thần còn lớn hơn cả
về sức khỏe, tính mạng. Ví dụ những người có tài năng và uy tín lớn trong xã
hội như Ngô Bảo Châu... thì không thể chỉ lấy 60 tháng lương tối thiều là bù đắp
được tổn thất về tinh thần... Từ đó tác giả cho rằng cần nghiên cứu, quy định
nâng mức hưởng BTTH về tinh thần cho người dân cho phù hợp hơn với thực tế
cuộc sống.
Thứ ba, cần nghiên cứu xác định rõ thiệt hại thực tế về tài sản được tính
như thế nào? Điều đó đặt ra vấn đề là cần phải cụ thể hóa các lợi ích gắn liền với
việc khai thác sử dụng tài sản cũng như các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
và khắc phục thiệt hại và đương nhiên lợi ích hay chi phí này được kiểm chứng
trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu xác nhận; phải phù hợp với thực tế của loại tài sản
và khả năng chi trả của người gây thiệt hại...
Thứ tư, trong trường hợp thiệt hại về sức khỏe kéo dài do hành vi làm
ÔNMT dẫn đến người đó bị chết... Đây là một trong những thiệt hại mang tính
đặc thù của ÔNMT cũng cần phải được nghiên cứu làm rõ. Ví dụ một nhà máy
xi măng hoạt động gây ÔNMT hàng chục năm và trong chục năm đó nhiều
người bị bệnh nhà máy xi măng di dời và sau đó vài năm những người này này
chết. Thì quyền lợi của những người này thế nào họ có được hưởng bồi thường
hay không. Còn trách nhiệm của công ty xi măng đã di dời thì sẽ thế nào có phải
BTTH cho người dân hay không... Đây cũng là vấn đề mà thực tiễn đặt ra cần
phải được nghiên cứu hoàn thiện.
Thứ sáu, theo tác giả thẩm quyền xác định mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi làm ÔNMT và thiệt hại về sức khỏe do cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường thực hiện là hợp lý. Bởi đây là cơ quan chuyên trách quản lý về môi
trường, được Luật Bảo vệ môi trường quy định nhiệm vụ điều tra, XĐTH. Tuy
nhiên, để đảm bảo cho việc xác định loại thiệt hại này được hiệu quả Luật cũng
nên thừa nhận vai trò và quy định thẩm quyền của cơ quan y tế trong việc giám
định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thậm chí cả thiệt hại về tinh thần. Điều
quan trọng là cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan này trên cơ sở
khách quan, tuân thủ pháp luật để bảo đảm việc xác định được hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149

Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docKhóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docViết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docx
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docxBáo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docx
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docxViết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 

More from Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149 (20)

Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docKhóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
 
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
 
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
 
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docxThiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
 
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docxKhóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docxCách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
 
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docxLuận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
 
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
 
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docxĐề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
 
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.docCách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
 
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
 
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...
Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hà...
 
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docx
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docxBáo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docx
Báo cáo Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Đắk Lắk.docx
 
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...
Khóa luận khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại bệnh viện đa khoa đứ...
 
Đồ án Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, 9 điểm.doc
Đồ án Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, 9 điểm.docĐồ án Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, 9 điểm.doc
Đồ án Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, 9 điểm.doc
 
Khóa Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Hipt.docx
Khóa Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty  Hipt.docxKhóa Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty  Hipt.docx
Khóa Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Hipt.docx
 
Đề Tiểu Luận Hết Học Phần Luật Hình Sự Việt Nam.doc
Đề Tiểu Luận Hết Học Phần Luật Hình Sự Việt Nam.docĐề Tiểu Luận Hết Học Phần Luật Hình Sự Việt Nam.doc
Đề Tiểu Luận Hết Học Phần Luật Hình Sự Việt Nam.doc
 
Đề tài pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam.doc
Đề tài pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam.docĐề tài pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam.doc
Đề tài pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam.doc
 
Khóa Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện, 9 điểm.docx
Khóa Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện, 9 điểm.docxKhóa Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện, 9 điểm.docx
Khóa Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện, 9 điểm.docx
 

Đề Tài Bồi Thường Thiệt Hại Do Ô Nhiễm Môi Trường, 9 Điểm.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Giảng viên hướng dẫn: TH.S TRẦN MINH CHƯƠNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN Mã số SV: 1911546849 Lớp: 19DLK1B
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô giảng viên Khoa luật Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình dạy bảo và truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt chặng đường theo học tại trường. Trong quá trình thực tập em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý cô chú, anh chị ở Tòa án quận Gò Vấp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành kì thực tập tốt. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Minh Chương – người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em từng bước để hoàn thiện tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày …….. tháng ……. năm 2022 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN
  • 5. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là kết quả do chính tôi nghiến cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Minh Chương , đảm bảo các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoạn này Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …….. tháng ……. năm 2020 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) NGUYỄN THÀNH QUÍ
  • 6. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người nhận xét: TRẦN MINH CHƯƠNG Học vị: Thạc sĩ NỘI DUNG NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... TP.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2020 NGƯỜI NHẬN XÉT
  • 7. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................................................1
  • 8. v DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ NGỮ VIẾT TẮT QĐPL BTTH ÔNMT TAND XĐTH
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường hiện đang là vấn đề nóng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng tăng. Sự thay đổi các yếu tố tự nhiên của môi trường nước, không khí, đất, hệ động, thực vật đang gây ra những vấn đề bất lợi cho cuộc sống của con người. Có rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra để bảo vệ môi trường để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường, trong đó biện pháp pháp lý có giá trị quan trọng là các QĐPL về trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường. Các quy định của pháp luật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra nhằm đảm vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hiện vẫn còn dừng lại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trên thực tế. Tuy vậy, lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên về vấn đề này để góp phần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận cơ bản, cũng như đánh giá một cách toàn diện pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân và Nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề môi trường luôn là đề tài “nóng” trong xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh và phát triển, mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật cũng như sự phát triển đời sống xã hội. Tuy nhiên, song song với nó là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như sau:
  • 10. - Nguyễn Thị Xuân Trang (2012), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày khái niệm về môi trường, đặc điểm môi trường và trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường. Tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam quy đinh về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm môi trường. Nghiên cứu về trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường: Điều kiện phát sinh BTTH do xâm phạm môi trường; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm môi trường và thiệt hại xảy ra cũng như người phải bồi thường và người được bồi thường do xâm phạm môi trường. Phân tích thực trạng pháp luật về BTTH do xâm phạm môi trường, qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường. Trình bày phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường. - Nguyễn Thị Huệ (2013), Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam mang tính chất tổng quát việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Luận văn cung cấp cái nhìn bao quát về những tranh chấp trong lĩnh vực môi trường nói chung và tranh chấp về BTTH do làm ô nhiễm môi trường nói riêng, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết các vụ án được phù hợp và hiệu quả hơn. - Phương Anh (2015), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường chặng đường dài từ luật đến thực tiễn, Báo Tài nguyên và Môi trường. Đây là những quan điểm của tác giả về việc áp dụngp quy định về BTTH do làm ô nhiễm môi trường trong thực tế thông qua việc đưa ra các quy định của pháp luật về vấn đề này qua từng giai đoạn và nhìn nhận từ những vụ việc cụ thể, từ đó đưa ra những yếu tố quan trọng cần phải lưu ý trong việc ban hành và áp dụng pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường trong tương lai. Ngoài ra còn có một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng pháp luật về vấn đề này và một số lĩnh vực liên quan cũng như là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện bài báo cáo.
  • 11. 3. Mục đích nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường - Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường - Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật qua các báo cáo phân tích, các vụ án điển hình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về hệ thống văn bản: Trong khuôn khổ luận văn theo định hướng ứng dụng, tác giả chỉ đề cập những vấn đề pháp lý về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở nghiên cứ BLDS 2015, Luật BVMT 2020… và thực tiễn áp dụng pháp luật. Đề tài không nghiên cứu BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ô nhiễm môi trường. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2017. - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi cả nước. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin như một phương pháp chung cho toàn bộ luận văn, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả có sử dụng các phương pháp để giải quyết các vấn đề của đề tài. Đó là các phương pháp nghiên cứu như:
  • 12. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật, phân tích các số liệu, báo cáo, các vụ án điển hình. - Phương pháp so sánh: được sử dụng trong báo cáo để so sánh các quy định của bộ luật, luật này với bộ luật, luật khác; thông qua việc so sánh rút ra những điểm mới hay những ưu điểm của pháp luật. - Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng chủ yếu để thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu để nói lên thực trạng áp dụng pháp luật về các điều kiện của trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. - Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng để diễn giải những nội dung, các QĐPL trong thực tế từ đó rút ra những nhận định về pháp luật, về việc áp dụng pháp luật nhằm đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các điều kiện BTTH do làm ô nhiễm môi trường 6. Bố cục tổng quát của báo cáo thực tập Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tòa án nhân dân quận gò vấp Chương 2: Lý luận chung và quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tại tòa án nhân quận Gò Vấp và một số kiến nghị hoàn thiện
  • 13. CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 2.1.1.1 Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường Khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa: theo nghĩa thông thường “Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế”. Môi trường được sử dụng trong khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, trong đó môi trường được cho là những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất liên hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2018 đưa ra khái niệm: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Khái niệm này mang tính khách quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường được nhìn nhận dưới nhiều gốc độ. Dưới góc độ sinh học khái niệm “ô nhiễm môi trường” được hiểu là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Dưới góc độ pháp lý, “ô nhiễm môi trường” được cho là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 2.1.1.2 Khái niệm thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường “Thiệt hại do ô nhiễm môi trường” theo Điều 163 Luật BVMT 2018 thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: “ Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp
  • 14. pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm “thiệt hại do ô nhiễm môi trường” như sau: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường là những tổn thất, hư hao về người và của do ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Qua phân tích tác giả đưa ra khái niệm “bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường” như sau: bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ tính chất thiệt hại xảy ra, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được chia thành hai loại: Thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường (bao gồm các thiệt hại về môi trường đất, nước, hệ sinh thái, động, thực vật – thường được gọi là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát). Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác (thường được gọi là thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại thứ phát). 2.1.1.3 Đặc điểm pháp lý của bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có đủ 4 điều kiện là: (1) có hành vi trái pháp luật; (2) có thiệt hại xảy ra trong thực tế; (3)
  • 15. có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) người có hành vi vi phạm có lỗi. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn có những điểm khác biệt sau: - Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường; - Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra; - Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; - Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác định và tác động đến nhiều chủ thể; - Yếu tố “lỗi” trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. 2.1.2. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra với các loại trách nhiệm pháp lý khác Để dễ hình dung chung ta lấy các trách nhiệm pháp lý cơ bản sau làm ví dụ: trách nhiệm pháp lý về hình sự, dân sự và hành chính. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trách nhiệm pháp lý cơ bản và rõ ràng nhất của hình sự là phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu mang án tích. Tương tự như vậy trách nhiệm cơ bản của hành chính là khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc. Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với các nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm;
  • 16. Nhưng với trách nhiệm pháp lý của dân sự và ô nhiêm môi trường thì lại tương đồng với nhau, vì theo như tôi nói từ phần trên, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường cũng là bồi thường ngoài hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường có ví dụ cụ thể như sau: Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ được tính khi có đủ các điều kiện dưới đây: - Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và tính thành tiền. - Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được tính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. - Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật và là nguyên nhân dẫn đến thiệt quả xảy ra. Trên thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường không khí gây nên như vụ của Công ty TNHH Kim loại màu Thái Nguyên (2006) ở Thái Nguyên, vụ việc của một số chủ lò gạch ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Hà Nội (2009), vụ việc của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở Hải Dương, vụ việc của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn ở Hòa Bình (2005 – 2006), vụ việc Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (2010 – 2011),… Có thể nói, hệ thống quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay rất ít. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia về môi trường không khí (phát hành năm 2014) thì không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn và ô nhiễm ozon tăng mạnh. Nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép ngày càng tăng lên, thể hiện chất lượng không khí đang ở mức kém.
  • 17. Song, thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với các vụ việc kể trên chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường không khí, chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm. 2.1.3. Ý nghĩa và sự phát triển của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 2.1.3.1 Ý nghĩa. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Vì thế ý nghĩa của luật pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường, điều chỉnh hành vi, quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường: Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường, thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải … 2.1.3.2 Lịch sử phát triển: Chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn trước năm 1986: Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường. Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước đã có những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường song việc thể chế hoá các ý tưởng này chưa được toàn diện mặc dù Chính phủ cũng đã có những cô gắng nhất định Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa phản ánh và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Sự tương hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban hành với các công ước quốc tế còn hạn chế. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ XX, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc hiến định. Luật môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27
  • 18. tháng 12 năm 1993. Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, điều kiện quan trọng của quá trình phát triển bền vững. Sau đó là phát triển luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 Luật bảo vệ môi trường. Hiện nay, luật đang hiện hành luật số 72/2020/QH 14 Luật bảo vệ môi trường. 2.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 2.2.1. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm: Thứ nhất, Có thiệt hại xảy ra trên thực tế Các thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người mà trên thực tế nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể là các thiệt hại như sau: Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái. Thiệt hại do tài sản do bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại. Một số loại thiệt hại khác. Thứ hai, Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng cụ thể như là: Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi trường. Các hành vi vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • 19. Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồ n tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm. Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên… Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung… Các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,… Các hành vi vi phạm các quy định về bảo quản và s ử dụng các chất dễ gây ô nhiễm. Thứ ba, Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra Thiệt hại trên thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hiểu một cách khác thì hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể như: Do các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Do suy thoái. Do yếu tố thiên nhiên. Trong trường hợp cả ba yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với trường hợp mà các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó. Thứ tư, Lỗi của người gây thiệt hại. Theo Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi. Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp chủ thể là người thiệt hại có lỗi.
  • 20. Như vậy, ta có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính bởi vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác thì việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 164 Luật bảo vệ môi trường 2018 như sau: Các chủ thể là người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2.2 Cách thức xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giản ngay cả ở những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường đã được định hình và củng cố. Do đặc thù riêng của hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường nên việc xác định chúng được tiến hành trên cơ sở của những căn cứ không giống nhau. Cụ thể là: a) Xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. BLDS 2015 không có quy định nào về việc xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Luật BVMT 2020 có một Điều 132 quy định vấn đề này. Khi xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên thì phải dựa trên những căn cứ sau đây: − Căn cứ vào phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; − Căn cứ về số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại;
  • 21. − Căn cứ mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài. b) Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại. c) Xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được áp dụng giống như lĩnh vực dân sự nói chung (quy định tài Điều 132 Luật BVMT). Cách thức xác định thiệt hại này được quy định một cách khái quát tại các Điều từ 589 đến 593 của BLDS). Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau: − Căn cứ vào thiệt hại thực tế. − Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. − Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu (Điều 592 BLDS). − Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản 2.2.3. Thẩm quyền giải quyết và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. 2.2.3.1 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng…gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản thì phải bồi thường thiệt hại. Theo đó, tại Điều 133 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây: Hòa giải;
  • 22. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Trên thực tế phương thức giải quyết thông qua trọng tài hầu như rất ít được áp dụng, vì chưa xác định được trọng tài nào sẽ giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường, trọng tài thương mại hay trọng tài kinh tế hầu như chỉ xem xét, giải quyết những tranh chấp các hợp đồng kinh tế, thương mại giữa các bên, trong khi các tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường là các tranh chấp ngoài hợp đồng. Do đó đối với những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân trong các vụ việc do ô nhiễm môi trường gây ra, thường được giải quyết thông qua thỏa thuận thương lượng giữa các bên, hoặc khởi kiện ra tòa án. Phương thức thỏa thuận, thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức thường được sử dụng nhiều nhất, vì đây là phương thức dễ thực hiện, tính chất đơn giản và hiệu quả hơn, bởi người bị hại sử dụng nhiều phương thức này là do việc thu thập chứng cứ, giám định thiệt hại, và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của đối tượng vi phạm gây ra thường rất khó khăn, nhất là đối với cá nhân, do thời gian xảy ra hành vi gây ô nhiễm có thể đã quá lâu, hay việc tích tụ gây ô nhiễm môi trường có thời gian quá dài, hay cá nhân không có phương tiện quan trắc, chi phí cho giám định và xác định thiệt hại cao. Phương thức khởi kiện tại tòa án là phương thức thường được sử dụng, để đòi bồi thường thiệt hại đối với các vụ việc đã có đủ hồ sơ, chứng cứ buộc tội người vi phạm, gây thiệt hại về môi trường, hoặc khi thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường. 2.2.3.2 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường Điều 155 BLDS 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đối với trường hợp Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu
  • 23. bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Điều 588 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Dựa vào các quy định trên có thể thấy rằng đối với các vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì: − Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về các thành phần môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. − Nếu yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm, người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thứ nhất, các quy định trên về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với thiệt hại về môi trường, tính mạng, sức khỏe có cả ưu điểm và nhược điểm. Một mặt quy định này rất có lợi cho người bị hại, có giá trị thực tiễn trong lĩnh vực môi trường do hậu quả thiệt hại môi trường là tiềm ẩn và lâu dài. Nhưng mặt khác quy định này cũng gây bất lợi cho hoạt động giải quyết tranh chấp, bởi lẽ thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây nên vào các thời điểm khác nhau là không giống nhau. Các chất gây ô nhiễm có thể biến đổi theo hướng mức độ thiệt hại không còn như ban đầu dẫn đến các chứng cứ, số liệu không khách quan và chính xác. Các bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng gặp bất lợi, đặc biệt là đối với các tranh chấp đòi bồi thường do sự cố tràn dầu mà bên gây sự cố đã mua bảo hiểm ô nhiễm môi trường. Với những quy định chặt chẽ trong các hợp đồng bảo hiểm về thời gian thông báo sự kiện gây thiệt hại, mức độ thiệt hại thì việc chậm phát sinh yêu cầu bồi thường của bên có quyền sẽ làm mất giá trị thực hiện đối với sự kiện được bảo hiểm. Thứ hai, trong khi đó quy định về thời hiệu khởi kiện là 2 năm đối với thiệt hại về tài sản dường như là quá ngắn. Khi còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại tài sản do ô nhiễm suy thoái môi trường thì việc người dân phát hiện thiệt hại kịp thời trong khoảng thời hiệu đã quy định là rất khó. Thực tế thường xảy ra tình trạng đến khi người dân nộp đơn khởi kiện thì đã hết thời hiệu.
  • 25. CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY RA TẠI TÒA ÁN NHÂN QUẬN GÒ VẤP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.1 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tại TAND Quận Gò Vấp 3.1.1. Tổng quan chung Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Hệ sinh thái rừng tự nhiên là hệ sinh thái chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê qua các năm, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, chúng ta mất đi 2.430ha rừng tự nhiên; trong khi đó diện tích rừng sản xuất lại tăng lên so với trước đây. Lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái rạn san hô, đất ngập nước cũng có dấu hiệu suy giảm do tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ phủ hệ sinh thái rạn san hô suy giảm mạnh do các yếu tố môi trường như ô nhiễm dầu, đánh bắt huỷ diệt, bão. Các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên khác ở Việt Nam như rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng gian triều, rừng tràm, hồ tự nhiên… có xu hướng suy giảm diện tích do các hoạt động chuyển đổi diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, quai đê lấn biển, xói lở bờ biển. Hệ sinh thái đô thị, khu dân cư tập trung, đặc biệt là diện tích cây xanh hết sức hạn chế và còn thiếu nhiều so với quy định; có đô thị chỉ đạt khoảng 0,5m2/người, nhiều đô thị lớn chỉ đạt khoảng 2m2/người - 3m2/người, so với quy định là 7m2/người khu vực nội thành và ngoại thành phải đạt khoảng 12m2/người. Số loài và số cá thể các loài hoang dã của Việt Nam đang trên đà suy giảm, nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Giai đoạn từ năm 2020 đến nay:
  • 26. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5. Từ đầu năm 2020, tại khu vực miền Nam, trong đó có Tp.Hồ Chí Minh, môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng ồn, gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng. Tại khu vực miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 11 năm 2020 có một số ngày chất lượng không khí có diễn biến xấu đi, do những biến động bất thường của yếu tố thời tiết, khí hậu. Một số khu vực trong nội thành Hà Nội, chất lượng không khí đã ở mức kém và xấu, giá trị PM2.5 đã vượt QCVN, có thể ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của conngười, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm. Môi trường phải tiếp nhận hơn 3.650 triệu m3 nước thải sinh hoạt, hơn 144 triệu m3 nước thải chăn nuôi (từ 3 đối tượng vật nuôi chính là trâu, bò, lợn), hơn 1.524,85 triệu m3 nước thải nuôi trồng thủy sản; chưa kể lượng lớn nước thải từ các làng nghề, các vùng phụ cận chưa được xử lý thải ra môi trường. Lượng nước thải y tế phát sinh hàng ngày cũng khá lớn, vẫn còn khoảng 10% nước thải y tế chưa được thu gom xử lý. Nguyên nhân Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong
  • 27. các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. 3.1.2. Những thuận lợi khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gâyra 3.1.3. Những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn khi giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gâyra 3.2.1. Kiến nghị chung Một là, cần phải xác định rõ việc khôi phục lại hiện trạng môi trường như ban đầu là trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm BTTH trong dân sự. Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của Nhà nước (cụ thể là các cơ quan đại diện cho nhà nước) trong việc đòi BTTH. Ba là, nghiên cứu quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này.
  • 28. Bốn là, thời hạn thực hiện BTTH trong lĩnh vực môi trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này, như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian tối nhất định kể từ ngày vấn đề bồi thường thiệt hại được giải quyết. Trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Thiệt hại đối với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình. Pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện dài hơn 2 năm. Hoặc khi không xác định được ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm để tính thời hiệu thì có thể tính thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính từ ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. 3.2.2. Kiến nghị cụ thể 3.2.1. Những giải pháp chung về xây dựng và thực thi pháp luật do hành vi làm ô nhiễm môi trường Thứ nhất, cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi làm ÔNMT; điều tra, XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Quy định cụ thể về thời hạn và trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khi có hành vi làm ÔNMT cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải tiến hành các biện phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời bảo vệ môi trường và sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân đồng thời xử lý nghiêm cơ sở có hành vi làm ÔNMT. Tránh trường hợp để ÔNMT xảy ra trong thời gian quá dài gây tổn thất lớn cho môi trường và con người. Thứ hai, bên cạnh đó là xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định mối quan hệ giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại xảy ra là một việc làm tối quan trọng để đảm bảo cho trách nhiệm về BTTH được thực thi có hiệu quả. Nhiều vụ việc thực tế xảy ra cho thấy quá trình XĐTH cũng như trách nhiệm BTTH gặp khó khăn ngay từ khâu xác định mối quan hệ nhân quả. Xác định mối quan hệ
  • 29. nhân quả giữa hành vi làm ÔNMT với sự suy giảm chức năng, tính hữu ích cũng như tài sản, sức khỏe, tính mạng con người chúng ta cần phải căn cứ vào nguồn các chất gây ô nhiễm chính và trên cơ sở khoa học chứng minh được các chất có thể làm ÔNMT và tác hại xấu của nó đối với hệ sinh thái cũng như sức khỏe, tính mạng con người. Trên cơ sở đó khi có ÔNMT xảy ra các nhà khoa học có thể nhanh chóng tính toán, nhận biết được tác hại của chất đó đối với môi trường và sức khỏe, tính mạng con người là có sự tương tác và có quan hệ nhân quả. Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về quan trắc, thu thập dữ liệu môi trường nhằm cung cấp thông số, chứng cứ cho quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Đặc biệt là quy định về quan trắc đo nhanh tại các thời điểm khác nhau nhưng thường thuyên để có thể đánh giá chính xác được sự thay đổi của môi trường qua từng giai đoạn. Như vụ Vedan có tiến hành đo nhanh nhưng 3 năm đầu tiên thì liên tục, sau đó cách 5, 6 năm mới tiến hành đo tiếp, mặc dù thấy được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, nhưng không đảm bảo được tính liên tục, ảnh hưởng đến việc ngăn chặn, XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ký quỹ môi trường để đảm bảo nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường và nhằm đảo báo trách nhiệm B BTTH được thực hiện hiệu quả khi có hành vi làm ÔNMT. 3.2.2. Về XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành làm ÔNMT Về XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu íchdo hành làm ÔNMT Thứ nhất, quy định cụ thể các thành phần môi trường có thể XĐTH do hành vi làm ÔNMT bao gồm: môi trường nước, đất đai, hệ sinh thái và giống loài động vật hoang dã, quý hiếm và có thể nghiên cứu bổ sung thêm môi trường không khí.
  • 30. Thứ hai, xây dựng pháp luật về xác định đối tượng làm ÔNMT gây ra thiệt hại cho người dân, trên cơ sở quy định về xác định thời điểm phát sinh các hoạt động xả thải vào môi trường, các hoạt động gây sự cố môi trường, các hoạt động xâm hại môi trường. Bên cạnh đó là xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định mối quan hệ giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại xảy ra là một việc làm tối quan trọng để đảm bảo cho trách nhiệm về BTTH được thực thi có hiệu quả. đối với môi trường và sức khỏe, tính mạng con người là có sự tương tác và có quan hệ nhân quả. Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Về mức độ thiệt hại do sự cần sớm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Tác giả cũng cho rằng để việc XĐTH và BTTH mang tính khả thi, thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tính để đòi bồi thường chỉ nên gồm 2 cấp độ: suy giảm nghiêm trọng và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Quy định như vậy sẽ hợp lý hơn. Một là, không phải thiệt hại nào xảy ra là đều gây ra thiệt hại mà có những thiệt hại rất nhỏ chưa đặt ra trách nhiệm BTTH và đương nhiên khi đó cũng không đặt ra vấn đề XĐTH mà những thiệt hại nhỏ đó có thể áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường là được; Hai là, nếu những thiệt hại nhỏ cũng tiến hành thiệt hại thì bên cạnh việc mất thời giai của các bên tham gia mà kết quả XĐTH trong những trường hợp này không có nhiều ý nghĩa. Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại. Để tránh sự nhầm lẫn giữa nội dung pháp lý của những thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 với thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Tác giả cho rằng vùng lõi, vùng đệm sử dụng
  • 31. trong Luật BVMT 2005 cần phải được đổi thành thuật ngữ vùng hay khu vực trung tâm ô nhiễm (khu vực bị thiệt hại nặng), vùng hay khu vực cận kề ô nhiễm (khu vực bị thiệt hại nhẹ hơn so với khu vực trung tâm) để chỉ các mức độ khác nhau của thiệt hại môi trường. Để làm rõ được căn cứ xác định mức độ thiệt hại. Bên cạnh việc xác định phạm vi, giới hạn khu vực ô nhiễm còn căn cứ vào số lượng thành phần môi trường, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị suy giảm và mức độ thiệt hại của từng loại. Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật về các căn cứ để tính toán thiệt hại. Nghiên cứu xây dựng và cụ thể hóa hai căn cứ: tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại (được quy định tại điểm b, c, khoản 1, Điều 134, Luật BVMT hiện hành). Do vậy căn cứ nêu ra ở trên là cơ sở để tính mức độ thiệt hại mà người gây ô nhiễm phải trả và để trả hợp lý thì còn căn cứ trên cơ sở những thiệt hại thực tế do hành vi làm ÔNMT gây ra như nêu ở trên. Còn trường hợp nếu XĐTH thực tế lại thấp hơn so với số tiền bỏ ra để xử lý ô nhiễm (trường hợp này rất ít xảy ra) thì mức tiền bồi thường tối thiểu cũng phải bằng với chi phí bỏ ra để xử lý ô nhiễm. Bởi bên cạnh những thiệt hại có thể nhìn thấy đo đếm được thì có những thiệt hại lâu dai khó đoán định. Do vậy khoản tiền thừa ra còn lại sẽ được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường. Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền XĐTH do hành vi làm ÔNMT Một là, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện xác quy định pháp luật về trình tự, thủ tục XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT;
  • 32. Hai là, dự thảo Nghị định về XĐTH do hành vi làm ÔNMT lại không quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền XĐTH mà chỉ quy định về trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ thu thập được phục vụ việc XĐTH đối với môi trường và chỉ quy định về thẩm quyền này thuộc cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Điều đó đặt ra vấn đề là liệu cá nhân, tổ chức khi bị thiệt hại do hành vi làm ÔNMT có được lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ không hay nhất định phải thông qua cơ quan nhà nước quản lý về môi trường. Hơn nữa, trong Luật BVMT hiện hành còn cho phép người bị gây thiệt hại có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định thiệt hại, thậm chí có thể yêu cầu cơ quan giải quyết việc BTTH là Trọng tài và Tòa án khi cần thiết trưng cầu giám định thiệt hại. Do vậy nên chăng cần phải nghiên cứu kỹ về vấn đề này để có được những quy định hợp lý, hiệu quả. Ba là, cần nghiên cứu quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giám định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT. Ví dụ thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì cơ quan giám định có thể là cơ quan có chuyên môn cao về y tế... Theo tác giả có thể nghiên cứu cho các cơ quan có chuyên môn về y tế ngoài nhà nước quản lý hoạt động này trên cơ sở kiểm soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia và quốc tế. Đây là hướng dần đi tới xã hội hoạt động giám định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra khi nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền XĐTH, theo tác giả cần quy định cụ thể về loại trọng tài được tham gia giải quyết việc BTTH cũng như XĐTH. Bởi trên thế giới vai trò của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp có hiệu quả là rất lớn. Trong khi đó ở nước ta quy định rất nhiều về các loại trọng tài khác nhau như trọng tài thương mại, trọng tài lao động,..,và giờ là trọng tài trong giải quyết các tranh chấp về môi trường. Tuy nhiên, thiếu rất nhiều cơ sở pháp lý để trọng tài này có thể hoạt động được. Ví dụ như: cần quy định rõ trọng tài nào có quyền giải quyết BTTH về môi trường; trinhg tự, thủ tục thành lập của trọng tài hoạt
  • 33. động trên cơ sở pháp luật nào trọng tài thương mại hay trọng tài lao động hay cần thành lập một trọng tài khác. Đây là trọng tài thường xuyên hay trong tài adhoc (vụ việc). Cần được nghiên cứu để đưa ra quy định cụ thể để trọng tài về giải quyết việc BTTH và XĐTH do hành vi làm ÔNMT có hiệu quả. Thứ bảy, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về quan trắc, thu thập dữ liệu môi trường nhằm cung cấp thông số, chứng cứ cho quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Đặc biệt là quy định về quan trắc đo nhanh tại các thời điểm khác nhau nhưng thường thuyên để có thể đánh giá chính xác được sự thay đổi của môi trường qua từng giai đoạn. Như vụ Vedan có tiến hành đo nhanh nhưng 3 năm đầu tiên thì liên tục, sau đó cách 5, 6 năm mới tiến hành đo tiếp, mặc dù thấy được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, nhưng không đảm bảo được tính liên tục, ảnh hưởng đến việc ngăn chặn, XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Thứ tám, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ký quỹ môi trường để đảm bảo nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường và nhằm đảo báo trách nhiệm BTTH được thực hiện hiệu quả khi có hành vi làm ÔNMT. Thứ chín, cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi làm ÔNMT; điều tra, XĐTH do hành vi làm ÔNMT. Thứ mười, thiệt hại do suy giảm chức năng tính hữu, ích là rất khó xác định chính xác, đặc biệt là những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm xảy ra trong thời gian dài, cơ sở gây ô nhiễm lại xả thải gián đoạn... Do vậy có thể nói xác định chính xác thiệt hại cũng chỉ mang tính chất tương đối khó mà chính xác 100%. Tuy nhiên, trong quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT các bên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện có, đặc biệt các quy định về XĐTH. Những thiếu sót trong các quy định pháp luật có thể nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới và tình hình thiệt hại cụ thể để có hướng giải
  • 34. quyết cho thích hợp. Khi các bên không thỏa thuận được với nhau về mức độ thiệt hại và BTTH, hoặc đã thỏa thuận được nhưng chưa thỏa đáng thì có quyền khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án yêu cầu giải quyết. Trong những trường hợp nhất định nếu đương sự không thể tiến hành thu thập được chứng cứ mà có yêu cầu thì Tòa án có thể tham gia thu thập chứng cứ... Nhìn chung các quy định pháp luật về XĐTH về suy giảm chức năng và tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT gây ra được quy định trong Luật BVMT hiện còn chung chung. Do vậy Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện việc XĐTH về sự suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường (xem thêm khoản 7 Điều 131 Luật BVMT 2005). 3.2.3. Về XĐTH đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại xảy ra, đặc biệt là liên quan đến thẩm quyền xác định mối quan hệ nhân quả này. Việc xác định hành vi làm ÔNMT và xác định mức độ thiệt hại xảy ra đối với môi trường cũng sẽ khó được giải quyết BTTH nếu không chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Đây là một vấn đề rất phức tạp trong thực tiễn XĐTH về tài sản, sức khỏe, tính mạng do hành vi làm ÔNMT Trên cơ sở có hành vi làm ÔNMT và có những thiệt hại xảy ra thì việc chứng minh mối quan hệ nhân quả là điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm BTTH. Điều cốt yếu trong việc xác định mối quan hệ nhân quả này là chúng ta phải xác định được những hàm lượng, loại chất thải ra môi trường có chứa những độc chất gì và tác động xấu của những độc chất đó tới sức khỏe, tính mạng và những lợi ích hợp pháp khác của con người. Thứ hai, có thiệt hại về tinh thần do hành vi làm ÔNMT, đặc biệt là thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị tổn thất do hành vi làm ÔNMT;
  • 35. hoặc tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người chết do ÔNMT. Ví dụ một gia đình có 4 người mà trong đó cả bố, mẹ và một đưa con bị ung thư thì đương nhiên ngoài thiệt hại về sức khỏe ba người không may bị ung thư này sẽ rất đau đớn và day dứt về tinh thần. Hơn nữa không thể nói trường hợp này đứa con duy nhất không bị mắc bệnh không bị khủng hoảng, đau đớn đến tột độ về mặt tinh thần. Từ đó tác giả thiết nghĩ cũng cần cần nhắc bổ sung loại thiệt hại này trong Luật Bảo vệ Môi trường và nâng cao hơn nữa mức bồi thường với loại thiệt hại này so với hiện nay. Hiện nay là đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu và thiệt hại về tinh thần cho người thân thích trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu. Có thể thấy mức BTTH tối đa về tinh thần là quá thấp, đặc biệt là thiệt hại về tinh thần do hành vi làm ÔNMT. Bởi: Một là, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT thường diễn ra trên phạm vi và mức độ rất lớn có thể gây ra những tổn thất lớn về người gây ảnh hưởng lớn về tinh thần cho người bị thiệt hại và người thân thích của họ. Có những thiệt hại về sức khỏe có thể chữa được nhưng tổn thất về tinh thần có thể phải mất rất nhiều thời gian mới điều trị khỏi... Hai là, hiện nay do khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước có nhiều dấu hiệu chưa ổn định, giá cả leo thang, dẫn tới lạm phát. So với vàng và ngoại tệ khác tiền đồng ngày càng mất giá. Dẫn tới chi phí của người dân tăng cao, trong khi lương cơ bản do Nhà nước quy định đã được sửa đổi tăng nhiều lần nhưng vẫn thấp và chậm hơn mức tăng của lạm phát. Ba là, ở bình diện rộng về BTTH về tinh thần có thể thấy, nhiều trường hợp một người bị thiệt hại về sức khỏe nhưng không bị ảnh hưởng về tinh thần. Đặc biệt có trường hợp có người thiệt hại về tính mạng nhưng cũng không gây tổn thất về tinh thần cho những người thân thích. Ví dụ một người nghiện ma túy suốt ngày về cầm dao dọa bố, mẹ đòi tiền để trích hút nhiều năm thì khi người này bị bị chết chưa chắc đã làm gia đình đó bị tổn hại về tinh thần lớn.
  • 36. Ngược lại có những người khi họ mất đi thì tổn thất về tinh thần còn lớn hơn cả về sức khỏe, tính mạng. Ví dụ những người có tài năng và uy tín lớn trong xã hội như Ngô Bảo Châu... thì không thể chỉ lấy 60 tháng lương tối thiều là bù đắp được tổn thất về tinh thần... Từ đó tác giả cho rằng cần nghiên cứu, quy định nâng mức hưởng BTTH về tinh thần cho người dân cho phù hợp hơn với thực tế cuộc sống. Thứ ba, cần nghiên cứu xác định rõ thiệt hại thực tế về tài sản được tính như thế nào? Điều đó đặt ra vấn đề là cần phải cụ thể hóa các lợi ích gắn liền với việc khai thác sử dụng tài sản cũng như các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và đương nhiên lợi ích hay chi phí này được kiểm chứng trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu xác nhận; phải phù hợp với thực tế của loại tài sản và khả năng chi trả của người gây thiệt hại... Thứ tư, trong trường hợp thiệt hại về sức khỏe kéo dài do hành vi làm ÔNMT dẫn đến người đó bị chết... Đây là một trong những thiệt hại mang tính đặc thù của ÔNMT cũng cần phải được nghiên cứu làm rõ. Ví dụ một nhà máy xi măng hoạt động gây ÔNMT hàng chục năm và trong chục năm đó nhiều người bị bệnh nhà máy xi măng di dời và sau đó vài năm những người này này chết. Thì quyền lợi của những người này thế nào họ có được hưởng bồi thường hay không. Còn trách nhiệm của công ty xi măng đã di dời thì sẽ thế nào có phải BTTH cho người dân hay không... Đây cũng là vấn đề mà thực tiễn đặt ra cần phải được nghiên cứu hoàn thiện. Thứ sáu, theo tác giả thẩm quyền xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại về sức khỏe do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện là hợp lý. Bởi đây là cơ quan chuyên trách quản lý về môi trường, được Luật Bảo vệ môi trường quy định nhiệm vụ điều tra, XĐTH. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc xác định loại thiệt hại này được hiệu quả Luật cũng nên thừa nhận vai trò và quy định thẩm quyền của cơ quan y tế trong việc giám định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thậm chí cả thiệt hại về tinh thần. Điều
  • 37. quan trọng là cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan này trên cơ sở khách quan, tuân thủ pháp luật để bảo đảm việc xác định được hiệu quả. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN CHUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO